Liên tục tăng cường kho bom xuyên boongke, Israel đang thể hiện quyết tâm lớn trong việc chặn đứng chương trình hạt nhân của Iran.
Tăng cường chuẩn bị
Tuần trước, quân đội Israel đã tiến hành thử nghiệm thành công một loại bom xuyên boongke mới do IMI (Israel Military Industries) chế tạo nhằm nâng cao khả năng đối phó với các mục tiêu nằm sâu trong lòng đất của Iran. Loại bom xuyên boongke mới có tên là MPR-500, nặng 500 pound (250kg). Loại bom mới này có khả năng xuyên thủng lớp bê tông cốt thép hoặc tường đất dày trước khi phát nổ. Một quan chức Quân đội Israel đánh giá loại bom mới này “rất đáng tin cậy” để chống lại các mối đe dọa hạt nhân từ Iran. Hình ảnh ghi nhận khả năng xuyên của MPR-500 trong thử nghiệm ngày 6/3. Ảnh: IMI MPR-500 là bom dẫn đường bằng laser có độ chính xác cao, được xem là một thiết kế nâng cấp từ loại bom xuyên boongke Mk-82 của Mỹ đang có trong biên chế của quân đội Israel (IDF). Loại bom này có thể sử dụng bộ dẫn hướng của bom thông minh JDAM hoặc bom Paveway để tiếp cận mục tiêu. Trong lần thử nghiệm mới nhất vào ngày 6/3/2012, MPR-500 thể hiện khả năng xuyên qua 3 bức tường bê tông cốt thép dày 200mm với khoảng cách giữa các bức tường lên tới 2 mét, bom có thể xuyên qua tường bê tông cốt thép cường lực với độ dày hơn 1 mét. Đầu đạn của bom được trang bị chất nổ cực mạnh, sức mạnh của vụ nổ chỉ tập trung trong bán kính khoảng 3 mét, bán kính sát thương tối đa là 10 mét, điều này làm tăng khả năng công phá tập trung cho một mục tiêu. Đây là một yêu cầu khá quan trọng cho phép Israel có thể tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng của Iran bố trí xen kẽ với các mục tiêu dân sự khác. MPR-500 được xem là một bổ sung đáng kể cho kho vũ khí các loại bom xuyên boongke của IDF, là bước đệm giữa loại bom hàng không cỡ nhỏ GBU-39 và bom xuyên boongke hạng nặng GBU-28 5000 pound ( 2.268kg) đã được Mỹ đồng ý bán cho Israel trước đó. Khả năng của MPR-500 là một sự bổ sung đáng tin cậy trong các lựa chọn quân sự của IDF Ảnh: IMI Thời gian gần đây IDF liên tục tìm cách gia tăng kho vũ khí các loại bom xuyên boongke của mình. Điều này có thể xem là một minh chứng cho đồn đoán rằng Israel đang chuẩn bị tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Bên cạnh việc liên tục tăng cường các loại bom xuyên boongke, IDF còn có kế hoạch mở rộng phi đội máy bay tiếp nhiên liệu trên không Boeing 707. Sau khi triển khai mở rộng, phi đội tiếp nhiên liệu trên không của IDF có khả năng đảm bảo cung cấp gần 2 triệu pounds (hơn 900 tấn) nhiên liệu, cho phép hàng trăm máy bay tiêm kích F-15, F-16 mang nhiều vũ khí hơn cho các nhiệm vụ ném bom tầm xa. Báo Ma'ariv của Israel ngày 8/3 cho biết, Washington đang có kế hoạch hạn chế tăng cường phi đội tiếp nhiên liệu trên không cũng như các loại bom xuyên boongke cho IDF nhằm tránh một hành động quân sự đơn phương của Israel nhắm vào Iran trong năm 2012. Trong khi đó, nguồn tin an ninh Israel phủ nhận thông tin về “sự đổi chác” trong kế hoạch sắp tới của Israel và sự bổ sung trang thiết bị quân sự từ phía Mỹ. Một nguồn tin Chính phủ Mỹ xác nhận, loại bom xuyên boongke hạng nặng GBU-28 là chủ đề đám phán song phương giữa Mỹ và Israel. Nguồn tin nhấn mạnh, hơn 100 quả GBU-28 đã được phê duyệt trong năm 2005, 50 quả khác đã được phê duyệt trong năm 2007, tuy nhiên con số này đã không có trong báo cáo mới lên Quốc hội Mỹ về doanh số bán hàng tiềm năng loại bom này cho Israel. Trung tướng Benny Gantz, tham mưu trưởng IDF cho biết, ông sẽ thảo luận với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leo Panetta và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ về tăng cường chất lượng cho IDF vào tuần tới tại Washington. Có thể đơn phương hành động Trong khi Washington đang tìm cách ngăn chặn một hành động quân sự đơn phương của Israel nhắm vào Iran, các quan chức an ninh tại quốc gia Do Thái này nhấn mạnh Israel có một “lựa chọn đáng tin cậy” để thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào Tehran. “Nếu chúng ta có hành động quân sự, chúng ta sẽ làm tốt hơn những gì mà Washington mong đợi đặc biệt là với Tehran” các quan chức an ninh Israel nói. Phát biểu trước nhóm vận động hành lang ủng hộ Israel tại Mỹ (AIAPAC) tại Washington ngày 6/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã khơi dậy cụm từ “Holocaust”, hay còn gọi là “ sự hủy diệt đại quy mô”, ông nói. “Israel luôn luôn phải có khả năng tự bảo vệ chính mình, tự mình chống lại mối đe dọa”, ông nói thêm. Israel có thể đơn phương hành động quân sự chống lại Iran mà không cần phải chờ đợi sự đồng ý từ phía Washington. Trong thông cáo báo chí được phát đi từ Nhà Trắng ngày 6/3 trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama cho biết, các lệnh trừng phạt chống lại Tehran đang có hiệu lực. Tổng thống Obama nhấn mạnh, “Bằng cách nào đó chúng ta đang có một sự lựa chọn trong một vài tuần tới thậm chí một tháng hoặc 2 tháng tới sẽ không có các hành động bất ngờ”. Năm 1981, Israel đã tấn công phủ đầu vào lò phản ứng hạt nhân của Iraq, năm 2007 Israel cũng tiến hành tấn công phá hủy một khu vực bị nghi ngờ là cơ sở hạt nhân của Syria. Trung tướng nghỉ hưu Dan Halutz, cựu chỉ huy lực lượng Không quân Israel, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về các tranh chấp nhấn mạnh, Thủ tướng Netanyahu nên coi Iran là mối đe dọa cho sự tồn tại của Israel. Ông cho biết “Iran là một mối đe dọa nghiêm trọng nhưng không phải là một mối đe dọa đang hiện hữu, và người ta không nên sử dụng điều này là cái cớ để tấn công Iran”. Theo ông Halutz, hành động quân sự là sự lựa chọn cuối cùng và nó phải được dẫn dắt bởi những quốc gia khác, Israel cần phải cân nhắc những lựa chọn của mình trước khi nghĩ đến hành động quân sự. |
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
>> Bom khoan mới và những toan tính của Israel
>> A-222 Bereg E - pháo 'không đối thủ'
Pháo phòng thủ bờ biển A-222 Bereg E thiết kế tiêu diệt tàu chiến đấu, tàu đổ bộ đối phương.
Ngày nay A-222 là pháo bờ biển duy nhất được phát triển kể từ sau khi vai trò của pháo binh nói chung bị kỹ thuật tên lửa lấn át.
Pháo bờ biển có lịch sử phát triển lâu đời, xuất hiện kể từ các cuộc chiến thế kỷ 14, pháo bờ biển từ đó liên tục phát triển, trở thành vũ khí không thể thiếu bảo vệ bờ biển mỗi quốc gia. Pháo bờ biển phát triển tới đỉnh cao trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 với những khẩu siêu pháo cờ nòng lớn, tầm bắn xa, sức công phá mạnh nhưng trọng lượng lớn, cồng kềnh. Sau thế chiến thứ hai, với sự ra đời của tên lửa làm vai trò của pháo dần lu mờ. Ánh hào quang chuyển sang vũ khí áp dụng công nghệ tên lửa với đặc tính kỹ thuật vượt trội như gọn nhẹ hơn, đạt tốc độ lớn, tầm bắn gấp nhiều lần với độ chính xác cao. Không ngoa khi nói rằng, đã có lúc "tên lửa đá văng pháo" ra khỏi vị trí "vua chiến trường". Sau một thời kỳ không được phát triển pháo binh mặt đất dần lấy lại được vị thế. Nhưng, bên bờ biển, pháo hạm cỡ lớn và pháo bảo vệ bờ biển hầu như không còn được đầu tư nghiên cứu. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước có nền công nghiệp quốc phòng mạnh trên thế giới không tiến hành các chương trình phát triển pháo bờ biển mới. Cho tới ngày nay, tưởng như pháo bờ biển đã tuyệt diệt hoàn toàn vậy mà vào năm 2003, Nga chính thức đưa vào biên chế tổ hợp pháo bờ biển tự hành A-222 Bereg E. Có thể nói, ngày này, Bereg E là pháo bờ biển không có đối thủ trên thế giới, bởi lẽ đơn giản nó là duy nhất. Bereg E thiết kế để tiêu diệt mục tiêu di chuyển trên biển với tốc độ cao như, tàu đổ bộ cỡ nhỏ, tàu tấn công cao tốc, tàu đệm khí ở cự ly gần. Hoặc khi cần thiết, nó có thể dùng để tấn công mục tiêu mặt đất. Xe pháo tự hành 130mm tổ hợp Bereg E (trái) "sánh vai" xe mang ống phóng tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh. Một nhiệm vụ khác của Bereg E là nhằm hỗ trợ hỏa lực cho tổ hợp tên lửa bờ trong “vùng chết” (cự ly 7-25km). Trong khoảng đó, một số tên lửa bờ biển thế hệ cũ không thể tiêu diệt mục tiêu. Ví dụ, đạn tên lửa P-15M của tổ hợp 4K51 Rubezh chỉ có tầm bắn hiệu quả trong khoảng 8km trở lên, đạn tên lửa P-35 tổ hợp 4K44 Redut có tầm bắn hiệu quả từ 15km trở lên. Tổ hợp pháo Bereg E biên chế với: 6 xe pháo tự hành; 1 xe đài điều khiển hỏa lực và 1-2 xe phục vụ chiến đấu. Tất cả đều dùng khung gầm xe vận tải hạng nặng bánh hơi MAZ-543M. Trong đó: - Xe pháo tự hành thiết kế một tháp pháo cỡ nòng 130mm kết hợp thiết bị nạp đạn bán tự động cho phép nó đạt tốc độ bắn 10 viên/phút. Pháo 130mm có thể bắn đạn thuốc nổ mạnh, thuốc nổ phân mảnh, đạn pháo sáng hoặc đạn tự dẫn laser (lượng đạn dự trữ 40 viên). Tầm bắn tối đa của pháo khoảng 27km. Khẩu đội pháo cần 8 binh sĩ vận hành.) - Xe đài điều khiển làm nhiệm vụ chỉ huy hỏa lực tổ hợp, thiết kế với các trang thiết bị sau: radar, tổ hợp trinh sát quang tuyến truyền hình gồm thiết bị máy đo xa laser và kính ngắm xác định mục tiêu, máy tính kỹ thuật số tính toán phần tử bắn, thiết bị kiểm tra đánh giá kết quả tấn công mục tiêu, thiết bị mô phỏng dùng huấn luyện kíp chiến đấu và các thiết bị hỗ trợ chiến đấu. Hệ thống điều khiển hỏa lực Bereg có thể phát hiện và tính toán phần tử bắn đối với 4 mục tiêu, chỉ huy bắn 2 mục tiêu cùng lúc trong môi trường đối phương gây nhiễu điện tử tích cực – tiêu cực. - Xe phục vụ chiến đấu được dùng để cung cấp nguồn điện (với 2 máy diesel, lượng dự trữ dầu đủ dùng trong 7 ngày) cho xe điều khiển và xe pháo. Cùng với đó là chỗ ăn, nghỉ, y tế cho kíp chiến đấu. Hiện nay, các tổ hợp A-222 Bereg E trang bị cho lữ đoàn pháo – tên lửa bờ biển số 111 của Nga. Đơn vị này ngoài Bereg E còn có các tiểu đoàn trang bị tổ hợp 4K44 Redut và Bastion P. Hoàn toàn có thể coi Bereg E là "không có đối thủ" trên thế giới vì không có một quốc gia nào còn phát triển vũ khí này. |
>> Việt Nam nâng cấp tăng T-54/55
Hàng loạt các trang quân sự Nga như Military Paritet, Lenta... đã đăng tải bài viết về loại xe tăng chủ lực nâng cấp T-54/55M3 của Việt Nam.
Tờ Lenta dẫn kết luận của những thành viên tham gia diễn đàn Military Photos cho biết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Israel, Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ nâng cấp toàn bộ khoảng 10 tiểu đoàn xe tăng T-54/55, với mỗi tiểu đoàn trang bị 31 xe.
Nếu đúng như vậy, trong những năm tới, sẽ có khoảng 310 xe tăng T-54/55 Việt Nam được nâng cấp hiện đại hơn nhiều lần. Theo số liệu của công khai, tính đến thời điểm năm 2010, Lục quân Việt Nam có 850 xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung Type 59 của Trung Quốc, biến thể hiện đại hóa từ xe tăng T-54. Nguồn tin cũng tiết lộ về các hệ thống vũ khí cũng như hệ thống phòng vệ và các thiết bị mới được lắp đặt trên xe tăng hiện đại hóa T-54/55M3 của Việt Nam. Trong đó, hỏa lực xe tăng "hội tụ" những giải pháp thiết kế và những công nghệ khá hiện đại từ 5 quốc gia có nền công nghiệp - quốc phòng phát triển là Nga, Israel, Thụy Điển, Đức và Ukraina (ngoại trừ những vũ khí, trang thiết bị do Việt Nam tự chế tạo). Cận cảnh xe tăng nâng cấp T-55M3 của Việt Nam. Nguồn: TTVOL Sức mạnh hỏa lực Theo nhận xét của các thành viên trên diễn đàn Militaryphotos.net cũng như qua quan sát hình ảnh bên ngoài mẫu nâng cấp thử nghiệm xe tăng T-55M3 của Việt Nam, có thể thấy sức mạnh của xe đã được nâng cao đáng kể, cả về hỏa lực lẫn khả năng phòng vệ. Cụ thể, xe tăng nâng cấp được trang bị súng máy hạng nặng NSV 12,7 mm do Việt Nam chế tạo, súng có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp trên không như trực thăng, UAV... Trong điều kiện chiến trường, súng cũng có thể hạ nòng để tấn công cả bộ binh và phương tiện của đối phương. Tuy nhiên, sức mạnh hỏa lực đáng gờm nhất của xe tăng hiện đại hóa T-54/55M3 chính là loại pháo nòng xoắn 105 mm M68/L7 của Israel. Pháo L7 có thể bắn đạn APAM, hoặc đạn có thanh xuyên động năng, có ốp cách nhiệt, nâng cao tuổi thọ cũng như độ chính xác khi bắn. Pháo có cỡ nòng 105 mm, hơn một chút so với loại pháo 100 mm trên xe tăng T-54/55 chưa nâng cấp, nhưng vẫn đảm bảo cơ số đạn mà xe tăng mang theo. Ngoài ra, để tăng cường thêm hỏa lực tấn công, xe tăng T-54/55M3 cũng được lắp thêm một súng máy đồng trục PKT 7,62 mm. Theo nhiều nguồn tin, súng máy cũng do Việt Nam tự sản xuất. Chương trình hiện đại hóa xe tăng T-54/55 của Việt Nam được Israel hỗ trợ, do vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi xuất hiện cối 60mm trên nóc xe. Cối 60 mm đang được triển khai trên các xe tăng chiến đấu chủ lực Mekava và Magach của Israel. Loại cối này cũng do Việt Nam tự trang bị. Với sự hỗ trợ của cối 60 mm, xe tăng có thể tấn công hiệu quả hơn đối với bộ binh ẩn nấp trong công sự, hầm hào, hay cả các tòa nhà cao tầng. Cối 60 mm, súng máy phòng không NSV 12,7 mm và thết bị cảm biến khí tượng MAWS6056B (cột thẳng đứng trên nóc tháp pháo) lắp trên xet tăng T-55M3. Nguồn: TTVNOL Cảm biến MAWS6056B cung cấp các tham số khí tượng như hướng và tốc độ gió, nhiệt độ và áp suất khí quyển cho máy tính đường đạn của pháo. Như vậy, tuy không có thông tin về các hệ thống bên trong của xe tăng nâng cấp, nhưng có thể khẳng định, bên trong xe tăng đã được trang bị máy tính đường đạn để tính toán hiệu chỉnh đạn pháo khi tấn công mục tiêu. Điểm đặc biệt là cảm biến MAWS6056B được đánh giá hiện đại, thậm chí loại tăng chủ lực tiên tiến Leclerc của Pháp cũng đang sử dụng cảm biến này. Hệ thống phòng vệ Về hệ thống phòng vệ, xe tăng được lắp thêm giáp hộp phản ứng nổ Blazer ERA của Israel để chống lại các loại đạn nổ lõm, đạn súng phóng lựu B-41 (RPG-7)... Hai bên tháp pháo được thiết kế lắp ráp phản ứng vát góc hình chữ V để tăng khả năng phân tán lực xuyên phá của đầu đạn, phía sau được lắp thêm giáp lồng. Xét về tổng thể, tháp pháo của T-54/55M3 thiết kế theo kiểu phương Tây, được đánh giá hiệu quả phòng vệ cao hơn nhiều lần so với tháp pháo cũ. Theo kế hoạch, loại giáp phản ứng nổ ERA thế hệ 2 do Việt Nam tự phát triển cũng sẽ được lắp lên những vị trí "trọng yếu" của xe tăng, nhất là ở phía trước tháp pháo và đầu mũi xe. Tuy nhiên, xe tăng đang thử nghiệm nên có thể chưa lắp thêm loại giáp này. Xe tăng T-55M3 số hiệu 153, đứng bên cạnh nó là xe tăng T-62 số hiệu 023, T-62 cũng rất ít khi xuất hiện trên các trang mạng, diễn đàn Việt Nam. Nguồn: TTVNOL Nâng cao khả năng sống còn của xe tăng, hệ thống bánh xích cũng được tăng cường bảo vệ bằng lớp giáp riềm, tương tự như giáp bảo vệ bánh xích trên các xe tăng nước ngoài. Hai bên sườn tháp pháo của xe còn được lắp cả hệ thống ống phóng lựu đạn khói (đựng trong hộp lớn), để tung khói mù lẩn trốn khi xe tăng bị đối phương chiếu tia laser, hoặc bị ngắm bắn. Theo nguồn tin, xe tăng hiện đại hóa được lắp đặt động cơ diesel 1.000 mã lực mới do Đức chế tạo. Với động cơ này, khả năng di chuyển của xe tăng sẽ được tăng lên đáng kể. Hệ thống hộp số và truyền động của của động cơ do Ukraina phát triển. Xe còn được lắp đặt cả hệ thống kiểm soát hỏa hoạn FCS do Nga sản xuất, có lẽ đây là một thiết bị duy nhất của Nga được thực hiện trên chính loại xe tăng nâng cấp của họ. Có thể nói, qua những chi tiết về các hệ thống vũ khí, phòng vệ, động cơ, máy tính... được lắp đặt trên xe tăng nâng cấp T-54/55M3 chứng minh khả năng hiệu quả. Trong cuộc tập trận cuối năm 2011 để kiểm tra vũ khí khí tài nâng cấp của Bộ Quốc phòng, xe tăng T-55M3 đã tham gia bắn thử nghiệm và được các quan chức quân sự đánh giá cao, trong đó, xe đã có thể bắn khi hành tiến, khả năng quay tháp pháo cũng nhanh hơn trước. Trong thời gian tới, nếu chương trình nâng cấp xe tăng của Bộ Quốc phòng đạt được hiệu quả, có khả năng cao, Việt Nam sẽ mua cả dây truyền chế tạo nòng pháo và một số thiết bị khác để nâng cấp, tăng cường sức mạnh chiến đấu cho một số lượng lớn các xe tăng T-54/55 đang phục vụ. Đây cũng được đánh giá là giải pháp hiệu quả về tài chính, việc nâng cấp và mua dây truyền công nghệ sẽ đỡ tốn kém hơn là mua các loại xe tăng đắt tiền hiện nay. |
Nhãn:
T-53 tank,
T-54 tank,
xe tăng,
Xe tăng Việt Nam
Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
>> Chiến dịch CQ-88 & trận chiến 14/3/1988 tại Trường Sa
Quần đảo Trường Sa nằm ở tọa độ 8°38′ Bắc 111°55′ Đông, với diện tích (đất liền) nhỏ hơn 5 km², gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông, có đường bờ biển 926 km. Quần đảo hiện đang trực thuộc đơn vị hành chính của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà. Quần đảo Trường Sa có các nguồn lợi thiên nhiên gồm: Cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông. Trong những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, chiếm giữ Đá Chữ Thập (31/1), Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3). Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đảo Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận. Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Đông kinh tuyến 1150. Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: "Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa". Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao... Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các đảo chìm Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ cũng đang có ý đồ chiếm giữ 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 Hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9-12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn. Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các Hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học viện Hải quân Việt Nam), Nhà máy Ba Son... đến phối thuộc khi cần thiết. Lúc 19h ngày 11/3/1988, tàu HQ-604 rời cảng ra đảo Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Bảo vệ Chủ quyền 1988"). Ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3 và cắm cờ Việt Nam trên đảo. Đèn bão sử dụng trên các đảo T.Sa 198 Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với 2 tàu HQ-505 và 604 có 2 Phân đội Công binh (70 người) thuộc Trung đoàn Công binh 83, cùng 4 Tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn Đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi 2 tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m. 17h ngày 13/3/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, 2 tàu HQ-604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đảo. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng 1 hộ vệ hạm, 2 hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma. Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13/3/1988, Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho các Sĩ quan Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Trung tá Trần Văn Thông, Lữ phó 146 Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho lực lượng Công binh khẩn trương dùng xuồng, chuyển vật liệu xây dựng lên đảo ngay trong đêm 13/3/1988. Thực hiện mệnh lệnh, tàu HQ-604 cùng lực lượng Công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai 4 Tổ bảo vệ đảo. Lúc này, Trung Quốc điều thêm 2 hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đảo Gạc Ma. Ban Chỉ huy tàu HQ-604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma... Ngày 14/3/1988, chiến sự diễn ra tại khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao. Sáng ngày 14/3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy 4 chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người gồm Thiếu uý Trần Văn Phương và 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đảo, bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi. Thiếu úy Trần Văn Phương Phía Trung Quốc cử 2 xuồng chở 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đảo. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên. 6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết Thiếu úy Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân". Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đảo, lúc 7h30, Trung Quốc dùng 2 chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu HQ-604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu. Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ trên đảo Gạc Ma. Máy bơm nước của HQ-931 dập lửa trên HQ-505 Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu HQ-604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi, Lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu HQ-604 ở khu vực đảo Gạc Ma. Tại đảo Cô Lin, lúc 6h, tàu HQ-505 của Hải quân Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đảo. Khi thấy tàu HQ-604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu HQ-505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu HQ-505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đảo thì bốc cháy. 8h15, thủy thủ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó (Cô Lin cách Gạc Ma khoảng 3.5 hải lý). Thượng uý Nguyễn Văn Chương và Trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên bãi Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến bãi Cô Lin. Thương binh - CBCS tham gia trận 14/3 trở về đất liền trên tàu HQ-931 Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8h20 ngày 14/3/1988, Hải quân Trung Quốc dùng tất cả các loại súng pháo, điên cuồng tấn công vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6h ngày 15/3/1988, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn. Trong trận chiến ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu (cháy và chìm), 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 64 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh. Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này. CBCS tàu HQ-671 cứu hộ ngày 14/3/1988 tại T.S Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16/3/1988 và vẫn giữ cho đến nay. Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp, mặc dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký riêng một hiệp ước liên minh quân sự (tháng 11/1978). Đặc biệt, khi các tàu của Hải quân Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ vào khu vực chiến sự để cứu chữa thương binh. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của Luật pháp Quốc tế... Tôi xem, tôi hát & tôi khóc * Hình ảnh hiện vật, chụp lại và chân dung 2 Anh hùng - Liệt sĩ Trường Sa, do MTH chụp tại Phòng Truyền thống của Vùng 4, Hải quân (Cam Ranh, Nha Trang, Khánh Hòa). *Bài viết cũng sử dụng hình tư liệu của Nhà báo Nguyễn Viết Thái.
(MTH's blog)
|
>> 'VN nên kết thân với cường quốc bậc trung'
Thiết lập quan hệ an ninh – quốc phòng chiến lược với các nước có sức mạnh tầm trung như Australia hay Ấn Độ là giải pháp tốt cho Việt Nam.
Thạc sĩ Lê Hồng Hiệp Đây là lời khuyên mà Thạc sĩ Lê Hồng Hiệp đưa ra trong bài viết gửi đăng The Diplomat. Thạc sĩ Lê Hồng Hiệp hiện là giảng viên của Khoa Quan hệ Quốc tế, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM. Dưới đây là nội dung bài viết của ông đăng trên The Diplomat, được dịch lại sang tiếng Việt và có biên tập. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả: Cuộc Đối thoại Chiến lược Liên Bộ Quốc phòng - Ngoại giao Việt Nam – Australia lần đầu tiên diễn ra ở thủ đô Canberra (Australia) ngày 21/2 vừa qua đã ghi nhận và nhấn mạnh việc thiết lập quan hệ gần gũi giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là lần đầu tiên hai nước tiến hành đối thoại theo hình thức liên Bộ ở cấp thứ trưởng ngoại giao và quốc phòng. Bước tiến chiến lược này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Việt Nam trong bối cảnh những căng thẳng liên tục gia tăng ở Biển Đông. Việt Nam gặp phải một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Việt Nam không thể duy trì quan hệ thù địch nhưng chắc chắn không hy sinh chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ để đổi lấy một mối quan hệ "tốt" với láng giềng. Hệ quả tất yếu, Việt Nam cần tiếp cận và liên minh với các cường quốc nước ngoài khác nhằm đảm bảo cân bằng trong khu vực. Tránh siêu cường, chọn cường quốc tầm trung Việt Nam có quyền lựa chọn. Mỹ chắc chắn là một trong những đối tác nước ngoài ưa thích của Việt Nam. Bất chấp sự thù địch trong quá khứ, mối quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển và bồi đắp mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực trong suốt thời gian qua. Thậm chí, Việt Nam từng tỏ ý định mua sắm vũ khí và trang thiết bị quốc phòng của Mỹ. Thế nhưng hiện nay, khi Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một mối quan hệ Việt – Mỹ bền chặt hơn dường như có thể tạo ra tình trạng căng thẳng không mong muốn vào mối quan hệ vốn dĩ đã căng thẳng của Việt Nam với Trung Quốc. Từ sau năm 1979, Việt Nam đã cố gắng thoát ra khỏi sự cô lập trong quan hệ quốc tế. Nhiều thứ đã thay đổi nhiều sau hơn 3 thập kỷ, nhưng rõ ràng Trung Quốc luôn theo đuổi tới cùng lợi ích của mình và áp đặt quan điểm “bạn của kẻ thù cũng là kẻ thù” với Việt Nam trong quan hệ Việt - Mỹ. Vì vậy, sẽ có nhiều bất lợi với Việt Nam khi quá thân thiện với Mỹ. Đây là lý do tại sao, Việt Nam nên thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với các lực tầm trung như Australia. Ngoài ra, tồn tại những lợi ích thật sự cho Việt Nam khi thúc đẩy quan hệ như vậy. Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đều lên tiếng ủng hộ cho tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này gián tiếp phủ định các tuyên bố của Trung Quốc. Hơn nữa, trong khi Mỹ có thể không sẵn sàng chấp thuận bán vũ khí cho Việt Nam, chúng ta có thể thảo luận vấn đề này với các đối tác khác, như tìm mua tên lửa của Ấn Độ. Bản thân Australia cũng đã thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên quân sự Việt Nam. Thiết lập quan hệ với Australia, Việt Nam có thể gián tiếp lợi dụng quan hệ đồng minh lâu năm của nước này với Mỹ, đặc biệt trong vấn đề quân sự. Giữ vai trò quyền lực mức trung bình, Australia cũng đang tìm kiếm các phương cách để tăng cường vai trò của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Australia sẽ là một đối tác đặc biệt hữu ích cho Việt Nam. Lợi ích của Canberra dường như phù hợp một cách lý tưởng với Việt Nam khi theo thỏa thuận gần đây, nước này đồng ý cho Mỹ đồn trú nhiều quân hơn. Rõ ràng, Australia sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chế tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Thiết lập được mối quan hệ mạnh mẽ và thân thiện hơn với Australia - một đồng minh lâu đời của Mỹ sẽ là tiềm năng để Việt Nam đặt nền móng cho quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam và Australia còn nhiều lĩnh vực hợp tác mà hai nước có thể khám phá, chẳng hạn như tăng cường nghiên cứu chiến lược và trao đổi thông tin tình báo, thúc đẩy viện trợ nhân đạo, cứu nạn thiên tai, trao đổi kinh nghiệm trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh hàng hải. Với tình trạng hiện nay của quan hệ Trung -Mỹ, đây là thời điểm đúng đắn để Việt Nam có cơ hội để tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Australia và các quyền lực tầm trung ở khu vực khác nhằm tạo một lựa chọn thích hợp. |
>> Mỹ chùn tay trước kế hoạch tấn công Syria
Bạo lực ở Syria vẫn tiếp diễn trong khi Mỹ liên tục kêu gọi ngăn chặn đổ máu ở quốc gia Trung Đông, tuy nhiên Washington cũng đang bắt đầu chùn tay khi tính tới kịch bản can thiệp quân sự vào đất nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey. Ảnh: AFP Các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đang cảnh báo rằng hành động can thiệp quân sự vào Syria sẽ có thể trở thành một chiến dịch lê thê và dễ gây nản lòng. Không quân Mỹ cần nhiều tuần lễ để có thể oanh kích toàn diện các mục tiêu tại Syria, đồng thời lại kéo theo nguy cơ làm chết một số lượng lớn thường dân và đẩy quốc gia Trung Đông gần hơn tới một cuộc nội chiến, NY Times cho hay. Giới chức quân sự Mỹ cho rằng Syria là một "khúc xương khó nhằn" hơn rất nhiều so với Libya, nơi đã khiến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải tiến hành một chiến dịch kéo dài 7 tháng, với hàng trăm đợt chiến đấu cơ xuất kích để ném xuống tổng cộng 7.700 quả bom và tên lửa các loại. Mỹ có năng lực quân sự để phát động các cuộc không kích liên tiếp tại Syria, như Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey từng nói "Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì" trước Thượng viện Mỹ tuần trước. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng nước này vẫn lo ngại về 4 thách thức lớn, gồm: các hệ thống phòng không đa dạng và tinh vi do Nga chế tạo được bố trí tại các trung tâm đông dân cư, vũ trang cho phe đối lập yếu ớt ở Syria, nguy cơ một cuộc chiến với bên thứ ba như Iran hoặc thậm chí là Nga - hai đồng minh quan trọng của Syria, và cuối cùng là việc thiếu một liên minh quốc tế sẵn sàng hành động chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Một quan chức quốc phòng cấp cao tuần trước cho hay ngay cả việc tạo ra những "thiên đường an toàn", hoặc những khu vực được bảo vệ cho các thường dân Syria, sẽ là một chiến dịch phức tạp mà những nhà hoạch định quân sự đang cân nhắc. Lý do là vì việc này đòi hỏi phải sử dụng một lực lượng bộ binh lớn để thiết lập và duy trì các "ốc đảo" như vậy. Viêc lên kế hoạch này là câu trả lời cho yêu cầu của Tổng thống Barack Obama đối với Lầu Năm Góc về việc có những lựa chọn quân sự sơ bộ, dù Washington vẫn tin rằng việc gây sức ép kinh tế và ngoại giao là cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng bạo lực ở Syria. Các phương án đang được nghiên cứu bao gồm cả việc di tản nhân đạo bằng máy bay, giám sát đường biển của Syria và thiết lập một vùng cấm bay. Không kích Syria là một việc mà quân đội Mỹ có thể làm nhưng sẽ không dễ dàng như chiến dịch ở Libya. Đồ họa: Typepad Tướng Dempsey và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tuần trước cho hay quân đội Mỹ vẫn đang ở những bước đầu tiên của việc cân nhắc các khả năng. Hai ông vẫn luôn yêu cầu quân đội Mỹ có những kế hoạch đối phó với những phát sinh bất ngờ trong những cuộc khủng hoảng trên thế giới. Thượng nghị sĩ bang Arizona, John McCain và một vài nghị sĩ đảng Cộng hòa khác tiếp tục phản đối phản ứng hiện nay của chính phủ Mỹ đối với tình hình Syria. "Bao nhiêu người nữa sẽ phải chết?", ông McCain nói trong phiên điều trần của Thượng viện Mỹ tuần trước, với ý ám chỉ việc Liên Hợp Quốc ước tính 7.500 người đã thiệt mạng trong một năm qua tại Syria. Ông đề nghị chính phủ Mỹ oanh kích các lực lượng ủng hộ tổng thống Assad. Thượng nghị sĩ bang Nam Carolina, Lindsey Graham, cũng cho rằng Mỹ có lợi ích chiến lược tại Syria lớn hơn nhiều so với tại Libya, và rủi ro của một hành động quân sự là có thể chấp nhận được. "Chúng ta không thể phát động mọi cuộc chiến mà không làm mất một chiếc máy bay nào", thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa này nói. Các quan chức tình báo và quốc phòng Mỹ cho rằng các hệ thống phòng không tích hợp của Syria, vốn là sự kết hợp của hàng nghìn tên lửa phòng không cùng với các radar và súng phòng không, không chỉ tiên tiến hơn các hệ thống ở Libya, mà còn được phân bố dày đặc tại các khu vực dân cư ở biên giới phía tây Syria. Điều này đồng nghĩa với việc các cuộc ném bom chính xác sẽ khiến thường dân ở gần đó thiệt mạng. Tại Libya, những bước đầu tiên trong một chiến dịch không kích Syria có thể sẽ là phần việc của Mỹ, vì nước này có kho vũ khí và các thiết bị điện tử dồi dào. Một khi Mỹ làm chủ bầu trời, họ sẽ có thể tạo ra những "thiên đường an toàn" hay một "hàng lang nhân đạo". Đây sẽ là một tuyến tháo chạy an toàn dành cho những nạn dân Syria, với điểm đến có thể là Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các quan chức quân sự Mỹ cho rằng hành lang và các khu vực an toàn kể trên thực ra lại rất dễ bị tấn công bởi 330.000 binh sĩ tinh nhuệ của quân đội Syria. Xe tăng và xe bọc thép của quân đội Syria trên đường phố của Yabrud, cách thủ đô Damascus khoảng 80km về phía bắc, hôm 8/3. Ảnh: AFP/Youtube Một vấn đề nữa mà Lầu Năm Góc e ngại đó là Iran, đồng minh quan trọng nhất của Syria. Giới chức quân sự và tình báo Mỹ cho rằng Iran đã chuyển những vũ khí hạng nhẹ vào Syria, hầu hết là súng phóng lựu, cũng như các thiết bị công nghệ và các chuyên gia cao cấp để hỗ trợ chính quyền Assad. Ngoài ra, Nga, nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Syria, hiện vẫn duy trì một căn cứ hải quân tại thành phố cảng Tartus trên bờ Địa Trung Hải. Đây là cơ sở quân sự duy nhất của Nga nằm ngoài lãnh thổ nước này. Moscow đang thể hiện việc duy trì quan hệ với chính quyền Assad, và đã cùng với Trung Quốc bác bỏ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có nội dung yêu cầu tổng thống Syria từ chức. Chính quyền Tổng thống Obama vẫn đang cân nhắc mọi phương án quân sự tại Syria. "Liệu Mỹ có tấn công Syria?", trung tướng về hưu David A. Deptula, người tùng là quan chức tình báo hàng đầu của không quân Mỹ, đặt ra câu hỏi khi nói về khả năng một chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào Syria. "Câu trả lời là có thể, nhưng việc này sẽ không dễ như ăn kẹo đâu". |
>> Nga sắp có hàng loạt tên lửa phòng không mới
Bộ Quốc phòng Nga vừa ký hợp đồng 3 năm với nhà sản xuất Almaz-Antei, để trang bị nhiều hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 cho quân đội nước này.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300. Ảnh: RIA Novosti Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và giám đốc hãng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Almaz-Antei, Vladislav Menshchikov đã ký thỏa thuận về việc giao nhận các hệ thống S-300V4 (SA-12 Giant/Gladiator). "Theo hợp đồng này, 3 tiểu đoàn S-300V4 sẽ được giao và được đưa tới hoạt động tại quân khu phía nam của nước Nga", RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga. S-300 là một tổ hợp các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có khả năng đối phó với tất cả các mối đe dọa từ trên không, gồm cả các máy bay không người lái, trực thăng và chiến đấu cơ, cũng như các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hệ thống S-300 nổi tiếng là một trong những hệ thống tên lửa phòng không giàu năng lực nhất trên thế giới. S-300V4 là biến thể hiện đại hóa đời mới nhất của mẫu S-300V và có khả năng hoạt động tốt hơn, nhờ vào việc sử dụng các thiết bị được nâng cấp. S-300V4 có thể được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt tên tương đương là SA-23. Quân đội Nga gần đây có những động thái cho thấy việc tăng cường hiện đại hóa vũ khí khí tài. Trong một bài viết được đăng trên nhật báo chính phủ Rossiiskaya Gazeta trước cuộc bầu cử tổng thống, Thủ tướng kiêm tổng thống đắc cử Vladimir Putin cho hay: "Trong vòng một thập kỷ tới, các lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận được hơn 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa với cả bệ phóng trên biển cũng như trên bộ, 8 tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo, khoảng 20 tàu ngầm tấn công, hơn 50 chiến hạm và khoảng 100 máy bay quân sự". |
Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012
>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 2)
Việc Nga đang đàm phán bán cho Trung Quốc 48 siêu tiêm kích Su-35 là một thông tin sốt dẻo trên thị trường vũ khí. Hãy thử xem hai bên theo đuổi những mục đích gì trong thương vụ này và hậu quả của nó đối với khu vực. Su-35 Vì sao Nga bán Su-35 cho Trung Quốc trong khi thừa biết Trung Quốc sẽ tìm mọi cách sao chép các công nghệ của nó? Các nguyên nhân có thể là: 1 - Su-35 và có thể cả S-400 là một phần trong thỏa thuận chính trị Nga-Trung để Trung Quốc ủng hộ Nga trong các vấn đề Syria, Iran và thậm chí cả vấn đề Biển Đông. 2 - Nga muốn Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc Nga về máy bay tiêm kích hiện đại. 3 - Nga muốn tranh thủ kiếm tiền bù đắp cho chi phí bỏ ra phát triển Su-35 và hỗ trợ dự án tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50. 4 - Nga muốn tác động làm chậm hoặc phá vỡ chương trình tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc, qua đó duy trì được ưu thế của Không quân Nga khi họ đưa T-50 vào trang bị dự kiến vào năm 2015. 5 - Nga muốn gây áp lực đối với Mỹ và các nước châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ buộc phải điều động tăng cường hơn nữa không quân ở châu Á-Thái Bình Dương, qua đó, giảm áp lực với Nga ở các khu vực khác; các đồng minh của Mỹ như Nhật, Hàn Quốc, Australia, đặc biệt là Đài Loan phải mua sắm nhiều hơn các tiêm kích tiên tiến để đối phó với Su-35. 6 - Với động cơ của lái súng, Nga muốn tăng cơ hội bán tiêm kích tiên tiến (Su-35, T-50) cho các đồng minh trong khu vực, nhất là Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc muốn mua Su-35 có thể do những lý do sau: 1 - Trung Quốc cần giải pháp khẩn cấp để đối phó với sự gia tăng binh lực, sự tăng cường các loại vũ khí tiên tiến của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, đối phó với việc Mỹ và các đồng minh Australia, Nhật và Hàn Quốc mua ồ ạt tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II. 2 - Trung Quốc muốn giành ưu thế trên không tuyệt đối tại eo biển Đài Loan và chuẩn bị cho khả năng Đài Loan mua F-35. 3 - Trung Quốc chuẩn bị gấp cho các kịch bản nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, biển Hoa Đông, hoặc với Ấn Độ 4 - Trung Quốc muốn buộc một số đối thủ trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phải chạy đua vũ trang hao tiền tốn của trong khi hạn chế về nguồn lực và khó khăn về kinh tế. 5 - Nhai rau, nhưng muốn gắp thịt, Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nhưng phải mua Su-35 theo điều kiện “bia kèm lạc” do Nga đặt ra. 6 - Chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc gặp khó khăn, chậm tiến độ, bế tắc. Mua Su-35, Trung Quốc sẽ ăn cắp được một số công nghệ tiên tiến của Su-35 phục vụ cho dự án J-20. Theo thông tin do Nga công bố, Su-35 có ứng dụng một số hệ thống và công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, đặc biệt là hệ thống avionics, radar, động cơ và tên lửa tầm xa. Ngay các mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 T-50 Nga vẫn đang phải tạm thời sử dụng động cơ của Su-35 vì động cơ thế hệ vẫn chưa sẵn sàng. Cũng có khả năng, dự án J-20 chưa chắc thành công nên Trung Quốc buộc phải có phương án dự phòng, thay thế ít ra là cho đến khi họ có được tiêm kích thế hệ 5 cho ra hồn. Liên quan đến tác động của thương vụ Su-35 đối với bản thân nước Nga, nhiều chuyên gia Nga đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đối với an ninh quốc gia Nga cũng như đối với lợi ích thương mại của Nga trên thị trường vũ khí. Xét đến yếu tố Trung Quốc rất thiện nghệ trong việc ăn cắp, sao chép công nghệ vũ khí Liên Xô/Nga, họ cho rằng, thiệt hại mà thương vụ này sẽ gây ra cho Nga sẽ lớn hơn rất nhiều lợi ích mà nó mang lại. Với tính năng kỹ-chiến thuật cao của Su-35, với công nghệ của Su-35 sao chép được, Trung Quốc sẽ cải tiến các máy bay hiện có và sản xuất các máy bay có tính năng tương đương Su-35S với giá rẻ hơn nhiều, đẩy nhanh phát triển và sản xuất J-20 để có một lực lượng không quân hùng mạnh. Các máy bay tính năng cao giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường thế giới đe dọa nghiêm trọng tương lai xuất khẩu tiêm kích của bản thân nước Nga. Còn hậu quả của thương vụ Su-35 đối với an ninh khu vực là gì? Đó là nó có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh không quân, thúc đẩy chạy đua vũ trang tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu mua được Su-35, không quân Trung Quốc sẽ có ưu thế hơn hẳn về trình độ công nghệ so với không quân tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương trừ Mỹ. Bởi vì, Su-35S được coi là tiêm kích thế hệ 4++, ứng dụng nhiều công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các tiêm kích thế hệ 4 và 4+ hiện có và sẽ có trong không quân các nước khu vực như Su-27/30 Việt Nam, Indonesia, Malaysia; MiG-29, Su-30MKI, Rafale của Ấn Độ; F-15, F-16, F/A-18 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, thậm chí đe dọa nặng nề đội máy bay F-35 mà Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang và sắp mua sắm. Kết quả không chiến mô phỏng của các chuyên gia Australia mới đây cho thấy, Su-35S có ưu thế vượt trội đối với các máy bay tiên tiến nhất của Mỹ như F/A-18E/F, F-35 và ngang ngửa với F-22 S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay, dùng để thay thế các hệ thống S-300. Hiện chỉ có trong trang bị của Nga với số lượng 2 trung đoàn triển khai gần Moskva. Sắp tới, Nga tiếp tục triển khai S-400 ở một số khu vực duyên hải và ven biên giới trọng yếu. Mặt khác, mua được Su-35, Trung Quốc tiếp cận được công nghệ tiên tiến cho phép họ đẩy nhanh dự án J-20 và nếu mua được cả hệ thống tên lửa phòng không S-400 thì sức uy hiếp của Trung Quốc đối với sức mạnh không quân, hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương và các nước trong khu vực sẽ gia tăng đột biến. Trước tình hình đó, các nước có nguy cơ xung đột tiềm tàng với Trung Quốc buộc phải chạy đua cải tiến hoặc mua máy bay tiêm kích tiên tiến. Không quân Mỹ buộc phải tăng cường các máy bay tiên tiến F-22, F-35 tại khu vực này. Các đồng minh Australia, Nhật, Hàn Quốc và thậm chí Đài Loan sẽ quyết tâm và tăng cường mua sắm F-35, thậm chí buộc Mỹ nối lại sản xuất và xuất khẩu F-22. Ấn Độ không còn cách nào khác là tiếp tục gắn chặt với lái súng Nga trong các dự án nâng cấp Su-30MKI lên Super Sukhoi (Super 30), phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA, thậm chí mua thêm cả F-35 của Mỹ cho chắc ăn. Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan cũng buộc phải gia nhập cuộc đua để hoặc mua Su-35, PAK FA T-50 hoặc F-35. Việt Nam cũng tất yếu phải nghĩ đến việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không mới, trong đó có S-400. Trong một tương lai không xa, không quân châu Á-Thái Bình Dương sẽ bước lên một trình độ công nghệ mới với các tiêm kích thế hệ từ 4++ cho đến 5. Như vậy, bằng cách tạo ra cho Mỹ và các nước khu vực một đối thủ mạnh là Trung Quốc khi bán Su-35 và có thể cả S-400, Nga đồng thời châm ngòi cho cuộc chạy đua tiêm kích mà Nga sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Nga có thể bảo đảm thành công về mặt thương mại cho các mặt hàng vũ khí chủ lực, đắt tiền của họ là Su-35 và trong tương lai là S-400 và PAK FA T-50 trong nhiều thập niên sắp tới, tức là góp phần duy trì, củng cố ảnh hưởng của Nga tại khu vực chiến lược trọng yếu này của thế giới. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mua sắm Su-35 cũng buộc Mỹ và các nước khu vực chạy đua mua sắm tiêm kích tiên tiến hoặc tìm các giải pháp đối phó khác, đẩy Trung Quốc vào thế “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Hiện trạng cán cân sức mạnh không quân ở châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ được tái lập, song ở trình độ cao hơn mà thôi. (*)S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung/xa, dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu bay, kể cả các máy bay trinh sát và tên lửa đường đạn. S-400 hiện được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tầm 250 km, tên lửa đường đạn chiến thuật ở tầm 60 km. S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu khí động ở độ cao 0,01-27 km, tên lửa đường đạn ở độ cao 2-7 km. Tiêu diệt được mục tiêu có tốc độ bay tối đa 4.800 m/s, có thể bắn đồng thời 36 mục tiêu, có thể dẫn đồng thời 72 tên lửa. Thời gian triển khai hệ thống từ trạng thái hành quân 5 phút. |
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012
>> Tiêm kích Su-35S vô đối ???
Trong trận không chiến mô phỏng giả định vào năm 2018 giữa 240 F-35, 240 F-22 và 240 F/A-18E/F với 240 Su-35S, chỉ có 30 F-35 và 139 F-22 sống sót, còn toàn bộ F/A-18E/F tiêu tùng.
Ủy ban liên hợp về đối ngoại, vũ khí và thương mại JSCFADT của Australia đã tiến hành cuộc họp nhằm đánh giá sự cần thiết phải mua tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ cho Không quân Australia. Theo The Canberra Times, tại cuộc họp các đại diện của Trung tâm phân tích Air Power Australia và công ty RepSim chuyên sản xuất thiết bị mô phỏng đã tuyên bố rằng, Mỹ và Australia đang phát triển “một máy bay sai lầm”, không nên mua sắm. Theo những quan chức phát biểu, chương trình chế tạo F-35 là thất bại, còn máy bay đang được chế tạo không đáp ứng các tính năng nêu ra. Ngoài ra, các chuyên gia Australia cho rằng, sai lầm chính của các chuyên gia Mỹ là ý đồ phát triển trên cơ sở F-35 3 loại tiêm kích: loại cất cánh thông thường, loại cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, và loại trên hạm. Ngoài ra, các đại diện của Air Power Australia và RepSim còn nói rằng, còn lâu mới chương trình F-35 mới kết thúc trong khi máy bay này đang gặp nhiều khó khăn. RepSim trong quá trình báo cáo, còn đệ trình kết quả mô phỏng trận không chiến giữa 240 tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S “đã diễn ra” gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018. Theo tính toán của RepSim, trong trận không chiến mô phỏng này chỉ có 30 F-35 sống sót. Họ cũng đã mô phỏng trận đánh giữa 240 chiếc F-22 Raptor và Su-35S, và giữa F/A-18E/F Super Hornet và Su-35S. Trong trận đối đầu F-22 và Su-35S, có 139 F-22 còn lành lặn, trong trận thứ hai, toàn bộ các máy bay Super Hornet đi đời. Những người phát biểu tại cuộc họp đã yêu cầu chính phủ Australia từ bỏ kế hoạch mua sắm F-35 và bắt đầu gây áp lực để chính phủ Mỹ cho phép bán F-22 cho Không quân Australia. Hiện nay, luật Mỹ cấm xuất khẩu F-22 để chống sao chép các công nghệ chủ chốt. Chính phủ Australia từ tháng 11.2011 đang xem xét lại chương trình mua sắm F-35. Trong quá trình xem xét lại, sẽ phân tích chương trình phát triển F-35 trên cơ sở thông tin về quá trình thử nghiệm, những khó khăn trong thiết kế và giá cả. Trên cơ sở đó, dự định đưa ra quyết định về việc hoãn mua máy bay. Australia đã công bố ý định mua 100 F-35, nhưng hiện chỉ quyết định mua 14 chiếc và dự định ký hợp đồng trong năm 2012. |
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012
>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 3)
Nếu như SM-3 là sự vươn tầm tác chiến ra ngoài bầu khí quyển, SM-6 chính là sự hoàn thiện cho năng lực tác chiến ở mọi góc độ, mọi cự ly của Mỹ.
>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 1)
>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 2) Đi tiên phong trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ quốc phòng luôn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Bất chấp những khó khăn hiện tại về kinh tế, nước này vẫn không tiếc tiền trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển các hệ thống vũ khí mới. Sự phát triển của tên lửa SM-3 chưa hoàn thiện song Mỹ đã bắt tay phát triển một thế hệ tên lửa đánh chặn mới để đối phó với mối đe dọa đến từ tên lửa chống hạm mới và máy bay bên trong bầu khí quyển. RIM-174 SM-6 Quá trình phát triển SM-3 đã mở ra khả năng đánh chặn ngoài tầng khí quyển, tuy nhiên, Mỹ cần một loại tên lửa mới để hóa giải những mối hiểm họa đến từ máy bay, UAV, tên lửa chống tàu, đặc biệt là các tên lửa chống tàu siêu âm hiện đại trong không gian. Đó là cơ sở cho sự ra đời của tên lửa SM-6 ERAM (Standard Extended Range Active Missile), mở rộng tiêu chuẩn hóa phạm vi hoạt động của tên lửa. Thực tế, tên lửa tiêu chuẩn SM-2 đang đảm đương nhiệm vụ hóa giải mối đe dọa từ máy bay, tên lửa chống tàu gặp nhiều hạn chế trong việc đối phó với những tên lửa chống tàu hiện đại. SM-2 không đủ tinh vi và cơ chế hoạt động của nó không đủ mạnh để hóa giải những mục tiêu nhanh nhẹn. Tên lửa SM-6 có hình dáng khí động học giống với tên lửa RIM-156B SM-2ER. Hải quân Mỹ đã xúc tiến chương trình phát triển ER-AAW (Extended Range- Anti-air Warface) hay còn gọi là mở rộng phạm vi chống tác chiến đường không. Kết quả của chương trình là sự ra đời của RIM-174 SM-6. Thực tế đây là một sự phát triển mở rộng tiếp theo của chương trình RIM-156B đã bị hủy bỏ trước đó. RIM-174 kết hợp tên lửa RIM-156B với radar chủ động của tên lửa không đối không AIM-120C-7AMRAAM. Việc bổ sung thêm radar chủ động giúp tên lửa đối phó hiệu quả hơn với những mục tiêu tốc độ cao ,vượt ra ngoài tầm chiếu xạ của radar điều khiển hỏa lực. Sự kết hợp tên lửa SM-2 với radar chủ động của AIM-120C, cùng với những nâng cấp trong công nghệ điều khiển mang lại năng lực tác chiến hoàn toàn mới. Với tên lửa SM-6 các tàu Aegis có thể tấn công các máy bay ở cự ly trên 300km, trước khi chúng có thể khởi động tên lửa chống tàu tấn công các tàu chiến của Mỹ. Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động Tên lửa SM-6 có cấu tạo khí động học giống với tên lửa SM-2 RIM-156B, sử dụng động cơ chính Mk-104 nhiên liệu rắn và động cơ đẩy phụ Mk-72 thuộc loại động cơ điều khiển vector lực đẩy, . SM-6 được trang bị radar chủ động tương tự như tên lửa không đối không AIM-120C-7, tuy nhiên radar của SM-6 có đường kính lớn hơn 342,9mm, so với 177,8mm của tên lửa AIM-120C-7. Tên lửa SM-6 được dẫn hướng thông qua 3 giai đoạn, giai đoạn đầu sau khi rời ống phóng Mk-41 bằng tầng đẩy phụ, tên lửa thiết lập các thông số liên lạc với tàu phóng, giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính. Sự ra đời của SM-6 đã hoàn thiện năng lực tác chiến ở mọi góc độ và mọi cự ly của Hải quân Mỹ (Ảnh minh họa) Giai đoạn thứ hai, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 của tàu Aegis, giai đoạn cuối tên lửa kích hoạt radar chủ động để tấn công mục tiêu. Tên lửa được trang bị đầu nổ phân mảnh Mk-125 cho phép đánh chặn hiệu quả các mục tiêu. SM-6 được thiết kế hoạt động theo nguyên tắc “bắn-quên”, cho phép tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, SM-6 cung cấp khả năng phòng thủ vượt ngoài giới hạn đường chân trời, radar chủ động cho phép tên lửa tiếp tục truy theo mục tiêu ngay cả khi mục tiêu đã vượt ra ngoài tầm chiếu xạ của radar điều khiển hỏa lực. Tên lửa SM-6 còn cung cấp khả năng chống tác chiến đường không cả trên biển lẫn trên đất liền. Ngoài ra, nó còn có khả năng cung cấp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Sản xuất Chương trình ERAM được giới thiệu vào năm 2004 và Raytheon đã nhận được hợp đồng kéo dài 7 năm để phát triển và chứng minh khả năng của chương trình. SM-6 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 2007. Tháng 5/2008, biến thể đầu tiên của SM-6 là RIM-174A đã đánh chặn thành công một máy bay không người lái. Raytheon đã nhận được hợp đồng trị giá 93 triệu USD để bắt đầu sản xuất quy mô thấp RIM-174A vào năm 2009. Tên lửa đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2010, các tên lửa RIM-174A đầu tiên đã được giao hàng vào tháng 3/2011. Tháng 7/2010, Raytheon tiếp tục nhận được hợp đồng mới trị giá 368 triệu USD kéo dài trong 3 năm để tiếp tục sản xuất SM-6. SM-6 sẽ trở thành tên lửa tiêu chuẩn cho nhiệm vụ đối phó với mối đe dọa từ máy bay, UAV, tên lửa chống tàu của hệ thống Aegis, SM-6 cũng được dự định trang bị cho Hải quân Hoàng gia Australia. Thống số cơ bản: Dài 6,55 mét, sải cánh 1,57 mét, đường kính 340mm, 530mm với tầng đẩy phụ, trọng lượng 1500kg, tầm bắn trên 240km, tầm cao trên 33km, tốc độ Mach-3.5. Với 3 biến thể khác nhau, SM-2 tầm trung, SM-3 tầm cao và siêu cao, SM-6 tầm xa, Hải quân Mỹ đã xây dựng được một hệ thống phòng thủ chống máy bay, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo liên lục địa ở mọi góc độ và mọi cự ly. Điều đó cho phép Hải quân Mỹ tiếp tục duy trì thế thống trị trên mọi đại dương. |
>> Sự bí hiểm của Lữ đoàn tình báo quân sự Mỹ
Chiến tranh mạng đang đến rất gần, thậm chí mỗi chúng ta đều có thể đang bị tấn công.
Mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ vừa có bài viết nhan đề “Lữ đoàn mạng Mỹ đang hình thành”.Bài viết mặc dù rất ngắn, có thể không gây chú ý lắm cho nhiều người, nhưng đã tiết lộ tình hình xây dựng của lực lượng tác chiến mạng Mỹ. Ngày 4/5/2009, Không quân Mỹ đã công bố huy chương đặc biệt cho lực lượng tác chiến mạng. Ở giữa huy hiệu này có một hoa văn hình tròn để chỉ Trái đất, đan chéo xoay quanh “Trái đất” là 2 quỹ đạo hình elip để chỉ vệ tinh quân sự, hai bên của huy chương chỉ cánh của Không quân Mỹ. Huy chương của lực lượng tác chiến mạng phản ánh 3 mục đích lớn của lực lượng tác chiến mạng Không quân Mỹ: “Điều động lực lượng đến toàn thế giới”, “từ vũ trụ kiểm soát không gian mạng”, “phát động tấn công toàn diện thông qua không trung, vũ trụ, không gian mạng”. Hiện nay, lực lượng tác chiến mạng của Không quân Mỹ đã trở thành lực lượng chính quy tác chiến mạng được biên chế đầy đủ nhất, quy mô lớn nhất trên thế giới. Đây là một lực lượng như thế nào? Bài viết tiết lộ, cuối năm 2011, Lục quân Mỹ đã thành lập lữ đoàn tình báo quân sự 780, có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo về các mối đe dọa tiềm tàng, mục đích là để bảo vệ các mạng quân sự. Chỉ huy Lữ đoàn tình báo quân sự 780, Thượng tá Jonathan Sweet cho biết, lực lượng mới này có biên chế 1.200 người, hiện còn chưa triệu tập đầy đủ, nhưng đã có trụ sở 80 người và một trong 2 tiểu đoàn. Lực lượng này trực thuộc Bộ Tình báo-An ninh của Lục quân Mỹ, cụ thể do Bộ Tư lệnh mạng – Lục quân Mỹ chỉ huy. Nhìn vào cơ cấu nhân viên, thân phận các nhân viên tác chiến chính của lữ đoàn này rất rõ ràng, đó chính là hacker (tin tặc). Khi đã thuộc biên chế thì được gọi là “hacker quân đội”. Quân đội Mỹ dùng từ chuyên nghiệp hơn để gọi các nhân viên này, một loại chức vụ mới – chuyên gia tác chiến mạng logic mật mã, nhưng rõ ràng đây là một nhóm hacker quân đội của Mỹ. Nếu muốn xác định rõ thì có thể nói đây là một lực lượng tác chiến mạng chuyên nghiệp được biên chế lớn nhất như chúng ta đã biết hiện nay. Lực lượng này có những nhiệm vụ tác chiến nào? Bài viết cho biết, nhiệm vụ của lực lượng này chính là bảo vệ an ninh mạng của nhà nước và quân đội Mỹ. Định nghĩa như vậy là khá chung chung. Bên trong Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng - Quân đội Mỹ. Thực ra, nói đến chiến tranh mạng phải đảm bảo 2 nội dung: một là “phòng thủ”, hai là “tấn công”.Phòng thủ an ninh mạng có thể được tán thành khá phổ biến, bởi vì an ninh mạng hiện nay thực sự tồn tại một số vấn đề. Bất cứ quốc gia, tổ chức, cá nhân nào đều sẽ tìm mọi cách bảo vệ an toàn vận hành mạng của mình, điều này thuộc phạm trù phòng thủ mạng. Nhưng bất cứ lực lượng tác chiến nào, hình thức tác chiến đều sẽ không chỉ giới hạn ở phòng thủ. Mặt khác, tấn công mạng có lẽ được quan tâm hơn, cũng là một phương thức tác chiến đáng quan tâm hơn của lực lượng này. Mặc dù hiện nay báo chí Mỹ không có bất cứ thông tin nào phản ánh lực lượng này thực hiện nhiệm vụ tấn công mạng, nhưng chúng ta có thể tưởng tượng được, lực lượng này là một lực lượng kiêm nhiệm 2 nhiệm vụ song song – phòng thủ và tấn công mạng. Lực lượng tác chiến này là một lực lượng mới hoàn toàn trong quan điểm của mọi người, nhiệm vụ, trang bị và thủ đoạn tác chiến của nó đều không phải lấy sát thương nhân viên và tiêu diệt trang bị quân sự quan trọng của đối phương làm mục đích tác chiến chính, mà là triển khai tác chiến tấn công và phòng thủ trong toàn bộ không gian mạng. Trang bị của nó cũng không phải là súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến truyền thống, mà là các loại dụng cụ máy móc tấn công và phòng thủ chuyên dùng cho mạng. Còn về hình thức tác chiến, chúng ta có thể cảm nhận được từ rất nhiều tác phẩm điện ảnh: trước hàng loạt máy tính, các cao thủ mạng, tin tặc đứng trước màn hình, dùng các thủ đoạn tấn công mạng vô hình tiến hành tác chiến. Thực ra, nhiệm vụ tác chiến của lực lượng này còn có sự khác biệt rất lớn so với các lực lượng tác chiến truyền thống khác, đó chính là lực lượng này làm thế nào để phân tách rõ “thời bình” và “thời chiến”. Chiến tranh mạng là tấn công và phòng thủ không có khói súng. Trong thời chiến, tấn công hệ thống mạng quân sự, dân sự, quốc gia của đối phương là đương nhiên, vậy trong thời bình lực lượng này sẽ thực hiện nhiệm vụ như thế nào? Trong thời bình có phát động tấn công đối với các hệ thống mạng của các nước, tổ chức và cá nhân hay không? Đây đều là những vấn đề còn chưa rõ, cũng là vấn đề lớn nhất phải đối mặt hiện nay. Chiến tranh mạng cách bao xa? An ninh mạng là một đề tài cũ, lực lượng này cũng sẽ dùng cho tác chiến. Mỹ thành lập một lực lượng tác chiến mạng cho thấy, họ đã thực sự coi không gian mạng là một lĩnh vực cụ thể tác chiến của quân đội trong tương lai. Sau khi có được một lực lượng như vậy, chúng ta cũng có thể tưởng tượng được, trong chiến tranh tương lai, trong thời bình tương lai, Lữ đoàn tình báo quân sự 780 của Lục quân Mỹ sẽ dùng các loại thủ đoạn tấn công và phòng thủ mạng, bên cạnh việc bảo vệ an ninh mạng của mình, sẽ tiến hành tấn công đối với các mạng quốc gia, tổ chức và cá nhân khác. Nếu nói về cường độ và khả năng của các cuộc tấn công mạng này, trước đây chỉ là hành vi cá nhân của các cao thủ hacker, không thể so sánh với lực lượng mạng quy mô lớn được biên chế cả về khả năng và trang bị công nghệ, và cũng không thể so sánh được về khả năng tác chiến mạng. Chiến tranh mạng cách chúng ta ngày càng gần. Tân Hoa Xã viết: "Nếu muốn dùng một câu nói để mô tả ảnh hưởng từ việc Quân đội Mỹ thành lập lữ đoàn tác chiến mạng này, thì đó chính là: Chiến tranh mạng cách chúng ta ngày càng gần". Trong các cuộc chiến tranh tiếp theo, chúng ta có thể thấy được khả năng lữ đoàn mạng này của Quân đội Mỹ. Dù trong thời bình hay lúc mọi người chưa đề phòng, lực lượng này cũng luôn thực hiện nhiệm vụ tác chiến của nó. Dùng một câu đầu tiên của bài báo Mỹ để nói, chính là: Các hacker hãy cẩn thận, lữ đoàn mạng đầu tiên của Lục quân Mỹ đang theo dõi các bạn. Nhưng, câu nói này nên đổi là: Mọi người trên toàn thế giới hãy cẩn thận, lực lượng tác chiến mạng của Mỹ đang theo dõi các bạn và chuẩn bị tấn công các bạn bất cứ lúc nào, có lẽ lúc này bạn đang bị họ tấn công. |
>> Iskander - khắc tinh của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu
Biện pháp đối phó của Nga đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu tuy hạn chế, nhưng khả thi.
Trong số các biện pháp đáp lại của Nga trước việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu là thay thế có kế hoạch các hệ thống tên lửa Tochka-U bằng các hệ thống mới Iskander-М trong các lữ đoàn tên lửa của quân đội Nga. Việc trang bị lại các lữ đoàn này sớm muộn cũng được tiến hành với Lữ đoàn tên lửa 152 ở Kaliningrad.
9К720 Iskander (Mỹ và NATO gọi là SS-26 Stone) là một họ các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật: Iskander, Iskander-E, Iskander-K. Hệ thống do Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển. Iskander được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8.1999 tại triển lãm hàng không MAKS (Vadim Savitsky Iskander dùng để tiêu diệt bằng các phần chiến đấu thông thường các mục tiêu cỡ nhỏ và mục tiêu diện trong chiều sâu đội hình chiến dịch của đối phương. Iskander có thể sử dụng làm phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Bệ phóng tự hành (9P78, 9P78E) dùng để cất giữ, vận chuyển, chuẩn bị và phóng vào mục tiêu 2 tên lửa 9М723К1 (biến thể xuất khẩu chỉ mang 1 tên lửa) (Vadim Savitsky) Trong các lữ đoàn tên lửa của quân đội Nga, Iskander sẽ thay thế các hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân 9K79 Tochka-U (NATO gọi là SS-21 Scarab A, Hiệp định thủ tiêu tên lửa tầm trung gọi là OTR-21) của Liên Xô, do KBM phát triển dưới sự lãnh đạo của Sergei Nepobedimy (Vadim Savitsky) Tên lửa của hệ thống Tochka/Tochka-U là tên lửa đường đạn 1 tầng, nhiên liệu rắn, có điều khiển trên suốt đường bay, bao gồm phần tên lửa 9М79 (9М79М, 9М79-1) với cánh lái hình chữ thập và các cánh nâng, và phần đầu tên lửa gắn liền (Vadim Savitsky) Xe bệ phóng Iskander có thể sử dụng khung gầm bánh lốp chuyên dụng MZKT-7930 do Nhà máy Xe đầu kéo bánh lốp Minsk MZKT (Belarus) sản xuất. Xe có trọng lượng toàn bộ 42 tấn, tải trọng hữu ích 19 tấn, tốc độ chạy trên đường nhựa/đường đất 70/40 km/h, dự trữ hành trình 1.000 km. Kíp xe 3 người (Vadim Savitsky) Tên lửa 9M723K1 của hệ thống có 1 tầng với động cơ nhiên liệu rắn. Quỹ đạo bay kiểu giả đường đạn, tên lửa được điều khiển trong suốt đường bay nhờ các cánh lái khí động và cánh lái khí phụt. Tên lửa có ứng dụng các công nghệ làm giảm độ bộc lộ radar. Trên phần lớn đường bay, tên lửa bay ở độ cao gần 50 km (Vadim Savitsky) Tên lửa cơ động mạnh với quá tải khoảng 20-30 g ở các giai đoạn bay đầu và cuối. Hệ dẫn kết hợp: quán tính ở các giai đoạn bay đầu và giữa và dẫn bằng quang học ở giai đoạn bay cuối nên có độ chính xác trúng đích cao (Vadim Savitsky) Tên lửa Iskander có trọng lượng phóng 3.800 kg, phần chiến đấu 480 kg; chiều dài 7,2 m, đường kính 920 mm (Vadim Savitsky) Tốc độ của tên lửa là sau giai đoạn bay đầu 2100 m/s. Tầm bắn tối thiểu là 50 km, tầm bắn tối đa 500 km (Iskander-K) và 280 km (Iskander-E) (Vadim Savitsky) |
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012
>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 1)
Nga sẵn sàng bán cho Trung Quốc 48 tiêm kích đa năng Su-35 với giá gần 4 tỷ USD nếu phía Trung Quốc bảo đảm không sao chép máy bay Nga, tờ Kommersant dẫn các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.
Su-35 (sukhoi.org) Nga và Trung Quốc đang thảo luận điều kiện của hợp đồng bán 48 Su-35 trị giá gần 4 tỷ USD. Hai bên hầu như đã thống nhất về số lượng và giá cả máy bay mua bán, nhưng “giá trong quá trình đàm phán có thể thay đổi”. Nếu như thương vụ được ký kết, đây sẽ là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung và là hợp đồng xuất khẩu Su-35 đầu tiên. Quá trình Nga bán tiêm kích cho Trung Quốc từ năm 1991 Năm 1991-1997: Nga chuyển giao cho Trung Quốc 50 tiêm kích Su-27 (38 Su-27SK một chỗ ngồi và 12 Su-27UBK hai chỗ ngồi) trị giá gần 1,7 tỷ USD. Năm 1996: Trung Quốc mua giấy phép sản xuất 200 Su-27SK nhưng không được phép tái xuất sang các nước thứ ba. Thương vụ này ước trị giá 2,5 tỷ USD. Trung Quốc lắp ráp các máy bay này tại nhà máy chế tạo máy bay ở Thẩm Dương. Trang thiết bị công nghệ do Nga cung cấp để sản xuất Su-27SK ước trị giá 150 triệu USD. Sau khi Nga chuyển giao 105 bộ linh kiện, Trung Quốc đơn phương từ chối tiếp tục chương trình sản xuất theo giấy phép. Việc lắp ráp Su-27SK từ các bộ linh kiện do Nga cung cấp hoàn thành vào năm 2007. Thực tế, Trung Quốc không chịu tiếp tục chương trình này vì họ đã làm được sản phẩm hàng nhái là J-11. Năm 2000-2001: Nga xuất sang Trung Quốc 38 tiêm kích đa năng hai chỗ ngồi Su-30MKK theo hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD ký năm 1999. Đơn giá Su-30MKK ước gần 37 triệu USD. Theo hợp đồng, Nga đã cung cấp phụ tùng và vũ khí kèm theo các máy bay cho Trung Quốc và hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa. Đây là hợp đồng đầu tiên xuất khẩu Su-30MKK. Năm 2000-2002: Trung Quốc nhận được 28 tiêm kích huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi Su-27UBK từ Nga để trừ nợ nhà nước. Năm 2003: Hoàn thành hợp đồng thứ hai bán 38 Su-30MKK cho Trung Quốc. Mùa thu năm 2004: Nga hoàn thành chuyển giao 24 Su-30MK2 cho hải quân Trung Quốc. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nhiều tiêm kích Su-27/30 nhất. Tổng cộng, từ năm 1991, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc 178 chiếc Su-27/Su-30, trong đó có 38 tiêm kích một chỗ ngồi Su-27SK một chỗ ngồi, 40 tiêm kích huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi Su-27UBK, 76 tiêm kích đa năng Su-30MKK và 24 tiêm kích Su-30MK2. Ngoài ra, nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương nhận được 105 bộ linh kiện để sản xuất theo giấy phép Su-27SK theo nguyên tắc lắp ráp tổng thành. Nếu tính cả 105 Su-27SK lắp ráp theo giấy phép, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc tổng cộng 283 tiêm kích Sukhoi. Trở ngại chính đối với việc ký kết hợp đồng là phía Nga yêu cầu Trung Quốc đưa ra bảo đảm pháp lý tuân thủ bản quyền. Trung Quốc không vội đưa ra những bảo đảm đó. Một nguồn tin trong chính phủ Nga cho biết, “Moskva đang cố gắng không chỉ giành vị trí trên thị trường Trung Quốc mà còn ngăn chặn việc sao chép trong tương lai các máy bay Nga để bán trên thị trường các nước thứ ba với giá rẻ”. Trước đó, vào năm 2008, Nga và Trung Quốc đã ký hiệp định khung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên, các nguồn tin cho hay, “Moskva đang đòi ký một hiệp định riêng về việc bán Su-35 để có thêm những bảo đảm bổ sung. Trung Quốc hiện chưa đưa ra câu trả lời tích cực”. Các khiếu nại của Nga đối với Trung Quốc về vấn đề vi phạm bản quyền một phần liên quan đến việc một số máy bay Trung Quốc thực chất là bản sao chép các máy bay Nga mà họ mua trước đó. Ví dụ, tiêm kích J-10 sao chép Su-27 (nguồn tin khác nói đây là mẫu sao chép máy bay Lavi của hãng Israel Aircraft Industries), J-11 sao chép Su-30, FC-1 sao chép MiG-21. Các sản phẩm máy bay hàng nhái của Trung Quốc có tính năng kỹ thuật kém hơn nhưng lại ưu thế lớn về giá so với máy bay nguyên bản của Nga và cạnh tranh tốt với máy bay Nga trên thị trường quốc tế. Chẳng hạn, Trung Quốc đã thu hút được sự quan tâm của Pakistan và Venezuela đối với máy bay của họ. Việc Trung Quốc muốn mua Su-35 được biết đến lần đầu tiên vào năm 2008 khi diễn ra triển lãm hàng không vũ trụ Airshow China. Thông tin này được xác nhận vào tháng 2.2012. Phó giám đốc thứ nhất Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự FSVTS nói rằng, vào năm 2011, phía Trung Quốc đã đề nghị Nga bán Su-35 cho họ. Su-35 được coi là tiêm kích thế hệ 4++, có khả năng bay với tốc độ 2.500 km/h, tầm bay 3.400 km, bán kính chiến đấu 1.600 km. Máy bay được trang bị 1 pháo 30 mm, 12 điểm treo vũ khí (tên lửa, bom các loại).
>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc : Nguyên nhân & hậu quả (Kỳ 2 ra ngày 11/03)
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)