Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

>> 3 tên lửa siêu thanh hiện đại nhất của Không quân Mỹ


Không quân Mỹ đang phát triển các loại tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công bất kỳ một mục tiêu nào trên thế giới chỉ trong vòng vài phút.

Tên lửa siêu thanh X-51A Waverider

Ngày 25/10/2010, không quân Mỹ đã phóng thành công tên lửa siêu thanh với tên gọi X-51A Waverider từ máy bay ném bom B-52 sau khi máy bay này cất cánh từ căn cứ không quân Edwards, bang California.

Tên lửa siêu âm thế hệ mới được đẩy bằng động cơ đẩy siêu âm, lao đi hơn 3 phút với tốc độ đạt khoảng 6.438 km/h, gấp 6 lần tốc độ âm thanh trước kgi rơi xuống Thái Bình Dương.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Theo tuần báo Telegrap (Anh) dẫn lời ông Charlie Brink –người quản lý chương trình X-51A ở căn cứ không quân Wright – Patterson thuộc bang Ohio (Mỹ). “Phóng thử thành công tên lửa siêu âm X-51A Waverider giống như là bước nhảy vọt từ máy bay cánh quạt sang máy bay phản lực sau Thế chiến thứ II”

Tên lửa siêu thanh Falcon HTV-2

Vụ phóng thử Falcon HTV-2 đầu tiên đã được không quân Mỹ tiến hành vào ngày 20-4-2010. Trong lần phóng thử nghiệm này, HTV-2 đã đạt tốc độ bay tới Mach 20. Tuy nhiên, quá trình điều khiển tên lửa sau đó đã bị gián đoạn do trung tâm chỉ huy không kết nối được với đạn tên lửa thử nghiệm.
http://nghiadx.blogspot.com


Lần thứ 2, vào tháng 8 năm nay, Falcon HTV-2 được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California, thực hiện chuyến bay dài 7.600 km trong vòng 30 phút và rơi xuống khu vực Kwajalein Atoll.

Hãng Lockheed Martin đã bắt tay vào phát triển HTV-2 từ năm 2003. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án này đang là phần trong khái niệm hoạt động tấn công chính xác trên phạm vi toàn cầu của Lầu Năm góc.

Khái niệm này cho phép quân đội Mỹ có thể tấn công chính xác bất kỳ vị trí nào trên trái đất chỉ trong vòng 60 phút.

Tên lửa siêu thanh AHW

AHW được phóng từ một căn cứ quân sự ở Hawaii đã đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách đó 3.700km chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ. Nó đã đạt tốc độ siêu thanh trước khi tấn công mục tiêu trên đảo san hô vòng Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall.
http://nghiadx.blogspot.com


AHW thuộc sự quản lí theo chương trình (CPGS) của quân đội Mỹ với mục đích phát triển hệ thống vũ khí điều khiển từ xa có độ chính xác cao và đến mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới trong vòng một giờ, cũng giống như một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể làm với một đầu đạn tên lửa hạt nhân.

Tên lửa AHW là một trong hàng loạt phương án mà Lầu Năm Góc đang cân nhắc để cho phép chế tạo một vũ khí thông thường có thể “tấn công toàn cầu tức thì” và đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua các quốc gia thù địch.


Mỹ phát triển các tên lửa siêu âm với nhiều mục đích khác nhau: Tiêu diệt các phần tử khủng bố, tiêu diệt các mục tiêu kiên cố của đối phương, các hệ thống phòng thủ tên lửa, đánh chặn có hiệu quả tên lửa đạn đạo của đối phương và tiêu diệt các phương tiện tấn công siêu âm.

Với X-51A Waverider, Falcon HTV-2 và AHW thì bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào, các mục tiêu trên thế giới đều có thể nằm trong tầm ngắm của người Mỹ. Và nếu như Mỹ sử dụng các loại tên lửa siêu thanh này cho mục đích chiến tranh thì sẽ không có loại vũ khí nào có khả năng “bắn hạ” chúng. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự trên thế giới tin rằng, hiện tại chỉ có Nga mới đủ sức làm được điều đó.

Hiện nay vẫn chưa có thông tin gì về việc Nga đã sở hữu vũ khí mặt đất có khả năng tiêu diệt vũ khí siêu thanh, song cũng có nhiều thông tin cho rằng, hệ thống phòng không thế hệ mới nhất S-500 của Nga có khả năng tiêu diệt được vũ khí siêu thanh của Mỹ.

Ngoài ra, mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố rằng hệ thống phòng không-vũ trụ Nga (ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

>> Không quân Mỹ không đủ khả năng tấn công Trung Quốc?


Không quân Mỹ hiện có 134 máy bay ném bom gồm B-1S, B-2S và B-52S… nhưng vẫn chưa đủ để tấn công các mục tiêu của Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-1 của Mỹ

Chuyên gia Mỹ cho rằng, vấn đề then chốt mà Mỹ coi khu vực châu Á-Thái Bình Dương là đầu mối chiến lược quan trọng là ở sức chiến đấu của Không quân Mỹ, nhưng cùng với việc xuất hiện những vấn đề như số lượng máy bay ném bom của Quân đội Mỹ giảm xuống, phạm vi tấn công và khả năng tải đạn của máy bay chiến đấu không đầy đủ, thì chiến lược này sẽ đối mặt với khó khăn. Chuyên gia Mỹ đề nghị, Mỹ cần tăng cường đầu tư cho máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Ngày 23/3, Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (Central News Agency) dẫn bài viết của chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ Mackenzie Exzellen tại “Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp” Mỹ cho rằng, Chính phủ Barack Obama đã tuyên bố khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mới trong công tác quốc phòng của Mỹ, nhưng chuyên gia này cho biết, sự chuyển hướng chính sách của Chính phủ Obama không thể chỉ là lời nói, mà cần phải gia tăng đầu tư cho khả năng quân sự, mới có thể bảo đảm lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Exzellen cho biết, khi quân Mỹ phát động các chiến dịch quân sự ở Tây Thái Bình Dương, quy mô sức chiến đấu của không quân tương đối quan trọng.

Exzellen đã lấy các vấn đề như tiến hành tấn công đường dài, chọc thủng hệ thống phòng không của đối phương và máy bay ném bom B-52 thực hiện nhiệm vụ ở sâu trong lãnh thổ đối phương… để làm ví dụ, cho rằng, trong Chiến tranh Việt Nam,

Mỹ sở hữu tới hơn 50 máy bay ném bom B-52S, nhưng hiện nay Không quân Mỹ chỉ có lực lượng máy bay ném bom với 134 chiếc gồm B-1S, B-2S và B-52S, tuổi đời của những máy bay này đã 20 năm, thậm chí lâu hơn, sẽ không có gì thay thế khi bị tổn thất trong chiến đấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-2S Mỹ


Ngoài ra, Exzellen cho rằng, những năm gần đây Mỹ mất đi 15 máy bay ném bom B-52S, phòng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn,

tuy rằng máy bay chiến đấu của Mỹ có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng những máy bay chiến đấu này vẫn thiếu phạm vi tác chiến hiệu quả và khả năng tải đạn đủ để thâm nhập tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Về tương lai quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Exzellen đề nghị, Chính phủ Obama và Quốc hội Mỹ cần đầu tư ổn định cho máy bay ném bom thế hệ tiếp theo, chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35, hiện đại hóa máy bay chiến đấu F-22, máy bay tiếp dầu trên không KC-46, coi điều chỉnh khả năng của Không quân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-52 Mỹ

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

>> Máy bay tàng hình F-117 của Mỹ bị hạ ở Nam Tư thế nào ?


Chiến công bắn hạ máy bay bất khả chiến bại F-117 của Mỹ đã đi vào lịch sử trong chiến dịch chống lại cuộc tấn công của NATO vào Nam Tư năm 1999.

Hoạt động quân sự của NATO chống lại Nam Tư đã đi vào lịch sử. Năm 1999, nhân dân Serbia đã vui mừng trong chiến thắng bởi họ đã hạ gục một máy bay chiến đấu tàng hình F-117 vốn được quảng cáo là một chiếc máy bay bất khả chiến bại của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình F-117 của Mỹ .


Thế nhưng, F-117 bị bắn hạ vào ngày 27/3/1999 bởi Đại tá Zoltan Dani, cựu chỉ huy của đội pháo cao xạ số 3, Lữ đoàn tên lửa số 250 trong quá trình bảo vệ thủ đô Belgrade.

Zoltan Dani đã nghỉ hưu từ năm 2004 và hiện đang quản lý một tiệm bánh nhỏ ở Belgrade.

Ngày 23/3 vừa qua, Đài Tiếng nói nước Nga đã phát sóng chương trình phỏng vấn con người của sự kiện lịch sử này.

Ông kể lại rằng: "Lúc đó khoảng 18 giờ, chúng tôi nhận được lệnh khởi động hệ thống tên lửa. Chúng tôi kiểm tra các chức năng của hệ thống phòng thủ tên lửa và báo cáo rằng đội pháp số 3 đã ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình F-117 của Mỹ


Sau 20 giờ, cuộc không kích của NATO đã bắt đầu. Chúng tôi bật radar theo dõi một mục tiêu. Chúng tôi đã yêu cầu Trung tâm chỉ huy cho phép hành động ngay để tấn công máy bay này. Lúc 20 giờ 42, mục tiêu đã bị phá hủy. Điều đó có nghĩa, chúng tôi chỉ mất 18 giây để làm điều này".

Ông Dani cũng chia sẻ thêm rằng, việc phát phát hiện ra máy bay chiến đấu tàng hình đều nhờ vào bộ radar P18 do Liên Xô sản xuất. Nó có khả năng theo dõi bất kỳ máy bay chiến đấu nào mà không phân biệt cấu hình, hình thức của máy bay.

"Radar bắt đầu có tín hiệu, chúng tôi phát hiện ra một mục tiêu ở khoảng cách 15 km. Những người đã phát hiện có một cái gì đó xuất hiện rất rõ trên màn hình. Dani đã nhanh chóng ra lệnh phóng tên lửa phá hủy mục tiêu" - Dani cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình F-117 của Mỹ .


Chiến công của đơn vị Dani có được một phần là nhờ vào hệ thống tên lửa phòng không S-125Neva tưởng như đã cũ kỹ được sản xuất từ thời Liên Xô.

"Tất nhiên, ngày nay Nga đã có hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến hơn, nhưng tôi tiến hành từ giả định rằng màu sắc của một con mèo không nói lên khả năng bắt chuột của nó. Vào thời điểm đó, S-125Neva được đánh giá là một hệ thống tiên tiến, và chúng tôi không có hệ thống nào khác để chống lại các cuộc không kích của NATO" – Dani cho hay.

Cũng theo ông, một bộ phim tài liệu mang tên "The Second Meeting" dự kiến sẽ được công chiếu trước cuối năm nay.

Ông đã không trực tiếp trả lời câu hỏi của Đài Tiếng nói nước Nga về việc đã kết bạn với người phi công của chiếc F-117 bị bắn hạ.

Nhưng vị cựu chỉ huy này cho biết: "Chúng tôi đã dành ra 4 năm trời để gặp gỡ - một cơ hội tốt để xây dựng bầu không khí tích cực và đã giúp chúng tôi kết nối liên lạc với nhau. Dự án của chúng tôi nhằm mục đích hướng về tầm quan trọng của một thế giới hòa bình và các giá trị gia đình".

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

>> Máy bay kiểu mới của Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc


Máy bay ném bom kiểu mới của Mỹ có thể mang theo UAV, tên lửa tầm xa, siêu tàng hình, đột nhập không phận đối phương hàng nghìn km mà không cần tiếp dầu…



http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ (mạng báo chí Trung Quốc).
Với sự ra đời của chiến lược quân sự mới, để thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, các loại vũ khí quan trọng đã dần dần lộ diện.

Có một điểm rất đáng chú ý trong ngân sách chi tiêu quân sự năm 2013 đó là sẽ chi một nguồn vốn lớn cho nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom thế hệ tiếp theo.

Rất nhiều thông tin cho thấy, máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển máy bay ném bom: phá vỡ vai trò “nặng đòn” truyền thống, kiêm thêm chức năng “sát thủ điện từ”.

Máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ

Công ty Northrop Grumman Mỹ phác thảo ý tưởng máy bay ném bom thế hệ mới.

“Ra đòn nặng” kiêm “sát thủ điện từ”, đơn giá sẽ không thấp hơn 550 triệu USD.

Đầu năm 2009, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng hủy bỏ kinh phí phát triển máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Không quân Mỹ.

Tháng 6/2010, Phó Tham mưu trưởng phụ trách tác chiến, kế hoạch và nhu cầu của Không quân Mỹ, Trung tướng Philip M. Breedlove tuyên bố: máy bay ném bom thế hệ tiếp theo đã chết.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ (mạng báo chí Trung Quốc).


Tuy nhiên, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo tuyệt đối không phải là một truyền thuyết đối với Mỹ. Máy bay ném bom có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chiến lược hợp nhất ba lực lượng hạt nhân (tam vị nhất thể) của Mỹ.

Trong một khoảng thời gian, máy bay ném bom là phương tiện tấn công hạt nhân duy nhất, tên lửa xuyên lục địa và tên lửa phóng từ tàu ngầm đều là việc của sau này.

Nhưng rõ ràng, lực lượng máy bay ném bom của Mỹ đã tương đối lỗi thời. B-52 đã bay trên bầu trời thế giới hơn 50 năm, B-1 đã bay gần 40 năm, B-2 cũng đã bay hơn 20 năm.

Với tư cách là sự thay thế cho máy bay ném bom chiến đấu F-15E quan trọng nhất của Không quân Mỹ hiện đại, khoang đạn trong máy bay F-22 quá nhỏ, không thể trở thành một máy bay ném bom chiến đấu.

Máy bay F-35 có khoang đạn bên trong ưu hóa tấn công đối đất, tải trọng, thời gian bay trên không, hành trình, khả năng tác chiến điện tử tự vệ của nó vẫn bị hạn chế bởi không gian bên trong máy bay.

Không quân Mỹ cần máy bay ném bom thế hệ tiếp theo

Trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn lời Bộ trưởng Không quân Mỹ Michael Donley cho biết: “Không quân đang thực hiện chương trình máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã kết luận về chỉ tiêu tính năng và giá thành nghiên cứu phát triển, sản xuất loại máy bay ném bom này, đồng thời có kế hoạch bắt đầu bàn giao sau năm 2020.

Căn cứ vào kế hoạch sơ bộ, Không quân sẽ trang bị 80-100 máy bay ném bom kiểu mới”.

Đồng thời, Tham mưu trưởng Không quân Norton Schwarz cho biết: “Để rút ngắn chu kỳ nghiên cứu phát triển, máy bay ném bom kiểu mới sẽ sử dụng nhiều công nghệ hiện có”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của quân đội Mỹ


Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, hai nhà lãnh đạo quân đội đều từ chối nói rõ yêu cầu tính năng do quân đội đưa ra đối với máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới. Sự giấu giếm này thu hút sự quan tâm rất lớn của báo giới.

Mạng trực tuyến Mỹ suy đoán rằng, động thái này của Không quân chắc là không muốn để những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng như Trung Quốc hoặc Nga biết được máy bay ném bom này tiên tiến thế nào, có những tính năng mới nào.

Nhưng, trang mạng này còn nắm được nhiều thông tin hơn từ những nguồn tin từ nội bộ Không quân Mỹ. Được biết, máy bay ném bom kiểu mới có thể mang theo máy bay không người lái và tên lửa tầm xa, đồng thời trang bị thiết bị cảm biến và hệ thống thông tin hiện đại.

Nó có tính năng tàng hình siêu mạnh, không cần tiếp dầu trên không vẫn có thể đột nhập không phận đối phương hàng nghìn km và quay trở về căn cứ.

Rất nhiều thông tin cho biết, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển máy bay ném bom: Đột phá vai trò “ra đòn nặng” truyền thống, kiêm thêm chức năng “sát thủ điện từ”.

Do không còn nhấn mạnh khả năng tấn công trực tiếp, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo có thể giảm kích thước, chỉ cần kích thước như máy bay ném bom hạng trung là có thể được.

Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí phát triển và triển khai, có lợi cho việc khôi phục quy mô lực lượng máy bay ném bom. Điều này có thể là điểm mấu chốt của máy bay ném bom thế hệ tiếp theo khác với B-2.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ có lượng tải đạn là 18 tấn, hành trình khoảng 10.000 km.


Ngoài ra, ăng-ten khổng lồ và công suất điện từ mạnh của máy bay ném bom thế hệ tiếp theo rất thích hợp dùng cho tác chiến điện tử.

Ăng-ten khổng lồ không chỉ thích hợp với nghe trộm, định hướng, mà còn có thể dùng để áp chế điện từ, hiệu quả còn tốt hơn hệ thống chuyên dụng ăng-ten nhỏ.

Khả năng tác chiến điện tử như vậy có thể áp chế toàn diện radar phòng không và trên máy bay, tên lửa không đối không và tên lửa phòng không của đối phương, tích hợp có hiệu quả giữa tác chiến điện tử tự vệ và tác chiến điện tử mang tính tấn công.

Thêm một điều nữa là, ở đây còn có thể bao gồm vũ khí vi ba (sóng cực ngắn), trực tiếp tiêu diệt hệ thống điện tử và radar của đối phương.

Khả năng viễn tưởng hơn là dùng cường lực năng lượng điện từ định hướng mạnh “tiêm” thông tin vào các nút (node) yếu của hệ thống mạng đối phương, gây nhiễu loạn thậm chí làm tê liệt hệ thống chỉ huy tự động hóa (C4ISR) của đối phương, hoặc làm tê liệt các công trình dân dụng quan trọng như mạng điện, đường sắt, nhà máy nước, nhà máy lọc dầu, kiểm soát giao thông đô thị.

Tính năng tuyệt vời thì giá cả sẽ cao. Được biết, Không quân Mỹ chỉ riêng năm 2013 đã bỏ ra 4 tỷ USD kinh phí nghiên cứu chế tạo loại máy bay này; trong 5 năm tới sẽ còn tiếp tục bỏ thêm hàng tỷ USD “ngân sách đen”. Đơn giá cuối cùng của máy bay sẽ không thấp hơn 550 triệu USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ.


Vũ khí tác chiến quan trọng thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”

Trong bối cảnh cắt giảm ngân sách quốc phòng, Mỹ còn muốn bỏ ra kinh phí khổng lồ cho nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, trên thực tế có liên quan tới tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân” được đưa ra trong mấy năm gần đây và chiến lược quân sự mới vừa được công bố.

Đầu tháng 2/2012, Bộ trưởng Không quân Mỹ Michael Donley từng tuyên bố, mặc dù căn cứ vào yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng, Không quân sẽ cắt giảm gần 10.000 quân và 286 máy bay trong năm tài khóa 2013, bắt đầu từ tháng 10/2012.

Nhưng, việc làm này phải bảo đảm được cho sức chiến đấu cốt lõi không bị ảnh hưởng, trong khi đó lực lượng máy bay ném bom hiện có là một bộ phận quan trọng trong khả năng chiến đấu cốt lõi của Không quân Mỹ.

Chính trên cơ sở đó, xu thế giảm ngân sách của lực lượng máy bay ném bom tầm xa đã kéo dài 20 năm qua, đã được ngăn chặn trong năm nay, kinh phí nghiên cứu phát triển máy bay ném bom thế hệ mới sẽ được đảm bảo đầy đủ.

Lực lượng máy bay ném bom tầm xa gồm B-2A, B-1B và B-52 cũng là lực lượng chủ chính của Trung tâm Chỉ huy Tấn công Toàn cầu – Không quân Mỹ (GSC), được thành lập tháng 1/2009.

GSC phụ trách quản lý thống nhất, huấn luyện và chỉ huy lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược của Không quân Mỹ. Một học giả Mỹ cho rằng, dự tính ban đầu trong việc thành lập tổ chức này chính là bảo đảm cho Mỹ có khả năng “tiêu diệt một lần tất cả lực lượng hạt nhân tầm xa của Nga hoặc Trung Quốc”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom siêu âm XB-70 từng được Mỹ nghiên cứu chế tạo nhưng đã từ bỏ do quá phức tạp.


Có phân tích cho rằng, sau khi chiến lược quân sự mới “quay trở lại châu Á” của Mỹ ra đời vào tháng 1/2012, Quân đội Mỹ đã đẩy nhanh rõ rệt việc điều chỉnh và bố trí lực lượng nhằm thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, mục đích trực tiếp của động thái này là áp chế sự phát triển khả năng quân sự “đối kháng khu vực” và “chống can dự” của Trung Quốc.

Với tư cách là một loại phương tiện tác chiến quan trọng thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, sau khi đưa vào biên chế, máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ chắc chắn sẽ giống như máy bay ném bom B-2A, B-52 được triển khai luân phiên ở căn cứ không quân Anderson-Guam, khi đó tác dụng răn đe, uy hiếp quân sự của Không quân Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục được tăng cường.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay ném bom tàng hình PAK-DA của Nga.

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

>> Tiêm kích Su-35S vô đối ???


Trong trận không chiến mô phỏng giả định vào năm 2018 giữa 240 F-35, 240 F-22 và 240 F/A-18E/F với 240 Su-35S, chỉ có 30 F-35 và 139 F-22 sống sót, còn toàn bộ F/A-18E/F tiêu tùng.



http://nghiadx.blogspot.com


Ủy ban liên hợp về đối ngoại, vũ khí và thương mại JSCFADT của Australia đã tiến hành cuộc họp nhằm đánh giá sự cần thiết phải mua tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ cho Không quân Australia. Theo The Canberra Times, tại cuộc họp các đại diện của Trung tâm phân tích Air Power Australia và công ty RepSim chuyên sản xuất thiết bị mô phỏng đã tuyên bố rằng, Mỹ và Australia đang phát triển “một máy bay sai lầm”, không nên mua sắm.

Theo những quan chức phát biểu, chương trình chế tạo F-35 là thất bại, còn máy bay đang được chế tạo không đáp ứng các tính năng nêu ra. Ngoài ra, các chuyên gia Australia cho rằng, sai lầm chính của các chuyên gia Mỹ là ý đồ phát triển trên cơ sở F-35 3 loại tiêm kích: loại cất cánh thông thường, loại cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, và loại trên hạm. Ngoài ra, các đại diện của Air Power Australia và RepSim còn nói rằng, còn lâu mới chương trình F-35 mới kết thúc trong khi máy bay này đang gặp nhiều khó khăn.

RepSim trong quá trình báo cáo, còn đệ trình kết quả mô phỏng trận không chiến giữa 240 tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S “đã diễn ra” gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018. Theo tính toán của RepSim, trong trận không chiến mô phỏng này chỉ có 30 F-35 sống sót. Họ cũng đã mô phỏng trận đánh giữa 240 chiếc F-22 Raptor và Su-35S, và giữa F/A-18E/F Super Hornet và Su-35S. Trong trận đối đầu F-22 và Su-35S, có 139 F-22 còn lành lặn, trong trận thứ hai, toàn bộ các máy bay Super Hornet đi đời.

Những người phát biểu tại cuộc họp đã yêu cầu chính phủ Australia từ bỏ kế hoạch mua sắm F-35 và bắt đầu gây áp lực để chính phủ Mỹ cho phép bán F-22 cho Không quân Australia. Hiện nay, luật Mỹ cấm xuất khẩu F-22 để chống sao chép các công nghệ chủ chốt.

Chính phủ Australia từ tháng 11.2011 đang xem xét lại chương trình mua sắm F-35. Trong quá trình xem xét lại, sẽ phân tích chương trình phát triển F-35 trên cơ sở thông tin về quá trình thử nghiệm, những khó khăn trong thiết kế và giá cả. Trên cơ sở đó, dự định đưa ra quyết định về việc hoãn mua máy bay.

Australia đã công bố ý định mua 100 F-35, nhưng hiện chỉ quyết định mua 14 chiếc và dự định ký hợp đồng trong năm 2012.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

>> F-16 và các biến thể


>> Su-30 và các biến thể
>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực

Chúng ta đã nghe nói nhiều về các tên gọi như F-16A/B, F-16C/D, vậy cách gọi tên này có ý nghĩa như thế nào.


F-16 Fighting Falcon là tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ thành công, được sản xuất và xuất khẩu nhiều nhất của Mỹ. Chính vì được xuất khẩu rộng rãi nên F-16 có rất nhiều biến thể khác nhau.

F-16 là tiêm kích một động cơ, có buồng lái "bong bóng nổi" phép phi công quan sát rất tốt. F-16 tỏ ra cực kỳ xuất sắc trong các tình huống không chiến tầm gần.

F-16 được sản xuất và xuất khẩu với rất nhiều block khác nhau, mỗi block lại có những nâng cấp và cải tiến riêng cho từng quốc gia. Điều đó khiến năng lực của các biến thể F-16 có sự khác biệt rất lớn. Các biến thể của "gia đình" F-16 rất khó phân biệt qua vẻ bên ngoài.

Trong cách đặt tên cho các biến thể máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, A/B thường được chỉ định là các biến thể sản xuất đời đầu với A là biến thể một chỗ ngồi, B là biến thể 2 chỗ ngồi. Các biến thể hiện đại hóa thường được chỉ định là C/D hoặc E/F, trong đó C, E là biến thể một chỗ ngồi và D, F là biến thể hai chỗ ngồi.




http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể một chỗ ngồi F-16A.


F-16A/B

Đây là biến thể được sản xuất đầu tiên của F-16 nên tồn tại khá nhiều bất ổn.

Máy bay được trang bị hệ thống fly-by-wire nhưng không có đường kết nối cơ khí nào giữa cánh nâng bên ngoài và cần lái. Cần điều khiển ở biến thể này không di chuyển được, thay vào đó hệ thống máy tính sẽ căn cứ vào áp lực mà phi công tác động lên cần điều khiển để điều khiển bay.

Thiết kế khí động học của F-16 hơi bất ổn định nhưng bù lại máy bay có khả năng thao diễn rất cao và nó được trang bị máy tính điều khiển để nâng cao khả năng bay.

Biến thể F-16A/B chỉ được trang bị máy tính điều khiển analogue, radar xung Doppler AN/APG-66 có phạm vi hoạt động tối đa 150km, động cơ tuabin cánh quạt Pratt Whitney F100-PW-200 cung cấp lực đẩy thô 64,9kN, và lên đến 106kN có đốt nhiên liệu lần 2.

http://nghiadx.blogspot.com
Các biến thể của gia đình F-16 rất khó để phân biệt qua vẻ bên ngoài.


F-16A/B được sản xuất với các block 1/5/10 với không nhiều sự khác biệt ngoại trừ thanh điều khiển HOSTA. So với biến thể trước đó, thanh điều khiển có thể di chuyển được khoảng 6mm theo mọi hướng.

F-16A/B Block-15 là biến thể có sự thay đổi lớn đầu tiên của F-16 với cánh ổn định ngang lớn hơn, radar AN/APG-66 được nâng cấp, tải trọng vũ khí lớn hơn với 2 điểm treo tại cửa hút khí của động cơ.

Đây cũng là biến thể được sản xuất nhiều nhất của F-16 với 983 chiếc đã được chế tạo. Chiếc cuối cùng của biến thể này được xuất khẩu sang Thái Lan năm 1996. F-16A/B được sản xuất thêm 2 biến thể nữa là block-15OCU và block-20. Trong đó block-20 được chế tạo cho Không quân Đài Loan.

F-16C/D

Đây là biến thể hiện đại hóa sâu rộng của F-16, trang bị máy tính điều khiển số, phần mềm fly-by-wire cải tiến. F-16C/D cũng được sản xuất với rất nhiều block khác nhau, sự khác biệt giữa các block này không thể nhận biết từ bên ngoài.

F-16C/D block-25, chính thức phục vụ trong Không quân Mỹ từ tháng 9/1984, trang bị radar AN/APG-68 với khả năng tấn công chính xác vào ban đêm, tầm hoạt động lên đến 296km. Máy bay sử dụng động cơ Pratt Whitney F100-PW-200E với phần mềm điều khiển số.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể F-16C block 52 plus của Không quân Ba Lan.


F-16C/D block-30 sử dụng động cơ F110 của GE, còn block-32 sử dụng động cơ của Pratt Whitney.

Điểm khác biệt so với block trước là khả năng mang tên lửa chống radar AGM-45 Shrike và AGM-88 Harm. Máy bay còn được bổ sung hệ thống hoa tiêu quán tính mới, hệ thống định vị toàn cầu GPS cho phép sử dụng bom thông minh JDAM.

Biến thể này còn được bổ sung thêm hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn ngoài LITENING, 736 chiếc đã được sản xuất và xuất khẩu cho 6 quốc gia khác nhau.

F-16C/D block-40/42 (hay còn gọi là F-16CG/DG), bắt đầu đi vào sử dụng từ năm 1988. Đây là biến thể được trang bị khả năng tấn công bất kể ngày đêm, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu LANTIRN, được đặt biệt danh là Night Falcon.

Biến thể này còn được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công AN/AVS-6 (ANVIS), hệ thống này cho phép tấn công chính xác vào ban đêm.

F-16C/D block 50/52 (hay F-16CJ/DJ), chính thức đi vào phục vụ từ năm 1991, được trang bị các công nghệ điện tử hàng không rất hiện đại, hệ thống dẫn hướng quán tính mới, hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Máy bay được trang bị các vũ khí tiên tiến như tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW… Trong biến thể này, block-50 sử dụng động cơ F110-GE-129, block-52 sử dụng động cơ F100-PW-229.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể hai chỗ ngồi F-16D.


F-16C/D block 50/52 plus (hay F-16U) là biến thể được chế tạo cho Không quân Ba Lan, được trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại, bao gồm cả hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50 và là niềm mơ ước bất thành bấy lâu nay của Đài Loan. Đây được coi là biến thể mạnh nhất trong "gia đình "F-16.

Không quân Singapore cũng đã đặt hàng biến thể hai chỗ ngồi của block 52 plus, theo nhiều thông tin chưa được xác nhận những chiếc F-16 mới của Không Singapore rất giống với biến thể F-16I của Israel. Biến thể này có cùng kiểu bố trí angten, các hệ thống cảm biến và buồng lái.

Những chiếc máy bay này được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công DASH-3, thùng dầu phụ 600 gallon. F-16 D plus của Singapore có khả năng mang các loại vũ khí hiện đại cho nhiệm vụ tầm xa. Những chiếc F-16D plus của Singapore được đánh giá hiện đại nhất châu Á.

F-16I là một cải tiến của block 50/52 dành cho Không quân Israel, biến thể này có sự khác biệt về hệ thống điện tử nhiều nhất so với các biến thể khác với 50% hệ thống điện tử của Israel.

Israel muốn tạo ra những chiếc F-16 không giống bất kỳ quốc gia nào khác, cho phép thực hiện các cuộc diễn tập độc lập với hệ thống chỉ huy mặt đất. Biến thể này sử dụng động cơ F100-PW-229.

Đặc điểm dễ nhận biết của biến thể F-16I là thùng nhiên liệu phụ gắn trong thân phía trên cánh chính cho phép tăng phạm vi hoạt động mà không ảnh hưởng đến khả năng thao diễn của máy bay. F-16I được trang bị radar khẩu độ tổng hợp AN/APG-68-V9, radar này có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Hệ thống mũ bay phi công tích hợp do Israel chế tạo. F-16E/F block-60, đây là biến thể sản xuất riêng cho Không quân UAE, được trang bị radar mạng pha quét điện tử chủ động AN/AGP-80. F-16E/F có khả năng mang tất cả các vũ khí của gói nâng cấp F-16C/D block 50/52 plus.

Hiện tại, F-16 không còn sản xuất cho Không quân Mỹ nhưng được chế tạo để xuất khẩu. Gói nâng cấp tiếp theo là F-16IN được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5. Đây là biến thể hứa hẹn nhiều thành công trên thị trường xuất khẩu.

(Tổng hợp Internet)

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

>> Tại sao Nga 'né' chương trình FX-III ở Hàn Quốc


Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga rời bỏ cuộc đua trong thương vụ đấu thầu 7,26 tỷ USD ở Hàn Quốc để tránh rò rỉ công nghệ mật.

Ngay sau khi PAK FA từ bỏ cuộc đua ở Hàn Quốc, nhiều chuyên gia đã không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc tại sao chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Nga lại bỏ gói thầu béo bở này. Mới đây, các chuyên gia quân sự Nga đã chính thức tiết lộ lý do.

Tờ Arms-expo dẫn bình luận của các chuyên gia quân sự Nga cho biết, có ba lý do chính để họ quyết định rút máy bay Sukhoi T-50 ra khỏi chương trình đấu thầu của Không quân Hàn Quốc.

+ Nguyên nhân quan trọng hàng đầu, Nga không muốn chia sẻ các công nghệ phát triển máy bay bí mật của họ với các nước đồng minh của Mỹ, cụ thể là Hàn Quốc.

+ PAK FA T-50 không hy vọng sẽ giành chiến thắng trước đối thủ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Mỹ, vì đây là "thị trường truyền thống" của Mỹ.

+ Nga chưa muốn sản xuất máy bay Su-T-50 với số lượng lớn.

Ông Alexander Konovalov, chuyên gia phân tích chiến lược về chính trị và quân sự, viện Nghiên Moscow cho biết: "Việc phát triển máy bay Su-T-50 là bí mật và trong khi chúng tôi mới chỉ có 3 nguyên mẫu của máy bay, thậm chí biến thể xuất khẩu còn chưa được tạo ra".

"Ngoài ra, Hàn Quốc lại là một trong những đồng minh thân cận của Mỹ, do đó các máy bay của Nga sẽ không có cơ hội để thắng thầu trước các máy bay của Mỹ", ông Konovalov nói.

Chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA đang trong quá trình phát triển và có nhiều công nghệ mới hứa hẹn như công nghệ tàng hình Plasma và tàng hình ngụy trang điện tử.

Bên cạnh đó, Su-T-50 còn có hệ thống máy tính mạnh, có thể xử lý lưu lượng thông tin "khổng lồ", hệ thống radar tiên tiến và công nghệ động cơ mới giúp máy bay bay hành trình ở tốc độ siêu âm…

Tất cả những công nghệ này được liệt vào hàng “siêu mật” này có thể bị Hàn Quốc khám phá và tiết lộ với đồng minh Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên nhân chính khiến PAK FA T-50 giã từ cuộc đua tại Hàn Quốc đó là sợ mất bí mật công nghệ.


Vị chuyên gia nhấn mạnh thêm, công nghệ tàng hình của Su-T-50 khác so với công nghệ tàng hình trên máy bay F-22 và F-35 của Mỹ, vì thế, không thể để lộ ra ngoài. Cũng theo ông Konovalov, Nga vẫn chưa triển khai xây dựng nhà máy sản xuất máy bay Su-T-50 nào.

Giám đốc Trung tâm Phân tích và buôn bán vũ khí cầu (TSAMTO), ông Igor Korotchenko tin rằng, việc hỗ trợ tài chính trong chương trình FX-III của Hàn Quốc là "không cần thiết". Bởi, "Nga đang chờ đợi cho một hợp đồng cung cấp 250 máy bay thế hệ thứ năm PAK FA cho Không quân Ấn Độ , những kinh nghiệm tham gia đấu thầu tại Hàn Quốc sẽ được áp dụng trong các chương trình đấu thầu máy bay khác".

Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy, gần như Hàn Quốc đã lựa chọn đề xuất máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ). Bằng chứng là, Seoul đã trả 1 triệu USD để Lockheed Martin cung cấp chi tiết các tài liệu hướng dẫn đối với ứng viên F-35.

Trong chương trình này, chúng tôi nghi ngờ, đã có có một quyết định mang tính chính trị giữa Chính phủ hai nước Hàn Quốc - Mỹ về đề xuất máy bay F-35 của Lockheed Martin, dù các chuyên gia vẫn tin rằng, vẫn có một cuộc cạnh tranh công bằng giữa các máy bay chiến đấu Mỹ với đề xuất máy bay Eurofighter Typhoon của EADS.

Nga đã từng tham gia đấu thầu chương trình cung cấp máy bay chiến đấu cho Không quân Hàn Quốc vào năm 2011. Tuy nhiên, đề xuất máy bay Su-35 của họ đã bị loại trước người chiến thắng là F-15 của Mỹ.

Tuy nhiên, Quân đội Hàn Quốc vẫn đang sử dụng các xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga được mua từ trước đó.

Hàn Quốc đang thực hiện giai đoạn thứ ba của chương trình FX để có thể mua cho Không quân của mình dự kiến 60 máy bay chiến đấu mới, có áp dụng công nghệ tàng hình. Chương trình mua máy bay này được chính phủ Hàn Quốc thông qua nhằm tăng cường khẳ năng bảo vệ bầu trời trước mối đe dọa quân sự từ phía Triều Tiên, cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự của các nước láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản.

Trị giá của gói thầu FX-III lên tới 7,26 tỷ USD, và đây cũng sẽ là hợp đồng mua bán vũ khí có qui mô lớn chưa từng thấy của nước này.

Theo những thông tin mới nhất, đề xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ) cũng đang vấp phải những khó khăn đáng kể sau khi cơ quan thu mua quốc phòng Hàn Quốc DAPA đưa ra hai yêu cầu “khó hiểu” là F-35 phải mang được vũ khí bên ngoài và đạt tốc độ bay cực đại Mach 1.6 hoặc lớn hơn.

Tuy có ý phàn nàn đề xuất lạ lùng này, các quan chức Mỹ vẫn khẳng định sẽ thực hiện các yêu cầu này một cách dễ dàng.

Sự kiện năm 1976, khi phi công Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Nhật Bản cùng với chiếc MiG-25P Foxbat-A

Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô, nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio.

Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời. Người Mỹ và đồng minh đã nắm được toàn bộ bí mật trên máy bay MiG-25 hiện đại nhất của Không quân Liên Xô thời kỳ đó.

Kết quả, các chuyên gia Mỹ đã cho ra đời loại máy bay F-15 có bề ngoài không khác mấy so với MiG-25P.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>> Mỹ: Không quân Trung Quốc đang phát triển phòng không tấn công


"Không quân Trung Quốc nhất định phải xây dựng được khả năng chiến lược mà một cường quốc không quân số 1 phải có" - tướng Trung Quốc Lưu Á Châu.


Tờ tạp chí “Không quân” Mỹ tháng 2 đã đăng bài viết của tác giả Richard Halloran có tựa đề “Cách mạng của Không quân Trung Quốc”. Tác giả cho rằng: “Thời đại trang bị lạc hậu, huấn luyện không đủ, quan niệm lỗi thời của Không quân Trung Quốc đã qua, không còn quay trở lại nữa”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc


Tháng 1/2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc, đúng vào dịp Trung Quốc cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20.

Robert Gates từng hỏi Chủ tịch Hồ Cầm Đào: “Đây chỉ là sự trùng hợp hay cố tình khoe khoang?”. Hồ Cẩm Đào đáp lời rằng, kế hoạch bay thử đã xác định từ trước, không có liên quan đến chuyến thăm của ông.

Cho dù sự thực như thế nào, sự xuất hiện của J-20 chứng minh rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm xây dựng một lực lượng không quân tương xứng với địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc.

Nhà chiến lược Không quân Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu từng nói, Không quân Trung Quốc nhất định phải xây dựng được khả năng chiến lược mà một cường quốc không quân số 1 phải có.

Công ty Rand (RAND Corporation) từng viết cho Không quân Mỹ một bản báo cáo đánh giá về Không quân Trung Quốc, có tựa đề là “Kinh thiên động địa”. Báo cáo cho biết, Không quân Trung Quốc đang chuyển đổi.

10 năm trước, trang bị chính của Không quân Trung Quốc còn mô phỏng theo thiết kế những năm 1950 của Liên Xô, đào tạo nhân lực không đủ, tư tưởng tác chiến lỗi thời.

Nhưng hiện nay, Không quân Trung Quốc đang trở thành một lực lượng không quân hiện đại hướng tới thế kỷ 21. Với việc tăng cường vị thế của không quân, thậm chí có thể làm lung lay vị thể “anh cả” của Lục quân trong Quân đội Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc


Không quân Trung Quốc mới được thành lập sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đồng thời đã trải qua thách thức thực tế chiến đấu trong Chiến tranh Triều Tiên.

Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Trung Quốc đã mô phỏng tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Warsaw (Warsaw Treaty Organization), tiến hành huấn luyện, mỗi năm phi công bay 120 giờ, chỉ bằng một nửa phi công của Không quân Mỹ.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, sức mạnh của Không quân Mỹ đã làm chấn động Không quân Trung Quốc.

Lưu Á Châu đã đưa ra một sự so sánh hình tượng là, nó giống như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, mặc dù đây là niềm tự hào dân tộc, nhưng cuối cùng nó lại không thể ngăn chặn được sự xâm lược của dân tộc du mục phương Bắc.

Sau đó, Không quân Trung Quốc bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô, chuyển sang học tập Mỹ. Các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc chuyển đổi Không quân Trung Quốc từ một quân chủng hỗ trợ chi viện cho lực lượng mặt đất, sang một quân chủng chiến lược.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của Không quân Trung Quốc


Không quân Trung Quốc bắt đầu tin vào lý luận quyền kiểm soát trên không của Giulio Douhet. Tác giả cho rằng, Không quân Trung Quốc có ba nhiệm vụ cốt lõi: bảo vệ vùng trời, làm công tác chuẩn bị cho tấn công Đài Loan, điều binh tới biển Đông và Thái Bình Dương.

Về trang bị, trước đây Không quân Trung Quốc phụ thuộc vào trang bị của Liên Xô, sản xuất máy bay Liên Xô theo giấy phép, sau đó đo vẽ bản đồ đảo ngược, tiến hành phỏng chế.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tầm trung H-6 của Không quân Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc


Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, nước Nga nghèo đã bán máy bay chiến đấu tiên tiến Su-27 cho Trung Quốc. Trong 15 năm sau, Nga trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc. Báo cáo của Công ty Rand cho biết, Trung Quốc hiện đã trang bị hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại, đồng thời đang tiếp tục sản xuất.

Trong số đó có Su-27, Su-30 và máy bay chiến đấu J-10 tự nghiên cứu chế tạo, có tính năng tương đương với F-16 của Mỹ.

Rất nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đều có thể mang theo tên lửa không đối không vượt tầm nhìn và vũ khí dẫn đường chính xác.

Máy bay ném bom tầm trung H-6 đã có thể phóng tên lửa hành trình.

Đồng thời, Không quân Trung Quốc còn mua lượng lớn tên lửa đất đối không S-300 của Nga và đang tự sản xuất tên lửa HQ-9 có tính năng tương đương.

Công ty Rand cho rằng, khả năng của Không quân Trung Quốc đã “bắt đầu tiếp cận Không quân Mỹ”.

Ngoài ra, Không quân Trung Quốc đang phát triển chiến lược mà Không quân Mỹ gọi là “chống can dự và phong tỏa khu vực”.

Phòng không khu vực trọng yếu bắt đầu nhường chỗ cho phòng không cơ động và phát triển phòng không mang tính tấn công.

Báo báo cáo của Công ty Rand cho biết: “Tích cực tổ chức tác chiến phản kích các loại quy mô, quấy nhiễu và tiêu hao kẻ thù,
phá vỡ kế hoạch và thế tấn công của đối phương, từng bước làm cho kẻ thù rơi vào bị động, đồng thời cuối cùng giành được quyền chủ động trên chiến trường”.

Không quân Trung Quốc còn đang quan tâm tới chiến tranh thông tin và và tác chiến hợp nhất giữa vùng trời với không gian vũ trụ.

Hiện nay, thời gian đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc đã tăng lên đến 200 giờ mỗi năm, gần với tiêu chuẩn của phi công Không quân Mỹ.

(Dẫn nguồn : Báo giáo dục)

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

>> Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom tàng hình để đối phó Trung Quốc


Vào giữa thập niên 20 tới, Mỹ có khả năng sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới được trang bị vũ khí laser hiện đại.

Ngày 6/1, tạp chí “Tuần san Hàng không” Mỹ có bài viết cho rằng, gần đây chiến lược quân sự mới của Mỹ cùng với việc đang tiến hành điều chỉnh trọng điểm chi tiêu quốc phòng, sẽ đẩy nhanh phát triển máy bay ném bom tàng hình kiểu mới từng bị đình trệ trước đây, gia tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển máy bay do thám kiểu mới. Điều này sẽ làm cho công nghiệp hàng không Mỹ được lợi rất nhiều.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình B-2 hiện nay của quân đội Mỹ


Được biết, Quốc hội Mỹ đã đồng ý cắt giảm 487 tỷ USD ngân sách chi tiêu quân sự trong 10 năm tới, hơn nữa nếu mức độ cắt giảm nợ công Liên bang vào tháng 1/2013 không đủ 1.200 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục cắt giảm 600 tỷ USD.

Điều đã xác định là, chi tiêu cho Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ bị cắt giảm, nhưng đầu tư cho lực lượng tác chiến chiến lược tầm xa sẽ được tăng cường, để đáp ứng nhu cầu tác chiến ở các khu vực như Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên. Đối với vấn đề này, Không quân Mỹ sẽ gia tăng mức độ đầu tư cho chương trình máy bay ném bom tàng hình kiểu mới.

Ngay từ đầu năm 2011, Không quân Mỹ đề xuất cần đầu tư 3,7 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển loại máy bay ném bom tàng hình tầm xa kiểu mới này.

Nếu được thúc đẩy thuận lợi, có triển vọng vào giữa thập niên 20 của thế kỷ này, sẽ sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới, mục đích chủ yếu là tăng cường lớn sức mạnh chiến lược cho Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám MC-12W


Các nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, trong tương lai có thể trang bị vũ khí laser hiện đại cho máy bay ném bom kiểu mới này. Có phương tiện truyền thông phỏng đoán, việc phát triển và triển khai loại máy bay ném bom này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.

Mỹ còn tăng cường đầu tư vào máy bay do thám để hỗ trợ cho kế hoạch tác chiến chống bạo loạn và chống du kích. Hiện nay, “Kế hoạch Tự do” của Không quân Mỹ đã bàn giao một lô máy bay do thám MC-12W, nó sẽ phát huy tác dụng lâu dài.

Đồng thời, Lục quân Mỹ cũng có hệ thống do thám trên không tăng cường của mình. Ngân sách quốc phòng được điều chỉnh như thế nào đối với phương án vốn cho lực lượng trinh sát/do thám trên không của Lục quân Mỹ vẫn còn chưa xác định.

Nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta nhấn mạnh, công nghệ không gian dùng cho do thám, máy bay không người lái và hệ thống mạng sẽ đều tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ngân sách quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ


Một nhiệm vụ phát triển quan trọng của Không quân Mỹ chắc chắn là máy bay chiến đấu F-35. Hiện nay vẫn chưa rõ việc phát triển F-35 có bị cắt giảm ngân sách theo sự điều chỉnh mới về chính sách quốc phòng hay không.

Có chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu F-35 sẽ được nghiên cứu phát triển 3 phiên bản, nhưng sản lượng trong 5 năm tới sẽ giảm đi.

Hiện nay, Nhật Bản và Israel đều đang tích cực tìm kiếm mua sắm máy bay chiến đấu F-35, điều này ở mức độ nào đó làm giảm vấn đề dành nguồn vốn ngân sách của Mỹ cho nó.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

>> Iran, máy bay do thám và cuộc chiến tình báo



Tờ Foreign Policy (Mỹ) cho rằng việc mất một chiếc máy bay do thám vào tay Iran không đáng phải làm rùm beng lên như thế. Cũng như chiếc U-2 từng mất ở Liên Xô cách đây 60 năm, tờ báo này bình luận để có được các thông tin tình báo thuộc loại ưu tiên hàng đầu về Iran, Mỹ không tiếc gì chiếc RQ-170 Sentinel, thậm chí cả những chiếc máy bay đời tối tân hơn thế.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc may bay do thám của Mỹ RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran

Đôi khi, tất cả những gì thuộc về các cuộc chiến tình báo lại thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Vào ngày 1/5/1960, một máy bay do thám của Mỹ là U-2 đã bị tên lửa đất đối không SA-2 của Liên Xô hạ gục tại vùng Sverdlovsk. Sứ mệnh của chiếc U-2 (với mật danh là Chiến dịch Gland Slam) là ghi lại hình ảnh các khu vực tên lửa đạn đạo của Liên Xô để lấp khoảng trống thông tin về tên lửa vốn đang gây tranh cãi nảy lửa tại Washington lúc đó.

Mặc dù Grand Slam là máy bay có năng lực thâm nhập sâu thế hệ thứ 24 của Mỹ có mặt trên đất Liên Xô trong suốt 4 năm, và các nhà phân tích của cơ quan tình báo Mỹ là CIA đã được cảnh báo về những cải tiến trong hệ thống rađa phòng không và tên lửa của Liên Xô, cú liều đó của Mỹ cũng đáng đồng tiền bát gạo.

Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Christian Herter đã biện hộ với Tổng thống Dwight Eisenhower để thu hồi lại các máy bay U-2 như sau: "Các mục tiêu tình báo có giá trị còn hơn cả nguy cơ bị tóm".

Phải chăng lịch sử đang lặp lại? Mới đây, đài truyền hình Iran đã phát cảnh hai người đàn ông trong trang phục quân sự đang sờ vào chiếc máy bay cánh cụp mà hãng này cho rằng đó là chiếc máy bay không người lái RQ-170 Sentinel.

Một quan chức Mỹ giấu tên đã nói với "tin tưởng cao độ" rằng chiếc máy bay do thám trong clip đó chính là chiếc Sentinel đã mất tích khi thâm nhập vào lãnh thổ Iran. (Chỉ vài ngày trước đó, một quan chức cấp cao đã tuyên bố: 'Người Iran chỉ có một đống sắt vụn và họ đang cố tìm hiểu những gì mà họ có').

Một số quan chức khác đều đã biết rằng chiếc máy bay do thám đó là dưới sự kiểm soát của CIA trong một sứ mệnh thu thập thông tin tình báo trên đất Iran.

Một điều dễ hiểu là một sự việc xảy ra, cùng với dòng tiêu đề bao gồm các từ khóa như "Iran", "máy bay do thám", và "hạt nhân" lại thu hút sự quan tâm lớn đến thế. Tuy nhiên, với tất cả dung lượng trên máy tính cũng như mực in trên báo giấy nhằm thảo luận về việc hạ chiếc Sentinel, điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cũng như nói lên điều gì đặc biệt.

Cũng đúng như những gì xảy ra năm 1960, cái giá của việc do thám Iran còn lớn hơn nhiều so với việc chương trình này đang bị bại lộ, hoặc chỉ là việc mất một chiếc máy bay không người lái. Và nó cũng là những gì mà người Mỹ đã phải nghĩ đến từ khoản chi 55 tỉ USD vào năm ngoái cho chương trình tình báo quốc gia. Để hiểu tại sao việc hạ chiếc máy bay này lại là một sự việc "thường thôi", cần phải hiểu rõ quy trình hàng ngày của Cộng đồng Tình báo Mỹ (IC).


http://nghiadx.blogspot.com
RQ-170 Sentinel

Đây là cách thức hoạt động của bộ máy. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao đưa ra hướng dẫn nhiệm vụ cho IC thông qua Khuôn khổ các Ưu tiên Thông tin Tình báo (NIPF) - "một cơ chế độc lập để thiết lập các ưu tiên tình báo quốc gia", theo chỉ đạo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI). NIPF phối hợp với ODNI, và cho ra kết quả trong một ma trận các ưu tiên thông tin tình báo của các nhà hoạch định chính sách dựa trên các chủ đề tập hợp từ các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia và các cuộc thảo luận với quan chức nội các.
NIPF được cập nhật 6 tháng một lần và do tổng thống ký phê duyệt. Ma trận này bao gồm khoảng hơn 30 vấn đề lo ngại để thu thập thông tin, xếp theo dải hàng ngang, chạy từ mức A (quan trọng nhất) sang mức C (ít quan trọng nhất) với khoảng 180 quốc gia và các nhóm phi quốc gia liệt kê theo hàng dọc. Cuối cùng, ma trận này được ký hiệu bằng màu dựa trên mức độ ưu tiên hiện thời. Sau khi xếp hạng, ma trận này được chuyển ngữ sang chỉ dẫn đặc biệt từ DNI sang các nhà quản lý cấp cao của IC để định rõ vị trí thu thập thông tin và các nguồn lực phân tích.

Mặc dù NIPF được xếp vào hạng "hạn chế phổ biến", nhưng có lẽ là không còn mục tiêu thông tin tình báo nào có ưu tiên cao hơn chương trình hạt nhân của Iran, các khu vực tên lửa đạn đạo, và hệ thống phòng không.

Dựa trên những gì mà Sentinel thực thi trong sứ mệnh của CIA, chắc chắn là có các bản ghi nhớ của tổng thống về việc thông báo cho phép hợp thức hóa việc bí mật thu thập thông tin tình báo về Iran. Hơn nữa, nhất định là các ủy ban tình báo của Thượng và Hạ viện đều được báo cáo thường xuyên và rõ ràng về việc CIA sử dụng Sentinel để do thám Iran.

Kể từ khi Iran trở thành ưu tiên thu thập thông tin tình báo quan trọng bậc nhất, điều đó chỉ khiến Mỹ thấy cần phải đưa vào sử dụng các tiềm lực tân tiến nhất của mình, cũng như là lúc họ sử dụng máy bay do thám U-2 nửa thế kỷ trước. Các phương tiện thông tin đưa tin về việc Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại máy bay do thám với các nhiệm vụ khác nhau tại Iran từ tháng 4/2004. Iran từng tưởng nhiều máy bay đó là các vật thể không xác định ngoài trái đất.

Năm sau đó, Iran đã phản đối các máy bay do thám của Mỹ thông qua kênh ngoại giao là Thụy Sĩ, và qua thư từ cho Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, yêu cầu "chấm dứt các hoạt động phi pháp đó". Bản thân máy bay do thám RQ-170 Sentinel đã chụp lại những bức hình sau đó được công bố vào năm 2007. Theo hãng tin AP, RQ-170 Sentinel đã bay trên khắp không phận Afghanistan qua Iran "trong nhiều năm". (Iran cũng cử máy bay do thám tới Mỹ để theo dõi các cơ sở quân sự, như đã chứng minh trong video về tàu USS Ronald Reagan).

Chiếc RQ-170 Sentinel chỉ là một trong số rất nhiều máy bay do thám tại Iran đã rơi vào tay của người Iran, và việc này phía Mỹ cũng đã lường trước. Một cựu quan chức Mỹ bình luận: "Việc liệu có mất một chiếc máy bay do thám không thành vấn đề, mà vấn đề là khi nào".

Có thể thấy RQ-170 Sentinel có bốn ưu tiên thu thập thông tin như sau: 1) Địa điểm và các hoạt động của các khu vực hạt nhân đã biết hoặc đang tình nghi; 2) Địa điểm và hoạt động của các cơ sở sản xuất tên lửa đạn đạo và các thử nghiệm tầm xa; 3) Địa điểm và các trại huấn luyện các nhóm tình nghi; 4) Địa điểm và đặc điểm công nghệ của hệ thống phòng không kết hợp của Iran.

Về việc chiếc RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran, Mỹ lo ngại nhất là khả năng Iran sẽ chuyển lại chiếc máy bay này cho các nước khác. Hãng thông tấn Mehr đưa tin rằng "các quan chức Nga và Trung Quốc đã ngỏ ý muốn kiểm tra chiếc máy bay do thám của Mỹ". Viễn cảnh này có vẻ gần giống như vụ việc trước đó. Năm 1998, có tin cho rằng các quan chức Trung Quốc đã có chuyến thăm tới Khost (Afghanistan) để mua tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp còn nguyên si của Mỹ là Tomahawk. Tên lửa này đã không phát nổ trong một cuộc tấn công vào hang ổ của trùm khủng bố Osama bin Laden.

Khi chiếc U-2 yểu mệnh bị hạ trên đất Liên Xô, chiếc A-12 OXCART tối tân hơn đã ra đời để thay thế, do đó, U-2 không phải là thiệt hại quá lớn. Tương tự vậy, mất chiếc Sentinel chỉ là một bước lùi tạm thời. Như tạp chí Aviation Week đưa tin, hệ thống cảm biến của Sentinel đã bị cho là lỗi thời. Một hệ thống cảm biến mạnh hơn sẽ được trang bị cho các phiên bản tân tiến hơn của RQ-170 Sentinel. Khi nào mà những chiếc máy bay do thám tân tiến đó không may rơi trên đất Iran hoặc các đối thủ khác, mọi người hẳn sẽ ngạc nhiên và cũng không cần thiết phải cảnh báo rùm beng như thế.

(Vietnamnet)

>> Đường băng bí mật của Mỹ bị lộ


Mỹ đã cáo buộc Google gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia khi cho phép người dùng Google map chụp và công bố hình ảnh căn cứ quân sự bí mật.

Mỹ đã cáo buộc Google gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của mình bằng cách cho phép người dùng Google map tìm thấy hình ảnh về căn cứ quân sự bí mật của Mỹ.

Thậm chí, người dùng web còn có thể tìm thấy và phóng to chúng lên để nhìn rõ đường băng và cả các máy bay quân sự tối mật của quân đội Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh đường băng bí mật của Mỹ tại hồ Yucca, Nevada được tìm thấy bằng Google map


Vụ việc trở nên nghiêm trọng và căng thẳng hơn nữa sau khi website Flight Global phát hiện ra một căn cứ quân sự bí mật và đường băng bí ẩn của Mỹ tại hồ Yucca, Nevada và cho thấy hình ảnh cận cảnh của một chiếc máy bay không người lái Predator hoặc Reaper trên đường băng này.

Chiếc máy bay này sau đó được xác định là máy bay đang trong giai đoạn thử nghiệm R-170, tương tự loại máy bay tàng hình không người lái bị bắn rơi ở Iran hồi tuần trước.

Ngoài ra, Flight Global còn cho biết, những hình ảnh được chụp trước bức ảnh trên còn cho thấy sự có mặt của một loại máy bay khác trông giống như một chiếc Pilatus PC-12 và chiếc Beechcraft King Air đậu trên đường băng chỗ đoạn nối.

Phân tích hình ảnh, Cedric Leighton, một đại tá Không quân về hưu cho biết: những hình ảnh vệ tinh trên được đưa vào từ đầu năm 2011 và có sẵn trên Google Map.

Nó cho thấy hình ảnh của một đường băng trải nhựa dài khoảng 1.560 m và một thứ giống như General Atomics MQ-1 Predator hoặc MQ-9 Reaper UAV nằm ở gần đoạn nối tới bãi đậu xe.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám bí mật của Mỹ tại căn cứ không quân ở vùng hồ Yucca, Nevada


Sân bay có 4 nhà chứa máy bay với các kích cỡ khác nhau, gồm một nhà chứa máy bay với cửa ra vào hình vỏ sò - đặc trưng của những nhà kho dành cho hoạt động của những chiếc UAV của Mỹ.

Ngoài ra, sân bay còn có một bãi đậu xe, vành đai an ninh và hình ảnh cho thấy công cuộc xây dựng cơ sở này vẫn đang được tiếp diễn.

Ông Leighton tin rằng, việc người dùng internet có thể tìm thấy các hình ảnh chi tiết về căn cứ của Mỹ qua Google map cho thấy các cường quốc nước ngoài cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các máy do thám bí mật của Mỹ thông qua các hình ảnh vệ tinh.

Theo ông Leighton, Google có quyền cho hiện thị các hình ảnh cho công chúng, nhưng họ nên xem xét tới khả năng có cho công bố các hình ảnh liên quan tới hoạt động quân sự hay không.

Ngoài ra, ông Leighton còn nói thêm rằng, quân đội Mỹ nên áp dụng các biện pháp ngăn chặn người sử dụng Google map tìm thấy hình ảnh các căn cứ quân sự của mình.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

>> Kỷ nguyên mới : Kỉ nguyên của tiêm kích thế hệ 6



Tiêm kích thế hệ 6 được Mỹ nghiên cứu ở cấp độ khái niệm. Khả năng của máy bay này được hình dung gần như giáp ranh với khoa học viễn tưởng.

Theo đó, máy bay sẽ hoạt động bằng năng lượng điện, trang bị vũ khí laser, viba và cả vũ khí virus…

Xu thế tất yếu

Từ thập niên 2060, không quân các nước hàng đầu thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ chuyển sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 đã bắt đầu và tiên phong khởi đầu cuộc đua vẫn là người Mỹ.

Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và một số nước khác vẫn loay hoay với các dự án tiêm kích thế hệ 5 thì hiện nay, Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030.


http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh giả định tiêm kích thế hệ 6 trang bị vũ khí năng lượng định hướng và kết nối mạng dữ liệu tàng hình của Northrop Grumman.


Nhận dạng tiêm kích thế hệ 6

Tiêm kích thế hệ 6 hiện tại chủ yếu được nghiên cứu ở Mỹ trên cấp độ khái niệm. Tạp chí Air Force Magazine số tháng 10/2009 đã nêu một số quan điểm của giới công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ về diện mạo tiêm kích thế hệ 6.

Họ cho rằng, thế hệ tiêm kích thứ 6 có thể xuất hiện vào năm 2020 hoặc muộn hơn và có những khả năng gần như khoa học viễn tưởng. Chẳng hạn, máy bay tiêm kích có thể điều khiển thay đổi hình dáng của mình trong khi bay (morfing) phù hợp tối ưu với tốc độ bay, được trang bị vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí laser, vũ khí vi ba để phòng vệ và tấn công.

Trong vòng 20 năm tới, có thể chế tạo tiêm kích không người lái và vũ khí năng lượng định hướng cho máy bay.

Máy bay thế hệ 6, ngoài động cơ chính, có thể sẽ được trang bị các động cơ phụ để cấp năng lượng cho vũ khí năng lượng định hướng. Công nghệ siêu vượt âm sẽ được áp dụng cho máy bay thế hệ 6, song không phải ở máy bay mà ở vũ khí động năng của nó.

Theo quan điểm của đa số các chuyên gia Mỹ, Nga, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là loại không người lái. Máy bay không người lái có những ưu thế lớn như không cần phi công, sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm, thời tiết, có thể bay trên không nhiều ngày đêm, cơ động tốc độ cao và ở điều kiện quá tải mà một phi công không thể chịu nổi.

Các chương trình của Hải quân và Không quân Mỹ

Chương trình NGAD (Máy bay giành ưu thế trên không thế hệ mới), trước đó gọi là F/A-XX, của Hải quân Mỹ nhằm phát triển tiêm kích giành ưu thế trên không thế hệ 6, triển khai trên tàu sân bay, để thay thế các máy bay F/A-18E/F của Hải quân Mỹ từ năm 2025.

Máy bay sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ 6, có thể có hoặc không người lái tùy thuộc vào nhiệm vụ. Tiêm kích mới sẽ thực hiện các nhiệm vụ tiến công, giành ưu thế trên không, hỗ trợ mặt đất, ném bom chính xác và trinh sát.


http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh máy bay khái niệm F/A-XX của Boeing.


Boeing rất quan tâm đến NGAD và đã đưa ra đề xuất tiêm kích thế hệ 6 duy nhất được biết đến hiện nay.

Họ đã đề xuất thiết kế dạng cánh bay không đuôi, sau đó là thiết kế mới có cánh kết hợp, hình dáng giống tiêm kích thông thường từ khu vực buồng lái đến mũi.

Cả 2 thiết kế đều là tiêm kích tàng hình, không đuôi, trang bị 2 động cơ, có khả năng bay siêu hành trình , 2 chế độ điều khiển (có hoặc không người lái).

Ngoài ra, X-47B của hãng Northrop Grumman cũng được xem là một phương án cho NGAD (F/A-XX) của Hải quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Phương án tiêm kích thế hệ 6 dạng cánh bay của Boeing.


Cuối năm 2011, Hải quân Mỹ dự định xem xét các phương án cho NGAD và bắt đầu giai đoạn trình diễn công nghệ vào năm 2013.

USAF cũng có một chương trình nghiên cứu tương tự có tên gọi Next Gen TACAIR (Máy bay chiến thuật thế hệ mới) nhằm tìm kiếm loại máy bay thế hệ mới thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 sau năm 2025.

Năm 2010, Trung tâm các hệ thống hàng không (ASC) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu các hãng máy bay Mỹ cung cấp thông tin về thiết kế tiêm kích thế hệ 6.

Theo dự kiến của Lầu Năm góc, tiêm kích thế hệ 6 sẽ đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động ban đầu vào năm 2030.

Đó sẽ là bước đầu tiên cho việc thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor.

Theo yêu cầu của ASC, tiêm kích thế hệ mới phải có khả năng tấn công và phòng thủ tổng hợp, có nhiều chức năng phòng không kết hợp phòng thủ tên lửa, không trợ trực tiếp, chặn đánh mục tiêu bay, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tác chiến điện tử và trinh sát.

Máy bay được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, các hệ thống phòng không tích hợp tinh vi, có thể phát hiện đối phương bằng các sensor hoạt động ở chế độ thụ động, hệ thống phòng vệ tổng hợp, vũ khí năng lượng định hướng và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học.

Tiêm kích thế hệ 6 phải có khả năng hoạt động ở các khu vực có phòng không mạnh có thể được xây dựng vào giai đoạn 2030-2050.


http://nghiadx.blogspot.com
FA-XX của Boeing.


Tiêm kích F-X chạy điện

Mới đây, ông Mark Maybury, khoa học gia trưởng của USAF đã đưa ra khái niệm tiêm kích tương lai kiểu hybrid rất táo bạo F-X, dựa trên ý tưởng tiêm kích chạy điện có tên “More-Electric Aircraft”, và có thể nhận vào trang bị sau năm 2030.

Với sứ mệnh kế tục các máy bay thế hệ 5 F-22 và F-35, tiêm kích F-X có khả năng tránh được sự phát hiện bằng radar và khí tài ảnh nhiệt, được trang bị vũ khí laser, vũ khí vi ba và lây nhiễm virus vào các mạng máy tính của kẻ thù. Đồng thời, máy bay sẽ có tầm bay xa hơn và sử dụng ít nhiên liệu hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất F-X mà hãng Boeing giới thiệu tại Hội nghị Hiệp hội Không quân năm 2011 tổ chức ở National Harbor, Maryland.


Tại Hội nghị thường niên năm 2011 của Hiệp hội Không quân tổ chức ở National Harbor, Maryland vào tháng 9.2011, hãng Boeing giới thiệu hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất của họ.

Đây có thể hoặc cũng có thể không phải là mẫu hoàn thiện của khái niệm tiêm kích hải quân thế hệ 6 F/A-XX (ảnh dưới) mà Boeing đã tiết lộ năm ngoái. Lưu ý ở ảnh trên, trên phần thân sau máy bay có logo hình chữ P của phân hãng Phantom Works của Boeing.

Thành phần then chốt của F-X gồm hệ thống năng lượng mới có nguyên tắc hoạt động giống với ô tô hybrid (xăng-điện) và một động cơ siêu hiệu quả chu trình làm việc hỗn hợp thích ứng tốt cả cho bay nhanh và bay chậm.

Các bộ tích điện của hệ thống năng lượng làm nhiệm vụ tích trữ điện năng từ động cơ chính để cung cấp cho vũ khí năng lượng định hướng và các hệ thống cơ khí. Nhờ vậy, có thể lắp cho F-X vũ khí laser sát thương năng lượng cao, vũ khí vi ba để thiêu cháy radar đối phương và các radar công suất cao có khả năng phóng mã độc vào các hệ thống máy tính của kẻ thù.

Các hệ thống điện trên F-X còn chuyển hóa nhiệt từ động cơ phản lực thành điện năng cấp thêm cho các bộ tích điện, vừa giảm được độ bộc lộ của máy bay ở dải hồng ngoại. Vì vậy, F-X sẽ có đặc tính tàng hình radar giống như F-22 và F-35, nhưng có đặc tính tàng hình nhiệt tốt hơn.

Tuy nhiên, khái niệm tiêm kích chạy điện F-X rất phức tạp trong phát triển và cực kỳ đắt tiền. Nên người ta rất nghi ngờ khả năng của USAF biến được ý tưởng này thành hiện thực.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

>> Những siêu trực thăng sẽ xuất hiện vào năm 2030



Gần đây, công ty Boeing đã trưng bày hình ảnh của 4 chiếc máy bay trực thăng, dự kiến được chế tạo đến năm 2030

Sự kiện này đã diễn ra tại một cuộc họp của hiệp hội các nhà quân sự Mỹ AUSA.


http://nghiadx.blogspot.com
Những mẫu trực thăng sẽ được chế tạo đến năm 2030


Mẫu trưng bày đầu tiên về máy bay trực thăng – đó là loại trực thăng vận tải đa năng, tốc độ cao có thể thay thế cho UH-60 Black Hawk. Tốc độ và hiệu quả của trực thăng được nâng lên nhờ lực kéo của vít điều chỉnh ngang, và các cánh quạt nhỏ để tăng sức tải.


http://nghiadx.blogspot.com
UH-60 Black Hawk


Phiên bản mới này giống với trực thăng Piasecki X-49 Speed Hawk, được bắt đầu sản xuất vào vào năm 2007 theo một hợp đồng với Hải quân Hoa Kỳ. Hiện nay, Speed Hawk đang tham gia vào một chương trình bay thử nghiệm.


http://nghiadx.blogspot.com
Piasecki X-49 Speed Hawk


Mẫu trực thăng thứ hai gần giống với trực thăng Chinook, nhưng nó có nhiều tính năng vượt trội và được sử dụng rộng rãi hơn nhiều.


http://nghiadx.blogspot.com
Chinook


Mẫu trực thăng tiếp theo nằm trong chương trình DARPA DiscRotor thuộc chương trình nghiên cứu dài hạn của cơ quan Quân sự Hoa Kỳ.


http://nghiadx.blogspot.com
Boeing DiscRotor


Topwar cho hay, các chuyên gia của công ty Boeing hiện đang làm việc trên các bản thiết kế của hơn 20% mô hình máy bay trực thăng loại này, có đầy đủ tính năng giống như máy bay trực thăng Boeing.


http://nghiadx.blogspot.com
V-22 Osprey


Và phiên bản trực thăng thứ tư cũng là phiên bản cuối cùng đến năm 2030 đó là máy bay trực thăng V-22 Osprey. Đại diện của công ty Boeing cho biết sẽ cung cấp thêm những thông tin về loại trực thăng này trong thời gian sớm nhất.


Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

>> F-15E được hiện đại hóa mạnh mẽ



Boeing đã bắt đầu được phê duyệt để sản xuất tỉ lệ thấp radar APG-82 V1 nhằm hiện đại hóa tiêm kích F-15E.


Theo đó chương trình hiện đại hóa radar (RMP) của Boeing đã được Không quân Mỹ phê duyệt, hãng này đã bắt tay vào sản xuất tỉ lệ thấp loại radar mới nhằm phục vụ cho quá trình hiện đại hóa sâu rộng của tiêm kích F-15E.

Boeing phối hợp cùng với Raytheon trong quá trình hợp tác nghiên cứu và thử nghiệm, thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của chương trình RMP.

Chương trình dự kiến sẽ thay thế các radar hiện tại trên F-15 và F/A-18E/F.


http://nghiadx.blogspot.com
F-15E sẽ có một năng lực mới cùng với radar APG-82 V3.


Radar mới làm giảm đáng kể chi phí và rủi ro khi tích hợp vào các hệ thống hiện tại. Thiếu tá Brian Hartt, người quản lý chương trình RMP của Không quân Mỹ cho biết: “Đây là một ngày tuyệt vời cho các máy bay F-15E của Không quân Mỹ. RMP cùng với F-15E sẽ tạo nên cặp đôi hoàn hảo với các công nghệ mới và độ tin cao trong hoạt động”.

Chương trình RMP đã trải qua quá trình phát triển hơn 14 tháng với khoảng 110 chuyến bay thử nghiệm được thực hiện tại các căn cứ không quân Eglin, Nellis bang Nevada. Các thử nghiệm đã đạt được các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt đề ra cho chương trình.

Chương trình RMP là sửa đổi mới nhất cho phi đội F-15E, radar APG-82 V1 đã đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra.

APG-82 V1 là một radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA, chương trình phát triển radar mới nhằm thay thế cho radar APG-70 trên tiêm kích F-15E. Dù radar APG-70 đã trải qua nhiều lần nâng cấp, song radar APG-70 đã ra đời cách đây hơn 24 năm.

Radar APG-82 V1 cung cấp khả năng giám sát không đối không và không đối đất cùng lúc, với độ tin cậy cao, chi phí bảo dưỡng tương đối thấp. Một lợi thế khác của radar AESA là lập tức có thể chuyển hướng tập trung từ không đối không sang không đối đất và ngược lại.

Các yếu tố khác của APG-82 V1 bao gồm một mái che radar lớn hơn, hệ thống kiểm soát sự thay đổi của môi trường, bộ lọc tần số vô tuyến có điều hướng(RFTF), cho phép thực hiện các hoạt động chiến tranh điện tử cùng lúc.

Radar APG-82 V1 là một sự kết hợp giữa bộ vi xử lý của radar APG-79 được trang bị trên tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet và ăng ten của radar APG-63 V3 được trang bị trên tiêm kích F-15C. Sự kết hợp này cho phép tạo ra một radar mới hiệu quả và dễ dàng tích hợp vào các hệ thống hiện có.

Tầm phát hiện mục tiêu của radar APG-82 V1 đang được bảo mật, nhưng theo một số thông tin cho biết, tầm phát hiện mục tiêu của radar mới vượt xa tất cả các radar hiện có trên F-15E và F-16.

Ông Karen Butler, người quản lý chương trình RMP của Boeing cho biết “RMP sẽ đảm bảo F-15E sẽ có được khả năng chiếm ưu thế trên không và không đối đất trong tương lai, chương trình sản xuất tỉ lệ thấp là một cột mốc quan trọng cho chương trình tiến gần hơn để đưa vào hệ thống”.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Không quân Mỹ nối lại các chuyến bay của F-22 Raptor



Ngày 19/8, Không quân Mỹ đã được phép tiếp tục các chuyến bay của F-22 Raptor, bị đình chỉ vào đầu tháng 5/2011.

Theo AFP, quyết định nối lại các chuyến bay đã được Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Norton Schwartz đưa ra sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu và kiểm tra F-22 trong những tháng qua.


http://nghiadx.blogspot.com
F-22

Các chuyến bay của F-22 bắt đầu bị đình chỉ từ tháng 3/2011 và bị giới hạn tầm cao do xuất hiện các thông tin về các lỗi trong hệ thống cung cấp khí oxy cho phi công trong quá trình hoạt động, mà được cho là nguyên nhân dẫn tới vụ rơi máy bay ở Alaska trong thời gian đó.

Theo đó, các phi công lái F-22 trong quá trình huấn luyện phải di chuyển ở độ cao trên 7.600m. Yêu cầu này xuất phát từ thực tế khi hệ thống cung cấp khí thở bị trục trặc, phi công sẽ bị bất tỉnh trong khoảng 10 giây, quãng thời gian đủ để chiến đấu cơ rơi xuống độ cao khoảng 5.400m, nơi mặt nạ cung cấp khí dự phòng được kích hoạt.

Tới tháng 5/2011, toàn bộ các chuyến bay của F-22 tại Mỹ đã bị đình chỉ để điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn tới sự cố trên.

>> Tương lai của B-2



Các nhà lãnh đạo cấp cao của không lực Hoa Kỳ đã đến thăm căn cứ không quân Whiteman hôm 8/9 để thảo luận về tương lai của máy bay B-2 Spirit.


Các quan chức thuộc ban phụ trách chương trình B-2 (GOSG) đã nêu ra những thách thức và các giải pháp trong vẫn đề duy trì hoạt động cho các máy bay ném bom tàng hình chiến lược này.

Bà Anna Mitchell, giám đốc phụ trách mảng hỗ trợ, lắp đặt và hậu cần Lực lượng chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ là người được cho là giữ vai trò quyết định số phận của máy bay B-2. Bà là người đứng đầu nhóm thảo luận để duy trì các hoạt động tốn rất nhiều tiền của của máy bay B-2.

GOSG đã được cơ cấu và tổ chức thường xuyên kể từ khi Lực lượng tấn công toàn cầu không quân được thành lập năm 2009.

GOSG tập hợp rất nhiều sĩ quan và hầu hết họ đã từng tham gia hoặc có liên quan đến chương trình phát triển B-2, từ nhân sự trong Lực lượng tấn công toàn cầu đến những người phụ trách nguyên vật liệu cho không quân, phụ trách bảo trì, hậu cần, các phi công và nhân viên trung tâm điều khiển.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay B - 2 Spirit.


Theo bà Mitchell thì các thành viên cao cấp của GOSG sẽ quyết định không cố gắng tìm giải pháp kĩ thuật, thay vào đó sẽ cung cấp các hướng dẫn và ưu tiên cho chương trình B-2 một cách toàn diện, và quyết định này có thể ảnh hưởng đến hệ thống vũ khí trang bị kèm theo.

B-2 đang đối mặt với nhiều khó khăn, và chỉ có một vài chiếc trong tổng số 20 chiếc B-2 còn hoạt động thường xuyên.

Trong những năm 1980, Bộ quốc phòng Mỹ lên chương trình máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 và dự định biên chế phi đội hơn 100 chiếc B-2. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, chi phí duy trì hoạt động đắt đỏ nên quy mô phi đội chỉ còn 21 chiếc.

Một trong số đó, chiếc B-2 Spirit mang tên Kanssas đã bị tai nạn năm 2008. Thực tế số máy bay B-2 còn lại cũng đã xuất xưởng và phục vụ được 20 năm , vì vậy rất nhiều bộ phận trên máy bay đang đối mặt với hỏng hóc, và các chuyên gia phải tích cực tìm ra nguyên nhân và khắc phục.

Bà Mitchell cho biết, dự định cho B-2 tham gia vào nhiều chương trình hỗ trợ để máy bay này có thể phục vụ thêm vài thập kỉ nữa.

Bà Mitchell thông báo: “Máy bay B-2 sẽ được nâng cấp để bay đến năm 2058, do đó chúng tôi phải tích cực tìm ra các giải pháp để duy trì hoạt động cho nó. Thời gian B-2 sẽ tiếp tục phục vụ tới gần 50 năm nữa, và tất cả những gì cần thiết sẽ phải làm để thực hiện được kế hoạch này”.

Không quân Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc duy trì và phát triển các máy bay cũ. Ngoài loại máy bay ném bom B-52, cả 2 loại Stratotanker KC-153 và máy bay huấn luyện T-38 Talon vẫn đang hoạt động tốt khi đã phục vụ được 50 năm.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang