Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 2)



Tiếp nối truyền thống và bề dày lịch sử phát triển, OKB Sukhoi tiếp tục thiết kế và chế tạo nhiều mẫu máy bay quân sự và dân sự hiện đại mới.

>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 1)

Dưới đây là một số loại máy bay do Sukhoi thiết kế:


http://nghiadx.blogspot.com

Dựa trên mẫu chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27, OKB Sukhoi phát triển nhiều thiết kế cải tiến mới và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nổi bật hơn cả là chiến đấu cơ đa chức năng Su-30 (trong ảnh), đây là loại máy bay có khả năng thực hiện cả ba nhiệm vụ chính (đối không, đối đất, đối hải) với các loại vũ khí tiến tiến, chính xác cao.

Các biến thể của Su-30 được nhiều nước đặt hàng: Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MK2V (Việt Nam), Su-30MKM (Malaysia), Su-30MKV (Venezuela), Su-30MKA (Algeria). Mỗi biến thể được nhà sản xuất cải tiến theo yêu cầu của khách hàng.


http://nghiadx.blogspot.com

Một thiết kế khác cải tiến từ Su-27 là chiến đấu cơ Su-33 hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga. Chỉ có khoảng 24 chiếc Su-33 được sản xuất, phục vụ trong Không quân Nga. Trung Quốc từng có ý định nhập khẩu Su-33 nhưng không thành công.

Khối lượng vũ khí mang trên Su-33 giảm xuống 6,5 tấn (gồm tên lửa đối không, bom và rocket) nhằm đáp ứng yêu cầu cất cánh trên tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com

"Thú mỏ vịt" Su-34 được thiết kế cải tiến từ Su-27, dự định là sẽ thay thế máy bay cường kích Su-24 trong vai trò tấn công mặt đất.

Su-34 sử dụng cấu trúc thân, cánh, đuôi tương tự Su-27 nhưng có thêm cánh mũi và đặc biệt là hình dáng mũi kỳ quặc giống "mỏ vịt". Su-34 có tải trọng vũ khí 8 tấn mang: tên lửa đối không, đối đất, bom và rocket.




Chiến đấu cơ đa năng Su-35 - thiết kế cải tiến xuất sắc từ Su-27. Su-35 được xếp vào máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Nó được cải tiến kiểu dáng khí động học nhằm nâng cao khả năng cơ động, trang bị động cơ khỏe hơn, tầm bay xa hơn và thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại. Tiềm năng xuất khẩu trong tương lai của Su-35 là rất lớn.



Đi cùng xu hướng phát triển chung của thế giới, OKB Sukhoi cũng tham gia thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm Su-47 Berkut với thiết kế cánh độc đáo đi ngược lại với truyền thống.

Kiểu cánh này có lực cản sóng thấp, giảm mô men uốn, giúp máy bay ít chòng cành hơn so với máy bay cánh truyền thống. Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng gây ra tình trạng xoắn (phân bố lực không đều) đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay vì vậy yêu cầu nó phải được chế tạo bằng vật liệu composite để đảm bảo độ bền, chắc.

Tuy chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm nhưng Su-47 Berkut cũng giúp cho OKB Sukhoi nhiều kinh nghiệm phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm sau này.


Và điều đó thành hiện thực vào ngày 29/1/2010, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 cất cánh lần đầu thành công. Dù vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu nhưng T-50 hứa hẹn sẽ đưa OKB Sukhoi lên tầm cao mới như những "vị tiền bối" Su-7, Su-17 và Su-27 đã làm.


.

Trong ảnh là 2 chiếc Sukhoi PAK FA T-50 bay biểu diễn trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2011 tổ chức tại Zhukovsky (ngoại vi Mosow, Nga)


Trong lĩnh vực dân sự, Sukhoi khá thành công với thiết kế máy bay thể thao. Điển hình là các loại Su-26, Su-29 và Su-31, chúng đã tham gia và đạt được nhiều huy chương ở các cuộc thi trên thế giới.




Máy bay chở khách hạng nhẹ Su-80, điểm kỳ lạ là chiếc máy bay này không sử dụng động cơ của Nga mà dùng động cơ tuốc bin cánh quạt CT7-9B do hãng General Electric (Mỹ) chế tạo. Su-80 có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, chở được 30 hành khách.

Biến thế phục vụ cho mục đích quân sự của Su-80 có giá treo mang bom, rocket, súng máy. Hiện nó nhận được sự quan tâm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Jordan.




Máy bay chở khách tầm trung Superjet 100 - mang đầy sự kỳ vọng từ Sukhoi sẽ đem lại thành công lớn trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Sukhoi đã nhận một số hợp đồng từ các hãng hàng không Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Mexico, Italia.

Tùy từng phiên bản thì Superjet 100 chở được 80-100 người, tầm bay 3.000-4.500km, tốc độ hành trình 870km/h, trần bay 12.500m.


Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 1)



Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng.


Đã có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Dưới đây là một số loại máy bay do OKB Sukhoi thiết kế được đưa vào hoạt động:

http://nghiadx.blogspot.com

Thiết kế đầu tay mang tên của Pavel Sukhoi - máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2. Loại máy bay này trang bị 6 súng máy cỡ 7,62mm và mang 400kg (bom hoặc rocket). Gần 1.000 chiếc Su-2 được chế tạo và phục vụ tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.



http://nghiadx.blogspot.com
Sau "ánh hào quang" Su-2, OKB Sukhoi mất thời gian hơn 10 năm mới có lại được thành công - máy bay cường kích siêu âm Su-7 ra đời cuối những năm 1950.


Tuy thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng Su-7 có tải trọng vũ khí thấp (khoảng 2.000kg), bán kính chiến đấu ngắn. Dẫu sao, Su-7 vẫn là thiết kế "tạm gọi" là thành công của OKB Sukhoi sau thời gian dài gián đoạn Gần 2.000 chiếc Su-7 được chế tạo xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới.

Trong quá trình hoạt động, Su-7 của Không quân Ấn Độ đã tham gia vào chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971. Kết thúc cuộc chiến, 14 chiếc Su-7 đã bị bắn hạ chủ yếu do hỏa lực phòng không.

Su-7 phát triển một loạt biến thể, đặc biệt trong số đó có biến thể Su-7BM có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật (quả bom cỡ 5kiloton).


http://nghiadx.blogspot.com

Được phát triển gần như cùng thời gian với Su-7 là tiêm kích đánh chặn siêu âm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Su-9.


Su-9 có ngoại hình rất giống với MiG-21 và chúng cùng được đưa ra giới thiệu năm 1959. Nhưng Su-9 không có được thành công như mẫu tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Su-9 nhanh chóng bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Quân chủng phòng không Xô Viết năm 1970. Trong khi "người bạn" MiG-21 vẫn phục vụ tích cực ở nhiều quốc gia cho tới tận ngày nay.

Su-9 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu gần 600km, trần bay hơn 16.000m. Su-9 mang 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn K-5 (cự ly 2-6km).


http://nghiadx.blogspot.com

Không bao lâu sau khi Su-9 đưa vào hoạt động, OKB Sukhoi tiếp tục giới thiệu thiết kế cải tiến từ Su-9 mang tên Su-11. Cơ bản ngoại hình vẫn tương tự Su-9 nhưng phần mũi của Su-11 kéo dài ra để chứa radar mạnh hơn.


Ngoài ra, thay vì sử dụng K-5, Su-11 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-98 (tầm bắn 23km, hai biến thể R-98MT dùng đầu dò hồng ngoại hoặc R-98MR dùng đầu dò radar bán chủ động).

Tuy nhiên, Su-11 chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế (hơn 100 chiếc) và nhanh chóng ngừng hoạt động và đầu những năm 1980.


http://nghiadx.blogspot.com

Thừa nhận tiêm kích đánh chặn Su-9 và Su-11 khó có khả năng đánh chặn tốt máy bay ném bom B-52 của Mỹ. OKB Sukhoi xúc tiến nhanh việc phát triển mẫu tiêm kích đánh chặn mới.


Và năm 1967, OKB Sukhoi chính thức trình làng tiêm kích Su-15, loại máy bay này vẫn sử dụng kiểu cánh tam giác nhưng cửa hút khí được mở ra hai bên thân chừa lại không gian lớn ở mũi máy bay lắp radar mạnh hơn.

Su-15 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực Turmansky R-13-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.230km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu gần 700km. Su-15 mang được 2 tên lửa đối không tầm trung R-98 hoặc 2-4 tên lửa đối không tầm ngắn R-60.

Ít nhiều Su-15 đã lấy lại được "uy tín" của OKB Sukhoi trong dòng tiêm kích đánh chặn. Hơn 1.000 chiếc được sản xuất phục vụ trong Không quân Xô Viết, tới tận năm 1996 mới ngừng hoạt động (trong ảnh là chiếc Su-15 của Ukraine thời điểm 1995).


http://nghiadx.blogspot.com

Kế thừa cường kích Su-7, năm 1970 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu âm Su-17. Điểm đặc biệt trong thiết kế của Su-17 là sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe" - bước đột phá trong thiết kế cánh máy bay ở giai đoạn những năm 1960-1970.


Su-17 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-21F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trần bay cao hoặc 1.400km/h ở trần bay thấp, bán kính chiến đấu ngắn 600km.

Su-17 mang khối lượng vũ khí lên tới 4 tấn trên 10 giá treo ở thân và cánh. Các loại vũ khí gồm: tên lửa đối không R-60 tự phòng vệ, tên lửa không đối đất Kh-23/25/29/58, bom có điều khiển, bom không điều khiển, bom chùm và rocket.

Gần 3.000 chiếc Su-17 được sản xuất, phục vụ rộng rãi nhiều nước trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

Tiếp tục sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe", năm 1974 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu phẩm Su-24.


Su-24 trang bị hai động cơ, cửa hút khí mở ra hai bên thân, khối lượng vũ khí mang trên máy bay lên tới 8 tấn gồm: tên lửa đối không R-60 hoặc R-73, tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-23/25/29/59, tên lửa chống radar Kh-31P, bom có điếu khiển, rocket.

Khoảng 1.400 chiếc Su-24 được sản xuất nhưng xuất khẩu tới một vài nước ở Trung Đông và Châu Phi. Ngày nay, chúng vẫn còn hoạt động trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ).


http://nghiadx.blogspot.com

Năm 1981, OKB Sukhoi giới thiệu cường kích Su-25 được thiết kế cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tầm ngắn.


Su-25 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-195 cho phép đạt tốc độ cận âm 950km/h, bán kính chiến đấu 375km, trần bay 10.000m. Su-25 mang khối lượng vũ khí 4,4 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com

Dường như sự thành công trong giai đoạn phát triển máy bay của Sukhoi có duyên với con số "7", tiếp nối sau Su-7 và Su-17 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27.


Su-27 chính thức đi vào phục vụ năm 1984, là đối thủ trực tiếp với các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ như F-15, F-16 và F/A-18. Su-27 có tốc độ cao, tầm bay xa, khối lượng vũ khí lớn (8 tấn), cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn và linh hoạt.

Ngoài vai trò chiếm ưu thế trên không, Su-27 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất (biến thể đầu chỉ mang vũ khí không điều khiển nhưng biến thể cải tiến sau trang bị vũ khí dẫn đường chính xác cao).

Thời "hậu Xô Viết", Su-27 là nguồn lợi chính của nước Nga nói chung và OKB Sukhoi nói riêng.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Irkutsk sắp ra lô Yak-130 mới



Trong lô máy bay Yak-130 xuất khẩu sắp tới, 16 chiếc sẽ chuyển giao cho Không quân Yak-130, 6 chiếc còn lại sẽ biên chế cho Không quân Nga thay vì bán cho Libya.

Tại diễn đàn kinh tế Baikal ở Irkutsk, chủ tịch tập đoàn sản xuất máy bay Irkut, ông Alexei Fedorov nói với các phóng viên rằng hiện nay có khoảng 30 chiếc máy bay Yak-130 đang được hoàn thiện các khâu cuối cùng và chờ xuất xưởng tại nhà máy Irkutsk. Trong số đó, 16 chiếc bán cho không quân Algeria theo một bản hợp đồng kí trong năm 2006.

Một hợp đồng khác là với Libya, khi Irkut hợp tác với công ty Rosoboronexport dự định cung cấp 6 chiếc Yak-130 huấn luyện chiến đấu mới. Theo đó, Nga sẽ cung cấp 2 chiếc trong năm 2011 và 4 chiếc năm 2012. Nhưng hợp đồng này đã bị đình chỉ do chiến sự xảy ra ở quốc gia Bắc Phi này.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak - 130.


Tuy nhiên, khách hàng chính của Irkut vẫn là Không quân Nga.

Các hợp đồng với Bộ Quốc phòng dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2011, và các lô máy bay sẽ được giao vào đầu năm 2012.

Chủ tịch Fedorov cho biết Bộ quốc phòng Nga vẫn chưa đồng ý với mức giá Yak-130 mà tập đoàn đưa ra. Nhưng người ta cho rằng vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai gần, và nếu thế Irkut sẽ cung cấp 65 chiếc Yak-130 cho không quân Nga.

Hiện tại vẫn còn nhiều đối thủ cạnh tranh với Irkut, trong đó có nhà máy Nizhny Novgorov. Nhưng lợi thế của Irkut là có nền tảng sản xuất hiện đại, và hiện tại đã có khoảng 20 thân máy bay đã được lắp ráp.

65 chiếc Yak-130 dự kiến sẽ hoàn thành chuyển giao vào năm 2015, đáp ứng yêu cầu chương trình cung cấp vật tư vũ khí và máy bay tấn công cho không quân Nga, dần dần thay thế Su-25.

Yak-130 được phát triển do yêu cầu của không lực Nga và được thiết kế để huấn luyện chiến thuật cho phi công.

Hiện nay, Yak-130 là máy bay huấn luyện duy nhất trên thế giới có các đặc tính khí động học không thua kém các máy bay chiến đấu hiện đại.

Máy bay được trang bị hiện đại, khả năng cơ động được đánh giá cao với vận tốc có thể đạt 1.060 km/h. Trong phiên bản chiến đấu của UBS Yak-130 có thể mang tổng số vũ khí với trọng lượng lên tới 3 tấn.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Ka-50 bị loại khỏi chương trình mua sắm vũ khí



Không quân Nga từ chối mua trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark.


Theo thông tin mà Izvestia có được từ Lực lượng Không quân cho biết Ka-50 không nằm trong chương trình vũ khí quốc gia đến năm 2020. Sáu chiếc hiện tại sẽ tiếp tục phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẽ không được biên chế vào đội hình chiến đấu.

Hiện nay những chiếc trực thăng chiến đấu một chỗ ngồi Ka-50 đang được tập trung tại trung tâm huấn luyện Torzhok, nơi đào tạo lại các phi công quân sự.

Ka-50 và Ka-52 gần như giống hệt nhau, chỉ khác về số phi công điều khiển (Ka-50 có 1 người, Ka-52 có 2 người). Do đó khi đã thành thạo với Ka-50, các phi công sẽ dễ dàng điều khiển Ka-52.

Lý do chủ yếu dẫn đến việc Ka-50 bị loại là do không thể nâng cấp thành trực thăng 2 người điều khiển. Thực tế cho thấy rằng khó có thể đạt được hiệu suất chiến đấu cao khi một phi công vừa lái vừa bắn. Thêm nữa, mức độ tự động hóa thấp và không cho phép điều khiển vũ khí bằng máy tính.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều chiếc Ka-50 phải ở lại mặt đất làm giáo trình trực quan!


Trên chiếc trực thăng một chỗ ngồi phi công vừa phải điều khiển máy bay vừa phải kiểm soát hệt thống vũ khí phức tạp. Còn Ka-52 một phi công sẽ lái máy bay, còn một phi công khác sẽ làm nhiệm vụ như một xạ thủ.

Điều này làm tăng mức độ an toàn điều khiển và đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao. Do đó, ưu tiên đã được trao cho “những chú cá sấu” Ka-52 Alligator, - đại diện của Lực lượng Không quân Nga tiết lộ.

Ngoài ra, Ka-52 được thực hiện kiểm soát kép – mỗi phi công có một cần điều khiển và bàn đạp. Nếu một trong số họ bị thương hoặc hi sinh, người kia vẫn có thể điều khiển máy bay thoát khỏi cuộc chiến.

Tổng biên tập tuần báo Kỹ thuật hàng không và tên lửa, Ivan Kudishin, giải thích rằng không giống như Ka-50, Ka-52 có thể được sử dụng như một máy bay chỉ huy: thay vào vị trí xạ thủ có thể là toán trưởng của tốp bay hoặc phi đội.

Từ Cabin của Ka-52 toán trưởng có thể trực tiếp đưa ra các mệnh lệnh chỉ dẫn và chia sẻ mục tiêu đối phương cho những chiếc may bay khác trong nhóm. Nhờ đó hiệu quả tác chiến sẽ tăng đáng kể, - Ivan Kudishin tiết lộ với Izvestia.

Hiện tại quân đội đang có tổng cộng khoảng 10 chiếc Ka-50, trong số đó chỉ có 6 chiếc là có thể bay được. Những chiếc còn lại hoặc là bị thanh lý hoặc được sử dụng làm giáo cụ trực quan để đào tạo các nhân viên kỹ thuật, những người sẽ làm nhiệm vụ bảo dưỡng những chiếc Ka-52 có thiết kế tương tự.

Những phi công Ka-50 sẽ được đưa đến Trung tâm huấn luyện chiến đấu ở Torzhok để học chuyển loại sang lái Ka-52, đang được sản xuất hàng loạt. Lực lượng không quân Nga đã đặt hàng hơn 100 chiếc loại này.

Cơ chế một chỗ ngồi từng là “hàng độc” của Ka-50. Người ta kỳ vọng rằng hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại sẽ bù đắp cho sự vắng mặt của viên phi công thứ hai, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống vũ khí.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

>> Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 2)



Cục thiết kế Sukhoi trải qua 4 đời lãnh đạo. Trong số đó, 2 người để lại dấu ấn rõ nét nhất là nhà sáng lập Pavel Sukhoi và cha đẻ chiến đấu cơ Su-27 Mikhail Simonov.


Kỳ 2: Dấu ấn hai nhà lãnh đạo OKB Sukhoi

Pavel Sukhoi, người sáng lập OKB Sukhoi

Pavel Osipovich Sukhoi sinh ngày 22/7/1895 tại ngôi làng nhỏ Hlybokaye (Belarus) giáp biên giới Đế Quốc Nga. Năm 1905, Pavel tới học tại trường Gomel Gymnasium. Trong thời gian học tại đây, vô tình cậu bé Sukhoi đã thấy chiếc máy bay và điều đó đã thay đổi cả cuộc đời sau này của cậu.

“Tôi đang đi cùng với bạn bè mình từ phòng tập thể dục và đột nhiên một chiếc máy bay bay trên đầu chúng tôi. Đó là điều bất ngờ, tuyệt vời và tuyệt đẹp! Không phải là một con chim mà là người đàn ông thực sự đang bay trên đầu chúng tôi,” Pavel Sukhoi nhớ lại giây phút thay đổi cả đời mình.

Sau lần đó, ông dành nhiều thời gian tới việc chế tạo mô hình máy bay và tàu lượn.

Năm 1915, Sukhoi chuyển tới học ở Trường kỹ thuật Moscow (ngày nay là ĐH kỹ thuật Bauman Moscow). Thế chiến thứ nhất nổ ra ông gia nhập quân đội và phục vụ tới năm 1920 thì ra quân vì lý do sức khỏe, ông quay lại trường kỹ thuật học tiếp tới năm 1925.

Trong trường, ông có một học lực xuất sắc nổi bật hơn tất cả sinh viên cùng khóa. Ông sớm được Andrey Tupolev – nhà thiết kế máy bay nổi tiếng của Xô Viết để ý và dìu dắt. Đề án tốt nghiệp “máy bay một động cơ Chasseur” của Pavel Sukhoi được Tupolev trực tiếp hướng dẫn.

Sau khi tốt nghiệp, Sukhoi được Tupolev đưa vào làm ở TsAGI (Viện khí động lực học hàng không Trung ương) và tham gia hầu hết các dự án công nghệ máy bay tiên tiến nhất thời điểm này. Nhiệm vụ đầu tiên của ông trong nhóm Tupolev là phát triển máy bay ném bom hạng nặng nổi tiếng thế giới TB-1 và TB-3.

Tiếp đó, ông tham gia dự án máy bay ném bom tầm xa DB-2, ANT-25 và đặc biệt là dự án máy bay cường kích hạng nhẹ BB-1 (sau 1940 được biết đến với tên Su-2).

Su-2 là mẫu máy bay đầu tay thành công của Pavel Sukhoi với gần 1.000 chiếc được sản xuất, tích cực phục vụ trong Không quân Xô Viết giai đoạn đầu chiến tranh vệ quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Pavel Sukhoi trong phòng làm việc năm 1940.


Năm 1939, Pavel Sukhoi tự thành lập cục thiết kế cho riêng mình. Nhiệm vụ của OKB Sukhoi thời kỳ này là phát triển biến thể Su-2, máy bay cường kích Su-4, Su-6, Su-8...

Ngoại trừ Su-2, tất cả các thiết kế còn lại đều thất bại. Có thể nói, giai đoạn đầu OKB Sukhoi hoạt động là không thuận lợi, thậm chí năm 1949 chính quyền Liên Xô còn ra quyết định giải thể OKB Sukhoi. Phải tới năm 1953, Pavel Sukhoi mới tái lập cục thiết kế.

Kể từ thời điểm đó, Pavel Sukhoi cùng các đồng nghiệp liên tiếp trình làng nhiều mẫu máy bay mới như các loại máy bay cường kích Su-7, Su-17, Su-24, Su-25. Trong đó, đặc biệt là cường kích cánh cụp cánh xòe Su-17 không chỉ phục vụ ở Liên Xô mà còn được xuất sang hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, với loại máy bay tiêm kích đánh chặn thì OKB Sukhoi vẫn chưa đạt được thành công như mong đợi. Các máy bay Su-9 hay Su-11 chưa được đánh giá cao trong khi Su-15 với đặc tính kỹ thuật vượt trội nhưng nó không nổi danh.

Giai đoạn 1970-1980, OKB Sukhoi triển khai chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27. Lúc này, Pavel Sukhoi vẫn đang nắm quyền lãnh đạo cục. Tuy nhiên, ông không có cơ hội được nhìn thấy mẫu chiến đấu cơ xuất sắc này tung cánh. Ngày 15/9/1975, nhà thiết kế máy bay tài ba Pavel Osipovich Sukhoi qua đời. Ông được mai táng tại nghĩa trang Novodevichy.



http://nghiadx.blogspot.com
Cha đẻ chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27 Mikhail Simonov.


Cha đẻ chiến đấu cơ Su-27

Nhà thiết kế máy bay Mikhail Petrovich Simonov sinh ngày 19/10/1929 tại ngôi làng nhỏ ở Rostov. Năm 1954, ông tốt nghiệp Học viện hàng không Kazan.

Trước khi tới với Sukhoi, ông thành lập cục thiết kế hàng không thể thao và sản xuất một số mẫu tàu lượn như KAI-6, KAI-11, KAI-12, KAI-14, KAI-17, KAI-19...

Mãi tới năm 1970, ông mới vào làm việc tại OKB Sukhoi. Trong 9 năm tiếp theo, Simonov trở thành phó phòng thiết kế OKB Sukhoi và trực tiếp chỉ đạo chương trình phát triển, thử nghiệm máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24 và cường kích Su-25.

Ngoài ra, Simonov là người chỉ đạo chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tứ Su-27. Có thể nói, ông được xem là cha đẻ của chiến đấu cơ nổi tiếng này.

Giai đoạn 1979-1983, Simonov được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ công nghiệp hàng không Xô Viết. Thời kỳ này, ông vẫn tích cực làm việc ở Sukhoi trong vai trò phát triển chương trình Su-27.

Năm 1983, ông chính thức trở thành người đứng đầu OKB Sukhoi. Simonov chỉ đạo nghiên cứu phát triển các biến thể cải tiến từ Su-27 như Su-30, Su-33, Su-34 và một số loại máy bay thể thao Su-26/29/31.

Thời “hậu Xô Viết”, Simonov nỗ lực lèo lái con thuyền Sukhoi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, đem lại nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khí giá trị không chỉ cho Sukhoi mà cho cả ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ngày 4/3/2011, cha đẻ Su-27 Mikhail Petrovich Simonov qua đời.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 1)



Sukhoi là một trong những công ty thiết kế chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Các sản phẩm của Sukhoi trải khắp trong thành phần trang bị quân đội 50 quốc gia.

Kỳ 1: Lịch sử ra đời hoạt động của OKB Sukhoi

Đóng góp của Sukhoi trong chiến tranh Vệ Quốc

Tháng 9/1939, nhà thiết kế Pavel Sukhoi (1895-1975) thành lập cục thiết kế Sukhoi (OKB Sukhoi *). Vị trí ban đầu của cục đặt tại Kharkov (Ukraine), tuy nhiên Pavel Sukhoi tỏ ra không hài lòng về vị trí hiện tại nên quyết định chuyển về gần thủ đô Moscow (sân bay Modmoskovye).

Tháng 12/1941, Phát xít Đức phát động cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Chiến tranh Vệ quốc bùng nổ, tất cả các công ty công nghiệp quốc phòng Liên Xô dồn toàn lực sản xuất trang bị vũ khí cho Hồng Quân, OKB Sukhoi không là ngoại lệ.

Mẫu thiết kế tốt nhất mà OKB Sukhoi có được là máy bay cường kích Su-2 (được sản xuất gần 1.000 chiếc). Ngoài Su-2, OKB Sukhoi còn nghiên cứu dự án Su-1, Su-4, Su-5, Su-6 nhưng đều chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm mà không đưa vào sản xuất hàng loạt.

Dẫu sao, những chiếc Su-2 đã góp công không nhỏ trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Dấu ấn Su-7

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, công nghiệp hàng không quân sự bước vào thời kỳ phát triển máy bay động cơ phản lực. Ở giai đoạn này, OKB Sukhoi chỉ thực hiện hai dự án máy bay phản lực cận âm Su-9 và Su-15 nhưng đều bị hủy bỏ. Công lao lớn nhất của Sukhoi là ứng dụng một số công nghệ mới trong thiết kế máy bay: dù hãm để giảm quãng đường hạ cánh, ghế phóng khẩn cấp.

Giai đoạn 1949-1953, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô buộc cục thiết kế Sukhoi phải giải thể. Có một số nguồn tin cho rằng, lãnh tụ Xô Viết Stalin không thích cá nhân ông Pavel Sukhoi. Sau khi vị Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô này qua đời, Pavel Sukhoi tái lập OKB Sukhoi.

Thời kỳ này, xu hướng phát triển chiến dấu cơ trên thế giới chuyển sang giai đoạn các loại máy bay có khả năng đạt vận tốc siêu âm. Vào tháng 9/1955, máy bay cường kích siêu âm đầu tiên của OKB Sukhoi Su-7 cất cánh thành công. Năm 1959, Su-7 chính thức đi vào phục vụ trong Không quân Xô Viết.


http://nghiadx.blogspot.com
Cường kích Su-7 biên chế trong Không quân Ấn Độ.


Su-7 thiết kế theo kiểu dáng cánh cụp, cửa hút khí nằm ở mũi (đặc trưng máy bay Xô Viết những năm 1950-1960), lắp một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép chiếc máy bay đạt tốc độ siêu âm hơn 2.000km/h.

Tuy nhiên, tầm bay của Su-7 rất hạn chế, thể tích chứa nhiên liệu thấp. Dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng tải trọng vũ khí nhỏ (chỉ hơn 2.000kg).

Dẫu sao, Su-7 khá thành công trong lĩnh vực xuất khẩu, đã có 1.847 chiếc được chế tạo phục vụ rộng rãi ở 10 quốc gia trên thế giới.

Mãi tới những năm 1980, Su-7 mới bị loại khỏi hầu hết không quân các nước. Có thể nói không ngoa, Su-7 đã đặt nền móng đầu tiên tạo dựng thành công sau này cho OKB Sukhoi trong lĩnh vực chế tạo máy bay cường kích.

Tập tành chế tạo tiêm kích

Không chỉ tham gia thiết kế máy bay cường kích, OKB Sukhoi còn “chen chân” vào lĩnh vực tiêm kích đánh chặn.

Năm 1956, tiêm kích đánh chặn Su-9 cất cánh thành công lần đầu. Su-9 có kiểu dáng thân và đuôi tương tự Su-7 nhưng dùng kiểu cánh tam giác. Ngoại hình Su-9 rất giống với tiêm kích huyền thoại MiG-21.

Cũng như Su-7, Su-9 mắc những điểm yếu như tầm bay ngắn, khả năng mang vũ khí giới hạn. Sau Su-9, Sukhoi phát triển mẫu cải tiến Su-11 nhưng chỉ được chế tạo số lượng rất ít do những vấn đề kỹ thuật.

Tiếp đó, năm 1967 OKB Sukhoi trình làng tiêm kích đánh chặn Su-15 với một số sửa đổi trong thiết kế (chuyển cửa hút khí sang 2 bên thân).

Su-15 khá nổi tiếng nhưng không phải do có chiến tích hoành tráng mà là dính vào vụ bê bối bắn hạ máy bay chở khách KAL 007 (Hàng không quốc gia Hàn Quốc) năm 1983.

Su-17 tiếp nối Su-7

Điểm nhấn trong thiết kế chiến đấu cơ OKB Sukhoi những năm 1960-1970 là máy bay cường kích Su-17 – tiếp nối thành quả của Su-7.

Điểm đặc trưng của Su-17 sử dụng kiểu “cánh cụp cánh xòe’ do Viện khí động lực học trung ương (TsAGI) thiết kế. Cánh xòe ra để tạo lực nâng ở trần bay thấp, cánh cụp lại để tăng tốc độ.

Su-17 mang khối lượng vũ khí 4 tấn trên 10 giá treo. Những biến thể cải tiến sau này cho phép nó mang vũ khí tấn công chính xác cao.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-22M4 (biến thể xuất khẩu của Su-17) biên chế trong Không quân Ba Lan.

Su-17 là mẫu máy bay thành công của OKB Sukhoi, gần 3.000 chiếc được sản xuất và xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (chính là các biến thể của Su-22).

Su-17 đi vào phục vụ chưa lâu, năm 1969 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24. Năm 1975, cường kích Su-25 – “sát thủ diệt tăng” ra mắt. Cả hai loại phục vụ tích cực trong Không quân Nga và vài nước khác.

Mở đầu trường phái tiêm kích đa năng

Nối tiếp thành công của Su-17, giai đoạn 1970-1980 OKB Sukhoi để lại dấu ấn bằng thiết kế chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27.

Su-27 có tầm bay lớn, tải trọng vũ khí 8 tấn, tính cơ động linh hoạt cao. Ngoài thực hiện vai trò đối không bằng các loại tên lửa tầm ngắn tầm trung, Su-27 cũng thể hiện khả năng cường kích bằng bom và rocket không điều khiển nhưng còn nhiều hạn chế. Biến thể Su-27SM mang được vũ khí tấn công chính xác cao.

Su-27 là nguồn lợi chính của Sukhoi sau khi Liên Xô sụp đổ. Lãnh đạo Sukhoi lúc đó là Mikhail Simonov (>> xem thêm) tích cực tìm kiếm thực hiện hợp đồng xuất khẩu Su-27. Nhờ đó mà không quân nhiều nước trên thế giới mới có cơ hội tiếp cận một trong những loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư tiên tiến hàng đầu thế giới.

Đặc biệt, từ nền tảng Su-27 thì Sukhoi đã phát triển thành công nhiều biến thể cải tiến mạnh như Su-30, Su-33, Su-34 và Su-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Niềm tự hào của OKB Sukhoi - chiến đấu cơ Su-27.


Những năm 1990, đi cùng xu hướng phát triển chung của thế giới Sukhoi tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng tích tham gia phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Điển hình là máy bay thử nghiệm Su-47 Berkut với thiết kế cánh ngược độc đáo. Tuy nó chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm nhưng nó đã đem lại cho Sukhoi nhiều kinh nghiệm quí giá. Và điều đó được hiện thực hóa ở Sukhoi PAK FA T-50.

Ngày 29/1/2010, nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 lần đầu cất cánh ở sân bay Komsomolsk on Amur Dzemgi. Sukhoi T-50 hứa hẹn sẽ tiếp tục đưa Sukhoi vươn tới thành công lớn hơn.

Sukhoi trong lĩnh vực dân sự

Không chỉ tham gia phát triển máy bay quân sự, Sukhoi còn “xông pha” vào lĩnh vực dân sự.

Kinh nghiệm phát triển chiến đấu cơ với khả năng thao diễn tuyệt vời, Sukhoi đưa vào ứng dụng thiết kế máy bay thể thao động cơ cánh quạt Sukhoi Su-26/29/31. Trong các cuộc thi ở Châu Âu và thế giới, đội bay của Sukhoi đã đạt được 330 huy chương có 156 huy chương vàng).

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, thiết kế mới nhất, đầy tiềm năng xuất khẩu nhất của Sukhoi là máy bay chở khách tầm trung Superjet 100.

Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng. Có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

>> Kỳ 2: Dấu ấn hai nhà lãnh đạo OKB Sukhoi

(*) Cụm từ OKB theo nguyên văn tiếng Nga "Опытное конструкторское бюро" (Opytnoe Konstructorskoe Byuro) nghĩa là Cục thiết kế thí nghiệm. Thông thường, một văn phòng chính thức được biết đến bằng các số thứ tự hoặc tên người đứng đầu (người sáng lập). Ví dụ như với cục thiết kế Sukhoi thì tên gọi là OKB-51 hay là OKB Sukhoi (tên gọi phổ biến).

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> F-35 thua Su-35 trong môi trường giả lập



Các mô phỏng không chiến trên máy tính cho thấy, F-35 dễ dàng bị đánh bại bởi các máy bay Su-35 của Nga.


Một nhóm các nhà khoa học giấu tên đã cung cấp cho trang mạng F-16.net những đoạn clip mô phỏng cuộc không chiến giả định và những tính toán liên quan. Theo đó, F-35 liên tục bị đánh bại bởi Su-35 của Nga.

Các tính toán cho thấy, F-35 dễ bị tổn thương trong hỗ trợ cảnh báo không đối không, đặc biệt là trong quá trình tiếp nhiên liệu. Các công nghệ được trang bị cho Su-35 mang lại một mối đe dọa lớn cho F-35.

Các công nghệ này cũng dễ dàng được nâng cấp và áp dụng cho các máy bay chiến đấu dòng Su-30 đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Biến thể của Su-27 do Trung Quốc sản xuất cũng sẽ có được các khả năng tương tự trong thời gian tới.

Nếu so với PAK F/A T-50 đang được sản xuất, mối nguy hiểm cho F-35 còn tăng lên gấp bội. Xét về tất cả các chỉ số, T-50 vượt trội hơn nhiều so với Su-35.

Cả hai loại máy bay Su-35 và T-50 được trang bị hệ thống cảm biến có khả năng kết nối mạng với nhau. Điều này làm giảm lợi thế tàng hình mà F-35 được trang bị. Bên cạnh đó, cả 2 loại máy bay trên đều có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn hơn nhiều so với F-35.

Xét về tốc độ, Su-35 có tốc độ tối đa đến Mach-2.25 (2.500km/giờ), trong khi đó F-35 có tốc độ tối đa chỉ Mach-1,8 (1.930km/giờ).


http://nghiadx.blogspot.com
F-35 phía trên, sẽ phải trả giá đắt cho một cuộc đụng độ với Su-35 phía dưới.


Bộ Quốc Phòng Israel từng khẳng định rằng, không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 hoàn toàn không có khả năng trước các cuộc không chiến cũng như các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga.

Lockheed Martin rằng F-35 là một máy bay được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa cao. Khả năng không chiến của F-35 sẽ cao hơn 8 lần so với các máy bay thế hệ trước đây như F-15, hay F-16, F/A-18.

Trong năm 2009, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc chấm dứt dây chuyền sản xuất F-22, tiêm kích được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho những mối đe dọa đang nổi lên từ dòng máy bay Sukhoi của Nga.

Ông Gates đưa ra là F-35 sẽ được sản xuất với số lượng đủ lấp đầy bất kỳ khoảng trống chiến lược trong việc ngăn chặn sức mạnh không quân Mỹ cũng như các đồng minh.

Tuy nhiên, sau khi F-35 gặp phải một loạt các khó khăn và trục trặc, chương trình bị chậm trễ, chi phí tăng cao, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể nhìn thấy số lượng lớn F-35 được sản xuất.

Nếu những nhận định của ông Gates là sai, điều này sẽ làm giảm khả năng của không quân Mỹ trước các mối đe dọa trong những năm tới. Theo các chuyên gia, số lượng F-35 sẽ được đưa vào sử dụng khoảng 2.000 chiếc.

Các nhà phân tích quân sự Australia cho rằng, F-35 không phải là một tiêm kích được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa lớn, đặc biệt F-35 tỏ ra thất thế trước các cuộc không chiến tầm gần, nơi đòi hỏi khả năng cơ động cao. Giá cả và chi phí vận hành của F-35 không hề rẻ.

Trong một báo cáo gần đây của các quan chức quốc phòng Australia, liên quan đến khả năng mua F-35. Báo cáo thừa nhận, chi phí mua sắm và vận hành F-35 sẽ cao hơn nhiều so với F/A-18E/F Super Hornet trong khi khả năng đối phó với các mối đe dọa không cao hơn nhiều so với F/A-18E/F Super Hornet.

Một nghiên cứu của độc lập của Hải quân Mỹ cũng đồng ý với nhận định này, điều này tiếp tục là một báo cáo trái ngược với tuyên bố của Lockheed Martin rằng F-35 sẽ có chi phí vận hành rẻ hơn những máy bay hiện có mà nó dự dịnh thay thế.

Nếu xét về hiệu quả từ giá thành, khả năng không chiến đến chi phi vận hành, Su-35 của Nga hoàn toàn vượt trội so với F-35. Việc chú trọng đầu tư hàng trăm tỉ USD vào các chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tiêm kích tàng hình có lợi thế lớn trong không chiến tầm xa, tuy nhiên trong thực tế, khả năng tiêu diệt đối phương từ xa thường không hiệu quả. Trong khi đó, những cuộc không chiến tầm gần thường mang tính quyết định.

Trong những cuộc không chiến tầm gần, khả năng cơ động của máy bay chính là yếu tố then chốt. Về khả năng này, các máy bay chiến đấu của Nga như Su-30, Su-35 thường tỏ ra vượt trội so với các máy bay phương Tây.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

>> Nga sẽ trang bị trực thăng Ka-52K trên tàu Mistral



RIA Novosti cho biết, hôm 31/8, tổng công ty Trực thăng Nga và Bộ Quốc phòng nước này đã đồng ý và ký kết hợp đồng cung cấp 140 máy bay trực thăng vào năm 2020.

Giám đốc điều hành công ty cổ phần hàng không Oboronprom, ông Andrei Reus cho biết, hợp đồng này có giá trị hơn 120 tỷ rúp. Ông cũng lưu ý rằng các công trình nghiên cứu khoa học đã được phân bổ 250 triệu USD trong quỹ đầu tiên được phân bổ cho sự phát triển của máy bay trực thăng Mi-38, Ka-62 , Mi-34S1 và hiện đại hóa của dòng Mi-17.

Tuy nhiên, theo các điều khoản của hợp đồng, máy bay đầu tiên được sẽ thử nghiệm hàng loạt là máy bay trực thăng Ka-52K trang bị cho các tàu loại "Mistral".


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng tiến công K-52 hiện đại nhất của Nga.

Dự kiến tổng số trực thăng được cung cấp đến năm 2020 là hơn một trăm máy bay trực thăng loại này (Ka-52K).

Theo Giám đốc điều hành chi nhánh tổng công ty Máy bay trực thăng của Nga, công ty cổ phần Progress, ông Yury Denisenko cho biết: "Trực thăng Ka-52K sẽ được sản xuất tại nhà máy Arsenyev ở Primorsky Krai, và công ty hiện đã đầu tư hơn 3 tỷ rúp để hiện đại hóa năng lực và hơn 6 tỷ rúp cho kế hoạch đầu tư trong tương lai gần".

Các thử nghiệm đầu tiên của Ka-52K cho tàu đổ bộ trở trực thăng Mistral sẽ được xây dựng ở Nga vào năm 2012.

Ông Yury Denisenko cho biết, chiếc tàu Mistral đầu tiên trong số đó đi sẽ vào phục vụ trong Hải quân Nga vào năm 2014 và được trang bị máy bay trực thăng Ka-52K.

"Sản phẩm thương mại máy bay trực thăng Ka-52K sẽ được phục vụ vào năm 2014, hàng loạt thử nghiệm sẽ được thực hiện trong năm 2012", ông Yuri Denisenko cho biết.

Theo ông này, tại thời điểm hiện tại đang các máy bay Ka-52K đang được chuẩn bị thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra yêu cầu về kỹ, chiến thuật và tuổi thọ của động cơ phải tăng lên đến 5000 giờ.

Hiện nay, những động cơ này có tuổi thọ trung bình từ 2 - 2.500 giờ bay. Ngoài ra, ông Yuri Denisenko cho biết thêm, phiên bản Ka-52K nên được làm theo kiểu cánh gấp và sử dụng vật liệu composite.

Ông cũng nói rằng không giống như đối thủ cạnh tranh chính của nó trên thị trường toàn cầu - máy bay Apache của người Mỹ, máy bay trực thăng Ka-52 có một số lợi thế, cụ thể như hệ thống cứu hộ với hai ghế phóng phản lực lần đầu tiên được trang bị cho máy bay trực thăng.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

>> Nga giúp phát triển J-20 để kiểm soát sức mạnh của TQ?


Nga giúp phát triển J-20 để kiểm soát sức mạnh của TQ?

Các chuyên gia phân tích nói rằng, sự tương đồng giữa máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc và máy bay tàng hình Mikoyan 1.44 mà Nga dự định chế tạo cho thấy nhiều khả năng Nga đã lặng lẽ giúp Trung Quốc trong lĩnh vực không quân để cạnh tranh với các cường quốc khác.

Máy bay tàng hình của Trung Quốc thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 1/2011, ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Một nguồn tin cấp cao gần gũi với Bộ quốc phòng Nga cho biết sự giống nhau của 2 loại máy bay này cho thấy công nghệ chế tạo máy bay tàng hình Mikoyan đã được sang tay cho các nhà thiết kế quốc phòng của Trung Quốc.

Quan chức này nói rằng “Dường như họ (người Trung Quốc) đã tiếp cận được…các tài liệu liên quan đến Mykoyan" – Loại máy bay Bộ quốc phòng Nga đã từ chối đặt hàng với nhà thiết kế.

Nguồn tin này không chắc chắn là việc chuyển giao công nghệ đó có theo con đường hợp pháp hay không.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Dự án chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 MiG-1.44 của Mikoyan.


Bộ quốc phòng Trung Quốc đã từ chối không bình luận về tin này. Tổng công ty của Nga United Aircraft (UAC), cơ quan giám sát sản xuất của máy bay phản lực Mikoyan, phủ nhận bất kỳ chuyển giao công nghệ hay thiết kế nào cho Trung Quốc.

Còn các nhà phân tích thì cho rằng sự giúp đỡ của Nga với Trung Quốc có thể để giúp Nga kiểm soát được khả năng quốc phòng trong sức mạnh quân sự đang gia tăng của nước láng giềng phía đông biên giới.

Cho đến nay chỉ có Mỹ là nước duy nhất có máy bay tiêm kích thế hệ 5 đang hoạt động. Nga đang cố gắng đưa vào sản xuất hàng loạt máy bay tàng hình nguyên mẫu của mình trong 5 - 6 năm tới.

Việc Trung Quốc chế tạo được máy bay tàng hình như vậy sẽ đưa đất nước họ gia nhập một nhóm ưu tú các cường quốc quân sự trên thế giới, mặc dù các nhà phân tích nói sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện chiếc máy bay.

Nguồn tin cho biết các quan chức của Trung Quốc đã được mời đến thăm quan chiếc máy bay khi nó được đem ra triển lãm lần đầu tiên trong giai đoạn đầu khi Nga muốn chế tạo máy bay tàng hình để cạnh tranh với máy bay F-22 của Mỹ.

Kết cục, đối thủ là nhà thiết kế Sukhoi đã giành được hợp đồng thiết kế máy bay tàng hình cho Nga và Mikoyan 1.44 do công nghệ tránh radar không được như máy bay F-22 của Mỹ nên đã bị loại.

Quan hệ gữa Nga và Trung Quốc khá thân thiện. Tuy nhiên xét về mặt chi phí quân sự Nga còn kém xa Trung Quốc và Nga đang đẩy mạnh việc xây dựng khả năng phòng thủ ở khu vực Viễn Đông nhằm bảo vệ khu vực giàu tài nguyên là Siberia.

Đã có một thời Trung Quốc là bạn hàng lớn của Nga với các hợp đồng lớn mua xe tăng, trực thăng và máy bay chiến đấu. Hiện Trung Quốc bắt đầu sản xuất được trang thiết bị cho mình và giảm mua hàng của Nga. Nhưng hai bên vẫn duy trì quan hệ quốc phòng.

Năm 2010, đại sứ Trung Quốc tại Nga được trích dẫn phát biểu rằng hợp tác quốc phòng với Nga đang vượt quá giới hạn mua bán vũ khí.

Trong cố gắng phát triển lực lượng hải quân nước xanh của mình, Trung Quốc đã mua lại chiếc tầu sân bay do Liên Xô cũ thiết kế của Ukraine để sửa chữa, cải tiến thành tàu sân bay đầu tiên của mình

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Indonesia nhận 6 trực thăng Mi-17



Theo RIA Novosti, ngày 26/8, Nga vừa bàn giao cho Bộ Quốc phòng Indonesia 6 máy bay trực thăng đa năng mới Mi-17-B5.


Các máy bay này đã được bàn giao theo hợp đồng với Indonesia trong năm 2007.

Theo thỏa thuận, quân đội Indonesia sẽ mua 18 máy bay trực thăng Mi-17-B5, hiện nay Indonesia đã nhận được 12 chiếc và 6 chiếc còn lại dự kiến sẽ nhận được trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia quân sự, loại MI-17 đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của quân đội Indonesia trong các hoạt động chuyển quân, phục vụ hậu cần và các hoạt động nhân đạo khác.

Indonesia mua máy bay trực thăng của Nga với tín dụng xuất khẩu 1 tỷ USD, do quốc gia của Nga trong tháng 9/2007. Indonesia cũng đã nhận được 5 trực thăng tiến công Mi-35P và 20 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F.

Bộ Quốc phòng Indonesia cũng đã lên kế hoạch mua 2 tàu ngầm Kilo thuộc Dự án 877, nhưng vào tháng 7/2009 kế hoạch mua tàu ngầm đã được chuyển vào một thời điểm sau, không loại trừ hợp đồng sẽ được ký kết trước cuối năm 2011.



http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Mi-17.



Trong tháng 9/2010, Indonesia đã nhận được 3 trực thăng Mi-35P, và sau đó nhận thêm 2 xe chỉ huy. 10/2010 Nga tiếp tục bàn giao 17 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F cho nước này.
Trước đó, Indonesia đã mua của Nga 10 máy bay chiến đấu S-30MK. Đặc biệt, theo hợp đồng đã ký kết vào 9/2003, không quân nước này đã nhận được 2 máy bay chiến đấu Su-30MK và 2 chiếc Su-27SK.

Trong năm 2007, Không quân Indonesia đã mua thêm 6 máy bay Su-27SKM và 3 chiếc Su-30MK2.

Theo kế hoạch hiện đại hóa quân đội Indonesia, trong 20 năm tiếp theo sẽ được mua thêm 180 máy bay chiến đấu Nga, rất có thể là Su-30MK2.

Dù đất nước trải rộng với hơn 17.500 hòn đảo, song Indonesia hiện chưa có tàu sân bay, do đó trực thăng là giải pháp khả thi để đối phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, đặc biệt là hoạt động của các phần tử ly khai và thảm họa thiên nhiên thường xuyên diễn ra.

Năm 2011, quân đội Indonesia đầu tư khoảng 56 triệu USD cho việc mua sắm các trang thiết bị quân sự từ nguồn ngân sách nhà nước.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

>> Nga sẽ bán 79 trực thăng Mi-171



Tại MAKS 2011, Công ty Cổ phần Hàng không JSC Ulan-Ude Aviation Plant Nga đã ký 2 hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng Mi-171 với tổng số lượng lên tới 79 chiếc.

Theo các thỏa thuận đạt được, 40 máy bay trực thăng Mi-171 loại được lên kế hoạch để bàn giao cho Công ty Cổ phần Hàng không JSC UTair, và 39 máy bay trực thăng loại Mi-8AMT với Công ty TNHH hàng không Gaspromavia, cả hai hợp đồng đã được ký kết vào ngày 17/8 với sự có mặt của Thủ tướng Nga Vladimir Putin, đã đến thăm triển lãm và trưng bày của các công ty trực thăng Nga ngày hôm đó.

Trước đó JSC Ulan-Ude Aviation Plan đã ký hợp đồng cung cấp cho Công ty Cổ phần Hàng không UTair 40 máy bay Mi-171 và hợp đồng này đã hoàn thành trong tháng 9/2010. Tất cả các máy bay trực thăng đã được sản xuất và cung cấp trước ngày dự kiến.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Mi-171 trại triển lãm hàng không MAKS-2011.


Theo hợp đồng mới, 40 chiếc Mi-171 khác sẽ được cung cấp đến UTair trong thời gian từ năm 2012 - 2013. Để phát triển thành công hơn nữa của thị trường dịch vụ máy bay trực thăng, UTair cần các máy bay trực thăng mới, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Về vấn đề này, các chứng nhận máy bay trực thăng Mi-171 mới được lên kế hoạch sản xuất và cung cấp với kết cấu phức tạp hơn so với đợt trước. Đó là kế hoạch sẽ rất nặng nề liên quan đến các công việc vì lợi ích của các doanh nghiệp xăng dầu và những nhiệm vụ quan trọng của Liên Hợp Quốc ở những nơi nguy hiểm trên thế giới.

39 máy trực thăng Mi-8AMT (phiên bản xuất khẩu của Mi-171E) được dự kiến sẽ được chuyển giao cho Công ty TNHH hàng không Gaspromavia từ năm 2012 - 2016.

Các công ty hàng không đã có kinh nghiệm rất lớn của các hoạt động của máy bay trực thăng được sản xuất bởi Công ty Cổ phần U-UAP, nhưng như vậy hàng loạt lớn sẽ được cung cấp tại thời điểm đầu tiên.

Công ty TNHH Hàng không Gaspromavia cũng đặt yêu cầu cao về cấu hình của máy bay trực thăng mới. Các máy bay trực thăng sẽ tham gia vào một hoạt động khó khăn nhất là bay đến các giàn khoan dầu ngoài khơi. Sản phẩm máy bay trực thăng Mi-171 của công ty JSC U-UAP thị phần ổn định trên thị trường hàng không toàn cầu.

Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2011 công ty đã trưng bày bốn sản phẩm máy bay trực thăng loại Mi-171 với các biến thể khác nhau.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> Su-T-50 trang bị công nghệ tàng hình plasma và ngụy trang điện tử



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga là Su T-50 sẽ ứng dụng công nghệ tàng hình mới giúp máy bay không bị phát hiện ngay cả với mắt thường.

Công nghệ tàng hình Plasma

Công nghệ tàng hình truyền thống mà nhiều quốc gia đang sử dụng, điển hình nhất là các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất như F-117, B-2, F-22 và cả J-20 của Trung Quốc, đó là sử dụng các kết cấu góc cạnh làm tán xạ sóng điện từ đi tất cả các hướng kết hợp với các vật liệu mới và lớp sơn phủ đặc biệt hấp thụ sóng radar, giảm bức xạ nhiệt hồng ngoại do động cơ thải ra…

http://nghiadx.blogspot.com


Tuy nhiên, đối với Sukhoi PAK FA T-50, người Nga lại phát triển công nghệ hoàn toàn mới mẻ là "tàng hình Plasma" hay còn được biết đến với tên “công nghệ tàng hình chủ động”.

Công nghệ này đưa ra qui trình sử dụng khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar (Radar cross section – RCS). Khí ion hóa sẽ bao trùm toàn bộ máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.

Công nghệ tàng hình ngụy trang

Tuy nhiên Nga không chỉ muốn máy bay của mình tàng hình trước radar của đối phương mà còn tàng hình ngay cả với mắt thường và các thiết bị quang học. Điều đó thúc đẩy Nga phát triển một công nghệ tàng hình hoàn toàn mới là "ngụy trang điện tử" bằng việc sử dụng các vật liệu đặc biệt.

Bề mặt của máy bay sẽ được chụp ảnh theo thời gian thực, trong môi trường nó đang hoạt động. Thông qua máy tính tiên tiến và sử dụng các vật liệu đặc biệt, máy ảnh sẽ chiếu những hình ảnh lên bề mặt của máy bay để làm cho nó trông giống như bầu trời và địa hình xung quanh, đồng nghĩa với việc khoác lên PAK FA một chiếc áo ẩn mình.

Công nghệ "ngụy trang điện tử" này từng được công chúng biết đến trong bộ phim "Die Another Day", khi chiếc xe hơi Aston Martin của điệp viên 007 vô hình với mắt thường.


http://nghiadx.blogspot.com
T-50 sẽ ứng dụng công nghệ "tàng hình điện tử".


Khi đó máy bay chiến đấu đa chức năng PAK FA T50 có thể thực hiện nhiệm vụ cất cánh tấn công mặt đất vào ban ngày, nó sẽ không cần phải tấn công vào ban đêm giống như một số máy bay ném bom của Mỹ hiện nay đã nghỉ hưu như F-117, và có thể là F-35.

Tàng hình có thể giúp cho PAK FA T50 chiếm được lợi thế trong không chiến khi mà phi công của đối phương không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Tuy nhiên, F-35 được trang bị với hệ thống cảm biến quang điện hiện đại, cho phép phi công nhìn xa hàng trăm km với màn hình hiển thị nhiệt phát ra bởi một PAK FA.

Cho dù các PAK FA T50 sẽ có công nghệ "ngụy trang điện tử" hay không, thì điều quan trọng là Mỹ triển khai một lực lượng đủ mạnh của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 ăm có khả năng đáp ứng trước các thách thức tiềm năng như PAK FA của Nga hoặc J-20 của Trung Quốc.

Mỹ sẽ cần một số lượng đủ lớn của các máy bay chiến đấu thế hệ năm để giảm được thiệt hại, chống lại những đối thủ tiềm năng và có ưu thế về số lượng trong một cuộc chiến tranh với một sức mạnh không quân lớn.

Quốc hội Nga đang xem xét các tác động của việc xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình này cho các quốc gia khác. Ngoài Ấn Độ, Nga có thể bán PAK FA cho Iran nếu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc được gỡ bỏ, hoặc sang các nước Arab nếu Mỹ từ chối bán F-35, cũng như Venezuela, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và có lẽ ngay cả Trung Quốc, khi mà PAK FA được đánh giá cao hơn so với J-20 còn nhiều ẩn số.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

>> Việt Nam là khách hàng thứ 2 của Su-T-50



Những chiếc Sukhoi T-50 bay lượn tại triển lãm hàng không MAKS đã cho thấy công nghiệp quốc phòng của nước Nga không đi quá xa sau Mỹ, vốn đã vận hành máy bay thế hệ thứ năm được hơn 10 năm


Hai chiếc Sukhoi T-50 (PAK-FA) đã hoàn thành các bài bay biểu diễn tại MAKS đã chứng minh cho thế giới thấy việc phát triển máy bay thế hệ thứ 5 của Nga đang diễn ra khá trơn tru (mặc dù một chiếc Sukhoi T-50 đã gặp sự cố về động cơ, tuy nhiên đây không phải là động cơ chính thức dùng cho T-50 nên vấn đề này cũng không phải quá lớn). Đồng thời, qua triển lãm này, Nga cũng mở rộng khả năng xuất khẩu Sukhoi T-50 cho những quốc gia có “truyền thống” sử dụng máy bay của nước này.

Sukhoi T-50 ra đời khá muộn so với đối thủ của mình là máy bay F-22 của Mỹ, vốn đã phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 2003 và đã được sản xuất hàng loạt. Không những thế, Mỹ còn đang gấp rút hoàn thành F-35, phiên bản hạng nhẹ của máy bay thế hệ thứ 5, rẻ tiền hơn F-22 để phục vụ thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, Sukhoi T-50 cũng không phải hoàn toàn mất lợi thế trên thị trường khi loại máy bay này hứa hẹn nhiều triển vọng với giá thành rẻ hơn.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã bay thử mẫu phát triển máy bay thế hệ thứ 5 nội địa, tuy nhiên theo ông Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga (ACT), sản phẩm của Trung Quốc đơn thuần chỉ là “một loại hàng nhái” nhằm mục đích khoe khoang công nghệ và không phải là đối thủ lớn có thể cạnh tranh với hai cường quóc Nga và Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Sukhoi T-50 sẽ được xuất khẩu cho các quốc gia có "truyền thống" sử dụng máy bay Nga với giá rẻ hơn từ 30 - 40% sản phẩm tương tự của Mỹ.



Hiện tại, tiềm năng xuất khẩu của Sukhoi T-50 là rất lớn. Ngoài mẫu T-50 một chỗ ngồi phát triển trong nước, Nga còn phát triển một phiên bản 2 chỗ ngồi của loại máy bay này có tên FGFA với sự hợp tác của công ty HAL (Ấn Độ) để cung cấp cho thị trường này.

Ngoài ra, ông Ruslan Pukhov cũng cho biết thị trường thứ 2 mà Nga hướng tới để bán máy bay Sukhoi T-50 sau Ấn Độ sẽ là Việt Nam.
Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự Anatoly Tsyganok cũng cho biết chiếc máy bay này còn có khả năng được xuất khẩu tới Trung Quốc, Mỹ Latinh và thậm chí là Trung Đông. Tuy nhiên cả hai chuyên gia này đèu khẳng định quá trình thử nghiệm chưa kết thúc, máy bay chưa đi vào giai đoạn sản xuất hàng loạt do đó là quá sớm để ký kết các bản ghi nhớ hay hợp đồng ngay từ bây giờ.

Theo nguồn tin từ các chuyên gia quân sự Nga, T-50 là một chiếc máy bay thế hệ thứ 5 với đầy đủ các tiêu chí của thế hệ này. Việc chế tạo thân máy bay sử dụng rất nhiều vật liệu composite tiên tiến khiến giảm khả năng phát hiện của radar.

So với titan, composite không hề thua kém về sức chịu tải, thậm chí còn giúp máy bay hoạt động linh hoạt hơn ở cùng một tải trọng so với vật liệu titan do có khối lượng nhẹ hơn. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các loại radar nằm ở mũi, cánh, đuôi và các cảm biến quang học hiện đại.

Điểm yếu của Su-T-50

Một yếu điểm, có thể coi là “gót chân Asin” của T-50 theo ông Pukhov cho biết chính là động cơ.

Ông Ruslan Pukhov cho rằng các sản phẩm tương tự của phương Tây hoạt động kinh tế và thân thiện môi trường hơn. Theo ông, động cơ của phương Tây xả ít khói hơn, khiến máy bay ít bị nhìn thấy, chúng cũng có tiếng ồn ít hơn và có thời gian hoạt động dài hơn.

Hiện T-50 bay bằng động cơ của các máy bay thế hệ cũ, động cơ mới dùng riêng cho T-50 thuộc dự án 129 đang được phát triển nhưng gặp phải khá nhiều khó khăn.

Về tiến độ của T-50, ông Anatoly Tsyganok cho biết hiện Nga chậm chân sau Mỹ khoảng từ 10 - 12 năm. Do đó, theo đúng tiến độ việc xuất khẩu máy bay Sukhoi T-50 khó thực hiện trước năm 2020.

Tuy nhiên, Tư lệnh lực lượng không quân Nga, Alexander Zelin lại lạc quan hơn nhiều, ông cho rằng chỉ đến khoảng năm 2014 - 2015, Sukhoi T-50 đã có thể có mặt trên thị trường.

Ông Pukhov cũng nhấn mạnh rằng một điểm mạnh nữa của Sukhoi T-50 là giá cả. Nếu như F-22 có hiện có giá trên 140 triệu USD thì Sukhoi T-50 sẽ rẻ hơn từ 30 - 40%, tức chỉ nằm vào khoảng 80 - 100 triệu USD một chiếc.

Ông tin rằng nếu phương Tây không tham gia vào cuộc đua thế hệ thứ 5 này, các máy bay của Nga hoàn toàn có thể chiếm đến 1/3 thị phần xuất khẩu máy bay thế giới.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

>> 6-12 chiếc Yak-130UBS sắp về Việt Nam



TSAMTO của Nga cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng từ 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS vào năm 2015.



http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài chức năng chính là máy bay huấn luyện, Yak-130UBS có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ một cách xuất sắc (ảnh: Airline.net)

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không MAKS-2011, phía Nga đã tiến hành bàn giao máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS cho Syria.

Số máy bay được giao lần này nằm trong số các máy bay trước đó dự định chuyển giao cho Libya thì gặp phải lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.

Số lượng máy bay huấn luyện được chuyển giao không được tiết lộ, nhưng theo nhận định của TSAMTO số lượng chuyển giao khoảng 12-16 chiếc. Tương lai không quân Syria có thể mua thêm từ 24-36 chiếc Yak-130UBS nữa.

Ngoài hợp đồng cung cấp Yak-130UBS cho Syria, Nga đang thực hiện hợp đồng cung cấp 16 Yak-130 UBS cho Algeria, cùng với một hợp đồng chưa được xác nhận cung cấp 8 Yak-130UBS cho Việt Nam.

Những khách hàng tiềm năng khác của máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS bao gồm Venezuela, Belarus, Ukraine và Kazakhstan.

Tổng số lượng xuất khẩu của Yak-130UBS đến trước năm 2040 khoảng 500 chiếc. Trong đó số lượng Yak-130UBS sẽ xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài đến năm 2025 khoảng 300 chiếc.

Riêng Việt Nam sẽ bắt đầu mua loạt thứ 2 nhằm thay thế cho các máy bay huấn luyện L-39 giao hàngvào giai đoạn 2015-2025. Số lượng mua dự kiến từ 6-12 chiếc.

Algeria cũng sẽ mua loạt thứ hai nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2025 số lượng mua dự kiến khoảng 12-16 chiếc. Belarus khoảng từ 6-12 chiếc giai đoạn 2015-2020.

Trong các nước Đông Nam Á, Malaysia sẽ là nước mua số lượng Yak-130UBS nhiều nhất, số lượng mua từ 18-24 chiếc nhằm thay thế máy bay huấn luyện Mk-128 Hawk, giao hàng giai đoạn từ 2025-2030.

Thái Lan cũng sẽ mua 6-12 chiếc nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2030. Syria sẽ mua số lượng lớn từ 24-36 chiếc, giao hàng giai đoạn từ 20111-2020.

Ngoài ra còn rất nhiều quốc gia khác nữa sẽ mua, số lượng dao động từ 6-12 chiếc và giao hàng trong giai đoạn từ 2015-2030, chưa tính các khách hàng có thể mua Yak-130UBS không nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng.

Tính đến giai đoạn năm 2011-2014, kim ngạch xuất khẩu máy bay huấn luyện đạt giá trị 8,241 tỷ USD. Dẫn đầu là Thụy Sỹ với giá trị xuất khẩu đạt 2,622 tỷ USD, thứ 2 là Anh với giá trị 1,31 tỷ USD.

Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thứ 3 của Trung Quốc trong giai đoạn từ 2003-2010. Giá trị xuất khẩu máy bay huấn luyện của Hàn Quốc giai đoạn 2011-2012 tăng khoảng 187 triệu USD, con số này sẽ tăng lên 215 triệu USD vào giai đoạn 2012-2013. Tổng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này của Hàn Quốc khoảng 805 triệu USD. Thứ 4 là Trung Quốc, tổng giá trị hợp đồng của Trung Quốc trong giai đoạn này khoảng 618 triệu USD.

Nga sẽ đứng vị trí thứ 5 trong thị phần xuất khẩu máy bay huấn luyện với giá trị chiếm khoảng 5,3% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt 440 triệu USD.



Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

>> Tổng quan thị trường máy bay chiến đấu



Tại MAKS-2011, TSAMTO có một phân tích về chi phí của thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới trong 8 năm qua (2003-2010) và dự báo cho 4 năm tới (2011-2014).


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ giữ ngôi đầu thị trường xuất khẩu chiến đấu cơ đa năng giai đoạn 2003-2010.


Các nhà phân tích tính tất cả các giá trị từ các nguồn như giao các máy bay mới, các chương trình được cấp phép, sửa chữa, nâng cấp và chuyển giao từ các lực lượng vũ trang của nước xuất khẩu.

Đánh giá thị trường giai đoạn 2003-2010

Theo TSAMTO, giá trị thực tế xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong thời gian 2003-2010 lên tới hơn 69 tỷ USD.

Kỷ lục cao nhất về xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng được ghi nhận là năm 2007 với giá trị lên đến 10,844 tỷ USD, chiếm 15% của tổng giá trị xuất khẩu máy bay trên thế giới trong vòng 8 năm qua.

Còn năm 2009 lại là năm có giá trị xuất khẩu máy bay thấp nhất, giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới chỉ đạt 7,509 tỷ USD. Nguyên nhân giảm giá trị xuất khẩu được cho là có liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009.

Còn trong năm vừa qua, năm 2010 giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu trên thị trường thế giới có tăng so với năm trước 1,172 tỷ USD, tuy nhiên đó là quá ít so với kỷ lục của năm 2007.

Vị trí đầu tiên về mặt giá trị xuất khẩu giai đoạn 2003-2010 đối với các máy bay chiến đấu đa năng thuộc về Mỹ với 36,197 tỷ USD chiếm 52,46% tổng kim ngạch xuất khẩu thể loại này trên thế giới.

Giá trị lớn nhất về xuất khẩu máy bay chiến đấu của Mỹ đã được ghi nhận trong giai đoạn 2005-2007, với giá trị tương ứng là 5,742 tỷ USD, 6,328 tỷ USD và 5,834 tỷ USD.

Trong hai năm tiếp theo, đã có sự sụt giảm mạnh về doanh số bán hàng, chỉ đạt 3,841 tỷ USD cho năm 2008 và 2,108 tỷ USD trong năm 2009, nhưng đến năm 2010, doanh số bán hàng của Mỹ đã vượt lên đến 4,624 tỷ USD, chiếm 53,27% giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu toàn cầu.

Vị trí thứ hai trong giai đoạn 2003-2010 là vẫn là Nga, với tổng giá trị là 14,732 tỷ USD, chiếm 24,35 % thị trường thế giới về phân khúc này.

Trong những năm 2003-2004, Nga phải bù lỗ cho thị trường Trung Quốc. Nhưng đến năm 2010, giá trị xuất khẩu của Nga trong thể loại này lên tới 1,464 tỷ USD chiếm 16,86% thị trường thế giới.

Vị trí thứ ba trong giai đoạn 2003-2010 thuộc về Vương Quốc Anh với tổng giá trị 6,334 tỷ USD chiếm 9,18% thị trường thế giới. Trong năm 2010, Anh xuất khẩu đạt 1,560 tỷ USD chiếm 17,97% thị phần thế giới.

Về vị trí thứ tư trong thời kỳ 2003-2010 là Pháp với giá trị xuất khẩu 5, 551 tỷ USD chiếm 8,04% thị phần. Trong năm 2010, xuất khẩu của Pháp lên tới chỉ 289 triệu USD, và trong năm 2009 đã không xuất khẩu máy bay thể loại này. Do hoạt động xuất khẩu trong ba năm cuối thấp nên Pháp đã mất vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng thế giới về tay Vương quốc Anh.

Đứng vị trí thứ 5 là Thụy Điển, trong giai đoạn 2003-2010 nước này xuất khẩu ở lĩnh vực này được 2,46 tỷ USD chiếm 3,57% thị phần. Trong thực tế, Thụy Điển chỉ bước vào thị trường máy bay chiến đấu thế giới từ năm 2005, nhưng trong năm 2010 lại không xuất khẩu.


http://nghiadx.blogspot.com

Trung Quốc soán ngôi Israel.

Nước mới nổi trong thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới là Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 6 có giá trị xuất khẩu là 1,703 tỷ USD chiếm 1,56% thị phần.

Trung Quốc đã vươn lên nhóm đầu do kết quả xuất khẩu của ba năm cuối và đã bỏ qua Israel. Trong năm 2010 khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc trong thể loại này vào khoảng 300 triệu USD.

Bị Trung Quốc vượt mặt, Israel rơi xuống vị trí thứ bảy với khối lượng xuất khẩu trong 2003-2010 với tổng giá trị 911 triệu USD. Nhưng chỉ trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Israel trong thị trường này đã lên đến 285 triệu USD.

Trên đây là thứ tự xếp hạng một số các nhà xuất khẩu lớn máy bay chiến đấu đa năng trong giai đoạn 2003-2010. Nhưng cũng không quyên một số quốc gia có tiềm lực quốc phòng mạnh cũng có gía trị xuất khẩu không nhỏ trong phân khúc này như Hà Lan 353 triệu USD, Đức 339 triệu USD, Ukraine 334 triệu USD, Bỉ 129 triệu USD, Belarus 123 triệu USD và Thụy Sĩ 110 triệu USD.

Nhìn chung, các loại máy bay chiến đấu đa năng trong giai đoạn 2003-2010 đã được chuyển giao cho 25 nước, trong đó bao gồm cả việc cung cấp máy bay chiến đấu mới, các chương trình cấp giấy phép, chương trình hiện đại hóa, sửa chữa và giao hàng của lực lượng không quân các nước xuất khẩu.

Thứ hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu giai đoạn 2003-2010: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Trung Quốc, Israel.
Dự báo thị trường giai đoạn 2011-2014

Theo danh mục đầu tư hiện có của các đơn đặt hàng tính đến ngày 1/6 năm nay, thì trong năm 2011 thế giới sẽ xuất khẩu các máy bay chiến đấu đa năng với giá trị ít nhất là 13,991 tỷ USD, trong năm 2012 sẽ là 12,371 tỷ USD, còn năm 2013 vào khoảng 8,363 tỷ USD và năm cuối 2014 ước tính là 18,756 tỷ USD. Đây là một sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường so với những gì xảy ra trong giai đoạn 2003-2010.

Tính đến ngày 1/6/2011, tổng giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong giai đoạn 2011-2014 vào khoảng 53,482 tỷ USD. (tính cả hồ sơ dự thầu).

Theo cách tính toán trên, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, trong năm 2011 sẽ có ít nhất 6,384 tỷ USD, năm 2012 là 5,847 tỷ USD, đến năm 2013 giảm xuống còn 2,665 tỷ USD và năm 2014 lại tăng lên đến 9,848 tỷ USD.

Tính đến ngày 01 tháng 6 năm 2011, tổng giá trị các hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ với các đối tác và giao trong giai đoạn 2011-2014 là 24,743 tỷ USD, chiếm 46,26% thị phần trên thế giới trong phân khúc này.

Còn Nga, với tổng giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trong gian đoạn 2011-2014 vào khoảng 12,14 tỷ USD, chiếm 22,7% thị phần thế giới và vẫn ở vị trí thứ hai.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga vẫn giữ vững vị trí thứ hai trong giai đoạn 2011-2014.


Giá trị xuất khẩu của Nga trong mảng này vào phải giao hàng theo các năm, trong năm 2011 đạt 3,872 tỷ USD, năm 2012 vào khoảng 3,401 tỷ USD, đến năm 2013 có giá trị 1,97 tỷ USD, năm cuối 2014 ở con số 2,897 tỷ USD.

Về vị trí thứ ba trong giá trị xuất khẩu trong thị trường này ở giai đoạn 201-2014 là Vương Quốc Anh với tổng giá trị lên đến 6,975 tỷ USD, chiếm 13,04 % thị phần. Theo các hợp đồng, Vương quốc Anh phải giao các sản phẩm của mình với giá trị hàng hoá là 2,053 tỷ USD cho năm 2011, 1,723 tỷ USD của năm 2012, 1,723 tỷ USD là năm 2013 còn năm 2014 có giá trị 1,477 tỷ USD.

Ở hạng thứ tư, hiện nay là “không rõ”, có tổng giá trị xuất khẩu của thể loại này trong thời gian 2011-2014 vào khoảng 2,837 tỷ USD, chiếm 5,3% thị phần toàn cầu. Giá trị các lô hàng loại này trong năm 2012 ước tính 100 triệu US, trong 2013 khoảng 120 triệu USD và năm 2014 là 2,617 tỷ USD.

Vị trí thứ năm thuộc về Trung quốc, tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng của quốc gia này trong gia đoạn 2011-2014 lên đến 2,6 tỷ USD, chiếm 4,86% thị trường thế giới. Pháp cũng có thể ở vị trí thứ năm, với tổng giá trị việc xuất khẩu phân khúc này là 1,905 tỷ USD Mỹ, chiếm 3,56% thị phần.

Cần lưu ý rằng, trong cách tính này không bao gồm hợp đồng vừa ký kết vào cuối tháng 7/2011 về việc hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Mirage 2000N của Không quân Ấn Độ. Một phần của hợp đồng này được giao trong năm 2014, như vậy vị trí trong bảng xếp hạng của Pháp sẽ có thay đổi.

Không quân Ấn Độ vừa ký một hợp đồng với công ty Dassaultvà Thales về việc hiện đại hóa của 51 máy bay chiến đấu Mirage 2000N cũng như cung cấp hơn 400 tên lửa MICA vào ngày 29/7. Giá trị hợp đồng ước tính khoảng 2,4 tỷ USD.

Tiếp theo là Thụy Điển. Tổng giá trị các hợp đồng tính đến 1/6/2011 và giao hàng trong 2011-2014 của Thuỵ Điển là 1,675 tỷ USD, nắm 3,13% thị phần trên thị trường thế giới ở mặt hàng này.

Còn một số các nước khác trên thế giới cũng có các đơn đặt hàng xuất khẩu của thị trường này như, Israel có 265 triệu USD, Hà Lan là 165 triệu USD, Nam Phi ở con số 80 triệu USD và Thổ Nhĩ Kỳ là 75 triệu USD.

Nếu như kết quả của đấu thầu của chương trình MMRCA không có sự cố và người chiến thắng sẽ là một trong hai là Dassault hoặc Eurofighter, đây sẽ đánh dấu một sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ máy bay chiến đấu đa năng của phương Tây trên thị trường thế giới từ năm 2015 trở đi.

Dự báo thứ hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu giai đoạn 2011-2014: Mỹ, Nga, Anh, Pháp hoặc Trung Quốc, Thụy Điển.


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Tan giấc mộng 'MiG-23 made in China'



Từng định sao chép MiG-23 và F-111 để tạo ra thiết kế riêng mang tên Q-6 nhưng do năng lực công nghiệp quốc phòng Trung Quốc hạn chế, dự án đã thất bại hoàn toàn.



http://nghiadx.blogspot.com


Những năm 1970, loại cường kích duy nhất có mặt trong Không quân Trung Quốc là Q-5 nhưng chúng có bán kích chiến đấu ngắn, hệ thống điện tử lạc hậu.

Yêu cầu bức thiết

Năm 1974, Hải quân Trung Quốc từng dự định triển khai 115 máy bay để thực hiện 401 phi vụ hỗ trợ chiến đấu. Nhưng thực tế không có bất kỳ máy bay nào đảm đương được nhiệm vụ. Không quân Trung Quốc và Không quân Hải quân Trung Quốc không có khả năng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đánh biển.

Nguyên nhân được xác định do Trung Quốc thiếu hệ thống điện tử hiện đại và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cuộc chiến tranh trên không hiện đại. Trung Quốc tự nhận ra rằng các chiến đấu cơ trong kho vũ khí của họ không đủ khả tham gia nhiệm vụ hỗ trợ trận đánh trên biển:

- Các máy bay tiêm kích đánh chặn J-5 (sao chép MiG-17), J-6 (sao chép MiG-19), J-7 (sao chép MiG-21) và J-8 thiếu khả năng cường kích mặt đất, bán kính tác chiến ngắn.
- Máy bay cường kích mặt đất Q-5 có bán kính tác chiến ngắn, tải trọng vũ khí nhỏ.
- Máy bay ném bom H-5 (sao chép Il-28) và H-6 (sao chép Tu-16) có tốc độ thấp, thiếu tính năng tự phòng vệ.

Trước tình hình trên, Trung Quốc quyết định phát triển máy bay mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đánh biển cho Hải quân Trung Quốc.

Sau năm 1974, Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc đệ trình yêu cầu về cường kích cơ mới lên Bộ số 3 (Cơ quan Trung ương Trung Quốc giám sát công nghiệp hàng không).

Sau khi nghiên cứu chi tiết, dựa theo năng lực hiện có của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, Bộ số 3 nhận thấy không thể phát triển song song 2 kiểu máy bay trong cùng thời gian. Thay vào đó, Bộ số 3 quyết định chỉ phát triển một máy bay nhưng có nhiều biến thể đáp ứng yêu cầu cho Hải quân và Không quân Trung Quốc.

Năm 1976, đại diện các nhà máy chế tạo máy bay của Trung Quốc đã tụ họp ở Bắc Kinh để thảo luận về dự án mới. Theo đó, Nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Quyến đưa ra bản thiết kế JH-8 – biến thể J-8II. Nhà máy chế tạo máy bay Nanchang đưa ra thiết kế Q-6 và Nhà máy Tây An đưa ra JH-7.

Cả 2 mẫu thiết kế JH-8 và JH-7 đều không khả thi, cuối cùng Trung Quốc lựa chọn mẫu Q-6 làm ứng cử viên cho chương trình phát triển máy bay cường kích mới trang bị cho Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc.

Vẫn "đi theo" Liên Xô

Nếu như các chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-6, J-7 đều là thiết kế sao chép công nghệ máy bay Liên Xô thì Q-6 không phải là ngoại lệ.

Trước khi chính thức bắt đầu chương trình, Trung Quốc đã thu mua thành công 2 chiếc tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23BN và MiG-23MS từ Ai Cập.

http://nghiadx.blogspot.com

Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23.(*)

Dựa trên kết quả nghiên cứu MiG-23, Trung Quốc quyết định đi theo hướng phát triên máy bay cường kích với kiểu cánh cụp cánh xòe. Nhà thiết kế chính dự án cường kích Q-5 Lục Hiếu Bành (Lu Xiaopeng) được chỉ định đảm nhận dự án Q-6.

Kế hoạch ban đầu thiết kế Q-6 dựa trên MiG-23BN – biến thể cường kích mặt đất của MiG-23. Nhưng Quân đội Trung Quốc lại yêu cầu mẫu cường kích phải có khả năng không chiến, tự phòng vệ. Nếu như vậy, yêu cầu mẫu máy bay không chiến cần phải có radar (biến thể cường kích không cần radar), Nanchang quyết định thiết kế Q-6 dựa theo MiG-23MS.

Ba nhân tố dẫn tới “cái chết” của Q-6

Một trong những bộ phận quan trọng cho chiến đấu cơ mới là động cơ, các nhà khoa học Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu chỉ ra rằng động cơ phản lực không đáp ứng yêu cầu cung cấp lực đẩy cần thiết hoạt động không chiến, vì thế họ quyết định phát triển động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Động cơ mới mang tên WS-6 bắt đầu phát triển năm 1964. Sau 17 năm nghiên cứu, tới tháng 10/1980 thì tham số động cơ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu. Mặc dù đã được nhận giấy phép sản xuất năm 1981, nhưng dự án này vẫn tiếp tục nghiên cứu. Lý do được nêu ra là, lực đẩy động cơ WS-6 mới chỉ đạt 71 kN chưa đủ sức mạnh cần cho Q-6 trong không chiến.

Năm 1983, biến thể WS-6G xuất hiện, cung cấp lực đẩy khoảng 138 kN, nhưng do hạn chế ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó, nên động cơ này không đáng tin cậy về mọi mặt, thậm chí tuổi thọ của động cơ chỉ khoảng 50 giờ. Đây là nhân tố thứ nhất dẫn tới sự chết yểu cuả dự án Q-6.

Về hệ thống điện tử trang bị cho Q-6, việc Trung Quốc lựa chọn MiG-23MS là mẫu thiết kế phát triển Q-6 là muốn tận dụng loại radar RP-22 Sapfir-21. Nhưng loại radar này thiếu tính năng hỗ trợ không chiến ngoài tầm nhìn, điều đó tiếp tục cản trở dự án Q-6.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình họa mô tả kiểu dáng Nanchang Q-6.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc có thể đã nhận được xác máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe F-111 mà quân dân miền bắc Việt Nam bắn hạ trong cuộc chiến tranh phá hoại mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam.

Trong quá trình “mổ xẻ”, các nhà thiết kế Nanchang đã phát hiện ra những ưu điểm về loại radar trang bị trên F-111. Vì thế, họ chế tạo loại radar tương tự loại sử dụng trên F-111 gồm radar quét mặt đất AN/APQ-13 (tích hợp dễ dàng chế độ không đối không) và radar bám bề mặt địa hình AN/APQ-10 (dùng trong tiến công độ cao thấp). Chúng sẽ được đặt trong mũi Q-6 tương tự cách đặt ở F-111 (radar AN/APQ-10 đặt dưới radar AN/APQ-13).

Tuy nhiên, ý tưởng đề ra là rất khả thi nhưng năng lực công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử thời điểm đó của Trung Quốc còn hạn chế nhiều. Trung Quốc chưa thể đủ khả năng sản xuất mạch điện tử thể rắn.

Họ tìm kiếm các vật liệu thay thế, cuối cùng Trung Quốc chế tạo được hệ thống radar nhưng khối lượng và kích thước tăng lên. Điều đó ảnh hưởng tới thiết bị điện tử khác: radar cảnh báo sớm, đo xa laze, thiết bị liên lạc và hệ thống hạ cánh.

Vấn đề cuối cùng là vật liệu chế tạo thân máy bay, trình độ Trung Quốc chưa thể sản xuất được vật liệu composite cần thiết cho khung máy bay. Trong giai đoạn phát triển, Trung Quốc sửa đổi thiết kế MiG-23, họ cho rằng cửa hút khí mở ở hai bên máy bay không hiệu quả trong không chiến thay vào đó là dùng cửa hút đặt dưới bụng máy bay (như kiểu F-16 hay J-10) sau này.

Năm 1989, chương trình phát triển Q-6 chính thức hủy bỏ. Giới tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng cường kích cánh cụp cánh xòe Q-6 không thích hợp cho cuộc chiến tranh hiện đại, kiểu cánh như vậy sẽ mở rộng tiết diện phản xạ radar nhiều lần và do đó làm cho nó không thể sống sót trên chiến trường.

Thực tế, Trung Quốc bắt buộc hủy bỏ dự án Q-6 do năng lực công nghiệp quốc phòng không đủ sức để phát triển các động cơ, thiết bị điện tử hiện đại. Nanchang đã sản xuất 3 nguyên mẫu và đều dùng để nghiên cứu thử nghiệm nhưng không có chiếc nào cất cánh.

(*) MiG-23 là tiêm kích cánh cụp cánh xòe do cục thiết kế Mikoyan - Gurevich phát triển. MiG-23 đại diện cho lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 của Liên Xô. Kể từ khi bắt đầu sản xuất vào năm 1970, đã có khoảng 5.000 chiếc MiG-23 ra lò. Ngày nay, chúng phục vụ hạn chế ở một số quốc gia trên thế giới với vai trò tiêm kích, cường kích.

MiG-23 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt vận tốc gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu khoảng 500-600km. MiG-23 mang các tên lửa đối không tầm ngắn, tầm trung trên 6 giá treo.




Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang