Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

>> Israel "không hề ngán" Iran



Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết nước này không sợ thương vong lớn nếu tấn công phủ đầu Iran; Các băng nhóm tội phạm tìm cách thâm nhập vào quân đội Mỹ... là những tin nóng trong 24 giờ qua.

Hôm 9/11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết, nước này tin rằng có thể tiến hành tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran, mà số người thiệt mạng chỉ chưa đến 500 người nếu bị Tehran trả đũa.

Theo tờ Telegraph của Anh quốc, ông Barak một lần nữa đã nhắc tới viễn cảnh của một hành động quân sự nhằm vào Iran, và rằng Israel sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự giải quyết các vấn đề liên quan tới Iran.

Lời cảnh báo trên được đưa ra sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trước đó một ngày công bố bản báo cáo quan trọng, trong đó bày tỏ "những quan ngại sâu sắc" về các hoạt động hạt nhân của Tehran.

Báo cáo của IAEA khẳng định, cơ quan này có thông tin "đáng tin cậy" rằng Iran có thể đã nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân. Theo đó, Iran đã tiến hành các hoạt động liên quan đến việc phát triển một thiết bị nổ hạt nhân.

Tin từ IAEA cho hay, một vài trong số hơn 1.000 trang tài liệu mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế có được đã cho thấy, Iran đã "phát triển một thiết kế vũ khí hạt nhân, kể cả việc thử nghiệm các bộ phận cấu thành".


http://nghiadx.blogspot.com
Tin tức gần đây liên tiếp cho hay, Israel có khả năng sẽ tấn công phủ đầu Iran.



Ông Barak thừa nhận, cái giá phải trả cho việc đánh Iran sẽ rất đắt, bởi quốc gia Hồi giáo có thể trả đũa, phóng tên lửa tầm xa vào các thành phố Israel và kích động Hezbollah và Hamas tham gia cuộc chiến tên lửa ở Israel.

Tuy nhiên, ông cho rằng, những thông tin về sự hủy hoại nghiêm trọng mà Israel phải đón nhận khi đánh Iran là quá phóng đại. Bộ trưởng Quốc phòng Israel khẳng định, nước ông có thể đối phó được đòn trả đũa từ Tehran.

"Không có cách nào ngăn chặn được mọi tổn thất... Nhưng sẽ không có viễn cảnh 50.000 người chết hoặc 5.000 người bị giết. Nếu tất cả mọi người đều ở trong nhà, thì con số thương vong có thể còn chưa đến 500", ông nói.

Trong khi đó, cùng ngày, Phó tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran cảnh báo rằng, mọi cuộc tấn công từ phía Israel nhằm vào quốc gia Hồi giáo này đều sẽ dẫn tới sự "hủy diệt" của nhà nước Do Thái.

Phát biểu trên kênh Al-Lam, Chuẩn tướng Masoud Jazayeri nhấn mạnh rằng cơ sở hạt nhân Domona của Israel là mục tiêu tấn công khả thi nhất, song cũng cho biết "phản ứng của chúng tôi sẽ không bị giới hạn ở Trung Đông".

Liên quan tới bản báo cáo của IAEA, Chính phủ Nga đã bày tỏ sự tức giận, cho rằng báo cáo trên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đang gây ra thêm căng thẳng giữa các nước phương Tây và Iran.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, "Nga hết sức thất vọng và bối rối vì báo cáo của IAEA đang trở thành một nguyên nhân gây thêm căng thẳng liên quan đến các vấn đề về chương trình hạt nhân của Iran”.

Về phía Iran, tối 8/11, nước này đã lên tiếng bác bỏ báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và cho rằng, tài liệu đáng tin cậy về việc Tehran đang phát triển vũ khí hạt nhân là vô căn cứ và bất công.

Đại diện Iran tại IAEA khẳng định các tư liệu trong phụ lục của báo cáo trên "không chứa đựng thông tin gì mới", mà chỉ là "sự lặp lại những tuyên bố cũ rích mà Iran đã chứng minh là vô căn cứ trong tài liệu gửi lại IAEA 4 năm trước."

Người đại diện này nêu rõ: "Iran đã chứng minh rằng các cáo buộc của Mỹ là vô căn cứ và trong tám năm qua không xuất hiện bằng chứng nào về sự chuyển hướng của nguyên liệu hạt nhân sang phục vụ mục đích quân sự".


>> Rộ thông tin Iran sắp bị tấn công



Anh đang lên một kế hoạch khẩn cấp để tấn công quân sự chống Iran trong bối cảnh căng thăng tăng cao tại Trung Đông. Cùng lúc, Israel đẩy mạnh thử tên lửa đạn đạo có khả năng tiêu diệt Iran.


Bộ Quốc phòng Anh hôm 2/11 cho biết, đang cân nhắc có thể đóng góp như thế nào cho các chiến dịch vũ trang nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào chính quyền cứng rắn đang nắm quyền tại Tehran.

http://nghiadx.blogspot.com


Sự chú ý của chính phủ Anh đã tập trung vào Iran sau khi cuộc xung đột ở Libya kết thúc. Các quan chức cấp cao Anh lo ngại về lập trường hiếu chiến của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khi mà nước này ngày càng tiến gần tới phát triển một một quả bom hạt nhân cũng như mối liên quan giữa Tehran với 3 âm mưu ám sát ở nước ngoài.

Hiện, tình hình ở Trung Đông ngày càng trở nên căng thẳng với những đe dọa của các chính trị gia Israel cấp cao. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đang tranh luận công khai về một cuộc tấn công phủ đầu chống quốc gia Hồi giáo Iran. Ông Netanyahu đang tìm kiếm sự ủng hộ của nội các cho cuộc tấn công Iran.

Hôm 2/11, Tel Aviv đã thử thành công một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có thể đánh trúng Iran.

Anh có nhiều khả năng sẽ đồng ý với bất kỳ một đề nghị nào của Mỹ về việc trợ giúp tấn công quân sự dù lực lượng vũ trang nước này đang bị dàn trải vì cắt giảm mạnh ngân sách cũng như vì các cuộc chiến ở Afghanistan và Libya.

Một đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng đã được giao nhiệm vụ cân nhắc các khả năng trong trường hợp tấn công Iran.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe chống mìn mà Mỹ có thể triển khai trong trường hợp tấn công Iran


Các nhà hoạch định chiến tranh sẽ cân nhắc các khả năng triển khai tàu của hải quân hoàng gia và tàu ngầm có gắn tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay chiến đấu RAF được vũ trang bằng bom và tên lửa định hướng Brimstone, Paveway IV, máy bay do thám và máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tới khu vực.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nói: "Chính phủ Anh tin rằng một chiến lược hai hướng gồm gây sức ép và tham gia là cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Iran và để tránh xung đột trong khu vực. Chúng tôi muốn có một giải pháp thương thuyết song mọi khả năng đều được đặt lên bàn".

Iran đang ngày càng trở thành tâm điểm lo ngại ngoại giao sau cuộc chiến ở Libya. Một quan chức chính phủ Anh nói, Iran hiếu chiến hơn và Anh không dám chắc về lý do của việc này.

Tình báo phương tây cho biết, Iran đang che giấu các vật liệu cần thiết trong các boongke vững chắc mà các tên lửa thông thường không thể chạm tới, để tiếp tục thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân bí mật

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng không có ý định tấn công Iran trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ 2012. Tuy nhiên, Mỹ có thể bị sức ép từ Israel nếu chương trình hạt nhân của Iran không minh bạch.

Iran được cho là đã thu thập đủ uranium giàu để chế tạo được 4 vũ khí hạt nhân. Tổng thống Iran khẳng định chương trình hạt nhân nước này chỉ nhằm mục đích năng lượng. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế trong tháng này sẽ đưa ra báo cáo mới nhất về Iran.


>> Sức mạnh quân sự Iran đứng thứ 12 toàn thế giới



Trao đổi với cơ quan truyền thông FNA của Iran, một chỉ huy cấp cao quân đội nước này khẳng định sức mạnh các lực lượng vũ trang của họ đã vượt xa những quốc gia khác trong khu vực.


Trao đổi với FNA, Tư lệnh lực lượng vũ trang tỉnh Qazvin cho biết: "Không có quân đội quốc gia nào trong khu vực có sức mạnh như Iran khi mà quân đội của họ sở hữu cả 2 yếu tố quan trọng nhất với 1 lực lượng vũ trang là ý chí chiến đấu và khả năng chịu đựng."

Ông cũng nhấn mạnh rằng lực lượng vũ trang nước này có một sức mạnh tuyệt vời về cả số lượng và chất lượng và có vị thế đáng nể trong khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Iran được khẳng định ngày càng vững mạnh và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.


Khi được hỏi đến các chiến thuật của Iran trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các quan chức quốc phòng cho biết: "Chiến thuật của chúng tôi phụ thuộc và thay đổi để phù hợp đặc điểm của những đối thủ khác nhau trên chiến trường. Chúng thay đổi hàng ngày dựa trên quan điểm của các bên tham chiến và sự thay đổi của các loại vũ khí trên mặt trận chứ không có một phương án cố định."

Lực lượng vũ trang Iran cũng đang đứng trước nhiều thay đổi khi các định hướng mới về tăng cường sự linh hoạt cho các binh chủng được thực hiện. Cùng với đó, giới chức quân sự Iran cũng khẳng định sẽ sẵn sàng chống lại mọi sự đe dọa đến nền an ninh quốc gia.

"Mọi sự đe dọa với Iran đều sẽ bị tiêu diệt từ khi còn trứng nước." - Thiếu tướng Ahmad Reza Pourdastan, Tổng tư lệnh lực lượng bộ binh Iran nhấn mạnh.


http://nghiadx.blogspot.com
Iran có 29 hệ thống phòng không cơ động Tor-M1


Trước các vấn đề liên quan đến tình báo và các mối đe dọa về quân sự đối với Iran, tướng Seyed Reza Pardis, người đứng đầu lực lượng Không quân nước này cho biết: "Không có một thế lực nào trên thế giới, thậm chí có sức mạnh hơn cả Anh hay Mỹ có thể tấn công Iran được, tất cả mọi lực lượng thuộc quân đội quốc gia đã sẵn sàng chống lại mọi loại kẻ thù.

Không một kẻ thù nào có thể chống lại được sức mạnh của các chiến binh Hồi giáo."

Trong khi đó Global Fire Power - GFP, trang web đánh giá sức mạnh quân sự của các nước trên thế giới đã xếp Iran vào vị trí 12, ngay sau những nước có nền quân sự lớn mạnh như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ...

Cũng theo danh sách của GFP, tính đến cuối tháng 6 năm nay Iran đang có gần 545.000 quân nhân, hơn 12.000 trang thiết bị vũ khí bộ binh, hơn 1.000 máy bay quân sự và gần 250 tàu chiến các loại.


Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

>> Pakistan có kiểm soát được kho vũ khí hạt nhân của mình?



Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon…

Cách đây không lâu, báo chí Mỹ có bài viết cho biết, Pakistan phổ biến sử dụng xe chở hàng thông thường để chuyển vũ khí hạt nhân, khiến cho sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân của quốc gia đứng trên tuyến đầu chống khủng bố này tiếp tục được quan tâm.

Tuy nhiên, quân đội Pakistan cho rằng, họ đang đào tạo 8.000 nhân viên vũ trang để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của nước này. Theo báo Mỹ, Pakistan cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của họ rất an toàn, mối đe dọa lớn nhất không phải là tổ chức Al Qaeda, mà là Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo của quân đội Pakistan


Quân đội phản hồi quan điểm của tạp chí Mỹ

Trang mạng “Quân sự” Mỹ cho biết, Mỹ luôn lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan bị các phần tử vũ trang Hồi giáo tấn công và dùng để tấn công phương Tây.

Gần đây, “Nguyệt san Đại Tây Dương” Mỹ dẫn lời các quan chức Pakistan và Mỹ giấu tên cho biết, Pakistan dùng xe chở hàng thông thường để vận chuyển linh kiện vũ khí hạt nhân, hầu như không có biện pháp an toàn để ngăn chặn bị theo dõi, định vị. Điều này làm gia tăng sự lo ngại của Mỹ.

Pakistan rất ít công khai chương trình hạt nhân cũng như chi tiết bảo đảm an ninh cho nó. Lần này, Pakistan đưa ra thông tin đào tạo 8.000 người để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân là để phản hồi bài báo của tạp chí Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo của Pakistan mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan mất kiểm soát, rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan


Trong một tuyên bố vào tuần trước, quân đội Pakistan cho biết: “Những người này được lựa chọn kỹ lưỡng, họ có thân thể cường tráng, chân tay nhanh nhạy và được trang bị vũ khí hiện đại”. Tuyên bố cũng đã nhắc lại việc quân đội Pakistan “đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để đào tạo, trang bị, bố trí và duy trì một lực lượng độc lập và có hiệu quả để ứng phó với các mối đe dọa”.

Ngoài ra, tuần trước, Bộ Ngoại giao Pakistan cũng tuyên bố cho rằng, nội dung của bài báo “Nguyệt san Đại Tây Dương” là hư cấu.

Pakistan có nhiều phòng tuyến bảo đảm an toàn hạt nhân

Thực ra, Pakistan không chỉ có các biện pháp bảo đảm an toàn kho vũ khí hạt nhân nêu trên. Theo tiết lộ của Viện trưởng Viện nghiên cứu Đoàn kết Nam Á của Pakistan, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan đã tiến hành thẩm tra chính trị nghiêm ngặt đối với tất cả những công dân Pakistan tham gia công việc của kho vũ khí hạt nhân.

Đến nay, trong đội ngũ các nhân viên này hoàn toàn không có các phần tử cực đoan tôn giáo lọt vào, “sự an toàn của các cơ sở hạt nhân được kiểm soát bởi những nhân viên kỹ thuật hạt nhân và tướng lĩnh trung thành với đất nước”.

Ngoài ra, các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật hạt nhân chắc chắc phải tuyên thệ, không được tiết lộ bí mật vũ khí hạt nhân cho bất cứ người nào, kể cả người nhà.

Thậm chí đến Tổng thống và Thủ tướng của chính phủ dân cử nhiều khóa của Pakistan cũng hiểu không nhiều về chi tiết của kho vũ khí hạt nhân nước này, bởi vì lãnh đạo quân đội và Cục Tình báo Quân sự (nắm kho vũ khí hạt nhân) luôn “từ chối khéo” những yêu cầu tìm hiều kho vũ khí hạt nhân của họ.


http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ tại Afghanistan, nước láng giềng Pakistan


Để đảm bảo an toàn vũ khí hạt nhân, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn quy định, trong thời bình, tất cả vũ khí hạt nhân đều nằm trong trạng thái tháo dời, khi có trường hợp khẩn cấp mới tiến hành lắp ráp.

Hiện nay ở Pakistan, số người hiểu vị trí cụ thể của các cơ sở hạt nhân không quá 20, còn số người hiểu toàn diện về cơ sở hạt nhân thì càng ít. Để bảo vệ các cơ sở hạt nhân, Pakistan có 30.000 binh sĩ của Lực lượng Chiến lược Hạt nhân, được đào tạo đặc biệt, đang bảo vệ các cơ sở hạt nhân được phân bố ở 5 khu vực khác nhau.

Ngoài ra, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn phân công nhiệm vụ về hạt nhân cho 3 quân chủng: Không quân phụ trách lực lượng có sứ mệnh đặc biệt vận chuyển nhiên liệu hạt nhân và những linh kiện hạt nhân cần lắp ráp hoặc tháo rời; Hải quân phụ trách trang bị vũ khí hạt nhân trên tàu chiến; Lục quân phụ trách cất giữ và lắp ráp vũ khí hạt nhân, đặc biệt là phụ trách cất giữ tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân.

Còn việc nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí hạt nhân do các tổ chức của các quân chủng không có quan hệ với nhau phụ trách cụ thể, các ban ngành đều trực tiếp báo cáo tình hình tiến triển của các chương trình hạt nhân cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.

Đa số người Pakistan lo hơn đối với Mỹ

Mặc dù Mỹ rất “lo lắng” về tình hình an toàn của kho vũ khí hạt nhân Pakistan, nhưng đối với rất nhiều người Pakistan, điều lo ngại nhất không phải là mối đe dọa của tổ chức Al Qaeda hay Taliban, mà là lo ngại Mỹ kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của nước này. Đặc biệt, sau khi Mỹ thực hiện xong chiến dịch tiêu diệt Bil Laden ở trong biên giới Pakistan, sự lo ngại này đã nhiều hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 2/5/2011, Biệt đội SEAL của quân đội Mỹ đã bất ngờ đột kích trong lãnh thổ Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố Bil Laden. Trong hình là xác chiếc máy bay bị rơi trong chiến dịch này.


Đối với vấn đề này, Washington luôn cho rằng họ không có kế hoạch tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan. Nhưng, “Nguyệt san Đại Tây Dương” gần đây dẫn lời các quan chức quân đội, tình báo Mỹ giấu tên cho rằng, Mỹ đã tiến hành rất nhiều các hoạt động huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ tại Pakistan nhằm ngăn chặn kho vũ khí hạt nhân hoặc tài liệu hạt nhân của Pakistan rơi vào tay những người không nên có.

Tin còn cho biết, Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt liên hợp Mỹ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan khi tình hình Pakistan mất kiểm soát.


>> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam



Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp.


Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý cho phòng không tầm thấp đến trung của các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế như Việt Nam.

Hệ thống S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3 GOA) vốn là hệ thống tên lửa đối không được sản xuất dưới thời Liên Xô, nhằm bổ sung cho tên lửa đối không SA-2. Hệ thống tầm bắn hiệu quả từ 3,5-30km, tầm cao hiệu quả từ 100-18000 m, được trang bị đầu đạn phân mảnh với hơn 4.500 mảnh nhỏ.

SA-3 được điều khiển dựa vào radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu P-15 Flat Face, tầm hoạt động 250km, radar điều khiển hỏa lực SNR-125 tầm hoạt động 110km, radar đo độ cao PRV-11, với độ cao tối đa đo được là 32km.

SA-3 được trang bị bệ phóng bán cố định với 4 tên lửa/bệ, tuy nhiên, hệ thống có thời gian triển khai và thu hồi khá chậm khoảng 2-3 giờ đồng hồ.

http://nghiadx.blogspot.com
Pechora -2M được trang bị trên khung gầm xe tải với khả năng cơ động cao. Ảnh: Ausairpower


Bước vào thập niên 1980, SA-3 trở nên lạc hậu và không còn đáp ứng được các điều kiện chiến tranh hiện đại. Hệ thống radar với máy tính điều khiển analogue dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh, bên cạnh đó, bệ phóng bán cố định trở thành thành mồi ngon cho tên lửa đối phương.

Tại Nga, SA-3 đã được thay thế bằng các hệ thống phòng không hiện đại khác như SA-11, S-300PMU1/2, S-400… Tuy nhiên, đây vẫn là hệ thống tên lửa đối không chủ lực của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ai Cập, Việt Nam, Ấn Độ, Syria, Triều Tiên, Cuba và Iraq.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower


Sự lựa chọn hợp lý

Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp.

So với các biến thể trước đó, Pechora-2M, biến thể nâng cấp mạnh nhất, đã khắc phục được gần hết các nhược điểm cố hữu, nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu hệ thống, đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Trong điều kiện ngân sách quốc phòng Việt Nam còn eo hẹp, việc lựa chọn gói nâng cấp Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý trong việc đảm bảo khả năng phòng không của đất nước trong tình hình mới. Theo công bố, gói nâng cấp Pechora lên chuẩn Pechora-2M có kinh phí dự kiến là 150 triệu USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower


Đặc điểm kỹ chiến thuật của Pechora-2M

Bệ phóng tên lửa của hệ thống được thiết kế trên khung gầm xe MZKT-8022 với 2 tên lửa/bệ để tăng khả năng cơ động cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi từ 2-3 giờ xuống còn từ 20-30 phút. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong tác chiến hiện đại, khả năng cơ động cao sẽ tránh được các đòn phản công của đối phương.

Pechora-2M sử dụng đạn tên lửa nâng cấp 5V27D và 5V27DE với ngòi nổ vô tuyến và đầu đạn phân mảnh mới, được dẫn đường kỹ thuật số và bổ sung kênh truyền hình (TV) và ảnh nhiệt, có thể tấn công mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Theo công bố, tên lửa mới có khả năng tiêu diệt máy bay F-16 ở cự ly 30km và các mục tiêu lớn hơn ở cự ly 35km, với tầm cao lên đến 20km. Xác xuất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt đến 98%.

Ở biến thể hiện đại hóa này, các máy tính analogue của Pechora-2M được số hóa, nâng cấp khả năng kháng nhiễu chủ động và thụ động. Hiệu suất hoạt động của các hệ thống điện tử tăng lên đến 50% so với hệ thống cũ với năng tự động hóa rất cao.

Radar điều khiển hỏa lực SNR-125 Low Blow nâng cấp với angten UNV-2M mới, cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 4 tên lửa tấn công 2 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, việc bổ sung thêm kênh dẫn hướng TV và kênh ảnh nhiệt nâng cao khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu, cho phép phóng tên lửa tấn công trong trường hợp mất liên lạc với radar điều khiển hỏa lực.

http://nghiadx.blogspot.com
Radar SNR-125 Low Blow nâng cấp cung cấp kênh dẫn hướng tân công 2 mục tiêu cùng lúc Ảnh:Ausairpower


Ở Pechora-2M, buồng chỉ huy được trang bị màn hình LCD đa chức năng thay cho các đồng hồ số của biến thể cũ, hiển thị đầy đủ các thông số về mục tiêu như độ cao, tốc độ, góc phương vị, tọa độ mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí. Khả năng gắn kết giữa các khẩu đội được nâng cao nhờ hệ thống liên lạc vệ tinh mới.

Một khẩu đội Pechora-2M được trang bị 8 xe phóng có khả năng quản lý 16 mục tiêu trên không. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các trung tâm hành chính, căn cứ quân sự trước cuộc tấn công đường không của máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và cả máy bay tàng hình.

Cùng với hệ thống chiến đấu, Nga còn cung cấp hệ thống mô phỏng đào tạo cho phép kíp trắc thủ thực hiện các bài tập mô phỏng không chiến từ đơn giản đến phức tạp, nâng cao khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị, giảm thời gian sử dụng trực tiếp đến thiết bị, qua đó hạn chế các hỏng hóc trong quá trình huấn luyện, nâng cao tuổi thọ cho hệ thống.


>> Chiến lược của Nhật khi tập trận với Ấn Độ



Hiện nay, xu thế hợp tác quân sự giữa Mỹ và các đồng minh, giữa các đồng minh của Mỹ trong khu vực nhằm vào Trung Quốc đang gia tăng.

Gần đây, Nhật Bản có các động thái quân sự dồn dập, bên cạnh Nhật tổ chức tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam” trong nước từ ngày 29/10, Nhật Bản sẽ còn cùng với Hàn Quốc tổ chức tập trận chung “Quy mô chưa từng có” từ ngày 12/11 tới, ý đồ mà trang quân sự của Trung Quốc cho là "nhằm vào Trung Quốc rất rõ ràng".

Những tin tức mới nhất cho biết, ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Ấn Độ còn đạt được thỏa thuận tổ chức tập trận chung lần đầu tiên vào năm 2012, liên hợp “kiềm chế” hoạt động trên biển của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tập trận chung


Ngày 29/10, đài truyền hình NHK Nhật Bản cho biết, từ ngày 29/10 – 9/11, lực lượng và trang bị của Sư đoàn 9 Hokkaido của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ được điều đến dải khu vực từ Kagoshima đến Okinawa, tiến hành tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam”. Được biết, đảo Điếu Ngư vốn đang xảy ra tranh chấp giữa Trung-Nhật cũng thuộc phạm vi “các hòn đảo Tây Nam” này.

Ngoài ra, hơn 2.200 binh sĩ của lực lượng khu vực Kyushu và Sư đoàn 7 Hokkaido cũng sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở thao trường của Oita - Kyushu từ ngày 10 – 22/11/2011.

Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho rằng, số lực lượng này của Nhật Bản trước đây chủ yếu dùng để chống lại các mối đe dọa từ Liên Xô, hiện nay được chuyển đến Kyushu, rất có ý đồ “nhằm vào Trung Quốc”.

Hơn nữa, báo chí Nhật Bản cũng cho rằng, ý nghĩa của cuộc tập trận lần này là đã giải thích cho nội dung “lực lượng phòng vệ các động thái” trong “Đại cương Kế hoạch Phòng vệ mới”. Điều này có nghĩa là “lực lượng phòng vệ nền tảng” là nhằm vào Liên Xô, còn “lực lượng phòng vệ các động thái” là lấy Trung Quốc (nước “nhanh chóng uy hiếp Nhật Bản” trong những năm gần đây) làm mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Nhật Bản


Ngoài việc đẩy mạnh tập trận độc lập, Nhật Bản còn tích cực lôi kéo các nước xung quanh, tích cực sắp đặt kế hoạch tập trận.

Ngày 1/11, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, do các động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho khu vực xung quanh Nhật Bản, Hàn Quốc có “khả năng xảy ra các tình huống bất trắc ngày càng lớn”, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành tập trận cứu viện chung ở vùng biển phía bắc Eo biển Tsushima từ ngày 12 – 13/11/2011, quy mô của cuộc tập trận này là chưa từng có, quân số tham gia lên tới khoảng 1.000 người.

Đối với vấn đề này, có nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết, Mỹ yêu cầu “quan hệ quốc phòng Nhật-Hàn cần quá độ sang giai đoạn ứng phó với các mối đe dọa quân sự, đồng thời thực hiện được bước nhảy về chất”.


http://nghiadx.blogspot.com
Những hòn đảo ở hướng Tây Nam của Nhật Bản đang đứng trước sức ép to lớn về quân sự từ Trung Quốc


Ngoài ra, khi tổ chức hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ngày 29/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn hàng hải từ biển Đông đến Eo biển Malacca cho tới Ấn Độ Dương, đồng thời hai nước Nhật-Ấn đạt được nhất trí về tổ chức tập trận chung ở biển Đông trong thời gian tới.

Tờ “Nikkei” cho rằng, hợp tác phòng vệ đối với “Tuyến đường giao thông trên biển” giữa Nhật-Ấn là nhằm vào Trung Quốc, nước đang hoạt động tấp nập ở trên biển. Hãng Kyodo cùng cho rằng, tập trận chung giữa Nhật-Ấn có ý nghĩa “kiềm chế Trung Quốc” rất lớn.

Ngày 2/11, hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, để tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước, trong cuộc hội đàm cùng ngày giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, hai bên đã đạt được thỏa thuận tiến hành tập trận chung lần đầu tiên giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ vào năm 2012.

Trong hội đàm, Yasuo Ichikawa nhấn mạnh: “Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Nhật-Ấn có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Hai nước còn có kế hoạch thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản với Lục quân, Không quân Ấn Độ.

Hãng tin Kyodo bình luận, trong tình hình các hoạt động trên biển của Trung Quốc “ngày càng tấp nập”, Nhật Bản hy vọng tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang hết sức lo ngại các hoạt động của quân đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Để đáp trả, tàu chiến nước này đã tích cực hiện diện ở biển Đông. Trong hình là tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam trong năm nay


Có chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc tập trận chung trên biển sắp được tổ chức giữa Nhật-Ấn thực sự là sự đột phá lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác quân sự hai nước, hai bên đều đặt không ít kỳ vọng và đều hiểu rõ ý đồ chiến lược thực sự của nó.


>> Uy lực từ bờ vai (kỳ 1)



Thoắt ẩn hiện trên chiến trường, độ chính xác ngày càng tăng, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai vẫn là nỗi ám ảnh thường trực của máy bay tầm thấp và trực thăng.

Kỳ 1: Mũi tên tầm nhiệt

Từ Strela-2 đến các biến thể Igla, những cái tên nổi tiếng là bằng chứng sống động về tính năng vượt trội và uy lực của tên lửa vác vai Nga, nhất là khi chúng được thử thách qua thực chiến và tiếp tục quá trình hiện đại hóa đầy tham vọng.

Trên chiến trường, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tầm thấp của đối phương là một trong những nguy cơ đe dọa bộ binh và các lực lượng khác dưới mặt đất. Vì thế, tên lửa đất đối không vác vai biên chế theo đội hình được coi là giải pháp hữu hiệu cho bài toán bảo đảm an toàn sinh mạng người lính. Đây cũng chính là cách tiếp cận của Liên Xô và Nga ngày nay khi phát triển các thế hệ tên lửa vác vai.

Đứa con cưng

Được nghiên cứu từ năm 1959, bắn thử năm 1966 và chính thức đưa vào trang bị năm 1968, Strela-2 (Mỹ gọi là SA-7) là một trong những tên lửa vác vai tầm thấp đầu tiên trên thế giới. Ngay sau đó, SA-7 đã chứng tỏ những tính năng ưu việt của mình, như linh hoạt khi tác chiến với một người bắn, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cao, cơ động và dễ triển khai…

Dài 1,4m, đường kính 70mm, SA-7 chỉ nặng 9,7kg với tầm bắn 500 - 5500m. áp dụng nguyên lý đầu dò tầm nhiệt, SA-7 bám theo luồng khí xả của động cơ máy bay hoặc sức nóng của động cơ trực thăng để tiêu diệt mục tiêu. SA-7 tỏ ra rất hữu hiệu khi đối phó với mục tiêu bay thấp như máy bay bổ nhào ném bom, máy bay vận tải và trực thăng.


http://nghiadx.blogspot.com
SA-7 khai hỏa.

Đầu dò của SA-7 được gắn một bộ lọc để tránh “bẫy” pháo sáng mà máy bay đối phương bắn ra. Hệ thống nhận diện bạn - thù có thể được gắn trên mũ của người bắn, trong khi hệ thống cảnh báo sớm gồm một ăng-ten thụ động và tai nghe có chức năng đưa ra những thông tin sớm về hướng của máy bay địch. Nhưng SA-7 vẫn có những “gót chân Achiles” dễ bị vô hiệu hóa. Chỉ đánh theo kiểu bám đuôi, SA-7 có thể “lạc lối” khi đối phương sử dụng các biện pháp như tấm chắn nhiệt, che chắn cửa xả nhiệt, tung “hỏa mù”…

Khắc phục hạn chế của SA-7 “đời đầu”, biến thể SA-7B đã chính thức trở thành vũ khí phòng không tầm thấp tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô vào năm 1971. Với những cải tiến đáng kể, đặc biệt là hệ thống làm lạnh đầu dò hồng ngoại nhằm tăng độ nhạy của đầu tự dẫn, “đứa con cưng” SA-7B có thể tránh được những “bẫy” cảm nhiệt mà máy bay đối phương phóng ra. SA-7B được xuất khẩu hoặc bán quyền sản xuất cho nhiều nước trên khắp thế giới, từ Trung Đông cho tới châu Phi, Á, Mỹ…

Làn khói xanh kinh hoàng

Khi đến Việt Nam, SA-7 được biết đến với tên gọi A-72 đã lập nên những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. A-72 với làn khói xanh đặc trưng bất thần xuất hiện từ mặt đất, ở bất cứ nơi đâu, đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với phi công Mỹ và quân đội Sài Gòn thời bấy giờ. Tính năng cơ động và triển khai đơn giản của A-72 cộng với cách đánh sáng tạo mang dấu ấn của bộ đội Việt Nam đã biến A-72 trở thành huyền thoại với hiệu suất chiến đấu đáng nể.

“Ra mắt” lần đầu năm 1972 trên chiến trường Bình Trị Thiên, A-72 khiến không quân đối phương nơm nớp lo sợ. Chỉ tính riêng tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, A-72 đã bắn rơi tại chỗ 136 trực thăng và máy bay các loại như OV-10, A-37, F-5, A-6, C-130… của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Theo thống kê của trang Arms-expo.ru, từ ngày 28/4 - 14/7/1972, Mỹ đã mất 14 máy bay và 10 trực thăng vào “tay” A-72.

Phi công địch dường như không thể quên được nỗi ám ảnh mà A-72 tạo ra. Được coi là “sát thủ” trực thăng, những quả tên lửa tầm nhiệt A-72 nhanh như “luồng điện” phát ra từ rừng núi trùng trùng điệp điệp, phóng thẳng vào máy bay đối phương, khiến địch luôn phải căng ra đề phòng.

Trong những chiến công vang dội phải kể đến xạ thủ Nguyễn Văn Thoa thuộc lực lượng phòng không – không quân. Với tên lửa vác vai A-72, linh hoạt và cơ động, một mình anh đã bắn rơi 13 máy bay địch. Tháng 4/1975, chỉ bằng một phát đạn A-72, xạ thủ Lê Đại Cương đã bắn rơi tại chỗ một phản lực F-5E khi nó bổ nhào ném bom.

Tầm cao mới

Không dừng lại ở đó, thập niên 1980, Nga quyết định chế tạo Igla-1 (Mỹ gọi là SA-18). SA-18 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm gần, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bắn đón trực diện và bám đuổi trong tầm nhìn bằng mắt thường, bất chấp nhiễu nhiệt tự nhiên hay từ các thiết bị gây nhiễu. Chưa hài lòng, các nhà sản xuất lại tiếp tục cải biến SA-18 nhằm nâng cao khả năng tự vệ của tên lửa mang vác trước các loại nhiễu nhiệt, tầm xa của đạn bắn đón, và nâng cao khả năng ứng dụng trong những điều kiện tác chiến mới, tạo ra biến thể ưu việt hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
SA-18.


Hàng loạt các vấn đề kĩ thuật còn tồn tại đều đã được giải quyết, như cơ chế chọn mục tiêu trong trường hợp có bẫy nhiệt giả, độ cảm ứng của đầu dẫn tên lửa 9M39 tăng lên 2 lần, giúp tăng cường độ chính xác cần thiết trong truy tìm mục tiêu.

Tuy nhiên, khi trục đầu tự dẫn tên lửa và hướng mặt trời tạo ra một góc nhỏ hơn 20 độ, tên lửa mất khả năng truy tìm mục tiêu. Đây cũng chính là yếu điểm phổ biến, không chỉ của tên lửa Nga mà còn của cả những hệ thống phòng không mang vác khác trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa vác vai SA-24 (Igla-S).

Là biến thể hoàn thiện của “dòng” Igla, Igla-S (Mỹ gọi là SA-24) được đánh giá là hệ thống phòng không hiện đại bậc nhất hiện nay với tầm bắn 6km. Được áp dụng hàng loạt giải pháp về kỹ thuật, SA-24 có khả năng tác chiến đối với máy bay có người lái và tên lửa hành trình.

Số lượng mảnh vỡ tạo ra khi phát nổ phần chiến đấu cùng ngòi nổ laser làm tăng hiệu suất chiến đấu của tên lửa. Đầu tự dẫn gồm 2 máy thu quang phổ với những dải tần khác nhau cho phép lựa chọn mục tiêu nhiệt. Lần đầu tiên một tên lửa loại này được trang bị đầu cảm biến laser để truy tìm mục tiêu, tạo điều kiện cho phần chiến đấu phát nổ khi bay qua mục tiêu.


>> 4 lĩnh vực hợp tác quân sự Việt Nam - Ấn Độ



Theo The Hindu của Ấn Độ hôm 9/11 cho biết, Việt Nam đang đề nghị Ấn Độ trợ giúp về quân sự, trong đó tập trung chủ yếu là lĩnh vực Hải quân.

Nguồn tin cho biết, trong chuyến sang thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 11-15/10, hai bên đã thảo luận về nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề nghị Ấn Độ giúp đỡ cho việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam trên 4 lĩnh vực.

Cụ thể, Thứ nhất, Việt Nam đề nghị phía Ấn Độ giúp đỡ Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga.

Thứ hai, Việt Nam bày tỏ mong muốn Ấn Độ đào tạo cho phi công lái các máy bay Su-30.

Thứ ba, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa cảng chiến lược và chuyển giao cho một số tàu chiến cỡ trung bình.

Sau cùng là thỏa thuận cung cấp các tên lửa hành trình tiên tiến BrahMos.


http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa 4 lĩnh vực hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ.


Nguồn tin cũng cho biết, phía Ấn Độ đã thể hiện thái độ "tích cực" đối với việc đào tạo các phi công lái máy bay Sukhoi cho Không quân Việt Nam. Ấn Độ từng đào tạo phi công lái máy bay Su-30MKM cho Malaysia.

Đặc biệt, Ấn Độ đang xem xét về đề nghị của Việt Nam để chuyển giao các tàu chiến cỡ trung bình, trọng tải từ 1.000 - 1.500 tấn cho Hải quân Việt Nam và nâng cấp cảng Nha Trang, có vị trí ở gần Vịnh Cam Ranh.


Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)



Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon…

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 

Sự kiện tàu khu trục Eilat của Hải quân Israel bị tàu tên lửa Ai Cập đánh đắm bằng một quả tên lửa chống hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx) của Liên Xô vào năm 1967 đã tạo ra một cú sốc mạnh, khiến phương Tây thức tỉnh trước hiệu quả ghê gớm của loại vũ khí đối hạm mới.

Các nước phương Tây (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Thụy Điển, Nauy…) lập tức lao vào cuộc đua nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa tương tự và cho ra đời nhiều loại tên lửa chống hạm trang bị cho tàu chiến, máy bay, tàu ngầm và các hệ thống tên lửa bờ biển.

Trải nghiệm đáng nể

Các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây được trang bị các loại tên lửa đối hạm nổi tiếng nhất như Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Otomat của Italy - Pháp, RBS-15, RBS-17 của Thụy Điển. Mặc dù là tên lửa đối hạm nổi tiếng và phổ dụng nhất thế giới, Harpoon chỉ được sử dụng với số lượng nhỏ trong các hệ thống tên lửa bờ biển của Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ai Cập và Hàn Quốc.

Hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng tên lửa Exocet MM39 được sử dụng ở Argentina, Chile, Hy Lạp, Síp, Qatar, Thái Lan, Saudi Arabia, một số nước đã chuyển sang sử dụng biến thể MM40 hiện đại hơn. Hệ thống phòng thủ bờ biển Otomat có mặt ở Ai Cập, Saudi Arabia và Kenia. Thụy Điển, Phần Lan, Nauy sở hữu hệ thống đất đối hạm RBS-15. Sau Thụy Điển, Nauy cũng nhận vào trang bị RBS-17.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RBS 17 của Hải quân Thụy Điển.


Dường như ỷ vào ưu thế không quân và hải quân của mình, phương Tây, trừ các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Nauy, không thật sự chú trọng phát triển, trang bị các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại. Bởi vậy, đa số các hệ thống này của phương Tây hiện vẫn là những hệ thống cũ, song được nâng cấp liên tục, đặc biệt là về tên lửa và các phương tiện điều khiển - trinh sát để đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện tại và tương lai.

Điển hình như Exocet ở biến thể đầu chỉ có tầm bắn 40 km thì đến biến thể mới nhất MM40 Block 3 đã có tầm 180 km, Harpoon cải tiến cũng có tầm tăng từ 120 km lên tới 280 km, tầm bắn tối đa của RBS-15 đã tăng từ 100 km lên tới 200 km, tương lai có thể tăng tới 400 km, thậm chí trên 1.000 km… Một số loại trở thành vũ khí đa năng khi có thêm khả năng tấn công mặt đất tầm xa.

Đặc biệt, một số hệ thống của phương Tây sử dụng tên lửa đối hạm đã qua thực chiến như Exocet và Harpoon (vang danh trong các cuộc chiến tranh như ở quần đảo Malvinas năm 1982, Iran-Iraq 1980-1988, xung đột Mỹ-Libya năm 1986, vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991). Vì vậy, tuy tồn tại với nhiều cái tên cũ, các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây vẫn là những vũ khí tiên tiến và đáng nể cả trên thị trường và chiến trường.

Ngoài những vũ khí đối hạm tiếng tăm trận mạc, ta cần kể đến những hệ thống tên lửa đất đối hạm độc đáo và mới của phương Tây mà điển hình là hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hạng nhẹ RBS-17 và tên lửa chống hạm tàng hình thế hệ mới NSM.

Tên lửa chống hạm… mang vác

Một trong các hệ thống tên lửa bờ biển độc đáo nhất phải kể đến RBS 17 (RBS 17KA) của Thụy Điển. Tháng 10/1984, hãng Rockwell (Mỹ) ký với Thụy Điển hợp đồng 7,7 triệu USD phát triển hệ thống tên lửa đất đối hạm tầm ngắn chuyên dùng để chống tàu đổ bộ và tàu chiến nhỏ. RBS 17 được thiết kế dựa trên tên lửa chống tăng AGM-114B Hellfire, được trang bị một bệ phóng mang vác chuyên dụng độc đáo lắp một tên lửa và một quả tên lửa tự dẫn laser bán chủ động Hellfire cải tiến với đầu đạn phá mảnh của Bofors.


http://nghiadx.blogspot.com
Gọn nhẹ, cơ động với kíp chiến đấu chỉ 2 người, RBS 17 rất thích hợp cho tác chiến phòng thủ đảo chống đổ bộ.

Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội; và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng và một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4 - 5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Khi cần, các đơn vị RBS 17 có thể cơ động bằng ô tô, xuồng cao tốc và trực thăng. Tên lửa và bệ phóng có thể mang vác trong các túi chuyên dụng bằng kíp chiến đấu 2 người.

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2 - 3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn. RBS 17 được chuyển giao cho Thụy Điển năm 1989-1991; năm 1997-1998, Nauy cũng mua sắm và trang bị các hệ thống này.

Siêu tên lửa NSM

Trong số các hệ thống tên lửa đất đối hạm hoàn toàn mới ít ỏi của phương Tây phải kể đến NSM. Tên lửa đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do công ty Kongsberg Defence & Aerospace (Nauy) phát triển để trang bị cho các tiêm kích Typhoon, Gripen và tiêm kích thế hệ 5 F-35, tàu chiến và hệ thống tên lửa bờ biển.


http://nghiadx.blogspot.com
NSM phóng từ bệ phóng trên bờ biển.


Năm 2008, Nauy ký với Ba Lan hợp đồng 115 triệu USD cung cấp 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển NSM-CDS cung cấp vào năm 2012. Đây là hợp đồng đầu tiên mua bán hệ thống tên lửa bờ biển của Tây Âu trong một thập kỷ gần đây. Sau này, Nauy có thể cũng mua tên lửa bờ biển NSM. Mỹ, Australia và Canada cũng đang xem xét khả năng mua NSM.

Điểm nổi bật ở NSM là khả năng tàng hình radar và hồng ngoại tốt và khả năng bắn-quên, kể cả khi bắn ở tầm tối đa 185 km. Vì thế, NSM được coi là vũ khí tấn công chính xác tầm xa thế hệ 5 duy nhất hiện nay của phương Tây.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)



Với sự ra đời của Đông Phong 21D (DF-21D) của Trung Quốc, sự thống trị bấy lâu nay của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đang bị đe dọa nghiêm trọng.


Kỳ 4: Đông Phong thổi bạt “ngôi” bá chủ?

Sau sự kiện Mỹ điều 2 cụm tàu sân bay (TSB) Nimitz và Independence tiến vào eo biển Đài Loan năm 1996, Trung Quốc càng quyết tâm phát triển những loại vũ khí có thể làm nhụt chí các đô đốc Mỹ, tiến tới hiện thực hóa tham vọng giành vị thế bá chủ ở tây Thái Bình Dương. Một trong những vũ khí đó là tên lửa đường đạn DF-21D có thể nhấn chìm TSB Mỹ từ cự ly 1.700 km.

Thực hư đầy mâu thuẫn

Thông tin về tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) DF-21D rất nghèo nàn. Người ta chỉ biết rằng, nó được chế tạo dựa trên tên lửa đường đạn mặt đất DF-21 (Phương Tây gọi là CSS-5). DF-21D là tên lửa hai tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng phóng dự đoán là gần 15 tấn, tầm bắn gần 1.700 km (có nguồn cho rằng tầm bắn 1.200 - 2.000 km, thậm chí 2.500 - 3.000 km).

Tên lửa mang đầu đạn xuyên thông thường, nặng 500kg và có khả năng sử dụng thông tin chỉ thị mục tiêu từ các nguồn bên ngoài mà chủ yếu là các trạm radar ngoài đường chân trời trên bờ biển, cho phép phát hiện và phân loại các tàu mặt nước cỡ lớn ở cách đường bờ biển đến 3.000 km. DF-21D được cho là có sai số vòng tròn xác suất khoảng 10 m, tức là bảo đảm bắn trúng chắc chắn một mục tiêu như TSB hạt nhân của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn tầm trung DF-21C.


Giới chuyên gia cho rằng, DF-21D được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động và mang đầu đạn lắp đầu tự dẫn radar hoặc hồng ngoại. Hiện chưa hoàn toàn rõ liệu Trung Quốc có khả năng phát triển một vũ khí như vậy hay không. Nếu không được lắp đầu đạn hạt nhân, thì chỉ có đầu tự dẫn radar và/hoặc hồng ngoại mới cho phép DF-21D mang đầu đạn thông thường tấn công hiệu quả các mục tiêu mặt nước cơ động.

Điều khiến Hải quân Mỹ đặc biệt lo ngại là để sử dụng ASBM, Trung Quốc đã cải tiến một số loại máy bay không người lái và phóng vệ tinh do thám trang bị các hệ thống quang-điện tử và radar khẩu độ tia tổng hợp lên quỹ đạo để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho tên lửa. Trung Quốc cũng xúc tiến xây dựng các trạm radar ngoài đường chân trời làm phương tiện ưu tiên để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho ASBM.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn tầm trung DF-21C.


Thông tin về ASBM này cũng chưa rõ ràng và nhiều mâu thuẫn. Theo một số nguồn tin, tên lửa này đã được chế tạo và đang chuẩn bị cho bay thử, hoặc vẫn đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng. Hải quân Mỹ thì cho rằng, DF-21D đã bước vào giai đoạn triển khai, mặc dù chưa biết vũ khí này đã được thử nghiệm đầy đủ hay chưa. Còn Lầu Năm Góc khẳng định, Trung Quốc thử nghiệm ASBM lần đầu tiên vào năm 2005.

Có nguồn thì tiết lộ, DF-21D đã gần đến giai đoạn sản xuất loạt nhỏ ban đầu. Tuy nhiên, chưa chắc tên lửa này được đưa vào trang bị chính thức, nếu mẫu chế thử chưa được thử nghiệm. Năm 2010, Viện Project 2049 đưa tin, Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ trang bị DF-21C và có thể cả DF-21D tại Thiều Quan (Quảng Đông) nhằm đối phó với khả năng Mỹ can thiệp khi xảy ra xung đột quân sự với Đài Loan, và khống chế Biển Đông.

“Sát thủ” tàu sân bay

Đó là biệt danh của DF-21D trong chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc. Nhìn chung, giới quan chức và phân tích quân sự Mỹ đều rất lo ngại trước sự xuất hiện của ASBM Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, họ cảnh báo DF-21D có thể là mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng đối với các TSB vốn được coi là “át chủ bài” của sức mạnh quân sự Mỹ. ASBM có thể phá vỡ cán cân sức mạnh và thách thức địa vị bá chủ của Hải quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương và trên đại dương thế giới nói chung.

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard tuyên bố, việc Trung Quốc đưa vào sử dụng DF-21D có thể làm đảo lộn tận gốc bố trí binh lực trên Thái Bình Dương. Thậm chí, Thiếu tá James Kraska – chuyên gia an ninh hàng hải tại Học viện Hải quân Mỹ, còn đưa ra kịch bản Mỹ thua trong cuộc chiến trên biển vào năm 2015 khi TSB George Washington bị một tên lửa DF-21D bất ngờ tấn công, đánh đắm.

http://nghiadx.blogspot.com
TSB hạt nhân George Washington “nạn nhân” giả định của ASBM Trung Quốc vào năm 2015.



Nhưng nhiều chuyên gia quân sự Mỹ vẫn hoài nghi khả năng chế tạo ASBM và các công nghệ liên quan của Trung Quốc. Theo họ, khả năng tiêu diệt TSB của DF-21D còn rất xa vời. Tuy vậy, Mỹ vẫn ráo riết tìm kiếm giải pháp để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng từ ASBM. Họ đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu với thành phần quan trọng nhất là hệ thống chống tên lửa trên tàu chiến (các tàu chiến Aegis trang bị tên lửa chống tên lửa SM-3).

Thực tế, bằng “vốn” hiện có, Hải quân Mỹ đã có thể đánh chặn ASBM mà Trung Quốc đang phát triển. Sắp tới, Mỹ sẽ có các loại tên lửa chống tên lửa mới như SM-3 Block 2B để đánh chặn tên lửa đường đạn có tầm bắn 12.000 km. SM-3 Block 2B sẽ ra đời vào năm 2020. Mỹ cũng xúc tiến các chương trình vũ khí tấn công nhanh toàn cầu siêu vượt âm, tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa, máy bay không người lái trên TSB và máy bay ném bom mới để đối phó với Trung Quốc.

DF-21D không phải ASBM đầu tiên trên thế giới. Từ những năm 1960-1970, Liên Xô đã phát triển thành công tên lửa đường đạn chống tàu mặt nước cỡ lớn cơ động, kể cả TSB. Đó là tên lửa 4K18 R-27K sử dụng đầu tự dẫn radar thụ động, mang một đầu đạn hạt nhân mạnh, trang bị cho tàu ngầm và có tầm bắn 900 km. Năm 1974, Hải quân Liên Xô đưa R-27K vào sử dụng thử trên 1 tàu ngầm. Sau đó, vì nhiều lý do, Liên Xô đình chỉ chương trình R-27K và dừng phát triển loại ASBM tiên tiến hơn là R-33.

>> Những âm mưu 'hạt nhân' suýt vận vào Việt Nam



Các tài liệu giải mật của Nhà Trắng cho thấy không ít lần Mỹ đã từng có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam nhằm thay đổi cục diện chiến tranh.


Trong thời gian tại nhiệm của Geogre Bush, chính quyền của ông đã nhiều lần cân nhắc tới “lựa chọn hạt nhân” nhằm chống lại cũng như răn đe những cở sở hạt nhân của Iran, nhưng đã gặp phải sự phản đối của dư luận, báo chí cũng như nhiều chỉ huy quân đội cấp cao của Mỹ.

Tuy nhiên, những "mưu đồ hạt nhân" này không phải không có tiền lệ. Ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các quan chức Mỹ đã thử tìm cách để có thể sử dụng được vũ khí hạt nhân, nhằm đe doạ chính quyền Liên Xô cũng như là một vũ khí chiến lược trong giải quyết xung đột với tên gọi “nền ngoại giao hạt nhân”.

Theo lịch sử Nhà Trắng và đặc biệt là những tài liệu giải mật về giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Richard M. Nixon, giới chức cấp cao của Mỹ đã nhiều lần có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm thay đổi cục diện và kết thúc chiến tranh sớm chiến tranh ở Việt Nam, tuy nhiên tất cả đều bất thành.

Năm 1953

Giới quân sự Mỹ, trong đó đứng đầu là đô đốc Arthur Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đưa ra ý kiến dùng 3 quả bom hạt nhân chiến thuật ném xuống các vị trí của bộ đội Việt Nam đang bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ trong Chiến dịch Vulture nhằm giải cứu Pháp. Phó Tổng thống Mỹ lúc đó, Richard Nixon rất ủng hộ kế hoạch này.


http://nghiadx.blogspot.com
Những người lính Pháp ở Điện Biên Phủ đã không kịp nhận sự trợ giúp "nguyên tử" từ phía đồng minh Mỹ, dẫn đến thất bại cay đắng năm 1954.


Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối từ chính phủ Anh mà Mỹ hủy kế hoạch. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ John Fuster Dulles còn muốn tặng riêng Pháp 2 quả bom hạt nhân để có thể tự tay giải quyết vấn đề tại Điện Biên Phủ.

Tuy nhiên, lúc này tình thế ở Việt Nam đã ngã ngũ với chiến thắng của quân và dân Việt Nam.

Năm 1959

Chỉ huy Không Quân Mỹ, tướng Thomas D White đã lựa chọn một vài mục tiêu khả dĩ ở miền Bắc Việt Nam để tiến hành ném bom hạt nhân.

Theo một tài liệu giải mật, tướng White muốn “làm tê liệt Quân đội Việt nam và các tuyến đường tiếp tế bằng cách tấn công vào một số mục tiêu, bằng cả vũ khí thông thường và hạt nhân”.

Theo đề xuất, Tướng White muốn các lãnh đạo bật đèn xanh để gửi một phi đội máy bay ném bom phản lực chiến lược B-47 Stratojet tới căn cứ Không quân Clark ở Philippines, làm bàn đạp san phẳng khu vực trú ẩn của bộ đội Việt Nam như rừng rậm nhiệt đới, các tuyến đường vận lương, khu vực đá vôi và đồi núi... Nhưng 7 tháng sau, đề xuất này đã bị các quan chức quân sự khác phản đối và đi vào dĩ vãng.

Năm 1964


http://nghiadx.blogspot.com

Hai đối thủ: Lyndon Jonhson (ảnh trái) và Barry Goldwater (ảnh phải) trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 1964.


Trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng, thượng nghĩ sĩ Barry Goldwater của Đảng Cộng hòa, đã chủ trương tích cực đưa ra ý kiến về sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam.

Tuy nhiên, quan điểm này bị chỉ trích mạnh mẽ và cũng là nguyên nhân thua cuộc trong cuộc chạy đua đó. Tổng thống trúng cử lúc đó, ông Lyndon B. Johnson đã nổi tiếng với chiến dịch vận động có tên “Daisy Ad”, một video với mục tiêu chống đối lại dự định hạt nhân của đối thủ Goldwater, mang ý nghĩa “Nếu bầu cho Goldwater là bầu cho một cuộc chiến hạt nhân”.

Bản thân Thượng nghị sĩ Goldwater, ngay sau đó cũng tráo trở trong tuyên bố của mình. Ban đầu, ông thể hiện rõ mong muốn sử dụng vũ khí hạt nhân ở miền Bắc Việt Nam nhằm “xóa đi lớp ngụy trang của kẻ thù” và “cắt đứt mọi liên lạc về đường bộ, đường sắt, cầu cảng mang tiếp tế từ những người cộng sản Trung Quốc”.

Tuy nhiên, trong cơn bão chỉ trích sau đó, ông lại phủ nhận “chưa bao giờ muốn sử dụng vũ khí hạt nhân nếu vũ khí thông thường có thể làm được việc đó” và “chỉ lặp lại gợi ý từ những quan chức quân sự cao cấp”.

Giai đoạn 1967-1972

Ngay trước cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, lực lượng cách mạng Việt Nam đã tấn công Mỹ tại nhiều điểm chiến lược. Đặc biệt, tại chiến trường Khe Sanh, bộ đội Việt Nam đã bao vây liên tục khoảng 6.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, tạo nên áp lực lớn cho giới chức cầm quyền của Mỹ.

Theo tài liệu mật công bố, vào cuối tháng 1/1968, Tướng Westmoreland đã cảnh báo “tình hình ở Khe Sanh ngày càng trở nên tồi tệ, có thể phải dùng đến vũ khí hạt nhân hoặc hóa học”.

Ông nhận xét, việc sử dụng chiến thuật vũ khí hạt nhân ở Khe Sanh sẽ hợp lý và khôn ngoan vì đây là khu vực không người ở, số lượng thương vong thấp.

Trong khi đó, cũng giống như việc ném bom Nhật Bản hay răn đe Triều Tiên bằng bom hạt nhân, đã góp phần chấm dứt chiến tranh, thì việc sử dụng bom hạt nhân sức công phá yếu ở Việt Nam, cũng sẽ có tác dụng tương tự.

Tuy nhiên, do bị rò rỉ thông tin về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân mà nó bị bác bỏ. Thủ tướng Anh bấy giờ, Harold Wilson đã phát biểu: “Quả thật là điên rồ nếu lại sử dụng bom hạt nhân. Nó không chỉ đem lại hậu quả không hay ho cho chính vị thế của Mỹ mà còn có thể khởi đầu cho việc leo thang chiến tranh trên toàn thế giới”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tình hình căng thẳng của lính Mỹ tại Khe Sanh là căn cứ để Tướng Westmoreland đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân công suất thấp.



Tổng thống Mỹ, Johnson cũng đã phản ứng kịch liệt với vấn đề này nhằm xoa dịu dư luận trong nước đang cực kỳ bức xúc: “Trong suốt 7 năm qua, tôi chưa hề nhận được yêu cầu nào về triển khai vũ khí hạt nhân, do đó tôi muốn chấm dứt ngay lập tức những tranh cãi về nó”.

Rốt cuộc, tướng Westmoreland được giao nhiệm vụ giải cứu bằng vũ khí thông thường đối với mặt trận Khe Sanh. Những pháo đài bay B-52 của Mỹ đã dội hơn 100.000 tấn bom xuống vùng giao tranh chỉ 8 km2 giữa hai bên, biến cuộc tấn công trở thành đợt dội bom dày đặc nhất trong lịch sử thế giới.

Tuy nhiên, giai đoạn Việt Nam bị đe dọa nhiều nhất chính là từ thời điểm Richard Nixon đắc cử Tổng thống Mỹ vào đầu năm 1969. Với sự nôn nóng cũng như mục tiêu hàng đầu khi đắc cử là sớm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, vị tổng thống này nhiều lần đề xuất cũng như bật đèn xanh về vấn đề nhạy cảm: sử dụng vũ khí hạt nhân.

Các nhà hoạch định chính sách hiểu rằng, mức độ phá hoại của vũ khí hạt nhân không cân xứng với mong muốn của họ với xung đột tại chiến trường Việt Nam, sự dè chừng đối với mối nguy hiểm nếu làm bùng phát xung đột đột cục bộ trở thành chiến tranh toàn cầu, đặc biệt với Liên Xô. Sự cân nhắc giữa ý kiến của Quốc hội, đồng minh và cộng đồng thế giới, sự đánh giá khả năng phòng bị trước sự trả thù của đối tượng bị tấn công hạt nhân.

Tuy nhiên, bỏ qua những tối kỵ này, Nixon cùng cố vấn cấp cao Kissinger, tướng Wheeler và Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird hoạch định Chiến dịch Duck Hook quy mô và hoành tráng nhất (theo dự kiến) nhằm tạo ra một bước ngoặt nhanh chóng trên chiến trường, với các cuộc tấn công quy mô làm choáng váng chính phủ cách mạng Việt Nam, tạo thuận lợi trong đàm phán Paris cũng như kết thúc chiến tranh.

Điểm nhấn trong kế hoạch là phương án tấn công chủ chốt cuối cùng trong chuỗi 5 phương án với tên gọi “chiến tranh leo thang”, thông qua sử dụng vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học.

Theo đó, Đường mòn Hồ Chí Minh sẽ là mục tiêu tối thượng của bom hạt nhân, vì đây là con đường chuyển quân và tiếp tế chủ chốt từ Bắc vào Nam.

Ngoài ra, các tuyến đường sắt mà Việt Nam nhận tiếp tế từ Liên Xô và Trung Quốc cũng thuộc phạm vi tấn công của vũ khí hạt nhân. Các điểm chủ chốt về quân đội và kinh tế quanh Hà Nội, cảng Hải Phòng cũng là mục tiêu lực chọn được nêu trong chiến dịch.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Nixon và Cố vấn an ninh Kissinger trong Căn Phòng Bầu Dục bàn luận về kế hoạch với chiến tranh Việt Nam.



Tuy nhiên, vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của dư luận với các phong trào phản đối chiến tranh của cả trong và ngoài nước, cộng với lo ngại về ảnh hưởng ngược chiều của chiến dịch và đặc biệt là sự phản đối của hai trụ cột là Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird và Ngoại trưởng William P. Rogers, Tổng thống Nixon buộc từ bỏ ý định với chiến dịch Duck Hook.

Tuy nhiên, Tổng thống Nixon vẫn nung nấu kế hoạch muốn ném bom hạt nhân xuống miền bắc Việt Nam.

Trong cuộc nói chuyện được ghi âm lại và công bố vào năm 2002, ngày 25/04/1972 thảo luận về chiến dịch Linebacker của quân đội Mỹ với quân đội miền Bắc Việt Nam, Nixon đã lại đề cập mong muốn sử dụng bom hạt nhân” như một đòn nặng nề, không chỉ phá hủy sức mạnh mà còn là một đòn tâm lý nặng nề lên chính quyền Hà Nội và cộng đồng các nước XHCN. Tuy nhiên, đề xuất này bị Henry Kissinger và các cố vấn ngăn lại.

Năm 1975

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Schlesinger đề nghị Tổng thống Ford sử dụng bom hạt nhân để ngăn chặn bước tiến của Quân đội Việt Nam ở chiến trường miền Nam, nhưng tổng thống Ford từ chối.

Schlesinger là người nổi tiếng với chủ trương về học thuyết vũ khí hạt nhân mới, ủng hộ ý kiến về “phá hủy mang tính đảm bảo” (MAD) như là biện pháp răn đe cuối cùng đối với chiến tranh với khối Liên Xô.

Theo ông, thay vì chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là không có chiến tranh, hoặc sự phá hủy toàn cầu, Mỹ có thể chọn lấy một vài mục tiêu như cơ sở quân sự để làm điểm tấn công hạt nhân, phá hủy hệ thống cơ sở vật chất của các nước XHCN.

Dù vậy, chủ trương của Schlesinger bị khước từ nhưng có những ảnh hưởng nhất định tới những thỏa thuận giữa Mỹ và các nước XHCN, đặc biệt là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT II).

Như vậy, các lí do chính đã khiến Mỹ từ bỏ mọi dự tính, kế hoạch về sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh, bao gồm:

Chính quyền Mỹ và các quan chức cấp cao nhận ra việc Mỹ đang tiêu tốn quá nhiều sức lực vào cuộc chiến tranh Việt Nam trong khi đồng thời phải giữ gìn sức mạnh tại các khu vực khác như Triều Tiên. Họ không muốn sa lầy và tiêu tốn thêm những khoản chi phí khổng lồ cho chiến trường này.

Thứ hai, việc sử dụng vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp có thể tác động tới các nước láng giềng, khiến cuộc chiến tranh có thể mở rộng và động chạm tới Trung Quốc hay các quốc gia ở Tây Thái Bình Dương khác, đặc biệt là Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, nơi Mỹ đặt các cơ sở quân sự. Nó cũng sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến với chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.


Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

>> Sát thủ diệt radar - AGM-88E



AGM-88E AARGM (Advanced Anti-Radiation Guided Missile) là loại tên lửa siêu âm tầm trung chuyên diệt các hệ thống radar.


Đây là kết quả của chương trình phát triển vũ khí được Hải quân Mỹ bảo trợ, đã giành nhiều thành công trên thị trường với 1.750 đơn đặt hàng cho Hải quân và Thủy quân lục chiến. Dự kiến, Không quân Italy sẽ mua 250 tên lửa loại này và Quân đội Đức đang thể hiện sự quan tâm.

Tại sao AARGM lại được quan tâm đến vậy? Câu chuyện về các SA-3 cũ kĩ thoát khỏi sự truy sát của máy bay NATO và bắn hạ máy bay tàng hình F-117 hiện đại nhất thời bấy giờ (năm 1999) sẽ là lời giải thích rõ ràng nhất.

Đó là câu chuyện của đại tá Dani Zontal, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không số 250, đóng quân gần thủ đô Beograd, Nam Tư trước đây. Để chống lại sự can thiệp của của NATO vào công việc nội bộ, vũ khí dưới quyền vị đại tá này chỉ là hệ thống phòng không với tên lửa SA-3 của những năm 1960.

Ngoài cải tiến kĩ thuật giúp tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu có độ phản xạ radar thấp, đại tá Dani còn đào tạo đơn vị của ông ta khả năng phản công lại các đợt tấn công của máy bay NATO, tấn công dựa trên các tín hiệu radar tối thiểu được luyện tập đi lại nhiều lần.

Đại tá còn tiết lộ, đơn vị của ông ta chỉ phóng tên lửa trong khu vực phóng tối ưu nhất nhằm giảm thời gian tên lửa tiếp cận mục tiêu, và cũng để giảm thời gian mục tiêu tránh né cũng hệ thống phòng không “dính” phải tên lửa chống radar.


http://nghiadx.blogspot.com
SA-3, loại tên lửa đã bắn hạ F-117 năm 1999

Việc thay đổi trận địa thường xuyên cùng với kỉ luật tác chiến góp phần vào sự sống sót của tiểu đoàn 3, thậm chí đơn vị này không bị thiệt hại gì về con người lẫn trang bị. Thời gian phát sóng radar luôn được giữ ở mức tối thiểu, dù với radar P-18 họ có thời gian phát sóng lâu hơn - theo họ để không bao giờ chịu các cuộc tấn công từ tên lửa HARM của NATO. Cụ thể, họ bật/tắt radar kiểm soát hỏa lực 23 lần khi phát hiện mục tiêu có những hành động khác thường hay có tín hiệu tên lửa HARM nhắm vào trận địa phòng không của đơn vị.

Ngoài ra, các máy phát sóng giả được lắp đặt xung quanh vị trí đóng quân của tiểu đoàn cũng góp phần gây nhiễu đánh lừa tên lửa chống radar HARM. Đại tá Dani còn thêm rằng sự tồn tại của các đài radar P-18 là lí do lớn nhất cho sự thành công của các dàn SA-3 khi so sánh với hệ thống tên lửa di động SA-6 Kub…”



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Xác chiếc F-117 xấu số bị sự tài tình của bộ đội tên lửa Nam Tư hạ gục



Di chuyển liên tục, mô hình giả đánh lừa, phát sóng radar ngắt quãng (bật/tắt liên tục) là những chiến thuật gây khó khăn cho tên lửa diệt radar của NATO thời kỳ đó.

Tuy nhiên, bước tiến của khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự, các phương tiện chiến tranh mới như các hệ thống trinh sát tiên tiến và UAV cung cấp nhiều tùy chọn cho việc tìm kiếm mục tiêu hơn, tăng cường khả năng quan sát tìm kiếm liên tục cho phép định vị, ghi nhớ và phân biệt các mục tiêu tìm được. Do đó, có một yêu cầu được đặt ra là thiết kế loại tên lửa mới tích hợp những ưu điểm của công nghệ mới này.

Lúc đầu, tùy chọn loại tên lửa có thể trao đổi dữ liệu 2 chiều trong suốt hành trình bay được đưa ra, nhưng kết quả cho thấy nó không thực sự đáng tin cậy. Cuối cùng người ta quyết định tên lửa sẽ được dẫn đường vào khu vực mục tiêu, sau đó tên lửa sẽ sử dụng radar của nó để tự tìm kiếm và tiêu diệt.

Và tên lửa AGM-88E đã ra đời, được dùng để tiêu diệt các loại radar "chơi trò" bật/tắt và các chiến thuật như đại tá Dani từng áp dụng.


http://nghiadx.blogspot.com
AGM-88E


Hệ thống đa cảm biến của nó bao gồm radar thụ động và ăng ten để tìm kiếm mục tiêu, hệ thống tích hợp GPS/INS, một đầu tìm kiếm pha cuối sóng milimet, và một số bộ phận khác.

Sau khi được phóng nếu máy bay mẹ không tiếp tục cung cấp thông tin chi tiết thì tên lửa sẽ tự động xác định tọa độ khu vực mục tiêu qua tín hiệu GPS để bay đến, sau đó nó sẽ sử dụng radar bước sóng milimet để tìm ra mục tiêu và tấn công.

Hiện tại tên lửa AGM-88E được sử dụng trên phi cơ F/A 18 E/F “Siêu ong bắp cày” và máy bay tác chiến điện tử EA-18G, EA-6B của hải quân Mĩ, cũng như các chiến đấu cơ F-16CJ và Tornado của lục quân Mĩ và các nước đồng minh.

AGM-88E đang dần thay thế loại cũ hơn là AGM-88B HARM và là vũ khí chủ lực áp chế radar của máy bay Mĩ trong tương lai.


>> Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6



Theo các nhà phát triển và phân tích quân sự, máy bay thế hệ thứ 6 cần phải có một số nét đặc trưng và tiên tiến vượt bậc so với máy bay các thế hệ trước đó.

Trước tiên, máy bay thế hệ thứ 6 sẽ có “siêu hình dạng” với những đường chuyển tiếp mượt mà của cánh và thân máy bay.

Theo một số thông tin không chính thức, công ty Sukhoi của Nga đang phát triển máy bay thế hệ thứ 6 với sơ đồ “con vịt” có cánh hình mũi tên ngược được tích hợp hoàn toàn với thân của máy bay và có đuôi đứng 2 sống.

Còn các nhà sản xuất Boeing của Mỹ thì đang phát triển các máy bay F/A-XX mà không có đuôi đứng, giống như kiểu “cánh bay” của B-2.

Trên các máy bay tương lai sẽ được trang bị các động cơ với lực đẩy vector, máy bay có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn.

http://nghiadx.blogspot.com


Tiêu chí thứ hai cho máy bay thế hệ thứ 6 là tốc độ cao, tất cả các máy bay thế hệ thứ 6 sẽ có tốc độ thông thường ở mức siêu âm. Người Nga, đại diện là Sukhoi đang phát triển máy bay chiến đấu có tốc độ tuần tiễu Mach 1,26.

Mục tiêu thứ ba máy bay phải có khả năng cơ động ở tốc độ siêu âm. Người Nga dự định sẽ sử dụng động cơ điều khiển lực đẩy vector ± 20 độ, cho phép máy bay có thể cơ động dễ dàng ở góc tấn công 60 độ, còn trên F/AXX của Mỹ cũng sẽ có khả năng siêu cơ động.

Tiêu chí tiếp theo của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 là khả năng tấn công tầm xa. Trên máy bay chiến đấu F/AXX sẽ được trang bị vũ khí laser công suất lớn và vũ khí điện từ, ngoài ra còn trang bị các tên lửa có tốc độ bay siêu thanh.

Mục tiêu thứ năm là máy bay thế hệ mới sẽ cho phép tích hợp với tất cả các hệ thống kiểm soát và phá huỷ quân sự từ mặt đất, trên không, trên biển, ngầm dưới biển và trên khoảng không vũ trụ.

Tiêu chí cuối cùng để phát triển máy bay thế hệ thứ 6 là máy bay có thể tích hợp cả 2 chế độ, có người lái và không người lái, công nghệ này đang được phát triển trên F/A-XX.

Cho đến giờ, các chuyên gia quân sự Nga vẫn chưa phát triển hết khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.

Ngược lại, các nhà quân sự Mỹ đã xác định rất rõ chủ đề máy bay thế hệ thứ 6. Mỹ đang có kế hoạch sẽ trang bị cho lực lượng không quân và hải quân của mình các máy bay thế hệ mới nhất vào giai đoạn 2030-2050.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)



Thiên biến vạn hóa, mạnh mẽ và độc đáo, hệ thống tên lửa Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại, và trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên của Hải quân Mỹ.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 


Kỳ 3: Nỗi ám ảnh của Hải quân Mỹ

Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M) - một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga được dùng để phòng thủ chống hạm, tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất, bất kể ngày đêm và thời tiết.

Dấu ấn vạn năng

Bổ sung cho các biến thể đầu tiên Club-N, Club-S, Club-A lần lượt dành cho tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, Tập đoàn Morinformsystema-Agat còn phát triển thêm Club-U (thiết kế module) cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container. Mới đây, Morinformsystema-Agat đã ký hợp đồng với NPP radar-MMS và Ilyushin chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76. Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.




http://nghiadx.blogspot.com
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M/Club-M).


Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm 3M-54E (tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm 3M-54E1 (tầm bắn 300 km) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E (tầm bắn 275 km), với hệ thống điều khiển duy nhất, Club-M rất linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg. Trên phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm. Khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên mức “khủng” 2,9M, khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. 3М54E1 có phần chiến đấu 400 kg và tầm bắn xa hơn (300 km). 3M-14E là tên lửa tấn công mục tiêu mặt đất, bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động.

Bí mật trong container

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa. Club-K là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m), để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.


http://nghiadx.blogspot.com
Club-K thiên biến vạn hóa.


Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống, làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu. Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K gồm: module phóng vạn năng USM (chứa 4 tên lửa hành trình, được dựng thẳng đứng trước khi phóng), module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container. Club-K có thể phối hợp hoạt động với các hệ thống định vị vệ tinh GPS, GLONASS; và sau này là Beidou-2 (Trung Quốc) và Galileo (châu Âu).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14E (trên) và tên lửa hành trình chống hạm dưới âm 3M54E1 (dưới).


Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên. Đối mặt với nguy cơ bị xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chống lực lượng tấn công đường biển của địch. Các container này được bố trí trên bờ biển để chống tàu đổ bộ. Đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”. Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước có bờ biển dài nhưng không giàu, đây là giải pháp lý tưởng, thay vì phải mua vũ khí đắt tiền.

“Sát thủ giấu mặt”

Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu. Thực tế này khiến Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Club khiến họ sợ hãi bởi bởi chúng có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái.

Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả-Rập Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này. Phó Đô đốc Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa Club siêu âm. Vì vậy, hạm đội Mỹ đang ráo riết tính kế.


http://nghiadx.blogspot.com
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container.


Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại, làm rung chuyển nền tảng thương mại quốc tế. Club-K được đặt biệt danh “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Được bố trí trong container tàu biển tiêu chuẩn, đặc sắc nhất của Club-K là có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không mảy may lộ dấu vết. Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải...

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như năm 2003, Iraq có Club-K, thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persian, vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào cũng tiềm ẩn mối đe dọa. “Sát thủ giấu mặt” Club-K có thể giúp tăng cường tiềm lực cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây. Điều này lý giải tại sao Lầu Năm Góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán Club-K.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)



Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất thế giới.
Kỳ 2: Siêu âm song sát Bastion-BrahMos



>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 

Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa siêu âm khủng khiếp này.

Là hệ thống tên lửa đất-đối-hạm thế hệ mới của Nga, K300P Bastion-P (NATO gọi là SSC-5) dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước trong đội hình đổ bộ, cụm tàu vận tải, tàu sân bay xung kích hay đơn lẻ, mục tiêu mặt đất có tương phản radar trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh.

Pháo đài thép

Hệ thống sử dụng tên lửa Yakhont phóng thẳng đứng (tầm bắn đến 300 km) và có thể bảo vệ khu vực bờ biển dài 600 km. Bastion (tiếng Nga nghĩa là “pháo đài”) với 2 biến thể cơ động (K300P Bastion-P), và cố định (Bastion-S) sử dụng tên lửa chống hạm P-800 Oniks (tên xuất khẩu là Yakhont).

Tên lửa Yakhont/Oniks (NATO gọi là SS-N-26), tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, có tầm bắn đến 300km, tốc độ hơn 2.700 km/h, có khả năng bay sát mặt biển 5 - 15m. Đây là vũ khí chống hạm cực kỳ lợi hại mà hầu như không hệ thống phòng thủ hạm tàu hiện có nào có thể ngăn chặn được. Với phần chiến đấu 200kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo đài thép Bastion-P bảo vệ bờ biển Việt Nam.


Yakhont dài 8,9m, đường kính 0,72m, trọng lượng phóng 3.000kg, sử dụng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar chủ động. Tên lửa có thể bay ở 2 chế độ: độ cao nhỏ với tầm bắn hiệu quả 120km hoặc kết hợp “cao-thấp” với tầm bắn đến 300km.

Tốc độ tối đa của tên lửa ở độ cao lớn là 750 m/s, ở độ cao nhỏ là 680m/s. Yakhont có các đặc điểm nổi bật là tấn công chính xác theo nguyên lý “bắn-quên”, tầm bắn ngoài đường chân trời, quỹ đạo bay linh hoạt, tốc độ siêu âm cao ở mọi giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang như: tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, bệ phóng cơ động và cố định trên mặt đất, tàng hình đối với radar hiện đại.

“Em song sinh” BrahMos

Năm 1998, Liên hiệp NPO Mashinostroenia hợp tác với Bộ Quốc phòng Ấn Độ thành lập liên doanh BrahMos Aerospace Ltd cho ra đời tên lửa PJ-10 BrahMos, “em song sinh” của Yakhont. BrahMos là vũ khí tấn công chủ yếu của cả Hải, Lục và Không quân Ấn Độ với 4 biến thể: phóng từ tàu nổi; bệ phóng mặt đất; tàu ngầm và máy bay. Các biến thể BrahMos phóng từ tàu nổi và từ mặt đất đã được nhận vào trang bị. Các biến thể phóng từ máy bay và tàu ngầm đã hoàn tất phát triển và sắp được thử nghiệm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos.


Ưu điểm đặc biệt nổi trội là bên cạnh chức năng chống hạm, PJ-10 BrahMos có khả năng tấn công chính xác mục tiêu mặt đất cực mạnh. BrahMos có động năng hủy diệt cao gấp 16 lần so với tên lửa Tomahawk của Mỹ. Loạt 9 quả BrahMos bắn đi có thể tiêu diệt 3 khinh hạm. Hệ thống BrahMos triển khai trên mặt đất bao gồm: 4-6 xe bệ phóng cơ động (mỗi xe mang 3 tên lửa), 1 đài chỉ huy cơ động và 1 xe tiếp đạn cơ động. Hiện Lục quân Ấn Độ có 4 trung đoàn trang bị 3 biến thể BrahMos.

Ấn Độ và Nga dự kiến sẽ sản xuất 1.000-1.500 quả BrahMos, trong đó 300-500 quả bán cho các nước thân hữu do New Delhi và Moskva lựa chọn. Chile, Brazil, Nam Phi, Indonesia, Ai Cập, Malaysia, Oman, Brunei… đã đưa BrahMos vào “tầm ngắm”. Nga và Ấn Độ cũng đang phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos-II có tốc độ kinh hoàng là trên 6M (hơn 6.000 km/h). Nhờ có tốc độ khủng khiếp, BrahMos-II sẽ có uy lực công phá gấp 36 lần tên lửa cùng trọng lượng tấn công mục tiêu ở tốc độ 1M và là là vũ khí lý tưởng để tấn công các mục tiêu kiên cố ở sâu dưới đất. BrahMos-II dự kiến sẽ trang bị vào năm 2015.

Xoay chuyển cán cân sức mạnh

Giống như một số hệ thống vũ khí tối tân khác (Iskander-E, S-300), Bastion-P/Yakhont được Nga sử dụng như công cụ gây ảnh hưởng chiến lược. Đến nay, 3 khách hàng đã ký hợp đồng mua Yakhont là Việt Nam, Syria và Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
BrahMos phóng từ bệ phóng mặt đất.



Gây tranh cãi nhất là hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion-P trị giá 300 triệu USD cho Syria ký năm 2007. Israel lo sợ trước viễn cảnh Yakhont lọt vào tay Syria hoặc Hezbollah. Họ cho rằng tên lửa siêu hiện đại này sẽ đe dọa nghiêm trọng an ninh Israel và phá vỡ thế cân bằng lực lượng ở khu vực. Bastion-P còn là phương tiện răn đe các cụm tàu sân bay Mỹ một khi xảy ra cuộc xâm lược chống Syria.

Theo báo chí nước ngoài, Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 hệ thống (tiểu đoàn) Bastion-P theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD ký năm 2006. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên Bastion-P và Yakhont. Việt Nam cũng sắp triển khai sản xuất Yakhont với sự hỗ trợ của Nga theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD. Tháng 8/2011, có tin Việt Nam đang đàm phán với Nga mua thêm Bastion-P với số lượng chưa được tiết lộ, thời gian chuyển giao vào năm 2014. Bastion-P cùng Yakhont sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến đối hải của quân đội ta, trở thành “pháo đài” thép bảo vệ bờ biển.

Tên lửa BrahMos cũng được Ấn Độ và Nga xem là phương tiện củng cố quan hệ chiến lược. Báo chí Ấn Độ cho hay, Việt Nam đã được Hội đồng hỗn hợp Nga-Ấn đưa vào danh sách 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos. Việt Nam đang đàm phán không chính thức với Ấn Độ về vấn đề mua bán BrahMos.

Trước đó, tạp chí Kanwa cho hay, tên lửa BrahMos sẽ được trang bị cho 8 tiêm kích Su-30МК2 mà Việt Nam đặt mua tháng 1/2009. Indonesia là khách hàng thứ ba nhập khẩu tên lửa Yakhont, nhưng để trang bị cho tàu chiến. Báo chí cho hay, Indonesia sẽ mua 120 quả Yakhont với đơn giá 1,2 triệu USD để lắp cho 6 khinh hạm và 10-14 tàu hộ vệ.
Biên chế tiêu chuẩn của một đại đội Bastion-P gồm: 4 xe bệ phóng K-340P (mỗi xe mang 2 tên lửa Yakhont để trong thùng phóng); 1-2 xe điều khiển chiến đấu K380P; các xe bảo đảm trực chiến và 4 xe tiếp đạn K342P.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang