Trước sức mạnh đang lên và những tham vọng không giấu diếm của Trung Quốc, khả năng khống chế đại dương của hải quân Mỹ trong nhiều năm bị lung lay.
Trước tình hình này, Cơ quan nghiên cứu vũ khí tiên tiến DARPA đã phát triển tên lửa chống hạm mới để thay thế loại tên lửa AGM-84 Harpoon vốn đã phục vụ trong hải quân Mỹ hơn 2 thập kỷ như một hành động để khẳng định lại vị trí độc tôn trên biển của quốc gia này. Sự vượt trội về công nghệ chính là yếu tố giúp cho Mỹ đạt được vị trí siêu cường hàng đầu thế giới trong quá khứ. Trong thời điểm hiện tại, tại châu Á Thái Bình Dương, quy luật đó cũng không có ngoại lệ. Kể từ khi Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ không còn đối thủ và họ tự do hoạt động tại các vùng biển quốc tế và có thể triển khai quân viễn chinh gần như ngay lập tức tại mọi địa điểm trên thế giới. Tuy nhiên, trước sự phát triển siêu tốc của lực lượng quân đội Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng hải quân với mong muốn cháy bỏng vươn ra biển lớn và tiềm lực gần như vô tận, vị trí thống trị đại dương của Mỹ đã bị quốc gia này đe dọa. Trước các mối đe dọa về các loại tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc (tên lửa C-803 tầm bắn 350 km, tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D tầm bắn 1.500 km...), vấn đề không chỉ đơn giản là cuộc chạy đua vũ khí, nó còn khiến Hải quân Mỹ phải đối mặt với việc trở lại với văn hóa sẵn sàng đối đầu với các nhiệm vụ có nguy cơ thiệt hại lớn, điều chưa từng có trong những năm Hải quân Mỹ không có đối thủ trên biển. ![]() Phiên bản tên lửa chống hạm LRASM-A có tốc độ bay dưới âm nhưng có tầm bắn tới 800 km. Hiện tại, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin đang phát triển ít nhất 2 biến thể tên lửa chống hạm tầm xa LRASM (Long Range Antiship Cruise Missile). Biến thể thứ nhất, LRASM-A là tên lửa chống hạm tốc độ bay dưới âm có tầm bắn tới 800km và mang theo một đầu đạn nặng 454kg, vượt xa loại tên lửa Harpoon đang được trang bị đại trà trong Hải quân Mỹ chỉ có tầm bắn đạt 120km. Với tên lửa LRASM-A, các tàu chiến Mỹ có thể công kích đối phương từ khoảng cách gấp 6 lần khoảng cách của các vũ khí hiện tại. Biến thể tên lửa thứ hai được đặt mã hiệu LRASM-B là tên lửa sử dụng động cơ ramjet, được thiết kế với tốc độ bay tối đa lên tới 1.700 m/giây (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và có tầm bắn 320km. LRASM-B không những hiện đại hơn hẳn các tên lửa hiện Mỹ đang sở hữu mà nó còn vượt trội các loại tên lửa chống hạm đang được sử dụng trong quân đội các nước Nga, Trung Quốc. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng đang xúc tiến tăng tốc chương trình phát triển phiên bản chống hạm của tên lửa Tomahawk Block IV. Tất cả các hệ thống tên lửa trên được hy vọng sẽ hoàn thành và đi vào thử nghiệm từ khoảng cuối năm 2012, đầu năm 2013. Một số nhà phân tích cũng đặt nhiều nghi vấn về tính khả thi của dự án LRASM và nhất là về thông số của các tên lửa này có đạt được như đã đề ra hay không khi vẫn sử dụng những công nghệ đã cũ. Ví dụ tên lửa LRASM-B, được coi là loại tên lửa chống hạm có tính cách mạng của Mỹ nhưng lại sử dụng loại động cơ đã có tuổi đời lên đến 30 năm. Trong quá trình phát triển dự án, một thách thức nữa không thể bỏ qua là việc thiết kế bộ phận dẫn đường cho tên lửa có khả năng phát hiện, phân loại và bắt bám mục tiêu ở khoảng cách siêu xa trong khi các tên lửa phải thỏa mãn yêu cầu của Bộ Quốc phòng là có khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập. Sở dĩ tên lửa chống hạm Mỹ nhất thiết phải có khả năng hoạt động không cần sự hỗ trợ dẫn đường từ các phương tiện khác do học thuyết quân sự Mỹ giả định trong tương lai các kẻ thù phải đối mặt của nước này đều sở hữu các công nghệ gây nhiễu điện tử mạnh đến mức có thể làm gián đoạn toàn bộ liên lạc từ tên lửa tới các phương tiện dẫn đường như máy bay, tàu chiến. Theo Quân đội Mỹ, các tên lửa này có thể nhận dữ liệu chia sẻ từ vệ tinh, máy bay nhưng phải có khả năng hoạt động độc lập không phụ thuộc vào các nguồn dữ liệu này. ![]() Phiên bản tên lửa chống hạm LRASM-B, sử dụng động cơ ramjet, có thể bay với tốc độ lên tới Mach 5 và có tầm bắn 320 km. Vấn đề đáng lo ngại nhất của hải quân Mỹ hiện nay là các tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc. Các tên lửa này có tầm bắn từ 1.500 km (theo nghiên cứu của Mỹ) tới 2.700 km (theo công bố của Trung Quốc trên tờ China Daily. Điều này khiến việc các tàu chiến Mỹ dù vũ trang tên lửa chống hạm tầm bắn 800km vẫn phải đi vào khoảng cách nguy hiểm để phóng tên lửa nếu Trung Quốc đưa được những tên lửa ASBM lên tàu chiến của họ. Không khắc phục được điều này, việc Mỹ phải từ bỏ chuối đảo thứ hai (các đảo lập thành hàng rào thứ hai ngăn cách không cho Trung Quốc tiến ra biển Thái Bình Dương chạy từ bắc Nhật Bản cho đến New Guinea). Theo Sir Andrew Cunningham, Đô đốc hạm đội Địa Trung Hải của Hải quân Hoàng gia Anh, chỉ mất 3 năm để đóng được 1 chiếc hạm nhưng phải mất đến 3 thế kỷ để xây dựng một học thuyết tác chiến hải quân. Tuy nhiên, ngày nay trong cuộc chiến tranh chấp quyền thống trị Thái Bình Dương, tên lửa chống hạm không phải là yếu tố duy nhất quyết định và Mỹ sẽ không có khoảng thời gian tới 3 thế kỷ để xây dựng một học thuyết tác chiến mới cho phép họ chiếm ưu thế tuyệt đối như họ đã làm trước đây với Hải quân phát xít Nhật và Hải quân Xô Viết. |
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011
>> Dự án duy trì vị thế bá chủ đại dương của Mỹ
>> Tìm hiểu quân phục đa năng Permyachka-M
Tại triển lãm MAKS-2011, lần đầu tiên Nga giới thiệu bộ quân phục Permyachka-M có khả năng bảo vệ người lính khỏi hầu hết các mối nguy hiểm trên chiến trường.
Trong chiến tranh hiện đại, quân phục chiến đấu không những có chức năng ngụy trang, giúp cảm giác thoải mái cho binh sĩ khi chiến đấu trong các điều kiện khắc nghiệt mà nó còn phải bảo vệ được người lính một phần khỏi các loại mảnh đạn văng tốc độ thấp, mìn, lựu đạn, đạn súng bộ binh, va chạm. Ngoài ra, quân phục chiến đấu phải được thiết kế để có thể tăng cường độ bảo vệ các bộ phận cơ thể quan trọng, các phần dễ bị tổn tương như vai, khuỷu tay, đầu gối. ![]() Bộ quân phục Permyachka-M có khả năng bảo vệ người lính khỏi rất nhiều nguy cơ trên chiến trường. Để thỏa mãn nhu cầu trên, Permyachka-M, bộ quân phục chiến đấu mới nhất của Nga đã được ra đời. Ngoài việc đáp ứng chức năng ngụy trang và bảo vệ người lính khỏi các tác động cơ học, Permyachka-M còn được thiết kế để có khả năng mang theo các phương tiện chiến đấu cần thiết của người lính như súng, đạn, bộ đàm... trong mọi điều kiện thời tiết mùa đông hay mùa hè. Không những thế, bộ quân phục có tính linh hoạt cao, thậm chí người mặc có thể bơi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. ![]() Thiết bị liên lạc tích hợp trong mũ bộ Permyachka-M Với lần ra mắt ấn tượng tại MAKS-2011, quân đội Nga đã chính thức đặt mua 45.000 bộ quân phục Permyachka-M để trang bị trong quân đội. Về tính năng bảo vệ, Permyachka-M được thiết kế để có thể bảo vệ người lính khỏi hầu hết các mối nguy hiểm trên chiến trường như: - Ít nhất 90% phần giáp phía trước, phía sau lưng, giáp cổ của Permyachka-M có khả năng chống lại các mảnh văng (được thử nghiệm dưới dạng các viên bi thép có đường kính 6,3 mm) với một nửa số mảnh văng có vận tốc xấp xỉ 550 m/s hoặc hơn. Đồng thời, phần giáp này cũng có khả năng chống lại mọi vũ khí cận chiến như dao hay lưỡi lê. - Vải may quân phục có khả năng chống lại các mảnh văng có vận tốc 180 m/giây. - Kính bảo vệ mắt có thể bảo vệ diện tích mặt lên tới 1,3dm2 và có khả năng chống lại các mảnh văng có vận tốc 350 m/giây. - Giáp mặt của bộ quân phục có khả năng chống lại các mảnh văng có vận tốc 350 m/giây và đạn 9mm bắn từ súng ngắn PM-Makarov - Các mảnh giáp cứng bảo vệ cổ tay, khủy tay, hông, đầu gối có khả năng bảo vệ người mặc khỏi mảnh văng có vận tốc 450 m/giây và đạn 9mm bắn từ súng ngắn PM-Makarov - Mũ bảo hiểm được làm bằng vật liệu composite, có diện tích toàn phần 12dm2, có khả năng chống lại các mảnh văng có vận tốc đến 600m/giây và đạn 9mm bắn từ súng ngắn PM-Makarov ở khoảng cách 5m. ![]() Hệ thống bao, túi của bộ quân phục Permyachka-M có thể khiến người lính mang theo đến 23 kg trang bị mà vẫn thoải mái. Phần trước ngực của Permyachka-M có thể bổ sung thêm giáp tấm ngăn cản đạn theo tiêu chuẩn hạng 5a và hạng 6a của Nga. Với tấm giáp hạng 5a, Permyachka-M có khả năng chống lại đạn của hầu hết các loại súng bộ binh trong điều kiện chiến đấu thông thường như đạn 7N24 với lõi thép xuyên giáp B3 của súng AK-74, đạn M855, M193 của súng M16, đạn súng AKM và đạn 57-N323S với lõi LPS bắn từ súng SVD Dragunov từ khoảng cách 10m. Với giáp hạng 6a, thậm chí Permyachka-M có khả năng chống lại đầu đạn xuyên giáp B32 của súng bắn tỉa SVD từ khoảng cách 10m. Vải may quân phục Permyachka-M có khả năng chịu lửa rất cao. Tính năng bảo vệ của bộ quân phục này không hề bị giảm khi bị đốt 15 giây trong ngọn lửa và bộ quần áo có thể bảo vệ người lính trong điều kiện hiệt độ từ -50 đến 50 độ C ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, bão tuyết. Bộ quân phục này có những khoang trống kín nước với thể tích lên tới 14 lít, giúp binh sĩ được hỗ trợ để bơi dễ dàng, kể cả khi phải mang theo các trang bị nặng. ![]() Các thành phần bộ quân phục Permyachka-M Các thành phần chính của một bộ Permyachka-M bao gồm: * Các cấu kiện bảo vệ: Quân phục dã chiến ( bao gồm quần và áo jacket bảo vệ); Mũ (cứng hoặc mềm) với lớp kính bảo vệ mặt, áo đa năng chống mảnh, các tấm giáp bổ sung với chuẩn chống đạn hạng 5a hoặc 6a, kính mắt, mặt nạ bảo vệ với khiên che mặt, găng tay, các tấm bảo vệ vai, đầu gối, khuỷu và hạ bộ. * Các cấu kiện hỗ trợ: Áo khoác ngoài, ba lô, màn chống muỗi, áo phông thoáng khí, mũ và khăn cho mùa đông, các tấm giữ ấm có thể tháo rời và lớp bọc ngụy trang. ![]() Cùng đợt giới thiệu quân phục Permyachka-M là súng AK-74M3 kết hợp với ống phóng lựu hiện đại nhất của Nga GP-34 Hiện tại, có 4 cấu hình của Permyachka-M có thể trang bị cho quân đội. Cấu hình cơ bản nhất bao gồm quần áo, mũ, áo đa năng chống mảnh đạn, kính có khối lượng 6,3 kg. Cấu hình thứ hai tương tự như cấu hình thứ nhất nhưng thêm mặt nạ, các tấm bảo vệ gối, khuỷu, vai, kính cứng bảo vệ mặt có khối lượng 8,4 kg. Hai cấu hình sau có gắn thêm các tấm bảo vệ và có tổng khối lượng tương ứng với hai hạng 5a và 6a là 9,3 và 9,5 kg. |
>> UCAV đầu tiên của châu Âu sắp ra mắt
Theo ARMS-TASS, tại trung tâm bay thử nghiệm ở Ispra, miền nam nước Pháp đang tiến hành lắp ráp máy bay không người lái tấn công đầu tiên của châu Âu có tên nEUROn.
Các kỹ thuật viên đang tiến hành lắp ráp cánh tam giác (được sản xuất bởi công ty EADS và CASA) vào thân máy bay (được chế tạo bởi công ty SAAB) được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Adour Mk951 có công suất 29 kN. Ngoài ra, còn các công đoạn lắp hệ thống điện, thuỷ lực, điều hoà không khí và hệ thống khởi động động cơ. Việc lắp ráp thân sau máy bay (do công ty HAI của Hy Lạp chế tạo), nắp của khoang vũ khí (công ty Alenia), các giá treo vũ khí và cơ cấu điều khiển của nó (công ty Ruag) cũng như cửa hút khí cũng đang ở giai đoạn cuối. Công việc cuối cùng nhưng rất quan trọng là xử lý bề mặt để đảm bảo khả năng tàng hình của UAV. ![]() Mô hình máy bay không người lái vũ trang nEUROn. Theo kế hoạch, công đoạn lắp ráp UAV sẽ phải hoàn tất vào cuối năm 2011. Sau đó sẽ bắt đầu thử nghiệm khả năng điều khiển trên đường băng và chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào giữa năm 2012. Nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, trên UAV được trang bị tới 3 hệ thống dự phòng và 2 hệ thống điều khiển bay. Tuy nhiên, chuyến bay đầu tiên của UAV này sẽ được thực hiện trên khu vực có nước nhằm giảm thiểu rủi ro. Việc thử nghiệm về hiệu quả tán xạ của bề mặt UAV được thực hiện trong buồng kiểm tra đặc biệt. Cuối cùng chuyến bay để đánh giá về khả năng tàng hình thực tế của UAV bằng các radar trên máy bay Rafale, radar của hệ thống phòng không mặt đất và các phương tiện khác. |
>> HSS - Hệ thống cảnh giới cảng biển mà Việt Nam quan tâm
Hệ thống cảnh giới dưới nước (HSS) gồm các thiết bị trinh sát quang học, sonar, radar cùng khối điều khiển hiện đại là "vệ sĩ" bảo vệ các bến cảng khỏi mọi cuộc tấn công phá hoại.
Trong chiến tranh trên biển hiện đại, việc đối phó với các hạm đội tàu chiến, nhất là tàu ngầm của đối phương luôn là một việc khó khăn và khó tránh khỏi tổn thất lớn. Do đó, các bến cảng quân sự luôn là mục tiêu đặc biệt trọng yếu dễ bị đối phương đánh phủ đầu trong một cuộc xung đột trên biển bằng các chiến thuật ít tốn kém như dùng tàu ngầm mini, biệt kích phá hoại. Trong thời bình, bến cảng dân sự cũng là mục tiêu dễ dàng của các thế lực khủng bố để gây lên những thiệt hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, các hệ thống cảnh giới bảo vệ bến cảng (HSS - Harbor Surveillance System) được ra đời để bảo vệ các bến cảng, giàn khoan dầu, các khu phức hợp nổi trên mặt nước khác ... ![]() Các bến cảng luôn là mục tiêu giá trị dễ bị phá hoại của đối phương trong chiến tranh. Ra đời với mục đích bảo vệ các bến cảng, HSS phải đối phó được với tất cả những mối nguy cơ từ dưới nước có thể ảnh hưởng tới mục tiêu cần bảo vệ như: người nhái, các phương tiện thả người nhái, các tàu ngầm mini hoặc tàu bán ngầm, ác phương tiện xuồng cao tốc, xuồng chèo cỡ nhỏ, mìn, các thiết bị trinh sát của đối phương như các camera trinh sát quang học (CCD hoặc FLIR), sonar, radar. Do điều kiện khác nhau của cảng và các tổ hợp ngoài khơi, hệ thống HSS phải có khả năng làm việc trong mọi điều kiện nước sâu hay nông, với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau và cả ngày lẫn đêm. Đồng thời, các thiết bị trong hệ thống phải gọn nhẹ, dễ bảo dưỡng và đơn giản trong vận hành. ![]() Hệ thống HSS được thiết kế với mục đích bảo vệ bến cảng và các công trình trên mặt nước chống lại các âm mưu đột nhập và phá hoại. Một hệ thống HSS đầy đủ thường bao gồm các thành phần như sau: - Một hệ thống sonar tần số cao để phát hiện người nhái và các thiết bị lặn cá nhân, tàu ngầm mini; - Một hệ thống gồm các camera thường và camera ảnh nhiệt để đáp ứng nhu cầu trinh sát cả ngày lẫn đêm và một hệ thống radar cỡ nhỏ. Ngoài ra, để tăng cường khả năng cảnh giới chống xâm nhập, hệ thống HSS có thể tích hợp thêm một hay nhiều robot lặn (AUV - Autonomous Underwater Vehicle) hoạt động hoàn toàn tự động để tuần tra trong phạm vi rộng cùng lưới chống xâm nhập. - Hệ thống lưới chống xâm nhập được tích hợp phao nổi, neo, các cảm biến chống cắt phá và cổng ra vào có thể đóng mở dễ dàng để sử dụng trong trường hợp bảo vệ các cảng tàu ngầm. - Nếu hệ thống HSS được sử dụng tại vùng nước sâu, người ta có tích hợp thêm các sonar chủ động tần số trung bình hoặc sonar thụ động tần số thấp để hỗ trợ phát hiện tàu ngầm, tàu chiến đối phương. - Cuối cùng, trái tim của hệ thống là trung tâm phân tích, chia sẻ dữ liệu kết nối với các lực lượng vũ trang bảo vệ khác. ![]() Các hệ thống cảm biến quang học, sonar, radar sẽ phát hiện mọi nguy cơ đột nhập vào bến cảng. Một trong những hệ thống cảnh giới dưới nước khá nổi tiếng có thể kể đến là hệ thống HSS của công ty DSIT, Israel. Hệ thống này gồm một sonar có thể phát hiện thợ lặn từ khoảng cách 700 - 1.200m tùy phông thủy âm và hệ thống thở của thợ lặn; phát hiện phương tiện mang thợ lặn ở khoảng cách 2 - 5 km. Thiết bị trinh sát quang điện tử của hệ thống cũng có khả năng phát hiện đầu của người đang bơi nổi trên mặt nước ở khoảng cách 2-3 km. Kèm theo hệ thống là một thiết bị AUV có tầm hoạt động 70 km với vận tốc 5,5 km/h, có trang bị sonar và thiết bị trinh sát quang học. Trung tâm chỉ huy của hệ thống có khả năng tự động nhận biết, phân loại, bắt bám và phát lệnh tấn công các mục tiêu xâm nhập mà chỉ cần từ 1-2 người vận hành. ![]() Hệ thống điều khiển của HSS hiện đại chỉ cần 1-2 người vận hành. Về tính chất, HSS không thuộc các vũ khí sát thương nên có thể “miễn nhiễm” khá nhiều lệnh cấm bán vũ khí trên thế giới. Chính vì vậy, đây là một món hàng rất được ưa chuộng trên thị trường vũ khí toàn cầu, nhất là trong tình trạng các tranh chấp biển đang ngày một phổ biến. Theo tờ Korean Times, vào năm 2010, Hàn Quốc từng bán một số hệ thống cảnh giới dưới nước bảo vệ cảng HSS cho Việt Nam cùng với vũ khí bán cho các nước Đông Nam Á khác. |
>> Brazil phát triển pháo phản lực bắn loạt mới
Chính phủ Brazil đã phê duyệt khoản ngân sách mới cho phép phát triển một loại pháo phản lực bắn loạt mới mang tên Astros-2020.
Công nghệ tên lửa luôn là một sự lựa chọn hàng đầu để tạo ra sự vượt trội về mặt quân sự, nhận thức rõ giá trị của công nghệ tên lửa với việc đảm bảo an ninh quốc gia và tiến tới xuất khẩu. Tổng thống Brazil Bà Dilma Rousseff đã ký quyết định về việc cấp cho Tập đoàn Avibras Aerospatiale một khoản vay trị giá 27,8 triệu USD để bắt đầu các công tác nghiên cứu phát triển một loại pháo phản lực bắn loạt MRLS mới. ![]() MLRS Astros-2 trong biên chế quân đội Malaysia Ảnh:Malaysiamilitarypower Hệ thống MLRS mới này sẽ được đặt tên là Astros-2020, theo kế hoạch chương trình phát triển sẽ được triển khai trong giai đoạn 2011-2016. Kinh phí dự tính cho chương trình phát triển vào khoảng 675 triệu USD. Trong năm 2010, Tập đoàn Avibras đã công bố ý định phát triển một loại MLRS mới bằng kinh phí riêng của họ trị giá 13,1 triệu USD. Avibras hy vọng, trong tương lai họ sẽ nhận được các đơn hàng cho hệ thống MLRS mới với tổng giá trị có thể hơn 2 tỷ USD. Biến thể Astros-2020 sẽ được trang bị một loạt công nghệ hiện đại như, hệ thống điều khiển kỹ thuật số, hệ thống chuyển hướng và thiết bị truyền thông mới. Hệ thống MLRS Astros-2020 sẽ được trang bị đạn tên lửa có điều khiển AV-TM-300 có tầm bắn lên đến 300km. MLRS Astros-2020 có khả năng hoạt động như một hệ thống tên lửa chiến thuật chiến trường tầm ngắn với độ chính xác rất cao. Theo kế hoạch mỗi tiểu đoàn MLRS Astros-2020 sẽ có 18 xe phóng, 3 xe điều khiển tên lửa, 3 xe radar sục sạo mục tiêu, 3 xe sửa chữa, 3 xe tái nạp tên lửa và 3 xe chỉ huy. Tập đoàn Avibras hy vọng hệ thống mới này sẽ đi vào trang bị trong năm 2020. Dự kiến Brazil sẽ trang bị 3 tiểu đoàn MLRS Astros-2020. Hệ thống MLRS Astros-2020 được phát triển dựa trên hệ thống MLRS Astros-2, loại MLRS này đã được phát triển với 3 biến thể khác nhau. Mk-1 đã được xuất khẩu cho Iraq, Mk-2 xuất khẩu cho Arab Saudi, Qatar, Bahrain, Angola và Malaysia. Hiện tại Malaysia sở hữu 36 hệ thống Astros-2 (Mk-2). Biến thể Mk-3 được trang bị cho quân đội Brazil. MLRS Astros-2 sử dụng 4 loại đạn tên lửa khác nhau bao gồm: - Đạn tên lửa SS-30 đường kính 127mm, tầm bắn từ 9-30km. - Đạn tên lửa SS-40 đường kính 180mm, tầm bằn từ 15-35km. - Đạn tên lửa SS-60 đường kính 300mm, tầm bắn từ 20-60km. - Đạn tên lửa SS-80 đường kính 300mm, tầm bắn từ 22-90 km. Hệ thống được đặt trên xe phóng di động hiệu Mercedes OM422, với cơ số đạn tên lửa tương ứng cho mỗi loại là 32, 16 và 4,4. Hiện tại, Avibras đang phát triển một loại đạn tên lửa mới SS-150 với tầm bắn lên đến 150km. Đạn tên lửa SS-150 sẽ là một bước đệm trong khi chờ đợi loại đạn tên lửa mới AV-TM-300 chính thức đưa vào trang bị. |
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 5)
Cuộc đua tiêm kích thế hệ 5, từ cuối thập niên 1970 sang đầu thế kỷ 21 đã sôi nổi hơn, với sự tham gia của các đối thủ nặng ký khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc…
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1) >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 3)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4) Kỳ 5: Cuộc đua tăng tốc Không quân thế giới tất yếu sẽ chuyển sang thế hệ 5 trong những thập kỷ tới. Một số ít cường quốc có tham vọng lớn và tiềm lực như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản thì tự phát triển các máy bay này. Nhiều nước thiếu tiềm lực thì chọn giải pháp hợp tác phát triển rồi mua, hoặc tự mua. Giải pháp thứ ba là mua sắm các tiêm kích 4+, 4++ nhưng có một số tính năng tiếp cận thế hệ 5. Ấn Độ: FGFA, AMCA, F-35 và Super Sukhoi Chịu chơi nhất trong tốp đối thủ mới gia nhập cuộc đua thế hệ 5 là Ấn Độ. Họ cùng lúc theo đuổi 2 chương trình tiêm kích thế hệ 5 là FGFA (hợp tác với Nga) và AMCA. Ấn Độ dự định mua sắm 250 - 300 tiêm kích FGFA 2 chỗ ngồi (dựa trên T-50 của Nga) trị giá hơn 30 tỷ USD. AMCA là tiêm kích tàng hình, thế hệ 5, đa năng, cỡ 25 tấn, một chỗ ngồi, trang bị 2 động cơ. AMCA sẽ thay thế Jaguar, MiG-27 và tăng cường cho các loại tiêm kích FGFA, Su-30MKI, Tejas và MRCA. Thiết kế cuối cùng của AMCA sẽ được đệ trình Không quân Ấn Độ vào năm 2012, sau đó bắt đầu phát triển toàn quy mô máy bay. Dự kiến, AMCA cất cánh lần đầu năm 2017 và trang bị năm 2020. Nga cũng sẽ nâng cấp các tiêm kích thế hệ 4+ Su-30MKI hiện có và sản xuất mới cho Không quân Ấn Độ (IAF) lên tiêu chuẩn Super Sukhoi bằng công nghệ tiêm kích thế hệ 5. Trị giá hợp đồng dự đoán là 1 tỷ USD. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có thể xem xét mua F-35 Lightning II mà Mỹ đã năm lần bảy lượt tha thiết mời chào. Nhật Bản: ATD-X và F-35 Nhật Bản đã lao vào phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X Shinshin. Nguyên nhân chính không phải là Mỹ từ chối bán F-22, mà do Trung Quốc đã bắt đầu bay thử nghiệm J-20 và Hàn Quốc đang đẩy nhanh các chương trình tiêm kích tàng hình F-X và KF-X. Năm 2004, Nhật quyết định tiến hành chương trình ATD-X Shinshin. Vì Nhật có ý định mua F-22 của Mỹ để trang bị, nên mục tiêu ban đầu của dự án chỉ là chế tạo mẫu trình diễn công nghệ nhằm chứng tỏ khả năng sản xuất vũ khí công nghệ cao của Nhật. Sau khi nỗ lực đàm phán mua F-22 kết thúc thất bại năm 2009, dự án Shinshin được nâng lên quy chế thiết kế tiên tiến để có thể nhận vào trang bị khi hoàn thành. ![]() Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X của Nhật Bản. Shinshin là tiêm kích tàng hình, trang bị động cơ có điều khiển vector lực đẩy, radar mạng pha chủ động, công nghệ tự khôi phục khả năng điều khiển bay SRFCC, các hệ thống điều khiển từ xa bằng sợi quang, đối phó điện tử, tác chiến điện tử, trao đổi thông tin thống nhất. Shinshin dự kiến còn có thể mang cả vũ khí viba. Hai mẫu chế thử ATD-X sẽ được lắp động cơ nước ngoài. Còn các máy bay sản xuất loạt sẽ được lắp động cơ XF5-1 do Nhật phát triển. Dự kiến, ATD-X sẽ bay thử vào năm 2014 và có thể được đưa vào trang bị năm 2018-2020. Nhật cũng đang xúc tiến chương trình F-X để thay thế các máy bay lạc hậu F-4EJ và F-15J. Nhật Bản sẽ lựa chọn loại tiêm kích thắng thầu vào tháng 12/2011 để mua sắm trong tài khóa 2012 và đưa vào trang bị năm 2016. Các ứng viên vòng cuối là F-35, F/A-18E/F và EF-2000 Typhoon. Bộ Quốc phòng Nhật muốn mua F-35, song thời hạn hoàn tất phát triển F-35 liên tục bị trì hoãn và tăng giá, trong khi Nhật muốn có máy bay sớm. Vì thế, số phận của Shinshin có thể sẽ phụ thuộc nhiều vào số phận của F-35. Hàn Quốc: F-35 và KF-X Tháng 2/2011, Hàn Quốc quyết định thực hiện giai đoạn 3 chương trình tiêm kích thế hệ mới F-X (F-X III), mua 60 tiêm kích tàng hình, trị giá 8-9 tỷ USD, bắt đầu vào năm 2012. Theo giới quân sự Hàn Quốc, mục tiêu chính của F-X III là mua F-35 mặc dù tham gia cuộc thầu còn có F-15SE Silent Eagle, Typhoon và mới đây là cả PAK FA T-50 của Nga. Hàn Quốc cũng đang tiến hành chương trình tiêm kích thế hệ 4+ KF-X, có ứng dụng công nghệ tàng hình và tính năng cao hơn F-16, Rafale, Typhoon, nhưng thua kém F-22 và F-35. Hàn Quốc và Indonesia đã thỏa thuận hợp tác đầu tư phát triển KF-X. Indonesia dự kiến sẽ mua 50 chiếc, Hàn Quốc mua đến 60 chiếc KF-X. Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Brazil và Italia cũng quan tâm đến khả năng tham gia chương trình KF-X. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng đang xem xét khả năng hợp nhất F-X III và KF-X. Tràn ngập thế hệ 5 Trong vài thập niên tới, tiêm kích thế hệ 5 sẽ lan tràn khắp thế giới và cuộc cạnh tranh chủ yếu khai diễn sau năm 2025 giữa PAK FA và F-35. Theo dự báo của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), PAK FA và F-35 sẽ thống lĩnh thị trường tiêm kích thế giới từ năm 2025. Máy bay của Trung Quốc và các nước khác không phải là đối thủ của máy bay Mỹ và Nga. Về triển vọng xuất khẩu PAK FA T-50, Chủ tịch OAK Mikhail Pogosyan cho rằng, nhu cầu đối với Т-50 khoảng 600 chiếc, trong đó Không quân Nga mua 200 chiếc, Không quân Ấn Độ - 200 chiếc (FGFA) và 200 chiếc bán cho các nước khác. Theo dự báo ban đầu, đến năm 2045-2050, Mỹ sẽ sản xuất tổng cộng 4.500 chiếc F-35, trong đó, Mỹ mua 3.340 chiếc, 10 nước đối tác mua 897 chiếc. Như vậy, châu Á-Thái Bình Dương sẽ tràn ngập tiêm kích thế hệ 5. Việt Nam dự báo sẽ là khách hàng thứ ba mua T-50 với số lượng mua từ 12-36 chiếc từ năm 2018-2035. Tuy vậy, căn cứ nhu cầu quốc phòng, khả năng tài chính và kinh nghiệm, Việt Nam có thể sẽ ưu tiên hiện đại hóa phòng không để tăng khả năng chống máy bay tàng hình, kể cả tiêm kích thế hệ 5. Tiêm kích thế hệ 5 sẽ dừng sản xuất vào năm 2050-2055. Từ năm 2060, Nga, Mỹ sẽ tập trung phát triển tiêm kích thế hệ 6 không người lái |
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
>> Scud - Quân bài cuối cùng của ông Gaddafi ???
Quân đội chính phủ Libya đã bắn thêm 3 quả tên lửa hành trình đối đất Scud từ một căn cứ bí mật gần khu vực Sirte.
Tên lửa Scud Trong khi lực lượng nỗi dậy đang vây hãm Tripoli, quân đội chính phủ Libya đã bắn 3 quả tên lửa hành trình đối đất Scud từ một căn cứ bí mật gần khu vực Sirte. Đây cũng chính là thành lũy thứ hai của quân đội chính phủ sau Thủ đô Tripoli và đây cũng chính là khu vực quê hương của Tổng thống Gaddafi. Nếu Tripoli thất thủ, Sirte có thể sẽ là trung tâm của chính phủ Libya, nhiều khả năng toàn bộ các vũ khí mang tầm chiến lược mà quân đội chính phủ đang sở hữu đã được triển khai tại các căn cứ bí mật xung quanh Sirte. ![]() Ông Gaddafi có thể sử dụng tên lửa Scud như là quân bài chiến lược cuối cùng, trong ảnh một xe phóng của tên lửa Scud bị lực lượng nỗi dậy chiếm được. (ảnh: Reuters) Trang tin Defence News dẫn lời phát ngôn viên của NATO Oana Lungescu cho biết, dù Tripoli đang bị vây hãm nhưng quân đội chính phủ vẫn bắn thêm 3 tên lửa Scud vào Mistara, bà Oana nói “Chúng tôi đã xác nhận việc quân đội chính phủ bắn 3 tên lửa Scud về Mistara, tên lửa đã rơi xuống khu vực ven biển hoặc bờ biển của Mistara, hiện tại chúng tôi có thông tin về thiệt hại cho thường dân tại đây” Đây là lần thứ 2 quân đội chính phủ bắn tên lửa Scud kể từ khi NATO thực hiện chiến dịch không kích theo nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Bà Oana cho biết thêm. “Việc sử dụng tên lửa Scud là một mối đe dọa lớn cho thường dân, đó là một vũ khí mang tính khủng bố, việc sử dụng nó là một hành động hoàn toàn vô trách nhiệm” Theo các nguồn tin tình báo của NATO, Libya đang sở hữu khoảng 240 tên lửa Scud, các tên lửa Scud có nhược điểm lớn là độ chính xác rất kém. Đây không phải là vũ khí thích hợp để tấn công một mục tiêu cụ thể nào. Tuy hiên, trong trường hợp bị dồn đến đường cùng, ông Gaddafi sẽ sử dụng các tên lửa này để tấn công các thành phố mà lực lượng nỗi dậy đang chiếm đóng, đó sẽ là một thảm họa đối với người dân Libya. Việc lần thứ 2 tên lửa Scud được bắn đi từ Sirte có thể thấy rằng, ông Gaddafi đã chuẩn bị cho việc biến Sirte thành “thánh địa tử thủ cuối cùng”. Bên cạnh đó, theo các nguồn tin NATO, quân đội chính phủ sở hữu rất nhiều vũ khí hóa học và sinh học. Không có gì để đảm bảo rằng, ông Gaddafi không sử dụng nó để cứu vãn tình hình chiến sự tại đây. Một khi bị dồn đến đường cùng, không ai có thể đoán được những gì mà ông Gaddafi sẽ làm. Trong nhiều tháng qua, săn lùng và tiêu diệt các bệ phóng tên lửa Scud của quân đội chính phủ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Liên quân. Tuy nhiên, có thể quân đội chính phủ đã rút ra được bài học từ chiến tranh Iraq, nên đạt được nhiều thành công trong việc giấu các vũ khí chiến lược khỏi tầm ngắm của NATO. Một khi tình hình chiến sự đã ngã ngũ, đó là thời gian thích hợp nhất để sử dụng các vũ khí chiến lược tạo ra sự thay đổi lớn trên chiến trường. Một số nhà phân tích cho rằng, việc 2 lần bắn tên lửa Scud ra bờ biển là một động thái mang tính cảnh báo với lực lượng nỗi dậy. ![]() Sirte, thành lũy cuối cùng của ông Gaddafi và những người trung thành. Sirte trung tâm của bất ổn tương lai? Việc Tripoli thất thủ, chưa phải là dấu chấm hết cho cuộc xung đột tại Libya, Sirte vẫn còn đó. Nếu chính quyền mới do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia lập ra, Sirte vẫn là khu vực ngoài vòng pháp luật đối với chính phủ mới. Sirte là quê hương của Tổng thống Gaddafi, nơi có bộ tộc của tổng thống, là khu vực của những người đặc biệt trung thành với ông Gaddafi. Tất nhiên, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC là kẻ thù không đội trời chung với họ. Sirte sẽ là trung tâm các khởi phát các thù hằn dân tộc và tôn giáo, lợi ích, nhóm những người bị mất quyền lợi từ việc ông Gaddafi bị lật đổ chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn “miếng bánh” của mình rời vào tay người khác. |
Nhãn:
Chính quyền Gaddafi,
Gaddafi,
Lybia,
Tên lửa Scud
>> Indonesia nhận 6 trực thăng Mi-17
Theo RIA Novosti, ngày 26/8, Nga vừa bàn giao cho Bộ Quốc phòng Indonesia 6 máy bay trực thăng đa năng mới Mi-17-B5.
Các máy bay này đã được bàn giao theo hợp đồng với Indonesia trong năm 2007. Theo thỏa thuận, quân đội Indonesia sẽ mua 18 máy bay trực thăng Mi-17-B5, hiện nay Indonesia đã nhận được 12 chiếc và 6 chiếc còn lại dự kiến sẽ nhận được trong thời gian tới. Theo các chuyên gia quân sự, loại MI-17 đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của quân đội Indonesia trong các hoạt động chuyển quân, phục vụ hậu cần và các hoạt động nhân đạo khác. Indonesia mua máy bay trực thăng của Nga với tín dụng xuất khẩu 1 tỷ USD, do quốc gia của Nga trong tháng 9/2007. Indonesia cũng đã nhận được 5 trực thăng tiến công Mi-35P và 20 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F. Bộ Quốc phòng Indonesia cũng đã lên kế hoạch mua 2 tàu ngầm Kilo thuộc Dự án 877, nhưng vào tháng 7/2009 kế hoạch mua tàu ngầm đã được chuyển vào một thời điểm sau, không loại trừ hợp đồng sẽ được ký kết trước cuối năm 2011. ![]() Trực thăng Mi-17. Trong tháng 9/2010, Indonesia đã nhận được 3 trực thăng Mi-35P, và sau đó nhận thêm 2 xe chỉ huy. 10/2010 Nga tiếp tục bàn giao 17 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F cho nước này. Trước đó, Indonesia đã mua của Nga 10 máy bay chiến đấu S-30MK. Đặc biệt, theo hợp đồng đã ký kết vào 9/2003, không quân nước này đã nhận được 2 máy bay chiến đấu Su-30MK và 2 chiếc Su-27SK. Trong năm 2007, Không quân Indonesia đã mua thêm 6 máy bay Su-27SKM và 3 chiếc Su-30MK2. Theo kế hoạch hiện đại hóa quân đội Indonesia, trong 20 năm tiếp theo sẽ được mua thêm 180 máy bay chiến đấu Nga, rất có thể là Su-30MK2. Dù đất nước trải rộng với hơn 17.500 hòn đảo, song Indonesia hiện chưa có tàu sân bay, do đó trực thăng là giải pháp khả thi để đối phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, đặc biệt là hoạt động của các phần tử ly khai và thảm họa thiên nhiên thường xuyên diễn ra. Năm 2011, quân đội Indonesia đầu tư khoảng 56 triệu USD cho việc mua sắm các trang thiết bị quân sự từ nguồn ngân sách nhà nước. |
>> F-35 được phép bay không hạn chế
Defence News cho biết, tất cả các biến thể của máy bay chiến đấu phản lực F-35 Lightning II đã được cho phép thử nghiệm trở lại.
Quyết định nối lại các chuyến bay được thực hiện sau khi kiểm tra một số thông số kỹ thuật của máy bay, đặc biệt là hệ thống cấp điện Toàn bộ 20 chiếc F-35 đã bị cấm bay vào ngày 2/8 khi phát hiện lỗi của hệ thống cung cấp điện IPP khi thử nghiệm mẫu AF-4 (F-35A). Ngày 11/8, Lầu Năm Góc đã cho phép các máy bay F-35 bay thử nghiệm hạn chế. ![]() Tiêm kich F-35 "Ngày 24/8, quyết định cho các máy bay phản lực F-35 được ủy quyền để bay một lần nữa," phát ngôn viên của hãng Lockheed Martin, ông Mike Rein nói. Các máy bay chiến đấu tàng hình này được lắp ráp tại một nhà máy của Lockheed Martin ở Fort Worth. Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm 2011 đã 2 lần tạm dừng bay F-35. Tháng 3/2011, F-35 bị đình chỉ bay do hỏng van điều khiển ở hệ thống cấp điện trên máy bay mang số hiệu AF-4 khi đang bay thử |
>> Tướng Việt Nam phân tích ý đồ thực sự của TQ tại Biển Đông
Có hay không việc Mỹ đưa tàu chiến tàng hình tới biển Đông “chọi” TQ, tướng VN nói về ý đồ thực sự của TQ ở biển Đông,…những thông tin tiếp tục được các báo đề cập tới trong ngày hôm nay.
Tướng Trung Quốc bác tin tàu sân bay sẽ hoạt động năm 2012 Theo thông tin được đăng tải trên Dân trí: Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Zhang Zhao zhong hôm qua đã bác tin cho rằng tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ chính thức hoạt động năm 2012, không lâu sau khi báo chí Trung Quốc tuyên bố địa bàn hoạt động của con tàu sẽ là Biển Đông vào năm 2012. ![]() Tàu sân bay Trung Quốc tại cảng Đại Liên sau chuyến đi thử đầu tiên. Phát biểu trong buổi ký tặng cuốn sách mới của mình, Tướng Zhang nhận định rằng rất khó để đưa tàu sân bay đầu tiên của nước này vào hoạt động sớm. “Cần phải có thời gian”, ông nói và lấy dẫn chứng là Pháp phải mất 7 năm mới đưa được tàu sân bay đầu tiên của mình vào hoạt động. Trước đó, hôm 16/8, tức là gần như ngay sau khi đưa tàu sân bay đầu tiên trở lại cảng sau 5 ngày thử nghiệm đầu tiên trên Hoàng Hải, trang mạng People's Daily Online của Trung Quốc đã dẫn nguồn tin quân sự cấp cao ở Bắc Kinh tuyên bố chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được triển khai trong vùng biển Nam Hải (tên được Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông). Cũng theo People's Daily Online, tàu sân bay này sẽ góp phần tăng cường năng lực chiến đấu và răn đe của hải quân Trung Quốc. Một dấu hiệu cho thấy tầm mức quan trọng của chiếc tàu sân bay là nó được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc, định chế lãnh đạo cao nhất của quân đội hiện do chính ông Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch. Tuy nhiên, ông Zhang đã bác bỏ việc quân đội Trung Quốc có các kế hoạch như vậy và gọi đây chỉ là tin đồn. Mỹ triển khai tàu chiến tàng hình tới biển Đông 'chọi' TQ? Ngày hôm nay, trên hầu hết các trang báo như Đất Việt, Dân trí, VTC News… đều đăng tải thông tin: Mỹ âm thầm triển khai tàu chiến tàng hình thế hệ mới tới biển Đông, một tuần sau khi Trung Quốc “khai trương” hàng không mẫu hạm. ![]() Theo Sunday Times, tàu của Mỹ được triển khai để kiểm soát các tuyến hàng hải giữa Sinngapore và Hong Kong là USS Independence. Loại tàu này có thể tác chiến tại vùng nước nông và “hiện đại hơn bất cứ tàu Trung Quốc nào được biết đến”. Các chiến hạm tàng hình của Mỹ có thể “diệt tàu ngầm, phá mìn, trinh sát, do thám và đổ bộ”. Theo báo Anh, kế hoạch này được Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates “âm thầm nêu ra” tháng trước (khi còn tại nhiệm) trong bối cảnh Trung Quốc khẳng định một cách cứng rắn chủ quyền của họ ở vùng biển tranh chấp. Tuy hai bên Trung Quốc và Mỹ tiếp tục gặp gỡ ở cấp cao nhất để xây dựng niềm tin, giới quân sự hai bên không ngừng cảnh giác đề phòng lẫn nhau. “TQ vạch chiến lược để khống chế biển Đông, chứ không phải dầu khí” Đó là lời nhận định của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Khoa học, Bộ Công An về hoạt động nghiên cứu biển Đông tại Việt Nam, được đăng tải trên Tuổi trẻ. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương: “Ý đồ của Trung Quốc ở biển Đông là gì? Ngay cả học giả Mỹ và châu Âu cũng có sự nhầm lẫn lớn về TQ. Có tới 80-90 % công trình nghiên cứu về biển Đông đều nói rằng TQ muốn chiếm biển Đông là vì dầu khí. Đó là hoàn toàn sai lầm về tầm mức chiến lược. Quan điểm của tôi, xuất phát từ vị trí địa chính trị, địa chiến lược của biển Đông, TQ vạch chiến lược để khống chế biển Đông, chứ không phải vì dầu khí. Nên nhớ dầu khí ở biển Đông trữ lượng không phải lớn, làm sao mà so được với vịnh Péc- xích và Trung Đông. Hơn nữa, khai thác cực kỳ khó khăn, lôi lên 1 thùng dầu đắt gấp 2 ở Trung Đông, Bắc Phi. Trong khi đó, bồn dầu ở sông Châu Giang, bán đảo Lôi Châu, biển Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoàng Hải đều nhiều dầu, TQ vẫn còn để dự trữ, chứ chưa khai thác. Đúng là TQ cần dầu, nhưng mục tiêu khống chế biển Đông mới là cao nhất. Khống chế được biển Đông là khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc và tác động trực tiếp tới quan hệ chiến lược giữa Mỹ- Nhật Bản- Hàn Quốc, gọng kìm đè nặng trên đầu TQ. Đầu tiên, có những lý do lịch sử. Trong suốt thời kỳ cổ xưa, một số quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo, sẽ phải cống nạp cho các vương triều của Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản bây giờ. Những nước Đông Nam Á khác không chịu ảnh hưởng (gồm Philippines, Indonesia, Campuchia và Thái Lan ngày nay) cũng có ghi nhận phải cống phẩm cho Trung Quốc theo yêu cầu từ các vị vua của họ. Ngoài ra còn có những ràng buộc gần cận hơn khi một số quốc gia Đông Nam Á dưới sự đe doạ "xuất khẩu cách mạng" của Trung Quốc vào những năm 1950-1960, rồi sự kiện năm 1979. Nhưng có lẽ nhân tố lớn nhất đang phá huỷ lòng tin lẫn nhau và làm xói mòn nỗ lực xây dựng các quan hệ đối tác là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc có tranh chấp lãnh hải hoặc các đảo ở Biển Đông hay Hoa Đông với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Nhật Bản. Với nhiều quốc gia Đông và Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế, quân sự và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở châu Á nhắc nhở họ về một chế độ triều cống trong lịch sử, về sự tồn tại của các chư hầu quanh Trung Quốc xưa từng thừa nhận ưu thế của Trung Quốc trong khu vực. Lo ngại về sự trở lại của một chế độ triều cống kiểu mới có lẽ vẫn là một rào cản tâm lý với một số quốc gia để khiến họ có thể tin tưởng vào chính sách láng giềng tốt của Bắc Kinh. Quan hệ không tốt giữa Trung Quốc và láng giềng một phần còn là bởi những điều kiện nội tại của Trung Quốc, về quan niệm giá trị dân chủ giữa các nước trong khu vực. Dù Trung Quốc cam kết về một sự trỗi dậy hoà bình, dù từ lâu đã từ bỏ "xuất khẩu cách mạng", nhưng họ lại chưa làm rõ mục tiêu chiến lược của việc hiện đại hoá quân sự. Với nhiều nước láng giềng, một siêu cường như vậy mà thiếu tuyên bố rõ ràng là đáng lo ngại. Lẽ tự nhiên với kích cỡ và dân số Trung Quốc cũng như ảnh hưởng văn hoá sâu rộng, sức mạnh kinh tế và quân sự thì những quốc gia châu Á tương đối nhỏ và yếu hơn sẽ hoài nghi và lo ngại về những gì "con rồng lớn" sẽ nắm giữ. TQ cần làm gì để thực hiện “chính sách láng giềng tốt”? Cũng theo Vietnamnet, để giải quyết việc này, ngoài những cam kết bằng lời nói, Trung Quốc phải có những nỗ lực thực tế để thể hiện hiện rằng, họ sẽ đóng góp vào lợi ích và ổn định khu vực khi cần thiết. Ví dụ, trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính hiện tại, Trung Quốc nên giữ vai trò dẫn dắt để cùng xây dựng một hệ thống tài chính khu vực mạnh mẽ nhằm ổn định thị trường tài chính khu vực. Trung Quốc nên tôn trọng các cam kết gia tăng hoà bình bằng những biện pháp cụ thể để góp phần đảm bảo an ninh và hoà bình khu vực. Cũng như ở Trung Quốc, quan điểm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng khắp châu Á, thúc giục các chính phủ đưa ra các bước đi chính sách mạo hiểm và thách thức Trung Quốc. Không cần phải nói rằng, căng thẳng chính trị hiện tại của châu Á, chạy đua vũ trang, tranh chấp lâu dài không phải là chọn lựa lý tưởng cho khu vực. Vì mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia, Trung Quốc và những nước láng giềng cần dành thêm nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng các quan hệ đối tác đích thực. Trung Quốc nên hành động như một người chơi có trách nhiệm luôn tuân thủ những nguyên tắc chung; họ nên có một chiến lược châu Á rõ ràng, thực thi và thực tế. Theo chính sách này, Bắc Kinh nên hoạt động như một cường quốc kinh tế ổn định, nó đòi hỏi Trung Quốc sáng tạo hơn trong các lĩnh vực tài chính quốc tế, và can đảm hơn trong sáng kiến cải tổ các hệ thống tài chính hiện hành. Trung Quốc cũng nên góp phần đảm bảo an ninh khu vực với khả năng quân sự đang gia tăng của mình. Bắc Kinh nên rõ ràng hơn so với láng giềng trong việc sử dụng quân sự để duy trì ổn định khu vực thông qua chống hải tặc, khủng bố và tội phạm quốc tế khác ở Thái Bình Dương. Thay vì phô diễn sức mạnh quân sự trong tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc nên khuyến khích sự hội nhập chính trị, kinh tế và văn hoá ở Đông cũng như Đông Nam Á. Sau tất cả, Trung Quốc nên định hình lại chiến lược châu Á của mình với mục tiêu hoạt động như một lực lượng ổn định, trong khi vẫn duy trì chiến lược để giữ sự cân bằng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này. Trung Quốc phải thể hiện thiện chí và sự chân thành của mình bằng lời nói và hành động. Chỉ bằng cách này, thì sự trỗi dậy hoà bình của họ mới không đáng báo động và Trung Quốc mới được các láng giềng châu Á coi là một người bạn. Chiến lược châu Á của Trung Quốc nên đi xa hơn việc chỉ là tìm kiếm những lợi ích kinh tế chung và bao gồm trách nhiệm góp phần duy trì ổn định tài chính, hàng hải và chính trị. |
>> Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo Bulava lần 2
Sáng 27/8, Hải quân Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava R-30 3M30 từ tàu ngầm nguyên tửYuri Dolgorukyi.
Đây là lần thứ 16 Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava và là lần thứ hai trong năm nay. Lần phóng tên lửa Bulava R-30 3M30 sáng 27/8 được coi là thành công nhất vì nó được phóng với tầm bắn xa nhất từ Biển Trắng tới khu vực Thái Bình Dương. ![]() Thử nghiệm tên lửa Bulava Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2011, Hải quân Nga sẽ tiến hành thêm hai lần phóng tên lửa Bulava nữa. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava R-30 3M30 (RSM-56) mà NATO gọi là SS-NX-30, là loại tên lửa siêu chính xác, sử dụng nhiên liệu rắn và hiện đại nhất của Quân đội Nga. Tên lửa dài 12,1 mét và nặng 36,8 tấn, được trang bị từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân với mỗi đầu đạn có sức công phá 100-150 kilôtôn. Tên lửa có khả năng bay dích dắc để tránh mọi loại tên lửa đánh chặn của đối phương và có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 8.000km. Hải quân Nga dự định bước đầu sẽ trang bị tên lửa Bulava cho hai loại tàu ngầm chiến lược mang tên Dmitry Donskoy và Yuri Dolgorukyi. |
Nhãn:
Hải quân Nga,
Quân đội Nga,
Tên lửa Bulava
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4)
Trung Quốc là nước thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Nga, đưa được mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5. Thế nhưng, có nhiều đồn đoán về việc sao chép công nghệ.
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2) >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 3) Kỳ 4: J-20 “Đại bàng đen” lai lịch bất minh Ngày 11/1/2011, tiêm kích thế hệ 5 J-20 “Đại bàng đen” của Trung Quốc lần đầu tiên đã bay thử tại sân bay Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang ở Bắc Kinh. Đây gần như là một cú sốc bất ngờ đối với tình báo Mỹ, bởi Washington đinh ninh rằng, Trung Quốc không thể có tiêm kích thế hệ 5 nội địa ít nhất đến năm 2018 - 2020, và chỉ có thể có vài chiếc trong trang bị vào năm 2025. 4+ hay 5-? Giới chuyên gia đánh giá rất khác nhau về J-20. Tuy nhiên, những đánh giá về chức năng, tính năng kỹ thuật, trang bị, vũ khí của máy bay này đều là phỏng đoán dựa trên hình ảnh, video clip hay thông tin không chính thức trên mạng Trung Quốc. Nhìn chung, giới phân tích thống nhất coi đây là bước tiến bộ lớn của Trung Quốc. Thậm chí, một số ít người đã vội tung hô J-20 như một kỳ phùng địch thủ của F-22 và T-50, đe dọa các tiền đồn của quân đội Mỹ, và là “sát thủ” tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương; hay nó có thể thách thức ưu thế trên không của Mỹ và xuyên thủng mọi hệ thống phòng không ở châu Á-Thái Bình Dương. Một số ý kiến khác thì thận trọng hơn, từ chê trách kịch liệt cho đến khẳng định đây chỉ là mẫu trình diễn công nghệ. Ông Andrei Chang, Tổng biên tập tạp chí Kanwa Asian Defense, đánh giá máy bay Trung Quốc chưa thể sánh với F-22 và T-50, và nhiều khả năng J-20 chỉ là máy bay thế hệ 4+, song có thể hiện đại hóa lên thế hệ 5 khi công nghệ cho phép. ![]() Máy bay tiêm kích J-20 của Trung Quốc. Về tác động tiềm tàng của J-20, ông Ted Galen Carpenter, Phó chủ tịch Viện Cato ở Washington cho rằng, J-20 “sẽ không có ảnh hưởng gì đến cán cân quân sự trong vòng 10 năm tới hay gần như thế”, nhưng sự xuất hiện của nó “là quan trọng về mặt tâm lý và tượng trưng”. Căn cứ vào kích thước lớn của máy bay, nhiều chuyên gia phỏng đoán, J-20 có chức năng chính là tiến công mục tiêu mặt đất và tàu chiến mặt nước cỡ lớn, song nó cũng có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn. Từ góc độ kỹ thuật, J-20 cũng gây nên những nghi ngờ lớn, đặc biệt là khả năng của Trung Quốc tự phát triển động cơ thế hệ 5 và radar mạng pha chủ động, hai điều kiện sống còn của tiêm kích thế hệ 5, nhưng cũng là hai điểm yếu cốt tử của Trung Quốc. Theo giới chuyên gia, J-20 quá cồng kềnh và nặng nề với chiều dài khoảng 21-23m, sải cánh 14-15m, trọng lượng cất cánh tối đa 34-40 tấn. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn không có động cơ nội địa thế hệ 5 cho J-20. Với động cơ nội địa cải tiến WS-10G hoặc AL-31FN của Nga, J-20 không thể có các tính năng bay cần thiết cho một tiêm kích thế hệ 5. Khó khăn về động cơ cho J-20 có lẽ là thật, vì không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, Trung Quốc đã ráo riết đàm phán với Nga để mua động cơ 117S. Bên cạnh đó, khả năng Trung Quốc tự chế tạo các thiết bị điện tử tiên tiến cho tiêm kích thế hệ 5, trước hết là radar mạng pha chủ động, trong tương lai gần vẫn còn là hoài nghi. Nghi án sao chép công nghệ Thú vị nhất là những đồn đoán Trung Quốc cóp nhặt, lai tạp các công nghệ máy bay tàng hình của Nga và Mỹ trong thiết kế J-20. Một giả thiết được nhiều người ủng hộ là J-20 được phát triển dựa trên thiết kế tiêm kích thế hệ 5 thử nghiệm MiG 1.44 mà Nga đã “vứt bỏ”. Tháng 1/2011, nghị sĩ Mỹ Buck McKeon nói rằng, Trung Quốc đã dùng gián điệp mạng trên lãnh thổ Nga đánh cắp công nghệ của Nga để chế tạo J-20. Còn theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), Nga đã bán bản vẽ sơ đồ khí động học và phần mềm tính tiết diện radar của MiG-1.44 cho Trung Quốc. Tháng 8/2011, một nguồn tin cao cấp Nga tiết lộ, J-20 được chế tạo theo công nghệ Nga và Trung Quốc có thể đã có được các tài liệu liên quan đến dự án MiG 1.44. Nga từ bỏ MiG 1.44 để phát triển T-50, vì MiG-1.44 ở trình độ công nghệ lỗi thời của những năm 1980. Thế nhưng “cũ người, mới ta”, Trung Quốc lại rất quan tâm đến MiG-1.44 và có tin, cuối cùng, Trung Quốc đã mua được tài liệu thiết kế MiG-1.44. Ông Mikhail Barabanov, Tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) bình luận: J-20 trông như một kết cấu lai ghép từ các giải pháp thiết kế học mót từ các mẫu máy bay thế hệ 5 MiG 1.44 và Т-50 của Nga và F-22 của Mỹ. J-20 có sơ đồ kiểu “vịt”, giống hệt 1.44 và kích thước cũng gần như thế, trừ những khác biệt nhỏ. Sao chép MiG-1.44, J-20 cũng không tránh khỏi các nhược điểm của thiết kế này. Ngoài ra, J-20 còn bị nghi ngờ sao chép một số công nghệ của các máy bay tàng hình Mỹ F-117, F-22 và F-35. J-20 có mũi và buồng lái giống hệ F-22, còn các bộ hút khí có lẽ sao chép từ F-35. Chuyên gia Richard Aboulafia (Trung tâm Teal Group) lại cho rằng, trong số 11 tiêu chí của tiêm kích thế hệ 5, J-20 may ra chỉ đáp ứng được một: bộc lộ thấp (tàng hình). Có lẽ ông này có lý vì tình báo Trung Quốc từ lâu đã săn lùng và lấy được không ít công nghệ của máy bay tàng hình Mỹ. Tháng 1/2011, Đô đốc Domazet-Lošo, cựu chỉ huy tình báo quân sự và phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Croatia thời nội chiến Nam Tư cho biết, tình báo Trung Quốc đã mua lại từ các nông dân Serbia những mảnh xác và chi tiết của chiếc F-117 bị bắn rơi tháng 3/1999. Trung Quốc có thể đã sử dụng công nghệ F-117 để chế tạo J-20. Như vậy, có thể thấy rằng, “kỳ quan công nghệ made in China” J-20 hiện chỉ có thể là mẫu trình diễn công nghệ lạc hậu 10-15 năm, chứ chưa phải là một tiêm kích thế hệ 5 thật sự. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 5 tay đôi giữa Mỹ và Liên Xô (Nga) từ cuối thập niên 1970 sang đầu thế kỷ 21 đã sôi nổi hơn rất nhiều với sự tham gia của các đối thủ nặng ký như Trung Quốc Nhật Bản Ấn Độ… |
>> Mỹ tố Trung Quốc gom xác UAV
Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Trung Quốc đã liên hệ Al Qeada để mua lại xác UAV Predator của Mỹ bị rơi tại Yemen.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời cơ quan tình báo Mỹ cho biết, trong năm 2010, một chiếc UAV MQ-1 Predator của Mỹ đã gặp nạn trong khi đang làm nhiệm vụ tại Yemen, mặc dù cảnh sát địa phương đã phong tỏa khu vực UAV rơi và mang xác UAV về đồn cảnh sát. Tuy nhiên, lực lượng Al Qeada tại Yemen đã tấn công vào đồn cảnh sát và lấy mất xác chiếc UAV. Nhiều khả năng Trung Quốc đang liên hệ với Al Qeada để mua lại chiếc UAV này. Cơ quan tình báo Mỹ lo ngại rằng, qua việc nghiên cứu xác của chiếc UAV Predator Trung Quốc đã có được những hiểu biết cần thiết về thiết kế khí động học và các công nghệ liên quan. ![]() MQ-1 Predator của Mỹ phía trên và BA-270 của Trung Quốc phía dưới. Trung Quốc đang cố gắng phát triển một loại UAV tương tự như MQ-1 Predator, tuy nhiên mẫu UAV của Trung Quốc nhẹ hơn so với Predator của Mỹ tới 20% điều đó không cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài chức năng trinh sát. Bên cạnh đó, công nghệ cảm biến trang bị cho mẫu UAV của Trung Quốc kém xa nhiều so với Predator của Mỹ, cho dù Predator chưa phải là chiếc UAV hiện đại nhất của Mỹ. Việc có được xác của chiếc UAV này quả là món quà trời cho đối với Trung Quốc để hoàn thiện bản thiết kế của mình. Đặc biệt là công nghệ điện tử để thiết kế các loại cảm biến tinh vi. Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, đây là một nguy hiểm với các công nghệ của Mỹ, họ đang tìm cách để ngăn cản thỏa thuận giữa Trung Quốc với Al Qeada. MQ-1 Predator là một trong những UAV hàng đầu thế giới hiện nay. Ngoài chức năng chính là trinh sát, MQ-1 còn có khả năng mang theo 2 tên lửa chống tăng Hellfire, hoặc 2 tên lửa đối không Stinger. MQ-1 có tốc độ tối đa là 215km/h, tốc độ hành trình 160km/h, trần bay 8.000 mét, thời gian hoạt động liên tục từ 12-20 giờ đồng hồ. Trung Quốc cũng đang cố gắng chế tạo một mẫu UAV có khả năng tấn công mạnh mẽ như MQ-9 Reaper. MQ-9 có khả năng mang tải trọng 682kg vũ khí, bao gồm 8 tên lửa Hellfire và 2 tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder, hoặc 2 quả bom dẫn hướng laser nặng 227kg. ![]() Phát triển một mẫu UAV có khả năng tấn công mạnh mẽ như MQ-9 Reaper đang là mơ ước của Trung Quốc. Trong thời gian qua, Trung Quốc rất tích cực săn lùng các máy bay của Mỹ gặp nạn nhằm khai thác các công nghệ cao của Mỹ. Trước đó, đã có những thông tin cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng nghiên cứu xác trực thăng bí ẩn của Mỹ bị bắn rơi trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden. (>> chi tiết) Washington Post gần đây cho biết, một chiếc UAV Predator đang làm nhiệm vụ do thám tại khu vực Đông bắc Triều Tiên đã bị bắn rơi tại bán đảo Liêu Đông của Trung Quốc. Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, nhiều khả năng chiếc UAV này bị bắn hạ bởi tên lửa HQ-10A, biến thể nâng cấp của tên lửa đối không HQ-9 do Trung Quốc sản xuất. Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Triều Tiên không có loại tên lửa nào đủ khả năng bắn hạ các UAV trinh sát tầm cao của Mỹ. Trong khi đó HQ-10A là một hệ thống tên lửa đối không được thiết kế để đối phó với các máy bay trinh sát tầm cao của Mỹ. Không quân Mỹ tại Hàn Quốc đã cố gắng thu hồi xác của chiếc UAV này nhưng đã bị phía quân đội Trung Quốc mang đi, nguồn tin Mỹ cho biết. Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu phía Trung Quốc trả lại xác của chiếc UAV này nhưng Trung Quốc đã từ chối. Việc các UAV bị gặp nạn trong lúc làm nhiệm vụ là nỗi đau đầu của Lầu Năm Góc, đặc biệt là khi bi rơi ở các khu vực nhạy cảm. Nếu không thu hồi hoặc phá hủy kịp thời các UAV gặp nạn này đó sẽ là một nguy cơ rò ri công nghệ cao rất lớn. Với Mỹ việc bảo mật các công nghệ tiên tiến luôn là một nhiệm vụ hàng đầu. |
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011
>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 1)
"Khi năng lượng không thể giải phóng ra ngoài được thì nó không thể quan sát được”. (Albert Einstein)
Tháng 8/2011 đánh dấu kỷ niệm 66 năm lần đầu tiên năng lượng nguyên tử phục vụ mục tiêu bá quyền giương vuốt tử thần đe dọa nền văn minh nhân loại, đồng thời mở ra sau đó cuộc chạy đua không ngừng vừa để chinh phục thế giới hạt nhân bí ẩn, cũng là để kiềm chế nguồn năng lượng này không gây thêm tội ác. Hành trình ấy có sự tác động không nhỏ của các điệp viên, mà mỗi người trong họ đều để lại những số phận và bài học đáng suy ngẫm. Để tưởng nhớ công lao cũng những con người này, nhóm biên soạn sách Lương Thế Vinh đã dựa theo các tài liệu bằng tiếng Việt, Anh, Nga đã được xuất bản ở một số quốc gia trên thế giới cho ra đời cuốn truyện "Băng qua chiến tuyến", được NXB Thời đại phát hành năm 2011. Đất Việt xin trích đăng một số chương trong cuốn sách này, ngõ hầu giúp độc giả thêm thông tin về một cuộc đua âm thầm nhưng không kém phần li kỳ và khốc liệt từng diễn ra trong lịch sử nhân loại nửa cuối thế kỷ 20. Dưới đây là nội dung chính trong cuốn sách: Alex không đến chỗ hẹn Buổi tối ngày 6/9/1945, một cuộc tiếp tân ngoại giao đã diễn ra trong dinh của Cao ủy Anh ở Canada. Buổi đại lễ được tổ chức nhân dịp Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc. Sau khi Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng lực lượng Đồng minh vô điều kiện, thế giới chuẩn bị thở phào nhẹ nhõm. Đại diện chính thức của Nữ hoàng Anh, ông M.McDonald, trong bộ lễ phục được viền bằng chỉ vàng, đích thân ra đón những khách mời danh tiếng - những chính trị gia quan trọng, những Bộ trưởng của Chính phủ Canada, những doanh nhân cỡ bự. Hôm đó trời rất nóng nực và ở Ottawa thực sự ngột ngạt… Thủ tướng Canada McKendi King cũng đến dự cuộc lễ tân đó. Theo sau ông là người đứng đầu các phái đoàn đại diện ngoại giao. Họ cứ lục tục kéo đến. Những nụ cười, những cái bắt tay, những vòng hạt xoàn kim cương long lanh trên cổ các vị đại sứ phu nhân khiến dinh thự chính thức của Cao ủy Anh quốc tràn đầy thứ ánh sáng lấp lánh của vẻ sang trọng và đầy đủ. Khó ai có thể tưởng tượng được khói thuốc súng vừa tan qua được ít thời gian trên toàn cầu. Đúng một tháng trước, người Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Nhật Bản Hiroshima. Hơn hai trăm năm mươi nghìn người dân - gần tương đương với số dân sống ở Ottawa thời điểm đó- đã thiệt mạng mà không hay biết gì cả, (số người chết ngay sau khi bom nổ là 140.000); một số khá lớn người thiệt mạng đã không toàn thây, rất nhiều người trong số đó đã trở thành cát bụi thậm chí chỉ là làn khói trắng, xam xám gì đó, sau tiếng nổ nguyên tử khủng khiếp…. Nhưng lúc này đây chẳng mấy ai nhớ tới tấn thảm kịch lớn nhất của nhân loại ở thế kỷ XX. Mọi người đang say sưa qua ly rượu chiến thắng… Cùng với các nhà ngoại giao khác, vị đại sứ Liên Xô Georgi Zarubin cùng với phu nhân, một phụ nữ tóc đen xinh đẹp cũng đến dự. Cạnh Zarubin là Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Vitali Papov, người sử dụng tiếng Anh rất thạo và thực hiện nhiệm vụ phiên dịch riêng cho ngài Đạị sứ trong các hoạt động ngoại giao quan trọng. Như mọi khi trong các dịp như vậy, các trưởng Phái đoàn đại diện lần lượt đến bên Ngài Cao ủy, cảm ơn vì lời mời, tán dương nhau thoải mái. Mac Donald đã dành cho mỗi nhà ngoại giao vài chục giây. Khi đến lượt Đại sứ Liên Xô Zarubin, biết Ngài Cao ủy say sưa tiêu khiển với các chú chim hót, ông đã bất ngờ quan tâm: - Liệu có chim non nào hôm qua đã thì thầm tiết lộ thông tin mật cho Ngài không? Như mọi khi Ngài Cao ủy niềm nở trả lời phủ định câu hỏi của vị Đại sứ Liên Xô, và hỏi lại: - Thế còn Ngài, thưa Ngài Đại sứ, Ngài có được may mắn trong buổi câu cá hôm qua không? Zarubin cũng trả lời phủ định. Ông có vẻ mệt mỏi, nên không đi câu cá. Ông không còn tâm trạng nào để câu. Đêm mùng 5, rạng ngày 6/9, mới vỡ lẽ ra rằng trong cơ quan Tùy viên Quân sự, nhân viên mật mã Igor Guzenko đã mất tích. Không ai biết anh ta đang ở đâu. Nếu một mình anh ta mất tích, ông Đại sứ có thể giả thiết rằng tai nạn xảy ra và nhân viên cơ quan Tùy viên này sẽ được tìm thấy, còn sống hoặc đã chết, nhưng Guzenko biến mất cùng gia đình - người vợ đang có bầu và đứa con trai nhỏ. Điều đó chứng tỏ anh ta đã đào tẩu sang phía đối phương - phía Canada. Ông Đại sứ được biết trong cơ quan Tùy viên, một số tài liệu mật cũng biến mất. Chỉ có kẻ đào tẩu mới lấy chúng đi. Việc đào tẩu của một nhân viên mật mã là một tổn thất lớn đối với Đoàn Ngoại giao Liên Xô ở Canada. Guzenko biết rất nhiều. Giống như vết cắn của một con rắn độc, vụ đào tẩu của hắn có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng cho một số ngành của Tình báo Quân sự. Chẳng bao nữa con rắn độc sẽ lao tới và cắn đau. Trong buổi tiếp tân chính thức, Zarubin không thể hỏi thẳng Ngài Cao ủy là liệu ông ta có biết Guzenko đang ở đâu. Ngài đại diện của Nữ hoàng Anh trước buổi tiếp đã biết việc đào tẩu của một nhân viên cơ quan Tùy viên Quân sự Xô-viết. Tuy nhiên, trong buổi tiếp tân ngoại giao, ông không nói gì với vị Đại sứ Liên Xô. Ngài Cao ủy đang chờ chỉ thị của London. Trong khi ấy kẻ đào tẩu cùng gia đình đang được chính quyền Canada bảo vệ nghiêm ngặt. Vụ tai tiếng quốc tế đã chín muồi. McDonald và Zarubin hiểu điều đó. Là những người ngoại giao có kinh nghiệm, họ cảm thấy một mối đe dọa nghiêm trọng đang treo trên mối quan hệ ngoại giao Liên Xô - Canada, một quan hệ ngoại giao đã được thiết lập từ mùa hè năm 1942 và hiện đang được củng cố tốt. Nếu quan hệ ngoại giao Liên Xô - Canada bị phá hoại thì mối liên hệ của Anh và Mỹ với Liên Xô cũng không tránh khỏi xấu đi. Những Đồng minh trong chiến tranh chống Hitler có thể trở thành những kẻ thù. Quan hệ Liên Xô - Canada vào năm 1945, vẫn chưa có độ bền vững và kinh nghiệm giải quyết những tình huống tế nhị hoặc xung đột phức tạp. Mối quan hệ này được thiết lập sau khi ký hiệp định về trao đổi các đại diện ngoại giao năm 1942 ở London.Tháng 6 năm 1943, Đại tá Zarubin đến Ottawa, là Trưởng đại diện của cơ quan Tùy viên Quân sự ở Canada. N. Zabotin lãnh đạo cơ quan GRU ( Tổng cục Tình báo Quân sự) ở đó. Nhóm tình báo này có tên là “Giatxint”(thủy tiên tây), giatxint là tên một loài hoa trong thiên nhiên, loại hoa này đứng đầu trong các loại thực vật dùng để chưng cất tinh dầu. Nếu trồng bằng củ vào đầu tháng 9 nó sẽ ra hoa vào dịp Lễ Giáng sinh. Cụm hoa giatxint gồm những bông hoa nhỏ hình ngôi sao xếp dầy đặc, chúng rất lâu tàn. Có lẽ ai đó trong nhóm lãnh đạo Tình báo Quân sự tin rằng mạng lưới điệp viên Giatxint sẽ không bao giờ héo tàn. Cũng trong năm 1943, theo Hiệp ước Mỹ - Anh ký tại Quebec, Canada được tham gia vào quá trình chế tạo vũ khí nguyên tử. Nữ tình báo viên Sonya,- tức Ursula Kuczynski (người mà bạn đọc sẽ làm quen thêm trong các chương sau)- đã thông báo tin này từ London về Moxkva. Theo thỏa thuận mật tại Quebec, Canada trở thành nước tham gia Hiệp ước bí mật Mỹ - Anh, và điều đó đã làm thay đổi quan hệ với Canada. Người Nga cần biết rõ các nhà khoa học Anh đang nghiên cứu vấn đề gì ở Canada. Tình báo Liên Xô đang thắt chặt mối liên hệ với một số nhà khoa học quốc tịch Anh đang làm việc ở Canada… Tháng 8/1945, các sĩ quan Xô-viết là Motinov, Rogov và Angelov đã đến Canada để hoạt động trong Tổ điệp báo ở đây. Trung úy Guzenko , người mà trong thư từ trao đổi với Trung tâm được ký dưới mật danh Clark là nhân viên mật mã của N. Zabotin. Clark là người đã mất tích cùng gia đình ngày 6/9/1945. Kẻ đào tẩu đã tiết lộ cho cơ quan Tình báo Canada tên của các tình báo viên Quân sự Xô- viết, nhiệm vụ của Tổ Điệp báo và các số liệu về một số điệp viên vẫn cung cấp thông tin… Guzenco (Clark) đã đánh cắp 29 bản mật mã, những hồ sơ cá nhân của ba điệp báo viên Bado, Bagley, Bacon và những tài liệu khác. Vết cắn của con rắn độc - kẻ đào tẩu Guzenco,- độc hơn bất kỳ một loại độc dược nào để giết người: đóa hoa “giatxint” héo tàn ngay lập tức. Khi các tài liệu bị Clark đánh cắp rơi vào tay chính quyền Canada, Thủ tướng Mc Kendi King đã cấm đưa bất kỳ tin tức gì về kẻ đào tẩu cho báo chí thủ đô. Khi bản dịch các tài liệu cơ bản do kẻ đào tẩu cung cấp đã được hoàn tất, M. King đáp máy bay sang London để thông báo cụ thể cho Thủ tướng Anh về những gì đã xảy ra ở Ottawa. Sau khi đàm phán ở London, ông bay sang Washington và thông báo cho Tổng thống mới Hoa Kỳ là Truman về sự kiện chính trị nổi bật khi cuộc chiến tranh nóng vừa kết thúc. Chính quyền Canada sẽ bí mật điều tra và đến một lúc nào đó sẽ “khuấy động” dư luận bằng những tuyên bố giật gân. Một ủy ban điều tra Hoàng gia được thành lập, trong đó có Chánh án Tòa án Tối cao Canada, cùng một số nhân viên điều tra giàu kinh nghiệm và các luật sư tài ba. ủy ban này có nhiệm vụ điều tra về “hoạt động gián điệp của Liên Xô”. Một bản báo cáo gồm 733 trang là kết quả làm việc của các thành viên thuộc ủy ban này. Không chỉ giới lãnh đạo Canada mà cả ủy ban điều tra các hoạt động chống Mỹ của hạ Nghị viên Mỹ cũng tham gia nghiên cứu tỷ mỷ báo cáo nói trên. Ở Moskva, người ta hiểu rằng việc đào tẩu của Guzenco sẽ dẫn đến những hậu quả chính trị nghiêm trọng và tai hại. Cần phải đề ra những biện pháp khẩn trương và hiệu quả, khoanh vùng sự phản bội, bảo toàn các bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Điều quan trọng là phải cảnh báo những phức tạp có thể nảy sinh trong mối quan hệ Liên Xô- Canada. Theo chỉ thị của G.Stalin, một ủy ban đặc biệt do G. Malencov làm Chủ tịch đã được thành lập. Thành phần của mó gồm có Bộ trưởng An ninh L.Beria, V.Abacumov, F.Kuznesov và V. Merculov. Bánh xe lịch sử lăn trên con đường quan hệ quốc tế có nhiều ổ gà, và Ban lãnh đạo Liên Xô không thể sửa chữa được gì. Họ không có khả năng kiểm soát được những sự kiện diễn biến tiếp theo. Ngày 16/2/1946, cảnh sát kỵ binh Canada bắt đầu bắt giữ các điệp viên Tình báo Quân sự ở Ottawa: 16 người bị bắt và 9 người trong số đó bị kết án nhiều năm tù. Người Canada không thế xác định ai là người núp dưới bí danh Alex và chuyển giao những thông tin quan trọng về bom nguyên tử cho các điệp viên Xô- viết. Trong một bức điện mà Guzenco (Kẻ đào tẩu) đánh cắp được có nói: “Hãy soạn thảo và điện báo cho biết quy ước liên lạc giữa hai người chưa quen và mật khẩu liên lạc của Alex với người của chúng ta ở London. Cố gắng lấy dược ở ông ta thông tin cụ thể về tiến trình nghiên cứu vấn đề uranium trước khi ông ta lên đường. Hãy bàn với ông ta, liệu ông ấy có cho rằng ở lại (Canada) là hợp lý công việc của chúng ta hay là đi London là cần thiết và có lợi hơn cho ông ấy.” ![]() Allan Nunn May, nhà bác học nguyên tử người Anh, điệp viên tự nguyện của tình báo Liên Xô. Qua nội dung của tài liệu các nhà phân tích của cơ quan phản gián Anh và Mỹ hiểu rằng Alex - một con người có thực, được phép tiếp cận tài liệu mật, và cơ bản nhất là ông đang định đáp máy bay đi London. Bản quy ước gặp gỡ ở London của Alex với tình báo Xô- viết cũng đã rơi vào tay FBI và cơ quan phản gián Anh MI-5. Người ta biết, Alex phải gặp người bắt liên lạc với mình vào 23 giờ địa phương ngày 7, 17 và 27 tháng 10 hoặc cũng vào những ngày đó của tháng kế tiếp. Nơi gặp gỡ là phía trước tòa nhà Viện Bảo tàng Anh quốc trên các ngã tư các phố Great Rassel và Museum Street. Việc quan sát suốt ngày đêm ở vị trí này của 20 điệp viên thuộc cơ quan phản gián Anh đã được thiết lập. Người mang dấu hiệu nhận biết không xuất hiện tại nơi hẹn. Các nhân viên phản gián đã quan sát các phố thuộc ngã tư nói trên trong gần 6 tháng. Alex không xuất hiện ở đó. cả trong tháng 10, tháng 11 cũng không ai nghe thấy mật khẩu “ Ngài làm ơn cho biết con đường nào ngắn nhất để đến Strand?”Và điệp viên Alex phải trả lời:“ ồ, cứ đi thẳng, tôi cũng đi đến đó.” Nhưng khi bị bắt vào nhiều năm sau, Allan May kể rằng ông đã không đến chỗ hẹn vì đã được thông báo trước. Các nhân viên phản gián MI-5 không biết rằng Trung tâm đã chỉ thị cho điệp viên Jack Chernyak của mình, người phải đến London để bắt liên lạc với Alex đã không bay đến nước Anh. Thế là cơ quan phản gián Anh đã mất công toi “đón lừng” nhân viên tình báo Xô - viết. Cũng vào thời gian đó ở Canada, cỗ máy của chiến dịch chống Liên Xô tiếp tục quay tít “hết công suất”. Ngày 15 tháng 2 năm 1946, Thủ tướng M. King phát biểu tại Nghị viện thông báo về cuộc điều tra hoạt động của tình báo Xô- viết ở Ottawa. Các thành viên của ủy ban Điều tra Hoàng gia đã thông báo kết quả điều tra ngày 2, 16 và 31/3/1946. Các phương tiện thông tin đại chúng của Anh, Mỹ và Canada đầy ắp những tài liệu về hoạt động gián điệp nguyên tử của Liên Xô. Tất cả những điều ấy đều rất cần thiết cho ai đó. Để cốt làm cho chiến dịch ồn ào chống Liên Xô có quy củ hơn, quy mô lớn hơn, cần bắt giữ Alex vào đúng lúc gặp gỡ với tình báo Xô-viết. Nhưng không ai đến bắt liên lạc với nhà khoa học, người liên lạc và cả nhà khoa học Alex nào đó hiện vẫn là kẻ giấu mặt với các nhân viên phản gián Anh, Mỹ và Canada. Alex là ai? Quốc tịch gì? Hiện đang là gì trong guồng máy chế tạo các vũ khí nguy hiểm? Một trong các nhà khoa học đã nằm trong tầm ngắm của các nhân viên phản gián Anh: Tiến sĩ Allan Nunn May được mời đến Cục Năng lượng Nguyên tử. Khi ông đến nơi theo lời mời, nhân viên cơ quan An ninh, Trung tá Leonard Burt đến gặp ông . Người này là nhân viên phản gián thiên về tìm kiếm bằng chứng cụ thể, không có nhiều mẹo lắt léo và ít gây áp lực tâm lý. Burt ngay từ đầu lần gặp đầu tiên đã “thông báo” cho May rằng một vụ rò rỉ thông tin lớn về bom nguyên tử vừa được phát hiện ở Canada. Ai đó trong số các nhà khoa học đã chuyển giao các thông tin cho người Nga. Khi nói những lời này, Burt nhìn chăm chú vào mắt Allan May. Nhưng không một cơ bắp trên khuân mặt nhà khoa học rung động. Ông bình tĩnh trả lời: - Đó là một tin mới đối với tôi. Lần đầu tiên tôi nghe thấy điều này và nghĩ rằng không thể có chuyện đó được. Burt quyết định tấn công tiếp, vừa chú ý qua sát thái độ của May, hắn vừa nói: - Tôi có cơ sở để cho rằng ông đã duy trì liên lạc với một sĩ quan Nga mà cơ quan phản gián biết dưới cái tên là Baster. - Tôi không hình dung được ông có ngụ ý gì và đang nói về cái gì ,- Allan May vẫn bình tĩnh đối đáp. Trung tá Burt ngồi im lặng vài phút. Kế hoạch gây sức ép tâm lý tích cực của hắn lên người bị tình nghi đã thất bại. Hắn không biết làm cách nào để thoát khỏi tình huống bất lợi cho việc điều tra. Quyết định giữ nguyên những điều kiện ban đầu cho việc “ công tác tiếp theo” với người tình nghi và những khả năng cho cuộc đối đầu tâm lý sau này, nhà điều tra tiếp tục hỏi: - Thưa Tiến sĩ May, ông hãy cho tôi biết liệu có thể có tình huống mà ông sẵn sàng giúp đỡ tôi điều tra không? May trả lời không cần suy nghĩ: - Không, nếu như thông tin mà ông hỏi sẽ được dùng không phải cho mục đích tốt đẹp. Cuộc gặp đầu tiên của Trung tá L. Burt với Tiến sĩ A. May đã kết thúc ở đó. Tiếp theo là những cuộc gặp khác, nhưng cũng không thu được kết quả gì. Burt được phép lục soát căn hộ và phòng làm việc việc của May, nhưng cũng không mang lại điều gì. Cơ quan phản gián thiết lập việc theo dõi ngoại tuyến. Nhưng việc theo dõi đó cũng không bổ sung thêm được cho những gì mà Burt đã biết. Thời gian cứ trôi…Sau này sau khi mọi bí mật đã được tiết lộ: cơ quan tình báo Anh đã nắm được rõ là Allan May chính là Alex nhưng họ muốn “cất một mẻ lưới lớn hơn nhiều”, họ đã chờ đợi… |
>> Nga sẽ bán 79 trực thăng Mi-171
Tại MAKS 2011, Công ty Cổ phần Hàng không JSC Ulan-Ude Aviation Plant Nga đã ký 2 hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng Mi-171 với tổng số lượng lên tới 79 chiếc.
Theo các thỏa thuận đạt được, 40 máy bay trực thăng Mi-171 loại được lên kế hoạch để bàn giao cho Công ty Cổ phần Hàng không JSC UTair, và 39 máy bay trực thăng loại Mi-8AMT với Công ty TNHH hàng không Gaspromavia, cả hai hợp đồng đã được ký kết vào ngày 17/8 với sự có mặt của Thủ tướng Nga Vladimir Putin, đã đến thăm triển lãm và trưng bày của các công ty trực thăng Nga ngày hôm đó. Trước đó JSC Ulan-Ude Aviation Plan đã ký hợp đồng cung cấp cho Công ty Cổ phần Hàng không UTair 40 máy bay Mi-171 và hợp đồng này đã hoàn thành trong tháng 9/2010. Tất cả các máy bay trực thăng đã được sản xuất và cung cấp trước ngày dự kiến. ![]() Trực thăng Mi-171 trại triển lãm hàng không MAKS-2011. Theo hợp đồng mới, 40 chiếc Mi-171 khác sẽ được cung cấp đến UTair trong thời gian từ năm 2012 - 2013. Để phát triển thành công hơn nữa của thị trường dịch vụ máy bay trực thăng, UTair cần các máy bay trực thăng mới, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Về vấn đề này, các chứng nhận máy bay trực thăng Mi-171 mới được lên kế hoạch sản xuất và cung cấp với kết cấu phức tạp hơn so với đợt trước. Đó là kế hoạch sẽ rất nặng nề liên quan đến các công việc vì lợi ích của các doanh nghiệp xăng dầu và những nhiệm vụ quan trọng của Liên Hợp Quốc ở những nơi nguy hiểm trên thế giới. 39 máy trực thăng Mi-8AMT (phiên bản xuất khẩu của Mi-171E) được dự kiến sẽ được chuyển giao cho Công ty TNHH hàng không Gaspromavia từ năm 2012 - 2016. Các công ty hàng không đã có kinh nghiệm rất lớn của các hoạt động của máy bay trực thăng được sản xuất bởi Công ty Cổ phần U-UAP, nhưng như vậy hàng loạt lớn sẽ được cung cấp tại thời điểm đầu tiên. Công ty TNHH Hàng không Gaspromavia cũng đặt yêu cầu cao về cấu hình của máy bay trực thăng mới. Các máy bay trực thăng sẽ tham gia vào một hoạt động khó khăn nhất là bay đến các giàn khoan dầu ngoài khơi. Sản phẩm máy bay trực thăng Mi-171 của công ty JSC U-UAP thị phần ổn định trên thị trường hàng không toàn cầu. Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2011 công ty đã trưng bày bốn sản phẩm máy bay trực thăng loại Mi-171 với các biến thể khác nhau. |
>> Nhận biết chiến đấu cơ Mỹ qua ngoại hình (kỳ 1)
Trong việc thiết kế, chế tạo máy bay thường có sự kế thừa, chưa nói tới việc các nước âm thầm sao chép mẫu của nhau, khiến nhiều máy bay có ngoại hình giống nhau và khó phân biệt.
Nhằm giúp độc giả không bị nhầm lẫn giữa các loại máy bay, qua đó nhầm lẫn tính năng, mục đích sử dụng, Đất Việt xin giới thiệu đưa ra một số hướng dẫn cơ bản nhằm nhận biết một số loại máy bay chiến đấu, trước hết là của Không quân Mỹ, nước có lực lượng máy bay chiến đấu hùng hậu nhất hành tinh. A-4 Skyhawk ![]() Một chiếc A-4 của không quân hải quân Mỹ với cửa hút không khí và sống lưng đặc trưng. A-4 Skyhawk là loại máy bay cường kích một động cơ. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại máy bay này là cửa hút không khí hình bán nguyệt nằm hai bên hông máy bay phía trên cánh chính. Một cánh đuôi đứng, cánh tà nằm phía trên ống xả của động cơ, trên lưng máy bay có sống lưng được thiết kế kéo dài và nối liền với cánh đuôi đứng. F-5 Tiger ![]() Phần mũi thon và khá dài là đặc điểm dễ nhận biết nhất của F-5 Tiger. Đây là loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ 2 động cơ, đặc điểm dễ nhận biết của F-5 là chiếc mũi khá dài, thân hình thon dài . Hai cửa hút không khí hình ovan nhỏ nằm hai bên hông máy bay, ngay vị trí của buồng lái. Cánh chính được thiết kế nằm giữa hai ống hút không khí của động cơ, rìa cánh được kéo dài đến cửa hút không khí. Một cánh đuôi đứng nằm giữa, cánh tà nằm phía dưới ống xả của động cơ. A-7 Corsair ![]() A-7 Corsair với cửa hút không khí đặc trưng và logo của không quân hải quân Mỹ. Đây là loại máy bay cường kích hạng nhẹ, tốc độ cận âm, một động cơ, A-7 Corsair có thiết kế khí động học khá ngộ nghĩnh. Cửa hút không khí cho động cơ hình tròn lớn, nằm phía dưới bụng máy bay và được kéo dài tới tận mũi của máy bay. Nhìn từ xa, A-7 trông giống như một con cá đang há mồm. Một cánh đuôi đứng hơi xuôi về phía sau, cánh chính được thiết kế nằm phía trên lưng của thân máy bay, cánh tà hình tam giác hơi xuôi về phía sau. F-4 Phantom (Con Ma) ![]() F-4 Phantom với phần đuôi đặc biệt và logo đặc trưng của không quân hải quân Mỹ. Là loại máy bay tiêm kích-ném bom siêu âm 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, thiết kế khí động học của F-4 khá đặc biệt nhất là phần đuôi của máy bay. Phần đuôi của máy bay trông giống như đuôi của một con cá heo, được kéo dài ra phía sau che phủ hai ống xả của động cơ. Một cánh đuôi đứng khá ngắn và hơi xuôi về phía sau, cánh tà được thiết kế hướng xuống phía dưới. Cửa hút không khí hình ovan nằm hai bên hông máy bay, cánh chính được thiết kế nằm phía sát bụng của máy bay, hai đầu mút cánh có khả năng gập lại để phù hợp với nhà chứa của tàu sân bay. F-105 Thunderchief (Thần Sấm) ![]() F-105 Thunderchief với cửa hút không khí rất đặc biệt. Đây là loại máy bay tiêm kích-ném bom siêu âm, một động cơ. Cửa hút không khí khá nhỏ nằm ngay đầu cánh chính, cửa hút không khí kéo dài về phía trước và tạo một góc hình tam giác với thân của máy bay để tằng cường luồng không khí cho động cơ. Cánh chính nằm giữa thân máy bay. Một cánh đuôi đứng khá cao và hơi xuôi về phía sau, khoảng cách giữa cánh chính và cánh tà khá xa. ![]() Logo đặc trưng của Không quân Mỹ. ![]() Logo đặc trưng của các máy bay được sử dụng trên tàu sân bay của Mỹ. Nhận biết qua logo Ngoại trừ những mẫu máy bay đang đươc thử nghiệm, chưa đi vào biên chế. Bất cứ lực lượng không quân nào trên thế giới đều có những logo đặc trưng cho riêng mình. Để nhận biết máy bay thuộc quốc gia nào, ngoài phân biệt chủng loại máy bay, còn phải để ý đến logo in trên máy bay. Là nước có lực lượng không quân hùng mạnh, Mỹ có 2 lực lượng không quân chính Không lực Hoa kỳ và Không quân Hải quân. Trên các máy bay của không quân và hải quân Mỹ thường có 2 logo cơ bản, với không quân Mỹ thường được vẽ logo hình cánh đại bàng với một ngôi sao ở phía dưới, phần logo này thường được vẽ trên cánh đuôi đứng. Còn các máy bay được sử dụng trên các tàu sân bay (Không quân Hải quân) thường được vẽ logo hình ngôi sao màu trắng nằm trong một vòng tròn màu xanh đậm, vòng tròn này được kéo dài ra hai bên với 3 màu nền cơ bản là đỏ, trắng và xanh đậm tượng trưng cho màu của quốc kỳ Mỹ. Phần logo này thường được vẽ ở phần thân máy bay, hai bên hông của buồng lái. |
Nhãn:
F-4 Phantom II,
Hải quân Mỹ,
Không quân Mỹ,
Máy bay Mỹ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)