Hải quân Mỹ và công ty General Atomics đang thử nghiệm hệ thống phóng máy bay bằng điện từ cho các tàu sân bay. |
Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011
>> Mỹ ra mắt hệ thống máy phóng điện từ cho tàu sân bay
>> Năm 2020 thế giới sẽ có bao nhiêu chiếc tàu ngầm?
(VTC News)– Trong giai đoạn từ năm 2011-2020 thế giới sẽ có tất cả 111 chiếc tàu ngầm với tổng kinh phí lên tới 106,7 tỷ USD. |
>> Trung Quốc bắn hạ máy bay cảnh báo Ấn Độ?
Theo báo cáo của Mỹ, gần đây một máy bay quân sự của Ấn Độ bị rơi gần biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. Máy bay trinh sát của Ấn Độ. Phía Trung Quốc cho rằng: Sau khi Ấn Độ tiếp nhận máy bay cảnh báo, cảm thấy Trung Quốc đang tập trung vào vấn đề trên biển và Triều Tiên, không thể chú trọng vào khu vực biên giới hai nước nên đã điều máy bay cảnh báo tới hoạt động ở khu vực Tây Tạng nhằm tạo ưu thế trên không. Trung Quốc còn cho biết, sau khi máy bay cảnh báo Feier Kang bị tên lửa Hồng Kỳ 9 (HQ-9) bắn hạ, Ấn Độ đã tái cơ cấu lại quân đội của mình, đồng thời đã điều động một số lượng lớn binh sĩ tới khu vực biên giới hai nước và nhập khẩu thêm 4 máy bay Su-30 của Nga để trang bị cho không quân tại đây. Trước đó chỉ huy quân đội Ấn Độ - Tướng VK Singhcho biết, Sư đoàn số 56 của Ấn Độ sẽ đóng ở bang Ngagaland gần đó để bảo vệ sườn phía đông của bang Arunachal Pradesh khỏi các cuộc tấn công của Trung Quốc. Hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9. Trong khi đó, sư đoàn thứ hai – sư đoàn số 71, sẽ đóng quân ở Assam để bảo vệ trung tâm của bang Arunachal Pradesh. Hai sư đoàn mới này gồm có 1.260 sĩ quan và 35.011 binh lính. Các lực lượng này được trang bị những vũ khí chuyên biệt dành riêng cho các cuộc chiến ở khu vực miền núi. Sư đoàn số 5 của Ấn Độ đang bảo vệ khu vực phía tây bang Arunachal Pradesh trong khi một sư đoàn khác chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phần phía đông của bang này. Thông tin từ Nga cho biết, Trung Quốc bố trí tại khu vực biên giới với Ấn Độ hai hệ thống tên lửa phòng không HQ-12 và HQ-9, bố trí 60.000 binh lính tại khu vực xảy ra tranh chấp với Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ đều coi vùng núi Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ của mình. Đây là khu vực có khả năng xảy ra xung đột. (*) Máy bay cảnh báo Feier Kang có thể trở tối đa là 17 người, trong đó có một chỉ huy trưởng, 5 nhân viên phụ trách radar, 1 nhân viên phụ trách liên lạc vô tuyến điện, 1 nhân viên thông tin, 1 nhân viên thông tin trợ giúp, 1 nhân viên phụ trách liên kết, 2 nhân viên đảm nhiệm thí nghiệm các thiết bị… Số liệu máy bay: Sải cánh 44,42 m, thân dài 48,41 m, cao 12,93 m, diện tích cánh 283,4m2. dữ liệu trọng lượng : Trọng lượng rỗng 80.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa là 150.000 kg. Hiệu suất dữ liệu: Tốc độ bay tối đa 880 km / h, tốc độ bay hành trình 780 km / h, tầm bay 8.500 km, thời gian sống tối đa là 12 giờ. |
>> Đài Loan thử hàng loạt tên lửa
Báo chí Nhật Bản ngày 18/1 đưa tin Đài Loan vừa tiến hành bắn thử hàng loạt tên lửa. Động thái diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Mỹ. |
>> Mỹ có nâng cấp 'thính lực' cho P-3C Orion
Mỹ có kế hoạch nâng cấp các máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion, đang được sử dụng rộng rãi trong lực lượng hải quân nước này. |
>> Cuộc đua trên không gian xuất hiện Thần Long
Không lâu sau khi X-37B của Mỹ cất cánh vào không gian, Trung Quốc cũng đã đưa một mẫu thử nghiệm tàu không gian tương tự vào quỹ đạo. |
>> Cận cảnh tàu sân bay Mỹ Carl Vinson tại cảng Busan
Hiện nay, tàu sân bay chạy năng lượng nguyên tử Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã cập cảng Busan của Hàn Quốc. Trong những ngày tới chiếm hạm này sẽ phối hợp với lực lượng hải quân Hàn Quốc tiến hành tập trận trên biển Hoàng Hải. Theo dự đoán của báo chí Trung Quốc, hành trình tiếp theo của Carl Vinson là hướng về phía biển Đông. |
>> Quốc phòng Ấn Độ giảm phụ thuộc vào nước ngoài
Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa công bố chiến lược phát triển quốc phòng, trong đó công bố tài liệu quy định mới về mua sắm vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang. |
Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011
>> Chùm ảnh Nga thử nghiệm tên lửa đánh chặn
Nga đã thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn A-135 (NATO gọi là ABM-3) tại khu căn cứ chống tên lửa gần Kazakhstan vào tháng 10/2010. Gần đây những hình ảnh về buổi thử nghiệm đã được công bố. A-135 được biết đến như là hệ thống chống tên lửa đạn đạo chiến lược duy nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống gồm 2 loại: một loại là đánh chặn tên lửa siêu âm trong khí quyển với kí hiệu là 53T6, loại còn lại là đánh chặn tên lửa ngoài tầng khí quyển kí hiệu 51T6. Bệ phóng đặt dưới giếng ngầm trong lòng đất. Sau đây là chùm ảnh về cuộc thử nghiệm này: Điểm phóng hệ thống A-135. Trong ảnh là cửa hầm của bệ phóng. Xe chở tên lửa và ống bảo quản tên lửa. Hệ thống A-135 có 2 loại tên lửa Novator 53T6 và OKB Fakel 51T6 Đưa ống bảo quản xuống bệ phóng. Bên trong ống bảo quản có đạn tên lửa. Radar Don-2N, hệ thống radar mảng pha điều khiển chiến đấu. Được ví là "kỳ quan quân sự" nhờ dáng dấp của nó. Khai hỏa. Khói đen mù mịt. Bay về phía mục tiêu. |
>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga
Thay thế cho các tên lửa đường đạn khủng khiếp nhất thế giới R-36М2 Voyevoda mà phương Tây đặt biệt danh là “Quỷ sa tăng” (Satan) sẽ là các siêu tên lửa thế hệ 5. Tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) hạng nặng, bố trí trong giếng phóng mới đang được một trong những liên hiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Nga ở Podmoskovie (khu vực ngoại ô Moskva) phát triển. Trong lịch sử của liên hiệp này đã có những dự án tên lửa có tính đột phá nhất. Có thể tin tưởng, họ sẽ chế tạo được loại tên lửa đường đạn hạng nặng xứng đáng thay thế Voyevoda. Thời Liên Xô, từ khi nhận nhiệm vụ kỹ thuật về loại tên lửa mới cho đến khi đưa nó vào giếng phóng để trực chiến mất 8 năm. Khi được cấp kinh phí tốt và tăng cường độ nghiên cứu, tên lửa mới có thể xuất hiện trong giếng phóng giống như thời trước là sau 8 năm. Các chuyên gia NPO nhấn mạnh, các vấn đề như đã xảy ra khi chế tạo tên lửa phóng từ tàu ngầm Bulava là không thể có về nguyên tắc. Đương thời, các công trình sư Liên Xô/Nga vượt mọi đối thủ thế giới tuyệt đối về mọi mặt. Không một tên lửa chiến lược tối tân nào của Mỹ có được khả năng chiến đấu dù cho là gần gần với biến thể sơ khai đầu tiên của tên lửa hạng nặng R-36. Các giếng phóng tên lửa đường đạn hạng nặng của Nga được coi là tốt nhất thế giới. Chúng có thể bảo vệ chống mọi loại sóng xung kích và bức xạ (bức xạ và điện tử). Các tên lửa mới sẽ được che giấu tin cậy (AP). Việc phát triển loại tên lửa đường đạn mạnh nhất thế giới R-36, còn có ký hiệu 15PA14, bắt đầu vào năm 1969. Năm 1975, nó đã được nhận vào trang bị. Tiếp đó, đã thực hiện nhiều cải tiến quan trọng. Kết quả là 3 biến thể đã được đưa vào trang bị. Trong Hiệp ước START, các hệ thống tên lửa này sử dụng các tên lửa RS-20А, RS-20B, RS-20V. Theo hệ thống định danh NATO, tên lửa SS-18 Satan có 6 biến thể. Người Mỹ tính đến những cải tiến dù là nhỏ, còn Liên Xô chỉ tính những cải tiến lớn. Cái tên Satan được Mỹ đặt cho tên lửa đầu tiên R-36 (RS-20А). Người ta nói rằng, tên đó được đặt là do màu sơn đen của thân tên lửa. Tên lửa R-36 thuộc thế hệ 3. Cũng giống như R-36М, nó chỉ có ký hiệu hỗn hợp chữ-số. Chỉ có R-36М2 đưa vào trang bị cho Bộ đội Tên lửa chiến lược Liên Xô/Nga RVSN năm 1988 là được gọi tên là Voyevoda. R-36M2 đã là tên lửa thế hệ 4, mặc dù đây chỉ là biến thể hiện đại hóa rất sâu của tên lửa đầu tiên R-36. Tham gia làm việc cho dự án là cả Liên Xô, nhưng trách nhiệm chính là Ukraine, trước hết là Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie, ở Dnepropetrovsk. Các công trình sư trưởng lần lượt là Mikhail Yangel và Vladimir Utkin. Việc chế tạo tên lửa rất khó khăn. Trong 43 lần phóng thử của lô đầu chỉ có 36 lần thành công (83,7%). Lần phóng thử đầu tiên của Voyvoda mùa xuân năm 1986 kết thúc bằng một thảm họa nghiêm trọng. Tên lửa bị nổ trên bệ, phá hủy hoàn toàn giếng phóng. Nhưng rất may là không có thiệt hại về người. Cuối cùng, Voyevoda đã trở thành tên lửa tin cậy nhất thế giới. Hạn sử dụng của tên lửa hiện được chính thức kéo dài lên đến 20, thậm chí có thể tăng hạn lên đến 25 năm. Đây là trường hợp hiếm có. Bởi vì, tên lửa thường xuyên được nạp các thành phần nhiên liệu lỏng hoạt tính mạnh và chất oxy hóa. Thế hệ mới của Voeyvoda về tính năng sẽ vượt tất cả các loại trước đó hiện có đang trực chiến. Tên lửa được bố trí trong các giếng phóng gần như bất khả xâm phạm. Chỉ có thể tiêu diệt chúng khi tên lửa hạt nhân đối phương bắn trúng chính xác trực tiếp. Còn nếu nổ cách giếng phóng Voyevoda vài trăm mét thì không có vấn đề gì. Tên lửa có thể xuất phát kể cả khi có bão bụi lửa đi kèm vụ nổ hạt nhân. Tên lửa cũng không ngán ngại bức xạ Roentgen dữ dội và các dòng neutron. Tên lửa có thể với tới hầu như mọi mục tiêu trên trái đất, với tầm bắn 11.000-16000 km tùy thuộc trọng lượng đầu đạn. Trọng lượng tối đa của phần chiến đấu tên lửa thế hệ 4 là 8.730 kg. Trong khi đó, các ICBM bố trí trong giếng phóng Minuteman III của Mỹ có tầm bắn đến 13.000 km, nhưng phần chiến đấu nặng có 1.150 kg. Kể cả ICBM mạnh nhất của Mỹ là tên lửa Trident phóng từ tàu ngầm thuộc các biến thể cuối cũng chỉ đưa đầu đạn nặng 2,8 tấn đi xa 11.000 km. Tất cả các tham số kỹ-chiến thuật của tên lửa đang thiết kế được bảo mật gắt gao, chỉ biết rằng, chúng vượt khả năng của các tên lửa Voyevoda hiện tại. So sánh tính năng 3 ICBM hàng đầu thế giới: Liên Xô đã chế tạo các loại đầu đạn khác nhau cho các biến thể và loại tên lửa Satan. Đầu đạn khủng khiếp nhất có đương lượng nổ 25 MT (1MT tương đương 1 triệu tấn TNT). Hiện nay, trực chiến chỉ có các tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 0,75 MT. Tức là đương lượng nổ tổng cộng là 7,5 MT, quá đủ để gây tổn thất không thể khắc phục cho đối phương tại khu vực bị tấn công. Module đầu tên lửa chứa các đầu đạn có vỏ giáp bảo vệ vững chắc. Ngoài ra, nó còn mang theo nhiều mục tiêu giả để tạo cảm giác một cuộc tấn công siêu ồ ạt cho các radar của các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Theo các chuyên gia NATO, trong điều kiện đó thì không thể phân biệt các đầu đạn thật. Ngày nay, tất cả các tên lửa đường đạn hạt nhân đều mang các mục tiêu giả. Nhưng ở tên lửa Voyevoda, người ta đã làm được mục tiêu giả có các trường vật lý giống hoàn toàn đầu đạn thật. Lực lượng RVSN thời Liên Xô đã triển khai 308 hệ thống Satan trong biên chế 5 sư đoàn tên lửa. Hiện nay, Nga còn duy trì 74 bệ phóng với tên lửa Voyevoda. Ngay cả sau khi “về hưu”, các tên lửa này vẫn tiếp tục phục vụ trong ngành dân sự. Các tên lửa R-36М rút khỏi trực chiến đã được cải hoán thành tên lửa đẩy vũ trụ thương mại Dnepr. Bằng loại tên lửa này, đã đưa lên quỹ đạo gần 40 vệ tinh nước ngoài có chức năng khác nhau. Đã có một trường hợp tên lửa vẫn hoạt động tốt sau khi trực chiến 24 năm. Năm 1991, KB Yuzhmah đã phát triển thiết kế hệ thống tên lửa thế hệ 5 R-36М3 Ikar, nhưng cuối cùng bế tắc. Hiện nay, các tên lửa hạng nặng thế hệ 5 thật sự, chứ không phải là tên lửa cải tiến tiếp, đang được Nga nghiên cứu chế tạo. Tên lửa này sẽ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất. Song cần phải nhanh chân vì từ năm 2014, các tên lửa Voyevoda dù là tin cậy những đã cũ sẽ bắt buộc phải loại biên. PM (theo RG) |
>> Virus tấn công máy ly tâm có 'quốc tịch' Mỹ
Mỹ giúp Israel thử nghiệm virus Stuxnet tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Thời báo New York Times cho biết, cơ quan tình báo Mỹ và Israel phối hợp với nhau phát triển virus phá hủy máy tính nhằm phá hoại nỗ lực chế tạo bom hạt nhân của Iran Thời báo này trích lời các chuyên gia quân sự và tình báo cho rằng Israel đã thử nghiệm được tính hiệu quả của loại virus máy tính Stuxnet vốn đã đánh sập 1/5 máy ly tâm hạt nhân của Iran vào tháng 11 vừa qua, làm chậm khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên của Iran. Vụ thử nghiêm diễn ra tại tổ hợp Dimona được canh gác cẩn mật ở sa mạc Negev. Các quan chức, chuyên gia trên cho biết nỗ lực tạo ra virus Stuxnet là "tác phẩm" của Mỹ-Israel, nhưng chưa rõ có sự giúp đỡ của Anh và Đức hay không. Virus Stuxnet có 2 bộ phận chính, bộ phận thứ nhất có nhiệm vụ làm cho các máy ly tâm hạt nhân của Iran không thể kiểm soát được. Bộ phận khác bí mật ghi lại các hoạt động thông thường tại nhà máy hạt nhân thu lại các hình ảnh sẽ xuất hiện thường xuyên trong thời gian diễn ra chiến dịch phá hoại. Virus Stuxnet nhằm vào hệ thống kiểm soát máy tính do Tập đoàn công nghiệp khổng lồ Siemens của Đức sản xuất và thường dùng để kiểm soát hệ thống cung cấp nước, dàn khoan dầu, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác tại Iran. Trước đó, Tehran đã phát hiện virus Stuxnet đã tấn công máy tính tại Iran đồng thời tố cáo quốc gia Do Thái và Mỹ giết 2 nhà khoa học hạt nhân vào tháng 11/2010 và tháng 1/2011. Chú trọng lệnh trừng phạt Cả Mỹ và Israel gần đây cho rằng chương tình hạt nhân của Iran sẽ phải chậm lại vài năm. Lý do mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chỉ là Iran phải chịu hàng loạt lệnh trừng phạt áp dụng từ tháng 6/2009 do Hội đồng Bảo an và một số quốc gia riêng lẻ thực hiện Bộ trưởng các vấn đề chiến lược của Israel ông Moshe Yaalon và cựu Tổng Tư lênh lệnh quân đội nước này tháng trước cho rằng một loạt thách thức về công nghệ và khó khăn buộc Tehran phải mất khoảng 3 năm nữa mới sản xuất được vũ khí hạt nhân . Israel đã ủng hộ các nỗ lực do Mỹ đứng đầu ngăn chặn Iran phát triển khả năng vũ khí hạt nhân thông qua lệnh trừng phạt nhưng không loại bỏ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự. Ngày 11/1, Thủ tướng Israel Benjamin Netayahu cho biết các lệnh trừng phạt chống lại Iran sẽ có hiệu lực nếu được hỗ trợ bằng răn đe quân sự thực sự. Tuần trước, Ngoại trưởng Clinton có chuyến công du 5 ngày tới Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Oma và Qatar kêu gọi các quốc gia Arab chú trọng lệnh trừng phạt chống Iran. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 6/2010 đã áp đặt lệnh trừng phạt lần thứ 4 chống Iran trong nỗ lực ngăn chặn chương trình làm giàu uranium của nước này. Iran cho rằng chương trình hạt nhân của họ vì mục đích hòa bình, bác bỏ cáo buộc của Israel và phương Tây rằng chương trình làm giàu uranium là nhằm che dấu hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân. Quốc gia cộng hòa hồi giáo này sẽ tổ chức vòng đàm phán mới về vấn đề hạt nhân với Anh, Pháp, Đức, Nga và Mỹ tại Istanbul vào ngày 21-22/1. |
Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011
>> Chiêm ngưỡng 10 siêu tàu lớn nhất thế giới
Tàu chở dầu Knock Nevis của Na Uy, dài 458m; Tàu Emma Marsk của Đan Mạch, dài 396,8m; 3.Tàu Oasis of the seas của quốc đảo Bahamas, dài 360m là một trong 10 siêu tàu lớn nhất thế giới. 1. Tàu chở dầu Knock Nevis của Na Uy, dài 458m Tàu Knock Nevis hay còn gọi với các tên như Seawise Giant, Happy Giant và Jahre Viking được biết đến như "Vua" của các loại tàu chở dầu với chiều dài 458m, rộng 69m. Hiện nay, nó được sử dụng như một giàn khoan ngoài biển. Knock Nevis được đóng từ năm 1979 đến năm 1981, nhưng nó đã bị phá huỷ trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Sau đó, Knock Nevis được hạ thuỷ một lần nữa vào năm 1991. Và hiện nay, nó được sử dụng như một giàn khoan bất động ngoài biển. Trọng tải của con tàu này là 564.763 tấn, trong khi đó, trọng lượng choán nước của nó lên tới 647.955 tấn, có thể chở được gần 650.000m3 dầu (tương đương với gần 4,1 triệu thùng dầu). Khi đầy, phần chìm dưới nước của con tàu này lên tới 24,6m, điều này khiến cho Knock Nevis không thể đi qua eo biển Manche, mà nó chỉ có thể đi qua kênh đào Suez và Panama. 2. Tàu Emma Marsk của Đan Mạch, dài 396,8m Tàu Emma Maersk là tàu chở container lớn nhất thế giới hiện nay thuộc biên chế của Tập đoàn A.P. Moller-Maersk. Tàu Emma Maersk có chiều dài 396,8m; chiều rộng 56,40m. Tàu được đặt theo tên người vợ quá cố của chủ Tập đoàn Mærsk Mc-Kinney Moller và được đưa vào sử dụng từ ngày 8/9/2006. (Trước đây tập đoàn này cũng đã có tới 8 con tàu khác mang cùng tên Emma Maersk, đến nay hầu hết đã giải bản hoặc đổi tên). Tuy nhiên, theo thỏa thuận giữa Tập đoàn A.P.Moller-Maersk với Xưởng đóng tàu Odense Steel thì Xưởng đang đóng thêm 7 tàu cùng loại và có khả năng sẽ đóng tàu lớn hơn Emma Maersk. Tàu Emma Maersk có chiều dài 396,8m; chiều rộng 56,40m (tương đương diện tích của 4 sân bóng đá) và chiều cao 100m. Người ta có thể xếp được 22 container theo chiều ngang của tàu và 8 container theo chiều cao. Theo cách tính của Tập đoàn thì mỗi container nặng 14 tấn và tàu chở được 11.000 container. Tàu lớn nhất từ trước tới nay là tàu Xin Los Angeles có tải trọng 9.580 container, chỉ xếp được 18 container theo chiều ngang mà thôi. 3. Tàu Oasis of the seas của quốc đảo Bahamas, dài 360m Tàu Oasis of the Seas có nhiều ưu điểm nhất thế giới: kích thước lớn nhất, nội thất rộng nhất, khả năng phục vụ cao nhất, tiện nghi du lịch trên biển tốt nhất, hiện đại và an toàn nhất. Kích thước lớn nhất, nội thất rộng nhất, khả năng phục vụ cao nhất, tiện nghi du lịch trên biển tốt nhất, hiện đại và an toàn nhất. Tàu được đóng theo đơn đặt hàng của Royal Caribbean International xô đổ nhiều kỷ lục của ngành hàng hải thế giới. Oasis of the Seas đã thực hiện hành trình thử nghiệm đầu tiên của nó từ Turku, Phần Lan đến Miami, Hoa Kỳ. Oasis of the Seas là con tàu du lịch tiêu tốn hết 1.24 tỉ USD chi phí đóng tàu cùng với khoảng chi phí dự kiến khoảng 2.5 tỉ USD để vận hành thử nghiệm và đưa vào thương mại hóa chính thức trong tháng 8 năm 2010. Nó có độ dài là xấp xỉ 360m và nặng khoảng 220.000 tấn. Oasis of the Seas có cấu trúc tổng thể lớn hơn 43% so với chiếc tàu du lịch giữ kỷ lục trong nhiều năm qua là Queen Elizabeth II. Nó bao gồm hàng loạt khu phức hợp mua sắm, công viên trung tâm cùng các dịch vụ nghỉ dưỡng tương đương chất lượng của một khách sạn 5 sao trên đất liền với khả năng phục vụ cùng lúc cho khoảng hơn 5.300 du khách và thủy thủ đoàn… 4. Tàu Queen Mary 2 của Anh, dài 345m Queen Mary 2 (QM2)-chiếc tàu khách lớn nhất, mới nhất và lộng lẫy nhất thế giới - đã nhổ neo bắt đầu chuyến hải trình vượt đại dương đầu tiên ngày 12/1/2004. 5. Tàu sân bay USS Enterpraiz (CVN-65) của Mỹ, dài 342,3m USS Enterprise là chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của hải quân Mỹ và trên toàn thế giới. Tàu được triển khai vào hoạt động năm 1961, có tuổi thọ phục vụ đến hết năm 2013. USS Enterprise là chiếc tàu sân bay có 8 lò phản ứng hạt nhân và hiện nay vẫn đang hoạt động. Enterprise được hạ thuỷ ngày 24/09/1960, là tàu sân bay quân sự dài nhất, cao nhất và công suất mạnh nhất thế giới hồi đó. Khác với tàu sân bay thông thường, số lượng bom đặt trên Enterprise nhiều hơn gấp 1,5 lần. Nhưng điều quan trọng nhất là Enterprise không cần phải tiếp nhiên liệu trong thời gian di chuyển: với lượng nhiên liệu hạt nhân có thể đủ cho tàu sân bay hoạt động trong vòng 13 năm và trong khoảng thời gian này, tàu có thể đi được gần 1 triệu dặm. 6. Thiết giáp hạm Yamato của Nhật Bản, dài 263m Yamato được đặt theo tỉnh lâu đời của Nhật Bản - tỉnh Yamato, là một thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ II và là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Nó là chiếc dẫn đầu trong lớp thiết giáp hạm mang tên nó. Yamato, cùng với chiếc tàu chị em với nó là Musashi, là những chiếc thiết giáp hạm lớn nhất và nặng nhất từng được chế tạo, với lượng choán nước lên đến 72.800 tấn khi đầy tải. Dàn pháo chính của Yamato bao gồm 9 khẩu pháo 460mm (18,1inch), là loại pháo hải quân có cỡ nòng lớn nhất từng được trang bị cho tàu chiến. Mỗi khẩu pháo dài 21,13 m (69 ft 4 in), nặng 147,3 tấn, có khả năng bắn đầu đạn phá mảnh hay đạn xuyên thép đi một khoảng cách 42 km (22,6 hải lý). Dàn pháo hạng hai bao gồm 12 khẩu 155 mm (6,1 inch) bố trí thành bốn tháp súng ba nòng (một phía trước, một giữa, hai phía sau tàu), và 12 khẩu 127 mm (5 inch) bố trí thành sáu tháp súng nòng đôi (ba chiếc mỗi bên hông giữa tàu). Thêm vào đó, Yamato còn trang bị 24 pháo phòng không 25 mm (1inch), chủ yếu được bố trí ở giữa tàu. Khi được tái trang bị vào năm 1944, cấu hình pháo hạng hai của nó được thay đổi thành 6 khẩu pháo 155 mm (6,1 inch), 24 khẩu 127 mm (5 inch), và 162 súng phòng không 25 mm (1inch), nhằm chuẩn bị cho những cuộc hải chiến tại khu vực Nam Thái Bình Dương. Được chế tạo từ năm 1937 đến năm 1940 và được chính thức đưa vào hoạt động vào cuối năm 1941, Yamato đã phục vụ như là soái hạm của Đô đốc Isoroku Yamamoto trong suốt năm 1942, lần đầu tiên hoạt động như một thành phần của Hạm đội Liên hợp trong trận Midway vào tháng 6/ 1942. Trong suốt năm 1943, Yamato liên tục di chuyển giữa các căn cứ Truk, Kure và Brunei để đối phó lại các cuộc không kích của Mỹ xuống các hòn đảo căn cứ Nhật Bản. Lần duy nhất mà Yamato nã các khẩu pháo chính của nó xuống tàu chiến đối phương là trong trận chiến ngoài khơi Samar vào tháng 10/ 1944. Yamato bị đánh chìm vào tháng 4 năm 1945 trong cuộc hành quân Ten-Go. 7. Tàu ngầm 941 “Cá mập” của Nga, dài 172m Tàu ngầm nguyên tử lớn nhất hiện nay là Dmitry Donskoi của Nga (theo tên gọi của NATO là Cá mập). Dmitry Donskoi được chế tạo theo dự án 941U và nếu so sánh với tàu ngầm Kursk nó cũng không hề thua kém. Tàu ngầm Cá mập được trang bị 20 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Số vũ khí này có thể tấn công đồng thời 200 mục tiêu lớn trên mặt đất với tổng diện tích 7.000 km ²(diện tích Moscow là 1.000 km²), ở khoảng cách 10.000 km. Nói cách khác, con tàu nằm đâu đó ở khu vực Biển Trắng này có thể bất ngờ tiêu diệt hàng chục thành phố kiểu như New York; thổi tung một đất nước nhỏ ở châu Âu hay san bằng một nửa đất nước Afghanistan. “Cá mập” còn mạnh hơn 10 trung đoàn Topol. Tàu ngầm Akula hạ thủy vào tháng 06/2002. “Cá mập” được chế tạo từ thập niên 80 của thế kỷ trước và đã chờ đợi tu sửa suốt 12 năm. Kinh phí để hiện đại hóa con tàu này quá lớn và ngân sách quốc gia không thể đáp ứng ngay lập tức. Có thể nói, hoàn thành “Cá mập” là một chiến công lớn đối với nước Nga. 8. Du thuyền Eclipse của Nga, dài 170m Với chiều dài 550 feet (tương đương gần 170m), chiếc Eclipse mà Roman Abramovich đặt mua đã trở thành siêu du thuyền tư nhân lớn nhất thế giới từ trước tới nay. Nó còn được trang bị rạp chiếu phim và có thể chuyên chở 70 thuyền viên, 24 khách. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của du thuyền lại nằm ở hệ thống phòng thủ tối tân. Radar trên thuyền có khả năng phát hiện tên lửa và sẽ cảnh báo sớm khi có nguy cơ cướp biển tấn công hoặc khủng bố. Khu vực đài chỉ huy và cabin điều khiển được bọc thép. Các cửa sổ cũng được thiết kế bởi vật liệu chống đạn. Trên thuyền có hai khu vực dành cho trực thăng. Ngoài ra, Abramovich còn cho lắp các thiết bị chống vi khuẩn. Nếu có kẻ lạ mặt xâm nhập, tỷ phú Nga có thể thoát hiểm trên chiếc tàu ngầm màu vàng lặn sâu tới gần 50m. Tỷ phú Nga bí mật đặt đóng siêu du thuyền ở Đức, nơi sản sinh chiến hạm lừng danh Bismarck thời Thế chiến II. Ngay tên gọi Eclipse cũng quá ư kiêu hãnh, chủ nhân muốn nó khi xuất hiện sẽ làm lu mờ mọi siêu du thuyền có mặt trên thế giới. 9. Tàu phá băng “50 năm Chiến thắng” của Nga, dài 159,6m Tàu phá băng “50 năm Chiến thắng” là tàu phá băng nguyên tử lớn nhất thế giới. Đây là một dự án cải tiến của hàng loạt tàu phá băng nguyên tử kiểu “Artika”. Tàu dài 159m, rộng 30m, trọng tải 25 ngàn tấn. Chiều dày băng lớn nhất mà tàu này có thể phá là 2,8m. Công suất của tàu là 75 ngàn mã lực. Thủy thủ đoàn gồm có 138 nhân viên. Tàu phá băng “50 năm Chiến thắng” đã được hạ thủy vào ngày 29/12/1993. Sau đó do thiếu kinh phí mà việc đóng tàu đã bị đình trệ. Một phần kinh phí đã được cấp trở lại từ cuối những năm 90. 10. Thuyền buồm France II của Pháp, dài 146,2m Cho đến nay nó được coi là thuyền buồm lớn nhất thế giới trong lịch sử đóng thuyền. Đây là thuyền có 5 cột buồm, được đóng tại Xưởng đóng tàu Chantiers et Ateliers de la Gironde tại Bordo vào năm 1911. Đây là thuyền buồm lớn nhất thế giới trong lịch sử đóng thuyền. Thuyền có chiều dài 146,20m, lượng choán nước 10.710 tấn. Trong thế chiến thế giới thứ nhất, thuyền đã từng được trang bị pháo 90mm. (bee news) |
>> 3 cơ sở để Mỹ đánh giá thấp J-20
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc thật sự có làm cho Mỹ phải lo ngại? Năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates nói: Đến năm 2020, Trung Quốc chưa thể có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Năm 2010, ông thay đổi đôi chút: Năm 2020, Trung Quốc sẽ có vài chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Trong buổi trả lời phỏng vấn gần đây (đầu năm 2011) ông Gates lại sửa lại: “Tới năm 2020 hoặc 2025 khoảng cách về số lượng máy bay của Trung Quốc và Mỹ là rất lớn”. Dù vậy, ông Robert Gates cho rằng có 3 yếu tố khiến J-20 của Trung Quốc chưa thể đe dọa được Mỹ. Báo cáo ngày 11/1 của mạng AOL (Mỹ) cho biết, dù bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gate cho rằng tình báo Mỹ đánh giá sai về tốc độ phát triển máy bay chiến đấu của Trung Quốc và máy bay chiến đấu tàng hình J-20 bước đầu thử nghiệm thành công (trưa ngày 11/1) là có thật thì quân đội Mỹ cũng không cảm thấy sợ hãi đối với J-20. Ba nguyên nhân mà ông Gates đưa ra là: Thứ nhất: Hiện nay, dù J-20 có thể đã bay được nhưng nó vẫn chỉ là nguyên mẫu, đằng sau đó còn rất nhiều công tác phải chuẩn bị để nó là “máy bay chiến đấu của Trung Quốc”, hơn nữa để có thể điều khiển thành thạo J-20 thì không quân Trung Quốc còn phải mất nhiều thời gian. Hình ảnh chiếc J-20 trong cuộc thử nghiệm gây tranh cãi trên mạng. Thứ hai: Dù Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5 nhưng số lượng còn thua xa so với Mỹ. Người đại diện của cơ quan Triển lãm hàng không Mỹ cho biết: “Đến năm 2025 số lượng máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ thứ 5 của Mỹ sẽ là 1.700 chiếc, trong khi đó Trung Quốc mới chỉ có vài chiếc”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự đoán đến năm 2020 số lượng máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ nhiều gấp Trung Quốc 20 lần! Thứ ba: Tính năng của máy bay chiến đấu này cũng là một trong những nhân tố quan trọng. Dù máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể được trang bị những tính năng tiên tiến như khả năng tàng hình nhưng nó không phải là một tính năng then chốt của một máy bay chiến đấu, mà còn phải kể đến radar và hệ thống vũ khí. Dù kế hoạch triển khai F-35, F-22 của Mỹ nhiều lần bị trì hoãn nhưng Mỹ đã đưa F-22 vào sử dụng. F-22 được trang bị hệ thống tích hợp vô cùng tinh vi như: Máy thu cảnh báo radar, cảnh báo phương pháp tiếp cận hệ thống tên lửa, hệ thống radar điện và hệ thống tên lửa không-đối-không, không-đối-đất. Những thông tin thu được phản ánh qua sự phát triển công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và những hình ảnh mới đây về J-20 phát tán trên internet chưa cho thấy khả năng này. |
>> Tên lửa siêu vượt âm của Mỹ làm Nga 'lạnh gáy'
Việc xây dựng hệ thống phòng không-phòng thủ vũ trụ (VKO) thống nhất là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2011 của Bộ Quốc phòng Nga. Đó là kết luận của các chuyên gia tại cuộc trao đổi bàn tròn bàn về nội dung về các nhiệm vụ đặt ra trước quân đội Nga năm 2011 trong thông điệp thường niên của Tổng thống Nga. Theo Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng (Nga), Ủy viên Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga Igor Korotchenko, “VKO trù tính sử dụng với hiệu quả cao nhất tiềm lực hiện có của tất cả các quân-binh chủng, lực lượng và phương tiện dùng để tác chiến chống kẻ địch trên không và vũ trụ bằng cách tích hợp chúng trên cơ sở chỉ huy tập trung hóa”. Cần nhanh chóng xây dựng hệ thống VKO vì ở nhiều nước, trước hết là Mỹ đang ráo riết phát triển thế hệ mới các phương tiện tiến công siêu vượt âm, cũng như vũ khí tên lửa siêu vượt âm. Hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-400 Triumf. Trong khuôn khổ chương trình ARRMD (Affordable Rapid Response Missile Demonstrator) do DARPA đề xướng, Mỹ đang phát triển các tên lửa không-đối-đất, hạm-đối-đất siêu âm và siêu vượt âm tầm xa. Những ưu điểm chính của vũ khí này so với các tên lửa hành trình phóng từ máy bay hiện có của Mỹ, ví dụ như AGM-86B, là giảm 7 lần thời gian bay hết tầm 1.400 km (còn 12 phút) và tăng 8 lần động năng của đầu đạn xuyên với cùng trọng lượng phóng và kích thước. Đang ở giai đoạn bay thử là tên lửa siêu vượt âm có điều khiển Х-51А với khung thân làm bằng hợp kim titan và hợp kim nhôm (phần chót mũi làm bằng volfram), được phủ một lớp chống nhiệt tan mòn. X-51A có trọng lượng phóng 1.100 kg, trọng lượng phần chiến đấu 110 kg, tầm bắn đến 1.200 km, tốc độ bay tối đa trên 2400m/s ở độ cao 27-30 km (tương đương 7,5-8M). Tên lửa Х-51А có thể được nhận vào trang bị sau năm 2015. Tên lửa siêu vượt âm có điều khiển Х-51А Wave Rider. Sự xuất hiện các loại vũ khí trên trong trang bị của Không quân Mỹ đòi hỏi Nga áp dụng các biện pháp đối phó tương xứng, trong đó dĩ nhiên có việc xây dựng hệ thống VKO và trang bị cho nó các phương tiện trinh sát, thông tin và hỏa lực, bao gồm hệ thống tên lửa thống nhất phòng không-phòng thủ tên lửa thế hệ 5. Nhà thầu chính phát triển hệ thống VKO là Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei với gần 60 xí nghiệp, tổ chức, viện nghiên cứu và viện thiết kế chuyên ngành. Theo các chuyên gia, sắp tới, nhiều xí nghiệp quốc phòng khác của Nga sẽ được gộp vào tập đoàn này. Khi đó, tập đoàn sẽ được đổi tên thành VKO Almaz-Antei. |
Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011
>> Bí ẩn máy bay ném bom siêu âm của Trung Quốc
Bên cạnh chiếc J-20 đang thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, Trung Quốc đang âm thầm phát triển một chiếc máy bay ném bom tàng hình mới, tạm gọi là H-8. Trung Quốc trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý của giới quân sự thế giới như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc một sự cố ý rò rỉ thông tin với động cơ chính trị. Trong những ngày đầu năm 2011, liên tục thông tin về các hệ khí mới, từ tên lửa chống tàu sân bay, máy bay tiêm kích thế hệ 5 được hé lộ. Bây giờ đến lượt máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-8. Dường như, Trung Quốc đang cho cả thế giới thấy, sức mạnh quân sự, khoa học công nghệ quốc phòng của họ không thua kém bất kỳ quốc gia nào. Theo một báo cáo, H-8 có khối lượng rỗng khoảng 63 tấn, trọng lượng cất cánh trung bình 155 tấn, tối đa khoảng 163 tấn, H-8 sẽ có khả năng mang theo 18 tấn vũ khí trong khoang chứa. Hình ảnh chưa được xác minh. Theo một số thông tin, Trung Quốc gọi H-8 là “Phượng hoàng lửa”. Đây là loại máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ ném bom chiến lược, có khả năng tàng hình, nhằm đối trọng với B-2 Spirit của Mỹ. Chương trình phát triển H-8 rất bí mật, có rất ít thông tin được hé lộ. Tuy nhiên, có nhận định cho rằng, H-8 sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào đầu năm 2011. Hiện hình ảnh gần nhất về H-8 cho thấy, loại máy bay này mới chỉ tồn tại ở dạng mẫu nghiên cứu chế tạo, có hình dáng khí động học động học gần giống với B-2 Spirit của Mỹ. Trước đây, có thông tin cho rằng, một nhà khoa học người Mỹ gốc Ấn đã bán các tài liệu bí mật về B-2 Spirit. Điều này đến nay lại càng được củng cố. Một hình ảnh khác về H-8 phát tán trên internet. Tuy nhiên, dựa vào quan sát đường nét, bức ảnh bị nghi vấn là sản phẩm của phần mềm chỉnh sửa ảnh. H-8 được phát triển nhằm thay thế H-6 (nguyên mẫu là máy bay ném bom Tu-16 của Nga), được Xian Aircraft Industrial Corporation phát triển. H-8 được kỳ vọng có tốc độ khoảng Mach-1,2, mang theo các tên lửa hành trình và bom, thậm chí, tên lửa hạt nhân chiến thuật. Sự phát triển của H-8 được cho là cùng lúc với sự phát triển của tiêm kích thế hệ 5 J-20, hai loại máy bay này sẽ là nòng cốt trong lực lượng không quân Trung Quốc PLAF tương lai gần. Các báo cáo cho biết, H-8 được áp dụng nhiều công nghệ cao trong thiết kế, thân và cánh máy bay được làm bằng sợi cacbon với tỷ lệ cao, vật liệu composite nhằm tăng khả năng chịu lực và khả năng bộc lộ radar thấp. Máy bay cũng được áp dụng hệ thống Fly-by-wire hiện đại, máy bay có khả năng bay theo địa hình nhờ sự trợ giúp của một radar chức năng, kết hợp với hệ thống liên lạc vệ tinh để lập bản đồ kỹ thuật số cho hành trình. Tuy nhiên khả năng này có thể chưa hoàn thiện do hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu chưa sẳn sàng. Vũ khí chính của H-8 là 1 tên lửa hành trình đối đất Hồng Nan HN-3 Red Bird (sao chép từ tên lửa Kh-55 của Nga), được bố trí trong hai ổ quay, mỗi ổ quay mang 6 tên lửa. Trong nhiều trường hợp, tên lửa này có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton, tầm bắn khoảng 3.000km. Ngoài ra khoang chứa bom có khả năng mang theo các loại bom dẫn bằng lade, tên lửa hành trình chống tàu. H-8 có phi hành đoàn 2 người. Theo nhận định H-8 có tầm bay rất lớn, các thùng nhiên liệu lớn trong thân cho phép máy bay bay liên tục khoảng 11.000km mà không cần tiếp nhiên liệu. Việc phát triển H-8 cũng là đề tài cho nhiều sự đồn đoán, cùng với J-20 cả hai loại máy bay này đều gặp phải khó khăn với động cơ sẽ trang bị cho nó. Rất có thể, H-8 sử dụng 4 động cơ WS-10A, được sản xuất từ sự kế thừa công nghệ Nga, Mỹ. Động cơ loại này có phần được làm từ sợi cacbon, được phủ một lớp hóa chất đặc biệt bằng công nghệ nano nhằm giảm bức xạ hồng ngoại. Tuy nhiên, nếu sử dụng động cơ nội địa WS-10A tồn tại nhiều nhược điểm kỹ thuật, không có gì đảm bảo H-8 sẽ bay được với tốc độ Mach-1,2 với hành trình lên đến 11000km. Kết luận, cũng tương tự như J-20, H-8 chưa sẵn sàng để cất cánh trong năm 2011, hai mẫu máy bay chỉ dừng lại ở cấp độ mẫu chế tạo thử nghiệm. Với những nước có bề dày kinh nghiệm sản xuất máy bay như Mỹ, Nga, từ mẫu thử nghiệm đến khi được chấp nhận thiết kế cũng phải mất 5-7 năm, từ nguyên mẫu đến sản xuất loạt cũng cần bằng ấy thời gian nữa. Trung Quốc chắc chắn sẽ còn mất nhiều thời gian để cho ra mắt nguyên mẫu chính thức. Quốc Việt (theo Defence Aviation) |
Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011
>> Hải quân, không quân Việt Nam sẽ 'tiến thẳng lên hiện đại hóa'
Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, binh chủng hải quân, không quân, thông tin liên lạc… sẽ được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc. - Thưa Bộ trưởng, có ý kiến cho rằng, để quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, thay vì xây dựng quân đội theo hướng “từng bước tiến lên chính qui, hiện đại” thì một số binh chủng trong quân đội cần phải “tiến thẳng lên hiện đại”. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này? Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Nếu chỉ có trang bị hiện đại mà con người chưa hiện đại, trình độ không đáp ứng yêu cầu, không làm chủ, khai thác tối đa trang thiết bị hiện đại thì không đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng một số binh chủng, lực lượng trong quân đội tiến thẳng lên chính qui, hiện đại được xác định thế nào trong kế hoạch của Bộ Quốc Phòng thưa Bộ trưởng? Trong nghị quyết của Đảng bộ Quân đội đã xác định rõ, phải xây dựng lực lượng hải quân, phòng không không quân, trinh sát điện tử…đi thẳng lên hiện đại. Kèm theo đó là có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đầu tư về mặt trang bị, con người, đào tạo… và có lộ trình phù hợp với khả năng tài chính của đất nước. - Trả lời báo chí, một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, ngân sách quốc phòng của ta hiện chiếm khoảng 1,8% GDP. Theo Bộ trưởng, số tiền chi cho ngân sách quốc phòng như vậy có đáp ứng yêu cầu phát triển của quân đội trong tình hình mới? - Theo tôi như vậy đã là một sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước. Nếu vượt quá khả năng đó sẽ rất khó cho ngân sách. Chúng ta còn phải lo rất nhiều thứ như an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo… nên như vậy đã là sự cố gắng. - Bộ trưởng có bình luận gì về thông tin báo nước ngoài cho rằng, ngân sách quốc phòng của ta năm qua khoảng 2 tỷ USD? - Cái đó thì rõ rồi, ngân sách năm nay là 52.000 tỷ đồng, khoảng hơn 2 tỷ USD. - Xin cảm ơn Bộ trưởng! Thiếu tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô: |
>> 10 vũ khí được thế giới quan tâm năm 2010 (kỳ 1)
- Dưới đây là top 10 vũ khí được coi là "ngôi sao" của năm trong con mắt truyền thông thế giới: Phi cơ X-37B của Mỹ: “chân trời vũ khí không gian” Nếu như trong vài năm trở lại đây, có người nói phi cơ có thể bay với vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh, có thể bay từ bất kì thành phố này tới thành phố khác trên hành tinh trong vòng 2 giờ, tự do bay lên tới độ cao 410km, chạm vào vệ tinh của các nước khác... thì người đó có thể là kẻ ảo tưởng hoặc là người biết được thông tin về dự án thử nghiệm phi cơ X-37B của Mỹ. Ngày 3/12, phi cơ X-37B của Mỹ đã hạ cánh an toàn kết thúc hơn 7 tháng du hành trong không gian. X-37B thân không to, chiều dài là 8,8m, cánh khoảng 4,6m, có thể triển khai tới bất kỳ nơi nào trên thế giới trong 2 giờ. Thậm chí, có tin đồn, máy bay có thể biến đổi cấu trúc để chiến đấu lâu dài trên không, có khả năng tấn công vệ tinh. Nhiều dự báo cho rằng, đưa X-37B vào các trận không chiến sẽ làm thay đổi các hình thức chiến đấu. Máy bay chiến đấu JF-17 của Pakistan Trong quan điểm truyền thông của Trung Quốc và Pakistan, JF-17 thực sự là "ngôi sao" của năm 2010. Vì đây là thế hệ máy bay chiến đấu đa năng kiểu mới do Tập đoàn công nghiệp hàng không số 1 Trung Quốc và không quân Pakistan cùng nhau nghiên cứu chế tạo. JF-17 có tốc độ bay lớn nhất đạt 2.200km/h, tầm bay 3.000km, được trang bị một pháo cỡ nòng 23mm, dưới thân và cánh được thiết kế 7 điểm treo nhằm trang bị các loại hỏa lực như: tên lửa, bom rơi tự do và bom có điều khiển… Trong cuộc triển lãm hàng không tại Chu Hải, JF-17 đã thực hiện rất nhiều thao tác bay mang tính kỹ thuật cao, thu hút rất nhiều sự chú ý của giới quân sự các nước. Máy bay chiến đấu PAK FA Su-T-50 của Nga Nga đang nghiên cứu chế tạo Su-T-50, được định vị là chiến đấu cơ đa năng, trang bị radar N050 BRLS AFAR/AESA cực mạnh, phát hiện các mục tiêu cách 400km, theo dõi 32 mục tiêu và tấn công 8 mục tiêu cùng một lúc, động cơ chỉnh hướng phụt 3D AL-41F, khả năng thao diễn vượt mọi loại máy bay hiện nay, cất cánh ở những đường băng cực ngắn và có khả năng tàng hình cao. Su-T-50 có khối lượng rỗng 18,5 tấn, có thể mang theo 7,5 tấn vũ khí và 10,3 tấn nhiên liệu. được trang bị hai pháo 30 mm, với mỗi pháo 150 viên đạn. Vũ khí chính của Su-T-50 gồm các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73, R-77, R-37, các loại tên lửa đối đất chống radar như Kh-31P hay tên lửa chống hạm như Kh-35 Ural, Kh-41 Moskit và tên lửa hành trình đối đất Kh-55S với tầm bắn 3.000 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Su-T-50 còn có 8 mấu cứng gắn trên cánh để trang bị các thiết bị trinh sát điện tử hay thùng nhiên liệu phụ cho các nhiệm vụ tuần tiễu. Dù đã thực hiện các chuyến bay thử nhưng nhiều thông tin quan trọng khác của Su-T-50 vẫn nằm trong vòng bí mật. Tàu đổ bộ Mistral của Pháp Năm 2010 đánh dấu nước Nga nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài. Thương vụ đầu tiên là tàu chiến Mistral của Pháp. Khi cần thiết, con tà chi cần “một cái lắc mình” là trở thành “bệnh viện trên biển” hoặc tàu sân bay. Con tàu này có thể mang theo hơn 1.450 binh sĩ và một số lượng lớn vũ khí, 60 xe bọc thép, 230 xe các loại, 4 tàu đổ bộ LMC thông dụng, 2 thủy phi cơ, 16 trực thăng hặng nặng, 35 trực thang hạng nhẹ. Mistral có lượng giãn nước từ 16.500 tấn đến 21.300 tấn. Chiều dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6.3m, được trang bị 4 động cơ diesel, 2 động cơ đẩy Mermaid, trục kép. Vận tốc tàu đạt 18,8 hải lý. Hệ thống vũ khí bao gồm 2 súng Breda-Mauser 30mm, súng máy hạng nặng M2-HB và 2 hệ thống tên lửa phòng không. Trang bị radar DRBN-38A Decca Bridgemaster E-250 theo dõi tàu; radar MRR3D-NG giám sát trên không/trên biển, 1 bộ ARBR-21 thiết bị radar cảnh báo; 2 hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống quản lý dữ liệu tác chiến Xi Nite, hệ thống chỉ huy và hỗ trợ SIC-21, 3 hệ thống thông tin vệ tinh, 1 hệ thống vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế, 1 hệ thống thông tin vệ tinh Hạm đội, liên kết dữ liệu số 11 và 16. Máy bay AT-802U của Mỹ Trong chiến tranh công nghệ cao hiện tại và tương lai, máy bay dùng trong nông nghiệp có thể hoán cải trở thành máy bay chiến đấu? Đó chính là trường hợp của máy bay AT-802U (Mỹ) AT-802U có thiết kế dựa trên máy bay nông nghiệp và được phát triển thành "sát thủ trên không", chủ yếu sử dụng cho việc thực hiện tấn công các mục tiêu cố định và di chuyển trên mặt đất, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát. Ngoài việc sử dụng để bảo vệ rừng, cơ động ở tốc độ thấp, đơn giản, bền, đáng tin cậy, có thể đáp xuống ở mọi đường băng thậm chí là đường băng gồ ghề và chi phí đặc biệt thấp, AT-802U còn có thể sử dụng để vận chuyển các loại vũ khí, thể hiện ưu thế siêu việt, độc đáo trong công tác chống khủng bố. AT-802U khiến cho nhiều người hiểu rằng: đánh giá vũ khí tốt phải phụ thuộc vào các nhiệm vụ cụ thể, không nhất thiết phải là tiên tiến nhất mới là tốt nhất. |
>> TQ sẽ có 2 hạm đội tàu sân bay thường trú ở biển Đông?
- Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu chế tạo tàu sân bay và trong khả năng của mình, họ sẽ sở hữu đến 5 tàu sân bay vào năm 2020, trong đó 2 tàu sân bay cùng với các tàu hộ tống sẽ tạo thành các hạm đội thường trú ở biển Đông. Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ tờ “Tuần báo Hàng không” Mỹ ngày 5/1 cho biết, quân đội Trung Quốc đang xây dựng tàu sân bay đầu tiên của mình và ổn định tính năng của nó trên mọi khía cạnh, cố gắng xây dựng được vai trò ảnh hưởng quân sự mạnh nhất ở khu vực châu Á. Tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc Năm 2009, tờ "Asahi Shimbun" của Nhật Bản đã từng có một bài báo tiết lộ về tham vọng chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc. Tờ báo này có được tin tức từ phía quân đội và nhà máy đóng tàu của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc hiện đang chế tạo 2 tàu sân bay lớp 50.000 tấn tại nhà máy đóng tàu đảo Trường Hưng, Thượng Hải, trong đó có kế hoạch hạ thủy một chiếc vào năm 2014. Đồng thời, tàu sân bay Varyag (58.500 tấn) do Liên Xô sản xuất đang được cải tạo ở cảng Đại Liên và có kế hoạch đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đến năm 2020 hoặc không lâu sau đó, trên cơ sở tàu Ulyanovsk 1143.7 được Liên Xô thiết kế (nhưng chưa chế tạo), Trung Quốc sẽ còn chế tạo 2 tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp 60.000 tấn. "Tuần báo Hàng không" cho biết, điều này có nghĩa là đến năm 2020, Trung Quốc sẽ sở hữu 5 tàu sân bay bao gồm cả tàu Varyag. Công việc cải tạo tàu sân bay Varyag cũng sẽ tạo cơ sở cho chế tạo các tàu sân bay sản xuất trong nước của Trung Quốc trong tương lai. Bắt đầu từ năm 2005, công việc cải tạo tàu Varyag của Trung Quốc bắt đầu được dư luận quan tâm, đồng thời đã có một số hình ảnh về nó tuyên truyền trên mạng Internet Tháng 4/2009 tàu "Varyag" đã được kéo vào xưởng đóng tàu số 3 của nhà máy đóng tàu Đại Liên. Từ cuối tháng 4/2009, công việc tập trung vào lắp đặt các thiết bị và sửa chữa thân tàu được liên tục tiến hành. Mãi đến tháng 4/2010, tàu Varyag được kéo ra khỏi xưởng đóng tàu. Gần đây, còn chuẩn bị lắp đặt một hệ thống điện tử hải quân mới Năm 2003, Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân - Trung Quốc đã trưng bày mô hình tàu sân bay sản xuất trong nước của Trung Quốc tương tự như Varyag. Mô hình này được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa YJ-63, hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng và hệ thống phòng thủ tầm ngắn 30 mm kiểu 730. Vào tháng 11, có tin cho biết, quân đội Trung Quốc đang trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn mới nhất FL-3000N cho tàu Varyag; mỗi hệ thống FL-3000N được trang bị 24 quả tên lửa. Nhìn bề ngoài nó giống với hệ thống tên lửa phòng không RAM-116 do Công ty "Raytheon" Mỹ phát triển. Tên lửa được sử dụng trong hệ thống FL-3000N được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở TY-90, tầm phóng lớn nhất là 9 km. Đồng thời, lực lượng không quân có thể được biên chế cho tàu "Varyag" cũng lần đầu tiên được phát hiện ra manh mối. Trên mạng có tin cho biết, tháng 8/2009 Công ty Máy bay Thẩm Dương đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên của chiếc J-15 đầu tiên. Tin cho biết, chiếc máy bay này được phỏng chế trên cơ sở T-10K của Su-33. Hiện nay, Công ty Máy bay Thẩm Dương tiếp tục hoàn thiện máy bay J-15 rất có triển vọng này; nó sẽ được trang bị radar mới nhất do Trung Quốc thiết kế, tên lửa không đối không thế hệ thứ năm và tên lửa chống hạm tầm xa YJ-63 có thể phóng từ trên không. Đồng thời, quân đội Trung Quốc còn đang chế tạo các tàu hộ tống cho hạm đội tàu sân bay của họ. Mùa thu năm 2009, hai nhà máy đóng tàu bắt đầu chế tạo 2 tàu khu trục, nhưng trang bị và các thiết bị của nó vẫn chưa được tiết lộ ra bên ngoài.Được biết, Trung Quốc dự kiến sẽ chế tạo 18 tàu hộ tống phòng không 065A. Hiện nay, đã chế tạo được 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử 093. Đến năm 2015, tàu sân bau Varyag và tàu sân bay “anh chị em” khác sẽ cùng với các tàu hộ tống của chúng tạo thành những hạm đội có thể được bố trí ở căn cứ hải quân Tam Á, đảo Hải Nam. |