Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

>> Bài học từ cuộc chiến Falklands


“Trung Quốc có thể dùng nhiều tên lửa hành trình, chiến thuật “tấn công bão hòa” để phá vỡ mạng lưới phòng thủ của tàu chiến Mỹ” – theo chuyên gia Mỹ.


Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Ngày 21/2, trang mạng “Nhà ngoại giao” Nhật Bản đã đăng bài viết của James Holmes – phó giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, hiện nay Trung Quốc có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh quần đảo Falkland (Argentina gọi là Malvinas), trong xung đột trên biển tương lai ở Thái Bình Dương, sử dụng rất nhiều tên lửa hành trình, dùng chiến thuật “tấn công bão hòa”, phá vỡ mạng lưới phòng thủ cùa tàu chiến Mỹ và có thể tiến hành đánh chặn giữa đường đối với tàu tiếp tế của quân Mỹ, ngăn chặn quân Mỹ tiếp viện cho Đài Loan hoặc khu vực bùng phát xung đột khác.

Bài viết cho rằng, trong dịp tròn 30 năm Chiến tranh quần đảo Falkland, cựu Tham mưu trưởng Lục quân Anh Michael Jachson tuyên bố, do ảnh hưởng của cắt giảm ngân sách quốc phòng, nếu Argentina tiếp tục chiếm đóng đảo Falkland, Hải quân Anh “hầu như không thể” tiếp tục đoạt lại.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh trong tương lai, áp dụng phương án cất cánh kiểu nhảy cầu.


Mọi người đều biết, năm 2011, tàu sân bay Ark Royal của Hải quân Anh đã về hưu, khiến cho khả năng điều động máy bay cánh cố định bị thiếu hụt, trước khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đi vào hoạt động vào trước sau năm 2019, sẽ không có năng lực điều động này.

Hơn nữa, London còn bán máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, khiến cho trước khi trang bị máy bay tấn công liên hợp F-35 (trước sau năm 2019), Hải quân Anh sẽ không có lực lượng trên không có thể điều động.

Bài báo cho biết, trong tình hình khả năng đoạt lại đảo Falkland của Anh giảm xuống, Argentina lại đang tăng cường đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này, nó có thể không phải hoàn toàn trùng hợp.

Argentina với sự suy thoái về kinh tế, rất khát khao khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển và đáy biển khu vực xung quanh quần đảo Falkland.

Gần đây một loạt phát hiện về dầu mỏ như mỏ dầu “Sư tử biển” cách đảo Falkland 80 km về phía bắc, ở nam Thái Bình Dương đã xảy ra một cuộc tranh luận về “cơn sốt vàng đen”.

Tổng thống Argentina Cristina lên án Anh đã làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên của Argentina và tuyên bố sẽ chiếm lại Falklands.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội quân Anh trong chiến tranh quần đảo Falkland có thực lực mạnh, nhưng tiếp tế kém.


Đồng thời, sự suy yếu khả năng viễn chinh của Anh cũng làm cho số lượng các quan chức Anh có giữ thái độ lạc quan như chỉ huy quân Anh ở nam Thái Bình Dương để làm như Bill Aldridge liên tục giảm xuống.

Những quan chức này cho rằng, vấn đề Anh có thể đoạt lại Falklands hay không không phải nói đến, hơn nữa Anh cơ bản không thể mất được Falklands.

Aldridge từng nói: “Tôi cho rằng, Anh sẽ không để Falklands cho người khác, và do đó đặt chúng ta vào tình huống buộc phải chiếm lại nó”.

Bài viết cho rằng, tranh chấp quần đảo Falkland giữa Anh và Argentina gần đây đã gây sự chú ý của các nước khác. Chắc chắn rằng, các nhà chiến lược Trung Quốc đang quan tâm chặt chẽ tới tình hình xảy ra ở nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc từng nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc chiến tranh quần đảo Falkland năm 1982, phát hiện cả Anh và Argentina đều có rất nhiều chỗ để khen và chê, đồng thời từ đó rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm. Điều này cho thấy, Bắc Kinh cho rằng, chiến tranh quần đảo Falkland có ý nghĩa định hướng cho chiến lược hiện đại của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Sheffield của Anh bị tên lửa Exocet của Argentina bắn chìm trong chiến tranh quần đảo Falkland năm 1982.


Nhìn vào bản đồ có thể phát hiện: một cường quốc biển phương Tây đã phát động một cuộc chiến tranh trong thời gian ngắn, đã chiếm được hòn đảo từ một nước tương đối yếu trong khu vực. Do bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa lý, cường quốc ngoài khu vực này phải đi qua đại dương hàng nghìn dặm Anh, phát động các chiến dịch quân sự nhằm vào mục tiêu của họ, trong khi đối phương có các ưu thế về chiến trường, nhân lực vật lực đầy đủ và hiểu rõ môi trường xung quanh.

Từ trong hoàn cảnh lúc đó và hiện nay của Anh, Trung Quốc rút ra được kinh nghiệm như thế nào về các phương diện chiến lược, chiến thuật và cơ cấu lực lượng?

Đáp án này là: nếu các nước trong khu vực sẵn sàng hơn trả giá cho rủi ro chiến tranh, sử dụng đầy đủ ưu thế “sân nhà”, đồng thời có đầy đủ vũ khí chuyên dụng, thì các nước trong khu vực có thể chiến thắng cường quốc đến từ bên ngoài.

Chẳng hạn, nhà bình luận Trung Quốc đã nhấn mạnh đến những biểu hiện của tên lửa hành trình chống hạm Exocet trong chiến tranh, được phóng từ máy bay chiến đấu phản lực Super Etendard của Argentina.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng của dân mạng về tên lửa hành trình của Trung Quốc trong tương lai.


Trong chiến tranh quần đảo Falkland, tên lửa hành trình chống hạm Exocet đã đánh chìm thành công tàu khu trục Sheffield của Anh, cho thấy các tên lửa lướt biển có thể tránh được hệ thống phòng không của tàu chiến hiện đại, gây ra tổn thất chí tử cho tàu nổi.

Chiến tranh quần đảo Falkland phải chăng là nguồn cảm hứng cho Hải quân Trung Quốc đưa ra chiến thuật “tấn công bão hòa” có thể công phá mạng lưới phòng thủ của tàu chiến đối phương? Vấn đề này vẫn chưa biết được.

Điều có khả năng hơn là, kết quả chiến đấu của tên lửa Exocet đã tiếp tục khẳng định quan điểm của các nhà chiến thuật Trung Quốc về sử dụng tên lửa hành trình trong các cuộc xung đột trên biển.

Các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng, nếu trước đây phi công Argentina có khả năng điều động nhiều hơn tên lửa Exocet, thì kết cục của chiến trường có thể sẽ khác rất nhiều.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới hiện nay của Trung Quốc có tầm phóng xa.


Bài báo viết, ngoài ra, cuộc chiến dưới nước trong chiến tranh quần đảo Falkland cũng không thể xem thường. Hai bên Anh và Argentina coi tàu ngầm là vũ khí tấn công hiệu quả, đưa vào chiến trường, nhưng đều có hiệu quả rất kém trong việc tìm kiếm và bắn chìm tàu chiến đối phương.

Tuy nhiên, sau khi một chiếc tàu ngầm của Hải quân Anh nhanh chóng bắn chìm được tàu tuần dương ARA General Belgrano của Argentina, hạm đội tàu nổi của Argentina sau đó đã cố thủ ở khu vực an toàn.

Do không thể phân biệt rõ tín hiệu giữa sona (máy định vị bằng sóng âm thanh) và địa từ, cho nên binh sĩ Anh đã phóng đạn chống tàu ngầm đối với tất cả các mục tiêu có tín hiệu hơi giống với tàu chiến của Argentina.

Cách làm sai lầm này đã làm nảy sinh hiệu quả chiến lược tiêu cực: Khi đó đúng vào giai đoạn giữa của cuộc Chiến tranh Lạnh, Hải quân Anh gần như tiêu hao hết dự trữ vũ khí trang bị cho cuộc chiến tranh quần đảo Falkland.

Là một thành viên trong hạm đội của NATO, Hải quân Anh có nhiệm vụ giám sát tàu chiến của Liên Xô ở vùng biển bắc Đại Tây Dương. Một khi tiêu hao hết dự trữ đạn dược chống tàu ngầm trong chiến tranh quần đảo Falkland, thì Hải quân Anh rất khó hoàn thành được nhiệm vụ này. Do đó, cho dù là lực lượng hải quân tiên tiến nhất trên thế giới, chiến tranh chống tàu ngầm cũng là một vấn đề nan giải.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Mỹ nhận tiếp tế trên biển Đông.


Bài viết cho rằng, trong các cuộc xung đột tương lai, lực lượng trên biển của Trung Quốc làm thế nào áp dụng bài học kinh nghiệm này?

Các sĩ quan chỉ huy giỏi có thể lựa chọn vùng biển cách xa duyên hải châu Á để giao chiến, nửa đường đánh tan lực lượng tiếp viện của Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương.

Argentina đã bỏ lỡ cơ hội, không nắm được tình hình chiến tranh trước khi lực lượng đặc nhiệm Anh đến khu vực giao chiến. Trung Quốc phải chăng giẫm lên vết xe đổ này là điều đáng nghi ngờ.

Chẳng hạn, tấn công tàu tiếp tế hỗ trợ cho tàu sân bay và lực lượng đổ bộ Mỹ sẽ có thể dễ dàng ngăn chặn quân Mỹ tiếp viện cho Đài Loan hoặc khu vực xảy ra xung đột khác.

Số lượng tàu tiếp tế ít đi, bố trí trang bị phòng thủ không nhiều, và thông thường cũng không có tàu hộ tống. Vì vậy, những tàu chiến này rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của Trung Quốc.

Sau khi loại bỏ được tàu chở dầu, tàu đông lạnh và tàu đạn dược, thực lực của hạm đội Mỹ sẽ dần dần bị thu nhỏ lại.

Vì vậy, các nhà chiến lược Mỹ đang xem xét làm thế nào để vượt qua được phòng thủ “chống can dự” của Trung Quốc, đồng thời triển khai nghiên cứu những nhận xét của Trung Quốc về cuộc chiến tranh Falklands.

http://nghiadx.blogspot.com

>> Tìm hiểu GCV hầm hố của Quân đội Mỹ


Xe chiến đấu bộ binh tương lai của quân đội Mỹ sẽ có khả năng bảo vệ "cực tốt" và trọng lượng "ngang ngửa" so với các loại tăng chủ lực cỡ lớn trên thế giới.


Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Hãng BAE Systems của Anh vừa cho ra mắt bản vẽ thiết kế 3D của xe chiến đấu bộ binh (GCV) mới để tham gia vào hồ sơ dự thầu Chương trình xe chiến đấu mặt đất (GCV) trong tương lai cho Quân đội Mỹ.

Theo đó, thiết kế xe GCV tương lai do BAE Systems chủ trì với sự hợp tác của Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ.

Mẫu GCV mới được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng CV 90 Hagglund của BAE Systems, nhưng có điểm khác biệt là công suất xe lớn và khả năng hoạt động hiệu quả cao hơn nhiều lần so với CV 90.

Ngoài ra, mức độ bảo vệ của xe cũng được đánh giá có khả năng chịu đạn chống tăng khá tốt, GCV mới sử dụng một động cơ truyền động điện Hybrid (HED, E-X-Drive) do công ty QinetiQ của Anh phát triển, giống như động cơ diesel MTU883.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản vẽ thiết kế GCV tương lai cho quân đội Mỹ.


Tổng trọng lượng chiến đấu của GCV mới được BAE Systems công bố là nặng tới 63,5 tấn, tức là xe chiến đấu này sẽ có trọng lượng "ngang ngửa" so với một số loại tăng chủ lực hạng nặng như Leopard, Abrams...và thậm chí còn nặng hơn cả một số xe tăng chủ lực của Nga và Trung Quốc (điển hình là T-90 48 tấn, MBT-2000 dưới 51 tấn).

GCV có chiều dài 9 m, rộng 5 m và cao 3 m. Xe có thể chạy với tốc độ tối đa trên đường tới 70 km/h và tầm hoạt động là 300 km với lượng nhiên liệu tiêu tốn là 965 lít.

Kíp xe sẽ gồm 3 người (lái xe, chỉ huy và pháo thủ) và chở được tới 9 binh sỹ trang bị đầy đủ quân trang và vũ khí ở khoang chở quân phía sau.

Vũ khí của xe bao gồm một khẩu pháo tự động 25 mm và một súng máy đồng trục 7,62 mm trên tháp pháo, trong đó, việc điều khiển tháp pháo và súng máy là hoàn toàn được thực hiện từ xa. GCV sẽ được trang bị với hệ thống quản lý mạng thông tin chiến đấu tích hợp do Northrop Gurmman phát triển.

http://nghiadx.blogspot.com
Trọng lượng của GCV tương lai sẽ "ngang ngửa", thậm chí là nặng hơn cả xe tăng.


Trong tháng 8/2011, quân đội Mỹ đã đưa ra 1 hợp đồng kéo dài trong 2 năm để thiết kế, phát triển và thử nghiệm trình diễn công nghệ cho chương trình chế tạo xe chiến đấu mới cho quân đội.

Chương trình này có sự cạnh tranh tham gia của 2 Liên minh phát triển là BAE Systems (Anh), Northrop Grumman QinetiQ North America, iRobot, Tognum America và Saft (lên đến 450 triệu USD) và Liên minh giữa General Dynamics, Lockheed Martin, Raytheon và Tognum America (số tiền 440 triệu USD).

Trong các tài khóa 2012, Chương trình nghiên cứu và phát triển GCV mới được Quốc hội Mỹ phân bổ lượng ngân sách quân sự lên tới 449.4 triệu USD.

Trong năm 2013, quân đội Mỹ sẽ đưa ra quyết định về các sự lựa chọn cuối cùng cho GCV tương lai của họ, một hợp đồng sẽ được ký kết và thực hiện trong thời gian 4 năm để cung cấp đầy đủ quy mô phát triển và thử nghiệm.

Trên cơ sở nền tảng của thiết kế GCV mới, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch vào năm 2018 sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất loạt với nhiều biến thể cho các mục đích khác nhau.

Một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình là "hạn chế" chi phí cho việc sản xuất mỗi chiếc GCV mới có giá không được vượt quá 9 - 10,5 triệu USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Có thể thấy theo thiết kế, GCV tương lai của quân đội Mỹ sẽ được lắp hai tấm giáp cỡ lớn "cực dày" ốp vào hai bên sườn xe để tăng khả năng bảo vệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Phần đuôi kéo dài về sau, phần tháp pháo có phần hơi thụt xuống so với phần thân phía sau.


http://nghiadx.blogspot.com
Thông số về các hệ thống vũ khí, hệ thống bảo vệ khác vẫn còn là bí mật.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhìn từ trên xuống, có thể thấy tháp pháo của GCV.

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

>> Các hệ thống chống ngư lôi của Tây Âu


Sau Thế chiến hai, cuộc chiến trên các đại dương chủ yếu dựa vào các loại tên lửa nhưng việc đối phó với các mối đe dọa từ ngư lôi vẫn không hề bị coi nhẹ.

Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, các đại dương đã trở nên “nhộn nhịp” hơn rất nhiều với khoảng gần 100 tàu ngầm được đóng và mua mới, chủ yếu tại Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và một số nước Đông Nam Á.

Với lực lượng tàu ngầm ngày càng phát triển, mối nguy hiểm do các loại ngư lôi mang lại trong các cuộc hải chiến hiện đại cũng ngày càng tăng. Chắc hẳn các sĩ quan hải quân thế giới đều không quên trường hợp chiến hạm Cheo-nan trọng tải 1.240 tấn của Hàn Quốc được cho là bị đánh chìm bởi ngư lôi Triều Tiên.

Các hệ thống phòng thủ chống ngư lôi đã được thiết kế và ứng dụng từ giữa thập niên 1950 gồm các thiết bị tạo tín hiệu thủy âm giả kéo theo tàu nhằm đánh lừa các loại ngư lôi dẫn đường sonar và một số vũ khí chống ngư lôi đơn giản.

Tuy nhiên, với các loại ngư lôi hiện đại thì những thiết bị kể trên đã không còn hiệu quả. Do đó, việc phát triển hệ thống phòng thủ ngư lôi từ cơ chế đánh lừa - né tránh đã phát triển lên cơ chế phát hiện - phân loại - định vị (DCL - Detection - Classification - Localization). Việc đối phó ngư lôi đã được tiến hành bằng các cơ chế bị động cũng như chủ động.

Mô hình DCL gồm việc phát hiện và phân loại mối nguy hiểm, sau đó các hệ tính toán sẽ đưa ra giải pháp đối phó bằng mồi bẫy đánh lừa hay vũ khí tiêu diệt ngư lôi một cách hoàn toàn tự động mà không cần thiết phải điều khiển tàu tránh ngư lôi.

Trong đó, vũ khí tiêu diệt ngư lôi đang chia thành hai xu thế trên thế giới: Ngư lôi chống ngư lôi (ATT - Anti-Torpedo Torpedo) của phương Tây và rocket chống ngư lôi của Nga.

Điểm bất lợi của phương pháp tiêu diệt ngư lôi là giá thành đắt và nguy cơ hết đạn nếu đối phương sử dụng tín hiệu giả để đánh lừa. Do đó, các tàu chiến luôn phải kết hợp cả hai phương pháp đánh lừa và tiêu diệt ngư lôi địch một cách hợp lý. Trong lĩnh vực này, mỗi nước lại có một cách tiếp cận khác nhau.

Anh

Sau khi dự án hợp tác với Mỹ về hệ thống chống ngư lôi (JSSTD - Joint Surface Ship Torpedo Defence) bị thất bại, Hải quân Hoàng gia Anh mua 4 hệ thống phòng thủ ngư lôi AN/SLQ-25 về với mục đích nghiên cứu đánh giá.

Hệ thống này đã được tích hợp cùng hệ thống Sonar 2087 của Thales và lắp đặt trên chiến hạm HMS Westminster năm 2004 hay Sonar 2170 trên các tàu mới hơn như HMS Illustrious.

Hiện nay, mô hình phòng thủ ngư lôi của Anh chủ yếu dựa vào hệ thống Sonar 2170 Sea Sentor và hệ thống phòng thủ AN/SLQ-25.

Hệ thống này bao gồm một số mồi bẫy được kéo bằng dây phía sau tàu. Những mồi bẫy này sẽ có khả năng mô phỏng tiếng động phát ra đúng với tần số của các thiết bị trong tàu như động cơ, buồng máy với cường độ lớn hơn để lôi kéo các loại ngư lôi sử dụng đầu dò sonar thụ động về phía nó thay vì lao về phía tàu chiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng thủ chống ngư lôi AN/SLQ-25 dạng cáp kéo sau tàu của Mỹ đang được sử dụng trên nhiều tàu thuộc hải quân Hoàng gia Anh


Biến thể nâng cấp AN/SLQ-25B còn có thể thu thập được các tín hiệu thủy âm của ngư lôi sử dụng sonar chủ động, sau đó trả tín hiệu giả về phía ngư lôi khiến nó bắn lệch mục tiêu. Trong khi đó, biến thể nâng cấp mới nhất AN/SLQ-25C có khả năng khuếch đại tín hiệu âm lớn hơn và dây cáp kéo dài hơn (tới 300 mét).

Mỗi hệ thống AN/SLQ-25A được bán với giá khoảng 1 triệu USD và mỗi tàu chiến cần từ 1-2 hệ thống này tùy theo lượng giãn nước.

Canada

Giống như Anh, các hệ thống phòng thủ ngư lôi (SSTD) của Canada vay mượn nhiều từ các thiết kế của Mỹ. Các hệ thống SSTD của Canada dựa chủ yếu vào loại sonar dây kéo AN/SQR-501 CANTASS kết hợp với hệ thống phòng thủ ngư lôi AN/SLQ-25 của Mỹ.

Năm 2010, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Atlantic của Canada đã tiến hành nhiều nâng cấp về hệ thống SSTD trên hộ vệ hạm lớp Halifax của nước này và dự tính sẽ hoàn thành bao gồm nâng cấp sử dụng dây kéo sợi carbon siêu bền (DLC - Diamond Like Carbon array) và hệ thống phóng mồi bẫy đánh lừa ngư lôi.

Pháp

Trước khi tham gia vào dự án nghiên cứu chung PG-37 của NATO, Pháp cũng đã có dự án nghiên cứu riêng về SSTD của mình vào đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, Pháp buộc phải liên kết với Itlay để phát ttriển hệ thống chống ngư lôi có tên SLAT (Système de Lutte Anti-Torpille).

Kết quả là nghiên cứu này đã đạt được thành công lớn và đã được lắp đặt trên hầu hết những tàu chiến lớn nhất của Pháp và Italy như hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp, hàng không mẫu hạm ITS Cavour của Italia, hộ vệ hạm lớp La Fayette và lớp Andrea Doria.

Chương trình phát triển hệ thống chống ngư lôi SLAT được nghiên cứu với sự hợp tác của rất nhiều công ty, trong đó nhà đầu tư chính là Euroslat EEIG (Pháp) và Whitehead Alenia Sistemi Subacquei (Italia) là nhà sản xuất chính chế tạo các thiết bị phóng mồi bẫy và đạn mồi bẫy

http://nghiadx.blogspot.com
Đạn mồi chống ngư lôi Contralto-V sử dụng trong hệ thống chống ngư lôi SLAT của Pháp


Hệ thống SLAT được cấu thành từ hai bộ phận chính gồm một sonar thủy âm ALERTO chịu trách nhiệm phát hiện các mối nguy hiểm đến từ ngư lôi đối phương và hệ thống phóng mồi bẫy, sẽ phóng ra các quả đạn chứa bộ phận mô phỏng tiếng động tàu chiến để đánh lừa ngư lôi.

Đạn mồi bẫy của SLAT cũng có nhiều loại khác nhau, bao gồm đạn mồi bẫy Contralto-V hay hiện đại hơn là CANTO-V.

Ngoài ra, theo dự án nghiên cứu hợp tác PG-37 với NATO, Pháp cũng đã chế tạo ra hệ thống phòng thủ tiêu diệt ngư lôi (hard-kill) có tên MU90HK có khả năng phóng ra đạn chứa thuốc nổ mạnh và tiêu diệt ngư lôi đang nhắm vào tàu.

Italy

Sản phẩm của công ty WASS không những được phục vụ tại Pháp trong dự án SLAT mà còn được bán ra tại nhiều nước khác.

Trong đó, thành công nhất là hệ thống phòng thủ chống ngư lôi C-310 được bán cho Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để trang bị cho các tàu chiến lớp Abu Dhabi của nước này.

http://nghiadx.blogspot.com
Giàn phóng đạn mồi của hệ thống chống ngư lôi C-310


Mỗi hệ thống C310 gồm một giàn phóng mồi bẫy chứa từ 8 - 12 đạn mồi.

Hệ thống này được điều khiển bởi một máy tính trung tâm có chức năng nhận tín hiệu thủy âm từ các sonar thu thập được, phát hiện, bắt bám ngư lôi và điều khiển C-310 tấn công mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Đạn gây nhiễu tĩnh và đạn MTE sử dụng trong hệ thống chống ngư lôi C-310


Đạn của hệ thống C310 gồm có hai loại khác nhau bao gồm loại đạn gây nhiễu tĩnh (Stationary jammer) và đạn gây nhiễu có thể di chuyển (MTE - Mobile Target Emulator).

Hai loại đạn này có đường kính 127 mm, dài 1,15 mét và nặng 16 kg và có khả năng mô phỏng đúng tần số âm thanh của tàu mẹ đã được nạp vào đạn từ trước.

Ngoài ra, MTE còn có thể tự động di chuyển vào vị trí giữa ngư lôi và tàu mẹ để tăng hiệu quả đánh chặn.

Đức

Ngoài một số tàu chiến sử dụng hệ thống phòng thủ ngư lôi bằng mồi bẫy kéo sau tàu tương tự như hệ thống AN/SLQ-25 của Mỹ, Đức còn phát triển riêng hệ thống phóng mồi bẫy chống ngư lôi của mình có tên Sea Spider ATT, còn có tên khác là hệ thống MTW (Mini Torpedo Welcome).

Công ty Atlas Elektronik cho biết, đây là hệ thống ngư lôi chống ngư lôi (ATT - Anti Torpedo Torpedo) đầu tiên có thể tích hợp vào các hệ thống phòng thủ ngư lôi cũ và mới trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi chống ngư lôi SeaSpider được phóng từ tàu chiến


Các cuộc thử nghiệm cho thấy Sea Spider đều đáp ứng tốt tất cả các bài thử về hệ thống điều khiển vũ khí, cân bằng, khả năng thao diễn dưới nước, khả năng phát hiện ngư lôi và tốc độ phản ứng.

Thêm vào đó, Atlas Elektronik đang nghiên cứu chế tạo phiên bản Sea Spider có khả năng truy kích và tiêu diệt ngư lôi đối phương thay vì hạn chế với nhiệm vụ mồi bẫy động như hiện nay.

Sea Spider có thể sử dụng trên cả tàu nổi và tàu ngầm dạng bệ phóng gắn cố định hay bệ phóng có thể di chuyển trên sàn tàu. Ngoài ra, nó cũng có thể phóng từ các bệ phóng rocket chống ngầm hay các ống phóng ngư lôi hạng nhẹ.

Mỗi quả đạn Sea Spider đều có trang bị hệ thống dẫn đường bằng sonar riêng, có khả năg hoạt động ở chế độ truy tìm bằng sóng âm chủ động, thụ động và có thể được trang bị đầu nổ có khả năng phá hủy bất kỳ loại ngư lôi nào.

>> Vũ khí nguyên tử không đáng sợ?


Bằng phép nhân, chia toán học, một nhà phân tích lạc quan cho rằng, kho vũ khí nguyên tử của trái đất chưa đủ để tiêu diệt sự sống trên trái đất.


>> Giải mã bí mật logo USCYBERCOM


Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Dựa vào các tài liệu công bố trên tờ Guardian và Thông cáo của các nhà khoa học hạt nhân, David McCandless, một chuyên gia thống kê và phân tích số liệu tính toán, để tiêu diệt sự sống trên trái đất, kho vũ khí nguyên tử cần phát triển gấp 12.336 lần con số hiện nay.

MCandless phân tích, diện tích bề mặt trái đất là 148,940,000 km2 trong đó, khu vực sinh sống của con người chỉ rộng khoảng 18.617.500 km2 (chiếm 12,5% tổng số).

http://nghiadx.blogspot.com
Mỗi một quả bom hạt nhân B83 có sức hủy diệt toàn bộ sự sống trên một vùng có diện tích 14,9km2.


http://nghiadx.blogspot.com
Như vậy, cần tới 1.241.166 quả bom như vậy để xóa sổ sự sống nhân loại.


http://nghiadx.blogspot.com
Kho vũ khí hạt nhân của thế giới được quy đồng, tính theo đương lượng nổ của bom B83. Theo sự quy đổi này, thế giới mới đạt 0,82% lượng bom cần thiết để hủy diệt toàn bộ nền văn minh.


Theo McCandless, để hủy diệt sự sống trên bề mặt rộng lớn như vậy, cần đương lượng nổ của 1.241.166 quả bom nguyên tử B83 (loại có sức công phá lớn gấp 200 lần quả bom ném xuống Hiroshima vào năm 1945).

Trong khi đó, kho vũ khí nguyên tử thế giới mới có sức công phá tương đường 10.227 quả bom nguyên tử loại này. Con số này khá "an toàn", theo McCandless.

Ty nhiên, cách tính của McCandless còn mang tính số học thuần túy, chưa xét tới hậu quả của lâu dài của chất phóng xạ. Trên thực tế, ngoài số người chết và bị thương ngay sau vụ nổ, phóng xạ tàn dư còn để lại những hậu quả nặng nề trong môi trường, hệ sinh thái.

Vụ ném bom thành phố Hirosima hồi tháng 8/1945 đã cướp đi mạng sống của 70.000 nguời và gây thương tích cho hàng chục nghìn người khác hay sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Liên Xô, nay thuộc Ukraina gây nên cái chết của 4.000 người. Nhưng thiệt hại không dừng lại ở đó vì các thế hệ sau tiếp tục hứng chịu những hậu quả nặng nề của phóng xạ.

Đến tận hôm nay, chất phóng xạ vẫn nằm sâu trong lòng đất, trong mạch nước, trong cơ thể của người dân và cả con cháu họ, gây ra biết bao căn bệnh quái ác, từ ung thư tuyến giáp đến ung thư máu. Là láng giềng của Ukraina, Belarus là nước phải chịu hậu quả nghiêm trọng nhất từ thảm họa này với 100.000 người bị thương tật, trong khi con số này ở Ukraine là 51.000 và ở Nga là 55.000 người. Còn ở Nhật Bản, bom hạt nhân còn làm 260.000 người sống sót bị thương tổn nặng do phơi nhiễm phóng xạ, đặc biệt là bệnh ung thư và bệnh gan. Trong khi đó, những chất hóa học phải mất hàng nghìn năm mới phân rã hết.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

>> Ảnh hưởng của Nga tại Iran yếu dần theo lịch sử


Hiện nay thế giới phương Tây đang thắc mắc tại sao chính sách của Nga trong quan hệ với Iran lại có vẻ phức tạp đến vậy. Và liệu Moscow có thể can dự vào vấn đề Iran?



Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Để trả lời câu hỏi này cần phải quan tâm đến lịch sử 4 thế kỷ mối liên hệ giữa hai nước.

Ngược dòng lịch sử

Dưới thời Ivan Groznui, Nga đã đánh bại quân Tatar và bắt đầu mở rộng về phía Đông tới Siberia - và phía Tây tới biển Caspi. Tại đây, lần dầu tiên Nga chạm trán với Vương quốc Ba Tư - tiền thân của nhà nước Iran hiện đại.

Đại sứ đầu tiên của Ba Tư đặt chân đến điện Kremlin cách đây 400 năm trước – vào năm 1592. Trong vòng 1 thế kỷ sau đó 2 đế quốc - Kitô giáo và Hồi giáo - đã cùng tồn tại với nhau và duy trì sự tỉnh táo trong mối quan hệ.

Sau đó, vào năm 1722 một lần nữa Nga di chuyển về phía nam, sau khi khơi mào cuộc chiến đầu tiên với Ba Tư.

http://nghiadx.blogspot.com
Đế quốc Ba Tư từng mất nhiều vùng lãnh thổ vào tay Nga.


Trong lịch sử Nga đã 4 lần chiến thắng quân đội đế quốc này. Chưa dừng lại ở đó, Nga còn một mực yêu cầu đế quốc vùng Trung Á cắt một phần lãnh thổ cho mình. Năm 1828, theo Hiệp ước Turkmanchai, Nga đã đạt được quyền kiểm soát vùng biển Caspian.

Sự bất mãn với bản thỏa ước này bùng phát ở Ba Tư. Tình cảnh này có thể dễ dàng hình dung nếu nhìn vào những gì đã diễn ra ở Đại sứ quán Mỹ tại Tehran vào năm 1979 hay sự kiện tương tự ở Đại sứ quán Anh vừa qua

Trở lại sự cách đây 4 thế kỷ, khi đó một đám đông hàng ngàn người Ba Tư nổi loạn tại Đại sứ quán Nga. Sau khi vượt qua hàng rào bảo vệ họ tràn vào trong và giết hại tất cả những ai mà họ gặp ở đó.

Người vợ 16 tuổi của Đại sứ Aleksander Griboyedov, tác giả bản thỏa ước trên, sau khi hay tin về số phận của chồng mình, đã bị sốc nặng và bị sẩy thai. Bà đã sống độc thân suốt cả phần còn lại của đời mình, từ chối tất cả mọi sự ve vãn.

Hiện nay, tại Moscow người ta dựng một bức tượng Griboyedov, đây cũng là điểm tụ họp phổ biến của giới trẻ. Ở Petersburg tên của Griboyedov được đặt cho một con kênh đẹp nổi tiếng ở trung tâm lịch sử của thành phố.

http://nghiadx.blogspot.com
Chân dung và tượng kỷ niệm đại sứ Griboyedov


Xã hội Nga có thể chưa quên vụ thảm sát ở Đại sứ quán Nga nhiều thế kỷ trước, nhưng Kremlin dù giữ quyền kiểm soát miền Bắc Iran cho đến năm 1946, vẫn tỏ ra e ngại Teheran.

Năm 1907, giữa lúc sức mạnh quân sự của Đức đang gia tăng, Nga và Anh đã quyết định ngừng lãng phí sức lực của mình cho những toan tính vô ích trên lãnh thổ của cựu đế quốc Ba Tư, và thỏa thuận Anh - Nga đã được ký kết tại St Petersburg, theo đó Ba Tư được chia thành 3 khu vực ảnh hưởng: Nga nắm miền Bắc, miền Trung, trung lập, cai trị bởi triều đại của các quốc vương Shah, và miền Nam thuộc ảnh hưởng của Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ Iran dưới sự ảnh hưởng của Nga, Anh (1907).


Điều này cho phép Anh khai thác các mỏ dầu ở miền Nam Iran và xây dựng nhà máy lọc dầu ở Abadan. Năm 1909 công ty dầu khí liên doanh Anh - Ba Tư được thành lập, sau này trở nên nổi tiếng với tên gọi BP.

Sự chia tách này được duy trì cho đến tháng 8/1941 khi Anh và Liên Xô tiến hành một chiến dịch quân sự trong ba tuần để lật đổ Shah lúc đó đang có âm mưu theo chân Đức.

Sau chính biến, Ba Tư được sát nhập lại nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của cả hai cường quốc nước ngoài trong 5 năm tiếp theo.

Đầu năm 1946 Anh rút quân đội của mình khỏi lãnh thổ Iran, tuy nhiên Hồng quân Liên Xô vẫn ở lại miền Bắc Iran muộn hơn theo thời hạn được xác định tại Hội nghị Teheran 1943.

Thời điểm này bắt đầu chiến tranh lạnh và Stalin quyết định nỗ lực mở rộng quyền kiểm soát miền Bắc Iran bằng cách tạo ra 2 nước cộng hòa thân Liên Xô và ký kết thỏa thuận dầu mỏ với Iran, theo đó Liên Xô được quyền sở hữu 51% giá trị các mỏ dầu phía Bắc Iran.

Tuy nhiên, ngay sau khi Hồng quân rút về, 2 nước cộng hòa rối loạn và sụp đổ. Cuối năm 1947, Quốc hội Iran từ chối phê chuẩn thỏa thuận dầu mỏ với Liên Xô.

Nga - Iran ở thì hiện tại

Trở lại tình hình hiện nay, trong bối cảnh vấn đề Iran trở nên căng thẳng và có nguy cơ nổ ra chiến sự, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov tuyên bố “các nước phương Tây không được can thiệp vào công việc nội bộ của Iran”, truyền thông phương Tây bình luận rằng tuyên bố như trên của Ngoại trưởng Lavrov hẳn nhiên rất mâu thuẫn với lịch sử, và rằng lý lẽ ngoại giao khó mà biện hộ được thực tế lịch sử quá rõ ràng.

Trong 6 thập kỷ qua, với doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ và một cơ cấu dân số trẻ ngày càng tăng cho phép Iran trở thành một cường quốc quân sự đầy sức mạnh. Bây giờ, họ có thể đang tạo ra một quả bom nguyên tử.

Ngược lại, Moscow rõ ràng đang suy giảm. Dân số Nga đang giảm dần và sức mạnh mà Kremlin có thể phô diễn hôm nay rõ ràng là không thể bằng Liên Xô trước đây.

Tại vùng biển Caspian, Moscow hiện nay chỉ kiểm soát khoảng 20% của 7.000 km đường bờ biển, một nửa trong số 20% đó nằm trên lãnh thổ Dagestan, tại quốc gia này đang bị chi phối bởi các phong trào Hồi giáo ở nam Nga.

Bây giờ, Moscow không còn có thể cố gắng vươn tay với tới khu vực miền Bắc Iran thông qua biển Caspian và gây ảnh hưởng ở đó, ngược lại Moscow đang lo ngại rằng Iran sẽ làm điều đó với họ khi thông qua Biển Caspian làm mất ổn định ở phía nam.

Năm 2011, mùa xuân Arab đã lấy đi một loạt mối liên hệ mà Nga thừa hưởng từ Liên Xô. Ảnh hưởng của Nga tại Địa Trung Hải, trên thực tế, giảm xuống còn một điểm duy nhất là căn cứ hải quân tại Tartus, trên bờ biển của Syria.

Bây giờ, Nga hỗ trợ chính phủ Syria - đồng minh mới nhất Địa Trung Hải của họ. Họ đã quyết định gửi tới Syria tàu sân bay duy nhất của mình, cũng như hàng loạt vũ khí mới và đạn dược cho quân đội Syria. Tuy nhiên, tương lai của Syria vẫn là một dấu hỏi lớn treo lơ lửng.

Trong khi đó, xã hội Nga hoàn toàn không muốn dính vào cuộc xung đột quân sự - không phải ở Syria cũng như Iran.

Ở Trung Á, Nga tuy lớn tiếng, nhưng hành động hết sức thận trọng. Tháng 6/2010, Roza Otunbayeva, Tổng thống Kyrgyzstan khi đó, bốn lần công khai yêu cầu Moscow gửi quân đội để hỗ trợ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc tại Osh. Đáp lại, Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ hứa sẽ nghiên cứu đề nghị này.

Có lẽ hệ thống chính trị Nga tuy mang tiếng độc đoán, nhưng điện Kremlin đã chú ý lắng nghe công chúng thông qua một hệ thống rộng lớn của các cuộc thăm dò ý kiến ​​xã hội.

Quân đội bị suy yếu, dân số già, thiếu sự hỗ trợ của công chúng cho cuộc phiêu lưu quân sự - thì dù Ivan Groznyi hay Joseph Stalin sống lại cũng khó có thể xoay chuyển tình thế. Và vì vậy, câu trả lời cho việc các lãnh đạo mới của Kremlin còn hứng thú quan hệ với Tehran thật lửng lơ.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga


Trong chuyến thăm tới Cục thiết kế KBP ở Tula, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin được giới thiệu về tổ hợp phòng không Pantsir-S1 nâng cấp mới.


Do đã có nhiều kinh nghiệm, một nhóm kỹ sư và chuyên gia đến từ KBP (Phòng khí cụ và Cục Thiết kế chế tạo máy Trung ương, Tula) đã cùng nâng cấp hệ thống phòng không Pantsir-S1, theo thiết kế module.

Theo các chuyên gia, hệ thống mới được phát triển và thử nghiệm thành công với module radar mảng pha mới nhất, và được gọi là "trạm radar theo dõi, bám bắt mục tiêu" S-band.

Module này band được thiết kế với mặt phẳng hình bát giác (radar cũ hình chữ nhật) có thể theo dõi các mục tiêu bay hiện đại, gồm cả các đội hình mục tiêu có gây nhiễu chủ động và thụ động.

Dưới đây là một số hình ảnh trong chuyến tới thăm KBP của ông Rogozin:


http://nghiadx.blogspot.com
Đặc điểm của radar S-band: Phạm vi phát hiện/theo dõi mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 1 m2 là trên 40 km; theo dõi đồng thời >40 mục tiêu; độ cao phát hiện mục tiêu từ 5 m đến 20 km; Góc phương vị (chức năng quét điện tử) 0 - 360 độ. Góc ngẩng radar: 0 - 60 độ. Khả năng phản ứng và xử lý xác nhận sau khi phát hiện mục tiêu: 4 giây. Khối lượng module: 950 kg.


http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh một số hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung cùng với xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được KBP trưng bày trong nhà máy.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong ảnh là hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 đặt trên gầm xe bánh xích.


http://nghiadx.blogspot.com
Phó Thủ tướng Rogozin cùng các quan chức của Cục thiết kế KBP và quan chức của thành phố Tula tham quan nhà máy. Phía sau là một góc nhìn khác của hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Rogozin được KBP giới thiệu chi tiết về hệ thống phòng không Pantsir-S1 mới. Trong ảnh là khoang điều khiển của một tổ hợp Pantsir-S1 đặt trên khung gầm xe bánh hơi.


http://nghiadx.blogspot.com
KBP giới thiệu một số loại tên lửa phòng không của hệ thống Pantsir-S1 và một biến thể tên lửa Hermes cho máy bay trực thăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Các nhân viên của KBP chào mừng chuyến đến thăm nhà máy của Phó Thủ tướng Rogozin.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 hiện đại hóa với hệ thống radar mảng pha RLM SOC S-band trong một đợt kiểm tra thử nghiệm trong tháng 5 - 7/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh module radar mảng pha RLM SOC S-band của tổ hợp phòng không Pantsir-S1.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh về hình ảnh giữa tổ hợp Pantsir-S1 trước đó và tổ hợp sau nâng cấp. Có thể nhận thấy sự khác biệt về bên ngoài là module radar 1RS1 (khoanh hình ô vuông) với module radar S-band mới .


>> 'Vũ khí hạt nhân' mới


Quân đội các nước đang mạnh tay chi hàng tỷ USD đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ tư lệnh chiến tranh mạng được thành lập, tác chiến mạng được huấn luyện thường xuyên...


>> Giải mã bí mật logo USCYBERCOM


Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Chiến tranh mạng, theo cách đơn giản nhất, là ngồi trước máy tính nhấp "chuột", khiến toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng của đối phương bị phá hủy, hoặc chí ít cũng bị đánh cắp các bí mật về quân sự, kinh tế, công nghệ... Sức công phá của chiến tranh mạng được ví như vũ khí hạt nhân.

Một thập kỷ trước, hầu hết các virus và sâu máy tính đã được tung ra bởi các sinh viên tò mò, những người nghịch ngợm muốn biết có thể gây ra thiệt hại gì. Nhưng đến nay, các virus và sâu máy tính đang trở thành những vũ khí vô cùng lợi hại, có thể sánh ngang một đạo quân.

Thảm họa nối tiếp thảm họa

Chiến tranh, hay tác chiến mạng dựa vào hệ thống thông tin, thông qua không gian mạng để tiến hành các hành động phá hoại, phá hủy mạng các hệ thống tác chiến, hệ thống chiến tranh của đối phương. Đây là hình thức tác chiến hoàn toàn mới lấy thông tin làm chủ đạo, lấy hệ thống đối kháng, nhất thể mạng - điện tín là đặc trưng chủ yếu. Sử dụng các đặc trưng của không gian mạng như tính mô phỏng, tính thay đổi trong chớp mắt, tác chiến miền không gian ảo…, tác chiến mạng có ưu thế thâm nhập mọi hướng, tổng hợp cả năng lực tiến công và phòng thủ, vô hình khiến chi phí thấp nhưng hiệu quả quân sự rất cao.

Cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Charles Miller, nhân vật hiện khá nổi tiếng trong giới tin tặc, cho rằng chỉ cần chưa đầy 100 triệu USD là có thể thành lập một nhóm tác chiến mạng có khả năng tấn công và làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của Mỹ. Còn để tấn công hệ thống mạng máy tính của Nga thì không cần đến số tiền lớn như vậy.

Khi một quốc gia bị tấn công mạng thì tất các các hệ thống thông tin liên lạc tắc nghẽn, giao thông công cộng đình trệ, các hoạt động tài chính tê liệt, các hệ thống cung cấp năng lượng hỗn loạn. Và nếu bị chiếm quyền điều khiển thì thảm họa thực sự sẽ diễn ra với hệ thống đường ống dẫn dầu bốc cháy, các trạm cung cấp điện phát nổ, máy bay đâm xuống đất, hệ thống điều khiển quân sự mất phương hướng, cảnh giới, giám sát bị vô hiệu hóa.

http://nghiadx.blogspot.com
Trụ sở USCYBERCOM tại bang Marryland.


Năm 2010, Thứ trưởng quốc phòng Mỹ W.J. Lynn cho rằng, thế kỷ XXI là kỷ nguyên công nghệ mới - kỷ nguyên an ninh mạng. Theo ông Lynn, các cuộc tấn công mạng tương tự như vũ khí hạt nhân, giúp cho một trong những bên tham chiến có khả năng đè bẹp ưu thế áp đảo của đối phương về mặt trang bị thông thường. Không gây tổn thất trên quy mô lớn như một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng tấn công mạng có thể làm tê liệt hoàn toàn một xã hội, một quốc gia, từ đó châm ngòi cho lớp lớp thảm họa.

Dốc hầu bao bất chấp khủng hoảng

Trong khi cắt giảm mạnh ngân sách quân sự thì nước Mỹ vẫn chi tới 2,5 tỷ USD cải thiện tác chiến mạng trong năm 2012 tăng so với trước. Nga, Trung Quốc cũng không kém cạnh khi nỗ lực đầu tư nhằm ngăn cản mưu đồ bá chủ mạng của Mỹ. Tháng 6/2010, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến mạng (USCYBERCOM) với ngân sách ban đầu là 120 triệu USD.

Với khoảng 1.000 nhân viên dân sự và quân sự, USCYBERCOM được giao 3 nhiệm vụ chính là bảo vệ mạng lưới thông tin quốc phòng, thực hiện các chiến dịch trên mạng theo lệnh và sẵn sàng bảo vệ quyền tự do của nước Mỹ trong các hoạt động trên không gian mạng.

Sau đó, tháng 12/2011, Lục quân Mỹ thông báo "lữ đoàn mạng" đầu tiên đã đi vào hoạt động. Hải quân và Không quân Mỹ sau đó cũng thành lập các "hạm đội" và "phi đội" mạng bên cạnh các đơn vị đặc trách an ninh mạng theo ngành dọc của USCYBERCOM.

Trong khi đó, tháng 5/2001, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên cho biết đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm đối phó với tấn công trên mạng. Được coi là nòng cốt trong đội ngũ an ninh mạng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), lực lượng đặc biệt Cyber Blue Team gồm 30 chuyên gia xuất sắc, tuyển chọn từ nhiều nguồn trong và ngoài quân đội, đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh quân khu Quảng Đông.

Không chịu thua kém Mỹ, các nước châu Âu, Mỹ Latin, châu Á và Trung Đông cũng nhanh chóng nối gót trong việc chuẩn bị "đội ngũ chiến binh" cho các cuộc chiến tranh mạng tiềm ẩn trong tương lai. Rất nhiều trung tâm máy tính của quân đội đã được dựng lên, khác xa với thời điểm cách đây vài năm khi hầu hết quân đội các nước còn gần như không để ý tới mạng.

Cuối tháng 1/2012, phát biểu tại Học viện Khoa học Quân sự Nga, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga, tướng Nikolai Makarov cảnh báo, Moskva cần sẵn sàng cho các cuộc chiến tranh mạng. Theo ông, các cuộc chiến trên biển, trên bộ đã nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực thông tin và không gian - vũ trụ, dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến tranh mạng nguy hiểm và khốc liệt trên toàn nước Nga.

Theo các nguồn tin quân sự, Nga cũng đang chủ trương giảm bớt quân số và tăng cường áp dụng công nghệ cao cũng như các phương pháp tác chiến mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quân đội.

Mỹ đang giữ ưu thế tuyệt đối về quyền kiểm soát mạng internet. 10/13 máy chủ trên toàn cầu đang được đặt ở Mỹ (3 máy còn lại đặt ở Thụy Điển, Anh và Nhật Bản, các máy chủ được đánh kí hiệu từ A đến M). Hai trong số 10 máy chủ ở Mỹ là do quân đội nước này kiểm soát, trong đó máy H nằm ở Trường thử nghiệm vũ khí Aberdeen (bang Maryland), máy G nằm ở Trung tâm Thông tin mạng thuộc Lầu Năm Góc. Ngoài ra, Công ty quản lý địa chỉ và tên miền Internet (ICANN) quản lý nội dung của cả 13 chiếc máy chủ cũng do Washington kiểm soát.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện


“T-50 của Nga có thể dễ dàng đánh bại F-35 của Mỹ, radar kiểu mới của Nga và Trung quốc có thể dễ dàng phát hiện F-35 của Mỹ”.





http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc máy bay F-35 đầu tiên và cũng lần đầu tiên trưng bày công khai tại Fort Worth, bang Texas, Mỹ.


Theo tờ “The Australian”, cơ quan quốc phòng độc lập Australia “Không quân” gần đây cho biết, Không quân Australia trông đợi quá nhiều vào tính năng tàng hình của máy bay chiến đấu F-35, hơn nữa khả năng chiến đấu của loại máy bay chiến đấu này cũng đã bị thổi phồng.

Người sáng lập “Không quân” Peter Kwan nhấn mạnh, trong chiến đấu trên không (không chiến), máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga có thể dễ dàng đánh bại máy bay chiến đấu F-35.

Ông còn cho rằng, radar kiểu mới của Nga và Trung Quốc có thể dễ dàng phát hiện được máy bay chiến đấu F-35. Khi nói đến động cơ của máy bay F-35, Peter Kwan cho biết: “Tải trọng hiệu quả của loại máy bay này (F-35) mà chúng tôi muốn mua chỉ là 900 kg”.

Được biết, Australia muốn mua 100 máy bay chiến đấu F-35A (phiên bản cất/hạ cánh trên mặt đất), đồng thời đã có kế hoạch ký hợp đồng mua lô 14 chiếc đầu tiên vào năm 2012.

http://nghiadx.blogspot.com
Radar cảnh báo sớm quân sự cỡ lớn của Trung Quốc


Căn cứ vào kế hoạch hiện nay, Quân đội Australia hy vọng nhận được lô 2 máy bay đầu tiên vào năm 2014 (trước hết sẽ để ở Mỹ dùng cho huấn luyện phi công), năm 2017 hoàn thành bàn giao lô 14 máy bay đầu tiên.

Tình hình hiện nay cho thấy, mặc dù nội bộ Australia luôn tồn tại sự hoài nghi, nhưng kế hoạch mua máy bay chiến đấu F-35 của Quân đội Australia sẽ không có sự thay đổi căn bản.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith gần đây cho biết, Quân đội Australia có thể điều chỉnh thời gian biểu mua máy bay chiến đấu F-35.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã có mấy chục năm kinh nghiệm phát triển radar mảng. Trong hình là radar kiểu cơ động của Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Radar phát hiện tầm xa JYL-1 của Trung Quốc

http://nghiadx.blogspot.com
Radar JLG-43D của Công ty TNHH Công trình Hệ thống Điện tử Cẩm Giang-Thành Đô-Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Radar theo dõi tầm xa JLP-440 của Công ty TNHH Công trình Hệ thống Điện tử Cẩm Giang-Thành Đô-Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Radar Vera của Séc có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình


>> F-16 và các biến thể


>> Su-30 và các biến thể
>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực

Chúng ta đã nghe nói nhiều về các tên gọi như F-16A/B, F-16C/D, vậy cách gọi tên này có ý nghĩa như thế nào.


F-16 Fighting Falcon là tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ thành công, được sản xuất và xuất khẩu nhiều nhất của Mỹ. Chính vì được xuất khẩu rộng rãi nên F-16 có rất nhiều biến thể khác nhau.

F-16 là tiêm kích một động cơ, có buồng lái "bong bóng nổi" phép phi công quan sát rất tốt. F-16 tỏ ra cực kỳ xuất sắc trong các tình huống không chiến tầm gần.

F-16 được sản xuất và xuất khẩu với rất nhiều block khác nhau, mỗi block lại có những nâng cấp và cải tiến riêng cho từng quốc gia. Điều đó khiến năng lực của các biến thể F-16 có sự khác biệt rất lớn. Các biến thể của "gia đình" F-16 rất khó phân biệt qua vẻ bên ngoài.

Trong cách đặt tên cho các biến thể máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, A/B thường được chỉ định là các biến thể sản xuất đời đầu với A là biến thể một chỗ ngồi, B là biến thể 2 chỗ ngồi. Các biến thể hiện đại hóa thường được chỉ định là C/D hoặc E/F, trong đó C, E là biến thể một chỗ ngồi và D, F là biến thể hai chỗ ngồi.




http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể một chỗ ngồi F-16A.


F-16A/B

Đây là biến thể được sản xuất đầu tiên của F-16 nên tồn tại khá nhiều bất ổn.

Máy bay được trang bị hệ thống fly-by-wire nhưng không có đường kết nối cơ khí nào giữa cánh nâng bên ngoài và cần lái. Cần điều khiển ở biến thể này không di chuyển được, thay vào đó hệ thống máy tính sẽ căn cứ vào áp lực mà phi công tác động lên cần điều khiển để điều khiển bay.

Thiết kế khí động học của F-16 hơi bất ổn định nhưng bù lại máy bay có khả năng thao diễn rất cao và nó được trang bị máy tính điều khiển để nâng cao khả năng bay.

Biến thể F-16A/B chỉ được trang bị máy tính điều khiển analogue, radar xung Doppler AN/APG-66 có phạm vi hoạt động tối đa 150km, động cơ tuabin cánh quạt Pratt Whitney F100-PW-200 cung cấp lực đẩy thô 64,9kN, và lên đến 106kN có đốt nhiên liệu lần 2.

http://nghiadx.blogspot.com
Các biến thể của gia đình F-16 rất khó để phân biệt qua vẻ bên ngoài.


F-16A/B được sản xuất với các block 1/5/10 với không nhiều sự khác biệt ngoại trừ thanh điều khiển HOSTA. So với biến thể trước đó, thanh điều khiển có thể di chuyển được khoảng 6mm theo mọi hướng.

F-16A/B Block-15 là biến thể có sự thay đổi lớn đầu tiên của F-16 với cánh ổn định ngang lớn hơn, radar AN/APG-66 được nâng cấp, tải trọng vũ khí lớn hơn với 2 điểm treo tại cửa hút khí của động cơ.

Đây cũng là biến thể được sản xuất nhiều nhất của F-16 với 983 chiếc đã được chế tạo. Chiếc cuối cùng của biến thể này được xuất khẩu sang Thái Lan năm 1996. F-16A/B được sản xuất thêm 2 biến thể nữa là block-15OCU và block-20. Trong đó block-20 được chế tạo cho Không quân Đài Loan.

F-16C/D

Đây là biến thể hiện đại hóa sâu rộng của F-16, trang bị máy tính điều khiển số, phần mềm fly-by-wire cải tiến. F-16C/D cũng được sản xuất với rất nhiều block khác nhau, sự khác biệt giữa các block này không thể nhận biết từ bên ngoài.

F-16C/D block-25, chính thức phục vụ trong Không quân Mỹ từ tháng 9/1984, trang bị radar AN/APG-68 với khả năng tấn công chính xác vào ban đêm, tầm hoạt động lên đến 296km. Máy bay sử dụng động cơ Pratt Whitney F100-PW-200E với phần mềm điều khiển số.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể F-16C block 52 plus của Không quân Ba Lan.


F-16C/D block-30 sử dụng động cơ F110 của GE, còn block-32 sử dụng động cơ của Pratt Whitney.

Điểm khác biệt so với block trước là khả năng mang tên lửa chống radar AGM-45 Shrike và AGM-88 Harm. Máy bay còn được bổ sung hệ thống hoa tiêu quán tính mới, hệ thống định vị toàn cầu GPS cho phép sử dụng bom thông minh JDAM.

Biến thể này còn được bổ sung thêm hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn ngoài LITENING, 736 chiếc đã được sản xuất và xuất khẩu cho 6 quốc gia khác nhau.

F-16C/D block-40/42 (hay còn gọi là F-16CG/DG), bắt đầu đi vào sử dụng từ năm 1988. Đây là biến thể được trang bị khả năng tấn công bất kể ngày đêm, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu LANTIRN, được đặt biệt danh là Night Falcon.

Biến thể này còn được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công AN/AVS-6 (ANVIS), hệ thống này cho phép tấn công chính xác vào ban đêm.

F-16C/D block 50/52 (hay F-16CJ/DJ), chính thức đi vào phục vụ từ năm 1991, được trang bị các công nghệ điện tử hàng không rất hiện đại, hệ thống dẫn hướng quán tính mới, hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Máy bay được trang bị các vũ khí tiên tiến như tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW… Trong biến thể này, block-50 sử dụng động cơ F110-GE-129, block-52 sử dụng động cơ F100-PW-229.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể hai chỗ ngồi F-16D.


F-16C/D block 50/52 plus (hay F-16U) là biến thể được chế tạo cho Không quân Ba Lan, được trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại, bao gồm cả hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50 và là niềm mơ ước bất thành bấy lâu nay của Đài Loan. Đây được coi là biến thể mạnh nhất trong "gia đình "F-16.

Không quân Singapore cũng đã đặt hàng biến thể hai chỗ ngồi của block 52 plus, theo nhiều thông tin chưa được xác nhận những chiếc F-16 mới của Không Singapore rất giống với biến thể F-16I của Israel. Biến thể này có cùng kiểu bố trí angten, các hệ thống cảm biến và buồng lái.

Những chiếc máy bay này được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công DASH-3, thùng dầu phụ 600 gallon. F-16 D plus của Singapore có khả năng mang các loại vũ khí hiện đại cho nhiệm vụ tầm xa. Những chiếc F-16D plus của Singapore được đánh giá hiện đại nhất châu Á.

F-16I là một cải tiến của block 50/52 dành cho Không quân Israel, biến thể này có sự khác biệt về hệ thống điện tử nhiều nhất so với các biến thể khác với 50% hệ thống điện tử của Israel.

Israel muốn tạo ra những chiếc F-16 không giống bất kỳ quốc gia nào khác, cho phép thực hiện các cuộc diễn tập độc lập với hệ thống chỉ huy mặt đất. Biến thể này sử dụng động cơ F100-PW-229.

Đặc điểm dễ nhận biết của biến thể F-16I là thùng nhiên liệu phụ gắn trong thân phía trên cánh chính cho phép tăng phạm vi hoạt động mà không ảnh hưởng đến khả năng thao diễn của máy bay. F-16I được trang bị radar khẩu độ tổng hợp AN/APG-68-V9, radar này có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Hệ thống mũ bay phi công tích hợp do Israel chế tạo. F-16E/F block-60, đây là biến thể sản xuất riêng cho Không quân UAE, được trang bị radar mạng pha quét điện tử chủ động AN/AGP-80. F-16E/F có khả năng mang tất cả các vũ khí của gói nâng cấp F-16C/D block 50/52 plus.

Hiện tại, F-16 không còn sản xuất cho Không quân Mỹ nhưng được chế tạo để xuất khẩu. Gói nâng cấp tiếp theo là F-16IN được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5. Đây là biến thể hứa hẹn nhiều thành công trên thị trường xuất khẩu.

(Tổng hợp Internet)

>> Quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Châu Á


Mỹ nên chấp nhận thực tế hiển hiện về sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc và cần xây dựng những đồng minh châu Á mới nếu muốn cân bằng và thị uy sức mạnh.

Đó là lời khuyên đến từ ông Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến 1981 và hiện là Ủy viên Ủy trị của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC.

Dưới đây là nội dung được lược trích từ cuốn sách mới nhất của ông - “Tầm nhìn chiến lược: Nước Mỹ và cuộc khủng hoảng quyền lực toàn cầu”.



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Zbig Brzezinski từng Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.


Với nhiều mâu thuẫn tiềm tàng, đánh dấu bằng sự gia tăng về bất ổn chính trị và chủ nghĩa dân tộc cùng với việc cạnh tranh mạnh mẽ về tài nguyên thiên nhiên, một phần quan trọng trong tính ổn định của châu Á trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc vào tình trạng của hai tam giác khu vực quan trọng với điểm trùng khít chung là Trung Quốc cũng như phản ứng của Mỹ với hình thái mới này.

Nếu trước đây, Pakistan trở thành điểm then chốt của sự bất đồng và nguồn cội bất ổn, thì kịch bản sau này, 2 miền Triều Tiên hoặc (và cả) Đài Loan sẽ trở thành trọng tâm của vấn đề an ninh.

Dù trong kịch bản nào, Mỹ vẫn giữ vai trò chìa khóa với khả năng thay đổi sự cân bằng và tác động tới kết quả. Vì vậy, Mỹ cần phải làm một việc ngay từ đầu là tránh sự liên quan quân sự trực tiếp với các cuộc xung đột giữa các quyền lực châu Á.

Trước hết, việc Mỹ can thiệp trực tiếp vào lục địa Á châu chắc chắn sẽ gây ra những tổn hại về lợi ích và hậu quả lớn hơn nhiều những gì có thể xảy ra từ kết quả cuộc chiến Pakistan - Ấn Độ hoặc có liên quan tới Trung Quốc. Quả thật, điều này có thể dẫn đến một chuỗi phản ứng rộng hơn về sự bất ổn tôn giáo, sắc tộc ở châu Á một cách cực kỳ nhanh chóng.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không phải quan ngại về những nước đã duy trì hiệp ước hiện có là Hàn Quốc và Nhật Bản với sự triển khai thực tế của Quân đội Mỹ tại đây. Hơn nữa, Mỹ nên sử dụng một cách chắc chắn ảnh hưởng quốc tế của mình để ngăn cản bất kỳ sự bùng nổ chiến tranh cũng như hạn chế một kết cục một mặt bất lợi.

Để làm được điều này, Mỹ cần đòi hỏi sự trợ lực tham gia từ những quốc gia quyền lực khác cũng có nguy cơ tổn tại, tác động từ bất kỳ sự bất ổn khu vực nào ở châu Á.

Tam giác khu vực thứ nhất: Ấn Độ - Pakistan – Trung Quốc

Đây là tam giác đầu tiên liên quan đến sự cạnh tranh cho vị thế đứng đầu châu Á, với hai người chơi chính là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ấn Độ là nước đông dân với nền kinh tế đang cất cánh và cấu trúc dân chủ chính thức, có thể thay thế hình mẫu mà Trung Quốc đang nắm giữ. Ở góc tiếp theo, Trung Quốc đang là nền kinh tế thứ hai toàn cầu cùng với việc tăng cường khả năng quân sự để đóng vai trò quyền lực toàn cầu.

Thế nhưng, mối quan hệ Trung - Ấn lại mang tính cạnh tranh và đối kháng, xuất phát từ Pakistan. Cả hai nước đều bị kiềm giữ trong chính cảm giác chủ quan và bối cảnh địa chính trị.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ phải xử lý hoàn cảnh thế nào trong thế vòng kiềng của 3 nước Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.


Ấn Độ ghen tị với sự chuyển mình của cơ sở hạ tầng và kinh tế Trung Quốc, trong khi Trung Quốc lại khinh thường Ấn Độ về sự lạc hậu thông qua tỷ lệ biết chữ trong dân số tương ứng giữa hai nước và sự thiếu kỷ luật.

Ấn Độ cũng lo ngại sự thông đồng giữa Trung Quốc và Pakistan. Còn Trung Quốc lo ngại về khả năng tổn thương của mình trước khả năng tiềm tàng của Ấn Độ trong việc can thiệp vào nước này thông qua Ấn Độ Dương tới các thị trường màu mỡ mà Trung Quốc đang khai thác ở Trung Đông, châu Phi và châu Âu.

Vai trò của Mỹ trước sự đối đầu nên cẩn trọng và khách quan.

Một chính sách thận trọng, đặc biệt là liên quan tới một liên minh với Ấn Độ, không nên được giải thích như một sự thờ ơ tới vai trò tiềm năng của nước này trong việc thay thế mô hình chính trị Trung Quốc.

Ấn Độ đang hứa hẹn cho một tương lai với việc kết hợp thành công giữa phát triển bền vững và nền dân chủ rộng rãi.

Thế nên, Mỹ nên “ấm áp” trong mối quan hệ với Ấn Độ là điều hợp lý, nhưng sẽ không gồm việc ủng hộ cho các vấn đề tranh cãi như chủ quyền Kashmir hay ngụ ý việc hợp tác nhằm vào Trung Quốc.

Vòng tròn chính sách về xu hướng trên nhằm tạo ra liên minh Mỹ - Ấn, sẽ chống lại Trung Quốc và thậm chí cả Pakistan, nhưng Mỹ cần cam kết rõ ràng, dù thế nào cũng không được trái với lợi ích quốc gia của mình.

Liên minh này có thể gia tăng sự liên quan của Mỹ với các xung đột dai dẳng ở châu Á, đồng thời khiến Nga được thế "ngư ông đắc lợi" và gia tăng cám dỗ trong việc tận dụng lợi thế Mỹ bị phân tâm để khẳng định quyền lợi của Kremlin một cách vững chắc ở Trung Á và Trung Âu.

Liên minh này còn có thể làm sâu sắc hơn chủ nghĩa khủng bố bài Mỹ trong thế giới Hồi giáo vì cho rằng quan hệ đối tác Mỹ - Ấn ngầm chống Pakistan. Vì vậy, trong tam giác đầu tiên của châu Á, lựa chọn thông minh dành cho Mỹ nên là bỏ phiếu trắng cho bất kỳ liên minh có thể buộc Mỹ phải can thiệp quân sự.

Tam giác khu vực thứ 2: Hàn Quốc - Nhật Bản – Trung Quốc

Mỹ sẽ phải đau đầu hơn nhiều trong tình thế ở tam giác khu vực thứ hai, liên quan đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Đông Nam Á ở mức độ thấp hơn.

Nhìn chung, trong mô hình này, Trung Quốc vẫn giữa vai trò thống trị ở khu vực. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới là đồng minh chính trị - quân sự chủ chốt của Mỹ ở Viễn Đông dù khả năng quân sự của nước này chịu nhiều hạn chế.

Trong khi đó, Hàn Quốc - cường quốc kinh tế và vẫn là đồng minh thân cận từ lâu với Mỹ, phụ thuộc sự hỗ trợ của Mỹ trong răn đe người láng giềng phía Bắc trước mọi nguy cơ xung đột.

Đông Nam Á có mối liên kết ít chính thức hơn với Mỹ, nhưng có quan hệ đối tác khu vực mạnh mẽ (ASEAN), nhưng cũng lo lắng trước sức mạnh của Trung Quốc.

Quan trọng nhất là, Mỹ và Trung Quốc đã có mối quan hệ kinh tế nhưng có khả năng làm cả 2 dễ bị tổn thương nếu có bất kỳ thái độ thù địch đối ứng, trong khi sự tăng trưởng trong quyền lực chính trị, kinh tế của Trung Quốc đang đặt ra thách thức tiềm năng cho vị thế đứng đầu của Mỹ trên toàn cầu.

Mỹ cần phải nhận ra thực tế về ảnh hưởng và vai trò đang lên của Trung Quốc mà điều chỉnh bản thân thay vì cố gắng “ma quái” hóa thực tế hay tự mơ tưởng về thất bại chưa xảy ra của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ nên thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vị thế của nước Đông Á trong bản đồ khu vực và lục địa thay vì trông chờ vào sự thất bại của nó.
Điều này cũng không phủ nhận, Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng do sụt giảm nhu cầu về hàng hóa do Trung Quốc sản xuất hay khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mỹ cũng cần nhận ra mối nguy hiểm đến từ sự chuyển mình trong đặc tính xã hội – chính trị của Trung Quốc, là kết quả của sự suy giảm ban đầu và dần dần, có thể nhận thấy của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc hoặc sự gia tăng mạnh của chủ nghĩa dân túy Trung Quốc.

Cho đến nay, khả năng lãnh đạo của giới tinh hoa Trung Quốc từ Cách mạng Văn hóa trở nên thận trọng hơn. Thế hệ hiện tại không còn là những nhà cách mạng hay cải cách mà tập trung hơn vào việc xác định các chính sách quốc gia trong xu thế dài hạn.

Tuy nhiên, đặc tính quan liêu nặng nề trong chính trị, thận trọng và tư lợi vẫn áp đảo sự can đảm và sáng kiến cá nhân. Điều này, trong dài hạn sẽ khiến chính sách nhân sự trở nên vô dụng, biến bộ máy chính trị thành kẻ thù của tài năng và sáng tạo, không đáp ứng nguyện vọng của tinh thần công dân chính trị.

Sự gia tăng trong khao khát về chủ nghĩa dân tộc là một khó khăn khác của Trung Quốc. Bằng chứng có thể thấy rõ ngay cả từ những ấn phẩm do cơ quan nhà nước kiểm soát, rằng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang phát triển mạnh.

Dù giới cầm quyền đương nhiệm vẫn duy trì sự thận trọng trong việc định nghĩa mục tiêu vị thế lịch sử của Trung Quốc, nhưng các phương tiện truyền thông của nước này đang ngày càng cuồng tín hơn trong việc tuyên truyền về sự thắng lợi, độc quyền của Trung Quốc và sẽ trở thành lãnh đạo thế giới.

Một chế độ suy yếu và dần dần bị tầm thường hóa khi những cám dỗ như thế gia tăng, cho rằng sự thống nhất chính trị và quyền lực là tất yếu, biến công dân trở nên mất kiên nhẫn và cực đoan về vấn đề dân tộc trong tương lai của Trung Quốc.

Nếu cấp lãnh đạo lo sợ về việc mất quyền lực cũng như giảm sút về tầm nhìn sẽ hỗ trợ cho sự gia tăng của dân tộc chủ nghĩa, kết quả sẽ là sự gián đoán trong sự cân bằng đã được tính toán cẩn thận giữa sự tăng cường khát vọng trong nước và những theo đuổi thận trọng về lợi ích trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Bản thân việc gia tăng quá mạnh chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt sẽ tạo ra sự cô lập của Trung Quốc. Nó sẽ làm tiêu tan những ngưỡng mộ toàn cầu về sự hiện đại hóa của Trung Quốc và kích thích quan điểm bài Trung Quốc trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự thận trọng trong giới chức lãnh đạo của Trung Quốc có thể bị phá hỏng từ việc gia tăng mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt trong giới trẻ hiện đại. Trong ảnh, thanh niên Trung Quốc trong một cuộc biểu tình chống Nhật Bản.


Điều này còn dấy lên áp lực chính trị đối với các liên minh chống Trung Quốc bên cạnh việc các nước châu Á ngày càng sợ hãi trước tham vọng của nước này. Nó sẽ biến đổi mối quan hệ láng giềng địa chính trị của Trung Quốc, từ vị thế “đối tác trong tư thế của một người khổng lồ thành công về kinh tê” sang “sự nài nỉ mạnh mẽ sự bảo đảm từ bên ngoài (ví dụ như Mỹ) chống lại một Trung Quốc với chủ nghĩa dân tộc báo hiệu điềm gở.

Trong bối cảnh đó, việc Bắc Kinh cư xử thế nào với các nước láng giềng và trong khu vực gần nhất sẽ tác động trực tiếp mối quan hệ tổng thể Mỹ - Trung Quốc.

Các mục tiêu địa chính trị và kinh tế của Trung Quốc bao gồm việc giảm các mối nguy hiểm vốn có trong "vòng tròn địa lý" của Trung Quốc và thiết lập cho mình một chỗ đứng tốt trong cộng đồng châu Á đang nổi lên. Hoặc Trung Quốc có thể theo đuổi từng mục tiêu một cách tích cực để làm suy yếu vị thế của Mỹ ở phương Đông.

Về bản chất, mức độ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc giống như xác định xem mục tiêu của Trung Quốc là chơi chung mô hình hay tìm kiếm mục tiêu để có thể cạnh tranh với Mỹ.

Khả năng trên sẽ phụ thuộc vào hai cân nhắc cơ bản: Mỹ sẽ phản ứng với một Trung Quốc phát triển thế nào và làm thế nào bản thân Trung Quốc sẽ phát triển.

Sự nhạy bén và trưởng thành của cả hai quốc gia có thể được thử nghiệm xác đáng trong quá trình này.

Với Mỹ, nhiệm vụ chính sẽ là thoát khỏi được tham vọng của Trung Quốc và nhận ra đây là mối đe dọa trực tiếp và quan trọng tới lợi ích của Mỹ. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng - nhưng không phải bằng bất cứ giá nào, đó là biến Trung Quốc thành một đối tác mang tính xây dựng và chủ yếu trong các vấn đề thế giới.

Mỹ nên mặc nhiên chấp nhận thức tế về sự thống trị của Trung Quốc ở lục địa châu Á cũng như sự xuất hiện liên tục trong vai trò quyền lực kinh tế hàng đầu.

Tuy nhiên, triển vọng của quan hệ đối tác toàn diện toàn cầu Mỹ - Trung Quốc sẽ thực sự được tăng cường nếu Mỹ đồng thời giữ lại sự hiện diện có ý nghĩa địa chính trị của riêng của mình ở Viễn Đông, dựa trên mối quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore và Indonesia dù Trung Quốc có chấp thuận hay không.

Nói chung, sự hiện diện sẽ khuyến khích các nước láng giềng của Trung Quốc tận dụng lợi thế với sự tham gia của Mỹ trong cấu trúc tài chính và kinh tế của châu Á cũng như sự hiện diện địa chính trị của Mỹ nhằm theo đuổi lợi ích riêng một cách hòa bình trước cái bóng của một Trung Quốc mạnh mẽ.

Về phần mình, Nhật Bản là đồng minh rất quan trọng đối với Mỹ trong nỗ lực phát triển một mối quan hệ hợp tác Mỹ - Trung Quốc ổn định. Nó gắn chặt với nhấn mạnh của riêng Mỹ rằng, nước này là thế lực ở Thái Bình Dương.

Việc tăng cường tiến bộ và hòa giải giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh này cũng là một lợi ích lớn với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ ở Nhật Bản, đặc biệt là liên kết an ninh giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa giải, góp phần đào sâu và mở rộng phạm vi hợp tác song phương Mỹ - Trung. Đồng thời, một Nhật Bản với vị thế quốc tế chủ động tích cực với khả năng quân sự sẽ đóng góp tích cực hơn cho sự ổn định toàn cầu.

Hàn Quốc, do luôn gặp khả năng đe dọa từ sự chia cắt 2 miền Triều Tiên, không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục phụ thuộc vào cam kết an ninh của Mỹ.

Dù quan hệ thương mại rộng lớn, nhưng hận thù lịch sử giữa Hàn Quốc và Nhật Bản ngăn chặn bất kỳ sự hợp tác chặt chẽ về quân sự dù cho nó đem lại lợi ích an ninh rõ rệt cho cả hai.

Tuy nhiên, vấn đề thống nhất 2 miền Triều Tiên vẫn kịp thời và khi đó, vai trò của Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất theo từng bước. Nếu điều đó xảy ra, Hàn Quốc có thể quyết định để đánh giá lại mức độ hợp tác và quan hệ an ninh với Mỹ và Nhật Bản để đạt được thỏa hiệp thống nhất quốc gia dưới sự hỗ trợ của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com

Mỹ cần tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh thân cận với Nhật Bản, Hàn Quốc trước tham vọng của Trung Quốc.


Mối quan hệ chính trị và thương mại gần gũi hơn với Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam cũng như duy trì liên kết có tính lịch sử với Philippines cũng sẽ tăng cường triển vọng về sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào việc hỗ trợ châu Á bằng việc mở rộng hợp tác quốc gia và khu vực. Nó sẽ tạo ra sự hiểu biết lớn hơn rằng, Chiến lược Thái Bình Dương của mỹ không chỉ là kiềm chế Trung Quốc mà còn là mong muốn mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác.

Cuối cùng, vai trò địa chính trị của Mỹ tại châu Á sẽ phải dựa trên hòa giải, cân bằng và không can thiệp quân sự ở châu Á.

Một nước Mỹ hợp tác, tham gia trong cấu trúc đa phương, thận trọng trong hỗ trợ sự phát triển của Ấn Độ, giữ nguyên sự kiên cố gắn liền với Nhật Bản và Hàn Quốc và kiên nhẫn mở rộng hợp tác song phương và toàn cầu với Trung Quốc sẽ là đòn bẩy tốt nhất để duy trì sự ổn định trong sự gia tăng của một phương Đông mới.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Ấn Độ đàm phán bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam


Theo The Asian Age và Deccan Chronicle, Công ty liên doanh Ấn-Nga BrahMos Aerospace, nhà sản xuất tên lửa hành trình BrahMos, đang xem xét khả năng bán tên lửa này cho Việt Nam, quốc gia đối tác chiến lược của Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình BrahMos


Nguồn tin xác nhận, Việt Nam đã được đưa vào danh sách được Hội đồng chung Nga-Ấn thông qua gồm 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos. Tuy nhiên, để bán tên lửa, cần phải có sự chấp thuận của chính phủ Ấn Độ.

Nguồn tin giấu tên cho biết, hiện nay phía Ấn Độ đang đàm phán không chính thức với Việt Nam và đề nghị chính thức chưa được đưa ra với Hà Nội. “Đang diễn ra cuộc đàm phán không chính thức nhưng không có bất kỳ đề nghị cụ thể nào được đưa ra,” nguồn tin khẳng định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình BrahMos phóng từ tàu chiến.


Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.

Việc mua sắm tên lửa BrahMos sẽ nâng cao cơ bản khả năng chiến đấu và có ý nghĩa lớn đối với quân đội Việt Nam. “Các hợp đồng mua tên lửa BrahMos có giá trị to lớn cho Việt Nam và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu quân đội nước này,” nguồn tin này nói.

Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos, việc triển khai tên lửa chống hạm của Việt Nam sẽ linh hoạt hơn vì BrahMos có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện trên đất liền, trên biển và trên không.

Đến nay, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos vẫn chưa được xuất khẩu cho bất kỳ quốc gia thứ ba nào mặc dù có một số nước đã tỏ ý muốn mua tên lửa này.

Theo Deccan Chronicle, sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang nâng cao tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam. Quan hệ song phương Việt-Ấn đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự.

Trong một động thái tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã có chuyến thăm tới Việt Nam và thảo luận vấn đề đào tạo Hải quân Việt Nam và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự kiện này diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm của tàu Hải quân Ấn Độ INS Airavat tới Nha Trang, Khánh Hòa.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống hạm. Tên lửa có khả năng phóng từ nhiều phương tiện: tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng di động trên đất liền. BrahMos mang đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km, tốc độ Mach 2.8-3.

Lâu nay, giới lãnh đạo và nghiên cứu chiến lược Ấn Độ vẫn suy tính việc tăng cường hợp tác chiến lược với Việt Nam để đối trọng với liên minh Trung Quốc-Pakistan. Trong bài báo “Xin chào Việt Nam” (Good morning, ’Nam) đăng trên Deccan Chronicle ngày 7.7.2011, GS Bharat Karnad thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách, ở New Delhi đã viết rằng, “Chính phủ Ấn Độ nên phản ứng từ lâu trước việc Trung Quốc vũ trang tên lửa hạt nhân cho Pakistan bằng cách trang bị cho Việt Nam các tên lửa đường đạn mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu âm Brahmos mà tôi đã đề xuất trong 15 năm qua”.

>> IDAS : Tên lửa phòng không cho tàu ngầm của Hải quân Đức


Tại triển lãm Singapore Airshow 2012, Công ty Diehl Defense (Đức) đã giới thiệu nhiều hệ thống quốc phòng có ý nghĩa lớn đối với các khách hàng châu Á, đặc biệt đáng quan tâm là hệ thống phòng không bảo vệ tàu ngầm IDAS (Interactive Defence and Attack System for Submarines).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa IDAS

IDAS là hệ thống phòng không, được trang bị các tên lửa phòng không dưới âm, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, tốc độ nhỏ, chủ yếu là trực thăng chống ngầm đang thả phao thủy âm tại khu vực tàu ngầm đang hoạt động. Ở trạng thái đó, các trực thăng thường bay ở độ cao nhỏ với tốc độ thấp và dễ bị tổn thương trước tên lửa tấn công từ bên dưới mặt nước.

4 tên lửa phòng không bố trí trong tàu ngầm được phóng ra từ các ống phóng lôi tiêu chuẩn cỡ 533 mm như các ngư lôi, sau đó bung các cánh lái, khi lên khỏi mặt nước, động cơ tên lửa khởi động và tên lửa lao đến mục tiêu.

Một trong những khó khăn chủ yếu là phát triển động cơ cho tên lửa có khả năng chuyển động dưới mặt nước và trên mặt nước, đạt tốc độ dưới âm trong không trung và có tầm bắn 20 km. Người ta cũng đã giải quyết thành công bài toán chế tạo kênh sợi quang điều khiển tên lửa phòng không. Các nhà thiết kế lo ngại, kênh sợi quang có thể làm việc khác nhau khi ở dưới mặt nước và trong không trung, nhưng những lo ngại đã tan biến trong quá trình thử nghiệm.

Ban đầu, các nhà thiết kế dự định trang bị hệ dẫn ảnh nhiệt cho tên lửa, nhưng sau đó họ đã đi đến ý kiến cho rằng, hệ dẫn kiểu đó là quá phức tạp và thừa đối với một tên lửa phòng không có điều kiện kiểu này với chức năng tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ tương đối nhỏ. Kênh dẫn sợi quang được kết hợp với hệ thống thủy âm của tàu ngầm là đủ cho nhiệm vụ đánh chặn trực thăng.

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng thử IDAS từ tàu ngầm đang lặn

Ban đầu, IDAS được phát triển để trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 212 của Đức, nhưng chương trình đã bị đóng băng do Đức cắt giảm ngân sách quốc phòng. Hệ thống từng được dự định đưa vào trang bị cho Hải quân Đức vào năm 2014, nhưng nay sẽ ít có khả năng đáp ứng thời hạn này. Công ty Diehl cho biết, hải quân nước ngoài rất quan tâm đến hệ thống phòng không này.

Để phát triển IDAS, công ty Diehl đã hợp tác với công ty đóng tàu ngầm HDW, vốn là công ty thành viên của hãng Thyssen-Krupp Marine Systems (TKMS).

Năm 2008, công ty đã thực hiện các vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm U33 lớp Type 212. Các vụ thử này đã cho phép nghiên cứu hành vi của tên lửa hoạt động ở cả hai môi trường.

Tên lửa rời khỏi mặt nước với các tín hiệu bộc lộ cực nhỏ, sau đó nó chuyển sang chế độ leo cao thẳng đứng cùng với động cơ tên lửa được khởi động. Các vụ thử tiếp sau sẽ cho phép hoàn thành đầy đủ các nhiệm ụ như chỉ thị mục tiêu ổn định và dẫn tên lửa trên suốt đường bay và đánh giá hiệu quả bắn.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang