Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

>> Việt Nam sẽ có lữ đoàn tàu ngầm hiện đại



Trao đổi với báo chí sáng nay, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, trong 5-6 năm tới Việt Nam sẽ có lữ đoàn gồm 6 tàu ngầm lớp kilo và nhiều khí tài hiện đại, nhằm phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.




Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quanh Thanh trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội sáng 3/8.


- Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông. Quân đội sẽ có vai trò như thế nào trong việc giữ vững chủ quyền biển, bảo vệ ngư dân?

- Chúng tôi đã giao cho quân chủng hải quân, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển. Chúng ta phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng phải bảo vệ cho ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt, phải có nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn bởi hầu như ngày nào cũng có vụ việc trên biển như tàu hỏng máy, tai nạn... Đồng thời, hải quân phải có quan hệ tốt với các nước láng giềng để phối hợp giữ gìn an ninh trên biển.

- Để giữ vững chủ quyền biển đảo, vấn đề hiện đại hóa hải quân đang được tiến hành thế nào, thưa ông?

- Phương hướng xây dựng quân đội đã được xác định theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong đó, quân chủng Hải quân, Phòng không không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và một số binh chủng khác đi thẳng vào hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ đất nước. Ngoài ra, phải xây dựng đội ngũ cán bộ có tri thức, kiến thức để làm chủ được các vũ khí trang bị.

Trang bị cho các quân chủng kỹ thuật như Hải quân, Phòng không không quân... cần lượng ngân sách khá lớn do phải nhập ngoại. Ngân sách hiện nay còn hạn hẹp nên chúng ta phải mua sắm từng bước chứ không thể đáp ứng yêu cầu ngay. Một thời gian dài nữa Việt Nam mới có thể trang bị hiện đại cho hải quân.

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói, sẽ mua 6 tàu ngầm và nhiều máy bay hiện đại. Khi nào Việt Nam sẽ nhận bàn giao, thưa bộ trưởng?

- Việc mua những trang bị này nằm trong kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2020. Trước mắt, phấn đấu trong 5 - 6 năm tới chúng ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo. Nhưng tôi cũng phải nhắc lại là chúng ta có mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.

Đây không phải là cuộc chạy đua vũ trang. Khả năng đến đâu thì chúng ta sắm đến đó vì đất nước còn nghèo, còn nhiều việc phải lo, nhất là an sinh xã hội.

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm tiến công lớp Kilo.



- Hiện nay có nhiều quan điểm về giải quyết các bất đồng, tranh chấp trên biển Đông, có bên chỉ muốn giải quyết song phương, có bên lại muốn giải quyết đa phương. Quan điểm của bộ trưởng về vấn đề này?

- Khi tiếp tư lệnh hải quân các nước ASEAN, tôi cũng nêu rõ quan điểm của Việt Nam. Đó là những vấn đề gì còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương. Ví dụ, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và vùng cửa vịnh Bắc Bộ còn đang đàm phán để phân định. Vấn đề này sẽ đàm phán, giải quyết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc theo luật pháp quốc tế và công ước luật biển 1982.

Còn những vấn đề tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa, bao gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei... thì phải giải quyết giữa các bên. Đường 9 khúc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đụng đến chủ quyền của rất nhiều nước nên phải giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch chứ không thể giải quyết riêng với từng nước.

Hiện, các nước ASEAN có tiếng nói khá thống nhất. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 5 vừa qua tổ chức tại Jakarta (Indonesia) đã ra được tuyên bố chung. Đó là tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước luật biển năm 1982 theo tinh thần DOC. Giải quyết hòa bình là phải thương lượng, đàm phán, bằng con đường ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc chứ không phải riêng từng nước với Trung Quốc.

- Trong vấn đề biển Đông, làm thế nào để chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế?

- Chúng ta bảo vệ đất nước bằng sức mạnh tổng hợp, sức mạnh nội lực của đất nước, dân tộc và sức mạnh của thời đại. Bây giờ không còn như thời chiến tranh lạnh, do đó cần có sự ủng hộ của quốc tế. Muốn như vậy chúng ta phải cung cấp thông tin kịp thời, công khai, minh bạch, chính xác cho quốc tế để họ phân biệt ai đúng, ai sai và có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa.

Đầu tháng 7, ông Oleg Azizov - Trưởng đoàn đại biểu của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga - cho biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm chạy dầu diezel-điện thuộc dự án 636 và từ năm 2014, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các tàu ngầm này cho Hải quân Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ dùng cho loại phương tiện này và một cơ sở sửa chữa bảo trì.

Tàu lớp kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lý và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Các tàu ngầm lớp kilo thường được mệnh danh là "lỗ đen" do khả năng chống bị phát hiện và là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới. Nó được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm và chống tàu nổi, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.

[BDV news]


>> USV Blackfish, robot bảo vệ tàu chiến



Các tàu chiến lớn neo đậu trong cảng bao giờ cũng phải đối phó với mối nguy phá hoại thường trực từ người nhái đối phương.


Thông thường, người ta chỉ có cách sử dụng người nhái hay các loài vật được huấn luyện như cá heo, sư tử biển... canh gác tàu. Hiệu quả của các phương pháp này thường thấp và khó sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, với công nghệ tự động hóa ngày nay, các USV (Unmanned Surface Vehicle) có thể đảm nhận tốt công việc này.

Cuối tháng 7 vừa rồi, Phòng nghiên cứu hải quân Hoa Kỳ (ONR - Office of Naval Research) đã thử nghiệm thực địa USV Blackfish, vốn được sử dụng chuyên biệt cho các nhiệm vụ tuần tiễu bảo vệ chống lại các mối nguy hiểm từ người nhái đối phương.

USV Blackfish được công ty chế tạo thiết bị quân sự Qinetic chế tạo với cơ chế hoạt động tương tự những chiếc motor nước. Chúng sử dụng hệ thống đẩy bằng các bơm thủy lực cao áp (hydro-jet) thay cho chân vịt như các phương tiện chân vịt truyền thống. Nhờ vậy, Blackfish có thể đạt tốc độ hành trình tới 72 km/h. Tuy nhiên, trong chế độ dò tìm người nhái đối phương, thiết bị cũng có khả năng di chuyển với tốc độ chậm và khả năng thao diễn linh hoạt.


USV Blackfish trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 7/2011.


Trang bị của Blackfish được chuyên biệt cho các nhiệm vụ chống người nhái phá hoại. Loại USV có chiều dài 3 mét này được trang bị hệ thống sonar có độ nhạy cao, camera chuyên dụng hoạt động dưới nước. Với những thiết bị này, Blackfish có thể dễ dàng phát hiện ra người nhái di chuyển trong nước. Thậm chí, nếu người nhái đối phương không di chuyển, các bọt khí do hoạt động thở của họ tạo ra cũng khiến họ bị phát hiện bởi thiết bị này.

Khi người nhái đối phương bị phát hiện, Blackfish có nhiều lựa chọn để ứng phó. Nó có thể thông báo về trung tâm chỉ huy, sử dụng các loại vũ khí trang bị (súng phóng lựu) để tiêu diệt hoặc sử dụng vũ khí phi sát thương để vô hiệu hóa, bắt giữ người nhái.
Tầm xa tối đa của thiết bị thu nhận sóng trên Blackfish là 1 km, tuy nhiên, nó có thể tuần tiễu trên lộ trình định sẵn bởi tọa độ GPS mà không cần phải điều khiển trực tiếp. Pin đi kèm cho phép USV này có thể hoạt động liên tục trong vòng một giờ đồng hồ liên tục. Nếu hết pin, quá trình thay pin cho thiết bị chỉ tốn năm phút.

Nhiệm vụ chính của Blackfish trong hải quân Mỹ sẽ là tuần tiễu trong các bến cảng, bảo vệ các tàu chiến lớn khỏi hoạt động phá hoại của người nhái đối phương, các kiểu tấn công liều chết (tương tự như vụ tấn công vào tàu USS Cole của Mỹ tại Yemen năm 2000 khiến 17 thủy thủ thiệt mạng) phát hiện thủy lôi... Tuy nhiên, nó cũng có thể sử dụng với các mục đích dân sự như hoạt động trong các vùng biển độc hại do nhiễm hóa chất, phóng xạ.

[BDV news]


>> Bệ phóng Yakhont trên biển



Indonesia là nước thứ 3 sở hữu loại tên lửa siêu âm đời mới Yakhont. Điều đặc biệt, Indonesia triển khai các tên lửa này từ trên chiến hạm lớp Ahmad Yani cũ kỹ.


Lịch sử phát triển tàu Ahmad Yani

Bắt đầu vào năm 1959, với tình hình hơn 100 tàu ngầm Liên Xô thường xuyên thoắt ẩn thoắt hiện trong Đại Tây Dương, các nước NATO đã phải lên kế hoạch tìm một mẫu tàu khu trục hiện đại thay thế cho hàng nghìn tàu khu trục và tuần tra vốn được nâng cấp từ Thế chiến thứ 2.

Ở Anh, lớp tàu Leander đã được chế tạo để đạt được những yêu cầu mới này.

Tổng cộng 26 tàu chiến loại này đã được đóng cho các nước Anh, Hà Lan (dưới tên gọi là lớp Van Speijk), New Zealand, Australia, Ấn Độ và Chile.

Trong hơn 3 thập kỉ qua, những chiếc khu trục này đã chơi mèo vờn chuột với Hải quân Liên Xô, chiến đấu trong cuộc chiến Cod ở Iceland hay là xương sống của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc chiến Falklands.

Khi Chiến Tranh Lạnh hạ màn vào cuối những năm 1980, Hà Lan cũng rút ra khỏi biên chế 6 tàu lớp này, Indonesia đã mua lại chúng và đặt tên là lớp tàu Ahmad Yani.



Van Speijk khi còn trong hải quân Hà Lan




Về Indonesia với cái tên mới Ahmad Yani.


Những nâng cấp chính

Theo thiết kế thì Ahmad Yani có độ giãn nước 2.850 tấn đầy tải với chiều dài 113m. Khi biên chế trong Hải quân Indonesia, chúng được lắp đặt động cơ diesel Caterpillar thay cho những động cơ hơi nước, qua đó có thể đẩy con tàu hơn 40 năm tuổi đạt tới tốc độ 24 hải lý/giờ.

Hải pháo đời mới Oto Melara 76mm được sử dụng thay thế pháo nòng đôi 113mm đời cũ, bên cạnh đó tên lửa phòng không Sea Cat cũng được thay thế bởi hệ thống Sinbad/Mistrals của Pháp, tương tự như trên lớp tàu Sigma hiện đại.

Phiên bản lúc đầu của Hà Lan sử dụng tên lửa đối hạm Harpoon của Mĩ, sau đó đã có những thông tin chúng sẽ được trang bị loại tên lửa cận âm C-802 của Trung Quốc, vốn có tầm bắn chừng 100km với đầu đạn 165kg.



Các ống phóng thẳng đứng Yakhont trên Oswald Siahaan 354


Tuy vậy, đáng ngạc nhiên là những bức ảnh được tung ra tháng 3/2011 cho thấy một trong những con tàu lớp này, tàu KRI Oswald Siahaan 354, được lắp đặt 4 ống phóng thẳng đứng của loại tên lửa cực kì hiện đại 3M-55 Yakhont (SS-N-26).

Thì ra từ năm 2007, Indonesia đã kí hợp đồng mua tên lửa Yakhont từ Nga với giá 1,2 triệu USD/quả với số lượng không xác định. Loại tên lửa siêu âm tốc độ Mach 2,5 này có khối lượng lên tới 3 tấn, nó chỉ mất 6 phút để tiêu diệt mục tiêu ở cách xa 250km và tầm bắn tối đa 300km.

Nhiều thông tin cho rằng kể cả các tàu khu trục Aegis hiện đại nhất của hải quân Mĩ cũng chỉ có 45 giây để phản ứng, điều đó cho thấy sự lợi hại của Yakhont.

Khi cả 4 ống phóng Yakhont trên tàu chiến của Indonesia cùng khai hỏa, kể cả tàu chiến hiện đại nhất cũng khó tránh khả năng bị đánh chìm bởi ít nhất 1 trong 4 quả tên lửa siêu âm.

Với việc cải tiến tăng sức mạnh bằng tên lửa Yakhont này, Indonesia đã cứu vớt số phận tàu khu trục cũ khỏi các rặng san hô thành những chiếc tàu chiến cực kì lợi hại, nếu không muốn nói là có nắm đấm mạnh nhất trên biển Đông hay trong các nước Đông Nam Á, bên cạnh đó vẫn phát triển song song các loại tàu khu trục thế hệ mới như Sigma

[BDV news]


Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Kế hoạch hiện đại hóa Quân đội Mỹ vào năm 2012



Mới đây, Mỹ đã công bố kế hoạch hiện đại hóa Quân đội năm 2012 và đề ra một chiến lược phát triển tổng thể và những ưu tiên trong chính sách phát triển quân đội.


Theo đó Quân đội Mỹ sẽ cung cấp chi tiết những yêu cầu và danh mục phát triển các trang thiết bị quân sự trong năm 2012, xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh nhằm sẵn sàng ngăn chặn xung đột và đối phó với mọi mối đe dọa trong tương lai.

Với chiến lược phát triển quân đội năm 2012, Mỹ đã đặt ra 3 mục tiêu ưu tiên chiến lược cơ bản gồm:

- Xây dựng mạng lưới kết nối thông tin liên lạc trực tiếp từ các đơn vị đồn trú tới từng binh sỹ;
- Ngăn chặn và đánh bại mọi mối đe dọa;
- Bảo vệ và trao quyền hành động cho binh sỹ;

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Quân đội Mỹ xác định ưu tiên phát triển 7 hệ thống đảm bảo thành công cho các hoạt động như, hệ thống thông tin vô tuyến hỗn hợp cấp chiến thuật JTRS với khoản đầu tư là 776 triệu USD, bao gồm thiết bị truyền dẫn số liệu băng thông rộng cơ động mặt đất, máy tính xách tay sử dụng giao thức internet dựa trên công nghệ cung cấp mạng định tuyến.


http://nghiadx.blogspot.com

Dù Quân đội Mỹ đang đối mặt với vấn đề cắt giảm chí phí quốc phòng, tuy nhiên, vẫn lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội vào năm 2012.


Có khả năng cung cấp thông tin bằng giọng nói, hình ảnh đa kênh, hệ thống mạng thông tin chiến thuật cho máy bay chiến đấu WIN-T được đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, cung cấp thông tin băng rộng được kết nối vệ tinh hỗ trợ khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát hỗn hợp JC4ISR.

Các phương tiện chiến đấu mặt đất đầu tư 884 triệu USD. Kế hoạch này nằm trong chương trình thay thế và hiện đại hóa các xe chiến đấu bộ binh tại các đơn vị chiến đấu chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và cơ động.

Hệ thống phân phối thông tin mặt đất DCGS-A, kế hoạch triển khai đầy đủ vào quý bốn năm 2012. DCGS-A cung cấp các dữ liệu tình báo, trinh sát và giám sát tích hợp cảm biến trên không và mặt đất.

Ngoài ra còn có hệ thống chỉ huy chiến trường hỗn hợp JBC-P được đầu tư 188 triệu USD. JBC-P có thể cung cấp khả năng chỉ huy và kiểm soát diện rộng trên mọi địa hình và phạm vi chiến dịch.

Hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành PIM được cấp 120 triệu USD. PIM nằm trong chiến lược hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu mặt đất, được phát triển nhằm tăng cường phản ứng nhanh cho pháo tự hành như M109A6 Paladin và M992A2.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành M109A6 Paladin

Nâng cấp và chuyển đổi máy bay Kiowa Warrior OH-58 được đầu tư 250 triệu USD từ thế hệ D sang thế hệ F bằng việc nâng cấp cảm biến và buồng lái của Máy bay.

Cùng với đó, Mỹ hoạch định các khoản chi nằm trong ngân sách Lục quân năm tài khóa 2012 bao gồm việc đầu tư 1,3 tỷ USD cho hiện đại các hệ thống trang bị cho binh sỹ như vũ khí cá nhân , các hệ thống cảm biến, thiết bị hỗ trợ phát hiện mục tiêu trong đêm, áo chống đạn, mạng chỉ huy và kiểm soát cá nhân, quần áo và trang bị cá nhân.

Kính phí cấp cho các hoạt động chỉ huy bao gồm khả năng truyền tải thông tin và dịch vụ cung cấp lên tới 3,6 tỷ USD.

Các hoạt động tình báo nhận được 1,2 tỷ USD. Các hoạt động cơ động mặt đất bao gồm các phương tiện chiến đấu như xe tăng Abram, xe bọc thép Bradley, Stryker và các phương tiện mặt đất mới là 3 tỷ USD.

Các hoạt động không quân bao gồm các hoạt động trinh sát, tiến công, các hệ thống máy bay không người lái, vận tải và các nhiệm vụ khác là 7,5 tỷ USD.

Các đơn vị hỏa lực, bao gồm radar, pháo, bệ phóng, đạn dược và các hệ thống tự động 1,4 tỷ USD.

Tăng cường khả năng phòng thủ trên không và phòng thủ tên lửa đạn đạo cho các máy bay chiến đấu, máy bay có và không người lái, tên lửa, pháo và súng cối là 2,3 tỷ USD.

Tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự, hóa sinh học, hạt nhân bằng 1,4 tỷ USD. Các phương tiện vận tải chiến thuật bao gồm hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng và các xe chống mìn bằng 2,2 tỷ USD.

Các chương trình phục vụ hỗ trợ chiến đấu bao gồm các nhiên liệu, nước, y tế bằng 566 triệu USD. Riêng mua sắm đạn dược là 1, 6 tỷ USD.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Mỹ sẽ tập trung trang bị những vũ khí chiến đấu cá nhân hiện đại.


Đầu tư cho trang bị cho binh sỹ

Kinh phí đầu tư chủ yếu cho binh sỹ bao gồm mua và triển khai kính nhìn đêm cho Lực lượng đặc nhiệm và 300 hệ thống cho mỗi Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch đang được triển khai, vũ khí loại nhỏ, các hệ thống cảm biến và lazer…tổng chí phí cho hoạt động mua sắm này lên tới 523,3 triệu USD.

Riêng việc trang bị các hệ thống cảm biến và lazer cho các Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch và Lực lượng đặc nhiệm chiếm 338,5 tiệu USD gồm Mua 714 hệ thống định vị mục tiêu lazer, 627 hệ thống hỗ trợ tìm kiếm bằng lazer STORM, 356 kính nhìn đêm, 7.293 thiết bị cảm biến, 14,056 hệ thống phòng thủ bằng lazer, 4.060 súng máy M2.50cal, và 26.806 súng M4A1. Ngoài ra còn mua dù và các trang bị hỗ trợ mới cho Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch là 41,5 triệu USD.

Hiện đại hóa mạng lưới tình báo

Các hệ thống tình báo mặt đất chung gồm 144,5 triệu USD cho mua sắm và 44,2 triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm như việc nâng cấp các phần mềm các hệ thống tình báo mặt đất.

Tăng cường các hệ thống trinh sát và giám sát ở độ cao trung bình cho các máy bay gồm 540 triệu USD cho việc mua và 31 triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm.

Hiện đại hóa các thiết bị cảm biến nhằm cải thiện khả năng tác chiến, hỗ trợ cho các Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch bằng 27,6 triệu USD. Các hệ thống máy bay không người lái 136,2 triệu cho việc mua và 36,3 triệu cho nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển.

Phát triển các Hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy

Đối với việc phát triển hệ thống liên lạc chỉ huy, Mỹ dự định chi 34,5 triệu USD để mua các hệ thống thông tin chiến thuật cấp 1 để nâng cấp cho 35 Lữ đoàn; 924,2 triệu USD - Mua các hệ thống thông tin chiến thuật cấp 2 cho 13 Sở chỉ huy Lữ đoàn và 3 Sư đoàn.

Ngoài ra, 775,8 triệu USD cũng được dùng để mua các hệ thống thông tin vô tuyến chiến thuật; 256 triệu USD mua các hệ thống hỗ trợ lục quân chiến đầu toàn cầu nhằm tăng cường và thay thế cho các hệ thống quản lý thông tin Lục quân tiêu chuẩn hiện nay; 39,1 triệu USD mua các hệ thống chỉ huy chiến đấu Lục quân phục vụ các hoạt động chiến trường; 25,9 triệu USD mua các hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy chiến đấu chiến thuật thiết yếu liên chính phủ.

Mua sắm, nghiên cứu và phát triển các hệ thống dự báo các dấu hiệu tình báo mặt đất bằng 85,9 triệu USD.

Đầu tư cho không quân

Mỹ dự định, mua máy bay trực thăng Kiowa Warrior và 78,7 triệu USD cho chương trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm là 249,5 triệu USD.

Mua máy bay trực thăng Blackhawk. Duy trì kế hoạch mua 47 máy bay trực thăng UH-60M và 24 máy bay HH-60M với tổng chi phí lên tới 1,5 tỷ USD. Mua 39 máy bay cho Lực lượng phòng vệ quốc gia bằng 250,4 triệu USD.

Mua 47 máy bay CH-47F được hiện đại hóa và 01 máy bay MH-47G lên tới 1,4 tỷ USD, trang bị đơn vị máy bay Apache Block III đầu tiên bằng 800,8 triệu USD.

Mua 424 hệ thống máy bay không người lái RQ-11B Raven (1.272 máy bay) cùng các hệ thống cho các trung tâm kiểm soát, điều khiển là 72,7 triệu USD.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV RQ-11B Raven.


Chi khoảng 126,2 triệu USD hiện đại hóa các hệ thống máy bay không người lái RQ-7B Shadow nhằm tăng cường tải trọng, thời gian bay và khả năng liên kết thông tin chiến thuật.

Tối ưu hóa khả năng sản xuất chương trình máy bay không người lái Gray Eagle với việc mua 36 máy bay không người lái MQ-1C, 18 trung tâm kiểm soát mặt đất, 18 trung tâm dữ liệu mặt đất, 09 trung tâm dữ liệu thông tin vệ tinh mặt đất và các trang bị hỗ trợ khác bằng 658,8 triệu USD.

Mua các hệ thống máy bay không người lái cất và hạ cánh thẳng đứng, tên lửa không đối đất hỗn hợp, máy bay giám sát và tình báo tầm xa vào khoảng 200 triệu USD.

Phát triển các hệ thống tên lửa và phòng không

Đối với việc phát triển các hệ thống tên lửa và phòng không, Quân đội Mỹ sẽ mua 88 tên lửa PAC-3 và 36 bệ phóng tên lửa PAC-3 cải tiến với số tiền lên tới 662,2 triệu USD.

Tăng cường các hệ thống phòng không tầm trung, hoàn thành chương trình sản xuất và phát triển tên lửa hành trình tiến công, hoàn tất chương trình thử nghiệm tên lửa đa tầng, nâng cấp tên lửa phòng không Patriot và phát triển tên lửa phòng thủ và phòng không, cải tiến các hệ thống chống pháo, tên lửa và súng cối cũng như nâng cấp và phát triển 850 tên lửa Stinger.

Đầu tư cho các đơn vị hỏa lực

Mỹ lên kế hoạch đầu tư cho các đơn vị hỏa lực gồm chi khoảng 150 triệu USD mua và phát triển các trang thiết bị phát hiện mục tiêu bằng thiết bị lazer, các hệ thống phát hiện mục tiêu hỗn hợp, nâng cấp xe thiết giáp M-1200 và xe bọc thép Bradley.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép M-1200.


Ngoài ra, Quân đội Mỹ sẽ tiến hành mua sắm hệ thống radar EQ-36, hệ thống radar phát hiện súng cối hạng nhẹ, nâng cấp các hệ thống pháo binh lưu động và các hệ thống phóng tên lửa, phát triển pháo M119A2 Howitzer, Excalibur 155mm, hệ thống tên lửa dẫn đường đa mục tiêu và nâng cấp hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành Paladin.

Nâng cấp các phương tiện vận tải chiến thuật và chiến đấu mặt đất

Quân đội Mỹ tập trung sản xuất và phát triển phương tiện vận tải chiến thuật hạng nhẹ , mua sắm 121 hệ thống xe tải chiến thuật hạng nặng, 1.038 xe vận tải hạng nhẹ thay thế các xe vận tải M916.

Mua 1.478 xe FMTV A1P2 thay thế các xe M-35, M809, M939 đã lỗi thời đồng thời cải tiến các xe chống mìn và 413 xe vận tải chiến thuật hạng nặng, 558 xe tải Palletized thành xe bọc thép. Hoàn thành chương trình mở rộng thời gian hoạt động cho các phương tiện hỗ trợ hậu cần = 23 triệu USD.

Ngoài ra, Mỹ còn chi 884,4 triệu USD cho việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm công nghệ các phương tiện chiến đấu mặt đất.

Hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành bằng 167 triệu USD. Phát triển phương tiện thay thế xe bọc thép M 113 lên tới 31,4 triệu USD. Mua 100 phương tiện trinh sát hạt nhân, sinh hóa là 868,6 triệu USD. Mua sắm và hiện đại hóa xe tăng Abram gồm 1547 M1A2SEPv2 và 791 M1A1AIM bằng 358,8 triệu USD.

Mua sắm, nghiên cứu thử nghiệm và phát triển các phương tiện chiến đấu Lục quân gồm 108 tăng M2A2 cho 03 tiểu đoàn tại Kansas, Ohio và Nam Carolina là 263 triệu USD.

[BDV news]


>> Quân đội Việt Nam huấn luyện đổ bộ đường không



Trung đoàn không quân trực thăng 917 phối hợp với các đơn vị bạn hoàn thành bài tập đổ bộ đường không trên nóc nhà cao tầng.


Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện năm 2011, Trung đoàn không quân trực thăng 917 - Sư đoàn không quân 370 vừa phối hợp với các đơn vị bạn kết thúc nội dung huấn luyện đổ bộ đường không trên nóc nhà cao tầng.

Kết thúc nội dung huấn luyện, trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện đúng chương trình, kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồng thời nâng cao năng lực, trình độ của phi công trong thực hiện các bài bay phức tạp.

Dưới đây là chùm ảnh huấn luyện:


http://nghiadx.blogspot.com
Thực hiện kỹ thuật treo tại chỗ trên nóc nhà cao tầng.




http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng đổ bộ rời máy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.



http://nghiadx.blogspot.com
Tiếp đất an toàn.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiếp nhận lực lượng đổ bộ tham gia huấn luyện.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.


http://nghiadx.blogspot.com
Phi công thực hiện bài bay huấn luyện.


[BDV news]


>> Hải quân Nga thể hiện trong ngày lễ kỷ niệm



Ngày 31/7 là lễ kỷ niệm Ngày Hải Quân Nga. Vào ngày này, hàng chục ngàn sĩ quan và binh lính tham gia vào nhiều hoạt động để phô trương sức mạnh của lực lượng này.


Những cuộc diễu hành được tổ chức từ căn cứ quân sự Vladivostoc ở vùng viễn đông cho tới bờ biển Baltic phía tây. Đây là một buổi lễ được nhiều người chú ý khi Nga đang có kế hoạch quốc phòng tập trung phát triển mạnh hải quân cho tới năm 2020.

Dưới đây là một số hình ảnh về lực lượng hùng mạnh này:



http://nghiadx.blogspot.com

Những màn biểu diễn phô trương sức mạnh của công nghệ cùng kỹ năng thuần thục của thủy thủ là điểm nhấn chính trong lễ kỷ niệm Ngày Hải Quân của Nga.




http://nghiadx.blogspot.com
Diễu hành quân sự tại Vladivostok là nghi thức truyền thống mở đầu cho buổi lễ. Trên hình là Đô đốc Konstantin Sidenko – chỉ huy trưởng của mặt trận quân sự phía đông. Ông chúc mừng các thủy thủ và cầu chúc cho họ “thuận buồm xuôi gió”.



http://nghiadx.blogspot.com
Những sự kiện chính bao gồm: màn diễu hành truyền thống của các tàu chiến…



http://nghiadx.blogspot.com
…phô trương sức mạnh của khí tài quân sự hiện đại.



http://nghiadx.blogspot.com
…và thực hành đổ bộ vào bờ biển.



http://nghiadx.blogspot.com
Thiết giáp lội nước đổ bộ trong tiếng súng, pháo yểm trợ rền vang từ những tàu chiến phía sau. Lá cờ của thánh Andrew tung bay trên các cỗ máy cơ bắp.



http://nghiadx.blogspot.com
Trên bờ, thủy thủ của hạm đội Thái Bình Dương phô diễn sức mạnh và sự bền bỉ trước sự chứng kiến của hàng ngàn người xem. Những màn biểu diễn phổ biến là: đập gạch và chai thủy tinh bằng đầu, đi trên mảnh kính vỡ, biểu diễn võ thuật.



http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Nga tổ chức cả những cuộc đua thuyền trong Ngày Hải Quân tại vịnh Amur.



http://nghiadx.blogspot.com
Lễ tưởng nhớ những người thợ mỏ đã thiệt mạng ở vùng Donetsk và Lugansk là một nội dung của Ngày Hải Quân. Những khán giả rất ưa thích các màn biểu diễn chiến đấu của tàu chiến.



http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động thể thao cũng rất được ưa chuộng.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tới tham dự lễ kỷ niệm tại Baltiisk – căn cứ hải quân chính của hạm đội Baltic.


[BDV news]


>> Khoảng tối sau 'nghĩa vụ thiêng liêng' ở Hàn Quốc



Những vụ bắn giết và tự sát xảy ra liên tục gần đây trong lực lượng thủy quân lục chiến của Hàn Quốc đã phơi bày những mặt trái của chính sách huấn luyện khắc khổ và kỷ luật từng là niềm tự hào của người dân nước này.


“Nếu ai cũng là lính thủy đánh bộ được thì tôi đã chẳng tham gia” – Đó là khẩu hiệu của các quân đoàn Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc, cho thấy ý thức của lực lượng này về vị trí ưu tú của mình tại một quốc gia mà hầu như mọi thanh niên khỏe mạnh đều phải phục vụ trong quân đội như một “nghĩa vụ thiêng liêng”.

Tuy nhiên giờ đây niềm kiêu hãnh đó, cùng với vấn đề kỷ luật trong quân đội Hàn Quốc nói chung đang bị đặt dưới ánh mắt dò xét đầy khó chịu của toàn xã hội sau những diễn biến vừa qua.

Hồi tháng 6/2011, một số lính thủy đánh bộ đã xả súng vào một máy bay chở khách đang tiếp cận sân bay Seoul vì tưởng nhầm đó là một máy bay của Triều Tiên. Vụ việc đã đặt dấu hỏi lớn về công tác huấn luyện cũng như mức độ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị lính thủy đánh bộ.


http://nghiadx.blogspot.com

Một buổi tập khắc khổ điển hình của lính thủy đánh bộ Hàn Quốc

Không chỉ vậy, vào ngày 4/7, một hạ sĩ quan lính thủy đánh bộ bất ngờ xả súng bừa bãi trong trại lính, giết chết 4 người và làm bị thương một người. Gần 1 tuần sau, một lính thủy đánh bộ khác treo cổ tự sát. Chỉ 4 ngày sau lại có thêm một thượng sĩ tự sát, cũng bằng cách treo cổ.

Cả 3 vụ việc xảy ra trong tháng 7 đều có cùng một nguyên nhân. Các nhân viên điều tra cho biết người hạ sĩ quan gây ra vụ xả súng đã bị đối xử tàn tệ trong một thời gian dài, trong khi nhiều vết bầm do đánh đập được tìm thấy trên thi thể của người lính tự sát hôm 10/7.

Binh nhì Chung Joon – hyok, đồng phạm trong vụ xả súng ngày 4/7 và là sinh viên trường dòng, khai rằng mình bị đánh đập không tiếc tay và bị đốt cả cuốn kinh thánh mang theo. Người ta đã bắt giữ 2 binh sĩ tra tấn Joon – hyok ngay sau đó.

Không còn là “chuyện bình thường”

Sử dụng bạo lực để siết chặt kỷ luật quân đội không phải là điều mới trong đội quân 650.000 người của Hàn Quốc, nhưng thảm kịch xảy ra cho thấy kiểu huấn luyện như vậy – bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953 – đã không còn phù hợp với xã hội Hàn Quốc hiện đại.

Ngày càng có nhiều thanh niên trẻ gia nhập quân ngũ – những người chưa từng trải qua cảm giác chiến tranh. Không còn tôn thờ 21 tháng phục vụ trong quân đội là “nghĩa vụ thiêng liêng” như cha ông, các thanh niên Hàn Quốc giờ đây xem khoảng thời gian này như một sự gián đoạn khó chịu vào đời tư và sự nghiệp của họ.

Chính sự thay đổi này đã dẫn đến va chạm giữa các thế hệ trong quân đội Hàn Quốc, gây lo lắng cho những sĩ quan lớn tuổi luôn muốn xây dựng một lực lượng có tinh thần mạnh mẽ.

Nhiều ngưởi lính trẻ giờ đây không còn tình nguyện chịu đựng việc bị đối xử thô bạo kiểu đánh đập đến thủng màng nhĩ hoặc cắt sâu vào da thịt, vốn được khuyến khích trong quân đội Hàn Quốc như một cách tôi luyện binh sĩ cho chiến đấu.

Hồi tháng 3/2011, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia lên tiếng chỉ trích “những màn đánh đập và hành động tàn ác mang tính truyền thống và phổ biến trong quân đội”. Báo cáo của Trung tâm Nhân quyền Hàn Quốc về tình trạng bạo lực dựa trên phỏng vấn các binh sĩ đã và đang phục vụ trong lính thủy đánh bộ cho thấy tồn tại những kiểu trừng phạt như bị “đóng dấu” bằng đầu thuốc lá cháy đỏ, ăn côn trùng và tự làm nhục mình trước mặt cấp trên...

Chỉ trong vòng 2 năm từ 2009 đến nay, quân đội Hàn Quốc đã ghi nhận 943 trường hợp thủng màng nhĩ, nứt xương sườn và vô số chấn thương khác nghi ngờ là do đánh đập trong 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ. Nhiều binh sĩ kể lại với nỗi khiếp sợ về loại cuốc chim nặng gần 3kg mà các sĩ quan dùng để “dạy bảo” cấp dưới.

Một trong những hình phạt bị khiếp sợ nhất, được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm kịch ngày 4/7, đó là bị “tẩy chay”. “Đây là hình phạt dành cho những kẻ “chỉ điểm” – Kim Soong-nyong, một lính thủy đánh bộ giải ngũ năm 2008 cho biết – bạn bị xua đuổi và lăng nhục bởi cả những binh sĩ đồng trang lứa”.

Trò bạo lực hay truyền thống cần giữ gìn?

Tình hình nghiêm trọng đã buộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phải tuyên bố mở chiến dịch thanh trừng các vụ bạo lực và ức hiếp xảy ra trong quân đội. Đích thân Tổng thống Lee Myung-bak phát biểu rằng cần phải “thay đổi tận gốc” văn hóa trong quân ngũ Hàn Quốc.

Thế nhưng đối với nhiều cựu quân nhân lính thủy đánh bộ thì những biện pháp khắc khổ như trên là cần thiết. “Bạn phải tuân phục cấp trên như chúa trời vậy – Kim Jong – ryeol, một cựu binh 51 tuổi đến từ Seoul, nói – Đó là cách đảm bảo các binh sĩ sẽ xông pha lửa đạn trong thời chiến”.

Kim Soong-nyong cũng đồng ý với nhận định trên: “Bất kỳ ai xin gia nhập lính thủy đánh bộ cũng đã chuẩn bị tinh thần cho những kiểu tôi luyện như bị đánh đập. Bởi quân đội không phải là trại hè cho thiếu nhi”.

Ở một tầm vóc lớn hơn, chính loại “văn hóa quân đội” này được xem là động lực thúc đẩy xã hội Hàn Quốc đi lên trong những năm qua. Những tập đoàn và viện khoa học lớn của Hàn Quốc hoạt động hiệu quả, theo nhiều ý kiến, là bởi văn hóa phục tùng và tôn trọng cấp trên.

Nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng cũng chính thứ văn hóa này phải chịu trách nhiệm về việc bóp chết sức sáng tạo cá nhân, bạo lực học đường và việc làm ngơ cho tham nhũng.

Nhưng dù có tranh cãi thế nào thì điều quan trọng là ngăn chặn những thảm kịch khác xảy ra, như lời tâm sự trong nước mắt của bà mẹ phạm nhân Chung Joon-hyok: “Tôi lấy làm tiếc cho những người đã bị giết chết, nhưng con trai tôi cũng chỉ là một nạn nhân. Mong rằng đây sẽ là dịp để quân đội chấm dứt những hành động xấu xa đang tồn tại”.

[BDV news]


>> Nga thay thế tên lửa 'Quỷ sa tăng' RS-20



Theo hãng tin Izvestia, cuối năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đặt hàng tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng mới nhằm thay thế thế hệ tên lửa RS-20 "Tướng quân".


Đây là loại tên lửa đường đạn nổi tiếng mà Phương Tây gọi là "Quỷ Sa tăng". Trong chương trình mua sắm vũ khí của Nhà nước, dự án mới này có tên “Đột phá” hoặc “Không tránh khỏi”.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga hoàn tất việc soạn thảo các thông số kỹ thuật cho tên lửa mới để phòng Thiết kế Makeev đưa ra thiết kế cuối cùng.

Phòng Thiết kế cho biết tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng này sẽ hơn hẳn RS–20 “Tướng quân”, nó có thể mang 15 đầu đạn loại trung bình hoặc 10 đầu đạn hạt nhân hạng nặng đi hơn 10.000km. Các đầu đạn này được dẫn độc lập vào các mục tiêu khác nhau.

Trong khi đó nó sẽ vẫn được bố trí trong các hầm phóng mà hiện nay các tên lửa “Tướng quân” đã 30 tuổi đang trực chiến. Các tên lửa “Đột phá” cũng sẽ được phóng lên tương tự như RS–20: một lượng thuốc phóng chuyên dùng đặc biệt sẽ đẩy tên lửa lên độ cao 20–30m phía trên hầm phóng, sau đó động cơ tầng thứ nhất sẽ được khởi động.

Điểm nhấn chủ yếu khi chế tạo tên lửa mới là khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa tương lai, kể cả các hệ thống đánh chặn laser,– cựu tham mưu trưởng bộ đội tên lửa chiến lược, chuyên viên trong lĩnh vực tên lửa vượt đại châu Viktor Esin nói với báo Izvestia. Để đạt được điều đó tên lửa mới sẽ sử dụng rất nhiều phương tiện kỹ thuật vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới hiện đại nhất.


http://nghiadx.blogspot.com

RS-20 chuẩn bị rời khỏi vị trí trực chiến vào viện bảo tàng.


Dự kiến tên lửa sẽ được sản xuất ở nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk, nơi hiện đang chế tạo các tên lửa nhiên liệu lỏng “Thanh thiên” (Azure) và “Con tàu” (Liner).

Chương trình trang bị vũ khí đến năm 2020 chi 77 tỷ Rub để tổ chức sản xuất hàng loạt các tổ hợp tên lửa mới. Trong số tiền này, riêng cho phát triển các xí nghiệp là 15 tỷ Rub.

Nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk sẽ nhận được một nửa số tiền này để hiện đại hoá sản xuất chuẩn bị chế tạo loại tên lửa mới. Những khoản đầu tư như vậy sẽ tăng mạnh số tên lửa được sản xuất trước năm 2013 từ 5-7 lên 20–30 quả/năm.

Đáng lưu ý là nhà máy chủ trì dự án – Phòng thiết kế mang tên Makeev đến nay chuyên nghiên cứu chế tạo tên lửa cho tàu ngầm và “Đột phá” sẽ trở thành dự án tên lửa phóng từ mặt đất đầu tiên.

Cách đây không lâu, phòng thiết kế này đã cung cấp cho hạm đội tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới RSM–54 “Thanh thiên”, trang bị cho tàu ngầm dự án 667BDRM loại “Cá heo”.

Tên lửa nhiên liệu lỏng này được coi là một trong những tên lửa tốt nhất trong những tên lửa cùng loại theo tiêu chí “khối lượng tên lửa so với khối lượng được phóng đi”. Với khối lượng 40 tấn, tên lửa mang được 10 đầu đạn hạt nhân đến mục tiêu xa 11.000km.

Dựa trên tên lửa “Thanh thiên”, phòng thiết kế đã sản xuất một tổ hợp khác mang tên “Con tàu”, có những hệ thống vượt qua tuyến phòng thủ chống tên lửa tốt hơn. “Con tàu” đã thử nghiệm những đầu đạn mới, sức công phá lớn hơn, những đầu đạn này sẽ là loại chính khi chế tạo tên lửa “Đột phá”.

Đồng thời một cơ sở nghiên cứu chế tạo tên lửa Nga khác – Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow (MIT), nơi chuyên chế tạo tên lửa phóng từ mặt đất, đang gặp khó khăn khi hoàn tất dự án hải quân đầu tiên của mình – “Quả chuỳ” (Mace).

Giáo sư Học viện khoa học quân sự Vadim Kozyulin (Vadim Kozyulin) bày tỏ ý kiến: “Thật khó hiểu, là Phòng thiết kế “hải quân” lại nghiên cứu tên lửa “lục quân” (phóng từ mặt đất). Không rõ liệu chúng ta có sẽ gặp lại tình huống của “Quả chuỳ” lần nữa không, khi vì MIT thiếu kinh nghiệm về tên lửa “hải quân” mà thời hạn bàn giao “Quả chuỳ” đã mấy lần bị lùi lại”. Tag: Vũ khí chiến lược, vũ khí hủy diệt lớn, tên lửa đường đạn vượt đại châu

Tên lửa RS–20 “Tướng quân” được coi là tên lửa mạnh nhất và hiệu quả nhất trong số các tên lửa đường đạn vượt đại châu trên thế giới. Khối lượng của tên lửa là 200 tấn, tầm bắn 11 nghìn Km. Tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân sức công phá 550 kilôtôn mỗi đầu đạn.

Sức công phá của tên lửa đủ để san bằng khỏi mặt đất thành phố cỡ NewYork hoặc thậm chí cả một nước. Tên lửa không chịu tác động của xung điện từ, điều làm cho nó trở thành vũ khí tin cậy đế đánh trả trong trường hợp Nga bị xâm lược. Chính vì vậy mà phương Tây gọi nó là “Quỷ Sa tăng”– “hiệp sĩ của ngày tận thế”.

Tuy nhiên “Tướng quân” đang già đi. Những quả tên lửa đầu tiên được đưa vào trang bị cho quân đội năm 1970 và quả cuối cùng vào đầu những năm 1990 (nước Nga có tất cả 58 quả). Chúng được lắp 580 đầu đạn trong số 1,5 nghìn được phép theo hiệp ước mới Nga – Mỹ về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (tiếng Nga viết tắt là SNV (СНВ)). Tuy nhiên, các tên lửa “Tướng quân” có thể trực chiến cho đến khi có được những tên lửa thế hệ mới, vì tên lửa “Tướng quân” định kỳ vẫn được kéo dài niên hạn sử dụng.


[BDV news]


>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 3)



Trong biên chế hoạt động một nhóm tác chiến tàu sân bay, không thể thiếu vai trò của trinh sát, tác chiến điện tử và công tác hậu cần.

Trinh sát và tác chiến điện tử

Trong bối cảnh bùng nỗ của khoa học công nghệ, tác chiến công nghệ cao đang trở thành một phương hướng chủ đạo của chiến tranh hiện đại. Ưu thế luôn nghiêng về bên nào sở hữu được nhiều công nghệ cao hơn.

Ngày nay, vũ khí công nghệ cao luôn được các cường quốc sử dụng làm đòn đánh đầu tiên trong tác chiến hiện đại, để phát huy tối đa năng lực của vũ khí. Trong đó, bộ phận tác chiến điện tử có một vai trò cực kỳ quan trọng và luôn là lực lượng đi tiên phong.


http://nghiadx.blogspot.com
Cụm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc thiếu vai trò của một máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-18G của Hải quân Mỹ.

Khi bộ phận tác chiến điện tử "ra đòn" có thể làm “mù” các hệ thống trinh sát điện tử của đối phương, vừa tăng cường năng lực phòng thủ, phát hiện, ngăn chặn sớm sự xuất hiện, cũng như chống trả những đòn phản công điện tử của đối phương. Làm suy yếu và mất tính chính xác của các hệ thống vũ khí có dẫn đường của đối phương.

Trong biên chế nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ luôn có một phi đội chuyên đảm đương nhiệm vụ trinh sát và tác chiến điện tử, bao gồm các máy bay trinh sát P-3C Orion, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm AEW&C E-2C/D Harkeyes, máy bay tác chiến điện tử E/A-6B và E/A-18G.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc không thể triển khai hoạt động máy bay AWACS KJ-2000 là một bất lợi lớn của tàu sân bay Thi Lang và cụm tác chiến của nó.


Cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc sẽ không nằm ngoài ngoại lệ này. Do đó, Trung Quốc cũng đã có những bước chuẩn bị tích cực cho việc xây dựng và hình thành lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử.

Điển hình là Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS được phát triển trên cở sở bộ khung của máy bay vận tải IL-76 của Nga.

Ngày 7/6/2006, một chiếc KJ-2000 đã bị rơi trong khi đang thử nghiệm làm toàn bộ phi hành đoàn 40 người thiệt mạng, vụ tại nạn này đã làm gián đoạn nỗ lực xây dựng lực lượng AWACS của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn trong việc xây dựng năng lực trinh sát và tác chiến điện tử cho cụm tác chiến tàu sân bay tương lai.

Trung Quốc chưa có máy bay nào được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-6B hay E/A-18G của Hải quân Mỹ và thiếu máy bay trinh sát điện tử chuyên dụng như P-3C Orion của Mỹ.

Một khó khăn nữa là tàu sân bay đang được cải tạo Thi Lang với đường băng kiểu nhảy cầu không cho phép triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn.

Do đó, tàu sân bay này không có khả năng triển khai hoạt động các máy bay trinh sát, chỉ huy và cảnh báo trên không như Y-8X hay KJ-2000.

Để bù lại khuyết điểm này, Trung Quốc đã phát triển một trực thăng đảm đương nhiệm vụ chỉ huy và cảnh báo sớm trên không cho tàu sân bay Thi Lang là Z-8AEW, tương tự như trực thăng Ka-31 của Nga.

Tuy nhiên sự hạn chế về trần bay, tầm bay năng lực của radar so với các máy bay AEW&C cánh cố định là điều không phải bàn cãi. Loại trực thăng này phát huy vai trò cảnh báo sớm đường biển và dẫn đường cho tên lửa chống hạm hiệu quả hơn là cảnh báo sớm và chỉ huy tác chiến đường không. Như vậy, trong tương lai gần, cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề vừa thiếu, vừa yếu về năng lực trinh sát và tác chiến điện tử.

Trong bối cảnh tại châu Á xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại của Nga và một số nước khác, nếu không có một hệ thống tác chiến điện tử đủ mạnh. Cụm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất lợi nếu có một cuộc đụng độ xảy ra.

Dịch vụ hậu cần

Để đảm đương công tác hậu cần phục vụ nhu yếu phẩm, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí đạn được cho cụm tác chiến tàu sân bay này là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Đặc biệt, trong trường hợp tác chiến xa bờ ở những nơi không có các căn cứ thường trực.

Tuy nhiên có vẻ đây không phải là vấn đề quá lớn, công nghiệp hàng hải Trung Quốc đủ khả năng để phát triển một đội tàu hậu cần hùng hậu cho cụm tác chiến này. Nhưng có một khó khăn khác, hiện nay Trung Quốc gần như không có căn cứ hoặc cơ sở hải quân nào ở nước ngoài.

Nếu nhìn vào những vấn đề hiện tại của tàu sân bay Thi Lang, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc chỉ có thể "lởn vởn" ở các vùng biển gần Trung Quốc. Chừng nào vấn đề động cơ cho tàu sân bay Thi Lang chưa được giải quyết, con tàu này sẽ khó lòng mà thực hiện được những chuyến công du xa bờ.

Tóm lại với 3 trở ngại lớn đang gặp phải về hệ thống động lực cho tàu sân bay, tiêm kích trên hạm, năng lực trinh sát và tác chiến điện tử, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc còn quá nhiều điểm yếu cần phải khắc phục.

Chẳng vậy mà Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen tỏ ý nghi ngờ khả năng triển khai hoạt động một cách hiệu quả của tàu sân bay Thi Lang cùng với cụm tác chiến của nó.

Tuy rằng, cụm chiến đấu tàu sân bay của Trung Quốc chỉ yếu khi đem so sánh với cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ.



[BDV news]


>> Những bước tiến trong rà phá thủy lôi



Trong chiến tranh biển hiện đại, thủy lôi vẫn tiếp tục là mối đe dọa không nhỏ khiến hải quân nhiều nước bỏ tiền nâng cấp và thiết kế những phương tiện rà phá.


Những tiến bộ công nghệ trong việc phát triển các phương tiện rà phá mìn trên bộ đã tương đối phát triển trước đó. Những hệ thống như HLONS phá mìn bằng laser, có thể giúp bộ binh đối phó một cách toàn diện với mối đe dọa từ mìn. Tuy nhiên, những hệ thống hoàn thiện như thế vẫn chưa xuất hiện trên biển do những khác biệt về tính chất của thủy lôi và môi trường nước.

Bên cạnh đó, cuộc tranh luận quanh về vấn đề, thủy lôi có là vấn đề “thực sự nghiêm trọng” hay không còn đang dang dở. Theo một báo cáo gần đây của Nga về vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc, thay vì những cáo buộc của dư luận liên quan đến hành vi khiêu khích của Triều Tiên, thì sự thực có thể liên quan đến một quả thủy lôi.


http://nghiadx.blogspot.com
Thủy lôi trở thành mối đe dọa không nhỏ trong chiến lược chiến tranh biển của nhiều nước không thân thiện, khiến Hải quân các nước phải phát triển tốt hơn công nghệ phát hiện và rà phá thủy lôi.


Trong khi đó, từ một báo cáo từ nguồn tin chưa xác thực của quan chức Quân đội Triều Tiên, nước này đang chế tạo loại thủy lôi hạt nhân, sử dụng đầu đạn hạt nhân để đối phó với việc nhiều nước sử dụng phương tiện tự động dưới nước (AUV) thám thính nước này.

Gần đây, Chính phủ Serbia và Croatia hợp tác trong những dự án rà phá thủy lôi tại khu vực biên giới chung của hai 2 nước, đặc biệt là bãi thủy lôi gần hẻm núi Djerdap. Nơi đây chứa xác của những chiếc tàu của Đức vận chuyển thủy lôi bị chìm.

Để thực hiện được các nhiệm vụ rà phá thủy lôi an toàn, các nước tiến hành xây dựng đội tàu MCV cũng như nâng cấp những tàu đang hoạt động, tăng cường khả năng dò âm thanh sonar, hệ thống giảm chấn và cơ sở hạ tầng liên lạc, áp dụng hệ thống đẩy êm nhằm tránh những tai nạn nổ đáng tiếng với thủy lôi.

Những thông tin này góp phần trả lời câu hỏi "thủy lôi có là mối nguy thực sự" trong chiến tranh hiện đại?

Đóng mới tàu rà phá thủy lôi chuyên dụng

Hải quân Phần Lan đã tăng cường khả năng đối phó với thủy lôi của nước này thông qua việc bổ sung ba chiếc MCV 2010 lớp Katanpää mới. Đây là những kế nhiệm cho các tàu quét mìn lớp Kuha hiện hành. Lớp tàu cũ được thiết kế từ giai đoạn 1974-1975 và tiếp tục hiện đại hóa vào cuối năm 1990.

Hạm đội mới gồm 3 tàu lớp Katanpää được chế tạo với thân bằng sợi thủy tinh. Điều này làm tăng tính chất cơ học của thân tàu, giúp chất lượng tàu tốt hơn và loại bỏ nguy cơ phát thải độc hại.

Thân tàu, sàn và vách ngăn được làm bằng sợi thủy tinh, được gia cố thêm với gỗ nhẹ và sợi carbon. Thiết kế này nâng cao khả năng kháng chấn của tàu trước các vụ nổ dưới nước cũng như giảm từ trường, tiếng ồn phát ra hay những tín hiệu khác có thể kích nổ thủy lôi.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình tàu lớp Katanpaa của Phần Lan sẽ tham gia vào nhiệm vụ rà phá thủy lôi trên vùng biển trong và quanh lãnh hải nước này.


Để đảm bảo sự “lặng lẽ” khi hoạt động, tàu được trang bị động cơ và hệ bánh răng truyền động diesel-điện và chân vịt Voith Schneider.

Chiếc tàu đầu tiên đã bắt đầu chế tạo từ 16/6/2009 và đã bắt đầu hoạt động thử nghiệm vào tháng 3/2011 trước khi giao cho Hải quân Phần Lan. Chiếc thứ hai sẽ giao vào cuối năm, còn lại sẽ giao vào năm 2012.

Những chiếc MCV mới đánh dấu sự đầu tư đáng kể của Phần Lan trong việc tăng khả năng rà phá thủy lôi cho hải quân. Tổng chi phí cho chúng là 244,8 triệu euro, với thời gian phục vụ dự kiến tới năm 2040-2042.

Tích hợp thiết bị mới cho lớp tàu Sandown

Anh đã quyết định tái trang bị đội tàu hiện có để tăng cường khả năng đối phó với thủy lôi thay vì trang bị đội tàu mới như Phần Lan.

Tháng 11/2010, tập đoàn quốc tế Babcock, sau khi ký hợp đồng kỹ thuật với Chính phủ Anh, đã thành công trong việc tái trang bị tàu dò thủy lôi HMS Blyth lớp Sandown theo đúng yêu cầu về thời gian và ngân sách.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc HMS Blyth đã trải qua nâng cấp trong vòng 6 tháng.


Việc tái trang bị bao gồm gói nâng cấp, bảo trì một gói lớn và 2 trang thiết bị cao cấp trong thời kỳ đóng tại cảng kéo dài 6 tháng. Kết quả, HMS Blyth trở thành tàu dò mìn đơn nhiệm đầu tiên được trang bị Hệ thống cơ sở thông tin quốc phòng (DII-F), cho phép tàu chia sẻ thông tin và hợp tác với mạng thông tin quốc phòng.

Hoạt động tái trang bị giúp tàu đạt được tốc độ cao với hiệu suất nhiên liệu tăng. Khu sinh hoạt trên tàu được cải thiện, bánh chèo mạn phải Voith Schneider được thay thế mới... Tổng cộng có khoảng 375 hạng mục thiết bị đã được đại tu hoặc thay thế để đảm bảo khả năng hoạt động sẵn sàng của hạm đội tàu phá thủy lôi của Anh.

Tăng cường sức mạnh lớp Hunt

Bên cạnh gói nâng cấp cho tàu dò thủy lôi lớp Sandown minehunter lớp, hạm đội tàu lớp Hunt cũng sẽ nhận được gói nâng cấp trong năm 2011. Trong số 13 chiếc tàu lớp Hunt tham gia phục vụ Hải quân Anh từ năm 1980 đến 1989, 8 chiếc sẽ tiếp tục nhiệm vụ và được tiến hành nâng cấp.

Northrop Grumman đã nhận hợp đồng từ tập đoàn vũ khí BAE để nâng cấp hệ thống quản lý máy móc, báo động và do thám (MCAS) đã lão hóa cho cả 8 chiếc.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc HMS Ledbury thuộc lớp tàu Hunt sẽ là 1 trong 8 chiếc nâng cấp.


Hệ thống mới sẽ kiểm soát hơn 500 điểm cảm ứng trên các phần như động cơ đẩy chính, hệ thống lái, các máy phát và máy phụ. Quá trình lắp đặt, thử nghiệm và đưa vào biên chế của 8 chiếc tàu nâng cấp của lớp Hunt dự kiến ​​sẽ diễn ra từ năm 2011 đến 2015.

Chủ tịch Sir Nigel Essenhigh của Northrop Grumman tin rằng, những nâng cấp cơ bản có tầm quan trọng cho Hải quân Hoàng gia Anh, đảm bảo thực hiện các cam kết về hoạt động của hải quân, đặc biệt là các tuyến đường biển quan trọng khỏi nguy cơ về thủy lôi.

Nâng cấp hệ thống sonar

Anh tiếp tục là nước đi đầu trong việc củng cố sức mạnh hải quân trong việc rà phá thủy lôi trên biển, giảm thiểu nguy cơ đối với tàu bè đi lại trên các vùng biển quốc tế, đảm bảo vai trò “đỡ đầu” trong quyền lực hải quân thế giới. Tháng 12/2010, Chính phủ Anh đã giao cho BAE hợp đồng trị giá 14 triệu USD để sản xuất hệ thống thăm dò sonar cải tiến (SDS).


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc tàu rà phá thủy lôi lớp Avenger sẽ được nâng cấp hệ thống sonar phiên bản 4.


Hải quân Mỹ cũng đã đặt hàng gói nâng gấp 4 hệ thống sonar AN/SQQ-32(V)4 do Phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng thuộc ĐH Texas và Trung tâm nghiên cứu chiến tranh bề mặt của Hải quân Mỹ thiết kế. Hệ thống này thay cho hệ thống (V)3 hiện tại đang hoạt động trên các tàu thăm dò thủy lôi MCM-1 lớp Avenger.

Các nâng cấp được thiết kế để cải thiện hiệu suất phát hiện trong các môi trường ven biển và phát hiện các bãi thủy lôi nhờ sử dụng các tần số cao, công nghệ băng thông rộng.

[BDV news]


>> 'Xác chết' Varyag về Trung Quốc như thế nào?



Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc đã trải qua đoạn đường 28.200km về tới cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Varyag là tên của tàu sân bay đa năng lớp Admiral Kuznetsov do Liên Xô chế tạo dự định trang bị cho Hạm đội tàu sân bay của Hải quân Xô Viết.

Ngày 6/12/1985, Varyag được khởi công đóng tại nhà máy 444 (ngày nay là công ty đóng tàu Nam Nikolayev) thuộc Nikolayev. Ngày 4/12/1988, Varyag chính thức được hạ thủy.

Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các khí tài của Liên Xô được chia cho các nước thành viên liên bang. Và Ukraine được tiếp nhận xác Varyag.

Bán đấu giá

Do những biến động mạnh cả về chính trị và kinh tế thời hậu Xô Viết nên Ukraine không có khả năng hoàn thiện toàn bộ Varyag. Năm 1992, chính quyền Ukraine quyết định dừng việc chế tạo Varyag. Vào thời điểm đó, cơ bản con tàu đã hoàn thiện nhưng thiếu hệ thống điện tử, động cơ và vũ khí.

Sau một thời gian dài “đắp chiếu”, chính phủ Ukraine quyết định đem bán đấu giá Varyag. Năm 1998, Bộ trưởng thương mại Ukraine Roman Shepk tiết lộ công ty du lịch Chonglot (trụ sở tại HongKong) đã thắng thầu.

“Vỏ” tàu Varyag được bán với giá rất rẻ chỉ 20 triệu USD. Chonglot dự định sẽ đưa Varyag về neo đậu tại Macau và hoán cải nó thành khách sạn – sòng bạc nổi.

Mặc dù vậy, trước chuyến đi Chonglot định đưa Varyag tới Macau nhưng chính quyền Macau đã lên tiếng cảnh báo họ không chấp nhận cho Varyag về neo đậu ở cảng.


http://nghiadx.blogspot.com
Xác tàu sân bay Varyag trên vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ.


Đường về lắm gian nan

Từ giữa năm 2000, đội tàu kéo của Hà Lan cùng thủy thủ đoàn người Philippines được công ty Chonglot thuê kéo “xác Varyag” về Trung Quốc. Dự kiến ban đầu họ định đưa tàu vượt qua biển Đen, kênh đào Suez và tới Macau nưng thực tế thì không ít khó khăn nảy sinh.

Đầu cuộc hành trình, Chonglot lại gặp vấn đề lớn khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý cho Varyag đi qua eo biển Bosphorus. Lý do mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là tàu Varyag không có động cơ sẽ gây nguy hiểm cho các tàu thuyền khác di chuyển trên eo biển.

Vì việc này mà Varyga phải loanh quanh ở Biển Đen 16 tháng. Sau đó, phái đoàn cấp cao của chính phủ Trung Quốc đại diện cho Chonglot đã tới Thủ đô Ankara tiến hành đám phán giải quyết vụ việc.

Cuối cùng, sau một vài thỏa thuận trao đổi thì tới ngày 1/11/2001 chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Varyag đi qua eo Bosphorus.

Varyag được “hộ tống” bởi 27 tàu các loại (trong đó có 11 tàu kéo và 3 tàu hoa tiêu). Để vượt qua eo Bosphorus, nó phải mất tới 6 giờ trong khi các tàu cỡ lớn thông thường chỉ mất 1 tiếng rưỡi.

Lúc 11h45 2/11, Varyag đã vượt qua bán đảo Gallipoli và cảng Canakkale (thuộc eo biển Dardanelles của thổ Nhĩ Kỳ) với tốc độ trung bình 5,8 hải lý/h (10,7km/h).

Ngày 3/11, Varyag gặp phải gió bão lớn làm đứt cáp trôi dạt trong khi đang đi tới hòn đảo Skyros của Hy Lạp. Ngay lập tức, các thủy thủ tàu kéo cố gắng thiết lập lại cáp kéo tàu. Tới tận ngày 7/11 thì việc này mới thành công, trong quá trình cứu kéo thì một thủy thủ tàu kéo Haliva Champion đã thiệt mạng.

Con tàu tiếp tục cuộc hành trình về Trung Quốc. Do kênh đào Suez không chấp nhận những con tàu “chết” (không có động cơ tàu) nên đội tàu kéo phải đưa Varyag đi vòng qua eo biển Gibraltar, mũi Hảo Vọng và eo biển Malacca. Ngày 20/2/2002, tàu Varyag tiến vào hải phận Trung Quốc.

Ngày 3/3 con tàu cập cảng Đại Liên – Đông bắc Trung Quốc. Trong suốt cuộc hành trình, đội tàu kéo di chuyển với tốc độ trung bình 6 hải lý/h (11km/h) vượt 28.200km. Đội tàu dừng tiếp liệu và nhu yếu phẩm tại Piraeus (Hy Lạp), Las Palmas (đảo Canary), Maputo (Mozambique) và đảo quốc Singapore.

Tổng chi phí cho việc đưa Varyag về Đại Liên tiêu tốn hơn 30 triệu USD.

Chonglot và Hải quân Trung Quốc là một?

Varyag không bao giờ rời khỏi cảng Đại Liên nữa, nó cũng không được hoán cải thành sòng bạc như tuyên bố ban đầu mà sớm “lộ nguyên hình” tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.

Vấn đề đặt ra là tại sao Chonglot không sớm “thu hồi” Varyag để kinh doanh các dịch vụ giải trí mà lại “giao” nó cho quân đội. Phải chăng, Chonglot chẳng qua chỉ là tấm bình phong mà Hải quân Trung Quốc dựng lên. Số tiền 20 triệu USD mà Chonglot chi ra mua Varyag thực tế là tiền của Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Varyag "vĩnh viễn" nằm lại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Thật vậy, nếu Hải quân Trung Quốc trực tiếp đứng ra mua Varyag thì thực sự sẽ làm cả thế giới chú ý. Vì thế, họ thông qua công ty tư nhân để mua về thì sẽ tránh được dư luận để ý đến. Họ hoàn toàn có thể âm thầm nghiên cứu tàu sân bay mà không bị “làm phiền”.

Ngoài ra, còn một lý do nữa cho thấy “sợi dây vô hình” liên kết Chonglot với Quân đội Trung Quốc. Đó là, Chonglot là công ty con của công ty Chin Luck (trụ sở tại Hong Kong). Chủ tịch lãnh đạo Chin Luck lại từng là sĩ quan Quân đội Trung Quốc.


[BDV news]


Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> Iraq mua F-16 làm từ vàng?



Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cho biết nước này đặt mua 36 máy bay F-16 để trang bị cho Không quân Iraq, vốn là quân chủng yếu nhất trong quân đội của nước này.


Ông Al-Maliki cho biết một phái đoàn có thành phần gồm các sĩ quân không quân Iraq cùng các cố vấn đã được cử đi với nhiệm vụ khôi phục lại hợp đồng mua 18 máy bay F-16 đã bị hủy trước đó. Không những thế, Iraq còn quyết định sẽ mua 36 chiếc máy bay thay vì con số 18 chiếc như hợp đồng cũ.

Theo một nguồn tin nội bộ, đây là một quyết định của chính phủ Maliki nhằm ngăn chặn việc sau này Hoa Kỳ lấy lý do đóng quân tiếp tục tại nước này sau hạn rút quân cuối cùng. Việc cho phép Quân đội Mỹ ở lại Iraq vào thời điểm nhạy cảm này là rất bất lợi trong việc đảm bảo quyền lực của chính quyền lâm thời.




Máy bay F-16D Block 52.


Tháng 9/2011, Iraq đã quyết định mua 18 máy bay F-16IQ ( phiên bản F-16 Mỹ sản xuất riêng cho Iraq) cùng một số phụ tùng vũ khí trị giá đến 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, bản hợp đồng này sau đó đã bị hủy sau khi Iraq đầu tư 900 triệu USD cho chương trình lương thực trong nước.

Máy bay F-16IQ được Mỹ thiết kế theo phiên bản F-16C/D Block 52, hiện vẫn thua kém phiên bản F-16 IN Super Viper (phát triển từ phiên bản F-16E/F Block 60) vốn được Mỹ chào hàng cho Ấn Độ trong chương trình MMRCA với giá 63 triệu USD một chiếc (đã bao gồm cả chi phí huấn luyện và phụ tùng thay thế).

Không tính số vũ khí, giá thành một chiếc F-16 quân đội Iraq phải mua lên đến 200 triệu USD/chiếc. Đơn giá này là quá đắt và Iraq có thể mua các loại máy bay “hạng sang” như máy bay thế hệ 4.5 Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale hay Su-35BM với giá rẻ hơn nhiều.

Không chỉ vậy, theo các ý kiến trên diễn đàn quân sự iraqmilitary.org, F-16IQ không giải quyết được nhu cầu thực sự của Iraq, thậm chí trong số các vũ khí trong hợp đồng được mua không có những loại hiện đại như tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AMRAAM, các loại bom dẫn đường GPS, tên lửa chống radar hay các thiết bị làm nhiễu tên lửa.

Trước đó, tháng 1/2011, Iraq đã ký một hợp đồng hiện đại hóa quân đội trị giá tới 13 tỷ USD với các nhà cung cấp Mỹ.


[BDV news]


>> Việt Nam quan tâm tàu đổ bộ Murena-E



Dự án 12061E -tàu đổ bộ đệm khí đa năng, hiện đại Murena-E được phát triển bởi Công ty Cổ phần Cục Thiết kế tàu biển Trung ương Almaz tại Leningrad.


Lịch sử phát triển

Dự án 12061E tàu đổ bộ đệm không khí Murena – E là tiếp tục quá trình nghiên cứu, phát triển dựa trên dự án cũ 1206 được thực hiện vào cuối những năm 60.

Thực tế, dự án 1206 cũ được thành lập nhằm mục đích thiết kế các loại tàu đỏ bộ tốc độ cao để hỗ trợ binh lính trong chiến đấu. Tuy nhiên, ban đầu, do việc gián đoạn trong qua trình lên kế hoạch thiết kế nên dự án đã bị đình trệ.

Sau một thời gian, dự án đã được tái khởi động, trong giai đoạn từ năm 1972-1973, Cục Thiết kế tàu biển Trung ương Almaz đã tiến hành chế tạo 2 mẫu nghiên cứu thuộc dự án 1206.



Murena-E tại một căn cứ hải quân của Hàn Quốc, Quân đội Hàn Quốc đã mua tàu này từ năm 2002.



Sau khi hoàn thành các thử nghiệm từ năm 1977-1985 trên một loạt 18 tàu thuộc dự án 1206, giới chuyên gia quân sự Nga nhận định rằng, các tàu đổ bộ thuộc dự án không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Hải quân Nga.

Dựa trên dự án 1206, công ty Almaz tiếp tục phát triển dự án 1238 - tàu đệm khí trang bị pháo hạm AK-16 KASATKA. Trong khi đó, vào năm 1970, công ty này đã quyết định thiết kế tàu đổ bộ tấn công dự án 11780 với nhiều tính năng sửa đổi dựa trên nguyên mẫu của tàu đổ độ thuộc dự án 1206 với tải trọng lớn hơn.
Tiếp sau đó, vào năm 1979 Hải quân Nga đã đưa ra chỉ thị cho công ty Almaz để phát triển dự án 12061 E với yêu cầu nâng cao tính năng chiến thuật và kỹ thuật cho tàu mới Murena -E.

Tàu đổ bộ tấn công thuộc dự án 12061 được phát triển trên cơ sở dự án 1206, sự khác biệt chính của tàu đổ bộ tấn công thuộc dự án 12061 là có trọng lượng tấn 43 lớn hơn sơ với tàu đổ bộ thuộc dự án 1206, ngoài ra, tàu có thể vận chuyển các xe tăng hiện đại của Nga. Cụ thể tàu Murena –E có thể chở được hai xe chiến đấu hoặc 130 binh sỹ.

Một đặc điểm khác biệt của dự án 12061 đó là việc tăng đáng kể số lượng vũ khí được trang bị. Nếu tàu đổ bộ của dự án 1206 được trang bị một cặp súng máy phòng không 12,7 mm và súng Utes-M thì tàu Murena-E được trang bị bệ súng máy AK-306 sáu nòng 30-mm và hai súng phóng lựu tự động BP-30.

Tàu đổ bộ đắt khách

Năm 2002, khách hàng đầu tiên là Hàn Quốc đã ký kết với công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga hợp đồng trị giá 100 triệu USD để tiếp nhận 3 chiếc tàu loại này theo chương trình trả nợ của Chính phủ Nga cho Hàn Quốc.

Theo đó, Hàn Quốc chỉ trả 50% của số tiền đã thoả thuận, trong khi 50% còn lại, công ty Rosoboronexport sẽ lấy về từ ngân sách nhà nước và thanh toán cho công ty chế tạo.

Trong năm 2010, Nga kí hợp đồng bán tàu đổ bộ đệm không khí Murena-E cho Kuwait. Việc chế tạo Murena-E cho Kuwait được thức hiện tại Nhà máy đóng tàu Khabarovsk. Phó Giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport Viktor Komardyn khi đó cho rằng, có khả năng Kuwait sẽ không chỉ dừng lại ở số lượng là 2 chiếc như ban đầu. Trong số các khách hàng của công ty đặt mua tàu có Venezuela và Malaysia. Trước đó, Murena-E cũng đã được bán cho Trung Quốc.

Đánh giá về dự án đổ bộ đệm khí 12061E Murena-E, các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng Murena-E rất thích hợp cung cấp cho thị trường vũ khí thế giới. Tàu Murena-E có vẻ ngoài khá giống với tàu đổ bộ khí LCAC của Mỹ. Tuy nhiên với kích thước tương tự nhưng LCAC không thể có tải trọng tốt như Murena-E và không mang theo nhiều vũ khí cũng như có ít tính năng hơn so với Murena-E.

Như vậy, tàu đổ bộ đệm không khí Murena-E với việc tăng số vũ khí được trang bị và khả năng linh hoạt trong quá trình đổ bộ, cho phép tàu tiếp cận nhanh mục tiêu và phù hợp cho việc duy trì, kiểm soát cũng như bảo vệ khu vực ven biển. Do đó, dự án 12061E thực sự thích hợp với các quốc gia sở hữu ít tàu hải quân, hoặc ngân sách quốc phòng không lớn.

Đặc biệt, những khách hàng tiềm năng của Muren-E sẽ chủ yếu là đội tàu của các nước có tiếp giáp các vùng biển, các vùng vịnh như các nước Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Hiện nay, các quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Venezuela, Brazil, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Algeria, cũng đang xem xét và lên kế hoạch mua tàu đổ bộ đệm không khí hiện đại Muren-E của Nga.

Tàu đổ bộ đệm khí Murena-E được thiết kể để vận chuyển các đơn vị chiến đấu cũng như các trang bị vũ khí từ tàu chính hoặc từ khu vực đổ bộ, thực thi nhiệm vụ tuần tiễu, bảo vệ khu vực mặt nước ven bờ, bảo vệ các cảng biển và các căn cứ hải quân. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Tàu Murena-E có khả năng hoạt động tốt nhờ cấu trúc thân tàu làm từ hợp kim tiên tiến. Tàu có khả năng vận chuyển 2 xe thiết giáp, hoặc 130 binh lính với đầy đủ trang bị vũ khí. Khi hoạt động, tàu có thể sử dụng các loại vũ khí trang bị khá hiệu quả trong điều kiện sóng biển cao và tốc độ gió lớn.

Tàu đổ bộ đệm khí Murena-E được trang bị 2 pháo tự động AK-306 cỡ nòng 30mm với tổng số đạn khoảng 1000 viên và được điều khiển bởi hệ thống kính ngắm quang học, 8 tên lửa phòng không Igla và hai súng phóng lựu tự động BP-30.

Tàu có chiều dài cả đệm khí là 31,3, chiều rộng là 14,8m, cao 15,2m. Murena – E được thiết kế cùng một tiêu chuẩn có độ choán nước lên tới 70 tấn. Tàu được trang 2 động cơ tuabin khí MT-70M công suất 20.000 mã lực tạo tốc độ tối đa khi đầy tải tối đa lên tới 100km/h. Tầm hoạt động khoảng 360 km, biên chế một kíp thủy thủ là 12 người. Được biết, một chiếc tàu đổ bộ đệm khí Murena-E có giá khoảng 35 triệu USD.

[BDV news]


>> Máy bay Nga do thám không phận Mỹ



Một nhóm giám sát không lưu Nga sẽ tham gia chuyến bay thăm dò lãnh thổ Mỹ. Đây là một phần trong hiệp ước Open Skies của 2 cường quốc quân sự.


Đây là chuyến bay thăm dò lần thứ 20 của người Nga diễn ra trên lãnh thổ Mỹ theo hiệp ước Open Skies (*).

“Máy bay Tupolev Tu-154M Lk-1 mạng các giám sát viên người Nga sẽ tiến hành chuyến bay thăm dò trên lãnh thổ Mỹ. Theo lịch trình, các chuyến bay này sẽ diễn ra từ ngày 31/7 tới 8/8 theo điều khoản của hiệp ước Open Skies”, bộ quốc phòng Nga thông báo.


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay do thám Tupolev Tu-154M Lk-1 của Nga sẽ tung cánh trên bầu trời Mỹ.


Chiếu Tupolev Tu-154M sẽ cất cánh từ sân bay của căn cứ không quân Travis, bang California, Mỹ. Tầm xa thăm dò tối đa của máy bay Tu-154M là 4.250 km.

Nhân viên có mặt trên máy bay sẽ bao gồm cả giám sát viên người Nga và Mỹ. Họ sẽ sử dụng những hệ thống và thiết bị thăm dò theo đúng qui định trong hiệp ước Open Skies.

(*) Hiệp ước Open Skies được ký vào năm 1992, do cựu tổng thống Mỹ H.W.Bush thúc đẩy. Nội dung của Open Skies là tổ chức các chuyến bay thăm dò trên lãnh thổ của 34 quốc gia thành viên nhằm nâng cao sự hợp tác và minh bạch trong các hoạt động quân sự. Open Skies bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/1/2002 và đây là một nhân tố quan trọng hình thành nên cục diện an ninh châu Âu hiện nay.

[BDV news]


>> Murena-E trong biên chế Hải quân Hàn Quốc



  • Một số hình ảnh về tàu Murena-E, Hàn Quốc đã mua từ Nga





Murena-E là tàu đổ bộ đệm không khí đa năng hiện đại.




Cấu trúc thân tàu của Murena-E làm từ hợp kim tiên tiến.



Tàu được trang bị nhiều vũ khí hơn so với các tàu đổ bộ cỡ nhỏ hiện nay.



Murena-E thuộc dự án 12061E được phát triển dựa trên dự án 1206 cũ.




Tàu rất phù hợp để kiểm soát cũng như bảo vệ khu vực ven biển.




Các nước có tiếp giáp biển như Mỹ Latinh và khu vực Đông Nam Á…là những khách hàng tiềm năng có thể sở hữu Murena-E.




Tàu được chế tạo để vận chuyển quân và vũ khí để bảo vệ ven bờ, các cảng biển và các căn cứ hải quân

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang