Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Quân đội Việt Nam huấn luyện đổ bộ đường không



Trung đoàn không quân trực thăng 917 phối hợp với các đơn vị bạn hoàn thành bài tập đổ bộ đường không trên nóc nhà cao tầng.


Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện năm 2011, Trung đoàn không quân trực thăng 917 - Sư đoàn không quân 370 vừa phối hợp với các đơn vị bạn kết thúc nội dung huấn luyện đổ bộ đường không trên nóc nhà cao tầng.

Kết thúc nội dung huấn luyện, trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện đúng chương trình, kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồng thời nâng cao năng lực, trình độ của phi công trong thực hiện các bài bay phức tạp.

Dưới đây là chùm ảnh huấn luyện:


http://nghiadx.blogspot.com
Thực hiện kỹ thuật treo tại chỗ trên nóc nhà cao tầng.




http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng đổ bộ rời máy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.



http://nghiadx.blogspot.com
Tiếp đất an toàn.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiếp nhận lực lượng đổ bộ tham gia huấn luyện.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.


http://nghiadx.blogspot.com
Phi công thực hiện bài bay huấn luyện.


[BDV news]


>> Hải quân Nga thể hiện trong ngày lễ kỷ niệm



Ngày 31/7 là lễ kỷ niệm Ngày Hải Quân Nga. Vào ngày này, hàng chục ngàn sĩ quan và binh lính tham gia vào nhiều hoạt động để phô trương sức mạnh của lực lượng này.


Những cuộc diễu hành được tổ chức từ căn cứ quân sự Vladivostoc ở vùng viễn đông cho tới bờ biển Baltic phía tây. Đây là một buổi lễ được nhiều người chú ý khi Nga đang có kế hoạch quốc phòng tập trung phát triển mạnh hải quân cho tới năm 2020.

Dưới đây là một số hình ảnh về lực lượng hùng mạnh này:



http://nghiadx.blogspot.com

Những màn biểu diễn phô trương sức mạnh của công nghệ cùng kỹ năng thuần thục của thủy thủ là điểm nhấn chính trong lễ kỷ niệm Ngày Hải Quân của Nga.




http://nghiadx.blogspot.com
Diễu hành quân sự tại Vladivostok là nghi thức truyền thống mở đầu cho buổi lễ. Trên hình là Đô đốc Konstantin Sidenko – chỉ huy trưởng của mặt trận quân sự phía đông. Ông chúc mừng các thủy thủ và cầu chúc cho họ “thuận buồm xuôi gió”.



http://nghiadx.blogspot.com
Những sự kiện chính bao gồm: màn diễu hành truyền thống của các tàu chiến…



http://nghiadx.blogspot.com
…phô trương sức mạnh của khí tài quân sự hiện đại.



http://nghiadx.blogspot.com
…và thực hành đổ bộ vào bờ biển.



http://nghiadx.blogspot.com
Thiết giáp lội nước đổ bộ trong tiếng súng, pháo yểm trợ rền vang từ những tàu chiến phía sau. Lá cờ của thánh Andrew tung bay trên các cỗ máy cơ bắp.



http://nghiadx.blogspot.com
Trên bờ, thủy thủ của hạm đội Thái Bình Dương phô diễn sức mạnh và sự bền bỉ trước sự chứng kiến của hàng ngàn người xem. Những màn biểu diễn phổ biến là: đập gạch và chai thủy tinh bằng đầu, đi trên mảnh kính vỡ, biểu diễn võ thuật.



http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Nga tổ chức cả những cuộc đua thuyền trong Ngày Hải Quân tại vịnh Amur.



http://nghiadx.blogspot.com
Lễ tưởng nhớ những người thợ mỏ đã thiệt mạng ở vùng Donetsk và Lugansk là một nội dung của Ngày Hải Quân. Những khán giả rất ưa thích các màn biểu diễn chiến đấu của tàu chiến.



http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động thể thao cũng rất được ưa chuộng.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tới tham dự lễ kỷ niệm tại Baltiisk – căn cứ hải quân chính của hạm đội Baltic.


[BDV news]


>> Khoảng tối sau 'nghĩa vụ thiêng liêng' ở Hàn Quốc



Những vụ bắn giết và tự sát xảy ra liên tục gần đây trong lực lượng thủy quân lục chiến của Hàn Quốc đã phơi bày những mặt trái của chính sách huấn luyện khắc khổ và kỷ luật từng là niềm tự hào của người dân nước này.


“Nếu ai cũng là lính thủy đánh bộ được thì tôi đã chẳng tham gia” – Đó là khẩu hiệu của các quân đoàn Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc, cho thấy ý thức của lực lượng này về vị trí ưu tú của mình tại một quốc gia mà hầu như mọi thanh niên khỏe mạnh đều phải phục vụ trong quân đội như một “nghĩa vụ thiêng liêng”.

Tuy nhiên giờ đây niềm kiêu hãnh đó, cùng với vấn đề kỷ luật trong quân đội Hàn Quốc nói chung đang bị đặt dưới ánh mắt dò xét đầy khó chịu của toàn xã hội sau những diễn biến vừa qua.

Hồi tháng 6/2011, một số lính thủy đánh bộ đã xả súng vào một máy bay chở khách đang tiếp cận sân bay Seoul vì tưởng nhầm đó là một máy bay của Triều Tiên. Vụ việc đã đặt dấu hỏi lớn về công tác huấn luyện cũng như mức độ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị lính thủy đánh bộ.


http://nghiadx.blogspot.com

Một buổi tập khắc khổ điển hình của lính thủy đánh bộ Hàn Quốc

Không chỉ vậy, vào ngày 4/7, một hạ sĩ quan lính thủy đánh bộ bất ngờ xả súng bừa bãi trong trại lính, giết chết 4 người và làm bị thương một người. Gần 1 tuần sau, một lính thủy đánh bộ khác treo cổ tự sát. Chỉ 4 ngày sau lại có thêm một thượng sĩ tự sát, cũng bằng cách treo cổ.

Cả 3 vụ việc xảy ra trong tháng 7 đều có cùng một nguyên nhân. Các nhân viên điều tra cho biết người hạ sĩ quan gây ra vụ xả súng đã bị đối xử tàn tệ trong một thời gian dài, trong khi nhiều vết bầm do đánh đập được tìm thấy trên thi thể của người lính tự sát hôm 10/7.

Binh nhì Chung Joon – hyok, đồng phạm trong vụ xả súng ngày 4/7 và là sinh viên trường dòng, khai rằng mình bị đánh đập không tiếc tay và bị đốt cả cuốn kinh thánh mang theo. Người ta đã bắt giữ 2 binh sĩ tra tấn Joon – hyok ngay sau đó.

Không còn là “chuyện bình thường”

Sử dụng bạo lực để siết chặt kỷ luật quân đội không phải là điều mới trong đội quân 650.000 người của Hàn Quốc, nhưng thảm kịch xảy ra cho thấy kiểu huấn luyện như vậy – bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953 – đã không còn phù hợp với xã hội Hàn Quốc hiện đại.

Ngày càng có nhiều thanh niên trẻ gia nhập quân ngũ – những người chưa từng trải qua cảm giác chiến tranh. Không còn tôn thờ 21 tháng phục vụ trong quân đội là “nghĩa vụ thiêng liêng” như cha ông, các thanh niên Hàn Quốc giờ đây xem khoảng thời gian này như một sự gián đoạn khó chịu vào đời tư và sự nghiệp của họ.

Chính sự thay đổi này đã dẫn đến va chạm giữa các thế hệ trong quân đội Hàn Quốc, gây lo lắng cho những sĩ quan lớn tuổi luôn muốn xây dựng một lực lượng có tinh thần mạnh mẽ.

Nhiều ngưởi lính trẻ giờ đây không còn tình nguyện chịu đựng việc bị đối xử thô bạo kiểu đánh đập đến thủng màng nhĩ hoặc cắt sâu vào da thịt, vốn được khuyến khích trong quân đội Hàn Quốc như một cách tôi luyện binh sĩ cho chiến đấu.

Hồi tháng 3/2011, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia lên tiếng chỉ trích “những màn đánh đập và hành động tàn ác mang tính truyền thống và phổ biến trong quân đội”. Báo cáo của Trung tâm Nhân quyền Hàn Quốc về tình trạng bạo lực dựa trên phỏng vấn các binh sĩ đã và đang phục vụ trong lính thủy đánh bộ cho thấy tồn tại những kiểu trừng phạt như bị “đóng dấu” bằng đầu thuốc lá cháy đỏ, ăn côn trùng và tự làm nhục mình trước mặt cấp trên...

Chỉ trong vòng 2 năm từ 2009 đến nay, quân đội Hàn Quốc đã ghi nhận 943 trường hợp thủng màng nhĩ, nứt xương sườn và vô số chấn thương khác nghi ngờ là do đánh đập trong 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ. Nhiều binh sĩ kể lại với nỗi khiếp sợ về loại cuốc chim nặng gần 3kg mà các sĩ quan dùng để “dạy bảo” cấp dưới.

Một trong những hình phạt bị khiếp sợ nhất, được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm kịch ngày 4/7, đó là bị “tẩy chay”. “Đây là hình phạt dành cho những kẻ “chỉ điểm” – Kim Soong-nyong, một lính thủy đánh bộ giải ngũ năm 2008 cho biết – bạn bị xua đuổi và lăng nhục bởi cả những binh sĩ đồng trang lứa”.

Trò bạo lực hay truyền thống cần giữ gìn?

Tình hình nghiêm trọng đã buộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phải tuyên bố mở chiến dịch thanh trừng các vụ bạo lực và ức hiếp xảy ra trong quân đội. Đích thân Tổng thống Lee Myung-bak phát biểu rằng cần phải “thay đổi tận gốc” văn hóa trong quân ngũ Hàn Quốc.

Thế nhưng đối với nhiều cựu quân nhân lính thủy đánh bộ thì những biện pháp khắc khổ như trên là cần thiết. “Bạn phải tuân phục cấp trên như chúa trời vậy – Kim Jong – ryeol, một cựu binh 51 tuổi đến từ Seoul, nói – Đó là cách đảm bảo các binh sĩ sẽ xông pha lửa đạn trong thời chiến”.

Kim Soong-nyong cũng đồng ý với nhận định trên: “Bất kỳ ai xin gia nhập lính thủy đánh bộ cũng đã chuẩn bị tinh thần cho những kiểu tôi luyện như bị đánh đập. Bởi quân đội không phải là trại hè cho thiếu nhi”.

Ở một tầm vóc lớn hơn, chính loại “văn hóa quân đội” này được xem là động lực thúc đẩy xã hội Hàn Quốc đi lên trong những năm qua. Những tập đoàn và viện khoa học lớn của Hàn Quốc hoạt động hiệu quả, theo nhiều ý kiến, là bởi văn hóa phục tùng và tôn trọng cấp trên.

Nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng cũng chính thứ văn hóa này phải chịu trách nhiệm về việc bóp chết sức sáng tạo cá nhân, bạo lực học đường và việc làm ngơ cho tham nhũng.

Nhưng dù có tranh cãi thế nào thì điều quan trọng là ngăn chặn những thảm kịch khác xảy ra, như lời tâm sự trong nước mắt của bà mẹ phạm nhân Chung Joon-hyok: “Tôi lấy làm tiếc cho những người đã bị giết chết, nhưng con trai tôi cũng chỉ là một nạn nhân. Mong rằng đây sẽ là dịp để quân đội chấm dứt những hành động xấu xa đang tồn tại”.

[BDV news]


>> Nga thay thế tên lửa 'Quỷ sa tăng' RS-20



Theo hãng tin Izvestia, cuối năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đặt hàng tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng mới nhằm thay thế thế hệ tên lửa RS-20 "Tướng quân".


Đây là loại tên lửa đường đạn nổi tiếng mà Phương Tây gọi là "Quỷ Sa tăng". Trong chương trình mua sắm vũ khí của Nhà nước, dự án mới này có tên “Đột phá” hoặc “Không tránh khỏi”.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga hoàn tất việc soạn thảo các thông số kỹ thuật cho tên lửa mới để phòng Thiết kế Makeev đưa ra thiết kế cuối cùng.

Phòng Thiết kế cho biết tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng này sẽ hơn hẳn RS–20 “Tướng quân”, nó có thể mang 15 đầu đạn loại trung bình hoặc 10 đầu đạn hạt nhân hạng nặng đi hơn 10.000km. Các đầu đạn này được dẫn độc lập vào các mục tiêu khác nhau.

Trong khi đó nó sẽ vẫn được bố trí trong các hầm phóng mà hiện nay các tên lửa “Tướng quân” đã 30 tuổi đang trực chiến. Các tên lửa “Đột phá” cũng sẽ được phóng lên tương tự như RS–20: một lượng thuốc phóng chuyên dùng đặc biệt sẽ đẩy tên lửa lên độ cao 20–30m phía trên hầm phóng, sau đó động cơ tầng thứ nhất sẽ được khởi động.

Điểm nhấn chủ yếu khi chế tạo tên lửa mới là khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa tương lai, kể cả các hệ thống đánh chặn laser,– cựu tham mưu trưởng bộ đội tên lửa chiến lược, chuyên viên trong lĩnh vực tên lửa vượt đại châu Viktor Esin nói với báo Izvestia. Để đạt được điều đó tên lửa mới sẽ sử dụng rất nhiều phương tiện kỹ thuật vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới hiện đại nhất.


http://nghiadx.blogspot.com

RS-20 chuẩn bị rời khỏi vị trí trực chiến vào viện bảo tàng.


Dự kiến tên lửa sẽ được sản xuất ở nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk, nơi hiện đang chế tạo các tên lửa nhiên liệu lỏng “Thanh thiên” (Azure) và “Con tàu” (Liner).

Chương trình trang bị vũ khí đến năm 2020 chi 77 tỷ Rub để tổ chức sản xuất hàng loạt các tổ hợp tên lửa mới. Trong số tiền này, riêng cho phát triển các xí nghiệp là 15 tỷ Rub.

Nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk sẽ nhận được một nửa số tiền này để hiện đại hoá sản xuất chuẩn bị chế tạo loại tên lửa mới. Những khoản đầu tư như vậy sẽ tăng mạnh số tên lửa được sản xuất trước năm 2013 từ 5-7 lên 20–30 quả/năm.

Đáng lưu ý là nhà máy chủ trì dự án – Phòng thiết kế mang tên Makeev đến nay chuyên nghiên cứu chế tạo tên lửa cho tàu ngầm và “Đột phá” sẽ trở thành dự án tên lửa phóng từ mặt đất đầu tiên.

Cách đây không lâu, phòng thiết kế này đã cung cấp cho hạm đội tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới RSM–54 “Thanh thiên”, trang bị cho tàu ngầm dự án 667BDRM loại “Cá heo”.

Tên lửa nhiên liệu lỏng này được coi là một trong những tên lửa tốt nhất trong những tên lửa cùng loại theo tiêu chí “khối lượng tên lửa so với khối lượng được phóng đi”. Với khối lượng 40 tấn, tên lửa mang được 10 đầu đạn hạt nhân đến mục tiêu xa 11.000km.

Dựa trên tên lửa “Thanh thiên”, phòng thiết kế đã sản xuất một tổ hợp khác mang tên “Con tàu”, có những hệ thống vượt qua tuyến phòng thủ chống tên lửa tốt hơn. “Con tàu” đã thử nghiệm những đầu đạn mới, sức công phá lớn hơn, những đầu đạn này sẽ là loại chính khi chế tạo tên lửa “Đột phá”.

Đồng thời một cơ sở nghiên cứu chế tạo tên lửa Nga khác – Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow (MIT), nơi chuyên chế tạo tên lửa phóng từ mặt đất, đang gặp khó khăn khi hoàn tất dự án hải quân đầu tiên của mình – “Quả chuỳ” (Mace).

Giáo sư Học viện khoa học quân sự Vadim Kozyulin (Vadim Kozyulin) bày tỏ ý kiến: “Thật khó hiểu, là Phòng thiết kế “hải quân” lại nghiên cứu tên lửa “lục quân” (phóng từ mặt đất). Không rõ liệu chúng ta có sẽ gặp lại tình huống của “Quả chuỳ” lần nữa không, khi vì MIT thiếu kinh nghiệm về tên lửa “hải quân” mà thời hạn bàn giao “Quả chuỳ” đã mấy lần bị lùi lại”. Tag: Vũ khí chiến lược, vũ khí hủy diệt lớn, tên lửa đường đạn vượt đại châu

Tên lửa RS–20 “Tướng quân” được coi là tên lửa mạnh nhất và hiệu quả nhất trong số các tên lửa đường đạn vượt đại châu trên thế giới. Khối lượng của tên lửa là 200 tấn, tầm bắn 11 nghìn Km. Tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân sức công phá 550 kilôtôn mỗi đầu đạn.

Sức công phá của tên lửa đủ để san bằng khỏi mặt đất thành phố cỡ NewYork hoặc thậm chí cả một nước. Tên lửa không chịu tác động của xung điện từ, điều làm cho nó trở thành vũ khí tin cậy đế đánh trả trong trường hợp Nga bị xâm lược. Chính vì vậy mà phương Tây gọi nó là “Quỷ Sa tăng”– “hiệp sĩ của ngày tận thế”.

Tuy nhiên “Tướng quân” đang già đi. Những quả tên lửa đầu tiên được đưa vào trang bị cho quân đội năm 1970 và quả cuối cùng vào đầu những năm 1990 (nước Nga có tất cả 58 quả). Chúng được lắp 580 đầu đạn trong số 1,5 nghìn được phép theo hiệp ước mới Nga – Mỹ về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (tiếng Nga viết tắt là SNV (СНВ)). Tuy nhiên, các tên lửa “Tướng quân” có thể trực chiến cho đến khi có được những tên lửa thế hệ mới, vì tên lửa “Tướng quân” định kỳ vẫn được kéo dài niên hạn sử dụng.


[BDV news]


>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 3)



Trong biên chế hoạt động một nhóm tác chiến tàu sân bay, không thể thiếu vai trò của trinh sát, tác chiến điện tử và công tác hậu cần.

Trinh sát và tác chiến điện tử

Trong bối cảnh bùng nỗ của khoa học công nghệ, tác chiến công nghệ cao đang trở thành một phương hướng chủ đạo của chiến tranh hiện đại. Ưu thế luôn nghiêng về bên nào sở hữu được nhiều công nghệ cao hơn.

Ngày nay, vũ khí công nghệ cao luôn được các cường quốc sử dụng làm đòn đánh đầu tiên trong tác chiến hiện đại, để phát huy tối đa năng lực của vũ khí. Trong đó, bộ phận tác chiến điện tử có một vai trò cực kỳ quan trọng và luôn là lực lượng đi tiên phong.


http://nghiadx.blogspot.com
Cụm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc thiếu vai trò của một máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-18G của Hải quân Mỹ.

Khi bộ phận tác chiến điện tử "ra đòn" có thể làm “mù” các hệ thống trinh sát điện tử của đối phương, vừa tăng cường năng lực phòng thủ, phát hiện, ngăn chặn sớm sự xuất hiện, cũng như chống trả những đòn phản công điện tử của đối phương. Làm suy yếu và mất tính chính xác của các hệ thống vũ khí có dẫn đường của đối phương.

Trong biên chế nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ luôn có một phi đội chuyên đảm đương nhiệm vụ trinh sát và tác chiến điện tử, bao gồm các máy bay trinh sát P-3C Orion, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm AEW&C E-2C/D Harkeyes, máy bay tác chiến điện tử E/A-6B và E/A-18G.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc không thể triển khai hoạt động máy bay AWACS KJ-2000 là một bất lợi lớn của tàu sân bay Thi Lang và cụm tác chiến của nó.


Cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc sẽ không nằm ngoài ngoại lệ này. Do đó, Trung Quốc cũng đã có những bước chuẩn bị tích cực cho việc xây dựng và hình thành lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử.

Điển hình là Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS được phát triển trên cở sở bộ khung của máy bay vận tải IL-76 của Nga.

Ngày 7/6/2006, một chiếc KJ-2000 đã bị rơi trong khi đang thử nghiệm làm toàn bộ phi hành đoàn 40 người thiệt mạng, vụ tại nạn này đã làm gián đoạn nỗ lực xây dựng lực lượng AWACS của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn trong việc xây dựng năng lực trinh sát và tác chiến điện tử cho cụm tác chiến tàu sân bay tương lai.

Trung Quốc chưa có máy bay nào được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-6B hay E/A-18G của Hải quân Mỹ và thiếu máy bay trinh sát điện tử chuyên dụng như P-3C Orion của Mỹ.

Một khó khăn nữa là tàu sân bay đang được cải tạo Thi Lang với đường băng kiểu nhảy cầu không cho phép triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn.

Do đó, tàu sân bay này không có khả năng triển khai hoạt động các máy bay trinh sát, chỉ huy và cảnh báo trên không như Y-8X hay KJ-2000.

Để bù lại khuyết điểm này, Trung Quốc đã phát triển một trực thăng đảm đương nhiệm vụ chỉ huy và cảnh báo sớm trên không cho tàu sân bay Thi Lang là Z-8AEW, tương tự như trực thăng Ka-31 của Nga.

Tuy nhiên sự hạn chế về trần bay, tầm bay năng lực của radar so với các máy bay AEW&C cánh cố định là điều không phải bàn cãi. Loại trực thăng này phát huy vai trò cảnh báo sớm đường biển và dẫn đường cho tên lửa chống hạm hiệu quả hơn là cảnh báo sớm và chỉ huy tác chiến đường không. Như vậy, trong tương lai gần, cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề vừa thiếu, vừa yếu về năng lực trinh sát và tác chiến điện tử.

Trong bối cảnh tại châu Á xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại của Nga và một số nước khác, nếu không có một hệ thống tác chiến điện tử đủ mạnh. Cụm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất lợi nếu có một cuộc đụng độ xảy ra.

Dịch vụ hậu cần

Để đảm đương công tác hậu cần phục vụ nhu yếu phẩm, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí đạn được cho cụm tác chiến tàu sân bay này là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Đặc biệt, trong trường hợp tác chiến xa bờ ở những nơi không có các căn cứ thường trực.

Tuy nhiên có vẻ đây không phải là vấn đề quá lớn, công nghiệp hàng hải Trung Quốc đủ khả năng để phát triển một đội tàu hậu cần hùng hậu cho cụm tác chiến này. Nhưng có một khó khăn khác, hiện nay Trung Quốc gần như không có căn cứ hoặc cơ sở hải quân nào ở nước ngoài.

Nếu nhìn vào những vấn đề hiện tại của tàu sân bay Thi Lang, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc chỉ có thể "lởn vởn" ở các vùng biển gần Trung Quốc. Chừng nào vấn đề động cơ cho tàu sân bay Thi Lang chưa được giải quyết, con tàu này sẽ khó lòng mà thực hiện được những chuyến công du xa bờ.

Tóm lại với 3 trở ngại lớn đang gặp phải về hệ thống động lực cho tàu sân bay, tiêm kích trên hạm, năng lực trinh sát và tác chiến điện tử, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc còn quá nhiều điểm yếu cần phải khắc phục.

Chẳng vậy mà Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen tỏ ý nghi ngờ khả năng triển khai hoạt động một cách hiệu quả của tàu sân bay Thi Lang cùng với cụm tác chiến của nó.

Tuy rằng, cụm chiến đấu tàu sân bay của Trung Quốc chỉ yếu khi đem so sánh với cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ.



[BDV news]


>> Những bước tiến trong rà phá thủy lôi



Trong chiến tranh biển hiện đại, thủy lôi vẫn tiếp tục là mối đe dọa không nhỏ khiến hải quân nhiều nước bỏ tiền nâng cấp và thiết kế những phương tiện rà phá.


Những tiến bộ công nghệ trong việc phát triển các phương tiện rà phá mìn trên bộ đã tương đối phát triển trước đó. Những hệ thống như HLONS phá mìn bằng laser, có thể giúp bộ binh đối phó một cách toàn diện với mối đe dọa từ mìn. Tuy nhiên, những hệ thống hoàn thiện như thế vẫn chưa xuất hiện trên biển do những khác biệt về tính chất của thủy lôi và môi trường nước.

Bên cạnh đó, cuộc tranh luận quanh về vấn đề, thủy lôi có là vấn đề “thực sự nghiêm trọng” hay không còn đang dang dở. Theo một báo cáo gần đây của Nga về vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc, thay vì những cáo buộc của dư luận liên quan đến hành vi khiêu khích của Triều Tiên, thì sự thực có thể liên quan đến một quả thủy lôi.


http://nghiadx.blogspot.com
Thủy lôi trở thành mối đe dọa không nhỏ trong chiến lược chiến tranh biển của nhiều nước không thân thiện, khiến Hải quân các nước phải phát triển tốt hơn công nghệ phát hiện và rà phá thủy lôi.


Trong khi đó, từ một báo cáo từ nguồn tin chưa xác thực của quan chức Quân đội Triều Tiên, nước này đang chế tạo loại thủy lôi hạt nhân, sử dụng đầu đạn hạt nhân để đối phó với việc nhiều nước sử dụng phương tiện tự động dưới nước (AUV) thám thính nước này.

Gần đây, Chính phủ Serbia và Croatia hợp tác trong những dự án rà phá thủy lôi tại khu vực biên giới chung của hai 2 nước, đặc biệt là bãi thủy lôi gần hẻm núi Djerdap. Nơi đây chứa xác của những chiếc tàu của Đức vận chuyển thủy lôi bị chìm.

Để thực hiện được các nhiệm vụ rà phá thủy lôi an toàn, các nước tiến hành xây dựng đội tàu MCV cũng như nâng cấp những tàu đang hoạt động, tăng cường khả năng dò âm thanh sonar, hệ thống giảm chấn và cơ sở hạ tầng liên lạc, áp dụng hệ thống đẩy êm nhằm tránh những tai nạn nổ đáng tiếng với thủy lôi.

Những thông tin này góp phần trả lời câu hỏi "thủy lôi có là mối nguy thực sự" trong chiến tranh hiện đại?

Đóng mới tàu rà phá thủy lôi chuyên dụng

Hải quân Phần Lan đã tăng cường khả năng đối phó với thủy lôi của nước này thông qua việc bổ sung ba chiếc MCV 2010 lớp Katanpää mới. Đây là những kế nhiệm cho các tàu quét mìn lớp Kuha hiện hành. Lớp tàu cũ được thiết kế từ giai đoạn 1974-1975 và tiếp tục hiện đại hóa vào cuối năm 1990.

Hạm đội mới gồm 3 tàu lớp Katanpää được chế tạo với thân bằng sợi thủy tinh. Điều này làm tăng tính chất cơ học của thân tàu, giúp chất lượng tàu tốt hơn và loại bỏ nguy cơ phát thải độc hại.

Thân tàu, sàn và vách ngăn được làm bằng sợi thủy tinh, được gia cố thêm với gỗ nhẹ và sợi carbon. Thiết kế này nâng cao khả năng kháng chấn của tàu trước các vụ nổ dưới nước cũng như giảm từ trường, tiếng ồn phát ra hay những tín hiệu khác có thể kích nổ thủy lôi.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình tàu lớp Katanpaa của Phần Lan sẽ tham gia vào nhiệm vụ rà phá thủy lôi trên vùng biển trong và quanh lãnh hải nước này.


Để đảm bảo sự “lặng lẽ” khi hoạt động, tàu được trang bị động cơ và hệ bánh răng truyền động diesel-điện và chân vịt Voith Schneider.

Chiếc tàu đầu tiên đã bắt đầu chế tạo từ 16/6/2009 và đã bắt đầu hoạt động thử nghiệm vào tháng 3/2011 trước khi giao cho Hải quân Phần Lan. Chiếc thứ hai sẽ giao vào cuối năm, còn lại sẽ giao vào năm 2012.

Những chiếc MCV mới đánh dấu sự đầu tư đáng kể của Phần Lan trong việc tăng khả năng rà phá thủy lôi cho hải quân. Tổng chi phí cho chúng là 244,8 triệu euro, với thời gian phục vụ dự kiến tới năm 2040-2042.

Tích hợp thiết bị mới cho lớp tàu Sandown

Anh đã quyết định tái trang bị đội tàu hiện có để tăng cường khả năng đối phó với thủy lôi thay vì trang bị đội tàu mới như Phần Lan.

Tháng 11/2010, tập đoàn quốc tế Babcock, sau khi ký hợp đồng kỹ thuật với Chính phủ Anh, đã thành công trong việc tái trang bị tàu dò thủy lôi HMS Blyth lớp Sandown theo đúng yêu cầu về thời gian và ngân sách.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc HMS Blyth đã trải qua nâng cấp trong vòng 6 tháng.


Việc tái trang bị bao gồm gói nâng cấp, bảo trì một gói lớn và 2 trang thiết bị cao cấp trong thời kỳ đóng tại cảng kéo dài 6 tháng. Kết quả, HMS Blyth trở thành tàu dò mìn đơn nhiệm đầu tiên được trang bị Hệ thống cơ sở thông tin quốc phòng (DII-F), cho phép tàu chia sẻ thông tin và hợp tác với mạng thông tin quốc phòng.

Hoạt động tái trang bị giúp tàu đạt được tốc độ cao với hiệu suất nhiên liệu tăng. Khu sinh hoạt trên tàu được cải thiện, bánh chèo mạn phải Voith Schneider được thay thế mới... Tổng cộng có khoảng 375 hạng mục thiết bị đã được đại tu hoặc thay thế để đảm bảo khả năng hoạt động sẵn sàng của hạm đội tàu phá thủy lôi của Anh.

Tăng cường sức mạnh lớp Hunt

Bên cạnh gói nâng cấp cho tàu dò thủy lôi lớp Sandown minehunter lớp, hạm đội tàu lớp Hunt cũng sẽ nhận được gói nâng cấp trong năm 2011. Trong số 13 chiếc tàu lớp Hunt tham gia phục vụ Hải quân Anh từ năm 1980 đến 1989, 8 chiếc sẽ tiếp tục nhiệm vụ và được tiến hành nâng cấp.

Northrop Grumman đã nhận hợp đồng từ tập đoàn vũ khí BAE để nâng cấp hệ thống quản lý máy móc, báo động và do thám (MCAS) đã lão hóa cho cả 8 chiếc.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc HMS Ledbury thuộc lớp tàu Hunt sẽ là 1 trong 8 chiếc nâng cấp.


Hệ thống mới sẽ kiểm soát hơn 500 điểm cảm ứng trên các phần như động cơ đẩy chính, hệ thống lái, các máy phát và máy phụ. Quá trình lắp đặt, thử nghiệm và đưa vào biên chế của 8 chiếc tàu nâng cấp của lớp Hunt dự kiến ​​sẽ diễn ra từ năm 2011 đến 2015.

Chủ tịch Sir Nigel Essenhigh của Northrop Grumman tin rằng, những nâng cấp cơ bản có tầm quan trọng cho Hải quân Hoàng gia Anh, đảm bảo thực hiện các cam kết về hoạt động của hải quân, đặc biệt là các tuyến đường biển quan trọng khỏi nguy cơ về thủy lôi.

Nâng cấp hệ thống sonar

Anh tiếp tục là nước đi đầu trong việc củng cố sức mạnh hải quân trong việc rà phá thủy lôi trên biển, giảm thiểu nguy cơ đối với tàu bè đi lại trên các vùng biển quốc tế, đảm bảo vai trò “đỡ đầu” trong quyền lực hải quân thế giới. Tháng 12/2010, Chính phủ Anh đã giao cho BAE hợp đồng trị giá 14 triệu USD để sản xuất hệ thống thăm dò sonar cải tiến (SDS).


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc tàu rà phá thủy lôi lớp Avenger sẽ được nâng cấp hệ thống sonar phiên bản 4.


Hải quân Mỹ cũng đã đặt hàng gói nâng gấp 4 hệ thống sonar AN/SQQ-32(V)4 do Phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng thuộc ĐH Texas và Trung tâm nghiên cứu chiến tranh bề mặt của Hải quân Mỹ thiết kế. Hệ thống này thay cho hệ thống (V)3 hiện tại đang hoạt động trên các tàu thăm dò thủy lôi MCM-1 lớp Avenger.

Các nâng cấp được thiết kế để cải thiện hiệu suất phát hiện trong các môi trường ven biển và phát hiện các bãi thủy lôi nhờ sử dụng các tần số cao, công nghệ băng thông rộng.

[BDV news]


>> 'Xác chết' Varyag về Trung Quốc như thế nào?



Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc đã trải qua đoạn đường 28.200km về tới cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Varyag là tên của tàu sân bay đa năng lớp Admiral Kuznetsov do Liên Xô chế tạo dự định trang bị cho Hạm đội tàu sân bay của Hải quân Xô Viết.

Ngày 6/12/1985, Varyag được khởi công đóng tại nhà máy 444 (ngày nay là công ty đóng tàu Nam Nikolayev) thuộc Nikolayev. Ngày 4/12/1988, Varyag chính thức được hạ thủy.

Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các khí tài của Liên Xô được chia cho các nước thành viên liên bang. Và Ukraine được tiếp nhận xác Varyag.

Bán đấu giá

Do những biến động mạnh cả về chính trị và kinh tế thời hậu Xô Viết nên Ukraine không có khả năng hoàn thiện toàn bộ Varyag. Năm 1992, chính quyền Ukraine quyết định dừng việc chế tạo Varyag. Vào thời điểm đó, cơ bản con tàu đã hoàn thiện nhưng thiếu hệ thống điện tử, động cơ và vũ khí.

Sau một thời gian dài “đắp chiếu”, chính phủ Ukraine quyết định đem bán đấu giá Varyag. Năm 1998, Bộ trưởng thương mại Ukraine Roman Shepk tiết lộ công ty du lịch Chonglot (trụ sở tại HongKong) đã thắng thầu.

“Vỏ” tàu Varyag được bán với giá rất rẻ chỉ 20 triệu USD. Chonglot dự định sẽ đưa Varyag về neo đậu tại Macau và hoán cải nó thành khách sạn – sòng bạc nổi.

Mặc dù vậy, trước chuyến đi Chonglot định đưa Varyag tới Macau nhưng chính quyền Macau đã lên tiếng cảnh báo họ không chấp nhận cho Varyag về neo đậu ở cảng.


http://nghiadx.blogspot.com
Xác tàu sân bay Varyag trên vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ.


Đường về lắm gian nan

Từ giữa năm 2000, đội tàu kéo của Hà Lan cùng thủy thủ đoàn người Philippines được công ty Chonglot thuê kéo “xác Varyag” về Trung Quốc. Dự kiến ban đầu họ định đưa tàu vượt qua biển Đen, kênh đào Suez và tới Macau nưng thực tế thì không ít khó khăn nảy sinh.

Đầu cuộc hành trình, Chonglot lại gặp vấn đề lớn khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý cho Varyag đi qua eo biển Bosphorus. Lý do mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là tàu Varyag không có động cơ sẽ gây nguy hiểm cho các tàu thuyền khác di chuyển trên eo biển.

Vì việc này mà Varyga phải loanh quanh ở Biển Đen 16 tháng. Sau đó, phái đoàn cấp cao của chính phủ Trung Quốc đại diện cho Chonglot đã tới Thủ đô Ankara tiến hành đám phán giải quyết vụ việc.

Cuối cùng, sau một vài thỏa thuận trao đổi thì tới ngày 1/11/2001 chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Varyag đi qua eo Bosphorus.

Varyag được “hộ tống” bởi 27 tàu các loại (trong đó có 11 tàu kéo và 3 tàu hoa tiêu). Để vượt qua eo Bosphorus, nó phải mất tới 6 giờ trong khi các tàu cỡ lớn thông thường chỉ mất 1 tiếng rưỡi.

Lúc 11h45 2/11, Varyag đã vượt qua bán đảo Gallipoli và cảng Canakkale (thuộc eo biển Dardanelles của thổ Nhĩ Kỳ) với tốc độ trung bình 5,8 hải lý/h (10,7km/h).

Ngày 3/11, Varyag gặp phải gió bão lớn làm đứt cáp trôi dạt trong khi đang đi tới hòn đảo Skyros của Hy Lạp. Ngay lập tức, các thủy thủ tàu kéo cố gắng thiết lập lại cáp kéo tàu. Tới tận ngày 7/11 thì việc này mới thành công, trong quá trình cứu kéo thì một thủy thủ tàu kéo Haliva Champion đã thiệt mạng.

Con tàu tiếp tục cuộc hành trình về Trung Quốc. Do kênh đào Suez không chấp nhận những con tàu “chết” (không có động cơ tàu) nên đội tàu kéo phải đưa Varyag đi vòng qua eo biển Gibraltar, mũi Hảo Vọng và eo biển Malacca. Ngày 20/2/2002, tàu Varyag tiến vào hải phận Trung Quốc.

Ngày 3/3 con tàu cập cảng Đại Liên – Đông bắc Trung Quốc. Trong suốt cuộc hành trình, đội tàu kéo di chuyển với tốc độ trung bình 6 hải lý/h (11km/h) vượt 28.200km. Đội tàu dừng tiếp liệu và nhu yếu phẩm tại Piraeus (Hy Lạp), Las Palmas (đảo Canary), Maputo (Mozambique) và đảo quốc Singapore.

Tổng chi phí cho việc đưa Varyag về Đại Liên tiêu tốn hơn 30 triệu USD.

Chonglot và Hải quân Trung Quốc là một?

Varyag không bao giờ rời khỏi cảng Đại Liên nữa, nó cũng không được hoán cải thành sòng bạc như tuyên bố ban đầu mà sớm “lộ nguyên hình” tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.

Vấn đề đặt ra là tại sao Chonglot không sớm “thu hồi” Varyag để kinh doanh các dịch vụ giải trí mà lại “giao” nó cho quân đội. Phải chăng, Chonglot chẳng qua chỉ là tấm bình phong mà Hải quân Trung Quốc dựng lên. Số tiền 20 triệu USD mà Chonglot chi ra mua Varyag thực tế là tiền của Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Varyag "vĩnh viễn" nằm lại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Thật vậy, nếu Hải quân Trung Quốc trực tiếp đứng ra mua Varyag thì thực sự sẽ làm cả thế giới chú ý. Vì thế, họ thông qua công ty tư nhân để mua về thì sẽ tránh được dư luận để ý đến. Họ hoàn toàn có thể âm thầm nghiên cứu tàu sân bay mà không bị “làm phiền”.

Ngoài ra, còn một lý do nữa cho thấy “sợi dây vô hình” liên kết Chonglot với Quân đội Trung Quốc. Đó là, Chonglot là công ty con của công ty Chin Luck (trụ sở tại Hong Kong). Chủ tịch lãnh đạo Chin Luck lại từng là sĩ quan Quân đội Trung Quốc.


[BDV news]


Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> Iraq mua F-16 làm từ vàng?



Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cho biết nước này đặt mua 36 máy bay F-16 để trang bị cho Không quân Iraq, vốn là quân chủng yếu nhất trong quân đội của nước này.


Ông Al-Maliki cho biết một phái đoàn có thành phần gồm các sĩ quân không quân Iraq cùng các cố vấn đã được cử đi với nhiệm vụ khôi phục lại hợp đồng mua 18 máy bay F-16 đã bị hủy trước đó. Không những thế, Iraq còn quyết định sẽ mua 36 chiếc máy bay thay vì con số 18 chiếc như hợp đồng cũ.

Theo một nguồn tin nội bộ, đây là một quyết định của chính phủ Maliki nhằm ngăn chặn việc sau này Hoa Kỳ lấy lý do đóng quân tiếp tục tại nước này sau hạn rút quân cuối cùng. Việc cho phép Quân đội Mỹ ở lại Iraq vào thời điểm nhạy cảm này là rất bất lợi trong việc đảm bảo quyền lực của chính quyền lâm thời.




Máy bay F-16D Block 52.


Tháng 9/2011, Iraq đã quyết định mua 18 máy bay F-16IQ ( phiên bản F-16 Mỹ sản xuất riêng cho Iraq) cùng một số phụ tùng vũ khí trị giá đến 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, bản hợp đồng này sau đó đã bị hủy sau khi Iraq đầu tư 900 triệu USD cho chương trình lương thực trong nước.

Máy bay F-16IQ được Mỹ thiết kế theo phiên bản F-16C/D Block 52, hiện vẫn thua kém phiên bản F-16 IN Super Viper (phát triển từ phiên bản F-16E/F Block 60) vốn được Mỹ chào hàng cho Ấn Độ trong chương trình MMRCA với giá 63 triệu USD một chiếc (đã bao gồm cả chi phí huấn luyện và phụ tùng thay thế).

Không tính số vũ khí, giá thành một chiếc F-16 quân đội Iraq phải mua lên đến 200 triệu USD/chiếc. Đơn giá này là quá đắt và Iraq có thể mua các loại máy bay “hạng sang” như máy bay thế hệ 4.5 Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale hay Su-35BM với giá rẻ hơn nhiều.

Không chỉ vậy, theo các ý kiến trên diễn đàn quân sự iraqmilitary.org, F-16IQ không giải quyết được nhu cầu thực sự của Iraq, thậm chí trong số các vũ khí trong hợp đồng được mua không có những loại hiện đại như tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AMRAAM, các loại bom dẫn đường GPS, tên lửa chống radar hay các thiết bị làm nhiễu tên lửa.

Trước đó, tháng 1/2011, Iraq đã ký một hợp đồng hiện đại hóa quân đội trị giá tới 13 tỷ USD với các nhà cung cấp Mỹ.


[BDV news]


>> Việt Nam quan tâm tàu đổ bộ Murena-E



Dự án 12061E -tàu đổ bộ đệm khí đa năng, hiện đại Murena-E được phát triển bởi Công ty Cổ phần Cục Thiết kế tàu biển Trung ương Almaz tại Leningrad.


Lịch sử phát triển

Dự án 12061E tàu đổ bộ đệm không khí Murena – E là tiếp tục quá trình nghiên cứu, phát triển dựa trên dự án cũ 1206 được thực hiện vào cuối những năm 60.

Thực tế, dự án 1206 cũ được thành lập nhằm mục đích thiết kế các loại tàu đỏ bộ tốc độ cao để hỗ trợ binh lính trong chiến đấu. Tuy nhiên, ban đầu, do việc gián đoạn trong qua trình lên kế hoạch thiết kế nên dự án đã bị đình trệ.

Sau một thời gian, dự án đã được tái khởi động, trong giai đoạn từ năm 1972-1973, Cục Thiết kế tàu biển Trung ương Almaz đã tiến hành chế tạo 2 mẫu nghiên cứu thuộc dự án 1206.



Murena-E tại một căn cứ hải quân của Hàn Quốc, Quân đội Hàn Quốc đã mua tàu này từ năm 2002.



Sau khi hoàn thành các thử nghiệm từ năm 1977-1985 trên một loạt 18 tàu thuộc dự án 1206, giới chuyên gia quân sự Nga nhận định rằng, các tàu đổ bộ thuộc dự án không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Hải quân Nga.

Dựa trên dự án 1206, công ty Almaz tiếp tục phát triển dự án 1238 - tàu đệm khí trang bị pháo hạm AK-16 KASATKA. Trong khi đó, vào năm 1970, công ty này đã quyết định thiết kế tàu đổ bộ tấn công dự án 11780 với nhiều tính năng sửa đổi dựa trên nguyên mẫu của tàu đổ độ thuộc dự án 1206 với tải trọng lớn hơn.
Tiếp sau đó, vào năm 1979 Hải quân Nga đã đưa ra chỉ thị cho công ty Almaz để phát triển dự án 12061 E với yêu cầu nâng cao tính năng chiến thuật và kỹ thuật cho tàu mới Murena -E.

Tàu đổ bộ tấn công thuộc dự án 12061 được phát triển trên cơ sở dự án 1206, sự khác biệt chính của tàu đổ bộ tấn công thuộc dự án 12061 là có trọng lượng tấn 43 lớn hơn sơ với tàu đổ bộ thuộc dự án 1206, ngoài ra, tàu có thể vận chuyển các xe tăng hiện đại của Nga. Cụ thể tàu Murena –E có thể chở được hai xe chiến đấu hoặc 130 binh sỹ.

Một đặc điểm khác biệt của dự án 12061 đó là việc tăng đáng kể số lượng vũ khí được trang bị. Nếu tàu đổ bộ của dự án 1206 được trang bị một cặp súng máy phòng không 12,7 mm và súng Utes-M thì tàu Murena-E được trang bị bệ súng máy AK-306 sáu nòng 30-mm và hai súng phóng lựu tự động BP-30.

Tàu đổ bộ đắt khách

Năm 2002, khách hàng đầu tiên là Hàn Quốc đã ký kết với công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga hợp đồng trị giá 100 triệu USD để tiếp nhận 3 chiếc tàu loại này theo chương trình trả nợ của Chính phủ Nga cho Hàn Quốc.

Theo đó, Hàn Quốc chỉ trả 50% của số tiền đã thoả thuận, trong khi 50% còn lại, công ty Rosoboronexport sẽ lấy về từ ngân sách nhà nước và thanh toán cho công ty chế tạo.

Trong năm 2010, Nga kí hợp đồng bán tàu đổ bộ đệm không khí Murena-E cho Kuwait. Việc chế tạo Murena-E cho Kuwait được thức hiện tại Nhà máy đóng tàu Khabarovsk. Phó Giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport Viktor Komardyn khi đó cho rằng, có khả năng Kuwait sẽ không chỉ dừng lại ở số lượng là 2 chiếc như ban đầu. Trong số các khách hàng của công ty đặt mua tàu có Venezuela và Malaysia. Trước đó, Murena-E cũng đã được bán cho Trung Quốc.

Đánh giá về dự án đổ bộ đệm khí 12061E Murena-E, các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng Murena-E rất thích hợp cung cấp cho thị trường vũ khí thế giới. Tàu Murena-E có vẻ ngoài khá giống với tàu đổ bộ khí LCAC của Mỹ. Tuy nhiên với kích thước tương tự nhưng LCAC không thể có tải trọng tốt như Murena-E và không mang theo nhiều vũ khí cũng như có ít tính năng hơn so với Murena-E.

Như vậy, tàu đổ bộ đệm không khí Murena-E với việc tăng số vũ khí được trang bị và khả năng linh hoạt trong quá trình đổ bộ, cho phép tàu tiếp cận nhanh mục tiêu và phù hợp cho việc duy trì, kiểm soát cũng như bảo vệ khu vực ven biển. Do đó, dự án 12061E thực sự thích hợp với các quốc gia sở hữu ít tàu hải quân, hoặc ngân sách quốc phòng không lớn.

Đặc biệt, những khách hàng tiềm năng của Muren-E sẽ chủ yếu là đội tàu của các nước có tiếp giáp các vùng biển, các vùng vịnh như các nước Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Hiện nay, các quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Venezuela, Brazil, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Algeria, cũng đang xem xét và lên kế hoạch mua tàu đổ bộ đệm không khí hiện đại Muren-E của Nga.

Tàu đổ bộ đệm khí Murena-E được thiết kể để vận chuyển các đơn vị chiến đấu cũng như các trang bị vũ khí từ tàu chính hoặc từ khu vực đổ bộ, thực thi nhiệm vụ tuần tiễu, bảo vệ khu vực mặt nước ven bờ, bảo vệ các cảng biển và các căn cứ hải quân. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Tàu Murena-E có khả năng hoạt động tốt nhờ cấu trúc thân tàu làm từ hợp kim tiên tiến. Tàu có khả năng vận chuyển 2 xe thiết giáp, hoặc 130 binh lính với đầy đủ trang bị vũ khí. Khi hoạt động, tàu có thể sử dụng các loại vũ khí trang bị khá hiệu quả trong điều kiện sóng biển cao và tốc độ gió lớn.

Tàu đổ bộ đệm khí Murena-E được trang bị 2 pháo tự động AK-306 cỡ nòng 30mm với tổng số đạn khoảng 1000 viên và được điều khiển bởi hệ thống kính ngắm quang học, 8 tên lửa phòng không Igla và hai súng phóng lựu tự động BP-30.

Tàu có chiều dài cả đệm khí là 31,3, chiều rộng là 14,8m, cao 15,2m. Murena – E được thiết kế cùng một tiêu chuẩn có độ choán nước lên tới 70 tấn. Tàu được trang 2 động cơ tuabin khí MT-70M công suất 20.000 mã lực tạo tốc độ tối đa khi đầy tải tối đa lên tới 100km/h. Tầm hoạt động khoảng 360 km, biên chế một kíp thủy thủ là 12 người. Được biết, một chiếc tàu đổ bộ đệm khí Murena-E có giá khoảng 35 triệu USD.

[BDV news]


>> Máy bay Nga do thám không phận Mỹ



Một nhóm giám sát không lưu Nga sẽ tham gia chuyến bay thăm dò lãnh thổ Mỹ. Đây là một phần trong hiệp ước Open Skies của 2 cường quốc quân sự.


Đây là chuyến bay thăm dò lần thứ 20 của người Nga diễn ra trên lãnh thổ Mỹ theo hiệp ước Open Skies (*).

“Máy bay Tupolev Tu-154M Lk-1 mạng các giám sát viên người Nga sẽ tiến hành chuyến bay thăm dò trên lãnh thổ Mỹ. Theo lịch trình, các chuyến bay này sẽ diễn ra từ ngày 31/7 tới 8/8 theo điều khoản của hiệp ước Open Skies”, bộ quốc phòng Nga thông báo.


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay do thám Tupolev Tu-154M Lk-1 của Nga sẽ tung cánh trên bầu trời Mỹ.


Chiếu Tupolev Tu-154M sẽ cất cánh từ sân bay của căn cứ không quân Travis, bang California, Mỹ. Tầm xa thăm dò tối đa của máy bay Tu-154M là 4.250 km.

Nhân viên có mặt trên máy bay sẽ bao gồm cả giám sát viên người Nga và Mỹ. Họ sẽ sử dụng những hệ thống và thiết bị thăm dò theo đúng qui định trong hiệp ước Open Skies.

(*) Hiệp ước Open Skies được ký vào năm 1992, do cựu tổng thống Mỹ H.W.Bush thúc đẩy. Nội dung của Open Skies là tổ chức các chuyến bay thăm dò trên lãnh thổ của 34 quốc gia thành viên nhằm nâng cao sự hợp tác và minh bạch trong các hoạt động quân sự. Open Skies bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/1/2002 và đây là một nhân tố quan trọng hình thành nên cục diện an ninh châu Âu hiện nay.

[BDV news]


>> Murena-E trong biên chế Hải quân Hàn Quốc



  • Một số hình ảnh về tàu Murena-E, Hàn Quốc đã mua từ Nga





Murena-E là tàu đổ bộ đệm không khí đa năng hiện đại.




Cấu trúc thân tàu của Murena-E làm từ hợp kim tiên tiến.



Tàu được trang bị nhiều vũ khí hơn so với các tàu đổ bộ cỡ nhỏ hiện nay.



Murena-E thuộc dự án 12061E được phát triển dựa trên dự án 1206 cũ.




Tàu rất phù hợp để kiểm soát cũng như bảo vệ khu vực ven biển.




Các nước có tiếp giáp biển như Mỹ Latinh và khu vực Đông Nam Á…là những khách hàng tiềm năng có thể sở hữu Murena-E.




Tàu được chế tạo để vận chuyển quân và vũ khí để bảo vệ ven bờ, các cảng biển và các căn cứ hải quân

[BDV news]


>> F-35B thử nghiệm thành công



Trong cuộc thử nghiệm gần đây nhất, Trung tá Fred Schenk đã cất cánh thành công chiếc máy bay F-35B từ đường băng ngắn, chỉ dài 411m.

F-35B là biến thể máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng trong dòng máy bay F-35 của Mỹ. Mỹ đang phát triển và hoàn thiện F-35 gồm 3 biến thể A, B, C cho không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ.

Khi ở trên không, chiếc máy bay đã bay ngang qua các phóng viên và lãnh đạo lính thủy đánh bộ Mỹ... với tốc độ bay 60 hải lý/giờ. Trung tá Schenk đã đưa chiếc máy bay được chỉ định BF-1 bay tự do và hạ cánh theo chiều thẳng đứng.


Chiếc máy bay F-35B cất cánh và tiếp đất theo phương thẳng đứng chỉ trong phút chốc


Các phi công thử nghiệm tại các cở sở cho biết BF- 1 (tên chiếc F-35B được thử nghiệm) không phải là chiếc máy hoàn thiện, nhưng các rủi ro đều được hạn chế.

Màn trình diễn đã tạo ra được hết ấn tượng bởi vì nó được tiến hành vào một ngày hè ẩm ướt khi nhiệt độ lên tới gần 35 độ C. Trong điều kiện này, hơi nóng và ẩm làm giảm công suất của động cơ.

Trung tá hải quân Matt Kelly, phi công bay thử nghiệm một mẫu F-35B khác (có tên BF-3) sẽ tiếp tục tiến hành một cuộc thử nghiệm sau khi màn trình diễn bay của chiếc BF-1 đã rất thành công. Tư lệnh Lính thủy đánh bộ Mỹ, tướng Jim Amos tự mình nhắc lại rằng F-35B rất cần thiết với với quân chủng của mình. “Không có kế hoạch B, chúng tôi cần loại máy bay này”, ông nói với ý sẽ không có phương án thay thế F-35B.

Trung tướng Terry Robling, Phó Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết sự cải tiến của F-35B trong chuyến bay thử nghiệm từ năm 2010 là "tuyệt vời". F-35B bắt kịp về các điểm thử nghiệm trước đó, và hiện tại dẫn đầu về lịch trình chuyến bay thử nghiệm năm 2011. Ông còn tiết lộ, vào tháng 9/2011, F-35B có thể được trang bị trên chiến hạm USS Wasp.

Cả ông Robling và Amos đều nhắc lại lập luận quân đội Mỹ cần một chiếc máy bay có thể bố trí mọi nơi. Mô hình của F-35B sẽ cho phép Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ tăng gấp đôi số máy bay có thể mang theo trong các chiến dịch viễn chinh.

[BDV news]


>> Tên lửa MBDA-Meteor tách, phóng thử thành công



Thụy Điển đã chính thức công bố vụ bắn thử thành công tên lửa không đối không năng lượng cao ngoài tầm nhìn MBDA-Meteor từ máy bay tiêm kích JAS-39 Gripen.


Theo công bố việc thử nghiệm để đánh giá quá trình tách tên lửa ra khỏi thiết bị phóng, quá trình khởi động và dẫn hướng cho tên lửa. Vụ thử nghiệm thành công sau chưa đầy hai tháng tích hợp tên lửa vào máy bay.

Đánh giá ban đầu cho thấy quá trình tách khỏi thiết bị phóng, kích hoạt động cơ diễn ra bình thường, đường truyền dữ liệu hai chiều dẫn hướng cho tên lửa hoạt động tốt, radar chủ động của tên hoạt động tốt.

Tuy nhiên lần thử nghiệm này chỉ đánh giá quá trình phóng và dẫn hướng ban đầu, các thử nghiệm tiếp theo sẽ đánh giá quá trình nhắm mục tiêu, hiệu suất của tên lửa.



MBDA-Meteor tách khỏi JAS-39 Gripen và phóng đi.


Các thử nghiệm diễn ra tại vùng núi Vidsel của Thụy Điển, đại diện Bộ quốc phòng Thụy Điển cho hay các thử nghiệm và hiệu chỉnh tham số sẽ được hoàn tất vào năm 2013, sớm hơn 1 năm so với dự định.

MBDA-Meteor là loại tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn được phát triển bởi MBDA. Tên lửa này được chọn làm tiêu chuẩn cho các tiêm kích của EU như Typhoon, Rafale, JAS-39 không loại trừ được trang bị cho F-35 của hải quân Hoàng gia Anh. Tuy nhiên hệ thống truyền dữ liệu hai chiều của tên lửa không hoàn toàn tương thích với Rafale của Pháp.

Tên lửa được trang bị động cơ tuabin phản lực tiên tiến, hệ thống dẫn hướng tối ưu với radar chủ động, khả năng kháng nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử cao.

Tên lửa được dẫn hướng kết hợp giữa dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và radar chủ động giai đoạn cuối. Ngoài ra một đường truyền dữ liệu hai chiều giữa tên lửa và máy bay cho phép hiệu chỉnh lại mục tiêu khi cần thiết, cung cấp trạng thái của tên lửa, thông tin về nhiều mục tiêu, thông báo xác nhận mục tiêu từ radar của máy bay.



Tên lửa MBDA-Meteor.


Thông số cơ bản:
Dài: 3,65 mét, đường kính 0,178 mét, trọng lượng 185kg;
Dẫn hướng: kết hợp quán tính, trường truyền dữ liệu hai chiều và radar chủ động;
Đầu đạn: HE phá mảnh với ngòi nổ vô tuyến cận đích;
Tên lửa có tầm bắn khoảng 100 km;

[BDVnews]


>> Vũ khí laser cho máy bay ném bom chiến lược B-1B


Cơ quan DARPA của Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký với công ty General Atomics hợp đồng phát triển vũ khí laser năng lượng cao HELLADS dùng để lắp cho máy bay.


DARPA: Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến

Hợp đồng này là bước tiếp theo trong việc chế tạo vũ khí laser hàng không, tiếp sau việc thử nghiệm thành công thiết bị phụ trợ. Theo hợp đồng mới, một vũ khí laser thể rắn 150 kW làm mát bằng chất lỏng liên tục sẽ được chế tạo.

HELLADS sẽ có trọng lượng không quá 2000 kg, nên có thể lắp cho các loại phương tiện mang quân sự khác nhau: tàu tuần tiễu, máy bay tiêm kích, máy bay trinh sát, xe chiến đấu thiết giáp và có thể thậm chí cả máy bay không người lái.

Hiện nay, General Atomics hoàn thành tốt điệp việc phát triển và thử nghiệm mẫu chế thử của hệ thống năng lượng và hệ thống thoát nhiệt, qua đó khẳng định thiết bị phụ trợ của vũ khí mới đã sẵn sàng.


Module với laser HELLADS có thể lắp cho đa số các máy bay chiến đấu phản lực có đủ trọng tải.


Việc thử nghiệm dã chiến đầu tiên HELLADS với laser 150 kW, nguồn nuôi, các hệ thống làm mát và điều khiển hỏa lực dự định tiến hành vào năm 2013 tại trường thử White Sands ở miền nam bang New Mexico.

Sau khi hoàn thành loạt thử nghiệm khai thác và tác xạ, vũ khí laser sẽ được tích hợp vào hệ thống vũ khí của máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Laser HELLADS sẽ cho phép máy bay bắn chính xác nhiều loại mục tiêu, từ tên lửa đến bộ binh đối phương mà giảm được tổn thất phụ khi tác chiến ở khu vực đông dân cư.

[BDV news]


>> Mỹ thử nghiệm vũ khí viba thế hệ 2



Quân đội Mỹ đã sẵn sàng thử nghiệm một mẫu vũ khí đối kháng điện tử sử dụng sóng viba năng lượng cao (High-power microwave) có tên HPM-CE.

Theo hãng Northrop Grumman, dự án chế tạo vũ khí sử dụng chùm sóng viba gắn trên các loại xe cộ chiến đấu có tên HPM-CE đã hoàn tất và sẵn sàng cho những thử nghiệm thực địa đầu tiên.

Công ty cho biết, loại vũ khí này có thể được sử dụng để chống lại các hệ thống điện tử của quân địch như các cảm biến, các hệ thống điều khiển bắn, radar.



Vũ khí viba có khả năng vô hiệu hóa các thiết bị điện tử với hiệu quả rất cao.


Sóng viba được truyền đi với vận tốc ánh sáng sẽ dễ dàng làm đoản mạch và “nướng chín” các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc.

Không những thế, thứ vũ khí này còn có thể dễ dàng chuyển đổi thành “tấm khiên” phòng thủ chống lại các loại bom đạn dẫn đường thông minh, UAV tấn công của đối phương hay trang bị trên máy bay giúp chống lại các loại tên lửa tầm nhiệt.


Sóng viba năng lượng thấp đã được nghiên cứu sử dụng làm vũ khí giải tán đám đông không gây chết người.



Thiết bị HPM-CE của Northrop Grumman là vũ khí viba năng lượng cao thế hệ mới có kích cỡ nhỏ, dễ dàng tích hợp nên các loại xe cộ hạng nhẹ

Vũ khí sóng viba năng lượng cao HPM không phải là mới. Trước đây, Mỹ đã sử dụng máy phát sóng viba năng lượng cao gắn trên tên lửa Tomahawk để tấn công các hệ thống phòng thủ của Iraq hay các loại bom viba đã được máy bay B-2 thả xuống Nam Tư

Tuy nhiên, Northrop Grumman cho biết vũ khí viba họ phát triển lần này tinh xảo hơn rất nhiều so với những loại đã được sử dụng. Nếu như các loại đầu đạn viba kiểu cũ đều sử dụng dầu làm chất cách điện và có kích cỡ rất to thì HPM-CE lại sử dụng nhựa epoxy và có kích cỡ chỉ bằng 1/3 thiết bị kiểu cũ.

Hơn nữa, HPM-CE chỉ sử dụng nguồn điện một chiều 12V công suất chỉ có 200 mW khiến việc cung cấp năng lượng cho thiết bị đơn giản hơn nhiều. Chùm sóng viba phát ra có tần số 1,2-1,3 GHz và có góc mở đạt 30 độ.

Toàn bộ hệ thống HPM-CE có hình ống với đường kính 30cm, dài 3,66m và chỉ có khối lượng 227kg.

Với kích cỡ này, HPM-CE có thể dễ dàng gắn lên rất nhiều loại thân xe thiết giáp chở quân hay xe bọc thép chống mìn trang bị trong quân đội Mỹ hay các nước đồng minh.

[BDV news]


>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 3)



Niềm kiêu hãnh và lòng tin của lực lượng Delphin được trao cho các nhà thiết kế, chế tạo vũ khí trang bị cho người nhái.

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 1)
>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 2)


Như đã nói ở trên, thành viên Delphin được trang bị súng APS-55 dài 62 cm, nặng khoảng 2,7 kg cả đạn và băng đạn (26 viên). Ở độ sâu 40m (sâu hơn 40 m với bình khí nén người thợ lặn không lặn được) súng có thể diệt các mục tiêu ở khoảng cách 10 m, đạn của súng tiểu liên có thể xuyên thủng lớp vỏ của tàu ngầm siêu nhỏ, hoặc bắn thủng đáy của xuồng… trên mặt nước đạn có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 100m.

Thuốc nổ có sức công phá mạnh, vũ khí nhiệt áp chân không và thậm chí cả đầu đạn hạt nhân mobile nữa (đầu đạn hạt nhân loại nhỏ mang theo loại 27 kg và loại lớn hơn, khoảng 70 kg, có khả năng hủy diệt cả một hạm đội), súng phóng lựu phản lực, súng phóng lựu đạn cháy, thiết bị chế áp sonar và điện tử... tất cả đều được trang bị đầy đủ và được sản xuất trong nước.

Thiết bị thở chu trình khép kín cho phép người thợ lặn có thể hoạt động dưới nước trong nhiều giờ và không lộ bí mật do không xuất hiện các bong bóng khí. Bộ quần áo Wetsuit với khả năng cách nhiệt cho phép giữ ấm người nhái, đồng thời thiết bị định vị định hướng dưới nước cho phép các Delphins có thể tác chiến trong điều kiện không gian vùng nước có độ nhìn xa gần bằng 0. Để vô hiệu hóa một Delphin, cách duy nhất là có một nhóm thành viên của PDSS khác đã trải qua huấn luyện và tác chiến thực tế.



Bình khí nén chu trình kín



Bộ khí nén và bình hơi, mặt nạ khí và phòng độc



Sơ đồ thiết bị khí thở chu trình kín


Trong giai đoạn ngày nay, với những nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ hải quân này, thường sử dụng các loại tàu ngầm mini.

Những năm 1980, Liên Xô đã thiết kế loại tàu ngầm rất nhỏ kiểu Piranhia. Nó có thể im lặng tiếp cận mục tiêu, mang trên mình nó 6 chiến sĩ PDSS, các thùng chứa cơ sở vật chất, vũ khí trang bị và phương tiện cơ động.

Nhưng đỉnh cao nhất của trí tuệ Liên Xô là thiết bị tự hành Sirena, có cấu hình thiết kế tương tự như một quả ngư lôi tiêu chuẩn, phía trong có thể bố trí chỗ ngồi cho 2 chiến sỹ PDSS với đầy đủ trang bị. Sirena được phóng khỏi tàu ngầm bằng ống phóng ngư lôi 533mm.



Tàu ngầm mini Piranhia







Ngư lôi Sirena và các chiến sỹ đặc nhiệm Hải quân


Bí mật đổ bộ lên địa bàn căn cứ quân sự của nước thù địch, dễ nhất và an toàn nhất là sử dụng đường biển. Dựa trên cơ sở khoa học tình báo đó, vào năm 1983, trong đội hình của lực lượng tối mật Pennant "Вымпел" có nghĩa là "Cờ đuôi nheo" của Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô đã hình thành lực lượng đặc biệt người nhái.

Huấn luyện cho lực lượng đặc biệt này là các huấn luyện viên của biệt đội Delphin, nhưng cán bộ sỹ quan được huấn luyện là cán bộ của ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô.

Điểm khác nhau giữa Delphin và Pannant là trong huấn luyện, đội Pannant có nhiệm vụ phối kết hợp với chiến sỹ tình báo ở địa bàn ven biển, nơi có các căn cứ quân sự hoặc các trọng điểm kinh tế, chính trị ven biển của nước thù địch.

Mục tiêu, kết hợp với tình báo viên tấn công hủy diệt các mục tiêu chiến lược vào ngày X hoặc chiếm giữ mục tiêu cho đến khi có lực lượng đổ bộ chính từ đường biển hay đường không.

Như chúng ta đã biết, quy mô thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của Delphins và Pannant rất lớn. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa nước Nga với những nước có khả năng thù địch, lực lương PDSS có nhiệm vụ phá hủy và vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống chống ngầm tại các khu vực như Đại tây dương, Thái Bình dương và Địa trung hải, tấn công các trung tâm điều khiển các lực lượng liên quân của các nước thù đich, phong tỏa các căn cứ hải quân, điểm xuất phát của các lực lượng đổ bộ đường biển (xuồng đổ bộ, tàu đổ bộ, các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ kỹ thuật như tàu chở dầu, tàu vận tải, các lực lượng chống ngầm và kể cả các tàu sân bay).

Để thực hiện nhiệm vụ đó, lực lượng có thể tiếp cận vùng nước hoạt động, có thể đổ bộ từ tàu ngầm lớp Kilo, tàu thuyền dân sự như tàu đánh cá, tàu vận tải mang cờ của nước khác hoặc tàu nghiên cứu khoa học, có thể đổ bộ từ máy bay trực thăng, máy bay vận tải từ rất sớm, khi dự kiến xảy ra hiện tượng nóng lên của chiến trường khu vực.

Nói chính xác hơn, lực lượng đặc nhiệm hải quân Delphin có ý nghĩa như lực lượng chiến lược, sẽ tấn công trên tất cả chiến trường, ở đâu không sử dụng vũ khí hạt nhân.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang