Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> Mỹ: Phần bí mật nhất về quân sự của TQ nằm dưới lòng đất



Mạng lưới đường hầm dài 4.828 km có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, nơi phát triển và cất giữ các vũ khí quan trọng nhất...


Tờ “Thời báo Hải quân” Mỹ ngày 5/9 đưa tin, quan chức quân đội Mỹ cho biết, thành tựu và sức mạnh của hải, không quân Trung Quốc đang không ngừng mở rộng, vì vậy đã tạo ra nguy cơ ngày càng tăng đối với an ninh châu Á.
Quan chức Mỹ cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu chạy thử vào mùa hè năm nay, đồng thời máy bay chiến đấu tiên tiến có ý đồ cạnh tranh với Mỹ cũng đã công khai bay thử vào tháng 1 năm nay. Đây là 2 ví dụ thực tế phản ánh sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên.

Sự quan tâm mới nhất của Trung Quốc đối với không quân, hải quân và tính năng tên lửa đã phản ánh tham vọng muốn sử dụng phương thức cơ động hơn để chỉ huy tác chiến từ những khu vực cách đất liền xa hơn. Những điều này đều được thể hiện trong báo cáo dài 84 trang do Lầu Năm Góc mới công bố. Báo cáo này đã đưa ra một số thông tin mới nhất về mặt quân sự của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ tàu sân bay" - tên lửa Đông Phong-21D của quân đội Trung Quốc

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Michael Schiffer chỉ ra, các bước và phạm vi tiếp tục đầu tư cho quân sự của Trung Quốc làm cho Bắc Kinh “theo đuổi sức mạnh quân sự mà chúng ta cho là đủ để phá vỡ cân bằng quân sự khu vực, đã làm tăng nguy cơ hiểu nhầm… Đồng thời, có thể gây ra căng thẳng và mối lo ngại về tình hình khu vực”.

Báo cáo này nhận định, tổng chi phí quốc phòng hàng năm của Trung Quốc là 160 tỷ USD; mà con số này thấp xa so với ngân sách 500 tỷ USD hiện nay của Lầu Năm Góc.

Hải quân có tầm nhìn xa

Trung Quốc đã có một loạt tên lửa chống hạm, trong đó bao gồm SS-N-22 và SS-N-27B do Nga sản xuất. Báo cáo cho biết, tầm phóng của những tên lửa này có thể đạt 1.150 dặm (1.850 km). Với sự phối hợp của máy bay ném bom, phạm vi kiểm soát của Trung Quốc có thể vươn xa tới ngoài Nhật Bản và biển Đông, rất có thể vươn tới Guam.

Kế hoạch sức mạnh quân sự ngắn hạn 2008-2010 của Trung Quốc cho thấy, tiêu điểm quan tâm của Trung Quốc đã vươn xa ngoài đảo Đài Loan; đồng thời Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí có phạm vi kiểm soát xa hơn, bao gồm vũ khí vươn tới Ấn Độ Dương.

Báo cáo nội bộ của Trung Quốc cho biết, hải quân Trung Quốc đã có sự “cải thiện rõ rệt” về tính năng trang bị và tác chiến cự ly xa. Trong 2 năm qua, hải quân Trung Quốc đã triển khai 9 đợt điều động đến vịnh Aden ở châu Phi để thực hiện sứ mệnh chống cướp biển.

Hiện nay, Trung Quốc đã cải tạo tốt một chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ, và đã bắt đầu chạy thử trên biển vào mùa hè vừa qua. Quan chức Mỹ trông đợi trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ nghiên cứu chế tạo tàu sân bay nội địa, đồng thời rất có khả năng không chỉ chế tạo 1 chiếc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vừa hoàn thành chạy thử và đang tiếp tục được cải tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên


Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc còn chưa bao giờ tiến hành tác chiến bằng máy bay trên tàu sân bay; đồng thời Mỹ cho rằng, “Trung Quốc vẫn mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển được tàu sân bay có tính năng chiến đấu cấp thấp nhất”.

Báo cáo cho biết, quy mô của hải quân Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với hải quân Mỹ. So với hạm đội của Mỹ, hải quân Trung Quốc chỉ có 1 chiếc tàu sân bay và 26 tàu khu trục, trong khi Mỹ có 11 tàu sân bay và 60 tàu khu trục.

Tàng hình trên không

Hải quân Trung Quốc đã phô diễn khả năng tác chiến mới nhất vươn ra ngoài Tây Thái Bình Dương. Năm 2010, Trung Quốc điều máy bay chiến đấu Su-27 đến Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tập trận chung. Đồng thời trong tháng 2, điều 4 máy bay vận tải tầm xa sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya.

Cuối tháng 9/2010, là một phần của cuộc tập trận quốc tế, tại Kazakhstan Trung Quốc đã sử dụng máy bay ném bom B-6 Badger để thực hiện nhiệm vụ ném bom tầm xa. Còn hiện nay, Trung Quốc đang phát triển phiên bản máy bay ném bom B-6 Badger tầm xa, một khi phiên bản máy bay ném bom nâng cấp được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa, bán kính tấn công của nó có thể vươn tới chuỗi đảo thứ hai ngoài Tây Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nó có thể so sánh với một số máy bay chiến đấu đỉnh cao của quân đội Mỹ; đồng thời làm cho Trung Quốc có được khả năng “tấn công theo kiểu thâm nhập tầm xa và trong môi trường phòng không phức tạp”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tháng 1/2011, Trung Quốc đã khoe J-20 trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates


Lầu Năm Góc cho rằng, máy bay chiến đấu J-20 sẽ không thể thực sự được đưa vào hoạt động trước năm 2018.

Tương tự như vậy, quy mô của không quân Trung Quốc kém xa Mỹ. So với Mỹ, Trung Quốc có khoảng 1.680 máy bay chiến đấu, còn không quân và hải quân Mỹ có tổng cộng hơn 3.000 máy bay chiến đấu.

Ngoài ra, hoạt động quân sự bí mật nhất của Trung Quốc thường ở trong mạng lưới các cơ sở dưới lòng đất.

Quan chức Mỹ cho rằng, mạng lưới này chính là các đường hầm nối liền hơn 3.000 dặm (4.828 km). Những cơ sở này rất có thể có có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, đồng thời là nơi nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc.

>> Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 1)



Sukhoi là một trong những công ty thiết kế chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Các sản phẩm của Sukhoi trải khắp trong thành phần trang bị quân đội 50 quốc gia.

Kỳ 1: Lịch sử ra đời hoạt động của OKB Sukhoi

Đóng góp của Sukhoi trong chiến tranh Vệ Quốc

Tháng 9/1939, nhà thiết kế Pavel Sukhoi (1895-1975) thành lập cục thiết kế Sukhoi (OKB Sukhoi *). Vị trí ban đầu của cục đặt tại Kharkov (Ukraine), tuy nhiên Pavel Sukhoi tỏ ra không hài lòng về vị trí hiện tại nên quyết định chuyển về gần thủ đô Moscow (sân bay Modmoskovye).

Tháng 12/1941, Phát xít Đức phát động cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Chiến tranh Vệ quốc bùng nổ, tất cả các công ty công nghiệp quốc phòng Liên Xô dồn toàn lực sản xuất trang bị vũ khí cho Hồng Quân, OKB Sukhoi không là ngoại lệ.

Mẫu thiết kế tốt nhất mà OKB Sukhoi có được là máy bay cường kích Su-2 (được sản xuất gần 1.000 chiếc). Ngoài Su-2, OKB Sukhoi còn nghiên cứu dự án Su-1, Su-4, Su-5, Su-6 nhưng đều chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm mà không đưa vào sản xuất hàng loạt.

Dẫu sao, những chiếc Su-2 đã góp công không nhỏ trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Dấu ấn Su-7

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, công nghiệp hàng không quân sự bước vào thời kỳ phát triển máy bay động cơ phản lực. Ở giai đoạn này, OKB Sukhoi chỉ thực hiện hai dự án máy bay phản lực cận âm Su-9 và Su-15 nhưng đều bị hủy bỏ. Công lao lớn nhất của Sukhoi là ứng dụng một số công nghệ mới trong thiết kế máy bay: dù hãm để giảm quãng đường hạ cánh, ghế phóng khẩn cấp.

Giai đoạn 1949-1953, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô buộc cục thiết kế Sukhoi phải giải thể. Có một số nguồn tin cho rằng, lãnh tụ Xô Viết Stalin không thích cá nhân ông Pavel Sukhoi. Sau khi vị Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô này qua đời, Pavel Sukhoi tái lập OKB Sukhoi.

Thời kỳ này, xu hướng phát triển chiến dấu cơ trên thế giới chuyển sang giai đoạn các loại máy bay có khả năng đạt vận tốc siêu âm. Vào tháng 9/1955, máy bay cường kích siêu âm đầu tiên của OKB Sukhoi Su-7 cất cánh thành công. Năm 1959, Su-7 chính thức đi vào phục vụ trong Không quân Xô Viết.


http://nghiadx.blogspot.com
Cường kích Su-7 biên chế trong Không quân Ấn Độ.


Su-7 thiết kế theo kiểu dáng cánh cụp, cửa hút khí nằm ở mũi (đặc trưng máy bay Xô Viết những năm 1950-1960), lắp một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép chiếc máy bay đạt tốc độ siêu âm hơn 2.000km/h.

Tuy nhiên, tầm bay của Su-7 rất hạn chế, thể tích chứa nhiên liệu thấp. Dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng tải trọng vũ khí nhỏ (chỉ hơn 2.000kg).

Dẫu sao, Su-7 khá thành công trong lĩnh vực xuất khẩu, đã có 1.847 chiếc được chế tạo phục vụ rộng rãi ở 10 quốc gia trên thế giới.

Mãi tới những năm 1980, Su-7 mới bị loại khỏi hầu hết không quân các nước. Có thể nói không ngoa, Su-7 đã đặt nền móng đầu tiên tạo dựng thành công sau này cho OKB Sukhoi trong lĩnh vực chế tạo máy bay cường kích.

Tập tành chế tạo tiêm kích

Không chỉ tham gia thiết kế máy bay cường kích, OKB Sukhoi còn “chen chân” vào lĩnh vực tiêm kích đánh chặn.

Năm 1956, tiêm kích đánh chặn Su-9 cất cánh thành công lần đầu. Su-9 có kiểu dáng thân và đuôi tương tự Su-7 nhưng dùng kiểu cánh tam giác. Ngoại hình Su-9 rất giống với tiêm kích huyền thoại MiG-21.

Cũng như Su-7, Su-9 mắc những điểm yếu như tầm bay ngắn, khả năng mang vũ khí giới hạn. Sau Su-9, Sukhoi phát triển mẫu cải tiến Su-11 nhưng chỉ được chế tạo số lượng rất ít do những vấn đề kỹ thuật.

Tiếp đó, năm 1967 OKB Sukhoi trình làng tiêm kích đánh chặn Su-15 với một số sửa đổi trong thiết kế (chuyển cửa hút khí sang 2 bên thân).

Su-15 khá nổi tiếng nhưng không phải do có chiến tích hoành tráng mà là dính vào vụ bê bối bắn hạ máy bay chở khách KAL 007 (Hàng không quốc gia Hàn Quốc) năm 1983.

Su-17 tiếp nối Su-7

Điểm nhấn trong thiết kế chiến đấu cơ OKB Sukhoi những năm 1960-1970 là máy bay cường kích Su-17 – tiếp nối thành quả của Su-7.

Điểm đặc trưng của Su-17 sử dụng kiểu “cánh cụp cánh xòe’ do Viện khí động lực học trung ương (TsAGI) thiết kế. Cánh xòe ra để tạo lực nâng ở trần bay thấp, cánh cụp lại để tăng tốc độ.

Su-17 mang khối lượng vũ khí 4 tấn trên 10 giá treo. Những biến thể cải tiến sau này cho phép nó mang vũ khí tấn công chính xác cao.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-22M4 (biến thể xuất khẩu của Su-17) biên chế trong Không quân Ba Lan.

Su-17 là mẫu máy bay thành công của OKB Sukhoi, gần 3.000 chiếc được sản xuất và xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (chính là các biến thể của Su-22).

Su-17 đi vào phục vụ chưa lâu, năm 1969 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24. Năm 1975, cường kích Su-25 – “sát thủ diệt tăng” ra mắt. Cả hai loại phục vụ tích cực trong Không quân Nga và vài nước khác.

Mở đầu trường phái tiêm kích đa năng

Nối tiếp thành công của Su-17, giai đoạn 1970-1980 OKB Sukhoi để lại dấu ấn bằng thiết kế chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27.

Su-27 có tầm bay lớn, tải trọng vũ khí 8 tấn, tính cơ động linh hoạt cao. Ngoài thực hiện vai trò đối không bằng các loại tên lửa tầm ngắn tầm trung, Su-27 cũng thể hiện khả năng cường kích bằng bom và rocket không điều khiển nhưng còn nhiều hạn chế. Biến thể Su-27SM mang được vũ khí tấn công chính xác cao.

Su-27 là nguồn lợi chính của Sukhoi sau khi Liên Xô sụp đổ. Lãnh đạo Sukhoi lúc đó là Mikhail Simonov (>> xem thêm) tích cực tìm kiếm thực hiện hợp đồng xuất khẩu Su-27. Nhờ đó mà không quân nhiều nước trên thế giới mới có cơ hội tiếp cận một trong những loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư tiên tiến hàng đầu thế giới.

Đặc biệt, từ nền tảng Su-27 thì Sukhoi đã phát triển thành công nhiều biến thể cải tiến mạnh như Su-30, Su-33, Su-34 và Su-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Niềm tự hào của OKB Sukhoi - chiến đấu cơ Su-27.


Những năm 1990, đi cùng xu hướng phát triển chung của thế giới Sukhoi tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng tích tham gia phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Điển hình là máy bay thử nghiệm Su-47 Berkut với thiết kế cánh ngược độc đáo. Tuy nó chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm nhưng nó đã đem lại cho Sukhoi nhiều kinh nghiệm quí giá. Và điều đó được hiện thực hóa ở Sukhoi PAK FA T-50.

Ngày 29/1/2010, nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 lần đầu cất cánh ở sân bay Komsomolsk on Amur Dzemgi. Sukhoi T-50 hứa hẹn sẽ tiếp tục đưa Sukhoi vươn tới thành công lớn hơn.

Sukhoi trong lĩnh vực dân sự

Không chỉ tham gia phát triển máy bay quân sự, Sukhoi còn “xông pha” vào lĩnh vực dân sự.

Kinh nghiệm phát triển chiến đấu cơ với khả năng thao diễn tuyệt vời, Sukhoi đưa vào ứng dụng thiết kế máy bay thể thao động cơ cánh quạt Sukhoi Su-26/29/31. Trong các cuộc thi ở Châu Âu và thế giới, đội bay của Sukhoi đã đạt được 330 huy chương có 156 huy chương vàng).

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, thiết kế mới nhất, đầy tiềm năng xuất khẩu nhất của Sukhoi là máy bay chở khách tầm trung Superjet 100.

Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng. Có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

>> Kỳ 2: Dấu ấn hai nhà lãnh đạo OKB Sukhoi

(*) Cụm từ OKB theo nguyên văn tiếng Nga "Опытное конструкторское бюро" (Opytnoe Konstructorskoe Byuro) nghĩa là Cục thiết kế thí nghiệm. Thông thường, một văn phòng chính thức được biết đến bằng các số thứ tự hoặc tên người đứng đầu (người sáng lập). Ví dụ như với cục thiết kế Sukhoi thì tên gọi là OKB-51 hay là OKB Sukhoi (tên gọi phổ biến).

>> Nhật theo dõi cuộc tập trận của Nga ở biển Okhotsk



Phát ngôn viên cao cấp của Nhật Bản phát biểu, nước này đã được cảnh báo về cuộc tập trận của quân đội Nga trên không phận gần một quần đảo tranh chấp giữa 2 nước.


Thư ký Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết, khi tiến hành cuộc tập trận trên biển Okhotsk, quân đội Nga đã định ra một vùng cấm bay ở khu vực phía bắc đảo Hokkaido mà Nga tuyên bố chủ quyền của mình.

Ông còn nhấn mạnh thêm, vùng cấm bay bất thường đó là thuộc chủ quyền của Tokyo, và chính phủ Nhật đang rất quan tâm các động thái của Nga. Nước này sẽ tiến hành các hành động khi xem xét trên quan điểm an ninh quốc gia của riêng mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc máy bay ném bom Tu-95MS của không quân Nga.

Theo báo ở Tokyo hôm 6/9, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga đã bay khoảng 19 giờ ở gần khu vực thềm lục địa của Nhật Bản và đã được 10 máy bay tiêm kích F-16 của không quân Nhật Bản và Hàn Quốc chăm sóc.

Hôm thứ 8/9, chính phủ Nhật Bản cũng đề nghị Moscow làm rõ từ ý định của Lực lượng Không quân Nga tiến hành tập trận không quân tại Okhotsk, gần vùng biển kiểm soát của Nhật Bản.

Theo báo chí Nhật, trước đó Nga đã thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO để ngừng các chuyến bay của máy bay dân sự trong khu vực rộng lớn của Biển Okhotsk từ 7 – 11/9 với lý do tập trận không quân.

Khu vực này được cho là gần với không phận Nhật Bản ngoài khơi bờ biển đông bắc của Hokkaido trên đường từ cảng Wakkanai đến bán đảo Shiretoko.

Nga và Nhật từ lâu vẫn không tìm được tiếng nói chung về vùng lãnh thổ tranh chấp, mà phía Nga đặt tên là quần đảo Kuril nằm ở rìa vùng biển Okhotsk, còn phía Nhật gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc.

Chính sự kiện Liên Xô đưa quân vào quần đảo Kurils trong những ngày cuối chiến tranh thế giới II năm 1945 đã ngăn cản 2 nước kí hiệp ước hòa bình kết thúc sớm chiến tranh, và đến nay quan hệ giữa Tokyo và Matxcova đôi khi vẫn trở nên căng thẳng.

>> Tên lửa và máy bay của Hải quân Trung Quốc



Từ cải cách mở cửa 1978 đến nay, với 4 hiện đại hóa trong đó có hiện đại hóa quốc phòng, Hải quân Trung Quốc đã đi một bước dài về chất lượng.


Trong đó, lực lượng này đã đạt được một số tiến bộ về tàu chiến với tính cơ động, thông tin – radar và hệ thống hỏa lực, từ các loại ngư lôi, thủy lôi, pháo phòng phông, đến tên lửa phòng không và tên lửa đối hải, tầm chiến thuật đến tầm chiến dịch.

Tên lửa đối hạm tiến bước dài

- Các loại tên lửa tầm ngắn:

+ Tên lửa đối hạm C-801 là tên lửa đối hạm đa năng tốc độ cao, trang bị cho tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu ngầm thông thường, tàu tuần tiễu cao tốc hoặc trên máy bay ném bom cường kích. Chủ yếu dùng để tiến công tàu khu trục, tàu hộ vệ...

Thông số kỹ thuật: chiều dài 5,82m, trọng lượng 815kg, đầu đạn 165kg, động cơ 2 tầng, nhiên liệu rắn, tầm bắn 8-40km (trang bị trên hạm), 10-15km (trang bị trên máy bay), tốc độ 0,9M, độ tin cậy 80%.

Phương thức phóng quả hay phóng loạt, sau khi phóng từ tàu, động cơ trợ đẩy hoạt động, sau mấy giây động cơ này từ từ tách ra, tên lửa đạt tốc độ Mach 0,9, lúc đó động cơ chính mới hoạt động, tên lửa bay ở chế độ hành trình, khi cách mục tiêu dự định ở cự ly nhất định thì thiết bị quét và bám mục tiêu điều khiển tên lửa tiến công mục tiêu.

Nếu phóng từ máy bay, tên lửa không sử dụng động cơ trợ đẩy, sau khi phóng động cơ chính làm việc ngay, tên lửa nhanh chóng hạ độ cao, bay theo mặt biển cho tới khi đến mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối hạm C-801 rời bệ phóng.

+ Tên lửa đối hạm C-801: Chiều dài 6,39m, tầng hai dài 5,14m, đường kính 0,36m, cánh mở 1,22m, cánh gập 0,72m, trọng lượng 715kg, tầng hai là 530kg, đầu đạn 165kg, tốc độ 0,9M , tầm bắn hiệu quả 12-120km.

+ Tên lửa đối hạm C-701: Là loại tên lửa mới nhất do công ty xuất khẩu Tinh Mật chế tạo, phóng từ tàu chiến và máy bay. Chiều dài 2m, đường kính 250mm, trọng lượng 150kg, tốc độ cực đại 0,8M, tầm bắn hiệu quả 15-20km. C-701 gắn thiết bị tìm mục tiêu bằng hồng ngoại, chủ yếu để tiến công các mục tiêu nhỏ như tàu tuần tiễu cao tốc hoặc dùng làm tên lửa chiến thuật không đối đất.

+Tên lửa siêu tốc đối hạm C-101: nó có trọng lượng 1.500kg, dài 7,5m trang bị trên máy bay, tầm bắn hiệu quả 4,5km, đầu đạn 300kg, tốc độ bay ngang 2M, chiều rộng sải cánh 1,62m; có loại 1.800kg, dài 6,5m trang bị cho tàu chiến.

+ Tên lửa bờ đối hạm, hạm đối hạm HY-2: Tầm bắn hiệu quả lớn nhất 20-100km, tốc độ 0,9M, đãn đường tự chủ khống chế và tự động, độ cao điểm phóng từ 0-400m, phương thức phóng quả một hay phóng loạt, trọng lượng 300kg, đường kính 0,76m, sải cánh 2,4m, đầu đạn 513kg.

+ Tên lửa bờ đối hạm, không đối hạm HY-4: Chiều dài 7,36m, đường kính 0,76m, sải cánh 2,4m, đầu đạn 513kg, hiệu quả 70%, dẫn đường tự khống chế và dẫn đường tự động. Tầm bắn hiệu quả 35-135km, tốc độ 0,85M, giá phóng nghiêng 85 độ, phương thức phóng quả một hay phóng loạt, trọng lượng 2.000kg (bờ đối hạm), 1.740kg (không đối hạm).

- Tên lửa tầm trung, tầm xa:

+ Tên lửa đạn đạo tầm trung Cự Lãng-1 (JL-1) hoặc còn được gọi là CSS-N-3. Tên lửa được phóng đi tàu ngầm là loại tên lửa đẩy 2 tầng, cải tiến từ tên lửa Đông Phong 4 (DF-4). JL-1 có chiều dài 9,8m, đường kính 1,34m, tầm bắn 2.800km, phương thức phóng là đẩy 2 tầng, nhiên liệu rắn, hệ thống dẫn đường bằng quán tính. Tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ có 12 JL-1.

+Tên lửa đạn đạo tầm xa JL-2 (CSS-N-4): kết cấu 3 tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng 19 tấn, tầm trên 8.000km, sai số dưới 100m, hệ thống dẫn đường bằng quán tính và GPS, trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, loại tàu ngầm hiện đại nhất của Trung Quốc.

- Các loại tên lửa đối hạm mua của Nga: Tên lửa Moskit (SS-N-22)

Phần trên nói về các loại tên lửa đối hạm do Trung Quốc tự sản xuất hoặc sản xuất theo mẫu nước ngoài. Riêng với lớp tàu khu trục hiện đại (Sovremnny) mua của Nga 4 chiếc thì trang bị tên lửa đối hạm siêu âm Moskit (SS-N-22) với 8 tên lửa tầm bắn 160km.

Tên lửa đối không “Thức dậy”

Phòng không trên tàu là điểm yếu của tàu chiến Trung Quốc trước đây. Nay có một số loại tên lửa phòng không:

- Loại SA-N-7 của Nga trên tàu khu trục hiện đại, mỗi tàu có 2 bệ với 44 quả tầm bắn xa 25km và độ cao 50.000m.

- Loại HQ-7 (hay FM-80) trang bị trên tàu khu trục lớp Lữ Hải, có 1 giá phóng tên lửa 8 nòng, tầm bắn xa 12km và độ cao 5.000m, dài 3m, trọng lượng 84,5kg, tốc độ cực đại 2,3M, dẫn đường bằn radar hay tự động bám mcuj tiêu bằng hình ảnh có thể đánh mục tiêu tầm thấp, trung, siêu thấp.

- Loại “rắn chuông biển” trên tàu khu trục lớp Lữ Hộ có 1 giá phóng 8 nòng, cơ số đạn 26 quả, dẫn đường vô tuyến, tốc độ 2,4M, tầm bắn 13km, bộ phận chiến đấu nặng 14kg.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không HQ-61.



- Loại Hồng Kỳ 61 (HQ-61) trên tàu hộ vệ lớp Giang Vệ, 1 giàn 6 nòng PL-9/RF-61 (CSA-N-2) bán chủ động dò tìm mục tiêu, tầm bắn 10km. Đây là loại cải tiến từ HQ-61, tên lửa cơ động dặt trên xe do Trung Quốc tự sản xuất và trang bị cho lực lượng phòng không từ những năm 1980. Chiều dài 3,99m, đường kính 286mm, trọng lượng 300kg, sải cánh 1,17m, tốc độ lớn nhất 3M.

- Loại Hồng Kỳ 16 (HQ-16) vừa thử nghiệm trên tàu khu trục ở Hạm đội Nam Hải, mô phỏng hệ thống tên lửa trên tàu khu trục hiện đại, dài 5,5m, trọng lượng 690kg, đầu đạn 70kg, tầm bắn hiệu quả 35km, tầm bắn 14.000 đến 22.000m, tốc độ 3M.

Máy bay Hải quân Trung Quốc

- Máy bay ném bom, rải lôi có H-6 (nguyên bản Tu-16 của Liên Xô) và cải tiến từ H-6 như H-6D/T...

+ H-6T do công ty Tây An cải tiến từ H-6 để không những có thể ném bom các mục tiêu trên đất liền và trên biển mà còn gắn 2 tên lửa chống hạm C-601 ở hai bên cánh. Thông số kỹ thuật: dài 34,8m, sải cánh 34,19m, cao 10,34m, trọng lượng cất cánh tối đa 75.800kg, vũ khí mang tối đa 9.000kg, trần bay 12.000m, tốc độ tuần tiễu 786km/h, hành trình 4.300km, bán kính hoạt động 1.800km, thời gian bay liên tục 5h40 phút.

+ H-7A là loại ném bom tầm trung mới nhất đã tham gia một số cuộc diễn tập. H-7A gắn động cơ AL-31SM do Nga chế tọa, có sức đẩy cực đại lên 13 tấn, vũ khí mang theo 10.000kg, có hệ thống tiếp dầu trên không và hệ thống dẫn đường vũ khí hoàn hảo.

H-7A mang các tên lửa đối hạm AM-39, C-601/611, C-801/802 và C-803 cải tiến, đặc biệt có tên lửa Kh-65SE (sản xuất phỏng theo tên lửa của Nga) và tên lửa đối hạm Kh-31A (AS-17), chống bức xạ Kh-31P và tên lửa đối hạm trên biển Kh-41, phát triển từ Kh-31A, trọng lượng phóng 4.500kg, đầu đạn nặng 320kg, sử dụng quán tính và dẫn đường chủ động/bị động. Tốc độ phóng ở tầm cao 3M, tầm thấp là 2,1M, tầm phóng tối đa lần lượt là 250km và 150km. Các loại tên lửa đối hạm trên tàu khu trục hiện đại cũng có thể gắn vào H-7A sử dụng.

+ Thủy phi cơ ném bom H-5 có trọng lượng cất cánh 45 tấn, trọng tải 18 tấn (9 tấn xăng dầu, 9 tấn hàng) tốc độ tối đa 570km/h.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích JH-7.


- Máy bay cường kính Q-5, JH-7, Su-30MK2:

+ Q-5: là thành phần hỗ trợ phạm vi gần, có các loại Q-5 cơ bản, Q-5I tăng hành trình, Q-5II, Q-5III xuất khẩu, loại mới nhất Q-5C, loại hợp tác sản xuất với Italia Q-5M. Thông số kỹ thuật: dài 15,6m, sải cánh 9,68m, cao 4,33m, bán kính hoạt động 500km, vũ khí có 2 pháo 23mm, tên lửa đối không...tối đa 1.500kg.

+ JH-7 mang 4 tên lửa lửa đối hạm YJ-6 (C-601) dài 21m, sải cánh 12,8m, cao 6,22m, vũ khí mang theo 5.000kg, bán kính hoạt động 900km.

+ Su-30MK2 (Trung Quốc gọi là J-13): 2 người lái, 1 pháo 30mm, 6 tên lửa R-27ER, mang 8.000kg bom, dài 21,94m, sải cánh 14,7m, vận tốc tối đa 2.820km/h.

- Máy bay tiêm kích bom “báo bay” FBC-1: Do tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc thiết kế, dài 23,32m, sải cánh 12,7m, cao 6,57m, vũ khí gắn ngoài tối đa 6.500kg, gắn pháo 23mm và các loại tên lửa không đối không, đối đất, đối hạm. Tốc độ hành trình 1,7M, bán kíh hoạt động 1.450km.

- Máy bay tiêm kích J-8B/D/F/I: J-8 do công ty chế tạo máy bay Thẩm dương sản xuất. Thông số kỹ thuật: dài 21,52m, sải cánh 9,34m, cao 5,41m, tốc độ tối đa 2,2M, trần bay 20.500m, bán kính hoạt động 600km, vũ khí 2 pháo nòng kép 23mm, 5 giá treo các loại tên lửa PL-2/5/7/9/10. Các loại J-8B/D/F/I cải tiến để phát hiện và tiến công mục tiêu cả ngày lẫn đêm và quan trọng nhất là nâng bán kính hoạt động lên 800km.

- Máy bay tiêm kích J-7 có các loại J-7E/FS. J-7E có 1 cánh hình tam giác thành 2 hình tam giác, giảm tiêu hao nhiên liệu, tên lửa tính năng cao, có thêm hai điểm treo, tăng cường hỏa lực đối hạm...

- Trực thăng hạng nặng Z-8A, Z-78S/TH: trọng lượng 6.980kg, tốc độ tối đa 300km/h, độ cao (treo một chỗ) 1.900-5.500m, thời gian trôi trên mặt nước 6-10h.

>> 'Lực lượng Gaddafi phải hứng chịu tấn công'



Thời hạn cuối cùng mà NTC đưa ra cho lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã hết, liệu một cuộc tấn công quân sự lớn có diễn ra như tuyên bố hay không?


Phóng viên Richard Galpin của BBC cho biết, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp ở gần thị trấn Bani Walid. Họ tuyên bố lực lượng trung thành với ông Gaddafi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự lớn.

NTC đã tập trung lực lượng bên ngoài Sirte quê hương của ông Gaddafi, công tác hậu cần cung cấp đạn dược, nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho bính lính đã được chuẩn bị đầy đủ cho một chiến dịch quân sự dài ngày.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn đã lên nòng chỉ chờ lệnh khai hỏa Ảnh: AFP

Còn phải đổ máu trên mỗi km tiến vào Sirte

Ngày 9/9/2011, ông Gaddafi đã có bài phát biểu qua sóng truyền thanh của Syria, ông bác bỏ các lời đồn đại cho rằng, ông đã trốn sang Niger cùng với đoàn xe hộ tống lớn. Ông tuyên bố sẽ bám trụ tại Libya và quyết chiến đến cùng.

Ngay sau khi bài phát biểu của ông Gaddafi được phát đi, lực lượng ủng hộ ông đã bắn hàng loạt đạn pháo phản lực bắn loạt BM-21 từ thị trấn Bani Walid như là một hành động thể hiện sự cứng rắn của ông.


http://nghiadx.blogspot.com
Sirte đang nắm trong tay nhiều chiếc chìa khóa quan trọng đối với tình hình của Libya.

Dù thời hạn ngày 10/9/2011 đã đến, nhưng việc tiến vào Sirte sẽ là một thách thức không nhỏ đối với NTC. Paul Wood phóng viên của BBC ở gần Sirte bình luận, khi lực lượng nổ dậy tiến càng gần hơn Sirte, thương vong bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng.

NTC vẫn còn một chặng đường dài hơn 72 km từ thị trấn Bani Walid, cửa ngõ phía Đông của Sirte.

Lực lượng nổi dậy đang chiến đấu một cách hết sức khó khăn trên mỗi km và sẽ phải giải quyết được ổ kháng cự ở Bani Walid trước khi nghĩ đến việc tấn công vào Sirte.

NATO hỗ trợ hết mình

Những ngày qua, NATO liên tiếp không kích các mục tiêu bên trong Sirte với cường độ mạnh hơn. Báo cáo của Không quân Hoàng gia Anh cho biết, họ đã phá hủy rất nhiều xe tăng, pháo binh, xe thiết giáp, kho đạn dược bên trong Sirte.

Tại khu vực phía Tây Nam của Waddan, cách Sirte 280km về phía Nam, Không quân Hoàng gia Anh cũng đã tiến hành các cuộc không kích tấn công các căn cứ xe tăng, các phương tiện hỗ trợ pháo binh đang được bố trí tại đây.

Đặc biệt, các tình báo cho biết, có một kho tên lửa đất đối không lớn đang được bố trí ở một căn cứ bí mật nằm sâu bên trong vùng Sabha, gần sa mạc Sahara. Hiện tại, NATO cùng các lực lượng liên quan tiến hành săn lùng kho vũ khí tên lửa đối không nói trên.

Ngoài việc săn lùng và tấn công các phương tiện quân sự của lực lượng trung thành. Hải quân Hoàng gia Anh cũng tiến hành các hoạt động "tâm lý chiến", liên tục bắn pháo sáng vào các khu vực bên trong Sirte. Như một hành động cảnh báo NATO luôn hiển diện cho đến khi nào ông Gaddafi bị lật đổ.

Đối với lực lượng trung thành với ông Gaddafi trong tay họ còn rất nhiều vũ khí hạng nặng và cả vũ khí chiến lược như tên lửa hành trình đối đất Scud. Không ai biết được ông Gaddafi sẽ làm gì khi bị dồn đến đường cùng. (>> chi tiết)

Cùng với đó là trong tay ông Gaddafi có hàng chục ngàn lính đánh thuê chuyên nghiệp và lực lượng trung thành với ông. Cuộc tấn công vào Sirte sẽ là cuộc chiến đẫm máu và ác liệt nhất suốt chiến tranh Libya.

Van nước ngọt của Tripoli

Tuy nhiên, ngoài khó khăn phải đụng độ với sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng trung thành. NTC còn phải đối mặt với một khó khăn khác không kém phần quan trọng. Gần như toàn bộ nước ngọt và nhiên liệu cung cấp cho Tripoli bắt nguồn từ Sirte.

Đây được xem là một quân bài chính trị đắc lực mà ông Gaddafi sẽ sử dụng đối với NTC, cũng là quân bài để ông mặc cả với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte với đa phần các bộ tộc trung thành với ông Gaddafi.

Sirte cũng là một trong những nơi giàu có bậc nhất về tài nguyên dầu mỏ, mức sống của người dân Sirte thuộc loại cao nhất Libya. Dân cư ở đây là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách kinh tế của ông Gaddafi. Hơn nữa Sirte lại đang nắm trong tay chiếc "van nước ngọt" cung cấp cho Tripoli.

Tripoli sẽ điêu đứng nếu ông Gaddafi cắt nguồn cung nước ngọt và nhiên liệu. Đó là lý do chính mà cuộc tấn công vào Sirte liên tục bì trì hoãn. NTC cũng như NATO muốn tiến hành đàm phán với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte nhằm thuyết phục họ buông súng đầu hàng nhằm tránh một cuộc đổ máu lớn.

Tuy nhiên, nhiều ngày đã qua NTC vẫn chưa thành công với việc thuyết phục các lãnh đạo bộ tộc này. Ảnh hưởng của ông Gaddafi đối với họ là quá lớn, hơn nữa họ lại đang nắm một lợi thế trong tay. Đầu hàng lực lượng nổi dậy đồng nghĩa với việc quyền lợi của họ coi như mất trắng, chắc chắn họ không dễ gì từ bỏ điều này.

Hãy chờ xem, NTC sẽ giải quyết bài toán hóc búa này như thế nào?

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> 'Đừng dại mà chọc giận' Thủ tướng Putin



Trong suốt bốn năm qua, giới chức nước Anh chưa từng được tiếp kiến trực tiếp với Thủ tướng Nga Vladimir Putin bởi họ "dám" góp phần vào việc tạo ra những căng thẳng gay gắt trong quan hệ song phương.


Tiết lộ đầy bất ngờ này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron tới Nga vào tuần tới. Ông Cameron bày tỏ mong muốn được gặp Thủ tướng Putin song một cuộc gặp chính thức vẫn chưa được xác nhận.

Như vậy, nếu lịch trình không có gì thay đổi, ông Cameron sẽ là Thủ tướng Anh đầu tiên tới thăm Nga kề từ khi cựu Thủ tướng Blair tới St Petersburg để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại đây năm 2006 nhưng tới nay chưa có thông tin khẳng định chính xác ông Blair gặp Thủ tướng Putin trong dịp này.

http://nghiadx.blogspot.com
Nếu lịch trình không có gì thay đổi, Thủ tướng David Cameron sẽ đến thăm Nga vào tuần tới và trở thành Thủ tướng Anh đầu tiên đến Nga kể từ năm 2006.


Thực ra, trước chuyến thăm Nga của Thủ tướng Anh, người tiền nhiệm của ông, Gordon Brown cũng có đôi lần gặp gỡ với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bên lề vài hội nghị quốc tế. Năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague thì có cuộc hội kiến với Tổng thổng Nga hồi năm ngoái.
Về phía Nga, cũng vào hồi năm ngoái, Tổng thống Medvedev gọi điện cho Thủ tướng Cameron để chúc mừng ông thắng cử.

Tuy nhiên, quan chức Anh tiết lộ rằng không hề có bất cứ một cuộc gặp chính thức nào với Thủ tướng Putin bởi vì những căng thẳng giữa hai nước.

Đồng thời, quan chức Anh cũng cho biết thêm rằng, lần giáp mặt trực tiếp gần đây nhất với ông Putin là vào năm 2007, trong một cuộc hôi nghị thượng đỉnh G8. Khi đó, ông Putin vẫn đang giữ cương vị Tổng thống Nga và vị quan chức Anh mà ông gặp khi đó không ai khác ngoài cựu Thủ tướng Tony Blair.

Tất cả những điều này chứng tỏ thách thức đang đè nặng lên vai Thủ tướng Cameron trong chuyến thăm Nga vào tuần tới bởi dẫu sẽ khó mà thiết lập lại quan hệ bình thường giữa hai nước nhưng giới chức Anh vẫn kỳ vọng chuyến thăm sẽ giúp cải thiện quan hệ để mở đường cho sự hợp tác và phát triển thương mại của hai nước.

Hiện ông Cameron đi du lịch với một nhóm các doanh nhân, trong đó có Bob Dudley, giám đốc điều hành của BP, tập đoàn dầu khí có trụ sở ở Moscow vừa bất ngờ bị kiểm tra, lục soát bởi lực lượng đặc biệt của Nga hồi tuần trước.
Những năm qua, quan hệ Anh – Nga trở nên vô cùng căng thẳng kể từ vụ sát hại cựu quan chức an ninh Alexander Litvinenko tại London năm 2006. Ông Litvinenko là người chống điện Kremlin một cách mạnh mẽ. Cái chết của ông chính là nguyên nhân khiến quan hệ Anh – Nga rơi vào bế tắc khi cả hai nước đều quyết định trục xuất tất cả các nhà ngoại giao ra khỏi đất nước mình.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 3)


Leopard, Leclerc và Challenger là ba đại diện tiêu biểu của dòng xe tăng Tây Âu, đều đóng góp cho lịch sử xe tăng thế giới những câu chuyện thú vị.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)
>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 4)

Kỳ 3: Bản sắc xe tăng Tây Âu


"Con báo" làm nóng thị trường

Thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng với vị thế của quốc gia có ngành cơ khí đỉnh cao, các cỗ xe tăng của Đức luôn được coi trọng. Thiết kế của những chiếc tăng do Tây Đức chế tạo luôn là khuôn mẫu chuẩn mực, giúp các nhà sản xuất nhận được nhiều lời mời hợp tác từ đồng minh, cũng như các hợp đồng xuất khẩu béo bở.

Trong chiến tranh lạnh, Tây Đức đã có nhiều chương trình hợp tác với Mỹ, Anh, Pháp nhằm chế tạo ra chiếc xe tăng chủ lực mới như các dự án MBT 70 với Mỹ, AMX-30 với Pháp và MBT 80 với Anh. Đa phần các chương trình này đều không cho ra sản phẩm chung. Thế nhưng, điều đáng nói là thông qua quá trình hợp tác, các thiết kế Đức đã gây ảnh hưởng hoặc áp đặt được quan điểm lên đối tác.

Điển hình nhất là đến nay, các xe tăng của Mỹ, Pháp đều sử dụng pháo do Đức chế tạo hoặc chịu ảnh hưởng của thiết kế của pháo tăng Đức. Được coi là bảo thủ như người Anh, đến tháng 1/2004, cũng thay pháo nòng rãnh (L30) bằng loại pháo nòng trơn (L55) giống xe tăng Đức.

Sau 2 lần hợp tác, nhận được sự góp ý của Đức về các thiết kế quá cao, nặng và cồng kềnh, Mỹ đã chế tạo M1 Abrams thấp hơn và có nhiều thành tích trên chiến trường Iraq. Hệ thống treo có góc xoắn lớn, chịu tải tốt, giúp xe hoạt động êm dịu của các xe tăng phương Tây ngày nay cũng mang các dáng dấp từ thiết kế Đức.


http://nghiadx.blogspot.com
Leopard 2A7+, biến thể mới nhất của Leopard 2.


Có lẽ vì vậy, không ngạc nhiên khi mẫu Leopard 1, do hãng Krauss-Maffei Wegmann (KMW) ở Munich thiết kế, được mệnh danh là “tiêu chuẩn của châu Âu”, đã bán được hơn 6.000 chiếc. “Hậu duệ” của nó là Leopard 2, có hơn 3.200 chiếc được chế tạo để xuất sang gần 20 nước như Canada, Đan Mạch, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Singapore…

Đặc biệt, thương vụ Leopard 2A 7+ với Saudi Arabia đã làm nóng chính trường Đức do lo ngại chiếc xe tăng này sẽ gây ra “thảm họa” với chính sách đối ngoại của Berlin khi làm lệch cán cân quân sự tại Trung Đông.

Leopard 2A 7+ là biến thể mới nhất của Leopard 2, được trang bị giáp module có khả năng chống mìn và rocket chống tăng. Các hệ thống quan sát và vũ khí của xe cũng được cải tiến và nâng cao chính xác. Xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực với nhiều sensor hiện đại để kíp xe thể nhìn quan sát tốt ở tất cả các hướng, cả ngày lẫn đêm, trong nhiều điều kiện thời tiết phức tạp (sương mù, bão cát…).

Leopard 2 của Đức đã và đang làm nhiệm vụ tại Kosovo và Afghanistan. Trong tương lai, các nhà chế tạo Đức sẽ cho ra mắt những cỗ xe tăng hiện đại, được điện tử hóa cao, với kíp xe chỉ có 2 người, được bố trí ngồi sâu trong xe để đảm bảo an toàn.

Leclerc, “cỗ xe tăng điện tử”

Nếu như xe tăng được điện tử hóa cao độ với kíp xe ít người là tương lai của tăng - thiết giáp Đức thì đây lại là thực tế của lục quân Pháp. Là quốc gia có nền khoa học phát triển, Pháp đã ứng dụng những công nghệ tiến bộ nhất, đặc biệt là công nghệ điện tử, để thiết kế, chế tạo xe tăng. Điển hình là Leclerc thuộc dự án AMX-56, đây có thể coi là “chiếc xe tăng điện tử”, với kíp xe chỉ có 3 người.

Leclerc được trang bị hệ thống kiểm soát chiến trường FINDERS, do hãng Nexter Suystems chế tạo, đảm bảo các nhiệm vụ thông tin, liên lạc, dẫn đường, ra quyết định nhanh. Điểm nhấn của hệ thống là màn hình màu hiển thị vị trí, nhận dạng địch/ta. FINDERS cùng với hệ thống tiếp nhận thông tin Icone, cho phép liên kết đội hình xe tăng thành mạng lưới lên tới 100 chiếc, sẽ giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Leclerc thao diễn.


Trong chiến đấu, hệ thống kiểm soát hỏa lực của Leclerc cho phép pháo thủ và trưởng xe bắt bám 6 mục tiêu khác nhau trong khoảng thời gian hơn 30 giây. Hệ thống nạp đạn tự động của xe cho phép vũ khí chính là pháo nòng trơn 120mm bắn khi hành tiến với tốc độ 12 phát/phút.

Để phòng thủ, xe được trang bị hệ thống Galix, với 9 ống phóng cỡ 80mm dùng để phóng lựu đạn khói hoặc mồi bẫy nhiệt chống lại vũ khí chống tăng dẫn hướng bằng laser hoặc ảnh nhiệt. Ngoài ra, để phục vụ tác chiến trong đô thị, nhà sản xuất còn bổ sung thêm cho Leclerc bộ kit AZUR, giúp tăng khả năng chống chịu các đòn tấn công bằng rocket vào sườn và phía sau xe.

Ngoài ra, Leclerc còn được trang bị các súng máy 7,62mm và 12,7mm để chống bộ binh và máy bay đối phương.

Rất hiện đại nhưng Leclerc chưa trải qua cuộc chiến nào và cũng không giành được thành công trên thương trường. Tới nay, loại xe tăng chủ lực này của Pháp mới chỉ bán được gần 400 chiếc cho quân đội Pháp và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với con số tương đương.

UAE còn phàn nàn về việc Leclerc không thích nghi với khí hậu sa mạc, buộc nhà sản xuất phải tìm cách nâng cấp và cải tiến hệ thống điện tử và động cơ.

Nước đầu tiên khai sinh và khai tử xe tăng

Đầu thế kỷ 20, chính người Anh đã mang đến cho từ “tank” một nghĩa mới, không chỉ là “thùng đựng nước”, mà còn là “vũ khí hủy diệt bọc thép có gắn súng máy”, “cỗ xe không cần đường”, hay đơn giản là xe tăng.

Phát huy truyền thống này, ngày nay, lục quân Anh đang sở hữu những chiếc xe tăng đáng nể, mà đại diện là Challenger 2.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Challenger 2 trên sa mạc Oman.

Giống Leopard 2A, Leclerc, Challenger 2 là chiếc tăng thuộc thế hệ 3+. Xe được trang bị pháo nòng rãnh của BAE System (nay đang được thay dần bằng pháo nòng trơn), có thể bắn đạn xuyên giáp thoát vỏ có cánh đuôi ổn định (APFSDS) và đạn xuyên lõm đầu mềm (HESH) và đạn uran nghèo.

Hệ thống điều khiển của Challenger 2 được số hóa trong gói Ứng dụng hệ thống thông tin chiến trường (PBISA) do Công ty Computing Devices của Canada cung cấp, gồm màn hình cho chỉ huy, hệ thống dẫn đường quán tính…

Xe cũng được trang bị các khí tài quan sát laser, ảnh nhiệt, cung cấp khả năng quan sát lập thể cho trưởng xe. Điểm tự hào của người Anh ở chiếc xe tăng này là có lớp giáp phức hợp Chobham, làm từ các lớp gốm đặt trong các lưới kim loại bền và chắc. Hiện trên thế giới, chỉ có xe tăng Challenger và Abrams (Mỹ) sử dụng loại giáp này.

Hiện nay, Challenger 2 đang được sử dụng trong quân đội Anh và Oman (biến thể xuất khẩu Challenger 2E được sa mạc hóa), từng tham gia làm nhiệm vụ tại Bosnia, Kosovo. Đặc biệt, năm 2003, 14 xe tăng Challenger 2 của Anh đã tham gia vào một trận đấu tăng lớn nhất kể từ thế chiến thứ 2, khi các xe tăng của Anh đã tiêu diệt một đoàn xe tăng T-55 của Iraq.

Năm 2009, báo chí đưa tin BAE Systems – nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Anh – chính thức dừng sản xuất các xe tăng Challenger 2 tại nhà máy gần Newcastle, đóng cửa dây chuyền sản xuất các “tuần dương hạm mặt đất” trên xứ sở sương mù.

Như vậy, Anh là nước khai sinh và cũng là nước đầu tiên khai tử hoạt động sản xuất cỗ máy chiến tranh có 94 năm lịch sử, tính từ các cuộc thử nghiệm vào năm 1915 và tham chiến lần đầu tiên vào năm 1916 ở Pháp.

Sự kiện này, phải chăng đã gióng thêm một tiếng chuông, báo hiệu sự cáo chung của vai trò xe tăng trong lịch sử chiến tranh?

>> 'Áo choàng lỏng' giúp tàu ngầm tàng hình



Trong tương lai, các tàu ngầm sẽ trở nên khó phát hiện hơn bao giờ hết với khả năng bơi trong nước mà không tạo thành vệt nước lằn tầu phía sau nhờ lớp vỏ kiểu mới.


Khi một phương tiện chuyển động trong chất lỏng, nó sẽ làm mất sự ổn định của môi trường theo hai cách.

Thứ nhất, do ma sát, một lượng chất lỏng sẽ bị cuốn theo phương tiện, hấp thụ năng lượng từ phương tiện và làm nó chậm lại.

Thứ hai, một vệt nước xoáy sẽ tạo thành phía sau phương tiện do chất lỏng tràn vào chỗ trống mà phần chất lỏng bị kéo theo phương tiện để lại.

Quá trình này cũng góp phần tạo tiếng động đặc trưng của tàu ngầm mà các thiết bị sonar có thể nhờ đó mà phát hiện ra nó.


http://nghiadx.blogspot.com
Cơ chế tạo vệt nước phía đuôi tàu ngầm.


Tuy nhiên, tàu ngầm có thể thoát khỏi tất cả rắc rối này nếu chất lỏng xung quanh tàu được điều hướng một cách chính xác.

Để làm được điều này, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại ĐH Duke, Durham là Yaroslav Urzhumov và David Smith đã chế tạo ra một lớp vỏ dạng lưới, có khả năng điều hướng chất lỏng xung quanh tàu và làm nó tàng hình.

Lớp vỏ này cực kỳ phức tạp vì nó có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào vị trí thân tàu để có thể đảm bảo tốc độ của dòng nước đi vào bằng chính xác vòng nước đi ra.

Tuy chưa làm được mẫu thử thực tế cho tàu ngầm nhưng Urzhumov và Smith đã chế tạo được một mẫu thử nhỏ của lớp vỏ có khả năng làm biến mất hoàn toàn tín hiệu âm của một quả cầu chuyển động trong nước.

Trong lớp vỏ này được tích hợp cơ chế hỗ trợ dòng nước chảy qua bằng những chiếc bơm tí hon có đường kính chỉ một milimét vốn hay sử dụng trong các thiết bị y tế.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô tả thí nghiệm cho thấy lớp giáp lỏng có thể giúp vật thể tránh được sự truy bắt của sonar.


Lớp vỏ tàng hình thí nghiệm này có khả năng giúp tănng tốc độ dòng nước khi đi vào phần trước của thiết bị và làm chậm tốc độ dòng nước ra phía sau để dòng nước trở về tốc độ ban đầu trước khi ra khỏi vỏ tàu.

Kết quả thu được cho thấy độ ổn định của dòng nước không hề bị tác động và do đó, thiết bị thí nghiệm đã không kéo theo một vệt nước khi chuyển động.

Dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy người ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước khi đưa sản phẩm ra áp dụng thực tế.

Theo một nhà nghiên cứu khác là Steven Ceccio tại đại học Michigan, lớp vỏ tàng hình này chỉ có thể ứng dụng được cho những vật nhỏ và di chuyển chậm. Ví dụ, một thiết bị có đường kính 1 cm sẽ chỉ “tàng hình” khi nó chuyển động với vận tốc nhỏ hơn 1cm/giây.

Ông Ceccio cho biết khi vật thể lớn hơn, tốc độ sẽ càng bị hạn chế hơn.

Còn lại, ông Urzhumov khẳng định chế tạo lớp vỏ dành cho thiết bị lớn hơn với hình dạng phức tạp là hoàn toàn có thể. Ông cho biết nếu lớp vỏ không triệt tiêu hẳn được tín hiệu sonar thì nó cũng làm giảm đáng kể độ lớn của tín hiệu, gây nhiễu loạn và nhầm lẫn, cản trở nghiêm trọng hoạt động săn tìm tàu ngầm.

>> Lý giải sự thất bại của phòng không Libya



Chiến tranh Libya đang dần đi đến hồi kết, ông Gaddafi bị bắt hoặc đầu hàng chỉ là vấn đề thời gian, tuy nhiên có một điều băn khoăn mà bấy lâu nay nhiều nhà phân tích vẫn chưa tìm thấy đáp án rõ ràng nhất: Tại sao lực lượng phòng không được đánh giá hàng đầu khu vực của Libya hầu như không hoạt động?

Hàng chục ngàn tên lửa phòng không của Libya đã đi đâu? Chiến thuật SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) chế áp hệ thống phòng không đối phương của NATO quá tốt, hay ông Gaddafi đã tự thua ngay loạt đạn đầu tiên?

Đôi nét về phòng không Libya

Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS, lực lượng phòng không Libya có hàng chục ngàn tên lửa vác vai SA-7, 60 hệ thống tên lửa phòng không SA-9.

Lực lượng phòng không đặc biệt được trang bị rất nhiều các loại tên lửa đối không SA-2, SA-3, SA-8 đặc biệt là SA-5 Gammon.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong tay của ông Gaddafi có nhiều vũ khí có thể làm nên điều bất ngờ lớn, tên lửa S/A-5 là một ví dụ.


Lực lượng radar cảnh giới của Libya có 17 hệ thống radar được bố trí trong 4 khu vực chiến lược được đặt dọc theo bờ biển phía Tây. Radar cảnh giới P-12 Nato định danh là Spoon Rest, là loại radar cảnh giới 2D, tầm phát hiện mục tiêu 200km, độ cao 25km. Một số loại khác, Radar P-18 tầm phát hiện mục tiêu 250km, độ cao 35km, Radar cảnh giới P-14 NATO định danh Tall King, tầm phát hiện mục tiêu lến đến 600km, độ cao 40km. Radar cảnh báo sớm bán di động P-35/37 NATO định dang Bar Lock, tầm phát hiện mục tiêu 350km, độ cao 25km...

Nếu nhìn vào số trang bị này, tuy rất khó để giành chiến thắng trước sức mạnh của NATO, nhưng hoàn toàn có thể làm một điều gì đó. Song số tên lửa phòng không lớn của Libya đã không một lần khai hỏa, NATO bay lượn trên bầu trời Libya như đi vào chốn không người.

Đòn đánh phủ đầu

Ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch Bình minh Odyssey, NATO đã phóng đi hơn 110 tên lửa hành trình Tomahawk. Như vậy có thể thấy rằng, NATO đã tung lực lượng đặc biệt tiến hành xác định các mục tiêu của ông Gaddafi từ trước. Rất có thể, NATO đã đi trước một bước trong chiến tranh tình báo.


http://nghiadx.blogspot.com
Việc không chuẩn bị trước khiến ông Gaddafi thua ngay sau đòn đánh phủ đầu của NATO. Ảnh: Getty Images


Tomahawk là loại tên lửa hành trình được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, tên lửa có khả năng bay kiểu men theo địa hình TERCOM. Tham số về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng, trong suốt quá trình bay hệ thống GPS sẽ hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu.

Tên lửa có khả năng tấn công chính xác rất cao, cùng với đó, lực lượng mặt đất của ông Gaddafi gần như không có khả năng gây nhiễu tín hiệu GPS. Xác suất trúng mục tiêu cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều lần.

Sau loạt 110 tên lửa hành trình Tomahawk làm tê liệt phần lớn sự kháng cự của lực lượng phòng không Libya, NATO tiếp tục tung các máy bay có trang bị tên lửa hành trình Stom Shadow tiếp tục săn lùng các mục tiêu còn lại của lực lương phòng không Libya.

Đây là loại tên lửa hành trình được phóng từ máy bay chiến đấu, sử dụng để tấn công các mục tiêu như kho tàng, bến bải, căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy... Stom Shadow có nguyên tắc hoạt động tương tự như Tomahawk, tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, khả năng bay men theo địa hình TERCOM.

Tọa độ về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng, ở giai đoạn cuối của hành trình, tên lửa bay lên cao và kích hoạt máy ảnh hồng ngoại để nhắm mục tiêu.

Tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đây là loại tên lửa chống bức xạ tốc độ cao, được thiết kế để phá hủy các trạm radar của đối phương. Những tên lửa chống bức xạ thế hệ cũ như AGM-45 Shrike và AGM-78 có một nhược điểm là nếu đối phương ngắt trạm phát sóng radar tên lửa sẽ bị mất phương hướng.

AGM-88 Harm được bổ sung thêm hệ dẫn đường GPS, một khi mất tín hiệu phát xạ tên lửa vẫn có thể tiếp tục bay đến tọa độ mục tiêu đã được xác định trước bằng GPS.

Tại chiến trường Libya chưa có báo cáo về việc sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm. Như vậy có thể nhận định lực lượng radar cảnh giới của Libya gần như không hoạt động.

Những lý giải

Sự im lặng của lực lượng phòng không Libya cho thấy, họ không hề được chuẩn bị cho việc chống SEAD.

Khi lực lượng nổi dậy tiến vào Tripoli, họ phát hiện ra hàng ngàn tên lửa phòng không đang được bảo quản trong kho và chưa hề được nạp nhiên liệu. Điều đó dẫn đến một nhận định rằng, lực lương phòng không của ông Gaddafi chưa bao giờ được ra lệnh phải chuẩn bị chiến đấu với máy bay NATO.

Phải chăng, ông Gaddafi đã phạm sai lầm khi “cả tin” vào các chính sách ngoại giao của phương Tây và NATO, cho rằng các quốc gia này sẽ không can thiệp vì đang sa lầy trên nhiều chiến trường khác, để đến nỗi không kịp trở tay? Ông đã quên mất một quy luật cơ bản rằng, sức mạnh quân đội mới chính là chìa khóa cho hòa bình và ổn định?

Đất nước Libya tuy rộng lớn, nhưng phần lớn diện tích là sa mạc, dân cư chỉ sống tập trung tại các khu vực ven biển Địa Trung Hải. Sơ đồ bố trí phòng không của Libya củng chỉ tập trung ở khu vực này. Do đó việc xác định mục tiêu cho các tên lửa của NATO cũng trở nên dễ dàng hơn.

Một số ý kiến khác cho rằng, ông Gaddafi không dám đương đầu với sức mạnh của không quân NATO. Họ nghĩ rằng, chạy trốn sẽ đảm bảo được an toàn hơn là đương đầu với NATO.

Một số khác lại cảm thấy tiếc cho lực lượng phòng không được đánh giá là khá hùng hậu của ông Gaddafi. Nếu họ giám mở máy phát sóng radar, quyết một trận sinh tử với không quân NATO, mọi chuyện có thể đã diễn biến theo chiều hướng khác.

Cũng có một số nhận định cho rằng, có nội gián trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự cấp cao, đã tham mưu cho ông Gaddafi kế sách "im lặng là vàng". Một khi không nhận được chỉ thị từ cấp trên về việc phải hành động, cho dù có hàng ngàn tên lửa phòng không hiện đại trong tay cũng trở nên vô dụng.

Ngoài sức mạnh áp đảo về vũ khí, NATO còn áp đảo luôn trong chiến tranh tình báo, chiến tranh thông tin, ông Gaddafi gần như thua toàn diện. Suy ngẫm từ sự thất bại của ông Gaddafi, thấy rằng câu tục ngữ Latinh cổ xưa “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" vẫn mang tính thời sự.

>> Hàn Quốc muốn mua 36 trực thăng Apache



Hàn Quốc có thể đưa ra đề xuất mua 36 máy bay trực thăng tấn công (AHX) Apache của Boeing vào đầu năm 2012, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Nhất là trong bối cảnh quan hệ Seoul với Bình Nhưỡng đang căng thẳng và quân đội Mỹ đã giảm số lượng trực thăng Boeing AH-64 Apache hiện diện trên bán đảo Triều Tiên.

Đề xuất này sẽ được ban hành bởi Cục Quản lý chương trình thu mua Quốc phòng ở Seoul vào tháng 1/2012, và hạn muộn nhất mà Hàn Quốc muốn Boeing trả lời là vào tháng 4/2012.

Dự kiến các bên sẽ đàm phán đưa ra các quyết định vào tháng 7/2012, và một hợp đồng có thế sẽ được ký kết vào tháng 10/2012.

http://nghiadx.blogspot.com


Apache AH-64D Block III là loại trực thăng tiên tiến của Mỹ, khi ra mắt trở thành đối tượng cạnh tranh rất lớn với các loại trực thăng nổi tiếng như AH-1Z Cobra của Bell, Eurocopter Tiger của Châu Âu hay loại trực thăng T-129B của Thổ Nhĩ Kỳ.

Seoul từ lâu đã quan tâm đến Apache trong thời gian quân đội Mỹ sử dụng thường xuyên tại Hàn Quốc trong thập kỉ qua. Nhưng trong những năm gân đây Mỹ đã giảm số lượng trực thăng tại khu vực này để điều tới các chiến trường Afghanistan và Iraq.

Trong tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Boeing dự báo vai trò của Apache càng trở nên quan trọng. Nó tham gia vào tình huống chống sự xâm lược của Triều Tiên dọc bờ biển Hàn Quốc và dọc khu phi quân sự ngăn cách giữa 2 nước.

Ngoài ra, Seoul đang theo đuổi chương trình trực thăng tấn công của riêng mình, nhằm thay thế cho loại Hughes MD500s và hi vọng nâng cao doanh thu bán vũ khí quốc tế cho ngành hàng không vũ trụ Hàn Quốc.

Các thông số kĩ thuật của KAH chưa được tiết lộ, các chuyên gia cho rằng nó có thể khá giống với Apache, và có thể mang theò 6 - 8 binh lính, tương tự như trực thăng tấn công Mi-35 của Nga.

Boeing cho biết, sẵn sàng chia sẻ với Hàn Quốc về loại trực thăng tấn công AH-6 để áp dụng vào trong các thông số kĩ thuật của KAH. AH-6 chỉ có thể mang 2 phi công, và có thể thêm 2 người nữa, nhưng nó được thiết kế tối ưu để hoạt động kết hợp cùng Apache.

Liên quan đến trực thăng Apache, thân máy bay là sản phẩm do công ty Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc chế tạo. Công ty này đã có rất nhiều kinh nghiệm khi hợp tác với Eurocopter sản xuất trực thăng dịch vụ Surion.

>> Đồng minh 'hờ hững' của Mỹ



Quan hệ đồng minh Mỹ - Pháp vốn bị sứt mẻ sâu sắc sau cuộc chiến Iraq đã chứng kiến những chuyển biến mới mẻ sau cuộc chiến Libya.

Trong cuộc chiến Libya, Mỹ dù vẫn giữ vai trò chủ đạo trong “sứ mệnh” lật đổ chế độ của Gaddafi song đã “buông rèm nhiếp chính”.

Các quan chức quân sự Mỹ thậm chí còn tỏ vẻ miễn cưỡng khi phải tham gia các chiến dịch không kích mở màn nhằm phá hủy hệ thống phòng không của Đại tá Gaddafi để tạo điều kiện cho các hoạt động không kích tiếp theo của NATO.

http://nghiadx.blogspot.com


Lầu Năm góc - cơ quan “diều hâu” của Mỹ luôn tỏ vẻ “coi thường” quân đội của các nước châu Âu thì lần này giữ vị trí khiêm tốn và có thái độ kiềm chế.

Về công khai, Ngũ Giác đài không thể hiện vai trò “đầu tàu” mà tạm lui về phía sau. Trong khi đó, Pháp thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác trong vai trò tích cực và mạnh mẽ trong chiến dịch này. Giới quân sự Mỹ dường như bị sự “hăng hái” của Tổng thống Pháp Sarkozy cùng các cố vấn của Nhà trắng “cuốn theo”.

Từ tháng 3/2011, NATO, Pháp thay Mỹ đảm nhận hầu hết hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cũng như các hoạt động do thám. Không quân Pháp cũng phối hợp với không quân Anh tiến hành đợt không kích đầu tiên.

Quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ đánh giá hành động của Pháp là hình mẫu cho các đồng minh khác và nhấn mạnh điều này thể hiện sự “nhạy cảm” của các thành viên NATO về vai trò của từng nước trong cuộc chiến.

Tuy vậy, với tư cách là một trong những nước chủ chốt của châu Âu, những động thái vượt ra ngoài tiền lệ can dự truyền thống của Pháp liệu đã làm thay đổi cách nhìn của Lầu Năm góc về nước này?

Trên thực tế, giới quân sự Mỹ có vẻ chưa sẵn sàng để thay đổi cách nhìn về đồng minh này. Thái độ “vừa yêu vừa ghét” còn hiện hữu.

Theo chuyên gia về châu Âu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, A. Conley, Lầu Năm góc “hài lòng” với sự đóng góp của Pháp trong chiến dịch này nhưng còn “thất vọng” về hoạt động hậu cần ở giai đoạn đầu của cuộc chiến khi Mỹ không muốn giữ vai trò chủ đạo mà không nước nào đứng ra đảm trách.

Đến nay mức độ đóng góp của Pháp cho cuộc chiến tại Libya chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Theo thống kê, trong 5 tháng của cuộc chiến, Pháp đã tiến hành 4.500 vụ xuất kích, chiếm 1/3 tổng số vụ xuất kích của NATO, trong khi đó của Mỹ là 5.300 vụ. Pháp đã cử tàu sân bay Charles gần như trong suốt cuộc chiến tại Libya.

Về chi phí quân sự, vào tháng 6/2011, Pháp ước tính chi phí 2 triệu USD/ngày (hiện tổng số có thể lên tới 300 triệu USD) nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Pháp tuyên bố tiếp tục chi cho chiến dịch quân sự này và không giới hạn về tổng chi phí.

Tuy vậy, dù động thái của Pháp lần này được đánh giá cao song phát biểu của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đây vẫn đáng phải lưu tâm khi ông Robert Gate tỏ ra thất vọng về vai trò mờ nhạt của NATO tại Afghanistan, những khó khăn về hậu cần tại Libya và cảnh báo về quan hệ đồng minh “không tương xứng”, có thể sẽ càng trở nên “ảm đạm” hơn nếu NATO không đóng góp thêm vũ khí, tài chính và nhân lực.

Đáp lại, Tổng thống Pháp Sarkozy cho rằng phát biểu của ông Robert Gate phần nào thể hiện sự cay đắng do phải thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khi đó, một cựu quan chức của Lầu Năm góc lại lập luận rằng ý kiến của ông Robert Gate đã đề cập đến vấn đề liên minh theo nghĩa rộng chứ không chỉ trong vấn đề Libya, không đơn thuần muốn Pháp chia sẻ trách nhiệm cho dù Pháp tỏ ra “hăng hái” mà muốn tránh cho nước Mỹ lại bị “sa lầy” vào một cuộc chiến trên bộ khác.

Điều này cho thấy còn cần nhiều thời gian để thay đổi hình ảnh cũng như sự “hài lòng” của Lầu Năm góc về Pháp cho dù nước này không chỉ vừa thể hiện vai trò tích cực trong cuộc chiến Libya mà trước đó là chiến dịch tại Afghanistan - chiến dịch mà sự đóng góp của Pháp cũng đã được đánh giá cao với 4.000 quân được triển khai tập trung tại phía Tây Afghanistan, trong đó 74 người đã thiệt mạng trong 8 năm qua.

>> Xe thiết giáp đa năng của Ba Lan



Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới về chế tạo một thân xe thiết giáp phù hợp với nhiều cấu hình vũ khí, Ba Lan cho ra đời xe Anders.


Trong cơ cấu một quân đội hiện đại, việc sử dụng một thân xe thiết giáp đa năng cho nhiều loại vũ khí khí tài khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ đã trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới.

Chẳng hạn tại Nga, thân xe BMP-3 được sử dụng cho nhiều loại vũ khí với các mục đích khác nhau như xe chiến đấu bộ binh (IFV) BMP-3, pháo chống tăng tự hành Sprut-SD, pháo cối tự hành 2S31 Vena, tên lửa chống tăng tự hành 9P157 Khrizantema hay tên lửa phòng không tự hành Hermes.

Không nằm ngoài xu thế đó, Ba Lan cũng đang phát triển một thân xe thiết giáp đa năng có thể sử dụng nhiều mục đích nhằm trang bị cho quân đội của mình trong thế kỷ 21 có tên Anders.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng Anders FSV tại triển lãm MSPO-2011


Anders là loại xe thiết giáp bánh xích, tùy theo vũ khí trang bị và nhiệm vụ, chiếc xe này sẽ sử dụng từ 6 đến 7 bánh dẫn động.

Trái tim của chiếc thiết giáp này là một động cơ MTU V8 199 có công suất cực đại 710 mã lực. Phía dưới bộ phận truyền lực của động cơ chính là một động cơ phụ khác phục vụ máy phát điện có công suất 160 mã lực.

Máy phát điện này sẽ phục vụ hệ thống lái trợ lực, quay tháp pháo hay các khí tài điện tử khác trên xe. Việc trang bị máy phát điện riêng biệt với động cơ chính giúp Anders có khả năng sống sót tốt hơn trên chiến trường ngay cả khi động cơ chính bị hỏng.

Vỏ giáp chính của Anders có khả năng chống lại đạn cỡ 7,62 x 51 mm bắn từ khoảng cách 30 mét hay mìn có khối lượng tới 8 kg phát nổ dưới gầm xe. Nếu được trang bị thêm giáp phụ bổ sung, Anders còn có thể chịu được đạn xuyên giáp APFSDS-T cỡ 25 mm bắn từ khoảng cách 500 mét.

Với khả năng bảo vệ khá tốt nhưng tổng khối lượng của thiết giáp Anders rất nhẹ. Ở cấu hình chưa trang bị vũ khí, khối lượng của Anders chỉ ở mức 20 tấn và ở cấu hình nặng nhất ( trang bị một tháp pháo xe tăng cỡ nòng 120 mm, tổng khối lượng của Anders cũng chỉ nằm ở mức 33 tấn.

Tất nhiên, khối lượng Anders ở biến thể gắn pháo xe tăng nặng hơn rất nhiều so với mức 18 tấn của pháo tự hành chống tăng trên thên xe BMP-3 Sprut-SD của Nga, hay mức 24 tấn của pháo tự hành diệt tăng B1 Centauro (Italy).


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng 2S25 Sprut-SD của Nga có ưu điểm khá nhẹ, có thể đổ bộ đường không và bơi vượt sông.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng Centauro B1 của Italy lại có ưu điểm về tốc độ cao và hỏa lực mạnh.


Anders có khả năng đạt tốc độ tối đa 72 km/h và leo dốc 60%. Ngoài ra, Anders có khả năng vượt hào rộng 2,6 mét, vượt qua chướng ngại vậy cao một mét và tầm hoạt động tối đa 500 km.

Với mục đích ban đầu của nhà sản xuất nhằm chế tạo ra một thân xe thiết giáp đa năng, Anders có khá nhiều cấu hình vũ khí để chọn lựa như pháo tự hành diệt tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe hỗ trợ cứu kéo, xe thiết giáp trinh sát, pháo phòng không tự hành, xe cứu thương chiến trường, pháo tự hành với cỡ nòng tới 155 mm hay pháo phản lực phóng loạt.

Anders FSV

Hiện tại, biến thể pháo tự hành chống tăng của Anders có tên Anders FSV đã khá hoàn thiện và đã trải qua nhiều thử nghiệm.

Anders FSV được lắp đặt một tháp pháo nòng trơn RUAG 120 mm với thiết bị nạp đạn tự động và có khả năng sử dụng mọi loại đạn 120 mm của NATO.

Thiết bị nạp đạn tự động của Anders FSV cho phép pháo thủ có khả năng chọn loại đạn cần bắn ngay từ bảng điều khiển với 12 viên đạn nạp sẵn trong máy.

Ngoài ra, Anders FSV còn mang thêm 20 viên đạn khác trong xe. Các thử nghiệm cho thấy pháo của Anders FSV có thể bắn tối đa tới 10 phát/phút mà không ảnh hưởng đến độ chính xác hay độ bền của các cấu kiện thân xe.


http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo bên trong biến thể pháo tự hành diệt tăng Anders FSV


Bên cạnh hỏa lực chính là pháo 120 mm, Anders FSV còn được trang bị một đại liên đồng trục UKM 7,62 mm do Ba Lan sản xuất cùng một súng máy hạng nặng 12,7 mm hoặc súng phóng lựu tự động 40 mm trên ụ súng ZSMU-127 Kobuz điều khiển từ bên trong xe.

Anders IFV

Biến thể xe chiến đấu bộ binh của Anders được lắp đặt tháp pháo HITFIST, vũ trang bằng một pháo bắn nhanh MK-44 Bushmaster II cỡ nòng 30 mm cùng 2 tên lửa chống tăng Spike do Israel sản xuất. Khẩu MK-44 sử dụng chung các loại đạn với khẩu súng GAU-8 Avengers gắn trên máy bay săn tăng A-10 Thunderbolt như đạn xuyên cháy (API - Amour Piercing Incendiary), đạn nổ cháy (HEI), đạn thanh xuyên APFSDS-T.
Khẩu pháo này có tốc độ bắn tối đa 200 phát/phút và có tầm bắn hiệu quả 3.000 mét.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể xe chiến đấu bộ binh Anders IFV với tháp pháo tự động HITFIST.


Tổ lái biến thể Ander IFV có ba người, lái xe ngồi ở vị trí như Anders FSV nhưng pháo thủ và trưởng xe ngồi luôn bên trong tháp pháo. Tuy thông thường tháp pháo được vận hành bởi cả pháo thủ và trưởng xe, tuy nhiên trong điều kiện đặc biệt tháp pháo của Anders IFV vẫn óc thể dược vận hành bởi một người.

Ngoài ra, tháp pháo HITFIST được trang bị các thiết bị đo xa laser, camera ảnh nhiệt giúp Anders có khả năng chiến đấu tốt vào ban đêm và thời tiết xấu.

Anders ARV

Với biến thể xe cứu kéo (ARV - Armoured Recovery Vehicle), Anders được trang bị một cần cẩu với trọng tải 15 tấn và cáp kéo chịu tải 30 tấn.

Biến thể này của Anders được thiết kế với khả năng có thể sửa chữa nhanh các xe cộ hỏng hóc trên chiến trường hay đưa nhanh các xe bị hỏng ra khỏi vùng nguy hiểm.

Hiện nay biến thể Ander FSV đã trải qua nhiều thử nghiệm. Tháp pháo HITFIST của bản Ander IFV cũng đã được “thử lửa” tại chiến trường Iraq và chứng minh tính hiệu quả của nó. Do đó, những loại vũ khí này sẽ sớm được sản xuất hàng loạt và là xương sống cho lục quân Ba Lan.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Vũ khí khủng trong triển lãm MSPO-2011



Triển lãm MSPO lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Targi Kielce của Ba Lan vào tháng 9/20111 đã thu hút 360 công ty từ 26 quốc gia đến tham dự.

Triển lãm về công nghiệp quốc phòng quốc tế MSPO đã được tổ chức thường niên từ năm 1993.

Triển lãm về công nghiệp quốc phòng quốc tế MSPO đã được tổ chức thường niên từ năm 1993. Triển lãm MSPO lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Targi Kielce của Ba Lan vào tháng 9/20111 đã thu hút 360 công ty từ 26 quốc gia đến tham dự với nhiều sản phẩm quốc phòng mới nhất.

Triển lãm MSPO năm 2011 từ ngày 5/9 đến ngày 8/9 được tổ chức trong 6 hội trường lớn cùng khu vực trưng bày khí tài lớn ngoài trời đã thu hút hơn 13.000 khách tham dự.

Đây là triển lãm vũ khí và công nghệ quốc phòng hàng năm lớn thứ 3 tại châu Âu sau triển lãm Eurosatory tại Paris, Pháp (tổ chức 2 năm một lần) và triển lãm an ninh quốc phòng DSEI tổ chức tại Anh.

Dưới đây là một số hình ảnh các sản phẩm được mang đến triển lãm:


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không tầm xa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Aster-30. Tên lửa Aster-30 được sản xuất bởi công ty Eurosam, có tầm bắn từ 3 - 120 km và có tốc độ 1.400 m/giây. Một hệ thống Aster-30 có thể theo dõi cùng lúc 300 mục tiêu bay và dẫn đường 16 tên lửa.



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không tầm trung NASAMS (Norwaygian Advance Surface to Air Missile System) của Na Uy sản xuất. Hệ thống sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của công ty Raytheon và có tầm bắn tối đa 25 km.



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) của công ty Kongsberd Defence & Aerospace, Na Uy sản xuất. Hệ thống này sử dụng tên lửa chống hạm hành trình dưới âm có tầm bắn 185 km với đầu đạn nặng 125 kg.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép chống mìn (MRAP) hạng nhẹ Gavial Plus 4x4 của công ty Rheinmetall, Đức sản xuất. Loại xe này có khối lượng 7,5 tấn và có thể chở theo 7 binh lính cùng đầy đủ trang bị.



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo cối tự hành Rak trứ danh của Ba Lan do công ty Huta Stalowa Wola (HSW) sản xuất. Pháo có cỡ nòng 120 mm, gắn trên thân xe bọc thép OT-64 Rys, có tầm bắn tối đa tới 12km và tốc độ bắn đạt 10-12phát/phút.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng PT-72U là bản nâng cấp sâu của xe tăng T-72 với giáp phản ứng nổ thế hệ mới, giáp lồng thép bảo vệ phía sau, các camera quan sát ngày đêm và thiết bị điện tử hiện đại.



http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình loại xe tăng hiện đại nhất của Ấn Độ, Arjun MK-II. Quân đội Ấn Độ dự định sẽ trang bị 124 xe tăng loại này trong vòng 5 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Súng máy hạng nhẹ Negev do hãng IMI của Israel sản xuất. Súng có khối lượng 7,4kg, sử dụng cỡ đạn 5,56 x 45 mm và sử dụng hộp tiếp đạn M27 150 viên. Negev có tốc độ bắn rất ấn tượng, có thể tới 1.150 phát/phút.



http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa hạng nặng WKW Wilk do nhà máy Zakladi sản xuất. Súng có khối lượng 16,1 kg, sử dụng cỡ đạn 12,7 x 99 mm NATO và có tầm bắn hiệu quả lên tới 2.000 mét.


http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa hạng nhẹ Bor được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị cơ khí Ba Lan (OBRSM). Súng sử dụng cỡ đạn 7,62 x 51 mm NATO, hộp tiếp đạn 10 viên và có tầm bắn hiệu quả 800 mét.



http://nghiadx.blogspot.com
Phiên bản súng máy hạng nhẹ của súng trường tiến công Beryl do Ba Lan sản xuất.



http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa bán tự động SKW-338. Súng sử dụng cỡ đạn trung bình 8,6 x 70 mm (.338), có khối lượng 7,5 - 8 kg với hộp tiếp đạn 10 viên. Dự đoán loại súng này sẽ được trang bị trong quân đội Ba Lan từ năm 2012.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tăng Spike-ER và Spike-LR phiên bản gắn trên trực thăng của Israel. Spike-LR có tầm bắn 4.000 mét còn Spike-ER có tầm bắn tới 8.000 mét.



http://nghiadx.blogspot.com
Quân phục chiến đấu tương lai của binh lính Ba Lan.


>> Mỹ mua UAV Switchblade



Lenta đưa tin, hôm 7/9, quân đội Mỹ vừa ký kết một hợp đồng cung cấp loại UAV siêu cơ động không người lái Switchblade với công ty kỹ thuật công nghệ AeroVironment.

Theo thông cáo báo chí của AeroVironment, giá trị của hợp của đồng là 4,9 triệu USD.

UAV Switchblade là một thiết bị bay không người lái cực nhẹ và có kích thước nhỏ gọn, nó có thể mang theo một đầu đạn và tiến công bằng cách lao thẳng vào một mục tiêu nhất định.

UAV mới này có thể cho vào trong một ba lô và người lính có thể phóng nó bằng tay trên chiến trường.

http://nghiadx.blogspot.com
UAV Switchblade của công ty AeroVironment.

Nhà sản xuất cho biết, Switchblade cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác tuyệt cao và không có hỗ trợ của pháo binh. Bởi vì UAV này được trang bị động cơ điện hầu như không phát ra tiếng ồn.

Ngoài ra, khi tiếp cận đến gần mục tiêu định trước, UAV này có thể tắt động cơ và bay vòng tấn công mục tiêu ở chế độ tàu lượn.

Máy tính mô đun cho phép điều khiển, giám sát chuyển động của UAV ở chế độ ngoại tuyến. Việc phát hiện mục tiêu được thực hiện bằng truyền hình video về chỉ huy trong thời gian thực.

Để nâng cao hiệu quả của UAV, các kỹ sư đã thiết kế làm cho nó có thể hủy bỏ nhiệm vụ hiện tại và chuyển sang một nhiệm vụ hay một mục tiêu khác.

Lựa chọn này cho phép tránh được tự phá hủy không chỉ là UAV trong trường hợp mục tiêu chuyển động bất ngờ mà còn tránh được thương vong đáng tiếc cho dân thường.

Theo lãnh đạo AeroVironment, ông Tom Herring, Switchblade không chỉ có thể cải thiện thành phần tình báo của quân đội, mà còn có thể là một phương tiện bảo vệ hiệu quả trong điều kiện chiến đấu.

>> Syria học cách bắn hạ máy bay NATO từ Nga



Đoàn sĩ quan đại diện Bộ Quốc phòng Syria sẽ tham dự diễn tập phòng không quy mô lớn trên lãnh thổ nước Nga


Trước khả năng cuộc tấn công tiềm tàng của NATO, các đại diện của Bộ Quốc phòng Syria sẽ tham dự diễn tập quân sự Liên minh chiến đấu - 2011. Tại đó, họ sẽ quan sát có thể hạ máy bay và tên lửa như thế nào. Đất nước Arab này hiện có nhiều cuộc bạo loạn và là nhà nhập khẩu vũ khí Nga lớn nhất ở khu vực Cận Đông và Bắc Phi.

Những năm gần đây, Nga cung cấp một loạt hệ thống bán vũ khí lớn cho Syria, trong đó có chương trình cải tiến tăng T- 72 của Lục quân Syria thành T- 72M1.

Nga cũng chuyển giao cho Syria 6 hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska, 18 tổ hợp tên lửa Buk-M2E, 36 hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1, một lô tên lửa phòng không vác vai Igla trong thành phần các mô đun phóng Strela, cũng như các hệ thống tập lái máy bay lên thẳng và máy bay phản lực.

Vì vậy, trước nguy cơ đe doạ quân sự từ phía NATO, người Syria đã nhận lời mời từ Bộ Quốc phòng Nga thăm diễn tập Liên minh chiến đấu.

Đại sứ quán Syria đã khẳng định với từ Izvestia sự có mặt của các tùy viên quân sự nước này trong đợt tập trận tới.

Ở đại sứ quán Syria giải thích là có kế hoạch cử một số đại diện bộ Quốc phòng Syria tham dự diễn tập phòng không, nhưng tạm thời chưa xác định là ai.

Để trình diễn trực quan tác chiến phòng không, gần 2.000 người tham gia diễn tập sẽ bắn hạ “máy bay địch” bằng tất cả các loại tổ hợp tên lửa phòng không như loại tầm trung Buk, S-75, S-125 và tầm xa S- 200, S-300, S-400. Các tổ hợp mục tiêu của Nga sẽ mô phỏng máy bay NATO.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125.

Theo chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko, các tên lửa tham gia diễn tập mà Syria đã sở hữu gồm: Buk, S-200 và S-125.

Ông Makiyenko nhận định: “Về mặt kỹ thuật quân nhân Syria có thể sử dụng những tên lửa này đế bắn hạ bất kỳ máy bay nào của NATO. Tuy nhiên các phi công NATO và Israel có kinh nghiệm rất lớn về chống lại tên lửa phòng không, và chắc là phòng không của Syria sẽ thất bại”.

Theo ông, việc có mặt trong diễn tập của Nga khó có thể tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho Syria. Tuy vậy, họ sẽ có được một vài kinh nhiệm, kể cả về mặt tổ chức. Nhưng nhiều chuyên gia Nga nói chung không tin là NATO dám tấn công Syria.

Ủy viên Ủy ban về chính sách đối ngoại và quốc phòng Vitaly Shlykov cho rằng: “Syria là nước thân Nga nhất về mặt quân sự ở Cận Đông và Liên minh Bắc Đại Tây dương khó có thể tấn công Cộng hoà Syria”.

Chủ tịch Viện hàn lâm các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov, người tháng 7/2011 vừa thăm Syria và đã gặp Tổng thống Bashar Asad cho rằng việc mời các đại diện của Syria dự diễn tập trước hết là một hành động chính trị.

Ông Ivashov nhận định: “Nga và SNG luôn tỏ ra là Syria rất gần gũi với chúng ta và chúng ta bày tỏ sự ủng hộ chính trị đối với nước này như là một đối tác.

Toàn bộ vấn đề là ở chỗ, liệu Nga và SNG có sẵn sàng đưa sang Syria các vũ khí hiện đại không, vì chúng ta luôn bị Tel- Aviv gây sức ép và theo dõi sát sao, nơi người ta luôn muốn đưa ra quyết định, cái gì có thể đưa sang Syria, cái gì không”.

Ông này cho rằng, người Syria nếu muốn đánh nhau thì phải có vũ khí hiện đại và phải học cho được cách khai thác chúng một cách chuyên nghiệp.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang