Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Liên Xô

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Liên Xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Liên Xô. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

>> Những thành tựu khoa học nổi bật của Liên Xô (P1)



7 giờ sáng ngày 29/8-1949, Liên xô đã thử quả bom nguyên tử đầu tiên tại bãi thử Semipalaticki.



http://nghiadx.blogspot.com
Hồ Chagan, nơi từng được Liên Xô thử bom nguyên tử


Trái bom Plutonium với sức công phá 22 ngàn tấn được chế tạo tại Thành phố bí mật Ozersk thuộc vùng Treliabin có mật danh “ RDS – 1 “ («РДС-1») có nghĩa “động cơ phản lực đặc biệt “( «реактивный двигатель специальный»). Tuy nhiên những người tham gia nghiên cứu ra nó thường gọi RDS - Nước Nga tự làm ( РДС – "Россия делает сама" ).

Việc chuẩn bị thử nghiệm trái bom đầu tiên, theo các nguồn tin được phổ biến là để kiểm nghiệm các thông tin về khả năng cũng như ý nghĩa quân sự của nó.

Để có thể chế tạo và thữ nghiệm thành công trái bom đã có sự đóng góp công sức và trí tuệ của hàng ngàn người trong đó có Phòng thiết kế -11 được thành lập năm 1946 với mục đích nghiên cứu về nguyên tử.

Trái bom đầu tiên của Liên xô cũng gắn liền với tên tuổi hai Viện sĩ Igor Kurtratov và Iuri Khariton.

http://nghiadx.blogspot.com


Việc thử nghiệm thành công trái bom đầu tiên là cột mốc cho việc hình thành là chắn hạt nhân cho các cuộc chiến tranh có thể có sau CTTG lần 2.

Nơi thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô đã biến thành một hồ nước rồng lớn mà ngày nay thường được nhắc đến với tên gọi là Hồ Nguyên tử hay Hồ Chagan.



Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

>> Xe tăng sẽ sớm biến mất khỏi lục quân Tây Âu?



Châu Âu, nơi khởi nguồn xe tăng và phát triển đưa nó tới sự hoàn thiện về mọi mặt trong thế kỷ 20 đang nhanh chóng cho cỗ máy chiến tranh này “về hưu” .

Gần một thế kỷ tung hoành, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 xe tăng bắt đầu mất dần vị trí trong thành phần vũ trang Quân đội các nước Châu Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Anh đã quyết định không phát triển xe tăng dù họ là nước đầu tiên chế tạo ra cỗ máy sắt thép này.


Hai thập kỷ trước, trên toàn châu Âu có 80.000 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được sản xuất và phục vụ. Nhưng tới cuối thập kỷ này, khoảng 80% trong số đó bị loại bỏ hoàn toàn. Xe tăng đang được thay thế bằng các dòng xe bọc thép chống mìn (MRAP) hoặc xe thiết giáp chiến đấu bánh hơi như Stryker của Mỹ.

Thực tế, các quốc gia châu Âu đang nhìn về tương lai không còn trận đấu tăng lớn như trong thế chiến 2. Tuy nhiên, họ vẫn cần xe thiết giáp trong các hoạt động giữ gìn hòa bình. Và MRAP hay Stryker là những lựa chọn tối ưu

Trong vòng 10 năm, 80% xe tăng trong đội quân đông đảo 50.000 chiếc của Quân đội Liên Xô đã “ra quân”. Chừng 10.000 chiếc tăng tại các quốc gia thành viên Liên bang Xô Viết thành đống phế liệu. Gần đây “người khai sinh ra xe tăng” – nước Anh đã quyết định không sản xuất thêm xe tăng.

Trong khi, kỷ nguyên xe tăng ở Châu Âu chuẩn bị kết thúc thì ở Châu Á nó vẫn đang phát triển mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ đang tính cực mở rộng lực lượng xe tăng. Điều này khiến các chuyên gia quân sự ở trang Strategy Page nhận định, tương lai, nếu những trận đấu tăng lớn còn có thể diễn ra thì chắc chỉ nó chỉ ở khu vực Châu Á.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

>> T-64, chiếc xe tăng cách mạng



Không phải T-54, cũng không phải T-72, chính T-64 mới là cuộc cách mạng về xe tăng hiện đại trên thế giới.


Vào đầu những năm 1950, quân đội Liên Xô đặt ra yêu cầu phát triển một loại tăng hoàn toàn mới. Cũng như các lần trước, khi yêu cầu về một loại tăng hoàn toàn mới được đưa ra, Cục thiết kế tăng ở Kharkiv luôn dẫn đầu cuộc đua bằng việc giới thiệu một loại tăng trái với qui ước về thiết kế tăng.

Concept (tư tưởng) thiết kế loại tăng mới này thể hiện ở chiếc T-64, nó được thiết vào đầu những năm 1960 ở Kharkiv dưới sự chủ trì của Aleksandr A. Morozov và trở thành chiếc tăng đầu tiên trong thế hệ tăng mới (thế hệ tăng hiện đại sau thế hệ T54/55/62) của Liên Xô.

T-64 được chấp nhận đưa vào biên chế tháng 12/1966 và trở thành chiếc tăng đầu tiên của thế hệ tăng thứ 2. Giữ nguyên kết cấu khung thấp như họ T-54/55/62 nhưng T-64 lại tinh vi hơn.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
Những chiếc T-64A đầu tiên của quân đội Liên Xô.


Cuộc cách mạng về giáp bảo vệ

Chiếc T-64 có tính cơ động tốt hơn T-62. Động cơ diesel 5 xy-lanh với sức mạnh chừng 700-750hp. Mặc dù động cơ của T-64 nhỏ hơn so với động cơ của T-72, nhưng chiếc T-64 nhẹ hơn (36 tấn) được cho rằng có thể đạt được quãng đường hành trình và vận tốc tương đương với loại T-72. Ngoài ra, xe còn có 2 thùng nhiên liệu phụ 200 lít có thể được gắn phía đuôi xe.

Giáp của T-64 tốt hơn hẳn so với T-62, cả thân xe và tháp pháo đề được đúc, sau đó chúng được hàn lại, lớp giáp là sự kết hợp giữa giáp thép và các miếng gốm, gọi là “Hỗn hợp K”, giúp cho khả năng bảo vệ cao hơn trước những mối nguy hiểm từ đạn HEAT.

Bên cạnh sở hữu lớp giáp trước vững chắc hơn rất nhiều nhờ sử dụng giáp cải tiến kết cấu nhiều lớp, T-64 còn có thể lắp thêm các tấm giáp bảo vệ xích hai bên hông xe hay các tấm chắn dài.

Trên xe có "xẻng" (giống như của các xe ủi đất) to lắp phía trước xe, giúp cho nó có thể tự đào công sự trong một vài phút đồng thời có thể tăng khả năng bảo vệ cho giáp trước xe bằng cách nâng nó lên.

Vì thế, những khẩu pháo 105mm hiện đại nhất trên những xe tăng của NATO không thể làm gì được T-64 nếu ở ngoài tầm 500m.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

T-64 vào thời điểm ra đời vượt trội nhiều mặt so với xe tăng của NATO



Bên cạnh hệ thống dò tìm phóng xạ PAZ và lớp chống phóng xạ, T-64 còn có hệ thống lọc chung NBC và hệ thống điều áp.

T-64 lúc đầu sử dụng chung hệ thống phun khói ngụy trang giống series T-54/55/62, sau đó một số phiên bản đã sử dụng các ống phóng đạn khói gắn trên tháp pháo giống như T-72 và T-80.

Hệ thống nạp đạn pháo tự động đầu tiên trên thế giới

Pháo chính của chiếc T-64 là một khẩu pháo 125mm nòng trơn với góc nâng pháo từ -6 đến +14 với tháp pháo quay bằng máy 360 độ.

Khẩu pháo 125mm bắn loại đạn xuyên giáp sơ tốc cao HV-APFSDS có vận tốc đầu nòng lên tới 1,750m/giây và tầm bắn ít nhất 2.000m.

Tổng đạn 40 viên với cơ cấu phân bổ thông thường gồm 12 APFSDS - 6 HEAT - 22 HE. Cơ cấu nạp đạn tự động cho phép tổ lái giảm bớt xuống chỉ còn 3 người (lái xe, pháo thủ, trưởng xe), T-64 cũng sử dụng hệ thống vứt vỏ đạn tự động giống như trên T-62.


http://nghiadx.blogspot.com

Sử dụng ống thở khi lặn sông trên T-64


Ngoài ra, pháo 125mm còn có thể bắn loại tên lửa có điều khiển AT-8 Songster ATGM, thông thường nó mang 6 quả AT-8.

Hệ thống nạp đạn giống với hệ thống nạp đạn tự động trên T-72, ngoài chức năng giảm bớt một pháo thủ nó còn giúp cho tốc độ bắn của chiếc tăng đạt được 8 phát/phút.

Vị trí trưởng xe đã có sự cải tiến hơn so với T-62 khi anh ta có thể sử dụng mọi loại vũ khí trong chiếc tăng từ chỗ ngồi.

Bên cạnh đó, T-64 cũng kết hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực, nó có một cái máy vi tính gắn trong xe, một số phiên bản còn có cả máy đo xa laser.


http://nghiadx.blogspot.com

T-64BV với lớp giáp ERA


T-64 luôn đứng trong đội hình tuyến đầu của quân đội Liên Xô, ở trong các đơn vị cơ giới mạnh nhất ở Châu Âu đối mặt với NATO trong thời chiến tranh Lạnh. Nó không bao giờ được xuất khẩu sang các nước đồng minh của Liên Xô, kể cả các quốc gia thân cận nhất như Đông Đức hay Cuba.

Năm 1976, chiếc T-64B tích hợp hệ thống điều khiển “COBRA” giúp nâng tầm bắn lên 4.000m, nó sử dụng hệ thống đo xa laser với kính nhìn đêm mới, tuy vậy thì khối lương chiếc tăng cũng tăng lên 39 tấn.

Việc sản xuất T-64 đã được dừng lại năm 1987, nhưng việc nâng cấp T-64 thì đến nay vẫn được thực hiện.

Khuyết điểm trên T-64

Chiếc tăng T-64, mặc dù đã có nhiều ưu điểm, nhưng nó vẫn có nhiều hạn chế, như hệ thống nạp đạn tự động tuy giúp giảm biên chế tổ lái đi 1 người nhưng lại chiếm dụng một khoảng không gian lớn bên trong tháp pháo, khả năng hạ thấp nòng pháo vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Hay như ở biến thể tăng chỉ huy T-64K, khi liên lạc xe buộc phải đứng im, bởi vì cột ăn-ten phải được gắn xuống đất.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 1)



Chiến tranh là nơi con người sử dụng mọi công cụ có thể tìm ra trên trái đất để triệt hạ kẻ thù. Để chiến thắng, tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật tất cả đều có thể bị bóp méo hoặc bị lợi dụng bằng mọi phương án có thể.


Trong số đó, vũ khí sinh học chính là một trong những “sáng tạo” khủng khiếp nhất, bao gồm các loại virus, vi khuẩn, nấm, côn trùng được dùng để giết hại đối thủ, làm đối phương tê liệt hoặc hủy diệt tài nguyên của kẻ thù.

Ngay từ những năm 1.500 trước Công Nguyên, người Hittie ở Tiểu Á đã nhận ra sức mạnh của bệnh truyền nhiễm và tìm cách làm lây truyền bệnh dịch hạch tại vùng đất của kẻ thù. Các đội quân tìm cách bắn các xác chết mang dịch bệnh vào các pháo đài kiên cố hoặc đầu độc các giếng nước của đối phương.

Đáng chú ý hơn, nhiều nhà sử học còn cho rằng 10 loại bệnh dịch mà theo kinh thánh là của nhà tiên tri Moses làm phép chống lại người Ai Cập thực chất là vũ khí sinh học có thật chứ không phải thần thánh gì.

Đấy là câu chuyện về thời cổ. Từ đó đến nay kiến thức của loại người về các tác nhân gây bệnh và về hệ miễn dịch đã tăng lên chóng mặt cùng với sự tiến bộ của y học. Oái oăm thay, tri thức y học cũng đồng thời được ấp ủ để làm mầm mống vũ khí.

Nửa đầu thế kỷ 20 đã chứng kiến người Đức và người Nhật sử dụng bệnh Than trong chiến trận, sau đó Mỹ, Anh và Nga cũng nối gót phát triển loại vũ khí này.

Năm 1972, vì hậu quả thảm khốc của nó mà cộng đồng quốc tế đã nhất trí thực thi hiệp ước về việc hủy diệt vũ khí sinh hóa và cấm phát triển, sản xuất cũng như tàng trữ vũ khí sinh học và hóa học. Tuy nhiên đến giờ, không có ai đảm bảo rằng không có quốc gia nào đang lén lút phát triển vũ khí sinh học, cũng như không có ai chắc chắn trong thực tế những kiến thức sinh hóa đang có sẽ không bị lợi dụng bởi các nhóm khủng bố dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Trong kịch bản kinh hoàng nhất mà các nhà khoa học đang lo ngại, bộ gien của đối phương có thể được sử dụng làm chỉ thị đặc hiệu để các sinh vật tấn công. Nói cách khác, vũ khí sinh học có thể khiến một dân tộc cụ thể biến mất một cách có chọn lọc.



Các chuyên gia chống độc có mặt tại toà nhà Hart Building của Thượng nghị viện Hoa Kỳ sau khi một bức thư chứa vi khuẩn than được gửi tới văn phòng của Thượng nghị sỹ Tom Daschle (AFP).


Trong loạt bài này xin tổng hợp 10 loại tác nhân đáng sợ nhất đã, đang hoặc sẽ có thể được sử dụng trong chiến tranh sinh học của loài người:

Vũ khí sinh học loại A:

Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) phân loại các vũ khí sinh học loại A với các tiêu chí:

Có thể lây lan dễ dàng với số nạn nhân lớn, có thể gây ra rối loạn đối với dân chúng, và cần được chuẩn bị phòng chống ở chế độ đặc biệt.

Hiện tại mới có 6 tác nhân sinh học được xếp vào nhóm A và tất cả đều đáng được xếp và danh sách mười vũ khí sinh học đáng sợ nhất. (nguồn: CDC).


1. Đậu mùa

Thuật ngữ “vũ khí sinh học” thường gợi ra hình ảnh về các phòng thí nghiệm sạch bong với những nhân viên mặc áo bảo hộ và các ống nghiệm chứa đầy các chất lỏng hủy diệt. Thực tế, trong lịch sử vũ khí sinh học có bộ mặt đời thường hơn nhiều: một kẻ đi đày lang thang trên vùng đất mới, vài cái túi đã được bổ sung bọ chét mang dịch hạch.

Thậm chí trong cuộc chiến giành thuộc địa giữa Anh và Pháp năm 1763, vũ khí sinh học đơn giả chỉ là một cái chăn. Theo lệnh của viên tướng nổi tiếng Jeffrey Amherst, Quân đội Anh đưa những chiếc chăn tẩm virus đậu mùa để triệt hạ các bộ lạc thổ dân Bắc Mỹ tại Ottawa lúc đó là đồng minh của Pháp.

Những người dân bản xứ này hoàn toàn không có khả miễn dịch với virus đậu mùa bởi họ chưa hề gặp bệnh dịch này như đối thủ của họ. Kết quả của chiến thuật này là dịch bệnh đã quét qua những bộ lạc khốn khổ đó không khác gì độ hủy diệt của một trận cháy rừng.

Bệnh đậu mùa có thủ phạm là virus variola trong đó chủng phổ biến nhất gây chết ở 30% số người mắc phải. Dấu hiệu nhận thấy bệnh bao gồm sốt, đau toàn thân và phát ban do các vết sưng chứa nước hoặc vảy, cuối cùng sẽ biến thành sẹo lõm suốt đời nếu như bệnh nhân còn sống.

Đậu mùa thường được lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus hoặc dịch cơ thể của họ nhưng cũng có thể được truyền qua không khí qua các môi trường kín và chật hẹp.

Năm 1967 tổ chức Y tế thế giới mở một chiến dịch để loại bỏ hoàn toàn bệnh đậu mùa bằng tiêm chủng hàng loạt. Chiến dịch đã thành công rực rỡ khi bệnh đậu mùa không còn lây lan tự nhiên sau ca bệnh cuối cùng ghi nhận năm 1977.

Tuy bệnh đã không còn trong tự nhiên nhưng các chủng virus vẫn được duy trì trong các phòng thí nghiệm ở Nga và Mỹ dưới sự đồng ý của WHO. Mặt khác do virus đậu mùa đã từng được quan tâm rất lớn trong các chương trình vũ khí của một số quốc gia, không ai dám chắc có nơi nào vẫn đang cất giấu loại virus chết người này.

CDC xếp đậu mùa vào nhóm vũ khí sinh học loại A do tỷ lệ tử vong cao và khả năng lan truyền qua không khí của nó. Hiện đã có vaccine phòng đậu mùa nhưng nhìn chung chỉ có các nhân viên y tế và quân sự là được tiêm phòng, đồng nghĩa với việc đa số dân chúng còn lại hứng chịu rủi ro cực lớn nếu xảy ra tấn công bằng virus đậu mùa. Virus có thể được phát tán dưới dạng hơi giống như phun thuốc sâu hoặc thậm chí bằng cách cổ điển nhất là đưa một người mang bệnh vào khu vực cần tấn công.

2. Bệnh Than

Mùa thu 2001, những bức thư chứa một loại bột trắng bí ẩn đã được gửi đến các văn phòng Thượng nghị sỹ và báo giới Mỹ. Khi những người có trách nhiệm thông báo chất bột đó là bào tử của loại vi khuẩn chết người Bacillus anthracis, cảm giáchoảng loạn bao trùm xã hội Mỹ.

Vụ tấn công này đã làm 22 người nhiễm virus và 5 người trong số đó tử vong. Bảy năm sau đó FBI mới lần đến được thủ phạm là nhà nghiên cứu Bruce Ivans, ông này được chính phủ trả lương để nghiên cứu bệnh than nhưng đã tự tử trước khi việc điều tra hoàn tất.

Với tỷ lệ tự vong cao và khả năng tồn tại lâu trong môi trường, hiển nhiên vi khuẩn than được xếp vào nhóm vũ khí sinh học loại A. Loại vi khuẩn này sống trong đất và do đó tiếp xúc và truyền bào tử sang các động vật ăn cỏ. Con người có thể nhiễm qua tiếp xúc, hít thở hoặc nuốt phải B. anthracis.



Con đường tấn công của Bacillus anthracis.


Phần lớn các ca nhiễm bệnh than là qua tiếp xúc ngoài da với vi khuẩn nhưng hình thức nguy hiểm nhất là hít vào qua đường hô hấp, trong đó bào tử xuất hiện tại phổi và được các tế bào miễn dịch mang đến các hạch bạch huyết. Tại đây các bào tử sẽ nhân lên và giải phóng độc tố dẫn đến các triệu chứng sốt, rối loạn hô hấp, đau mỏi cơ, sưng hạch bạch huyết, nôn, tả và xuất hiện các nhọt màu đen.

Nếu không được điều trị, chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong, thậm chí cả khi có trợ giúp y tế cũng chỉ có một phần tư số bệnh nhân sống sót. Tất cả 5 ca tử vong năm 2001 đều là do lây nhiễm qua hình thức nguy hiểm này.

Bệnh than không dễ mắc phải trong các điều kiện bình thường và nó cũng không thể lây từ người sang người. Giống như đậu mùa, cũng lại chỉ có các nhân viên y tế, bác sỹ thú y và nhân viên quân đội là được chủng ngừa căn bệnh này. Phần còn lại luôn nằm trong nguy cơ khi có bất kỳ một cuộc tấn công tương tự xảy ra.

Cùng với việc không được tiêm chủng đầy đủ (điều kiện chung thấy ở hầu hết các tác nhân trong danh sách của chúng ta), khả năng sống dai cũng là một đặc điểm quan trọng của vi khuẩn bệnh than. Một số vi khuẩn Bacillus anthracis có thể được giữ 40 năm hoặc hơn mà vẫn không mất đi khả năng giết người, trong khi nhiều tác nhân sinh học khác chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn dưới điều kiện đặc biệt. Đặc tính này khiến cho vi khuẩn than chiếm ưu thế trong các chương trình vũ khí sinh học trên khắp thế giới.

Năm 1930 các nhà khoa học Nhật Bản đã thực hiện các thí nghiệm trên người với vi khuẩn than trong môi trường phun khí tại Đơn vị nghiên cứu vũ khí sinh học 731, một trạm nghiên cứu tai tiếng đặt tại vùng chiếm đóng Manchuria (Mãn Châu Lý, Trung Quốc) của người Nhật.

Quân đội Anh cũng làm thí nghiệm với bom vi khuẩn than vào năm 1942 khiến cho cả đảo Gruinard bị nhiễm khuẩn đến mức 44 năm sau người ta phải dùng đến 280 tấn formaldehyde để khử trùng khu vực này. Quân đội Liên Xô cũng vô tình để rò rỉ vi khuẩn than theo đường không khí khiến 66 người thiệt mạng.

Ngày nay, Bacillus anthracis vẫn là một trong những loại vũ khí sinh học đáng sợ và nổi tiếng nhất. Vô số chương trình vũ khí đã hợp sức sản xuất tác nhân chết người này, trong khi tiêm chủng hàng loạt chỉ có thể tiến hành khi đã xảy ra nhiễm khuẩn hàng loạt

[BDV news]


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> Tiết lộ hồ sơ về lịch sử tên lửa Liên Xô



Các nhà sử học Nga vừa công bố tài liệu tuyệt mật liên quan đến chương trình vũ trụ của Liên Xô. Tài liệu vừa được giải mật nằm trong các tài liệu đặc biệt của BCT ĐCS Liên Xô.

Tên lửa V-2 của Đức Tập tài liệu này được chuẩn bị dành riêng cho Stalin, trong đó nói về các công nghệ mới của Đức trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa. Theo ý kiến của các nhà sử học Nga, tài liệu này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử chương trình vũ trụ và tên lửa.


Tên lửa V-2 của Đức

Trên cơ sở các tài liệu được giải mật cho biết, các nhà bác học Liên Xô đã sử dụng công nghệ của Đức Quốc xã để chế tạo các tên lửa tầm xa đầu tiên và bắt hàng chục tù binh là các kỹ sư Đức làm việc cùng với mình.

Các thông tin trong tài liệu cho biết, Hồng quân Liên Xô đã đánh chiếm một phần chiến trường gần thành phố Debica.

Trong quá trình khám xét tại đó, Hồng quân đã phát hiện vũ khí siêu bí mật của Đức – tên lửa có tầm bắn 250km, có thể tăng tốc đến 2,4km/giây và bay đến độ cao 90.000m. Tên của vũ khí này là V-2.

Giám đốc Cơ quan Bảo tồn Lịch sử Chính trị Xã hội Quốc gia Andrei Sorokina cho biết, thông tin này đã gây sốc cho Joseph Stalin.

Sau khi đọc tất cả các tài liệu này, Stalin đã ra lệnh thành lập Uỷ ban đặc biệt đảm trách nghiên cứu máy bay phản lực chiếm được và tích hợp ý tưởng công nghệ chế tạo của Liên Xô với công nghệ chế tạo của Đức.

Kết quả, Uỷ ban này đã trình một bản báo cáo, trong đó nói rằng, các nhà bác học và tình báo Liên Xô đã phát hiện 41 tên lửa nhiên liệu rắn và 8 tên lửa nhiên liệu lỏng trên lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc và Áo.

Ngoài ra, họ còn phát hiện 32 loại động cơ sử dụng các nhiên liệu khác nhau. Hơn nữa, Liên Xô đã bắt giữ và buộc 40 kỹ sư Đức chế tạo tên lửa V-1, 2.

Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là một tháng trước khi chiếm được V-2, Giám đốc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Kamarov đã gửi cho các nhà lãnh đạo Liên Xô một bức thư mật. Trong bức thư này, ông Kamarov đã yêu cầu ngay lập tức cấp kinh phí cho Viện máy bay phản lực mang tên Fedorov. Nguồn kinh phí này cần cho việc khởi công chế tạo tên lửa tầm xa tương tự dự án đã được triển khai tại Anh.

[BDV news]


Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> Bảy kỳ quan bị lãng quên của Liên Xô



Mỗi quốc gia đều có những bí mật riêng, đặc biệt là khi nó có liên quan đến chiến tranh. Liên Xô trước đây và nước Nga cũng không phải là một ngoại lệ. Dưới đây là “7 kỳ quan bị lãng quên của Liên Xô”.

1. Balaklava - căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất, Ukraine

Căn cứ tàu ngầm ở thành phố nhỏ Balaklava, bán đảo Crimea, Ukraine là một trong những cơ sở quân sự lớn nhất bị lãng quên sau khi Liên Xô tan rã. Căn cứ này đã được xây dựng giữa những năm 1957 và 1961. Nó được thiết kế để trở thành một bến cảng an toàn - nơi quân đội có thể sửa chữa và nâng cấp tàu ngầm.




Nằm trong những tảng đá trong vịnh của Balaklava, những chiếc tàu ngầm có thể vào căn cứ từ 2 đường. Mất khoảng 4 năm để phát triển cơ sở hạ tầng ở dưới ngọn đồi. Ở dưới mặt đất là một không gian có thể chứa hơn 7 tàu ngầm.

Căn cứ này chứa đựng nhiều hơn chỉ là những chiếc tàu ngầm. Cạnh những đường hầm là các nhà kho đồ sộ được thiết kế để cất giữ vũ khí nguyên tử, tên lửa, ngư lôi, pháo, và những loại đạn dược khác.

Căn cứ này vẫn hoạt động ở Balaklava cho đến năm 1993 và vẫn trong vòng bí mật tới thời điểm đó – ngay cả sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Giữa năm 1991 và 1993 thì quá trình ngưng sử dụng diễn ra, trong thời gian này các đầu đạn, ngư lôi, pháo, và tàu ngầm được đưa khỏi căn cứ.

Từ khi chiếc tàu ngầm cuối cùng rời khỏi thì căn cứ vào năm 1995 thì căn cứ này được mở cửa để tham quan, cho người ta lần đầu tiên có một cái nhìn lướt qua về những hệ thống kênh đào, nhà kho, và quá trình hoạt động đã từng tồn tại ở trong ngọn đồi. ngày nay, những gì còn lại của các nhà máy trở thành viện bảo tàn – một sự nhắc nhở cho chúng ta rằng những chính phủ trên thế giới đã làm tốt như thế nào trong việc giữ gìn những bí mật rất lớn.

2. Hầm tên lửa Kekava, Latvia




Nằm cách không xa thủ đô Latvia, những “tàn dư của tổ hợp căn cứ tên lửa Dvina vẫn còn đó. Được xây dựng từ năm 1964, tổ hợp này bao gồm 4 hầm phóng tên lửa có chiều sâu khoảng 35m cùng cả một hệ thống hầm ngầm sâu dưới mặt đất. Phần lớn những phòng ngầm nằm sâu dưới đất giờ đây đã được bịt lại. Khách du lịch được khuyến cáo không nên tới đây do vẫn tồn tại mối nguy hiểm từ những nhiên liệu tên lửa độc hại.

3. Hệ thống máy xúc khổng lồ, Nga

Trước năm 1993, mỏ phốt pho Lopatin là một trong những cơ sở chiến lược, nơi khai thác chủ yếu loại khoáng sản cần thiết nhất ngành sản xuất nông nghiệp của Liên Xô với những chiếc máy xúc khổng lồ.




Với sự xuất hiện của mô hình kinh tế thị trường, khu mỏ bị bỏ hoang cùng với những chiếc máy xúc khủng lồ đã trở thành địa điểm hành hương của khách du lịch. Tại mỏ phốt pho nằm cách không xa Voskresensk, khách du lịch sẽ bắt gặp rất nhiều những vật thú vị - những mẫu máy xúc khổng lồ và những hóa thạch thời tiền sử. Sau đó một thời gian, những kiệt tác khổng lồ trên cũng bị gỡ bỏ hết làm sắt vụn từ năm 2006. Dù vậy, khu mỏ với phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp vẫn là địa điểm du lịch phổ biến.

3. Hệ thống radar Duga, Ukraine

Công trình khổng lồ gồm chủ yếu là sắt thép này được xây dựng từ năm 1985 nhằm phát hiện những vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đã bị bỏ hoang chỉ sau chưa đầy một năm hoạt động.




Do những chiếc anten khổng lồ có độ cao tới 150m trên đòi hỏi rất nhiều năng lượng điện, nên chúng được lắp đặt ngay sát vị trí nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Chính vì vậy, chúng đã kết thúc công việc của mình ngay sau sự cố tại nhà máy điện nguyên tử này. Hiện tại, khu vực trên đang là một địa điểm thu hút những khách du lịch mạo hiểm, nhưng cũng chỉ có vài người dám trèo lên những cột anten cao tới 150m này.

4. Thành phố khai thác dầu trên biển, Ajerbaidjan

Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, trước đòi hỏi về nhu cầu dầu mỏ cho công nghiệp, Liên Xô đã cho xây dựng một cơ sở khai thác dầu quy mô trên biển Caspian (nằm cách bán đảo Apseron 42km về phía Đông). Vào thời kỳ hoàn kim, ở vùng biển mở cách Baku 110km, ký túc xá cao 10 tầng, trạm phát điện, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà máy sản xuất bánh mỳ và thậm chí cả một phân xưởng sản xuất nước chanh cũng đã được xây dựng.




Tuy nhiên, những mỏ dầu mới phát hiện tại Siberia đã khiến cho việc khai thác dầu tại đây trở nên tốn kém hơn nhiều, khiến cả thành phố dần trở nên hoang phế. Hiện nay, đây là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người.

6. Máy gia tốc hạt khổng lồ, Nga

Vào cuối những năm 80 thế kỷ trước, Liên Xô quyết định kiến thiết một máy gia tốc hạt khổng lồ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Máy được đặt trong một hệ thống đường hầm khép kín hình tròn dài 21km, nằm ở độ sâu 60m dưới mặt đất.




Công trình này chưa được đưa vào sử dụng thì biến động chính trị xảy ra. Khu đường hầm này giờ đây chỉ là nơi dạo chơi của những khách du lịch ham mê khám phá.

7. Trạm nghiên cứu tầng điện ly, Ukraine

Không lâu trước khi Liên Xô tan rã, một trạm nghiên cứu tầng điện ly nằm ngay gần thành phố Kharkov, tại Ukraine đã được xây dựng. Trạm nghiên cứu đặc biệt trên đã được hoàn tất với vai trò hoạt động tương tự như các công trình của dự án HAARP quy mô của người Mỹ tại Alaska.




Trạm này bao gồm cả một vài cánh đồng lắp đặt anten rộng lớn, trong đó có một anten parabol khổng lồ đường kính lên tới 25m, có thể phát ra công suất 25 megawatt. Tuy nhiên, khi được giao lại cho nhà nước Ukraine non trẻ cũng như thiết bị khoa học quá đắt đỏ, vai trò của trạm này không còn được chính phủ Ukraine quan tâm, khiến nó gần như không còn hoạt động kể từ đó đến nay. Và tất nhiên nó đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.

[Vitinfo news]


Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Tình báo Trung Quốc ve vãn Cuba




Rút khỏi căn cứ do thám điện tử Lourdes, Nga mất trắng hơn 3 tỷ USD, để tình báo Trung Quốc lập tức thế chân.

“Cuba - tình yêu của tôi”. Đây là bài hát từng thịnh hành ở Liên Xô. Mặc dù hồi đó ít ai có dịp được đến Hòn đảo Tự do. Tôi và Oleg Ivanov có may mắn, ban đầu là học cùng với các sinh viên Cuba, sau đó là làm việc ở La Havana và các thành phố khác trong các chuyến công tác. Mới đây, các bạn Cuba lại khiến tôi nhớ đến họ.




Lời chào của “anh chàng lai Nga”

Tiếng chuông điện thoại vang lên lúc 5 giờ sáng:

- Xin chào, Oleg đây. Hãy đến ngay sân bay Sheremetievo. Có người gửi rượu rum cho anh từ Cuba cho cái món cocktail Mojito ưa thích của anh đấy. Tôi nhân tiện sẽ kể cho anh về chuyến đi tới La Havana. Tôi còn đúng 4 giờ nữa thì bay đi St. Petersburg.

Thật may là sáng sớm trên đại lộ Leningrad còn chưa có kẹt xe. Một giờ sau, tôi đã cùng Oleg Ivanov uống cà phê tại sân bay, nhớ về Cuba và bạn bè thời trẻ.

- Cậu còn nhớ tay Raul ở khoa đặc biệt không? Nay anh ta là cán bộ nhớn trong Tổng cục Tình báo Cuba DGI rồi.

Khi chính tôi làm quen nhau, Raul (không phải em của Fidel Castro đâu), mới chỉ là trung úy Tổng cục Tình báo Cuba. Trong 4 năm học ở Liên Xô, anh ấy đã thông thạo ngôn ngữ của Pushkin. Vì thế, chúng tôi đặt biệt danh cho anh ta là “anh chàng lai Nga”.

Lớp học quyền Anh đã giúp chúng tôi gần gũi nhau. “Anh chàng lai Nga” Raul có cú đấm gần như anh chàng võ sĩ đồng hương nổi danh Stevenson. Tôi và Oleg lần đầu tiên bị nếm đòn knocked-out là bởi Raul. Nhưng trong những năm ấy, chúng tôi đã trở thành bạn bè nối khố.

Thời Liên Xô, không phải ngẫu nhiên người Cuba được coi là đồng minh tốt nhất của Liên Xô. Những người đã cùng họ chiến đấu ở Angola hay Mozambique có thể khẳng định điều đó. Còn các cán bộ tình báo Cuba được coi như những con người gang thép vì lòng dũng cảm và kiên cường. Trung tướng Cục Tình báo đối ngoại Nga Nikolai Leonov, người bạn của Che Guavara, đánh giá ấy về họ như vậy. Điều không còn là bí mật nữa là việc sau cách mạng, chính tình báo Liên Xô đã giúp thành lập các cơ quan đặc vụ của Hòn đảo tự do. Hồi đó, các cán bộ tình báo Cuba nhìn thế giới bên ngoài bằng con mắt của các ông thầy Xô-viết.

Món quà tuyệt mật dành cho ông Bush

Oleg chia sẻ cảm tưởng từ chuyến đi Cuba. Nhân dân ở đó sống còn nghèo, nhưng vui vẻ. Đối với người Nga tình cảm vẫn rất nồng hậu. Với những người bên quân đội thì hơi có chút bực mình. Họ nói rằng, những người cầm quyền của các anh đã thông đồng với bọn Mỹ, bỏ rơi chúng tôi đúng vào lúc khó khăn nhất. Và lập tức trong câu chuyện xuất hiện đề tài Trung tâm do thám điện tử của Nga ở Lourdes. Trước khi đóng cửa căn cứ quân sự chiến lược nằm sát bờ biển Mỹ này, tình báo Cuba đã nhận được từ phía Nga toàn bộ thông tin liên quan đến an ninh của đất nước họ. Và phía Liên Xô/Nga dĩ nhiên cũng chẳng bị thiệt gì.

Theo đánh giá của Raul Castro, Trung tâm do thám điện tử đã bảo đảm cung cấp cho Nga tới 70% toàn bộ thông tin tình báo về Mỹ. Trung tâm ở Lourdes là một mỏ vàng tin tình báo thực sự, nhất là về khoa học kỹ thuật. Các chuyên gia khẳng định, tình báo điện tử là phương thức tình báo công nghiệp có lợi nhất. Một đồng rúp bỏ ra cho tình báo điện tử mang lại 20 rúp lợi nhuận.

Nhưng giới cầm quyền Nga đã quyết định tiết kiệm nên tự tay đập chết “con gà” đẻ “những quả trứng vàng tình báo”. Thời đó, tôi đã có dịp phỏng vấn Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Anatoly Kvashnin. Ông ấy khi đó đã mạnh mẽ trấn an là nguy cơ đối với nước Nga đến từ hướng Nam. Còn Mỹ đang trở thành gần như bạn bè và đồng minh của chúng ta. Bởi vậy, cần có các vệ tinh để theo dõi bọn khủng bố. Và mua khoảng 100 radar hiện đại và 20 khí cụ bay vũ trụ còn hơn là duy trì một căn cứ ở Cuba. Họ nói số tiền thuê căn cứ tiết kiệm được hàng năm là 200 triệu USD. Số tiền này sẽ được chi cho mua sắm vũ khí trang bị mới.

Ông đại tướng này mới vờ vĩnh làm sao! Có lẽ ông ấy thừa biết là sẽ không có một xu trong số tiền đó được chuyển cho quân đội. Chi phí thuê Trung tâm do thám được tính toán theo hệ thống đối đẳng. Khi Nga tăng gấp 3 lần giá dầu mỏ cung cấp cho Cuba, người Cuba tăng giá thuê căn cứ từ 160 triệu USD lên 200 triệu USD. Thời Liên Xô, họ không đòi một xu cho Trung tâm ở Lourdes.

Thông tin nói là trang bị kỹ thuật của Trung tâm do thám ở Cuba đã lạc hậu cũng là nói láo. Người ta nói là do Lầu Năm góc, CIA và các bộ ngành khác của Mỹ chuyển sang các hình thức thông tin liên lạc số nên bản thân sự tồn tại của Trung tâm do thám ở Cuba mất hết ý nghĩa thực tiễn. Bởi vì, trang thiết bị điện tử của Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga GRU chỉ có thể chặn thu các điện tín dạng tương tự, chứ không đủ sức giải mã điện tín kỹ thuật số.

Là người từng phục vụ ở Lourde, Oleg chỉ cười cay đắng:

- Năm 1997 hoàn thành việc hiện đại hóa Trung tâm. Các trang thiết bị cực kỳ độc dáo và siêu đắt tiền đã được đưa tới. Và bằng các thiết bị đó, chúng tôi đã “nhai” các loại thông tin số này như nhai kẹo. Tôi vẫn nhớ người ta cười cợt với báo cáo của Cục An ninh quốc gia Mỹ NSA, trong đó báo cáo với Quốc hội Mỹ rằng, người Nga chi cho Lourdes hơn 30 tỷ USD. Đó là họ tính theo cách của họ. Rõ ràng là họ thêm một con số 0.

Tuy nhiên, 3 tỷ USD đó cũng không phải rơi mất dọc đường. Mà đó là cái giá của món quà tuyệt mật dành cho Tổng thống Mỹ Bush trước cuộc gặp Tổng thống Nga.

Tổng cục Tình báo Cuba DGI (Dirección General de Inteligencia) chịu trách nhiệm về hoạt động tình báo đối ngoại. DGI được thành lập vào cuối năm 1961.

Hiện nay, DGI bao gồm 6 cục, chia làm 2 loại các cục hoạt động và các cục bảo đảm.

Các cục hoạt động gồm: Cục tình báo chính trị-kinh tế, Cục phản gián đối ngoại, Cục tình báo quân sự.

Các cục bảo đảm gồm: Cục bảo đảm kỹ thuật, Cục thông tin và Cục huấn luyện.

Cục chính trị-kinh tế bao gồm 4 phòng: Đông Âu, Bắc Mỹ, Tây Âu và Á-Phi-Mỹ Latinh. Cục phản gián đối ngoại theo dõi hoạt động của các cơ quan tình báo nước ngoài. Cục tình báo quân sự điều phối việc trao đổi thông tin về quân đội Mỹ và thông tin tình báo điện tử với trung tâm tình báo Trung Quốc ở Cuba. (Cục phản gián quân sự tiến hành hoạt động phản gián, tình báo điện tử và tác chiến điện tử với Mỹ).

Cục bảo đảm kỹ thuật phụ trách làm giấy tờ giả, duy trì và phát triển các hệ thống liên lạc với mạng lưới điệp viên. Các cục thông tin và huấn luyện làm nhiệm vụ phân tích tin tức tình báo.

Luôn có kẻ sẵn sàng thế chỗ

Chỉ còn nửa tiếng là Oleg phải lên máy bay. Không kìm được, tôi hỏi:

- Thế căn nhà tranh (tức Trung tâm do thám Lourdes) của chúng ta bây giờ thế nào? Hay là đám người Tàu cũng mò vào Lourdes rồi?

- Tôi không biết. Raul nói tôi đừng đến đó để thêm một lần thất vọng. Còn trung tâm do thám điện tử của tình báo Trung Quốc thì đã xuất hiện ở Cuba còn trước khi Nga rút đi. Ở Lourdes họ chẳng có gì mà làm. Hiện nay, họ đang khai phá cái vịnh xế về phía nam. Trước đây, ở đó là trạm bảo dưỡng kỹ thuật của Hải quân Liên Xô. Tàu bè Liên Xô neo đậu, thủy thủ tắm táp, nghỉ ngơi ở đó. Một địa điểm tuyệt vời! Nghe nói, tại vịnh đó người ta sẽ làm mọi thứ cần thiết để tàu sân bay Trung Quốc ghé vào.

- Tàu sân bay Varyag cũ của chúng ta mang cờ đỏ Trung Quốc trong trạm bảo dưỡng kỹ thuật hải quân của chúng ta ở Cuba…

- Ở Cuba, người ta đã quen với sự xuất hiện của những con tàu mang cờ đỏ rồi, Oleg nói. Ngay cả “anh chàng lai Nga” Raul cũng cho rằng, chính Trung Quốc là người thừa kế tất cả những gì tốt đẹp nhất từng có ở Liên Xô. Nhưng tạm thời thì dù họ có liếc mắt tống tình, thăm dò người Trung Quốc, nhưng ta thấy là họ vẫn chưa quên những người bạn Nga.

Ý kiến chuyên gia

Thượng tướng dự bị Leonid Ivashov, Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác quân sự quốc tế, Bộ Quốc phòng Nga.

- Thưa ông Leonid Grigorievich, Nga đã mất gì khi rời khỏi Cuba?

- Rất nhiều. Nhưng tôi chỉ nêu 3 vấn đề. Trước hết là giới tinh hoa của chúng ta đánh mất sự tin tưởng chính trị. Không chỉ của chính phủ, nhân dân Cuba, mà cả của các nước khác. Những hành vi như thế chẳng làm đẹp mặt cho ai trên thế giới này. Không phải vô lý mà Fidel Castro đã thẳng thửng gọi đó là sự phản bội.

- Khía cạnh đầu tiên ông nêu lên là chính trị. Thế còn vấn đề thứ hai?

- Tổn thất thứ hai có tính quân sự thuần túy. Trung tâm do thám điện tử này chỉ cách Mỹ có 90 hải lý, là thành phần chủ yếu của hệ thống báo động sớm tấn công tên lửa hạt nhân. Ở đó, chúng ta đã nghiên cứu, tìm ra những phương pháp độc đáo mà không ai trên thế giới này có được. Với việc đóng cưa Trung tâm này, an ninh đất nước đã chịu một tổn thất nặng nề.

- Có thực là chỉ việc hiện đại hóa hoàn thành năm 1997 đối với Trung tâm do thám điện tử của Nga đã tốn hơn 3 tỷ USD?

- Về mặt chính thức, Trung tâm ở Lourde trực thuộc Tổng cục Hợp tác quân sự quốc tế mà tôi là người đứng đầu hồi đó. Bởi vậy, vì lý do bảo mật, dù là hiện nay tôi cũng không thể nêu con số chính xác mất mát của chúng ta. Nhưng hãy tin là con số ấy là rất lớn. Bởi lẽ, không ít máy móc cho Lourdes sản xuất ra gần như độc bản. Không thể ứng dụng những trang thiết bị tinh vi này ở những nơi khác. Hơn nữa, chúng ta cũng chẳng có những trung tâm điện tử nào như thế nữa. Kết quả là nhiều máy móc đắt tiền bị loại bỏ và bán làm sắt vụn. Cũng có cái nằm vô dụng trong kho cả chục năm.

Bởi vậy, tổn thất thứ ba của việc chúng ta rút khỏi Cuba có tính kinh tế thuần túy. Chúng ta đã muốn tiết kiệm tiền thuê căn cứ, nhưng lại mất nhiều lần hơn khi rút bỏ Trung tâm do thám điện tử.


[Vietnamdefence news]


Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> A-55 và A-57 - Siêu thủy phi cơ bí mật của Liên Xô



Thời kỳ hoàng kim, giới hàng không Liên Xô đã cho ra đời hàng chục ý tưởng siêu việt, nhưng đaphần vẫn chỉ là các dự án nằm trên giấy.


Năm 1952, nhà toán học Robert Lyudvigovich Bartini thuộc Viện nghiên cứu hàng không Siberia đã cho ra đời bản thiết kế dự án thủy phi cơ mang mật danh T-203.

Là một nhà toán học thiên tài, ông Bartini đã cho ra đời một bản thiết kế với hình dáng khí động học "có một không hai".

Năm 1955, ông nộp bản vẽ thiết kế của mình cho các quan chức quân đội, bản thiết kế thủy phi cơ ném bom chiến lược siêu âm tầm trung mang tên A-55.

Theo thiết kế, thủy phi cơ A-55 có thể được tiếp nhiên liệu trên biển từ các tàu ngầm gần bờ biển của đối phương.

Thủy phi cơ A-55 có cấu hình khí động học rất đặc biệt, toàn bộ máy bay trông như một mũi tên. Cánh của thủy phi cơ xuôi rất sát về phía sau, cánh đuôi ổn định nằm ngay trên cánh chính.



Bản vẽ thiết kế ban đầu của A-55/57, bản vẽ này thể hiện một quan điểm thiết kế hoàn toàn mới.

A-55 dự định sử dụng 4 động cơ phản lực nằm giữa khoảng trống của hai cánh đuôi ổn định, cửa hút gió được bố trí phía trên để phù hợp với điều kiện hoạt động trên biển.

Được đầu tư nhiều tâm huyết, nhưng A-55 không được giới lãnh đạo quốc phòng Liên Xô chấp nhận. Năm 1957, nhóm thiết kế của Bartini tiếp tục sửa đổi A-55 thành đề án A-57.

Ở đó, cánh chính được thiết kế dài và xuôi hơn, rìa cánh được kéo dài về phía trước nhiều hơn, thân máy bay được mở rộng hơn. A-57 có các cánh đuôi ổn định thấp hơn và xuôi về phía sau nhiều hơn.



Bản vẽ sửa đổi của A-57 vào năm 1957, thân máy bay được mở rộng hơn.


Điểm khác với A-55, A-57 được bổ sung cũng có thể cất cánh từ đường băng thông thường bằng cách thêm các bánh xe rời. Khi máy bay đạt tốc độ cần thiết để cất cánh, các bánh xe sẽ được tách ra.

A-57 được thiết kế với tốc độ tối đa là 2.500km/giờ, trần bay khoảng từ 18-23km, phạm vi hoạt động khoảng 15.000km. Thủy phi cơ A-57 có trọng lượng cất cánh khoảng 250 tấn.

Phi hành đoàn của A-57 có 3 người, khoang máy bay được thiết kế với phòng ngủ và nhà vệ sinh, đảm bảo các yêu cầu cho nhiệm vụ tầm xa.

Thủy phi cơ A-57 được thiết kế là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, phần phía trên động cơ có các giá treo gắn tên lửa hành trình. Khoang bom của máy bay được thiết kế đặc biệt với hệ thống ổn định nhiệt độ để có thể mang theo bom nhiệt hạch trọng lượng 3.000kg.

Nếu xảy ra một cuộc chiến với Mỹ, A-57 có thể được sử dụng như một quân bài chiến lược.

Khi đó, A-57 sẽ được các tàu chiến kéo đến gần bờ biển đối phương. Từ đây, thủy phi cơ này sẽ cất cánh và đánh đòn chiến lược với lực lượng mặt đất của Mỹ. Khả năng hạ cánh trên biển cho phép A-57 nhanh chóng tái nạp nhiên liệu, vũ khí và trở lại tham chiến.

Dù bản thiết kế đã được thông qua, tuy nhiên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cùng các quan chức quân đội cho rằng bản thiết kế của A-57 so với công nghệ lúc đó là thiếu thực tế, độ rủi ro tương đối cao. Kết quả, siêu thủy phi cơ A-55, A-57 mãi mãi nằm trên giấy tờ và chưa bao giờ được triển khai.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia nhận định rằng, nếu dự án được thông qua, có thể Liên Xô sẽ tạo ra được một cuộc cách mạng lớn trong thiết kế chế tạo máy bay.

Bản thân các bản vẽ khí động học của A-55, A-57 thể hiện một phong cách thiết kế táo bạo, một lối đi hoàn toàn mới lạ, song cũng chính vì tính quá đột phá và không giống ai, dự án A-55, A-57 đã bị “chết” ngay trên giấy.
[BDV news]


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc đang vượt Nga?



Chuyên gia Nga nhận định, áp lực dân số, an ninh lương thực và năng lượng là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc tấn công quân sự với Nga.


Ông Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị quân sự IPVA có một bài viết nhận định về khả năng có hay không một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đối với vấn đề này, tác giả tin rằng, nếu có một cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, 95-99% sẽ xuất phát từ Trung Quốc.


Ông Aleksandr Khramchikhin.


Dưới đây là nội dung bài viết của ông Aleksandr Khramchikhin:

Nguồn gốc của vấn đề

Việc đối mặt với áp lực quá tải dân số, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đã tạo ra một tập hợp của các vấn đề phức tạp. Sự khan hiếm tài nguyên, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, tạo áp lực rất lớn đến an ninh lương thực, an sinh xã hội.

Đối mặt với những vấn đề này, mở rộng biên giới để nắm bắt các nguồn tài nguyên và vùng lãnh thổ là có thực tế.

Ông Khramchikhin cũng bác bỏ khả năng mở rộng về phía Đông Nam Á của Trung Quốc, bởi tình về mặt lãnh thổ ở đây có vẻ đã an bài. Khu vực này có nhiều tài nguyên biển, song dân số ở đây cũng rất đông.

Tuy nhiên tình hình có vẻ ngược lại tại vùng Viễn Đông của Nga, đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên và rất thưa thớt người. Đây chính là khu vực đầy tiềm năng nhất cho việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Đơn cử như trường hợp Trung Quốc đang coi vùng lãnh thổ Zauralski của Nga là lãnh thổ của mình.

Một vấn đề xã hội khá bức xúc tại Trung Quốc là tình trạng “thiếu cô dâu”, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận hy sinh hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn thanh niên cho vấn đề này.



Áp lực dân số là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc gây xung đột với Nga. Trong ảnh hàng ngàn người đang xếp hàng để mua vé tàu.


Các vấn đề tranh chấp biên giới giữa Nga và Trung Quốc sẽ là cội nguồn cho các xung đột nếu các vấn đề ở đây không được giải quyết một cách ổn thỏa. Sự “bành trướng hòa bình” vẫn là sách lược hàng đầu của Trung Quốc, nhưng không loại trừ một cuộc xung đột quân sự.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự với tốc độ chóng mặt, và có nhiều vấn đề để lo lắng ở đây.

Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ngày một gia tăng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các quân binh chủng khác nhau, quy mô ngày càng mở rộng. Đó có thể coi như là một bài tập chuẩn bị cho các cuộc xâm lược.

Một thực tế trớ trêu là đã từ lâu Nga không nhận ra rằng, Quân đội Nga đã mất không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng các thiết bị quân sự so với Quân đội Trung Quốc.

Sao chép công nghệ vũ khí: vấn nạn muôn thuở trong quan hệ Nga - Trung

Quân đội Trung Quốc phụ thuộc vào Liên Xô rất nhiều trong những năm 1950-1960. Tuy nhiên, sau khi hâm nóng mối quan hệ với phương Tây, gián điệp công nghiệp của Trung Quốc đã tiếp cận được các mẫu công nghệ mới của Mỹ và châu Âu. Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã tiếp cận được các công nghệ mới nhất của Liên Xô (Nga hiện nay).

Từ cơ sở đó tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ, "người Trung Quốc luôn có khả năng đặc biệt để đánh cắp công nghệ", ông Khramchikhin nhận xét.

Năm 1980, tình báo Trung Quốc đã tiếp cận được bản vẽ của đầu đạn hạt nhân W-88 dành cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-2. một số lượng lớn chi tiết kỹ thuật của đầu đạn này đã bị đánh cắp.

Không có một bằng chứng nào cho thấy Nga bán hệ thống rocket phóng loạt 9K58 Smerch, hoặc giấy phép sản xuất loại này cho Trung Quốc. Tuy nhiên, không lâu sau khi hệ thống 9K58 Smerch được giới thiệu, Trung Quốc đã cho ra đời hệ thống A-100 gần như giống hoàn toàn.

Không lâu sau đó là hệ thống PHL-03, một bản sao hoàn chỉnh của 9K58 Smerch. Hệ thống pháo tự hành PLZ-05 cũng là bản sao của hệ thống pháo tự hành Msta. Tất cả chưa bao giờ bán hay xuất giấy phép cho phía Trung Quốc.



Hệ thống MRLS A-100 đánh cắp toàn bộ công nghệ của 9K58 Smerch.


Đối với vũ khí phòng không, người Nga đã không ngăn được việc hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 bị sao chép thành HQ-9. Tương tự, người Pháp cũng bị đánh cắp công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Crotale, tên lửa chống hạm Exocet...

Người Trung Quốc cũng rất thành công trong việc trong việc tổng hợp công nghệ nước ngoài và thêm vào chút ít công nghệ trong nước để tạo ra các hệ thống vũ khí mới. Ví dụ như pháo tự hành PLL-05, pháo chống tăng tự hành PTL-02 và còn rất nhiều hệ thống vũ khí khác nữa.

Trung Quốc cũng đang dần thay đổi súng trường Kalashniskovs bằng một loại súng trường tự động mới dựa trên sự kết hợp AK và súng trường tự động FAMAS của Pháp.

Thu hẹp sức mạnh quân sự

Sự vượt trội về các loại vũ khí thông thường của Nga so với Trung Quốc đã là quá khứ, các hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga có mặt đầy rẫy ở Trung Quốc.



J-11B một bản sao hoàn hảo của Su-27.

Dù một số chuyên gia của Nga nhận định, Trung Quốc đang phụ thuộc vào Nga như là nhà cung cấp vũ khí chính. Vì thế, theo họ để tấn công Nga là điều không thể. Tuy nhiên, thực tế thì nhận định này đã là quá khứ của những huyền thoại.

Trên thực tế, Trung Quốc đã có được một phần các công nghệ của Nga, chúng sẽ được dùng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột.

Sau khi sản xuất được 95 chiếc Su-27 và đã đạt được các hiểu biết cơ bản về công nghệ. Trung Quốc đã từ chối gia hạn giấy phép sản xuất loại máy bay này để sao chép thành J-11B với 70% các công nghệ trong nước.

Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc trên bờ sụp đổ. Công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga và nền công nghiệp quốc phòng Nga mất dần khả năng kiểm soát Trung Quốc.

"Xét về khả năng không chiến J-11B có thể tương đương với Su-27, khả năng của J-10 cũng tương đương với Mig-29. Như vậy khả năng chiếm ưu thế trên không của Nga gần như không có, và ưu thế về số lượng đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong khi đó khả năng của hệ thống phòng không tại vùng Viễn Đông là rất yếu kém", ông Aleksandr Khramchikhin nhận xét.

Áp đảo về số lượng và khả năng triển khai nhanh

Ông còn đánh giá rằng: Gần như không có khoảng cách đáng kể nào giữa những chiếc xe tăng tốt nhất của Nga là T-72B, T-80U và T-90S so với Type-96, Type-98 và Type-99 của Trung Quốc. "Bởi đây là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực này là “họ hàng gần gũi nhau”, đặc điểm hiệu suất của chúng là tương tự nhau", ông Khramchikhin viết.



Chuyên gia Aleksandr Khramchikhin đánh giá chất lượng tăng thiết giáp Trung Quốc hoàn toàn tương đương với Nga.


Xét về mặt số lượng, tăng thiết giáp Trung Quốc đang vượt trội so với Nga, trong kho của Trung Quốc có đến 6.000 chiếc xe tăng cũ như Type-59 và Type-60. Trong trường hợp xảy ra xung đột những chiếc tăng này sẽ được sử dụng để áp đảo về số lượng.

Xét về các hệ thống vũ khí hiện đại, khoảng cách giữa Nga và Trung Quốc đang được thu hẹp. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa, ưu thế sẽ thuộc về Trung Quốc.

Một thực tế bổ sung cho lập luận này, 2 trong số 7 đại quân khu mạnh nhất của Trung Quốc là Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương được bố trí gần biên giới với Nga.

Tương quan lực lượng tại đây là không thể so sánh, quân khu mạnh nhất của quân đội Nga được bố trí tận Kaliningrad. Việc điều quân tới đây trong trường hợp xảy ra xung đột là rất khó khăn.

Về khả năng cơ động

Trong huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị, đặc biệt là trong các đơn vị hiện đại, tinh nhuệ, Trung Quốc đã vượt mặt Nga từ lâu, ông Khramchikhin nhận định.

Khả năng hoạt động tác chiến của đơn vị pháo binh số 38 của đại quân khu Bắc Kinh gần như được tự động hóa hoàn toàn. Tuy còn kém so với Mỹ về khả năng chính xác nhưng đã vượt Nga. Đơn vị này có khả năng hành quân tác chiến với tốc độ 1.000km/tuần.

Thật không may, xét về vũ khí hạt nhân chiến lược, Trung Quốc cũng có thừa khả năng này. Lực lượng tên lửa hạt nhân của họ đủ sức thổi bay tất cả các thành phố của Nga và châu Âu. Trong biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, không có tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân nào, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều.

Kết thúc bài viết, tác giả Aleksandr Khramchikhin nhấn mạnh đến khả năng tạo ra sự răn đe quân sự hợp lý đối với Trung Quốc và vấn đề này cần được xem xét một cách hết sức nghiêm túc tại điện Kremlin.
[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>>'Người thừa kế' của Bin Laden



Anwar al-Awlaki, đồng thời là một học giả Hồi giáo ở Yemen được truyền thông phương Tây giới thiệu là một trùm khủng bố toàn cầu.



Kỳ 1: "Trùm khủng bố" sinh ra trong lòng nước Mỹ
CIA đã phải dùng đến cụm từ “kẻ thù nguy hiểm nhất với nước Mỹ hiện nay” khi nhắc đến Anwar al-Awlaki.

Người cha danh giá
Anwar al-Awlaki là người Mỹ gốc Yemen, sinh ngày 22/04/1971 tại Las Cruces, New Mexico, trong một gia đình tri thức.

Cha Anwar al-Awlaki, Nasser al-Awlaki, là một nghiên cứu sinh Yemen đến Mỹ do đạt được học bổng Fulbright. Năm 1971, ông Nasser bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại ĐH New Mexico.

Bốn năm sau, ông được cấp bằng Tiến sỹ của ĐH Nebraska và tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở ĐH Minnesota cho tới năm 1977.

Đến năm 1978, ông đưa cả gia đình trở về quê hương Yemen. Năm ấy, Anwar al-Awlaki đã được 7 tuổi.




Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của trùm khủng bố Anwar al-Awlaki, trong một cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện vào tháng 02/2010. Ảnh: CNN.


Sau khi trở về quê hương, ông Nasser tham gia giảng dạy ở ĐH Sana'a. Đây là một trong những ngôi trường lớn nhất Yemen, được thành lập vào năm 1970 ở thủ đô Sana'a.

Hiện tại, ĐH Sana’a có tới 14.000 sinh viên, có nhiều phần tử cực đoan theo học ở đây như John Walker Lindh, có biệt danh “American Taliban”.

Ở quê nhà, ông Nasser thăng tiến rất nhanh và trở thành hiệu trưởng của ĐH Sana’a vào năm 2001. Ông còn nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong 2 năm, và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Yemen trong 4 năm.

"Trùm khủng bố" sinh trưởng ở Mỹ
Sinh ra ở Mỹ, sống ở đó tới năm 7 tuổi và có giọng Mỹ rất đặc trưng nhưng điều làm al-Awlaki tự hào lại là dòng máu Yemen chảy trong huyết quản. Trở về quê hương vào năm 1978, thời niên thiếu của al-Awlaki gắn liền với những bài giảng của kinh Koran và giáo lý đạo Hồi.

Có xuất thân danh giá nên al-Awlaki không phải quan tâm tới việc mưu toan cho cuộc sống như nhiều đứa trẻ cùng trang lứa. Anwar al-Awlaki theo học trường Azal Modern và hưởng thụ những chế độ đãi ngộ giáo dục tốt nhất.

Trong thời gian này, al-Awlaki dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đạo Hồi. Năm 1991, al-Awlaki ta trở lại Mỹ để theo học chương trình kỹ sư xây dựng tại ĐH Colorado, bằng học bổng của Chính phủ Yemen và sử dụng visa dành cho sinh viên nước ngoài (dù có quốc tịch kép: Yemen và Mỹ).

Nếu sử dụng quốc tịch Mỹ khi đăng ký các chương trình giáo dục tại đây thì al-Awlaki sẽ được hưởng những chính sách đãi ngộ tốt hơn nhưng al-Awlaki ta kiên quyết không sử dụng ưu thế này.

Các nhà phân tích suy diện hành động này cho thấy al-Awlaki ý thức rất rõ về gốc gác Yemen, đạo Hồi của mình và có ý Mỹ.


Sinh ra ở nước Mỹ nhưng Anwar al-Awlaki luôn tự hào về gốc gác Yemen của mình. Ảnh: Telegraph.


Ban đầu, al-Awlaki miễn cưỡng theo học ở nước Mỹ chỉ để làm vừa ý cha mình, nhưng chính chuyến trở lại nước Mỹ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của al-Awlaki sau này.

Trong thời gian học đại học, bằng tài hùng biện và sức thu hút mạnh mẽ, al-Awlaki nhanh chóng dành được sự tín nhiệm từ nhiều sinh viên đến từ thế giới Hồi giáo học tại Mỹ. Thậm chí, al-Awlaki được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo (MSA) ở Mỹ.

Anwar al-Awlaki và những lãnh đạo của MSA luôn tránh đụng chạm đến các vấn đề chính trị, thay vào đó họ quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi hình ảnh tiêu cực của thế giới Hồi giáo trong mắt người Mỹ.

Tuy nhiên, trên cương vị chủ tịch MSA, al-Awlaki đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành phần cực đoan và những tư tưởng cực đoan dần định hình trong suy nghĩ của ông ta.

Mùa hè năm 1993, al-Awlaki đã tới Afghanistan và tham gia một khóa đào tạo với các thành viên lực lượng “thánh chiến” Mujahedin, những người từng chiến đấu với quân đội Liên Xô trong giai đoạn 1979-1988.

Chính thời gian này, ngay trong lòng nước Mỹ, một con người đang cố gắng kết nối thế giới Hồi giáo với phương Tây lại được "vun đắp" tư tưởng cực đoan, được "nhào nặn" trở thành "trùm khủng bố", người "kế tục" Binladen, theo cách gọi của phương Tây. Chính Anwar al-Awlaki luôn tự hào mỗi khi nhắc khoảng thời gian này trong cuộc đời mình.


[BDV news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Nga bắt đầu thụt lùi trên thị trường tăng-thiết giáp ?



Vị trí của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng nặng thế giới xem ra khá mâu thuẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko nhận định.

Rõ ràng, Nga đã bắt đầu chầm chậm mất vị trí vì không thể chào bán các sản phẩm hiện đại và có sức cạnh tranh.

Tính mâu thuẫn nằm ở chỗ, một mặt trong giai đoạn 2000-2009, Nga thực tế là nhà cung cấp tăng-giáp lớn nhất ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự gia tăng doanh số bán tăng chủ lực Т-90S chủ yếu là nhờ Ấn Độ và Algeria, trong khi ngoài các nước này, xe tăng T-90S của Nga không có sự đột phá lớn. Hơn nữa, xe tăng VT1A của Trung Quốc bắt đầu có tiếng.

Theo ông Makienko, “sự trì trệ về trình độ kỹ thuật của Т-90” đồng thời với giá tăng của T-90 dẫn tới việc VT1A đã vượt qua được Т-90S trong cuộc thầu cung cấp tăng chủ lực cho Maroc.

Ngoài ra, Trung Quốc bắt đầu ráo riết hơn trong việc chào bán các xe tăng rẻ tiền hơn là Type 96 và trong tương lai có thể đưa ra thị trường tăng Type 99. Như vậy, Trung Quốc thực tế sẽ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc giá và tính năng kỹ thuật khác nhau.

Một tín hiệu đáng báo động nữa, theo ông Makienko là việc Т-90S thất bại trong cuộc thầu mua xe tăng của Malaysia. Trong cuộc thầu này, T-90 đã thua PT-91M của Ba Lan, loại tăng được chế tạo dựa trên Т-72 của Liên Xô. Nguyên nhân khiến Nga dần mất vị thế trên thị trường thế giới là “chủng loại sản phẩm chào bán của Nga quá nghèo nàn”, sự lạc hậu của vũ khí trang bị và “phản ứng kém linh hoạt đối với nhu cầu của thị trường”. Để khôi phục vị thế của Nga, cần phải tạo đột phá về chất lượng.

Chẳng hạn, có thể cải thiện đôi chút tình hình bằng cách nâng cấp các tăng hiện có cho đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, ví dụ như Т-90АМ. Ông Makienko cho biết, Т-90АМ (Objekt 188М) là biến thể nâng cấp mới của Т-90 do Viện thiết kế chế tạo máy vận tải Ural (UKBTM) phát triển, được trang bị tháp xe mới, máy nạp đạn tự động với một phần cơ số đạn được bố trí ở đuôi xe, các khí tài quan sát, phương tiện bảo vệ và có khả năng lắp pháo mới 125 mm 2А82. Ở cấu hình này, xe có tính năng tương đương những mẫu tăng thế hệ 3 hiện đại nhất của phương Tây. Năm 2009-2010, đã chế tạo một số mẫu thử nghiệm Т-90АМ, song lập trường của Bộ Quốc phòng Nga đối với xe tăng này vẫn không rõ ràng nên chưa biết xe tăng này có được phát triển tiếp hay không.



Т-90S của Lục quân Ấn Độ(armyrecognition.com)


Trong một thời gian dài, loại tăng Objekt 195 ( (Т-95) có cấu tạo hoàn toàn mới cũng gieo hy vọng lớn. Loại tăng chủ lực này có kíp xe được bố trí trong khoang cách ly, pháo được đưa ra ngoài (các pháo 152 mm và 30 mm), các hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực tối tân, hệ thống thông tin-chỉ huy, hệ thống phòng vệ tích cực và động cơ mới tiên tiến. Các mẫu chế thử T-95 đã được thử nghiệm năm 2010. Nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã dừng cấp kinh phí cho dự án T-95 vào năm 2010 với lý do là giá thành xe tăng quá đắt và quá phức tạp về kỹ thuật.

Rõ ràng là vị trí cao của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng năng trong vài năm tới vẫn được duy trì, song khi các mẫu trang bị mới được phát triển, doanh số bán tăng Nga có thể sút giảm.

Để duy trì vị thế dẫn đầu của Nga, ông Makienko cho rằng, “phải có bước nhảy vọt về chất trong chế tạo binh khí kỹ thuật tăng-giáp thế hệ mới”.

Tháng 9.2010, được biết, từ năm 2006-2009, Nga đã xuất khẩu 482 xe tăng, tổng trị giá 1,57 tỷ USD. Xét về khối lượng xuất khẩu, Nga đứng thứ nhất, vượt qua Đức (292 xe tăng) và Mỹ (209 xe tăng).

Theo dự báo của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới, năm 2010-2013, khối lượng xe tăng bán ra thị trường thế giới sẽ là 859 chiếc. Đánh giá này dựa trên các hợp đồng đã ký, cũng như ý định mua sắm của một số nước.


[VietnamDefence news]


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

>> Kalinin K-7 - 'siêu pháo đài bay của Liên Xô



Ngành công nghiệp hàng không Liên Xô luôn đặt niềm tin vào những cỗ máy khổng lồ.

"Siêu pháo đài bay" Kalinin K-7 (đặt theo tên một lãnh tụ cách mạng Liên Xô) được chế tạo vào những năm 1930 là một minh chứng.

Người Nga vẫn đang giữ kỷ lục về máy bay lớn nhất thế giới hiện nay: người khổng lồ Antonov An-225 có chiều dài sải cánh lớn hơn cả Airbus A380.

Tuy nhiên, hai ngã khổng lồ của thế giới hiện đại vẫn thật nhỏ bé nếu so sánh với pháo đài bay Kalinin K-7 mà Liên Xô từng phát triển từ những năm 1930.



Mô hình tái hiện trên máy tính của Kalinin K-7.


Với sải cánh lên tới 132,5 m, K-7 là một gã khổng lồ ngay cả với những cỗ máy chuyên trở hành khách lớn nhất hiện nay như Boeing 747 (sải cánh dài 68,5 m).

Đây là mẫu máy bay không vận - ném bom hạng nặng mà Quân đội Liên Xô từng nghiên cứu thử nghiệm.

K-7 là máy bay không vận đa nhiệm chuyên chở người cho tới các máy bay quân sự. Điểm đặc biệt, hành khách và hàng hóa được bố trí tại hai cánh của máy bay.

Theo thiết kế, K-7 mang được 128 hành khách trên cánh của mình. Ngoài ra, thân máy bay còn có 16 phòng sang trọng dành cho khách hạng sang.


Boeing 747 chuyên trở tàu con thoi cũng "chưa là gì" so với kích cỡ của K-7.

Biến thể quân sự của K-7 được coi là một “pháo đài bay” ra đời sớm hơn B-17 của Mỹ tới 10 năm. Máy bay được trang bị 12 ụ súng, trong đó có những bộ phận tiếp đạn được điện khí hóa, công nghệ hiện đại vào thời gian đó.

Mang được 16 tấn bom, 112 lính dù và 8,5 tấn thiết bị nhảy dù, Kalinin K-7 là một cơn ác mộng cho bất cứ kẻ thù nào của Liên Xô vào những năm 1930.

Ngoài ra, nhiều tài liệu cho thấy sự tồn tại của biến thể K-7 nâng cấp, có kích thước lớn gấp 2,5 lần máy bay thử nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, các còn tài liệu kỹ thuật không có các con số cụ thể.

Mẫu thử nghiệm của K-7 cất cánh thành công với trọng lượng chuyên chở là 38 tấn nhưng bị rơi vào năm 1933. Sau đó, Liên Xô không tiếp tục tiến hành chế tạo loại máy bay này.

Hình ảnh thật về mẫu thử nghiệm K-7:







Bản vẽ thiết kế của "siêu pháo đài bay" do Không quân Liên Xô chế tạo.


Mẫu hình K-7 dựng lại trên máy vi tính:















[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Lật lại hồ sơ chống ‘Star War’ của Liên Xô



Trong chiến tranh lạnh, Mỹ xây dựng kế hoạch ‘Star War’ nhằm chống lại các mối đe dọa không gian từ Liên Xô. Và Liên Xô cũng có kế hoạch đối phó.

Trong những năm 1960-1980, kho vũ khí chiến lược của Liên Xô gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng chống tên lửa, vệ tinh quân sự (trang bị vũ khí có khả năng phòng vệ) đã gây ra mối lo sợ lớn đối với Mỹ. Liên Xô cũng nhiều lần thử nghiệm về công nghệ tiêu diệt vệ tinh. Kế hoạch tấn công bằng vũ khí nguyên tử mang tên “Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ” đã khiến Mỹ khởi động các chương trình phát triển hệ thống diệt vệ tinh và phòng chống tên lửa mới.




"Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ" thể hiện khả năng triển khai tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn. Trong đó, các vệ tinh quân sự có vai trò quan trọng.


Năm 1983, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronan Reagan đã công bố chương trình phòng thủ chiến lược mang tên “Star War”.


Từ lúc đó, rất nhiều dự án xây dựng các trạm chiến đấu ngoài không gian được tiến hành, sử dụng vũ khí động năng, lazer và nguyên tử.

Những động thái từ bên kia bờ Thái Bình Dương buộc các nhà lãnh đạo Xô Viết không thể làm ngơ. Kế hoạch triển khai các vũ khí nhằm đáp trả lại "Star War" bắt đầu.


Kế hoạch của Liên Xô bao gồm việc vô hiệu hóa khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ, đồng thời xây dựng các trạm không gian mang vũ khí tấn công.


Đây là những vệ tinh Xô Viết có tên “Polyot-1” và “Polyot”-2 được chế tạo nhằm chủ động tiêu diệt các vệ tinh gián điệp của kẻ thù.


NPO Energia – vệ tinh được trang bị tên lửa và vũ khí lazer.N PO Energia được phát triển trên nền tảng của hai hệ thống vũ khí: hệ thống 17F19 “Skif” sử dụng tia lazer và hệ thống 17F111 “Kaskad” trang bị tên lửa.


Để đưa hệ thống lên quỹ đạo, Liên Xô sử dụng tên lửa đẩy có tên: "Progress”.


Trạm không gian dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất mang các mô đun chứa các tên lửa đạn đạo.


Khi trạm trong trạng thái sẵn sàng nhận nhiệm vụ.


Một mô đun tàu con thoi “Buran”. Sức mạnh hủy diệt của nó là ở lượng bom hạt nhân bên trong. Những tàu này sau khi xác định được vị trí trên mặt đất sẽ lao về hướng mục tiêu với vai trò như một tên lửa "mẹ".


Con tàu sẽ giải phóng các trái bom là các tàu nhỏ bên trong.


Còn đây là dự án xây dựng trạm “Skif-D”. Tên lửa đẩy mang hệ thống "Stilet" lên quỹ đạo có chiều dài 40m, đường kính 4,1m và trọng lượng là khoảng 90 tấn.


Cấu tạo bên trong lõi hệ thống “Stilet”.


Một hệ thống “Stilet” trang bị trên 17F19S.


Trạm vũ trụ Hòa Bình được Liên Xô đưa vào hoạt động từ năm 1986. Ngoài chức năng nghiên cứu không gian, Mir còn phục vụ cho hoạt động quân sự.


Trạm Hòa bình có khả năng quét và theo dõi nhiều mục tiêu trên mặt đất.


Những kỹ sư Nga là những người tiên phong trong việc phát triển bản mẫu của các phương tiện quân sự không gian. Đây là những vũ khí hết sức lợi hại, có thể tiêu diệt mục tiêu mà không gặp bất cứ khả năng chống cự nào. Kế hoạch “Star War” đã khơi mào cho những bùng nổ trong công nghệ vũ khí không gian ngày hôm nay.


Tổng thống Gorbachev, người đã đặt dấu chấm hết cho Liên Bang Xô Viết, đồng thời sự tan vỡ này cũng khiến cho tham vọng thống lĩnh vũ trụ của Liên Xô bị tạm dừng.
[BDV news] 


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang