DRDO (1) đang nghiên cứu cải tiến để cho ra đời một hệ thống tên lửa BMD (2) có khả năng đánh chặn ngoài không gian. ![]() |
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011
>> Ấn Độ phát triển tên lửa đánh chặn ngoài không gian
Nhãn:
Ân Độ,
đánh chặn,
không gian,
tên lửa
>> Ấn Độ sẽ có 2 biên đội tàu sân bay vào năm 2015
Dù chậm chuyển giao, nhưng tàu sân bay Đô đốc Gorshkov và tàu sân bay nội địa Ấn Độ sẽ sớm hình thành 2 biên đội tàu sân bay của Ấn Độ. ![]() Tàu sân bay INS Viraat. |
Nhãn:
Ân Độ,
biên đội,
năm 2015,
Tàu sân bay
>> Singapore tăng cường 6 trực thăng chống ngầm
Ngày 18/1, Hải quân Singapore biên chế 6 máy bay trực thăng hải quân S-70B Sikorsky Seahawk, tăng cường khả năng tác chiến đối hạm và chống ngầm. ![]() |
Nhãn:
Singapore,
tàu ngầm,
trực thăng
>> Iran bắn tên lửa phòng không ở khu vực nhạy cảm
Ngày 19/1, Iran đã phóng thử thành công tên lửa đất - đối - không ở gần cơ sở hạt nhân Khondab, hãng thông tân chính thức IRNA của Iran đưa tin. ![]() |
Nhãn:
iran,
nhạy cảm,
phòng không,
tên lửa
Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011
>> Tàu ngầm Lada: Niềm hy vọng bất thành
Tiếc thay, tàu ngầm mới Lada của Nga không phải là tàu ngầm điện-diesel thế hệ 4. ![]() |
Nhãn:
LaDa,
Nga,
niềm hi vọng,
tàu ngầm
>> Điểm lại thành tựu CNQP Indonesia
Indonesia không chỉ có quân đội mạnh ở Đông Nam Á mà còn là nước đi đầu trong lĩnh vực chế tạo vũ khí nội địa. |
Nhãn:
CNQP,
công nghệ,
Indonesia,
quốc phòng,
thành tựu
>> Các khái niệm về vũ khí vũ trụ của Mỹ
(- Sina news)Trong những năm qua, Mỹ không ngừng nghiên cứu phát triển các loại vũ khí mới. Đặc biệt, vũ khí vũ trụ ngày càng được coi trọng hơn. |
>> Việt Nam nhân tố quan trọng ở Châu Á
Việt Nam đã dùng nhiều nỗ lực của mình không chỉ để đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ và các nước châu Á, mà còn để bảo vệ lãnh thổ quyền lợi của mình trước Trung Quốc ? ![]() |
Nhãn:
Châu Á,
nhân tố quan trọng,
việt nam
Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011
>> Cô Đơn Không ?
"Nỗi lòng ai thấu hiểu cho tôi. Buồn bã làm chi, muộn mất rồi. Cô độc trong đêm, trăng thổn thức. Đêm trường, bóng lữ khách xa xôi.." |
>> Mỹ ra mắt hệ thống máy phóng điện từ cho tàu sân bay
Hải quân Mỹ và công ty General Atomics đang thử nghiệm hệ thống phóng máy bay bằng điện từ cho các tàu sân bay. |
Nhãn:
điện từ,
hệ thống,
Mỹ,
Tàu sân bay
>> Năm 2020 thế giới sẽ có bao nhiêu chiếc tàu ngầm?
(VTC News)– Trong giai đoạn từ năm 2011-2020 thế giới sẽ có tất cả 111 chiếc tàu ngầm với tổng kinh phí lên tới 106,7 tỷ USD. |
>> Trung Quốc bắn hạ máy bay cảnh báo Ấn Độ?
Theo báo cáo của Mỹ, gần đây một máy bay quân sự của Ấn Độ bị rơi gần biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. ![]() Máy bay trinh sát của Ấn Độ. Phía Trung Quốc cho rằng: Sau khi Ấn Độ tiếp nhận máy bay cảnh báo, cảm thấy Trung Quốc đang tập trung vào vấn đề trên biển và Triều Tiên, không thể chú trọng vào khu vực biên giới hai nước nên đã điều máy bay cảnh báo tới hoạt động ở khu vực Tây Tạng nhằm tạo ưu thế trên không. Trung Quốc còn cho biết, sau khi máy bay cảnh báo Feier Kang bị tên lửa Hồng Kỳ 9 (HQ-9) bắn hạ, Ấn Độ đã tái cơ cấu lại quân đội của mình, đồng thời đã điều động một số lượng lớn binh sĩ tới khu vực biên giới hai nước và nhập khẩu thêm 4 máy bay Su-30 của Nga để trang bị cho không quân tại đây. Trước đó chỉ huy quân đội Ấn Độ - Tướng VK Singhcho biết, Sư đoàn số 56 của Ấn Độ sẽ đóng ở bang Ngagaland gần đó để bảo vệ sườn phía đông của bang Arunachal Pradesh khỏi các cuộc tấn công của Trung Quốc. ![]() Hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9. Trong khi đó, sư đoàn thứ hai – sư đoàn số 71, sẽ đóng quân ở Assam để bảo vệ trung tâm của bang Arunachal Pradesh. Hai sư đoàn mới này gồm có 1.260 sĩ quan và 35.011 binh lính. Các lực lượng này được trang bị những vũ khí chuyên biệt dành riêng cho các cuộc chiến ở khu vực miền núi. Sư đoàn số 5 của Ấn Độ đang bảo vệ khu vực phía tây bang Arunachal Pradesh trong khi một sư đoàn khác chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phần phía đông của bang này. Thông tin từ Nga cho biết, Trung Quốc bố trí tại khu vực biên giới với Ấn Độ hai hệ thống tên lửa phòng không HQ-12 và HQ-9, bố trí 60.000 binh lính tại khu vực xảy ra tranh chấp với Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ đều coi vùng núi Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ của mình. Đây là khu vực có khả năng xảy ra xung đột. (*) Máy bay cảnh báo Feier Kang có thể trở tối đa là 17 người, trong đó có một chỉ huy trưởng, 5 nhân viên phụ trách radar, 1 nhân viên phụ trách liên lạc vô tuyến điện, 1 nhân viên thông tin, 1 nhân viên thông tin trợ giúp, 1 nhân viên phụ trách liên kết, 2 nhân viên đảm nhiệm thí nghiệm các thiết bị… Số liệu máy bay: Sải cánh 44,42 m, thân dài 48,41 m, cao 12,93 m, diện tích cánh 283,4m2. dữ liệu trọng lượng : Trọng lượng rỗng 80.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa là 150.000 kg. Hiệu suất dữ liệu: Tốc độ bay tối đa 880 km / h, tốc độ bay hành trình 780 km / h, tầm bay 8.500 km, thời gian sống tối đa là 12 giờ. |
Nhãn:
Ân Độ,
máy bay cảnh báo,
trung quốc
>> Đài Loan thử hàng loạt tên lửa
Báo chí Nhật Bản ngày 18/1 đưa tin Đài Loan vừa tiến hành bắn thử hàng loạt tên lửa. Động thái diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Mỹ. |
Nhãn:
Đài Loan,
Sky Bow II,
tên lửa,
Tien Kung II
>> Mỹ có nâng cấp 'thính lực' cho P-3C Orion
Mỹ có kế hoạch nâng cấp các máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion, đang được sử dụng rộng rãi trong lực lượng hải quân nước này. |
>> Cuộc đua trên không gian xuất hiện Thần Long
Không lâu sau khi X-37B của Mỹ cất cánh vào không gian, Trung Quốc cũng đã đưa một mẫu thử nghiệm tàu không gian tương tự vào quỹ đạo. |
>> Cận cảnh tàu sân bay Mỹ Carl Vinson tại cảng Busan
Hiện nay, tàu sân bay chạy năng lượng nguyên tử Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã cập cảng Busan của Hàn Quốc. Trong những ngày tới chiếm hạm này sẽ phối hợp với lực lượng hải quân Hàn Quốc tiến hành tập trận trên biển Hoàng Hải. Theo dự đoán của báo chí Trung Quốc, hành trình tiếp theo của Carl Vinson là hướng về phía biển Đông. |
Nhãn:
cảng Busan,
Carl Vinson,
Mỹ,
Tàu sân bay
>> Quốc phòng Ấn Độ giảm phụ thuộc vào nước ngoài
Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa công bố chiến lược phát triển quốc phòng, trong đó công bố tài liệu quy định mới về mua sắm vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang. |
Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011
>> Chùm ảnh Nga thử nghiệm tên lửa đánh chặn
Nga đã thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn A-135 (NATO gọi là ABM-3) tại khu căn cứ chống tên lửa gần Kazakhstan vào tháng 10/2010. Gần đây những hình ảnh về buổi thử nghiệm đã được công bố. A-135 được biết đến như là hệ thống chống tên lửa đạn đạo chiến lược duy nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống gồm 2 loại: một loại là đánh chặn tên lửa siêu âm trong khí quyển với kí hiệu là 53T6, loại còn lại là đánh chặn tên lửa ngoài tầng khí quyển kí hiệu 51T6. Bệ phóng đặt dưới giếng ngầm trong lòng đất. Sau đây là chùm ảnh về cuộc thử nghiệm này: ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Bay về phía mục tiêu. |
>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga
Thay thế cho các tên lửa đường đạn khủng khiếp nhất thế giới R-36М2 Voyevoda mà phương Tây đặt biệt danh là “Quỷ sa tăng” (Satan) sẽ là các siêu tên lửa thế hệ 5. Tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) hạng nặng, bố trí trong giếng phóng mới đang được một trong những liên hiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Nga ở Podmoskovie (khu vực ngoại ô Moskva) phát triển. Trong lịch sử của liên hiệp này đã có những dự án tên lửa có tính đột phá nhất. Có thể tin tưởng, họ sẽ chế tạo được loại tên lửa đường đạn hạng nặng xứng đáng thay thế Voyevoda. Thời Liên Xô, từ khi nhận nhiệm vụ kỹ thuật về loại tên lửa mới cho đến khi đưa nó vào giếng phóng để trực chiến mất 8 năm. Khi được cấp kinh phí tốt và tăng cường độ nghiên cứu, tên lửa mới có thể xuất hiện trong giếng phóng giống như thời trước là sau 8 năm. Các chuyên gia NPO nhấn mạnh, các vấn đề như đã xảy ra khi chế tạo tên lửa phóng từ tàu ngầm Bulava là không thể có về nguyên tắc. Đương thời, các công trình sư Liên Xô/Nga vượt mọi đối thủ thế giới tuyệt đối về mọi mặt. Không một tên lửa chiến lược tối tân nào của Mỹ có được khả năng chiến đấu dù cho là gần gần với biến thể sơ khai đầu tiên của tên lửa hạng nặng R-36. ![]() Các giếng phóng tên lửa đường đạn hạng nặng của Nga được coi là tốt nhất thế giới. Chúng có thể bảo vệ chống mọi loại sóng xung kích và bức xạ (bức xạ và điện tử). Các tên lửa mới sẽ được che giấu tin cậy (AP). Việc phát triển loại tên lửa đường đạn mạnh nhất thế giới R-36, còn có ký hiệu 15PA14, bắt đầu vào năm 1969. Năm 1975, nó đã được nhận vào trang bị. Tiếp đó, đã thực hiện nhiều cải tiến quan trọng. Kết quả là 3 biến thể đã được đưa vào trang bị. Trong Hiệp ước START, các hệ thống tên lửa này sử dụng các tên lửa RS-20А, RS-20B, RS-20V. Theo hệ thống định danh NATO, tên lửa SS-18 Satan có 6 biến thể. Người Mỹ tính đến những cải tiến dù là nhỏ, còn Liên Xô chỉ tính những cải tiến lớn. Cái tên Satan được Mỹ đặt cho tên lửa đầu tiên R-36 (RS-20А). Người ta nói rằng, tên đó được đặt là do màu sơn đen của thân tên lửa. Tên lửa R-36 thuộc thế hệ 3. Cũng giống như R-36М, nó chỉ có ký hiệu hỗn hợp chữ-số. Chỉ có R-36М2 đưa vào trang bị cho Bộ đội Tên lửa chiến lược Liên Xô/Nga RVSN năm 1988 là được gọi tên là Voyevoda. R-36M2 đã là tên lửa thế hệ 4, mặc dù đây chỉ là biến thể hiện đại hóa rất sâu của tên lửa đầu tiên R-36. Tham gia làm việc cho dự án là cả Liên Xô, nhưng trách nhiệm chính là Ukraine, trước hết là Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie, ở Dnepropetrovsk. Các công trình sư trưởng lần lượt là Mikhail Yangel và Vladimir Utkin. Việc chế tạo tên lửa rất khó khăn. Trong 43 lần phóng thử của lô đầu chỉ có 36 lần thành công (83,7%). Lần phóng thử đầu tiên của Voyvoda mùa xuân năm 1986 kết thúc bằng một thảm họa nghiêm trọng. Tên lửa bị nổ trên bệ, phá hủy hoàn toàn giếng phóng. Nhưng rất may là không có thiệt hại về người. Cuối cùng, Voyevoda đã trở thành tên lửa tin cậy nhất thế giới. Hạn sử dụng của tên lửa hiện được chính thức kéo dài lên đến 20, thậm chí có thể tăng hạn lên đến 25 năm. Đây là trường hợp hiếm có. Bởi vì, tên lửa thường xuyên được nạp các thành phần nhiên liệu lỏng hoạt tính mạnh và chất oxy hóa. Thế hệ mới của Voeyvoda về tính năng sẽ vượt tất cả các loại trước đó hiện có đang trực chiến. Tên lửa được bố trí trong các giếng phóng gần như bất khả xâm phạm. Chỉ có thể tiêu diệt chúng khi tên lửa hạt nhân đối phương bắn trúng chính xác trực tiếp. Còn nếu nổ cách giếng phóng Voyevoda vài trăm mét thì không có vấn đề gì. Tên lửa có thể xuất phát kể cả khi có bão bụi lửa đi kèm vụ nổ hạt nhân. Tên lửa cũng không ngán ngại bức xạ Roentgen dữ dội và các dòng neutron. Tên lửa có thể với tới hầu như mọi mục tiêu trên trái đất, với tầm bắn 11.000-16000 km tùy thuộc trọng lượng đầu đạn. Trọng lượng tối đa của phần chiến đấu tên lửa thế hệ 4 là 8.730 kg. Trong khi đó, các ICBM bố trí trong giếng phóng Minuteman III của Mỹ có tầm bắn đến 13.000 km, nhưng phần chiến đấu nặng có 1.150 kg. Kể cả ICBM mạnh nhất của Mỹ là tên lửa Trident phóng từ tàu ngầm thuộc các biến thể cuối cũng chỉ đưa đầu đạn nặng 2,8 tấn đi xa 11.000 km. Tất cả các tham số kỹ-chiến thuật của tên lửa đang thiết kế được bảo mật gắt gao, chỉ biết rằng, chúng vượt khả năng của các tên lửa Voyevoda hiện tại. ![]() So sánh tính năng 3 ICBM hàng đầu thế giới: ![]() Liên Xô đã chế tạo các loại đầu đạn khác nhau cho các biến thể và loại tên lửa Satan. Đầu đạn khủng khiếp nhất có đương lượng nổ 25 MT (1MT tương đương 1 triệu tấn TNT). Hiện nay, trực chiến chỉ có các tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 0,75 MT. Tức là đương lượng nổ tổng cộng là 7,5 MT, quá đủ để gây tổn thất không thể khắc phục cho đối phương tại khu vực bị tấn công. Module đầu tên lửa chứa các đầu đạn có vỏ giáp bảo vệ vững chắc. Ngoài ra, nó còn mang theo nhiều mục tiêu giả để tạo cảm giác một cuộc tấn công siêu ồ ạt cho các radar của các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Theo các chuyên gia NATO, trong điều kiện đó thì không thể phân biệt các đầu đạn thật. Ngày nay, tất cả các tên lửa đường đạn hạt nhân đều mang các mục tiêu giả. Nhưng ở tên lửa Voyevoda, người ta đã làm được mục tiêu giả có các trường vật lý giống hoàn toàn đầu đạn thật. Lực lượng RVSN thời Liên Xô đã triển khai 308 hệ thống Satan trong biên chế 5 sư đoàn tên lửa. Hiện nay, Nga còn duy trì 74 bệ phóng với tên lửa Voyevoda. Ngay cả sau khi “về hưu”, các tên lửa này vẫn tiếp tục phục vụ trong ngành dân sự. Các tên lửa R-36М rút khỏi trực chiến đã được cải hoán thành tên lửa đẩy vũ trụ thương mại Dnepr. Bằng loại tên lửa này, đã đưa lên quỹ đạo gần 40 vệ tinh nước ngoài có chức năng khác nhau. Đã có một trường hợp tên lửa vẫn hoạt động tốt sau khi trực chiến 24 năm. Năm 1991, KB Yuzhmah đã phát triển thiết kế hệ thống tên lửa thế hệ 5 R-36М3 Ikar, nhưng cuối cùng bế tắc. Hiện nay, các tên lửa hạng nặng thế hệ 5 thật sự, chứ không phải là tên lửa cải tiến tiếp, đang được Nga nghiên cứu chế tạo. Tên lửa này sẽ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất. Song cần phải nhanh chân vì từ năm 2014, các tên lửa Voyevoda dù là tin cậy những đã cũ sẽ bắt buộc phải loại biên. PM (theo RG) |
>> Virus tấn công máy ly tâm có 'quốc tịch' Mỹ
Mỹ giúp Israel thử nghiệm virus Stuxnet tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Thời báo New York Times cho biết, cơ quan tình báo Mỹ và Israel phối hợp với nhau phát triển virus phá hủy máy tính nhằm phá hoại nỗ lực chế tạo bom hạt nhân của Iran Thời báo này trích lời các chuyên gia quân sự và tình báo cho rằng Israel đã thử nghiệm được tính hiệu quả của loại virus máy tính Stuxnet vốn đã đánh sập 1/5 máy ly tâm hạt nhân của Iran vào tháng 11 vừa qua, làm chậm khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên của Iran. Vụ thử nghiêm diễn ra tại tổ hợp Dimona được canh gác cẩn mật ở sa mạc Negev. Các quan chức, chuyên gia trên cho biết nỗ lực tạo ra virus Stuxnet là "tác phẩm" của Mỹ-Israel, nhưng chưa rõ có sự giúp đỡ của Anh và Đức hay không. Virus Stuxnet có 2 bộ phận chính, bộ phận thứ nhất có nhiệm vụ làm cho các máy ly tâm hạt nhân của Iran không thể kiểm soát được. ![]() Bộ phận khác bí mật ghi lại các hoạt động thông thường tại nhà máy hạt nhân thu lại các hình ảnh sẽ xuất hiện thường xuyên trong thời gian diễn ra chiến dịch phá hoại. Virus Stuxnet nhằm vào hệ thống kiểm soát máy tính do Tập đoàn công nghiệp khổng lồ Siemens của Đức sản xuất và thường dùng để kiểm soát hệ thống cung cấp nước, dàn khoan dầu, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác tại Iran. Trước đó, Tehran đã phát hiện virus Stuxnet đã tấn công máy tính tại Iran đồng thời tố cáo quốc gia Do Thái và Mỹ giết 2 nhà khoa học hạt nhân vào tháng 11/2010 và tháng 1/2011. Chú trọng lệnh trừng phạt Cả Mỹ và Israel gần đây cho rằng chương tình hạt nhân của Iran sẽ phải chậm lại vài năm. Lý do mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chỉ là Iran phải chịu hàng loạt lệnh trừng phạt áp dụng từ tháng 6/2009 do Hội đồng Bảo an và một số quốc gia riêng lẻ thực hiện Bộ trưởng các vấn đề chiến lược của Israel ông Moshe Yaalon và cựu Tổng Tư lênh lệnh quân đội nước này tháng trước cho rằng một loạt thách thức về công nghệ và khó khăn buộc Tehran phải mất khoảng 3 năm nữa mới sản xuất được vũ khí hạt nhân . Israel đã ủng hộ các nỗ lực do Mỹ đứng đầu ngăn chặn Iran phát triển khả năng vũ khí hạt nhân thông qua lệnh trừng phạt nhưng không loại bỏ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự. Ngày 11/1, Thủ tướng Israel Benjamin Netayahu cho biết các lệnh trừng phạt chống lại Iran sẽ có hiệu lực nếu được hỗ trợ bằng răn đe quân sự thực sự. Tuần trước, Ngoại trưởng Clinton có chuyến công du 5 ngày tới Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Oma và Qatar kêu gọi các quốc gia Arab chú trọng lệnh trừng phạt chống Iran. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 6/2010 đã áp đặt lệnh trừng phạt lần thứ 4 chống Iran trong nỗ lực ngăn chặn chương trình làm giàu uranium của nước này. Iran cho rằng chương trình hạt nhân của họ vì mục đích hòa bình, bác bỏ cáo buộc của Israel và phương Tây rằng chương trình làm giàu uranium là nhằm che dấu hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân. Quốc gia cộng hòa hồi giáo này sẽ tổ chức vòng đàm phán mới về vấn đề hạt nhân với Anh, Pháp, Đức, Nga và Mỹ tại Istanbul vào ngày 21-22/1. |
Nhãn:
máy ly tâm,
Mỹ,
quốc tịch,
virus
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)