Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> CVS-401 Perseus - Tên lửa chống hạm hiện đại của Nato



Nhằm bắt kịp cuộc đua chế tạo tên lửa chống hạm siêu âm của Nga, tập đoàn MBDA cùng với Hải quân Anh và Pháp đã phát triển tên lửa chống hạm hiện đại CVS-401 Perseus.


http://nghiadx.blogspot.com

Mô hình tên lửa chống hạm CVS-401 Perseus tại triển lãm hàng không Paris 2011.


Trong lĩnh vực tên lửa chống hạm, tên lửa Exocet của tập đoàn nghiên cứu chế tạo tên lửa MBDA là niềm tự hào của nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

Loại tên lửa này đã rất nổi tiếng với nhiều thành tích trên chiến trường như đánh chìm khu trục hạm HMS Sheffield và đánh bị thương nặng chiến hạm HMS Glamorgan của hải quân Anh trong chiến tranh đảo Falkland; đánh bị thương nặng hộ vệ hạm USS Stark trong chiến tranh Iran-Iraq.

Tuy nhiên, dưới áp lực hiện đại hóa của hải quân trên thế giới, Exocet đã dần dần trở nên lạc hậu khi so với các loại tên lửa chống hạm siêu âm tân tiến như Klub hay Yakhont của Nga.

Chính vì vậy, với sự hợp tác của Anh và Pháp, tập đoàn MBDA đã sẵn sàng cho ra đời phiên bản tên lửa chống hạm mới thay thế Exocet: CVS-401 Perseus.

Tập hợp mọi tinh hoa khoa học của hai cường quốc hải quân châu Âu, Perseus là loại tên lửa chống hạm rất cơ động, cấu tạo từ các mô đun có thể thay đổi dễ dàng tùy thuộc nhiệm vụ, có tầm bắn xa, tốc độ hành trình siêu âm và có thể phóng được từ các bệ phóng trên tầu ngầm, tầu nổi hay trên mặt đất.

Nhằm cho phép Perseus có thể dễ dàng lắp đặt trên các máy bay hiện nay, tên lửa sẽ có kích cỡ tương tự tên lửa Exocet với chiều dài 5 mét và có khối lượng phóng chỉ nằm ở mức 800 kg.

Động cơ đẩy của Perseus là loại động cơ ramjet được áp dụng công nghệ mới nhất CDWE (Continous Detonation Wave Engine), tức nhiên liệu và chất oxy hóa sẽ được trộn với nhau từng đợt liên tiếp nhờ sóng xung kích.

Cấu tạo động cơ này giúp đơn giản hóa cấu tạo động cơ, loại bỏ các cánh nén nhiên liệu giúp giảm kích cỡ động cơ. Đồng thời, công nghệ CDWE cũng giúp giảm khả năng nhiên liệu bị bắt cháy trước buồng đốt.


http://nghiadx.blogspot.com

Sơ đồ cấu tạo công nghệ phun nhiên liệu tiên tiến CDWE được áp dụng cho tên lửa Perseus.

Hình dạng đặc biệt của Perseus không những đảm bảo yêu cầu khí động học mà còn làm tiết diện phản xạ radar của tên lửa, khiến nó khó bị đánh chặn hơn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cực gần (CIWS) trên tầu.

Ngoài ra, với các cảm biến trên thân, Perseus có khả năng phát hiện cả những tên lửa đánh chặn đang hướng tới nó và né tránh với khả năng cơ động rất cao.

Không thua kém những tên lửa chống hạm siêu âm Nga đứng đầu thị trường vũ khí hiện nay là Klub và Yakhont, Perseus có tầm bắn 300km với tốc độ hành trình 1.020m/giây (Mach 3) ở độ cao lớn và 680m/giây (Mach 2) ở sát mặt biển.

Trong khi đó, tên lửa Yakhont có tầm bắn 300 km với tốc độ hành trình 850m/giây (Mach 2,5); tên lửa 3M54E Klub có tầm bắn 300 km với tốc độ hành trình pha cuối đạt 987m/giây (Mach 2,9).


http://nghiadx.blogspot.com

Perseus được trang bị một đầu đạn chính nặng 200 kg cùng hai đầu đạn phụ, mỗi đầu đạn nặng 40 kg để có thể ứng phó linh hoạt với nhiều loại mục tiêu.


Một điểm không kém phần thú vị là cấu tạo đầu đạn của Perseus.

Tên lửa này được trang bị một đầu đạn chính loại nổ lõm nặng 200 kg và hai đầu đạn phụ, mỗi đầu đạn nặng 40 kg có khả năng tách rời tên lửa chính ở pha cuối để tấn công nhiều mục tiêu hay nằm yên tại tên lửa để gia tăng sức công phá khi đánh phá các mục tiêu lớn.





Khối lượng đầu đạn này là tương đương với đầu đạn tên lửa Yakhont (nặng 300 kg) và nhỏ hơn đầu đạn tên lửa 3M54E Club một chút (400 kg), tuy nhiên Perseus lại gọn nhẹ hơn rất nhiều hai loại tên lửa trên. Khối lượng phóng của Perseus chỉ bằng một phần tư Yakhont (3.000 kg) hay một phần ba 3M54E Klub (2.300 kg).

Đây là ưu thế rất lớn nếu sử dụng tên lửa phóng đi từ máy bay. Khi đó một máy bay chiến đấu có trọng tải 8 tấn có khả năng mang theo đến 10 tên lửa Perseus thay cho con số hai tên lửa Yakhont hay ba tên lửa Klub.

Đầu dò của Perseus bao gồm nhiều bộ phận với các mục đích khác nhau. Các bộ phận này bao gồm hệ thống thám trắc địa hình bằng laser LADAR, radar AESA để phát hiện và bắt bám mục tiêu cùng đầu dò laser bán chủ động để tấn công các mục tiêu đã được chỉ điểm laser trên mặt đất.

Vào thời điểm này, mặc dù công việc phát triển CVS-401 Perseus vẫn chưa hoàn thành, tuy nhiên chủ nhiệm chương trình phát triển tên lửa, ông Lionel Mazenq cho biết Perseus sẽ được đưa vào phục vụ trong tương lai gần và nó sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ tên lửa chống hạm.

>> Mạng Trung Quốc:' Việt Nam lo lắng trước tàu sân bay?'



Một bài viết trên mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn trước sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com

Dân mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn với tàu sân bay Thi Lang.

http://nghiadx.blogspot.com
Bài viết đăng trên trang mạng Junshijia ngày 11/8/2011.



Thời hạn 6 năm

Tàu sân bay, trở thành chủ đề cho tất cả các cuộc thảo luận và trao đổi trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Người Trung Quốc đang mơ về những viễn cảnh tốt đẹp cùng với sự tung hoành của tàu sân bay Thi Lang.

Dù tàu sân bay Thi Lang được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Ukraine mới chỉ rẽ sóng lần đầu tiên sau gần 10 năm cải tạo, dân mạng Trung Quốc đã coi đây như là một sự kiện cực kỳ trọng đại, đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của Hải quân Trung Quốc.

Một trong các luồng thảo luận chính ở mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, các nước trong khu vực cần phải xem xét lại hành động của mình trước sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc. Trong đó, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng, bối rối trước sự xuất hiện của tàu sân bay Trung Quốc.

"Việt Nam sẽ làm thế nào để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc? Một trong những động thái gần đây nhất của Việt Nam là công bố sự phát triển của hạm đội tàu ngầm trong khoảng 6 năm tới. Đây được xem là sự công bố xưa nay hiếm đối với chính sách quốc phòng Việt Nam", bài viết đặt vấn đề.

Quan điểm quân sự Trung Quốc đánh giá lực lượng tàu ngầm luôn có ưu thế đối với các hạm đội tàu mặt nước. Trong đó, xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm là chiến thuật hiệu quả để đối phó với tàu sân bay. Một nhóm tàu sân bay hoạt động trên biển sẽ có rất nhiều mục tiêu cho tàu ngầm hướng tới.

Dù cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc đang hình thành có một lực lượng các tàu khu trục và tàu hộ tống, chống ngầm khá đông đảo. Song lực lượng này vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm, năng lực chống ngầm của Trung Quốc lại không được đánh giá cao (>> chi tiết). Như vậy, với chiến thuật khéo léo, tàu ngầm hoàn toàn có thể lách qua lực lượng hộ tống để uy hiếp tàu sân bay.

"Đặc biệt, tàu ngầm Kilo được xem là một trong những tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Khả năng mang tải trọng vũ khí lớn, di chuyển yên tĩnh nhẹ nhàng, tàu ngầm Kilo sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với tàu sân bay", bài viết có đoạn.

Tuy nhiên, các "chuyên gia quân sự" mạng Junshijia cho rằng dù tàu ngầm Kilo quả là một đối thủ đáng gờm của tàu sân bay nhưng điều này chỉ có ở sự phối hợp sức mạnh mang tính tổng thể. "Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam có thể trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa liên quan đến sức mạnh quân sự tổng thể của Việt Nam, nếu chi dựa vào tàu ngầm Kilo e là chưa đủ", bài viết nêu ý kiến.

Theo các đánh giá đó, Việt Nam đã sẵn sàng để xây dựng hạm đội tàu ngầm, nhưng đây vẫn là công việc của tương lai. Hiệu suất hoạt động của hạm đội tàu ngầm này vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy để hạm đội tàu ngầm này trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc vẫn còn một thời gia quá xa, với nhiều vấn đề chưa thể xác định trước.

Họ nhận định, trong khi hạm đội tàu ngầm Việt Nam chưa thực sự hình thành, tàu sân bay Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên. 6 năm để Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm, đó cũng là thời gian quá đủ để Trung Quốc xây dựng các biện pháp đối phó. Thậm chí, "6 năm sau, hạm đội tàu ngầm với Việt Nam là điều quá mới mẽ, còn đối với Trung Quốc 6 năm sau, tàu sân bay đã có không ít kinh nghiệm vận hành", tác giả bài viết tự tin khẳng định.

Chống ngầm bằng tàu ngầm

Trung Quốc từng tuyên bố đã phát triển thành công tàu ngầm điện diesel sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Theo đó, tàu ngầm AIP của Trung Quốc sẽ có khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, yên tĩnh hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo, hoàn toàn có thể sánh được với tàu ngầm lớp Lada của Nga, thậm chí êm hơn gấp 8 lần (>> chi tiết).

Báo mạng Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, với tốc độ đóng mới tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc, cùng với hạm đội tàu ngầm hiện tại. 6 năm sau, với sự áp đảo về số lượng và chất lượng.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được hạm đội tàu ngầm AIP của Trung Quốc chăm sóc.


Theo đó, "hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được chăm sóc rất kỹ lưỡng bởi hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc". Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tăng cường phát triển và hoàn thiện năng lực chống ngầm từ tàu chiến mặt nước. Và "cơ hội để tiến lại gần và đe dọa tàu sân bay gần như bằng không. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam có quá nhiều điều phải lo lắng về sự an toàn của chính mình trước khi nghĩ đến việc nhắm một mục tiêu nào đó", một ý kiến nhận xét.

Cuối bài viết có đoạn, "Mỹ tự hào với hệ thống phòng thủ Aegis bất khả chiến bại thì Liên Xô và Nga hiện nay sử dụng cuộc tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa chống hạm trong thời gian ngắn để răn đe đối phương và bù lại cho khuyết điểm ở khâu phòng thủ. Trung Quốc cũng sẽ sử dụng chiến thuật này, tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa. Vì vậy, Việt Nam cần phải tiếp xúc với các nước lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp di chuyển lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ trở thành những người thất bại đầu tiên".

http://nghiadx.blogspot.com
GS Carl Thayer

Trả lời phỏng vấn báo chí GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Canberra, Australia cho biết:

6 tàu ngầm mà Việt Nam mua sẽ không hoạt động ngay cùng lúc, nhìn chung thường là bạn sẽ có một tàu ngoài biển, 1 đang được trang bị thêm, 1 đang trên đường quay lại khu vực tuần tiễu. Nhưng cũng phải tính đến hệ thống radar trên đất liền, hệ thống rà soát khu vực... Việc có vũ khí ngăn chặn sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi bị bắt nạt... 6 năm tới thì cũng mới chỉ là bắt đầu bởi Việt nam phải mất một thời gian dài để học cách phối hợp và điều khiển các lực lượng này của mình... Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống tên lửa Liên Xô như thế nào để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ.

>> Choáng với quy mô của lực lượng đặc biệt Mỹ (kỳ 1)



Lặng lẽ âm thầm, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau, Mỹ đã triển khai lực lượng đặc biệt hoạt động ở hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

Một cuộc hành quân huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm SEAL.


Bất cứ nơi nào trên hành tinh, mỗi ngày đều có những người lính đặc biệt của lực lượng bí mật của Mỹ đang hoạt động. Lầu Năm Góc vẫn đang tiến hành các cuộc chiến có quy mô toàn cầu với kích thước và phạm vi chưa bao giờ được tiết lộ.

Sau khi lực lượng đặc nhiệm SEAL găm một viên đạn hạ sát bin Laden, lực lượng bí mật nhất của Mỹ mới bất ngờ được tiết lộ. Đó chỉ là một điển hình nhỏ trong rất nhiều lực lượng đặc biệt của Mỹ được triển khai trên khắp thế giới và ở những nơi chiến trường khốc liệt như Iraq, Afghanistan, Yemen, Somalia. Mức độ ác liệt của các cuộc chiến này hoàn toàn chìm sâu trong bóng tối của sự im lặng và bí mật.

Năm 2010, trong một báo cáo được đăng tải trên Washington Post của hai tác giả Karen DeYoung và Greg Jaffe cho biết: Mỹ đã triển khai lực lượng đặc biệt hoạt động ở hơn 75 quốc gia so với con số 60 quốc gia ở cuối nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Bush.

Phát ngôn viên của lực lượng đặc biệt Mỹ, đại tá Tim Nye cho biết, đến cuối năm 2011, số lực lượng đặc biệt của Mỹ hoạt động tại các quốc gia sẽ lên con số 120 quốc gia, ông nói: “Chúng tôi đã làm rất nhiều những "chuyến du lịch đặc "biệt đến Iraq và Afghanistan”. Sự hiện diện của lực lượng đặc biệt Mỹ ở hơn 60% quốc gia trên thế giới cho thấy Lầu Năm Góc đang tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật trên toàn thế giới.

Gia tăng các hoạt động bí mật của quân đội

Mọi chuyện có lẽ được bắt đầu từ cuộc tấn công giải cứu con tin Mỹ bị bắt cóc tại Iraq năm 1980. Cuộc tấn công đã thất bại nặng nề, 8 thành viên trong đội giải cứu con tin bị bắn hạ.

Choáng váng trước thất bại này, năm 1987 Mỹ quyết định thành lập Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt (US Special Operations Command) viết tắt là SOCOM. Lực lượng này được xây dựng trên cơ sở những người lính đã từng tham gia các hoạt động đặc biệt tại chiến trường Việt Nam đang trong tình trạng "vô công rồi nghề".

Sự ra đời của SOCOM đã mang lại cho họ một ngôi nhà mới, một khoản ngân sách ổn định, và một chỉ huy 4 sao hết lòng ủng hộ họ. Kể từ đó SOCOM đã phát triển thành một lực lượng kết hợp đáng ngạc nhiên, SOCOM là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị như Green Berets, Rangers của lục quân, Navy SEAL của hải quân, Bộ chỉ huy tác chiến đường không đặc biệt của không quân và Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt của thủy quân lục chiến.

SOCOM được trang bị những khí tài quân sự tiên tiến nhất của quân đội Mỹ cùng với nhân lực là những quân nhân ưu tú được tuyển chọn rất gắt gao. Các thành viên của SOCOM đều phải trải qua những khóa huấn luyện đặc biệt có một không hai trên thế giới, họ buộc phải hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra trước khi được đứng trong hàng ngũ của SOCOM. SOCOM được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn thuộc hàng tốt mật nhất của quân đội Mỹ.

Họ thực hiện các hoạt động như ám sát, các cuộc tấn công tiêu diệt các phần tử khủng bố đặc biệt, trinh sát tầm xa, phân tích tình báo, huấn luyện cho quân đội nước ngoài, các hoạt động chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt.


http://nghiadx.blogspot.com

Lực lượng đặc nhiệm Delta trong một bài tập giải cứu con tin.


Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của SOCOM là thực hiện công tác chỉ huy các hoạt động chống khủng bố đặc biệt hay còn gọi là JSOC. JSOC là một lực lượng bí mật chuyên thực hiện công tác theo dõi và tiêu diệt các nghi can khủng bố. Báo cáo trực tiếp với Tổng thống Mỹ về danh sách các nghi can khủng bố được xem là mối hiểm họa đối với nước Mỹ.

JSOC được phép thực hiện các hoạt động ngoài vòng pháp luật, chương trình ám sát được thực hiện bởi lực lượng đặc nhiệm như SEAL hay Delta, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng là một phần trong các chiến dịch đặc biệt của CIA. Ngoài ra họ còn điều hành một mạng lưới các nhà tù bí mật được sử dụng làm nơi giam giữ và thẩm vấn các mục tiêu có giá trị cao.

Tăng trưởng chóng mặt về nhân sự

Nhân lực phục vụ trong SOCOM vào những năm 1990 khoảng 37.000 người, tuy nhiên hiện tại con số này đã tăng lên gần đến 60.000 người. 1/3 trong số họ là những nhân viên chuyên nghiệp của SOCOM, phần còn lại núp bóng dưới các lĩnh vực khác nhau. Theo định kỳ họ được lệnh luân chuyển để thực hiện nhiệm vụ dưới nhiều hình thức khác nhau, đó cũng là một cách để che đậy thân phận thực sự của họ.

Ngân sách phân bổ cho SOCOM tăng trưởng theo cấp số nhân, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9. Từ 2,3 tỷ USD lên đến 6,3 tỷ USD. Nếu cộng thêm chi phí cho các hoạt động đặc biệt tại Iraq và Afghanistan con số này lên đến 9,8 tỷ USD.

Cùng với đó, số lượng nhân viên được triển khai hoạt động tại nước ngoài cũng tăng lên đến 4 lần, các hoạt động được mở rộng hầu như khắp thế giới.

Trung tướng Dennis Hejlik cựu chỉ huy lực lượng đặc biệt của thủy quân lục chiến Mỹ cho biết. Trước năm 2006, số binh sỹ trong đơn vị mà ông quản lý và 2600 người, sau năm 2006 con số này đã tăng lên đến 5000 người. Cùng với số lực lượng SEAL có mặt trên chiến trường khoảng 5000-6000 người. Trong kế hoạch dài hạn, số lượng nhân viên sẽ tăng thêm 1000 người nữa.

Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ gần đây, phó đô đốc William McRaven chỉ huy đặc biệt của JCOC, chính ông là người chỉ huy cuộc tấn công tiêu diệt bin Laden cho biết. Tốc độ tăng trưởng nhân lực ổn định của SOCOM vào khoảng từ 3-5% mỗi năm, cùng với đó là sự tăng cường bổ sung các máy bay không người lái và xây dựng các cơ sở hoạt động đặc biệt.

Phó Đô đốc McRaven tin tưởng rằng, mặc dù lực lượng quân đội thông thường được rút khỏi Iraq và Afghanistan, tuy nhiên lực lượng đặc biệt sẽ đảm đương vai trò tại đây. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị các hoạt động đặc biệt hàng năm của Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Mỹ. Đô đốc Eric Olson, giám đốc chỉ huy các hoạt động đặc biệt đã chỉ vào một hình ảnh tổng hợp từ vệ tinh của thế giới vào ban đêm.

Trước sự kiện 11/9/2001, vùng ánh sáng về đêm của hành tinh chủ yếu tập trung ở các nước công nghiệp Bắc bán cầu, đây được xem là vùng trọng điểm. Tuy nhiên trong một thập kỷ qua thế giới đã thay đổi nhiều, trọng tâm chiến lược của chúng tôi đã chuyển phần lớn xuống phía Nam, chúng ta đang đối phó với những mối đe dọa đang nỗi lên từ những nơi không có ánh đèn về đêm.


>> Vị trí trực thăng quân sự Nga trên thị trường



Nga sẽ chiếm khoảng 15% thị trường máy bay trực thăng thế giới vào năm 2015.



http://nghiadx.blogspot.com

Dòng trực thăng đa dụng Mi-17 rất được ưa chuông trên thị trường toàn cầu.


Sản xuất máy bay trực thăng Nga đang tăng trưởng 20-30% năm. Sự tăng trưởng này sẽ cho phép Nga chiếm ít nhất 15% thị trường máy bay trực thăng thế giới vào năm 2015, giám đốc TSAMTO Igor Korotchenko nói với RIA Novosti (hôm 12/8).

Nga là một trong những nước sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực máy bay trực thăng quân sự. Kể từ năm 1950 thế giới đã sản xuất được 65.000 máy bay trực thăng, trong đó Nga sản xuất hơn 26.000 và 6.000 chiếc cho xuất khẩu.

Theo đánh giá của TSAMTO, Công ty cổ phần Máy bay trực thăng của Nga chiếm khoảng 11% trên thị trường thế giới trong năm 2011 và sẽ tăng lên 17% vào năm 2020.

Khối lượng cung cấp máy bay trực thăng quân sự trong cán cân xuất khẩu vũ khí của Nga trong gia đoạn 2002-2009 chiếm khoảng 10,4%, với tổng giá trị hơn 4,5 tỷ USD.

Cơ cấu doanh thu trong giai đoạn này cho một số loại máy bay trực thăng quân sự tương đương như xu hướng toàn cầu.

Máy bay trực thăng đa năng được xếp hạng đầu tiên với doanh thu 3,38 tỷ USD, thứ hai là máy bay trực thăng tấn công với giá trị 606 triệu USD, vị trí thứ ba thuộc về trực thăng chống ngầm với 422 triệu USD và vị trí thứ tư của máy bay trực thăng hạng nặng, 168 triệu USD.

Nga đang cung cấp số lượng lớn các trực thăng Mi-17 theo hợp đồng với Ấn Độ, Azerbaijan, Venezuela và Ai Cập. Còn các hợp đồng với Brazil, Peru, Indonesia và một số nước khác là loại trực thăng Mi-35.

Theo TSAMTO, trong giai đoạn 2011-2020, Trực thăng Nga sẽ xuất khẩu khoảng 1.150 chiếc. Cũng trong thời gian này sẽ cung cấp hơn 1.000 máy bay trực thăng quân sự cho quân đội Nga thông qua các hợp đồng quốc phòng.

Giai đoạn 2011-2020, các lực lượng vũ trang Nga sẽ mua một số máy bay trực thăng cho các mục đích khác nhau như: Mi-26, Mi-8MVT-5, Mi-8AMTSh, Ka-52, Mi-28NM và máy bay trực thăng vận tải quân sự của loại Mi-8 cũng như một số máy bay trực thăng đặc biệt.

Tổng giá trị mua sắm các máy bay trực thăng thông qua hợp đồng quốc phòng Nga là 800 tỷ rúp.

Năm 2011, Không quân Nga có kế hoạch nhận được 100 máy bay trực thăng mới. Trong số đó có trực thăng chiến đấu Mi-28, Ka-52, máy bay vận tải quân sự Mi-8 và huấn luyện hạng nhẹ “Ansat”. Còn ba máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T cung cấp cho Không quân Nga đang được sản xuất ở giai đoạn cuối tại “Rosvertole”.

>> Mỹ đề nghị Nga không bán vũ khí cho Syria



Hôm 12/8, báo Kommersant đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một buổi trả lời phỏng vấn trên kênh CBS đã kêu gọi Nga không bán vũ khí cho Syria.


http://nghiadx.blogspot.com

Các cuộc biểu tình ở Syria vẫn tiếp diễn trong những tháng qua.


Hiện Moscow chưa có phản ứng gì đối với đề nghị của Ngoại trưởng Mỹ. Khác với Libya, Syria không chịu trừng phạt quốc tế, vì vậy Moscow có thể duy trì làm ăn buôn bán vũ khí với Damascus.

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của CBS: “Chúng tôi muốn Trung Quốc hợp tác với chúng tôi. Chúng tôi muốn Nga không bán vũ khí cho chế độ của Asad nữa”. Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Washington kêu gọi Moscow ngừng bán vũ khí cho Damascus.

Bốn tháng gần đây ở Syria xảy ra biểu tình của quần chúng đòi tiến hành cải cách và Tổng thống Bashar Asad từ chức. Các cuộc phản đối đã bắt đầu từ giữa tháng ba ở phía Nam đất nước, sau đó lan ra các khu vực khác.

Theo các dữ liệu gần đây nhất, trong các cuộc đụng độ với các lực lượng an ninh đã có hơn 1.600 người bị giết, gần 3.000 người mất tích. Theo các số liệu chính thức, đã có 340 quân nhân và người của các lực lượng an ninh thiệt mạng.

Hiện Moscow chưa có phản ứng gì trước lời kêu gọi của Mỹ. Trong bối cảnh biến động chính trị đang diễn ra ở Cận Đông, Syria là một trong những thị trường triển vọng lớn nhất cho vũ khí Nga. Khác với Libya, Syria chưa chịu các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Cho đến gần đây Nga chống lại việc trừng phạt, giải thích rằng không muốn lặp lại tình hình ở Libya – hồi mùa Xuân Moscow và Bắc kinh đã không phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về thiết lập vùng cấm bay ở Libya, do đó NATO đã có khả năng bắt đầu chiến dịch quân sự chống chế độ của Muamar Gaddafi.


>> Mỹ sắp có xuồng siêu âm



Là thiết bị độc đáo lai giữa máy bay và tàu biển, khi di chuyển dưới nước nó tạo ra một lớp không khí do đó giảm được lực ma sát ít hơn 900 lần so với bình thường.



http://nghiadx.blogspot.com

Hình dáng mẫu xuồng siêu tốc "Bóng ma".


Công ty Juliet Marine Systems (JMS) có trụ sở tại Portsmouth, New Hampshire Mỹ tuyên bố rằng, đã có giấy phép của Hải quân Mỹ cho phép sản xuất thử nghiệm ca nô quân sự “bóng ma” (GHOST) sử dụng công nghệ tiên tiến “siêu bọt” lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới.

Theo đại diện của công ty, ca nô GHOST đã được được thiết kế và xây dựng độc quyền phục vụ cho hải quân Mỹ với phương tiện kỹ thuật mới mà không có bất kỳ tài trợ nào của chính phủ. Mục tiêu chính của ca nô là bảo vệ tối đa khả năng sống sót của các thủ thủ Hải quân Mỹ trên các phương tiện dưới nước. Việc sử dụng lần đầu tiên hệ thống “siêu bọt” có thể cho phép ca nô đạt được tốt độ siêu thanh trên mặt nước.

Công nghệ cốt lõi của GHOST - là thiết bị độc đáo lai giữa máy bay và tàu biển, mà khi di chuyển dưới nước nó tạo ra một lớp không khí do đó giảm được lực ma sát ít hơn 900 lần so với bình thường.

Theo các nhà phát triển, thành công của công nghệ trên GHOST có thể được sử dụng trên các thiết bị có hoặc không người lái và trên cả môi trường dưới nước cũng như trên mặt đất.

Bất kỳ con tầu nào có sử dụng công nghệ GHOST sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu khác nhau trong vùng lãnh hải của đối phương mà không bị phát hiện, và một khi nó được trang bị thêm công nghệ tàng hình thì đây quả là yếu tố quan trọng trong việc đạt được lợi thế khi đối đầu với tàu thông thường.

Đặc biệt, hiện nay công ty JMS phối hợp chặt chẽ với một công ty quốc tế tham gia vào việc phát triển hệ thống quân sự trên 150 tàu hộ tống. Tên của công ty không được tiết lộ.

Hải quân Mỹ có thể cắt giảm chi phí tài chính của mình nhưng vẫn duy trì sức mạnh của lực lượng hải quân bằng việc triển khai các "phi đội" GHOST. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, GHOST là công cụ lý tưởng để chống hải tặc trên biển và một phương tiện tuyệt vời cho mục đích dân sự.

Với việc áp dụng công nghệ “sủi bọt” đang được phát triển bởi JMS để giảm ma sát trên thân tàu thì ngành công nghiệp vận tải biển thế giới sẽ có các những tàu siêu tiết kiệm nhiên liệu.

>> Gia đình gián điệp chấn động nước Mỹ (kỳ 1)



Vụ bắt giữ John Walker và toàn bộ lưới điệp viên mà ông này cầm trịch đã xé toang ảo tưởng một thời của người dân Mỹ rằng họ “miễn dịch” với việc làm gián điệp cho nước ngoài.



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm U SS Andrew Jackson, nơi John bắt đầu tiếp cận thông tin mật.


Đối với Moskva, John là gián điệp quan trọng nhất mà họ tuyển mộ được. Đối với Washington, đó là con số gần 1 tỷ USD để thay máy mã, vũ khí, và còn hơn thế nữa…

Kỳ 1: Túng quẫn và… “bán mình”

Rạn nứt trong tình duyên, gặp khó khăn về tài chính, John Walker từng chĩa súng vào thái dương. Không đủ bản lĩnh để bóp cò, thay vào đó, anh ta đã quyết định bán tài liệu mật của Hải quân Mỹ.

Gia đình Scaramuzzos có một cuộc sống khá giản dị và trầm lặng ở Scranton (bang Pennsylvania). Nhưng cô con gái của họ, Margaret, tên thường gọi là Peggy, lại ước muốn một cuộc sống náo nhiệt hơn. Năm 1932, cô đem lòng yêu James Walker - ca sĩ của một ban nhạc địa phương. Peggy và James bí mật tiến hành lễ cưới vào ngày 15/8/1934. Một tháng sau, cô sinh một bé trai, Arthur Walker. Đây là bí mật đầu tiên mở đầu cho hàng loạt những bí mật sau này của gia đình Walker.

Thăng tiến nhưng vẫn thiếu tiền

Sau đó, Peggy sinh đứa con trai thứ hai, John Walker. Năm 18 tuổi, John Walker nhập ngũ. Trong thời gian đóng quân ở thành phố Boston (bang Massachusetts), John đã làm quen với Barbara Crowley. Họ nhanh chóng tổ chức đám cưới. Nhưng cuộc hôn nhân bước vào giai đoạn rạn nứt sau khi họ có 3 bé gái.

Đầu những năm 1960, Hải quân Mỹ tiến hành chuyển đổi đội tàu ngầm nhỏ, cũ kỹ, chạy bằng điêzen thành một hạm đội hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân. John được điều động đến phục vụ trên tàu USS. Andrew Jackson, một trong những tàu ngầm mới chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân. Một buổi sáng, người ta đưa cho John bản báo cáo tối mật, trong đó có danh sách các mục tiêu tấn công hạt nhân của Mỹ. Lúc đó trong đầu John chợt xuất hiện ý nghĩ: Không biết Liên Xô sẽ trả bao nhiêu tiền để có được một bản sao tài liệu này?

Cuộc hôn nhân của John càng trở nên xấu hơn khi anh ta được thuyên chuyển đến làm việc tại Sở chỉ huy Hạm đội Đại Tây Dương ở Norfolk (bang Virginia). Tuy vậy, công việc mới bắt đầu từ tháng 4/1967 đã tạo điều kiện cho John tiếp cận với hầu hết các cuộc liên lạc vô tuyến nhạy cảm của quân đội.

Đó là bước thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng anh ta lại cảm thấy khổ sở vì gặp khó khăn về tài chính. Một đêm, John ngồi một mình trong phòng ở dưới tầng hầm lau chùi khẩu súng ngắn, rồi lên đạn và chĩa súng vào thái dương. Không đủ bản lĩnh để bóp cò, John đã quyết định bán một tài liệu mật của Hải quân Mỹ.

“Món hàng” đầu tiên

John đánh cắp một bộ mã sử dụng cho loại máy giải mã KL-47, loại máy được sử dụng rộng rãi nhất trong quân đội Mỹ. Anh ta sao chụp một bản, nhét vào túi quần và bình thản bước ra khỏi phòng trực. Sau 4 giờ lái xe, John đã đến được thủ đô Washington DC. Điểm đến mà anh ta nhắm tới là Đại sứ quán Liên Xô, nằm cách Nhà Trắng chưa đầy 4 dãy phố. Đi đi lại lại bên ngoài toà nhà một hồi, rồi anh ta lấy hết cam đảm lao vào bên trong Đại sứ quán nhanh đến mức mà nhân viên lễ tân cũng phải giật mình.

“Tôi cần gặp người phụ trách an ninh của các cô”, anh ta lắp bắp. Vài giây sau, John được đưa vào căn phòng nhỏ và gặp một người Nga có dáng vẻ bề ngoài lạnh lùng. “Tôi quan tâm đến khả năng bán các tài liệu mật của Chính phủ Mỹ cho Liên Xô. Tôi có mang theo một tài liệu mẫu”, nói rồi John trao bộ mã KL-47. Nhân viên Đại sứ quán Liên Xô mà thực chất là một sỹ quan KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) hỏi thêm một số thông tin cá nhân như danh tính, gia đình. John miễn cưỡng cho anh ta xem thẻ quân nhân của mình.

Người này bỏ đi một lát cùng với bộ mã. Khi quay trở lại, anh ta ra hiệu cho John ngồi xuống. “Chúng tôi rất cần loại tài liệu như thế này. Chúng tôi muốn có thêm các tài liệu khác. Chúng tôi hân hạnh được chào đón anh”, anh ta nói với John. Anh ta chợt hỏi John: cung cấp tài liệu vì lý tưởng chính trị hay động cơ tài chính?


http://nghiadx.blogspot.com

Bản đồ hướng dẫn John địa điểm ra ám hiệu (bằng vỏ lon Seven Up) để trao tài liệu và lấy tiền.


“Thuần tuý là tài chính. Tôi cần tiền”, John trả lời khô khốc. John nói với viên sỹ quan này rằng mình sẵn sàng ký một hợp đồng lâu dài cung cấp thông tin mật, chủ yếu là các bộ mã của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), để đổi lấy một khoản lương hàng tháng, giống như một nhân viên làm việc cho công ty.

Người sĩ quan KGB này chưa bao giờ gặp trường hợp điệp viên đề nghị được lĩnh lương thường xuyên. John đề xuất mỗi tuần từ 500 đến 1.000 USD. Viên sĩ quan đồng ý và yêu cầu John chuẩn bị một danh mục các bộ mã mà anh ta có thể đánh cắp. Họ thỏa thuận gặp lại 2 tuần sau tại một trung tâm mua sắm ở khu vực ngoại ô. John sẽ gập một tờ tạp chí Time ở dưới cánh tay phải của mình để làm ám hiệu.

Một nhân viên hướng dẫn John cách lập hòm thư chết và bố trí để họ gặp lại nhau ở châu Âu. Sau đó, người ta đưa John một phong bì đựng các tờ đô la Mỹ và dẫn anh ta vào một hành lang. Ở đây, John được yêu cầu khoác một chiếc áo khoác dài và đội một chiếc mũ rộng vành. Ngay sau đó, người ta đẩy John vào ghế sau một chiếc ôtô đang đậu ở dưới tầng hầm của sứ quán. Vòng vèo hơn một giờ đồng hồ qua các con phố, John được thả xuống khu vực dân cư sinh sống. Khuất bóng chiếc xe của Đại sứ quán Liên Xô, John bắt đầu đếm tiền.

>> NATO đánh chìm chiến hạm vô dụng của Libya



Một chiến hạm của Hải quân Libya mang tên Al-Gardabiya bị tên lửa của NATO phá hủy ngay trên vịnh Tripoli.



http://nghiadx.blogspot.com


Khinh hạm Al-Gardabiya trên vịnh Tripoli năm 2005.


Hậu quả xung đột vũ trang giữa NATO và Libya gián tiếp liên quan cả đến Nga. Đêm thứ 4 (10/8/2011), khinh hạm Al-Gardabiya do Liên Xô sản xuất cho Hải quân Libya đã bị phá huỷ ở Tripoli bởi tên lửa bắn từ máy bay NATO. Phía NATO xác nhận là con tàu đã bị hỏng từ lâu.

Đại diện Bộ chỉ huy Hải quân NATO ở Naples Giovanni Malafronte nói với báo Izvestia, từ 20/5 khinh hạm đã không di chuyển được trong vịnh Tripoli. Tuy nhiên trinh sát đường không cho thấy là người Libya định sử dụng vũ khí có trên khinh hạm chống lại các lực lượng của NATO, có thể là tổ hợp phòng không Osa (SA-N-4). Khi đó phía NATO đã có quyết định tiêu diệt con tàu.

Malafronte cho biết, người Libya bắt đầu tháo vũ khí hạng nặng ra khỏi tàu, chắc là để chuyển sang tàu khác hoặc sử dụng trên bộ. NATO quyết định phóng thêm một tên lửa nữa từ máy bay vào con tàu và đánh chìm nó.

Hiện nay, theo ảnh trinh sát đường không, hiện trạng của con tàu được đánh giá là hỏng nặng. Theo lời ông này, hiện con tàu chưa chìm hẳn, nhưng tất cả vũ khí đã bị phá huỷ và không sử dụng được nữa.

Bộ Tư lệnh Hải quân Nga từ chối bình luận hoạt động của các lực lượng NATO ở Libya, chỉ cho biết là các tàu tương tự hiện không còn trong biên chế hạm đội Nga – chiếc cuối cùng được đưa ra khỏi Hải quân Nga cuối những năm 1980.

Phó Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị, Đại tá hải quân Konstantin Sivkov cũng khẳng định là khinh hạm của Libya là một con tàu quá yếu nên không thể căn cứ vào việc tiêu diệt nó để đánh giá về ưu thế của vũ khí phương Tây so với vũ khí do Liên Xô sản xuất. Sivkov khẳng định: “Hoàn toàn không có chuyện phá vỡ thế đồng đẳng”.

Khinh hạm dự án 1159 lớp Koni được chế tạo lần đầu ở Liên Xô trong những năm 1960 chuyên để xuất khẩu cho các quốc gia hữu hảo với Liên Xô. Chúng được đóng ở nhà máy Zelenodolsk, nơi đang đóng khinh hạm cho Việt Nam.

Lớp Koni có lượng dãn nước 1.700 tấn, thủy thủ đoàn 110 người. Thời gian đi biển không cần tiếp tế 10 ngày. Khinh hạm thuộc lớp tàu hạng 3.

Vũ khí của khinh hạm có pháo hạm 76 mm, tổ hợp tên lửa phòng không Osa (SA-N-4), hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000 để chống tàu ngầm và biệt kích biển của đối phương, tổ hợp tên lửa chống hạm SS-N-2C, ngư lôi.

Cựu Phó tư lệnh Hải quân, Đô đốc Igor Kasatonov nhận xét khi trả lời phỏng vấn của báo Izvestia: “Sự khác biệt của các khinh hạm này so với số dùng cho hạm đội Xô Viết chủ yếu là cách bố trí bên trong. Theo cách đánh giá hiện nay thì đây là một tàu chiến rất yếu và kém hiệu quả. Nó từ lâu đáng được loại bỏ khỏi trang bị”.


>> TSB Trung Quốc dưới góc nhìn người Nhật



Đất Việt xin giới thiệu tới độc giả ý kiến của Phó Đô đốc Hải quân Nhật Bản Fumio Ota về mục đích của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.



http://nghiadx.blogspot.com

Thi Lang tiến ra khơi trong sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia láng giềng với Trung Quốc.


Phó Đô đốc Fumio Ota từng là Giám đốc Trung tâm tình báo quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật Bản

Dưới đây là ý kiến của ông Fumio Ota được Wall Street Journal đăng tải:

Hải quân Trung Quốc: Loại 1 sang loại 2

Quá trình thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc là một sự kiện được Mỹ, Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Nam Á chú ý trong thời gian gần đây. Với Thi Lang, Hải quân Trung Quốc đã đạt được bước biến mới trong việc sở hữu những khả năng mà họ chưa từng có trong quá khứ.

Quá trình thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vào ngày 10/8 đánh dấu một bước chuyển lớn trong học thuyết hải quân của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cách đơn giản nhất phân loại học thuyết hải quân của các quốc gia trên thế giới chia làm 2 loại: Loại 1 - “từ chối đại dương” và loại 2 - “thống trị đại dương”.

Từ trước tới nay, Trung Quốc thuộc vào loại 1, do vậy mục đích của hải quân chỉ là chặn đứng mọi khả năng mà đối phương có thể tận dụng để lấn át họ trên vùng thềm lục địa. Vì vậy, họ chủ yếu sử dụng thủy lôi và tàu ngầm.

Mỹ, Nhật Bản và Anh thuộc vào loại 2, hải quân của họ được thành lập với mục đích thống trị vùng biển mà họ muốn kiểm soát. Nhưng với những động thái mới nhất này, Trung Quốc đang thể hiện rõ quyết tâm muốn gia nhập câu lạc bộ các lực lượng hải quân hùng mạnh nhất.

Tàu ngầm Mỹ dễ dàng xử lý tàu sân bay Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm cung cấp cho Trung Quốc nhiều khả năng và công cụ linh hoạt. Từ trước tới nay, tầm kiểm soát trên không của Trung Quốc luôn là một điểm yếu cố hữu vì họ chỉ sử dụng các sân bay trên bộ.

Sự có mặt của “sân bay di động trên biển”, Hải quân Trung Quốc sẽ tạo một thách thức đáng kể đối với Nhật Bản. Hiện nay, máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tự do quần thảo trên các giàn khoan dầu của Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Nhưng điều đó sẽ chấm dứt khi tàu sân bay Trung Quốc được triển khai.

Các bạn của tôi làm việc trong Hải quân Mỹ không hề lo lắng trước sự kiện này. Theo họ, Trung Quốc đang phí tiền đầu tư vì khi chiến tranh nổ ra, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ sẽ dễ dàng “xử lý” các tàu sân bay của Trung Quốc.

Nhưng sự tự tin này không thể làm yên tâm người Nhật. Do Nhật Bản không sở hữu các tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay Trung Quốc sẽ là một hiểm họa lớn khó tiêu diệt. Đây cũng là nỗi lo chung cho các quốc gia láng giềng với Trung Quốc.

Nếu xét trên phương diện chiến thuật, tàu sân bay mới là một lợi thế khắc phục nhược điểm cố hữu của Hải quân Trung Quốc: sự yếu kém trong phòng chống các máy bay tấn công của đối phương. Sự xuất hiện của Thi Lang, máy bay của hải quân Trung Quốc có thể tham chiến trên bầu trời mọi lúc mọi nơi.

Nói chung, dù vẫn còn hạn chế nhưng các tàu sân bay mang lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn về mặt chiến thuật quân sự. Do vậy mà quốc gia này không hề dấu diếm dự định thành lập ít nhất 3 nhóm tác chiến tàu sân bay trước năm 2050.

Thay đổi học thuyết hải quân

Chiến lược quân sự của Trung Quốc đã thay đổi từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ thềm lục địa trong những năm 1980. Và lần này, với sự xuất hiện của tàu sân bay, Hải quân Trung Quốc đang hiện thực hóa ước vọng vươn ra vùng biển sâu.

Trong báo cáo “Quốc phòng Trung Quốc” được phát hành vào tháng 3/2011, câu đầu tiên là sự đề cập tới việc Trung Quốc đang hoàn thiện chiến lược “phòng thủ chủ động”. Điều này được dẫn chứng bởi một thay đổi nhỏ nhưng mang ý nghĩa to lớn của hải quân Trung Quốc: cụm từ “chính sách phòng thủ thuần túy” trong văn kiện tương tự vào năm 2008 nay đã được lược bớt từ “thuần túy”.

Những thay đổi mang tính chiến lược này khiến cho Nhật Bản lo ngại. Trung Quốc đã áp đặt quyền sở hữu lên quần đảo Senkaku mà Nhật Bản kiểm soát (Quần đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) trong văn kiện Luật ranh giới trên biển.

Mốc đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc để ý tới cụm đảo nhỏ ở trên biển Hoa Đông này bắt đầu từ năm 1970, ngay sau khi Liên Hợp Quốc công bố khả năng tồn tại tài nguyên dầu mỏ ở khu vực này.

Kể từ đó, các vụ tàu chiến của Trung Quốc quấy rối lực lượng canh phòng bờ biển Nhật Bản tại khu vực đảo Senkaku luôn là điểm nóng trong quan hệ giữa hai quốc gia này.

Vùng biển Đông cũng là trường hợp tương tự. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này tại văn kiện Luật ranh giới trên biển vào năm 1992. Và tàu sân bay Thi Lang cũng sẽ hoạt động chủ yếu trên vùng biển này trong tương lai.

Trung Quốc luôn tỏ ra rất áp đặt trong những vấn đề liên quan tới biển Đông. Vào năm nay, Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò và Philippines cũng phải lên tiếng vì Hải quân Trung Quốc liên tục quấy rối các tàu thăm dò của họ.

Hiện nay, sự căng thẳng đã lắng dịu sau khi Trung Quốc giữ cam kết của Đối thoại Shangri-La về vấn đề biển Đông.

Trung Quốc đang đánh mất mất niềm tin

Vấn đề lớn nhất là cách diễn giải các cam kết này “theo cách rất Trung Quốc”: Họ tự cho phép mình quyền được tổ chức thăm dò biển trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản nhưng những quốc gia láng riềng thì không được phép làm điều ngược lại.

Điều này tạo ra một viễn cảnh không mấy khả quan cho các quốc gia nằm cạnh Trung Quốc: tiếng tăm của Trung Quốc được tạo dựng bằng sức mạnh. Và các hành động của Trung Quốc đang hiện khiến quốc gia khác mất niềm tin.

Nhật Bản, Mỹ cùng các quốc gia Phương tây cần phải tăng cường khả năng quân sự để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Đây cũng là điểm chủ đạo trong khái niệm Chiến tranh trên không và trên biển do Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân quĩ Nhật phát hành vào năm 2010. Và việc Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên là một dấu hiệu nữa buộc Nhật Bản và Mỹ phải tăng cường quân sự ngay lập tức.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 4)



Nhìn tổng thế ở Đông Á, thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của binh chủng tàu ngầm tiếp sau binh chủng tàu mặt nước.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)
>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 3)



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm "khủng" Dmitry Donskoy của Hải quân Nga.


Thực tế này đã tạo ra nhưng thay đổi về tương quan lực lượng trong khu vực và trên thế giới.

Kỳ 4: Thay đổi về tương quan lực lượng

Nền tảng của sức mạnh biển

Trong 5 binh chủng của một quân chủng hải quân hiện đại: tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, pháo tên lửa bờ biển thì tàu ngầm cùng tàu mặt nước hợp thành lực lượng tác chiến cơ bản của hải quân. Tàu ngầm được phân thành 2 lớp chính là lớp chiến lược có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN).

Lớp chiến thuật có 2 loại: tàu ngầm động lực hạt nhân (SSN - Tàu ngầm hạt nhân, SSGN – Tàu ngầm hạt nhân có tên lửa hành trình) và tàu ngầm diesel (SSK). Đối với Nga, Mỹ, Pháp, Anh, SSBN là thành phần không thể thiếu trong “bộ ba vũ khí chiến lược”, cùng với tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đặt trên mặt đất (trên xe, hầm), máy bay ném bom hạt nhân chiến lược.

Trong đó, Nga kế thừa tư duy quân sự Liên Xô, lấy việc xây dựng lực lượng tàu ngầm tiến công làm chiến lược. Hiện Nga sở hữu 67 tàu ngầm gồm 15 SSBN và 52 tàu ngầm chiến thuật (24 SSN, 28 SSK). Tên lửa chiến lược trên SSBN có 253 quả, gồm 96 SS-N-18, 60 SS-N-20, 96 SS-N-23 và 1 SS-N-30. Mỗi tên lửa này mang nhiều đầu đạn. Tàu ngầm Dmitry Donskoy của Nga có lượng giãn nước 50.000 tấn mang 20 tên lửa Akula – Cá mập, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Khi đồng thời phóng đánh vào 200 mục tiêu lớn trên diện tích 7.000km2. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có 24 tàu ngầm thì 4 chiếc là loại SBBN.


Với chủ trương phát triển cụm chiến đấu tàu sân bay làm nòng cốt cho sức mạnh hải quân, Mỹ có tới 12 tàu sân bay nhưng không vì thế nước này quên phát triển tàu ngầm. Hiện Mỹ có 71 tàu ngầm, trong đó có 14 chiếc loại SSBN và 57 tàu ngầm chiến thuật (4 chiếc SSGN, 53 chiếc SSN). Dù tàu ngầm có lượng giãn nước lớn nhất của Mỹ là Ohio 18.700 tấn nhưng tổng số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm SSBN của Mỹ gấp đôi Nga (432 tên lửa), gồm 240 UGM-133A Trident-5, 192 UGM-93A Trident C-4 với 3.616 đầu đạn hạt nhân.

Ngoài Nga, Mỹ các cường quốc quân sự khác như Đức, Pháp, Anh đều xây dựng và phát triển tàu ngầm hiện đại, hùng mạnh. Vai trò của tàu ngầm đối với sức mạnh trên biển của các quốc gia này nếu không phải là “xương sống” cũng làm “nền tảng”, vừa là đội tiên phong, vừa là lực lượng phòng thủ, đảm bảo cho các lực lượng hải quân khác (cụm chiến đấu tàu sân bay) an tâm tung hoành.

Cuộc đua trên đường đua dưới mặt biển khiến các đại gia này tiêu tốn nhiều tiến của nhưng cũng thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu về tàu ngầm. Cũng nhờ vậy mà họ đang làm giàu bằng việc xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho các nước khác, bởi vai trò của phương tiện này trong tổng thể sức mạnh biển không hề khác nhau với các quốc gia hàng hải dù lớn hay nhỏ.


http://nghiadx.blogspot.com

Minh họa hoạt động phóng tên lửa chiến lược từ tàu ngầm USS Ohio.



Nhận được sự “dìu dắt” của các nước lớn qua nhiều giai đoạn và hình thức hợp tác, khu vực Đông Bắc Á và rộng hơn với Australia, Ấn Độ, đang phát triển và sẽ tăng số lượng lẫn chất lượng tàu ngầm thời gian tới theo cả 2 xu hướng thông thường và hạt nhân.

Trừ Nhật bị ràng buộc bởi hiến pháp hòa bình (không được phát triển vũ khí hạt nhân), sẽ hiện đại hóa SSK hiện có cùng như các căn cứ tàu ngầm Kure và Yokosuka trên đảo Honsu. Các nước khác đều bắt tay xây dựng và hoàn thiện lực lượng tàu ngầm hạt nhân (gồm SSN và SBBN).

Trung Quốc, bên cạnh việc phát triển tàu SSK loại Tống, Nguyên, Kilo để loại bỏ các tàu lớp Romeo, Minh sẽ phát triển SSN lớp Hán, Thương và thử nghiệm loại SSBN Hạ, Tấn, Đường... Lực lượng SSK và SSN của Trung Quốc ngoài tác chiến độc lập sẽ hiệp đồng trong cụm chiến đấu tàu sân bay đang hình thành.

Trung Quốc cũng sẽ nâng cấp hệ thống vũ khí trên tàu ngầm, đặc biệt là tên lửa và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhằm đánh nhiều mục tiêu. Hàn Quốc chậm hơn một chút, mới có hơn một chục chiếc SSK, đang hoàn thiện kế hoạch đóng SSN trong tương lai.

Australia vốn có 6 chiếc SSK sẽ chi 35 tỷ USD đóng 12 tàu ngầm mới. Nhiều khả năng, loại đóng mới này là SSGN. Dự kiến, đến năm 2020, chiếc đầu tiên loại trang bị tên lửa Tomahawk làm cả nhiệm vụ tự phòng lẫn răn đe trên biển lớn. Ấn Độ ngoài việc hạ thủy thêm 1 tàu sân bay (hiện có 1) sẽ phát triển mạnh mẽ tên lửa trên tàu ngầm để có SSGN. Điểm đáng chú ý, Australia có căn cứ Strirling tiếp giáp Biển Đông và Ấn Độ có căn cứ Colkata đều là những “cánh cửa” hướng tới Đông Nam Á.

Ngoại trừ Lào và chưa tính Đông Timor, 9 quốc gia còn lại ở Đông Nam Á đều có biển nên yêu cầu phát triển hải quân là tất yếu, trong đó có tàu ngầm. Tàu ngầm hiện có hoặc sắp có trong khu vực thuộc loại cỡ vừa, lượng giãn nước trên 1.000 tấn đến 2.000 tấn, lớn nhất là Kilo 4.000 tấn. Các tàu này được trang bị tương đối hiện đại đến hiện đại, ngoài ngư lôi, thủy lôi, có tên lửa tầm bắn 50km như SM-39 Exocet (ở tàu ngầm Scorpene) hay Club-S tầm bắn 220km (trang bị cho tàu ngầm Kilo).

Tuy nhiên, vấn đề lớn mà các quốc gia này phải đối mặt không phải ở các thông số kỹ thuật hay mức độ hiện đại mà là làm thế nào sớm làm chủ công nghệ, bắt phương tiện phục vụ cho chiến thuật của mình. Điều này không phải cứ có tiền là mua được.

Như vậy, tổng thể ở Đông Á, thập kỷ này có sự phát triển mạnh mẽ binh chủng tàu ngầm tiếp sau sự phát triển của binh chủng tàu mặt nước, hải quân các nước có lực lượng đa dạng hơn. Có thể coi đây là giai đoạn thứ 2 về sự phát triển tàu ngầm của toàn khu vực. Giai đoạn này làm cho hoạt động ngầm dưới nước ở biển Đông Bắc Á vốn đã sôi động nhất thế giới nay có sự “tấp nập” ở vùng biển Đông Nam Á. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Thống kê tàu ngầm một số nước trên thế giới

Anh có 12 tàu ngầm: 4 SSBN, 6 SSN;
Pháp có 11 tàu ngầm: 5 SSBN, 6 SSN. Trong đó 5 SSBN mang 64 tên lửa SLBM với 384 đầu đạn hạt nhân;
Đức có 12 SSK: 8 Type 206A, 4 Type 212A;
Ấn Độ có 16 SSK (2 Vela, 4 Shishumar, 10 Shindhugos dạng Kilo) đang thử nghiệm tên lửa tầm 300km bắn từ tàu ngầm;
Iran có 10 SSK: 3 loại 877EKM Kilo, 4SSC Ghadir và 3 SDV Al Sabehat (tàu ngầm mini);
Israel có 3 SSK loại Dolphin;

>> Tìm hiểu lực lượng tình báo Israel



Tình báo Israel là lực lượng có tuổi đời non trẻ so với các bậc đàn anh ở Anh, Liên Xô, Pháp... nhưng tiến bộ rất nhanh và được coi là ngành tình báo thuộc loại hiệu quả nhất thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngành tình Israel báo thuộc loại hiệu quả nhất thế giới


Chính nhờ hoạt động có tính nhà nghề cao của tình báo mà quân đội Israel luôn có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao và là một trong những yếu tố then chốt giúp Israel luôn giành được thắng lợi trong các cuộc chiến tranh với các nước Arập kể từ năm 1948 khi nhà nước Do Thái ra đời.

Hiện nay, đối tượng chủ yếu của tình báo Israel là chủ nghĩa khủng bố. Dưới đây xin khái quát vài nét về cộng đồng tình báo Israel.

VARASH - Đây là chữ viết tắt của cụm từ “Vaadat rashet ha-Sherutim” trong tiếng Do Thái nghĩa là “Uỷ ban các chỉ huy tình báo”. VARASH về bản chất là cơ quan điều phối duy nhất của các cơ quan tình báo Israel, còn những người đứng đầu các cơ quan này là thành viên thường trực của Uỷ ban.
Nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban kể từ khi được thành lập vào năm 1949 là bảo đảm hiệu quả cho các chiến dịch của các cơ quan tình báo, khống chế, khoanh vùng sai sót, đổ vỡ và loại trừ, khắc phục những hậu quả tiêu cực khi xảy ra những sai sót, đổ vỡ. Nghị trình và thời gian các phiên họp của VARASH cho đến nay vẫn được giữ tuyệt đối bí mật. Theo truyền thống, Giám đốc Mossad đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban.

1. MOSSAD - “Ha-Mossad le teum” - Viện Điều phối Trung ương

Đây là tên chính thức của cơ quan tình báo quan trọng nhất, nổi tiếng nhất của nhà nước Do Thái, đồng thời cũng là cơ quan “trẻ tuổi” nhất so với các cơ quan còn lại vì nó được thành lập vào tháng 4/1951. Bởi vậy, mỗi khi nói về các “hiệp sĩ áo choàng và dao găm” của Israel thì trước tiên người ta nghĩ ngay đến các chiến dịch của Mossad mà gần như không bao giờ nhắc đến các cơ quan tình báo khác của nhà nước Do Thái mặc dù xét về số lượng cơ quan tình báo, Israel chỉ đứng thứ hai thế giới sau nước Mỹ.

Tên đầy đủ của nó là Mossad Merkazi Le-modiin U-letafkidim Meyuhadim, tiếng Do Thái nghĩa là: “Viện Tình báo và An ninh Trung ương”.

Mossad là một trong 5 cơ quan tình báo chủ chốt của Israel, đảm trách tình báo đối ngoại và các chiến dịch chính trị, bán quân sự ngầm ở nước ngoài, bao gồm cả ám sát những người Palestine bị cho là khủng bố và các đối tượng khác.

Chỉ huy Mossad báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng Israel. Giám đốc đầu tiên của Mossad là cán bộ tình báo chuyên nghiệp Reuven Shiloy. Chính ông là tác giả của chiến lược hành động của Mossad, theo đó, do quân số cán bộ tình báo biên chế ít nên Mossad chủ yếu dựa vào việc sử dụng cộng đồng người Do Thái ở nước ngoài. Mạng lưới của những người gọi là Sayanim (trợ thủ) được hình thành từ những người chủng tộc Do Thái, một mặt họ trung thành vô điều kiện với nước trú ngụ, đồng thời cũng có sự hậu thuẫn, giúp đỡ nhất định cho lực lượng điệp viên bất hợp pháp của Mossad.

Liên quan đến các cán bộ tình báo trong biên chế thì người ta tập trung tuyển chọn họ trước hết trong số những người Israel đã hết hạn phục vụ trong quân đội, ưu tiên người có trình độ đại học. Nhưng việc tuyển chọn không chỉ dựa vào điều này, người ta còn nghiên cứu lai lịch xuất thân, các phẩm chất cá nhân, cá tính của các ứng viên. Sau đó, họ trải qua một giai đoạn thử thách. Những người vượt qua giai đoạn này được nhận vào Học viện Midhrash của Mossad. Các học viên ngay từ đầu được đặt bí danh và có câu chuyện nguỵ trang riêng mà họ phải tuân thủ trong quá trình học tập.

Chương trình của Midhrash có mục đích đào tạo lực lượng điệp viên nhà nghề trình độ cao có khả năng hoạt động hiệu quả ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới, trong những tình huống gay go, ác liệt nhất để tiến hành những chiến dịch đôi khi tưởng chừng như không tưởng.

Một trong những chiến dịch đó là việc chuyển 21 tấn nước nặng từ Nauy thực hiện theo chỉ thị của vị giám đốc thứ hai, nhưng có lẽ là lỗi lạc nhất của Mossad là Isser Harel. Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ này vào năm 1952 và trong 11 năm dưới quyền lãnh đạo của ông, Mossad đã thực hiện được không ít những điệp vụ chấn động.

Mossad duy trì một số lượng lớn điệp viên mật ở các nước Arập và các nước khác, các nhân viên hoạt động của Mossad đã tiến hành các chiến dịch ngầm chống các kẻ thù của Israel và các cựu tội phạm chiến tranh quốc xã sống ở nước ngoài.

Điệp vụ nổi tiếng nhất và do Isser Harel đích thân chỉ huy là vụ bắt cóc tên tội phạm chiến tranh Đức quốc xã Adolf Eichmann tại Argentina năm 1960 và đưa ra toà xét xử ở Israel về tội ác chiến tranh. Isser Harel cũng đã tiến hành chiến dịch “đánh vào” Ai Cập và Syria 3 tình báo viên: Ben Jair, Leon Tomas và Elia Cohen. Những người này đã thu thập được các kế hoạch tác chiến của người Arập, các sơ đồ và ảnh chụp nhiều mục tiêu chiến lược. Và tuy Elia Cohen và Leon Tomas cuối cùng cũng bị lộ và bị tử hình nhưng hoạt động của họ đã thể hiện tích cực ở kết quả tác chiến của quân đội Israel trong cuộc chiến 6 ngày năm vào tháng 6/1967.

Người kế nhiệm Isser Harel vào năm 1963 là Thiếu tướng Meyr Amit, người đã tiến hành hàng loại cải cách cơ bản trong cơ cấu và chiến lược hoạt động của Mossad. Chính dưới thời ông, Học viện Midhrash và phòng máy tính được thành lập, biên chế của tổ chức lên tới 1.000 nhân viên và hoạt động của họ đã bảo đảm cho thắng lợi của các lực lượng vũ trang Israel. Ví dụ, họ đã tổ chức cướp những chiếc máy bay tiên tiến nhất của Liên Xô có trong trang bị của không quân các nước Arập.

Năm 1964, điệp viên của Mossad đã tuyển mộ được viên đại uý không quân Ai Cập Abbas Khilmy để anh ta lái chiếc Yak-T bay sang Israel. Mùa hè năm 1966, viên sĩ quan Iraq Mounir Redfa đã cho chiếc MiG-21 của mình hạ cánh xuống một sân bay trong sa mạc Negev, Israel. Viên thiếu tá Ai Cập Bassam Alel lái chiếc MiG-23 cũng đã làm như thế.

Trọng trách triển khai cuộc đấu tranh chống khủng bố Palestine, mà trước hết là với tổ chức “Tháng chín đen”, các phần tử vũ trang của tổ chức này đã giết hại các vận động viên Israel trong thời gian Thế vận hội Olympic 1972 ở Munich, Đức, được giao cho vị giám đốc thứ tư của Mossad - Thiếu tướng Zvi Zamir. Nhóm sát thủ Mitzwa Elohim (Cơn lôi đình của thần thánh) được thành lập theo lệnh của Thủ tướng Golda Meyer đã truy lùng và ám sát 11 tên tổ chức cuộc tàn sát ở Munich năm 1972, kể cả thủ lĩnh “Tháng chín đen” Hassan Salameh cũng đã bị giết chết. Năm 1976, các điệp viên Mossad đã giải cứu các con tin là các hành khách một máy bay hành khách Israel bị bắt cóc và bị giam giữ tại sân bay Entebbe, Uganda. Mossad còn dính líu đến một số vụ ám sát các thủ lĩnh Palestine ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

Đồng thời, Mossad cũng mắc không ít sai sót nghiêm trọng, trong đó lớn nhất là việc Giám đốc Mossad Zvi Zamir vào mùa thu năm 1973 đã không thể thuyết phục được ban lãnh đạo Israel tin rằng, quân đội Ai Cập và Syria đang sẵn sàng tấn công nhà nước Do Thái, nhất là khi đã có trong tay những tin tức không thể bác bỏ. Zvi Zamir đã biết chính xác đến cả ngày tháng và thời gian bắt đầu cuộc tấn công của người Arập, nhưng người ta đã không tin các báo cáo của Giám đốc Mossad.

Năm 1974, Zvi Zamir được thay thế bằng Thiếu tướng Yitzhak Hofi. Chính dưới thời ông này, các cán bộ hoạt động của Mossad đã bảo đảm cho thắng lợi của chiến dịch có một không hai giải thoát những con tin của chiếc máy bay hành khách Pháp bị bọn khủng bố ở cách xa Israel 2.500 km - tại sân bay thủ đô Uganda.

Một việc làm còn quan trọng hơn của Mossad có lẽ là việc tham gia phá hoại chương trình hạt nhân của Saddam Hussein. Ngày 5/4/1979, tại một kho ở Pháp, các nhân viên Mossad đã nổ phá 2 tổ máy năng lượng đã sẵn sàng gửi sang Iraq cho lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng ở đó. Tháng 7/1981, dựa trên tin tức tình báo của Mossad, các phi công Israel đã tiến hành thành công chiến dịch Sphinx, phá huỷ lò phản ứng Osirak của Iraq.

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu đối với Mossad đã và vẫn là chủ nghĩa khủng bố Palestine mà tình trạng thắng bại luôn giằng co kéo dài. Một trong những thất bại là việc điệp viên Amina al-Moufti của Israel đã hoạt động trót lọt trong ban lãnh đạo tổ chức PLO gần 3 năm bị phát giác ở Beirut.

Tháng 6/1982, tại thủ đô Li-băng, một người Palestine bắn chết tướng Cotiel Adam, người sắp thay Yitzak Hofi làm giám đốc Mossad. Do đó, cán bộ tình báo chuyên nghiệp Naum Admoni đã trở thành giám đốc Mossad.

Trong số các chiến dịch thành công trong 7 năm Naum Admoni lãnh đạo Mossad có vụ gây nổ chiếc phà Palestine Al Avaz mà người Palestine định sử dụng để đổ bộ quân xuống Gaza, thủ tiêu đại tá PLO Mohammed Tamami, ám sát Abu Jihad, vị phó của Yasir Arafat chuyên trách các chiến dịch khủng bố ngay trong ngôi nhà của ông ta ở Tunis, giết nhà sáng chế Canada Gerald Bull, người đã thiết kế khẩu pháo tầm siêu xa cho Saddam Hussein...

Đồng thời, họ cũng vấp phải những thất bại rất đau đớn. Vụ mưu sát bất thành thủ lĩnh HAMAS Khaled Mashaal ở Jordanie vào năm 1997 đã dẫn đến những hậu quả nặng nề. Kết quả là Israel đã buộc phải thả tự do vị giáo sĩ Palestine Ahmed Yassin và 70 người ủng hộ ông ra khỏi nhà tù.

Tháng 2/1998, cảnh sát Thuỵ Sĩ đã bắt giữ 5 điệp viên Mossad trong khi đang mưu toan máy nghe trộm tại cơ quan đại diện Iran. Trong 2 năm cuối thế kỷ ХХ, ở Li-băng, đã bắt giữ và xét xử hơn 100 điệp viên người Arập địa phương của Mossad.

2. AMAN

Cơ quan tình báo quân sự (TBQS) Aman là cơ quan tình báo lâu đời nhất của Israel, ra đời từ năm 1934 để ngăn chặn những cuộc tiến công liên tục của người Arập địa phương vào các làng Do Thái. Sau khi thành lập nhà nước Israel, TBQS được mang tên Sherut modiin và do Isser Beeri, sau đó là Haim Hertzog lãnh đạo. Haim Hertzog đã cải cách cơ quan này và trong một thời gian ngắn đã biến nó thành một cơ quan tình báo thực thụ có các trung tâm tình báo bình phong công khai ở nhiều nước châu Âu.

Tháng 12/1953, cơ quan TBQS Israel đã được đổi tên thành AMAN (chữ viết tắt của Agaf modiin) và trở thành một cục của Bộ Tổng tham mưu. Trực thuộc cơ quan này có trinh sát bộ đội và tình báo lục quân. Đại tá Benjamin Jibly được bổ nhiệm làm Cục trưởng AMAN.
Ông chủ yếu tập trung chú ý vào Ai Cập vì nước này rõ ràng đang chuẩn bị chiến tranh với Israel. AMAN gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ này bởi vì lực lượng điệp viên trước đây của AMAN ở Ai Cập chủ yếu là người Do Thái mà người Do Thái thì đang ồ ạt rời khỏi nước này. Jibly quyết định triển khai trên nước láng giềng phía Tây một lưới điệp báo-phá hoại mới.

Chiến dịch Susanna bắt đầu vào tháng 5/1951 khi tình báo viên chuyên nghiệp Avraham Dar tới Cai-rô và ông đã xây 2 nhóm điệp báo gồm những thanh niên Do Thái. Nhưng không lâu sau, Dar đã bị một cán bộ điệp báo bất hợp pháp khác là Thiếu tá Meyer Bennet thay thế. Cuối năm 1953, ông này cũng bị gọi về và Đại uý Avri El-Ad được phái đến Cai-rô.

Sự thay đổi xoành xoạch như thế và những sai sót của các nhân viên phá hoại đã làm cho chiến dịch Susanna thất bại hoàn toàn. Bản thân tổ trưởng điệp báo và toàn bộ các điệp viên đều đã bị phản gián Ai Cập tóm gọn và khi bị tra tấn đã khai ra chi tiết hoạt động của mình. Vụ đổ vỡ này đã gây thiệt hại to lớn cho Israel cả về quan hệ với các nước Arập, lẫn ở Tây Âu. Cả cục trưởng AMAN lẫn bộ trưởng quốc phòng đều bị mất chức.

Tướng Jegoshafat Harkabi lên đứng đầu AMAN. Dưới quyền ông, TBQS Israel hoạt động thành công hơn, chẳng hạn đã bảo đảm hiệu quả cho cuộc hành quân đường trường chớp nhoáng của quân đội Israel qua bán đảo Sinai vào mùa thu năm 1956. Các điệp viên AMAN đã thực hiện hàng loạt vụ phá hoại tiêu diệt hàng loạt yếu nhân trong bộ chỉ huy quân sự Ai Cập.

Năm 1959, Haim Hertzog lại lên cầm đầu TBQS, ông đã soạn thảo và thực hiện một kế hoạch quy mô triển khai mạng lưới điệp báo. Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất và hiệu quả nhất là việc cài điệp viên Wolfgang Lotz vào giới thượng lưu Cai-rô vào năm 1960. Lotz đã mở các quan hệ trong giới tướng lĩnh, trở thành nhân vật tin cậy, thân tín trong giới quan chức Ai Cập. Điều đó đã cho phép ông ta thu thập tin tức về biên chế và trang bị, về các kế hoạch tác chiến, tình hình bố trí các căn cứ không quân của quân đội Ai Cập và nhiều tin mật quan trọng khác. Mặc dù bị bắt vào năm 1965 nhưng những tài liệu, tin tức mà Lotz cung cấp đã đóng vai trò không nhỏ trong cuộc chiến 6 ngày.

Trước cuộc chiến tranh này, Thiếu tướng Aaron Jarev được cử làm Cục trưởng TBQS và ông cũng đặc biệt chú trọng nhiệm vụ thu thập tin điệp báo về lực lượng vũ trang Ai Cập, Syria, Jordanie và Li-băng. Kết quả là đến năm 1967, AMAN đã có trong tay những thông tin chân tơ kẽ tóc về quân đội các nước này, đã cung cấp được cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Israel những danh sách mục tiêu chi tiết trên lãnh thổ các nước này và dự báo được những vấn đề chính có thể nảy sinh trong quá trình chiến sự.

Tuy vậy, các nhà lãnh đạo Ai Cập và Syria không cam tâm thất bại và nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô họ đã ráo riết chuẩn bị báo thù. Bộ chỉ huy AMAN cũng đã nắm được tin này, song lại nghĩ rằng, người Arập sẽ không dám khai diễn cuộc chiến mới vì biết là một thất bại mới đang chờ đón họ. Ủng hộ quan điểm đó có cả Thiếu tướng Eliahu Zeira, Cục trưởng AMAN từ tháng 11/1972. Bất chấp vô số báo cáo tin tình báo của các điệp viên, không ảnh do thám và tin chặn thu kỹ thuật, Zeira đã thuyết phục được ban lãnh đạo quốc gia và Thủ tướng Golda Meyer tin rằng, Israel không bị đe doạ bởi một cuộc tấn công bất ngờ. Sự trả giá cho sự tự tin đó bắt đầu vào thứ bảy, ngày 6/10/1973... Dĩ nhiên, sau đó là sự trừng phạt, nhiều người ở AMAN, kể cả Zeira đã mất chức.

Trong thập niên 1970, khi một thứ thể chế nhà nước Palestine xuất hiện ở Nam Li-băng, tình báo quân sự Israel do Tướng Shlom Gazit đứng đầu đã xác định được rất chính xác lực lượng và các kế hoạch hành động của lực lượng cực đoan. Tướng Yeoshua Sagui thay thế Tướng Gazit vào năm 1979 về cơ bản đã tổ chức hoạt động một cách đúng đắn cho các nhân viên của mình và các điệp viên trong hàng ngũ PLO nên trong thời kỳ gay cấn năm 1982, khi quân Israel tiến vào Li-băng, họ đã có đầy đủ thông tin về đối phương - không chỉ về người Palestine mà cả về các đội quân Syria trên lãnh thổ Li-băng.

Trong 12 năm gần đây sau khi các thoả thuận Oslo dự định thành lập Nhà nước Palestine được ký kết, tình hình ở Israel đã thay đổi đột biến và cuộc đấu tranh với khủng bố Arập đã cuốn hút những lực lượng và phương tiện chủ yếu của TBQS Israel. Tuy vậy, chất lượng và số lượng tin tình báo về các đối thủ tiềm tàng của Israel không suy giảm, thậm chí còn hơi tăng nhờ việc tích cực áp dụng các phương tiện kỹ thuật. Trong số các phương tiện đó có mạng lưới các trạm quan sát ở cao nguyên Golan được trang bị các khí tài quang-điện tử tiên tiến nhất. Một giai đoạn mới trên hướng này việc phóng các vệ tinh do thám Ofeq bằng tên lửa đẩy vũ trụ.

Hiện nay, AMAN là cơ quan tình báo hàng đầu của nhà nước Do Thái (Cục trưởng từ năm 2003 là Thiếu tướng Aaron Zeavi-Farkash) và đã đẩy Mossad xuống vị trí thứ hai. Quân số nhân viên TBQS Israel hiện là gần 7.000 người. Một số nhà quan sát coi Aman là đối thủ kình địch của Mossad và đã có tin về những xung đột giữa 2 cơ quan này. Chỉ huy Aman là cố vấn tình báo quân sự của bộ trưởng quốc phòng.

3. SHIN BET

Tổng cục An ninh Chung Shin Bet phụ trách phản gián nội địa, tập trung vào các hoạt động phá hoại tiềm tàng, khủng bố và các vấn đề an ninh có tính chất chính trị cao.

Shin Bet được chia thành 3 cục phụ trách các vấn đề Arập, các vấn đề phi Arập và bảo vệ an ninh (bảo vệ các sứ quán Israel, hạ tầng quốc phòng và hãng hàng không quốc gia El Al).
Trong những năm 1980, thanh danh của Shin Bet bị hoen ố khi các điệp viên Shin Bet bị phát hiện đã đánh đến chết 2 người Palestine bị bắt do tham gia vụ bắt cóc 1 xe buýt.

Trong thập kỷ 1990, Shin Bet bị công luận quốc tế theo dõi chặt chẽ vì họ sử dụng tra tấn đối với các tù nhân Palestine và vai trò của nó trong các vụ ám sát những người được cho là phần tử vũ trang Palestine. Shin Bet cũng bị chỉ trích do thất bại trong việc bảo vệ Thủ tướng Yitzhak Rabin vào tháng 11/1995. Sau vụ tai tiếng này, chỉ huy Shin Bet đã buộc phải từ chức.

4. CÁC đơn vị trinh sát/biệt kích

Trước năm 1974, nhiệm vụ thủ tiêu những phần tử khủng bố do các nhóm lính tinh thuệ của các lữ dù do Mossad chỉ huy và các điệp viên của Mossad thực hiện. Nhưng sau chiến dịch chống bọn tội phạm đánh chiếm một trường học làm thiệt mạng cả bọn khủng bố và nhiều con tin, trong đó có 21 trẻ em, Israel đã quyết định thành lập các đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố chuyên trách.

Ngay từ đầu, các đơn vị này trực thuộc trực tiếp và hoạt động chủ yếu theo chỉ đạo của Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel.Đơn vị đầu tiên là nhóm chiến đấu Yamam. Sau đó, bổ sung cho nhóm này còn có 6 toán đặc biệt nữa. Tất cả các đơn vị này đều đóng tại trường chống khủng bố ở căn cứ quân sự Matkal Adam và qua khoá huấn luyện cường độ cao. Một năm sau, lính đặc nhiệm đã thể hiện tính nhà nghề cao trên thực tiễn. Cộng thêm là các phương pháp hành động được chuẩn bị tuyệt vời cho trường hợp đánh bắt, tiêu diệt bọn cực đoan và giai thoát con tin.

Hiện nay, có 3 đơn vị đặc nhiệm chính: Yamam, Sayeret Matkal và S-13. Yamam chủ yếu chịu trách nhiệm tiến hành các chiến dịch trên lãnh thổ Israel, Sayeret Matkal phụ trách địa bàn ngoài nước, còn S-13 trên biển (ven bờ biển Israel cũng như ngoài hải phận nước này). Các đơn vị đặc nhiệm được chia theo khu vực tương ứng với các quân khu: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ở quân khu miền Bắc có 2 đơn vị, quân khu miền Trung có 3 đơn vị, quân khu miền Nam có 4 đơn vị.

Nếu chiến dịch được tiến hành ở ngoài nước, thì người ta chọn đơn vị nào phù hợp nhất với nhiệm vụ đặt ra bất kể khu vực trách nhiệm. Được ưu tiên đặc biệt là đơn vị 7149 (tiểu đoàn Kalbia) đóng tại căn cứ không quân Sirkin. Vũ khí của đơn vị này là chó huấn luyện đặc biệt (gần 120 con). Số chó này được chia thành 4 đại đội: tìm-cứu, truy tìm, dò mìn và chiến đấu.

Cần lưu ý rằng, gần như tất cả các đơn vị đặc nhiệm Israel đều nằm trong biên chế quân đội bởi vậy binh sĩ đều là lính nghĩa vụ (công dân Israel có nghĩa vụ quân sự 3 năm). Trường hợp ngoại lệ là đơn vị Yamam với nhân viên gồm hoàn toàn là binh sĩ chuyên nghiệp.

Thuộc về lực lượng đặc nhiệm còn có đơn vị siêu mật Metzada chuyên tuyển mộ và phái điệp viên vào các quốc gia Arập. Các binh sĩ đơn vị này được tuyển chọn hoàn toàn từ người Do Thái đến Israel từ xứ Maghrib của người Arập. Họ rất giỏi ngôn ngữ của những nước mà họ đã từng sinh sống trước khi di cư về Israel và am hiểu về văn hoá Arập, tâm tính của những nơi cư ngụ trước kia bởi vậy họ không có gì khác biệt với những người bản xứ.

Một trong những đơn vị đặc nhiệm hiệu quả nhất là Mistaravim (“trở thành người Arập”) được thành lập năm 1987. Đơn vị này được biên chế không chỉ những người xuất thân từ các nước Arập mà cả người Do Thái châu Âu. Mistaravim hoạt động trên lãnh thổ nhà nước Palestine với nhiệm vụ truy tìm và tiêu diệt những người bị cho là khủng bố.

5. NATIV

NATIV, tên viết tắt của “Văn phòng liên lạc với người Do Thái”, được thành lập năm 1951 với nhiệm vụ kêu gọi người Do Thái di cư ồ ạt từ các nước thuộc khối XHCN. Từ những ngày đầu tiên, NATIV đã là một trong những cơ quan bí mật nhất trong cộng đồng tình báo Israel, chẳng hạn ở Tel Aviv chỉ có 6 người biết về sự tồn tại của nó.
Trụ sở của NATIV đặt tại thôn Saron, không xa Tel Aviv, biên chế nhân viên không bao giờ vượt quá 200 người. Tuy quân số ít, nhưng bù lại nhân viên của Nativ có tính nhà nghề cực kỳ cao và được tuyển chọn rất khắt khe. Họ phải là những người trẻ, cực kỳ khoẻ mạnh về thể chất, bắt buộc đã phải có gia đình để tránh các vấn đề tình dục.

Tất cả các nhân viên NATIV đều rất giỏi tiếng Nga và ít nhất một thứ tiếng Đông Âu nữa. Họ phải nắm vững kiến thức căn bản của đạo Do thái và những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Zion. Tất cả những phẩm chất của họ đều phục vụ cho nhiệm vụ thúc đẩy người Do Thái di cư về Israel.

Tuy vậy, việc thu thập tin tức chính trị, kinh tế và kỹ thuật quân sự ở những nước mà nhân viên NATIV hoạt động cũng không kém phần quan trọng. Thông thường, họ hoạt động dưới bình phong nhân viên các phái bộ ngoại giao, nhưng hoàn toàn ẩn danh và độc lập với các đại sứ.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, hoạt động của NATIV được đẩy mạnh và hiện đang được tiến hành hầu như ở tất cả các nước SNG, đồng thời vai trò của nó như một cơ quan tình báo tăng mạnh. Việc thu thập tin tức được thực hiện bằng các phương pháp mà các cơ quan tình báo Israel khác không sử dụng. Chẳng hạn, NATIV không tuyển điệp viên, không áp dụng hình thức hoạt động mật mà chủ yếu sử dụng các liên hệ công khai hợp pháp. Một ví dụ là phương pháp “đọc báo/nghe đài” khi mà những nhân viên hợp pháp của NATIV thu thập từ các nguồn công khai những tin tức mà họ quan tâm và gửi về cho cán bộ chỉ đạo họ. Phương pháp này cực kỳ ít tốn kém và chỉ tốn không quá 15.000 USD/năm.

Nhưng vào cuối thế kỷ ХХ đã diễn ra một loạt những vụ tai tiếng do các tổ trưởng địa bàn của NATIV thiếu thận trọng đã bắt đầu chỉ đạo nhân viên dưới quyền thu thập tin tức quân sự và lập tức bị các cơ quan an ninh Nga và các nước SNG khác phát hiện. Tuy nhiên, NATIV cho đến nay vẫn tiếp tục tồn tại và vẫn là một trong những nguồn cung cấp thông tin chính từ lãnh thổ Liên Xô trước đây.

6. LEKEM

Văn phòng Quan hệ Khoa học LEKEM là cơ quan tình báo nhỏ và bí mật, tuyển điệp viên ở các nước phương Tây cho đến khi bị giải tán vào năm 1986 sau khi Jonathan Pollard, một nhà phân tích của tình báo Hải quân Mỹ, người đã bán những tài liệu tình báo tuyệt mật của Mỹ cho Israel, bị bắt. (Ngay sau khi Pollard bị bắt, Israel đã xin lỗi chính phủ Mỹ và khẳng định, những tiếp xúc với Pollard đã chưa được các quan chức tình báo cao cấp Israel cho phép).

Sự ra đời của cơ quan tình báo siêu mật này vào năm 1957 có liên hệ trực tiếp với chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Israel. LEKEM là từ viết tắt của Lishka le kishrei mada trong tiếng Do Thái nghĩa là “Văn phòng Quan hệ Khoa học” chuyên trách tình báo KHKT.

Chỉ huy đầu tiên của cơ quan LEKEM, nhà tình báo dày dạn kinh nghiệm Benjamin Blumberg trước hết đã soạn thảo một kế hoạch tung tin giả toàn cầu nhằm che giấu việc xây dựng cơ sở nguyên tử Kamag ở gần khu dân cư Dimona trong sa mạc Negev.

Sau đó, LEKEM tiến hành tìm kiếm ở nước ngoài uranium được làm giàu, các nhân viên của cơ quan này triển khai một cuộc săn tìm thực sự các vật liệu liên quan đến lĩnh vực hạt nhân trên khắp hành tinh và rất thành công. LEKEM đã bí mật đưa được khỏi Mỹ hơn 100 cryotron có thể dùng làm ngòi nổ cho bom đạt hạt nhân.

Tháng 11/1968, các nhân viên LEKEM cùng với Mossad đã tiến hành chiến dịch Plumbat, đưa một cách bất hợp pháp 200 tấn oxit uranium Israel. Nói một cách ngắn gọn là LEKEM đã có công lao không nhỏ trong việc chế tạo quả bom nguyên tử của Israel (năm 1969).

Nhưng các đầu đạn hạt nhân cần phải có phương tiện mang phóng và LEKEM cũng đã phải đảm nhiệm việc này. Kết quả là các công trình sư Israel đã nhận được những thông tin cặn kẽ và tài liệu, cũng như một số tên lửa DM-660 của Pháp. Chỉ vài năm sau, Israel đã thử nghiệm các tên lửa đất-đối-đất Luz và Jericho.

Đỉnh cao sáng tạo và táo bạo của các nhân viên LEKEM là việc đánh cướp 5 tàu tên lửa lớp Jaguar từ cảng Cherbour ngay trước lễ Giáng sinh năm 1969 trong chiến dịch “Con thuyền Nô-ê” do Mordechai Limon chỉ huy. Một chiến dịch thành công khác liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm phụ tùng cho các máy bay tiêm kích Mirage của Israel. Vấn đề đã được giải quyết bằng việc tuyển mộ được kỹ sư Thuỵ Sĩ Fraunknecht và điệp viên này đã lấy được hết cả bộ bản vẽ của chiếc máy bay Pháp. Những thành công này đã nâng cao đáng kể uy tín của Benjamin Blumberg. Tuy nhiên, năm 1981, ông dã bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để tư lợi và bị cách chức.

Chỉ huy mới của LEKEM là Rafael Eithan và dưới thời ông, số lượng tài liệu thu được đã tăng lên gấp 10 lần - tới 2.000 đầu/năm. Nhưng toàn bộ công lao của cơ quan này đã bị xoá sạch bởi một vụ tai tiếng om xòm khi công dân Mỹ Jonathan Pollard bị phát hiện là điệp viên Israel.
Người tuyển Pollard là Đại tá Аvien Sella, khoản thù lao không nhỏ được trả qua LEKEM. Năm 1985, khi Pollard bị các cơ quan tình báo Mỹ phát giác, Israel đã từ chối đưa Pollard ra khỏi nước Mỹ và cũng không điệp viên này ẩn náu trong sứ quán Israel tại Washington.

Vụ đổ vỡ này đã dẫn LEKEM đến bị giải tán vào năm 1986 và hiện nay không có thông tin chắc chắn về việc cơ quan nào ở Israel hiện nay chịu trách nhiệm cung cấp tin tức tình báo KHKT. Theo một số nguồn tin thì trách nhiệm của Lekem được giao lại cho Bộ Ngoại giao Israel.

MỘT VÀI NHẬN XÉT

Hoạt động của tình báo Israel gắn liền với sự sống còn của dân tộc Do Thái và của bản thân Nhà nước Israel. Tình báo Israel là tinh hoa trí tuệ, đỉnh cao ý chí và chủ nghĩa yêu nước của người Do Thái, do đó lực lượng này được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển; người dân kính trọng, yêu mến, che chở, giúp đỡ cả trong nước lẫn ở nước ngoài.

Nói một cách khái quát, có thể thấy rằng triết lý của tình báo Israel dựa vào các yếu tố căn bản sau:
Ưu tiên chất lượng, chứ không phải số lượng; chú trọng tinh nhuệ chứ không phải số đông.

Coi yếu tố chính trị-yêu nước là phẩm chất quyết định của cán bộ, nhân viên. Lấy lợi ích quốc gia-dân tộc làm mục đích tối thượng, bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích.
Tuyển chọn chặt chẽ, huấn luyện bài bản, lập kế hoạch chu đáo, phối hợp chính xác, ra tay quyết liệt, đánh hiểm-diệt gọn.

Tình báo Israel hoạt động có hiệu quả cao là do một số nguyên nhân chính sau đây:

Sự chỉ huy trực tiếp, thống nhất chặt chẽ của lãnh đạo cao nhất Nhà nước và nhận thức rất đúng đắn của họ về vai trò của tình báo. Tình báo luôn là một ưu tiên quốc gia và là một trong những thành tố quyết định trong tiềm lực quốc phòng Israel.

Sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả của cộng đồng người Do Thái giàu có và đầy thế lực ở các địa bàn hoạt động.

Tài năng tổ chức của các nhà lãnh đạo tình báo và tính nhà nghề cao của đội ngũ cán bộ, nhân viên.Tóm lại, hệ thống tình báo Israel được xây dựng chủ yếu để đối phó với các mối đe doạ từ bên ngoài (các nước Hồi giáo, Arập và người Palestine thù địch), phục vụ nhu cầu phòng vệ thiết yếu của quốc gia. Trong nửa thế kỷ chiến đấu và trưởng thành, tình báo Israel đã phát triển nghệ thuật điệp báo, tình báo quân sự, tình báo KHKT và tình báo hành động lên đến đỉnh cao. Thành công của tình báo Israel xứng đáng là tấm gương cho các cơ quan tình báo trên thế giới học hỏi.

>> Bí ẩn sau tai nạn của tiêm kích J-10



Đối với các nước trên thế giới, thông báo về tai nạn máy bay là điều bình thường, nhưng với Trung Quốc đó là những bí mật không bao giờ công bố.



http://nghiadx.blogspot.com


Một chiếc J-10 bị rơi vào năm 2007 tại Quế Lâm do động cơ đột ngột chết máy.


Đối với sự phát triển của bất kỳ hệ thống vũ khí nào, khó khăn trong phát triển, trục trặc kỹ thuật, thậm chí là tai nạn chết người là điều khó tránh khỏi. Những khó khăn, tai nạn trong quá trình phát triển là kinh nghiệm quý báu để các nhà thiết kế khắc phục các vấn đề tương tự trong tương lai. Đó là điều không cần gì phải che giấu.

Bí ẩn đằng sau những tai nạn

Nhưng đối với sự phát triển của các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, đặc biệt là phát triển máy bay. Tai nạn trong quá trình phát triển là bí mật không bao giờ được công bố. Nhất là đối với "tiêm kích con cưng", "xương sống Không quân", chiến đấu cơ J-10 do Trung Quốc phát triển.


Theo thông tin từ trang mạng của Ấn Độ và các diễn đàn quốc phòng như Defence.pk và airline.net, Trung Quốc đã giấu kín thông tin về vụ tai nạn của máy bay J-10 trong năm 2010. Chiếc máy bay gặp nạn này nằm trong số các máy bay sẽ xuất khẩu cho Pakistan.

Vậy tại sao điều khá bình thường đối với các nước trên thế giới lại là điều không bình thường đối với Trung Quốc. Phải chăng đằng sau những tai nạn này chứa đựng những bí mật không thể công bố.

Theo đó vụ tai nạn xảy ra vào ngày 13/4/2010, tại một địa điểm không được công bố gần thành phố cảng Thiên Tân, cách Bắc Kinh 130km về phía Đông. Theo nguồn tin, vụ tai nạn làm đại tá chỉ huy sư đoàn không quân số 9 của Không quân Trung Quốc thiệt mạng.

Tang lễ của ông ta được tổ chức quá long trọng khiến nhà cầm quyền không thể bưng bít được thông tin về tai nạn này. Trang tin địa phương cho biết, có đến 200 chi tiết trong thiết kế của J-10 làm việc không hiệu quả dẫn đến tai nạn thảm khốc này.

Các vụ tai nạn khác

Ban đầu J-10 được dự định sẽ chính thức đưa vào sản xuất loạt vào năm 1998, tuy nhiên, nguyên mẫu đầu tiên đã bị rơi chỉ ít phút sau khi cất cánh. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn được cho là do hệ thống “fly-by-wire” do Trung Quốc chế tạo không hoạt động.

Sự cố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của J-10, mãi đến năm 2005, máy bay mới được giới thiệu, đến năm 2007 các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc mới công bố các bức ảnh chính thức đầu tiên về tiêm kích này.

Vụ tai nạn tiếp theo xảy ra vào năm 2007, tại sư đoàn không quân số 2 đóng tại tỉnh Quế Lâm. Vụ tai nạn thứ 3 của J-10 xảy ra vào tháng 8/2009, phi công Meng Fansheng đã buộc phải thoát ra ngoài khi động cơ của máy bay đột ngột chết máy.

Nguyên nhân của tai nạn này được các nguồn tin quân sự Trung Quốc công bố ra bên ngoài dưới dạng không chính thức. Theo đó, hệ thống điện tử kiểm soát động cơ đã không hoạt động, khiến động cơ đột ngột chết máy trong khi phi công đang thực hiện một pha nhào lộn.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc máy bay bị rơi xuống và gảy làm đôi, rất may phi công đã thoát ra ngoài an toàn.


Cũng trong năm 2009, đã xảy ra một sự cố khác, toàn bộ hệ thống điện tử của chiếc J-10A đột ngột ngưng hoạt động khi phi công đang tiến hành một bài tập chiến thuật. Rất may phi công điều khiển trung tá Li Feng đã hạ cánh an toàn mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ thiết bị điện tử nào.

Vụ tai nạn vào năm 2010 được cho là thảm khốc nhất, nguyên nhân của vụ tai nạn sau khi không thể bưng bít được đổ lỗi cho phi công điều khiển. Song các ý kiến hầu hết trên các trang mạng ngoài Trung Quốc đều nghi ngờ về điều này.

Bản thân phi công là một đại tá, chỉ huy của cả một sư đoàn không quân, kinh nghiệm bay của ông ta rõ ràng không ít chút nào. Những lỗi trong thao tác là điều rất khó xảy ra. Có một số nguồn tin cho rằng, nếu nguyên nhân chính của vụ tai nạn được công bố, có thể dẫn đến sự phá sản trong hợp đồng xuất khẩu 36 chiếc tiêm kích J-10 trị giá 1,4 tỷ USD cho Pakistan.

Đốt cháy giai đoạn để chứng minh khả năng?

Có một số nguồn tin cho rằng, sự phát triển của J-10 bị "đốt cháy giai đoạn" do Trung Quốc muốn chứng minh năng lực của nền công nghiệp hàng không với thế giới.

Theo đó, mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 hiện đại do Trung Quốc sản xuất, có thể so sánh với các tiêm kích tiên tiến trên thế giới là một minh chứng hùng hồn cho sự lớn mạnh của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Sự phát triển của tiêm kích J-10 được cho là đã bỏ qua các chỉ số an toàn bay cơ bản để đạt được cột mốc thử nghiệm như dự tính ban đầu.


http://nghiadx.blogspot.com

Số hiệu của máy bay đã bị xóa khi đưa lên mạng.


Trên diễn đàn Defence.pk, một diễn đàn quân sự của Pakistan, đa số các thành viên đều cho rằng, J-10 là một bản thiết kế chắp vá không hoàn hảo. Hình dáng khí động học sao chép lại mẫu tiêm kích Lavi của Israel, động cơ mua từ Nga, các thiết bị điện tử được chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau.

Sự không đồng bộ trong vận hành là điều khó tránh khỏi, cùng với đó các sản phẩm mà Trung Quốc sao chép lại từ các mẫu của nước ngoài không hoàn toàn giống với bản gốc. Rủi ro trong các công nghệ sao chép là điều rất dễ xảy ra, đặc biệt đối với những công nghệ hiện đại, độ rủi ro càng cao hơn.

Như thường lệ thông tin và nguyên nhân về các vụ tai nạn của tiêm kích J-10 cũng như các hệ thống vũ khí khác không bao giờ được công bố một cách chính thức. Điều đó cho thấy rằng phía sau những vụ tai nạn, có thể ẩn chứa những bí mật “động trời” liên quan đến công nghệ chế tạo vũ khí của Trung Quốc. Nếu được công bố có thể dẫn đến sự phá sản của các mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất với thị trường trong và ngoài nước.

Tất cả những gì mà thế giới biết được đều dưới dạng các nguồn tin không chính thức, thực hư của các vấn đề này mãi vẫn là những ẩn số như chính bản thân những hệ thống vũ khí do Trung Quốc sao chép từ các công nghệ bên ngoài.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang