Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

>> Mục đích cuộc tập trận Nga - Trung


Cuộc tập trận hải quân giữa Trung Quốc và Nga sắp tới là để tăng cường hợp tác hữu nghị giữa hai nước, chứ không nhằm chống lại một nước thứ ba?


Về cuộc tập trận chung của Hải quân Nga và Trung Quốc sắp tới tại biển Hoảng Hải, hãng RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc tập trận lần này nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và thể hiện tình hợp tác hữu nghị trong quan hệ đối tác chiến lược giữa quân đội hai nước, chứ không nhằm chống lại bất kỳ một nước thứ ba nào.

Song, cuộc tập trận sắp tới của Hải quân Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ mang lại sự cảnh giác cao độ của Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục 136 Hàng Châu của Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận năm 2008


Các nhà phân tích cho rằng, đây sẽ là cuộc tập trận trên biển với quy mô lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước. Trên thực tế, cuộc tập trận này là hành động đáp trả hàng loạt các cuộc tập trận mới đây giữa Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ với quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản.

Dự kiến trong lần tập trận này, quân đội Nga và Trung Quốc sẽ điều đến những tàu chiến và máy bay chiến đấu hiện đại nhất để thể hiện sức mạnh của mình tại khu vực phía đông Thái Bình Dương.

Đồng thời cuộc tập trận lần này cũng là lời cảnh báo cho chiến lược quay lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, đang cản trở lợi ích cốt lõi của Nga và Trung Quốc tại khu vực này. Khẳng định Nga và Trung Quốc sẽ là hai nhân tố mang lại mối quan ngại lớn cho Mỹ.

Cho đến nay, mặc dù Nga và Trung Quốc đều đang kêu gọi một mối liên minh quân sự chặt chẽ giữa hai nước để đối phó với những áp lực ngày càng lớn từ các nước phương Tây. Song, lời kêu gọi này vẫn chưa đạt đến cấp độ quốc gia mà chỉ dừng lại trong lĩnh vực quốc phòng, bởi mối đe dọa về an ninh chung của hai nước vẫn chưa thật sự khẩn cấp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc sẽ được đẩy lên cao hơn nữa trong thời gian tới, đi sâu vào nhiều lĩnh vực chứ không chỉ riêng lĩnh vực quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Varyag của Hải quân Nga dự kiến sẽ tham gia cuộc diễn tập lần sắp tới


Từ Grudia đến quần đảo Điếu Ngư, từ quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là lãnh thổ phía Bắc) đến vấn đề Đài Loan, từ cuộc khủng hoảng Syria đến vấn đề Iran, từ Liên Hợp Quốc đến Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) có thể nhìn thấy rõ sự nhất trí ngày càng cao giữa hai nước.

Về phía Mỹ, đương nhiên nước này sẽ không muốn nhìn thấy sự hợp tác quân sự hay chiến lược chặt chẽ giữa hai nước. Bất luận thế nào, Mỹ cũng không hề muốn Nga và Trung Quôc gần gũi với nhau.

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất giữa Nga và Trung Quốc lần này chắc chắn sẽ kích thích quan hệ Mỹ-Nhật, sẽ khiến cho Mỹ và Nhật Bản biết thế nào là một áp lực lớn đang đè nặng.

Trong những năm gần đây, Nga và Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước, cuộc tập trận chung lần này cũng là thể hiện sự hợp tác chặt chẽ của hai nước trong khối SCO, là hành động đầy thực tế.

Nhìn vào sự bố trí của các tàu chiến của Nga và Trung Quốc chuẩn bị tham gia diễn tập có thể thấy, sẽ có 10 chiếc lần đầu tiên được đưa vào hoạt động tham gia tập trận lần này; điều này cho thấy quân đội Nga coi trọng cuộc tập trận này thế nào.

Còn đối với Trung Quốc, trong các lần tập trận chung trước đây giữa Hải quân Trung Quốc với các nước khác, Trung Quốc chưa từng tham gia với một lưc lượng lớn như lần này.

Về cơ bản, sự hợp tác ở cấp chiến lược giữa Nga và Trung Quốc có thể phát triển như ngày nay là do chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ mới công bố.

Đối với Nga, tăng cường hợp tác quân sự chiến lược với Trung Quôc là có lợi cho an ninh chiến lược của Nga. Làm suy yếu khả năng của NATO trong việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau để đối phó với Mỹ?


Còn đối với Trung Quốc cũng vậy, Trung Quốc cũng rất lo ngại bởi chính mới mới của Mỹ cũng sẽ tác động không nhỏ đến lợi ích của nước này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian tới.

Nội dung chủ yếu của lần tập trận này là kế hoạch chống lại tàu ngầm của đối phương khi tàu sân bay bị tấn công, đồng thời nắm quyền kiểm soát được vùng biển.

Hiện nay, Mỹ có đến 60% số lượng tàu sân bay, tàu ngầm và các loại tàu mặt nước đang hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương. Số tàu chiến này cũng vừa tham gia tập trận cùng Hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tạo ra áp lực mạnh lên Nga và Trung Quốc trong khu vực này.

Theo phân tích, đến 10 năm nữa, bất kể là quân đội Nga hay quân đội Trung Quốc có mạnh thế nào nếu tách rời nhau ra, đều không phải là đối thủ của lực lượng hiện tại của Mỹ tại đây.

Mặc dù, Nga và Trung Quôc vẫn chưa thể đạt đến mức liên minh quân sự, những cuộc tập trận sắp tới sẽ duy trì sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên trong một khoảng thời gian nhất định.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

>> Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga trong sự kết hợp “8 + 8"


Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Nga, cho đến nay có tất cả 60 tàu ngầm, và sẽ được tăng cường thêm ba tàu ngầm hạt nhân mới trong năm nay.

Đây là tuyên bố mới nhất của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vladimir Vysotsky trong một cuộc phỏng vấn của RIA Novosti.

Theo ông, 3 tàu ngầm chiến lược sẽ được bàn giao trong năm nay là Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky lớp Borey (Project 955) và Severodvinsk - tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm đầu tiên của lớp Yasen (Project 885).

"Nhẽ ra việc đó phải được thực hiện trong năm 2011, nhưng do việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava cho Borey và tên lửa hành trình tầm xa mới cho Yasen mất quá nhiều thời gian cho nên việc bàn giao đã không thể diễn ra đúng kế hoạch" - Đô đốc nói.

Đồng thời, ông nhắc lại rằng vào đầu năm 2012, Hải quân Nga ra quyết định thay thế chương trình tàu ngầm lớp Lada (Project 677) bằng kế hoạch hiện đại hóa các tàu ngầm hiện có.

Theo đó, tàu ngầm diesel - điện lớp Lada dù đã hoàn thành thiết kế từ cuối năm 1990 nhưng sẽ không có chiếc nào được đưa vào phục vụ, bất chấp việc một số tàu cùng loại đang được thử nghiệm trong Hạm đội Baltic.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Akula


Ông Vysotsky cũng cho biết, tàu ngầm phi hạt nhân đầu tiên của Nga được trang bị với động cơ đẩy khí độc lập đầu tiên có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm vào năm 2014.

Hiện nay, tất cả các tàu ngầm của Nga đều sử dụng năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng diesel-điện.

Tương lai của hạm đội tàu ngầm hạt nhân trong sự kết hợp "8+8"

Việc tiếp nhận tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ tư Yury Dolgoruky (lớp Borey, Project 955) trang bị tên lửa đạn đạo Bulava được coi như là sự khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của lực lượng tàu ngầm Nga.

"Lễ bàn giao chính thức sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm nay tại nhà máy Sevmash ở Severodvinsk," - RIA Novosti dẫn lời chỉ huy hạm đội.

Theo kế hoạch, sẽ có tổng cộng 8 tàu ngầm lớp này được xây dựng (theo một số nguồn thông tin khác là 10 tàu).

Theo Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc Project 955 Borey (Gió phương Bắc) Yuri Dolgoruky đã được đưa vào biên chế của Hạm đội tại Vilyuchinsk thuộc bán đảo Kamchatka.

Cơ sở hạ tầng cho các đội tàu ngầm mới đã được chuẩn bị và kiểm tra bởi Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov vào đầu năm 2011.

Cho đến nay, nhà máy Sevmash đã hoàn thành việc xây dựng các tàu ngầm Borey được phát triển bởi Cục thiết kế kỹ thuật hải quân trung ương Rubin ở các mức độ khác nhau. Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky sẽ được bàn giao trong năm nay, còn George Monomakh vào năm 201.

"Trên thực tế, nhà máy đóng tàu Sevmash mới chỉ đang tiến hành giai đoạn đóng mới phần đầu tiên của chiếc tàu ngầm" - Tổng cục trưởng Tổng Cục thiết kế kỹ thuật hải quân trung ương Rubin và nhà máy Sevmash Andrew Dyachkov cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Dolphin


Vào cuối năm nay, lễ kéo cờ Andrew trên tàu ngầm đa nhiệm Severodvinsk (lớp Yasen, Project 885) sẽ chính thức được tiến hành tại Sevmash.

Sự khác biệt chủ yếu giữa các tàu thuộc Project mới chính là sự đa năng, đa nhiệm. Chúng không chỉ có khả năng tấn công tất cả các tàu chiến của đối phương, mà còn có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra ven biển.

Các tên lửa hành trình tiên tiến là Caliber và Onyx sẽ được đưa vào sử dụng trên các tàu ngầm mới này.

"Năm nay chúng tôi đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đầu tiên với tên lửa chống hạm Caliber. Trên thực tế, đối tượng các cuộc thử nghiệm không phải là tàu ngầm mà các hệ thống tên lửa (" Caliber và Onyx)," – Dyachkov nói.

Theo ông, việc thử nghiệm sẽ kéo dài đến cuối năm nay. "Tàu ngầm sẽ ra biển gần như cả năm để tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa, thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí," – Dyachkov cho biết.

Đến năm 2020, sẽ có 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, Project 885 được xây dựng.

Theo Trung tâm mua bán vũ khí, cả thế giới có khoảng 450 lớp tàu ngầm khác nhau, 60 trong đó là của Nga.

"Trong số 60 tàu ngầm có khoảng 10 tàu ngầm năng lượng hạt nhân chiến lược, hơn 30 tàu ngầm hạt nhân đa năng, diesel và tàu ngầm cho các mục đích đặc biệt," - một đại diện cao cấp của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga cho biết.

Theo ông, các tàu ngầm hiện đang phục vụ trong hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương là Project 667 BDRM và Project 667 BDR (định danh NATO là Delta IV và Delta-III) sẽ được chuyển giao cho lực lượng hạt nhân chiến lược.

"Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới Project 941 Akula (NATO gọi là Typhoon) sẽ vẫn được giữ lại trong biên chế," - Đô đốc nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Borey


Ông nhắc lại rằng mới đây tàu ngầm Dmitry Donskoy (thuộc lớp Project 941 Akula) đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Buluva.

Trước đó, công ty đóng tàu Sevmash đã đề xuất sử dụng tàu ngầm Dmitry Donskoy thuộc dự án Typhoon làm công cụ để thử nghiệm vũ khí của các tàu ngầm khác.

Chỉ riêng việc để 3 tàu ngầm của dự án Typhoon không chìm hay phát nổ cũng ngốn khoảng 300 triệu rúp/năm.

Phần lớn tiền sẽ được chi cho Dmitry Donskoy, vì nó là chiếc duy nhất trong dự án Typhoon còn di chuyển được.

Kết quả là, tàu Dmitry Donskoy được thay đổi hệ thống phóng để thử nghiệm tên lửa Bulava, còn lại chiếc Arkhangelsk (Chúa tể của các thiên thần) và Severstal (Thép phương Bắc) sẽ được đưa đi thanh lý.

Các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm Project 949A (Antaeus, NATO gọi là Oscar-2), 971 (Shchuka-B, NATO gọi là Akula), và các tàu ngầm diesel-điện Project 877 (Paltus, NATO gọi là Kilo hoặc Varshavyanka) cũng đã được giới thiệu với Hải quân Nga.

Tương lai của tàu ngầm với động cơ đẩy khí độc lập

Hiện tại, Hải quân Nga chỉ mới có 1 tàu ngầm lớp Lada duy nhất mang tên Saint Petersburg thuộc biên chế Hạm đội biển Ban Tích đang trong quá trình chạy thử.

Theo lời ông A. Djachkov, trong khi chờ phiên bản nâng cấp xuất hiện, quá trình chạy thử của tàu ngầm Saint Petersburg sẽ tạm thời hoãn lại.

“Rubin đang hoàn tất các thông số kỹ thuật của biến thể nâng cấp dựa trên thông tin thu được trong giai đoạn tàu ngầm Saint Petersburg chạy thử.

Đồ án kỹ thuật của tàu ngầm lớp Lada nâng cấp sẽ hoàn thiện vào năm 2013”, ông A. Djachkov cho biết. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thử nghiệm chưa làm Hải quân hài lòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Lada


Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vladimir Vysotsky đã thẳng thừng từ chối thông qua các tàu ngầm thuộc dự án này, và nhấn mạnh rằng chúng sẽ được nâng cấp thành một dự án mới với động cơ đẩy khí độc lập.

Các cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu ngầm phi hạt nhân với hệ thống động cơ đẩy khí độc lập cho Hải quân Nga có thể được tiến hành vào năm 2014, Vysotsky cho biết.

Dyachkov khẳng định rằng Rubin đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống như vậy. "Chúng tôi đã hoàn tất các bài thử nghiệm. Chúng tôi đã kiểm nghiệm và xác nhận các tính năng kỹ thuật khi sản xuất trực tiếp hydro trên tàu. Đề án này cho phép lưu trữ hydro trên tàu, giống như các tàu của Đức" – Dyachkov cho biết.

Khi này, các tàu ngầm sẽ sử dụng nhiên liệu diesel tiêu chuẩn mà không cần các dịch vụ phức tạp trên bờ.

Tàu ngầm hạt nhân và các nhiệm vụ “đặc biệt”

Số lượng và mục đích sử dụng các tàu ngầm là những bí mật quân sự. Cách đây 3 năm, Hải quân Nga vừa tiếp nhận một tàu ngầm diesel mới B-90 Sarov Project 20120.

Có giả thuyết cho rằng, bức màn bí mật xung quanh tàu ngầm diesel B-90 Sarov có thể liên quan đến các kế hoạch sử dụng tàu như là bệ thử nghiệm vạn năng để thử nghiệm các phản ứng hạt nhân mới.

Ngoài ra, Tàu ngầm hạt nhân Belgorod thuộc lớp Antei (project 949A) sẽ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn RIA Novosti, Đô đốc Vladimir Vysotsky - Tư lệnh Hải quân Nga tiết lộ, “tàu ngầm nguyên tử Belgorod sẽ được hoàn thiện với tư cách như là một dự án đặc biệt, bởi nó sẽ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt”.

Belgorod được kỳ vọng sẽ thay thế vai trò đặc biệt của tàu ngầm nguyên tử Kursk nổi tiếng đã mất. Kursk là chiếc sau cùng trong thuộc project 949A Antei của Nga, được khởi đóng năm 1992, nhưng trong những năm 1990 công việc bị đình trệ.

Sau sự kiện tàu Kursk gặp nạn tháng 8/2000, công việc đóng tàu ngầm nguyên tử Belgorod lại được khôi phục.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kursk


Chọn lựa khó khăn của Hạm đội Baltic

Trong số bốn hạm đội của Nga, hiện chỉ có hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái Bình Dương được biên chế các tàu ngầm hạt nhận và sẽ tiếp tục được bổ sung thêm cá tàu ngầm mới.

Tất cả các tàu ngầm hạt nhân mới sẽ được đưa vào biên chế trong 2 hạm đội này. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận được tàu ngầm lớp Borey đầu tiên.

Hiện nay trong biên chế của Hạm đội các tàu ngầm chiến lược thuộc Project 667 BDR đã trở nên lỗi thời. Tàu ngầm Delfin (Project 667 BDRM), hiện đại hơn, đang phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc.

Hạm đội Biển Đen, theo tuyên bố của Đô đốc Alexander Fedotenkova, vào năm 2017 sẽ nhận được 6 tàu ngầm Project 636 (Dự án cải tiến 877), đã được khỏi đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg.

Các tàu ngầm này sẽ là nền tảng của lữ đoàn tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đen. Hiện trong biên chế của hạm đội này chủ yếu là các tàu Alrosa (Project 877).

Hạm đội Baltic đang gặp những khó khăn nhất định với các cuộc thử nghiệm của tàu ngầm St Petersburg. Hiện tại Hạm đội đang có 2 sự lựa chọn - hoặc là tiếp nhận các tàu ngầm Project 636, hoặc là chờ đợi một vài năm tới khi mà các tàu ngầm Project 677 Lada hoàn thành với hệ thống động cơ đẩy khí độc lập.

Một số tàu ngầm hạt nhân chiến lược chủ yếu của Nga

Trong số 8 tàu ngầm được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân chiến lược hàng đầu thế giới, Nga có tới 3 đại diện.

Akula 941 (NATO gọi là Typhoon)

Tốc độ (trên mặt nước) 12 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 25 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 500 m

Chế độ bơi tự động 180 ngày đêm

Ê kíp 160 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 28.500 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 49.800 tấn

Chiều dài 172,8 m

Chiều rộng 23,3 m

Mướn nước trung bình 11,2 m

2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW

2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực

Chân vịt 7 cánh quạt đường kính 5,55 m

2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW

Vũ khí

6 ngư lôi 533 mm

22 ngư lôi 53-65К (53-65K) , СЭТ-65 (SET-65), САЭТ-60М (SAET-60M), УСЭТ-80 (USET-80) hoặc tên lửa gắn thủy lôi Водопад (Vodopad)

20 tên lửa đạn đạo Р-39 (R-39)

8 tên lửa Igla

Borey 955

Tốc độ (trên mặt nước) 15 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 29 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 480 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 107 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 14.720 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 24.000 tấn

Chiều dài 160 m

Chiều rộng 13,5 m

Mướn nước trung bình 10 m

1 lò phản ứng hạt nhân ОК-650В (OK-650V) công suất 190 MW

Vũ khí:

6 ngư lôi TA 533 mm

16 tổ hợp tên lửa đối hạm Д-30 (D-30), tên lửa đạn đạo Р-30 Булава (R-30 Bulava)

Dolphin 667BDRM (NATO gọi là Delta-IV)

Tốc độ (trên mặt nước) 14 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 24 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 650 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 140 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 11.740 tấn Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 18.200 tấn

Chiều dài 167,4 m

Chiều rộng 11,7 m

Mướn nước trung bình 8,8 m



2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW

2 tua-bin công suất 60.000 mã lực

2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW

2 động cơ Diesel công suất 460 kW

Động cơ diesel dự trữ công suất 325 mã lực

Vũ khí

4 ngư lôi 533 mm

16 tên lửa đạn đạo Р-29РМ.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8


Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào top 8 tàu ngầm mạnh nhất thế giới do các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng.

Hãng thông tấn vũ khí Nga Arms-expo vừa thực hiện bảng xếp hạng danh sách các loại vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại nhất trên thế giới, trong đó, các chuyên gia quân sự Nga đã so sánh hiệu quả của các tàu ngầm hạng nặng mang tên lửa đạn đạo chiến lược của tất cả các cường quốc quân sự.

Sau khi đánh giá và xếp hạng, các loại tàu ngầm của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ đã lần lượt chiếm lĩnh các vị trí quan trọng.

Trong danh sách 8 loại tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất thế giới của 6 quốc gia, Mỹ vẫn là cường quốc số 1, trong khi đó, dù đứng ở vị trí số hai, nhưng Hải quân Nga lại có tới 3 đại diện tàu ngầm.

Điều bất ngờ nhất, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, Type-094 của Hải quân Trung Quốc đã được đánh giá khá cao và lọt vào vị trí số 7.


http://nghiadx.blogspot.com
Điểm xếp hạng các tàu ngầm SSBN do các chuyên gia Nga.
Các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng các tàu ngầm này dựa trên 4 tiêu chí cơ bản, bao gồm:

Sức mạnh tấn công của tất cả các vũ khí trên tàu (số lượng đầu đạn, tầm bắn cực đại của tên lửa đạn đạo liên lục địa, độ chính xác tấn công mục tiêu).

Cấu trúc, các chỉ số hoàn hảo khi hoạt động (lượng giãn nước, các thông số về kích thước, hiệu suất, độ bền)

Độ tin cậy (thời gian thực hiện một loạt bắn tên lửa, thời gian giữa các loạt bắn liên tiếp, xác suất phóng thành công tên lửa, xác suất hỏng của hệ thống trên tàu).

Hiệu suất hoạt động (tốc độ di chuyển trên mặt nước và dưới nước, mức độ tự động hóa khi vận hành và khả năng hoạt động dài ngày).

Trước năm 1991, Ấn Độ tuy không tự chế tạo được tàu ngầm hạt nhân nhưng họ đã thuê của Liên Xô loại tàu ngầm tên lửa đa năng Project 670, riêng tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của họ, tàu INS Arihant vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chế tạo.

Vị trí của các tàu ngầm

Kết quả trong danh sách các tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mạnh nhất đã không có bất ngờ với sự chiếm lĩnh ngôi vị số một thuộc về loại tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ, đạt tổng số điểm 49,4.

Sau Mỹ là Nga với 3 đại diện tàu ngầm là tàu ngầm lớp Dolphin thuộc Project 667BDRM (NATO gọi là tàu ngầm lớp Delta IV) với tổng điểm 47,7.

Tàu ngầm Project 941, lớp Akula (định danh NATO là Typhoon) đạt 47,1 điểm và tàu ngầm Project 955 Borey đạt 41,7 điểm. Cả ba tàu ngầm này của Nga lần lượt xếp vị trí từ 2 đến 4.

Xếp thứ năm là tàu ngầm lớp Vanguard của Anh với 35,9 điểm. Tàu ngầm lớp Le Triomphant của Pháp đứng thứ sáu (33,4 điểm).

Đặc biệt, tàu ngầm Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào vị trí thứ 7 với tổng 30,1 điểm, số điểm này của Type-094 bỏ xa tàu ngầm INS Arihant của Ấn Độ xếp thứ 8 (17,7 điểm).

http://nghiadx.blogspot.com
Ohio vẫn luôn được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân số 1 thế giới.


Tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa chiến lược Ohio của Hải quân Mỹ luôn được xếp hạng cao nhất kể từ năm 2002 tới nay.

Tàu ngầm lớp Ohio có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý/h khi di chuyển trên mặt nước và đạt tới tốc độ 25 hải lý/h, khả năng hoạt động hiệu quả ở độ sâu 365 m, và có thể tới mức độ giới hạn là 550 m.

Tàu được biên chế 14 - 15 sỹ quan và 140 thủy thủ. Lượng giãn nước là 16.746 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi chìm, chiều dài 170,7 m, rộng 12,8 m, và cao 11,1 m.

Tàu ngầm Ohio được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân được làm nguội bằng nước nén General Electric GE PWR S8G với hai động cơ turbine hơi (tổng công suất 60.000 mã lực), 2 động cơ turbine (mỗi động cơ có công suất 4 MW), một động cơ diesel (công suất 1,4 MW), một động cơ chân vịt dự trữ (công suất 325 mã lực). Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 24 tên lửa đạn đạo Trident IID5.

Tàu ngầm xếp hạng 2, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM có tốc độ di chuyển khi nổi là 14 hải lý/h và khi lặn là 24 hải lý/h (thấp hơn so với Ohio), tàu có thể hoạt động ở độ sâu 400 m, và độ sâu giới hạn là 650 m, khả năng hoạt động liên tục trên biển trong thời gian 90 ngày, thủy thủ đoàn 140 người, lượng giãn nước khi nổi là 11.740 tấn, khi lặn 18.200 tấn, chiều dài 167,4 m, rộng 11,7 m và cao 8,8 m.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Project 677BDRM của Hải quân Nga.


Tàu ngầm Project 667BDRM được trang bị kết hợp 2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW, 2 tua-bin công suất 60.000 mã lực, 2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW, 2 động cơ Diesel công suất 460 kW. Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 16 tên lửa đạn đạo R-29RM.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type-094) hiện vẫn đang là tàu ngầm hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Tàu có chiều dài 133 m, lượng choán nước khi nổi 8.000 tấn, khi lặn 9.000 tấn. Các đặc điểm khác vẫn chưa được công bố.

Vũ khí tấn công chủ lực của tàu là 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn tối đa từ 7.000 - 8.000 km cùng với 6 ống phóng ngư lôi 533 mm.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

>> Việt - Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình


Dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.


RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác để cùng nhau phát triển một tên lửa hành trình mới. "Trong năm nay, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực để bắt đầu sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên tên lửa Uran của Nga", ông Dmitriev nói với các phóng viên.

Theo đó, loại tên lửa mới sẽ "tương tự" như tên lửa hành trình siêu âm BrahMos mà Liên doanh Nga - Ấn phát triển.

Theo ông Dmitriev, Nga và Việt Nam đang đàm phán về một hợp đồng quân sự khác, liên quan đến hợp tên lửa chống tàu Bastion. "Chúng ta đang nói về một hợp đồng mua bán tên lửa khác, hợp đồng sẽ được cấp tín dụng cho vay có thời hạn", ông Dmitriev nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên lửa Uran của Nga.

Ông này cũng nhắc lại, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên trong việc cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion cho Việt Nam.

Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ, tuy nhiên, biến thể tên lửa này sẽ "tương tự" như tên lửa chống tàu siêu âm BrahMos như khả năng bay "siêu âm" ở tốc độ Mach 2,8.

Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng "tiên tiến bậc nhất" trên thế giới, với sự giúp đỡ của Nga

Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng đã tiết lộ rằng, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tiên lửa chống tàu Kh-35E (hay còn gọi là Uran-E) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết trước đó , với số lượng bàn giao là 31 tên lửa Kh-35E.

Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực.

Việc cùng hợp tác và phát triển lên một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9... cũng như xin giấy phép và mua dây truyền công nghệ.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>> Đối phó Mỹ : Iran đã nhập rất nhiều tên lửa Sunburn từ Trung Quốc,Nga


Tại eo biển Hormuz, tên lửa Sunburn chỉ cần 1 phút là có thể bắn trúng tàu thuyền qua lại, tạo ra mối đe dọa thực sự cho Hải quân Mỹ.






http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Sunburn(SS-N-22)


Ngày 8/2, trang mạng Business Insider của Mỹ có bài viết cho rằng, trong 10 năm qua, Iran đã nhập khẩu rất nhiều tên lửa Sunburn từ Nga và Trung Quốc.

Loại tên lửa này có giá thành thấp, cơ động linh hoạt, có thể dùng nhiều bệ phóng khác nhau, tuy không thể diệt được tàu sân bay, nhưng lại có thể bắn chìm tàu chiến nhỏ hơn, rất thích hợp cho tác chiến ở eo biển hẹp Hormuz.

Nhiều nguồn tin cho thấy, quan điểm cho rằng Iran không thể phong tỏa eo biển Hormuz lâu dài là sai lầm.

Trên thực tế, Iran không chỉ có năng lực phong tỏa eo biển Hormuz trong một khoảng thời gian, hơn nữa còn có thể gây thiệt hại nặng nề cho Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ.

Bởi vì trong 10 năm qua, Iran đã nhập rất nhiều tên lửa chống hạm Sunburn từ Nga và Trung Quốc.

Loại tên lửa này là vũ khí mũi nhọn do Nga nghiên cứu phát triển, có giá thành thấp, có thể tạo ra thách thức cho vũ khí công nghệ cao của Mỹ, đặc biệt là lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Sunburn


Bài báo cho rằng, khả năng bùng nổ xung đột Iran là rất cao, đối với lý luận hải quân thế giới, cuộc xung đột này là một cuộc khảo nghiệm to lớn.

Điều đáng chú ý là, hai nước Trung Quốc và Nga đều có mối quan tâm lớn đối với lý luận này, đây có thể chính là nguyên nhân hai nước này cung cấp vũ khí cho Iran.

Theo ước tính, Iran có thể đã sở hữu hàng nghìn quả tên lửa Sunburn.

Mặc dù Hải quân Mỹ rất chuyên nghiệp, nhưng về mặt phòng thủ chiều sâu, eo biển Hormuz lại khác với vùng biển quốc tế. Trên thực tế, eo biển này đã cung cấp cho Iran một mạng lưới hỏa lực đan xen có lợi.

Tuy hệ thống phòng thủ tàu chiến như Aegis của Mỹ rất mạnh, nhưng cũng không thể hoàn toàn tránh được bị tấn công, tàu chở dầu thì càng không thể tránh được.

Mỹ đang cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ laser thế hệ mới, đối phó với những tên lửa này. Nhưng, hệ thống này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phát triển.

Tình hình này sẽ làm cho Iran tin rằng hiện nay tuyên chiến sẽ chiếm ưu thế hơn so với sau này.

Tên lửa Sunburn có thể là tên lửa chống hạm gây sát thương nhất trên thế giới, có thể bay với tốc độ hơn 1.500 dặm Anh/giờ, bay thấp ở mức 9 thước Anh trên mặt đất/mặt nước.

Loại tên lửa này có giá thành rất thấp, rất thích hợp với xung đột hải quân cự ly gần ở eo biển nhỏ hẹp.

Tên lửa Sunburn có nhiều tác dụng, hầu như có thể phóng ở bất cứ bệ phóng nào, bao gồm cả xe phẳng đơn giản. Tên lửa này có tầm phóng 90 dặm Anh, rất thích hợp với vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz chỉ rộng có 40 dặm Anh.

Sau khi phóng đi từ bờ biển, loại tên lửa này có thể bắn trúng tàu ở eo biển trong vòng chưa đến 1 phút. Điều này sẽ tạo ra mối đe dọa thực sự cho Hải quân Mỹ.

Trong các cuộc thử nghiệm, hệ thống phòng thủ Aegean và RAM ngăn chặn có hiệu quả 95% tên lửa Sunburn, nhưng những thử nghiệm này đều được tiến hành ở các vùng biển quốc tế, chứ không phải ở vùng biển nhỏ hẹp.

Tên lửa Sunburn có thể mang theo 750 cân (pound), tuy hoàn toàn không đủ để bắn chìm tàu sân bay, nhưng đủ để bắn chìm tàu chiến tương đối nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com


Eo biển Hormuz là một điểm xung đột tiềm tàng. Iran chắc chắn đã xác định góc và vị trí phóng tên lửa ở dọc tuyến bờ biển vịnh Ba Tư.

Điều này đã tiếp tục tạo ra sức ép to lớn đối với việc định vị của máy bay chiến đấu quân Mỹ và việc phá hủy các bệ phóng tên lửa – nó có thể chỉ là một chiếc xe phẳng.

Trên thực tế, khu vực Jask ở phía đông đến Bandar ở phía tây của Iran đều có công sự, có thể dễ dàng bao trùm lên tàu thuyền thương mại và quân sự đi qua eo biển nhỏ hẹp này.

Tầm phóng của tên lửa Iran cũng tạo ra phiền phức rất lớn cho toàn bộ vịnh Ba Tư. Bahrain có thể bị tên lửa Sunburn phiên bản xa hơn là Bastion tấn công.

Nếu Mỹ rút khỏi nơi đó, thì quyền kiểm soát tuyến đường vận tải dầu mỏ ở eo biển Hormuz sẽ rơi vào tay Iran. Nhưng, nếu lưu lại ở đó nắm quyền kiểm soát này, thì chắc chắn phải trả giá: Ưu thế chiến lược của Iran đồng nghĩa với việc Hạm đội 5 sẽ bị tổn thất nhất định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn được phóng từ tàu khu trục lớp Hiện Đại của Hải quân Trung Quốc

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

>> RBU-6000: “Sát thủ diệt ngầm” của Hải quân Nga



Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.

RBU-6000 là một trong những hệ thống phóng bom ngầm phản lực lâu đời nhất, được thiết kế để chống ngầm, chống ngư lôi và tàu biệt kích.

Tổ hợp bom-rocket chống ngầm RBU-6000 (Реактивно Бомбовая Установка, Reaktivno Bombovaja Ustanovka) sử dụng bom chìm RGB-60 được trang bị cho các tàu mặt nước và phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô viết từ những năm 1961.



http://nghiadx.blogspot.com


RBU-6000 là tổ hợp bom-rocket chống ngầm tầm ngắn, đã được nghiên cứu sản xuất tại Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế V. Mastalygina. Từ cuối năm 1980, nó được sản xuất hàng loạt tại nhà máy cơ khí hạng nặng Ural (UZTM) tại thành phố Sverdlovsk.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, tổ hợp được tiếp nhận trang bị trong lực lượng Hải Quân Nga ngày 26/11/1991.

Để thử nghiệm RBU-6000, người ta đã lắp đặt 4 thiết bị phóng bom phản lực RBU-6000 (mỗi thiết bị gồm 12 ống phóng) trên các tàu đánh cá kiểu Cuồng phong-2/Смерч-2 và Cuồng phong-3/Смерч-3. Bom-rocket đã bắn trúng các mục tiêu giả định là ngư lôi và tàu ngầm ở các cự li và độ sâu khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com


Nhìn từ phía đối diện, RBU-6000 trông giống như một chiếc móng ngựa được tạo nên từ 12 ống phóng tên lửa, mỗi ống phóng có đường kính 21,3 cm. Còn về cấu trúc, mỗi tổ hợp phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 bao gồm các thiết bị:

Hệ thống điều khiển bắn

Thiết bị phóng RBU-6000

Băng truyền tải và nạp đạn

Bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60 (được sử dụng phổ biến nhất)

Hệ thống điều khiển bắn bao gồm bảng điều khiển, máy tính và dụng cụ truyền dữ liệu vào bệ phóng.

Hệ thống này nhận tín hiệu từ trạm thủy âm trên tàu hoặc từ các nguồn bên ngoài như từ trực thăng cảnh báo sớm hoặc từ các phao thủy âm do trực thăng thả xuống.

Thời gian phản ứng của hệ thống kể từ thời điểm phát hiện các đối tượng dưới nước khoảng 60 đến 120 giây.

Bom-rocket RBU-6000 được bố trí trên boong tàu, gồm 2 thiết bị phóng cách nhau ở cự li được xác định trước để phát huy tối đa uy lực. Thiết bị phóng RBU-6000 có thể phóng từng quả một hoặc phóng loạt.

http://nghiadx.blogspot.com


Băng truyền tải và nạp đạn bảo đảm tải đạn từ hầm đạn trong khoang tàu lên trên mặt boong và nạp đạn.

Việc này diễn ra mà không có sự tham gia của thủy thủ tàu, tức là hoàn toàn tự động. Sau khi toàn bộ số bom RGB-60 được nạp hết vào các ống phóng, thiết bị phóng RBU-6000 được thiết lập ở chế độ chờ.

Lúc này, các ống phóng của RBU-6000 tạo với mặt boong tàu một góc 90 độ. Đây là góc bắn tối thiểu của tổ hợp bom-rocket này.

Ở chế độ ngắm bắn, các ống phóng có thể xoay quanh trục theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tương ứng với góc hướng bay của bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60.

Thiết bị phóng RBU-6000 có góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng 60 độ, góc bắn tối đa theo phương ngang là 340 độ. Ở góc bắn 46 độ nó có tầm bắn xa nhất và ở góc bắn 8,5 độ tầm bắn là gần nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
46 độ là góc bắn có tầm bắn xa nhất


Sức mạnh cũng như khả năng bắn phá, tiêu diệt mục tiêu của hệ thống pháo phản lực RBU-6000 nằm ở bom-rocket RGB-60. Đây là là loại tên lửa không điều khiển sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.

RGB-60 có đường kính 21,2 cm, dài 1,832 m và nặng 112,5kg; tầm bắn tối đa lên đến 5.800 m.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của pháo phản lực chống ngầm RBU-6000

Góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng : 60 độ

Góc bắn nhỏ nhất: 90 độ .

Góc bắn tối đa theo phương ngang : 340 độ

Góc bắn có tầm bắn xa nhất: 46 độ

Góc bắn có tầm bắn gần nhất: 8,5 độ

Đường kính ống phóng: 21,3 cm

Đường kính bom chìm phản lực RGB (реактивная глубинная бомба): 21,2 cm

Trọng lượng thuốc nổ : 23,5kg

Trọng lượng không bom của tổ hợp: 9 tấn

Tầm bắn: 300-5.800 m

Độ sâu phá hủy mục tiêu: 15-500 m

Tốc độ lặn sâu: 11,6 m/s

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra Fearless được trang bị RBU-6000


Hệ thống phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 được trang bị trên các tàu mặt nước bao gồm: Sarytch, Albatross, Zozulya, Kronstadt, Nikolaev, 1151, Fearless, Frigate, Slava…

Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong đó có chiến hạm đầu tiên của Việt Nam - Tàu tuần dương Petya II – III, nhận về sau khi giải phóng miền nam và năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ.

Petya-III có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60. RBU-6000 còn được trang bị trên các Hộ vệ hạm tên lửa Gepard 3.9 (Project 11661 ) – những khu trục hạm mới được biên chế vào Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm nay.

Ngoài Việt Nam, Ấn Độ cũng là một khách hàng lớn của thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000. Năm 2003, Nga cũng đã cung cấp cho Ấn Độ các tổ hợp pháo phản lực này để trang bị cho 3 chiếc khu trục hạm Talwar (Project 1135.6).

Dưới đây là một số hình ảnh về thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> Siêu tàu chiến của Hải quân Nga trong tương lai



Nga đang tiến hành nghiên cứu, phát triển và chế tạo lớp tàu khu trục tàng hình thế hệ mới, giúp tăng cường sức mạnh hải quân.
Theo đó, tàu khu trục tàng hình thế hệ mới sẽ thay thế cả ba loại tàu, bao gồm tàu phá ngư lôi, tàu chống ngầm cỡ lớn và nhiều khả năng là tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường thuộc dự án 1165 hiện đang phục vụ trong quân đội Nga.

Dự án chế tạo tàu khu trục thế hệ mới sẽ mang tầm vóc quốc tế và sẽ vượt xa các loại tàu chống ngầm cỡ lớn hiện nay bởi hệ thống vũ khí tối tân của nó, đồng thời khả năng đánh chặn máy bay cũng sẽ vượt trội hơn hẳn so với các tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa hiện tại.

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu khu trục tàng hình thế hệ mới sẽ được trang bị tổ hợp vũ khí tên lửa với bệ phóng vạn năng được phóng theo phương thẳng đứng (giống như các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400…) để tấn công những mục tiêu ở trên mặt đất, các tàu nổi và cả tàu ngầm dưới mặt nước bằng tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao.

http://nghiadx.blogspot.com

Hệ thống phòng không của tàu sẽ được đảm bảo bằng tên lửa phòng không tầm xa, tầm trung và cả tầm gần. Ngoài ra, trên tàu có thể triển khai một gara và sân bay cho hai 2 trực thăng chống ngầm hạ cánh.

Thiết kế

Dự án tàu khu trục thế hệ mới được đưa ra với thiết kế theo kiểu tàu hai thân. Giải pháp này cho phép tàu vừa có thể mang được nhiều loại vũ khí mạnh như tên lửa, pháo hạm, hệ thống súng máy/tên lửa phòng thủ tầm gần và còn có thể mang cả một sàn chứa máy bay rộng mà không làm tăng kích thước đáng kể của tàu.

Tàu được thiết kế sẽ có khả năng hoạt động trên biển tốt hơn, tốc độ lớn và hiệu suất cao hơn các tàu Trimaran (tàu ba thân - bao gồm thân chính ở giữa và hai thân phụ nhỏ hơn ở hai bên).

Nhìn tổng thể, tàu có thiết kế gần giống các tàu Catamaran (hai thân) dân sự, tuy nhiên nó có diện tích và sức chứa lớn hơn nhiều.

Tàu khu trục tàng hình thế hệ mới có vỏ làm bằng vật liệu composite được phủ sơn tàng hình với công nghệ tiên tiến, có khả năng “hấp thụ” và “làm mù lòa” hệ thống radar.

Tàu có kiểu dáng rất mạnh mẽ, mui tàu nhọn và dài để tăng khả năng lướt gió, lướt sóng. Nhìn bên ngoài, con tàu như là một khối thống nhất, hầu như các trang thiết bị trên tàu chẳng hạn như hệ thống tên lửa, súng, pháo kể cả tháp chỉ huy, hệ thống kiểm soát hỏa lực, kiểm soát bay đều được “ẩn” ở bên trong, khi cần thiết mới “xuất đầu lộ diện”.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, tàu còn có thể “biến mất” trước radar đối phương nhờ thiết kế thân tàu “đầy góc cạnh” (giống như kiểu thiết kế ở máy bay tàng hình F-117 NightHawk của Mỹ). Vì vậy mà giảm đến mức tối đa diện tích phản xạ hiệu dụng.

Loại tàu khu trục nhỏ thế hệ mới này có thể mang theo 2 máy bay trực thăng chiến đấu đa năng Ka – 52 hoặc các trực thăng có chức năng tương tự như Ka - 27/31. Các máy bay cất hạ cánh trên sàn bay ở phần thân sau của tàu.

http://nghiadx.blogspot.com

Phần thân sau này có hệ thống thang máy đẩy giúp nâng máy bay từ khoang chứa máy bay lên boong tàu (giống như ở tàu sân bay). Ngoài ra, tàu còn có hệ thống đẩy và nâng các tàu nhỏ cũng như các thiết bị hàng hải lên mặt nước qua cửa khoang chứa máy bay phía đuôi tàu.

Hệ thống vũ khí

Tàu khu trục thế hệ mới của Nga được trang bị các hệ thống vũ khí đa năng. Hệ thống vũ khí tên lửa đều được bố trí bên trong thân tàu dựa trên cơ cấu phóng thẳng đứng. Điều này giúp giảm diện tích boong tàu vừa phát huy khả năng bao quát và tiêu diệt mục tiêu.

Tàu được trang bị 8 module phóng tên lửa, trong đó mỗi module chứa 8 quả tên lửa. Các module phóng điện tử tích hợp tạo ra khả năng phóng nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa chống hạm PKR, tên lửa chống ngầm có điều khiển PLUR, tên lửa phòng không SAM, ZRAK …

http://nghiadx.blogspot.com

Phần thân trước của tàu còn được trang bị pháo tự động A-190/192 hoặc các loại pháo hiện đại khác, được đặt bên trong một “lớp giáp” tàng hình đặc biệt, tấm áo giáp này sẽ mở ra trong điều kiện cần thiết khi cần tiêu diệt mục tiêu, và sẽ khép lại “ôm” lấy toàn bộ tháp pháo vào bên trong.

Có thể nói, thiết kế tháp pháo này của tàu là “độc nhất vô nhị” bởi trên thế giới chưa có chiến hạm nào có thiết kế tháp pháo “độc đáo” như vậy. Ngoài ra, ở phía đuôi tàu (ngay sau 8 module phóng tên lửa) là hệ thống súng máy cực nhanh để phòng thủ tầm gần.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)



Thiên biến vạn hóa, mạnh mẽ và độc đáo, hệ thống tên lửa Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại, và trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên của Hải quân Mỹ.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 


Kỳ 3: Nỗi ám ảnh của Hải quân Mỹ

Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M) - một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga được dùng để phòng thủ chống hạm, tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất, bất kể ngày đêm và thời tiết.

Dấu ấn vạn năng

Bổ sung cho các biến thể đầu tiên Club-N, Club-S, Club-A lần lượt dành cho tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, Tập đoàn Morinformsystema-Agat còn phát triển thêm Club-U (thiết kế module) cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container. Mới đây, Morinformsystema-Agat đã ký hợp đồng với NPP radar-MMS và Ilyushin chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76. Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.




http://nghiadx.blogspot.com
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M/Club-M).


Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm 3M-54E (tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm 3M-54E1 (tầm bắn 300 km) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E (tầm bắn 275 km), với hệ thống điều khiển duy nhất, Club-M rất linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg. Trên phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm. Khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên mức “khủng” 2,9M, khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. 3М54E1 có phần chiến đấu 400 kg và tầm bắn xa hơn (300 km). 3M-14E là tên lửa tấn công mục tiêu mặt đất, bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động.

Bí mật trong container

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa. Club-K là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m), để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.


http://nghiadx.blogspot.com
Club-K thiên biến vạn hóa.


Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống, làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu. Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K gồm: module phóng vạn năng USM (chứa 4 tên lửa hành trình, được dựng thẳng đứng trước khi phóng), module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container. Club-K có thể phối hợp hoạt động với các hệ thống định vị vệ tinh GPS, GLONASS; và sau này là Beidou-2 (Trung Quốc) và Galileo (châu Âu).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14E (trên) và tên lửa hành trình chống hạm dưới âm 3M54E1 (dưới).


Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên. Đối mặt với nguy cơ bị xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chống lực lượng tấn công đường biển của địch. Các container này được bố trí trên bờ biển để chống tàu đổ bộ. Đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”. Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước có bờ biển dài nhưng không giàu, đây là giải pháp lý tưởng, thay vì phải mua vũ khí đắt tiền.

“Sát thủ giấu mặt”

Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu. Thực tế này khiến Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Club khiến họ sợ hãi bởi bởi chúng có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái.

Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả-Rập Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này. Phó Đô đốc Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa Club siêu âm. Vì vậy, hạm đội Mỹ đang ráo riết tính kế.


http://nghiadx.blogspot.com
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container.


Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại, làm rung chuyển nền tảng thương mại quốc tế. Club-K được đặt biệt danh “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Được bố trí trong container tàu biển tiêu chuẩn, đặc sắc nhất của Club-K là có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không mảy may lộ dấu vết. Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải...

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như năm 2003, Iraq có Club-K, thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persian, vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào cũng tiềm ẩn mối đe dọa. “Sát thủ giấu mặt” Club-K có thể giúp tăng cường tiềm lực cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây. Điều này lý giải tại sao Lầu Năm Góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán Club-K.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

>> Nga chuẩn bị cho tàu ngầm Typhoon 'về hưu'



Nga đã quyết định loại bỏ tất cả các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thuộc dự án 941 Akula cho đến năm 2014, tờ Izvestiya dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này.

Lý do ngừng hoạt động của các tàu ngầm lớn nhất thế giới đang những hạn chế đối với Nga bởi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) và việc thử nghiệm thành công của tàu ngầm của dự án 955 Borei. Theo đó, tất cả các tàu ngầm lớp Akula sẽ bị loại bỏ.

START-3 đã được ký kết bởi Nga và Mỹ trong mùa xuân năm 2010. Hiệp ước này giới hạn số lượng vũ khí hạt nhân được triển khai ở mức 1.550 đầu đạn hạt nhân cho mỗi bên.

Trong đó Nga có 1.100 đầu đạn có thể đã được đặt trên tàu ngầm lớp Borei (SSBN Yury Dolgoruky vượt qua các thử nghiệm, SSBN Alexander Nevsky đã được đưa ra vào cuối năm 2010) và tàu ngầm dự án 667BDRM Delfin (Cá heo).

400 đầu đạn hạt nhân còn lại sẽ được tiêu huỷ dài hạn ở Lực lượng không quân và Lực lượng Tên lửa chiến lược.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon vẫn đang giữ kỷ lục là tàu ngầm lớn nhất thế giới từng được chế tạo.

Một lý do khác cho ngừng hoạt động của Akula là việc thông qua các tàu ngầm lớp Borei vào cuối năm 2011. Tàu ngầm mới cần một thủy thủ đoàn ít hơn 1,5 lần so với số người cần vận hành trên dự án tàu ngầm 941.

Bên cạnh đó, việc duy trì các tàu ngầm Borei rẻ hơn đáng kể. Một ưu điểm khác của dự án tàu ngầm 955 là kích thước nhỏ hơn và làm cho đối phương phát hiện tàu ngầm 955 khó khăn hơn.

Tuy nhiên, tàu ngầm bị loại bỏ có thể được sử dụng cho nhu cầu bất chiến lược, ví dụ, mang tên lửa hành trình hoặc các vũ khí thông thường khác, tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc làm các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Các chuyên gia của Công ty Cổ phần xây dựng (JSC Sevmash) cho biết, những tàu ngầm có thể được tân trang lại thành các tàu chở dầu LNG dưới nước hoặc vận chuyển hàng hóa quanh năm.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng không có kế hoạch chuyển đổi Akula và cho rằng công trình tân trang sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ rúp.

Trước đó, Cục thiết kế Rubin (đơn vị phát triển tàu ngầm lớp Akula) đề xuất: Các tàu ngầm dự án 941 được sử dụng để vận chuyển hàng hoá thương mại bao gồm dầu hoặc than đá.

Nhưng ý tưởng nhanh chóng bị bác bỏ bởi công ty cổ phần Norilsk Nickel đã tham gia vào dự án vận chuyển than đá dưới lớp băng của Bắc Cực.

Lịch sử của tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon (Type 941)

Tàu ngầm lớp Akula được thiết kế, chế tạo ở Liên Xô từ 1976 đến 1989. NATO gọi là Typhoon (Cuồng Phong).

Hải quân Nga đang duy trì hoạt động 3 tàu ngầm lớp Akula là SSBN Dmitry Donskoy sử dụng như là nền tảng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava, SSBN Arkhangelsk và Severstal SSBN (tàu thứ hai đang được dự trữ).

Hải quân Liên Xô và ngày nay là Nga từng có tổng cộng 6 chiếc tàu ngầm lớp này. Chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 1981 là tàu ngầm TK 208, tiếp theo là tàu ngầm TK 202 năm 1983, tàu ngầm TK 12 năm 1984, tàu ngầm TK 13 năm 1985, tàu ngầm TK 17 năm 1987 và tàu ngầm TK 20 năm 1989.

Các tàu ngầm này được biên chế cho Hạm đội Phương Bắc của Nga tại Litsa Guba.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Typhoon.

Trong 6 chiếc tàu ngầm này, chỉ còn hai tàu ngầm TK 17 và TK 20 là đang hoạt động. Tàu ngầm TK 208 đã được tái hạ thủy vào năm 2002 sau khi được đại tu lại và đang được sử dụng làm tàu thử nghiệm. Hai chiếc TK 12 và TK 13 đã ngừng hoạt động.

Với sự giúp đỡ của Mỹ, chiếc tàu ngầm TK 202 đã được loại bỏ hết nhiên liệu hạt nhân và chuyển thành tàu ngầm có thể bảo quản lâu dài hoặc tái sử dụng.

Anh cũng đã đồng ý tham gia vào quá trình tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân đã ngừng hoạt động của Nga.

Thiết kế

Tàu ngầm Lớp Typhoon của Nga có thiết kế đa thân, với 5 thân nằm bên trong thân chính. Tàu có tất cả 19 khoang bao gồm một khoang module được gia cố chắc chắn chứa phòng điều khiển chính và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu, phía sau các ống phóng tên lửa.

Thiết kế của tàu còn cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng. Tàu có một bộ phận thăng bằng hiện đại ở phía đuôi tàu được đặt sau các chân vịt.

Các hệ thống có thể kéo thụt vào trong thân tàu gồm có 2 kính tiềm vọng (một cho chỉ huy tàu sử dụng và một để dùng chung), kính lục phân tín hiệu radio, các hệ thống thông tin liên lạc radio, radar, các cột anten định vị và dò tìm phương hướng...

Tàu có trọng tải tối đa 26.000 tấn, có thể lặn sâu 400m, tốc độ đạt 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 120 ngày đêm dưới biển.

Vũ khí

Tàu ngầm Lớp Typhoon mang được 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhiên liệu đẩy rắn, 3 tầng RSM-52. Hai hàng ống phóng tên lửa được đặt ở phía trước tàu giữa các thân chính.

Mỗi tên lửa mang được 10 đầu đạn hạt nhân 100 kiloton. Tên lửa có tầm bắn 8.300 km với độ chính xác là 500m. Tên lửa do Cục Thiết kế Makayev thiết kế và có trọng lượng 84.000kg khi phóng.

Trong tháng 9 và tháng 10/2005, tàu Dmitry Donskoy tiến hàng phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn, SS-N-30 Bulava.

Tên lửa Bulava có tầm bắn hơn 8.000km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 550 kiloton. Việc phát triển tên lửa này dựa vào tên lửa phóng trên đất liền Topol (SS-27).

Bulava được trang bị cho các tàu ngầm Lớp Borey mới của Hải Quân Nga từ năm 2008 và có thể được trang bị thêm cho tàu ngầm Lớp Typhoon.

Tàu ngầm Lớp Typhoon có 4 ống phóng ngư lôi 630mm và 2 ống phóng ngư lôi 533mm với tổng số 22 tên lửa chống ngầm và ngư lôi các loại.

Các khoang chứa ngư lôi nằm ở phần trên mũi tàu giữa các thân tàu. Các ống phóng ngư lôi còn có thể được sử dụng để rải thủy lôi. Thiết bị phát hiện tàu ngầm là thiết bị tìm kiếm và tấn công chủ động/bị động được treo trên thân tàu phía dưới khoang chứa ngư lôi.

Tàu được gắn radar phát hiện mục tiêu nổi băng I/J. Các thiết bị đối phó gồm ESM (thiết bị hỗ trợ điện tử), hệ thống cảnh báo radar và hệ thống định vị.

Tàu ngầm còn có cả hệ thống thông tin liên lạc radio và vệ tinh. Tàu được trang bị 2 phao anten nổi để thu tín hiệu radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh, khi hoạt động sâu và dưới các lớp băng.

Hệ thống đẩy

Tàu ngầm Lớp Typhoon có hai lò phản ứng hạt nhân và 2 động cơ tuabin hơi nước và hộp số. Một lò phản ứng hạt nhân và mỗi bộ tuabin số được đặt ở một thân chính của tàu. Mỗi lò phản ứng hạt nhân nước sản xuất được 190MW điện.

Hai lò phản ứng hạt nhân này cung cấp năng lượng cho hai tuabin hơi nước 50.000 mã lực và bốn tuabin phát điện 3.200kW. Trên tàu có hai động cơ diesel 800kW dự trữ và tàu có hai chân vịt 7 cánh.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

>> Tuần dương hạm Varyag tập trận bắn đạn thật ở Kamchatka



Trong quá trình tập trận, các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã sử dụng các hệ thống tên lửa hải đối không Fort and Kinzhal.


Tuần dương Hạm Varyag – chiến hạm dẫn đầu của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga vừa tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn diễn ra ngoài khơi bờ biển Kamchatka.


http://nghiadx.blogspot.com
Tuần dương hạm Varyag

Lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương dưới sự dẫn đầu của chiến hạm Varyga đã bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu giả định trong cuộc diễn tập.

Trong khi đó, được sự hỗ trợ của từ chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, một đơn vị đổ bộ đã được lệnh tiến quân lên cảng Avacha để đánh chiến các mục tiêu địch.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Trong quá trình tập trận, các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã sử dụng các hệ thống tên lửa hải đối không Fort and Kinzhal để bắn máy bay địch.

Trong khi đó tuần dương hạm Varyag đã bắn các tên lửa hải đối không S-300 Fort/SA-N-6 Grumble.

Varyag cũng là chiến hạm đầu tiên hoàn thành việc bắn và tiêu diệt các mục tiêu trên không của địch.

Hoả lực từ các tàu săn ngầm Admiral Tributs và Admiral Vinogradov cũng đã phát huy hiểu quả khi ngăn chặn và tiêu diệt được các tàu ngầm giả định của đối phương.

Theo Ria Novosti, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn này có sự tham gia của hơn 50 tàu chiến và tàu hỗ trợ các loại, nhiều máy bay phản lực, trực thăng chiến đấu cũng như hơn 10000 quân nhân đã được huy động.


Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo Bulava lần 2



Sáng 27/8, Hải quân Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava R-30 3M30 từ tàu ngầm nguyên tửYuri Dolgorukyi.


Đây là lần thứ 16 Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava và là lần thứ hai trong năm nay. Lần phóng tên lửa Bulava R-30 3M30 sáng 27/8 được coi là thành công nhất vì nó được phóng với tầm bắn xa nhất từ Biển Trắng tới khu vực Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Thử nghiệm tên lửa Bulava



Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2011, Hải quân Nga sẽ tiến hành thêm hai lần phóng tên lửa Bulava nữa.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava R-30 3M30 (RSM-56) mà NATO gọi là SS-NX-30, là loại tên lửa siêu chính xác, sử dụng nhiên liệu rắn và hiện đại nhất của Quân đội Nga.

Tên lửa dài 12,1 mét và nặng 36,8 tấn, được trang bị từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân với mỗi đầu đạn có sức công phá 100-150 kilôtôn. Tên lửa có khả năng bay dích dắc để tránh mọi loại tên lửa đánh chặn của đối phương và có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 8.000km.

Hải quân Nga dự định bước đầu sẽ trang bị tên lửa Bulava cho hai loại tàu ngầm chiến lược mang tên Dmitry Donskoy và Yuri Dolgorukyi.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> Kilo - Tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam



Những tàu ngầm này được dùng trong các nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm trong các vùng biển nước nông

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 5/6/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: 6 tàu ngầm lớp Kilo chạy năng lượng diesel mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ chỉ được dùng cho mục đích tự vệ.

"Chúng tôi coi đây là một hoạt động bình thường của Quân đội nhân dân Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo


"Đó là để bảo vệ và tham gia xây dựng đất nước. Chính sách của Việt Nam là hoàn toàn để tự vệ và chúng tôi sẽ không bao giờ làm tổn hại tới chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng sẽ phải ngăn chặn bất kỳ ai cố gắng vi phạm chủ quyền của Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.

Tiếp đó, theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh sáng 3/8/2011, trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa tái cử, khẳng định việc mua sắm trang thiết bị để hiện đại hóa quân đội của Việt Nam không phải là chạy đua vũ trang.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, trong 5-6 năm tới Việt Nam sẽ có lữ đoàn gồm 6 tàu ngầm lớp kilo và nhiều khí tài hiện đại, nhằm phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Theo truyền thông và các chuyên gia Nga, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo (Project 636) của Nga trong năm 2009 với tổng giá trị là 3,2 tỷ USD.

Đặc điểm kỹ chiến thuật cơ bản của tàu ngầm Kilo dự án Project 636

Lớp Kilo là tên gọi trong báo cáo của NATO chỉ một loại tàu ngầm quân sự chạy bằng diesel và điện được chế tạo tại Nga. Phiên bản gốc của những tàu ngầm này được gọi ở Nga là Dự án 877 Paltus (Turbot).

Có một phiên bản tối tân hơn, được gọi ở phương Tây là Kilo cải tiến và ở Nga là Dự án 636 Varshavyanka. Lớp Kilo sẽ được kế tiếp bởi lớp Lada, bắt đầu thử trên biển vào năm 2005.

Những tàu ngầm này được dùng trong các nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm trong các vùng biển nước nông. Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm. Dự án 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là "Lỗ Đen" vì khả năng "biến mất" của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Kilo trong trang bị của Hải quân Iran


Ngói chống dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Những ngói này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.

Thông số tham khảo

Thể tích chiếm chỗ: 2,300-2,350 tấn khi nổi, 3,000-4,000 tấn khi lặn

Kích thước: Dài: 70-74 mét, Ngang: 9.9 mét, Draft: 6.2-6.5 mét

Tốc độ tối đa: 10-12 hải lý nổi, 17-25 hải lý lặn

Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400kW)

Độ sâu tối đa: 300 meters (hoạt động ở độ sâu 240-250 meters)


http://nghiadx.blogspot.com
Nga bàn giao tàu ngầm Kilo cho Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)


Sức chịu đựng: 400 hải lý với tốc độ 3 hải lý/giờ (6km/h) lặn ngầm, 6000 hải lý với tốc độ 7 hải lý/giờ sử dụng ống thông hơi (7,500 dặm cho lớp Kilo cải tiến)

Hành trình: 45 ngày trên biển

Vũ khí: Phòng không: 8 Tên lửa (phóng từ mặt nước) SA-N-8 Gremlin hoặc SA-N-10 Gimlet(tàu ngầm xuất khẩu có thể không được trang bị bởi vũ khí phòng không); Sáu ống phóng ngư lôi 533 mm với 18 53-65 ASuW, TEST 71/76 ASW hoặc VA-111 Shkval "tên lửa ngầm", hoặc rải 24 mìn DM-1. Trên Kilo 636 cải tiến các ống phóng này còn được sử dụng phóng tên lửa đối hạm 3M-54 Klub và tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E.

Thủy thủ đoàn: 52

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

>> Những bí mật tàu ngầm nguyên tử Kursk (kỳ 1)



Ngày 12/8/2000, chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Liên Bang Nga bị đắm dưới biển Baren, 118 thủy thủ bị thiệt mạng. Đây là sự kiện gây chấn động nước Nga và thế giới.


Tưởng nhớ những người thủy thủ trên tàu ngầm Kurks đã hy sinh cách đây hơn 10 năm, Đất Việt xin trích giới thiệu một phần nội dung cuốn sách Những bí mật tàu ngầm nguyên tử Kursk do Nhà xuất bản Thông tấn phát hành.

Dưới đây là nội dung liên quan đã chọn lọc:

Ngày 22/8/2000, Tổng thống Nga V. Putin đã ra sắc lệnh tuyên bố ngày 23/8 là ngày Quốc tang của Nga để tưởng nhớ 118 sĩ quan và thủy thủ đã hi sinh trên tàu ngầm nguyên tử Kursk bị nạn ở biển Baren.

Tổng thống Nga cũng đề nghị Chính phủ phối hợp với các cơ quan chính quyền, áp dụng những biện pháp cần thiết để giúp gia đình các nạn nhân tàu Kursk. Tổng thống Putin bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn và chia buồn với gia đình, người thân các thủy thủ bị nạn.

Trong thư gửi gia đình các nạn nhân, Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, Đô đốc V. Popov, tuyên bố đội thủy thủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình tới phút cuối cùng, họ đã trung thành phục vụ Tổ quốc.

Ông nói: “Chúng ta đã mất đi đội thủy thủ tàu ngầm xuất sắc nhất của Hạm đội Phương Bắc. Tai nạn này là nỗi đau và là tổn thất vô cùng to lớn đối với gia đình, người thân các nạn nhân, đối với Hạm đội và đối với riêng bản thân tôi – với tư cách là một Tư lệnh”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm nguyên tử Kursk sau khi được trục vớt


Những dự cảm chẳng lành?

Bất cứ một sự kiện nào xảy ra trên thế giới, nhất là những sự kiện bi thảm, thường kèm theo những điểm báo trước không rõ ràng. Thật đáng tiếc, mọi người chỉ hiểu ra những ý nghĩa thầm kín đó sau khi tai họa xảy ra. Trước khi tàu ngầm nguyên tử Kursk bị đắm, cũng diễn ra nhiều điềm báo và linh cảm.

Tàu Kursk được đóng vào giữa những năm 1990, khi những con tàu hiện đại nhất được sử dụng phương pháp hàn hơi. Khi đó, rất nhiều người coi con tàu này là con tàu may mắn và họ ghen tị với những ai được phục vụ trên đó.

Chính tàu Kursk là con tàu đầu tiên được trình làng ở Địa Trung Hải và tung hoành sau nhiều năm Hạm đội Liên Xô vắng mặt ở đây, nó đã gây những lo lắng thực sự cho Hạm đội 6 của Mỹ.

Lẽ ra mùa thu năm 2000, con tàu phải quay lại đây một lần nữa trong đoàn tàu chiến hùng mạnh và đặt một dấu ấn chiến thắng trong lịch sử Hạm đội Nga ở thế kỉ 20. Nhưng đáng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra.

Băng video quay được thời điểm làm lễ hạ thủy cho con tàu. Theo truyền thống, một “người mẹ hạ thủy” con tàu được thủy thủ đoàn lựa chọn đập vỡ một chai sâm panh vào con tàu mới đóng, không hiểu tại sao người ta lại để chính người chỉ huy cao nhất con tàu thực hiện việc này.

Tại sao sự việc lại xảy ra như vậy? Bây giờ thật khó mà nói ra được. Phải chăng kể từ thời điểm đó bắt đầu hàng loạt những sự kiện dẫn đến thảm kịch ngày 12/8/2000?

Người ta cũng chợt nhớ ra rằng, tại căn cứ chính của thủy thủ đoàn tàu Kursk, ở một chỗ dễ nhìn thấy nhất có dựng một cái bện “Những tọa độ đau thương”, tưởng nhớ tàu ngầm nguyên tử Komsomoles đã bị đắm trước đây. Trong phòng rửa mặt của doanh trại có treo một tấm gương rất lớn.

Trước khi tàu ra khơi mấy ngày, tấm gương này bị rạn vỡ, lúc đó nhiều người nhìn thấy và chợt nghĩ đến những điều không tốt lành. Sư đoàn nơi tàu Kursk phục vụ có một tấm bùa hộ mệnh – chú chó biệt danh Bring. Mỗi khi có một con tàu ra khơi hay trở về, chú chó lại ra bến cảng tiễn hoặc đón.

Tàu Kursk là con tàu đầu tiên chú chó không ra tiễn. Chính xác là mấy ngày trước khi tàu Kursk ra đi lần cuối, chú chó này bị đàn chó hoang cắn xé tan xác. Những người thủy thủ đào hố chon chú chó bên bờ biển rồi ra khơi…

Tàu Kursk đã nhiều lần ra khơi, và chuyến ra đi cuối cùng của con tàu vào tháng 8 lại là chuyến đi buồn tẻ nhất. Không hiểu tại sao lúc đó một làn sóng những linh cảm không may bao trùm lên các thủy thủ và gia đình họ. Nhiều người trong số họ đã nhìn thấy giấc mộng tiên tri, quanh họ diễn ra những sự việc không thể giải thích nổi.

Chị Natasa, vợ Đại úy quá cố Rachin nhớ lại: Khi chồng chị ra đến cửa, bất chợt quay lại, im lặng nhìn chị hồi lâu.

- Sao anh lại nhìn em im lặng thế?

- A! chỉ để ghi nhớ em thôi – Anh trả lời chị như vậy.

Hôm đó, lần đầu tiên trong đời anh mang theo những bức ảnh của con gái, anh nói để chúng sẽ luôn luôn bên anh.

Trong gia đình Thượng úy Rednicov, người đầu tiên linh cảm thấy tai họa là cô con gái Dasa, tuy cách xa nơi xảy ra thảm họa hàng nghìn km. Ngày 12/8, dường như đúng lúc bố hi sinh, một cơn động kinh vô cùng khủng khiếp xảy ra với cháu, và những người trong nhà không hiểu tại sao như vậy.

Chuẩn úy Kadaderov khi sửa soạn đồ dùng đi công tác, chìa vết sẹo trên bắp chân và nói với vợ: - Em có thể luôn nhận ra anh nhờ có vết sẹo này đấy. Câu nói của chồng không bình thường đến mức vợ anh nhớ nó suốt đời.

Chuẩn úy Belaev, đầu bếp của tàu, theo vợ anh hồi tưởng lại, ngày hôm trước khi tàu Kursk rời bến, không hiểu tại sao lại nói với vợ: - Giá như em biết anh chẳng muốn chết ở dưới biển tí nào cả. Lúc đó người vợ chẳng để ý gì đến câu nói của chồng, nhưng mấy hôm sau chị mới linh cảm thấy ý nghĩa đáng sợ của câu nói đó.



http://nghiadx.blogspot.com
Mẩu thư cuối cùng của Thượng úy Dmitri Kolexnicov


Thượng úy Dmitri Kolexnicov chính là người ở khoang số 9 kịp viết lại một mẩu thư để chúng ta biết rõ tiến trình tai họa xảy ra. Trước lúc ra đi, chuyến đi cuối cùng, không hiểu sao anh lại để ở nhà chiếc thánh giá anh luôn đeo bên mình.

Đại tá Vladimir Bariansev, Tham mưu trưởng Sư đoàn là tác giả của lời chuốc rượu lạ lùng ở Hạm đội Phương Bắc. Không hiểu vì sao trong lời chuốc rượu này, anh lại tiên đoán trước được cái chết của mình. Bốn câu thơ như sau:

Nếu trong tương lai có xảy ra một chuyện
Khắp các khoang tàu bão lốc cứ tràn lan
Làm thủy thủ đoàn phải nghỉ yên vĩnh viễn
Tôi xin nâng cốc này chúc họ mãi bình yên

Tại sao anh lại không viết về đám cháy, về tình trạng ngập nước, mà lại chính về việc “các khoang tàu bão lốc cứ tràn lan”? Bởi vì một tiếng nổ với sức mạnh khủng khiếp đã xé toang các bức vách ngăn các khoang, cơn bão lửa bừng bừng trong khoang thiêu cháy tất cả những cơ thể sống. Đây là sự trùng lặp hay linh cảm?

Chuẩn úy Kornilov được mẹ mình cứu sống. Trước khi tàu Kursk gặp nạn một thời gian, bà bị tai nạn ô tô, ở tình trạng rất nặng, người ta đã đưa bà đi cấp cứu. Kornilov được nghỉ phép, thế là người mẹ lại ban cho đứa con một cuộc đời. Hôm nay, có lẽ bà là người cảm thấy may mắn nhất trên thế gian, bởi bà đã đánh đổi đau đớn, khổ ải của mình lấy cuộc đời thứ hai của con trai. Biết bao bà mẹ của con tàu Kursk mong muốn được thay thế vào vị trí của bà.

Người cuối cùng được ban tặng cuộc đời vào phút chót là Chuẩn úy hóa học Nessen. Ngoài chuyên môn chính, anh còn là nhân viên tài chính ngoài biên chế. Khi tàu Kursk đã sẵn sàng rời bến, chỉ huy tàu – Đại tá Ghennadi Liachin – ra lệnh anh phải lên bờ để nhận số tiền lương ở phòng Tài vụ để khi tàu Kursk trở về căn cứ, anh sẽ phát lương cho các thủy thủ. Chuẩn úy Nessen sau này phải phát lương cho các bà vợ góa…

Thiếu tá Mura Baigarin, được đi học ở Học viện từ tháng 6. Anh chỉ trở về Vidaevo làm thủ tục giấy tờ và sắp xếp việc gia đình. Nhưng người ta lại yêu cầu anh ra khơi giúp đỡ một sĩ quan trẻ của đơn vị chiến đấu, anh chỉ phải đi có 3 ngày!

Trung tá Vasili Isaenko, trợ lí cơ trưởng của Sư đoàn, nói chung không phải ra biển đợt này. Anh phải viết một báo cáo tổng kết. Trên bờ, người ta cứ luôn quấy rầy anh bằng những câu hỏi, thế là anh quyết định đi theo tàu để không ai quấy rầy anh nữa, anh có thể kết thúc công việc này trên bàn giấy con tàu. Mang theo chiếc máy vi tính, anh xuống tàu Kursk trước lúc tàu rời bến.

Thân phụ của Thượng úy Boris Geletin là Đại tá Vladimir Geletin, sĩ quan tham mưu của Hạm đội Phương Bắc, là người lập kế hoạch theo dõi và chỉ đạo quá tình tập trận. Liệu ông có hình dung được rằng, ở khu vực tập trận ông vẽ trên bản đồ chỉ vài ngày sau, người ta tìm thấy "thằng Boris" (con trai ông) đã chết?

Cả trong thiên nhiên cũng có nhiều điều không bình thường xảy ra. Ví dụ như vào ngày thân nhân của những thủy thủ hi sinh đi trên chiếc tàu quân y Xvia ra biển đến nơi tàu đắm để viếng hoa, bỗng nhiên nước trong vịnh ngả sang màu xanh lam lấp lánh một cách khác thường, mà đến những người già ở địa phương này cũng chưa bao giờ nhìn thấy.

Vào ngày người ta trưng bày ở Vidiaevo những vật chứng cho các bà vợ, bà mẹ thủy thủ đã hi sinh xem, bầu trời nơi đây bỗng ngả sang màu vàng trong vài phút, thậm chí xuất hiện cả cầu vồng đôi. Đây là một điều không bình thường làm cho mọi người đứng ngây ra, ngắm nhìn trời hồi lâu, dường như cố thu nhận được một sự an ủi cho nỗi khổ đau của họ.

http://nghiadx.blogspot.com
Thân nhân của những thủy thủ hi sinh đến nơi tàu gặp nạn để tiễn biệt họ


Và cuối cùng, một hiện tượng cũng khó tin được. Vào ngày con tàu được làm nổi lên mặt nước, nó được móc nối vào chiếc xà lan “Giant-4” kéo về trên con đường thật sự cuối cùng, bỗng một đàn cá heo thật đông xuất hiện bao quanh đoàn hành quân.

Chúng tiễn con tàu Kursk đến tận vịnh Konski, rồi quay ngược lại, biến mất dưới khoảng sâu của đại dương.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Tìm hiểu khinh hạm lớp Gepard



Trong những năm 1980, với mục đích phát triển dòng tàu hộ tống (khinh hạm) mới phục vụ theo yêu cầu của hải quân Nga và xuất khẩu, Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB) tại thành phố Zelenodolsk, nước CH Tatarstan, Liên bang Xô viết, đã cho ra mắt khinh hạm đa nhiệm hạng nhẹ mới thuộc đồ án 1166.1 và một vài biến thể của nó.



http://nghiadx.blogspot.com

Toàn cảnh một chiến hạm lớp Gepard

Các chiến hạm thuộc đồ án nói trên được đặt tên theo một loài mãnh thú đồng cỏ là báo đốm châu Phi (Gepard). Trong biên chế hải quân Nga, khinh hạm lớp Gepard sẽ thay thế cho các lớp tàu hộ tống cỡ nhỏ lớp Koni Parchim và Grisha.

Được thiết kế theo phong cách hoàn toàn mới so với các chiến hạm cùng lớp của hải quân Xô viết trước đó, khinh hạm lớp Gepard có tiêu chuẩn tương đương với các tàu hộ tống hiện đại ở khả năng săn ngầm, hải chiến, phòng không một cách tương đối. Thiết kế của lớp tàu chiến này được áp dụng công nghệ “tàng hình” nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển.

Thiết kế

Khinh hạm lớp Gepard dài 102,2 m, rộng 13,1 m, mớn nước 3,8 m. Lượng choán nước của lớp tàu này đạt gần 2.000 tấn khi trang bị đầy đủ vũ khí, trang bị. Khinh hạm lớp Gepard có kết cấu 10 khoang kín tách biệt để nâng cao khả năng sống sót trong trường hợp một vài khoang bị thủng hoặc ngập nước.

Khả năng “tàng hình” của chiến hạm lớp Gepard nằm ở kết cấu thân tàu được làm từ thép có độ từ tính thấp và hệ thống khung chịu lực của tàu làm từ hợp kim nhôm- magiê không bị ăn mòn bởi nước biển. Cùng với đó, hầu hết trang bị vũ khí được đặt ở các khoang kín phần phía sau của tàu để giảm bề mặt phản xạ radar hiệu dụng ở mặt trước và hai bên.

Ngoài ra, lớp sơn phủ đặc biệt cũng có tác dụng hấp thụ tín hiệu radar và giảm khả năng bị quan sát bởi các thiết bị quan sát hồng ngoại và quang học của đối phương.

Hệ thống động lực

Nhờ hai động cơ gas-turbin M-88 có tổng công suất 10.000 mã lực và một động cơ diesel 61D 8.000 mã lực theo dạng CODOG, khinh hạm lớp Gepard có thể đạt tốc độ tối đa tới 26 hải lý/giờ và cự ly hoạt động tới 5.000 hải lý (với vận tốc 10 hải lý/giờ).

Với dự trữ hành trình trên biển trong 20 ngày đêm, khinh hạm lớp Gepard rất phù hợp với các nhiệm vụ tuần tra lãnh hải, bảo vệ vùng biển đặc quyền kinh tế trong các vùng biển kín, vịnh.

Hệ thống cảm biến và radar

Khinh hạm thuộc đồ án 1166.1 được trang bị radar hoa tiêu Sigma/OC-11661, radar trinh sát-cảnh giới mặt nước Positive/Cross Dome và radar dẫn đường Kivach.

Để điều khiển hệ thống vũ khí trên tàu, khinh hạm thuộc đồ án này sử dụng các hệ thống radar khác như: radar MR-123/176 Vympel/ BASS TILT cho tổ hợp hải pháo, radar dẫn bắn tên lửa đối hạm Harpoon-Ball/BAND STAND, radar dẫn bắn tên lửa phòng không 2R33/POP GROUP.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 4K33 Osa-MA2


Với nhiệm vụ săn ngầm, chiến hạm lớp Gepard trang bị hệ thống sonar thủy âm tích hợp vào thân tàu MGK-335ME-03 và thiết bị sonar thủy âm rời kéo dưới nước Zmey có thể hoạt động ở nhiều độ sâu khác nhau.

Khả năng đối kháng điện tử và gây nhiễu của chiến hạm lớp Gepard là hệ thống ASOR-11661 và mồi bẫy PK-10.

Hệ thống vũ khí

Sức mạnh tấn công chính của khinh hạm lớp Gepard là 8 đạn tên lửa đối hạm cận âm Kh-35 Uran 3M24UD (tên NATO - SS-N-25 Switchblade) có tầm bắn 250 km. Đây là dòng tên lửa có độ chính xác cao tương đương như dòng tên lửa AGM-84 Harpoon của hải quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đối hạm cận âm Kh-35 Uran


Tên lửa Uran sử dụng phương thức dẫn đường bán chủ động pha đầu, pha giữa dẫn đường quán tính và sử dụng radar chủ động tự thân tìm kiếm và tấn công mục tiêu ở pha cuối. Tốc độ của dòng tên lửa này đạt Mach (tốc độ âm thanh) 0,9 và khả năng bay sát mặt biển ở pha cuối để giảm khả năng bị đánh chặn. Tên lửa Uran có khả năng tiêu diệt và vô hiệu hóa các chiến hạm có lượng choán nước tới 5.000 tấn với đầu nổ lõm phá mảnh nặng 145 kg.

Trang bị hải pháo trên khinh hạm lớp Gepard là pháo bắn nhanh AK-176 76 mm có tốc độ bắn khoảng 60-120 viên/phút để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước và trên không. Tầm “hỏa lực” của loại vũ khí này đạt 15 km.



http://nghiadx.blogspot.com

Hải pháo AK-176


Khả năng tác chiến phòng không của lớp tàu chiến này là 2 tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh (CIWS) AK-630M tầm bắn đạt 5 km với 2.000 viên đạn và tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 4K33 Osa-MA2 (SA-N-4) có tầm bắn từ 200-15.000 m, tầm cao 10-12.000 m với 20 đạn tên lửa 9M33M3. Các tổ hợp phòng không nói trên tạo ra lớp phòng thủ cứng bảo vệ khinh hạm lớp Gepard trước các mục tiêu bay và xuồng cao tốc của đối phương, trong đó gồm cả tên lửa đối hạm.



http://nghiadx.blogspot.com

Pháo CIWS AK-630M


Để phục vụ tác chiến săn ngầm, khinh hạm lớp Gepard được 2 tổ hợp ống phóng lôi cỡ 533 mm trang bị nhiều loại đạn ngư lôi khác nhau, trong đó có ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval.


http://nghiadx.blogspot.com

Ngư lôi siêu khoang Shkval


Đây là dòng ngư lôi tên lửa sử dụng công nghệ siêu bọt khí của Nga với khả năng đạt tốc độ tới 200 hải lý/giờ. Phiên bản phổ thông của ngư lôi Shkval được trang bị đầu nổ nặng 210 kg đảm bảo khả năng tiêu diệt các chiến hạm cỡ lớn của đối phương với chỉ một đạn ngư lôi.

Khả năng phòng thủ và săn ngầm của khinh hạm lớp Gepard còn được củng cố nhờ một tổ hợp rocket chống ngầm, ngư lôi RBU-6000AS (con số 6.000 tương đương với tầm bắn tối đa của tổ hợp này đạt 6 km) với 12 ống phóng.


http://nghiadx.blogspot.com

Rocket chống ngầm RBU-6000AS


Ngoài ra, khinh hạm lớp Gepard còn có thể mang theo 12-20 thủy lôi tùy theo nhiệm vụ tác chiến.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang