Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

>> S-400 có tên lửa tầm 400 km vào năm 2012


Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ được trang bị một loại tên lửa có tầm bắn 400 km.



http://nghiadx.blogspot.com
S-400 Triumf (raspletin.ru)


Tên lửa tầm bắn 400 km dành cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ được chế tạo ngay trong năm 2012, Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Aleksandr Zelin cho biết.

Ngoài ta, ông Zelin cũng cho biết, lô S-400 tiếp theo trong năm nay sẽ được triển khai ở các vùng ven biển và ven biên giới của Nga. Các hệ thống trước đó được trang bị cho các đơn vị đóng tại tỉnh Moskva.

Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Baltic, Phó Đô đốc Viktor Chirkov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga dự định triển khai S-400 ở tỉnh Kaliningrad vào tháng 4 năm nay.

Hiện nay, quân đội Nga có trong trang bị 2 trung đoàn S-400 và sẽ tiếp nhận trung đoàn th2s ba và thứ tư trong năm 2012.

Đầu tháng 2.2012, Giám đốc Rosoboronoexport Anatoly Isaikin tuyên bố, Nga không dự định xuất khẩu S-400 trước năm 2015. Các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể OKDB như Belarus và Kazakhstan sẽ chỉ nhận được S-400 sau khi quân đội Nga đã được trang bị đầy đủ.

Bộ Quốc phòng Nga cũng vừa ký với Nhà máy chế tạo máy Avangard ở Moskva hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không có điều khiển dành cho S-400.

Hợp đồng có thời hạn 3 năm, do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và Tổng giám đốc Avangard Gennady Kozhin ký kết trong khuôn khổ đơn đặt hàng nhà nước năm 2012.

Theo hợp đồng Avangard sẽ nhận được tiền trả trước 100% cho các tên lửa nên họ có thể thanh toán cho các chi phí của các nhà thầu phụ.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, Avangard sẽ là nhà cung cấp duy nhất tên lửa cho S-400.

Những loại tên lửa nào sẽ được Avangard cung cấp không được nói rõ. Hiện nay, S-400 đang sử dụng các loại tên lửa 48N6Е, 48N6Е2 và 48N6Е3 của các hệ thống S-300PM-1 và S-300PM-2, cũng như tên lửa cải tiến 48N6DM.

Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo tên lửa 9М96Е và 9М96Е2, cũng như tên lửa tầm xa 40N6Е cho S-400.

Giữa tháng 2.2012, tướng Zelin cho biết, vào cuối năm 2012, Không quân Nga sẽ nhận vào trang bị loại tên lửa tầm xa mới dành cho S-400 hiện đang được thử nghiệm nhà nước có tầm bắn hơn 250 km.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga A. Serdyukov, đến nay, Nga đã nhận vào trang bị 3 trung đoàn S-400.

http://nghiadx.blogspot.com
Đến năm 2020, Nga sẽ có 56 tiểu đoàn S-400 Triumf (raspletin.ru)


Tính đến đầu năm 2012, Nga có trong trang bị 2 trung đoàn S-400, mỗi trung đoàn có 2 tiểu đoàn, triển khai ở Elektrostal và Dmitrov. Trung đoàn thứ ba được thành lập tại tỉnh Kaliningrad với tiểu đoàn S-400 đầu tiên được nhận vào trang bị Hạm đội Baltic vào tháng 2.2012. Ông Serdyukov không nói rõ, việc thành lập trung đoàn S-400 hoàn thành khi nào.

Giữa tháng 3.2012, có tin, Không quân và Phòng không Nga trong năm 2012 sẽ nhận được 3 tiểu đoàn S-400. Theo Tham mưu trưởng Không quân Nga, Thiếu tướng Viktor Bondarev, 1 tiểu đoàn dự định triển khai ở Nakhodka, 1 tiểu đoàn ở ngoại ô Moskva và 1 tiểu đoàn trang bị cho Bộ tư lệnh Không quân và Phòng không số 1.

S-400 được mua sắm theo chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 tổng trị giá gần 23.000 tỷ rúp. Theo đó, đến năm 2020, quân đội Nga sẽ thành lập tổng cộng 28 trung đoàn S-400, mỗi trung đoàn có 2 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn biên chế 8 bệ phóng.

Để bảo đảm cung cấp S-400, Nga sẽ xây dựng 3 nhà máy chuyên dụng.

S-400 Triumf (ban đầu có tên S-300PM3; ký hiệu trong quân đội Nga là 40R6, còn Mỹ/NATO gọi là SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung-xa thế hệ mới.

Dùng để tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không-vũ trụ hiện có và tương lai như máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật, tên lửa đường đạn tầm trung, mục tiêu siêu vượt âm, máy bay gây nhiễu, máy bay chỉ huy/báo động sớm...

Mỗi hệ thống S-400 có thể bắn đồng thời đến 36 mục tiêu và dẫn 72 đến các mục tiêu. S-400 được nhận vào trang bị ngày 28.4.2007.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

>> Nga sắp có hàng loạt tên lửa phòng không mới


Bộ Quốc phòng Nga vừa ký hợp đồng 3 năm với nhà sản xuất Almaz-Antei, để trang bị nhiều hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 cho quân đội nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-300. Ảnh: RIA Novosti


Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và giám đốc hãng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Almaz-Antei, Vladislav Menshchikov đã ký thỏa thuận về việc giao nhận các hệ thống S-300V4 (SA-12 Giant/Gladiator).

"Theo hợp đồng này, 3 tiểu đoàn S-300V4 sẽ được giao và được đưa tới hoạt động tại quân khu phía nam của nước Nga", RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga.

S-300 là một tổ hợp các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có khả năng đối phó với tất cả các mối đe dọa từ trên không, gồm cả các máy bay không người lái, trực thăng và chiến đấu cơ, cũng như các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hệ thống S-300 nổi tiếng là một trong những hệ thống tên lửa phòng không giàu năng lực nhất trên thế giới.

S-300V4 là biến thể hiện đại hóa đời mới nhất của mẫu S-300V và có khả năng hoạt động tốt hơn, nhờ vào việc sử dụng các thiết bị được nâng cấp. S-300V4 có thể được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt tên tương đương là SA-23.

Quân đội Nga gần đây có những động thái cho thấy việc tăng cường hiện đại hóa vũ khí khí tài. Trong một bài viết được đăng trên nhật báo chính phủ Rossiiskaya Gazeta trước cuộc bầu cử tổng thống, Thủ tướng kiêm tổng thống đắc cử Vladimir Putin cho hay: "Trong vòng một thập kỷ tới, các lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận được hơn 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa với cả bệ phóng trên biển cũng như trên bộ, 8 tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo, khoảng 20 tàu ngầm tấn công, hơn 50 chiến hạm và khoảng 100 máy bay quân sự".

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

>> Iskander - khắc tinh của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu


Biện pháp đối phó của Nga đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu tuy hạn chế, nhưng khả thi.

Trong số các biện pháp đáp lại của Nga trước việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu là thay thế có kế hoạch các hệ thống tên lửa Tochka-U bằng các hệ thống mới Iskander-М trong các lữ đoàn tên lửa của quân đội Nga. Việc trang bị lại các lữ đoàn này sớm muộn cũng được tiến hành với Lữ đoàn tên lửa 152 ở Kaliningrad.


http://nghiadx.blogspot.com
9К720 Iskander (Mỹ và NATO gọi là SS-26 Stone) là một họ các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật: Iskander, Iskander-E, Iskander-K. Hệ thống do Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển. Iskander được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8.1999 tại triển lãm hàng không MAKS (Vadim Savitsky


http://nghiadx.blogspot.com


Iskander dùng để tiêu diệt bằng các phần chiến đấu thông thường các mục tiêu cỡ nhỏ và mục tiêu diện trong chiều sâu đội hình chiến dịch của đối phương. Iskander có thể sử dụng làm phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Bệ phóng tự hành (9P78, 9P78E) dùng để cất giữ, vận chuyển, chuẩn bị và phóng vào mục tiêu 2 tên lửa 9М723К1 (biến thể xuất khẩu chỉ mang 1 tên lửa) (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Trong các lữ đoàn tên lửa của quân đội Nga, Iskander sẽ thay thế các hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân 9K79 Tochka-U (NATO gọi là SS-21 Scarab A, Hiệp định thủ tiêu tên lửa tầm trung gọi là OTR-21) của Liên Xô, do KBM phát triển dưới sự lãnh đạo của Sergei Nepobedimy (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa của hệ thống Tochka/Tochka-U là tên lửa đường đạn 1 tầng, nhiên liệu rắn, có điều khiển trên suốt đường bay, bao gồm phần tên lửa 9М79 (9М79М, 9М79-1) với cánh lái hình chữ thập và các cánh nâng, và phần đầu tên lửa gắn liền (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Xe bệ phóng Iskander có thể sử dụng khung gầm bánh lốp chuyên dụng MZKT-7930 do Nhà máy Xe đầu kéo bánh lốp Minsk MZKT (Belarus) sản xuất. Xe có trọng lượng toàn bộ 42 tấn, tải trọng hữu ích 19 tấn, tốc độ chạy trên đường nhựa/đường đất 70/40 km/h, dự trữ hành trình 1.000 km. Kíp xe 3 người (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa 9M723K1 của hệ thống có 1 tầng với động cơ nhiên liệu rắn. Quỹ đạo bay kiểu giả đường đạn, tên lửa được điều khiển trong suốt đường bay nhờ các cánh lái khí động và cánh lái khí phụt. Tên lửa có ứng dụng các công nghệ làm giảm độ bộc lộ radar. Trên phần lớn đường bay, tên lửa bay ở độ cao gần 50 km (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa cơ động mạnh với quá tải khoảng 20-30 g ở các giai đoạn bay đầu và cuối. Hệ dẫn kết hợp: quán tính ở các giai đoạn bay đầu và giữa và dẫn bằng quang học ở giai đoạn bay cuối nên có độ chính xác trúng đích cao (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa Iskander có trọng lượng phóng 3.800 kg, phần chiến đấu 480 kg; chiều dài 7,2 m, đường kính 920 mm (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tốc độ của tên lửa là sau giai đoạn bay đầu 2100 m/s. Tầm bắn tối thiểu là 50 km, tầm bắn tối đa 500 km (Iskander-K) và 280 km (Iskander-E) (Vadim Savitsky)

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander


Hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn Iskander (phương Tây gọi là SS-26 Stone) - loại tên lửa đường đạn phi chiến lược hiệu quả và đáng sợ nhất hiện nay.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn Iskander (SS-26 Stone)


Hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn Iskander (phương Tây gọi là SS-26 Stone) - loại tên lửa đường đạn phi chiến lược hiệu quả và đáng sợ nhất hiện nay - đang là tâm điểm tranh cãi chính trị-quân sự ở Nga, châu Âu và Trung Đông trong bối cảnh mâu thuẫn Nga-Mỹ gia tăng liên quan đến việc Mỹ xúc tiến các kế hoạch mở rộng NATO, triển khai lá chắn tên lửa tại Ba Lan và Czech. Từ Oka đến Iskander

Năm 1980, Liên Xô đưa vào trang bị hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn cơ động 9K714 Oka (SS-23 Spyder). Đây là loại ên lửa 1 tầng, nhiên liệu rắn, có tầm bắn lên tới 450 km, độ chính xác cao, mang 1 đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Hệ thống Oka do Viện Thiết kế Chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển để thay thế hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn cơ động tầm bắn 300 km 9K72 Elbrus (SS-3B Scud) nổi tiếng, nhưng đã lạc hậu, có trong trang bị quân đội Liên Xô và khối Varsava.

Độ chính xác rất cao của tên lửa Oka (sai số vòng tròn xác suất 30 m) khiến Mỹ rất lo ngại . Năm 1987, lợi dụng chiều hướng thoả hiệp của Mikhail Gorbachev, Mỹ đã tìm cách đưa được Oka (còn có ký hiệu OTR-23) vào danh sách các hệ thống tên lửa phải thủ tiêu theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung Mỹ-Xô (INF - Intermediate-Range Nuclear Forces), mặc dù hiệp ước chỉ áp dụng với những tên lửa có tầm bắn trên 500 km.

Theo Hiệp ước INF, Liên Xô đã buộc phải phá hủy toàn bộ 106 xe bệ phóng (TEL) cùng 339 tên lửa Oka vào năm 1991. Sau đó, Mỹ cũng đòi các đồng minh cũ của Liên Xô đơn phương phá huỷ các hệ thống tên lửa Oka mà họ nhận được vào giữa thập kỷ 1980: Bulgaria - 8 xe TEL và 25 tên lửa Oka), Cộng hoà Czech - 2 xe TEL và 12 tên lửa Oka; Slovakia - 2 xe TEL và 24 tên lửa Oka. Giới quân sự Liên Xô đã tranh cãi kịch liệt xung quanh việc phá hủy các tên lửa Oka theo Hiệp ước INF và đây bị coi là một ví dụ rõ ràng về “sự phản bội” của của Gorbachev. Bởi như vậy, Liên Xô và Nga đã bị tước bỏ loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn hiệu quả nhất của mình, trong khi loại tên lửa đường đạn tầm ngắn (Nga gọi là tên lửa chiến thuật-chiến dịch) Elbrus R17 (SS-3B Scud) vốn được chế tạo dựa trên thiết kế tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng V-2 của Đức, đã bị loại khỏi trang bị vì có độ chính xác thấp và công nghệ lỗi thời.

Trước tình hình đó, Viện KBM đã bắt đầu phát triển loại tên lửa tầm ngắn 1 tầng nhiên liệu rắn cơ động, mới và hiện đại hơn, có độ chính xác cao và tầm bắn tới 500 km để phù hợp với quy định của Hiệp ước INF. Hệ thống tên lửa mới được đặt tên là Iskander - tên của Alexander Đại đế trong tiếng Ba Tư và được dùng để lấp đầy khoảng trống mà các hệ thống Oka và Elbrus bị thủ tiêu để lại. Sau này, Nga quyết định sử dụng Iskander để thay thế các hệ thống tên lửa đạn đạo cơ động tầm ngắn Tochka và Tochka-U (SS-21 Scarab) có tầm bắn lần lượt là 70 và 120 km vì chúng đã hết tuổi thọ khai thác sau năm 2000.

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đường đạn Iskander có chiều dài 7,3 m; đường kính thân 0,92 m, khối lượng phóng 3.800-4.020 kg tuỳ thuộc loại đầu đạn. Tên lửa lắp động cơ tên lửa 1 tầng nhiên liệu rắn của hãng Soyuz NPO Tốc độ bay cao của tên lửa cho phép nó đột phá các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Tên lửa Iskander có thể bay theo một quỹ đạo thấp dưới 50 km và có thể cơ động tránh đạn với quá tải lên tới 30 g ở giai đoạn bay cuối để đối phó với tên lửa đất-đối-không của đối phương.

Iskander có thể mang các loại đầu đạn thông thường khác nhau có khối lượng 480-700 kg tuỳ thuộc chủng loại. Người ta cho rằng, các loại đầu đạn của Iskander bao gồm: đầu đạn chùm (cassette) chứa các đạn con phá-mảnh sát thương và chống phương tiện kỹ thuật, chứa đạn con tấn công diện; đầu đạn nổ mạnh đơn khối, đầu đạn nhiên liệu không khí; đầu đạn xuyên nổ mạnh chống boongke và đầu đạn phá-mảnh chống radar. Iskander cũng có thể mang 1 đầu đạn hạt nhân mặc dù khả năng này không được công bố công khai. Tên lửa còn có thể mang các đạn mồi bẫy chiến thuật.

Hệ dẫn của tên lửa Iskander do Viện Nghiên cứu khoa học Quốc gia về Tự động hoá và Thuỷ lực (TsNIIAG) phát triển gồm 1 hệ dẫn quán tính và 1 đầu tìm tương quan quang-điện tử giai đoạn cuối sử dụng dữ liệu ảnh mục tiêu số. Tên lửa có độ chính xác (sai số vòng tròn xác suất) 10-30 m, thậm chí còn cao hơn. Một số biến thể được trang bị hệ dẫn có thể cập nhật dữ liệu từ các hệ vệ tinh định vị toàn cầu GPS/GLONASS trong khi bay và thay đổi mục tiêu tấn công trong khi bay. Iskander còn có thể được trang bị các hệ dẫn giai đoạn cuối khác sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động hoặc ảnh hồng ngoại.

Hệ thống tên lửa đường đạn Iskander có 2 biến thể cơ bản: 9K723 Iskander (còn gọi là Iskander-M hoặc Tender) được chế tạo giành cho quân đội Nga, sử dụng tên lửa đường đạn 9M723 có tầm bắn tối đa lên tới 450-500 km và biến thể xuất khẩu 9K720 Iskander-E sử dụng tên lửa đường đạn 9M720-E lắp đầu đạn nhẹ hơn - đến 480 kg, và có tầm ngắn hơn - đến 280 km để tuân thủ quy định của chế độ cấm phổ biến công nghệ tên lửa MTCR.

Mỗi xe bệ phóng 9P78 được lắp 2 tên lửa. Xe 4 cầu 9P78 do Viện Thiết kế Trung ương Titan ở Volgograd thiết kế dựa trên khung gầm xe Minsk MZKT-7930. Xe bệ phóng có chiều dài 13,1 m, chiều rộng 2,6 m và chiều cao 3,55 m, mang 2 tên lửa nằm ở tư thế hành quân. Tổng trọng lượng có tải của xe là 42.850 kg. Xe được lắp 1 động cơ diesel 650 mã lực, có tốc độ tối đa trên đường nhựa là 70 km/h và dự trữ hành trình không tiếp dầu là 1.100 km. Khẩu đội trên xe gồm 3 người. Xe có khả năng phòng chống vũ khí hạt nhân-sinh-hoá và khả năng bơi.

Xe bệ phóng còn bao gồm 1 đài chỉ huy với hệ thống điều khiển hoả lực tự động nên mỗi xe bệ phóng có thể hoạt động độc lập nếu cần. Đài chỉ huy có các vị trí thực hiện các nhiệm vụ xử lý dữ liệu mục tiêu và chỉ thị mục tiêu, đạo hàng, kiểm soát thời tiết, cũng như trang bị kiểm thử hệ thống. Xe bệ phóng có thể triển khai ở địa hình nghiêng và cân bằng bằng 4 chân đỡ thuỷ lực trong vòng 30-80 s. Các tên lửa chỉ mất khoảng 20 s để nâng đến góc tầm 85°. Thời gian phản ứng của hệ thống là 5-16 phút, 2 tên lửa có thể phóng loạt cách nhau 60 s.

Hệ thống Iskander còn có 1 xe chở-tiếp đạn 9T250 sử dụng khung gầm MZKT-7930 chở 2 tên lửa dự phòng và có 1 cần cẩu. Kíp xe 9T250 gồm 2 người, khối lượng có tải đầy đủ là 40.000 kg.

Ngoài ra còn có 4 xe tải 6 cầu KamAZ-43101, gồm: 1 xe chỉ huy/điều khiển 9S552 với 4 vị trí công tác và 1 bộ khí tài liên lạc; 1 xe lập kế hoạch tác chiến 9S920 với 2 vị trí công tác,;1 xe bảo đảm và 1 xe nghỉ ngơi cho khẩu đội.

Một đại đội Iskander tác chiến tiêu chuẩn được biên chế 2 xe bệ phóng, 2 xe nạp đạn, 2 xe chỉ huy/điều khiển, 2 xe vạch kế hoạch tác chiến, 1 xe bảo đảm và 1 xe nghỉ ngơi cho khẩu đội. Một tiểu đoàn Iskander gồm 2 đại đội tác chiến.

Một lữ đoàn tên lửa Iskander gồm 3 tiểu đoàn tên lửa, với 12 xe bệ phóng TEL và 12 xe tiếp đạn, và tổng cộng 48 tên lửa đường đạn.

Hệ thống Iskander bắt đầu được thử nghiệm tại trường bắn Kapustin Yar ở tỉnh Astrakhan từ năm 1995. Các cuộc thử nghiệm quốc gia đã hoàn tất tháng 8/2004 và năm 2007, Iskander chính thức được Bộ Quốc phòng Nga nhận vào trang bị. Hệ thống được sản xuất loạt nhỏ từ năm 2005. Tên lửa đường đạn Iskander được sản xuất tại Nhà máy chế tạo máy Votkinsk ở Udmurtia, còn các động cơ tên lửa nhiên liệu rắn thì do Liên hiệp Soyuz NPO (nay là bộ phận của Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật - Tactical Missiles Corporation) ở Dzerzhisky sản xuất. Các xe bệ phóng và tiếp đạn được chế tạo tại Nhà máy Barrikady ở Volgograd.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn Iskander (SS-26 Stone)


Hệ thống tên lửa Iskander có thể được hiện đại hoá để nâng cao sức chiến đấu bằng cách trang bị tên lửa hành trình dưới âm chính xác cao R-500 (3M14) do Viện Thiết kế Novator ở Yekaterinburg phát triển. Tên lửa R-500 thực tế là biến thể mang đầu đạn thông thường của tên lửa hành trình tầm xa của Liên Xô 3M10 (RK-55), có tính năng tương đương tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. 3M10 được sử dụng cho hệ thống tên lửa Granat (SS-N-21) tầm bắn lên tới 2.600 km trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Nga và trước đó được triển khai trong hệ thống tên lửa hành trình cơ động mặt đất tầm xa Relief (SSC-4) đã bị thủ tiêu theo Hiệp ước INF năm 1987. R-500 được trang bị 1 đầu đạn thông thường và có tầm bắn tới 500 km để tuân thủ quy định của Hiệp ước INF. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, có thể dễ dàng nâng tầm bắn của R-500 lên đến 1.000 km, thậm chí lên tới 2.500 km tuỳ thuộc vào kích cỡ đầu đạn.

Tháng 11/2007, Thượng tướng Vladimir Zaritsky, Tư lệnh Bộ đội Tên lửa và Pháo binh của Lục quân Nga, đã nói rằng, “hiện tại, hệ thống tên lửa Iskander-M tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp ước INF nhưng nếu quyết định chính trị về việc rút khỏi Hiệp ước này được đưa ra thì chúng tôi sẽ nâng cao khả năng tác chiến của hệ thống, kể cả tầm bắn”.

Hệ dẫn của tên lửa R-500 gồm 1 hệ dẫn quán tính, 1 hệ đạo hàng vệ tinh GPS/GLONASS và 1 đầu tìm quang-điện tử tương quan giai đoạn cuối sử dụng dữ liệu số về khu vực mục tiêu hoặc 1 đầu tìm radar chủ động. Việc thử nghiệm R-500 tại trường bắn Kapustin Yar đã hoàn tất năm 2007 và Nga đã thông báo đưa tên lửat này vào trang bị cùng hệ thống Iskander vào năm 2009.

Hệ thống Iskander trang bị tên lửa R-500 có tên gọi Iskander-K. Mỗi xe bệ phóng tiêu chuẩn 9P78 có thể mang 6 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa R-500 thay cho 2 tên lửa đường đạn.

Quá trình đưa Iskander vào trang bị

Ngày 1/1/2007, Tiểu đoàn Tên lửa huấn luyện 630 - đơn vị đầu tiên kiểu này - với 4 xe bệ phóng đã được thành lập tại Trung tâm Huấn luyện chiến đấu số 60 của Bộ đội Tên lửa lục quân tại trường bắn Kapustin Yar, đóng tại quân khu Bắc Kavkaz đã được thành lập.

Theo Chương trình trang bị vũ khí quốc gia giai đoạn 2007-2015, quân đội Nga sẽ mua sắm 60 hệ thống tên lửa đường đạn sản xuất loạt Iskander (tức là 60 xe bệ phóng) để trang bị cho 5 trong số 10 lữ đoàn tên lửa của Nga. Các lữ đoàn trang bị tên lửa Iskander sẽ được triển khai trên khắp lãnh thổ Nga: Lữ 26 ở Luga, gần St. Petersburg thuộc quân khu Leningrad, Lữ 92 ở Kamenka, gần Penza thuộc quân khu Volga-Urals, Lữ 103 ở Ulan-Ude, quân khu Siberia, Lữ 107 ở Semistochny, gần Birobidzhan thuộc quân khu Viễn Đông, và Lữ 114 ở Znamensk, gần Astrakhan, quân khu Bắc Kavkaz. Các lữ đoàn này đang được trang bị các hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn Tochka và Tochka-U.

Các lữ đoàn tên lửa 92 và 107 sẽ là các lữ đầu tiên được tái trang bị bằng Iskander vào năm 2011, những hệ thống tên lửa Iskander đầu tiên được chuyển giao từ năm 2008. Đáng lưu ý là trong số 5 lữ đoàn sẽ nhận Iskander không có Lữ tên lửa 152 ở Kaliningrad, 2 lữ tên lửa của quân khu Moskva (Lữ 50 ở Shuya và Lữ 448 ở Kursk), và 1 lữ khác của quân khu Bắc Kavkaz (Lữ 1 ở Krasnodar).

Ngày 9/5/2008, 4 xe bệ phóng mang tên lửa Iskander của Tiểu đoàn Tên lửa huấn luyện 630 thuộc Trung tâm Huấn luyện chiến đấu số 60 của Bộ đội Tên lửa lục quân đã tham gia diễu binh trên Quảng trưởng Đỏ ở Moskva.

Tháng 8/2008, Tiểu đoàn 630 đã tham gia cuộc chiến 5 ngày với Gruzia ở Nam Ossetia. Có tin quân đội Nga đã phóng một số tên lửa 9M723 mang đầu đạn chùm (và đầu đạn nổ mạnh đơn khối vào các mục tiêu quân sự ở Gruzia. Theo các báo cáo chưa được xác nhận thì 1 tên lửa Iskander đã tấn công chính xác vào căn cứ của tiểu đoàn xe tăng độc lập Gruzia ở Gori. Quả tên lửa này đã bắn trúng 1 kho vũ khí làm nổ kho này và gây thiệt hại lớn cho tiểu đoàn tăng Gruzia. Phía Nga không thừa nhận có sử dụng tên lửa Iskander chống Gruzia. Tuy nhiên, các báo cáo không chính thức đã xác nhận hiệu quả cao của các tên lửa Iskander và là một trong những vú khí uy lực và chính xác nhất trong kho vũ khí trang bị của Nga.

Hệ thống tên lửa Iskander chuyển sang bước ngoặt mới ngày 5/11/2008 khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố trong Thông điệp Liên bang rằng, Nga sẽ triển khai tên lửa Iskander ở tỉnh Kaliningrad để đáp lại kế hoạch triển khai các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Czech. Về nguyên tắc, thông báo của Medvedev không phải là điều đáng ngạc nhiên với những ai theo dõi những diễn biến trong lĩnh vực quân sự của Nga. Phó Thủ tướng thứ nhất Sergey Ivanov đã nói đến điều đó từ tháng 7/2007, giới quân sự Nga cũng nhiều lần có những tuyên bố tương tự năm 2008. Thậm chí, tờ báo Sao Đỏ (Krasnaya Zvezda) của Bộ Quốc phòng Nga tháng 9/2008 cũng có 1 bài nói về kế hoạch triển khai Iskander. Thực tế đó chỉ là việc thay thế các tên lửa Tochka-U của Lữ đoàn Tên lửa Cận vệ số 152 đóng ở Chernyakhovsk, tỉnh Kaliningrad, một bộ phận của Đặc khu quân sự Kaliningrad dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân Nga.

Việc tái trang bị Lữ đoàn Tên lửa 152 bằng tên lửa Iskander sẽ cho phép tên lửa 9M723 tầm bắn 500 km với tới toàn bộ lãnh thổ Ba Lan, phần Đông nước Đức và miền Bắc Cộng hoà Czech, tấn công tất cả các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ dự kiến triển khai ở khu vực này, kể cả trận địa radar ở Cộng hoà Czech. Độ chính xác của tên lửa 9M723 đủ để tiêu diệt cả những mục tiêu cự kỳ kiên cố, kể cả các tên lửa chống tên lửa GBI bố trí trong giếng phóng của Mỹ, bẳng đầu đạn thông thường. Tên lửa hành trình R-500 sẽ cho phép tiêu diệt hiệu quả hơn các mục tiêu ở châu Âu từ Kaliningrad, cũng như các mục tiêu ở xa hơn. Nga cũng không loại trừ khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân cho hệ thống tên lửa Iskander.

Tuy nhiên, quyết định tái trang bị Lữ đoàn Tên lửa Cận vệ 152 bằng tên lửa Iskander chỉ là một phần trong việc xem xét lại tổng thể các kế hoạch ban đầu triển khai các tên lửa này. Hai ngày sau diễn văn của ông Medvedev, một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Nga đã nói với Thông tấn xã RIA Novosti rằng, một kế hoạch mới sẽ bao gồm việc trang bị hệ thống tên lửa Iskander cho toàn bộ 5 lữ đoàn “đối mặt với phương Tây” vào năm 2015. Điều đó sẽ có nghĩa là thay vì trang bị Iskander cho các lữ đoàn tên lửa 92, 103 và 107, loại vũ khí mới này sẽ được triển khai cho các lữ đoàn tên lửa 50 và 448 của quân khu Moskva, Lữ 152 ở Kaliningrad và Lữ 26 ở quân khu Leningrad, Lữ 114 ở Bắc Kavkaz. Căn cứ vào các tuyên bố chính thức sau đó, có lẽ Lữ tên lửa 152 ở Kaliningrad sẽ được trang bị Iskander không trước năm 2011 và sẽ trùng hợp về thời gian với việc triển khai các tên lửa đánh chặn GBI của Mỹ ở Ba Lan.

Rõ ràng là quyết định thay đổi kế hoạch triển khai tên lửa Iskander để tập trung cho việc trang bị lại cho các đơn vị tên lửa ở phần châu Âu của Nga trước tiên phản ánh sự suy giảm đáng kể quan hệ giữa Nga và phương Tây trong vài năm gần đây, nhất là sau cuộc chiến 5 ngày với Gruzia. Về quân sự, việc triển khai các hệ thống Iskander ở Kaliningrad và các khu vực ở phần châu Âu của Nga sẽ nâng cao cơ bản khả năng của các đơn vị chiến đấu Nga thực hiện các đòn tấn công chính xác cao chống bất kỳ mục tiêu nào ở Đông, Trung và Nam Âu. Các hệ thống phòng không dù là hiện đại nhất hiện nay và tương lai của phương Tây sẽ rất khó đánh chặn tên lửa đường đạn Iskander. Các xe bệ phóng tên lửa đã cho thấy chúng khó bị phát hiện và tương đối khó tiêu diệt đối với các lực lượng Mỹ trong 2 cuộc chiến chống Iraq năm 1991 và năm 2003.

Việc các nước phương Tây phản ứng quyết liệt đối với tuyên bố triển khai hệ thống Iskander ở Kaliningrad không phải là một điều ngạc nhiên vì nó sẽ tăng cường cơ bản tiềm năng quân sự của Nga tại khu vực này. Nhưng châu Âu cũng không được quên rằng, chính kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa dọc biên giới Nga đã dẫn đến việc Nga đưa ra quyết định này. Kremlin đã nói rõ rằng, Iskander sẽ là một lý lẽ có trọng lượng cho các cuộc thảo luận ở châu Âu về việc họ có sẵn sàng hy sinh các lợi ích an ninh trực tiếp của chính họ để phục vụ tham vọng chính trị-quân sự của Mỹ hay không. Nói cho cùng thì tên lửa Iskander ở Kaliningrad vừa gần hơn nhiều và vừa thực tế hơn nhiều bất kỳ loại tên lửa tưởng tượng nào của Iran.

Cơ hội xuất khẩu

Hệ thống tên lửa đường đạn cơ động tầm ngắn Iskander-E đã được công khai chào bán xuất khẩu năm 1999 mặc dù việc bán loại vũ khí nhạy cảm như vậy sẽ gặp phải nhiều trở ngại chính trị. Syria và Iran là những nước đầu tiên bày tỏ sự quan tâm đối với Iskander năm 2000 mặc dù Nga từ chối vì sợ làm tổn hại quan hệ với Mỹ và Israel. Vào cuối năm 2004, Nga đã ký hợp đồng bán 18 hệ thống Iskander cho Syria, nhưng Tổng thống Putin đã huỷ bỏ hợp đồng vào phút cuối. Tuy nhiên, những vụ mua bán tương lai sẽ không thể loại trừ và Nga rõ ràng đang tận dụng khả năng bán Iskander cho Iran làm con bài mặc cả với Mỹ và Iran. Iskander-E đã trở thành lá bài nặng ký trong tay nước Nga trong ván bài phức tạp ở Trung Đông.

Các cuộc đàm phán với Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cũng đã được tiến hành, hãng Rosoborneksport còn nêu tên Algeria, Kuwait, Yemen, Việt Nam, Singapore và Hàn Quốc như các khách hàng tiềm năng của Iskander. Năm 2006, các đại diện của KBM đã thông báo rằng, một hợp đồng bán Iskander-E đã được ký kết nhưng không nêu rõ tên khách hàng mua. Thông tin này đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Viện Novator cũng đã chào bán hệ thống tên lửa Club-M trang bị tên lửa hành trình 3M14E và tên lửa chống hạm 3M54E/E1 (SS-N-27). Club-M thực tế là biến thể xuất khẩu của hệ thống Iskander-K. UAE đã bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống này.

Tuy nhiên, nhiều khả năng Belarus sẽ là nước đầu tiên mua Iskander-E. Tháng 11/2007, Tướng Mikhail Puzikov đã thông báo quyết định của chính phủ Belarus mua hệ thống tên lửa Iskander-E để tái trang bị cho Lữ đoàn Tên lửa 465 của Belarus vào năm 2015-2020. Puzikov nói rằng, kinh phí mua tên lửa đã được cấp và Belarus sẽ mua Ikander với giá nội bộ của Nga căn cứ các điều khoản của Hiệp định Tashkent của Tổ chức An ninh Tập thể ODKB. Những hệ thống Iskander-E đầu tiên sẽ được chuyển giao năm 2010.

Iskander-E và Club-M là những loại vũ khí tối tân và hiếm có trên thị trường vũ khí toàn cầu vì những tính năng kỹ thuật và khả năng tác chiến của chúng. Iskander-E, loại vũ khí xuất khẩu tiên tiến nhất của công nghiệp quốc phòng Nga, một khi được bán cho bất kỳ nước nào cũng chắc chắn sẽ tác động đến tương quan lực lượng ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Nguồn: Iskander the Great / Mikhail Barabanov // MDB (Centre for Analysis of Strategies and Technologies - CAST)-N.4/2008.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

>> Văn hóa khoe tên lửa 'khủng'


Các tổ hợp tên lửa có một không hai đã được đưa ra khỏi trực chiến 2 tháng trước ngày 9/5 để sơn lại

Ba xe phóng cơ động của tổ hợp tên lửa Topol– M đã xuất phát từ sư đoàn tên lửa Take hướng về Moscow để tham gia chuẩn bị cho lễ duyệt binh Chiến thắng ngày 9/5.

Theo Bộ đội tên lửa chiến lược RRF, những cỗ xe khổng lồ này mang trên lưng mô phỏng của tên lửa hạt nhân ghê gớm sẽ xuất hiện gần Thủ đô đầu tháng 3/2012, chúng phải vượt qua quãng đường dài 400 km với tốc độ trung bình 25 km/h.

Báo Izvestia tìm hiểu được nguyên nhân của kỳ nghỉ phép 2 tháng của “binh nhất dự bị” này là do nhu cầu khoác lên nó "bộ cánh" mới để tham gia duyệt binh.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa Topol– M. Ảnh: Ria Novosti


Thư ký báo chí của Bộ đội tên lửa chiến lược RRF Vadim Koval kể với Izvestia: “Chúng đang được sơn màu xanh lá cây. Để tham gia duyệt binh phải sơn lại thành màu rằn ri nguỵ trang. Đây là một quá trình phức tạp, bởi vì phải sơn nhiều lớp và để chúng khô kiệt”.

Mọi việc sẽ được tiến hành ở lữ đoàn lục quân Taman ở thị trấn Alabino tỉnh Moscow, nơi trong tháng 3-4/2012 sẽ luyện tập duyệt binh.

Ngoài các tên lửa Topol– M, tất cả các loại vũ khí trang bị khác tham gia duyệt binh sẽ kéo về đây từ khắp nơi trên nước Nga. Lịch có mặt đã được ghi trong mệnh lệnh đặc biệt của bộ trưởng bộ Quốc phòng Anatoli Serdyukov. Tất cả các loại vũ khí trang bị đều được sơn mới.

Như mọi khi, toàn bộ đội hình duyệt binh sẽ tiến về Quảng trường Đỏ từ cánh đồng Hodyn (khu vực rộng lớn không có nhà ở phía Bắc– Tây Bắc thành phố Moscow).

Dự kiến, ít nhất sẽ có ba buổi tổng duyệt vào ban đêm (đi qua Quảng trường Đỏ).

Theo ông Koval, ngoài việc sẽ được sơn lại, cả ba xe sẽ được sửa chữa theo kế hoạch sau chuyến hành quân dài ngày.

Khoảng 50 chiến sĩ phục vụ theo hợp đồng sẽ đi theo đoàn xe. Khác với các đơn vị khác, ở Bộ đội tên lửa chiến lược SRF không bố trí các chiến sĩ nghĩa vụ phụ trách trang bị.

Ông Koval kể rằng ngay từ tháng 1/2012, đã bắt đầu chuẩn bị cho các xe này tham gia duyệt binh. Các đầu đạn thật đã được tháo ra khỏi xe cùng hệ thống dẫn đường, điều khiển và các trang bị đặc chủng khác có đóng dấu “mật”.

Sau đó các bộ phận mô phỏng thùng phóng và điều đi Moscow. Sau duyệt binh sẽ diễn ra chu trình ngược lại. Đến tháng 6/2012 thì hoàn tất mọi việc để đưa cả ba xe Topol– M về trực chiến.

Ông Koval cam đoan với báo Izvestia: “Việc điều xe trực chiến tham gia duyệt binh không ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của các Lực lượng kiềm chế hạt nhân”.

Theo ông này, thường không ít hơn 95% tổng các tổ hợp của Bộ đội tên lửa chiến lược SRF tham gia trực chiến. Số còn lại 5% được phép tạm thời đưa ra khỏi chế độ trực để sửa chữa, thực hiện các công việc kiểm tra và tham gia duyệt binh.

Cộng tác viên khoa học chủ chốt của Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Viện Hàn lâm khoa học Ngal, ông Vladimir Dvorkin khẳng định với báo Izvestia là việc ba Topol– M đi Moscow) không gây hại gì cho khả năng quốc phòng của đất nước.

“Ba tổ hợp này chỉ là 1/1.000 tổng số vũ khí hạt nhân. Vì vậy chúng không làm nên được điều gì quan trọng cả. Chuyện khác là tôi không hiểu nổi, việc gì phải lôi chúng đi khắp Moscow để cho mọi người chiêm ngưỡng, chả ai sẽ sợ chúng ta hơn, ai cũng đã biết là chúng ta có thứ vũ khí đó”, ông nói.

Chủ tịch Viện đánh giá chiến lược Alexander Konovalov nhận định là trường hợp Topol– M tham gia duyệt binh “rất Nga”.

“Điều này rất là theo kiểu Nga, 2 tháng tháo dỡ tổ hợp, 2 tháng sơn lại, sau đó tiếp 2 tháng lại lắp lại. Quân đội nước ta chính xác là luôn làm mọi thứ theo mô hình này. Và người ta đưa các bệ phóng này về đây để sơn hoàn toàn không phải là ở đơn vị không thể sơn một cách tử tế, mà là để cấp trên phê duyệt chuyện sơn lại”, ông cho biết.

Người lãnh đạo Trung tâm phân tích khoa học chuyên về các vấn đề an ninh quốc gia, ông Anatoly Tsyganok, về phần mình, đề nghị chế tạo một số tổ hợp chuyên dùng không phải để tác chiến, mà chỉ để diễu duyệt. “Nhiều cuộc duyệt binh được tổ chức chỉ nhằm doạ đối thủ, và khi đó thậm chí người ta còn đưa ra thứ vũ khí không hề có. Vì vậy đưa những vũ khí thật sự chiến đấu được ra đó để làm gì, khi mà có thể chế tạo riêng những mẫu chỉ để diễu duyệt?”.

Ông Vadim Koval nhắc lại, là trước năm 2008, khi các tổ hợp Topol– M bắt đầu tham gia duyệt binh, đi qua Quảng trường Đỏ là các khí tài tác chiến đã được chuyển thành trang bị huấn luyện, trình diễn Topol thế hệ trước, không có chữ cái “M” trong ký hiệu. Hiện các cỗ máy này đựơc dùng để huấn luyện lái xe ở Học viện Quân sự Serpukhov của bộ đội tên lửa (muốn làm các xe Topol– M chuyên chỉ để diễu duyệt thì phải có quyết định của lãnh đạo quân sự).

Ông Koval giải thích: “Các cỗ xe này còn khá mới, chúng còn dự trữ rất lớn. Và chúng tôi hiện không có những tổ hợp “thừa” có thể chuyển sang làm trang bị chuyên để duyệt binh”.

Theo ông này, nếu đến lúc nào đó Bộ đội tên lửa chiến lược SRF sẽ có những khung bệ không lắp tên lửa Topol– M nữa thì hoàn toàn có thể làm mấy cỗ xe huấn luyện để tham gia duyệt binh.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

>> Nga: Lá chắn tên lửa Mỹ có liên quan đếnTrung Quốc


Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

Nói về sự hiện diện của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

Thiếu tướng Dvorkin thuộc Học viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc đã được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.


http://nghiadx.blogspot.com
Về cơ bản, hệ thống phòng thủ tên lửa (màu xanh) sẽ có nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu của kẻ thù (màu vàng, màu hồng) khi hệ thống rađa (màu tím) phát hiện ra mục tiêu nguy hiểm


"Một hệ thống phòng thủ tên lửa Thái Bình Dương không phải là vấn đề trong tương lai xa. Nhật Bản đã sở hữu 4 hệ thống này, hai tàu khu trục của Hàn Quốc được trang bị các hệ thống Aegis. Nhật còn đang muốn tăng con số này lên 6 hệ thống".

Ông Dvorkin cũng nói thêm: Nhật đã chặn đứng các mục tiêu đạn đạo với sự hỗ trợ từ phía Mỹ. Dựa trên địa điểm bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa đặc biệt đó, chúng đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

"Đây là một hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động. Và chắc chắn là chúng đe dọa tới tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là so với của Nga".

Cũng trong các phát hiện này, vị tướng Nga còn nói rằng Trung Quốc cũng sẽ liên quan tới các cuộc đàm phán sắp tới về vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và châu Á.

"Chúng ta không thể chỉ nhìn hệ thống này trong khuôn khổ đối thoại giữa Nga, Mỹ và NATO. Bởi vì Trung Quốc là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động lên các quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" - ông Dvorkin nói.

Trong khi đó, Alexey Arbatov - lãnh đạo của Trung tâm An ninh quốc tế cũng thuộc học viện trên gợi ý rằng Nga nên thay đổi cách thức đàm phán về các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.

"Các đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu nên được khởi động lại, và nên thay đổi về cách thức. Điều cần thiế là phải nói về khả năng tương thích của hệ thống phòng thủ không gian của Nga và chương trình của NATO, chứ không phải là về khả năng tham dự của Nga vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hay của NATO".

Arbatov sau đó đề xuất rằng Mỹ cũng có thể muốn đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ của Nga không nhằm vào lãnh thổ của họ.

"Moscow yêu cầu Washington phải đưa ra các đảm bảo mang tính pháp lý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại Nga. Sau đó, chúng ta mới nghĩ đến việc Nga có thể đưa ra điều gì đảm bảo với Mỹ rằng hệ thống phòng thủ không gian của Nga không nhằm vào Mỹ".

Arbatov cho rằng trên thực tế, các hệ thống này cùng theo đuổi một mục đích.

Arbatov nói thêm các cuộc đàm phán về hệ thống phòng thủ này của Mỹ tại châu Âu nên được tiến hành cùng lúc với các cuộc thương lượng về một hiệp ước mới đối với các loại vũ khí tấn công chiến lược, các vũ khí có độ chính xác cao và các vũ khí thông thường.

"Tôi nghĩ rằng nếu như cách thức được thay đổi theo cách này, rất nhiều vấn đề sẽ được coi như giải pháp thực tế hơn so với một sự tuyên truyền chính trị".

Tháng trước, Mỹ đưa ra các thông tin về việc bố trí lại các tàu chiến với tên lửa điều khiển ở các vùng biển gần biên giới Nga. Chính quyền Mỹ lên kế hoạch triển khai các đơn vị chống tên lửa tại các tàu quanh Tây Ban Nha và ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trên đất Ba Lan và Cộng hòa Séc.

Phía Nga cho rằng động thái này nhắm vào các lực lượng hạt nhân của Nga và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phản ứng một cách "cứng rắn" bất thường.

Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, Tổng thống Nga đã cho kích hoạt hệ thống rađa giám sát toàn bộ các tên lửa có thể được phóng tại lục địa châu Âu, bao gồm cả lãnh thổ Anh.

Những diễn biến quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và căng thẳng leo thang tại Syria khiến cho nhiều nhà phân tích của Nga lo ngại rằng Nga - Mỹ đang có nguy cơ cận kề với một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

>> Tên lửa 53T6 - thành phần mới của "ô bảo vệ" Moscow



Quân đội Nga đã tiến hành thử thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo được cho là loại cải tiến thuộc chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ chống tên lửa (PRO) của Nga.


Mới đây, tại trường bắn Sary - Shagan (Kazakhstan), Quân đội Nga đã thử thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tuy Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố loại thử là 53T6 nhưng nhiều khả năng đây là loại tên lửa mới được chế tạo trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa PRO.

Mục đích bắn thử là để khẳng định các tính năng kỹ chiến thuật của các tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Các phương tiện đánh chặn mang ký hiệu 53T6 hiện nằm trong hệ thống A-135 , đã được đưa vào trang bị năm 1995 và triển khai quanh Moscow. Phó tư lệnh Bộ đội phòng không – vũ trụ, ông Sergei Lobov tuyên bố là tên lửa thử nghiệm đã tiêu diệt mục tiêu giả trong thời gian quy định.

Không lâu sau thông báo về các cuộc thử nghiệm vừa diễn ra, trang mạng của Bộ Quốc phòng Nga đã giới thiệu đoạn video ngắn về việc phóng 53T6.

Đoạn video này đã khẳng định loại tên lửa vừa thử là “sản phẩm mới về nguyên tắc của công nghiệp quốc phòng nước nhà”, có thể đạt tới “tốc độ kỷ lục”; hầu như toàn bộ các phần tử của tên lửa “được sử dụng lần đầu tiên”.

Có điều lạ, dù tên lửa mới là “sản phẩm mới về nguyên tắc”, ký hiệu của nó vẫn như cũ, không thay đổi như thường thấy trong trường hợp cải tiến nâng cấp trang bị hiện có hoặc chế tạo vũ khí mới.

Dẫu sao, nhiều tình tiết quan trọng về tên lửa mới đã không được công bố, trong đó có thông tin về việc nó thuộc hệ thống PRO và các thông số kỹ thuật. Tên lửa 53T6 cũ có chiều dài 10m, đường kính 1m và khối lượng gần 10 tấn có thể bắn hạ các mục tiêu hành trình ở cự ly 80km và độ cao đến 30.000m.

Từ khi Nga đưa hệ thống A-135 vào trang bị, họ thường xuyên thử nghiệm các tên lửa đánh chặn tại trường bắn Sary-Shagan ở Kazakhstan.

Gần đây nhất, tên lửa 53T6 được phóng thử vào tháng 10/2010. Chắc những cuộc phóng thử gần đây là nhằm kiểm tra các bộ phận đã được cải tiến trong khuôn khổ chương trình lớn hơn nhằm hiện đại hoá hệ thống phòng thủ chống tên lửa đến biến thể A-235.



http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị chuyển tên lửa đánh chặn 53T6 vào hầm phóng.


Việc nghiên cứu chế tạo hệ thống A-135 được bắt đầu năm 1971. Trong thành phần của PRO mới sẽ thay thế hệ thống đã lạc hậu A-35M dự kiến sử dụng hai loại tên lửa 51T6 để đánh chặn từ ngoài tầng khí quyển ở độ cao đến 100.000m và cự ly đến 600km, và 53T6.

Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về việc xây dựng A-135 đã được ký năm 1978, nghị quyết này cũng đã đề cập đến quyết định bắt đầu nghiên cứu cải tiến hệ thống PRO.

Việc chế tạo và xây dựng A-135 đã được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp ước về hệ thống phòng thủ chống tên lửa không thời hạn Xô– Mỹ được ký năm 1972. Theo hiệp ước này, mỗi bên có quyền xây dựng không quá hai hệ thống, mỗi hệ thống được trang bị không quá 100 bệ phóng cố định.

Đến năm 1974, các điều kiện của hiệp ước được xiết chặt lại, mỗi bên chỉ còn được có không quá một hệ thống. Theo hiệp ước, Mỹ đã triển khai hệ thống của mình tại căn cứ quân sự Grand Forks, nhưng chỉ sau một năm đã cho tháo dỡ. Liên Xô quyết định dùng hệ thống phòng thủ chống tên lửa bảo vệ Moscow.

Đến năm 2002, Hiệp ước về PRO đã hết hiệu lực, khi Mỹ rút khỏi hiệp ước và bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa của mình ở châu Âu (AMD).

Việc xây dựng hệ thống A-135 về cơ bản đã hoàn thành vào giữa những năm 1980. Trong quá trình xây dựng hệ thống đã tiến hành thành công nhiều thử nghiệm khẳng định khả năng của các tên lửa chống tên lửa đánh chặn các mục tiêu đạn đạo, kể cả các mục tiêu phức tạp như các đầu đạn được dẫn đường độc lập tách ra khỏi tên lửa mang nhiều đầu đạn. Các tổ hợp tên lửa đánh chặn của A-135 gồm tất cả 100 tên lửa năm 1995 đã được đưa vào trực chiến sau một thời gian dài thử nghiệm và hiệu chỉnh hoàn thiện.

http://nghiadx.blogspot.com
Kỳ quan quân sự Nga radar DON-2NP.


Ngoài các tên lửa 51T6, theo những nguồn tin chưa được kiểm chứng, nó còn được trang bị đầu đạn hạt nhân để tăng xác suất tiêu diệt các mục tiêu. "Trái tim" A-135 là đài radar Don– 2NP bố trí gần Sofrino, Moscow.

Đài radar này có dạng hình chóp cụt với chiều dài và chiều rộng bằng 100m, cao 35m. Đài này có khả năng kiểm soát không gian xa đến 2.000km và có độ cao đến 40km. Siêu máy tính Elbrus-2 điều khiển hoạt động của radar này.

Theo tin chính thức, tên lửa 51T6 đã được đưa ra khỏi hệ thống A-135 trong các năm 2002– 2003 do hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, theo các nguồn tin chưa được thẩm định, các tên lửa này vẫn đang được giữ trong các hầm phóng và tham gia trực chiến.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng các tên lửa 51T6 đã cải tiến hoặc những tên lửa mới được chế tạo trên cơ sở của tên lửa này sẽ được đưa vào hệ thống được hiện đại hoá A-235. Hợp đồng chế tạo hệ thống này đã được ký kết năm 1991, theo kế hoạch chương trình sẽ được hoàn tất năm 2015.

Tập đoàn Almaz-Antei của Nga chịu trách nhiệm nghiên cứu chế tạo A-235 theo một số hướng:

- RTC-181M (chính là hệ thống A-235 và Plane-M (chế tạo các đầu đạn mới cho tên lửa chống tên lửa). Hiện không có thông tin chính xác về PRO được hiện đại hoá.

Năm 2009 tập đoàn “Các hệ thống vô tuyến điện kỹ thuật và thông tin” đã hoàn thành việc hiện đại các bộ phận thu của radar Don– 2NP và chuẩn bị xong các cụm chi tiết được cải tiến của các bộ phận truyền của trạm radar.

Dự kiến, máy tính của A-135 trong hệ thống A–235 được cải tiến nâng cấp, thay thế Elbus-2 bằng Elbus-3. Ngoài ra, A-235 sẽ bao gồm ba lớp: lớp bảo vệ tầm xa sẽ gồm các tên lửa đánh chặn được chế tạo trên cơ sở 51T6, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 1.500 km và độ cao đến 80km.

Lớp tầm trung sẽ có loại tổ hợp tên lửa 58R6 dùng để tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 1.000 km và độ cao đến 120km.

Cuối cùng, lớp phòng thủ tầm gần sẽ bao gồm các tên lửa 53T6M (có thể một tên lửa loại này đã được bắn thử hôm 20/12/2011) hoặc 45T6 (được chế tạo trên cơ sở 53T6).

Những tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 350km và độ cao, theo các dữ liệu khác nhau, từ 40 đến 50km. Dự kiến các tên lửa chống tên lửa của thê đội tầm xa sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân.

http://nghiadx.blogspot.com
Thử nghiệm tên lửa đánh chặn 53T6.


Cho đến nay mọi công việc nghiên cứu chế tạo phương án hiện đại hoá của hệ thống A-135 được tiến hành một cách âm thầm, chỉ đôi khi có lọt ra báo chí chút thông tin nghèo nàn về các vụ phóng tên lửa, về chế tạo các linh kiện được nâng cấp của kết cấu hoặc về triển vọng nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa mới.

Xem ra, chuyện rùm beng xung quanh các cuộc thử tên lửa chống tên lửa ở Kazakhstan (các phát biểu cố tình khen ngợi của các chỉ huy quân đội về yếu tố mới về nguyên tắc và “tốc độ kỷ lục” và thậm chí việc công bố videop phóng tên lửa trên trang mạng của bộ Quốc phòng, điều mà trước đây chưa từng có) chính là lời đáp trả chính trị của chính quyền Nga trước việc triển khai AMD ở châu Âu.

Việc triển khai đài radar trinh sát ngoài đường chân trời mới ở Kaliningrad và nhiều bước đi khác, trên thực tế hoàn toàn hiệu quả, nhưng phô trương hơi quá mức một cách vụng về phục vụ cho ý đồ chính trị của chính quyền Nga.

Từ năm 2008, Nga và các nước SNG đã thiết lập hệ thống phòng không và chống tên lửa thống nhất, được cho là có thể hợp nhất việc chỉ huy và trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau.

Thực tế trong khuôn khổ hệ thống thống nhất sẽ không còn ranh giới giữa hệ thống phòng chống tên lửa chiến thuật và chiến lược của Nga. Đồng thời trên lãnh thổ Nga từ tháng 12 thực tế đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phòng không– vũ trụ. Từ ngày 1/12/2011 các đơn vị của Bộ đội phòng không – vũ trụ đã thực hiện trực chiến.

Học thuyết hệ thống nhất mới dự kiến thiết lập hệ thống phòng thủ chống tên lửa nhiều lớp. Nó sẽ bao gồm các tổ hợp tầm gần Tunguska, Tor–M2 và Pantsir-S1, tầm trung và tầm xa S–300, S–400, và từ năm 2015 là S-500.

Hiện các tổ hợp vừa nêu đang tạo nên hệ thống phòng không PVO đơn vị và mục tiêu, nhưng về hình thức trực thuộc hệ thống phòng thủ chống tên lửa chiến thuật của Nga. “Lớp” trên cùng của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga chắc sẽ là A–235.

Tháng 1/2011, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga đại tướng Nikolai Makarov tuyên bố, là hệ thống thống nhất cho phép đất nước có được “cái ô” bảo vệ chống lại “các đòn đánh của tên lửa đạn đạo, tên lửa cự ly trung bình, tên lửa có cánh phóng đi từ nhiều loại bệ phóng – từ máy bay, tầu chiến, mặt đất – kể cả từ độ cao cực thấp bất cứ lúc nào và trong hoàn cảnh bất kỳ”.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

>> S-400 Triumf - Hệ thống tên lửa hiện đại nhất nước Nga



S-400 Triumf là hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga được xem là “nền móng” cho hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga tới năm 2020.

Lịch sử phát triển

Từ sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống phòng không với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400 km, điều mà các tên lửa đất đối không S-200, S-300 chưa làm được, các chuyên gia quân sự Nga đã nghĩ tới việc tạo ra loại tên lửa làm “nền móng” cho hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga cho tới năm 2020. Đó chính là tên lửa S-400 Triumf, một biến thể của tên lửa đất đối không S-300.

http://nghiadx.blogspot.com

Dự án chế tạo tên lửa S-400 Triumph với tầm bắn 400 km được bắt đầu từ năm 1988 dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Lemanskogo. S-400 thuộc thế hệ vũ khí phòng thủ tên lửa đường đạn và phòng không thế hệ 4+ do tập đoàn Almaz-Antey AD Concern phát triển.

Mẫu thử nghiệm đầu tiên của tên lửa này là S-300P - biến thể nguyên thuỷ của hệ thống S-300 đi vào hoạt động năm 1978. Các mẫu thử nghiệm tiếp theo của Triumph được phát triển từ các tên lửa S-300PMU-1 và S-300PMU-2 được giới thiệu năm 1992 và 1997.

S-400 Triumph mang đầy đủ các tính năng cũng như đặc điểm kỹ thuật của người anh em S-300PMU nhưng hiện đại và tiên tiến hơn. Vì thế mà trước đây người ta còn gọi S-400 là S-300PMU-3 (tiếng Nga C-300ПМУ-3, tên hiệu NATO SA-21 GROWLER).

Hệ thống S-400 bắt đầu được thử nghiệm năm 1999, hoàn thiện vào năm 2000 tại căn cứ Kasputin Yar. Nó bắt đầu được triển khai vào cuối năm 2001. Tháng 7/2007 đã có 2 tiểu đoàn S-400 bắt đầu trực chiến, người Nga dự định sẽ trang bị đồng loạt S-400 cho hơn 30 trung đoàn phòng không yếu địa hiện đang dùng S-300.

Hệ thống S-400 được Putin cho phép xuất khẩu, nó đang được một số quốc gia như Arab Saudi và Trung Quốc quan tâm.

Mục đích sử dụng

S-400 được chế tạo với mục đích tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu bay như máy bay bao gồm cả máy bay gây nhiễu, máy bay chỉ huy/báo động sớm kiểu AWACS, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược, chiến thuật, kể cả máy bay tàng hình, máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình.

Đặc biệt là khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km với độ chính xác cao. S-400 có thể giải quyết được tất cả các vấn đề khó khăn mà 2 người em của nó là S-200 và S-400 đang gặp phải.

http://nghiadx.blogspot.com

Đặc điểm cấu tạo

Triumph là hệ thống tên lửa phòng không có đặc điểm cấu tạo tương tự như người em S-300, bao gồm: Radar tầm xa 64N6, 76N6 và các radar mới có cự ly phát hiện lên đến 600 km; radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, tên lửa phòng không 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E.

Hệ thống Radar

S-400 có thể sử dụng các radar của biến thể nguyên thủy S-300P để phát hiện và bám mục tiêu. Đó là các radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, radar doppler sóng liên tục 76N6 CLAM SHELL, radar tấn công mạng pha số 30N6 FLAP LID A.

Nếu được sử dụng trong vai trò chống tên lửa đạn đạo hay chống tên lửa hành trình, radar băng E/F 64N6 BIG BIRD cũng sẽ được bổ sung cho khẩu đội.

Nó có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo bay với tốc độ tới 10.000 km/h ở khoảng cách lên tới 1.000 km và tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km.

Hệ thống Radar

Ngoài ra, Radar 36D6 TIN SHIELD của S-300 cũng có thể sử dụng cho S-400 giúp tăng khả năng thám sát mục tiêu sớm hơn so với radar FLAP LID. Nó có thể phát hiện một mục tiêu cỡ tên lửa bay ở độ cao lên tới 175 km và tầm thám sát tối đa 300 km.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

Tất cả các radar được sử dụng trên S-400 đều là các radar mạng pha 3 tọa độ (độ cao, phương vị và cự ly). Các chuyên gia Nga hiện đang nghiên cứu phát triển các radar mới cho S-400 với cự ly phát hiện lên đến 600 km, một tầm thám sát quá “khủng”.

Hệ thống tên lửa

S-400 sử dụng các tên lửa 9M96E, 9M96E2 và 40N6E. Tuy nhiên, các loại tên lửa 48N6E của S-300PMU-1 và 48N6E2 của S-300PMU-2 cũng vẫn có thể sử dụng cho S-400, việc này nâng cao khả năng linh hoạt trong tác chiến cũng như bảo đảm tác chiến cho S-400.

Các tên lửa này được dẫn đường bằng radar đa nhiệm, được điều khiển bằng một bộ cánh đuôi và qua các van phụt chỉnh hướng và phóng thẳng lên trên sau đó quay về hướng mục tiêu, không cần thiết phải ngắm tên lửa trước khi bắn.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa 48N6E được bố trí trong thùng hình trụ có tốc độ Mach 6 và tốc độ tiếp cận mục tiêu tối đa lên đến Mach 8.5, có trần bắn tối đa 27 km và tầm bắn 5-150 km, xa hơn 1,5 lần so với Patriot, 1,2 với Hồng Kỳ 9 của Trung Quốc.

Tên lửa 9M96E có trọng lượng 330 kg, đầu đạn 24 kg, tốc độ tối đa 900m/s và tầm hoạt động 40 km.

Tên lửa 9M96E2 có trọng lượng 420 kg, đầu đạn 24 kg, tốc độ tối đa 1.000m/s, độ cao tiêu diệt mục tiêu 30km, thời gian chuẩn bị phóng không quá 8s và tầm hoạt động 120 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa 9M96E, 9M96E2

Ngoài ra, S-400 sử dụng tên lửa siêu tầm xa 40N6E có tầm bắn lên tới 400km, ở tọa độ cách mặt nước biển từ 40 -50 km có thể coi là khắc tinh của các loại máy bay AWACS. 40N6E là một bí mật quân sự của Nga. Vì thế mà ngoại trừ các biến thể của 40N6E có tầm bắn 400km còn lại các biến thể của 48N6 và M96E thì “hỏi mua là bán ngay”.

Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống xe phóng của S-400 vẫn dùng loại Maz 7910 8x8 của hệ thống S-300PMU-1 và S-300PMU-2 Favorit.

S-400 có nhiều tính năng vượt trội

Ưu điểm chính của Triumph, so với S-300PM là khả năng hủy diệt mục tiêu. Triumph có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao.

Tham mưu trưởng Không quân Nga Vadim Volkovitsky cho rằng, hiện trên thế giới không có hệ thống tên lửa phòng không nào có tính năng kỹ thuật tốt hơn S-400. Về giá thành và hiệu quả, S-400 vượt trội 2,5 lần so với các hệ thống tương tự của Nga và nước ngoài hiện nay.

http://nghiadx.blogspot.com

Theo tổng công trình sư của tập đoàn Almaz-Antei Vladimir Kasparyants, S-400 có thể làm việc tự động, hầu như không có sự tham gia của con người.

Hệ thống tự động phát hiện mục tiêu, xác định tọa độ, độ cao, hướng bay và lập tức cung cấp các tham số cơ bản cho trắc thủ. Còn trắc thủ thì chuyển thông tin cho tiểu đoàn trưởng để ra quyết định thực hiện các hành động tiếp theo.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 1)



Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Sự phát triển của tên lửa Standard Missile (SM) gắn liền với sự thăng trầm của hệ thống chiến đấu siêu hiện đại Aegis. Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Standard Missile là chương trình phát triển tên lửa độc đáo, hiện tại, trên thế giới không có chương trình phát triển tương tự. Một số nước như Nga, Israel cũng phát triển các chương trình tên lửa đánh chặn bên ngoài không gian, tuy nhiên, công năng sử dụng và cơ chế vận hành hoàn toàn khác.

Tên lửa SM được sản xuất bắt đầu từ năm 1963 (chính thức từ 1967) bởi hãng chế tạo vũ khí danh tiếng Raytheon của Mỹ.

RIM-66 SM-1MR/SM-2MR (Medium Range) Tầm Trung

Tên lửa được nhà sản xuất chính thức gọi là RIM-66 Standard, nhưng SM là tên thường được gọi. RIM-66 được phát triển nhằm thay thế cho các loại tên lửa đối không trước đó là RIM-2/24. Đây là một loại tên lửa đối không nhiên liệu rắn tầm trung.

Tên lửa RIM-66 bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1967 với đầu dò radar chủ động, trang bị máy lái tự động mới, đầu nổ phân mảnh Mk90, cải thiện khả năng kháng nhiễu ECM, hệ thống dẫn hướng quán tính mới tốt hơn.

Tên lửa sử dụng cơ cấu phóng nghiêng, trở thành tiêu chuẩn cho tên lửa trang bị trên các tàu chiến của Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Tên lửa có 2 biến thể là SM-1RM và SM-2MR với tầm bắn lần lượt là 40 km và 74km. Trong đó, biến thể SM-1MR đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Biến thể SM-1MR còn gọi là RIM-66A/B, về cơ bản giống với RIM-24C với đầu dò tương tự nhưng có một số cải tiến trong hệ thống điện tử, hệ thống dẫn đường đáng tin cậy hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-66A SM-1MR Ảnh: FAS


Hiện tại, tất cả các biến thể của SM-1 đã ngưng sử dụng trong Hải quân Mỹ nhưng vẫn còn được sản xuất để xuất khẩu cho khách hàng trên thế giới với các biến thể RIM-66A/B/E/L/M. Riêng biến thể RIM-66E có thời hạn sử dụng đến năm 2020.

Biến thể RIM-66L/M từng được phát triển để sử dụng cho các tàu Aegis đời đầu, đặt trong các ống phóng thắng đứng Mk-41.

Thông số cơ bản: SM-1MR, dài 4,47 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. SM-2MR, dài 4,72 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. Tốc độ tối đa của cả hai biến thể là Mach-3,5

RIM-67 SM-1ER/SM-2ER (Extended Range) Mở rộng phạm vi

Biến thể mở rộng của RIM-66 là RIM-67 hay còn gọi là SM-1ER và SM-2ER, sự phát triển của SM-2ER gắn liền với sự ra đời của chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2 sử dụng đầu dò radar bán chủ động, máy lái tự động, hệ thống dẫn hướng quán tính mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-67A SM-1ER, tên lửa được gắn thêm tầng đẩy phụ Ảnh: U.S Navy


Biến thể SM-1ER còn được gọi là RIM-67A, về cơ bản giống với biến thể SM-1MR, tuy nhiên, SM-1ER được tăng cường thêm một tầng đẩy Mk56 lực đẩy kép. Tầm bắn của SM-1ER tăng lên 65km, tầm cao 24km.

Biến thể SM-2ER hay còn gọi là RIM-67C, được trang bị thêm tầng đẩy phụ Mk70, tầm bắn của SM-2ER nâng lên gấp đôi so với SM-2MR, với tầm bắn lên đến 180km.

SM-2ER vẫn sử dung cơ cấu phóng nghiêng trên ray trượt, do đó tên lửa không thể triển khai hoạt động trên tàu Aegis sử dụng ống phóng thẳng đứng Mk41.

Thông số cơ bản: Dài 7,98 m, sải cánh 1,07 m, sải cánh của tầng đẩy phụ 1,57 m đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,45 m, trọng lượng 1340kg. Tốc độ Mach-2,5 với SM-1ER, Mach-3,5 với SM-2ER.

RIM-156 SM-2 Block IIIA/IIIB

Nhà sản xuất Raytheon phát triển một biến thể cải tiến là RIM-156, biến thể đầu tiên RIM-156A được đưa vào sử dụng trong những năm 1990.

RIM-156A được trang bị một động cơ phụ tăng cường lực đẩy Mk-72 hoàn toàn mới, ngắn hơn so với SM-2ER và không có vây ổn định. Động cơ mới ứng dụng hệ thống kiểm soát lực đẩy vector để điều chỉnh đường bay. Tên lửa RIM-156 có tầm bắn lên đến 240km, tầm cao tối đa là 33km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-156 SM-2ER block IIIA/IIIB đang được sử dụng hiện tại Ảnh: Raytheon


RIM-156 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng và trở thành tên lửa tiêu chuẩn cho hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2ER lô IV hay RIM-156B đã được lên kế hoạch để trở thành thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong bầu khí quyển (NATBMD).

Năm 1997, một tên lửa SM-2ER lô IV đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, sự phát triển của RIM-156B chỉ kéo dài cho đến năm 2001 khi toàn bộ chương trình NATBMD bị hủy bỏ.

Tên lửa SM-2ER block IIIA và SM-2ER block IIIB được sử dụng cho các tàu chiến có trang bị hệ thống Aegis với nhiệm vụ chính là phòng thủ chống máy bay và tên lửa chống hạm.

Các biến thể được sử dụng hiện tại là SM-2 block IIIA và IIIB đang được cải tiến công nghệ để chống lại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm tiên tiến.

Tên lửa SM-2 được dẫn đường qua 3 giai đoạn, giai đoạn bằng quán tính, giai đoạn giữa thông qua radar AN/SPY-1, giai đoạn cuối dẫn bằng radar bán chủ động, riêng block IIIB được bổ sung đầu dò hồng ngoại bán chủ động.

Thông số cơ bản: Dài 6,55 m, sải cánh 1,57 m, đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,53 m, trọng lượng 1.450 kg, tốc độ Mach-3,5.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

>> Tên lửa Iskander, công cụ mặc cả của Nga



Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M lần đầu tiên đưa vào diễn tập quân sự với điều kiện gần giống thực tiễn chiến trường.


Các tổ hợp tên lửa chiến dịch – chiến thuật Iskander– M hiện đại nhất, loại được Nga nhiều lần đưa ra đe doạ châu Âu và thống phòng thủ tên lửa NMD của Mỹ, lần đầu tiên đã tham gia diễn tập thực binh binh chủng hợp thành trên trường bắn Kapustin Yar.

Trong diễn tập Trung tâm – 2011, 2 tên lửa Iskander sau khi vượt qua 60km đã tiêu diệt chính xác “boongke của địch”. Trong khi đó, các tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka– U và pháo phản lực Smerch đã phá hủy các mục tiêu bên cạnh. Theo những người tận mắt chứng kiến, tại vị trí mục tiêu chỉ thấy các hố hình phễu và đất bị nung chảy.

"Bây giờ quân đội đã có kinh nghiệm thực tế sử dụng thứ vũ khí ghê gớm nhất sau vũ khí hạt nhân", một chuyên gia quân sự Nga nhận xét. Theo một số nguồn tin, loại vũ khí này rất cần để tổ chức các cụm quân lục quân trên toàn lãnh thổ.

Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, trước hết Iskander có tầm bắn 500–600km cần triển khai trên các hướng Tây và Tây – Nam của đất nước, từ đó nó có thể bắn tới các tổ hợp NMD ở Ba Lan và Romania.

“Mỹ thiết lập ở khu vực Ba Lan hệ thống NMD bằng các tên lửa Patriot và SM–3, trên hướng Tây– Nam có nguy cơ của các hệ thống tên lửa ở Rumania. Chúng ta phải kịp thời chống lại các nguy cơ đó”, ông Konstantin Sivkov giải thích.

"Ngoài ra, ở vùng trung tâm của đất nước, Iskander phải tạo nên tuyến bảo vệ chống lại sự tấn công của quân Taliban ở Afghanistan, khi cần thiết phải tiêu diệt những chỗ tập trung quân và khu vực đóng quân dã ngoại của chúng. Ở các đảo Kuril và Kamchatka, Iskander sẽ tạo nên tuyến bảo vệ bổ sung chống quân đổ bộ đường biển của Nhật Bản, nếu họ dám nghĩ đến việc đổ bộ lên bờ biển nước Nga", ông Sivkov nói.

"Tốt nhất, chúng ta cần khoảng 200 tổ hợp như vậy. Kế hoạch của bộ Quốc phòng mua sắm 120 tổ hợp đến năm 2020 là một chỉ tiêu tốt. Nhưng rất mong đến năm 2015 sẽ có khoảng 50– 60 tổ hợp được trang bị cho đơn vị", ông Sivkov tính toán.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Iskander M diễu qua lễ đài trong lễ duyệt binh Nga.


Hiện nay, Quân đội Nga mới có một lữ đoàn tên lửa ở quân khu miền Tây được trang bị các tổ hợp Iskander–M hiện đại nhất, mà theo Phó viện trưởng Viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Khramchikhin là hoàn toàn đủ trên hướng này. Nhưng chuyên gia quân sự Nga cho rằng, ở Viễn Đông, cần trang bị Iskander cho hơn 5–6 lữ đoàn.

Ông Khramchikhin nhận định: “Trung Quốc có một số lượng lớn tên lửa chiến thuật. Các tên lửa có tầm bắn 500 Km sẽ là một yếu tố kiềm chế nước ngoài xâm lược quan trọng”.

Ngay cả khi chưa được trang bị cho đơn vị, tổ hợp tên lửa Iskander đã cho phép Nga giành thắng lợi trên trường quốc tế. Khu vực triển khai và vấn đề xuất khẩu thứ vũ khí khủng khiếp này thường trở thành đề tài đàm phán kéo dài giữa các nước, làm thay đổi tình hình chính trị – quân sự trong những khu vực nhất định.

Ví dụ, năm 2005 Mỹ và Israel khi biết Iskander có thể được bán sang Syria. Họ đã tốn không ít công sức để thuyết phục Nga từ bỏ vụ làm ăn này. Và kết quả là Tổng thống Vladimir Putin đã "độ lượng" đồng ý “không làm mất cân bằng lực lượng ở khu vực”.

Năm 2008, Mỹ định triển khai ở Ba Lan các thành tố của NMD, nhưng sau tuyên bố của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev: "Trong trường hợp đó, ở tỉnh Kaliningrad sẽ xuất hiện các tổ hợp Iskander", họ đã nghĩ lại.

Tháng 2/2010, Iskander một lần nữa trở thành vấn đề được mặc cả trong các đàm phán về NMD. Tổng thống nước Cộng hoà Pridnestrovie chưa được nước nào công nhận, ông Igor Smirnov đề nghị triển khai ở đây các tên lửa Iskander của Nga là biện pháp đáp trả kế hoạch của Mỹ bố trí NMD ở Bulgaria và Romania.

Rất đáng lưu ý là những tên lửa Iskander đầu tiên mãi đến năm 2010 mới được trang bị cho lữ đoàn tên lửa duy nhất của Nga.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander M có tầm bắn tối đa 400km, được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh GLONASS cho độ chính xác rất cao (CEP 5-7m). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn chứa đầu đạn phụ), đầu đạn xuyên, đầu đạn áp nhiệt.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Việt Nam có thể mua tên lửa BrahMos



Theo tờ The Asian Age, Công ty liên doanh Ấn Độ và Nga BrahMos Aerospace có thể sẽ bán tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cho Việt Nam.

Theo nguồn tin, Việt Nam nằm trong danh sách 15 “quốc gia thân thiện” có thể xuất khẩu tên lửa BrahMos. Danh sách này được quyết định bởi Ủy ban giám sát Nga - Ấn. Dù vậy, mọi bản hợp đồng đều phải có sự thông qua của chính phủ Ấn Độ.

“Đã có cuộc đàm phán không chính thức nhưng không có bất kỳ đề nghị cụ thể nào được đưa ra,” nguồn tin cho hay.

“Các hợp đồng mua tên lửa BrahMos có giá trị to lớn cho Việt Nam và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu quân đội nước này,” nguồn tin này nói.


http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.

Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos, việc triển khai tên lửa chống hạm của Việt Nam sẽ linh hoạt hơn vì BrahMos có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện trên đất liền, trên biển và trên không.

Hiện nay, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos vẫn chưa xuất khẩu cho bất kỳ quốc gia thứ ba nào mặc dù được nhiều nước để ý.

Trong một động thái tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã có chuyến thăm tới Việt Nam. Sự kiện này diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm của tàu Hải quân Ấn Độ INS Airavat tới Nha Trang, Khánh Hòa.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống hạm. Tên lửa có khả năng phóng từ nhiều phương tiện: tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng di động trên đất liền. BrahMos mang đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km, tốc độ Mach 2.8-3.

Đặc biệt, các biến thể mới của BrahMos được kỳ vọng có thể đạt tốc độ Mach 5-7, khiến tất cả các hệ thống phòng thủ của chiến hạm không kịp phản ứng.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Đạn S-300 hết hạn được dùng làm bia tập bắn



Các quả tên lửa đã hết hạn sẽ đóng vai các máy bay và tên lửa hiện đại nhất của NATO, điều đó cho thấy Nga vẫn coi NATO là đối tượng tác chiến.

Hệ thống mục tiêu (bia) mới Favourite M sẽ được tạo ra trên cơ sở một trong những biến thể đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không S–300PS.

Đạn tên lửa 5V55 (của hệ thống S-300) đã bị loại khỏi trang bị sẽ được dùng làm mục tiêu tập bắn. Giới quân sự đã "bắn một phát trúng hai mục tiêu": vừa huỷ các tên lửa cũ và vừa huấn luyện cho các chiến sĩ phòng không bắn hạ các máy bay và tên lửa Mỹ hiện đại.

Tên lửa của tổ hợp S–300 có tốc độ đến 2km/giây – không có máy bay hoặc tên lửa có cánh nào có tốc độ nhanh như vậy. Và nếu các chiến sĩ phòng không có thể bắn hạ tên lửa này, thì họ đảm bảo sẽ bắn hạ những tên lửa và máy bay bay “chậm hơn” của đối phương.

Nguyên Tham mưu trưởng binh chủng tên lửa chiến lược Viktor Esin cho rằng việc chuyển đổi các tên lửa S– 300 cũ thành mục tiêu tập bắn là bước đi hợp lý của quân đội.

Esin nhận định: “Làm như vậy có ích hơn thanh lý bình thường. Tính năng của tên lửa cho phép tạo ra mục tiêu (bia) hạng nhất, cho dù tên lửa đã được sản xuất từ lâu và đã hết hạn đảm bảo”.

Theo ông này, việc dùng S–300 làm mục tiêu chỉ có thể thực hiện sau khi đã đưa S–400 vào sản xuất hàng loạt. Esin nói rõ hơn: “Nên giữ lại trong trang bị các hệ thống S–300PM hiện đại hơn và sản xuất S–400, còn các tổ hợp cũ thì chuyển làm mục tiêu”.



http://nghiadx.blogspot.com
Việc đem đạn tên lửa S-300 làm mục tiêu tập bắn giúp Nga bớt khoản kinh phí không nhỏ để hủy đạn hết hạn.

Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với Izvestia, quá trình chuyển đổi chính bao gồm: Loại bỏ đầu đạn và thay vào đó máy phát nhiễu. Ngoài ra chương trình mô phỏng cuộc tấn công của tên lửa sẽ được đưa vào hệ thống điều khiển của tổ hợp tên lửa.

Đáng lưu ý là tên lửa của các tổ hợp S–300 cũ vẫn điều khiển được, điều này hết sức quan trọng đối với mục tiêu, vì nó phải mô phỏng hoạt động của các loại tên lửa khác nhau.

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn lo ngại không rõ S–300 có khả năng mô phỏng loại vũ khí ghê gớm nhất hiện nay như tên lửa đạn đạo chiến thuật hay không.

Một cựu sĩ quan tên lửa, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin giải thích với Izvestia là S–300 không đủ khả năng mô phỏng hoạt động của tên lửa đạn đạo chiến thuật Mỹ ATACMS – tương tự như Iskander.

“Mô phỏng quỹ đạo của tên lửa đạn đạo là hết sức phức tạp, tôi không hình dung nổi S–300 sẽ đáp ứng yêu cầu này như thế nào”, ông Dvorkin nói.

Trong khi đó biên tập viên trang mạng Tin tức phòng không Said Aminov khẳng định tốc độ và độ cao của tên lửa 5V55 hoàn toàn đủ để mô phỏng tên lửa đạn đạo. Aminov nói: “Tên lửa ATACMS có tốc độ 1,5km/giây, còn 5V55–2 km/giây. Vì vậy tên lửa Nga hoàn toàn có thể mô phỏng được tên lửa Mỹ”.

Hiện Quân chủng Không quân (trong đó có bộ đội phòng không) Nga có hơn 100 tổ hợp S–300 trực chiến, trong đó 70% là biến thể S–300PS, số còn lại 30% thuộc biến thể S–300PM có tầm bắn đến 200Km do đã được cải tiến.

S–300PM được sản xuất trong thời gian 1982–1993 thực tế đã hết niên hạn (thời hạn đảm bảo của loại tên lửa này là 25 năm) và trong 10–12 năm tới sẽ được thay bằng S–400.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Syria muốn mua hàng loạt tên lửa của Nga



Syria thể hiện sự quan tâm trong việc mua cả một loạt các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, nguồn tin trong ngành CNQP Nga nói với RIA Novosti.

Một nhóm quan sát viên Syria đang theo dõi các cuộc tập bắn đạn thật ở trường bắn Ashuluk (thuộc tỉnh Astrakhan, gần biển Caspi - Nga), một phần của cuộc tập trận "Lá chắn liên minh 2011".

"Các chuyên gia Syria muốn đảm bảo rằng những hệ thống vũ khí thực sự hiện đại, mạnh mẽ và hiệu quả", nguồn tin tiết lộ


http://nghiadx.blogspot.com
Syrian đang muốn mua được các hệ thống tên lửa hiện đại từ Nga trong bối cảnh tình hình chính trị tại quốc gia này đang căng như dây đàn.


Syria, nước nhập khẩu vũ khí chính của Nga ở Trung Đông, đã mua máy bay chiến đấu MiG-29M, hệ thống phòng không Pantsir S1E, Buk-M2E. Nước này đang hy vọng sẽ nhận được máy bay chiến đấu MiG-29SMT, máy bay huấn luyện Yak-130, hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander, và 2 tàu ngầm diesel lớp Amur-1650.

Về phía Nga, trước đó đã tuyên bố sẽ tôn trọng hợp đồng năm 2007 về việc cung cấp một số hệ thống tên lửa chống hạm Bastion trang bị tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (SS-N-26) cho Syria, bất chấp Mỹ và Israel nỗ lực ngăn chặn thỏa thuận này. (>> chi tiết)

"Chúng tôi hy vọng rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Syria sẽ không ảnh hưởng đến việc bán vũ khí của Nga đối với nước này", nguồn tin cho biết. "Phía Syria đã xác nhận rằng nước này đã sẵn sàng để thực hiện các hợp đồng hiện tại với Nga".

Các chuyên gia Nga tin rằng việc mở rộng xuất khẩu vũ khí cho Syria chủ yếu có thể bù đắp cho sự mất mát giữa thỏa thuận vũ khí của Nga với Iran và Libya sau khi một lệnh cấm của Liên Hợp Quốc về bán vũ khí cho Tehran và sự sụp đổ của chế độ Muammar Gaddafi

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Nga thay thế tên lửa 'Quỷ sa tăng' RS-20



Theo hãng tin Izvestia, cuối năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đặt hàng tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng mới nhằm thay thế thế hệ tên lửa RS-20 "Tướng quân".


Đây là loại tên lửa đường đạn nổi tiếng mà Phương Tây gọi là "Quỷ Sa tăng". Trong chương trình mua sắm vũ khí của Nhà nước, dự án mới này có tên “Đột phá” hoặc “Không tránh khỏi”.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga hoàn tất việc soạn thảo các thông số kỹ thuật cho tên lửa mới để phòng Thiết kế Makeev đưa ra thiết kế cuối cùng.

Phòng Thiết kế cho biết tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng này sẽ hơn hẳn RS–20 “Tướng quân”, nó có thể mang 15 đầu đạn loại trung bình hoặc 10 đầu đạn hạt nhân hạng nặng đi hơn 10.000km. Các đầu đạn này được dẫn độc lập vào các mục tiêu khác nhau.

Trong khi đó nó sẽ vẫn được bố trí trong các hầm phóng mà hiện nay các tên lửa “Tướng quân” đã 30 tuổi đang trực chiến. Các tên lửa “Đột phá” cũng sẽ được phóng lên tương tự như RS–20: một lượng thuốc phóng chuyên dùng đặc biệt sẽ đẩy tên lửa lên độ cao 20–30m phía trên hầm phóng, sau đó động cơ tầng thứ nhất sẽ được khởi động.

Điểm nhấn chủ yếu khi chế tạo tên lửa mới là khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa tương lai, kể cả các hệ thống đánh chặn laser,– cựu tham mưu trưởng bộ đội tên lửa chiến lược, chuyên viên trong lĩnh vực tên lửa vượt đại châu Viktor Esin nói với báo Izvestia. Để đạt được điều đó tên lửa mới sẽ sử dụng rất nhiều phương tiện kỹ thuật vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới hiện đại nhất.


http://nghiadx.blogspot.com

RS-20 chuẩn bị rời khỏi vị trí trực chiến vào viện bảo tàng.


Dự kiến tên lửa sẽ được sản xuất ở nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk, nơi hiện đang chế tạo các tên lửa nhiên liệu lỏng “Thanh thiên” (Azure) và “Con tàu” (Liner).

Chương trình trang bị vũ khí đến năm 2020 chi 77 tỷ Rub để tổ chức sản xuất hàng loạt các tổ hợp tên lửa mới. Trong số tiền này, riêng cho phát triển các xí nghiệp là 15 tỷ Rub.

Nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk sẽ nhận được một nửa số tiền này để hiện đại hoá sản xuất chuẩn bị chế tạo loại tên lửa mới. Những khoản đầu tư như vậy sẽ tăng mạnh số tên lửa được sản xuất trước năm 2013 từ 5-7 lên 20–30 quả/năm.

Đáng lưu ý là nhà máy chủ trì dự án – Phòng thiết kế mang tên Makeev đến nay chuyên nghiên cứu chế tạo tên lửa cho tàu ngầm và “Đột phá” sẽ trở thành dự án tên lửa phóng từ mặt đất đầu tiên.

Cách đây không lâu, phòng thiết kế này đã cung cấp cho hạm đội tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới RSM–54 “Thanh thiên”, trang bị cho tàu ngầm dự án 667BDRM loại “Cá heo”.

Tên lửa nhiên liệu lỏng này được coi là một trong những tên lửa tốt nhất trong những tên lửa cùng loại theo tiêu chí “khối lượng tên lửa so với khối lượng được phóng đi”. Với khối lượng 40 tấn, tên lửa mang được 10 đầu đạn hạt nhân đến mục tiêu xa 11.000km.

Dựa trên tên lửa “Thanh thiên”, phòng thiết kế đã sản xuất một tổ hợp khác mang tên “Con tàu”, có những hệ thống vượt qua tuyến phòng thủ chống tên lửa tốt hơn. “Con tàu” đã thử nghiệm những đầu đạn mới, sức công phá lớn hơn, những đầu đạn này sẽ là loại chính khi chế tạo tên lửa “Đột phá”.

Đồng thời một cơ sở nghiên cứu chế tạo tên lửa Nga khác – Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow (MIT), nơi chuyên chế tạo tên lửa phóng từ mặt đất, đang gặp khó khăn khi hoàn tất dự án hải quân đầu tiên của mình – “Quả chuỳ” (Mace).

Giáo sư Học viện khoa học quân sự Vadim Kozyulin (Vadim Kozyulin) bày tỏ ý kiến: “Thật khó hiểu, là Phòng thiết kế “hải quân” lại nghiên cứu tên lửa “lục quân” (phóng từ mặt đất). Không rõ liệu chúng ta có sẽ gặp lại tình huống của “Quả chuỳ” lần nữa không, khi vì MIT thiếu kinh nghiệm về tên lửa “hải quân” mà thời hạn bàn giao “Quả chuỳ” đã mấy lần bị lùi lại”. Tag: Vũ khí chiến lược, vũ khí hủy diệt lớn, tên lửa đường đạn vượt đại châu

Tên lửa RS–20 “Tướng quân” được coi là tên lửa mạnh nhất và hiệu quả nhất trong số các tên lửa đường đạn vượt đại châu trên thế giới. Khối lượng của tên lửa là 200 tấn, tầm bắn 11 nghìn Km. Tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân sức công phá 550 kilôtôn mỗi đầu đạn.

Sức công phá của tên lửa đủ để san bằng khỏi mặt đất thành phố cỡ NewYork hoặc thậm chí cả một nước. Tên lửa không chịu tác động của xung điện từ, điều làm cho nó trở thành vũ khí tin cậy đế đánh trả trong trường hợp Nga bị xâm lược. Chính vì vậy mà phương Tây gọi nó là “Quỷ Sa tăng”– “hiệp sĩ của ngày tận thế”.

Tuy nhiên “Tướng quân” đang già đi. Những quả tên lửa đầu tiên được đưa vào trang bị cho quân đội năm 1970 và quả cuối cùng vào đầu những năm 1990 (nước Nga có tất cả 58 quả). Chúng được lắp 580 đầu đạn trong số 1,5 nghìn được phép theo hiệp ước mới Nga – Mỹ về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (tiếng Nga viết tắt là SNV (СНВ)). Tuy nhiên, các tên lửa “Tướng quân” có thể trực chiến cho đến khi có được những tên lửa thế hệ mới, vì tên lửa “Tướng quân” định kỳ vẫn được kéo dài niên hạn sử dụng.


[BDV news]


Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

>> Tên lửa chống hạm siêu thanh Moskit 3М-80



Tránh khỏi tên lửa 3M-80 "Moskit" là điều không thể, kẻ thù chỉ có thể phát hiện thấy tên lửa 3-4s trước khi nó lao vào tầu. Tên lửa 3M-80 mang 1 động năng rất lớn , nó có khả năng xuyên thủng bất kể 1 lớp tầu nào và gây lên 1 vụ nổ từ bên trong...





Tổ hợp tên lửa chống hạm siêu thanh "Moskit" với tên lửa có cánh 3M-80(3M-80M) được phát triển bởi viện thiết kế "Cầu vồng" trong năm 1973. Lãnh đạo viện, tổng công trình sư И.С.Селезнева. Hoàn thiện hệ thống dẫn đường trên tên lửa 3M-80 là "Бе-12".
Tên lửa 3M-80 là tên lửa siêu thanh có trần bay thấp trên mặt biển. Nó thuộc lớp tên lửa chống hạm dự định thay thế tên lửa hạng nhẹ KR-P-15.
"Moskit" là tổ hợp tên lửa chống hạm duy nhất trên thế giới có tốc độ siêu âm trên 2M nhưng lại có trần bay rất thấp. Đã có hơn 30 phát minh, sáng chế cùng các công trình khoa học được áp dụng vào tổ hợp tên lửa "Moskit". Ví dụ như tổ hợp tên lửa "Moskit" lần đầu tiên được lắp Động cơ phản lực dòng thẳng (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД) kết hợp với bệ phóng lom tựa như búp bê lật đật (Một loại búp bê có thể làm bằng gỗ, nhựa có độ thăng bằng cao nhờ 1 viên bi ở đáy hình cầu của búp bê-Tiếng Nga gọi loại búp bê này là :"матрешкa").

Hệ thống điều khiển tên lửa lửa được phát triển bởi Liên hiệp nghiên cứu-Chế tạo Quốc gia " Altair" (ГосНПО «Альтаир»-государственное научно-производственное объединение), dưới sự lãnh đạo của С.Климов. Để hoàn thiện tổ hợp, tên lửa đã được tiến hành thử nhiệm tại căn cứ "Бе-12".

Ban đầu với phương án trang bị "Moskit" trên tầu nổi ,như tầu khu trục, tầu mang tên lửa. Năm 1984 tổ hợp tên lửa "Moskit" được tiếp nhận trang bị cho khu trục lớp "Hiện đại" đề án 956 (Современный» (проект 956). Trên khu trục dự án 956 được lắp đặt 2 tổ hợp phóng KT-190. Đề án trang bị tên lửa 3M-80 trên máy bay bị kéo dài , phải tới giữa năm 1992 và 1994 mới thực hiện được ( Tại thành phố Комpоnоvка ).
Tên lửa có cánh 3M-80 sử dụng trong tổ hợp tên lửa "Moskit" được chế tạo để tiêu diệt các tầu chiến, tầu vận tải, tầu hộ vệ có lượng choán nước đến 20.000t .Hoặc các nhóm tầu tấn công, tầu đổ bộ, trong điều kiện có sự đối phó của các thiệt bị điện tử , ra da định vị hoặc ra da cảnh báo sớm của đối phương. Tên lửa 3M-80 có khả năng chống lại tác hại của 1 vụ nổ hạt nhân sảy ra gần nó.

Tên lửa 3M-80 hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học sơ đồ (X) phân bổ khí động lực trên bề mặt tên lửa. Động cơ hỗn hợp 2 chế độ với động cơ phản lực dòng thẳng (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД) đây là động cơ phản lực không khí sử dụng nhiên liệu rắn và Động lực đẩy tên lửa (Thay máy gia tốc) khi xuất phát bằng thuốc súng. Tên lửa sau 3-4 giây được phóng đi, thuốc súng sẽ qua vòi phun bởi luồng không khí lùa vào buồng đốt và bị đốt cháy- Đây chính là quá trình gia tốc cho tên lửa để đạt tốc độ siêu thanh . Động cơ phản lực dòng thẳng (Прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД) được phát triển bởi phòng thiết kế 670 (ОКБ-отдельное конструкторское бюро 670), lãnh đạo phòng là М.М.Бондарюк. Động cơ sau đó được chuyển cho phòng thiết kế chế tạo động cơ " Liên minh"để hoàn thiện (МКБ-моторостроительное конструкторское бюро) .

Hệ thống điều khiển tên lửa với đầu dẫn quán tính, rada dẫn đường chủ động và bị động cung cấp khả năng bắn chúng mục tiêu cao trong điều kiện có sự đối phó của ra da đối phương. Với các mục tiêu là các tầu nhỏ, các nhóm tầu tấn công sác xuất trúng đích là 0,99. Với tầu hộ tống, tầu đổ bộ là 0,94. Sau khi tên lửa dời bệ phóng nó bay theo hình "quả đồi" sau đó hạ thấp độ cao đến 20m. Trước khi đến gần mục tiêu, trần bay của tên lửa chỉ còn 5-7m ( Trên ngọn sóng).




1/Hệ thống dẫn đường chủ động-Thụ động , 2/Hệ thống dẫn đường định vị, 3/Đầu đạn ,4/ Ống phun , 5/ Điều khiển dẫn động , 6/ Động cơ phản lực nhiên liệu rắn , 7/ Bin , 8/ Rada đo độ cao.







Sơ đồ tác chiến tên lửa 3M-80.
Từ tên xuống dưới:
Tốc độ xuất phát của tên lửa 200-470m/s
Tốc độ tối đa: 3M.
Tốc độ : 2,5M.
Trần bay :5-15m.
Tầm bắn 150km.
Tầm bắn 250km.





Quả tên lửa 3M-80.

Tránh khỏi tên lửa 3M-80 "Moskit" là điều không thể, kẻ thù chỉ có thể phát hiện thấy tên lửa 3-4s trước khi nó lao vào tầu. Tên lửa 3M-80 mang 1 động năng rất lớn , nó có khả năng xuyên thủng bất kể 1 lớp tầu nào và gây lên 1 vụ nổ từ bên trong. Đây là đòn tấn công nhấn chìm không những các lớp tầu chiến tầm trung mà còn cả những tuần dương nữa. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự trong nước (Nga) và nước ngoài tên lửa 3M-80 "Moskit" là tên lửa chống hạm tốt nhất trên thế giới.

Ngoài lớp khu trục đề án 956 và tầu chống ngầm cỡ lớn " Đô đốc Chabanenko" đề án 11551 (БПК пр. 11551 «Адмирал Чабаненко" БПК- большой противолодочный корабль). tên lửa 3M-80 "Moskit" còn được trang bị trên tầu mang tên lửa trong đề án 12411. Trong đề án này 3M-80 "Moskit" được lắp ở giữa tầu 2 hệ thống phóng KT 152M. Rất ít tên lửa 3M-80 "Moskit" được trang bị trên thủy phi cơ trong đề án 1239. Tên lửa 3M-80 "Moskit" còn được trang bị trên máy bay Hải quân để bảo vệ bờ biển.

Biến thể của tên lửa 3M-80 là tên lửa 3M-80M với tầm bắn xa hơn được phóng thử từ máy bay của hãng hàng không "Арсеньевской авиационной компании «Прогресс» им. Н.И.Сазыкина".

Tổ hợp tên lửa 3M-80 "Moskit" không ít lần được chưng bầy tại hội chợ triển lãm vũ khí tại Chile , ab- Dhabi(UEA) và hội chợ triển lãm MAX ( Ngoại ô Moscow).

Tổ hợp tên lửa 3M-80 "Moskit" được chính thức xuất khẩu sang TQ trang bị tổ hợp hoàn thiện trên khu trục.
Tên lửa 3M-80-X41 là tên lửa được trang bị trên máy bay, đây là tên lửa "không- Đối hạm" được thiết kế cho các máy bay tiêm kích như SU-33(SU-27K) hoặc trên máy bay ném bom SU-32KHN( CУ-32ХН) hoặc cho các máy bay có khả năng cất hạ cánh trên các tầu sân bay SU-27K(SU-33). Tên lửa 3M-80-X41 được cheo dưới thân dưới động cơ máy bay.


Tính năng kỹ thuật:

1/ Mô tả chung:

-Nhà phát triển: Viện thiết kế chế tạo động cơ "Cầu vồng" (МКБ «Радуга»)
-Nhà sản xuất: Nhà máy "Tiến bộ" Thành phố Arsenev (г.Арсеньев)
-Tên gọi: «Моsкiт» (3М-80)
-Mã hiệu: П-270 «Москит» Х-41
+Tên gọi của NATO : SSN-22 «Sunburn»
+Loại đầu dẫn Quán tính+ Rada định vị chủ động-Thụ động

2/ Cấu hình , trọng lượng tính năng kỹ thuật:

-Chiều dài: 9,385m.
-Sải cánh: 2,1m.
-Đường kính: 0,76m.
-Đường kính tên lửa với cấu hợp cánh: 1,3m.
-Thời gian bảo quản trạng thái chiến đấu: 1,5 năm.
-Trọng lượng phóng: (3М-80 ) 3950kg.
(3М-80Е) 4150-4500kg.

-Đầu đạn: 300 (320)kg.
-Trọng lượng hỗn hợp nổ: 150kg

3/ Thiết bị động năng:

-Nhà phát triển : Phòng thiết kế chế tạo động cơ "Liên minh" thành phố:Turaevo (МКБ "Союз" г.Тураево)
-Động cơ phản lực không khí dòng thẳng: 3D83 (3Д83).
-Tốc độ phóng: 1.8-2.5M.
-Thời gian phóng: 0.5s
-Thời gian chuẩn bị phóng: 250s.

4/ Thông số bay:

-Tốc độ trung bình: 2,35M
-Tốc độ tối đa: 2,8M.
-Tầm bắn : (3М-80) 10-90km hoặc 250km.
(3М-80Е ) 120 hoặc 250km.
-Trần bay: 7-20m.
-Tốc độ phóng: 200-470m/s.
-Trần phóng: 12km.
-Góc ngoặt : +/- 60 o.
-Nhiệt độ ứng dụng: +/-60.
-Thời gian phóng loạt 4 quả : 15s.
-Nhịp độ phóng giữa các loạt: 5s.








[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang