Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

>> Thông tin Việt Nam mua tàu ngầm Amur là thiếu cơ sở ?

Đang có những đồn đoán cho rằng Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Amur của Nga, vậy khả năng thực tế của thương vụ này ở mức nào?




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Lada và biến thể xuất khẩu Amur vẫn chỉ là một nguyên mẫu, Hải quân Nga còn chưa chấp nhận sử dụng nó nói chi đến bán cho Việt Nam.


Gần đây, xuất hiện thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Amur của Nga, thông tin này được dẫn nguồn từ bài viết đăng trên trang mạng Epochtimes (Đại kỷ nguyên, một trang thông tin bị chính quyền Trung Quốc coi là phản động).

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam
>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Epochtimes đăng tải thông tin trên nhưng lại không phỏng vấn chuyên gia hay trích dẫn từ các nguồn tin chính thống và uy tín của Nga hay Việt Nam.

Từ trước tới nay, các tin tức về hợp tác quốc phòng Việt - Nga, thường được lấy nguồn từ quan chức của cơ quan trung gian, công ty quốc phòng của nước sở tại (Nga) hoặc được đăng tải công khai trên các trang mạng của Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao Nga hoặc trang mạng của nhà sản xuất.

Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Việc mua tàu ngầm Amur cũng cần được đánh giá một cách tổng thể từ nhiều góc độ như vấn đề đặc tính kỹ thuật, khả năng vận hành, tài chính của Việt Nam.

Đặc tính kỹ thuật của tàu ngầm Amur

Theo giới thiệu từ Nga, tàu ngầm lớp Amur là biến thể xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada thuộc Project 677.

Về bản chất, tàu ngầm lớp Lada thực ra là bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Kilo Project 636, trong đó Amur 1650 là biến thể được hướng tới thị trường xuất khẩu.

Nga đang kỳ vọng tàu ngầm Amur 1650 sẽ tạo ra sự cạnh tranh với Đức và Pháp trong thị phần tàu ngầm điện-diesel trên thế giới.

Tàu ngầm Lada và biến thể xuất khẩu Amur 1650 có lượng giãn nước 1.750 tấn, giảm đáng kể so với 2.300 tấn của tàu ngầm Kilo.

Điểm đặc biệt của tàu ngầm Amur là sử dụng động cơ đẩy không khí độc lập AIP cho phép hoạt động êm hơn và lâu hơn dưới nước.

Tìm hiểu công nghệ AIP

Theo quảng cáo của Nga, Amur được trang bị một hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, hệ thống sonar tinh vi, hệ thống chiến tranh chống ngầm ASW, hệ thống chiến tranh mặt nước AsuW toàn diện.

Đặc biệt, hệ thống sonar Lira được quảng bá là có thể phát hiện tàu ngầm có độ ồn rất thấp từ khoảng cách rất xa. Hệ thống định vị quán tính, hệ thống điều hướng, hệ thống đối phó điện tử toàn diện.

Hệ thống vũ khí của Amur khá mạnh mẽ, tàu ngầm được trang bị hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm Club-S, tên lửa được phóng từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn với tầm bắn 300km, cơ số ngư lôi và tên lửa có thể lên đến 18 quả.

Amur được quảng bá là có khả năng tự động hóa rất cao, thủy thủ đoàn giảm xuống chỉ còn khoảng 37 người.

Hệ thống điện tử hiện đại, độ ồn khi hoạt động cực thấp, hệ thống vũ khí mạnh mẽ, Lada và biến thể xuất khẩu của nó từng được ví von là “vua tàu ngầm điện-diesel”.

Sự có mặt của Amur 1650 trong biên chế là niềm mơ ước của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điện tử được quảng bá là cực kỳ hiện đại của tàu ngầm Amur.

Dựa trên những đặc tính kỹ thuật sơ bộ này cho thấy Amur 1650 là một "lựa chọn tuyệt vời" để nâng cao năng lực tác chiến cho Hải quân Việt Nam.

Tuy nhiên, từ khi dự án được giới thiệu vào năm 1997 đến nay chỉ có duy nhất một chiếc tàu ngầm lớp Lada mang số hiệu B-585 Saint Petersburg được hoàn thành và chuyển giao cho hạm đội Baltic đánh giá.

Điều đáng nói là các thử nghiệm cho thấy “vua tàu ngầm điện-diesel” không đạt được các yêu cầu cơ bản trong tác chiến hiện đại của Hải quân Nga.

Cụ thể, hệ thống đẩy AIP chỉ đạt một nửa sức mạnh so với quảng cáo, đặc biệt, hệ thống sonar được quảng bá “cực kỳ hiện đại” hoạt động kém hiệu quả.

Ngày 2/5/2012, đô đốc Vladimir Vysotsky, Tư lệnh Hải quân Nga nói: “Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada với cấu hình hiện nay của nó”, hai chiếc đang đóng dở tại nhà máy đóng tàu Admiralty mang số hiệu B-586 và B-587 bị đình chỉ, toàn bộ dự án tàu ngầm Lada bị đóng cửa hoàn toàn, Hải quân Nga chuyển sang phương án nâng cấp tàu ngầm Kilo thay vì chọn tàu ngầm điện-diesel mới.

Việc Hải quân Nga từ chối tiếp nhận tàu ngầm Lada cho thấy bản thân nó là một thiết kế không hoàn hảo như giới thiệu. Kinh nghiệm cho thấy chưa có một hệ thống vũ khí nào sẽ xuất khẩu thành công nếu quân đội nước sở tại không chấp nhận sử dụng nó.

Điều này ảnh hưởng không ít tới khả năng xuất khẩu của Amur vì thường thì tính năng ở biến thể xuất khẩu bao giờ cũng kém hơn so với biến thể nội địa.

Xét khả năng vận hành

Hải quân Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vận hành hạm đội tàu ngầm, số tàu ngầm Kilo đã đặt mua trước đó đến năm 2014 mới được chuyển giao chiếc đầu tiên, dự kiến số tàu ngầm này sẽ được chuyển giao hết vào năm 2016.

Trong khi hiệu suất hoạt động của tàu ngầm Kilo còn chưa rõ, nhất là tàu ngầm đầu tiên còn chưa được bàn giao thì khả năng đàm phán mua thêm tàu ngầm mới sẽ không cao, có thể khẳng định là 0%.

Hải quân Việt Nam sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để vận hành hạm đội tàu ngầm Kilo một cách trơn tru. Trong khi đó, Amur hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao, đòi hỏi thủy thủ đoàn phải được đào tạo bài bản.

Một thông tin khá quan trọng nhưng rất ít được lưu tâm, xét về tính năng kỹ thuật, Amur nhỉnh hơn so với Kilo ở hệ thống động lực với động cơ đẩy khí độc lập AIP. Điều này cho phép Amur hoạt động dưới nước lâu hơn so với Kilo. Thế nhưng, ít ai biết rằng các động cơ AIP sử dụng pin nhiên liệu hydrogen đòi hỏi quy trình vận hành rất khắt khe.

Theo đó, Hydrogen cần được duy trì ở mức độ tinh khiết ít nhất là 99%. Va để cung cấp nhiên liệu cho tàu ngầm sử dụng động cơ AIP cần có một cơ sở hạ tầng trên bờ cực kỳ hiện đại và tốn kém mới có khả năng chiết xuất và duy trì hydrogen tinh khiết ở mức độ 99%.

Cơ sở hạ tầng hiện nay mà Nga đang xây dựng cho Việt Nam nhiều khả năng không thể đáp ứng vận hành cho tàu ngầm động cơ đẩy không khí độc lập AIP. Năng lực tài chính hiện tại của Việt Nam khó lòng đáp ứng được cho việc xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng hiện đại cho tàu ngầm động cơ AIP.

Bên cạnh đó, việc mua thêm tàu ngầm mới sẽ kéo theo một loạt các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, hệ thống kho tàng bến bãi. Các cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm hiện nay đang được phía Nga giúp đỡ xây dựng, dù đã được dự trù tính toán cho phát triển về sau nhưng khi đi vào vận hành thực tế sẽ có nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Hạm đội tàu ngầm đã đặt mua còn chưa đi vào vận hành nói chi đến việc mua thêm tàu ngầm mới, việc mua tàu ngầm Amur hay không vẫn còn là chuyện của nhiều năm nữa.

Xét khả năng tài chính

Trong giai đoạn 2008- 2011 Việt Nam đã thực hiện một loạt các hợp đồng quân sự lớn, trong đó đáng chú ý là hợp đồng mua 20 máy bay tiêm kích Su-30MK2, 8 chiếc được ký kết vào năm 2009 và 12 chiếc vào năm 2012, hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel Kilo Project 636.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc mua 6 tàu ngầm Kilo đã là một gánh nặng lớn đối với ngân sách Ảnh minh họa

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang lan tỏa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế trong nước, việc thực hiện các hợp đồng quân sự lớn nói trên là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao khả năng quốc phòng trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.

Những hợp đồng quân sự lớn nói trên là một gánh nặng rất lớn cho ngân sách, phải mất một thời gian khá dài để hoàn thành việc trả nợ cho phía Nga, việc mua thêm tàu ngầm mới trong bối cảnh hiện tại sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng không cần thiết cho ngân sách quốc gia.

Xét về giá cả, hiện nay chưa có thông tin chính thức nào về giá bán của Amur, tuy nhiên theo một số nguồn tin không chính thức giá bán của Amur không thấp hơn 500 triệu USD, so với Kilo Project 636 mà Việt Nam đã ký với Nga thì mức giá này cao hơn nhiều.

Về hợp đồng mua bán tàu ngầm Amur giữa Nga và Ấn Độ đến nay chỉ có phát biểuchung chung của đại diện công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport, ông Viktor Komardin tại Triển lãm DefExpo 2012, tổ chức ở New Delhi Ấn Độ ngày 27/3/2012. Tại đây, ông này nói: “Cơ hội dành chiến thắng tại Ấn Độ của Amur là rất tốt”.

Tuy nhiên, ông Viktor Komardin phát biểu trước khi Hải quân Nga tuyên bố từ chối tàu ngầm Lada, việc Hải quân Nga từ chối tàu ngầm Lada có thể khiến cho thương vụ Amur giữa Nga và Ấn Độ đỗ vỡ.

Bên cạnh đó, sau khi Hải quân Nga từ chối tàu ngầm Lada, Cục thiết kế trung ương Rubin đã khởi động một dự án khác mang tên Lada M, Project 677M, dự án được cho là sẽ triển khai vào năm 2013.

Như vậy, tàu ngầm Lada sẽ còn khá nhiều việc phải làm trước khi có thể được chấp nhận sử dụng và xuất khẩu, tất nhiên, với mỗi hệ thống vũ khí nào đều có những trục trặc cần phải khắc phục trước khi được chấp nhận, Lada cũng không phải là một ngoại lệ.

Kết luận: Từ việc đánh giá tính năng kỹ thuật, khả năng vận hành, khả năng tài chính cho thấy việc Việt Nam mua tàu ngầm Amur của Nga trong bối cảnh hiện tại là không có cơ sở.

>> 'Món quà' Việt Nam tặng Liên Xô sau giải phóng

Đại tá Victor Kyznechov có những kỉ niệm khó quên tại Việt Nam, liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu các chiến đấu cơ F-5, A-37. Sau đây là những dòng cảm nhận được ông ghi lại trong những ngày tháng nhiều cảm xúc đó.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam


Một buổi tối tháng 11/1975, cố vấn kỹ sư trưởng của Không quân Nhân dân Việt Nam, Đại tá Mitin đến gặp chúng tôi. Ông chọn tôi, vì tôi có nhiều kiến thức trong lĩnh vực vô tuyến, cho một nhiệm vụ mà ông không nói trước.

>> Chiến thuật thống trị bầu trời của Mỹ từng bị đập tan ở Việt Nam
>> UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Sau đó, chúng tôi rời Hà Nội và bay vào Đà Nẵng, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Việt Nam.

Căn cứ quân sự này có 2 đường băng cất và hạ cánh hướng ra biển. Ở giữa căn cứ có một trung tâm quản lý. Ngoài ra, tại căn cứ này còn có 2 điểm điều phối bay, 1 trong 2 điểm đó được bảo vệ.

Trong căn cứ lúc đó có 150 trực thăng và máy bay do Mỹ sản xuất. Tất cả đều trong tình trạng tốt.

Tại đây chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo tình trạng kỹ thuật cho những phương tiện hàng không này, chuẩn bị di rời chúng bằng đường biển, đường bộ sang Liên Xô.

Đầu tiên chúng tôi có nhiệm vụ nghiên cứu một chiếc F-5. Bởi các máy bay đều ở tình trạng tốt nên chúng tôi có thể xem xét kỹ từng chi tiết tại nhà chứa máy bay.

Chiếc F-5 đầu tiên đã bị chảy dầu ở bộ tản nhiệt và hỏng hệ thống liên lạc với trạm vô tuyến. Chúng tôi buộc phải chọn chiếc thứ 2, trong tình trạng hoàn hảo, và niêm phong lại để tránh bị đánh tráo thiết bị.

Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là F-5 có nhiều điểm nổi trội hơn so với MiG-21. Hầu hết các bộ phận đều có kích thước khá lý tưởng.

Chẳng hạn bộ phận máy phát có kích thước chỉ bằng 1/2, 1/3 so với máy bay của Liên Xô. Máy bay dễ dàng sử dụng đến nỗi hầu như chúng tôi không phải dùng đến tài liệu hướng dẫn. Để nạp thêm dầu thì dùng một chiếc xe đẩy chuyên dụng có chứa diesel.

Về cấu tạo, khoang lái của F-5 khá giống với MiG-21, tuy nhiên các bộ phận lại nhỏ gọn hơn, rất nhiều trong số đó có chỉ thị dạng băng chuyền. Khoang lái được sơn màu ngọc lam nhẹ (giống màu của MiG-23 sau này).

Cùng với máy bay, chúng tôi được nhận thêm rất nhiều bộ phận thay thế và tài liệu kỹ thuật.

Ngoài ra, các bạn Việt Nam còn chuyển cho chúng tôi rất nhiều trang thiết bị mặt đất: cả một hệ thống đầy đủ cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra, sửa chữa máy móc cho máy bay, cả một hệ thống bao gồm cả thiết bị kiểm tra và đo đạc, dùng cho 4 máy bay…

Chúng tôi cũng có cơ hội xem xét một chiếc máy bay cường kích A-37 cùng các thiết bị phụ tùng thiết yếu và các tài liệu kỹ thuật đi kèm.

Máy bay này còn đơn giản hơn cả F-5. Khoang lái có cấu tạo theo kiểu tổ hợp nhưng lại vô cùng thuận tiện, các thiết bị được lắp đặt giống như trên 1 chiếc trực thăng.



http://nghiadx.blogspot.com
Cùng với F-5, máy bay cường kích A-37 đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng hiệu quả trên chiến trường Campuchia

Phía Việt Nam chuyển giao lại cho chúng tôi 2 động cơ dự phòng, được đóng trong 2 container đóng kín, có bơm khí trơ bên trong.

Đây là cách giúp thiết bị không chịu tác động xấu của môi trường và giúp bỏ qua khâu kiểm tra trước khi lắp đặt động cơ vào máy bay.

AC-119 là loại máy bay vận tải hạng nhẹ được mệnh danh là “máy bay chống du kích”, có khả năng lắp đặt thêm vũ khí để tấn công mục tiêu trên mặt đất, cũng được các bạn Việt Nam gửi đến cho chúng tôi xem xét. Tuy nhiên, loại máy bay này không gây cảm hứng với chúng tôi ngoại trừ các trang thiết bị đặc biệt trên máy bay.

Trực thăng CH-47 Chinook và UH-1 biến thể chiến đấu là 2 loại trực thăng thu hút được sự chú ý của chúng tôi.

So với Mi-8, UH-1 có nhiều ưu thế hơn. Máy bay nhỏ gọn hơn, nhưng lại được trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn: 2 súng máy 6 nòng, rocket và tên lửa có điều khiển. Khoang lái được thiết kế thấp, 2 bên sườn trực thăng được bọc thép.

Trong vòng 10 ngày chúng tôi đã xem xét kĩ lưỡng, tỉ mẩn từng loại máy bay trên và gửi chúng sang Liên Xô. Những chiếc máy bay này sau đó được Viện Nghiên cứu khoa học thuộc Lực lượng Không quân Liên Xô nghiên cứu.

Những chiến lợi phẩm trên chắc chắn đã giúp ích ít nhiều cho các kỹ sư Nga trong việc nghiên cứu và chế tạo các mẫu máy bay mới, hiện đại và tiện dụng.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga

Cùng với tàu ngầm KILO, phiên bản nâng cấp của nó AMUR-1650 sẽ biến Việt Nam có “một lực lượng quyền lực trong khu vực”. Việt Nam giảm được áp lực “trên sân nhà” đồng thời buộc đối phương phải co lại phòng thủ nếu như không muốn “thủng lưới” từ Kilo-Amur.

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?
>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Ngày 31/5/ 2012, Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để bán một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo – Amur (theo Epochtimes).

Phó tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport, ông Victor Komar cho biết, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á mà Nga coi là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.



http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm tấn công DIESEL - Điện mang tên lửa Amur-950/Amur-1650. Có những chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng đáng sợ dưới mặt nước.

Victor Komar cho rằng các "đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế "Ruby"phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.

Tàu ngầm diesel-điện Amur này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông. Tàu ngầm được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể đe dọa tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng Biển Đông.

Hải quân Việt Nam sẽ có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng Biển Đông, sẽ bảo vệ chắc chắn Trường Sa trước bất kỳ thách thức nào.

Điểm khác biệt so với các tàu ngầm diesel khác của Amur-1650 là nó được trang bị 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS- Vertical Launch System), sử dụng loại tên lửa Novator Club-S (có tầm bắn 220 km, đầu nổ 450 kg) vốn được trang bị trên Kilo. Nếu như Kilo chỉ phóng từng quả tên lửa qua ống phóng ngư lôi thì Amur-1650 có thể bắn cả loạt 10 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm Amur-1650 thì đã rõ. Vấn đề quan trọng là Việt Nam sử dụng nó như thế nào? Mục tiêu là đâu? Sự nguy hiểm của nó như thế nào khi nó trong tay của Hải quân Việt Nam?

Trước hết, tư tưởng chỉ đạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong phòng ngự là phòng ngự chủ động, phòng ngự với tư tưởng tấn công. Tấn công để phòng thủ, bảo vệ mình.

Một quốc gia có nền khoa học quân sự (KHQS) chưa phát triển, chống lại sự tấn công xâm lược của một quốc gia có nền KHQS vượt trội như Trung Quốc, Mỹ…thì giáng trả vào sào huyệt của đối phương là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nếu như không nói là “bất khả thi”.

Đành rằng, trong nghệ thuật chiến tranh, những gì mà công nghệ không thể thì chiến thuật có thể, Việt Nam đã từng tiến hành thành công không chỉ một lần trong chiến tranh vệ quốc xưa và nay, song đó là sự lựa chọn mạo hiểm, bắt buộc.

Tuy vậy, nhưng điều rõ ràng là tư tưởng, ý đồ tấn công vào sào huyệt của đối phương luôn luôn tồn tại trong đầu của các nhà quân sự Việt Nam khiến đối phương bắt buộc phải quan tâm, lo nghĩ.

Amur-1650 trong tay Việt Nam không phải sử dụng như Kilo là điều chắc chắn. Mục tiêu của Kilo chủ yếu chỉ là tàu ngầm và tàu nổi.

Tàu ngầm Amur-1650 là phương tiện tấn công để giảm áp lực cho phòng thủ. Điều đặc biệt nghiêm trọng là hậu quả mà nó - tên lửa của Amur-1650 gây ra không chỉ là về mặt vật chất quân sự mà là chính trị. Nó sẽ kích hoạt cho nhiều “quả bom” bất ổn, rối ren, mâu thuẫn nội bộ, sắc tộc…tiềm ẩn lâu nay phát nổ.

Và đó mới chính là sự khủng khiếp, giá đắt không thể chịu đựng nổi mà những cái đầu nóng, hiếu chiến phải cân nhắc.

Nghệ thuật quân sự, xem ra cũng như chiến thuật trong bóng đá. Trong bóng đá, khi mới khai cuộc, tưởng rằng sẽ ăn tươi nuốt sống đối phương, nhao lên tấn công. Nếu gặp phải một đối thủ có bản lĩnh, phòng thủ kiên cường và luôn cài tiền đạo cắm, nhanh, mạnh thì chưa biết chừng lưới nhà bị thủng trước. Khi đó cũng chưa biết chừng … vỡ trận.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> Vai trò của diễn đàn Shangri-La bị Trung Quốc hạ bệ

Những biểu hiện, dấu hiệu lạ của quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bộc lộ điều này. Sở dĩ Trung Quốc hạ bệ vai trò của diễn đàn Shangri-La không phải vì họ coi nhẹ, ngược lại họ rất quan tâm và lo sợ bởi vì diễn đàn này sẽ trực tiếp đe dọa chiến lược độc chiếm biển Đông, tham vọng bá quyền của Bắc Kinh

>> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam
>> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh


Hôm 1/6/2012 đối thoại an ninh chiến lược khu vực châu Á – Thái Bình Dương Shangri-La lần thứ 11 chính thức khai mạc tại Singapore, kéo dài 3 ngày và quy tụ giới chức quân sự cao cấp, chuyên gia, học giả của 28 quốc gia.



http://nghiadx.blogspot.com
 Tổng thống Cộng hòa Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono

http://nghiadx.blogspot.com
Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, ông Robert Gates đăng đàn đề cập quan điểm của Mỹ về vấn đề biển Đông khiến Trung Quốc khó chịu

Trung Quốc chính thức tham dự diễn đàn Shangri-la từ năm 2007. 4 năm liên tục, Bắc Kinh đều cử 1 Phó tổng tham mưu trưởng dẫn đầu đoàn quân sự Trung Quốc đến Singapore dự đối thoại, năm 2011 “đột ngột” nhảy lên cấp Bộ trưởng Quốc phòng, ông Lương Quang Liệt dẫn đầu đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-la.

Tuy nhiên, khá bất ngờ, Shangri-la 2012 đã cận kề mà không có thông tin nào về đoàn Trung Quốc sẽ tham dự đối thoại lần này cho tới tận phút chót, trong cuộc họp báo ngày hôm qua 31/5, người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc, thượng tá Dương Vũ Quân cho hay, Bắc Kinh cử trung tướng Nhiệm Hải Tuyền, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc làm trưởng đoàn đi dự đối thoại Shangri-La.

http://nghiadx.blogspot.com
 Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc, thượng tá Dương Vũ Quân

Có lẽ để tránh những đồn đoán của dư luận về sự giảm đột ngột cấp độ trưởng đoàn Trung Quốc dự đối thoại an ninh quan trọng này, Dương Vũ Quân nhấn mạnh, việc bố trí nhân sự như vậy là do “nhu cầu công việc”!?

Cùng ngày, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Vị Dân cũng lên tiếng phân bua về cái sự lạ lùng này:

“Sự vụ của châu Á – Thái Bình Dương nên để các nước châu Á – Thái Bình Dương xử lý, các bên đều nên nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực này, chớ nên khơi ra nghị trình quân sự và an ninh nổi cộm”.


http://nghiadx.blogspot.com
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân muốn "nhắc nhở ai chớ khơi ra các nghị trình quân sự và an ninh nổi cộm" tại Shangri-La, nhắc nhở đó nhằm mục đích gì?

Tại sao Trung Quốc lại có sự thay đổi 180 độ đối với một diễn đàn an ninh quan trọng như vậy tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương? Có thể thấy, biển Đông là một trong những nguyên nhân, và là nguyên nhân quan trọng nhất.

Và điều này một lần nữa cho thấy Bắc Kinh sợ, rất sợ quốc tế hóa vấn đề biển Đông, rất ngán Mỹ và các quốc gia khác can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp theo tinh thần đàm phán hòa bình, cơ chế đa phương trên cơ sở luật pháp và trọng tài quốc tế.

Đó không phải là một kết luận chủ quan ngẫu nhiên, bởi điều này đã được minh chứng cụ thể bằng những hành động cũng như tín hiệu, thông điệp mà Bắc Kinh gửi đi qua giới truyền thông thời gian vừa qua, nhất là sau khi xảy ra căng thẳng trên bãi đá Scarborough giữa Trung Quốc với Philippines.
http://nghiadx.blogspot.com
Nhiệm Hải Tuyền, trung tướng, Phó giám đốc học viện Khoa học quân sự Trung Quốc được cử làm trưởng đoàn đại diện Bắc Kinh dự Shangri-La 2012, Trung Quốc đột ngột giảm cấp độ trưởng đoàn từ Bộ trưởng Quốc phòng sang một viên trung tướng cấp cục - vụ là một dấu hiệu lạ của Shangri-La năm nay

Sự kiện căng thẳng ấy bắt đầu từ ngày 10/4 thì đến ngày 4/5 ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lên đường thăm Mỹ, một chuyến thăm của quan chức cao cấp nhất quân đội Trung Quốc tới Mỹ sau 9 năm trời, biển Đông và Scarborough được dư luận giới quan sát quốc tế cho rằng là một trong những nội dung quan trọng được ông đặt ra với người Mỹ.

Và mới đây thôi, cũng chính ông Lương Quang Liệt bất ngờ xuất hiện tại Campuchia trước và trong hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6 với quá nhiều dấu hiệu “lạ”.

Đầu tiên, ông đại diện cho Bắc Kinh ký hiệp định viện trợ quân sự cho Campuchia 19 triệu USD để xây dựng quân đội nước này.

Động thái được tờ QQ News nhận định là nhằm “giảm căng thẳng trên biển Đông?!”. Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi, Campuchia đâu có tranh chấp hay “gây hấn” gì với Trung Quốc trên biển Đông mà Trung Quốc tự nhiên lại “cho không” Campuchia 19 triệu USD để giảm căng thẳng?

http://nghiadx.blogspot.com
 Ông Lương Quang Liệt và người đồng cấp Campuchia, tướng Tea Banh ký hiệp định hợp tác, trong đó Bắc Kinh "cho không" Phnom Penh 19 triệu USD viện trợ quân sự

Hóa ra, năm nay là năm Campuchia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN, có thể ít nhiều với khoản viện trợ ấy, Bắc Kinh muốn Campuchia bằng cách nào đó, làm thế nào đó để ASEAN không kết thành một khối và đứng ra đại diện 4 nước có tranh chấp trên biển Đông đàm phán với Trung Quốc mà để cho Bắc Kinh đàm phán tay đôi với từng nước, như thế dễ hơn.

Cũng trong chuyến công du trước thềm khai mạc Shangri-La đúng có 2 ngày này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc còn lên tiếng cáo buộc Philippines là “thủ phạm” gây căng thẳng trên bãi Scarborough và “nghiêm khắc yêu cầu” Manila không được làm phức tạp thêm tình hình.

Ngoài ra, ông có 45 phút để trao đổi với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN về quan điểm đàm phán tay đôi giải quyết tranh chấp vấn đề biển Đông, dứt khoát không chấp nhận đàm phán đa phương, phản đối kịch liệt đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế cũng như để một bên thứ 3 khác tham dự, dù họ có tuyên bố mình có lợi ích, thậm chí là lợi ích cốt lõi ở biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
QQ News đưa tin ông Lương Quang Liệt gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore với thông tin bôi đậm đầy ẩn ý làm đau đầu các nhà phân tích

Và thật bất ngờ, tờ QQ News lại một lần nữa khiến dư luận phải “choáng” khi đưa tin ngày 29/5, tại Phnom Penh, ông Lương Quang Liệt đã có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore – nước chủ nhà đăng cai đối thoại Shangri-La.

Bài báo này chỉ nói hai ông gặp gỡ, thúc đẩy hợp tác chung chung mà không có thông tin cụ thể nào về lĩnh vực hợp tác. Không lẽ họ chỉ gặp, chào nhau và nói mấy câu?

Sẽ chẳng có gì đáng nói vì việc hai quan chức gặp nhau là điều bình thường, nếu như QQ News không bôi đen, tô đậm thông tin: “Trung Quốc sẽ trước sau như một ủng hộ vai trò mang tính xây dựng đặc biệt mà Singapore đã phát huy trong các sự vụ của khu vực cũng như quốc tế, đồng thời (Trung Quốc) cũng hy vọng phía Singapore ủng hộ Trung Quốc trong những vấn đề liên quan đến lợi ích to lớn của Trung Quốc”.

Một trong những cái gọi là “liên quan đến lợi ích to lớn của Trung Quốc” nóng hổi và nổi bật hiện nay đó chính là vấn đề biển Đông, mà chỉ 2 ngày sau đó có hẳn một cuộc đối thoại của lãnh đạo quân đội 28 nước, họ sẽ bàn về an ninh biển Đông cũng như căng thẳng trên bãi cạn Scarborough thì ông Liệt lại không tham dự.

Mỹ muốn xây dựng một NATO ở châu Á – Thái Bình Dương

http://nghiadx.blogspot.com

Đối lập hoàn toàn với sự "hững hờ" (thực tế là đặc biệt quan tâm, nhưng quan tâm kiểu khác) bất ngờ của giới chức Trung Quốc đối với đối thoại Shangri-La, đến Singapore tham dự đối thoại năm nay ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta còn có sự tháp tùng của Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey và Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear.

Ngoài bộ ba được mệnh danh là "Big Three" – tạm dịch là “3 ông lớn”, phái đoàn Mỹ còn có sự góp mặt của hai Thượng nghị sĩ John McCain và Joe Lieberman.

Đối lập với Trung Quốc, phái đoàn Mỹ tham dự Shangri-La 2012 với đội ngũ hùng hậu nhất: Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân - tướng Martin Dempsey và thêm cả Tư lệnh Hạm đội 7 Samuel Locklear
Đội hình Mỹ tham dự Shangri-La 2012 được đánh giá là hùng hậu nhất từ trước đến nay, trong đó ông Leon Panetta và tướng Martin Dempsey trước đó, hôm 23/5 đã cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton hối thúc các nhà lập pháp Mỹ thông qua việc Mỹ phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc để họ có thể can thiệp sâu hơn vào những tranh chấp trên biển Đông, bảo vệ lợi ích của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt, táo tợn hơn trên biển Đông.

Ngay như Thượng nghị sĩ John McCain cũng là người đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển Đông, trước đó không lâu ông đã phải lên tiếng yêu cầu giới chức Hoa Kỳ chớ để “Trung Quốc muốn làm gì thì làm” sau khi xảy ra căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines trên biển Đông.

Sớm hôm nay, 1/6/2012 trên website bộ Quốc phòng Mỹ, tướng Martin Depsey, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân cũng đã bóng gió xa xôi về khả năng hình thành một tổ chức tương tự như NATO ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và chuyến đi này Mỹ muốn biết ý các bên thế nào.

Một mặt ông nhấn mạnh sự quay trở lại khu vực Thái Bình Dương không phải là thiết lập sự thống trị của Mỹ mà mục tiêu chính là cùng các đối tác trong khu vực duy trì, tăng cường môi trường hợp tác an ninh giữa các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân, tướng Martin Dempsey muốn nghe tướng lĩnh, học giả 27 nước dự đối thoại Shangri-la nói về vấn đề biển Đông

Tướng Martin Dempsey nói ông muốn nghe những gì quan chức quốc phòng của 27 nước khác có thể nói về tranh chấp chủ quyền biển Đông, bãi đá Scarborough và đảo Senkaku biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với các bên liên quan. Tuy nhiên tướng Martin Dempsey cũng nói rõ, Mỹ không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp mà khuyến khích các bên giải quyết qua con đường hòa bình.

"Tôi nghĩ đó là sức mạnh tuyệt vời của NATO", Dempsey nói, “một tổ chức an ninh tương tự như với NATO liên quan đến sự tham gia của nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có thể có giá trị, nhưng chỉ khi các quốc gia khác muốn nó. Chúng tôi sẽ phải xem cảm giác hài lòng của các đối tác của chúng tôi và không chỉ cố gắng trong việc tìm một vài cách áp đặt trên họ".

http://nghiadx.blogspot.com
Lần đầu tiên Mỹ nhắc tới lợi ích cốt lõi của mình trên biển Đông được Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra trong chuyến công du Hà Nội ngày 23/7/2010

Như vậy có thể thấy rõ ràng, trong khi Mỹ tiếp tục khẳng định sự hiện diện và vai trò của mình tại biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương là nhằm “bảo vệ lợi ích, lợi ích cốt lõi” của Mỹ thì Trung Quốc thực sự lo sợ vấn đề biển Đông bị quốc tế hóa, Mỹ và các bên liên quan sẽ tham dự tiến trình giải quyết tranh chấp, hoặc chí ít sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến điều đó.

Những biểu hiện, dấu hiệu lạ của quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bộc lộ điều này. Sở dĩ Trung Quốc hạ bệ vai trò của diễn đàn Shangri-La không phải vì họ coi nhẹ, ngược lại họ rất quan tâm và lo sợ bởi vì diễn đàn này sẽ trực tiếp đe dọa chiến lược độc chiếm biển Đông, tham vọng bá quyền của Bắc Kinh mặc dù Trung Quốc thừa hiểu nó quan trọng như thế nào đối với khu vực cũng như các quốc gia láng giềng khác.

Thay vào đó, Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động của các tổ chức khác mà Trung Quốc có thể can dự hoặc kiểm soát tốt hơn, ví như tổ chức hợp tác Thượng Hải, hợp tác Trung Á, ASEAN…sẽ được đề cập và phân tích kỹ hơn trong loạt bài sắp tới.

Những động thái nêu trên từ cả hai phía Trung Quốc và Mỹ cho thấy, Shangri-La và các diễn đàn quốc tế đa phương tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là môi trường, là cơ hội rất tốt cho các bên tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đưa ra công luận những vấn đề Trung Quốc đang cố tình áp đặt luật chơi riêng nhằm thực hiện âm mưu bá chủ, độc chiếm.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đều hối thúc Thượng viện thông qua việc phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc để Mỹ thuận lợi hơn khi can thiệp vào biển Đông, đầu tiên và trước hết là bảo vệ "lợi ích cốt lõi" của Mỹ.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rất rõ một vấn đề, trong quan hệ quốc tế cố nhiên lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, đối với bên nào cũng vậy thì Mỹ, Nhật Bản hay một bên thứ 3 nào đó cũng không ngoại lệ. Mỹ, Nhật Bản quay trở lại biển Đông hoặc khẳng định sự hiện diện của mình tại nơi đây, đầu tiên và trước hết là để bảo vệ lợi ích, thậm chí lợi ích cốt lõi của họ chứ không phải vì một bên nào cả, dù cho có thể bên đó là đồng minh của họ.

Do đó, một điều rất quan trọng đặt ra cho các bên có tranh chấp và không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc tại khu vực là cần làm rõ lợi ích của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…trong khu vực là gì để cùng phối hợp với họ, tận dụng sự quan tâm chú ý cộng đồng quốc tế nhằm nâng cao vị thế của chính mình trên bàn đàm phán, hạn chế tối đa sự lấn lướt, áp đặt luật chơi của Trung Quốc.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mặc nhiên là một nhiệm vụ thiêng liêng không thể thoái thác, nhưng bảo vệ như thế nào cho hiệu quả là điều cần suy nghĩ, tính toán chắc chắn. Trong đó, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đoàn kết dân tộc, đi bằng đôi chân của chính mình là yếu tố sức mạnh nội tại mang tính quyết định, đồng thời phải tận dụng tối đa sự ủng hộ cũng như xu thế, trào lưu của công luận quốc tế và các bên thứ 3 sẽ giúp các bên có tranh chấp chủ quyền tránh được những nguy cơ từ âm mưu, tham vọng của Trung Quốc.

(Dẫn nguồn BÁO GIÁO DUC.NET.VN)

>> Asean trước "thuốc thử" Trung Quốc

Tại sao bàn tay của chúng ta không nắm lại thành sức mạnh mà cứ xòe ra để kẻ mạnh lợi dụng bẻ hết ngón này đến ngón khác?




http://nghiadx.blogspot.com
Bức ảnh chụp hai tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trong tháng trước. Ảnh: AFP


Đã đến lúc ASEAN phải đổi mới phát triển

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 với sự tham gia lúc đầu của 5 nước: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu, ASEAN là một tổ chức lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonesia) với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước như: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nhau; Giải quyết các bất đồng hay tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình. Năm 1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali và năm 1995 trở thành thành viên chính thức.

Năm 1999, ASEAN là tổ chức có 10 thành viên gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á.

Tính thống nhất và sự đoàn kết trong ASEAN

Các thành viên của ASEAN thì chỉ có một điểm chung là các nước nhỏ và chỉ trừ Thái Lan là chưa là thuộc địa của ai (chẳng qua, trong phân chia, các nước lớn thỏa thuận với nhau coi Thái Lan là vùng đệm) còn lại đều đã từng là thuộc địa của đế quốc trong thời gian dài.

Và, vì thế, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển là đương nhiên. Cho nên, tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế không có nhiều trọng lượng.

Sự khác biệt giữa các thành viên thì lại rất nhiều, đặc biệt là sự khác nhau về chế độ chính trị.

Chính sự khác biệt này, các thành viên, tất yếu sẽ có những mối quan hệ, tương tác với bên ngoài vì lợi ích quốc gia khác nhau, nên khi đặt vào trong tổ chức của ASEAN thì độ “kênh” quá lớn. Giống như những hòn đá đầy góc cạnh thì không thể xếp thành khối được trừ phi mài bớt các góc cạnh ấy đi.

Sức mạnh của một tổ chức biểu hiện bởi sự đoàn kết và tính kỷ luật. Nhưng khi trong một tổ chức mà không thống nhất về quyền lợi, không thống nhất về ý chí và hành động thì rõ ràng là thiếu sự đoàn kết nhất trí.

Trong khi đó biện pháp chế tài, trừng phạt các thành viên vi phạm không có, nói cách khác kỷ luật không nghiêm, ai thích làm gì thì làm…

Một tổ chức mà thiếu sự đoàn kết, tổ chức lỏng lẻo thì làm sao có thể là mạnh được?

Hãy xem Thái Lan và Campuchia. Nguyên tắc quan hệ của các thành viên trong khối theo Hiệp ước Bali là: Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau…

Thế nhưng gần đây, 2 thành viên này đem đại bác ra nói chuyện với nhau. Mức độ quyết liệt được Thủ tướng Campuchia coi đó là một cuộc chiến tranh biên giới giữa 2 nước.

Đặc biệt gần đây, trước việc Trung Quốc thi hành chính sách của mình trên biển Đông, với hành động chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực hòng đoạt gần trọn biển Đông, gây nên tình hình căng thẳng, lo ngại bất an của các nước thành viên trong ASEAN thì ASEAN càng bộc lộ sự không đoàn kết của mình.

Các nước không có tuyên bố chủ quyền trên biển gây tranh chấp với Trung Quốc thì im lặng, mặc cho Trung Quốc đe dọa, tự tung tự tác với các nước có tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, im lặng cũng còn tốt, không những thế, có những nước thành viên vì lợi ích quốc gia lại quay sang ủng hộ Trung Quốc.

Cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung quốc đang diễn ra căng thẳng, quyết liệt, có thể dẫn đến xung đột quân sự bất cứ lúc nào. Philippines đang chịu một sức ép cực lớn bởi Trung Quốc từ lời lẽ đe dọa dùng vũ lực cho đến những hành động sẵn sàng dùng vũ lực.

Dư luận tiến bộ trên thế giới coi hành động của Trung Quốc là chèn ép, cậy thế nước lớn, có tham vọng phi lý, đều đứng về phía Philippin. Trong khi đó ASEAN im lặng. Duy nhất chỉ có Việt Nam là không im lặng.

Chính phủ Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam hết sức quan tâm, lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough… các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và khu vực".

Tuyên bố này có điểm đặc biệt là nó cũng chính là mục đích, yêu cầu của Philippines khi đề nghị cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc (Trung Quốc biết đuối lý nên không chấp nhận).

Rõ ràng, đây là sự ủng hộ Philippines về mặt pháp lý, tinh thần và về cách giải quyết. Có thể nói là rất khôn khéo, rất bản lĩnh của Việt Nam.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” và cũng có câu: “Chơi với dao có ngày đứt tay”, các thành viên trong ASEAN chắc cũng có câu tương tự. Lẽ ra họ phải biết rằng, cái “lợi ích quốc gia” mà họ có được từ Trung Quốc không phải được phát cho không.

Trung Quốc chưa và không bao giờ có cách hành xử như vậy. (Philippines đã từng chống quan điểm của Việt Nam và Malaysia, đi theo quan điểm của Trung Quốc và nay thì…như đã biết)

Với tính thống nhất không cao, sự đoàn kết nhất trí không có, kỷ luật lỏng lẻo, lại nghèo và nhỏ, ASEAN không mạnh và không là chỗ dựa như ta tưởng và mong đợi cho bất kỳ một thành viên nào.

Vì vậy Trung Quốc vốn coi ASEAN không ra gì, thậm chí ngay cả những điều họ đã đặt bút ký như DOC cũng như để mua vui. Họ chuyên lợi dụng để biến thành diễn đàn cho họ.

Đổi mới để phát triển hoặc tồn tại không bền vững là sự lựa chọn bắt buộc với các thành viên trong tổ chức này.

Liên minh các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên biển.

Trước sự chèn ép, bắt nạt, cậy thế nước lớn, không còn cách nào khác, các nước nhỏ có cùng lợi ích trong ASEAN hãy liên minh lại với nhau tạo thành “nhóm lợi ích”. Đó là biện pháp tự cứu mình trước.

Điều gì sẽ xảy ra khi những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông xây dựng một hiệp ước phòng thủ chung để bảo vệ vùng biển của mình trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982? Chắc chắn sẽ tạo nên thế và lực rất lớn mà các nước lớn không thể coi thường. Đặc biệt là thế trận.

Với thế địa lý của những nước có tuyên bố chủ quyền, nó tạo ra một thế trận tấn công vô cùng hiểm hóc, liên hoàn không những trên phương diện quân sự mà cả kinh tế. Bất kỳ một nước lớn nào cũng sẽ không dám mạo hiểm.

Muốn vậy, các nước có tuyên bố chủ quyền phải thống nhất nhận thức tư tưởng là: Trong giải quyết tranh chấp quốc gia này hay quốc gia kia có thể mất chút này chút nọ nhưng chúng ta cùng được và được rất nhiều, còn hơn là chúng ta tỵ nạnh nhau để bị mất sạch.

Để có thể liên minh, hợp tác…thì điều trước tiên các nước có tuyên bố chủ quyền phải giải quyết ổn thỏa việc tranh chấp với nhau bằng cách căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Có thể dùng Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) làm trọng tài hoặc giám sát.

Đây là điều kiện rất thuận lợi vì phù hợp với chủ trương, nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển của các nước có tuyên bố chủ quyền, trừ Trung Quốc.

Vậy, tại sao chúng ta không ngồi lại cùng nhau để giải quyết chuyện này? Tại sao bàn tay ta không nắm lại thành quả đấm mà cứ xòa ra để kẻ mạnh cứ lần lượt bẻ hết ngón này đến ngón khác?

Sẽ rất khó khăn khi ASEAN thống nhất với nhau để ra một bản Tuyên bố về tình hình tranh chấp trên biển. Sự khó khăn càng lớn khi bản Tuyên bố, nếu có này, được Trung Quốc chấp thuận. Vì thế, những vấn đề nào dễ thống nhất ta làm trước, chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống.

Khi chúng ta đã thỏa thuận với nhau, được CLSC công nhận thì có nghĩa chúng ta đã hoàn chỉnh về mặt pháp lý. Và chúng ta có thể bắt đầu “cùng nhau” từ đây, xây dựng một tổ chức nhỏ trong lòng một tổ chức lớn ASEAN.

Có thể đó là một tổ chức các quốc gia có tuyên bố chủ quyền biển mà trong đó sự ràng buộc có thể là Hiệp ước, Hiệp định hoặc các Tuyên bố chung…tùy theo tình hình diễn biến để xác định nội dung.

Thời gian không chờ đợi chúng ta.



(Nguồn :: Lê Ngọc Thống - Báo phunutoday.vn)

>> "Run sợ", không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam

Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa, điều đặc biệt chúng ta quan tâm là vì Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên:



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982


Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).

>> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam
>> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh

Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.

Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.

Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.

Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.

Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin.

Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.

Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.

Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.

Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.

Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.

Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?

Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.

Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.

Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).

Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.

Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…

Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.

Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.

Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.

Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.

Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn.

Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ.

>> Học thuyết quân sự Mỹ và đòn đánh phủ đầu Trung Quốc ?

“Mỹ sẵn sàng đánh đòn phủ đầu các căn cứ quân sự của Trung Quốc, mục tiêu là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”.




http://nghiadx.blogspot.com
Mục tiêu chủ yếu "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của quân Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.


Tân Hoa xã dẫn nội dung từ tờ “Thời báo Tài chính” Anh có bài viết nhan đề “Chiến lược mới của Mỹ bị chỉ trích mạnh mẽ”, cho rằng phương châm quân sự mới của Mỹ mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (không-hải quân)” sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh khiêu khích nguy hiểm nhằm vào Trung Quốc.

>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải

Bài viết cho rằng, phương châm quân sự mới của Mỹ, nhằm đáp trả khiêu khích quân sự của Trung Quốc ở mức độ nhất định, đang bị chỉ trích mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, cho rằng nó hoàn toàn không cần thiết thể hiện thái độ khiêu khích với một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Mỹ.

Trong thời điểm Mỹ điều chỉnh triển khai chiến lược toàn cầu, gia tăng coi trọng châu Á, tư tưởng tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” (AirSea Battle) là để cố gắng duy trì ưu thế quân sự ở những khu vực có tầm quan trọng chiến lược.

Trong 20 năm qua, cùng với việc cảm thấy lo ngại về xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đang dần dần hé lộ tư tưởng chiến lược này.

Nhưng, trong thời điểm Mỹ cố gắng nắm chắc sự cân bằng thích hợp “cạnh tranh” và “hợp tác” trong quan hệ với Trung Quốc, có người (thậm chí gồm một số người trong nội bộ Quân đội Mỹ) cảnh báo, học thuyết quân sự mới này sẽ chọc giận Trung Quốc một cách hoàn toàn không cần thiết.

“Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển đang ma quái hóa Trung Quốc” – Thượng tướng nghỉ hưu, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ James Cartwright vừa nói tuần trước. “Điều này không phù hợp với lợi ích của bất cứ ai”. - Tân Hoa xã viện dẫn lời bàn chưa được xác minh cho hay.

Học thuyết quân sự mới này mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh. Vào thập niên 1970, do cảm thấy lo ngại về mối đe dọa quét sạch Tây Âu của Quân đội Liên Xô, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã phát triển học thuyết chiến tranh, được gọi là “tác chiến hợp nhất trên không-mặt đất” (không-lục quân).

Từ vũ khí kiểu mới đến quan hệ giữa Mỹ và đồng minh, ở mức độ rất lớn, học thuyết này đã trở thành nền tảng chính sách quân sự của Mỹ giai đoạn cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trên phương diện chính sách và chiến lược ảnh hưởng 20 năm tới, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” có thể đóng vai trò quan trọng tương tự. Các quan chức cho biết, nó tập trung vào tăng cường quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Á, đồng thời đáp trả vũ khí và khả năng chiến đấu “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial) do nước khác phát triển.

“Điều này rất có thể là thách thức đặc trưng nhất của thời đại hiện nay và trong tương lai gần” – Đô đốc Jonathan Greenert, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ, Thượng tướng hải quân vừa nói tuần trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuần tới đã đến châu Á, giải thích với đồng minh của Mỹ về hàm nghĩa của học thuyết quân sự này.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ thực hiện "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" bề ngoài nhằm vào CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là tấn công Trung Quốc.

Trong thời điểm quân Mỹ từng bước rút khỏi Chiến tranh Iraq và Afghanistan, phương châm quân sự mới tìm cách ứng phó với chủ đề chiến lược quan trọng hiện nay của quân Mỹ: sự trỗi dậy của châu Á; sự điều chỉnh trọng tâm theo yêu cầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực rộng lớn (chú trọng hơn về sức mạnh trên không và trên biển); tầm quan trọng của chiến tranh mạng.

Nhưng, bối cảnh phát triển của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" có sự khác biệt một trời một vực với bối cảnh phát triển của học thuyết quân sự thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Đối thủ trước đây là Liên Xô, Mỹ không có bất cứ quan hệ kinh tế thương mại nào với họ; còn hiện nay, Mỹ có quan hệ kinh tế thương mại sâu sắc với Trung Quốc - từ thương mại đến trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trong bối cảnh chính trị tinh tế này, trong các trường hợp công khai, quan chức Mỹ kiên trì cho biết, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" hoàn toàn không nhằm vào một nước nào, thậm chí cũng không nhằm vào khu vực nào, mà là có liên quan đến công nghệ đang nghiên cứu phát triển của rất nhiều quốc gia.

"Ý tưởng này không nên buộc chặt vào bất cứ tình cảnh riêng nào" - Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Thượng tướng Norton Schwartz vừa cho biết tuần trước khi được hỏi "mục tiêu chủ yếu phải chăng là Trung Quốc".

Nhưng, các quan chức Mỹ ngầm thừa nhận, từ tên lửa đạn đạo có thể bắn chìm tàu chiến, đến tàu ngầm và sức mạnh tác chiến mạng không ngừng phát triển của Trung Quốc, việc đầu tư cho vũ khí "chống can dự" của Trung Quốc khiến cho Lầu Năm Góc cảm thấy lo ngại, mà loại vũ khí này đang là thứ mà "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" phải đối phó.
Trong thời điểm Mỹ đưa ra phương châm quân sự mới, đúng vào lúc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách. Lầu Năm Góc đã cắt giảm 485 tỷ USD ngân sách trong 10 năm tới, nếu Quốc hội Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận ngân sách toàn diện trong năm nay, Lầu Năm Góc còn có thể buộc phải tiếp tục cắt giảm ngân sách với số tiền tương tự.

Nhưng, nếu phải quán triệt có hiệu quả học thuyết "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", thì phải tiến hành đầu tư to lớn cho máy bay ném bom tầm xa mới, tàu chiến, tàu ngầm và khả năng tác chiến mạng.

"Trong khoảng 12 năm qua, nếu bạn cần gì, chúng tôi cơ bản đều có thể sắp xếp ngân sách". George Flynn, một quan chức hoạch định cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, "thực tế mới về mặt tài chính đòi hỏi chúng tôi phải lựa chọn".

http://nghiadx.blogspot.com
Cùng với việc đầu tư cho máy bay chiến đấu thế hệ mới, uy lực của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ còn tiếp tục được tăng cường.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không hề giấu giếm quan điểm của họ - châu Á là một khu vực quan trọng hàng đầu trong chiến lược lâu dài của họ.

Leon Panetta đã nói với học viên tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis hồi tuần trước rằng: "Thế hệ của các bạn sẽ đối mặt với một trong những chương trình quan trọng, đó chính là duy trì và tăng cường ưu thế của Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn".

Theo quan điểm của một số nhà quan sát, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh nhằm vào Trung Quốc. Một trong những văn kiện công khai của Lầu Năm Góc "Ý tưởng can dự tác chiến liên hợp" (Joint Operational Access Concept) đề nghị, trong tình huống xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào, quân Mỹ "tiến hành tấn công chiều sâu (tung thâm) đối với sự phòng thủ chống can dự/ngăn chặn khu vực của đối phương".

Lấy tên lửa chống hạm của Trung Quốc làm ví dụ, điều đó sẽ có nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng phát động một cuộc tấn công quy mô lớn "đánh đòn phủ đầu" đối với các căn cứ quân sự của Trung Quốc.

"Rủi ro to lớn ở chỗ, cuộc tấn công này sẽ gây leo thang nghiêm trọng tình hình, Trung Quốc thậm chí có thể sẽ cho rằng, mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc" - Raoul Heinrichs, Đại học Quốc gia Australia cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, Hải quân Mỹ sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay là bộ phận cốt lõi của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc sẽ học Nga sử dụng vũ lực ?

Từ nay đến năm 2020, phương hướng khu vực chính của chính sách biển Nga là: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian...

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)


Tân Hoa xã Trung Quốc dẫn bài viết từ “Nhật báo Phương Nam” cho rằng, Nga xứng đáng là nước có tuyến đường hàng hải phức tạp nhất. Lãnh thổ của Nga vắt ngang hai châu lục Âu-Á, phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp biển Baltic, phía tây nam giáp biển Đen, biển Azov và biển Caspian, phía đông giáp Thái Bình Dương.

Nga có đặc điểm lãnh thổ vươn “vòi” tới các đại dương, đây không phải là sự ban tặng của Chúa cứu thế, mà là do người Nga giành được bằng vũ lực. Trước thế kỷ 17, Nga còn là một nước lục địa.

Trong thời gian cầm quyền sau đó của các ông vua như Peter Đại đế, Ekaterina và Paul I, Nga trở thành cường quốc biển chính của thế giới. Đã làm “thông” các cửa ra biển chủ yếu ở biển Barents, biển Baltic, biển Đen và biển Nhật Bản.

Trong các giai đoạn lịch sử đặc biệt, chẳng hạn thời kỳ “Cách mạng tháng Mười” và “Liên Xô giải thể”, chiến lược biển của Nga không ổn định, nhưng về lâu dài, họ chưa bao giờ từ bỏ tham vọng trở thành một cường quốc biển.

Tổng quan lịch sử và hiện thực, những biểu hiện và hành động của Nga trong các vấn đề biển, chiến lược biển đằng sau đó không chỉ đáng làm bài học lịch sử để nghiên cứu, hơn nữa những nước lớn đang tìm kiếm nhiều quyền phát ngôn hơn về chiến lược biển sẽ có rất nhiều chỗ để tham khảo và học tập.

Ngày 7/5, Putin tiếp tục quay trở lại làm chủ Điện Kremlin, phương hướng ưu tiên về an ninh biển của ông phải chăng như cũ?



http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu hộ tống "Yaroslav thông thái", Hải quân Nga.

Chiến lược biển đã xác định đến năm 2020

Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, vắt qua hai châu lục lớn là châu Âu và châu Á, tuyến đường bờ biển kéo dài của họ từ Bắc Băng Dương kéo tới bắc Thái Bình Dương, đồng thời còn gồm cả biển Đen và biển Caspian trong lục địa.

Trên thực tế, Nga vốn là một quốc gia lục địa truyền thống, trong quá trình phát triển và mở rộng của họ, đặc biệt là khi bước vào thế kỷ 17, chiến lược an ninh biển của Nga sớm coi đoạt lấy biển Baltic, biển Đen, cửa ra biển Thái Bình Dương làm mục tiêu chủ yếu.

“Nếu từ bỏ xây dựng hải quân, Nga sẽ mất đi quyền phát ngôn trên sân khấu quốc tế. Chúng ta cần nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của hải quân trong hệ thống quốc phòng, làm cho hải quân triệt để kết thúc và thoát khỏi cục diện tồi tệ hiện nay”.

Sau khi Putin, người được mệnh danh là “Peter đại đế thứ hai” lên cầm quyền, để thay đổi thực tế sức mạnh hải quân suy yếu do Liên Xô sụp đổ, Putin đã thực hiện một loạt biện pháp thúc đẩy.

Hiện nay, Nga đã tăng cường quyền phát ngôn và khả năng hiện diện trên các đại dương. Hạm đội Biển Bắc của Nga gần đây xác nhận, Nga, Mỹ và Na Uy sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp vào tháng 8 tới tại biển Barents và biển Na Uy, bao gồm tác chiến phong tỏa trên biển, hành động tìm kiếm cứu nạn.

Tháng 3/2000, Putin trở thành Tổng thống nhiệm kỳ 2 trong lịch sử Nga. “Dành cho tôi 20 năm, sẽ trả lại cho bạn một nước Nga mạnh mẽ” – Putin phát biểu những lời nói hùng hồn khi mới lên cầm quyền.

Dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của Tổng thống Putin, Hải quân Nga đã có những bước đi quay trở lại đại dương. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của ông, kinh tế phát triển nhanh chóng, chính trị phát triển ổn định, giấc mơ biển cả chôn sâu trong lòng của Nga lại được đánh thức.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu chiến chủ lực Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga.

“Nga chỉ có 2 người bạn là Lục quân và Hải quân” – Lời nói của Putin giống như học thuyết “hai đôi tay” của Peter đại đế. Trên phương diện thúc đẩy phát triển sức mạnh trên biển, Putin có tham vọng như Peter Đại đế.

Tháng 4/2000, Nga đã công bố “Chiến lược Hải quân Liên bang Nga” (dự thảo), dự thảo này đã lần đầu tiên chính thức công nhận và sử dụng khái niệm “chiến lược hải quân”, đã đưa ra ý tưởng chiến lược to lớn hải quân cần hướng ra các đại dương trên thế giới.

Năm 2000 và 2001, Nga lại lần lượt công bố các văn kiện như “Nguyên tắc chính sách hoạt động quân sự trên biển của Liên bang Nga trước năm 2010”, “Học thuyết hải dương trước năm 2020”, đã xác lập tư duy tổng thể của chiến lược an ninh biển trong thời đại Putin.

Căn cứ vào học thuyết biển của Liên bang Nga, mục tiêu chính trị chủ yếu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động biển quân sự là: thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên bang Nga trên biển trên thế giới; duy trì vị thế cường quốc biển thế giới của Nga; phát triển và sử dụng có hiệu quả tiềm lực biển quân sự của Liên bang Nga.

Nỗ lực vũ trang cho Hạm đội Thái Bình Dương

Mùa hè năm 2007, tàu sân bay “Nguyên soái Kuznetsov” còn lại của Nga khôi phục lại nhiệm vụ cất/hạ cánh máy bay chiến đấu thường trực. Hành động này đã truyền đi một thông điệp tích cực: Hành trình xây dựng lại sức mạnh hải quân của Nga đã bắt đầu.

Tuy nhiên, Putin hoàn toàn không vấp phải những góc độ cực đoan như thời kỳ Liên Xô. Mà là căn cứ vào môi trường an ninh của đất nước, bối cảnh kinh tế để có phương hướng ưu tiên cụ thể. Căn cứ vào “Học thuyết biển Nga trước năm 2020”, phương hướng khu vực chủ yếu của chính sách biển quốc gia Liên bang Nga được chia thành: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian, Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Delta, Hải quân Nga.

Putin xuất phát từ lợi ích chiến lược khu vực Viễn Đông, Nga coi Hạm đội Thái Bình Dương là hạm đội phát triển trọng điểm. Theo hãng RIA Novosti ngày 7/5/2012, người vừa tiếp tục trúng cử Tổng thống, Putin đã ra lệnh cho Chính phủ Nga đảm bảo sự phát triển của hải quân, đặc biệt là khu vực Viễn Đông và khu vực Bắc Cực.

Putin còn yêu cầu cung cấp hệ thống vũ khí hiện đại cho các lực lượng vũ trang Nga, đến năm 2020 phải nâng mức độ hệ thống vũ khí hiện đại hóa lên 70%.

Được biết, hiện nay, Hạm đội Thái Bình Dương Nga chiếm 27% binh lực Hải quân Nga. Thông qua chiến lược “Đông tiến” tích cực tìm cách tiến hành thâm nhập Thái Bình Dương, đồng thời ra sức phát triển lực lượng trên biển đặc biệt là lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển. Nga vẫn coi tàu ngầm tên lửa đạn đạo là một bộ phận quan trọng của toàn bộ hệ thống răn đe Nga.

Cùng với việc thực hiện chiến lược coi trọng cả đông và tây, sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh, hiện đã triển khai một lô tàu chiến cỡ lớn mới, trong đó có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược triển khai ở căn cứ bán đảo Kamchatka.

Tàu tuần dương tên lửa, tàu khu trục và tàu hộ tống tập trung triển khai ở các căn cứ hải quân chính của khu vực Tân Hải, dùng để bảo vệ an toàn cho vùng biển quan trọng xung quanh và các tuyến đường eo biển có liên quan.

Được biết, Nga có kế hoạch triển khai chiếc tàu sân bay lớp Mistral (tàu đổ bộ) đầu tiên (do Pháp chế tạo) cho Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời còn có kế hoạch triển khai nhiều tàu tuần dương lớp Slava (có biệt hiệu là “sát thủ tàu sân bay”) ở khu vực Thái Bình Dương; tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey hiện đại nhất của Nga cũng có kế hoạch triển khai ở khu vực Thái Bình Dương.

Người phụ trách mạng Tình hình quân sự Trung Quốc Quách Tuyên cho rằng, Nga đồng thời duy trì tuần tra chiến lược ở Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Điều này cũng có nghĩa là, tàu ngầm hạt nhân của Nga triển khai ở mỗi một đại dương là lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển, đều có thể xem là một điểm tấn công chiến lược.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky lớp Borey của Hải quân Nga.

Quách Tuyên cho rằng, đối với Hải quân Nga, triển khai tàu ngầm hạt nhân là đòn sát thủ của họ. Phương tiện lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Nga là tàu ngầm hạt nhân. Bản chất của chiến tranh là đoạt lấy 2 loại quyền lực: quyền kiểm soát và quyền gây thiệt hại.

Đại diện vũ khí của quyền kiểm soát là tàu sân bay, đại diện vũ khí của quyền gây thiệt hại là tàu ngầm hạt nhân. Đại diện cho tàu ngầm hạt nhân chính là sức mạnh của Hải quân Nga.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga chủ yếu ở Hạm đội Biển Bắc, tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương chủ yếu là tàu ngầm hạt nhân có tính hiệu quả. Tình hình Nga tăng cường khả năng răn đe hạt nhân đối với khu vực Thái Bình Dương cho thấy họ muốn tăng cường phát triển Hạm đội Thái Bình Dương.

Vương Lệ Cửu, Phòng Nghiên cứu Nga, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc cho biết, trọng tâm của thế giới dịch chuyển sang châu Á-Thái Bình Dương, sự phát triển của Siberia trở thành phương hướng quan trọng trong phát triển của Nga.

Các nhà sử học Nga cũng từng nói, Nga muốn lớn mạnh, cần coi trọng phát triển Siberia-Viễn Đông. Putin thành lập “Bộ Phát triển Viễn Đông” cho thấy sự coi trọng đối với Siberia. Ngoài ra, về an ninh, Nga hiện có 4 quân khu lớn, Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Quân khu Miền Đông.

Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, điều này làm cho Nga đối mặt với sức ép quân sự tương đối lớn ở Viễn Đông. Mặc dù phương diện phòng bị quân sự trước đây có sức mạnh rất lớn, nhưng trên phương diện tấn công Mỹ, đầu tư cho quân sự tương đối yếu. Cho nên, hiện nay đang ra sức gia tăng đầu tư cho phương diện này.


http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga.


(Theo nguồn BÁO GIÁO DỤC.NET.VN)

>> Con tàu bí ẩn nhất Hải quân Liên Xô

Cuối những năm 1950 cùng với việc tạo ra các đầu đạn hạt nhân và các phương tiện mang thế hệ mới, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng với Mỹ và Phương Tây.


Mỹ đã không còn nằm ngoài tầm với của tên lửa Liên Xô. Sự cân bằng hạt nhân giữa hai siêu cường đã được duy trì, nhưng sau 5 năm, đã thay đổi về số lượng và chất lượng.

Tên lửa đẩy đã được cải tiến thành tên lửa đạn đạo tầm xa và thử nghiệm thành công về tầm xa và độ chính xác của cuộc tấn công được thực hiện từ lãnh thổ Liên Xô. Thông thường, việc theo dõi hành trình bay của tên lửa đạn đạo được thực hiện bởi các trạm đo lường trên mặt đất.

Tuy nhiên, do những yêu cầu bức thiết đặt ra từ các vấn đề giám sát và quản lý không gian trong điều kiện mới, một trong những viện nghiên cứu lâu đời nhất của Bộ Quốc phòng – Trung tâm nghiên cứu khoa học số 4, bắt đầu công việc nghiên cứu xây dựng các trạm đo lường tương tự trên biển và đại dương. Kết quả hướng tới sẽ là phương tiện trang bị các thiết bị trắc thám lớn với hình hài bên ngoài là con tàu khổng lồ mang các chảo ăng ten lớn.

Đầu năm 1958, lãnh đạo Liên Xô quyết định thành lập bộ phận chỉ huy đo lường hải quân và đo lường phức tạp, để hiện thực hoá dự án nghiên cứu, được biết đến với tên gọi Đoàn thám hiểm thuỷ văn Thái Bình Dương Liên Xô.

Với danh nghĩa là thám hiểm thuỷ văn đại dương, đoàn đã hoạt động ở khắp các khu vực Thái Bình Dương, thậm chí tiến sát quần đảo Hawai của Mỹ. Hải quân Mỹ luôn theo sát hoạt động của đoàn tàu này, nhưng không thể biết chính xác các nhiệm vụ mà nó đang thực hiện.

Thậm chí ngay trong số thuỷ thủ đoàn cũng là những “thành phần phức tạp”. Họ đều là những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực, nhưng hầu như đều là các nhóm làm việc độc lập, không được hỏi hoặc trao đổi về công việc của nhau. Nhóm này không bao giờ biết chỉ huy có nhóm kia là ai và họ tuân lệnh cơ quan nào. Các tướng lĩnh quân đội Liên Xô cũng không được biết về những chuyến hành trình của Đoàn thám hiểm này.

Ban đầu, Đoàn thám hiểm đặc biệt bao gồm các tàu Sibir, Sakhalin, Suchan (sau này đổi tên thành Spassk) và Chukotka.

Nhiệm vụ chính của đoàn thám hiểm Thủy văn Thái Bình Dương:

- Đo đường bay của tên lửa đạn đạo chiến lược ở tất cả các khu vực;
- Xác định tọa độ của điểm rơi đầu đạn;
- Giám sát công việc của các cơ chế cấu trúc hạt nhân;
- Chặn bắt, giải mã và xử lý dữ liệu từ xa;
và kiểm soát quỹ đạo từ xa của các đối tượng không gian;
- Tập trung thông tin liên lạc với các phi hành gia.

Tăng cường lực lượng bằng Project 1914

Để phục vụ cho công tác, Tổng cục thông tin liên lạc không gian Liên Xô đã đặt đóng 3 tàu đo lường viễn thám thế hệ mới gồm: Marshall Nedelin, Marshal Krylov và Akademik Nikolay Pilyugin, với tên gọi chung Project 1941. Nhà máy đóng tàu Admiralty là đơn vị thực hiện dự án này.

Do tầm quan trọng của đối tượng được xây dựng và để giải quyết tốt hàng loạt nhiệm vụ đặt ra Ban lãnh đạo Liên Xô đã quyết định thành lập Hội đồng Điều phối liên ngành, trong đó bao gồm các thứ trưởng của các Bộ chủ chốt, đứng đầu Hội đồng Thứ trưởng Bộ công nghiệp đóng tàu L.N.Rezunov.

Ngày 19/11/1977 Marshall Nedelin chính thức được khởi đóng và 4 năm sau đó được hoàn thành và hạ thủy. Hai năm tiếp theo con tàu được hoàn thiện và thử nghiệm. Tốc độ thử nghiệm đạt được 22,8 hải lý/h.

Thử nghiệm kiểm tra đã được tiến hành trong hai giai đoạn: đầu tiên, chủ yếu ở vùng biển Baltic và giai đoạn thứ hai ở Thái Bình Dương.

Marshall Nedelin là chiếc tàu đầu tiên của Project 1941 và cũng là chiếc tàu đầu tiên do Liên Xô tự sản xuất hoàn toàn để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thăm dò không gian. Đây cũng là lần đầu tiên một nhà máy phát điện với tổng công suất 22.000 kW được lắp đặt trên con tàu mặt nước.

Liên Xô cũng lập ra một Uỷ ban chính phủ về tiếp nhận tàu Marshal Nedelin do Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Phó Đô đốc E.I.Volobuev đứng đầu. Ủy ban bao gồm đại diện từ các cơ quan khác nhau liên quan đến việc phát triển dự án.

Việc đóng và vận hành một con tàu của lớp này là một thời điểm bước ngoặt đối với Bộ tư lệnh Hải quân, khi mang đến cơ hội nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và khả năng kiến thức liên quan đến lĩnh vực công nghệ mới lạ này.

Con tàu cuối cùng của lớp này mang tên Viện sĩ Nikolay Pilyugin, được khởi đóng ngày 12/4/1988 thuộc dự án 19510.

Năm 1991 nó được hạ thủy, nhưng do hoàn cảnh chính trị-kinh tế phức tạp lúc đó việc hoàn thiện đã bị ngưng lại. Sau đó được bán cho một doanh nghiệp Italy để làm tàu du lịch.



http://nghiadx.blogspot.com
 Marshall Nedelin Project 1914 do phòng thiết kế Baltsudoproekt đảm trách, dưới sự chủ trì của kiến trúc sư trưởng D.G. Sokolov.


http://nghiadx.blogspot.com
Marshall Nedelin được thiết kế để phục vụ cho các mục đích thử nghiệm, theo dõi và khai thác các hệ thống không gian và tên lửa mới, tìm kiếm, cứu hộ phi hành đoàn và các đối tượng, tàu do thám không gian hạ cánh xuống mặt nước ở các khu vực đại dương trên thế giới; phát hiện tàu chiến, tàu ngầm và máy bay, nghiên cứu hải dương học và thủy văn, chuyển tiếp tất cả các loại thông tin.


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
Để giải quyết tất cả những vấn đề này, tàu được trang bị các dụng cụ đo lường hiện đại có hiệu suất cao, hệ thống thông tin liên lạc, radar phát thanh, radar trinh sát, dẫn đường và vũ khí khí tượng thuỷ văn. Ngoài ra, để có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp trong tương lai, như sự phát triển của công nghệ mới, các công trình sư Liên Xô đã thiết kế dự phòng thêm các diện tích bổ sung trên tàu.


http://nghiadx.blogspot.com

Năm 1982, bắt đầu đóng con tàu thứ hai của lớp này - Marshal Krylov Project 19141, thực tế chỉ là một dự án giống nhau, việc thêm vào 1 con số chỉ mang tính hình thức.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu mới đã được thử nghiệm thành công ở Biển Baltic và ngày cuối cùng của năm 1989 đã được giao cho phía đặt hàng.

http://nghiadx.blogspot.com

Cả hai tàu đã được gửi đến Thái Bình Dương và do chính quyền vùng Petropavlovsk-Kamchatsk quản lý về mặt hành chính. Trong ảnh: Phần đầu tàu Marshal Krylov.

http://nghiadx.blogspot.com
Phía sau là sân bay trực thăng và nhà chứa với hai chiếc trực thăng thường trực. Con tàu có các phương tiện tiện nghi đủ để đảm bảo cuộc sống và làm việc dài ngày trên biển cho gần 450 thành viên thuỷ thủ đoàn, gồm một phòng tắm hơi, hai hồ bơi, một phòng tập thể dục và một đơn vị y tế. Trong ảnh: Trực thăng cất cánh từ tàu Marshal Krylov.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu cuối cùng của lớp này mang tên Viện sĩ Nikolay Pilyugin, được khởi đóng ngày 12/4/1988.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Đến ngày 23/8/1991 con tàu đã được hạ thuỷ. Tuy nhiên, do bối cảnh chính trị và kinh tế Liên Xô lúc đó việc hoàn thiện tàu Viện sĩ Nikolay Pilyugin đã bị ngừng lại.

http://nghiadx.blogspot.com

Sau đó con tàu này được bán cho đối tác Italy để chuyển thành tàu du lịch cao cấp. Trong ảnh: Radisson Seven Seas Cruises (Nassau); Builder: 1999, T. Mariotti, Genoa. She was built on the incomplete hull of the AKADEMIK NIKOLAY PILYUGIN, Russia.

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để chào hàng một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo - Amur, loại tàu ngầm này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông Việt Nam

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Liệu Việt Nam có nên xây dựng Hạm đội Trường Sa
>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ
>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Amur950/Amur - 1650

Tàu ngầm lớp Amur cũng có thể được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể bảo vệ tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng biển Đông Việt Nam. Hải quân Việt Nam có thể có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng biển Đông

Theo thời báo Thượng Hải cho biết Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Công nghệ quân sự Liên bang Nga cho rằng cục thiết kế Ruby bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho tàu ngầm diesel-điện Amur của Nga. Là phiên bản của tàu ngầm nội địa với một số lượng tàu ngầm Lada trong Hải quân Nga, sự hình thành của một lực lượng chiến đấu mới dưới nước.

Phó tổng giám đốc của Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport ông Victor Komar cho biết rằng, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á, Nga coi đây là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.

http://nghiadx.blogspot.com
 Với Amur - 1650 sẽ giúp Việt Nam bảo vệ hoàn hảo nhất chủ quyền biển đảo tổ quốc

Victor Komar cho rằng các ‘đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế ‘Ruby’ phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.

Có những chiếc tàu ngầm Amur này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng vô cùng đáng sợ dưới mặt nước.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể không chỉ đơn thuần cần sáu tàu ngầm Kilo. Ông Komar cho rằng: ‘Hải quân Việt Nam họ cần một sức mạnh chiến đấu của tàu ngầm cao hơn cả loại Kilo và phải được cấp thiết thiết lập trong sáu hoặc bảy năm nữa, họ không thể chỉ dựa vào các tàu ngầm Kilo. Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực ‘.

http://nghiadx.blogspot.com
Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm. Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến.
Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm.

Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ

Trung Quốc đã hoành thành việc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở Tam Á, đảo Hải Nam.



http://nghiadx.blogspot.com
 Căn cứ tàu ngầm Tam Á


Tạp chí Khán Hòa (Kanwa) đưa tin, căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc ở Tam Á, đảo Hải Nam đã được hoàn tất. Nơi đây có thể sẽ là nơi tập trung lực lượng tàu ngầm chiến lược của nước này.

>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á
>> Tàu chiến Trung Quốc rợp biển Đông

Tàu ngầm tấn công lớp Thương và tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn có thể ở trong khu vực gần Vịnh Bắc Bộ để thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân chiến lược.

Trong vùng biển này, tàu lớp Tấn hoàn toàn có thể đảm bảo được an toàn cho chính mình khi tham gia các hành động tác chiến hạt nhân chiến lược.

Nơi tập trung lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược

Bài báo viết, sau 10 năm xây dựng, căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Trung Quốc tại Tam Á, Hải Nam đã hoàn thành.

Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, tại căn cứ này người ta cho xây dựng hàng loạt các kho lớn cực kì kiên cố, các cầu cảng neo đậu tàu ngầm cũng được tăng lên thành 4, mỗi cầu này dài 230m. Điều này có nghĩa trong tương lai số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược sẽ tăng lên ít nhất là bằng với số cầu cảng.

Các nguồn tin bên ngoài chủ yếu dựa vào các hình ảnh vệ tinh và thông tin tình báo được tiết lộ để phỏng đoán về tình hình trang bị ở hai căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, có hai tàu ngầm hạt nhân của hạm đội Nam Hải đang neo đậu ở Tam Á. Trong đó, chắc chắn 1 chiếc là tàu ngầm tiến công lớp Thương, chiếc còn lại rất có khả năng là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn.

Việc nhận diện dựa vào việc trên tàu có 1 thiết bị định vị thủy âm (sonar) đặt ở phía sau đuôi. Loại sonar này gióng hệt như những loại khác trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược trước đây của Liên Xô. Đây chính là loại sonar mà Hải quân Trung Quốc dùng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược của mình, công nghệ này có thể Trung Quốc lấy được từ Belarus.

Bài viết giả thuyết rằng, sau khi hoàn thành việc xây dựng căn cứ ở Tam Á, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ chuyển dần về đây.

Hiện ở đây chỉ có 1 chiếc tàu lớp Tấn, nhưng nhiều khả năng nó sẽ rời căn cứ Thanh Đảo để chuyển về Tam Á, ý đồ chiến lược của việc di chuyển quân này rất rõ ràng: lợi dụng điều kiện nước sâu của Vịnh Bắc Bộ và biển Đông, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong việc trinh sát tàu ngầm hạt nhân chiếc lược của Trung Quốc.

Căn cứ che giấu tiếng ồn tàu ngầm

Tại căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ nhất của Trung Quốc ở Thanh Đảo, độ sâu trung bình vào khoảng 100m, đối với sự ồn ào của tàu ngầm hạt nhân chiến lược mà nói, độ sâu này rất khó để có thể tránh đi được sự phát hiện của sonar đối phương.

Khi vận hành, nếu thời tiết không có mây, nắng to, tàu ngầm lớp Tấn thậm chí có thể bị phi hành đoàn trên máy bay chống ngầm P3-C nhìn thấy bằng mắt thường.

Với căn cứ Tam Á lại hoàn toàn khác, trong vòng bán kính 80km từ căn cứ này, độ sâu trung bình của nước biển vào khoảng 200m, rất có lợi cho việc ẩn mình của tàu ngầm.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trước đây được gọi là tàu ngầm “Vịnh Bột Hải”, bởi vì chủ yếu xuất phát từ khu vực vịnh Bột Hải, Đông Bắc Trung Quốc.

Hiện nay, tàu ngầm lớp Tấn có thể gọi là tàu ngầm “Vịnh Bắc Bộ”. Bởi vì chúng có thể từ khu vực vịnh Bắc Bộ tiến hành các đòn công kích hạt nhân chiến lược.

Ngoài ra, căn cứ Tam Á là cửa ngõ tiến vào biển Đông của Trung Quốc. Tàu ngầm tấn công và tàu nổi có thể từ đây thực hiện các nhiệm vụ hành quân và tác chiến ở khu vực biển Đông, cũng như đối phó với các cuộc xung đột bất ngờ.

Các chuyên gia phân tích vũ khí phương Tây cho rằng, Trung Quốc mới chỉ đưa vào biên chế 1 tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, ngoài ra còn 2 tàu nữa đang trong quá trình thử nghiệm, và 1 chiếc đang được đóng. Loại tàu này có thể mang phóng tên lửa hạt nhân chiến lược Cự Lãng 2 (JL-2).

Căn cứ Tam Á cách đảo Guam gần 4.000 km, khoảng cách này hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa JL-2. Với lợi thế về địa hình vùng nước ở biển Đông, tàu ngầm Trung Quốc hoàn toàn có thể im lặng tiến ra biển Đông từ đó thực hiện các đòn tấn công vào Alaska hoặc Hawaii.

Bài viết dự đoán, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, tàu ngầm lớp Tấn sẽ hoạt động trong phần lãnh hải Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ điều thêm 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Thương và 4 tàu ngầm chạy bằng diesel thuộc lớp Kilo Type 636M thực hiện phong tỏa các lối vào vịnh nhằm bảo vệ cho tàu lớp Tấn.

>> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan

Thái Lan đang “âm thầm” trang bị vũ khí mới cho quân đội đặc biệt là hải quân.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Hé lộ về tàu đổ bộ chở trực thăng đóng cho Thái Lan


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong của Hải quân, Quân đội Hoàng gia Thái Lan.


Mới đây, trên các trang mạng và phương tiện truyền thông của Thái Lan đã xuất hiện một số hình ảnh được chụp vào ngày 4/3/2012 về việc thử nghiệm của tàu đổ bộ chở trực thăng mới LPD 791 Angthong.

Tàu đổ bộ chở trực thăng mới LPD 791 Angthong do công ty đóng tàu ST Marine của Singapore, công ty con của tập đoàn Singapore Technologies Engineering, đóng cho Hải quân Thái Lan.

Trước đó, vào năm 2008, Công ty đóng tàu ST Marine cũng đã tiết lộ một số thông tin hiếm hoi về việc chuẩn bị ký kết một hợp đồng với Hải quân Thái Lan đóng tàu đổ bộ chở trực thăng LPD (Landing Platform Dock).

Tuy nhiên, khi đó không có một thông tin cụ thể về hợp đồng bí mật này cũng như tên chính thức của tàu. Chỉ biết, tàu đổ bộ trực thăng LPD dành cho Hải quân Thái Lan có kết cấu cùng loại với 4 chiếc tàu tàu đổ bộ chở trực thăng loại nhỏ lớp Endurance có chiều dài 141m mà công ty ST Marine thiết kế và chế tạo trong những năm 1996-2001 cho Hải quân Singapore.

Điểm khác biệt chủ yếu của tàu đổ bộ chở trực thăng LPD là không có cửa dốc ở mũi tàu mà thay cho nó là các cửa và thang tàu ở mạn phải rộng gần 6m cho phép bốc xếp vũ khí, trang bị nhẹ và di chuyển binh lính.

Tuy nhiên, sau này, khi dự án gần hoàn tất, theo một số thông tin rò rỉ cho biết, Hải quân Thái Lan đã ký với ST Marine hợp đồng trị giá 5 tỷ baht (tương đương 144 triệu USD) để thiết kế và đóng tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong dài 141 m và một số xuồng đổ bộ vào tháng 11/2008 sau một cuộc thầu quốc tế.

Hợp đồng cũng bao gồm việc chế tạo 4 tàu đổ bộ gồm 2 chiếc loại LCM (tàu đổ bộ xe tăng LCM -Landing Craft, mechanised) dài 23 m và 2 xuồng đổ bộ bộ binh LCVP dài 13 m.

Hai tàu LCM sẽ được bố trí ở khoang đốc ở đuôi tàu đổ bộ trực thăng LPD, còn 2 xuồng LVCP bố trí trên các giá treo ở 2 bên sườn phần thượng của tàu.

Tàu LPD 791 đã được chế tạo tại công ty ST Marine vào tháng 7/2009 và hạ thủy vào ngày 20/3/2011, đang được thử nghiệm các thiết bị.

Thời điểm chuyển giao tàu LPD 791 Angthong cho Thái Lan dự kiến là vào giữa năm 2012.



http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong do công ty đóng tàu ST Marine của Singapore, một công ty con của tập đoàn Singapore Technologies Engineering, chế tạo cho Hải quân Thái Lan.


Tàu LPD 791 Angthong sẽ được dùng để chuyển chở vũ khí, trang bị, các phương tiện cơ động và binh sĩ, tham gia các chiến dịch yểm trợ, tìm cứu và cứu trợ nạn nhân thiên tai.

Đặc tính và thiết kế trang bị của tàu

Hệ thống động lực của tàu LPD 791 Angthong bao gồm 2 động cơ diesel Catepillar C280-12 mỗi động cơ tạo ra công suất 4.060 KW.

Tàu được trang bị thiết bị trợ lái ở mũi. Tốc độ hành trình trên biển là 12 hải lý/giờ, tốc độ cơ động tối đa là 17 hải lý/giờ. Phạm vi hoạt động lên tới 5.000 hải lý.

Nguồn điện được cấp bởi 4 máy phát 3512B công suất 900 kW.

Công ty Terma Đan Mạch sẽ cung cấp cho tàu LPD 791 Angthong hệ thống chỉ huy chiến đấu C-Flex, radar C-Search và tổ hợp các sensor, bao gồm radar phát hiện mục tiêu bay, mục tiêu mặt nước SCANTER 4100 với hệ thống nhận dạng bạn-thù và hệ thống quang điện tử điều khiển hỏa lực C-Fire với 1 khí tài ảnh nhiệt, 1 camera truyền hình và 1 máy đo tầm xa laser.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Endurance của Hải quân Singapore.

Hệ thống vũ khí của tàu gồm 1 pháo 76 mm Super Rapid của công ty OTO Melara và 2 giá để lắp các khẩu pháo MSI Seahawk 30 mm.

Ngoài ra, trên cầu chỉ huy có thể lắp 2 súng máy. Tàu LPD 791 Angthong dài 141 m, lượng giãn nước 7.600 tấn. Tàu có thể chở 300 binh lính.

Thủy thủ đoàn gồm 120 người cộng thêm 15 người của đội bay, tức là gần gấp đôi tàu Endurance của Hải quân Singapore. Tuy nhiên, tàu Endurance lại có trọng tải lớn hơn với lượng giãn nước là 8.500 tấn. Ngoài ra, với biên chế thủy thủ đoàn như vậy, cho thấy tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong của Thái Lan có trình độ tự động hóa kém hơn.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang