Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Mỹ mua UAV Switchblade



Lenta đưa tin, hôm 7/9, quân đội Mỹ vừa ký kết một hợp đồng cung cấp loại UAV siêu cơ động không người lái Switchblade với công ty kỹ thuật công nghệ AeroVironment.

Theo thông cáo báo chí của AeroVironment, giá trị của hợp của đồng là 4,9 triệu USD.

UAV Switchblade là một thiết bị bay không người lái cực nhẹ và có kích thước nhỏ gọn, nó có thể mang theo một đầu đạn và tiến công bằng cách lao thẳng vào một mục tiêu nhất định.

UAV mới này có thể cho vào trong một ba lô và người lính có thể phóng nó bằng tay trên chiến trường.

http://nghiadx.blogspot.com
UAV Switchblade của công ty AeroVironment.

Nhà sản xuất cho biết, Switchblade cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác tuyệt cao và không có hỗ trợ của pháo binh. Bởi vì UAV này được trang bị động cơ điện hầu như không phát ra tiếng ồn.

Ngoài ra, khi tiếp cận đến gần mục tiêu định trước, UAV này có thể tắt động cơ và bay vòng tấn công mục tiêu ở chế độ tàu lượn.

Máy tính mô đun cho phép điều khiển, giám sát chuyển động của UAV ở chế độ ngoại tuyến. Việc phát hiện mục tiêu được thực hiện bằng truyền hình video về chỉ huy trong thời gian thực.

Để nâng cao hiệu quả của UAV, các kỹ sư đã thiết kế làm cho nó có thể hủy bỏ nhiệm vụ hiện tại và chuyển sang một nhiệm vụ hay một mục tiêu khác.

Lựa chọn này cho phép tránh được tự phá hủy không chỉ là UAV trong trường hợp mục tiêu chuyển động bất ngờ mà còn tránh được thương vong đáng tiếc cho dân thường.

Theo lãnh đạo AeroVironment, ông Tom Herring, Switchblade không chỉ có thể cải thiện thành phần tình báo của quân đội, mà còn có thể là một phương tiện bảo vệ hiệu quả trong điều kiện chiến đấu.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

>> Mỹ, Hàn tập huấn phá hủy vũ khí Triều Tiên



Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ luyện tập phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên trong cuộc tập trận thường niên diễn ra vào tháng này nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.


http://nghiadx.blogspot.com


Hai nước đồng minh này sẽ thành lập một đơn vị hỗn hợp gọi là Lực lượng đặc nhiệm diệt trừ khi bắt đầu cuộc diễn tập Ulchi Bảo vệ Tự do kéo dài 10 ngày, bắt đầu vào 16/8, thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap hôm nay 7/8 đưa tin.

Ulchi Bảo vệ tự do là cuộc diễn tập hàng năm được máy tính hỗ trợ. Khoảng 350 binh sĩ thuộc lực lượng hỗ trợ chỉ huy số 20 của lục quân Mỹ và lính Hàn Quốc sẽ giả vờ phát hiện và phá hủy bom nguyên tử, tên lửa và vũ khí hóa học của Triều Tiên.

"Trong trường hợp khẩn cấp, lượng đặc nhiệm diệt trừ sẽ nhận diện các căn cứ bị nghi là sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên và tiến hành phá hủy nó", một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết.

Quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết, đây là cuộc diễn tập thông lệ và mang tính phòng thủ. Trong khi đó, phía Triều Tiên thường mô tả cuộc tập huấn chung là diễn tập xâm lược.

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã bùng phát kể từ khi Hàn Quốc buộc tội Triều Tiên dùng ngư lôi đánh chìm một tàu chiến của nước này làm 46 người thiệt mạng hồi tháng 3/2010.

Triều Tiên phủ nhận cáo buộc song tháng 11 năm ngoái đã bất ngờ pháo kích một hòn đảo ở biên giới hai bên, làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng, trong đó có 2 dân thường. Kể từ đó, Hàn Quốc đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập, cả một mình lẫn hợp tác với Mỹ nhằm thể hiện sức mạnh trước Triều Tiên.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Kế hoạch hiện đại hóa Quân đội Mỹ vào năm 2012



Mới đây, Mỹ đã công bố kế hoạch hiện đại hóa Quân đội năm 2012 và đề ra một chiến lược phát triển tổng thể và những ưu tiên trong chính sách phát triển quân đội.


Theo đó Quân đội Mỹ sẽ cung cấp chi tiết những yêu cầu và danh mục phát triển các trang thiết bị quân sự trong năm 2012, xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh nhằm sẵn sàng ngăn chặn xung đột và đối phó với mọi mối đe dọa trong tương lai.

Với chiến lược phát triển quân đội năm 2012, Mỹ đã đặt ra 3 mục tiêu ưu tiên chiến lược cơ bản gồm:

- Xây dựng mạng lưới kết nối thông tin liên lạc trực tiếp từ các đơn vị đồn trú tới từng binh sỹ;
- Ngăn chặn và đánh bại mọi mối đe dọa;
- Bảo vệ và trao quyền hành động cho binh sỹ;

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Quân đội Mỹ xác định ưu tiên phát triển 7 hệ thống đảm bảo thành công cho các hoạt động như, hệ thống thông tin vô tuyến hỗn hợp cấp chiến thuật JTRS với khoản đầu tư là 776 triệu USD, bao gồm thiết bị truyền dẫn số liệu băng thông rộng cơ động mặt đất, máy tính xách tay sử dụng giao thức internet dựa trên công nghệ cung cấp mạng định tuyến.


http://nghiadx.blogspot.com

Dù Quân đội Mỹ đang đối mặt với vấn đề cắt giảm chí phí quốc phòng, tuy nhiên, vẫn lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội vào năm 2012.


Có khả năng cung cấp thông tin bằng giọng nói, hình ảnh đa kênh, hệ thống mạng thông tin chiến thuật cho máy bay chiến đấu WIN-T được đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, cung cấp thông tin băng rộng được kết nối vệ tinh hỗ trợ khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát hỗn hợp JC4ISR.

Các phương tiện chiến đấu mặt đất đầu tư 884 triệu USD. Kế hoạch này nằm trong chương trình thay thế và hiện đại hóa các xe chiến đấu bộ binh tại các đơn vị chiến đấu chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và cơ động.

Hệ thống phân phối thông tin mặt đất DCGS-A, kế hoạch triển khai đầy đủ vào quý bốn năm 2012. DCGS-A cung cấp các dữ liệu tình báo, trinh sát và giám sát tích hợp cảm biến trên không và mặt đất.

Ngoài ra còn có hệ thống chỉ huy chiến trường hỗn hợp JBC-P được đầu tư 188 triệu USD. JBC-P có thể cung cấp khả năng chỉ huy và kiểm soát diện rộng trên mọi địa hình và phạm vi chiến dịch.

Hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành PIM được cấp 120 triệu USD. PIM nằm trong chiến lược hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu mặt đất, được phát triển nhằm tăng cường phản ứng nhanh cho pháo tự hành như M109A6 Paladin và M992A2.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành M109A6 Paladin

Nâng cấp và chuyển đổi máy bay Kiowa Warrior OH-58 được đầu tư 250 triệu USD từ thế hệ D sang thế hệ F bằng việc nâng cấp cảm biến và buồng lái của Máy bay.

Cùng với đó, Mỹ hoạch định các khoản chi nằm trong ngân sách Lục quân năm tài khóa 2012 bao gồm việc đầu tư 1,3 tỷ USD cho hiện đại các hệ thống trang bị cho binh sỹ như vũ khí cá nhân , các hệ thống cảm biến, thiết bị hỗ trợ phát hiện mục tiêu trong đêm, áo chống đạn, mạng chỉ huy và kiểm soát cá nhân, quần áo và trang bị cá nhân.

Kính phí cấp cho các hoạt động chỉ huy bao gồm khả năng truyền tải thông tin và dịch vụ cung cấp lên tới 3,6 tỷ USD.

Các hoạt động tình báo nhận được 1,2 tỷ USD. Các hoạt động cơ động mặt đất bao gồm các phương tiện chiến đấu như xe tăng Abram, xe bọc thép Bradley, Stryker và các phương tiện mặt đất mới là 3 tỷ USD.

Các hoạt động không quân bao gồm các hoạt động trinh sát, tiến công, các hệ thống máy bay không người lái, vận tải và các nhiệm vụ khác là 7,5 tỷ USD.

Các đơn vị hỏa lực, bao gồm radar, pháo, bệ phóng, đạn dược và các hệ thống tự động 1,4 tỷ USD.

Tăng cường khả năng phòng thủ trên không và phòng thủ tên lửa đạn đạo cho các máy bay chiến đấu, máy bay có và không người lái, tên lửa, pháo và súng cối là 2,3 tỷ USD.

Tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự, hóa sinh học, hạt nhân bằng 1,4 tỷ USD. Các phương tiện vận tải chiến thuật bao gồm hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng và các xe chống mìn bằng 2,2 tỷ USD.

Các chương trình phục vụ hỗ trợ chiến đấu bao gồm các nhiên liệu, nước, y tế bằng 566 triệu USD. Riêng mua sắm đạn dược là 1, 6 tỷ USD.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Mỹ sẽ tập trung trang bị những vũ khí chiến đấu cá nhân hiện đại.


Đầu tư cho trang bị cho binh sỹ

Kinh phí đầu tư chủ yếu cho binh sỹ bao gồm mua và triển khai kính nhìn đêm cho Lực lượng đặc nhiệm và 300 hệ thống cho mỗi Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch đang được triển khai, vũ khí loại nhỏ, các hệ thống cảm biến và lazer…tổng chí phí cho hoạt động mua sắm này lên tới 523,3 triệu USD.

Riêng việc trang bị các hệ thống cảm biến và lazer cho các Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch và Lực lượng đặc nhiệm chiếm 338,5 tiệu USD gồm Mua 714 hệ thống định vị mục tiêu lazer, 627 hệ thống hỗ trợ tìm kiếm bằng lazer STORM, 356 kính nhìn đêm, 7.293 thiết bị cảm biến, 14,056 hệ thống phòng thủ bằng lazer, 4.060 súng máy M2.50cal, và 26.806 súng M4A1. Ngoài ra còn mua dù và các trang bị hỗ trợ mới cho Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch là 41,5 triệu USD.

Hiện đại hóa mạng lưới tình báo

Các hệ thống tình báo mặt đất chung gồm 144,5 triệu USD cho mua sắm và 44,2 triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm như việc nâng cấp các phần mềm các hệ thống tình báo mặt đất.

Tăng cường các hệ thống trinh sát và giám sát ở độ cao trung bình cho các máy bay gồm 540 triệu USD cho việc mua và 31 triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm.

Hiện đại hóa các thiết bị cảm biến nhằm cải thiện khả năng tác chiến, hỗ trợ cho các Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch bằng 27,6 triệu USD. Các hệ thống máy bay không người lái 136,2 triệu cho việc mua và 36,3 triệu cho nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển.

Phát triển các Hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy

Đối với việc phát triển hệ thống liên lạc chỉ huy, Mỹ dự định chi 34,5 triệu USD để mua các hệ thống thông tin chiến thuật cấp 1 để nâng cấp cho 35 Lữ đoàn; 924,2 triệu USD - Mua các hệ thống thông tin chiến thuật cấp 2 cho 13 Sở chỉ huy Lữ đoàn và 3 Sư đoàn.

Ngoài ra, 775,8 triệu USD cũng được dùng để mua các hệ thống thông tin vô tuyến chiến thuật; 256 triệu USD mua các hệ thống hỗ trợ lục quân chiến đầu toàn cầu nhằm tăng cường và thay thế cho các hệ thống quản lý thông tin Lục quân tiêu chuẩn hiện nay; 39,1 triệu USD mua các hệ thống chỉ huy chiến đấu Lục quân phục vụ các hoạt động chiến trường; 25,9 triệu USD mua các hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy chiến đấu chiến thuật thiết yếu liên chính phủ.

Mua sắm, nghiên cứu và phát triển các hệ thống dự báo các dấu hiệu tình báo mặt đất bằng 85,9 triệu USD.

Đầu tư cho không quân

Mỹ dự định, mua máy bay trực thăng Kiowa Warrior và 78,7 triệu USD cho chương trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm là 249,5 triệu USD.

Mua máy bay trực thăng Blackhawk. Duy trì kế hoạch mua 47 máy bay trực thăng UH-60M và 24 máy bay HH-60M với tổng chi phí lên tới 1,5 tỷ USD. Mua 39 máy bay cho Lực lượng phòng vệ quốc gia bằng 250,4 triệu USD.

Mua 47 máy bay CH-47F được hiện đại hóa và 01 máy bay MH-47G lên tới 1,4 tỷ USD, trang bị đơn vị máy bay Apache Block III đầu tiên bằng 800,8 triệu USD.

Mua 424 hệ thống máy bay không người lái RQ-11B Raven (1.272 máy bay) cùng các hệ thống cho các trung tâm kiểm soát, điều khiển là 72,7 triệu USD.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV RQ-11B Raven.


Chi khoảng 126,2 triệu USD hiện đại hóa các hệ thống máy bay không người lái RQ-7B Shadow nhằm tăng cường tải trọng, thời gian bay và khả năng liên kết thông tin chiến thuật.

Tối ưu hóa khả năng sản xuất chương trình máy bay không người lái Gray Eagle với việc mua 36 máy bay không người lái MQ-1C, 18 trung tâm kiểm soát mặt đất, 18 trung tâm dữ liệu mặt đất, 09 trung tâm dữ liệu thông tin vệ tinh mặt đất và các trang bị hỗ trợ khác bằng 658,8 triệu USD.

Mua các hệ thống máy bay không người lái cất và hạ cánh thẳng đứng, tên lửa không đối đất hỗn hợp, máy bay giám sát và tình báo tầm xa vào khoảng 200 triệu USD.

Phát triển các hệ thống tên lửa và phòng không

Đối với việc phát triển các hệ thống tên lửa và phòng không, Quân đội Mỹ sẽ mua 88 tên lửa PAC-3 và 36 bệ phóng tên lửa PAC-3 cải tiến với số tiền lên tới 662,2 triệu USD.

Tăng cường các hệ thống phòng không tầm trung, hoàn thành chương trình sản xuất và phát triển tên lửa hành trình tiến công, hoàn tất chương trình thử nghiệm tên lửa đa tầng, nâng cấp tên lửa phòng không Patriot và phát triển tên lửa phòng thủ và phòng không, cải tiến các hệ thống chống pháo, tên lửa và súng cối cũng như nâng cấp và phát triển 850 tên lửa Stinger.

Đầu tư cho các đơn vị hỏa lực

Mỹ lên kế hoạch đầu tư cho các đơn vị hỏa lực gồm chi khoảng 150 triệu USD mua và phát triển các trang thiết bị phát hiện mục tiêu bằng thiết bị lazer, các hệ thống phát hiện mục tiêu hỗn hợp, nâng cấp xe thiết giáp M-1200 và xe bọc thép Bradley.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép M-1200.


Ngoài ra, Quân đội Mỹ sẽ tiến hành mua sắm hệ thống radar EQ-36, hệ thống radar phát hiện súng cối hạng nhẹ, nâng cấp các hệ thống pháo binh lưu động và các hệ thống phóng tên lửa, phát triển pháo M119A2 Howitzer, Excalibur 155mm, hệ thống tên lửa dẫn đường đa mục tiêu và nâng cấp hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành Paladin.

Nâng cấp các phương tiện vận tải chiến thuật và chiến đấu mặt đất

Quân đội Mỹ tập trung sản xuất và phát triển phương tiện vận tải chiến thuật hạng nhẹ , mua sắm 121 hệ thống xe tải chiến thuật hạng nặng, 1.038 xe vận tải hạng nhẹ thay thế các xe vận tải M916.

Mua 1.478 xe FMTV A1P2 thay thế các xe M-35, M809, M939 đã lỗi thời đồng thời cải tiến các xe chống mìn và 413 xe vận tải chiến thuật hạng nặng, 558 xe tải Palletized thành xe bọc thép. Hoàn thành chương trình mở rộng thời gian hoạt động cho các phương tiện hỗ trợ hậu cần = 23 triệu USD.

Ngoài ra, Mỹ còn chi 884,4 triệu USD cho việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm công nghệ các phương tiện chiến đấu mặt đất.

Hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành bằng 167 triệu USD. Phát triển phương tiện thay thế xe bọc thép M 113 lên tới 31,4 triệu USD. Mua 100 phương tiện trinh sát hạt nhân, sinh hóa là 868,6 triệu USD. Mua sắm và hiện đại hóa xe tăng Abram gồm 1547 M1A2SEPv2 và 791 M1A1AIM bằng 358,8 triệu USD.

Mua sắm, nghiên cứu thử nghiệm và phát triển các phương tiện chiến đấu Lục quân gồm 108 tăng M2A2 cho 03 tiểu đoàn tại Kansas, Ohio và Nam Carolina là 263 triệu USD.

[BDV news]


Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> F-35B thử nghiệm thành công



Trong cuộc thử nghiệm gần đây nhất, Trung tá Fred Schenk đã cất cánh thành công chiếc máy bay F-35B từ đường băng ngắn, chỉ dài 411m.

F-35B là biến thể máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng trong dòng máy bay F-35 của Mỹ. Mỹ đang phát triển và hoàn thiện F-35 gồm 3 biến thể A, B, C cho không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ.

Khi ở trên không, chiếc máy bay đã bay ngang qua các phóng viên và lãnh đạo lính thủy đánh bộ Mỹ... với tốc độ bay 60 hải lý/giờ. Trung tá Schenk đã đưa chiếc máy bay được chỉ định BF-1 bay tự do và hạ cánh theo chiều thẳng đứng.


Chiếc máy bay F-35B cất cánh và tiếp đất theo phương thẳng đứng chỉ trong phút chốc


Các phi công thử nghiệm tại các cở sở cho biết BF- 1 (tên chiếc F-35B được thử nghiệm) không phải là chiếc máy hoàn thiện, nhưng các rủi ro đều được hạn chế.

Màn trình diễn đã tạo ra được hết ấn tượng bởi vì nó được tiến hành vào một ngày hè ẩm ướt khi nhiệt độ lên tới gần 35 độ C. Trong điều kiện này, hơi nóng và ẩm làm giảm công suất của động cơ.

Trung tá hải quân Matt Kelly, phi công bay thử nghiệm một mẫu F-35B khác (có tên BF-3) sẽ tiếp tục tiến hành một cuộc thử nghiệm sau khi màn trình diễn bay của chiếc BF-1 đã rất thành công. Tư lệnh Lính thủy đánh bộ Mỹ, tướng Jim Amos tự mình nhắc lại rằng F-35B rất cần thiết với với quân chủng của mình. “Không có kế hoạch B, chúng tôi cần loại máy bay này”, ông nói với ý sẽ không có phương án thay thế F-35B.

Trung tướng Terry Robling, Phó Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết sự cải tiến của F-35B trong chuyến bay thử nghiệm từ năm 2010 là "tuyệt vời". F-35B bắt kịp về các điểm thử nghiệm trước đó, và hiện tại dẫn đầu về lịch trình chuyến bay thử nghiệm năm 2011. Ông còn tiết lộ, vào tháng 9/2011, F-35B có thể được trang bị trên chiến hạm USS Wasp.

Cả ông Robling và Amos đều nhắc lại lập luận quân đội Mỹ cần một chiếc máy bay có thể bố trí mọi nơi. Mô hình của F-35B sẽ cho phép Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ tăng gấp đôi số máy bay có thể mang theo trong các chiến dịch viễn chinh.

[BDV news]


>> Vũ khí laser cho máy bay ném bom chiến lược B-1B


Cơ quan DARPA của Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký với công ty General Atomics hợp đồng phát triển vũ khí laser năng lượng cao HELLADS dùng để lắp cho máy bay.


DARPA: Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến

Hợp đồng này là bước tiếp theo trong việc chế tạo vũ khí laser hàng không, tiếp sau việc thử nghiệm thành công thiết bị phụ trợ. Theo hợp đồng mới, một vũ khí laser thể rắn 150 kW làm mát bằng chất lỏng liên tục sẽ được chế tạo.

HELLADS sẽ có trọng lượng không quá 2000 kg, nên có thể lắp cho các loại phương tiện mang quân sự khác nhau: tàu tuần tiễu, máy bay tiêm kích, máy bay trinh sát, xe chiến đấu thiết giáp và có thể thậm chí cả máy bay không người lái.

Hiện nay, General Atomics hoàn thành tốt điệp việc phát triển và thử nghiệm mẫu chế thử của hệ thống năng lượng và hệ thống thoát nhiệt, qua đó khẳng định thiết bị phụ trợ của vũ khí mới đã sẵn sàng.


Module với laser HELLADS có thể lắp cho đa số các máy bay chiến đấu phản lực có đủ trọng tải.


Việc thử nghiệm dã chiến đầu tiên HELLADS với laser 150 kW, nguồn nuôi, các hệ thống làm mát và điều khiển hỏa lực dự định tiến hành vào năm 2013 tại trường thử White Sands ở miền nam bang New Mexico.

Sau khi hoàn thành loạt thử nghiệm khai thác và tác xạ, vũ khí laser sẽ được tích hợp vào hệ thống vũ khí của máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Laser HELLADS sẽ cho phép máy bay bắn chính xác nhiều loại mục tiêu, từ tên lửa đến bộ binh đối phương mà giảm được tổn thất phụ khi tác chiến ở khu vực đông dân cư.

[BDV news]


>> Mỹ thử nghiệm vũ khí viba thế hệ 2



Quân đội Mỹ đã sẵn sàng thử nghiệm một mẫu vũ khí đối kháng điện tử sử dụng sóng viba năng lượng cao (High-power microwave) có tên HPM-CE.

Theo hãng Northrop Grumman, dự án chế tạo vũ khí sử dụng chùm sóng viba gắn trên các loại xe cộ chiến đấu có tên HPM-CE đã hoàn tất và sẵn sàng cho những thử nghiệm thực địa đầu tiên.

Công ty cho biết, loại vũ khí này có thể được sử dụng để chống lại các hệ thống điện tử của quân địch như các cảm biến, các hệ thống điều khiển bắn, radar.



Vũ khí viba có khả năng vô hiệu hóa các thiết bị điện tử với hiệu quả rất cao.


Sóng viba được truyền đi với vận tốc ánh sáng sẽ dễ dàng làm đoản mạch và “nướng chín” các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc.

Không những thế, thứ vũ khí này còn có thể dễ dàng chuyển đổi thành “tấm khiên” phòng thủ chống lại các loại bom đạn dẫn đường thông minh, UAV tấn công của đối phương hay trang bị trên máy bay giúp chống lại các loại tên lửa tầm nhiệt.


Sóng viba năng lượng thấp đã được nghiên cứu sử dụng làm vũ khí giải tán đám đông không gây chết người.



Thiết bị HPM-CE của Northrop Grumman là vũ khí viba năng lượng cao thế hệ mới có kích cỡ nhỏ, dễ dàng tích hợp nên các loại xe cộ hạng nhẹ

Vũ khí sóng viba năng lượng cao HPM không phải là mới. Trước đây, Mỹ đã sử dụng máy phát sóng viba năng lượng cao gắn trên tên lửa Tomahawk để tấn công các hệ thống phòng thủ của Iraq hay các loại bom viba đã được máy bay B-2 thả xuống Nam Tư

Tuy nhiên, Northrop Grumman cho biết vũ khí viba họ phát triển lần này tinh xảo hơn rất nhiều so với những loại đã được sử dụng. Nếu như các loại đầu đạn viba kiểu cũ đều sử dụng dầu làm chất cách điện và có kích cỡ rất to thì HPM-CE lại sử dụng nhựa epoxy và có kích cỡ chỉ bằng 1/3 thiết bị kiểu cũ.

Hơn nữa, HPM-CE chỉ sử dụng nguồn điện một chiều 12V công suất chỉ có 200 mW khiến việc cung cấp năng lượng cho thiết bị đơn giản hơn nhiều. Chùm sóng viba phát ra có tần số 1,2-1,3 GHz và có góc mở đạt 30 độ.

Toàn bộ hệ thống HPM-CE có hình ống với đường kính 30cm, dài 3,66m và chỉ có khối lượng 227kg.

Với kích cỡ này, HPM-CE có thể dễ dàng gắn lên rất nhiều loại thân xe thiết giáp chở quân hay xe bọc thép chống mìn trang bị trong quân đội Mỹ hay các nước đồng minh.

[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> Mỹ phát triển trực thăng siêu tốc



Mỹ sẽ phát triển trực thăng tốc độ cao mới S-97 "Raider" dựa trên kết quả thu được từ mẫu thiết kế trực thăng X2.


Công ty Sikorsky Aircraft công bố hoàn thành chuyến bay thử nghiệm trình diễn công nghệ cuối cùng đối với máy bay trực thăng X2, chuyến bay được thực hiện vào ngày 14/7 tại trung tâm West Palm Beach. Đây là chuyến bay thử nghiệm thứ 23 liên tiếp với tổng thời gian bay thử nghiệm là 22 giờ.

Trong tương lai, nguyên mẫu sẽ ngừng hoạt động và chuyển đến Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia. Sikorsky sẽ bắt đầu phát triển máy bay trực thăng tốc độ cao mới S-97 Raider.

Năm 2005, Sikorsky Aircraft đã thực hiện chương trình chế tạo máy bay trực thăng X2 để chứng minh tốc độ kỷ lục 460 km/h. Loại trực thăng này vẫn giữ những tính năng vốn có của máy bay trực thăng như khả năng bay ở tốc độ thấp, bay treo và chuyển sang tốc độ cao một cách nhanh gọn. Chi phí dự án là 50 triệu USD.

Trong tháng 9/2010 máy bay đã thiết lập một kỷ lục tốc độ đối với máy bay trực thăng thông thường là 468km/h. Theo tổng giám đốc Sikorsky Jeffrey Pino, với kết quả của các chương trình X2 cho thấy rằng các chuyên gia của công ty có thể thực hiện các dự án lớn với ngân sách hạn hẹp và thời gian ngắn.



Hình đồ họa trực thăng siêu tốc S-97.


Theo ông, chương trình X2 cũng đã đào tạo thế hệ kỹ sư kế tiếp, ít trong số đó giữ vị trí chủ chốt trong chương trình S-97 Raider và máy bay trực thăng điện Firefly.

Dự án này sẽ được phát triển và thử nghiệm hai nguyên mẫu trực thăng tấn công hạng nhẹ. Sau đó, Quân đội Mỹ sẽ đánh giá tốc độ và tính cơ động của máy bay và sẽ thiết kế thế hệ máy bay tiếp theo với các nhiệm vụ khác nhau.

Biến thể trực thăng cứu thương được trang bị một cabin rộng chứa 6 người với khả năng tránh va đập, cabin cho hai phi công và hệ thống vũ khí. Ngoài tốc độ cao và khả năng cơ động, trực thăng có thể bay treo ở độ cao 3.100m. Các chuyến bay đầu tiên của máy bay trực thăng S-97 dự kiến năm 2014.

Như X2, S-97 Raider cũng được thiết kế với hai cánh quạt đồng trục quay ngược nhau và một cánh quạt đẩy ở phía sau. Công nghệ tiên tiến khác trang bị là hệ thống kiểm soát bay từ xa, tăng cường động cơ phụ, hệ thống kiểm soát độ rung.

Theo kế hoạch, máy bay trực thăng sẽ được sử dụng cho một loạt các nhiệm vụ bao gồm tiêu diệt mục tiêu mặt đất, trinh sát quân sự, hỗ trợ hàng không, tìm kiếm cứu nạn trong chiến đấu, sơ tán y tế, vận chuyển VIP, công tác hộ tống.

Tháng 3/2010, công ty Sikorsky Aircraft đã cung cấp máy bay X2 cho Quân đội Mỹ để đáp ứng yêu cầu thông tin, theo chương trình giao các máy bay trực thăng trinh sát vũ trang mới nhằm thay thế loại OH-58D Kiowa Warrior đã được đưa vào sử dụng trong quân đội Hoa Kỳ từ nhưng năm 1969.

[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?



Xin phân tích một số nhược điểm của F-22 để thấy bất cứ loại vũ khí hiện đại nào cũng có nhược điểm và đối phương luôn có thể tìm ra cách đối phó thích hợp.

Điều đáng ngạc nhiên trong chiến dịch quân sự của liên minh phương Tây tiến hành ở Libya là việc Mỹ không đưa tiêm kích F-22 “Chim ăn thịt” tham chiến. Như vậy, suốt 6 năm được đưa vào trang bị, loại máy bay này chưa một lần “đánh đấm” thực sự.

"Giá mà có khả năng"

Chiến dịch quân sự của liên minh phương Tây ở Libya bắt đầu từ 19/3/2011 với các màn phô diễn của F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Dassault Rafale, Tornado GR4.

Trước chiến dịch mang tên “Bình minh Odyssey”, giới quân sự chờ đợi sự tham gia của “Chim ăn thịt” F-22 - máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên, sự mong đợi của các chuyên gia đã không trở thành hiện thực khi mà F-22 không chịu “ló mặt” trên bầu trời Libya. Không quân Mỹ còn tuyên bố, loại máy bay này sẽ không tham chiến trong tương lai.

Theo nhà phân tích Loren Thompson làm việc tại Viện Lexington, lý do đơn giản là chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến nhất này của Mỹ không được chế tạo để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu giống như những gì đang phải làm ở Libya.

“Mục đích chủ yếu của giai đoạn một là thiết lập vùng cấm bay trên không phận quốc gia châu Phi này, muốn vậy phải tiêu diệt hoàn toàn các hệ thống phòng không của ông Gaddafi”. F-22 không được thiết kế để đánh các mục tiêu trên mặt đất. Máy bay có thể mang 2 bom có điều khiển JDAM khối lượng 450 Kg có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cố định, nhưng vũ khí này không được dùng để đánh các mục tiêu di động.

Ngoài ra, radar của F-22 không quét được địa hình như các radar sử dụng anten tổng hợp, nghĩa là không thể tự chọn mục tiêu trên mặt đất. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng F-22 để đánh mục tiêu mặt đất, các thông số của mục tiêu phải được nạp vào máy tính của máy bay từ trước khi cất cánh.

Đây vẫn chưa phải là đoạn cuối liệt kê khiếm khuyết của chiếc máy bay thế hệ 5 của Mỹ. Bởi F-22 còn bị hạn chế trong khả năng liên lạc, chỉ có thể chia sẻ thông tin với các máy bay F-22 khác trong biên đội.

Cụ thể, F-22 được trang bị hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link 16, hệ thống được giới quân sự Mỹ và NATO sử dụng rộng rãi, nhưng “bị cắt bớt”. Theo đó, hệ thống này chỉ có thể thu các tin tức tác chiến từ các máy bay hoặc máy bay lên thẳng khác và không thể dùng để chuyển dữ liệu.

Khi thiết kế chế tạo F-22, các kỹ sư đã chủ tâm hạn chế khả năng liên lạc của chiếc tiêm kích nhằm đảm bảo khả năng tàng hình cao hơn – người ta định nếu đưa máy bay vào tác chiến sẽ luôn duy trì chế độ không có liên lạc vô tuyến.



Chim ăn thịt" F-22 tự cô lập mình trên không do không thể liên kết chiến đấu với máy bay "bạn".


Vào cuối tháng 3/2011, chính Tư lệnh Không quân Mỹ Norton Schwartz quyết định đề cập đến việc F-22 không tham gia vào chiến dịch Libya. Theo ông, máy bay tiêm kích này của Mỹ không tham gia chiến dịch vì nó ở căn cứ cách xa chiến trường.

“Giá như F-22 được bố trí ở một trong những căn cứ ở châu Âu, chắc chắn chúng đã tham chiến trong chiến dịch Libya”, ông Schwartz tuyên bố. Ông nói thêm “do chiến dịch ở Libya đã bắt đầu khá nhanh, nên đã quyết định huy động những lực lượng đang ở gần”.

Theo các nguồn tin Mỹ, hiện F-22 đang có ở các căn cứ ở Virginia, New Mexico, California, Florida, Alaska và Hawaii. Cuối bài phát biểu ông Schwartz tuyên bố “việc F-22 không tham gia chiến dịch này không phải là minh chứng cho sự vô dụng của nó”.

Cũng ngày hôm đó, phát biểu tại cuộc điều trần của tiểu ban ngân sách Hạ viện Mỹ, ông Schwartz định giải thích vì sao không quân đã quyết định năm 2010 không cải tiến hệ thống liên lạc của máy bay tiêm kích F-22 dự kiến sẽ thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Increment 3.2”.

Theo ông Schwartz, dự định lắp cho F-22 hệ thống liên lạc tiêu chuẩn MADL là hệ thống hiện đang được nghiên cứu chế tạo cho các máy bay tiêm kích tương lai F-35 Lightning II. Hệ thống MADL mới chưa được kiểm tra để sử dụng cho tác chiến, do đó việc dùng hệ thống này cho F-22 sẽ làm chi phí tăng lên và ẩn chứa sự mạo hiểm nhất định, điều mà không quân không thể chấp nhận. Đồng thời các thông số còn lại của chương trình Increment 3.2 sẽ được thực hiện.

Tính năng của F-22

Kíp lái: 1 người
Dài: 18,9 mét; Sải cánh: 13,56 mét
Khối lượng máy bay không tải: 19,7 tấn;
Khối lượng cất cánh tối đa: 38 tấn;
Động cơ: 2 động cơ Pratt&Whitney F-119-PW-100 lực đẩy 140kN;
Tốc độ tối đa: Mach 2,25;
Tốc độ vượt âm hành trình: Mach 1,5;
Bán kính tác chiến: 759km;
Trần bay: 19.800m;
Vũ khí: pháo 20m. 6 tên lửa không đối không hoặc 2 bom JDAM, 4 điểm treo trên 2 cánh mang vũ khí có khối lượng đến 2,3 tấn.

Cựu chỉ huy tình báo Không quân Mỹ David Deptula có mặt tại phiên điều trần ở Hạ viện đã phê phán mạnh việc từ chối lắp MADL lên F-22. Theo ông này, thật là vô nghĩa khi định chế tạo “máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới” mà lại không thể trao đổi dữ liệu với các máy bay khác.

Ông Deptula đã coi quyết định của Không quân Mỹ từ chối lắp hệ thống MADL lên máy bay tiêm kích F-22 là “sự thông minh tính bằng xu, còn sự ngu ngốc có giá gấp hàng trăm lần).

Dù sao, rất thú vị là để F-22 có thể trao đổi thông tin với các máy bay, máy bay lên thẳng khác và các đơn vị mặt đất, Không quân Mỹ đã thiết lập một cụm thông tin hàng không đặc biệt. Cụm này bao gồm 6 loại máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk Block 20 có thể trao đổi dữ liệu với máy bay tiêm kích.

Đồng thời các máy bay không người lái có thể chuyển dữ liệu từ F-22 sang các máy bay và máy bay lên thẳng khác có trang bị hệ thống Link 16. Một hệ thống như vậy được thiết lập cho trường hợp tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô lớn và hiện chưa được ứng dụng trong thực tiễn.

Có nghĩa là, thực chất Không quân Mỹ xác nhận là dẫu sao các phi công F-22 vẫn cần trao đổi dữ liệu. Nhưng chưa hiểu được vì sao phải thiết lập cho “Raptor” cụm thông tin độc lập riêng và từ chối cải tiến các hệ thống thông tin hiện có của máy bay tiêm kích. Chắc là, vẫn có sự chú trọng đến khả năng khó phát hiện như trước – khi nhận thông tin từ cụm liên lạc, F-22 có được nguồn dữ liệu tác chiến phong phú hơn mà không tự làm lộ mình.

Đáng lưu ý là F-22 được đưa vào trang bị năm 2005. Từ ngày đó nó chưa hề tham chiến vào bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ tiến hành ngoài lãnh thổ Mỹ. Một mặt, chiếc chiếc máy bay tiêm kích Mỹ này này quá đắt để có thể tham chiến ở Pakistan, Iraq, Afghanistan hoặc Somalia. Nhưng mặt khác, làm thế nào để kiểm tra mọi tính năng của nó khi máy bay chưa hề chứng tỏ trên thực tế “sự hùng mạnh” của mình.

Những điều khó chịu về kỹ thuật

Một đòn tiếp theo hạ uy tín của máy bay tiêm kích Mỹ thế hệ 5 này đã giáng xuống cuối tháng 3/2011, khi biết được là Không quân Mỹ hạn chế trần bay của F-22.

Theo chỉ thị của Bộ chỉ huy tác chiến không quân (ACC) của Không quân Mỹ, trần bay của F-22 không được vượt quá 7.600m – trong khi theo các thông số kỹ thuật đã được công bố, “trần” của “Raptor” là gần 20.000m.

Nguyên nhân của việc này là việc điều tra nhằm kiểm tra các hệ thống tái sinh oxy (OBOGS) đã được lắp đặt trên nhiều máy bay tiêm kích của Mỹ.

Theo số liệu của ACC, hệ thống OBOGS được giới quân sự Mỹ sử dụng có thể có lỗi. Cụ thể, người ta cho rằng nguyên nhân rơi F-22 ngày 17/11/2010 ở Alaska có thể là những trục trặc của OBOGS.

Hệ thống này tái sinh ôxy và đưa hỗn hợp khí thở vào mũ bay của phi công khi máy bay ở độ cao lớn. Vì trục trặc của OBOGS nên phi công Jeffrey Haney của chiếc máy bay bị rơi có thể đã bị đói oxy và bị ngất.

Trong kií cấm các chuyến bay thường, Không quân Mỹ xác nhận là lệnh cấm này không có hiệu lực đối với các chuyến cất cánh chiến đấu của tiêm kích Mỹ, những chuyến bay chiến đấu này vẫn không bị hạn chế trần bay.

ACC giải thích rằng ở độ cao từ 15.000m trở lên phi công chỉ có vỏn vẹn 10 giây trước khi ngất nếu ôxy không được cấp vào mũ bay. Thời gian này không đủ để hạ độ cao xuống mức có thể thở mà không cần mũ bay có cấp ôxy.

Độ cao 7.600m được bộ chỉ huy cho là an toàn vì nếu mất cấp ôxy, phi công có thể hạ độ cao xuống 5.400m là độ cao có thể thở không cần mũ bay có cấp ôxy.


Chiến đấu cơ "lắm tiền nhiều của" F-22 có thể giết chiết chính phi công điều khiển vì lỗi hệ thống tái sinh Oxy.


Tuy nhiên, uy tín của F-22 bị suy giảm trước đó nhiều. Cụ thể, tháng 2/2010 Không quân Mỹ đã đình chỉ bay tất cả các máy bay “Raptor” một thời gian – đã xác định được thân máy bay không chịu được tác động của hơi ẩm và dễ bị ăn mòn.

Trước đó cũng đã phát hiện ra hiện tượng ăn mòn trên máy bay tiêm kích này, nhưng trong trường hợp này hoá ra hệ thống dẫn hơi ẩm thừa thoát ra khỏi đèn pha của máy bay có kết cấu tồi và không đảm đương được nhiệm vụ. Kết qủa là đã xuất hiện các vết ăn mòn trên một số chi tiết của đèn pha máy bay và cả trong buồng lái, hơn nữa vết này có thể là nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nhảy dù.

Năm 2009, Không quân Mỹ đã phái 12 máy bay tiêm kích F-22 từ Alaska đến căn cứ Andersen ở Guam trong khuôn khổ một thí nghiệm. Thời tiết mưa nhiều trên đảo hoá ra là đã không thích hợp cho các máy bay chiến đấu, và không lâu sau đã phát hiện ra là trong điều kiện độ ẩm cao các hệ thống điện tử của máy bay hoạt động không ổn định, còn hệ thống làm mát các bộ phận máy tính đơn giản là đã không hoạt động được trong không khí ẩm. Không biết khiếm khuyết này đã được khắc phục hay chưa. Chỉ biết là từ đó F-22 không được sử dụng trong vùng có khí hậu ẩm nữa.

Cải tiến

Bắt đầu từ năm 2012, Không quân Mỹ sẽ chi hàng năm 500 triệu USD để cải tiến máy bay tiêm kích F-22. Cụ thể, sẽ triển khai chương trình cải tiến Increment 3.1 dự định lắp đặt thiết bị trên khoang mới, thiết bị hàng không và đảm bảo phần mềm.

Nhờ chương trình này máy bay tiêm kích này sẽ biết quét được địa hình, chọn mục tiêu trên mặt đất và sử dụng bom mới SDB.

Việc thực hiện chương trình cải tiến Increment 3.2 sẽ bắt đầu từ năm 2014. Theo những nguồn tin chưa được kiểm chứng, kết quả của chương trình này là F-22 sẽ nhận được phần mềm mới, một số yếu tố kết cấu mới và hệ thống máy tính điện tử mới.

Cũng năm đó kỹ sư cũ của Lockheed Martin là Derrol Olsen đã kết tội hãng này chế tạo máy bay F-22 chất lượng thấp. Theo dữ liệu của Olsen, máy bay F-22 đã được sơn thừa mấy lớp để có thể vượt qua tất cả các thử nghiệm chống radar.

Chất lượng thấp chính là ở chỗ các lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến của F-22 dễ dàng bị nước, dầu hoặc nhiên liệu tẩy khỏi thân máy bay. Hãng Lockheed Martin đã bác bỏ những lời buộc tội của Olsen, tuyên bố rằng đã sử dụng sơn bền chắc hấp thụ sóng vô tuyến.

Hai năm trước đã phát hiện ra một sự cố nực cười trong máy tính lắp trên máy bay F-22. Tháng 2/2007 Không quân Mỹ quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài. Một số máy bay tiêm kích được điều đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa.

Phi đội 6 máy bay F-22 cất cánh từ Hawaii, sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ – đường thay đổi ngày quốc tế – đã bị mất hoàn toàn dẫn đường và một phần liên lạc. Các máy bay tiêm kích đã phải nhìn theo các máy bay tiếp dầu để quay trở về Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi trong chương trình, từ đó máy tính đã bị ngừng khi thời gian thay đổi.

Và đây chỉ là những trục trặc mà Không quân hoặc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố công khai. Đồng thời không thể loại trừ là còn những trục trặc của máy bay được dấu kín. Ví dụ, về trục trặc của các máy bay ném bom B-2 gây nứt tấm kim loại giữa các động cơ ở phần đuôi của máy bay chỉ được biết đến sau khi các kỹ sư của hãng Northrop Grumman tìm được cách khắc phục.



Người Mỹ còn rất nhiều việc phải làm với chiến đấu cơ "con cưng" của họ.


Những trục trặc của kỹ thuật không quân phức tạp nói chung không phải là điều không bình thường, bởi vì không thể dự báo hết những đặc điểm khai thác. Những căn bệnh “ấu trĩ” này sẽ được khắc phụ trong quá trình khai thác và sẽ được rút kinh nghiệm trong những mẫu mới.

Nhưng trong câu chuyện về F-22 thì còn nhiều điều không thể giải thích nổi. Vì vậy, không thể hiểu vì sao Mỹ bỗng nhiên lại “không khảo mà xưng” khi máy bay tiêm kich này đã không có mặt trong đội hình tác chiến của liên minh trong chiến dịch Libya , dù ở Iraq hoặc Afganistan đã không có lần thử nào như vậy.

Lịch sử chỉ ra rằng vũ khí hiện đại và đắt tiền nhất được sử dụng sau cùng trong các cuộc xung đột, thậm chí các cuộc xung đột rất lớn. Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy là các tàu chủ lực lớp “Drenout” của Anh và “Nassau” của Đức. Các tàu này thực tế đã thả neo ở các cảng hầu như suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và chỉ được đưa vào tác chiến trong những năm cuối cùng.

Ngày 31/3/2011, Tổng cục giám sát Hoa Kỳ tuyên bố giá mua một F-22 cho Không quân Mỹ là 411,7 triệu USD. Tổng cộng giới quân nhân Mỹ định mua 187 máy bay F-22, trong đó 170 chiếc đã được đưa vào biên chế.

[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)



Trong những năm trở lại đây, pháo cối ngày càng được tăng thêm uy lực khi gắn trên các thân xe tự hành, hệ thống điều khiển bắn điện tử và đạn thông minh.


Pháo cối là loại vũ khí bắn đạn theo cầu vồng đã được phát minh ra hơn 300 năm về trước. Trong chiến tranh hiện đại, pháo cối đóng vai trò rất quan trọng nhờ khả năng chi viện cho bộ binh ở cự ly ngắn và trung bình, lấp chỗ trống cự ly giữa lựu pháo tầm xa và vũ khí bắn thẳng, giá thành rẻ, vận hành đơn giản dễ dàng.

Hơn nữa, nhờ quỹ đạo đạn đặc trưng, pháo cối là phương tiện hữu dụng để tấn công mục tiêu trên các địa hình hiểm trở trên các cao điểm, trong thung lũng, dưới hầm hào hay đằng sau các vật cản, công sự kiên cố.


Một tổ chiến đấu của lính Mỹ sử dụng pháo cối trên chiến trường.


Trước đây, pháo cối chủ yếu được mang vác bằng bộ binh, với các loại cỡ nòng lớn thì dùng xe kéo vào trận địa, mất một thời gian chuẩn bị không nhỏ mới có thể sẵn sàng chiến đấu.

Không những thế, những trận địa pháo cối này thường phải có lực lượng bảo vệ không nhỏ, rất khó cơ động và nếu bị tấn công thì dễ bị thiệt hại. Vì thế, theo xu hướng chung với pháo tự hành, các khẩu pháo cối cũng được cơ động hóa, mở ra một kỷ nguyên mới của loại vũ khí này.

Pháo cối tự hành nhóm 1

Những nỗ lực đầu tiên đơn thuần là đặt các khẩu pháo cối thông thường lên trên thân xe thiết giáp để tăng tính cơ động, tăng số lượng đạn mang theo, giảm khối lượng vận chuyển cho binh lính và tăng khả năng mang các loại pháo cối cỡ nòng lớn vào chiến trường.

Về cơ bản, việc ngắm bắn, nạp đạn và bắn của cối tự hành thế hệ đầu tiên vẫn độc lập với thân xe mang nó và được thực hiện bởi kíp vận hành pháo cối riêng biệt với kíp lái của xe.

Một trong những hệ thống pháo cối đầu tiên thuộc thế hệ này là M-106 và M-125 của quân đội Hoa Kỳ phát triển dựa trên thân xe thiết giáp M-113.




Pháo cối tự hành M-106 với pháo cối M30 107 mm của sư đoàn bộ binh số 4 Hoa Kỳ trên chiến trường Việt Nam. Bộ phận đế của pháo cối được treo ở thành xe để khi cần có thể gỡ pháo cối ra khỏi xe để bắn.


Sự khác biệt của hai loại pháo cối tự hành này là M-125 được trang bị một pháo cối M29 81mm còn M-106 trang bị pháo cối M30 107mm.

Pháo cối trên M-106 và M-125 được đặt trên một bệ có thể quay được để điều chỉnh hướng và có thể tháo rời khỏi xe để bắn như những khẩu đội cối thông thường.

Pháo cối M29 81mm có tầm bắn tối đa 5.000 mét và có thể bắn 30 phát/phút trong phút đầu đầu tiên, 4-12 phát/phút trong những loạt tiếp theo.

Trong khi đó, pháo cối M30 107mm có tầm bắn từ 770-6.800 mét, có tốc độ bắn 18 phát/phút trong phút đầu tiên và 3 phát/phút trong những loạt tiếp theo.

Ngoài hỏa lực chính là pháo cối, hai loại cối tự hành trên đều trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7 mm M2HB với nhiệm vụ tự vệ chống bộ binh.

Kíp vận hành M-106 và M-125 thường bao gồm từ 4-5 người bao gồm lái xe, trưởng xe và kíp vận hành cối.

Cơ số đạn của M-106 là 90 đạn còn M-125 là 144 đạn bao gồm chủ yếu là đạn nổ (HE), ngoài ra còn có các loại đạn khói, đạn cháy phốt pho trắng tùy theo nhiệm vụ.




Pháo cối tự hành M-125 do Quân đội Australia sử dụng trên chiến trường Việt Nam.





Vận hành pháo cối 81 mm bên trong chiếc M-125.


Tương tự hai hệ thống trên của Hoa Kỳ, Liên Xô cũng có hệ thống pháo cối 2S24 sử dụng pháo cối 2B14 Podnos 82mm được đặt trên thân xe thiết giáp MT-LB. Hệ thống này có thể mang theo 83 đạn và có tầm bắn từ 80- 4.280 mét.

Pháo cối không những có thể đặt trên thân xe thiết giáp mà còn có thể đặt trên các thân xe quân sự 4x4.

Một trong những loại pháo cối này là loại cối 81mm tự động đặt trên thân xe Dong Feng 4x4 của Trung Quốc do Norinco sản xuất.




Pháo cối tự động 81mm đặt trên thân xe Dong Feng 4x4 của Trung Quốc do Norinco sản xuất.



Khẩu cối 81 mm đặt trên xe là loại cối tự động do Trung Quốc sản xuất nhái theo pháo cối Vesilek của Nga với khả năng nạp đạn theo từng kẹp đạn mang bốn viên đạn. Hệ thống nạp đạn kiểu này giúp cho pháo cối khai hỏa cực nhanh, có thể bắn hết kẹp đạn 4 quả trong 2 giây.

Theo thông số Norinco công bố, pháo cối 81 mm này có tầm bắn tối đa tới 6,2 km đối với đạn HE.

Ngoài ra, nó cũng có thể bắn được các loại đạn khác như đạn khói, pháo sáng hay đạn hóa học. Thân xe Dong Feng 4x4 có tổng khối lượng 4,7 tấn, được trang bị động cơ 125 mã lực và có tốc độ tối đa trên đường tới 135 km/h.

Pháo cối tự hành nhóm 2

Pháo cối tự hành nhóm này sử dụng pháo cối chuyên dụng thay vì pháo cối thông thường gắn trên thân xe. Chúng thường là những loại pháo cối có cỡ nòng lớn, nạp đạn từ đuôi (thay vì từ nòng súng như pháo cối thông thường) và phải sử dụng các hệ thống thủy lực tách pháo cối ra khỏi xe, để cố định pháo cối trên mặt đất trước khi bắn.
Về nhóm này, có thể kể đến loại pháo cối tự hành cỡ nòng 240 mm nổi tiếng của Liên Xô trước kia là 2S4 Tyulpan.




Pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan với cấu hình khi hành quân.


Hệ thống cối tự hành 2S4 Tyulpan được phát triển từ những năm 1960 và lần đầu xuất hiện trước công chúng vào năm 1971.

Vũ khí chính của hệ thống là một khẩu pháo cối cỡ nòng 240 mm được phát triển từ pháo cối M-240. Khẩu pháo cối này có thể bắn những viên đạn nổ thông thường (HE), đạn hóa học, mìn hay thậm chí là đạn nguyên tử với tầm xa tối đa 9,6 km với đạn thông thường và 20 km với đạn hỗ trợ động cơ tên lửa.

Ngày nay, các hệ thống 2S4 Tyulpan còn được trang bị thêm những loại đạn dẫn đường laser chính xác tương tự như đạn pháo Krasnopol sử dụng trong các pháo tự hành.

Hệ thống 2S4 Tyulpan có thể mang theo 40 viên đạn các loại (thường là 20 viên thường và 20 viên có động cơ tên lửa) chứa trong các hộp đạn hình trống.

Do kích cỡ và khối lượng đạn quá lớn, hệ thống này chỉ có thể bắn với tốc độ 1 phát/phút.




Pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan ở cấu hình chiến đấu. Khẩu pháo cối 240 mm này có thể bắn cả những viên đạn nguyên tử đi khoảng cách 20 km.


Tất cả hệ thống pháo cối và đạn trên được đặt trên thân xe thiết giáp tương tự xe phóng của tên lửa phòng không 2K11 Krug với tổng khối lượng 27,5 tấn.

Trên xe còn được trang bị một súng máy 7,62 mm với cơ số đạn 1.500 viên nhằm mục đích tự phòng vệ. Xe được lắp động cơ V-59, 520 mã lực giúp nó có thể đạt tốc độ tối da 62 km/h và tầm hoạt động 500 km.

Nhẹ nhàng hơn 2S4 Tyulpan, hệ thống pháo cối 120 mm cùng loại gồm pháo cối Hirtenberger M12 của Áo lắp đặt trên thân xe Achleitner Mantra. Chiếc Mantra là loại xe không bọc giáp có tổng khối lượng 6 tấn, có thể đạt tốc độ 110 km/h với dự trữ hành trình 700 km.



Chiếc Achleitner Mantra với cối 120 mm Hirtenberger M12 gắn kèm tại triển lãm Eurovision 2010.


Phần khoang chứa lính đằng sau chiếc Mantra, vốn có thể chở thêm 6 người đã được cải biến có để có thể chứa một khẩu pháo cối 120 mm cùng giá chứa đạn để chứa 48 quả đạn 120 mm.

Hai phiên bản pháo cối Hirtenberger M12 có thể lắp đặt trên thân xe này bao gồm loại M12-1385 với nòng súng dài 1,75 m, khối lượng 255 kg, có tầm bắn tối đa 8,8 km và loại M12-1535 với nòng súng dài 1,9 m, khối lượng 260 kg và tầm bắn tối đa 9,2 km.

Phiên bản pháo cối tự hành này xuất hiện lần đầu tại triển lãm Eurosatory 2010.

[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

>> Vũ khí phi hạt nhân uy lực nhất



Nga đã sản xuất và thử nghiệm thành công bom chân không được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và được gọi là "Cha các loại bom"

Theo các chuyên gia quân sự Nga, sức mạnh và độ hủy diệt của bom chân không hoàn toàn có thể so sánh được với đầu đạn hạt nhân.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, loại vũ khí này không gây ô nhiễm môi trường, giá thành để sản xuất cũng rẻ hơn nhiều so với sản xuất đầu đạn hạt nhân. Sự phát triển của loại vũ khí này hoàn toàn không vi phạm bất cứ điều ước nào của luật pháp quốc tế.

Trước đó, Mỹ là quốc gia đầu tiên phát triển và thử nghiệm thành công bom chân không vào năm 2003. Tại thời điểm đó, quả bom chân không của Mỹ được mạnh danh là “mẹ của tất cả các loại bom”.

Nga cũng đã phát triển một lối đi riêng của mình cho bom chân không, và được đặt tên là “cha của tất cả các loại bom”. Các thông số ghi nhận từ thử nghiệm cho thấy “Cha của các loại bom” vượt trội hơn nhiều so với “Mẹ của các loại bom”.



Cha của các loại bom được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược Tu-160.


Bom chân không của Nga có khối lượng ít hơn của Mỹ nhưng sức mạnh của vụ nổ lại lớn hơn 4 lần, nhiệt độ tỏa tại tâm của vụ nổ cao hơn 2 lần, diện tích sát thương cao hơn 20 lần so với bom chân không của Mỹ.

Nguyên tắc hoạt động của bom chân không cũng khá đơn giản, chủ yếu dựa trên quá trình oxy hóa. Tương tự như vụ nổ khí metan trong các hầm mỏ, ứng dụng nguyên tắc của vụ nổ đám mây không khí UVCE. Tức là có thể tạo ra áp suất mà không cần có sự hiển diện của bình nén khí.

Nguyên liệu chế tạo bom chân không thường được trộn một tỷ lệ nhất định giữa vật liệu nổ và chất oxy hóa, thông thường theo tỷ lệ 15% và 75%.

Bom chân không sử dụng một loại đầu đạn đặc biệt có khả năng đốt cháy không khí tại tâm của vụ nổ từ đó tạo ra một vùng áp suất thấp. Vùng áp suất thấp này sẽ hút không khí từ xung quanh tạo thành một vùng không khí bị oxy hóa mạnh.

Vùng không khí bị oxy hóa này sẽ tỏa ra xung quanh và tạo thành sóng xung kích phá hủy tất cả mọi thứ trong một bán kính nhất định. Bán kính tàn phá của bom chân không tùy thuộc vào vùng áp thấp do đầu đạn tạo ra.



Vụ nổ của bom chân không tạo ra môt cột lửa hình nấm tương tự như vụ nổ hạt nhân.


Bom chân không “Cha các loại bom” của Nga được chế tạo từ hỗn hợp bao gồm nhiên liệu lỏng chất oxit ethylene cùng với một lượng hạt nano nhôm năng lượng cao.

Theo kết quả thử nghiệm, sóng xung kích tạo ra từ vụ nổ mạnh gấp 5-8 lần so với chất nổ thông thường. Phá hủy toàn bộ mọi thứ ở bán kính 90 mét từ tâm vụ nổ, ngay cả những cấu trúc cứng nhất.

Phá hủy hoàn toàn các kết cấu bê tông cốt thép ở bán kính 170 mét từ tâm vụ nổ, phá hủy toàn bộ nhà cửa với tường xây thông thường ở bán kính 300 mét, phá hủy một phần cấu trúc nhà cửa ở bán kính 400 mét. Làm vở kính cửa ở bán kính 1120 mét, hạ gục một người ở bán kính 2290 mét.

Tờ báo Telegraph của Anh gọi sự kiện thử nghiệm thành công bom chân không của Nga là “Một thách thức đối với phương Tây”.

Bom chân không có nhược điểm là không thể sử dụng dưới nước. Song bom chân không lại tỏ ra rất hữu ích trong việc tiêu diệt đối phương ở trong các đường hầm căn cứ kiên cố.

Tuy là vũ khí phi hạt nhân, nhưng với sức mạnh và sự tàn phá của nó, bom chân không vẫn được coi là một vũ khí giết người hàng loạt. Việc sử dụng vào chiến tranh của loại vũ khí này sẽ một thảm họa đối với nhân loại.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ cũng đã từng sử dụng một loại bom có nguyên tắc hoạt động tương tự là bom napan.

[BDV news]


>> Mỹ đối xử với Đông Nam Á như Gruzia?



"Khi xe tăng Nga tiến vào nhanh chóng chia cắt và chiếm giữ phần lớn Gruzia cũng như hủy diệt quân đội quốc gia này thì phản ứng của Mỹ chỉ dừng lại ở những phát biểu phản đối".

Vào ngày 22/6, trong chuyến thăm Honolulu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải cảnh báo quan chức Mỹ rằng “các quốc gia đó (các nước Đông nam Á) đang đùa với lửa” và hy vọng ngọn lửa đó sẽ “không lan tới Mỹ”.

Đó là một thông điệp ẩn dụ rõ ràng của Trung Quốc: Mỹ đừng có tham dự vào cuộc tranh chấp về quần đảo Trường Sa, nơi mà 5 quốc gia đang đấu tranh với Trung Quốc để đòi chủ quyền.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng bất chấp mối quan hệ tương đối thân thiện mà hai quốc gia theo đuổi từ năm 1990, nhiều quan chức Mỹ đã bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” và tiến hành tăng cường mối quan hệ với đồng minh lâu năm trong khu vực là Philippines.

Trong cuộc gặp với đô đốc Mike Mullen vào ngày 11/7, tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cho rằng cuộc diễn tập giữa Mỹ cùng Philippines và hoạt động chung với Việt Nam là hành động “vô cùng bất hợp lý”.

Với 3 cuộc chiến đang diễn ra từng ngày trên sa mạc nóng bỏng của vùng Trung Đông, quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa việc sử dụng “sức mạnh mềm” hay là quân đội để tìm lối ra cho các cuộc tranh chấp mới trong khu vực Đông Nam Á.

Chấm dứt thời kỳ “tấn công ru ngủ”?

Theo học giả Joshua Kurlantzick, Trung Quốc đã tiến vào Đông Nam Á trong suốt một thập kỷ vừa qua bằng chiến lược “Tấn công ru ngủ” với trung tâm là các hiệp định thương mại tự do với những thành viên ASEAN .

Trong vòng gần một thập kỷ trở lại đây, khu vực biển Đông đã trải qua những ngày tháng tương đối yên bình sau khi tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC) được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, giúp giải tỏa những căng thẳng trong các cuộc đụng độ hải quân vào năm 1988 và căng thẳng năm 1990.

Nhưng khi tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc tiến vào căn cứ ở đảo Hải Nam thì những quan ngại lại tiếp tục dấy lên trong toàn khu vực.

Căng thẳng bùng phát vào đầu năm 2009, khi một đội tàu Trung Quốc truy đuổi tàu do thám của Mỹ khi tàu này hoạt động trong vùng biển quốc tế gần đảo Hải Nam. Trên thực tế, những chiến dịch do thám đó vẫn được Mỹ tiến hành liên tục kể từ thời chiến tranh lạnh trên toàn bộ vùng biển bao quanh Trung Quốc.

Trước đó, vụ việc gây sự chú ý của dư luận là vụ va chạm giữa máy bay và tàu hải quân của hai bên. Một người thiệt mạng khi máy bay do thám gặp nạn gần đảo Hải Nam của Trung Quốc vào tháng 4/2001.

Năm 2010, căng thẳng đạt tới đỉnh điểm khi Bắc Kinh mập mờ tuyên bố biển Đông là một trong “lợi ích cốt lõi” Trung Quốc. Điều này chính thức đánh dấu một bước ngoặt cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc.



Đoàn quân sự Việt Nam thăm tàu sân bay USS Washington (Mỹ).


Thái độ và sự can dự Mỹ

Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra vào tháng 7/2010 là chất xúc tác cho căng thẳng bùng nổ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố sự tự do đi lại trong khu vực biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ và cảnh báo bất cứ bên nào có liên quan không được sử dụng hoặc đe dọa quân sự. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì bị bất ngờ và phản ứng một cách giận dữ với tuyên bố của bà Hillary.

Tháng 8/2010, Tàu sân bay USS George Washington đón các vị khách là quan chức quân sự Việt Nam, với ý nghĩa "Mỹ muốn tăng cường quan hệ với quân đội Việt Nam". Đáp trả, Trung Quốc tiến hành tập trận lớn trên biển.

Đầu năm 2011, căng thẳng tiếp tục leo thang khi Philippines tố cáo Trung Quốc xâm lấn vùng biển của họ và Việt Nam công bố vụ việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh. Theo các chuyên gia, đây là hành động thể hiện Trung Quốc “không hài lòng” khi Việt Nam tiếp tục tiến hành thăm dò trên biển.

Mỹ đáp trả tức thời trong Cuộc họp an ninh châu Á ở học viện nghiên cứu chiến lược quốc tế vào tháng 6: Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ - ông Robert Gates nhắc tới việc triển khai tàu chiến tại Singapore và tăng cường hợp tác hải quân trong khu vực.

Mỹ luôn tập trung vào vấn đề “Tự do hàng hải” – chính sách cốt lõi của Mỹ trong khi ứng xử với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia vận tải đường biển lớn nhất thế giới cũng dựa rất nhiều vào khả năng di chuyển tự do trong khu vực.



Sau những sự ủng hộ ngoại giao và quân sự, Mỹ chọn cách bỏ rơi đồng minh nhỏ bé Gruzia khi xe tăng Nga tiến về phía Tbilisi.

Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào khu vực?

Nhắc lại cuộc chiến tại Gruzia vào năm 2008, khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Gruzia, Mỹ đã cho đồng minh mới của mình nhiều ưu ái đặc biệt và thậm chí cử nhiều cố vấn quân sự tới đây. Nhưng khi xe tăng của Nga tiến vào quốc gia láng giềng nhỏ bé, nhanh chóng chia cắt và chiếm giữ phần lớn Gruzia cũng như hủy diệt quân đội Gruzia thì phản ứng của Mỹ chỉ dừng lại ở những phát biểu phản đối.

Cuối cùng, Mỹ cũng đứng ngoài vận mệnh của một quốc gia nhỏ bé không có tầm quan trọng đối với nền an ninh của Mỹ để tránh một cuộc xung đột lớn hơn với Nga. Đây là một bài học rõ ràng cho các quốc gia Đông Nam Á.

Sự thật là Đông Nam Á không có nhiều ảnh hưởng đến cán cân quyền lực của thế giới. Một loạt các nước nhỏ và nghèo trong khu vực không đủ sức tạo ra ảnh hưởng tới cục diện của toàn cầu. Những quốc gia trung bình như Việt Nam, Indonesia và Australia theo lẽ tự nhiên sẽ tự đứng dậy chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Nếu cuộc chiến xảy ra vì những cụm đảo nhỏ tại biển Đông, nền an ninh quốc gia của Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều.

Vùng biển Đông cũng rất quan trọng đối với các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên họ sở hữu các hạm đội tàu chiến lớn và hiện đại và sẽ là một bước thử khó khăn hơn đối với tham vọng của Trung Quốc.



Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là liều thử "nặng đô" tiếp theo cho tham vọng của Trung Quốc.


Như vậy, nhiều khả năng Mỹ sẽ phải cân nhắc rất kĩ trước khi đưa ra bất cứ hành động “quá tay” nào và có lẽ nguyên tắc ứng xử cơ bản của Mỹ tại biển Đông chính là không can dự quân sự.

Mỹ sẽ vẫn áp dụng chính sách “giơ cao đánh khẽ” khi giải quyết các vấn đề liên quan tới biển Đông và tìm lối thoát cho bế tắc bằng chính sách ngoại giao linh hoạt, thực tế và mềm mỏng.

Hướng đi đúng đắn nhất trong tương lai đối với tất cả các bên chính là đàm phán và đối thoại đa phương. Đây cũng chính là kênh giải quyết hợp lý nhất ngay đối với cả Trung Quốc, vì kể từ năm 1979, quốc gia này đã không dùng các chiến dịch tấn công quân sự lớn để giải quyết tranh chấp biên giới trên đất liền.

[BDV news]


Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Đô đốc Mỹ thăm căn cứ tên lửa Trung Quốc



Trong khuôn khổ chuyến công du đến Bắc Kinh, đô đốc Mullen đã được mời thăm cơ sở của quân đoàn pháo binh số 2

Đô đốc Mullen đã được mời thăm trụ sở của quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc vào hôm chủ nhật 10/7/2011.

Tại trụ sở của quân đoàn pháo binh số 2, ông đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với chỉ huy của quân đoàn này tướng Jing Zhiyuan.

Tướng Jing đã giới thiệu cho đô đốc Mullen đôi nét về sự hình thành và quá trình phát triển của quân đoàn pháo binh số 2.

Đây là một trong những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm công khai minh bạch về các chương trình phát triển quân sự của mình. Đô đốc Mullen hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn nữa sự hợp tác giữa lực lượng tên lửa chiến lược của hai nước.

Trong khi đó, tướng Jing cũng hy vọng hai bên nghiêm túc thực hiện sự đồng thuận , gia tăng đối thoại và trao đổi thông tin nhằm duy trì quan hệ quân sự tốt đẹp giữa hai nước.

Trong biên chế của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, lực lượng tên lửa chiến lược được gọi một cái tên khá khiêm tốn “quân đoàn pháo binh số 2”.

Sự phát triển, cơ cấu tổ chức, vũ khí trang bị của lực lượng này vẫn là một ẩn số đối với thế giới.



Phòng điều khiển của "Vạn lý trường thành" trong lòng đất (ảnh: Clubchina)


Căn cứ ngầm cho lực lượng tên lửa

Theo một số thông tin rò rỉ trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, nước này đã hoàn thành xây dựng một “Vạn lý trường thành” trong lòng đất cho quân đoàn pháo binh số 2.

“Vạn lý trường thành” trong lòng đất này vừa là kho cất giữ và bảo quản các tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc. Cũng là nơi đặt các giếng phóng cố định trong lòng đất.

Cơ sở trong lòng đất này đủ khả năng để chịu đựng một cuộc tấn công bằng hạt nhân của đối phương. Đây sẽ là điểm tựa để Trung Quốc tiến hành một cuộc đáp trả lại đợt tấn công bằng hạt nhân của đối phương.

Đường hầm này được xây dựng bên trong lòng núi tại khu vực Bắc Trung Quốc. Đây được coi là một “mê cung trong lòng đất”. Đến nay, số lượng tên lửa được triển khai tại đây vẫn là một ẩn số vô cùng lớn.



Cơ sở trong lòng đất này đủ sức chịu đựng một cuộc tấn công hạt nhân của đối phương (ảnh: Clubchina)


Theo báo cáo được đăng tải bởi Nti.org, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có khoảng 400 thiết bị phóng, cùng với khoảng 100 đầu đạn hạt nhân. Tầm tác chiến của đơn vị này đủ sức "vươn tới mọi nơi" trên toàn thế giới.

Cùng ngày, Trung Quốc cũng công bố bản danh sách đầu tiên của các nhà cung cấp thiết bị quân sự cho quân đội Trung Quốc. Nhằm thể hiện sự cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp trang thiết bị vũ khí cho quân đội.

Tổng cộng có hơn 1.600 nhà thầu nằm trong danh sách. Đây cũng là một nỗ lực nữa của Trung Quốc nhằm "minh bạch hóa" hơn các chương trình mua sắm quân sự đúng vào dịp người bạn Mỹ tới thăm. Các chương trình lâu nay vẫn là một ẩn số với thế giới.



Đường hầm được thiết kế cho cả xe lửa và xe cơ giới hoạt động (ảnh: Clubchina)


Sự úp mở, không công khai và thiếu thông tin về các chương trình mua sắm quốc phòng của Trung Quốc vốn làm cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực không khỏi lo lắng.

Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm ở đây là liệu các dự án mua sắm quốc phòng lớn của Trung Quốc có được công bố cách công khai và minh bạch như các dự án mua sắm quốc phòng của Mỹ hay không. Bởi đến nay, sự phát triển các hệ thống vũ khí của Trung Quốc đều được thực hiện theo “chiều dọc” tất cả đều nằm dưới sự chỉ đạo từ phía nhà nước.

[BDV news]


>> Báo Trung Quốc: Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam



Mỹ đã một lần nữa tái khẳng định vai trò của mình ở châu Á-Thái Bình Dương bởi Mỹ là 1 quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với khu vực.

Ngày 10/7/2011 Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc .

Tại cuộc thảo luận, Chủ tịch tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đã nhấn mạnh cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của mình và duy trì sự hiện diện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo Đô đốc Mike Mullen "Bây giờ, hơn bao giờ hết, Mỹ là một quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích về kinh tế và quân sự của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với châu Á - Thái Bình Dương”.



Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: AFP


Ông Mullen kêu gọi Trung Quốc nên đóng một vai trò lớn hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực. Trung Quốc cần nhận thức về mối quan hệ quân sự và kinh tế giữa các bên là quan trọng, sức mạnh quân sự càng lớn thì cần thiết phải có trách nhiệm lớn hơn và minh bạch hơn. Mỹ luôn mong muốn giữa Mỹ và Trung Quốc có một mối quan hệ tích cực và hợp tác toàn diện.

Mỹ không bao giờ cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa bởi đối với Mỹ, mà ngược lại, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ triển vọng phát triển của một Trung Quốc mạnh hơn, cũng như sự phát triển của các quốc gia khác trong khu vực.

Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đến Bắc Kinh vào ngày 9/7/2011 theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, nhằm đáp lại lời mời của ông Trần Bỉnh Đức trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5/2011.

Chuyến thăm lần này của phái đoàn quân sự cấp cao Mỹ đến Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy quan hệ quân sự Trung Quốc - Mỹ đã được cải thiện đáng kể.

Chuyến thăm của ông Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5/2011 là chuyến thăm của đại diện quân sự cấp cao nhất kể từ khi mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã bị rạn nứt vào đầu năm 2010 sau khi Mỹ đồng ý bán 6,4 tỷ USD vũ khí của Mỹ cho Đài Loan.

Sau chuyến thăm trường ĐH Nhân dân, Đô đốc Mullen sẽ tiếp tục cuộc hội đàm với ông Trần Bỉnh Đức, và sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao khác, bao gồm cả Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngoài ra, Đô đốc Mullen sẽ tới thăm các cơ sở công nghiệp quốc phòng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc như không quân, lục quân, hải quân và pháo binh.

Động chạm nhiều vấn đề "nóng"

Trả lời một câu hỏi của phóng viên bên lề cuộc thảo luận tại ĐH Nhân dân Trung Quốc về việc Mỹ đã bán vũ khí cho Đài Loan, ông Mike Mullen khẳng định rằng, Washington luôn ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, nhưng doanh số bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ cũng được cho phép bởi luật pháp Mỹ. Mỹ sẽ luôn cố gắng để có được sự cân bằng trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ và Mỹ - Đài Loan.

Đề cập đến một loạt các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và các nước ASEAN, ông Mike Mullen nói rằng, Mỹ sẽ không từ bỏ khu vực, mục đích của các cuộc tập trận quân sự chỉ là để mở rộng và làm sâu sắc hơn lợi ích và mối quan hệ của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Đặc biệt, đề cập đến những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền thời gian gần đây giữa Trung Quốc và một số nước như Philippines và Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho biết, xin trích đoạn: "Bất chấp những căng thẳng chưa được giải quyết về tranh chấp lãnh thổ, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này Đô đốc Mike Mullen vẫn nhấn mạnh, Mỹ vẫn sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam trên Biển Đông trong lĩnh vực khai thác dầu khí và đặc biệt là Philippines".

Nhận định các bài phát biểu trong chuyến thăm lần này Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Mỹ tại ĐH Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong cho rằng, dù quan hệ quân sự Mỹ - Trung Quốc được cải thiện, song quan điểm của quan chức cấp cao 2 nước đã không che dấu thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn đang giữ lập trường đối lập trên một số vấn đề nhạy cảm quan trọng.

Ông Shi Yinhong còn rất để ý tới việc ông Mike Mullen lặp đi lặp lại cụm từ "Trung Quốc nên có trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực", mang ý Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc làm xấu đi tình hình trong khu vực.

[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> F-35 của Israel có hệ thống điện tử riêng



Mỹ đã cho phép thiết lập hệ thống vũ khí và điện tử riêng cho tiêm kích F-35 bán cho Israel thể hiện sự mềm mỏng trong các giao dịch với đồng minh chiến lược.

Cuộc đàm phán kéo dài trong nhiều năm về hệ thống vũ khí và điện tử cho tiêm kích F-35 đã kết thúc trong thắng lợi dành cho Israel.

Điều đó cũng cho thấy những tín hiệu Mỹ đã bớt cứng rắn hơn trong việc xuất khẩu các công nghệ được cho là nhạy cảm.

Trong các cuộc đàm phán với Mỹ phía Israel luôn cho rằng các thiết bị điện tử lắp sẳn trên tiêm kích F-35 sẽ không có cơ hội trước các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang được bán cho một số nước Trung Đông.

Cụ thể F-35 với hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử hiện tại sẽ F-35 sẽ không thể chống lại trước các hệ thông phòng không tầm xa S-300PMU1/2, hay hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2, 2 hệ thống này đang có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không Syria.



F-35 xuất khẩu cho Israel sẽ được cài đặt hệ thống điện tử riêng.


Tương lai hệ thống phòng không S-300PMU1 có thể có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không một số nước khác như Iran, dù nước này đã phát triển được biến thể "nhái" hệ thống phòng không của Nga.

Phía Israel cho rằng, F-35 bán cho họ cần có hệ thống chiến tranh điện tử EW đủ mạnh, hệ thống vũ khí riêng biệt mới có khả năng dành ưu thế trong cuộc đối đầu với các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang có mặt tại đây.

Dù vậy, ở bên ngoài, các quan chức không quân Israel tuyên bố, những ai cho rằng, F-35 với các thiết bị hiện tại sẽ là mối đe dọa đối với hệ thống phòng không S-300PMU1/2 của Nga là một nhận định hoàn toàn sai lầm.

Israel muốn có được các công nghệ liên quan để họ có thể cài đặt một hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Tuy nhiên, ban đầu Mỹ không đồng ý với lý do cho rằng, việc cho Israel tiếp cận mã nguồn có thể gây ra các quan ngại về rò rỉ công nghệ cao.


Israel cho rằng, nếu không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 sẽ là mồi ngon cho hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Nga.


Đa phần các nước đồng minh thân cận của Mỹ muốn được tiếp cận theo phương thức này. Đơn cử là Nhật Bản, nước này cũng đã đưa ra các đề nghị tương tự trong cuộc đấu thầu cung cấp chiến đấu cơ mới cho không quân Nhật Bản, cho phép họ có thể thực hiện các thay đổi tùy theo nhiệm vụ và quan điểm tác chiến của riêng mình.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đưa ra các đề nghị về việc xây dựng dây chuyền sản xuất trong nước, điều này cho thấy số lượng đặt hàng không hề nhỏ.

Nếu Mỹ không thay đổi, họ có thể đánh mất các hợp đồng vào tay các đối thủ khác như Eurofighter Typhoon, hay các tiêm kích mới như Su-35 hay Mig-35 của Nga. Bước thay đổi này có thể sẽ gia tăng số lượng đặt hàng từ các khách hàng đồng minh.

Nếu dành được hợp đồng theo phương thức chuyển giao một phần công nghệ, số lượng đặt hàng ban đầu không hề thua kém so với số lượng đặt hàng từ Lầu Năm Góc.

Trước đó Israel và Mỹ đã ký hợp đồng về việc mua bán 20 tiêm kích F-35A dành cho Israel, 20 chiếc F-35 này sẽ được trang bị hệ thống điện tử cơ bản tương tự như các máy bay F-35A của Mỹ.

Theo điều khoảng bổ sung mới hệ thống điều khiển bay và mã nguồn phần mềm sẽ được thiết kế theo dạng mở, cho phép Israel tiếp cận và từng bước thay thế hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Qua đó họ có thể thay đổi tùy chọn vũ khí theo nhiệm vụ.

Tom Burbage, tổng giám đốc chương trình F-35 của Lockheed Martin cho biết “Tôi tin rằng Israel có thể nhận được chiếc F-35 đầu tiên vào năm 2016”. Một đại diện của không quân Israel cho rằng, mặc dù hợp đồng F-35 gặp nhiều chậm trễ, song kết quả lại rất khả quan.

Có vẻ dù muốn duy trì truyền thống rất khắt khe trong việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cao mang tính chiến lược nhưng Mỹ đã buộc phải thay đổi cách nhìn nhận để giữ chân các đồng minh thân cận.

[BDV news]


>> Không 'làm phiền' Trung Quốc



Đô đốc Mỹ hứa hẹn tiếp tục hiện diện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng không làm ảnh hưởng tới Trung Quốc, đồng thời nhờ Trung Quốc cùng giải "bài toán" Triều Tiên.

Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhấn mạnh Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian dài nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến Trung Quốc.

Ông Mullen cho hay: "Những thách thức toàn cầu cũng như trong khu vực quá lớn nên Mỹ và Trung Quốc phải tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau. Mỹ muốn Trung Quốc là một đối tác mạnh mẽ để giải quyết những vấn đề này".


Đô đốc Mike Mullen.


Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho hay, ông sẽ có cuộc hội đàm với Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và thực hiện một số chuyến thăm các căn cứ quân sự của Trung Quốc nhằm tìm cách thúc đẩy hợp tác an ninh giữa 2 nước.

Phát biểu về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, ông Mullen cho biết Washington hoan nghênh sự phát triển quân sự của Trung Quốc nếu nó giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu như cướp biển. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Washington muốn làm rõ ý định của Bắc Kinh.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc năm nay vào khoảng 95 tỷ USD, cao thứ hai thế giới nhưng thua xa Mỹ với kế hoạch chi khoảng 650 tỷ USD cho quốc phòng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đang phát triển vũ khí như tên lửa DF 21D mà các nhà phân tích nói rằng có thể đe dọa các tàu chiến Mỹ và làm thay đổi cán cân quyền lực khu vực. "Rõ ràng một số loại vũ khí được Trung Quốc phát triển để nhằm vào Mỹ", ông Mullen nhận xét.

Ông Mullen tới Bắc Kinh đúng vào lúc Mỹ và 2 đồng minh quân sự chính trong khu vực là Nhật Bản và Australia bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên ở Biển Đông.

Nhờ Trung Quốc giải 'bài toán' Triều Tiên

Trong cuộc phỏng vấn sau khi tới Bắc Kinh, đô đốc Mike Mullen cũng bóng gió thông báo về mục đích chính của chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày: "Triều Tiên sẽ tiếp tục các hành động mang tính khiêu khích với mức độ nguy hiểm cao hơn".

Căng thẳng ở Đông Bắc Á leo thang sau khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm tấn công tàu chiến của nước này vào tháng 3/2010 gây ra cái chết của 46 thủy thủ. Bình Nhưỡng phủ nhận lời buộc tội của Hàn Quốc và sau đó tiến hành 1 cuộc pháo kích vào hòn đảo ở biên giới 2 miền Triều Tiên làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng bao gồm cả 2 thường dân vào cuối năm 2010.

Các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân 6 bên giữa 2 miền bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật, Nga và Mỹ đã rơi vào tình trạng đình trệ từ khi Triều Tiên từ bỏ vào tháng 4/2009. Tháng 5/2009, Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 2 của nước này.

"Cố gắng tìm kiếm sự ổn định liên quan xung quanh vấn đề Triều Tiên ngày càng gặp nhiều thách thức vì Bình Nhưỡng và hành động của họ" -Đô đốc Mullen nhận xét - "Tuy nhiên, Bắc Kinh có mối quan hệ mạnh mẽ với Bình Nhưỡng và mối quan hệ này không chỉ có được nhờ những sự giúp đỡ trong quá khứ mà còn được vun đắp thường xuyên".

[BDV news]


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> Tham mưu trưởng liên quân Mỹ thăm Trung Quốc




Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen cùng phái đoàn quan chức cấp cao quân đội Mỹ đã khởi hành đến Trung Quốc từ ngày 9-13/7/2011.


Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đây là chuyến đi nhằm đáp lại chuyến công du của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức tới Mỹ hồi tháng 5/2011.

Ngoài ra, đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ kể từ năm 2007.

Các quan chức Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đến Bắc Kinh để hội đàm với các sỹ quan cấp cao và thăm các đơn vị quân đội của Trung Quốc.



Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen và Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức họp báo tại Lầu Năm Góc hồi tháng 5/2011.


Chuyến thăm lần này của phái đoàn quân sự Mỹ đến Trung Quốc còn nhằm thúc đẩy cuộc đối thoại an ninh với Trung Quốc, giữa lúc Hải quân Mỹ tiến hành tập trận với Nhật Bản và Australia trên biển Đông, nơi Trung Quốc liên tục lên tiếng khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Theo Bộ quốc phòng Nhật Bản, cuộc tập trận này sẽ có sự tham gia của tàu khu trục Shimakaze của Nhật Bản, tàu khu trục Preble của Mỹ, và tàu hải tuần hoàng gia Australia. Các tàu sẽ thực hiện công tác huấn luyện thông tin liên lạc và các bài tập khác ngoài khơi Brunei.

Chuyến thăm của ông Mike Mullen cũng diễn ra sau khi Mỹ và Philippines tiến hành diễn tập hải quân chung.

Cả Mỹ và Philippines khẳng định rằng cuộc tập trận đó chỉ nhằm thắt chặt mối quan hệ quân sự giữa hai nước và không liên quan đến những lo ngại của Trung Quốc.

Trước đó Trung Quốc vẫn luôn phản đối các cuộc tập trận của Mỹ tại biển Đông, và cáo buộc các cuộc tập trận của Mỹ ở khu vực này làm tăng thêm sự căng thẳng và nóng lên tình hình tại khu vực trong bối cảnh tranh chấp về lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết.

Mới đây, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Tô Hạo, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quản lý xung đột thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, cuộc tập trận lần này là hình thức phô diễn sự hiện diện quân sự cao độ của Mỹ ở Biển Đông.

Bên cạnh đó, Giáo sư Diệp Hải Lâm thuộc Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Học viện Xã hội Trung Quốc đã lên án Mỹ đang tìm cách kích động các nước có liên quan đến tranh chấp ở biển Đông dấy xung đột trực tiếp với Trung Quốc và điều Mỹ thực sự muốn thấy là tình hình bất ổn trong khu vực để rồi Mỹ sẽ đóng vai trò như nước điều phối và dẫn dắt các cuộc đàm phán.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang