Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

>> Báo Nga: Nên bán Su-35 cho Việt Nam,Kazakhstan hơn là Trung Quốc


Cách đây vài hôm, các bài viết cho biết các phương tiện truyền thông Nga đã chỉ trích việc Nga bán vũ khí tiên tiến Su-35 và các loại khác cho Trung Quốc…


Theo đó, hành động này sẽ không chỉ gây tổn hại cho Nga trong lợi ích thương mại, an ninh quốc gia Nga mà còn đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, bài viết kêu gọi Nga hủy bỏ việc bán 48 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, nhưng có thể bán cho Việt Nam và Kazakhstan.

Phương tiện truyền thông Nga nhận xét việc bán vũ khí cho Trung Quốc rằng: "Không được trang bị vũ khí tiên tiến cho các đối thủ tiềm năng."



http://nghiadx.blogspot.com
Nga nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc


Trong các doanh nghiệp quân sự và các tạp chí quân sự của Nga, theo báo Độc Lập cũng có một bài viết dài mới đây, cảnh báo rằng việc bán vũ khí tiên tiến và các trang thiết bị vũ khí khác sẽ đặt ra cho an ninh quốc gia Nga một mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc.

Bài báo này chỉ trích rằng sự sụp đổ của Liên Xô, bầu không khí xã hội Nga và các hoạt động khác bị bao trùm bởi tiền bạc, và đã gây ra việc Nga bán các trang thiết bị vũ khí cho Trung Quốc để kiếm tiền bạc để rồi bỏ qua lợi ích an ninh quốc gia.

Đồng thời, vì lợi ích riêng của một số, Nga và một số các nhóm lợi ích cũng vận động hành lang để bán các loại vũ khí và trang thiết bị tiên tiến cho Trung Quốc.

Bài viết cho biết, có thể thường thấy là Trung Quốc đã và đang mô phỏng theo các trang thiết bị vũ khí của Nga để bán trên thị trường quốc tế, có tác động xấu gây thiệt hại cho xuất khẩu vũ khí Nga và các lợi ích khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Người Nga chắc vẫn chưa quên bài học Hồng Kỳ- 9 ( Hồng Kỳ- 9 là phiên bản tên lửa Trung Quốc là nhái hệ thống tên lửa S-300 của Nga)


Nhưng điều này chỉ là một phần nhỏ của các tác động tiêu cực đối với Nga. Một mối đe dọa lớn hơn cho Nga, ngoài vũ khí của Nga, Trung Quốc còn bắt chước các loại vũ khí phương Tây, và sau đó Trung Quốc kết hợp và giả nâng cấp để cải thiện và đổi mới cho riêng mình, và làm cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tăng cường rất nhiều.

Bài báo cho biết Nga dự định bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc và các trang thiết bị vũ khí tiên tiến khác, đó là kẻ thù tiềm năng của lực lượng vũ trang Nga. Bài báo kêu gọi Nga hủy bỏ chương trình bán 48 chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc, hoặc bán cho Việt Nam, Kazakhstan, thay vì bán cho Trung Quốc, Việt Nam hoặc Kazakhstan có thể thị trường cung cấp máy bay chiến đấu thấp hơn, nhưng không thể là bán Su-35 cho Trung Quốc, không bán cũng là để tăng cường an ninh quốc gia của Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Bài học mang tên J-11 làm nhái Su-27 của Nga


Nga và Trung Quốc đã và đang chính thức giải quyết vấn đề biên giới, nhưng Nga vẫn còn có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nước châu Á khác lo lắng về việc mở rộng ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc.

Xung quanh vấn đề bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc ở Nga đang có các cuộc tranh luận nóng bỏng và cũng có ý kiến ủng hộ.

Giả thiết rằng việc hỗ trợ và bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc, quân đội Trung Quốc với các hệ thống vũ khí của Nga, điều đó có thể giúp Nga hiểu rõ hơn về quân đội Trung Quốc, để có thể giúp Nga hiệu quả hơn để bảo vệ mình chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Mặt khác, doanh số bán hàng của các vũ khí tiên tiến từ Nga sang Trung Quốc cũng có thể mang lại lợi ích chính trị.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã cho người Nga thấy nhiều bài học vô cùng đau xót

Việc sử dụng những vũ khí do Nga chế tạo được sử dụng để chống lại Đài Loan, đặc biệt, để Trung Quốc tập trung vào cuộc đối đầu với Hoa Kỳ có thể giúp Nga giảm áp lực từ Trung Quốc.

Chuyên gia vũ khí Nga ông Piyatushen, cho biết, ông tin rằng Nga sẽ kéo thời gian và ít có khả năng bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc.

Theo tin tức các cơ quan gần đây trích dẫn tin quốc phòng của Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã phủ nhận những tin tức về việc mua 48 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

>> Không quân Mỹ không đủ khả năng tấn công Trung Quốc?


Không quân Mỹ hiện có 134 máy bay ném bom gồm B-1S, B-2S và B-52S… nhưng vẫn chưa đủ để tấn công các mục tiêu của Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-1 của Mỹ

Chuyên gia Mỹ cho rằng, vấn đề then chốt mà Mỹ coi khu vực châu Á-Thái Bình Dương là đầu mối chiến lược quan trọng là ở sức chiến đấu của Không quân Mỹ, nhưng cùng với việc xuất hiện những vấn đề như số lượng máy bay ném bom của Quân đội Mỹ giảm xuống, phạm vi tấn công và khả năng tải đạn của máy bay chiến đấu không đầy đủ, thì chiến lược này sẽ đối mặt với khó khăn. Chuyên gia Mỹ đề nghị, Mỹ cần tăng cường đầu tư cho máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Ngày 23/3, Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (Central News Agency) dẫn bài viết của chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ Mackenzie Exzellen tại “Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp” Mỹ cho rằng, Chính phủ Barack Obama đã tuyên bố khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mới trong công tác quốc phòng của Mỹ, nhưng chuyên gia này cho biết, sự chuyển hướng chính sách của Chính phủ Obama không thể chỉ là lời nói, mà cần phải gia tăng đầu tư cho khả năng quân sự, mới có thể bảo đảm lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Exzellen cho biết, khi quân Mỹ phát động các chiến dịch quân sự ở Tây Thái Bình Dương, quy mô sức chiến đấu của không quân tương đối quan trọng.

Exzellen đã lấy các vấn đề như tiến hành tấn công đường dài, chọc thủng hệ thống phòng không của đối phương và máy bay ném bom B-52 thực hiện nhiệm vụ ở sâu trong lãnh thổ đối phương… để làm ví dụ, cho rằng, trong Chiến tranh Việt Nam,

Mỹ sở hữu tới hơn 50 máy bay ném bom B-52S, nhưng hiện nay Không quân Mỹ chỉ có lực lượng máy bay ném bom với 134 chiếc gồm B-1S, B-2S và B-52S, tuổi đời của những máy bay này đã 20 năm, thậm chí lâu hơn, sẽ không có gì thay thế khi bị tổn thất trong chiến đấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-2S Mỹ


Ngoài ra, Exzellen cho rằng, những năm gần đây Mỹ mất đi 15 máy bay ném bom B-52S, phòng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn,

tuy rằng máy bay chiến đấu của Mỹ có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng những máy bay chiến đấu này vẫn thiếu phạm vi tác chiến hiệu quả và khả năng tải đạn đủ để thâm nhập tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Về tương lai quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Exzellen đề nghị, Chính phủ Obama và Quốc hội Mỹ cần đầu tư ổn định cho máy bay ném bom thế hệ tiếp theo, chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35, hiện đại hóa máy bay chiến đấu F-22, máy bay tiếp dầu trên không KC-46, coi điều chỉnh khả năng của Không quân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-52 Mỹ

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

>> Trung Quốc : Tiêm kích J-11B không đáng tin?


Nếu các động cơ AL-31F có lực đẩy là 12,5 tấn thì Su-35 được trang bị một động cơ vượt trội với lực đẩy lên đến 14,5 tấn.

Tờ "Washington Post" dường như đã tìm ra những lý do thực sự đằng sau thoả thuận mua bán Trung-Nga máy bay chiến đấu Su-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích J-11B của Trung Quốc


Gần đây, giới truyền thông đang rất quan tâm đến việc Trung Quốc sẵn sàng chi 4 tỷ USD để mua 48 chiếc Su-35 của Nga. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh về quân sự trong những năm qua, người ta đang đặt câu hỏi rằng, tại sao Trung Quốc lại phải bỏ nhiều tiến như thế để mua máy bay Su-35 của Nga?

Trên thực tế, Su-35 được trang bị động cơ được sản xuất bởi Công ty sản xuất động cơ máy bay Saturn, với lực đẩy được nâng cấp lên 16% so với các loại máy bay trước đó của Nga. Toàn bộ hệ thống động cơ đều được kiểm soát bởi hệ thống máy tính SDU-D.

Nếu các động cơ AL-31F có lực đẩy là 12,5 tấn thì Su-35 được trang bị một động cơ vượt trội với lực đẩy lên đến 14,5 tấn.

Tờ "Washington Post" dẫn lời một nguồn tin từ Công ty Saturn cho biết, từ tháng 12/2010 các công nhân của Công ty đã bắt đầu làm tăng ca để sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc.

Bởi sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu nhưng cho đến bây giời Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất được một động cơ máy bay chiến đấu đáng tin cậy.

Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích Kỹ thuật và Chiến lược của Nga cho biết, Trung Quốc phải cần ít nhất 10 năm nữa mới có thể hoàn thiện được những chi tiết quan trọng của động cơ phản lực.

http://nghiadx.blogspot.com


Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ mới là J-11B, J-10 và FC-1 “Kiêu Long”. Tất cả động cơ trên các máy bay này đều do Nga sản xuất.

Khi Trung Quốc thử nghiệm động cơ do mình sản xuất trên máy bay J-11B thì sau 30 giờ bay máy bay đã gặp trục trặc, trong khi đó động cơ của Nga sản xuất thì có thể bay được hơn 400 giờ.

Hiện nay, thế giới đang rất quan tâm đến máy bay thế hệ thứ năm J-20 đang gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc. Trong dự án nghiên cứu, chế tạo loại máy bay này, Trung Quốc có thể đã nỗ lực tự sản xuất động cơ với lực đẩy cao cho loại máy bay này, nhưng hiện nay vẫn chưa thể thành công.

Theo một nguôn tin tiết lộ, rất có thể động cơ mà J-20 đang sử dụng là do được thuê của Nga. Rất có thể đây là lý do chính khiến Bắc Kinh đang thúc đẩy việc mua máy bay chiến đấy Su-35 của Nga.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

>> Không quân Trung Quốc - Pakistan gộp lại cũng khó địch nổi Ấn Độ


Trong cuộc đối đầu với Ấn Độ có thể xảy ra, Không quân Trung Quốc có nhiều hạn chế về thế hệ máy bay, khoảng cách địa lý và yếu tố địa hình...

Ngày 7/3, tờ “Bình luận Quốc phòng Ấn Độ” có bài viết cho rằng, mặc dù số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đã tăng lên khoảng 1687 chiếc, nhưng những máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba, hơn nữa những máy bay chiến đấu này cơ bản không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, trừ việc tham gia cuộc diễn tập chung giữa Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều quan trọng hơn là, về phương diện tác chiến đối với Ấn Độ, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ bên trong nội địa tương đối xa, cộng với lượng tải đạn hiệu quả của máy bay chiến đấu rất có hạn khi hoạt động tại các sân bay ở Tây Tạng, khu vực có độ cao lớn so với mặt nước biển, cho nên khả năng tấn công thực tế của chúng có hạn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc.


Bài viết cho rằng, trong thời gian chưa đến 20 năm, sức mạnh của Không quân Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng, vượt xa so với trình độ thập niên 1980.

Hơn nữa, khác với dự đoán của phương Tây, Trung Quốc sử dụng khéo léo các ảnh hưởng từ kinh tế và ngoại giao của họ, cải cách Không quân Trung Quốc thành một lực lượng không quân hiện đại.

Trung Quốc không chỉ chú trọng đến máy bay chiến đấu, mà còn nghiên cứu phát triển, chế tạo và nỗ lực sao chép thiết kế của nhiều loại vũ khí và tên lửa phóng từ máy bay, thiết kế của máy bay vận tải, máy bay trực thăng và máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái… mua từ Nga và các nước khác.

Trung Quốc có nguồn vốn đầy đủ, có thể giành được bất cứ vũ khí nào mà họ muốn có từ Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chế tạo động cơ phản lực AL-31F (cho máy bay chiến đấu Su-30) tại nước mình vẫn chưa thành công.

Song, phần lớn các nhà quan sát Trung Quốc đều tin rằng, công việc này có thể sẽ giành được thành công trong vài năm nữa. Khi đó, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những nước tiên tiến có thể chế tạo động cơ phản lực hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc.


Theo bài báo, ngoài ra, Trung Quốc đã cải tạo thành công máy bay vận tải An-12 (Y-8) thành một loại máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), đã lắp thêm động cơ mạnh hơn, cánh quạt mới và thiết bị điện tử hàng không hiện đại. Trung Quốc cũng đã tự sản xuất một loại máy bay trực thăng vũ trang – WZ-10.

Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu khoảng 100 máy bay ném bom H-6, máy bay này đã cải tạo trên nền tảng máy bay ném bom Tu-6 kiểu cũ thập niên 1950, được lắp động cơ D-30KP mạnh hơn do Nga chế tạo. Hiện nay, H-6 được dùng để tiến hành tiếp dầu trên không, trinh sát điện tử và phóng tên lửa hành trình chống hạm trong tình hình có mối đe dọa.

Trung Quốc cũng đã bay thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20, đồng thời tin là có thể trang bị máy bay chiến đấu này trong vòng 10 năm tới.

Sức chiến đấu của Không quân Trung Quốc bị hạn chế do độ cao so với mặt biển và khoảng cách

Báo cáo “Cân bằng sức mạnh quân sự 2011” mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS) cho biết, số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc từ 1653 chiếc năm 2010 tăng lên khoảng 1687 chiếc.

Hiện nay, công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng mỗi năm sản xuất 40-50 máy bay chiến đấu hiện đại. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã giảm nhiều sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ công nghệ của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom H-6H của Trung Quốc.


Nhưng, Không quân Trung Quốc hầu như không có kinh nghiệm tác chiến, hơn nữa ngoài việc cử vài chiếc máy bay tham gia cuộc diễn tập không quân với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011, Không quân Trung Quốc chưa từng tổ chức tập trận với không quân các nước khác.

Nếu coi chủng loại và kiểu cỡ (liên quan đến vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay chiến đấu không người lái) và hệ thống trong không gian (như hệ thống định vị toàn cầu/hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS, vệ tinh do thám) là một biểu tượng, thì tình hình cho thấy, Không quân Trung Quốc tuyệt đối không thua kém không quân các nước khác trên phương diện yếu lĩnh thông hiểu cách sử dụng lực lượng không quân hiện đại.

Tuy nhiên, 1687 máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba. Ngoài khoảng 144 máy bay J-10, 243 máy bay Su-27/30 và 72 máy bay JH-7A, còn lại đều là máy bay chiến đấu J-7, J-8 thế hệ cũ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JH-7A của Trung Quốc.

Ngoài ra, liên đội hàng không của Hải quân Trung Quốc sở hữu khoảng 311 máy bay chiến đấu, trong đó bao gồm 24 máy bay chiến đấu Su-30 Flanker và 84 máy bay ném bom chiến đấu JH-7, còn lại là máy bay phiên bản thay đổi của J-7 và J-8.

Có khoảng 15 máy bay chiến đấu J-15 (phiên bản Trung Quốc của máy bay chiến đấu Su-33) sẽ được triển khai cho tàu sân bay Varyag của Hải quân Trung Quốc.

Mặc dù Không quân và Hải quân Trung Quốc có số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba tương đối lớn, thậm chí máy bay chiến đấu tiên tiến có số lượng nhiều hơn một chút, nhưng những máy bay chiến đấu này có được dùng để thực hiện nhiệm vụ truyền thống hay không vẫn còn chưa biết.

Xét thấy quan điểm “không đánh mà khuất phục được người khác” của “Binh pháp Tôn Tử” có sức ảnh hưởng rất lớn, vị thế chủ đạo của Lục quân Trung Quốc và kinh nghiệm tác chiến tương đối có hạn của Không quân Trung Quốc, việc dựa dẫm của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc vào lực lượng tên lửa của nước này có thể sẽ cao hơn mức bình thường.

Những vũ khí có số lượng rất nhiều này có thể sẽ được dùng cho giai đoạn bắt đầu của cuộc xung đột biên giới, qua đó truyền đi quyết định chính trị của Trung Quốc và duy trì tiêu hao mức độ thấp.

http://nghiadx.blogspot.com
J-10 Trung Quốc.


Do yếu tố địa hình, cách các sân bay ở Tứ Xuyên và Vân Nam rất xa (khoảng cách từ nam Tây Tạng đến Thành Đô – Tứ Xuyên và Côn Minh – Vân Nam là 1.600 – 1.800 km), hơn nữa do tác động của độ cao so với mặt nước biển của các sân bay ở Tây Tạng, cho nên các hoạt động tác chiến của máy bay chiến đấu cất cánh từ sân bay Tây Tạng bị hạn chế. Điều này có thể sẽ buộc Trung Quốc phụ thuộc vào tên lửa thông thường.

Ngoài ra, khi máy bay Trung Quốc ngắm chuẩn các mục tiêu trong biên giới của Ấn Độ, việc thông qua không phận của Myanmar và Bangladesh cũng có vấn đề.

Nhìn vào khoảng cách thẳng tắp, thành phố Mandalay của Myanmar cách Calcutta 805 km, cách Tawang 821 km, cách Chennai 1.913 km. Hơn nữa, căn cứ ở đảo Great Coco của Myanmar chỉ có một đường băng dài 1.300 m, ở đây cách cảng Blair của Ấn Độ chỉ 284 km.

Khả năng vận tải và tiếp nhiên liệu của Không quân Trung Quốc có hạn

Bài viết cho rằng, điều này phải chăng có nghĩa là Không quân Ấn Độ không thể chống lại được đối thủ được xem là mạnh này, bảo vệ không phận của Ấn Độ? Câu trả lời là phủ định. Như đã nói ở trên, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ trong nội địa tương đối xa, cộng thêm lượng tải đạn của máy bay chiến đấu bị hạn chế nghiêm trọng ở các sân bay ở Tây Tạng - khu vực có độ cao so với mặt nước biển lớn, vì vậy khả năng tấn công thực tế có hạn.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Không quân Trung Quốc có vài chiếc máy bay vận tải IL-76 và 10 chiếc máy bay tiếp dầu Tu-160 được tân trang. Nhưng, hiệu suất, tình hình huấn luyện và khả năng sử dụng của những máy bay này vẫn không được chắc chắn lắm.

Nếu Hải quân Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột, Không quân Ấn Độ có thể sẽ nhận lệnh tham chiến. Xét tới hành trình của máy bay, Không quân Ấn Độ sẽ buộc phải điều động biên đội máy bay chiến đấu Su-30 có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu trên không (FRA).

Theo bài báo, biên đội máy bay tiếp dầu của Không quân Trung Quốc có quy mô không đủ, huấn luyện cũng thiếu, không thể bù đắp cho những hạn chế khi hoạt động ở các sân bay có độ cao so với mặt nước biển lớn. Ngoài ra, các sân bay ở Tây Tạng rất dễ trở thành mục tiêu của Không quân Ấn Độ, vì vậy rất dễ bị tấn công.

Hiện nay, Không quân Ấn Độ có lượng máy bay chiến đấu khổng lồ và lượng nhỏ tên lửa thông thường lớp Prithvi. Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI ở miền đông Ấn Độ đang từng bước cải tiến, cộng với máy bay Mirage 2000 và MiG-20, Ấn Độ có thể chống lại sự tấn công của bất cứ lực lượng nào của Không quân Trung Quốc đóng tại Ladakh và miền nam Tây Tạng.

Một khi biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI có đầy đủ sức mạnh, cộng với 126 máy bay chiến đấu đa dụng hạng trung và 40 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas được Không quân Ấn Độ nhập khẩu trong tương lai, tình hình của Ấn Độ chắc chắn sẽ được cải thiện. Đến năm 2020, Không quân Ấn Độ sẽ còn có triển vọng có được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Ấn-Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20


Bài báo viết, trước đây, Ấn Độ không hy vọng lắm vào việc triển khai lực lượng không quân mang tính tấn công. Ví dụ, trong thời gian chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, do sợ chiến sự leo thang, Ấn Độ không sử dụng lực lượng tác chiến của Không quân, cuối cùng đã bị thất bại.

Sau 37 năm, trong cuộc xung đột Kargil năm 1999, việc sử dụng Không quân Ấn Độ lạc hậu, hơn nữa do lo ngại chiến sự leo thang, hành động của Ấn Độ đã bị hạn chế. Vì vậy, lãnh đạo quân đội và chính trị Ấn Độ cần thiết phải chuẩn bị tốt cho việc thể hiện quyết tâm của Ấn Độ. Không có điều này, bất cứ vũ khí trang bị đắt giá nào đều vô ích.

Bài báo cho rằng, nếu Không quân Pakistan và Không quân Trung Quốc hợp tác phát động tấn công, chiến tuyến phân bổ các nguồn lực của Không quân Ấn Độ chắc chắn sẽ kéo dài. Nhưng, cho dù trong tình hình đó, Không quân Trung Quốc-Pakistan muốn giành được chiến thắng cũng không dễ dàng.

Khả năng Trung Quốc-Pakistan triển khai tấn công đồng bộ và phối hợp là rất nhỏ, nhưng Ấn Độ chắc chắn chuẩn bị tốt cho tình huống này.

Xuất phát từ các nguyên nhân, hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ đều không thể triển khai một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn.

Thứ nhất, mặc dù đối mặt với tình hình ngày càng tự tin của Pakistan, Ấn Độ cũng luôn tránh sử dụng vũ lực.

Thứ hai, đối với Trung Quốc, do gần đây Mỹ tái khẳng định lợi ích của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho nên tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan và tranh chấp biển Đông phải lớn hơn nhiều.

Thứ ba, Trung Quốc không còn là quốc gia bị cô lập như thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, Trung Quốc là một nước lớn kinh tế quan trọng, có lợi ích thương mại ở các khu vực trên thế giới, chắc chắn phải duy trì hình tượng một nước lớn có trách nhiệm.

Thứ tư, việc nhập khẩu năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào tuyến đường vận tải trên biển (đặc biệt là tuyến đường ở eo biển Malacca), đã làm hạn chế sự lựa chọn chiến lược của bản thân Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay hoàn toàn không thể loại trừ khả năng xảy ra xung đột nhỏ cục bộ ở biên giới Trung-Ấn do sự hiểu ngầm về tình hình như “Tuyến kiểm soát thực tế”.

Vì vậy, Ấn Độ cần lập tức đưa ra phản ứng quân sự/ngoại giao thận trọng, hạn chế thời gian và quy mô của cuộc xung đột nhỏ này. Đồng thời, Không quân Ấn Độ còn phải toàn lực tăng cường khả năng tự thân, đáp trả có hiệu quả và nhanh chóng đối với các đợt tấn công của Không quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đất đối đất chiến thuật Prithvi của Ấn Độ.


Tương lai có thể nổ ra xung đột mang tính khu vực

Bài báo cho rằng, tháng 8/2009, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Thượng tướng Sureesh Mehta nói rằng, Ấn Độ không tiến hành “đối kháng sức mạnh” với Trung Quốc, đề nghị Ấn Độ áp dụng phương án giải quyết có hàm lượng công nghệ hơn để ứng phó với các mối đe dọa, không nên chống lại nước đang trỗi dậy Trung Quốc.

Tháng 7/2011, Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ, Trung tướng PV Naik cho rằng, quy mô của Không quân Trung Quốc gấp 3 lần Không quân Ấn Độ.

Những quan điểm này có sự khác biệt rất lớn so với quan điểm của các quan chức quân sự Ấn Độ trong thời gian 1960-1691. Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đều đã khác trước rất nhiều. Tuy Trung Quốc có thái độ cứng rắn, nhưng sử dụng vũ lực thực tế lại là một chuyện khác. Hơn nữa, cho dù hành động phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu của Ấn Độ có chậm chạp thì cũng không còn bị động nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 do Pháp sản xuất. Ấn Độ sở hữu loại máy bay này.


Bài báo viết, hiện nay, Không quân Ấn Độ đang chế tạo radar có thể mang theo hạng nhẹ, cải thiện hạ tầng cơ sở sân bay, trang bị máy bay chiến đấu mới/máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái, hơn nữa hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không mang theo trên máy bay và máy bay tiếp dầu trên không đã tăng cường rất lớn sức mạnh trên không.

Điều không may là, tất cả những vũ khí trang bị này đều mua từ nước ngoài. Công nghiệp quốc phòng chiến lược của Trung Quốc đã giành được tiến bộ kinh ngạc, nhanh chóng bước vào hàng ngũ những nước sản xuất và xuất khẩu vũ khí chính. Tuy kinh tế Ấn Độ cũng đang tăng lên, nhưng khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc vẫn luôn nới rộng.

Cuối cùng, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là láng giềng, điều may mắn là, Quân đội hai nước hiện vừa không xảy ra xung đột, vừa không triển khai cạnh tranh. Yếu tố địa lý vẫn sẽ phát huy vai trò quan trọng, hơn nữa có thể sẽ tạo ra xung đột trong tương lai, nhưng có thể chỉ là mang tính khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất, do Cục Phát triển Hàng không Ấn Độ (Aeronautical Development Agency) phụ trách nghiên cứu phát triển. Tejas bay thử có tốc độ Ma1. 1, bay ở độ cao 11.000 m.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

>> Không quân Trung Quốc sẽ đuổi kịp tiêu chuẩn của phương Tây?


Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc năm 2012 đã nhấn mạnh đến tự chủ sáng tạo khoa học công nghệ, trong đó có lĩnh vực quân sự.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JH-7 do Trung Quốc tự sản xuất.


Trong báo cáo công tác chính phủ “Lưỡng hội” năm nay (2012), đã tăng thêm 4 chữ “tự chủ sáng tạo” vào trước trình độ xây dựng vũ khí trang bị và khoa học công nghệ quốc phòng được hàng năm nhấn mạnh, tạo cho dư luận có cảm giác nó có “ý mới”.

Tân Hoa Xã viết, thực ra, từ máy bay chiến đấu J-10 thường xuyên xuất hiện ở các triển lãm hàng không quốc tế những năm gần đây cho đến máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự sản xuất và gây chú ý đặc biệt trên mạng hiện nay, việc “tự chủ sáng tạo” phát triển, xây dựng trang bị của Không quân Trung Quốc đã gây được “ấn tượng sâu sắc”.

Tân Hoa xã dẫn bài phỏng vấn của phóng viên mạng “Phát thanh Trung Quốc”, người trả lời phỏng vấn là đại biểu Nhân đại (Quốc hội) Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng Bộ Trang bị Không quân Trung Quốc, Thiếu tướng Ngụy Cương.

Xung quanh nội dung “tự chủ sáng tạo” được báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc nhắc tới, tướng Ngụy Cương cho rằng, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc lần này có một đoạn trình bày riêng về tập trung thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ.

Trong xây dựng quân đội, xây dựng vũ khí trang bị, cũng đề xuất tự chủ sáng tạo. Báo cáo đã coi sáng tạo khoa học công nghệ làm con đường tất yếu để phục hưng dân tộc, sự nhận định này là rất chính xác.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc tự sản xuất.


Ngụy Cương cho rằng, những gì dư luận nhìn thấy chỉ là những vũ khí trang bị có hình thù, còn sự sáng tạo khoa học công nghệ đằng sau thì không nhất định có thể nhìn thấy. Xa rời sáng tạo khoa học công nghệ thì không giành được những thành quả xây dựng vũ khí trang bị như vậy.

Ông cho rằng, những lĩnh vực của Trung Quốc bị phương Tây phong tỏa thì lại phát triển càng nhanh. Những năm gần đây, trong những thành quả xây dựng phát triển vũ khí trang bị của Không quân Trung Quốc, mọi người có thể nhìn thấy những thành quả phản ánh sự sáng tạo của toàn bộ hệ thống khoa học công nghệ của Trung Quốc.

Ngụy Cương nhấn mạnh, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc phải tiếp tục nhấn mạnh sáng tạo, đóng vai trò thúc đẩy quan trọng đối với tiến bộ khoa học công nghệ của Trung Quốc, xây dựng vũ khí trang bị của Quân đội Trung Quốc.

Ngoài JH-7 (Phi Báo, Feibao, FBC-1), Hiêu Long (JF-17) và J-10, hiện nay còn có máy bay chiến đấu tàng hình đang được Trung Quốc phát triển, thu hút sự chú ý của dư luận.

Ngụy Cương cho rằng, đây là những thành quả tự chủ sáng tạo của Trung Quốc. Ông cho biết, J-10 đã được phát triển nhiều năm trên nền tảng J-9, không phải là sao chép, mà là tích lũy kết quả sáng tạo trong nhiều năm.

Nhiều kiểu cỡ mới ra đời cũng không phải là sao chép. Nhìn vào bề ngoài, so với các máy bay chiến đấu cùng thế hệ của các nước khác, rõ ràng là nó có sự khác biệt rất lớn.

Theo Ngụy Cương, những kiểu máy bay chiến đấu này thích hợp với tình hình quốc gia của Trung Quốc, thích hợp với nhu cầu của Quân đội Trung Quốc, hoàn toàn không phải rập khuôn kiểu máy bay của nước ngoài.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.


Ngụy Cương nói rằng, bản thân ông hiểu rất rõ cả nhập khẩu trang bị và tự chế tạo trang bị của Trung Quốc.

Nói về tính năng tác chiến của một loại vũ khí trang bị đơn lẻ, thì có thể so sánh chiều ngang như báo giới thường làm. Nhưng đối với một quân đội, điều cần nhấn mạnh là khả năng tác chiến hệ thống, đó là khả năng tác chiến hệ thống trong điều kiện thông tin hóa.

Nếu muốn lấy các loại vũ khí trang bị khác nhau xây dựng thành một hệ thống, mà những vũ khí này mua của nước này nước kia, nhìn thì đẹp, nhưng việc xây dựng thành hệ thống và sử dụng rất khó khăn.

Đối với vũ khí trang bị nhập khẩu, Ngụy Cương cho rằng, từ bảo dưỡng, bảo trì đến khả năng tự giải quyết một số vấn đề, gồm cung cấp linh kiện hậu mãi đều sẽ tồn tại rất nhiều vấn đề.

Tỷ lệ hoàn hảo của vũ khí trang bị khó bảo đảm được, bảo dưỡng bảo trì khó khăn, linh kiện, đạn dược và hệ thống thông tin trên không đều không thông dụng – những thứ này không thể tạo thành một hệ thống vũ khí trang bị có hiệu quả.

Ngụy Cương cho rằng, việc đi theo con đường tự chủ sáng tạo là rất khó khăn, nhưng rất đáng khâm phục. Việc báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh đến sáng tạo khoa học công nghệ, tự chủ sáng tạo là rất đúng đắn.

Vì vậy, những hệ thống hiện nay của Trung Quốc có ưu thế hơn không ít quốc gia. Trung Quốc đã xây dựng hệ thống vũ khí trang bị độc đáo của mình, những năm gần đây có tiến bộ rất lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển.


Ngụy Cương cho biết, trước đây các nước phát triển phương Tây coi thường sự sáng tạo khoa học công nghệ, xây dựng trang bị hệ thống vũ khí của Trung Quốc, nhưng hiện nay họ tương đối khâm phục.

Có thể nói, trước đây Trung Quốc không theo kịp họ, nhưng hiện nay, Trung Quốc tiến sát sau lưng họ. Còn có khoảng cách, nhưng không phải là khoảng cách quá lớn.

Ngụy Cương cho rằng, sáng tạo khoa học công nghệ trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng thực sự rất có ý nghĩa đối với tiến bộ xã hội, sự phát triển kinh tế quốc dân. Nhìn vào lịch sử, có rất nhiều ví dụ điển hình.

Công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự cuối cùng đều được sử dụng cho dân dụng. Chẳng hạn như công nghệ vũ trụ, công nghệ hàng không, công nghệ vi điện tử (microelectronics), công nghệ máy tính, công nghệ hạt nhân đều từ lĩnh vực quân sự chuyển sang dân dụng.

Cụ thể hơn, vật liệu cần dùng cho máy bay dân dụng hiện nay phần lớn do máy bay quân sự đi trước. Rất nhiều linh kiện điện tử then chốt ban đầu của nó gồm công nghệ thiết kế, điều kiện thực nghiệm đều do máy bay quân sự đi trước.

Lực lượng bay thử đều được đào tạo trên máy bay quân sự, hiện nay chuyển sang bay những máy bay dân dụng. Cho nên, việc đầu tư cho quốc phòng, đầu tư nguồn nhân lực, tài chính, vật lực cho tự chủ sáng tạo nghiên cứu khoa học vũ khí trang bị là rất có giá trị.

Ngụy Cương khẳng định rằng, những đầu tư lớn cho quân sự, nhìn từ góc độ thương mại, lúc bắt đầu thì đầu tư không có lời, thường dùng cho lĩnh vực quân sự. Nhưng, sau khi có thành quả, lại chuyển hóa vào quá trình phát triển kinh tế. Về lâu dài, việc đầu tư cho lĩnh vực xây dựng vũ khí trang bị là rất có lợi.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Z-9 của Lục quân Trung Quốc.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

>> Tiêm kích Su-35 bị chuyên gia Trung Quốc "dìm hàng"


Chuyên gia quân sự Trung Quốc Xiaozhuo Zhao lên tiếng lý giải tại sao Trung Quốc không mua máy bay Nga với những lời "vùi dập" Su-35 không thương tiếc.

Tờ The News Today của Trung Quốc trích dẫn đoạn văn bản của Bộ Quốc phòng nước này bác thông tin về việc, Nga và Trung Quốc sẽ có thể nhanh chóng ký kết một thỏa thuận mua 48 máy bay Su-35 trị giá khoảng 4 tỷ USD.

Trước đó, thông tin Trung Quốc muốn mua 48 chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35 của Nga được Nhật báo Kormmosant của Nga loan báo.

Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc và quốc tế đã đặt ra câu hỏi, liệu chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20 của PLA đang gặp nhiều khó khăn nên mới phải chuyển sang mua loại máy bay thế hệ 4++ của Nga?

Trước câu hỏi này, chuyên gia quân sự Xiaozhuo Zhao, đến từ Học viện Khoa học Quân Sự Trung Quốc đã lên tuyên bố Trung Quốc không cần Su-35. Thậm chí, chuyên gia còn đánh giá thấp đối với loại máy bay tiên tiến thế hệ 4++ Su-35 của Nga.

Theo ông Zhao, Trung Quốc không có nhu cầu để mua loại máy bay chiến đấu Su-35, loại chiến đấu cơ này "không đáp ứng" được các điều kiện mà Trung Quốc đưa ra. Máy bay Su-35 không đủ sức hấp dẫn bởi 90% các thiết bị của máy bay này Trung Quốc đã phát triển được.



http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 đã bị vị chuyên gia Trung Quốc gián tiếp vùi dập không thương tiếc.


Phản biện lại các bình luận trước đó của các chuyên gia quân sự Nga rằng, hệ thống điện tử hàng không trên các máy bay của Trung Quốc đang bị tụt hậu so với Nga và các nước phương Tây, do đó Trung Quốc muốn có được Su-35 của Nga, chuyên gia Trung Quốc đã thẳng thừng phản bác.

Theo ông này, từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã nhanh chóng đạt được thành tựu tiên tiến ở một số lĩnh vực như hệ thống điện tử hàng không (avionics), hệ thống radar mảng pha, hệ thống màn hình tinh thể lỏng, và một loạt các hệ thống hàng không mới so với những "công nghệ nghèo nàn" của Nga. Trong một số lĩnh vực, Trung Quốc còn phát triển nhanh hơn đáng kể so với những bước tiến "chậm chạp" của đối tác Nga.

"Tất nhiên, thời gian phát triển động cơ máy bay của chúng tôi là rất ngắn cũng như thiếu nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình bay thử nghiệm phải sử dụng các động cơ nhập khẩu của Nga để đảm bảo an toàn cho phi công, máy bay cũng như tiến độ phát triển", vị chuyên gia cho biết thêm.

Trả lời về thông tin báo chí trước đó cho rằng, Trung Quốc muốn có Su-35 để có thể tiếp cận được với công nghệ động cơ tiên tiến 117S và hệ thống radar mảng pha Irbis, ông Zhao cho rằng báo chí đã phỏng đoán sai. Theo ông, nhiều khả năng máy bay Su-35 không đáp ứng được những yêu cầu của PLA.

"Xét về tổng thể, máy bay Su-35 là một biến thể hiện đại hóa sâu dựa trên máy bay chiến đấu Su-27, sự phát triển của Su-27 và cả các biến thể hiện đại hóa sâu của nó thực chất "không có sự nhảy vọt" về chất lượng", vị chuyên gia đánh giá.

Ông Zhao cho rằng, Trung Quốc không cần phải mua Su-35 bởi sẽ không có loại máy bay chiến đấu ưu việt giữa hai thế hệ kế tiếp (ám chỉ máy bay thế hệ 4++), và ông cũng không quan tâm nhiều đến máy bay Nga.

Trước đây, ông Zhao từng bình luận, các thông số như tốc độ, kích thước và khí động học của máy bay không phải là điều quan trọng nhất. Cái để đánh giá đó phải là thiết bị điện tử, hệ thống radar, hệ thống thông tin liên lạc và việc truyền dữ liệu.

Về khía cạnh này, các thiết bị hàng đầu vẫn là của Mỹ, còn các thiết bị của Nga không mạnh. Vì vậy, việc mua Su-35 sẽ không giúp nhiều cho Trung Quốc trong điều kiện chiến tranh thông tin tốc độ cao trên chiến trường hiện nay.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

>> Brazil sẽ mua J-11B của Trung Quốc ?


Chuyên gia hàng không quân sự Brazil Evandro Santana Pereira kiến nghị nước này nên xem xét việc mua tiêm kích J-11B để trang bị cho quân đội.


Trong một bài viết được đăng tải trên Aereo, cổng thông tin điện tử có tầm ảnh hưởng quan trọng với Quân đội Brazil, chuyên gia hàng không quân sự Evandro Santana Pereira nêu ra tầm quan trọng của việc xem xét mua tiêm kích J-11B của Trung Quốc.

Chuyên gia hàng không quân sự Brazil Evandro Santana Pereira cho rằng, J-11B là một sự tiến hóa từ Su-27SK của Nga, nó thừa hưởng được gần như toàn bộ đặc tính của Su-27 với sự tiến bộ vượt bậc gần đây của công nghiệp hàng không Trung Quốc, J-11B là mẫu máy bay cần quan tâm nghiên cứu.

Ông nhận xét, J-11B là một mẫu máy bay chiến đấu hiện đại, hiệu suất của nó hoàn toàn không thua kém các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của các nước phương Tây, ngoài ra, tiêm kích này có chi phí rất phải chăng.

Cuối bài viết của mình, vị chuyên gia này một lần nữa kêu gọi Bộ Quốc phòng Brazil xem xét đưa J-11B vào danh sách nghiên cứu mua hàng để trang bị cho quân đội nước này.

Đôi nét về J-11B

J-11B là một thiết kế sao chép từ Su-27SK của Nga, tiêm kích này kết hợp sử dụng bộ khung của Su-27SK và hệ thống điện tử được cho là tiên tiến hơn của Trung Quốc.

Phía Nga cho rằng, J-11B là một sự sao chép trắng trợn Su-27SK, tuy nhiên, phía Trung Quốc không đồng tình với kết luận này.

Cuộc tranh cãi giữa Nga- Trung Quốc xung quanh bản quyền của Su-27 vẫn đang diễn ra, tuy nhiên, nếu nhận xét một cách khách quan, J-11B không hoàn toàn là một bản sao từ Su-27.

J-11B sử dụng chung phần khung máy bay và động cơ giống Su-27 của Nga, đây có thể coi là một sự “nhân bản”, nhưng các hệ thống điện tử được thiết kế riêng cho biến thể này.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống cảm biến cảnh báo tên lửa MAWS ở đuôi của J-11B có thể coi là sự khác biệt lớn so với Su-27.

Sự khác biệt về hệ thống điện tử so với Su-27 bao gồm:

- Một hệ thống dò tìm mục tiêu hồng ngoại IRST do Trung Quốc thiết kế thay thế cho hệ thống OLS-27.

- Một radar mảng pha giống với radar Zhuk-27, nó bao gồm hệ thống phân biệt bạn thù IFF.

- Hệ thống điều áp và oxygen tích hợp mới OBOGS ở J-11B xuất hiện trước khi Nga trang bị hệ thống tương tự vào các sản phẩm của họ.

- Buồng lái nhà kính được thiết kế khá độc đáo với cách bố trí bất đối xứng hoàn toàn khác biệt từ biến thể Su-30MKK/MK2 và Su-27SMK.

- Một hệ thống cảm biến cảnh báo tên lửa quang học MAWS được tuyên bố hoạt động ở dãi phổ cực tím.

- Tấm ổn định điện môi không nhìn thấy ở bất kỳ biến thể nào của Nga.

Như vậy, J-11B có thể xem là một nhánh của gia đình Flanker chứ không hoàn toàn là một sao chép của Su-27SK.

http://nghiadx.blogspot.com
J-11B


Bài viết của ông có đoạn: "J-11B được phát triển từ Su-27 của Nga (Liên Xô), tiêm kích này được phát triển trong giai đoạn 1970-1980. Máy bay đi vào hoạt động vào năm 1985. Su-27 là một câu trả lời của Nga đối với máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ, mục đích thiết kế của nó là đạt được ưu thế trên không".

Sau thời gian dài gặp nhiều khó khăn trong phát triển, Su-27 đã trở thành một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới. Su-27 đã đạt được sự tín nhiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Su-27, Sukhoi đã phát triển thành một gia đình máy bay Su với khả năng đa nhiệm.

Su-27 đã đạt được thành công vượt bậc trong xuất khẩu, hiện được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Năm 1990, Trung Quốc bắt đầu mua hàng loạt máy bay chiến đấu Su-27, tiếp đó là tiêm kích đa năng Su-30MKK và Su-30MK2.

Năm 1996, Trung Quốc bắt đầu đàm phán về việc mua giấy phép sản xuất Su-27SK tại nước này với tên gọi J-11.

Từ năm 1998-2004, tổng công ty máy bay Thẩm Dương (Shenyang) đã sản xuất được 100 chiếc J-11, tuy nhiên sau đó, phía Trung Quốc đã hũy bỏ hợp đồng và phát triển thành J-11B, hiện nay, J-11B đã được sản xuất với 90% linh kiện trong nước.

J-11B bắt đầu được sản xuất trong những năm 2000, bắt đầu đưa vào sử dụng trong năm 2008, quá trình nội địa hóa J-11B đã được hoàn thành trong năm 2010

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>> Mỹ: Không quân Trung Quốc đang phát triển phòng không tấn công


"Không quân Trung Quốc nhất định phải xây dựng được khả năng chiến lược mà một cường quốc không quân số 1 phải có" - tướng Trung Quốc Lưu Á Châu.


Tờ tạp chí “Không quân” Mỹ tháng 2 đã đăng bài viết của tác giả Richard Halloran có tựa đề “Cách mạng của Không quân Trung Quốc”. Tác giả cho rằng: “Thời đại trang bị lạc hậu, huấn luyện không đủ, quan niệm lỗi thời của Không quân Trung Quốc đã qua, không còn quay trở lại nữa”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc


Tháng 1/2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc, đúng vào dịp Trung Quốc cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20.

Robert Gates từng hỏi Chủ tịch Hồ Cầm Đào: “Đây chỉ là sự trùng hợp hay cố tình khoe khoang?”. Hồ Cẩm Đào đáp lời rằng, kế hoạch bay thử đã xác định từ trước, không có liên quan đến chuyến thăm của ông.

Cho dù sự thực như thế nào, sự xuất hiện của J-20 chứng minh rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm xây dựng một lực lượng không quân tương xứng với địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc.

Nhà chiến lược Không quân Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu từng nói, Không quân Trung Quốc nhất định phải xây dựng được khả năng chiến lược mà một cường quốc không quân số 1 phải có.

Công ty Rand (RAND Corporation) từng viết cho Không quân Mỹ một bản báo cáo đánh giá về Không quân Trung Quốc, có tựa đề là “Kinh thiên động địa”. Báo cáo cho biết, Không quân Trung Quốc đang chuyển đổi.

10 năm trước, trang bị chính của Không quân Trung Quốc còn mô phỏng theo thiết kế những năm 1950 của Liên Xô, đào tạo nhân lực không đủ, tư tưởng tác chiến lỗi thời.

Nhưng hiện nay, Không quân Trung Quốc đang trở thành một lực lượng không quân hiện đại hướng tới thế kỷ 21. Với việc tăng cường vị thế của không quân, thậm chí có thể làm lung lay vị thể “anh cả” của Lục quân trong Quân đội Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc


Không quân Trung Quốc mới được thành lập sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đồng thời đã trải qua thách thức thực tế chiến đấu trong Chiến tranh Triều Tiên.

Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Trung Quốc đã mô phỏng tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Warsaw (Warsaw Treaty Organization), tiến hành huấn luyện, mỗi năm phi công bay 120 giờ, chỉ bằng một nửa phi công của Không quân Mỹ.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, sức mạnh của Không quân Mỹ đã làm chấn động Không quân Trung Quốc.

Lưu Á Châu đã đưa ra một sự so sánh hình tượng là, nó giống như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, mặc dù đây là niềm tự hào dân tộc, nhưng cuối cùng nó lại không thể ngăn chặn được sự xâm lược của dân tộc du mục phương Bắc.

Sau đó, Không quân Trung Quốc bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô, chuyển sang học tập Mỹ. Các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc chuyển đổi Không quân Trung Quốc từ một quân chủng hỗ trợ chi viện cho lực lượng mặt đất, sang một quân chủng chiến lược.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của Không quân Trung Quốc


Không quân Trung Quốc bắt đầu tin vào lý luận quyền kiểm soát trên không của Giulio Douhet. Tác giả cho rằng, Không quân Trung Quốc có ba nhiệm vụ cốt lõi: bảo vệ vùng trời, làm công tác chuẩn bị cho tấn công Đài Loan, điều binh tới biển Đông và Thái Bình Dương.

Về trang bị, trước đây Không quân Trung Quốc phụ thuộc vào trang bị của Liên Xô, sản xuất máy bay Liên Xô theo giấy phép, sau đó đo vẽ bản đồ đảo ngược, tiến hành phỏng chế.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tầm trung H-6 của Không quân Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc


Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, nước Nga nghèo đã bán máy bay chiến đấu tiên tiến Su-27 cho Trung Quốc. Trong 15 năm sau, Nga trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc. Báo cáo của Công ty Rand cho biết, Trung Quốc hiện đã trang bị hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại, đồng thời đang tiếp tục sản xuất.

Trong số đó có Su-27, Su-30 và máy bay chiến đấu J-10 tự nghiên cứu chế tạo, có tính năng tương đương với F-16 của Mỹ.

Rất nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đều có thể mang theo tên lửa không đối không vượt tầm nhìn và vũ khí dẫn đường chính xác.

Máy bay ném bom tầm trung H-6 đã có thể phóng tên lửa hành trình.

Đồng thời, Không quân Trung Quốc còn mua lượng lớn tên lửa đất đối không S-300 của Nga và đang tự sản xuất tên lửa HQ-9 có tính năng tương đương.

Công ty Rand cho rằng, khả năng của Không quân Trung Quốc đã “bắt đầu tiếp cận Không quân Mỹ”.

Ngoài ra, Không quân Trung Quốc đang phát triển chiến lược mà Không quân Mỹ gọi là “chống can dự và phong tỏa khu vực”.

Phòng không khu vực trọng yếu bắt đầu nhường chỗ cho phòng không cơ động và phát triển phòng không mang tính tấn công.

Báo báo cáo của Công ty Rand cho biết: “Tích cực tổ chức tác chiến phản kích các loại quy mô, quấy nhiễu và tiêu hao kẻ thù,
phá vỡ kế hoạch và thế tấn công của đối phương, từng bước làm cho kẻ thù rơi vào bị động, đồng thời cuối cùng giành được quyền chủ động trên chiến trường”.

Không quân Trung Quốc còn đang quan tâm tới chiến tranh thông tin và và tác chiến hợp nhất giữa vùng trời với không gian vũ trụ.

Hiện nay, thời gian đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc đã tăng lên đến 200 giờ mỗi năm, gần với tiêu chuẩn của phi công Không quân Mỹ.

(Dẫn nguồn : Báo giáo dục)

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

>> Châu Á bạo tay chi tiêu quốc phòng


Ngân sách quốc phòng tăng mạnh của Trung Quốc đang góp phần thúc đẩy việc chi tiêu cho quân sự trên khắp châu Á, với các khí tài được mua từ máy bay chiến đấu, trinh thám đến công nghệ tên lửa.



http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ vừa chi 11 tỷ USD để mua 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Ảnh: Outlookinda

Làn sóng chi tiêu quân sự ở châu Á mang lại cho Mỹ và châu Âu một cơ hội để bù đắp nhu cầu đang ngày một giảm ở thị trường phương Tây.

Hãng sản xuất trang thiết bị quân sự Lockheed Martin và công ty sản xuất máy bay chiến đấu Boeing sẽ có buổi trình diễn máy bay vào tuần sau tại Singapore với tư cách là hai nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Mỹ, nhằm cạnh tranh với các hãng châu Âu nhằm chiếm phần bánh to trong đơn đặt hàng trị giá 7 tỷ USD của Hàn Quốc. Cuộc đấu khắc nghiệt này cũng tương tự như những gì đang diễn ra ở Nhật và Ấn Độ.

Theo Frost & Sullivan, chi tiêu vào việc mua sắm máy bay chiến đấu, tên lửa và các vũ khí thiết bị khác của các nước châu Á Thái Bình Dương được dự đoán là có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 4,2%, đạt giá trị tới 114 tỷ USD vào năm 2016. Lý do là sự tăng trưởng kinh tế và những căng thẳng leo thang trong khu vực. Tập đoàn Goldman Sachs dự đoán rằng chỉ riêng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên 14% hàng năm từ nay cho tới 2015.

“Nguồn thu ngân sách tăng lên khiến đầu tư cho quốc phòng cũng tăng,” Tim Huxley, giám đốc điều hành của Viện quốc tế nghiên cứu chiến lược châu Á tại Singapore nói. “Nhiều khu vực của châu Á không an toàn hoặc là chính phủ các nước có lý do để nhận thấy sự bất ổn”.

Trung Quốc đang tiến hành dự án tàu sân bay đầu tiên và máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Nước này lên kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 13%, đạt 601,1 tỷ nhân dân tệ (95 tỷ USD) vào năm ngoái. Quốc gia này đang đẩy mạnh ngân sách cho quốc phòng để thay thế các loại máy bay chiến đấu cũ, và đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh những căng thẳng về lãnh thổ gia tăng, các nhà phân tích của Goldman Sachs, Ronald Keung và Tom Kim, cho biết.

Chạy đua mua chiến đấu cơ

Đài Loan đang có kế hoạch nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 trong một dự án tiêu tốn khoảng 3,7 tỷ USD. Theo một tuyên bố của cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng, dự án của Đài Loan bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống định vị và radar mới.

Cục ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc cho biết, nước này đang lên kế hoạch mua sắm khoảng 60 máy bay chiến đấu. Các hồ sơ dự thầu đơn hàng này bao gồm F-35 của Lockheed Martin, F-15 của Boeing, chiến đấu cơ Typhoon của Eurofighter, và Gripen của Saab. Ngoài ra, quốc gia này cũng đang mua sắm thêm các loại máy bay trực thăng tấn công cũng như xem xét việc mua thêm các thiết bị bay không người lái để trang bị cho quân đội và hải quân.

Công ty Lockheed, có trụ sở đặt tại Bethesda, Maryland, đã giành được đơn đặt hàng của Nhật Bản đặt mua 42 chiếc máy bay chiến đấu F-35 vào tháng mười hai. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, dự án đầu tư thêm các máy bay phản lực này trị giá 1,6 nghìn tỷ yên (21 tỷ USD) bao gồm cả việc mua mới, vận hành và bảo dưỡng trong 20 năm. Singapore cũng đã đăng ký như là một đối tác phát triển của phi cơ chiến đấu.

Tuần trước, Ấn Độ đã chấm công ty Dassault Aviation SA của Pháp là nhà thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu. Trong khi Lockheed, Boeing, Saab và tập đoàn máy bay United có trụ sở tại Moscow bị loại ngay từ vòng đầu thì nhà sản xuất máy bay Rafale cũng lọt vào danh sách vòng sau cùng với Eurofighter Typhoon. Cuối cùng chỉ có Dasault thắng thầu.

Mục tiêu của Eurofighter bây giờ là các nhà thầu Hàn Quốc cùng với các cơ hội ở Malaysia và vùng Vịnh, giám đốc điều hành Enzo Casolini cho biết. Cũng theo Casolini, châu Á là “thị trường quan trọng". Xuất khẩu chiến đấu cơ Typhoon cũng hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp của châu Âu và nền kinh tế châu Âu.”

Quá trình sản xuất của Eurofighter bị ngừng trệ khi chính phủ các nước châu Âu tiến hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và các quốc gia phải “thắt lưng buộc bụng”. Theo Fitch Ratings, năm ngoái, chi tiêu cho quốc phòng của Tây Âu giảm khoảng 5% và có thể giảm hơn nữa trong năm nay.

Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của châu Á - Thái Bình Dương tăng 14% năm ngoái và trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất, theo Frost & Sullivan. Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy rằng, Nhật Bản là nước chi tiêu lớn thứ hai về quốc phòng ở châu Á, sau Trung Quốc, với ngân sách chi tiêu lên tới 54,5 tỷ USD trong năm 2010. Cũng trong năm ngoái, Ấn Độ được đánh giá là nước đứng thứ ba với mức chi cho quốc phòng là 41,3 tỷ USD. Dẫn đầu mức chi tiêu cho quốc phòng trong năm ngoái là Mỹ với tổng ngân sách trị giá 698 tỷ USD.

Chiến đấu cơ Trung Quốc

http://nghiadx.blogspot.com
Hai chiếc JF-17 của Trung Quốc. Ảnh: China Militray Report


Trung Quốc cũng đang tìm kiếm để tận dụng cơ hội của việc tăng ngân sách cho quốc phòng bằng cách bán các thiết bị được sản xuất ở trong nước ra thị trường nước ngoài. Tại cuộc triển lãm ở Singapore, bộ phận xuất khẩu vũ khí của tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), đơn vị hàng không vũ trụ lớn nhất của Trung Quốc, sẽ giới thiệu máy bay chiến đấu loại JF-17 có biệt danh là Fierce Dragon (Rồng dữ) do nước này hợp tác với Pakistan sản xuất. Ngoài ra các loại máy bay nâng cao như L-15, Yilong hoặc Pterodactyl và máy bay do thám cũng sẽ được giới thiệu và ra mắt tại triển lãm.

“Những cuộc triển lãm hàng không như thế này là dịp giúp các công ty quốc phòng Trung Quốc tiến ra thị trường toàn cầu nhằm phản ánh sức mạnh tăng lên của họ”, Ken Zhang, một nhà phân tích quốc phòng có công ty đặt tại Bắc Kinh cho biết. Ông nói, các công ty như AVIC cũng cần đẩy mạnh xuất khẩu để có kinh phí trang trải cho việc nghiên cứu bởi lẽ họ có thể không giành được “lợi nhuận béo bở” từ các hợp đồng bán hàng cho quân đội Trung Quốc.

Lockeed cũng thấy được nhu cầu về công nghệ tên lửa phòng thủ ở châu Á - Thái Bình dương, giống như một xu hướng đã thấy ở Trung Đông một thập kỷ trước.

“Chúng tôi nhận thấy họ đang có các mối quan ngại về an ninh giống hoặc tương tự như ở Trung Đông trước đây", Robert Stevens, giám đốc điều hành văn phòng Lockheed, nhận xét. "Đó là, sự phát triển lớn mạnh của công nghệ, mong muốn có được tên lửa có khả năng chiến đấu tốt hơn, tầm xa hơn, chính xác hơn, cũng như mong muốn của các chính phủ nâng cao khả năng phòng vệ nhằm chống lại mối đe dọa của tên lửa đạn đạo".

Máy bay trinh sát và do thám

Công ty truyền thông L-3 có trụ sở tại New York, đã nhận được sự quan tâm của khách hàng ở châu Á Thái Bình dương đối với các máy bay có người lái, máy bay thông minh, các hệ thống trinh sát, theo dõi và do thám, cũng như loại máy bay do thám không người lái, giám đốc điều hành của công ty Michael Strianese cho biết cuối tháng trước.

Bill Swanson, giám đốc điều hành công ty Raytheon, một hãng sản xuất tên lửa lớn nhất trên thế giới, nói rằng công ty hy vọng sẽ đạt được 30% lượng đơn hàng và 26% doanh thu bán hàng từ thị trường ngoài Mỹ trong năm nay.

“Châu Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng và vẫn đang phát triển,” Swanson nói.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

>> Tên lửa chống tăng siêu nhỏ của Trung Quốc


Trước xu thế sử dụng UAV cho các nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm trên thế giới, Trung Quốc quyết tâm không tụt hậu.


Mới đây, họ đã thể hiện một bước tiến dài khi giới thiệu loại tên lửa chống tăng cỡ siêu nhỏ chuyên dành để trang bị cho các UAV tấn công (UCAV)

Đi kèm với việc giới thiệu các loại UAV tấn công mặt đất CH-3 hay Wing Loong, Trung Quốc giới thiệu loại tên lửa chống tăng có thể trang bị cho các UAV này.

Năm 2009, Trung Quốc cũng đã giới thiệu tên lửa chống tăng AR-1 dành cho UAV. Tuy nhiên, loại tên lửa dẫn đường laser này có khối lượng tới 45 kg, do đó, chỉ có thể mang được với số lượng hạn chế trên UCAV cỡ lớn như Pterodactyl-I hay Wing Loong.

Để giải quyết bài toán tải trọng vũ khí, mới đây, Trung Quốc cho ra lò tên lửa chống tăng TH MPAM (Mini Precise Attack Missile - Tên lửa tấn công mặt đất chính xác cỡ nhỏ).


http://nghiadx.blogspot.com
UCAV Pterodactyl-I, một trong những UAV tấn công được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng có thể cạnh tranh với vũ khí tương tự của phương Tây


Tên lửa TH MPAM được thiết kế với mục đích chủ yếu chống lại các mục tiêu di chuyển chậm trên mặt đất như xe bọc giáp nhẹ, binh lính đối phương; công trình nhà cửa,...

Nhờ thiết kế siêu nhỏ và nhẹ, TH MPAM có thể mang trên UCAV cỡ nhỏ, mang trong ống phóng rocket của trực thăng tấn công hay thậm chí sử dụng như một loại tên lửa vác vai.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh tên lửa TH-MPAM trong bản giới thiệu của CASC TH-MPAM có chiều dài 635 mm, đường kính 57 mm tương thích với cả các ống phóng rocket S-5 tiêu chuẩn trên trực thăng hệ Nga - Liên Xô. Toàn bộ khối lượng phóng của loại tên lửa này chỉ nặng 3 kg, thích hợp gắn trên cả các loại UCAV cỡ nhỏ nhất.


Tuy có kích thước nhỏ, TH-MPAM cũng được trang bị đầy đủ các bộ dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường tv nhờ một camera CCD giúp xạ thủ có thể bắn ở chế độ “bắn và quên”.

Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này đạt đến 3,2 km với tốc độ tối đa 277m/s (Mach 0,8) nhờ một động cơ nhiên liệu rắn.

Theo số liệu của nhà sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CASC), TH-MPAM có xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao, lên tới 80% và nếu phóng hai tên lửa liên tiếp xác suất này tăng đến 96%.

Độ chính xác CEP khi bắn mục tiêu xe cộ đang chạy với vân tốc 40 km/h trong vòng 1 km của TH-MPAM đạt 0,8 mét và 3 mét ở tầm bắn tối đa.

http://nghiadx.blogspot.com
UCAV cỡ nhỏ CH-3 được giới thiệu tại triển lãm hàng không Chu Hải, đối tượng sử dụng chính của TH-MPAM


Đầu nổ của TH-MPAM chỉ có khối lượng 0,5 kg nhưng được thiết kế với rất nhiều loại phục vụ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đối với các mục tiêu “mềm” như binh sĩ đối phương, xe không bọc giáp, tên lửa sử dụng đầu đạn phá mảnh để đạt được hiệu quả tối đa. Với xe cộ bọc giáp nhẹ, đầu đạn HEAT sẽ giúp TH-MPAM xuyên thủng và phá hủy mục tiêu.

TH-MPAM đang trong giai đoạn hoàn thành nốt các thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa vào trang bị trong Quân đội Trung Quốc và có thể chào hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

>> Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom tàng hình để đối phó Trung Quốc


Vào giữa thập niên 20 tới, Mỹ có khả năng sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới được trang bị vũ khí laser hiện đại.

Ngày 6/1, tạp chí “Tuần san Hàng không” Mỹ có bài viết cho rằng, gần đây chiến lược quân sự mới của Mỹ cùng với việc đang tiến hành điều chỉnh trọng điểm chi tiêu quốc phòng, sẽ đẩy nhanh phát triển máy bay ném bom tàng hình kiểu mới từng bị đình trệ trước đây, gia tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển máy bay do thám kiểu mới. Điều này sẽ làm cho công nghiệp hàng không Mỹ được lợi rất nhiều.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình B-2 hiện nay của quân đội Mỹ


Được biết, Quốc hội Mỹ đã đồng ý cắt giảm 487 tỷ USD ngân sách chi tiêu quân sự trong 10 năm tới, hơn nữa nếu mức độ cắt giảm nợ công Liên bang vào tháng 1/2013 không đủ 1.200 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục cắt giảm 600 tỷ USD.

Điều đã xác định là, chi tiêu cho Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ bị cắt giảm, nhưng đầu tư cho lực lượng tác chiến chiến lược tầm xa sẽ được tăng cường, để đáp ứng nhu cầu tác chiến ở các khu vực như Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên. Đối với vấn đề này, Không quân Mỹ sẽ gia tăng mức độ đầu tư cho chương trình máy bay ném bom tàng hình kiểu mới.

Ngay từ đầu năm 2011, Không quân Mỹ đề xuất cần đầu tư 3,7 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển loại máy bay ném bom tàng hình tầm xa kiểu mới này.

Nếu được thúc đẩy thuận lợi, có triển vọng vào giữa thập niên 20 của thế kỷ này, sẽ sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới, mục đích chủ yếu là tăng cường lớn sức mạnh chiến lược cho Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám MC-12W


Các nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, trong tương lai có thể trang bị vũ khí laser hiện đại cho máy bay ném bom kiểu mới này. Có phương tiện truyền thông phỏng đoán, việc phát triển và triển khai loại máy bay ném bom này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.

Mỹ còn tăng cường đầu tư vào máy bay do thám để hỗ trợ cho kế hoạch tác chiến chống bạo loạn và chống du kích. Hiện nay, “Kế hoạch Tự do” của Không quân Mỹ đã bàn giao một lô máy bay do thám MC-12W, nó sẽ phát huy tác dụng lâu dài.

Đồng thời, Lục quân Mỹ cũng có hệ thống do thám trên không tăng cường của mình. Ngân sách quốc phòng được điều chỉnh như thế nào đối với phương án vốn cho lực lượng trinh sát/do thám trên không của Lục quân Mỹ vẫn còn chưa xác định.

Nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta nhấn mạnh, công nghệ không gian dùng cho do thám, máy bay không người lái và hệ thống mạng sẽ đều tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ngân sách quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ


Một nhiệm vụ phát triển quan trọng của Không quân Mỹ chắc chắn là máy bay chiến đấu F-35. Hiện nay vẫn chưa rõ việc phát triển F-35 có bị cắt giảm ngân sách theo sự điều chỉnh mới về chính sách quốc phòng hay không.

Có chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu F-35 sẽ được nghiên cứu phát triển 3 phiên bản, nhưng sản lượng trong 5 năm tới sẽ giảm đi.

Hiện nay, Nhật Bản và Israel đều đang tích cực tìm kiếm mua sắm máy bay chiến đấu F-35, điều này ở mức độ nào đó làm giảm vấn đề dành nguồn vốn ngân sách của Mỹ cho nó.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

>> Trung Quốc sở hữu tới 1.200 máy bay thế hệ thứ ba



Không quân Trung Quốc đang chuyển đổi phát triển mạnh mẽ nhờ được trang bị nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến.

Trang mạng “Link” Nga cho biết, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu bắt tay loại bỏ dòng máy bay chiến đấu J-7 cũ ra khỏi lực lượng tuyến 1.

Có nguồn tin cho biết, máy bay có tính năng tác chiến khá yếu J-7 sẽ dần dần “nghỉ hưu” trong vài năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-7III của không quân Đại quân khu Bắc Kinh


Báo Nga cho hay, sở dĩ quân đội Trung Quốc quyết định chuyển J-7 cho lực lượng tuyến 2, chủ yếu là do trong những năm gần đây có rất nhiều máy bay chiến đấu mới được bàn giao cho Không quân Trung Quốc.

Thống kê cho thấy, trong 4 năm gần đây, tổng số máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba trang bị cho Không quân Trung Quốc gồm J-10, J-11 (sao chép Su-27SK), Su-27, Su-30 và J-8F từ 500 chiếc đã tăng lên tới 1.200 chiếc.

Đồng thời, số lượng máy bay chiến đấu J-6 (sao chép MiG-19 của Liên Xô cũ) và J-7 đang ngày càng giảm xuống. Bốn năm trước, số lượng trang bị của hai loại máy bay này còn lên tới gần 2.000 chiếc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay J-10B của Không quân Trung Quốc


Báo Nga cho rằng, một nguyên nhân khác thúc đẩy quân đội Trung Quốc đưa J-7 sang lực lượng tuyến 2 là sự thay đổi của kế hoạch đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc.

Căn cứ vào kế hoạch này, trọng điểm đào tạo phi công là để họ có thể lái may bay chiến đấu hiện đại hơn. Ngoài ra, một mục đích khác của kế hoạch này là nâng… lên 40% (quá trình này cần 5 – 7 năm).

Điều cần chỉ ra là, tuổi thọ hoạt động của máy bay chiến đấu J-7 hiện nay của Không quân Trung Quốc sẽ chỉ còn duy trì được vài năm.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-11


Báo Nga cho biết, Trung Quốc hiện vẫn là nước trang bị nhiều nhất dòng máy bay chiến đấu J-7 (MiG-21). Đồng thời, các doanh nghiệp hàng không Trung Quốc còn đang tiếp tục xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu này cho các nước đang phát triển.

Theo thống kê, trong 60 năm qua, Liên Xô cũ và Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng hơn 10.000 máy bay chiến đấu dòng MiG-21 và J-7.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-8F


Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc



Tuy ít được công chúng chú ý nhưng các hệ thống chế áp phòng không của Nga và Trung Quốc không hề kém phương Tây.


Ưu việt của SEAD Nga

Hiện nay, Nga sở hữu một số lượng lớn vũ khí phục vụ cho chiến thuật chế áp đường không (SEAD/DEAD - Supression/Destruction of Enemy Air Defences ). Trong khuôn khổ Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV, Nga), hiện có 2 viện thiết kế chịu trách nhiệm sản xuất những loại vũ khí này là: Zvezda-Strela với Kh-31 và Raduga với Kh-58.

Tên lửa Kh-31 (NATO gọi là AS-17 Krypton) được sản xuất với 2 biến thể chính là Kh-31A chống hạm và Kh-31P chống radar. Cả 2 loại tên lửa này đều trang bị động cơ ramjet nhiên liệu lỏng và có thể đạt tốc độ tới 1.000 m/s (gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh).


http://nghiadx.blogspot.com
Họ tên lửa Kh-31, trong đó tên lửa chống radar Kh-31P ở trên cùng


Được phát triển từ những năm 1970, tuy nhiên, trong vài thập kỷ đầu, việc nghiên cứu sản xuất loại tên lửa này tiến triển chậm chạp do thiếu kinh phí và khách hàng quốc tế thờ ơ.

Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, tốc độ phát triển loại tên lửa này đã gia tăng chóng mặt với 3 biến thể Kh-31 dành cho xuất khẩu và 1 biến thể với thông số vượt trội dành cho Không quân Nga.

Kh-31P thông thường có tầm bắn 110 km với đầu đạn nổ phá-mảnh nặng 87 kg. Tương tự các vũ khí chống radar cũ của Nga, Kh-31P được trang bị 3 loại đầu tìm khác nhau tương ứng với từng loại băng sóng đặc hữu của radar NATO.

Biến thể nâng cấp Kh-31PK sử dụng đầu đạn cảm ứng thay cho đầu đạn thông thường và gia tăng khối lượng đầu đạn tới 88,5 kg, do đó, nó có khả năng tiêu diệt những dàn radar có anten phát sóng cao đến 15 m. Với đầu đạn chạm nổ, tên lửa chống radar sẽ nhằm tấn công vào bộ phận phát sóng của radar.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Kh-31PD (giữa) có tầm bắn 250 km với đầu đạn 110 kg, trang bị đầu tìm đa băng tần có khả năng chống lại nhiều loại radar



Năm 2009, Nga giới thiệu biến thể hiện đại hóa sâu của Kh-31P có tên Kh-31PD (NATO gọi là AS-17 Mod 2) với tầm bắn xa hơn và đầu đạn mạnh hơn hẳn Kh-31P và Kh-31PK.

Kh-31PD có chiều dài 5,34 m (dài hơn Kh-31P 0,64 m) với động cơ được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ đó, Kh-31PD có thể đạt vận tốc 1.100 m/s và tầm bắn tới 250 km. Kh-31PD có 2 loại đầu đạn lớn hơn gồm đầu đạn chùm hoặc đầu đạn đa năng, đều nặng 110 kg.

Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới.

Hiện nay, theo công bố của Nga, nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD như Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30 MKM (Malaysia), Su-30 MK2 (Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela), Mig-29K/KUB (Ấn Độ) và Su-35, Mig-35 của Nga. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela đã trang bị Kh-31P.

Ngoài Kh-31, Nga còn sử dụng các tên lửa chống radar Kh-58 hay Kh-58UShKE hiện đại hơn do Viện Raduga thiết kế.

Tên lửa Kh-58UShKE đang là loại tên lửa chống radar hiện đại nhất trong Không quân Nga với chiều dài ngắn hơn (chỉ 4,2 m, ngắn hơn Kh-31PD tới 1,24 m), cánh đuôi có khả năng gập lại rất thích hợp để lắp trong các khoang trong thân máy bay thế hệ 5 PAK-FA của Sukhoi hoặc trang bị với số lượng lớn cho máy bay tiêm kích-bom đa năng Su-34.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-58UShKE với kích cỡ nhỏ gọn và cánh lái gấp lại được, thích hợp lắp cho T-50. Ngoài ra, tên lửa này cũng có khả năng diệt máy bay cảnh báo sớm như Kh-31PD.



Kh-58UShKE là loại tên lửa có hiệu năng hơn hẳn loại Kh-31PD với tầm bắn 245 km, đầu đạn nặng tới 149 kg và tốc độ 1.170 m/s và sai số vòng tròn xác suất (CEP) chỉ 20 m.

Khác với các tên lửa chống radar cũ chỉ có thể dùng tấn công các dàn radar trên mặt đất của đối phương, Kh-31PD hay Kh-58UShKE với tầm bắn xa, tốc độ cao và đầu tìm tiên tiến còn có khả năng tấn công trực tiếp các máy bay cảnh báo sớm (AWACS) của đối phương ngay trên không. Do đó, năng lực SEAD/DEAD của Nga hiện nay vẫn không kém phần đáng sợ, dù "chưa có dịp" thể hiện như vũ khí Mỹ và phương Tây.

Bước tiến của Trung Quốc

Bắt đầu từ năm 2000, Trung Quốc đã mua một số lượng đáng kể tên lửa chống radar Kh-31P của Nga để trang bị cho các máy bay Su-30MKK và loại hiện đại hơn là Su-30MK2 trong không quân nước này. Sau đó, khoảng năm 2003-2004, Trung Quốc đã sao chép tên lửa này để tự sản xuất với tên gọi YJ-91 .

Trung Quốc đã có những cải tiến nhất định để trang bị YJ-91 cho cả các loại máy bay cũ của nước này như JH-7A hay máy bay ném bom H-6G.

Biến thể J-10 đầu tiên của Trung Quốc không có khả năng sử dụng tên lửa không đối đất. Tuy nhiên, tại Triển lãm AVIC 2010, Trung Quốc đã giới thiệu biến thể tiêm kích đa năng J-10A có khả năng sử dụng YJ-91, mở rộng nhiều lần khả năng chế áp phòng không của nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay JH-7A của Trung Quốc đang phóng tên lửa YJ-91


Ngoài Kh-31P/YJ-91, Trung Quốc hiện còn sở hữu tên lửa Kong Di-88 (KD-88 hay C-802KD) là biến thể của một loại tên lửa hành trình tầm xa có khả năng tiêu chống radar nếu được trang bị loại đầu tìm tương ứng.

Ngoài ra, trên các máy bay JH-7A trang bị KD-88, người ta còn thấy các thiết bị truyền dữ liệu về radar mục tiêu do máy bay trinh sát được cho tên lửa.

Có tầm bắn tối đa chỉ 180 km, tốc độ bay dưới âm và độ chính xác hạn chế, do đó, KD-88 chỉ đóng vai trò thứ yếu so vói YJ-91 và Kh-31P trong chiến thuật chế áp phòng không của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Lắp tên lửa KD-88 cho máy bay tấn công JH-7A


Bên kia bờ eo biển, Đài Loan cũng không chịu kém khi đang ấp ủ phát triển tên lửa chống radar TC-IIA (Thiên Kiếm IIA, nâng cấp từ tên lửa không đối không Thiên Kiếm II) nhằm đối trọng với Trung Quốc.

Hiện tại, tên lửa TC-IIA bắt đầu được trang bị cho các máy bay F-CK-1C/D Kinh Quốc của không quân Đài Loan.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Sự sống còn của Đài Loan phụ thuộc vào Không quân




Triển lãm hàng không và công nghệ quốc phòng Đài Bắc (TADTE) tổ chức tháng 8/2011 hiện rõ những thế khó của Đài Loan trong ý đồ hiện đại hóa Không quân.


Tại triển lãm, chỉ có một số ít các công ty hàng không quân sự tham dự như: Lockheed Martin, Northrop Grumman, Pratt & Whitney, Raytheon và Sikorsky.

Các "ông lớn" ở Châu Âu gồm: Boeing, Dassault, Eurofighter, Saab, Sukhoi, Thales và nhiều doanh nghiệp khác đã không tới.

Lý do giải thích cho điều này rất dễ hiểu, các tập đoàn hàng không châu Âu đều có lợi ích thương mại đáng kể ở Trung Quốc và việc tới tham dự TADTE là điều không nên.

Tình hình hiện nay, Đài Loan đang rất cần những chiến đấu cơ mới. Các máy bay chủ lực trong không quân Đài Loan như F-16A/B, F-CK-1 Chingkuo, Dassault Mirage 200 và F-5E/F đều tỏ ra lỗi thời so với các chiến đấu cơ của Không quân Trung Quốc.

“Các đơn vị không quân trang bị bốn biến thể chiến đấu cơ trên, là quá già và ngày càng khó khăn để duy trì. Thách thức khác gồm việc duy trì sự sống còn của căn cứ không quân, mặc dù Đài Loan đã có bước đi quan trọng tăng cường khả năng sửa chữa đường băng nhanh chóng,” ông Michael Stokes – chuyên gia về Trung Quốc nói.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn luôn coi Đài Loan là một tỉnh và muốn thu hồi hòn đảo này. Họ ưu tiên biện pháp hòa bình nhưng không loại trừ khả năng dùng vũ lực. Không quân Trung Quốc liên tục nâng cấp các phi đội với các chiến đấu cơ mới như J-10A/B.

Trung Quốc có lực lượng mạnh chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và biến thể nội địa J-11B. Đầu năm 2011, Trung Quốc tiếp tục gây sốc với loạt hình ảnh và video thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20.

Viễn cảnh "đen tối"

Theo một báo cáo của Rand - Viện nghiên cứu và phát triển (Mỹ), đã vẽ ra bức tranh về cuộc tấn công giả định của Trung Quốc vào Đài Loan giai đoạn 2015-2030.

Rand cho rằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ chôn vùi lực lượng phòng không và các căn cứ không quân Đài Loan.

Căn cứ Mỹ ở Tây Thái Bình Dương sẽ chịu chung số phận như vậy, thêm vào đó là các cuộc không kích của máy bay ném bom H-6K mang tên lửa hành trình tầm xa. Trung Quốc có nhiều sân bay, nhiều không gian để che giấu các bệ phóng tên lửa – rất phức tạp nếu Mỹ và Đài Loan muốn đối phó.

Lực lượng phòng không Đài Loan sẽ bị đánh bại và căn cứ Không quân Mỹ sẽ mất tác dụng. Khi đó, chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ tạo một hành lang để các máy bay cường kích tiếp cận không phận Đài Loan ở trần bay thấp.

Cuối cùng, Không quân Trung Quốc sẽ thiết lập ưu thế trên bờ biển phía Đông Đài Loan bằng cách sử dụng các máy bay chiến đấu tầm xa như J-10, J-11. Điều này sẽ ngăn chặn máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không của Mỹ “nhòm ngó” eo biển Đài Loan, mở ra cánh cửa cho chiến dịch đổ bộ.


http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Trung Quốc liên tiếp nâng sức mạnh trong khi Đài Loan vẫn "dậm chân tại chỗ".


Đây là kế hoạch “cực đoan”, nhưng dù trong bất kỳ cuộc xung đột nào thì Không quân Đài Loan vẫn luôn đóng vai trò bảo vệ đáng tin cậy, cung cấp cho các nhà lãnh đạo hòn đảo này khoảng không gian “thoáng” đối phó với đòi hỏi của Bắc Kinh. Sứ mệnh này sẽ suy yếu nếu sức mạnh chiến đấu của Không quân tiếp tục mất cân bằng so với Trung Quốc.

Trung Quốc nhận thức rõ ý đồ của Đài Loan nên: trong chuyến viếng thăm Mỹ đầu năm 2011, tư lệnh Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức kêu gọi Mỹ ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và xem xét lại Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979, đòi hỏi Washington chỉ bán cho Đài Loan các loại vũ khí có tính chất phòng thủ.

Về phía Đài Loan, từ năm 2006 họ đã đề nghị Mỹ bán 66 chiến đấu cơ F-16C/D Block 50/52 cho Không quân Đài Loan. Nhưng trước vấn đề ngoại giao với Trung Quốc, chính quyền Mỹ quanh co chối từ đề xuất của Đài Loan.

Theo nguồn tin ở TATDE nói rằng, Đài Loan khó có khả năng đi tiếp trong thương vụ mua bán này. Ngoài ra, sau triển lãm thì phương tiện truyền thông đưa tin Mỹ có kế hoạch không trợ giúp nâng cấp máy bay F-16A/B đang phục vụ trong Không quân Đài Loan. Ngay lập tức, giới chức Mỹ - Đài đã phủ nhận chuyên này và nói rằng quyết định vẫn chưa được đưa ra.

Nếu như thương vụ F-16C/D tiếp tục trì hoãn, nó sẽ trở thành vấn đề nóng của chính giới Mỹ trong năm 2012. Vì tập đoàn Lockheed nói rằng họ có kế hoạch ngừng sản xuất F-16C/D vào năm 2013 nếu họ không nhận được thêm hợp đồng nào nữa.

Viện nghiên cứu Mỹ đưa ra đánh giá về bản hợp đồng F-16C/D cho Đài Loan, nó sẽ đem lại 8,7 tỷ USD cho Công nghiệp quốc phòng Mỹ, 768 triệu USD cho thuế liên bang và 593 triệu USD cho thuế địa phương.

Trong bối cảnh này, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng cao và chính quyền Obama cần hết sức cân nhắc việc họ nhượng bộ Trung Quốc sẽ phải hy sinh hàng nghìn chỗ làm người dân Mỹ.

Nâng cấp để tăng cường sức mạnh

Trước tình trạng nhiều khả năng chính quyền Mỹ không chấp nhận hợp đồng mua F-16C/D, Đài Loan nhanh chóng tính tới phương án khác "dễ" thành công hơn. Đó là nâng cấp các loại máy bay hiện có theo tiêu chuẩn mới.

Đài Loan tìm kiếm giải pháp nâng cấp 150 chiến đấu cơ F-16A/B. Những chiếc máy bay này được chuyển giao vào đầu những năm 1990. Nhân tố chính của gói nâng cấp đó là trang bị radar quét mạng pha chủ động (AESA) cho F-16A/B.

Theo nguồn tin từ triển lãm TADTE, phía Đài Loan có thể đã lựa chọn được loại radar AESA cho chương trình nâng cấp F-16A/B.

Bên cạnh giải pháp F-16A/B, Đài Loan còn tiến hành nâng cấp F-CK-1. Không quân Đài Loan đã ký hợp đồng với Tập đoàn phát triển công nghiệp hàng không (AIDC) để nâng cấp 71 chiếc F-CK-1 với tổng trị giá 588 triệu USD.

Cuối tháng 6/2011, AIDC đã chuyển giao 6 chiếc F-CK-1 cải tiến đầu tiên cho không quân. Dự kiện, công việc này sẽ hoàn thành trong thời gian 2-3 năm.

Dựa trên chương trình này, F-CK-1 sẽ được trang bị ra đa xung doppler GD-53 (biến thể nội địa của ra đa AN/APG-67), thiết bị đối phó điện tử, máy tính điều khiển bay kỹ thuật số, thiết bị gây nhiễu chủ động và kênh truyền dẫn dữ liệu. F-CK-1 nâng cấp sẽ mang được 4 tên lửa không đối không tầm trung Thiên Tiễn II (Tien Chien II).



http://nghiadx.blogspot.com
Không chỉ gặp khó với hợp đồng F-16C/D từ Mỹ, Đài Loan còn khó mua phụ tùng từ Pháp duy trì hoạt động của phi đội Mirage 2000.

Ngoài ra, Đài Loan cũng sở hữu 50 chiến đấu cơ Mirage 2000-5 cũ. Các quan chức Không quân từ chối tiết lộ tình trạng máy bay, nhưng nguồn tin từ cơ sở công nghiệp quốc phòng cho biết, Đài Loan rất khó khăn để duy trì hoạt động của Mirage 2000. Nước Pháp có rất nhiều lợi ích kinh tề từ Trung Quốc, và họ còn cẩn thận hơn Mỹ trong các vấn đề nhảy cảm với Bắc Kinh.

Cuối cùng là đơn vị F-5E/F già cỗi, lạc hậu khó có thể nâng cấp. Theo ông Richard Bitzinger – Chuyên gia của trường quốc tế Rajaratnam Singapore nghiên cứu chương trình biến đổi quân sự nhận xét rằng những chiếc máy bay đó phải nghỉ hưu cách đây 10 năm: “Bạn có thể làm được gì với khung thân máy bay đã 30-35 năm tuổi?”.

Ông này cũng đánh giá triển vọng Không quân Đài Loan phụ thuộc vào F-16. Ông cho rằng cơ hội để Đài Loan được chấp nhận mua F-16C/D đã đi qua, nhưng gói nâng cấp F-16A/B nếu được thực hiện thì sẽ đưa nó tới tiêu chuẩn gần với biến thể F-16E/F Block 60.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang