Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Hải quân Nga không cần tên lửa bờ biển chiến thuật?



Sau khi hoàn tất phát triển và bắt đầu sản xuất loạt các hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển Bastion và Bal, Nga đã trở thành nước dẫn đầu trên thị trường thế giới về lĩnh vực các hệ thống vũ khí này.





“Hải quân Liên bang Nga đang cực kỳ cần có các hệ thống vũ khí hiện đại
để chống các mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ và trung bình” (Andrei Sedykh)


Hải quân Nga chỉ mua sắm và trang bị hệ thống tên lửa bờ biển chiến dịch-chiến thuật Bastion dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước cỡ lớn và xem nhẹ việc mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển chiến thuật Bal kém uy lực hơn. Xét tới thực tế là xung đột cục bộ ở các vùng ven bờ nhiều khả năng xảy ra hơn là một cuộc chiến quy mô lớn thì chính sách đó của Hải quân Nga xem ra là kém nhìn xa trông rộng.

Các hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển hiện đại là các hệ thống vũ khí khá mạnh, có khả năng không chỉ giải quyết các nhiệm vụ phòng thủ bờ biển mà còn tiêu diệt các mục tiêu trên biển ở cự ly cách bờ hàng trăm kilômet. Thường được trang bị các phương tiện chỉ thị mục tiêu dành riêng, có khả năng hoạt động và cơ động cao, hệ thống tên lửa bờ biển hiện đại có độ bền vững chiến đấu cao và khó bị tổn thương kể cả khi đối phó với kẻ địch ghê gớm nhất. Các bối cảnh đó là một trong những nguyên nhân của sự chú ý bùng nổ mà ta chứng kiến trên thị trường vũ khí thế giới đối với các hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới. Khả năng đang được tạo ra nhằm sử dụng các hệ thống tên lửa bờ biển làm vũ khí tên lửa tấn công mặt đất chính xác cao cũng tạo ra thêm những triển vọng mới.
Các hệ thống vũ khí chủ yếu của nước ngoài

Hiện nay, trên thị trường thế giới có mặt nhiều hệ thống tên lửa bờ biển, được trang bị hầu như tất cả các loại tên lửa chống hạm.

Harpoon (Boeing, Mỹ): Mặc dù phổ dụng trên thế giới, tên lửa chống hạm này chỉ được sử dụng cho hệ thống tên lửa bờ biển ở một số ít quốc gia: Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ai Cập và Hàn Quốc. Riêng Đan Mạch tự chế tạo hệ thống tên lửa bờ biển bằng cách sử dụng lại các bệ phóng tên lửa Harpoon gỡ từ các frigate bị loại bỏ vào đầu thập niên 1990.

Exocet (MBDA, Pháp): các hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng tên lửa chống hạm thế hệ 1 Exocet ММ38 trước đây từng có trong trang bị của Anh (hệ thống Excalibur ở Gibraltar, năm 1994 được bán cho Chile) và Argentina (kiểu cải tiến, được sử dụng trong cuộc chiến tranh Falklands năm 1982), hiện được sử dụng ở Chile và Hy Lạp. Các hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng các tên lửa hiện đại hơn Exocet ММ40 hiện có trong trang bị của Hy Lạp, Síp, Qatar, Thái Lan, Saudi Arabia (được chuyển giao vào nửa cuối thập niên 1980 và trong thập niên 1990) và ở Chile (tự sản xuất).

Otomat (MBDA, Italia) được sử dụng cho các hệ thống tên lửa bờ biển chuyển giao trong thập niên 1980 cho Ai Cập và Saudi Arabia.

RBS-15 (Saab, Thụy Điển): Hệ thống này ở biến thể bờ biển RBS-15K hiện có trong trang bị của Thụy Điển và Phần Lan (được chuyển giao trong thập niên 1980), còn ở Croatia, tên lửa chống hạm RBS-15 đang được sử dụng trong thành phần hệ thống tên lửa bờ biển nội địa MOL vốn được phát triển trong thập niên 1990. Saab đang tiếp tục tiếp thị hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng biến thể tên lửa mới nhất RBS-15 Mk 3.

RBS-17 (Saab, Thụy Điển) - biến thể cải tiến của tên lửa chống tăng Mỹ Hellfire. Sử dụng các bệ phóng hạng nhẹ trên bờ hiện có trong trang bị của Thụy Điển và Nauy.

Penguin (Kongsberg, Nauy): Từ những năm 1970, tên lửa chống hạm này được sử dụng cho các bệ phóng cố định của lực lượng phòng thủ bờ biển Nauy. Hiện nay, hệ thống này đã lạc hậu và đang bị loại khỏi trang bị.

NSM (Kongsberg, Nauy): Tên lửa chống hạm mới của Nauy, được chào bán cả dưới dạng một biến thể hệ thống tên lửa bờ biển cơ động. Cuối năm 2008, Ba Lan đã ký hợp đồng trị giá 145 triệu USD để mua 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển NSM, chuyển giao năm 2012. Đây là hợp đồng đầu tiên được biết đến mua bán hệ thống tên lửa bờ biển của Tây Âu trong một thập kỷ gần đây. Sau này, có thể cả Nauy cũng mua biến thể tên lửa bờ biển NSM.

SSM-1A (Mitsubishi, Nhật Bản): Tên lửa chống hạm của Nhật, trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Type 88 của Nhật và không được xuất khẩu.

Hsiung Feng (Hùng Phong, Đài Loan): Họ tên lửa chống hạm mà Đài Loan sử dụng trong các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động và tĩnh tại cùng tên để phòng thủ bờ biển từ những năm 1970. Biến thể đầu tiên của tên lửa bờ biển này là Hsiung Feng I (HF-I) được chế tạo dựa trên tên lửa chống hạm cải tiến Gabriel Mk 2 của Isael.

Từ năm 2002, Đài Loan nhận vào trang bị hệ thống tên lửa bờ biển dạng cơ động HF-II, sử dụng tên lửa tầm xa hơn do Đài Loan phát triển. Sau này, không loại trừ khả năng Đài Loan chế tạo hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng tên lửa chống hạm siêu âm tối tân nhất của Đài Loan là HF-III. Các hệ thống này không được xuất khẩu.

HY-2 (Trung Quốc): Tên lửa chống hạm Trung Quốc (còn gọi là С-201), là mẫu cải tiến của tên lửa P-15 ra đời trong những năm 1960 của Liên Xô. Các hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng HY-2 từ thập niên 1960 đã cấu thành nền tảng lực lượng phòng thủ bờ biển Trung Quốc, đồng thời được xuất khẩu sang Iraq, Iran, CHDCND Triều Tiên và Albania.

HY-4 (Trung Quốc): Biến thể cải tiến của HY-2, sử dụng động cơ turbine phản lực, được sử dụng trong lực lượng phòng thủ bờ biển Trung Quốc từ thập niên 1980. Sau năm 1991, các hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng HY-4 đã được bán cho Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Các mẫu tương tự tên lửa này dùng cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển được sản xuất ở Iran (có tên là Raad) và Triều Tiên (Mỹ đặt tên là AG-1 và KN-01). Tên lửa này nay đã quá lạc hậu.

YJ-62 (Trung Quốc), còn gọi là С-602 - biến thể chống hạm của họ tên lửa hành trình hiện đại СJ-10, tương tự Tomahawk của Mỹ. Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động С-602 được đưa vào trang bị trong những năm gần đây và là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển chủ lực. Hiện chưa có thông tin về việc xuất khẩu tên lửa này.

YJ-7 (Trung Quốc) - họ tên lửa chống hạm hạng nhẹ hiện đại, bao gồm các tên lửa từ С-701 đến С-705. Iran đang sản xuất theo giấy phép С-701 với tên gọi Kosar, kể cả biến thể tên lửa bờ biển, và С-704 với tên gọi Nasr.

YJ-8 (Trung Quốc) - dòng tên lửa đối hạm hiện đại của Trung Quốc, bao gồm các tên lửa С-801, С-802 và С-803. Các hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng С-802 hiện có trong trang bị của Trung Quốc, năm 1990-2000 được cung cấp cho Iran và theo một số nguồn tin là cho cả CHDCND Triều Tiên.

Có tin Thái Lan hiện đang dự định mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển này. Iran đã tổ chức sản xuất theo giấy phép tên lửa С-802 với tên Noor, các hệ thống tên lửa bờ trang bị tên lửa này đã được chuyển giao cho Syria và tổ chức Hezbollah ở Lebanon và đã được Hezbollah sử dụng trong cuộc chiến tranh Israel-Lebanon năm 2006.

Tình hình phát triển tên lửa bờ biển ở Liên Xô và Nga

Thời Liên Xô

Liên Xô thường rất chú ý đến việc nghiên cứu chế tạo các hệ thống tên lửa bờ biển, bởi vì chúng được xem là phương tiện phòng thủ bờ biển quan trọng trong điều kiện phương Tây chiếm ưu thế về hải quân. Đặc biệt, Liên Xô chế tạo các hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng không chỉ các tên lửa chống hạm chiến thuật mà cả tên lửa chiến dịch-chiến thuật có tầm bắn trên 200 km.

Năm 1958, hệ thống tên lửa bờ biển cơ động đầu tiên của Liên Xô là 4К87 Sopka với tên lửa S-2 có tầm bắn đến 100 km (chi nhánh phân Viện thiết kế OKB-155, nay là MKB Raduga thuộc công ty “Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật [KTRV]ư, phát triển). Các tên lửa này đã được sử dụng cả cho các hệ thống tên lửa bờ biển cố định, kiên cố Strela (Utes), được xây dựng ở các hạm đội Biển Đen và Phương Bắc. Hệ thống Sopka là nền tảng lực lượng tên lửa-pháo bờ biển Liên Xô trong thập niên 1960 và được cung cấp cho nhiều nước thân hữu, nhưng đã bị loại bỏ hoàn toàn trong thập niên 1980.







Hệ thống tên lửa bờ biển Rubezh


Để thay thế hệ thống Sopka, Viện thiết kế chế tạo máy KGM ở Kolomna đã phát triển và đưa vào trang bị của Hải quân Liên Xô vào năm 1978 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động 4К40 Rubezh, sử dụng loại tên lửa chống hạm phổ dụng của hải quân là P-15М có tầm bắn đến 80 km của Viện MKB Raduga.

Hệ thống Rubezh hoàn toàn tự hoạt và có bệ phóng và radar chỉ thị mục tiêu Garpun được lắp tích hợp trên cùng một xe ô tô (khung gầm MAZ-543М) theo đúng khái niệm “xuồng tên lửa trên bánh xe”.

Rubezh đã được hiện đại hóa trong thập niên 1980 và đến nay vẫn là hệ thống tên lửa bờ biển chủ lực của Hải quân Nga.

Trong thập niên 1980, biến thể xuất khẩu Rubezh-E đã được cung cấp cho CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Bulgaria, Nam Tư, Algeria, Libya, Syria, Yemen, Ấn Độ, Việt Nam và Cuba.


Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine được thừa hưởng một số hệ thống này, còn sau khi Nam Tư tan vỡ, các hệ thống Rubezh-E của họ thuộc quyền sở hữu của Montenegro và được nước này bán cho Ai Cập vào năm 2007.

Hiện nay, Rubezh được xem là đã lạc hậu hoàn toàn.

Liên Xô đã phát triển hệ thống tên lửa bờ biển 4К44B Redut trang bị tên lửa siêu âm P-35B có tầm bắn đến 270 km của OKB-52 (Nay là công ty NPO Mashinostroenia) với tư cách hệ thống cấp chiến dịch-chiến thuật cho Hải quân Liên Xô và đã nhận vào trang bị vào năm 1966.

Hệ thống sử dụng khung gầm cơ bản BAZ-135MB.



Hệ thống tên lửa bờ biển Redut


Sau này, Redut được hiện đại hóa và sử dụng tên lửa hiện đại hơn là 3M44 của hệ thống Progress vốn được nhận vào trang bị vào năm 1982 thay cho tên lửa P-35B.

Các hệ thống tên lửa bờ biển cố định Utes cũng được trang bị các tên lửa P-35B, sau đó là 3М44.

Trong thập niên 1980, các hệ thống Redut-E được cung cấp cho Bulgaria, Syria và Việt Nam.

Trong Hải quân Nga, Syria và Việt Nam, các hệ thống này tuy đã lạc hậu, song đến nay vẫn còn trong trang bị, trong đó các hệ thống của Việt Nam sau năm 2000 đã được hãng NPO Mashinostroenia hiện đại hóa theo chương trình Modern.

Hiện nay

Trong những năm 1980, để thay thế các hệ thống Redut và Rubezh, Liên Xô đã bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới sử dụng các tên lửa chống hạm tương lai (đó là các hệ thống Bastion và Bal), tuy nhiên do Liên Xô sụp đổ, mãi gần đây Nga mới hoàn thành các hệ thống này. Sau khi bắt đầu sản xuất loạt các hệ thống này, Nga đã trở thành nước dẫn đầu trên thị trường hệ thống tên lửa bờ biển và rõ ràng là sẽ giữ được ưu thế này trong thập niên tới, nhất là khi xét đến khả năng xúc tiến ra thị trường các hệ thống còn hiện đại hơn là Club-M và Bal-U.

Hệ thống tên lửa bờ biển chiến dịch-chiến thuật Bastion do NPO Mashinostroenia phát triển sử dụng tên lửa chống hạm siêu âm mới dòng 3М55 Oniks/Yakhont có tầm bắn đến 300 km. Hệ thống được chào bán dưới dạng cơ động (K300P Bastion-P) và cố định (Bastion-S), khi xuất khẩu hệ thống được trang bị tên lửa K310 Yakhont có tầm bắn đến 290 km.

Một hệ thống (tiểu đoàn) Bastion-P được biên chế 4 xe bệ phóng sử dụng khung gầm MZKT-7930 (mỗi bệ lắp 2 tên lửa), 1 xe điều khiển, cũng như có thể bố sung thêm các xe chỉ thị mục tiêu trang bị radar Monolit-B và các xe tiếp đạn.



Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion


Năm 2006, Nga đã ký các hợp đồng bán 1 tiểu đoàn Bastion-P cho Việt Nam (giá khoảng 150 triệu USD) và 2 tiểu đoàn cho Syria (gần 300 triệu USD), đồng thời hợp đồng với Việt Nam cũng hầu như bù đắp chi phí cho phần nghiên cứu hoàn tất. Hệ thống Bastion-P với tên lửa yakhont đã được NPO Mashinostroenia chuyển giao cho cả hai khách hàng vào năm 2010.

Năm 2008, Bộ Quốc phòng Nga đã ký với NPO Mashinostroenia hợp đồng cung cấp 3 hệ thống 3K55 Bastion-P với các tên lửa Oniks/Yakhont để trang bị cho Lữ tên lửa-pháo bờ biển độc lập số 11 của Hạm đội Biển Đen, đóng ở khu vực Anapa. Cuối năm 2009-đầu năm 2010, lữ đoàn này được biên chế 2 hệ thống Bastion-P (trong cơ cấu quân đội Nga “diện mạo mới” chúng được gọi là các đại đội và được sát nhập thành 1 tiểu đoàn trong biên chế lữ đoàn), còn năm 2011, lữ này sẽ nhận hệ thống (đại đội) thứ ba.

Dự kiến hệ thống tên lửa bờ biển chiến thuật Rubezh trong Bộ đội tên lửa-pháo bờ biển của Hải quân Nga sẽ được thay thế bằng hệ thống tên lửa bờ biển cơ động 3К60 Bal sử dụng tên lửa chống hạm dưới âm, cỡ nhỏ 3М24 Uran có tầm bắn đến 120 km do hãng FGUP KB Mashinostroenia (nhà thầu chính) và các xí nghiệp thuộc KTRV nghiên cứu chế tạo.

Hệ thống Bal được biên chế 4 xe bệ phóng 3S60 lắp trên khung gầm MZKT-7930 (mỗi xe lắp 8 tên lửa); 2 đài điều khiển và liên lạc (SKPUS) với radar chỉ thị mục tiêu Garpun-Bal, lắp trên cùng loại khung gầm; 4 xe tiếp đạn. Tổng cơ số đạn tên lửa của hệ thống sẽ là 64 quả tên lửa chống hạm.

Để thử nghiệm và hoàn thiện, Nga đã sản xuất 1 hệ thống Bal ở cấu hình tối thiểu (1 xe SKPUS, 2 bệ phóng và 1 xe tiếp đạn), đã hoàn thành tốt đẹp thử nghiệm nhà nước vào mùa thu năm 2004. Hệ thống này được chuyển giao cho Hải quân Nga sử dụng thử và đang nằm trong biên chế Lữ đoàn tên lửa-pháo bờ biển độc lập số 11 của Hạm đội Biển Đen, mặc dù nó không có cơ số đạn tên lửa 3М24. Mặc dù được chính thức nhận vào trang bị vào năm 2008, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa ký các hợp đồng sản xuất loạt hệ thống Bal. Biến thể xuất khẩu của hệ thống là Bal-E trang bị tên lửa xuất khẩu 3M24E đang được chào bán ra nước ngoài, nhưng cũng chưa có hợp đồng xuất khẩu hệ thống này được ký kết, mặc dù nhiều nước tỏ ra quan tâm đến Bal-E.



Hệ thống tên lửa bờ biển Club-M


Một hệ thống tên lửa bờ biển khác do OKB Novator (thuộc Tập đoàn phòng hông Almaz-Antei) đề xuất là hệ thống cơ động Club-M sử dụng các tên lửa hành trình họ Club (Kalibr) là 3М14E, 3М54E và 3М54E1 với tầm bắn đến 290 km. Hệ thống đang được chào bán xuất khẩu ở dạng cơ động, sử dụng các loại khung gầm khác nhau mang 3-6 tên lửa trên một bệ phóng (kể cả dạng container), nhưng hiện chưa có đơn đặt hàng mua các hệ thống này.

Một thiết kế khác được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2006 là biến thể hệ thống tên lửa bờ biển cơ động của loại tên lửa hạm-đối-hạm xuất khẩu nổi tiếng Moskit-E, trang bị tên lửa siêu âm 3М80E tầm bắn đến 130 km của KTRV (MKB Raduga). Các nhược điểm của hệ thống này là sự cồng kềnh của các tên lửa không còn là mới nữa và tầm bắn không đủ xa. Hệ thống tên lửa bờ biển Moskit-E cũng chưa có khách hàng.

Triển vọng trang bị cho Hải quân Nga

Được xem là hệ thống tên lửa bờ biển tương lai cơ bản của Hải quân Nga là hệ thống vạn năng Bal-U đang được phát triển với NPO Mashinostroenia là nhà thầu chính, dự kiến sử dụng các dòng tên lửa Oniks/Yakhont và Kalibr (có khả năng thay thế lẫn nhau) phối hợp với các phương tiện chỉ thị mục tiêu mới. Rõ ràng là trong khi chờ đợi hệ thống Bal-U sẵn sàng, Bộ Quốc phòng Nga không chịu đặt mua thêm các hệ thống tên lửa bờ biển Bastion và không mua sắm các hệ thống Bal với tên lửa 3М24.

Cần lưu ý là nếu nhận vào trang bị hệ thống Bal-U làm hệ thống tiêu chuẩn của các đơn vị tên lửa-pháo bờ biển của Hải quân Nga thì toàn bộ vũ khí tên lửa của ác đơn vị này đều là các hệ thống chiến dịch-chiến thuật. Và trong mọi tình huống, người ta sẽ sử dụng các tên lửa chống hạm uy lực mạnh, cực kỳ đắt tiền (với đầu đạn hạng nặng), siêu âm (ở trường hợp hệ thống Kalibr là với tầng siêu âm), dùng để tiêu diệt các tàu chiến cỡ lớn.
Về nguyên tắc, Hải quân Nga sẽ không có các hệ thống tên lửa bờ biển chiến thuật. Lựa chọn đó khó có thể coi là tối ưu cả từ giác độ quân sự, lẫn kinh tế.

Một khi xảy ra cuộc xung đột quy mô lớn thực sự, khó có khả năng các tàu chiến lớn của đối phương (ví dụ các tàu tuần dương và khu trục Mỹ trang bị hệ thống AEGIS, chứ chưa nói đến các tàu sân bay) xuất hiện trong vùng biển ven bờ biển Nga, tức là tự đặt mình vào tầm bắn của tên lửa bờ biển Nga. Đã qua từ lâu cái thời của phong tỏa đường biển gần, còn việc tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa hành trình phóng từ biển của Hải quân Mỹ sẽ chỉ có thể thực hiện từ cự ly cách khá xa bờ, nằm ngoài tầm bắn của các hệ thống tên lửa bờ biển hiện có của Nga. Rõ ràng là, các cụm tàu sân bay chiến đấu và tàu chiến lớn của đối phương chỉ có thể tiến vào vùng biển gần của Nga sau khi đối phương giành được ưu thế hoàn toàn trên biển và trên không và chỉ sau khi tiêu diệt được các lực lượng phòng thủ bờ biển bằng vũ khí hàng không chính xác cao và tên lửa hành trình trong một chiến dịch tác chiến không-hải.

Những cũng phải nói rằng, tầm bắn khá xa vốn được coi là một trong những ưu điểm chính của các hệ thống tên lửa bờ biển chiến dịch-chiến thuật, sẽ khó đạt được một khi đối đầu với một địch thủ mạnh hơn do khó bảo đảm chỉ thị mục tiêu ở khoảng cách xa. Đối phương nếu như không ngăn chặn phá vỡ thì cũng sẽ gây khó khăn tối đa cho việc chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống tên lửa bờ biển ở cự ly xa được bảo đảm bằng các phương tiện bên ngoài.

Ở phương án tồi tệ nhất, các hệ thống tên lửa bờ biển sẽ chỉ còn cách dựa vào các phương tiện radar của mình mà tầm hoạt động bị hạn chế bởi đường chân trời radar, tức là triệt tiêu các ưu thế mong đợi khi ta sử dụng các tên lửa tầm xa, đắt tiền.

Như vậy, các hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng tên lửa chiến dịch-chiến thuật uy lực lớn, vốn định hướng để dùng chủ yếu trong các cuộc xung đột quy mô lớn chống các mục tiêu trên biển cỡ lớn và “công nghệ cao”, trên thực tế trong điều kiện xung đột như vậy sẽ vấp phải những hạn chế lớn về hiệu quả và hoàn toàn có khả năng là sẽ không thể hiện thực hóa đầy đủ tiềm lực chiến đấu của mình. Việc sử dụng các tên lửa Oniks để bắn các mục tiêu nhỏ trên biển trong các cuộc xung đột hạn chế rõ ràng là không hợp lý.

Trong khi đó, sự phát triển hiện nay của hải quân các nước láng giềng của Nga, cũng như các xu hướng tiến triển chung của các phương tiện chiến đấu hải quân nước nông cho ta căn cứ để dự đoán các phương tiện chiến đấu nhỏ (trong đó có các xuồng chiến đấu cỡ nhỏ và trong tương lai là các phương tiện chiến đấu không người lái) sẽ có vai trò gia tăng khi tác chiến ở vùng biển gần. Kể cả Hải quân Mỹ cũng chú ý ngày càng nhiều hơn đến việc phát triển các phương tiện đó. Như vậy, trong các vùng biển ven bờ của Nga, kịch bản căn bản có khả năng nhất đối với Hải quân Nga có vẻ không phải là sự hiện diện của “một số lượng nhỏ các mục tiêu lớn” mà là sự hiện diện của “một số lượng lớn các mục tiêu nhỏ”. Rõ ràng là Hải quân Nga đang rất cần các hệ thống vũ khí để đối phó với các mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ và trung bình ở vùng biển gần, đặc biệt là ở các biển nội địa.

Một trong các hệ thống vũ khí chính để giải quyết loại nhiệm vụ đó phải là các tên lửa chống hạm dưới âm, cỡ nhỏ, rẻ tiền. Nga hiện có một hệ thống tên lửa đối hạm rất thành công và tin cậy là Uran với các tên lửa 3М24, cũng như biến thể bờ biển của nó là Bal.

Coi nhẹ việc mua sắm các hệ thống này cả dạng triển khai trên hạm tàu lẫn trên bờ là hoàn toàn không nhìn xa, trông rộng.

Việc tái định hướng Hải quân Nga sang đối phó với không chỉ các lực lượng lớn, mà cả các lực lượng nhỏ và xuồng (ít ra là ở Biển Đen, biển Baltic và biển Nhật Bản) phải được phản ánh trong việc xây dựng tất cả các binh chủng và lực lượng của Hải quân Nga, cả lực lượng hạm tàu, lẫn không quân hải quân và các đơn vị tên lửa-pháo bờ biển. Với lực lượng tên lửa-pháo bờ biển, tối ưu nhất là kết hợp mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển chiến dịch-chiến thuật Bastion-P và Bal-U với các tên lửa chống hạm uy lực mạnh và tốc độ cao Oniks và các hệ thống chiến thuật Bal với các tên lửa như Uran.

Cũng cần chỉ ra là giá của một quả tên lửa Oniks/Yakhont 3М55 đắt hơn một quả tên lửa Uran 3М24 khoảng 3-4 lần. Một đại đội tên lửa bờ biển Bastion-P với cơ số đạn tiêu chuẩn 16 tên lửa có giá gần tương đương (đúng ra là đắt hơn) một đại đội tên lửa bờ biển Bal với cơ số đạn tiêu chuẩn 64 tên lửa. Đồng thời, nếu để gây “tắc nghẽn” cho các kênh mục tiêu của các hệ thống phòng không hạm tàu hiện đại, thì một loạt 32 quả tên lửa dưới âm sẽ hiệu quả hơn là một loạt 8 quả tên lửa siêu âm.

Trên thực tế, giá cả cao của các hệ thống Bastion và Bal-U chắc chắn sẽ hạn chế việc mua sắm chúng hoặc kéo dài hơn thời gian chuyển giao chúng. Kết quả là nếu hải quân Nga không mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển chiến thuật thì các đơn vị tên lửa-pháo bờ biển của Hải quân Nga sau cả một thập kỷ nữa vẫn sẽ được trang bị chủ yếu là các hệ thống Redut và Rubezh, vốn sẽ hoàn toàn trở thành các “hiện vật trưng bày bảo ràng” vào lúc đó với hiệu quả chiến đấu không đáng kể. Cũng phải thấy rằng, tên lửa 3М24, như việc hiện đại hóa tên lửa này gần đây cho thấy, có tiềm năng hiện đại hóa lớn, cho phép với chỉ phí không lớn nâng cao đáng kể tính linh hoạt và hiệu quả sử dụng các hệ thống vũ khí tên lửa trang bị các tên lửa này.

[BDV news]


>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 2)



Việc xây dựng năng lực phòng không hạm đội và chống ngầm đã hoàn thành, tuy nhiên việc xây dựng hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay đang gặp nhiều vấn đề nan giải.

Xây dựng hạt nhân của nhóm tác chiến

Với nhóm tác chiến tàu sân bay, tàu sân bay chính là hạt nhân của nhóm quan trọng. Tàu sân bay vừa là nơi cất hạ cánh vừa là nhà chứa bảo quản và sửa chửa cho máy bay, cũng là nơi tiếp tế nhiên liệu, đạn dược cho các máy bay. Sau cùng, là khu nghỉ ngơi cho các phi công sau những giờ bay căng thẳng.

Có thể nói, tàu sân bay chính là một căn cứ không quân di động với đầy đủ trang thiết bị và hạ tầng cơ sở kỹ thuật cần thiết. Điều quan trọng hơn cả, không thể gọi một nhóm tác chiến là nhóm tác chiến tàu sân bay nếu thiếu vắng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm.



Hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc chưa thể thử nghiệm vì những lý do không rõ ràng.


Để hiện thực hóa cho tham vọng sở hữu nhóm tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc đã mua lại một tàu sân bay hạng nhẹ bị loại khỏi biên chế của Hải quân Hoàng gia Australia trong những năm 1980 để nghiên cứu.

Đến những năm đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc đàm phàn và mua lại tàu sân bay đóng dở dưới thời Liên Xô là chiếc tàu sân bay Varyag, thuộc sở hữu của Ukraine.

Năm 2004, Trung Quốc chính thức kéo tàu sân bay đóng dở này về cảng Đại Liên và hồi sinh. Trước khi được bán cho Trung Quốc tàu sân bay Varyag đã hoàn thành cơ bản phần khung, chỉ thiếu vũ khí, động cơ và hệ thống điện tử.

Công việc cải tạo tàu sân bay này có vẽ như đang diễn ra một cách hết sức thuận lợi, khi Trung Quốc đã phát triển một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới cho tàu sân bay này.

Cùng với đó, Trung Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống vũ khí cho tàu sân bay Varyag. Tàu sân bay này đã khoác lên mình một tấm áo mới cùng với một cái tên đầy ẩn ý là Thi Lang, tên 1 nhân vật lịch sử giúp vua triều Thanh của Trung Quốc chiếm Đài Loan.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc đã gặp phải một bài toán hết sức nan giải. Để đóng động cơ cho tàu sân bay, nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thiếu những công nghệ cần thiết, nhất là bài toán chế tạo động cơ tuabin khí và tuabin hơi nước, và động cơ diesel đủ mạnh.

Bởi hệ thống động lực có thể đẩy được chiến hạm có lượng giãn nước hàng chục ngàn tấn hoàn toàn khác với hệ thống tương tự ở các tàu cỡ nhỏ. Nếu không có được động cơ đẩy đủ mạnh, tàu sân bay Thi Lang sẽ không đạt được tốc độ cần thiết để có thể hoạt động một cách hiệu quả.

Bất chấp những khó khăn chưa thể giải quyết, Trung Quốc đã chính thức công bố việc đóng tiếp 1 tàu sân bay nội địa. Điều đó cho thấy, tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc xây dựng 1 nhóm tác chiến tàu sân bay, dù theo tuyên bố của giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc, Thi Lang chỉ để luyện tập.

Phát triển tiêm kích trên hạm

Nếu tàu sân bay là hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay, tiêm kích trên hạm sẽ là quân xung kích của nhóm này.

Tiêm kích trên hạm, cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay cho phép chiếm ưu thế trên không trong các cuộc giao tranh, tiến hành các cuộc tiến công phủ đầu chớp nhoáng ở những vùng biển xa xôi và vào sâu bên trong đất liền.

Đây là bài học rất thành công của Hải quân Mỹ. Lực lượng này luôn chú trọng phát triển và đưa năng lực tinh vi nhất cho các tiêm kích trên hạm của mình.


Khả năng hoạt động trên hạm của J-15 vẫn là một ẩn số quá lớn.


Sau khi mua lại tàu sân bay Varyag, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán với Nga để mua tiêm kích trên hạm Su-33, một trong những tiêm kích trên hạm tốt nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, công tác đàm phán mua tiêm kích này gặp nhiều khó khăn, giới giới quân sự Nga đã phản đối sự hợp tác này do những lo lắng Trung Quốc sẽ sao chép Su-33 như trường hợp của Su-27.

Không "bó tay chịu trói", Trung Quốc tìm đến Ukraine và sở hữu T-10, mẫu nghiên cứu của Su-33. Trung Quốc nghiên cứu T-10 và sao chép thành J-15.

Hiện nay, sau khi Nga phát triển thành công tiêm kích trên hạm Mig-29K với những công nghệ tối tân hơn, nước này ngỏ ý bán Su-33 cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ muốn mua số lượng rất hạn chế, chủ yếu là để nghiên cứu công nghệ, trong khi Nga chỉ muốn bán với số lượng lớn, do đó, cuộc đàm phán vẫn chưa có hồi kết.

Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục gặp phải một bài toán hóc khác, động cơ phản lực cho tiêm kích. Dù, Trung Quốc đã sao chép động cơ phản lực AL-31F của Nga thành mẫu WS-10A và WS-10G, tuy nhiên những động cơ này đều không đạt được độ tin cậy và tạo được lực đẩy cần thiết.

Động cơ cho tiêm kích trên hạm tuy nhỏ nhưng có đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe hơn nhiều so với động cơ cho tàu sân bay, bởi động cơ này phải tạo lực đẩy đủ mạnh để máy bay cất cánh trên đoạn đường băng rất ngắn.

Vấn đề này càng trở nên bức thiết với riêng trường hợp tàu sân bay Trung Quốc, kể cả Thi Lang và tàu sân bay nội địa sắp tới (được cho là sao chép mẫu thiết kế của Siêu tàu sân bay Lênin) cùng sử dụng đường băng kiểu “nhảy cầu” không có sự hỗ trợ của máy phóng.

Như vậy, sự hình thành của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc đang gặp phải 2 “nút thắt”, đều liên quan đến vấn đề động cơ. Trung Quốc sẽ mở những nút thắt này như thế nào vẫn là câu chuyện dài nhưng họ sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được mục tiêu.

[BDV news]


>> Tuần dương hạm Pyotr Veliky bị rút ruột



Soái hạm của hạm đội Biển Bắc tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky đã bị rút ruột nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa vào năm 2010.

Theo một báo cáo điều tra của công tố viên quân sự Nga cho biết, có đến 256 triệu Rúp kinh phí phân bổ cho việc sửa chửa tàu tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng này đã bị tham nhũng.

Theo đó, trong tổng số tiền 356 triệu Rúp chi cho việc sửa chửa lò phản ứng hạt nhân và một số thiết bị liên quan của tàu đô đốc Pyotr Veliky. Thực tế chỉ có chưa đầy 100 triệu Rúp được chi cho công tác sửa chửa thực tế, số tiền còn lại đã chảy vào túi các quan chức.

Hiện tại, giới chức quân sự Nga mở rộng điều tra hành vi tham ô của tổng giám đốc cơ sở kỹ thuật công nghiệp đặc biệt ZAO tại trung tâm sửa chửa The Star. Nơi trực tiếp tiến hành công tác sửa chửa cho tuần dương hạm Pyotr Veliky.


Vấn nạn tham nhũng diễn ra ở ngay những vũ khí mang tầm cở chiến lược.


Trưởng công tố viên quân sự của Nga Fyodor Barashko đã gửi báo cáo lên cơ quan thực thi pháp luật của Bộ Quốc phòng Nga về hành vi tham nhũng trong quá trình sửa chữa tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky. Điều đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tàu.

Ông Yevgeny Tkachuk một kiểm soát viên quân sự của Hạm đội Biển Bắc cho biết, trung tâm bảo dưỡng The Star đã nhận được đơn hàng để sửa chửa lò phản ứng hạt nhân cho tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky cùng với một tàu ngầm hạt nhân khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì trung tâm này không có thẩm quyền để tiến hành các công tác sửa chữa như vậy, báo cáo cho biết.

Tàu tuần dương hạm nguyên tử đô đốc Pyotr Veliky không chỉ là soái hạm của Hạm đội Biển Bắc mà còn là biểu tượng sức mạnh đầy uy lực của hải quân Nga trên biển. Đây là loại tàu tuần dương hạm có một không hai trên thế giới, và là loại tàu tuần dương hạm lớn nhất thế giới đang hoạt động.

Việc tham nhũng rút ruột trong quá trình sửa chữa lò phản ứng hạt nhân tại một trung tâm không có thẩm quyền tiến hành các công này có thể gây ra những hiểm họa khôn lường trong quá trình hoạt động của tàu.

Hiện tượng tham nhũng trong quân đội là một trong những vấn nạn lớn của quân đội Nga hiện nay, làm suy giảm nghiêm trọng khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu hiệu quả của quân đội Nga nói chung và Hạm đội Biển Bắc nói riêng, một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga hiện nay.

[BDV news]


>> Tổ hợp phòng không tự hành 'LeFlaSys'



Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành “LeFlaSys” là sản phẩm của công ty “STN ATLAS Elektronik GmbH" và "Krauss-Maffei Wegmann” của Đức chế tạo.


Tổ hợp này dùng để yểm trợ cho các sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, căn cứ không quân và các đơn vị bộ đội khi hành quân và trên chiến trường trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng hoạt động tầm thấp và cực thấp.

Tổ hợp có kết cấu module, có thể lắp đặt trên các loại xe thiết giáp khác nhau và ô tô dẫn động hoàn toàn.

Tổ hợp “LeFlaSys” gồm bệ xoay theo góc phương vị và góc tà, trên đó bố trí 4 tên lửa trong container vận chuyển – phóng, thiết bị quang – điện tử theo dõi mục tiêu và tên lửa, thiết bị đo xa bằng lazer, thiết bị điều khiển; các hệ thống điều khiển xoay bệ theo tọa độ góc; khối điều khiển và hiển thị (có thể điều khiển từ xa ở cự ly cách bệ phóng đến 100m).



Tổ hợp có kết cấu module, có thể lắp đặt trên các loại xe thiết giáp khác nhau và xe bánh lốp.


Tổ hợp được trang bị hệ thống tự động định hướng Gyro MK20 BGT, hệ thống xác định vị trí GPS PLGR AN - PSN1 1 Rockwell Collins và các phương tiện liên lạc vô tuyến SEM 93 VHF.

Hệ thống điều khiển tích hợp dùng để phát hiện mục tiêu, dẫn hướng tên lửa, dẫn đường và liên lạc do công ty ATM Computer chế tạo trên cơ sở các bộ vi xử lý MC 68040 và KM1. Phần mềm được cài đặt bằng tiếng Anh trong hệ điều hành pSOS+(m).

Các tên lửa “Stinger” với đầu tự dẫn hồng ngoại được sử dụng như là vũ khí tiêu diệt chính của tổ hợp “LeFlaSys”. Ngoài ra, tổ hợp có thể sử dụng các loại tên lửa “Igla-1”, “Igal”, “Mistral”.

Cơ số đạn tên lửa bổ sung được dùng để nạp lại ở chế độ nạp bằng tay có thể bố trí trong xe chiến đấu. Kíp chiến đấu bắn mục tiêu ở trong cabin hoặc ở vị trí ẩn nấp bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa.



Radar HARD của tổ hợp .LeFlaSys


Để nâng cao hiệu quả cho tổ hợp có thể nhận thông tin từ các trạm radar phát hiện khác nhau hoặc sử dụng chung với các tổ hợp tên lửa phòng không khác. Tổ hợp nhận mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu từ sở chỉ huy trung đội.

Sở chỉ huy trung đội được trang bị radar phát hiện 3 tọa độ HARD. Radar này được lắp đặt thiết bị nhận biết mục tiêu “địch - ta” - MSR 200 XE và khối phát hiện hồng ngoại quang điện tử ADAD.

Radar HARD do công ty “Ericsson Microwave Systems” sản xuất, có cự ly hoạt động 20km, làm việc trong dải tần X, có khả năng bám đồng thời đến 20 mục tiêu.

HARD có 3 chế độ làm việc phụ thuộc vào tốc độ mục tiêu: Chế độ MTI (moving target indicator) để phát hiện và bám các mục tiêu siêu tốc, chế độ phát hiện trực thăng và chế độ làm việc theo các mục tiêu cố định.



Sở chỉ huy


Radar sử dụng thuật toán quét phức tạp trong các dải sục sạo cho trước và bảo đảm tự động theo dõi tất cả các loại mục tiêu trong điều kiện bị chế áp vô tuyến điện mạnh.

Một trạm radar có thể cung cấp thông tin vô tuyến điện cho 8 xe chiến đấu được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không “LeFlaSys”, bố trí ở cự ly cách xe chiến đấu đến 20km. Các dữ liệu được truyền từ radar đến tổ hợp theo đường liên lạc vô tuyến.

Khi nhận mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu từ radar 3 tọa độ bên ngoài, bệ của tổ hợp tên lửa phòng không “LeFlaSys” sẽ xoay hướng vào mục tiêu theo góc phương vị, và trên thiết bị hiển thị của trắc thủ sẽ xuất hiện dấu vết mục tiêu. Sau đó, trắc thủ nhấn nút tự động theo dõi và từ đó việc theo dõi mục tiêu sẽ được tiến hành trong chế độ tự động.

Nếu nhận các dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ radar phát hiện 3 tọa độ, thì trắc thủ sẽ tiếp tục tiến hành sục sạo theo góc tà đến khi mục tiêu xuất hiện trên màn hình hiển thị. Sau đó, mục tiêu sẽ được theo dõi ở chế độ tự động và dần hình thành các dữ liệu cần thiết để tiến hành phóng tên lửa.

Nếu không có các nguồn cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu bên ngoài, trắc thủ có thể tiến hành sục sạo mục tiêu với sự hỗ trợ của các phương tiện phát hiện.

Trên màn hình của trắc thủ hiện rõ phạm vi và khu vực hoạt động của mục tiêu. Trên màn hình này sẽ nhận những thông tin về việc đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn tên lửa.

Tổ hợp có thể vận chuyển bằng đường không và đưa đến các khu vực tác chiến bằng máy bay trực thăng loại CH-53.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật:

Trọng lượng của tổ hợp: 320kg
Góc xoay của bệ theo góc phương vị: 360 độ
Góc xoay của bệ theo góc tà: từ -10 đến 70 độ
Góc xoay của các bộ cảm biến phát hiện theo góc phương vị: từ -15 đến +15 độ
Góc xoay của các bộ cảm biến phát hiện theo góc tà: -15 đển +4 độ
Vận tốc xoay của bệ: 56 độ/giây

[BDV news]


>> Gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Obama khiêu khích Trung Quốc



Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma, thủ linh tinh thần lưu vong của Tây Tạng, bất chấp những cảnh báo từ Trung Quốc.

Cuộc gặp được công bố vào tối ngày 15/7/2011 sau một sự im lặng kéo dài từ Chính phủ Obama. Trước đó, về thời điểm Tổng thống Mỹ sẽ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, thủ lĩnh tinh thần hiện đang lưu vong của Tây Tạng không hề được tiết lộ.

Thông cáo chính thức của Nhà Trắng cho hay: "Cuộc gặp nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống trong việc bảo tồn bản sắc của Tây Tạng như tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ cũng như việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng".



Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma năm 2010.


Cũng theo thông cáo trên, tổng thống Mỹ sẽ hỗ trợ cuộc đối thoại giữa đại diện của Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Trung Quốc để giải quyết sự khác biệt giữa 2 bên về vấn đề Tây Tạng.

Trong cuộc gặp Đạt Lai Lạt Ma tháng 2/2010, tổng thống Obama không cho phép sự có mặt của các phỏng viên. Ngoài ra, Đạt Ma cũng được ông Obama tiếp trong phòng Bản Đồ chứ không phải phòng Bầu Dục vốn được sử dụng khi Tổng thống Mỹ tiếp các nguyên thủ quốc gia.

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng bắt đầu cuộc sống lưu vong từ năm 1959. Ông tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Tây Tạng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn coi Đạt Ma như một phần tử ly khai và luôn lên tiếng phản đối các cuộc gặp các nhà lãnh đạo thế giới của ông này.

Trung Quốc phản đối cuộc gặp của Chính phủ Mỹ

Sau khi chính phủ Mỹ công bố cuộc gặp giữa Đạt Ma và Tổng thống Obama, Chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ hủy bỏ cuộc gặp nêu trên và cảnh báo, cuộc gặp trên sẽ làm tổn hại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hồng Lỗi tuyên bố:"Vấn đề Tây Tạng liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ cuộc gặp nào giữa quan chức nước ngoài với Đạt Lai Lạt Ma dưới bất kỳ hình thức nào".

Người phát ngôn bộ Ngoại Giao trung Quốc kêu gọi chính phủ Mỹ ngay lập tức thu hồi quyết định trong việc sắp xếp cuộc họp trên nhằm tránh can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc cũng như những tổn hại trong quan hệ Mỹ và trung Quốc. Ông Hồng Lỗi còn kêu gọi Mỹ công nhận "Tây Tạng là một phần của Trung Quốc" và phản đối một "Tây Tạng độc lập".

Quan hệ Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau cuộc gặp giữa ông Obama và Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 2/2010. Chuyến thăm của Đạt Ma tới Washington diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc có hàng loạt các hoạt động quan trọng cho mối quan hệ giữa 2 cường quốc.

Sau chuyến thăm của Đô đốc Mike Mullen tới Trung Quốc, phó tổng thống Joe Biden cũng lên kế hoạch thăm Trung Quốc tháng 8/2011.

Dự kiến, ông Biden có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Clinton cũng có cuộc hội đàm với Trung Quốc ngày 25/7.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức trong cuộc gặp với Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Mike Mullen cũng đã lên tiếng chỉ trích Đạt Lai Lạt Ma: "Có những người ở Mỹ cố ý gây ra những rắc rối làm phức tạp thêm sự phát triển của quan hệ giữa hai quốc gia".

[BDV news]


>> Biển Đông sẽ 'nóng' tại Hội nghị Tư lệnh Hải quân



"Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN là một trong ba hội nghị quân binh chủng quan trọng trong khuôn khổ hợp tác quân sự ASEAN được triển khai", Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, cho biết tại cuộc họp báo giới thiệu về ANCM-5 chiều 18/7, tại Hà Nội.


Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 (ANCM-5) do Tư lệnh Hải quân Việt Nam chủ trì, sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/7, với sự tham dự của 9 nước thành viên ASEAN và tùy viên quốc phòng Lào tại Việt Nam. Ngoài thành viên các nước ASEAN, hội nghị không mời mở rộng thêm.

Trong cuộc họp báo chiều nay, Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam cho biết, các bên tham dự sẽ chia sẻ quan điểm và trao đổi, thống nhất những biện pháp hợp tác đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới.

"Việt Nam là nước chủ nhà, trong báo cáo trước hội nghị sẽ nêu các vấn đề liên quan tới các vụ cắt cáp của các tàu Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền về đường lưỡi bò của nước này", ông Minh nói.



Họp báo giới thiệu về ANCM-5 chiều 18/7, tại Hà Nội. Ảnh: QDND


Với chủ đề “Hợp tác hải quân ASEAN vì hòa bình và an ninh biển”, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện hợp tác quốc phòng này và cũng là sự tiếp nối của Việt Nam về tổ chức các hội nghị quân sự của ASEAN như: Hội nghị Tư lệnh Không quân các nước ASEAN (AACC) năm 2010; Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN (ACAMM) năm 2006 và Hội nghị những người đứng đầu Quân y các nước ASEAN (ACMMC) năm 2011.

ANCM-5 sẽ tập trung vào hai nội dung quan trọng: Thứ nhất, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN sẽ trao đổi và chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực hiện nay và vai trò cũng như biện pháp hợp tác của Hải quân trong đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới. Thứ hai, thảo luận hai tài liệu sáng kiến của Việt Nam: “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” và “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”.

Sáng kiến “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” bao gồm trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, những kiến thức chuyên môn thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên ngành; trao đổi đoàn tàu; thiết lập kênh chia sẻ thông tin; tập huấn đào tạo và xây dựng năng lực, khả năng chung; xây dựng cơ chế hợp tác trong chuyên môn và diễn tập hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Trong khi đó, về sáng kiến “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”, lực lượng hải quân mỗi nước sẽ tự giới thiệu về hải quân nước mình; chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn thông qua các hội thảo về chống hải tặc, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; tiến hành các hoạt động chung như tập huấn; tham quan thực tiễn qua các hoạt động trên tàu và tham quan văn hóa, chào xã giao tư lệnh hải quân nước đăng cai.

Kể từ năm 2001 đến nay, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN đã có 4 cuộc gặp gỡ nhưng chủ yếu dừng ở mức giao lưu. Còn hội nghị lần này được nâng lên thành Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN để thể hiện quy mô, tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của hải quân các nước ASEAN trong việc đảm bảo hoà bình, ổn định, môi trường an ninh ở khu vực, nhất là khu vực biển. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tăng cường quan hệ giữa hải quân các nước ASEAN.

[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

>> Báo Nga: 'Ấn Độ, Mỹ sau lưng Việt Nam'



Ấn Độ và Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam trước nỗi lo về sự trỗi dậy mạnh bạo của Trung Quốc.


Tờ Sự thật (Pravda) của Nga vừa đăng bài bình luận về việc Ấn Độ và Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vấn đề biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục của Ấn Độ sẽ tới biển Đông. Đây là một nhóm khu trục hạm có hệ thống điều khiển phòng thủ tên lửa.

Theo những báo cáo từ New Delhi cuối tháng 6/2011, Hải quân Ấn Độ có dự định đóng quân lâu dài ở biển Đông. Phía Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này.

Theo thông báo chính thức của chính phủ Ấn Độ, sự hiện diện lâu dài ở biển Đông giúp Ấn Độ nâng cao vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, nơi có đường vận chuyển hàng hải chiến lược từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua.

Cụ thể, phía Việt Nam sẽ cung cấp bến đỗ cho tàu chiến Ấn Độ cũng như căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ấn Độ cũng sẽ cung cấp viện trợ giúp Việt Nam phát triển lực lượng hải quân thông qua đóng tàu mới và huấn luyện thủy thủ Việt Nam.

Bằng động thái trên, Ấn Độ, một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực đã cho thấy kế hoạch ngăn cản sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.



Tàu khu trục Ins-Mumbai của Ấn Độ từng cập Cảng Đình Vũ, Hải Phòng năm 2009 trong chuyến thăm Việt Nam.


Trước đó, Trung Quốc không che giấu dã tâm thiết lập tầm kiểm soát trên toàn biển Đông cũng như những quần đảo nằm trong khu vực. Lý do dã tâm này ngoài đường vận chuyển hàng hải chiến lược còn có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú ở biển Đông.

Hiện tại, Trung Quốc đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (chiếm từ Việt Nam năm 1974) và một số đảo chìm ở Trường Sa một các bất hợp pháp.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích với cả Việt Nam và Philippines. Mức độ căng thẳng tăng cao đến mức Manila phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Washington cũng như gia nhập và phát triển mặt trận đoàn kết chống mối đe dọa từ Trung Quốc với các nước trong khu vực.

Nguyên nhân của việc Trung Quốc đẩy cao các căng thẳng là do áp lực từ việc giá xăng tăng cao cũng như cuộc thương lượng về giá gas giữa Trung Quốc và Nga không có nhiều tiến triển.

Mặc dù, hải quân Trung Quốc vượt trội so với Hải quân Việt Nam và Philippines nhưng căng thẳng tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảnh giác với Trung Quốc. Indonesia cũng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để nhảy vào những quốc gia gần đó như Malaysia và Indonesia.

Với Ấn Độ, một lý do khác để nước này lo ngại sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc là Pakistan cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ hải quân ở bờ biển nước này.Trong trường hợp, sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông được tăng cường, Ấn Độ sẽ có nguy cơ "lưỡng đầu thọ địch".

Ca sĩ phía sau hậu trường

Tuy nhiên, thế giới cũng không nên quên về "ca sĩ phía sau hậu trường" khi nói về vấn đề biển Đông và Trung Quốc. Nước Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với Ấn Độ.

Từ sau tháng 12/2007, nhiều quan chức Mỹ có ảnh hưởng, bao gồm cả giám đốc CIA đã thường xuyên đến thăm Việt Nam. Đối diện với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, 2 bên đều thể hiện ý muốn quên đi bất bình trong quá khứ. Điều này càng làm rõ hơn khả năng hiện diện quân sự của Mỹ và Ấn Độ trong khu vực trong tương lai gần.

Cả Ấn Độ và Mỹ đều sẽ không giới hạn bản thân trong những cuộc gặp xã giao mà sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo lực lượng hải quân Việt Nam. Điều này sẽ gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc như kêu gọi Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

Tuy nhiên, những lời kêu gọi này khó mà dọa nạt được người Mỹ. Nếu không tăng cường các hoạt động trong khu vực, người Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích cũng như những điểm chiến lược quan trọng về mặt địa lý về tay Trung Quốc.

[BDV news]


>> Chuyên gia Indonesia: 'Trung Quốc sẽ là quái vật'



Một chuyên gia an ninh Indonesia cảnh báo Trung Quốc có kế hoạch trở thành sức mạnh bá quyền năm 2050.



Giáo sư Widjajanto phát biểu.


Giáo sư Andi Widjajanto, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, ĐH Indonesia có trụ sở tại Depok cho hay Trung Quốc sẽ trở thành một con quái vật tàn nhẫn và sẽ gây ra các xung đột trong nội bộ các nước Asean.

"Trung Quốc sẽ thống trị trong khu vực và thế giới. Những cố gắng kháng cự bằng quân sự của các nước Đông Nam Á sẽ bị bẻ gãy bằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc", ông Widjajanto trả lời các phóng viên tham dự một khóa tập huấn do Đức tài trợ ở ĐH Indonesia.

Giáo sư Widjajanto đưa ra phỏng đoán Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia quyền lực nhất thế giới năm 2050. Theo đó, "Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa. Đất nước này sẽ trở thành một con quái vật chứ không chỉ là một gã khổng lồ", ông Widjajanto nói.

Theo ông Widjajanto, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kiểm soát khu vực sau khi nước này khiển khai hạm đội tàu chiến vào tháng 5/2008 ở biển Đông.

"Tất cả những sự kiện gần đây trong khu vực Đông Nam Á đều nằm trong kịch bản "chiến tranh giả" của Trung Quốc. Nếu chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách khôn khéo, chúng ta có thể sẽ phải bước vào một giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng khu vực", ông Widjajanto nói.

Ông Widjajanto cho biết cuộc "chiến tranh giả" của Trung Quốc sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Nam Á và cuộc chạy đua này sẽ không ngừng lại trước năm 2050. Giáo sư của ĐH Indonesia cũng dẫn bằng chứng Indonesia là một trong những nước Asean phải tăng ngân sách quốc phòng dưới sức ép từ bên ngoài.

Ông Widjajanto cho biết, Indonesia đang lên kế hoạch mua 10 tàu ngầm và 4 tàu khu trục cũng như lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội từ năm 2014 đến năm 2024. Ông này cũng bình luận về việc 3 nước Singapore, Malaysia và Việt Nam đang xây dựng lực lượng quân đội với sự đầu tư chủ yếu vào hải quân.




Tổng thư ký Asean, ông Surin Pitsuwan cho biết, Asean không tham dự vào tranh chấp giữa Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc những sẽ cung cấp diễn đàn để các bên thảo luận một cách công khai và thẳng thắn. Diễn đàn khu vực Asean sẽ được tổ chức ở Bali cuối tháng 7/2011.

[BDV news]


>> Đặc nhiệm Israel giải cứu con tin năm 1976 (kỳ 2)



Khi cho phép khủng bố giam con tin trên đất nước mình, Tổng thống Uganda hẳn không quân đội Israel lại có thể thực hiện được chiến dịch táo bạo và kinh điển đến như vậy.



Mô phỏng trận tập kích vào Entebbe


Lúc 15h10 ngày 3/7/1976, trước thời gian nội các Israel biểu quyết khoảng 20 phút lực lượng tập kích đã xuất phát trên đường bay sang Uganda. Họ nhận được mệnh lệnh là nếu các thành viên nội các không nhất trí với kế hoạch sử dụng vũ lực thì tất cả sẽ quay về.

Cuộc họp nội các kết thúc với mệnh lệnh "xuất kích" đã được ban ra, lúc này thì những chiếc C-130 đã vượt qua phía Nam bán đảo Sinai.

Cả 4 chiếc C-130 đều mang biểu tượng của máy bay dân dụng, bay theo đường bay dành cho máy bay dân dụng. Ra khỏi không phận Israel bay sang vùng trời biển Đỏ, biên đội hạ thấp độ cao, để tránh bị các tàu trinh sát Arab phát hiện, biên đội khi thì bay sát mặt biển, khi thì bay thẳng vào các dòng khí lưu.

Chiếc Boeing-707 số 1, trên đó có Tư lệnh không quân Pered, đã được tiếp dầu và cất cánh từ Nairobi (Kenya) và đã có mặt trên vùng trời hồ Victoria phía Nam của Entebbe. Chiếc máy bay này sử dụng radar bám sát di chuyển của lực lượng tập kích, duy trì liên lạc với Bộ Tổng tham mưu tại Tel Aviv.

Sau 7 giờ bay liên tục, lực lượng tập kích theo đúng kế hoạch lúc 22h40 đã đến vùng trời trên hồ Victoria, trước mặt họ là sân bay Entebbe. Chỉ một lát sau, 4 chiếc máy bay chia làm 2 nhóm bắt đầu hạ cánh, chiếc số 1 và số 2 hạ cánh xuống đường băng cũ, chiếc số 3 và 4 hạ cánh xuống đường băng mới.

Máy bay cố gắng giảm bớt tiếng ồn của động cơ và bắt đầu lướt trên đường băng. Sau chiếc máy bay số 1, chiếc số 2 cũng tiếp đất sau đó nó dừng lại ở vị tri sẵn sàng cất cánh. Chiếc số 1 dừng lại trước bãi đỗ đối diện phòng chờ cũ của sân bay. Sân bay vẫn lặng như tờ, lính gác vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra.

Cầu thang đuôi máy bay được hạ xuống, một chiếc Mercedes màu đen lăn bánh ra khỏi máy bay. Chiếc Mercedes này được sử dụng để làm binh lính Uganda tưởng đây là chiếc xe của Tổng thống Uganda cùng đoàn tùy tùng. Nhưng họ đã lầm, tổng thống Amin đã đổi chiếc Mercedes màu trắng mới thay cho chiếc màu đen, còn những binh sĩ Uganda thì tinh ý hơn, lính cảnh vệ Uganda ra hiệu cho chiếc xe dừng lại, sự mẫn cán này đã hại họ, một loạt đạn giảm thanh đã giết chết tại chỗ 1 lính Uganda, người lính còn lại kịp phát hiện ra sự việc thì loạt đạn súng trường của Israel đã hạ gục anh ta. Những loạt đạn này cũng đã báo động cả sân bay, trận chiến bắt đầu.




Chiếc Mercedes màu đen tham gia trận đánh


Đặc nhiệm Israel phát lệnh tấn công, đài chỉ huy sân bay cũng phát hiện những kẻ lạ mặt, liền tắt điện sân bay, cả sân bay chìm trong bóng tối.

Chiếc C-130 cuối cùng thực hiện đúng yêu cầu khi tập luyện, trong bóng tối đã hạ cánh xuống đường băng mới. Tên khủng bố người Đức đứng canh ngoài phòng chờ cũ của sân bay, chưa kịp định thần thì lính đặc nhiệm đã ập vào, hắn định nâng súng lên thì nhận một loạt đạn gục xuống.

Lính đặc nhiệm vừa hét to bằng tiếng Hebrew và tiếng Anh : "Nằm xuống! Nằm xuống! Chúng tôi là Quân đội Israel" vừa xông vào tòa nhà sân bay. Trong phòng lớn 2 tên khủng bố bắn trả điên cuồng nhưng rồi cũng bị hạ gục bởi cơn mưa đạn của lính Israel.

Đáng tiếc, 1 phụ nữ 56 tuổi người Israel và 1 thanh niên 19 tuổi thiệt mạng vì đạn lạc. Trận đọ súng trong phòng lớn sân bay diễn ra vỏn vẹn 1 phút 54 giây. Trung tá Nentayahu và binh sĩ leo lên tầng 2 tiêu diệt thêm 2 tên khủng bố nữa, ngoài ra 1 tên trốn ở phía Bắc phòng lớn cũng bị phát hiện và bắn hạ. Như vậy số tên khủng bố bị tiêu diệt là 7 tên trong 10 tên dự đoán. Có nguồn tin nói rằng 3 tên còn lại đã trốn thoát hoặc bị bắt về Israel.

Lúc này, binh sĩ Uganda bảo vệ sân bay cũng bắt đầu phản kích, lính Israel sử dụng tên lửa chống tăng và súng máy hạng nặng bắn trả, đội đặc nhiệm trang bị xe thiết giáp và xe gắn súng cối, chặn tại cửa sân bay đánh chặn lực lượng Uganda từ Kampala kéo tới, trung tá Nentayahu bị trúng đạn hy sinh.

Một đơn vị đặc nhiệm khác, trong lúc đó đã đặt thuốc nổ phá hủy đài radar và các máy bay chiến đấu Mig-21 đề phòng Không quân Uganda truy kích.

Sau khi trận chiến bắt đầu được 53 phút, chiếc máy bay số 2 chở con tin bắt đầu cất cánh, sau đó là các chiếc số 3, số 4. Chiếc máy bay số 1 cất cánh sau cùng. Tất cả diễn biến được thực hiện gần như đúng kế hoạch, con tin được giải thoát trong vòng 53 phút, sớm hơn 2 phút so với dự định.

Cả 4 chiếc C-130 đều còn nguyên vẹn trở về, trong số 10 con tin có 3 người chết, 1 người mất tích, lực lượng giải cứu chỉ có 1 người hy sinh, chính là trung tá Jonathan Nentayahu.

Chiếc dịch giải cứu con tin tại sân bay Entebbe đã kết thúc thành công, lính đặc nhiệm Israel, theo như lời khen ngợi của chính Tổng thống Uganda, quả thật là những chiến binh ưu tú trong một cuộc tấn công hoàn hảo.

Chính phủ Israel để tưởng nhớ chiến công của trung tá Nentayahu, đã đặt tên cho chiến dịch này là "Chiến dịch Jonathan".







Những người Israel được giải thoát trở về


[BDV news]


>> Tên lửa hành trình siêu âm chiến lược 'Koala'



Giai đoạn đầu của những năm 1970, Liên Xô đã có ý tưởng phát triển một loại tên lửa hành hành trình đặc biệt có khả năng tốc độ vượt âm và tích hợp đầu đạn hạt nhân.


KH-90 là một loại tên lửa hành trình phóng từ trên không của Nga, được thiết kế bởi hãng tên lửa Raduga, có tầm bắn lên đến 3.000 km và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Nó được dành cho các máy bay ném bom.

"Tên lửa chưa từng có"

Điển hình cho ý tưởng đó là tên lửa hành trình KH-90, có lịch sử phát triển bắt đầu từ năm 1971. Khi đó, các nghiên cứu tên lửa của Liên Xô đã đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng ý tưởng chế tạo tên lửa hành trình siêu âm chiến lược, có khả năng hoạt động ở độ cao thấp khác nhau của từng địa hình và tích hợp đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, ngay lúc đó, đề xuất này đã không nhận được phản hồi từ phía lãnh đạo chính quyền. Mãi tới năm 1975, khi Mỹ có ý tưởng tương tự, các nhà khoa học Liên Xô mới nhận được lệnh nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa hành trình chiến lược mới.


Tên lửa hành trình siêu âm chiến lược KH-90 Koala.


Chính quyền Liên Xô đặt ra yêu cầu cho các nhà nghiên cứu phải hoàn thành dự án vào giữa năm 1982. Đến ngày 31/12/1983, nguyên mẫu tên lửa hành trình mới đầu tiên đã được thông qua có tên KH-90 Koala.

Qua quá trình thử nghiệm, tên lửa hành trình KH-90 mới đã đáp ứng về yêu cầu tốc độ của một tên lửa siêu âm chiến lược, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển tên lửa hành trình cấp chiến lược.

Trong một loạt các cuộc thử nghiệm vào cuối những năm 1970, tên lửa KH-90 đạt được tốc độ siêu âm từ Mach 2,5 tới Mach 3. Khi đó các nhà nghiên cứu cho rằng, một tên lửa tầm chiến lược cần phải có tốc độ siêu âm lớn hơn, nên họ bắt tay vào việc nâng cấp tên lửa KH-90. Sang đầu những năm 1980, tên lửa hành trình KH-90 được cải tiến, nâng tốc độ siêu âm lên tới Mach 4.



Máy bay được trang bị tên lửa hành trình KH-90 Koala là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160M.


Tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS-1997, trong gian trưng bày các loại tên lửa của Nga, khách thăm quan đã được chiêm ngưỡng một biến thể tên lửa siêu âm chiến lược mới KH-90 của Nga. Tên lửa được tích hợp hai đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 100 km ở giai đoạn phân tách từ độ cao 7-20km trên máy bay ném bom Tu-160M . Sau khi tách từ máy bay ở độ cao thích hợp, tên lửa lập tức mở cánh và bay theo quỹ đạo được lập trình sẵn, cánh của tên lửa có chiều dài khoảng 7m.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về tên lửa của Nga, vào thời điểm đó các tên lửa thông thường có chiều dài khoảng 8-9 m, nhưng Tên lửa hành trình KH-90 có chiều dài lên tới 12 m, và vào thời điểm đó, không một quốc gia nào trên thế giới có một tên lửa hành trình siêu âm tiên tiến như của Nga.

Đại diện của Bộ quốc phòng Nga, Đại tá Yuri Baluyevsky cho biết, tên lửa KH-90 có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực với các trang bị các đầu đạn hạt nhân, tên lửa này có khả năng thay đổi đường bay tuỳ thuộc vào địa hình hoặc lãnh thổ của đối phương.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Tu-160 được chia cho các nước cộng hòa thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. Hiện nay, Nga chỉ có 14 chiếc máy bay ném bom tầm xa Tu-160.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, các hiệp ước cấm triển khai vũ khí hạt nhân đã hạn chế việc triển khai các tên lửa hạt nhân tầm xa, Nga đã thực hiện các nỗ lực để phát triển các biến thể của KH-90 với các đầu đạn thông thường.

Tên lửa được trang bị một động cơ turbofan R95-300, với các cánh bật ra khi bay ở vận tốc hành trình. Nó có thể được phóng từ trên độ cao lớn và thấp, và bay ở tốc độ siêu âm ở độ cao thấp.

Sau khi phóng, tên lửa triển khai động cơ, đuôi và cánh gấp. Tên lửa được điều khiển qua một hệ thống dẫn đường kết hợp với hệ thống dẫn đường tham chiếu địa hình sử dụng radar và hình ảnh lưu trữ trong bộ nhớ để tìm đến mục tiêu, với sai số khoảng 15 m.

NATO gọi KH-90 là AS-19 Koala, là loại tên lửa hành trình siêu âm chiến lược mang 2 đầu đạn hạt nhân, có tốc độ siêu âm Mach 4-5.
Đây được cho là tên lửa hành trình siêu âm hiện đại nhất trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển tên lửa hành trình chiến lược của Quân đội Nga.

[BDV news]


Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

>> Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P1)



"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển.


"Chiến lược quân sự ngoại biên tổng thể" (da zhoubian guojia junshi zhanlue) là một thuật ngữ mới được các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường xuyên sử dụng. Lần đầu tiên, thuật ngữ này xuất hiện trong một bài viết đăng trên tờ báo xuất bản hàng ngày bằng tiếng Trung Quốc, Đại Công báo (Ta Kung Pao) vào ngày 24/9/2009. Nó thể hiện thái độ hồ nghi về năng lực thực sự của Quân Giải phóng Nhân dân trong việc bảo vệ các biên giới xa xôi.

Những quan điểm này sau đó còn được thể hiện lại trên một tờ báo hàng ngày xuất bản bằng tiếng Trung khác có trụ sở đặt ở Hồng Công, Jing Bao vào ngày 29/1/2010.

Bởi nội dung này liên quan đến yếu tố địa chính trị của nhiều quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, nên nó đòi hỏi phải có một sự nhận thức đúng đắn trong lĩnh vực học thuật.

Ba tháng sau, khái niệm này tiếp tục được đề cập đến trong một bài thuyết trình của Chen Xiangyang, một nhà nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR). Ông lý giải động cơ và tính cấp thiết của việc xây dựng một chiến lược cho Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị đang có những thay đổi chóng mặt ở khu vực Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, và Đông Bắc Á. Sau này, ông tìm thấy độc giả trong hàng ngũ những sĩ quan cấp cao cả đang phục vụ và đã nghỉ hưu của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), trong đó bao gồm cả những đại biểu đến dự cuộc họp thường niên vừa mới bế mạc của Ủy ban quốc gia về Tư vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Đáng chú ý trong số các đại biểu này có Phó Đô đốc Yin Zhou và Thiếu tướng Luo Yuan.



Ảnh China Daily


Một vài nhà quan sát Trung Quốc, trong đó có cả Christina Lin nhìn nhận động thái của Trung Quốc trong việc mở rộng các tuyến đường sắt cao tốc, và trang bị cho trên 1.000 nhà ga xe lửa với các phương tiện vận tải quân sự như là một bước đi theo định hướng này.

Các nhà phân tích dường như coi sự dính líu của Tổng cục Hậu cần (GLD) của PLA đến việc thiết kế, lên kế hoạch và thực hiện các dự án đường sắt chạy qua các khu vực chiến lược là một minh chứng cụ thể.

Quyết định sử dụng chuyến tàu tốc hành Thượng Hải - Nam Kinh của PLA để vận chuyển binh lính trở lại đơn vị vào tháng 11/2010 được đánh giá như là một bước thử nghiệm của ý định triển khai nhanh trong vài giờ.

"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển. Bất chấp những tuyến đường sắt cao tốc đã được xây dựng ở Tây Tạng và dự kiến sẽ được kết nối với Nepal, trong vấn đề này, các kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt trong tương lai đến các quốc gia khác nằm trong phạm vi ngoại biên của Trung Quốc sẽ chỉ thu được những kết quả nghèo nàn bởi một số lý do. Bởi vậy, người ta kêu gọi một sự cải cách trong lĩnh vực học thuyết. Trong một thế giới đa cực tương lai, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự đầu tư mạnh mẽ. Bởi Trung Quốc hiện nay đang đứng bên phải của cán cân quyền lực quốc tế đang biến đổi, những thay đổi trong giải pháp quân sự đơn phương không thể bị loại trừ hoàn toàn.

Bài viết này đi sâu vào tìm hiểu động cơ mà Trung Quốc xây dựng "Chiến lược ngoại biên tổng thể", cũng như tất cả những hàm ý chiến lược của chiến lược này. Được thừa kế một văn hóa chiến lược đặc trưng, xây dựng dựa trên nền tảng khái niệm của Shi, được coi là một biện pháp để làm dịch chuyển cán cân quyền lực chiến lược, các học giả Trung Quốc hiếm khi có những phát ngôn thiếu chính xác. Do vậy, việc các phương tiện truyền thông đề cập đến vấn đề này theo cách thức đó là kiểu "đánh lừa chiến lược" (Zhanlue Zhali) của Trung Quốc đối với thế giới nói chung. Phương pháp này rất giống với quan điểm chiến lược "đánh lừa đối phương" (bing yi zha li) của Tôn Tử.

Văn hóa chiến lược này của Trung Quốc cũng là một trong những nội dung được thể hiện qua các câu chuyện dân gian kể về Gia Cát Lượng (Zhuge Liang). Sự im lặng, bao gồm cả việc thiếu vắng một khái niệm trong cuốn Sách Trắng vừa mới được công bố, "Quốc phòng Trung Quốc năm 2010", là điều không thể chấp nhận được.

Cứ lần nào mà Trung Quốc đạt được thành tựu về kinh tế và quân sự, nước này lại sửa đổi học thuyết. Sự tâng bốc mà các phương tiện truyền thông giành cho khái niệm này vì vậy có thể được nhìn nhận như là một kết quả tất yếu nhưng đầy toan tính của quá trình trỗi dậy của Trung Quốc cả với tư cách của một cường quốc kinh tế và quân sự.

Nói tóm lại, bài viết này tập trung vào: Cơ sở học thuyết và động cơ của chiến lược này; những nhược điểm trong quá trình chuyển hướng chiến lược; và những biện pháp đối phó với ý đồ chiến lược này của Trung Quốc. Những giả thiết của nghiên cứu này gồm: sự chuyển hướng chiến lược của Trung Quốc từ phòng thủ sang tấn công là một sản phẩm của quá trình phát triển về kinh tế và quân sự; giới lãnh đạo đất nước Trung Quốc đều nhận thức được những sai lầm nên phần lớn các bài viết trên các phương tiện truyền thông hiện nay đều thiếu cơ sở để đi đến các kết luận cuối cùng; và các nước ở khu vực ngoại biên không có đủ điều kiện để tham gia chiến lược.

Cơ sở học thuyết và động cơ của chiến lược

Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau của Trung Quốc trong đó gồm cả Hồ Cẩm Đào được cho là tiếp tục phát triển văn hóa chiến lược sẵn sàng cho chiến tranh (parabellum). Trong văn hóa chiến lược này, khái niệm tuyệt đối linh hoạt (Quan Bian) là một yếu tố quyết định quan trọng. Nó được khắc họa tinh tế trong các nguyên tắc căn bản trong khái niệm của Shi (lợi thế chiến lược).

Khái niệm này mang lại cho giới lãnh đạo Trung Quốc một cách thức linh hoạt trong việc hoạch định chiến lược liên quan đến các yếu tố thời gian, địa điểm, sử dụng lực lượng và kế sách để khuếch trương các nguồn lực còn hạn chế và ngăn chặn đối phương chiếm mất lợi thế thông qua tấn công quân sự hoặc xóa bỏ hệ tư tưởng.

Khái niệm này được phát triển dựa trên quan điểm của Tôn Tử "chiến tranh là một chức năng quan trọng của nhà nước".

Theo như một nghiên cứu của Michael D. Swaine và Ashley J. Tellis đã chỉ ra, Trung Quốc cố gắng sử dụng các biện pháp răn đe và/hoặc hòa bình để hoặc tăng cường bảo vệ nước này trước nguy cơ ngoại xâm hoặc thôn tính các nước ở ngoại biên trong kỷ nguyên của quyền lực và hiện đại dựa trên sự tính toán toàn bộ các lợi thế so sánh của nước này. Sự phát triển và suy tàn của quyền lực và ảnh hưởng đối với các nước ở sát biên giới và khu vực ngoại biên đã luôn là một nhân tố dẫn đến sự thăng trầm của sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc (CNP).

Trong lịch sử, nước này đã từng sử dụng vũ lực quân sự trong khi đang đứng ở một vị thế mạnh để giải quyết những bất đồng trong quan hệ, để xâm chiếm các khu vực lãnh thổ và để ngăn chặn hoặc đánh bại các cuộc tấn công từ khu vực ngoại biên.

Văn hoá chiến lược tạo ra các khuynh hướng hay xu hướng. Vì vậy, rõ ràng nó có vai trò trong việc hình thành thái độ và hành vi. Đây là lý do giải thích tại sao đất nước Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng hay Đảng Cộng sản đều không có sự khác biệt trong vấn đề này. Cho dù chỉ đạt được những thành công hạn chế trong giai đoạn 1911-1935, Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Tây Tạng, Tân Cương và Mông Cổ để xây dựng các vùng đệm vững chắc chống lại các cường quốc Anh và Nga ở khu vực ngoại biên.

Đi ngược lại với tất cả các yếu tố xã hội, văn hoá, ngôn ngữ và lịch sử hiện thời, những người theo chủ nghĩa dân tộc lấy cớ có quyền thống trị và/hoặc quyền cai quản nhất định của hoàng đế cuối cùng triều Thanh để bào chữa cho hành động phiêu lưu của mình.

Trong những năm 1950, 1960, và 1970, dưới thời kỳ chủ nghĩa cộng sản, Trung Quốc lại một lần nữa tiến hành các chiến dịch tương tự ở khu vực ngoại biên với một loạt những mục tiêu quân sự và chính trị, từ chính thức thành lập một khu vực ngoại biên mà đã tồn tại trong suốt triều đại nhà Thanh và giai đoạn đầu nền Cộng hoà đến xâm lược chủ quyền nước khác như Ấn Độ và Việt Nam.

Dẫu vậy, người ta có thể thấy những khác biệt trong trường hợp của chính sách, một chức năng của một loạt những yếu tố bao gồm cả công nghệ. Những theo đuổi liên tục của Trung Quốc trong việc cải cách chiến lược quân sự trong sáu thập kỷ qua đã chứng minh cho giả thiết này.

Trong khi là một bộ phận không thể thiếu được của tư duy chiến lược của Trung Quốc, vỏ bọc học thuyết của "chiến lược ngoại biên" của Trung Quốc đang dần cho thấy tính không rõ ràng của nó. Đây lại là một bước đi có tính toán của giới lãnh đạo Trung Quốc, gắn liền quá khứ chiến lược của họ, được thể hiện qua hai phép ẩn dụ, Vạn lý Trường Thành và Thành trống (kong yanwuting), những biểu tượng của sự kết hợp giữa những cái yếu và cái mạnh.

Có một sự thay đổi rõ ràng về nghĩa của những khái niệm chính trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc ở cả bốn cấp độ dự báo chiến lược - tư tưởng quân sự (junshi sixiang), chiến lược quân sự (junshi zhanlue), chiến dịch quân sự (junshi Zhanyi) và chiến thuật quân sự (junshi zhanshu).

Trong suốt một thời gian dài cho đến tận các nghị quyết năm 1985 của Quân uỷ Trung ương (CMC) mà đã thể hiện sự ủng hộ với quan điểm của Đặng Tiểu Bình lấy "chiến tranh cục bộ" (jubu zhanzheng) để đối phó với chiến tranh tổng lực (quanbu zhanzheng), các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã không dự báo vượt ra khỏi khuôn khổ của những quy tắc của Chiến tranh nhân dân (renmin zhangzheng) và Phòng ngự tích cực (jiji fangyu). Có lẽ cũng không còn giải pháp thay thế nào khác.

Nền kinh tế yếu kém của Trung Quốc chắc hẳn không đủ khả năng trang bị thích hợp cho 2,8 triệu quân của Quân giải phóng nhân dân (PLA). Chiến lược chiến tranh nhân dân kêu gọi sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân và một chiến lược ba giai đoạn được tiến hành kết hợp với lấy chiến tranh du kích (youji zhanzheng) làm phương thức đấu tranh chính.

Mao Trạch Đông định nghĩa Phòng ngự tích cực trái với Phòng ngự bị động. Trong tác chiến, Phòng ngự tích cực nghĩa là giành thế chủ động tấn công trước. Căn cứ vào cách phân tích "mạnh-yếu" của Tôn Tử, chiến lược này cho phép Trung Quốc làm cái điều bất đắc dĩ phải làm.

Tất cả các chiến dịch quân sự của Trung Quốc trong quá khứ, kể cả Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, về mặt lý thuyết đã đặt nền móng cho sự ra đời của chiến lược ngoại biên này. Hiện tượng thay đổi, kéo theo sự minh bạch tương đối trong lời nói và hành động, là kết quả của một cuộc tranh luận khốc liệt khi đứng trước một loạt những phát triển, mặc dù chỉ diễn ra trong phạm vi của các mục tiêu quân sự quốc gia đã được định sẵn.

Khoa học Chiến lược Quân sự (zhanluexue), do Học viện Khoa học Quân sự (AMS) giới thiệu năm 1987, là một phương thức tiếp cận chiến lược "chiến tranh cục bộ" với mục đích tấn công, dựa trên Chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, kết hợp giữa chiến tranh chiến hào và chiến tranh chớp nhoáng với tác chiến phối hợp quân binh chủng để đối phó với cuộc xâm lược có thể xảy ra từ phía Liên Xô.

Ngược lại, phiên bản năm 1999 của Khoa học Quân sự đã đề cập đến một phương thức tiếp cận chiến lược bao trùm hơn dựa trên việc chuẩn bị tiến hành một loạt những "cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ hiện đại" (gaojishu tiaojian xia jubu zhanzheng) mà rất khác nhau về mục đích, cường độ và tính chất ác liệt. Hai công trình nghiên cứu khác trong năm đó, một của Đại tướng Zhang Wannian và một của Đại tướng Ma Baoan lần lượt có tiêu đề là Các vấn đề quân sự thế giới đương đại và Quốc phòng Trung Quốc (Dangdai Shijie Junshi Yu Zhongguo Guofang) và Hướng dẫn nghiên cứu lý thuyết chiến lược (Zhanlue Lilun Xuexi Zhinan), là những sự bổ sung khía cạnh công nghệ cho luận điểm này.

Những bài phê bình về Chiến tranh vùng Vịnh 1991 và Kosovo 1999 thay vào đó sẽ là những minh chứng sống động. Việc Mỹ tăng cường "chiến lược con trăn" và tranh giành những gì tốt đẹp nhất của hai thế giới thông qua việc sử dụng có chọn lựa "Học thuyết Monroe", chính sách "Mở cửa", và "Học thuyết Truman" được các giảng viên trích dẫn như là một ví dụ tiêu cực trong việc xác định mục tiêu cho chiến lược. Hướng dẫn nghiên cứu lý thuyết chiến lược (Zhanlue Lilun Xuexi Zhinan), do Đại học Quốc phòng Trung Quốc xuất bản năm 2002, thể hiện quan điểm nhất quán của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về bản chất và đặc điểm của khái niệm "chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ cao hiện đại".

[TuanVietnamnet news]


>> Pháp thiếu phương tiện cho cuộc chiến Libya



Pháp không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị do triển khai quân đội trên nhiều mặt trận trong điều kiện kinh tế khó khăn.


Pháp triển khai quân đội trên nhiều mật trận từ Afghanistan, Côte d’Ivoire đến Libya trong khi kinh tế trong nước đang hết sức khó khăn. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya đang bị sa lầy và tiêu tốn nhiều tiền của quốc gia.

Các báo Pháp hôm nay có nhiều bài viết phân tích vấn đề này, nhưng đáng chú ý nhất là bài chạy tít trên trang nhất của tờ Le Monde: "Pháp không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị".

Theo Le Monde, các tướng lĩnh quân đội Pháp cảnh báo đang gặp nhiều khó khăn. Tổng tham mưu trưởng hải quân Pháp, đô đốc Pierre-Francois Forissier, nhận định, quân đội đang hoạt động quá mức bình thường, và không còn đủ khả năng để vừa tác chiến vừa có thể phục hồi tiềm lực quân sự.

Khi không quân Pháp tham chiến tại Libya, công tác đào tạo phi công mới phải dừng lại. Nếu trận chiến kéo dài đến cuối năm 2011, thì phải đến năm 2012, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle mới về được để có thể thay thiết bị. Như vậy, trên tổng thể, hậu phương thiếu phương tiện cho công tác huấn luyện. Khả năng sẳn sàng tác chiến rất thấp, dưới 50% đối với máy bay. Tinh thần thì sa sút.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.



Tàu sân bay Charles de Gaulle.


Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.

Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.

Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Cũng giống như các cường quốc Châu Âu khác, Pháp đang đối mặt với thách thức to lớn, đó là sở hữu một quân đội « đúng giá ». Cụ thể là : chuyên nghiệp và thu gọn, hiện đại và hiệu quả, được dân ủng hộ và sẵn sàng tác chiến khi giới lãnh đạo chính trị cần đến. Thế nhưng, ngân sách quốc phòng của các nước Châu Âu không ngừng bị cắt bớt để phục vụ cho mục tiêu xã hội và kinh tế.

Liên quan đến vấn đề này, Le Monde phỏng vấn ông Bastien Irondelle, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI-Pháp). Ông này cũng nhấn mạnh khoảng cách giữa tham vọng chính trị và phương tiện hiện hữu của Pháp.

Ông nhắc lại, năm 1996, tổng thống Jacques Chirac đã tiến hành cải tổ quân đội với mục tiêu rất rõ ràng : chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều chương trình đã được đưa ra như trực thăng Tigre, xe tăng Leclerc, máy bay chiến đấu Rafale, hàng không mẫu hạm. Thế nhưng, sau đó khó khăn về ngân sách đã xuất hiện.

Theo sách trắng năm 2008, cần phải chọn mục tiêu khi tiến hành chiến dịch ở nước ngoài. Thế mà, tổng thống Sarkozy lại liên tiếp tham chiến ở Afghanistan, Côte d’Ivoire, rồi đến Libya. Ngân sách thì không đủ, người đóng thuế lo lắng về kết quả của các cuộc chiến, như cuộc chiến tại Libya chẳng hạn.

Để tóm tắt thực trạng thiếu thốn của quân đội Pháp, ta có thể mượn câu nói của chuyên gia này: "Nước Pháp muốn đấu quyền Anh vượt hạng cân".

[BDV news]


>> Nguy hiểm tiềm ẩn của robot lặn UUV



Công ty Columbia Group đã giới thiệu một tàu ngầm robot (UUV) đa dụng có khả năng thay đổi khái niệm chiến tranh tương lai trên đại dương.

Robot này có tên Proteus, dài 7,6 m, nặng gần 3 tấn và có thể di chuyển ngầm dưới nước với tốc độ đến 10 hải lý/h (18 km/h).

Phẩm chất chủ yếu “thợ săn ngầm” này là là tính tự hoạt và linh hoạt sử dụng. Với một lần nạp nhiên liệu, Proteus có thể chạy ngầm trong phạm vi 600 km, với tốc độ trung bình 5-9 km/h, hoạt động trong 92 giờ.

Nhờ có hình dáng thuôn nhọn, động cơ có độ ồn nhỏ và tốc độ chạy ngầm thấp, robot này hầu như tàng hình và có khả năng xâm nhập qua hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của đối phương.

Tính năng của Proteus cho phép nó đảm nhiệm nhiều chức năng: từ tuần tra vùng biển cho đến bí mật theo dõi các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đường đạn xuyên lục địa.



Robot có khoang chở hàng có thể chứa hàng hóa lên tới 180 kg gồm các loại cảm biến (sensor), thiết bị liên lạc, thuốc nổ, nhiên liệu bổ sung...


Proteus cũng có thể chở 7 lính đặc nhiệm trang bị đầy đủ, nhờ thế nó trở thành phương tiện lý tưởng để chuyên chở lực lượng đặc nhiệm đến các con tàu hoặc bờ biển đối phương.

Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà UUV này được gọi là "ác thú dưới nước". Bởi nó có thể tác chiến một thủy lôi cơ động nặng 800 kg MK67 hoặc các ngư lôi tự dẫn tối tân nhất МК54 cỡ 324 mm. Robot cũng có thể mang một thiết bị lặn không người lái Sea Fox dùng để phá nổ thủy lôi.

Giới quân sự Mỹ nhiều lần tỏ ý muốn đưa vào trang bị các robot có thể thực hiện các nhiệm vụ ngầm dưới nước để tiết kiệm sinh mạng binh sĩ, đồng thời, có thể thực hiện các nhiệm vụ xa hàng ngàn hải lý, trong hàng tháng trời.

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead cho rằng các tàu ngầm không người lái (UUV) có trang bị vũ khí là tất yếu. Tàu ngầm robot tương lai sẽ có thể mang được các vũ khí như ngư lôi và vô hiệu hóa thủy lôi. Hoặc bản thân chúng sẽ là một thứ vũ khí cảm tử lao vào mục tiêu. Proteus được thiết kế theo cách tiếp cận đầu.

Các robot như Proteus ban đầu có lẽ sẽ được sử dụng như một trong các vũ khí trang bị của các tàu ngầm. Tuy vậy, rõ ràng là tiềm năng to lớn của chúng sẽ là mối đe dọa lớn đối với các tàu nổi và tàu ngầm trị giá có khi lên tới 1 tỷ USD.

Với số tiền đó, đáy đại dương sẽ hết sức sôi động với các robot tự hoạt tàng hình, được trang bị các cảm biến, vũ khí và các hệ thống liên lạc hiện đại.

Các robot đó sẽ có thể đối phó hiệu quả với mọi loại tàu chiến, cũng như hiện thực hóa ước mơ lâu nay của giới quân sự là theo dõi sát các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa của đối phương.

[BDV news]


>> Ấn Độ đặt niềm tin vào biến thể mới của xe tăng Ajun



Tư lệnh Quân đội Ấn Độ dự định đặt hàng 248 xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun Mk.II, biến thể cải tiến của xe tăng Arjun.


Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thực hiện một thỏa thuận về nguyên tắc để mua các xe tăng trên. Dự kiến hợp đồng sẽ được ký kết với Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ vào cuối năm 2011. Các chi tiết khác của thỏa thuận này không được tiết lộ.

Một số thử nghiệm của xe tăng Arjun Mk.II đã diễn ra vào đầu mùa hè năm nay tại thao trường Pokhran (bang Rajasthan) với kết quả mỹ mãn. Trong thời gian tới Arjun Mk.II tiếp tục phải trải qua nhiều bài kiểm tra khác.

Theo dự kiến, xe tăng sẽ được giao cho Quân đội Ấn Độ vào năm 2014. Nhưng trước đó các xe tăng phải vượt qua các thử nghiệm với thời tiết lạnh giá mùa đông được dự kiến bắt đầu vào tháng 12/2011.

DRDO đã thông báo rằng công việc chế tạo Arjun Mk.II đã hoàn thành vào tháng 2/2011. Biến thể cải tiến của xe tăng Ấn Độ có sự khác biệt cơ bản là khả bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo.



Xe tăng Arjun trong xưởng chế tạo.


Arjun Mk.II trang bị giáp phản ứng nổ mới, hệ thống ngắm bắn và thiết bị liên lạc hiện đại. Những chiếc xe tăng này được sản xuất với 90% các phụ kiện do Ấn Độ sản xuất.

Theo kế hoạch, quân đội sẽ nhận tổng số 248 xe tăng, sau khi nhận 248 xe tăng cải tiết này thì tổng số các xe tăng loại Arjun lên đến 496.

Hiện nay, trong Quân đội Ấn Độ đang sử dụng cả các xe tăng có xuất sứ từ Nga và Liên Xô trước kia với một số lượng rất lớn: 1.925 tăng Т-72, 620 chiếc loại Т-90 và 550 chiếc Т-55. Tổng cộng tất cả các hợp đồng đã ký với Nga, số lượng xe tăng T-90 trong quân đội Ấn Độ đến năm 2020 sẽ là 1.657 chiếc.

Quân đội Ấn Độ có ý định thay thế tất cả 2.475 xe tăng loại T-55 và T-72 của Nga bằng các xe tăng Arjun Mk.II và FMBT. FMBT dự kiến ra mắt vào năm 2012 và cũng do DRDO phát triển.

[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Tại sao Nhật Bản chọn F/A-18 đối đầu với J-20?



Báo chí Nhật Bản nhận định: Biến thể mới nhất của tiêm kích F/A-18 là F/A-18 E/F Super Hornet sẽ "đè bẹp" tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc nếu xảy ra cuộc đụng độ giữa 2 nước.


Trang mạng Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết, Không quân Nhật Bản đã xem xét lựa chọn thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo cho chương trình FX.

Căn cứ vào tình hình hiện tại, biến thể mới nhất của Boeing là F/A- 18 E/F Super Hornet là một sự lựa chọn hợp lý.

Theo đó, biến thể mới nhất này hoàn toàn đủ khả năng để "khai tử" J-20 đang được phát triển của Trung Quốc nếu xảy ra một cuộc đụng độ tại bờ biển Nhật Bản.



F/A-18E/F Super Hornet sẽ khai tử tiêm kích J-20 của Trung Quốc?


Tại sao lại là F/A-18 mà không phải F35

Tiêm kích F/A- 18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet. Máy bay được trang bị radar quét mảng pha điện tử APG-79 radar AESA, cho phép máy chiến không đối không và đối đất cùng lúc.

Thực tế Không quân Nhật Bản quan tâm đến tiêm kích thế hệ 5 F-35 nhiều hơn, nhưng chương trình phát triển loại máy bay này chậm trễ làm tăng chi phí đầu tư. Vì vậy, mong muốn sở hữu F-35 vào năm 2017 của Nhật Bản gần như là không thể.

Hơn nữa, Nhật Bản không phải là đối tác chính trong chương trình phát triển, nên nếu muốn sở hữu F-35, Nhật Bản phải nhận sau Không quân Mỹ và các nước tham gia chương trình. Lockheed Martin có quá nhiều việc phải làm trước khi có thể quan tâm đến Nhật Bản. Ngay cả khi chính phủ Nhật Bản xác nhận kiên quyết mua F-35, thời gian để triển khai hoạt động của tiêm kích này chưa thể xác định được. Rất có thể, khi đó, đơn giá của F-35 sẽ cao gấp 2-3 lần so với F/A- 18 E/F Super Hornet.

Với tình hình hiện tại, không quân Nhật Bản cần máy bay chiến đấu mới để tăng cường năng lực tác chiến trước những diễn biến phức tạp của an ninh khu vực trong thời gian qua.

Các chuyên gia quân sự Nhật Bản nhận định, F-35 có lợi thế lớn về khả năng tàng hình, có thể tiến hành các cuộc đột kích vào sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản hiện này là bảo vệ và đảm bảo được ưu thế trên không trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Quan trọng hơn cả là Nhật Bản muốn tìm kiếm một sự đối trọng với J-20, tiêm kiêm tiềm tàng sức mạnh mới của Không quân Trung Quốc. Quan hệ giữa 2 nước đang có những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Shenkaku (hay Điếu Ngư theo tên gọi của Trung Quốc)

Bản thân F/A- 18 E/F Super Hornet là tiêm kích được thiết kế để tác chiến biển, hơn nữa nếu sử dụng F/A- 18 E/F Super Hornet, Nhật Bản có thể hội nhập chung với các chương trình tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ.

Sự quan tâm tăng cường năng lực tác chiến đường không của Nhật Bản tăng một cách đột biến sau sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc.

Một quan chức phụ trách chương trình phát triển của F/A- 18 E/F Super Hornet tự tin tuyên bố, “J-20 hoàn toàn không phải là đối thủ của F/A- 18 E/F Super Hornet”.

Trung Quốc "phản pháo"

Ngay sau khi bài bình luận của trang Sankei Shimbun được công bố, trang tin Xinjunshi của Trung Quốc lập tức phản pháo và cho rằng đây là một lập luận hoàn toàn không có cơ sở. Khả năng của J-20 vẫn ở phía tương lai, hiện tại J-20 mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm.

J-20 là một tiêm kích thế hệ 5 sự vượt trội về công nghệ là điều đương nhiên, động cơ, hệ thống điện tử hàng không, tốc độ, vũ khí, hiệu suất tổng thể của J-20 vẫn còn là câu chuyện ở phía trước và chưa thể xác nhận.

Trang mạng này bình luận, theo nguyên lý cơ bản trong chiến đấu, dù cả hai đã mất đi khả năng tác chiến từ xa nhưng trước một cuộc không chiến tầm gần, ưu thế của tiêm kích thế hệ 5 vẫn là nỗi bật hơn.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang