Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: liên xô

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn liên xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn liên xô. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> 'Của hiếm' trong không quân các cường quốc



Dù "lỗi mốt", nhưng máy bay cánh quạt vẫn có mặt trong biên chế nhiều cường quốc quân sự và trở thành "của hiếm" trong lực lượng không quân các nước này.

Trong hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945), hàng nghìn máy bay chiến đấu, ném bom động cơ cánh quạt đã tung hoành trên khắp thế giới.



Đội bay P-51 Mustang tung hoành trên khắp bầu trời Châu Âu trong thế chiến lần thứ hai.


Tuy nhiên, kể từ sau đại chiến lần hai, máy bay phản lực đã xuất hiện soán ngôi của máy bay cánh quạt. Dần dần, những máy bay chiến đấu sử dụng động cơ cánh quạt bị loại ra khỏi thành phần trang bị các quốc gia trên thế giới.

Đến ngày nay, việc tìm ra kiểu máy bay cánh quạt chiến đấu thực sự gần như “mò kim đáy bể”. Tuy nhiên, còn một số loại máy bay chiến đấu cánh quạt còn hoạt động đến tận ngày nay. Thực sự bất ngờ khi nó lại được tìm ra trong thành phần trang bị của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như: Mĩ, Nga và Brazil.

Sau đây là ba loại máy bay chiến đấu cánh quạt hiện đại:

Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B (Mĩ)
Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B do hãng Hawker Beechcraft (Mĩ) phát triển dựa trên máy bay huấn luyện T – 6


Máy bay tấn công hạng nhẹ AT-6B..


AT – 6B được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ như: hỗ trợ tấn công tầm ngắn, tìm kiếm và cứu nạn trong chiến đấu, trinh thám và huấn luyện chiến đấu.

Dù là máy bay cánh quạt nhưng các thiết bị điện tử trang bị trên AT – 6B không hề thua kém so với máy bay chiến đấu phản lực hiện đại trên thế giới. Buồng lái được bọc giáp bảo vệ, phi công được lắp đặt màn hình hiển thị ngang tầm mắt (HUD); Ba màn hình tinh thể lỏng đa năng (MFD) hiển thị các thông số kĩ thuật bay trợ giúp phi công; Hệ thống cảnh báo cho phi công về tình trạng máy bay (liên quan tới động cơ, cánh máy bay, cánh quạt…) và đặc biệt là hệ thống đối phó trả đũa điện tử thường thấy trên các chiến đấu cơ phản lực hiện đại.


AT-6B có thể coi là máy bay đa nhiệm vụ được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.


Vũ khí của AT – 6B mang trên 6 giá treo ở cánh máy bay bao gồm: súng máy, tên lửa không đối không AIM – 9, tên lửa không đối đất AGM – 65, bom dẫn đường Pageway, bom đường kính nhỏ và rocket.

Máy bay trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A – 68 cho phép nó đạt tầm bay hơn 1.600km.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu – 95 (Nga) Tu – 95 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ cánh quạt duy nhất còn hoạt động trên thế giới.

Ra đời từ những năm 1950, Tu – 95 có hơn 50 năm hoạt động liên tục trong đơn vị máy bay ném bom chiến lược của không quân Liên Xô và ngày nay là không quân Liên bang Nga.


Tu-95 do phòng thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển từ những năm 1950.


Kíp lái của Tu-95 gồm 7 thành viên. Máy bay được trang bị các thiết bị điện tử như ra đa thời tiết, ra đa điều khiển hỏa lực pháo (ở đuôi Tu – 95 được bố trí tháp pháo hai nòng cỡ 23mm), ra đa định vị và ném bom Obzor, ra đa ống kính đồng bộ và hệ thống cảnh báo sớm chống tên lửa Mak – UT IR.

Máy bay chiến lược tầm xa Tu – 95MS (phiên bản sử dụng rộng rãi) có khả năng mang 15 tấn vũ khí bao gồm: 6 tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân Kh – 55 (tầm bắn 3.000 km) hoặc lựa chọn mang 14 tên lửa không đối hạm Kh – SD (tầm bắn 600 km) hoặc tám tên lửa hành trình chứa trong ống phóng Kh – 101 (tầm bắn 3.000 km).

Tất cả các tên lửa cũng tương tự như Tu – 160 đều lắp trên các máy phóng quay chứa trong khoang bom.


Tu-95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe đưa cả chiếc máy bay lên bầu trời cùng 15 tấn vũ khí.



Máy bay tiếp dầu IL-78 chuẩn bị tiếp liệu cho Tu-95.


Tu – 95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe Samara Kuznetsov NK – 12MP cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 650 km/giờ, trần bay 13.000 mét, bán kính chiến đấu 6.400 km hoặc 8.200 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 (Brazil)

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 được hãng Embrear (Brazil) phát triển và chế tạo.

EMB – 314 là phiên bản nâng cấp từ máy bay huấn luyện EMB – 312 với khả năng đạt tốc độ lớn hơn và trần bay cao hơn.


Máy bay chiến đấu cánh quạt Embrear EMB-314.


EMB – 314 là máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi, buồng lái được bọc giáp. Máy bay trang bị hệ thống điện tử do hãng Elbit System (Israel) cung cấp, gồm: màn hình HUD, hai màn hình màu tinh thể lỏng (MFD), máy tính đa nhiệm tiên tiến, hệ thống định vị GPS, hệ thống tấn công và định vị quán tính la de.

Ngoài khả năng thực hiện nhiệm vụ ban ngày, EMB – 314 cũng có khả năng tác chiến ban đêm nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị kính ngắm ảnh nhiệt.


EMB-314 vũ trang tên lửa và bom hoặc súng máy.


Vũ khí của EMB – 314 mang trên năm giá treo trên cánh và thân (tổng trọng lượng vũ khí khoảng 1.500 kg), bao gồm: hai súng máy 12,7mm (tốc độ bắn 1.100 viên/phút); tên lửa không đối không tầm ngắn AIM – 9 hoặc MAA – 1; tên lửa không đối đất; bom không điều khiển và rocket.

Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A – 68A cho phép EMB – 314 đạt tốc độ tối đa 560 km/giờ, trần bay 10.000 mét và tầm bay 1.500 km/giờ.

[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Nga muốn trở lại ngôi vua chinh phục vũ trụ



[BDV news] Nga đang vạch ra nhiều dự án và kế hoạch nhằm giành lại vị trí quán quân trong thăm dò vũ trụ đã tuột vào tay Mỹ thời gian qua.

50 năm trước, chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Yuri Gagarin, ngày 12/4/1961, đã khẳng định vị thế hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trụ, khởi đầu từ vụ phóng tầu Sputnik (1957).

Người Mỹ phải mất 8 năm mới đuổi kịp và vượt người Nga khi họ đưa người lên mặt trăng năm 1969. Trong thập niên 1970 người Nga giành lại vị trí dẫn đầu bằng việc xây dựng trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên trên quỹ đạo và phóng các tầu thăm dò đầu tiên đến các hành tinh sao Kim và sao Hỏa.

Trạm Hòa bình (Mir) của Nga, hoạt động từ năm 1986 đến 2001, là trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho đến năm 1998.



Trạm vũ trụ Mir, một trong những đỉnh cao chinh phục vũ trụ của Nga.


Không cam chịu là "người lái đò vũ trụ"
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, do thiếu tiền nên Nga đã “nhường” quyền lãnh đạo không gian cho Mỹ và Mỹ ký séch cho Nga xây dựng các thành phần đầu tiên của Trạm ISS, trong đó có module Zarya.

Kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng và điều khiển các trạm vũ trụ của Nga rất quan trọng đối với việc xây dựng trạm ISS, mà thành phần cốt lõi được thiết kế trên cơ sở dự án Mir-2 Nga bị bỏ dở vì thiếu tài chính.

Nga đã phải cắt xén mạnh chương trình nghiên cứu vũ trụ của mình khi ngân sách duyệt chi giảm xuống còn 300 triệu USD vào năm 2002 – chỉ đủ đưa các phi hành gia và đồ tiếp tế lên ISS. Nga bắt buộc phải tổ chức dịch vụ du lịch vũ trụ cho các khách du lịch nhiều tiền.


Tàu Soyuz TMA-21 rời bệ phóng sáng ngày 5/4/2011.


Thời hậu chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc tế về vũ trụ thay thế cho xu thế đối đầu, chạy đua. Năm 2011 chứng kiến những lợi thế về vũ trụ của Nga được vun đắp từ nhiều thế kỷ trước. Thể hiện ở tàu không gian Soyuz phương tiện tin cậy dùng để đưa các nhà du hành vũ trụ thế giới đến trạm ISS.

Cơ quan Hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) phải nhờ cậy vào Nga để đưa người vào vũ trụ, sau tai nạn Colombia năm 2003. Trước đó, năm 1986, tàu con thoi Challenger nổ sau khi phóng 73 giây.

Theo hợp đồng giữa NASA và Roscosmos, Mỹ sẽ trả cho Nga tổng cộng 1,2 tỷ USD để dùng Soyuz đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ trong thời gian từ 2012 đến năm 2015.

Nga quyết tâm trong những năm tới giành càng nhiều càng tốt lợi phần trong ngành dịch vụ thương mại vũ trụ quốc tế. Thủ tướng Putin kêu gọi nâng tỷ lệ phóng hằng năm của Nga từ 40% lên 50% trong tương lai gần.

Trong cuộc họp gữa chính phủ với cơ quan vũ trụ để chuẩn bị lễ kỷ niệm chuyến bay mở đường của Gagarin, Thủ tướng Putin nói: “Nga không được bó mình vào vai trò “người đưa đò” vũ trụ. Chúng ta cần tăng cường sự hiển diện của mình trong thị trường vũ trụ toàn cầu… hiện có tổng giá trị khoảng 200 tỷ USD”.

Các kế hoạch lớn và táo bạo
Thủ tướng Putin cũng công bố một chương trình đầy tham vọng nhằm đẩy mạnh nỗ lực chinh phuc vũ trụ đến năm 2030.

Bất chấp tổn thất 3 vệ tinh định vị toàn cầu trong vụ nổ tên lửa năm ngoái , Nga quyết tâm hoàn thành việc triển khai hệ thống định vị toàn cầu Glonass của riêng mình trong năm 2011.


Do vấn đề ngân sách mà việc phóng thử tên lửa mới bị hoãn lại đến 2013.


Năm 2012, Nga sẽ tham gia chương trình thám hiểm mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ, trong đó Nga chế tạo khoang đổ bộ mặt đất và xe thăm dò mặt trăng.

Năm 2013, Nga sẽ phóng loại tên lửa mới có tên Angara, với hai cấu hình. Đến năm 2015, Nga sẽ phóng thử loại tàu thế hệ mới, trước tiên là loại Rus-M.

Năm 2016 một sân bay vũ trụ đầu tiên tại Viến Đông, Vostochny, sẽ được đưa vào sử dụng. Khi đó, toàn bộ các cuộc phóng tầu vũ trụ sẽ chuyển về sân bay này, thay cho sân bay Baikonur, hiện đang phải thuê của Kazakhstan.

Ngoài ra, Nga đang phát triển hệ thống tên lửa đẩy bằng năng lượng hạt nhân cho tương lai để phục vụ cho các chuyến thăm dò giữa các hành tinh, một dự án mà theo Thủ tướng Putin thì “ưu tiên cho Nga là không thể tranh cãi”.


Mô hình động cơ tên lửa đẩy vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga


Roscosmos có kế hoạch bắt đầu các chuyến bay có người lái đến mặt trăng vào cuối thập niên này và xây dựng một căn cứ trên mặt trăng vào năm 2030.

Căn cứ này sẽ gửi về trái đất helium-3, một nguồn năng lượng quý giá, đồng thời sẽ đóng vai trò là tiền đồn cho một chuyến bay có người lái tới sao Hỏa, dự kiến một thập niên sau đó. Các chuyến bay đến mặt trăng và sao Hỏa có thể là các dự án quốc tế.

Để kế hoạch “đi đến nơi, về đến chốn”, ngân sách giành cho nghiên cứu vũ trụ của Nga năm 2011 sẽ vào khoảng 3,8 tỷ USD, bằng một phần so với ngân sách dự chi của Mỹ giành cho NASA, 18,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, số tiền này gấp đôi ngân sách của 10 năm trước và theo Putin, “đủ để đưa ra các mục tiêu chiến lược, thực hiện các dự án đầy tham vọng, và đặt nền móng cho tương lai".



Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Sebia và Romania tập trận Air Solution 2011



[BDV news] Ngày 12/4, Sebia và Romania đã tiến hành tập trận trên không nhằm mục đích nâng cao sự phối hợp của không quân hai nước.

Cuộc tập trận còn để đưa ra các biện pháp mới trong việc kiểm soát, bảo vệ không phận.

Tại Air Solution 2011, Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Bang Ohio (Mỹ) được mời với tư cách quan sát viên.

Theo kịch bản, máy bay vận tải An-26 của Romania đóng vai một máy bay không xác định bị 2 máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Sebia đánh chặn trên không và buộc phải hạ cánh xuống sân bay quân sự Batajnica gần Belgrade.

Đồng thời, theo kịch bản tương tự, máy bay vận tải An-26 của Sebia cũng bị 2 tiêm kích Mig-21 Lancer của Romania ép hạ cánh.



Mig-21 Lancer của Romania tham gia tập trận Air Solution 2011


Ngoài ra, trong khuôn khổ cuộc tập trận, 2 trực thăng Mi-8 cũng tiến hành các bài tập sục sạo và giải cứu các phi công lái máy bay bị bắn rơi.

Các thiết bị kỹ thuật hàng không mua của Liên Xô vào các thời điểm khác nhau hiện vẫn còn trong biên chế của không quân nhiều nước khối Đông Âu cũ.

Trong những năm gần đây, Serbia và Romania đã nhiều lần công bố về dự định mua các máy bay tiêm kích mới, nhưng việc thực hiện các kế hoạch này tiến triển rất chậm vì các vấn đề liên quan đến tài chính.



>> Quân đội Nga sẽ đội mũ nồi trong lễ Chiến thắng



[BDV news] Bộ Quốc phòng Nga cho biết, từ mùa xuân năm 2011 quân nhân các lực lượng vũ trang Nga sẽ được trang bị mũ mới - mũ nồi.

Trước đây, mũ nồi chỉ sử dụng trong một vài binh chủng của quân đội Nga. Thời gian tới, loại mũ mới sẽ thay thế hoàn toàn các loại mũ calô truyền thống.

Lục quân Nga sẽ đội mũ nồi màu xanh lá cây, Hải quân Nga - mũ nồi đen (trước đây, chỉ có lực lượng lính thuỷ đánh bộ Nga mới dùng mũ nồi đen), Không quân Nga - mũ nồi màu xanh nước biển, Bộ đội Đổ bộ Đường không Nga vẫn đội mũ nồi xanh da trời như hiện nay.



Trước đây chỉ có lính dù (bộ đội đổ bộ đường không) và Hải quân đánh bộ Nga đội mũ nồi.


Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các quân nhân Nga tham dự lễ duyệt binh chào mừng Ngày Chiến thắng sắp tới sẽ đội mũ nồi thay cho mũ calô.

Trước đây, mũ nồi màu xanh lá cây chỉ trang bị cho bộ đội biên phòng. Quân nhân có quyền đội mũ nồi màu xanh lá cây sau khi hoàn thành các tiêu chí hoặc là được khen thưởng vì đạt thành tích.

Mũ nồi được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhiều nước trên thế giới với tư cách là loại mũ chính. Trong quân đội Nga và Liên Xô, loại mũ chính được sử dụng vào mùa ấm là mũ calô.



>> Đằng sau chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc



[Vnexpress news] Sau nhiều đồn đoán, Tân Hoa xã vừa chính thức công bố hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang được hoàn thiện, dựa trên phần khung sườn mua từ Ukraine.




Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên. Ảnh: Xinhua


Xuất xứ tàu sân bay Trung Quốc
Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện mang tên Varyag được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraine từ năm 1985. Khi hoàn thành được khoảng 70% khối lượng công việc với phần khung sườn nhưng chưa lắp đặt động cơ và hệ thống điện tử, thì Liên Xô sụp đổ và quyền sở hữu Varyag được chuyển giao cho Ukraine.

Tuy nhiên chủ mới cũng không đủ ngân sách để hoàn thiện nốt Varyag khiến việc đóng tàu bị ngừng lại hoàn toàn từ năm 1992 và bộ khung sườn khổng lồ phải nằm “đắp chiếu” tại cảng bên bờ Biển Đen. Năm 1998, Ukraine quyết định thanh lý khối sắt này bằng cách đem bán đấu giá và một khách hàng từ Trung Quốc đã giành quyền mua.

Bộ trưởng Thương mại Ukraine Roman Shpek khi đó công bố người chiến thắng trong cuộc đấu giá là một công ty du lịch tại Hong Kong và họ có ý định kéo Varyag về Macau để biến nó thành một khách sạn nổi kiêm sòng bạc. Phải mất một thời gian dài đầy khó khăn, tàu Varyag chỉ có phần vỏ mà không có động cơ mới được kéo về đến cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc năm 2002 để chuẩn bị cho việc hoán chuyển chức năng sử dụng.

Sau khi về Đại Liên, khách hàng Trung Quốc vẫn cho biết khung sườn của Varyag sẽ được chuyển thành một khách sạn nổi. Nhưng sau đó vài năm con tàu này tiếp tục nằm tại cảng mà không có động tĩnh gì. Đây được coi là khoảng thời gian quân đội Trung Quốc tiến hành kiểm tra thực trạng và đi đến quyết định sẽ hoàn thiện nó như thiết kế ban đầu để trở thành một khí tài quân sự.

Tới đầu tháng 6/2005, phỏng đoán Trung Quốc sẽ hoàn thiện tàu sân bay Varyag càng được khẳng định hơn khi nó được đưa lên xưởng sửa chữa tàu trên cạn, với phần vỏ được sơn cạo lại và những dàn giáo mọc lên xung quanh. Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681.

Các hãng truyền thông trong khu vực như Asahi Shimbun của Nhật cuối năm 2008 cũng đưa tin chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoàn thiện từ khung tàu Varyag của Ukraine sắp hoàn thành. Tới tuần trước, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố một loạt hình ảnh về tàu sân bay này từ cảng Đại Liên với dáng vẻ gần như đã sẵn sàng cho việc ra khơi.

Global Security dẫn một báo cáo tình báo hải quân Mỹ tháng 8/2009 dự đoán tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2010 đến 2012. Trong khi một số nguồn tin cho rằng Trung Quốc sẽ thử nghiệm Shi Lang vào ngày 23/4 tới, nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập quân giải phóng Trung Quốc hoặc ngày 1/7, đúng dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Tàu sân bay Varyag trên đường được kéo về Trung Quốc. Ảnh: US Navy


Tàu sân bay lai tuần dương hạm
Tàu Varyag được Liên Xô thiết kế khác với quan niệm về tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp. Người Nga gọi đây là tàu TAKR (viết tắt của cụm từ tyazholiy avianesushchiy kreyser, có nghĩa là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay). Nói cách khác đây là chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm.

Các tàu sân bay hiện có của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Varyaq của Nga có thiết kế 67.500 tấn và chạy bằng năng lượng thông thường. Ban đầu người Nga cũng có ý định cho Varyag chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng do vấn đề kinh phí quá lớn nên thiết kế gốc đã được điều chỉnh.

Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng. Nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không sử dụng đủ số chiến đấu cơ này trong giai đoạn đầu, vì nước này có thể chỉ sử dụng tàu phục vụ công tác huấn luyện với khoảng 8 chiếc phản lực cơ và 10 trực thăng trên boong.

Hiện cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ dùng những loại máy bay nào cho Shi Lang. Dòng máy bay hải quân chính của nước này có thể sử dụng trên tàu sân bay là J-11 tự sản xuất dựa trên công nghệ nước ngoài và những chiếc Su-27 mua từ Ukraine. Bên cạnh đó là những chiếc trực thăng hải quân như máy bay săn tàu ngầm Ka-28, máy bay cảnh báo sớm radar Ka-31 và máy bay vận tải Mi-8 đều do Nga chế tạo.

Trong khi đó, một trong những khâu nội địa hoá phức tạp nhất của Shi Lang là bộ phận động cơ tàu. Trung Quốc chưa từng sản xuất động cơ turbine khí phục vụ cho tàu sân bay và cũng chưa thấy mua của nước ngoài loại động cơ này, do đó các chuyên gia Mỹ nhận định Shi Lang sẽ được lắp các động cơ diesel tàu biển thông thường.

Những động cơ diesel nói trên có kích thước lớn hơn động cơ turbine khí và điều này có thể sẽ khiến Shi Lang chạy chậm hơn so với thiết kế ban đầu, dẫn đến chậm hơn nhiều so với tiêu chuẩn của tàu sân bay Mỹ. Vấn đề liên quan đến động cơ càng khẳng định cho phỏng đoán Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho mục đích huấn luyện hơn là tác chiến.


Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần hoàn thiện. Ảnh: Xinhua


Ý nghĩa chính trị hơn quân sự
Trước Varyag, Trung Quốc từng mua 3 tàu sân bay thanh lý của nước ngoài. Trong số này có tàu HMAS Melbourne do một công ty tháo dỡ tàu mua từ Australia năm 1985 và được cải tạo thành một bảo tàng. Chiếc thứ hai là tàu sân bay Minsk của Nga mua lại từ một công ty “xẻ thịt” tàu của Hàn Quốc năm 1998 và được biến thành cơ sở giải trí tại Thâm Quyến. Chiếc thứ ba mang tên Kiev mua trực tiếp của Nga năm 2000 và cũng được biến thành một điểm thăm quan.

Giới quan sát cho rằng những chiếc tàu sân bay thanh lý này đã được hải quân Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng, phục vụ cho việc hoàn thiện tàu Shi Lang cũng như lấy kinh nghiệm để tự đóng tàu sân bay nội địa sau này. Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng ở Thượng Hải dự kiến hoàn thành năm 2015. Do đó Shi Lang sẽ là tàu sân bay đầu tiên trong hạm đội gồm 5 chiếc tương tự trong chiến lược của hải quân Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Hạ thuỷ Shi Lang sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015.

Trong bối cảnh một số nước châu Á cạnh tranh về sức mạnh hải quân, động thái Trung Quốc công bố hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên được cho là mang tính chính trị hơn là quân sự. Nguyên nhân vì từ nay cho đến khi có thể phục vụ một cách đầy đủ, chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm của Trung Quốc còn phải mất rất nhiều năm thử nghiệm hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên tàu.

Động thái công bố ảnh tàu sân bay cũng không khác nhiều so với sự kiện hồi tháng 1 vừa qua, khi Trung Quốc tung ra hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay ném bom tàng hình J-20 đang được hoàn thiện tại Tứ Xuyên, ngay trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Còn phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa dòng máy bay này mới được bổ sung vào không quân Trung Quốc.

Bloomberg dẫn lời đô đốc chỉ huy quân Mỹ tại Thái Bình Dương Robert Willard đánh giá việc Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay có từ thời Liên Xô sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.




Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Anh từng muốn ám sát Lenin?



[BBC vietnamese news] Gần một thế kỷ trước Anh quốc bị cáo buộc đứng đằng sau vụ mưu sát hụt Lênin và lật đổ chế độ Bolshevik. Chính phủ Anh bác bỏ, nói rằng đây chỉ là sự tuyên truyền của Liên Xô. Nhưng chứng cứ mới cho thấy chuyện này có thể có thực, như Mike Thomson, người dẫn chương trình BBC ''Document'' trên Radio 4, tìm hiểu.



Lênin trước Quảng trường Đỏ năm 1918


Trong nhiều chục năm, những gì quanh cái gọi là "Âm mưu Lockhart" được cất giữ trong thư khố của Liên Xô, được dạy trong trường, thậm chí đem ra làm phim.

Đầu năm 1918 vào những năm cuối của Thế chiến I, tân chính phủ Bolshevik ở Nga thương thuyết với Đức và rút quân đã kiệt sức của họ về.

Điều đó không làm cho London hài lòng vì làm vậy sẽ giúp Berlin dưỡng quân sau khi phải đánh trên cả hai mặt trận.

Quyết tâm kéo người Nga về lại với đồng minh, chính phủ Anh phái một nhân viên trẻ chưa ngoài 30 sang làm đại diện ở Moscow.

Tên của ông ta là Robert Bruce Lockhart.

'Chống Bolshevik'
Lockhart, người Scotland, là một nhân vật đầy sắc thái. Yêu thích rượu chát, phụ nữ và chơi thể thao, ông tự hào với khả năng đọc 5 cuốn sách cùng một lúc.

Đầu tiên Lockhart có vẻ làm được một số việc trong chuyện này, nhưng tháng Ba năm đó, Liên Xô ký hiệp ước Brest-Litovsk với Đức, chấm dứt hy vọng kéo người Nga quay lại với phe đồng minh.

Lockhart dường như không muốn bỏ cuộc.

Thay vào đó ông chuyển sang tìm hiểu cách lật đổ chế độ Bolshevik, thay bằng một chính phủ sẵn sàng đánh Đức.


Robert Bruce Lockhart năm 1955


Hồ sơ lưu trữ cho thấy, vào tháng Sáu, Lockhart yêu cầu London gởi tiền để giúp các nhóm chống Bolshevik ở Moscow.

Trong lá thư "khẩn" gửi từ Bộ Ngoại giao cho Bộ Tài chính, người ta thấy quan điểm của Bộ đối với yêu cầu của đại diện ở Moscow:

"Ý kiến của ông Balfour là đã đến lúc để có hành động cần thiết này, và tôi yêu cầu ngài sang Ủy ban Quý tộc để duyệt cho ngân khoản mà ông Lockhart có thể nhận được cho mục đích đó."

Phản cách mạng
Vào cuối tháng Năm, người Anh quyết định gởi một đạo quân nhỏ tới Archangel, miền bắc nước Nga.

Chính thức thì nhiệm vụ của số binh sĩ đó là bảo vệ hàng ngàn tấn khí cụ cung cấp cho người Nga, đừng để rơi vào tay người Đức.

Các hồ sơ từ ngày đó cho thấy có kế hoạch để cho 5.000 lính Anh vận động 20.000 lính Latvia, vốn có nhiệm vụ canh gác Kremlin, thuyết phục họ quay lại chống những người Bolshevik.

Mùa Hè năm 1918, Lockhart gởi một điện tín về London theo sau một cuộc họp với một nhân vật đối lập gọi là Savinkov:

"Đề nghị của Savinkov là làm sao, với sự can thiệp của đồng minh, các quan chức Bolshevik gộc sẽ bị ám sát và chế độ độc tài quân nhân được thành lập."

Bên dưới bức điện có ghi chú và chữ ký nháy của Lord Curzon, một thành viên của Nội các Thời chiến của Anh hồi đó.

Nội dung đoạn ghi chú như sau: "Phương pháp của Savinkoff mạnh quá, tuy nếu thành công có lẽ sẽ hiệu quả, nhưng chúng ta không thể nói gì hay làm gì cho tới khi hành động can thiệp đã được quyết định.''

'Gián điệp hàng đầu'
Lúc này Lockhart bắt tay một nhân vật cũng đầy sắc thái ở Moscow.

Đó là Sidney Reilly, một người Nga từng đổi tên thành Rosenbloom. Ông là một thương gia hào nhoáng mới tham gia làm gián điệp cho Anh.

Ông được gọi là ''Gián điệp hàng đầu'', nổi tiếng với sự mạo hiểm, thậm chí còn được cho là người đã đem lại ý tưởng cho nhà văn Ian Fleming tạo ra nhân vật James Bond, điệp viên 007.

Nhưng điều bất ngờ đang chờ đón hai người.

Cuối mùa Hè năm 1918, Lenin bị ám sát hụt ở Moscow. Ông bị bắn hai phát đạn ở cự ly gần - hung thủ là một phụ nữ trẻ người Nga.

Cơ quan mật vụ Bolshevik tức Cheka đã bắt Bruce Lockhart vài giờ sau đó và đưa về Kremlin để thẩm vấn.

Reilly trốn thoát mẻ lưới của mật vụ, nhưng bị bắn chết vài năm sau đó khi bị dụ quay trở về Nga.

Theo hồ sơ của Cheka, Lockhart thú nhận ông có dự phần trong vụ mưu sát do London đưa ra để giết Lênin và lật đổ chính quyền cách mạng.

Nhưng đến đầu tháng Mười năm 1918 ông được thả sau khi được đổi mạng với người đại diện của Nga tại London.


Hình hộ chiếu của Sidney Reilly năm 1918


'Sự thật nửa vời'
Trong cuốn sách bán rất chạy của ông, Hồi ký của một điệp viên Anh xuất bản trong thập niên 1930, Lockhart quả quyết ông không có vai trò gì trong âm mưu ám sát Lênin cũng như kế hoạch lật đổ chính quyền.

Ông nói điệp viên non tay Sidney Reilly mới là người đứng đằng sau âm mưu đảo chính.

Lockhart viết thêm ông không liên quan gì nhiều đến Reilly, người bị một số người cho là ''vô kỷ luật''.

Tuy nhiên người ta tìm thấy một lá thư của con trai Lockhart trong thư khố ở Hoa Kỳ. Theo Robin Lockhart thì cha mình không nói hết sự thật:

"Nếu như quan hệ giữa cha tôi với Reilly vẫn làm cho ai đó trong Bộ Ngoại giao bận tâm, thì rõ ràng theo như trong sách Hồi ký của một điệp viên Anh, một khi việc can thiệp vào Nga đã được quyết định năm 1918, ông đã năng động ủng hộ cho phong trào trào chống lại cách mạng, và dĩ nhiên Reilly lúc đó đang hoạt động rất năng nổ.''

"Chính cha tôi đã nói rõ với tôi là ông làm việc rất gần với Reilly, hơn là những gì ông nhìn nhận công khai..."

Người tìm ra lá thư đó là giáo sư Robert Service, người tin rằng muốn biết hết sự thật chỉ còn cách đọc lại hết nhưng hồ sơ trong giai đoạn đó.

Nhưng hơn 90 năm sau, chính phủ Anh vẫn giữ kín nhiều hồ sơ, mà theo giáo sư Service là để bảo lưu rằng London không bao giờ làm chuyện như vậy.

"Nước Anh ngày nay có chính sách cho hoạt động tình báo là công khai chống lại việc lật đổ chính quyền ngoại quốc hay ám sát các lãnh đạo chính trị ở nước ngoài,'' ông nói.

"Tôi đoán rằng ở Whitehall người ta muốn luôn luôn giả vờ như thế. Rằng người Anh bao giờ cũng trong sạch.

"Người Anh không phải lúc nào cũng trong sạch. Họ đã từng xấu xa như bất kỳ người nào khác."



>> Khả năng của 'người khổng lồ' An-124



[BDV news] Chính thức hoạt động vào năm 1986, An-124 là máy bay vận tải khổng lồ hoạt động hiệu quả nhất từ trước đến nay.
An-124, được sản xuất bởi hãng máy bay Antonov của Liên Xô, là loại máy bay vận tải lớn nhất được sản xuất loạt cho đến khi có sự ra đời của chiếc Airbus A-380. Hiện tại An-124 được Antonov Airline của Ukraine và Volga-Dnepr Airlines của Nga khai thác, sử dụng.



An-124 có khả năng mang tải trọng hàng hóa khổng lồ.

Có những mặt hàng chỉ có An-124 mới chở được, trong ảnh một chiếc máy bơm khổng lồ hiệu Putzmeister nặng 86 tấn được chở đến Nhật Bản để tham gia khắc phục sự cố nhà máy điện Fukushima.

Với tải trọng lên đến 122 tấn, An-124 có thể chở được những hàng hóa mà tưởng chừng không thể chở được bằng máy bay. Trong ảnh một chiếc đầu máy xe lửa đang được đưa lên khoang của An-124.

Khả năng chuyển chở của An-124 rất đa dạng, trong ảnh một chiếc tàu ngầm cứu hộ đang được đưa lên khoang.

An-124 là máy bay chuyên chở các loại hàng quá khổ quá tải, trong ảnh một chiếc trực thăng Chinook đang được đưa xuống từ khoang của An-124.

An-124 có chiều dài 68,96 mét, sải cánh 73,3 mét, cao 20,78 mét.Khối lượng rỗng của máy bay tới 175 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa tới 450 tấn.

An-124 là loại máy bay vận tải chủ lực trong các hoạt động cứu trợ của Liên Hợp Quốc. Trong ảnh một Trung tâm y tế lưu động đang được đưa đến Haiti sau thảm họa động đất năm 2010.

Một chiếc An-124 đang vận chuyển thân máy bay Airbus đến các cơ sở lắp ráp của Airbus.

Được trang bị 4 động cơ Ivchenko D-18T công suất 229,5kN mỗi chiếc. An-124 có khả năng bay một mạch 4.600km với tối đa tải trọng hàng hóa.

Sau một thời gian dán đoạn, chính phủ Nga đã quyết định nối lại sản xuất loại máy bay vận tải khổng lồ này. Nâng cấp lên biến thể mới An-124-150 với tải trọng hàng hóa tối đa lên đến 150 tấn.



Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Hệ thống phòng thủ xe tăng (kỳ 2)



[BDV news] Sự ra đời của các loại đạn chống tăng áp dụng nguyên lý nổ lõm đã buộc các nhà sản xuất phát triển giáp xe tăng theo hướng mới.

Nửa cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2 đánh dấu một bước ngoặt trong chiến thuật sử dụng xe tăng trên chiến trường. Nếu như trước đó, đối mặt với xe tăng là cơn ác mộng của lính bộ binh vì họ chỉ có lựu đạn hay chai cháy hoặc súng trường diệt tăng. Lựu đạn, chai cháy quá nguy hiểm cho người dùng ở cự ly ngắn, còn súng trường diệt tăng lại vô dụng với các loại xe tăng hạng nặng có giáp dày.

Tuy nhiên, đến nửa cuối chiến tranh thế giới thứ hai, bộ binh đã có trong tay thứ vũ khí cực kỳ hiệu quả: Súng phóng lựu bắn đạn ứng dụng nguyên lý nổ lõm. Từ nửa cuối năm 1942, với sự xuất hiện của các loại súng phóng lựu chống tăng cá nhân như M1A1 Bazooka của Mỹ, sau đó là bản copy M1A1 do Đức sản xuất có tên Panzerschreck và cuối cùng là Panzerfaust - một khẩu súng nặng hơn 6 kg nhưng có uy lực của những khẩu pháo cỡ nòng hàng trăm mm.

Panzerfaust 150, phiên bản cuối cùng được sử dụng trong Thế chiến hai có tầm bắn tới 150 m và có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày tới 220 mm - nghĩa là có khả năng khoan thủng giáp trước của những loại tăng hạng nặng tốt nhất khi đó như IS-2 của Liên Xô hay King Tiger của Đức.




Súng phóng lựu Panzerfaust tuy gọn nhẹ nhưng sức mạnh không kém gì pháo chống tăng hạng nặng.


Thế chiến thứ 2 kết thúc, súng phóng lựu chống tăng sử dụng đạn lõm lại càng phổ biến và thành công hơn với khẩu súng được biết đến nhiều nhất là RPG-7, có khả năng xuyên giáp từ 330 mm (đạn PG-7V) đến 500 mm (đạn PG-7VL). Khả năng xuyên giáp không phụ thuộc vào góc chạm hay vận tốc của đạn khiến giáp nghiêng trở lên vô nghĩa. Ngay lập tức, các nhà chế tạo đã nghĩ ra cách đối phó với thứ vũ khí mới này.


RPG-7, vũ khí đáng sợ của tất cả các loại tăng thiết giáp trong suốt các cuộc chiến kể từ sau Thế chiến hai.


Giáp lồng thép - giải pháp tình thế và rẻ tiền
Hàng trăm năm trước, khi ngư lôi mới được phát minh, các tàu chiến đã có một giải pháp khá hữu hiệu để chống lại loại vũ khí này là chăng lưới chung quanh tàu. Tương tự, do đạn nổ lõm thường hoạt động theo nguyên tắc chạm nổ, một lớp giáp bằng lưới thép gắn trên xe có thể ngăn đạn không phát nổ.

Trong cuộc chiến tại Việt Nam, đế quốc Mỹ cũng đã sử dụng rất nhiều lưới thép dạng này để ngăn chặn đạn RPG-2 (B-40) của quân giải phóng, đến mức sau này loại lưới này được gọi bằng cái tên “lưới B-40”.


Giáp lồng thép được sử dụng sớm nhất trên xe tăng Panzer của Đức.



Giáp lồng thép kiểu mới được sử dụng trên xe bọc thép M-113 của Mỹ.


Giáp lồng thép có giá thành rẻ, khối lượng nhẹ nên được sử dụng rất rộng rãi trong những năm 1960 - 1970, trên chiến trường Việt Nam và Trung Đông. Sau này, các loại đạn của súng chống tăng cá nhân như RPG-7 có cơ chế tự hủy (phát nổ sau thời gian quy định), nhưng giáp lồng thép vẫn có tác dụng làm giảm đáng kể tác động của luồng xuyên có áp suất và nhiệt độ cực cao do đạn nổ lõm lên giáp chính của xe.

Tuy nhiên, khoác thêm một lớp giáp ngoài như vậy, khiến xe tăng trở nên cồng kềnh, không linh hoạt. Hiện nay, giáp lồng thép được dùng chủ yếu để bảo vệ xe thiết giáp và các loại xe công trình quân sự.


Giáp lồng thép hiện đại được sử dụng trên xe bọc thép Stryker của Mỹ...



...và cả trên BTR-80 của Nga.


Giáp composite
Trong tự nhiên, vật liệu có độ cứng cao thì thường dòn, không chịu nén, kéo; ngược lại, những vật liệu dẻo, chịu biến dạng tốt lại thường không có độ cứng cao. Vật liệu composite (phức hợp) giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp các vật liệu có tính chất khác nhau lại với nhau để tận dụng ưu điểm của chúng.

Trong dân dụng, ta có thể thấy nhiều ví dụ về ứng dụng vật liệu composite như bê tông cốt thép, phíp (được làm bằng sợi thủy tinh và chất dẻo)... Trong quân sự, giáp composite cũng được chế tạo với nguyên lý tương tự.


Mẫu giáp composite làm từ gốm, plastic, sợi thủy tinh.. sau khi được đem đi thử khả năng chống đạn.


Giáp composite dùng cho xe tăng thường được chế tạo từ các lớp kim loại kết hợp với vật liệu cứng như gốm, thủy tinh cường lực. Khi luồng xuyên của đạn nổ lõm xuyên qua lớp kim loại phía ngoài, lớp gốm sẽ vỡ vụn ra và phân tán luồng xuyên này, giảm đáng kể khả năng xuyên của nó với lớp tiếp theo.

Lớp vật liệu có độ cứng cao này còn có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên bằng kim loại cứng của các loại đạn xuyên.


Một chiếc xe tăng Merkava-Mk4 của Israel trúng đạn để lộ các lớp giáp composite.


Những loại giáp composite thế hệ mới ứng dụng rất nhiều loại vật liệu khác nhau để tăng khả năng chống chọi của chúng. Những vật liệu này có thể kể đến silic cacbua, bo cacbua, nhôm ôxit đơn tinh thể (có cấu tạo và tính chất như saphia tự nhiên) cho đến kim cương nhân tạo, uranium nghèo.

Loại giáp composite rất nổi tiếng phải kể đến là giáp Chobham, được phát triển từ phòng thí nghiệm Chobham (Anh) đã được ứng dụng trên nhiều loại xe tăng như Challenger hay nổi tiếng hơn cả là M1 Abram của Mỹ. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, loại giáp này đã chứng tỏ tính năng tin cậy khi giảm thiểu thương vong của lực lượng thiết giáp liên quân đi rất nhiều.


Sơ đồ mô phỏng khả năng chống đạn của giáp composite


Mặc dù vậy, giáp composite có giá thành cao, làm tăng khối lượng chiến xa (nhất là giáp composite có chứa thành phần uranium nghèo). Những loại xe tăng sử dụng giáp này như Challenger-II nặng đến 62,5 tấn; M1 Abram nặng 67,6 tấn.

Giáp phản ứng nổ
Vào những năm 1960, sau khi phương Tây phát triển giáp Chobham, người Nga cũng có những nghiên cứu riêng của mình về các loại giáp composite. Tuy nhiên, chi phí đắt và hiệu quả thu nhận được không như mong đợi của loại giáp này khi áp dụng trên xe tăng T-64 khiến Liên Xô đã chuyển sang một hướng mới: giáp phản ứng nổ.

Tuy nhiên, nghiên cứu về giáp phản ứng nổ của Liên Xô chỉ phát triển vào những năm 1970. Năm 1978, sau khi có những nghiên cứu thành công đầu tiên về giáp phản ứng nổ, Israel đã học người Nga sản xuất loại giáp phản ứng nổ có tên là Blazer và sử dụng cho các loại xe tăng Magach và Shot của mình.


Giáp phản ứng nổ thế hệ đầu tiên Blazer trang bị trên xe tăng Magach của Israel.


Năm 1982, trong cuộc tấn công vào Li băng, giáp phản ứng nổ Blazer của Israel đã phát huy tác dụng kinh ngạc, điều này cổ vũ cho các nhà khoa học quân sự Liên Xô tập trung nghiên cứu hơn nữa.

Năm 1983, Liên Xô bắt đầu lắp đặt loại giáp phản ứng nổ có tên Kontakt-EDZ cho xe tăng T-80. Cho đến năm 1985, tất cả các xe tăng hiện đại của Liên Xô đã được lắp đặt giáp phản ứng nổ. Họ cũng tiến hành lắp đặt loại giáp này cho các loại xe tăng cũ hơn như T-55, T-64 và T-72.


Mô phỏng đơn giản nguyên lý của giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ đầu.


Những loại giáp phản ứng nổ thế hệ đầu này đơn thuần là một khối thuốc nổ được kẹp giữa hai lớp thép mỏng theo kiểu “bánh sandwich”. Khi bị luồng xuyên của đạn nổ lõm tác động, khối thuốc nổ sẽ phát nổ; sức nổ và các mảnh vụn sẽ làm yếu luồng xuyên của đạn một cách đáng kể.

Khối lượng, hình dạng khối thuốc nổ cũng như độ dày các tấm thép phía trước và phía sau đều được tính toán một cách tỉ mỉ và chi tiết để khối giáp phát huy được hiệu quả cao và tiết kiệm nhất. Sau đó, lần lượt Pháp, Mỹ cũng như các nước phương Tây khác đều phát triển được loại giáp nổ của riêng mình.

Thế hệ giáp phản ứng nổ đời đầu này cung cấp thêm cho xe tăng một lớp bảo vệ đáng kể, tương đương lớp thép cán dày 350 - 400 mm. Tuy nhiên, nhược điểm chí mạng của loại giáp này là dễ bị phá hủy bởi các loại vũ khí nhẹ như súng bộ binh, lựu đạn hay đạn trái phá. Khi đó, lớp giáp sẽ nhanh chóng bị “thổi bay” và xe tăng chỉ còn lớp giáp chính để chống chọi với hỏa chống tăng.

Thứ hai, giáp phản ứng nổ hầu như không thể sử dụng cho các xe tăng tác chiến trong môi trường đô thị vì sức nổ của nó dễ dàng giết chết toàn bộ lính bộ binh tùng thiết xung quanh.

Thứ ba, loại giáp nổ thế hệ đầu này không cung cấp thêm sự bảo vệ đáng kể nào trước các loại đạn thanh xuyên (APFSDS). Chính vì những điểm bất lợi này, các loại giáp phản ứng nổ thế hệ mới đã nhanh chóng ra đời.


Giáp phản ứng nổ Kontakt-5 trang bị trên xe tăng T-90 của quân đội Nga.



Mô phỏng đơn giản nguyên lý khi bẻ gãy thanh xuyên của giáp phản ứng nổ thế hệ hai.


Năm 1985, giáp phản ứng nổ thế hệ hai đầu tiên do Liên Xô phát triển có tên là Kontakt-5 đã lần đầu xuất hiện trên xe tăng T-80U. Được giới quân sự phương Tây gọi tên giáp phản ứng nổ “hạng nặng”. Kontakt-5 không những bảo vệ xe tăng trước đạn nổ lõm tương đương 600 mm thép cán mà nó còn có khả năng chống lại cả đạn thanh xuyên tương đương 300 mm thép.

Kontak-5 có cấu tạo phức tạp hơn nhiều lần so với giáp phản ứng nổ thế hệ trước đó, chứa nhiều mô đun nổ định hướng cùng các tấm kim loại có khả năng di chuyển theo phương ngang khi giáp hoạt động, có khả năng cắt đứt hoặc bẻ gẫy thanh xuyên của các loại đạn thanh xuyên của phương Tây.

Trong các thí nghiệm do phòng thí nghiệm Bunderswehr (Đức) hợp tác với quân đội Mỹ tiến hành, xe tăng T-72 trang bị Kontak-5 hoàn toàn “miễn dịch” trước loại đạn thanh xuyên M829 APFSDS của Mỹ. Tương tự, trong một thí nghiệm của Nga mới đây, xe tăng T-90 khi trang bị giáp Kontakt-5 cũng có khả năng chống chọi lại với cả các loại tên lửa chống tăng hiện đại như AT-14 Kornet.


Ảnh chụp X-Quang cho thấy thanh xuyên bị bẻ gẫy khi Kontakt-5 hoạt động.


Trước những mối đe dọa mới như loại đạn mới M829A3 mà người Mỹ công bố có khả năng “đánh bại Kontakt-5”, Nga đã phát triển loại giáp phản ứng nổ thế hệ mới (thế hệ thứ ba) với tên Kaktus (hoặc Relikt). Nguyên lý hoạt động của loại giáp phản ứng nổ này hiện vẫn được giữ bí mật, nhưng các chuyên gia Nga công bố loại giáp mới cung cấp sức bảo vệ gấp hai lần loại Kontak-5.

Hiện tại, chỉ duy nhất xe tăng T-80-UM2 của Nga được trang bị loại giáp này. Giáp trước của T-80UM-2 được dự đoán có độ dày tương đương 1.160 mm thép cán khi chống lại đạn thanh xuyên (KE) và 1.710 mm chống lại đạn nổ lõm (HEAT). Khi được trang bị loại giáp này, T-80MU2 được đánh giá an toàn hơn cả các loại xe tăng hiện thời như T-90 (830 mm/ 1.350 mm), M1 Abram (960 mm/ 1.620 mm) hay ZTZ - 99 (800/ 1.050 mm).


Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 - Kaktus trên xe tăng T-80UM2



Lớp giáp composite dày và hiện đại cũng không cứu nổi chiêc M1 Abrams này khỏi bị bắn cháy.


Cuối cùng, ngay cả giáp phản ứng nổ hay giáp composite cũng không phải là cứu cánh toàn diện cho xe tăng. Chúng chỉ có thể bảo vệ xe tăng trước một vài loạt đạn nhất định; khi xe tăng bị tấn công bởi nhiều phát bắn, những lớp giáp này cũng trở nên vô dụng.

Hơn nữa, các loại đạn chống tăng loại mới như đạn thanh xuyên có lõi làm bằng uranium nghèo; đầu đạn nổ kiểu TANDEM hay tên lửa chống tăng có khả năng tấn công từ trên nóc hay vào các vị trí giáp yếu khác vẫn có thể đánh bại những lớp bảo vệ này hoặc “đi vòng” qua nó. Liệu xe tăng đã trở thành vô dụng trên chiến trường khi việc phát triển giáp bảo vệ đã gần tới “giới hạn”?.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến hạm Việt Nam: Petya II - III



[Vndefence news] Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được HQNDVN nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam

Tàu hộ tống lớp Petya-II
Độ giãn nước: 1,077 tấn

Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.85 mét

Sức đẩy: 3 trục; 6,000 bhp; 2 động cơ đẩy gas turbines 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 92

Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D

Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 2 giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

Nguồn gốc: Khu trục hạm cỡ nhỏ của Liên Xô, chuyển giao cho Việt Nam.

Nơi sản xuất: Yantar Zavod, Kaliningrad, Russia.




Tàu tuần tiễu lớp Petya-III
Độ giãn nước: 1,040 tấn

Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét

Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp; 29 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 92

Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search

Sonar: Titan hull mounted MF

EW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept

Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4

giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978. Việt Nam hiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11.



Petya là tàu khu trục cỡ nhỏ do Liên Xô chế tạo với chức năng chính là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tổng cộng có khoảng 45 chiếc được chế tạo và sử dụng tại Liên Xô, trong đó có 18 Petya-I, 27 chiếc Petya-II. Phiên bản Petya-III dành cho xuất khẩu.

Việt Nam nhận 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng của Liên Xô và sau đó là 2 chiếc Petya-III vào năm 1978

Petya được thiết kế theo kiểu cổ điển từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù thời điểm nó sinh ra là vào thập niên 60, có lẽ do Petya không phải là lực lượng chiến đấu xung kích trong hải quân Xo Viết. Nhiệm vụ chính của Petya là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tuy nhiên khả năng chống ngầm của Petya cũng còn hạn chế.

Vũ khí
Petya-III có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.



Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm



Khả năng phòng thủ cũng như chiến đấu của Petya rất hạn chế vì tất cả hỏa lực của nó điều là hỏa lực trực tiếp có tầm xạ kích hiệu quả dưới 10 km, trong khi đó các tàu chiến hiện tại đều dùng hỏa tiễn hải đối hải với tầm bắn lên đến hàng trăm km. Tốc độ của Petya khá chậm 29 hải lý/giờ. Tuy nhiên với điều kiện kinh phí cho hải quân còn thấp, Việt Nam vẫn duy trì hạm đội Petya, nhưng với chức năng phòng thủ các cảng sông mà thôi.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang