Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

>> Ông Putin quan tâm biến thể T-90 mới



Trong chuyến thăm tới triển lãm vũ khí tại Nizhny Tagil, Thủ tướng Vladimir Putin đặc biệt quan tâm tới loại xe tăng mới của Lục quân Nga, T-90S.


Ngày 9/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 tại Nizhny Tagil, Thủ tướng Vladimir Putin giành nhiều thời gian quan tâm tới một trong những thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp vũ khí Nga – siêu xe tăng T–90S do Công ty Uralvagonzavod sản xuất.

T-90S được trang bị những công nghệ mới về động cơ, giáp, hệ thống phòng vệ điện tử. T-90S được đánh giá là phương tiện chiến đấu chủ lực trên chiến trường trong chiến tranh tương lai.

Trong các giải pháp kỹ thuật mới được áp dụng trên T-90S, lần đầu tiên sử dụng vô lăng để lái xe, hệ thống hộp số tự động với khả năng chuyển sang chế độ số tay. Nhờ vậy T-90S giảm tải cường độ làm việc của lái xe cũng như giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, nâng cao các thông số gia tốc.

Ngoài ra, T–90S còn được trang bị khí tài nhìn đêm, camera quan sát phía sau, hệ thống liên lạc và đạo hàng hiện đại, điều hòa nhiệt độ, hệ thống quan sát, cũng như các máy đo xa laser và máy ngắm.

Dù đã lộ diện tại cuộc triển lãm, nhưng T–90S vẫn được xếp vào danh mục “bảo mật” của quân đội Nga. Theo kế hoạch, đến năm 2015, T–90S mới chính thức được đưa vào trang bị cho quân đội nước này.

Theo xếp hạng của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), hiện Nga vượt xa các đối thủ để đứng đầu về số lượng xe tăng chủ lực dự kiến xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 và đứng thứ 2 sau Mỹ về giá trị xuất khẩu xe tăng chủ lực.

Nếu thực hiện đúng tiến độ theo các hợp đồng, chương trình sản xuất theo giấy phép, các biên bản ghi nhớ và các cuộc thầu đang tiến hành hiện nay, khối lượng xe tăng chủ lực xuất khẩu của Nga giai đoạn 2011-2014 sẽ là 688 chiếc trị giá 1,979 tỷ USD, chủ yếu là từ các hợp đồng lớn với Ấn Độ lắp ráp và sản xuất theo giấy phép Т-90S.

Triển lãm Nizhny Tagil 2011 kéo dài từ ngày 8-11/9. Hơn 1.100 thiết bị quân sự, trong đó có 213 mô hình vũ khí đã được phát triển hoàn thiện, của 64 công ty sản xuất vũ khí và 20 công ty quốc phòng nước ngoài được trưng bày tại triển lãm, trong đó có: Pháp, Italia, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Belarus và Kazakhstan.

Sau đây là một số hình ảnh Thủ tướng Putin thăm chiếc T-90S:


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình xe tăng T-90 mới của Nga.



http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Putin tiến tới "thành quả" mới của công nghiệp quốc phòng Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Putin chui vào trong chiếc T-90S.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin bên trong khoang lái của chiếc T-90S, khí tài điện tử trong xe khá hiện đại.


>> Tiềm năng UAV Lutch của Nga



Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2011, Nga đã giới thiệu máy bay trinh sát không người lái đầu tiên do Nga tự phát triển.

Trinh sát cơ không người lái mang tên Lutch được phát triển bởi tập đoàn Vega. Các nhà phát triển nói rằng, mô hình trưng bày tại triển lãm là duy nhất và cần phải khơi dậy sự quan tâm của Không quân Nga cũng như các nước khác.

Vậy những lợi thế của UAV Lutch là gì?

Lutch được thiết kế cho các chuyến bay tầm trung. Tốc độ tối đa lên đến 270 km/h và nó có thể bay trên không liên tục trong 18 giờ, trần bay tối đa 7.000 m.

http://nghiadx.blogspot.com
UAV mới của Quân đội Nga bay thử nghiệm.


Lutch được sử dụng để tuần tra các khu vực biên giới mà quân đội không thể tiếp cận. Ngoài ra nó còn được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát, do thám vị trí đóng quân của đối phương với khoảng cách rất xa.

Lutch có thể được coi là máy bay đa năng, vì nền tảng chức năng của nó rất rộng. Lutch không chỉ tiến hành khảo sát, do thám và truyền các tín hiệu về trạm điều khiển mà còn có khả năng thực hiện cuộc tấn công vào các mục tiêu khác nhau của đối phương.

Trọng lượng của Lutch là 800 kg với đầy đủ các trang thiết bị, có thể mang vũ khí với trong lượng khoảng 50 kg. Nếu được sắp xếp hợp lý thì trọng lượng vũ khí có thể tăng lên đến 170 kg.

Một trong những lợi thế chính của UAV Lutch là dùng nhiên liệu thông thường của ô tô trong tất cả các chuyến bay của mình. Nó được trang bị một động cơ Piston 4 thì Rotax-914 (công suất 115 mã lực).

Yếu tố này giúp thuận lợi và tiết kiệm đáng kể cho các hoạt động của Lutch. Theo thiết kế, tuổi thọ của Lutch là 15 năm, nhưng các nhà phát triển cho rằng con số này có thể tăng lên.

Các nhà phát triển kỳ vọng, Lutch có thể thu thập thông tin trong khu vực có bán kính đến 500 km. Hệ thống viễn trắc của Lutch sẽ truyền tải các thông tin thu thập trong thời gian thực ở khoảng cách 250 km.

Tập đoàn Vega có thể sản xuất đến 20 máy bay không người lái Lutch trong một năm tuỳ thuộc vào đơn đặt hàng.

Trong dự tính của nhà thiết kế, UAV có các tùy chọn khác nhau để tăng thời gian chuyến bay đến 30 giờ cũng như cải thiện hệ thống vũ khí, các phiên bản mới của Lutch sẽ được trang bị súng phóng lựu.

Còn điều thuận lợi nữa đối với UAV Lutch là không đòi hỏi phải có sân bay chuyên dụng, nó có khả năng cất cánh từ đường băng đất nện với chiều dài tối thiểu là 130m.


>> Mỹ xem xét triển khai Predator tại Thổ Nhĩ Kỳ



Mỹ đang xem xét yêu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc triển khai UAV Predator ở nước này để chống lại lực lượng ly khai người Kurd ở miền Bắc Iraq.


Tờ báo trích dẫn lời của một quan chức cấp cao quân sự Mỹ cho biết, một quyết định triển khai các máy bay không người lái có thể tăng cường thêm mối liên minh Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ về ngoại giao, nhưng có thể làm Mỹ bị lún xâu hơn vào cuộc xung đột.

Quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái Predator ở Iraq từ năm 2007 và cũng chia sẻ những video giám sát của họ với Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần bí mật của một cuộc đàn áp chống lại các chiến binh người Kurd? Theo báo cáo của PKK cho biết.

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác chống khủng bố giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể kết thúc vào ngày 31/12/2011, khi tất cả các lực lượng của Mỹ dự kiến sẽ rút khỏi Iraq.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV trinh sát, tấn công Predator.


Theo tờ Washington Post, chính quyền tổng thống Obama hiện chưa đưa ra quyết định về yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 8/2011, Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo cho Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ nước này tiếp tục chống lại phiến quân PKK, sau khi PKK nhận trách nhiệm về cái chết của 8 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc phục kích.

Vụ tấn công xảy ra ở khu vực Cukurca, tỉnh Hakkari, gần biên giới với Iraq. Ngoài 8 binh sĩ thiệt mạng thì còn 11 binh sĩ khác bị thương.

Các mối quan hệ ngoại giao trước đây của Thổ Nhĩ Kỳ không được tiết lộ, cho thấy nước này đã trở nên phụ thuộc nhiều vào máy bay trinh sát Predator, máy bay gián điệp U-2 và các nguồn tin tình báo khác của Mỹ trong chiến dịch quân sự chống lại Đảng Công nhân người Kurd PKK.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

>> Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur



Trong cuộc chiến Yom Kippur, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy chiến thắng, nhưng Israel cũng phải kính nể lực lượng đặc nhiệm này.


Bối cảnh ra đời lực lượng đặc nhiệm

Trong chiến tranh Trung Đông lần 2, đặc nhiệm Ai Cập được xây dựng trên cơ sở lực lượng đột kích lục quân khá ít ỏi, trong thời kì chiến tranh nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng đặc nhiệm là đảm nhận vai trò mũi nhọn tiên phong trong đội hình bộ binh cơ giới, dùng trực thăng xâm nhập vào sâu trong lòng địch, đánh chiếm các vị trí quan trọng…

Trong cuộc chiến, 2 tiểu đoàn đặc nhiệm Ai Cập được không vận tới thủ đô Amman, hỗ trợ quân Jordan tấn công căn cứ của Israel, nhưng chính họ và quân đội Jordan lại bị đối phương tiêu diệt.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổng tham mưu trưởng Ai Cập năm 1973, "cha đẻ" của lính đặc nhiệm Ai Cập, Saadeddin El-Shazli hay gọi tắt là Sadin.


Sau cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 2 năm 1956, Ai Cập giao trách nhiệm xây dựng tiền thân của lực lượng "đặc nhiệm – dù" cho Sadin, người hùng của Ai Cập trong Thế chiến thứ 2. Tính đến năm 1959, lực lượng này đã định hình qui mô ban đầu, năm 1960 Sadin dẫn đầu một tiểu đoàn dù tham gia lực lượng quân sự của Liên Hợp Quốc tại Congo.

Vào những năm 1960, quân đội Ai Cập có nhiều mặt được coi là "bản sao" của quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, một số sĩ quan từng tham dự cuộc chiến tranh thế giới lần 2 tỏ ra rất sùng bái quân đội Anh, nhất là đội đặc nhiệm “Chuột sa mạc” đã chiến đấu kiên cường chống lại quân Đức phát xít trên chiến trường châu Phi.

Sau cuộc chiến Trung Đông lần 3, quân đội Ai Cập và Israel hình thành thế đối đầu lấy kênh đào Suez làm ranh giới, những đơn vị đặc nhiệm của Ai Cập thường xuyên tổ chức những nhóm nhỏ, vượt sông bằng xuồng cao su tiến đánh phá hoại các điểm chốt của Israel, giữa họ và lính Israel thường xuyên xảy ra đụng độ.

Tiêu biểu là tháng 9/1969, 30 lính đặc nhiệm được trực thăng đổ bộ xuống sau lưng phòng tuyến Israel tại bán đảo Sinai, tập kích vào căn cứ quân sự giành được chiến thắng khá vang dội.

Đến tháng 10/1973, quân đội Ai Cập đã có 2 lữ đoàn lính dù, 2 lữ đoàn đặc nhiệm dù và 7 đại đội đột kích.

Thử lửa trên chiến trường

Sau khi đánh bại các quốc gia Arab trong cuộc chiến năm 1967, Israel mở rộng vùng kiểm soát đến bờ đông kênh đào Suez, xây dựng dọc theo bờ sông trên cơ sở 30 cứ điểm để hình thành phòng tuyến Balev nổi tiếng.

Việc thu hồi lại vùng đất bờ đông kênh đào, với người Ai Cập không chỉ là đòi hỏi về chiến lược mà còn mang ý nghĩa lấy lại lòng tự tôn dân tộc. Để thực hiện điều này, quân đội Ai Cập đã nằm gai đếm mật, trải qua những khoảng thời gian huấn luyện gian khổ để cuối cùng có một ngày thách đấu với Israel như hôm nay.

Họ quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải đánh bại người Israel để thu hồi lại phần lãnh thổ bị xâm chiếm. Quân đội Ai Cập gửi gắm niềm hi vọng vào đội tiên phong - lực lượng đặc nhiệm.

http://nghiadx.blogspot.com
Lính đặc nhiệm Ai Cập chụp hình trước giờ tấn công ngày 6/10/1973. Đêm trước cuộc chiến, đội đặc nhiệm Ai Cập đã điều nghiên, trinh sát kỹ lưỡng trận địa phòng ngự của Israel. Ngoài ra, trước đó họ còn tung lực lượng bí mật vượt sông xâm nhập vào bán đảo Sinai, thực hiện phá hoại ngay trước khi lực lượng thiết giáp Israel tổ chức phản công.


Ngày 6/10/1973 là ngày lễ “Ngày chuộc tội” của người Do Thái, người Israel được nghỉ lễ trên toàn quốc. Nhưng người Israel hoàn toàn không thể ngờ rằng vào ngày hôm đó sẽ diễn ra cuộc tổng tấn công của liên quân Ai Cập – Syria, mở màn cho cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 với qui mô và mức độ ác liệt chưa từng có, cuộc chiến Yom Kippur.

Lúc 14h15 ngày 6/10, đội đặc nhiệm Ai Cập bất ngờ, thần tốc và dũng mãnh lao đến bên bờ Tây của kênh đào Suez, họ nhảy vào những chiếc xuồng cao su triển khai vượt sông trên mât sông rộng 200m. Cùng lúc đó, trên bầu trời 200 chiếc máy bay chiến đấu của không quân Ai Cập cũng gầm rú lao về phía trận địa tiền duyên của quân Israel trên bán đảo Sinai.

Trong giây lát trận địa quân Israel trên phòng tuyến Balev mịt mù trong những cột khói đạn, tiếng súng giáng trả của quân Israel cũng nổ giòn giã. Cuộc tấn công của liên quân Ai Cập-Syria chính thức được mở màn.

Vị trí đổ bộ của lính đặc nhiệm nằm giữa hai cứ điểm. Khi xuồng đổ bộ tiến sát bờ, các lính đặc nhiệm nhảy khỏi xuồng, nhanh chóng trèo lên bờ đập cát khá cao, họ buông thang dây cho lực lượng tiếp ứng phía sau. Lên được bờ sông họ nhanh chóng tấn công các chốt phòng thủ, tới tấp quăng lựu đạn và dùng AK báng gấp tấn công đối phương.

Trận chiến ác liệt nhất diễn ra tại cứ điểm Quyi bao bọc cực Nam của phòng tuyến Bar Lev, lực lượng tấn công rất khó tiếp cận. Trong lực lượng tuy chỉ có một nhóm được trang bị súng phun lửa nhưng họ cũng đã đột phá được cứ điểm này, tiêu diệt toàn bộ số lính Israel phòng thủ tại đây.

Các mũi tấn công nhằm vào các cứ điểm khác chỉ vấp phải sự chống cự lẻ tẻ. Các binh sĩ Israel dưới làn đạn pháo như mưa đã co cụm vào các công sự, bỏ lại trận địa với vũ khí không người sử dụng, đây có lẽ là lần đầu tiên người Israel rời bỏ vị trí chiến đấu của mình. Chiếc dịch vượt sông đánh chiếm đầu cầu của Ai Cập thành công mĩ mãn.


http://nghiadx.blogspot.com
Một điểm phòng thủ trong phòng tuyến Bar Lev


Lúc này, lực lượng xe tăng Israel bắt đầu phản công ào ạt về hướng đầu cầu của Ai Cập, 240 chiếc tăng nã đạn như mưa về phía lính đặc nhiệm Ai Cập.

Lực lượng này cũng có sự chuẩn bị, họ đã nhanh chóng lập các bãi mìn chống tăng kết hợp với thứ vũ khí rất hiệu quả lúc bấy giờ, tên lửa chống tăng AT-3 Sagger của Liên Xô. Hơn 170 chiếc tăng của lữ đoàn thiết giáp Israel đã bị bắn cháy.


http://nghiadx.blogspot.com
Bức họa về lính đặc nhiệm Ai Cập với RPG-7


Lực lượng đột kích cũng tấn công mạnh vào phòng tuyến khu vực phía Bắc, trận đánh diễn ra tại cứ điểm Budapis.

Cứ điểm này nằm trong vị trí xung yếu của phòng tuyến Bar Lev, phía Đông cách cảng Fad 11km, khu đầm lầy rộng lớn bao bọc phía Nam tạo thành tấm bình phong che chắn tự nhiên.

Trong thời gian trước, tại đây chỉ có 18 lính Israel đồn trú, sau khi cuộc chiến nổ ra lực lượng thiết giáp được tăng viện.

Chiều ngày 6/10, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập gồm 16 chiếc tăng, 16 xe bọc thép quân và các loại xe tải quân sự chở bộ binh tiến đến khu vực này, dưới sự yểm trợ của máy bay và phi pháo, tổ chức tấn công và cứ điểm Budapis.

Cuộc tấn công này bị Israel đẩy lùi, Ai Cập mất 7 xe tăng và 8 xe bọc thép, nhưng một đội đặc nhiệm cũng đã đổ bộ lên được bãi biển cách cứ điểm 2km.

Cứ điểm này sau đó rơi vào thế bị cô lập. Khi phát hiện được ý đồ của quân Ai Cập, Israel điều một trung đội tăng 8 chiếc từ lữ đoàn thiết giáp mới được thành lập của tướng Adam đến tăng cường ngay trong đêm cho cứ điểm Budapis.

Đáng tiếc là đơn vị tăng này không biết gì về sự xuất hiện của toán lính đặc nhiệm Ai Cập, vốn đang chôn mìn chống tăng trên con đường duy nhất đến Budapis.


http://nghiadx.blogspot.com
Cờ Israel mà quân Ai Cập thu được sau những ngày đầu thành công



http://nghiadx.blogspot.com
Lính đặc nhiệm Ai Cập bên cạnh những chiếc tăng Israel mà họ tiêu diệt


Lính Ai Cập bắn pháo sáng quan sát và sử dụng RPG-7 bắn cháy 2 xe tăng, đẩy lùi đợt tấn công.

Đến sáng quân Israel tiếp tục phản kích nhưng bị chặn lại bởi bãi mìn kéo dài đến tận bờ biển, đặc nhiệm Ai Cập lại bắn cấp tập nhiều quả RPG-7 từ cự ly gần 500m, diệt thêm một số xe bọc thép, quân Israel lại rút lui.

Sau đó tăng viện của Israel gồm một đại đội pháo và một đại đội bộ binh tổ chức phản kích lần thứ 3. Lúc này, lính Ai Cập đã ẩn nấp kĩ, các xe tăng Israel rất khó phát hiện ra họ. Đợi đến khi lực lượng Israel đã tràn xuống bãi biển, hỏa lực đồng loạt khai hỏa, 15 lính Israel chết và hơn 30 lính bị thương.

Cũng vào buổi tối cùng ngày, một đại đội đặc nhiệm Ai Cập xâm nhập vào khu vực cách cứ điểm Budapis 30km về phía Đông, họ phục kích một đoàn xe thiết giáp Israel, phá hủy 2 xe tăng và 1 xe bọc thép. Khi đoàn xe tổ chức phản công, lực lượng đột kích biến mất, sau đó họ lại tấn công, Israel mất tiếp 1 xe tăng.


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
Những bãi mìn (hình trên) và súng chống tăng đã tiêu diệt rất nhiều xe tăng Israel


Thế nhưng, đó chỉ là những trận tập kích qui mô nhỏ. Cuối cuộc chiến, do các đơn vị bộ binh kém cỏi của Ai Cập nhanh chóng tan rã trước sức mạnh tổng lực của quân đội Israel, phần thắng nghiêng về phe của quân dội Do Thái.

Tuy nhiên, lính đặc nhiệm Ai Cập vẫn tạo tiếng vang lớn khi tác chiến với qui mô lữ đoàn, đương đầu với sư đoàn thiết giáp của A. Sharon (Thủ tướng Israel sau này), bảo vệ thành công con đường dẫn đến thủ đô Cairo.


http://nghiadx.blogspot.com

Lính đặc nhiệm Ai Cập diễu binh năm 1974 sau Yom Kipuur


Trong cuộc chiến Yom Kippur, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy cuối cùng, về quân sự người Israel đã chiến thắng trong cuộc chiến đó nhưng lực lượng đặc nhiệm Ai Cập cũng thể hiện họ là lực lượng thiện chiến đáng khâm phục.

>> T-64, chiếc xe tăng cách mạng



Không phải T-54, cũng không phải T-72, chính T-64 mới là cuộc cách mạng về xe tăng hiện đại trên thế giới.


Vào đầu những năm 1950, quân đội Liên Xô đặt ra yêu cầu phát triển một loại tăng hoàn toàn mới. Cũng như các lần trước, khi yêu cầu về một loại tăng hoàn toàn mới được đưa ra, Cục thiết kế tăng ở Kharkiv luôn dẫn đầu cuộc đua bằng việc giới thiệu một loại tăng trái với qui ước về thiết kế tăng.

Concept (tư tưởng) thiết kế loại tăng mới này thể hiện ở chiếc T-64, nó được thiết vào đầu những năm 1960 ở Kharkiv dưới sự chủ trì của Aleksandr A. Morozov và trở thành chiếc tăng đầu tiên trong thế hệ tăng mới (thế hệ tăng hiện đại sau thế hệ T54/55/62) của Liên Xô.

T-64 được chấp nhận đưa vào biên chế tháng 12/1966 và trở thành chiếc tăng đầu tiên của thế hệ tăng thứ 2. Giữ nguyên kết cấu khung thấp như họ T-54/55/62 nhưng T-64 lại tinh vi hơn.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
Những chiếc T-64A đầu tiên của quân đội Liên Xô.


Cuộc cách mạng về giáp bảo vệ

Chiếc T-64 có tính cơ động tốt hơn T-62. Động cơ diesel 5 xy-lanh với sức mạnh chừng 700-750hp. Mặc dù động cơ của T-64 nhỏ hơn so với động cơ của T-72, nhưng chiếc T-64 nhẹ hơn (36 tấn) được cho rằng có thể đạt được quãng đường hành trình và vận tốc tương đương với loại T-72. Ngoài ra, xe còn có 2 thùng nhiên liệu phụ 200 lít có thể được gắn phía đuôi xe.

Giáp của T-64 tốt hơn hẳn so với T-62, cả thân xe và tháp pháo đề được đúc, sau đó chúng được hàn lại, lớp giáp là sự kết hợp giữa giáp thép và các miếng gốm, gọi là “Hỗn hợp K”, giúp cho khả năng bảo vệ cao hơn trước những mối nguy hiểm từ đạn HEAT.

Bên cạnh sở hữu lớp giáp trước vững chắc hơn rất nhiều nhờ sử dụng giáp cải tiến kết cấu nhiều lớp, T-64 còn có thể lắp thêm các tấm giáp bảo vệ xích hai bên hông xe hay các tấm chắn dài.

Trên xe có "xẻng" (giống như của các xe ủi đất) to lắp phía trước xe, giúp cho nó có thể tự đào công sự trong một vài phút đồng thời có thể tăng khả năng bảo vệ cho giáp trước xe bằng cách nâng nó lên.

Vì thế, những khẩu pháo 105mm hiện đại nhất trên những xe tăng của NATO không thể làm gì được T-64 nếu ở ngoài tầm 500m.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

T-64 vào thời điểm ra đời vượt trội nhiều mặt so với xe tăng của NATO



Bên cạnh hệ thống dò tìm phóng xạ PAZ và lớp chống phóng xạ, T-64 còn có hệ thống lọc chung NBC và hệ thống điều áp.

T-64 lúc đầu sử dụng chung hệ thống phun khói ngụy trang giống series T-54/55/62, sau đó một số phiên bản đã sử dụng các ống phóng đạn khói gắn trên tháp pháo giống như T-72 và T-80.

Hệ thống nạp đạn pháo tự động đầu tiên trên thế giới

Pháo chính của chiếc T-64 là một khẩu pháo 125mm nòng trơn với góc nâng pháo từ -6 đến +14 với tháp pháo quay bằng máy 360 độ.

Khẩu pháo 125mm bắn loại đạn xuyên giáp sơ tốc cao HV-APFSDS có vận tốc đầu nòng lên tới 1,750m/giây và tầm bắn ít nhất 2.000m.

Tổng đạn 40 viên với cơ cấu phân bổ thông thường gồm 12 APFSDS - 6 HEAT - 22 HE. Cơ cấu nạp đạn tự động cho phép tổ lái giảm bớt xuống chỉ còn 3 người (lái xe, pháo thủ, trưởng xe), T-64 cũng sử dụng hệ thống vứt vỏ đạn tự động giống như trên T-62.


http://nghiadx.blogspot.com

Sử dụng ống thở khi lặn sông trên T-64


Ngoài ra, pháo 125mm còn có thể bắn loại tên lửa có điều khiển AT-8 Songster ATGM, thông thường nó mang 6 quả AT-8.

Hệ thống nạp đạn giống với hệ thống nạp đạn tự động trên T-72, ngoài chức năng giảm bớt một pháo thủ nó còn giúp cho tốc độ bắn của chiếc tăng đạt được 8 phát/phút.

Vị trí trưởng xe đã có sự cải tiến hơn so với T-62 khi anh ta có thể sử dụng mọi loại vũ khí trong chiếc tăng từ chỗ ngồi.

Bên cạnh đó, T-64 cũng kết hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực, nó có một cái máy vi tính gắn trong xe, một số phiên bản còn có cả máy đo xa laser.


http://nghiadx.blogspot.com

T-64BV với lớp giáp ERA


T-64 luôn đứng trong đội hình tuyến đầu của quân đội Liên Xô, ở trong các đơn vị cơ giới mạnh nhất ở Châu Âu đối mặt với NATO trong thời chiến tranh Lạnh. Nó không bao giờ được xuất khẩu sang các nước đồng minh của Liên Xô, kể cả các quốc gia thân cận nhất như Đông Đức hay Cuba.

Năm 1976, chiếc T-64B tích hợp hệ thống điều khiển “COBRA” giúp nâng tầm bắn lên 4.000m, nó sử dụng hệ thống đo xa laser với kính nhìn đêm mới, tuy vậy thì khối lương chiếc tăng cũng tăng lên 39 tấn.

Việc sản xuất T-64 đã được dừng lại năm 1987, nhưng việc nâng cấp T-64 thì đến nay vẫn được thực hiện.

Khuyết điểm trên T-64

Chiếc tăng T-64, mặc dù đã có nhiều ưu điểm, nhưng nó vẫn có nhiều hạn chế, như hệ thống nạp đạn tự động tuy giúp giảm biên chế tổ lái đi 1 người nhưng lại chiếm dụng một khoảng không gian lớn bên trong tháp pháo, khả năng hạ thấp nòng pháo vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Hay như ở biến thể tăng chỉ huy T-64K, khi liên lạc xe buộc phải đứng im, bởi vì cột ăn-ten phải được gắn xuống đất.

>> Báo Nhật 'dạy khôn' Trung Quốc?



Gần đây, phe nổi dậy Libya và các phương tiện truyền thông phương Tây liên tục cáo buộc Trung Quốc bán vũ khí cho Đại tá Gaddafi hồi tháng 7 song Bộ ngoại giao nước này phủ nhận tất cả những cáo buộc trên đồng thời nhấn mạnh đây chỉ là những tin đồn vô căn cứ.


Tờ Globe and Mail, dựa trên các tài liệu được tìm thấy ở Tripoli thì các quan chức an ninh Libya đến Bắc Kinh hồi giữa tháng 7. Ở đó, họ gặp ba nhà xuất khẩu vũ khí quân sự lớn cuả nước này và các đại diện của ông Gaddafi đề nghị Trung Quốc bán cho họ gói vũ khí trị giá 200 triệu USD.

Đáp lại những cáo buộc trên, hồi đầu tuần này, Bộ ngoại giao Trung Quốc kiên quyết phủ nhận tất cả.

Song song với việc khẳng định thông tin đại diện của Đại tá Gaddafi đúng là có liên lạc với các công ty thương mại quân sự của Trung Quốc hồi tháng 7, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng không có một hợp đồng cung cấp vũ khí cho ông Gaddafi từng được ký. Theo đó, đây chỉ là tin đồn thất thiệt vô căn cứ nhằm gây bất lợi cho Trung Quốc.

“Đại tá Gaddafi có cử người sang Trung Quốc để gặp một số cá nhân thuộc các công ty thương mại vũ khí Trung Quốc vào hồi giữa tháng 7 song không có bất cứ một hợp đồng mua bán vũ khí nào được ký”, Jiang Yu, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng lập luận rằng, Bắc Kinh không thể bán vũ khí cho Đại tá Gaddafi bởi hành động này sẽ vi phạm lệnh cấm bán vũ khí cho Libya của Liên Hiệp Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định không bán vũ khí cho Đại tá Gaddafi.


Cần chú ý rằng, các cáo buộc trên được truyền đi khi Trung Quốc đang nỗ lực thiết lập quan hệ với bên giành chiến thắng trong cuộc chiến Libya nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia của mình chẳng hạn như việc gia hạn các thỏa thuận về dầu mỏ với Chính phủ mới. Do vậy, rất có thể đây là đòn tấn công của phương Tây nhằm hạ bệ uy tín của Chính phủ Trung Quốc và làm cho nỗ lực thiết lập quan hệ của nước này với phe nổi dậy Libya trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, những người ủng hộ Bắc Kinh còn lập luận rằng, cho dù các công ty thương mại quân sự của nước này và đại diện của Gaddafi từng gặp nhau trước đó thì mục đích của họ chưa hẳn là các hợp đồng cung cấp vũ khí. Việc gặp gỡ này chỉ đơn thuần là để giữ liên lạc với ông Gaddafi và chuẩn bị cho các hợp đồng thương mại có thể có trong tương lai. Thậm chí, hai bên có khả năng chỉ gặp nhau để “nói chuyện”.

Tuy nhiên, theo Diplomat, sau sự kiện này, các công ty thương mại quân sự của Trung Quốc thể hiện rằng họ thực sự có nhiều thiếu sót về mặt tuyên truyền và chính trị chẳng hạn sự thiếu cân nhắc và thiếu độ nhạy cảm chính trị.

Trung Quốc rõ ràng là một quốc gia rất được chú ý bởi cộng đồng thế giới và Đại tá Gaddafi thời điểm này cũng vậy. Tuy nhiên, trong khi, ông Gaddafi đang bị “tẩy chay” thì việc các công ty thương mại quân sự Trung Quốc, một đại diện cho quốc gia của họ, lại gặp đại diện của Tổng thống Libya, tạo cớ cho một chiến dịch bôi nhọ Bắc Kinh

Ngoài ra, các công ty thương mại quân sự Trung Quốc cũng là nơi chứa đựng nhiều bí mật liên quan đến việc sản xuất các máy bay chiến đấu và tên lửa của Chính phủ nước này. Trong nhiều trường hợp, đó là các bí mật tuyệt đối mà báo chí không thể xâm nhập được nên kích thích sự tò mò của các cơ quan truyền thông dẫn đến việc đôi khi thông tin không chính xác.

Do vậy, theo Diplomat, để tránh những cáo buộc vô căn cứ tương tự như trên hoặc để ngăn ngừa những tin đồn thất thiệt từ các cơ quan báo chí trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc nên cho phép công khai hơn, minh bạch hơn về hoạt động của các công ty này đồng thời bình thường hóa hoạt động kinh doanh của họ.

Về phía các công ty thương mại quân sự nhà nước, cần nâng cao khả năng ngăn chặn những tin đồn thất thiệt và khả năng quan hệ công chúng giúp đối phó với một thế giới mà ở đó các bí mật không phải là thứ có thể giữ kín mãi mãi.

>> Black Hawks “lớn như thổi” sau ngày 11/9



Kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cùng với các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan của Mỹ, Sikorsky Aircraft, hãng sản xuất máy bay trực thăng Black Hawk, không ngừng lớn mạnh.

Sikorsky Aircraft được coi là “kho hàng”, nguồn cung mà quân sự Mỹ phụ thuộc nhiều để phục vụ cho các mục tiêu và vận chuyển binh lính ở Iraq và Afghanistan.

Black Hawks – công cụ chính của quân đội Mỹ

Doanh số của hãng Sikorsky Aircraft có trụ sở ở Stratford, tiểu bang Connecticut (Mỹ) tăng gấp đôi, lên đến 6,7 tỉ đô la kể từ năm 2005. Trước đây, tổng thống Mỹ George Washington từng đặt tên cho Connecticut là bang cung ứng trong thời gian chiến tranh cách mạng vì đây là nguồn cung thực phẩm và pháo cho các binh sĩ.


http://nghiadx.blogspot.com
Black Hawk S-70A có thể trở hơn 4.000kg.


Máy bay trực thăng Black Hawk tham chiến lần đầu tiên ở Grenada (vùng biển Caribbean) năm 1983 và liên tục tham chiến trong các trận chiến khác. Ngoài ra, Black Hawk còn được biết đến qua sách và bộ phim mang tên “Black Hawk Down”, nói về trận đánh năm 1993 ở Somalia nơi 2 chiếc trực thăng bị bắn rơi, 18 binh lính chết.

Bắt đầu từ năm 2001, máy bay Black Hawk có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển binh lính và săn tìm kẻ địch. Black Hawk trở thành một trong những công cụ chính của quân đội, có thể hiện diện ở các sa mạc rộng lớn hay tại vùng núi gồ ghề. Black Hawk có mặt trong trận chiến Hoa Kỳ xâm chiếm Afghanistan vào tháng 10/2001 và Iraq 17 tháng sau đó.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Black Hawk có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển binh lính và săn tìm kẻ địch.


Nói cách khác, Black Hawk là chiếc trực thăng có vai trò kép trong một trận chiến thông thường, theo lời của Richard Aboulafia, nhà phân tích hàng không vũ trụ của Teal Group tại Arlington, VA (Mỹ). Đó là vận chuyển binh lính đến và đi khỏi trận đánh để tham chiến hay chăm sóc y tế, đồng thời tìm và tấn công lực lượng đối phương.

Với khoảng 400 phiên bản Black Hawk, máy bay trực thăng trở thành một trong những quân trang được sử dụng nhiều nhất trong quân đội Mỹ, Tim Healy, giám đốc phát triển kinh doanh của không quân Hoa Kỳ tại Sikorsky cho biết. Tim Healy nói: “Đây thực sự là trang thiết bị có nhu cầu cao trong một thời gian rất dài.”

Sikorsky Aircraft “vực” kinh tế Mỹ suy thoái

Số máy bay trực thăng do Sikorsky sản xuất nhiều hơn số máy bay này được sử dụng trong thăm dò dầu, chữa cháy, tìm kiếm và cứu hộ và trong các lĩnh vực khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Black Hawk trở thành một trong những công cụ chính của quân đội, có thể hiện diện ở các sa mạc rộng lớn hay tại vùng núi gồ ghề.


Rick Whittington, nhà phân tích của công ty môi giới Sturdivant cho biết lợi nhuận của công ty Sikorsky nổi bật so với các doanh nghiệp hàng không khác thuộc công ty mẹ United Technologies Corp.

Lợi nhuận biên (profit margin) của Sikorsky năm 2010 là 10,7%, tăng đều mỗi năm, từ 8% năm 2004. Trong thời gian tồi tệ nhất của suy thoái kinh tế năm 2009, Sikorsky là doanh nghiệp duy nhất của United Technologies Corp có lợi nhuận cao hơn năm 2008 do nhu cầu quân sự tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Với khoảng 400 phiên bản Black Hawk, máy bay trực thăng trở thành một trong những quân trang được sử dụng nhiều nhất trong quân đội Mỹ.


Với khoảng 9.200 công nhân ở Stratford và ở 3 thị trấn giáp ranh, Sikorsky có số nhân công lớn nhất ở phía tây nam Connecticut. Paul Timpanelli, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hội đồng doanh nghiệp khu vực Bridgeport cho biết công ty đã giúp kinh tế khu vực thoát khỏi sự suy yếu. Giai đoạn 2008 – 2010, Sikorsky đã thuê 1.500 – 2.000 công nhân. Hiện tại, khoảng 9.500 công nhân làm việc cho Sikorsky ở Connecticut.

Black Hawk "khỏe" trong môi trường khắc nghiệt

Yêu cầu đặt hàng Black Hawk thay đổi theo sự thay đổi của công nghệ như động cơ được thiết kế lại, hệ thống điều khiển kĩ thuật số trong buồng lái được nâng cấp để cung cấp thông tin về các mối nguy hiểm.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Black Hawk có thể được trang bị một loạt các tên lửa, súng máy và pháo 20 mm.


Bộ phận cảm biến hồng ngoại có thể xác định vị trí binh sĩ bị thương vào ban đêm và trong thời tiết xấu cùng với những nâng cấp đáng kể về hệ thống vũ khí khiến loại máy bay trực thăng này hoạt động hiệu quả hơn trong các trận đấu, đồng thời giảm thời gian vận chuyển người bị thương đến bệnh viện, Tim Healy, giám đốc phát triển kinh doanh của không quân Hoa Kỳ tại Sikorsky cho biết.

Ed Birtwell, người phụ trách quản lý động cơ máy bay của General Electric (Mỹ ) cho biết hàng trăm kỹ sư của công ty đã và đang tham gia thiết kế lại động cơ Black Hawk, vì động cơ này hút cát lúc cất và hạ cánh. Khi đó, cát bị cuốn vào động cơ nóng và chuyển hóa thành thủy tinh làm giảm sức mạnh và hiệu quả hoạt động của động cơ.

Do đó, người ta đưa vào sử dụng một máy nén thép có thể chịu những tác động có tính ăn mòn của cát và máy tách phân tử để loại bỏ cát. Kết quả là động cơ có thể hoạt động khỏe hơn trong thời gian dài và trong môi trường khắc nghiệt.


Bộ Quốc phòng Mỹ dự định giảm 20% chi tiêu trước năm 2015

Kể từ sự kiện 11/9, ngân sách quốc phòng hàng năm của Mỹ đã tăng gấp đôi, lên đến 700 tỉ đô. Lợi nhuận hàng năm của quốc phòng Mỹ theo đó đã tăng gấp 4, đạt khoảng 25 tỉ đô la so với năm trước.

Tuy nhiên, chi tiêu của Lầu Năm Góc sẽ giảm đi vì Tổng thống Obama sẽ cắt giảm sự hiện diện của Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Tháng trước, Quốc hội Hoa Kỳ đã nhất trí cắt giảm chi tiêu quân sự thêm 350 tỉ đô la trong vòng 10 năm tới. Theo đó, ngân sách quốc phòng sẽ tự động phải cắt giảm thêm 500 tỉ đô la trong thời gian 10 năm nếu các nhà lập pháp không đạt được thỏa thuận cắt giảm thâm hụt trước tháng 11 này.

Ở tiểu bang Connecticut, bộ quốc phòng Mỹ đã chi khoảng 77 tỉ đô la từ 2000-2009, theo thông tin từ văn phòng các vấn đề về quân sự (OMA, Mỹ). Tàu ngầm, máy bay và động cơ phản lực là các lĩnh vực hàng đầu mà Bộ quốc phòng Mỹ chi tiền. Theo OMA, năm 2011, chi tiêu quốc phòng cho Connecticut sẽ giảm khoảng 4% so với năm 2010, tương đương khoảng 13 tỉ đô la.

Trước năm 2015, Bộ quốc phòng Mỹ dự định giảm 20% chi tiêu trên toàn đất nước, riêng ở Connecticut, bộ sẽ cắt giảm 10% (khoảng 12,29 tỉ đô la).

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 4)



Nỗ lực theo đuổi dòng xe tăng của riêng mình,“pháo đài di động”Merkava, đã giúp Israel trụ vững giữa “chảo lửa” Trung Đông.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)
>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 3)

Kỳ 4: Trụ cột sức mạnh

Công đầu của “ông thiết giáp”

Nếu như các chiến lược gia phương Tây ngày càng xem nhẹ vai trò của xe tăng trong chiến tranh hiện đại thì cuộc đối đầu giữa Nhà nước Israel với khối Arab đang vớt vát phần nào vị thế của cỗ máy chiến tranh này. Một trong những quan điểm cơ bản của học thuyết quân sự Israel là “đảm bảo giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thông thường, quy mô lớn có sự tham gia của các binh đoàn xe tăng và không quân được trang bị vũ khí hiện đại nhất”.

Thái độ coi trọng sức mạnh tăng – thiết giáp này hình thành từ thực tế chiến trường. Trong đó, lực lượng xe tăng là “xương sống” của các cuộc tiến công đối phó với “chiến tranh bạo loạn”, một hình thái xung đột mà đối phương phân tán, ẩn nấp ở các khu dân cư đông đúc.

Để tự tin vạch ra sách lược trên, Israel dựa hoàn toàn dòng xe tăng Merkava, (trong tiếng Hebrew có nghĩa là “chiến mã xa”), với công đầu thuộc về Thiếu tướng Israel Tal, chỉ huy lực lượng tăng – thiết giáp Israel, từng kinh qua các cuộc chiến giành độc lập, cuộc chiến Sinai, cuộc chiến 6 ngày và cuộc chiến Yom Kippur.


http://nghiadx.blogspot.com
"Ông thiết giáp" Israel Tal.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Merkava III làm nhiệm vụ.


Sau cuộc chiến Yom Kippur (năm 1973) giữa Israel và các nước Ai Cập, Syria, Iraq và Jordan…, giới quân sự Israel nhận thức, không thể chiến thắng trong chiến tranh tiêu hao và đặt ra yêu cầu quân đội phải có loại xe tăng mới đảm bảo khả năng sống còn cao cho kíp xe.

Cùng với yêu cầu đó, bài học cay đắng từ việc bị “đồng minh” chơi khăm thúc đẩy Israel quyết tâm chế tạo loại xe tăng của riêng mình. (Israel từng hợp tác với Anh để chế tạo xe tăng Chieftain nhưng sau đó, vì lý do địa chính trị, Anh đã không bán loại tăng này cho nhà nước Do Thái).

Dưới sự chỉ đạo của của “ông thiết giáp”, biệt danh của tướng Israel Tal, chiếc Merkava đầu tiên đã chính thức biên chế trong quân đội vào năm 1979 và tham chiến lần đầu trong chiến dịch “Hòa bình cho Galilee” (năm 1982).

An toàn, an toàn hơn nữa

Tới nay, dòng xe tăng Merkava đã phát triển tới 4 thế hệ, với nhiều biến thể không phải là xe tăng như pháo tự hành, xe chiến đấu bộ binh, xe cứu kéo… Thế nhưng “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong các thiết kế của gia đình Merkava luôn là tiêu chí đảm bảo sự an toàn cao nhất cho kíp xe.

Điều này có thể dễ dàng nhận ra ở tháp pháo của tất cả các thế hệ xe tăng Merkava với thiết kế hình chỏm cầu nhằm giảm sức phá hủy của các vũ khí chống tăng. Không chỉ vậy, Merkava là một trong những dòng xe tăng hiếm hoi đặt động cơ ở phía trước để làm tăng khả năng sống còn của kíp xe trong trường hợp xe bị bắn trúng.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế của dòng xe Merkava tạo khoảng chống tối đa để binh sĩ có thể trú ẩn. Trong ảnh là 1 xe thiết giáp, biến thể của xe tăng Merkava.


Xe được thiết kế các cửa thoát hiểm dành riêng cho trưởng xe, lái xe, người nạp đạn. Còn pháo thủ, có thể chọn bất kỳ các cửa kể trên thoát thân. Nhà sản xuất còn tính toán nếu bớt đi 12 viên đạn pháo có thể đủ chỗ trú ẩn cho 6 binh sĩ nữa. Như vậy, không chỉ kíp xe mà cả lính tùng thiết cũng sẽ được an toàn hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Diềm xích phía sau tháp pháo.


Từ chiếc Merkava II, tháp pháo còn bố trí diềm xích, treo các bi sắt nặng trông diêm dúa nhưng lại có tác dụng giảm tổn thương cho xe khi bị rocket chống tăng bắn từ phía sau.

Ở chiếc Merkava IV, xe được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Rafael Trophy có 4 radar bố trí quanh thân, cung cấp tầm bao quát theo góc cầu 360 độ (thực tế là bán cầu trên), chống lại các mối nguy đến từ các loại tên lửa chống tăng. Hiện nay, trên thế giới cũng mới chỉ có xe tăng T-80 của Nga trang bị hệ thống tương tự là Arena. Trong đó, Trophy được đánh giá là có tính năng vượt trội hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống Rafale Trophy thể hiện khả năng bảo vệ Merkava IV.


Thu lời bất chấp lệnh cấm xuất khẩu

Bắt đầu từ năm 2001, Israel đang dần “thay máu” lực lượng tăng – thiết giáp bằng những chiếc Merkava IV, thành viên mới nhất của “gia đình Merkava”. Hiện nay, với tốc độ sản xuất dự kiến khoảng 50-70 chiếc/năm, lục quân Israel sẽ sớm hoành thành mục tiêu có thêm 400 chiếc Merkava IV nữa trong biên chế.

Vì lý do an ninh quốc gia, Merkava IV bị áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Israel vẫn thu lời nhờ vào việc bán một số bộ phận hoặc hệ thống vũ khí, khí tài.

Merkava IV được trang bị pháo 120mm, bắn các loại đạn (đạn xuyên thoát vỏ có cánh ổn định APFSDS, đạn nổ lõm chốn tăng đa năng HEAT-MP…) mang nhiều quốc tịch (Mỹ, Đức, Pháp). Loại pháo này rất tân tiến vì có khả năng chống cong, vênh dưới tác động nhiệt độ môi trường và hoặc khai hỏa. Ngoài pháo chính, xe còn có súng máy 7,62mm và hệ thống cối 60mm.

Nhờ hệ thống kiểm soát hỏa lực đa kênh (TV, ảnh nhiệt, laser) Merkava IV có thể bắt bắm, bắn các mục tiêu di chuyển trong khi hành tiến, kể cả các mục tiêu trên không như trực thăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Merkava thao diễn và bị ngã ngựa.


Để bảo vệ, ngoài những thiết kế đảm bảo an toàn kể trên, Mekava IV còn được trang bị hệ thống cảnh báo laser Amcoram LWS-2. Khi phát hiện đối phương chiếu tia laser dẫn đường cho tên lửa chống tăng, ngay lập tức, hệ thống này sẽ phát lệnh điều khiển các ống phóng bố trí quanh tháp pháo phóng lựu đạn khói để bảo vệ. Các ống phóng này có thể dùng để phóng mồi bẫy nhiệt chống vũ khí chống tăng dẫn hướng bằng ảnh nhiệt. Ngoài ra, lớp vỏ của Mekava IV còn có thiết kế dạng module, cho phép thay thế các lớp giáp phức hợp khác nhau tùy vào từng nhiệm vụ.


http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc Merkava bị "sứt mẻ".


Được Bộ Tổng tham mưu Quân đội Israel kỳ vọng là “khi triển khai hoàn toàn, Mekava IV sẽ đảm bảo an toàn cho kíp xe hơn các loại xe từng có” và được các chuyên gia quân sự xếp vào hạng các xe tăng “an toàn và hiệu quả hàng đầu thế giới” nhưng sự phát triển vũ khí và chiến thuật chống tăng khiến Mekava IV khó ngồi yên ở ngôi “vua chiến trường”.


Trên thực tế, trong các cuộc đối đầu ở Trung Đông, vẫn có những chiếc Merkava bị bắn tung lớp giáp, thậm chí lộn nhào. Và hệ thống phòng thủ chủ động Rafael Trophy dù chính xác đến đâu cũng không cùng lúc ngăn được nhiều rocket chống tăng bắn tới tấp cùng một lúc. Những cỗ xe tăng vẫn rất dễ bị tổn thương trong chiến đấu, những nhà thiết kế xe tăng Israel nói riêng và trên thế giới nói chung vẫn phải giải nhiều bài toán khó để kéo dài thời gian tồn tại cùng lịch sử của loại vũ khí này.

>> Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 2)



Cục thiết kế Sukhoi trải qua 4 đời lãnh đạo. Trong số đó, 2 người để lại dấu ấn rõ nét nhất là nhà sáng lập Pavel Sukhoi và cha đẻ chiến đấu cơ Su-27 Mikhail Simonov.


Kỳ 2: Dấu ấn hai nhà lãnh đạo OKB Sukhoi

Pavel Sukhoi, người sáng lập OKB Sukhoi

Pavel Osipovich Sukhoi sinh ngày 22/7/1895 tại ngôi làng nhỏ Hlybokaye (Belarus) giáp biên giới Đế Quốc Nga. Năm 1905, Pavel tới học tại trường Gomel Gymnasium. Trong thời gian học tại đây, vô tình cậu bé Sukhoi đã thấy chiếc máy bay và điều đó đã thay đổi cả cuộc đời sau này của cậu.

“Tôi đang đi cùng với bạn bè mình từ phòng tập thể dục và đột nhiên một chiếc máy bay bay trên đầu chúng tôi. Đó là điều bất ngờ, tuyệt vời và tuyệt đẹp! Không phải là một con chim mà là người đàn ông thực sự đang bay trên đầu chúng tôi,” Pavel Sukhoi nhớ lại giây phút thay đổi cả đời mình.

Sau lần đó, ông dành nhiều thời gian tới việc chế tạo mô hình máy bay và tàu lượn.

Năm 1915, Sukhoi chuyển tới học ở Trường kỹ thuật Moscow (ngày nay là ĐH kỹ thuật Bauman Moscow). Thế chiến thứ nhất nổ ra ông gia nhập quân đội và phục vụ tới năm 1920 thì ra quân vì lý do sức khỏe, ông quay lại trường kỹ thuật học tiếp tới năm 1925.

Trong trường, ông có một học lực xuất sắc nổi bật hơn tất cả sinh viên cùng khóa. Ông sớm được Andrey Tupolev – nhà thiết kế máy bay nổi tiếng của Xô Viết để ý và dìu dắt. Đề án tốt nghiệp “máy bay một động cơ Chasseur” của Pavel Sukhoi được Tupolev trực tiếp hướng dẫn.

Sau khi tốt nghiệp, Sukhoi được Tupolev đưa vào làm ở TsAGI (Viện khí động lực học hàng không Trung ương) và tham gia hầu hết các dự án công nghệ máy bay tiên tiến nhất thời điểm này. Nhiệm vụ đầu tiên của ông trong nhóm Tupolev là phát triển máy bay ném bom hạng nặng nổi tiếng thế giới TB-1 và TB-3.

Tiếp đó, ông tham gia dự án máy bay ném bom tầm xa DB-2, ANT-25 và đặc biệt là dự án máy bay cường kích hạng nhẹ BB-1 (sau 1940 được biết đến với tên Su-2).

Su-2 là mẫu máy bay đầu tay thành công của Pavel Sukhoi với gần 1.000 chiếc được sản xuất, tích cực phục vụ trong Không quân Xô Viết giai đoạn đầu chiến tranh vệ quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Pavel Sukhoi trong phòng làm việc năm 1940.


Năm 1939, Pavel Sukhoi tự thành lập cục thiết kế cho riêng mình. Nhiệm vụ của OKB Sukhoi thời kỳ này là phát triển biến thể Su-2, máy bay cường kích Su-4, Su-6, Su-8...

Ngoại trừ Su-2, tất cả các thiết kế còn lại đều thất bại. Có thể nói, giai đoạn đầu OKB Sukhoi hoạt động là không thuận lợi, thậm chí năm 1949 chính quyền Liên Xô còn ra quyết định giải thể OKB Sukhoi. Phải tới năm 1953, Pavel Sukhoi mới tái lập cục thiết kế.

Kể từ thời điểm đó, Pavel Sukhoi cùng các đồng nghiệp liên tiếp trình làng nhiều mẫu máy bay mới như các loại máy bay cường kích Su-7, Su-17, Su-24, Su-25. Trong đó, đặc biệt là cường kích cánh cụp cánh xòe Su-17 không chỉ phục vụ ở Liên Xô mà còn được xuất sang hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, với loại máy bay tiêm kích đánh chặn thì OKB Sukhoi vẫn chưa đạt được thành công như mong đợi. Các máy bay Su-9 hay Su-11 chưa được đánh giá cao trong khi Su-15 với đặc tính kỹ thuật vượt trội nhưng nó không nổi danh.

Giai đoạn 1970-1980, OKB Sukhoi triển khai chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27. Lúc này, Pavel Sukhoi vẫn đang nắm quyền lãnh đạo cục. Tuy nhiên, ông không có cơ hội được nhìn thấy mẫu chiến đấu cơ xuất sắc này tung cánh. Ngày 15/9/1975, nhà thiết kế máy bay tài ba Pavel Osipovich Sukhoi qua đời. Ông được mai táng tại nghĩa trang Novodevichy.



http://nghiadx.blogspot.com
Cha đẻ chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27 Mikhail Simonov.


Cha đẻ chiến đấu cơ Su-27

Nhà thiết kế máy bay Mikhail Petrovich Simonov sinh ngày 19/10/1929 tại ngôi làng nhỏ ở Rostov. Năm 1954, ông tốt nghiệp Học viện hàng không Kazan.

Trước khi tới với Sukhoi, ông thành lập cục thiết kế hàng không thể thao và sản xuất một số mẫu tàu lượn như KAI-6, KAI-11, KAI-12, KAI-14, KAI-17, KAI-19...

Mãi tới năm 1970, ông mới vào làm việc tại OKB Sukhoi. Trong 9 năm tiếp theo, Simonov trở thành phó phòng thiết kế OKB Sukhoi và trực tiếp chỉ đạo chương trình phát triển, thử nghiệm máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24 và cường kích Su-25.

Ngoài ra, Simonov là người chỉ đạo chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tứ Su-27. Có thể nói, ông được xem là cha đẻ của chiến đấu cơ nổi tiếng này.

Giai đoạn 1979-1983, Simonov được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ công nghiệp hàng không Xô Viết. Thời kỳ này, ông vẫn tích cực làm việc ở Sukhoi trong vai trò phát triển chương trình Su-27.

Năm 1983, ông chính thức trở thành người đứng đầu OKB Sukhoi. Simonov chỉ đạo nghiên cứu phát triển các biến thể cải tiến từ Su-27 như Su-30, Su-33, Su-34 và một số loại máy bay thể thao Su-26/29/31.

Thời “hậu Xô Viết”, Simonov nỗ lực lèo lái con thuyền Sukhoi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, đem lại nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khí giá trị không chỉ cho Sukhoi mà cho cả ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ngày 4/3/2011, cha đẻ Su-27 Mikhail Petrovich Simonov qua đời.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> Mỹ: Phần bí mật nhất về quân sự của TQ nằm dưới lòng đất



Mạng lưới đường hầm dài 4.828 km có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, nơi phát triển và cất giữ các vũ khí quan trọng nhất...


Tờ “Thời báo Hải quân” Mỹ ngày 5/9 đưa tin, quan chức quân đội Mỹ cho biết, thành tựu và sức mạnh của hải, không quân Trung Quốc đang không ngừng mở rộng, vì vậy đã tạo ra nguy cơ ngày càng tăng đối với an ninh châu Á.
Quan chức Mỹ cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu chạy thử vào mùa hè năm nay, đồng thời máy bay chiến đấu tiên tiến có ý đồ cạnh tranh với Mỹ cũng đã công khai bay thử vào tháng 1 năm nay. Đây là 2 ví dụ thực tế phản ánh sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên.

Sự quan tâm mới nhất của Trung Quốc đối với không quân, hải quân và tính năng tên lửa đã phản ánh tham vọng muốn sử dụng phương thức cơ động hơn để chỉ huy tác chiến từ những khu vực cách đất liền xa hơn. Những điều này đều được thể hiện trong báo cáo dài 84 trang do Lầu Năm Góc mới công bố. Báo cáo này đã đưa ra một số thông tin mới nhất về mặt quân sự của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ tàu sân bay" - tên lửa Đông Phong-21D của quân đội Trung Quốc

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Michael Schiffer chỉ ra, các bước và phạm vi tiếp tục đầu tư cho quân sự của Trung Quốc làm cho Bắc Kinh “theo đuổi sức mạnh quân sự mà chúng ta cho là đủ để phá vỡ cân bằng quân sự khu vực, đã làm tăng nguy cơ hiểu nhầm… Đồng thời, có thể gây ra căng thẳng và mối lo ngại về tình hình khu vực”.

Báo cáo này nhận định, tổng chi phí quốc phòng hàng năm của Trung Quốc là 160 tỷ USD; mà con số này thấp xa so với ngân sách 500 tỷ USD hiện nay của Lầu Năm Góc.

Hải quân có tầm nhìn xa

Trung Quốc đã có một loạt tên lửa chống hạm, trong đó bao gồm SS-N-22 và SS-N-27B do Nga sản xuất. Báo cáo cho biết, tầm phóng của những tên lửa này có thể đạt 1.150 dặm (1.850 km). Với sự phối hợp của máy bay ném bom, phạm vi kiểm soát của Trung Quốc có thể vươn xa tới ngoài Nhật Bản và biển Đông, rất có thể vươn tới Guam.

Kế hoạch sức mạnh quân sự ngắn hạn 2008-2010 của Trung Quốc cho thấy, tiêu điểm quan tâm của Trung Quốc đã vươn xa ngoài đảo Đài Loan; đồng thời Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí có phạm vi kiểm soát xa hơn, bao gồm vũ khí vươn tới Ấn Độ Dương.

Báo cáo nội bộ của Trung Quốc cho biết, hải quân Trung Quốc đã có sự “cải thiện rõ rệt” về tính năng trang bị và tác chiến cự ly xa. Trong 2 năm qua, hải quân Trung Quốc đã triển khai 9 đợt điều động đến vịnh Aden ở châu Phi để thực hiện sứ mệnh chống cướp biển.

Hiện nay, Trung Quốc đã cải tạo tốt một chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ, và đã bắt đầu chạy thử trên biển vào mùa hè vừa qua. Quan chức Mỹ trông đợi trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ nghiên cứu chế tạo tàu sân bay nội địa, đồng thời rất có khả năng không chỉ chế tạo 1 chiếc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vừa hoàn thành chạy thử và đang tiếp tục được cải tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên


Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc còn chưa bao giờ tiến hành tác chiến bằng máy bay trên tàu sân bay; đồng thời Mỹ cho rằng, “Trung Quốc vẫn mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển được tàu sân bay có tính năng chiến đấu cấp thấp nhất”.

Báo cáo cho biết, quy mô của hải quân Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với hải quân Mỹ. So với hạm đội của Mỹ, hải quân Trung Quốc chỉ có 1 chiếc tàu sân bay và 26 tàu khu trục, trong khi Mỹ có 11 tàu sân bay và 60 tàu khu trục.

Tàng hình trên không

Hải quân Trung Quốc đã phô diễn khả năng tác chiến mới nhất vươn ra ngoài Tây Thái Bình Dương. Năm 2010, Trung Quốc điều máy bay chiến đấu Su-27 đến Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tập trận chung. Đồng thời trong tháng 2, điều 4 máy bay vận tải tầm xa sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya.

Cuối tháng 9/2010, là một phần của cuộc tập trận quốc tế, tại Kazakhstan Trung Quốc đã sử dụng máy bay ném bom B-6 Badger để thực hiện nhiệm vụ ném bom tầm xa. Còn hiện nay, Trung Quốc đang phát triển phiên bản máy bay ném bom B-6 Badger tầm xa, một khi phiên bản máy bay ném bom nâng cấp được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa, bán kính tấn công của nó có thể vươn tới chuỗi đảo thứ hai ngoài Tây Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nó có thể so sánh với một số máy bay chiến đấu đỉnh cao của quân đội Mỹ; đồng thời làm cho Trung Quốc có được khả năng “tấn công theo kiểu thâm nhập tầm xa và trong môi trường phòng không phức tạp”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tháng 1/2011, Trung Quốc đã khoe J-20 trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates


Lầu Năm Góc cho rằng, máy bay chiến đấu J-20 sẽ không thể thực sự được đưa vào hoạt động trước năm 2018.

Tương tự như vậy, quy mô của không quân Trung Quốc kém xa Mỹ. So với Mỹ, Trung Quốc có khoảng 1.680 máy bay chiến đấu, còn không quân và hải quân Mỹ có tổng cộng hơn 3.000 máy bay chiến đấu.

Ngoài ra, hoạt động quân sự bí mật nhất của Trung Quốc thường ở trong mạng lưới các cơ sở dưới lòng đất.

Quan chức Mỹ cho rằng, mạng lưới này chính là các đường hầm nối liền hơn 3.000 dặm (4.828 km). Những cơ sở này rất có thể có có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, đồng thời là nơi nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc.

>> Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 1)



Sukhoi là một trong những công ty thiết kế chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Các sản phẩm của Sukhoi trải khắp trong thành phần trang bị quân đội 50 quốc gia.

Kỳ 1: Lịch sử ra đời hoạt động của OKB Sukhoi

Đóng góp của Sukhoi trong chiến tranh Vệ Quốc

Tháng 9/1939, nhà thiết kế Pavel Sukhoi (1895-1975) thành lập cục thiết kế Sukhoi (OKB Sukhoi *). Vị trí ban đầu của cục đặt tại Kharkov (Ukraine), tuy nhiên Pavel Sukhoi tỏ ra không hài lòng về vị trí hiện tại nên quyết định chuyển về gần thủ đô Moscow (sân bay Modmoskovye).

Tháng 12/1941, Phát xít Đức phát động cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Chiến tranh Vệ quốc bùng nổ, tất cả các công ty công nghiệp quốc phòng Liên Xô dồn toàn lực sản xuất trang bị vũ khí cho Hồng Quân, OKB Sukhoi không là ngoại lệ.

Mẫu thiết kế tốt nhất mà OKB Sukhoi có được là máy bay cường kích Su-2 (được sản xuất gần 1.000 chiếc). Ngoài Su-2, OKB Sukhoi còn nghiên cứu dự án Su-1, Su-4, Su-5, Su-6 nhưng đều chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm mà không đưa vào sản xuất hàng loạt.

Dẫu sao, những chiếc Su-2 đã góp công không nhỏ trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Dấu ấn Su-7

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, công nghiệp hàng không quân sự bước vào thời kỳ phát triển máy bay động cơ phản lực. Ở giai đoạn này, OKB Sukhoi chỉ thực hiện hai dự án máy bay phản lực cận âm Su-9 và Su-15 nhưng đều bị hủy bỏ. Công lao lớn nhất của Sukhoi là ứng dụng một số công nghệ mới trong thiết kế máy bay: dù hãm để giảm quãng đường hạ cánh, ghế phóng khẩn cấp.

Giai đoạn 1949-1953, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô buộc cục thiết kế Sukhoi phải giải thể. Có một số nguồn tin cho rằng, lãnh tụ Xô Viết Stalin không thích cá nhân ông Pavel Sukhoi. Sau khi vị Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô này qua đời, Pavel Sukhoi tái lập OKB Sukhoi.

Thời kỳ này, xu hướng phát triển chiến dấu cơ trên thế giới chuyển sang giai đoạn các loại máy bay có khả năng đạt vận tốc siêu âm. Vào tháng 9/1955, máy bay cường kích siêu âm đầu tiên của OKB Sukhoi Su-7 cất cánh thành công. Năm 1959, Su-7 chính thức đi vào phục vụ trong Không quân Xô Viết.


http://nghiadx.blogspot.com
Cường kích Su-7 biên chế trong Không quân Ấn Độ.


Su-7 thiết kế theo kiểu dáng cánh cụp, cửa hút khí nằm ở mũi (đặc trưng máy bay Xô Viết những năm 1950-1960), lắp một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép chiếc máy bay đạt tốc độ siêu âm hơn 2.000km/h.

Tuy nhiên, tầm bay của Su-7 rất hạn chế, thể tích chứa nhiên liệu thấp. Dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng tải trọng vũ khí nhỏ (chỉ hơn 2.000kg).

Dẫu sao, Su-7 khá thành công trong lĩnh vực xuất khẩu, đã có 1.847 chiếc được chế tạo phục vụ rộng rãi ở 10 quốc gia trên thế giới.

Mãi tới những năm 1980, Su-7 mới bị loại khỏi hầu hết không quân các nước. Có thể nói không ngoa, Su-7 đã đặt nền móng đầu tiên tạo dựng thành công sau này cho OKB Sukhoi trong lĩnh vực chế tạo máy bay cường kích.

Tập tành chế tạo tiêm kích

Không chỉ tham gia thiết kế máy bay cường kích, OKB Sukhoi còn “chen chân” vào lĩnh vực tiêm kích đánh chặn.

Năm 1956, tiêm kích đánh chặn Su-9 cất cánh thành công lần đầu. Su-9 có kiểu dáng thân và đuôi tương tự Su-7 nhưng dùng kiểu cánh tam giác. Ngoại hình Su-9 rất giống với tiêm kích huyền thoại MiG-21.

Cũng như Su-7, Su-9 mắc những điểm yếu như tầm bay ngắn, khả năng mang vũ khí giới hạn. Sau Su-9, Sukhoi phát triển mẫu cải tiến Su-11 nhưng chỉ được chế tạo số lượng rất ít do những vấn đề kỹ thuật.

Tiếp đó, năm 1967 OKB Sukhoi trình làng tiêm kích đánh chặn Su-15 với một số sửa đổi trong thiết kế (chuyển cửa hút khí sang 2 bên thân).

Su-15 khá nổi tiếng nhưng không phải do có chiến tích hoành tráng mà là dính vào vụ bê bối bắn hạ máy bay chở khách KAL 007 (Hàng không quốc gia Hàn Quốc) năm 1983.

Su-17 tiếp nối Su-7

Điểm nhấn trong thiết kế chiến đấu cơ OKB Sukhoi những năm 1960-1970 là máy bay cường kích Su-17 – tiếp nối thành quả của Su-7.

Điểm đặc trưng của Su-17 sử dụng kiểu “cánh cụp cánh xòe’ do Viện khí động lực học trung ương (TsAGI) thiết kế. Cánh xòe ra để tạo lực nâng ở trần bay thấp, cánh cụp lại để tăng tốc độ.

Su-17 mang khối lượng vũ khí 4 tấn trên 10 giá treo. Những biến thể cải tiến sau này cho phép nó mang vũ khí tấn công chính xác cao.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-22M4 (biến thể xuất khẩu của Su-17) biên chế trong Không quân Ba Lan.

Su-17 là mẫu máy bay thành công của OKB Sukhoi, gần 3.000 chiếc được sản xuất và xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (chính là các biến thể của Su-22).

Su-17 đi vào phục vụ chưa lâu, năm 1969 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24. Năm 1975, cường kích Su-25 – “sát thủ diệt tăng” ra mắt. Cả hai loại phục vụ tích cực trong Không quân Nga và vài nước khác.

Mở đầu trường phái tiêm kích đa năng

Nối tiếp thành công của Su-17, giai đoạn 1970-1980 OKB Sukhoi để lại dấu ấn bằng thiết kế chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27.

Su-27 có tầm bay lớn, tải trọng vũ khí 8 tấn, tính cơ động linh hoạt cao. Ngoài thực hiện vai trò đối không bằng các loại tên lửa tầm ngắn tầm trung, Su-27 cũng thể hiện khả năng cường kích bằng bom và rocket không điều khiển nhưng còn nhiều hạn chế. Biến thể Su-27SM mang được vũ khí tấn công chính xác cao.

Su-27 là nguồn lợi chính của Sukhoi sau khi Liên Xô sụp đổ. Lãnh đạo Sukhoi lúc đó là Mikhail Simonov (>> xem thêm) tích cực tìm kiếm thực hiện hợp đồng xuất khẩu Su-27. Nhờ đó mà không quân nhiều nước trên thế giới mới có cơ hội tiếp cận một trong những loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư tiên tiến hàng đầu thế giới.

Đặc biệt, từ nền tảng Su-27 thì Sukhoi đã phát triển thành công nhiều biến thể cải tiến mạnh như Su-30, Su-33, Su-34 và Su-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Niềm tự hào của OKB Sukhoi - chiến đấu cơ Su-27.


Những năm 1990, đi cùng xu hướng phát triển chung của thế giới Sukhoi tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng tích tham gia phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Điển hình là máy bay thử nghiệm Su-47 Berkut với thiết kế cánh ngược độc đáo. Tuy nó chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm nhưng nó đã đem lại cho Sukhoi nhiều kinh nghiệm quí giá. Và điều đó được hiện thực hóa ở Sukhoi PAK FA T-50.

Ngày 29/1/2010, nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 lần đầu cất cánh ở sân bay Komsomolsk on Amur Dzemgi. Sukhoi T-50 hứa hẹn sẽ tiếp tục đưa Sukhoi vươn tới thành công lớn hơn.

Sukhoi trong lĩnh vực dân sự

Không chỉ tham gia phát triển máy bay quân sự, Sukhoi còn “xông pha” vào lĩnh vực dân sự.

Kinh nghiệm phát triển chiến đấu cơ với khả năng thao diễn tuyệt vời, Sukhoi đưa vào ứng dụng thiết kế máy bay thể thao động cơ cánh quạt Sukhoi Su-26/29/31. Trong các cuộc thi ở Châu Âu và thế giới, đội bay của Sukhoi đã đạt được 330 huy chương có 156 huy chương vàng).

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, thiết kế mới nhất, đầy tiềm năng xuất khẩu nhất của Sukhoi là máy bay chở khách tầm trung Superjet 100.

Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng. Có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

>> Kỳ 2: Dấu ấn hai nhà lãnh đạo OKB Sukhoi

(*) Cụm từ OKB theo nguyên văn tiếng Nga "Опытное конструкторское бюро" (Opytnoe Konstructorskoe Byuro) nghĩa là Cục thiết kế thí nghiệm. Thông thường, một văn phòng chính thức được biết đến bằng các số thứ tự hoặc tên người đứng đầu (người sáng lập). Ví dụ như với cục thiết kế Sukhoi thì tên gọi là OKB-51 hay là OKB Sukhoi (tên gọi phổ biến).

>> Nhật theo dõi cuộc tập trận của Nga ở biển Okhotsk



Phát ngôn viên cao cấp của Nhật Bản phát biểu, nước này đã được cảnh báo về cuộc tập trận của quân đội Nga trên không phận gần một quần đảo tranh chấp giữa 2 nước.


Thư ký Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết, khi tiến hành cuộc tập trận trên biển Okhotsk, quân đội Nga đã định ra một vùng cấm bay ở khu vực phía bắc đảo Hokkaido mà Nga tuyên bố chủ quyền của mình.

Ông còn nhấn mạnh thêm, vùng cấm bay bất thường đó là thuộc chủ quyền của Tokyo, và chính phủ Nhật đang rất quan tâm các động thái của Nga. Nước này sẽ tiến hành các hành động khi xem xét trên quan điểm an ninh quốc gia của riêng mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc máy bay ném bom Tu-95MS của không quân Nga.

Theo báo ở Tokyo hôm 6/9, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga đã bay khoảng 19 giờ ở gần khu vực thềm lục địa của Nhật Bản và đã được 10 máy bay tiêm kích F-16 của không quân Nhật Bản và Hàn Quốc chăm sóc.

Hôm thứ 8/9, chính phủ Nhật Bản cũng đề nghị Moscow làm rõ từ ý định của Lực lượng Không quân Nga tiến hành tập trận không quân tại Okhotsk, gần vùng biển kiểm soát của Nhật Bản.

Theo báo chí Nhật, trước đó Nga đã thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO để ngừng các chuyến bay của máy bay dân sự trong khu vực rộng lớn của Biển Okhotsk từ 7 – 11/9 với lý do tập trận không quân.

Khu vực này được cho là gần với không phận Nhật Bản ngoài khơi bờ biển đông bắc của Hokkaido trên đường từ cảng Wakkanai đến bán đảo Shiretoko.

Nga và Nhật từ lâu vẫn không tìm được tiếng nói chung về vùng lãnh thổ tranh chấp, mà phía Nga đặt tên là quần đảo Kuril nằm ở rìa vùng biển Okhotsk, còn phía Nhật gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc.

Chính sự kiện Liên Xô đưa quân vào quần đảo Kurils trong những ngày cuối chiến tranh thế giới II năm 1945 đã ngăn cản 2 nước kí hiệp ước hòa bình kết thúc sớm chiến tranh, và đến nay quan hệ giữa Tokyo và Matxcova đôi khi vẫn trở nên căng thẳng.

>> Tên lửa và máy bay của Hải quân Trung Quốc



Từ cải cách mở cửa 1978 đến nay, với 4 hiện đại hóa trong đó có hiện đại hóa quốc phòng, Hải quân Trung Quốc đã đi một bước dài về chất lượng.


Trong đó, lực lượng này đã đạt được một số tiến bộ về tàu chiến với tính cơ động, thông tin – radar và hệ thống hỏa lực, từ các loại ngư lôi, thủy lôi, pháo phòng phông, đến tên lửa phòng không và tên lửa đối hải, tầm chiến thuật đến tầm chiến dịch.

Tên lửa đối hạm tiến bước dài

- Các loại tên lửa tầm ngắn:

+ Tên lửa đối hạm C-801 là tên lửa đối hạm đa năng tốc độ cao, trang bị cho tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu ngầm thông thường, tàu tuần tiễu cao tốc hoặc trên máy bay ném bom cường kích. Chủ yếu dùng để tiến công tàu khu trục, tàu hộ vệ...

Thông số kỹ thuật: chiều dài 5,82m, trọng lượng 815kg, đầu đạn 165kg, động cơ 2 tầng, nhiên liệu rắn, tầm bắn 8-40km (trang bị trên hạm), 10-15km (trang bị trên máy bay), tốc độ 0,9M, độ tin cậy 80%.

Phương thức phóng quả hay phóng loạt, sau khi phóng từ tàu, động cơ trợ đẩy hoạt động, sau mấy giây động cơ này từ từ tách ra, tên lửa đạt tốc độ Mach 0,9, lúc đó động cơ chính mới hoạt động, tên lửa bay ở chế độ hành trình, khi cách mục tiêu dự định ở cự ly nhất định thì thiết bị quét và bám mục tiêu điều khiển tên lửa tiến công mục tiêu.

Nếu phóng từ máy bay, tên lửa không sử dụng động cơ trợ đẩy, sau khi phóng động cơ chính làm việc ngay, tên lửa nhanh chóng hạ độ cao, bay theo mặt biển cho tới khi đến mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối hạm C-801 rời bệ phóng.

+ Tên lửa đối hạm C-801: Chiều dài 6,39m, tầng hai dài 5,14m, đường kính 0,36m, cánh mở 1,22m, cánh gập 0,72m, trọng lượng 715kg, tầng hai là 530kg, đầu đạn 165kg, tốc độ 0,9M , tầm bắn hiệu quả 12-120km.

+ Tên lửa đối hạm C-701: Là loại tên lửa mới nhất do công ty xuất khẩu Tinh Mật chế tạo, phóng từ tàu chiến và máy bay. Chiều dài 2m, đường kính 250mm, trọng lượng 150kg, tốc độ cực đại 0,8M, tầm bắn hiệu quả 15-20km. C-701 gắn thiết bị tìm mục tiêu bằng hồng ngoại, chủ yếu để tiến công các mục tiêu nhỏ như tàu tuần tiễu cao tốc hoặc dùng làm tên lửa chiến thuật không đối đất.

+Tên lửa siêu tốc đối hạm C-101: nó có trọng lượng 1.500kg, dài 7,5m trang bị trên máy bay, tầm bắn hiệu quả 4,5km, đầu đạn 300kg, tốc độ bay ngang 2M, chiều rộng sải cánh 1,62m; có loại 1.800kg, dài 6,5m trang bị cho tàu chiến.

+ Tên lửa bờ đối hạm, hạm đối hạm HY-2: Tầm bắn hiệu quả lớn nhất 20-100km, tốc độ 0,9M, đãn đường tự chủ khống chế và tự động, độ cao điểm phóng từ 0-400m, phương thức phóng quả một hay phóng loạt, trọng lượng 300kg, đường kính 0,76m, sải cánh 2,4m, đầu đạn 513kg.

+ Tên lửa bờ đối hạm, không đối hạm HY-4: Chiều dài 7,36m, đường kính 0,76m, sải cánh 2,4m, đầu đạn 513kg, hiệu quả 70%, dẫn đường tự khống chế và dẫn đường tự động. Tầm bắn hiệu quả 35-135km, tốc độ 0,85M, giá phóng nghiêng 85 độ, phương thức phóng quả một hay phóng loạt, trọng lượng 2.000kg (bờ đối hạm), 1.740kg (không đối hạm).

- Tên lửa tầm trung, tầm xa:

+ Tên lửa đạn đạo tầm trung Cự Lãng-1 (JL-1) hoặc còn được gọi là CSS-N-3. Tên lửa được phóng đi tàu ngầm là loại tên lửa đẩy 2 tầng, cải tiến từ tên lửa Đông Phong 4 (DF-4). JL-1 có chiều dài 9,8m, đường kính 1,34m, tầm bắn 2.800km, phương thức phóng là đẩy 2 tầng, nhiên liệu rắn, hệ thống dẫn đường bằng quán tính. Tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ có 12 JL-1.

+Tên lửa đạn đạo tầm xa JL-2 (CSS-N-4): kết cấu 3 tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng 19 tấn, tầm trên 8.000km, sai số dưới 100m, hệ thống dẫn đường bằng quán tính và GPS, trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, loại tàu ngầm hiện đại nhất của Trung Quốc.

- Các loại tên lửa đối hạm mua của Nga: Tên lửa Moskit (SS-N-22)

Phần trên nói về các loại tên lửa đối hạm do Trung Quốc tự sản xuất hoặc sản xuất theo mẫu nước ngoài. Riêng với lớp tàu khu trục hiện đại (Sovremnny) mua của Nga 4 chiếc thì trang bị tên lửa đối hạm siêu âm Moskit (SS-N-22) với 8 tên lửa tầm bắn 160km.

Tên lửa đối không “Thức dậy”

Phòng không trên tàu là điểm yếu của tàu chiến Trung Quốc trước đây. Nay có một số loại tên lửa phòng không:

- Loại SA-N-7 của Nga trên tàu khu trục hiện đại, mỗi tàu có 2 bệ với 44 quả tầm bắn xa 25km và độ cao 50.000m.

- Loại HQ-7 (hay FM-80) trang bị trên tàu khu trục lớp Lữ Hải, có 1 giá phóng tên lửa 8 nòng, tầm bắn xa 12km và độ cao 5.000m, dài 3m, trọng lượng 84,5kg, tốc độ cực đại 2,3M, dẫn đường bằn radar hay tự động bám mcuj tiêu bằng hình ảnh có thể đánh mục tiêu tầm thấp, trung, siêu thấp.

- Loại “rắn chuông biển” trên tàu khu trục lớp Lữ Hộ có 1 giá phóng 8 nòng, cơ số đạn 26 quả, dẫn đường vô tuyến, tốc độ 2,4M, tầm bắn 13km, bộ phận chiến đấu nặng 14kg.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không HQ-61.



- Loại Hồng Kỳ 61 (HQ-61) trên tàu hộ vệ lớp Giang Vệ, 1 giàn 6 nòng PL-9/RF-61 (CSA-N-2) bán chủ động dò tìm mục tiêu, tầm bắn 10km. Đây là loại cải tiến từ HQ-61, tên lửa cơ động dặt trên xe do Trung Quốc tự sản xuất và trang bị cho lực lượng phòng không từ những năm 1980. Chiều dài 3,99m, đường kính 286mm, trọng lượng 300kg, sải cánh 1,17m, tốc độ lớn nhất 3M.

- Loại Hồng Kỳ 16 (HQ-16) vừa thử nghiệm trên tàu khu trục ở Hạm đội Nam Hải, mô phỏng hệ thống tên lửa trên tàu khu trục hiện đại, dài 5,5m, trọng lượng 690kg, đầu đạn 70kg, tầm bắn hiệu quả 35km, tầm bắn 14.000 đến 22.000m, tốc độ 3M.

Máy bay Hải quân Trung Quốc

- Máy bay ném bom, rải lôi có H-6 (nguyên bản Tu-16 của Liên Xô) và cải tiến từ H-6 như H-6D/T...

+ H-6T do công ty Tây An cải tiến từ H-6 để không những có thể ném bom các mục tiêu trên đất liền và trên biển mà còn gắn 2 tên lửa chống hạm C-601 ở hai bên cánh. Thông số kỹ thuật: dài 34,8m, sải cánh 34,19m, cao 10,34m, trọng lượng cất cánh tối đa 75.800kg, vũ khí mang tối đa 9.000kg, trần bay 12.000m, tốc độ tuần tiễu 786km/h, hành trình 4.300km, bán kính hoạt động 1.800km, thời gian bay liên tục 5h40 phút.

+ H-7A là loại ném bom tầm trung mới nhất đã tham gia một số cuộc diễn tập. H-7A gắn động cơ AL-31SM do Nga chế tọa, có sức đẩy cực đại lên 13 tấn, vũ khí mang theo 10.000kg, có hệ thống tiếp dầu trên không và hệ thống dẫn đường vũ khí hoàn hảo.

H-7A mang các tên lửa đối hạm AM-39, C-601/611, C-801/802 và C-803 cải tiến, đặc biệt có tên lửa Kh-65SE (sản xuất phỏng theo tên lửa của Nga) và tên lửa đối hạm Kh-31A (AS-17), chống bức xạ Kh-31P và tên lửa đối hạm trên biển Kh-41, phát triển từ Kh-31A, trọng lượng phóng 4.500kg, đầu đạn nặng 320kg, sử dụng quán tính và dẫn đường chủ động/bị động. Tốc độ phóng ở tầm cao 3M, tầm thấp là 2,1M, tầm phóng tối đa lần lượt là 250km và 150km. Các loại tên lửa đối hạm trên tàu khu trục hiện đại cũng có thể gắn vào H-7A sử dụng.

+ Thủy phi cơ ném bom H-5 có trọng lượng cất cánh 45 tấn, trọng tải 18 tấn (9 tấn xăng dầu, 9 tấn hàng) tốc độ tối đa 570km/h.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích JH-7.


- Máy bay cường kính Q-5, JH-7, Su-30MK2:

+ Q-5: là thành phần hỗ trợ phạm vi gần, có các loại Q-5 cơ bản, Q-5I tăng hành trình, Q-5II, Q-5III xuất khẩu, loại mới nhất Q-5C, loại hợp tác sản xuất với Italia Q-5M. Thông số kỹ thuật: dài 15,6m, sải cánh 9,68m, cao 4,33m, bán kính hoạt động 500km, vũ khí có 2 pháo 23mm, tên lửa đối không...tối đa 1.500kg.

+ JH-7 mang 4 tên lửa lửa đối hạm YJ-6 (C-601) dài 21m, sải cánh 12,8m, cao 6,22m, vũ khí mang theo 5.000kg, bán kính hoạt động 900km.

+ Su-30MK2 (Trung Quốc gọi là J-13): 2 người lái, 1 pháo 30mm, 6 tên lửa R-27ER, mang 8.000kg bom, dài 21,94m, sải cánh 14,7m, vận tốc tối đa 2.820km/h.

- Máy bay tiêm kích bom “báo bay” FBC-1: Do tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc thiết kế, dài 23,32m, sải cánh 12,7m, cao 6,57m, vũ khí gắn ngoài tối đa 6.500kg, gắn pháo 23mm và các loại tên lửa không đối không, đối đất, đối hạm. Tốc độ hành trình 1,7M, bán kíh hoạt động 1.450km.

- Máy bay tiêm kích J-8B/D/F/I: J-8 do công ty chế tạo máy bay Thẩm dương sản xuất. Thông số kỹ thuật: dài 21,52m, sải cánh 9,34m, cao 5,41m, tốc độ tối đa 2,2M, trần bay 20.500m, bán kính hoạt động 600km, vũ khí 2 pháo nòng kép 23mm, 5 giá treo các loại tên lửa PL-2/5/7/9/10. Các loại J-8B/D/F/I cải tiến để phát hiện và tiến công mục tiêu cả ngày lẫn đêm và quan trọng nhất là nâng bán kính hoạt động lên 800km.

- Máy bay tiêm kích J-7 có các loại J-7E/FS. J-7E có 1 cánh hình tam giác thành 2 hình tam giác, giảm tiêu hao nhiên liệu, tên lửa tính năng cao, có thêm hai điểm treo, tăng cường hỏa lực đối hạm...

- Trực thăng hạng nặng Z-8A, Z-78S/TH: trọng lượng 6.980kg, tốc độ tối đa 300km/h, độ cao (treo một chỗ) 1.900-5.500m, thời gian trôi trên mặt nước 6-10h.

>> 'Lực lượng Gaddafi phải hứng chịu tấn công'



Thời hạn cuối cùng mà NTC đưa ra cho lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã hết, liệu một cuộc tấn công quân sự lớn có diễn ra như tuyên bố hay không?


Phóng viên Richard Galpin của BBC cho biết, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp ở gần thị trấn Bani Walid. Họ tuyên bố lực lượng trung thành với ông Gaddafi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự lớn.

NTC đã tập trung lực lượng bên ngoài Sirte quê hương của ông Gaddafi, công tác hậu cần cung cấp đạn dược, nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho bính lính đã được chuẩn bị đầy đủ cho một chiến dịch quân sự dài ngày.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn đã lên nòng chỉ chờ lệnh khai hỏa Ảnh: AFP

Còn phải đổ máu trên mỗi km tiến vào Sirte

Ngày 9/9/2011, ông Gaddafi đã có bài phát biểu qua sóng truyền thanh của Syria, ông bác bỏ các lời đồn đại cho rằng, ông đã trốn sang Niger cùng với đoàn xe hộ tống lớn. Ông tuyên bố sẽ bám trụ tại Libya và quyết chiến đến cùng.

Ngay sau khi bài phát biểu của ông Gaddafi được phát đi, lực lượng ủng hộ ông đã bắn hàng loạt đạn pháo phản lực bắn loạt BM-21 từ thị trấn Bani Walid như là một hành động thể hiện sự cứng rắn của ông.


http://nghiadx.blogspot.com
Sirte đang nắm trong tay nhiều chiếc chìa khóa quan trọng đối với tình hình của Libya.

Dù thời hạn ngày 10/9/2011 đã đến, nhưng việc tiến vào Sirte sẽ là một thách thức không nhỏ đối với NTC. Paul Wood phóng viên của BBC ở gần Sirte bình luận, khi lực lượng nổ dậy tiến càng gần hơn Sirte, thương vong bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng.

NTC vẫn còn một chặng đường dài hơn 72 km từ thị trấn Bani Walid, cửa ngõ phía Đông của Sirte.

Lực lượng nổi dậy đang chiến đấu một cách hết sức khó khăn trên mỗi km và sẽ phải giải quyết được ổ kháng cự ở Bani Walid trước khi nghĩ đến việc tấn công vào Sirte.

NATO hỗ trợ hết mình

Những ngày qua, NATO liên tiếp không kích các mục tiêu bên trong Sirte với cường độ mạnh hơn. Báo cáo của Không quân Hoàng gia Anh cho biết, họ đã phá hủy rất nhiều xe tăng, pháo binh, xe thiết giáp, kho đạn dược bên trong Sirte.

Tại khu vực phía Tây Nam của Waddan, cách Sirte 280km về phía Nam, Không quân Hoàng gia Anh cũng đã tiến hành các cuộc không kích tấn công các căn cứ xe tăng, các phương tiện hỗ trợ pháo binh đang được bố trí tại đây.

Đặc biệt, các tình báo cho biết, có một kho tên lửa đất đối không lớn đang được bố trí ở một căn cứ bí mật nằm sâu bên trong vùng Sabha, gần sa mạc Sahara. Hiện tại, NATO cùng các lực lượng liên quan tiến hành săn lùng kho vũ khí tên lửa đối không nói trên.

Ngoài việc săn lùng và tấn công các phương tiện quân sự của lực lượng trung thành. Hải quân Hoàng gia Anh cũng tiến hành các hoạt động "tâm lý chiến", liên tục bắn pháo sáng vào các khu vực bên trong Sirte. Như một hành động cảnh báo NATO luôn hiển diện cho đến khi nào ông Gaddafi bị lật đổ.

Đối với lực lượng trung thành với ông Gaddafi trong tay họ còn rất nhiều vũ khí hạng nặng và cả vũ khí chiến lược như tên lửa hành trình đối đất Scud. Không ai biết được ông Gaddafi sẽ làm gì khi bị dồn đến đường cùng. (>> chi tiết)

Cùng với đó là trong tay ông Gaddafi có hàng chục ngàn lính đánh thuê chuyên nghiệp và lực lượng trung thành với ông. Cuộc tấn công vào Sirte sẽ là cuộc chiến đẫm máu và ác liệt nhất suốt chiến tranh Libya.

Van nước ngọt của Tripoli

Tuy nhiên, ngoài khó khăn phải đụng độ với sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng trung thành. NTC còn phải đối mặt với một khó khăn khác không kém phần quan trọng. Gần như toàn bộ nước ngọt và nhiên liệu cung cấp cho Tripoli bắt nguồn từ Sirte.

Đây được xem là một quân bài chính trị đắc lực mà ông Gaddafi sẽ sử dụng đối với NTC, cũng là quân bài để ông mặc cả với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte với đa phần các bộ tộc trung thành với ông Gaddafi.

Sirte cũng là một trong những nơi giàu có bậc nhất về tài nguyên dầu mỏ, mức sống của người dân Sirte thuộc loại cao nhất Libya. Dân cư ở đây là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách kinh tế của ông Gaddafi. Hơn nữa Sirte lại đang nắm trong tay chiếc "van nước ngọt" cung cấp cho Tripoli.

Tripoli sẽ điêu đứng nếu ông Gaddafi cắt nguồn cung nước ngọt và nhiên liệu. Đó là lý do chính mà cuộc tấn công vào Sirte liên tục bì trì hoãn. NTC cũng như NATO muốn tiến hành đàm phán với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte nhằm thuyết phục họ buông súng đầu hàng nhằm tránh một cuộc đổ máu lớn.

Tuy nhiên, nhiều ngày đã qua NTC vẫn chưa thành công với việc thuyết phục các lãnh đạo bộ tộc này. Ảnh hưởng của ông Gaddafi đối với họ là quá lớn, hơn nữa họ lại đang nắm một lợi thế trong tay. Đầu hàng lực lượng nổi dậy đồng nghĩa với việc quyền lợi của họ coi như mất trắng, chắc chắn họ không dễ gì từ bỏ điều này.

Hãy chờ xem, NTC sẽ giải quyết bài toán hóc búa này như thế nào?
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang