Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

>> Trung Quốc khoe "lá chắn thép" trên biển

Các tàu chiến “Aegis Trung Hoa”, “sát thủ đa diện/kiếm sắc vô ảnh trên biển”… đã được Trung Quốc xây dựng thành một “lá chắn thép”.

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Tờ “Tin tức Trung Quốc” dẫn nguồn tin tức “Giải phóng quân báo” cho biết, 10 năm trước, tàu khu trục Thanh Đảo, tàu chiến chủ lực thế hệ thứ hai do Trung Quốc tự sản xuất, cùng với tàu tiếp tế tổng hợp Thái Thương, hợp thành biên đội, đã vượt 3 đại dương, hành trình 33.000 hải lý, thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất lần đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển.

10 năm sau, hiện nay, khi tuần tra hộ tống ở vùng biển Somalia, tàu Thanh Đảo đã là một “lính cũ” trong lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Báo Trung Quốc tuyên truyền, gần 10 năm trở lại đây, Hải quân Trung Quốc liên tiếp cho hạ thủy tàu chiến thế hệ mới, nhanh chóng hình thành sức chiến đấu. Các tàu khu trục tên lửa kiểu mới như tàu Quảng Châu, Vũ Hán, Hải Khẩu, Lan Châu đã lần lượt đưa vào sử dụng, chúng được dân mạng Trung Quốc gọi là “Aegis Trung Hoa” nhờ “khả năng phòng không khu vực và tấn công vượt tầm nhìn xuất sắc”;

hơn 10 tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới như tàu Từ Châu, Châu Sơn, Sào Hồ… cũng lần lượt đưa vào biên chế, được báo Trung Quốc gọi là “sát thủ đa diện trên biển” kiêm nhiệm phòng không, đối hải, săn ngầm; thuyền máy tên lửa kiểu mới có tính tàng hình, tính cơ động mạnh, khả năng đột kích lớn, được báo Trung Quốc gọi là “kiếm sắc vô ảnh trên biển”; tàu vận tải đổ bộ Côn Luân Sơn, Tỉnh Cương Sơn, tàu đổ bộ đệm khí kiểu mới, tàu quét mìn kiểu mới, tàu bảo đảm cỡ lớn đã lần lượt trang bị… Trung Quốc đã dựng lên một “lá chắn thép” trên biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Thanh Đảo, Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc.

Tàu chiến hiện đại hóa là biểu tượng của trình độ tổng thể phát triển khoa học công nghệ quốc gia. Trong giai đoạn mới, các tàu chiến kiểu mới của Trung Quốc đã ra sức vươn ra các đại dương trên thế giới:

Năm 2001, tàu khu trục tên lửa Thâm Quyến đến thăm Đức, Anh, Pháp và Italia, đây là lần đầu tiên tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến Địa Trung Hải, lần đầu tiên đi qua eo biển Gibraltar đến Đại Tây Dương, lần đầu tiên đi qua kinh tuyến 0 độ của Trái đất.

Tháng 8/2007, tàu khu trục tên lửa Quảng Châu, tàu tiếp tế tổng hợp tầm xa Vi Sơn Hồ tạo thành một biên đội huấn luyện tầm xa, đến thăm 4 nước châu Âu, đi xuyên qua eo biển Skagerrak giữa Đan Mạch và Thụy Điển, lần đầu tiên đến biển Baltic.

Tháng 1/2009, các tàu khu trục Vũ Hán, Lan Châu lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden, vùng biển Somalia. Đây là lần tiếp theo biên đội tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển này, sau hơn 600 năm tàu Trịnh Hòa thời Minh, Trung Quốc đến Tây Dương (phương Tây).

Tháng 2/2011, Trung Quốc đã điều tàu hộ vệ tên lửa Từ Châu đến vùng biển lân cận Libya, rút nhân viên Trung Quốc về nước. Trong thời gian không đến 2 năm, con tàu này từng 2 lần vượt qua Ấn Độ Dương, tới vịnh Aden, tiến thẳng Địa Trung Hải, thời gian hộ tống biển xa dài 347 ngày, chiếm một nửa thời gian hạ thủy sử dụng.

Đối với Hải quân Trung Quốc, đảo Lưu Công ở biển Hoàng Hải là một tọa độ lịch sử có hàm ý bi thương. Ngày 23/4/2009, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức lễ duyệt binh lớn kỷ niệm tròn 60 năm tại đây. Trung Quốc đã phô diễn sức mạnh quân sự với thế giới bằng 25 tàu chiến các loại gồm tàu ngầm hạt nhân, tàu thông thường, tàu khu trục kiểu mới, tàu hộ vệ kiểu mới, tàu vận tải đổ bộ kiểu mới, thuyền máy tên lửa kiểu mới…

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa Thạch Gia Trang, Hải quân Trung Quốc

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa 054A Châu Sơn, Hải quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tiếp tế tổng hợp Thái Thương, Hải quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa Sào Hồ

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa Thâm Quyến.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu quét mìn kiểu mới của Trung Quốc.
(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Màn kịch đơn phương hiếu chiến của Trung Quốc đã bị lột trần !

Cựu đại sứ Ấn Độ tại Iraq R S Kalha cho rằng, hiện vẫn còn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra “sự điên rồ của họ”, rút khỏi các đảo không có người ở và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ ?


Giương cao ngọn cờ chính nghĩa

Đăng tải tại Chinhphu.vn, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ cho rằng, vấn đề tranh chấp Biển Đông là một tồn tại lịch sử khách quan, chúng ta không thể né tránh, mà phải đối diện và tìm phương cách để từng bước giải quyết vấn đề này.

Đại sứ khẳng định: Một mặt chúng ta luôn chú trọng xây dựng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với nước bạn Trung Quốc, song cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng luôn nhất quán là các tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

“Tôi hi vọng rằng những tiếng nói tiêu cực, không có lợi cho quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, kích động hận thù dân tộc trên một số báo và trang mạng của Trung Quốc không phải là tiếng nói chính thống của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc”, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ nói.

Cũng theo Chinhphu.vn, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn hai bên có nhiều tiếng nói hữu nghị hơn, tích cực hơn, góp phần giải quyết những tranh chấp, bất đồng bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định và lành mạnh.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngư chính 310 - Hải quân TQ

Theo Đại sứ, “trong lúc này, chúng ta lại cần phải giương cao hơn nữa ngọn cờ chính nghĩa, hòa bình và hợp tác, vì đây là xu hướng lớn của khu vực và thế giới mà không ai có thể đi ngược lại xu hướng đó. Việc này chúng ta phải kiên trì, cái gì đúng phải bảo vệ đến cùng. Bằng những bài viết khách quan, trung thực, có lý có tình, báo chí cũng là một kênh thông tin rất quan trọng để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải”.

Còn chưa quá muộn để Trung Quốc làm lại

Báo Công an nhân dân trích dẫn, cựu đại sứ Ấn Độ tại Iraq R S Kalha cho rằng, hiện vẫn còn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra “sự điên rồ của họ”, rút khỏi các đảo không có người ở và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Trước đó, ngày 2/8, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thông báo, tàu cá Trung Quốc đã giăng dây thừng tại khu vực ra vào bãi cạn đang có tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham để ngăn tàu cá nước khác vào đây.

>> Trung Quốc sẽ mãi chỉ là hổ giấy ?

Tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Voltaire Gazmin cho biết, lực lượng tuần duyên Philippines đã báo cáo với ông về việc tàu cá Trung Quốc để lại một dây thừng dài có phao giữ xung quanh các khu vực ra vào Scarborough/Hoàng Nham. Bộ trưởng Voltaire Gazmin thông báo, lực lượng tuần duyên chưa quyết định tháo bỏ dây thừng nói trên và đã điều máy bay đến khu vực này để giám sát tình hình.

Cũng trong ngày 2/8, Thư ký thông tin văn phòng Tổng thống Philippines, ông Ricky Carandang cho biết, thiếu Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, bất kỳ quốc gia tuyên bố chủ quyền nào tại vùng này đều không thể thăm dò tài nguyên ở những khu vực tranh chấp. Theo ông Ricky Carandang, các chuyên gia pháp lý và ngoại giao có thể tìm ra cách để khai thác chung, nhưng sẽ thất bại nếu thiếu Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin diễn ra đúng thời điểm giới truyền thông đưa tin: nhiều báo và hãng tin lớn của Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu, Tân Hoa xã, China News, Sina… vừa đồng loạt chỉ trích những quốc gia hữu quan trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Trong khi đó, dư luận và giới chuyên môn bày tỏ mối quan tâm tới bài viết của cựu Đại sứ Ấn Độ tại Iraq K S Kalha khi cho rằng, chính sách lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc là lợi bất cập hại. Theo cựu đại sứ R S Kalha, có thể bị sa vào một cuộc tranh chấp nội bộ sau vụ cách chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, nên ban lãnh đạo Trung Quốc hiện không muốn bị cho là nhu nhược.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng muốn gửi một thông điệp tới tất cả các nước khác đang có tranh chấp tại Biển Đông rằng, trong khi muốn có một giải pháp ngoại giao, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để bảo vệ vị thế của mình ở vùng biển này. Nhưng hành động này khó thực hiện bởi Trung Quốc sẽ vô cùng khó khăn để duy trì an ninh cho đơn vị đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Ngoài ra, hành động lấn át của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ khiến cho các nước hữu quan xích lại gần nhau hơn và đoàn kết để chống lại những đòi hỏi chủ quyền quá đáng và phi lý của Bắc Kinh.

Cựu đại sứ R S Kalha cho rằng, hiện vẫn còn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra “sự điên rồ của họ”, rút khỏi các đảo không có người ở và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Trên trang mạng của Viện phân tích và nghiên cứu quốc phòng, chuyên gia Abanti Bhattacharya thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ) cũng vạch rõ chiêu bài đa phương và đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo ông Abanti Bhattacharya, trở ngại lớn nhất để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là việc Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ bất cứ giải pháp đa phương nào với các bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Trong khi luôn khẳng định, đa phương là trọng tâm trong chính sách ngoại giao của mình thì Trung Quốc lại hành động ngược lại và vi phạm chủ quyền của nước khác. Điển hình là việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và quyết định đưa quân đội đến đồn trú ở đây. Theo ông Abanti Bhattacharya, đa phương hóa chỉ là công cụ chiến lược được Trung Quốc sử dụng khi cần phản đối chính sách của Mỹ và giúp Bắc Kinh cải thiện hình ảnh đầy đe dọa trong mắt các nước ASEAN. Nhưng các hành động hiếu chiến đơn phương gần đây đã bóc trần màn kịch đa phương của Bắc Kinh.

Dư luận cũng đang chú ý tới việc hãng ABS-CBN News dẫn lời ông Robert Scher, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 1/8 khi cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ cân nhắc việc bổ sung máy bay ném bom và tàu ngầm tấn công đến khu vực Thái Bình Dương, để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng tăng ở khu vực này.

Giới chuyên môn đều cho rằng, Trung Quốc đang quyết tâm hiện thực chiến lược độc bá Biển Đông để vừa khai thác dầu khí, vừa kiểm soát tuyến đường biển quan trọng tại khu vực này. Điều này được chuyên gia Stephanie Kleine - Ahlbrandt thuộc Tổ chức khủng hoảng quốc tế (ICG) chỉ rõ. Theo đó, việc Trung Quốc mở rộng hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông là bước thứ ba trong chiến lược độc bá Biển Đông.

Âm mưu lâu dài

Báo Thanh niên đăng tải bài viết về lực lượng tàu tuần tra có trang bị vũ khí được Trung Quốc triển khai phục vụ mưu đồ chiếm đoạt biển Đông. Báo này trích dẫn từ tạp chí Jane’s Defence Weekly, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường khả năng hoạt động xa bờ cho “hạm đội trắng”. Điển hình như lực lượng tàu hải quan vốn dĩ hoạt động gần bờ nay cũng đang được bổ sung các tàu tầm xa. Sau khi tàu ngư chính, hải giám và hải tuần “bành trướng” trên biển Đông, lực lượng hải quan được cho là sẽ sớm ra khơi, núp bóng dưới chiêu bài “tuần tra ở vùng biển chủ quyền”. Xa hơn, Bắc Kinh có thể sáp nhập các nhóm tàu trên nằm dưới quyền quản lý của một cơ quan mới. Gần đây, thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh có thể sớm thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển.

Theo đó, bộ này được lập ra trên cơ sở thống nhất 9 đơn vị hiện dưới quyền các cơ quan khác nhau như Bộ Nông nghiệp và Bộ Công an. Asahi Shimbun từng dẫn lời tướng La nói bên lề Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc hồi tháng 3 rằng: “Liên kết nhiều cơ quan để tạo ảnh hưởng mạnh hơn và có nhiều tàu lớn hơn”. Giới quan sát nhận định cơ quan mới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc “bảo hộ” những hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi trên biển tại những khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tất nhiên, biển Đông nằm trong số các khu vực này.

Vì thế, bài phân tích trên Jane’s Defence Weekly nhận định vụ căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines quanh bãi cạn Scarborough gần đây là cách để Bắc Kinh kiểm nghiệm khả năng ứng phó của “hạm đội trắng”. Theo đó, khi các tàu cá hay tàu dân sự của Trung Quốc “gặp khó”, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng leo thang căng thẳng bằng cách từng bước điều động tàu được vũ trang từ thấp đến cao của “hạm đội trắng”. Bằng cách này, Trung Quốc có thể tránh tiếng là không “quân sự hóa” dù sức mạnh đe dọa chẳng kém gì việc triển khai tàu chiến. Về lâu dài, “hạm đội trắng” có thể thay thế hải quân thực hiện mưu đồ của Bắc Kinh trong việc bành trướng ở các vùng biển.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

>> Theo báo Nhật : Nga - Trung rút cuộc vẫn đối đầu !

Về góc độ địa-chính trị, Trung-Nga luôn là một mối quan hệ đối lập. Trung Quốc sử dụng SCO thò vào “bụng” Nga và có tham vọng lãnh thổ, tài nguyên.

>> Mục đích cuộc tập trận Nga - Trung
>> Nga: Trung Quốc sẽ tấn công Nga trong vài năm tới


Tờ nguyệt san “Choice” Nhật Bản số tháng 7 có bài viêt nhan đề “Trung-Nga giả vờ tuần trăng mật”.

Theo bài viết, giống như muốn chống lại việc Mỹ từng bước chuyển trung tâm chiến lược tới châu Á, gần đây Trung Quốc và Nga hô hào đưa “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược song phương” đi vào chiều sâu. Hai nước tích cực giả vờ tăng cường một mối quan hệ đối tác bình đẳng, nhưng trò diễn này rất dễ bị phát hiện.


http://nghiadx.blogspot.com
Lính tuần tra biên phòng Trung Quốc ở khu vực biên giới Trung-Nga.

Ngày 8/6, tờ “International Herald Tribune” Mỹ đã đăng bài viết của Bobo Lo, chuyên gia quan hệ Trung-Nga. Bobo Lo viết: “Trung Quốc đang phát triển mạnh, còn các bước hiện đại hóa của Nga đình trệ, về chính trị đã xơ cứng. Mối đe dọa lớn nhất của hai bên chính là khoảng cách giữa hai nước ngày càng lớn”.

Xuất phát từ mục đích chống Mỹ quay trở lại châu Á, Trung Quốc thực sự tìm cách khéo léo tận dụng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) – tổ chức duy nhất được nước này đóng vai trò chủ đạo. Nga rõ ràng cũng tính toán đón lấy “gió đông” Trung Quốc để tăng cường khả năng đàm phán với Mỹ và NATO.

Nhưng Tổng thống Nga Putin ôm mộng nước lớn, tuyên bố Nga sẽ tiếp tục trở thành người tham gia vào các vấn đề toàn cầu, thái độ này rất rõ đối với Trung Quốc và SCO.

Tháng 2/2012, hãng RIA Novosti đã có một chương trình về vấn đề ngoại giao của Tổng thống Putin, ông tuyên bố “vai trò của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng cường”. Putin công khai cho rằng: “Sức mạnh tổng thể của Trung Quốc ngày càng tăng cường, trong đó có khả năng lan tỏa tới các khu vực. Đứng trước yếu tố Trung Quốc được tăng cường nhanh chóng, chúng ta nên làm thế nào?”.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 25/4/2012, Trung-Nga diễn tập bảo vệ tuyến đường hàng hải ở biển Hoàng Hải.

Trung Quốc rõ ràng đang gây ra “mối đe dọa” cho Nga. SCO trên thực tế bị Trung Quốc kiểm soát, các thành viên bao gồm các nước Trung Á là Kyrgyzstan, Tajikistan, Kazakhstan và Uzbekistan. Lý do Nga cảnh giác với việc Trung Quốc tăng cường quyền phát ngôn rất rõ ràng. Bốn nước Trung Á là thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), vì vậy Nga chắc chắn có cảm giác Trung Quốc thò tay vào “bụng” của họ.

Học giả chính trị quốc tế nổi tiếng Ấn Độ, Brahma Chellaney luôn nhấn mạnh, về địa-chính trị học, Trung-Nga là một mối quan hệ đối lập. Về lý do Trung-Nga tại sao không xóa bỏ sự ngờ vực về địa-chính trị học, Chellaney chỉ ra: “Trung-Nga tuyệt đối sẽ không liên minh. Hai bên có sự ngờ vực lẫn nhau, đặc biệt là sự hoài nghi của Nga đối với Trung Quốc rất lớn.

Dân số Nga có mật độ thấp, còn Trung Quốc tương đối cao. Nga có tài nguyên thiên nhiên phong phú, còn Trung Quốc lại có lòng tham không đáy đối với tài nguyên nhiên nhiên. Đất đai Nga quá rộng lớn, còn Trung Quốc đang tranh đoạt lãnh thổ. Bất kể nhìn ở góc độ nào, Trung Quốc và Nga đều thuộc đối thủ cạnh tranh.

Nga rất lo ngại đối với Trung Quốc là do hiện trạng phân bố trái ngược về diện tích lãnh thổ và dân số của nước này. Phần châu Á chiếm 72% diện tích lãnh thổ Nga, phần châu Âu chỉ chiếm 28%, nhưng 75% người Nga sống ở châu Âu, phần châu Á chỉ chiếm 25%.

Chính vì vậy, Nga thông qua kênh chính thức nhập khẩu lao động Trung Quốc khai thác các dự án của Siberia, đồng thời còn có không ít lao động bất hợp pháp từ Trung Quốc tràn vào lãnh thổ Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Binh sĩ tàu tuần dương Varyag Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham quan tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Hải quân Trung Quốc.

Nga lo ngại rằng, sau 50 năm, khu vực Viễn Đông mặc dù về chính trị vẫn do Nga kiểm soát, nhưng về kinh tế có thể đã bị Trung Quốc kiểm soát thực tế”.

Do kinh tế liên tục tăng trưởng, Trung Quốc vẫn không ngừng tìm kiếm tài nguyên ở các nước láng giềng, trên biển, Trung Đông, châu Phi và châu Nam Mỹ. Người Trung Quốc không thể không tràn vào nước láng giềng theo kiểu thủy triều lên, tìm kiếm các tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, gỗ, kim cương và vàng.

Sự xâm lấn bí mật về con người và vốn này bắt đầu từ thập niên 1990, khiến cho khu vực Viễn Đông dần dần nằm trong sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc - điều này thống nhất với phân tích của Chellaney.

Nếu Nga bắt tay khai thác khu vực Viễn Đông thị chắc chắn phải nhập khẩu lao động của Trung Quốc. Nga dựa vào giá dầu tăng lên, thương mại với Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng một bên cung cấp nguyên liệu, một bên xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hai bên từng bước hình thành một mối quan hệ tương tự với mô hình giữa nước phát triển và nước đang phát triển trước đây.

Về kinh tế, Trung Quốc tăng cường chi phối thực tế đối với khu vực Viễn Đông, họ liệu có tính toán thôn tính khu vực phía bắc sông Amour (Trung Quốc gọi là Hắc Long Giang) và phía đông hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang hay không?

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc bỏ ra 20 triệu USD để sở hữu tàu sân bay của Nga.

Putin nhiều lần yêu cầu Trung Quốc có sự hợp tác trong chương trình đường ống khí đốt. Bên ngoài cho rằng, trong hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung-Nga năm nay, hai nước sẽ đạt được đồng thuận, nhưng do chưa thể thống nhất về vấn đề giá cả, các cuộc đàm phán tiếp tục bị kéo dài. Đối với một nước sản xuất khí đốt lớn thứ hai thế giới, thị trường Trung Quốc chắc chắn rất hấp dẫn.

Nhưng, Trung Quốc không chịu nhượng bộ về giá khí đốt. Trung Quốc biết rất rõ thủ đoạn sử dụng dầu khí làm con bài ngoại giao của Nga, cho nên 6 năm trước họ lần lượt ký hợp đồng mua khí đốt với Trung Đông, Australia và các nước Trung Á.

Ngày 5/6, tờ “Thời báo New York” cho rằng, Trung-Nga tồn tại mối quan hệ lợi hại tương đồng, nhưng rốt cuộc vẫn là quan hệ đối đầu mang tính lịch sử bắt đầu từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Moscow cho rằng, kinh tế Trung Quốc đã vượt toàn diện Nga, cân bằng sức mạnh giữa hai bên đã có sự thay đổi kịch tính.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc nhập khẩu rất nhiều máy bay chiến đấu Su-27/30 của Nga, số lượng những máy bay chiến đấu này của Trung Quốc hiện đã vượt Nga.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Ấn Độ thử thành công SLBM K-15

Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển.

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển.

Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM (submarine-launched ballistic missile).

Tên lửa này được đưa vào trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant do Ấn Độ thiết kế.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình cấu tạo tên lửa K-15

K-15 là một tên lửa được thiết kế phóng từ tàu ngầm hai tầng phóng, tầng đầu tiên sử dụng nhiên liệu lỏng, tầng thứ 2 sử dụng nhiên liệu rắn.

Tên lửa có chiều dài 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng 17 tấn, tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 1000kg với tầm bắn 700km, tầm bắn của tên lửa có thể tăng lên 1000km nếu sử dụng đầu đạn nặng 500km, nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Dù tên lửa K-15 chỉ có tầm bắn khiêm tốn 700km so với tầm bắn trên 5.000km của các tên lửa SLBM Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, song đây là một bước tiến bộ quan trọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc quân sự trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa K-15 cùng với tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant mang lại một sức mạnh mới cho Ấn Độ.

Cần lưu ý, Ấn Độ gọi tên lửa K-15 thuộc loại SLBM nhưng một số chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, vai trò của nó giống như một tên lửa hành trình kiểu như Tomahawk của Mỹ.

Một điều quan trọng là tên lửa K-15 có nhiều ưu điểm, đơn giản trong vận hành và bảo trì, nó có một chế độ dẫn đường tinh vi, tên lửa được bảo quản trong các ống bảo quản riêng biệt nhằm kéo dài thời gian sử dụng và dễ dàng trong lúc vận chuyển cũng như lắp đặt vào ống phóng.

Hiện tại, chưa rõ tên lửa K-15 đã trang bị trên tàu ngầm INS Arihant hay chưa. Thử nghiệm mới nhất của tên lửa được thực hiện trong một phao đặt dưới nước.

Cho dù vai trò của K-15 là gì thì đây cũng là cột mốc quan trọng đưa tiềm lực quân sự của Ấn Độ lên một tầm cao mới.

Dự án phát triển SLBM bản địa mang mật danh K-15 hay còn gọi dự án 420 Sagarika, được DRDO khởi động vào những năm 1990 cùng thời điểm với sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân chiến lược nội địa.

Tương tự như sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân nội địa, sự phát triển của K-15 gặp khá nhiều khó khăn và chậm trễ.

Tên lửa được hoàn thành vào năm 2001, các thử nghiệm được tiến hành ngay sau đó nhưng không đạt được thành công như mong đợi.

Tháng 10/2005 các báo cáo cho biết, Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm với cự ly 300km.

Đến tháng 4/2007, Ấn Độ tiếp tục phát triển tên lửa hành trình có tầm bắn 1.000km với khả năng phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom.

Đến tháng 2/2008, sự phát triển của tên lửa đạn đạo Sagarika chính thức được xác nhận.

Trong năm 2008, tên lửa K-15 đã có tổng cộng 7 lần thử nghiệm thành công trong đó có ít nhất một lần được phóng từ một phao mang ống phóng ở độ sâu 50 mét dưới nước.

Ngày 12/11/2008 một biến thể đối đất của K-15 đã được thử nghiệm thành công.

Thử nghiệm mới nhất của K-15 được thực hiện vào ngày 11/03/2012 ngoài khơi thành phố cảng Visakhapatnam tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định ở cự ly 700km vào lúc 13h (7h30 GMT).

Sau thử nghiệm này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồ hởi tuyên bố: “Với thành công lần này, Ấn Độ đã gia nhập cùng với Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc có khả năng răn đe hạt nhân trên biển”.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

>> Vũ khí chiến lược Trung Quốc bị Mỹ bắt bài

Bản thân giới quân sự Trung Quốc vẫn thường rêu rao về 3 loại vũ khí sẽ giúp Bắc Kinh “bất chiến tự nhiên thành”, đó là tên lửa DF – 21D, tàu sân bay và máy bay tàng hình. Thế nhưng trong thực tế cả 3 loại vũ khí này đều không qua mặt được Mỹ.

>> Hồ sơ các dự án đóng tàu của TQ


Tên lửa phòng thủ Mỹ dễ dàng hạ gục Đông Phong

Về cơ bản việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á của Mỹ thực chất là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa của Trung Quốc.

Nhìn vào bề ngoài, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là nhằm vào tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, nhưng căn bản mục đích là nâng cấp khả năng tên lửa đạn đạo tầm trung phòng thủ Standard-3 hiện nay lên, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong.

Trong giai đoạn đầu khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc phóng lên được 5-10 giây, sẽ bị vệ tinh dò hồng ngoại bắt được. Ngay sau đó, vệ tinh sẽ truyền thông tin này về trạm chiến thuật liên hợp mặt đất ở lãnh thổ Mỹ bằng liên kết dữ liệu chiến thuật liên hợp.

Song song với đó trạm mặt đất chịu trách nhiệm cảnh giới tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được thiết lập tại Nhật Bản sẽ nhận lệnh. Bên cạnh đó, ở các căn cứ của Nhật Bản, vẫn thường xuyên triển khai máy bay cảnh báo sớm đối với tên lửa đạn đạo như RC-135, WC-135 của quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm RC-135 của Mỹ sẽ phát hiện tên lửa Đông Phong từ khi nó chưa kịp dời khỏi lãnh thổ Trung Quốc nếu được phóng đi...

Từ cuối thập niên 1990, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, lần lượt gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia.

>> Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Đối tượng mục tiêu của hệ thống trước là tên lửa đạn đạo DF-15, đối tượng đánh chặn của hệ thống sau là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Ý đồ của Mỹ là triển khai tên lửa đánh chặn Standard-3, loại tên lửa được cải tiến liên tục, để nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm phóng trên 3.000 km, chẳng hạn tên lửa DF-21C/D, DF-25, đồng thời tiếp tục cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.

Từ những thông tin trên có thể khẳng định niềm kiêu hãnh hàng đầu, biểu tượng cho sức mạnh quân đội Trung Quốc đã sớm bị Mỹ bắt bài, bất kỳ một hành động gây hấn nào từ Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị Mỹ loại bỏ...

Chiến đấu cơ tàng hình, vẫn còn yếu kém...

Trong khi Trung Quốc đang úp mở về sức mạnh của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới J-20 thì các quan chức Lầu Năm Góc lại tự tin khẳng định rằng loại chiến đấu cơ này chưa thể sánh được với những chiếc F-22 của Mỹ.

Theo đó, J-20 của Trung Quốc vẫn đang vấp phải những vấn đề về động cơ và còn phải mất nhiều năm nữa, Trung Quốc mới có thể có được chiếc máy bay tàng hình tiếp theo.

Lầu Năm Góc thậm chí còn tin rằng, Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn trong việc phát triển những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. "Trung Quốc đúng là đang trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Nhưng Trung Quốc vẫn còn đang gặp khó trong việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 4," đại diện Lầu Năm Góc đã đưa ra nhận định về tiêm kích cơ thế hệ mới của Bắc Kinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc không được Mỹ đánh giá cao...

Mặc dù vẫn tiến hành theo dõi sát sao hoạt động chế tạo máy bay tàng hình của Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc vẫn cho rằng họ chưa tìm thấy bất kỳ một mối nguy nào đến từ dự án này táo bạo này của Bắc Kinh.

"Chúng tôi đã từng nói về chiếc máy bay tàng hình của Trung Quốc. Chúng tôi biết họ đang theo đuổi việc phát triển một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 nhưng chương trình đó chưa thực sự gây lo ngại", một đại diện của Lầu Năm Góc phát biểu trước giới truyền thông.

Đại diện cao nhất của quân đội Mỹ từng tuyên bố, không quốc gia nào có thể sánh kịp với sức mạnh không quân của Mỹ và dự đoán Trung Quốc sẽ chỉ “có một số ít” máy bay chiến đấu có thể thách thức các phi đội tân tiến của Mỹ vào năm 2025, nhưng đến lúc đó thì cán cân quyền lực quân sự ở Thái Bình Dương đã không còn chỗ cho Trung Quốc.

Tầu sân bay chưa hoàn thiện đã đầy yếu điểm

Trái với những quan ngại của các nước trong khu vực về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, các chuyên gia quân sự Mỹ và Úc lại không đánh giá cao thành tựu này của Bắc Kinh.

Theo đó, thì dù đã được nâng cấp hết mức, nhưng hàng không mẫu hạm Varyag từ thời Liên Xô mà Trung Quốc mua lại, vẫn chỉ thuộc loại tàu sân bay hạng dưới so với chuẩn mực của thế kỷ 21.

Nếu tầu sân bay lớp Nimitz của Mỹ chở được 90 máy bay, có thể hoạt động trên biển liên tục 20 năm trước khi về bến rà soát lại động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thì ngược lại, tàu Varyag chở được tối đa 60 máy bay, và chỉ ra khơi được... 45 ngày.

Trái với nguyên lý tồn tại của hàng không mẫu hạm là làm bệ phóng cho máy bay chiến đấu, chiếc Varyag vẫn sử dụng kỹ thuật cổ điển là cho máy bay chiến đấu cất cánh từ một dàn phóng trên boong.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong mắt người Mỹ tầu sân bay của Trung Quốc chỉ là... hổ giấy

Để có thể cất cánh được, máy bay phải nhẹ, do đó loại chiến đấu cơ duy nhất của Trung Quốc dùng được trên hàng không mẫu hạm này là J-15 sẽ phải mang ít vũ khí và nhiên liệu hơn. Hệ quả là hỏa lực cũng như tầm hoạt động bị giảm bớt.

Varyag cũng không có khả năng chứa các loại máy bay tiếp nhiên liệu, vốn thường rất nặng. Tương tự như vậy, các loại máy bay trinh sát cũng rất nặng nên không thể được sử dụng trên Varyag. Điều này khiến cho tàu sân bay Trung Quốc không có được hệ thống cảnh báo sớm, dễ bị không quân đối phương tấn công.

Như vậy có thể thấy rằng dù đang tích cực rêu rao về sức mạnh quân sự của mình, nhưng nếu xét trên bình diện của một quốc gia lớn thì rõ ràng Trung Quốc đang ở thiếu yếu, có lẽ thế nên Bắc Kinh chỉ dám hùng hổ với các quốc gia nhỏ hơn, còn đối với các cường quốc khác thì họ sẽ phải ngoan ngoãn cúi đầu...

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

>> Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng giữa Mỹ - Trung Quốc

Tác giả Carlyle A. Thayer, giảng viên bộ môn Chính trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra đã nói về vấn đề này trong 1 bài báo gần đây…

>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !


Bối cảnh lịch sử này là một lời nhắc nhở cần thiết cho độc giả rằng Việt Nam không ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Carlyle A. Thayer

Từ năm 1991, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ và trở thành một đối tác đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia. Đây là 1 chính sách ngoại giao vô cùng khôn ngoan và nó đã đạt được thành công.

Việt Nam được cả châu Á nhất trí là đại diện cho châu lục này để làm thành viện không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nước này đã trở thành đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, và Đức. Việt Nam tìm kiếm một chỗ đứng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

>> Su-27 ra Trường Sa

Nói cách khác, Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ toàn diện với mỗi nước và điều chỉnh mỗi mối quan hệ song phương quan trọng trong quyền hạn riêng của mình.

Khi đóng vai trò là một trục, Việt Nam mong muốn Trung Quốc và Mỹ chấp nhận Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn hình thành mối quan hệ với cả hai vì vậy Hà Nội không liên minh với nước này chống lại nước kia.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ. Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

Năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các thuật ngữ "hợp tác" và "đấu tranh" làm kim chỉ nam trong mối quan hệ của mình với cả Trung Quốc và Mỹ.

Đường lối rõ ràng này đã vượt qua những mâu thuẫn nội tại của mình. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng phải đấu tranh khi lợi ích cốt lõi của Việt Nam được thử thách.

Hoa Kỳ đã công bố một chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích Trung Quốc và khu vực đã kết luận rằng Hoa Kỳ đang cố gắng để kiềm chế Trung Quốc.

Là một phần của chính sách tái cân bằng của nó, Mỹ đã tìm cách nâng cấp quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận nhưng có giới hạn. Ví dụ, ba năm qua Việt Nam và Mỹ đã tiến hành các hoạt động hải quân chung, nhưng đây không phải là tập trận quân sự liên quan đến việc trao đổi các kỹ năng chiến đấu.

Cách tốt nhất để xem xét quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt là so sánh chúng với các quan hệ quốc phòng Trung-Việt. Việt Nam trao đổi các chuyến thăm cấp cao với cả hai nước. Việt Nam tiến hành đối thoại chiến lược với cả hai nước và mới đây đã nâng cấp trao đổi quốc phòng với cả hai nước.

Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ.

Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng với Mỹ và Trung Quốc

Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta làm rõ điều đó trong chuyến thăm gần đây của ông tới Vịnh Cam Ranh. Nhưng Hà Nội không cho phép tàu chiến Mỹ ghé thăm cảng.

Việt Nam đã mở cơ sở sửa chữa thương mại tại Cam Ranh cho tất cả các lực lượng hải quân. Mỹ là nước đầu tiên được chấp nhận khi ba tàu chỉ huy quân sự Sealift đã đến đây sửa chữa. Những con tàu này là tàu hậu cần, không phải tàu chiến và phi hành đoàn là lực lượng dân sự.

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 phác thảo chính sách duy trì độc lập. Tôi đã đặt tên cho chính sách này là "chính sách ba không": không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không có liên minh quân sự, và không sử dụng một nước thứ ba để chống lại một quốc gia khác.

Mỹ có thể muốn tăng lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Việt Nam, nhưng Hà Nội sẽ không cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ để bảo vệ nền độc lập của mình.

Trong năm 2009, căng thẳng gia tăng trong vùng biển Đông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ ủng hộ một sự hiện diện hải quân Mỹ để đối trọng Trung Quốc. Việt Nam đã chứng minh điều này một cách tượng trưng bằng cách cho sỹ quan ra tàu sân bay Mỹ để quan sát các hoạt động bay.

Nói cách khác, Việt Nam tự mình đã đóng vai trò là một trục. Tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, nhưng không đi theo Mỹ để đối đầu với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đóng vai trò then chốt với 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc

Cuối cùng, có một lý do tại sao Việt Nam sẽ áp đặt giới hạn về quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu, ngày 11 tháng 7 năm 2012, nắm bắt điểm này một cách độc đáo.

Bài xã luận bình luận rằng Việt Nam đã tạo ra một sự cân bằng giữa các mối quan hệ với bên ngoài.

Không có kết luận về giải pháp cho tình thế của Việt Nam, theo người chủ trương biên tập của Thời báo Hoàn cầu, "phối hợp với Trung Quốc để hạn chế trục Mỹ đến châu Á", nhưng Việt Nam duy trì độc lập của mình bằng cách làm một trục giữa Trung Quốc và Mỹ.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

>> Trung Quốc sẽ mãi chỉ là hổ giấy ?

Trung Quốc muốn khẳng định vị thế của một nước lớn nhưng lại đang thiếu đi những sức mạnh quan trọng để “trưởng thành”, vậy nên khi đã ở “bước đường cùng” thì Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này trong thời gian sớm nhất...

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Quá nhiều điểm yếu

Theo các chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới nhận định về xu hướng phát triển hải quân Trung Quốc đã cho biết: Hiện Bắc Kinh đang làm hết sức mình để trở thành một phần tất yếu của thế giới. Nhưng để làm được điều đó Trung Quốc cần phải vươn xa và con đường tiến ra biển là cách hữu hiệu nhất để phát triển...

Một loạt các sự kiên liên quan đến tranh chấp trên biển Đông, nắn gân Mỹ, chọc ghẹo Nga, Ấn Độ, áp chế Nhật Bản đã cho thấy Trung Quốc đang cố gắng làm nổi bật tầm quan trọng của sức mạnh biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thế nhưng theo nhiều nhà phân tích một nước muốn trở thành cường quốc biển phải hội tụ 8 điều thiết yếu, đó là: nước lớn, dân đông, chiếm vị trí địa lý kiểm soát đường giao thương trên biển, có tối thiểu hai mặt giáp biển, có công nghệ – khoa học, có truyền thống đi biển, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới và chính phủ có ý chí chính trị khai thác sức mạnh biển cho lợi ích quốc gia.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh trên biển để sớm thành cường quốc...

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc không đủ 3 trong 8 điều thiết yếu để trở thành cường quốc biển. Chính vì thế, Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này.

Trước hết, về lịch sử, Trung Quốc không phải là quốc gia đi biển nhưng đang nhanh chóng học hỏi và cử các đội tàu, kể cả tàu chiến, đến các vùng biển quốc tế. Thứ hai, mặc dù các đường hàng hải thương mại thế giới đi qua Trung Quốc nhưng quốc gia này không thể kiểm soát hoàn toàn các tuyến đường này do sự có mặt của các nước ven biển khác.

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ

Điểm thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất khi bờ biển hướng Đông ra Thái Bình Dương “có thể bị chặn” bởi Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines hướng ra phía Nam để đến Ấn Độ Dương qua sát Việt Nam sau đó phải qua eo Singapore -Malacca, Sunda và Lombok. 90% dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Trung Á và Angola đi qua khu vực này.

Dùng chiến lược uy hiếp để đạt mục đích

Để khẳng định sức mạnh trên biển không còn cách nào khác là Trung Quốc phải đi tắt đón đầu trong khoa học quân sự. Việc thử nghiệm kết hợp công nghệ và sáng tạo để phát hiện và tiêu diệt tầu chiến “địch” trên biển bằng các loại tên lửa đạn đạo tầm xa như Đông Phong là một sách lược phù hợp.

Bên cạnh đó chiêu bài tầu sân bay cùng với máy bay tiêm kích tàng hình, các loại vũ khí tầu chiến hiện đại cũng là “cây gậy” Trung Quốc hướng tới nước nhỏ và là “điểm tựa” cho Bắc Kinh “gồng mình” chống các quốc gia có nội lực.

Để hiện thực hóa ý đồ biến Biển Đông và Biển Hoa Đông thành vùng lãnh hải riêng của mình nhằm kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế qua khu vực này trong khi tự do khai thác các nguồn khoáng sản, dầu và cá...

Trung Quốc đã đơn phương xâm phạm trái phép lãnh hải của các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông và đưa tầu đánh cá tới tận diệt nguồn lợi thủy sản tại đây, ngang nhiên thành lập thành phố trên đảo chiếm đóng trái phép.

http://nghiadx.blogspot.com
Ảo vọng bá chủ của Trung Quốc sẽ không đạt được kết quả gì nếu như vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cộng đồng thế giới...

Trung Quốc còn công bố chương trình du lịch đến một số đảo không người và đang có tranh chấp ở Biển Đông, mời gọi thăm dò dầu khí trên vùng biển không thuộc lãnh hải của mình... Không những vậy Trung Quốc còn đẩy mạnh tranh chấp với Nhật Bản, Đài Loan cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Một mặt Trung Quốc ủng hộ tài chính, quốc phòng và công nghệ cho hai nước có vũ khí hạt nhân trong khu vực (Pakistan và Bắc Triều Tiên) để hoạt động thay Trung Quốc “đánh lạc hướng và can dự” Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc.

Cùng với đó, Trung Quốc đang ra sức đầu tư vào các nước ven bờ ở Nam Á, Châu Phi nhằm bảo đảm đường hàng hải của mình và tránh để tầu chở dầu của họ đi qua các eo biển hẹp.

Trung Quốc không những đã trao tặng và xây dựng cảng cho Pakistan mà còn xây thêm các cảng tại 3 nước láng giềng của Ấn Độ như tại Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar...

Rõ ràng “thâm ý” của Bắc Kinh đã rõ, nhưng từ việc tính toán đến thực tiễn cũng vẫn còn một khoảng cách khá xa để đạt được mục tiêu của mình Trung Quốc vẫn cần phải dựa vào nội lực, truyền thống của mình.

Thế nhưng vốn không mạnh về biển nên nếu cưỡng bức phải tăng gia tốc quá nhanh, thay vì thành công, Trung Quốc sẽ tự chuốc sự thất bại cùng một ảo vọng điên cuồng là điều dễ thấy trong tương lai.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> F-22 cũng "thường" thôi ?

Chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Đức đã chiến đấu "ngang cơ" với máy bay tàng hình F-22 của Không quân Mỹ trong cuộc chiến giả định Red Flag.

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Giữa tháng 6/2012, cuộc tập trận Red Flag diễn ra ở căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Red Flag có sự tham gia của hơn 100 máy bay chiến đấu đến từ Không quân Đức, Mỹ, Nhật Bản, Australia và một số nước NATO.

Trong cuộc tập trận kéo dài 2 tuần này, các máy bay chiến đấu Typhoon của Đức đã chống lại máy bay F-22 đơn lẻ trong một cuộc diễn tập chiến đấu cơ bản, một cuộc chiến mô phỏng tầm gần.

Cuộc chiến tưởng chừng “không cân sức” bởi một bên là chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới F-22 Raptor và một bên là chiến đấu cơ không tàng hình Typhoon của châu Âu.

Tuy nhiên, kết quả công bố thật quá ngạc nhiên đối với cả người Đức và có lẽ cả người Mỹ. Trong tổng số lần đối mặt giữa F-22 và Typhoon, số lần máy bay của cả hai bên bị kẻ thù giả định tiêu diệt đều bằng nhau. Đây là một kết quả không tưởng với nhiều người.


http://nghiadx.blogspot.com
F-22 đã không thể chiến thắng áp đảo trước Typhoon. Chiến thuật của người Đức được tiết lộ trong Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 7/2012.

“Chúng tôi đã ngang cơ nhau”, Thiếu tướng Gruene nói với phóng viên Jamie Hunter của Tạp chí Combat Aircraft.

Tướng Gruene đã chỉ ra cách làm thế nào mà Typhoon có thể chiến đấu tốt với máy bay tàng hình của Mỹ. “Điều quan trọng, máy bay của bạn phải cố gắng tiếp cận được F-22 càng gần càng tốt…và duy trì được cự li gần như vậy. Họ (Không quân Mỹ) không nghĩ chúng tôi lại hung hăng như thế”, Tướng Gruene nói thêm.

Tướng Gruene cũng nói rằng, F-22 Raptor thực sự “vượt trội” khi chiến đấu ở ngoài tầm nhìn do đạt được tốt độ cao, trần bay cao, radar tinh vi và trang bị các tên lửa tầm xa AMRAAM.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến ở cự ly gần hơn, tốt hơn nữa là có thể hỗn chiến với F-22, máy bay tàng hình Mỹ có kích thước lớn và nặng hơn so với Typhoon và sẽ gặp bất lợi. “Ngay khi bạn tiến lại gần hơn …Typhoon không cần phải lo ngại về F-22”, Tướng Gruene bình luận.

Việc máy bay tàng hình F-22 không áp đảo được kẻ thù giả định là chiến đấu cơ Typhoon khiến Không quân Mỹ lo lắng.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ Typhoon.

Trong nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã công bố Raptor là tiêm kích tuyệt vời. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, trong năm 2009, còn tự tin cắt giảm số lượng máy bay F-22, mới sản xuất được 187 chiếc.

Khi đó, ông Gates nói rằng, F-22 là một máy bay tàng hình chiếm ưu thế trên không tốt nhất từng được chế tạo” và dự đoán “nó sẽ bảo đảm cho Quân đội Mỹ là chủ bầu trời trong những thập kỷ tiếp theo”.

Từ sau đó, các máy bay F-22 “từ từ” được quản chế, thậm chí bị cấm bay trong thời gian dài sau khi xảy ra các sự cố kỹ thuật làm phi công bị nghẹt thở.

Tác giả David Axe, Biên tập viên của Danger Room thừa nhận, các lực lượng không quân tiên tiến phải lên kế hoạch để làm cho các chiến đấu cơ của họ phải chiến đấu ngay từ khoảng cách xa và tránh xa những cuộc “hỗn chiến” đầy mạo hiểm - điều mà Tướng Gruene thừa nhận trong ý kiến của ông về cách làm thế nào để có thể chống lại được máy bay chiến đấu tàng hình tốt nhất thế giới F-22.

Tuy nhiên, có những bằng chứng cho rằng, trong thực tế, hầu hết các cuộc chiến trên không trong chiến tranh hiện đại đều xảy ra ở những khoảng cách gần.

Đó là thực tiễn không vui vẻ gì với F-22, đặc biệt khi các đối thủ tiềm tàng của nó là tiêm kích Nga hay Trung Quốc. Nếu kinh nghiệm của người Đức được các nước khác áp dụng, chiến đấu cơ được nhiều ca ngợi như F-22 sẽ phải đối mặt với cái chết.

(Nguồn :: BDV )

>> Tarantul-I sẽ trang bị 8 tên lửa BrahMos

Ấn Độ lên kế hoạch hiện đại hóa các tàu tên lửa cao tốc Project 1241RE (NATO gọi là Tarantul-I) trang bị vũ khí "siêu khủng".

>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I


Theo Trishul-trident, Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch hiện đại hóa 5 tàu tên lửa cao tốc Project 1241R bằng cách vũ trang cho lớp tàu này tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos. Khi đó, lớp tàu này sẽ có sức mạnh chiến đấu vượt trội, tăng cường khả năng tiêu diệt đội tàu chiến của đối phương và khả năng sống sót nhờ vào "tốc độ kép" của cả tàu và tên lửa mới.

Các tàu Project 1241RE được thiết kế bởi Văn phòng Thiết kế Trung ương Almaz ở St Petersburg (Nga). Nguyên mẫu đầu tiên của lớp tàu này trang bị tất cả 4 tên lửa hành trình chống hạm cận âm P-15 Termit, nay được coi là lỗi thời. Đó là lý do thúc đẩy Hải quân Ấn Độ lên kế hoạch thay thế loại tên lửa này.

Cùng với việc thay đổi cấu hình vũ khí mới, Project 1241RE sẽ được nâng cấp hệ thống bám bắn mục tiêu. Cụ thể, hệ thống chiến đấu Harpoon-E sẽ được thay thế bằng hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu Sigma-E.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Project 1241RE cũng đang được biên chế trong lực lượng tàu nổi của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Đặt ống phóng nghiêng để phù hợp với Tarantul-I

Tàu tên lửa Project 1241RE thuộc loại tàu chiến cỡ nhỏ, chuyên thực hiện nhiệm vụ chính là chống tàu đối phương.

Thiết kế hiện tại của Tarantul-I không đủ không gian trang bị các ống phóng BrahMos thẳng đứng.

Trước thực tế đó, Hải quân Ấn Độ đề ra giải pháp thiết kế mỗi bên thân tàu đặt 4 ống phóng tên lửa BrahMos kiểu nghiêng, bố trí ở bốn góc hình vuông – giống như việc triển khai các tên lửa Uran-E trên tàu Gepard 3.9 hiện nay.

Việc thay thế hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu bằng hệ thống Sigma-E mới của Nga cũng tăng cường đáng kể khả năng tác chiến cho Project 1241R.

Sigma-E là hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu trang bị cho tàu chiến hiện đại được Nga nghiên cứu và phát triển, có khả năng chống nhiễu cao, bí mật việc trao đổi thông tin theo các kênh vô tuyến dải tần X với tốc độ thông tin 0,95Mb/s; Điều khiển điện tử tia theo góc tà; thu thập, xử lý thông tin để thiết lập trường thông tin thống nhất và cơ sở dữ liệu thống nhất của các nhóm tàu chiến thuật; tổ chức các mạng điện thoại có khả năng chống nhiễu cao cho các nhóm tàu chiến thuật...

Những đặc điểm này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa P-15 Termit trên tàu Project 1241RE sẽ được thay thế bằng 4 ống phóng tên lửa BrahMos ở mỗi bên mạn tàu.

Tốc độ chết người

Tàu tên lửa Tarantul-I có sức cơ động rất cao. Tốc độ tối đa của tàu có thể lên tới 43 hải lý/giờ (khoảng 69 km/h). Do đó, Tarantul-I được xếp vào loại tàu tên lửa cao tốc.

Kích thước nhỏ gọn, tốc độ cao, tàu có khả năng tránh màn đạn của đối phương so với nhiều tàu chiến cỡ lớn hiện nay. Ngoài ra, tàu phù hợp với chiến thuật "hit and run" tấn công chớp nhoáng và rúi lui nhanh chóng.

Trong khi đó, Tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos đạt tốc độ tối đa tới Mach 2,9, tầm bắn xa cực đại 290 km.

Như vậy, kích thước nhỏ gọn, sức cơ động của tàu Molnyia với tốc độ và uy lực của BrahMos sẽ tạo nên sức mạnh kép trên mặt biển.

Ngoài ra, khả năng phóng loạt nhiều tên lửa bay ở nhiều quỹ đạo khác nhau vào một mục tiêu hoặc cụm mục tiêu có thể dễ dàng vượt qua được hệ thống phòng thủ đối phương và tiêu diệt mục tiêu từ xa.

Tình hình trang bị

Việc đưa các tên lửa hành trình BrahMos trang bị cho các tàu chiến cũ không còn là điều mới mẻ.

Từ năm 2005, Hải quân Ấn Độ bắt đầu trang bị biến thể đời đầu của BrahMos cho một số tàu chiến tuyến đầu của họ. Trong đó, tàu khu trục 3.950 tấn INS Rajput lớp Kashin mua của Liên Xô đã được trang bị với 4 ống phóng tên lửa BrahMos, mỗi bên mạn tàu bố trí 2 quả.

Sau đó, một tàu cùng lớp khác là INS Ranvir (mua từ thời Liên Xô) tiếp tục được Ấn Độ trang bị 4 bệ phóng tên lửa BrahMos theo kiểu thẳng đứng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos trang bị trên tàu chiến INS Rajput của Hải quân Ấn Độ.

Do BrahMos sở hữu nhiều đặc tính “siêu việt” nên Hải quân Ấn Độ đã lên một kế hoạch tham vọng, dự định sẽ trang bị loại tên lửa này cho tất cả các tàu chiến đang đóng và nâng cấp giữa vòng đời.

Thậm chí, ba tàu Project 15A DDG đang đóng trong nước sẽ được trang bị tới 16 tên lửa BrahMos, b tàu khu trục lớp Talwar cũng được trang bị mỗi tàu 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng.

Đối với tàu tên lửa Project 1241R, Ấn Độ dự định trang bị tên lửa BrahMos cho 5 tàu như vậy.

Hải quân Nhân dân Việt Nam đang sở hữu một số tàu tên lửa Project 1241RE (giống loại của Ấn Độ) và vẫn trang bị những hệ thống vũ khí cũ của Nga.

Nếu các tàu Tarantul-I đang sử dụng có thể được hiện đại hóa trang bị tên lửa BrahMos, sức mạnh chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.

Năm 2011, Hải quân Indonesia cũng thử nghiệm lắp đặt hệ thống tên lửa Yakhont (họ hàng của BrahMos) mà nước này nhập khẩu từ Nga trên một thiết kế tàu chiến cũ của Hà Lan đang có trong biên chế. Cuộc thử nghiệm đã đạt kết quả tốt và cho thấy triển vọng của việc triển khai hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm này trên các phương tiện mặt nước.

(Nguồn :: BDV )

>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !

"Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông".

>> Chiến hạm Lý Thái Tổ - Gerpard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam.

Tân Hoa Xã, Trung Quốc mới đây đã có bài viết về sự thay đổi của Không quân Việt Nam. Để nắm rõ các thủ đoạn khai thác thông tin và chiến lược tuyên truyền của truyền thông Trung Quốc, báo GDVN đăng tải toàn bộ nội dung bài viết xuất bản trên trang mạng THX như sau:

TheoTân Hoa Xã viện dẫn từ tờ “Kanwa Defense Review” của Canada, cho rằng, dưới sự ra sức hỗ trợ quân sự của Nga, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông.

Trang bị chủ yếu mới kiểu Nga – máy bay chiến đấu Su-30MKV, tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont, tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới đều triển khai ở nam trung bộ.

Cùng với việc nhập khẩu trang bị tiên tiến, Quân đội Việt Nam cũng đã gia tăng mức độ xây dựng sân bay, căn cứ quân sự, đã thi công một loạt căn cứ hải quân mới, kho chứa máy bay bảo đảm tuyến một của không quân, tình hình rất giống với Quân đội Trung Quốc nửa sau thập niên 1990.

Theo tờ “Kanwa Defense Review”, ở vịnh Cam Ranh, cùng với việc nhập khẩu tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam đã tiến hành sửa chữa toàn diện đối với căn cứ. Việt Nam trước tiên đã tiếp nhận 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 từ Nga, trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam sẽ tự lắp ráp sản xuất ít nhất 2 tàu hộ vệ lớp này.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy là 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, hành trình tác chiến tối đa là 5.000 hải lý. Tàu hộ vệ này có thể trang bị 16 quả tên lửa hạm đối hạm Switchblade. Tên lửa này có tầm phóng tối đa 130 km, tốc độ tối đa 0,9 Mach, áp dụng bay kiểm soát hệ thống quán tính và dẫn đường radar chủ động.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Yakhont, do Nga sản xuất, triển khai ở bờ biển.

Tháng 8/2010, Nga đã bàn giao cho Việt Nam tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont có thể trang bị cho một tiểu đoàn. Gồm 4 xe phóng tên lửa, mỗi xe phóng trang bị 4 quả tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.

Ngoài ra còn có 4 xe nhồi tên lửa và 2 hệ thống radar phòng thủ bờ biển đồng bộ kiểu mới. Bắt đầu từ năm 2012, Nga sẽ còn thảo luận thỏa thuận mới với Việt Nam, tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một tiểu đoàn tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.

Tên lửa Yakhont triển khai ở Phan Thiết, gần thành phố Hồ Chí Minh, trận địa cách bờ biển chỉ 1,3 km, đã thi công kho tên lửa có nóc nhà màu xanh và xưởng sửa chữa. Radar phòng thủ bờ biển của Việt Nam có khoảng cách dò tìm đạt 450 km, khoảng cách dò đối với các mục tiêu tên lửa đạt 35 km.

Khi tìm kiếm theo mô hình chủ động, nó có thể đồng thời bám theo 30 mục tiêu, còn khi tìm kiếm bằng mô hình bị động, có thể bám theo 50 mục tiêu. Hệ thống xử lý số liệu của nó có thể đồng thời xử lý 200 mục tiêu.

Theo bài báo, tình hình triển khai này đã phản ánh mức độ quan tâm của Hải quân Việt Nam đối với các hòn đảo trên biển Đông. Đa số các hòn đảo cách bờ biển Việt Nam chưa đến 300 km, trong khi đó tầm phóng của tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont trên thực tế hơn 300 km.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm Yakhont là một trong những tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó tên lửa Brahmos của Ấn Độ là một phiên bản cải tiến của loại tên lửa này. Việt Nam đã sở hữu tên lửa Yakhont để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Không quân coi trọng phía nam hơn phía bắc” - Tân Hoa Xã, Trung Quốc

Bài báo còn cho rằng, việc triển khai máy bay tiên tiến của Không quân Việt Nam đã hoàn thành, thể hiện rất lớn sự coi trọng của Việt Nam đối với biển Đông.

Năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ trang bị tổng cộng 24 máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MKV/MK2, 12 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á trang bị máy bay chiến đấu dòng Su.

Bán kính tác chiến của những máy bay chiến đấu này bao trùm lên tất cả các hòn đảo của Việt Nam (trong khi Trung Quốc cũng đòi hỏi một cách hết sức vô lý, không có chứng cứ lịch sử và pháp lý).

Lực lượng không quân Việt Nam tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không XX0, trong đó trung đoàn XX5 trực thuộc triển khai Su-30MKV ở căn cứ không quân Biên Hòa nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh.

Bài báo cho rằng, thành phố Hồ Chí Minh cách eo biển Malacca 1.124 km, có thể thấy, bán kính tác chiến của lực lượng Su-30 Không quân Việt Nam bao trùm lên toàn bộ biển Đông.

Còn các trung đoàn XX1, XX7, XX3, XX0 (tên đơn vị đã được thay đổi - PV) ở miền bắc Việt Nam lại chủ yếu triển khai máy bay chiến đấu MiG-21 và Su-22 kiểu cũ.

Không quân Việt Nam còn có một kế hoạch đổi mới trang bị cỡ lớn hơn, vẫn sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MK cho trung đoàn thứ ba và máy bay huấn luyện Yak-130. Từ năm 2011, tình hình xây dựng lại căn cứ không quân của Việt Nam có thể thấy, nhiều sân bay hơn đang được hiện đại hóa, dự kiến sẽ triển khai nhiều máy bay chiến đấu kiểu mới, máy bay huấn luyện hơn.

Theo bài báo, căn cứ không quân Phan Rang ở phía nam vốn triển khai Su-22, nhưng những hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 1/8/2011 cho thấy, ở đây cũng đã thi công mới 12 kho chứa máy bay kết hợp, rất có thể trở thành căn cứ cho một lực lượng máy bay chiến đấu dòng Su tiếp theo.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tàng hình HQ-012 Lý Công Uẩn, Việt Nam mua của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải An-26 của Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tấn công Su-22 của Không quân Việt Nam.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

>> Không ai được lợi dụng lòng yêu nước !

Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, đây là tài sản thiêng liêng gắn liền với tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng.

>> Biển Đông cuộn sóng



http://nghiadx.blogspot.com
Tổ Quốc là trên hết !


Với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước từ lâu đã trở thành một giá trị cao quý, được truyền từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi "chôn nhau cắt rốn", nơi "cha sinh mẹ dưỡng".

Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dãy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn mầu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm quê nhà...

Thực tế, lòng yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống và là tài sản vô giá, tạo sức sống bất khuất và trường tồn của dân tộc "con Lạc cháu Hồng" qua nghìn năm lịch sử trước mọi hiểm họa xâm lăng và đồng hóa, là mạch nguồn cho sự sinh sôi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, giống nòi.

Không ai có thể phủ nhận được rằng, dù là người dân đang sinh sống trên xứ sở quê hương hay với cộng đồng người Việt đã định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của Tổ quốc, là lập tức mọi người Việt Nam, muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình...

Ngày nay, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng hoàn cảnh mới của sự nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra và đòi hỏi lòng yêu nước cần được mở rộng nội hàm, với những cách thức thể hiện mới.

Lòng yêu nước kết tụ và tạo cơ hội chung tay xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống "thù trong, giặc ngoài", vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như là điều kiện cho sự tự do và phát triển lành mạnh của mỗi gia đình và cá nhân.

Lòng yêu nước khiến mỗi người thêm hăng say lao động, tự giác thực hiện tốt bổn phận của mình trong công việc, trong các quan hệ xã hội, chung sức vượt qua mọi thử thách, hiểm họa, làm giàu chính đáng cho bản thân và quê hương, đóng góp lặng lẽ, khiêm nhường vào sự phát triển chung và làm rạng danh đất nước, ngời sáng trí tuệ và tâm hồn Việt Nam.

Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy cao độ, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng.

Lòng yêu nước cao cả không cho phép "nói một đằng, làm một nẻo", hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để mưu cầu lợi ích cho dòng họ, gia đình, gây chia rẽ, bè phái, hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức dân.

Lòng yêu nước chân chính không cho phép bất cứ ai vì nhu cầu ích kỷ mà có những việc làm băng hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thương tình cảm, cơ hội và điều kiện sống của các thế hệ con cháu.

Lòng yêu nước giúp mỗi người luôn tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, nhận thức được xu hướng tất yếu khách quan và các giá trị Chân - Thiện - Mỹ có tính chuẩn chung của nhân loại, của bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững; thu hẹp và cởi bỏ định kiến cá nhân; phát ngôn và hành động có trách nhiệm với cộng đồng; không có hành động sai trái về lương tâm và pháp luật; không vô tình hay cố ý bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái, tổ chức, nhóm, phong trào luôn nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tới sức mạnh và lợi ích quốc gia, tiếp tay cho những kẻ âm mưu "chuyển lửa về quê hương".

Ðặc biệt, đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại, nhưng không phải là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam, mà với mọi quốc gia - dân tộc khác trên thế giới.

Một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước thời gian qua thông qua các đài phương Tây thiếu thiện chí và qua mạng internet, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền...

Trong số này có các nhóm phản động lưu vong được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực chống phá nước ngoài, có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán sới xa Tổ quốc, nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước. Ðáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này.

Gần đây, một số cuộc tụ tập đông người nhân danh "biểu tình yêu nước". Ðó không phải là hành động yêu nước một cách phù hợp.

Ðáng lưu ý hơn là trong các cuộc tụ tập đó, người ta nhận ra một số người từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, nay lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để kích động, gây rối trật tự công cộng, có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Hơn bao giờ hết, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị, phù hợp với đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng.

Chỉ có lòng yêu nước chân chính mới có thể giúp mỗi quốc gia - dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình; đồng thời, không chỉ làm cho quốc gia - dân tộc mình ngày càng hưng thịnh, trường tồn, mà còn giúp bảo đảm hòa bình và sự hưng thịnh chung của các quốc gia - dân tộc khác trong một thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau..

(Nguồn :: BDV )

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

>> Sức mạnh quốc phòng Việt Nam 2012

Báo cáo Quốc phòng và An ninh Việt Nam của Business Monitor International do các chuyên gia ngành công nghiệp và chiến lược quốc phòng cung cấp, các nhà phân tích của các công ty quốc phòng và các hiệp hội an ninh, cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý đưa ra …

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9



http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam dũng mãnh

Tờ báo này viết: Trong số tất cả các nền kinh tế Đông Á mới nổi, Việt Nam có lẽ là dễ bị tổn thương trước tỷ lệ lạm phát cao, mức độ nợ khá cao.

Đối với quốc phòng, bất kỳ khó khăn kinh tế sẽ đặt áp lực giảm ngân sách quân sự của đất nước. Việt Nam chỉ đặt chi tiêu quốc phòng trên một tỷ lệ với GDP và vì vậy Việt Nam sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng ngân sách quốc phòng nhanh chóng nếu nền kinh tế bắt đầu chững lại.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2V của Việt Nam

Hà Nội tuyên bố đã tăng 70% ngân sách quốc phòng trong năm 2011 (khoảng 2,5 tỷ đô la). Chính phủ chỉ ra trong tháng 11/2011 rằng sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 khoảng 25%.

Điều rõ ràng là gói tài chính sẽ là một vấn đề đau đầu lớn cho một quân đội khi bắt đầu để chuyển đổi bản thân từ một lực lượng đã có phần lỗi thời thành một quân đội hiện đại với không quân và hải quân có lực lượng mạnh có khả năng bảo vệ lãnh thổ quan trọng của đất nước.

Nga là nhà cung cấp thiết bị quốc phòng chính cho Việt Nam trong một thời gian dài và mối quan hệ này được thiết lập để tiếp tục.

Trong tháng 12 năm 2011, Hà Nội đã ký hợp đồng với cơ quan xuất khẩu quốc phòng của Nga Rosoboronexport mua thêm hai tàu hộ tống lớp Gepard (hai chiếc khác đã được giao).

http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai Việt Nam sắp sở hữu 4 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9

Hợp đồng này đạt được sau khi Nga chấp nhận bán hai chiếc sau trong số bốn tàu tuần tra lớp Svetlyak cuối cùng trong tháng Mười (2011).

Hà Nội đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu giao hàng trong khoảng thời gian 2013-2016, cùng với 12 máy bay máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2V

Tuy nhiên, không kém quan trọng là nỗ lực của Việt Nam để tìm kiếm mua sắm quốc phòng từ một phạm vi rộng lớn hơn. Hàng đã được đặt trong tháng mười năm 2011 là 4 tàu hộ vệ lớp SIGMA từ Hà Lan: Thỏa thuận này đại diện cho việc lần đầu tiên Việt Nam mua sắm vũ khí tối tân từ châu Âu, và việc lắp ráp các tàu này tại Việt Nam sẽ cung cấp bí quyết kỹ thuật quan trọng giúp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu chiến hiện đại của Việt Nam.

Các xưởng đóng tàu hải quân của Việt Nam đã đạt được tiến bộ, ra mắt hai tàu chiến mới trong tháng 10 năm 2011: một tàu chiến hải quân được báo cáo là tàu lớn nhất từng được chế tạo trong nước, và một tàu tuần tra.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam đang được đóng ở Nga

>> Kilo - Tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

Thương mại quốc phòng cần sớm mở cửa thị trường mới mà Việt Nam có thể mua sắm thiết bị. Trong tháng 8 /2011, Mỹ cho biết đang xem xét dỡ bỏ hạn chế về việc bán các trang thiết bị cho Việt Nam như là một phần để khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị trên phạm vi rộng, trong khi Hà Nội đã ký kết thỏa thuận quốc phòng với Ấn Độ, Israel, Đức và Anh trong những tháng cuối năm 2011.

Các mối quan hệ này sẽ không chỉ giúp Việt Nam tìm nguồn vũ khí, mà còn sẽ giúp quân đội Việt Nam đạt được một sự hiểu biết rằng làm thế nào để phát triển học thuyết cho khả năng tiên tiến mà họ đã không sử dụng trước đây.

Nếu chính phủ có thể giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển vào năm 2012, dự án hiện đại hóa quân đội của Việt Nam sẽ tiến hành và phát triển.

http://nghiadx.blogspot.com
Kilo 636 của Việt Nam trong tương lai

Khi Việt Nam bắt tay vào quá trình tốn kém để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, các đối tác từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu xếp hàng với hy vọng được đảm bảo một suất của những gì có thể trở thành một thị trường công nghệ quốc phòng tăng trưởng hấp dẫn.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam

Tuy nhiên, nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Hà Nội đã báo hiệu rằng họ có tất cả các ý định bảo vệ thị trường của mình ở Việt Nam.

Sau khi đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo và bán thêm máy bay chiến đấu Sukhoi, Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Chương trình tên lửa chống tàu được dự kiến sẽ để cho Việt Nam sản xuất phiên bản riêng của loại tên lửa Kh-35 Uran - một hệ thống đã được trang bị cho các tàu tên lửa Việt Nam trong biên chế.

Hợp tác sản xuất UAV tiến hành giữa Công ty Irkut của Nga với Hiệp hội Hàng không Việt Nam để phát triển một UAV mini, quân đội Việt Nam sẽ sử dụng cho mục đích giám sát.

http://nghiadx.blogspot.com

Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Tuy nhiên, do sự quan tâm quốc tế trong quan hệ đối tác với Việt Nam khiến Nga gần như chắc chắn sẽ mất một số thị phần. Trong tháng 1 năm 2012, Singapore đã đồng ý hợp tác công nghiệp quốc phòng với Hà Nội.

Tháng sau, công ty Rafael của Israel tiết lộ rằng nó đã được nhắm mục tiêu Việt Nam như là một khách hàng tiềm năng cho các UAV của mình, trong khi Israel Aerospace Industries (IAI) công bố vào tháng 2 rằng công ty này đã giành được một thỏa thuận 150 triệu đô la Mỹ để cung cấp vũ khí cho một khách hàng không được tiết lộ châu Á - mà các nhà phân tích suy đoán có khả năng là Việt Nam - với các hệ thống radar mới.

Cũng trong tháng 2, Australia đã tổ chức khai mạc cuộc đối thoại chiến lược với chính phủ Việt Nam. Với Mỹ, đoàn đại biểu cấp cao, dẫn đầu bởi thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và John McCain, cũng đã đến thăm Việt Nam vào đầu năm 2012 để theo đuổi các mối quan hệ gần gũi hơn.

Trong khi Hoa Kỳ hiểu rằng có sự hạn chế về việc bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam trong tương lai gần bởi vì một số vấn đề của đất nước này, sắp tới Việt Nam có thể thuyết phục Washington khắc phục mối quan tâm của mình vì lợi ích của thương mại và quan hệ chiến lược thiết thực.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra C -295 của Châu Âu

Hà Nội được hiểu là đang quan tâm để mua sắm các trang thiết bị chống tàu ngầm để giúp họ bảo vệ tốt hơn chủ quyền biển đảo mình, và máy bay tuần tra P-3 Orion của hãng Lockheed Martin là 2 ứng cử rõ ràng có thể đáp ứng yêu cầu như vậy, còn lại là C295, được chế tạo bởi công ty Airbus Military của châu Âu.

Nếu các công ty quốc phòng sẵn sàng để chuyển giao bí quyết kỹ thuật cho ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam, có thể sẽ là chìa khóa để đảm bảo tiếp cận thị trường này.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

>> Super Hind, biến thể nâng cấp của Mi-24

Nam Phi đã giới thiệu biến thể hiện đại hóa trực thăng tấn công Mi-24 Super Hind được đánh giá vượt trội so với nguyên mẫu Mi-24 Hind của Nga.

>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện


Công ty phát triển công nghệ và kỹ thuật Nam Phi (ATE) đã giới thiệu gói nâng cấp trực thăng tấn công Mi-24 Hind của Nga với tên gọi Mi-24 Super Hind. Gói nâng cấp được đánh giá có nhiều tính năng vượt trội so với nguyên bản của Nga.

Theo đó, biến thể nâng cấp được giữ nguyên cấu hình bộ khung, động cơ, nhưng phần hệ thống điện tử được thay thế theo tiêu chuẩn NATO gồm, hệ thống điều hướng, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kiểm soát vũ khí, tác chiến điện tử,...

Buồng lái được trang bị 2 màn hình hiển thị đa chức năng 6x8 inch với khả năng hiển thị bản đồ kỹ thuật số, buồng lái có giao diện bắt mắt và thân thiện đối với phi công.

Các thiết bị điện tử trên trực thăng có trọng lượng nhẹ hơn và tích hợp khả năng nhìn đêm.



http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể Super Hind phía dưới và nguyên bản Mi-24 Hind phía trên.

Tốc độ trung bình của Super Hind đạt 230km/h, tốc độ tối đa đạt 300km/h.

Buồng lái của trực thăng được thiết kế lại cung cấp khả năng quan sát tốt hơn so với nguyên mẫu. Ngoài ra, khu vực buồng lái được bảo vệ bởi loại giáp kevlar.

Nhờ sử dụng vật liệu mới, trọng lượng của trực thăng giảm đến 2 tấn so với nguyên mẫu, tăng khả năng hoạt động tốt hơn ở độ cao rất thấp.

Phần mũi trực thăng được làm nhỏ hơn, kéo dài hơn, phía dưới cài đặt một pháo 20mm, phía trên khẩu pháo còn có hệ thống tìm kiếm kiêm chỉ thị mục tiêu FLIR tích hợp máy đo xa laser và theo dõi mục tiêu tự động.

Sau khi nâng cấp, Mi-24 Super Hind có khả năng trang bị các loại vũ khí theo tiêu chuẩn NATO, biến thể nâng cấp có thể trang bị tên lửa chống tăng dẫn hướng laser bán chủ động INGWE có tầm bắn từ 5.000-10.000m.

Hệ thống điện tử mới nâng cao khả năng chiến đấu, cho phép Super Hind thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến khác nhau bất kể ngày đêm, đặc biệt là trong các điều kiện thời tiết bất lợi.

Hệ thống điện tử trên Super Hind được vay mượn từ hệ thống điện tử của trực thăng tấn công Denel Rooivalk, riêng hệ thống board mạch chính của máy tính điều khiển được thiết kế riêng cho gói nâng cấp này.

http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hệ thống FLIR và pháo 20mm trước mũi Super Hind.

Chương trình nâng cấp bao gồm 2 gói MkII và MkIII. Gói MkII tập trung vào thay thế các thiết bị điện tử, hệ thống kiểm soát kỹ thuật số, giảm độ rung trong khi bay.

Còn gói MkIII được bổ sung một số thiết bị công nghệ cao, hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công cho phép phi công điều khiển pháo 20mm theo mắt nhìn.

Không chỉ vậy, yếu tố quan trọng của gói MkIII là bổ sung khả năng trang bị tên lửa chống tăng dẫn hướng laser bán chủ động INGWE. 8 tên lửa INGWE được trang bị trên giá treo hai bên cánh phụ của trực thăng.

Trong quá trình kiểm tra sau nâng cấp, Super Hind thực hiện hơn 400 vụ phóng tên lửa INGWE, xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt 90%. Ngoài ra, Super Hind đã bắn hơn 100.000 viên đạn 20mm. Đến năm 2004 Super Hind đã thực hiện được hơn 14.000 giờ bay

Gói nâng cấp Super Hind đầu tiên được thực hiện cho Algeria với số lượng lên tới 40 chiếc. Trước sự hài lòng của Algeria, ATE đã đề xuất các chương trình nâng cấp hơn nữa dành cho loại trực thăng tấn công nổi tiếng thế giới này.

Trong giai đoạn 2003-2005, ATE tích cực giới thiệu các gói nâng cấp Super Hind đến một số nước Đông Âu nhưng không đạt được thành công. Ngoại lệ duy nhất là ATE đã phối hợp với công ty TEREM Liconex của Bulgaria giới thiệu mô hình Mi-24 Super Hind MkIII cho không quân nước này.

Gần đây gói nâng cấp Super Hind đã nhận được sự quan tâm của một số nước Đông Âu. Azerbaijan công bố ý định hiện đại hóa 24 chiếc Mi-24. Nhiều khả năng ATE sẽ dành được hợp đồng này.

Ukraine cũng đang xem xét khả năng hợp tác cùng Nam Phi để nâng cấp toàn bộ trực thăng tấn công Mi-24 có trong biên chế. Dự kiến, các gói nâng cấp sẽ kéo dài thời gian phục vụ và nâng cao đáng kể khả năng tác chiến của loại trực thăng này.

(Nguồn :: BDV )
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang