Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Hải quân Australia: Riêng một góc trời


Australia ưu tiên phát triển hải quân có khả năng tác chiến vùng biển xa, độc lập triển khai kiểm soát biển trong khu vực tích cực can dự quân sự vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Australia ưu tiên phát triển hải quân có khả năng tác chiến vùng biển xa, độc lập triển khai kiểm soát biển trong khu vực tích cực can dự quân sự vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


Hải quân Australia ra đời năm 1901, cùng lúc thành lập Liên bang, lúc đầu gọi là Hải đoàn quân Liên bang, đến năm 1909 đổi thành Hải quân Hoàng gia Australia.

Khi đại chiến 2 nổ ra, một phần vì phụ thuộc nhiều vào Anh, Chính phủ Australia đã tuyên chiến với Đức ngày 3/9/1939 và sẵn sàng tham chiến ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương.

Trong ba quân chủng còn non trẻ và mỏng lực lượng, thì Hải quân được coi là khá nhất với 2 tàu tuần dương hạng nặng, 4 tuần dương hạng nhẹ, 5 tàu khu trục, 2 tàu hộ vệ và một số tàu tuần tiễu ven bờ.

Các chiến hạm Australia đã đụng trận đầu tiên ở Địa Trung Hải, rồi lần lượt tác chiến trên vùng biển Bắc Phi, Trung Đông, Nam Âu và Tây Âu.

Ở phía Đông Nam Á, lực lượng này đã tham chiến ở vùng biển Malaysia và Indonesia. Do vậy, Hải quân thu được nhiều kinh nghiệm cho tác chiến và xây dựng lực lượng sau này.

Từ sau đại chiến thế giới 2 đến nay, quân đội Australia trong đó có hải quân đã tham gia một số cuộc chiến tranh với lực lượng nhỏ, nhưng tham gia diễn tập rất nhiều.




RIMPAC 2010
Tàu hải quân các nước Australia, Pháp, Canada, Mỹ, Nhật...tham gia tập trận RIMPAC 2010.

Các cuộc diễn tập mà hải quân nước này thường xuyên tham gia gồm RIMPAC với gần 20 nước ở châu Mỹ, Milan ở Nam Á và Đông Nam Á, Kakadu với 7 nước ở vùng biển Australia, Bersama Padu ở Malaysia với 5 nước.

Bộ tư lệnh Hải quân Australia hiện nay (đóng ở thủ đô Canberra) có 5 thành phần chính là: Bộ tư lệnh hạm đội (ở căn cứ Stirling, đây cũng là căn cứ của tàu ngầm và tàu khu trục Anzac); Bộ tư lệnh Không quân Hải quân; Bộ tư lệnh yểm trợ; Bộ tư lệnh huấn luyện và Bộ tư lệnh hỗ trợ bảo vệ bờ biển.

Bộ tư lệnh hạm đội là thành phần quan trọng nhất, có các biên đội tàu ngầm, tàu tuần tiễu, tàu đổ bộ, tàu quét mìn, tàu khảo sát phục vụ, tàu huấn luyện. Bộ tư lệnh không quân hải quân có các phi đội trực thăng chống ngầm, chống tàu mặt nước, bảo đảm, huấn luyện.

Chiến lược ngăn chặn nguy cơ trên biển

Xác định là một “cường quốc hạng trung”, có nền kinh tế rất phát triển đất rộng mênh mông ở Nam bán cầu, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng Australia đánh giá tình hình “châu Á không còn như xưa”, sẽ xảy ra nhiều diễn biến phức tạp hơn, nhiều điểm tranh chấp hơn.

Do đó, nước này “tập trung tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng hải quân nhằm chặn đứng, đẩy lùi các cuộc tấn công trên biển cũng như để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế”. Hiện nay, chủ trương này dựa vào sức mạnh Hải quân Australia, nằm ở “bộ 3” tàu ngầm, tàu hộ vệ và tàu đổ bộ hiện đại.

Tên lửa hóa tàu ngầm

Đội tàu ngầm Australia hiện có 6 chiếc lớp Collino, mỗi tàu trang bị tên lửa chống hạm chiến thuật Harpoon UGM-84C, 6 ngư lôi 533mm. Đây là loại tàu ngầm điện – dieszel truyền thống lớn nhất thế giới do Australia tự đóng.

UGM-84 phóng từ tàu ngầm
Tên lửa hành trình đối hạm UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

Tuy nhiên, với chủ trương quốc phòng trên, 6 tàu ngầm là chưa đủ. Theo ông Paul Dibb, tác giả Sách trắng quốc phòng Australia năm 1987, các tàu ngần này cần được đóng tại Australia, và được trang bị vũ khí tầm xa có hỏa lực mạnh như các tên lửa hành trình.

Cụ thể, lực lượng tàu ngầm này cần phải có khả năng chiến đấu trong khu vực kéo dài từ phía đông Ấn Độ Dương đến phía nam Thái Bình Dương và cả các vùng biển thuộc Đông Nam Á, bao gồm cả Biển Đông, đến các đại dương phía Nam.

Bên cạnh đó, các tàu ngầm cần có khả năng phối hợp tác chiến với hải quân các nước đồng minh trong các trận chiến cường độ cao.

Vì vậy, Australia đang có kế hoạch đóng 12 tàu ngầm tầm xa với mức chi phí ước tính khoảng 36 tỷ USD. Trong đó, các tàu ngầm đầu tiên sẽ được biên chế hoạt động từ năm 2020.

Cũng theo kế hoạch các tàu ngầm mới sẽ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk nhằm nâng cao khả năng tác chiến và vai trò răn đe.

Đầu tư tàu đổ bộ, hướng tới biển xa

Trên mặt nước, đội tàu hộ vệ của Australia có 12 tàu gồm 4 chiếc thuộc lớp Adelaid và 8 chiếc thuộc lớp Anzac. Chiến hạm lớp Adelaid trang bị tên lửa đối hạm Harpoon RGM-84C, tên lửa phòng không SM-1MR, ngư lôi 324mm, 1 pháo 76mm, 2 trực thăng Seahawk 70B chống ngầm.

Còn tàu hạm lớp Anzac trang bị tên lửa phòng không Sea Sparrow, ngư lôi, 1 pháo 127mm, 1 trực thăng SH-2G. Tương đối yên tâm với sức mạnh này, Hải quân Australia tập trung đầu tư vào các tàu đổ bộ.

Đầu tháng 3/2011, Hải quân Australia vừa hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất có tên HMAS Canberra dài 230,8m, rộng 32m, lượng giãn nước từ 27.851-30.700 tấn.

Đây có thể coi là tàu sân bay cỡ nhỏ với những vũ khí trang bị được gọi là “siêu phẩm” của nước này. Sự kiện hạ thủy tàu đổ bộ trực thăng loại lớn HMAS Canberra, đưa hải quân Australia gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu các tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn.

HMAS Canberra
Cấu tạo tàu đổ bộ HMAS Canberra.

HMAS có tốc độ tối đa 20,5 hải lý/h, tầm hoạt động 9.000 hải lý liên tục 50 ngày đêm trên biển. Tàu đáp ứng các yêu cầu của tác chiến đổ bộ đại dương, chở 1.000 sĩ quan và lính cùng 150 xe tăng (M1A1) xe thiết giáp.

Boong tàu rộng, cho phép 6 trực thăng hạ cánh hay cất cánh cùng một lúc. Khoang dưới tàu chứa 16 máy bay hạng nặng hoặc 24 máy bay hạng trung, nhẹ. Trên tàu có bệnh viện đầy đủ trang bị.

Vũ khí trên tàu có 4 pháo bắn nhanh M242 cỡ 25mm. Hệ thống phòng thủ tên lửa có radar Giraffe quét xa trăm km, các thiết bị điện tử, tích hợp hoạt động... tiếp tục được lắp đặt.

Trước khi tàu sân bay nhỏ Canberra hạ thủy, Australia đã mua của Anh tàu đổ bộ Largs Bay 16.000 tấn chở được 700 lính hải quân đánh bộ và 24 xe tăng. Trong 4 năm tới sẽ có tiếp tàu đổ bộ HMAS Adelaide. Ba tàu này nằm trong kế hoạch toàn diện chiếm lĩnh biển xa và gần trị giá 9 tỷ USD.

Trong 20 năm tới, Australia theo đuổi chương trình canh tân Hải quân. Trong đó, sẽ biên chế 12 tàu ngầm hiện đại thay thế 6 chiếc lớp Collino, 8 tàu khu trục, 1 tàu đổ bộ HMAS Adelaide, 16 tàu chiến khác, 24 trực thăng săn ngầm, các tên lửa hành trình tầm xa…

Hải quân Australia có 13.000 người (Không quân hải quâng 1.000) với 80 tàu trong đó có 6 tàu ngầm, 12 tàu hộ vệ, 5 tàu đổ bộ cỡ lớn, hơn 20 tàu phục vụ....Máy bay hải quân hơn 50 chiếc chống ngầm S-70B-2, SH-2G...hỗ trợ chiến đấu AS-350BA.

[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> Điểm mặt 7 tàu khu trục hàng đầu thế giới



Tàu khu trục là loại tàu chiến đa năng trên biển, có khả năng hỏa lực rất mạnh, tạo ra mối đe dọa rất lớn cho đối phương.


Tàu khu trục là loại tàu chiến được dùng để tiêu diệt tàu ngầm, tàu nổi và các chiến thuyền của đối phương, đồng thời cảnh giới cho tàu chiến cỡ lớn và lực lượng hộ tống vận tải trên biển phía mình. Ngoài ra, tàu khu trục còn được dùng để trinh sát, tuần tra, tấn công bờ biển, thả ngư lôi và thực hiện các nhiệm vụ khác, là "xương sống trên biển" đúng nghĩa.

Như vậy, tàu khu trục có khả năng tác chiến lập thể, có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá tính năng. Bee giới thiệu 7 loại tàu khu trục lớn mang tính đại diện hiện nay:

1. Tàu khu trục lớp Arleigh Burke

Đây là tàu khu trục tên lửa mới nhất của hải quân Mỹ, là tàu khu trục đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống hệ thống Aegis và tiến hành thiết kế tàng hình toàn diện, nhiệm vụ tác chiến và khả năng tác chiến gần bằng tàu tuần dương lớp Ticonderoga.



Tàu khu trục USS Nietzsche (DDG-94) lớp Afleigh Burke của hải quân Mỹ.


Trên tàu có nhiều loại vũ khí trang bị khác nhau, có thiết bị điện tử rất thông minh, lần đầu tiên sử dụng công nghệ phóng thẳng tên lửa, có khả năng tác chiến toàn diện đối đất, đối biển, đối không và chống tàu ngầm, nên nó được mệnh danh là "vệ sĩ" của hạm đội tàu sân bay Mỹ. Nó đại diện cho trình độ cao nhất của tàu khu trục hải quân Mỹ, được gọi là đỉnh cao của tàu nổi trên thế giới hiện nay.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 7/1991.
- Lượng choán nước chuẩn: 6.625 tấn.
- Lượng choán nước tối đa: 8.422 tấn (loại I), 9.033 tấn (loại II), 9.217 tấn (loại IIA).
- Tốc độ tối đa: 32 hải lý/giờ.
- Khả năng chạy liên tục: 5.000 hải lý với vận tốc 20 hải lý/giờ.
- Hệ thống tác chiến: Aegis.
- Thiết bị phóng tên lửa: 2 hệ thống phóng thẳng MK41, bốn mô-đun cài đặt ở đầu, 8 mô-đun cài đặt ở đuôi, 29 viên đạn sẵn sàng ở đầu, 61 viên đạn sẵn sàng ở đuôi, tổng cộng lượng đạn sẵn sàng là 90.
- Tên lửa: tên lửa phòng không Standard của tàu, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống tàu ngầm ASROC, tên lửa chống hạm Harpoon (từ chiếc Flatt thứ 24 trở đi được lắp đặt thêm tên lửa phòng không kiểu Ram).
- Pháo: 1 khẩu 127 mm MK45, 2 hệ thống pháo Phalanx 6 nòng 20mm MK15.
- Ngư lôi: 2 ống phóng ngư lôi MK32.
- Máy bay trực thăng: 2 máy bay trực thăng chống tàu ngầm Sea-Hawk loại SH-60B/F.

2. Tàu khu trục lớp Kongou

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke phiên bản Nhật Bản, là sản phẩm đầu tiên Mỹ chuyển nhượng cho nước đồng minh hệ thống tác chiến phòng không Aegis và tàu khu trục lớp Arleigh Burke, vì vậy nó có hầu hết các đặc tính kỹ thuật của lớp Burke. Tàu khu trục lớp Kongou đã được nâng cao rất lớn về khả năng phòng không theo đội hình, thuộc 4 đội tàu hộ tống của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chiến lược phòng thủ viễn dương tích cực của Nhật Bản.



Tàu khu trục Chokai lớp Kongou của Nhật Bản.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào phục vụ: tháng 3/1993.
- Lượng choán nước chuẩn: 7.250 tấn.
- Lượng choán nước tối đa: 9.485 tấn.
- Tốc độ tối đa: 30 hải lý/giờ.
- Khả năng chạy liên tục: 4500 hải lý với vận tốc 20 hải lý/giờ.
- Hệ thống tác chiến: Aegis.
- Pháo: 1 khẩu pháo chính cỡ nòng 127 mm của Italia, 2 hệ thống vũ khí tầm gần Phalanx.
- Thiết bị phóng tên lửa: đầu và đuôi tàu đều có 1 thiết bị phóng thẳng MK41.
- Tên lửa: loại Standard SM-2MR, tên lửa chống tàu ngầm ASROC, tên lửa chống hạm Harpoon.
- Ngư lôi: 2 ống phòng ngư lôi loại HOS-302 do Nhật Bản phỏng chế.

3. Tàu khu trục Type 45

Tàu khu trục Type 45 của hải quân Hoàng gia Anh là tàu chiến có tính năng tổng thể tiên tiến nhất trong số rất nhiều tàu phòng không cỡ lớn mới được chế tạo. Là tàu khu trục phòng không thế hệ mới, nó vừa có khả năng phòng không mạnh, vừa có khả năng tác chiến biển gần mạnh, đó là tấn công vào sâu trong lục địa. Đồng thời nó còn đảm nhiệm nhiệm vụ chống hạm, chống tàu ngầm, có thể tham gia một cách đa năng vào tác chiến liên hợp trên biển trên phạm vi thế giới của hải quân Hoàng gia Anh.



Tàu khu trục Bold D32 Type 45 của Anh


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 7/2009.
- Lượng choán nước chuẩn: 7.700 tấn.
- Lượng choán nước tối đa: 8.700 tấn.
- Tốc độ tối đa: 29 hải lý/giờ.
- Khả năng chạy liên lục: 7000 hải lý, với vận tốc 18 hải lý/giờ.
- Hệ thống tác chiến: PAAMS (hệ thống tên lửa phòng không chính).
- Pháo: 1 khẩu pháo chính cỡ nòng 114 mm.
- Thiết bị phóng tên lửa: hệ thống phóng thẳng MK41.
- Tên lửa: tên lửa hành trình chiến thuật Tomahawk, tên lửa phòng thủ loại tăng tầm phóng Standard 2 và loại Standard 3A.
- Trực thăng: Sử dụng trực thăng đa năng Merlin EH-101.

4. Tàu khu trục lớp Horizon

Đây là tàu khu trục phòng không thế hệ mới do Pháp và Ý cùng phát triển, nó đã tiếp thu tinh hoa của công nghệ quân sự châu Âu, tập trung được nhiều tính năng. Ngoài khả năng chi viện hỏa lực phòng không có hiệu quả cho tàu sân bay, nó còn có khả năng tác chiến chống tàu ngầm, chống hạm và tấn công bờ biển khá mạnh.



Tàu khu trục tàng hình Sherlock lớp Horizon của hải quân Pháp


Tàu khu trục lớp Horizon hỗ trợ rất lớn cho Pháp và Italia tăng cường sức mạnh quân sự trên biển ở Địa Trung Hải và khu vực Đại Tây Dương. Mô hình hợp tác thành công này sẽ là mô hình hợp tác của châu Âu trong phát triển tàu chiến.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 12/2008 (phiên bản Pháp), tháng 12/2007 (phiên bản Italia).
- Lượng choán nước tối đa: 6.970 tấn (phiên bản Pháp), 6.700 tấn (phiên bản Italia).
- Tốc độ tối đa: 29 hải lý/giờ.
- Khả năng chạy liên tục: 7000 hải lý với tốc độ 17 hải lý/giờ.
- Hệ thống tác chiến: PAAMS (hệ thống tên lửa phòng không chính).
- Pháo: phiên bản Pháp trang bị 2 pháo 76 mm Otto Melara và 2 pháo 20 mm Jiyate, phiên bản Italia trang bị 3 pháo 76 mm Otto Melara và 2 pháo tự động 25 mm.
- Thiết bị phóng tên lửa: Thiết bị phóng thẳng Silva.
- Tên lửa: 16 quả Aster 15 và 32 quả Aster 30, tên lửa Exocet loại tăng tầm phóng MM40 (phiên bản Pháp), tên lửa MK3 Otto Matt.
- Ngư lôi: 2 thiết bị phóng ngư lôi, trang bị ngư lôi hạng nhẹ 324 mm loại MU-90 kiểu mới.
- Trực thăng: Phiên bản Pháp trang bị trực thăng NH-90, phiên bản Italia trang bị trực thăng NH-90 hoặc EH-101.

5. Tàu khu trục lớp King Sejong

Tàu khu trục cấp 1 do Hàn Quốc chế tạo có tính năng tàng hình tốt, đã trang bị tên lửa chống hạm Harpoon nổi tiếng của phương Tây, hệ thống phóng thẳng MK41, có khả năng phòng không và chống hạm khá mạnh, có khả năng tìm kiếm mục tiêu trên không và khả năng chiến đấu đa mục tiêu mà các tàu khu trục trước đây của Hàn Quốc không có. Sự xuất hiện King Sejong của Hàn Quốc báo hiệu hải quân Hàn Quốc bắt đầu đi ra đại dương, có ý nghĩa sâu rộng đối với Hàn Quốc.



Ngày 25/5/2007 tại thành phố cảng Ulsan đông nam, hải quân Hàn Quốc làm lễ hạ thủy chiếc tàu khu trục Aegis lớp King Sejong đầu tiên, đánh dấu Hàn Quốc trở thành nước thứ 5 sở hữu tàu khu trục Aegis kế tiếp sau Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nga và Na Uy. Tàu Kinh Sejong 7.600 tấn này có thể mang theo 16 quả tên lửa hạm đối hạm, 128 quả tên lửa hạm đối không và nhiều tên lửa hành trình, ngư lôi.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 12/2008.
- Lượng choán nước chuẩn: 7.700 tấn.
- Lượng choán nước tối đa: 10.000 tấn.
- Tốc độ tối đa: 30 hải lý/giờ.
- Khả năng chạy liên tục: 5500 hải lý.
- Vũ khí: 1 khẩu pháo 127 mm MK45 MOD4, 4 hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa loại Sao biển SSM-700K, hệ thống vũ khí tầm gần Người gác cổng 30 mm, tên lửa đất đối không SM-2 Block IIIB, 32 quả tên lửa hành trình Basaltic IIIC, 16 quả tên lửa chống tàu ngầm K-ASROC Red Shark, 1 hệ thống phóng tên lửa RIM-116, 32 quả ngư lôi K745 LW Youth Torpedo.
- Trực thăng: Trực thăng West của Anh, trực thăng chống tàu ngầm Lynx.

6. Tàu khu trục lớp Udaloy II

Sự xuất hiện của tàu khu trục lớp Burke đã làm cho Nga ý thức được khoảng cách rất lớn về tàu chiến giữa mình với Mỹ. Trên nền tảng tàu chiến chống tàu ngầm cỡ lớn lớp Udaloy, Nga đã tích hợp các ưu điểm của lớp Modern, ví dụ lắp đặt thêm tên lửa chống hạm SS-N-22 Sunburn, chế tạo ra tàu khu trục lớp Udaloy II. Nhưng do Liên Xô tan rã, chỉ chế tạo được một chiếc Đô đốc Chabanenko.



Tàu khu trục chống tàu ngầm lớp Udaloy II của hải quân Nga


Khả năng tác chiến tổng hợp của Udaloy II tương đối mạnh, là tàu khu trục đa năng xương sống của hải quân Nga, có thể thực hiện các nhiệm vụ phòng không, chống hạm, chống tàu ngầm và hộ tống. Trong đó, khả năng chống tàu ngầm nổi bật hơn, được mệnh danh là “Vua chống tàu ngầm thế giới”. Nga từng nói rằng, về bất cứ phương diện nào, con tàu này đều không thua tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 1/1999.
- Lượng choán nước chuẩn: 7.400 tấn.
- Lượng choán nước tối đa: 8.900 tấn.
- Tốc độ tối đa: 30 hải lý/giờ.
- Khả năng chạy liên tục: 6000 hải lý với vận tốc 20 hải lý/giờ.
- Pháo: 1 khẩu pháo AK-130.
- Tên lửa: 2 quả tên lửa chống hạm SS-N-22 Sunburn, 2 thiết bị phóng thẳng tên lửa phòng không SA-N-9 (64 quả sẵn sàng chiến đấu), 2 hệ thống phòng không tầm gần Kashtan.
- Ngư lôi: 2 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm 533 mm, được trang bị ngư lôi tự dẫn 406 mm.
- Vũ khí chống tàu ngầm ở đáy biển: 2 máy phóng tên lửa RBU-6000 12 nòng.
- Trực thăng: 2 trực thăng chống tàu ngầm Ka-27.

7. Tàu khu trục lớp Spruance

Đây là tàu khu trục chống tàu ngầm cấp 1 được hải quân Mỹ thiết kế để ứng phó với tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, sau đó nó được cải tiến nhiều lần để thích ứng với nhu cầu chiến tranh trên biển hiện đại, lắp đặt thêm nhiều vũ khí trang bị tiên tiến và hệ thống phóng thẳng, cuối cùng nó trở thành tàu khu trục cấp 1 có khả năng chống hạm, đối đất và phòng không rất mạnh, cùng với tàu khu trục lớp Arleigh Burke tạo nên đội hình chính của tàu khu trục hải quân Mỹ.



Tàu khu trục Kincaid lớp Spruance của hải quân Mỹ


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 9/1975.
- Lượng choán nước chuẩn: 5.770 tấn.
- Lượng choán nước tối đa: 8.040 tấn.
- Tốc độ tối đa: 33 hải lý/giờ.
- Khả năng chạy liên tục: 6000 hải lý với vận tốc 20 hải lý/giờ.
- Vũ khí: 2 pháo 127 mm MK-45, 2 pháo tốc độ nhanh MK-15 "Phalanx" 6 nòng, 4 súng máy 12,7 mm, 2 giàn phóng tên lửa "Harpoon", 1 giàn phóng tên lửa MK-29 (24 quả tên lửa "Sea Sparrow" luôn sẵn sàng), hệ thống phóng tên lửa thẳng MK-41 (61 quả tên lửa hành trình "Tomahawk" và tên lửa chống tàu ngầm "ASROC" luôn sẵn sàng), 2 ống phóng ngư lôi MK-32.
- Trực thăng: 1 trực thăng Ram Phillips.

[Bee news]


>> Nga sẽ can dự vào vấn đề Biển Đông?



Nga đã có phản ứng khá nhanh sau khi ASEAN và Trung Quốc thông qua được Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC.


Kommersant được coi là báo phản ánh quan điểm của giới kinh doanh Nga và một trong các báo lớn phát hành toàn liên bang, bài này giữ cách diễn đạt của Nga về Biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Ngày 21/7, ở Indonesia đã khai mạc cuộc gặp thường niên ASEAN – Trung Quốc, trong đó các bên đã thông qua “lộ trình” về các quy tắc ứng xử trên biển Đông có tranh chấp.

Chín năm qua, Bắc Kinh và các bên tranh chấp các nguồn giàu cacbuahydro trong khu vực này đã không thể thoả thuận được văn bản này. Tuy nhiên, các nước ASEAN cho rằng “lộ trình” chưa đủ sức bảo vệ chống lại những tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc, nên họ cố gắng vận động các quốc gia thế giới, trong đó có Nga, tham gia hợp tác với khu vực.

Ngày 22/7, các nước thành viên ASEAN thảo luận về triển vọng hợp tác đó với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, Phóng viên báo Kommersant Aleksandr Gabuev đưa tin chi tiết từ Bali.

Tất cả những người tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN năm nay ở Bali nhất trí gọi “lộ trình” được thông qua hôm qua là sự kiện lịch sử. Văn kiện này có một lịch sử khá dài.

Ngay từ năm 2002, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN (Brunei, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Mianma, Singapore, Thái Lan và Philippines) đã ký tuyên bố về ứng xử trên biển Đông.

Văn kiện này quy định những nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp và một trong những mục đích chủ yếu của nó là đưa ra việc soạn thảo bộ luật ứng xử trong khu vực, một văn kiện có tính pháp lý bắt buộc.



Cuối cùng, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.


Tuy nhiên, khi bắt tay vào thoả thuận các nguyên tắc của bộ luật, các bên rơi vào các cuộc thương thảo kéo dài. Như rất nhiều người tham dự hội nghị than phiền với phóng viên báo Kommersant rằng, có lỗi trong việc này là lập trường khác biệt của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không muốn ràng buộc mình bằng bất cứ cam kết nào. Từ năm 2002, Trung Quốc tích cực củng cố hạm đội của mình và xem ra tính toán rằng các lập luận bằng vũ lực sẽ tác động tốt nhất.

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đòi những vùng lãnh thổ rộng lớn trong vùng biển Đông. Vấn đề là ở chỗ, theo dữ liệu của các nhà địa chất Trung Quốc, trong thềm lục địa có nhiều tài nguyên – 213 tỷ thùng dầu mỏ. Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, đây là khu vực đứng thứ 3 về trữ lượng dầu khí trên thế giới sau Venezuela và Arab Saudi.

Để lập luận cho các yêu sách của mình về nguồn tài nguyên giàu có này, các bên tranh chấp cố gắng thiết lập sự kiểm soát trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly) và quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracel). Điều này cho phép đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm biển quanh mỗi đảo.

Hiện nay các bên tranh chấp đều tích cực xây dựng ở đây cơ sở vật chất, do đó trên biển Đông bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ xung đột nguy hiểm.

Đến nay các đụng độ đã xảy ra mỗi tháng. Hồi tháng 5, các tàu quân sự Trung Quốc đã tiến đến gần các tàu của Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Việt Nam PetroVietnam và cắt cáp thăm dò của tàu, việc này đã gây nên những phản đối chống Trung Quốc mạnh mẽ.

Sau đó một đụng độ tương tự đã xảy ra với các tàu nghiên cứu của Philippines. Manila đã kết tội Trung Quốc xâm phạm nội thủy của mình và tuyên bố phạt đại sứ Trung Quốc ở Philippines vì ông này đã to tiếng với một sĩ quan địa phương trong cuộc tranh cãi về phân định lãnh thổ.

Tháng 6, Trung Quốc đã cử một tàu chiến thăm hữu nghị Singapore, con tàu này đã đi qua tất cả những vùng có tranh chấp trên biển Đông.

Cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh khiến một số nước láng giềng của nước này tìm kiếm sự bảo hộ của Mỹ. Nhất là năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố việc giải quyết công bằng các tranh chấp ở biển Đông nằm trong lĩnh vực lợi ích quốc gia của Mỹ.



Tàu Hải quân Mỹ tập trận ở Philippines.


Đồng thời, Mỹ là đồng minh quân sự của Philippines và một năm rưỡi trở lại đây tăng mạnh việc hợp tác quân sự với cả Việt Nam. Sau hết, trước đây một tuần lần đầu tiên Mỹ, Australia và Nhật Bản đã diễn tập chung ở biển Đông. Dù mỗi nước chỉ cử 1 tàu tham dự thì sự việc đã làm Bắc Kinh rất cảnh giác đề phòng.

Xét tổng thể, chính triển vọng hình thành một liên minh chống Trung Quốc mạnh ở biển Đông với sự tham gia của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc hợp tác. Kết quả là đã xuất hiện “lộ trình” xác định những nguyên tắc chung ứng xử trong khu vực, trong đó có việc thông báo cho nhau về các cuộc chuyển quân và thăm dò địa chất. Song để chuyển nó thành bộ luật có tính ràng buộc pháp lý thì còn cần những cuộc đàm phán kéo dài.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc định mô tả việc ký “lộ trình” như một bước đột phá. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chuyên trách các cuộc đàm phán này Lưu Chấn Dân tuyên bố: “Đây là văn kiện bản lề trong lĩnh vực hợp tác của Trung Quốc và ASEAN. Bây giờ chúng ta đã có những triển vọng lớn lao để hợp tác”.

Các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông tiếp nhận sự kiện này dè dặt hơn. Nguồn tin ở Bộ Ngoại giao Singapore giải thích cho phóng viên báo Kommersant: “Các cuộc đàm phán về văn bản ràng buộc pháp lý có thể còn kéo dài mấy năm nữa, còn ngay bây giờ cần sự bảo hiểm chống sự đối đầu với Trung Quốc”.

Theo ông, trong những điều kiện như vậy ASEAN muốn dựa vào việc lôi kéo các nước ngoài khu vực can dự vào đây để làm đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông nói: “Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có hiện diện ở khu vực nhưng chúng tôi còn muốn thấy những nước khác can dự vào đây, trong đó có Ấn Độ, Australia. Chúng tôi đặt nhiều hi vọng vào Nga”.

Ngày 22/7, trong cuộc gặp cấp bộ trưởng Nga – ASEAN mà đại diện cho Nga là Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov. Theo người nói chuyện với phóng viên báo Kommersant ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Moscow sẵn sàng đáp lại đề nghị của ASEAN, củng cố vị thế của mình ở khu vực.

Theo ông, những ưu tiên của Nga là hợp tác với Đông Nam Á nhằm hiện đại hoá (trước hết như thị trường tiêu thụ sản phấm của Nga), cũng như thúc đẩy sáng kiến mà Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm đào đưa ra tháng 9/2010 về củng cố an ninh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên nguyên tắc an ninh toàn vẹn”

[BDV news]


>> Mỹ có nên mở rộng căn cứ quân sự ở Australia?



Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ phải lưu tâm. Có ý kiến cho rằng cường quốc này nên tăng cường quân sự ở Australia nhằm kiềm chế Trung Quốc.


Trong một bài luận gần đây, Tiến sĩ Toshi Yoshihara - một nhà nghiên cứu về chiến lược chính trị Trung Quốc, trường ĐH Hải chiến, đảo Rhodes, Hoa Kỳ đã đưa ra ý kiến cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của đội quân xứ cờ hoa tại Australia, đặc biệt là hải quân.

Triển khai kế hoạch này sẽ khẳng định và nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, đồng thời đối phó với Trung Quốc – đất nước đang phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng bị coi là yếu tố tiềm ẩn gây bất ổn khu vực.


Tiến sĩ Toshi Yoshihara.


Ý kiến này xuất phát từ sự quan sát đánh giá về tiềm lực quân sự Mỹ và thỏa thuận tại Hội đàm quân sự Australia – Mỹ năm 2010.

Phân tích của Tiến sĩ Yoshihara chỉ ra rằng Mỹ nên mở rộng hơn nữa các căn cứ và cơ sở quân sự ở châu Á Thái Bình Dương vượt ra khỏi những khu vực mà Trung Quốc có thế gây ảnh hưởng trong tương lai.

Trong chiến lược đó, Australia có vị trí quan trọng. Sở dĩ nói vậy là bởi khoảng cách từ Australia đến các khu vực Mỹ quan tâm là rất thích hợp.

Những cơ sở vật chất và căn cứ sẵn có ở Australia có ý nghĩa lâu dài mang chiều sâu chiến lược. Chúng có thể bổ sung, thậm chí thay thế cho các căn cứ quân sự Guam và Diego Garcia.

Tuy nhiên ý kiến này không hoàn toàn được ủng hộ.

Theo ông Ron Huisken tại Đại học Quốc gia Australia, phản ứng này là không cần thiết và đã vượt quá phạm vi phân tích.


Ông Ron Huisken


Thậm chí ông còn cho rằng, kiến nghị của ông Yoshihara trong thời điểm hiện tại có thể truyền đi những tín hiệu chính trị sai lầm. Nếu Mỹ làm vậy, các nước đồng minh, bè bạn sẽ dấy lên mối nghi ngờ rằng Mỹ đã trở nên yếu ớt và phải “chật vật” trong việc kiềm chế Trung Quốc.

Năm 1992, Mỹ rời các căn cứ quân sự ở Philippines và chỉ để lại khoảng 100.000 nhân viên quân sự để thực hiện các nhiệm vụ. Sau đó Mỹ đã phải mất khá nhiều thời gian để khôi phục lòng tin về các khu vực Mỹ cam kết.

Quả thực sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng không ngừng. Song mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn kinh tế, Mỹ vẫn có thể kìm hãm Trung Quốc trong vài năm tới.

Hai cường quốc Mỹ, Trung và các quốc gia khác trong khu vực Đông Á mới chỉ bắt đầu kiểm tra các cơ hội nhằm thiết lập một luật chơi chung sao cho phù hợp với các bên. Mỹ có quan hệ khá rộng và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Về khoản này, Trung Quốc vẫn còn thua kém.

Có nhiều tín hiệu trái ngược nhau về việc liệu Trung Quốc có muốn nuôi dưỡng mối quan hệ quốc tế rộng rãi và thật lòng hay không.

Ông Huisken nhấn mạnh, "Điểm mấu chốt là chúng ta vẫn có cơ hội để thiết lập hòa bình và ổn định của khu vực Đông Á dựa trên một cơ cấu quyền lực mới và rộng hơn một cách an toàn”.

Tăng cường sự hiện diện của Mỹ về cơ bản là không thay đổi gì nhiều. Hơn nữa nếu xảy ra vào thời điểm này có thể sẽ không làm cải thiện các chi phí và mối quan tâm an ninh. “Thay vào đó, truyền đạt một tư duy mới, có thể là vị thế của Mỹ đối với châu Á sẽ hợp lý hơn”, ông Huisken cho hay.

[BDV news]


>> MiG-31 - 'Ngôi sao' không quân Nga


Với hệ thống radar mạnh kết hợp tên lửa đối không tầm xa, sức công phá lớn - MiG-31 là "cơn ác mộng" với bất kỳ loại chiến đấu cơ nào trên thế giới.

Ra đời từ cơn ác mộng của phòng không Israel và cả Không quân Liên Xô

Một trong các tiêm kích đánh chặn chủ lực của Không quân Liên bang Nga ngày nay, MiG-31 là sản phẩm kế thừa MiG-25, “nỗi kinh hoàng” một thời đối với các chuyên gia quân sự phương Tây mỗi khi cất cánh. Tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-25 thời điểm đó có tầm bay cao lên tới hơn 20.000m, tốc độ tối đa gấp 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 3).

Sự kiện gây sửng sốt cho phương tây đó là vào năm 1971, MiG-25 cất cánh từ Ai Cập đã lượn vài vòng dạo chơi trên vùng trời Israel. Toàn bộ hệ thống phòng không và không quân Israel hoàn toàn bất lực đứng nhìn không có cách nào ngăn chặn. Tiêm kích đánh chặn F-4 của Israel đều bị MiG-25 cho "hít khói".

Tuy nhiên, đây cũng là “điểm yếu chết người” của MiG-25, việc bay ở tốc độ Mach 3,2 làm động cơ bị phá hủy hoàn toàn. Vì vậy, các phi công lái MiG-25 đều được khuyến cáo là chỉ bay ở vận tốc tối đa Mach 2,5.

Ngoài ra, MiG-25 còn mắc một số lỗi khác như: thiếu khả năng cơ động ở tốc độ đánh chặn, khó khăn khi hoạt động ở độ cao thấp và động cơ phản lực R-15B-300 thiếu hiệu quả với tốc độ siêu âm ở phạm vi chiến đấu ngắn. Vì lẽ đó, Liên Xô “âm thầm” nghiên cứu tiêm kích mới thay thế MiG-25.




Tiêm kích "tiền bối" MiG-25.


Và "người kế nhiệm", tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31.

Năm 1967, chương trình phát triển bắt đầu. Giai đoạn 1972-1975, nhà máy Mikoyan chế tạo nguyên mẫu MiG-31 mang tên Ye-155MP.

Ngày 16/9/1975, Ye-155MP (số hiệu 831) cất cánh lần đầu tiên dưới sự điều khiển của phi công thử nghiệm Alexandr Fedotov.

Năm 1976, nguyên mẫu thứ hai bay lần đầu. Các máy bay này đều đã hoàn thiện với hệ thống điện tử đầy đủ gồm cả radar Zaslon và cảm biến hồng ngoại.

Năm 1977, thêm 2 mẫu thử nghiệm nữa thử nghiệm bay. Các mẫu Ye-155MP này có sự đổi khác trong hệ thống vũ khí đó là thêm pháo 6 nòng cỡ 23mm Gsh-23M.

Cuối năm 1978, chương trình thử nghiệm hoàn thành. Trong quá trình đánh giá MiG-31, một số loại máy bay khác tham gia vào như Tu-104 lắp thử radar Zaslon, MiG-21 và MiG-25 thử nghiệm hệ thống tên lửa đối không R-33).

Năm 1979, dây chuyền sản xuất hàng loạt MiG-31 chính thức đi vào hoạt động. Chiếc MiG-31 cuối cùng chuyển giao năm 1994. Có tất cả 450 chiếc MiG-31 đã được sản xuất.Năm 1981, những tiêm kích đánh chặn MiG-31 đầu tiên được biên chế vào Không quân Liên Xô.

Những nhầm lẫn về MiG-31

Cũng giống như các thiết kế khác của Liên Xô, MiG-31 cũng bị bủa vây trong những suy đoán của tình báo Phương Tây.

Năm 1976, viên phi công phản bội tổ quốc, Viktor Belenko lái 1 chiếc MiG-25 chạy trốn sang Nhật Bản. Chỉ chờ có thế, người Mỹ như “chết đuối vớ được cọc” đã tích cực mổ xẻ MiG-25 và tìm ra được không ít bí mật.

“Kẻ phản bội” Belenko có lẽ nghe phong thanh về thiết kế mới của Liên Xô nên tiết lộ của Phương tây một số thông tin về loại máy bay mới. Belenko miêu tả thiết kế mới này là chiếc “Super Foxbat” với 2 chỗ ngồi, cửa hút khí giống với MiG-23 và có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình. Thực tế, thì MiG-31 không hề giống với bất kỳ lời nói nào của Belenko.

Vệ tinh do thám của Phương Tây còn thu nhận được hình ảnh về loại máy bay lạ của Liên Xô hoạt động ở Trung tâm thử nghiệm Zhukovsky gần thị trấn Ramenskoye, họ suy đoán đây là phiên bản đánh chặn cánh cố định của chiến đấu cơ cánh cụp cụp cánh xòe và họ đặt tên nó là RAM-K. Trên thực tế, đây là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Sukhoi Su-27 “Flanker” không liên quan gì tới MiG-31.

Năm 1985, NATO mới có trong tay bức ảnh đầu tiên về MiG-31 do phi công Na Uy chụp được trên vùng biển Barent. Có những phỏng đoán cho rằng Liên Xô cố tính để lộ MiG-31 nhằm “quảng cáo” cho mẫu máy bay mới này.

Đặc điểm kỹ thuật

Kiểu dáng khí động học của MiG-31 đáp ứng yêu cầu bay tốc độ cao ở tầm thấp. Cấu trúc thân được hình thành từ: 49% thép Nikel, 16% Titan, 33% hợp kim nhôm và 2% composite.

Buồng lái MiG-31 thiết kế với hai chỗ ngồi: phi công ngồi trước và sĩ quan kiểm soát hệ thống vũ khí (Weapon system officer – WSO) ngồi sau. Sĩ quan WSO có trách nhiệm điều khiển hoạt động radar và triển khai vũ khí đối phó mục tiêu đối phương.

Việc sử dụng sĩ quan WSO cho phép giảm tải khối lượng công việc cho phi công chính và tăng thêm hiệu quả chiến đấu bởi sĩ quan WSO chỉ tập trung chiến đấu.


Hai vị trí ngồi của phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Hai phi công đều trang bị ghế phóng khẩn cấp Zvezda K-36DM.

MiG-31 là chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động, N007 Zaslon. Radar có tầm hoạt động 200km, bắt bám 10 mục tiêu và tiêu diệt 4 trong số đó cùng lúc.

MiG-31 còn trang bị cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), radar theo dõi trong khi quét (TWS), hệ thống radar cảnh báo sớm (RWR), thiết bị nhận diện bạn – thù (IFF), thiết bị truyền nhận dữ liệu không đối không và không đối đất.

Về hệ thống vũ khí, tiêm kích đánh chặn MiG-31 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cả tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Chiến đấu cơ thiết kế một pháo Ghs-6-23M (6 nòng cỡ 30mm) đạt tốc độ bắn siêu nhanh 6.000-8.000 viên/phút (lượng đạn dự trữ 206 viên) phù hợp với không chiến tầm cực gần.

Hỏa lực đối không chủ lực của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33. Tên lửa được dẫn đường bằng quán tính kết hợp radar bán chủ động. R-33 có tầm bắn khoảng 160km (hoặc 228km với biến thể R-33S).


Bốn tên lửa không đối không tầm xa R-33 lắp dưới thân.

R-33 lắp đầu đạn nặng 47,5kg cùng tốc độ hành trình Mach 4,5 sẽ là sự kết hợp hoàn hảo đủ sức tiêu diệt các loại máy bay trinh thám SR-71 hay “pháo đài bay” B-1, B-52 của Mỹ. Ngoài ra, MiG-31 mang được 4 tên lửa đối không tầm ngắn R-60 và 2 tên lửa tầm trung R-40TD1.

Tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Solovyev D-30F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (3.000km/h), tầm hoạt động tối đa 3.300km, trần bay trên 20.000m.

Ở trần bay thấp, MiG-31 vẫn đạt tốc độ siêu âm Mach 1,2 (1.500km/h) và như vậy nó đã khắc phục được điểm yếu của MiG-25. Dù có tầm hoạt động lý thuyết lớn hơn 3.000km nhưng thực tế bán kính chiến đấu của máy bay chỉ khoảng 720km với tốc độ trung bình Mach 2,35.

Biến thể nâng cấp MiG-31BM

Thời kỳ Hậu Xô Viết, nền kinh tế Nga ảnh hưởng nặng nề, ngân sách quốc phòng cắt giảm mạnh dẫn tới việc nhiều loại vũ khí không được bảo dưỡng, hỏng hóc. Các đơn vị không quân MiG-31 cũng chịu chung số phận.

Thời điểm năm 1996, chỉ khoảng 20% số MiG-31 còn hoạt động tốt. Khi nền kinh tế Nga khởi sắc, ngân sách quốc phòng đảm bảo thì giới lãnh đạo Nga khôi phục hoạt động MiG-31.

Năm 2006, 75% số tiêm kích MiG-31 đưa vào hoạt động đầy đủ. Không quân Nga còn tiến hành hiện đại hóa MiG-31 kéo dài thời gian sử dụng đồng thời đáp ứng nhu cầu chiến tranh hiện đại.

Tháng 8/2010, Quân đội Nga công bố thông tin hoàn thành chương trình nâng cấp MiG-31 thành biến thể MiG-31BM. Với việc này, MiG-31 của Không quân Nga có thể phục vụ tốt trong nhiều năm tới.


Biến thể cải tiến MiG-31BM có khả năng mang nhiều vũ khí công nghệ mới.

MiG-31BM được trang bị radar mảng pha Zaslon M mạnh hơn radar đời đầu lắp trên MiG-31. Zaslon M có tầm hoạt động 300-400km, theo dõi 24 mục tiêu và tiêu diệt 6 trong số đó cùng lúc.

Buồng lái của máy bay tiện nghi hơn đem lại sự thoải mái cho phi công, nó được lắp màn hình HUD và màn hình màu tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật bay cũng như tình trạng vũ khí.

Vũ khí đối không chủ lực của MiG-31BM là tên lửa tầm xa R-37 mạnh hơn so với R-33. R-37 có tầm bắn từ 150-398km, tốc độ hành trình Mach 6, hệ dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động, lắp đầu đạn nổ phân mảnh 60kg. MiG-31BM mang tên lửa đối không tầm ngắn - tầm trung tiên tiến hơn như R-73 và R-77.

MiG-31BM có thể thực hiện nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương (SEAD) bằng tên lửa chống radar Kh-31P, Kh-58. Trong nhiệm vụ không đối đất, MiG-31BM tấn công tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa đối đất Kh-29 hoặc tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-59.

Dù có tới gần 500 chiếc được chế tạo nhưng MiG-31 không hề được xuất khẩu ra nước ngoài. Sau khi Liên Xô giải thể năm 1991, cũng như nhiều loại vũ khí khác. MiG-31 được chia cho các thành viên liên bang. Liên bang Nga thừa hưởng nhiều nhất (khoảng 400 chiếc) và một số ít cho Kazakhstan.

Thực tế, một vài quốc gia đã từng cố gắng nhập khẩu MiG-31. Điển hình là Trung Quốc, năm 1992 Quân đội Trung Quốc lên kế hoạch mua 24 MiG-31 của Nga. Họ dự tính nhập các bộ phận máy báy về lắp ráp tại nhà máy Thẩm Dương, với tốc độ “ra lò” 4 chiếc/tháng. Trung Quốc còn tính tới việc ký hợp đồng kèm chuyển giao giấy phép sản xuất 700 chiếc, ít nhất 200 chiếc sẽ đi vào phục vụ năm 2010. Dù vậy, hợp đồng “béo bở” này không bao giờ được thực hiện.

Sau đó, Trung Quốc thay thế bằng hợp đồng mua và lắp ráp Su-27/30. Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm bản quyền tự ý sao chép công nghệ Su-27 và cho ra đời thiết kế trái phép J-11.

>> Nhận diện 5 sát thủ đình đám của tàu sân bay



Các chiến đấu cơ của tàu sân bay, tàu chiến là con cưng của bầu trời "chiến", luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi tính chất đặc biệt của chúng.


Các chiến đấu cơ được trang bị cho tàu sân bay hay tàu chiến đều sử dụng tàu sân bay và tàu chiến như là một đường băng, chúng được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên không, trên biển, dưới nước và mặt đất, hoặc thực hiện các nhiệm vụ cảnh báo sớm, do thám, tuần tra, hộ tống, thả mìn, rà phá bom mìn và hạ cánh thẳng đứng. Đây là lực lượng quan trọng để giành và giữ quyền kiểm soát, quyền làm chủ biển trên chiến trường biển.

Căn cứ vào phạm vi sử dụng, các chiến đấu cơ này của hải quân được chia thành nhiều loại: máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tuần tra chống tàu ngầm, máy bay vận tải và máy bay cứu hộ. Chúng có tính năng khác nhau, tiêu chuẩn đánh giá khác nhau.

Bee giới thiệu 5 loại máy bay nổi tiếng hiện đang được trang bị cho tàu chiến.

1. Máy bay tấn công Super Hornet F/A-18E/F

F/A-18E/F là máy bay chủ lực hiện nay của tàu chiến hải quân Mỹ, là biểu tượng của sức mạnh hải quân Mỹ. Ở đâu có tàu sân bay Mỹ, ở đó không thể thiếu bóng dáng Super Hornet. Nó chủ yếu được sử dụng cho phòng không hạm đội, và có thể được sử dụng cho tấn công đối đất.



Máy bay chiến đấu Super Hornet F/A-18E/F của quân đội Mỹ.


F/A-18E/F được trang bị cho tàu sân bay dựa trên nền tảng F/A-18C. Trong đó, F/A-18E là loại 1 chỗ ngồi, còn F/A-18F là loại 2 chỗ ngồi.

So với F/A-18C/D, loại máy bay này tiếp tục kế thừa được ưu điểm là độ tin cậy và khả năng bảo vệ tốt, khả năng bay tốt và phóng vũ khí có độ chính xác cao, đồng thời đã được nâng cấp về nhiều mặt gồm: thiết kế ngoại hình theo hướng tăng cường khả năng tàng hình; trang bị radar APG-79 với khả năng định vị được xe đang di chuyển hay đứng im với phạm vi tầm bắn của vũ khí điển hình, độ chính xác đạt 0,1 - 0,3 m; hành trình và tải trọng được tăng đáng kể; khả năng tấn công chính xác vào ban đêm và khả năng tác chiến thông tin tốt hơn.



Các chủng loại vũ khí được lắp đặt trên Super Hornet F/A-18E/F.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 6/2002.
- Tính năng: Dài 18,31 m, cao 4,88 m, sải cánh (chứa tên lửa) 13,62 m, (gập cánh) 9,32 m, diện tích cánh 46,45 m². Trọng lượng rỗng 13.387 kg, nhiên liệu tối đa ở bên trong 6.531 kg, nhiên liệu tối đa bên ngoài 4.436 kg, khả năng tải trọng tối đa bên ngoài là 8.051 kg, trọng lượng cất cánh (nhiệm vụ tấn công) là 29.937 kg. Tốc độ bay tối đa M1.8 +, tốc độ tối đa (lực đẩy trung bình) là M1.0 +, trần bay 15.240 m, thời gian tuần tra trên không (mang 6 quả tên lửa cự ly trung bình, 3 thùng dầu phụ 1.818 lít, cách tàu sân bay 278 km) là 2 giờ 15 phút.

- Hệ thống vũ khí: 2×AIM-9 Sidewinder ở 2 đầu cánh; AIM-120 AMRAAM; AIM-7 Sparrow; AGM-84 Harpoon; AGM-88 HARM; AGM-65 Maverick; Bom AGM-154 Joint Standoff Weapon; Bom thông minh JDAM; loạt bom mục đích thông thường Mk80; CBU.

2. Máy bay chiến đấu Rafale M

Rafale là máy bay chiến đấu đa năng do công ty Dassault, Pháp nghiên cứu chế tạo cho hải quân, không quân Pháp. Loại máy bay này có 2 động cơ, cánh tam giác, có tính linh hoạt cao. Máy bay chiến đấu 1 chỗ ngỗi Rafale M thiết kế cho hải quân đã đưa vào trang bị cho tàu sân bay từ năm 1998.



Máy bay chiến đấu một chỗ ngồi Rafale M của hải quân Pháp.


Rafale có thể hoàn thành các nhiệm vụ như tấn công đối đất, chiếm ưu thế trên không vào cả ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có tính cơ động và nhanh nhạy cao, có thể cất cánh và hạ cánh trong cự ly ngắn, có khả năng tác chiến vượt tầm nhìn và khả năng tàng hình nhất định. Tính năng chung của nó đan xen giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thế hệ thứ tư.

So với Rafale C, Rafale D, Rafale E, thì Rafale M đã có một số cải tiến về thân máy bay để thích ứng khi cất cánh, hạ cánh trên tàu sân bay. Mỗi chiếc Rafale có giá rất đắt, hiện chưa xuất khẩu. Ralafe đã tham gia không kích Libya vừa qua.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: năm 1998.
- Tính năng: Dài 15,3 m, cao 5,34 m, sải cánh 10,9 m, diện tích cánh 46 m², trọng lượng rỗng 9.060 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 21.500 kg, tốc độ tối đa 2.0 Mach, bán kính tác chiến 1.093 km.

- Hệ thống vũ khí: Được trang bị một pháo 30 mm GiatM, tốc độ phóng 2.500 phát/phút; tổng cộng có 13 giá treo ở bên ngoài (loại của không quân là 14), tải trọng (đạn dược) bình thường là 6.000 kg, tải trọng tối đa 8.000 kg; khi thực hiện nhiệm vụ đánh chặn có thể mang theo 8 quả tên lửa "Mika" và 2 thùng dầu phụ; khi tấn công đối đất có thể mang theo 16 quả bom, 2 quả tên lửa "Mika" và 2 thùng dầu phụ 1.300 lít.

3. Máy bay chiến đấu Su-33

Su-33 là máy bay tác chiến chủ lực của tàu sân bay Nga, đồng thời là máy bay chiến đấu hạng nặng duy nhất được trang bị cho tàu chiến trên thế giới hiện nay, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như giành quyền kiểm soát trên không, phòng ngự hạm đội, chi viện trên không và do thám.



Máy bay chiến đấu Su-33 đang bay với tốc độ cao.

Năm 1975, trên nền tảng Su-27, Cục Thiết kế Sukhoi của Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu phát triển máy bay trang bị cho tàu chiến, mô hình ban đầu được đánh số là T10K. Tháng 8/1987 thực hiện chuyến bay đầu tiên, khi đó gọi là Su-27K, tháng 11/1989 lần đầu tiên được thử nghiệm trên tàu sân bay mang tên Tbilisi (tức Kuznetsov sau này), không lâu sau đổi tên thành Su-33, NATO gọi là Flanker-D. Tháng 4/1993 được trang bị cho Hải quân Nga, tháng 8/1998 chính thức được đưa vào biên chế tác chiến, hiện có 24 chiếc được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov của Nga.



Máy bay Su-33 trên tàu sân bay của hải quân Nga.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 4/1993.
- Tính năng: Sải cánh 14,7 m (gấp cánh 7,4 m), dài 21,185 m, cao 5,9 m, trọng lượng rỗng 17 tấn, tải trọng mang theo bên ngoài tối đa 6,5 tấn, trọng lượng cất cánh bình thường 29,94 tấn, tốc độ lớn nhất (cao 11.000 m so với mặt đất) 2.300 km/giờ, tốc độ tối thiểu là 240 km/giờ, tầm bay thực tế là 3.000 km, khoảng cách cất cánh (dốc 14 độ) 120 m, trọng lực G tối đa 8G.

- Hệ thống vũ khí: 1 khẩu pháo 30 mm GSh-301 (150 viên đạn); tên lửa không đối không tầm trung R-27; tên lửa không đối không tầm gần R-73; tên lửa chống hạm siêu âm cỡ lớn Kh-41 mới, vận tốc cất cánh tối đa đạt 250 km.

4. Máy bay chiến đấu MiG-29K

MiG-29K là một loại máy bay “xấu số”. Ngay từ năm 1984, chính quyền Liên Xô đã chính thức phê duyệt phát triển máy bay trang bị cho tàu chiến MiG-29K trên nền tảng của máy bay chiến đấu MiG-29; năm 1989, MiG-29K đã thử nghiệm cất cánh và hạ cánh thành công trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov; đến giữa năm 1992, hai máy bay nguyên mẫu MiG-29K đã hoàn thành 420 lần cất cánh và 80 lần hạ cánh, đặt nền tảng vững chắc trang bị máy bay này cho tàu sân bay.



Máy bay chiến đấu MiG-29K


Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, do sự chi tiêu quân sự thiếu hụt nghiêm trọng, quân đội Nga không thể đồng thời phát triển và đặt mua hai máy bay MiG-29K và Su-33. Cuối cùng, lãnh đạo quân đội Nga đành phải từ bỏ MiG-29K có bán kính tác chiến và tải trọng nhỏ hơn, quyết định sử dụng Su-33.

Năm 1996, để đáp ứng nhu cầu máy bay của hải quân Ấn Độ, nước có có thể mua tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, công ty MiG của Nga đã đề xuất cải tiến MiG-29K nguyên mẫu thành MiG-29K mới cùng với phương án xuất khẩu loại máy bay này 2 chỗ ngồi. Năm 2009, Ấn-Nga đã ký kết một gói thỏa thuận, xuất khẩu máy bay MiG-29K cho Ấn Độ, số phận của loại máy bay này có bước ngoặt.

Đồng thời, trong nội bộ Hải quân Nga ngày càng có nhiều tiếng nói mong muốn thay thế Su-33 của tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K mới với giá thành thấp hơn, tính năng tác chiến tổng hợp mạnh hơn, diện tích chiếm dụng ít hơn. Có thể dự kiến, MiG-29K sẽ trở thành lực lượng quan trọng của không quân Hải quân Nga trong tương lai.



Máy bay MiG-29UBK của không quân Ấn Độ tiến hành thử nghiệm tiếp dầu trên không.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: năm 2010, phục vụ trong Hải quân Ấn Độ.
- Tính năng: Trọng lượng tối đa 22,4 tấn, động cơ là RD-33, lực đẩy là 8.300 kg, tốc độ tối đa là 2.200 km, trần bay hiệu quả là 17.500 m, phạm vi hoạt động là 1850 km; nếu chỉ mang theo 3 thùng dầu phụ, phạm vi của nó có thể đạt 3000 km; tải trọng (đạn dược) là 4,5 tấn.

- Hệ thống vũ khí: 8 loại tên lửa không đối không, gồm R-60MK và R-73E tầm gần, R-77RVV-AE tầm xa và R-27ER/ET tầm trung; về mặt chống hạm, trang bị tên lửa chống radar đầu dò thụ động Kh-31, tên lửa Kh-35 và tên lửa chống radar; về mặt tấn công đối đất, trang bị 25 loại vũ khí, gồm bom dẫn đường chính xác KA B-500KR, Kh-25ML/25MP, Kh-29T, Kh-31G/31A và Kh-35U; ngoài ra còn trang bị bom không dẫn đường, tên lửa, pháo 30 mm GS H-301, luôn sẵn sàng tác chiến với 150 viên đạn.

5. Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler

EA-18G được công ty Boeing phát triển trên nền tảng Super Hornet F/A-18F hai chỗ ngồi, độ cong cao giúp nó có thể thực hiện rất tốt nhiệm vụ tấn công điện tử (AEA) trên sàn tàu sân bay hoặc trên mặt đất. EA-18G "Growler" có thể mang theo tên lửa không đối đất chống radar, có thể cất cánh, hạ cánh trong cự ly cực ngắn, đồng thời có khả năng gây nhiễu thiết bị điện tử và radar của đối phương. Nó sẽ thay thế EA-6B “Prowler” hiện nay của hải quân Mỹ (trang bị từ năm 1971).



Máy bay tấn công EA-18G Growler do công ty Boeing sản xuất.


"Growler" sử dụng hệ thống radar quét điện tử tiên tiến AESA, hệ thống thông tin đã được cải tiến, hệ thống hỏa lực mạnh hơn (EA-18G có 10 điểm treo vũ khí, còn EA-6B chỉ có 5 điểm treo vũ khí). Ngoài ra, EA-18G có tốc độ bay, khả năng tồn tại trên chiến trường cũng lớn hơn EA-6B.

EA-18G "Growler" có khả năng tấn công điện từ rất mạnh. Dựa vào máy thu chiến thuật ALQ-218V (2) và máy làm nhiễu điện tử chiến thuật mới ALQ-99 do công ty Northrop Grumman thiết kế, EA-18G có thể thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ áp chế của hệ thống radar tên lửa đất đối không.

Khác với trước đây, EA-18G có thể thông qua phân tích tần suất phóng tự động theo dõi tư liệu của đối tượng gây nhiễu, áp dụng “phương pháp trắc lượng can thiệp đường cơ sở dài” tiến hành định vị chính xác hơn đối với nguồn bức xạ để thực hiện “gây nhiễu theo kiểu bám sát-ngắm trúng”. Biện pháp này đã tập trung rất lớn năng lượng gây nhiễu, lần đầu đã thực hiện “tấn công chính xác” lĩnh vực phổ điện từ.

Với việc sử dụng công nghệ trên, EA-18G có thể gây nhiễu hiệu quả radar và các thiết bị điện tử khác ngoài 160 km, vượt khỏi phạm vi tấn công của bất kỳ hỏa lực phòng không nào hiện có. Không chỉ như vậy, máy thu chiến thuật ALQ-218 (2) được lắp đặt ở đầu cánh còn là hệ thống duy nhất trên thế giới có thể gây nhiễu hệ thống thông tin của đối phương trong khi bản thân nó vẫn có khả năng nghe lén điện tử.

So sánh EA-18G Growler và F/A-18F Super Hornet:




[Bee news]


>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 4)




Nhiều loại vũ khí sinh học đã gắn với lịch sử loài người từ thời cổ đại. Trái lại, có một số tác nhân mới chỉ xuất hiện được ít năm, nhất là các virus.

Lý do, virus là loại sinh vật luôn thích nghi và tiến hóa với tốc độ chóng mặt. Đôi khi sự tiếp xúc gần gũi giữa người và động vật cũng chính là tác nhân tạo cơ hội cho virus tiếp cận nhanh chóng hơn.

9. Virus Nipah

Khi dân số loài người tăng lên nhanh chóng, sự xuất hiện của bệnh dịch mới là không thể tránh khỏi. Đồng thời mỗi khi một loại bệnh dịch mới xuất hiện, chắc chắn rằng sẽ có người tìm cách dùng nó làm vũ khí. Virus Nipah là một loại bệnh như vậy.

Căn bệnh này chỉ bắt đầu được thế giới chú ý đến từ năm 1999 khi nó hoành hành tại vùng Nipah của Malaysia, làm 265 người nhiễm bệnh và chết 105 người. 90% người nhiễm bệnh là người buôn bán lợn, tuy nhiên theo ngành y thì dơi quả mới là vật chủ tự nhiên của virus này.

Cơ chế truyền nhiễm vẫn chưa được nắm rõ, hiện tại các chuyên gia cho rằng bệnh này có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc với dịch cơ thể bị nhiễm. Hiện vẫn chưa có ca nào lây nhiễm từ người sang người được phát hiện.

Căn bệnh này điển hình kéo dài khoảng 6-10 ngày với các triệu chứng từ nhẹ nhàng dạng cúm như sốt và đau cơ cho tới nghiêm trọng như viêm sưng não.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân mơ màng, mất định hướng, co giật và cuối cùng dẫn đến hôn mê. Tỷ lệ tử vong là 50% và hiện tại không có cách chữa trị chính xác cho bệnh này.

Virus Nipah cùng với một số loại tác nhân gây bệnh mới khác nằm trong nhóm vũ khí sinh học loại C. Hiện tại vẫn chưa có nước nào bị phát hiện sử dụng virus này làm vũ khí sinh học nhưng khả năng lây nhiễm nhanh và tỷ lệ tử vong 50% là đủ để dè chừng.

10. Virus lai gien (Chimera virus)



Di truyền học hiện đai đem đến các công cụ thao tác và biến đổi gien sinh vật. Nếu không được kiểm soát, công cụ này sẽ là những vũ khí kinh hoàng trong tay kẻ xấu.


Dịch hạch, đậu mùa và bệnh than là những tác nhân sinh học nguy hiểm nhất rình rập xung quanh chúng ta. Tất cả các đặc tính gây hại của chúng đều là kết quả của quá trính tiến hóa tự nhiên. Còn điều gì sẽ xảy ra khi các nhà khoa học tìm kết hợp chất liệu di chuyền của chúng với nhau? Hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào nếu tham vọng chiến tranh của con người kết hợp với các thành tố dữ tợn đã có sẵn của tự nhiên? Viễn cảnh này thực tế đã không còn là chuyện viễn tưởng nữa, nó đang diễn ra.

Trong thần thoại Hy Lạp và La Mã, quái vật Chimera hội tụ các thành phần của sư tử, dê và rắn trên cơ thể. Các họa sỹ cuối thời Trung cổ thường mượn hình ảnh biểu tượng của Chimera để miêu tả bản chất phức tạp của tự nhiên.

Trong di truyền học hiện đại, chimera hay sinh vật lai gien là dạng sinh vật có bộ gien chứa gen của các loài khác nhau. Từ cái tên của nó, chúng ta có thể hình dung các sinh vật lai gien như những ví dụ đáng ghê sợ về sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, bởi bàn tay con người, cho mục đích bất chính. May mắn là tiến bộ trong lai gien còn có những tác dụng tích cực khác chẳng hạn việc kết hợp virus cúm với virus bại liệt để chữa bệnh ung thư não.

Tuy nhiên chiến tranh sẽ tiếp tục là một phần của lịch sử loài người và do đó nhân loại khó tránh khỏi việc các tiến bộ khoa học bị lợi dụng. Chẳng hạn, tỷ lệ tử vong ở các vũ khí sinh học như đậu mùa và bệnh than có thể được các nhà di truyền học tăng lên bằng cách làm thay đổi cấu trúc di truyền của chúng.

Về mặt lý thuyết, việc kết hợp gien còn tạo ra được các sinh vật gây ra hai bệnh cùng một lúc. Chương trình nghiên cứu vũ khí lai gien của Liên Xô trong khoảng thời gian cuối những năm 1980 trên thực tế đã tìm các kết hợp virus đậu mùa và Ebola để tạo thành một loại siêu virus mới.

Khả năng tạo ra các chủng virus được hoạt hóa bằng những cách khác nhau cũng là một trong những cơn ác mộng có thể gặp của loài người. Các chủng virus tiềm tàng này có thể nằm yên trong một thời gian dài trước khi được kích hoạt bằng một dạng kích thích đã tính toán trước hoặc khi có sự kết hợp của hai yếu tố kích thích nhất định.

Để hiểu được vấn đề, chúng ta thử hình dung một loại chất độc botulinum có thể trở nên độc hơn khi tiếp xúc với chính chất giải độc dung để chữa cho bệnh nhân. Hình thức tấn công này không chỉ khiến người chết nhiều hơn mà còn làm cho công chúng không còn tin vào đội ngũ y tế, vào các nhân viên cứu hộ và phản ứng khẩn cấp của chính quyền.

Gieo nhân nào gặt quả nấy. Tất cả đúng sai tốt xấu đều do con người quyết định. Từ việc phân li từng phân tử đến giải đoán các bí ẩn của hệ gien sinh vật, khoa học thế kỷ qua đã mang đến khả năng lợi dụng và cải tạo tự nhiên. Loài người sẽ phải lựa chọn, hoặc là xây dựng thế giới tốt đẹp hơn cho mình, hoặc là phá hủy những gì chúng ta đang có

[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 3)



Vũ khí sinh học không chỉ có thể được ngụy trang trong những sinh vật hiện lành đáng yêu mà thậm chí không cần phải ngụy trang.


6. Chất độc Botulinum

Nếu không khí xung quanh chúng ta chứa chất độc Botulinum, chúng ta sẽ không có cách nào phát hiện ra được để phòng tránh.

Trong dạng dùng làm vũ khí tại môi trường không khí, vi khuẩn chết người Clostridium butolinum hoàn toàn không màu và không mùi. Sau khi hít vào từ 12 đến 36 giờ, các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện: mắt bị nhòe, nôn mửa và người bệnh nuốt vào rất khó khăn.

Lúc này, cơ hội duy nhất là chất giải độc botulinum và chất này buộc phải được sử dụng trước khi các triệu chứng tiêp theo xuất hiện. Nếu không, nạn nhân sẽ bị bại liệt, cơ bắp bị căng cứng và cuối cùng hệ hô hấp sẽ bị hủy hoại.

Nếu không được hỗ trợ hô hấp kịp thời, Clostridium botulinum có thể gây tử vong trong vòng 24 đến 72 giờ. Vì lý do này mà C. botulinum được xếp vào vị trí còn lại trong 6 vũ khí sinh học nhóm A.

Nếu có các dụng cụ hỗ trợ đưa không khí đến phổi, tỷ lệ tử vong có thể tụt từ 70% xuống 6%, tuy nhiên quá trình hồi phục cũng rất lâu. Lý do là chất độc này gắn với vị trí nơi các đầu dây thần kinh và cơ tiếp xúc với nhau để ngăn cản tín hiệu thần kinh từ não điều khiển các cơ.

Bệnh nhân hồi phục cần một quá trình dài để các đầu dây thần kinh mọc trở lại trong vòng vài tháng. Ngoài ra do các tác dụng phụ của việc sử dụng vaccine, liệu pháp vaccine đối với loại vi khuẩn này không được phát triển nhiều.

Đặc tính chữa bệnh của Botulinum

Dẫu gây ra tỷ lệ tử vong lớn tới 70%, nhưng botulism chưa hẳn đã hoàn toàn là có hại. Một lượng nhỏ chất độc botulinum nếu được sử dụng đúng cách có thể giúp ích trong điều trị các bệnh lý thần kinh, co giật cơ mặt hoặc thậm chí xử lý nếp nhăn. Tên loại thuốc sử dụng hoạt chất này là Botox.

Ngoài các triệu chứng đã nêu, C. botulinum còn một đặc tính nguy hiểm nữa là sự phổ biến của nó. Vi khuẩn này tồn tại khắp nơi trên thế giới đặc biệt trong đất và trầm tích đáy biển. Dạng bào tử của C. botulinum không gây hại trực tiếp và thường xuất hiện trên trái cây, rau và hải sản.

Vi khuẩn này chỉ gây hại khi nó sản xuất ra độc chất chết người, đó là điều kiện thường gặp khi chúng ta ăn phải thức ăn ôi hỏng nơi mà nhiệt độ và hóa chất bảo quản ở điều kiện không tốt lại phù hợp để các bào tử phát triển. Các vết thương sâu và môi trường ống tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng là những địa điểm phù hợp cho vi khuẩn này.

Sức mạnh, tính phổ biến và khả năng điều trị thấp là các yếu tố làm cho Botulinum được ưa thích trong các chương trình vũ khí của một số nước. May mắn là các kết quả nghiên cứu vũ khí trên Botulinum vẫn còn hạn chế.

Năm 1990 các thành viên của giáo phái Nhật Bản Aum Shinrinkyo đã tìm cách giải phóng chất độc botulinum dạng hơi để tấn công một số mục tiêu chính trị nhưng không thể gây ra được tỷ lệ tử vong mong muốn.

Sau đó khi giáo phái này chuyển sang dùng chất độc sarin năm 1995, họ đã giết hại hàng chục người và làm hàng ngàn người khác bị nhiễm độc.

7. Bệnh đạo ôn trên lúa

Vũ khí sinh học không cần phải tiêu diệt trực tiếp đối phương mà mục tiêu còn có thể là tài nguyên và nguồn sống. Bệnh đạo ôn hại lúa có thể được sử dụng để phá hoại mùa màng của đối thủ và là một tác nhân cực kỳ đáng chú ý tại Việt Nam.

Hủy diệt nguồn lương thực của kẻ thù là một chiến thuật đã được sử dụng lâu dài trong chiến tranh, cả trong kháng chiến chống xâm lược lẫn khi công thành chiếm đất. Khi không đủ thức ăn, hiển nhiên con người của đối thủ sẽ yếu đi, hoảng loạn, xảy ra bạo loạn và cuối cùng là chết chóc.

Một số quốc gia đặc biệt là Hoa Kỳ và Nga đã đầu tư khá nhiều công sức để nghiên cứu bệnh tật và thậm chí các côn trùng dùng để tấn công các cây lương thực chủ yếu của nhân loại.

Chiến thuật này có vẻ càng hứa hẹn hơn khi các nước hiện tại thiên về lựa chọn chiến lược độc canh một loại cây lương thực để đạt hiệu quả canh tác. Khi sử dụng vũ khí này, viễn cảnh nạn đói và thảm họa là không thể tránh khỏi.



Những cánh đồng lúa như ở Đông Nam Á là mục tiêu hoàn hảo để bệnh đạo ôn tấn công. (Ảnh 123fr.com)


Một trong các vũ khí dựa trên nguyên lý đó là bệnh đạo ôn, gây ra bởi loại nấm đạo ôn Pyricularia oryzae (còn có tên khác là Magnaporthe grisea). Lá của cây bị bệnh nhanh chóng xuất hiện các vết xước màu xám chứa hàng ngàn bào tử nấm.

Sau đó, các bào tử nhanh chóng lây từ cây này sang cây khác và làm tụt mạnh sản lượng lương thực. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được cây có tính kháng với nấm đạo ôn, nhưng trớ trêu là có tới 219 chủng đạo ôn khác nhau và muốn kháng bệnh, cây phải được đề kháng với tất cả các chủng này.

Hậu quả của loại vũ khí này không phải là cái chết nhanh chóng như đậu mùa và Botulism mà lạ nạn đói, tổn thất kinh tế và các vấn đề xã hội cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

Một số nước đã tìm cách dùng nấm đạo ôn làm vũ khí, trong đó có Hoa Kỳ. Khi quốc gia này quyết định dừng chương trình của mình, lượng nấm đạo ôn mà họ tích tụ được đã lên tới hàng tấn và châu Á là mục tiêu tiềm năng họ nhắm tới.

8. Dịch tả trâu bò

Gạo là một mục tiêu hủy diệt tiềm tàng, và thịt cũng không được loại trừ. Bệnh dịch tả trâu bò là loại vũ khí chọn gia súc làm đối tượng tấn công.

Khi Thành Cát Tư Hãn chiếm châu Âu vào thế kỷ 13, ông vĩnh viễn mang theo một loại vũ khí sinh học đáng sợ để nhân loại mãi ghi nhớ công cuộc chinh phục của mình. Đoàn gia súc cung cấp lương thực cho vị hoàng đế này đã chuyển đến một loại dịch gia súc mà ngày nay thế giới gọi tên theo tiếng Đức là Rinderpest, dịch tả trâu bò.

Dịch tả trâu bò được gây ra bởi một loại virus gần giống với virus sởi, gây hại cho trâu bò và các động vật nhai lại như dê, bò rừng và hươu cao cổ. Bệnh này lây lan rất mạnh, gây sốt, mất cảm giác ăn, kiết lỵ và viêm màng nhầy. Triệu chứng bệnh sẽ tiếp diễn trong vòng sáu đến 10 ngày cho đến khi con vật chết vì mất nước.

Qua thời gian, loài người đã vận chuyển động vật mang bệnh này tới tất cả mọi ngóc ngách trên trái đất, kèm theo đó thường là cái chết của hàng triệu gia súc cũng như gia cầm và các loại động vật hoang dã trong khu vực.

Đôi lúc tại châu Phi dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đến mức sư tử không còn động vật hoang dã để săn mà chuyển sang ăn người và khiến cho các chủ trại súc vật tuyệt vọng mà tự vẫn.

Ngày nay nhờ công nghệ vaccine và khoanh vùng dịch, căn bệnh này có thể được kiểm soát khá hiệu quả ở nhiều vùng trên thế giới.

Thành Cát Tư Hãn dẫu sao cũng không cố ý làm lây truyền dịch bệnh. Còn các quốc gia hiện nay như Canada và Hoa Kỳ lại cố tìm cách sử dụng virus này cũng như phát triển các loại vũ khí dịch bệnh khác chọn gia súc gia cầm làm đối tượng tấn công

[BDV news]


>> Mỹ phát triển trực thăng siêu tốc



Mỹ sẽ phát triển trực thăng tốc độ cao mới S-97 "Raider" dựa trên kết quả thu được từ mẫu thiết kế trực thăng X2.


Công ty Sikorsky Aircraft công bố hoàn thành chuyến bay thử nghiệm trình diễn công nghệ cuối cùng đối với máy bay trực thăng X2, chuyến bay được thực hiện vào ngày 14/7 tại trung tâm West Palm Beach. Đây là chuyến bay thử nghiệm thứ 23 liên tiếp với tổng thời gian bay thử nghiệm là 22 giờ.

Trong tương lai, nguyên mẫu sẽ ngừng hoạt động và chuyển đến Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia. Sikorsky sẽ bắt đầu phát triển máy bay trực thăng tốc độ cao mới S-97 Raider.

Năm 2005, Sikorsky Aircraft đã thực hiện chương trình chế tạo máy bay trực thăng X2 để chứng minh tốc độ kỷ lục 460 km/h. Loại trực thăng này vẫn giữ những tính năng vốn có của máy bay trực thăng như khả năng bay ở tốc độ thấp, bay treo và chuyển sang tốc độ cao một cách nhanh gọn. Chi phí dự án là 50 triệu USD.

Trong tháng 9/2010 máy bay đã thiết lập một kỷ lục tốc độ đối với máy bay trực thăng thông thường là 468km/h. Theo tổng giám đốc Sikorsky Jeffrey Pino, với kết quả của các chương trình X2 cho thấy rằng các chuyên gia của công ty có thể thực hiện các dự án lớn với ngân sách hạn hẹp và thời gian ngắn.



Hình đồ họa trực thăng siêu tốc S-97.


Theo ông, chương trình X2 cũng đã đào tạo thế hệ kỹ sư kế tiếp, ít trong số đó giữ vị trí chủ chốt trong chương trình S-97 Raider và máy bay trực thăng điện Firefly.

Dự án này sẽ được phát triển và thử nghiệm hai nguyên mẫu trực thăng tấn công hạng nhẹ. Sau đó, Quân đội Mỹ sẽ đánh giá tốc độ và tính cơ động của máy bay và sẽ thiết kế thế hệ máy bay tiếp theo với các nhiệm vụ khác nhau.

Biến thể trực thăng cứu thương được trang bị một cabin rộng chứa 6 người với khả năng tránh va đập, cabin cho hai phi công và hệ thống vũ khí. Ngoài tốc độ cao và khả năng cơ động, trực thăng có thể bay treo ở độ cao 3.100m. Các chuyến bay đầu tiên của máy bay trực thăng S-97 dự kiến năm 2014.

Như X2, S-97 Raider cũng được thiết kế với hai cánh quạt đồng trục quay ngược nhau và một cánh quạt đẩy ở phía sau. Công nghệ tiên tiến khác trang bị là hệ thống kiểm soát bay từ xa, tăng cường động cơ phụ, hệ thống kiểm soát độ rung.

Theo kế hoạch, máy bay trực thăng sẽ được sử dụng cho một loạt các nhiệm vụ bao gồm tiêu diệt mục tiêu mặt đất, trinh sát quân sự, hỗ trợ hàng không, tìm kiếm cứu nạn trong chiến đấu, sơ tán y tế, vận chuyển VIP, công tác hộ tống.

Tháng 3/2010, công ty Sikorsky Aircraft đã cung cấp máy bay X2 cho Quân đội Mỹ để đáp ứng yêu cầu thông tin, theo chương trình giao các máy bay trực thăng trinh sát vũ trang mới nhằm thay thế loại OH-58D Kiowa Warrior đã được đưa vào sử dụng trong quân đội Hoa Kỳ từ nhưng năm 1969.

[BDV news]


>> Hải quân Mỹ và ván bài năng lượng xanh



100 năm trước Hải quân Mỹ đã thành công trong việc làm chủ đại dương giúp nước Mỹ "cầm trịch" bàn cờ địa chính trị thế giới trong thế kỷ 20.

Năm 1907, tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt gửi một hạm đội 16 tàu chiến đi thực hiện một hành trình dài 16 tháng vòng quanh thế giới. Hạm đội này có biệt danh là Hạm Đội Trắng Vĩ Đại bởi vỏ ngoài của những chiếc tàu được sơn màu trắng của tàu chiến thời bình, nhưng đội tàu tất nhiên không được gửi đi để nghỉ mát.

Thời kỳ đó một cuộc chiến giữa liên minh Tây Ban Nha- Mỹ và Nga – Nhật đang cận kề và Tổng thống Mỹ cần cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ đang nắm trong tay sức mạnh quân sự đủ để đương đầu với đối phương ở mọi ngóc ngách của đại dương.

Giờ đã là thế kỷ 21 và việc định hình các vấn đề địa chính trị có lẽ đã chuyển sang năng lượng và các vấn đề liên quan đến năng lượng như biến đổi khí hậu hoặc dầu khí. Khi chính giới Mỹ vẫn chưa thống nhất được một chính sách năng lượng hiệu quả, Hải quân Hoa Kỳ sẽ phải tự mình đối đầu với các vấn đề này.




Tàu sân bay USS George Washington chạy bằng năng lượng hạt nhân, nguồn cung cấp 16% tổng năng lượng cho Hải quân Mỹ


Kế hoạch "Hạm đội xanh"

Từ nay đến 2016, Hải quân Mỹ có kế hoạch tổ chức “Hạm Đội Xanh Vĩ Đại” bao gồm tàu hạt nhân, tàu chạy bằng nguồn năng lượng hybrid và máy bay chạy bằng xăng sinh học.

Giống như Hạm đội trắng trước đây, “Hạm Đội Xanh Vĩ Đại” có thể giúp Mỹ tuyên bố với thế giới Washington tiếp tục dẫn đầu thế giới trong kỷ nguyên năng lượng - ít nhất là về Hải quân và sức mạnh quân sự nói chung.

Năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ dùng hết 135 triệu thùng dầu, nhiều hơn bất kỳ một cơ quan tổ chức nào khác trên thế giới. Trong đó, Hải quân là ngành tiêu tốn xăng dầu thứ 2 chỉ sau Không quân.

Các quan chức Hải quân cũng hiểu cái giá của việc đảm bảo nguồn cung dầu khí từ nước ngoài cho Mỹ bởi chính Hạm đội 5 của họ đang đảm nhiệm việc giữ an toàn nguồn cung dầu từ Trung Đông.

Sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu có lẽ là mắt xích yếu nhất của bộ máy Quân đội Mỹ. Điểm yếu không chỉ thể hiện trên biển, trên chiến trường mà còn ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quân đội khi Bộ Quốc phòng đang chịu sức ép rất lớn về kinh phí từ khoản nợ liên bang ở Mỹ. Trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao, Quân đội Mỹ đã tiêu tốn 20 tỷ USD cho nhiên liệu và điện trong năm 2010.

Cho dù Quân đội nhận được lợi thế quan trọng trọng là họ không bị nghị viện phủ quyết hay công chúng gây áp lực nhưng Hải quân Mỹ vẫn cam kết cho đến trước 2015 sẽ giảm 1/2 lượng xăng dầu tiêu thụ cho các xe jeep và xe tải. Đến năm 2020 các cơ sở năng lượng bờ biển sẽ sản xuất ít nhất 50% năng lượng dựa trên nguồn thay thế mới. Đồng thời 1/2 căn cứ Hải quân sẽ tự cung cấp được năng lượng.

Tổng hợp lại, cho đến cuối thập niên thứ hai của thế kỷ, năng lượng tái tạo phải chiếm 1/2 tổng tiêu thụ năng lượng của Hải quân Mỹ.

Cái giá để thân thiện với môi trường

Hải quân Mỹ đã cải thiện vững chắc hiệu suất năng lượng tại các cơ sở trên bờ và đã đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng tại một số căn cứ. Tuy nhiên không hẳn sẽ dễ dàng để thân thiện hơn với môi trường.

Năm 2008, chỉ có khoảng 1% năng lượng mà Hải quân Mỹ tiêu thụ là từ nguồn tái tạo. Nếu nhiên liệu sinh học và các nguồn thay thế khác không đảm bảo sẵn sàng cho tác chiến thì hiển nhiên quân đội không mạo hiểm chỉ để thân thiện hơn với môi trường. Quân đội cần thứ tương đương với xăng khi sử dụng, thế nhưng, một số nhiên liệu phổ biến như ethanol không đạt hiệu suất năng lượng cần thiết cho hoạt động quân sự.

Rand Corporation, tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách cho quân đội Mỹ mới đây đã đệ trình một báo cáo cho rằng việc tập trung vào nguồn năng lượng tái tạo cho hải quân và không quân là sai lầm và không thể hy vọng tiến bộ nhanh chóng.

Diễn biến hoàn toàn có thể sẽ bi quan như ý kiến của Rand Corporation. Tuy nhiên, hy vọng vẫn còn rất lớn bởi thực tế đã chứng minh khoa học quân sự đã đóng góp như thế nào đối với sự phát triển chung của toàn xã hội nói chung.

Hải quân Mỹ đã bắt tay với các tổ chức dân sự như Học viện Công nghệ Masachuset (MIT) thực hiện một chương trình đào tạo sỹ quan cấp trung quản lý về chính sách năng lượng, và nguồn nhân lực của Hải quân Mỹ đủ để người Mỹ đặt hy vọng. Nếu Hải quân Mỹ có thể làm cho từng thủy thủ và từng quân nhân hiểu được vấn đề, người Mỹ hoàn toàn có thể được đặt vào đúng quỹ đạo cần thiết.

[BDV news]


>> Sẽ không còn độc quyền về công nghệ quân sự?



Các cường quốc mới nổi bắt đầu sở hữu công nghệ quân sự mũi nhọn đánh dấu cục diện thế giới mới đang hình thành.

Gần đây, sau khi Ấn Độ bắt đầu tuyên bố bắt đầu chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai, thì Brazil cũng cho biết, họ cũng bắt đầu tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân và cho biết, họ đã có kế hoạch này từ năm 2008: chế tạo 4 tàu ngầm thông thường và 1 tàu ngầm hạt nhân. Như vậy, khi kế hoạch này được hoàn thành, Brazil sẽ kế tiếp Ấn Độ trở thành nước sở hữu công nghệ tàu ngầm hạt nhân thứ 7 trên thế giới.



Mô hình tàu ngầm hạt nhân tương lai của Brazil.


Việc Ấn Độ, Brazil phát triển tàu ngầm hạt nhân không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng tàu ngầm hạt nhân là sản phẩm mũi nhọn của công nghệ quân sự, vì vậy nó được dư luận chú ý.

Phá vỡ độc quyền về công nghệ quân sự mũi nhọn

Đã từ lâu, chỉ có một số ít quốc gia nắm được công nghệ quân sự mũi nhọn, bao gồm máy bay chiến đấu tiên tiến, tên lửa phòng không khu vực (S-300 của Nga, Patriot của Mỹ), tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân…; ngoài ra còn bao gồm lĩnh vực công nghệ đỉnh cao như vũ khí hạt nhân, công nghệ vũ trụ…

30 năm trước, chỉ có các nước phát triển như Mỹ, Nga, Pháp, Anh có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba. Còn hiện nay, cũng chỉ có một số nước có thể chế tạo tên lửa phòng không tầm xa như S-300, Patriot. Và rất ít nước sở hữu các công nghệ quân sự mũi nhọn như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân.



Mô hình tàu ngầm hạt nhân tự sản xuất của Ấn Độ.


Việc hai nước đang phát triển Ấn Độ và Brazil bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân, trên thực tế đã báo hiệu xu thế phá vỡ sự độc quyền về lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn.

Nâng cao toàn diện vị thế của các cường quốc mới nổi

Ấn Độ và Brazil đều là những nước đang phát triển, đều là những nước thứ ba có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh trong những năm qua, đều là thành viên của BRIC (từ chỉ nhóm các nước Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) ).



Tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant do Ấn Độ tự sản xuất.


Nhìn về phương Tây, các cường quốc truyền thống luôn có quyền phán quyết cuối cùng đối với các vấn đế của thế giới. Nền tảng của “bá quyền” không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngoại giao, tài nguyên, mà cuối cùng nó sẽ thể hiện ở ưu thế về sức mạnh quân sự. Mà hạt nhân của ưu thế sức mạnh quân sự chính là độc quyền những công nghệ quân sự mũi nhọn.

Trên thực tế, các cường quốc truyền thống luôn muốn giữ vững vai trò độc quyền trong lĩnh vực này. Cách thức của họ là phong tỏa công nghệ, thậm chí sử dụng phương thức hành vi quốc tế ở mức độ nhất định. Điển hình nhất là sự độc quyền đối với công nghệ vũ khí hạt nhân.



Nga từng cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Seal.


Tuy nhiên, Ấn Độ và Brazil đã bắt đầu phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân. Lúc đầu hai nước này hận một số phản đối nhưng sau đó lại được các cường quốc truyền thống ngầm thừa nhận.



Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ


Những điều đó cho thấy, đã đến lúc không thể tiếp tục duy trì sự độc quyền về công nghệ quân sự, đặc biệt là công nghệ quân sự đỉnh cao, xu thế truyền bá công nghệ là tất yếu. Mặt khác, các cường quốc truyền thống nới lỏng độc quyền lĩnh vực này vừa đúng vào lúc khai phá lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn mới, đây là điểm khởi đầu của sự độc quyền mới.

Trên thực tế, Mỹ đang nỗ lực phát triển các công nghệ hàng không vũ trụ, máy bay không người lái, công nghệ tàng hình, và Mỹ muốn độc quyền những công nghệ mới này. Như vậy, cho dù mất đi độc quyền về công nghệ quân sự mũi nhọn truyền thống, Mỹ vẫn có thể duy trì ưu thế đầy đủ về sức mạnh quân sự.

[BDV news]


>> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á



Washington đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn khó khăn, giữ lấy đòn bẫy chiến lược Đài Loan, hay đổi lấy những bình yên hiện tại với Trung Quốc.

Từ lâu Đài Loan đã nhiều lẫn gửi đề nghị đến Mỹ, thúc giục Washington bán cho họ 66 máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Tuy nhiên đến nay đề nghị này vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Đài Loan, Trung Quốc ai quan trọng hơn?

Rõ ràng chính quyền Tổng thống Obama đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đài Loan có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á. Song mối quan hệ với Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng.

Các thượng nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần thúc giục chính quyền Tổng thống Obama bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Chính quyền Tổng thống Obama cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào đầu tháng 10/2011.



Đài Loan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, song Trung Quốc cũng không kém phần quan trọng.


Đích thân Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trao đổi như vậy với thượng nghị sỹ John Cornyn, bang Texas vào ngày 21/7. Tuy nhiên, một quyết định cung cấp F-16 mới cho Đài Loan có thể làm đảo lộn những tiến bộ gần đây trong quan hệ Trung-Mỹ.

Nhiều khả năng, thay vì cung cấp F-16 mới, chính quyền Tổng thống Obama có thể lựa chọn giải pháp nâng cấp toàn bộ 146 chiếc F-16A/B hiện nay. Năm 2010, Mỹ đã chấp nhận để nâng cấp 146 chiếc F-16 của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn.

Gói nâng cấp trị 4,6 tỷ USD đã phải đóng băng vì áp lực từ Trung Quốc, văn phòng chính phủ Mỹ đã ra thông báo cho biết gói nâng cấp F-16A/B MLU sẽ được tiếp tục sau hơn 1 năm bị đình trệ.

Từ năm 2007 đến nay, Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn 16 tỷ USD vũ khí, điều này liên tục gặp phải những phản đối và cả áp lực trả đủa từ phía Bắc Kinh. Trong năm 2010, sau khi chính quyền Mỹ thông báo gói bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế và đóng băng mối quan hệ quân sự giữa hai bên suốt năm 2010.

Đầu năm 2011, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đã có những chuyển biến tịch cực bởi những chuyến thăm của lãnh đạo quốc phòng 2 nước. Mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai bên đã được cải thiện, song vẫn còn một khoảng cách rất xa trong cách suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề của đôi bên.

Sau chuyến thăm của Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đô đốc Mike Mullen ông tỏ ra rất lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán chiến lược. Đặc biệt, thời hạn công bố quyết định quan trọng này sẽ trùng với quốc khánh của Trung Quốc.

Rupert Hammond-Chambers chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ-Đài Loan cho biết. Thời điểm để đưa ra quyết định bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan là rất khó khăn bởi nhiều lý do khác nữa.

Quyết định này sẽ mắc kẹt vào chuyến thăm Trung Quốc của Phó tổng thống Mỹ Joseph Biden vào tháng tới. Cùng với đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawai vào tháng 11/2010 và chuyến thăm của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình đến Mỹ vào mùa đông.

Rupert Hammond-Chambers bình luận rằng: “Nó không có vẻ chính đáng, rằng chính quyền Tổng thống Obama sẽ cho Đài Loan câu trả lời ngay trong chuyến thăm của hai nhân vật cấp cao của Trung Quốc. Tôi nghi nghờ rằng, kết quả đơn giản chỉ là nhắc lại quyết định hiện đại hóa số máy bay chiến đấu của Đài Loan đã được đề cập trước đây mà thôi”.

Andrew Yang, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trung Quốc sẽ rất khó chịu và vô cùng tức giận, tôi không tin Mỹ sẽ có hành động quyết liệt trong vấn đề này”.

Tuy nhiên, một khi việc yêu cầu bán máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan bị thất bại, điều đó sẽ làm tổn thương nghiêm trọng khả năng tự vệ của Đài Bắc. “Nếu chúng ta không có máy bay chiến đấu mới để thay thế cho máy bay chiến đấu đã cũ, chúng ta sẽ mất đi đòn bẩy của chính mình”, ông Yang đã nói.

Ông Yang cho biết, Đài Loan có quyền mua vũ khí từ bên ngoài để bảo vệ mình trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Ông cũng cho biết rằng, quân đội cùng các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí xung điện từ mới EMP.

Đài Loan cũng đang phát triển các loại tên lửa mới, tuy nhiên ông Yang từ chối xác nhận sự phát triển của tên lửa hành trình đối đất Hùng Phong-2E.

Đài Loan lo ngại bị Mỹ "bán" cho Trung Quốc

Hiện tại, quan hệ Mỹ-Trung đang có những diễn biến tích cực, một quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan sẽ làm phá sản mọi nỗ lực hàn gắn quan hệ hiện nay. Bắc Kinh đang cho thấy họ ngày càng trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan và biển Đông.

Thật khó có thể lường trước những phản ứng của Bắc Kinh nếu quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan được thông qua. Nhưng nếu không cung cấp vũ khí mới cho Đài Loan, cán cân quân sự giữa eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục bất lợi cho Đài Bắc, một khi Đài Loan mất khả năng tự vệ trước một cuộc tấn công nếu có, sự can thiệp quân sự của Mỹ xem như đã quá muộn

Thứ trưởng quốc phòng Yang cho biết: “Mất Đài Loàn vào tay Trung Quốc đó sẽ là một thảm họa đối với sức mạnh quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc xây dựng được các căn cứ quân sự trên đảo Đài Loan, họ sẽ thống trị toàn bộ biển Đông và đe dọa đến sự hiển diện của Mỹ tại Đông Bắc Á".

Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết, nếu để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Washington sẽ mất đi một nhà cung cấp tình báo đáng tin cậy và quan trọng. Ông nói: “Chúng tôi đang thu thập những thứ tốt nhất và chúng tôi đang chia sẽ nó với Mỹ”

Lực lượng không quân Đài Loan đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lực lượng, các máy bay chiến đấu của họ đã bắt đầu lão hóa và xuống cấp. Trong khi đó, không quân Trung Quốc hàng năm nhận được hàng trăm máy bay chiến đấu mới. Cùng với đó là sự xuất hiện của máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20, tàu sân bay Thi Lang sắp được đưa vào thử nghiệm.

Hiện tại không quân Đài Loan có 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, 56 chiếc Mirage-2000, 146 chiếc F-16A/B, khoảng 60 chiếc F-5E/F số máy bay F-5 này buộc lòng phải nghỉ hưu trong khoảng 1 thập kỷ tới.

Mặc dù Đài Loan đã tiến hành nâng cấp 71 máy bay trong tổng số 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, nâng cấp một số máy bay tiêm kích Mirage-2000. Nếu Đài Loan không thể có được F-16C/D họ sẽ tiếp tục nâng cấp 55 chiếc IDF còn lại. Tuy nhiên điều này sẽ không thể lấp đầy khoảng cách đối với Không quân Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích chính trị nhận định rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ chọn giải pháp nâng cấp 146 chiếc F-16A/B hiện tại của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn, thậm chí là lên tới Block-52 Plus, gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay của F-16.

Điều đó sẽ phần nào trung hòa lợi ích giữa đôi bên, duy trì được mối quan hệ quân sự tốt đẹp với Trung Quốc Mỹ sẽ có thêm nhiều thời gian để củng cố những toan tính của mình tại châu Á-Thái Bình Dương.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang