Theo học thuyết tác chiến hiện đại, nhiều khả năng tên lửa hành trình sẽ là vũ khí đầu tiên được bên tấn công sử dụng. Vậy Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng? >> Hệ thống phòng không tầm thấp của Việt Nam trong tương lai Ngày nay, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến, bệ phóng di động trên đất liền, tên lửa chiến dịch-chiến thuật đã trở thành vũ khí chủ lực trong các chiến dịch quân sự của bên tấn công. Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, khả năng tấn công phủ đầu từ xa, tên lửa hành trình là vũ khí tiêu biểu cho chiến thuật áp chế phòng không đối phương SEAD. Tên lửa hành trình thực sự là một vũ khí rất khó “nhai” đối với bất kỳ lực lượng phòng không nào, nó có khả năng bay men theo địa hình nên việc phát hiện từ xa rất khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là tên lửa hành trình không có điểm yếu. Tốc độ chậm, dễ bị gây nhiễu chính là 2 điểm yếu chí tử của nó. Ngoài việc gây nhiễu hệ thống dẫn đường bằng GPS làm cho tên lửa bị lệch mục tiêu, bắn hạ tên lửa bằng vũ khí phòng không cũng là một phương pháp rất hiệu quả để vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của nó. Vấn đề đang được quan tâm là Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng. ZSU-23-4 Một trong những vũ khí có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình trong biên chế phòng không Việt Nam là pháo phòng không tự hành tầm thấp ZSU-23-4. ZSU viết tắt của cụm từ Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (phiên âm tiếng Nga) có nghĩa là (phòng không tự hành gắn kết), 23 là chỉ đường kính nòng pháo 23mm, 4 có nghĩa là số lượng pháo được gắn kết trên hệ thống. Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu. Đây là loại pháo phòng không tự hành được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, ZSU-23-4 thường được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình tăng-thiết giáp trước máy bay đối phương. ZSU-23-4 có tốc độ bắn từ 800-1000 phát/phút, tầm bắn 2.500 mét. Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học trên khung gầm xe bánh xích TM-575. Biến thể nâng cấp gần đây tích hợp thêm từ 4-6 tên lửa phòng không tầm thấp 9K38 Igla hoặc 9K310 Igla-1 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, máy tính đường đạn thế hệ mới. Sức mạnh chiến đấu của hệ thống được tăng lên từ 2-2,5 lần so với trước, việc bổ sung thêm tên lửa giúp hệ thống đối phó hiệu quả với những mục tiêu khó xơi như tên lửa hành trình. Hệ thống phòng không tích hợp Palma Đây là hệ thống phòng không tích hợp có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình mạnh nhất của Việt Nam. Hệ thống Palma được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Khi bắn hệ thống tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào. Cận cảnh hệ thống phòng không tích hợp Palma trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R. Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m. Palma được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-điện EOC kết hợp với radar trên tàu và hệ thống kiểm soát tự động SRSCU. Palma được lập trình để tự động bám bắt và tiêu diệt mục tiêu. Bên cạnh đó hệ thống có thể được điều khiển thông qua hệ thống 10-P5 trên tàu chiến trong trường hợp chế độ tự động hoạt động không hiệu quả. "Lá chắn cuối cùng" AK-630 Một vũ khí khác cũng cực kỳ lợi hại trong việc tiêu diệt tên lửa hành trình là hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630. Hệ thống này được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 , tàu tên lửa cao tốc Tarantul và Molnyia , BPS-500, tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP. Chốt chặn cuối cùng AK-630 trang bị trên tàu tên lửa cao tốc lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam. AK-630 bao gồm một pháo AO-18 6 nòng nhân 30mm với tốc độ bắn lên đến 6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Hệ thống được điều khiển thông qua radar Vympel MR-123. AK-630 được xem là chốt chặn cuối cùng trên các tàu chiến Việt Nam trước tên lửa hành trình của đối phương. (Soha) |
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013
>> Vũ khí đánh chặn tên lửa hành trình của Việt Nam
>> Trung Quốc tự coi mình là bá chủ châu Á?
Vì sao Trung Quốc gây hấn với hầu hết các nước láng giềng? Có lẽ vì Trung Quốc tự coi mình là bá chủ châu Á. >> Thất bại của 054A: Sự sỉ nhục công nghiệp đóng tàu Trung Quốc Trong thời gian qua, Trung Quốc đã gây hấn với hầu hết các nước láng giềng. Trên đất liền, Trung Quốc đột nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ. Trên biển, Trung Quốc đưa tàu tiến sát các hòn đảo và bãi đá ngầm mà Philippines đang chiếm đóng, đưa một đội tàu cá “hùng hổ” tiến tới vùng biển Trường Sa và liên tục đưa tàu công vụ xâm nhập quấy rối ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc có kế hoạch tăng cường tuần tra biển và không loại trừ xung đột quân sự, trong khi giới học giả Trung Quốc đòi cả đảo Okinawa của Nhật Bản… Chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao ở Trung Quốc. Những động thái gây hấn này phản ánh chiến lược quyết đoán liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng của nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình. Điều này cũng cho thấy quân đội Trung Quốc là một thành tố mạnh mẽ trong chiến lược củng cố vị thế của ông Tập trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc. Qua đó, quân đội Trung Quốc có ảnh hưởng nhiều hơn trong các tính toán chiến lược và phô trương sức mạnh ở những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đang tranh chấp với các nước láng giềng. Từ nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã tỏ ra quyết đoán trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Ấn Độ; phản đối đe dọa mọi công ty dầu khí nước ngoài hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông; hành động thô bạo chống Philippines liên quan đến bãi cạn Scarborough và ráo riết trả đũa việc Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thế nhưng, khác với trước đây, các hành động xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ trên đất liền diễn ra đồng thời với việc Bắc Kinh ráo riết tranh chấp biển đảo và ngang nhiên coi các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc giống như các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương. Cuộc xâm nhập gần đây của quân lính Trung Quốc vào khu Ladakh là nhằm “nắn gân” quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của Ấn Độ, đồng thời nhằm thách thức việc New Delhi tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai quân đội gần biên giới. Hành động ngang ngược này xuất phát từ việc Trung Quốc tự coi mình là bá chủ ở châu Á. Nó cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng hơn trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Quân đội Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng đến tính toán chiến lược và phô trương sức mạnh. Chiến lược gây hấn với các nước láng giềng của Trung Quốc là một chiến lược phản tác dụng và gây bất lợi cho “giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Đây là một chiến lược thiển cận và khiến cho các nước láng giềng nghi ngờ về cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Chiến lược thiển cận này đã khiến cho công sức “ve vãn láng giềng” mà Trung Quốc bỏ ra trong nhiều thập kỷ qua “đổ xuống sông, xuống biển” và dẫn đến việc thành lập các liên minh chống Trung Quốc ở trong và ngoài khu vực. Với việc chỉ còn Pakistan và Triều Tiên là đồng minh, Trung Quốc không thể nào trở thành lãnh đạo châu Á, bất chấp tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự chiến vị trí số 1 ở châu lục này. Vụ xâm nhập của binh lính Trung Quốc ở Ladakh sẽ khiến cho Ấn Độ buộc phải lựa chọn đứng về phía các nước chống một Trung Quốc đang ngày càng bị coi là “kẻ bắt nạt” trong khu vực, với các hành vi thiếu kiềm chế chiến lược và ngày càng thô bạo hơn. Xét theo tất cả các khía cạnh nói trên, Trung Quốc xem ra không phải là một cường quốc thực thụ. Bắc Kinh cần phải suy nghĩ lại về chiến lược khiêu khích đang thúc đẩy các nước láng giềng tham gia liên minh dựa trên chiến lược “kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”. Bắc Kinh không nên chỉ đổ lỗi cho phương Tây mưu toan “kiềm chế” Trung Quốc, mà nên nhận thức được rằng chính hành động gây hấn ngày càng độc đoán của mình đang ngày càng khiến cho các nước láng giềng nghi ngờ xa lánh và càng khiến cho Trung Quốc không xứng đáng là một cường quốc có trách nhiệm trên thế giới. (Phân tích quân sự) |
>> Liên Xô từng có ý định tấn công hạt nhân Trung Quốc ? (Phần 1)
Sau một thời gian dài mâu thuẫn, tháng 3/1969, quan hệ giữa Liên Xô (trước đây) và Trung Quốc cuối cùng cũng bùng lên thành xung đột vũ trang. Trong các ngày 2, 15 và 17/3/1969, quân đội hai nước liên tục nã súng vào nhau. Máu đã đổ và khủng khiếp hơn, nó suýt đặt hai nước trước bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân vô tiền khoáng hậu. >> Nga yếu thế nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc? >> Theo báo Nhật : Nga - Trung rút cuộc vẫn đối đầu Kỳ 1: Nút thắt nguy hiểm Sau khi xung đột vũ trang bùng phát ở khu vực tranh chấp (đảo Trân Bảo -theo cách gọi của Trung Quốc; đảo Damansky - theo cách gọi của Liên Xô), Mátxcơva đã có những phản ứng hết sức quyết liệt. Thậm chí, phái cứng rắn trong quân đội Liên Xô do Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái A. A. Grecho và trợ lý Bộ trưởng, Nguyên soái V. I. Chuikov cầm đầu chủ trương "loại bỏ vĩnh viễn" mối đe dọa Trung Quốc bằng cách sử dụng tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của quân khu Viễn Đông đánh đòn “phẫu thuật ngoại khoa” nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị trọng yếu của Trung Quốc. Khu vực tranh chấp Trung Quốc và Liên Xô năm 1969. Ngày 20/8, nhận được lệnh từ Mátxcơva, Đại sứ Liên Xô tại Oasinhtơn A. Dobrynin khẩn cấp tới gặp Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H. A. Kissinger, thông báo ý định sử dụng đòn đánh hạt nhân tấn công Trung Quốc và đề nghị phía Mỹ cho biết ý kiến về vấn đề này. Dụng ý của Cremli đã rõ ràng: nhân lúc quan hệ Trung-Mỹ khi đó cũng rất căng thẳng nếu có ra tay "triệt hạ" Bắc Kinh chí ít là Mỹ cũng giữ vị trí trung lập. Sáng sớm hôm sau, Kissinger vội vã tới Nhà Trắng, vừa gặp Tổng thống Nixon liền rút trong cặp ra mấy tờ giấy viết kín chữ đặt lên bàn nói: "Tổng thống hãy xem. Mátxcơva muốn sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công Bắc Kinh. Tối hôm qua, Đại sứ A. Dobrynin đã cùng tôi thảo luận chuyện này suốt đêm. Một số nhân vật ở Cremli quyết định dùng tên lửa hạt nhân để loại trừ mối đe dọa từ Trung Quốc và họ muốn biết ý kiến của chúng ta". Sau khi tham khảo ý kiến của những quan chức cấp cao của Nhà Trắng, Tổng thống Nixon cho rằng mối uy hiếp lớn nhất đối với các nước phương Tây đến từ Liên Xô, sự tồn tại của một nước Trung Quốc lớn mạnh phù hợp với lợi ích chiến lược của phương Tây. Liên Xô sử dụng tên lửa hạt nhân tấn công Trung Quốc đương nhiên sẽ buộc Bắc Kinh phải ra đòn trả đũa. Lúc đó, ô nhiễm hạt nhân sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự an toàn của 250.000 quân Mỹ đóng ở châu Á. Điều đáng sợ nhất là, một khi Liên Xô chứng tỏ được uy lực hạt nhân của mình, "con gấu Bắc cực" này sẽ khiến cả thế giới run sợ, thậm chí là quy thuận và ngọn cờ lãnh đạo thế giới do Mỹ dựng lên sẽ chẳng còn tác dụng tập hợp lực lượng nữa. Sau khi xem xét thấu đáo, cân nhắc kỹ càng, Oasinhtơn cho rằng chỉ cần Mỹ phản đối, Liên Xô sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân và tình thế này buộc Mỹ phải nhanh chóng thông báo ý đồ của Liên Xô cho Trung Quốc biết. Nhưng đây là một công việc cực kỳ khó khăn. Bởi 20 năm qua, quan hệ Mỹ-Trung vẫn chìm trong căng thẳng, nếu trực tiếp thông báo, chưa chắc Trung Quốc đã tin, thậm chí còn cho rằng người Mỹ lại giở trò gì mới. Cuối cùng, người Mỹ cũng tìm được một biện pháp hữu hiệu vừa có thể gián tiếp thông báo cho Trung Quốc, vừa dễ ăn dễ nói với Liên Xô. Ngày 28/8, tờ "Ngôi sao Oasinhtơn", một tờ báo thường thường bậc trung của Mỹ đưa tin: Liên Xô có ý định ra đòn tấn công hạt nhân theo kiểu “phẫu thuật ngoại khoa” đối với Trung Quốc. Bài báo viết: "Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Liên Xô có ý định sử dụng tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương vài triệu tấn thuốc nổ TNT tiến hành tấn công kiểu phẫu thuật ngoại khoa nhằm vào căn cứ phóng tên lửa Tửu Tuyền, Tây Xương, căn cứ thử nghiệm hạt nhân La Bố Bạc và những thành phố công nghiệp quan trọng của Trung Quốc như Bắc Kinh, Trường Xuân, Yên Sơn... Sau khi nghe Chu Ân Lai báo cáo tin này, Mao Trạch Đông nói: "Chẳng phải là Liên Xô muốn có một cuộc đại chiến hạt nhân ư! Bom nguyên tử rất lợi hại, nhưng kẻ hèn này không sợ". Đồng thời, Mao Trạch Đông quả quyết đưa ra phương châm "đào hang sâu, tích lương thực nhiều, không xưng bá". Cả nước nhanh chóng bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nhiều nhà máy xí nghiệp chuyển sang sản xuất trang thiết bị quân sự, nền kinh tế quốc dân bắt đầu chuyển sang phục vụ chiến tranh, hàng loạt công xưởng chuyển tới khu vực đồi núi hiểm trở, nhân dân các thành phố lớn như Bắc Kinh, Trường Xuân bắt tay đào công sự ngầm... Trung Quốc đã sẵn sàng đối phó với một cuộc chiến tranh hủy diệt. |
>> Bí mật kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc
Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng một quân đội lớn hơn, trang bị vũ khí tinh vi hơn. Đây là những gì họ có, những gì họ muốn có, và những gì có ý nghĩa đối với Mỹ. Ẩn kiếm Năm 2006, Trung Quốc hé lộ một thiết kế máy bay không người lái (UAV) gọi là Anjian (Ẩn kiếm, Dark Sword), nhưng từ đó nó đã biến mất khỏi con mắt công chúng. Các nhà phân tích phương Tây không chắc liệu máy bay này vẫn còn đang được phát triển hay không. Nếu có, những tính năng thiết kế nhất định, chẳng hạn như một động cơ phản lực-không khí dòng thẳng (ramjet) cho thấy đây là một UAV tốc độ cao, có thể làm nhiệm vụ giám sát và tấn công ở xa bờ biển Trung Quốc. Dù số phận của Dark Sword ra sao, các kế hoạch UAV của Trung Quốc vẫn đầy tham vọng. Mùa hè 2012, chính phủ Trung Quốc đã công bố các kế hoạch xây dựng 11 căn cứ UAV ở ven biển. Ẩn kiếm Dực thủ long I UAV Dực thủ long I (Pterodactyl I) của Trung Quốc rất giống với UAV Predator của quân đội Mỹ. Dường như, nó được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát thời gian dài, ở độ cao trung bình, và tấn công. Một UAV khác của Trung Quốc là Thăng Long (Soaring Dragon) trông giống như một phiên bản nhỏ hơn của RQ-4 Global Hawk của quân đội Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, nó được thiết kế để giám sát trên biển và trinh sát ở độ cao lớn. Dực thủ long I và Thăng long J-20 Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm J-20, tiêm kích tàng hình đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển. Máy bay này được cho là có thể được đưa vào trang bị sau năm 2017. Các nhà phân tích cho rằng, J-20 được trang bị lớp phủ làm tán xạ sóng radar và có các khoang vũ khí bên trong thân. Hiện có rất ít thông tin công khai về chương trình về chương trình phát triển máy bay tiêm kích của Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện vào tháng 9/2012 của mẫu chế thử tiêm kích tàng hình thứ hai là J-31 Falcon Eagle mà một số nhà quan sát cho là có thể có khả năng cất/hạ cánh trên tàu sân bay cho thấy, J-20 chỉ là loại đầu tiên trong một loạt các tiêm kích tiên tiến của Trung Quốc. Tiêm kích J-20 DF-21D Tên lửa đạn đạo triển khai tĩnh tại là mục tiêu dễ dàng cho các lực lượng đối phương để tiêu diệt bằng đòn tấn công phủ đầu. Các tên lửa cơ động DF-21D phóng từ xe ô tô bệ phóng thì không phải như vậy. Sau khi được phóng lên từ gần bờ biển, tên lửa bay vào vũ trụ rồi quay trở lại khí quển với tốc độ hơn 3.000 dặm/h và lao 1.300 kg thuốc nổ vào mục tiêu. Trung Quốc không đặt cho DF-21D biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. Các nhà phân tích quân sự Mỹ đã làm như vậy. Tên lửa đường đạn đạo chống tàu DF-21D Thần Long Với một trạm không gian đang được xây dựng và các kế hoạch cho một chuyến bay vũ trụ có người lái lên mặt trăng, Trung Quốc đang tìm cách làm thay đổi cán cân sức mạnh trên quỹ đạo. Năm 2007, Trung Quốc đã phô trương các tên lửa chống vệ tinh bằng cách bắn hạ một vệ tinh thời tiết bị loại bỏ, tạo ra 40.000 mảnh rác trong vũ trụ. Hiện nay, họ đang thử nghiệm một phương tiện bay quỹ đạo không người lái quỹ đạo có tên là Thần long (Shenlong). Có thể sánh với máy bay vũ trụ X-37B của Không quân Mỹ, Thần long có thể nhanh chóng đặt các vệ tinh vào quỹ đạo và có tiềm năng mang các vũ khí có thể vô hiệu hóa các vệ tinh thông tin, định vị và giám sát của các quốc gia đối địch. Máy bay vũ trụ Thần Long (Nguồn : Vietnamdefence) |
Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013
>> Biển Đông – ‘Tử địa’ của các cường quốc hải quân
Có lẽ hải quân Hoàng gia Anh chưa thể quên bài học về việc tham chiến trên Biển Đông hồi chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày 10/12/1941, thiết giáp hạm HMS Prince of Wales cùng với tuần dương hạm HMS Repulse của hải quân Anh vừa lần đầu tham chiến tại khu vực Đông Nam Á đã bị không quân Nhật Bản xuất phát từ một căn cứ trên đất liền đánh chìm ngay ngoài khơi bờ biển Malaysia. >> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông >> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông Thiết giáp hạm HMS Prince of Wales của hải quân Anh đã bị không quân Nhật đánh chìm trên Biển Đông năm 1941 Theo chuyên gia về an ninh hàng hải Ristian Atriandi Supriyanto (Học viện nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam), chính địa hình dài và hẹp của Biển Đông đang giúp các quốc gia có tiềm lực hải quân hạn chế ở Đông Nam Á có thể tự tin hơn nhiều khi đối đầu với các lực lượng hải quân mạnh như Trung Quốc, Mỹ… với điều kiện họ phải cải thiện khả năng khống chế biển từ bờ và khống chế bầu trời trên vùng biển của mình. Theo dự đoán của công ty tư vấn hải quân AMI International có trụ sở tại Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chi tới 25 tỷ USD cho các trang thiết bị hải quân cho đến năm 2030. Nhưng khác với thông thường, Đông Nam Á sẽ chú trọng mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển, tiêm kích và tàu chiến gần bờ và tàu ngầm. Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Việt Nam có thể bắn trúng tàu chiến cách bờ biển 300km Theo ý kiến của chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, sự thiếu khoảng không vật lý và gần kề các vùng đất sẽ là trở ngại rất lớn cho các lực lượng hải quân của các nước lớn vốn chỉ quen hoạt động trên các đại dương. Cho dù được hậu thuẫn bởi các tàu chiến cỡ lớn hay thậm chí là tàu sân bay, Biển Đông sẽ là “tử địa” của các cường quốc hải quân bởi chúng vẫn nằm trong tầm khống chế của các vũ khí từ trên bộ đồng thời nằm trong tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên đất liền. Chính vì thế, một quốc gia ven Biển Đông có tiềm lực hải quân yếu thế hơn cũng có thể thách thức các siêu cường hải quân bằng cách sử dụng khả năng “không tương xứng” như thủy lôi, các khẩu đội tên lửa bờ biển và tàu ngầm. Bằng chiến thuật này, các nước Đông Nam Á có thể dễ dàng tạo ra thách thức quyền kiểm soát biển và tiến hành các hoạt động chống xâm nhập trên biển mà không cần tăng cường nhiều trang thiết bị chiến đấu trên biển cho hải quân. Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, trong lúc vấn đề an ninh và chủ quyền trên Biển Đông ngày càng nóng lên cùng với sự ráo riết tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc, các nước duyên hải dường như đã nhận ra nguy cơ và chuẩn bị để đối mặt với thách thức này. Các tàu ngầm đã được đưa vào biên chế của Indonesia, Singapore và Malaysia hay đã nằm trong danh sách mua sắm (chuẩn bị tiếp nhận) của hải quân Việt Nam trong khi Thái Lan và Philippines cũng đang suy ngẫm để trang bị. Bên cạnh đó, để tận dụng ưu thế về địa hình gần bờ, không quân hải quân các nước như Indonesia, Malaysia, đặc biệt là Việt Nam đã trang bị một đội ngũ khá hùng hậu các loại tiêm kích hiện đại trong đó có cả Sukhoi Su-30. Philippines cũng bắt đầu tìm kiếm máy bay chiến đấu trong một phần kế hoạch củng cố khả năng giám sát trên không yếu kém của mình. Để bảo vệ chủ quyền biển của mình, Việt Nam đã trang bị 2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Nga có thể bắn trúng tàu chiến cách xa bờ biển 300km. Một số nguồn tin từ Nga cho biết, Việt Nam đang tiến hành đàm phán để mua thêm hệ thống tên lửa Bastion thứ 3 đồng thời sẽ phối hợp với Nga để phát triển một loại tên lửa hành trình mới. Cũng có tin cho rằng, Việt Nam đang đàm phán về việc triển khai sản xuất tên lửa Yakhont tại Việt Nam song song với việc đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ và Extra của Israel. Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược. Hiện BrahMos chỉ có trong trang bị của quân đội Ấn Độ với các biến thể đã có và đang phát triển trang bị cho tàu nổi, bệ phóng mặt đất, tàu ngầm, máy bay, dùng để tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất. Ấn Độ đang có tham vọng mua sắm và xuất khẩu hàng ngàn quả BrahMos. Việt Nam đã mua 24 tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi SU-30 của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ. Đối với Indonesia, chiến tranh thủy lôi đã được vạch ra như một yếu tố sống còn trong chiến lược hải quân của họ. Quan trọng hơn, các quốc gia ven Biển Đông cũng có thể sử dụng các hòn đảo trong khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng cường kiểm soát đối với các vùng nước xung quanh. Việc quản lý các trạm kiểm soát và tuyến giao thông trên biển cũng là vấn đề quan trọng khi chúng đảm bảo việc tiếp cận cho các cường quốc hải quân khi di chuyển trong các vùng biển hẹp của khu vực. Để phần nào hạn chế yếu điểm của mình, các cường quốc hải quân cần có một đội ngũ tàu hộ tống, tàu khu trục nhỏ và tàu chiến ven biển. Nếu không có sự hộ tống đầy đủ, hải quân các nước này sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi triển khai tàu tấn công đổ bộ hay tàu sân bay tại Biển Đông. “Nhưng dù với điều kiện nào, các cường quốc hải quân cũng nên rất cẩn thận với những tham vọng của mình tại Biển Đông nếu không muốn trở thành mục tiêu tập bắn của các lực lượng hải – lục – không quân của cá quốc gia ven biển”, chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ kết luận. (Sohoa) |
>> Nga yếu thế nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc?
Theo báo chí Nga nhận định, nếu xảy ra chiến tranh trên bộ, Trung Quốc sẽ có lợi thế vì nước này đang sở hữu nhiều loại vũ khí chiến lược tầm trung, có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nga, trong khi Nga lại rất hạn chế về loại vũ khí tầm trung để hướng tới lãnh thổ Trung Quốc. >> Nga không hiểu hay tại Trung Quốc nhiều chiêu ? >> Trung Quốc: bạn hữu hay kẻ thù tiềm tàng? Tờ Tiền phong dẫn theo báo Nga nhận định, ở nước Nga, các chuyên gia chiến lược quân sự vẫn đang lo lắng về việc Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO đang xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa ở Châu Âu, dù các hệ thống đó chẳng có giá trị gì về mặt tấn công và châu Âu đang hưởng những ngày tháng yên bình tính từ năm 1945, hệ thống đánh chặn tên lửa đó hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn được những đầu đạn hạt nhân mà chỉ có giá trị phòng thủ tinh thần cho mùa hè ấm áp của châu Âu. Mỹ nổi tiếng với hệ thống tên lửa Tomahawk, do tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa, nhưng tốc độ bay của chúng là cận âm, do đó, để tấn công bất cứ một mục tiêu nào sâu trong nội địa với khoảng cách xa nhât, tên lửa tomahawk cần phải bay mất 2 giờ. Đồng thời các phương tiện mang của loại vũ khí này (tàu tuần dương và tàu sân bay) không thể ngụy trang được… Và thật kỳ lạ là không ai nhận ra rằng, ở nửa phía bên kia của lục địa Á – Âu, một quốc gia đang nỗ lực xây dựng một tiềm lực kinh tế - quân sự ngày càng mạnh hơn, hoàn toàn là lực lượng tiến công, và triển khai các lực lượng đó – một điều khá thú vị - chủ yếu trên biên giới với Liên bang Nga – đó là Trung Quốc. Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ cho quân sự. Ảnh tên lửa Đông Phong của Trung Quốc. Trung Quốc đang nổi lên là một siêu cường, với sự đầu tư mạnh mẽ cho quân sự. Nếu trong khối quân sự NATO trong 20 năm trở lại đây, cứ loại bỏ 15 xe tăng cũ sẽ thay thế 1 xe tăng mới thì ở Trung Quốc theo thực tế là một xe thay một xe. Ngoài ra, mỗi năm Trung Quốc xuất xưởng khoảng 200 xe tăng thế hệ mới (có thể là 400 – 500), số lượng 200 xe xuất xưởng mỗi năm đã hơn tổng số xe của tất cả các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cùng sản xuất (đặc biệt, ở Châu Âu cũng đã không xuất xưởng các xe tăng với số lượng lớn). Cũng cần phải nhận xét rằng, nếu quân số phi công của Không quân Mỹ và Nga giảm xuống thì quân số phi công của Trung Quốc lại tăng lên, đồng thời, các máy bay tiêm kích của Trung Quốc cũng mới hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ. Tất cả những lập luận về vũ khí Trung Quốc có điểm yếu, kỹ thuật và công nghệ chưa đạt đến tầm của nền công nghệ Phương Tây và Liên bang Nga không sai. Nhưng tất cả điều đó đều hoàn toàn không có ý nghĩa với một cuộc xung đột lên tới hàng trăm nghìn quân và hàng chục nghìn phương tiện chiến tranh hiện đại. Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên giới hoặc trên biển, đòn “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của các tập đoàn quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ nòng mà số lượng lên tới hàng chục nghìn đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều nghìn xe tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu. Trung Quốc, như một sự phát triển tất yếu, đang nỗ lực trở thành một siêu cường duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới, cần có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trên thế giới và các vùng đất rộng lớn. Trung Quốc không đòi hỏi các vùng đất cận biên giới phải trở thành tiểu bang của họ, mà là kiểm soát và quản lý các vùng đất đó. Điều đó cũng có nghĩa là, đối phương chỉ phụ thuộc mà không thuộc địa… vì trên bản đồ thế giới, đường biên giới vẫn tồn tại như đã từng tồn tại. Theo báo chí Nga, im lặng trước an nguy của đất nước trong giai đoạn ngày nay đồng nghĩa với việc càng làm sâu sắc thêm những vấn đề đang phát triển và sẽ càng khó khăn hơn nữa trong việc ngăn chặn một sự kiện sẽ sảy ra. Hình thái cán cân lực lượng đang ngày càng trở lên nguy hiểm đối với lợi ích chính đáng, an nguy của Liên bang Nga và không thể chấp nhận được. Nhiều kịch bản nặng nề đã xảy ra và sẽ xảy ra tính từ những năm 1960-x đến nay. Việc im lặng và nhượng bộ sẽ giống như một câu chuyện cổ tích. Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh chỉ nhằm mục đích lấy lại Đài Loan. Và sau khi Đài Loan thống nhất với đại lục mà không cần chiến tranh (và điều đó, dù rất chậm cũng đang xảy ra), liệu Trung Quốc có mang toàn bộ xe tăng, tên lửa, máy bay, pháo dàn của mình dìm xuống biển Đông - Hoa Đông và chung sống hòa bình với các nước khác? Cách đây ít ngày, hôm 6/5, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã ra báo cáo về tiềm lực quân sự của Trung Quốc năm 2013, trong đó tiết lộ Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đồng thời tăng cường quan hệ, trao đổi với quân đội các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Báo cáo cũng nhấn mạnh về việc phát triển ngành không gian vũ trụ của Trung Quốc, về những thành tựu trong việc nghiên cứu, phát triển máy bay tàng hình và về tiến trình phát triển tàu sân bay của Trung Quốc. Ngoài ra, một phần của báo cáo này cũng đưa ra những đánh giá về các loại vũ khí của Trung Quốc như tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tên lửa chống tên lửa, vũ khí có khả năng vô hiệu hoá công nghệ không gian của đối thủ, vũ khí tấn công hệ thống mạng máy tính của quân đội. Đánh giá về Hải quân Trung Quốc, báo cáo cho rằng vào năm 2014 Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa đối hải, đối đất, chống ngầm, được trang bị trên tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 (052D). Đồng thời, Trung Quốc có kế hoạch đóng 12 tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 (052D) để thay thế cho loại tàu khu trục lớp Lữ Đại. Hiện nay Trung Quốc cũng đang tiếp tục đóng và nâng cấp tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải 2 (054A), theo kế hoạch này thì Trung Quốc sẽ đóng nhiều hơn 6 tàu loại này (hiện nay Trung Quốc có 12 tàu trong biên chế của Hải quân). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang cho đóng loại tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Giang Đảo (056)… (Sohoa) |
>> Việt Nam - Đối thủ đáng ghờm nhất của TQ trên biển Đông
Chinese Today nhận định, trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất và Việt Nam là nước sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông. >> Nhìn lại chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 Tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc và Văn Hối - Hong Kong ở hải ngoại ngày 7/5 đăng bài phân tích với nội dung trên. Bài báo khẳng định, trong số các bên tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Philippines luôn tỏ ra "cứng đầu" trước Trung Quốc khi công khai khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng Manila sẽ không dám chủ động gây chiến với Bắc Kinh. Sở dĩ Philippines "không dám tiến hành chiến tranh với Trung Quốc" ở Biển Đông, theo tờ báo là vì trong lịch sử Manila chưa từng phát động chiến tranh, sự chuẩn bị về mặt thực lực quốc phòng hiện nay lại quá yếu, người dân hoàn toàn lạ lẫm với chiến tranh nên dù có Mỹ chống lưng, Philippines cũng "không dám". Nhưng Việt Nam thì hoàn toàn khác. Chinese Today cho rằng, trải qua chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới mấy chục năm liên miên, Việt Nam trở thành quốc gia "thành thục nhất Đông Nam Á" đối với chiến tranh (chống xâm lược), lực lượng quân sự hùng hậu, chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt trong lịch sử Việt Nam từng nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược nên ý thức cảnh giác rất cao, Chinese Today nhận định. Không chỉ như vậy, trong những năm gần đây, theo tờ báo này Việt Nam đã không ngừng phát triển quan hệ với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh Trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất và Việt Nam là nước sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7 (ADMM-7) tại Thủ đô của Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng, nhất là trong lịch sử chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc; hai nước đã và đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, giành được nhiều thành tựu quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nêu rõ Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trân trọng mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng. Bộ trưởng đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất và thiết lập cơ chế ADMM+. Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng nói riêng lên một bước mới. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng thành công Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúc mừng đồng chí Thường Vạn Toàn được cử giữ chức Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại tướng bày tỏ niềm xúc động và chia sẻ trước những tổn thất lớn mà thiên tai, thảm họa gây ra đối với nhân dân một số địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là hậu quả trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên tháng 4. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc. Việc tăng cường hợp tác, đoàn kết hữu nghị, hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là nhân tố quan trọng để giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc còn một số vấn đề tồn tại trên biển do lịch sử để lại. Hai bên cần nghiêm chỉnh tuân thủ Thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, cùng nhau giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc… Về hợp tác quốc phòng, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối thoại quốc phòng, đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu, tham vấn ở các cấp để tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; sớm triển khai đường dây nóng ở cấp Bộ Quốc phòng và cấp quân khu, Bộ đội Biên phòng; trao đổi về đào tạo học viên. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thư mời thân nhân gia đình các đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Nguyễn Sơn và các cựu chiến binh Trung Quốc từng sang giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây sang thăm Việt Nam. Bộ trưởng trân trọng mời Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cùng phu nhân sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và đề nghị Bộ trưởng Thường Vạn Toàn chuyển lời mời hai đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc: Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng và các đồng chí lãnh đạo khác của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Bộ trưởng Thường Vạn Toàn vui vẻ nhận lời mời và sẽ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời điểm thích hợp. (Nguồn : Sohoa) |
>> Bí mật máy bay Hàn Quốc bị bắn hạ trên bầu trời Liên Xô
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, đã có một vụ việc chiếc máy bay chở khách của Hàn Quốc bị bắn rơi tại Liên Xô năm 1983 làm xôn xao dư luận thế giới lúc bấy giờ. >> Bí mật cuộc diễn tập quân sự lớn nhất của Liên Xô năm 1979 Chiếc KAL-007 xấu số Chuyến bay mang số hiệu 007 của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc – Korean Airlines (còn được các hãng thông tấn gọi là KAL-007 hoặc KE-007) đã bị 1 chiếc tiêm kích đánh chặn Su-15 của Liên bang Xô Viết (USSR) thuộc không quân USSR bắn hạn khi tiến quá sâu và không phận đảo Moneron, phía tây Sakhalin vào tối ngày 1 tháng 9 năm 1983. Chiếc Boeing 747 xấu số của Korean Airlines Người lái chiếc Su-15 và bắn tên lửa hạ chiếc KAL-007 là Đại úy Gennadi Osipovich là một sĩ quan không quân dày dạn kinh nghiệm thuộc lực lượng phòng không phía Đông của không quân Xô Viết. Khi bị bắn hạ, trên KAL-007 có tất cả 246 hành khách và 23 thành viên phi hành đoàn trên máy bay, đáng nói là có cả nghị sĩ Lawrence McDonald, một trong những chính khách nổi bật thuộc Đảng Dân Chủ, thuộc Hạ viện Hoa kỳ. Chiếc máy bay Boeing-747 mang số hiệu KAL-007 bị bắn hạ khi bay từ New York, Hoa Kỳ đến Seoul, Hàn Quốc. Chiếc KAL-007 xuất phát từ sân bay Quốc tế Kenedy, có dừng tại Anchorage (miền Nam bang Alaska để tiếp nhiên liệu và xử lý một vài trục trặc kĩ thuật của máy bay). Chiếc Su-15 Flagon do đại úy Gennadi Osipovich đã hạ chiếc KAL-007 Khi cả thế giới biết đến vụ việc, USSR đã ngay lập tức phủ nhận vụ việc là tai nạn của hệ thống phòng thủ quân đội Xô Viết. Ngay khi chiếc Su-15 xác nhận bắn hạ mục tiêu, Bộ Chính Trị USSR đã lập tức họp khẩn cấp và thông báo vụ việc bắn hạ KAL-007 là lỗi từ phía Hoa Kỳ bởi đây là một trường hợp xâm nhập không phận USSR có chủ ý từ trước với động cơ tổ chức là một cuộc điều tra của Hiệp hội hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), nhằm tuồn lực lượng tình báo CIA vào USSR, bên cạnh đó là khả năng tấn công của Hoa Kỳ dưới lớp vỏ một cuộc điều tra của ICAO. Những báo cáo này đã được công bố chỉ 8 năm sau khi USSR sụp đổ. Trong thời gian này, căng thẳng giữa USSR và phía NATO, Hoa Kỳ leo thang và đẩy lên đỉnh điểm đến khi vụ việc KAL-007 xảy ra, bên cạnh đó là tầng lớp đối lập và chống lại USSR ở một số quốc gia dân chủ và đặc biệt là Hoa Kỳ. Theo quan điểm từ phe đối lập Đảng Cộng Hòa thì vụ việc chưa bao giờ được giải quyết ổn thỏa giữa 2 bên, bên cạnh đó sau vụ việc liên tục có những chỉ trích từ Hoa Kỳ và NATO nhằm vào USSR. Tuy nhiên, USSR vẫn giữ lập trường của riêng mình là không cho phép bất kỳ một cuộc điều tra nào từ các phái đoàn hay từ các tổ chức hòa bình trên toàn thế giới. Thế nên vẫn chưa có lời giải đáp nào cho việc KAL-007 đi lạc vào không phận USSR, gây nên rất nhiều tranh cãi cho đến nay và cuối cùng mọi việc đã được giải đáp khi Cơ quan hàng không Liên bang Nga (FKA) và Cơ quan hàng không Hoa Kỳ cùng ICAO thu nhặt các mảnh vỡ và cả hộp đen của chiếc máy bay xấu số. Nguyên nhân được kết luận là từ lỗi kỹ thuật của máy bay và lỗi kỹ thuật từ phi công. KAL-007 là một chiếc máy bay dân dụng Boeing 747-230B “Jumbo Jet” với khả năng chở được 270 hành khách. Được mua bởi Hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc từ Hãng Boeing vào ngày 28 tháng 1 năm 1972 với số hiệu xuất xưởng là CN20559/186, nó được đăng ký tại Cục hàng không quốc gia Hàn quốc với mã hiệu HL7442. Mọi chuyện từ năm 1972 cho đến năm 1983 khá thuận lợi với chiếc Boeing 747 cỡ lớn này. Nó đã chở được 130 lượt hành khách trong suốt thời gian hoạt động cho đến ngày 1 tháng 9 năm 1983 khi chỉ còn là những mảnh vụn trên không lưu quần đảo Peninsula, Nga. Ngày định mệnh Một ngày trước khi bị bắn hạ tại Moneron, Sakhalin, vào lúc 0h theo giờ quốc tế (UTC) tại New York, chiếc KAL-007 rời cửa đón khách số 15 tại sân bay quốc tế Kenedy, thành phố New York, mang theo 246 hành khách, đã có 10 hành khách không lên máy bay vì những lý do như sức khỏe hay hủy lịch bay. Cơ trưởng của KAL-007 là Chun Byung In, cơ phó là Lee Da Hae. Trên chiếc Boeing 747 gồm có 105 người mang quốc tịch Hàn Quốc, 65 người mang quốc tịch Hoa Kỳ, 67 người còn lại mang các quốc tịch khác nhau như Nhật Bản, Đài Loan, Philipines, Hongkong…. Theo lịch trình, KAL-007 sẽ đáp xuống Seoul vào lúc 13h UTC vào ngày 31 tháng 8 năm 1983. Tuy nhiên, nó đã phải hạ cánh xuống sân bay Anchorage để tiếp nhiên liệu và kiểm tra một số lỗi kỹ thuật từ bộ phận lái tự động. Sau 4 tiếng đồng hồ tại Anchorage, KAL-007 tiến vào đường băng số 2 và nhận được lệnh cho phép cất cánh từ trạm không lưu (ATC) Anchorage: - Korean 007 sẵn sàng cất cánh - Korean Airlines Flight 007, các bạn có thể cất cánh ngay, đường băng đã trống. Tôi nhắc lại các bạn có thể cất cánh ngay tại đường bay số 2. - Đã nghe rõ! Chiếc KAL-007 đã cất cánh ngay sau đó vào lúc 13:01 theo giờ quốc tế (UTC), nó nhận được thông báo từ đài kiểm soát không lưu Anchorage chuyển hướng 220 độ - KAL-007. Đây là đài kiểm soát không lưu, lên độ cao 310m và quay sang bên trái hướng thẳng 220 độ. - Nghe rõ 220 độ, lên 310m và giữ nguyên độ cao. 90 giây sau, đài không lưu đưa ra chỉ dẫn cho KAL-007: “Hướng về phía Bethel ngay khi các bạn có thể”. (Bethel là một thành phố thuộc bang Alaska). Khi bay qua Bethel, nó sẽ được trạm Bethel hướng dẫn bay qua khu vực phía Bắc khoảng 80km trên đường băng hướng thẳng đến Tokyo, đây là khu vực ranh giới giữ 2 bán cầu đông và tây nằm trên biển phía Bắc Thái Bình Dương giữa 2 khu vực Alaska của Hoa Kỳ và quần đảo Sakhalin của USSR. KAL-007 được trạm không lưu Bethel chỉ dẫn theo hướng R-20 (Romeo-20) và điều chỉ ở chế độ bay tự động. Theo ghi nhận từ hộp đen thì tại thời điểm Cơ trưởng In bật chế độ lái tự động đã kích hoạt kèm theo 3 chế độ khác là HEADING (giữ độ cao và tiến thẳng), VOR/LOC (liên lạc chủ động bằng VHF đa hướng), ILS (hệ thống bánh đáp tự động) và INS (hệ thống dẫn đường quán tính). Ngay khi đó, chế độ HEADING được kích hoạt. Thông thường, nếu HEADING được kích hoạt, nó sẽ bay theo chỉ dẫn của INS để có thể đổi hướng liên tục theo sự điều khiển của phi công. Và mọi tác động sẽ được hệ thống quản lý INS ghi nhận và chuyển cho bộ phận quản lý hành trình trên chiếc Boeing-747. Nếu như lỗi từ bộ phận INS thì chiếc máy bay sẽ bay thẳng với khoảng cách 13.9km tính từ khi xâm phạm không phận USSR. Nhưng trên thực tế, nó đã bay vào khá sâu quần đảo Sakhalin và cụ thể là đang ở trên không phận của đảo Monero nên giả thuyết lỗi phát sinh từ hệ thống INS bị bác bỏ. Tuy nhiên, nếu chiếc máy bay bay vào không phận USSR 13.9km do lỗi từ hệ thống INS thì chố độ bay HEADING sẽ ngay lập tức chuyển thành INS để tự động chuyển hướng sang Tokyo nhờ các thiết lập hành trình từ sân bay quốc tế Kennedy. Tại chế độ bay HEADING, hệ thống sẽ tự động kích hoạt ILS để có thể hạ cánh tự động theo các chỉ dẫn từ hệ thống quản lý hành trình bay bởi các vector được thiết lập từ trước. Khi xảy ra sự cố, hệ thống liên lạc VHF từ sân bay Anchorage đang trong giai đoạn bảo dưỡng nên tạm thời ngừng hoạt động. Thay vào đó, hệ thống NOTAM (hệ thống tự động thông báo cho phi hành đoàn) đã được kích hoạt. Nhưng đây cũng không phải là nguyên do của vụ tai nạn bởi cơ trưởng In có thể liên tục kiểm tra đường bay của KAL-007 và đưa nó trở về đúng đường bay ban đầu nhờ hệ thống kiểm soát hành trình trên Boeing-747. Vào lúc 13:50 UTC khi KAL-007 cách bờ biển Kamchatka Peninsula 200km về phía Đông Bắc, cơ trưởng In đã liên lạc với đài kiểm soát không lưu Anchorage thông qua trạm Bethel: - Anchorage, đây là Korean Air 007, bạn có nghe rõ không? - Rõ, cứ bay thẳng đi KAL-007. Tôi nhắc lại, cứ bay thẳng. Và cứ thế KAL-007 đã bay thẳng vào khu vực quần đảo Peninsula, lỗi có lẽ từ chế độ HEADING đã không được kiểm soát bởi INS. Trên thực tế đây hoàn toàn là lỗi từ các phi công khi không kiểm tra đường bay khi nó sắp vào vùng cấm bay của USSR. Cứ như vậy, chiếc KAL-007 đã tiến thẳng vào không phận của USSR và vào lúc 18:26 UTC, nó đã tiến đến đảo Monero của USSR... |
Nhãn:
Bí mật quân sự,
Hồ sơ mật,
Tai nạn máy bay
>> Radar cảnh giới của Việt Nam có khả năng bắt 120 máy bay ?
Phòng không Việt Nam đã được trang bị hệ thống radar cảnh giới hiện đại có khả năng bám bắt 120 mục tiêu trên không (máy bay), cự ly xa 350km. >> Radar Rau muống Việt Nam (RV-01/Vostock-E) Radar cảnh giới là thành phần quan trọng trong “mạng lưới mắt thần” của mỗi quốc gia trên thế giới. Nó đảm nhiệm vai trò phát hiện sớm các cuộc tấn công đường không để báo động cho các lực lượng bảo vệ vùng trời sẵn sàng chiến đấu. Mạng lưới radar cảnh giới Việt Nam được trang bị chủ yếu các loại khí tài do Liên Xô sản xuất như loại P-18, P-35, P-14. Các loại này tuy vẫn còn hữu dụng nhưng do sản xuất theo công nghệ những năm 1960-1970 nên không tránh khỏi tồn tại nhược điểm nhất định. Đài radar cảnh giới P-18 (Liên Xô sản xuất) canh trời Trường Sa. Vì thế, nhằm tăng cường khả năng cảnh giới, báo động sớm cho lực lượng phòng không trong tình hình mới, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Belarus mua một vài hệ thống radar cảnh giới tầm xa hiện đại Vostock E. Hệ thống radar di động kỹ thuật số Vostock E do Cục thiết kế Agat/KB Radar (Belarus) nghiên cứu thiết kế để phát hiện mọi mục tiêu trên không ở tầm xa với độ chính xác cao. Hệ thống Vostock E thường gồm: xe mang anten thu – phát; trạm điều khiển tự động từ xa và máy phát điện diesel. Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe anten và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải chuyên dụng MZKT 65273-020 bánh lốp nên có khả năng cơ động rất cao. Radar có thời gian triển khai và thu hồi chưa đầy 6 phút với kíp chiến đấu chỉ có 2 người. Radar có thể phát hiện các máy bay chiến đấu ở cự ly 350km trong môi trường không nhiễu điện tử và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu. Đặc biệt nhất, theo thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp Vostock E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Xe mang anten thu - phát sóng của hệ thống radar cảnh giới hiện đại Vostock E. Với những khả năng này, Vostock E kết hợp với đài trinh sát điện từ thụ động Kolchuga đảm bảo tốt khả năng “tóm gọn” máy bay tàng hình tối tân trên thế giới. Ngoài ra, Vostock E có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số. Theo một số nguồn tin, sau khi nhập khẩu Vostock E từ Belarus, Việt Nam đã có một số cải tiến nhỏ nhằm phù hợp với điều kiện sử dụng tại nước ta. Những thông tin chi tiết việc cải tiến không được công bố nhưng được cho là có đặc tính vượt trội so với nguyên bản. Với Vostock E, khả năng cảnh giới, báo động sớm của lực lượng phòng không Việt Nam đã được nâng cao đáng kể, đảm bảo “không để tổ quốc bị bất ngờ”. (Nguồn : Internet ) |
Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013
>> Tên lửa Sapsan - Ứng viên “đáng giá” thay thế tên lửa Scud của Việt Nam
Sapsan là loại tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật đa năng thế hệ mới, một “hậu duệ” lý tưởng cho tên lửa Scud có trong biên chế của quân đội Việt Nam. Tên lửa ngày càng cho thấy giá trị chiến lược của nó trong việc tạo nên thế trận răn đe hiệu quả và đảm bảo an ninh quốc gia. Thực tế những quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa liên lục địa luôn tạo được thế áp đảo về sức mạnh quân sự. Từng là một phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng đồ sộ trước đây của Liên Xô, Ukraine nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng để cho ra đời các hệ thống vũ khí đẳng cấp. Trong đó Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie đã nhiều lần đề xuất chế tạo các hệ thống vũ khí chính xác cao có chức năng khác nhau là dự án Borisfen và hệ thống Grom. Đặc biệt trong năm 2013 này dự án phát triển tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật đa năng Sapsan đã bước vào giai đoạn thực hiện. Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn công việc đặc biệt quan trọng nhằm chế tạo hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Sapsan như: Đã đưa ra bản vẽ phác thảo, xác định diện mạo kỹ thuật của các hệ thống, hình thành cơ cấu hợp tác, tính toán các tính năng của hệ thống, thông qua chương trình cấp nhà nước, thời hạn và quy mô tài trợ kinh phí. Hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật Sapsan là ứng viên lý tưởng để thay thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Ukraine dự định mua gần 100 hệ thống Sapsan để thay thế các hệ thống Tochka-U đã lạc hậu. Sapsan dự kiến được trang bị cho quân đội Ukraine vào năm 2016. Mặc dù thiếu kinh phí trong năm 2009-2012, KB Yuzhnoe đã phát triển các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các tính năng kỹ thuật của Sapsan chủ yếu cho biến thể xuất khẩu. Tên lửa Sapsan có chiều dài 7,2 mét, đường kính ống phóng 1 mét, đường kính tên lửa 80cm, trọng lượng tổng thể gồm tên lửa, ống phóng, xe mang ống phóng nặng 21 tấn, trọng lượng phóng 3,5 tấn, trọng lượng tên lửa 2,5 tấn. Đầu đạn của tên lửa nặng 480kg, tầm bắn hiệu quả từ 50-280km, tên lửa Sapsan có độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu của tên lửa dao động từ 2-200 mét tùy vào điều kiện cụ thể của mục tiêu. Thời gian sẵn sàng phóng chỉ từ 2-20 phút, tốc độ của tên lửa đạt tới 1.300 mét/giây. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải KRAZ 8×8 bánh nên có khả năng cơ động cao. Dự kiến tên lửa Sapsan đang được xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình phát triển và hoàn thiện tên lửa. Mặc dù tên lửa vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng với nền tảng công nghệ vững chắc của Ukraine chắc chắn đây sẽ là một hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đẳng cấp hoàn toàn có thể so sánh được với hệ thống 9K720 Iskander của Nga. Trong bối cảnh hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Ukraine đang phát triển tốt đẹp, phía bạn lại đang cần hợp đồng để hoàn thiện hệ thống. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến khả năng nhập khẩu hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật này để bổ sung và thay thế cho loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud đã có phần lạc hậu. Dự án Sapsan đang được xúc tiến cho xuất khẩu đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể sớm sở hữu loại tên lửa này. Cũng không loại trừ khả năng thông qua sự hợp tác mua bán hệ thống tên lửa Sapsan từ Ukraine sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển công nghệ tên lửa của Việt Nam. Trong bối cảnh nền khoa học kỹ thuật và tiềm lực tài chính của đất nước chưa đủ khả năng để tự phát triển các hệ thống tên lửa riêng thì việc nhập khẩu từ nước ngoài và cải tiến chúng là một giải pháp khả thi để đảm bảo an ninh quốc gia. Việt Nam từng nhập khẩu tên lửa Scud từ Liên Xô và nâng tầm bắn cho tên lửa thì việc làm tương tự đối với hệ thống Sapsan hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta sẽ không bao giờ tạo được thế trận răn đe hiệu quả nếu không có các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đủ mạnh. |
>> Mắt thần "tóm cổ" máy bay tàng hình của Việt Nam
Phòng không Việt Nam được trang bị hệ thống trinh sát đường không có thể “tóm cổ” mọi máy bay tàng hình tối tân nhất thế giới. >> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E Ngày nay, tàng hình trước các hệ thống radar trinh sát đã trở thành một xu hướng mới trong thiết kế, chế tạo các hệ thống vũ khí. Từ tàu chiến, tiêm kích, máy bay ném bom.. các nhà thiết kế đều cố gắng trang bị cho chúng khả năng tàng hình trước sóng điện từ nhằm tạo sự bất ngờ về mặt chiến thuật. Trong các vũ khí được thiết kế với khả năng tàng hình, máy bay tàng hình được đánh giá là vũ khí cực kỳ lợi hại bởi tốc độ di chuyển nhanh chóng, khả năng đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng khiến đối phương không kịp trở tay. Máy bay tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ yếu nhờ vào thiết kế khí động học độc đáo giúp làm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar (RCS). Ngoài ra máy bay còn được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ cùng với các biện pháp che chắn hồng ngoại toàn diện. Máy bay tàng hình thực sự là đối thủ "khó nhai" với bất kỳ một lực lượng phòng không quốc gia nào trên thế giới. Ảnh minh họa Phần lớn sóng điện từ do các radar phát đi sẽ bị tán xạ trong không khí do thiết kế khi động học của máy bay hoặc bị hấp thụ bởi lớp sơn đặc biệt. Điều đó khiến cho máy bay trở nên “tàng hình” trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ động. Các radar chủ động gặp bất lợi lớn trong việc phát hiện các máy bay có khả năng tàng hình từ xa. Tuy nhiên, máy bay tàng hình không hẳn là không có điểm yếu, máy bay tàng hình bay trong đội hình phải trao đổi thông tin liên lạc với nhau, mở radar phát sóng để tìm kiếm mục tiêu tạo nên những bức xạ điện từ trong không khí. Đây chính là “nhược điểm lớn nhất” máy bay tàng hình, qua đó một số quốc gia đã phát triển thành công các hệ thống trinh sát điện từ (tìm kiếm, bắt tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay tàng hình) chuyên trị loại vũ khí nguy hiểm này. Một trong những quốc gia đang đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực này là Ukraine với hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga. Kolchuga được hợp tác phát triển giữa Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Donetsk và Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrainae Ukrspetsexport. Quá trình phát triển hệ thống kéo dài trong 8 năm từ năm 1993-2000. Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012. Các thành phần trong hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga chuyên bắt máy bay tàng hình. Kolchuga được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả. Nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ. Mỗi hệ thống trinh sát điện từ Kolchuga gồm: 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km; 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu. Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Kraz 6x6. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km. Với Kolchuga, phòng không Việt Nam có khả năng bắn hạ được máy bay tàng hình nếu phải đối đầu. Như vậy, Kolchuga có thể hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm tầm xa hiệu quả. “Mắt thần” Kolchuga sẽ đảm đương nhiệm vụ cảnh giới phát hiện sớm các mục tiêu xâm nhập bầu trời Việt Nam, cung cấp tham số về mục tiêu cho các hệ thống phòng không sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào. Mặt khác do không chủ động phát sóng mà chỉ thu nhận tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay đối phương nên nó “miễn nhiễm” với các loại tên lửa chống radar hoạt động theo nguyên lý bám theo cánh sóng radar. Kolchuga cùng với Tamara và Vera của Cộng hòa Czech là các hệ thống trinh sát điện tử thụ động hiện đại nhất hiện nay. Các chuyên gia về vũ khí cho rằng Kolchuga có tính năng vượt trội hơn so với hệ thống 85V6-VEGA tương tự của Nga. (Nguồn: Báo Kiến Thức) |
>> Công nghệ tàng hình của Trung - Nga thua xa Mỹ ?
"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa. F-35B trang bị cho Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương". >> Sức mạnh thật của F-35 >> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35A Mỹ Trang mạng “U.S News & World Report” ngày 3/5 có bài viết cho rằng, quan chức Lầu Năm Góc quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc và Nga sẽ sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ. Theo bài viết, quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, “những nước quan tâm” của Mỹ như Trung Quốc và Nga sắp sở hữu vũ khí sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ. Nhưng, chuyên gia lĩnh vực này bày tỏ nghi ngờ về chương trình nghiên cứu phát triển tiêu tốn hàng trăm triệu USD của Chính phủ Mỹ. Đại tá Kevin Kirya, người phụ trách cơ quan mua sắm vũ khí hàng không của Lính thủy đánh bộ Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-35 Lightning II rất quan trọng đối với việc duy trì khả năng răn đe của Mỹ ở nước ngoài trong 10 năm tới. Ông nói: “Chúng tôi không thể coi thường những tiến bộ công nghệ của các nước quan tâm chính của chúng tôi”. Kirya cho rằng: “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa”, “nếu làm không tốt như họ hoặc tốt hơn họ thì không thể không thể duy trì ưu thế”. Bên ngoài phổ biến cho rằng, chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự. Máy bay chiến đấu F-35 phiên bản Lính thủy đánh bộ mỗi chiếc khoảng 240 triệu USD, trong khi đó tổng chi phí của chương trình nghiên cứu phát triển dự kiến trên 1.000 tỷ USD. Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ) Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ) Theo báo Mỹ, Kirya cảm thấy vui mừng về việc F-35 trang bị cho Lính thủy đánh bộ, cho rằng điều này sẽ “duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương”. Ông chỉ ra, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng đều đang gia tăng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. “Chúng tôi đã tiến cùng thời đại, cũng luôn tìm cách duy trì vị thế dẫn trước, không để mình rơi vào đường cùng, cũng chuẩn bị cho các cuộc chiến tiếp theo”. Nhưng, bài viết đồng thời chỉ ra, một chuyên gia vấn đề an ninh châu Á cho rằng, đối tượng của những lo ngại này có thể chỉ là “hổ giấy”. Tom Snitch từng làm cố vấn cấp cao của Cơ quan kiểm soát và giải trừ quân bị Mỹ (U.S. Arms Control and Disarmament Agency, ACDA), trong 20 năm qua chủ yếu nghiên cứu sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc như máy bay chiến đấu MiG. Ông cho rằng: “Tôi rất khó tin rằng, Trung Quốc phải chi 1 tỷ USD để chế tạo 1 máy bay có tính năng tương tự vũ khí của những người khác”, “công nghệ của Trung Quốc và Nga trên phương diện này phải lạc hậu mấy chục năm so với chúng tôi”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nghiên cứu phát triển một loại vũ khí và tuyên bố nó là “khắc tinh” đối với vũ khí tương ứng của đối phương, cách làm này thực sự cần thiết. Ngay từ hơn 20 năm trước, chính quyền Reagan đã ra sức tuyên truyền chương trình “Star Wars” rất tiên tiến, được cho là có thể bảo vệ Mỹ tránh được mối đe dọa của tên lửa đạn đạo hạt nhân. Tom Snitch nói: “Điều này giống như nói ‘Này, nghe đi, các anh thậm chí đừng có nghĩ. Bởi vì, cho dù các anh thực sự tiến hành nghiên cứu chế tạo, đợi đến khi chế tạo được, chúng tôi đã có vũ khí tiên tiến hơn anh’. Quan điểm này không phải vô ích, nhưng 1 tỷ USD 1 chiếc (máy bay chiến đấu F-35), chúng tôi không có giải pháp rẻ hơn ư?”. Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C phiên bản Lính thủy đánh bộ, giúp quân Mỹ duy trì tái cân bằng Thái Bình Dương (Nguồn: Giáo Dục Quốc Phòng - Báo Giáo Dục Việt Nam) |
>> Saudi Arabia sẽ có tên lửa DF-21 của Trung Quốc ?
Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21. >> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ? Đúng như các chuyên gia đã dự báo, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Cận Đông, và nó đã bắt đầu thực sự. Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21. Trung Quốc đã đồng ý về mặt nguyên tắc với thương vụ này và sẽ xây dựng một căn cứ tác chiến cho các tên lửa mới của Saudi Arabia ở gần thủ đô Riyadh. Tên lửa đạn đạo DF-21 Năm ngoái, đã xuất hiện thông tin không được xác nhận cho biết, Saudi Arabia đã ký hợp đồng để Pakistan cung cấp các đầu đạn hạt nhân lắp cho tên lửa cho họ. Đối thủ chủ yếu ở Cận Đông của Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunnite là Iran theo dòng Shiite đang tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế. Ở Syria, ông Bashar al-Assad đang trấn áp quân nổi dậy Sunnite bất kể những la lối đáng sợ của Mỹ và châu Âu. Còn Saudi Arabia đang cung cấp cho quân nổi dậy Syria tiền bạc, vũ khí và chỉ chờ sự chấp thuận của Mỹ để xâm lược Syria. Hiện lực lượng tên lửa chiến lược của Saudi Arabia đã có các tên lửa đường đạn tầm trung DF-3 (CSS-2). Năm 1987, những người đàn ông rậm râu được bảo vệ hùng hậu đã đến thăm một căn cứ tên lửa chiến lược ở Trung Quốc. Chỉ một năm sau, tờ The Washington Post của Mỹ đăng bài báo cho hay, Trung Quốc đang đàm phán bán cho Saudi Arabia tên lửa DF-3. Trong khi đó, giữa hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 6/4/1988, đáp lại “những cãi cọ bất tận” của Mỹ và một số nước Cận Đông về thương vụ tên lửa với Saudi Arabia, ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã tuyên bố rằng, “theo yêu cầu của vương quốc Saudi Arabia, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một số tên lửa phi hạt nhân đất đối đất”. Tên lửa đường đạn tầm trung DF-là “tên lửa chiến lược thế hệ 1 được phát triển ở Trung Quốc” và là tên lửa đầu tiên có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 1MT đi xa 2.800 km (biến thể cải tiến có tầm lên tới 4.000 km). Từ lãnh thổ Saudi Arabia, các tên lửa này có thể tấn công Iran, Iraq và Israel, thậm chỉ cả một số khu vực của Ấn Độ và Liên Xô. Trong cuộc chiến tranh Arab-Isael năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố rằng, để bảo vệ Israel, Không quân Mỹ sẽ tấn công vào “tất cả những chỉ sẽ bay đến Israel”. Tuyên bố đó làm các nước Arab và Cận Đông rất tức giận, khiến họ cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Từ đó, các nước Arab đã hiểu rằng, họ sẽ không thể vượt qua Israel bằng quân sự vì Israel đã có các tiêm kích F-15 và tên lửa đường đạn Jericho II với tầm bắn hơn 1.000 km, đồng thời đã bắt đầu phát triển tiêm kích nội địa Lavi và có tin Israel đã có vũ khí hạt nhân. Saudi Arabia có tryền thống mua vũ khí phương Tây, trước hết là Mỹ, nhưng việc đàm phán mua vũ khí của họ luôn gặp sự chống đối của Israel. Quốc vương Saudi Arabia Fahd đã chán ngán những cuộc kiểm tra kiểm toán và điều trần bất tận ở Quốc hội Mỹ vốn luôn cản trở Saudi mua vũ khí Mỹ. Trong lúc tức giận bùng phát, vị quốc vương này đã nói rằng, “chúng tôi đang chi nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ, nhưng đang vấp phải sự lạm dụng của Quốc hội Mỹ, và “đã cảm ơn” nước Mỹ vì “ân huệ” đó. Vương quốc Saudi đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung vũ khí khác. Năm 1980, hai quốc gia khai thác dầu lửa lớn ở Cận Đông là Iran và Iraq bắt đầu cuộc chiến kéo dài 8 năm. Vấp phải sự đe dọa kép (từ phía Iran và Israel), Saudi Arabia đã thông qua đại sứ của mình ở Mỹ là hoàng thân Bandar yêu cầu Washington bán cho tên lửa đường đạn chiến thuật. Dù các tên lửa này chỉ có tầm bắn không quá 120 km, yêu cầu này đã bị Mỹ bác bỏ. Saudi chán ngán quay sang tự tìm mua tên lửa đường đạn. Tư lệnh phòng không Saudi, hoàng thân Sultan đã khuyên quốc vương cầu cứu Trung Quốc. (Nguồn : Vietnamdefence) |
>> Su24MK của Nga sẽ trang bị tên lửa có độ chính xác 1m
Không quân chiến thuật Nga sẽ được trang bị tên lửa dẫn bằng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS từ năm 2014. >> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai? Tháng 7/2013, Không quân Nga sẽ thử nghiệm các tên lửa mới dẫn bằng GLONASS, dùng để trang bị cho các máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và Su-34, máy bay cường kích Su-25 và trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24. Một nguồn tin tại Bộ tư lệnh Không quân Nga cho hay, nếu thử nghiệm thành công, các tên lửa chính xác cao này sẽ được trang bị hàng loạt cho quân đội Nga từ năm 2014. Như vậy, máy bay chiến thuật và trực thăng Nga sẽ hoàn toàn chuyển sang sử dụng vũ khí chính xác cao. Các tên lửa mới sẽ được trang bị đầu tự dẫn và đai ốp lắp các cánh lái, cho phép các máy bay và trực thăng Nga tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác đến 1 m. Theo nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống dẫn cho các tên lửa mới sẽ được các kỹ thuật viên lắp đặt ngay tại đơn vị. Hiện nay, các tên lửa không điều khiển (rocket) S-24 và S-25 vẫn là vũ khí cơ bản của máy bay cường kích và ném bom của Nga mặc dù chúng được đưa vào trang bị từ thập niên 1970-1980. Theo các chuyên gia, trong tương lai gần vẫn chưa có vũ khí thay thế cho chúng, hơn nữa trong quá trình sử dụng, chúng vẫn tỏ ra là vũ khí tin cậy. Tuy nhiên, các rocket là vũ khí đánh diện, còn trong điều kiện hiện đại thì đó là sự tốn kém và không hiệu quả. Các đầu tự dẫn GLONASS sẽ biến S-24 và S-25 thành vũ khí chính xác cao, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhỏ với độ chính xác đến 1 m. Các tính năng chiến đấu này hoàn toàn có thể sánh ngang các mẫu của phương Tây. Độ chính xác công bố chính thức của bom JDAM dẫn bằng GPS của Mỹ là 11 m, còn dẫn bằng tia laser là gần 1 m. Mặc dù laser giúp bom có độ chính xác cao hơn, nhưng chiếu xạ mục tiêu cho chúng khá phức tạp, nhất là khi máy bay liên tục cơ động với quá tải lớn. Các tên lửa có điều khiển mới dự kiến được dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Các hệ dẫn mới cho phép sử dụng S-24 và S-25 ở 2 chế độ: laser và hỗn hợp. Ở chế độ hỗn hợp, chúng được phóng và dẫn đến mục tiêu theo hệ thống vệ tinh định vị GLONASS. Nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các tên lửa sẽ được phóng thử nghiệm từ các máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và Su-34 của Trung tâm huấn luyện tác chiến không quân Lipetsk, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu. Các cường kích Su-25 và trực thăng Mi-24 cũng sẽ được huy động tham gia thử nghiệm. Trước đó, có tin các tên lửa dẫn bằng GLONASS dự kiến sẽ trang bị cho các cường kích cải tiến Su-25. Chuyên gia độc lập về xung đột vũ trang hiện đại Vyacheslav Tseluiko cho rằng, các tên lửa hoán cải sẽ có hiệu quả cao trong tác chiến chống nổi dậy. Còn chuyên gia không quân Anton Lavrov thì nói rằng, các tên lửa với các hệ dẫn mới sẽ là vũ khí tầm ngắn hiệu quả. Lượng dự trữ S-24 và S-25 trong kho từ thời Liên Xô còn nhiều và đa số máy bay, trực thăng Nga có thể sử dụng chúng. Việc trang bị ồ ạt vũ khí chính xác cao sẽ làm Không quân Nga thay đổi về chất. Trên cơ sở S-25, trong những năm 1980, Liê Xô đã chế tạo tên lửa dẫn bằng laser S-25L. Tên lửa này đã thể hiện hiệu quả tốt ở Afghanistan, nhưng nay đã lạc hậu. Hiện nay, hệ dẫn GLONASS còn được trang bị cho các tên lửa không đối đất mới Kh-38 (trang bị tháng 12/2012), cũng như bom KAB-E. Các đầu tự dẫn GLONASS hiện vẫn được giữ bí mật nên các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng và công nghiệp quốc phòng Nga không tiết lộ hãng sản xuất chúng. |
Nhãn:
Không quân Nga,
tên lửa,
Tiêm kích Su24MK
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
>> Đánh hay không đánh Iran ?
Đánh hay không đánh Iran đang là vấn đề tranh cãi giữa Mỹ và Israel. Để ngăn chặn khả năng tấn công của Israel, Mỹ đã quyết không cung cấp cho đồng minh này một thứ vũ khí bí mật là bom phá boongke. >> Chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra nếu Mỹ đánh Iran >> Israel "không hề ngán" Iran Nhân chuyến thăm tới Israel mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Mỹ và Israel đã công bố một hợp đồng vũ khí trị giá nhiều tỷ USD. Theo đó, Mỹ sẽ bán cho Israel phiên bản tên lửa diệt radar mới nhất, máy bay tiếp nhiên liệu KC-135, các hệ thống radar tiên tiến dành cho máy bay chiến đấu cũng như một số máy bay V-22 Osprey. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố đây là các loại vũ khí mới của Mỹ và tiên tiến nhất trong khu vực. Khi được hỏi về ý nghĩa của hợp đồng này, ông Chuck Hagel đã úp mở khi khẳng định đây là thông điệp rõ ràng đối với Iran. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) trong chuyến thăm Israel mới đây Tuy nhiên, giới chuyên gia đã phát hiện ra một “khiếm khuyết” quan trọng trong hợp đồng này là sự vắng mặt của bom phá boongke. Đây là loại vũ khí mà Israel luôn khao khát có được nhằm đảm bảo chắc thắng cho một chiến dịch quân sự chống Iran. Mỹ hiện đang sở hữu loại bom xuyên boongke lớn nhất thế giới là GBU-57 do Boeing chế tạo. Bom dài 6,2 m, đường kính 0,8 m và nặng xấp xỉ 14 tấn. Ngoài GBU-57, Mỹ còn có sát thủ boongke nổi tiếng khác là GBU-28. Tuy nhiên, loại này chỉ nặng 2,3 tấn. Bom xuyên bê tông GBU-57 của Mỹ Hiện không quân Mỹ sở hữu khoảng 20 quả GBU-57 và sẽ trang bị cho máy bay ném bom B-2. Mỗi chiếc B-2 có thể mang 2 quả GBU-57 để xâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương và tấn công các hầm ngầm sâu dưới lòng đất. Bom GBU-57 được điều khiển bằng hệ thống GPS, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và có thể đánh trúng mục tiêu nằm trong boongke ở độ sâu từ 8-60 m trong lòng đất. Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá đây là loại bom duy nhất có thể phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran vì hầu hết chúng được đặt sâu trong lòng núi đá. Bom xuyên bê tông GBU-28 Israel hiện cũng sở hữu một số loại bom xuyên bê tông, song không thể đe dọa tới các mục tiêu hạt nhân của Iran. Thiếu bom xuyên bê tông của Mỹ, các đòn tấn công đường không của Israel chỉ có khả năng gãi ngứa cho các cơ sở hạt nhân của Iran. Lựa chọn duy nhất còn lại của Israel là tấn công Iran bằng bộ binh, một lựa chọn đầy mạo hiểm và khó có tính khả thi. Giới phân tích cho rằng Mỹ không bán cho Israel loại bom phá boongke, chìa khóa quan trọng để tấn công Iran, vì Mỹ không muốn xảy ra một cuộc chiến ở khu vực Trung Đông trong thời điểm hiện nay. Việc Israel phát động một cuộc chiến chống Iran sẽ kéo theo nhiều vấn đề đối với Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ tại Trung Đông. Khi bị dồn vào chân tường, Iran có thể sẽ tấn công trả đũa vào bất kỳ mục tiêu nào có thể và gây ra các hậu quả khôn lường. Máy bay ném bom B-2 của Mỹ Một lý do khác khiến Mỹ không muốn bán loại bom phá boongke cho Israel là vì Mỹ không thể bán các phương tiện mang loại bom này cho Israel. Bom phá boongke GBU-57 của Mỹ nặng gần 14 tấn. Hiện có hai loại máy bay có thể mang được loại bom này là B-52 và B-2, cả hai Israel hiện không có. Nếu bán bom GBU-57, Mỹ sẽ phải bán cả máy bay cho Israel. Trong trường hợp Israel sử dụng máy bay và bom do Mỹ bán cho để tấn công Iran, Mỹ sẽ không khỏi bị liên lụy. Ngoài ra giới phân tích cho rằng Mỹ hiện vẫn đang “cầu giờ” để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Lý do để Mỹ hy vọng là cuộc bầu cử tổng thống Iran vào tháng Sáu tới với khả năng nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ có một Tổng thống mới thay đổi theo hướng Mỹ mong muốn. Tuy nhiên, việc Mỹ không bán bom xuyên boongke cho Israel chỉ là bước trì hoãn trước mắt. Cả Mỹ và Israel đều có những nước đi riêng nhằm chuẩn bị cho một hành động quân sự chống Iran. Kịch bản Israel có thể không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran Chuyên gia Anthony Cordesman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận định: "Thực tế, Israel đang là mối đe dọa hiện hữu nghiêm trọng hơn nhiều đối với Iran, chứ không phải Iran có thể đe dọa Israel trong tương lai gần". Không loại trừ trường hợp Israel bất chấp áp lực từ phía Mỹ sẽ tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống Iran. Khi đó, nhiệm vụ mà Israel phải giải quyết là hạ gục ngay lập tức khoảng 2.000 mục tiêu, bao gồm các cơ sở hạt nhân, các căn cứ quân sự và tên lửa, và các hệ thống phòng không. F-15I, một trong những loại vũ khí Israel có thể sử dụng để không kích Iran Về phía Mỹ, việc nước này vẫn đang lưỡng lự trước khả năng can thiệp quân sự chống Syria cho thấy Mỹ có thể sẽ dồn toàn lực cho một cuộc chiến chống Iran trong tương lai không xa. Nhà cựu đàm phán hàng đầu của Mỹ Aaron David Miller mới đây cho rằng việc đứng ngoài cuộc khủng hoảng Syria sẽ cho ông Obama sự linh hoạt và nhiều lựa chọn hơn trong vấn đề Iran. Giới phân tích đã cảnh báo, một khi các cơ hội đàm phán và giải pháp ngoại giao bị bỏ lỡ, một cuộc chiến tranh quy mô lớn với những hậu quả khủng khiếp nhiều khả năng sẽ nổ ra ở Trung Đông. (DVO) |
>> Nhật khiến TQ ‘rụng rời tay chân’, Châu Á lo ngại
Tại hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 25/4/2013 đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký Tuyên bố này. >> Xung đột Trung - Nhật và bài học 100 năm >> Khi tàu khu trục Aegis Nhật Bản và "Aegis Trung Quốc" so găng Giải thích về điều này, đại diện Chính phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói: “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Chấm hết. Rõ ràng, những quốc gia có VKHN thì họ không bao giờ ký vào Tuyên bố này, bởi vì hoặc là vô nghĩa, không ai tin hoặc là họ phải hủy bỏ ngay toàn bộ VKHN, giữ làm gì cái đồ vô dụng, “không được dùng trong bất kỳ trường hợp nào” nhưng tốn kém và vô cùng nguy hiểm đó? Điều này có bao giờ xảy ra không? Xin thưa là không bao giờ. Rốt cuộc, trong 74 quốc gia ký vào tuyên bố này, đương nhiên là những quốc gia không có và không có khả năng chế tạo được VKHN. Vì thế, tuyên bố của 74 quốc gia này giống như một lời “cầu xin Chúa ban phước lành” mà thôi, không hơn không kém. Nhưng Nhật Bản thì không, dù không có VKHN. Tại sao? Có 2 lý do. Trước hết, cho đến lúc này, khối mâu thuẩn Trung Quốc – Nhật Bản có từ quá khứ và hiện tại đã bộc lộ đỉnh điểm và không thể che giấu được nữa. Đó là sự hận thù dân tộc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang thắng thế đẩy lên cao; đó là sự đối đầu về địa chính trị, đia quân sự và địa kinh tế không thể dung hòa bởi tham vọng quá lớn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhật Bản, một cường quốc kinh tế, nhưng tại sao Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng, xem thường, coi như “con gà” muốn giết lúc nào thì giết để dọa “khỉ” Mỹ, trong khi hơn 30 năm nín nhịn, chờ thời, mới đuổi kịp Nhật Bản năm 2010 về GDP? Đơn giản dễ hiểu là vì Trung Quốc có 2 thứ mà Nhật Bản không có (vì Nhật Bản dựa vào ô của Mỹ và đang bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình), đó là tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và vũ khí hạt nhân (VKHN). Mục tiêu của tên lửa DF-21C của Trung Quốc đang nhắm tới Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có TLĐĐ để nhắm vào Trung Quốc hay không? Mới đây, một vị tướng Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng VKHN nếu “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bị uy hiếp, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang bị Nhật Bản quản lý, là nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt cũng được Trung Quốc cho là “lợi ích cốt lõi”… Đành rằng trên đất Nhật Bản có căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng khi sử dụng đòn hạt nhân hay TLĐĐ, Trung Quốc đâu có dại nhằm vào đó để buộc Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là thực hiện đòn trả đũa. Trung Quốc sẽ nhằm vào chỗ khác trên đất Nhật Bản để Mỹ có thời gian lựa chọn mà “tính toán thiệt hơn”. Tất cả những điều trên liệu Nhật Bản có biết cái “thiệt, hơn” trong đầu của Mỹ là gì? Và do đó có yên tâm dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ không?... Với tình thế đó, việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào” là “đừng có ngạc nhiên”. Với tình thế đó Nhật Bản không thể ngây thơ để “xin Trung Quốc ban phước lành, đừng dùng đòn hạt nhân, tên lửa tầm xa vào đất Nhật Bản”. Cuối cùng, Nhật Bản dù bị bại trận trong thế chiến thứ 2, nhưng là một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua trong khi Trung Quốc mới đuổi kịp (chỉ về tiêu chí GDP) năm 2010, cho nên Nhật Bản đang tích trữ một nội lực hùng hậu, một “thế năng” rất lớn. Chẳng hạn như về năng lượng hạt nhân. Theo tiết lộ, kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010 nhiều nhất cũng chỉ hơn 20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa hơn 60 tấn plutonium. Được biết, cứ khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân thì Nhật Bản có đủ nguyên liệu chế tạo ra 7200 đầu đạn hạt nhân. Về kỹ thuật, Nhật Bản có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với loại máy này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới. Nhật Bản nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN mà không ai biết , không giống như Triều Tiên hay Iran. Như vậy có thể nói việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng VKHN trong bất kỳ trường hợp nào” (lưu ý là trong khi Nhật Bản không có VKHN) với lời giải thích ngắn gọn nhưng đầy hàm ý đã gửi đến cho các quốc gia có VKHN và quốc gia đòi lăm le sử dụng VKHN, một thông điệp mà chắc rằng không ai có thể nghĩ khác đi, đó là: “Hãy cẩn trọng với VKHN, sử dụng nó là vô nhân đạo nên đừng đem nó ra dọa nạt nhau. VKHN hay TLĐĐ đối với Nhật Bản là không thành vấn đề. Vấn đề của Nhật Bản là tuyên bố có lúc nào, bao nhiêu và sự hiện đại tiên tiến ở mức độ nào mà thôi”. Người Mỹ sẽ làm gì? Mỹ chắc là OK, Ixrael hay Nhật Bản có gì là khác nhau với Mỹ, vả lại, đâu phải dễ dàng khống chế được Nhật Bản khi Trung Quốc càng ngày càng hung hăng. Người dân khu vực châu Á-TBD chẳng thích thú gì việc quốc gia nào cũng sở hữu VKHN, nhưng khi có quốc gia sở hữu VKHN lại tỏ ra hung hăng, bất chấp, đe dọa giáng vào quốc gia không có VKHN thì hết sức thông cảm với Nhật Bản… tuy hết sức lo ngại. Báo chí Trung Quốc chẳng có bình luận nào sâu vào động thái này của Nhật Bản bởi vì bình luận càng sâu khiến càng “rụng rời tay chân”. Việc ông tướng về hưu La Viện hô hào đòi LHQ “bóp chết tiềm lực hạt nhân của Nhật Bản từ trong trứng” là đã quá muộn. “Trứng” đã đủ lông đủ cánh và chỉ cần một cái nhún chân nhẹ là con đại bàng Nhật Bản tung cánh. Vấn đề chỉ là thời gian khi nào? Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố: "Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung - Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để". Trung Quốc có hiểu điều gì không hay là bất chấp hay là như không nghe thấy để che dấu sự hoảng hốt? Tại sao Trung Quốc biết thực hiện sách lược “giấu mình, chờ thời”, bắt tay nhún nhường với Mỹ, Nhật Bản để “trỗi dậy” mà Nhật Bản lại không? Thật ra, sau thất bại trong cuộc tranh thế giới lần 2, hơn ai hết Nhật Bản đã hiểu bài học về thói ngạo mạn, hung hăng, về ý muốn “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Nhật”. Từ những nỗi đau đầy máu và nước mắt khi bị 2 quả bom nguyên tử, nhưng người Nhật đã làm cho cả thế giới phải sững sờ khi họ biết cách để nuốt nước mắt lẫn máu vào trong trái tim câm lặng của mình để bắt tay với người Mỹ. Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật năm 1951 đã giải phóng cho nước Nhật khỏi mọi gánh nặng chạy đua vũ trang và nước Nhật, đất nước vừa nhỏ (377.600km2) lại vừa chật chội (130 triệu dân – 2005), 4.000 hòn đảo nhưng chỉ có chưa đầy 10% đất đai có thể canh tác, tài nguyên chủ yếu là “động đất và sóng thần” có được vị trí, vai trò như bây giờ khiến thế giới ngưỡng mộ, kính trọng. Xem ra dù đang còn non nớt nhưng Trung Quốc cũng đang cố tập tễnh đi vào con đường mà Nhật Bản đã đi, đã từng biến mình thành nạn nhân. Tham vọng quá lớn, khả năng hạn chế, bộc lộ quá sớm Trung Quốc khó có thể vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản”. (Nguồn : Lê Ngọc Thống - DVO) |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)