Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hàn Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Người Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân



[ BDV news] Đa số người dân Hàn Quốc ủng hộ ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân hoặc triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên, theo một cuộc khảo sát được công bố hôm 23/3.

Viện nghiên cứu chính sách ASAN đã tiến hành một cuộc khảo sát với người dân Hàn Quốc với hai ý tưởng được đưa ra: một là phát triển vũ khí hạt nhân trong nước, hai là triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ.

Kết quả cho thấy đối với việc phát triển vũ khí hạt nhân trong nước thì có tới 68,6% người dân ủng hộ việc phát triển bom nguyên tử, 28,9% phản đối ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân và 2,5% còn lại không đưa ra ý kiến của mình.

Đối với việc triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ có 67,3% ủng hộ ý kiến này, 30,1% phản đối, và 2,6% không bình luận gì. Cuộc khảo sát được thực hiện qua điện thoại với 1.000 người được mời tham gia trả lời.



Người dân Hàn Quốc mong muốn phát triển vũ khí hạt nhân.

Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân nhưng một số chính trị gia bảo thủ đã kêu gọi một chương trình phát triển hạt nhân độc lập. Hay là tái triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ để đáp trả lại các hành động mà họ cho là khiêu khích của Triều Tiên.

Hiện tại, giới chức Hàn Quốc chưa có bình luận gì về kết quả của cuộc khảo sát này. Cuộc khảo sát này cũng không đại diện cho quan điểm của chính phủ Hàn Quốc về vấn đề vũ khí hạt nhân.

Quân đội Mỹ đã rút toàn bộ tên lửa hạt nhân chiến thuật ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc vào năm 1991, khi hai miền Triều Tiên ký một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Trong chuyến thăm Seoul vào ngày 2/3, ông Robert Einhorn - cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại Giao về vấn đề không phổ biến và quản lý vũ khí hạt nhân đã loại trừ khả năng tái triển khai các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở Hàn Quốc.

Việc Bình Nhưỡng tiết lộ và cho các quan chức của Mỹ thăm nhà máy làm giàu Uranium của họ vào tháng 10/2010 đã làm dấy lên mối lo ngại về vũ khí hạt nhân.

Mặc dù Bình Nhưỡng cho biết nhà máy làm giàu Uranium của họ để phục vụ cho mục đích hòa bình. Tuy nhiên các chuyên gia về hạt nhân cho biết, cơ sở này có thể gia tăng số lượng dự trữ plutonium để chế tạo bom nguyên tử.


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Thái Lan sắm tàu ngầm cũ từ Đức



[BDV news] Chính phủ Thái Lan đã đồng ý mua 2 tàu ngầm tấn công đã qua sử dụng từ Hải quân Đức.

Thái Lan quyết định mua tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel Type-206A do Đức chế tạo. Chi phí cho 2 tàu ngầm này khoảng 220 triệu USD và được thanh toán vào tài khóa năm 2012.

Trước đó, hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã giới thiệu 2 mẫu tàu ngầm điện - diesel Type-209 và Type-039 cho hải quân Thái Lan.

Tuy nhiên trong chuyến thăm của các quan chức Hải quân Đức đến Thái Lan cuối năm 2010. Phía Đức đã giới thiệu loại tàu ngầm Type-206A cho hải quân nước này và họ đã đồng ý chọn loại tàu ngầm này. Ngoài ra, Hải quân Thái Lan cũng đã đàm phán để mua loại tàu ngầm Gotland của Thụy Điển.


Hải quân Thái Lan đang "khát" tàu ngầm.

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, sau khi phía Thái Lan thanh toán hợp đồng vào năm 2012 thì các tàu ngầm này sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa trước khi bàn giao cho phía Thái Lan vào khoảng năm 2013-2014.

Thái Lan đã quyết định tăng cường trang bị hạm đội tàu ngầm, nâng cao năng lực xây dựng hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm. Sau khi một loạt các nước Đông Nam Á ký kết các hợp đồng mua tàu ngầm điện – diesel mới từ nước ngoài.

Trong đó, Malaysia đã mua hai tàu ngầm Scorpion từ Pháp và đã đưa vào hoạt động trong năm 2009. Singapone đã mua hai tàu ngầm điện-diesel A17 Vastergotland của Thụy Điển. Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm tấn công lớp Kilo từ Nga.

Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách khá lớn để đầu tư cho hải quân, bao gồm mua máy bay trực thăng chống ngầm S-70B7, hiện đại hóa 2 tàu khu trục mua của Trung Quốc. Đóng mới các tàu tuần tra ven biển tại nhà máy đóng tàu trong nước, mua một loạt các tàu đổ bộ được đóng tại nhà máy đóng tàu ST Marine, công ty con của Tập đoàn ST Engineering của Singapone theo một hợp đồng trị giá 140 triệu USD được ký vào cuối năm 2008.

Dự kiến hải quân Thái Lan sẽ nhận được tàu đổ bộ đầu tiên có chiều dài 141m, có khả năng mang theo hai xuồng đổ bộ dài 23m vào cuối năm 2012.


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc



Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.

Hiện nay, sức mạnh vũ khí của Triều Tiên bị suy giảm đáng kể do sự yếu kém của nền kinh tế. Hải quân và không quân Triều Tiên trở nên lạc hậu nhanh chóng, tuy nhiên sức mạnh quân sự của quốc gia này nằm ở pháo binh.

Vụ pháo kích vừa qua tại hòn đảo Yeonpyeong đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của pháo binh Triều Tiên và Seoul – thủ đô của Hàn Quốc cách vùng phi quân sự khoảng 40 km dễ dàng bị “san bằng” bởi pháo binh của Triều Tiên.

Dưới đây là những vũ khí hủy diệt nguy hiểm nhất của pháo binh Triều Tiên:

Pháo phản lực


M1985 có tầm bắn khoảng 40 km.


Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất.

Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran.

Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp.


Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa.


Pháo tự hành

Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên.


Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km.

Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó.

Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq.

Hệ thống lô cốt ngầm

Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc.


Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công.

Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn.

Vũ khí sinh hóa

Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu.


Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất.

Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ.

Cơ chế phản ứng nhanh

DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc.


Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù.

Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998.

Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo chống lô cốt

ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc.


ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm.

Radar truy tìm vị trí địch

Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch.


Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút.

Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa.

Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt.

Pháo bắn đạn có điều khiển

Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq.


Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó.

Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực.

Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục.

Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua.


(bdv news)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> Khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc



Nhằm đáp ứng cho công cuộc hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh hải quân, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 7 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A (*).

Đây là những chiến hạm được đánh giá là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển hiện đại nhất trong biên chế của hải quân nước này, thể hiện nỗ lực lớn của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các tàu chiến cùng loại của Mỹ, Nga và các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản. 


Đặc điểm


Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A, còn gọi là tàu tên lửa lớp Giang Khải II, thuộc loại tàu khu trục đa chức năng mang tên lửa điều khiển được phát triển từ tàu khu trục Type-054. Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải và nhà máy đóng tàu Hoàng Phố tại Quảng Châu, (cả hai nhà máy đều thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc CSSC).



 Chiếc Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán.

Khinh hạm La Fayette, nguyên mẫu thiết kế hình học của tàu khu trục lớp Giang Khải II .

Type-054A được được cho là sao chép từ thiết kế của khinh hạm La Fayette của Pháp, với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”. Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ.

Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm.

Vũ khí

Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16.

Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ).


 Vũ khí đáng kể nhất trên chiến hạm lớp Giang Khải II: Hệ thống ống phóng thẳng đứng, được cho là có thể phóng cả tên lửa đối không lẫn chống ngầm.

8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động. Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút,

Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m.

Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc

Hệ thống điện tử
Hệ thống điện tử của Type-054A được xây dựng trên cơ sở hệ thống điện tử của tàu khu trục Project 956 Sovremenny của Nga (>> xem thêm); Radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3D Fregat-MAE-5 (NATO định danh là Top Plate) băng tần E.

Radar này có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, tầm phát hiện với máy bay là 120km, với tên lửa chống tàu là 50km.

4 radar MR-90 (NATO định danh Front Dome) băng tần F, kiểm soát hỏa lực cho hệ thống tên lửa đối không 9M317 Shtil, mỗi radar cung cấp 2 kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc, phạm vi từ 35-50km.

Radar tìm kiếm mục tiêu tàu nổi ở đường chân trời và dẫn hướng cho tên lửa chống tàu Mineral-ME của Nga, tầm phát hiện mục tiêu lên đến 450km, radar có khả năng phát hiện 200 mục tiêu, theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc.


Hệ thống radar của chiến hạm lớp Giang Khải II.

3 hệ thống radar bản địa Type 347G băng tần I, 2 radar kiểm soát hỏa lực cho hai hệ thống phòng thủ tầm gần Type-730, 1 sử dụng kiểm soát hỏa lực cho pháo chính 76mm, ngoài ra còn có một radar tìm kiếm mục tiêu Type-364 (sao chép từ MR36 của Nga).

Trái tim của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B/6 sao chép từ hệ thống dữ liệu chiến đấu TAVITAC của Pháp trang bị cho kinh hạm lớp La Fayette.

Hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với hệ thống liên kết dữ liệu TADIL-A/Link 11 được sử dụng trong khối NATO, hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 Satcom.

Radar cảnh báo Type 922-1, hệ thống đối phó điện tử và cung cấp thông tin tình báo HZ-100, hệ thống sonar kéo theo MGK-335 của Nga để phát hiện và định vị tàu ngầm, hai hệ thống phóng mồi bẫy với 18 ống phóng được bố trí ở giữa thân tàu.

Hệ thống động lực

Type-054A được trang bị hệ thống động cơ kết hợp diesel-diesel CODAD với 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6 STC, được sản xuất bởi Nhà máy động cơ Thiểm Tây Trung Quốc theo giấy phép của MAN diesel của Pháp, công suất 6.330 sức ngựa, mô men xoắn cực đại 1084 vòng/phút, cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3800 dặm.

Thông số cơ bản: Dài 134m, rộng 16m, tải trọng 3600 tấn tiêu chuẩn, 4053 tấn đầy tải

(*) Hiện tại đã có 7 chiếc được hạ thủy và đưa vào sử dụng bao gồm, 530 Từ Châu, 529 Châu Hán, 570 Hoàng Sơn, 568 Sào Hồ, 571 Vận Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu, hai chiếc nữa có thể được đưa vào sử dụng trong năm 2011. 

(BDV news)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Myanmar – thị trường vũ khí tiềm năng nhất Đông Nam Á?



Với tốc độ tăng ngân sách quốc phòng như hiện nay, cộng với việc triển khai dân chủ trong bộ máy chính quyền, Myanmar có thể trở thành một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Theo tiết lộ của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới TSAMTO, trong tổng ngân khố quốc gia năm 2011 trị giá 7,6 nghìn tỷ kyat thì Myanmar đã quyết định sẽ chi 1,8 nghìn tỷ kyat (2 tỷ USD) cho quốc phòng, tương đương 23,6%, trong đó chi cho lực lượng an ninh khoảng 99,5 tỷ kyat (110 triệu USD – 1,3% ngân khố quốc gia).






Thông tin về ngân sách quốc gia của Myanmar trong suốt một thời gian dài không tiết lộ ra bên ngoài mà chỉ một vài năm trở lại đây mới bắt đầu hé lộ. Được biết, tổng chi phí cho quốc phòng của Myanmar trong năm 2009 là 1,5 tỷ USD tương đương 3,6% tổng thu nhập quốc nội GDP. Chính quyền Myanmar trong suốt một thời gian dài do tập đoàn quân phiệt lãnh đạo. Vào tháng 11/2010, Myanmar đã tiến hành bầu cử Nghị viện và vào ngày 4/2 vừa qua đã lựa chọn ra Tổng thống mới. Tổng thống Myanmar hiện nay là nguyên Thủ tướng Myanmar, tướng nghỉ hưu Thein Sein – Chủ tịch Đảng cầm quyền liên minh đoàn kết và phát triển (USDP).

Theo nhận định của các chuyên gia TSAMTO, chính việc tăng ngân sách quốc phòng và thực thi dân chủ trong bộ máy chính quyền nên trong thời gian tới Myanmar có thể sẽ trở thành thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Không quân Myanmar hiện nay đang triển khai thực hiện mua đồng thời 20 máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga với tổng trị giá gần 570 triệu USD và 50-60 chiếc máy bay UTS/UBS K-8 Karakorum của Trung Quốc với giá gần 700 triệu USD.

Đây là hai hợp đồng quân sự có trị giá lớn nhất hiện nay. Cả hai hợp đồng này đã được các bên ký kết vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, chưa rõ hiện hợp đồng này đã được triển khai tới đâu và bao giờ Myanmar sẽ nhận được máy bay theo ký kết.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đang đặt ra cho Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar là cần thiết phải nâng cấp và cải tiến vũ khí trang bị cho cả Hải, Lục và Không quân để bảo đảm khả năng phòng thủ đất nước ở mức cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu này, trong thời gian tới Myanmar có khả năng sẽ là nhà đặt hàng lớn các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự bởi vì công nghiệp quốc phòng của Myanmar hiện nay chưa đủ khả năng tự cung cấp cho quân đội nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vũ khí từ bên ngoài.

Trên thị trường vũ khí của Myanmar hiện nay, Nga và Trung Quốc vẫn nổi lên là hai nhà cung cấp chính và chủ yếu. Rất có thể trong thời gian tới sẽ có thêm các nhà cung cấp mới như Ukraina, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Serbia, tiếp nữa là Hàn Quốc, Pakistan, Ba Lan và Singapore.

Liên minh châu Âu EU ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991) đã áp lệnh bao vây, cấm vận cung cấp vũ khí, đạn dược và huấn luyện, đào tạo binh lính cho quân đội Myanmar.

Đến năm 1993 Mỹ là quốc gia đầu tiên cung cấp vũ khí cho Myanmar. Tuy nhiên vào tháng 6/2010 Hạ viện Mỹ lại tiếp tục gia hạn thêm lệnh bao vây, cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Liên quan đến kết quả bầu cử Nghị viện và người đứng đầu nhà nước mới ở Myanmar lên nắm quyền, các chuyên gia phân tích nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tái xem xét khả năng rỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Theo số liệu thống kê không đầy đủ, từ năm 1988 số binh lính trong quân đội Myanmar đã tăng lên gấp đôi và hiện nay đang có khoảng 406.000 quân

(Armstrade news )

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

>> Việt Nam mở rộng hợp tác quốc phòng



Mười quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam đã nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng nhằm thúc đẩy sự ổn định và an ninh khu vực trong các hoạt động quân sự.

Dự thảo tuyên bố chung về tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là chương trình nghị sự chính của Hội nghị Nhóm công tác Quan chức Cấp cao Quốc phòng ASEAN (ADSOM WG), tổ chức tại Surabaya, Đông Java, ngày 23/2.




Tổng Tham mưu trưởng Indonesia, Trung tướng Eris Herryanto cho biết, Hội nghị sẽ thảo luận một loạt các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực ASEAN.

Ngoài ra, Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các chương trình công tác hàng năm, hợp tác quốc phòng, như phát triển Mạng trung tâm gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các ngành công nghiệp quốc phòng ASEAN, ông Eris Herryanto nói.

“Kết luận của cuộc họp trong 3 ngày sẽ được đưa vào dự thảo Tuyên bố chung về Tăng cường Hợp tác Quốc phòng các nước ASEAN và Cộng đồng Toàn cầu để đối phó với những thách thức mới. Sau đó, dự thảo tuyên bố chung sẽ được đưa ra trước Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, tổ chức ở Jakarta vào tháng 4/2011, để thông qua”, Trung tướng Eris Herryanto cho biết thêm.

Sau cuộc họp giữa các quốc gia thành viên ASEAN, sẽ tiến hành tổ chức hội nghị ADSOM+ với các đối tác đối thoại của ASEAN, như Mỹ, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và New Zealand.

Hội nghị ADSOM+ WG sẽ thảo luận về dự thảo thành lập một nhóm chuyên gia công tác bao gồm 5 lĩnh vực hợp tác, như hoạt động hàng hải, hoạt động nhân đạo và xử lý thảm họa, các hoạt động gìn giữ hòa bình, đối phó với chủ nghĩa khủng bố, và công tác quân y, ông Eris Herryanto giải thích.

“Kết quả của cuộc họp hy vọng sẽ đặt nền tảng cho hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN và các đối tác thoại của khối để xây dựng được chính sách cụ thể”, nguồn tin dẫn lời ông Eris Herryanto.


(Antara News)

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Việt Nam tham gia tập trận an ninh mạng châu Á - Thái Bình Dương


Hiệp hội các tổ chức Cứu hộ máy tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương APCERT đã tổ chức diễn tập an ninh mạng, nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của các thành viên trước các cuộc tấn công vào hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu.

Theo kịch bản, các công ty hạ tầng trọng yếu của một nền kinh tế là đích nhắm của nhóm tội phạm. Nhân viên tại những công ty này nhận được email lừa đảo và tin nhắn SMS chứa đường link dẫn đến các website có chứa mã độc.

Mã độc này, một khi đã được kích hoạt, sẽ trở thành một phần của mạng botnet, sử dụng kênh chat IRC và mạng xã hội để kết nối với server điều khiển (C&C Server). Mạng botnet này sẽ làm tê liệt nền kinh tế bằng cách yêu cầu các bot tìm kiếm, xâm nhập và gây hỏng hóc các thiết bị hạ tầng trọng yếu như: hệ thống điện, hệ thống điều khiển giao thông…

Kịch bản trên được xây dựng xuất phát từ vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra trong thực tế vào đầu năm 2010, virus Stuxnet được sử dụng để tấn công vào hàng loạt hệ thống điều khiển mạng công nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Stuxnet cũng chính là thủ phạm phá hoại hệ thống cơ sở hạt nhân của Iran khi xuất hiện tràn lan trong các cơ sở công nghiệp của nước này.

Đại diện của 15 quốc gia và nền kinh tế gồm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia… và Việt Nam đã tham gia cuộc diễn tập này. Tham gia vào cuộc diễn tập, Bkav của Việt Nam thuộc Ban tổ chức phụ trách thiết kế hệ thống giả lập và trong nhóm điều phối tập trận.

Ông Roy Ko, Chủ tịch APCERT, cho biết: “Các cuộc tấn công mạng thường khởi nguồn từ nhiều địa điểm phân tán, do đó để lần ra dấu vết và dập tắt những cuộc tấn công này đòi hỏi sự hợp tác giữa các tổ chức an ninh mạng từ các nền kinh tế khác nhau. Nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là xây dựng khả năng phát hiện và phòng vệ khi một cộng đồng lớn bị tấn công và hoạt động của nền kinh tế bị cản trở. Mạng lưới phối hợp đã được xây dựng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một nguồn lực quý giá để hỗ trợ lẫn nhau khi những sự cố như vậy xảy ra. Hoạt động diễn tập sẽ giúp chúng tôi xác minh lại những đầu mối liên lạc và các quy trình phản ứng trước một cuộc tấn công mạng đang thực sự diễn ra”.


(Reuters news)

>> Mỹ sẽ tấn công Triều Tiên bằng vũ khí hiện đại bậc nhất



Mỹ kịch liệt phản đối việc Triều Tiên phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và đưa ra một kế hoạch tác chiến hiện đại nhằm tiêu diệt những cơ sở hạt nhân này.

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc, Bộ quốc phòng Mỹ đang soạn thảo một kế hoạch tấn công Triều Tiên.

Căn cứ theo kế hoạch này, quân đội Mỹ sẽ sử dụng các loại trang bị kỹ thuật và vũ khí hiện đại bậc nhất để đảm bảo có thể đánh bại Triều Tiên trong khoảng thời gian ngắn nhất. Mục đích chính của kế hoạch này nhằm tiêu diệt vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng.

Cụ thể, ngày 19/2 nhật báo Hàn Quốc cho biết, bộ tư lệnh chiến lược Mỹ đã đưa ra kế hoạch tác chiến số hiệu 8010-08, nội dung của kế hoạch này bao gồm các phương án tán công nhằm tiêu diệt các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Triều Tiên.

Báo cáo chỉ ra, chiến lược này cùng với kế hoạch thu hồi vũ khí hạt nhân chiến lược của Triều Tiên sau năm 1991 đã khẳng định Mỹ là “một chiếc ô hạt nhân” của Hàn Quốc.

Căn cứ theo các tài liệu của hiệp hội các nhà khoa học Mỹ được công bố tháng 2/2010, chủ thể vận dụng của kế hoạch tác chiến 8010-08 chính là Triều Tiên.



Máy bay ném bom tàng hình B-2 phá vỡ "bức tường âm thanh".

Kế hoạch 8010-08 còn đưa ra các phương án kết hợp tấn công của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và các loại hình tên lửa khác, đồng thời cũng sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay ném bom chiến lược B-52, tàu ngầm và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 để kết hợp tấn công.

Hans Kristensen, trưởng ban nghiên cứu hạt nhân của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ cho biết: “Các loại vũ khí thông thường chỉ được sử dụng để tấn công 30% các mục tiêu trong kế hoạch tác chiến hiện đại này”.

Mặt khác, tại Căn cứ Không quân Whiteman, bang Missouri (Mỹ) bom của các máy bay ném bom tàng hình B-2 được các kĩ sư trang bị đầu đạn hạt nhân B61.

Hàn Quốc báo cáo các mục tiêu đầu tiên của B61 là các cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên dưới lòng đất, đây là loại đầu đạn có sức công phá khủng khiếp. Từ cuối những năm 1990, B-2 đã đạt khả năng gọi gọn thời gian từ lúc chuẩn bị đến khi tiêu diệt mục tiêu chỉ trong 25 giờ.

Trải qua 3 lần nâng cấp, thời gian tác chiến của B-2 được rút xuống còn 1/2 so với thời gian ban đầu. Đặc biệt, thông qua lần nâng cấp gần đây nhất, thời gian tác chiến của B-2 đã đựoc rút ngắn còn 8 giờ.

Báo cáo còn chỉ ra, mục tiêu của kế hoạch tác chiến 8010-08 bao gồm: Các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất của Triều Tiên, bộ chỉ huy quân sự quốc gia và các cơ sở kỹ thuật khác.

Trong bài phát biểu về tình hình hạt nhân thế giới tháng 4/2010, tổng thống Mỹ Obama đã nói rõ một điều rằng nếu Triều Tiên không chịu từ bỏ các loại vũ khí hạt nhân Mỹ sẽ sử dụng phương pháp tấn công “tiên phát chế nhân” nhằm loại bỏ các cơ sở hạt nhân này.

(Xinhua news)

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

>> Một số hình ảnh về Cobra Gold 2011



Cuộc diễn tập Cobra Gold của Mỹ và 6 nước châu Á bao gồm: Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore, đây được coi là cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất Châu Á.

Tham gia cuộc diễn tập Cobra Gold lần thứ 30 gồm hơn 11.000 binh sĩ, trong đó có 7.200 quân Mỹ. Ngoài các khoa mục diễn tập “trên mặt đất, trên không và trên biển”, Cobra Gold 2011 cũng sẽ thực hiện 17 dự án hỗ trợ nhân đạo, trong đó có 8 dự án kỹ thuật và chín chương trình trợ giúp y tế. Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc diễn tập này:



Ngày 11/02/2011, Lục quân Mỹ tiến hành các bài tập bắn súng cối 60 mm tại Thái Lan.

Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành làm nhiệm vụ có sự giám sát của trực thăng CH-46.

Lực lượng quân đội của Mỹ và Thái Lan đến nơi làm nhiệm vụ từ trực thăng CH-46.


Lính Mỹ được hỗ trợ hỏa lực từ trực thăng CH-53E. 

Lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc tham gia khóa huấn luyện đột kích tại cuộc diễn tập lần này. 

Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng bom khói tấn công các mục tiêu giả định. 

Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ ngắm bắn mục tiêu. 

Thủy quân lục chiến Mỹ và Thái Lan hiệp đồng tác chiến. 

Lực lượng vũ trang Mỹ và Thái Lan trao đổi thông tin qua liên lạc vô tuyến điện. 

Mô phỏng giải cứu người bị thương. 

Thủy quân lục chiến Mỹ và lực lượng tác chến đặc biệt của Thái Lan chuẩn bị tiến hành tấn công đột kích. 

Sử dụng thuốc nổ để phá các tháp phát thanh gi định.


(tổng hợp báo đất việt )

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

>> Nga trả nợ Hàn Quốc bằng vũ khí và công nghệ



Trang bị phòng không Nga là đối tượng quan tâm
của Hàn Quốc (RIA Novosti)

Các quan chức quốc phòng Hàn Quốc và Nga đã bắt đầu giai đoạn đàm phán thứ ba về khả năng chuyển giao cho Seoul các hệ thống và công nghệ quốc phòng trong khuôn khổ thanh toán nợ nhà nước của Nga, hãng Yonhap cho hay.

Đại diện Cơ quan chương trình mua sắm quốc phòng DAPA thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận, việc đàm phán về vấn đề chuyển giao công nghệ đã diễn ra và sẽ tiếp tục trong thời gian tới, nhưng không nói rõ là các công nghệ nào của Nga. Trị giá thương vụ ước 400 triệu USD.

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn không nêu tên trong quân đội nước này cho biết, trong danh sách các công nghệ chuyển giao có công nghệ đài radar phát hiện tầm xa và hệ thống bảo vệ chống xung điện từ.

Trong số các trang thiết bị khác mà Hàn Quốc quan tâm có acquy tàu ngầm và động cơ máy bay.

Khoản tín dụng cấp cho Nga ban đầu năm 1991 trị giá 1 tỷ USD, nhưng tính cả lãi nay đã lên tới 1,3 tỷ USD. Hiện tại, khoản nợ của Nga chưa thanh toán cho Hàn Quốc được cho là 560 triệu USD.

Trong hai giai đoạn trước của dự án, Nga đã thanh toán gần 740 triệu USD bằng cung cấp cho Hàn Quốc các xe tăng chủ lực Т-80U, hệ thống tên lửa chống tămng Metis-M, trực thăng Ка-32, các vũ khí khác, nhôm và uranium làm giàu để dùng làm nhiên liệu hạt nhân. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đang hợp tác với Hàn Quốc tiến hành các chương trình vũ trụ.

Tuy nhiên theo tờ Dni (Nga), thì Hàn Quốc muốn nhận được từ Nga các công nghệ quốc phòng tiên tiến để trừ khoản nợ 1,3 tỷ USD mà Nga nợ họ trong 20 năm qua.

Khoản tín dụng Hàn Quốc cấp cho Nga trong thập niên 1990 trong khuôn khổ hiệp định hợp tác kinh tế đến năm 2025 là 1,5 tỷ USD.

Đầu những năm 2000, hai bên thỏa thuận khoản nợ sẽ được thanh toán vào năm 2010, một nửa trong số đó, Nga sẽ trả bằng tiền mặt, phần còn lại bằng công nghệ quân sự và hàng quân sự thành phẩm.

Nga đã sử dụng phương thức thanh toán này 2 lần. Năm 1998, Nga đã đề nghị thanh toán cho Hàn Quốc một phần khoản tín dụng bằng tàu ngầm diesel Varshavyanka và hệ thống tên lửa phòng S-300.

Năm 2001, nợ tín dụng của Nga tính cả lãi đã lên tới gần 2 tỷ USD. Hai bên đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ quân sự Nga và trong vài năm sau đó, Hàn Quốc đã nhận được vũ khí Nga trị giá 267 triệu USD.

Sau đó, hai nước còn thực hiện một thương vụ nữa, theo đó Seoul đã nhận được các xe tăng Т-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, tên lửa phòng không vác vai Igla, trực thăng Ка-32, máy bay Il-103 và các hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M.

Hàn Quốc quan tâm nhất là các thành phần của hệ thống phòng không. Seol đang muốn Nga chuyển giao các radar phát hiện tầm xa và hệ thống chống tấn công điện từ.

Một phương án trả nợ khác được xem xét là Nga đầu tư hiện đại hóa đường sắt liên Triều và sau đó liên kết nó với tuyến đường xuyên Siberia.

(vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang