Ấn Độ quyết định mua thêm 4 máy bay trinh sát biển P-8I của Mỹ chủ yếu đối phó với các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
![]() Máy bay ném bom chiến lược Tu-16. Ngày nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất biên chế Tu-16 trong không quân, dưới tên gọi H-6. (*) Máy bay Tu-142 được vào hoạt động vào những năm 1970 là biến thể tuần tra biển của cường kích hạng nặng Tu-95, đưa vào biên chế hơn một nửa thế kỷ qua và dự kiến giữ lại trong biên chế cùng với Tu-142 trong khoảng 3 thập kỷ nữa. Hơn 500 chiếc Tu-95 được được sản xuất, đây là loại máy bay động cơ cánh quạt lớn nhất và nhanh nhất. Nga vẫn duy trì một lực lượng 60 máy bay Tu-95 nhưng nhiều chiếc trong đó được cất giữ trong kho có thể sửa chữa để đưa vào hoạt động như một máy bay cường kích hoặc Tu-142. Tu-142 có trọng tải 188 tấn với bộ phận lái máy bay gồm 1 phi công, 1 lái phụ, 1 kỹ sư và 1 kỹ thuật viên vô tuyến. Phạm vi hoạt động không tiếp nhiên liệu là 15.000 km. Vận tốc tối đa là 925 km/h còn vận tốc hành trình là 440km/h. Thiết kế ban đầu của máy bay là máy bay cường kích hạt nhân, nó có thể chở được tới 10 tấn vũ khí (thủy lôi, mìn, các loại vũ khí săn ngầm, tên lửa chống hạm, phao âm) và nhiều bộ phận cảm biến (radar tìm kiếm hải quân, thiết bị giám sát điện tử). Máy bay có hai khẩu súng máy hỏa lực nhanh cỡ 23mm đặt ở phía sau máy bay. Phi hành đoàn khi làm nhiệm vụ của máy bay thường có 8 người có nhiệm vụ vận hành radar và các trang thiết bị điện tử khác. Các chuyến bay trinh sát biển của Tu-142 có thể kéo dài 12 tiếng hoặc hơn, đặc biệt, khi được tiếp dầu trên không. Trần bay tối đa của máy bay này là 14.000m, nhưng máy bay thường bay thấp hơn khi săn tàu ngầm. |
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
>> Ấn Độ mua máy bay săn ngầm P-8 đối phó Trung Quốc
Nhãn:
Ấn Độ,
Indian Defence,
P-8I,
Tu-142M,
Tu-95
>> Vì sao Trung Quốc chậm tiến công đảo Hải Nam?
Tháng 4/1950, PLA đổ bộ lên đảo Hải Nam đuổi quân quân đội của Tưởng Giới Thạch chạy về Đài Loan. PLA đã mất hơn 6 tháng để chuẩn bị cho trận đánh này.
![]() Thuyền gỗ vượt biển của PLA. Ảnh tư liệu. Vào thời điểm đó thì đây là một nhiệm vụ khó khăn vì thời gian gấp, thiếu kinh phí, kinh nghiệm, rào cản ngôn ngữ cũng hạn chế việc thực thi nhiệm vụ và bộ máy làm việc vẫn chưa được kiện toàn… Mất một khoảng thời gian dài lực lượng bộ đội ở đây mới tạo được một số tàu để phục vụ việc đổ bộ quân. Sau đó lại mất thêm một khoảng thời gian nữa để sửa chữa cải tiến các con tàu này. Mặc dù chất lượng tàu vẫn không cao. Thiếu kinh nghiệm tác chiến trên biển Đại đa số lực lượng của PLA tham gia tiến công đảo Hải Nam đến từ phương bắc, chưa từng chiến đấu trên biển, không tinh thông thủy tính, không có các công cụ cơ giới phục vụ chiến đấu trên biển do đó phụ trách chiến dịch, tư lệnh BNinh đoàn 15, Đặng Hoa đã phải tổ chức một cuộc họp. Thông qua đó, ngày 27/12/1949 đã liên lạc với Mao Trạch Đông xin chỉ thị lùi thời gian giải phóng. Đồng thời, bày tỏ ý định đưa một bộ phận không quân hiệp đồng tác chiến. Ngày 31/12/1949, Mao Trạch Đông đồng ý và quyết định tạm hoãn nhưng đến trước Tết âm lịch phải giải phóng đảo Hải Nam. Tuy nhiên, Đặng Hoa cảm thấy thời gian chuẩn bị vẫn chưa đủ, đặc biệt là không có sự giúp đỡ của lực lượng không quân càng làm cho vấn đề thêm phức tạp. ![]() Quân đội Trung Quốc tập luyện chiến thuật trên biển trước khi tiến hành giải phóng đảo Hải Nam. Ảnh tư liệu Lực lượng pháo binh không những không di chuyển được mà còn không thể kiểm soát được vùng biển. Trong khi đó lực lượng Quốc Dân Đảng có tàu chiến, máy bay chiến đấu trên biển. Đặng Hoa nhận đinh, cơ hội thành công gần như không có vì: Không có sự hỗ trợ của không quân, vượt biển bằng thuyền gỗ, khoảng cách lại quá xa, thủy tính không tinh thông, lực lượng lục quân đơn độc chống lại sự kết hợp ba quân chủng của Quốc Dân Đảng. Trước tình hình này, Đặng Hoa cử Hồng Học Trí xuống phương bắc báo cáo tình hình với Lâm Bưu và yêu cầu hoãn lại thời gian giải phóng. Tâm lí nặng nề sau trận Kim Môn Ngày 15/10/1949, Binh đoàn số 10 tiến hành tấn công Hạ Môn, trải qua 2 ngày đêm chiến đấu quân Quốc Dân Đảng đã thất thủ, Hạ Môn được giải phóng. Đối với Trận đánh Hạ Môn mà nói, đây là thắng lợi lớn nhất trong lịch sử, sĩ khí của binh lính được nâng cao tạo tiền đề cho cuộc giải phóng đảo Kim Môn. Do người phụ trách tiền tuyến của binh đoàn 28 không nắm bắt được rằng đại đa số các thuyền viên không phải là người bản địa, không thông thạo địa hình biển, cũng không nắm bắt được khả năng và trang bị của lực lượng quân Quốc Dân Đảng nên đã đưa ra một sự lựa chọn sai lầm, tổ chức chia quân đổ bộ thành 6 nhóm khoảng 13.000 người di chuyển theo từng lớp, lớp trước thiệt hại thì lớp sau có thể sử dụng tàu thuyền còn lại. ![]() Thất bại tại Kim Môn đã ảnh hưởng nặng nề tới việc giải phóng đảo Hải Nam. Ảnh tư liệu. Sự thất bại này đã tạo thành ảnh hưởng to lớn tới tâm lí quân giải phóng khi chiến đấu trên biển. Do vậy lực lượng quân đóng tại Lôi Châu đã phải tiến hành huấn luyện các chiến thuật tác chiến trên biển như: Huấn luyện bơi, thực hành đánh tàu, các chiến thuật đổ bộ… Ba lí do trên đã làm cho việc giải phóng đảo Hải Nam bị trì hoãn tới tháng 3/1950. |
>> Nghề nguy hiểm ở Lào
Tháo gỡ bom mìn để bán sắt vụn, nghề nghiệp đang phổ biến và đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân nghèo ở Lào, nhưng đầy nguy hiểm và chết chóc.
![]() Bản đồ đánh dấu các khu vực có mật độ bom dày đặc nhất ở tỉnh Xiêng Khoảng. Ngoài ra, nó còn thể hiện những khu vực đã “trắng” bom. Bản đồ được treo trên bức tường tại trung tâm của Chương trình quốc gia về tháo gỡ bom mìn chưa nổ (UXO Lao), thành lập dưới sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc nhằm giảm sự nguy hiểm về các vũ khí quân sự chưa nổ. ![]() Một người dân Lào đang bê những vỏ bom lớn để chuyển đi bán sắt vụn. ![]() Ở tỉnh Xiêng Khoảng, số lượng bom chùm còn sót lại lên đến 43 triệu. Hàng năm, số người bị thương, tử vong vì bom là hơn 300 người. ![]() Bản Napia, khu làng trở nên nổi tiếng với nghề tái chế những bom mìn chưa nổ thành thìa và vòng tay. ![]() Siang Phet, một công nhân 32 tuổi đang sử dụng khuôn để làm thìa. Anh đã làm trong nghề này được 15 năm. ![]() Những vỏ bom đạn trở nên quá phổ biến ở Xiêng Khoảng đến nỗi, rất nhiều dân sử dụng chúng làm bồn chứa cây hay vật trang trí. ![]() Cậu bé Keo Har, 10 tuổi, bị thương khi đào phải bom chưa nổ trên cánh đồng. ![]() Chị Pon Van, 28 tuổi, là thành viên của nhóm hoạt động, thuộc tổ chức phi chính phủ quốc tế MAG, chuyên hỗ trợ việc rà phá bom mìn tại các vùng bị ném bom. ![]() Những đứa trẻ được tập sử dụng những con rối để diễn những vở kịch cảnh báo sự nguy hiểm của việc thu nhặt sắt vụn từ bom mìn chưa nổ. ![]() Giáo viên đang dạy lũ trẻ một bài hát tuyên truyền về sự nguy hiểm của bom mìn. Trong đó có những câu hát như: “ rất nhiều loại bom mìn chưa nổ, rất khó để biết chúng ở đâu, nếu bạn tìm thấy chúng, hãy chạy thật xa”. ![]() Ngày 1/8/2010, Công ước về bom chùm do 108 quốc gia cùng tham gia ký (không có Mỹ) nhằm cấm việc sử dụng và sản xuất bom chùm cũng như hỗ trợ làm “trắng” các khu vực bị ném bom dữ dội trong các cuộc chiến cũng như hỗ trợ nạn nhân, bắt đầu có hiệu lực. Với Lào, cần khoảng 30, 40 năm nữa mới có thể xóa sạch bom mìn chưa nổ ở quốc gia Đông Nam Á này. |
Nhãn:
asean,
đông nam á,
Lào,
Napia,
UXO Lao
Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011
>> Trung Quốc hoàn thành nâng cấp tàu hộ vệ lớp 053
Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến trình chế tạo tàu hộ vệ tên lửa lớp 053 nhằm trang bị cho lực lượng PLAN.
![]()
Tàu hộ vệ F-22P được Trung Quốc xuất khẩu sang Pakistan.
Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo loại tàu hộ vệ mới lớp 054 có lượng giãn nước 4.000 tấn dựa trên tàu lớp 053. Tàu 054 được thiết kế dựa trên các tàu của phương tây. Hiện nay Trung Quốc chế tạo được 12 tàu lớp 054 trong đó 10 tàu đạt tiêu chuẩn cấp cao được coi là lớp 054A. Thông số kĩ thuật của tàu F-22P: - Chiều dài 123m, lượng giãn nước 2.500 tấn. - Hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn FM-90N có cự li phóng 8,6km; - 4 quả tên lửa chống tàu C-802S có cự li phóng 180km; - 3 quả ngư lôi chống tàu ngầm ET-52C; 6 quả tên lửa chống tàu ngầm RDC-32; - Pháo 76mm, đuôi tàu được trang bị 2 khẩu pháo 30mm, và một số máy bay trực thăng. - Tổng số người được biên chế trên tàu là 202 người, Vận tốc cao nhất đạt 52km/h. |
>> Ấn Độ phát triển tên lửa hành trình thế hệ mới
Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đang hoàn thiện một loại tên lửa hành trình mới có tên Nirbhay.
![]() Cùng với Brahmos và Kh-59M, Nirbhay sẽ là bộ ba mũi tên xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa. Tên lửa có khả năng trang bị 24 loại đầu đạn khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ. Tên lửa có chiều dài 6m, đường kính 0,52m, trọng lượng 1.000kg, tốc độ Mach 0,7. Phát triển của Nirbhay cùng với sự hoàn thiện của biếnn thể phóng trên không và từ tàu chiến của tên lửa siêu âm BrahMos, tên lửa Kh-59M mua từ Nga, Ấn Độ đang nắm trong tay bộ 3 “mũi tên chiến lược” đủ khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phóng thủ tên lửa. Khi một nhà báo đặt câu hỏi về khả năng phát triển các tên lửa chống vệ tinh của Ấn Độ, một đại diện giấu tên của DRDO cho biết Ấn Độ hoàn toàn đủ khả năng để phát triển các hệ thống vũ khí như vậy. Nhưng do theo đuổi các mục đích hòa bình đối với không gian bên ngoài nên Ấn Độ không phát triển các hệ thống vũ khí này. “Đất nước chúng tôi không có chính sách tấn công bất cứ ai trong không gian, chúng tôi không tin vào điều đó. Nhưng chúng tôi có tất cả các yếu tố cần thiết để thiết kế và phát triển một hệ thống vũ khí như vậy”, vị quan chức giấu tên kia cho biết. Sự phát triển của tên lửa hành trình mới là một phần trong chiến lược an ninh quốc gia. Tích hợp các công nghệ và sản phẩm cần thiết để bảo vệ đất nước của Ấn Độ, đáp ứng các thách thức của tương lai. Hiện Ấn Độ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, dự kiến sẽ được phóng thử vào cuối năm 2011. |
>> Mỹ phát triển động cơ máy bay 2 chế độ
Các động cơ cải tiến F-35 của Pratt&Whitney có thể dùng cho máy bay ném bom chiến lược tiên tiến mà Mỹ sẽ bắt đầu phát triển vào năm 2012.
![]() Hình ảnh giả định máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới. PW9000 dự định lắp cho các máy bay không người lái trên hạm tương lai của Hải quân Mỹ. Trước đó, động cơ này được hãng Pratt & Whitney đề xuất lắp cho máy bay ném bom mới. Nếu như dự án máy bay ném bom mới tham vọng hơn thì hoàn toàn thích hợp cho máy bay là động cơ 2 chế độ với công nghệ thích ứng (ADVENT). Các động cơ này đang được General Electric (Mỹ) và Rolls-Royce (Anh) hợp tác phát triển theo một hợp đồng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Các động cơ mới phải biết bật chuyển đổi giữa các chế độ bay khác nhau: siêu âm và dưới âm. Tất cả các động cơ đang sản xuất đều là loại 1 chế độ. Trên các máy bay tiêm kích sử dụng các động cơ tiêu thụ nhiều nhiên liệu, cho phép đạt tốc độ cao, còn các máy bay dân dụng sử dụng động cơ dưới âm tiết kiệm. Công nghệ ADVENT sẽ cho phép kết hợp 2 phẩm chất này ở 1 động cơ. ADVENT dự kiến sẽ cho phép kiểm soát tín hiệu nhiệt của máy bay và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các hệ thống trên khoang. Nhờ các động cơ ADVENT, máy bay ném bom tiên tiến sẽ có thể bay dưới âm tiết kiệm, hoặc thực hiện các đòn tấn công nhanh trong chiều sâu lãnh thổ đối phương ở tốc độ siêu âm. Tháng 4/2009, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, quân đội Mỹ phải từ bỏ quan niệm truyền thống về không quân chiến lược; và Lầu Năm góc đã chấm dứt chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới. Tháng 9/2010, Norton Schwartz cho biết, trong mấy năm tới, sẽ nhận vào trang bị loại máy bay ném bom mới và nó là bộ phận cấu thành của cả một “họ các hệ thống tiến công” sẽ được chế tạo trong khuôn khổ khái niệm đòn tấn công nhanh toàn cầu. Cuối năm 2010, Quốc hội Mỹ yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ giảm chi phí quân sự 100 tỷ USD trong 5 năm tới. Ngoài ra, Mỹ đã nâng đánh giá nguy cơ quân sự từ phía Trung Quốc, nước đang thử nghiệm tiêm kích mới J-20. Các yếu tố này hợp lại gây ảnh hưởng tới Lầu Năm góc khiến họ tuyên bố sẽ đưa vào ngân sách 2012 kinh phí cho dự án chế tạo máy bay ném bom chiến lược mới. |
Nhãn:
ADVENT,
Boeing,
F-35,
General Electric,
máy bay động cơ 2 chế độ,
Mỹ,
Rolls-Royce,
USAF
Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011
>> Huấn luyện chó nghiệp vụ tại Iraq
Tại chiến trường Iraq, nơi những hiểm họa về thiết bị nổ tức thì (IED), tội phạm lẫn trong dân thường, việc sử dụng chó nghiệp vụ là vô cùng cần thiết.
![]() Trong một cuộc tập luyện tấn công mục tiêu nhà do quân đội Mỹ hướng dẫn, những người lính Iraq thuộc sư đoàn Bộ binh số 8 đang bắt đầu đột nhật vào “nhà giả”. Trung sĩ người Mỹ, Troy Stiner giúp cho những đồng nghiệp quen với việc tác chiến cùng chú chó Ruby. ![]() Trung sĩ Troy thả Ruby để nó đuổi theo một mục tiêu nghi ngờ trong cuộc tập luyện đột kích mục tiêu trong nhà. ![]() Trung sĩ Chris Willingham đang cùng chú chó do anh huấn luyện, Lucca dò tìm những vật tình nghi trong ngôi nhà “giả”. ![]() Hạ sĩ Daniel Cassiday đang ra lệnh cho chú chó Bad, tấn công hạ sĩ Horan đóng vai trò một người tình nghi trong trại huấn luyện ở Kalsu, Iraq ![]() Trung sĩ không quân Airman Jamie đang thả chú chó Hero để lao theo kẻ tình nghi trong bài huấn luyện khả năng “cắn” của chúng tại căn cứ Delta, Iraq. ![]() Hạ sĩ thủy quân đánh bộ Robert Attebury đóng vai kẻ tình nghi và chạy trốn khỏi chú chó K-9 Nick đang rượt đuổi đằng sau tại trại huấn luyện Baharia, Iraq. Sư đoàn của anh đóng tại tỉnh al Anbar, Iraq với nhiệm vụ giữ an ninh và ổn định. ![]() Chú chó Ruby cùng người huấn luyện Troy Stiner đang giảng giải phương pháp tác chiến với chó nghiệp vụ cho cảnh sát Iraq tại Học viện cảnh sát Diwainya. ![]() Sam, chú chó quân vụ đang tấn công một cảnh sát Iraq khi huấn luyện tại căn cứ Delata. Những người cảnh sát sẽ nhận những chú chó của riêng mình để giúp thực hiện các nhiệm vụ giữ an toàn tại tỉnh Wasit, Iraq. ![]() Những cảnh sát Iraq sử dụng những thùng đựng đạn rỗng để thay thế cho chó thật. Họ đang được huấn luyện để ra lệnh cho những chú chó quân vụ tại căn cứ Delta. ![]() Trung sĩ Laura Felts đang tiến hành khám xét một kẻ tình nghi trong sự giám sát của chú chó quân vụ trong buổi tập. ![]() Hạ sĩ Maytee Caceres đang chỉ cho mọi người cách quan sát và tìm kiếm những dấu vết thu được trên móng chân của chú chó tại căn cứ Contigency, tỉnh Tikrit, Iraq. ![]() Chú chó Luca đang nhìn người huấn luyện Chris Willingham sau khi hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm vũ khí trong buổi tập luyện đột kích nhà ở trại huấn luyện Diwaniyah, Iraq. ![]() Hạ sĩ Derrik Priest cùng chú chó quân vụ Renzo trong buổi huấn luyện tìm kiếm các thiết bị nổ tức thì (IED) ở trại huấn luyện Fallujah, Iraq. Việc huấn luyện mất nhiều thời gian để đảm bảo việc các chú chó có thể phát hiện chuẩn xác nhất. ![]() Hạ sĩ Tyler Barrier bắt tay trung sĩ Troy Stiner, một phần trong buổi diễn tập để đảm bảo chú chó Ruby không tấn công những người dân bình thường. Đằng sau là những cảnh sát thuộc Học viện Diwaniyah. |
Nhãn:
America,
chó nghiệp vụ,
Iraq,
Mỹ,
quân đội
>> Mỹ thử nghiệm tàu con nhộng vũ trụ Orion
Tàu con nhộng Orion thế hệ mới đầu tiên vừa được chuyển đến cơ sở của Lockheed Martin tại Denver để tiến hành các thử nghiệm trên mặt đất.
![]() ![]() ![]() |
Nhãn:
America,
Aviation Week,
Denver,
Lockheed Martin,
Mỹ,
NASA,
Orion
>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 1)
Bảo tàng tăng thiết giáp Musee des Blindes (Pháp) là một trong những bảo tàng tăng lớn nhất thế giới với gần 900 hiện vật các loại.
![]() Bảo tàng Musee des Blindes được chia thành các phòng trưng bày thể hiện theo giai đoạn lịch sử, quân đội. Trong ảnh là xe tăng đầu tiên do Pháp sản xuất trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất mang tên Schneider CA1. Schneider cũng nắm giữ "kỷ lục" xe tăng siêu già nhưng vẫn còn chạy tốt. ![]() Một đại diện nổi tiếng khác trong phòng trưng bày hiện vật thế chiến thứ nhất là xe tăng hạng nhẹ FT17 (Pháp sản xuất). FT17 cũng là loại tăng đầu tiên trong lịch sử phát triển xe tăng thế giới thiết kế tháp pháo quay. Kiểu dáng FT17 được coi là hình mẫu của những xe tăng sau này, đến tận thế kỷ 21 hình mẫu này vẫn không có gì thay đổi. ![]() Chiếc xe tăng hạng trung Char B1 đại diện cho thời kỳ lịch sử đen tối của nước Pháp trong giai đoạn bị quân Đức chiếm đóng từ năm 1940. Sau khi nước Pháp nằm dưới gót giày phát xít, những chiếc Char B1 lại được quân Đức sử dụng rộng rãi. ![]() Bảo tành dành một gian trưng bày riêng cho 28 loại xe tăng, thiết giáp của quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trong ảnh là xe tăng hạng trung Panther được phát triển để đối đầu với tăng T-34, khoảng 6.000 chiếc đã được sản xuất và tham chiến cho tới khi kết thúc chiến tranh. ![]() Xe tăng huyền thoại T-34-85 có lẽ đã trở thành mẫu vật không thể thiếu ở bất kỳ viện bảo tàng quân sự nào trên thế giới. ![]() Khu trưng bày vũ khí "kỳ lạ" nổi bật lên mẫu xe Vespa trang bị pháo không giật M20 cỡ 75mm. Đây là sự kết hợp tinh tế giữa thương hiệu xe máy nổi tiếng Italy với công nghệ vũ khí Mỹ. Có tới 800 chiếc Vespa loại này tham chiến tại Algerian. ![]() Gian trưng bày vũ khí của khối Warsaw gồm các hiện vật xe tăng đã đi vào huyền thoại lịch sử quân sự như T-54, T-62, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và đặc biệt là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 - bậc tiền bối của "xe tăng bay" T-90 ngày nay. ![]() Nếu đã có khí tài khối Warsaw thì tất nhiên phải có vũ khí của khối quân sự NATO. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực M-60 của quân đội Mỹ. ![]() Đại diện tới từ nước Anh là xe tăng chiến đấu chủ lực Centurion với lịch sử nửa thế kỷ phục vụ trong quân đội nhiều quốc gia trên thế giới. ![]() Khu trưng bày cuối cùng dành cho dòng xe tăng của quân đội Pháp. Đầu tiên phải kể tới mẫu xe tăng hạng nhẹ AMX-13, có thể nói đây là thiết kế thành công nhất của nước Pháp với 7.700 chiếc được sản xuất và có mặt trong thành phần lực lượng thiết giáp 25 quốc gia. ![]() Tiếp theo là xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-30 phục vụ trong quân đội Pháp từ giữa những năm 1960. ![]() Quân đội Pháp ngày nay trang bị chủ yếu xe tăng AMX-56 Leclerce. Không thể khẳng định đây là thiết kế thành công, phổ biến của nước Pháp nhưng hoàn toàn có thể nói đây là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới. AMX-56 tích hợp nhiều thiết bị công nghệ cao hỗ trợ trong tác chiến. |
Nhãn:
AMX-13,
AMX-56 Leclerce,
Centurion,
M-60,
nato,
tank,
tăng - thiết giáp,
thế giới
Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011
>> Valentine Day
![]() Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nguồn gốc của Ngày Tình Yêu. Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentine, một người La Mã đã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14/02 năm 269 trước công nguyên, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May Rủi của tình yêu. Truyền thuyết cũng kể rằng thánh Valentine đã để lại một bức thư ngắn để tạm biệt con gái của người cai ngục mà trước đó đã trở thành bạn của ông. Bức thư kí tên ông và đề bên dưới ” Valentine của em”. ![]() Có một số chi tiết khác của câu chuyện cũng cho biết thánh Valentine là một thầy tu ở điện thờ dưới thời bạo chúa Claudius. Bạo chúa Claudius sau đó đã tống giam ông vào ngục do ông đã dám thách thức ông ta. Năm 496 TCN, giáo hoàng Gelasius đã quyết định lấy ngày 14 tháng 2 để tưởng nhớ tới thánh Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentine đã trở thành vị thánh bảo trợ của những đôi tình nhân. Người ta kỉ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và những món quà như hoa và kẹo. Thông thường, người ta cũng tổ chức một cuộc gặp gỡ mang tính chất bạn bè hoặc một buổi khiêu vũ. ở Mỹ, cô Esther Howland được coi là người gửi những chiếc thiệp Valentine đầu tiên và các bưu thiếp Valentine mang tính chất thương mại đã được giới thiệu từ những năm 1800 và hiện nay ngày lễ này đã được thương mại hóa rất nhiều. Thành phố Loveland, bang Colorado là nơi kinh doanh các dịch vụ bưu điện cho ngày 14 tháng 2. Sự cuốn hút của cái đẹp của ngày Thánh Valentine vẫn được duy trì khi người ta gửi bưu thiếp cùng với những bài thơ tình và trẻ con trao đổi nhau những chiếc thiệp Valentine ở trường học. ![]() Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kì đế chế La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ Juno. Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kì và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau. Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN. Vào thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số rất nhiều các nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỉ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh từ đây. Thần ái tình – Biểu tượng truyền thống của ngày Tình yêu Con trai của thần Vệ Nữ, nữ thần của tình yêu và sắc đẹp. Thần ái tình có thể khiến cho người ta yêu nhau bằng cách bắn thủng trái tim họ với một trong những mũi tên kì diệu của mình. ![]() Thần ái tình luôn đóng một vai trò không thể thiếu được trong các ngày lễ của tình yêu và các cặp tình nhân. Thần ái tình được biết đến dưới hình dạng một đứa trẻ tinh quái và có cánh, người sẽ dùng mũi tên tình ái xuyên thủng trái tim của các “nạn nhân” của mình buộc họ phải yêu nhau đắm đuối. Thời Hy Lạp cổ đại, thần ái tình được biết đến dưới cái tên £rốt, con trai của Aphrodite nữ thần của sắc đẹp và tình yêu. Người La Mã thì lại gọi thần ái tình là Cupid. Thần ái tình chính là con trai của thần Vệ Nữ. Có một truyền thuyết kể về câu chuyện tình giữa thần ái tình và nàng Tâm Linh, một thiếu nữ người trần mắt thịt. Thần Vệ Nữ từng ghen tức với vẻ đẹp của Tâm Linh bèn sai thần ái tình trừng phạt người thiếu nữ này. Nhưng thay vì làm theo lời mẹ, thần ái tình lại yêu say đắm nàng Tâm Linh. Thần đã coi Tâm Linh như là vợ của mình nhưng vì là người trần mắt thịt nên Tâm Linh bị cấm không được nhìn mặt chồng. Tâm Linh sống rất hạnh phúc cho đến một ngày những người chị của nàng đã xúi nàng nhìn mặt thần ái tình. Lập tức thần ái tình trừng phạt Tâm Linh bằng cách bỏ đi. Tòa lâu đài và những khu vườn xinh đẹp của họ biến mất cùng với thần ái tình và Tâm Linh thấy mình ở giữa một cánh đồng trống trải. Khi Tâm Linh lang thang khắp nơi để tìm lại tình yêu của mình, nàng đã tình cờ lạc đến đền thờ thần Vệ Nữ. Bấy lâu ao ước loại bỏ được Tâm Linh, nữ thần của tình yêu và sắc đẹp đã giao cho Tâm Linh một loạt công việc mà càng về sau càng khó khăn và nguy hiểm hơn trước. Ðến công việc cuối cùng, thần Vệ Nữ trao cho Tâm Linh một cái hộp nhỏ và sai nàng mang xuống âm phủ. Thần Vệ Nữ sai nàng xuống xin một chút nhan sắc của Proserpine, vợ của Diêm Vương và cho vào trong hộp. Trong cuộc hành trình trở về mặt đất, nàng được mách nước cách tránh những hiểm nguy từ vương quốc của thần Chết và cũng được cảnh báo là không được mở chiếc hộp ra. Bị cám dỗ bởi trí tò mò, Tâm Linh đã mở chiếc hộp ra. Thay vì tìm thấy sắc đẹp, nàng đã tìm thấy giấc ngủ vĩnh hằng của cái chết. Thần ái tình đã tìm thấy nàng nằm tắt thở trên mặt đất. Thần lấy lại giấc ngủ từ xác của Tâm Linh và cất nó vào trong chiếc hộp. Tâm Linh sống lại. Cảm động trước tình yêu của Tâm Linh với thần ái tình, các vị thần đã phong nàng làm nữ thần và đón nàng lên sống ở trên ngọn núi Olympus linh thiêng. ![]() |
Nhãn:
14-2,
Claudius,
Cơ Ðốc giáo,
La Mã,
Lupercalia,
Ngày Tình Yêu,
Thiên Chúa,
Valentine
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)