Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

>> Tuyên bố chấn động : phương Tây tạo ra virut HIV


Các nước phương Tây đã tạo ra virus HIV để làm suy nhược thế giới thứ 3 và tạo ra thị trường cho các công ty dược.

Trong bài phát biểu ngày 18/1, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã đưa ra tuyên bố rằng chính các nước phương Tây đã tạo ra virus HIV để làm suy nhược thế giới thứ 3 và tạo ra thị trường kinh doanh cho các công ty dược phẩm phương Tây.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Ahmadinejad. Ảnh AP


Cũng theo lời Tổng thống Ahmadinejad, các quốc gia châu Phi đã sai lầm khi nói rằng các hành vi vô đạo đức chính là nguồn gốc của căn bệnh thế kỷ này.

Sự hoài nghi về nguồn gốc virus HIV của Tổng thống Ahmadinejad xuất phát từ việc ông cho rằng thật không bình thường khi nhiều nước châu Phi đã cùng một lúc phát hiện ra loại virus này.

Theo Bộ trưởng Y tế Iran Fatemeh Vahid Dastjerdi, lợi nhuận từ sản xuất dầu lửa chỉ chiếm 5% giá bán của chúng, trong khi đó, các công ty dược thu được 20% lợi nhuận từ mỗi loại thuốc mà họ bán ra.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Ahmadinejad còn cho biết, những gì Israel đang thể hiện có thể khiến nước này bị xóa khỏi bản đồ và nói rằng cuộc tấn công khủng bố 11/9 tại Mỹ đã được lên kế hoạch từ bên trong.

"Một số phân đoạn trong chính phủ Mỹ đã sắp đặt cuộc tấn công nhằm đảo ngược nền kinh tế Mỹ đang suy giảm và kìm kẹp Trung Đông để cứu chế độ phục quốc Do Thái" - Tổng thống Ahmadinejad nói.

Ngoài ra, ông Ahmadinejad cũng tuyên bố rằng không có người đồng tính ở Iran

>> Tên lửa chống tăng siêu nhỏ của Trung Quốc


Trước xu thế sử dụng UAV cho các nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm trên thế giới, Trung Quốc quyết tâm không tụt hậu.


Mới đây, họ đã thể hiện một bước tiến dài khi giới thiệu loại tên lửa chống tăng cỡ siêu nhỏ chuyên dành để trang bị cho các UAV tấn công (UCAV)

Đi kèm với việc giới thiệu các loại UAV tấn công mặt đất CH-3 hay Wing Loong, Trung Quốc giới thiệu loại tên lửa chống tăng có thể trang bị cho các UAV này.

Năm 2009, Trung Quốc cũng đã giới thiệu tên lửa chống tăng AR-1 dành cho UAV. Tuy nhiên, loại tên lửa dẫn đường laser này có khối lượng tới 45 kg, do đó, chỉ có thể mang được với số lượng hạn chế trên UCAV cỡ lớn như Pterodactyl-I hay Wing Loong.

Để giải quyết bài toán tải trọng vũ khí, mới đây, Trung Quốc cho ra lò tên lửa chống tăng TH MPAM (Mini Precise Attack Missile - Tên lửa tấn công mặt đất chính xác cỡ nhỏ).


http://nghiadx.blogspot.com
UCAV Pterodactyl-I, một trong những UAV tấn công được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng có thể cạnh tranh với vũ khí tương tự của phương Tây


Tên lửa TH MPAM được thiết kế với mục đích chủ yếu chống lại các mục tiêu di chuyển chậm trên mặt đất như xe bọc giáp nhẹ, binh lính đối phương; công trình nhà cửa,...

Nhờ thiết kế siêu nhỏ và nhẹ, TH MPAM có thể mang trên UCAV cỡ nhỏ, mang trong ống phóng rocket của trực thăng tấn công hay thậm chí sử dụng như một loại tên lửa vác vai.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh tên lửa TH-MPAM trong bản giới thiệu của CASC TH-MPAM có chiều dài 635 mm, đường kính 57 mm tương thích với cả các ống phóng rocket S-5 tiêu chuẩn trên trực thăng hệ Nga - Liên Xô. Toàn bộ khối lượng phóng của loại tên lửa này chỉ nặng 3 kg, thích hợp gắn trên cả các loại UCAV cỡ nhỏ nhất.


Tuy có kích thước nhỏ, TH-MPAM cũng được trang bị đầy đủ các bộ dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường tv nhờ một camera CCD giúp xạ thủ có thể bắn ở chế độ “bắn và quên”.

Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này đạt đến 3,2 km với tốc độ tối đa 277m/s (Mach 0,8) nhờ một động cơ nhiên liệu rắn.

Theo số liệu của nhà sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CASC), TH-MPAM có xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao, lên tới 80% và nếu phóng hai tên lửa liên tiếp xác suất này tăng đến 96%.

Độ chính xác CEP khi bắn mục tiêu xe cộ đang chạy với vân tốc 40 km/h trong vòng 1 km của TH-MPAM đạt 0,8 mét và 3 mét ở tầm bắn tối đa.

http://nghiadx.blogspot.com
UCAV cỡ nhỏ CH-3 được giới thiệu tại triển lãm hàng không Chu Hải, đối tượng sử dụng chính của TH-MPAM


Đầu nổ của TH-MPAM chỉ có khối lượng 0,5 kg nhưng được thiết kế với rất nhiều loại phục vụ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đối với các mục tiêu “mềm” như binh sĩ đối phương, xe không bọc giáp, tên lửa sử dụng đầu đạn phá mảnh để đạt được hiệu quả tối đa. Với xe cộ bọc giáp nhẹ, đầu đạn HEAT sẽ giúp TH-MPAM xuyên thủng và phá hủy mục tiêu.

TH-MPAM đang trong giai đoạn hoàn thành nốt các thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa vào trang bị trong Quân đội Trung Quốc và có thể chào hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

>> Nga và Trung Quốc có thể nhảy vào can thiệp nếu Mỹ tấn công Iran


"Để chống lại sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO".


Ngày 8/1/2012, sĩ quan tình báo Hải quân nghỉ hưu Mỹ J.E. Dyer có bài viết cho rằng, Mỹ nếu tiến hành trừng phạt Iran rất có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Trung Quốc và Nga. Nga đã bắt đầu có hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải tổ chức tập trận.

Đồng thời, một tướng lĩnh quân đội Trung Quốc cũng cho biết, Mỹ tấn công Iran sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ Ba. Ngoài ra, năm 2011 Trung Quốc còn tổ chức tập trận ở Pakistan – tiếp giáp biên giới phía đông Iran, đồng thời đang tiến hành xây dựng quân sự ở phía bắc Pakistan, hơn nữa đã có khả năng tương đối điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Nếu Mỹ trừng phạt Iran, Nga và Trung Quốc có thể can thiệp quân sự. Nga đã bắt đầu có các hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải tập trận. Mỹ tấn công Iran cũng có thể gây ra Chiến tranh thế giới thứ Ba.


Bài viết cho rằng, bất kể Mỹ phải chăng có ý định làm bình ổn lại tình hình Iran hay không, sự bất ổn của tình hình nước này chắc chắn sẽ có hậu quả đáng sợ không thể dự đoán. Nga và Trung Quốc đều sẽ không ngồi nhìn Iran dựa vào đối phương hoặc Mỹ.

Báo Phương Đông viết: Hai nước này muốn nuôi dưỡng Iran thành “tay sai”, từ đó chiếm vị trí nhất định ở khu vực xung quanh “ngã tư lớn” Trung Đông, châu Phi, châu Âu.

Hiện nay, Nga và Trung Quốc đã thông qua nhiều cách thức, cho biết họ không có ý định tham gia bất kỳ hành động này của Mỹ đối với Iran, cũng không có hứng thú chờ đợi Obama tái tạo cục diện thế giới cho Nga và Trung Quốc.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran)

Đối với Nga, nước này nằm ở phía bắc Iran, khu vực Caucasus và các nước Trung Á chính là cánh nam “láng giềng” của Nga.

Moscow rất lo ngại Mỹ phát động các chiến dịch quân sự đối với Iran, họ đã bắt đầu tập kết lực lượng ở biên giới Nga ở phía nam, sơ tán gia đình quân nhân ở các chốt quân sự khu vực Caucasus, đồng thời đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Caspian, mô phỏng tình huống nguồn dầu mỏ và khí đốt của nước này bị phương Tây đe dọa quân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga

Hạ tầng cơ sở dầu khí biển Caspian thuộc nhiều nước, mà Nga tổ chức tập trận lần này có nghĩa là Moscow có ý xem nhẹ trừng phạt đối với Iran, cùng theo đuổi lợi ích thương mại với Iran.

Nhưng, giả thiết Nga chỉ thông qua bảo vệ hạ tầng cơ sở dầu khí của Iran để “giúp Iran” là quá hạn hẹp. Hiện nay, Nga còn đang cố gắng giảm bớt khả năng Gruzia trở thành căn cứ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ đối với Iran, đồng thời bảo đảm cho mình có thể thông qua Gruzia cung cấp sự hỗ trợ quân sự cho quân Nga đóng ở Armenia.

Có tin cho biết, nhà lãnh đạo quân sự Nga từng phàn nàn, hành động phong tỏa một tuyến đường vận chuyển then chốt của Gruzia làm cho những nỗ lực cung cấp hỗ trợ hậu cần cho quân Nga ở Armenia của Nga đã bị cản trở.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran)

Vào trung tuần tháng 12/2011, Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cho biết, Moscow lo ngại các phần tử khủng bố sẽ sẵn sàng phát động các cuộc tấn công vào Nga từ lãnh thổ Gruzia.

Ngoài ra, Nga cũng đã tăng cường cơ cấu chỉ huy cho Hạm đội Biển Đen, tăng cường trình độ sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội này lên mức cao nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Trung Quốc tham gia tập trận chung "Hữu nghị 2011" với Pakistan


Bài viết cho rằng, Nga đã điều lực lượng đặc biệt của Hải quân với hạt nhân là tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov”. Từ ngày 5-6/1/2012, chiếc tàu sân bay này đã tổ chức tập trận ở vùng biển Hy Lạp, sau đó còn đến cảng Tartus của Syria.

Nhìn từ góc độ của điện Kremlin, tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” chính là lực lượng tiên phong phản đối Mỹ hành động ở biển Đen.

Đương nhiên, động thái này của Nga có ý làm rõ sự hứng thú của họ đối với các vấn đề của Syria và ủng hộ chính phủ Assad. Nhưng, từ trước năm 2007 Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga quay trở lại vũ đài thế giới đến nay, bên ngoài đã không còn coi thường các mục tiêu chiến lược triển khai quân sự của Nga.

Một điều cũng đáng chú ý là, tháng 9/2011, Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể do Nga đứng đầu đã tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn, đã mô phỏng tình huống ngăn cản xây dựng đường ống dẫn khí ở giữa Azerbaijan và Turkmenistan.

Nếu đường ống này thực sự được xây dựng, thì người ủng hộ phía sau chỉ có thể là phương Tây. Như vậy, trong vấn đề quan tâm chiến lược, Nga đang ngày càng tính toán nhiều hơn đến lựa chọn quân sự.

Do đó để phá bỏ sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển

Bài viết cho rằng, ngoài Nga, còn có tin cho biết, một tướng lĩnh quân sự Trung Quốc từng cho rằng, nếu Mỹ tấn công Iran sẽ gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba.

Đối với vấn đề này, Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn ở Pakistan – nước láng giềng Iran vào năm 2011, đồng thời triển khai xây dựng quân sự ở khu vực Gilgit-Baltistan, miền bắc Pakistan, hơn nữa cũng có khả năng nhất định điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương.

>> Phong tỏa Trung Quốc ngay tại "CỬA NHÀ"


Các tàu chiến Mỹ được xem là “con chó lớn”, không vào được “cửa nhà”, còn tàu chiến đấu duyên hải được coi là “con chó nhỏ”.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Lý Kiệt – Viện nghiên cứu quân sự Hải quân Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tác chiến duyên hải mới của Mỹ


Bài viết cho rằng, đối với Hải quân Mỹ, lực lượng sở hữu rất nhiều tàu chiến cỡ lớn và vừa, đặc biệt là 11 tàu sân bay có lượng choán nước gần hoặc hơn 100.000 tấn, thì tàu chiến đấu duyên hải (ven bờ) có thể nói là “đồ chơi nhỏ”.

Nhưng, chính những tàu chiến đa năng có lượng choán nước hơn 2.000 tấn này không chỉ sẽ trở thành lực lượng tiên phong trong “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Mỹ, mà còn sẽ trở thành “đòn sát thủ” của chiến lược quân sự mới sau khi được Mỹ điều chỉnh.

Đặc điểm của tàu chiến đấu duyên hải là mớn nước nông, tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, thích hợp với tác chiến duyên hải.

Trước đây, theo báo Trung Quốc các tàu chiến của Mỹ đều được xem là “con chó lớn”, không vào được “cửa nhà” nước khác, còn tàu chiến đấu duyên hải lại được coi là “con chó nhỏ”, có thể đi vào “nhà” người khác.

Hiện nay, Mỹ đã chế tạo chỉ có 2 chiếc tàu chiến đấu duyên hải, nhưng có kế hoạch chế tạo 5-6 chiếc.

Được biết, Mỹ sẽ nhanh chóng triển khai vài chiếc tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, sau đó còn có thể triển khai đồng loạt ở các nước xung quanh biển Đông như Philippinese.

Vậy, Mỹ ra sức phát triển và triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở xung quanh Trung Quốc đã phản ánh điều gì? Điều này rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái X-47B


Các đây không lâu, máy bay không người lái, bom xuyên lòng đất, bom dẫn dường laser, xe tăng M1-A1 từng là vũ khí nổi trội trong cuộc chiến chống khủng bố, nhất là khi lùng bắt Osama Bin Laden, bắt Saddam Hussein, hiện lại đang nhạt dần trong con mắt của dư luận.

Đến nay, tổ hợp vũ khí gây chú ý nhất là tuyến đầu lập thể “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” tam vị nhất thể (dưới mặt biển, trên mặt biển và trên không) được hợp thành bởi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, tàu chiến đấu duyên hải và máy bay chiến đấu F-35, có thể trực tiếp phong tỏa đối thủ ở “cửa nhà”.

Gần đây có một quan điểm cho rằng, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Mỹ chỉ là một loại “chiến pháp”, tương tự chiến pháp kiểu mới “tác chiến trung tâm mạng”, chứ không phải là “chiến lược”.

Lý Kiệt cho rằng, nếu chỉ giới hạn “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” ở cấp độ xây dựng và sử dụng Quân đội Mỹ, sẽ là một sai lầm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích chính xác về sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược quốc gia của Mỹ và xu hướng tình hình chiến lược thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Bom xuyên lòng đất BLU-109 của quân Mỹ


Trên thực tế, ngày 5/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược quân sự mới ở Lầu Năm Góc cũng có nội dung giống hệt “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển”, và không có gì mới.

Ngoài việc nhấn mạnh sự thay đổi chiến lược như vậy, thời cơ tuyên bố thống nhất với các bước Mỹ rút quân khỏi Trung Đông và Afghanistan, liên hệ với những diễn biến về vũ khí trang bị của quân đội Mỹ, điều này không phải là sự trùng hợp.

Lúc này, Obama công bố chiến lược quân sự mới cũng là tín hiệu đối với các nước láng giềng Trung Quốc: hiện nay phải chính thức đối phó với Trung Quốc.

Nội hàm cốt lõi của “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” được đưa ra hơn 2 năm trước đã lộ rõ sự thay đổi quan trọng của chiến lược quân sự Mỹ:

Thứ nhất, từ việc coi chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan là mối đe dọa chính gần 10 năm qua, chuyển sang coi nước lớn thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ cả hiện tại và tương lai làm mối đe dọa chủ yếu, như Trung Quốc, Iran.

Về lịch sử, Mỹ luôn lấy các nước cụ thể làm mối đe dọa chiến lược, chẳng hạn đối với Nhật Bản, Đức cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, đối với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 10 năm chống khủng bố thực sự là một sự lệch lạc trong xây dựng quân đội của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Bom dẫn đường laser GBU-12 do quân Mỹ chế tạo


Thứ hai, Mỹ rút quân toàn diện khỏi 2 chiến trường Iraq và Afghanistan, đánh dấu Mỹ sẽ từ chủ yếu lấy Trung Đông, Nam Á làm khu vực tác chiến chính trong gần 10 năm qua, chuyển sang lấy khu vực duyên hải Tây Thái Bình Dương,

đặc biệt là vùng biển duyên hải Trung Quốc làm chính, bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Báo cáo chiến lược quân sự mới của Obama đã nói rất rõ: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương gây ra ảnh hưởng tiềm tàng cho Mỹ trên rất nhiều phương diện như kinh tế và an ninh”.

Về mô hình tác chiến cụ thể, quân Mỹ sẽ triệt để từ bỏ “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” đã vận dụng 20-30 năm qua, chuyển sang mô hình tác chiến lấy “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” làm chính.

Mô hình tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” đã phát huy vai trò quan trọng trong giành thắng lợi ở cuộc đối đầu giữa khối NATO và Hiệp ước Warsaw trước đây.

Nhưng, thời thế đổi thay, khi coi các nước lớn ở khu vực Tây Thái Bình Dương làm đối thủ chiến lược chính trong tương lai, mô hình tác chiến truyền thống “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” chắc chắn sẽ không thích hợp nữa, do đó “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” đã ra đời đúng lúc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia


Có thể dự đoán, trong tương lai, về thứ tự phát triển quân chủng, Mỹ cũng sẽ có một loạt bước chuyển ngoặt quan trọng: Lục quân và Lính thủy đánh bộ sẽ nhường vị trí cho Hải quân và Không quân.

Trong tương lai, trọng điểm của Mỹ sẽ là bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương hoặc đối phó với chống can dự và phong tỏa khu vực của những nước mới nổi.

Đối với sự chuyển hướng quan trọng và toàn diện này của chiến lược quân đội Mỹ, Trung Quốc cần tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và đánh giá, dự đoán đầy đủ, tuyệt đối không thể chỉ coi đó là “chiến pháp mới”.

Cần phải nắm chắc động thái, làm rõ ý đồ, tiến tới căn cứ vào điểm yếu của đối phương, phát triển vũ khí trang bị tương ứng, nghiên cứu mô hình ứng chiến mới.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35B của Mỹ

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

>> "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3" sắp xảy ra ???


"Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết", vì vậy các nước vùng Vịnh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra xung đột giữa Mỹ - Iran.

Tăng cường mua sắm quốc phòng

Tình hình tại eo biển Hormuz đang trở nên hết sức căng thẳng với những tuyên bố của các bên liên quan. Sau khi kết thúc cuộc tâp trận hải quân kéo dài 10 ngày, ngày 6/1/2012 Tehran thông báo sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận mới trong tháng 2/2012.

Cùng với đó, Mỹ và Israel cũng tổ chức một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa, diễn biến tình hình tại vùng Vịnh đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh nếu các bên liên quan không kiềm chế.



http://nghiadx.blogspot.com
Rất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại trong đó có hệ thống đánh chặn siêu hạng THAAD (ảnh) đã có mặt tại vùng Vịnh nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran.


AFP dẫn lời nhà phân tích quân sự Riad Kahwaji (UAE) cho biết: Các quốc gia vùng Vịnh đang dõi theo từng bước diễn biến mối quan hệ giữa Mỹ - Iran". Bởi, một cuộc xung đột giữa phương Tây và Tehran đồng nghĩa với việc nền kinh tế các nước vùng Vịnh bị tàn phá, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm trầm trọng. Nỗi quan ngại của các nước vùng Vịnh là có cơ sở khi các bên liên quan chưa cho thấy dấu hiệu nhượng bộ.

Dù vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao có thể làm dịu tình hình, song các quốc gia vùng Vịnh đã bắt đầu có những sự chuẩn bị để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm đối phó với tình huống xấu nhất, đặc biệt là các quốc gia thân cận với phương Tây. “Không có quốc gia vùng Vịnh nào mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng các nước đều có những chuẩn bị cho khả năng xấu nhất”, ông Riad Kahwaji nói.

Các quốc gia vùng Vịnh đang chờ đợi diễn biến tình hình và đẩy mạnh mua sắm quốc phòng, tháng 12/2011 Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận trị giá 29,4 tỷ USD để mua 84 máy bay chiến đấu F-15 và nâng cấp 70 máy bay phản lực khác đang có trong biên chế. Không lâu sau đó UAE cũng ký một thỏa thuận trị giá 3,84 tỷ USD để mua hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.

Trong năm 2011, Mỹ và Saudi Arabia cũng công bố hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD để mua sắm thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Kuwait cũng đặt mua tới 209 tên lửa Patriot trị giá 900 triệu USD. Hiện, tập đoàn Raytheon hoàn thành việc nâng cấp radar của hệ thống phòng không Patriot cho Kuwait.

Thủ tướng Qatar, ông Sheikh Hamad bin Jassem Al-Thani cho biết, trong quá khứ các nước vùng Vịnh đã cố gắng thu hẹp khoảng cách với Tehran và sẽ góp phần vào việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây. “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều không có lợi ích với một cuộc xung đột tại vùng Vịnh, sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran là đáng lo ngại. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc xung đột quân sự, tất cả chúng ta đều biết rằng không có người chiến thắng trong các cuộc xung đột như vậy, đặc biệt là đối với các nước vùng Vịnh”, ông nói.

Ngoài việc chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, các quốc gia vùng Vịnh cũng đang chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở tên lửa của Iran bị nghi ngờ triển khai trong khu vực. Ông Riad Kahwaji nói: “Chúng tôi nghe nói nhiều đến các biện pháp phòng ngừa trong nhiều quốc gia nhằm đối phó với mối đe dọa bằng tên lửa từ Iran”

Muốn tránh chiến tranh cần phải hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Nhà phân tích chính trị người Kuwait Sami al-Faraj nhận định, có hai kịch bản có thể xảy ra ở vùng Vịnh. Thứ nhất: Loại bỏ hoàn toàn các biện pháp dùng đến chiến tranh trừ trường hợp bị bắt buộc phải sử dụng đến vũ lực. Thứ hai: Sự cần thiết phải chống lại việc Iran can thiệp vào Syria, Iraq, Lebanon, Yemen và Sudan nhằm thổi bùng căng thẳng giáo phái. Ông Faraj cho rằng khả năng thứ hai là mạnh mẽ hơn.

Cần lưu ý rằng Kuwait đã xây dựng các cơ sở dầu mỏ chiến lược, các trung tâm tài chính, kinh doanh gần bờ biển Iran. Cơ sở dầu mỏ chiến lược Ras Tanura của Saudi Arabia chỉ cách bờ biển Iran có 180km, trung tâm dầu mỏ chiến lược Abu Dhabi thuộc UAE chỉ cách bờ biển Iran có 220km.

Các quốc gia vùng Vịnh có nhiều lý do để lo ngại, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ-Iran sẽ là thảm họa đối với các nước này. Không ai có thể đoán được Tehran sẽ làm gì với những vũ khí mà họ đang sở hữu.

>> Trung Quốc sử dụng STA1600 hoạt động gián điệp ?


Kính viễn vọng không gian có độ phân giải cao STA1600 mua từ Mỹ chắc chắn sẽ được Trung Quốc dùng cho chương trình không gian vũ trụ của họ.

Tờ “Thời báo Washington” cho biết, gần đây Chính phủ Mỹ đã xuất khẩu cho Trung Quốc một loại kính viễn vọng không gian có trang bị thiết bị chụp ảnh cao cấp. Loại thiết bị này có thể được Trung Quốc sử dụng để tiến hành hoạt động gián điệp công nghệ cao.

Các nhà phân tích quân sự cho biết, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng kính viễn vọng không gian có độ phân giải cao STA1600 này theo dõi mục tiêu vệ tinh và tên lửa của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com
Kính viễn vọng STA1600


Tin cho biết, ngày 3/1, tờ “Hoa Nam buổi sáng” Hồng Kông đã tiết lộ giao dịch này. Giao dịch này đã gây ngạc nhiên cho dư luận, trong đó có người Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Lưu Cường của Chính phủ Trung Quốc cho biết: “Thái độ của Chính phủ Mỹ rất không rõ ràng, vì vậy khi chiếc hộp thiết bị được vận chuyển tới nơi, chúng tôi rất vui mừng”.

Độ phân giải cao của thiết bị chụp ảnh dân dụng cao cấp, chẳng hạn như máy ảnh kỹ thuật số, thường không quá 12 triệu điểm ảnh (pixel). Trong khi đó, thiết bị chụp ảnh STA1600 lại có điểm ảnh lên tới 100 triệu, là loại thiết bị chuyên được nghiên cứu chế tạo cho Hải quân Mỹ.

Chính phủ Obama đang cải thiện kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, cố gắng nới lỏng xuất khẩu một số hàng hóa lưỡng dụng, nhưng đồng thời lại cho biết muốn tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với hàng hóa lưỡng dụng nhạy cảm.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang phát triển hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu


Gần đây, để giành được ưu thế trong không gian, chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc đã thực thi một số biện pháp quan trọng.

Nhưng, về mặt chế tạo ra thiết bị chụp ảnh có độ phân giải cao nhất, Trung Quốc vẫn lạc hậu so với Mỹ. Đây là một trong những lĩnh vực Trung Quốc kém Mỹ.

Với việc Chính phủ Mỹ kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu các vật liệu và hàng hóa lưỡng dụng, thì thiết bị chụp ảnh STA1600 đương nhiên cũng thuộc loại này.

Tuy nhiên, chính sách thương mại và năm bầu cử xem ra đã chiến thắng mối lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia từ thiết bị chụp ảnh này.

Bộ Thương mại Mỹ và Bộ Ngoại giao đồng cấp phép xuất khẩu cho nhà sản xuất ở bang California - Hiệp hội Công nghệ Bán dẫn, cho phép họ xuất khẩu cho Trung Quốc thiết bị chụp ảnh này.

Trong khi đó, nhìn vào tình hình chương trình không gian vũ trụ Trung Quốc do quân đội tiến hành quản lý, thì thiết bị chụp ảnh này hầu như chắc chắn sẽ được Quân đội Trung Quốc sử dụng, dùng để tăng cường khả năng tình báo trong không gian vũ trụ của họ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Trường Chinh

>> 3 tàu sân bay Mỹ đều có mặt tại vùng Vịnh


Ba tàu sân bay John C. Stennis, Carl Vinson và Lincoln sẽ tụ hội ở vùng Vịnh – khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ.

Ngày 11/1, Lầu Năm Góc tuyên bố, chiếc tàu sân bay thứ hai của Mỹ là USS Carl Vinson (CVN-70) đã đến khu vực vùng Vịnh, cho rằng đây chỉ là sự điều động “thông thường”, phủ nhận có liên quan đến tình hình liên tục căng thẳng của Iran.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Carl VinsonTàu sân bay Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã đến vùng Vịnh


Tuy nhiên, việc quân Mỹ gia tăng tập kết binh lực ở khu vực vùng Vịnh, khiến cho khu vực vùng Vịnh vốn căng thẳng tiếp tục phủ bóng chiến tranh.

Hạm đội 5 của Mỹ cho biết, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson, dưới sự phối hợp của tàu tuần dương, tàu khu trục, mang theo gần 80 máy bay và trực thăng, “ngày 9/1 đến khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ”.

Khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ bao gồm vịnh Péc-xích, biển Hồng Hải, vịnh Oman và một phần Ấn Độ Dương.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, tàu sân bay Carl Vinson “không ở vịnh Péc-xích”, không đi qua eo biển Hormuz.

Ông nói, tàu sân bay Carl Vinson sẽ thay thế tàu sân bay John C. Stennis đang đồn trú tại khu vực này.

Kirby cho biết: “Tàu sân bay Carl Vinson được điều đến khu vực này là sự điều động thông thường, có kế hoạch lâu dài, không có bất cứ sự bất thường nào”.

Theo Kirby: “Tôi không hy vọng tạo một ấn tượng cho người khác, tức là do chúng tôi lo ngại sự việc xảy ra trong nội bộ Iran, 2 chiếc tàu sân bay này mới vội vàng tới khu vực Trung Đông. Sự tình không phải như vậy”.

“Khu vực phụ trách của Hạm đội 5 cùng lúc có sự hiện diện của 2 tàu sân bay hoàn toàn không phản ánh bất cứ quan hệ gì với Iran”. “Tình hình triển khai quân sự của khu vực này không thay đổi”.

Quan chức quân sự Mỹ cho biết, ngày 9/1, tàu sân bay Carl Vinson bắt đầu tới vịnh Ả rập, thay thế cho tàu sân bay Stennis đang quay trở về. Cuối tháng trước, tàu sân bay Stennis đã rời khỏi vịnh Péc-xích, tuần trước Iran cảnh báo nó không cần phải quay trở lại vịnh Péc-xích.

Tàu sân bay John C. Stennis dự kiến quay trở về cảng chính San Diego, nhưng Lầu Năm Góc chưa tiết lộ về thời gian.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln


Một cụm tàu sân bay khác dẫn đầu là tàu sân bay Lincoln, ngày 10/1 kết thúc chuyến thăm Thái Lan, hiện đang ở Ấn Độ Dương.

Nó sẽ cùng với tàu sân bay Carl Vinson gia nhập hành động tác chiến của khu vực chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Quân đội Mỹ. Khu vực phụ trách của Bộ Tư lệnh Trung ương bắt đầu từ biển Ả rập lân cận.

Một quan chức quân sự khác cho biết: “Khu vực chiến lược của Bộ Tư lệnh Trung ương đồng thời có 2 tàu sân bay là điều rất bình thường”.

Còn một sĩ quan cho hay, 18 tháng trở lại đây, khu vực vịnh Péc-xích đồng thời có 2 tàu sân bay ít nhất đã có 2 lần.

Hiện nay chưa rõ tàu sân bay khác của Mỹ khi nào tới vịnh Péc-xích. Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ ngầm cho biết, tàu sân bay Mỹ đi qua eo biển Hormuz tới vịnh Péc-xích là một điều sớm muộn.

http://nghiadx.blogspot.com
Iran tập trận ở eo biển Hormuz


Gần đây Iran cảnh báo, nếu xuất khẩu dầu mỏ của họ bị các nước phương Tây trừng phạt, sẽ sử dụng vũ lực phong tỏa eo biển Hormuz, đồng thời cảnh báo tàu sân bay Mỹ không quay trở lại vùng biển vịnh Péc-xích.

Quân đội Mỹ cho biết, có khả năng ngăn chặn bất cứ hành động nào phong tỏa eo biển Hormuz. Ngày 10/1, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Jonathan Greenert thẳng thắn thừa ngận, đã sẵn sàng cho cuộc xung đột có khả năng xảy ra và hoạt động gần đây của Iran đã “khiến ông cả đêm khó ngủ”.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

>> Trung Quốc tăng bất thường các cuộc tập trận đổ bộ


Hạm đội Nam Hải đã tập trung huấn luyện các khoa mục như tác chiến đổ bộ, chống tàu ngầm… tăng cường phản ứng nhanh.

Ngày 11/1, tờ “Đại Công báo” Hồng Kông có bài viết cho rằng, trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và mới, Hải quân Trung Quốc tăng cường huấn luyện quy mô lớn, các binh chủng và tàu thuyền như tàu ngầm, tàu khu trục, thuyền máy (ca-nô), lực lượng trên không đều tới tấp tăng cường tập trận chung, nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ

Ba hạm đội lớn gồm Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Bắc Hải đều tăng cường huấn luyện có tính mục đích, đột phá một loạt vấn đề nan giải trong huấn luyện, tăng cường khả năng tác chiến ứng phó khẩn cấp.

Những năm gần đây, tranh chấp các vùng biển như biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng liên tục tăng lên,

nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi trên biển ngày càng nặng nề. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng, phát triển hải quân Trung Quốc được quan tâm rộng rãi.

Ngày 6/12/2011, khi hội kiến với các đại biểu Đại hội Đảng bộ Hải quân PLA lần thứ 11,

Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng,

đẩy nhanh xây dựng chuyển đổi hải quân, mở rộng và tăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự, thúc đẩy vững chắc hiện đại hải quân,

đóng góp mới và lớn hơn cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới.

Hạm đội Nam Hải diễn tập đổ bộ

Từ tháng trước đến nay, các tờ báo quân sự chính của Trung Quốc như báo Giải phóng quân, mạng quân sự chinamil,

trang mạng của Bộ Quốc phòng, CCTV quân sự… đã tiến hành đưa tin rộng rãi về công tác tập trận của Hải quân Trung Quốc.

Cuộc tập trận hàng năm của Hải quân cũng bắt đầu từ tuần trước.

Chi đội thuyền máy của Hạm đội Nam Hải tập trung vào các khoa mục như tác chiến đổ bộ, săn ngầm ở dưới biển sâu…, bám sát thực tiễn chiến đấu, tổ chức huấn luyện có khoa học.

Chú trọng nâng cao khả năng phản ứng nhanh cho bộ đội và khả năng đổ bộ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và vùng biển mới lạ, gia tăng mức độ huấn luyện hiệp đồng giữa các tàu chiến khác nhau.

Các loại tàu chiến khác nhau như tàu đổ bộ, tàu săn ngầm tổ chức thành biên đội liên hợp, diễn tập tiến hành tấn công liên hợp đối với các mục tiêu trên không, trên mặt biển và dưới mặt biển. Chi đội thuyền máy này hoàn thiện đề án đổ bộ như chạy trong bụi nước, hoạt động tại vùng biển phức tạp và vùng nước nhỏ hẹp giữa các đảo đá,

tổ chức cho bộ đội trải nghiệm thực tế chiến đấu ở vùng biển lạ và trong các khu vực nước chảy xiết phức tạp, tăng cường khả năng tác chiến ứng phó khẩn cấp.

Chi đội tàu đổ bộ của Hạm đội Đông Hải cũng tập trung giải quyết những vấn đề nan giải trong huấn luyện liên hợp.

Đồng thời phá vỡ giới hạn giữa các quân binh chủng, tổ chức tập trận chung cho tập đoàn quân của Lục quân, chi đội tàu khu trục của Hải quân và lực lượng bảo đảm,

đã tổ chức tập trận chiến đấu thực tế (người thật, đạn thật) liên hợp, đã nâng cao hiệu suất huấn luyện, đã kiểm tra trang bị của nhiều quân binh chủng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận cả ngày lẫn đêm

Trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiết lộ, lực lượng máy bay của Hạm đội Bắc Hải đã tiến hành dự báo đầy đủ về ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ thấp, khí tượng trên biển phức tạp, tình huống đặc biệt trên không có thể xuất hiện và vấn đề khó trọng điểm trong huấn luyện, ngày 6/1 đã hoàn thành tốt tập trận bay đầu năm mới.

http://nghiadx.blogspot.com


Vào trung tuần tháng 12/2011, nhiều tàu ngầm của một chi đội hải quân đã tập trận với tàu khu trục và máy bay trực thăng chống tàu ngầm, làm thay đổi phương thức huấn luyện tàu ngầm sớm đi tối về trước đây, gia tăng mức độ huấn luyện liên tục cả ngày lẫn đêm với cường độ cao, làm nổi bật huấn luyện hiệp đồng, đã nâng cao hiệu quả huấn luyện tầm xa.

Trong huấn luyện qua đêm đã hoàn thành nhiều khoa mục có độ khó cao như “đột phá khu vực phong tỏa chống tàu ngầm lập thể hải, không quân”, phá giải một loại vấn đề khó trong huấn luyện, đạt mục đích một lần luyện nhiều khả năng.

http://nghiadx.blogspot.com


Năm 2011, chi đội tàu ngầm, sư đoàn hàng không của hải quân, chi đội tàu khu trục, chi đội tàu hỗ trợ đã lần lượt triển khai hơn 20 cuộc tập trận chung.

>> Ấn Độ chi 1,1 tỉ USD mua trang bị vũ khí Israel?


Công ty Israel IAI vừa nhận một hợp đồng có giá trị kỷ lục trong lịch sử tồn tại của công ty để chuyển giao một loạt máy bay chiến đấu, đạn tên lửa....

Công ty Israel IAI vừa nhận một hợp đồng có giá trị kỷ lục trong lịch sử tồn tại của công ty để chuyển giao một loạt máy bay chiến đấu, đạn tên lửa, tổ hợp máy bay không người lái và hệ thống trinh sát.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng không Spyder/ Ảnh minh họa

Theo Globes, tổng trị giá của hợp đồng nói trên ước đạt 1,1 tỉ USD. Thông tin về hợp đồng trị giá kỷ lục của IAI đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán ở Tel Aviv, nhưng hiện vẫn chưa rõ ai là khách hàng.

Tuy nhiên, Globes dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ đăng tải, quốc gia này đã tích cực đàm phán một hợp đồng vũ khí lớn với phía Israel.

Hiện tại, cả IAI và phía Ấn Độ đều chưa lên tiếng khẳng định sự tồn tại của hợp đồng quân sự nói trên.

Tờ Globes đăng tải, nhiều công ty công nghiệp quốc phòng Israel đang tích cực đàm phán với phía Ấn Độ để nhận một hợp đồng quân sự kỷ lục.

Cần nhấn mạnh rằng, giám đốc IAI Itzhak Nissanm, người không thường xuyên tham gia đàm phán với đối tác nước ngoài, đã có cuộc đàm phán kín với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ.

Thông tin chi tiết về đơn hàng vũ khí Ấn Độ định mua vẫn chưa được công bố.

Trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã chi nhiều tỉ USD để mua sắm vũ khí-trang bị do các công ty quốc phòng Israel sản xuất. Cụ thể, năm 2009, Ấn Độ đã chi 1,1 tỉ USD mua tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Barak-8.

Cùng năm, công ty Rafael của Israel cũng nhận được hợp đồng bán cho Ấn Độ 18 tổ hợp tên lửa phòng không Spyder trị giá 1 tỉ USD. Theo nhận định của UPI, trong 10 năm qua, Ấn Độ tổng cộng đã chi ra khoảng 10 tỉ USD để mua vũ khí-trang bị từ Israel.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

>> Tàu 3 thân của Mỹ bị sao chép


Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt tay thực hiện chương trình phát triển chiến hạm tương lai cho hải quân lấy ý tưởng từ thiết kế ba thân (Trimaran) của Mỹ.

Thiết kế được nói tới thuộc chiến hạm USS Independence (LCS 2).

Trimaran của Hải quân Ấn Độ

Các nhà thiết kế Ấn Độ đang làm việc để thiết kế một chiến hạm tương lai trong thời gian 10 năm tới, đó là một chiến hạm tàng hình với thiết kế ba thân, và họ thừa nhận việc lấy ý tưởng từ thiết kế của USS Independence.

Theo đó, chiếc Trimaran trong tương lai của Ấn Độ sẽ được thiết kế ưu tiên khả năng tàng hình. Do đó, các loại vũ khí chính như tên lửa, ngư lôi... sẽ được đưa vào trong thân tàu. Đồng thời, phần thân tàu được thiết kế tạo góc cạnh để giảm khả năng phản xạ tín hiệu radar đối phương.

Ông KN Vaidyanathan, trưởng nhóm thiết kế dự án cho biết, ngoài việc giảm tiết diện mặt cắt radar, chiến hạm tương lai còn giảm các dao động sóng âm khi di chuyển dưới nước, đồng thời, giảm độ bộc lộ hồng ngoại và các tín hiệu khác.

Không chỉ vậy, chiến hạm Trimaran tương lai sẽ được trang bị radar đa chức năng và tất cả các ống phóng tên lửa thẳng đứng. Các ống phóng ngư lôi được bố trí ở bên trong của hai bên sườn tàu, giống như ở chiến hạm hộ tống Project 20380 của Hải quân Nga. Tàu còn mang được một trực thăng chống ngầm Kamov.

Ngoài ra, dựa vào thiết kế của tàu LCS 2 của Hải quân Mỹ, các nhà thiết kế Ấn Độ cũng đưa ra ý tưởng sẽ chế tạo chiến hạm tương lai của họ theo kiểu mô đun để có thể nhanh chóng thay đổi vai trò và nhiệm vụ cho con tàu.




Clip mô phỏng chiến hạm Trimaran tương lai của Hải quân Ấn Độ. "Siêu chiến hạm" ba thân Trung Quốc


Đối với Trung Quốc, họ cũng đã đưa ra ý tưởng thiết kế chiến hạm ba thân cho tương lai. Trong trường hợp này, USS Independence (LCS 2) của Hải quân Mỹ chính là ý tưởng để Hải quân Trung Quốc phát triển chiến hạm tương lai của họ.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm USS Independence của Mỹ (trên) và hình mô phỏng chiến hạm LCS tương lai của Hải quân Trung Quốc (dưới).


Tuy nhiên, Trung Quốc lại đi theo một hướng phát triển khác với Ấn Độ. Hải quân Trung Quốc đã chế tạo thành công một chiến hạm dùng cho nhiệm vụ tuần duyên với kích cỡ nhỏ, mục đích chủ yếu để phục vụ cho việc thử nghiệm, từ đó, họ sẽ tìm ra các phương án tối ưu cho thiết kế chiến hạm Trimaran thực thụ của mình trong tương lai.

Trong tháng 11/2011, Trung Quốc đã chạy thử nghiệm lần đầu tiên đối với chiến hạm này, và chuyến thử nghiệm được cho là đã thành công.

Đối với chiến hạm Trimaran tương lai mà Hải quân Trung Quốc đang phát triển, tất cả mới chỉ lộ diện về mặt hình ảnh mô phỏng, các chi tiết về hệ thống vũ khí của tàu chưa được tiết lộ.

Tuy nhiên, với tham vọng tăng cường sức mạnh Hải quân của mình, chiến hạm Trimaran của Trung Quốc chắc chắn sẽ được ưu tiên trang bị những loại vũ khí hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh chiến hạm Trimaran mới được Trung Quốc chế tạo thử nghiệm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần duyên ba thân của Trung Quốc trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 11/2011 vừa qua.


>> Khó tàng hình… khiếm khuyết


Trung Quốc gần đây đã cho ra mắt tàu lớp Hồ Bắc (Houbei - Type 22) thế hệ mới với những tính năng kỹ chiến thuật khá độc đáo.

Thế nhưng, sự khác lạ cả về… “cái áo khoác” sơn phủ bên ngoài cũng không thể che đậy hết những khiếm khuyết còn tồn tại.

Được coi là điểm nhấn của chiến lược hiện đại hóa hải quân Trung Quốc đến năm 2020, Hồ Bắc (Type 22) có khả năng tác chiến linh động và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, bộ và trên biển.

Nguỵ trang kiểu truyền thống

Houbei thuộc dạng tàu chiến 2 thân, có khả năng tàng hình, tốc độ cao (khoảng 58 km/giờ), mang tên lửa, thuộc thế hệ tàu chiến mới nhất của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Thiết kế đặc biệt của tàu cho phép giảm tín hiệu radar đến mức tối đa. Thân tàu dốc với những cửa sổ có cạnh hình răng cưa hạn chế phản xạ radar. Ngoài ra, tàu còn sử dụng công nghệ ngụy trang truyền thống với các màu sơn khác nhau tùy thuộc vào khu vực triển khai tàu. Ở miền Bắc, tàu được phủ “tấm áo choàng” với 4 màu sơn: đen, xám, xanh, trắng. Ở miền Nam, màu sơn sáng hơn với 3 màu chủ đạo trắng, xám, xanh. Tốc độ cao không chỉ giúp tàu có khả năng chiến đấu tốt hơn mà còn giúp tàu tránh né được radar đối phương một cách khá hiệu quả.

Tuy vậy, khả năng tàng hình không phải là thế mạnh chủ chốt của tàu. Chính thiết kế 2 thân của tàu mới thu hút được sự chú ý của nhiều người. Phải nói đây là một ý tưởng không mới, nhưng táo bạo. Từ xưa, thiết kế hai thân đã được sử dụng trong thuyền buồm thể thao. Cuối thế kỉ 20, không ít nước đã thử nghiệm thiết kế 2 thân cho phà tốc độ cao, rất nhiều tàu nhỏ, có nhiệm vụ trợ chiến được thử nghiệm cũng dùng thiết kế này, tuy nhiên hiếm có Hải quân nước nào mạo hiểm dùng thiết kế này cho tàu có nhiệm vụ trực tiếp tác chiến.

Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sử dụng kiểu thiết kế 2 thân cho tàu chiến (Hải quân Mỹ hiện cũng đang phát triển FSF 1 "Sea Fighter” cho nhiệm vụ tuần duyên). Thiết kế 2 thân có rất nhiều ưu điểm: cho phép tàu hoạt động với vận tốc lớn, lý trình dài, có tính ổn định cao hơn khi chạy với tốc độ cao so với tàu có thiết kế một thân thông thường, giúp tàu có thể hoạt động được ở những vùng nước nông, đặc biệt khi kết hợp với các chiến hạm và máy bay ném bom có căn cứ ở đất liền, tàu là một bổ trợ lý tưởng cho nhiệm vụ bảo vệ đường bờ biển dài của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Houbei tham gia tập trận.


Houbei được trang bị 8 tên lửa chống hạm loại C-801/802/803, đặt trên 2 bệ phóng phía đuôi tàu. Những tên lửa này có tầm hoạt động xa, từ 150 đến 200 km, có thể liên lạc với trực thăng và máy bay cánh cố định để nhận những thông tin mới nhất về mục tiêu. Ở giai đoạn cuối của chu trình bay, tên lửa có thể đạt tốc độ siêu âm (Mach 1,5). Hệ thống phòng không của tàu gồm các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa loại QW lớp MANPAD, 1 khẩu pháo AO-18 30mm và hệ thống pháo phòng không tầm gần AK-630 của Nga, có tốc độ bắn 5000 vòng trên phút, tầm bắn 4km đặt ở boong trước.

Để phục vụ mục đích chiến đấu gần bờ, tàu được trang bị 2 bệ phóng với 8 tên lửa hành trình, tấn công mặt đất tầm xa Hongniao, sản xuất dựa trên nguyên mẫu tên lửa Kh-SD/65 của Nga, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu nổ thường, tầm hoạt động từ 600 đến 3000 km, với trần bay từ Mach 0,7-0,8. Về thiết bị vô tuyến, tàu được trang bị hệ thống radar rà soát bề mặt Type 362, hệ thống radar định hướng và thiết bị định hướng quang điện HEOS 300.

http://nghiadx.blogspot.com
Houbei được thiết kế theo kiểu 2 thân.
Houbei thích hợp tác chiến trong vai trò phòng thủ, bảo vệ những khu vực gần bờ. Tuy nhiên nó cũng là lựa chọn tuyệt vời bởi khả năng tấn công vượt trội cho chiến lược “phòng thủ chủ động”. Nhiều nhà phân tích cho rằng, mối đe dọa thực sự của lực lượng hải quân Trung Quốc hiện nay không đặt vào các tàu sân bay và những tàu chiến lớn mua từ Nga, mà nằm ở những tàu ngầm diesel và những tàu chiến nhỏ có tốc độ cao như Houbei. Loại tàu này sẽ thực sự phát huy sức mạnh khi được tác chiến cùng các tàu ngầm diesel và tên lửa đường đạn, trở thành một “vật cản” cho bất cứ một tàu chiến hay thậm chí là tàu sân bay nào có ý định tiến vào vùng biển mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Những điểm yếu chí tử

Phải chăng Houbei kiểu 022 “hoàn hảo không tì vết”? Nhiều chuyên gia quân sự đã đưa ra những phân tích, mà theo đó Houbei không phải là không có yếu điểm. Thứ nhất, thiết kế 2 thân nổi bật của tàu lại ẩn chứa nhiều nguy cơ cho bản thân nó. Để đảm bảo độ bền vững cho phần thân chìm dưới nước ở thời điểm MUNK (phá vỡ sự ổn định của tàu, thường khiến tàu xoay vuông góc với dòng chảy), các nhà thiết kế chắc hẳn sẽ lắp đặt thêm bộ phận ổn định, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính động lực học của tàu và đòi hỏi 1 hệ thống diều khiển khá phức tạp. Thứ hai, tàu dùng nhôm làm chất liệu đóng tàu, giúp giảm trọng lượng, đồng thời tăng tốc độ hoạt động cho tàu. Tuy nhiên, chất liệu này lại khiến tàu dễ bị biến dạng khi gặp những lực tác động lớn.

Thứ ba, hệ thống tên lửa chống hạm hoạt động một cách bị động, phụ thuộc vào máy bay cánh cố định hay trực thăng cũng là một trong những yếu điểm của tàu. Thứ tư, vùng hoạt động nhỏ, hệ thống phòng không yếu nên chắc chắn tàu sẽ trở thành “miếng mồi ngon” cho trực thăng và tàu ngầm đối phương. Ngoài ra, đây là loại tàu chiến nhỏ, khó có khả năng hoạt động xa bờ hoặc chiến đấu dài ngày trên biển. Cuối cùng, sức mạnh của các tàu Houbei mới chỉ được Trung Quốc “quảng bá” chứ chưa hề được “thử lửa” trên chiến trường. Vì vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng không nên quá lo lắng về sức mạnh của Hồ Bắc.

>> Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm


Cả Mỹ và Đài Loan đều xác nhận, Hải quân Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type-094.

Tờ Washington Times dẫn một báo cáo trực tuyến của Quốc hội Mỹ hôm 4/1 cho biết, đầu năm 2012, Trung Quốc có thể đã triển khai vụ phóng thử nghiệm bí mật của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2, một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa mới của Trung Quốc.

Richard Fisher, một chuyên gia phân tích quân sự của quân đội Mỹ cho biết, trong những ngày đầu năm mới 2012, Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa JL-2 từ dưới nước, trong vùng cảng quân sự phía Bắc của cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi Trung Quốc đang bố trí ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hạm đội Bắc Hải, đặt tại căn cứ hải quân Tiểu Bình Đảo.



http://nghiadx.blogspot.com
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 8/10 cũng đã chính thức xác nhận Trung Quốc đã bắn thử tên lửa JL-2 nhân dịp năm mới.

Ông Fisher cho biết, "Quân đội Trung Quốc gần như muốn chứng minh điều này. Nếu các cuộc thử nghiệm SLBM mới thành công, Tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) Type-094 sẵn sàng thực hiện tuần tra chiến đấu với tên lửa mới".

"Chúng tôi đang giám sát các vụ phóng tên lửa tiếp theo của PLAN", ông này cho biết thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Hải quân Trung Quốc tại một quân cảng. SSBN Type-094 có thể mang 12 SLBM JL-2.


Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại úy John Kirby nói rằng: "Chúng tôi đã theo dõi chương trình JL-2 trong nhiều năm. Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề kỹ thuật khiến họ phải liên tục trì hoãn việc ra mắt tên lửa mới".

Chuyên gia quân sự Mỹ Roger Cliff, một người cũng chuyên nghiên cứu sức mạnh quân sự Quân đội Trung Quốc gần đây đã viết bài đăng trên tờ Defense News rằng, có thể, Trung Quốc sẽ thực hiện một đợt "thử nghiệm quân sự lớn”. Trong số đó bao gồm cả việc phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.

Nếu thông tin trên là chính xác, các cuộc thử nghiệm DF-21D có tầm quan trọng tương tự như việc Trung Quốc bắn rơi thành công một vệ tinh khí tượng hồi năm 2007 và hay cho J-20 cất cánh vào đầu năm 2011.

Việc mở rộng thử nghiệm vũ khí mới của Trung Quốc có thể để gây sức ép với người dân Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sắp tới tại hòn đảo này.

ICBM DF-31, nguyên mẫu của JL-2.

http://nghiadx.blogspot.com
DF-31

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 được Viện Công nghiệp và Khoa học Hàng Không Trung Quốc thiết kế. Tên lửa này được phát triển dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn Đông Phong 31 (DF-31).

JL-2 là một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa của Trung Quốc, nó có tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với công suất khác nhau, từ 25 - 1.000 kiloton, sức phá hủy của nó gấp khoảng 80 quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

>> Nga: Lá chắn tên lửa Mỹ có liên quan đếnTrung Quốc


Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

Nói về sự hiện diện của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

Thiếu tướng Dvorkin thuộc Học viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc đã được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.


http://nghiadx.blogspot.com
Về cơ bản, hệ thống phòng thủ tên lửa (màu xanh) sẽ có nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu của kẻ thù (màu vàng, màu hồng) khi hệ thống rađa (màu tím) phát hiện ra mục tiêu nguy hiểm


"Một hệ thống phòng thủ tên lửa Thái Bình Dương không phải là vấn đề trong tương lai xa. Nhật Bản đã sở hữu 4 hệ thống này, hai tàu khu trục của Hàn Quốc được trang bị các hệ thống Aegis. Nhật còn đang muốn tăng con số này lên 6 hệ thống".

Ông Dvorkin cũng nói thêm: Nhật đã chặn đứng các mục tiêu đạn đạo với sự hỗ trợ từ phía Mỹ. Dựa trên địa điểm bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa đặc biệt đó, chúng đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

"Đây là một hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động. Và chắc chắn là chúng đe dọa tới tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là so với của Nga".

Cũng trong các phát hiện này, vị tướng Nga còn nói rằng Trung Quốc cũng sẽ liên quan tới các cuộc đàm phán sắp tới về vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và châu Á.

"Chúng ta không thể chỉ nhìn hệ thống này trong khuôn khổ đối thoại giữa Nga, Mỹ và NATO. Bởi vì Trung Quốc là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động lên các quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" - ông Dvorkin nói.

Trong khi đó, Alexey Arbatov - lãnh đạo của Trung tâm An ninh quốc tế cũng thuộc học viện trên gợi ý rằng Nga nên thay đổi cách thức đàm phán về các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.

"Các đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu nên được khởi động lại, và nên thay đổi về cách thức. Điều cần thiế là phải nói về khả năng tương thích của hệ thống phòng thủ không gian của Nga và chương trình của NATO, chứ không phải là về khả năng tham dự của Nga vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hay của NATO".

Arbatov sau đó đề xuất rằng Mỹ cũng có thể muốn đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ của Nga không nhằm vào lãnh thổ của họ.

"Moscow yêu cầu Washington phải đưa ra các đảm bảo mang tính pháp lý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại Nga. Sau đó, chúng ta mới nghĩ đến việc Nga có thể đưa ra điều gì đảm bảo với Mỹ rằng hệ thống phòng thủ không gian của Nga không nhằm vào Mỹ".

Arbatov cho rằng trên thực tế, các hệ thống này cùng theo đuổi một mục đích.

Arbatov nói thêm các cuộc đàm phán về hệ thống phòng thủ này của Mỹ tại châu Âu nên được tiến hành cùng lúc với các cuộc thương lượng về một hiệp ước mới đối với các loại vũ khí tấn công chiến lược, các vũ khí có độ chính xác cao và các vũ khí thông thường.

"Tôi nghĩ rằng nếu như cách thức được thay đổi theo cách này, rất nhiều vấn đề sẽ được coi như giải pháp thực tế hơn so với một sự tuyên truyền chính trị".

Tháng trước, Mỹ đưa ra các thông tin về việc bố trí lại các tàu chiến với tên lửa điều khiển ở các vùng biển gần biên giới Nga. Chính quyền Mỹ lên kế hoạch triển khai các đơn vị chống tên lửa tại các tàu quanh Tây Ban Nha và ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trên đất Ba Lan và Cộng hòa Séc.

Phía Nga cho rằng động thái này nhắm vào các lực lượng hạt nhân của Nga và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phản ứng một cách "cứng rắn" bất thường.

Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, Tổng thống Nga đã cho kích hoạt hệ thống rađa giám sát toàn bộ các tên lửa có thể được phóng tại lục địa châu Âu, bao gồm cả lãnh thổ Anh.

Những diễn biến quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và căng thẳng leo thang tại Syria khiến cho nhiều nhà phân tích của Nga lo ngại rằng Nga - Mỹ đang có nguy cơ cận kề với một cuộc chiến tranh lạnh mới.

>> Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom tàng hình để đối phó Trung Quốc


Vào giữa thập niên 20 tới, Mỹ có khả năng sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới được trang bị vũ khí laser hiện đại.

Ngày 6/1, tạp chí “Tuần san Hàng không” Mỹ có bài viết cho rằng, gần đây chiến lược quân sự mới của Mỹ cùng với việc đang tiến hành điều chỉnh trọng điểm chi tiêu quốc phòng, sẽ đẩy nhanh phát triển máy bay ném bom tàng hình kiểu mới từng bị đình trệ trước đây, gia tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển máy bay do thám kiểu mới. Điều này sẽ làm cho công nghiệp hàng không Mỹ được lợi rất nhiều.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình B-2 hiện nay của quân đội Mỹ


Được biết, Quốc hội Mỹ đã đồng ý cắt giảm 487 tỷ USD ngân sách chi tiêu quân sự trong 10 năm tới, hơn nữa nếu mức độ cắt giảm nợ công Liên bang vào tháng 1/2013 không đủ 1.200 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục cắt giảm 600 tỷ USD.

Điều đã xác định là, chi tiêu cho Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ bị cắt giảm, nhưng đầu tư cho lực lượng tác chiến chiến lược tầm xa sẽ được tăng cường, để đáp ứng nhu cầu tác chiến ở các khu vực như Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên. Đối với vấn đề này, Không quân Mỹ sẽ gia tăng mức độ đầu tư cho chương trình máy bay ném bom tàng hình kiểu mới.

Ngay từ đầu năm 2011, Không quân Mỹ đề xuất cần đầu tư 3,7 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển loại máy bay ném bom tàng hình tầm xa kiểu mới này.

Nếu được thúc đẩy thuận lợi, có triển vọng vào giữa thập niên 20 của thế kỷ này, sẽ sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới, mục đích chủ yếu là tăng cường lớn sức mạnh chiến lược cho Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám MC-12W


Các nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, trong tương lai có thể trang bị vũ khí laser hiện đại cho máy bay ném bom kiểu mới này. Có phương tiện truyền thông phỏng đoán, việc phát triển và triển khai loại máy bay ném bom này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.

Mỹ còn tăng cường đầu tư vào máy bay do thám để hỗ trợ cho kế hoạch tác chiến chống bạo loạn và chống du kích. Hiện nay, “Kế hoạch Tự do” của Không quân Mỹ đã bàn giao một lô máy bay do thám MC-12W, nó sẽ phát huy tác dụng lâu dài.

Đồng thời, Lục quân Mỹ cũng có hệ thống do thám trên không tăng cường của mình. Ngân sách quốc phòng được điều chỉnh như thế nào đối với phương án vốn cho lực lượng trinh sát/do thám trên không của Lục quân Mỹ vẫn còn chưa xác định.

Nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta nhấn mạnh, công nghệ không gian dùng cho do thám, máy bay không người lái và hệ thống mạng sẽ đều tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ngân sách quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ


Một nhiệm vụ phát triển quan trọng của Không quân Mỹ chắc chắn là máy bay chiến đấu F-35. Hiện nay vẫn chưa rõ việc phát triển F-35 có bị cắt giảm ngân sách theo sự điều chỉnh mới về chính sách quốc phòng hay không.

Có chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu F-35 sẽ được nghiên cứu phát triển 3 phiên bản, nhưng sản lượng trong 5 năm tới sẽ giảm đi.

Hiện nay, Nhật Bản và Israel đều đang tích cực tìm kiếm mua sắm máy bay chiến đấu F-35, điều này ở mức độ nào đó làm giảm vấn đề dành nguồn vốn ngân sách của Mỹ cho nó.

>> Cơn ác mộng 'vũ khí không sát thương' đã bắt đầu


Một thông tin rò rỉ từ Lầu Năm Góc cho hay, loại vũ khí không để lại dấu vết trực tiếp mà gây hậu quả về tâm lí, thể chất về sau đã được phát triển.

Trong một bức thư gửi đến biên tập viên của New York Times năm 1908, nhà khoa học Nikola Telsa đã viết: "Khi nói về chiến tranh trong tương lai, tôi nghĩ rằng sẽ không còn việc tấn công trực tiếp lên cơ thể mà là một sự tấn công trực tiếp bằng sóng điện với một cơ chế phá hủy mới."

Tuần trước, một thông tin rò rỉ trên trang web PublicIntelligence.org về bộ phận Nghiên cứu vũ khí không giết người của Quân đội Mỹ đã khẳng định lời tiên đoán của Telsa.

Trong khi súng gây tê bằng điện vẫn còn thịnh hành thì một loại súng mới tích hợp 600 viên đạn cao su cùng với hơi cay đã cho thấy sức mạnh khi kết hợp 2 loại công cụ trấn áp đám đông nổi tiếng. Loại vũ khí kể trên đã được sử dụng rộng rãi trong việc trấn áp người biểu tình trong phong trào Chiếm phố Wall cuối năm ngoái.



http://nghiadx.blogspot.com
ADS (Active Denial System) Hệ thống khống chế hành động, một trong số các vũ khí không gây sát thương của Mỹ (Ảnh: military.wikia.com)


Tuy nhiên, loại vũ khí không giết người tối tân nhất hiện nay không còn tác động vào cơ thể nữa mà có cơ chế tấn công hoàn toàn mới. Một thiết bị có tên là Hệ thống khống chế hành động - Active Denial System (ADS) được miêu tả là có thể hoạt động tầm xa với một chùm sóng vô hình, bước sóng khoảng vài mm.

Các chuyên gia cho rằng tác hại đầu tiên của nó là có thể gây mù lòa cho nạn nhân bị tấn công; trong khi những người khác còn tin rằng các nạn nhân còn có thể bị ung thư sau khi bị tấn công bằng sóng này.

Ngoài ra, khi di chuyển trong không khí, ADS còn có khả năng được điều chỉnh hướng từ trung tâm điều khiển nơi phát đi những chùm sóng.

Bên cạnh đó, Hệ thống tấn công âm thanh - Acoustic Hailing Devices (AHD) lại có khả năng gây ra các tổn thương về thính giác cho các nạn nhân trên mặt đất. Đối với các thợ lặn dưới nước thì có một thiết bị mang tên eLOUD© có thể gây ra cảm giác buồn nôn và tê liệt thính giác từ khoảng cách 457m.

Còn nếu những người sử dụng muốn nạn nhân bị tấn công cả về thị và thính giác - đồng nghĩa với việc mù và điếc cùng lúc, thì một thiết bị có tên Phân tán âm thanh và ánh sáng - Distributed Sound and Light Array (DSLA) sẽ làm nhiệm vụ này. Loại vũ khí này sẽ sử dụng những chùm tia hỗn hợp cùng với âm thanh tạo nên sức mạnh của mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống DSLA trên xe tác chiến (Ảnh: website Bộ Quốc phòng Mỹ)


Nói một cách đơn giản, những thiết bị này có khả năng làm đối tượng bị tấn công tê liệt và ngừng hoạt động trong các môi trường khác nhau.

Một số người Mỹ tin rằng các phương tiện này đã được sử dụng trong việc trấn áp người biểu tình; tuy nhiên cũng chưa ai dám khẳng định điều này.

Vào tháng 9/2006, Thư ký Không quân Mỹ Michael Wynne đã khẳng định, Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống vũ khí không gây sát thương trên toàn thế giới. Ông cho biết: "Nếu chúng ta chưa có cơ hội sử dụng nó cho người Mỹ thì nên sử dụng trong thời chiến. Bởi vì nếu tấn công ai đó bằng các loại vũ khí này mà không có mục đích cụ thể thì sẽ bị các phương tin truyền thông lên án."

Trên thực tế, năm 2004 tại New York, trong cuộc biểu tình phản đối Hội nghị Quốc gia và Đảng Cộng hòa, các cảnh sát đã sử dụng một thiết bị phát điện ảnh hưởng đến thần kinh, chúng còn được gọi là từ âm thanh đến hộp sọ - voice to skull.

Khi nói về việc sử dụng sóng điện từ trong các loại vũ khí chiến tranh tương lai, nhà khoa học Telsa đã nói rằng nó là 'một giấc mơ' và giờ đây nó đã thành sự thật.

Tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn nếu gọi đây là một cơn ác mộng.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

>> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột


Nhằm đảm bảo ưu thế trước bất kỳ cuộc chiến nào, từ những năm 1990 Mỹ đã phát triển một học thuyết quân sự mới, song đằng sau đó là những nguy cơ xung đột rất lớn. 

Tiến sỹ Raoul Heinrichs, một học giả tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc phòng ĐH Quốc gia Australia đã có bài viết nhận định về tác động của học thuyết quân sự AirSea Battle mà Mỹ đang phát triển đối với tình hình an ninh tại châu Á.




http://nghiadx.blogspot.com


Dưới đây là một phần bài viết của ông:

Không - Hải chiến thay Không - Lục chiến

Năm 1992, Đô đốc James Stavridis, Chỉ huy tối cao của quân đồng minh châu Âu đã nói: “Chúng ta cần một khái niệm về không chiến trên biển mới, một lực lượng có khả năng triển khai ngay lập tức, tích hợp đầy đủ cho mọi cuộc không kích có thể xảy ra”.

Học thuyết quân sự “AirSea Battle” (Không chiến trên biển) được ra đời từ đó. Mỹ cùng với các đồng minh trong khối quân sự NATO đã tập trung vào các bài tập quân sự nhằm phát triển cho học thuyết quân sự mới này.

Học thuyết quân sự này tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Không quân và Hải quân Mỹ. Ở đó, AirSea Battle vận hành một cỗ máy chiến tranh tổng thể, từ trinh sát, phân tích tình báo tầm xa, hiệp đồng giữa tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, đến các máy bay trinh sát và chiến đấu trên không, hệ thống vệ tinh... cho tới vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, chỉ thị và tấn công các mục tiêu, phá hoại khả năng trinh sát, ngăn chặn các hệ thống tấn công và cuối cùng là phá hoại và làm tê liệt khả năng tấn công từ xa của đối phương. Kế hoạch này có vai trò quan trọng tương tự như kế hoạch tổng hợp không quân - lục quân được triển khai tại châu Âu trong những năm chiến tranh lạnh nhằm đối phó với Liên Xô.

http://nghiadx.blogspot.com
Học thuyết quân sự mới của Mỹ có thể đẩy thế giới vào những cuộc xung đột.


Học thuyết mới nhằm ngăn cản Trung Quốc

Kế hoạch chi tiết cho sự phát triển của học thuyết AirSea Battle vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng. Mục tiêu hướng tới của học thuyết quân sự này là khu vực châu Á, nếu không muốn trắng ra là để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Phía bên kia, có vẻ như Trung Quốc đã chuẩn bị mọi thứ cho sự thách thức quyền kiểm soát của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã cho thấy họ không còn nhượng bộ trước các chiến lược của Mỹ tại châu Á. Đồng thời, các đồng minh Mỹ tại châu Á cho rằng, Washington ưu thế quân sự tại Tây Thái Bình Dương đang mất dần. Uy tín quân sự của Mỹ phụ thuộc vào khả năng ngăn chặn thống trị đại dương của Trung Quốc.

Đó là những bài toán mà Washington phải giải đáp trong thời gian tới. Và ở đây, mục đích thực tiễn của Học thuyết quân sự "AirSea Battle" chính là vượt qua những chiến lược chống xâm nhập của Trung Quốc, bảo vệ và kiểm soát các vùng biển, bảo đảm tự do hàng hải...

Ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn tích cực

Để đạt được sự vượt trội trong chiến lược AirSea Battle, Mỹ cần phải tiến hành một loạt các nâng cấp cho hạ tầng cơ sở như: hệ thống chỉ huy chiến trường C4ISR, tăng số lượng các tàu ngầm tối tân, chống ngầm toàn diện, các máy bay ném bom chiến lược mới và vũ khí chống vệ tinh... Tiếp đến là các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu tuần dương mới, máy bay chiến đấu mới và thậm chí là tàu đổ bộ mới.

Những hệ thống trên đều rất đắt tiền, trong khi đó Washington đang phải đối mặt với áp lực cắt giảm ngân sách lên tới hàng tỷ USD trong thập kỷ tới, sau các cuộc chiến mệt mởi ở Trung Đông và Nam Á. Điều này là trở ngại cho bước tiến của học thuyết AirSea Battle và thói quen bá quyền suốt nửa thế kỷ qua của Washington.

Tuy học thuyết quân sự chưa định hình một cách rõ ràng, song đã có nhiều ý kiến cho rằng. AirSea Battle là một chiến lược tốn kém và vô ích, thậm chí nếu học thuyết quân sự này được cụ thể hóa hơn nữa, nó sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn xung đột vũ trang thậm chí là xung đột hạt nhân tại khu vực.

Hệ quả đầu tiên của việc thực thi AirSea Battle là thúc đẩy cuộc vũ trang, vốn diễn ra ỉ cháy ở châu Á.

Thứ hai, tốc độ phát triển của ngoại giao Trung Quốc không bắt kịp sự phát triển của sức mạnh quân sự của nước này. Do đó, việc giải quyết các thách thức mới bằng các biện pháp ngoại giao có thể thực hiện chậm trễ.

Cuối cùng, khi AirSea Battle được thực hiện, việc triển khai ngăn chặn các hệ thống giám sát làm suy giảm khả năng tấn công từ xa của Trung Quốc chắc chắn sẽ diễn ra. Dù thủ đoạn thực hiện bằng các phương tiện thông thường cũng dẫn đến việc Bắc Kinh nhận thức đó là nỗ lực phá hủy khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Mọi sự leo thang sẽ không loại trừ khả năng xảy ra xung đột hạt nhân.

Tuy nhiên, học thuyết AirSea Battle cũng có điểm tích cực nhất định, việc đảm bảo tự do hàng hải cho phép Mỹ tiếp tục đóng một vai trò mạnh mẽ trong khu vực. Điều này cho phép Washington thực hiện các cam kết với đồng minh, ngăn chặn "chủ nghĩa đơn phương" của Trung Quốc tại châu Á.

Bằng cách cung cấp cho Bắc Kinh một sự cởi mở hơn về chính trị và giảm ảnh hưởng của quân đội tại những khu vực nhạy cảm, Mỹ sẽ tránh được hệ quả tiêu cực của học thuyết quân sự AirSea Battle gây ra, trong khi vẫn giữ được vai trò của mình tại châu Á.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang