Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

>> Robot tác chiến độc lập của Israel



Các nhà khoa học Israel đang phát triển hệ thống robot tác chiến độc lập, có khả năng giao tiếp với nhau để hỗ trợ các nhiệm vụ của Quân đội Israel (IDF).

Các chiến binh robot tác chiến độc lập sẽ không còn là hình ản trong phim khoa học viễn tưởng. Những hoạt cảnh như: robot có hình dạng rắn trườn giữa chướng ngại vật trong khi một chiếc xe ủi không người lái quét sạch bom mìn tự chế IED, các phương tiện bay tự động cất cánh làm nhiệm vụ giám sát hay những robot “bướm” với thiết kế phỏng sinh học bay vèo vèo trong không khí….đang được Israel tích cực phát triển và biến nó thành hiện thực.

Một báo cáo Quốc phòng của Israel đánh giá toàn diện và đề cao các phương tiện bay không người lái UAV do nước này chế tạo. Ngoài ra, các phương tiện không người lái trên mặt nước (USV) và trên bộ (UGV) thực hiện các nhiệm vụ của Hải quân và Lục quân cũng được Israel chú trọng phát triển. Một số loại phương tiện không người lái khác cũng tham gia tác chiến đô thị hay bảo vệ biên giới.

Hiện nay, hầu hết các loại robot nội địa của Israel là sản phẩm hợp tác của Quân đội Israel (IDF), Cục quản lý Bộ Quốc Phòng về Phát triển Vũ khí và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công ty quốc phòng và các học viện nghiên cứu hàng đầu

Dưới đây là một số phương tiện không người lái phổ biến của Israel hiện nay:

Một trong những thiết bị này, UGS Guardium (Hệ thống không người lái trên bộ) một chiếc xe tự hành tham gia hoạt động bảo vệ biên giới, là sản phẩm của Công ty G-nius, cùng thuộc sở hữu của Công nghiệp hàng không Israel (IAI) và Elbit Systems.

Guardium được trang bị cảm biến có khả năng xác định khoảng cách xa /gần và truyền tải hình ảnh mà nó thu được ở dạng 3-D về trung tâm điều khiển.

Trong hoạt động dân sự, Guardium được hoạt động trong Hệ thống an ninh của Sân bay quốc tế Ben Gurion.



http://nghiadx.blogspot.com
UGV Guardium là một trong số các phương tiện không người lái phổ biến trong hoạt động đảm bảo an ninh của Israel.
Gần đây, IDF cũng gửi Guardium làm nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng ngày xung quanh Dải Gaza và các khu vực thuộc Hàng rào An ninh của Israel ở Bờ Tây.

Bên cạnh đó, thiết kế của UGV này còn để mở đường, nằm phục kích, tiến hành giám sát, cung cấp hậu cần và hỗ trợ sơ cứu y tế.

http://nghiadx.blogspot.com
AvantGuard được triển khai tại khu vực biên giới.


Một chiếc xe tự hành khác mà G-nius phát triển là "AvantGuard". UGV này được thiết kế máy ảnh ở phía trước và sau để có tầm quan sát 360 độ.

Một điểm sáng khác là "TALOS" (Phương tiện tuần tra tự động giám sát biên giới mặt đất), đảm bảo an ninh cho biên giới hoặc các khu vực rộng. Hiện nay IAI và Quỹ R&D châu Âu đang hợp tác phát triển và hoàn thiện TALOS.

Một trong số tính năng kỳ vọng của TALOS là có thể nhận diện, định điểm, quét và theo dõi các phương tiện hay người đáng ngờ xâm phạm biên giới.

Robot tác chiến môi trường đô thị

Hai tập đoàn, Elbit Systems và Galileo Motion Instruments của Israel đang phát triển ViPeR, một loại robot có tính cơ động, linh hoạt, thông minh phục vụ hoạt động chiến đấu trong đô thị.

Với trọng lượng 12 kg đảm bảo một người lính cũng có thể mang vác trên chiến trường, VIPeR có thể leo càu thang, vượt qua nhiều dạng chướng ngại vật để có thể thực hiện nhiều dạng nhiệm vụ.

Robot này có thể vận hành liền trong 8 giờ. VIPeR được lắp camera để truyền hình ảnh thời gian thực khi hoạt động. Một điểm tiên tiến ở robot này nó có thể chiến đấu bằng phóng lựu đạn hay tiểu liên.

Elbit cũng đã sản xuất một biến thể nhỏ hơn là Mini Viper với trọng lượng chỉ có 3,5 kg. UGV này có thể được dùng để tác chiến trong đô thị. Thậm chí, nó có thể di chuyển trong các kênh mương, đường hầm với các nhiệm vụ ghi ảnh.

http://nghiadx.blogspot.com
VIPeR là một trong số các robot tác chiến nhiều ưu điểm của Israel trong môi trường đô thị.


Một loại robot khác là Eye-Drive có thể đặt vừa trong áo chiến đấu của người lính. Ban đầu, nó được sử dụng trong quá trình trả đũa của Israel ở Dải Gaza trong tháng 1/2009 (Chiến dịch Cast Lead).

Robot này chỉ nặng 3 kg và được trang bị tới 6 máy ảnh nhằm chụp và sau đó xử lý, cung cấp các bức ảnh toàn cảnh (panorama) cho trung tâm hoặc nhóm chiến đấu.

Eye-Drive còn được trang bị một khẩu súng để kích nổ bom, mìn tự chế IED hoặc đối phó với các đối tượng đáng ngờ.

Tương tự Eye-Drive, một nhà sản xuất robot khác là ODF Optronics phát triển Eye-Ball, là một robot có hình dạng của một quả lựu đạn với trọng lượng 500 gr, có khả năng truyền hình ảnh chất lượng cao.

ODF Optronics đang kết hợp với Công ty Công nghệ Remington (Mỹ) để bán Eye-Ball bên ngoài lãnh thổ Israel.

Bộ Quốc phòng Israel đã thiết lập các quỹ đầu tư cho Khoa Khoa học Máy tính của ĐH Bar-Ilan để phát triển thuật toán nhằm cung cấp cho robot khả năng mang các “gói” dữ liệu để có thể tự động thực hiện việc tuần tra hay cảnh báo kẻ thù xâm nhập.

Các robot được lập trình để phát triển tùy vào khu vực hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người và có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ cuộc xung đột nào.

Israel cũng tập trung vào phát triển hoạt động robot hoạt động bày đàn có dạng giống côn trùng. Với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn robot xâm nhập vào khu vực nhất định và đưa ra quyết định tập thể.

>> Trung Quốc sở hữu tới 1.200 máy bay thế hệ thứ ba



Không quân Trung Quốc đang chuyển đổi phát triển mạnh mẽ nhờ được trang bị nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến.

Trang mạng “Link” Nga cho biết, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu bắt tay loại bỏ dòng máy bay chiến đấu J-7 cũ ra khỏi lực lượng tuyến 1.

Có nguồn tin cho biết, máy bay có tính năng tác chiến khá yếu J-7 sẽ dần dần “nghỉ hưu” trong vài năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-7III của không quân Đại quân khu Bắc Kinh


Báo Nga cho hay, sở dĩ quân đội Trung Quốc quyết định chuyển J-7 cho lực lượng tuyến 2, chủ yếu là do trong những năm gần đây có rất nhiều máy bay chiến đấu mới được bàn giao cho Không quân Trung Quốc.

Thống kê cho thấy, trong 4 năm gần đây, tổng số máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba trang bị cho Không quân Trung Quốc gồm J-10, J-11 (sao chép Su-27SK), Su-27, Su-30 và J-8F từ 500 chiếc đã tăng lên tới 1.200 chiếc.

Đồng thời, số lượng máy bay chiến đấu J-6 (sao chép MiG-19 của Liên Xô cũ) và J-7 đang ngày càng giảm xuống. Bốn năm trước, số lượng trang bị của hai loại máy bay này còn lên tới gần 2.000 chiếc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay J-10B của Không quân Trung Quốc


Báo Nga cho rằng, một nguyên nhân khác thúc đẩy quân đội Trung Quốc đưa J-7 sang lực lượng tuyến 2 là sự thay đổi của kế hoạch đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc.

Căn cứ vào kế hoạch này, trọng điểm đào tạo phi công là để họ có thể lái may bay chiến đấu hiện đại hơn. Ngoài ra, một mục đích khác của kế hoạch này là nâng… lên 40% (quá trình này cần 5 – 7 năm).

Điều cần chỉ ra là, tuổi thọ hoạt động của máy bay chiến đấu J-7 hiện nay của Không quân Trung Quốc sẽ chỉ còn duy trì được vài năm.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-11


Báo Nga cho biết, Trung Quốc hiện vẫn là nước trang bị nhiều nhất dòng máy bay chiến đấu J-7 (MiG-21). Đồng thời, các doanh nghiệp hàng không Trung Quốc còn đang tiếp tục xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu này cho các nước đang phát triển.

Theo thống kê, trong 60 năm qua, Liên Xô cũ và Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng hơn 10.000 máy bay chiến đấu dòng MiG-21 và J-7.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-8F


Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

>> Top 10 vũ khí Nga năm 2011



Dưới đây là 10 vũ khí Nga nổi bật năm 2011 theo xếp hạng của chuyên gia quân sự Igor Korotchenko và Slon.ru.

Dưới đây là chùm ảnh giới thiệu 10 vũ khí tốt nhất của Nga:



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn RS-24 Yars
Cơ quan phát triển: Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT)

Hãng sản xuất: Nhà máy Votkinsky

Mô tả: Được sản xuất loạt ở 2 dạng bố trí (trong giếng phóng và cơ động).

Trong tương lai Yars sẽ là hệ thống tên lửa chủ lực của Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga RVSN. Tên lửa có thể đưa 6 đầu đạn hạt nhân đi xa xuyên lục địa. Tầm bắn tối đa 12.000 km. Tên lửa có chiều dài 23 m, đường kính 2 m.

Dự kiến, RS-24 Yars sẽ là nền tảng của RVSN trong 20-30 năm tới.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 PAK FA
Cơ quan phát triển: Viện thiết kế OKB Sukhoi

Hãng sản xuất: Công ty Sukhoi

Mô tả: Là thiết kế máy bay tiêm kích sử dụng công nghệ tàng hình nhằm nâng cao khả năng sống còn của tiêm kích trong chiến đấu.

Đang có 2 mẫu T-50 bay thử nghiệm (ra mắt công chúng lần đầu tại triển lãm MAKS-2011).

Vũ khí chính gồm tên lửa và bom có điều khiển được bố trí trong các khoang bên trong máy bay.

Các đặc điểm nổi bật khác: chế độ bay siêu hành trình, có radar mạng pha chủ động, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho thiết bị trên khoang nhờ đó phi công trao đổi thông tin ở chế độ đối thoại, khả năng siêu cơ động. Máy bay có chiều dài 19,4 m, sải cánh 14 m, trọng lượng cất cánh tối đa 35,5 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-500.
Hãng phát triển và sản xuất: Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei

Mô tả: S-500 dùng để tiêu diệt tên lửa chiến dịch-chiến thuật và tên lửa tầm trung, cũng như các mục tiêu đường đạn trong vũ trụ gần bay với tốc độ đến 7 km/s.

Bán kính chiến đấu của tên lửa phòng không có điều khiển đến 600 km.

Hệ thống có khả năng phát hiện và tiêu diệt đồng thời đến 10 mục tiêu đường đạn siêu âm.

Dự kiến bắt đầu sản xuất loạt vào năm 2015.

Hệ thống S-500 sẽ là nền tảng sức mạnh hỏa lực của hệ thống phòng không-vũ trụ đang được xây dựng của Nga. Ưu điểm chủ yếu của hệ thống là nó có thể bắn hạ không chỉ tất cả các loại mục tiêu bay hiện có mà cả các mục tiêu ở vũ trụ gần.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm nguyên tử đa năng Projekt 885 Yasen
Cơ quan phát triển: Viện KB Malakhit

Hãng sản xuất: PO Sevmash

Mô tả: Là tàu ngầm thế hệ 4, có độ bí mật và tàng hình cao. Có khả năng mang các tên lửa hành trình (8 bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ mang 3 tên lửa), 10 ống phóng lôi cỡ 650 mm và 533 mm.

Tàu ngầm có chiều dài 119 m, chiều rộng lớn nhất của thân 13,5 m, thủy thủ đoàn 85 người. Đây là một thiết kế hoàn toàn mới. Nga chưa từng có các tàu ngầm như vậy.

Tàu ngầm nguyên tử này còn có thể làm nhiệm vụ trinh sát trong các vùng biển gần bờ của đối phương và theo dõi các tàu ngầm nước ngoài. Khi cần, tàu ngầm có thể tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu mặt đất, cũng như tàu mặt nước.

Với tính đa năng của mình, tàu ngầm Yasen có độ ồn thấp và đặc tính thủy âm học tuyệt vời.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng hiện đại hóa Т-90АМ
Hãng phát triển và sản xuất: NPK Uralvagonzavod

Mô tả: Т-90АМ là biến thể hiện đại hóa sâu của Т-90.

Tính năng kỹ thuật chi tiết của Т-90АМ hiện chưa được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng xe tăng được trang bị hộp số tự động, các lưới chắn phòng vệ, module súng máy điều khiển từ xa và các khí tài quan sát mới.

Công suất của động cơ xe tăng được tăng thêm 130 mã lực (đạt 1.130 mã lực).

Т-90АМ lần đầu tiên được giới thiệu vào mùa thu năm 2011 tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil.

Hướng hiện đại hóa chính: tháp xe nay được trang bị pháo, máy nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến, cũng như trang bị thêm súng máy điều khiển từ xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M
Cơ quan phát triển: Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM)

Hãng sản xuất: Nhà máy Votkinsky

Mô tả: Dùng để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ và mục tiêu diện trong hậu phương đối phương ở tầm đến 500 km. Có thể mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Iskander đang được sản xuất loạt.

Tên lửa có trọng lượng phóng 3.800 kg, trọng lượng phần chiến đấu 480 kg, chiều dài 7,2 m, đường kính 920 mm. Tên lửa có tốc độ sau giai đoạn bay đầu là 2,1 km/s.

Hệ thống đem lại những khả năng tấn công mới và sức mạnh hỏa lực cao hơn cho lục quân. Ở tỉnh Leningrad đã triển khai lữ đoàn Iskander-M đầu tiên, dự định sẽ triển khai Iskander-M ở tỉnh Kaliningrad và vùng Krasnodar để đáp lại việc bắt đầu xâu dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator
Hãng phát triển và sản xuất: Vertolety Rossyy (Trực thăng Nga)

Mô tả: Ka-52 dùng để tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, sinh lực và mục tiêu bay. Máy bay đang được sản xuất loạt. Tổ lái 2 người, tốc độ hành trình 250 km/h, tầm bay thực tế 520 km.

Biến thể hải quân Ka-52K (bổ sung cơ cấu gập các lá cánh) dùng để triển khai trên các tàu sân bay trực thăng Mistral mà Hải quân Nga sẽ đưa vào trang bị vào năm 2014, cũng như các tàu chiến khác.

Toàn bộ 4 tàu Mistral mà Nga mua của Pháp sẽ được trang bị Ka-52K Alligator.

http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa ORSIS T-5000
Hãng phát triển và sản xuất: GK Promtechnologyy

Mô tả: Các đặc tính kỹ-chiến thuật của súng trường này cho phép tiêu diệt chắc chắn các mục tiêu bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, không cần bắn chỉnh và chuẩn bị kỹ thuật trước ở tầm đến 1,5 km.

Cho đến mới đây, các xạ thủ bắn tỉa Nga chỉ trông cậy vào súng trường SVD (Dragunov). Nhưng ngay trong năm 2011, đã hoàn thành phát triển loại súng kế thừa SVD và đang tiến hành thử nghiệm. Т-5000 hiện chưa được nhận vào trang bị, song hy vọng điều đó sẽ xảy ra vào năm 2012.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa Projekt 20380 Soobrazitelny
Cơ quan phát triển: Viện thiết kế TsMKB Almaz

Hãng sản xuất: Severnaya Verf

Mô tả: Là thiết kế tàu corvette đa năng (tàu ven bờ) có ứng dụng công nghệ tàng hình. Vũ khí gồm các hệ thống vũ khí tấn công, phòng không và chống ngầm. Vũ khí tấn công chủ yếu là hệ thống tên lửa đối hạm Uran có tầm bắn đến 130 km.

Tàu có chiều dài 104,5 m, chiều rộng 13 m, tốc độ đến 27 hải lý/h, tốc độ tiết kiệm 14 hải lý/h, thủy thủ đoàn 99 người.

Đây là chiến hạm sản xuất loạt đầu tiên của Nga chế tạo theo công nghệ tàng hình. Nhờ có độ bộc lộ nhỏ, tàu có khả năng rộng lớn trong tác chiến chống tàu ngầm lẫn tàu nổi. Tàu có thể phòng thủ tích cực khi đối phương sử dụng tên lửa và ngư lôi chống hạm.

http://nghiadx.blogspot.com
Súng phóng lựu RPG-32 Hashim
Hãng phát triển và sản xuất: GNPP Bazalt

Mô tả: Dùng để tiêu diệt rất nhiều loạt mục tiêu, từ các xe tăng chủ lực và xe chiến đấu hiện đại cho đến boongke, xe không bọc thép và bộ binh đối phương. Cỡ đạn 105 mm (súng cũng có thể dùng đạn lựu cỡ 72 mm). Chiều dài ở tư thế chiến đấu 0,9-1,2 m, trọng lượng 6-10 kg (tùy thuộc vào cỡ đạn).

RPG-32 có tầm bắn hiệu quả 200 m, tầm bắn có ngắm 700 m. Đạn lựu 105 mm PG-32V xuyên phá được giáp phản ứng nổ cộng với 650 mm giáp thép.

RPG-32 có hiệu quả cao nhờ sử dụng 2 loại đạn (đạn xuyên lõm và đạn nhiệt áp) cỡ 105 mm và 72 mm. Chủng loại đạn được lựa chọn đơn giản chỉ bằng cách lắp loại đạn cần thiết lên cơ cấu phóng.

RPG-32 Hashim gồm cơ cấu phóng sử dụng nhiều lần với cơ cấu ngắm chuẩn trực tiêu chuẩn (bảo đảm tốc độ ngắm cao hơn khoảng 2-3 lần so với ngắm “đầu ruồi” truyền thống).

Một đặc điểm quan trọng của súng phóng lựu RPG-32 là đặc tính đạn đạo đồng nhất của tất cả các phát bắn nên giảm được rất nhiều thời gian huấn luyện xạ thủ.

>> Tại sao Trung Quốc từ chối đóng quân ở Seychellese



Mặc dù Seychellese có vị trí chiến lược, Mỹ và Ấn Độ đều tranh giành, nhưng Trung Quốc đã từ chối xây dựng căn cứ quân sự để tránh các nước ngờ vực.

Đầu tháng 12/2011, Bộ trưởng Ngoại giao Seychelles Adam đề xuất mời biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc tiến hành tiếp tế và nghỉ ngơi ở đảo Mahe. Sở dĩ Seychelles đưa ra đề nghị này là do sức mạnh quốc gia và sức mạnh quân sự có hạn của họ không thể ứng phó với hoạt động của cướp biển Somalia lan tràn tới vùng biển của Seychelles.

Để chống lại sự tấn công của cướp biển, những năm gần đây, chính phủ Seychelles ra sức tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự với các cường quốc về vận tải trên biển, Mỹ và Ấn Độ dựa vào ưu thế trên biển của họ, đã đưa lực lượng vươn tới đảo quốc có vị trí then chốt này trên tuyến đường hàng hải ở Ấn Độ Dương.




http://nghiadx.blogspot.com
Quốc đảo Seychellese
Seychelles - trạm trung chuyển hàng hải quốc tế

Nước Cộng hòa Seychelles tiếp giáp với bờ biển phía đông của châu Phi, nằm ở vùng biển phía tây nam Ấn Độ Dương. Phía bắc giáp với vùng biển vịnh Aden của châu Phi, phía tây giáp Kenya và Somalia của Đông Phi, phía nam có thể thẳng hướng mũi Hảo Vọng của châu Phi.

Cả nước Seychelles được bao bọc bởi 115 hòn đảo lớn nhỏ, cơ bản tập trung ở 4 quần đảo: đảo Mahe và đảo vệ tinh xung quanh, đảo Silhouette - đảo North, quần đảo Praslin, đảo Frégate và các rạn san hô gần đó. Tổng diện tích mặt đất chỉ có 455,39 km2, dân số khoảng hơn 80.000 người.

Nhìn vào quan hệ địa lý, Seychelles là mối liên kết trên biển kết nối giữa Đông Phi với châu Á, châu Mỹ và châu Âu, đồng thời là nơi phải đi qua khi vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông châu Mỹ.

Hiện nay, hai tuyến đường biển quan trọng đi xuyên qua vùng biển thuộc Seychelles lần lượt là tuyến đường biển Suez và tuyến đường biển mũi Hảo Vọng.

Tuyến đường biển Suez là tuyến đường biển ngắn nhất từ vịnh Péc-xích đi qua kênh đào Suez và đến khu vực Địa Trung Hải, tuyến đường này chủ yếu thông qua vịnh Aden phía bắc Seychelles, là cầu nối quan trọng kết nối Tây Âu với khu vực năng lượng Trung Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Vị trí chiến lược của Seychellese tạo sức hút đối với các cường quốc


Còn tuyến đường biển mũi Hảo Vọng chủ yếu đi qua vùng biển mạn tây Seychelles, là tuyến đường biển quan trọng ra vào cửa ngõ tây nam Ấn Độ Dương, do bị hạn chế bởi trọng tải và số lượng của kênh đào Suez đối với tàu thuyền, các tàu chở hàng cỡ lớn của các nước châu Mỹ vận chuyển các loại vật tư chiến lược như dầu mỏ chủ yếu đi qua tuyến đường biển này.

Ngoài ra, Seychelles cũng có bến cảng tốt có khả năng tiếp nhận các tàu thuyền cỡ lớn. Đảo Mahe là hòn đảo lớn nhất của Seychelles, diện tích khoảng hơn 140 km2, cảng Victoria nằm ở bờ phía bắc hòn đảo này là cảng duy nhất của hòn đảo, tuy quy mô không lớn, nhưng điều kiện khí hậu rất tốt, là cảng tránh gió tự nhiên.

Phía đông nam hòn đảo này còn xây dựng sân bay quốc tế, có thể cất/hạ cánh máy bay cỡ lớn. Nhờ cảng biển có vị trí địa lý then chốt và điều kiện thích hợp, Seychelles đã trở thành đầu mối trọng yếu của vận tải biển quốc tế.

Chống cướp biển: Seychelles lực bất tòng tâm

Diện tích đất liền của Seychelles tuy không lớn, nhưng quần đảo này lại rất phân tán, tổng diện tích lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước này lên tới 1,4 triệu km2. Đa số các hòn đảo khó có thể đóng quân lâu dài, nhưng đã trở thành nơi ẩn náu tạm thời cho hoạt động cướp biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Cướp biển vùng biển Somalia khiến cho Seychellese bất lực


Hiện nay, Lực lượng Quốc phòng Nhân dân Seychelles được hợp thành bởi Lục quân và Cảnh sát biển. Lực lượng tổng cộng là 800 người, trong đó có 500 binh sĩ Lục quân, 300 binh sĩ Cảnh sát biển. Mà vùng biển của Seychelles rộng lớn như vậy thì sự phòng thủ của hơn 800 quân rõ ràng chỉ là “giật gấu vá vai”.

Trong những năm gần đây, với sự tấn công của các hạm đội hộ tống của hải quân các nước, cơ hội cướp bóc tàu thương mại của cướp biển Somalia ở vùng biển Aden giảm xuống, chúng lại để mắt tới tàu thuyền đi qua vùng biển lân cận của Seychelles, do đó vùng biển Seychelles trở thành “khu vực thảm họa” cho tàu thuyền qua lại.

Chẳng hạn, tháng 4 năm nay, ở vùng biển phía tây Seychelles, Cảnh sát biển Seychelles đã bắt giữ 7 tên cướp biển Somalia, địa điểm xảy ra cách đảo Mahe chỉ 150 hải lý. Sự cướp bóc liên tục của cướp biển không chỉ làm cho tàu thuyền qua lại do dự, chùn bước, mà còn chặn lại các nguồn kinh tế và cung ứng vật tư của Seychelles.

http://nghiadx.blogspot.com
Biển đẹp của Seychellese thưa vắng du khách


Ngành nghề trụ cột của nước này là du lịch và nghề cá, trong đó ngành du lịch chiếm 70% thu nhập ngoại tệ. Do hoạt động cướp biển tràn lan, chính phủ các nước liên tục cảnh báo tàu du lịch nước họ tránh vùng biển Seychelles nguy hiểm, bãi biển náo nhiệt trước đây của Seychelles nay đã trở nên vắng vẻ. Trong khi đó, tàu cá của Seychelles cũng thường bị cướp biển cướp bóc.

Rất nhiều ngư dân không dám ra khơi đánh bắt cá, làm cho thu nhập thủy sản của nước này giảm đi một nửa. Ngoài ra, để ứng phó với sự tấn công, gây rối của cướp biển, hàng năm chính phủ Seychelles buộc phải trích hàng chục triệu USD trong số thu nhập có hạn của mình để chống cướp biển, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế nước này.

Đại diện thường trực của Seychelles tại Liên Hợp Quốc Ronald Jumeau cho biết: “Đối với người Seychelles chúng tôi, cướp biển quấy nhiễu không chỉ đã làm ảnh hưởng đến tự do trên biển, thương mại trên biển hoặc an ninh hàng hải quốc tế, mà còn đe dọa đến an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế của chúng tôi”.

Vì vậy, chính phủ Seychelles buộc phải phát đi tín hiệu nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, mời lực lượng quân sự nước ngoài giúp ngăn chặn hoạt động cướp biển.

Đóng quân ở Seychelles: Tấn công cướp biển không phải là mục đích duy nhất

Hoàn cảnh của Seychelles vô cùng khó khăn như vậy, với tư cách là các cường quốc quân sự trên biển, Mỹ và Ấn Độ một mặt tích cực dang tay giúp đỡ, đồng thời cũng tận dụng cơ hội đưa lực lượng quân sự tới Seychelles, do đó cục diện chiến lược ở Ấn Độ Dương cũng đang lặng lẽ thay đổi.

http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Mỹ thiết lập căn cứ máy bay không người lái trên đảo Mahe của Seychellese


Tháng 9/2009, biên đội máy bay do thám không người lái của quân đội Mỹ đã đến đóng tại Seychelles. Nhìn bề ngoài, quân Mỹ triển khai máy bay không người lái chỉ là để tiêu diệt cướp biển, nhưng những thông tin “giải mật” của báo chí cho biết, quân Mỹ đóng ở Seychelles còn có nhiều mục đích chiến lược hơn.

Trước hết, tổ chức Al Qaeda và các thế lực cực đoan chống Mỹ hoạt động tích cực ở Somalia, trong khi nước này lại không thuận cho quân Mỹ đồn trú. Vì vậy, quân Mỹ chỉ có thể dựa vào lực lượng kiểm soát tầm xa để nhắm vào mục tiêu.

Hiện nay, máy bay do thám không người lái của Mỹ triển khai trên đảo Mahe có thể bay 18 giờ liên tục, còn có thể trang bị 12 quả tên lửa Hellfire và tên lửa dẫn đường chính xác, khi cần thiết có thể tiêu diệt mục tiêu định sẵn. Căn cứ quân Mỹ trên đảo Mahe trên thực tế là tiền đồn cho các chiến dịch chống khủng bố toàn cầu do Mỹ lãnh đạo.

Thứ hai, đối mặt với tình hình hỗn loạn của Trung Đông và Đông Bắc Phi, tuyến đường vận chuyển dầu mỏ Trung Đông của Mỹ phải đối mặt với thách thức rất lớn. Để bảo vệ tốt hơn lợi ích năng lượng của mình, Mỹ đã tăng cường thâm nhập quân sự đối với các nước Đông Phi.

Quân đội Mỹ không chỉ triển khai ở Seychelles, mà còn lần lượt xây dựng căn cứ máy bay không người lái ở các nước như Ethiopia và Djibouti. Mạng lưới chống khủng bố được dày công xây dựng này đã bao trùm tuyến đường năng lượng Ấn Độ Dương đi qua mũi Hảo Vọng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái Predator mang theo đạn dẫn đường laser của quân đội Mỹ


Thứ ba, khu vực Đông Phi trong đó có Seychelles vốn là thuộc địa của Anh, Pháp, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước lần lượt tách khỏi các nước phương Tây và trở nên độc lập. Do căm ghét thực dân, châu Phi đã trở thành khoảng trống trong triển khai chiến lược của Mỹ, nhưng lại là thị trường tài nguyên và hàng hóa chủ yếu của các nước châu Á mới nổi.

Để hạn chế hợp tác kinh tế giữa các nước đáng phát triển như Trung Quốc với châu Phi, Mỹ cũng đã tăng cường bảo vệ khu vực này về quân sự.

Ngoài Mỹ, quốc gia luôn tìm kiếm vị thế thống trị ở Ấn Độ Dương là Ấn Độ cũng liên tiếp có các động thái ở Seychelles. Năm 2009, Hải quân Ấn Độ từng triển khai tàu chiến ở Seychelles. Năm 2010, Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự với quân đội Seychelles, đồng thời cung cấp hỗ trợ trang bị và đào tạo kỹ thuật cho quân đội Seychelles.

Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự có chiều sâu với Seychelles cũng xuất phát từ sự tính toán chiến lược của họ.

Một là, Ấn Độ đã có vai trò ảnh hưởng to lớn ở vịnh Bengal và biển Ả Rập, nếu tiếp tục giành được quyền đóng quân ở Seychelles, có thể hình thành lợi thế địa lý 2 điểm 1 tuyến ở vùng biển Ấn Độ Dương, giành trước cơ hội cho Hải quân Ấn Độ mở rộng không gian trên biển ở Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ muốn kiểm soát Ấn Độ Dương


Hai là, các nước đang phát triển khác của châu Á và Ấn Độ đang có một mối quan hệ cạnh tranh, đánh chiếm trước “lô cốt đầu cầu” Seychelles, chắc chắn giúp cho Ấn Độ có ưu thế hơn trong cuộc chiến kinh tế giành lấy thị trường và tài nguyên châu Phi.

Ba là, căn cứ hải quân Diego Garcia của Mỹ hiện vẫn là trở ngại lực lượng quân sự lớn nhất xưng bá Ấn Độ Dương của Ấn Độ, trong tương lai nếu muốn thực hiện “giấc mơ” - “biển của Ấn Độ”, Ấn Độ chắc chắn phải ngăn chặn quân đội Mỹ có hiệu quả, Seychelles lại là điểm tập trung tốt nhất.

Từ chối đóng quân ở Seychellese, Trung Quốc muốn gì?

Gần đây, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức tới Seychelles. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã trao đổi ý kiến về việc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa quân đội hai nước và tình hình quốc tế, khu vực. Sau đó, phía Seychelles đã mời biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc đến Seychelles tiến hành tiếp tế và nghỉ ngơi trong thời gian làm nhiệm vụ.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương


Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ xem xét tiến hành tiếp tế hoặc nghỉ ngơi ở cảng biển thích hợp của Seychelles và các nước khác. Sở dĩ Trung Quốc làm như vậy là vì:

Trước hết, biên đội hộ tống vịnh Aden của Hải quân Trung Quốc tiến hành tiếp tế ở cảng biển của Seychellese là hợp lý, hợp pháp. Trong thời gian hộ tống, biên đội tàu chiến Trung Quốc cách xa cảng biển nước mình, và việc tiến hành tiếp tế tại cảng biển một nước ven biển khi làm nhiệm vụ ở xa là một cách làm thông thường của hải quân các nước trên thế giới.

Từ cuối năm 2008 đến vịnh Aden, vùng biển Somalia thực hiện nhiệm vụ hộ tống đến nay, biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc đã từng tiến hành tiếp tế ở cảng biển các nước Djibouti, Oman, Yemen.

http://nghiadx.blogspot.com
Đối với Seychellese, Trung Quốc từ chối đóng quân, nhưng không từ chối tiếp tế


Thứ hai, Trung Quốc kiên trì chiến lược quân sự kiểu phòng thủ, nhấn mạnh không thiết lập căn cứ quân sự và đóng quân ở nước khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây cho biết, Trung Quốc không có cách làm thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài.

Điều này đã tránh sự hoài nghi, thổi phồng của một bộ phận báo giới và các nước xung quanh, giúp Trung Quốc giành được quyền chủ động trên vũ đài ngoại giao quốc tế.

Thứ ba, chính phủ Trung Quốc từ chối thiết lập căn cứ quân sự ở Seychelles, là dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và đời sống nhân dân của địa phương. Môi trường tự nhiên của Seychellese rất tốt, nhưng tài nguyên có hạn, đặc biệt là nước ngọt, thực phẩm hoàn toàn không phong phú, thiết lập căn cứ quân sự lâu dài, buộc phải trả giá bằng cách phá hoại môi trường địa phương và giảm mức sống của nhân dân nơi đó.

Thứ tư, Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm, muốn đóng góp sức mình cho việc tấn công hoạt động cướp biển và giữ gìn an ninh, ổn định khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng - biên đội hộ tống số 8 Hải quân Trung Quốc cất cánh đi tuần tra


Trong các chiến dịch hộ tống gần 3 năm qua, biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ hộ tống cho 300 tốp với 3454 tàu thuyền của Trung Quốc và nước ngoài, trông đó tàu thuyền nước ngoài có 1507 chiếc, chiếm 43,6%.

Trong tương lai, nếu biên đội hộ tống được tiếp tế ở Seychellese, chắc chắn sẽ răn đe có hiệu quả các hoạt động ngang ngược của cướp biển tại vùng biển xung quanh nước này, tạo được môi trường an ninh, hòa bình và ổn định cho Seychellese.

>> Khám phá tên lửa Spyder – MR của Irsael



Spyder là hệ thống phòng không cơ động sử dụng các tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung hiện đang được rất nhiều nước sử dụng



Hệ thống tên lửa chống máy bay, tầm ngắn Spyder - SR và tầm trung Spyder – MR được công ty thiết bị quốc phòng Rafael của Irsael thiết kế và chế tạo.

Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự quan trọng và đối phó với các mối đe dọa từ không trung, chẳng hạn như các cuộc tấn công bằng máy bay tấn công, tên lửa hành trình và UAV… trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết.



http://nghiadx.blogspot.com
Spyder có khả năng quan sát và tiến hành đánh chặn mục tiêu trong khu vực rẻ quạt 360 độ. Sau khi được bắn đi từ bệ phóng, động cơ tên lửa được khởi động trong vòng 2 giây và lao thẳng tới mục tiêu đã được xác định trước nhờ thiết bị dò hồng ngoại.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa Spyder sử dụng các chế độ ngắm bắn mục tiêu LOBL - khóa mục tiêu trước khi phóng và LOAL - khóa mục tiêu sau khi phóng.

Khóa mục tiêu trước khi phóng (LOBL) là chế độ mà đầu dò laser của tên lửa khóa mục tiêu trước khi phóng. Trong trường hợp này, mục tiêu chắc chắn đã bị khóa do đó giảm thiểu rủi ro tên lửa bay lạc.



http://nghiadx.blogspot.com
Khóa mục tiêu sau khi phóng (LOAL) bao gồm khóa mục tiêu sau khi phóng - trực tiếp (LOAL-DIR), khóa mục tiêu sau khi phóng - cao (LOAL-HI) và khóa mục tiêu sau khi phóng - thấp (LOAL-LOW).

Trong chế độ khóa mục tiêu sau khi phóng - trực tiếp (LOAL-DIR), tên lửa bắn đi trước rồi mục tiêu mới được khóa bằng hệ thống chỉ thị laser. Do độ trễ từ hệ thống chỉ thị laser, độ cao bay tối đa của tên lửa có thể sẽ giảm đi.

Với chế độ LOAL-HI, tên lửa được phóng khỏi bệ khi chưa có khóa mục tiêu, bay lên một độ cao lớn hơn rồi lao xuống.

Còn trong chế độ khóa mục tiêu sau khi phóng - thấp (LOAL-LOW) tên lửa phóng đi khi chưa có khóa mục tiêu và bay ở độ cao thấp.

Trong các chế độ này, tên lửa được “bắn và quên”. Tức là hệ thống bệ phóng chỉ việc nhấn nút cho tên lửa bay ra, sau đó tên lửa tự tìm và lao vào mục tiêu. Trong toàn bộ hành trình bay của tên lửa không có bất cứ một mối liên hệ nào với tổ hợp tên lửa.

Khả năng chiến đấu của Spider-MR nằm ở đạn tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar Derby, có chiều dài 3,6m, nặng 121,4kg, và tầm bắn tối đa 65 km. Spider-MR có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên tới 16 km. Tên lửa Spider-MR sử dụng chế độ khóa mục tiêu LOAL.

Tên lửa Spider-SR sử dụng đạn tên lửa tầm ngắn Python-5 có chiều dài 3,2m, nặng 105kg, và tầm bắn tối đa 15km.

Nhờ thiết bị quan sát quang điện TOPLITE và radar ba chiều EL/M-2106 ATAR, Spider-SR có thể theo dõi cùng lúc tới hàng chục mục tiêu trong phạm vi hơn 30 km. Spider-SR sử dụng cả 2 chế độ khóa mục tiêu LOBL và LOAL, có thể bắn trúng mục tiêu cao nhất 9.000m và mục tiêu thấp nhất 20m.

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa Derby được các chuyên gia quân sự đánh giá là có nhiều tính năng vượt trội so với tên lửa Python như khối lượng chất nổ lớn hơn và được trang bị hệ thống điều khiển riêng qua radar.

Mỗi hệ thống Spyder có 4 xe tải chở các ống phóng tên lửa, 1 xe radar và 1 chiếc xe tải mang tên lửa để nạp vào ống phóng. Tổng giá trị của mỗi hệ thống ước tính khoảng 11 triệu đôla.

Ngoài các lực lượng Quốc phòng Israel, các hệ thống Spyder còn được phục vụ trong quân đội Georgia (với SAM Python 4), Singapore (Spyder - MR / SR) và Ấn Độ (Spyder - SR).

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

>> 'Để tồn tại cần có vũ khí hạt nhân'



Triều Tiên tuyên bố đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng chế tạo lò phản ứng nguyên tử nước nhẹ, cũng như công bố kết quả trong làm giàu uranium.

Đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, toàn bộ chương trình hạt nhân hoàn toàn chỉ nhằm mục đích hoà bình. Bình Nhưỡng cũng sẵn sàng thảo luận “vấn đề hạt nhân” tại các cuộc hội đàm sáu bên, chúng có thể được nối lại mà không cần những điều kiện bổ sung.

Cộng tác viên khoa học hàng đầu của Trung tâm Triều Tiên - Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, ông Konstantin Asmolov giải thích: “Triều Tiên thật sự hết sức cần năng lượng điện, vì họ không thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên các con sông nhỏ ở vùng núi có dòng chảy luôn thay đổi. Họ không có trữ lượng than đá, mà xây dựng các nhà máy năng lượng sạch thì quá đắt đỏ. Trong những điều kiện như vậy thì năng lượng hạt nhân có thể là lối thoát”.

Nhưng giáo sư trường Đại học Nhân văn Quốc gia (RSUH), ông Valery Denisov cho rằng những tuyên bố về các thành tựu trong lĩnh vực hạt nhân còn nhằm các mục đích chính trị. “Triều Tiên muốn các nước đối xử với họ bình đẳng, có tính đến lợi ích của họ. Chỉ với những điều kiện như vậy thì nước này mới sẵn sàng thương lượng," ông nói.




http://nghiadx.blogspot.com
Hình chụp vệ tinh lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên.


Tuy nhiên, tất cả đều quan tâm đến vấn đề: Vậy Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân nào? Mọi tuyên bố về tính chất hoà bình của các nghiên cứu ngay lập tức vấp phải việc thiếu bằng chứng, bởi vì Triều Tiên không hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Đồng thời các nhân vật chính thức luôn đòi hỏi việc thừa nhận quyền nghiên cứu nguyên tử vì mục đích hoà bình là điều kiện tất yếu để bắt đầu thảo luận quốc tế về vấn đề hạt nhân. Nhưng các nước phản đối không chịu đưa ra sự công nhận đó khi chưa chứng minh được là đất nước đóng cửa nhất thế giới này sẵn sàng đặt vũ khí hạt nhân của mình dưới sự kiểm soát.

Ông Valery Denisov cho rằng, Triều Tiên phải mở cửa đối với IAEA và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Còn ông Asmolov nói: “Kinh nghiệm Libya cho thấy là từ chối chương trình hạt nhân là bất lợi. Năm 2003, cựu Tổng thống Gaddafi đã ngừng các công việc trong lĩnh vực này và bắt đầu đối thoại với các đối thủ cũ, nhưng cuối cùng ông ta đã bị tiêu diệt. Và Bình Nhưỡng ghi nhận điều đó để tính toán”.

“Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không từ chối thực hiện các yêu cầu của cộng đồng thế giới, nhưng họ muốn nhận được những lợi ích nào đó," ông Denisov nói.

Những tuyên bố của Bình Nhưỡng về các kết quả sắp đạt được trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hoà bình xuất hiện trong bối cảnh bê bối xung quanh Iran đang nóng lên.

Trước đó không lâu báo chí Hàn Quốc đã đưa các thông tin về việc tại các cơ sở hạt nhân của Iran, kể cả ở Natanz và Kum có hàng trăm chuyên gia Triều Tiên làm việc. Nghĩa là hai nước đang chịu sự trừng phạt của quốc tế cố gắng hỗ trợ lẫn nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là hai thứ "đảm bảo" hòa bình cho Triều Tiên.

Chính sách của Iran và Triều Tiên có nhiều điểm giống nhau. Cả hai nước đề nói bóng nói gió đến việc họ có vũ khí huỷ diệt hàng loạt nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

Ông Konstantin Asmolov cho rằng: “Triều Tiên, trong bối cảnh không có nền công nghiệp quốc phòng riêng của mình, buộc phải “phùng mang trợn mắt” và nói về chương trình hạt nhân của mình”. Nhưng, theo chuyên gia này, toàn bộ chương trình của Triều Tiên là 3 lần khởi động thất bại trong 11 năm. Đồng thời, Triều Tiên không bao giờ nói về vũ khí hạt nhân, mà chỉ nói về kiềm chế hạt nhân.

Nếu nổ ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, thì Hàn Quốc sẽ đưa ra đội quân UAV và các kỹ thuật tự động khác. Các lính gác tự động hoá (robot), đã được đưa ra lắp đặt dọc đường biên giới của Hàn Quốc.

Ông Asmolov giải thích: “Điều này có nghĩa là sự đối đầu của tiềm năng con người chống lại tiềm nămg kỹ thuật. Nhưng muốn có người lính phải cần 15 năm nuôi dưỡng, còn máy móc thì có thể lắp trên dây chuyền trong mấy giờ đồng hồ. Vì vậy, Bình Nhưỡng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân như là một phương tiện chế áp điện từ các máy móc tự động”.

Bộ Ngoại giao Nga đã có đáp trả tuyên bố của Triều Tiên, kêu gọi thực hiện việc kiểm soát toàn bộ chương trình hạt nhân và mời các chuyên gia của IAEA đến thanh sát cơ sở làm giàu uranium ở Neneben.

>> Tên lửa HQ-9 TQ khó cạnh tranh với Mỹ, Nga



Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đấu thầu 72 hệ thống phòng không tên lửa tầm xa, thu hút sự cạnh tranh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Ngày 12/12, trang mạng “Russian military-industrial complex” cho biết, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ đấu thầu mua sắm 72 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa để trang bị cho 13 đại đội.

Hiện nay, hệ thống phòng không tham gia đấu thầu bao gồm tên lửa S-300 và S-400 của Nga, tên lửa HQ-9 của Trung Quốc và tên lửa Patriot của Mỹ.

Các nguồn tin từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận vấn đề này tại hội nghị Uỷ ban Quân sự cấp cao được tổ chức vào tuần tới, đồng thời sẽ tuyên bố người trúng thầu cuối cùng vào cuối tháng này.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ


Báo Nga cho biết, trước đây NATO đã quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời triển khai radar cảnh báo sớm phóng tên lửa X-band ở miền đông nước này. Tuy NATO chưa từng cho biết chính thức mối đe doạ tên lửa trong tương lai đến từ đâu, nhưng các chuyên gia phổ biến cho rằng, mục đích triển khai radar cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là để phòng ngừa Iran.

Báo Nga cho biết, cùng với việc xây dựng hệ thống phòng không thống nhất với NATO, Thổ Nhĩ Kỳ hiện còn tìm cách xây dựng hệ thống phòng không quốc gia của họ để phòng ngừa các mối đe doạ trên không bao gồm máy bay và tên lửa đạn đạo.

Nhưng, xét tới hai hệ thống phòng thủ có thể tiến hành hợp tác ở mức độ nhất định, vì vậy Mỹ và các nước NATO khác luôn phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí phòng không của Nga và Trung Quốc, cho rằng hành động đó sẽ gây trở ngại cho sự tích hợp giữa hệ thống phòng không quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga


Báo Nga cho rằng, về tính năng của các hệ thống phòng không tham gia đấu thầu lần này, S-400 của Nga chắc chắn có ưu thế nhất định. Chuyên gia Nga chỉ ra, so với tên lửa phòng không của hai nước Trung Quốc và Mỹ, S-400 đều có ưu thế rõ rệt cả về tầm phóng, độ chính xác lẫn tính thông dung và khả năng chống nhiễu.

Công ty Hệ thống Phòng không “Diamond - Aetna” Nga cho biết, S-400 là hệ thống phòng không duy nhất trên thế giới có thể phóng nhiều loại tên lửa, có thể phóng đến 8 loại tên lửa, trong đó bao gồm 48N6DM, 9M96E, 9M96M, 48N6 và 40N6. Đặc biệt là, tầm phóng của 40N6 có thể đạt 400 km, khoảng cách lớn nhất của mục tiêu như tên lửa đạn đạo là 50-60 km. Như vậy, sử dụng S-400 có thể xây dựng được mạng lưới phòng không đa tầng hiệu quả cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc


Báo Nga viết, đem ra so sánh thì tên lửa HQ-9 của Trung Quốc chỉ là hàng nhái dòng S-300. Tuy nó đã được cải tiến một phần và có ưu thế về giá cả, nhưng tính năng tổng thể thì không thể so sánh với S-400. Còn hệ thống Patriot của Mỹ, ưu thế lớn nhất của nó chắc chắn là về mặt chính trị.

Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, các nhân sĩ chính giới Thổ Nhĩ Kỳ hiện nghiêng nhiều hơn về việc mua hệ thống Patriot - hoàn toàn có thể tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, đồng thời mua trang bị này còn có thể tránh bị sức ép từ chính phủ Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không S-300 của Nga

>> Những công nghệ quân sự nổi bật 2011 (kỳ cuối)



Nhanh hơn, mạnh hơn và hủy diệt không chỉ bằng sức công phá của thuốc nổ là những nét nổi bật trong quá trình nâng cấp hỏa lực vũ khí năm 2011.

Trước sự phát triển như vũ bão của các hệ thống phòng thủ, vũ khí tấn công hiện đại buộc phải chú trọng đến tốc độ mới giữ được ưu thế bất ngờ.

Cuộc đua vũ khí siêu âm

Vũ khí được báo chí nhắc đến nhiều trong năm 2011 là tên lửa siêu âm Brahmos do Ấn Độ - Nga hợp tác phát triển. Nguyên mẫu của Brahmos là tên lửa Yakhont, được thiết kể để diệt chiến hạm trong phạm vi 300 km. Ngày 28/11 vừa qua, Ấn Độ đã thử nghiệm Brahmos thành công với tốc độ lên tới Mach 6,5. Đây có thể coi là một bước tiến mới trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu âm.


Tên lửa Brahmos
Tên lửa Brahmos trên tàu chiến của Hải quân Ấn Độ.


Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu nâng tốc độ Brahmos lên Mach 7. Để làm được điều này, các nhà khoa học cần tập trung phát triển một số thành phần mới, ví dụ động cơ tên lửa có thể chịu được tốc độ và nhiệt độ cao. Với khối lượng lớn (khoảng 1 tấn) và tốc độ Mach 7 khủng khiếp, Brahmos sẽ là vũ khí cực kỳ nguy hiểm, thách thức mọi hệ thống đánh chặn hiện có trên các tàu chiến. Ấn Độ có kế hoạch trang bị Brahmos cho máy bay SU-30MK-I của Nga. Những chuyến bay thử nghiệm sẽ được tiến hành vào đầu năm 2012.

Cũng trong xu hướng tăng tốc tấn công, Mỹ tiếp tục theo đuổi tham vọng “đòn tấn công nhanh toàn cầu”, vươn tới bất kì đâu thế giới trong thời gian nhanh nhất. Năm 2011, Mỹ thử nghiệm vũ khí HTV-2, có cấu trúc khí động học, công nghệ và nguyên liệu được cải tiến với khả năng chịu nhiệt cao. Bộ dẫn đường và hệ thống điều khiển của HTV-2 cũng được cải tiến.

HTV-2
HTV-2 - thử nghiệm thất bại của Mỹ.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng một năm, HTV-2 vấp phải 2 thất bại liên tiếp. Không nản lòng, Mỹ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh AHW với thành công bước đầu vào giữa tháng 11/2011. Điều nguy hiểm của các “đòn tấn công nhanh” này là giúp Mỹ thoát khỏi sự lệ thuộc vào căn cứ quân sự ở nước ngoài. Đây là vấn đề mà Mỹ vẫn vướng khi triển khai hệ thống phóng thủ tên lửa AMD.

“Sát thủ” đa năng

Vũ khí viba không còn xa lạ với mọi người. Quá trình nghiên cứu sóng viba như một loại vũ khí đầy tiềm năng cho nhiều kiểu chiến thuật, với nhiều mục đích từ phá hoại đến khủng bố đã được thực hiện nhiều năm nay. Tính năng chủ yếu của vũ khí sóng viba là có thể tấn công mọi mục tiêu, không chỉ phá hủy thiết bị điện tử mà còn phá hủy luôn cả vũ khí đó... Nó không chỉ tìm và tấn công mục tiêu trực diện một cách chính xác, mà còn có thể phá hủy hàng loạt các thiết bị điện tử của cả hệ thống đối phương.

Vũ khí sóng viba sử dụng được trong mọi điều kiện khí hậu dù trời nhiều mây, dù có bụi, có sương mù hay mưa. Những loại vũ khí được che chắn như xe bọc thép, hay nằm trong lòng đất cũng không thoát khỏi “sát thủ” vô cùng lợi hại. Với những bước tiến về công nghệ quốc phòng, vũ khí sóng viba giờ đây có thể được sử dụng trong đầu đạn nổ của tên lửa hành trình, trên máy bay không người lái hay được lắp đặt tại những trạm cố định.

Gần đây, tại Triển lãm Hàng không quốc tế Le Bourget (Pháp), hãng Raytheon của Mỹ còn giới thiệu loại tên lửa mới sử dụng sóng viba gây hại cho các thiết bị điện tử thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không, hệ thống thông tin liên lạc của các sở chỉ huy, các trung tâm do thám đặt tại khu đông dân cũng như các thiết bị cảm ứng trên máy bay của đối phương.

Ngoài Raytheon, Boeing cũng đang góp mặt vào “cuộc chơi” chế tạo vũ khí viba với việc thử nghiệm thành công tên lửa điện tử mang theo thiết bị phát sóng viba vào đầu năm 2011. Đồng hành cùng Mỹ trong lĩnh vực này, một số nước châu Âu đang ráo riết phát triển các loại tên lửa điện tử sử dụng sóng viba, như Anh với nghiên cứu chế tạo pháo viba, “hạ gục” hoàn toàn thiết bị điện tử đối phương bằng các xung bức xạ mạnh.

Nâng công suất chùm laser

Như một phần tất yếu của công nghệ lưỡng dụng, laser đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ quốc phòng. Thành quả hợp tác của 2 “đại gia” là Boeing và BAE System đã cho ra đời hệ thống laser chiến thuật Mk38 Mod 2 dùng trong Hải quân Mỹ. Hệ thống này là sự kết hợp giữa động lực học và khả năng định hướng năng lượng bằng cách kết hợp vũ khí laser năng lượng cao với hệ thống súng máy Mk38 được Hải quân Mỹ sử dụng từ trước đó.

Đây là khẩu pháo được điều khiển từ xa, sử dụng nòng M242 Bushmaster 25 mm với tầm bắn 2,5 km và tốc độ bắn là 168 lần/phút. Theo hãng Boeing, việc sử dụng vũ khí laser sẽ làm tăng độ chính xác khi ngắm bắn các thuyền nhỏ cũng như thiết bị trinh sát không người lái. Mức năng lượng có thể điều chỉnh, tùy thuộc vào mục tiêu.

Súng Mk38 Mod 2
Súng Mk38 Mod 2 trên chiến hạm.


Đầu năm 2011, các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Thí nghiệm quốc gia Los Alamos thông báo họ vừa chế tạo và thử nghiệm thành công thiết bị có khả năng tạo ra các hạt electron, dùng để ứng dụng cho những chùm laser có cường độ năng lượng cao. Thiết bị này hoạt động theo nguyên tắc: vòi phun gửi một xung các hạt electron năng lượng cao qua máy gia tốc, các chùm tia được giải phóng từ đây có thể có bước sóng khác nhau trong khoảng thời gian dài.

Điều này cho phép các dòng tia được bắn ra không bị suy yếu khi đi qua không khí. Đây có thể coi là vũ khí hữu hiệu bởi những tàu chiến được trang bị loại vũ khí này có thể bắn hạ tên lửa đang đến gần, bất chấp mọi điều kiện thời tiết. Nó cũng có thể bắn liên tục, và thời gian giữa 2 lần bắn là cực ngắn, cho phép nó có thể ngắm bắn nhiều mục tiêu cùng lúc.

Hiện tại, công suất của chùm laser điện tử mới chỉ là 14 kW. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách nâng công suất của chùm laser lên 100kW. Hải quân Mỹ hi vọng có thể sử dụng vũ khí này vào năm 2020. Vấn đề đặt ra là, với sức công phá mãnh liệt của loại vũ khí này, việc sử dụng nó cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

>> Pháp : tên lửa Samp/T được thử thành công


Ngày 09 tháng 12, Không quân Pháp đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa của Samp/T.

Samp/T đã tiêu diệt mục tiêu là tên lửa đạn đạo bay với tốc độ 1000 m/s ở khoảng cách hơn 10 km.

Theo kịch bản tác chiến, mục tiêu là một tên lửa đạn đạo phóng từ trên tàu khu trục và bay với vận tốc 1000 m/s.

Ngay sau đó những thông tin về mục tiêu được tổ hợp Aster-30 cập nhật khi nó còn cách điểm rơi 20 km. Đến khoảng cách 10 km thì mục tiêu bị tiêu diệt hoàn toàn.



SAMP/T
Năm ngoái, thử nghiệm tương tự cũng đã được thực hiện khi mà SAMP/T tiêu diệt thành công mục tiêu là một máy bay chiến đấu.


Các tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T được chế tạo cho các lực lượng vũ trang Italia và Pháp nằm trong khuôn khổ chương trình FSAF (Forward Surface to Air Family of Missile Systems – dòng hệ thống tên lửa đất đối không triển vọng) của châu Âu.

Tổ hợp tên lửa phòng không mới SAMP/T có tính cơ động chiến thuật và chiến lược rất cao nên được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu chiến lược quan trọng trên toàn lãnh thổ Pháp, trong đó có nhà máy điện hạt nhân, căn cứ không quân, vị trí bố trí, triển khai lực lượng tác chiến, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ bảo đảm yểm trợ tác chiến cho các phân đội bộ binh của Pháp khi tiến hành các chiến dịch tác chiến ở ngoài nước.

SAMP/T
Tổ hợp SAMP/T gồm hệ thống điều khiển hỏa lực mà nòng cốt là trạm radar đa năng quan sát quét điện tử Arabel của công ty Tales, bảo đảm quan sát không gian, phát hiện và bám mục tiêu với độ chính xác cao;


từ 4-6 bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ phóng loại này có khả năng phóng đồng thời 8 tên lửa phòng không có điều khiển về phía mục tiêu; 2 xe vận tải tiếp đạn; module đồng nhất và đánh chặn mục tiêu. Các đội SAMP/T có thể triển khai cách trạm radar chỉ huy 10 km.

SAMP/T

SAMP/T

Các thông số kỹ thuật của tên lửa SAMP/T:

Cự ly tiêu diệt mục tiêu: 3-100km (máy bay), tên lửa đạn đạo (3-35km)

Vận tốc tối đa: 1.400m/giây

Vận tốc bay trung bình: 900-1.000m/giây

Độ cao tiêu diệt mục tiêu: 25km

Trọng lượng đầu đạn tác chiến: 15-20kg

Trọng lượng phóng của tên lửa: 510kg

Hiện nay, Không quân Pháp có 7 hệ thống Samp/T và quân đội Ý cũng có 3 hệ thống như vậy.

Trong tương lai, Samp/T sẽ có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên đến 2000 km.

>> Lực lượng tác chiến điện tử Iran


Iran tuyên bố bắt sống RQ-170 Sentinel bằng tác chiến điện tử vậy năng lực tác chiến điện tử của quốc gia này đến đâu?


Tự phát triển các hệ thống tác chiến điện tử 


Trước ngày 8/12/2011, thế giới dường như chỉ quan tâm tới chương trình phát triển hạt nhân và các tên lửa đạn đạo của Iran. Thế nhưng sau vụ "ép hạ cánh" RQ-170 Sentinel, dư luận thêm một lý do nữa để nhìn quốc gia Hồi giáo này với con mắt tò mò. Đáng chú ý hơn cả, Iran tuyên bố, họ đã bắt chiếc Sentinel hạ cánh bằng tác chiến điện tử, điều mà thế giới còn nghi ngờ khả năng của nước này. Nếu đúng như vậy, những thiết bị nào trong biên chế lực lượng vũ trang Iran đã lập nên thành tích trên?



http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ Iran Amir-Ali Hajizadeh đang được các kỹ sư giới thiệu về hệ thống tác chiến điện tử do họ thiết kế. Ảnh:FARS
Theo thông tin mới nhất, Iran tự phát triển 3 hệ thống tác chiến điện tử khác nhau, bao gồm một hệ thống tác chiến điện tử EW, một hệ thống mô phỏng tín hiệu radar RST và một hệ thống gây nhiễu tín hiệu vệ tinh. Tất cả các thiết bị này đều được phát triển bởi các kỹ sư Iran.

Farzad Ismaili, người chỉ huy căn cứ quân sự Khatam-ol-Anbiya cho biết, tác chiến điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với hệ thống phòng không của Iran.

http://nghiadx.blogspot.com
Một nguồn tin quân sự gần đây cho biết, Nga đã chuyển giao cho Iran một hệ thống tác chiến điện tử di động 1L222 Avtobaza. Đây là một hệ thống gây nhiễu tự động trên nhiều loại tín hiệu phát xạ khác nhau.


1L222 Avtobaza có tầm hoạt động tối đa là 150km, độ cao tối đa là 30km, hệ thống có khả năng dò tìm tín hiệu trong dãi tần từ 8-17.5Mhz. Hệ thống có khả năng quản lý trên 60 mục tiêu.

Tuy nhiên, việc hệ thống 1L222 Avtobaza có thể “ép” Sentinel hạ cánh vẫn đặt ra dấu hỏi lớn. Bởi từ góc độ tác chiến và kháng nhiễu điện tử, Mỹ vẫn nghiễm nhiên được coi là quốc gia số một thế giới.

Hệ thống này có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, mô phỏng tín hiệu của các loại sóng radar từ trạm điều khiển mặt đất, gây nhiễu loạn hệ thống điều khiển và dẫn đường của đối phương.

Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng chống lại các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, đảm bảo cho các khí tài của lực lượng vũ trang Iran hoạt động tốt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Hệ thống này cũng được triển khai trên một số tàu chiến của Hải quân Iran nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và phòng thủ. Thông số kỹ thuật của các hệ thống này hầu như không được công bố, điều đó khiến năng lực của hệ thống này trở thanh một ẩn số lớn.

Nếu nhìn vào số trang bị khí tài cho nhiệm vụ tác chiến điện tử mà Iran đang sở hữu, việc “ép” RQ-170 hạ cánh bằng tác chiến điện tử xem chừng là điều không tưởng và chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

Trong chiến tranh Iraq 2003, Quân đội của chế độ Sadam Hussien sử dụng khá nhiều thiết bị gây nhiễu GPS làm chệch hướng nhiều tên lửa của Mỹ.

Tuy nhiên, đối với một UAV cao cấp như RQ-170 Sentinel việc gây nhiễu là một công việc khó khăn đừng nói đến việc chiếm quyền điều khiển. Bởi theo công bố của nhà sản xuất Lockheed Martin, RQ-170 được thiết kế để hoạt động ở hai chế độ khác nhau, hoặc được điều khiển bằng tay từ trạm mặt đất, hoặc chế độ tự động. Ngoài ra, việc dò tìm tần số điều khiển của hệ thống UAV không hề đơn giản, các trường truyền tín hiệu an toàn của Mỹ luôn được mã hóa để tăng cường bảo mật.

http://nghiadx.blogspot.com
Những hệ thống tác chiến điện tử này có thể "ép" Sentinel hạ cánh? Ảnh: FARS
Điều này dẫn đến hai nhận định.

Thứ nhất, chiếc Sentinel đã gặp trục trặc kỹ thuật và hạ cánh trong lãnh thổ Iran, nghĩa là Iran đã hoàn toàn "ăn may".

Nhưng cũng cần nhớ rằng, Iran được Mỹ "vinh danh" là một trong số các quốc gia thực hiện tấn công mạng nhắm vào Mỹ nhiều nhất. Điều này có thể là cơ sở quan trọng cho việc thu thập các thông tin tình báo liên quan đến các hệ thống UAV của Mỹ cũng như cách xâm nhập hệ thống này. Do đó, nhận định thứ hai là Iran đã có khả năng can thiệp vào hệ thống điều khiển tự động của Sentinel và buộc nó phải "hạ cánh".

Mấu chốt của vấn đề ở khoảng thời gian thu hồi và trưng bày UAV. Nếu Iran điều khiển RQ-170 hạ cánh nguyên vẹn, họ sẽ biết nó ở khu vực nào và nhanh chóng "lôi" nó về nhưng phải mấy ngày sau các tuyên bố qua lại, Iran mới đưa chiếc Sentinel này lên truyền hình. Tại sao lại lâu đến vậy? Là do yếu tố tuyên truyền hay UAV này hạ cánh với những hư tổn nhất định, cần phải sửa chữa trước khi được trưng ra?

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là: Iran đã phát hiện sự xâm nhập của UAV tàng hình được cho là hiện đại và bí ẩn nhất của Quân đội Mỹ.

Nhận định của các chuyên gia Mỹ:

John E. Pike, giám đốc tạp chí GlobalSecurity nói với CNN rằng những hình ảnh mà ông nhìn thấy từ đoạn video do Iran công bố không phải là cách mà ông mong chờ để xem xét một vụ tai nạn.

Bill Sweetman, một chuyên gia hàng không quân sự nhận định, ông tin rằng chiếc UAV trong đoạn video là có thật. Tuy nhiên, ông loại trừ khả năng chiếc RQ-170 bị bắn hạ hay bị đột nhập vào hệ thống bởi lực lượng vũ trang Iran. Ông cho rằng, lỗi hệ thống chính là nguyên nhân dẫn đến chiếc Sentinel bị rơi.

Chiếc máy bay còn khá nguyên vẹn do nó đã cố hạ cánh theo lập trình từ trước, chiếc RQ-170 đã hạ cánh theo kiểu “chiếc lá rơi” kết quả là phần bụng máy bay sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, các phần còn lại không bị ảnh hưởng nhiều. Lý lẽ này được củng cố bởi truyền hình Iran đã che chắn phần bụng UAV bằng những khẩu hiệu chống Mỹ.

Ngày 13/12, chủ tịch Ủy ban Hạ nghị sĩ Mỹ Mike Rogers tuyên bố, máy bay do thám của Mỹ không bị bắt bởi lực lượng vũ trang Iran, ông nói “Tôi hài lòng trong trường hợp này không có thế lực bên ngoài đã ép máy bay Mỹ rơi xuống. Tôi sẽ nói một cách không do dự rằng, máy bay rơi hoàn toàn là do lỗi kỹ thuật”

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, dù Iran không thể ép Sentinel hạ cánh nhưng Mỹ cần phải cảnh giác về các cuộc tấn công trong không gian điều khiển học tương lai, cả trong tác chiến điện tử lẫn chiến tranh mạng. “Bất cứ lúc nào các quốc gia có ý đồ xấu đối với Mỹ mà sở hữu các công nghệ tiên tiến của chúng tôi, đó là một ngày tồi tệ đối với Mỹ”.

>> Tên lửa "mang" phong cách NATO



Là hệ thống tên lửa phòng thủ trên tàu chiến Mĩ và nhiều quốc gia NATO, RAM Mk-31 sẽ được nâng cấp lên chuẩn tiếp theo để sử dụng trên các tàu chiến thế hệ mới.

Xem thêm :
Hệ thống tên lửa phòng không Mk-31 là chương trình hợp tác phát triển của NATO giữa hai quốc gia là Mỹ và Đức nhằm thiết kế một loại tên lửa nhỏ nhẹ, giá rẻ chống lại các mục tiêu như tên lửa hành trình và máy bay.


http://nghiadx.blogspot.com
Một hệ thống RAM Mk-31 với 21 quả tên lửa

Loại RIM-116 về sau được gọi là RAM (Rolling Airframe Missile) vì tên lửa xoay trong suốt hành trình. Để giảm giá thành, RAM sử dụng nhiều thành phần sẵn có trong các loại tên lửa khác như động cơ rocket của MIM-72 Chaparral, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và đầu dò mục tiêu của FIM-92 Stinger.

Các hệ thống tên lửa RAM đang và sẽ được lắp trên 78 tàu của hải quân Mỹ và 30 tàu của hải quân Đức, bao gồm đủ các loại từ tàu sân bay, tàu khu trục, tàu chở máy bay trực thăng,…

Số lượng RAM sẽ còn tăng lên khi các loại tàu mới như LPD-17 San Antonio và tàu chiến đấu ven bờ vào biên chế, khi đó hệ thống SeaRAM nâng cấp sẽ tích hợp radar và cảm biến hồng ngoại.

Ngoài ra, Hải quân Hàn Quốc cũng sẽ lắp đặt RAM lên các tàu chiến thế hệ mới KDX-II, KDX-III và tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp Dokdo, bên cạnh các quốc gia đang sử dụng RAM khác như Ai Cập, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, UAE...

Một hệ thống tên lửa RAM bao gồm bệ phóng có 21 quả tên lửa, hệ thống điện tử phía dưới và một khoang chứa đạn tên lửa.

Một hệ thống SeaRAM kết hợp vào bệ pháo phòng không tầm cực gần MK-15 Phalanx CWIS với radar riêng của Phalanx và cảm biến hồng ngoại RAM Block 1 với bệ phóng nhỏ hơn, chỉ có 11 quả tên lửa.

Ưu điểm của RAM Block 1 là sử dụng đầu tự dẫn lọc ảnh nhiệt cho phép tên lửa tấn công trực thăng và các mối đe dọa khác mà không cần phải nhờ sự dẫn đường của radar.

Một tính năng khác đó là IRDM (chế độ kênh đôi). Ở chế độ này, tên lửa RAM khi phóng sẽ được cảm biến nhiệt dẫn đường, nhưng sau đó có thể chuyển sang chế độ radar thụ động dò theo tín hiệu radar của mục tiêu.

RAM Block 1 còn tích hợp phần mềm HAS (Helicopter, Aircraft, Surface) thậm chí giúp nó có thể tấn công các mục tiêu như tàu/canô cao tốc.


http://nghiadx.blogspot.com
RAM Mk-31 khai hỏa trên tàu sân bay

Hệ thống RAM Block 1 được lắp đặt nhiều tàu chiến Mỹ như tàu sân bay, các tàu khu trục tên lửa lớp DD-963 Spruance hay Oliver Hazard Perry, tàu lớp LHA Tarawa hay tàu đổ bộ LHD Wasp. Tổng cộng hải quân Mỹ đặt hàng hơn 2000 quả tên lửa RAM Block 1.

Tương lai là RAM Block 2

RAM Block 2 đang được phát triển. Tầm hiệu quả của tên lửa RIM-116 tăng lên nhờ sử dụng động cơ rocket mới và 4 cánh phụ định hướng giúp tăng khả năng cơ động bám đuổi mục tiêu, những cải tiến khác như nâng cấp của đầu tự dẫn radio, lái tự động kĩ thuật số và những thay đổi trong thiết kế đầu tự dẫn hồng ngoại.

Block 2 lúc đầu được lên kế hoạch sẽ ra mắt năm 2011, nhưng những báo cáo mới nhất cho thấy nó sẽ chỉ xuất hiện sớm nhất vào cuối năm 2012.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống SeaRAM.

Trong khi hầu hết các công việc phát triển RAM Block 2 được thực hiện tại Raytheon (Mỹ) thì đối tác Đức đảm trách phát triển cảm biến radio của tên lửa tân tiến hơn, giúp nó nhạy và chính xác hơn trong việc tiêu diệt các mục tiêu hiện đại.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống SeaRAM sử dụng rađa của pháo Phalanx


Tên lửa RIM-116 Block 2, và Block 1 nâng cấp lên chuẩn Mk-31 đều sẽ được tích hợp vào phiên bản SeaRAM mới, còn được biết đến với tên gọi “Hệ thống phòng thủ tầm cực gần MK 15 MOD 31 Phalanx SeaRAM”. Khi đó, cảm biến hồng ngoại của Block 1 nâng cấp và chế độ kênh đôi với “cục” rađa được đặt trên đỉnh của hệ thống Mk-15 Phalanx, nhưng cũng sẽ cắt giảm số lượng từ 21 xuống 11 tên lửa để vừa với kích cỡ của tổ hợp Phalanx 1B.

Với thiết kế này SeaRAM sẽ trở thành 1 hệ thống tác chiến độc lập đủ sức phòng thủ trước các loại máy bay, tên lửa hành trình lẫn tàu cao tốc loại nhỏ.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> UAV Mỹ có thể bị bắn hạ ở Pakistan



Pakistan sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái (UAV) nào của Mỹ nếu xâm phạm vào không phận của họ, một quan chức cấp cao Pakistan nói với NBC News hôm 10/12.

Theo chính sách quốc phòng mới của Pakistan, "Bất kỳ đối tượng nào xâm nhập vào không phận của chúng tôi, bao gồm cả UAV của Mỹ, sẽ được coi như một hành động thù địch và bị bắn rơi", một quan chức quân sự cấp cao Pakistan nói với NBC News.

Chính sách quốc phòng mới của Pakistan được thay đổi vài tuần sau khi một cuộc tấn công chết người của NATO vào một trạm kiểm soát quân sự Pakistan và giết chết 24 binh sĩ nước này.

Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, chính quyền của Pakistan đã lên tiếng phản đối kịch liệt và đòi Mỹ, NATO phải có lời xin lỗi và bồi thường cho họ, đồng thời ra lệnh tất cả các nhân viên Mỹ phải rời khỏi căn cứ quân sự này cũng như cắt đứt một trong những tuyến đường cung cấp chính của NATO đến Afghanistan, đi qua một phần lãnh thổ Pakistan.

Theo yêu cầu của phía Pakistan, hôm 11/12, 51 binh sỹ Mỹ đóng tại căn cứ không quân Shamasi đã dời tới một căn cứ quân sự khác ở sâu ở trong lãnh thổ Afghanistan, và sau đó, Lực lượng biên phòng quân đội Pakistan đã kiểm soát căn cứ không quân trên của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Các UAV Mỹ sẽ bị Pakistan tấn công nếu còn tiếp tục xâm phạm không phận của họ.

Để có thể thực hiện được mệnh lệnh nêu trên, Quân đội Pakistan vừa trang bị một số lượng tên lửa phòng không hiện đại cũng như radar phát hiện ở gần khu vực bị tấn công hồi cuối tháng 11 vừa qua.

Căn cứ không quân Shamasi ở Pakistan đã được lực lượng quân đội Mỹ sử dụng để thực hiện các hoạt động bí mật chống khủng bố, tấn công các chiến binh al-Qaeda, Taliban và mạng lưới Haqqani, bằng cách sử dụng các UAV mang tên lửa.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đẩy mạnh các chiến dịch truy lùng và không kích các phần tử khủng bố bằng UAV.

Các quan chức Mỹ cho biết, các chiến dịch này đã tạo nên những thành công lớn trong việc tiêu diệt trùm khủng bố al-Qaeda Binladen và đẩy các nhóm chiến binh có liên quang với mạng lưới này vào thế phòng thủ.

Từ năm 2004, các UAV Mỹ đã thực hiện hơn 300 cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Pakistan và giết chết hàng trăm người nước này.

Trước đó, nhà chức trách Pakistan đã đe dọa sẽ trục xuất các nhân viên Mỹ đang đóng ở căn cứ Shamasi sau khi lực lượng đặc nhiệm SEAL đã tấn công giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden đang lẩn trốn ở gần Islamabad mà không thông báo trước cho các quan chức nước này.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang