Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

>> Tìm hiểu xe bọc thép TMV 6x6M SF của quân đội Anh

Lần đầu tiên được trình làng vào năm 2010, bọc thép TMV 6x6M SF đã trở thành loại xe được sử dụng nhiều trong các lực lượng đặc biệt.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép TMV 6x6M SF

Xe bọc thép TMV 6x6M SF do hãng sản xuất TMV của Anh phát triển, được thiết kế chế tạo cho lực lượng đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu trước các mối đe dọa và các cuộc xung đột quân sự hiện đại.

TMV lần đầu tiên được ra mắt trước công chúng tại triển lãm quân sự DVD-2010.

Các biến thể

TMV có thể được sản xuất dưới các biến thể khác nhau với các công thức bánh 4x4, 6x6 và 8x8 nhưng vẫn sử dụng chung khung gầm và cơ cấu truyền động.

Phần phía sau của xe được thiết kế theo kiểu mô-đun cho phép nó có thể thích ứng với từng nhiệm vụ và mục đích sử dụng.

Cấu hình của xe có thể thay đổi bằng cách sử dụng các vật liệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ bảo vệ và tải trọng mong muốn.

Ngoài biến thể bọc thép dành cho các lực lượng đặc biệt, TMV còn có các biến thể cứu thương, huấn luyện chiến đấu, cung cấp đạn dược và nhiều biến thể cho các mục đích khác.

Ở mỗi cômg thức bánh, trọng lượng của xe cũng rất khác nhau: Biến thể 4 bánh có trọng lượng 6 đến 9,5 tấn, biến thể 6 bánh xe có trọng lượng 7,5 đến 18 tấn và biến thể 8 bánh có trọng lượng từ 9,5 đến 22 tấn.

Vũ khí

Xe TMV 6x6M SF đem đến triển lãm DVD-2010 được trang bị hệ thống vũ khí gồm hai khẩu súng máy 12,7 mm trên mái xe và 1 súng máy 7,62-mm ở phía trước của xe.

Các súng máy có thể xoay theo các hướng để tấn công mục tiêu và bao vệ an toàn cho xe khi cần thiết.

Hệ thống bảo vệ

Xe TMV 6x6M SF được thiết kế để tăng cường sức bảo vệ trước mìn và các loại bom tự chế (mức độ bảo vệ lên đến mức 4 theo tiêu chuẩn STANAG 4569).

Để đạt được mức độ bảo vệ đến mức tốt nhất có thể cho binh lính trong xe từ tác động của các vụ nổ và giảm thiểu tối đa năng lượng của những vụ nổ đó, người ta đã thiết kế thân xe có dạng hình chữ V và cấu trúc này đã được sử dụng cho tất cả các biến thể của TMV.

Cấu trúc thân xe hình chữ V này rất giống với cấu trúc của xe bọc thép “Hổ mang chúa” Cobra – một sản phẩm xe bọc thép hạng nhẹ đa năng của công ty Thổ Nhĩ Kỳ Otocar.

“Hổ mang chúa” Cobra
Khung gầm và thân TMV được làm bằng thép không gỉ và được tăng cường sức bảo vệ bởi một lớp giáp đặc biệt. Hình dạng của xe giúp cho nó có khả năng tán xạ dường như tối đa năng lượng sóng xung kích của vụ nổ tại các điểm tác động, bảo vệ an toàn cho binh lính trong xe.

Phía trên đáy của khung gầm hình chữ V, người ta tích hợp mô-đun thượng tầng bằng cách ghép nhiều lớp vật liệu công nghệ cao với nhau để giảm thiểu trọng lượng của xe.

Mô-đun này bao gồm các lớp thép và vật liệu bảo vệ hỗn hợp được sản xuất bởi công ty SMART Plasan, nó đảm bảo cho xe có mức độ bảo vệ đạn đạo lên đến cấp 3 theo tiêu chuẩn STANAG và mức độ bảo vệ từ các vụ nổ là 2A và 2B (6 kg thuốc nổ dưới bánh xe hoặc gầm xe).

Với cách thức bảo vệ như vậy, áp lực trên mặt đất gây ra với TMV 6x6M thấp hơn đáng kể so với những chiếc xe tương tự được sản xuất.

Động cơ và khả năng cơ động

Xe TMV 6x6M SF sử dụng động cơ diesel 4 xi lanh Cummins ISBe5 với máy quạt tuốc-bin dung tích 4.500 cc làm mát bằng nước, công suất 200 mã lực và mô-men xoắn 900 nm cho phép xe có thể đạt tốc độ tốc độ tối đa 137 km/h. TMV được trang bị hộp số 6 cấp tốc độ hoàn toàn tự động Allison 2500SP và có khả năng tự động khóa vi sai bằng 6 khóa vi sai Dana.


Động cơ công suất cao kế hợp với hệ thống truyền động xoay 6 bánh tạo cho xe khả năng cơ động tuyệt vời và khả năng di chuyển tốt trên mọi địa hình.

Hệ thống treo hoàn toàn độc lập cùng với hai lò xo giảm xóc trên tất cả các bánh xe đảm bảo cho xe có độ đàn hồi cực tốt, tạo ra sự thoải mái cho kíp lái.

Điểm đặc biệt ở cấu trúc của TMV là xe có thể điều chỉnh độ cao cho phép người điều khiển xe có thể hạ thấp trọng tâm của nó khi di chuyển với tốc độ cao, nhưng quan trọng nhất – người ta có thể nâng xe lên một độ cao xác định để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong trường hợp nó đè phải mìn và bom tự chế trong quá trình cơ động.

Các thông số kỹ thuật cơ bản

Nhà phát triển: TMV

Vũ khí: hai súng máy 12,7 mm và một súng máy 7,62 mm

Ê-kíp: 2 + 4 binh sĩ

Trọng lượng có tải: 7.500 kg

Trọng lượng không tải: 3.500 kg

Kích thước

Chiều dài: 5,84 m

Chiều rộng: 2,1 – 2,36 m

Chiều cao: 2,7 m

Động cơ và cơ cấu truyền động

Động cơ Cummins ISBe5 4,5 lít

Công suất: 147 kW (200 mã lực)

Mômen xoắn cực đại: 900 nm

Tốc độ tối đa: 137 km/h

Tốc độ kéo: 3,2 km/h

Tầm hoạt động: 1.120 km

Hệ truyền động: Allison 2500SP, hộp số 6 cấp tốc độ tự động.

Hệ thống treo

Hệ thống treo độc lập: Khối lượng phần không được treo là nhỏ, đặc tính bám đường của bánh xe tốt, vì vậy sẽ êm dịu trong khi di chuyển và có tính ổn định cao. Các lò xo trong hệ thống treo độc lập chỉ làm nhiệm vụ đỡ thân xe mà không có tác dụng định vị các bánh xe, điều có có nghĩa là có thể dùng các lò xo mềm hơn.

TMV được trang bị thanh ổn định để giảm sự lắc ngang khi xe chuyển động quay vòng, cải thiện được tính ổn định và các tính năng khác.

Hệ thống phanh

Phanh đĩa trên từng bánh xe với 2 pit-tông giá đỡ và đĩa 300mm

Phanh tăng áp: thủy lực

Khung gầm

Thiết kế: theo kiểu khung máy bay và sống dọc

Khung: dày 8 mm bằng thép không gỉ

Bánh xe: bánh xe đường kính 20 inch với hệ thống thông gió làm mát tuần hoàn

Lốp xe: 365/85 20 XZL Michelin

Khả năng cơ động

Leo dốc: 52 độ

Xuống dốc: 50 độ

Góc hãm phanh: 135 độ

Vượt chướng ngại vật cao: 0,265 – 0,4 m

Lội sâu: 0,7 – 0,8 m

Phương tiện vận chuyển (máy bay)

Hercules C130

Boeing C17 Globemaster

400M

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

>> Philippines có lí do không sợ TQ?

Dù yếu kém cả về kinh tế và sức mạnh quân sự so với Trung Quốc, Philippines vẫn có những bài học tính lịch sử để không lùi bước trong tranh chấp ở biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhờ kế hoãn binh, Rome đã không bị Hannibal khuất phục và đã đánh bại Carthage.

Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng, James Holmes, Phó Giáo sư chiến lược tại Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã có bài viết bàn về vấn đề này.

Dưới đây là nội dung chính của bài viết, (bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả):

Thách thức từ Trung Quốc

Với lực lượng hải quân thống trị khu vực, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tận dụng sức mạnh này để triển khai những phương tiện giám sát phi vũ trang và "thực thi pháp luật" (các tàu hải giám, ngư chính) nhằm thực hiện các "tuyên bố vô lý về chủ quyền tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham". (từ ngữ trong nguyên văn thể hiện quan điểm riêng của tác giả - ĐV)

Trước hành vi mang tính “thách thức”, Trung Quốc thường gửi lời răn đe tới các quốc gia yếu hơn. Đa phần suy nghĩ đều nghiêng về kịch bản các nước yếu thế chọn cho mình giải pháp an toàn là nhượng bộ.

Trên thực tế, mọi thứ không diễn ra theo hướng “lớn nuốt bé”. Ngoại giao và chiến tranh đều là công cụ tương tác bình đẳng. Cả 2 bên trong tranh chấp đều có quyền biểu quyết, chứ không phải chỉ riêng có bên mạnh.

Bài học từ lịch sử

Phía mạnh tự hào những lợi thế có thể làm thiên lệch cán cân cạnh tranh theo ý muốn. Tuy nhiên, bên yếu vẫn có những lựa chọn. Philippines là một điển hình. Nước này "từ chối bỏ phiếu" cho cách hành xử của Trung Quốc.

Philippines có thể hy vọng cân bằng được với lợi thế của Trung Quốc, và họ có lí do để cố gắng. Chính Trung Quốc từng là phe tham chiến yếu thế hơn trong các cuộc đụng độ vũ trang từ Chiến tranh thuốc phiện thế kỷ 19.

Phòng thủ chủ động: Bài học về sự chờ đợi

Ý tưởng "lấy yếu thắng mạnh" tồn tại xuyên suốt trong lịch sử quân sự thế giới.

Câu chuyện Carthage và La Mã là một ví dụ điển hình. Sau những chiến thắng vang dội và tiến thẳng về La Mã, Quintus Fabius đã được La Mã trao quyền để ngăn bước tiến bất bại của đội quân Carthage do Hannibal lãnh đạo.

Fabius đã thực hiện kế hoãn binh bằng cách từ chối đánh một trận quyết định với Hannibal. Nhờ đó, ông có thể tiến hành một cuộc huy động nguồn lực kịp thời và đầy đủ cho La Mã, để có thể đủ sức chống lại đội quân Carthage.

Fabius chỉ huy chiến dịch kiểu du kích nhằm làm suy yếu dần quân Carthage, đồng thời tránh mọi trận đánh trực diện.

Nhờ vậy, dù Fabius thất bại nhưng Hannibal không bao giờ đánh chiếm được Rome, thay vào đó, ông chỉ đi khắp các miền nông thôn để đốt phá.

Nhờ kế sách này, Fabius được phong danh hiệu “Người trì hoãn” (the Delayer).

Cùng quan điểm với câu chuyện của Fabius chống lại Hannibal nhằm bảo vệ Rome, nhà quân sự Sir Julian Corbett khuyên các chỉ huy hải quân nên tiến hành “phòng thù chủ động” trong những tình huống bất lợi.

Các chỉ huy của hạm đội yếu thế nên chơi trò chơi chờ đợi của Fabius, ẩn núp gần hạm đội kẻ thù mạnh hơn chờ thời. Trong lúc đó, họ có thể tiến hành việc tiếp viện, tìm kiếm đồng minh với các sức mạnh hải quân thân thiện hoặc triển khai các âm mưu khác nhau làm suy yếu sức mạnh kẻ thù. Cuối cùng, họ có thể đảo ngược cán cân, chuyển rủi ro sang cho kẻ mạnh và chiến thắng.

Chiến thắng nhờ trí hoãn cũng có ngay chính trong kinh nghiệm của người Trung Quốc.

Mao Trạch Đông đã đưa ra sách lược trường kỳ kháng chiến, được thể hiện ở tác phẩm "Bàn về đánh lâu dài".

http://nghiadx.blogspot.com
Với cả Mao, phòng thủ chủ động là về những cuộc chiến kéo dài nhằm phá vỡ thế vượt trội của đối thủ.

Mao Trạch Đông cũng chỉ rằng, Trung Quốc tự hào về những lợi thế bẩm sinh so với quân đội Nhật Bản, dù quân Nhật Bản đã chiếm đóng Mãn Châu và phần lớn Trung Quốc trong những năm 1930.

Mao cho rằng, đơn thuần là cần thời gian để chuyển đổi những sức mạnh tiềm ẩn gồm tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nhân lực thành sức mạnh quân sự có thể sử dụng được.

Nhờ thế, ông đã thực hiện chiến lược của mình khi xây dựng Hồng quân Trung Quốc thắng lợi trước lực lượng Quốc dân hiện đại và mạnh hơn. Mao đã thực hiện việc kêu gọi và thu hút sự trợ giúp rộng rãi, khai thác nguồn lực và xây dựng cơ sở tại vùng nông thôn.

Có thể rút ra kết luận: “Những thứ tốt đẹp chỉ đến cho những ai biết chờ đợi”. Trên đây chính là những tiền lệ cho các nhà lãnh đạo Philippines hy vọng về những thành công về ngoại giao với tranh chấp ở bãi cạn Scarborough.

“Sợ hãi, danh dự và lợi ích”

Quân đội Philippines là một lực lượng yếu ớt rất ít cơ hội chiến thắng trong một cuộc chiến gang thép, súng ống với Trung Quốc. Nhưng giống như những phe yếu thế trong quá khứ, Philippines có thể thực hiện việc khiếu nại về luật pháp, công lý và nhờ tới những sức mạnh bên ngoài mạnh mẽ có khả năng cân đối lại cán cân đang nghiêng.

Trên thực tế, quan chức Philippines đã chủ trương giải quyết tranh chấp ở Tòa án về Luật biển và củng cố mối liên kết, các hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Danh dự, sợ hãi và lợi ích sẽ là động lực thúc đẩy Philippines sẵn sàng chống lại Trung Quốc.

Dù vậy, còn nhiều khó khăn chồng chất lên Manila. Tại sao nước này vẫn kiên trì chống lại Trung Quốc, bất chấp sức mạnh quân sự áp đảo?

Tình huống của Philippines có thể học được từ câu châm ngôn nổi tiếng trong những ghi chép lịch sử của nhà sử học cổ đại Hy Lạp, Thucydides về cuộc chiến Peloponnesian thế kỷ 5 trước Công nguyên giữa Athen và Sparta.

Đó là “sợ hãi, danh dự và lợi ích” sẽ đại diện cho “ba động cơ mạnh mẽ nhất” hướng cho mọi hành động của xã hội.

Trong một phần cuộc chiến Peloponnesian, Athen có ý định xâm lược Melos. Họ đã gửi những sứ giả tới đề nghị các nhà lãnh đạo ở đây đầu hàng sớm, trở thành một phần phần của Athen.

Tuy nhiên, những người Melo đã từ chối, dù họ không có hy vọng tìm kiếm sự trợ giúp từ Sparta hay ai khác.

Đảo quốc nhỏ bé Melo đã đưa ra những lập luận rằng: Họ là một quốc gia trung lập, không phải là kẻ thù nên người Athen không phải nghiền nát họ. Hơn nữa, nếu Athen xâm lược Melo sẽ dóng lên hồi chuông cảnh báo những quốc đảo trung lập khác, trở thành kẻ đối địch với Athen do sợ bị xâm lược.

Ngoài ra, sẽ là nhục nhã và hèn nhát nếu những người dân Melo đầu hàng khi chưa hề chiến đấu. Đảo quốc Melo vẫn tin rằng, dù Athen mạnh hơn rất nhiều, họ vẫn có cơ hội chiến thắng và Chúa trời ở bên họ.

Rốt cuộc, người Melo từ chối đầu hàng và chiến đấu chống lại Athen, dù thất bại và bị phá hủy nặng nề.

Sợ hãi, danh dự và lợi ích là những thứ kích động những nước nhỏ như Melo hay Philippines chống lại những cường quốc như Athen hay Trung Quốc.

Những tranh cãi trên biển không phải chỉ là vấn đề lợi ích mà là vấn đề của danh dự.

Bắc Kinh không thể hy vọng Manila sẽ đơn giản tính toán trên cán cân sức mạnh và nhận thức được sự vô vọng trong tương quan này mà đầu hàng.

Những nhà lãnh đạo Philippines có thể kêu gọi hỗ trợ từ nước ngoài, chứ không chỉ như Melo, bị cô lập mà không có sự trợ giúp từ quân đội Spartan.

>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc có rất nhiều loại tên lửa phức hợp bên cạnh “cỗ máy giết người” DF-21D.



http://nghiadx.blogspot.com

Trợ lý biên tập Harry Kazianis của The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn ông Roger Cliff, nhà khoa học chính trị cao cấp của Tập đoàn RAND, về vấn đề phát triển hệ thống tên lửa của Trung Quốc, nguồn gốc cũng như khả năng sử dụng nếu xảy ra xung đột.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Harry Kazianis - Có rất nhiều bài báo viết về các tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) của Trung Quốc như DF-21D. Tuy nhiên công nghệ tên lửa hành trình có khả năng nhắm đến các mục tiêu có giá trị của Trung Quốc lại không được chú ý. Một ví dụ là tên lửa hành trình DH-10, có tầm bắn khá rộng. Ông có cho rằng loại tên lửa đó là mối đe dọa lớn hơn đối với các “hàng xóm” của Trung Quốc và của các lực lượng Mỹ nếu xung đột xảy ra? Liệu các cơ sở của Mỹ và các đồng minh có một chiến lược phòng vệ nào hay không?

>> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc

Roger Cliff - Rất khó để nói hệ thống nào là mối đe dọa lớn hơn vì không thể xem xét một cách độc lập. Cả hai chỉ có hiệu quả như một phần của hệ thống.

DF-21D trước hết là một mối đe dọa đối với sức mạnh vận chuyển không quân Mỹ, nhưng nó chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi kết với các cuộc tấn công cùng tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu.

DH-10 mặt khác, là mối đe dọa đối với sức mạnh không quân trên đất liền cũng như các mục tiêu hỗn hợp khác như các cơ sở liên lạc và hậu cần nhưng chỉ có hiệu quả khi kết hợp với các tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ.

Ví dụ, khi tấn công một căn cứ không quân, các tên lửa đạn đạo có thể sử dụng để phá hủy đường băng và các máy bay không được bảo vệ, nhưng để tiêu diệt máy bay được đặt trong các khu nhà bê tông hay các mục tiêu khác (như sở chỉ huy, các cơ sở thông tin liên lạc...) lại yêu cầu một loại vũ khí chính xác hơn với khả năng hướng thẳng vào mục tiêu, như vũ khí điều khiển chính xác bắn từ máy bay chiến đấu hay một tên lửa hành trình.

Tên lửa hành trình tấn công trên đất liền có lợi thế: có tầm bắn xa hơn, an toàn và rẻ hơn so với một máy bay có người lái khi phóng vào khu vực phòng không nguy hiểm.

Tất nhiên, cả DF-21D và tên lửa hành trình tấn công mặt đất đều phụ thuộc vào các cảm biến để tìm, nhận dạng và điều chỉnh địa điểm của mục tiêu; các hệ thống liên lạc để kết nối dữ liệu từ các cảm biến khác nhau và đưa ra một lệnh chỉ huy tấn công; và thêm hệ thống liên lạc để truyền lệnh và đưa dữ liệu vào khẩu đội.

Các cơ sở được trang bị cẩn mật có thể là một chiến lược phòng vệ. Cơ sở như vậy có thể gồm hệ thống phòng thủ chủ động như tên lửa đất đối không và phòng thủ thụ động như các nhà kho vững chắc.

Không may, một vài năm trước Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy chương trình SLAMRAAM, được thiết kế đặc biệt để cung cấp hệ thống phòng thủ tầm ngắn chống tên lửa hành trình. Hiện tại họ bàn về kế hoạch mua MEADS, một hệ thống phòng vệ tên lửa và phòng không di động, liên doanh với Đức và Italy.

Việc xây các căn cứ kiên cố đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn công của tên lửa hành trình, là hoàn toàn có thể dù sự đầu tư này là khá đắt đỏ.

Vấn đề là, không phải căn cứ nào ở châu Á-Thái Bình Dương cũng được như vậy. Ví dụ, căn cứ Không quân Kadena, có tổng cộng 15 nhà chứa, đủ chỗ cho 30 chiến đấu cơ. Trong khi đó căn cứ Futenma, cũng ở Okinawa, lại không có nhà chứa máy bay. Ở MCAS Iwakuni, căn cứ Không quân Yokota hay Andersen cũng như vậy.

Trung Quốc được đánh giá cao về năng lực tên lửa hành trình và đạn đạo?

- Với sự tiến bộ của Trung Quốc trong cả lĩnh vực tên lửa hành trình và đạn đạo, dường như nước này có lợi thế tận dụng các loại tên lửa trên để răn đe nếu xung đột bắt đầu với Đài Loan, Mỹ hay một nước láng giềng.

Liệu có thể cho rằng Trung Quốc đã chuyển sang chiến lược tấn công làm trọng vì có lợi thế về vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo?

Liệu các Mỹ có lựa chọn nào để chống lại các vụ tấn công kết hợp cả tên lửa hành trình và đạn đạo?

Có phải Trung Quốc đã phát triển các chiến lược và học thuyết hành động để quyết định khi nào sử dụng loại tên lửa nào?

- Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc chuyển sang thế tấn công làm trọng nếu chỉ đơn giản dựa vào sự phát triển của tên lửa hành trình và đạn đạo.

Quay trở lại những năm 1960 và 1970, họ có một học thuyết là “chiến tranh nhân dân”, tập trung vào phòng vệ, nhưng đến đầu những năm 1980, học thuyết của họ đã thay đổi thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện hiện đại”, sau đó những năm 1990 lại biến thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện công nghệ cao” và giờ đây là “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện thông tin hóa”.

Tất cả các học thuyết trên, dù đều giả định rằng Trung Quốc là nạn nhân bị các nước khác tấn công, đều nhấn mạnh vào khả năng tấn công sớm.

Do năng lực quân sự của Trung Quốc được cải thiện, các lãnh đạo quân sự nước này tự tin hơn vào khả năng có thể tiến hành các hoạt động tấn công. Tuy nhiên, kết quả này là dựa trên sự phát triển trên diện rộng, chứ không chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo và hành trình.

Mỹ có nhiều lựa chọn để phòng vệ chống lại các cuộc tấn công phối hợp trên diện rộng của tên lửa đạn đạo và hành trình.

Ví dụ, trong trường hợp các căn cứ không quân bị tấn công, giải pháp có thể là đặt căn cứ ở cách xa Trung Quốc, hoạt động từ nhiều sân bay đa dạng thay vì chỉ một hai hai địa điểm; xây dựng các nhà chứa máy bay vững chắc, có một đường băng dã chiến, có thể sửa chữa được và triển khai các hệ thống phòng vệ tên lửa gần sân bay.

Trong trường hợp tấn công bằng tàu sân bay và tàu chiến mặt nước, các giải pháp gồm gây nhiễu âm, tapk vật cản (khói, các mảnh kim loại) để ngăn chặn tên lửa không nhắm vào tàu; và sử dụng tên lửa phòng không.

Trong các trường hợp khác, không biện pháp đơn lẻ nào là đủ. Một hệ thống phòng vệ hiệu quả yêu cầu sự kết hợp của hầu hết các biện pháp mà tôi đã đề cập ở trên (cả các biện pháp chưa được đề cập đến).

Trung Quốc đã phát triển một học thuyết hành động chi tiết để quyết định khi nào phóng tên lửa.

Học thuyết của họ được phân loại để chúng ta không thể đánh giá một cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể kiểm tra các tài liệu liên quan để kết luận rằng học thuyết của họ có vẻ hợp lý. Tất nhiên, trong bất kỳ một cuộc xung đột nào, tên lửa được sử dụng khi nào và như thế nào còn phụ thuộc vào cá nhân người chỉ huy.

- Công nghệ nước ngoài đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của tên lửa hành trình Trung Quốc?

Nhiều nhà bình luận và viện sĩ đã nói đến vấn đề trung Quốc áp dụng công nghệ Nga. Trong lĩnh vực công nghệ tên lửa hành trình, liệu Trung Quốc có thể sản xuất loại vũ khí của riêng mình và đạt được cải tiến về công nghệ hay không?

- Rất khó để đánh giá chính xác vai trò của công nghệ nước ngoài đối với sự phát triển của tên lửa hành trình. Tôi đã đọc về sự giúp đỡ của Nga, nhưng các chi tiết cụ thể không được tiết lộ.

Các công nghệ chủ yếu cho tên lửa hành trình gồm động cơ phản lực nhỏ và hệ thống dẫn đường. Động cơ phản lực lớn là một vấn đề đối với Trung Quốc nhưng họ đã rất thành thạo trong việc chế tạo loại động cơ nhỏ.

Rõ ràng, các khả năng xa hơn, như tầm bắn lớn hơn, cũng có thể đạt được DH-10/CJ-10 có tầm bắn 1.500-2.000 km chứng tỏ Trung Quốc không quá tệ.

Vấn đề dẫn đường đã được đơn giản hóa bằng sự xuất hiện của hệ thống định vị (Trung Quốc mới hoàn thiện hệ thống Bắc Đẩu). Ngoài ra, tên lửa hành trình định vị bằng các hình ảnh có sự liên lạc với các bản đồ số.

Dù trong trường hợp nào, Trung Quốc có rất nhiều kỹ sư thông minh, có thể tiếp cận công nghệ thương mại tiên tiến và có nguồn quỹ để đầu tư phát triển sản xuất trong nước. Nếu người Nga không còn gì để dạy Trung Quốc hay không sẵn sàng làm việc đó, thì tôi chắc rằng Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa hành trình của mình, dẫu có chậm hơn.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

>> Hệ thống chống đạn RPG cho trực thăng

Trực thăng hiện đại phương Tây thường được bảo vệ tốt trước các loại tên lửa có điều khiển hiện đại nhưng hết sức mong manh trước những quả đạn rẻ tiền.




http://nghiadx.blogspot.com
Flicker có cơ chế hoạt động tương tự hệ thống Trophy gắn trên xe tăng, tuy nhiên nó dùng tên lửa để bắn hạ đạn RPG thay vì đạn chùm như Trophy.

Những chiếc trực thăng trang bị trong quân đội Mỹ và các nước phương Tây thường được trang bị rất nhiều lớp phòng thủ để chống lại các tên lửa phòng không có điều khiển của đối phương như hệ thống phát hiện tín hiệu bắt bám từ xa, hệ thống chế áp điện tử và hệ thống phóng mồi bẫy đánh lừa đầu dò tên lửa...

Tuy nhiên, những hệ thống tốn kém này lại gần như vô hiệu khi máy bay bị tấn công bằng "đạn ngu" (không điều khiển) như đạn của súng chống tăng RPG khi hạ cánh hay bay treo tại các điểm nóng.

Trên thực tế, ngay cả trực thăng MH-47E của Mỹ, vốn là loại trực thăng hiện đại chỉ trang bị cho lực lượng đặc nhiệm với rất nhiều tầng bảo vệ cũng đã bị bắn hạ bằng đạn RPG tại Afghanistan.

Để chống lại mối nguy hiểm từ loại vũ khí lâu đời và rẻ tiền này, mới đây công ty Rafael của Israel đã chế tạo thành công và đưa vào thử nghiệm một hệ thống phòng vệ chủ động chống lại đạn RPG cho trực thăng có tên là Flicker.

Theo những thử nghiệm gần đây nhất trong trạng thái tĩnh, Flicker đã chứng tỏ khả năng đánh bại đầu đạn RPG của mình.

Hệ thống Flicker hoạt động tương tự như hệ thống phòng vệ chủ động Trophy gắn trên xe tăng cũng của Rafael sản xuất.

Hệ thống Trophy gắn trên xe tăng Merkava 4 của Israel có khả năng tạo ra một vùng bảo vệ hình bán cầu xung quanh chiếc xe tăng để chống lại các loại đạn pháo hay đạn RPG bằng cách phát hiện và bắn hạ những mối nguy trên.

>> Hóa phép cho Merkava MK-4 bất khả chiến bại

Không sử dụng số lượng mảnh đạn lớn để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu như Trophy, Flicker sử dụng một đạn phản lực duy nhất được dẫn đường chính xác để đánh bại mối nguy hiểm qua sự phát hiện và dẫn đường của các cảm biến trên máy bay.

Trong thử nghiệm gần đây nhất, đạn của hệ thống Flicker đã bắn trúng đầu đạn RPG và phá hủy nó trước khi nó chạm vào máy bay.

Rafael đang cố gắng thu nhỏ kích cỡ hệ thống này để nó không làm giảm khả năng chiến đấu khi được trang bị trên máy bay.

>> CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa

Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK).



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin xuất hiện tại một triển lãm vũ khí và quảng bá cho xe tăng T-90 của nước này. Ảnh: Military.net

Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng từng là niềm tự hào của Liên bang Xô Viết, là nơi đây tập trung tiềm năng trí tuệ và khoa học– kỹ thuật vô cùng lớn lao. Tuy nhiên, từ sau biến cố chính trị 1991, hệ thống này đã chững lại, tích tụ nhiều vấn đề. Thậm chí, xét về tầm vĩ mô, hệ thống đã bỏ qua mấy chu trình hiện đại hoá trong 30 năm trở lại đây .

Do đó, một trong những chính sách quốc phòng – an ninh ưu tiên của tân Tổng thống Nga V. Putin là phải khắc phục hoàn toàn sự tụt hậu này. Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ đối với toàn bộ phổ công nghệ quân sự cơ bản.

Theo tân Tổng thống Nga, các nhiệm vụ cần giải quyết tiên quyết là tăng lên nhiều lần việc cung cấp trang bị kỹ thuật hiện đại và thế hệ mới, hình thành việc nghiên cứu khoa học và công nghệ tiền tiến, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ đột biến để phát triển sản xuất các sản phẩm quân sự có khả năng cạnh tranh. Và, cuối cùng, xây dựng trên cơ sở công nghệ mới việc sản xuất các mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự có triển vọng.

Hợp tác quốc tế để kích thích phát triển

Ngày nay nước Nga đã gắn bó chặt chẽ vào hệ thống kinh tế thế giới và luôn mở cửa đối thoại với tất cả các đối tác, kể cả về các vấn đề quốc phòng và trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Song nghiên cứu kinh nghiệm và xu hướng ở nước ngoài nói chung không có nghĩa là Nga chuyển sang các mô hình vay mượn và từ bỏ dựa vào sức mình. Ngược lại, để phát triển kinh tế– xã hội ổn định và đảm bảo an ninh quốc gia, theo quan điểm của ông Putin, phải vừa tiếp thu tất cả những gì tốt nhất, tăng cường và ủng hộ sự độc lập khoa học và công nghệ quân sự của nước Nga.

Trong đó, mua trang bị kỹ thuật quân sự nước ngoài là “đề tài nhạy cảm”, vốn gây tranh cãi nhiều năm nay. Tuy nhiên, định hướng của nhà lãnh đạo mới của Nga là để nhanh chóng giải quyết những nhiệm vụ cấp bách trong lĩnh vực quốc phòng và, kích thích nhà sản xuất trong nước. “Không một thương vụ mua sắm vũ khí nào có thể thay cho việc sản xuất các loại vũ khí, mà chỉ có thể làm cơ sở để có được công nghệ và tri thức”, ông Putin cho biết. Điều này từng diễn ra trong lịch sử, khi mà các “họ” xe tăng của Liên Xô những năm 1930 được sản xuất ra trên cơ sở xe tăng Mỹ và Anh đưa đến sản phẩm cuối cùng là chiếc xe tăng tốt nhất của Chiến tranh thế giới lần thứ hai T– 34.

OPK phải như bông hoa thu hút ong mật và tỏa hương, kết trái

Dường như, ông Putin không chấp nhận được một nền công nghiệp quốc phòng không có khả năng, “cứ bình tĩnh đuổi kịp ai đó”, mà phải thực hiện cú nhẩy, trở thành những nhà phát minh và sản xuất hàng đầu. Vì vậy, Tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang toàn Nga tuyên bố không chấp nhận việc Quân đội trở thành thị trường tiêu thụ các mẫu vũ khí, công nghệ và công trình nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm đã lạc hậu, được nhà nước trả tiền. Đó chính là nguyên nhân vì sao gần đây, Quân đội Nga đưa ra những yêu cầu khắc nghiệt đối với các xí nghiệp quốc phòng và phòng thiết kế.

Cũng giống như quan điểm xây dựng Quân đội Nga phải chăm lo cho đời sống quân nhân. Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK).
“Nhiệm vụ của chúng ta là không phải làm khánh kiệt, mà tăng lên nhiều lần tiềm lực kinh tế của đất nước, xây dựng một Quân đội, một OPK đủ khả năng đảm bảo chủ quyền, sự tôn trọng của các đối tác và nền hoà bình bền vững cho nước Nga. Chúng ta không bao giờ được phép mắc lại thảm hoạ năm 1941, khi mà sự không sẵn sàng đối phó với chiến tranh của nhà nước và quân đội đã phải trả bằng những hi sinh mất mát hết sức to lớn về sinh mạng con người”, ông Putin tuyên bố.

Theo đó, nhiệm vụ trong thời kỳ mới phải biến các OPK trở thành đầu tầu kéo theo sự phát triển của những ngành rất khác nhau: luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá chất, điện tử vô tuyến, toàn bộ các công nghệ thông tin và viễn thông, còn sự hiện diện của các tập thể này trên thị trường kết quả nghiên cứu thiết kế cho khu vực dân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin bắn thử mẫu súng AK hiện đại của Nga. Ảnh: Deathandtaxesmag

Thế nhưng, sự phát triển OPK chỉ bằng sức lực của nhà nước hiện đã không hiệu quả, còn trong tương lai trung hạn sẽ là không thể về mặt kinh tế. Do đó, cần phải xúc tiến sự hợp tác nhà nước – tư nhân trong công nghiệp quốc phòng, kể cả đơn giản hoá thủ tục thành lập những ngành sản xuất quốc phòng mới. Về vấn đề này, ông Putin có nhắc tới “lời giải Mỹ”, mà ở đó các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ và châu Âu đều không phải là công ty nhà nước. Ông Putin kỳ vọng, việc tổ chức sản xuất mang lại cuộc sống mới, làm tăng khả năng cạnh tranh của vũ khí Nga trên các thị trường vũ khí thế giới, tuy nhiên, phải có chế độ đặc biệt đối với các xí nghiệp tư nhân trong OPK gồm các yêu cầu bảo mật.

Trong hình dung của Tổng thống Nga, uy tín của các chuyên ngành kỹ thuật sẽ tăng lên dần, các xí nghiệp thuộc OPK sẽ là trung tâm thu hút thanh niên tài năng – giống như thời Xô Viết– đưa ra những khả năng rộng lớn cho việc thực hiện những ước vọng sáng tạo trong nhiên cứu thử nghiệm, trong khoa học và công nghệ.

Một trong những biện pháp hồi sinh nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh mà ông Putin đề cập là phải kiên quyết ngăn chặn tham nhũng trong công nghiệp quân sự và trong các lực lượng vũ trang, kiên trì nguyên tắc không để thoát khỏi bị trừng phạt. “Tham nhũng trong lĩnh vực an ninh quốc gia, thực chất là phản bội tổ quốc”, ông Putin lên án mạnh mẽ.

Cụ thể, phải từ bỏ việc đấu thầu kín bởi sự bí mật thái quá đã dẫn đến giảm cạnh tranh, làm tăng giá sản phẩm quân sự, tạo ra siêu lợi nhuận không phải để hiện đại hoá sản xuất, mà rơi vào túi một số thương gia và quan chức riêng lẻ. Việc mua sắm trong lĩnh vực quốc phòng phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của xã hội, và việc trừng phạt vì sai phạm trong lĩnh vực đặt hàng quân sự nhà nước phải được xiết chặt.

>> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn

Mỹ vừa thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn thế hệ mới, sử dụng động năng để tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao mà không cần sức công phá của đầu đạn nổ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa SM-3 Block IB được phóng lên từ tàu khu trục USS Lake Erie và tiêu diệt thành công mục tiêu tên lửa tầm ngắn.

Tổ hợp tên lửa đánh chặn đạn đạo mới nhất của Lầu Năm Góc đã phát hủy thành công một tên lửa trong cuộc thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển Hawaii (hôm 9/5).

Đó là một hệ thống đánh chặn tên lửa nâng cấp mới nhất và đầu tiên của quân đội Mỹ và NATO, hệ thống phòng thủ tên lửa chính để chống lại một cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên, Iran hay bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ, cuộc thử nghiệm gồm mục tiêu là tên lửa tầm ngắn được phóng lên vào lúc 20h (giờ Hawaii) từ căn cứ quân sự Kauai, bên bờ Thái Bình Dương.

Mục tiêu tên lửa tầm ngắn sau đó đã bay trên biển Thái Bình Dương, từ đây, tên lửa được radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu Aegis thế hệ thứ hai trên tàu khu trục USS Lake Erie (CG 70) theo dõi và sau đó bị phá hủy bởi một tên lửa đánh chặn.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) của Mỹ, loại tên lửa tầm ngắn được sử dụng làm mục tiêu đánh chặn "tương tự" như Scud mà Triều Tiên và Iran đang sử dụng.

"Vụ đánh chặn được thực hiện bởi duy nhất một cú va chạm "trực tiếp giữa hai tên lửa", Lầu Năm Góc cho hay. Điều đó có nghĩa là vụ thử nghiệm tên lửa đã đạt đến độ chính xác tuyệt đối, hay còn được gọi là "hit to kill" (đánh và giết).

"Đó là một phương tiện tiêu diệt tên lửa đối phương, và diễn tập chống lại những mối đe dọa. Ở đó, mối đe dọa (tên lửa) đã bị phá hủy bởi chính động năng khi va đập, vì vậy, không cần đầu đạn", ông Wes Kremer, Phó Chủ tịch, kiêm phụ trách chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa và Không gian của công ty Raytheon nói với tờ Danger Room. "Tên lửa không thể bắn trượt mục tiêu", ông Kremer nói thêm.

Theo nguồn tin, hệ thống tên lửa đánh chặn được giới thiệu là Standard Missile-3 Block IB, phát triển mới nhất sau tên lửa SM-3 Block IA.

http://nghiadx.blogspot.com
Các tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Ageis của Hải quân Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ lá chắn tên lửa AMD ở châu Âu và Đông Á.

Theo các nhà phân tích, Mỹ từng thử tên lửa tương tự hồi tháng 9/2011 nhưng đã thất bại.

Bằng việc thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa mới vừa qua, chí ít, Mỹ sẽ có một "cái gì đó" để thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Chicago trong tháng 5/2012.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới

Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, Mỹ sẽ thông báo chính thức hoạt động đầu tiên của hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu.

"Chúng tôi vẫn đang đi đúng hướng để có thể triển khai hệ thống này bắt đầu vào năm 2015 để đáp ứng các cam kết trước đó", ông Kremer nói thêm.

Sự khác biệt ở thế hệ tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB so với "người tiền nhiệm" của nó, tên lửa SM-3 Block IA là việc nó được trang bị một thiết bị tìm kiếm hồng ngoại hai màu (two-color infrared seeker), do vậy mở rộng được phạm vi đánh chặn và giúp tên lửa có thể tìm thấy mục tiêu nhanh hơn.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, tên lửa Block IB cũng có khả năng cơ động tốt hơn loại tên lửa thế hệ trước nó do sử dụng hệ thống kiểm soát bay và một động cơ điều chỉnh hướng linh hoạt.

Mặt khác, tên lửa Block IB không quá phức tạp, đủ để có thể bắn rơi các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Với thành công bước đầu này, hệ thống đánh chặn tên lửa SM-3 Block IB có thể được Mỹ đề cập trong các chương trình đàm phán hạt nhân với Iran trong tương lai.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

>> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 2)

Từ nhiều năm nay, Mỹ đã nỗ lực phát triển máy bay ném bom tầm xa mới. Với năng lực chống tiếp cận ngày càng cao của Trung Quốc, Mỹ thực sự cần phương tiện này.




http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ cần thế hệ máy bay ném bom mới để giải quyết những mối nguy cơ tiềm tàng.

Liên quan đến vấn đề này, The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng David Deptula người tán thành kế hoạch máy bay ném bom chiến lược mới.

>> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 1)

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

- Tại sao không chỉ cần cải tiến các máy bay ném bom hiện tại để giải quyết các mối đe dọa trong tương lai? Liệu loại máy bay mới làm được gì mà những “đồng đội” được nâng cấp không thể?

>> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam
>> 'Lá chắn thép' bảo vệ vùng trời Tổ quốc

Không quân đang sử dụng ba loại máy bay ném bom: B-52H, B-1B và B-2A. B-52 được thiết kế từ cuối những năm 1940 và chiếc cuối cùng được sản xuất từ năm 1962. Nó đã được cải tiến rất nhiều lần với tải trọng và phạm vi hoạt động rất tốt.

Tuy nhiên, không có lần hiện đại hóa nào có thể thay đổi được những tính năng cơ bản của máy bay, như phần radar lớn, điều này khiến nó dễ bị phát hiện và gây tổn thương bởi hệ thống phòng không đơn giản.

Vì vậy, qua nhiều thập kỷ, Lực lượng Không quân đã dựa vào B-52 để phóng tên lửa hành trình tầm xa. Các tên lửa hành trình rất hữu hiệu khi chống lại các mục tiêu đơn giản tại các vị trí biết trước, nhưng với thời gian bay dài và khả năng thâm nhập vào các mục tiêu chôn sâu hạn chế khiến chúng khó chống lại các mục tiêu phức tạp và di động đang ngày một nhiều.

Thế hệ tên lửa hành trình hiện tại cũng thiếu tính năng tồn tại cần thiết để chống lại các mục tiêu được canh phòng cẩn mật. Trong khi Không quân Mỹ có kế hoạch phát triển một loại tên lửa hành trình tầm xa tàng hình để thay thế các tên lửa hiện tại, nhưng loại vũ khí như vậy sẽ rất tốn kém và chỉ được dùng với số lượng nhỏ tương ứng với số địa điểm nhắm tới trong một chiến dịch không quân chính (thường là từ 30.000 đến 40.000).

Thiết kế của B-1 có từ những năm 1970 và chúng được sản xuất cuối những năm 1980. Chúng đã được thay đổi rất nhiều lần trong hơn 25 năm và khả năng “sống sót” cao hơn B-52 nhưng các đặc điểm thiết kế của B-1 cũng cho thấy những hạn chế cơ bản như khó có thể thâm nhập vào các lưới phòng không hiện đại. Vì vậy, B-52 sẽ được dùng chủ yếu trong vai trò "phân phối vũ khí" từ xa (có thể hiểu là ném bom, phóng tên lửa - ĐV).

Máy bay ném bom tàng hình B-2 được hình thành từ những năm 1980 và chiếc cuối cùng được sản xuất cuối những năm 1990. Chúng được thiết kế để thâm nhập vào các hệ thống phòng không hiện đại nhất và là máy bay duy nhất của Không quân Mỹ có thể “sống sót” sau khi "phân phối" một lượng vũ khí lớn hay một số lượng lớn các loại vũ khí nhỏ trong một môi trường không khí tiêu cực.

Tuy nhiên, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc B-2, đạt 1/5 so với con số tối thiểu của lực lượng máy bay ném bom tàng hình cần thiết cho các chiến dịch không quân lớn tại Đông Á hay Tây Nam Á, và cần phải nhớ rằng, chiến lược quốc phòng mới kêu gọi các lực lượng tấn công toàn cầu phải có khả năng tiến hành đồng thời hai chiến dịch như vậy.

>> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga

Bên cạnh đó, do đối thủ của chúng ta có thể thích ứng được với sức mạnh quân sự của Mỹ bằng cách thu nạp thêm các hệ thống phòng không tiên tiến, các hệ thống di động hay các mục tiêu cứng rắn, khả năng của phi đội B-2 sẽ sớm bị bỏ lại phía sau so với nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

Nói cách khác, máy bay ném bom mới sẽ khôi phục trạng thái cân bằng giữa năng lực, công suất và nhu cầu của máy bay ném bom trong Không quân Mỹ.

- Nếu phải dự đoán, ông nghĩ máy bay ném bom mới sẽ có hình dạng như thế nào và có những khả năng gì? Liệu chúng ta có đang nói về một chiếc B-2 rẻ hơn hay không?

Như đã biết, trong chỉ đạo chiến lược mới của Tổng thống yêu cầu một loại máy bay ném bom tàng hình mới và chương trình Máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRS-B) đã được đầu tư đầy đủ trong ngân quỹ của tài khóa 2013.

Trong khi chương trình này đã được phân loại, thông tin về việc Không quân tiết lộ kế hoạch, cùng với khả năng của ngành công nghiệp không gian vũ trụ hiện tại, cho thấy loại máy bay ném bom mới có thể sẽ vừa rẻ hơn lại vừa có thêm nhiều khả năng hơn thế hệ đi trước.

Hiện tại, kế hoạch này không phải là phủ nhận hay làm giảm bớt các năng lực của B-2. Những chiếc máy bay đó vẫn sẽ được duy trì cho tới khi loại máy bay mới được sản xuất vào giữa những năm 2020 và vẫn là hệ thống vũ khí đơn mạnh nhất trong kho vũ khí của Mỹ và B-2 vẫn sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong chiến lược sức mạnh Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ nữa. Điều đó có nghĩa là, B-2 được thiết kế cách đây 30 năm và sẽ tham gia phục vụ thêm 15 năm nữa.

Trong khoảng thời gian đó, ngành công nghiệp này đã có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ tàng hình, cả về mặt giảm tín hiệu radar và duy trì trạng thái “quan sát thấp”, cũng như đạt được thành tựu trong các lĩnh vực trọng yếu khác có thể tác động hoàn toàn tới năng lực LRS-B và chi phí sản xuất.

Từ khi xuất hiện B-2, ngành công nghiệp không gian vũ trụ đã đạt được các bước tiến công nghệ tấn công vượt bậc trong lĩnh vực máy bay không người lái. Lực lượng Không quân đã thừa nhận LRS-B sẽ có thể là hệ thống có người lái hoặc không.

Chúng tôi không nói đến các chiến dịch như của các UAV Predator. Đúng hơn, nếu Không quân thúc đẩy các công nghệ và chương trình hiện có, LRS-B sẽ trở thành UAV hiện đại nhất trong lịch sử, tượng trưng cho sức mạnh Mỹ.

Hai chương trình phụ của UAV cũng được nêu ra. Đầu tiên là tự quản hệ thống, có thể được chia nhỏ thành các hạng mục quản lý chuyến bay độc lập và quản lý nhiệm vụ độc lập.

UAV hiện đại nhất hiện nay, như Global Hawk của Không quân Mỹ, không cần đến một phi công theo nghĩa truyền thống bởi chúng có thể tự lái và thực hiện các chức năng nhiệm vụ nòng cốt, ví dụ như triển khai cảm biến... Và thế là, đưa cho chúng một kế hoạch nhiệm vụ và chúng có thể thực hiện từ đầu tới cuối mà không cần sự can thiệp của con người.

Các trường hợp ngoại lệ xuất hiện khi các điều kiện thực thế có thay đổi trong kế hoạch, và người điều khiển tại trạm dưới mặt đất tải một kế hoạch mới cho máy bay.

>> Hồ sơ về UAV RQ-170 Sentinel

UAV trong tương lai sẽ không chỉ tự lái và thực hiện các nhiệm vụ đã lên kế hoạch trước một cách độc lập mà chúng còn có phần mềm quản lý nhiệm vụ tiên tiến, cho phép thực hiện các chức năng động, như đuổi theo các mục tiêu phòng không di động.

Người điều khiển sẽ giữ vị trí quản lý trận chiến then chốt, nhưng UAV và phần mềm được cài đặt trên máy bay sẽ “gánh” phần lớn trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ trọng tâm.

Công nghệ quản lý nhiệm vụ cũng cho phép một lượng người điều khiển nhỏ có thể kiểm soát số lượng lớn UAV. Ví dụ như, tôi biết rằng trong quá trình phát triển chương trình máy bay không người lái trang bị vũ khí của Hải quân (UCAS-D), các kỹ sư đã tiến hành thử nghiệm phần mềm đầu tiên cho phép 3 đến 5 người điều khiển có thể kiểm soát một lực lượng hỗn hợp với hơn 40 máy bay.

Chương trình UAV thứ hai, cũng do UCAS-D phát triển, là tự nạp nhiên liệu trên không. Ngoài khả năng sống sót cao, thời gian tham gia chiến đấu siêu dài là các hệ thống hỏa lực trong tương lai.

Bên cạnh việc thâm nhập và phá hủy hệ thống phòng không hiện đại, các hệ thống tương lại sẽ cần tiến hành hoạt động từ bên ngoài phạm vi của tên lửa đạn đạo và chúng phải có thời gian hoạt động dài để tìm và tiêu diệt các mục tiệu di động.

Trong khi các phi đội máy bay ném bom hiện nay có thể luân phiên nhau trong thời gian dài và vượt qua thách thức về khoảng cách thì không ai có thể ngủ khi đã thâm nhập vào không phận của kẻ địch, vì vậy thời gian hoạt động trong vùng địch sẽ bị hạn chế rất nhiều, tùy thuộc vào sức chịu đựng của con người.

Nói một cách tổng quát, máy bay ném bom có người lái chỉ có thể hoạt động trong một thời gian nhất định, sau đó phi hành đoàn cần tái nạp nhiên liệu và quay trở lại căn cứ.

UAV chỉ bị hạn chế bởi các vấn đề như không gian trữ nhiên liệu và vũ khí, thời gian trung bình giữa các hệ thống tới hạn của nhiệm vụ. Với việc nạp nhiên liệu trên không, LRS-B không người lái sẽ có thể liên tục đi tới chỗ trữ nhiên liệu và quay trở lại trạm hoạt động chỉ trong 24 giờ trong một lần xuất kích đơn lẻ so với 5 tiếng cho máy bay ném bom có người lái.

Con số gấp 5 về thời gian hoạt động chiến đấu cho một lần xuất kích này có thể cho phép một lực lượng khoảng 80-100 chiếc LRS-B, khiến một quốc gia có diện tích tương đương Iran ở trong trạng thái bị tấn công liên tục từ các căn cứ an ninh (như Diego Garcia).

>> Nhật Bản sẽ tấn công Trung Quốc để đoạt lại Senkaku

Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku đã đưa ra tình huống giả định cùng với phương án tác chiến cụ thể cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com
Liên đội WaiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã xây dựng một “Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư)”, nội dung đã bị lộ.

Mạng Tin tức Nhật Bản dẫn bài viết từ tờ “Sankei Shimbun” cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ giả thiết: Sau khi “dân quân trên biển” (giả dạng thành ngư dân) đổ bộ lên đảo Senkaku, Hải, Lục, Không quân Trung Quốc triển khai yểm hộ ở vùng biển quanh đảo.

>> Hải quân Nhật Bản: Tìm lại niềm kiêu hãnh

Nếu xuất hiện tình huống này, Nhật Bản sẽ nhận định hành động đổ bộ lên đảo này là “hành vi quốc gia” và lập tức tiến hành “tác chiến đoạt đảo”.

Đối với “hành vi xâm lược” của Trung Quốc, nội dung “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đưa ra là:

Thứ nhất, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khẩn cấp tập trung và tiến hành triển khai cơ động. Thứ hai, tiến hành tác chiến phòng không.

Thứ ba, tiến hành tấn công đối với hạm đội của Trung Quốc. Thứ tư, tiến hành bảo vệ đối với các căn cứ, cơ sở của Lực lượng Phòng vệ và quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Thứ năm, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống Asayuki của căn cứ Sasebo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Triển khai tác chiến cụ thể của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là, một khi xác định được Trung Quốc dùng vũ lực tấn công chiếm đảo Senkaku, liên đội trung đoàn WaiR (JGSDF Western Army Infantry Regiment) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (phụ trách phòng thủ quần đảo) sẽ lần lượt từ căn cứ Nagasaki và căn cứ Sasebo đáp tàu vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển chạy đến đảo Senkaku, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo, xua đuổi lực lượng thủy bộ (vừa ở cạn vừa ở nước) và lực lượng nhảy dù của Trung Quốc.

>> Chiến lược của Nhật khi tập trận với Ấn Độ

Còn Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ điều các tàu chiến như tàu hộ tống của căn cứ Sasebo tới vùng biển xung quanh đảo Senkaku, phát động phản kích đối với hạm đội của Trung Quốc.

Đồng thời, toàn bộ máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không ở 3 căn cứ gồm Tsuiki (Fukuoka), Nyutabaru (Miyagi), Naha (Okinawa) sẽ tham gia tấn công.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu và tên lửa Trung Quốc đối với các căn cứ quân sự và các công trình khác của Nhật Bản, không chỉ sẽ điều lực lượng pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, mà còn sẽ điều lực lượng tên lửa đánh chặn đất đối không.

Tin cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này chỉ tính toán tác chiến riêng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, còn chưa tính đến trường hợp quân Mỹ đóng ở Nhật Bản tham chiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ-Nhật tập trận chung năm 2010

Theo bài báo, tháng 11/2011, căn cứ vào “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (trên biển, trên bộ, trên không) đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực xung quanh Kyushu và Okinawa, lực lượng tham gia diễn tập lên tới 35.000 quân.

Kết quả diễn tập phát hiện có 2 vấn đề lớn: (1) Nếu như dân quân Trung Quốc đóng giả thành ngư dân chiếm giữ đảo Senkaku, căn cứ vào pháp luật hiện hành Nhật Bản, sớm nhất chỉ có thể do Cảnh sát biển Nhật Bản đứng ra xử lý, Lực lượng Phòng vệ tồn tại sơ hở về pháp lý và thời gian trong vấn đề phối hợp theo.

>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt" ?

(2) Do đảo Senkaku cách xa lãnh thổ Nhật Bản, vì vậy làm thế nào để nhanh chóng điều Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tiến hành tác chiến nhiều đảo, tính cơ động và tính thần tốc còn phải được tiếp tục tăng cường.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập.

>> Hạm đội Thái Bình Dương hay Đài Loan quan trọng hơn ??

Trung Quốc và Mỹ đang chơi trò mèo vờn chuột, quân Mỹ vẫn có thể tiến vào khu vực do Trung Quốc phong tỏa, nhưng trả giá đắt hơn.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Đông Phong của quân đội Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ)

Ngày 8/5, tờ “Thời báo châu Á” Hồng Kông có bài viết nhan đề “Lỗ hổng chiến lược ngăn cản khu vực của Trung Quốc”.

Bài viết cho rằng, dư luận bên ngoài luôn có quan điểm cho rằng, khả năng tác chiến của Quân đội Trung Quốc được cải thiện rõ rệt, có thể ngăn cản Mỹ ở ngoài ngàn dặm.

>> Sẽ đến lúc Trung - Mỹ đối đầu trực tiếp

“Chống can dự/ngăn cản khu vực” tức là lực lượng pháo binh duyên hải, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Quân đội Trung Quốc có thể ngăn chặn Mỹ triển khai nhanh chóng lực lượng ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Mỹ rốt cuộc lo ngại thế nào đối với vấn đề này?

Tháng 4/2012, Mỹ tiến hành diễn tập quân sự tại Alaska đã đem đến một phần câu trả lời. Do cuộc diễn tập này được đặt trong hoàn cảnh tấn công tầm xa, rõ ràng mục tiêu là Trung Quốc.

Từ giữa thập niên 1990, sau khi bị Clinton “làm nhục”, Quân đội Trung Quốc bắt đầu xây dựng học thuyết “chống can dự/ngăn cản khu vực”, trong đó vũ khí quan trọng nhất là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, cộng với vệ tinh Bắc Đẩu và vô số hệ thống vũ khí khác, Bắc Kinh còn có kho vũ khí hạt nhân.

Khi sử dụng vũ khí thông thường tấn công Trung Quốc, Mỹ có thể gặp phải vấn đề. Chỉ có một bộ phận máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình, khiến cho hầu hết máy bay ném bom dễ bị hệ thống phòng không Trung Quốc tấn công.

Ngoài ra, số lượng máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ không đến 200 chiếc, F-35 thì còn chưa sản xuất đủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ.

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng, ưu thế của Mỹ trước Trung Quốc vẫn chưa mất đi. Oliver Braeuner, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho rằng, quan điểm “khu vực chống can dự của Trung Quốc khó bị thâm nhập” bị thổi phồng quá mức, “Mỹ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới”.

Ông nói, đồng minh khu vực của Mỹ có thể thay thế một phần trách nhiệm. “Washington tái khẳng định cam kết đối với an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng điều này hoàn toàn không chỉ là dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong tương lai, đồng minh khu vực của Mỹ sẽ đảm nhận trách nhiệm an ninh lớn hơn”.

Steve Tsang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham cho rằng, Bắc Kinh đã nhầm trong đánh giá khả năng chống can dự/ngăn cản khu vực của họ, “tên lửa chống hạm thực tế hoàn toàn không cực kỳ quan trọng như quan điểm của Bắc Kinh. Tàu chiến chủ lực như tàu sân bay bị phá hủy nghiêm trọng hoàn toàn không đủ để ngăn chặn quân Mỹ thực hiện ý chí chính trị của họ”.

Mỹ đã có kế hoạch ứng phó với khả năng chống can dự của Quân đội Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ đang chơi trò mèo vờn chuột, cùng với sự biến đổi, phát triển của công nghệ, tình hình sẽ không ngừng thay đổi, “người thay đổi trò chơi sẽ không làm cho trò chơi kết thúc.

Nếu Quân đội Trung Quốc có thể chứng minh tên lửa đạn đạo của họ chính xác, hiệu quả, Mỹ sẽ chỉ cần sử dụng chiến thuật và hệ thống vũ khí khác nhau để đáp trả, giảm rủi ro đến mức thấp nhất”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS George Washington, hạt nhân của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ.

James Holmes, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, tác chiến ở vùng cấm ở Trung Quốc mặc dù có rủi ro, nhưng đối với quân Mỹ vẫn không được tính là hành động tự sát.

Ông nói: “Họ vẫn coi điều này là một thách thức nghiêm trọng, hoàn toàn không phải do Trung Quốc hoặc Iran có thể phong tỏa một khu vực nào đó và ngăn chặn quân Mỹ tiến vào, mà là do phải trả giá đắt khi quân đội tiến vào những khu vực này”.

Trừ phi các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẵn sàng trả giá, nếu không trong thời chiến không thể điều lực lượng đến khu vực đầy nguy cơ. Trung Quốc nhận định, tầm quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đối với Washington vượt cả Đài Loan.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu ngầm Trung Quốc.

>> Liệu Việt Nam có nên xây dựng Hạm đội Trường Sa


Việc Nga bán cho Việt Nam nhiều loại vũ khí hiện đại đã khiến cho sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đang đặt mua của Nga

Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ tờ “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đưa tin, mặc dù các tàu ngầm lớp Kilo và các trang thiết bị mới mua của Hải quân Việt Nam vẫn chưa đi vào hoạt động, nhưng việc Nga bán cho Việt Nam nhiều loại vũ khí hiện đại đã khiến cho sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã có thể xây đựng một “Hạm đội Trường Sa” nếu muốn cạnh tranh quyền kiểm soát khu vực biển này với hạm đội tàu sân bay của nước ngoài.

Hiện các nước liên quan luôn cố gắng ngăn cản việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông, khi nước này ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực này.

Thời báo Hoàn Cầu dẫn báo Nga cho hay, chính vì vậy Hải quân chắc chắn sẽ là một lực lượng nòng cốt để Việt Nam đạt được mục tiêu trên.

Về phương diện vũ khí, trang bị lúc này Hải quân Việt Nam chủ yếu là dựa vào đối tác hợp tác kỹ thuật quân sự truyền thống là Nga.

Năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và bắt đầu xây dựng các căn cứ tàu ngầm và các cơ sở hạ tầng liên quan.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang rất chú trọng các hạm đội tàu mặt nước, đặc biệt là việc nâng cấp các tàu hộ vệ loại nhỏ. Năm 2011, Việt Nam lại mua thêm 2 tàu hộ vệ Cheetah của Nga.

Chiếc tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga đã được bắt đầu xây dựng vào tháng 8/2010. Theo kế hoạch đến năm 2014 sẽ được bàn giao cho phía Việt Nam. Còn 2 chiếc tàu hộ vệ Cheetah cũng sẽ được đi vào hoạt động trong thời gian không lâu.

Theo nhận định của Thời báo Hoàn Cầu, hiện khả năng chiến đấu của các hạm đội Hải quân Việt Nam vẫn chưa được nâng cao một cách toàn diện.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ Cheetah của Việt Nam do Nga chế tạo

Báo Trung Quốc nói rằng tờ “Bình luận quân sự độc lập” chỉ ra, Việt Nam đã có kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu chiến có khả năng chiến đấu cao trong khu vực, điều này là một phần quan trọng trong chính sách kiềm chế Trung Quốc.

Các hạm đội này có khả năng bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển ngoài khơi của Việt Nam, đồng thời sẽ ngăn chặn được các âm mưu xâm phạm chủ quyền của nước ngoài đối với các vùng đặc quyền.

Để thực hiện được mục tiêu này, Hải quân Việt Nam đang tăng cường khả năng chiến đấu tổng thể.

Ngoài tàu ngầm và tàu hộ vệ, Việt Nam cũng muốn phát triển mạnh mẽ các tàu tuần tra, tàu tên lửa và hệ thống tên lửa phòng vệ bờ biển di động.

Sau nhiều năm thực hiện, khả năng chiến đấu tổng thể của Việt Nam đã được tăng cường đáng kể. Hiện Hải quân Việt Nam đã xây dựng được một lực lượng vừa đủ để bảo vệ chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa.

Theo các nhà phân tích, Hải quân Việt Nam đang muốn xây dựng một Hạm đội Trường Sa với sự giúp đỡ của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng đặc nhiệm Hải quân Việt Nam

Báo Hoàn Cầu - Trung Quốc tự nhận định: "Ngoài việc bán cho Việt Nam các loại vũ khí hiện đại, Nga còn giúp đỡ Việt Nam tiếp cận từng phần và bảo trì các hệ thống vũ khí này....

Hiện tàu sân bay Varyag của Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Triển vọng đi vào hoạt động của tàu sân bay này trong mùa hè năm nay là rất khả quan.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn đang tiến hành đào tạo đội ngũ phục vụ tàu sân bay với số lượng lớn.

Dự kiến đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có thêm tàu sân bay mới do mình tự sản xuất. Nhiệm vụ chính của tàu sân bay mới này cũng chủ yếu là hoạt động tại khu vực Biển Đông.

Một số chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam đặt mục tiến xây dựng được một Hạm đội Trường Sa đến trước năm 2020 để đối phó lại tàu sân bay của Trung Quốc".

>> Philippines luôn thổi phồng sức mạnh quân sự

Năm 2012, trang web Global Firepower đã công bố bảng xếp hạng mới nhất về sức mạnh quân sự của các nước trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Tuần tra Gregorio del Pilar được Philippines mua lại của Mỹ

Trong số 55 quốc gia có trong danh sách (vũ khí hạt nhân không nằm trong các số liệu được thống kê) thì sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn được đánh giá cao nhất, Nga xếp ở vị trí thứ 2, Trung Quốc ở vị trí thứ 3 và Philippines hiện đang xếp ở vị trí thứ 23 trên toàn thế giới.

Theo số liệu mà Global Firepower đưa ra, hiện dân số của Philippines là khoảng 102 triệu người, dự trữ ngoại hối là 62,37 tỷ USD. Trong khi đó, quân số hiện đang phục vụ trong quân đội Philippines vào khoảng 120.000 binh lính và ngân sách quốc phòng của nước này hiện là 2,44 tỷ USD.

Hiện lực lượng Lục quân của Philippines đang sở hữu khoảng 2.379 hệ thống vũ khí các loại, trong đó có 41 xe tăng, 559 xe bọc thép 309 khẩu pháo di động, 1.070 khẩu súng cối, không có pháo tự hành.

Không quân nước này có tổng số 289 máy bay các loại, trong đó có 159 máy bay trực thăng.

Lực lượng Hải quân hiện có khoảng 120 tàu chiến, trong đó có 2 tàu hộ vệ, 10 tàu tấn công đổ bộ, còn lại là các loại tàu tuần tra, không có tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm và tàu quét mìn.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng Philippines đang thổi phồng thực lực quân sự của mình lên như về số lượng máy bay chiến đấu, số lượng tàu chiến, xe tăng…

Mặc dù Hải quân Philippines hiện đang có 120 tàu chiến, nhưng hầu hết là những tàu tuần tra cỡ nhỏ và được mua lại của Mỹ, Anh và Pháp đã được sử dụng từ thời Chiến tranh Thế Giới thứ 2, là những sản phẩm từ những năm 1940,1950.

Những chiến tàu này hầu hết chỉ để đối phó với cướp biển, không có khả năng chiến đấu với hiệu quả cao.

Ngày 14/12/2011, tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines Gregorio del Pilar mới chính thức đi vào hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ OV-10 của Không quân Philippines

Chiếc đầu này có lượng rẽ nước là 3.390 tấn, chiều dài 115,21 m, rộng 12,8 m. Các phương tiện truyền thông của Philippines gọi đây là “tàu chiến mạnh nhất trong lịch sử nước này”.

Chiếc tàu này được Philippines mua lại từ lực lượng Cảnh sát biển Mỹ, được trang bị pháo với cỡ nòng 76 mm, nhưng không được trang bị tên lửa. Nó đã phục vụ trong quân đội Mỹ 44 năm.

Tàu khu trục Raja Humabon của Hải quân Philippines cũng là tàu khu trục Atherton lớp Cannon của Hải quân Mỹ trước kia. Nó được hạ thủy từ tháng 5/1943.

Chiếc tàu này có lượng rẽ nước chỉ khoảng 1.520 tấn, dài 93,27 m, rộng 11,13 m. Chiếc tàu này đươc Hải quân Mỹ cho “nghỉ hưu” từ năm 1975 và đến năm 1978 thì bán lại cho Philippines.

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo dã chiến M-101

Cho đến nay nó đã có 69 năm phục vụ, cũng là chiếc tàu chiến phục vụ trong thời gian dài nhất trên thế giới hiện nay. Tốc độ của nó bây giờ chỉ đạt 10 hải lý mỗi giờ.

Gần đây có thông tin, Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị gửi một tàu hộ vệ cũ lớp Pohang cho Hải quân Philippines. Chiếc tàu này được trang bị 4 tên lửa chống tàu.

Đối với lực lượng Không quân Philippines hiện nay, các chuyên gia Trung Quốc đánh giá, Philippines không có nổi một chiếc máy bay chiến đấu thực sự.

Năm 2005, 2 chiếc máy bay chiến đấu F-5A của Không quân Philippines đã được cho “về hưu”.

Hiện tại, Không quân Philippines chỉ có 21 máy bay chiến đấu hạng nhẹ OV-10 Broncos. Năm 1992, Philippines đã tiếp nhận 24 chiếc máy này từ phía Mỹ. Đây là loại máy bay chiến đấu đời cũ, đã xuất hiện từ năm 1964.

Ngoài ra, 62 chiếc máy bay trực thăng UH-1U/M mà Không quân Philippines đang sở hữu cũng là sản phẩm từ thời chiến tranh Việt Nam.

Về lực lượng pháo binh, hiện Philippines chủ yếu sử dụng pháo dã chiến M-101 do Mỹ sản xuất từ những năm 1940.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng hạng nhẹ FV-101 Scorpion của Lục quân Philippines

Năm 1996, Tập đoàn công nghiệp vũ khí mặt đất của Pháp đã nâng cấp cho Philippines 12 khẩu pháo M-101 thành cỡ nòng 105 mm.

Hiện Philippines đang thiếu một ngân sách quốc phòng lớn nhằm hiện đại hóa quân đội đang lạc hậu nghiêm trọng.

Về lực lượng tăng thiết giáp, hiện các xe tăng chiến đấu chủ lực của Philippines cũng đang trở nên quá cũ.

Philippines chỉ có 41 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, hầu hết là loại xe tăng hạng nhẹ FV-101 Scorpion do Anh chế tạo.

Loại xe tăng này được Anh nghiên cứu từ những năm 1960 và đến tháng 1/1972 nó được cho đi vào hoạt động.

Xe tăng FV-101 Scorpion có trọng lượng 8,1 tấn, dài 4,79 m, rộng 2,35 m, tốc độ tối đa đạt 79 km/h. Được trang bị 1khẩu pháo cỡ nòng 76 mm và 1 súng máy cỡ nòng 7,62 mm.

Với tiềm lực quân sự như vậy, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá, Philippines phải cần một khoản ngân sách quốc phòng rất lớn mới có thể hiện đại hóa quân đội đang lạc hậu nghiêm trọng.

>> Lai lịch pháo tự hành Trung Quốc PLL05

Cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan đã giúp Trung Quốc chế tạo pháo tự hành PLL05 sao chép pháo tự hành Nova của Liên Xô?



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành Nova

Pháo tự hành 120 mm PLL05 (Type 05) là một trong các loại pháo tự hành hạng nhẹ bánh lốp, được đưa vào trang bị của quân đội Trung Quốc trong những năm gần đây. Pháo tự hành này lần đầu tiên được công ty NORINCO giới thiệu vào năm 2001 với tư cách một hệ pháo xuất khẩu, song không tìm được khách hàng đặt mua.

Sau đó, vào đầu năm 2008, biến thể cải tiến có ký hiệu PLL05 được đưa vào trang bị cho sư đoàn bộ binh nhẹ số 127, thuộc quân đoàn 54, quân khu Tế Nam.


Hệ thống pháo mới gồm một khẩu pháo 120 mm độc đáo, kết hợp các phẩm chất của pháo cối và lựu pháo. Pháo có thể bắn cầu vồng với tầm bắn tối đa (góc tầm đến 80 độ), cũng như bắn thẳng ngắm trực tiếp. Pháo có thể bắn đạn pháo 120 mm hoặc đạn cối 120 mm, kể cả các loại đạn NATO.

http://nghiadx.blogspot.com

Liên Xô lần đầu tiên thực hiện khái niệm pháo vạn nặng như vậy khi chế tạo pháo tự hành bánh xích 120 mm 2S9 Nona-S cho Bộ đội Đổ bộ đường không vào năm 1981. Đồng thời, với pháo tự hành, Liên Xô còn phát triển cả các hệ thống pháo kéo có tính năng tương tự, sau này là biến thể bánh lốp 2S23 Nona-SVK.

http://nghiadx.blogspot.com

Xuất sứ của bản sao Trung Quốc của pháo tự hành Liên Xô 120 mm Nona là vấn đề khá tối tăm. Người ta biết chính xác là cả thời Liên Xô lẫn sau khi Liên Xô đã sụp đổ, pháo Nona không hề được xuất khẩu, mặc dù một vài nguồn (mà khởi đầu là tờ Washington Post năm 1997) đã kiên trì khẳng định Trung Quốc đã mua từ Nga gần 100 khẩu 2S23.

http://nghiadx.blogspot.com

Giả thiết rất có thể là Trung Quốc đã có được một khẩu 2S9 từ Pakistan, đối tác hợp tác quân sự truyền thống của Trung Quốc. Còn Pakistan có thể có được pháo này từ Afghanistan khi quân đội Liên Xô còn chiến đấu ở đây (1978-89) và đã sử dụng các pháo tự hành này rất hiệu quả chống phiến quân.

Có thể Trung Quốc đã mua lại một trong các pháo tự hành mà Liên Xô bị mất trong tác chiến. Sau đó thì như thường lệ, Trung Quốc nghiên cứu từng ly từng tý hệ thống pháo này, rồi sản xuất sao chép nó, nhưng lắp tháp pháo lên khung gầm bánh lốp của xe bọc thép chở quân Type 92 ZSL92 / WZ5516x6 do họ chế tạo.

Pháo 120 mm của PLL05 có góc tầm -4 đến +80 độ và góc hướng 360 độ. Tầm bắn bằng đạn pháo phá-mảnh lên tới 8,8 km, bằng đạn cối phá-mảnh là 7,1 km. Ngoài ra, pháo tự hành có thể bắn đạn pháo phản lực tích cực có tầm tối đa 12,8 km.
Pháo được nạp đạn bằng hệ thống bán tự động (rõ ràng là sao chép hoàn toàn từ 2S9) với tốc độ 6-8 phát/phút đối với đạn pháo phá-mảnh, 10 phát/phút đối với đạn cối phá-mảnh và 4-6 phát/phút đối với đạn pháo động năng.

Tổng cơ số đạn là 36 phát bắn nạp rời đặt trên các giá đạn bên trong thùng xe và tháp. Các khí tài ngắm bao gồm máy ngắm bắn thẳng (phía trái pháo) và máy ngắm toàn cảnh kết hợp với máy đo xa laser lắp liền được bố trí trên nóc tháp. Hệ thống điều khiển hỏa lực có 3 chế độ bắn: tự động, bán tự động và bằng tay.

http://nghiadx.blogspot.com

Vũ khí bổ trợ của PLL05 là 1 súng máy cao xạ 12,7 mm Type 85 lắp trên tháp con của chỉ huy, 2 cụm x 3 ống phóng lựu khói ở 2 bên sườn tháp pháo.

Kíp xe gồm 4 người: trưởng xe, lái xe (ngồi ở phía trước thân xe), pháo thủ và người nạp đạn (ngồi trong tháp).

Thân và tháp xe kiểu hàn bảo vệ kíp xe chống hỏa lực súng bộ binh và các mảnh đạn nhỏ.

Ở các mẫu chế thử đầu tiên, tháp xe có thể tích tương đối nhỏ, nhưng ở các mẫu sau này, thể tích tăng lên đáng kể.

Xe cũng được trang bị hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Động cơ diesel 8 xy lanh BF8L413F làm mát bằng không khí có công suất 320 mã lực cho phép đạt tốc độ 85 km/h trên đường nhựa và 8 km/h khi bơi.

Khi bơi, xe sử dụng 2 chân vịt đặt trong ổ quay hình tròn, gắn ở đuôi, phía sau các bánh sau.

4 bánh trước có thể điều khiển, có hệ thống bơm lốp trung tâm.

PLL05 có trọng lượng chiến đấu 16,5 tấn, nên có thể không vận bằng máy bay vận tải Y-8.

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

>> Tàu lớn nhất của cảnh sát biển Việt Nam sắp hạ thủy

Tàu hiện đại, lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển đang được hoàn thiện tại nhà máy Z189 (Bộ Quốc phòng). Dự kiến cuối năm nay, tàu sẽ hoạt động trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.


>> Cảnh sát biển Việt Nam trang bị hiện đại



http://nghiadx.blogspot.com
Được đóng tại nhà máy Z189 (Bộ Quốc phòng), tàu lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Đây là loại tàu tìm kiếm cứu nạn đa năng, với đội thuyền viên 70 người.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu có lượng giãn nước 2.200 tấn, hoạt động trong mọi điều kiện sóng gió với thời gian 60 ngày đêm liên tục. Tốc độ tối đa 21 hải lý mỗi giờ. Dự kiến, sau khi hạ thủy vào tháng 7 tới, đến cuối năm, tàu sẽ được bàn giao. Tàu được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, phía sau có sân đỗ trực thăng.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu sẽ mang tên tàu Cảnh sát biển 8001.

http://nghiadx.blogspot.com
Một trong những phần vất vả nhất khi thi công là đi đường dây điện cho toàn bộ con tàu. Tổng chiều dài dây điện của tàu 8001 là khoảng 110 km.
http://nghiadx.blogspot.com
Các khoang rất rộng rãi với tường cách âm, cách nhiệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực khoang điều khiển.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung trướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển (ngoài cùng bên phải) đi kiểm tra tiến độ.<
http://nghiadx.blogspot.com
Các công nhân đang hoàn thiện những công đoạn cuối.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiếp quản con tàu vào cuối năm, lực lượng Cảnh sát biển sẽ có thêm điều kiện quản lý, bảo vệ và thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang