Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

>> Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Những phát ngôn nóng bỏng của các nhà bình luận quân sự TQ trong những tháng gần đây không khỏi khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi về việc liệu Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải chăng đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong hoạt động hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Bắc Kinh.

Sự trở nên quyết liệt hơn, dù khôn ngoan hơn của Trung Quốc, khiến vấn đề ảnh hưởng của quân đội trong Trung Nam Hải càng có ý nghĩa quan trọng hơn giúp tìm hiểu chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trên thực tế có đang phát huy tác dụng.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?



http://nghiadx.blogspot.com
Lính TQ.


Liệu ảnh hưởng lớn hơn của PLA tại Bắc Kinh có thể được giải thích mà không cần liên hệ tới những lời lẽ gay gắt của giới bình luận hiếu chiến - những người mà chưa rõ thẩm quyền đến đâu - như Dương Nghi và La Viện? Câu trả lời đơn giản là có và bằng chứng đang cho thấy rõ thực tế này. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về vai trò của PLA vẫn.

Thứ nhất, ở vào thời điểm khi các phe phái chính trị ít kết dính và liên hệ với nhau hơn trước đó, cần phải lưu ý rằng PLA chỉ kiểm soát hơn 20% Hội đồng Trung ương - một cơ quan trên danh nghĩa lựa chọn ra Bộ chính trị và Ủy ban thường vụ quốc hội. Tuy nhiên, mặc dù PLA không phải là người lập "hoàng đế", nhưng lực lượng này có thể phủ quyết các lựa chọn cho các vị trí cấp cao tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa thu năm nay. Điều đó có tiềm năng đặt quân đội Trung Quốc ở vào thế có thể đòi hỏi nhượng bộ, tập hợp các cam kết, và khuyến khích những người có tham vọng chính trị hơn ủng hộ các ưu tiên của PLA.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cũng nên lưu ý không dấn sâu những thông tin này - ít nhất là khi chưa có những nghiên cứu xa hơn. Nghiên cứu lớn về các phe phái trong PLA được xuất bản đã cách đây gần 20 năm và chúng ta không rõ sự thống nhất của PLA trong Ủy ban trung ương với tư cách là một khối thống nhất ra sao. Hơn nữa, PLA chỉ có 2 ghế trong Bộ chính trị và không có đại diện trong Ủy ban thường vụ quốc hội, do đó vai trò của quân đội trong công tác chính trị có thể chỉ mang tính gián tiếp chứ không nhất thiết là thường trực.


Thứ hai, như David Finkelstein của CNA Corporation ghi nhận hồi năm ngoái, PLA cũng có thể trình lên giới lãnh đạo các lựa chọn chính sách. Trong cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995/1996, PLA phải chấp nhận trước các lãnh đạo dân sự rằng PLA không có nhiều vai trò trong vấn đề Đài Loan hay trước các lực lượng Mỹ triển khai tới khu vực. Điều này không còn đúng trong thời điểm hiện nay. Dù là việc sơ tán công dân tq khỏi Libya, hay hoạt động tuần tra chống cượp biển tại vịnh Eden hay khả năng áp đặt (chứ chưa phải giành được) Đài Loan, PLA đã chứng tỏ rằng mình có vị trí để đưa ra khuyến nghị với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Những người có thể đề xuất lựa chọn và giải pháp gần như luôn chiến thắng trên bàn hoạch định chính sách trước những người chỉ nêu ra những trở ngại.

Thứ ba, PLA đang trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn trong vai trò của một lực lượng chiến đấu với nhiều năng lực hơn ở cả trên bộ, trên biển, trên không và trên vũ trị. Theo đuổi hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc đang cố gắng phá vỡ các giới hạn hoạt động trong các lĩnh vực này. Việc tập chung hơn vào các chiến dịch chính xác cao hơn trong những lĩnh vực chât chội này sẽ cho phép PLA chiến đấu theo phương thức căn bản khác biệt. Lục quân PLA đang trong quá chính chuyển đổi lớn cả về học thuyết và công nghệ. Điều đó có nghĩa là việc hiểu được PLA có thể làm được những gì còn khó khăn hơn khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào năm 1979 hay khi tq gửi quân tình nguyện tới Triều Tiên vào năm 1950.

Thứ tư, giới lãnh đạo chính trị hiện nay gần như không có kinh nghiệp trực tiếp với các vấn đề chính trị và phải hoàn toàn dựa vào PLA về chuyên môn quân sự hay ở một mức độ nào đó là chính trị quân sự. Không giống như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào và người được cho là sắp kế nhiệm, Đặng Tiểu Bình, không có trải nghiệm trực tiếp với việc sử dụng lực lượng quân đội để đạt được các mục đích chính trị và có lẽ sẽ phải dựa vào người khác về chuyên môn quân sự. Điều đó có nghĩa là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình phải phụ thuộc rất lớn do thiếu kinh nghiệm về các vấn đề quân sự để đưa ra những đánh giá cho những hành động phù hợp.

Họ có biết vấn đề nào đang được đặt ra? PLA có có trình bầy lên một văn bản hợp lý? Hay phản ứng của PLA và Hội đồng Quân sự trung ương trước các yêu cầu về thông tin ra sao?

Cũng chưa rõ liệu Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình có tìm thấy những hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết. Trong số những nghiên cứu về vấn đề quân sự trong Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia hay kho sách Trung Quốc, các tác giả PLA vẫn chiếm tuyệt đại đa số các nghiên cứu chiến lược. Ngược lại với Anh hay Mỹ, Trung Quốc dường như không có một ngành phân tích quốc phòng dân sự phát triển.

Đơn cử, nếu Nhá Trắng muốn một đánh giá khác với của Lầu năm góc, họ có thể tìm tới bất kỳ trong số rất nhiều các viện nghiên cứu và nhóm chuyên gia - như Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, và Trung tâm An ninh Mỹ mới, đó là chưa kể tới các Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoạt động bằng ngân sách liên bang - để thu thập các phân tích quân sự được thực hiện rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu Trung Nam Hải muốn "rung cây", không rõ các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tìm thấy những đánh giá độc lập với PLA ở đâu. Điều này mang đến một sức mạnh rất lớn cho PLA - ngay cả khi không hề chủ định - khiến họ có tể che giấu những gì họ đang làm trên thực tế và ảnh hưởng toàn diện của những hành động đó ra sao nếu không thâm nhập giám sát.

Các nhà quan sát thường chỉ vào vụ thử tên lửa đạn đạo năm 2007 như một dấu hiệu cho thấy quá trình hoạch định chính sách của tq thiếu sự phối hợp. Một số cho rằng giới lãnh đạo dân sự cấp cao đã không được thông tin - hay không nắm thông tin đầy đủ. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu PLA chỉ trình Hồ Cẩm Đào một sổ ghi nhớ đề nghị "Chúng tôi có thể tiếp tục với kế hoạch thử nghiệm chương trình X thí điểm hay không?" Các quan chức có thể che giấu thông tin quan trọng trừ khi có ai đó nhiều thời gian và công sức tìm hiểu ý nghĩa đẩy đủ của nó. Và ở thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào là cá nhân dân sự duy nhất có thẩm quyền trên PLA.

Ảnh hưởng của PLA đang lớn dần lên vì một số nguyên nhân. Chưa kể đến những cá nhân liên quan, PLA đang ở vào vị thế rất tốt để đòi hỏi lợi ích và quan điểm của mình trong bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu một tiếng nói chung của tổ chức về chính trị đảng phái và chính sách quốc gia - chứ không chỉ lợi ích vật chất của PLA và phương thức bảo vệ lợi ích - và liệu tiếng nói đó có thống nhất trong những giới quân sự khác nhau hay không.

Ngay cả khi PLA có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Trung Quốc, những gì PLA nói ra cũng rất không rõ ràng. Đối phó với những thách thức về hiện đại hóa nhiều khả năng vẫn khiến PLA tập trung hơn vào nội bộ và có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy PLA đã có những nỗ lực quyết tâm để tự đánh giá. Hội đồng quân sự trung ương do chủ tịch Hồ Cẩm Đào dẫn dầu đã thông qua bản đánh giá quan trọng nhất, được biết đến là "Hai không tương xứng", - năng lực PLA không tương xứng với việc giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh trong điều kiện thông tin hiện nay và không tương xứng với việc hoàn thành các sứ mệnh lịch sử của PLA. Điều đó nghe có vẻ không mang tính hiếu chiến nhưng, liên tục khiến giới lãnh đạo phải hành động.

Mối quan ngại thực sự là liệu các nhà lãnh đạo dân sự có trải nghiệm tri thức hay khả năng dựa vào những tri thức quân sự ngoài PLA để quản lý vai trò và ảnh hưởng ngày một lớn của PLA. Vấn đề này ở mức độ nào đó các nhà hoạch định dân sự của Trung quốc, đặc biệt là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, có hiểu đầy đủ được năng lực và hạn chế của PLA hay không và những lựa chọn được cơ quan này đưa ra - và cách hiểu của họ ảnh hưởng ra sao tới quyết định chiến tranh và hòa bình.

(Nguồn :: The Diplomat)

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

>>Khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn biên giới Trung-Ấn?

Báo Ấn Độ cho rằng, khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn ở biên giới Trung-Ấn, vì Mỹ và phương Tây sẽ can thiệp.



http://nghiadx.blogspot.com
Biển đánh dấu của Lục quân Ấn Độ: "Chúng ta sớm muộn sẽ tiến đến Lhasa và Bắc Kinh (Trung Quốc)"


Ngày 10/7, trang mạng “Thời báo Ấn Độ” cho biết, gần đây Lục quân Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch 5 năm lần thứ 12, kinh phí cần có lên tới 10.000 tỷ rupee, kế hoạch này đã đề ra một loạt biện pháp nhằm vào Trung Quốc và Pakistan, khiến cho nó tương tự một kế hoạch chống lại Trung Quốc và Pakistan.

Còn trang mạng “Ấn Độ ngày nay” thì cho rằng, càng thổi phồng, khả năng hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra chiến tranh càng cao hơn so với xung đột biển Đông.

Xây dựng kế hoạch đáp trả Trung Quốc và Pakistan

Với tít bài “Lục quân tìm nguồn tài chính khổng lồ đáp trả lại Trung Quốc và Pakistan”, trang mạng “Thời báo Ấn Độ” cho biết, kế hoạch 5 năm lần thứ 20 của Lục quân Ấn Độ (2012-2017) đã phác thảo ra một kế hoạch đầy tham vọng “cải thiện sức chiến đấu nhằm vào Trung Quốc và Pakistan”.

Căn cứ vào kế hoạch này, Ấn Độ sẽ nâng cấp các công trình quân sự ở biên giới phía bắc, bảo đảm chắc chắn cho khả năng chiến đấu ban đêm thế hệ thứ ba (vũ khí trang bị) và trang bị máy bay trực thăng tấn công.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCH là máy bay trực thăng tấn công đầu tiên do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo. Không quân Ấn Độ có kế hoạch mua 65 chiếc. Công tác bàn giao dự kiến bắt đầu từ năm 2013-2014.

Máy bay LCH có trọng lượng cất cánh tối đa 5,8 tấn, do hãng HAL sản xuất, phát triển trên nền tảng máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv. Công ty Turbomeca của Pháp hỗ trợ cho HAL khai thác động cơ Shakti của LCH. Trong hình là chiếc máy bay trực thăng tấn công hạng nhẹ LCH TD-2 thứ hai.

Bài báo cho rằng, kế hoạch này còn đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề còn tồn tại trong kế hoạch “5 năm lần thứ 11”, chẳng hạn khắc phục vấn đề thiếu thốn vũ khí trang bị và đạn dược, vấn đề này đã từng gây khó cho sự phát triển của đội quân hơn 1,13 triệu người của Ấn Độ.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Lục quân Ấn Độ từng vạch ra một kế hoạch to lớn, nhằm khắc phục những điểm yếu trên các phương diện như pháo binh, lực lượng hàng không của lục quân, phòng không, chiến đấu ban đêm, tên lửa chống tăng, xe tăng chuyên dụng và đạn dược.

Tất cả những vấn đề này chắc chắn phải bỏ ra nguồn kinh phí rất lớn. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Lục quân Ấn Độ có nhu cầu cần hơn 10.000 tỷ rupee (khoảng 180 tỷ USD). Nhưng, trên thực tế, Bộ Tài chính Ấn Độ hầu như chỉ có thể thông qua 60% số tiền này.

Đối chiếu sẽ thấy, ngân sách của Lục quân Ấn Độ trong năm tài khóa này cơ bản là 965,64 tỷ rupee, trong đó số tiền dành để mua sắm vũ khí mới chiếm khoảng 24%. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony đồng ý cố gắng nâng chi tiêu quân sự lên 1.930 tỷ rupee, với bối cảnh là “tình hình trên bộ mới” và “quan hệ quân sự Trung Quốc-Pakistan được tăng cường”.

Ấn Độ muốn bao vây Trung Quốc?

Mặc dù kế hoạch này được cho là nhằm vào Trung Quốc và Pakistan, nhưng báo chí Ấn Độ lại chỉ đề cập tới các biện pháp nhằm vào Trung Quốc. Một chương trình quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 20 là xây dựng quân đoàn tấn công miền núi mới và 2 sư đoàn đặc nhiệm ở khu vực vùng cao, kinh phí cần hơn 600 tỷ rupee.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Arjun do Ấn Độ tự chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-71 của Ấn Độ đã triển khai ở biên giới Trung-Ấn.

Theo bài báo, đến năm 2020-2021, việc xây dựng hạ tầng cơ sở ở biên giới phía bắc hướng vào Trung Quốc sẽ hoàn thành, cần có số tiền khác là 261,55 tỷ rupee. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở đang được Bộ Tư lệnh Miền Đông Ấn Độ tiến hành cần khoảng 92,43 tỷ rupee, có kế hoạch hoàn thành vào năm 2016-2017.

Lục quân Ấn Độ còn có kế hoạch chi hơn 400 tỷ rupee để xây dựng khả năng chiến đấu ban đêm cho lực lượng cơ giới, gồm trang bị hoặc nâng cấp thiết bị nhìn đêm cho hơn 3.000 xe tăng, 1.900 chiến xa bộ binh và rất nhiều lực lượng bộ binh.

Trong khi đó, kế hoạch lâu dài xây dựng lực lượng hàng không của Lục quân Ấn Độ gồm: 13 tập đoàn quân đều được trang bị một phi đội (trung đội) máy bay trực thăng tấn công/vũ trang, 1 phi đội máy bay trực thăng trinh sát/quan sát và 1 phi đội máy bay trực thăng chi viện chiến trường chiến thuật.

Ngoài ra, 4 bộ tư lệnh vùng hoặc bộ tư lệnh tác chiến ít nhất được 5 máy bay cánh cố định dùng để vận chuyển binh lính và trang bị.

Đối với một loạt biện pháp này của Quân đội Ấn Độ, tờ “Thời báo Hồng Kông” ngày 12/7 đã dẫn lời của Daniel Thorp, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế, Đại học Brunel, London, phân tích cho rằng, trong chính giới Ấn Độ và lĩnh vực phân tích chiến lược, “Thuyết mối đe dọa Trung Quốc” không ngừng lan tràn trong 10 năm qua.

Không ít người Ấn Độ lo ngại, Trung Quốc cuối cùng sẽ giới hạn sức ảnh hưởng của Ấn Độ ở cấp độ tiểu lục địa. Vì vậy, New Delhi luôn tăng cường hiện đại hóa trang bị trên nhiều lĩnh vực hải, lục, không quân, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước Đông Á và Đông Nam Á, chống lại sự bành trướng và hung hãn của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng tấn công Mi-35 của Lực lượng hàng không - Lục quân Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến ALH của Lục quân Ấn Độ.

Trong hợp tác đối ngoại, năm 2010, Ấn Độ và Mông Cổ đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, thiết lập ở Mông Cổ radar theo dõi hoạt động thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc.

Để đối phó với việc Trung Quốc ủng hộ lâu dài cho Pakistan, Ấn Độ đã tăng cường quan hệ ngoại giao với Afghanistan và Tajikistan, hy vọng có được vai trò ảnh hưởng ở khu vực Nam Á để kiềm chế Trung Quốc.

Tờ “Thời báo châu Á” dẫn quan điểm của Thorp cho rằng, bước tiếp theo Ấn Độ phải tăng cường hợp tác với Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của tình hình biển Đông, đối thoại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á chắc chắn sẽ càng thuận lợi hơn.

Ngoài ra, quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ được cho là có sự thay đổi mới trong thập niên thứ hai của thế kỷ này, nhưng tất cả những điều này đều là để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc - Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền.

Bầu không khí chiến tranh Trung-Ấn cao hơn biển Đông

Ngoài việc Lục quân có kế hoạch chi hơn 100 tỷ USD “chống lại Trung Quốc và Pakistan”, trang mạng “Ấn Độ ngày nay” cũng có bài viết nhan đề “Trước thềm tròn 50 năm xung đột Trung-Ấn năm 1962, nguy cơ xung đột Trung-Ấn tăng lên”. Bài viết cho rằng, “người láng giềng này (Trung Quốc) hiện nay có thể mong muốn một cuộc chiến tranh thực sự”.

Bài báo cho rằng, nguy cơ Ấn Độ xảy ra xung đột quy mô nhỏ, tiến tới đẩy hai người khổng lồ châu Á này tới bờ vực chiến tranh đã đến rất gần, “điều thần bí hơn là, lời cảnh báo về mây đen chiến tranh lại được đưa ra đúng vào đêm trước tròn 50 năm xảy ra xung đột Trung-Ấn tháng 10/1962”.

Theo bài báo, tuần trước, một tài liệu bí mật của cơ quan tình báo Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ gây ra bất ổn hoặc xung đột quy mô nhỏ ở khu vực xung quanh tuyến kiểm soát. “Trung Quốc đang tính toán đến hành động này nhằm chuyển sự chú ý của các bên đối với vấn đề trong nước”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản Lục quân do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển.

Cơ quan tình báo này cho rằng, hành động dọc theo tuyến kiểm soát của Trung Quốc tăng lên rất nhiều, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu ở sân bay Gonggar (Cống Ca) ở khu tự trị Tây Tạng trong cả mùa đông, Trung Quốc còn kích hoạt radar tìm kiếm và theo dõi kiểu mới của Quân khu Lan Châu và ở chỗ giáp giới với Ấn Độ nhằm theo dõi hoạt động của Ấn Độ.

Ngoài ra, tháng 6/2012, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành diễn tập quy mô lớn nhằm vào Ấn Độ tại khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải.

Ấn Độ cho rằng, mặc dù ở biển Đông, Trung Quốc và rất nhiều nước có tranh chấp, nhưng Trung Quốc không có nhiều khả năng gây chiến tranh ở biển Đông, bởi vì điều này sẽ khiến cho Mỹ và các nước phương Tây khác can thiệp.

Trong khi đó, khả năng xảy ra một cuộc xung đột nhỏ ở biên giới Trung-Ấn lại rất lớn.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Trung Quốc không dám bước qua lằn ranh đỏ ?

Trong tình hình hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì và cũng không có hy vọng nào về vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì cũng chỉ hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)


Nhưng có thể Trung Quốc không bao giờ chấp nhận COC bởi họ không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm trọn Biển Đông của mình. Nhưng, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” nguy hiểm mà Trung Quốc chưa thể, chưa muốn vượt qua?

Tại sao Trung Quốc chưa hành động tiếp theo để hợp lý hóa khu tranh chấp đã chiếm được?

Hành động tranh chấp trực tiếp trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc từ lâu. Có thể nói, Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ khi Philippines đã rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực tranh chấp này trong khi 30 tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám, ung dung đánh bắt hải sản dù có lệnh cấm của chính họ ban ra và Philippines chấp nhận.

Với kết quả này, không những giới quân sự “diều hâu” mà các học giả Trung Quốc cũng hiếu chiến, hân hoan chẳng kém. Tất cả, theo họ đại loại là “Trung Quốc cần sớm phái tàu chiến ra bãi cạn Scarborough đồng thời xây dựng công trình quân sự và đóng quân tại khu vực này thì đó mới là “chiếm đóng thực tế”.

Sau đó, giới chức Trung Quốc sẽ ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cái gọi là “khu an toàn” có bán kính 500 đến 600 hải lý lấy tâm từ Scarborough làm “căn cứ” xử phạt tàu thuyền bất cứ nước nào “vi phạm”…

Xét về tình thế cuộc tranh chấp thì Philippines không còn gì để nói, nhưng tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”?

Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.

Trung Quốc không cần thử cũng quá rõ nội tình đoàn kết của ASEAN ra sao; Trung Quốc đã quá biết giới hạn trong Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippin ở đâu và Mỹ sẽ hành động ở mức độ nào …

Trước hết với ASEAN. Trung Quốc đã thành công khi dùng chính trị và kinh tế để chia rẽ ASEAN. Nguyên tắc “không can thiệp” khiến ASEAN trở nên trung lập, có lợi cho Trung Quốc trong vụ Scarborough. Nhưng nếu Trung Quốc dùng hành động quân sự tấn công Philippines đánh chiếm bãi cạn Scarborough hoặc có hành động xâm lược như phái “diều hâu” chủ trương ở trên thì chính Trung Quốc phá vỡ nguyên tắc “không can thiệp”, lập tức ASEAN là một phía chống lại Trung Quốc.

Việc các nước trong khối ASEAN ngả theo Mỹ, với Trung Quốc không đáng sợ bằng việc họ liên minh kinh tế, quân sự với nhau.

Đây là vạch đỏ nguy hiểm mà Bắc Kinh có đủ khôn ngoan không vượt qua khi chưa cần thiết.

Với Philippines, Trung Quốc thừa biết, hành động đến giới hạn nào thì Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ chỉ can thiệp khi lợi ích cốt lõi của Mỹ bị xâm hại, tức tự do hàng hải bị ngăn chặn. Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác thì đương nhiên Mỹ không dại gì nhúng tay vào.

Dù “kịch bản” Scarborough, Trung Quốc đã thu được những kết quả mong muốn, nhưng hậu quả cũng đem lại cho Trung Quốc ngoài ý muốn không ngờ. Philippines bỗng cứng rắn, mạnh mẽ hẳn lên.

Họ tăng cường sức mạnh quân sự, ngoài Mỹ ra lại được sự giúp đỡ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia khiến Philippines không còn là một mình, họ tự tin “chơi tới cùng” với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế bị động “tiến thoái lưỡng nan”.

Việc Mỹ đang nhăm nhe viện trợ cho Philippines hệ thống radar cảnh giới và máy bay chiến đấu hiện đại không ngoài mục đích là cảnh báo Trung Quốc chớ bước qua vạch đỏ nguy hiểm.

Nếu Trung Quốc dấn thêm bước nữa như chủ trương của thế lực “diều hâu”, lập tức Philippines sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại từ Mỹ, Nhật Bản… và họ sẽ không để yên cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh khu vực hiện nay, Trung Quốc có đủ khôn ngoan để không “đem xe đổi tốt”, làm khó cho mình khi bước qua vạch đỏ nguy hiểm đó.

Đó là lý do tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn chưa biến vụ Scarborough “thành việc đã rồi” mà luôn tồn tại sự căng thẳng, nếu như không nói là đang leo thang vì Philippines không chịu khuất phục. Họ vừa tìm sự hỗ trợ sức mạnh từ bên ngoài, vừa kiên quyết đưa vụ tranh chấp ra quốc tế phán xét…Đây là điều mà Trung Quốc không muốn và bế tắc trong giải quyết.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ngoài việc phải kiểm soát được tình hình, tránh “lau súng bị cướp cò” hoặc dồn ép Philippines đến đường cùng còn phải bằng mọi cách như đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế…nhằm ngăn chặn, làm tê liệt sự phản kháng của Philippines, ít nhất làm cho Philippines không sử dụng biện pháp quân sự để có lợi thế khi đàm phán.

Đoạn cuối cho “kịch bản” Scarborough

Trên khu vực tranh chấp, hiện nay Philippines chỉ để lại 1 tàu canh chừng Trung Quốc (có thực hiện chủ trương như thế lực hiếu chiến đề xuất không), trong khi Trung Quốc vẫn còn 2 tàu Hải giám canh chừng cho khoảng 30 tàu cá của họ khai thác.

Trung Quốc không bao giờ rút lui bởi bất kỳ lý do nào từ Philippines vì Trung Quốc là nước lớn trong khi Philippines chỉ là “con muỗi”. Trung Quốc chỉ rút hết lực lượng khi mùa bão đến gần vì sợ Trời chứ không phải Philippines.

Đây là vụ tranh chấp song phương và trong thời gian này, bằng con đường ngoại giao Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết bằng hòa bình.

Gác tranh chấp cùng khai thác là chủ trương có thể được cả đôi bên chấp nhận?


(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)

>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông

Nếu Mỹ nhận lời Philippines triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-3C ở biển Đông, sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tàu ngầm hạt nhân TQ.

>> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản
>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C do Mỹ chế tạo, đã triển khai ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - phía đông và đông bắc Trung Quốc. Trong hình là máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

“Lính tạm thời” P-3C

“Thợ săn” P-3C là một loại máy bay săn ngầm (chống tàu ngầm) trên biển tầm xa, có 4 động cơ và cất cánh từ đất liền, do Công ty Lockheed Martin, Mỹ thiết kế sản xuất, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa và tác chiến chống hạm.

Máy bay săn ngầm P-3C trang bị 4 động cơ cánh quạt, dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, tốc độ 610 km/giờ, hành trình có thể đạt 8.944 km, bán kính hoạt động tối đa là 3.835 km.
Máy bay này tổng cộng đã phát triển 3 phiên bản, lần lượt là P-3A/B/C, mỗi phiên bản đều có nhiều kiểu loại, nhưng hiện nay chỉ có P-3C là đang hoạt động. P-3C của Hải quân Mỹ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chống tàu ngầm độc lập, còn có thể yểm hộ cho cụm chiến đấu tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết.

Nguồn tin mới nhất từ Quân đội Mỹ cho biết, quân Mỹ đã bắt đầu nâng cấp lô 5 máy bay P-3C đầu tiên thành P-3C4, loại máy bay đã được cải tạo khả năng mạng này đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ.

Mặc dù Hải quân Mỹ đã phát triển được máy bay P-8A Poseidon tiên tiến hơn, đồng thời có kế hoạch thay thế toàn diện P-3C vào năm 2013, nhưng mục đích chủ yếu của P-3C phiên bản cải tiến chỉ là lấp chỗ trống tác chiến trước khi đưa P-8A vào hoạt động.

Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân, có 50 chiếc trong số 157 máy bay P-3C của Hải quân Mỹ được cải tạo.

Nội dung cải tiến gồm: liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng được mã hóa của vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế, và hiển thị hình ảnh chiến thuật tích hợp dựa trên Windows.

"Thợ săn" P-3C của Hải quân Mỹ, mối đe dọa của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Liên kết dữ liệu Link 16 chủ yếu dùng cho chia sẻ dữ liệu với lực lượng NATO, thông tin vệ tinh thì cung cấp truyền dữ liệu giao thức internet và cuối cùng thực hiện video trực tuyến.

Đầu năm nay, Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân đã bàn giao 74 máy bay P-3C được cải tạo kỹ thuật hệ thống âm thanh, đã tăng cường khả năng tiếp nhận phao sonar cho máy bay.

Ở giữa và dưới thân trước của máy bay này có 1 khoang đạn 3,91 m x 2,03 m x 0,088 m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo, có thể mang theo ngư lôi, bom nổ dưới nước, bom, thủy lôi, ổ phóng tên lửa, tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không; đồng thời có thể mang theo các loại phao sonar, phao nước và pháo sáng. Vũ khí chính dùng để tác chiến của P-3C có ngư lôi MK-46, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick.

Mỗi máy bay P-3C đều biên chế 11 nhân viên phi hành đoàn. Trong đó, 2 chuyên gia tình báo sonar có thể tiến hành phân tích dữ liệu của phao sonar bất cứ lúc nào, làm rõ loại hình cụ thể của các mục tiêu dưới nước.

Do tàu ngầm khác nhau của các nước trên thế giới phát ra âm thanh khác nhau, máy bay P-3C dò tàu ngầm bằng nhiều phương pháp như thả hệ thống dò sonar xuống vùng biển khả nghi để tìm kiếm âm thanh khả nghi.

Chuyên gia tình báo có thể so sánh những âm thanh đó với những “âm thanh” các loại tàu ngầm ở trong kho dữ liệu máy tính, nhanh chóng có thể phán đoán mục tiêu dưới nước là loại tàu ngầm nào, của nước nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ.

Không chỉ như vậy, loại máy bay này còn có thể sử dụng radar hoặc hệ thống sonar khác xác định vị trí cụ thể của tàu ngầm đối phương. Để dò tàu ngầm đối phương trên phạm vi lớn, mỗi máy bay P-3C không chỉ có thể sử dụng hệ thống phao sonar mang theo, mà còn có thể trang bị nhiều thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại để nhận rõ và chính xác hơn vị trí của tàu ngầm dưới nước.

Tàu ngầm Trung Quốc khó có thể giấu mình

Hiện nay, P-3C đã hoạt động ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đương nhiên, các căn cứ của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng triển khai rất nhiều máy bay P-3C các loại.

Nhưng, ở khu vực biển Đông, còn chưa có nước nào trang bị loại máy bay săn ngầm này, nếu Philippines mời được máy bay săn ngầm của quân Mỹ đến đây, nó sẽ là lực lượng máy bay P-3C lần đầu tiên triển khai ở biển Đông.

Philippines không chỉ muốn mời máy bay P-3C của quân Mỹ, hơn nữa, theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, Mỹ “đang sơ bộ lập kế hoạch hỗ trợ Philippines xây dựng một trung tâm giám sát bờ biển quốc gia”.

Trung tâm giám sát này có thể cung cấp tình hình tổng thể về vùng biển lãnh thổ của Philippines, có thể hỗ trợ Philippines tấn công buôn lậu và ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hiện nay, Mỹ và Quân đội Philippines đang tiến hành thảo luận một loạt sự lựa chọn.

Các nhà phân tích cho rằng, Philippines có đường bờ biển dài, chỉ dựa vào radar mặt đất rất khó bao quát toàn bộ vùng biển xung quanh, vì vậy “Trung tâm giám sát bờ biển quốc gia” theo kế hoạch của Philippines rất có thể sẽ còn tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ như máy bay giám sát và tình báo vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Quân đội Hàn Quốc, do Mỹ chế tạo.

Theo các nguồn tin, gần đây, Tổng thống Philippines Aquino tuyên bố, Philippines hoan nghênh quân Mỹ triển khai máy bay không người lái Global Hawk và các máy bay trinh sát khác ở Philippines và khu vực xung quanh.

Philippines không những tăng cường khả năng giám sát của mình, mà còn duy trì đề phòng rất cao đối với hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này.

Thực lực của Hải quân Philippines rất có hạn, cũng không thể đối phó với hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng, máy bay P-3C đến biển Đông sẽ làm thay đổi tình hình bất lợi này của Philippines. Đối với quân Mỹ, tác dụng càng nổi bật hơn.

Những năm gần đây, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C từng nhiều lần tiến hành theo dõi tàu thuyền trên biển của Trung Quốc, cung cấp thông tin tình báo để bảo vệ lợi ích trên biển cho Mỹ, Nhật Bản.

Nhưng, máy bay này muốn tuần tra thường xuyên ở biển Đông thì phải xuất phát từ các căn cứ ở Guam và Okinawa, mặc dù cũng có thể tiến hành do thám trong thời gian nhất định đối với khu vực biển Đông, nhưng không thể duy trì 24/24 giờ, đặc biệt là việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp, rõ ràng là lực bất tòng tâm.

Nếu máy bay P-3C của quân Mỹ nhận lời mời của Philippines chính thức đến đóng ở các căn cứ ở Philippines, nó sẽ tác động nghiêm trọng đối với hoạt động tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Philippines mời Mỹ triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk ở biển Đông.

Mặc dù khả năng chạy yên lặng của tàu ngầm Trung Quốc trong những năm gần đây tiến bộ rất nhanh, cộng với địa hình lòng biển ở biển Đông rất phức tạp, thủy triều và nhiệt độ nước thay đổi thất thường, đều đã gây khó khăn cho hoạt động do thám của P-3C.

Nhưng, một khi máy bay P-3C hoạt động lâu dài ở biển Đông, nắm chắc đầy đủ địa hình dưới nước và đặc điểm thủy văn của vùng biển này, cộng với việc nâng cấp máy bay này, sẽ có thể từng bước nắm chắc được thông tin các hoạt động của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc, từ đó tạo ra mối đe dọa sống còn cho tàu ngầm Trung Quốc.

Điều nghiêm trọng hơn là, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ “trực ban” sẵn sàng chiến đấu ở biển Đông, Mỹ đưa máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến chắc chắn sẽ làm cho ý đồ phong tỏa tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc vươn ra biển xa của Mỹ được thực hiện.

Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Philippines trong vấn đề bãi cạn Scarborough vừa qua, cho rằng nước này đã “lôi kéo thế lực bên ngoài vào can thiệp tình hình biển Đông”.

Ngày 3/7 hãng AFP dẫn lời người phát ngôn Tổng thống Philippines Ricky Carandang cho biết, Philippines có thể có kế hoạch mời Mỹ điều vài máy bay săn ngầm P-3C Orion đến biển Đông nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Philippines đối với vùng biển này.

Theo bài báo, yêu cầu này là sẽ tăng cường khả năng theo dõi, kiểm soát cho Philippines, nhưng hành động này có thể gia tăng quan hệ căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, dự kiến sẽ thay thế cho máy bay P-3C.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> 'Điệp viên Đức' ở Điện Kremlin

Bên cạnh V. Putin ở Điện Kremlin có một "điệp viên người Đức" giúp Tổng thống Nga xử lý nhiều vấn đề kinh tế phức tạp.

>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?
>> Putin, Medvedev và một nước Nga thực sự hùng mạnh!



http://nghiadx.blogspot.com
Chân dung Matthias Warnig.

Xuất thân từ quân đội, trở thành điệp viên của cơ quan tình báo khét tiếng Stasi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế với mật danh "The Economist", gia nhập mạng lưới của trung tá điệp viên KGB Vladimir Putin tại Dresden (CHDC Đức) những năm 1985-1990 và hiện nay nhân vật này được coi là gương mặt đại diện của Putin trong lĩnh vực kinh doanh. Đó là những giới thiệu ngắn gọn và đầy bí ẩn về Mathias Warnig, một trong những nhân vật thân cận lâu năm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cánh tay bí mật của Putin.

Ông chủ của một bộ sưu tập các chức vụ quản lý

Trong số các nhà doanh nghiệp cự phú của châu Âu có không ít người là những nhà sưu tập nối tiếng. Mathias Warnig cũng là một nhà sưu tập, nhưng cái mà ông sưu tập không phải là cổ vật, mà là chức vụ quản lý trong các tập đoàn lớn ở Nga. Ngoài chức danh Giám đốc điều hành Nord Stream từ năm 2005, Mathias Warnig có chân trong Hội đồng quản trị Công ty dầu khí Rosneft, Transneft, Ngân hàng Vneshtorgbank Nga và chi nhánh Ngân hàng Dresdner tại Moscow.

Gần đây nhất, Mathias Warnig đã thêm vào bộ sưu tập của mình chức vụ thành viên Hội đồng quản trị của nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới - công ty Rusal. Trước khi Warnig xuất hiện ở đây, Rusal nổi tiếng là “chiến trường” của các ông trùm tài phiệt Nga: Oleg Deripaska, Viktor Vekselberg, Vladimir Potanin và Mikhail Prokhorov. Họ chia chác nhau phần lợi nhuận của Mikhail Khodorkovsky, sau khi ông trùm này vướng vào vòng lao lý. Và tất nhiên, không chắc là họ sẽ trung thành với Kremlin.

Putin cũng không tin tưởng bất kỳ ai trong số họ. Trong khi đó, xuất khẩu kim loại màu là khu vực duy nhất của nền kinh tế mà “người của Putin” không nắm giữ. Vì vậy, Warnig cần phải đến và thiết lập lại trật tự ở Rusal.

“Putin không tin tưởng bất kỳ ai ngoại trừ doanh nhân gốc Đức đầy bí ẩn này. Ông ta được phái đến đó, nơi số phận lợi ích chiến lược quy mô lớn của nước Nga cần được giải quyết thoả đáng" – chuyên gia về kinh doanh năng lượng Nga, giám đốc Diễn đàn chính sách năng lượng của ĐH Cambridge, Pierre Noel lý giải về sự kiện trên.

Chính Wargnig đã tham mưu cho Putin xây dựng dự án đường ống dẫn khí dưới biển Baltic. Ông ta còn là người đứng tên phần tài chính giữ quyền kiểm soát của Điện Kremlin với công ty dầu mỏ Yukos của Mikhail Khodorkovsky, và áp đặt trật tự kinh doanh dầu mỏ của Nga.

Có lẽ, Vargnig còn nắm giữ một dự án khác có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích của Nga, được biết tới với cái tên South Stream. Đây là dự án đường ống dẫn khí dưới Biển Đen ở phía nam của châu Âu. South Stream được kỳ vọng sẽ trở thành thế lực mới của nước Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Châu Âu, trong khi đối thủ cạnh tranh Nabucco được Liên minh châu Âu hỗ trợ, đang ngày càng mất đi sự ủng hộ chính trị do bối cảnh ảm đạm của kinh tế, tài chính Châu Âu sau khủng hoảng.

Xuất thân từ điệp viên

Sau khi tốt nghiệp trung học, Warnig tham gia Quân đội CHDC Đức và có thời gian phục vụ ngắn hạn tại Trung đoàn Dzerzhinsky. Đây một trong những đơn vị tinh nhuệ của Stasi - Bộ an ninh quốc gia, cơ quan chuyên trách phản gián và tình báo của CHDC Đức. Năm 1975 Warnig chính thức được tiếp nhận vào làm việc tại Tổng cục tình báo Stasi. Năm 1977, Warnig rời quân đội và thi vào Khoa Kinh tế của Trường Kinh tế Berlin mang tên Leuschner.

Khi còn học đại học, Warnig được biết đến là sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, nhiều tham vọng và cẩn trọng. Ông còn nổi tiếng là người say mê và am hiểu sâu sắc học thuyết kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác. Đổi lại, kiến thức về nền kinh tế thị trường phương Tây Warnig hầu như không có. Chỉ sau khi tham gia Trường đào tạo tình báo Stasi, Warnig bắt đầu nghiên cứu kinh tế phương Tây. Kết thúc khoá đào tạo đặc biệt này ông được nhận mật danh “The Economist” và được phái đi hoạt động ở CHLB Đức.

Ban đầu Warnig được phái vào mạng lưới gián điệp công nghiệp quốc phòng với nhiệm vụ thu thập thông tin về ngành công nghiệp sản xuất máy bay quân sự và tên lửa của CHLB Đức và Phương Tây. Tuy nhiên, các sĩ quan chỉ huy tình báo sau đó đã nhận ra rằng chuyên môn của Warnig không phụ hợp để có thể “chui sâu” vào các nhà máy sản xuất tên lửa của đối phương. Và thế là lãnh đạo cơ quan tình báo đã chuyển Warnig sang làm gián điệp kinh tế.

Năm 1986, Warnig nhận mật danh mới "Arthur" và được biệt phái hoạt động tại Uỷ ban thương mại CHDC Đức ở Düsseldorf (CHLB Đức). Tại đây Warnig đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với một loạt nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm cả nhân viên quản lý ở Dresdner Bank AG, một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên mở chi nhánh tại Liên Xô (năm 1972). Dresdner Bank AG là công ty con thuộc tập đoàn kinh doanh bảo hiểm Allianz AG. Sau đó, nhờ các mối quan hệ của mình Warnig đã được vào làm việc ở Dresdner Bank AG.

Với công việc "Arthur" có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin có giá trị. "Arthur" thường xuyên báo cáo về Trung tâm nội dung các cuộc hội đàm bí mật của ngân hàng phương Tây để tiến hành các đòn trừng phạt tài chính đối với khối Đông Âu, cũng như thông tin về các khoản tín dụng bí mật dành cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Ngày 22/4/1987, Warnig gửi báo cáo về Trung tâm Stasi ở CHDC Đức thông báo rằng các nước phương Tây đang bí mật thảo luận về Tuyên bố COCOM nhằm cấm vận và ngăn chặn xuất khẩu các mặt hàng công nghệ nhạy cảm cho các nước khối Đông Âu. Thông tin này đến từ một điệp viên là lãnh đạo cao cấp của Dresdner Bank AG được Warnig tuyển mộ. Sau ngày nước Đức thống nhất, một phần báo cáo này của Warnig được liệt vào dạng “bí mật quốc gia” và danh tính của điệp viên cung cấp thông tin đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Trong khi đó, nhờ năng lực tuyệt vời của mình Warnig nhanh chóng tạo dựng được chỗ đứng vững chắc ở Dresdner Bank và được Giám đốc ngân hàng này đánh giá cao.

"Thực tế những điệp viên được phái đi CHLB Đức đều là những cá nhân có chuyên môn xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Họ đều là những người được đào tạo bài bản và có tầm hiểu biết nhất định về cơ chế thị trường” - nhà văn Nga, cựu sĩ quan tình báo KGB Igor Prelin, giải thích.

Chính nhờ những con người ưu tú như vậy, cho nên đến nửa sau thập niên 1980 giới ngân hàng phương Tây không chút mảy may nghi ngờ rằng, chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sẽ sụp đổ. Và họ không tiếc tiền tuyển mộ những nhân viên xuất sắc từ phương Đông.

Gia nhập “mạng lưới của Putin”

Thành phố Dresden của nước Đức ngày nay vẫn là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với phần lớn du khách Nga. Người Nga đến đó không chỉ đơn giản là để uống vài vại bia Torah. Đối với nhiều người Nga yêu mến Putin, đó còn là một địa danh lịch sử, bởi Dresden chính là nơi ghi dấu quãng thời gian hoạt động sôi nổi của Putin khi còn là điệp viên KGB. Từ năm 1985 đến 1990 Vladimir Putin là trưởng chi nhánh KGB tại Dresden (CHDC Đức) trong vỏ bọc là Giám đốc Nhà văn hoá hữu nghị Liên Xô – CHDC Đức. Cũng chính tại đây có sự phối hợp hoạt động khăng khít giữa KGB và Cơ quan an ninh Stasi (CHDC Đức).

Hai mươi lăm năm trước, có một người Nga thường xuyên ghé vào một quán bar quen thuộc, gọi một cốc bia và chỉ uống hết hai phần ba cốc là đứng dậy. Người đàn ông này chính là một điệp viên cỡ bự của KGB, sau này là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cũng tại quán bar đó, đôi khi xuất hiện một người đàn ông Đức dáng to đậm cùng ngồi uống bia và nói vài câu chuyện rồi họ lại tạm biệt nhau. Người đàn ông đó chính là Warnig, một đồng nghiệp đến từ Stasi.

Cuối thập niên 1980, không một ai nghi ngờ rằng hệ thống XHCN Đông Âu đang xuất hiện những vết rạn nứt và mạng lưới điệp viên do Putin xây dựng vẫn đang hoạt động tích cực. Nhiệm vụ của Putin lúc này là tuyển dụng các điệp viên có khả năng nhất của mạng lưới tình báo Đông Âu, đặc biệt là những người đã có tiếp xúc ở phương Tây. Khi hai người quen nhau Putin là Trung tá KGB, còn Warnig mang quân hàm Thiếu tá của Stasi. Sau đó, Warnig đã quyết định gia nhập mạng lưới của Trung tá KGB tại Dresden.

Một người bạn Đức của gia đình Putin

Đầu những năm 1990, các cư dân của thành phố trên sông Neva không phải là Leningrad của ngày xưa mà đã trở thành St Petersburg của thế giới các băng đảng tội phạm. Mafia là lực lượng cai trị ở thành phố này. Chính quyền dân chủ mới của Thị trưởng Anatoly Sobchak khó có thể kiểm soát bất cứ điều gì.

Giữa lúc đó Putin đã về làm việc cho Sobchak, một người thầy cũ của ông ở trường đại học. Putin được giao phụ trách các hoạt động kinh doanh, tài chính, và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Đúng lúc này, một người bạn cũ từ Dresden cũng xuất hiện ở St Petersburg.

"Anh ta là một người Đức tốt bụng và trung thực, chúng ta sẽ làm kinh doanh với anh ta" – Putin đã giới thiệu với Sobchak bằng những lời ngắn gọn như vậy về Warnig. Đương nhiên, phần còn lại của St Petersburg lại không hề có thiện cảm với bất kỳ người Đức nào, chưa kể tới những ảnh hưởng từ lịch sử của chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tuy nhiên, Putin đã chiến thắng tất cả. Warnig đã mở chi nhánh của Dresdner Bank tại St Petersburg, và đây là ngân hàng nước ngoài đầu tiên ở Nga. Thành phố lúc này đang cần tiền để mua thực phẩm, và người Đức thì muốn có được một chỗ đứng vững chắc tại một đất nước rộng lớn nhiều tiềm năng, nhưng cũng được ví như một khu rừng rậm hoang sơ đầy nguy hiểm đối với các nhà đầu tư. Những điều bất lợi đó có thể được nhìn thấy bằng mắt, nhưng Warnig vẫn quyết đoán đầu tư vào đây.

Sau đó ông là khách thường xuyên của Putin. Năm 1994, chính Warnig đã trợ giúp người vợ của vị Tổng thống tương lai được sang điều trị tại Đức sau một tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Vụ tai nạn đó đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Như người ta vẫn thường nói, trong hoạn nạn mới biết bạn bè tốt, và nhờ vậy chúng ta hiểu vì sao một người Đức như Warnig luôn được chào đón ở nước Nga và trở thành cánh tay đắc lực của Tổng thống Vladimir Putin. Ngược lại, Warnig cũng có tình cảm đặc biệt với nước Nga, thông thạo tiếng Nga và luôn trung thành với “người bạn lớn”.


http://nghiadx.blogspot.com
Mối quan hệ Nga và Đức trở nên gần gũi hơn nhờ những người như Matthias Warnig

“Warnig đã làm quen với hàng trăm quan chức Nga. Đó là phương pháp hợp tác của ông với nước này. Bây giờ Warnig có thể nhận được thông tin về mỗi của dự án luật, về mỗi quyết định sắp được ban hành, trước khi nó được công bố rộng rãi. Đó thực sự là một đặc ân” - Tổng Biên tập trang mạng Forbes (tiếng Nga) Roman Badanin cho biết.

Những năm 1990, việc làm ăn lớn thực sự lớn vẫn còn ngoài tầm với của Warnig, đồng thời sân khấu chính trị lớn cũng nằm ngoài khả năng của Putin. Bước ngoặt chỉ đến khi Tổng thống Boris Yeltsin trao cho Putin chức vụ Thủ tướng, và sau đó là Tổng thống Nga. Warnig cũng chuyển tới Moscow cùng “người bảo trợ” của mình.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

>> Hải quân Mỹ có tàu đổ bộ mới

Hải quân Mỹ vừa quyết định thay thế các tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) hiện có. Hợp đồng thiết kế chế tạo và cung cấp loại tàu mới đã được ký kết với công ty Textron.

>> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng



http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tàu đổ bộ mới loại SSC của Hải quân Mỹ


Theo hãng tin AFP, hợp đồng này trị giá 213 triệu USD với số lượng duy nhất một chiếc. Tuy nhiên, số lượng có thể sẽ tăng lên thành 10 chiếc với tổng giá trị 570 triệu USD.

Theo hợp đồng, chiếc tàu mới đầu tiên thuộc loại SSC (Ship-to-Shore Connector – tạm dịch là Tàu đổ bộ kết nối tàu và bờ) sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2017. SSC sẽ thay thế tất cả các tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế trong Hải quân Mỹ với tổng số lượng 91 chiếc, bắt đầu từ năm 1982.

Theo trang Defense Aerospace, SSC là loại tàu đổ bộ cao tốc với trọng tải lên tới 74 tấn và đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ. Tàu chủ yếu được sử dụng cho lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ.

Theo kế hoạch, các tàu đổ bộ cao tốc SSC sẽ có thời hạn phục vụ khoảng 30 năm. Hiện chưa có thêm bất kỳ chi tiết nào về loại tàu mới này được tiết lộ chính thức.

Ngay từ hồi tháng 8/2010, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đặt hàng 72 chiếc SSC với tổng giá trị hợp đồng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng thiết kế, thử nghiệm và cung cấp loại tàu này đã bị trì hoãn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ

Các tàu đổ bộ đệm khí LCAC của Hải quân Mỹ hiện nay dài 26,4 m và rộng 14,3 m. Tàu có tốc độ tối đa 40 hải lý/giờ và có trọng tải 75 tấn. Mỗi tàu có khả năng vận chuyển cùng lúc 24 binh sĩ vùng một tăng chiến đấu chủ lực. LCAC được trang bị 2 súng máy 12,7 mm cùng các giá đỡ tổng hợp để lắp súng máy 6 nòng hoặc súng phóng lựu 40 mm.

Tàu đổ bộ đệm khí LCAC đóng vai trò lớn trong tác chiến của Hải quân Mỹ. Các tàu lớn không có khả năng cập sát bờ để đổ quân. Trong khi người và phương tiện tự "bơi" vào bờ theo kiểu sử dụng các xe lội nước hay tàu loại nhỏ sẽ không hiệu quả và mất tính bất ngờ. Các tàu LCAC với trọng tải lớn, tốc độ nhanh sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Với nguyên lý hoạt động sử dụng đệm khí để nâng tàu lên khỏi bề mặt địa hình khi di chuyển, tàu đệm khí có khả năng hoạt động ở nhiều loại địa hình khác nhau, kể cả đầm lầy và khu vực nước nông. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ từng sử dụng các tàu đệm khí trong các chiến dịch càn quét.

Mới đây, Trung Quốc cũng mua 4 tàu đệm khí Zubr của Ucraina trị giá 315 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia, các tàu này sẽ được tăng cường cho Biển Đông. Loại tàu này thậm chí còn lớn hơn nhiều so với tàu đổ bộ LCAC của Mỹ. Zubr có trọng lượng 550 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m. Tàu có thủy thủ đoàn 27 người và có tốc độ tối đa tới 60 hải lý/giờ.

Đặc biệt, Zubr có khả năng chuyên chở cùng lúc 500 quân hoặc 3 xe tăng và 10 xe thiết giáp. Tàu được trang bị 4 hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M, 2 pháo tự động AK-630 30 mm, 2 bệ phóng rocket MS-227 140 mm.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)

>> Quân khu Hải Nam có soái mới

Truyền thông đang loan truyền về những động thái ráo riết của Trung Quốc về việc thay đổi nhân sự tại Quân khu Hải Nam. Nhiều ý kiến cho rằng việc bổ nhiệm một loạt cán bộ quân sự chủ chốt mới cho quân khu này và Hạm đổi Nam Hải cho thấy Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông.

>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?
>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?


http://nghiadx.blogspot.com
Tân Chính ủy Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, tướng Vương Đăng Bình


Mạng Tin tức Trung Quốc ngày 11/7 dẫn nguồn chính quyền tỉnh Hải Nam cho biết tỉnh này vừa công bố quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc bổ nhiệm một loạt cán bộ quân sự chủ chốt tại Quân khu Hải Nam, từ Chính ủy Quân khu cho tới các chức vụ Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy và Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Hải Nam.

Trước đó, quân đội Trung Quốc đã điều động tướng Vương Đăng Bình từ Hạm đội Bắc Hải về làm Phó Chính ủy Đại Quân khu Quảng Châu, kiêm Chính ủy Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.
Tướng Vương Đăng Bình vốn được đánh giá là nhân vật thuộc phe “diều hâu” trong quân đội Trung Quốc.

Các động thái liên tiếp của Trung Quốc diễn ra đúng thời điểm nhạy cảm khi những căng thẳng trên Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu. Trong khi đó, đây cũng là chủ đề quan trọng được đưa ra bàn thảo tại tuần lễ hoạt động cấp cao của ASEAN đang diễn ra tại Campuchia.

Trung tướng Từ Phấn Lâm, Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu tại lễ công bố các quyết định bổ nhiệm trên đã nhấn mạnh tỉnh Hải Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược an ninh cũng như phát triển toàn cục của Trung Quốc. Cùng với diễn biến và thay đổi của tình hình, vị trí vai trò quan trọng kể trên ngày càng nổi bật.

Liên quan tới việc thành lập đơn vị hành chính cấp thành phố mà Trung Quốc gọi là Tam Sa, "Global Times" cùng ngày đăng bài viết của tác giả Trình Cương cho biết Trung Quốc đang tập trung đẩy nhanh việc xây dựng và kiện toàn hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu như trụ sở làm việc, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng…trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam và gọi là đảo Vĩnh Hưng).

Không những thế, Trung Quốc cũng cho khởi công xây một trại tạm giam chuyên để giam giữ ngư dân cùng tàu thuyền các nước bị Trung Quốc bắt giữ.



http://nghiadx.blogspot.com
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép

Các động thái ngông cuồng và bất chấp công luận cũng như luật pháp quốc tế của Trung Quốc diễn ra khi mà ASEAN kêu gọi Bắc Kinh tham gia đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

Ngay trước thềm Hội nghị ASEAN-Trung Quốc diễn ra ngày 11/7 tại Campuchia, các nước ASEAN đã đạt được đồng thuận về COC.

Nội dung COC hiện chưa được công bố, song giới chức ngoại giao của ASEAN tiết lộ thì tinh thần chung của bộ quy tắc này là giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc tại Campuchia ngày 11/7

Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông mà ASEAN đã đồng thuận còn đề cập việc quyết giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp ước Hòa bình và hữu nghị (TAC) do ASEAN tạo lập từ năm 1976 mà Trung Quốc đã ký tham gia. TAC nghiêm cấm việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, tới giờ Trung Quốc vẫn chưa chịu “gật đầu” để ngồi vào đàm phán chính thức về bộ quy tắc sẽ mang tính pháp lý bắt buộc này.

>> MQ-4C Triton thay thế MQ-4 Global Hawk

Sự ra đời của biến thể MQ-4C Triton dành cho Hải quân Mỹ sẽ làm thay đổi phương thức tác chiến trên biển Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới.

>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm
>> “Chim Lửa” lên tàu khu trục


Sau nhiều năm làm việc, mới đây, Northrop Grumman đã ra mắt một biến thể máy bay không người lái MQ-4C Triton dành cho Hải quân Mỹ với nhiều điểm đáng lưu ý.

MQ-4C Triton đã sẵn sàng cho các chuyến bay thử nghiệm trong thời gian tới với một số điểm khác biệt so với nguyên mẫu MQ-4 Global Hawk.

Tính năng cao cấp

UAV MQ-4C Triton được trang bị module cảm biến chủ động đa chức năng (Multi-Function Active Sensor - MFAS) có khả năng quét 360 độ đối với các khu vực phía dưới, cho phép phát hiện mọi thứ trên mặt biển trong phạm vi phát hiện của nó.

Ngoài MFAS, MQ-4C cũng được trang bị radar phòng thủ giúp nó cảm nhận và tránh vật thể, một thành phần rất quan trọng bảo đảm một UAV hoạt động trong không gian cùng với các máy bay có người lái.

Ngoài ra, MQ-4C Triton được tích hợp hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động, giúp nó phân loại được các loại tàu chiến khác nhau. Đây là đặc điểm quan trọng giúp MQ-4C Trition trở thành trụ cột về khả năng do thám trên biển của họ từ 2015, theo Hải quân Mỹ. Với khả năng tuyệt vời này, việc giám sát và theo dõi các tàu nổi trên biển sẽ trở nên dễ dàng hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV do thám tiên tiến MQ-4C Triton được Northrop Grumman ra mắt hôm 16/6. MQ-4C cũng có thể bay liên tục trong thời gian dài hơn 24 giờ, ở độ cao khoảng 18,3 km. Khả năng hạ độ cao xuống thấp theo chiều thẳng đứng cũng giúp nó nhanh chóng chụp được những hình ảnh về tàu chiến đối phương.

Ngoài việc được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, MQ-4C cũng có thể được dùng để chống cướp biển, buôn lậu, vi phạm đánh bắt thủy hải sản và tội phạm có tổ chức.

MQ-4C Triton về cơ bản vẫn sử dụng thiết kế của Global Hawk, chỉ có các cải tiến như tăng cường sức chịu đựng của khung thân, chống đóng băng khi hoạt động ở các vùng khí hậu lạnh, cải tiến hệ thống bảo vệ chống sét... Máy bay có chiều dài 15,24m, sải cánh hơn 39,6 m) - không khác nhiều so với nguyê mẫu Global Hawk.

Dù Triton dựa trên thiết kế cải tiến của MQ-4 Global Hawk, nhưng công ty Northrop và Hải quân Mỹ có nhiều lý do để nhấn mạnh sự khác biệt giữa chúng.

Nền tảng Global Hawk của Không quân Mỹ đã gặp phải một số lời chỉ trích về độ uy tín trong vài năm qua. Đầu tiên là máy bay Global Hawk Block 30 được cho là để thay thế cho loại máy bay gián điệp có người lái U-2, nhưng sau đó đã bị loại bỏ do chi phí leo thang.

Lầu Năm Góc muốn hủy chương trình này và tiếp tục duy trì hoạt động của các máy bay U-2. Sau đó là một vụ tai nạn xảy ra hồi đầu tháng 6/2012 khi một chiếc Global Hawk bị rơi ở Maryland.

Nguyên nhân tai nạn sau đó vẫn chưa thể xác định được, nhưng công ty Northrop đã thực hiện một nỗ lực đặc biệt để nhấn mạnh số phận của dòng máy bay này, đó chính là khả năng tiết kiệm chi phí khi vận hành, hiệu quả hoạt động, giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ và khả năng giám sát vượt trội của phiên bản mới MQ-4C Triton.

http://nghiadx.blogspot.com
MQ-4C Triton nổi bật ở khả năng giám sát phát hiện và phân loại mục tiêu từ trên cao với hệ thống cảm biến đa năng 360 độ tinh vi. Với sự ra đời của loại UAV này, Hải quân Mỹ đang hy vọng đây sẽ là thứ vũ khí làm thay đổi khả đáng kể khả năng tác chiến trên biển Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới. Theo Aviation Week, chiếc MQ-4C được nhà sản xuất cung cấp cho Hải quân Mỹ để bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở căn cứ không quân Edwards, California và sau đó là tại Patuxent River, vùng Maryland.

Sẵn sàng trên Thái Bình Dương

Các máy bay không người lái mới được thiết kế dựa trên loại Global Hawk của Northrop sẽ sớm tuần tra trên đại dương cùng với các máy bay do thám Hải quân như P-3 Orion để tăng cường đáng kể sức mạnh cho các Quân đội Mỹ.

Theo nhiều nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tới cuối năm 2013 Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu xây dựng căn cứ đồn trú cho máy bay MQ-4C Triton tại căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam và dự kiến sẽ di chuyển các UAV này tới đây để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho hải quân sau năm 2016. Điều này sẽ tăng đáng kể khả năng giám sát và ứng phó với Quân đội Trung Quốc, vốn đang đẩy mạnh các hoạt động trên biển.

Rõ ràng, việc xây dựng căn cứ cho các UAV do thám tiên tiến này của Hải quân Mỹ trên đảo Guam là động thái cho thấy sự dịch chuyển quân sự chiến lược của Quân đội Mỹ về Thái Bình Dương.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

>> Tranh chấp đảo với Nhật, Trung Quốc quyết tâm dùng vũ lực ?

“Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư, đồng thời có quyết tâm và khả năng bảo vệ tốt chủ quyền đảo Điếu Ngư”.- Doãn Trác - Thiếu tướng Trung Quốc tuyên bố.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)
>> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản


http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản tăng cường khẳng định chủ quyền đối với đảo Senkaku.


Mạng sina Trung Quốc dẫn nguồn tin từ tờ “Quốc tế trực tuyến” cho biết, ngày 7/7, trong thời điểm nhạy cảm của quan hệ Trung-Nhật, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành nghiên cứu tổng hợp về việc mua đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) và thực hiện “quốc hữu hóa” đảo Senkaku.

Báo Trung Quốc kéo dư luận quay trở về lịch sử với những tuyên truyền khó chấp nhận cho rằng, đây cũng là thời điểm mở đầu cho cuộc xâm lược toàn diện đối với Trung Quốc của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai – tròn 75 năm biến cố cầu Lư Câu.

Đối với tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc cũng đáp trả lại bằng một lập trường cứng rắn, cho rằng “tuyệt đối không cho phép bất cứ người nào mua bán lãnh thổ của Trung Quốc”. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản “mua đảo” hoàn toàn không phải “hài kịch”, mà là một cuộc “chiếm đoạt hòn đảo được sắp đặt dày công”, “quân đội (Trung Quốc) tuyệt đối không cho phép hành vi mua đảo Điếu Ngư được thực hiện”.

Đảo Senkaku (quần đảo) nằm ở phía tây nam Nhật Bản, phía đông Phúc Kiến, Trung Quốc và đông bắc Đài Loan, có tổng diện tích khoảng 6,5 km2. Ngoài đảo Senkaku có diện tích lớn nhất, còn có đảo Kuba (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Vĩ), đảo Taishō (Trung Quốc gọi là Xích Vĩ), đảo Minami (Nam Tiểu), đảo Kita (Bắc Tiểu) và một số mỏm đá.

Đại tá Lương Phương, giáo sư Ban Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã "phán" rằng: "các “mốc thời gian” thể hiện người Trung Quốc là người phát hiện sớm nhất và quản lý đảo Senkaku, nên hòn đảo này “thuộc về Trung Quốc”!?


http://nghiadx.blogspot.com
Các nghị sĩ Nhật Bản khẳng định chủ quyền đảo Senkaku.

Bắt đầu từ tháng 4/2012, Thị trưởng Tokyo Shihara Jintaro đã đề xướng mua lại đảo Senkaku từ tay tư nhân người Nhật Bản. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức lên tiếng, chủ đạo việc mua lại hòn đảo này nhằm bảo vệ chủ quyền, nhưng Thị trưởng Tokyo thì muốn do Tokyo mua lại.

Đại tá Lương Phương cho rằng, sở dĩ Nhật Bản có động thái mới này là do có một số lý do sau: Trước hết, hiện nay Trung Quốc đang ở thời kỳ cơ hội chiến lược, năm nay lại chuẩn bị tiến hành Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên sẽ không có hành động lớn.

Thứ hai, trọng điểm chiến lược của Mỹ chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo sự hỗ trợ rất lớn cho Nhật Bản.

Năm 2010, sau khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra sự cố va chạm tàu, Mỹ đã không can thiệp tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku giữa Trung-Nhật, nhưng hiện nay sẽ căn cứ vào “Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ” để tiến hành phòng thủ đảo Senkaku, điều này thúc đẩy Nhật Bản tăng cường kiểm soát đảo Senkaku.

Thứ ba, hiện nay thế lực cánh hữu Nhật Bản đứng đầu là Shihara Jintaro muốn thành lập đảng mới, muốn tạo thế, nên đưa ra chủ trương mua đảo Senkaku.

Báo chí, dư luận Trung Quốc tập trung mũi dùi tuyên truyền cho rằng: "việc mua đảo của Nhật Bản là “hoang đường”, “đi ngược lại đồng thuận của lãnh đạo hai nước trước đây”, “tiếp tục thu hẹp không gian chính sách trong vấn đề đảo Điếu Ngư của hai nước, tình hình phức tạp thêm trầm trọng”… Rõ ràng, ở đây, hành vi cá nhân “mua đảo” đã được nâng lên thành “hành vi quốc gia”.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự trên biển.

Vị đại tá Trung Quốc nhấn mạnh, một khi Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku, họ sẽ có rất nhiều hành động lớn, có thể đưa quân đến đồn trú tại đây, tạo ra thách thức rất lớn cho Trung Quốc. Bởi vì, đóng quân là hành động tuyên bố chủ quyền hiệu quả nhất, do đó chính phủ vào cuộc là một việc rất lớn.

Vị đại tá này răn đe rằng, phải có thái độ nghiêm khắc, kiên quyết không để cho hành vi “mua đảo” thực hiện được. Một loạt hậu quả sau này như quan hệ Trung-Nhật xấu đi, thậm chí đối đầu quân sự, Nhật Bản đều phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả.

Báo Trung Quốc bình luận, chính quyền Nhật Bản hiện đang hữu khuynh hóa, cộng thêm kinh tế đình trệ lâu dài, cần chuyển sự bất mãn của người dân bằng nhân tố bên ngoài. Trong khi đó, Nga lại kiểm soát thực tế đối với quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Bốn hòn đảo Phương Bắc), đảo Senkaku trở nên “dễ dàng nhúng tay”.

Thiếu tướng Doãn Trác, Ủy ban Chuyên gia Thông tin Hải quân Trung Quốc suy đoán, Nhật Bản cảm thấy rất không cân bằng với sự phát triển kinh tế tốc độ cao của Trung Quốc, muốn “dùng đảo Senkaku để chuyển hóa mâu thuẫn trong nước”.

Hiện nay, GDP của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai thế giới, trong khi “Nhật Bản luôn cho mình là anh cả ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, do đó Nhật Bản có trạng thái tâm lý “mất cân bằng”, hành vi mua đảo rất dễ được người dân tiếp nhận.

Tướng Trung Quốc tuyên truyền rằng: Nhật Bản kiểm soát thực tế đảo Senkaku là “không tồn tại”, bởi vì “tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc chưa bao giờ ngừng tuần tra thường xuyên đối với phạm vi lãnh hải của đảo Điếu Ngư, Trung Quốc luôn xua đuổi tàu thuyền Nhật Bản can thiệp tuần tra, mời họ nhanh chóng rời khỏi lãnh hải Trung Quốc”.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến kiểu mới Trung Quốc.

Ông này thậm chí răn đe: “Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư, đồng thời có quyết tâm và khả năng bảo vệ tốt chủ quyền đảo Điếu Ngư”.

Doãn Trác tuyên bố: “Hiện nay, về quân sự, chúng tôi sẽ không từ bỏ, bởi vì Nhật Bản chưa đề xuất dùng tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Nhưng nếu Nhật Bản dám thực hiện các hành động quân sự ở đảo Điếu Ngư, là một nước có chủ quyền, Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ về quân sự.

Hiện nay, hai bên chưa đến bước này. Thông qua chiến lược mang tính phòng ngự của chúng tôi, về quân sự chúng tôi sẽ không đi bước đầu tiên, nhưng khi thực hiện bước thứ hai, chúng tôi có quyết tâm kiên định, cũng hoàn toàn có khả năng bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư”.

Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc còn cho rằng, trên thực tế, Trung Quốc và Nhật Bản đều hiểu rằng, vấn đề đảo Senkaku từ lâu không giải quyết được là do “đảo Senkaku đã trở thành công cụ để Mỹ sử dụng ly gián quan hệ Trung-Nhật”.

Doãn Trác kết luận, vấn đề đảo Senkaku trở nên gay gắt đều không có lợi cho hai bên, sẽ làm xấu đi quan hệ song phương, người dân hai bên sẽ trở nên đối đầu với nhau, cuối cùng thì Mỹ trở thành “ngư ông đắc lợi”.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Sự dối trá mang tên Hoàn Cầu !

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã cố tình cắt xén ý kiến chuyên gia nhằm ngụy tạo các ý kiến ủng hộ cho các hành động ngang ngược của nước này trong tranh chấp.

>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Robert C Beckmand.

Thời báo Hoàn Cầu đã có buổi phỏng vấn với ông Robert C Beckmand, Giám đốc Trung tâm Luật pháp quốc tế CIL, ĐH Quốc gia Singapore về một số vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Bài viết có tiêu đề: “Trung Quốc từng bước di chuyển vào biển Nam Trung Hoa (biển Đông)".

Tuy nhiên, sau khi thực hiện buổi phỏng vấn này, Thời báo Hoàn Cầu đã cố tính bóp méo câu trả lời của ông Robert C Beckmand bằng cách sửa lại hoặc đăng không đầy đủ câu trả lời của ông Robert C Beckmand. Trong đó có đoạn, ông Robert C Beckmand khẳng định: "Luật biển Việt Nam vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua là một việc làm hoàn toàn phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển UNCLOS năm 1982".

Trong bài phỏng vấn ông Beckmand cũng cho rằng, việc Tổng công ty CNOOC (Trung Quốc) công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Trả lời báo Đất Việt, ông Beckman khẳng định, Thời báo Hoàn Cầu đã chỉnh sửa hầu hết các câu trả lời của ông. Đồng thời, ông Beckman hoan nghênh việc viết một bài báo dựa trên các câu trả lời của ông.


http://nghiadx.blogspot.com
Trích thư trả lời Báo Đất Việt của ông Robert C Beckmand: ..."However, the Global Times edited out most of my responses to their questions. You are welcome to do an article based my responses to their questions, which are set out below". 

Để giúp độc giả thấy rõ sự can thiệp của Thời báo Hoàn Cầu đối với ý kiến chuyên gia quốc tế, Đất Việt xin đăng tải lại phần trả lời nguyên bản của ông Robert C Beckmand.

Dưới đây là nội dung các câu trả lời của ông Robert C Beckmand (với phần in nghiêng bị chỉnh sửa hoặc cắt bỏ):

- Thời báo Hoàn Cầu: Ông có xem các báo cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc như là một dấu hiệu mạnh mẽ và quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ “chủ quyền” hàng hải đối với các hành động khiêu khích từ các nước láng giềng, đặc biệt sau khi Việt Nam thông qua luật tuyên bố quyền tài phán đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa? (cách Trung Quốc gọi tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - ĐV)

- Ông Robert C Beckmand: Tôi thấy Trung Quốc đang hành động ngày càng quyết đoán hơn đối với tuyên bố của mình ở biển Đông. Theo quan điểm của tôi có một số hiểu lầm liên quan đến pháp luật về biển gần đây được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam. Mục tiêu chính của bộ luật này, theo tôi hiểu, là xây dựng luật pháp quốc gia phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Thực tế các quy định trong bộ luật mới này gồm việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là một điều bất ngờ và đó không phải là một sự phát triển mới. Việt Nam đã chính thức tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này trong nhiều năm trong các ghi chú ngoại giao chính thức đã ký với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, cũng có tuyên bố chủ quyền khác của Trung Quốc và Phillippines quy định trong pháp luật của họ đối với các quần đảo và đảo trên biển Đông.

- Thời báo Hoàn Cầu: Bên cạnh việc thành lập Tam Sa và các báo cáo của Bộ Quốc phòng, Tổng công ty CNOOC công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi tên biển Đông - ĐV). Có ý kiến cho rằng, Trung Quốc sử dụng nó như công cụ để giải quyết các tranh chấp, quan điểm của ông về vấn đề này là gì?
- Ông Robert C Beckmand: Việc thành lập Tam Sa và tuyên bố mời thầu quốc tế của CNOOC cho thấy Trung Quốc đang làm phức tạp thêm các tranh chấp trong khu vực.

(Trong khi đó, bài viết của báo Hoàn Cầu lại nói rằng, “ông Beckman coi hành động của Trung Quốc là một bước ngoặt, là một bước đi để khẳng định những tuyên bố của mình”. Thời báo Hoàn Cầu cũng không quên cắt bỏ đoạn ông Beckman nói rằng, đường lưỡi bò gồm 9 đoạn của Trung Quốc là quá xa so với bất kỳ hòn đảo nào của nước này và không dựa vào bất kỳ cơ sở pháp lý nào - ĐV).

- Thời báo Hoàn Cầu: Chính phủ Việt Nam đã phản đối thành lập Tam Sa và tuyên bố của CNOOC. Ông có cho rằng Việt Nam có khả năng để khởi động các biện pháp đối phó nhiều hơn nữa với các bước đi của Trung Quốc.

- Ông Robert C Beckmand: Họ (Việt Nam) chắc chắn sẽ thách thức tính hợp pháp đối với các tuyên bố của Trung Quốc như một hành vi xâm phạm chủ quyền của họ đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tuyên bố của Việt Nam là phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

(Phần trả lời khẳng định sự phi lý của việc CNOOC công bố mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp tục bị biên tập viên của báo Hoàn Cầu loại ra khỏi bài viết - ĐV).

Trong khi đó, Thời báo Hoàn Cầu chỉ đăng một phần cầu trả lời với nội dung như sau: “Tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò dầu khí, các tranh chấp trong khu vực không làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang”.

Sự việc báo Hoàn Cầu bóp méo các câu trả lời của chuyên gia quốc tế về biển Đông nhằm cố tình đánh lừa độc giả rằng, Luật Biển Việt Nam, tuyên bố phản đối việc mời thầu của CNOOC là những hành động mang tính khiêu khích chứ không phải là một việc làm hoàn toàn hợp pháp và chính đáng theo Công ước Luật biển Quốc tế UNCLOS.

Đối với báo chí, việc bóp méo câu trả lời của chuyên gia quốc tế được coi là một hành vi thiếu tôn trọng người được phỏng vấn, đi ngược với phương châm của người làm báo là cung cấp thông tin cho độc giả một cách chính xác và trung thực. Điều này một lần nữa cho thấy sự phi lý và ngang ngược của Trung Quốc đối với các hành động của họ trên biển Đông.

Ông Robert C Beckmand còn là người đứng đầu chương trình Luật và chính sách hải dương và đứng đầu dự án nghiên cứu của CIL về cáp ngầm, luật biển và tội phạm hàng hải quốc tế tại châu Á.

(Nguồn :: Báo Đất Việt)

>> Đội tàu chiến Nga đến Syria để làm gì?

Việc Nga phái nhiều tàu chiến đến cảng Tartus ở Syria khiến nhiều người đặt câu hỏi: để bảo vệ đồng minh là Tổng thống Assad hay sơ tán công dân?

>> Syria lỡ 'vuốt râu hùm'?
>> Khám phá lưới lửa phòng không Syria



http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Ảnh: AFP


Giới chức Nga luôn khẳng định đã lên kế hoạch huấn luyện và diễn tập từ lâu, và theo giới quan sát những cuộc diễn tập đó nhằm nhiều mục đích, trong đó chủ yếu để thể hiện sức mạnh tại khu vực. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý cho thấy: hầu hết các con tàu đến Địa Trung Hải xuất phát từ ba hạm đội của Nga (Biển Đen, Bắc Cực và Baltic) này đều là những tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn.

Sơ tán công dân Nga?

Loại tàu đó phù hợp cho việc vận chuyển rất nhiều người (và cả xe tăng). Các chuyên gia cho hay đây là bằng chứng khá thuyết phục rằng Kremlin đang tích cực chuẩn bị cho khả năng sơ tán hàng chục ngàn công dân Nga khỏi Syria, một khi chế độ của Tổng thống Assad sụp đổ. Ước tính số người Nga tại Syria hiện khoảng 100.000 người.

Ông Sergei Markov, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Plekhanov tại Moskva và là cố vấn thường xuyên của Tổng thống Nga Putin, nói: “Việc điều tàu nhằm thực hiện diễn tập đã được lên kế hoạch, và có mục đích thể hiện sự hỗ trợ của Nga đối với chính quyền Tổng thống Assad và thể hiện vai trò của Nga trong khu vực, nhưng có lẽ sự kết hợp của nhiều tàu trong đội tàu này phản ánh một mục đích còn thực tiễn hơn, Tôi tin chắc Nga đang nghĩ về việc sơ tán hàng chục ngàn công dân đang gặp nguy hiểm ở Syria”.

Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc đã sơ tán thành công hơn 30.000 công dân của mình tại Libya hồi năm ngoái, với việc dùng tàu đổ bộ Hải quân Trung Quốc và Nga đã lưu ý kỹ việc này.

Nga vốn là đối tác chính trị và quân sự với Syria từ năm 1971 và nước này luôn phản đối những can thiệp của nước ngoài vào tình hình Syria. Nhưng những tuần gần đây, Moskva có lẽ đã cảm nhận sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chính phủ Syria nên bắt đầu có những động thái mới. Tuần này, Nga đã tuyên bố sẽ hủy những hợp đồng vũ khí mới với Syria.

Hôm 10/7, Nga đã tiếp đón một đoàn đại biểu từ nhóm đối lập Hội đồng Quốc gia Syria, như là một phần những nỗ lực linh hoạt hơn. “Nga muốn đa dạng hóa sự lựa chọn của mình”, ông Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tạp chí Vấn đề Toàn cầu, một tạp chí hàng đầu về chính sách đối ngoại của Moskva, cho biết.

Phương Tây nghi ngờ

Tuy nhiên, phương Tây cũng ngờ rằng các tàu chiến của Nga đến Syria không phải để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hay diễn tập mà nhằm cung cấp vũ khí cho chính quyền Tổng thống Assad. Tờ New York Times cho rằng đây không phải là lần đầu tiên Nga cử tàu đến tập trận đến vùng biển phía Đông Địa Trung Hải này, nhưng việc Nga cử một số tàu lớn bất thường này đến nơi này có thể được coi là thông điệp rằng nước này phản đối việc tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Assad. Đó chính là cách ngầm thể hiện sự ủng hộ của Nga đối với chính quyền của Tổng thống Assad và ngầm cảnh cáo phương Tây về ý định can thiệp quân sự tại nước này.

Có ý kiến cho rằng đó cũng là động thái khẳng định vị thế đối với phần bờ biển của Syria, nơi Nga đặt căn cứ quân sự ở cảng Tartus. Nga muốn chiếm giữ cảng Tartus, địa điểm có vai trò quan trọng chiến lược. Moskva đã từng nói rõ rằng việc duy trì căn cứ quân sự của Nga tại cảng Tartus là ưu tiên hàng đầu.

Cũng có thể Nga hi vọng rằng việc điều lực lượng hải quân đến Syria sẽ giúp Tổng thống Assad giữ được chính quyền. Nếu trường hợp chính quyền Syria sụp đổ, Nga vẫn có thể duy trì khả năng hiện diện tại cảng Tartus.

Hôm qua, hãng tin Interfax của Nga cho biết Nga đã cử một nhóm tàu gồm 7 chiến hạm tới căn cứ hải quân tại cảng Tartus của Syria. Dẫn đầu là khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Chiến hạm này cùng với 3 tàu đổ bộ khác rời cảng Severomorsk ở Biển Bắc và đang trên đường tới Địa Trung Hải, nơi chúng sẽ gặp tàu tuần tra Yaroslav Mudry cũng như một tàu hỗ trợ khác. Tàu tuần tra Smetlivy từ căn cứ của Hạm đội Hắc Hải tại cảng Sevastopol ở Ukraina cũng đang trên đường tới Tartus.

(Nguồn :: BDV)

>> Tiêm kích Su vẫn đang dẫn đầu về số lượng

Máy bay tiêm kích thương hiệu Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015.

>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN


Máy bay tiêm kích thương hiệu Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015.

Đây là kết luận của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (SAMTO) công bố ngày 9/7 nhân dịp diễn ra Triển lãm Hàng không quốc tế Farnborough-2012 tại Anh.

Theo báo cáo 4 năm một lần của SAMTO, trong giai đoạn 2008-2015, các dòng máy bay Su luôn đứng đầu về số lượng xuất khẩu với 280 chiếc, có tổng trị giá 12,73 tỷ USD.

Đứng thứ hai là Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với 204 chiếc, tổng trị giá là 15,15 tỷ USD. Chiếm vị trí thứ ba là Tập đoàn chế tạo hàng không Thành Đô của Trung Quốc với 179 chiếc, thu được 3,37 tỷ USD.

Theo dự báo của SAMTO, trong giai đoạn 2012-2015, Su chiếm 15,7% về tổng giá trị máy bay tiêm kích xuất khẩu của thế giới và 21,9% về số lượng. Trong đó, riêng Ấn Độ đặt mua 109 chiếc Su với giá 5,33 tỷ USD.

Ngoài ra, một thương hiệu máy bay chiến đấu nổi tiếng khác của Nga là MiG có nhiều cơ hội củng cố mạnh mẽ vị thế trên thị trường máy bay tiêm kích đa chức năng thế giới giai đoạn 2012-2015.

Theo SAMTO, MiG có thể chiếm 7,9% tổng giá trị xuất khẩu trên thị trường này và 11,9% về số lượng.

Trong giai đoạn này, các khách hàng nước ngoài đặt mua 59 máy báy tiêm kích MiG thế hệ mới với tổng trị giá 2,67 tỷ USD, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2008-2011, chỉ 30 chiếc (tương đương 5,6% tổng số lượng) với tổng trị giá 1,13 tỷ USD.

Dưới đây là hình ảnh một số loại máy bay Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện đang chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

>> Mỹ sẽ phá cơ sở hạt nhân Iran năm 2013

Để tấn công các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, vũ khí then chốt của Mỹ sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay chiến đấu F-22.

>> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1)
>> Tên lửa DF-31A có thể bị tên lửa Mỹ đánh chặn


http://nghiadx.blogspot.com
Iran vừa tổ chức cuộc diễn tập "Nhà tiên tri-7. Trong hình là tên lửa tầm trung Shahab-1 của Iran trong cuộc diễn tập này.


Hãng Reuters Anh dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi ngày 4/7, tại Thủ đô Tehran, cho biết, nếu quyền tiến hành làm giàu uranium sử dụng cho mục đích hòa bình được thừa nhận, Iran sẵn sàng thông qua trình văn kiện lên Liên Hợp Quốc cam kết chính thức không chế tạo vũ khí hạt nhân.

Nhưng, trong đàm phán vấn đề hạt nhân với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức, 6 nước trên yêu cầu Iran chấm dứt sản xuất uranium có nồng độ khoảng 20%, dự kiến Tehran sẽ khó chấp nhận.

Có lẽ do đã mất tính kiên nhẫn với việc đàm phán vấn đề hạt nhân của Iran, Paul Rogers, giáo sư Viện Nghiên cứu Hòa bình, Đại học Bradford, Anh tiết lộ, dưới sự ảnh hưởng của nhân tố chính trị nội bộ Mỹ, kế hoạch tác chiến “không kích cơ sở hạt nhân của Iran” đang được vạch ra.

Iran tuyên bố nhằm vào 35 căn cứ của Mỹ

Vòng đối thoại thứ ba giữa Iran và 6 nước được tổ chức tại Moscow từ ngày 18-19/6/2012, nhưng cuối cùng vẫn kết thúc trong bế tắc.

Iran cho rằng, hầu hết các nước trong nhóm G6 đang mặc cả, hy vọng thông qua trừng phạt để có thể tăng cường vai trò ảnh hưởng của họ, cho đến khi nào Tehran phục tùng ý chí của họ mới thôi.

Nhưng, Washington cũng luôn cho rằng, Iran thích thú hơn khi quá trình đàm phán liên tục kéo dài, vì nó giúp Iran có thể đẩy nhanh các bước làm giàu uranium.

Ngoài ra, một số nhà chính trị châu Âu (đặc biệt là Đức) thừa nhận, bất cứ sự trì hoãn mang tính thực chất nào trong đàm phán đều có thể tạo không gian cho Israel đơn phương tiến hành tấn công quân sự đối với Iran, hành động này sẽ gây ra sự bất ổn rất lớn trong thời gian dài và có thể gây ra một cuộc chiến tranh mang tính thảm họa dữ dội.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tầm trung Shahab-3 có tầm phóng xa nhất (2.000 km) của Iran được phóng lên trong cuộc diễn tập "Nhà tiên tri-7" diễn ra ngày 3/7/2012.

Để chứng tỏ sẽ không khuất phục trước Mỹ và Israel, chỉ huy Không quân Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran, Emile Ali Hajizadeh ngày 4/7 cho biết, tên lửa đạn đạo tiên tiến của Iran có tầm phóng đến 2.000 km, Iran đã định ra kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự và triển khai tên lửa, sau khi bị tấn công, Iran sẽ phá hủy tất cả các căn cứ quân Mỹ trong vòng vài phút.

Do EU cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran bắt đầu từ ngày 1/7, hành động này làm cho thái độ chống phương Tây ở Iran tiếp tục lên cao. Quân đội Iran thậm chí đe dọa phong tỏa tuyến đường vận chuyển dầu mỏ - eo biển Hormuz.

Từ ngày 2/7, Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Nhà tiên tri vĩ đại-7” trong thời gian 3 ngày, trong cuộc diễn tập đã phóng thành công nhiều loại tên lửa.

Phía Iran cho biết, quân Mỹ có tổng cộng 35 căn cứ ở xung quanh Iran, “tất cả những căn cứ này đều nằm trong tầm phóng của tên lửa chúng tôi. Đồng thời, lãnh thổ bị chiếm đóng (chỉ Israel) là bia ngắm tốt của chúng tôi”.

Hãng Reuters cho rằng, rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra hoài nghi về sức mạnh quân sự của Iran, cho rằng Iran hiện không thể đối đầu với hệ thống phòng thủ quân sự tiên tiến của Mỹ.

Mỹ muốn dùng B-2, F-22 tập kích Iran

Paul Rogers, giáo sư Viện Nghiên cứu Hòa bình, Đại học Bradford, Anh cho rằng, các nước châu Âu sở dĩ tích cực đề xướng áp dụng biện pháp ngoại giao trong vấn đề Iran, một phần nguyên nhân chính là bị thúc đẩy bởi rủi ro Israel tấn công Iran.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Israel đã chuẩn bị tốt cho việc phát động tấn công quân sự đối với Iran trong thời điểm thích hợp. Nhưng, điều lo ngại hơn của các nước châu Âu là, Lầu Năm Góc hầu như cũng đang vạch ra một kế hoạch chiến tranh toàn diện với nhiều phương án.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Không quân Mỹ.


Lý do hàng đầu ủng hộ cách làm này của phái diều hâu dường như là: Một chiến dịch quân sự trong thời gian ngắn, nhanh chóng có thể phá hủy rất chính xác các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, đây là con đường duy nhất làm suy yếu Iran và buộc họ “chấp nhận sự cay nghiệt, quay trở lại bàn đàm phán”, đồng thời có thể triệt để thủ tiêu tham vọng hạt nhân của Iran.

Nhưng, trong giới ưu tú chính trị Mỹ hoàn toàn không đạt được quan điểm thống nhất về cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Một số tuyên bố của cơ quan sức mạnh (gồm Lầu Năm Góc) chủ trương, sự lựa chọn tốt nhất là tiếp tục phương thức “kết hợp giữa trừng phạt và chiến tranh mạng”. Nhưng, một số lực lượng chính trị khác cho rằng, cần thiết vạch ra một kế hoạch tác chiến đối với Iran.

Một số nhân sĩ của Lầu Năm Góc cho rằng, nửa đầu năm 2013 có thể là thời gian tốt nhất để phát động kế hoạch tác chiến này. Theo quan điểm của họ, thời điểm này có thể có thể có 3 điều kiện có lợi:

Trước hết, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Quốc hội tổ chức vào tháng 11/2012, cho nên hoàn toàn không gặp trở ngại, hơn nữa còn cách thời điểm bầu cử Quốc hội giữa kỳ tới gần 2 năm, bất cứ sự bất đồng chính trị nào đều sẽ có đủ thời gian để giải quyết.

Thứ hai, trong thời gian vài tháng này, sẽ có thể đưa ra một kết luận rõ ràng – vấn đề hạt nhân Iran có thể có khả năng đạt được thỏa hiệp chính trị hay không. Thứ ba, việc duy trì sự tồn tại của phương án tấn công quân sự Iran và kịp thời thông báo cho Israel trước khi hành động, sẽ làm cho khả năng Israel đơn phương tấn công Iran nhỏ đi.

Trong số các nhà hoạch định chính sách Mỹ, quan điểm của phái cứng rắn nhất là “Mỹ thích đáng giương ngọn cờ tấn công Iran, tốt hơn là để Israel dùng lực lượng quy mô nhỏ để tiến công quân sự trước”.

Paul Rogers cho biết, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh, sức mạnh có ưu thế tuyệt đối của Quân đội Mỹ, đặc biệt là máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ có khả năng cất cánh từ các căn cứ ở khu vực Trung Đông, đồng thời phối hợp với các máy bay trên tàu sân bay triển khai ở biển Ả-rập.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ.

Khi đó, vũ khí then chốt được quân Mỹ sử dụng sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay chiến đấu F-22 tiên tiến nhất thế giới hiện nay; sau khi các công trình radar phòng không của Iran bị thiết bị đánh lừa kiểu mới và hệ thống khác của quân Mỹ gây nhiễu, những máy bay ném bom tàng hình và máy bay chiến đấu này sẽ bay đến Iran, thực hiện các đòn tấn công oanh tạc.

Trong một cuộc tập kích, máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể phóng, thả hơn 40 quả bom dẫn đường chính xác, hoặc ném bom xuyên lòng đất thông minh “bunker-busters” đối với các cơ sở hạt nhân của Iran. Nhưng, máy bay ném bom tàng hình B-2 lại phụ thuộc vào rất nhiều công trình chi viện của căn cứ.

Nhìn vào tình hình hiện nay, căn cứ có khả năng lựa chọn nhất là căn cứ không quân Fairford của Không quân Hoàng gia Anh ở Gloucestershire, miền tây nước Anh, và căn cứ không quân Diego Garcia mà Anh từng kiểm soát ở Ấn Độ Dương. Vì vậy, bắt đầu từ một chiến dịch quân sự, Anh sẽ trực tiếp bị kéo vào cuộc chiến tranh này.

Romney lên cầm quyền, chiến tranh sẽ xảy ra?

Trong bài viết, Paul Rogers cho rằng, hệ thống vũ khí nêu trên và những vũ khí khác sẽ được đưa vào chiến dịch, số lượng nhiều hơn nhiều so với vũ khí hiện có của Israel, hơn nữa khả năng thành công lớn hơn.

Nhưng, một phương diện không bình thường của kế hoạch tấn công quân sự này ở chỗ, quy mô của chiến dịch sẽ được kiểm soát có hiệu quả, hoặc tham khảo nhu cầu tấn công Iran của Israel, nhưng sẽ không mở rộng chiến dịch này.

Đối với những nhà hoạch định chính sách này, chiến dịch quân sự chỉ xoay quanh một trọng điểm, đó chính là tiến hành tấn công chính xác đơn thuần đối với các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, cuối cùng ép Iran phải chấp nhận một sự thực – tham vọng hạt nhân của họ thế nào cũng thất bại.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình màu xanh là tàu chiến, máy bay chiến đấu và căn cứ của quân Mỹ bao quanh Iran.

Một điểm cần nhấn mạnh là, Paul Rogers chỉ ra, kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ hoàn toàn không lập tức phải tiến hành, thậm chí có thực hiện hay không cũng còn tranh cãi.

Nhưng, một khi đàm phán chính trị với Iran thất bại, nếu Romney giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, hơn nữa Đảng Cộng hòa ít nhất đang kiểm soát một trong 2 viện của Quốc hội Mỹ, như vậy trong vài tháng đầu năm 2013, vấn đề tấn công quân sự Iran có thể sẽ xuất hiện hướng đi hoàn toàn khác.

Một khi thực sự nổ ra chiến tranh, Iran phải chăng sẽ vui vẻ từ bỏ “tham vọng hạt nhân” dưới sức ép nặng nề, giả thiết này hoàn toàn không lạc quan, tình hình tương tự đã xảy ra 2 lần trong 10 năm qua.

Năm 2001, khi chiến tranh Afghanistan kết thúc, Mỹ cho rằng Taliban đã hết vai trò ảnh hưởng. Năm 2003, chiến tranh Iraq nhanh chóng kết thúc, nhưng sự phát triển của tình hình cuối cùng không như mong muốn.

Trong khi người Mỹ hầu như hoàn toàn không rút ra bài học, cuộc chiến chống khủng bố 10 năm làm cho họ rất mệt mỏi. Có lẽ đây chính là điều mà chính quyền Obama thực sự lo ngại.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang