Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

>> Tìm hiểu "Ba ngón tay Thần chết"

Được mệnh danh là 'Ba ngón tay của Thần chết', SA-6 là một hệ thống tên lửa đối không tầm trung lợi hại cho đến tận hôm nay.

>> S-400 Triumf chống lại Antei-2500



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đối không tầm trung,SA-6.


2K12 Kub, NATO định danh là SA-6 Grainful là hệ thống phòng không cơ động tầm trung, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được sản xuất tại Liên Xô vào năm 1958. Hệ thống có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly từ 4-24km với tầm cao từ 50-14000m.

Sự phát triển của 2K12 Kub được bắt đầu vào ngày 18/7/1958 theo yêu cầu của Ban chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô. Hệ thống tên lửa được yêu cầu phải có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không với tốc độ bay từ 420-600 m/s, độ cao hiệu quả từ 100-7.000m, phạm vi hiệu quả khoảng 20km. Hệ thống được nghiên cứu và phát triển bởi Viện nghiên cứu khoa học NIIP.

Hệ thống tên lửa 2K12 trải qua thời gian thử nghiệm khá dài từ năm 1959-1966, sau khi vượt qua các khó khăn về kỹ thuật, hệ thống được chấp nhận đưa vào sử dụng trong tháng 1/1967, công tác sản xuất loạt được thực hiện ngay vào năm đó.

SA-6 được xuất khẩu cho các nước Ai Cập và Syria và đã tham gia vào nhiều cuộc chiến khác nhau giữa các nước khối Arab và Israel. Hệ thống SA-6 đã khẳng định được tên tuổi của mình và được đặt cho biệt danh là “Ba ngón tay của Thần chết”.

Chiến tranh Yom Kippur 1973

Là cuộc chiến giữa khối Arab và Israel diễn ra vào ngày Yom Kippur, ngày lễ linh thiêng nhất của của người Do Thái, dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria nhằm giành lại những vùng đất đã bị Israel chiếm đóng trước đó.

Trong cuộc chiến này, lực lượng không quân hùng hậu của Israel đã bị bất ngờ và đo ván bởi sự xuất hiện của hệ thống SA-6.

Các máy thu cảnh báo radar trên các máy bay chiến đấu Israel thời đó như A-4 Skyhawk, F-4 Phantom đều không hề nhận biết việc bị chiếu xạ bởi radar dẫn đường cho tên lửa đối không.

SA-6 đã chứng minh là một hệ thống tên lửa đối không cực kỳ hiệu quả, trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Yom Kippur với chiến tích bắn hạ 64 máy bay Israel bằng 95 tên lửa SA-6. Tỷ lệ tiêu diệt là 1,4 tên lửa/1 máy bay - một con số ấn tượng với bất kỳ hệ thống tên lửa đối không nào.

Kể từ cuộc chiến này, SA-6 đã được đặt cho biệt danh là “Ba ngón tay Thần chết” với "ba ngón tay" là ba quả đạn tên lửa trực chiến của hệ thống.

Tuy nhiên, sau khi Israel thay đổi lập trình hệ thống máy thu cảnh báo radar trên tất cả các máy bay, SA-6 mất dần lợi thế và không còn là mối đe dọa quá nghiêm trọng đối với các máy bay Israel.

Một phần của sự hạn chế này là do các hệ thống tên lửa SA-6 xuất khẩu cho các nước Arab không kịp nhận các gói nâng cấp hệ thống như các hệ thống của Nga.

Chiến tranh Lebanon năm 1982

Một số hệ thống tên lửa đối không SA-6 đã được chuyển đến Lebanon vào năm 1981 sau khi Israel bắn hạ 2 máy bay trực thăng của Syria gần Zahle. Syria phản ứng lại bằng cách triển khai lữ đoàn tên lửa đối không đến thung lũng Beqaa.

Để đối phó với các hệ thống tên lửa đối không của Syria tại khu vực này, Không quân Israel đã triển khai chiến dịch áp chế phòng không Syria (SEAD >> chi tiết). Chiến dịch Mole Cricket 19 đã trở thành một trong những trận chiến trên không lớn nhất kể từ chiến tranh Triều Tiên.

Trong chiến dịch này, Không quân Israel đã áp dụng một số chiến thuật mới cùng với những tiến bộ về công nghệ điện tử được chuyển giao từ phía Mỹ. Kết cục, “ba ngón tay Thần chết” cùng với các hệ thống SA-2/3 chịu tổn thất nặng nề.

Chiến dịch Mole Cricket 19 chỉ kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ nhưng có đến 17/19 khẩu đội tên lửa đối không Syria triển khai tại khu vực này bị phá hủy, 29 máy bay MiG các loại bị bắn rơi, không quân Israel không chịu bất kỳ thiệt hại nào.

Thiệt hại của lực lượng phòng không Syria cho thấy tính dễ bị tổn thương của các hệ thống điện tử của Nga trước các thủ đoạn tác chiến điện tử của phương Tây.

Tranh chấp biên giới giữa Libya và Chad

Hệ thống tên lửa đối không SA-6 đã được triển khai tại Lybia vào tháng 1/1987, tháng 3/1987 phiến quân Chad đã tấn công chiếm đóng căn cứ không quân Ouadi Doum, toàn bộ trang thiết bị của căn cứ không quân này đã bị phiến quân Chad chiếm giữ trong đó có một số hệ thống tên lửa đối không SA-6.

Tháng 8/1987, Không quân Lybia đã điều động 2 máy bay Tu-22B tấn công vào căn cứ Aouzou, tuy nhiên, phiến quân Chad đã sử dụng chính hệ thống tên lửa SA-6 để phục kích các máy bay này, kết quả 1 chiếc Tu-22B của Libya đã bị bắn hạ bởi SA-6.

Chiến tranh Iraq năm 1991

Trong thời gian diễn ra chiến tranh Iraq lần thứ nhất, lực lượng phòng không Iraq đã sử dụng hệ thống tên lửa đối không SA-6 bắn rơi một chiếc F-16 mang số hiệu 87-228. Đây là lần đầu tiên một chiếc tiêm kích của Mỹ bị bắn rơi trong chiến đấu kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Trước đó vài ngày một chiếc B-52G của Không quân Mỹ được cho là đã bị hư hỏng nặng bởi một tên lửa SA-6.

Chiến tranh Bosnia và Kosovo

Trong chiến tranh Bosnia, lực lượng quân đội Serbia đã sử dụng một biến thể nâng cấp của SA-6 và đã thành công trong việc bắn rơi một chiếc F-16C của Không quân Hoa Kỳ vào năm 1995.

Ngày 28/5/1995, một tên lửa SA-6 đã bắn hạ một chiếc Mi-17 của Bosnia, làm Bộ trưởng Ngoại giao Irfan Ljubijankić và một số chính trị gia khác thiệt mạng.

Gần đây Nga đã giới thiệu các gói nâng cấp dành cho hệ thống này. Các gói nâng cấp giúp SA-6 đạt sức mạnh ngang ngửa với hệ thống tên lửa đối không SA-11. Dù đã bị các nước phương Tây cho là lạc hậu, nhưng với một chiến thuật khéo léo, hệ thống tên lửa đối không vẫn không hề mất đi biệt danh “Ba ngón tay Thần chết”.

>> Syria lỡ ‘vuốt râu hùm’?

Sự cố máy bay F-4 (biến thể trinh sát RF-4E) của Thổ Nhĩ Kỳ bị Syria bắn hạ đang là tâm điểm của cộng đồng quốc tế với nhiều ý kiến trái chiều.

>> Syria bắn rơi F-4 Thổ Nhĩ Kỳ



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không bắn hạ RF-4E của Thổ Nhĩ Kỳ đặt ở Latakia, địa điểm nằm trong ô hình vuông màu đỏ.

Quyền tự vệ chính đáng của Syria

Việc tìm thấy xác chiếc tiêm kích trinh sát RF-4E trong lãnh hải Syria càng củng cố giả thiết máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận nước này.

Lãnh hải được quy định là khu vực 12 hải lý tính từ đường cơ sở của một quốc gia, đổi ra hệ đo lường quốc tế khoảng cách sẽ là hơn 22km. Về lý thuyết, chiếc RF-4E, với vận tốc tối đa là Mach 2,23 (khoảng 2.159km/h) sẽ chẳng cần đến một phút để ra khỏi khu vực này.

Như vậy, dù RF-4E không xâm phạm thì máy bay này cũng đã bay rất sát với không phận Syria. Điều này, hoàn toàn không cần thiết với mục đích “luyện tập” của chuyến bay được báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải.

(Cũng cần nhớ lại rằng, trong bối cảnh chưa kịp thống nhất về phát ngôn, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc cho biết, máy bay bị Syria bắn hạ thực hiện nhiệm vụ trinh sát và thử nghiệm radar. Không rõ, radar mà ông Arinc nhắc tới là của nước nào?)

Bên cạnh đó, RF-4E bị hệ thống phòng không Syria đặt tại Latakia bắn hạ, khu vực bố trí phòng không này cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 40km. Với khoảng cách đó, dù Syria sử dụng hệ thống phòng không nào có trong biên chế của quân đội nước này thì chắc chắn một điều, phi công lái RF-4E đã nhởn nhơ bay trong không phận Syria một thời gian đủ dài để có thể ý thức về hành động của mình.

Hiện có nhiều nguồn tin không thống nhất về hệ thống phòng không đã bắn hạ RF-4E. Theo MSNBC tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, sát thủ hạ gục RF-4E là “ba ngón tay tử thần” SA-6 (tầm bắn 20-24km), còn theo nguồn tin quân sự Debka, tác giả vụ bắn rơi máy bay là hệ thống pháo – tên lửa phòng không tối tân Pantsir (tầm bắn 20km). Ngoài ra, cũng có nguồn tin cho biết, hệ thống phòng không làm nên chiến công của Quân đội Syria là hệ thống SA-11 (tầm bắn 30km). Như vậy, tầm bắn và sự bố trí của hệ thống phòng không Syria cho phép máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm bầu trời ít nhất 10-20km.

Rõ ràng, các con số và dữ kiện nghiêng về quyền tự vệ chính đáng của Syria.

>> Đánh thắng Syria, NATO cần 2.000 máy bay, 60 vạn quân

F-4 chỉ là con tốt thí?

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cáo buộc Syria bắn hạ chiếc chiếc RF-4E mà không hề đưa ra cảnh báo. Ông này nói rằng, khi đó, hai phi công của Thổ Nhĩ Kỳ đang luyện tập và đã vô tình bay vào không phận của Syria.

Trước đó, kênh thông tin NTV (Thổ Nhĩ Kỳ) còn bình luận: “Ngay cả khi nó (chiếc RF-4E) bay vào không phận Syria, nước này nên gửi một cảnh báo để máy bay quay lại”.

Bên cạnh đó, các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong khối NATO cũng đồng loạt lên án Syria. Trong ngày mai (26/5), khối này sẽ tiến hành một cuộc họp để “thống nhất quan điểm” đối với quốc gia cứng đầu trong khu vực này.

Đối chiếu với Điều 4 trong hiệp ước của NATO, Thổ Nhĩ Kỹ hoàn toàn có tư cách đưa vụ việc trên ra chương trình nghị sự của khối.

Tiếp theo, NATO có thể dựa vào Điều 5 để đánh giá: Syria đã có hành động tấn công cả khối. (Điều 5 Hiệp ước NATO: Bất kỳ cuộc tấn công nào vào một nước thành viên được đánh giá là tấn công cả liên minh).

Ráp nối những sự kiện và điều khoản này lại có thể thấy, một chiến đấu cơ thế hệ ba của những 1960 bị bắn rơi trong một tình huống gây tranh cãi đang tạo cơ hội cho NATO mở toang cánh cửa can thiệp quân sự vào Syria. Đây là điều mà khối này chật vật tìm kiếm suốt thời gian qua mà không được, do bị Nga và Trung Quốc án ngữ ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Đổi một chiến đấu cơ lạc hậu và già nua lấy một cơ hội mười mươi quả là cái giá khá hời. Diễn biến tuy mới so với những gì bế tắc suốt thời gian qua, nhưng không hề sáng tạo so với cách thức mở màn các cuộc chiến tranh xâm lược trong lịch sử thế giới, theo đó, các quốc gia bị xâm lược luôn là những kẻ “kẻ khiêu khích” đầu tiên.

Một mũi tên trúng nhiều đích?

Trong sự kiện này, câu hỏi đặt ra là tại sao phía Syria lại “quyết đoán” đến vậy trong việc bắn hạ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ? Chắc chắn, Syria không thể không nhận thức được sự nguy hiểm của hành động “vuốt râu hùm” này.

Cách đây chưa lâu, mở màn cuộc chiến ở Libya, các máy bay Pháp đã thực hiện các phi vụ trinh sát trên bầu trời Tripoli dễ như đi chợ. Vì vậy, một đòn đánh vỗ mặt là cần thiết giúp những kẻ mưu toan can thiệp tỉnh táo và cân nhắc hơn chăng?

Thêm vào đó, đây không phải lần đầu Thổ Nhĩ Kỳ đem Điều 5 Hiệp ước NATO ra dọa Syria. Hồi tháng 3/2012, Ankara đã lên tiếng cảnh báo Damascus về việc tiễu trừ các phần tử nổi dậy ở biên giới hai nước. Khi đó, việc vượt biên truy kích của Quân đội Chính phủ Syria từng được đặt vấn đề là hành động “tấn công thành viên khối NATO”.

Cũng cần nhớ lại, khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là nơi diễn ra các hoạt động phân phát vũ khí của phương Tây cho phe nổi dậy.

Sự nhúng tay của Thổ Nhĩ Kỳ vào các hành động chống phá chính quyền Syria là rất rõ ràng. Điều này có thể làm Syria nóng mặt từ lâu, và sự xâm phạm không phận của các chiến đấu cơ F-4 Thổ Nhĩ Kỳ là dịp để Damascus “nhắc nhở” Ankara về thái độ đúng mức trong quan hệ giữa hai nước.

Tuy nhiên, trên tất cả, với việc bắn rơi máy bay xâm phạm không phận, chính quyền Syria đã thể hiện thái độ cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Về đối nội, hành động này sẽ gây được thanh thế hơn cả, nhất là trong bối cảnh chính quyền nước này đối phó vất vả với các lực lượng nổi dậy. Dẫu sao, “người ta lớn, bởi vì anh quỳ xuống”.



( Nguồn :: Báo Đất Việt )

>> Su-30 của Việt Nam, Ấn Độ không bằng J-10B của Trung Quốc

J-10B đang trở thành mô hình máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc thời điểm hiện tại.

>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K
>> Syria bắn rơi F-4 Thổ Nhĩ Kỳ


Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu J-10 là J-10B của Trung Quốc đã được tiến hành thử nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm máy bay chiến đấu thuộc Không quân Trung Quốc và kết quả cho thấy máy bay chiến đấu phiên bản mới J-10B của Trung Quốc đã đạt đến trình độ kỹ thuật vượt trội so với phiên bản gốc của nó là J-10.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-10B do Trung Quốc sản xuất

Hoàn Cầu báo dẫn các nguồn tin "khó tìm" cho hay, J-10B của Trung Quốc đã được trang bị các thiết bị hiện đại hơn nhiều, trong đó có hệ thống tác chiến điện tử và thiết bị điện tử hàng không được cải thiện một cách đáng kể.

Có thể nói, J-10B đang trở thành mô hình máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc thời điểm hiện tại.

Có nguồn tin cho rằng, máy bay chiến đấu J-10B còn được trang bị loại radar với công nghệ quét mảng pha từng giai đoạn hiện đại bật nhất hiện nay khiến cho các tính năng kỹ, chiến thuật của nó được nâng cao hơn.

Ngược lại, theo Hoàn Cầu báo với máy bay chiến đấu J-10A và J-11, máy bay J-10B có tính năng kỹ thuật được đánh giá là hiện đại hơn nhiều so với máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất là Su- 30MK2/MKV của Việt Nam và Su-30MKI của Ấn Độ. Thậm chí, nó còn có thể so sánh được với máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Pháp.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MKV của Việt Nam và Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Chiếc máy bay nguyên mẫu đầu tiên J-10B được thử nghiệm thành công vào ngày 27/12 /2008. Nó được thiết kế tương tự như máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

Kiểu thiết kế này có thể giảm diện tích phản xa radar, giúp cho nó khó bị phát hiện hơn trên màn radar của đối phương, từ đó nâng cao khả năng tàng hình.

Trước khi máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là J-20 đi vào hoạt động thì J-10B được cho là “con bài” quan trọng nhất của Không quân Trung Quốc hiện nay.

( Nguồn :: Báo Giáo Dục)

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

>> Nhật Bản nên học theo Việt Nam ???

Tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản), ngày 21/6, đã đăng một bài viết của phóng viên phụ trách Trung Quốc có tên Isao với tựa đề: “Nhật Bản nên học theo Việt Nam”.

>> Chủ quyền Hoàng Sa được ghi ngay tại điều 1 Luật Biển
>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K
>> Su-27 ra Trường Sa


http://nghiadx.blogspot.com
Quan hệ Việt - Nhật


Bài báo cổ vũ việc chính phủ Nhật Bản nên bắt chước phương thức ngoại giao của Việt Nam trong các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bài báo nói rằng “tấm gương” cho Nhật Bản hiện nay chính là Việt Nam. Dù có những thua kém về sức mạnh quân sự, nhưng trên mặt trận ngoại giao, trí tuệ Việt Nam được phát huy rất mạnh mẽ và không hề tỏ ra lép vế so với Trung Quốc.

Đối với vấn đề biển Đông, Việt Nam sử dụng con bài ngoại giao đa phương làm một mũi tấn công sắc bén. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục mua sắm mới và nâng cấp vũ khí từ Liên Bang Nga, đồng thời hợp tác khai thác dầu khí ở các giếng dầu trên biển Đông, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế và quốc phòng với Mỹ, xây dựng căn cứ hải quân và tổ hợp bảo dưỡng tàu chiến ở quân cảng Cam Ranh…

Những thành tựu mà đạt được trên mặt trận ngoại giao giúp Việt Nam nâng cao sức mạnh tổng hợp của mình, trong khi đó quan hệ song phương Việt - Trung cũng không hề bị gián đoạn hoặc làm xấu đi. “Vậy tại sao chính quyền của Thủ tướng Noda Noshihiko lại không học tập theo phương pháp của Việt Nam?”, tác giả Isao đặt vấn đề.

Cũng trong bài viết trên, tác giả Isao cho rằng các chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hết sức đa dạng, diễn ra trên các mặt trận truyền thông, kinh tế hay thậm chí bằng vũ lực. Do vậy, nếu chính quyền Tokyo hoặc Chính phủ Nhật Bản nhân rộng mô hình mua hoặc quốc hữu hóa các đảo tranh chấp thì mâu thuẫn Nhật – Trung sẽ trở nên lớn hơn bao giờ hết.

Hiện nay, tranh chấp ở đảo Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Để đối phó với kế hoạch mua đảo của chính quyền thành phố Tokyo, phía Trung Quốc liên tục tập trung công kích vào thị trưởng thành phố này ông Ishihara Shintarō.

Báo chí Trung Quốc mô tả ông Ishihara Shintaro là một nhân vật chính trị hiếu chiến – một hiện thân của các phi công cảm tử Kamikaze của Nhật Bản trong chiến tranh Thái Bình Dương hồi Thế chiến 2. Theo đó, ông này từng kêu gọi vũ trang Nhật Bản bằng vũ khí hạt nhân, điều mà ông cho rằng có thể thực hiện trong vòng một năm. “Một chính trị gia như thế có thể sẽ đưa Nhật Bản vào một vòng xoáy chiến tranh mới”, truyền thông Trung Quốc nhận xét. Thực chất các chỉ trích vị thị trưởng Tokyo là đòn đánh gián tiếp nhắm vào chính quyền trung ương Nhật Bản.

Bài báo cho rằng nếu Tokyo vẫn còn e ngại Trung Quốc và vẫn giữ thái độ ngoại giao hòa hoãn như hiện nay thì sẽ rất khó khăn trong việc giữ vững chủ quyền biển đảo của Nhật Bản.

Theo nhà báo Isao, Nhật Bản nên học tập theo cách trên, ngoài quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ, Nhật Bản cũng nên tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, Ấn Độ, cũng như tìm cách gia tăng tính ổn định và thân thiết với đất nước có khả năng khắc chế Trung Quốc là Nga.

Hiện nay Nhật Bản vẫn xem Nga là một mối đe dọa ở phía Bắc, hai nước đang có tranh chấp chuỗi đảo. Tranh chấp này là trở ngại chính khiến hai nước chưa thể ký hiệp ước hòa bình dù Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã qua hơn 60 năm. Bốn hòn đảo thuộc Kurils thuộc quyền kiểm soát của Liên Xô sau khi quân đội nước này chiếm được vào những ngày cuối cùng của Thế chiến 2. Người Nhật sinh sống trên các đảo khi đó bị trục xuất, thay thế bằng người Nga.

Trong khi đó quan hệ Nga – Trung được đánh giá là nồng ấm và “vững như bàn thạch”, nếu Nhật Bản vừa muốn dùng Nga để khắc chế Trung Quốc vừa muốn thu hồi lại vùng chuỗi đảo Kuril (Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc) là một việc rất khó khăn. Do đó, Nhật Bản cần có một chiến lược linh hoạt và lâu dài.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

>> Tomahawk của Mỹ thua xa tên lửa của Nga, Trung Quốc ?

Nhắc đến các phương tiện chiến đấu "không người lái" trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất.

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối đất tầm BGM-109 Tomahawk của Mỹ


Mục quân sự trên trang mạng Sina, Trung Quốc nói rằng, theo trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga, nhắc đến các phương tiện chiến đấu không người lái trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất. Tuy nhiên, tính năng của nó lại kém xa so với các sản phẩm tương tự được phát triển bởi Nga và Trung Quốc.

Trang mạng này nhận định, tên lửa hành trình Tomahawk là một vũ khí rất thành công với những lợi thế về độ an toàn khi sử dụng, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại và có khả năng tấn công vào các hệ thống phòng ngự dày đặc nhất.

Song loại tên lửa này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm lớn như tốc độ bay chậm và hoàn toàn không có khả năng tự phòng ngự, bởi vậy nó rất dễ bị đánh chặn khi đối phương phát hiện.

Trong những cuộc chiến tranh gần đây, quân đội Mỹ đã sử dụng tổng cộng 1.900 quả được phóng đi từ tàu và máy bay chiến đấu và đã đạt được hiệu quả khá cao.

Hiện tại, Hải quân Mỹ được trang bị khoảng 2.500-2.800 quả tên lửa hành trình, chủ yếu là tên lửa chiến thuật/Tactical Tomahawk và mới đây Hải quân Mỹ đã đặt hàng thêm 361 quả tên lửa loại này.

Tất cả tên lửa này được lắp đặt chủ yếu trên 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, 9 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia,3 tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf, 42 tàu ngầm lớp Los Angeles, 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và 60 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Cùng với đó, tên lửa Tactical Tomahawk cũng được trang bị trên 89 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi máy bay có thể mang theo 20 quả.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos và Club do Nga chế tạo

Tuy nhiên, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ cũng không phải là không có đối thủ. Một loạt các sẩn phẩm có tính năng tương tự như: tên lửa Onyx, tên lửa siêu thanh Club hay tên lửa BrahMos do Nga chế tạo.

Các tên lửa này của Nga mặc dù có phạm vi hoạt động không rộng bằng, nhưng lại chúng lại có tốc độ bay và hiệu suất mạnh mẽ hơn, các loại tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu đều có thể mang theo các loại tên lửa này.

Đặc biệt, hai loại tên lửa BrahMos và Club hiện đang được trang bị cho Hải quân nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Nó những có thể tấn công được các mục tiêu trên mặt đất là nó còn có khả năng chống tàu ngầm rất hiệu quả.

Trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga cho rằng, ngoài việc nhập khẩu từ Nga, quân đội Trung Quốc cũng đang tích cực tự nghiên cứu các loại tên lửa hành trình.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 của Trung Quốc

Cho đến này, hai loại tên lửa hành trình siêu âm tầm xa là DH-10 và ZJ-10 do Trung Quốc chế tạo đều có những tính năng không kém, thậm chí còn hơn cả các loại tên lửa hành trình bậc nhất thế giới bây giờ với tầm bắn tối đa lên tới 2500-4000 km.

Chúng có thể được trang bị trên xe chuyên dụng hoặc các bệ phóng cố định. Chúng cũng có thể được trang bị trên các máy bay ném bom H-6M để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang chế tạo loại tên lửa hành trình cận âm mang tên HN (cánh chim đỏ) có thể lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến thuật JH -7, các tàu ngầm và tàu khu trục 054A.

Có thể nói trong ngắn hạn, các tên lửa hành trình do Nga và Trung Quốc chế tạo có tính năng không kém hơn so với các sản phẩm tương tự của Mỹ.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Điểm mặt vũ khí Nga ở Syria

Tờ New York Times hôm 21/6 cho biết CIA chuẩn bị cấp vũ khí cho lực lượng đối lập Syria.

>> Không quân Mỹ chuẩn bị tấn công Syria
>> Hạ gục Syria - đâu phải chuyện dễ ?


Sự thừa nhận vi phạm luật pháp quốc tế này ngay lập tức được biện minh bằng cách so sánh với những gì mà Nga đã cung cấp cho chính quyền Syria.

Theo đó, quan hệ mua bán vũ khí giữa Nga và Syria đã bắt đầu từ khi Liên Xô tạo lập đồng minh ở Trung Đông trong cuộc chiến tranh lạnh để tạo thế đối trọng với Mỹ.

Khi chế độ của Tổng thống Hafez al-Assad bị quân nổi dậy Hồi giáo đe dọa vào những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp vũ khí và các kỹ sư cho Syria để nước này dẹp tan cuộc nổi dậy. Từ năm 1950 đến 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Liên Xô sang Syria đạt 34 tỉ USD.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai nước không vì thế mà bị ảnh hưởng. Dười thời Tổng thống Putin, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga qua Syria thậm chí còn tăng lên.

Theo Viện nghiên cứu Hoà bình thế giới tại Stockholm, trong vòng 5 năm từ 2007-2012, Syria đã tăng kim ngạch nhập khẩu lên 5 lần, trong đó 78% là nhập từ Nga.

Syria đang sở hữu đạn, đạn súng cối, xe tăng và máy bay tấn công của Nga. Tuy khó có thể xác định được số liệu cụ thể do chưa hề có bản báo cáo chính thức nào được đưa ra, nhưng theo một số chuyên gia quân sự, những đoạn phim trên YouTube cũng có thể cho chúng ta biết được nhiều điều.

Dưới đây là một số vũ khí Nga hiện diện ở Syria, được tác giả David Kenner liệt kê trong một bài viết đăng trên Foreign Policy (cần lưu ý là dường như tác giả điểm danh các vũ khí Nga dựa vào các gợi ý từ video clip đăng tải trên Youtube, nên danh sách dưới đây thật không đầy đủ):

Trực thăng tấn công


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Mi-25 của Nga.

Việc Syria sở hữu trực thăng tấn công Mi-25 không phải là điều đáng ngạc nhiên. Gần đây, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton buộc tội Nga cung cấp trực thăng chiến đấu cho Syria.

Đáp lại lời buộc tội đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng đây là số trực thăng Mi-25 mà Syria đã mua của Nga từ trước, được đưa sang Nga để sửa chữa và hiện giờ trên đường trở về Syria.

Những đoạn video gần đây nhất cho thấy quân đội Syria đã triển khai loại trực thăng này đến khu tự trị phía bắc Idlib và Aleppo.

Pháo cối

Hầu hết các cuộc tấn công bằng đạn pháo của Quân đội Syria đều được thực hiện tại những khu vực thành thị.

Đại sứ quán Mỹ ở Damascus đã công bố những bức ảnh cho thấy các đơn vị pháo và tăng của quân đội Syria đang bao vây những khu vực thành thị có nguy cơ xảy ra nổi loạn.

Một trong những loại vũ khí được sử dụng một cách có hiệu quả tại những khu vực xung quanh thành phố Homs là loại pháo cối 240mm của Nga. Loại vũ khí này có khả năng bắn đi những quả đạn nặng 126 kg, có chứa chất nổ cực mạnh, đi xa gần 10km.

Xe tăng

Trong bản báo cáo về “Cán cân quân sự” của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế”, Syria đang sở hữu khoảng 4.950 xe tăng chủ lực, 4.000 xe tăng hạng nhẹ và xe thiết giáp.

T-72 là loại tăng chủ yếu trong lực lượng tăng - thiết giáp của Syria. Hiện Moscow tiếp tục giúp Syria hiện đại hoá những chiếc tăng này.

Theo hợp đồng mới kí giữa Nga và Syria, đến thời điểm hiện tại, Nga đã nâng cấp được khoảng 800 chiếc T-72, còn 200 chiếc đang được tiếp tục nâng cấp.

http://nghiadx.blogspot.com
Một hệ thống phòng không tự hành của Syria.

Mìn

Vũ khí của Nga đã giúp Syria giữ chân quân nổi dậy, đồng thời ngăn chặn vũ khí và viện trợ từ ngoài vào nước này.

Để bảo vệ vùng biên, Syria đã rải mìn dọc theo biên giới cùng Thổ Nhĩ Kỳ, và theo một số nguồn tin, họ còn gài cải vào phần lãnh thổ Lebanon.

Mìn mà quân Syria sử dụng là mìn chống bộ binh PMN-2 và mìn chống tăng TMN-46.

Vào tháng 3/2012, một chuyên gia về mìn của Quân đội Syria đã tháo được 300 quả mìn PMN-2 tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Pháo phản lực và tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com

Syria đang sở hữu một số lượng lớn hệ thống pháo phóng loạt GRAD của Nga. Hệ thống này có khả năng phóng liền lúc 40 rocket 122mm với tầm xa 32 km.

Hiện nay, Syria còn sở hữu một lượng lớn tên lửa tầm xa, có thể phóng ra ngoài biên giới nước này.

Theo một bản báo cáo công bố năm 2010, Syria đang sở hữu hệ thống tên lửa Scud của Nga, gồm biến thể Scud-D, có khả năng mang đầu nổ nặng 675 kg, bay xa được 1.440 km.

Vũ khí hoá học

Theo báo cáo của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA trình lên Thượng viện, Syria có rất nhiều loại vũ khí hoá học và sinh học, từ hơi cay cho đến những loại có ảnh hưởng đến thần kinh như Sarin và có thể là khí gas VX.

Các quan chức Israel luôn lo lắng rằng những loại vũ khí hoá học này có thể được Quân đội Syria sử dụng để chống lại họ hoặc có thể bị rơi vào tay của các tổ chức khủng bố.

Mỹ và Israel thậm chí đã lên kế hoạch bảo vệ những kho vũ khí hoá học này khi chế độ Assad sụp đổ.

Gần đây có tin, Nga đã cử quân sang Syria để bảo vệ căn cứ Tartus. Với những gì đã và đang có với Syria, Nga sẽ không để Mỹ và các nước khác dễ dàng quyết định số phận của Syria.

Máy bay chiến đấu
http://nghiadx.blogspot.com

Đa phần máy bay chiến đấu trong biên chế quân đội Syria do Nga sản xuất và xuất khẩu. Gần đây nhất, không quân Syria vừa mất một chiếc MiG-21 khi một viên đại tá đào ngũ chiếm dụng và lái nó vượt biên giới và hạ cánh xuống một sân bay quân sự ở Jordan.

Viên đại tá trên được phép tị nạn chính trị ở Jordan nhưng số phận chiếc máy bay trị giá nhiều triệu USD đang thu hút rất sự chú ý. Bộ quốc phòng Syria đang đàm phán với chính phủ Jordan để lấy lại chiếc phi cơ nhưng chính phủ quốc gia láng giềng phía Nam Syria chưa đưa ra bất kể quyết định nào về số phận của nó.

Ngoài ra, có thông tin khẳng định Syria đang sở hữu loại chiến đấu cơ MiG-29M và đang chờ lô hàng bao gồm chiến đấu cơ MiG-29SMT và nhiều loại tên lửa chiến thuật khác từ Nga. Tuy nhiên, không thể biết chính xác khi nào lô hàng tới nơi và con số chính xác mà quân đội Assad nhận được.

>> Syria bắn rơi F-4 Thổ Nhĩ Kỳ

Sáng 21/6/2012, phòng không Syria đã bắn rơi 1 tiêm kích F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ này có thể tạo cớ cho cuộc tấn công chống Syria.

>> Khám phá ngành công nghiệp QP Thổ Nhĩ Kỳ



http://nghiadx.blogspot.com
F-4 Phantom II của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ

Theo thông tin chưa được xác nhận, hôm thứ sáu, 21/6/2012, phòng không Syria đã bắn rơi 1 tiêm kích F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ và bắn bị thương một máy bay khác bay cùng chiếc F-4 ở khu vực bờ biển đông nam Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải.

Theo kênh truyền hành Li-băng Al Manar, chiếc F-4 do 2 phi công điều khiển đã rơi xuống biển.

Sau đó được biết, lực lượng cứu hộ đã phát hiện trên biển một ghế thoát hiểm và một chiếc dù. Nhóm cứu hộ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đang truy tìm bằng trực thăng với sự hỗ trợ của ba tàu Syria.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, các máy bay trên không xâm nhập lãnh thổ Syria mà còn ở cách xa lãnh thổ Syria mấy kilômet. Để thảo luận tình hình này, Thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với sự tham gia của Tổng tham mưu trưởng quân đội, các bộ trưởng các bộ sức mạnh và Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như chỉ huy tình báo Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdoğan cho biết, sự cố xảy ra ở khu vực cách thành phố Latakia khoảng 8 hải lý. Thành phố ven biển Địa Trung Hải Latakia cách biên giới đông nam Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 25 hải lý.

Ông Erdoğan cũng bác bỏ thông tin trên một số báo chí sở tại nói là dẫn lời ông nói rằng, chính quyền Syria đã xin lỗi Ankara về vụ bắn rơi chiếc F-4, đồng thời cho biết, ông chưa có thông tin chính xác khẳng định chiếc F-4 bị phòng không Syria bắn rơi. Bộ Tổng tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố thông tin chi tiết về sự cố nghiêm trọng này.

Trong khi đó, các nguồn tin của BBC cho biết, lực lượng phòng không Syria ở khu vực thành phố Ras al-Basit quả thực đã bắn hạ một máy bay lạ.

Trước đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, chiếc tiêm kích F-4 cất cánh từ căn cứ không quân Erhach ở tỉnh Malatya, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã biến mất khỏi màn hình radar lúc gần trưa trên Địa Trung Hải, phía đông tỉnh Hatay giáp giới Syria. Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, 2 phi công đã được tìm thấy còn sống cách bờ biển Syria 8 hải lý, ở tình trạng sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bác bỏ thông tin này. Ông Erdoğan cho biết, việc tìm kiếm các phi công đang được Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp với Syria tiến hành. “Hiện, tôi chưa có thông tin về các phi công”, ông Erdoğan nói.

Hôm 23.6, có tin, Bộ Quốc phòng Syria đã xác nhận phòng không nước này bắn rơi chiếc F-4 trên vùng biển Syria sáng hôm thứ sáu, 21/6, sau khi nó xâm nhập cách bờ biển Syria nửa hải lý. Bộ chỉ huy quân đội Syria tuyên bố chiếc F-4 bị bắn rơi khi bay trên hải phận nước này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Syria Jihad Maqdisi cho biết, hành động xảy ra không phải là hành động xâm lược và quân đội Syria không biết chiếc máy bay là của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gül phỏng đoán, chiếc F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm không phận Syria do tốc độ bay lớn, phi công không thể kiểm soát được, nhất là khi bay trên biển và đây là chuyện thường xảy ra, chứ không phải hành động ác ý.

Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang tiếp tục tìm kiếm tổ lái chiếc F-4 mà Syria nói là rơi ở Địa Trung Hải, cách phía tây ngôi làng Umm của Syria 6 hải lý.

Sự cố này gây áp lực lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ đòi hành động chống Syria sau khi Ankara đưa ra các tuyên bố ngày càng cứng rắn về vụ này.

Một số nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ nói sự cố này có thể tạo cớ và và áp lực để Thổ Nhĩ Kỳ hành động chống chế độ Assad nếu Ankara muốn.

Giáo sư Mesut Casin của Đại học tổng hợp Yeditepe cho rằng, vụ này sẽ gây rắc rối cho Syria và NATO có thể nhảy vào cuộc. Bộ Quốc phòng từ chối bình luận về sự cố này.

Theo các nhà phân tích thì diễn biến sắp tới phụ thuộc phần lớn vào phản ứng của Syria. “Nếu Syria nhận toàn bộ trách nhiệm và đồng ý bồi thường, chẳng hạn, điều đó có thể ảnh hưởng” đến phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Nihat Ali Ozcan thuộc Viện nghiên cứu TEPAV của Thổ Nhĩ Kỳ bình luận.

Nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ Atilla Yesilada cho rằng, sự cố sẽ tạo cơ sở cho những cáo buộc rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ quân phiến loạn Syria bằng các chuyến bay do thám.

Sự cố bắn rơi chiếc F-4 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị các nước NATO và nhiều nước Arab lợi dụng làm cớ để phát động hành động quân sự chống Syria, Phó chủ tịch thứ nhất Trung tâm Công nghệ chính trị (Nga) Aleksei Makarkin bình luận.

Theo các chuyên gia quân sự, quân đội Syria hiện có chủ yếu tăng-thiết giáp lạc hậu, nhưng các phương tiện phòng không lại khá mạnh. Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Konsstantin Makienko cho biết, gần đây, sau khi đã mua thêm một số vũ khí phòng không hiện đại như Buk-M2, Pantsir-S1E, phòng không Syria đáng sợ hơn nhiều phòng không Libya. Tuy nhiên, nếu phải đối đấu với NATO thì phòng không Syria vẫn không thể đứng vững, nhưng thời gian và vật lực để chế áp phòng không Syria sẽ lớn hơn nhiều nguồn lực đã phải dùng để chế áp phòng không Libya.

(Nguồn :: Newsru, VZ, 22.6, WSJ, Dni, Newsru, 23.6.12)

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Australia

Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.

>> Australia là "tài sản chiến lược" của Mỹ
>> Hải quân Australia: Riêng một góc trời
>> Australia nâng cấp khinh hạm tên lửa lớp Anzac



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Hobart được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis - Ảnh: Combimac


Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.

Hồi đầu tháng 6.2012, khi báo giới quốc tế tiết lộ thông tin Úc đã sẵn sàng kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc thì thông tin về những kế hoạch đóng mới tàu chiến của Canberra càng gây chú ý.

Theo Sách trắng quốc phòng Úc được công bố vào năm 2009, nước này đang triển khai một loạt dự án bổ sung tàu chiến hiện đại với tổng ngân sách ước tính lên đến 70 tỉ USD dành cho tăng cường vũ trang đến năm 2030.

Cụ thế, đối với lực lượng hải quân, Canberra sẽ thực hiện các kế hoạch đóng mới tàu chiến như sau:

12 tàu ngầm: Theo Sách trắng quốc phòng Úc, nước này sẽ đóng mới 12 tàu ngầm để thay thế 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins hiện có.

Đến đầu tháng trước, Úc mới công bố đang thực hiện giai đoạn đầu của việc thiết kế lớp tàu ngầm mới nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết.

Tuy nhiên, một số nguồn tin quân sự cho biết, lớp tàu ngầm mới của Úc sẽ có độ choán nước vào khoảng 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi thế hệ mới, tên lửa chống tàu chiến và cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Nhiều tàu chiến nổi: Theo kế hoạch, hải quân Úc sẽ được bổ sung ba tàu khu trục với nhiều tính năng tác chiến đối không.

Nổi bật nhất, loại tàu khu trục này sẽ được trang bị tên lửa đối không SM-6 có tốc độ gấp 3,5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn đạt 240 km.

Đến nay, Canberra vẫn chưa chính thức tiết lộ thông tin về 3 tàu khu trục này.

Trong khi đó, các nguồn tin quân sự cho rằng Úc đang triển khai đóng mới 3 tàu khu trục lớp Hobart. Loại tàu này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis với nhiều loại tên lửa đối không tân tiến.

Tàu khu trục lớp Hobart còn sở hữu tên lửa chống tàu chiến Harpoon, pháo 127 mm và các loại ngư lôi, chở theo được 1 trực thăng Seahawk. Với độ choán nước 6.250 tấn, tàu này đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ (khoảng 52 km/giờ).

Ngoài ra, Úc cũng sẽ đóng mới 8 tàu hộ tống thế hệ mới để thay thế dần lớp tàu Anzac vốn đang giữ vai trò chủ lực trong lực lượng hải quân nước này.

Đồng thời, Canberra còn thực hiện kế hoạch bổ sung 20 tàu chiến xa bờ có độ choán nước khoảng 2.000 tấn và được trang bị nhiều khí tài hiện đại.

Kèm theo đó, Úc cũng sẽ triển khai thêm 2 tàu đổ bộ có bãi đáp trực thăng với độ choán nước khoảng 30.000 tấn, tương đương một số tàu sân bay cỡ nhỏ.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk nằm trong kế hoạch triển khai vành đai bảo vệ hải quân từ xa của Úc - Ảnh: Navy.mil

Tăng cường máy bay cho hải quân: Để đảm bảo khả năng kết hợp tác chiến không - hải quân một cách hiệu quả, Úc còn xúc tiến mua mới hàng loạt trực thăng cho lực lượng hải quân.

Cụ thể, nước này sẽ mua thêm 24 trực thăng chiến đấu Sikorsky SH-60 Seahawk. Loại trực thăng này không chỉ có tầm bay lên đến 800 km mà còn được trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu chiến như Hellfire, Penguin cùng ngư lôi và pháo.

Ngoài ra, Sikorsky SH-60 Seahawk còn có hệ thống định vị sóng âm tiên tiến nên trở thành khí tài hữu dụng dùng để chống các loại tàu nổi lẫn tàu ngầm. Vì thế, với lực lượng máy bay Sikorsky SH-60 Seahawk mới, Úc có thể tạo nên vành đai phòng thủ hải quân từ xa.

Chưa dừng lại ở đó, Canberra cũng sẽ bổ sung 46 trực thăng chiến đấu MRH-90 hiện đại cho lục quân và hải quân - đây cũng là một khí tài chuyên dùng để chống tàu chiến.

Với một kế hoạch gồm nhiều tàu chiến hùng hậu ở trên, hải quân Úc từ nay đến năm 2030 sẽ dần được tăng cường vũ trang mạnh mẽ hơn rất nhiều.

>> Top 11 vũ khí và công nghệ thế kỷ XXI

11 vũ khí và công nghệ siêu tối tân sẽ góp phần thay đổi diện mạo chiến tranh tương lai.

>> Hệ thống phòng không nhỏ : Nỗi khiếp đảm của máy bay địch


1.Laser lỏng năng lượng cao HELLADS dùng để phòng thủ lãnh thổ.


http://nghiadx.blogspot.com
Laser lỏng năng lượng cao HELLADS

Đây là các laser tiên tiến đang được Cục Các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển, được các nhà thiết kế rất chú ý do có khả năng “chinh phục tốc độ và sức mạnh của ánh sáng và đối phó với nhiều mối đe dọa”.

Vũ khí laser hiện đang là hiện thực, nhưng các laser hiện có còn quá cồng kềnh để có thể ứng dụng trong thực tế chiến đấu.

Tuy nhiên, DARPA hy vọng sắp tới sẽ đưa ra được loại vũ khí laser công suất 150 kW, đủ nhẹ để lắp trên máy bay tiêm kích.

2. Falcon HTV-2

http://nghiadx.blogspot.com
Falcon HTV-2

Là phương tiện bay cơ động cao không người lái phóng bằng tên lửa, xuyên qua khí quyển trái đất với tốc độ nhanh khó tin (khoảng 20.000 km/h). Với tốc độ đó, HTV-2 sẽ vượt qua quãng đường từ New York đến Los Angeles trong chưa đầy 12 phút.

Khí cụ bay này còn được trang bị rất nhiều sensor, cho phép thu thập các loại thông tin trong “tình huống chiến đấu không rõ ràng”.

3. Điều khiển tương thích máy bay bằng tia sáng quang học.

http://nghiadx.blogspot.com

Mục đích của hệ thống này là “nâng cao các tính năng kỹ-chiến thuật của các laser công suất lớn trên các máy bay chiến đấu để sử dụng chúng ở bán cầu sau chống các mục tiêu đối phương như các tên lửa đối phương đang tấn công”.

4. Trực thăng với cánh hình đĩa trên thực tế là sự kết hợp giữa trực thăng và máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng với cánh hình đĩa

Nó có khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng, nhưng cũng có thể chuyển sang chế độ bay tốc độ cao khi các lá cánh quạt kiểu thò thụt được thu vào trong cánh hình đĩa, cho phép trực thăng bay theo kiểu máy bay.

5. Tàu ngầm mới SSBN-X

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm mới SSBN-X

Đang được Hải quân Mỹ phát triển để thay thế các tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio. Mỹ dự định đưa tàu ngầm này vào trang bị vào năm 2029. Đơn giá của các tàu ngầm mới có tên SSBN-X này ít nhất sẽ là 4,9 tỷ USD/chiếc, thậm chí 9 tỷ USD/chiếc.

6.Hệ thống tàu nổi không người lái theo dõi tàu ngầm ACTUV

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tàu nổi không người lái theo dõi tàu ngầm ACTUV

Là tàu nổi không người lái hoạt động thực sự độc lập, có khả năng dò tìm, theo dõi các tàu ngầm êm nhất. Nếu được chế tạo thành công, nó sẽ khác với các tàu ngầm không người lái hiện có ở chỗ nó có thể hoạt động độc lập ngoài biển khơi, tách biệt với các lực lượng tàu nổi chủ lực của hạm đội.

7.Hệ thống bắn tỉa chính xác cao (EXACTO).
http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống bắn tỉa chính xác cao

DARPA đang phát triển loại đạn có điều khiển đầu tiên trên thế giới có thể thay đổi quỹ đạo bay sau khi được bắn đi. Tờ Time năm 2009 mô tả loại đạn này như sau: “Đây là loại đạn sau khi bắn về phía mục tiêu thì bay đến mục tiêu đồng thời thay đổi hình dáng của mình”.

8. Thiết bị nổ từ thủy động.
http://nghiadx.blogspot.com

Các thiết bị nổ này sử dụng “một máy phát dòng điện từ nén để tạo ra một luồng phản lực kim loại tạo hình bằng thủy động học”. DARPA tìm mọi cách che giấu bản chất của nó, nhưng dường như đây là việc sử dụng từ trường để phòng kim loại nóng chảy vào mục tiêu.

9. Vỏ giáp thích ứng
http://nghiadx.blogspot.com
Vỏ giáp thích ứng

Dưới dạng các phần tử phản xạ phủ kín tất cả các phương tiện vận tải và nguyên lý hoạt động của nó là nó có thể thay đổi nhanh nhiệt độ. Các camera nhiệt trên xe ghi nhận thông tin môi trường xung quanh và thay đổi dấu vết nhiệt của xe chiến đấu để nó không thể bị phát hiện ở dải hồng ngoại.

Để thoát khỏi đối phương, thậm chí có thể tạo giả các dấu hiệu nhiệt của phương tiện vận tải khác bằng loại vỏ giáp đó.

10. Hệ thống trinh sát hồng ngoại SBIRS

http://nghiadx.blogspot.com
Vệ tinh SBIRS đầu tiên được phóng vào năm 2011.

Do Lockheed Martin và Northrop Grumman phát triển sẽ gồm một loạt các vệ tinh được đưa lên quỹ đạo elip hay quỹ đạo địa tĩnh, cũng như các trung tâm xử lý dữ liệu trên mặt đất. Nó sẽ có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa và các vụ nổ hạt nhân ở bất cứ nơi nào trên trái đất.

11. Khí tài phát hiện máy ngắm

http://nghiadx.blogspot.com
Khí tài phát hiện máy ngắm

Là các thiết bị được trang bị các camera quang học và hồng ngoại, dùng để “sục sạo tìm kiếm, định vị và tiêu diệt hệ thống vũ khí đang bắn hay người bắn, cũng như để đối phó với nhiều mối đe dọa khác, như các viên đạn, rocket chống tăng, tên lửa và pháo cối đang bắn thẳng”. Tức là các mục tiêu có thể là tĩnh cũng như động.

Ý tưởng là làm sao phát hiện và nhận dạng mối đe dọa đủ nhanh để các hệ thống tự động hay binh lính trên xe kịp phản ứng.

>> Chủ quyền Hoàng Sa được ghi ngay tại điều 1 Luật Biển

Với 495/496 đại biểu QH bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…được ghi ngay trong điều 1.

>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K
>> Su-27 ra Trường Sa


http://nghiadx.blogspot.com
Tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại Trường Sa


(Nguồn :: VIETNAMDEFENCE )

Luật Biển chính là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đồng thời sẽ là thứ "vũ khí pháp lý" để xử lý bằng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với các cá nhân, tàu thuyền nước ngoài vi phạm.


Điều 3 của Luật ghi nhận rõ “biện pháp hòa bình” là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Theo báo cáo giải trình, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 5 quy định việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết.

Luật Biển thừa nhận quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam nhưng quy định rất cụ thể các hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam:


a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào.
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền.
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển.
k) Đánh bắt hải sản trái phép.
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép.
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam.
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.


http://nghiadx.blogspot.com

Theo Luật Biển, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.

Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.

Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Việc QH thông qua Luật Biển Việt Nam là một động thái mạnh mẽ, cần thiết trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Điểm đáng lưu ý nhất là dù các phiên thảo luận luật Biển là thảo luận kín. Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ bộ luật này.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN

Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa.”

Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam.

Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới./.

(Vietnam+, 21.6.12)


Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc đã chủ quan khi chọn đối thủ?

Một Philippines không chịu khuất phục trước sự đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế mà vẫn đầy tự tin, chủ động.

Một Philippines không chỉ một mình khi đối phó với Trung Quốc trên biển Tây Philippines đã khiến cho vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough căng thẳng, bế tắc. Phải chăng Trung Quốc đã chủ quan khi chọn đối thủ?

>> Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng'
>> Trăm năm tàu sân bay trên Thái Bình Dương
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra vi phạm chủ quyền của 4 quốc gia trong khối ASEAN.


Kể từ khi yêu sách “đường lưỡi bò” ra đời và quá trình ráo riết thực hiện thì đối tượng chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc đơn phương ngang ngược tuyên bố vùng cấm đánh bắt hải sản, xua đuổi, bắt ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc… gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam trên vùng biển đánh bắt truyền thống của chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc đã nhận được những gì cần biết qua phép thử này. Tình hình tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dịu đi khi 2 bên đã ký văn bản thỏa thuận về các nguyên tắc giải quyết trên Biển Đông.

Philippines không phải là Việt Nam, họ không đủ khả năng, kinh nghiệm lịch sử ứng đối cứng rắn với Trung Quốc. Philippines chỉ có cứu cánh duy nhất là Hiệp ước phòng thủ với Mỹ và rủi thay đây chính là điểm mà Trung Quốc chọn lựa “kịch bản”.

Trong bối cảnh Mỹ hiện diện ở châu Á-TBD với rất nhiều hành động để “bảo vệ tự do hàng hải” đã khiến cho Indonesia và Singapore lo lắng vì “đặt khối ASEAN trong sự lựa chọn Trung Quốc hay là Mỹ” thì một kiểu xô xát vốn rất nhỏ và rất thường xuyên giữa Trung Quốc và Philippines ở khu tranh chấp Scarborough bỗng trở nên căng thẳng.

Philippines bị Trung Quốc “lấy thịt đè người” khống chế hoàn toàn khu tranh chấp. Dùng tàu chiến mang tên lửa đe dọa Philippines.

Về kinh tế, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối làm cho kinh tế Philippines gặp khó khăn. Chỉ cần giảm 25% lượng nhập khẩu, Philippines thiệt hại 33 triệu USD/tuần, làm cho 220.000 người thiếu việc làm…

Sự kiện Scarborough, Trung Quốc bắn một mũi tên đạt 2 mục đích:

Một là, Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc không sợ Mỹ (Ngoài Philippines ra, trong khối ASEAN có nước nào có Hiệp ước quân sự với Mỹ không? Không có. Vậy mà Trung Quốc vẫn “chơi” Philippines thì chẳng có ngán ai hết).

Chống lại Trung Quốc là thiệt về kinh tế, hại về quân sự, đừng ai có mong vào sự giúp đỡ của Mỹ, Mỹ vì quyền lợi của Mỹ, Mỹ cần Trung Quốc hơn tất cả.

Hai là, “Kịch bản” tranh chấp Scarborough của Trung Quốc thực sự mở đầu cho sách lược lấn tới từng bước trong kế hoạch thực thi đường “lưỡi bò” hòng chiếm trọn Biển Đông của mình. “Sự kiện Scarborough, nếu xử lý tốt, cả cục diện sẽ mở ra, xử lý không tốt cả quốc gia sẽ không có thế chủ động chiến lược” như ý kiến của thế lực “diều hâu” xác định.

Xử lý tốt sự kiện Scarborough là không để Mỹ trực tiếp can thiệp; không để các nước trong khối ASEAN phản đối, liên minh với nhau; làm tê liệt ý chí phản kháng của Philippines; tránh dùng biện pháp quân sự.

Nếu được như vậy thì bước đầu tiên trong kế hoạch thực thi “đường lưỡi bò” là thành công, bước tiếp theo sẽ vô cùng thuận lợi.

“Xử lý không tốt”, nguyên nhân là do nôn nóng biến hành động tranh chấp thành hành động xâm lược bằng bạo lực.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra vi phạm chủ quyền của 4 quốc gia trong khối ASEAN. “Sự xử lý không tốt” của Trung Quốc trong vụ Scarborough chắc chắn gây nên sự lo lắng, bất an cho ASEAN.

Đây là điều Trung Quốc không muốn, bởi một ASEAN đoàn kết, liên minh kinh tế, quân sự để chống lại những thách thức an ninh chung, được hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản… là một thế lực đáng sợ với Trung Quốc.

Chọn đối tượng hợp lý kết hợp với sử dụng chiến thuật mới, Trung Quốc đã dễ dàng thắng lợi khi hoạt động tranh chấp. Trung Quốc làm chủ và phong tỏa hoàn toàn bãi cạn Scarborough.

Trên khu vực tranh chấp, gần 30 tàu đánh cá Trung Quốc đang nhởn nhơ đánh bắt hải sản dưới sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám trong khi Philippines chỉ có 1 tàu “neo, nhìn” mà thôi. Tuy thế, tình hình tranh chấp không thế mà bớt căng thẳng trái lại căng thẳng như có vẻ ngày càng leo thang. Sự căng thẳng mang tính vĩ mô, tầm chiến lược bởi liên quan đến tình hình khu vực và nhiều “đạo diễn” khác.

Trong đó, một điều không thể phủ nhận là Philippines từ ngày 8/4/2012 đã hoàn toàn lột xác khiến dư luận thế giới từ chỗ lo ngại, thông cảm sâu sắc với Philippines trước cường quyền nay chuyển sang lạc quan, hy vọng.

Về ý chí họ tỏ ra mạnh mẽ, tự tin, không khuất phục, bất chấp những hù dọa chiến tranh, trừng phạt kinh tế.

Về lực lượng, tăng cường, tìm kiếm sức mạnh cho không quân, hải quân. Sau lưng họ có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia đang hỗ trợ quân sự và đặc biệt là Mỹ khi cần thiết sẽ viện trợ hệ thống radar và máy bay chiến đấu hiện đại. Đối phó với Trung quốc, họ không chỉ có một mình.

Về biện pháp đấu tranh, họ chủ động, có sự chuẩn bị kỹ càng, kiên quyết đưa vấn đề tranh chấp ra quốc tế giải quyết theo UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên.

Vấp phải những điều không ngờ này, Trung Quốc chỉ biết lớn tiến đe dọa, yêu cầu Philippines không “khiêu khích” “làm căng thẳng tình hình”…tuyệt nhiên không có một giải pháp nào. Trung Quốc rơi vào thế bị động, thiếu biện pháp đối phó, bế tắc, “tiến thoái lưỡng nan”.

Té ra, gây chiến tranh hay gây bất cứ điều gì thì rất dễ dàng. Nhưng kết thúc nó như thế nào mới là quan trọng, khó khăn. Trên thế giới có quá nhiều bài học.

>> Hàn Quốc cần 60 máy bay tiêm kích F-X III

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo đã nhận được hồ sơ đấu thầu hợp đồng cung cấp 60 máy bay tiêm kích F-X III. Các công ty tham gia gồm Lockheed Martin, Boeing và Eurofighter.


http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu tiêm kích F-35A của Lockheed Marti


Phía Hàn Quốc cũng cho biết thêm có thể kéo dài thời hạn chót đăng ký đấu thầu tới tháng 10/2012.

Gói thầu cung cấp 60 máy bay tiêm kích cho quân đội Hàn Quốc được công bố từ tháng 1/2012. Lockheed Martin chào hàng máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35A. Trong khi đó, Boeing tham gia đấu thầu với F-15 Silent Eagle. Còn hãng Eurofighter của châu Âu tham gia với mẫu tiêm kích Typhoon.

Nga cũng có ý định tham gia đấu thầu với mẫu tiêm kích T-50. Tuy nhiên, cho tới nay Nga vẫn chưa nộp hồ sơ. Ngoài ra, nhiều khả năng hãng chế tạo máy bay Saab của Thuỵ Điển cũng sẽ tham gia đấu thầu với mẫu tiêm kích JAS-39 Gripen.


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích JAS-39 Gripen của Thuỵ Điển

Báo chí Hàn Quốc cho biết, trong tháng 6 này, các chuyên gia của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ bắt đầu các cuộc thử nghiệm F-35A. Tới tháng 8, phía Hàn Quốc tiếp tục “xét” tới mẫu tiêm kích F-15 Silent Eagle.

Mẫu Eurofighter Typhoon sẽ được thử nghiệm vào tháng 9 tới. Một trong những phần thử nghiệm sẽ được tiến hành trên thực địa. Còn lại, các cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành trên cơ sở mô hình các loại máy bay trên máy tính.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích F-15 Silent Eagle của Boeing

Các nguồn tin cho biết Seoul sẵn sàng chi 8,29 nghìn tỷ won (7,9 tỷ USD) cho gói thầu này. 60 chiếc tiêm kích mới được gọi là F-X III sẽ thay thế những chiếc F-4E Phantom II và F-5E Tiger II đã lạc hậu hiện đang được trang bị cho quân đội Hàn Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng khả năng thắng thầu đang nghiêng về hai mẫu tiêm kích của Mỹ là F-35A và F-15 Silent Eagle.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Typhoon của châu Âu

Trước đó, trong giai đoạn 2 hiện đại hoá tiêm kích F-X II từ năm 2007-2008, Hàn Quốc đã mua 21 chiếc F-15K Slam Eagle của Mỹ. Đây là phiên bản của mẫu tiêm kích F-15E Strike Eagle cho không quân Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích thế hệ 5 T-50 của hãng máy bay Nga Sukhoi

Về tổng thể, theo chương trình F-X, Hàn Quốc sẽ mua tổng số 120 máy bay tiêm kích mới cho không quân nước này đến năm 2020.

>> H-9: Bao giờ mới thành 'ngáo ộp'?

Thông tin và hình ảnh của một loại máy bay ném bom chiến lược có ngoại hình giống B-2B của Mỹ mà thời gian qua các phương tiện truyền thông rầm rộ đưa tin có thể là mô hình thử nghiệm H-9.

>> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 2)
>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga



http://nghiadx.blogspot.com
Kích thước khổng lồ của ống xả máy bay Tu-22M3. Ảnh: Chinanews


Không quân chiến lược của Trung Quốc

Các đồn đoán Trung Quốc đang nghiên cứu, phát triển H-9 làm thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa tương lai cũng không phải là không có cơ sở. Ngày 7/12/2009, một chuyên gia giấu tên tiết lộ trên thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) là khi đi dự một hội thảo khoa học chuyên môn ông này được phát cặp tài liệu, trong đó có nhắc tới một loại máy bay chiến lược mới đang được triển khai, chính là máy bay H-9.

Dự án "động trời"

H-9 là sản phẩm của "kế hoạch không quân tương lai", là kết quả hợp tác giữa các cơ quan phát triển trang bị của quân đội Trung Quốc với Tập đoàn hàng không Tây An và Cục hàng không vũ trụ Thượng Hải (Viện nghiên cứu, phát triển số 8). H-9 là máy bay ném bom tàng hình chiến lược, có thể bay trên độ cao 36 km với vận tốc gấp 3,7 lần tốc độ âm thanh. Với độ cao và vận tốc này, H-9 có thể vượt qua tầm cao và tốc độ của hầu hết máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không trên thế giới hiện nay, kể cả các loại tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Mỹ. H-9 được lắp đặt 4 động cơ thế hệ mới (thiết kế ban đầu là 2 động cơ).

Theo một số thông tin từ giới truyền thông, Phòng thực nghiệm của Cục hàng không vũ trụ Thượng Hải đang tập trung giải quyết vấn đề mấu chốt trong hạn chế về động cơ máy bay Trung Quốc là kết hợp động cơ turbin cánh quạt với động cơ trục quay để tăng cường công suất của buồng đốt và sử dụng vỏ động cơ làm một bộ phận của chỉnh thể hệ thống phản lực. Chuyên gia trên khẳng định, hiện kế hoạch của Viện nghiên cứu số 8 đang bước vào giai đoạn tập trung khắc phục các điểm yếu cố hữu của ngành công nghiệp chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc.

Viện nghiên cứu số 8 chính là một trong những đơn vị đã tham gia nghiên cứu, chế tạo thành công thế hệ động cơ phản lực WS-10 đang được đưa vào sử dụng trong hàng loạt máy bay tiêm kích Trung Quốc. Tuy đã chế tạo được WS-10 nhưng loại động cơ này cũng có không ít nhược điểm. Cũng theo chuyên gia trên, vì tập trung vào vấn đề động cơ nên các tham số khác của H-9 chưa được định hình toàn bộ, tuy vậy chỉ với độ cao và tốc độ của nó cũng cho thấy sự vượt trội so với các máy bay ném bom hiện có của Nga và chẳng hề thua kém Mỹ.

Nếu đúng theo các thông tin được tiết lộ thì chỉ có H-9 mới đạt đến tầm cỡ máy bay ném bom tầm xa chiến lược tương lai. 5 - 7 năm nữa khi H-10 và H-8 (có thể là dưới 1 cái tên khác) lần lượt ra đời, những dự đoán hiện nay sẽ dần sáng tỏ, nhưng đối với H-9 thì dường như hoàn toàn khác.

Vẫn phải nhập ngoại

Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Trung Quốc còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lắp ráp và mô phỏng chứ chưa có kinh nghiệm nghiên cứu, chế tạo mới, đặc biệt là chưa có hướng giải quyết triệt để tạo đột phá cho động cơ nội địa - điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt cho các đời máy bay.

Nếu sử dụng động cơ nhập ngoại sẽ dẫn đến hai vấn đề nan giải. Một mặt phải phụ thuộc vào nước ngoài, lúc đó thiết kế và tính năng của máy bay lại phải xem xét đến yếu tố đồng bộ với động cơ, sau đó tiến trình sản xuất cũng lại phụ thuộc vào tiến độ bàn giao. Nếu xảy ra trục trặc về đối ngoại, sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch phát triển không quân chiến lược của Trung Quốc. Mặt khác, có thể khẳng định Trung Quốc khó có thể mua được động cơ của Mỹ và các nước Tây Âu khi họ chẳng dại gì "tiếp tay cho đối thủ" nên chắc chắn Bắc Kinh lại phải cậy nhờ đến Moscow­­­­­­.

Tuy vậy, ngay cả với Nga bây giờ thì Trung Quốc cũng không dễ dàng đàm phán. Sau khi thấy Bắc Kinh liên tiếp "nhái" lại các loại vũ khí của mình, Moscow đã trở nên cảnh giác, dè dặt hơn trong các hợp đồng bán vũ khí nhỏ, lẻ.

Ví dụ như trong các năm 2006 và 2009, Nga thẳng thừng từ chối đề nghị mua 14 chiếc Su-33 vì không muốn "tiếp tay" cho Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ chế tạo "hàng nhái" J-15. Mới đây nhất là Nga đã từ chối bán hệ thống cáp hãm đà hạ cánh của tiêm kích trên hạm cho Trung Quốc.

Ngoài ra, nếu so sánh với Mỹ, các thế hệ động cơ hiện tại của Nga cũng chưa theo kịp tiêu chuẩn công nghệ, đặc biệt là về kích thước và độ ồn. Độ lớn và cấu trúc của của động cơ dẫn đến hệ thống phản lực và ống dẫn khí cồng kềnh cho nên các loại máy bay của Nga đều có khoang động cơ rất lớn, thậm chí cửa ra của động cơ nối với ống xả phản lực rộng đến hàng mét dẫn đến máy bay rất to và cồng kềnh. Vì thế nếu Trung Quốc có mua được động cơ của Nga cũng vẫn phải cải tiến cho phù hợp với ngoại hình tổng quan phẳng và dẹt theo tiêu chuẩn máy bay tàng hình tiên tiến.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa máy bay ném bom chiến lược H-9 Trung Quốc

Với các động cơ thế hệ WS-10 Trung Quốc mới chế tạo, dùng để sản xuất máy bay chiến thuật vẫn chưa tạo nên sự yên tâm tuyệt đối, chưa tính đến máy bay ném bom tầm xa chiến lược. Điều này có thể được hiểu qua sự bất đồng về thời điểm ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của các nhà quân sự Trung Quốc.

Vì vậy, tuy đặt ra các tiêu chí rất cao về độ cao, tốc độ và tầm bay nhưng không có gì bảo đảm động cơ Trung Quốc có đủ độ tin cậy để đạt được các tiêu chí đó, rất dễ gây nên tình trạng "đầu voi, đuôi chuột". Với những khó khăn chồng chất như thế, trong tương lai, có thể phải đến thập niên thứ 3 của thế kỷ này Trung Quốc mới chứng kiến sự hiện diện của H-9 và không rõ lúc đó so với máy bay tương tự của Nga - Mỹ thì máy bay ném bom chiến lược tầm xa này còn giữ được những lợi thế nào.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K

Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.

>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K



http://nghiadx.blogspot.com
Su-30K sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với sức mạnh không chiến vượt trội. Ảnh minh họa.

Rosoboronexport đã tìm thấy một khách hàng tiềm năng để mua các máy bay chiến đấu Su-30K đang được sửa chữa tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus), một nguồn tin giấu tên B tiết lộ với tờ Kommersant.

Theo nguồn tin này, một đoàn chuyên gia quân sự của Việt Nam đã tới thăm nhà máy 558 và bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng.

Nếu Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán cụ thể về hợp đồng này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nhà xuất nhập khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronexport, có 2 công ty vũ khí của Nga phải cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Trước đây, việc cung cấp các máy bay Su-30 cho Không quân Việt Nam đều được thực hiện ở nhà máy sản xuất máy bay ở Hiệp hội hàng không Komsomolsk-on-Amur, một thành viên của Tổng công ty Hàng không quốc gia Nga (UAC). Còn 18 máy bay Su-30K đang nằm ở Belarus và thuộc sở hữu của Tập đoàn hàng không Irkut, và công ty này không thuộc bộ phận của UAC.

Thực tế, vào giữa tháng 5/2012, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến Belarus để thảo luận, Kommersant dẫn nguồn tin B.

Cũng theo nguồn tin này, các chuyên gia Việt Nam đã thể hiện mong muốn được kiểm tra một vài máy bay chiến đấu, và sau đó công việc sẽ được bắt đầu khi có một lời đề nghị từ phía Nga. Các chuyên gia đánh giá rằng, Su-30K không phải là hoàn hảo, nhưng vẫn đủ tốt.

Nguồn tin B của nhà máy 558 tiết lộ thêm, đại diện phía nhà máy cố gắng thuyết phục họ (Việt Nam) rằng, nhà máy này có đủ tất cả những khả năng để thực hiện việc sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Su-30K theo yêu cầu cụ thể của Việt Nam.

Nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng hai bên chưa thảo luận về việc mua lại. "Chúng tôi mong muốn sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán", ông này nói.

Đối với 18 máy bay Su-30K ở Belarus, Nga dự định sẽ bán với giá trị ít nhất là 270 triệu USD (khoảng 15 triệu USD đối với một máy bay đã được hiện đại hóa), nếu so sánh với giá trị hiện tại của 18 chiếc Su-30 mới (hơn 1 tỷ USD) thì đây sẽ là một con số rất khiêm tốn.

Nguồn B cũng tiết lộ, trong số các quốc gia có hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) thể hiện quan tâm tới việc mua lại 18 máy bay Su-30K không chỉ có Việt Nam, còn cả Sudan, và Belarus. Họ có xu hướng sử dụng nguồn ngân quĩ tài chính tối thiểu để nâng cấp cho các phi đội không quân của mình, đặc biệt để thay thế cho các loại máy bay đã lỗi thời như MiG-21, Su-22 ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn tin B dẫn lời từ Tổ hợp công nghiệm hàng không Nga cho biết, Bộ tài chính Nga đã từ chối không cấp khoản vay tín dụng cho Minsk (Belarus) để mua máy bay và yêu cầu phải thanh toán hợp đồng mà không phụ thuộc vào Belarus.

Giai đoạn thực tế để bắt đầu cuộc đàm phán đầu tiên với Việt Nam và Sudan được xem như một giải pháp dự phòng.

Nga đã cố gắng xoay sở để tìm được một khách hàng mua lại 18 máy bay Su-30K, và họ không thể vui mừng hơn khi đã có khác hàng là Việt Nam, nước mà trước đây chỉ mua các máy bay chiến đấu hoàn toàn mới.

Ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược đánh giá, giá trị của hợp đồng này là cực kỳ thuận lợi cho Việt Nam và họ (Việt Nam) có khả năng thực hiện được mong muốn mua 18 máy bay Su-30K với mức giá hấp dẫn.
http://nghiadx.blogspot.com
Nếu hợp đồng mua 18 chiếc Su-30K thuận lợi, việc tiếp nhận những máy bay đầu tiên sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn.

Theo Kommersant, việc Irkut muốn bán số máy bay Su-30K mà không thông qua UAC chính là nguyên nhân để các lãnh đạo cấp cao của UAC phản đối việc thực hiện hợp đồng, họ cố gắng để bảo vệ được vị trí cung cấp các sản phẩm hàng không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà cụ thể trong trường hợp này là Việt Nam.

Tuy nhiên, UAC sẽ rất khó khăn để thuyết phục được Việt Nam từ bỏ việc mua 18 máy bay Su-30K của Irkut - chủ yếu là do mức giá "quá hấp dẫn".

Ngoài ra, nguồn tin B tiết lộ thêm, Rosoboronexport đã xác định sẽ thực hiện hợp đồng Su-30K trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên, tiết lộ gây "sốc" của nguồn tin B nói rằng, vẫn còn 4 máy bay Su-30MK2 đang được sản xuất tại nhà máy ở đây. Bởi theo báo chí trước đó đưa tin, thì chỉ còn 1 chiếc máy bay Su-30MK2 được sản xuất để bù lại chiếc đã mất cho Không quân Việt Nam.

Nguồn tin B nhắc lại rằng, cuối tháng 11/2011, Không quân Ấn Độ đã vận chuyển các máy bay Su-30K bằng máy bay vận tải quân sự chuyển về nhà máy 558 ở Belarus, nơi số máy bay này sẽ được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN trước khi bán cho khách hàng thứ hai.

Năm 1996, công nghệ Nga lúc đó chưa đủ để tạo ra 18 chiến đấu cơ tiên tiến Su-30MKI mà Ấn Độ đã đề nghị mua. Vì vậy Nga đã sản xuất với cấu hình rút gọn là Su-30K. Nhưng sau đó Ấn Độ đã yêu cầu thay thế số máy bay Su-30K này bằng một số lượng tương tự máy bay Su-30MKI cấu hình cao cấp hơn và trả lại 18 chiếc Su-30K cho Tổng Công ty Irkut. Tuy nhiên, số máy bay này không được chuyển về Nga mà tới nhà máy sửa chữa 558 ở Baranavichy ở Belarus, nguồn tin B nói rằng việc này là để công ty nga tránh phải trả thuế hải quan khi nhập khẩu máy bay trở về Nga.

Một số hình ảnh về Tiêm kích Su-30KN :


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


>> Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng'

Những ngày gần đây, nhiều tờ báo Ấn Độ và Mỹ đề đặt câu hỏi cho chiến lược bao vây Trung Quốc mà Mỹ đang thực hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Số lượng tàu chiến hàng năm của Trung Quốc ở vào mức 11,8%.


Về vấn đề này, báo chí Trung Quốc bình luận: Ấn Độ tỏ ra thận trọng với khả năng hi sinh quan hệ Ấn – Trung để gia nhập vào vòng vây kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ.

Truyền thông Trung Quốc dẫn nguồn từ Tạp chí Foreign Policy cho biết, nếu có xung đột xảy ra, Mỹ không có cơ hội thực hiện một cuộc chiến tranh đường biển giữa các nhóm tàu xung kích với Trung Quốc.

Trung Quốc tự tin "tiếp đón" Mỹ ở Tây Thái Bình Dương

Theo bài báo trên, trong hội nghị Shangri – La vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng nước này sẽ thực hiện chiến lược bảo đảm cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Từ phát biểu của ông Leon Panetta, có thể thấy rằng trong tương lai người Mỹ sẽ gia tăng và mở rộng sự xuất hiện quân sự của họ trong khu vực.

Ông Panetta còn tuyên bố đến năm 2020 Mỹ sẽ điều 60% lực lượng hải quân của mình đến châu Á Thái Bình Dương (*). Ông còn trình bày khái niệm về học thuyết tác chiến không - biển mới, đồng thời, phủ nhận việc gia tăng quân sự ở châu Á là nhằm để khống chế Trung Quốc.

Ông Panetta cho rằng việc gia tăng hiện diện quân sự cũng như thực hiện học thuyết không - hải chiến là cần thiết, tuy nhiên, việc này có thể sẽ gây ra một vài phản ứng ảnh hưởng đến cán cân quân sự hiện nay tại khu vực.

Trong khi đó, báo cáo tình báo của Hải quân Mỹ dự báo, trong 10 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng thực chất, đặc biệt, khi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc có những bước nhảy vọt về số lượng.

Tất nhiên, nếu chỉ xem xét số lượng tàu chiến thì không thể nhìn nhận được thấu đáo vấn đề. Quan trọng nhất là những tàu này sẽ được dùng cho mục đích và nhiệm vụ gì, cũng như chúng sẽ tác chiến trong các điều kiện chiến trường ra sao.

Báo chí Trung Quốc nhận định: nếu xảy ra xung đột ở Hoàng Hải và biển Đông giữa Mỹ với Trung Quốc, lực lượng chiến đấu của Trung Quốc sẽ có thể có ưu thế hơn so với Hải quân Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc có thể phân tán các máy bay chiến đấu của mình ở hơn 100 căn cứ rải rác khắp lãnh thổ, từ đó tiến hành các đòn tấn công vào các mục tiêu trên biển của đối phương.

Theo báo cáo của Hải quân Mỹ, số lượng tiêm kích của Không quân Hải quân Trung Quốc vào năm 2009 là 145 chiếc, đến năm 2020 là 348 chiếc. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ chỉ có một số ít căn cứ không quân. Hơn nữa nếu xảy ra chiến tranh, các căn cứ này hoàn toàn nằm trong tầm uy hiếp của các loại tên lửa đường đạn Trung Quốc. Theo hiệp ước cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung, nếu xét về số lượng loại tên lửa này, Trung Quốc đã chiếm ưu thế so với Mỹ.

Nếu chỉ so sánh tàu chiến chủ lực với nhau, người ta đã quên đi các loại tên lửa chống tàu được bắn từ mặt đất của Trung Quốc, chúng được phóng từ các bệ phóng cơ động. Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng không tính đến các tàu tuần tra tên lửa hạng nhẹ gần bờ của Trung Quốc, các nhóm tàu này đều có khả năng mang tên lửa chống hạm.
Học thuyết không - hải chiến nhấn mạnh việc hiệp đồng tác chiến giữa hai quân chủng không quân và hải quân. Việc hiệp đồng này có thể thấy rõ gần đây nhất là tại chiến tranh Libya hồi 2011. Khi đó hệ thống phòng không của Chính phủ Libya hầu như bị tên lửa hành trình của hải quân Mỹ tiêu diệt.

Tác chiến không biển cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là sự đe dọa từ các lực lượng trên bộ, các giếng phóng tên lửa cố định hoặc các bệ phóng cơ động, chúng có những ưu thế vô cùng to lớn.

Việc hiệp đồng tác chiến này vẫn còn những kẽ hở, nếu muốn đạt được thắng lợi, tác chiến không - biển không chỉ dựa vào việc tránh khỏi các đòn đánh của lực lượng lên lửa đối phương, mà còn phải đảm bảo việc tiêu diệt các trung tâm chỉ huy, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo tầm xa cũng như các căn cứ nằm sâu trong tung thâm đối phương, có như vậy mới có thể ngăn chặn được các đòn phản công từ lực lượng tên lửa đối hạm ven bờ. Tạo được sức hủy diệt mạnh mẽ đối với nền kinh tế của như ổn định xã hội của đối phương. Tuy nhiên, người ta quan ngại rằng, với phương thức tác chiến như thế, có thể dẫn đến việc mở rộng tính chất và phạm vi chiến tranh.

Ngoài ra, nếu đối đầu với Trung Quốc ở khu vực này, Mỹ sẽ tổn thất rất nhiều về chi phí chiến tranh. Một tàu chiến của Mỹ sẽ tiêu tốn số tiền tương đương với việc sản xuất hàng trăm thậm chí là hàng ngàn tên lửa chống hạm.

Khó khăn trong việc lôi kéo Ấn Độ?

Ông Panetta cho rằng, các ưu thế địa lý có thể là một trong những ưu điểm lâu dài của Mỹ. Trong trường hợp xảy ra xung đột, một vòng cung từ Nhật Bản vượt qua Đài Loan và kéo dài đến Philippines sẽ là sợi dây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc, cũng như có lợi cho Mỹ và đồng minh trong việc giám sát các cơ sở quân sự và lực lượng tên lửa của phía Trung Quốc. Điều này vốn được Trung Quốc xem là một thách thức lớn từ xưa đến nay.

Thứ hai, Mỹ và đồng minh có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các phương án hiệp đồng tác chiến. Trong khu vực, Mỹ có những đồng minh lâu đời, cùng nhau thực hiện các cuộc diễn tập hàng năm, họ xây dựng được một hệ thống hợp tác, chỉ huy, điều phối rất nhuần nhuyễn. Đây cũng là một điều quan trọng đối với việc thực thi tác chiến không biển.

Ưu thế lớn nhất của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương là hệ thống đồng minh đông đảo, các quốc gia kí kết hiệp ước bảo hộ an ninh, các quốc gia đối tác của Washington sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có nhiều lựa chọn. Người Mỹ có càng đông đồng minh, Trung Quốc lại càng khó khăn hơn.

Trong bối cảnh sự nổi lên của Trung Quốc ngày càng rõ, chính sách ngoại giao của Mỹ là tìm kiếm càng nhiều đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương, từ đó sẽ tạo ra sức uy hiếp lớn hơn, những nguy cơ mà các quốc gia thành viên phải đối mặt sẽ được giảm thiểu. Việc tăng cường cam kết với Austraulia, Philippines và Singapore trong thời gian gần đây không nằm ngoài mục đích trên.

Tuy nhiên, theo truyền thông Trung Quốc, các tham vọng của Mỹ đang gặp những trục trặc đáng kể.

Báo chí Ấn Độ những ngày qua cho rằng, Mỹ xem Ấn Độ là quốc gia đối tác chiến lược có tiềm lực đáng kể nhất trong chính sách châu Á mới của họ, tuy nhiên, một vài nhận định của giới phân tích Ấn Độ cho rằng, hiện tại sẽ không có một quốc gia châu Á nào kể cả Ấn Độ chấp nhận công khai đối mặt với Trung Quốc mà ngả về phía Mỹ.

Ấn Độ và Trung Quốc đang có những tranh cãi gay gắt về vấn đề biên giới. Thế nhưng dù Washington có thể cung cấp vũ khí cho Ấn Độ với những hợp đồng máy bay vận tải hạng nặng hay pháo mặt đất thì trong trường hợp xảy ra xung đột tại vùng Nam Tây Tạng, khả năng Mỹ can thiệp là vô cùng thấp, Ấn Độ chỉ có thể dựa vào chính họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Do đó,người Ấn Độ cho rằng, họ có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ, nhưng không thể mang quan hệ với Trung Quốc ra để trao đổi.

Các quốc gia Đông Nam Á đang là đồng minh với Mỹ cũng không hề xem nhẹ yếu tố Trung Quốc vì hiện tại, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

Vì vậy, ông Panetta trong bài diễn văn của mình, cho rằng liên minh các quốc gia đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương sẽ là một bài toán rất hóc búa với Trung Quốc và đây sẽ là chìa khóa để Mỹ giải quyết trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Vấn đề là Mỹ sẽ thực hiện điều này như thế nào và thành công đến đâu?

(*) Theo tin từ bộ quốc phòng Mỹ, trong số 186 tàu chiến của nước này (bao gồm các hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm tên lửa, tàu chở trực thăng, tàu ngầm tấn công) thì có đế 101 chiếc (54%) hiện đang hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Trong kế hoạch đóng tàu mới nhất của mình, người Mỹ dự kiến đến năm 2020 số tàu tác chiến chủ lực của họ ở vào khoảng 181 chiếc, trong đó có 109 chiếc chiếm 60% sẽ hoạt động tại Thái Bình Dương, tăng 8 chiếc so với hiện tại.

Dự báo của Hải quân Mỹ cũng cho biết, đến năm 2020 số tàu chiến chủ lực của Trung Quốc sẽ tăng từ con số 86 chiếc vào năm 2009 lên đến 106 chiếc.

Trong đó, có khoảng 72 chiếc là tàu ngầm tấn công, khi đó, Mỹ sẽ có khoảng 29 tàu ngầm tấn công hoạt động ở khu vực này.

Từ giai đoạn năm 2020 đến năm 2040, số lượng tàu chiến của Mỹ không thay đổi nhiều. Với Trung Quốc, sự gia tăng số lượng tàu chiến hàng năm của nước này ở vào mức 11,8%.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang