Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> MRLS HIMARS - Hệ thống pháo phản lực của Singapore



Ngày 6/9/2011, Bộ Quốc Phòng Singapone đã tổ chức lễ tiếp nhận hệ thống pháo phản lực bắn loạt HIMARS cuối cùng.

Buổi lễ tiếp nhận được tổ chức khá long trọng với sự tham gia của rất đông các quan chức cấp cao quân đội Singapone cùng các khách mời và các phóng viên. Lễ tiếp nhận được tổ chức tại căn cứ quân sự Khatib.

Các quan chức quân đội Singapone tuyên bố, khẩu đội pháo phản lực bắn loạt HIMARS đã sẳn sàng đưa vào sử dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
MRLS HIMARS khai hỏa.


Theo trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga cho biết, đây là đợt giao hàng cuối cùng trong hợp đồng mua bán 18 xe phóng cùng rất nhiều đạn tên lửa cùng với các hệ thống liên quan trị giá 330 triệu USD được ký kết vào tháng 9/2007 giữa Bộ Quốc Phòng Singapone và Lockheed Martin (Mỹ).

Buổi tiếp nhận cuối cùng này cũng là cột mốc đánh dấu việc xây dựng hoàn thành tiểu đoàn pháo phản lực bắn loạt số 23, đây là đơn vị pháo phản lực bắn loạt đầu tiên của Singapone tích hợp đầy đủ khả năng điều khiển bằng tín hiệu GPS.

http://nghiadx.blogspot.com


M142 HIMARS là một biến thể nhẹ hơn của hệ thống pháo phản lực bắn loạt MRLS M270.

Hệ thống này có tính năng hoạt động tương tự như hệ thống MLRS M270, tuy nhiên hệ thống được trang bị chỉ 6 tên lửa thay vì 12 như bản gốc.

Hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa có điều khiển dao động từ 60-100km.

Biến thể HIMARS xuất khẩu cho Singapone sử dụng đạn tên lửa có đường kính 227mm, tầm bắn tối đa có dẫn hướng là 70km.

Ngoài ra, hệ thống M142 HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn khoảng 128km.

Tuy nhiên, biến thể MRLS HIMARS xuất khẩu cho Singapone không được tích hợp khả năng này.

MRLS M142 HIMARS được bố trí trên xe phóng cơ động FMTV 6x6 bánh hơi, xe phóng được trang bị động cơ diesel dung tích xi lanh 6,6 lít công suất 290 mã lực. Tầm hoạt động khoảng 480km, tốc độ tối đa khoảng 85km/giờ.

Hệ thống HIMARS có ưu điểm là dễ dàng được vận chuyển đến chiến trường bằng máy bay vận tải như C-130.

Hệ thống được điều khiển bởi 3 người, thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu chỉ trong 5 phút. Thời gian phóng toàn bộ 6 tên lửa trong vòng khoảng 25 giây, thời gian thu hồi sau khi phóng chỉ khoảng 5 phút.

>> 'Voi lửa' của vua Quang Trung



Từ thời Hai Bà Trưng cho đến thời của Quang Trung - Nguyễn Huệ, một cuộc cách mạng đã diễn ra trong nghệ thuật sử dụng voi chiến của người Việt

Uy lực của những chiến binh khổng lồ

Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, voi chiến luôn là đơn vị chiến đấu đặc biệt được các triều đại sử dụng trong chiến trận. Những con vật khổng lồ này vừa là phương tiện vận chuyển quân nhu, lương thực trong các cuộc hành quân, vừa là một chiến binh đầy dũng mãnh trên chiến trận.

Được điều khiển bởi nài voi, voi chiến có thể trực tiếp tiêu diệt địch bằng cách dùng ngà, vòi, chân làm vũ khí. Những người lính trên mình voi có lợi thế về độ cao, tầm quan sát tốt, tỏ ra rất lợi hại với các mũi giáo dài và các loại vũ khí tầm xa như cung, nỏ. Đặc biệt, voi còn là khắc tinh của kỵ binh bởi loài ngựa có nỗi sợ hãi bản năng với chúng.

Trong các cuộc đụng độ với những triều đại phương Bắc, voi chiến của người Việt đã nhiều lần chứng tỏ ưu thế của mình, khiến đối phương khiếp sợ.

http://nghiadx.blogspot.com
Người Việt đã sử dụng voi chiến từ thời Hai Bà Trưng.


Kỹ thuật sử dụng voi chiến đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm. Nhiều nguồn sử liệu đã ghi nhận hình ảnh Hai Bà Trưng sử dụng voi chiến để đối đầu với quân Hán trong cuộc khởi nghĩa năm 40 sau công nguyên. Hình ảnh tương tự cũng được ghi nhận với Bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô. Có khả năng, voi chiến đã được sử dụng từ thời Hùng Vương dựng nước.

Vào thời kỳ sau này, voi chiến đã lập chiến công trong trận đánh thành Ung Châu ở nước Tống (1075) của quân đội Lý Thường Kiệt. Sử Trung Quốc thuật lại, khi tướng Quách Quỳ của nhà Tống tiến tới huyện Quang Lang thì quân tiên phong nhà Lý do Thân Cảnh Phúc chỉ huy đã đem voi cản đường khiến quân Tống không thể tiến được. Người Tống vừa sợ hãi vừa nể phục voi chiến nước Việt. Sau chiến thắng trước quân Tống, trong một cử chị ngoại giao, nhà Lý đã dâng tặng vua Tống năm thớt voi để đổi lại việc quân Tống trả đất Quảng Nguyên cho ta.

Vào thời nhà Trần, voi chiến đã tham gia đắc lực vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Trong cuộc kháng chiến này, tướng Dã Tượng (tên do Trần Hưng Đạo đặt, có nghĩa là voi rừng) là người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi chiến đã lập nhiều chiến công và được sử sách ghi danh như một dũng tướng của nhà Trần.

Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Lê Lợi, mỗi đội quân khởi nghĩa thường trang bị 5 - 7 thớt voi, khiến cho quân Minh hết sức lo sợ. Vào thời kỳ hùng mạnh, số lượng voi của nghĩa quân lên đến cả nghìn con. Bình Ngô đại cáo viết "Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông cũng cạn" là cũng dựa vào thực tế này.

Voi chiến tiếp tục được sử dụng phổ biến vào thời Trịnh, Nguyễn phân tranh, nhưng chỉ đạt được sự đột phá mạnh mẽ về cả chất và lượng vào thời Tây Sơn.

‘Voi lửa’ của Hoàng đế Quang Trung

Vào các thời kỳ trước, voi chiến thường được sử dụng làm lực lượng đột kích với số lượng tương đối hạn chế cho mỗi mũi tiến công. Phải đến thời Tây Sơn, voi chiến mới được sử dụng tập trung với số lượng lớn.

Đặc biệt, vua Quang Trung đã biến voi thành những chiếc “xe tăng”, mang theo cả đại bác và hỏa pháo trên lưng. Sử nhà Thanh viết: "Quân giặc đều dùng voi chở đại bác xông ra trận" và "Trên lưng mỗi con voi có ba, bốn tên giặc chít khăn đỏ, ngồi ném tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp nơi, đốt cháy cả người nữa".

Voi vốn là loài sợ lửa và tiếng nổ lớn, việc huấn luyện được những con vọi chịu đựng được môi trường chiến đầu khắc nghiệt như vậy thể hiện trình độ quân sự rất đáng nể của các nài voi và tướng lĩnh Tây Sơn.

Với những trang bị như vậy, voi chiến Tây Sơn đã biến thành một lực lượng hỏa lực cơ động có sức mạnh đột kích đáng sợ. Đến lúc này, đội quân voi của vua Quang Trung đã hội đủ cả 3 yếu tố chiến thuật: cơ động, đột kích và hỏa lực. Đây thực sự là một cuộc cách mạng so với các thời kỳ trước đó.

Trận đánh nổi tiếng của đội voi Tây Sơn là trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789). Trong trận đánh này, 100 voi chiến do nữ tướng Đô đốc Bùi Thị Xuân chỉ huy đã đánh tan tác đội kỵ binh đông đảo của quân Thanh, góp phần làm nên chiến thắng vang dội trong lịch sử Việt Nam.

Bên cạnh trang bị hỏa lực cho voi, một yếu tố khác cũng làm tăng cường đáng kể sức mạnh của đội voi chiến Tây Sơn là sự ra đời của những chiến hạm khổng lồ Định Quốc. Với khả năng chở được voi, những chiến hạm này khiến cuộc hành quân xuyên Việt của đội voi diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều bằng đường biển.

Khi nhà Nguyễn kiểm soát toàn bộ nước Việt, lực lượng voi chiến tiếp tục được duy trì trong quân đội. Tuy nhiên, kể từ đây voi chiến dần trở nên lạc hậu trước sức mạnh khủng khiếp của hỏa lực phương Tây. Mất vai trò trên chiến trận, chúng chỉ còn là những con vật mang tính biểu tượng, được sử dụng trong các nghi lễ hay mua vui cho quan lại và dân chúng trong những cuộc chiến với hổ tại Hổ Quyền. Thời kỳ huy hoàng của những chiến binh khổng lồ đã kết thúc.

>> Quan hệ Trung - Nhật xấu đi vì thủ tướng mới?



Thủ tướng Yoshihiko Noda, thủ tướng thứ 6 của Nhật Bản trong vòng 5 năm qua, sẽ phải đối phó với một núi khó khăn trong nước.


Đó là phải tiếp tục khắc phục thảm hoạ sóng thần, cuộc khủng hoảng hạt nhân và một nền kinh tế trì trệ, đầy khó khăn.

Chính vì vậy mà có thể hiểu được điều cuối cùng ông mong muốn là có một quan hệ xấu với Trung Quốc, bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản.

Tuy nhiên tin ông Noda lên làm thủ tướng được đánh giá một cách thận trọng ở Trung Quốc.

Báo chí Trung Quốc đăng tải rộng rãi những phát biểu của ông bảo vệ ngôi đến ở Tokyo tôn vinh những người chết trong chiến tranh thế giới thứ 2 bao gồm cả những tội phạm chiến tranh loại A như Hideki Tojo và quan điểm cho rằng tăng cường sức mạnh quốc phòng của Bắc Kinh tạo ra bất ổn cho khu vực.

Tờ Hoàn Cầu đã bình luận rằng: “Một diều hâu sẽ trở thành thủ tướng mới của Nhật Bản".

Trong nước, ông Noda được coi là một nhà tài chính thông minh xuất thân từ gia đình khiêm tốn. Là cựu bộ trưởng tài chính, ông Noda rất có thể sẽ tập trung vào giải quyết những thách thức to lớn trước mắt, trước hết là vực lại nền kinh tế trì trệ và cắt giảm món nợ khổng lồ quốc gia.

Nhưng giới truyền thông Trung Quốc đã mô tả ông như là một người theo chủ nghĩa dân tộc hữu khuynh và dự đoán quan hệ Trung - Nhật sẽ bước vào giai đoạn khó khăn, phức tạp.

Thậm chí một số tờ báo có tư tưởng tự do hơn đã nhấn mạnh đến những ý kiến của ông, lần đầu đưa ra năm 2005 và được tái khẳng định đầu tháng 9/2011, là không nên coi những lãnh tụ thời chiến được thờ trong đền Yasukuni ở Tokyo là những tội phạm chiến tranh.

Những chuyến viếng thăm ngôi đền Yasukuni của các chính khách thường trọc giận các nước láng giềng của Nhật Bản. Các chuyển viếng thăm đền của cựu thủ tướng Junichiro Koizumi đã gây ra một thời kỳ băng giá quan hệ 5 năm với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Một ngày sau khi ông Noda được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ cầm quyền và sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại quốc hội, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc đã cảnh báo ông không bỏ qua “những lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.

Trong một bài bình luận với lời lẽ gay gắt, Tân Hoa Xã đòi ông Noda không được đến thăm đền Yasukuni và nói rằng Tokyo cần phải công nhận đòi hỏi của Bắc Kinh đối với các đảo đang bị Nhật Bản kiểm soát ở Đông Hải như Đảo Senkaku, hay Điếu Ngư Đài theo tiếng Trung Quốc.

Năm 2010, quan hệ giữa 2 nước xấu đi trầm trọng khi một thủy thủ tàu đánh cá của Trung Quốc bị Nhật Bản bắt (sau đó được thả) khi chiếc tầu này cọ sát với một tầu tuần tra của Nhật Bản trong khu vực biển tranh chấp gần hòn đảo này.

Tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước có thể sẽ lại xảy ra. Thời gian qua, 2 tàu ngư chính của Trung Quốc đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo này và Nhật Bản đã lên tiếng phản đối.

Ông Noda đã đưa ra một đề cập rõ ràng về Trung Quốc trong các bình luận của ông trong một cuộc họp báo chung của cả 5 ứng cử viên vào chức Thủ tướng khi ông nói rằng:” "Trong số các nước láng giềng của chúng ta, có một quốc gia đang pha trộn sự tăng trưởng kinh tế với chủ nghĩa dân tộc."

Ông nói thêm rằng Nhật Bản “đã tạo ra một hình ảnh yếu khi nói đến vấn đề lãnh thổ. Chúng tôi không cần phải có tiến bộ, nhưng chúng ta cần được chuẩn bị trong trường hợp điều gì đó sẽ xảy ra".

Năm 2011, ông Noda và những người khác trong nội các của cựu thủ tướng Naoto Kan đã không đến thăm Đền Yassukumi. Các nhà phân tích ở Nhật Bản tin rằng khi trở thành thủ tướng, ông Noda cũng sẽ không đến thăm ngôi đền này, hoặc đưa ra bất kỳ một tuyên bố mạnh mẽ nào về các tội phạm chiến tranh hay về quá khứ chiến tranh của Nhật Bản.


http://nghiadx.blogspot.com
Tân Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda.


Ông Naoto Nonaka - giáo sư chính trị tại ĐH Gakushuin ở Tokyo nói : "Không có lý do gì để ông ta sẽ phải có hành động về vấn đề này. Còn nhiều vấn đề khác phải làm”.

Còn theo ông Koichi Nakano - giáo sư chính trị tại ĐH Sophia ở Tokyo, rất có thể ông Noda sẽ dịu giọng hơn về những bình luận cũ của mình. “Nhiều người đã học được một bài học về ‘kỷ nguyên băng giá’ của thủ tướng Koizumi.”

“Ông ấy không có lợi ích trong việc làm phức tạp tình hình bằng cách tạo ra một bầu không khí căng thẳng trong lúc ông cần hợp tác với các nước châu Á để đưa Nhật Bản ra khỏi sa lầy kinh tế.”

Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản với 176 tỷ USD thương mại trong 6 tháng đầu năm 2011. Khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc phát triển, thị trường đang phát triển của Trung Quốc sẽ đem lại những tiềm năng lớn cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Nhật Bản cũng đang phấn đấu để thu hút thêm khách du lịch Trung Quốc.

Lương Vân Tương (Liang Yunxiang), một chuyên gia về Nhật Bản tại ĐH Bắc Kinh nói rằng những vấn đề về lịch sử và lãnh thổ đã trở thành các điểm nhạy cảm lâu năm, cũng như cá tính và thái độ của nhà lãnh đạo 2 nước đều có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ rộng lớn hơn giữa 2 nước.

Chuyên gia này nhận xét: “Ông Yoshihiko Noda vốn không thân thiện với Trung Quốc và đó không phải là một sự bắt đầu tốt đẹp.”

Theo thông lệ, Thủ tướng Ôn gia Bảo đã chính thức gửi điện chúc mừng Thủ tướng Noda và kêu gọi 2 bên cùng nhau phấn đấu để thúc đẩy hợp tác.

Jeff Kingston, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - ĐH Tokyo nhận xét: Thủ tướng Noda cần phải cẩn thận hơn mỗi khi đề cập đến quan hệ lịch sử của Nhật Bản với châu Á.

Nhưng ông kết luận: “Tôi không cho đây là một vấn đề lớn sẽ phá hoại quan hệ 2 nước. Nhưng tôi nghĩ là từ nay ông ấy sẽ thận trọng hơn”.

"Rõ ràng là tương lai kinh tế của Nhật Bản sẽ gắn liền với sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc mang mối quan hệ kinh tế lành mạnh ra làm con tin lịch sử không hay ho gì.”

Về phần mình, Thủ tướng Noda nói rằng ông sẽ cố gắng tiến hành những thay đổi cần thiết và hy vọng có được một hệ thống chính trị hậu thuẫn ở Nhật Bản giúp ông làm được điều ấy.

Nhưng với những gì ông thừa kế từ thủ tướng Kan, nhất là với một quốc hội chia rẽ và đảng cầm quyền của ông cũng đang chia rẽ, câu hỏi đặt ra là liệu nhiệm kỳ của ông có giống như 5 vị thủ tướng trước đây hay không?

>> PAK FA sẽ được trang bị tên lửa R-33



Đầu tháng 9/2011, Nga đã giới thiệu biến thể mới của loại tên lửa Không đối không R-33 (NATO gọi là AA-9 Amos).

Hơn 30 năm qua R-33 chỉ được sử dụng duy nhất trên máy bay tiêm kích - đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, biến thể mới của nó, được đặt tên là RVV-DB có thể được sử dụng trên bất kỳ máy bay chiến đấu nào.

Tầm bắn của RVV-DB lên tới 200 km và có thể tác chiến ở độ cao từ 15 - 25.000m, lớn hơn rất nhiều so với nguyên mẫu vốn có tầm bắn chỉ khoảng 120 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa R-33 được trưng bày gần MiG-31.


Cùng với các tên lửa mới được giới thiệu trước đó, hãng GosMKB Vympel thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV - Nga) đã đổi mới cả dòng sản phẩm vũ khí có điều khiển dùng cho tiêm kích thế hệ 5 PAK FA khi không chiến, từ đánh cận chiến cơ động cho đến đánh tầm xa ngoài tầm nhìn.

RVV-BD cho phép PAK FA tấn công các mục tiêu bay quan trọng mà không phải bay vào khu vực sát thương của phòng không đối phương, cũng như có lợi thế trong các tình huống không chiến.

Tầm xa của RVV-DB đạt được bằng cách sử dụng động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn. Tên lửa điều khiển bằng phương pháp quán tính trong giai đoạn đầu và sử dụng radar bán chủ động với góc quét ± 60°, có khả năng chống nhiễu tốt để tấn công mục tiêu trong giai đoạn cuối.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa AIM-54 Phoenix trang bị cho F-14 Tomcat.


R-33 có tính năng tương tự như tên lửa AIM-54 Phoenix của Mỹ (đã được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu năm 2004). Tên lửa của Mỹ đi vào phục vụ vào năm 1974 còn R-33 phục vụ từ năm 1981.

Phoenix có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 200 km, được thiết kế để sử dụng duy nhất trên máy bay chiến đấu F-14, với hệ thống kiểm soát bắn và một radar mạnh, máy bay F-14 có thể theo dõi 24 mục tiêu cùng một lúc và phóng đồng thời 6 tên lửa để tiêu diệt một trong nhiều mục tiêu.

AIM-54 Phoenix nặng khoảng 500 kg, di chuyển với tốc độ 1.300 m/giây và có một đầu đạn trọng lượng 61,4 kg.

Theo một số nguồn (thông tin chưa được xác nhận), Iran đã sử dụng tên lửa Phoenix để bắn hạ máy bay Iraq trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq trong giai đoạn 1980-1988. Iran là nước duy nhất nhận được tên lửa Phoenix từ Mỹ.

>> Iran sản xuất tên lửa phòng không Shalamche



Iran đã công bố nước này sẽ sản xuất hệ thống tên lửa đất - đối - không nội địa mới Shalamche, có tốc độ bay tới Mach 3.

Các tên lửa Shalamche mới, có phạm vi hoạt động 40 km, và đã được chuyển tới các cơ sở Khatam - Ol - Anbia của quân đội Iran hôm 4/9 với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Vahidi, hãng tin Mehr News cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran, ông Ahmad Vahidi cho biết, tên lửa Shalamche có tốc độ tối đa lên tới Mach 3 (khoảng 3.760 km/h), có thể được sử dụng trong chiến tranh điện tử, và phạm vi hoạt động của tên lửa sẽ được tăng lên trong tương lai.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Mersad do Iran sản xuất.

Tên lửa sẽ sử dụng bệ phóng và radar điều khiển từ hệ thống phòng không Mersad của nước này.

Iran đã ra mắt hệ thống chống máy bay tầm trung Mersad do nước này tự sản xuất trong năm 2010, Mersad có thể chặn và tiểu diệt các máy bay hiện đại ở tầng thấp lẫn tầng cao và kết nối với mạng lưới radar.

Việc Iran tuyên bố tự sản xuất các loạt vũ khí, thiết bị diễn ra sau khi Nga chấm dứt hợp đồng chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 theo thỏa thuận trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với nước này. S-300 của Nga có khả năng đánh chặn tầm xa từ khoảng cách 150km ở tầng thấp lẫn tầng cao.

Thế nhưng trước đó, kể từ năm 1992, Iran đã tự sản xuất xe tăng, xe thiết giáp, tên lửa và các loại chiến đấu cơ.

Shalamche được phát triển dựa trên nền tảng của tên lửa Mersad, hệ thống tên lửa mà Iran ấp ủ trong thời gian nâng cấp từ S-200 của Nga và sẽ tiếp tục nâng cấp từ tầm trung lên tầm xa.

>> Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc



Hạm đội Bắc Hải ra đời muộn nhất trong 3 hạm đội Trung Quốc đáng gờm, có trách nhiệm bảo vệ Bắc Kinh và ứng phó tình huống trên bán đảo Triều Tiên.


Khu vực phòng thủ

Ngoài bảo vệ cửa ngõ Bắc Kinh, đảm nhiệm phòng thủ trên biển từ cảng Liên Vân trở lên phía Bắc và khu vực biển Bột Hải, bao gồm 3 tỉnh bờ biển là Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh và thành phố cảng Thiên Tân. ở ven bờ chia làm 9 vùng phòng thủ. Bộ tư lệnh hạm đội đóng ở Thanh Đảo.

Biên chế và căn cứ

Hạm đội Bắc Hải có 115 lữ đoàn tàu và 3 sư đoàn cùng 1 trung đoàn Không quân Hải quân, các trung đoàn tên lửa – pháo bờ biển.

- Các lữ đoàn tàu ngầm: 4 lữ, lữ 1 ở cửa Loan Hà (tỉnh Hà Bắc) là lữ tàu ngầm hạt nhân với 3 chiếc lớp Hán, 3 lớp Hạ, 2 lớp Tống. Ba lữ tàu ngầm thông thường gồm lữ 2 ở Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) có loại Tống, lữ 12 ở Lữ Thuận (tỉnh Liêu Ninh) có loại Minh, lữ 62 ở Ngũ Đảo (Tây bán đảo Liêu Đông, tỉnh liêu Ninh) là lữ tàu thử nghiệm.

- Các lữ đoàn tàu mặt nước: 7 lữ gồm lữ tàu khu trục ở Thanh Đảo; 3 lữ phóng lôi ở Thanh Đảo, Lữ Thuận, Uy Hải; 3 lữ tuần tiễu bảo vệ căn cứ ở Thanh Đảo, Đại Liên, Lữ Thuận.

- Các sư đoàn không quân: sư đoàn ném bom – rải lôi số 2 (loại H-5, H-6) ở Sơn Hải Quan (tỉnh Hà Bắc), sư đoàn tiêm kích số 5 (loại J-8II, J-7, J-6) ở Lưu Bình (tỉnh Sơn Đông), sư đoàn tiêm kích số 7 (trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân) ở Yên Đài (Thanh Đảo), trung đoàn độc lập số 3 ở Thanh Đảo.


http://nghiadx.blogspot.com
Các vị trí neo đậu tàu ngầm ở căn cứ Thanh Đảo.


- Các căn cứ hải quân: có 3 căn cứ tương đương cấp quân đoàn gồm:

+ Căn cứ Lữ Thuận quản lý hải phận từ Đại Liên đến Danh Khẩu, là căn cứ nước sâu tốt nhất ở miền bắc Trung Quốc. Đa số tàu khu trục, hộ vệ của Hạm đội Bắc Hải bố trí ở căn cứ này.

+ Căn cứ đảo Hồ Lô quản lý từ Tần Hoàng Đảo tới Thiên Tân, là nơi trú ngụ cho các tàu ngầm thông thường.

+ Căn cứ Thanh Đảo quản lý từ Uy Hải đến Giao Nam, nơi ẩn náu của tàu ngầm hạt nhân, là nơi thường đón tiếp tàu hải quân nước ngoài đến thăm.

Vũ khí, trang bị

- Máy bay chiến đấu J-8II: Kích thước dài 21,59m, sải cánh 9,34m, cao 5,41m. Trọng lượng cất cánh tối đa 18.322kg, tốc độ bay ngang tối đa 2,2M, độ cao giới hạn 18.500m, bán kính hoạt động 800km. Có tên lửa tầm trung không đối không PL-2, PL-5, PL-7, PL-9, PL-10, 2 bệ pháo nòng kép 23mm.

- Tàu ngầm hạt nhân:

+ Lớp Hạ (loại 092), do nàh máy đóng tàu đảo Hồ Lô chế tạo, lượng giãn nước 6.500 tấn (lặn), chiều dài 120m, rộng 10m, động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, quân số 84, vũ khí 12 quả tên lửa đạn đạo Cự Lãng – 1 (CSS-N-3) tầm bắn 2-700km, 6 ống phóng ngư lôi 533mm.

Ba tàu lớp Hạ của Hạm đội Bắc Hải mang số hiệu 406A (Trường Chinh 6A), 406B (Trường Chinh 6B) và 406 (Trường Chinh 6C).

+ Lớp Tấn có 12 tên lửa JL-2 (CSS-NX-4) loại chiến lược. Lớp Tấn và Hạ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược, lớp Hán là chiến thuật. Diểm mạnh nhất của tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn là mang tên lửa JL-2 có tầm bắn đến 8.000km.

+ Lớp Hán (loại 091) là loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên Trung Quốc tự đóng ở nhà máy đóng tàu đảo Hồ Lô, lượng giãn nước 4.500 tấn (nổi), 5.500 tấn (lặn) dài 106m, rộng 10m, tốc độ khi nổi 12 hải lý/h, lặng 25 hải lý/ giờ, quân số 75, vũ khí có 1 tên lửa YJ-82 (hoặc C-801) tầm bắn 40km, 6 ống phóng lôi 533mm kiểu Yu-3 tầm 15km và Yu-1 tầm 9,2km (18 quả), 36 thủy lôi.

Ba tàu lớp Hán của Hạm đội Bắc Hải mang số hiệu 401 (Trường Chinh 1), 402 (Trường Chinh 2) và 403 (Trường Chinh 3).


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Thanh Đảo (số hiệu 113).


- Tàu khu trục:

+ Lớp Lữ Hộ: có 2 chiếc 052 (số 112 – Cáp Nhĩ Tân, 113 Thanh Đảo) có 4 bệ 16 tên lửa đối hải Yj-83, 1 bệ tên lửa phòng không HQ-7 có 8 quả, 2 ống phóng 324mm có 6 quả, 1 pháo 100mm, 2 máy bay Z-9C chống ngầm.

+ Lớp Lữ Đại II có 4 chiếc 051 là 106 (Tây An), 107 (Ngân Xuyên), 108 (Tây Ninh) và 109 (Khai Phong), lượng giãn nước 3.800 tấn, kích thước 130x13,7x4,6m, đi liên tục 4.000 hải lý, vũ khí 2 bệ tên lửa chống hạm HY-2 gồm 6 quả, tầm 100km tốc độ 0,9M, 1 pháo 130mm nòng kép, 3 pháo 37mm nòng kép, 4 pháo 25mm nòng kép, vũ khí chống ngầm 2 giá phóng lôi tên lửa FQF-2500 12 nòng, 2 trực thăng Z-9A.

- Tàu hộ vệ: có Giang Vệ II, Giang Hồ I và Giang Hồ II.

+ Giang Vệ II có lượng giãn nước 2.250 tấn, quân số 180, 4 tên lửa đối hải C-802, 8 tên lửa phòng không HQ-7/FM80 tầm tối đa 12km, 1 pháo 100mm nòng kép, 4 pháo 37mm nòng kép...

+ Giang Hồ có lượng giãn nước 1.425 tấn đến 1.700 tấn, 4 tên lửa HY-2, 2 pháo 100mm, 4 pháo 37mm nòng kép, ngư lôi 324mm. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

>> Máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc ngang cơ với F-18 của Mỹ?



Tàu sân bay Thi Lang có thể mang theo gần 50 máy bay, trang bị pháo phòng thủ tầm gần có khả năng phóng 8.000 quả đạn/phút. Tuy nhiên, tàu Thi Lang có ý nghĩa khám phá lớn hơn nhiều so với ý nghĩa tác chiến thực tế.

Trung Quốc hiện vừa hoàn thành chạy thử lần đầu tàu sân bay Thi Lang và tiếp tục đưa vào nhà máy đóng tàu Đại Liên thử nghiệm và cải tạo. Điều này đánh dấu, thời đại tàu sân bay của Trung Quốc đã đến, “giấc mơ tàu sân bay” của người Trung Quốc đã dần trở thành hiện thực.

Hiện nay, dư luận đang quan tâm đến sức mạnh của tàu sân bay. Nhìn vào các hình ảnh của tàu Thi Lang trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể đánh giá, nói chung công việc sửa chữa và cải tạo sắp hoàn thành toàn bộ, công tác kiểm tra hoạt động có thể bắt đầu vào năm nay.

Có thể mang theo gần 50 máy bay


http://nghiadx.blogspot.com
Tuy J-15 đã kế thừa Su-27, có lượng tải đạn khá lớn, nhưng cất cánh
kiểu nhảy cầu yêu cầu về trọng lượng cất cánh rất nghiêm ngặt, không
thể mang theo thùng dầu phụ, lượng tên lửa mang theo cũng rất ít.


Nói về tàu Thi Lang, ta có thể tham khảo tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga: chiều dài khoảng 302 m, chiều rộng gần 70,5 m; lượng choán nước tiêu chuẩn (trọng lượng tàu rỗng) là 53.000 – 55.000 tấn, lượng choán nước đầy (đầy đủ vũ khí trang bị) khoảng 67.000 tấn; tốc độ 29-31 hải lý/giờ, tức là mỗi giờ có thể chạy 53,7 – 57,4 km.

Sức chiến đấu của tàu sân bay chủ yếu dựa vào máy bay được trang bị. Máy bay nào được trang bị là tùy thuộc vào loại tàu sân bay, tính năng sử dụng của tàu Thi Lang cần có loại máy bay phù hợp.

Theo phân tích này, máy bay chiến đấu chính của tàu sân bay Thi Lang có thể là Su-33 do Nga chế tạo, máy bay J-15, máy bay trực thăng cảnh báo sớm và máy bay trực thăng chống tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, tổng cộng không quá 50 chiếc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Thi Lang ở nhà máy đóng tàu Đại Liên.

Báo chí và các chuyên gia quốc phòng phương Tây sớm đã quan tâm đến chương trình máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc. Họ gọi J-15 là “cá mập bay”, và cho rằng nó rất có thể trở thành máy bay đầu tiên trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc. (Xem thêm:Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm thành công máy bay tàng hình J-20?)

Máy bay này do Công ty Máy bay Thẩm Dương thiết kế, thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, được phát triển trên nền tảng máy bay Su-33 do Nga chế tạo. Về tính năng của J-15, có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo một chuyên gia vũ khí Trung Quốc, thiết bị điện tử trên không và hệ thống dẫn đường tên lửa của J-15 tiên tiến hơn máy bay chiến đấu kiểu Nga; một số công nghệ và tính năng có thể so sánh với máy bay chiến đấu chính F/A-18C Hornet của tàu sân bay Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Lượng tải đạn và nhiên liệu của Su-33 đều không thua kém máy bay
khác trên tàu sân bay, nhưng do yêu cầu cất cánh kiểu nhảy cầu, nó
nhất định phải “hy sinh” lượng tải đạn hoặc tải nhiên liệu, khiến cho
máy bay cảnh báo sớm cánh cố định không thể trang bị cho tàu Thi
Lang.


Tuy nhiên, khoảng cách bay của J-15 khá ngắn, nguyên nhân chủ yếu là vì nó phải cất cánh trên đường băng kiểu nhảy cầu theo góc xiên nhất định, không thể mang theo nhiên liệu quá nặng.

Còn phía dưới đường băng của tàu sân bay Mỹ có thiết bị đẩy mạnh, có thể hỗ trợ lớn cho máy bay cất cánh và mang theo nhiều nhiên liệu hơn. Khoảng cách bay khá thấp sẽ hạn chế rất lớn J-15 phát huy tính năng.

Với tính cách là hạt nhân của hải quân viễn dương số 1 Trung Quốc trong tương lai, tàu sân bay Thi Lang chắc chắn phải có khả năng chỉ huy cảnh báo sớm trên không nhất định. Phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu làm cho máy bay cảnh báo sớm cánh cố định không thể trang bị cho tàu sân bay Thi Lang.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm
năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.


Do tốc độ của máy bay trực thăng cảnh báo sớm tương đối chậm, cần dựa vào ngoại lực của máy phóng, mới có thể bảo đảm cho nó không rơi xuống nước sau khi rời khỏi đường băng tàu sân bay. Vì vậy, trang bị máy bay trực thăng cảnh báo sớm là sự lựa chọn hàng đầu của tàu sân bay Thi Lang.(Xem thêm:Mỹ sẽ dùng tác chiến nhất thể hải-không quân khi xung đột với Trung Quốc)

Hiện nay có thể cơ bản kết luận, sau khi tàu sân bay Thi Lang được biên chế, sẽ được trang bị máy bay chiến đấu J-15 và máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 do Nga chế tạo. Ngày 22/6/2011, phía Nga tuyên bố, hợp đồng cung cấp 9 máy bay Ka-31 cho Trung Quốc đã hoàn tất.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm
năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.


Khoảng cách do thám của loại máy bay trực thăng cảnh báo sớm này là 115 km, có thể tự động theo dõi 20 mục tiêu trên không, tốc độ bay tối đa 250 km, hành trình tối đa 600 km. Có tin còn cho biết, trong tương lai K-31 của tàu sân bay Thi Lang có thể sẽ được máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-8 do Trung Quốc sản xuất thay thế.

Sau khi tàu sân bay Thi Lang được biên chế, bán kính bao trùm và kiểm soát hiệu quả của nó có thể không quá 600 m, bởi vì hành trình của J-15 sau khi cất cánh từ tàu sân bay dự kiến sẽ trong phạm vi này.

Trong khu vực này, dựa vào sự chỉ huy dẫn đường của radar trên tàu sân bay và máy bay trực thăng cảnh báo sớm, J-15 vừa có thể bảo vệ hiệu quả cho hạm đội tàu sân bay không bị lực lượng trên không và trên biển của đối phương tấn công, đồng thời cũng có thể thực hiện tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển của đối phương. (Xem thêm: Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai)


http://nghiadx.blogspot.com
Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm
năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.


Một khi vượt khỏi phạm vi này, J-15 chỉ có thể tác chiến dựa vào hệ thống radar riêng.

Có chuyên gia cho rằng, trên phương diện máy bay trang bị cho tàu sân bay, hệ thống chỉ huy tàu sân bay, biên đội chiến đấu đồng bộ tàu sân bay và đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, hải quân Trung Quốc mới vừa có bước khởi đầu.

Trong tình hình đó, muốn tàu sân bay Thi Lang có khả năng tấn công và phòng thủ tổng hợp trên biển gần và biển xa, ít nhất cần thời gian khoảng 10 năm. (Xem thêm: Không quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ máy bay do thám U-2 trước 2015)

Hệ thống phòng thủ gần tiên tiến

Ngoài máy bay, bản thân tàu sân bay Thi Lang cũng có khả năng chiến đấu nhất định, chủ yếu là khả năng phòng thủ khoảng cách gần. Nếu phòng tuyến ngoại vi do máy bay tạo ra bị phá vỡ, vũ khí phòng thủ khoảng cách gần được trang bị trên tàu sân bay Thi Lang sẽ phát động cuộc tấn công quyết liệt đối với kẻ tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Hornet của quân đội Mỹ khi cất cánh không những có thể
mang theo lượng lớn tên lửa, mà còn có thể mang theo nhiều thùng
dầu phụ, khả năng tấn công và khả năng bay liên tục đều khá mạnh.


Trong các vũ khí phòng thủ gần, thứ gây chú ý nhất chính là pháo phòng thủ gần. Pháo phòng thủ gần trên thế giới hiện có phổ biến là 6 nòng hoặc 7 nòng, tốc độ phóng là 4.000 – 6.000 phát/phút.

Bốn góc thân tàu sân bay Thi Lang đã được trang bị pháo phòng thủ gần siêu tốc 11 nòng mới nhất do Trung Quốc tự sản xuất, mỗi phút có thể phóng khoảng 8.000 quả đạn có đường kính 30 mm, có thể sát thương mục tiêu ngoài 4 – 5 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Hornet của quân đội Mỹ khi cất cánh không những có thể
mang theo lượng lớn tên lửa, mà còn có thể mang theo nhiều thùng
dầu phụ, khả năng tấn công và khả năng bay liên tục đều khá mạnh.


Tàu sân bay Thi Lang vốn có 12 giếng phóng tên lửa chống hạm, tầm phóng tên lửa vượt 500 km. Nhưng có tin cho biết, những giếng phóng này bị dỡ bỏ trong quá trình cải tạo để trang bị nhiều hơn máy bay và các thiết bị khác.

Tuy nhiên, tàu sân bay Thi Lang đã có một hệ thống tên lửa phòng không tầm gần nội địa mới, đó là FL-3000N.

Hệ thống này có khả năng phóng nhiều và đều, tên lửa dài 2 m, đường kính 120 mm, hành trình tối đa vượt 10 km, có đặc điểm là tốc độ phản ứng nhanh, độ dẫn đường chính xác cao, có thể ngăn chặn có hiệu quả các loại tên lửa chống hạm siêu âm và dưới tốc độ âm thanh.

Nói chung, so với tàu sân bay Mỹ có bán kính tác chiến từ 1.000 km trở lên, biên đội tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc thuộc loại tự vệ viễn dương điển hình, sức mạnh tác chiến kiểu phòng thủ, tuyệt đối không “đầy đe dọa” như lời nói của các nước phương Tây.

Trong điều kiện công nghệ tự thân thiếu hụt, các nước phát triển tiến hành phong tỏa công nghệ, tàu sân bay Thi Lang có khả năng tác chiến hiện có, đủ khả năng nắm chắc phần thắng khi giải quyết xung đột biển trong khu vực.

Có thể nói, việc thử nghiệm tàu Thi Lang, ý nghĩa khám phá lớn hơn nhiều so với ý nghĩa chiến đấu thực tế.

>> Sự phát triển của Hawkeye



Đối với tàu sân bay Mỹ, "con mắt nối dài" giúp quan sát khoảng không gian rộng lớn xung quanh chính là thế hệ máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm E-2 Hawkeye.

Hiện tại hải quân Mỹ tiếp tục phát triển thế hệ thứ 2 của họ máy bay đa năng này.

E-2C Hawkeye là mẫu máy bay mini-AWACS được trang bị trên các tàu sân bay, được thiết kế để cảnh báo từ ca các mối đe dọa từ trên không, bên cạnh đó còn được dùng để chỉ huy tấn công, quan sát mặt biển và mặt đất, tìm kiếm cứu nạn, chuyển tiếp thông tin liên lạc hoặc thâm chí làm “đài không lưu” di động cho các máy bay dân sự trong trường hợp khẩn cấp.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc E-2 Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay


Biến thể E-2C bắt đầu được trang bị trên các tàu sân bay của Mỹ và Pháp từ năm 1973 để thay thế cho phiên bản Hawkeye đời cũ, bên cạnh đó các quốc gia có bờ biển cũng sử dụng E-2C tại căn cứ không quân trên bộ như Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, tổng cộng hơn 200 chiếc E-2C Hawkeye đã được sản xuất.

Hiện tại, Hải quân Mỹ đặt một hợp đồng trị giá 17,5 tỉ USD cho chương trình E-2D đời mới nhất với 75 chiếc máy bay mới trang bị radar, động cơ và hệ thống điện tử nâng cấp đã đủ khả năng tác chiến trong thời đại của những quả tên lửa hành trình tàng hình, những đợt tấn công cấp tập và phát triển khả năng quan sát mặt đất cũng như trên không.

Về cơ bản, mẫu E-2D này có vẻ ngoài khá giống với mẫu E-2C Hawkeye 2000 nâng cấp mới nhất, nhưng bên trong nó thì thực sự là một chiếc máy bay mới hoàn toàn, những chiếc E-2D đầu tiên đã gia nhập Hải quân Mỹ cuối nằm 2010.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
E-2D mới lúc trong giai đoạn thử tập hạ cánh trên tàu sân bay



Từ E-2A Hawkeye tới E-2D Advanced Hawkeye

Chiếc Hawkeye được phát triển dựa trên cùng khung thân với loại máy bay vận tải C-2 Greyhound thường được sử dụng trên tàu sân bay, với sự khác biệt là E-2 có đường kính rộng hơn chừng 7,3m, một cái “đĩa tròn” xuay trên thân. Tổ lái của Hawkeye gồm 5 người, phi công chính, phụ và tổ tác chiến điện tử 3 người.

Chiếc E-2A đầu tiên gia nhập biên chế năm 1964, sau đó là chiếc E-2B nâng nấp ra đời năm 1969, chúng đều đã tham gia chiến tranh Việt Nam với mục đich gây nhiễu hệ thống radar tên lửa lẫn điều phối không lưu trên vùng trời và hải phận Bắc Việt Nam.

Thế hệ 2 của dòng máy bay này chính là chiếc E-2C ra đời năm 1973, những chiếc E-2C này sau đó đã tham gia tích cực trong việc điều khiển khả năng không kích hỗ trợ bộ binh liên quân trong chiến tranh Vùng Vịnh.

Sức mạnh công nghệ phát triển không ngừng đã cho ra chiếc E-2C 2000 Hawkeye với những cải tiến như động cơ cánh quạt 8 lá NP2000, thay thế hệ thống vi tính cũ bằng hệ thống vi tính mới với những thiết bị tiêu chuẩn thương mại, hệ thống thong tin điện tử hỗ trợ cũng như tích hợp khả năng kết nối với vệ tinh, nhưng cải tiến lớn nhất chính là tích hợp hệ thống đồng bộ tác chiến CEC.

Với CEC, Hawkeye có thể tham gia và chia sẻ điểu khiển sức mạnh của tất cả tàu chiến trong biên đội của nó, và ngược lại, biến chiếc AWACS này vào một trong những “thiết bị hỗ trợ” của các tàu, kể cả kích hoạt chức năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng kết nối cực cao của E-2D


Hawkeye 2000 được biên chế chiếc đẩu tiên năm 2003 trên tàu sân bay USS Nimitz, hiện tại khách hàng của nó còn là Ai Cập, Pháp, Nhật và Đài Loan.

Hiện tại, chiếc Hawkeye thế hệ thứ 3 E-2D được phát triển như một thế hệ mới hoàn toàn, chứ không chỉ là những nâng cấp như E-2C 2000.

Tên lửa hành trình đã trở nên “tàng hình” hơn, những mục tiêu nhỏ hơn trở nên quan trọng và khả năng cảnh giới ven biển lẫn mặt đất cũng trở nên quan trọng không kém cảnh giới trên không.

Tính năng hiện đại của “Mắt diều hâu” thế hệ mới

Cải tiến quan trọng nhất của E-2D là radar mảng pha quét chủ động APY-9 mới có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu nhỏ hơn (cũng có nghĩa là “tàng hình” hơn) với số lượng lớn hơn và khoảng cách cách hơn. Các màn hình quét sẽ liên tục hiển thị các mục tiêu trên không và trên biển, đồng thời cũng giảm đến mức thấp nhất bỏ sót các mục tiêu có độ phản xạ radar nhỏ.

Ngoài ra, hệ thống mới cũng cải thiện sự lộn xộn hay bị nhiễu khi theo dõi các mục tiêu nhỏ trên không hay trên mặt biển, đồng thời giảm thiểu khả năng bị đối phương gây nhiễu điện tử. Hệ thống “đĩa xoay” cũng có thể chuyển trạng thái từ quét 360 độ sang lệch 45 độ để đảm bảo không bị mất dấu mục tiêu.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện tại E-2D đã đi vào hoạt động torng hải quân Mỹ



Hệ thống thiết bị bên trong của E-2D cũng có những thay đổi, hệ thống đo sai điện tử ESM và hệ thống nhận diện địch ta IFF nâng lên chuẩn mới với tầm hữu dụng xa hơn. Thông tin liên lạc được hiện đại hóa gồm hệ thống thông tin kênh đôi SATCOM (liên kết với cả vệ tinh) cũng như cải tiến kết nối dữ liệu.

Và cũng như bất kì hệ thống điện tử khác, việc ứng dụng những tính năng công nghệ mới cũng đi kèm với chế độ giao diện điện tử than thiện để người sử dụng có thể tối ưu hóa các khí tài hiện đại trên. Máy tính tác chiến mới và máy trạm chiến thuật tổng hợp các dữ liệu một cách rõ ràng và có thể được nâng cấp trong tương lai.

Một điểm nữa là giao diện sử dụng cực kì thân thiện với những màn hình lớn thể hiện các thông tin một cách rõ ràng ở ghế trước của phi công cho phép các phị công có thể truy nhập hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay, giờ đây khoang lái sẽ chủ yếu sử dụng các màn hình thay cho các nút bấm hay công tắc cổ lỗ.


http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái với các màn hình sử dụng rất tiện lợi với phi công


Kết quả của những thay đổi trên là một chiếc AWACS có hình dáng khá giống với E-2C Hawkeye 2000 nhưng có thể bao quát một diện tích rộng lớn hơn và phát hiện những mục tiêu có tiết diện nhỏ hơn, cung cấp một khả năng bao phủ mới bao gồm cả mặt đất, trên biển, trên không và ven bờ, có thể tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo và cho phép chỉ huy sử dụng tối ưu những tính năng trang bị.


http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bao quát của E-2D gần gấp rưỡi các phiên bản trước


>> Obama có thể bán máy bay do thám Global Hawk cho Hàn Quốc



Hàn Quốc đang phải chịu sức ép phải nâng cao năng lực trinh sát, phát hiện từ xa, đặc biệt là sau khi xảy ra hai sự cố va chạm với TT.

Tờ Bussinesslive cho biết nhiều khả năng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ cho phép hãng sản xuất quốc phòng Northrop Grumman của nước này bán máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk cho Hàn Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk.


Theo viện dẫn của Bussinesslive, chính quyền của Tổng thống Obama đã bắt đầu tham vấn cơ quan quốc hội Mỹ về kế hoạch bán máy bay do thám cỡ lớn, tầm xa Global Hawk cho quân đội Hàn Quốc.

Các kế hoạch này cũng đã được đệ trình lên uỷ ban đối ngoại thượng viện Mỹ, nơi có trách nhiệm phê chuẩn các hợp đồng bán vũ khí hiện đại của Mỹ cho các nước đối tác.

Tuy nhiên, hiện cũng chưa thể phán đoán được rằng các thoả thuận bán vũ khí công nghệ cao cho Hàn Quốc có được nhà chức trách Mỹ phê chuẩn hay không.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk.


Tổng giá trị của các hợp đồng bán vũ cho Hàn Quốc có giá trị báo nhiêu cũng chưa có nguồn tin nào đề cập đến.

Việc có thông tin Mỹ đang xem xét khẳ năng bán bay nay do thám cho Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh quân đội Hàn Quốc đang phải chịu sức ép phải nâng cao năng lực trinh sát, phát hiện từ xa, đặc biệt là sau khi xảy ra hai sự cố va chạm với lực lượng của Triều Tiên khiến 50 người thiệt mạng vào năm 2010.

>> Hạm đội Nam Hải: Hạm đội được ưu tiên nhất của Hải quân TQ



Hạm đội Nam Hải được ưu tiến nhất trong Hải quân Trung Quốc, trang bị những tàu khu trục hiện đại và tàu đổ bộ cỡ lớn cùng 2 lữ hải quân đánh bộ chủ lực.


Nam Hải là 1 trong 3 hạm đội thuộc Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thành lập vào tháng 9/1950. Được giao nhiệm vụ phụ trách vùng biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), hạm đội Nam Hải là lực lượng chủ đạo trong việc bảo vệ lợi ích và đòi hỏi các yêu sách của Trung Quốc trong khu vực. Vai trò này càng được thể hiện rõ trong những năm gần đây, khi Trung Quốc không ngừng trang bị những vũ khí tân tiến nhất cho lực lượng này.

Từ năm 1998 đến nay, Hải quân Trung Quốc đã biên chế các tàu mới nhất và giao cả 2 lữ hải quân đánh bộ cho Hạm đội Nam Hải, làm sức mạnh của hạm đội vượt qua tất cả hải quân các nước khác trong khu vực.

Sở hữu các tàu khu trục hiện đại nhất

Nói tới lực lượng tàu mặt nước thuộc Hạm đội Nam Hải không thể nói tới chiến hạm “Thâm Quyến 167”, tên đặc khu kinh tế sống động nhất Trung Quốc. Đây là một trong những tàu khu trục hiện đại nhất trong Hải quân Trung Quốc, thuộc lớp Type-051B (NATO gọi là Lữ Hải), được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên.

Thẩm Quyến 167 là tàu khu trục đa năng có kích thước 153x16,5x6mm lượng giãn nước 6.000 tấn, lớn hơn các tàu khu trục tự đóng khác của Trung Quốc. Vũ khí uy lực nhất của tàu là có 2 bệ tên lửa chống hạm C-802 tầm bắn 120km (mỗi bệ có 4 ống phóng). Để chống các mối đe dọa từ trên không, tàu lớp Lữ Hải được trang bị 1 bệ tên lửa phòng không HQ-7 (Hồng Kỳ 7, nạp sẵn 8 quả đạn) tầm bắn 12km, bắn cao 5.000m. Hỗ trợ hệ thống HQ-7 còn có 4 pháo 37mm nòng kép.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Thâm Quyến (số hiệu 167).


Để chống ngầm, tàu lớp Lữ Hải có 2 bệ phóng tên lửa CY-1 (4 ống phóng) tầm bắn 18km, 6 ống phóng ngư lôi B515 – 324mm, tầm bắn 6km. Tuy nhiên, vũ khí chống ngầm hiệu quả nhất là 2 trực thăng Ka-28 hoặc trực thăng nội địa Z-9C. “Thâm quyến 167” mới đi vào hoạt động vài năm nay, ngoài vũ khí hiện đại còn sở hữu hệ thống radar, điện tử, chế áp điện tử, trinh sát, dữ liệu tác chiến tối tân.

Hạm đội Nam Hải còn được biên chế các tàu khu trục tên lửa Type-052C, tàu hộ tống Type-054A/D (nếu toàn bộ Hải quân Trung Quốc có 11 chiếc Type-054 thì 8 chiếc được điều động biên chế cho hạm đội Nam Hải). Ngoài ra, hạm đội này còn có các tàu đổ bộ cỡ lớn chở xe tăng, tàu quét mìn và các tàu phục vụ…

Căn cứ Du Lâm và các tàu ngầm chiến lược

Dù Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải đóng ở Trạm Giang, Quảng Đông nhưng căn cứ Du Lâm, trên đảo Hải Nam có vai trò hết sức quan trọng. Căn cứ này có mực nước sâu, ẩn vào trong núi này được xây dựng với chiều rộng cửa đến 23m, cho phép 20 tàu ngầm hạt nhân trú chân.


http://nghiadx.blogspot.com
Phóng to vị trí tàu ngầm Type 094 (lớp Tấn) ở căn cứ Tam Á.


Hạm đội Nam Hải có 2 lữ đoàn tàu ngầm trang bị các loại tàu chạy năng lượng hạt nhân lớp Hạ, Hán và tàu diesel lớp Kilo, lớp Minh, phần lớn mới xuất xưởng. Tổng số các tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải lên tới gần 30 chiếc. Trong đó, nếu tàu ngầm hạt nhân chỉ chiếm 1/3 thì tàu ngầm diesel loại mới nhất chiếm ½ số lượng toàn bộ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. Trong tương lai, sức mạnh uy lực nhất của các tàu ngầm này không còn là tên lửa JL-1 mà là JL-2, có tầm bắn xa hơn đến 8.000km.

Theo một số nguồn tin không chính thức và qua một số bức ảnh chụp vệ tinh, một tàu ngầm hạt nhân hiện đại của hải quân Trung Quốc loại Type-094 (lớp Tấn) được điều động xuống làm nhiệm vụ tại Hạm đội Nam Hải. Sự biên chế, điều động kể trên cho thấy vị trí chiến lược của căn cứ Du Lâm và khả năng đưa các tàu ngầm chiến lược can dự vào các cuộc xung đột tương lai của Trung Quốc là rất rõ ràng.

“Nắm trọn” hải quân đánh bộ Trung Quốc

Một lực lượng cần quan tâm đặc biệt trong biên chế Hạm đội Nam Hải là hải quân đánh bộ. Nếu như trước đây, Hải quân Trung Quốc có 3 sư đoàn hải quân đánh bộ, biên chế đều cho mỗi hạm đội 1 sư thì sau cuộc cải cách lớn những năm 1980, lực lượng này được biên chế thành 2 lữ đoàn, quân số ít đi nhưng trang bị rất hiện đại hơn. Điều đáng nói, cả 2 lữ đoàn này đều nằm trong sự quản lý của Hạm đội Nam Hải.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Nam hải được ưu tiên tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071.


Mỗi lữ này có 7 tiểu đoàn gồm 3 tiểu đoàn hải quân đánh bộ, 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn xe cơ giới, 1 tiểu đoàn thông tin và các đơn vị trinh sát, công binh, phòng hóa... Trang bị của 2 lữ có hơn 500 xe tăng nhẹ và thiết giáp, pháo 122mm, cối 107mm, tên lửa chống tăng HJ-73, HJ-8, tên lửa phòng không HN-5.

Tiến hành tác chiến, các lữ trên phối hợp với các lữ tàu đổ bộ, từ các loại tàu đổ bộ cỡ lớn LST (Quỳnh Sa, Vũ Hán, Ngọc Đình I và II) đến cỡ trung LSM (Du Lâm, Ngọc Đảo , Ngọc Hải, Ngọc Linh và Ngọc Sa) và cỡ nhỏ LCU (Vân Nam, Ngọc Bắc) hay xuồng đổ bộ đệm khí loại 722-II. Tàu đổ bộ loại này được chở trên tàu đổ bộ 072-III. Xuồng 072-II có tên “Người tiên phong” chở đầy 80 tấn, có thể mang 20 người và 50 tấn trang bị, tốc độ cao nhất 98km/h, lướt cách mặt nước cao nhất 1,5m, vũ khí có hai súng máy 14,5mm. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải được tổ chức thành các căn cứ hải quân, các đơn vị tàu chiến đấu (lữ đoàn, tiểu đoàn độc lập), hải quân đánh bộ (lữ đoàn), không quân hạm đội (sư đoàn, trung đoàn độc lập), lực lượng pháo – tên lửa bờ biển (trung đoàn pháo, tiểu đoàn tên lửa), pháo phòng không (trung đoàn), radar đối hải (trung đoàn)...

Các đơn vị tàu chiến đấu có: 2 lữ tàu ngầm gồm 1 lữ ở Trạm Giang và 1 lữ ở Du Lâm, 2 lữ tàu khu trục, 1 lữ tàu hộ vệ tên lửa, 4 lữ tàu tuần tiễu, phóng lôi, 1 lữ tàu đổ bộ, nhiều tiểu đoàn tàu độc lập...

Không quân Hạm đội có 3 sư đoàn: sư ném bom số 3 (loại H-6D) ở Quế Bình (Quảng Tây), sư tiêm kích 8 (loại J-6) và sư tiêm kích 9 (J-8II, FBC-1) đều trên đảo Hải Nam, mỗi sư có 3 trung đoàn.

>> Nga sẽ trang bị trực thăng Ka-52K trên tàu Mistral



RIA Novosti cho biết, hôm 31/8, tổng công ty Trực thăng Nga và Bộ Quốc phòng nước này đã đồng ý và ký kết hợp đồng cung cấp 140 máy bay trực thăng vào năm 2020.

Giám đốc điều hành công ty cổ phần hàng không Oboronprom, ông Andrei Reus cho biết, hợp đồng này có giá trị hơn 120 tỷ rúp. Ông cũng lưu ý rằng các công trình nghiên cứu khoa học đã được phân bổ 250 triệu USD trong quỹ đầu tiên được phân bổ cho sự phát triển của máy bay trực thăng Mi-38, Ka-62 , Mi-34S1 và hiện đại hóa của dòng Mi-17.

Tuy nhiên, theo các điều khoản của hợp đồng, máy bay đầu tiên được sẽ thử nghiệm hàng loạt là máy bay trực thăng Ka-52K trang bị cho các tàu loại "Mistral".


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng tiến công K-52 hiện đại nhất của Nga.

Dự kiến tổng số trực thăng được cung cấp đến năm 2020 là hơn một trăm máy bay trực thăng loại này (Ka-52K).

Theo Giám đốc điều hành chi nhánh tổng công ty Máy bay trực thăng của Nga, công ty cổ phần Progress, ông Yury Denisenko cho biết: "Trực thăng Ka-52K sẽ được sản xuất tại nhà máy Arsenyev ở Primorsky Krai, và công ty hiện đã đầu tư hơn 3 tỷ rúp để hiện đại hóa năng lực và hơn 6 tỷ rúp cho kế hoạch đầu tư trong tương lai gần".

Các thử nghiệm đầu tiên của Ka-52K cho tàu đổ bộ trở trực thăng Mistral sẽ được xây dựng ở Nga vào năm 2012.

Ông Yury Denisenko cho biết, chiếc tàu Mistral đầu tiên trong số đó đi sẽ vào phục vụ trong Hải quân Nga vào năm 2014 và được trang bị máy bay trực thăng Ka-52K.

"Sản phẩm thương mại máy bay trực thăng Ka-52K sẽ được phục vụ vào năm 2014, hàng loạt thử nghiệm sẽ được thực hiện trong năm 2012", ông Yuri Denisenko cho biết.

Theo ông này, tại thời điểm hiện tại đang các máy bay Ka-52K đang được chuẩn bị thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra yêu cầu về kỹ, chiến thuật và tuổi thọ của động cơ phải tăng lên đến 5000 giờ.

Hiện nay, những động cơ này có tuổi thọ trung bình từ 2 - 2.500 giờ bay. Ngoài ra, ông Yuri Denisenko cho biết thêm, phiên bản Ka-52K nên được làm theo kiểu cánh gấp và sử dụng vật liệu composite.

Ông cũng nói rằng không giống như đối thủ cạnh tranh chính của nó trên thị trường toàn cầu - máy bay Apache của người Mỹ, máy bay trực thăng Ka-52 có một số lợi thế, cụ thể như hệ thống cứu hộ với hai ghế phóng phản lực lần đầu tiên được trang bị cho máy bay trực thăng.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)



Trong “cuộc chiến tranh 5 ngày” lực lượng tăng – thiết giáp Nga đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bật quân đội của Tổng thống Saakashvili ở Nam Ossetia, sau đúng 1 ngày giao tranh.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2)

Đây là hình ảnh dũng mãnh và mới mẻ nhất về “hậu duệ” của lực lượng tăng – thiết giáp hùng mạnh nhất trong chiến tranh thế giới 2 với đỉnh cao là xe tăng T-34.

Ngày nay, vị thế của xe tăng trên chiến trường không còn như trước, nhưng đây vẫn là lực lượng tiến công quan trọng. Vì vậy, trong loạt bài này, Đất Việt mong muốn cung cấp tới độc giả những nét cơ bản và cập nhật về cỗ máy chiến tranh từng được mệnh danh là “vua chiến trường” ở các cường quốc chế tạo xe tăng.

Kỳ 1: Xe tăng Nga – thương hiệu bị thách thức

Ác mộng của phương Tây

Có lẽ, do ánh hào quang của huyền thoại T-34, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô và ngày nay là Nga vẫn “cưng chiều” và ưu tiên phát triển lực lượng tăng thiết giáp. Có thể nói, trong số các cường quốc quân sự thế giới, Liên Xô có nhiều mẫu thiết kế tăng – thiết giáp nhất. Từ thành công của dòng tăng hạng trung T-34, đầu những năm 1950, xe tăng chiến đẩu chủ lực T-54/55 ra đời, đây là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trên thế giới (gần 100.000 chiếc).

Năm 1961, Liên Xô cải tiến T-54/55 chế tạo và đưa T-62 vào phục vụ. Điểm nhấn đáng lưu ý trong sự phát triển xe tăng Liên Xô tập trung vào mẫu thiết kế T-64 ra đời khoảng năm 1962-1963, với pháo nòng trơn 125mm, hệ thống nạp đạn tự động (rút kíp lái xuống còn 3 người), vỏ giáp dùng vật liệu tổng hợp... Những đặc điểm này đã trở thành tiêu chuẩn cho xe tăng Liên Xô về sau.

So với những chiếc tăng cùng thời của Phương Tây, T-64 vượt trội về mọi mặt. Nhưng T-64 đã đi ngược lại trường phái thiết kế tăng của Liên Xô, nó là một chiếc xe có giá trị cao, khó sản xuất. Vì vậy, các nhà lãnh đạo Liên Xô nhanh chóng yêu cầu cục thiết kế tăng phát triển thiết kế mới vừa đảm bảo yếu tố rẻ tiền, dễ sản xuất, dễ bảo trì nhưng sức mạnh cũng phải tương đương hoặc hơn T-64.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.


Do đó, vào năm 1977, Liên Xô chính thức giới thiệu mẫu tăng mới mang tên T-72. Sự xuất hiện của T-72 biến các đối thủ M60 Patton (Mỹ), Leopard 1 (Đức) thành “đồ bỏ đi”. T-72 thừa hưởng đặc tính ưu việt nhất (giáp, vũ khí, hệ thống điện tử) của T-64 nhưng đạt tiêu chí rẻ, bền, tốt.

T-72 cũng được sản xuất với rất nhiều biến thể khác nhau, được liên tục được cải tiến qua từng giai đoạn và được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới, và có mặt trong nhiều cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi, vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô (cũ).
Cùng thời gian T-72 đi vào phục vụ, T-80 (một biến thể cao cấp của T-64) cũng được đưa vào biên chế. Đây là mẫu tăng đầu tiên của Liên Xô lắp động cơ tuốc bin khí cực khỏe, nhờ đó T-80 được mệnh danh là “xe tăng bay” với tốc độ tối đa lên tới 70km/h. Kế tục T-64, T-80 có hệ thống giáp phòng vệ kiên cố, ngoài lớp giáp chính còn bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ERA cùng hệ thống đối phó trả đũa Shtora hoặc hệ thống phòng vệ chủ động Arena (tùy từng biến thể). Sức mạnh hỏa lực trang bị một pháo 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng qua nòng.

Trong một thời gian dài, T-72 và T-80 là xe tăng chủ lực, niềm tự hào của bộ đội tăng – thiết giáp Xô Viết và là cơn ác mộng đối với xe tăng Phương Tây. Nhưng tới đầu những năm 1990, T-72 và T-80 trong quân đội Nga bắt đầu có những dấu hiệu lạc hậu. Đáng tiếc, người Nga nhận ra điều này từ thực tế phũ phàng trên chiến trường.

Mất mát của xe tăng Nga trên chiến trường

Xe tăng Nga (Liên Xô) dễ chế tạo, sử dụng, sửa chữa và bảo quản, rẻ tiền nhưng bền bỉ, hỏa lực luôn luôn vượt trội so với xe tăng Phương Tây nhưng tính độc lập tác chiến cao, ít dựa vào không quân. Chính điều này lại là điểm yếu chết người.

Gần đây nhất, trong cuộc chiến ở Libya, xe tăng T-72 quân đội trung thành với Tổng thông Gaddafi bị không quân NATO phá hủy không mấy khó khăn sau khi lực lượng này làm chủ bầu trời. Trước đó, “tại sân nhà”, trong cuộc chiến ở Chechnya (1994-1995), T-72 của Nga chịu thiệt hại không ít trước chiến thuật du kích phiến quân. Thảm hại nhất, trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 2003, Quân đội Iraq mất gần 1.000 chiếc T-72.

Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trên đến từ nhiều lẽ. Trình độ binh sĩ cũng được đánh giá là một nguyên nhân quan trọng. Thế nhưng yếu tố quyết định hơn cả là chiến thuật sử dụng xe tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
T-72 của Quân đội Iraq bị phá hủy trong chiến tranh vùng vịnh 1991.


Trong chiến tranh vùng Vịnh và Libya, đối thủ của xe tăng Nga không phải là xe tăng mà là Không quân Mỹ và NATO, chiếm ưu thế áp đảo trên không và T-72 yếu thế hơn hẳn khi đối đầu với máy bay đối phương. Còn trong cuộc chiến Chechnya, xe tăng Nga gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với tác chiến phi đối xứng, với đối thủ là các toán du kích Chechnya trang bị súng chống tăng RPG.

Người Nga nhanh chóng nhận ra điểm yếu và bổ sung xe pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 đi kèm hỗ trợ hỏa lực nhưng chỉ hạn chế phần nào. Sau này, Nga phát triển xe hỗ trợ hỏa lực BMPT để đối phó với tác chiến trong đô thị.

Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận vũ khí của T-72 trở nên lạc hậu trước M1A1 Abram hay Challenger. Trong chiến tranh vùng Vịnh, đạn 120mm APFSDS của M1A1 tiêu diệt T-72 Iraq ở cự ly 3.000m trong khi đạn pháo 125mm của T-72 Iraq tiêu diệt địch hiệu quả trong cự ly 1.800m. Do đó, lãnh đạo Nga đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng có một thiết kế tăng mới cho quân đội.

Những khó khăn kinh tế thời “hậu Xô Viết” không cho phép Nga phát triển tăng mới hoàn toàn. Giải pháp được đưa ra là sử dụng nền tảng có sẵn tiến hành nâng cấp, phương án này vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm thời gian.

T-90 - Niềm hy vọng mới

Năm 1995, xe tăng chiến đấu chủ lực mới T-90 – biến thể cao cấp của T-72 chính thức đi vào phục vụ. Tuy không phải là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng T-90 ẩn chứa những công nghệ đỉnh cao biến nó trở thành một trong những xe tăng hiện đại nhất thế giới.

T-90 sở hữu một trong những hệ thống phòng vệ tốt nhất trên thế giới. Nó gồm ba lớp: giáp tổng hợp, giáp phản ứng nổ thế hệ ba Kontakt-5 và thiết bị đối phó trả đũa Shtora. Xét về sức mạnh hỏa lực, đây là điểm không bao giờ xe tăng Nga chịu lép vế trước Mỹ và Phương Tây. Pháo 125mm 2A46 của T-90 bắn được hầu hết các loại đạn và nó tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường laze qua nòng.

Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, cùng súng máy đồng trục, được ổn định bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine”. Pháo được trang bị bộ nạp tự động, có khả năng bắn các tên lửa có điều khiển, dẫn hướng bằng laser. Tầm bắn tối đa bằng đạn xuyên là 4.000m, tên lửa có điều khiển là 5.000m. Việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện bằng laser ở chế độ bằng tay hoặc bán tự động.

Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp khí tài ảnh nhiệt Catherine-FC (Pháp). Với sự hỗ trợ của camera, trưởng xe và pháo thủ có thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn chính xác.

>> Hải quân Anh nhận “chiến hạm Rồng” siêu hiện đại



Theo kế hoạch, khu trục hạm HMS Dragon sẽ được triển khai tại Portsmouth.

Ngày 2/9/2011 vừa qua Hải quân Hoàng gia Anh đã chính thức tiếp nhận tàu khu trục hạm tên lửa HMS Dragon (chiến hạm Rồng) trọng tại 7.500 tấn.

Trước khi được bàn giao cho Hải quân Anh vào ngày 2/9 tại cảng Portsmouth, khu trục hạm HMS Dragon đã trải qua nhiều đợt chạy thử nghiệm trên biển và hiện nó đã sẵn sàng tham gia vào các chiến dịch quân sự của Hải quân London.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm tên lửa HMS Dragon


Khu trục hạm HMS Dragon sẽ được chỉ huy bởi tư lệnh Darren Houston. HMS Dragon là 1 trong những chiến hạm “khủng” thuộc Type 45.

Chiến hạm HMS Dragon là một trong những tàu chiến được vũ trang hạng nặng do tập đoàn BAE System của Anh nghiên cứu và chế tạo.

Bộ trưởng Lục quân Anh - Nick Harvey cho biết chiến hạm HMS Dragon là chiếc thứ 4 trong số 6 tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Anh hiện tại và trong tương lai.

Hạm đội hiện đại nhất này của Anh sẽ đóng vai trò qua trọng trong việc đảm bảo các lợi ích của London trên toàn thế giới.

Theo kế hoạch, khu trục hạm HMS Dragon sẽ được triển khai tại Portsmouth.

HMS Dragon được hoàn thành vào năm 2008, kể từ đó cho đến nay, HMS Dragon liên tục được chạy thử nghiệm trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Scottland.

Chiến hạm thuộc lớp Type 45 đầu tiên (HMS Daring) do BAE System sản xuất được bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Anh vào thang 1.2009, chiếc thứ 2 (HMS Dauntless) được bàn giao vào tháng 12 cùng năm.

Chiếc thứ 3 HMS Diamond chính thức đi vào biên chế của Hải quân Anh vào tháng 9 năm 2010.

Chùm ảnh về HMS Dragon :


http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



http://nghiadx.blogspot.com



Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

>> Nga giúp phát triển J-20 để kiểm soát sức mạnh của TQ?


Nga giúp phát triển J-20 để kiểm soát sức mạnh của TQ?

Các chuyên gia phân tích nói rằng, sự tương đồng giữa máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc và máy bay tàng hình Mikoyan 1.44 mà Nga dự định chế tạo cho thấy nhiều khả năng Nga đã lặng lẽ giúp Trung Quốc trong lĩnh vực không quân để cạnh tranh với các cường quốc khác.

Máy bay tàng hình của Trung Quốc thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 1/2011, ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Một nguồn tin cấp cao gần gũi với Bộ quốc phòng Nga cho biết sự giống nhau của 2 loại máy bay này cho thấy công nghệ chế tạo máy bay tàng hình Mikoyan đã được sang tay cho các nhà thiết kế quốc phòng của Trung Quốc.

Quan chức này nói rằng “Dường như họ (người Trung Quốc) đã tiếp cận được…các tài liệu liên quan đến Mykoyan" – Loại máy bay Bộ quốc phòng Nga đã từ chối đặt hàng với nhà thiết kế.

Nguồn tin này không chắc chắn là việc chuyển giao công nghệ đó có theo con đường hợp pháp hay không.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Dự án chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 MiG-1.44 của Mikoyan.


Bộ quốc phòng Trung Quốc đã từ chối không bình luận về tin này. Tổng công ty của Nga United Aircraft (UAC), cơ quan giám sát sản xuất của máy bay phản lực Mikoyan, phủ nhận bất kỳ chuyển giao công nghệ hay thiết kế nào cho Trung Quốc.

Còn các nhà phân tích thì cho rằng sự giúp đỡ của Nga với Trung Quốc có thể để giúp Nga kiểm soát được khả năng quốc phòng trong sức mạnh quân sự đang gia tăng của nước láng giềng phía đông biên giới.

Cho đến nay chỉ có Mỹ là nước duy nhất có máy bay tiêm kích thế hệ 5 đang hoạt động. Nga đang cố gắng đưa vào sản xuất hàng loạt máy bay tàng hình nguyên mẫu của mình trong 5 - 6 năm tới.

Việc Trung Quốc chế tạo được máy bay tàng hình như vậy sẽ đưa đất nước họ gia nhập một nhóm ưu tú các cường quốc quân sự trên thế giới, mặc dù các nhà phân tích nói sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện chiếc máy bay.

Nguồn tin cho biết các quan chức của Trung Quốc đã được mời đến thăm quan chiếc máy bay khi nó được đem ra triển lãm lần đầu tiên trong giai đoạn đầu khi Nga muốn chế tạo máy bay tàng hình để cạnh tranh với máy bay F-22 của Mỹ.

Kết cục, đối thủ là nhà thiết kế Sukhoi đã giành được hợp đồng thiết kế máy bay tàng hình cho Nga và Mikoyan 1.44 do công nghệ tránh radar không được như máy bay F-22 của Mỹ nên đã bị loại.

Quan hệ gữa Nga và Trung Quốc khá thân thiện. Tuy nhiên xét về mặt chi phí quân sự Nga còn kém xa Trung Quốc và Nga đang đẩy mạnh việc xây dựng khả năng phòng thủ ở khu vực Viễn Đông nhằm bảo vệ khu vực giàu tài nguyên là Siberia.

Đã có một thời Trung Quốc là bạn hàng lớn của Nga với các hợp đồng lớn mua xe tăng, trực thăng và máy bay chiến đấu. Hiện Trung Quốc bắt đầu sản xuất được trang thiết bị cho mình và giảm mua hàng của Nga. Nhưng hai bên vẫn duy trì quan hệ quốc phòng.

Năm 2010, đại sứ Trung Quốc tại Nga được trích dẫn phát biểu rằng hợp tác quốc phòng với Nga đang vượt quá giới hạn mua bán vũ khí.

Trong cố gắng phát triển lực lượng hải quân nước xanh của mình, Trung Quốc đã mua lại chiếc tầu sân bay do Liên Xô cũ thiết kế của Ukraine để sửa chữa, cải tiến thành tàu sân bay đầu tiên của mình

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 2)



Cả nhân loại vẫn còn sống trong kinh hoàng của vụ nổ nguyên tử ở hai thành phố Nhật Bản, mặc dù bóng ma chiến tranh đã lùi xa,...

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 1)

... nhưng dư âm của hai vụ nổ cứ lởn vởn mãi trong tâm niệm những người đương thời.

Vì sau hai vụ nổ đó, thế giới bùng lên những cuộc tranh chấp bất đồng quan điểm - những quan điểm không dung hòa nằm ngay trong lòng nước Mỹ, quốc gia sử dụng bom nguyên tử đầu tiên. Cuộc tranh luận về lương tâm nhà khoa học cũn mạnh mẽ hơn nhiều: ai đúng, ai sai?

Một số cá nhân và tổ chức chỉ trích việc ném bom, nhiều người trong số họ cho rằng đó là tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại loài người. Hai nhân vật tiêu biểu là Albert Einstein vĩ đại và Leo Szilard,- nhà vật lý người Hungary,- họ là những người trước đó đã cùng ký tên vào bức thư gửi Tổng thống Roosevelt, cổ vũ công việc nghiên cứu, phát triển bom nguyên tử năm 1939. Leo Szilard, - người đó tham gia tích cực trong Dự án Manhattan, - lý luận để bảo vệ quan điểm lạm dụng bom nguyên tử nhằm phô trương sức mạnh. Ông nói:

"Hãy để tôi đề cập chủ yếu về vấn đều đạo đức: Giả sử nước Đức phát triển thành công hai quả bom nguyên tử trước chúng ta. Và giả sử nước Đức thả hai qua bom đó, ví dụ, xuống Rochester và Buffalo (hai quận nhỏ ở tiểu bang New York, Hoa Kỳ), rồi sau đó họ bại trận. Liệu có ai băn khoăn không khi chúng ta cho đó là tội ác chiến tranh và sẽ kết tội người Đức về hành vi đó trước rồi treo cổ họ?"

Một số nhà khoa học làm việc cho Dự ỏn Nguyên tử cùng cùng quan điểm với Einstein và Szilard chống lại việc sử dụng bom để hủy diệt. Bảy nhà khoa học, đứng đầu là Tiến sĩ James Franck, đệ trình một bản báo cáo lên Ủy ban Nội chính của Tổng thống Truman tháng 5/1945, rằng: "Nếu Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên sử dụng những vũ khí hủy diệt bừa bãi này, nó sẽ đánh mất sự ủng hộ của công chúng trên toàn thế giới, khích động chạy đua vũ trang và ngăn cản khả năng đạt được thỏa thuận quốc tế về kiểm soát loại vũ khí này trong tương lai."

Cũng Lise Meitner,- “Bà mẹ đẻ ra trái bom nguyên tử” về mặt nguyên lý,- đó không nói lên một lời nào khi các phóng viên đến phỏng vấn, và bà là nhà bác học duy nhất ở phe Đồng minh thuộc các quốc gia châu Âu đó từ chối tham gia Dự án Nguyên tử Mỹ.

“Enola Gay” và vụ nổ nguyên tử

Trên hòn đảo nhỏ Tinian nằm ở phía tây Thái Bình Dương chiếc máy bay ném bom B-29 có tên gọi là “Enola Gay” - gọi theo tên bà mẹ của viên phi công người Mỹ- đang gầm rú trên đường băng của sân bay phía bắc. Chiếc máy bay bốn động cơ nhanh chóng rời khỏi đường bay và bắt đầu lao vút lên cao ẩn mình vào bầu trời đêm. Lần này thay thế vào những trái bom bình thường nó chỉ chở theo mình mỗi một trái bom uranium với trọng lượng là 4.090kg và được các nhà chế tạo đặt tên là “Chú bé’(“Little boy”). Nhưng nó chẳng hề bé một chút gì, nó là sự công khai mở đầu của một kỷ nguyên mới của nhân loại: kỷ nguyên nguyên tử.

Đó là ngày 6/8/1945, lúc 2 giờ 45 phút đêm và chiếc máy bay lên đường thực hiện nhiệm vụ mà người phi công và phi hành đoàn đã chuẩn bị hơn một năm trời dòng dã. Chiếc “Enola Gay” còn được hai chiếc máy bay B-29 khác hộ tống.

Chiếc B-29 "The Great Artist" (Nghệ sĩ vĩ đại) mang theo những máy ghi địa chấn, còn chiếc kia, sau đó được đặt là "Necessary Evil" (Điều miễn cưỡng) chở theo máy quay phim và máy ảnh, tất cả cùng nhằm về phía bắc Nhật Bản. tiếng còi báo động vang lên, nhưng người ta cho rằng đây là một cuộc do thám chứ không phải cú đột kích bằng không quân.

Trên độ cao 1.430 mét, đại úy William S. Parson, người chịu trách nhiệm về trái bom thận trọng bò vào khoang chứa bom để đưa trái bom vào đúng vị trí dành riêng cho “Chú bé” (“Little boy”). Giả sử như trong khi cất cánh chiếc máy bay có trái bom nguyên tử gặp nạn, thì cả nửa hòn đảo Tinian sẽ bay lên không trung.

Sau một ít phút, đại tá Pol W.Tibets, quay người lại nói với phi hành đoàn gồm 11 người: “Chuyến bay của chúng ta sẽ đi vào lịch sử, vậy các bạn nên để ý đến lời ăn tiếng nói của mình. Chúng ta đang bay cùng với trái bom nguyên tử đầu tiên”. Sau đó, Tibets điều khiển cho máy bay lên độ cao 2.800 mét và tiếp tục bay như vậy cho đến gần không phận Nhật Bản.

Lúc 7giờ 25 phút, chiếc Enola Gay nhận được thông tin đã mã hóa báo về thời tiết do chiếc máy bay chuyên dụng thông tin, nó bay ở phía trước, vừa để thám không về điều kiện thời tiết các thành phố Nhật Bản, vừa làm nhiệm vụ hộ tống. Bầu trời Hiroshima rất trong sáng. Sau đó đại tá cho máy bay vươn tới độ cao 9.630 mét và nhằm thẳng hướng về Hiroshima.

Đó mới là lúc sáng sớm, nên ít người chú ý đến tiếng ồn của những chiếc máy bay đang bay ngang qua: dân chúng của thành phố cảng đã quá quen với những chuyến bay thường xuyên của các máy bay thám không Hoa Kỳ. Vào lúc 8 giờ 06 phút, người ta nhận ra ba chiếc máy bay B-29, thì những tín hiệu báo động vang lên rất muộn.

Trên bầu trời trong sáng, khi đã im bặt tiếng pháo cao xạ, chiếc Enola Gay đã bay đến gần Hiroshima. Lúc 8 giờ 15 phút, trong tầm nhìn của viên sĩ quan phụ trách việc ném bom, thiếu tá Thomas W.Fereby nhìn thấy rõ cây cầu Aioi bắc ngang qua dòng Ota.

Đúng 17 giây sau Fereby bấm nút cho trái bom nguyên tử rơi. Cũng ngay lúc đó chiếc B-29 “Necessary Evil” cho tung ra 3 chiếc dù ghi chấn động bởi vì cần ghi lại thứ tự của quá trình nổ nguyên tử. Sau khi được giải phóng khỏi 4 tấn trọng lượng mang theo, chiếc Enola Gay lao vút ngay lên độ cao và Tibets nhanh chóng quay ngoặt thân máy bay đến 1550 sang bên phải, hơi hạ thấp độ cao hơn đôi chút - chính điều này ông vẫn thường hay thực hiện khi bay tập, cốt tránh thoát khỏi vùng chết khi có tiếng nổ.

Tiếng nổ của “Chú bé” vang lên tới độ cao 565 mét trên bầu trời của thành phố này. Trái bom nguyên tử đầu tiên gieo rắc cái chết tạo ra một tiếng nổ kèm theo ánh sáng chói lòa màu xanh lam nhạt, hàng ngàn người chỉ trong một giây lát đã biến thành khí, bởi vì nhiệt độ tại điểm nổ lên tới 9.0000 C. Tiếng nổ mạnh đến nỗi một số thi thể chỉ còn là hình bóng hiện lên tường như những vết cháy xém trên những khối bê tông. Còn các nạn nhân khác, cách xa trung tâm tiếng nổ nguyên tử đến 3 km cũng bị bỏng nặng.

Một nhân chứng còn giữ được mạng sống đến năm 2010, thọ 93 tuổi, là ông già Tsutomu Yamaguchi, người vô tình đã chịu đựng cả hai quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki kể lại nỗi khủng khiếp kinh hoàng đó:

“Tôi thấy tiếng máy bay kêu trên đầu khi nó lượn vòng, tôi nghĩ chả có chuyện gì xảy ra cả, vì Hiroshima là một cơ sở công nghiệp quan trọng thời chiến, mọi người đã quá quen với tiếng ầm ì của máy bay trên đầu rồi. Nhưng chỉ vài giây sau tôi bị ngã sấp xuống vì tiếng nổ kinh hoàng, chói lòa của trái bom, mà sau này tôi được biết là bom “ Chú bé”.

Hai ngày sau, ngày 8 tháng 8 năm 1945, sau khi sống sót do cách trung tâm nổ của trái bom đầu tiên khoảng 3km, ông Tsutomu Yamaguchi trở về thành phố Nagasaki nơi mình ở và làm việc cho hãng Mishubishi. Khi đang kể lại cho sếp của mình là đã thoát chết ở Hiroshima như thế nào, ông lại chứng kiến ánh chớp chói loà như vậy sáng rực cả căn phòng làm việc, lúc ấy ông chỉ thấy thoáng trong đầu: “Tôi nghĩ là đám mây hình nấm đó đã bay theo tôi từ Hiroshima về đây”.

Ông lại thoát chết một lần nữa vì cũng ở cách trung tâm vụ nổ 3 km!

Ngoài ra, tiếng sóng của khí nổ cũng tạo ra một luồng gió thổi với tốc độ tương đương 800km/ giờ và nó cuốn đi tất cả những gì có trên bề mặt trong vòng bán kính 3 km. Có những số liệu khác nhau về số người thiệt mạng: họ cho rằng trong thời gian chết ngay tại chỗ vì cháy bỏng và vì những tiếng nổ như những đợt sóng liên tục đã làm ít nhất 78.000 người bị thiệt mạng.

Cả thành phố sôi lên sùng sục như một trận cuồng phong lửa hoành hành. Tất cả những tòa nhà trên một diện tích 13km2 đều bị hủy diệt. Ngoài ra, khi bom nổ đã tạo ra một đám mây hình nấm gồm những mảnh vỡ và khói bụi bay cao tới 15km. Đại tá Tibets nhìn đám mây từ độ cao 10.000 mét và đã mô tả như sau:” Đám mây liên tục chuyển động sang phía bên phải, trong đám mây đó mọi thứ đều ngùn ngụt cuộn lên và xoáy tít như chong chóng. Bề mặt của nó màu đen và cuồn cuộn xoáy như một chiếc chảo đang sôi…

Những đám bụi màu đen bắt đầu rơi xuống thành phố: nó mang theo những hạt bụi phóng xạ mà sau này người ta đã xác định được là các hạt bụi này còn cuốn đi hàng bao nhiêu sinh mạng nữa. Theo những con số thống kê của Nhật Bản vào năm 1968 thì số thiệt hại là 250.000 người dân Hiroshima đã chết ngay tại chỗ có tiếng nổ hoặc vì tia phóng xạ có liên quan đến những bệnh tật gây chết người xảy ra trong vòng 5 năm kế tiếp…

Chiếc Enola Gay an toàn bay trở về căn cứ trên đảo Tinian, nhưng toàn thể phi hành đoàn đều nhìn lại phía sau, thấy rõ hình đám mây độc do tiếng nổ gây ra mà họ là những người “tạo hình” khi đã cách Hiroshima đến 580km.

Đoạn trích dưới đây là lời kể của bà Kikue Miyamoto sống tại thành phố Kita-Kyushu. Hai trong số 3 người con của bà đó qua đời do hậu quả của chất phóng xạ nguyên tử ở Hiroshoma. Bà Kikue Miyamoto nói:

“Tháng 8 năm ấy - 1945 - tôi bước vào tuổi 20 và đó lập gia đình. Tôi về thăm mẹ đang sống với người em gái tại thành phố Hiroshima. Chúng tôi ở với mẹ đó tới ngày thứ sáu. Sáng hôm đó, còi báo động gióng lên inh ỏi. Tôi nghe tiếng phi cơ bay ầm ĩ trên trời. Tôi cứ ngỡ đó là chiếc B-29. Vào đúng lúc mẹ tôi đi vào nhà vệ sinh, tôi nghe một tiếng nổ chát chúa như thể một luồng chớp sột xuyờn qua, rồi thì, tất cả bên trong nhà trở nên trắng xóa. Phản ứng đầu tiên của tôi là ôm chặt đứa con gái nhỏ trong vòng tay. Chúng tôi bị hất bổng lên cao rồi rơi nằm bẹp dưới đất. Đang cố gắng đứng lên, tôi bỗng nhận ra là căn nhà của chúng tôi đó sụp đổ. Tôi tự nhủ: “Mình tiêu rồi!” Xong, tôi lịm đi không hay biết gì nữa.

Chính tiếng kêu của đứa con đó làm tôi tỉnh lại. Chúng tôi bị kẹt dưới cây đá bê tông bẹp trên sàn nhà. May mắn thay có chút lỗ hổng, nên có thể thở được. Tôi nghĩ rằng mình không thể nào thoát ra được. Nhưng khi gặp hoạn nạn, đôi lúc người ta tìm thấy một sinh lực khác thường.

Sau khi làm đủ mọi cách, tôi đó thoát ra được. Có một giọng đàn bà kêu tên đứa em gái tôi mấy lần. Đó là mẹ tôi. Tiếng nói là của mẹ. Nhưng khuôn mặt mẹ biến dạng đến nỗi tôi hỏi: “Có phải mẹ đó không?”. Mẹ tôi đáp: “ Chao ôi, con không nhận ra mẹ con nữa sao?”. Em gái tôi đen như dầu hắc ín. Em đứng đó, máu me chảy ra từ khuôn mặt và đôi tay. Cả bốn mẹ con chúng tôi tạm ẩn náu nơi một rạch sông đó cạn.

Dân chúng bắt đầu chạy thoát khỏi thành phố, nơi các ngọn lửa bốc cháy mù mịt. Mọi người hốt hoảng không biết chạy về đâu. Sau cùng, chúng tôi cũng theo đoàn người tỵ nạn chạy xuống gầm cầu. Nơi đây đó cú một đám đông người bị thương đang ngồi la liệt. Vào chính lúc ấy, thành phố bỗng trở nên tối om. Đêm đen như đổ ập xuống và một cơn mưa đen bắt đầu rơi.

Một người đàn bà ôm trong tay một cái gói gì đó phủ đầy máu. Tôi hỏi thì bà cho biết là nhà bà bị sập. Bà thoát được nhưng đứa con nhỏ của bà bị kẹt lại. Thấy lửa bốc cháy, bà tìm mọi cách để kéo con ra. Bà kéo mạnh đến nỗi đứa bé chỉ còn lại một thân thể rách nát, nhầy nhụa. Con bà đó chết. Nhưng bị thất thần vỡ quỏ đau đớn, bà vẫn tiếp tục ôm con vào lũng và đong đưa như ru con ngủ.

Một cảnh tượng kinh hoàng đang diễn ra trước mắt. Những người bị thương lộ ra một thân thể chương phềnh lên, khiến da bị nứt ra để lộ thịt bị cháy đỏ, giống như củ khoai bị nướng. Họ tìm ra bờ sông và dầm mình xuống nước. Ban chiều, tôi nghe tiếng một người đàn bà kêu than, lập đi lập lại: “Cho tôi nước! Xin làm ơn cho tôi uống nước!”. Đó là lời duy nhất bà có thể nói. Bà này cũng đó mất trí vì quá đau đớn và kinh hoàng. Tất cả những người bị phỏng nặng và như bị thiêu cháy sống cũng chỉ lập đi lập lại một câu nói duy nhất: “Cho tôi nước! Xin làm ơn cho tôi uống nước!”

Trời tháng 8 nóng như thiêu như đốt. Các vết thương mưng mủ và sinh giòi bọ nhanh chóng. Nhiều người bị thương nằm la liệt nơi các chòi được dựng lên cấp cứu, đều bị giòi ăn, trong số đó cũng có mẹ tôi. Riêng tôi và đứa con gái nhỏ 8 tháng cũng bị thương nhưng kém trầm trọng hơn những người khác.

Một thời gian ngắn sau đó, hai mẹ con tôi trở về nhà ở thành phố Kita-Kyushu. Tôi bị nằm liệt giường trong vũng một năm trời. Đứa con gái nhỏ của tôi qua đời 5 năm sau đó. Tôi cho ra chào đời hai đứa con trai nữa. Nhưng đứa con trai đầu lũng qua đời năm lên 4 tuổi vỡ bị tàn tật. Chỉ cú đứa trai út cũng sống đến ngày hôm nay.”

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang