Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Russia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Russia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Russia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Khả năng của 'người khổng lồ' An-124



[BDV news] Chính thức hoạt động vào năm 1986, An-124 là máy bay vận tải khổng lồ hoạt động hiệu quả nhất từ trước đến nay.
An-124, được sản xuất bởi hãng máy bay Antonov của Liên Xô, là loại máy bay vận tải lớn nhất được sản xuất loạt cho đến khi có sự ra đời của chiếc Airbus A-380. Hiện tại An-124 được Antonov Airline của Ukraine và Volga-Dnepr Airlines của Nga khai thác, sử dụng.



An-124 có khả năng mang tải trọng hàng hóa khổng lồ.

Có những mặt hàng chỉ có An-124 mới chở được, trong ảnh một chiếc máy bơm khổng lồ hiệu Putzmeister nặng 86 tấn được chở đến Nhật Bản để tham gia khắc phục sự cố nhà máy điện Fukushima.

Với tải trọng lên đến 122 tấn, An-124 có thể chở được những hàng hóa mà tưởng chừng không thể chở được bằng máy bay. Trong ảnh một chiếc đầu máy xe lửa đang được đưa lên khoang của An-124.

Khả năng chuyển chở của An-124 rất đa dạng, trong ảnh một chiếc tàu ngầm cứu hộ đang được đưa lên khoang.

An-124 là máy bay chuyên chở các loại hàng quá khổ quá tải, trong ảnh một chiếc trực thăng Chinook đang được đưa xuống từ khoang của An-124.

An-124 có chiều dài 68,96 mét, sải cánh 73,3 mét, cao 20,78 mét.Khối lượng rỗng của máy bay tới 175 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa tới 450 tấn.

An-124 là loại máy bay vận tải chủ lực trong các hoạt động cứu trợ của Liên Hợp Quốc. Trong ảnh một Trung tâm y tế lưu động đang được đưa đến Haiti sau thảm họa động đất năm 2010.

Một chiếc An-124 đang vận chuyển thân máy bay Airbus đến các cơ sở lắp ráp của Airbus.

Được trang bị 4 động cơ Ivchenko D-18T công suất 229,5kN mỗi chiếc. An-124 có khả năng bay một mạch 4.600km với tối đa tải trọng hàng hóa.

Sau một thời gian dán đoạn, chính phủ Nga đã quyết định nối lại sản xuất loại máy bay vận tải khổng lồ này. Nâng cấp lên biến thể mới An-124-150 với tải trọng hàng hóa tối đa lên đến 150 tấn.



Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Tên lửa S-500 sẽ kiểm soát không gian ngoài khí quyển



[BDV news] Dù chưa chính thức xuất hiện nhưng hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga đã nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt, vì khả năng kiểm soát không gian của nó.

"Tầm với" ngoài khí quyển
Nga là một trong những nước sản xuất các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới và trong tương lai gần, sẽ tạo ra thêm một phiên bản hoàn hảo hơn loại vũ khí này, đó là S-500.

Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin tuyên bố trong phiên họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước SNG diễn ra tại Astrakhan ngày 16/9 vừa qua rằng, Nga sẽ sớm có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-500.

Báo Tầm nhìn đã thử tìm ra những thách thức và cơ hội của hệ thống mới này so với những hệ thống hiện nay.




Một hệ thống Phòng thủ Không gian mới đang được chế tạo tại Nga


S-500 đã được phương Tây nhắc đến với tên gọi tạm thời là "kẻ độc tôn", theo đó, hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung với hành trình đến 3.500 km và khoảng cách đánh chặn thích hợp nhất được ấn định khoảng 370 - 400 km (trong một số tài liệu khác cho rằng, nó dùng để đánh chặn trong phạm vi 1.300 km).

Một tính năng quan trọng cơ bản tiên quyết của hệ thống là nó có khả năng phá hủy cả những vật thể trong khu vực không gian vũ trụ gần trái đất.


Đội xe trang thiết bị hỗ trợ, với một xe đặc chủng mang tên lửa .


Thực tế sự phát triển của ngành hàng không đã tạo ra những yêu cầu và nhiêm vụ khác nhau cho các đơn vị phòng không hiện đại, cụ thể là các khái niệm về nhiệm vụ, gồm phòng thủ và tác chiến đánh chặn.

Nhiệm vụ phòng thủ (ký hiệu là O) có ba mức: Phòng không (ПВ О); Phòng thủ Tên lửa (ПР О); Phòng thủ Không gian (ПК О);

Còn việc tác chiến - đánh chặn (ký hiệu là П) cũng có ba mức: đánh chặn tầm gần, máy bay; đánh chặn Tên lửa (ПР П); đánh chặn trong Không gian (ПК П);

Không gian ở đây là tầm ranh giới giữa hai môi trường: khí quyển và ngoài khí quyển, tương đương với độ cao của các vệ tinh tầm thấp.


Hệ thống Radar hiện đại đi kèm .


Nhiệm vụ của S-500
Trước đây, S-500 có nhiệm vụ “làm việc” với các “đối tượng” trong không gian, là kế hoạch đã được xem xét khá lâu. Nhiệm vụ này từng được giao cho các hệ thống phòng không S-400 Triumf (Grau - 40R6), cụ thể, một vài đơn vị tên lửa đã triển khai làm nhiệm vụ bảo vệ các Khu công nghiệp Trung ương của Nga.

Tuy nhiên, hệ thống mới không được trang bị nhiều loại tên lửa mới, mà vẫn sử dụng tên lửa thiết kế cho hệ thống S-300 như 48N6E, 48N6E2, 48N6E3 S-300PM - 1/-2. Chỉ có tên lửa 9M96E2 được thiết kế riêng cho S-400 và được cho là chuyên sử dụng để đánh chặn ngoài không gian.


Hệ thống tên lửa mới vẫn sử dụng các tên lửa của hệ thống cũ.



Một đơn vị tên lửa được triển khai có khả năng theo dõi và tiêu diệt đồng thời 10 mục tiêu .


Đồng thời, tiêu chí đặt ra khi thiết kế các loại tên lửa này là nhắm đến nhiều mục tiêu hơn, bắn chính xác hơn, chứ chưa tính đến khả năng hoạt động ở độ cao cao hơn. Ở phiên bản cuối cùng của S-400, tất cả các cải tiến đặc biệt chú trọng tới phòng thủ không gian mới được đưa vào, giúp nâng tên lửa lên một cấp độ cao hơn, trở thành hệ thống có chức năng chuyên để chống tên lửa (ПРО).

Như vậy, hệ thống tên lửa S-400 có thể hoàn toàn đảm nhận được nhiệm vụ phòng không trong một phạm vi rộng nhưng để chống lại những tên lửa đạn đạo và có khả năng phòng thủ không gian ở mức cao hơn thì cần có một hệ thống phòng không chuyên biệt hơn.

Đó là lý do S-500 ra đời, với mục đích hoàn toàn để phòng thủ tên lửa, chống lại các vật thể bay, bảo tồn các cơ sở, mục tiêu quan trọng và để tự vệ. Tóm lại, nếu như với S-400, thông số ưu tiên là đánh chặn tầm xa, thì tới đây S-500 ưu tiên cho mục tiêu ở tầm cao.




Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Siêu xe tăng T-90AM chuẩn bị biểu diễn



[BDV news] Công ty Uralvagonzavod cho biết, xe tăng thế hệ mới T-90AM sẽ ra mắt trong cuộc Triến lãm vũ khí được tổ chức trong nửa đầu tháng 9/2011.

Hãng URA.RU cho biết, T-90AM là biến thể cải tiến của xe tăng T-90.

Theo lời Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod, ông Oleg Sienko, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiết lộ mẫu xa tăng mới và thậm chí cho mọi người chứng kiến tận mắt siêu xe tăng có một không hai này.

Ông Oleg Sienko cho biết thêm, xe tăng đã được cải tiến dựa trên những ý kiến đóng góp của Bộ Quốc phòng Nga.



T-90 AM có đặc điểm phía sau tháp pháo phía sau to và vuông.


Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod cho biết, trong cuộc họp tổ chức ngày 8/12/2009, các nhà quân sự Nga đã lên tiếng “chỉ trích” T-90AM. Họ cho rằng động cơ, hộp truyền động và hàng loạt các thiết bị khác của T-90AM không đáp ứng các tiêu chuẩn.

Hiện nay, T-90AM được cải tiến động cơ và có công suất lên đến 1.300 mã lực. Ngoài ra, T-90AM còn được nâng cấp các thiết bị điện tử, trang bị pháo chính và súng máy hiện đại.

Ông Oleg Sienko tuyên bố, Công ty Uralvagonzavod sẽ tiếp tục hoàn thiện xe tăng T-95, dù hiện nay Bộ Quốc phòng Nga không mấy quan tâm đến sự phát triển của dự án này.

Tháng 4/2010, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin tuyên bố, Bộ Quốc phòng đã ngừng cung cấp tài chính để chế tạo T-95. Tuy nhiên, ông Oleg Sienko lại cho rằng, dự án T-95 có rất nhiều khả quan.

Công ty Uralvagonzavod là công ty sản xuất các thiết bị kỹ thuật quân sự và thùng xe tải các loại lớn nhất ở Nga.


>> Trực thăng 'cá sấu' chính thức tới Peru



[BDV news] Nga đã bàn giao hai máy bay trực thăng tấn công Mi-35P Hind E cho phía Peru.

Đây là một phần của hợp đồng mua bán vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh của Không quân Peru để đối phó với các băng đảng ma túy và khủng bố.

Những chi tiết riêng biệt của trực thăng được chuyển tới Peru bằng máy bay không vận An-124-100 condor.

“Quá trình lắp ráp các máy bay đang được các kỹ thuật viên người Nga tiến hành. Những trực thăng này sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào vài ngày nữa, sau đó sẽ chính thức được chuyển giao cho Không quân Peru,” ông Igor Korotchenko – giám đốc trung tâm phân tích mua bán vũ khí của Nga cho biết.

Trực thăng đã được sơn màu truyền thống dành cho Không quân Peru, phần đầu của máy bay giống hàm cá mập. Thường thì như những máy bay Su-22 và Su-25 của Nga hiện đang trang bị cho Không quân Peru cũng có hình con thú được cách điệu hóa ở phần đầu của máy bay.



Máy bay trực thăng Mi-35P mà Nga chuyển giao cho Peru.


Mi-35 là bản nâng cấp của trực thăng chiến đấu Mi-24 nổi tiếng với hỏa lực mạnh và khả năng chuyên chở tốt.

Mi-24 là loại máy bay ít có khả năng chiến đấu hiệu quả vào ban đêm, còn máy bay Mi-35P hiện đại hơn có khả năng tấn công hiệu quả hơn vào ban đêm.

Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và bộ quốc phòng Peru đã kí hợp đồng trị giá 108 triệu USD. Nội dung của hợp đồng này là 6 trực thăng đa nhiệm Mi-171 Hip H và 2 trực thăng Mi-35 vào tháng 6/2010.

Những máy bay này được sử dụng để chống khủng bố và buôn lậu ma túy tại thung lũng sông Apurimac và Ene. Chính phủ Peru đã đặt khu vực này là vùng chiến sự vào tháng 8/2009 sau khi giao tranh giữa chính phủ và quân du kích Sendero Luminoso trở nên nghiêm trọng.

Sendero Luminoso bị Chính phủ Peru coi là một tổ chức khủng bố có liên hệ mật thiết với các nhóm buôn bán ma túy.

Mi-35 là trực thăng tấn công đa chức năng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên không, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh với vận tốc tối đa lên tới 330 km/h, tầm hoạt động 500km, trần bay thực tế - 5700m. Mi-35 có thể thực hiện nhiệm vụ cả ban đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Hiện tại, Peru đang lên kế hoạch thực hiện chương trình hiện đại hóa hạm đội tàu mua từ thời Liên Xô.


Máy bay trực thăng Mil Mi-24D.


Năm 2005 Peru cũng đã ký kết với công ty Rosoboronexport để nâng cấp 13 máy bay trực thăng Mi-17. Tổng giá trị của hợp đồng nâng cấp lên tới 13 triệu đô la.

Vào năm 2007, Peru đã tiến hành hiện đại hóa 70 máy bay trực thăng, 21 máy bay tiêm kích, 50 máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất. Chương trình hiện đại hóa các hạm đội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011.

Mi-35P là trực thăng vũ trang hiện đại nhất của Nga được phát triển liên tục từ các thế hệ của dòng Mi hiện được Không quân nhiều nước ưa chuộng. Theo ghi nhận, hiện tại ít nhất có 53 quốc gia sử dụng trực thăng vũ trang dòng Mi trong huấn luyện và tác chiến.

Hỏa lực và các tính năng chiến thuật của trực thăng vũ trang MI-35P được phát triển và nâng cấp từ nền tảng hỏa lực, tính năng chiến thuật của phiên bản Mi- 24, Mi-28 và các loại trực thăng vũ trang hiện đại của Nga hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, Mi-35P đã đánh bại các đối thủ là trực thăng vũ trang hiệu TIGER của châu Âu và dòng Mangusta hiện đại của Italy có hàng loạt đơn đặt hàng của các nước

Trên phương diện phòng thủ, khoang lái của Mi-35P được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính chống đạn.

Mi-35P được trang bị pháo hai nòng 30mm được bố trí phí bên phải của buồng lái thay cho súng máy hạng nặng 4 nòng 12,7mm

Ngoài ra, hai cánh phụ của Mi-35P có trang bị tên lửa chống tăng AT-9 có độ xuyên giáp lên tới 80 cm. Bên cạnh đó, Mi-35P còn được trang bị ống phóng tên lửa và ống phóng lựu tự động.


Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc P.4



[VITINFO news] Sức mạnh của lực lượng hạt nhân chiến lược Trung quốc đang tăng lên nhanh chóng. Mặc dù còn khó đuổi kịp Mỹ, nhưng trong một tương lai gần việc đuổi kịp Nga là điều hoàn toàn có khả năng thực tế.












Phần IV: Lực lượng hạt nhân chiến lược
Ban lãnh đạo Trung quốc coi LLHNCL (ở Trung quốc còn được gọi là Dàn pháo thứ hai) là lực lượng kiềm chế. LLHNCL của Trung quốc được xây dựng trên quan điểm “phòng vệ bằng phản đòn hạt nhân hạn chế”. Mặc dù Trung quốc chính thức tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, nhưng theo một số nguồn tin, khả năng này có thể xảy ra trong trường hợp quân đội Trung quốc bị tổn thất nặng nề. Không những thế, sự hạn chế về về lực lượng nhiều khi đòi hỏi phải có cú đánh trước để gây tổn thất tối đa cho đối phương ngay trong những giây phút đầu tiên của cuộc chiến.

Trung Quốc chế tạo cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (TLĐĐLLĐ) loại cố định (phóng từ dưới hầm lên) và TLĐĐLLĐ loại cơ động (phóng từ các bệ phóng cơ động). TLĐĐLLĐ cơ động “Dongfeng-31” được chế tạo tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong thời gian tới loại TLĐĐLLĐ này của Trung Quốc sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn (hiện nay chỉ có một đầu đạn). Trung quốc đang nghiên cứu chế tạo TLĐĐLLĐ “Dongfeng-41” và sẽ lắp 3 đầu đạn công suất (50-100) kilôton cho loại tên lửa này và tên lửa “Dongfeng-31” (theo một số nguồn thông tin khác thì hai loại tên lửa này có thể được lắp tới 6 đầu đạn). Trung quốc còn có khoảng 50 TLĐĐLLĐ “Dongfeng-5” (bản sao TLĐĐLLĐ P-7 của Liên Xô trước đây). TLĐĐLLĐ “Dongfeng-5” mang đầu đạn công suất (2-5) Megaton có thể bay tới bất kỳ điểm nào của nước Mỹ, chỉ trừ các vùng phía nam Florida.

Các dữ liệu về kho vũ khí hạt nhân và TLĐĐLLĐ của Trung quốc được biết đến chỉ mang tính ước lượng. Phần lớn các tên lửa này được dấu kín trong hầm và hang động, giữ cho chúng không bị tiêu diệt khi đối phương tấn công bằng vũ khí hạt nhân cũng như vũ khí thông thường.

Ngoài TLĐĐLLĐ Trung quốc còn có khoảng (20-30) tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-4”, (50-90) tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-3”, 50 tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-21” (là loại tên lửa đạn đạo mới nhất của Trung quốc).

Do giữa Nga và Trung Quốc có đường biên giới dài trên đất liền nên hầu hết các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đối với Nga đều mang tính chiến lược. Ngay loại tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-4” mang đầu đạn công suất (2-5) Megaton đã có thể bay tới tận Moscow từ các vùng phía đông của Trung Quốc. Vì thế tên lửa này còn có tên gọi không chính thức là “tên lửa Moscow”. Theo một số nguồn dữ liệu thì tên lửa “Dongfeng-4” không phải là tên lửa đạn đạo tầm trung mà là TLĐĐLLĐ có cự ly hoạt động như tên lửa “Dongfeng-5”.

Tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-3”, mang đầu đạn công suất từ 700 кт đến 3 Megaton, từ vùng Urumtri của Trung quốc có thể bay tới Nizhny Novgorod của Nga. Cự ly hoạt động của loại tên lửa này khoảng 3 nghìn km. Loại tên lửa mới nhất “Dongfeng-21” mang đầu đạn công suất (200-300) кт cũng có khả năng tương tự.

Các vùng Primorsky, Khabarovsk, Zabaikal và nước cộng hòa Altai của Nga nằm trong phạm vi hỏa lực của các loại tên lửa chiến thuật và chiến dịch của quân đội Trung quốc (“Dongfeng-11”, “Dongfeng-15”, M-7). Trung quốc có khoảng vài nghìn tên lửa chiến thuật và chiến dịch các loại này, trong số đó khoảng (400-700) tên lửa được bố trí hướng về phía Đài Loan.

Quân đội Trung quốc có sáu quân đoàn tên lửa (từ 51 đến 56), bao gồm 17 lữ đoàn. Quân đoàn 52, gồm bốn lữ đoàn, đóng quân ở tỉnh An Huy, được trang bị các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa chiến dịch để đối phó với Đài loan. Năm quân đoàn còn lại, đóng quân ở các vùng khác nhau, được trang bị các loại TLĐĐLLĐ và tên lửa đạn đạo tầm trung.

TLĐĐLLĐ JL-2 (là tên gọi TLĐĐLLĐ “Dongfeng-31” của lực lượng Hải quân Trung quốc) sẽ được lắp trên loại tàu ngầm hạt nhân 094. Năm 2006 chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên loại này đã được đưa vào sử dụng. Trung quốc dự kiến sẽ đóng (2-4) tàu 094, mỗi tàu được trang bị 16 tên lửa đạn đạo JL-2. Đến năm 2010 Trung quốc có khoảng 200 TLĐĐLLĐ (cả trên đất liền và trên biển).

Tình báo Trung Quốc đã lấy được các bản vẽ thiết kế loại đầu đạn mới nhất W-88, là loại được lắp trên tên lửa đạn đạo “Trident-2” của Mỹ; và bản thiết kế chế tạo bom neutron; nhờ đó đã giúp cho Trung Quốc có được sự tiến bộ đáng kể trong việc chế tạo các hệ thống vũ khí của Trung quốc, tiết kiệm được hàng trăm tỷ đô la và rút ngắn được khoảng 10 năm về thời gian. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, mỗi năm Trung Quốc đã sản xuất ít nhất là 140 đầu đạn hạt nhân.

Hiện nay lực lượng hạt nhân chiến lược (LLHNCL) của Trung quốc vẫn còn nhỏ và các loại tên lửa đạn đạo của Trung quốc có độ chính xác chưa cao, vì vậy LLHNCL của Trung quốc chưa có đủ khả năng tấn công phủ đầu các nước có LLHNCL tương đương, và càng không thể tấn công phủ đầu các nước có LLHNCL mạnh hơn Trung quốc. Tuy nhiên, khả năng chiến đấu của LLHNCL Trung quốc đang tăng lên nhanh chóng. Mặc dù còn khó để đuổi kịp Mỹ, nhưng trong một tương lai gần việc đuổi kịp Nga về LLHNCL là điều hoàn toàn có khả năng thực tế.


Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Nga sản xuất hàng loạt 'xe tăng bay' Su-34



[BDV news] Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi của Nga đang tiến hành các hoạt động thử nghiệm đối với máy bay Su-34 sản xuất loạt.

Các hoạt động thử nghiệm đang được tiến hành tại cơ sở của Hiệp hội Sản xuất hàng không Novosibirsk mang tên Chkalov (Napo). Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm máy bay sẽ được chuyển giao cho Không quân Nga.

Máy bay tiêm kích bom Su-34 Fullback đang hoạt động với số lượng hạn chế trong không quân Nga. Các thông tin phản hồi từ phi công và hoa tiêu trên những chiếc Su-34 là rất khả quan. Họ tỏ ra rất hài lòng với khả năng của chiếc máy bay này, với chế độ tự động hóa rất cao trong mọi hành trình của chuyến bay, khả năng xử lý nhanh nhạy với mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí thân thiện.

Su-34 là loại máy bay tiêm kích bom thế hệ 4+, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.




Một chiếc Su-34 với đầy đủ vũ khí


Hệ thống điện tử
Máy bay được áp dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nga hiện nay như hệ thống fly-by-wire số hoàn toàn, thanh điều khiển HOSTA theo tiêu chuẩn phương Tây.

Su-34 có một buồng lái "nhà kính" hiện đại, với màn hình hiển thị đa chức năng CRT. Hệ thống điện tử xác định và chỉ dẫn đường chính xác dựa trên thành phần cơ bản là radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004 (gắn ở mũi máy bay) và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ. Ngoài ra, đuôi máy bay có gắn một radar V005 (ở giữa 2 động cơ).


Radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004 trên Su-34.


Su-34 còn được trang bị thiết bị tác chiến điện tử ECM toàn diện.

Bộ phận điện tử trên máy bay được thiết kế theo cấu trúc mở, mạch bộ nhớ, màn hình màu đa chức năng và bộ xử lý được thiết kế như những modul xử lý thông tin kín.

Được trang bị hệ thống máy tính số rất mạnh Argon với những bộ xử lý lập trình thông tin riêng biệt và các thông tin đó được sử dụng trong những kênh trao đổi dữ liệu đa thành phần.

Mọi modul thông tin đều được kiểm soát bởi hệ thống tính toán kép từ trung tâm điều khiển, do đó, các thông tin sẽ được xử lý và cung cấp mọi hướng dẫn liên quan đến chuyến bay.


Được phát triển nhằm thay thế cho những chiếc máy bay cường kích Su-24, Su-34 được thiết kế với buồng lái có 2 phi công ngồi cạnh nhau. Buồng lái của Su-34 trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.


Sự kết nối dữ liệu 2 chiều cho phép lên kế hoạch nhiệm vụ và tính toán về mục tiêu hay cập nhật thông tin về mục tiêu sẽ được thực hiện ngay trong chuyến bay hoặc từ máy bay này sang máy bay khác, từ đó đưa ra lựa chọn sử dụng vũ khí thích hợp.

Su-34 được trang bị một radar mảng pha đa chức năng hiện đại có khả năng nhận biết địa hình để tìm ra đường bay thích hợp nhất khi bay với mọi tốc độ, đặc biệt ở tốc độ cao, và các thao tác hoạt động ở độ cao thấp.

Hệ thống vũ khí
Su-34 được vũ trang một pháo Gsh-30 30mm, cơ số 150 viên. 12 điểm treo dưới cánh giúp máy bay có thể mang tải trọng vũ khí rất lớn, khoảng 8 tấn bom đạn, gồm: tên lửa không đối không, đối đất và đối hải.

Su-34 được giới quân sự Nga đặt cho biệt danh là “xe tăng bay” bởi hỏa lực rất mạnh của máy bay này.


Thông số cơ bản: Dài 22 m, sải cánh 14,7m, cao 5,93m, trọng lượng cất cánh 39 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 45 tấn, trần bay 14km. Trong ảnh, một chiếc Su-34 đang thử nghiệm ném bom.


Su-34 có sức chứa nhiên liệu rất lớn, giúp máy bay có thể bay một mạch 4.500km mà không cần tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, máy bay có thể được tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng tầm hoạt động.

Su-34 được trang bị hai động cơ AL-35F với lực đẩy có đốt sau là 137kN/chiếc, tốc độ tối đa của Su-34 đạt Mach-1,8, tốc độ tuần tiễu Mach-1,14.

Những chiếc Su-34 sản xuất gần đây được trang bị động cơ đẩy chỉnh hướng phụt, làm tăng khả năng cơ động của máy bay.

Không quân Nga đã lên kế hoạch mua sắm 70 chiếc Su-34 đến năm 2015, và đây sẽ là máy bay cường kích nòng cốt của Không quân Nga.


>>Bộ 3 'tử thần vác vai' của quân đội Nga



[BDV news] Ngày nay, để tiêu diệt 1 hỏa điểm hay boong-ke, quân đội không chỉ dùng rocket bắn phá hủy mà còn có loại vũ khí mới hiệu quả hơn là vũ khí nhiệt áp.

Thuật ngữ “thermobaric” là sự kết hợp của nhiệt độ (từ “therme” trong tiếng Hy Lap nghĩa là “nóng”) và sức ép (từ “baros” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “áp lực”) lên mục tiêu.

Đạn nhiệt áp đang được sử dụng trong quân đội nhiều quốc gia trên thế giới. Sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng của nó cho thấy hiệu quả của loại vũ khí này.

Không loại vũ khí thông thường nào vượt khả năng của vũ khí nhiệt áp gia trong việc tăng nhiệt độ và áp suất lên mục tiêu mà không gây tàn phá lớn. Công nghệ vũ khí nhiệt áp cung cấp thêm 1 sự lựa chọn mới trong việc tấn công vào các loại địa hình phức tạp.



Sức công phá khủng khiếp của vũ khí nhiệt áp


Về các dạng vũ khí sử dụng công nghệ này, có thể là bom nhiệt áp, hoặc tên lửa, hoặc đạn pháo (như Triều Tiên vừa sử dụng để tấn công Hàn Quốc hôm 23/11). Nhưng ta sẽ nói về một số loại rocket vác vai sử dụng nguyên lý này, được trang bị rộng rãi trong lục quân nhiều nước.

"Con ong" hủy diệt RPO-A
Việc phát triển loại súng phóng lựu dùng một lần, bắn một đạn nhiệt áp gây cháy hay đạn khói dành cho quân đội Liên Xô được khởi xướng năm 1984.

Kết quả đã cho ra đời loại vũ khí có tên là “Schmel” (Ong nghệ), được biên chế trong quân đội Liên Xô với 3 phiên bản : RPO-A với loại đạn nhiệt áp/FAE, RPO-Z với đạn cháy và RPO-D với đạn khói.

Kể từ khi được chính thức biên chế với phân hạng súng phun lửa, RPO chỉ được binh chủng Hóa học sử dụng, chứ không được phân phối tới các đơn vị bộ binh thông thường. Nó cũng được sử dụng giới hạn trong lực lượng đặc nhiệm Nga, bao gồm lính Bộ Nội vụ.

Mẫu RPO-A được xem là phiên bản chính trong dòng RPO và hiện tại được sản xuất cho quân đội Nga và xuất khẩu.


RPO-A và đạn tên lửa cùng thước ngắm dạng di-op, có các khe ngắm cho nhiều cự ly.


RPO-A là loại súng dạng không giật có cấu trúc khác thường.

Nó có một ống phóng làm bằng nhựa tổng hợp, trong chứa một quả rocket và động cơ. Khi bắn, thuốc nổ động cơ sẽ đẩy quả đạn tên lửa bay đi, còn động cơ vẫn nằm trong súng. Khi quả đạn đã bay ra khỏi nòng, động cơ bị “bắn” ra khỏi súng về phía sau do áp lực còn dư trong súng.

Nguyên lý hoạt động khiến loại vũ khí gây nguy hiểm cho người đứng phía sau nó, khi khai hỏa.


RPO-A với quả rocket và động cơ của nó.


Đạn của súng có 4 loại : Nhiệt áp FAE (RPO-A), đạn cháy (RPO-Z), đạn khói (RPO-D), với 4 cánh đuôi đằng sau.

Hiệu năng của loại đạn FAE của RPO-A, chứa trong nó 2,2kg chất nổ đặc biệt, tương đương với hiệu quả của quả đạn pháo 107mm HE (đạn nổ công phá mạnh). Khi nổ, đạn RPO-A sẽ tạo ra một “đám mây" nhiệt độ cao có đường kính 6-7m (bán kinh cỡ 3m hoặc hơn).

“Đám mây“ này kéo dài chừng 0,4 giây, tạo ra những đợt sóng xung kích đáng kể tác động tới những mục tiêu ở trong boong-ke, lô cốt hay tòa nhà trước khi phát huy tác dụng hủy diệt.

Súng phóng lựu nhiệt áp loại dùng một lần RShG-2
Khẩu súng phóng lựu tấn công RShG-2 là một biến thể của loại RPG-26, với sự khác biệt duy nhất nằm ở đầu đạn và thước ngắm.

Thay vì gắn đầu đạn HEAT như ở RPG-26, thì RShG-2 sử dụng loại đạn Fuel-Air Explosive (thuật ngữ của Nga gọi loại đạn nhiệt áp, loại đạn này sát thương binh lính đối phương bằng nhiệt độ cao và sóng xung kích), loại đạn này dùng sát thương các mục tiêu mềm và các xe cơ giới bọc giáp mỏng, các công trình quân sự chứa các binh lính ở trong đó.

RShG-2 được chấp nhận sử dụng trong quân đội Nga từ năm 2000, và được sử dụng như một loại vũ khí yểm trợ. RShG-2 cũng đã được xuất khẩu.


RShG-2


Về thiết kế, RShG-2 là loại vũ khí dùng một lần, đạn bắn một viên bằng động cơ rocket định hướng.

Ống phóng làm bằng loại sợi thủy tinh và nhựa cách nhiệt, quả rocket nằm trong ống, và động cơ chất rắn của nó sẽ cháy hết khi đạn còn nằm trong súng.

Ở trạng thái bảo quản hay vận chuyển, đầu và nòng súng được đậy bởi 2 nắp cao su, nhưng những cái nắp này không thể lấy ra bằng tay mà sẽ bị phá hủy khi đạn bắn ra.

Đầu đạn nhiệt áp/FAE chứa 1,16kg nhiên liệu nổ, có hiệu quả ngang với 3 kg TNT.


Binh sĩ sử dụng RShG-2


Súng phóng lựu nhiệt áp RPO-M / RPO PDM-A "Shmel-M"
Loại rocket nhiệt áp RPO-M là phát triển mới nhất của tổ hợp KBP, và là bản cải tiến của loại RPO-A, cả 2 loại đều được chế tạo tại một nơi.

RPO-M, còn có tên gọi khác là RPO PDM-A "Shmel-M", được đưa vào biên chế quân đội Nga và xuất khẩu. Nó nhẹ hơn nhiều so với bản RPO-A, với nhiều điểm vượt trội hơn về tính năng lẫn thiết kế. Nó cũng chính xác hơn, nhờ vào kính ngắm quang học được tích hợp vào hệ thống điều khiển.


RPO-M


RPO-M bao gồm ống phóng với được nạp sẵn, và một hệ thống điều khiển bắn có thể tái sử dụng, được gắn vào súng trước khi bắn. Khi bắn xong, ống phóng mới sẽ được gắn vào kính ngắm.

Ống phóng được làm từ hỗn hợp sợi thủy tinh và nhựa, với 2 cái nắp bằng cao su ở hai đầu, sẽ tự động phá hủy khi đạn được bắn ra. Hệ thống điều khiển bắn làm từ plastic, bao gồm một tay cầm, một cò điện, và hệ thống chốt an toàn. Bên trái súng có có rail dùng để gắn kính ngắm quang học hay các loại kính hồng ngoại.

Đầu đạn nhiệt áp của RPO-M được so sánh tương đương với hiệu quả của đạn pháo 155mm/6" HE.


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Nga thử nghiệm thành công máy bay tiêm kích siêu âm thế hệ 5



[Vitinfo news] Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên, và sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.

Cách đây một tuần Nga đã thử nghiệm thành công loại máy bay tiêm kích siêu âm mới nhất thế hệ 5 T-50.

Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên. Số máy bay này được đưa đến Trung tâm đào tạo chuyển loại phi công ở thành phố Lipetsk. Từ năm 2015 loại máy bay T-50 sẽ được sản xuất hàng loạt.




Ngoài 10 chiếc trên, theo kế hoạch trang bị vũ khí giai đoạn 2011-2020, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.

Các tính năng kỹ-chiến thuật của máy bay T-50 được hoàn toàn giữ bí mật. Theo các nguồn tin chính thức, loại máy bay này có tính cơ động rất cao và có khả năng tác chiến ban ngày cũng như ban đêm, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Loại máy bay này có hệ thống tự động điều khiển thông minh và có khả năng cất cánh, hạ cánh trên đường băng có độ dài (300-400) mét.


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Xe bọc thép 'hút hồn' quân đội Nga



[BDV news]Quân đội Nga quyết định mua 500 xe bọc thép của Pháp do những tính năng vượt trội của loại xe về khả năng phòng vệ cũng như độ an toàn so với xe thiết giáp tương tự của Nga.


VBL (Véhicule Blindé Léger) là loại xe bọc thép hạng nhẹ do công ty Panhard thiết kế sản xuất. VBL được phát triển trong những năm 1980, bắt đầu phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1990.

VBL được dùng để đảm nhiệm vai trò trinh sát, tuần tra các vùng biên giới, chiến đấu chống tăng trên chiến trường, hỗ trợ các hoạt động chống bạo động. Xe có chiều dài 3,8m, rộng 2,02m, cao 1,7m, trọng lượng từ 3.500-4.000kg tùy theo vũ khí đi kèm.

Xe được thiết kế kết hợp sự nhanh nhẹn, tính việt giã rất cao, khả năng hoạt động trên mọi địa hình. VBC có thể dễ dàng vận chuyển đến chiến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau.



Xe bọc thép hạng nhẹ VBL có mặt trong thành phần trang bị 16 quốc gia trên thế giới.


VBL bọc thép TDH dày từ 5-11,5mm đạt tiêu chuẩn NATO STANAG cấp 1 dành cho xe bọc thép hạng nhẹ. Lớp giáp này cho phép xe chống chịu đạn súng cá nhân hoặc mảnh đạn pháo hay mìn.

VBL lắp động cơ turbo-diesel Peugeot XD3T, 4 xi lanh công suất 105 mã lực, mô men xoắn cực đại 4.150 vòng/phút, hộp số tự động ZF (3 số tiến và 1 số lùi), tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu 16 lít/100km, hệ thống treo kết hợp thủy lực và lò xo giảm xóc.

Tốc độ xe đạt 100km/h, xe có khả năng lội nước với tốc độ 5,4km/h. Lốp xe được trang bị hệ thống điều chỉnh áp suất tùy theo địa hình hoạt động.

Điểm nổi bật của VBL so với các xe bọc thép cùng loại của Nga là toàn bộ hệ thống vũ khí được điều khiển từ bên trong buồng lái thông qua trạm điều khiển vũ khí từ xa Wasp, với sự hỗ trợ nhắm mục tiêu từ xa bằng thiết bị quan sát ảnh nhiệt bị động. Ngoài ra còn có, thiết bị gây nhiễu vô tuyến nhằm ngăn chặn và phá vỡ các thiết bị báo động không dây bằng vô tuyến điện.

VBL bảo vệ an toàn cho tổ lái trong các môi trường nguy hiểm cao. Người ngồi trong xe tác chiến từ bên trong thông qua các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và các cảm biến, giảm thương vong do bị bắn tỉa nhất là trong môi trường tác chiến đô thị.


Phiên bản VBL Milan trang bị tên lửa diệt tăng.


Vũ khí trang bị trên xe thay đổi tùy theo phiên bản, mục đích sử dụng. Bao gồm:

- VBL Milan thiết kế đảm nhiệm vai trò chống tăng, nó được trang bị 6 tên lửa chống tăng Milan kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt Mira, tầm bắn 2.000m.

- VBL ERYX cũng là phiên bản chống tăng trang bị 4 tên lửa ERYX kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt MIRABEL, tầm bắn khoảng 600m. Súng máy 7,62mm tốc độ bắn lên đến 1.400 viên/phút.

- VB2L POSTE DE COMMANDEMENT là phiên bản xe chỉ huy với hệ thống liên lạc băng tần VHF, 2 radio PR4G, một hệ thống phát thanh SSB băng tần HF phục vụ cho công tác liên lạc thông tin và chỉ huy các hoạt động trên chiến trường. Bên trong xe được bố trí một trạm làm việc với hệ thống bản đồ quản lý các hoạt động của đơn vị. Xe có khả năng hoạt động chỉ huy trong 8 giờ liên tục. Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm.

- VBL RECO 12.7 phiên bản trinh sát chiến trường được trang bị hệ thống liên lạc băng tần VHF và thiết bị chống súng phóng lựu cá nhân FLY-K (PL 127). Loại này lắp súng máy hạng nặng M2 12,7mm.

- VBL AT4CS phiên bản chống tăng tầm ngắn trang bị loại tên lửa AT4CS 84mm có khả năng xuyên giáp dày 550mm hoặc xuyên 1,5m tường bê tông, tầm bắn ngắn 250m.

So với các loại xe bọc thép của Nga, tính an toàn với tổ lái của VBL được đảm bảo hơn, đó cũng là tiêu chuẩn hàng đầu trong thiết kế các loại xe bọc thép theo tiêu chuẩn NATO.


VBL đã "hút hồn" giới chức quân sự Nga nhờ vào tính năng ưu việt của mình so với các dòng xe thiết giáp hạng nhẹ của Nga.


Thiết bị điện tử của VBL vượt trội so với các xe bọc thép cùng loại của Nga, đây cũng chính là điểm yếu chí tử của các hệ thống vũ khí của Nga. Hiện nay Nga phải nhập khẩu các thiết bị điện tử từ Pháp để trang bị cho các hệ thống vũ khí của mình, nhất là các thiết bị nhắm mục tiêu ảnh nhiệt.

Các hệ thống vũ khí của Nga luôn có sự vượt trội về sức mạnh hỏa lực, tuy nhiên tính an toàn đối với tổ lái chưa được đặt lên hàng đầu, các thiết bị điện tử có năng lực hạn chế hơn các thiết bị cùng loại của NATO. Đó cũng chính là vấn đề mà các nhà quân sự Nga phải nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài.

Thông qua việc nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài nhằm khai thác các công nghệ để phát triển các mẫu xe tương tự trong nước. Tuy nhiên, việc sao chép công nghệ từ nước ngoài lại không phải là truyền thống của công nghiệp quốc phòng Nga.



Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

>> Tàu Nga lắp pháo Tây



Vài năm gần đây, Nga tăng mạnh việc mua sắm vũ khí và công nghệ quân sự nước ngoài. Nga đã mua máy bay không người lái của Israel, ký hợp đồng đóng ở Pháp 2 tàu sân bay trực thăng, đang chuẩn bị sản xuất xe ô tô bọc thép Italia tại Nga, đang mua vũ khí bộ binh cho các đơn vị đặc nhiệm…

Ngày 4.2.11, khi đi thăm công ty đóng tàu Severnaya Verf, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc V. Vysotsky đã chỉ thị xem xét khả năng lắp các hệ thống pháo nước ngoài cho các frigate đang đóng.

Rõ ràng, điều đó liên quan đến ụ pháo 130 mm А-192 hiện đang được xem là vũ khí chính của các tàu lớp Projket 22350.

Ụ pháo nhẹ 130 А-192М Armat (do KB Arsenal phát triển và do MZ Arsenal sản xuất) hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm mẫu chế thử. Toàn bộ công tác thử nghiệm và cải tiến thiết kế đang diễn ra đúng tiến độ đã hợp đồng với Hải quân Nga và sẽ hoàn thành vào năm 2012. Xét về tất cả các tính năng chiến-kỹ thuật, A-192M ở trình độ thế giới và không thua kém các mẫu pháo nước ngoài.

Tính năng của pháo А-192
Số nòng x cỡ, mm: 1 x 130;
Nguyên lý nạp đạn: tự động;

Tầm bắn, km:

- mục tiêu trên biển: đến 23;
- mục tiêu bay: đến 18.
Góc tầm: -15° đến +80°;
Góc hướng: 170°;

Tốc độ bắn: đến 30 phát/phút;
Khẩu đội, người: 5;
Trọng lượng ụ pháo, không đạn, tấn: 25;
Thay cho pháo A-192, Đô đốc Vysotsky đề xuất ụ pháo 100 mm Creusot-Loire Compact (Pháp) và 127 mm OTO-Melara 127/64LW (Italia).



Pháo tàu A-192
Nếu quyết định chọn các hệ pháo tàu nước ngoài, Nga có thể hứng chịu một số hậu quả tiêu cực:

- Mất đi trường phái chế tạo pháo tàu cỡ nòng lớn, các chuyên gia đó là vô giá;
- Phụ thuộc nước ngoài về linh kiện và đạn pháo, mà điều đó có thể có hậu quả nguy hiểm một khi xảy ra xung đột với phương Tây;
- Mất việc làm trong ngành công nghiệp Nga vốn đang gặp khó khăn do khủng hoảng.
Ngoài pháo ụ, Tư lệnh Hải quân Nga còn đề nghị xem xét các phương án sử dụng các hệ thống và thiết bị khác của nước ngoài như động cơ diesel, máy phát điện diesel, các hệ thống quạt và điều hòa.


(Rita news)

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

>> Mây đen bao phủ thị trường vũ khí Nga - Trung (kỳ 1)



Số tháng 11 của tạp chí Kanwa Asian Defence đăng tải đánh giá triển vọng các loại vũ khí cơ bản của Nga trên thị trường Trung Quốc.
Cụ thể là: máy bay tiêm kích Sukhoi, máy bay ném bom, tàu ngầm Projekt 636, tàu mặt nước cỡ lớn. Theo Kanwa, Trung Quốc rõ ràng đang từ bỏ việc dựa vào Nga với tư cách nhà cung cấp các loại vũ khí này, tuy nhiên vẫn cần các bộ phận, linh kiện như động cơ máy bay RD-93, AL-31F, D30-KP2, cũng như linh kiện cho những mẫu vũ khí đã có trong trang bị của không quân và hải quân Trung Quốc.

Các mẫu vũ khí khác của Nga có thể xâm nhập thị trường Trung Quốc gồm có máy bay vận tải quân sự hạng nặng và các hệ thống tên lửa phòng không S-400 tầm bắn 400 km.

Trung Quốc tính chuyện chia tay với Sukhoi

Theo tổng kết của Kanwa, hãng Sukhoi đã xuất sang Trung Quốc 143 máy bay tiêm kích Su-27SK, J-11, J-11A, trong đó J-11 và J-11 là các biến thể lắp ráp tại nhà máy chế tạo máy bay ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Trong số 143 máy bay tiêm kích này, có 70 chiếc đã được nâng cấp để có khả năng sử dụng tên lửa tầm trung RVV-AE. Trung Quốc cũng đã mua 40 máy bay tiêm kích huấn luyện Su-27UBK, 76 máy bay tiêm kích Su-30MKK và 24 Su-30MK, đưa tổng số máy bay tiêm kích Sukhoi ở nước này lên đến 283 chiếc. Nhưng kể từ đó, Trung Quốc đã chọn con đường “độc lập sản xuất”, một cách gọi khác của việc làm nhái các máy bay tiêm kích Nga.

Tại sao Trung Quốc lại quyết định chia tay với Sukhoi? Kanwa đề nghị dựa vào văn hóa Trung Quốc và tình hình thực tế trong quan hệ quốc tế hiện nay để trả lời câu hỏi này.

Từ góc độ văn hóa truyền thống Trung Quốc, quan điểm “đánh cắp sách vở của người khác không phải là phạm pháp” đã ăn sâu trong xã hội Trung Quốc. Nói cách khác, đối với Trung Quốc, việc sao chép văn hóa hay kiến thức của người khác là một yếu tố của chủ nghĩa yêu nước Trung Quốc, giải quyết vấn đề này không đơn giản, bởi vậy không thể nào bị chỉ trích được.

Hai là, do tư tưởng đặc biệt của Trung Quốc, các chương trình hợp tác quân sự của Trung Quốc với các nước khác đều đã suy tàn. Ví dụ, hợp tác Xô-Trung những năm 1950 và 1960, quan hệ với Mỹ và châu Âu những năm 1980 đều đã kết thúc bằng việc đóng băng các thương vụ cung cấp vũ khí và rút chuyên gia quân sự đại diện cho đối tác nước ngoài do những lý do chính trị. Vì nguyên nhân đó, người Trung Quốc có thái độ nhạy cảm và ngờ vực đối với việc hợp tác với các nước khác.

Kể cả xét đến việc sao chép các máy bay tiêm kích sản xuất loạt Su-27SK và tiếp tục phát triển chúng, trong tương lai tất cả các máy bay tiêm kích Sukhoi sẽ bị thay thế bằng các bản sao Trung Quốc. Theo Kanwa, quá trình này sẽ kéo dài trong 5-10 năm.

Trước tiên, J-11B sẽ phải thay thế toàn bộ số máy bay tiêm kích Su-27SK. Còn đối với Su-27SK, Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ trang bị cho chúng động cơ nội địa WS10A lực đẩy 13.200 kg. Bên cạnh đó, việc tích hợp radar và hệ thống điều khiển điện từ xa vẫn đang nghiên cứu.




Tiêm kích Sukhoi, chiến đấu cơ "thèm khát" một thời của Trung Quốc.
Một trong những lý do để Trung Quốc có thể sao chép máy bay tiêm kích Su-27 trong một thời gian ngắn như thế, ngoài các yếu tố do Kanwa nêu ra, còn có yếu tố trong quá trình hợp tác với Nga sản xuất J-11 và J-11А, các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật Trung Quốc được đào trong thời gian dài tại Viện Nghiên cứu khoa học hàng không Siberia SibNIIA (Nga), chủ yếu là trong lĩnh vực thiết kế máy bay chiến đấu.

Việc đào tạo là kinh nghiệm cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thiết kế các biến thể máy bay tiêm kích của mình dựa vào thiết kế của Nga. Tất cả điều đó đã diễn ra vào giữa những năm 1990.

Trung Quốc chưa bao giờ mua của Nga giấy phép sản xuất máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK. Không dưới 3-4 máy bay tiêm kích J-11BS được sản xuất ở Trung Quốc năm 2008 đang được thử nghiệm ở Nhan Lương (Yan Lian). Như vậy là thị trường Trung Quốc hầu như đã đóng lại đối với máy bay tiêm kích Su-27UBK.

Tầm quan trọng của việc Trung Quốc sao chép thành công máy bay tiêm kích Su-27UBK vượt quá việc sao chép thành công J-11B. Người ta biết rõ rằng, các thiết kế Su-30MKK và МК2 dựa trên Su-27UBK hay là sự hiện đại hóa nó. Như vậy, ta có mọi cơ sở để phỏng đoán rằng, trong 10-20 năm nữa, Trung Quốc sẽ có thể phát triển được các biến thể làm nhái máy bay tiêm kích Su-30MKK và МК2 dựa trên J-11B.

Vì lý do đó, Su-30MKK và МК2 không có triển vọng trên thị trường Trung Quốc. Với tư cách một bệ mang quá độ, máy bay tiêm kích đa năng J-11B đã vượt qua tất cả các thử nghiệm bay vào năm 2010.

Từ năm 2006, khi bắt đầu thực hiện dự án tàu sân bay cỡ lớn, Trung Quốc rất hy vọng nhận được các máy bay tiêm kích trên hạm Su-33. Nhưng Trung Quốc cũng đã có biến thể làm nhái J-15. Căn cứ trình độ “công nghệ làm nhái” và trình độ công nghệ của công nghiệp hàng không Trung Quốc, Kanwa dự báo, việc triển khai sử dụng J-15 sẽ mất 5-10 năm nữa.


Trung Quốc hào hứng với hợp đồng tiềm kích hạm Su-33 có điều kiện.
Trong thời gian đó, vấn đề tối quan trọng là tích hợp thiết bị avionics (điện tử không quân) của máy bay và các động cơ nội địa.

Ngoài ra, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đang tiến hành những nghiên cứu trong lĩnh vực chế tạo máy bay 2 chỗ ngồi với các phi công ngồi vai kề vai. Trên một đoạn video do công ty AVIC I giới thiệu trước đó có hình ảnh một máy bay huấn luyện với vị trí các phi công ngang nhau giống như Su-33KUB, đang thử nghiệm điện từ đối với radar. Nếu đó là sự thật thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục sao chép máy bay ném bom Su-34 dựa trên J-11BS và Su-33KUB dựa trên J-15.

Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 của Nga sẽ không đến được thị trường Trung Quốc.

Điều đó bị quy định bởi chính tiến trình phát triển của dự án Т-50, bởi vì nó trước hết có “dấu ấn Ấn Độ” rõ nét. Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển các máy bay tiêm kích thế hệ 5 nội địa.

Động cơ máy bay - điểm sáng trong thị trường vũ khí

Theo một báo cáo xuất hiện ở phương Tây vào năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm các động cơ thế hệ mới với lực đẩy 15.000 kg ở chế độ tăng lực.

Theo một nguồn tin uy tín của Kanwa, việc nghiên cứu chế tạo động cơ thế hệ mới với các tham số mức trang bị lực kéo tốt hơn do công ty Chian tiến hành đang ở tình trạng nan giải bởi vì ngay khi thử nghiệm động cơ WS10A lực đẩy 13.200 kg đã thấy những vấn đề tương tự gây ra bởi sự không ổn định các tham số làm việc của nó do hỏng hóc của một số bộ phận (theo các báo cáo nội bộ).

Lịch trình nghiên cứu nội bộ của công ty Liming Engine Factory ở Thẩm Dương cho thấy rõ rằng, động cơ với lực đẩy mạnh có tên Thái Sơn (Taishan) sẽ bước sang giai đoạn phát triển cuối vào năm 2020. Cũng theo lịch trìh này, việc phát triển động cơ WS10A dự kiến hoàn tất năm 2010-2011.

Việc chuẩn bị sản xuất động cơ WS13 vốn là hàng nhái động cơ Nga RD-33 đang được Guizhou United Engine Corporation tiến hành gấp rút. Nhưng năm 2010, những khó khăn kỹ thuật nghiêm trọng vẫn còn và có vẻ là Trung Quốc mới chỉ chế tạo được mẫu chế thử WS13 sa lầy ở giai đoạn “5 so sánh” (5 giai đoạn sao chép).

Trong tình hình hiện tại, theo Kanwa, trong 10 năm tới, các động cơ RD-33, AL-31FN và AL-31F có tương lai rất tươi sáng ở Trung Quốc. Trung Quốc không có lựa chọn nào khác và họ chỉ còn cách tiếp tục nhập khẩu các động cơ này từ Nga cho đến khi chính phủ Nga áp đặt hạn chế chính trị đối với các hợp đồng này.

Kanwa dự báo, chừng nào Trung Quốc còn chưa triển khai được sản xuất động cơ nội địa WS10A, thì họ sẽ không thể xuất khẩu máy bay tiêm kích J-11B và J-11BS bởi vì việc đó sẽ gây ra sự phản đối quyết liệt từ phía Nga.

Trong khi đó, việc sản xuất hạn chế J-11B/BS vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của không quân và hải quân Trung Quốc. Nhưng ở chân trời năm 2020, khi động cơ WS10A được tích hợp hoàn toàn với J-11B/BS, Trung Quốc sẽ không do dự ráo riết xúc tiến các máy bay này ra thị trường các nước thứ ba cùng với các biến thể Su-30MKK/МК2 do Trung Quốc phát triển dựa trên máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi J-11B/BS.

Trung Quốc không bao giờ thừa nhận các máy bay chiến đấu đó là làm nhái máy bay Nga và sẽ khẳng định chúng là máy bay do Trung Quốc phát triển. Từ góc độ luật pháp Trung Quốc, không hề có hạn chế gì đối với việc xuất khẩu J-11B/BS, nhất là cho các đồng minh của Trung Quốc như Pakistan.
(Kanwa Asian Defence)

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

>> Nga trả nợ Hàn Quốc bằng vũ khí và công nghệ



Trang bị phòng không Nga là đối tượng quan tâm
của Hàn Quốc (RIA Novosti)

Các quan chức quốc phòng Hàn Quốc và Nga đã bắt đầu giai đoạn đàm phán thứ ba về khả năng chuyển giao cho Seoul các hệ thống và công nghệ quốc phòng trong khuôn khổ thanh toán nợ nhà nước của Nga, hãng Yonhap cho hay.

Đại diện Cơ quan chương trình mua sắm quốc phòng DAPA thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận, việc đàm phán về vấn đề chuyển giao công nghệ đã diễn ra và sẽ tiếp tục trong thời gian tới, nhưng không nói rõ là các công nghệ nào của Nga. Trị giá thương vụ ước 400 triệu USD.

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn không nêu tên trong quân đội nước này cho biết, trong danh sách các công nghệ chuyển giao có công nghệ đài radar phát hiện tầm xa và hệ thống bảo vệ chống xung điện từ.

Trong số các trang thiết bị khác mà Hàn Quốc quan tâm có acquy tàu ngầm và động cơ máy bay.

Khoản tín dụng cấp cho Nga ban đầu năm 1991 trị giá 1 tỷ USD, nhưng tính cả lãi nay đã lên tới 1,3 tỷ USD. Hiện tại, khoản nợ của Nga chưa thanh toán cho Hàn Quốc được cho là 560 triệu USD.

Trong hai giai đoạn trước của dự án, Nga đã thanh toán gần 740 triệu USD bằng cung cấp cho Hàn Quốc các xe tăng chủ lực Т-80U, hệ thống tên lửa chống tămng Metis-M, trực thăng Ка-32, các vũ khí khác, nhôm và uranium làm giàu để dùng làm nhiên liệu hạt nhân. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đang hợp tác với Hàn Quốc tiến hành các chương trình vũ trụ.

Tuy nhiên theo tờ Dni (Nga), thì Hàn Quốc muốn nhận được từ Nga các công nghệ quốc phòng tiên tiến để trừ khoản nợ 1,3 tỷ USD mà Nga nợ họ trong 20 năm qua.

Khoản tín dụng Hàn Quốc cấp cho Nga trong thập niên 1990 trong khuôn khổ hiệp định hợp tác kinh tế đến năm 2025 là 1,5 tỷ USD.

Đầu những năm 2000, hai bên thỏa thuận khoản nợ sẽ được thanh toán vào năm 2010, một nửa trong số đó, Nga sẽ trả bằng tiền mặt, phần còn lại bằng công nghệ quân sự và hàng quân sự thành phẩm.

Nga đã sử dụng phương thức thanh toán này 2 lần. Năm 1998, Nga đã đề nghị thanh toán cho Hàn Quốc một phần khoản tín dụng bằng tàu ngầm diesel Varshavyanka và hệ thống tên lửa phòng S-300.

Năm 2001, nợ tín dụng của Nga tính cả lãi đã lên tới gần 2 tỷ USD. Hai bên đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ quân sự Nga và trong vài năm sau đó, Hàn Quốc đã nhận được vũ khí Nga trị giá 267 triệu USD.

Sau đó, hai nước còn thực hiện một thương vụ nữa, theo đó Seoul đã nhận được các xe tăng Т-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, tên lửa phòng không vác vai Igla, trực thăng Ка-32, máy bay Il-103 và các hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M.

Hàn Quốc quan tâm nhất là các thành phần của hệ thống phòng không. Seol đang muốn Nga chuyển giao các radar phát hiện tầm xa và hệ thống chống tấn công điện từ.

Một phương án trả nợ khác được xem xét là Nga đầu tư hiện đại hóa đường sắt liên Triều và sau đó liên kết nó với tuyến đường xuyên Siberia.

(vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang