Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

>> Trung Quốc vượt Nga trong công nghệ đóng tàu sân bay ?

Nhìn vào tiến độ hoàn thành công việc, dường như Trung Quốc đã vượt Nga và khả năng đóng tàu sân bay. Tuy nhiên, một số chuyên gia Nga không lo lắng vì điều này.

>> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc


Tàu Sân Bay Kuznetsov - Nga - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Sân Bay Kuznetsov - Nga

Hôm chủ nhật 23/9/2012 tại cảng Đại Liên, các thuỷ thủ Trung Quốc đã kéo quốc kỳ trên chiến hạm Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên trong lịch sử của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tàu sân bay này được đóng trên cơ sở tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng Varyag của Liên Xô.

Cũng hôm đó, tàu sân bay Vikramaditya (Đô đốc Gorshkov cũ) quay về đến nhà máy Sevmash ở Severodvinsk để sửa chữa sau khi các cuộc chạy thử bị gián đoạn. Nga đã mất 7 năm để cải tiến nâng cấp tàu này cho Hải quân Ấn Độ nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu.

Hai con tàu này đều từng được khởi đóng tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen, Nikolaev, Ukraine, theo cùng một dự án 1143 cách nhau 6 năm và sau đó đã được cải tiến nâng cấp, Gorshkov ở Sevmas, còn Varyag ở Dalian Shipyard, Trung Quốc.

Nhìn vào sự kiện biên chế của Liêu Ninh và Vikramaditya trở về nhà máy với đầy trục trặc, có thể được coi là cơ sở để so sánh trình độ đóng tàu của Nga và Trung Quốc? Tuy nhiên, các chuyên gia và các nhà đóng tàu không tin là Nga đã hoàn toàn thua Trung Quốc trong trận đấu công nghệ.

Một trong những người đã tham gia tạo nên dự án 1143, kỹ sư đóng tàu Valery Babich, sinh sống ở Ukraine, nói với Izvestia, so sánh Vikramaditiya và Liêu Ninh là việc so sánh không được đúng đắn lắm, vì đây là các con tàu có cấp độ khác nhau.

Ông này nói: “Vikramaditya là tàu chiến thật sự và việc khắc phục những trục trặc được phát hiện trong những thử nghiệm gần đây cần nhiều nhất một tháng rưỡi. Còn tàu sân bay Trung Quốc không hơn một bệ luyện tập để thử nghiệm cất-hạ cánh máy bay. Con tàu này không có nhóm không quân của riêng mình”.

Tuy nhiên, Valery Babich thừa nhận, trong khi các nhà đóng tàu Nga mới chuẩn bị đóng tàu sân bay, người Trung Quốc đã tiến hẳn vào giai đoạn bắt đầu đóng những con tàu như vậy.

Ông Babich nhận định: “Chương trình vũ khí quốc gia cho 8 năm tới không có lời nào nói đến tàu sân bay. Còn người Trung Quốc có cả một chương trình đóng mới ít nhất bốn con tàu như vậy”.

Về phần mình, người đứng đầu Uỷ ban Duma Quốc gia về Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Vladimir Komoyedov cho rằng, những gì tích luỹ được về làm chủ công nghệ do nâng cấp Vikramaditiya có thể bị mất đi trước năm 2020.


Tàu Sân Bay Liêu Ninh- http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Sân Bay Liêu Ninh - Trung Quốc

Ông này nhấn mạnh: “Chúng ta không đóng tàu sân bay nào cả. Mọi việc chỉ dừng lại ở tuyên bố, trong khi thời hạn bắt đầu lại được nêu ra rất khác nhau, từ năm 2015 đến 2030, mà cho đến lúc đó thì những người đã cải tiến Vikramaditiya có thể sẽ không còn ở Sevmash nữa”.

Chậm đóng nhưng nhanh đưa vào sử dụng?

Trung Quốc đã mua tàu khu trục Varyag chưa được đóng xong ở Ukraine năm 1998 với giá 280 triệu USD.

Từ năm 2005, nó được đóng tiếp trên đà của Dalian Shipyard thuộc tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc China Shipbuilding Industry Corporation (CSIC). Các thử nghiệm chạy tàu của nhà máy đã được bắt đầu ngày 10/8/2011.

Chuyên viên Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin cho biết,: “Theo những đánh giá khác nhau, tàu sân bay tiêu tốn của Trung Quốc số tiền tương đương với giá người Ấn Độ chi cho Vikramaditiya, hơn 2 tỷ USD”.

Ngoài ra, theo ông này, Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tự huấn luyện phi công hạm. Để làm việc này đã xây dựng một thiết bị luyện tập giống như bộ tập luyện NITKA của Ukraine.
Tạm thời, Trung Quốc cũng chưa có sẵn máy bay cất hạ cánh trên hạm. Máy bay tiêm kích J-15 (sao chép nguyên mẫu Su-33) của Liên Xô và biến thể hạm của máy bay huấn luyện, chiến đấu JL-9 đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Còn ở Nga, ngoài Su-33 đã qua thử thách đang sản xuất phương án hạm của tiêm kích nổi tiếng MiG-29 là MiG-29K. Đại diện chính thức của tập đoàn đóng tàu thống nhất USC Aleksei Kravchenko cho biết, là nhóm không quân của Vikramaditiya trang bị MiG-29K đã thử nghiệm thành công.

Ông Kravchenko cho biết: “Trong thời gian chạy thử, tàu sân bay Ấn Độ đã thực hiện 117 chuyến bay trong những thời gian khác nhau, trong những điều kiện thời tiết khác nhau, với tải trọng khác nhau, với các cấp sóng biển khác nhau. Tất cả các chuyến bay đều kết thúc thành công”.

Theo ông Kravchenko, công việc với Vikramaditiya cho thấy ở Nga giữ được trường phái kỹ sư, tích luỹ được tiềm năng công nghệ đóng tàu sân bay, nhưng thiếu quyết định chính trị về vấn đề này.

Đại diện của tập đoàn đóng tàu thống nhất USC than phiền: “Bộ Quốc phòng cho đến nay vẫn chưa đưa ra được câu trả lời là bao giờ, giá bao nhiêu và những tàu sân bay nào sẽ cần được đóng bao nhiêu chiếc”.

Còn ở Trung Quốc thì chương trình nhiều tỷ đóng tàu sân bay có quy chế dự án trọng điểm quốc gia, về phương diện hành chính ngang bằng với chương trình du hành vũ trụ có người điều khiển.

Như Izvestia từng đưa tin, việc thử tàu sân bay Vikramaditiya đã bị gián đoạn vì đã phát hiện hư hỏng trong lớp cách nhiệt ceramic (gốm) ở ba trong tám nồi hơi của hệ thống động lực của con tàu. Theo Tổng Giám đốc Sevmash Andrew Dyachkov, việc sửa chữa sẽ kéo dài đến tháng 5/2013.

>> Khám phá 3 loại chiến đấu cơ chủ lực của Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) được trang bị hơn 400 chiến đấu cơ gồm ba loại máy bay chủ lực Mitsubishi F-2, F-15J và F-4EJ.

>> Tiềm lực quân đội Nhật Bản
>> Tiêm kích Việt Nam có thêm "kiếm" mới


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 có ngoại hình tương tự F-16.

Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) được trang bị hơn 400 chiến đấu cơ gồm ba loại máy bay chủ lực Mitsubishi F-2, F-15J và F-4EJ.

Tiêm kích F-2 – “Hội tụ tinh hoa”

Tiêm kích F-2 là chiến đấu cơ mới nhất thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Có thể nói, thiết kế F-2 “hội tụ mọi tinh hoa” của nền công nghiệp Nhật Bản. Để chế tạo, Nhật Bản huy động tới 3 tập đoàn công nghiệp lớn phối hợp sản xuất.

Chương trình phát triển F-2 bắt đầu từ cuối những năm 1980 nhằm thay thế chiến đấu cơ F-1 lỗi thời. Năm 1987, JASDF quyết định lựa chọn biến thể F-16C (Mỹ) làm nền tảng phát triển máy bay mới.

Năm 1988, Tập đoàn Mitsubishi được chọn làm nhà thầu chính cho chương trình. Các Tập đoàn Kawasaki và Fuji tham gia với tư cách nhà thầu phụ sản xuất các bộ phận trên máy bay. Ngoài ra, chương trình phát triển F-2 còn có sự hợp tác từ Mỹ. Tập đoàn Lockheed Martin – “cha đẻ” F-16 giúp chế tạo một số thành phần máy bay, chuyển giao công nghệ sản xuất cho nhà thầu Nhật Bản.

Năm 1997, việc thử nghiệm tiêm kích đa năng F-2 hoàn tất. Hiện nay, JASDF duy trì hoạt động 94 chiếc F-2, giá mỗi chiếc khá đắt 127 triệu USD. F-2 có ngoại hình tương tự F-16 với đặc điểm cánh tam giác, cửa hút gió làm mát động cơ đặt ở dưới thân máy bay. Về kích cỡ, F-2 có diện tích cánh lớn hơn 25% F-16, cửa hút gió và cánh đuôi đều lớn hơn. Một số bộ phận máy bay làm bằng vật liệu composite giúp làm giảm khối lượng tổng thể.

Buồng lái F-2 thiết kế với tiêu chuẩn hiện đại như trang bị ba màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị tình trạng máy bay, vũ khí, thông số kỹ thuật bay. Máy bay tích hợp nhiều thiết bị điện tử hiện đại: radar mạng pha điện tử quét chủ động J/APG-1, hệ thống đối phó điện tử, hệ thống liên lạc…

Về hỏa lực, F-2 bố trí một pháo ba nòng cỡ 20mm M61A1 trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần. Trên thân và cánh máy bay có 13 mấu treo mang 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9L (hoặc AAM-3 của Nhật), đối không tầm trung AIM-7F/M (hoặc AAM-4 của Nhật), tên lửa không đối hạm Type 80 (tầm bắn 50km) hoặc Type 93 (tầm bắn 170km), bom có điều khiển.

F-2 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ Mach 2, tầm bay gần 1.000km, trần bay 18.000m.

Đại bàng F-15J

F-15J là biến thể xuất khẩu cho Nhật Bản của tiêm kích đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết F-15C/D. Trong biên chế JASDF có khoảng 200 chiếc F-15J và F-15DJ (biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi) hoạt động.

Trong 200 chiếc, ban đầu có một số F-15J được Tập đoàn McDonnell Douglas sản xuất. Sau đó, Mỹ bán giấy phép và chuyển giao công nghệ sản xuất cho Tập đoàn Mitsubishi lắp ráp F-15J/DJ tại Nhật Bản.

Những chiếc F-15J/DJ có ngoại hình giống hệt F-15C/D, máy bay trang bị các hệ thống điện tử hiện đại do Mỹ sản xuất.

Cụ thể, tiêm kích F-15J lắp radar điều khiển hỏa lực AN/APG-63(V)1 cho phép theo dõi đồng thời 14 mục tiêu và dẫn tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc, hệ thống đối phó điện tử AN/ALQ-135, hệ thống liên lạc hiện đại.

Trong một số đợt nâng cấp tại Nhật sau này, F-15J trang bị các hệ thống radar cảnh báo sớm chống tên lửa do Nhật sản xuất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
"Đại bàng" F-15J tung cánh.

Máy bay thiết kế một pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 ở trong thân và 11 mấu treo trên thân và cánh mang hơn 7 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9/AAM-3, tầm trung AIM-7/AAM-4, bom không điều khiển Mk82, bom chùm CBU-87. F-15J không có khả năng mang vũ khí đối đất chính xác cao.

F-15J/DJ lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F-100-100 hoặc F-100-220 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h, trần bay 20.000m.

"Con ma" F-4EJ

Ngoài hai loại máy bay hiện đại F-2 và F-15J, JASDF còn duy trì 117 chiếc tiêm kích F-4EJ thế hệ cũ. Số máy bay này Nhật Bản mua của Mỹ từ năm 1968. Tương tự F-15J, phía Mỹ cũng bán giấy phép và chuyển giao công nghệ sản xuất cho Tập đoàn Mitsubishi chế tạo F-4EJ trong nước.

F-4EJ có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ: đánh chặn tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không, hộ tống máy bay ném bom, tấn công mục tiêu mặt đất, áp chế hệ thống phòng không đối phương (tiêu diệt trạm radar hệ thống tên lửa đối không quân địch).

Thiết kế từ những năm 1960 nên về hệ thống điện tử của F-4EJ có phần lạc hậu hơn các máy bay F-2 và F-15J. Máy bay trang bị radar đa chế độ AN/APG-66J có tầm phát hiện mục tiêu ngắn, 55km. Nhưng về mặt hỏa lực, F-4EJ có khả năng mang vũ khí không thua kém F-2 và thậm chí nhỉnh hơn F-15J, có thể công kích mục tiêu mặt đất bằng vũ khí chính xác cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích - bom F-4EJ Phantom (con ma).

F-4EJ mang được 8,4 tấn vũ khí trên 9 giá treo gồm các loại: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9/AAM-3, tầm trung AIM-7; tên lửa không đối đất có điều khiển AGM-65 Maverick, tên lửa chống radar AGM-88; bom có điều khiển GBU-10/12/15, bom chùm CBU-87, bom thông thường khác.

F-4EJ trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực J79-GE-17A cho phép đạt tốc độ tối đa 2.370km/h, tầm bay 2.600km, trần bay 18.300m. Trước tình hình quốc tế và khu vực ngày càng phức tạp, Nhật Bản đang cố gắng tăng cường phi đội máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Tháng 8/2012, Nhật Bản ký hợp đồng với Tập đoàn Lockheed Martin mua 4 tiêm kích F-35A với tổng trị giá khoảng 750 triệu USD. Tương lai, số lượng này có thể tăng thêm, hoặc Nhật Bản sẽ mua giấy phép sản xuất trong nước.

Ngoài ra, Tập đoàn Mitsubishi thực hiện chương trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 ATD-X Shinshin đầy tham vọng. Dự kiến, mẫu thử ATD-X sẽ cất cánh lần đầu năm 2014.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

>> Xu hướng phát triển hải quân thế giới (Phần 2)

Các xu hướng phát triển hải quân trên thế giới: tàu đổ bộ và vũ khí hạm tàu.

>> Hải quân Nga và giấc mộng tung hoành đại dương
>> Đối thủ đáng gờm của Hải quân Trung Quốc


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Harpoon

Tàu đổ bộ

Trong 20 năm gần đây, ở các nước châu Âu có sự gia tăng đáng kể số lượng tàu đổ bộ.

Anh đã đóng 1 tàu đổ bộ vạn năng HMS Ocean, 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Albion và 4 tàu đốc vận tải-đổ bộ lớp Bay.

Italia đã đóng nốt loạt tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp San Giorgio (đến 3 chiếc) vốn bắt đầu được đóng 1980, ngoài ra còn tàu sân bay hạng nhẹ Cavour mà về thực chất là tàu đổ bộ vạn năng.

Còn Tây Ban Nha thì đã đóng các tàu đổ bộ vạn năng lớp Juan Carlos và 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Galicia để thay thế các tàu đổ bộ cũ lạc hậu của Mỹ.

Hà Lan, quốc gia trong thời chiến tranh lạnh không hề có các tàu đổ bộ thì trong những năm 2000 đã mua sắm 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng Rotterdam và Johan de Witt.

Pháp hiện có 2 tàu đổ bộ vạn năng lớp Mistral và dự kiến sẽ đóng thêm 1 chiếc nữa.

Dự đoán, Đức sẽ đóng 2-3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng hoặc tàu đổ bộ vạn năng cho hải quân của họ.

Nếu như vào đầu thập niên 1990, cứ hơn 13 tàu hộ tống (tàu tuần dương, tàu khu trục, frigate) mới có 1 tàu đổ bộ cỡ lớn, thì này chỉ là hơn 5 tàu khu trục và frigate một chút.

Các tàu đổ bộ lớn của châu Âu có vũ khí cực yếu, thuần túy có tính tượng trưng và cũng có khả năng bảo vệ kết cấu tượng trưng như vậy.

>> Xu hướng phát triển hải quân thế giới (Phần 1)

Kết hợp với việc giảm số lượng tàu hộ tống, điều đó có nghĩa là người ta dự định sử dụng các tàu đổ bộ không phải trong các chiến dịch quân sự truyền thống mà là trong các chiến dịch cảnh sát-kiến tạo hòa bình, khi mà người ta trù tính là không hề có sự kháng cự thực sự nào của đối phương. Trong trường hợp đó, các tàu đổ bộ không phải đóng vai trò như các tàu “xung kích” mà là các căn cứ nổi (trong đó có căn cứ nổi để nghỉ ngơi) cho các lực lượng mặt đất và các sở chỉ huy tiềm năng cho toàn bộ chiến dịch kiến tạo hòa bình.

Dẫu sao, người ta cũng trù tính lực lượng bảo vệ với một số lượng nhỏ các tàu frigate có thiên hướng phòng không. Đan Mạch đã đưa khái niệm này đến mức hoàn thiện mà minh chứng là tàu HDMS Absalon, một loại tàu lai frigate và tàu đổ bộ.

Sự phát triển của lớp tàu đổ bộ ở Mỹ đi theo khái niệm “xung kích” truyền thống hơn. Tuy nhiên, ranh giới giữa các tàu sân bay và tàu đổ bộ vạn năng đang trở nên mờ nhạt, nhất là trong bối cảnh sự phát triển của máy bay không người lái trên hạm. Các tàu đó rõ ràng là sẽ được bổ trợ bằng các tàu đổ bộ cao tốc dạng hai thân (các tàu này sẽ thay thế cho các tàu đổ bộ tăng trước đây).

Các quốc gia châu Á tất nhiên cũng sẽ đi theo xu hướng này. Các tàu đổ bộ cỡ lớn đang được đóng ở Trung Quốc (4 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071), Nhật Bản (3 tàu đốc vận tải đổ bộ lớp Osumi) và Hàn Quốc (4 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Dokdo). Ấn Độ cũng đã mua từ Mỹ đốc đổ bộ chở trực thăng đầu tiên và hiện là duy nhất của họ.

Vũ khí hạm tàu

Các dạng hệ thống vũ khí hải quân khá khác thường đang xuất hiện ở các nước châu Á. Ví dụ, tên lửa chiến dịch-chiến thuật Dhanush của Ấn Độ vốn là biến thể của tên lửa đường đạn Prithvi II, là tên lửa đường đạn duy nhất trên thế giới phóng từ tàu nổi, hơn nữa lại chỉ là tàu tuần tra. Hoàn toàn có khả năng Ấn Độ sẽ triển khai tên lửa đường đạn có tầm bắn khác nhau (từ tên lửa chiến thuật cho đến tên lửa tầm trung) trên cả các tàu ngầm lẫn tàu mặt nước.

Tên lửa hành trình, như đã nói ở trên, đang là “chủ lưu”. Các tên lửa chống hạm dưới âm truyền thống sẽ ngày càng bị thay thế bởi các tên lửa siêu âm và sau đó là siêu vượt âm, chính các tên lửa này sẽ trở thành khó khăn chủ yếu đối với hệ thống phòng không hạm tàu.

Cũng giống như trường hợp với phòng không mặt đất, một trong những phương án giải quyết nhiệm vụ này có thể là phát triển vũ khí laser.

Do tính không thể thay thế của tàu ngầm, nên cũng không có gì thay thế được ngư lôi, kể cả với tư cách vũ khí chống ngầm, các xu hướng phát triển chính của ngư lôi vẫn sẽ là tăng tốc độ và nâng cao uy lực chiến đấu của đầu đạn.

Pháo sẽ vẫn được duy trì trên tàu chiến với tư cách vũ khí phòng vệ. Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng, trong bối cảnh tiếp tục tăng tầm bắn, pháo sẽ lại trở thành vũ khí chủ lực trong hải chiến trong trường hợp tên lửa hành trình phóng từ hạm tàu dùng để tấn công mục tiêu mặt đất sẽ ngày càng đẩy tên lửa chống hạm khỏi trang bị của tàu chiến.

Ngoài ra, ta cũng không được phủ nhận khả năng pháo tàu lại được tăng cỡ nòng. Khi đó, đạn pháo (có thể là có điều khiển) sẽ là vũ khí thay thế rẻ hơn, nhưng rất hiệu quả cho tên lửa chống hạm, mà lại khó bị phòng không đối phương chặn đánh (nếu như không chế tạo vũ khí laser).
Liên quan các hệ thống không người lái thì chúng hiện đã được sử dụng làm phương tiện quét lôi và hiển nhiên là sẽ được hoàn thiện.

Một xu hướng phát triển khác của chúng là phát triển các tàu ngầm tự hoạt để tác chiến chống tàu ngầm. Các phương tiện như thế có khả năng hoạt động nhiều tháng trời và sẽ trở thành phương tiện chống ngầm thực sự hiệu quả trong lịch sử. Tuy nhiên, ở đây, cần giải quyết vấn đề nhận dạng tin cậy tàu ngầm vốn là một vấn đề cực kỳ phức tạp. 


(VietnamDefence)

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

>> Xu hướng phát triển hải quân thế giới (Phần 1)

Các xu hướng phát triển hải quân trên thế giới: tàu ngầm, tàu sân bay, tàu chiến mặt nước.

>> Quân đội Singapore: hiện đại và thách thức


Trận đánh hải quân đích thực cuối cùng, trận hải chiến Philippines, đã diễn ra gần 68 năm trước. Hải quân Mỹ hồi đó đã đánh gục hẳn hạm đội Nhật Bản. Từ đó, các cuộc tấn công từ các tàu chiến hoàn toàn nhằm vào các mục tiêu trên bờ hay thực hiện các cuộc đổ bộ lên bờ biển. Còn từ bờ, các tàu chiến bị giáng trả bằng hỏa lực pháo binh, tên lửa hay các cuộc tập kích đường không như trong cuộc chiến Falklands.

Trên đại dương thế giới mênh mông chỉ xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ, không hề ảnh hưởng đến kết cục các cuộc chiến liên quan (có lẽ chỉ ngoại trừ việc đánh đắm tàu tuần dương Tướng Belgrano bởi một tàu ngầm nguyên tử Anh, làm tê liệt hoàn toàn hạm đội Argentina). Hoàn toàn tự nhiên là hải quân các quốc gia hàng đầu thế giới đang bắt đầu được xây dựng theo xu hướng này, dĩ nhiên là mặc dù người ta vẫn tính đến cả khả năng tác chiến trên biển.





Tàu ngầm và tàu sân bay - Hai thành tố chủ yếu

Phương tiện quan trọng nhất để tiến hành chiến tranh trên biển tất nhiên là các tàu ngầm. Bất chấp tiến bộ lớn trong lĩnh vực phòng thủ chống ngầm, tàu ngầm vẫn là lớp tàu chiến độc đáo và không thể thay thế, điều đó được giải thích bởi hai đặc điểm cơ bản của chúng - đó là tính bí mật và khả năng di chuyển trong không gian ba chiều. Ngoài ra, tàu ngầm sẽ luôn phát hiện được tàu nổi trước khi tàu nổi phát hiện ra nó. Còn sự phát triển nhanh chóng của tên lửa hành trình phóng từ biển làm cho tàu ngầm còn trở thành phương tiện tác chiến đối bờ đích thực.


Những khả năng mới của tàu ngầm xuất hiện cùng với việc chế tạo các động cơ không cần không khí, nhờ chúng mà các tàu ngầm thông thường có thể liên tục lặn dưới nước mà không cần nổi lên. Ngoài ra, đóng và khai thác tàu ngầm thông thường lại đơn giản và rẻ tiền hơn, chúng có tính sinh thái tốt hơn và ít ồn hơn, hợp túi tiền hơn với nhiều quốc gia hơn so với các tàu ngầm nguyên tử.

Xu hướng chủ yếu trong phát triển tàu ngầm sẽ là tiếp tục nâng cao tính bí mật. Tuy nhiên, ở đây, người ta hầu như đã đạt đến giới hạn bởi vì không thể giảm độ bộc lộ của các vật thể khá lớn như tàu ngầm xuống đến mức bằng không. Thậm chí nếu như bằng cách nào đó có thể triệt tiêu hoàn toàn độ bộc lộ âm thanh và từ tính của tàu ngầm thì cũng không thể loại bỏ được trường trọng lực và vệt nước của chúng.

Tiềm năng để tăng tốc độ tàu ngầm cũng hầu như đã hết. Quả thực là còn rất lâu mới đạt đến giới hạn độ sâu lặn của tàu ngầm. Mục tiêu cuối cùng có thể là cái mốc 1 km.

Đồng thời, định hướng “đối bờ” của hải quân cũng làm giảm tỷ lệ tàu ngầm trong hải quân và dịch chuyển trọng tâm sang các tàu mặt nước.

Việc Mỹ có trong tay 11 tàu sân bay hạt nhân khiến các quốc gia khác hầu như không thể ganh đua với người Mỹ về mặt đóng “sân bay nổi”. Tuy nhiên, lợi dụng những khó khăn kinh tế của Washington, Trung Quốc sẽ cố tìm cách lao vào cuộc đua này (ít ra là ở Thái Bình Dương). Nếu không có ý định đó thì Trung Quốc đã không tiến hành các thử nghiệm với tàu sân bay Varyag, vốn chẳng phải là một tàu sân bay thực thụ và chỉ có khả năng làm tàu chở máy bay huấn luyện-thử nghiệm cho hải quân Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc bỏ công sức ra với nó, nghĩa là sau đó họ sẽ bắt đầu đóng các tàu sân bay thực sự và dĩ nhiên họ sẽ tậu lấy không chỉ 1-2 tàu sân bay.

Việc tiếp tục gia tăng kích thước các tàu sân bay và cải tiến cơ bản chúng khó lòng mà thực hiện được. Rõ ràng là người ta đã đạt được sự hoàn thiện với sự xuất huận của tàu sân bay lớp Nimitz. Từ nay, chỉ có thể có những cải tiến không đáng kể ở những bộ phận đơn lẻ. Liên quan đến các tàu sân bay kiểu Anh, tức là các tàu sân bay nhỏ với các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng, thì đây có thể là nhánh phát triển bế tắc, hơn nữa các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier đang bị loại khỏi trang bị, còn việc thay thế chúng bằng các máy bay F-35В là chưa rõ ràng do những khó khăn lớn của máy bay tiêm kích đa năng này.

Phương án duy nhất để đem lại cho các tàu sân bay một chất lượng mới là chế tạo các máy bay không người lái (UAV) chiến đấu trên hạm. Bởi lẽ, chúng hiển nhiên sẽ có kích thước nhỏ hơn (và không đắt như thế) so với các máy bay có người lái, điều đó sẽ cho phép triển khai trên tàu sân bay nhiều UAV hơn so với các máy bay có người lái hiện nay. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên điều khiển UAV đơn giản và rẻ hơn nhiều đào tạo phi công tàu sân bay. Phương án hiện thực nhất là lập ra các phi đoàn trên hạm hỗn hợp, bao gồm các máy bay (tiêm kích) có người lái và các UAV (trinh sát và tiến công).

Tàu chiến mặt nước - Những lựa chọn của phương Tây và phương Đông

Các tàu mặt nước cỡ lớn - không chỉ là các tàu tuần dương mà cả các tàu khu trục - đã từ “những con ngựa ô” biến hẳn thành “đồ xa xỉ”. Hơn nữa, hiện nay, lớp tàu tuần dương, lặp lại số phận chủ lực hạm, đang kết thúc sự tồn tại của mình. Có thể dự đoán rằng, vào năm 2040, trên thế giới sẽ không còn lấy một tàu tuần dương.

Bên cạnh đó, chính các tàu tuần dương lớp Ticonderoga (kể từ chiếc thứ 6 trong loạt 27 chiếc) của Mỹ được coi là người đặt nền móng cho một xu hướng mới trong phát triển tàu mặt nước phi tàu sân bay. Hệ thống Aegis và các bệ phóng thẳng đứng Mk41 đã đem lại cho chúng những khả năng hoàn toàn mới khi cho phép gần như phóng đồng thời 122 tên lửa thuộc ba loại và nhiều biến thể.

Tiếp sau các tàu Ticonderoga, các tàu khu trục Arleigh Burke mà Mỹ đã đưa vào sử dụng 60 chiếc (tổng cộng sẽ có 65-99 chiếc) đã biến các lớp tàu này từ “các tàu hộ vệ cho các tàu sân bay” trở thành một lực lượng chiến đấu đa năng độc lập cực mạnh. Người Mỹ đang định phát huy xu hướng này bằng các tàu khu trục tương lai lớp Zumwalt vốn định hướng hầu như chỉ để tác chiến đối bờ, nhưng chúng lại quá đắt, vì vậy họ sẽ chỉ đóng 3 tàu, chứ không phải 32 chiếc như dự định ban đầu.

Cũng đi theo con đường của Mỹ là các quốc gia ở Đông Á (và cả Ấn Độ “ở sát đó”), khu vực mà sức mạnh quân sự chủ yếu của Mỹ đang dịch chuyển đến từ không gian châu Âu. Kết quả là tàu mặt nước không phải là tàu sân bay đáng sợ nhất nay hoàn toàn không phải là tuần dương hạm Ticonderoga của Mỹ, cũng như không phải tuần dương hạm Piotr Đại đế của Nga mà là khu trục hạm Sejon Đại đế của Hàn Quốc.

Hàn Quốc trong một khoảng thời gian rất ngắn đã đóng được cho hải quân của họ 12 tàu khu trục tối tân mà mạnh nhất trong đó là 3 tàu lớp KDX-3 (Sejon Đại đế là tàu đầu tiên). Chúng được trang bị hệ thống Aegis, các bệ phóng tên lửa thẳng đứng với 80 tên lửa phòng không có điều khiển Standart, 32 tên lửa hành trình Hyunmoo-3 (có tính năng tương đương Tomahawk, nhưng tầm bắn ngắn hơn) và 16 tên lửa chống tàu ngầm có điều khiển Red Shark, cũng như 4 bệ phóng (mỗi bệ) mang 4 tên lửa hành trình chống hạm Hae Sung.

Cần lưu ý rằng, tất cả những tên lửa này, trừ Standart, đều là tên lửa do Hàn Quốc phát triển (tuy có ảnh hưởng của các loại tên lửa tương tự của Mỹ). Như vậy, trên bệ phóng thẳng đứng vạn năng của tàu bố trí 128 tên lửa cộng với 16 tên lửa chống hạm trong các bệ phóng dạng container.

Nhật Bản sở hữu một đội tàu khu trục lớn (hơn 40 chiếc). Hiện đại nhất trong số đó là 4 tàu lớp Kongo và 2 tàu lớp Asago được trang bị hệ thống Aegis và hệ thống phóng thẳng đứng Мк41, cũng như 9 tàu lớp Murasame và 5 tàu lớp Takanami.

Tuy nhiên, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ vượt Nhật về số lượng tàu khu trục. Trung Quốc đã hoàn thành các thử nghiệm với các phương án tàu khu trục khác nhau. Hiện nay, Trung Quốc có 25 tàu khu trục thuộc 7 lớp khác nhau và đã chuyển sang đóng ồ ạt các tàu chiến theo thiết kế cải tiến của lớp 052С (có thể nó sẽ được gọi là 052D).

Hiện có ít nhất 6 tàu khu trục lớp này đang nằm trên triền đà, còn sẽ có tổng cộng bao nhiều tàu sẽ đưa vào sử dụng chỉ có thể đoán. Các tàu này được trang bị tên lửa hành trình HN-2 và С-805, tên lửa chống hạm YJ-62, cũng như hệ thống tên lửa phòng không HНQ-9.

Đáng chý ý là 2 tàu khu trục lớp 052С đầu tiên được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Fort (S-300F) của Nga có các bệ phóng dạng ổ quay đặc trưng cho các tàu của Hải quân Nga (vì thế, tại mỗi thời điểm, chỉ có 1 trong 8 quả tên lửa phòng không ở mỗi bệ phóng trong 6 bệ phóng ở tư thế sẵn sàng phóng). Tất cả các tàu khu trục sau đó được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc với các tên lửa được bố trí trong bệ phóng thẳng đứng thông thường (nghĩa là toàn bộ 48 tên lửa đồng thời ở tư thế sẵn sàng phóng).

Cuối cùng, Ấn Độ cũng đang tăng cường khả năng cho các tàu khu trục của họ, ngoài ra, các tên lửa hành trình Nga-Ấn BrahMos còn được lắp cho cả 5 tàu khu trục cũ lớp Rajput. Các tàu lớp Delhi chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Uran, nhưng biến thể cải tiến của các tàu này là các tàu khu trục lớp Calcuta (dự kiến đóng 7-11 chiếc) sẽ được trang bị BrahMos bố trí trong hệ thống phóng thẳng đứng.

Như vậy, 4 quốc gia châu Á này hiện có tổng cộng gần 90 tàu khu trục, đồng thời, số lượng tàu khu trục trong tương lai gần sẽ còn tăng hơn nữa.

Còn châu Âu hiện chỉ còn vẻn vẹn 25 tàu khu trục, hơn nữa 12 chiếc trong số đó sẽ bị loại bỏ. Thay thế cho các tàu đang bị giải nhiệm sẽ chỉ là 3 tàu khu trục.

Nhưng thậm chí trên các tàu khu trục được coi là hiện đại như các tàu khu trục lớp Horizon của Pháp-Italia (Pháp và Italia mỗi nước có 2 chiếc), De Zeven Provinciën của Hà Lan (4 chiếc), Daring của Anh (có 3 chiếc, đang đóng 3 chiếc) thì thấy rất rõ khuynh hướng phòng thủ trong vũ khí trang bị.

Điều đó đặc biệt nổi bật ở các tàu lớp Daring khi chỉ được trang bị tên lửa phòng không mà không có tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm (tuy có dự phòng vị trí lắp đặt chúng). Nghĩa là, hiện tại, các tàu khu trục này có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công từ bờ bằng hệ thống tên lửa phòng không, nhưng chẳng có gì để thực hiện đòn đánh trả.

Các tàu frigate đang nổi lên thay thế cho các tàu khu trục ở vai trò “ngựa ô” trong các hạm đội tàu mặt nước của đa số các quốc gia. Cần lưu ý rằng, các tàu khu trục của châu Á (các tàu lớp Giang Khải 054A của Trung Quốc, lớp Incheon tương lai của Hàn Quốc, Talwar và Shivalik của Ấn Độ) đang được đóng như “các tàu khu trục thu nhỏ”, nghĩa là các tàu chiến đa nhiệm dành cho chiến tranh quy mô lớn. Cụ thể là để tác chiến đối bờ bằng tên lửa hành trình (HN-2 trên lớp 054, Hyunmoo trên lớp Incheon, BrahMos trên các tàu của Ấn Độ).

Cũng như khu trục hạm, trên các frigate của châu Âu, người ta ưu tiên cho các phương tiện phòng không. Theo triết lý đó, người ta đã đóng thậm chí những frigate tốt nhất trang bị hệ thống Aegis như các tàu lớp Álvaro de Bazán của Tây Ban Nha và Fridtjof Nansen của Nauy.

Vũ khí tấn công hoàn toàn mới duy nhất của các lực lượng hải quân châu Âu sẽ là tên lửa hành trình SCALP Navale, có thể triển khai trên các frigate lớp Aquitaine và tàu ngầm tấn công lớp Barracuda của Hải quân Pháp.

Ngoài ra, đang trở nên khá phổ biến ở cựu lục địa là việc đóng tàu tuần tra viễn dương (đang tiến hành ở Hà Lan, Đan Mạch, Pháp). Với kích thước và lượng giãn nước như một frigate, chúng chỉ được trang bị mấy khẩu pháo, mà thường là cỡ nòng nhỏ, và khi đóng có ứng dụng nhiều công nghệ dân sự.

Trong thập niên 1960-1980, lớp tàu corvette và xuồng (trước hết là xuồng tên lửa) đã phát triển rất nhanh. Nhưng nay thì rõ ràng là chúng chỉ phù hợp với hải quân các nước nhỏ hoặc các nước có bờ biển rất phức tạp (ví dụ như khu vực Scandinavia hay biển Aegea). Các tàu corvette và xuồng chiến đấu có hệ thống phòng không rất yếu và hầu như không có năng lực chống ngầm, điều này làm giảm giá trị khả năng tấn công của chúng.

Cực kỳ không thành công là cả hai biến thể tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ mặc dù Mỹ đang tiếp tục đóng các tàu này.

Các xuồng tên lửa (tàu tên lửa nhỏ) tuyệt đại đa số đã bị các nước châu Âu loại bỏ. Tuy nhiên, xuồng tên lửa vẫn được sử dụng ở các nước có khả năng kinh tế eo hẹp. Sở hữu hạm đội “tàu muỗi” đông đảo nhất vẫn là Trung Quốc. Sau khi loại bỏ một số lượng lớn các xuồng tên lửa cũ, Trung Quốc đang đóng 60-80 xuồng tên lửa 022 dựa trên thiết kế tàu hai thân cao tốc của hãng Austal (Australia).


(VietnamDefence)

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

>> Singapore: Đại gia vũ khí Đông Nam Á

Ít ai ngờ một đảo quốc với diện tích khiêm tốn như Singapore lại đang để nhiều dấu ấn trong ngành chế tạo vũ khí thế giới.

>> Quân đội Singapore: hiện đại và thách thức


http://nghiadx.blogspot.com
Từ trái qua, hàng trên: tàu đổ bộ Endurance, pháo tự hành SSPH Primus. Hàng dưới: xe bọc thép Bionix và Bronco - Ảnh: T.L

Tháng trước, kênh Channel News Asia đưa tin Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Singapore ST Engineering vừa tăng lợi nhuận 9,7% trong quý 2/2012, đạt 143 triệu SGD (gần 120 triệu USD).

Kết quả trên không có gì bất ngờ khi ST Engineering bắt đầu hiện diện trong danh sách 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới từ năm 2010, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI).

Singapore trở thành nhà cung cấp vũ khí cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Bangladesh, Bỉ, Brazil, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Kuwait, Oman, Philippines, Sri Lanka, Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan, UAE.

Tàu đổ bộ “khủng”

Đầu năm nay, Công ty ST Marine thuộc Tập đoàn ST Engineering chính thức bàn giao tàu mẹ đổ bộ HTMS Ang Thong, theo hợp đồng trị giá 134 triệu USD, cho hải quân hoàng gia Thái Lan.

Đây là chiến hạm thuộc lớp Endurance hoàn toàn do Singapore tự thiết kế và chế tạo. Hiện tại, hải quân Singapore đang có 4 tàu đổ bộ lớp Endurance là: RSS Endurance, RSS Resolution, RSS Persistence, RSS Endeavour.

Theo chuyên trang công nghệ hải quân Naval Technology, loại tàu đổ bộ này có độ choán nước 6.500 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý (khoảng 9.000 km), được trang bị tên lửa đối không Mistral, pháo 76 li cùng nhiều loại súng khác.

Về khả năng hỗ trợ đổ bộ tấn công, tàu lớp Endurance có thể mang theo 4 tàu đổ bộ nhỏ, 18 xe tăng, 20 xe thiết giáp và xe vận tải cùng 500 binh sĩ.

Ngoài ra, tàu Endurance còn được thiết kế thêm bãi đáp cho 2 trực thăng cỡ trung, tương thích với những loại trực thăng quân sự phổ biến như Super Puma, CH-47 Chinook, Eurocopter AS532 Cougar.

>> Tìm hiểu ngành công nghiệp vũ khí Singapore

Vì thế, giới chuyên gia hải quân quốc tế đánh giá rất cao khả năng kết hợp tác chiến toàn diện của tàu Endurance.

Những năm gần đây, ST Marine ngày càng hoàn thiện khả năng đóng mới tàu chiến. Mới đây, công ty này đã đủ sức tự đóng 5 chiếc tàu khu trục hiện đại lớp Formidable sau khi tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài

Đa dạng xe thiết giáp

Nếu ST Marine tập trung phát triển kỹ thuật hải quân thì ST Kinetics, cũng thuộc ST Engineering, cung cấp rất nhiều loại khí tài dùng tác chiến trên bộ. Công ty này cung cấp đủ các loại từ súng tự động cá nhân cỡ nòng 9 li đến súng phóng lựu cỡ nòng 40 li hay súng máy cỡ nòng 12,7 li.

ST Kinetics còn chế tạo và đã xuất khẩu các loại pháo như HF-2000 cỡ nòng 155 li đạt tầm bắn lên đến 45 km, pháo SLWH Pegasus 155 li tầm bắn 30 km…

Đặc biệt, ST Kinetics còn cung cấp cả pháo tự hành SSPH Primus 155 li, tầm bắn 30 km và có tầm hoạt động lên đến 350 km. Loại pháo này được cho là hiện đại không hề thua kém các khí tài tương đương do Mỹ chế tạo. Hiện nay, Indonesia là một trong số các khách hàng mua bản quyền sản xuất và nhập khẩu những loại pháo trên của Singapore.

Ngoài ra, ST Kinetics còn đang nổi lên như một nhà cung cấp hàng đầu các loại xe bọc thép, xe tấn công hạng nhẹ. Uy tín của những loại xe bọc thép, do công ty này sản xuất càng tăng lên, sau khi được quân đội Anh chọn mua để tác chiến tại Afghanistan.

Hồi tháng 12.2008, quân đội Anh chi ra hàng trăm triệu USD để mua 115 chiếc xe bọc thép Bronco của ST Kinetics, theo tạp chí quốc phòng Jane’s. Với tốc độ tối đa lên đến 60 km/giờ, loại xe bọc thép Bronco có thể chở đến 5 tấn trang thiết bị cùng binh sĩ hoặc các lực lượng hậu cần, cứu hộ.

Tương tự, ST Kinetics còn cung cấp loại xe bọc thép Terrex 8 bánh, động cơ 400 mã lực và có thể chở theo 12 binh sĩ với tốc độ di chuyển gần 120 km/giờ. Công ty này cũng đang ghi dấu ấn bằng dòng xe bọc thép Bionix có tốc độ lên đến 70 km/giờ, chở 10 binh sĩ và được trang bị các loại pháo 25 li, 30 li cùng súng máy.

Cùng với ST Marine và ST Kinetics, Tập đoàn ST Engineering còn có 2 công ty khác là ST Aerospace và ST Electronics.

Trong đó, ST Aerospace đang là nhà cung cấp dịch vụ bảo trì máy bay dân sự lẫn quân sự nổi tiếng thế giới. ST Electronics thì chuyên sản xuất các thiết bị điện tử ứng dụng trong nhiều loại khí tài khác nhau. Vì thế, giới chuyên gia nhận định ST Engineering đang hướng đến việc trở thành một đại gia đa ngành trong lĩnh vực quốc phòng.

>> Mỹ phát sốt với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc

Đối phó hữu hiệu với sức mạnh quân sự đang trỗi dậy mạnh mẽ đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc là vấn đề hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ.

>> Kịch bản Mỹ tấn công Trung Quốc bị lộ

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có kế hoạch đến năm 2016 sẽ bắt đầu đặt mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) Flight III.

Trong bối cảnh các chương trình phát triển các khí tài mới cho hải quân để đối phó với Trung Quốc liên tục bị cắt giảm thì vấn đề trên càng được chú ý hơn

Ngày 10/8/2012, Quốc hội Mỹ phát hành báo cáo với tiêu đề “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: những ảnh hưởng đối với khả năng Hải quân của Mỹ”, báo cáo chỉ rõ tình hình phát triển, thành quả nghiên cứu chế tạo và các vấn đề còn tồn tại của hải quân Trung Quốc; bình luận về kế hoạch xây dựng chiến lược hải dương biển xanh của Trung Quốc; giới thiệu về các loại tên lửa đạn đạo chống tàu và các đạn tên lửa hành trình chống tàu, tàu ngầm, hàng không mẫu hạm, tàu nổi, tàu đổ bộ, những căn cứ không quân trên đất liền cùng các hệ thống máy bay không người lái (UAV), vũ khí hạt nhân, vũ khí điện từ, hệ thống thám trắc và định vị tiên tiến trên biển, các phản ứng của bộ quốc phòng Mỹ cũng như hành động của Mỹ để đối phóng với sự hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc...

Các quyết định của Quốc hội Mỹ liên quan đến các chương trình phát triển vũ khí thế hệ mới để đối phó với mối đe dọa ngày một lớn lên từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến cục diện quân sự hai bờ eo biển Đài Loan và cả Thái Bình Dương, cũng như tác động đến sự phát triển chính trị và khả năng thực hiện các mục tiêu chiến lược của Mỹ ở đây và trên toàn thế giới.

Theo báo cáo, quá trình hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 1990, gồm hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM); tàu ngầm; tàu nổi cùng các loại khí tài tiên tiến khác; những nâng cấp trong hệ thống bảo dưỡng hậu cần; lí luận quân sự hải quân; chất lượng quân nhân, quá trình huấn luyện, bồi dưỡng và diễn tập.

Rất nhiều nhà quan sát tin rằng mục tiêu gần của việc nâng cấp toàn diện hải quân Trung Quốc là giúp họ nâng cao quyền chủ động trong vấn đề eo biển Đài Loan. Với mục tiêu lớn nhất này, Trung Quốc hi vọng họ có thể có được khả năng “chống tiếp cận”, đảm bảo được việc không cho Mỹ can thiệp vào trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bờ eo biển Đài Loan, hoặc có thể làm giảm thiểu mức độ can thiệp bằng đường biển và đường không của phía Mỹ.

Việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc còn có một mục tiêu khác ngoài việc nâng cấp khả năng tác chiến, đó là việc họ có thể gia tăng tầm ảnh hưởng trên thế giới, bảo đảm được quyền lợi trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, bảo vệ tuyến hàng hải hay sơ tán các công dân của mình trong trường hợp khẩn cấp.

>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa

Do vậy, báo cáo chỉ ra, Quốc hội Mỹ cần phải đặc biệt quan tâm và tìm cách giải quyết các vấn đề sau: trong vấn đề đối phó với khả năng “chống tiếp cận” của Trung Quốc. Liệu trong tương lai Mỹ có đủ khả năng thực hiện điều này? Liệu có thể hoàn thành các nhiệm vụ khác để duy trì các loại ích của Mỹ? Mỹ đối phó với tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) và các loại tàu ngầm của Trung Quốc ra sao? Liệu Mỹ có phải thay đổi cấu hình một biên đội tác chiến đường biển để đối phó với khả năng “chống tiếp cận” của Trung Quốc hay không?
Dựa theo dự toán ngân sách được đưa ra hồi tháng 8/2011, trong tương lai Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ bị cắt giảm về số lượng. Các tướng lĩnh hải quân nước này cho ,rằng để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trên toàn thế giới, người Mỹ cần từ 310-316 tàu chiến các loại.

Trong tương lai 30 năm tới, các tàu khu trục, tàu ngầm chiến đấu và tàu đổ bộ của Mỹ đều ở trong tình trạng thiếu hụt. Dự kiến, năm 2013 Mỹ sẽ mua 7 tàu khu trục mang tên lửa Aegis, 2 tàu đổ bộ cùng với việc kéo dài tuổi đời phục vụ của nhiều tàu khác.

Nếu trong tương lai Mỹ chấp nhận miễn cưỡng duy trì số lượng 310-316 tàu chiến trong đó có 11 hàng không mẫu hạm với bối cảnh ngân sách bị cắt giảm, điều này sẽ gây tổn hại rất lớn cho năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ.

Đẩy mạnh tác chiến không - biển

Ngày 7/11/2011, Thượng nghị sĩ Randy Forbes kiến nghị tới Bộ trưởng Quốc phòng Pannetta, trong đó đề xuất việc tập trung thêm ngân sách hỗ trợ và duy trì mức độ quan tâm cần thiết đối với tác chiến không – biển (còn gọi là học thuyết không - hải chiến), tham khảo thêm kinh nghiệm phát triển của chiến lược không – bộ trong giai đoạn 1970 – 1980, xây dựng các điều lệnh tác chiến tương ứng, chế tạo các vũ khí khí tài phục vụ cho học thuyết này, cũng như đảm bảo việc thay đổi các lí luận tác chiến cho phù hợp với thực tế chiến trường.

Trong giai đoạn sơ khởi phát triển học thuyết tác chiến không - biển như hiện nay, Quân đội Mỹ cần một sự hỗ trợ rất lớn về tiền bạc cũng như các chính sách, quốc hội Mỹ cũng yêu cầu quân đội nước này đưa ra một dự thảo sơ bộ về dự toán chi tiêu thực tế. Bộ quốc phòng Mỹ hiện đã lên kế hoạch phát triển chương trình tác chiến để đối phó với chiến lược chống thâm nhập/ngăn chặn chiến trường (A2/AD), đề xuất các yêu cầu kĩ chiến thuật tương đương với tham vọng bảo đảm quyền chủ động trên toàn chiến trường cho quân đội Mỹ.

Đánh chặn DF-21D bằng biện pháp mềm

Đối phó với những hệ thống vũ khí khí tài mới của hải quân Trung Quốc, trong tương lai người Mỹ sẽ tập trung phát triển khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chống tàu chiến (ASBM) DF-21D của Trung Quốc. Loại vũ khí mới này của Trung Quốc được đánh giá là có khả năng làm thay đổi tương quan lực lượng trên biển.

Hiện tại, người Mỹ chủ yếu thực hiện việc đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương ở pha phóng và pha giữa trên tầng khí quyển, với mỗi hệ thống chuyên nhiệm cho nhiệm vụ đánh chặn ở mỗi giai đoạn, phần đánh chặn tên lửa đạn đạo khi nó bắt đầu trở lại trong vùng khí quyển do hải quân phụ trách. Hiện tại vấn đề này không được hỗ trợ về kinh phí.

Trong vài năm tới đây, hải quân sẽ có 3 đến 5 đạn tên lửa đạn đạo chống tàu dưới dạng mô hình để thực hiện các thí nghiệm đánh chặn trong tầng khí quyển.

Trước đó, ngày 28/2/2012, hải quân cho ra một báo cáo trong đó than phiền về sự thiếu hụt ngân sách cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển một mô hình đạn ASBM kiểu DF-21D của Trung Quốc làm mục tiêu thử nghiệm đánh chặn.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
DF-21 của Trung Quốc

Mỹ có xu hướng sẽ sử dụng các phương pháp “mềm” để đối phó với dòng ASBM như tìm cách vô hiệu hóa hệ thống thám trắc, định vị và xác nhận mục tiêu cho các đạn trên, thay vì chọn cách chặn kích trực tiếp như trước đây.

Tháng 9/2011, Trung tướng Herbert Carlisle, Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho rằng lực lượng của mình hoàn toàn có thể phát vỡ tất cả các đòn tấn công từ phía Trung Quốc.

Các tàu nổi của hải quân Mỹ hiện cũng đã được trang bị thêm các khí tài chế áp điện từ thế hệ mới với mục đích giảm thiểu đi khả năng bị ASBM khóa và tiêu diệt, cũng như các bộ khí tài có tác dụng gây nhiễu điện từ nhằm hạn chế các hệ thống do thám đường biển tầm xa của Trung Quốc, can thiệp từ khi ASBM ở giai đoạn phóng.

Những năm gần đây, Mỹ liên tục cho ra đời hoặc tiến hành thử nghiệm các thế hệ và đưa ra các khái niệm vũ khí mới như hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên tàu chiến AEGIS, các đạn tên lửa phòng không Standard Missile 3 Block IIA, đạn tên lửa đánh chặn pha cuối Standard Missile 2 block IV, pháo điện từ EMRG, vũ khí laser, các khí tài tác chiến điện tử thế hệ mới cũng như những thiết bị làm mù đầu dẫn của ASBM trong pha cuối...

Bên cạnh đó, Mỹ có kế hoạch đến năm 2016 sẽ bắt đầu đặt mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) Flight III trị giá khoảng 1,9 tỉ USD. Lớp tàu chiến này trang bị hệ thống Aegis cùng các khí tài phòng không tiên tiên hơn phiên bản trước Flight 2A. DDG-51 được trang bị radar chống tên lửa đạn đạo (AMDR) với đường kính từ 3,5-4,2m, với độ chính xác vượt trội so với radar SPY-1 đời trước đó.

Trong tương lai, người Mỹ có dự định đóng các tàu tuần dương CG(X) với khả năng phòng không và chống tên lửa đạn đạo xuất sắc hơn các lớp tàu trước đó với trọng lượng giãn nước có thể lên đến 20.000 tấn.

Tác chiến chống ngầm

Về phương diện chống ngầm, Mỹ cho rằng họ chưa làm tốt công tác đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.

Ngày 26/10/2006, một tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc đã tiến sát đến một nhóm tác chiến tàu sân bay được dẫn đầu bởi tàu sân bay Kitty Hawk CV-63 đang hành quân ở gần đảo Okinawa của Nhật Bản và chỉ trồi lên khi chỉ còn cách nhóm tàu chiến này 8 km. Điều đáng nói là trước đó, các tàu chống ngầm của nhóm tàu chiến trên của Mỹ không hề phát hiện ra tung tích tàu ngầm Trung Quốc.

Dù chính quyền Bắc Kinh phủ nhận việc tàu ngầm của họ theo dõi hàng không mẫu hạm Mỹ, nhưng vụ việc này cũng đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho công tác chống ngầm của hải quân Mỹ.

Hiện Mỹ thực hiện việc nghiên cứu phát triển các vũ khí chống ngầm mới, các thiết bị truy tìm tàu ngầm, cảm ứng, sonar hay các hệ thống UAV chuyên dụng.

>> Hải quân Nga và giấc mộng tung hoành đại dương

Tăng cường đóng mới tàu ngầm, tàu chiến...hiện đại đồng thời triển khai tàu ngầm Akula tới bờ biển Mỹ, phải chăng Hải quân Nga đang ấp ủ một kế hoạch đặc biệt nào đó?

>> Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga trong sự kết hợp “8 + 8"
>> Tàu ngầm Nga ồn hơn tàu ngầm Trung Quốc 8 lần?


http://nghiadx.blogspot.com
Akula cùng các thủy thủ Nga đã thực hiện thành công một kế hoạch đầy táo bạo

Các phương tiện truyền thông toàn cầu gần đây lan truyền tin giật gân - tàu ngầm hạt nhân Nga đã hoạt động liên tục trong thời gian gần 1 tháng ở bờ biển ngoài khơi Vịnh Mexico (Mỹ) mà không hề bị phát hiện.

Trong khi Washington đang rầm rộ điều tra và lên án các quan chức quốc phòng không thể ngăn cản được hành động thách thức như vậy thì phát ngôn viên Lầu Năm Góc lên tiếng trấn an dư luận bằng việc phủ nhận thông tin. Còn phía bên kia đại dương, các quan chức Quân đội Nga đã quyết định "im lặng" và chỉ đáp lời một cách đầy ngụ ý rằng "hiện tại các tàu ngầm Nga hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu không được tiết lộ, thậm chí là sau hàng thập kỷ".

Tuy nhiên, Chủ tịch của Hội đồng thông tin thuộc Bộ Quốc phòng Nga, trưởng ban biên tập của Tạp chí National Defense, ông Igor Korotchenko đã khoe: "Sứ mệnh chiến đấu này đáng được tôn kính. Nó cho thấy Nga vẫn còn tiềm năng và sẵn sàng cho hành động như vậy. Những hành động như vậy sẽ đảm bảo uy tín và sự tôn trọng cho hạm đội của chúng tôi".

"Nhiệm vụ chống tàu ngầm ở ngoài khơi bờ biển của một kẻ thù tiềm năng là một phần kế hoạch của hạm đội chiến đấu. Đó việc hoàn toàn bình thường nếu tính tới những năm 1990, khi Hải quân Nga gần như mất đi khả năng này. Sự kiện vừa qua (tàu ngầm Akula áp sát bờ biển Mỹ) chứng tỏ rằng năng lực chiến đấu của lực lượng hải quân của chúng tôi đã và đang lấy lại vị thế ngày nào", ông Korotchenko nói.

Borei, Yasen và Mistral

Đầu năm 2012, Hải quân Nga tuyên bố, sẽ nối lại các chuyến tuần tra trên mọi đại dương.

Trong tháng 2/2012, Tư lệnh Hải quân lúc đó là Đô đốc Vladimir Vysotsky chính thức tuyên bố: "Ngày 1/6 hoặc sau đó, lần đầu tiên sau 26 năm, Hải quân Nga sẽ tuần tra chiến đấu trở lại bằng các tàu ngầm chiến lược trên các vùng biển quốc tế".

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov sẵn sàng chấp thuận ý tưởng tuần tra đại dương của các tàu ngầm chiến lược của lực lượng hải quân.

Kế hoạch của Hải quân Nga cũng đáng kinh ngạc. Trong ấn bản đầu năm 2012 của Kommersant viết rằng, chương trình vũ trang của Nga trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ cung cấp khoảng 4,7 nghìn tỉ rúp ngân sách cho riêng Hải quân Nga.

Với số tiền khổng lồ như vậy, dự kiến tới năm 2020, Hải quân Nga sẽ có trên 10 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình chiến lược Project 955 Borey (theo các nguồn khác, có thể sẽ là 8), 7 tàu ngầm hạt nhân đa năng Project 885 Yasen, 20 tàu ngầm thông thường (6 trong số đó là tàu ngầm diesel-điện tiên tiến Project 636.3 Varshavyanka), 14 tàu khu trục, 35 tàu hộ tống, 6 hộ tống cỡ nhỏ Project 21630 Buyan, 6 tàu đổ bộ cỡ lớn Project 1171.1, 4 tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral do Pháp sản xuất.

Gần đây, tàu đổ bộ có sàn đáp trực thăng Mistral đầu tiên đã bắt đầu được đóng ở nhà máy đóng tàu ở Saint-Nazaire (Pháp). Dự kiến, chiếc đầu tiên trong số 2 tàu được đóng ở Pháp sẽ được biên chế trong Hải quân Nga vào năm 2015. Hai chiếc còn lại sẽ được đóng tại Nga theo giấy phép.

Không dừng lại ở đó, Nga tiếp tục các chương trình xây dựng tàu ngầm hạt nhân mới. Tàu ngầm Project 885 Yasen đầu tiên có tên là Severodvinsk đang được thử nghiệm ở Biển Trắng. Dự kiến, tàu sẽ tham gia phục vụ trong Hải quân vào cuối năm 2012. Chiếc tiếp theo của lớp này - Kazan - được lên kế hoạch phục vụ vào năm 2015.

Đứa con đầu lòng của Project 955 Borey, tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky, rõ ràng, sẽ là một phần của Hải quân Nga (theo kế hoạch sơ bộ, tàu đã phải đưa vào phục vụ từ ngày 29/7, cùng dịp ngày lễ của Hải quân Nga). Tuy nhiên, vấn đề về tên lửa R-30 Bulava chưa được giải quyết triệt để dẫn tới kế hoạch biên chế Yury Dolgoruky liên tục bị trì hoãn. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Project 955 Borey mang tên Alexander Nevsky sẽ phục vụ vào đầu năm 2013.

Ngoài tàu ngầm và tàu đổ bộ tấn công mới, Nga cũng không xem nhẹ trang bị các tàu hộ tống nhỏ cho hải quân. Gần đây, đội tàu Caspian đã được trang bị tàu hộ tên lửa Dagestan mới thuộc Project 11.661 Gepard. Theo các phương tiện truyền thông Nga, tàu hộ vệ tên lửa Dagestan được trang bị công nghệ tàng hình hiện đại, công nghệ khử từ tiên tiến làm các radar của kẻ thù gặp nhiều khó khăn để phát hiện.

Tuy nhiên, điểm nổi bật, đây là tàu hộ tống nhỏ đầu tiên của Hải quân Nga được trang bị với hệ thống phóng tên lửa tối tân có tầm bắn xa 300 km và khả năng tấn công mục tiêu độ chính xác cao.

Tàu Dagestan có khả năng chiến đấu đa năng và có thể hoạt động trong đội hình hạm đội hoặc độc lập. Khả năng chống tàu và phòng không mạnh mẽ và chỉ thiếu khả năng chống ngầm. (Đây chính là "người anh em" với bốn chiến hạm Gepard biên chế trong Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, phía Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai tàu loại này).

Triển khai ở đâu?

Để thực hiện được vai trò Hải quân Nga trên các vùng biển thế giới, theo các chuyên gia quân sự, việc tạo ra các căn cứ hậu cần trên bờ biển là điểm mấu chốt. Bởi không hạm đội không thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình trên các đại dương nếu như không có một mạng lưới các căn cứ hải quân.

Có vẻ như Hải quân Nga đang hình dung ra bối cảnh các đại dương trên thế giới đang nằm chọn trọng tay người Mỹ - đối thủ truyền kiếp và đang sở hữu nhiều căn cứ hải quân nằm rải rác trên khắp thế giới. Trong khi đó, Nga chỉ bó hẹp ở biển Baltic, bBiển Đen, biển Bắc và một vài nơi trên Thái Bình Dương, số lượng giới hạn các căn cứ hải quân trong nước này đã hạn chế đáng kể tiềm năng tác chiến.

Ngoài các căn cứ trên, Nga có quân cảng hậu cần và sửa chữa ở Tartus (Syria) để phục vụ cho các hoạt động của tàu chiến khi được triển khai ở Địa Trung Hải và Vịnh Aden. Điều đáng nói là điện Kremlin vẫn đang cố gắng duy trì quân cảng này mặc dù gặp rất nhiều khó khăn để ngăn chặn những hành động hiếu chiến của phương Tây muốn lật đổ chế độ Bashar al-Assad.

Trở lại trong năm 2010, Nga đã bắt đầu hiện đại hóa cảng Tartus để trở thành một căn cứ hải quân với đầy đủ khả năng triển khai các tàu chiến hạng nặng, gồm cả tàu tuần dương và tàu sân bay. Tầm quan trọng chiến lược của căn cứ ở Tartus là rõ ràng: nó ở gần biển Đỏ qua kênh đào Suez, có thể xuyên ra Ấn Độ Dương và sau đó tới Thái Bình Dương cũng nhanh chóng tiến ra Đại Tây Dương chỉ trong vài ngày thông qua bán đảo Gibraltar.

Vì vậy, sẽ không chỉ là ở Vịnh Mexico, người Mỹ hoàn toàn có thể "chạm chán" tàu ngầm Nga ở bất kỳ đại dương nào trên thế giới nếu như Hải quân Nga quyết tâm tìm lại vị thế mà họ đã từng đánh mất.


(BDV news)

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

>> 2 siêu tiêm kích đối đầu và huyền thoại về MiG-31

Sự xuất hiện của MiG-31 Foxhound đã nhanh chóng buộc người Mỹ phải tiễn đưa SR-71 về nghỉ hưu sớm.

>> MiG-31 - 'Ngôi sao' không quân Nga
>> Không quân Nga năm 2020 ?

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện tại,SR-71 Blackbird vẫn đang là máy bay có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Cách đây 30 năm, một máy bay chiến đấu mạnh mẽ mới đã xuất hiện trên bầu trời Liên Xô. Đó là một thế hệ máy bay tiêm kích đánh chặn Mikoyan mới, hoàn toàn làm thỏa mãn những kỳ vọng của Quân đội Liên Xô trong việc cố gắng ngăn chặn các phi vụ xâm nhập của máy bay gián điệp Mỹ.

Sự xuất hiện của MiG-31 Foxhound giúp Không quân Liên Xô không phải tốn một viên đạn nào mà vẫn buộc người Mỹ phải đưa SR-71 về "nghỉ hưu" sớm.

Thách thức của “chim hét” SR-71

Từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1972 cho tới khi bị loại khỏi biên chế vào năm 1989, SR-71 Blackbird (Chim hét) của CIA đã thống trị bầu trời nhờ tốc độ bay nhanh nhất và trần bay cũng thuộc hàng cao nhất so với tất cả các loại máy bay khác ở cùng thời điểm.

Tốc độ bay cực đại của máy bay mà CIA sử dụng có thể lên tới Mach 3,3 (4.042 km/h). Khi đưa vào hoạt động, SR-71 không gặp phải nhiều vấn đề như ở chiến trường Việt Nam và Trung Đông. Thậm chí, nó thường xuyên bay do thám ở gần biên giới Liên Xô và gián điệp các hoạt động tàu ngầm ở vùng biển Bắc Cực mà không hề lo sợ bị truy đuổi hay bị tấn công.

Trần bay cao (24.000 mét) và tốc độ siêu thanh Mach 3,3 giúp SR-71 ung dung bay lượn trên bầu trời đối phương và thực hiện các hoạt động do thám, trinh sát... Bởi các tên lửa phòng không gần như "vô dụng" do không với tới trần bay cũng như đuổi theo nó. Lúc này, các máy bay tiêm kích đánh chặn được xem là lực lượng nòng cốt cho nhiệm vụ ngăn chặn SR-71.



Thời điểm đó, Không quân Liên Xô đang sở hữu loại máy bay tiêm kích/đánh chặn siêu thanh nhanh nhất thế giới là MiG-25 Foxbat có tốc độ tối đa lên đến Mach 3,2. Về lý thuyết, tốc độ siêu thanh này có thể giúp nó đạt gần tới vận tốc cực đại mà SR-71 có được cũng như dễ dàng trừng phạt nó bằng tên lửa không đối không, nhưng thực tế, Foxbat chỉ có thể duy trì tốc độ Mach 3 trong hành trình ngắn..

Ngoại trừ sự kiện phi công Liên Xô lái MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản và sau đó bị các chuyên gia phương Tây mổ xẻ công nghệ thì Foxbat không thể làm gì SR-71 là yếu tố quan trọng dẫn tới sự ra đời của một loại tiêm kích đánh chặn siêu thanh có tốc độ nhanh và khả năng duy trì tốc độ cao lâu hơn.

Không có đối thủ

Sau vài năm nghiên cứu cải tiến, tới đầu năm 1982, Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich đã giới thiệu các máy bay tiêm kích/đánh chặn mới đầu tiên. Máy bay mới được định danh là MiG-31, phát triển dựa trên thiết kế của MiG-25 Foxbat. MiG-31 là tiêm kích đa năng, được trang bị vũ khí với nhiệm vụ chính là "săn tìm" và "hạ gục" các mục tiêu như máy bay ném bom, máy bay tàng hình và các tên lửa hành trình bay thấp phóng từ trên không (ALCMs).

>> 10 máy bay quân sự nhanh nhất thế giới

Theo trang mạng Air Power Australia, khả năng duy trì tốc độ siêu âm trên quãng đường dài tới 722 km (tăng lên 2.200 km khi được tiếp nhiên liệu trên không) của MiG-31 Foxhound làm nên vị thế "không có đối thủ ở phương Tây".

Một trong các nhiệm vụ đầu tiên của MiG-31 gắn liền với một sự kiện nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh.

Tháng 9/1983, khi xâm nhập và sâu bên trong không phận Liên Xô, một chiếc máy bay chở khách Boeing 747 của hãng hàng không Korean Air Lines (Hàn Quốc) bị một chiếc Sukhoi-15 bắn rơi.


http://nghiadx.blogspot.com
MiG-31 Foxhound chính là "sát thủ" mà Liên Xô dành riêng cho SR-71.

Toàn bộ thông tin tiếp theo vụ việc trên được giữ bí mật và mãi tới gần đây mới được hé lộ phần nào. Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 10/2010 đăng tải một bài báo của nhà báo Đức Stefan Buttner hé lộ những thông tin thú vị xảy ra sau đó. Cụ thể, sau sự kiện trên, một biên đội đặc biệt bao gồm 4 máy bay MiG-31 dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Vladimir Ivlev được phái tới căn cứ không quân Sokol ở Sakhalin vào cuối tháng đó.

Nhiệm vụ chính của nhóm là ngăn chặn các vụ xâm nhập bất ngờ của máy bay SR-71. Được sự cho phép của Moscow, phi hành đoàn được thực hiện các chuyến bay được trang bị radar hiện đại để ngăn chặn Blackbird bay dọc theo biên giới Liên Xô.

Khi phát hiện sự xâm nhập không phận, phi hành đoàn sẽ bay lên, tiến tới gần mục tiêu ở cự li khoảng 300 – 320 km và sau đó chuyển radar về chế độ bức xạ và báo cáo tới các nhân viên kiểm soát mặt đất là họ đã phát hiện mục tiêu. Sau đó, họ tiếp tục áp sát đối tượng, khi tới cự li 120 – 150 km, mục tiêu hoàn toàn bị khóa.

"Tại thời điểm này, hệ thống cảnh báo phát hiện tên lửa của SR-71 sẽ được kích hoạt, phi hành đoàn sẽ biết họ đang bị săn đuổi và không thể giữ được bình tĩnh, họ không thể làm gì tốt hơn ngoài việc khởi động chế độ đốt sau của động cơ để tăng tốc độ và chạy nhanh về căn cứ", tác giả Buttner viết trong bài báo của ông.

Tuần tra Bắc cực

Trước đó, vào cuối tháng 4/1983, chiếc MiG-31 đầu tiên xuất kích để ngăn chặn một chiếc SR-71. Đại tá Mikhail Myagkiy là một trong số những phi công chiến đấu ưu tú nhất được bay trên những chiếc MiG-31 này. Trong khoảng thời gian 4 năm, ông Myagkiy đã liên tục “đơn độc” đánh chặn thành công 14 vụ xâm nhập của SR-71.

“Khi đó, máy bay gián điệp thường xuyên xuất hiện từ hướng Na Uy, nó xé rách bầu trời lao về phía Biển Trắng và sau đó tiến lên phía Bắc Novaya Zemlya trước khi thực hiện hành trình ngược lại từ phía Tây qua Bắc Băng Dương và về căn cứ”, đại ta Myagkiy nhớ lại.

Ngoài ra, một số nguồn tin từng đề cập, lực lượng phòng thủ tên lửa Liên Xô đã sở hữu khả năng tiêu diệt thành công "kẻ xâm nhập" SR-71. Trong một cuộc phỏng vấn với Valery Romanenko, một chuyên gia hàng không Nga, để làm nội dung cho cuốn sách hấp dẫn có tên "Lockheed Blackbird: Beyond The Secret Missions" (tạm dịch là "Đằng sau nhiệm vụ bí mật của Blackbird"), đại tá Myagkiy cho biết: Cơ quan phản gián Liên Xô luôn hy vọng máy bay Mỹ sẽ vượt qua biên giới và họ chỉ chờ cơ hội đó để có được một lý do hoàn hảo cho phép bắn rơi Blackbird bằng tên lửa phòng không.

(Nguồn :: BDV)

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Khái niệm về AIP hình thành rất sớm từ thế kỷ 19, tuy nhiên rào cản kỹ thuật khiến công nghệ phát triển chậm chạp.

>>Con 'át' của Malaysia trên biển Đông
>> Chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Type-XVIIB tàu ngầm AIP đầu tiên của Đức.

Lịch sử hình thành

AIP Air Independent Propulsion (động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được đề xuất bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Narcís Monturiol i Estarriol. Năm 1867, ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học.

Nhờ vậy, Estarriol được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ AIP. Dù khái niệm về AIP được người Tây Ban Nha đưa ra đầu tiên nhưng Nga mới là nước áp dụng công nghệ này vào tàu ngầm.

Năm 1908, Hải quân Đế quốc Nga phát triển thành công tàu ngầm chạy bằng động cơ xăng sử dụng khí nén. Oxy cho động cơ được cung cấp qua 45 chai khí nén, có thể tích tương đương 9,9 m3. Hệ thống khí nén này có thể giúp tàu hoạt động liên tục dưới nước với quãng đường 52km.

Đến năm 1930, tiến sĩ Helmuth Walter, một kỹ sư xuất sắc của Đức đã phát triển một động cơ đẩy AIP mới sử dụng chất hydrogen peroxide (H2O2) tinh khiết làm chất oxy hóa để tạo không khí cho động cơ.

Trong hệ thống mới của Walter, hydrogen peroxide được phân hủy bằng cách sử dụng chất xúc tác có tên là permanganat. Phản ứng hóa học này tạo ra hơi nước ở nhiệt độ cao và oxy tự do.

Buồng phản ứng được bơm thêm nhiên liệu diesel, đốt cháy với oxy tạo ra một hỗn hợp hơi nước và khí nóng làm quay một tuốc bin với tốc độ cao. Khí thải và hơi nước được ngưng tụ lại trước khi được xả ra biển. Thiết kế của Walter nhằm tạo ra một động cơ đẩy tốc độ cao dưới nước chứ không phải là một động cơ độ bền cao. Mẫu tàu ngầm thử nghiệm V80 đạt tốc độ lên đến 28,1 hải lý/giờ ở trạng thái ngập nước, trong khi các tàu ngầm khác chỉ có tốc độ 10 hải lý/h khi lặn.

Dựa trên mẫu thử nghiệm V80, Đức đã phát triển thành công tàu ngầm lớp Type XVIIB, được trang bị hai động cơ tuốc bin công suất 2.500 mã lực. Tàu ngầm này có thể đạt tốc độ tới 20,25 hải lý/giờ. Tuy nhiên, nền công nghiệp của Đức thời đó không thể đảm bảo được số lượng hydrogen peroxide cần thiết.

Một vấn đề nữa là hydrogen peroxide không ổn định trong môi trường khép kín, hệ thống đẩy này tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn, do đó, tàu ngầm Type XVIIB không bao giờ được tham chiến.

Sau này, Liên Xô phát triển công nghệ AIP với khái niệm động cơ diesel chu kỳ khép kín, mô hình này tỏ ra khá hiệu quả bởi hệ thống đẩy sử dụng oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Thiết kế tiêu biểu là tàu ngầm Project 615 (NATO định danh là lớp Quebec), được trang bị 2 động cơ diesel thông thường và một động cơ diesel chu kỳ khép kín khi ngập nước.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Project 615 là tàu ngầm AIP đầu tiên của Hải quân Liên Xô.

Đã có tới 30 chiếc tàu ngầm lớp Quebec được chế tạo trong giai đoạn 1953-1957, tuy nhiên loại tàu ngầm này không phù hợp để tham chiến.

Hơn nữa nó không thực sự an toàn, hệ thống nhiên liệu oxy lỏng có thể phát nổ bất cứ lúc nào, các thủy thủ tàu ngầm Liên Xô thường gọi những chiếc tàu ngầm này là “cái bật lửa hút thuốc”.

Dù có khả năng hoạt động lâu hơn ở chế độ ngập nước, song vì lý do an toàn, những chiếc tàu ngầm lớp Quebec bị loại khỏi biên chế vào năm 1970.

Năm 1952, Liên Xô đã cố gắng phát triểm tàu ngầm AIP dựa trên khái niệm của tiến sĩ Helmuth Walter và chế tạo tàu ngầm Project 617 đi vào phục vụ năm 1958, tuy nhiên, một vụ nổ lớn đã chấm dứt chương trình vào năm 1959.

Từ đó đến nay, Liên Xô và Nga hiện nay tập trung vào phát triển các tàu ngầm động lực hạt nhân và chỉ phát triển các động cơ AIP ở quy mô nghiên cứu.

Với Mỹ và Anh, sau chiến tranh thế giới thứ 2, hai nước cũng đã thử nghiệm phát triển các động cơ AIP theo khái niệm của tiến sĩ Walter, trong đó có mẫu thử nghiệm X1 của Mỹ. Tuy nhiên, vào năm 1950, Mỹ ngưng toàn bộ sự phát triển các động cơ AIP bởi hệ thống động lực hạt nhân đã được phát triển hoàn thiện. Hơn nữa, quan điểm tác chiến của Hải quân Mỹ là chỉ tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược và coi nhẹ tàu ngầm thông thường.

Tại Anh, Hải quân Hoàng gia cũng đã tiến hành thử nghiệm một động cơ đẩy AIP trên tàu ngầm HMS Excalibur nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án. Cuối cùng, Anh cũng từ bỏ chương trình phát triển công nghệ AIP để tập trung phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Tựu chung lại, động cơ AIP mang lại khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, giảm được tiếng ồn khi hoạt động, tuy nhiên, tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn nên loại động cơ này không nhận được nhiều sự quan tâm.

Nguyên tắc hoạt động

Có khá nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ tàu ngầm hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi.

Trong khi Đức phát triển khái niệm sử dụng hydrogen peroxide làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học để tạo ra hơi nước và khí nóng làm quay tuabin thì Liên Xô phát triển động cơ diesel chu kỳ khép kín với oxy lỏng và nhiên liệu diesel.

Pháp phát triển động cơ tuabin chu kỳ đóng MESMA, với quá trình đốt cháy ethanol và oxy, quá trình đốt cháy này tạo ra hơi nước làm quay tuabin. Trong đó, ethanol và oxy được lưu trữ ở áp lực gấp 60 lần áp lực khí quyển, áp lực này cho phép khí thải carbon dioxide thải xuống biển ở độ sâu bất kỳ mà không cần đến máy nén khí. Công nghệ này cho phép tàu ngầm hoạt động liên tục 21 ngày dưới nước, tùy thuộc vào tốc độ, áp suất nước biển…


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình hoạt động của động cơ chu trình Stirling.

Thụy Điển phát triển khái niệm động cơ chu trình Stirling, sử dụng oxy lỏng và nhiên liệu diesel để làm quay máy phát điện công suất 75kW sử dụng cho động cơ đẩy hoặc sạc pin cho tàu. Động cơ chu trình Stirling có khả năng hoạt động liên tục 14 ngày dưới nước với một tàu ngầm tải trọng 1.500 tấn ở tốc độ 5 hải lý/giờ.

Hãng Siemens của Đức phát triển khái niệm tế bào nhiên liệu sử dụng cho các loại tàu ngầm Type-209/214. Theo đó, các tế bào này chuyển đổi hóa năng thành điện năng thông qua phản ứng hóa học với oxy và các khí hydrocarbon. Trong đó, hydrogen được sử dụng nhiều nhất, kế tới là ethanol hoặc methanol .

Điện năng tạo ra từ phản ứng hóa học này sẽ được sử dụng cho động cơ của tàu hoặc sạc pin, ưu điểm của tế bào nhiên liệu là nhiệt độ hoạt động khá thấp khoảng 80 độ C, nhiệt thải tương đối ít.

Đức cũng phát triển một khái niệm động cơ diesel chu kỳ khép kín CCD sử dụng không khí nhân tạo, gồm oxy lỏng, nhiên liệu diesel và khí argon. Khí oxy và argon kết hợp với nhau tạo ra khí nhân tạo cho động cơ diesel. Trong đó, argon là khí trơ, có khả năng tái sử dụng liên tục giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn.

Những triển vọng trong tương lai

Các loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược không được phép xuất khẩu, trong khi đó thị trường tàu ngầm thông thường đang trở nên đắt hàng. Bên cạnh đó, các phương tiện trinh sát và chống ngầm hiện đại ngày càng trở nên tinh vi hơn, khiến tàu ngầm điện - diesel đang dần mất đi lợi thế.

Do đó, hải quân các nước trên thế giới đòi hỏi phải có tàu ngầm, hoạt động êm và thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn. Với những yêu cầu như vậy, ngoài tàu ngầm động lực hạt nhân chỉ có động cơ AIP mới có thể đáp ứng được.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong các khái niệm phát triển của công nghệ AIP, giải pháp sử dụng tế bào nhiên liệu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hydrogen được xem là khả thi và an toàn nhất. Trong ảnh, tàu ngầm Type-214 của Đức, tàu ngầm có hệ thống động cơ AIP hiện đại nhất thế giới

Theo dự báo, thị trường tàu ngầm trong 10 năm tới sẽ đạt con số từ 100-150 chiếc, đủ hấp dẫn với các hãng chế tạo tàu ngầm thông thường trên thế giới.

Một số chuyên gia quân sự nhận định rằng, Hải quân Mỹ có thể sẽ phải xem xét lại kế hoạch phát triển các tàu ngầm của mình, việc thiếu các tàu ngầm AIP là bất lợi chiến lược của Mỹ, nhất là ở các khu vực ven bờ.

Các loại tàu ngầm đang được trang bị động cơ AIP trên thế giới gồm có: Tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, Type-209/212/214 của Đức, tàu ngầm lớp Lada, Amur của Nga, tàu ngầm lớp Asashio, Soryu của Nhật Bản , tàu ngầm lớp Gotland, Södermanland, Archer của Thụy Điển, tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha, tàu ngầm lớp Type-041 lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Để định nghĩa một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian chế tạo, công nghệ ứng dụng, vũ khí trang bị và đặc tính kỹ chiến thuật..

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể
>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đánh giá hiện đại nhất Đông Nam Á.

Gần đây xuất hiện một số bài viết trên báo nước ngoài và được một số báo trong nước dẫn nguồn lại cho rằng Việt Nam có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất Đông Nam Á. Điều này thật đáng mừng bởi vị thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Hải quân nói riêng được đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn tỉnh táo để tránh được sự lạc quan thái quá.

Việc so sánh tính năng kỹ chiến thuật của các hệ thống vũ khí trong đó có tàu ngầm đã trở thành một thông lệ quen thuộc.Tuy nhiên, để đánh giá một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Trước hết là niên đại chế tạo. Tàu ngầm hiện đại có khoảng thời gian chế tạo từ khoảng 1995-đến nay, khoảng thời gian này không có nhiều đột phá về công nghệ, nếu có chắn chắn không nằm trong những sản phẩm được xuất khẩu.

Thứ nữa phải tính đến các công nghệ ứng dụng gồm: công nghệ điện tử, động cơ thế hệ thứ 3, trong đó hệ thống đẩy không khi độc lập AIP được đánh giá cao hơn cả. Tuy nhiên, tàu ngầm Kilo chưa được trang bị công nghệ này.

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Bên cạnh đó là vũ khí trang bị trên tàu ngầm gồm: ngư lôi thế hệ 3 như loại 53-65 của Nga, Mark 48 của Mỹ… Về tên lửa phóng từ tàu ngầm có thể kể đến như UGM-84 Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Club của Nga. Theo nhiều nguồn tin, tàu ngầm Kilo xuất khẩu cho Việt Nam sẽ trang bị tên lửa Club, đây sẽ là móng vuốt sắc nhọn của lực lượng tàu ngầm Việt Nam trong tương lai.

Độ ồn khi hoạt động được xem là nhân tố quyết định tới "chất lượng" tàu ngầm. Một tàu ngầm hiện đại phải là loại có độ ồn khi hoạt động rất thấp, con số chính xác về độ ồn của các tàu ngầm thường được bảo mật khá chặt chẽ bởi đây là yếu tố nhạy cảm.

Độ ồn khi hoạt động của các tàu ngầm chủ yếu dựa vào các biện pháp triệt tiêu âm thanh của chân vịt, động cơ nhờ vào các hệ thống che chắn như ngói chống âm... Những tàu ngầm điện diesel theo tiêu chí nói trên gồm có: Kilo của Nga, Archer của Thụy Điển, Type-212/214 của Đức, Scorpene của Pháp, Oyashio của Nhật Bản, trong đó 4 loại được xuất khẩu nhiều nhất là Kilo, Archer, Type-212/214, Scorpene.

Tàu ngầm điện-diesel nào chạy êm nhất thế giới vẫn là một khái niệm mơ hồ và rất khó để có con số chính xác nhất điều đó phụ thuộc nhiều vào hệ thống sonar được sử dụng để phát hiện ra tàu ngầm. Tuy nhiên, điểm đáng nói, tàu ngầm Kilo được chính Hải quân Mỹ đặt cho danh hiệu "hố đen" bởi sự yên lặng của nó trong quá trình hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng là tàu ngầm hiện đại còn có nhất ĐNA hay không thì còn phải bàn.

Để phát huy sức mạnh tàu ngầm, đặc tính kỹ chiến thuật của tàu chỉ là yếu tố cần chứ chưa đủ, quan trọng là chiến lược sử dụng tàu ngầm cũng như sự phối hợp giữa nhiều lực lượng liên quan để tạo nên sức mạnh tổng thể.

Nên nhớ rằng trong chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Đức có hạm đội tàu ngầm đông đảo và hiện đại nhất thời đó nhưng do thiếu chiến lược tổng thể hợp lý nên hạm đội tàu ngầm này vẫn bị đánh bại một cách thảm hại.

Quan trọng hơn cả là mục đích sử dụng để tạo nên sức mạnh tổng thể, một chiếc tàu ngầm cho dù là hiện đại nhất thế giới nhưng nếu đặt nó vào trong một chiến lược không phù hợp thì chẳng mang lại nhiều ý nghĩa, không phải cứ hiện đại nhất thì sẽ có sức mạnh cao nhất.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

>> Chiến tranh Lybia và bài học sử dụng hệ thống phòng không Nga

Dù được đánh giá là lực lượng hàng đầu khu vực song lực lượng phòng không Libya dễ dàng bị đánh bại, đâu là nguyên nhân?

>> Khám phá lưới lửa phòng không Syria


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí lực lượng phòng không Libya có quá nhiều lỗ hổng để NATO khai thác. Ảnh: Google Earth.

Trước khi nổ ra chiến dịch Bình minh Odyssey, lực lượng phòng không Libya được đánh giá thuộc hàng “có máu mặt” trong khu vực, lực lượng này được xếp vào hàng Top 4 lực lượng phòng không mạnh nhất Trung Đông.

Tuy đa phần trang bị của phòng không Libya đều đã lạc hậu so với tác chiến hiện đại nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra, nên nhớ rằng những hệ thống được cho là đã lạc hậu từng “quật ngã” máy bay tàng hình F-111A của Mỹ ở Kosovo.

Bên cạnh đó, phòng không Libya có ít kinh nghiệm trong đối đầu với không quân phương Tây qua các cuộc xung đột Arab-Israel, cuộc đụng độ với không quân Mỹ năm 1986.

Tuy nhiên, toàn bộ mạng lưới phòng không đồ sộ của Libya không một lần khai hỏa. Sự thất bại của phòng không Libya đã để lại nhiều bài học quan trọng đặc biệt là các quốc gia có sử dụng vũ khí Liên Xô (Nga)

Sơ đồ bố trí phòng không nghèo nàn, thiếu chiều sâu

Sai lầm lớn nhất của Libya là mạng lưới bố trí phòng không của họ không thay đổi kể từ năm 1986 sau cuộc chạm trán ngắn với Không quân Mỹ.

Bên cạnh đó, thiếu các biện pháp ngụy trang hợp lý cũng như sự hỗ trợ chi phối hỏa lực cho nhau. Yếu tố này đã bị NATO khai thác triệt để. Các vệ tinh gián điệp của Mỹ hoàn toàn có thể định vị được các khu vực bố trí lực lượng phòng không Libya, tầm phát sóng của radar, tầm tác chiến của tên lửa.

Một sai lầm khác là các trạm radar cảnh giới bố trí theo kiểu co cụm do đó không thể hỗ trợ cho nhau và tạo ra nhiều lỗ hổng cho đối phương khai thác.

Các tiêm kích của NATO xuất phát từ Địa Trung Hải bay dọc theo lỗ hổng giữa các trạm radar cảnh giới và bất ngờ tung đòn tập kích khiến lực lượng phòng không Libya không kịp trở tay.

Còn theo báo cáo ngày 20/03/2011, Phó Đô đốc Bill Gortney, Tham mưu trưởng chiến dịch Bình Minh Odyssey cho biết: “Chúng tôi đánh giá các cuộc không kích rất hiệu quả. Hôm nay chúng tôi không phát hiện thấy tín hiệu radar từ bất kỳ khu vực bố trí phòng không nào của Libya. Đã có sự giảm đáng kể việc sử dụng các hệ thống radar giám sát trên không, chỉ có vài tín hiệu radar nhỏ lẻ xuất hiện hạn chế xung quanh Tripolo và Sirte”.

Như vậy toàn bộ các trạm radar và các bệ phóng tên lửa đối không cố định của Libya hầu như bị vô hiệu hóa ngay loạt đạn đầu tiên, thất bại là điều không thể tranh khỏi.

Bất lực trước chiến tranh công nghệ cao

Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao là các loại tên lửa chống radar, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến và máy bay chính là vũ khí đầu tiên mà bên tấn công tung ra nhằm chế áp lực lượng phòng không và cơ sở hạ tầng của đối phương.

Có vẻ như lực lượng phòng không Libya đã không được chuẩn bị cho một kịch bản chiến tranh công nghệ cao.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đòn đánh phủ đầu lợi hại. Tuy nhiên, điểm yếu của tên lửa hành trình là buộc phải dựa vào GPS để tấn công mục tiêu chính xác nên rất dễ bị lạc mục tiêu trong môi trường gây nhiễu GPS mạnh và các địa hình hiểm trở. Ngoài ra, tên lửa có độ cao hành trình thấp, tốc độ chậm nên có thể bị bắn hạ bằng các loại pháo phòng không tốc độ cao và tên lửa phòng không vác vai.

Khả năng sống sót sau loạt đạn phủ đầu là nhân tố quyết định sự tồn tại của bất kỳ lực lượng phòng không nào.

>> Hệ thống phòng không hỗn hợp của Trung Quốc

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, ngày đầu tiên của chiến dịch Bình Minh Odyssey Hải quân Mỹ đã phóng đi 110 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công 20 mục tiêu khác nhau. Tính trung bình 5,5 tên lửa/mục tiêu một con số không phải quá lớn cho một khu vực bố trí phòng không có bán kính vài chục km.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các tên lửa đều đến mục tiêu cùng lúc, có sự ngắt quãng nhất định giữa các đợt tấn công và đây chính là khoảng thời gian quý giá cho phòng không Libya xoay xở. Thế nhưng sức phản kháng của lực lượng phòng không Libya là không đáng kể.

New York Times dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, nhiều khả năng Lầu Năm Góc đã tiến hành một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào Libya trước khi diễn ra đợt tấn công quân sự đầu tiên, điều này góp phần quan trọng cho sự sụp đổ nhanh chóng của mạng lưới phòng không Libya.

Sau này, lực lượng nổi dậy Libya phát hiện ngàn tên lửa đối không còn nằm nguyên trong ống bảo quản và chưa được nạp nhiên liệu. Điều này càng củng cố giả thiết lực lượng phòng không Libya không hề được chuẩn bị cho một cuộc tấn công từ bên ngoài.

Trang bị thiếu đồng bộ và không được bảo trì đúng cách

Hình ảnh từ vệ tinh Mỹ cho thấy Libya có đến 31 khu vực triển khai lực lượng phòng không, tuy nhiên, trong số 31 khu vực triển khai này chỉ có 20 khu vực có khả năng chiến đấu, những khu vực còn lại tất cả các trang thiết bị từ radar, bệ phóng, tên lửa đều xuống cấp một cách nghiêm trọng do không nhận được sự bảo trì cần thiết.

http://nghiadx.blogspot.com

Dù được đánh giá là xương sống của lực lượng phòng không của Libya song S-200 không một lần khai hỏa để chứng minh giá trị của nó trong thực chiến.
Những radar cảnh giới như P-12/18, P-14, P-35/37 có tuổi đời sử dụng trên 20 năm sự xuống cấp là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó một thời gian dài từ năm 1986-2011, các radar cảnh giới không được cập nhật các gói nâng cấp cần thiết.

Radar cảnh giới lạc hậu

Sau cuộc chạm trán với Không quân Mỹ trong chiến dịch ELDORADO CANYON năm 1986, Trung tướng nghỉ hưu Vladimir Yaroshenko được điều đến Libya để tìm hiểu về quá trình hoạt động kém hiệu quả của các hệ thống tên lửa đối không Liên Xô tại đây.

Báo cáo của Tướng Yaroshenko cho biết, hệ thống kiểm soát của các radar của Liên Xô bán cho Libya rất nghèo nàn, độ bao phủ tín hiệu kém. Ngoài ra, Libya đã đánh giá thấp vũ khí và chiến thuật chống radar của Mỹ. Đáng tiếc, những điểm yếu này tồn tại đến tận hôm nay.

Trong bối cảnh chiến tranh công nghệ cao, các radar cảnh giới có trong biên chế Libya chỉ phát hiện được các mục tiêu từ độ cao 200m trở lên, tên lửa S-200 chỉ có thể tấn công các mục tiêu có độ cao từ 300m trở lên. Nhìn vào trang bị lực lượng phòng không Libya không có loại radar nào có khả năng bắt thấp và rất thấp.

Trong khi đó các tên lửa hành trình Tomahawk có độ cao hành trình rất thấp dưới 100m nên các radar cảnh giới không thể phát hiện được từ xa, các máy bay chiến đấu NATO xuất phát từ Địa Trung Hải đều bay thấp dưới tầm radar, khi phát hiện thì đã quá muộn.

Kết luận

Sự sụp đổ nhanh chóng của mạng lưới phòng không Libya bộc lộ nhiều vấn đề quan trọng trong tác chiến hiện đại. Để có thể chống lại một cuộc tập kích đường không quy mô lớn bằng vũ khí công nghệ cao đòi hỏi phải xây dựng một mạng lưới phòng không có chiều sâu, nhiều tầng nhiều lớp hỗ trợ cho nhau.

Sức mạnh của NATO là quá lớn so với khả năng của phòng không Libya song điều đáng quan tâm và đánh giá một cách nghiêm túc là sự sụp đỗ quá nhanh của cả một mạng lưới phòng không đồ sộ chỉ trong thời gian ngắn.

Đồng ý là phòng không Libya rất khó để cầm cự trước một cuộc tấn công hội đồng từ những nền quân sự hàng đầu thế giới nhưng điều đáng nói là họ đã thua một cách quá nhanh, không muốn nói là bạc nhược.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

>> Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6

"Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới".

>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam


Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho rằng, về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, rất nhiều người cảm thấy bàn về vấn đề này còn quá sớm. Bởi vì, hiện nay việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm trên toàn cầu còn phổ biến ở trạng thái khắc phục khó khăn về công nghệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu do hãng Boeing, Mỹ công bố.

Chẳng hạn, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển quan trọng nhất trước khi sản xuất hàng loạt, cần giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng để bảo đảm nhanh chóng đưa vào sản xuất và có thể kiểm soát giá thành có hiệu quả.

Ngoài ra, T-50 của Nga còn ở giai đoạn bay thử máy bay nghiệm chứng công nghệ. Còn một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm về cơ bản vẫn còn nằm trên giấy.

>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?

Như vậy, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện nay vẫn chưa từ nghiên cứu phát triển đi vào trạng thái sản xuất, trang bị toàn diện.

Mặc dù việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vẫn nằm trong giai đoạn thảo luận khái niệm, nhưng thời gian máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thực sự đi vào nghiên cứu phát triển các kiểu cỡ đã không còn quá lâu.

Nhìn vào chu kỳ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến, trong 20 năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bay trên bầu trời.

Cho nên, đối với những nước có tham vọng giành quyền kiểm soát trên không trong tương lai, hành động hiện nay đã chứng minh một câu nói thịnh hành là: không thể thua trên vạch xuất phát.Có lẽ câu nói này luôn đúng trong mọi lĩnh vực cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ đơn thuần là lĩnh vực chế tạo và sử dụng vũ khí quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing Mỹ

Năm 2011, nhà máy của hãng Boeing đã công bố một ý tưởng máy bay chiến đấu “thế hệ thứ sáu” với mục tiêu rõ ràng, đưa ra phản ứng với cuộc tranh chấp máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay sau năm 2025.

Đây là máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, không có đuôi buông, dòng chữ “F/A-XX” trên hình ảnh về máy bay này là mã số chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hải quân Mỹ.

Tháng 5/2012, hãng Boeing đã trưng bày một mô hình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với tỷ lệ 1:16. Theo quan chức của hãng Boeing, chương trình mua sắm máy bay chiến đấu kiểu mới của Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu, Hải quân đã đổi tên kế hoạch F/A-XX thành kế hoạch “Ưu thế trên không thế hệ tiếp theo” (NGAD), điều này có nghĩa là chương trình này đã bước vào giai đoạn luận chức phân tích. Đồng thời, Không quân cũng bày tỏ quan điểm tìm kiếm người thay thế F-22.

>> Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6

Tại sao Không quân và Hải quân Mỹ muốn có được máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo? Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới.

Không chỉ về công nghệ hàng không, tất cả các lĩnh vực quân sự khác như tàu chiến, binh khí/vũ khí, hàng không vũ trụ, mạng, công nghệ hạt nhân…, quân Mỹ đều tìm cách nới rộng khoảng cách với đối thủ, lấy ưu thế dẫn trước đối thủ 1-2 thế hệ để củng cố vị thế bá chủ của mình.

Giành lấy quyền kiểm soát trên không có ý nghĩa mang tính quyết định đối với sự thành bại của chiến tranh, quan điểm này đã được các nước trên thế giới thừa nhận.

Các nước có công nghệ hàng không tự phát triển chắc chắn sẽ coi máy bay chiến đấu tiên tiến là quan trọng hàng đầu của công nghiệp hàng không trong nước.

http://nghiadx.blogspot.com
Hãng Boeing Mỹ công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

Thời gian trước, Nhật Bản đã đưa ra khái niệm nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ sáu “i3”. Hầu như đồng thời, theo tờ “Thời báo Tài chính” Đức, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ đề nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới có tốc độ và độ cao lớn, tốc độ tối đa có thể đạt 5 lần tốc độ âm thanh, độ cao có thể đạt 100 km, tức là tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển.

Như vậy, máy bay chiến đấu tiên tiến này của Ấn Độ trên thực tế là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Đồng thời, bài báo cho rằng, khi tiếp tục nhìn vào máy bay chiến đấu không người lái X-47, X-37B đã bay thử của Mỹ và máy bay Neuron từng tham gia triển lãm hàng không của Pháp - một loạt thông tin này nhắc nhở Trung Quốc rằng: Rất nhiều nước đã sớm sẵn sàng cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo sẽ áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và “bắn đám mây”.

Ý tưởng này tương tự “toán đám mây”, sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu tiên tiến, sử dụng tốp máy bay như “đám mây”, thông qua các phương thức như chia sẻ thông tin, tạo thành một nhóm phát động tấn công có hiệu quả nhất.

Chẳng hạn, khi biên đội nhiều máy bay chiến đấu tiếp cận đối phương, nếu máy bay A chưa thể phát hiện máy bay địch ở gần đó, trong khi máy bay B thì lại phát hiện được, thì máy bay B có thể thông báo tình hình cho máy bay A, hơn nữa radar trên mặt đất và tàu chiến trên biển cũng có thể truyền số liệu vào hệ thống này.

Điều này có thể làm cho phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu được mở rộng rất lớn, đồng thời tăng thêm cơ hội “đánh đòn phủ đầu”, giảm tiêu hao đạn dược.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu "i3"

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu Nhật Bản áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và "bắn đám mây"

Mặc dù F-22 có ưu thế về khả năng tàng hình, hành trình siêu âm, siêu cơ động và thông tin, nhưng những các nước lớn về hàng không khác cũng không phải không thể đạt được.

Máy bay chiến đấu tiên tiến của một số nước từng bước xuất hiện, làm cho người Mỹ cảm thấy đứng ngồi không yên. Không thể nới khoảng cách thế hệ về công nghệ với các nước khác làm cho người Mỹ cảm thấy ít nhiều không chắc chắn khi sử dụng F-22 đối với những nước có sở hữu máy bay chiến đấu tiên tiến.

Thứ đi theo công nghệ cao là giá cả cao. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, lúc ban đầu bắt đầu vạch ra chương trình máy bay tàng hình, Mỹ từng có kế hoạch mua hơn 2.400 chiếc, nhưng tình hình hiện nay là F-22 mới sản xuất được 187 chiếc, B-2 cũng mới chỉ sản xuất được 21 chiếc.

Ngoài ra còn có máy bay F-117 đã bị từ bỏ và máy bay F-35 vẫn chưa đi vào hoạt động. Đó là những máy bay chiến đấu có thể tàng hình của Mỹ và Mỹ mới chỉ có thể sở hữu hơn 200 chiếc.

Giá cả đã trở thành gánh nặng không thể đỡ nổi của máy bay chiến đấu công nghệ cao. Một máy bay F-22 có giá gần 200 triệu USD, giá một chiếc máy bay B-2 lên tới 2,2 tỷ USD!

Như vậy, khi quân Mỹ mua sắm máy bay chiến đấu công nghệ cao, câu nói “nhà địa chủ cũng không có lương thực dư” đã không còn là câu nói đùa nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ muốn có một loại máy bay chiến đấu mới thay thế cho F/A-18E/F vào năm 2031

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin (trên) và của hãng Boeing (dưới) Mỹ

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang