Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: biển đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn biển đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

>> Răn đe Trung Quốc: Mỹ sẽ đưa siêu hạm đội đến Biển Đông


Hạm đội có trang bị tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới USS Independence sẽ được Mỹ điều động đến Biển Đông nhằm đối trọng với lực lượng quân sự của Trung Quốc.

Nhật báo Tinh Đảo, Hồng Kông đưa tin, trong thời điểm tranh chấp chủ quyền Biển Đông trầm trọng, tại vùng biển giữa Hồng Kông và Singapore, Mỹ triển khai một đoàn tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới (hạm đội tàng hình), phản ánh Mỹ muốn phô trương sức mạnh, tiếp tục can thiệp vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, ý đồ cảnh báo nhà cầm quyền Bắc Kinh là khá mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung tuần tháng 11/2009, tàu USS Independence đã chạy thử ở vịnh Mexico, tốc độ chạy thử tối đa đạt 46 hải lý/giờ.


Tờ “Sunday Times” London cho biết, Mỹ đang điều một hạm đội tàng hình tốc độ cao thế hệ mới đến đồn trú ở đường hàng hải giữa Hồng Kông và Singapore.

Những tàu chiến tiên tiến này có chi phí chế tạo lên tới 440 triệu USD (khoảng 3,43 tỷ đô la Hồng Kông). Chúng giỏi tác chiến ở vùng nước nông, có thể hoạt động ở vùng nước nông tới 6 m, hơn nữa có thể chuyển hướng ở phạm vi rất nhỏ.

Mỗi tàu đều mang theo 3 máy bay trực thăng, lực lượng đặc nhiệm và lực lượng thiết giáp, có thể bước vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bất cứ lúc nào. Ở đuôi tàu cũng có thể điều tàu tốc độ nhanh tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 18/12/2009, hải quân Mỹ chính thức tiếp nhận tàu chiến ven biển USS Independence (LCS2).


USS Independence mới nhất của loại tàu chiến này do Công ty General Dynamics phát triển, là “tàu tam thể” chế tạo bằng nhôm, có hình dạng khá nhỏ, nhưng tốc độ chạy nhanh hơn, cần ít thủy thủ, có khả năng tác chiến ở vùng nước nông ven biển, còn có thể lắp ráp các hệ thống tác chiến khác nhau tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.

Tàu USS Independence bề ngoài có màu sắc khoa học viễn tưởng, đầu tàu tinh tế, thân tàu và đuôi tàu thoáng rộng, nhìn từ trên không giống như một chiếc đinh ghim lớn.

Hình dáng màu đen bóng loáng của tàu phản ánh công nghệ do thám, tức là “công nghệ tàng hình”, còn thiết kế của “tàu tam thể” (3 thân tàu nằm ngang, được cố định bằng boong tàu) phù hợp với hoạt động ổn định trên Biển Đông – vùng biển thường có mưa bão vào mùa hè.


http://nghiadx.blogspot.com

Lượng choán nước của nó là 2.800 tấn, trang bị 4 tua-bin hơi nước, 2 động cơ diesel và 2 máy chạy xăng dầu, khả năng chạy liên tục có thể đạt 6.500 km.


Trên tàu được trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm hạm pháo tàng hình 57 mm MK11, một hệ thống tên lửa phòng không tầm gần, 4 pháo 50 mm, 2 máy bay trực thăng chống tàu ngầm/chống hạm và nhiều máy bay trực thăng không người lái, có thể tiến hành chống tàu ngầm, quét mìn (gỡ mìn), đưa lực lượng đặc nhiệm đổ bộ và các nhiệm vụ tác chiến khác.

Trên tàu có thể phóng tên lửa đối đất và đối không, cũng có thể phóng tên lửa đối với các mục tiêu dưới nước. Các chuyên gia cho rằng, khả năng chống tàu ngầm, quét mìn, do thám và điều động lực lượng của tàu tàng hình tốc độ nhanh này đều ưu việt hơn các tàu chiến đã biết hiện nay của Trung Quốc.

Từ lâu đã có tin cho biết, Mỹ sẽ xây dựng căn cứ quân sự vĩnh viễn ở Singapore, đồng thời triển khai tàu tàng hình mới USS Independence nhằm đối trọng với lực lượng quân sự của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com


Tháng 6/2011, tại hội nghị an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức ở Singapore, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở châu Á, có kế hoạch thường trú một tàu chiến ven bờ ở Singapore, bảo vệ sự ổn định của khu vực.

Ông chỉ ra, Mỹ đặc biệt quan tâm đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, vì vậy điều một tàu chiến ven bờ đến đóng tại Singapore, bảo vệ các nước đồng minh tại khu vực châu Á và bảo vệ an ninh hàng hải tại khu vực.

Tuy Robert Gates không chỉ đích danh những nước nào tạo ra mối đe dọa quân sự, nhưng lời nói của ông rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc. Trung Quốc là nước duy nhất ở châu Á nghiên cứu các loại vũ khí chống can dự như tên lửa chống hạm; gần đây còn bị Philippinese và Việt Nam phê phán hoạt động tới tấp trên Biển Đông.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Biển Đông - điểm nóng của thế giới tương lai?



Tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) vừa qua đã đăng bài phân tích với nhan đề "Biển Đông - xung đột của tương lai" của học giả Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới, đồng thời là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com

Biển Đông là xung đột trong tương lai.


Mở đầu bài phân tích, R. D. Kaplan cho rằng, trong thế kỷ 20, thế giới thường xuyên chứng kiến các cuộc tranh chấp diễn ra trên đất liền, đặc biệt là ở Châu Âu. Tuy nhiên sang thế kỷ 21, trọng tâm dân số và kinh tế đã dần có sự dịch chuyển sang Đông Á, nơi mà các trung tâm lớn của khu vực phần lớn được ngăn cách bởi các vùng lãnh hải. Đặc điểm địa hình này của Đông Á là điều có thể dự báo trước về 1 kỷ nguyên của hải quân – được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các thế trận trên biển và trên không đang có những diễn biến ngày càng căng thẳng.

Kaplan cho rằng, nguyên nhân lý giải cho tình trạng căng thẳng trên là vì Trung Quốc, đất nước có vùng biên giới đất liền được xem là an toàn nhất kể từ triều nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18 đến nay, đang không ngừng mở rộng các hoạt động hải quân của mình. Thông qua quyền lực biển đó, Trung Quốc dường như muốn xóa bỏ hai thế kỷ xâm lấn của các thế lực bên ngoài đối với lãnh thổ của mình – khiến các nước láng giềng phải phản ứng.

Đông Á, hay chính xác hơn là Tây Thái Bình Dương, khu vực đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của các hoạt động hải quân, cho thấy trước một động cơ thực sự khác biệt. Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết cần tới vũ trang mà gần như sẽ diễn ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống, chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự tăng chậm nhưng chắc mà các nhà nước có được trong suốt quá trình lịch sử.

Kaplan nhận định, không giống như đất liền, vùng biển tạo ra các đường biên giới rõ ràng, giúp giảm khả năng xung đột. Vùng biển rộng lớn cũng là rào cản đối với các cuộc chiến, khi mà những con tàu chiến nhanh nhất cũng chỉ đạt 35 hải lý. Chính những vùng biển xung quanh Đông Á – một trung tâm sản xuất cũng như mua bán khí tài quân sự mới nổi của thế giới – sẽ giúp cho thế kỷ 21 có nhiều cơ hội tránh được các đại chiến so với thế kỷ 20.

Tất nhiên, vùng biển mênh mông không ngăn được nhiều cuộc đại chiến diễn ra ở Đông Á vào thế kỷ 20. Chẳng hạn như chiến tranh Nga – Nhật, cuộc nội chiến kéo dài nửa thế kỷ ở Trung Quốc, các cuộc xâm chiếm của Nhật Hoàng, thế chiến thứ hai ở Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên, hay các cuộc chiến ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Nhưng thời kỳ đấu tranh để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã lùi lại phía sau. Cái mà quân đội Đông Á đang hướng tới là lực lượng hải quân và không quân công nghệ cao theo hướng hướng ngoại, hơn là hướng nội công nghệ thấp.

Vì sao Biển Đông là “ngòi nổ” tranh chấp?

Kaplan đưa ra nhận định, Biển Đông nối liền Đông Nam Á với Tây Thái Bình Dương, có chức năng như tuyến đường biển trọng yếu của toàn cầu. Đây là trung tâm của vùng biển Á Âu, ngăn cách bởi các Eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar. Hơn một nửa lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển đi qua vùng biển này, và cũng chiếm tới 1/3 giao thông đường thủy của thế giới. Lượng dầu mỏ được chuyên chở từ Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca, đến Đông Á qua Biển Đông, được cho là nhiều gấp 6 lần lượng dầu được vận chuyển qua kênh đào Suez và 17 lần lượng dầu chuyển qua Kênh đào Panama. Trong khi đó, 2/3 nguồn cung cấp năng lượng của Hàn Quốc, gần 60% của Nhật Bản và Đài Loan, và khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Thêm nữa, Biển Đông còn chứa nguồn tài nguyên dồi dào, trong đó có nguồn dầu dự trữ lên tới 7 tỷ thùng và 900 nghìn tỷ m3 khí gas tự nhiên.

Nhiều cuộc tranh chấp đã diễn ra ở Biển Đông không chỉ bởi vị thế và trữ lượng tài nguyên mà còn vì chủ quyền lãnh hải, trong đó có những tranh chấp liên quan đến Quần đảo Trường Sa. Trong đó, Bắc Kinh đòi chủ quyền “đường lưỡi bò” trải dài từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc xuống gần Singapore và Malaysia. Điều này khiến cho 9 nước giáp Biển Đông gần như đã đứng về một phía để phản đối Trung Quốc.

Thực tế, Biển Đông đang trở thành một căn cứ quân sự, nơi mà mỗi nước xây dựng và hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình. Thậm chí, khi mà sự tranh chấp chủ quyền hai hòn đảo những thập niên gần đây hầu như không còn. Trung Quốc chiếm đóng bằng quân sự 8 đảo nhỏ trên biển Đông, Việt Nam 25 đảo, Philippin 8 đảo, Malaysia 5 đảo và Đài Loan 1 đảo.

Căn nguyên Trung Quốc muốn lấn chiếm

Ông Kaplan so sánh vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông giống với vị trí của Mỹ ở vùng Biển Caribe hồi thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Khi đó, dù Mỹ nhận ra sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của các thế lực Châu Âu ở Caribe, nhưng nước này vẫn tìm cách để thống trị vùng biển này. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào năm 1898 và việc xây dựng kênh đào Panama từ năm 1904 - 1914 đã cho phép Mỹ kiểm soát hiệu quả Tây Bán cầu và qua đó gây ảnh hưởng tới cán cân lực lượng ở Đông Bán cầu. Ngày nay, Trung Quốc tự thấy mình đang ở vị thế tương tự trên Biển Đông, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện của hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông.

Nhưng dường như nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc tiến sâu vào vùng Biển Đông và xa hơn nữa là Thái Bình Dương có lẽ là vì Trung Quốc đã từng bị các cường quốc phương Tây gồm Anh, Pháp, Nhật và Nga xâm chiếm lãnh thổ và chia rẽ đất nước sau một thiên niên kỷ từng ở vị trí siêu cường và một nền văn minh của thế giới.
Sự hối hả bành trướng của Trung Quốc là một lời tuyên bố rằng họ không bao giờ muốn để cho người nước ngoài lợi dụng mình một lần nữa. Kaplan nhận định mặc dù không tuyên bố, nhưng Trung Quốc sẽ theo phương châm “Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu”.

Các nước bảo vệ tự do

Không chỉ Trung Quốc vội vàng xây dựng lực lượng quân sự của mình, các nước Đông Nam Á cũng đang làm vậy. Ngân sách quốc phòng của các nước này đã tăng khoảng 1/3 trong thập kỷ qua, thậm chí khi các nước Châu Âu còn đang giảm chi tiêu quân sự. Nếu tính từ năm 2000, nhập khẩu vũ khí của Indonesia, Singapore, và Malaysia đã lần lượt tăng 84%, 146 %, và 722 %. Ngoài ra, Malaysia cũng mới mở căn cứ tàu ngầm ở đảo Borneo, thuộc Đông Nam A, trong khi Việt Nam gần đây mua 6 tàu ngầm lớp Kilo và chiến hạm của Nga.

Ông Kaplan còn cho rằng, sự hiện diện của Mỹ vẫn giúp đảm bảo hiện trạng “không dễ dàng” ở Biển Đông và hạn chế sự hung hăng của Trung Quốc, cùng với đó là đóng vai trò giám sát ngoại giao và hải quân Trung Quốc. Sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ giúp Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Singapore, Indonesia và Malaysia “thoải mái hơn”, nhưng cũng có thể khiến hai siêu cường này xung đột với nhau.

Kaplan cũng trích nghiên cứu của ông Hugh White, giáo sư nghiên cứu về chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, nói rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thống trị của Mỹ ở Châu Á lại có thể là nguồn gốc gây bất ổn khi hai siêu cường này có xung đột về lợi ích.

Theo Kaplan, chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc mới là vấn đề trong tương lai. Bởi lẽ thực chất, Mỹ tìm cách hạn chế quyền lực của nước này. Ông khuyến cáo Mỹ nên hướng vai trò của họ ở Châu Á tới sự cân bằng, thay vì thống trị; và bởi lẽ quyền lực cứng sẽ vẫn là chìa khóa cho các mối quan hệ quốc tế, do đó Mỹ cần xem xét việc áp dụng nó đối với Trung Quốc. Mỹ không cần tăng cường sức mạnh hải quân ở Tây Thái Bình Dương, nhưng cũng không thể giảm đáng kể sự hiện diện của lực lượng này ở đây.


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Tàu sân bay Trung Quốc có tác động tới biển Đông ?



Khi đã sở hữu một tàu sân bay, Trung Quốc sẽ làm gì với nó, mục đích thực sự của việc sở hữu tàu sân bay là gì?



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Thi Lang với chuyến thử nghiệm đầu tiên bằng tàu kéo.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài đã tập trung giải mã câu hỏi, Trung Quốc sẽ làm gì với tàu sân bay này. Mục đích thực sự của việc sở hữu tàu sân bay là gì, chiến lược của Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào sau sự kiện này.

Biểu tượng cho sự lớn mạnh

Sự xuất hiện của tàu sân bay Thi Lang cũng tương tự như các sự kiện chứng minh cho sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc. Giống như sự kiện khánh thành đập Tam Điệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới, chiếc cầu vượt biển dài nhất thế giới nối Thanh Đảo và Haiwan. Đường sắt cao tốc dài nhất thế giới.

Tàu sân bay Thi Lang là biểu tượng vô cùng mạnh mẽ cho sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng. Sự hoàn thiện khả năng chiến đấu đã có trước đó như các hệ thống vũ khí chiến lược như tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa chống hạm tầm siêu xa, hệ thống vệ tinh và tác chiến không gian mạng.

Khả năng thực sự của tàu sân bay là gì?

Theo thông báo của Trung Quốc, tàu sân bay Thi Lang là một bản thiết kế lỗi thời, và sẽ được sử dụng cho mục đích đào tạo và nghiên cứu khoa học. Điều này có lẽ là khá chính xác.

Nhà phân tích hải quân Andrew Erickson và Gabriel Collins mô tả rằng, tàu sân bay Varyag đã được thông báo khá rộng rãi là sẽ được đổi tên thành Thi Lang, được sử dụng như một tàu sân bay cho mục đích đào tạo, thật khó để tưởng tượng nó được sự dụng như một vũ khí chiến tranh. Trong khi đó, tiêm kích được dự định sử dụng trên tàu sân bay này là J-15 đang trong giai đoạn phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com

Mục đích sử dụng của tàu sân bay này có thể làm thay đổi toàn bộ tình hình an ninh châu Á.


Dean Cheng một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Heritage Foundation của Mỹ ước tính rằng. Cột mốc cho tiêm kích J-15 hoàn thành công tác phát triển cần một khoảng thời gian ít nhất là 18 tháng nữa.

Công tác đào tạo phi công thực tế trên tàu sân bay sẽ là một công việc cực kỳ khó khăn và tốn kém. Ông Cheng cảnh báo rằng “Họ sẽ phải hứng chịu những thất bại và mất mát cả phi công lẫn máy bay”.

Cần 3 tàu sân bay để chấm dứt sự thống trị của Mỹ, Ấn?

Điều này thực sự là không rõ ràng, đang có tin đồn là Trung Quốc đang xây dựng 2 tàu sân bay nội địa tại nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Giang Nam. Mục tiêu của chương trình này đang nhắm đến năm 2015.

Điều này giả định rằng, Trung Quốc có thể khắc phục các vấn đề khó khăn trong đóng tàu thông qua kinh nghiệm tân trang tàu sân bay Varyag. Thiết kế của tàu sân bay mới sẽ tiết lộ nhiều vấn đề, kích thước, khả năng hoạt động, hệ thống đẩy thông thường hay năng lượng hạt nhân, sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu hay sử dụng máy phóng.

Tuy nhiên các kỹ sư Trung Quốc gần như không có kinh nghiệm trong việc phát triển máy phóng, cũng như các công nghệ liên quan.

Ông Cheng tính toán rằng, Trung Quốc đã cải tạo Thi Lang trong một thời gian dài, vì vậy họ đã suy nghĩ về phương thức sử dụng tàu sân bay trong một thời gian dài. “Trung Quốc có thể xây dựng 2 tàu sân bay sau đó dừng lại, vì không có trong lịch sử việc xây dựng lớn lực lượng hải quân, ngoại trừ các tàu tuần tra và tàu tấn công".

Tuy nhiên, Stacy Pedrozo, một thành viên của Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng “Trung Quốc có ý định sử dụng tàu sân bay để chấm dứt sự thống trị của Mỹ tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong khoảng thời gian từ năm 2020-2040. Để đạt được điều này bạn cần ít nhất là 3 tàu sân bay trên biển”

Tác động đối với Biển Đông

Việc sở hữu tàu sân bay sẽ là suy yếu lập luận của Trung Quốc, rằng chiến lược xây dựng quân đội của họ hoàn toàn mang tính chất phòng thủ. một tàu sân bay không thể và không bao giờ được dùng cho mục đích phòng thủ.

Điều này làm các nước trong khu vực đặc biệt là ASEAN trở nên cảnh giác hơn, rất nhiều hệ thống tên lửa chống hạm tối tân và tàu ngầm mới xuất hiện tại đây, đó sẽ là vấn đề cho hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc.

Biển Đông là một vùng nước khá sâu, đây là điều kiện lý tưởng cho hoạt động của tàu ngầm. Nếu Trung Quốc không đạt được sự tiến bộ về khả năng chống ngầm trong thời gian tới, tàu sân bay Thi Lang sẽ không nhận được sự tha thứ trong xung đột vũ trang.

Giáo sư Carlyle Thayer tại Học viện quốc phòng Australia cho rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ thông tin một cách rõ ràng về những gì mà tàu sân bay sẽ làm, điều này làm tăng các vấn đề nhạy cảm trong tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, điều mà Trung Quốc đang hướng tới cùng với một tàu sân bay là gì”.

Giáo sư William Murray tại ĐH Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết “Trung Quốc sẽ mất một thời gian dài khó khăn để thuyết phục các nước láng giềng về vai trò của tàu sân bay”.

Tàu sân bay của Trung Quốc có vẽ lỗi thời cũng như các hệ thống vũ khí khác, do đó Trung Quốc có thể chứng minh khả năng của mình bằng các vũ khí phi đối xứng đã được phát triển cho đến nay. Học thuyết quân sự của Trung Quốc có thể sẽ thay đổi khá nhiều sau khi tàu sân bay Thi Lang được đưa vào vận hành.


Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> Học giả Trung Quốc nêu bốn 'lựa chọn' cho vấn đề biển Đông



Tranh chấp biển Đông là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều bên, không thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn. Tiến sĩ Trương Tiếu Thiên thuộc ĐH Quốc phòng Trung Quốc có bài viết đăng trên báo Quốc phòng Trung Quốc đề cập đến bốn cách tư duy giải quyết vấn đề biển Đông.

Cách thứ nhất: Giải quyết bằng vũ lực – cuộc đấu kép giữa quân sự và chính trị

Quan sát trên mạng hiện nay sẽ thấy rất nhiều người ủng hộ biện pháp dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông. Xét tổng thể về so sánh lực lượng thì thực lực quân sự của Trung Quốc chắc chắn mạnh hơn Philippines, khả năng giành thắng lợi cũng nhiều hơn.

Hơn nữa, Mỹ không có lợi ích chiến lược mang tính thực chất ở biển Đông, nếu Trung Quốc dùng vũ lực giọng điệu của Mỹ sẽ không nhẹ nhàng nhưng cũng khó có thể ra tay mạnh mẽ với Trung Quốc vì vấn đề biển Đông.

Từ đó có thể suy luận, nếu xảy ra chiến tranh ở biển Đông, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự, song đồng thời ảnh hưởng bất lợi của việc giải quyết bằng vũ lực cũng sẽ hết sức rõ rệt:

Thứ nhất, sẽ khiến cho thù hận giữa Trung Quốc với Philippines, thậm chí với cả một số nước khác tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc.

Thứ 2, khiến cho rạn nứt giữa Trung Quốc và khối chính trị châu Á, chủ yếu là ASEAN sẽ lớn thêm, thế lực thứ ba bên ngoài sẽ được lợi, rơi trúng kế kiềm tỏa của Mỹ.

Thứ 3, ý tưởng chính trị của Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ, cộng thêm sự kích động, xúi giục của nước lớn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của Trung Quốc, cản trở cơ hội phát triển chiến lược của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Học giả Trung Quốc cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh ở biển Đông, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự. Ảnh minh họa.


Nếu xem xét một cách biện chứng thì ảnh hưởng sử dụng vũ lực không phải là thắng lợi tuyệt đối mà phải căn cứ theo thời cơ, xu thế và tình hình của nước bá quyền để nắm bắt một cách linh hoạt.

Cách thứ 2: Thỏa hiệp nhượng bộ - nhân nhượng lợi ích đơn phương hoặc đa phương

Trong xử lý các vấn đề quốc tế, nhất là trong cuộc chơi chiến lược giữa các nước lớn, khả năng các bên lợi ích liên quan tuyệt đối không thỏa hiệp, không nhân nhượng là rất ít, nghĩa là dù nhiều dù ít đều có phần nhượng bộ nào đó. Vấn đề thỏa hiệp hoặc nhượng bộ đề cập ở đây liên quan đến hai khả năng:

Thứ nhất, Trung Quốc đơn phương chịu hy sinh để thỏa hiệp, nhượng bộ. Thứ 2 là các bên lợi ích liên quan đều có sự thỏa hiệp nhân nhượng trên cơ sở tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau.

Điều rõ ràng là đơn phương thỏa hiệp sẽ là tổn hại tuyệt đối về lợi ích quốc gia, hơn nữa không nhất thiết có thể đổi lại được hòa bình lâu dài, cũng không có lợi cho việc giải quyết triệt để vấn đề, như vậy là một hạ sách. Về mặt lý thuyết, việc các bên đều có thỏa hiệp và nhượng bộ nào đó là tương đối hiện thực, dễ dàng cho việc giải quyết vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, trong thao tác thực tế, cách nghĩ về các bên đều có thỏa hiệp, nhượng bộ nhất định cũng đứng trước rất nhiều thách thức mang tính hiện thực. Thứ nhất, có nước không muốn có bất cứ nhượng bộ nào. Thứ 2, có nước được một muốn mười, không ngừng gặm nhấm như tằm ăn lá dâu đối với lợi ích biển của Trung Quốc. Thứ 3, có nước lôi kéo thế lực nước lớn ngoài khu vực, hòng làm cho vấn đề biển Đông trở nên phức tạp hóa.

Trong bối cảnh như vậy, cách tư duy chiến lược cho rằng một bên nào đó đơn thuần thỏa hiệp sẽ khiến cho lợi ích quốc gia của mình bị tổn hại. Nếu muốn thay đổi tình hình, khiến cho nước đương sự hữu quan đều ngồi vào bàn hiệp thương thẳng thắn và thành thật thì phải có biện pháp mạnh mẽ trong các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, quốc tế.., tạo điều kiện cho hiệp thương công bằng.

Cách thứ 3: Gác lại lâu dài – đau khổ vướng víu cả trước mắt và lâu dài

Gác lại lâu dài là biện pháp gác lại tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục giải quyết. Vào thập niên 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình đề xuất tư tưởng chỉ đạo "chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác", tạm thời được gác lại vấn đề biển Đông, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục tìm biện pháp giải quyết theo nguyên tắc chủ quyền thuộc về ta.

Đến nay vấn đề Biển Đông đã được gác lại hơn 20 năm, ảnh hưởng tích cực là có được thời gian cho phát triển quốc gia, thực lực của quốc gia được nâng lên mạnh mẽ nhưng ảnh hưởng tiêu cực là trong hơn 20 năm đó tranh chấp không ngừng xảy ra.

Nghiêm trọng hơn nữa là biển phân chia, các đảo bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, tình hình như vậy không ngừng xấu đi mấp mé ranh giới không thể tiếp tục gác lại. Trong thời gian tới nếu muốn tiếp tục gác lại sẽ phải đứng trước rất nhiều thách thức:

Thứ nhất, tiếp tục gác lại có nghĩa là vấn đề cứ tiếp tục tồn tại, ảnh hưởng lâu dài đến ổn định ở môi trường xung quanh.

Thứ 2, tiếp tục gác lại sẽ khiến cho vấn đề tập trung áp lực, cộng thêm bị nước bá quyền kiềm chế, cùng với ảnh hưởng của một số vấn đề an ninh khác sẽ tồn tại rủi ro bị kích hoạt tập trung trong một thời kỳ nào đó;

Thứ 3, tiếp tục gác lại cho thấy rạn nứt ở Đông Nam Á, thậm chí ở cả khu vực châu Á sẽ tồn tại lâu dài, không có lợi cho việc chấn chỉnh xu thế chiến lược tổng thể.

Cách thứ 4: "Cùng có" – sức cuốn hút của thời đại hòa bình và phát triển

Tư duy chiến lược "cùng có" có nội hàm đặc biệt. Về mặt lý luận, không phải là các nước hữu quan cùng có chung biển Đông mà bao hàm ba lớp ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, đối với khu vực lãnh hải mà bên liên quan đã công nhận rõ cho nước nào đó có chủ quyền thì không cho phép tranh chấp trở lại và gây nên tranh chấp.

Thứ 2, đối với vùng biển mà các bên liên quan đang tranh chấp, nếu theo truyền thống lịch sử và luật pháp quốc tế đều có chứng cứ rõ ràng cho thấy phải thuộc về nước nào đó thì cần hiệp thương tập thể để công nhận là thuộc về nước đó.

Thứ 3, đối với vùng biển mà các bên đang tranh chấp, nếu không có chứng cứ được toàn thể các bên nhất trí công nhận, không thể chứng minh phải thuộc về nước nào thì có thể xác định các nước đương sự cùng có chung theo hình thức nào đó. "Hình thức nào đó" cụ thể là gì, cần phải tiếp tục đi sâu khai thác, tìm kiếm.

Theo suy nghĩ sơ bộ, ít nhất có thể có hai cách xác định: Một là quy thuộc chủ quyền về chính trị và quyền lợi kinh tế đối với vùng biển đó sẽ được hai hoặc hai nước trở lên cùng sở hữu, không có phân định rõ rệt theo giới hạn địa lý, các nước đương sự cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ bằng hình thức cổ phần; Hai là quyền lợi chính trị đối với vùng biển quy về cho một nước nào đó sở hữu, đồng thời lợi ích kinh tế sẽ quy về cho các nước đương sự cùng sở hữu, các nước đương sự căn cứ theo theo tỷ lệ giá trị kinh tế để cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ an ninh vùng biển.

Tư duy chiến lược "cùng có" có những ưu điểm rõ rệt. Thứ nhất, có thể loại bỏ mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước với nhau, dễ được Chính phủ và nhân dân các nước chấp nhận. Thứ 2, các nước đương sự có thể cùng hưởng lợi ích kinh tế, thúc đẩy các nước cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ. Thứ 3, có thể liên hệ chặt chẽ các nước đương sự lại với nhau, cùng có lợi ích chung ở khu vực biển Đông, xây dựng quan hệ chiến lược hữu nghị và môi trường chiến lược hữu nghị.

Một ưu điểm rõ nét hơn nữa là hiện nay ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng "trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 con đường phát triển trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đòi hỏi phải cụ thể hóa thêm một bước", "một xu hướng quan trọng là mở rộng và làm sâu sắc thêm điểm gặp gỡ lợi ích giữa các bên, từ các nước và các khu vực khác nhau sẽ xây dựng một cách toàn diện thành cộng đồng lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau".

Theo tư tưởng này thì việc coi tư duy chiến lược "cùng có" là cách thử nghiệm hữu ích để giải quyết vấn đề biển Đông không chỉ có lợi cho việc giải quyết bản thân vấn đề biển Đông, mà sẽ còn đặt cơ sở để xây dựng cộng đồng lợi ích giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển lâu dài, thậm chí dẫn dắt thế giới đến tiến bộ.

Tuy nhiên, tư duy "cùng có" đòi hỏi phải có một số điều kiện, một điểm quan trọng trong đó là khả năng lý giải và tiếp nhận của các nước đương sự đối với ý tưởng "cùng có". Hiện nay và một thời kỳ tới đây, trong tiếng gọi hấp dẫn của trào lưu chủ quyền quốc gia có thể nhân nhượng một phần để cùng phát triển, có tồn tại khả năng này.

Trong bốn kiểu tư duy chiến lược nói trên, kiểu nào cũng đều có cả thế mạnh, thế yếu và phải có những điều kiện cơ bản, cần xuất phát từ toàn cục chiến lược an ninh và phát triển quốc gia để có được quy hoạch tổng thể đối với vấn đề biển Đông.

Dù lựa chọn theo cách tư duy nào cũng đều phải kết hợp tình hình thực tế để nắm bắt vấn đề, cần vận dụng một cách tổng hợp tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia. Trong thao tác thực tế có thể lấy một kiểu nào đó làm chủ thể, các kiểu khác còn lại là phụ trợ, nhưng cũng có thể phối hợp tất cả.

Ngoài ra, cần phải chỉ rõ rằng cần đối phó thỏa đáng với nước lớn ngoài khu vực gây trở ngại, lợi dụng và can thiệp, vừa phải đề phòng tổn thất lợi ích quốc gia lại vừa phải đề phòng tổn hại lợi ích khu vực. Đó là nhân tố bên ngoài lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề biển Đông, cũng là nhân tố then chốt khiến cho chiến lược khu vực biển Đông có thành công được hay không.

[BDV news]


Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

>> Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?



Bài trên trang China News về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Sau khi dùng vũ lực thống nhất với Đài Loan thì mục tiêu tiếp theo là phát động chiến tranh để thu hồi các đảo ở Biển Đông.

(Theo quan điểm cá nhân của riêng mình thì người viết nội dung của bài này có trí tưởng tượng thật phong phú, Trung Quốc đang trỗi dậy, điều này đúng, nhưng liệu Trung Quốc đã thực sự đủ khả năng để có thế gây mưa gây gió ở khắp nơi, muốn gì được nấy, thật điên rồ & nực cười :)) Bài viết lấy từ nguồn Nghiên cứu biển Đông, chỉ mang tính chất tham khảo)

http://nghiadx.blogspot.com


Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh.
Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 - 2025)

Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân tiến đảng hung hăng một chút, Quốc dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc.

Cho nên trong 10 năm tới, tức trước năm 2020, Trung Quốc cần phải nắm cho được phương châm chiến lược thống nhất, tuyên bố trước Đài Loan về thời hạn cuối cùng để thống nhất đất nước là năm 2025, hoặc là Đài Loan chấp nhận thống nhất hòa bình (đây là kết quả mà toàn thể người Hoa trên khắp thế giới mong đợi), hoặc là phải sử dụng vũ lực để thống nhất (đây là sự lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc đại lục buộc phải làm). Để thống nhất, Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị từ 3 đến 5 năm (thời điểm này, Trung Quốc hoàn toàn có đủ thực lực quân sự để thống nhất Đài Loan, như hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chính thức được đưa vào biên chế, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 được hoàn thiện…), khi thời điểm đến, cho dù là sử dụng phương thức thống nhất như thế nào, Trung Quốc vẫn nhất định phải thống nhất, đây là một sứ mệnh lịch sử của dân tộc Hoa Hạ.

Theo phân tích tình hình hiện nay, Đài Loan tất sẽ cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc đại lục duy nhất chỉ có con đường sử dụng vũ lực để thống nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này là một cuộc chiến tranh đích thực mang ý nghĩa hiện đại hoá kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, là một cuộc chiến tranh kiểm nghiệm toàn diện sức chiến đấu hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể dễ dàng giành chiến thắng, nhưng cũng có thể sẽ gian nan giành chiến thắng. Tình hình này phụ thuộc vào quyết định tham chiến của Mỹ, Nhật Bản đối với Đài Loan. Mỹ, Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, thậm chí xuất quân phản công Đại lục, Trung Quốc buộc phải sử dụng tổng lực để đối kháng Mỹ, Nhật Bản, như vậy sẽ trở thành cuộc đại chiến gian khổ và kéo dài. Nếu Mỹ, Nhật Bản không dám đối kháng với Trung Quốc, để Trung Quốc đại lục thu hồi Đài Loan, quân đội Đài Loan đương nhiên không thể chống đỡ, nhiều nhất là 3 tháng là có thể kiểm soát hoàn toàn Đài Loan.

Mặc dù hiện nay ai cũng cho là Trung Quốc có đủ khả năng chống lại các thế lực can thiệp, nhưng trước khi thu hồi Đài Loan, tốt nhất là tiến hành bố trí thế cục, để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến, như vậy Trung Quốc mới có thể thần tốc đánh chiếm Đài Loan. Vậy phải bố trí thế cục như thế nào để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến? Tốt nhất là gây ra một, hoặc hai cuộc chiến tranh trước đó, ví dụ như chiến tranh Ixraen-Iran, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Ấn Độ-Pakixtan, hay đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, như vậy Mỹ, Nhật Bản khó có thể kịp thời hoặc không dám tham chiến.

Đương nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, cuối cùng Trung Quốc đều giành chiến thắng, đây là điều không phải nghi ngờ. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu Mỹ, Nhật Bản tham chiến, nguyên khí kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề; nếu Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không tham chiến, kinh tế của Trung Quốc sẽ không bị tổn thất. Tuy nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có bước phát triển mang tính nhảy vọt. Vì sau khi thống nhất Đài Loan, hợp nhất kỹ thuật quân sự của Đài Loan, trong vòng từ 5 đến 10 năm, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc sẽ có bước phát triển vượt bậc.

Trong cuộc chiến này, Mỹ không tham chiến còn có thể giữ được địa vị độc bá của mình, một khi tham chiến, địa vị độc bá tất bị lung lay. Sau khi bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, địa vị bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị các nước nghi ngờ, đặc biệt là các nước nhỏ Đông Nam Á, đối diện với một Trung Quốc láng giềng hùng mạnh, buộc các nước này không thể không tính toán lại xem đi theo hướng nào, đi theo ai. Mỹ không tham chiến còn có thể duy trì địa vị bá chủ thế giới khoảng 40 năm nữa, trong 40 năm này, Trung Quốc sẽ không có cớ thách thức bá quyền của Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục chuyên tâm vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

Điểm có lợi nhất của cuộc chiến thống nhất Đài Loan là Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Mỹ, để hướng ra Thái Bình Dương, như vậy Trung Quốc từ đó có thể tiến quân ra đại dương, mở rộng lợi ích thiết thân của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thứ hai : Thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030)

Sau khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028, tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.

Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040)

Hai mươi năm sau, mặc dù thực lực quân sự của Ấn Độ không bằng Trung Quốc, nhưng khi đó cũng sẽ là một trong số không nhiều nước lớn trên thế giới, vì vậy “đá chọi với đá” chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất, cho nên tác giả cho rằng tốt nhất là ngay từ bây giờ Trung Quốc phải tìm mọi cách khiến Ấn Độ bị chia cắt thành mấy nước nhỏ, để Ấn Độ không còn sức đối kháng với Trung Quốc, tuy nhiên sách lược chia cắt Ấn Độ không chắc chắn thực hiện được, nhưng ở mức độ thấp nhất cũng phải làm cho bang Assam tiếp giáp với Nam Tây Tạng (Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh) và Sikkim bị Ấn Độ xâm chiếm được độc lập, làm suy yếu thực lực của Ấn Độ trong đối kháng với Trung Quốc, như vậy mới là thượng sách.

Trung sách là chuyển một lượng lớn vũ khí quân sự tiên tiến sang Pakixtan, trong khoảng thời gian năm 2035, ngầm giúp Pakixtan tấn công khu vực phía Nam Casơmia của Ấn Độ, giúp đỡ Pakixtan hoàn thành đại nghiệp thống nhất lãnh thổ. Tất nhiên, trong khi Ấn Độ và Pakixtan chưa thể kết thúc chiến tranh, Trung Quốc thần tốc tấn công Ấn Độ thu hồi khu vực Nam Tây Tạng bị chiếm đóng. Ấn Độ sẽ không thể cùng lúc tác chiến với hai cuộc chiến tranh, kết cục đều gặp thất bại, như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng lấy lại khu vực Nam Tây Tạng, Pakixtan cũng có thể hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Casơmia. Đây là trung sách, là một biện pháp hay có thể thực hiện. Nếu tất cả các sách lược trên đều không thể thực hiện, Trung Quốc có thể tấn công trực diện Ấn Độ để thu hồi Nam Tây Tạng.

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai, Trung Quốc đã có thời gian khôi phục và tiếp tục phát triển trong vòng 10 năm, khi đó Trung Quốc đã là cường quốc mang tầm thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự, duy chỉ có Mỹ và châu Âu là có thể xếp trên Trung Quốc (thời điểm đó nhiều khả năng châu Âu sẽ hoàn thành nhất thể hoá). Vì vậy, sau khi thống nhất Đài Loan và thu hồi các đảo tại Biển Đông, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển nhạy vọt, các trang thiết bị vũ khí hải, lục, không quân và vũ trụ đều có bước tiến dài, nhiều kỹ thuật quân sự ở vào trình độ dẫn đầu thế giới, khi đó sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ có thể xếp sau Mỹ. Với thực lực như vậy, trong cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, Ấn Độ chắc chắn chịu một cuộc đại bại. Thứ nhất, sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Ấn Độ không có khả năng nghiên cứu, phát triển cũng như độc lập sản xuất các loại vũ khí mũi nhọn kỹ thuật cao. Năng lực động viên kinh tế cho thời chiến của Ấn Độ không bằng 1/10 của Trung Quốc, cho nên trong cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ không thể duy trì chiến tranh lâu dài, trong khi đó khả năng chiến tranh thần tốc của Ấn Độ lại kém xa so với Trung Quốc, vì vậy trong cuộc chiến này, Ấn Độ thất bại là điều không phải nghi ngờ. Thứ hai, trong cuộc chiến này, tuyệt đối không có quốc gia nào dám công khai giúp đỡ Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới, không có nước nào (kể cả Mỹ) dám công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, nhiều khả năng nhất chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Nhật Bản sẽ ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng động thái này sẽ không gây ra những vấn đề lớn; ngược lại Pakixtan có thể nhân cơ hội này tấn công Ấn Độ. Thứ ba, Ấn Độ không dám và không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù nói Ấn Độ đã có vũ khí hạt nhân, nhưng trong cuộc chiến này, Ấn Độ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không đủ để huỷ diệt Trung Quốc; đã không thể huỷ diệt, một khi sử dụng, khả năng phản kích của Trung Quốc có thể huỷ diệt vĩnh viễn Ấn Độ. Sau khi thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ đóng trọng binh tại đây, Ấn Độ sẽ không dám phản công, cuối cùng phải thừa nhận là lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời tích cực triển khai hợp tác với Trung Quốc, như vậy vẫn có thể bảo toàn thực lực nước lớn tại khu vực.

Cuộc chiến tranh thứ tư : Thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040 - 2045)

Thời điểm đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới thật sự, khi đó Nhật Bản, Nga suy yếu; Mỹ, Ấn Độ không phát triển, Trung Quốc và châu Âu đồng thời nổi lên, là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (Nhật Bản gọi là Okinawa) bị Nhật Bản chiếm đóng.

Nói tới đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu, có lẽ nhiều người chỉ biết rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, nhưng lại không biết Nhật Bản đã xâm chiếm Lưu Cầu. Hiện nay, bất luận là trong diễn đàn nhân dân hay cấp trung ương, khi đề cập đến vấn đề Đông Hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đề cập đến cái gọi là “đường trung tuyến” do Nhật Bản hoạch định, hay vấn đề Lưu Cầu, đều bị Nhật Bản dẫn giải sai lầm về lịch sử và chính trị - tức cho rằng Lưu Cầu là lãnh thổ của Nhật Bản.

Nhật Bản đã xâm chiếm đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu của Trung Quốc nhiều năm qua, đánh cắp phi pháp nhiều tài nguyên tại Đông Hải của Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại từ tay Nhật Bản. Vì thời điểm đó Mỹ muốn can dự cũng khó, châu Âu càng không quan tâm đến vấn đề này, trong khi đó Nga cũng chỉ có thể ngồi nhìn. Nhiều nhất là trong vòng nửa năm, cuộc chiến có thể kết thúc, Trung Quốc đại thắng, Nhật Bản đành phải thừa nhận kết cục thất bại - đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu trở về vô điều kiện với Trung Quốc. Đông Hải trở thành nội hải của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thứ năm : Thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045 - 2050)

Mặc dù, hiện nay có người cổ vũ Ngoại Mông (Mông Cổ) trở về Trung Quốc, nhưng điều này có hiện thực không?

Trung Quốc chỉ có thể sau khi thống nhất Đài Loan, lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ. Như vậy sẽ có người hỏi, vì sao phải lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ? Làm như vậy khác nào nói Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Trung Hoa Dân Quốc thống nhất? Nói như vậy không có gì vô nghĩa cả, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc cũng là Trung Quốc, không cần quan tâm ai thống nhất ai, làm người Trung Quốc, chỉ cần tổ quốc thống nhất, không bị làm nhục là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hiện nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của Ngoại Mông, nếu lấy hiến pháp và bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm căn cứ để thống nhất Ngoại Mông, thì rõ ràng đây là hành động đi xâm lược, cho nên chỉ có thể lấy hiến pháp và bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ để tiến hành thống nhất Ngoại Mông, như vậy xuất quân mới danh chính ngôn thuận. Trung Quốc cần đề xuất đại cương thống nhất với Ngoại Mông, tạo dựng bầu không khí dư luận xã hội Ngoại Mông trở về Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm những tộc người tại Ngoại Mông có mong muốn sáp nhập vào Trung Quốc để ra sức giúp đỡ, cố gắng để họ có thể tiếp cận tới tầng lớp có quyền quyết sách, nhằm chuẩn bị tốt cho sự nghiệp thống nhất Ngoại Mông. Bên cạnh đó, sau khi thu hồi Nam Tây Tạng (dự kiến vào năm 2040) Trung Quốc cũng phải tuyên bố với các nước trên thế giới rằng Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Đương nhiên, Ngoại Mông có thể ra điều kiện để trở về, như vậy là điều tốt nhất so với việc phải sử dụng vũ lực để thống nhất. Nếu thế lực bên ngoài can dự hoặc Ngoại Mông cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí nhằm thống nhất Ngoại Mông. Tài liệu cho rằng Trung Quốc vẫn có thể áp dụng mô hình như đã thống nhất Đài Loan, đưa ra thời hạn cuối cùng để thống nhất là vào năm 2045, để Ngoại Mông có thời gian mấy năm suy nghĩ, khi đến thời điểm nếu không chủ động chấp nhận trở về, cuối cùng mới sử dụng vũ lực thống nhất.

Tới thời điểm đó, 4 cuộc chiến tranh đã kết thúc, Trung Quốc đã có đầy đủ thực lực về chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ, Nga suy yếu sẽ không dám tham chiến, chỉ có thể tiến hành phản đối bằng ngoại giao, trong khi đó châu Âu sẽ giữ thái độ nước đôi, Ấn Độ không lên tiếng. Không đến 3 năm, Trung Quốc có thể hoàn thành thống nhất mang tính tuyệt đối đối với Ngoại Mông. Sau khi thống nhất Ngoại Mông, tuyến đầu sẽ bố trí trọng binh nhằm ngăn chặn Nga, đồng thời trong vòng 10 năm, ra sức tiến hành xây dựng mang tính nền tảng và thiết bị quân sự, để chuẩn bị cho sau này tiến hành thu hồi lãnh thổ do Nga xâm chiếm.

Cuộc chiến tranh thứ sáu : Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055 - 2060)

Hiện nay, Trung-Nga được coi là láng giềng hữu nghị, song chẳng qua là vì có cùng mục tiêu chống Mỹ, thực chất vẫn tồn tại sóng ngầm và cảnh giác lẫn nhau.

Sau khi giành thắng lợi trong 5 cuộc chiến tranh trước đó (khoảng năm 2050), Trung Quốc phải lên tiếng đòi Nga phải trả lại lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc từ đời nhà Thanh, tạo dư luận trên toàn thế giới có lợi cho Trung Quốc, nhưng tốt nhất là khiến Nga một lần nữa bị giải thể, tách thành nhiều nước nhỏ.

Trước đây, Nga đã xâm chiếm tổng cộng khoảng 1,6 triệu km2 lãnh thổ của Trung Quốc, tương đương 1/6 tổng diện tích lãnh thổ lục địa của Trung Quốc hiện nay, Nga vẫn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, cho nên sau khi kết thúc 5 cuộc chiến tranh trước, sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại lãnh thổ bị Nga xâm chiếm từ đời Thanh.

Mặc dù thời điểm này các phương diện về hải, lục, không quân và vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nhưng rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân, cho nên lúc đó Trung Quốc phải huy động mọi khả năng hạt nhân, như các loại vũ khí có khả năng đánh chặn hạt nhân tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Khả năng Nga đánh trả khi tiếp cận Trung Quốc là không thể, vì vào thời điểm này Nga đã không còn là đối thủ của Trung Quốc, chỉ có thể chấp nhận trả lại phần lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc, nếu không cái giá phải trả là quá đắt.

Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, Trung Quốc cùng với châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới do Trung Quốc chủ đạo./

[Nghiên cứu biển Đông news]


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

>> Khai mạc Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN



Sáng nay đã diễn ra lễ khai mạc ANCM lần thứ 5, tại Hà Nội, với sự tham gia của lãnh đạo hải quân các quốc gia trong cộng đồng Đông Nam Á.



ANCM - ASEAN Navy Chiefs' Meeting - Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh an ninh hàng hải khu vực đạt được nhiều thành tựu tích cực như các hoạt động chung của Hải quân các nước ASEAN, giúp tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau, hợp tác tuần tra làm nạn cướp biển ở eo biển Malaca giảm mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều thách thức mới nổi lên, gồm những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, đặc biệt, là xuất hiện các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa chủ quyền đối với một số quốc gia trong khu vực.

Theo Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, những thách thức an ninh chung, ảnh hưởng tới mọi quốc gia trong khu vực, dù có biển hay không có biển. Đòi hỏi nỗ lực tập thể của các nước mới có thể đối phó một cách hiệu quả.



Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN. Ảnh: Tuấn Linh


Các hoạt động của ANCM lần 5 sẽ diễn ra đến hết ngày 29/7/2011. Trong đó, lãnh đạo hải quân các nước ASEAN sẽ gặp mặt, đọc tham luận dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, đồng thời là trưởng đoàn Việt Nam tại hội nghị.

Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các vấn đề: Định hướng và đăng ký hoạt động hợp tác, thiết lập đường dây nóng Hải quân ASEAN... Ngoài ra, hội nghị còn thảo luận về sáng kiến giao lưu sỹ quan trẻ, "gửi tín hiệu chào giữa tàu và máy bay hải quân khi gặp nhau trên biển" do Việt Nam đề xuất. Cuối cùng, lãnh đạo Hải quân các nước sẽ tìm hiểu một số đơn vị hải quân Việt Nam.



Trước khi ANCM 5 khai mạc, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tuấn Linh


ANCM là hoạt động thường niên trong các kênh trao đổi quân sự của cộng đồng Đông Nam Á, cùng với Hội nghị Tư lệnh Không quân, Lục quân ASEAN. Dự kiến, nước chủ nhà của ANCM 6 sẽ là Brunei.

[BDV news]


Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Con 'át' của Malaysia trên biển Đông


Trong những đội tàu tác chiến khá hiện đại của Malaysia, bên cạnh lớp tàu Lekiu ngang ngửa với tàu chiến các quốc gia Đông Nam Á, họ còn tàu ngầm Scorpene.

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Đây là thứ vũ khí cực kì hiệu quả mà các quốc gia ASEAN chưa có (đã và đang đặt mua).

Scorpene là loại tàu ngầm hiện đại của Pháp, với khả năng “tàng hình” khá tốt cùng hệ thống trang thiết bị tiêu chuẩn. Hiện tại Scorpene cùng với Kilo của Nga và Type 214 của Đức là bộ ba tàu ngầm diesel-điện đắt hàng trên thế giới.

Trang bị vũ khí

Scorpene có 6 ống phóng lôi 21 inch, những ống phóng lôi này có thể bắn ngư lôi điều khiển và tên lửa chống hạm SM-39 Exocet có tầm bắn 50km, được hỗ trợ bởi hệ thống đo xa/tìm kiếm điện tử AR-900. Cơ số tàu ngầm mang theo sẽ là 18 quả ngư lôi hay tên lửa hoặc 30 quả mìn, tất cả cơ chế phân loại vũ khí và nạp ngư lôi đều tự động hóa hoàn toàn.

Nếu sử dụng ngư lôi tấn công thì loại ngư lôi hạng nặng Black Shark (Cá mập đen) sẽ được sử dụng, đây là loại ngư lôi điều khiển bằng dây được tích hợp với đầu dò thủy âm chủ động/ bị động Astra, hệ thống dẫn đường đa mục tiêu và thiết bị điều khiển kết hợp với một hệ thống “chống-đối phó”. Loại ngư lôi này có một động cơ điện là loại ắc-quy hỗn hợp ôxít bạc và nhôm.



Thiết kế tròn trơn láng của Scorpene




Một trong hai chiếc tàu ngầm Scorpene của Malaysia.


Hệ thống điều khiển và giám sát

Hệ thống điều khiển tác chiến SUBTICS có 6 màn hình đa chức năng và một bàn mô phỏng tác chiến trung tâm. Tất cả cả hoạt động của tàu đều được quyết định tại phòng điều khiển, và cũng như những chiếc sản phẩm của Pháp khác (Formidable là một ví dụ), khả năng tự động hóa được đẩy lên mức cao độ, với chế độ điều khiển tự động bánh lái và động cơ, hệ thống giám sát liên tục hệ thống đẩy và thiết bị, giám sát tập trung và liên tục các nguy cơ hiện hữu đối với tàu ngầm (như rò rỉ, hỏa hoạn hay sự xuất hiện các loại khí lạ), cũng như tình trạng của hệ thống máy móc có ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu khi đang lặn.

Ở hệ thống giám sát của tàu ngầm Scorpene, thông tin dữ liệu sẽ được kết hợp từ hệ thống định vị toàn cầu GPS, bộ ghi nhật kí, máy đo độ sâu và hệ thống căn chỉnh hướng. Bản thân tàu ngầm sẽ hiển thị môi trường xung quanh lẫn nhiệt độ và độ ồn của con tàu phát ra, qua đó giúp kíp tàu giám sát trạng thái dễ bị phát hiện bởi các hệ thống dò tìm tàu ngầm hay không.




Các màn hình điều khiển trên Scorpene

Thiết kế bí mật cao

Thiết kế của Scorpene hướng đến khả năng trở thành một mẫu tàu ngầm cực kì yên tĩnh với khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu tuyệt vời. Hình dáng thân tàu ngầm được chế tạo với mục tiêu là giảm tiếng ồn thủy động học đến mức tối đa. Các thiết bị được lắp đặt trên các mấu đàn hồi tốt, giúp con tàu chống sốc tốt hơn.

Khi lặn Scorpene sẽ tạo ra các tín hiệu thủy âm nhỏ nhất có thể, qua đó giảm tầm phát hiện của các hệ thống theo dõi của đối phương, khả năng này có được nhờ vào thiêt kế tròn thon dài, ít các phần phụ nhô ra ngoài và một chân vịt cải tiến.


Một chiếc Scorpene chuẩn bị hạ thủy


Hình vẽ mặt cắt các khoang tác chiến

Còn ở giữa các khoang, thiết bị được gắn trên các chốt đàn hồi bất cứ chỗ nào có thể, và hệ thống ồn nhất thì sẽ được gắn tới 2 mấu cao su để làm giảm tiếng ồn con tàu.

Việc làm giảm tiếng ồn tàu ngầm, biến con tàu trở thành “tàng hình” và khả năng chịu sốc, vốn là mối nguy hiểm lớn nhất khi các loại vũ khí chủ yếu diệt tàu ngầm bằng sóng xung kích, là ưu điểm lớn giúp Scorpene tác chiến trong tình trạng chiến tranh hay hòa hoãn, cũng như hỗ trợ các nhóm biệt kích người nhái tác chiến tại các vùng ven biển.

Thân thiện với thủy thủ

Việc sử dụng thép cường độ cao giúp làm giảm áp lực thân tàu, đồng thời cho phép mang nhiều dầu và đạn dược hơn. Ngoài ra không gian của kíp tàu 32 người cũng được ở rộng, tạo điều kiện làm việc thoải mái cho các thủy thủ tàu ngầm.

Trên tàu, các không gian nghỉ ngơi và làm việc đều được điều hỏa không khí bởi máy chuyên dụng, Scorpene còn có 6 giường ngủ dành thêm cho các hoạt động đặc biệt.


Mô phỏng không gian sinh hoạt của thủy thủ

Đề đề phòng trường hợp khẩn cấp, hệ thống bảo vệ sẽ kích hoạt, cung cấp nước uống, đồ ăn lẫn áp suất và không khí để đảm bảo toàn bộ thủy thủ tàu sẽ sống trong ít nhất 7 ngày, dĩ nhiên, hệ thống cứu hộ khi tàu ngầm chìm cũng được trang bị kèm theo.

[BDV news]

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> Nga sẽ can dự vào vấn đề Biển Đông?



Nga đã có phản ứng khá nhanh sau khi ASEAN và Trung Quốc thông qua được Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC.


Kommersant được coi là báo phản ánh quan điểm của giới kinh doanh Nga và một trong các báo lớn phát hành toàn liên bang, bài này giữ cách diễn đạt của Nga về Biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Ngày 21/7, ở Indonesia đã khai mạc cuộc gặp thường niên ASEAN – Trung Quốc, trong đó các bên đã thông qua “lộ trình” về các quy tắc ứng xử trên biển Đông có tranh chấp.

Chín năm qua, Bắc Kinh và các bên tranh chấp các nguồn giàu cacbuahydro trong khu vực này đã không thể thoả thuận được văn bản này. Tuy nhiên, các nước ASEAN cho rằng “lộ trình” chưa đủ sức bảo vệ chống lại những tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc, nên họ cố gắng vận động các quốc gia thế giới, trong đó có Nga, tham gia hợp tác với khu vực.

Ngày 22/7, các nước thành viên ASEAN thảo luận về triển vọng hợp tác đó với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, Phóng viên báo Kommersant Aleksandr Gabuev đưa tin chi tiết từ Bali.

Tất cả những người tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN năm nay ở Bali nhất trí gọi “lộ trình” được thông qua hôm qua là sự kiện lịch sử. Văn kiện này có một lịch sử khá dài.

Ngay từ năm 2002, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN (Brunei, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Mianma, Singapore, Thái Lan và Philippines) đã ký tuyên bố về ứng xử trên biển Đông.

Văn kiện này quy định những nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp và một trong những mục đích chủ yếu của nó là đưa ra việc soạn thảo bộ luật ứng xử trong khu vực, một văn kiện có tính pháp lý bắt buộc.



Cuối cùng, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.


Tuy nhiên, khi bắt tay vào thoả thuận các nguyên tắc của bộ luật, các bên rơi vào các cuộc thương thảo kéo dài. Như rất nhiều người tham dự hội nghị than phiền với phóng viên báo Kommersant rằng, có lỗi trong việc này là lập trường khác biệt của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không muốn ràng buộc mình bằng bất cứ cam kết nào. Từ năm 2002, Trung Quốc tích cực củng cố hạm đội của mình và xem ra tính toán rằng các lập luận bằng vũ lực sẽ tác động tốt nhất.

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đòi những vùng lãnh thổ rộng lớn trong vùng biển Đông. Vấn đề là ở chỗ, theo dữ liệu của các nhà địa chất Trung Quốc, trong thềm lục địa có nhiều tài nguyên – 213 tỷ thùng dầu mỏ. Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, đây là khu vực đứng thứ 3 về trữ lượng dầu khí trên thế giới sau Venezuela và Arab Saudi.

Để lập luận cho các yêu sách của mình về nguồn tài nguyên giàu có này, các bên tranh chấp cố gắng thiết lập sự kiểm soát trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly) và quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracel). Điều này cho phép đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm biển quanh mỗi đảo.

Hiện nay các bên tranh chấp đều tích cực xây dựng ở đây cơ sở vật chất, do đó trên biển Đông bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ xung đột nguy hiểm.

Đến nay các đụng độ đã xảy ra mỗi tháng. Hồi tháng 5, các tàu quân sự Trung Quốc đã tiến đến gần các tàu của Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Việt Nam PetroVietnam và cắt cáp thăm dò của tàu, việc này đã gây nên những phản đối chống Trung Quốc mạnh mẽ.

Sau đó một đụng độ tương tự đã xảy ra với các tàu nghiên cứu của Philippines. Manila đã kết tội Trung Quốc xâm phạm nội thủy của mình và tuyên bố phạt đại sứ Trung Quốc ở Philippines vì ông này đã to tiếng với một sĩ quan địa phương trong cuộc tranh cãi về phân định lãnh thổ.

Tháng 6, Trung Quốc đã cử một tàu chiến thăm hữu nghị Singapore, con tàu này đã đi qua tất cả những vùng có tranh chấp trên biển Đông.

Cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh khiến một số nước láng giềng của nước này tìm kiếm sự bảo hộ của Mỹ. Nhất là năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố việc giải quyết công bằng các tranh chấp ở biển Đông nằm trong lĩnh vực lợi ích quốc gia của Mỹ.



Tàu Hải quân Mỹ tập trận ở Philippines.


Đồng thời, Mỹ là đồng minh quân sự của Philippines và một năm rưỡi trở lại đây tăng mạnh việc hợp tác quân sự với cả Việt Nam. Sau hết, trước đây một tuần lần đầu tiên Mỹ, Australia và Nhật Bản đã diễn tập chung ở biển Đông. Dù mỗi nước chỉ cử 1 tàu tham dự thì sự việc đã làm Bắc Kinh rất cảnh giác đề phòng.

Xét tổng thể, chính triển vọng hình thành một liên minh chống Trung Quốc mạnh ở biển Đông với sự tham gia của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc hợp tác. Kết quả là đã xuất hiện “lộ trình” xác định những nguyên tắc chung ứng xử trong khu vực, trong đó có việc thông báo cho nhau về các cuộc chuyển quân và thăm dò địa chất. Song để chuyển nó thành bộ luật có tính ràng buộc pháp lý thì còn cần những cuộc đàm phán kéo dài.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc định mô tả việc ký “lộ trình” như một bước đột phá. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chuyên trách các cuộc đàm phán này Lưu Chấn Dân tuyên bố: “Đây là văn kiện bản lề trong lĩnh vực hợp tác của Trung Quốc và ASEAN. Bây giờ chúng ta đã có những triển vọng lớn lao để hợp tác”.

Các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông tiếp nhận sự kiện này dè dặt hơn. Nguồn tin ở Bộ Ngoại giao Singapore giải thích cho phóng viên báo Kommersant: “Các cuộc đàm phán về văn bản ràng buộc pháp lý có thể còn kéo dài mấy năm nữa, còn ngay bây giờ cần sự bảo hiểm chống sự đối đầu với Trung Quốc”.

Theo ông, trong những điều kiện như vậy ASEAN muốn dựa vào việc lôi kéo các nước ngoài khu vực can dự vào đây để làm đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông nói: “Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có hiện diện ở khu vực nhưng chúng tôi còn muốn thấy những nước khác can dự vào đây, trong đó có Ấn Độ, Australia. Chúng tôi đặt nhiều hi vọng vào Nga”.

Ngày 22/7, trong cuộc gặp cấp bộ trưởng Nga – ASEAN mà đại diện cho Nga là Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov. Theo người nói chuyện với phóng viên báo Kommersant ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Moscow sẵn sàng đáp lại đề nghị của ASEAN, củng cố vị thế của mình ở khu vực.

Theo ông, những ưu tiên của Nga là hợp tác với Đông Nam Á nhằm hiện đại hoá (trước hết như thị trường tiêu thụ sản phấm của Nga), cũng như thúc đẩy sáng kiến mà Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm đào đưa ra tháng 9/2010 về củng cố an ninh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên nguyên tắc an ninh toàn vẹn”

[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

>> Nhà giàn DK: Cột mốc chủ quyền trên biển



Đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...


22 năm qua tại vùng biển của Tổ quốc, những cơn sóng cao từ 13m đến 15m, có sức tàn phá khủng khiếp đã đánh đổ, nhấn chìm 5 nhà giàn, 1 tàu trực. 13 cán bộ chiến sĩ chốt giữ nhà giàn đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nhiều người phải lênh đênh trôi dạt trên biển hàng chục giờ trong cái nắng cháy da, cái đói, cái rét thấu xương. Thế nhưng, nhà giàn này đổ lại có nhà giàn khác được xây lên, lớp trước ngã xuống lại có lớp sau tiếp bước. Đó là sự hình dung ngắn gọn nhất về những nhà giàn DK1 ở vùng biển thềm lục địa - những cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên Biển Đông.


Nhà giàn sừng sững trên biển Đông khẳng định chủ quyền Tổ quốc.


22 năm qua, với việc dựng lên những nhà giàn DK1 hiên ngang giữa trùng khơi sóng gió, người Việt hôm nay tiếp tục dựng lên những cột mốc chủ quyền mà mọi thế hệ người Việt đã dựng xây và gìn giữ. Lòng yêu nước của người Việt xuyên qua mọi thời gian, chưa bao giờ vơi cạn.

Ở vào thời điểm này, càng thấy ý nghĩa cực kỳ quan trọng của dấu mốc. Ngày 5/7/1989 - ngày Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định dựng nhà giàn. Quyết định đó đã thể hiện tầm nhìn xa trong việc xác lập chủ quyền của Tổ quốc.

"Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã.

Đẹp, nền nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu..."

Đoạn văn trên được trích từ cuốn Đảo Chìm của nhà thơ Trần Đăng Khoa và vị Tư lệnh được nhắc đến trong đó là Tư lệnh Giáp Văn Cương - Tướng chỉ huy Hải quân duy nhất cho đến nay được phong hàm Đô đốc ở Việt Nam và là người mà khi nhắc đến những cột mốc chủ quyền trên Biển Đông không thể không nhắc đến tên ông. Cũng như trong ký ức của rất nhiều người, ông là "vị tướng của Trường Sa", của Nhà giàn.



Đô đốc Giáp Văn Cương.


Nhiều người đã nói đến "tầm nhìn Giáp Văn Cương", "ý chí Giáp Văn Cương" trong việc phòng thủ Trường Sa và khai sinh những nhà giàn DK1 ngày đêm bảo vệ thềm lục địa phía Nam.

Theo đánh giá của Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó tác chiến Quân chủng Hải quân): "Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của Đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn bây giờ, không toàn vẹn như bây giờ".

Ở vào thời kỳ ấy, vị Tư lệnh với tầm nhìn của mình đã sớm dự báo: "Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của hải quân Việt Nam".

Và kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa trong 2 năm 1986 - 1987 mà ông đề xuất với Bộ Chính trị là nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi, đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay, đưa quân ra những đảo chìm thuộc chủ quyền VN nhưng chưa có quân đồn tru, và cùng với đó là các nhà giàn ra đời.

22 năm qua, bao thế hệ cán bộ chiến sĩ đã sống trong những nhà giàn chỉ vài chục đến 100 m2, thiếu thốn đủ bề, gian khổ đủ bề. Không ai quên trận bão số 8 năm 1998, Nhà giàn DK1 cụm Phúc Nguyên bị bão cuốn phăng, 9 chiến sĩ bị cuốn trôi giữa biển, tàu trực chiến chỉ cứu được 6 người, 3 chiến sĩ chìm vào biển cả...

Có một nhà văn bảo rằng có một Nghĩa trang ở trong lòng biển, không tượng đài, bia mộ. Rộng dài hàng trăm hải lý, hồn thiêng các anh qui tụ ở chỗ nào?

Trên một vùng thềm lục địa thiêng liêng đã được xác lập chủ quyền của Tổ quốc, đang hiên ngang những cột mốc mang tên Nhà giàn DK1. Và cũng như mọi cột mốc chủ quyền ở khắp các dải biên cương, những người lính vẫn đang trụ bám, trông coi, gìn giữ.

Họ - những người lính hải quân quanh năm sống trong những nhà giàn DK1 vài chục m2, xung quanh là trời, là biển, là kẻ thù nhòm ngó, là gió, là bão, là bất kể lúc nào cũng có thể hi sinh...

Cho nên, giá mà bớt cho họ những thiếu thốn không đáng có khác như thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh thì tốt biết bao nhiêu. (Gần đây nhờ chương trình Chung tay thắp sáng Nhà giàn DK1 do báo Tuổi trẻ khởi xướng nên các nhà giàn không còn cảnh thiếu điện suốt đêm).

[BDV news]


>> Mỹ - Trung vẫn căng thẳng sau chuyến thăm của ông Mullen



Chuyến thăm Trung Quốc của Đô đốc Mỹ Mike Mullen dường như đã "thành công tốt đẹp" ở phương diện đáp lễ chuyến thăm Mỹ của tướng Trần Bình Đức.


Sau khi rời Trung Quốc, ông Mike Mullen dường như "trắng tay" vì giữa 2 nước vẫn tồn tại nhiều bất đồng, khoảng cách giữa các quan điểm vẫn còn nhiều chênh lệch. Thậm chí, chuyên gia Trung Quốc còn có những lời lẽ "tiễn khách" không mấy thân thiện.

Chuyến thăm của tướng Trần Bỉnh Đức, tới Mỹ vào tháng 5 và chuyến thăm của đô đốc Mullen tới Trung Quốc vào tháng 7 đã giúp cải thiện nhiều trong mối quan hệ quân sự giữa 2 nước, vốn căng thẳng sau công bố bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ vào đầu năm 2010.

Tuy nhiên, trong bài viết được đăng trên tờ Nhật Báo Trung Quốc số ra ngày 18/7/2011, tác giả Zhang Wenzong đến từ Viện Nghiên cứu Mỹ với Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc cho hay nhiều sự kiện liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông gần đây vẫn làm tồn tại những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.



Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, đô đốc Mullen có dịp đi thăm nhiều căn cứ quân sự của nước này.


Trong đó, tác giả Zhang Wenzong đề cập đến 3 cuộc xung đột chính giữa 2 bên liên quan đến biển Đông.

Đầu tiên, lập trường khác nhau về "định hướng tự do". Hai quốc gia vẫn không thống nhất được quan điểm về khái niệm “tự do hàng hải” (free navigation). Trung Quốc coi khái niệm “tự do hàng hải” chỉ có hiệu lực đối với các tàu thuyền thương mại còn Mỹ muốn mở rộng khái niệm này để áp dụng cho cả các chiến hạm làm nhiệm vụ tuần tra của mình.

Điều thứ 2, Mỹ củng cố sự hiện diện của nước này trong khu vực Đông Nam Á cũng như tổ chức các hoạt động chung với các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các hành vi của Mỹ trong những thời điểm nhạy cảm có thể được xem như cách nước này chọn đứng về phe nào. Trong đó, phía Trung Quốc nhận định, hành động tập trận trong thời điểm nhạy cảm như trong thời điểm này có thể coi là Mỹ đặt sự ủng hộ vào một bên tranh chấp.

Điều thứ 3, Trung Quốc luôn quả quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền phải được thỏa thuận qua các cuộc đàm phán song phương, tuy nhiên, Mỹ và các bên còn lại quyết giữ vững lập trường phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, có sự giám sát của các tổ chức quốc tế.

Cũng trong bài viết của mình, tác giả Zhang Wenzong cũng tiếp tục lặp lại luận điệu nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam và Philippines đã xâm chiếm Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) nhưng với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì và giành lại cái gọi là "quyền hợp pháp" của mình.

Zhang Wenzong còn cho rằng Mỹ có kế hoạch tập trung mối quan tâm chiến lược tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sử dụng vấn đề "tranh chấp lãnh thổ" làm lý do để nước này quay trở lại khu vực. Bài viết có đoạn: "Một số nước láng giềng Trung Quốc đã chọn giải pháp đứng về phía Mỹ".

Thực tế, với sức mạnh quân sự ngày một gia tăng, Trung Quốc muốn dùng điều này làm áp lực để hòng độc chiếm biển Đông nhưng sự hiện diện của các nước có quyền lợi kinh tế liên quan trong khu vực đã làm Bắc Kinh phải e dè.

Tác giả này cũng cho hay quân đội Trung Quốc đã quyết tâm tăng cường lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc bằng cách đưa Đô đốc Mike Mullen đến thăm trụ sở chính của lực lượng Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) ở Bắc Kinh, căn cứ không quân cũng như quân sự ở Quảng Đông và mời Đô đốc tham dự cuộc tập trận chống khủng bố của quân đội Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang.

Dù tỏ vẻ cởi mở để tăng cường niềm tin nhưng Trung Quốc vẫn giữ thái độ cương quyết với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, thậm chí, phải "tránh xa khu vực biển Đông". Bài viết của ông Zhang Wenzong có đoạn: "Bằng cách kết thúc tuần tra trinh sát, Mỹ sẽ kết thúc được vấn đề với Trung Quốc tận gốc và ngăn chặn bất kỳ khả năng bùng phát xung đột nào giữa hải quân và không quân của hai nước. "Là một quan chức có kinh nghiệm hoạt động hải quân tại Mỹ, Mullen chắc chắn có một sự hiểu biết sâu sắc về chiến lược hải quân, hải quân và an ninh hàng hải".

Cuối bài viết, tác giả Zhang Wenzong cũng cho hay trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc phải phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển, sẽ là 1 thảm họa nếu bất kỳ xung đột nào xảy ra giữa 2 nước và sẽ là rất khó để 1 siêu cường như Mỹ chấp nhận sự nổi lên của Trung Quốc.

Tuy nhiên, một khi Mỹ nhận ra các hậu quả của cuộc đối đầu chiến lược và chấp nhận giá trị cốt lõi của 2 bên thì sẽ không có lý do cho hai bên để trở thành đối thủ. Nước Mỹ cần thông minh và tỉnh táo để tạo ra mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa 2 bên và quân đội 2 bên có thể nỗ lực để giúp 2 bên giành được "chiến thắng" này.

Trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc đều phải dựa vào nhau để duy trì sự phát triển của hai nước và cả thế giới. Vì thế, việc xung đột giữa hai quốc gia có thể là một thảm họa toàn cầu. "Có thể việc phát triển như vũ bão của Trung Quốc khiến Mỹ khó chịu, tuy nhiên, khi nước Mỹ nhận ra hậu quả của việc đối đầu với Trung Quốc và tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc thì sẽ không có lý do gì để hai bên trở thành kẻ thù của nhau. Hai nước cần bình tĩnh và sáng suốt để hai bên cùng có lợi và quân đội hai nước sẽ là lực lượng chủ chốt để đảm bảo điều đó", bài viết của ông Wenzong kết thúc với giọng điệu vừa dụ dỗ lôi kéo Mỹ "hợp tác" ảnh hưởng tới khu vực theo luật chơi của Trung Quốc, lại vừa có ý cảnh cáo nếu Mỹ không hùa theo Bắc Kinh.

[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Biển Đông sẽ 'nóng' tại Hội nghị Tư lệnh Hải quân



"Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN là một trong ba hội nghị quân binh chủng quan trọng trong khuôn khổ hợp tác quân sự ASEAN được triển khai", Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, cho biết tại cuộc họp báo giới thiệu về ANCM-5 chiều 18/7, tại Hà Nội.


Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 (ANCM-5) do Tư lệnh Hải quân Việt Nam chủ trì, sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/7, với sự tham dự của 9 nước thành viên ASEAN và tùy viên quốc phòng Lào tại Việt Nam. Ngoài thành viên các nước ASEAN, hội nghị không mời mở rộng thêm.

Trong cuộc họp báo chiều nay, Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam cho biết, các bên tham dự sẽ chia sẻ quan điểm và trao đổi, thống nhất những biện pháp hợp tác đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới.

"Việt Nam là nước chủ nhà, trong báo cáo trước hội nghị sẽ nêu các vấn đề liên quan tới các vụ cắt cáp của các tàu Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền về đường lưỡi bò của nước này", ông Minh nói.



Họp báo giới thiệu về ANCM-5 chiều 18/7, tại Hà Nội. Ảnh: QDND


Với chủ đề “Hợp tác hải quân ASEAN vì hòa bình và an ninh biển”, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện hợp tác quốc phòng này và cũng là sự tiếp nối của Việt Nam về tổ chức các hội nghị quân sự của ASEAN như: Hội nghị Tư lệnh Không quân các nước ASEAN (AACC) năm 2010; Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN (ACAMM) năm 2006 và Hội nghị những người đứng đầu Quân y các nước ASEAN (ACMMC) năm 2011.

ANCM-5 sẽ tập trung vào hai nội dung quan trọng: Thứ nhất, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN sẽ trao đổi và chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực hiện nay và vai trò cũng như biện pháp hợp tác của Hải quân trong đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới. Thứ hai, thảo luận hai tài liệu sáng kiến của Việt Nam: “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” và “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”.

Sáng kiến “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” bao gồm trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, những kiến thức chuyên môn thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên ngành; trao đổi đoàn tàu; thiết lập kênh chia sẻ thông tin; tập huấn đào tạo và xây dựng năng lực, khả năng chung; xây dựng cơ chế hợp tác trong chuyên môn và diễn tập hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Trong khi đó, về sáng kiến “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”, lực lượng hải quân mỗi nước sẽ tự giới thiệu về hải quân nước mình; chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn thông qua các hội thảo về chống hải tặc, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; tiến hành các hoạt động chung như tập huấn; tham quan thực tiễn qua các hoạt động trên tàu và tham quan văn hóa, chào xã giao tư lệnh hải quân nước đăng cai.

Kể từ năm 2001 đến nay, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN đã có 4 cuộc gặp gỡ nhưng chủ yếu dừng ở mức giao lưu. Còn hội nghị lần này được nâng lên thành Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN để thể hiện quy mô, tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của hải quân các nước ASEAN trong việc đảm bảo hoà bình, ổn định, môi trường an ninh ở khu vực, nhất là khu vực biển. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tăng cường quan hệ giữa hải quân các nước ASEAN.

[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

>> Báo Nga: 'Ấn Độ, Mỹ sau lưng Việt Nam'



Ấn Độ và Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam trước nỗi lo về sự trỗi dậy mạnh bạo của Trung Quốc.


Tờ Sự thật (Pravda) của Nga vừa đăng bài bình luận về việc Ấn Độ và Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vấn đề biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục của Ấn Độ sẽ tới biển Đông. Đây là một nhóm khu trục hạm có hệ thống điều khiển phòng thủ tên lửa.

Theo những báo cáo từ New Delhi cuối tháng 6/2011, Hải quân Ấn Độ có dự định đóng quân lâu dài ở biển Đông. Phía Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này.

Theo thông báo chính thức của chính phủ Ấn Độ, sự hiện diện lâu dài ở biển Đông giúp Ấn Độ nâng cao vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, nơi có đường vận chuyển hàng hải chiến lược từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua.

Cụ thể, phía Việt Nam sẽ cung cấp bến đỗ cho tàu chiến Ấn Độ cũng như căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ấn Độ cũng sẽ cung cấp viện trợ giúp Việt Nam phát triển lực lượng hải quân thông qua đóng tàu mới và huấn luyện thủy thủ Việt Nam.

Bằng động thái trên, Ấn Độ, một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực đã cho thấy kế hoạch ngăn cản sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.



Tàu khu trục Ins-Mumbai của Ấn Độ từng cập Cảng Đình Vũ, Hải Phòng năm 2009 trong chuyến thăm Việt Nam.


Trước đó, Trung Quốc không che giấu dã tâm thiết lập tầm kiểm soát trên toàn biển Đông cũng như những quần đảo nằm trong khu vực. Lý do dã tâm này ngoài đường vận chuyển hàng hải chiến lược còn có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú ở biển Đông.

Hiện tại, Trung Quốc đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (chiếm từ Việt Nam năm 1974) và một số đảo chìm ở Trường Sa một các bất hợp pháp.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích với cả Việt Nam và Philippines. Mức độ căng thẳng tăng cao đến mức Manila phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Washington cũng như gia nhập và phát triển mặt trận đoàn kết chống mối đe dọa từ Trung Quốc với các nước trong khu vực.

Nguyên nhân của việc Trung Quốc đẩy cao các căng thẳng là do áp lực từ việc giá xăng tăng cao cũng như cuộc thương lượng về giá gas giữa Trung Quốc và Nga không có nhiều tiến triển.

Mặc dù, hải quân Trung Quốc vượt trội so với Hải quân Việt Nam và Philippines nhưng căng thẳng tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảnh giác với Trung Quốc. Indonesia cũng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để nhảy vào những quốc gia gần đó như Malaysia và Indonesia.

Với Ấn Độ, một lý do khác để nước này lo ngại sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc là Pakistan cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ hải quân ở bờ biển nước này.Trong trường hợp, sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông được tăng cường, Ấn Độ sẽ có nguy cơ "lưỡng đầu thọ địch".

Ca sĩ phía sau hậu trường

Tuy nhiên, thế giới cũng không nên quên về "ca sĩ phía sau hậu trường" khi nói về vấn đề biển Đông và Trung Quốc. Nước Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với Ấn Độ.

Từ sau tháng 12/2007, nhiều quan chức Mỹ có ảnh hưởng, bao gồm cả giám đốc CIA đã thường xuyên đến thăm Việt Nam. Đối diện với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, 2 bên đều thể hiện ý muốn quên đi bất bình trong quá khứ. Điều này càng làm rõ hơn khả năng hiện diện quân sự của Mỹ và Ấn Độ trong khu vực trong tương lai gần.

Cả Ấn Độ và Mỹ đều sẽ không giới hạn bản thân trong những cuộc gặp xã giao mà sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo lực lượng hải quân Việt Nam. Điều này sẽ gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc như kêu gọi Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

Tuy nhiên, những lời kêu gọi này khó mà dọa nạt được người Mỹ. Nếu không tăng cường các hoạt động trong khu vực, người Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích cũng như những điểm chiến lược quan trọng về mặt địa lý về tay Trung Quốc.

[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

>> Hồ sơ nhóm tác chiến TSB Trung Quốc (kỳ 1)



Trung Quốc có lẽ đã hoàn thành những bước chuẩn bị cơ bản và đầy đủ nhất cho việc hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay.


"Cuộc cách mạng" trong lòng đại dương

Trong biên chế của nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, lúc nào cũng có sự hiển diện đi đầu của ít nhất một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược, vừa là vũ khí răn đe hạt nhân vừa là “con mắt” bao quát và bảo vệ phía trước cho tàu sân bay.

Cuối những năm 1980, Trung Quốc đã phát triển thành công tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Type-091. Tuy nhiên loại tàu ngầm này không có khả năng trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Không dừng lại ở đây, Trung Quốc lấy thành công bước đầu làm cơ sở để tiếp tục phát triển thành tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Type-092, đây là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-1 (Ju Lãng -1), mở ra kỷ nguyên răn đe hạt nhân mới cho Trung Quốc.



Tàu ngầm hạt nhân Type-094 vừa là lực lượng răn đe hạt nhân, vừa là con mắt bảo vệ dưới nước cho nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai.


Tiếp nối thành công, Trung Quốc tiếp tục phát triển thành công tàu ngầm hạt nhân tiến công Type-093. Tàu ngầm này được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu và ngư lôi hạng nặng cho nhiệm vụ tấn công và bảo vệ tàu sân bay.

Gần đây nhất, Trung Quốc cũng đã phát triển thành công một thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSNB Type-094. Tàu ngầm mới này được xem như là một bước hoàn thiện khả năng răn đe hạt nhân tầm xa của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân Type-094 được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 (Ju Lãng-2) với tầm bắn được giới thiệu là lên tới 8.600km.
Như vậy, Trung Quốc đã hoàn thành về cơ bản việc hình thành lực lượng “con mắt” dưới nước cho nhóm tác chiến tàu sân bay.

Mở rộng và hoàn thiện khả năng phòng không hạm đội

Việc bảo vệ tàu sân bay cũng như nhóm tác chiến tàu sân bay trước các cuộc tấn công từ trên không có ý nghĩa sống còn đối với nhóm tác chiến này.

Đội ngũ tàu khu trục có nhiệm vụ tác chiến và bảo vệ tàu sân bay trước cuộc tấn công của đối phương. Thông thường có từ 3-4 tàu khu trục đi xung quanh để bảo vệ tàu sân bay. Các tàu khu trục là những người lính gác cho tàu sân bay.

Vào những năm 1990, Trung Quốc đã phát triển thành công tàu khu trục nhỏ Type-051B trên cơ sở của tàu khu trục Type-052. Loại tàu khu trục mới này được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm thấp HQ-7, sao chép từ hệ thống tên lửa đối không Crotale của Pháp.

Đây được coi là sự hình thành đầu tiên cho lực lượng phòng không hạm đội của Trung Quốc. Năm 2003, Trung Quốc chính thức tạo ra sự đột phá trong phòng không hạm đội với sự ra đời của tàu khu trục phòng không đầu tiên Type-052C. Đây là tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc có được khả năng phòng không hạm đội thực sự.



Tàu khu trục Type-052C là sự hoàn thiện cho khả năng phòng không hạm đội, bảo vệ cho nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai.


Tàu khu trục Type-052C được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa HHQ-9, một biến thể hải quân của loại tên lửa đối không HQ-9 mà Trung Quốc sao chép lại từ hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 của Nga.

Nối tiếp thành công đó, Trung Quốc tiếp tục cho ra đời tàu khu trục Type-051C được biên chế hoạt động vào năm 2006, tàu khu trục này cũng được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa HHQ-9 trong các ống phóng thẳng đứng.

Tiếp đến vào năm 2005, Trung Quốc tiếp tục cho ra đời tàu khu trục Type-054A đây có thể coi là bước hoàn thiện cho phòng không tầm trung.

Tàu khu trục Type-054A được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung HQ-16, được cho là sao chép từ hệ thống tên lửa đối không tầm trung đa kênh Shtill của Nga.

Như vậy từ thế hệ tàu khu trục Type-051B đến Type-054A và cuối cùng là Type-052C Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây dựng mạng lưới phòng không hạm đội từ tầm thấp đến tầm trung và tầm xa.

Đặc biệt, tàu khu trục Type-052C và gần đây nhất là Type-052D đã đạt được các khả năng gần tương tự hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ. Đội ngũ lính gác bầu trời của nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc coi như đã hình thành xong.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang