Học giả Mỹ cho rằng, Mỹ chưa bao giờ đưa ra tuyên bố chủ quyền như Trung Quốc đối với biển Đông, theo đó nguy cơ chiến tranh sẽ sớm xảy ra. >> Tàu hộ tống lớp 056 của Trung Quốc vô đối ở Biển Đông >> Trung Quốc - Đã hết thời "giấu mình, chờ đợi" Các giáo sư, học giả của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ. Trang mạng sina.com.cn dẫn bài viết từ tờ “Pháp chế văn tụy báo” ngày 30/6 cho biết, cách đây không lâu, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã tổ chức một diễn đàn chiến lược thường niên. Tại diễn đàn, nhiều học giả cho rằng, Trung Quốc đang bắt chước Mỹ trong thế kỷ 19, thúc đẩy chủ nghĩa Monroe của họ, cho rằng chính sách duyên hải của Trung Quốc là “hăm dọa”. Chiến tranh không còn xa do “chủ nghĩa Monroe Trung Quốc”? Năm 1823, Tổng thống Mỹ James Monroe và Ngoại trưởng Mỹ John Quincy Adams đã đưa ra một nguyên tắc ngoại giao mới, tuyên bố phần lớn các hòn đảo và vùng biển của biển Caribbe và vịnh Mexico là “sân sau” của Mỹ, Mỹ sẵn sàng tiến hành chiến đấu để bảo vệ “lợi ích quốc gia cốt lõi” này bất cứ lúc nào. Monroe và Adams còn yêu cầu, các thế lực hải quân ngoài khu vực như Anh không được hoạt động ở duyên hải của Mỹ. Tư tưởng cốt lõi của bài phát biểu này sau này được cho là “chủ nghĩa Monroe”, đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách ngoại giao của Mỹ. Ngay từ tháng 7/2010, cựu chỉ huy Hải quân Mỹ, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, Paul Ghiara và Chủ nhiệm Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm An ninh Mỹ mới, Patrick Cronin đã có bài viết trong tạp chí “Nhà ngoại giao” cho rằng, Bắc Kinh nâng vấn đề biển Đông lên thành lợi ích cốt lõi quốc gia, có nghĩa là “họ sẵn sàng tiến hành chiến tranh bảo vệ chủ quyền trên biển ở Đông Nam Á bất cứ lúc nào”, đồng thời Trung Quốc tiến hành phản ứng gay gắt với cuộc diễn tập ở biển Hoàng Hải giữa Mỹ-Hàn, một loạt động thái này đều khiến người ta liên tưởng tới chủ nghĩa Monroe của Mỹ trong thế kỷ 19. Năm 2009, tàu khảo sát USNS Impeccable của Hải quân Mỹ bị tàu thuyền Trung Quốc bao vây trên biển Đông. Tháng 5/2012, giáo sư về các vấn đề quốc tế, Học viện Chính trị Kennedy, Đại học Harvard, Stephen Walter đã có bài viết “Ứng phó với chủ nghĩa Monroe” của Trung Quốc trên tờ “Thời báo New York”. Bài viết cho rằng, trong thế kỷ 19, Mỹ, một nước đang trỗi dậy, đã đưa ra chủ nghĩa Monroe, đồng thời từng bước đuổi các cường quốc châu Âu ra khỏi tây bán cầu. Walter nói, tương tự, một nước Trung Quốc mạnh sẽ không muốn Mỹ liên minh, liên kết và duy trì sự hiện diện quân sự mạnh ở trước “cửa nhà” của họ, vì vậy “chắc chắn sẽ nỗ lực trục xuất Quân đội Mỹ khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Nhưng Mỹ hoàn toàn sẽ không cam chịu rút khỏi châu Á-Thái Bình Dương, bởi vì một khi Trung Quốc tạo được sự thống trị ở khu vực này, Bắc Kinh sẽ thò cái “vòi” tới các khu vực xa hơn. Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, thì rất có khả năng tiến hành một cuộc cạnh tranh an ninh quyết liệt với Mỹ. Walter cho rằng, giữa các nước thường chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Bắc Kinh hiện đã lấy một phần nguồn lực liên tục tăng trưởng để phát triển sức mạnh quân sự, trong tương lai sẽ làm như vậy, đồng thời “chắc chắn sẽ tạo ra môi trường an ninh xung quanh có hiệu quả cho bản thân”. Bài viết cho rằng, quan hệ kinh tế căng thẳng giữa Trung-Mỹ hiện nay làm cho “hai bên đều có đủ lý do để đưa sự cạnh tranh vào phạm vi có thể kiểm soát”, nhưng hiện tượng này hoàn toàn không thể lâu dài. Bởi vì, về cơ bản, kinh tế Trung Quốc là “hướng ra bên ngoài”, khác với Liên Xô tự cung tự cấp thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc “phụ thuộc vào thị trường và nguyên vật liệu ở nước ngoài”, điều này sẽ trở thành “nguyên nhân lớn làm cho Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề quốc tế, xây dựng hải quân tầm xa sau này”. Trong khi đó, sự phát triển của Trung Quốc sẽ chỉ có thể gây ra nhiều xung đột hơn giữa Trung-Mỹ. Hải quân Mỹ và Nhật Bản tổ chức diễn tập quân sự trên biển. Để ngăn ngừa xung đột, Mỹ đang không ngừng củng cố quan hệ đồng minh hiện có ở châu Á và ra sức phát triển các đối tác mới. Để đáp trả, Trung Quốc đang khuyến khích các nước láng giềng “rời xa Washington và chấp nhận bá quyền thiện chí của Bắc Kinh”. Nhưng “hầu hết các nước láng giềng vẫn đầy lo ngại đối với Trung Quốc”, điều này làm cho Trung Quốc “cảm thấy bị cô lập”, từ đó dẫn đến xác suất xảy ra xung đột tiếp tục gia tăng. Đương nhiên, chiến tranh Trung-Mỹ hoàn toàn không phải không thể tránh được. Walter cho rằng, hai nước đều có vũ khí hạt nhân và chính phủ hai bên đều hiểu rõ, chiến tranh sẽ là thảm họa. Nếu các nhà lãnh đạo luôn duy trì được sự sáng suốt và thận trọng, sẽ có thể duy trì được hòa bình. Một khi có một bên xuất hiện một nhà lãnh đạo “thiếu kinh nghiệm, liều lĩnh và quá tự tin”, chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng lịch sử cho thấy, “xác suất có thể luôn duy trì sự sáng suốt của tầng lớp lãnh đạo hai nước cạnh tranh hoàn toàn không cao”. Chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc càng “bá đạo”? Đối với việc phải chăng Bắc Kinh đang thúc đẩy chủ nghĩa Monroe, các học giả Mỹ đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Ngày 22/6, giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, James Holmes có bài viết “Chủ nghĩa Monroe của Trung Quốc” trên tạp chí “Nhà ngoại giao” Mỹ cho rằng, chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc sẽ “bá đạo hơn nhiều” so với nguyên bản. Bài viết cho rằng, Trung Quốc hiện nay có sự khác biệt to lớn so với Mỹ thế kỷ 19. Mặc dù chủ nghĩa Monroe cho phép các cường quốc châu Âu duy trì lợi ích hiện có của tân đại lục (châu Mỹ), nhưng rõ ràng phản đối họ tiếp tục bành trướng. Mỹ tuyên bố, bất cứ “hành vi nào khôi phục sự thống trị đế quốc đối với các nước châu Mỹ” đều bị coi là hành vi không hữu hảo đối với Mỹ. Điều này có nghĩa là, một khi các nước Mỹ Latinh thoát khỏi xiềng xích – sự thống trị của các cường quốc, trở nên độc lập, họ sẽ có thể giành được tự do vĩnh viễn, vì vậy rất ít bị phản đối. Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ trên biển Đông, khoa mục diễn tập là đổ bộ đoạt lấy các đảo đá. Điều này rõ ràng là có ý đồ răn đe vũ lực đối với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông. Trong khi đó, các động thái của Trung Quốc làm cho các nước châu Á khác “có rất nhiều lý do lo ngại họ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng lên như thế nào”. Đến nay, “rất ít người phủ nhận vai trò ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh”, nhưng rốt cuộc đóng vai trò ảnh hưởng thế nào lại rất quan trọng. Bài viết cho rằng, chính sách duyên hải của Trung Quốc là “hiếu chiến, mức độ chọc ngoáy công việc của người khác cao hơn chủ nghĩa Monroe ở bất kỳ thời điểm nào”. Trước hết, “Washington chưa từng tuyên bố chủ quyền đối với biển Caribbe như Bắc Kinh đối với biển Đông”. Thứ hai, “Mỹ chưa từng hạn chế hoạt động của hải quân nước khác ở duyên hải, trong khi Trung Quốc lại luôn phản đối cả hoạt động thông thường của tàu sân bay Mỹ ở biển Hoàng Hải”. Bài viết cho rằng, Trung Quốc cáo buộc tàu sân bay Mỹ hoạt động ở duyên hải làm cho Bắc Kinh nằm trong phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu quân Mỹ, lý do này “cơ bản không đứng vững”. Ngoài ra, “Bắc Kinh còn không cho phép cả hoạt động giám sát trên bầu trời quốc tế rất hợp pháp và lâu dài”, “một Trung Quốc kiêu ngạo” luôn nâng chính sách duyên hải lên độ cao trong vấn đề chủ quyền. Còn về phương diện chủ quyền, nước nào cũng sẽ không nhượng bộ. Làm như vậy thì chỉ có thể “đưa mình vào chỗ chết”. Holmes cho rằng, Chính phủ Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền như vậy, chắc chắn sẽ “đi vào con đường tối”, không thể thỏa hiệp. Trung Quốc “bảo vệ chủ quyền” bằng đàm phán hòa bình? Báo Trung Quốc cho rằng, việc các học giả Mỹ như James Holmes đem chính sách ngoại giao của Trung Quốc với chủ nghĩa Monroe của Mỹ ra so sánh là “gượng ép”, “đổi trắng thay đen” và “phải đề phòng”. Bài báo đã liệt kê các hoạt động chinh phạt lãnh thổ của Mỹ theo nguyên tắc chỉ đạo chính sách ngoại giao của chủ nghĩa Monroe, cụ thể như Mỹ đã mở rộng lãnh thổ về phía tây nước này, Mỹ giành lấy các vùng lãnh thổ của thực dân Tây Ban Nha trước đây (quần đảo Hawaii, Philippines, Guam, đặt nền tảng cho Mỹ đến châu Á-Thái Bình Dương sau này), cho rằng, quá trình trỗi dậy của Mỹ là một bộ lịch sử đẫm máu. Trung Quốc tập trung phát triển tàu vận tải/tấn công đổ bộ. Với lập luận đó, bài báo cho rằng: “Mấy chục năm qua, Trung Quốc luôn thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, không xâm phạm lợi ích của bất cứ quốc gia hay dân tộc nào”. Tuy nhiên, tờ báo này quên rằng, năm 1974 Trung Quốc đã trắng trợn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đến năm 1988, Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực chiếm thêm một số đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những sự kiện gần đây nhất (cắt cáp tàu hải giám, tuyên bố mời thầu 9 lô nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) cũng phản ánh ngược lại những tuyên bố mà nước này đưa Bài báo cố nói thêm rằng: “Trong các nước lớn, Trung Quốc là nước duy nhất thực hiện nguyên tắc bảo vệ chủ quyền bằng đàm phán hòa bình, xây dựng quan hệ tin cậy với các nước láng giềng trong mấy chục năm qua và cuối cùng đã ký thỏa thuận biên giới”. Báo Trung Quốc cho rằng, Mỹ “chưa từng đưa ra yêu cầu chủ quyền lãnh thổ đối với duyên hải” (như Trung Quốc đối với biển Đông) là do khi đưa ra chủ nghĩa Monroe, sức mạnh quốc gia của Mỹ còn yếu, cơ bản không thể chống lại các cường quốc châu Âu. Như vậy, có lẽ báo Trung Quốc cho rằng, do Trung Quốc mạnh rồi, nên họ có quyền và có khả năng đưa ra yêu cầu chủ quyền phi lý như thế trên biển Đông (đòi chủ quyền đối với khoảng 80% biển Đông)!? Báo Trung Quốc tiếp tục biện hộ cho rằng, Trung Quốc có “chủ quyền vốn có” đối với biển Đông, những năm gần đây, các nước láng giềng đã “gây khó khăn trong vấn đề lãnh thổ”cho Trung Quốc. Trung Quốc muốn bảo vệ “quyền lợi vốn có của mình”, chứ đó không phải là “hành vi xâm lược” theo chủ nghĩa Monroe mà học giả Mỹ nói. Điều này đúng hay sai thì công luận cứ nhìn vào lời nói và hành động của Trung Quốc trên biển Đông thì ai cũng có thể hiểu được!. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển tàu hộ vệ 056 có khả năng săn ngầm ở biển gần. Lô đầu tiên loại tàu chiến này sẽ được biên chế cho lực lượng đóng ở Hồng Kông, và rất có thể triển khai ở biển Đông. (Nguồn : Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012
>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?
>> Thăng trầm - MiG-29 Không quân Iran
Khó khăn chồng chất khó khăn khi kế hoạch nâng cấp các máy bay MiG-29 của Không quân Iran liên tục có sự can thiệp tay của Mỹ và phương Tây. >> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1) MiG-29 - Không quân Iran Tuy nhiên, Iran cũng phần nào cảm thấy "nhẹ nhõm" khi các máy bay này được Trung Quốc và Belarus tham gia giúp đỡ nâng cấp. Các vụ 'chọc ngoáy' của Mỹ Dưới sức ép của Mỹ, Nga đã hủy bỏ một hợp đồng bán 28 máy bay MiG-29 cho Iran, khiến giấc mộng tái sinh các phi đội chiến đấu bên bờ tan vỡ. Đến năm 1992, Không quân Iran (IRAF) chỉ còn 9 máy bay MiG-29A và 4 máy bay MiG-29UB trong phi đội TFS số 11 là có thể bay được. Rõ ràng, Iran phải mua thêm MiG-29 từ nhiều nguồn khác nhau. Khi đó, các quốc gia từng thuộc Liên Xô là cơ hội tốt nhất cho họ (IRAF), bởi các nước này có hàng trăm các máy bay MiG-29 của Không quân Liên Xô, đa phần được cất trong kho. Ukraine là lựa chọn đầu tiên, nhưng nước này từ chối bán 40 máy bay MiG-29 vì lo ngại sẽ tổn hại tới quan hệ với Mỹ. Moldova là lựa chọn tốt thứ hai. Thế nhưng ngay trước đàm phán (năm 1996), CIA đã có thông tin về việc Iran muốn mua 14 máy bay MiG-29 Fulcrum-C, 6 máy bay MiG-29A và 1 máy bay MiG-29UB từ Moldova. Lúc đó, Bộ Quốc phòng Mỹ không ngần ngại chi tiền mua toàn bộ số máy bay này cùng 500 tên lửa đi kèm trong một thoả thuận ngày 10/10/1997. Số máy bay này được sử dụng trong các chương trình đạo tạo TopGun cho phi công Mỹ, một phần được dân sự hóa để bán cho tư nhân. Số còn lại là được bán cho các công ty hàng không nghiên cứu phát triển máy bay đời mới. Bảo dưỡng nội địa Sau khi được bàn giao máy bay MiG-29 đầu tiên, toàn bộ các việc bảo trì thông thường được kỹ sư Iran tự thực hiện. Phi đội TFS số 11 và TFS số 22 có các Trung đoàn bảo dưỡng riêng, chịu trách nhiệm toàn bộ các kiểm tra định kỳ cho máy bay MiG. Sau 350 giờ bay, các động cơ RD-33 được kiểm tra tại trung tâm bảo trì động cơ của Không quân Hồi giáo Iran, với sự giúp đỡ từ kỹ sư của Nga và Ukraina. Sau 800 giờ bay, khung máy bay được kiểm tra trong nhà chứa ở căn cứ không quân Mehrabad và Tabriz. Bên trong xưởng bảo dưỡng, sửa chữa máy bay MiG-29 của IRAF. Theo thoả thuận ban đầu, công ty hàng không MiG sẽ đảm bảo cung cấp toàn bộ các phụ tùng cho số máy bay MiG-29 cuả IRAF trong vòng 20 năm, nghĩa là phụ tùng phải được cung cấp đến năm 2008. Thế nhưng, từ cuối thập kỷ 1990, dưới sức ép của Mỹ, MiG từ chối chuyển giao phụ tùng cần thiết cũng như là các tài liệu liên quan cần thiết để kỹ sư Iran tự bảo dưỡng. Nga cũng từ chối yêu cầu của Iran về việc mua thêm động cơ RD-33 để thay thế những động cơ đã hết hạn sử dụng. Hơn một nửa phi đội máy bay MiG-29 của Iran vì thế đã không thể hoạt động, đa phần vì không có động cơ thay thế. Vì vậy, Iran bắt buộc phải khởi động một chương trình để phục hồi phi đội MiG-29 bằng nội lực. Giai đoạn 1 của chương trình hoàn thành với sự giúp đỡ của một nhóm nhân viên bảo dưỡng của Ukraina tại Mehrabad năm 1998. Tại thời điểmđó, 1 máy bay MiG-29UB và 1 chiếc MiG-29A đã đạt chuẩn phục hồi sử dụng tài liệu và thông số kỹ thuật được cung cấp từ các nước Cộng hoà Xô Viết cũ. Kết quả của chương trình được đánh giá thành công, tuy nhiên một số phụ kiện quan trọng, như là các phụ kiện cho hệ thống điều khiển hoả lực, hệ thống vũ khí và hệ thống dẫn đường trở nên thiếu trầm trọng trong hệ thống hậu cần của Không quân Hồi giáo Iran. Việc thiếu động cơ RD-33 chất lượng tốt cũng là một vấn đề. Kết quả, chỉ 3 chiếc MiG-29A và 3 chiếc MiG-29UB còn trong tình trạng hoạt động, và các máy bay này phục vụ trong các phi đội TFS số và TFS số 22 trong năm 2004. Dù được cung cấp một vài động cơ cũ đã qua sử dụng, cho phép 3 máy bay được phục hồi trở lại trạng thái bay được nhưng thế vẫn là chưa đủ ( so với nhu cầu của Không quân Iran). Ánh sáng cuối đường hầm Mọi áp lực trở nên nhẹ nhàng hơn là vào ngày 16/10/2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đàm phán thành công một hợp đồng trị giá 150 triệu USD về việc bán 50 động cơ RD-33 cho IRAF. Công ty MiG cũng ký một hợp đồng với IACI (Công ty Công nghiệp Hàng không Iran) về một chương trình kéo dài tuổi thọ/hiện đại hoá cho các chiến đấu cơ MiG-29. Chương trình này gồm: - Kéo dài tuổi thọ các máy bay MiG-29 thêm 20 năm nữa (tới 2028). - Chu kỳ trùng tu động cơ RD-33 nâng lên 750 giờ/lần. - Chu kỳ trùng tu khung máy bay nâng lên 1.400 giờ/lần. - Hợp đồng hiện đại hoá thiết bị bay, gồm hệ thống tác chiến điện tử mới, hiện đại hoá vũ khí và hệ thống điều khiển hoả lực, INS, IFF và radio VHF/UHF mới, cũng như lắp đặt 2 màn hình màu LCD đa chức năng trong buồng lái. - Hiện đại hoá hệ thống vũ khí không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R-27ER, R-27ET và R-77 cũng như bom có điều khiển bằng laser. - Lắp đặt hệ thống tiếp dầu trên không và gia tăng trữ lượng bình xăng chính. MiG và IACI đã gần đến việc ký hợp đồng trong năm 2008, tuy nhiên, một lần nữa, chương trình kéo dài tuổi thọ cho các máy bay MiG-29 của MiG đã bị huỷ bỏ dưới áp lực của phương Tây và chỉ có hợp đồng cung cấp 50 động cơ RD-33 và các phụ tùng quan trọng là được thực hiện. Dù Iran nhận được rất nhiều phụ tùng quan trọng cũng như 50 động cơ RD-33 từ Nga, số máy bay MiG-29 vẫn rất cần một đợt trùng tu kéo dài tuổi thọ. Trung Quốc và Belarus đã tham gia vào hỗ trợ Iran một phần nào trong việc này, và IRIAF đã trang bị chiếc MiG-29UB số hiệu 3-6305 của phi đội TFS số 11 với hệ thống hạ cánh mua từ Trung Quốc năm 2009. Một năm sau (năm 2010), máy bay MiG-29A số hiệu 3-6117 được gắn 2 màn hình đa chức năng của Trung Quốc với sự giúp đỡ của kỹ sư của trung đội bảo trì từ phi đội TFS số 11. MiG-29 Iran sẵn sàng cất cánh tại một căn cứ không quân. Ngoài ra, có tin đồn rằng, có thể có một thoả thuận được ký giữa một nhà máy sửa chữa máy bay ở Belarus và IACI về việc một gói thiết bị hiện đại hoá cho MiG-29 của Iran cũng như một đợt nâng tuổi thọ máy bay. Hợp đồng này gồm hiện đại hoá các vũ khí không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R-27ER mới, bom điều khiển bằng laser và bom điều khiển qua truyền hình TV, cộng với việc lắp đặt hệ thống tiếp dầu trên không. Báo cáo cho biết, các công việc trên được triển khai trên máy bay MiG-29A số hiệu 3-6118 tại IACI trong năm 2010. Máy bay chiến đấu này, thuộc phi đội TFS số 11 đã được bàn giao cho IACI năm 2008 để phục vụ làm mẫu thử nghiệm cho chương trình nâng cấp đã bị huỷ bỏ của MiG. Trong lúc này, phi đội TFS số 11 đã hoàn thành việc đưa vào phục vụ 3 máy bay MiG-29 một chỗ ngồi của Iraq. Trùng tu máy bay MiG-29B của Iraq (số hiệu 3-6104) cuối cùng trong kho vào tháng 6/2010 (dự kiến bàn giao cho phi đội TFS số 11 trong tháng 1/2012). Máy bay này sẽ "nhập hội" với 2 chiếc MiG-29B khác từng phục vụ cho Iraq, được trùng tu và đưa vào sử dụng sau thời gian được cất trong kho của căn cứ không quân TFB.1 Mehrabad tới hơn 20 năm. Trong các loại máy bay chiến đấu của Không quân Hồi giáo Iran, MiG-29 là loại máy bay chịu tổn thất ít nhất. Hầu như các thiệt hại của máy bay là do lỗi phi công. Với một chương trình nâng cấp nhằm vào mục đích nâng cao khả năng chiến đấu, các máy bay MiG-29 của phi đội TFS số 11 sẽ tiếp tục bảo vệ bầu trời Teheran trong tương lai gần. |
Nhãn:
Không quân Iran,
Máy bay MiG-29K
>> Tên lửa khủng hơn BrahMos "sắp ra đời"
Xí nghiệp hợp tác Ấn Độ-Nga BrahMos Aerospace bắt đầu nghiên cứu phát triển loại tên lửa hành trình siêu thanh mới mạnh hơn tên lửa BrahMos nhiều lần - người đứng đầu liên doanh Sivathanu Pillay cho biết. >> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ? >> Siêu tên lửa Brahmos Ấn Độ và Nga bắt đầu nghiên cứu phát triển loại tên lửa hành trình siêu thanh mới mạnh hơn tên lửa BrahMos nhiều lần Theo đó, ông cho biết: Doanh nghiệp đang tìm kiếm vốn để thực hiện dự án này. Theo ông, những công việc đã được thực hiện cho phép hy vọng rằng, trong tương lai gần ‘cấu hình và diện mạo của hệ thống siêu thanh sẽ được xác định’. ‘Loại tên lửa mới sau khi ra đời sẽ là loại tên lửa siêu thanh chống tàu mạnh nhất trên thế giới và khó có nước nào trên thế giới có được công nghệ này’. Ông kết luận. Xí nghiệp liên doanh Ấn Độ-Nga BrahMos (BraMos Airspace Ltd) được thành lập ở Ấn Độ năm 1998 để đáp ứng nhu cầu sản xuất các tên lửa siêu âm chống tàu. BrahMos được chế tạo trên cơ sở tên lửa Yakhont của Nga, sở hữu các đặc tính tương tự. Ưu điểm chính của tên lửa loại này là tốc độ cao, sự đa dạng các sơ đồ chiến thuật và ứng dụng, khả năng tương tác của tên lửa với các mặt bằng phóng khác. Tên lửa Brahmos phóng từ máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ Tên lửa Brahmos có 4 biến thể: phóng từ tàu nổi, bệ phóng mặt đất (chống hạm và chống mục tiêu mặt đất), tàu ngầm và máy bay. Hai biến thể đầu đã được nhận vào trang bị cho Hải và Lục quân Ấn Độ, 2 biến thể sau đang được phát triển. Sau khi tất cả các vụ thử nghiệm bệ phóng và hệ thống tên lửa mới đều thành công, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định trang bị hệ thống Brahmos cho toàn bộ 5 tàu khu trục Project 61ME. Brahmos cũng là vũ khí chống hạm chủ yếu của các tàu khu trục tên lửa mới lớp Project 15А (lớp Bangalore), tàu khu trục Project 17 và tàu khu trục lớp Talwar Projekt 11356 do Nga đóng. Biến thể trang bị cho Su-30MKI là Brahmos-A có trọng lượng nhỏ hơn và độ ổn định khí động cao hơn đang được phát triển. Tên lửa Brahmos-A bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2011 và sẽ đuợc đưa vào trang bị vào cuối năm nay. >> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V Tên lửa Brahmos trang bị cho Hải- Lục quân được để trong container phóng, có thể phóng thẳng đứng hoặc phóng nghiêng, lắp đầu đạn nặng đến 300 kg, tầm bắn 290 km, độ cao bay 10-14.000 m, uy lực sát thương cao nhờ động năng lớn khi va chạm mục tiêu. BrahMos có thể tấn công mục tiêu mặt đất hoặc trên biển theo nhiều quỹ đạo khác nhau. Nga và Ấn Độ sắp có loại tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu mạnh nhất thế giới trong tương lai gần Tên lửa Brahmos có nhiều ưu điểm như tầm bắn xa với tốc độ bay siêu âm gấp 2.8 lần tốc độ âm thanh trên toàn quỹ đạo (gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Tomahawk của Mỹ), hiện Brahmos là loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới. Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần. Với loại tên lửa mới đang được nghiên cứu, hứa hẹn nó sẽ là người kế nhiệm tuyệt hảo của BrahMos với vị trí tên lửa siêu thanh chống tàu mạnh nhất thế giới. |
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
>> Sức mạnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria chỉ trong thời gian ngắn qua đã thực sự trở thành chủ đề nóng trên thế giới, thậm chí vụ việc còn khiến nhiều người nghĩ tới viễn cảnh của một cuộc chiến trong tương lai gần... >> Khám phá ngành công nghiệp QP Thổ Nhĩ Kỳ >> Iran sẽ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ? Atak, loại trực thăng tấn công hiện đại do chính Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo Sức mạnh Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với uy lực Syria Một khi có chiến sự xảy ra thì việc so sánh tương quan lực lượng giữa 2 đội quân sẽ được tính đến, bởi điều này sẽ giúp cho việc xác định được kẻ mạnh, kẻ yếu từ khi tiếng súng chưa nổ. Vốn được biết đến là quốc gia có ngành công nghiệp quốc phòng phát triển, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sở hữu những loại vũ khí tối tân hiện đại nhất trong khu vực. Cuối năm ngoái, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tự sản xuất súng trường cho các lực lượng mặt đất, trên cơ sở của bản hợp đồng được ký kết giữa công ly Kale Kalyb với Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, loại súng trường tấn công Mehmetcik đã được ra đời với cỡ nòng 7,62 mm, bắn liên thanh 750 phát/phút và có tầm bắn tối đa 1 km. Súng sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn bất cứ loại súng nào hiện đang được trang bị trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Một loại vũ khí chủ lực khác của Thổ Nhĩ Kỳ đó là xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được phát triển dựa trên cơ sở xe tăng K-2 Black Panther. Khi được chấp nhận vào trang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Altay sẽ thay thế hoàn toàn cho các đơn vị xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, M48 và M60. Với tổng trọng lượng đạt 60 tấn, xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được trang bị pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy 12,7 mm có thiết bị ổn định tầm và hướng. Kết cấu giáp đạn đạo của dòng xe tăng hợp tác này không được tiết lộ, nhưng Altay có thể cơ động tới tốc độ 70 km/h. Nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái cũng là thế mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đã bắt đầu sản xuất máy bay không người lái, với việc chế tạo thành công máy bay tự hành lớp MALE đầu tiên (Medium-Altitude Long-Endurance) mang tên ANKA, đây là loại máy bay tự hành tầm xa có trọng lượng 600 kg. Ngoài việc tự sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội, Thổ Nhĩ Kỳ còn là bạn hàng chiến lược của Mỹ, quốc gia này đã thông qua hợp đồng mua 109 máy bay trực thăng T-70 Blackhawk của Hoa Kỳ. Với tốc độ tối đa khoảng 295 km/giờ, tầm hoạt động của T-70 đạt 2.200 km. T-70 có khả năng vận chuyển theo 11 binh sĩ hoặc hàng hóa nặng 4 tấn. Dòng trực thăng này khi cần cũng có thể trang bị thêm một số loại vũ khí như: tên lửa, rocket, súng máy tùy theo nhiệm vụ chiến đấu. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chú trọng đến việc phát tiển tên lửa. Trong tháng 5/2011, tại triển lãm IDEF'11 Thổ Nhĩ Kỳ đã trình làng tên lửa Djirit được dẫn hướng bằng laser do chính nước này sản xuất. Nếu xét về tương quan lực lượng rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đang có lợi thế so với quốc gia láng giềng Syria trong trường hợp xảy ra xung đột... Uy lực Syria Nếu Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ và NATO thì Syria cũng được Nga “chống lưng”. Điều đó lý giải tại sao trong kho vũ khí của quốc gia này hầu hết các loại vũ khí chiến lược đều có xuất xứ từ Nga. Syria đang sở hữu đạn, đạn súng cối, xe tăng và máy bay tấn công của Nga. Nên việc Syria sở hữu trực thăng tấn công Mi-25 không phải là điều đáng ngạc nhiên. Đây là loại trực thăng tấn công khá hiện đại của Nga và hiện tại Nga đang tiếp tục giúp đỡ Syria nâng cấp loại vũ khí này. Theo nhiều nguồn tin thì hầu hết các cuộc tấn công bằng đạn pháo của quân đội Syria chống lại lực lượng đối lập đều được thực hiện tại những khu vực thành thị. Đại sứ quán Mỹ ở Damascus đã công bố những bức ảnh cho thấy các đơn vị pháo và tăng của quân đội Syria đang bao vây những khu vực thành thị có nguy cơ xảy ra nổi loạn. Một trong những loại vũ khí được sử dụng một cách có hiệu quả tại những khu vực xung quanh thành phố Homs là loại pháo cối 240mm của Nga. Loại vũ khí này có khả năng bắn đi những quả đạn nặng 126 kg, có chứa chất nổ cực mạnh, đi xa gần 10km. Tên lửa SCUD được quân đội Syria vận chuyển trực chiến tại những khu vực biên giới nhạy cảm với Thổ Nhĩ Kỳ Hiện tại, Syria đang sở hữu khoảng 4.950 xe tăng chủ lực, 4.000 xe tăng hạng nhẹ và xe thiết giáp. T-72 là loại tăng chủ yếu trong lực lượng tăng - thiết giáp của Syria. Hiện Moscow tiếp tục giúp Syria hiện đại hoá những chiếc tăng này. Tính đến thời điểm hiện tại Nga đã nâng cấp được khoảng 800 chiếc T-72, còn 200 chiếc đang được tiếp tục nâng cấp. Một loại vũ khí khác của Syria cũng không nên xem nhẹ đó là mìn. Để bảo vệ vùng biên, Syria đã rải mìn dọc theo biên giới cùng Thổ Nhĩ Kỳ, mìn mà quân Syria sử dụng là mìn chống bộ binh PMN-2 và mìn chống tăng TMN-46. Syria đang sở hữu một số lượng lớn hệ thống pháo phóng loạt GRAD của Nga. Hệ thống này có khả năng phóng liền lúc 40 rocket 122mm với tầm xa 32 km. Theo một bản báo cáo công bố năm 2010, Syria đang sở hữu hệ thống tên lửa Scud của Nga, gồm biến thể Scud-D, có khả năng mang đầu nổ nặng 675 kg, bay xa được 1.440 km. Loại vũ khí mà Mỹ và các quốc gia phương Tây lo ngại nhất trong quân đội Syria chính là vũ khí hoá học. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho biết, Syria có rất nhiều loại vũ khí hoá học và sinh học, từ hơi cay cho đến những loại có ảnh hưởng đến thần kinh như Sarin và có thể là khí gas VX. Có thể nói mặc dù có phần yếu thế hơn về công nghệ so với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng những vũ khí mà Damascus đang sở hữu cũng đủ để đưa một cuộc xung đột thành một cuộc chiến “tầm cỡ”, có lẽ cùng vì điều này mà cả Mỹ lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều cần có sự cân nhắc trước khi đưa ra quyết định về số phận của Syria... |
>> Thổ Nhĩ Kỳ có cần HQ-9 của Trung Quốc ?
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, đầu tháng 7/2012, chính phủ nước này sẽ công bố tên tổ hợp phòng không được chọn trong gói thầu tên lửa phòng không T-LORAMIDS >> HQ-9 Trung Quốc tranh thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ >> HQ-9: Đứa con lai của S-300PMU và Patriot NATO quyết tâm ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ mua HQ-9 vì lo ngại hệ thống này có thể được dùng như phương tiện trinh sát do thám? (*) T-LORAMIDS (Turkish Long Range Air And Missile Defence System) là gói thầu có trị giá hơn 4 tỷ USD. Trong đó, có 4 nhà thầu được Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc chọn lựa là tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 Patriot do liên doanh Raytheon và Lockheed Martin chế tạo; Tổ hợp SAMP/T với đạn tên lửa Aster 30 do Pháp và Italy hợp tác sản xuất; Tổ hợp S-300 và S-400 của Nga và tổ hợp HQ-9 do Trung Quốc phát triển. Dự kiến, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ tham gia cuộc họp với 4 nhà thầu trên vào ngày 4/7. Tên quốc gia trúng thầu sẽ được công bố cùng ngày. Mời Trung Quốc dự thầu để thể hiện Theo truyền thông nước này, các quốc gia trong khu vực đã trang bị dày đặc các hệ thống phòng không tầm xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ buộc lòng phải trang bị các tổ hợp tương ứng để tìm lại sự cân bằng chiến lược. Dù các hệ thống của Mỹ hoặc Nga có khả năng giành chiến thắng cao nhưng việc HQ-9 lọt vào vòng sau cùng của gói thầu này cũng khiến cho NATO khó chịu. Họ từng tìm cách gây áp lực lên phía Thổ Nhĩ Kỳ loại bỏ HQ-9 ngay từ vòng loại nhưng không thành công. Khi đó, NATO lên tiếng cảnh báo sẽ không cung cấp thông tin phòng thủ tên lửa với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu các dòng sản phẩm tên lửa phòng không của Nga hoặc Trung Quốc giành chiến thắng. Defense News dẫn lời một chuyên gia phương Tây tiết lộ, nếu hệ thống HQ-9 trúng thầu, Trung Quốc sẽ có cơ hội tiếp cận vào hệ thống tình báo của NATO theo các phương thức hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Từ đó, dẫn đến việc có khả năng việc rò rỉ thông tin phòng thủ của NATO cho Trung Quốc. Điều này có thể dẫn tới việc phá vỡ được các kế hoạch hành động của tổ chức quân sự này. NATO chăc chắn không thể cho phép khả năng trên xảy ra Tuy nhiên, người ta lại đặt câu hỏi, HQ-9 không phù hợp với hệ thống thông tin liên lạc của NATO. Vậy làm thế nào tổ hợp này có thể có được thông tin tình báo của đối phương? Truyền thông Trung Quốc cho rằng, lý do trên chỉ là để che dấu cho mục đích thật sự của NATO là không cho HQ-9 thắng gói thầu này của Thổ Nhĩ Kỳ. Việc một quốc gia thuộc khối NATO mua vũ khí của Nga hay Trung Quốc không phải không có tiền lệ, nhưng điều khiến cả khối hiệp ước này chú ý mạnh mẽ như vậy là việc hiếm thấy. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tiếng nói trong NATO, nhưng chính sách hướng Tây của nước này ngày càng ít được coi trọng. Trang mạng Warsonline của Nga cho rằng, các cảnh báo của Mỹ và NATO chỉ nhằm một mục đích là loại những kẻ ngáng đường Mỹ trong gói thầu này, nhưng phía Thổ Nhĩ Kỳ từ chối yêu cầu này và vẫn đưa các hệ thống của Nga và Trung Quốc vào vòng “chung kết”. Hành động trên được coi là một việc thể hiện thái độ chính trị quan trọng. Trong những năm gần đây, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc có những bước tiến đáng kể, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vừa có chuyến viếng thăm Trung Quốc vào tháng 4/2012. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có tiền lệ mua sắm các kĩ thuật quân sự của Trung Quốc. HQ-9 tương đương S-300 và Patriot? Lợi dụng Liên Xô tan rã, người Nga buộc lòng xuất khẩu một số hệ thống vũ khí để nuôi sống ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, Trung Quốc đã mua một số hệ thống phòng không S-300 rồi sau đó tiến hành sao chép chúng. Trong quá trình này, Trung Quốc cũng mặt tích cực phát triển công nghệ phòng không thứ 3. Kết quả, hệ thống HQ-9 ra đời vào năm 1998. Hệ thống HQ-9 xuất hiện lần đầu tiên tại một triển lãm quốc phòng năm 2008 với tên gọi FD-2000. Bắc Kinh quảng cáo, hệ thống của họ có được những ưu điểm về cả công nghệ của hệ thống Patriot của Mỹ và ưu thế về giá của hệ thống S-300 của Nga, do đó rất có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trung Quốc tự cho rằng HQ-9 tương đương thậm chí là hơn S-300, Patriot. Theo các tin tức công khai, đạn tên lửa của HQ-9 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính pha đầu và dẫn bằng radar ở pha cuối, được hệ thống chỉ huy và kiểm soát cung cấp dữ liệu mục tiêu. HQ-9 có thể tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là tiêm kích trong khoảng cách 125km hoặc 25km với mục tiêu là tên lửa hành trình. Trên thực tế, việc NATO e sợ không phải là vấn đề rò rỉ thông tin tình báo, mà là vì HQ-9 được xem là thành tựu của công nghệ phòng không Trung Quốc. Một bài báo của Anh cho biết, nếu nhìn vào kĩ thuật mà HQ-9 có được và tốc độ trang bị của PLA có thể thấy, Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một hệ thống đánh chặn tên lửa cho riêng mình. Sau khi Trung Quốc thành công trong vụ thử đánh chặn tên lửa tầm trung, một vài bài báo ở Nga cho rằng Trung Quốc đã đuổi theo rất gần Mỹ và Nga trong lĩnh vực này. Mạnh, yếu của HQ-9 trong cuộc đua ở Thổ Nhĩ Kỳ Trong số các tổ hợp tham gia vào gói thầu tên lửa phòng không tầm trung xa trị giá hơn 4 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ lần này, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, hệ thống S-400 của họ có ưu thế vượt trội về các thông số tầm bắn, độ chính xác, dễ sử dụng, khả năng chống nhiễu... Đồng thời, HQ-9 chỉ là tổ hợp sao chép của S-300, dù phía Trung Quốc nói rằng họ đã thực hiện một số cải tiến, nâng cấp hệ thống này nhưng nó chỉ ưu thế chủ yếu là giá thành thấp, tính năng không thể nào so sánh với tổ hợp phòng không S-400. Còn đối với hệ thống Patriot của Mỹ, ưu thế lớn nhất là yếu tố chính trị. Một số nguồn tin từ Nga cho rằng, với các số liệu và thông tin mà họ có được thì khả năng tác chiến của HQ-9 hoàn toàn tương đương với S-300 PMU. Tầm bắn xa nhất của cả hai hệ thống này ở vào khoảng 200 km. HQ-9 có thể bám sát cùng lúc 48 mục tiêu, bắn được mục tiêu ở mọi độ cao và thực hành chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, các mục tiêu của nó bao gồm máy bay chiến đấu và các loại tên lửa hành trình, các loại tên lửa đường đạn và các loại vũ khí tấn công đường không khác. Thế nhưng, hệ thống S-400 của Nga tiên tiến hơn. Hệ thống này sử dụng các loại đạn tên lửa tầm trung 9M96E và tầm xa 9M96E2 là hai loại tên lửa hoàn toàn mới, loại 9M96E2 có tầm bắn lên tới 400km có thể coi là khắc tinh của các loại máy bay cảnh báo sớm AWACS. Hệ thống HQ-9 tham gia bắn đạn thật. Dù vậy, báo giới Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh còn tự tin tuyên bố rằng trong quá trình cải tiến, nâng cấp, hệ thống của họ vượt qua bản S-300 đời đầu. Theo đó, Viện số 2 (Tập đoàn Cơ điện Hàng không Trung Quốc) đã thực hiện công tác cải tiến hình dáng đạn tên lửa cho tổ hợp HQ-9 từ rất lâu trong đó có cả việc cải tiến các vấn đề kĩ thuật, gồm xây dựng dây chuyền sản xuất hydroxyl terminated polybutadiene – thành phần có tác dụng kết dính trong nhiên liệu động cơ tên lửa rắn; sử dụng vật liệu tổng hợp epoxy/polyester trong động cơ tên lửa; giúp giảm đi khối lượng đạn tên lửa. Trung Quốc tự hào rằng công nghệ đạn tên lửa của họ không thua kém gì các cường quốc khác trên thế giới. Cũng theo báo chí Trung Quốc, hệ thống HQ-9 sau khi được nâng cấp hoàn toàn có thể gây uy hiếp đối với tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-22 của Mỹ. Trong những bài diễn tập phòng không khu vực mục tiêu mà Trung Quốc thực hiện trong năm 2011, đại quân khu Thành Đô nhiều lần cho HQ-9 tham gia bắn đạn thật với đối tượng là các “phương tiện tập kích đường không có độ bộc lộ vô tuyến điện từ thấp”. Kết quả được thông báo là, xác suất tiêu diệt mục tiêu tàng hình ở các tình huống diễn tập này đều rất cao. |
>> Tên lửa mới của Triều Tiên là "hàng mã"
Triều Tiên có thể đã sử dụng các tên lửa giả trong lễ duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (15/4). Thông tin vừa được đăng tải trên trang web chính thức của Liên hợp quốc. >> Bí mật tên lửa tầm xa của Triều Tiên Chuyên gia LHQ cho rằng mẫu tên lửa KN-80 này là giả Theo hãng tin AFP, báo cáo này đã được LHQ hoàn tất cách đây hơn một tháng, song đã bị phía Trung Quốc ngăn cản không cho công bố. Các chuyên gia của công ty Schmucker Technologie (Đức) là những người đưa ra kết luận này. Trong lễ duyệt binh hôm 15/4, Triều Tiên đã trưng ít nhất 6 loại tên lửa mới lớp KN-08. Các tên lửa này lớn hơn rất nhiều so với các loại tên lửa từng được biết đến của Triều Tiên là KN-02, Hwasongs, Nodong và Musudan. Tên lửa KN-08 của Triều Tiên và phương tiện chuyên chở 8 bánh "lạ mắt" trong lễ duyệt binh hôm 15/8 Tuy nhiên, các chuyên gia của LHQ đã bày tỏ hoài nghi về khả năng hoạt động của tên lửa KN-08 và Musudan. Hai loại tên lửa này chưa hề được Triều Tiên bắn thử nghiệm. Với lý do này, LHQ cho rằng mẫu tên lửa tham gia duyệt binh là giả. Kết luận trên cho thấy hiện chưa có bằng chứng về việc Triều Tiên sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Báo cáo của LHQ còn đề cập tới các xe tám bánh chở tên lửa. Theo báo cáo, Triều Tiên "trước đây chưa hề cho thấy khả năng sản xuất loại phương tiện này. Trong khi đó, báo Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin chính Trung Quốc đã cung cấp loại xe này cho Triều Tiên, song Bắc Kinh phủ nhận thông tin này. Ngoài ra, tại lễ duyệt binh hôm 15/4, người ta còn thấy 2 chiếc xe Limusin Mercedes Benz được cho là thuộc mẫu mới nhất S600. LHQ cho rằng hai chiếc xe này đã được nhập lậu vào Triều Tiên bởi cho đến nay đây vẫn là mặt hàng xa xỉ mà Bình Nhưỡng bị cấm nhập. Sau đó, trong ngày 16/4, nhiều thông tin độc lập còn cho biết thêm trên đường phố Bình Nhưỡng xuất hiện hàng chục chiếc Mercedes Benz E350. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều thông tin về các loại thuốc lá và rượu được Triều Tiên nhập lậu. LHQ hiện duy trì lệnh cấm Bình Nhưỡng nhập hàng các mặt hàng xa xỉ vì các vụ thử hạt nhân hồi năm 2006 và 2009. Các biện pháp cấm vận khác của LHQ cũng đang gây khó khăn cho việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên. |
>> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1)
Tạp chí hàng không Airforces Monthly mới đây có một bài viết toàn diện về lịch sử hình thành và sự phát triển của những phi đội tiêm kích MiG-29 tiên tiến nhất của Không quân Iran. >> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN >> Su-27 ra Trường Sa Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Iran. Bài viết có tiêu đề "Thần hộ vệ (bầu trời) của Tehran – MiG-29 Fulcrum của Không quân Iran (IRIAF)". Dưới đây nội dung bài viết: Sau cuộc chiến với quốc gia làng giềng Iraq, hơn 52% số máy bay chiến đấu của Không quân Hồi giáo Iran đã bị bắn hạ. Đa phần các máy bay F-4, F-5 và F-14 đều không hoạt động do thiếu phụ tùng, và phần lớn các máy bay có khả năng chiến đấu đều chỉ có khả năng hoạt động 1 phần nhiệm vụ. Không quân Iran lúc đó rất muốn bù lấp khoảng trống lớn lao này. Năm 1989, nhân chuyến thăm Liên Xô của Tổng thống Iran, lúc đó là ông Hashemi Rafsanjani, hai nước đã ký nghị quyết, hợp đồng về mặt quân sự, kinh tế và công nghiệp trị giá 10 tỷ USD. Trong đó, có các điều khoản liên quan đến thương vụ mua bán MiG-29 cho Không quân Iran. Cần nhớ, những năm cuối của cuộc chiến (1987), do Moscow hỗ trợ chế độ Saddam Hussein, kẻ thù của nước Cộng hòa Hồi giáo, Iran buộc phải đàm phán với Trung Quốc để mua máy bay Chengdu J-7. Tới năm 1989, quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Moscow lại có bước tiến triển nên việc mua máy bay chiến đấu từ Liên Xô được thông qua. Hợp đồng ban đầu được ký vào ngày 15/11/1989, nội dung gồm việc mua 14 máy bay MiG-29A và 6 máy bay huấn luyện MiG-29UB cho một phi đội IRIAF, huấn luyện 40 phi công, đa phần là những người từng được đào tạo ở Mỹ để lái các máy bay F-4, F-5 và F-14 trước Cách mạng Hồi giáo 1979, cùng với 200 kỹ thuật viên mặt đất và nhân viên hỗ trợ. Vũ khí kèm hợp đồng gồm 150 tên lửa R-27R, 400 tên lửa R-60MK và 300 tên lửa R-73E, 40 bình nhiên liệu phụ, ống phóng rocket B-8M và bom không điều khiển FAB. Toàn bộ số máy bay MiG-29 cho Iran được bàn giao giữa tháng 10-12/1990. Trong đó, một máy bay MiG-29A đâm xuống biển Caspian. Trong tai nạn này, một phi công Nga đã thiệt mạng. Sau đó, Liên Xô bồi thường Iran một máy bay tương tự. Trong khoảng thời gian này, IRAF cố gắng tái sinh các phi đội chiến đấu nên mua thêm 12 chiếc MiG-21PFM của Đông Đức, 4 máy bay MiG-21U cho mục đích đào tạo phi công. Tuy nhiên, chỉ có 2 chiếc MiG-21U được bàn giao, số còn lại bị cấm vận do 2 miền Đông và Tây Đức thống nhất. Không quân Iran còn cử 12 phi công đi đào tạo ở nước ngoài. Đa phần các phi công bị từ chối nhập học ở Học viện hàng không Liên Xô, Triều Tiên và Đông Đức do trình độ tiếp thu kém. Cuối cùng, chỉ có 3 phi công đỗ các khoá học bay tại Liên Xô. Số còn lại học các khoá kỹ thuật cho máy bay MiG-29. Sau khi được bàn giao 20 máy bay MiG-29, 48 máy bay nữa được đặt sản xuất ở Liên Xô vào mùa đông năm 1992. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Do phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và muốn gia tăng quan hệ ngoại giao với Mỹ, Nga chặn đa số các hợp đồng mua bán vũ khí cũ của Liên Xô với Iran. Trong đó, có hợp đồng 48 chiếc MiG-29 ký chưa ráo mực. Món quà từ Iraq Chiến dịch Bão táp Sa mạc (Operation Desert Storm) của Mỹ làm 144 máy bay Iraq chạy sang Iran giữa ngày 23-28/1/1991. Trong những ngày căng thẳng của cuộc chiến giữa một bên là chế độ Sadam Hussein ở Iraq và một bên là Mỹ và đồng minh, bốn chiếc MiG-29 của phi đội 6 của Không quân Iraq đóng tại Tammuz đã tìm cách "tị nạn" tại Iran. Những máy bay này hạ cánh gần thành phố Hamedan, phía Tây Iran trong một buổi sáng trời mưa ngày 27/1. Ngay lập tức, số máy bay trên được cất vào nhà kho ở phía bắc căn cứ cho đến khi Bộ Tham mưu Không quân Iran cho phép gia biên chế số máy bay “tị nạn” này vào các vào tháng 7/1993. Chiếc MiG-29 3-6307 được dùng vào dự án tự chủ, tự cường sản xuất hàng nội địa cho quân sự Jihad tên là Talle (nghĩa là "may mắn"). Năm 1994, trong dự án đó, 1 que tiếp dầu được lắp vào hông của máy bay số 3-6307 để thực hiện tiếp dầu trên không từ khoang phụ Beech 1080, gắn trên cánh của máy bay Boeing 707-3J9C. Sau này, trong cuộc diễu binh "Tuần Quốc phòng Thần thánh", máy bay 3-6307 được trưng bày trước công chúng sau một chiếc 707-3J9C. Tuy nhiên, dự án này bị huỷ bỏ, do các kỹ sư của chương trình Jihad không biết cách chuyển nhiên liệu từ que tiếp dầu vào bình xăng chính của MiG-29. Các kỹ sư của chương trình Jihad tiếp tục thực hiện 1 dự án nữa trên máy bay MiG-29 vào những năm 1990, tên là Khorshid (Mặt trời toả sáng). Chương trình gồm việc gắn 2 bình xăng phụ ngoài cánh vào các điểm cứng trên giá đỡ mới ở phần bụng của máy bay MiG-29UB 3-6305. |
Nhãn:
Không quân Iran,
Tehran,
Tiêm kích MiG-29
Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012
>> TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa
Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của không quân Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam >> Cam Ranh của Việt Nam đang bị bao vây ? La Viện là một trong số các viên tướng học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc thường xuyên viết bài mang tính chất bóp méo sự thật, tuyên truyền sai lệch về biển Đông Cùng với những leo thang của Bắc Kinh trên thực địa cũng như những bóp méo, nhào nặn trong các tuyên bố ngoại giao về vấn đề biển Đông của giới chức Trung Quốc, một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến lại tiếp tục luận điệu xuyên tạc và dọa nạt các bên. La Viện, thiếu tướng, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập 1 đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”. La Viện vu khống Việt Nam "gây hấn” Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam quản lý (phi lý, phi pháp và vô hiệu) đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái leo thang bất chấp mọi quy định của luật pháp quốc tế và công luận. Khúc Tinh, Viện trưởng viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận định, động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là nhằm phản ứng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển - một kiểu phản ứng hết sức phi lý, phi pháp bất chấp mọi thông lệ và luật pháp quốc tế - PV. Khúc Tinh: Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa nhằm có cớ rót tiền đầu tư (trái phép, vô hiệu) cho việc xây dựng (trộm) cơ sở vật chất tại một số đảo, đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) Tuy nhiên, cũng theo Khúc Tinh, việc nâng cấp quản lý từ Văn phòng lên thành phố chẳng qua chỉ là cái cớ để Bắc Kinh rót tiền của nhiều hơn cho các hoạt động (trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) mà thôi. Cái gọi là “gây hấn” mà La Viện hoặc không hiểu tí gì về ý nghĩa của từ này, hoặc hiểu và cố tình chụp mũ cho Việt Nam khi ông ta cố tình xuyên tạc 2 sự kiện vốn dĩ là công việc nội bộ của Việt Nam, hoàn toàn không liên quan, không dây dưa gì đến Trung Quốc: "Không quân Việt Nam thị sát quần đảo Trường Sa và Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển thành "hành động gây hấn"- La Viện nói. La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự. Theo đó, viên thiếu tướng này đề xuất các chiến đấu cơ, chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam – tuần tra vùng biển và quần đảo chủ quyền hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và hợp lý của mình – PV. Một hạm đội Nam Hải được đầu tư trang bị vũ khí nhanh và nhiều một cách bất thường vẫn chưa đủ cho âm mưu độc chiếm biển Đông, theo La Viện phải có thêm một sư đoàn nữa hoặc tương đương (ảnh: hạm đội Nam Hải diễn tập) Thành lập một đơn vị cấp sư đoàn (phi lý, phi pháp, vô hiệu) thuộc cái gọi là “Tam Sa” La Viện cho rằng cần thiết phải thành lập một đơn vị quân sự cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa và coi đó như một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc. Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của quân đội Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh cứ khăng khăng nhận vơ là của mình. Viên thiếu tướng này còn đưa ra ý tưởng yêu cầu giới chức Trung Quốc phải vạch rõ các đường hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông để tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại dễ dàng theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, một động thái dễ hiểu rằng Bắc Kinh muốn tránh mặt Mỹ trên biển Đông. Mỹ là đối tượng số 1 khiến Trung Quốc phải e dè và cân nhắc trước khi leo thang trên biển Đông, nhưng dường như có những lúc lòng tham của Bắc Kinh lớn hơn cả sự sợ hãi Ngoài ra La Viện đề xuất thêm quân đội Trung Quốc cần tăng cương củng cố và đầu tư thêm cho sân bay quân sự, căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Cùng với những gì Trung Quốc đang nói và làm một cách phi pháp, hung hăng, táo tợn trên biển Đông, những bình luận mang tính chất bịa đặt, bóp méo sự thật và quy chụp cho các nước khác của La Viện và một số học giả Trung Quốc là điều hết sức đáng lên án, vạch trần trước công luận. Dư luận quốc tế, khu vực cần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh truyền thông nhằm vạch trần những âm mưu của nhóm học giả như La Viện phục vụ cho ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh bởi nếu không Trung Quốc, truyền thông và học giả nước này sẽ càng được đà lấn tới, dư luận sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm và hiểu nhầm. Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ cho biết: Chúng ta đều rất bức xúc và bất bình trước hành động gọi thầu đến chín lô dầu khí, nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough. Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế... nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ. Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo. Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại. * Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? - Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ. Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí... nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác. Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển. * Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS? Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh - Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy. Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản... Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ. * Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa? - Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp. Nguồn :: Báo Giáo Dục VN |
>> F-15 Silent Eagle được thử nghiệm thành công
Hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ vừa hoàn tất thử nghiệm khí động học mẫu máy bay tiêm kích F-15 Silent Eagle. Flightglobal ngày 27/6 đưa tin. >> F-15E được hiện đại hóa mạnh mẽ >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 5) Boeing sử dụng mô hình thu nhỏ của F-15 Silent Eagle cho lần thử nghiệm này Mỹ đã sử dụng mô hình thu nhỏ của F-15 Silent Eagle trong lần thử nghiệm này nhằm đánh giá các đặc tính về khí động học với các tốc độ khác nhau, các luồng khí và hướng khác nhau. Mục đích của cuộc thử nghiệm là kiểm tra sự tác động của các khoang chứa vũ khí đối với khả năng điều khiển cũng như đặc điểm bay của F-15 Silent Eagle. Hãng Boeing hiện đang phân tích các kết quả thu được từ cuộc thử nghiệm lần này. Tham gia các cuộc thử nghiệm còn có các chuyên gia hàng không đến từ công ty Korea Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc. Đây là công ty tham gia thiết kế, chế tạo các khoang chứa vũ khí cho F-15 Silent Eagle. F-15 Silent Eagle được đánh giá là phương án thay thế "giá rẻ" của F-35 Theo kế hoạch, Boeing và KAI sẽ tiến hành thử nghiệm F-15 Silent Eagle với khả mang các loại vũ khí khác nhau vào cuối năm nay. Các cuộc thử nghiệm sẽ bao gồm cả việc mang các loại vũ khí không đối xứng về khối lượng so với trục của máy bay. Mẫu tiêm kích F-15 Silent Eagle được Boeing nghiên cứu phát triển từ năm 2008. Một năm sau đó, hãng đã cho ra mắt nguyên mẫu F-15 Silent Eagle và thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 7/2010. F-15 Silent Eagle được coi là phương án thay thể “giá rẻ” của các siêu tiêm kích F-35 Lightning II. F-15 Silent Eagle sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar nên được đánh giá có khả năng tàng hình tốt. Ngoài ra, máy bay cũng được thiết kế để có diện tích phản xạ hiệu dụng thấp nhờ các khoang chứa vũ khí và thùng nhiên liệu chìm trong thân. Mẫu F-15 Silent Eagle hiện được Boeing mang ra đấu thầu gói cung cấp 60 máy bay tiêm kích cho không quân Hàn Quốc. Hồ sơ thầu đã được Boeing nộp cho Hàn Quốc. Ngoài mẫu F-15 Silent Eagle, tham gia cuộc đua này còn có các đối thủ F-35A của Lockheed Martin và Typhoon của Eurofighter. Khoang chứa vũ khí và thùng nhiên liệu chìm trong thân giúp F-15 Silent Eagle giảm diện dích phản xạ hiệu dụng và tăng cường khả năng tàng hình Tiêm kích cơ F-15 Silent Eagle dài 19,43 m, sải cánh 13,05 m vào cao 5,63 m. Máy bay có trọng lượng cất cánh rỗng là 14,3 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 36,7 tấn. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 2,5 Mach (2.650 km/h), tầm hoạt động 1.480 km. Trần bay của F-15 Silent Eagle là 18.200 m. Giá bán dự kiến của F-15 Silent Eagle là 100 triệu USD mỗi chiếc. |
>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN
Su-30K/KN là bước phát triển đột phá mang đến thành công cho ngành hàng không quân sự Nga trong việc xuất khẩu các biến thể Su-30 sau này. >> >> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K Mẫu thử nghiệm máy bay Su-30KN số hiệu 302. heo một số nguồn tin Nga, Việt Nam đang bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 tiêm kích đa năng Su-30K đang được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN tại nhà máy số 558 ở Belarus với mức giá hấp dẫn. Để cung cấp thông tin chi tiết tới bạn đọc, xin giới thiệu bài viết về sơ lược sự phát triển của Su-30K và tính năng chiến đấu của bản hiện đại hóa Su-30KN. Được phát triển từ dòng tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư Su-27, các biến thể mới của tiêm kích đa năng Su-30 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng và đưa vào trong biên chế. Trong đó, có Su-30K, bản xuất khẩu đầu tiên của Su-27PU hai chỗ ngồi. Tiêm kích này có cấu hình đối không mạnh mẽ hơn so với Su-27PU mà Không quân Việt Nam đang biên chế hai chiếc. Ban đầu, khái niệm về tiêm kích đa năng Su-30KN bắt nguồn từ chương trình nâng cấp sâu các máy bay chiến đấu - đánh chặn tầm xa Su-30. Công việc được bắt đầu thực hiện từ ngày 9/11/2001, khi Irkutsk phối hợp với Văn phòng thiết kế Sukhoi Russkaya Avionika và Không quân Nga phát triển giải pháp nâng cấp tiêm kích đa năng Su-30K lên chuẩn Su-30KN với chi phí hiệu quả. Cũng trong năm 2001, chiếc Su-30KN đầu tiên mang số hiệu 302 đã đượcIrkutsk đưa vào thử nghiệm với những đặc điểm bổ sung, giúp máy bay này có khả năng chiến đấu toàn diện, gồm tấn công hiệu quả các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất bằng cả vũ khí thông thường và các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao, có khả năng tấn công mục tiêu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Su-30KN được Irkutsk bổ sung thêm các thiết bị, khí tài mới, gồm: máy tính xử lý mới, kênh mở rộng cho hệ thống kiểm soát vũ khí, màn hình hiển thị buồng lái AMLCD và radar nâng cấp N001 tiêu chuẩn mới. Theo các chuyên gia quân sự Nga, Su-30KN có thể so sánh với loại máy bay tấn công chiến thuật F-15E Strike Eagle và F/A-18F của Không quân Mỹ. Dự án nâng cấp Su-30K lên chuẩn KN sau đó đã mở đường cho việc hiện đại hóa hàng loạt các máy bay chiến đấu của Không quân Nga gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn một, nâng cấp Su-30 có thể bắn được các tên lửa không đối hải Kh-31A, Kh-31P và Kh-29T cũng như bom dẫn đường KAB-500. Ngoài ra, điểm nổi trội là máy bay đã được bổ sung tên lửa không đối không tiên tiến R-77 (RVV-AE). Giai đoạn hai, Su-30KN tục được tăng cường thêm khả năng không chiến bằng việc thay thế anten PLPK-27 bằng một anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn với tính năng kiểm soát chùm tia quét điện tử bằng kỹ thuật số. Điều đáng nói, các hệ thống điện tử tích hợp vào máy bay sau khi nâng cấp chỉ nặng thêm 30 kg. Ngoài ra, sau khi nâng cấp lên chuẩn Su-30KN, tất cả các tùy chọn nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng vẫn có thể được tích hợp thêm đáp ứng yêu cầu chiến thuật riêng của mỗi quốc gia. Trong quá trình nâng cấp từ Su-30K lên chuẩn Su-30KN, Irkutsk đã chú trọng đến việc thích nghi cho máy bay có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi, cả ngày lẫn đêm và môi trường gây nhiễu mạnh, điều này cực kỳ quan trọng trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay. Khi nâng cấp, Su-30KN được trang bị hệ thống quản lý vũ khí SUV-30K có thể đảm bảo triển khai mở rộng trang bị nhiều loại vũ khí mới. Máy bay cũng có radar với khả năng lập bản đồ mặt đất, cho phép phát hiện các mục tiêu trên mặt đất/mặt nước và tấn công trong bất kỳ điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Đồng thời, hệ thống định vị của máy bay GPS A-737-010 có thể làm việc với các tín hiệu từ hệ thống GLONASS (Nga) và NAVSTAR (Mỹ). Ngoài ra, các đồng hồ số trên máy bay được thay thế bằng hai màn hình hiển thị màu đa chức năng 5x5 inch MFI-55... Su-30KN cất cánh. Sau khi nâng cấp, các nhiệm vụ mà Su-30KN có thể đảm nhận gồm: + Tạo và duy trì được ưu thế trên không khi tham gia tấn công các mục tiêu trên không và chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước. + Sử dụng vũ khí có độ chính xác cao, vô hiệu hóa hệ thống phòng không của kẻ thù bằng tên lửa chống radar, và tiêu diệt các đơn vị hỗ trợ cho không quân đối phương bằng vũ khí không đối đất không điều khiển và có điều khiển. + Tấn công mặt biển để tăng cường hỗ trợ cho hải quân, tiêu diệt chiến hạm riêng lẻ và nhóm tàu chiến từ ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng trang bị trên tàu chiến kẻ địch. Để thực hiện nhiệm vụ tấn công trên không, tấn công mặt đất/mặt biển, Su-30KN có thể sử dụng các loại vũ khí, gồm: Một pháo bắn nhanh một nòng 30 mm GSh-1 với cơ số đạn 150 viên. Tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27R1, R-27ER1. Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng hồng ngoại R-27T1, R-27ET1. Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73E . Tên lửa không đối không tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động. Tên lửa chống bức xạ (chống radar) tầm trung Kh-31P tầm bắn 110 km. Tên lửa chống tàu tầm trung Kh-31A với đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn 50 km. Tên lửa không đối đất tầm trung Kh-59ME dẫn đường truyền hình, tầm bắn 115 km. Tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-29T (TE) dẫn đường truyền hình, tầm bắn 30 km. Bom có điều khiển KAB-500 và KAB-1500 tầm bắn 5 km và 8 km tương ứng, cùng với nhiều loại bom và rocket không điều khiển khác như S-8KOM, S-13 và S-25OFM. Ưu thế không chiến Khi phát triển Su-30KN, nhà sản xuất đã trang bị cho nó khả năng chiến đấu đa năng. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng chiến đấu số một của nó là không chiến và tiến công mặt đất, nhiệm vụ đánh biển chỉ là thứ yếu và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết. Về vũ khí, Su-30KN được trang bị chủ yếu với hàng loạt các loại tên lửa không đối không như loại R-27, R-73 và R-77 để đánh chặn các mục tiêu trên không. Đặc biệt là tên lửa không đối không tiên tiến R-77 với tầm bắn xa 90 km (bản R-77M1 tầm bắn tới 175 km) sẽ giúp máy bay không chiến ngoài tầm nhìn. Ngoài ra, việc trang bị bộ khí tài ngắm bắn tiên tiến cùng với radar lập bản đồ mặt đất cho thấy, Su-30KN được ưu tiên cho nhiệm vụ đánh chặn và tiến công các mục tiêu dưới đất. Ưu thế của Su-30KN là khả năng không chiến, đánh đất. Xét một cách tổng quát, Su-30KN là khá hiện đại. Tuy không thể bằng được loại Su-30MK2 mà Không quân Việt Nam đang sử dụng chuyên cho chiến trường không - biển, nhưng so với các loại MiG-21, Su-22 và Su-27PU đang có trong biên chế thì Su-30KN có khả năng vượt trội. Hơn thế, một số lượng lớn MiG-21 và Su-22 của Việt Nam đã quá già nua và cần được thay thế. Vì vậy, nếu được tăng cường bổ sung bằng Su-30KN để dần loại bỏ những máy bay lỗi thời sẽ là ưu tiên hợp lý. Su-30KN sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trên không và hỗ trợ lục quân, trong khi Su-30MK2 tiến công trên biển, hỗ trợ hải quân. Khả năng chiếm ưu thế trên không khi phải đối mặt với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Su-30KN sẽ giảm được được gánh nặng mà số máy bay MiG-21, Su-22 đang phải thực hiện. Các thông số cơ bản Tải trọng cất cánh (thông thường/tối đa) 24.780/30.450 kg. Dự trữ nhiên liệu (thông thường/tối đa) 5.270/9.400 kg. Tải trọng hạ cánh cực đại 21.000 kg. Tầm bay cực đại với nguồn nhiên liệu bên trong 3.000 km. Tầm bay khi được tiếp nhiên liệu trên không 5.200 km. Trần bay 16.700m. (Nguồn: Báo Đất Việt) |
>> Thái Lan - Chìa khóa của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc ?
Với vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đang lấy lại “vị thế” của một trong những đồng minh then chốt của Mỹ tại khu vực. Đất nước “Chùa vàng” được đánh giá là chìa khóa để Mỹ can dự vào khu vực và kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy. >> Trung Quốc và giấc mơ siêu cường số 1 >> Vikramaditya - Tàu sân bay mang theo giấc mộng lớn của Ấn Độ Tình trong như đã… Những động thái “xích lại gần nhau” giữa Mỹ và Thái Lan, hai đồng minh lâu năm, được thể hiện rõ hơn sau chuyến thăm tới Thái Lan của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey. Cùng với đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta về việc Mỹ chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại an ninh Shangri-La ở Singapore. Những động thái, những tuyên bố gần đây cho thấy cả Thái Lan và Mỹ đều mong muốn điều chỉnh và làm mới các chiến lược chung của hai bên nhằm khôi phục quan hệ liên minh giữa hai nước. Tướng Mỹ Martin Dempsey và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra Báo chí Thái Lan mới đây tiết lộ phía Mỹ đã ủy nhiệm cho Giáo sư Catharin Dalpino nghiên cứu các khả năng hiện đại hóa và củng cố quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Thái Lan. Được biết, bà Catharin Dalpino nguyên là một nhà ngoại giao và hiện là Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Simmon. Trong một cuộc hội thảo do Học viện nghiên cứu quốc phòng quốc gia của Mỹ và Đại học Thammasat của Thái Lan đồng tổ chức, bà Dalpino đã trình bày các ý tưởng của mình. Theo đó, Mỹ và Thái Lan cần tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao, thiết lập đối thoại song phương về sự tác động của việc Trung Quốc trỗi dậy, phát triển sân bay quân sự U-tapao thành trung tâm khu vực về cứu trợ thảm họa và nhân đạo, mở rộng thành viên tham gia cuộc tập trận “Hổ mang vàng”, cũng như thúc đẩy tự do hóa thương mại song phương cũng như khu vực. Bà Dalpino cho rằng việc làm mới liên minh Mỹ-Thái là nhân tố then chốt để Mỹ can dự vào khu vực và thực hiện chiến lược trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cái cớ hợp lý Thái Lan là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại châu Á. Năm tới, Mỹ và Thái Lan sẽ cùng kỷ niệm 180 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, mối quan hệ liên minh này dường như không kịp thích ứng với các thay đổi trong thế kỷ XXI. Sau Chiến tranh Việt Nam, mối quan hệ đồng minh này đã không được cả hai bên “chăm chút” nên có dấu hiệu nhạt dần. Nguyên nhân chính là do những quan điểm khác nhau về mối đe dọa cũng như mục tiêu khác nhau trong việc mở rộng quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh của hai nước. Tuy nhiên, sự thay đổi trong nhận thức về mối đe dọa trong giai đoạn mới đang mở ra cơ hội để hai nước làm hồi sinh mối quan hệ liên minh này. Những đe dọa an ninh phi truyền thống sau Chiến tranh Lạnh như chủ nghĩa khủng bố đã trở thành điểm tựa cho quan hệ Mỹ-Thái hiện nay. Giới phân tích đánh giá Thái Lan không giống với các đối tác khác của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines hay Australia. Mối quan hệ này không xuất phát từ một thỏa thuận hay yêu cầu phải cập nhật. Với Mỹ, Thái Lan có vai trò khác và chỗ dựa cho mối quan hệ này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Cuộc tập trận “Hổ mang vàng” mà Thái Lan làm chủ nhà là minh chứng cho điều này. Cuộc tập trận chủ yếu tập trung vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Một binh sĩ Thái Lan cho một binh sĩ Mỹ uống máu hổ mang trong cuộc tập trận “Hổ mang vàng 2012” tại một căn cứ quân sự tại tỉnh Chon Buri, Thái Lan ngày 13/2. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa thể tận dụng “cánh cửa” Thái Lan để bước chân vào khu vực ASEAN. Cuộc tập trận “Hổ mang vàng” vẫn chưa tìm được cách để kết nối với các cơ chế khác của khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN hay Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. Chính vì vậy, trong chuyến đi tới Campuchia vào tháng 11 tới để dự Hội nghị thượng đỉnh Phnom Penh, nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ “ghé” qua Thái Lan để tìm cách mở cánh cửa này và can dự sâu hơn vào khu vực. Thái Lan cũng thể hiện thái độ hoan nghênh sự trở lại của Mỹ khi cho rằng điều này sẽ góp phần cho ổn định khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia của Thái Lan như ông Kavi Chongkittavorn, chuyên gia tại Học viện an ninh và nghiên cứu quốc tế, cho rằng Thái Lan cần vạch một ranh giới rõ ràng trong liên minh với Mỹ. Đây là điều mà Australia đã làm. Bên cạnh đó, việc sử dụng sân bay U-tapao phải được giám sát chặt chẽ. Quốc kỳ các nước tham gia tập trận Hổ mang vàng 2012 Trong khi đó, Tướng Surasit Thanadtang - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược, cho biết Thái Lan muốn nhìn thấy Mỹ mở rộng vai trò đa phương của họ, đặc biệt tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các diễn đàn cứu trợ thảm họa và nhân đạo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Thái Lan chưa hẳn đã quan trọng bằng Ấn Độ, Việt Nam hay Singapore. Vai trò của Thái Lan trong ASEAN hiện không thực sự rõ ràng. Để có được “vai trò” trong ASEAN và giúp Mỹ can thiệp vào khu vực, Thái Lan cần tiếp tục quan hệ “hai đầu” bằng cách duy trì hợp tác quân sự cả với Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, Thái Lan vẫn phải tiếp tục đóng vai trò tích cực hơn nữa trong các cơ chế khu vực như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN. Mục tiêu U-tapao Một trong những mục tiêu trước mắt mà Mỹ nhắm tới khi làm sống lại mối quan hệ đồng minh với Thái Lan chính là căn cứ không quân và hải quân U-tapao trên Vịnh Thái Lan. Người Mỹ không hề che giấu ý đồ muốn giành quyền kiểm soát căn cứ chiến lược này. Có lẽ, Chính phủ của nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra đã chấp thuận các yêu cầu của Mỹ về việc sử dụng căn cứ U-tapao. Đổi lại, Thái Lan sẽ nhận được sự ủng hộ về chính trị từ phía Mỹ. Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA) của Mỹ mới đây đã bày tỏ mong muốn được sử dụng U-tapao để tiến hành các nghiên cứu về thời tiết tại Đông Nam Á. Đây được coi là kế hoạch đầy tham vọng của NASA với chiến dịch khoa học mang tên Nghiên cứu tổng hợp điều kiện khí hậu, mây mưa ở Đông Nam Á (SEAC4RS). Những chiếc pháo đài bay B-52 của Mỹ tại căn cứ U-tapao trong Chiến tranh Việt Nam Chiến dịch khoa học này sẽ nhận được sự hỗ trợ của Tổ chức khoa học quốc gia và Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân Mỹ. NASA sẽ tập hợp dữ liệu và kết quả quan trắc từ các vệ tinh, máy bay nghiên cứu cùng hàng loạt điểm quan trắc trên mặt đất, mặt biển. Theo kế hoạch, chiến dịch nghiên cứu này sẽ bắt đầu từ tháng 8 tới. Các chuyên gia cho rằng dự án của NASA có thể gồm cả các vệ tinh do thám hỗ trợ các máy bay không người lái. Vì thế, U-tapao có thể được sử dụng như một trạm mặt đất để kết nối với các vệ tinh Mỹ, giúp dẫn đường cho các máy bay tấn công không người lái. Với những gì thu thập được, người Mỹ chắc chắn sẽ hiểu thêm về khu vực mình đang muốn can dự sâu hơn. Trước đó, Mỹ đã đưa ra đề xuất thiết lập một trung tâm cứu trợ nhân đạo tại U-tapao. Đích thân Tướng Martin Dempsey xác nhận rằng Mỹ muốn hợp tác với Thái Lan cùng sử dụng U-tapao như một Trung tâm cứu trợ thảm họa nhân đạo. Tuy nhiên, vị tướng này đã rất khôn khéo khi từ chối trả lời câu hỏi liệu Mỹ có muốn sử dụng U-tapao như một căn cứ toàn diện hay không. Nhưng rõ ràng, về lâu dài đây chính là mục tiêu mà Mỹ hướng tới. Lính Mỹ trên đất Thái Lan trong cuộc tập trận Hổ mang vàng 2012 Trước các động thái của Mỹ, Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về ý định sử dụng căn cứ U-tapao của Mỹ. Trong trường hợp này, Thái Lan đang như đứng giữa hai dòng nước. Nếu đồng ý cho Mỹ sử dụng U-tapao, Thái Lan sẽ làm mất lòng Trung Quốc. Đặc biệt, nếu xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Trung, thì Thái Lan đương nhiên là kẻ thù của Trung Quốc. Điều này đi ngược lại với các lợi ích mà Thái Lan đang theo đuổi. Nếu được Thái Lan chấp thuận, nhân viên và các thiết bị quân sự Mỹ sẽ được đưa trở lại U-tapao lần đầu tiên kể từ sau khi Mỹ thất bại trong Chiến tranh Việt Nam hơn ba thập kỷ trước. (Nguồn :: Báo Phụ Nữ) |
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012
>> Vì sao người Trung Quốc không có đồng minh?
Trung Quốc đã là nước lớn nhưng luôn trong tình trạng bị xa lánh, thậm chí bị người khác “oán hận”. Nguyên nhân chính: Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí . Giới quan chức ngạo mạn, không biết cách học hỏi, luôn tự cho bản thân họ là đúng, khí phách thiên triều. >>Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng' >> Khi Hải quân Trung Quốc đẩy mạnh bành trướng ra đại dương. Tại sao Trung Quốc luôn bị thế giới oán ghét? Trong nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị xa lánh, thậm chí bị người khác 'hận'. Lý do tại sao? Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho thế giới tránh xa như vậy? Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí Trung Quốc còn rất nhiều thứ phải lo hơn là đi tranh giành lãnh thổ các quốc gia khác? Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay. Có những quốc gia cũng căm hận nước Mỹ, ví dụ như các quốc gia Hồi giáo tại khu vực Trung Đông, thế nhưng lại càng tồn tại nhiều hơn các quốc gia khác tin tưởng vào nước Mỹ, yêu thích nước Mỹ. Không thể nói người khác "ăn trong bám ngoài" (chi li pa wai), vì sao Mexico không chạy đến để mời Trung Quốc làm chiếc ô bảo hộ cho đất nước của họ, hòng đối kháng lại nước Mỹ? Đến Đài Loan của Trung Quốc, vài thập kỷ vừa qua cũng đều dựa dẫm vào nước Mỹ. Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều mong muốn nhận được sự bảo hộ từ Mỹ hòng đối kháng lại Trung Quốc. Trong lĩnh vực kinh tế, nhân loại trên toàn thế giới đều tôn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là G2. Trong nền chính trị và ngoại giao, đại đa số các quốc gia đều coi Trung Quốc là kẻ thù giả định (jia xiang di), nhận định Mỹ là chiếc ô bảo hộ để chống đối lại kẻ thù giả định này. Rốt cuộc là do Mỹ không đúng, hay do nền ngoại giao Trung Quốc thiếu mưu trí? Điều này không cần nói cũng đều hiểu được. Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ Chúng ta ngày ngày đều muốn bắt kịp được Mỹ, rốt cuộc đã bắt kịp được những gì, chỉ có riêng một nhân tố là tổng sản phẩm GDP. Còn bình quân GDP trên đầu người, mức thu nhập bình quân, bình quân chất lượng cuộc sống thực tế, năng lực sáng tạo của nhân dân, trong toàn bộ thế kỷ 21, Trung Quốc không thể nào vượt qua được Mỹ. Về lĩnh vực quân sự và ngoại giao, Trung Quốc có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ sánh đạt được năng lực kiểm soát toàn cầu giống như Mỹ đã từng có. Không cần nói đến vấn đề kiểm soát toàn cầu. Ngày mùng 8 tháng 05 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư đã bị đánh bom và họ chỉ có thể đứng tại Bắc Kinh mà mắng nhiếc, đến cả các phương pháp ngoại giao làm thế nào để phục hồi lại thể diện cũng không hề có. Là người Trung Quốc, thực tế mà nói, chỉ có duy nhất hai từ: Nuốt Giận. Đối với nước Mỹ, chúng ta không có biện pháp nào. Đối với các quốc gia "Tiểu Biết Tam" (Xiao bie san: lưu manh, vô lại), Trung Quốc cũng bó tay không có sách lược. Vấn đề Đài Loan khu vực phía tây, sẽ trở thành mối vướng víu vĩnh viễn. Điều này không phải là vấn đề lớn, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, đại lục cũng sẽ luôn như vậy, phải cho qua thì cũng sẽ phải cho qua. Tuy nhiên, Mỹ lại luôn lấy vấn đề Đài Loan ra làm vật cản trở đại lục, khiến cho tình hình trở nên tương đối thụ động, thật là lực bất tòng tâm. Trung Quốc thiếu bạn, chứ không hề thiếu kẻ thù Khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ thiếu bạn, không hề thiếu kẻ thù. Vấn đề tồn tại hiện nay, người Ấn Độ đang gồng mình nỗ lực mở rộng các hoạt động quân sự chuẩn bị cho các cuộc chiến, rất đều đặn không hoang mang. Hàng không mẫu hạm, tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân. Những thứ Trung Quốc có, Ấn Độ về cơ bản đều có, những thứ Trung Quốc không có, người Ấn Độ cũng đều đã có. Chúng ta luôn dừng lại trong niềm vui với "Lưỡng đạn nhất tinh" (hai pháo bom và một vệ tinh). Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng đã sở hữu "Lưỡng đạn nhất tinh". Giải thích như thế nào? Sự thực chứng minh rằng, người Trung Quốc không phải là là những người thông minh nhất trên toàn thế giới, đến mức độ thông minh nhất khu vực Châu Á cũng chẳng thể đạt đến. Ngoài Trung Quốc thì còn có những người thông minh khác, thậm chí càng có những quốc gia với những dân tộc thông minh hơn hẳn. Chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề này, luôn tự cho mình là đúng, mù quáng tôn vinh bản thân là lớn mạnh, luôn luôn chiêm ngưỡng một cách quá đáng chính bản thân, đây mới chính là căn nguyên tồn tại của các vấn đề. Nền ngoại giao hiện nay mà Trung Quốc đang thực thi, ai nghe lời, ai nịnh bợ cần tiền thì Trung Quốc sẽ đối xử tốt với họ. Còn ai chỉ trích phê bình, ai chế giễu thì Trung Quốc sẽ căm hận chính họ. Cần biết rằng, những quốc gia không ngừng nịnh bợ cần tiền Trung Quốc đều là những quốc gia không có vị thế quốc tế. Chỉ có những quốc gia dám lên tiếng chỉ trích phê bình, thậm chí dám mắng nhiếc Trung Quốc, mới có năng lực ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đối với những quốc gia này mà nói, không cần phải cúi đầu, không có gì là sai lầm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu lẫn nhau một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng cảm và đồng thuận, biến "địch" thành bạn, như vậy sẽ là thất bại lớn nhất trong nền ngoại giao. Giới quan chức thiếu kiến thức phổ quát về lĩnh vực ngoại giao, tự tin và ngạo mạn quá mức Trung Quốc đang quá ngạo mạn... Giới quan chức Trung Quốc luôn luôn tự cho bản thân họ là đúng, không lắng nghe nổi những quan điểm ngược chiều tiêu cực hay những lời chỉ trích. Kỳ thực, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ích kỷ, đều tồn tại những khiếm khuyết, giống như nước Mỹ và nước Anh, Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra bộ dạng tự cho bản thân là đúng, biết tiếp nhận phê bình thì Trung Quốc mới có thể tiến bộ được. Trong lĩnh vực ngoại giao, báo chí và ngôn luận Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt những lời phê bình của người khác đối với bản thân, không ngừng lặp lại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy hòa bình. Có quỷ mới tin được, bất kỳ một nước lớn nào cũng đều không thể tự hài lòng với việc chỉ bảo hộ cho chính đất nước họ, luôn luôn tồn tại mong muốn có năng lực và ham muốn đi công kích các nước khác. Vấn đề cốt lõi chính là, liệu có phải là những cuộc công kích các nước khác phi mục đích hay không có đạo lý hay không. Mỹ chính là một điển hình. Mỹ không ngừng tiến hành các cuộc công kích các nước khác, điều này là không tốt, thế nhưng cũng có vô số các nước khác ủng hộ cho hành xử như vậy của Mỹ. Trung Quốc chẳng phải cũng đã từng đem quân đi đánh Việt Nam đó sao? Tổ tiên của chúng ta Thành Cát Tư Hãn chẳng phải cũng đã cưỡi ngựa chiến giẫm đạp lên Moscow và St Petersburg hay sao? Có những lúc có năng lực đánh, hơn nữa lại đánh một cách chuẩn xác, đúng vị, thì không chỉ không mầm mống nên những kẻ địch, mà còn có thể giành được càng nhiều bạn bè hơn. Nước Mỹ chính là như vậy, tạo nên những kẻ địch rất nhiều nhưng bạn bè lại càng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi nằm tại chỗ, nước Mỹ có thể làm được đến việc ngoài trường hợp Osama bin Laden bí mật hành xử Mỹ thì không có bất cứ một quốc gia nào dám đối chọi lại với Mỹ, Trung Quốc liệu có thể được chăng? Trung Quốc đương nhiên không cần học hỏi Mỹ, cũng không thể học nổi Mỹ. Tuy nhiên có hơi hướng của sự bá quyền Mỹ thì tại sao lại không thể? Sự thật là bản thân yếu kém bất năng lực, chứ không phải là sự nhân từ. Giới quan chức không biết cách học hỏi nền ngoại giao của các nước khác như thế nào? Thời gian gần đây, một vị hiệu trưởng trong nước đã nghỉ hưu, nhận được sự điều phái của một cơ quan quyền lực mềm quốc gia nào đó, chuẩn bị đến ba trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh để tiến hành chiêu sinh các nghiên cứu sinh tiến sỹ đến Trung Quốc học tập. Đầu tiên, có ai bằng lòng đến Trung Quốc học tiến sỹ hay không thì vẫn chưa biết được, giới quan chức của chúng ta thì đã giả tưởng rằng đến để bố thí cho các trường đại học ở vương quốc Anh này. Vì thế, vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu - khi người còn chưa đến nơi - đã ép buộc yêu cầu ba vị hiệu trưởng đương vị của ba trường đại học tại vương quốc Anh tiến hành cuộc gặp gỡ với họ vào thời gian cuối tuần. Thật không dễ dàng gì, có một vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của một trường đại học đã nhận lời đáp ứng cuộc gặp gỡ này, hơn nữa còn chuẩn bị bữa tiệc thiết đãi thịnh soạn. Đây chính là phép tắc lịch sự của vị hiệu trưởng của vương quốc Anh. Khi thời gian vừa mới được sắp xếp ổn thỏa, một cú điện thoại đột nhiên được gọi đến, nói rằng liệu có thể thay đổi sang thời gian một ngày khác được hay không. Tâm lý người phụ trách liên lạc phía Anh đã bắt đầu rụt rè, nhưng để giữ lịch sự vẫn còn yêu cầu vị hiệu trưởng của trường đại học đó thay đổi lại thời gian, việc đó là do người phụ trách liên lạc và vị lãnh đạo này bình thường luôn duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp. Người lãnh đạo mặc dù cũng đã đồng ý tiến hành thay đổi lại thời gian. Nhưng không ngờ được rằng, khi đưa tin tức tốt lành này nói cho bên phụ trách liên lạc của phía Trung Quốc, thì ông ta lại trả lời rằng, "thế thì mời ông mau chóng gửi bản sơ yếu lý lịch của vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường đại học phía Anh của các ông cho tôi". Người phụ trách liên lạc phía Anh kỳ thực không thể kìm nén được nữa. Tuy nhiên vẫn lịch sự mà gửi sang một bức thư rằng, "mời ông gửi trước bản sơ yếu lí lịch của vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu của phía Trung Quốc chuẩn bị đến thăm đó được không? Các ông là những người khách đến thăm không gửi bản sơ yếu lí lịch sang, lại yêu cầu bản sơ yếu lí lịch của chính nhà lãnh đạo cao nhất của bên tiếp đãi, e rằng không được thỏa đáng"? Đối phương đã gửi lại thư hồi âm, 'vị hiệu trưởng của phía Trung Quốc chúng tôi hiện tại không có sẵn bản sơ yếu lí lịch, nếu ông cần, xem trên Google liệu có thể tìm thấy được hay không'? Người phụ trách liên lạc của phía Anh nói rằng: "các sơ yếu lí lịch của tất cả các vị lãnh đạo cũng như các giảng viên trong trường đại học của chúng tôi đều công khai hiện trên các trang web trong trường đại học, ông hãy tự tìm đi". Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất thế giới, giới quan chức phổ thông đã tồn tại thói quen coi những người nước ngoài như là nô tài của bản thân, hơn nữa lại chính là những người nước Anh, thật sự là có khí phách của thiên triều. Giới quan chức phổ thông đã như vậy, giới quan chức cấp cao thì lại càng quá đáng hơn. Trong mỗi một cuộc họp mang tính chất quốc tế, không quan tâm người khác có nguyện vọng lắng nghe hay không, có ủng hộ hay không, nhất cử nhất động luôn đặt ra không ít những kiến nghị, những nguyên tắc yêu cầu áp đặt lên các tầng lớp lãnh đạo nước ngoài tương đương chức hàm. Xin hỏi rằng, người nước ngoài đặc biệt là những quốc gia nhỏ yếu liệu có thật sự trở thành bạn bè của Trung Quốc được không, có thể không "hận" Trung Quốc được chăng? (Nguồn :: Báo Phụ Nữ) |
>> Venezuela tiếp viện F-16 cho Iran
Venezuela vừa chuyển cho Iran ít nhất một tiêm kích cơ F-16 Fighting Falcon. Cổng thông tin ABC của Italia trích nguồn tin Không quân Venezuela cho biết. >> F-16 và các biến thể Chiếc F-16 này đã được tháo rời và vận chuyển đến Iran bằng một chiếc Boeing 707. Đây là một phần trong thỏa thuận mà Caracas và Tehran đã ký kết. Theo đó, phía Venezuela sẽ chuyển giao cho Iran một số tiêm kích cơ F-16 để Iran tập trận. Chiếc F-16 được chuyển cho Iran là loại tiêm kích cơ 2 chỗ ngồi. Chiếc Boeing 707 vận chuyển đã thực hiện 2 lần quá cảnh qua Brazil và Algeria. Hiện chiếc Boeing 707 này đã có mặt tại căn cứ không quân Mehrabad của Iran. Tiêm kích cơ F-16 của Không quân Venezuela Căn cứ trên chiếc F-16 mà Venezuela chuyển giao, các chuyên gia Iran sẽ nghiên cứu các chỉ số của hệ thống radar, sau đó tiến hành tháo dời toàn bộ chiếc máy bay để nghiên cứu tỉ mỉ. Venezuela đã mua của Mỹ tổng số 24 chiếc tiêm kích F-16 Block 15 vào năm 1982 trong khuôn khổ chương trình hợp tác Hòa bình Peace Delta. Trong quá trình vận hành, Venezuela đã mất 3 chiếc. Năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố sẽ bán 21 chiếc F-16 còn lại cho Iran để thay thế bằng 24 chiếc Su-30 hiện đại hơn. Đây là số tiêm kích cơ Venezuela đã mua của Nga từ năm 2005 trong khuôn khổ tín dụng trị giá 4 tỷ USD. Iran đang chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công của phương Tây Các chuyên gia nhận định, Iran mua lại F-16 của Venezuela với mục đích nghiên cứu loại tiêm kích mà Mỹ và Israel có thể sử dụng để tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo này. Đây là một phần trong chiến dịch mà Iran chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với một cuộc chiến có thể nổ ra. Trong trường hợp NATO tiến hành chiến dịch tấn công Iran thì nhiều khả năng những chiếc F-16 Fighting Falcon sẽ được sử dụng. Nếu chỉ một mình Israel thực hiện đòn tấn công chống Iran thì quốc gia Do Thái có thể sử dụng những chiếc tiêm kích cơ F-15 Eagle có bán kính tác chiến lớn hơn F-16. Ngay từ đầu những năm 1970, Iran đã có ý định mua 300 chiếc F-16 của Mỹ. Hợp đồng này trên thực tế đã được Quốc hội Mỹ thông qua. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran, hợp đồng đã bị hủy bỏ. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)