Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> Sẽ không còn độc quyền về công nghệ quân sự?



Các cường quốc mới nổi bắt đầu sở hữu công nghệ quân sự mũi nhọn đánh dấu cục diện thế giới mới đang hình thành.

Gần đây, sau khi Ấn Độ bắt đầu tuyên bố bắt đầu chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai, thì Brazil cũng cho biết, họ cũng bắt đầu tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân và cho biết, họ đã có kế hoạch này từ năm 2008: chế tạo 4 tàu ngầm thông thường và 1 tàu ngầm hạt nhân. Như vậy, khi kế hoạch này được hoàn thành, Brazil sẽ kế tiếp Ấn Độ trở thành nước sở hữu công nghệ tàu ngầm hạt nhân thứ 7 trên thế giới.



Mô hình tàu ngầm hạt nhân tương lai của Brazil.


Việc Ấn Độ, Brazil phát triển tàu ngầm hạt nhân không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng tàu ngầm hạt nhân là sản phẩm mũi nhọn của công nghệ quân sự, vì vậy nó được dư luận chú ý.

Phá vỡ độc quyền về công nghệ quân sự mũi nhọn

Đã từ lâu, chỉ có một số ít quốc gia nắm được công nghệ quân sự mũi nhọn, bao gồm máy bay chiến đấu tiên tiến, tên lửa phòng không khu vực (S-300 của Nga, Patriot của Mỹ), tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân…; ngoài ra còn bao gồm lĩnh vực công nghệ đỉnh cao như vũ khí hạt nhân, công nghệ vũ trụ…

30 năm trước, chỉ có các nước phát triển như Mỹ, Nga, Pháp, Anh có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba. Còn hiện nay, cũng chỉ có một số nước có thể chế tạo tên lửa phòng không tầm xa như S-300, Patriot. Và rất ít nước sở hữu các công nghệ quân sự mũi nhọn như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân.



Mô hình tàu ngầm hạt nhân tự sản xuất của Ấn Độ.


Việc hai nước đang phát triển Ấn Độ và Brazil bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân, trên thực tế đã báo hiệu xu thế phá vỡ sự độc quyền về lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn.

Nâng cao toàn diện vị thế của các cường quốc mới nổi

Ấn Độ và Brazil đều là những nước đang phát triển, đều là những nước thứ ba có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh trong những năm qua, đều là thành viên của BRIC (từ chỉ nhóm các nước Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) ).



Tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant do Ấn Độ tự sản xuất.


Nhìn về phương Tây, các cường quốc truyền thống luôn có quyền phán quyết cuối cùng đối với các vấn đế của thế giới. Nền tảng của “bá quyền” không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngoại giao, tài nguyên, mà cuối cùng nó sẽ thể hiện ở ưu thế về sức mạnh quân sự. Mà hạt nhân của ưu thế sức mạnh quân sự chính là độc quyền những công nghệ quân sự mũi nhọn.

Trên thực tế, các cường quốc truyền thống luôn muốn giữ vững vai trò độc quyền trong lĩnh vực này. Cách thức của họ là phong tỏa công nghệ, thậm chí sử dụng phương thức hành vi quốc tế ở mức độ nhất định. Điển hình nhất là sự độc quyền đối với công nghệ vũ khí hạt nhân.



Nga từng cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Seal.


Tuy nhiên, Ấn Độ và Brazil đã bắt đầu phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân. Lúc đầu hai nước này hận một số phản đối nhưng sau đó lại được các cường quốc truyền thống ngầm thừa nhận.



Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ


Những điều đó cho thấy, đã đến lúc không thể tiếp tục duy trì sự độc quyền về công nghệ quân sự, đặc biệt là công nghệ quân sự đỉnh cao, xu thế truyền bá công nghệ là tất yếu. Mặt khác, các cường quốc truyền thống nới lỏng độc quyền lĩnh vực này vừa đúng vào lúc khai phá lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn mới, đây là điểm khởi đầu của sự độc quyền mới.

Trên thực tế, Mỹ đang nỗ lực phát triển các công nghệ hàng không vũ trụ, máy bay không người lái, công nghệ tàng hình, và Mỹ muốn độc quyền những công nghệ mới này. Như vậy, cho dù mất đi độc quyền về công nghệ quân sự mũi nhọn truyền thống, Mỹ vẫn có thể duy trì ưu thế đầy đủ về sức mạnh quân sự.

[BDV news]


>> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á



Washington đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn khó khăn, giữ lấy đòn bẫy chiến lược Đài Loan, hay đổi lấy những bình yên hiện tại với Trung Quốc.

Từ lâu Đài Loan đã nhiều lẫn gửi đề nghị đến Mỹ, thúc giục Washington bán cho họ 66 máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Tuy nhiên đến nay đề nghị này vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Đài Loan, Trung Quốc ai quan trọng hơn?

Rõ ràng chính quyền Tổng thống Obama đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đài Loan có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á. Song mối quan hệ với Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng.

Các thượng nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần thúc giục chính quyền Tổng thống Obama bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Chính quyền Tổng thống Obama cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào đầu tháng 10/2011.



Đài Loan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, song Trung Quốc cũng không kém phần quan trọng.


Đích thân Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trao đổi như vậy với thượng nghị sỹ John Cornyn, bang Texas vào ngày 21/7. Tuy nhiên, một quyết định cung cấp F-16 mới cho Đài Loan có thể làm đảo lộn những tiến bộ gần đây trong quan hệ Trung-Mỹ.

Nhiều khả năng, thay vì cung cấp F-16 mới, chính quyền Tổng thống Obama có thể lựa chọn giải pháp nâng cấp toàn bộ 146 chiếc F-16A/B hiện nay. Năm 2010, Mỹ đã chấp nhận để nâng cấp 146 chiếc F-16 của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn.

Gói nâng cấp trị 4,6 tỷ USD đã phải đóng băng vì áp lực từ Trung Quốc, văn phòng chính phủ Mỹ đã ra thông báo cho biết gói nâng cấp F-16A/B MLU sẽ được tiếp tục sau hơn 1 năm bị đình trệ.

Từ năm 2007 đến nay, Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn 16 tỷ USD vũ khí, điều này liên tục gặp phải những phản đối và cả áp lực trả đủa từ phía Bắc Kinh. Trong năm 2010, sau khi chính quyền Mỹ thông báo gói bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế và đóng băng mối quan hệ quân sự giữa hai bên suốt năm 2010.

Đầu năm 2011, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đã có những chuyển biến tịch cực bởi những chuyến thăm của lãnh đạo quốc phòng 2 nước. Mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai bên đã được cải thiện, song vẫn còn một khoảng cách rất xa trong cách suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề của đôi bên.

Sau chuyến thăm của Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đô đốc Mike Mullen ông tỏ ra rất lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán chiến lược. Đặc biệt, thời hạn công bố quyết định quan trọng này sẽ trùng với quốc khánh của Trung Quốc.

Rupert Hammond-Chambers chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ-Đài Loan cho biết. Thời điểm để đưa ra quyết định bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan là rất khó khăn bởi nhiều lý do khác nữa.

Quyết định này sẽ mắc kẹt vào chuyến thăm Trung Quốc của Phó tổng thống Mỹ Joseph Biden vào tháng tới. Cùng với đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawai vào tháng 11/2010 và chuyến thăm của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình đến Mỹ vào mùa đông.

Rupert Hammond-Chambers bình luận rằng: “Nó không có vẻ chính đáng, rằng chính quyền Tổng thống Obama sẽ cho Đài Loan câu trả lời ngay trong chuyến thăm của hai nhân vật cấp cao của Trung Quốc. Tôi nghi nghờ rằng, kết quả đơn giản chỉ là nhắc lại quyết định hiện đại hóa số máy bay chiến đấu của Đài Loan đã được đề cập trước đây mà thôi”.

Andrew Yang, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trung Quốc sẽ rất khó chịu và vô cùng tức giận, tôi không tin Mỹ sẽ có hành động quyết liệt trong vấn đề này”.

Tuy nhiên, một khi việc yêu cầu bán máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan bị thất bại, điều đó sẽ làm tổn thương nghiêm trọng khả năng tự vệ của Đài Bắc. “Nếu chúng ta không có máy bay chiến đấu mới để thay thế cho máy bay chiến đấu đã cũ, chúng ta sẽ mất đi đòn bẩy của chính mình”, ông Yang đã nói.

Ông Yang cho biết, Đài Loan có quyền mua vũ khí từ bên ngoài để bảo vệ mình trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Ông cũng cho biết rằng, quân đội cùng các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí xung điện từ mới EMP.

Đài Loan cũng đang phát triển các loại tên lửa mới, tuy nhiên ông Yang từ chối xác nhận sự phát triển của tên lửa hành trình đối đất Hùng Phong-2E.

Đài Loan lo ngại bị Mỹ "bán" cho Trung Quốc

Hiện tại, quan hệ Mỹ-Trung đang có những diễn biến tích cực, một quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan sẽ làm phá sản mọi nỗ lực hàn gắn quan hệ hiện nay. Bắc Kinh đang cho thấy họ ngày càng trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan và biển Đông.

Thật khó có thể lường trước những phản ứng của Bắc Kinh nếu quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan được thông qua. Nhưng nếu không cung cấp vũ khí mới cho Đài Loan, cán cân quân sự giữa eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục bất lợi cho Đài Bắc, một khi Đài Loan mất khả năng tự vệ trước một cuộc tấn công nếu có, sự can thiệp quân sự của Mỹ xem như đã quá muộn

Thứ trưởng quốc phòng Yang cho biết: “Mất Đài Loàn vào tay Trung Quốc đó sẽ là một thảm họa đối với sức mạnh quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc xây dựng được các căn cứ quân sự trên đảo Đài Loan, họ sẽ thống trị toàn bộ biển Đông và đe dọa đến sự hiển diện của Mỹ tại Đông Bắc Á".

Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết, nếu để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Washington sẽ mất đi một nhà cung cấp tình báo đáng tin cậy và quan trọng. Ông nói: “Chúng tôi đang thu thập những thứ tốt nhất và chúng tôi đang chia sẽ nó với Mỹ”

Lực lượng không quân Đài Loan đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lực lượng, các máy bay chiến đấu của họ đã bắt đầu lão hóa và xuống cấp. Trong khi đó, không quân Trung Quốc hàng năm nhận được hàng trăm máy bay chiến đấu mới. Cùng với đó là sự xuất hiện của máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20, tàu sân bay Thi Lang sắp được đưa vào thử nghiệm.

Hiện tại không quân Đài Loan có 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, 56 chiếc Mirage-2000, 146 chiếc F-16A/B, khoảng 60 chiếc F-5E/F số máy bay F-5 này buộc lòng phải nghỉ hưu trong khoảng 1 thập kỷ tới.

Mặc dù Đài Loan đã tiến hành nâng cấp 71 máy bay trong tổng số 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, nâng cấp một số máy bay tiêm kích Mirage-2000. Nếu Đài Loan không thể có được F-16C/D họ sẽ tiếp tục nâng cấp 55 chiếc IDF còn lại. Tuy nhiên điều này sẽ không thể lấp đầy khoảng cách đối với Không quân Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích chính trị nhận định rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ chọn giải pháp nâng cấp 146 chiếc F-16A/B hiện tại của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn, thậm chí là lên tới Block-52 Plus, gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay của F-16.

Điều đó sẽ phần nào trung hòa lợi ích giữa đôi bên, duy trì được mối quan hệ quân sự tốt đẹp với Trung Quốc Mỹ sẽ có thêm nhiều thời gian để củng cố những toan tính của mình tại châu Á-Thái Bình Dương.

[BDV news]


>> Kế hoạch 'vươn ra vùng biển sâu' của Hàn Quốc



Ý tưởng xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng vươn ra khỏi thềm lục địa, tiến vào vùng biển sâu không được biết tới nhiều trong một thập kỷ qua.


Nhưng điều đó không có nghĩa quốc gia “lắm tiền” này không có tham vọng phát triển hải quân tầm cỡ thế giới, mà đơn giản rằng họ không được sự chú ý nhiều như đối với người láng giềng Trung Quốc.

Một hòn đảo phía nam luôn mâu thuẫn với đất liền, dân cư địa phương phản ứng kịch liệt trước sự xây dựng một căn cứ quân sự lớn, vấn đề bảo vệ rặng san hô đáy biển là một câu hỏi lớn của các nhà khoa học. Liệu đây có phải là những thông tin quen thuộc liên quan tới tranh chấp kéo dài về việc xây dựng căn cứ Mỹ tại đảo Okinawa, Nhật Bản?

Câu trả lời là không. Đây là hòn đảo Jeju-do nằm phía nam của Hàn Quốc. Chính phủ quốc gia này đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm hải quân cỡ lớn tại làng Gangjeong – ngôi nhà trong tương lai của hạm đội tàu chiến cỡ lớn và rất hiện đại của Hàn Quốc trong tương lai không xa.

Với mối đe dọa ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang buộc phải “phình to” hải quân và thực hiện tham vọng sở hữu hải đội có tầm cỡ thế giới.

Hải quân Hàn Quốc có những hạm đội tàu chiến mạnh

Lực lượng hải quân nước sâu của Hàn Quốc được xây dựng dựa trên nòng cốt là những tàu chiến có trang bị hệ thống dẫn đường cho tên lửa phức tạp. Hai tàu chiến thuộc diện “hàng khủng” có trang bị hệ thống Aegis có trọng lượng choán nước 7.600 tấn vừa tham gia vào biên chế hải quân Hàn Quốc đã khẳng định tham vọng của quốc gia này.



Tàu tấn công-đổ bộ lớp Dokdo có khả năng chuyên trở trực thăng và sắp tới là cả các máy bay không người lái.



Ngoài ra, với khoảng nửa tá tàu chiến có trọng lượng choán nước 4.500 tấn cùng các tàu tấn công và tàu ngầm, hải quân Hàn Quốc có một sức mạnh đáng kể.

Dokdo – tàu tấn công-đổ bộ có trọng lượng choán nước 18.000 tấn là hạt nhân dẫn đầu cho hạm đội tàu chiến chiến lược của hải quân Hàn Quốc. Dokdo lớn hơn mọi tàu chiến mà hải quân Nhật Bản và thậm chí cả hải quân Trung Quốc đang sở hữu. Đây là tàu chiến lớn nhất của các quốc gia Đông Á.

Danh hiệu của Dokdo vẫn sẽ được duy trì cho tới khi Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay vào hoạt động. Trên thực tế, tàu sân bay của hải quân Trung Quốc khiến cho báo chí tốn nhiều giấy mực vẫn đang phải “đánh vật” với quá trình sửa chữa và chuẩn bị.

Mặc dù tác dụng chính của sân bay trên tàu Dokdo là hỗ trợ máy bay trực thăng và lính thủy đánh bộ, tuy nhiên nó cũng có khả năng hỗ trợ thêm cho các máy bay chiến đấu không người lái. Và hiện tại, Hàn Quốc đang có kế hoạch chế tạo thêm một số tàu giống như Dokdo với trọng lượng nhỏ hơn.

Nguyên nhân của chiến lược này

Lý giải cho nguyên nhân phát triển hải quân chóng mặt, giống như người láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc tuyên bố đây là sự cần thiết để đưa sức mạnh quân sự vượt ra vùng biển quốc tế nhằm hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra.



Đảo Jeju từ lâu đã được coi là thiên đường du lịch tại Xứ sở Kim Chi.


Nhưng theo các chuyên gia quân sự thì lời giải thích hợp tình hợp lý hơn chính là qui mô của nền kinh tế. Khi qui mô của nền kinh tế tăng trưởng, “phần chia” tài chính dành cho hải quân cũng lớn dần, do vậy các quốc gia sẽ tiến hành “mở rộng trước, tìm lý do sau”.

Căn cứ hải quân ở phía nam đảo Jeju là một bước tiến rõ ràng chứng minh tham vọng vươn ra biển sâu của Hàn Quốc. Và quốc gia này cũng chọn địa điểm căn cứ ở phía nam nhằm tránh càng xa càng tốt "người láng giềng nóng tính" Triều Tiên ở phía bắc. Cho dù Triều Tiên được coi là kẻ thù chính của Hàn Quốc, nhưng trên thực tế, người dân 2 miền vẫn cùng một dân tộc.

Sau khi hoàn thành vào năm 2014, căn cứ này sẽ là ngôi nhà mới cho khoảng 20 tàu chiến và tàu ngầm hiện đại nhất của Hàn Quốc. Căn cứ ở Jeju sẽ có khả năng chứa hai tàu chiến cỡ lớn cùng một lúc. Điều an ủi duy nhất đối với người dân đảo Jeju là căn cứ hải quân hùng mạnh mới sẽ kích thích số lượng khách du lịch tới thăm quan.

Hoàn cảnh mới và tương lai của chiến lược vươn tầm hải quân của Hàn Quốc.

Chiến lược đưa Hải quân Hàn Quốc vươn ra vùng biển sâu được phát triển vào cuối những năm 1990. Đây là thời kì mà mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên khá êm ấm khi chính sách Ánh dương của cựu tổng thống Kim Dea-jung vẫn phát huy tác dụng.



Chính sách Ánh dương của cựu tổng thống Kim Dea-jung và thời kì "cơm lành canh ngọt" với Triều Tiên đã qua từ lâu.

Nhưng tình hình hiện nay đã đổi khác rất nhiều. Trái ngược với việc hải quân Trung Quốc ít gây phiền nhiễu tới bờ biển Hàn Quốc, Triều Tiên lại chứng tỏ mình là một thế lực đáng gờm. Vào năm ngoái, tàu ngầm Triều Tiên đã bắn chìm tàu khu trục Cheonan và cướp đi sinh mạng của hơn 40 thủy thủ.

Có vẻ các quan chức Hàn Quốc đã quá chú trọng vào tham vọng vươn ra vùng biển sâu mà lơ là mối đe dọa chính đối với quốc gia này chính là người anh em Triều Tiên ở phía bắc. Và những sự kiện đau thương xảy ra vào năm 2010 cũng đã góp phần làm thay đổi kế hoạch của hải quân Hàn Quốc.

Ý tưởng “vươn ra biển sâu” càng ngày càng ít được nhắc tới và chính phủ đã rút lại “Chiến Lược Hải Quân Đại Dương”.

[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 4)



>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)
>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)
>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 3)

Thế hệ pháo cối tự hành ưu việt của Phần Lan và các loại đạn cối thông minh có độ chính xác cao, sẵn sàng đương đầu với các thách thức trong chiến trường hiện đại.

AMOS (Phần Lan)

Được nghiên cứu bởi sự hợp tác của hai công ty Patria và Hagglunds từ năm 1996, hệ thống pháo cối tự hành AMOS - Advance MOrtar System nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị trong quân đội Phần Lan và Thụy Điển.

Trong đó, Patria lo phần nghiên cứu về hệ thống nạp đạn tự động từ phía cuối nòng pháo còn Hagglunds nghiên cứu chế tạo loại nòng súng cối thế hệ mới, có khả năng chịu được tốc đọ bắn cực cao.


Bản thử nghiệm đầu tiên của pháo cối AMOS được đặt trên thân xe thiết giáp bánh hơi AMV.



Pháo cối tự hành AMOS với thân xe thiết giáp bánh xích CV-90.


Tháp pháo của hệ thống AMOS bao gồm hai nòng pháo cối cỡ 120 mm . So với pháo cối thông thường, AMOS có tốc độ bắn vượt trội vì sở hữu tới hai nòng pháo và hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động, giúp nó có thể đạt tốc độ bắn duy trì tới 26 phát/phút.

Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng bắn MRSI (Multiple Rounds Simulteaneous-Impact), nghĩa là AMOS sẽ thay đổi góc bắn của nòng pháo cực nhanh khi bắn khiến tất cả các viên đạn đều rơi cùng một điểm trong cùng một lúc.

Trong chế độ MRSI, AMOS có thể bắn liên tiếp 16 quả đạn. Trong chế độ bắn và chạy (hit and run), AMOS có thể bắn xong 14 quả đạn và di chuyển trước khi quả đạn đầu tiên chạm đến mục tiêu khiến việc phản pháo trở nên cực kỳ khó khăn.



Video mô tả chế độ bắn MRSI.


Ngoài các khả năng trên, do sở hữu nòng pháo dài tới 3m, AMOS cũng có thể làm nhiệm vụ của pháo bắn thẳng với tầm bắn 1,5 km. Chức năng chính là một khẩu pháo cối, AMOS có thể bắn tất cả các loại đạn cối, kể cả các loại đạn cối “thông minh” điều khiển bằng laser với tầm bắn 10 km.

Trong biến thể của Thụy Điển, AMOS sử dụng loại đạn thông minh Strix dẫn đường hồng ngoại do Saab sản xuất với tầm bắn 7 km. Theo Saab, đạn Strix có khả năng bám đuổi các mục tiêu cơ giới và phân biệt được nguồn nhiệt giữa động cơ mục tiêu phát ra và nguồn nhiệt từ đạn mồi cũng như các đám cháy.

Tháp pháo AMOS hoàn toàn tự động được vận hành bởi binh lính ngồi trong thân xe, hơn nữa nó cũng được bọc giáp để chống lại các loại đạn súng bộ binh cũng như mảnh đạn pháo. Khối lượng tháp pháo thay đổi từ 3,6 tấn - 4,4 tấn tùy theo mức độ giáp bảo vệ.



AMOS lắp đặt trên tầu tuần duyên CB-90


Hiện nay, quân đội Phần Lan vận hành 4 hệ thống AMOS được lắp đặt trên thân xe thiết giáp bánh hơi AMV, xe thiết giáp bánh xích CV90 và tầu tuần tra bờ biển CB90. Ngoài ra, một hợp đồng cung cấp 20 hệ thống AMOS cho quân đội cũng đã được ký kết và đang trong giai đoạn chuyển giao.

NEMO (Phần Lan)

Đây là biến thể rút gọn chỉ dành cho xuất khẩu của pháo cối tự hành AMOS. Phiên bản NEMO (NEw MOrtar) đầu tiên lắp đặt trên thân xe thiết giáp bánh hơi AMV được Patria giới thiệu vào năm 2006.

Là biến thể rút gọn của AMOS, NEMO chỉ gồm một nòng pháo và có tốc độ bắn chỉ đạt 10 phát/phút và bắn chế độ MRSI với loạt bắn 6 quả đạn. Tuy vậy, tầm bắn và khả năng sử dụng đa dạng các loại đạn cối thông thường và thông minh của NEMO vẫn tương tự như phiên bản nội địa AMOS.



NEMO là phiên bản rút gọn của AMOS với một nòng pháo và chỉ có hệ thống nạp đạn bán tự động.


Ưu điểm của NEMO nằm ở khối lượng cực nhẹ của nó. Với toàn bộ khối lượng chỉ có 1,6 tấn, NEMO có thể được lắp đặt trên rất nhiều xe thiết giáp hạng nhẹ, kể cả xuồng tuần tra cao tốc.

Cho đến thời điểm hiện nay, NEMO đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các quốc gia trên thế giới. Slovenia là khách hàng đầu tiên của hệ hống này khi kí hợp đồng mua NEMO từ ăn 2006.

Năm 2009, lực lượng biên phòng Arab Saudi đã đặt mua 36 hệ thống NEMO lắp trên thân xe thiết giáp LAV, lô đầu tiên của số vũ khí này sẽ được bàn giao từ tháng 4/2011. Lực lượng tuần duyên Các tiểu vương quốc Arập thống nhất cũng đặt mua 6 hệ thống NEMO lắp trên các tầu tuần duyên



Hệ thống NEMO đặt trên tầu tuần duyên cao tốc.


Đạn cối thông minh

Công nghệ chế tạo đạn cối thông minh cũng không hề phát triển chậm hơn tốc độ ra đời của các loại pháo cối. Trong điều kiện các phương tiện chiến tranh hiện đại hầu hết đều có thể vận động liên tục trên chiến trường, các loại đạn cối thông minh được phát triển nhằm tiêu diệt các mục tiêu di động hoặc tiêu diệt nhiều mục tiêu khác nhau trên chiến trường mà không phải điều chỉnh lại nòng pháo.

Một số những loại đạn cối thông minh được giới thiệu hiện nay bao gồm Strix của Thụy Điển, Kitolov-2 của Nga hay M935 (đạn cối dẫn đường chính xác, PGMM-Precision Mortar Munition) đang được Mỹ phát triển.

Thế hệ đạn cối đầu tiên sử dụng phương pháp dẫn đường bằng con quay hồi chuyển với độ lệch CEP tới 360 mét ở cự ky 12 km và 630 mét ở cự ly 15 km đã không làm hài lòng quân đội Mỹ. Thế hệ đạn cối mới sử dụng hệ thống dẫn đường GPS/INS cho phép giảm độ lệch xuống mức 100 mét ở cự ly 15 km. Thậm chí, biến thể M935 mới nhất có thể đạt CEP chỉ ở mức 2 mét trong cự ly 15 km.



Đạn cối M935 dẫn đường GPS/INS của Hoa Kỳ có khả năng đạt CEP chỉ 2 mét ở khoảng cách 15 km.


Khác với Hoa Kỳ, Nga sử dụng loại đạn cối dẫn đường bằng laser có tên Kitolov-2.

Khác với M-935, Kitolov-2 được chế tạo nhằm chống lại các phương tiện cơ giới di động. Điểm hạn chế của Kitolov-2 là mục tiêu phải luôn được chiếu laser đánh dấu trước khi đạn bay tới được mục tiêu.



Đạn cối dẫn đường bằng laser Kitolov-2 với bộ chỉ điểm laser.

Đầu dò của Kitolov-2 cho phép nó có thể nhận ra điểm được đánh dấu laser từ kkhoảng cách 7 km.

Trong điều kiện thực chiến, Kitolov-2 có thể đánh bại các mục tiêu nằm cách xa nhau 800 mét mà không phải điều chỉnh nòng súng. Viên đạn Kitolov-2 với đầu nổ nặng 10 kg tấn công từ nóc có thể đánh bại bất cứ phương tiện cơ giới nào.

Khác với hai loại đạn cối trên, loại đạn cối Strix của Thụy Điển lại sử dụng phương pháp dẫn đường hồng ngoại. Strix có thể đánh bại các phương tiện thiết giáp di động ở khoảng cách 7 km.



Đạn cối dẫn đường bằng hồng ngoại Strix do Saab (Thụy Điển) sản xuất.


Những khẩu pháo cối tự hành đã lấp đầy chỗ trống giữa hỏa lực chi viện của pháo tầm xa và hỏa lực bắn thẳng trong chiến trường hiện đại.

Ngày nay, với các công nghệ giúp pháo cối có tốc độ bắn cực cao, khả năng di chuyển linh hoạt cùng với các loại đạn thông minh, đây chắc chắn sẽ là thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm của lục quân các nước trong tương lai.

>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)
>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)
>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 3)


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 3)




Được thiết kế để có thể lắp trên nhiều loại thân xe, đường đạn được tính toán bằng máy tính hiện đại để đạt hiệu quả bắn chính xác là nét chính trong các loại pháo cối tự hành thế hệ mới.

Wiesel (Đức)

Sau những thử nghiệm thành công khi lắp đặt pháo cối 120 mm trên thân xe thiết giáp đổ bộ đường không Wiesel-1, Bộ Quốc phòng Đức đã quyết định phát triển các mẫu pháo cối tự hành trên thân xe Wiesel-2. Hai mẫu thử nghiệm của hệ thống này đã được thử nghiệm thành công năm 2004.

Tiếp nối thành công này, năm 2009, quân đội Đức đã quyết định mua 8 hệ thống cối tự hành này với giá 9 triệu USD/xe kết hợp hai xe trinh sát chiến trường điều khiển bắn trị giá 5 triệu USD/xe.

Những chiếc xe này sẽ được bàn giao trong nửa cuối năm 2011 để tiến hành những thử nghiệm thực địa cuối cùng. Sau những thử nghiệm này, quỹ dành cho chương trình phát triển có thể đủ cho việc sản xuất 38 pháo cối tự hành Wiesel-2 cùng 44 xe hỗ trợ khác như xe tiếp đạn, xe trinh sát và điều khiển bắn.

Pháo cối 120 mm của Wiesel-2 có thể thực hiện các thao tác ngắm, nạp đạn và bắn trong cabin được bảo vệ toàn bộ. Hệ thống điều khiển bắn vi tính hóa cho phép khẩu cối này có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái sẵn sàng bắn trong thời gian nhỏ hơn 60 giây.

Khung xe Wiesel-2 là loại có thể sử dụng khá tiện lợi trên chiến trường. Mặc dù bốn cuộc thử nghiệm thả dù từ máy bay đối với loại thiết giáp này đều thất bại nhưng nó vẫn có thể dễ dàng vận chuyển bằng trực thăng khi một chiếc trực thăng CH-53 Sea Stallion có thể chở theo hai chiếc Wiesel-2 một lần.





Video clip giới thiệu pháo cối tự hành Wiesel-2.


Wiesel-2 có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu trong thời gian nhỏ hơn 60 giây.




Khung xe Wiesel-2 được thiết kế chuyên biệt để vận chuyển bằng máy bay. Một trực thăng CH-53 có thể mang theo tới hai xe thiết giáp loại này.

SRAMS (Singapore)

Hệ thống Pháo cối tiên tiến bắn nhanh (SRAMS - Super Rapid Advance Mortar System) đã được trang bị cho quân đội Singapore trong thời gian gần đây cùng với các xe thiết giáp bánh xích Bronco.

Hệ thống SRAMS có rất nhiều ưu điểm như hệ thống nạp đạn bán tự động cho phép tốc độ bắn tối đa có thể đạt 18 phát/phút;



Pháo cối SRAMS lắp đặt trên thân xe thiết giáp Bronco.



Pháo cối 120 mm SRAMS được tích hợp hệ thống chống giật và làm mát nòng súng hiện đại khiến tốc độ bắn có thể đạt đến 18 phát/phút.


Hệ thống làm mát nòng pháo cùng bộ phận chống giật thủy lực giúp tăng độ chính xác cùng việc điều chỉnh hướng và góc của nòng pháo cối hoàn toàn tự động hóa dưới sự điều khiển của hệ thống kiểm soát bắn vi tính hóa.
Hệ thống SRAMS cũng có thể sử dụng rất nhiều loại đạn, kể cả các loại đạn cối có hỗ trợ động cơ tên lửa tăng tầm với tầm bắn lên tới 13 km.

Bên cạnh khung xe thiết giáp bánh xích Bronco, SRAMS cũng có thể lắp đặt lên rất nhiều các khung xe khác như xe trinh sát hạng nhẹ Spyder của Singapore, Humvee của Mỹ hay xe RG-31 Mk5 4x4 trong bản SRAMS Singapore bán cho Các tiểu vương quốc Arập thống nhất.

Cho đến thời điểm này, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất là khách hàng nước ngoài duy nhất của SRAMS với bốn hệ thống đã được chuyển giao.



SRAMS lắp đặt trên xe trinh sát hạng nhẹ Spyder của Singapore.


2S9 Nona và 2S31 Vena (Nga)

Bên cạnh pháo cối tự hành 82 mm 2B9 Vesilek và 2S24 trên khung xe MT-LB, Nga cũng có truyền thống khá lâu trong việc phát triển các hệ thống pháo cối tự hành 120 mm có tháp pháo riêng biệt như 2S9 Nona, 2S23 Nona-SVK và mới nhất là 2S31 Vena.

Hệ thống 2S9 Nona được là hệ thống pháo cối 120 mm có tháp pháo được lắp đặt trên thân xe đổ bộ đường không BTR-D. Được tẩng bị pháo cối đa dụng 2A51 120 mm có khả năng bắn cả đạn pháo và đạn cối, 2S9 Nona có cả khả năng bắn đạn cầu vồng hay bắn thẳng.

Tầm bắn của Nona có thể đạt 8,9 km với đạn nổ thông thường và 13 km với đạn có tăng tầm tên lửa. Tuy nhiên, tốc độ bắn của khẩu pháo cối này là một hạn chế, chỉ đạt từ 6 - 8 phát/phút.



Hệ thống 2S9 Nona đang khai hỏa.


Phiên bản 2S23 Nona SVK là một phiên bản cải tiến của 2S9 Nona dựa trên thân xe thiết giáp chở quân BTR-80. Mặc dù sử dụng nòng pháo cối mới 2A60, 2S23 Nona SVK vẫn sử dụng các loại đạn giống như 2S9 Nona.

Một ưu điểm nữa của 2S23 Nona SVK là thân xe có khả năng vận động tốt hơn và ít yêu cầu bảo dưỡng hơn phiên bản trước.

Tổng cộng đã có 1.000 pháo cối tư hành 2S9 Nona và 100 hệ thống 2S23 Nona SVK đã được sản xuất. Trong đó, hệ thống 2S23 Nona SVK được tin rằng đã bị copy bởi Trung Quốc để sản xuất ra pháo cối tự hành PLL-05 của họ.



Pháo cối tự hành 2S23 Nona SVK đã bị Trung Quốc copy để chế tạo phiên bản cối tự hành PLL-05 của họ.


Hệ thóng pháo cối tự hành mới nhất của Nga hiện nay là 2S31 Vena được phát triển từ 15 năm trước dựa trên thân xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

Hệ thống này được trang bị pháo cối 2A80 120 mm nòng trơn dài hơn hẳn các hệ thống trước đó. Pháo cối 2A80 cũng có khả năng bắn toàn bộ các loại đạn cối 120 mm cũng như các loại đạn pháo và đạn cối tự dẫn lade Kitolov-2M.

Thậm chí, 2A80 có khả năng bắn các các loại đạn chỉ dành riêng cho pháo nòng xoắn.

Một xe 2S31 Vena có thể mang theo 70 viên đạn với 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp dạn tự động cho phép bắn nhanh. Pháo có tầm bắn tối đa từ 7,2 km với đạn thường và 13 km đối với đạn tăng tầm hỗ trợ động cơ tên lửa.



2S31 Vena là hệ thống pháo cối tự hành hiện đại nhất của Nga hiện nay.


Hiện tại, hệ thống 2S31 Vena đang nằm trong danh mục có thể xuất khẩu của Nga, tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ một đơn đặt hàng nào khác ngoài quân đội Nga đối với hệ thống này.

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)
>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)

[BDV news]


>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?



Xin phân tích một số nhược điểm của F-22 để thấy bất cứ loại vũ khí hiện đại nào cũng có nhược điểm và đối phương luôn có thể tìm ra cách đối phó thích hợp.

Điều đáng ngạc nhiên trong chiến dịch quân sự của liên minh phương Tây tiến hành ở Libya là việc Mỹ không đưa tiêm kích F-22 “Chim ăn thịt” tham chiến. Như vậy, suốt 6 năm được đưa vào trang bị, loại máy bay này chưa một lần “đánh đấm” thực sự.

"Giá mà có khả năng"

Chiến dịch quân sự của liên minh phương Tây ở Libya bắt đầu từ 19/3/2011 với các màn phô diễn của F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Dassault Rafale, Tornado GR4.

Trước chiến dịch mang tên “Bình minh Odyssey”, giới quân sự chờ đợi sự tham gia của “Chim ăn thịt” F-22 - máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên, sự mong đợi của các chuyên gia đã không trở thành hiện thực khi mà F-22 không chịu “ló mặt” trên bầu trời Libya. Không quân Mỹ còn tuyên bố, loại máy bay này sẽ không tham chiến trong tương lai.

Theo nhà phân tích Loren Thompson làm việc tại Viện Lexington, lý do đơn giản là chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến nhất này của Mỹ không được chế tạo để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu giống như những gì đang phải làm ở Libya.

“Mục đích chủ yếu của giai đoạn một là thiết lập vùng cấm bay trên không phận quốc gia châu Phi này, muốn vậy phải tiêu diệt hoàn toàn các hệ thống phòng không của ông Gaddafi”. F-22 không được thiết kế để đánh các mục tiêu trên mặt đất. Máy bay có thể mang 2 bom có điều khiển JDAM khối lượng 450 Kg có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cố định, nhưng vũ khí này không được dùng để đánh các mục tiêu di động.

Ngoài ra, radar của F-22 không quét được địa hình như các radar sử dụng anten tổng hợp, nghĩa là không thể tự chọn mục tiêu trên mặt đất. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng F-22 để đánh mục tiêu mặt đất, các thông số của mục tiêu phải được nạp vào máy tính của máy bay từ trước khi cất cánh.

Đây vẫn chưa phải là đoạn cuối liệt kê khiếm khuyết của chiếc máy bay thế hệ 5 của Mỹ. Bởi F-22 còn bị hạn chế trong khả năng liên lạc, chỉ có thể chia sẻ thông tin với các máy bay F-22 khác trong biên đội.

Cụ thể, F-22 được trang bị hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link 16, hệ thống được giới quân sự Mỹ và NATO sử dụng rộng rãi, nhưng “bị cắt bớt”. Theo đó, hệ thống này chỉ có thể thu các tin tức tác chiến từ các máy bay hoặc máy bay lên thẳng khác và không thể dùng để chuyển dữ liệu.

Khi thiết kế chế tạo F-22, các kỹ sư đã chủ tâm hạn chế khả năng liên lạc của chiếc tiêm kích nhằm đảm bảo khả năng tàng hình cao hơn – người ta định nếu đưa máy bay vào tác chiến sẽ luôn duy trì chế độ không có liên lạc vô tuyến.



Chim ăn thịt" F-22 tự cô lập mình trên không do không thể liên kết chiến đấu với máy bay "bạn".


Vào cuối tháng 3/2011, chính Tư lệnh Không quân Mỹ Norton Schwartz quyết định đề cập đến việc F-22 không tham gia vào chiến dịch Libya. Theo ông, máy bay tiêm kích này của Mỹ không tham gia chiến dịch vì nó ở căn cứ cách xa chiến trường.

“Giá như F-22 được bố trí ở một trong những căn cứ ở châu Âu, chắc chắn chúng đã tham chiến trong chiến dịch Libya”, ông Schwartz tuyên bố. Ông nói thêm “do chiến dịch ở Libya đã bắt đầu khá nhanh, nên đã quyết định huy động những lực lượng đang ở gần”.

Theo các nguồn tin Mỹ, hiện F-22 đang có ở các căn cứ ở Virginia, New Mexico, California, Florida, Alaska và Hawaii. Cuối bài phát biểu ông Schwartz tuyên bố “việc F-22 không tham gia chiến dịch này không phải là minh chứng cho sự vô dụng của nó”.

Cũng ngày hôm đó, phát biểu tại cuộc điều trần của tiểu ban ngân sách Hạ viện Mỹ, ông Schwartz định giải thích vì sao không quân đã quyết định năm 2010 không cải tiến hệ thống liên lạc của máy bay tiêm kích F-22 dự kiến sẽ thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Increment 3.2”.

Theo ông Schwartz, dự định lắp cho F-22 hệ thống liên lạc tiêu chuẩn MADL là hệ thống hiện đang được nghiên cứu chế tạo cho các máy bay tiêm kích tương lai F-35 Lightning II. Hệ thống MADL mới chưa được kiểm tra để sử dụng cho tác chiến, do đó việc dùng hệ thống này cho F-22 sẽ làm chi phí tăng lên và ẩn chứa sự mạo hiểm nhất định, điều mà không quân không thể chấp nhận. Đồng thời các thông số còn lại của chương trình Increment 3.2 sẽ được thực hiện.

Tính năng của F-22

Kíp lái: 1 người
Dài: 18,9 mét; Sải cánh: 13,56 mét
Khối lượng máy bay không tải: 19,7 tấn;
Khối lượng cất cánh tối đa: 38 tấn;
Động cơ: 2 động cơ Pratt&Whitney F-119-PW-100 lực đẩy 140kN;
Tốc độ tối đa: Mach 2,25;
Tốc độ vượt âm hành trình: Mach 1,5;
Bán kính tác chiến: 759km;
Trần bay: 19.800m;
Vũ khí: pháo 20m. 6 tên lửa không đối không hoặc 2 bom JDAM, 4 điểm treo trên 2 cánh mang vũ khí có khối lượng đến 2,3 tấn.

Cựu chỉ huy tình báo Không quân Mỹ David Deptula có mặt tại phiên điều trần ở Hạ viện đã phê phán mạnh việc từ chối lắp MADL lên F-22. Theo ông này, thật là vô nghĩa khi định chế tạo “máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới” mà lại không thể trao đổi dữ liệu với các máy bay khác.

Ông Deptula đã coi quyết định của Không quân Mỹ từ chối lắp hệ thống MADL lên máy bay tiêm kích F-22 là “sự thông minh tính bằng xu, còn sự ngu ngốc có giá gấp hàng trăm lần).

Dù sao, rất thú vị là để F-22 có thể trao đổi thông tin với các máy bay, máy bay lên thẳng khác và các đơn vị mặt đất, Không quân Mỹ đã thiết lập một cụm thông tin hàng không đặc biệt. Cụm này bao gồm 6 loại máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk Block 20 có thể trao đổi dữ liệu với máy bay tiêm kích.

Đồng thời các máy bay không người lái có thể chuyển dữ liệu từ F-22 sang các máy bay và máy bay lên thẳng khác có trang bị hệ thống Link 16. Một hệ thống như vậy được thiết lập cho trường hợp tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô lớn và hiện chưa được ứng dụng trong thực tiễn.

Có nghĩa là, thực chất Không quân Mỹ xác nhận là dẫu sao các phi công F-22 vẫn cần trao đổi dữ liệu. Nhưng chưa hiểu được vì sao phải thiết lập cho “Raptor” cụm thông tin độc lập riêng và từ chối cải tiến các hệ thống thông tin hiện có của máy bay tiêm kích. Chắc là, vẫn có sự chú trọng đến khả năng khó phát hiện như trước – khi nhận thông tin từ cụm liên lạc, F-22 có được nguồn dữ liệu tác chiến phong phú hơn mà không tự làm lộ mình.

Đáng lưu ý là F-22 được đưa vào trang bị năm 2005. Từ ngày đó nó chưa hề tham chiến vào bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ tiến hành ngoài lãnh thổ Mỹ. Một mặt, chiếc chiếc máy bay tiêm kích Mỹ này này quá đắt để có thể tham chiến ở Pakistan, Iraq, Afghanistan hoặc Somalia. Nhưng mặt khác, làm thế nào để kiểm tra mọi tính năng của nó khi máy bay chưa hề chứng tỏ trên thực tế “sự hùng mạnh” của mình.

Những điều khó chịu về kỹ thuật

Một đòn tiếp theo hạ uy tín của máy bay tiêm kích Mỹ thế hệ 5 này đã giáng xuống cuối tháng 3/2011, khi biết được là Không quân Mỹ hạn chế trần bay của F-22.

Theo chỉ thị của Bộ chỉ huy tác chiến không quân (ACC) của Không quân Mỹ, trần bay của F-22 không được vượt quá 7.600m – trong khi theo các thông số kỹ thuật đã được công bố, “trần” của “Raptor” là gần 20.000m.

Nguyên nhân của việc này là việc điều tra nhằm kiểm tra các hệ thống tái sinh oxy (OBOGS) đã được lắp đặt trên nhiều máy bay tiêm kích của Mỹ.

Theo số liệu của ACC, hệ thống OBOGS được giới quân sự Mỹ sử dụng có thể có lỗi. Cụ thể, người ta cho rằng nguyên nhân rơi F-22 ngày 17/11/2010 ở Alaska có thể là những trục trặc của OBOGS.

Hệ thống này tái sinh ôxy và đưa hỗn hợp khí thở vào mũ bay của phi công khi máy bay ở độ cao lớn. Vì trục trặc của OBOGS nên phi công Jeffrey Haney của chiếc máy bay bị rơi có thể đã bị đói oxy và bị ngất.

Trong kií cấm các chuyến bay thường, Không quân Mỹ xác nhận là lệnh cấm này không có hiệu lực đối với các chuyến cất cánh chiến đấu của tiêm kích Mỹ, những chuyến bay chiến đấu này vẫn không bị hạn chế trần bay.

ACC giải thích rằng ở độ cao từ 15.000m trở lên phi công chỉ có vỏn vẹn 10 giây trước khi ngất nếu ôxy không được cấp vào mũ bay. Thời gian này không đủ để hạ độ cao xuống mức có thể thở mà không cần mũ bay có cấp ôxy.

Độ cao 7.600m được bộ chỉ huy cho là an toàn vì nếu mất cấp ôxy, phi công có thể hạ độ cao xuống 5.400m là độ cao có thể thở không cần mũ bay có cấp ôxy.


Chiến đấu cơ "lắm tiền nhiều của" F-22 có thể giết chiết chính phi công điều khiển vì lỗi hệ thống tái sinh Oxy.


Tuy nhiên, uy tín của F-22 bị suy giảm trước đó nhiều. Cụ thể, tháng 2/2010 Không quân Mỹ đã đình chỉ bay tất cả các máy bay “Raptor” một thời gian – đã xác định được thân máy bay không chịu được tác động của hơi ẩm và dễ bị ăn mòn.

Trước đó cũng đã phát hiện ra hiện tượng ăn mòn trên máy bay tiêm kích này, nhưng trong trường hợp này hoá ra hệ thống dẫn hơi ẩm thừa thoát ra khỏi đèn pha của máy bay có kết cấu tồi và không đảm đương được nhiệm vụ. Kết qủa là đã xuất hiện các vết ăn mòn trên một số chi tiết của đèn pha máy bay và cả trong buồng lái, hơn nữa vết này có thể là nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nhảy dù.

Năm 2009, Không quân Mỹ đã phái 12 máy bay tiêm kích F-22 từ Alaska đến căn cứ Andersen ở Guam trong khuôn khổ một thí nghiệm. Thời tiết mưa nhiều trên đảo hoá ra là đã không thích hợp cho các máy bay chiến đấu, và không lâu sau đã phát hiện ra là trong điều kiện độ ẩm cao các hệ thống điện tử của máy bay hoạt động không ổn định, còn hệ thống làm mát các bộ phận máy tính đơn giản là đã không hoạt động được trong không khí ẩm. Không biết khiếm khuyết này đã được khắc phục hay chưa. Chỉ biết là từ đó F-22 không được sử dụng trong vùng có khí hậu ẩm nữa.

Cải tiến

Bắt đầu từ năm 2012, Không quân Mỹ sẽ chi hàng năm 500 triệu USD để cải tiến máy bay tiêm kích F-22. Cụ thể, sẽ triển khai chương trình cải tiến Increment 3.1 dự định lắp đặt thiết bị trên khoang mới, thiết bị hàng không và đảm bảo phần mềm.

Nhờ chương trình này máy bay tiêm kích này sẽ biết quét được địa hình, chọn mục tiêu trên mặt đất và sử dụng bom mới SDB.

Việc thực hiện chương trình cải tiến Increment 3.2 sẽ bắt đầu từ năm 2014. Theo những nguồn tin chưa được kiểm chứng, kết quả của chương trình này là F-22 sẽ nhận được phần mềm mới, một số yếu tố kết cấu mới và hệ thống máy tính điện tử mới.

Cũng năm đó kỹ sư cũ của Lockheed Martin là Derrol Olsen đã kết tội hãng này chế tạo máy bay F-22 chất lượng thấp. Theo dữ liệu của Olsen, máy bay F-22 đã được sơn thừa mấy lớp để có thể vượt qua tất cả các thử nghiệm chống radar.

Chất lượng thấp chính là ở chỗ các lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến của F-22 dễ dàng bị nước, dầu hoặc nhiên liệu tẩy khỏi thân máy bay. Hãng Lockheed Martin đã bác bỏ những lời buộc tội của Olsen, tuyên bố rằng đã sử dụng sơn bền chắc hấp thụ sóng vô tuyến.

Hai năm trước đã phát hiện ra một sự cố nực cười trong máy tính lắp trên máy bay F-22. Tháng 2/2007 Không quân Mỹ quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài. Một số máy bay tiêm kích được điều đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa.

Phi đội 6 máy bay F-22 cất cánh từ Hawaii, sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ – đường thay đổi ngày quốc tế – đã bị mất hoàn toàn dẫn đường và một phần liên lạc. Các máy bay tiêm kích đã phải nhìn theo các máy bay tiếp dầu để quay trở về Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi trong chương trình, từ đó máy tính đã bị ngừng khi thời gian thay đổi.

Và đây chỉ là những trục trặc mà Không quân hoặc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố công khai. Đồng thời không thể loại trừ là còn những trục trặc của máy bay được dấu kín. Ví dụ, về trục trặc của các máy bay ném bom B-2 gây nứt tấm kim loại giữa các động cơ ở phần đuôi của máy bay chỉ được biết đến sau khi các kỹ sư của hãng Northrop Grumman tìm được cách khắc phục.



Người Mỹ còn rất nhiều việc phải làm với chiến đấu cơ "con cưng" của họ.


Những trục trặc của kỹ thuật không quân phức tạp nói chung không phải là điều không bình thường, bởi vì không thể dự báo hết những đặc điểm khai thác. Những căn bệnh “ấu trĩ” này sẽ được khắc phụ trong quá trình khai thác và sẽ được rút kinh nghiệm trong những mẫu mới.

Nhưng trong câu chuyện về F-22 thì còn nhiều điều không thể giải thích nổi. Vì vậy, không thể hiểu vì sao Mỹ bỗng nhiên lại “không khảo mà xưng” khi máy bay tiêm kich này đã không có mặt trong đội hình tác chiến của liên minh trong chiến dịch Libya , dù ở Iraq hoặc Afganistan đã không có lần thử nào như vậy.

Lịch sử chỉ ra rằng vũ khí hiện đại và đắt tiền nhất được sử dụng sau cùng trong các cuộc xung đột, thậm chí các cuộc xung đột rất lớn. Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy là các tàu chủ lực lớp “Drenout” của Anh và “Nassau” của Đức. Các tàu này thực tế đã thả neo ở các cảng hầu như suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và chỉ được đưa vào tác chiến trong những năm cuối cùng.

Ngày 31/3/2011, Tổng cục giám sát Hoa Kỳ tuyên bố giá mua một F-22 cho Không quân Mỹ là 411,7 triệu USD. Tổng cộng giới quân nhân Mỹ định mua 187 máy bay F-22, trong đó 170 chiếc đã được đưa vào biên chế.

[BDV news]


>> Vụ tai nạn đầu tiên của tàu ngầm nguyên tử



Trong hơn 50 năm trở lại đây có rất nhiều vụ tại nạn tàu ngầm và tai nạn tàu ngầm Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm hạt nhân thế giới.

Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark PH57 của Mỹ được khởi đóng vào ngày 28/5/1958, tàu được hạ thủy ngày 9/7/1960 , đến ngày 3/8/1961 Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark chính thức được đưa vào phục vụ.

Thresher Shark có chiều dài 84,89m, chiều rộng 9,65m, độ giãn nước khi chạy trên mặt nước là 3.526 tấn, khi lặn dưới nước là 4.310 tấn.

Vào thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường của Mỹ chỉ hoạt động ở độ sâu khoảng 210m, tuy nhiên đối với tàu ngầm Thresher Shark có thể lặn ở độ sâu 396 m.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tác chiến cũng như tránh sự phát hiện và tấn công của các thiết bị chống ngầm.

Tháng 7/1962, Thresher Shark được đưa đến xưởng đóng tàu Potsmao để tiến hành bảo dưỡng sau một thời gian phục vụ. Sau khi bảo dưỡng nó được tiến hành chạy thử với đoàn thủy thủ 129 người. Trong lần chạy thử này, bên cạnh Thresher Shark còn có tàu cứu hộ tàu ngầm The Lark do thiếu tá hải quân Hecker chỉ huy.

Trên tàu The Lark có các thiết bị cứu hộ chuyên dụng, trong đó có cả thiết bị lặn cứu sinh cỡ lớn dùng để cứu tàu ngầm ở độ sâu 259m. Ngày 10/4/1963, Thresher Shark được tiến hành chạy thử tại vùng biển cách Cape Cod 200 hải lý về phía Đông bang Massachusetts, Mỹ.


Một loạt tàu ngầm nguyên tử như USS Flasher SS-249, USS Gato…của Hải quân Mỹ được kiểm tra và nâng cấp ngay sau sự cố tàu ngầm Thresher Shark. (Ảnh: Tàu ngầm USS Flasher SS-249).


Tốc độ gió khi đó là 3,5 m/giây, mặt biển tương đôi bình lặng. Lúc 6h30, sau khi kết nối thông tin liên lạc bằng hệ thống AN/UQC với tàu cứu hộ The Lark, tàu ngầm Thresher Shark bắt đầu thử nghiệm lặn sâu.

Khi cách độ sâu thử nghiệm 91m, tình trạng liên lạc qua hệ thống AN/UQC giữa 2 tàu vẫn rất tốt. Tuy nhiên khi đang tiếp cận gần độ sâu định thử nghiệm, Thresher Shark bắt đầu xảy ra sự cố nhỏ và các tín hiệu thông tin liên lạc lúc này cũng không còn rõ.

Đến 9h17 cùng ngày, một tín hiệu lạ được truyền lên tàu ngầm cứu hộ, nhưng do âm thanh bị biến dạng nên tàu The Lark không thể phân biệt được. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại những âm thanh cuối cùng, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker đã phát hiện ra một tiếng nổ, ông cho rằng đó là âm thanh của tàu tàu ngầm Thresher Shark .

Vị Thuyền trưởng dày kinh nghiệm trong cuộc chiến chống tàu ngầm ở Đại Tây Dương trong Chiến tranh thế giới thứ 2 khẳng định, âm thanh ông nhận thấy giống tiếng nổ dưới nước của vỏ tầu do chịu áp lực lớn.

Sau tiếng nổ, liên lạc bị gián đoạn, tàu The Lark bắt đầu tìm kiếm. Đến 10h58, sau khi sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm mà không có kết quả, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker mới báo cáo về Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm hạt nhân ở bang Connecticut, Mỹ.

Nhận được thông tin, Bộ tư lệnh ngay lập tức hạ lệnh cho lực lượng tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm vào cuộc. Ngày 27/6/1963, khi đang tìm kiếm ở độ sâu 2.560m, các tàu cứu hộ đã thu thập được một số lượng lớn những mảnh vụn. Trong những thứ thu thập được có một đôi giày màu vàng được xem là giày sử dụng trong khoang lò phản ứng của tàu ngầm, trên đôi giày có in mã số SSN5.

Điều này chứng tỏ tất cả những mảnh vụn này chính là những gì còn lại của tàu ngầm Thresher Shark. Như vậy,tàu ngầm nguyên tử Thresher Shark phục vụ chưa đầy 2 năm đã vĩnh viễn nằm dưới biển ở độ sâu 2.560m cùng với 129 thủy thủ. Đây được xem là vụ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong lịch sử.

Bị hủy hoại vì chính khả năng lặn sâu?

Sau quá trình điểu tra về nguyên nhân của vụ tai nạn tàu ngầm Thresher Shark. Tháng 6/1963, người đứng đầu Hải quân Mỹ đã công bố kết luận điều tra về sự kiện tàu ngầm Thresher Shark, kết luận cho biết, phòng máy đột nhiên bị một lượng nước lớn chảy vào và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ đắm tàu ngầm Thresher Shark.

Hải quân Mỹ tin rằng, nguyên nhân có thể là do bộ phận nào đó trong hệ thống dẫn nước của Thresher Shark bị vỡ, hơn nữa lại xảy ra ở khoang máy. Nước biển chảy vào khoang máy dẫn đến mạng thông tin bị tê liệt, đồng thời khiến tàu mất khả năng hoạt động và chìm hẳn.

Sau sự cố trên, Quân đội Mỹ bắt đấu tiến hành một loạt các biện pháp kiểm tra kỹ toàn bộ những tàu ngầm đang phục vụ. Tất cả các bộ phận chịu áp được thiết kế theo mẫu cũ đều được tăng hệ số an toàn, giảm độ sâu và áp lực thử nghiệm, đồng thời hạn chế độ sâu hoạt động của các tàu ngầm.

Điều đó đã hạn chế rõ rệt tính năng của loại tàu ngầm này. Để cố gắng duy trì kỷ lục lặn xuống độ sâu 396m, Quân đội Mỹ quyết định thực hiện chương trình đặc biệt nhằm nâng cấp các tàu ngầm như USS Flasher SS-249, USS Gato.

Tháng 3/1964, Mỹ đã xây dựng một trung tâm kế hoạch an ninh tàu ngầm tại căn cứ tàu ngầm với nhiệm vụ là đội chiếu và kiểm nghiệm toàn bộ các thiết bị và cường độ kết cầu từ sơ đồ thiết kế cho đến hoàn chỉnh của tất cả các tàu ngầm đang phục vụ, đang đóng hay còn trong thiết kế của Mỹ; tiến hành nghiên cứu và sửa đổi biên chế và bố trí thủy thủ trên tàu.

Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn các bộ phận chính của tàu ngầm như vũ khí hạt nhân, thiết bị động lực hạt nhân… khi phát hiện vấn đề có thể trình ý kiến kên chỉ huy tác chiến Hải quân hay Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm Quân đội Mỹ.

Vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm thế giới. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, có rất nhiều vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân khác đã xảy ra như:

- Năm 1968, tàu ngầm hạt nhân Scorpio của Mỹ đã gặp nạn ở Đại Tây Dương khi đang trên đường đến quẩn đảo Canari, làm 99 thủy thủ và nhân viên thiệt mạng.

- Tháng 4/1989, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets cấp M của Nga phát nổ và chìm tại vùng biển Baren ở độ sâu 170m, toàn bộ 42 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Tàu Komsomolets có chiều dài 107m, rộng gần 8m, có trọng tải 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi. Tàu thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Nga, được chế tạo từ năm 1962. Theo kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt, tàu được kéo đến một nhà máy sửa chữa tàu biển để tiến hành tháo gỡ lò phản ứng hạt nhân. Tàu được kéo đi sửa chữa trong điều kiện bão biển dữ dội, khiến con tàu bị đắm. Ngay sau khi tàu gặp nạn, lực lượng cứu trợ Hạm đội biển Bắc với các tàu ngầm và máy bay đã nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ tìm kiếm.

- Tháng 3/1994, tàu ngầm hạt nhân Emerald của Pháp đã bị nổ phòng máy phát điện khi đang tuần hành tại Địa Trung Hải, khiến 10 người thiệt mạng.

- Tháng 8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga đã bị chìm khi đang tham gia diễn tập cùng Hạn đội Phương Bắc tại vùng biển Ba-ren, làm 118 thủy thủ thiệt mạng.

- Tháng 3/2001, tàu ngầm hạt nhân Greenville của Mỹ đã va chạm vào một tàu thực tập của học viện thủy sản Nhật Bản khi đang nổi lên mặt nước, làm 9 người trên tàu thực thập sinh của Nhật Bản thiệt mạng.

- Tháng 11/2008, tàu ngầm hạt nhân K-152 của Nga khi đang chạy thử nghiệm tại vùng biển Thái Bình Dương, do thao tác sai đã dẫn đến hệ thống chữa cháy bị rò rỉ, khiến 20 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

- Ngày 16/2/2011 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm hạt nhân Le Triomphant của Pháp đã va chạm vào nhau khi dang tuần tra tại Đại Tây Dương. Cả hai tàu đều bị hư hỏng nhưng may mắn không gây thiệt hại về người.

Theo Thiếu tướng Hải quân Stephen Saunders cho biết, có 3 nguyên nhân có thể do lỗi thủ tục khi không theo “thoả ước vùng nước của NATO”, 2 tàu không phát hiện nhau do thiết bị chống dò tìm quá hiện đại, hoặc đơn giản là rủi ro vì dù 2 tàu thấy nhau trong cùng vùng nước vẫn có nguy cơ đâm nhau khi ở cùng độ sâu.


[BDV news]


>> Tàu chiến Nga sẽ lắp hệ thống phòng không mới



Tổ hợp tên lửa phòng không Pantsyr-M sẽ được trang bị cho các tàu chiến thế hệ mới của Nga. Tổ hợp này được phát triển dựa trên một hệ thống phòng trên đất liền.

Hải quân Nga sẽ nhận được tổ hợp phòng không Pantsyr-M mới để trang bị trên các tàu chiến. Hệ thống này được phát triển dựa trên hệ thống tên lửa đặt trên đất liền Pantsyr-S1.

“Pantsyr-M sẽ thay thế cho hệ thống phòng không Kortik và sẽ được lắp đặt trên tất cả các lớp tàu chiến mới của Nga”, ông Alexander Zhukov – quan chức cao cấp của phòng nghiên cứu KBP phát biểu.



Nga liên tiếp cho xuất xưởng những hệ thống tên lửa "khủng".


Theo ông Zhukov, Chính phủ Nga đang cân nhắc khả năng xuất khẩu hệ thống Pantsyr-M ra nước ngoài.

Theo dự kiến, phiên bản xuất khẩu Pantsyr-ME mất từ 3-5 giây để theo dõi và phá hủy 4 mục tiêu cùng lúc.

Tầm xa của tên lửa là 20km và có thể phá hủy mục tiêu ở độ cao từ 2m tới 15km. Súng phòng không có tầm bắn là 4km và có khả năng phá hủy mục tiêu ở độ cao tối đa là 3km.

[BDV news]


>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 2)



Sau đậu mùa, bệnh than đến lượt sốt xuất huyết Ebola, dịch hạch và bệnh sốt thỏ là những vũ khí sinh học nguy hiểm, được dùng như vũ khí nhóm A tiêu diệt kẻ thù.

3. Sốt xuất huyết Ebola

Sốt Ebola là một trong số hơn một chục dạng sốt xuất huyết do virus, gây ra những triệu chứng đáng sợ, đôi khi dẫn đến xuất huyết không kiểm soát được.

Thế giới bắt đầu ghi nhận dịch sốt Ebola khi dịch xảy ra vào những năm 1970, giết chết hàng trăm người tại Zaire (Congo hiện nay) và Sudan. Đến thập niên 1980, dịch bệnh tiếp tục xảy ra khắp châu Phi, thể hiện sức lan truyền đáng sợ của nó thậm chí ngay cả trong điều kiện kiểm soát ngặt nghèo. Cho đến nay, thống kê đã ghi nhận không dưới 7 đợt bùng phát đã diễn ra tại châu Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Ebola vốn là tên một vùng đất tại Congo nơi virus này được phát hiện lần đầu tiên. Các nhà khoa học cho rằng virus này bình thường tồn tại trong một ký chủ là sinh vật bản địa vùng châu Phi, tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ và môi trường tồn của nó vẫn chưa được biết chính xác. Chính vì vậy, con người chỉ có khả năng phát hiện virus này khi nó xâm nhập vào cơ thể người hoặc linh trưởng.

Một khi đã xuất hiện trong vật chủ, virus Ebola sẽ xâm nhiễm các cá thể khác qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết cơ thể. Tại châu Phi, virus này đã chứng minh khả năng lây nhiễm đáng nể tại các bệnh viện và trạm y tế. Cá thể nhiễm virus sẽ bắt đầu nhận thấy các triệu chứng sau từ 2 cho đến 21 ngày. Dấu hiệu điển hình bao gồm đau đầu, đau cơ, đau họng và cơ thể mệt mỏi yếu ớt, tiếp sau đó là tiêu chảy và nôn mửa. Một số bệnh nhân còn bị xuất huyết ngoài hoặc xuất huyết trong. Khoảng từ 60 đến 90% người nhiễm virus sẽ tử vong sau 7 đến 16 ngày.

Các bác sỹ vẫn chưa biết cách chữa căn bệnh Ebola và họ cũng chưa rõ tại sao một số bệnh nhân có khả năng hồi phục nhanh hơn những người khác. Tệ hơn đậu mùa và bệnh than, Ebola chưa có vaccine phòng ngừa. Thực tế thì trong các bệnh thuộc nhóm sốt xuất huyết, chỉ có duy nhất bệnh sốt vàng là có vaccine.

Khi cả thế giới đang tìm cách điều trị và phòng chống dịch Ebola thì có một nhóm người Liên Xô lại tìm cách biến con virus này thành vũ khí. Đầu tiên họ gặp khó khăn trong việc nuôi cấy virus Ebola trong phòng thí nghiệm.

Đến đầu những năm 1990 họ đã gặt hái được một số thành công với virus này. Trong điều kiện phòng thí nghiệm các nhà nghiên cứu còn nhận thấy con virus này lan truyền qua đường không khí chứ không chỉ giới hạn ở tiếp xúc dịch tiết cơ thể. Rõ ràng khả năng được chuyển hóa thành dạng vũ khí lây lan qua đường không khí càng củng cố vị trí của Ebola trong danh sách các loại vũ khí nhóm A.

4. Dịch hạch



Để hiểu được dịch hạch có thể gây hoảng loạn như thế nào, chỉ cần nhìn vào bức tranh nổi tiếng của Pieter Brueghel the Elder vẽ năm 1562: Khúc Khải hoàn của Thần chết.


Dịch hạch, hay “cái chết đen”, đã giết hại một nửa dân số châu Âu trong thế kỷ 14, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho đến tận bây giờ. Bệnh dịch này được đặt cho cái tên “cái chết dữ dội” mà nay dân tộc nào vô phúc bị dịch này quay trở lại hoành hành hoàn toàn có thể đứng trước bờ vực tiêu vong.

Trong tiếng Anh, thực tế dịch hạch và bệnh dịch đều được gọi bằng một từ (plague) dù theo các nhà hoa học thì sốt xuất huyết mới là bệnh dịch đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Và cho đến hiện nay từ tiếng Anh plague tiếp tục mang nghĩa của một loại vũ khi sinh học nhóm A đã được loài người nghi ngờ từ lâu: vi khuẩn Yersinia Petis.

Vi khuẩn dịch hạch tồn tại dưới hai chủng chính là dạng hạch và dạng gây viêm phổi. Bệnh dịch hạch điển hình lây lan qua các vết cắn từ bọ chét mang mầm bệnh nhưng cũng có thể được truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể.

Hạch là những tuyến sưng- tức là hạch bạch huyết, quanh vùng háng, nách và cổ. Kèm theo các hạch này sẽ là sốt, ớn lạnh, đau đầu và suy kiệt. Các triệu chứng xuất hiện trong vong hai đến ba ngày và tồn tại điển hình từ một đến sáu ngày. 70% bệnh nhân sẽ tử vong trừ khi có điều trị trong vùng 24 giờ sau khi nhiễm.

Dịch hạch dạng gây viêm phổi ít phổ biến hơn và được truyền qua đường không khi qua động tác ho, hắt hơi và giao tiếp với người bệnh. Các triệu chứng của nó bao gồm sốt, ho, khạc ra máu trong đờm và khó thở.

Ai đang tích trữ mầm dịch hạch?

Các quốc gia bị nghi ngờ sở hữu mầm bệnh dịch hạch làm vũ khí bao gồm Canada, Ai Cập, Đức, Nhật, Triều Tiên, Nga và Hoa Kỳ.

Bản thân các nạn nhân của bệnh dịch hạch, kể cả sau khi họ đã thành xác chết, cũng trở thành một phương tiện phát tán hoàn hảo cho loại vũ khí sinh học này.

Năm 1940, người Nhật đã gây ra một đợt dịch hạch tại Trung Quốc bằng cách thả các túi chứa bọ chét mang mầm bệnh từ trên máy bay xuống.

Ngày nay các chuyên gia dự đoán rằng bệnh dịch hạch dạng viêm phổi có khả năng bị biến thành vũ khí bằng cách tận dụng khả năng lây nhiễm qua không khí của nó. Ngoài ra, các dạng tấn công đơn giản dùng sinh vật trung gian và các biện pháp đơn giản vẫn chưa thể loại trừ.

Một số quốc gia đã tìm hiểu việc sử dụng dịch hạch làm vũ khí, nhất là khi các chủng vi khuẩn có thể được phân lập dễ dàng từ các dịch đang diễn ra tự nhiên khắp thế giới. Với cách điều trị phù hợp, may mắn là tỷ lệ tử vong có thể được đưa xuống dưới 5%. Tuy vậy, loài người vẫn chưa tìm ra vaccine phòng bệnh này.

5. Bệnh sốt thỏ (tularemia)

Bệnh sốt thỏ là minh chứng cho thấy không nhất thiết phải gây ra tỷ lệ tử vong cao mới là vũ khí sinh học ghê gớm.

Bệnh sốt thỏ chỉ gây tử vong ở 5% số bệnh nhân, tuy nhiên loại vi khuẩn gây bệnh này lại là một trong những sinh vật lây lan khủng khiếp nhất trên thế giới.

Năm 1941, Liên Xô thông báo có 10.000 ca mắc bệnh này và sau đó, khi người Đức chiếm Stalingrad vào năm 1942, con số mắc bệnh vọt lên đến 100.000. Phần lớn trong số các ca mắc thuộc về phe người Đức.

Ken Alibek, người nghiên cứu vũ khí sinh học của Liên Xô trước đây, cho rằng lượng lây nhiễm tăng vọt đó không phải là ngẫu nhiên mà là hậu quả của chiến tranh sinh học. Alibek sau đó tiếp tục nghiên cứu phát triển một chủng vi khuẩn sốt thỏ có khả năng kháng với vaccine, trước khi đào thoát sang Hoa Kỳ vào năm 1992.

Vi khuẩn gây bệnh là Francisella tularensis cư trú tự nhiên trong không quá 50 loài sinh vật, trong đó đặc biệt phổ biến ở các loài gặm nhấm, thỏ nhà và thỏ rừng. Con người bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với sinh vật mang mầm bệnh, bị cắn bởi sinh vật mang mầm bệnh, ăn thức ăn nhiễm vi khuẩn hoặc hít phải vi khuẩn lẫn trong không khí.

Triệu chứng điển hình xuất hiện trong vòng 3-5 ngày tùy thuộc vào con đường lây nhiễm. Bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đau đầu, tiêu chảy, đau cơ, đau khớp, ho khan và ngày càng yếu đi.

Các triệu chứng giống viêm phổi cũng có thể xuất hiện. Nếu không được chữa trị, bệnh nhân sẽ tiếp tục bị rối loạn hô hấp, sốc và tử vong. Bệnh tật thường không xảy ra quá 2 tuần tuy nhiên trong thời gian mắc bệnh, về cơ bản bệnh nhân phải nằm liệt giường.

Bệnh sốt thỏ không lây từ người qua người, có thể dễ dàng chữa bằng kháng sinh và phòng bệnh bằng vaccine. Tuy nhiên, bệnh có thể lây cực kỳ nhanh từ vật chủ là động vật qua người hoặc khi tồn tại trong không khí. Chính khả năng lây lan kinh khủng chứ không phải là tỷ lệ tử vong mới là yếu tố chủ chốt khiến cho F. tularensis được xếp vào nhóm vũ khí sinh học loại A.

Vi khuẩn này lại đặc biệt mạnh trong dạng không khí, do đó mà Hoa Kỳ, Anh, Canada và Liên Xô đều đã tìm cách dùng F. tularensis làm vũ khí sinh học từ sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

[BDV news]


>> Số phận hẩm hiu của vũ khí chiến lược T-4



T-4 đã chạm một tay vào danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay" nhưng dự án máy bay ném bom chiến lược này đã bị hủy bỏ mà không có một lời giải thích.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Liên Xô luôn cố gắng để tạo ra một kẻ hủy diệt tàu sân bay của Mỹ, song tất cả đều chỉ là những giấc mơ.

Hóa giải sức mạnh của đội tàu sân bay hùng hậu của Mỹ luôn là một bài toán đau đầu đối với lãnh đạo Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ luôn chiếm thế thượng phong trên mặt trận hải quân và không quân.

Đến cuối những năm 1950, có thể nói Liên Xô đã không thể tạo ra được một sự cân bằng nếu có một cuộc chạm trán trên không và trên biển.



T-4 có cấu hình khí động học khá ấn tượng. Theo thống kê, có hơn 600 bằng sáng chế được cấp liên quan đến sự phát triển của T-4.


Liên Xô cũng có được sự hậu thuẫn từ lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Song tại thời điểm đó, Mỹ cũng phát triển thành công tên lửa đạn đạo triển khai trên tàu ngầm, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly đến 2.200km. Kết hợp với nhóm tác chiến của tàu sân bay, đây thực sự là một sự đe dọa lớn đối với Liên Xô. Cách duy nhất để hóa giải mối hiểm họa này là sử dụng các tên lửa cực nhanh với một đầu đạn đặc biệt, thậm chí là đầu đạn hạt nhân.

Với một mục tiêu liên tục di chuyển trên biển, cách tiếp cận hiệu quả nhất là một đột kích từ trên không. Với một tên lửa siêu âm, có tốc độ gấp 4-5 lần tốc độ âm thanh, một máy bay có khả năng đột kích mạng lưới phòng không của tàu sân bay. Đó là cơ sơ để Ủy ban hàng không nhà nước yêu cầu sự ra đời của “kẻ hủy diệt tàu sân bay".

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, phạm vi hủy diệt tối đa của các tên lửa đối không là 160km, tầm cao tối đa 30km. Các tên lửa đối không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ 2.650km/h ở tầm cao 25km.

Vì vậy, yêu cầu của Ủy ban hàng không nhà nước khá cao, máy bay phải đạt được các tiêu chí sau. Tốc độ tối đa 3.000km/h, trần bay 24km, tên lửa hành trình siêu âm có tầm bắn từ 400-600 dặm, vượt ngoài tầm với của hệ thống phòng không đối phương.



Nếu được hoàn thành T-4 xứng đáng với danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay"

Bản thiết kế vượt thời gian

Năm 1964 Pavel Sukhoi cha đẻ của phòng thiết kế máy bay Sukhoi và Tập đoàn Sukhoi hiện nay đã trình bày bản vẻ mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới T-4.

Với thiết kế khí động học cực kỳ ấn tượng, máy bay có kết cấu cánh tam giác, rìa cánh được kéo dài đến tận gần buồng lái, 2 cánh mũi ở phía trước nhằm tăng độ ổn định và khả năng cơ động.

Phần mũi của máy bay được thiết kế rất độc đáo, phần mũi chúi về phía trước, điều này thể hiện quan điểm thiết kế của T-4 là một mẫu máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất và mặt nước. Bởi phần mũi chúi xuống, radar sẽ quan sát địa hình tốt hơn, cung cấp khả năng lập bản đồ địa hình, tầm nhìn xuống của phi công cũng không bị hạn chế.

T-4 được trang bị 4 động cơ RD36-41 cung cấp lực đẩy có đốt sau 157kN mỗi chiếc, tốc độ tối đa dự kiến là 3.200km/h. Để máy bay có thể đạt tốc độ như vậy, đòi hỏi vật liệu chế tạo phải có khả năng chịu ma sát đặc biệt. Do đó, T-4 được chế tạo từ vật liệu hợp kim titan và thép không gỉ, đây có thể xem là bước đột phá trong vật liệu chế tạo máy bay.

T-4 được dự định trang bị hệ thống điều khiển Fly-by-wire tiên tiến, ngoài ra còn có một hệ thống điều khiển cơ khí dự phòng. Hệ thống radar công suất lớn nhằm phát hiện và tấn công mục tiêu từ xa.

Song song với sự phát triển của T-4 là chương trình phát triển tên lửa siêu âm X-33(Kh-45), do phòng thiết kế OKB-155 (nay là Raduga) đảm nhiệm. Theo yêu cầu tên lửa phải có tốc độ tối đa Mach 6,5-7 lần tốc và có khả năng phóng từ độ cao 30km, tầm bắn từ 550-600km.

Ngày 22/8/1972, mẫu thử nghiệm đầu tiên của T-4 101 chính thức cất cánh.

Phi công thử nghiệm Vladimir Ilyushin, con trai của nhà thiết kế máy bay nỗi tiếng Sergei Ilyushin, được giao nhiệm vụ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của T-4.

Tính đến ngày 19/1/1974, mẫu thử nghiệm T-4 101 đã thực hiện 10 chuyến bay với thời gian 10 giờ 20 phút, mẫu thử nghiệm đã đạt tốc độ Mach-1,3 và đạt độ cao 12km.

Sự kết thúc trong im lặng

Mọi chuyện đối với T-4 đang diễn biến theo chiều hướng khá thuận lợi, mẫu thử nghiệm T-4 102 cũng đã được sản xuất, các mẫu thử nghiệm 103-104 cũng đã được lên kế hoạch.

Đây là thời điểm quan trọng để các nhà thiết kế có thể đạt mục tiêu là đưa máy bay đạt tốc độ tối đa 3.200km/h như yêu cầu. Các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo là điều hết sức cần thiết để hoàn thành dự án tiến tới sản xuất loạt.

Với thiết kế khí động học ưu việt, sở hữu tốc độ cao, tầm bay xa, vũ khí uy lực, T-4 chuẩn bị trở thành kẻ hủy diệt tàu sân bay như dự định. Cùng với tên lửa Kh-45 tầm bắn 600km, T-4 hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc đột kích tiêu diệt tàu sân bay trước khi đối phương kịp phản ứng.

Thế nhưng, đầu năm 1974, Ủy ban hàng không nhà nước Liên Xô ra quyết đinh tạm đình chỉ công việc đối với dự án T-4. Đến ngày 19/12/1975 các công việc liên quan đến T-4 chính thức bị hủy bỏ mà không có bất kỳ một lời lý giải nào.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Liên Xô tiếp tục theo đuổi chương trình T-4, có thể họ sẽ tạo ra một ưu thế lớn đối với không quân Mỹ, đe dọa nghiêm trọng các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.

Song cũng có một số ý kiến cho rằng, chi phí phát triển của T-4 là quá đắt đỏ, vai trò của T-4 là không thực sự cần thiết khi Mỹ đã quyết đinh hủy bỏ dự án XB-70 Valkyrie 's.

Điều đáng buồn hơn cả là dành cho nhà thiết kế vĩ đại Pavel Sukhoi, cho đến khi ông qua đời vào ngày 15/9/1975, ông vẫn không nhận được bất kỳ câu trả lời nào cho sự hủy bỏ dự án đầy tâm huyết của ông và nhóm thiết kế.

[BDV news]


>> So sánh các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á



Bài báo sẽ điểm qua 4 "gương mặt" nổi trội nhất trong số các chiến hạm chủ lực thuộc Hải quân các quốc gia Đông Nam Á, là Gepard 3.9, Formidable, Lekiu và Sigma.

Tiếp nối dòng bài về Hải quân các nước ASEAN,xin đi sâu vào phân tích ưu thế của các chiến hạm tiêu biểu trong khu vực, dựa trên các tiêu chí về khả năng tấn công, phòng vệ, cơ động và mức độ hiện đại...

Dưới đây là các phân tích cụ thể:

Khả năng tấn công

Nhìn chung, các chiến hạm tiêu biểu kể trên có vũ khí chủ lực là tên lửa chống hạm. Nếu Gepard 3.9 trang bị tên lửa Kh-35 và Formidable (của Singapore) trang bị tên lửa Harpoon, 2 chiến hạm còn lại sử dụng tên lửa Exocet. Bên cạnh đó, cũng cần xét tới uy lực của các pháo hạm.

Chiến hạm lớp Lekiu của Malaysia được trang bị 8 tên lửa Exocet Block 2, tầm bắn 70km đầu đạn nặng 165kg, một pháo 57mm tầm bắn 17km với tốc độ 220 viên/phút.

Còn Sigma của Indonesia có 4 tên lửa Exocet Block 2, một pháo Oto Melara 76mm với các tính năng như trên Formidable.

Formidable có 8 tên lửa Harpoon tầm bắn 130km đầu đạn 227kg, bên cạnh đó là 1 khẩu pháo Oto Melara 76mm tầm bắn 16km, bắn đạn pháo 6kg với tốc độ lên tới 120 viên/phút.

Gepard có 8 tên lửa Kh-35 Uran-E tầm bắn 130km, một pháo AK-176M 76mm tầm bắn 10km với tốc độ 120 viên/phút.



Tên lửa đối hạm Harpoon.


Về cơ bản các tên lửa cận âm như Exocet, Harpoon hay Uran-E khá giống nhau ở chỗ được radar tàu chiến hay máy bay dẫn đường ở pha đầu và tự sử dụng radar của tên lửa ở pha cuối. Tuy nhiên, do tầm hoạt động thấp, các tàu trang bị loại tên lửa Exocet phải tiếp cận đối phương gần hơn so với Gepard 3.9 và Formidable

Với các thông số (số lượng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tầm bắn) của tên lửa như đã nói, kết hợp với pháo hạm trang bị, có thể tạm xếp sức mạnh các tàu chiến theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, tiếp đó là Lekiu và Sigma.



Gepard 3.9 của Việt Nam.




Formidable của Singapore.


Khả năng phòng vệ

Hệ thống phòng vệ của các tàu chiến trên đều có loại tầm gần và cực gần, cùng hệ thống chống ngầm.

Trong đó, chiến hạm lớp Lekiu có 2 pháo phòng không CWIS MSI 30mm tốc độ bắn 650 viên/phút, 16 tên lửa phòng không Sea-wolf tầm bắn 6km. Khả năng bảo vệ ở mức trung bình.

Sigma có 8 tên lửa phòng không Mistral với tầm bắn 5,3km tốc độ 800m/giây, về căn bản đây là loại tên lửa phòng không vác vai cải tiến nên không thể bằng các loại chuyên nghiệp như Aster hay Seawolf. Hơn nữa, các tên lửa này có cơ chế điều khiển đơn giản (bằng hồng ngoại) và số lượng tên lửa ít.

Gepard có 2 pháo phòng không AK-630 30mm, tổ hợp phòng không gồm 2 pháo AO-18KD 30mm và 8 tên lửa nạp sẵn Sosna-R tầm bắn 8km với tốc độ 1.200m/giây. Hệ thống bảo vệ 4 nòng 30mm kết hợp với 8 tên lửa (có thể hơn) giúp Gepard có khả năng bảo vệ tương đối tốt.

Còn Formidable có tên lửa phòng không Aster-15 với 32 quả tên lửa, loại tên lửa 2 tầng này có thể đánh chặn các loại tên lửa chống hạm cận âm bay thấp khác (ở cự ly 15km), các UAV (ở cự ly 30km).

Nhìn chung, dựa vào số lượng, cự ly đánh chặn và số lượng trang bị, có thể xếp theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, Lekiu và cuối cùng là Sigma.



Mô phỏng các vị trí trên Formidable



Bắn tên lửa Seawolf trên chiến hạm lớp Lekiu.


Về nhiệm vụ chống ngầm, 3 tàu chiến lớp Formidable, Lekiu, Sigma lại đều dùng ngư lôi hạng nhẹ 324mm của cùng 1 nhà sản xuất còn khả năng của Gepard 3.9 hiện là ẩn số nên trường hợp này chưa thể đưa ra "xếp hạng".

Khả năng cơ động và dự trữ hành trình

Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 164 người.

Sigma có lượng giãn nước 1.700 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn chừng 80 người

Formidable có tốc độ 27 hải lý/giờ, gần bằng 2 chiến hạm trên nhưng có lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn, với thủy thủ đoàn 85 người.

Gepard 3.9 cũng không thua kém gì các tàu bạn khi có vận tốc tối đa là 28 hải lý/giờ, với lượng giãn nước 2.100 tấn, thủy thủ đoàn 103 người

Qua so sánh ta thấy về tốc độ tối đa thì các tàu tương đương nhau, tầm hoạt động cũng đều chừng 5000 dặm nhưng Formidable của Singapore có tải trọng gấp rưỡi các tàu còn lại với số lượng thủy thủ ít, do đó khả năng dự trữ thực phẩm sẽ vượt trội hơn các tàu khác, qua đó cũng góp phần nâng cao khả năng đi biển dài ngày.

Trong hạng mục này, Formidable vẫn đầu bảng, các tàu xếp sau khó phân "hơn thua".




Sigma của Indonesia





Lekiu của Malaysia


Tính năng tàng hình và tự động hóa trên tàu

Xét về tàng hình phụ thuộc vào các yếu tố như thiết kế, chất liệu, các thiết bị phụ trợ, vậy chúng ta tạm thời sẽ đánh giá khả năng tàng hình qua thiết kế hình dáng bên ngoài con tàu.

Chiến hạm Lekiu có thiết kế nhiều thiết bị đặt lộ thiên, điều này sẽ tăng phản xạ radar lên rất nhiều, qua đó khiến nó “nổi bật: trên màn hình theo dõi hơn các tàu khác.

Sigma có thiết kế tương đối ổn, giống như Gepard 3.9 nếu so Formidable có thiết kế "dấu biệt" vũ khí, phương tiện, khí tài vào bên trong. Bất cứ chuyên gia kỹ thuật quân sự nào nhìn vào sẽ cho điểm Formidable cao nhất trong các tàu kể trên.

Về khả năng thông tin liên lạc cũng như thiết bị trên tàu, sẽ khá là khó để kiểm chứng vì các thông số của nhà sản xuất chỉ ở mức tham khảo, nhưng cũng sẽ không khó nhận ra con tàu có tải trọng lớn nhất lại có số người điều khiển gần ít nhất là khả năng tự động hóa sẽ rất cao, đó là Formidable.

Vì vậy, trong hạng mục này, thứ tự lần lượt sẽ là: Formidable, Gepard 3.9 và Sigma, Lekiu.




Theo dõi bắn tên lửa Aster trên Formidable





Sigma của Indonesia có thiết kế khá "mượt"


Kết luận tạm thời

Như vậy, không khó để nhận ra Formidable là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á, Gepard 3.9 cũng sử dụng những công nghệ khá hiện đại, nó có một số vượt trội so với các tàu của Malaysia hay Indonesia.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những phép thử so sánh trên đây đơn giản chỉ dựa vào thông số kĩ thuật. Trong tác chiến, thành bại còn phụ thuộc vào kĩ năng của người sử dụng cũng như nghệ thuật quân sự. Hiện đại là quan trọng, con người là quyết định.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang