Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

>> Mỹ ngỏ ý mời Việt Nam tham gia tập trận CARAT


Việt Nam muốn tham gia cuộc diễn tập CARAT của Mỹ hay không là tùy thuộc vào nhu cầu của mình, đô đốc Patrick M. Walsh cho biết.

Binh sĩ nhiều quốc gia Đông Nam Á đã tham gia các cuộc tập trận CARAT.

Ông Walsh đang trong chuyến thăm Đông Nam Á. Trước khi đến Malaysia, ông Walsh đã thăm Singapore và Indonesia.

CARAT là cuộc diễn tập thường niên được Mỹ tổ chức, với sự tham gia của các quốc gia Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Campuchia và Bangladesh. Đây là hoạt động quân sự nằm trong chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Để bảo vệ ưu thế và khả năng cơ động của quân đội Mỹ trong khu vực, lãnh đạo quân sự nước này kêu gọi và ủng hộ các nước trong khu vực ASEAN tham gia các cuộc tập trận.

(Theo Xinhua news)

>> Ấn Độ phát triển tên lửa đánh chặn ngoài không gian



DRDO (1) đang nghiên cứu cải tiến để cho ra đời một hệ thống tên lửa BMD (2) có khả năng đánh chặn ngoài không gian.



Đây là một nỗ lực lớn của Ấn Độ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ đất nước trước mối đe dọa tên lửa đạn đạo của đối phương.

Vào những năm 1990, Trung Quốc đã có những bước đột phá thành công trong phát triển các tên lửa đạn đạo, đặc biệt là ICBM. Ấn Độ cảm thấy sự cần thiết phải có một hệ thống phòng thủ tên lửa đủ mạnh.

Ấn Độ đã ngỏ ý mua hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow-II của Israel, nhưng thương vụ này đã bị Mỹ ngăn cản. Vì vậy, Ấn Độ buộc phải đầu tư phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa cho riêng mình.

Công việc phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa BMD chịu nhiều thất bại nghiêm trọng với tên lửa Prithvi-I và Agni, tỷ lệ thành công đạt được chỉ có 50%.

DRDO đã hợp tác với Israel để cải tiến và nâng cao hiệu suất cho các tên lửa. Phát triển biến thể tên lửa Prithvi-II, hay còn gọi là PAD, phát triển một tên lửa đánh chặn AAD hoàn toàn mới, cho phép tác chiến ở độ cao dưới 30km.

Hệ thống triển khai bao gồm nhiều xe phóng, radar, trung tâm kiểm soát bắn LCC (Launch Control Center), trung tâm chỉ huy MCC (Missile Control Center), tất cả được kết nối với nhau qua mạng lưới thông tin an toàn.

Radar trang bị cho hệ thống BMD của Ấn Độ dựa trên radar dùng cho hệ thống Arrow-II của Israel, có tầm phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 800km, có khả năng theo dõi các vật thể nhỏ như một quả bóng cricket. DRDO đang cải tiến để nâng tầm phát hiện của radar lên 1.500km vào năm 2011.

BMD của Ấn Độ sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng Prithvi-II có khả năng đánh chặn ở độ cao từ 30-80km. Cơ quan này hy vọng sẽ cải tiến và nâng độ cao của tên lửa lên 80-150km trong tương lai.

Hệ thống được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 11/2006, tên lửa thử nghiệm Prithvi-II đã đánh chặn thành công một mục tiêu giả định ở độ cao 40km, đưa Ấn Độ gia nhập đội ngũ các quốc gia phát triển và xây dựng thành công hệ thống phòng thủ tên lửa cùng với Nga, Mỹ và Israel.

Hệ thống đang được thử nghiệm và phát triển, nếu thành công sẽ mang lại một khả năng hoàn toàn mới cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ. DRDO cho biết, cơ quan đang tiến hành các thử nghiệm để đánh giá hệ thống. Dự kiến BMD của Ấn Độ sẵn sàng hoạt động vào năm 2015.
(1) Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ.
(2) BMD - Ballistic Missile Defence: Sự phòng chống tên lửa đường đạn (đạn đạo).


>> Ấn Độ sẽ có 2 biên đội tàu sân bay vào năm 2015



Dù chậm chuyển giao, nhưng tàu sân bay Đô đốc Gorshkov và tàu sân bay nội địa Ấn Độ sẽ sớm hình thành 2 biên đội tàu sân bay của Ấn Độ.

Tàu sân bay INS Viraat.


Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (tải trọng 44.570 tấn) đang được tân trang ở Nga, còn tàu sân bay nội địa (IAC) (tải trọng 40.000 tấn) tại Nhà máy đóng tàu Cochin.

Ngày 19/1, Chuẩn Đô đốc Anil Chawla, Trợ lý Tham mưu trưởng hải quân phụ trách hợp tác nước ngoài và tình báo Ấn Độ, phát biểu: “Chúng tôi chắc chắn sẽ tiến hành triển khai biên chế hoạt động 2 biên đội tàu sân bay vào giữa thập niên này”.

Hiện nay, mọi nỗ lực đều tập trung cho việc đóng tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, được đặt tên Ấn Độ là INS Vikramaditya, sẽ nhận vào đầu năm 2013. Trong khi đó, tàu sân bay thứ hai là IAC được hy vọng sẽ hạ thủy vào cuối năm 2011.

Tàu sân bay INS Viraat. Hải quân Ấn Độ đang biên chế tàu sân bay INS Viraat (tải trọng 28.000 tấn). Nếu có sự chậm trễ trong dự án IAC (dự kiến sẽ chuyển giao trước năm 2015), tàu sân bay INS Viraat sẽ tiếp tục hoạt động để thay thế.

Tàu sân bay INS Viraat vẫn có khả năng chiến đấu rất cao trong nhiều năm tới, vì gần đây đã được tân trang hiện đại hóa thêm với các trang bị vũ khí và hệ thống cảm biến mới. Trong buổi lễ phục vụ 50 năm của tàu, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Chuẩn Đô đốc Chawla cho biết, có thể kéo dài thời gian hoạt động của INS Viraat thêm 10 năm nữa.

Sức mạnh cho các tàu sân bay

Trong lễ diễu hành Ngày Cộng hòa Ấn Độ (26/1/2010), Hải quân Ấn Độ đã có kế hoạch thu hẹp mô hình biên chế của tàu sân bay INS Viraat và cho biết máy bay tiêm kích hải quân MiG-29K mua của Nga sẽ là lực lượng chính nổi bật được biên chế trên tàu. Hải quân Ấn Độ còn có kế hoạch giảm số máy bay phản lực Sea Harrier trên tàu sân bay INS Viraat, hiện còn 11 chiếc.

Với các tàu sân bay mới, Ấn Độ có kế hoạch biên chế 45 máy bay tiêm kích MiG-29K (mua của Nga với giá 2 tỷ USD).

Ngoài ra, một biên đội tàu sân bay bao gồm các tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm và nhiều loại máy bay khác nhau bố trí bao quanh tàu sân bay, nên sẽ không có bất cứ lực lượng tác chiến nào mạnh hơn các biên đội tàu bay (CBG). Chẳng hạn như Mỹ biên chế sở hữu đến 11 biên đội tàu sân bay để triển khai trên toàn cầu, khiến quân đội nước này có khả năng tấn công hầu hết các khu vực trên thế giới.

>> Singapore tăng cường 6 trực thăng chống ngầm



Ngày 18/1, Hải quân Singapore biên chế 6 máy bay trực thăng hải quân S-70B Sikorsky Seahawk, tăng cường khả năng tác chiến đối hạm và chống ngầm.

Trực thăng S-70B khai hỏa.

Máy bay trực thăng S-70B Sikorsky Seahawk có khả năng phát hiện tàu ngầm và sẽ tăng cường khả năng tác chiến đối hạm và chống ngầm cho các khinh hạm tàng hình của Hải quân Singapore. Số máy bay này sẽ thuộc biên chế của Phi đội số 123, một đơn vị có truyền thống lịch sử yểm trợ không quân cho quân đội.

Tiến sĩ Ng Eng Hen, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore, cho biết, phi đội số 123 là một “phi đội tình báo” kết hợp với nhiều lực lượng khác nhau trong quân đội, như kết hợp với các máy bay trực thăng tấn công hạng nhẹ được biên chế vào năm 1992 để tăng cường hỏa lực cho quân đội.

“Lễ biên chế các trực thăng hải quân S-70B Seahawk hôm nay là nhằm giúp thêm cho Phi đội số 123 tăng cường phối hợp tác chiến giữa lực không quân và hải quân”, ông Ng Eng Hen cho biết.

Máy bay trực thăng S-70B Sikorsky Seahawk có thể triển khai cách xa các khinh hạm 400 hải lý khi hoạt động trên biển.

Với một thiết bị định vị dưới nước dùng sóng âm thanh, trực thăng S-70B Sikorsky Seahawk có thể phát hiện tàu ngầm và tấn công tiêu diệt chúng bằng ngư lôi trước khi tàu ngầm đối phương gây nguy hiểm cho tàu chiến của Singapore. Hệ thống radar của tàu chiến chỉ có thể phát hiện đối phương trong phạm vi 10 hải lý. Chính điều này đã biến các trực thăng S-70B Sikorsky Seahawk trở thành “lực lượng mở đường”.

>> Iran bắn tên lửa phòng không ở khu vực nhạy cảm



Ngày 19/1, Iran đã phóng thử thành công tên lửa đất - đối - không ở gần cơ sở hạt nhân Khondab, hãng thông tân chính thức IRNA của Iran đưa tin.



Nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và bảo vệ những khu vực nhạy cảm của đất nước, Iran đã phóng thử thành công tên lửa tầm trung được nâng cấp Hag, hãng thông tấn IRNA dẫn lời một chỉ huy quân sự Iran cho biết.

Tên lửa đã được phóng thử ở gần cơ sở hạt nhân Khondab và đã hạ được mục tiêu giả định một cách chính xác, nguồn tin dẫn lời Đại tá Far Mahini, Chỉ huy trưởng căn cứ phòng không Khatamolanbia, cho biết.

Iran đã xây dựng nhà máy hạt nhân nước nặng tại Khondab, gần thành phố miền Trung Arak.

Hệ thống tên lửa đất - đối - không Hag đã được các chuyên gia thuộc Căn cứ Phòng không Khatamolanbia nâng cấp và đã được phóng thử nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống và để nâng cao kiến thức, kỹ năng kỹ thuật và vận hành của nhân viên, chỉ huy Far Mahini phát biểu cho biết.

Đồng thời, ông Far Mahini cho biết thêm, Iran sẽ thường xuyên tiến hành các vụ phóng thử như vậy trên toàn quốc để luôn sẵn sàng chiến đấu,

(Xinhua news)

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

>> Tàu ngầm Lada: Niềm hy vọng bất thành



Tiếc thay, tàu ngầm mới Lada của Nga không phải là tàu ngầm điện-diesel thế hệ 4.

Tàu ngầm St. Petersburg lớp Projekt 677 Lada

Ngày 22.4.2010, tại St. Petersburg, các thành viên ủy ban nhà nước cuối cùng đã ký biên bản tiếp nhận từ công ty OAO “Admiralteiskye verfi” chiếc tàu ngầm điện-diesel đầu tiên thuộc lớp Projekt 677 Lada có tên St. Petersburg. Sự kiện này được Hải quân Nga - bên đặt hàng và “Admiralteiskye verfi” - bên thực hiện chờ đợi suốt 12 năm 4 tháng qua. Đó là quãng thời gian trôi qua kể từ khi khởi đóng tàu ngầm này vào tháng 12.1997.

Tàu ngầm điện-diesel Projekt 677 Lada do Viện Thiết kế kỹ thuật hải quân Trung ương (TsKB MT Rubin) thiết kế dưới sự lãnh đạo của tổng công trình sư Yuri Kormilitsin. Theo các quan chức, tàu ngầm này thuộc về thế hệ 4, song thực tế có phải thế không?

Cũng có cái để tự hào

Dĩ nhiên, tàu ngầm mới có những điểm hoàn toàn khác biệt với các tàu ngầm trước đó. Trước hết là trình độ tự động hóa cao các quá trình điều khiển tập trung hóa tất cả các hệ thống và vũ khí của tàu từ các bàn điều khiển tại sở chỉ huy chính.

Hệ thống tên lửa, ngư lôi có uy lực mạnh hơn. Việc này do các viện thiết kế, liên hiệp khoa học-sản xuất, viện nghiên cứu, trong đó có TsKB MT Rubin, NPO Avrora, FGUP TsNII Elektropribor, OKB Novator và NPO Agat. Thành quả lao động chung của họ là sự ra đời của hệ thống tên lửa chống hạm Club-S. Đây là hệ thống tên lửa tích hợp, độc đáo, không có loại tương tự trên thế giới.

Các nhà khoa học, công trình sư, chuyên gia đóng tàu thực chất đã thực hiện một cú đột phá về các thông số kỹ thuật-kinh tế và công nghệ đóng tàu ngầm lớp Lada. Trong quá trình thiết kế-thử nghiệm đã đề xuất hàng chục giải pháp mới. Toàn bộ vũ khí, các hệ thống và vật liệu đều là những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật.

Trên tàu ngầm này có hơn 170 thiết bị và hệ thống trước đó chưa từng được sản xuất ở Nga. Tàu có hệ thống đạo hàng mới với trọng lượng chỉ 50 kg. Trước đó thì chỉ riêng một cái la bàn con quay đã nặng từng đó. Lần đầu tiên, trong thiết kế tàu, người ta đã sử dụng các công nghệ trước đó chỉ sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ.

Ví dụ, hệ thống thủy âm được chế tạo dựa trên cơ sở linh kiện tối tân với phần mềm toán học mới nhất. Trong phần mũi bố trí anten định vị tiếng ồn cực nhạy. Tàu được lắp kính tiềm vọng đa năng vạn năng hoàn toàn mới. Các cơ cấu nâng cột tàu được làm kiểu ống lồng. Tất cả chúng, trừ cái dành cho chỉ huy, đều không đi qua vỏ chính của tàu. Tàu cũng được trang bị hệ thống mới thu tín hiệu vô tuyến điện từ trên bờ khi tàu lặn.



“Tử huyệt” của tất cả các tàu ngầm Nga, ngoại trừ tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo và tàu ngầm nguyên tử Projekt 971, là độ ồn cao khi lặn. Trong suốt 18 năm (1968-1986), UBTW ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ra 4(!) nghị quyết về vấn đề này. Cứ 6 năm một lần, người ta lại giao nhiệm vụ giảm độ ồn đi 2-3 lần. 3 nghị quyết của cơ quan lãnh đạo đảng và nhà nước đã được hoàn thành.

Còn các yêu cầu trong văn kiện thứ tư thì vẫn bị treo đấy do dự án nghiên cứu không được cấp kinh phí. Cần nhấn mạnh rằng, trên các tàu ngầm nguyên tử Projekt 971А chẳng hạn, người ta đã giảm được mức ồn khi lặn đi 30dB, tức là giảm 30 lần về mức áp lực âm, 1000 lần(!) về công suất âm bức xạ.

Độ ồn của tàu St. Petersburg sẽ tiếp cận mức âm nền sóng biển. Còn về tính bí mật, nó vượt tất cả các tàu ngầm Liên Xô/Nga từng đóng, kể cả các tàu ngầm diesel Projekt 877 mà phương Tây gọi là “cái lỗ đen” - những tàu ngầm này phát ra tiếng ồn cực nhỏ khi chạy ngầm.

GS, TS KHKT Ernst Myshinsky, Trưởng Phòng âm học tàu thủy và công nghiệp cho biết, để làm được việc đó, Viện Nghiên cứu Trung ương mang tên viện sĩ A.N. Krylov đã chế tạo ra các lớp phủ cao su đặc biệt dày chỉ 40 mm hấp thụ tiếng ồn đến cả dải tần số thấp. Chúng mỏng hơn 2 lần so với những lớp phủ trước đó Nga đã sử dụng. Lớp phủ mới gồm có 7-8 lớp cao su đục lỗ, có biên dạng khác nhau khác nhau. Ý tưởng thật đơn giản: càng nhiều khoang không khí thì nó càng hấp thụ hiệu quả tiếng ồn ở các tần số và độ sâu khác nhau. Do đó, việc Phó Tổng giám đốc thứ nhất tập đoàn quốc doanh Rostechnologyy Aleksei Allioshin nói rằng, Lada là thiết kế tiên tiến chói sáng nhất có áp dụng hơn 120 công nghệ mới về cơ bản là chính xác. Nhưng chỉ đúng một phần nếu xét đến việc Lada bắt đầu được Viện Rubin thiết kế vào năm 1989. Có những cái 20 năm trước có thể là mới, hôm nay đã coi như của thế kỷ đã qua. Hơn nữa, không phải tất cả các ý tưởng của các công trình sư đều hiện thực hóa được thành thiết kế thực.

So với thiên hạ thì sao?

Dù sao chăng nữa, Lada cũng đã phá nhiều kỷ lục thế giới, trong đó có kỷ lục về thời gian đóng, dài chưa từng có đối với một tàu ngầm có lượng giãn nước 1.765 tấn.




Để so sánh, ta cần biết rằng, tàu ngầm điện-diesel đầu tiên của lớp Type 212A có số hiệu U-31 được khởi đóng ở xưởng đóng tàu Howaldtswerke Deutsche Werft AG (HDW) tại Kiel 1 năm sau tàu St. Petersburg (năm 1998), nhưng 6 năm sau (ngày 29.7.2004) đã được bàn giao cho Hải quân Đức. Lượng giãn nước khi nổi (bình thường) của tàu ngầm này gần như giống tàu ngầm Nga là 1.700 tấn.

Trong khi hãng Admiralteiskye verfi hì hụi đóng 1 tàu ngầm St. Petersburg thì lực lượng tàu ngầm Đức nhận được của HDW 4 tàu ngầm liền: U-31, U-32, U-33 và U-34.

Cũng không thể không lưu ý đến nhiều tính năng của 2 loại tàu ngầm Nga và Đức này. Tàu ngầm Nga có độ lặn sâu tối đa 300 m, tàu ngầm Đức - 400 m. Tàu ngầm Nga có thủy thủ đoàn 35 người, tàu ngầm Đức 27, tức là Nga đã bù đắp sự thiếu hoàn thiện kỹ thuật bằng cách tăng số người trên tàu lên 8 người.

Về vũ khí trang bị, St. Petersburg nếu đúng theo các nguồn tin chính thức thì cũng thua kém tàu ngầm Đức. Tàu ngầm Nga được trang bị 6 cơ cấu phóng lôi, tàu ngầm Đức - 8.

Hệ thống động lực của tàu ngầm Đức sử dụng các pin nhiên liệu mà người ta còn gọi là “acquy hydro”. Đó là hệ thống động lực không cần không khí của công ty Siemens. Năng lượng đi ra từ 11 ngăn nhiên liệu oxy-hydro công suất 120 kW mỗi ngăn và đi qua các màng trao đổi proton đi đến động cơ chính. Các “acquy hydro” cho phép tăng khả năng hoạt động độc lập của tàu ngầm lên mấy lần do với các tàu ngầm điện-diesel dùng acquy thông thường.

Nga có cái gì?

Từ 30 năm trước, Viện TsKB Lazurit, NPO Kvant và Kryogenmash đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo cho tàu ngầm các hệ thống động lực với các máy phát điện-hóa (EKhG).

Tàu ngầm S-273 Projekt 613 được cải tạo theo thiết kế Projekt 613E Katran. Nếu như các tàu ngầm thông thường chạy ở tốc độ 2 hải lý/h không có nạp điện thêm cho acquy có thể lặn không quá 4 ngày đêm thì khi sử dụng EkhG, thời gian lặn tăng lên đến 1 tháng.
Hướng nghiên cứu thứ hai của các công trình sư Nga là chế tạo các động cơ diesel làm việc theo chu trình kín.

Projekt 615 với 1 động cơ duy nhất được chế tạo thực tế từ giữa thế kỷ trước đã trở thành tàu ngầm độc đáo duy nhất trên toàn thế giới.

Từ năm 1978, cơ quan đứng đầu về phát triển các hệ thống động lực với EKhG là Viện thiết kế đặc biệt chế tạo nồi hơi TsKBK. Họ vận dụng kinh nghiệm của Tổ hợp Điện-hóa Ural và Liên hiệp NPO Energya trong chế tạo EKhG cho các khí cụ bay vũ trụ. Thế là xuất hiện động cơ tàu ngầm Kristall-20 sử dụng oxy và hydro. Hydro ở dạng hỗn hợp - trong hợp chất giữa các kim loại.

Người ta phỏng đoán rằng, tàu ngầm Lada sẽ được trang bị động cơ không cần không khí dựa trên EKhG. Tuy vậy, trên tàu ngầm St. Petersburg không có động cơ này. Điều đó có nghĩa là: Nước Nga đã không thể lần đầu tiên chế tạo tàu ngầm thế hệ mới.

Hãy chờ xem




Điều đó tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực đối với cả Hải quân Nga, lẫn với hoạt động hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước khác.

Thất bại với việc chế tạo tàu ngầm thế hệ 4 sẽ làm lung layy dữ dội vị thế của Nga trên thị trường đóng tàu ngầm thế giới. Những khách hàng thường xuyên của Nga là Trung Quốc và Ấn Độ hiện đã có khả năng tự lực đóng các tàu ngầm thế hệ 3. Venezuela đã có ý định mua tàu ngầm Lada của Nga. Nhưng thay vì Lada, chúng ta đã chào bán một tàu ngầm hoàn toàn khác là Projekt 636 thế hệ 3, vì thế mà Caracas đã lịch sự cảm ơn và không mở hầu bao.

Trong khi chúng ta không thể giải quyết vấn đề chế tạo tàu ngầm điện-diesel thế hệ 4, Thụy Điển, Nhật Bản và các nước khác đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tàu ngầm thế hệ 5.

Bên cạnh đó, đối với Nga thì việc đáp ứng nhu cầu tàu ngầm diesel của hạm đội tàu ngầm Nga là quan trọng hơn. Chúng chỉ còn lại dăm ba chiếc. Tại biển Barents may ra có thể có 4 tàu ngầm điện-diesel có thể đồng thời ra khơi, ở biển Baltic có 2 tàu, biển Đen có 1 tàu, ở Viễn Đông có 5 tàu.

Tất cả có thể thấy qua các con số so sánh. Năm 2003, khi còn chưa hình thành lực lượng tàu ngầm, trong biên chế các hạm đội có 21 tàu ngầm điện-diesel, trong đó có 19 tàu Projekt 877 và 2 tàu Projekt 641B. Trong số đó, nằm trong biên chế lực lượng sẵn sàng thường xuyên chỉ có 9 tàu. Nhưng đa số là có những hạn chế khác nhau trong khai thác. Trong 7 năm qua, Nga đã không đóng tàu ngầm mới, trong khi nhiều tàu cũ đã buộc phải loại bỏ.

Vào đầu thế kỷ, toàn bộ hạm đội tàu ngầm Nga chỉ bằng 15% quân số chiến đấu của lực lượng tàu ngầm của Hải quân Liên Xô. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, chỉ số này còn giảm hơn nữa. Bởi vậy, hiện nay Nga cần phải trang bị cho chính hạm đội của mình chứ không phải Ấn Độ và Trung Quốc. Và Chính phủ Nga đã có những kế hoạch đó.


Phát biểu tại lễ khởi đóng tàu ngầm Projekt 667 Kronshtadt vào năm 2006, Tổng giám đốc hãng GUP Admiralteiskye Verfi Vladimir Aleksandrov đã nói: “Hạm đội yêu cầu đóng thật nhanh 2 lữ đoàn, mỗi lữ 6 tàu ngầm”


Aleksandrov giải thích là các tàu ngầm đó thường phải đóng trong 28-32 tháng, tùy thuộc mức độ kinh phí được cấp. Nhiều tháng và năm dài hơn thời hạn đó đã trôi qua mà trong các hạm đội vẫn không có các tàu ngầm mới.

Hơn nữa, bản thân con số 12 tàu ngầm điện-diesel cũng khiến người ta nghi ngờ. Bởi vì, những tính toán sử dụng tàu ngầm trong chiến đấu cho ta cơ cấu biên chế lực lượng và phương tiện khác. Từ kinh nghiệm nhiều năm khai thác tàu ngầm tuần dương nguyên tử trang bị tên lửa chiến lược, được biết, để bảo đảm tính bền vững chiến đấu của chúng, mỗi tàu cần có 3 tàu ngầm nguyên tử đa năng. Mà để yểm trợ cho 3 tàu ngầm nguyên tử đa năng sẽ cần 3 tàu ngầm điện-diesel. Trong thực tế, tiêu chuẩn đó từ lâu đã không giữ được. Còn tương lai sẽ thế nào?

Hải quân Nga đến năm 2015 lẽ ra phải nhận được 40 tàu ngầm điện-diesel thế hệ 4. Tuy nhiên, sau “thiên hùng ca” kéo dài và không thật thành công như thế với việc chế tạo tàu ngầm St. Petersburg, chương trình này có lẽ sẽ bị xem xét lại.

Người ta dự định đóng loạt 8 tàu Projekt 677. Hiện nay đang nằm trên đà tàu ở mức độ sẵn sàng khác nhau có 2 tàu ngầm Kronshtadt và Sevastopol. Lúc này, khi mà việc hợp tác sản xuất đã được thiết lập và công nghệ đóng tàu đã được kiểm nghiệm, có thể hy vọng hạm đội Nga sẽ bắt đầu nhận được hằng năm ít ra 2 tàu ngầm chiến đấu. Thôi thì hãy chờ xem...

>> Điểm lại thành tựu CNQP Indonesia



Indonesia không chỉ có quân đội mạnh ở Đông Nam Á mà còn là nước đi đầu trong lĩnh vực chế tạo vũ khí nội địa.

Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, nằm ở 2 bờ Bắc – Nam của một đoạn xích đạo, với 17.508 đảo. Trong đó 6.000 đảo không có người ở, diện tích 1.904.569 km2, dân số hơn 250 triệu người, đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ.

Để bảo vệ đất nước và người dân, Indonesia phải có một quân đội tương xứng.

Hiện tại, lực lượng quân thường trực của Indonesia có hơn 580.000 người, gồm chủ lực 300.000 người (lục quân đông nhất, hơn 230.000 người, kế tiếp là hải quân 45.000 người, không quân 24.000 người) và 280.000 quân địa phương. Trang bị lực lượng vũ trang nước này gồm hơn 900 xe tăng, thiết giáp, hơn 200 pháo, 835 dàn rocket, 900 cối, hơn 400 tên lửa chống tăng, gần 500 máy bay các loại với nòng cốt là 72 máy bay chiến đấu; gần 200 tàu, trong đó có tới 80 tàu chiến đấu.

Để có một đội quân với trang bị như vậy, nhiệm vụ lại rất nặng nề trong bảo vệ biên giới, vùng trời, vùng biển, an ninh nội địa lẫn ứng phó kịp thời với những thảm họa thiên nhiên khôn lường (ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, cơn sóng thần năm 2004 tàn phá kinh khủng và cuốn đi hàng vạn nhân mạng, cháy rừng là nỗi lo thường xuyên trên một đất nước đa dạng sinh học thứ 2 trên thế giới), chức năng của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia rất đa dạng.


Xe thiết giáp chở quân APS-3 do tập đoàn PT Pindad thiết kế chế tạo.

Cuối năm 1945, Quân đội An ninh nhân dân (tên gọi quân đội Indonesia lúc đó) có 27.300 súng trường, 600 súng máy, 700 cối, 56 pháo, 30 súng phun lửa, 43 triệu viên đạn nhưng không đủ trang bị, phải thêm các “vũ khí lạnh”: giáo, mác, thậm chí cả gậy gộc.

Cùng với đà phát triển kinh tế, lãnh đạo Indonesia chủ trương trang bị cho quân đội từ 2 nguồn: mua sắm có chọn lọc trang bị tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài và tự chế tạo trong nước dựa trên nguồn nhân tài, vật lực của mình. Trong sự chỉ đạo chung, chiến lược phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia được hoạch định khá sớm, chú ý đến khả năng “lưỡng dụng” (cho thời chiến và thời bình, cho quân sự và dân sự, kết hợp kinh tế - quốc phòng…).

Qua mấy chục năm phát triển, nay nhìn lại, thấy từng bước đi của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia là đúng hướng, thiết thực, hiệu quả. Kết quả, Indonesia đã chế tạo được tàu chiến loại nhỏ có tốc độ nhanh trang bị tương đối hiện đại, tuần tra ven biển bảo vệ nhiều đảo và các tuyến giao thông gần; Lắp ráp được các loại máy bay theo thiết kế nhập khẩu; Từng bước chế tạo nhiều chi tiết, phụ tùng máy bay, chọn ngành hàng không làm mũi nhọn.

Nước này còn có các cơ sở chuyên sản xuất máy bay vận tải quân sự và máy bay lên thẳng đa năng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài; Chế tạo được máy bay lên thẳng đỗ trên tàu phục vụ hải quân đánh bộ. Hàng chục nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu đang hoạt động ngày đêm phụ vụ quân đội và đất nước.


Súng tiểu liên SS2-V1 do PT Pindad phát triển.

Indonesia là đất nước giàu tài nguyên, khoáng sản, ngay từ những bước đi ban đầu, đã thể chế hóa trong các luật, pháp lệnh, nghị định liên quan đến công nghiệp quốc phòng. Từ đó, có cơ cấu tổ chức và những con người đủ khả năng, quyền hạn để triển khai các kế hoạch. Hội đồng Công nghiệp quốc phòng cấp Nhà nước do đích thân tổng thống Indonesia đứng đầu và gồm đủ thành phần: công nghiệp, giao thông, thông tin, ngoại giao, kế hoạch, tài chính, quốc phòng…

Các kế hoạch của ngành công nghiệp quốc phòng luôn có sự tham gia của nhiều tập đoàn, tổng công ty của các ngành như: hàng không, khai khoáng, luyện kim, cơ khí, thuốc nổ, điện tử, viễn thông, đóng tàu… Trong đó, hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các trường viện và các cơ sở khoa học của các tập đoàn, tổng công ty.

Không chỉ phát huy nguồn nhân lực và tài nguyên trong nước, quốc phòng Indonesia còn kết hợp với chất xám, kinh nghiệm quản lý của các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến từ Mỹ sang Âu, Á qua nhiều hình thức đa dạng: mua toàn bộ, chuyển giao công nghệ, liên doanh sản xuất…

Vì vậy, công nghiệp quốc phòng Indonesia đã đáp ứng phần lớn nhu cầu trang bị vũ khí của các binh chủng trong lục quân, một phần của hải quân và không quân.

Chiến hạm KRI AJAK 635.01 do Indonesia tự chế tạo.

Có thể kể ra sự tham gia của một số tập đoàn chủ yếu: Tập đoàn PT Boma Bisma, chuyên về luyện kim và cơ khí, sản xuất máy chính xác và các vũ khí bộ binh hạng nặng;

Tập đoàn PT Dahana chuyên sản xuất thuốc nổ cho các loại vũ khí, đạn dược dùng cho cả 3 quân chủng và dân sự, đã hoạt động hơn 40 năm;

Tập đoàn Pindad (ra đời từ 1808) sản xuất vũ khí cho bộ binh và trang bị trên các xe bọc thép chở quân. Cũng phải nhớ rằng, nhờ công nghệ luyện kim, Indonesia phát triển trong những năm gần đây, tập đoàn này đưa vào biên chế của quân đội một số xe bọc thép chở quân tương đối hiện đại;

Tập đoàn PAL Indonesia (đến nay đã có lịch sử 111 năm) chuyên sản xuất tàu và thiết bị hải quân, xưởng đóng tàu lớn nhất nằm ở thành phố càng Surabaya xây dựng, đóng tàu tuần tiễu tốc độ nhanh và tàu chở dầu;

Tập đoàn hàng không vũ trụ IPTN ra đời khoảng hơn 30 năm nay, lắp ráp máy bay huấn luyện, máy bay chiến đấu, nâng cấp máy bay vận tải cỡ lớn, sản xuất các chi tiết, phụ tùng máy bay;

Tập đoàn PT Centronix chuyên về điện tử, viễn thông. Cùng chức năng có các tập đoàn PTINTI, LEN LIPI…;

Tập đoàn Barahat Indonesia sản xuất các thiết bị kỹ thuật hạng nặng, máy lớn, các máy phục vụ xây dựng công trình cảng, sân bay.

Máy bay tuần thám biển CN-235 do tập đoàn hàng không IPTN và CASA Tây Ban Nha hợp tác nghiên cứu thiết kế.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng nhiều tập đoàn trên tuy phát triển mạnh mẽ chỉ trong giai đoạn gần đây nhưng sự phôi thai đã có từ rất lâu, do người Indonesia ý thức được hiện trạng của quốc gia – hải đảo và thiên nhiên rất đa dạng.

Lấy ví dụ điển hình là tập đoàn hàng không vũ trụ IPTN (Industri Pesawat Terbang Nurtanio) chính thức thành lập từ năm 1976, 34 năm trước bởi tiến sĩ BJ Hbibie (sau này thành Bộ trưởng công nghệ, rồi tổng thống) có một quá trình thai nghén từ rất nhiều năm trước mà có thể tổng kết thành các yếu tố: có mơ ước, có kiến thức, có đội ngũ, có nguồn vật chất và tình thế cho phép.

Ý định sơ khai xuất hiện từ 1936, nhưng phải trải qua vài thế hệ mới thực hiện được ước mơ (từ 1936 đến 1976 là 40 năm). Qua 34 năm, kể từ 1976 đến nay, IPTN đã có khả năng trong chuyển giao công nghệ mới và có ý nghĩa nhất, đương nhiên từ các nước tiên tiến. IPTN, đặc biệt, đã làm chủ được việc thiết kế máy bay, phát triển và chế tạo máy bay cỡ vừa và cỡ nhỏ cho cộng đồng khu vực.

>> Các khái niệm về vũ khí vũ trụ của Mỹ



(- Sina news)Trong những năm qua, Mỹ không ngừng nghiên cứu phát triển các loại vũ khí mới. Đặc biệt, vũ khí vũ trụ ngày càng được coi trọng hơn.
Theo tờ báo khoa học New Scientist, ngoài việc Mỹ đã đạt được một bước đột phá lớn trong việc phát triển vũ khí Laser, với công suất 100kW, hoạt động trong 6 giờ. Mới đây Quân đội Mỹ lại bắn thử thành công siêu pháo điện từ.

Thế nhưng, các chương trình đáng để quan tâm thực sự là các loại vũ khí vũ trụ, bao gồm 2 phần: căn cứ và tải trọng. Tải trọng lại được phân thành tải trọng có thể di chuyển và tải trọng có thể điều khiển.

Dưới đây là một số khái niệm về vũ khí không gian đang được Mỹ hình thành:

Căn cứ quân sự trên không gian

Máy bay vận tải không gian là loại máy bay cơ động, có thể hoạt động lâu dài trên quy đạo, được sử dụng như một nơi cung cấp vũ khí, cũng có thể làm trạm trinh sát, triển khai, sửa chữa hoặc thu hồi các vệ tinh nhỏ và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.


Mô hình căn cứ vũ khí vũ trụ của Mỹ.

Máy bay chiến đấu không gian là loại máy bay có thể tấn công mục tiêu bị che chắn hoặc ẩn nấp dưới mặt đất từ trên vũ trụ. Nó có thể mang bom thông minh loại nhỏ dùng để phá huỷ các cơ sở mặt đất, mang vũ khí trang bị đầu dò phạm vi lớn. Ngoài ra, có thể được dùng để thu thập thông tin tình báo.

Máy bay cơ động không gian (còn gọi là máy bay ném bom không gian) có thể thả/thu bom, được dùng để tấn công các mục tiêu mặt đất, vệ tinh và các trạm vũ trụ….

Máy bay vũ trụ (còn gọi là máy bay vượt tầng khí quyển) có thể đi về liên tục giữa tầng khí quyển và mặt đất, có thể được dùng để vận chuyển vệ tinh, cũng có thể dùng làm trạm cung cấp các vũ khí, hệ thống trinh sát, giám sát và các nhiệm vụ cảnh báo sớm… Trong chiến tranh, nó còn có thể được sử dụng như một sở chỉ huy dự bị.

Robot không gian: là một hệ thống thông minh trong không gian, có khả năng di chuyển, và có thể dùng cánh tay cơ khí để tác động nhiều đối tượng, nó có thể thay thế các tấm pin hoặc các bộ phận khác của mục tiêu, cũng có thể sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ khác.

Vũ khí cơ động không gian

Sỏi thông minh: là loại vũ khí thông minh trong vũ trụ, có kích thước nhỏ có thể di chuyển, có thể được dùng để phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Tên lửa đánh chặn không gian là một tên lửa đạn đạo có thể tiêu diệt mục tiêu bằng phương pháp tác động với tốc độ cao, nó cũng có thể được dùng làm vũ khí phá huỷ vệ tinh một cách nhanh chóng và chính xác.


Máy bay mang vũ khí không gian.


Bom quỹ đạo điện từ: Dựa vào những nghiên cứu vũ khí điện từ hiện nay, Mỹ dự kiến sẽ đẩy tốc độ bay của đạn pháo và triển khai 100 khẩu pháo trên quỹ đạo cao 2.000 km, nó được sử dụng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong giai đoạn đang bay lên.

Mìn không gian là một dạng vũ khí phong toả quỹ đạo, thường được triển khai trên các quỹ đạo bay của vũ khí đối phương trong chiến tranh không gian.

Tên lửa của "thượng đế" là loại vũ khí không gian được triển khai trên quỹ đạo thấp, sau khi nhận chỉ thị nó sẽ nhanh chóng bay vào tầng khí quyển, nó được sử dụng để phá huỷ các công trình lớn trên mặt đất và các mục tiêu ẩn nấp sâu hàng trăm mét dưới đất.

Vệ tinh kí sinh là một loại vệ tinh siêu nhỏ có khả năng di động, nó có thể bám vào các vệ tinh khác; sau khi nhận được chỉ thị nó sẽ can thiệp, phá hỏng hoặc phá huỷ vệ tinh đó.

Vũ khí định hướng vũ trụ

Vũ khí laser vũ trụ: Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch này là triển khai từ 20-40 vệ tinh mang vũ khí laser trong quỹ đạo cao 1.300km, có phạm vi tác chiến hiệu quả từ 4.000 - 5.000km, hình thành hệ thống vũ khí không gian bao phủ cả thế giới.


Vũ khí có khả năng di chuyển trong không gian.

"Kính ma" không gian là một loại vũ khí không gian có tính phản chiếu, loại vũ khí đặc chế trên các tàu vũ trụ có thể phản chiếu tia laser, các tia laser đó sẽ làm hỏng mục tiêu hoặc vô hiệu chúng.

Bom tia gamma: Là loại bom dùng chùm tia để sát thương mục tiêu, nó dùng các nguyên tố phóng xạ nên có thể phát ra một số lượng lớn chùm tia gamma trong thời gian rất ngắn. Sức mạnh của nó thật khủng khiếp, năng lượng của nó thoát ra đạt mức giữa vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân.

>> Việt Nam nhân tố quan trọng ở Châu Á



Việt Nam đã dùng nhiều nỗ lực của mình không chỉ để đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ và các nước châu Á, mà còn để bảo vệ lãnh thổ quyền lợi của mình trước Trung Quốc ?



Với Hoa Kỳ

Chỉ cần nhìn lại những bước đi ngoại giao năm 2010 có thể thấy Việt Nam đã đi xa hơn trong những chiến lược ngăn chặn Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng là một phản ứng đối với Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các bằng chứng rõ nhất trong năm 2010 cho thấy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam nồng ấm hơn bao giờ hết. Bằng hai lần thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tham dự diễn đàn khu vực ASEAN và hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Trong thời gian đó bà đã có những tuyên bố tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước. Nhưng bà cũng "không quên" nói về việc Việt Nam ngăn chặn Facaebook và các quyền tự do dân chủ...

Trong khi đó Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, Robert Gates cũng đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng Mười và có những hoạt động gây kinh ngạc trong quan hệ hai nước kể từ thời chiến tranh. Quân đội hai nước đã hoạt động hoàng loạt các hoạt động chung cùng với tàu sân bay USS John McCain. Những động thái này tiếp sau động thái chuyến thăm hữu nghị của tàu USS Lassen do Lê Bá Hùng làm thuyền trưởng, người đã chạy khỏi Việt Nam lúc lên năm.

Mặc dù sự nẩy nở quan hệ với Hoa Kỳ đã gây nên những sự chú ý, nhưng Việt Nam cũng theo đuổi một chính sách lâu dài với các quốc gia khác trong khu vực để cảnh giác với Trung Quốc.

Với Nga

Trước khi Liên Xô sụp đổ, hàng nghìn sinh viên Việt Nam đã được đào tạo tại Liên Xô và để hôm nay họ là những nhà khoa học, chính sách ... những người nắm các vị trí quan trọng trong chính phủ Việt Nam. Nhưng rất ít những người may mắn được ở lại làm công nhân và hiện nay vẫn còn nhiều người lao động bất hợp pháp tại Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine. Có người còn cho rằng những vấn đề hiện nay của Việt Nam như Vinashin hay EVN là xuất phát từ những người được đào tạo tại Liên Xô. "Mặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa đã thay đồi ... Tôi cảm thấy như vậy, nhưng tình cảm không thay đổi", ông Nguyễn Thanh Giang một du học sinh Liên Xô.

Nga và Việt Nam đã lặp lại nhiều điệp khúc và được coi là khá trễ. Ví dụ như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga và tham dự hội nghị ASEAN năm ngoái và đã ký kết thỏa thuận xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Việt Nam trị giá 5 tỷ USD.

Với Nga, thỏa thuận là sự khẳng định sức mạnh công nghệ và lời chào đối với khu vực sau khi Việt Nam ký với Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, một động thái mà nhiều người coi nó gắn với các tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

Gavin Greenwood một nhà phân tích cùng nhóm tư vấn an ninh là Allan và Associates tại HongKong cho biết: "Sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Việt Nam trước Đại hội Đảng, đặc biệt là cho các hệ thống vũ khí ... có vẻ như hướng vào việc chống lại sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc trong khu vực..."

Cũng có thể thấy, mặc dù quan hệ Việt - Nga đang khá ấm áp, nhưng sẽ không vang vọng mãi . Thương mại hai bên không phải là con số tự hào, Nga không đưa ra nhiều viện trợ cho Việt Nam, và phương Tây, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn ưa thích .

Trong khi đó không ngớt những tin đồn rằng Nga đã thuê lại được căn cứ Cam Ranh. Mặc dù truyền thông trong nước cho rằng nó được mở cửa cho hải quân các nước.

Ấn Độ

Ấn Độ và Việt Nam đã trở thành bạn bè khi Ấn Độ phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam. Theo phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc,"Có một không gian lịch sử kể từ thời Hồ Chí Minh và Nehru, mối quan hệ hoài cổ khi lãnh đạo Ấn Độ là những người quan trọng trong phong trào không liên kết."

Thayer và học giả Ấn Độ Ramesh Thakur đã có bài luận năm 1991, ngay trước khi Liên Xô sụp đổ về Việt - Xô, Liên Xô - Đông Dương, và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Cần lưu ý rằng sau đó Việt Nam - Ấn Độ không chỉ là đối tác, quan hệ cân bằng với Trung Quốc mà hai nước còn là liên minh chặt chẽ với Moscow . Quả đúng như vậy, cả Ấn Độ và Việt Nam là một trong năm nước mua nhiều vũ khí của Nga nhất, với Ấn Độ mua và sản xuất vũ khí của Nga và nâng cấp máy bay MiG và tàu chiến giúp Việt Nam.

Từ những hành động giết hại hàng trăm dân thường Ấn Độ trongn năm ngoái của các phiến quân Maoist, dân quân du kích Việt Nam đã trở thành một hình mẫu cho Ấn Độ, từ đó quân đội Việt Nam và Ấn Độ đã đồng ý cùng nhau có các cuộc diễn tập chung. Trong tháng Mười tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony và tướng Phùng Quang Thanh đã ký kết một thỏa thuận mở rộng quan hệ quốc phòng, cùng kế hoạch Ấn Độ để giúp quân đội Việt Nam trong lĩnh vực CNTT và trong lĩnh vực Anh ngữ.

Nhật Bản

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trở nên phức tạp hơn một chút . Nhật chiếm Đông Dương từ tay Pháp năm 1940, trong thời gian đó quân đội Nhật đã gây ra vụ chết đói khoảng 2 triệu người Việt Nam. Tuy nhiên như với nhiều kẻ thù cũ của Việt Nam, thời gian và chiến thắng đã chữa lành vết thương cũ.

Nhật Bản đại diện cho quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, các khoản ODA dành cho Việt Nam nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, hầu hết các nguồn vốn đó được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng như đường hầm, cầu, đường, cống và kênh rạch và một kế hoạch tàu điện ngầm. Trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã nhắc lại cam kết viện trợ cho Việt Nam 79 tỷ yen cho 5 dự án quy mô lớn.

Cùng đó Nhật Bản cũng đã cam kết để cung cấp và chuyển giao công nghệ tàu hỏa siêu tốc cho Việt Nam, với trị giá nhiều tỷ USD, dự án điền rồ này của ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị Quốc Hội chỉ trích gay gắt.

Gần đây, Nhật Bản cũng đã công bố sẽ xây tiếp hai nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam và cùng nhau khai thác đất hiếm ở miền Bắc Việt Nam, Nhật Bản hy vọng sẽ giảm bớt vòng vây của Trung Quốc về một mặt hàng thiết yếu cho việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.

Nam Triều Tiên

Kích thước và lợi ích kinh doanh của Hàn Quốc thấy rõ nhất trong hai thành phố lớn nhất của Việt Nam, trong đó có đầy đủ nhà hàng Hàn Quốc, quán bar, siêu thị và quán cà phê chơi game cao cấp...

Quan trọng hơn, Thủ tướng Dũng đã một thời gian dài hâm mộ chaebol (từ dùng để chỉ các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc) và đã phỏng theo để hình thành các tập đoàn nhà nước như Vinashin ... tuy nhiên các tập đoàn không đáp ứng được sự kỳ vọng do các tập đoàn này đầu tư vào nhiều ngành nghệ cực kỳ không thích hợp với họ.

Việt Nam cũng trở thành một nước quan trọng trong "xuất khẩu cô dâu" sang Hàn Quốc, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, lượng kiều hối thường được đưa lại các gia đình nghèo Việt Nam.

Cũng như những nước còn lại của Đông Nam Á, Hallyu (là quá trình chuyền bá các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc) cũng đang phổ biến tại Việt Nam, như chuyến lưu diễn của ca sỹ Rain đã thu hút một đám đông chưa từng có, các phim lãng mạn Hàn Quốc thu hút một lượng lớn khán giả Việt Nam trên các kênh truyền hình.

Theo ông Thayer ," từ năm 1992, Việt Nam đã hoan nghênh và khuyến khích các nhà đầu từ Hàn Quốc, Hàn Quốc cũng đã được chỉ định một đối tác chiến lược cùng với Nhật Bản-Hyundai tạo cốt lõi của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam tại vịnh Vân Phong và có thể được dự kiến sẽ đóng một vai trò lớn hơn tại Việt Nam trong tương lai."

Thayer cho biết thêm, "Hàn Quốc xem Việt Nam như là một đồng minh trong việc cân bằng mối quan hệ với tất cả sức mạnh-Trung Quốc."

Với hàng xóm ẩn dật Bắc Triều Tiên của Nam Hàn ? theo các nhà phân tích thì có một số lợi ích chung giữa Bình Nhưỡng và Hà Nội.

Việt Nam nổi lên như một quốc gia cộng sản với nền kinh tế bùng nổ, điều đó cũng đã làm cho Bình Nhưỡng quan tâm đến Việt Nam, họ quan tâm đến mô hình cải cách của Việt Nam. Ngoài ra Triều Tiên cũng đã gửi các sinh viên đến các trường đại học Việt Nam để học tập.

Những gì ẩn sau những hoạt động ngoại giao của Việt Nam ? Với một hàng xóm mạnh mẽ và ngày càng quyết đoán ở phía Bắc Việt Nam, những hành động của Việt Nam không thể tránh mục đích nhắm vào Trung Quốc để hỗ trợ các tranhc hấp lãnh thổ. Nhưng bất chấp những quan ngại gần đây về cách quản lý kinh tế của chính phủ, vốn đầu tư của nước ngoài vẫn tiếp tục tăng lên và nổi lên như một quốc gia là một trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc.

Ngay cả với một con mắt thận trọng với Trung Quốc, có vẻ như Việt Nam cũng có đủ một vai trò khác, một vai trò quốc tế lớn hơn mà nhiều nước quan sát vẫn thèm muốn.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

>> Cô Đơn Không ?



"Nỗi lòng ai thấu hiểu cho tôi.
Buồn bã làm chi, muộn mất rồi.
Cô độc trong đêm, trăng thổn thức.
Đêm trường, bóng lữ khách xa xôi.."

Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳng xảy đến. Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng cách xa bởi dòng sông, nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng. Bởi đó,người yêu có thể cô đơn ngay khi ở bên nhau.
Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt. Đã cay nghiệt mà vẫn phải gần nhau thì lại càng cô đơn hơn.

Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho...

Người ta gần nhau mà vẫn có thể xa nhau, vì trong cuộc đời, mỗi người đều có hai thế giới. Thế giới riêng trong cõi lòng và thế giới ngoài xã hội. Thế giới tâm hồn sụp đổ thì thế giới bên ngoài thành hoang vắng, vô nghĩa. “ Lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”. Vì thế, người ta có thể cô đơn giữa đám đông. Cả vườn hoa chẳng có nghĩa gì nếu không có loài hoa người ta kiếm tìm. Người đưa thư trở thành thừa thãi nếu không có cánh thư người ta đang chờ mong. Chỉ một cánh hoa của lòng thôi cũng đủ làm cho cả khu đồi thành dễ thương. Chỉ một cánh thư thôi cũng đủ làm cho bầu trời xanh thăm thẳm. Làm gì còn cô đơn nữa nếu đã có bắt gặp

Người ta cô đơn khi thấy quanh mình chỉ là những dòng sông lững lờ, chỉ là những con nước thờ ơ. Người ta có thể cô đơn vì không đến được với người khác. Người ta cũng có thể cô đơn vì người khác không muốn đến với mình. Cô đơn nào thì cũng là một hải đảo. Nhưng nỗi cô đơn bị người khác hờ hững thì cay đắng hơn. Khi tự mình không bước tới thì người ta cũng có thể tự mình bước ra khỏi hàng rào cô đơn đó. Còn nỗi cô đơn bị người khác thờ ơ thì đưa người ta vào nỗi buồn mà có khi đau đớn hơn tù đầy, có khi u ám hơn sự chết, vì đây là nỗi cô đơn muốn chạy trốn mà chẳng trốn chạy được. Tôi thương, nhưng người khác có thương tôi không đấy là tự do của họ. Cho đi phần đời của mình mà không được đáp trả vì thế mới có xót xa.

Cô đơn là khi một mình nhìn hoàng hôn đang dần qua !

Chỉ có ai đã cô đơn mới có thể hiểu nỗi buồn, mới thấy cái hoang dại trong cuộc đời của kẻ cô đơn như ta .

Người ta đi tìm chân trời mới, lòng sao lại buồn, hay ta buồn cho ta, cho nỗi cô đơn giữa rừng người nơi thành thị náo nhiệt này ...

Cô đơn - cảm giác không thể gọi thành tên . một mình trên đường ... Dòng người vẫn đi, vẫn ồn ào ... Một mình ta lặng lẽ ... Vậy là cô đơn !!!

Cô đơn là khi một mình với biển ... Biển vẫn vậy ... Vẫn ồn ào ... Vẫn hôn lên bờ cát ... Tự nhiên thấy mình vô duyên lạ ...

Một mình với biển ... Thả bộ ... Trên mình khoác chiếc áo gió ... Mũ trùm kín đầu ... Mưa nhẹ phả vào mặt ... Buốt ... Lạnh .... Muốn có một vòng tay ai đó ôm mình ... Kéo mình vào lòng ... Biết mình cô đơn ...

Nhìn lại dấu chân trên cát chỉ có mình ...
Cô đơn là khi một mình lang thang trong mưa ... Một mình khóc, mong mưa xoá hết nước mắt để mai mình vững vàng hơn ...

Cô đơn khi một mình trong phòng ... Bản nhạc vẫn vang lên ... Muốn có ai đó gọi điện chỉ để nói một câu xin chào ... Muốn có một cái xiết tay thật chặt để biết mình không một mình, để biết mình không đơn độc.

Cô đơn là khi một mình nhìn hoàng hôn đang dần qua ... Muốn có ai đó để ôm vào lòng ...

Cô đơn là khi giáng sinh đến, ai cũng có người tay trong tay, hay một nhóm bạn vừa đi vừa nô đùa ... Nhớ noen trước mình cùng với xóm leo rào vào công viên để không mất tiền vé ... Giờ tay mình đâu ai nắm ...

Cô đơn để biết cảm ơn cuộc sống đã mang cho mình những người bạn ... Để mình không phải một mình trước biển, để có ai đó nắm tay mình thật chặt, để có ai đó gọi 3 giây chỉ để nói xin chào ... Để có những người bạn cùng đi chơi đêm noen lạnh giá ...

Năm mới sắp đến rồi chúc mọi người có bàn tay ai để nắm và có ai đó nắm tay mình. Chúc mọi ngưòi không thấy vô duyên khi biển hôn bờ cát :D



>> Mỹ ra mắt hệ thống máy phóng điện từ cho tàu sân bay



Hải quân Mỹ và công ty General Atomics đang thử nghiệm hệ thống phóng máy bay bằng điện từ cho các tàu sân bay.

Hệ thống EMALS (Electromagnetic Aircraft Launch System) được thiết kế để thay thế cho loại máy phóng bằng thủy lực và hơi nước trên các tàu sân bay của hải quân Mỹ hiện nay. Hệ thống được thử nghiệm trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-21).

Chương trình khởi động từ năm 2000, trong một dự án nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động của hải quân. General Atomics hoàn thành bản thiết kế và thuyết trình dự án năm 2004, năm 2007 bắt đầu sản xuất hệ thống phần cứng và phần mềm và tích hợp hệ thống. Việc lắp đặt hoàn thành vào năm 2008, các thử nghiệm được bắt đầu một năm sau đó.

Hệ thống EMALS đang thử nghiệm.

EMALS là hệ thống gồm: máy phát điện, bộ lưu trữ năng lượng, hệ thống chuyển đổi điện từ trường, một động cơ điện công suất 100.000 mã lực.

EMALS mang lại các ưu điểm sau: giảm khối lượng công việc, giảm nhiệt độ do ma sát, tăng cường tốc độ khởi động máy bay, giảm trọng lượng boong tàu, giảm khối lượng lắp đặt, có thể dùng để phóng các máy bay không người lái mà không cần đến hệ thống chuyên dụng.

Nếu các thử nghiệm diễn ra thành công, hệ thống EMALS sẽ là tiêu chuẩn mới cho các tàu sân bay của Mỹ.

Các thành phần chủ yếu của EMALS:

Giao tiếp điện áp cơ bản: cung cấp các kết nối với hệ thống điện của tàu, cung cấp điện cho ổ đĩa của máy lưu trữ năng lượng điện.

Động cơ khởi động: hoạt động chuyển đổi dòng điện thành các lực điện từ để khởi động máy phóng.

Sau khi máy bay rời đi, dòng điện trong động cơ sẽ đảo chiều để dừng hệ thống máy phóng, do đó, hệ thống không cần sử dụng đến các phanh hơi nước. Hệ thống cung cấp tốc độ phóng máy bay lên đến 333km/h.

Hệ thống chuyển đổi năng lượng:

Các móc của máy phóng chính là nam châm điện. Khi hệ thống hoạt động năng lượng đẩy máy bay dọc theo hành trình của đường ray khởi động là năng lượng từ, tương tự nguyên tắc hoạt động của tàu điện ngầm.

Kiểm soát phóng: EMALS sử dụng hệ thống kiểm soát phóng tiên tiến, giúp cho việc phóng máy bay chính xác và tốc độ nhanh hơn. Trong quá trình phóng, máy bay sẽ "trượt" trên hệ thống đệm điện từ một cách mượt mà, do đó, tuổi thọ được kéo dài. Hệ thống hoạt động với độ tin cậy cao và yêu cầu bảo trì cũng dể dàng hơn.

Hệ thống lưu trữ năng lượng: cung cấp năng lượng cho hệ thống trong thời gian quá độ chỉ kéo dài 2-3 giây. Năng lượng này được nạp bằng hệ thống điện của tàu sân bay.

>> Năm 2020 thế giới sẽ có bao nhiêu chiếc tàu ngầm?



(VTC News)– Trong giai đoạn từ năm 2011-2020 thế giới sẽ có tất cả 111 chiếc tàu ngầm với tổng kinh phí lên tới 106,7 tỷ USD.

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia dự báo Forecast International của Mỹ khi phân tích, đánh giá và dự báo về xu hướng phát triển của thị trường tàu ngầm thế giới từ nay cho tới năm 2020.

Theo dự báo này, giá trung bình của một chiếc tàu ngầm rơi vào khoảng 960 triệu USD. Điều này chứng tỏ những chiếc tàu ngầm chế tạo trong giai đoạn này đòi hỏi rất cao về kết cấu, trang bị cũng như tính năng, hiệu quả.


Từ nay cho tới năm 2020 thế giới sẽ có thêm khoảng 111 chiếc tàu ngầm mới với tổng trị giá lên tới 106,7 tỷ USD.

Bên cạnh đó, xu hướng tàu ngầm sử dụng động cơ không phụ thuộc vào không khí cũng sẽ ngày càng phát triển và mở rộng. Điều này sẽ khiến cho giá tàu ngầm diesel-điện tăng lên đáng kể.

“Trong tương lai xa, sự thay đổi thường xuyên của cơ cấu giá đóng tàu cũng như nhu cầu sử dụng tàu ngầm mang động cơ hạt nhân của các nước ngày càng tăng lên khiến cho giá trung bình mỗi chiếc tàu ngầm hàng năm cũng tăng theo” – nhận định của chuyên gia phân tích vũ khí Stuart Slade trong bản dự báo.

Hiện nay thị trường tàu ngầm thế giới được chia ra làm 3 phân khúc. Phân khúc thứ nhất là thị trường tàu ngầm có khả năng mang tên lửa đạn đạo (SSBN).

Phân khúc thứ hai là thị trường tàu ngầm tấn công mang động cơ hạt nhân (SSN). Hiện nay đang có 27 chiếc tàu ngầm loại này đã được đặt hàng và chế tạo với tổng trị giá 48,32 tỷ USD.

Phân khúc thứ ba là thị trường tàu ngầm diesel-điện (SSK). Theo dự báo của các chuyên gia Mỹ, từ nay đến năm 2020 sẽ được bổ sung thêm 71 chiếc chiếm 64% tổng số tàu ngầm loại này.

>> Trung Quốc bắn hạ máy bay cảnh báo Ấn Độ?





Theo báo cáo của Mỹ, gần đây một máy bay quân sự của Ấn Độ bị rơi gần biên giới Trung Quốc - Ấn Độ.
Phía Ấn Độ cho hay đó chỉ là một máy bay vận tải thông thường loại lớn.

Theo báo cáo phương tiện truyền thông Anh, đây là một máy bay quân sự chịu trách nhiệm về việc cung cấp lương thực, thuốc men và các nhu yếu khác của cuộc sống, để gửi đến các binh sĩ đồn trú tại biên giới của Ấn Độ.



Máy bay trinh sát của Ấn Độ.
Tuy nhiên, giới phân tích Trung Quốc cho rằng, các dấu hiệu, đặc biệt là phản ứng từ giới quân sự thì máy bay đó chính là Feier Kang (*), máy bay cảnh báo đầu tiên của nước này.

Phía Trung Quốc cho rằng: Sau khi Ấn Độ tiếp nhận máy bay cảnh báo, cảm thấy Trung Quốc đang tập trung vào vấn đề trên biển và Triều Tiên, không thể chú trọng vào khu vực biên giới hai nước nên đã điều máy bay cảnh báo tới hoạt động ở khu vực Tây Tạng nhằm tạo ưu thế trên không.
Trung Quốc còn cho biết, sau khi máy bay cảnh báo Feier Kang bị tên lửa Hồng Kỳ 9 (HQ-9) bắn hạ, Ấn Độ đã tái cơ cấu lại quân đội của mình, đồng thời đã điều động một số lượng lớn binh sĩ tới khu vực biên giới hai nước và nhập khẩu thêm 4 máy bay Su-30 của Nga để trang bị cho không quân tại đây.

Trước đó chỉ huy quân đội Ấn Độ - Tướng VK Singhcho biết, Sư đoàn số 56 của Ấn Độ sẽ đóng ở bang Ngagaland gần đó để bảo vệ sườn phía đông của bang Arunachal Pradesh khỏi các cuộc tấn công của Trung Quốc.


Hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9.

Trong khi đó, sư đoàn thứ hai – sư đoàn số 71, sẽ đóng quân ở Assam để bảo vệ trung tâm của bang Arunachal Pradesh. Hai sư đoàn mới này gồm có 1.260 sĩ quan và 35.011 binh lính. Các lực lượng này được trang bị những vũ khí chuyên biệt dành riêng cho các cuộc chiến ở khu vực miền núi.

Sư đoàn số 5 của Ấn Độ đang bảo vệ khu vực phía tây bang Arunachal Pradesh trong khi một sư đoàn khác chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phần phía đông của bang này.

Thông tin từ Nga cho biết, Trung Quốc bố trí tại khu vực biên giới với Ấn Độ hai hệ thống tên lửa phòng không HQ-12 và HQ-9, bố trí 60.000 binh lính tại khu vực xảy ra tranh chấp với Ấn Độ.

Trung Quốc và Ấn Độ đều coi vùng núi Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ của mình. Đây là khu vực có khả năng xảy ra xung đột.
(*) Máy bay cảnh báo Feier Kang có thể trở tối đa là 17 người, trong đó có một chỉ huy trưởng, 5 nhân viên phụ trách radar, 1 nhân viên phụ trách liên lạc vô tuyến điện, 1 nhân viên thông tin, 1 nhân viên thông tin trợ giúp, 1 nhân viên phụ trách liên kết, 2 nhân viên đảm nhiệm thí nghiệm các thiết bị…

Số liệu máy bay: Sải cánh 44,42 m, thân dài 48,41 m, cao 12,93 m, diện tích cánh 283,4m2. dữ liệu trọng lượng : Trọng lượng rỗng 80.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa là 150.000 kg. Hiệu suất dữ liệu: Tốc độ bay tối đa 880 km / h, tốc độ bay hành trình 780 km / h, tầm bay 8.500 km, thời gian sống tối đa là 12 giờ.


>> Đài Loan thử hàng loạt tên lửa



Báo chí Nhật Bản ngày 18/1 đưa tin Đài Loan vừa tiến hành bắn thử hàng loạt tên lửa. Động thái diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Mỹ.

Cơ quan Quốc phòng Đài Loan ra tuyên bố cho biết tên lửa đất đối không Tien Kung II (Sky Bow II) đã bắn trúng mục tiêu ở ngoài khơi khoảng 100 km. Vụ thử tên lửa này là một nội dung trong cuộc diễn tập quy mô lớn, với sự tham gia của không quân, hải quân và lục quân.

Tuy nhiên, sáu trong số 19 quả tên lửa, gồm tên lửa không đối không và đất đối không loại Tien Kung II đã bắn chệch mục tiêu. Kết quả vụ bắn tên lửa đã khiến nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) thất vọng. Ông Mã cho biết vụ thử tên lửa này là công khai với truyền thông nhằm thể hiện quyết tâm của quân đội Đài Loan trong việc bảo vệ hòn đảo này và động thái này "không hề" liên quan tới chuyến thăm Washington của ông Hồ Cẩm Đào.


Tên lửa Tien Kung II của Đài Loan


Tuy nhiên, giới truyền thông cho rằng vụ bắn tên lửa trên nhằm phản ứng lại tin tức về chuyến bay thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình J-20 thế hệ mới của Trung Quốc Đại lục. Các nhà phân tích cho rằng động thái này của Bắc Kinh có thể làm tăng sự mất cân bằng cán cân quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Tien Kung II là tên lửa đất đối không, có tầm bắn 200km. Loại tên lửa này được cho là có sức mạnh tương tự tên lửa vác vai đất đối không Stinger và hệ thống tên lửa phòng không Antelope gồm 4 quả tên lửa tầm ngắn Tien Chien I (Sky Sword I).

>> Mỹ có nâng cấp 'thính lực' cho P-3C Orion



Mỹ có kế hoạch nâng cấp các máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion, đang được sử dụng rộng rãi trong lực lượng hải quân nước này.

Việc nâng cấp nhằm kéo dài thời gian phục vụ và chờ đợi thế hệ máy bay trinh sát chống ngầm và tuần tra biển mới là P-8A Poseidon đưa vào biên chế chính thức.

Trước đó, ngày 10/1, hải quân Mỹ đã nhận bàn giao cấu hình công nghệ tiếp nhận âm thanh (ARTR) được nâng cấp trang bị cho các P-3C của nhà thầu.

Với công nghệ này, máy bay P-3C của hải quân Mỹ sẽ tăng khả năng phát hiện âm thanh và phân tích dữ liệu phao âm (để phát hiện tàu ngầm) lên gấp 10 lần hệ thống phát hiện âm thanh đang lắp đặt trên các P-3C.

Bên cạnh đó, hải quân Mỹ còn có kế hoạch thành lập một Trung tâm xử lí tín hiệu khóa mã chung cho 2 biên đội P-3C.



Máy bay tuần tra trinh sát biển P-3C Orion.

Theo các quan chức Hải quân chỉ đạo kế hoạch nâng cấp P-3C, khi được trang bị hệ thống ARTR nâng cấp, các máy bay P-3C sẽ bay cao hơn để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, hoạt động hiệu quả hơn và theo dõi được nhiều mục tiêu hơn hiện nay.

Hải quân Mỹ dự kiến vào năm 2012 sẽ lắp đặt hệ thống ARTR nâng cấp cho khoảng 74 chiếc P-3C, đồng thời trong 2 năm tới sẽ tiếp tục nâng cấp thêm hệ thống âm học để tăng cường khả năng kiểm soát của phao âm và bộ xử lý cảm biến đầu vào đa năng kĩ thuật số của các P-3C.

Đến năm 2013, Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu đưa máy bay trinh sát chống ngầm và tuần tra biển thế hệ mới P-8A đầu tiên vào thực hiện nhiệm vụ và Hải quân Mỹ không thay đổi kế hoạch ban đầu là mua 117 chiếc P-8A với giá khoảng 150 triệu USD/chiếc.

>> Cuộc đua trên không gian xuất hiện Thần Long



Không lâu sau khi X-37B của Mỹ cất cánh vào không gian, Trung Quốc cũng đã đưa một mẫu thử nghiệm tàu không gian tương tự vào quỹ đạo.

Tàu vũ trụ không người lái này được Trung Quốc gọi là Shenlong (Thần Long), đưa vào quỹ đạo bằng máy bay ném bom H-6.

Đây là một chương trình phát triển không gian đầy bí mật của quân đội Trung Quốc. Rất ít thông tin về chương trình này được công bố. Viện Thiết kế 611 cùng với Tập đoàn máy bay Thành Đô được giao nhiệm vụ phát triển tàu không gian không người lái này.

Trước đó, theo một số nguồn tin tình báo phương Tây, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm một tàu không gian với động cơ “siêu scramjet” được cho là đã hạ cánh thành công tại Ấn Độ Dương, vào cuối năm 2006.

Một mẫu thiết kế lai tạp

Một số nguồn tin khẳng định, Thần Long là thành quả của sự hợp tác của Viện 611 với chương trình phát triển tàu không gian của Pháp vào những năm 1980. Cụ thể, Viện 611 đã khai thác triệt để những gì hiểu biết được về chương trình tàu không gian Hermes của Pháp để phát triển tàu Thần Long.

Sự phát triển của Thần Long còn được cho là sử dụng một phiên bản của phần mềm thiết kế CATIA của Hãng Dassault, Pháp.

Thần Long có vẻ ngoài hiện đại, hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS, hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống điều khiển kỹ thuật số được phát triển bởi ĐH kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân, kết cấu vật liệu composite được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quân sự hải quân.

Thần Long có thể sử dụng một động cơ tubin cánh quạt D-30K của Nga, mang lại khả năng cơ động tại độ cao lớn.

Thần Long treo dưới "bụng" máy bay ném bom chiến lược H-6.

Thiết kế khí động học của Thần Long có dáng dấp tàu không gian X-34 và X-37 của Mỹ, cùng với tàu không gian Hope-X của Nhật Bản. Tuy nhiên, theo quan sát kích thước của Thần Long chỉ bằng khoảng 2/3 so với X-37B. Dựa vào đây, có thể đưa ra nhận định, Thần Long chỉ hoạt động hạn chế trên vùng không gian của Trung Quốc.

Tham vọng to lớn

Cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không vũ trụ của Trung Quốc bắt đầu với sự xuất hiện của nhà khoa học Tiền Học Sâm, người đồng sáng lập Phòng thí nghiệm Jet Propulsion tại Viện công nghệ California. Một trong những người có đóng góp to lớn cho công nghệ tên lửa của Mỹ những năm 1950.

Năm 1955, ông bị trục xuất sang Trung Quốc vì nghi nghờ làm gián điệp. Cuộc trở về Trung Hoa đại lục của ông mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không vũ trụ, cạnh tranh với Mỹ trong cuộc đua chiếm lĩnh không gian.

Ngay từ những năm 1988, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng ý tưởng cho 3 mẫu tàu không gian không người lái khác nhau bao gồm Trường Thành - 1 của Học viện công nghệ vũ trụ Thượng Hải, mẫu CALT của Viện Hàn lâm công nghệ không gian Trung Quốc, cuối cùng là mẫu Thần Long của Viện 611, dự kiến sẽ đi vào hoạt động chính thức vào năm 2020.


Mẫu CALT của Trung Quốc.

Trong nhiều điểm gần gũi với X-37B, mục đích thực sự của Thần Long vẫn còn là một dấu hỏi. Giới quan sát vẫn chưa thể khẳng định, liệu tàu vũ trụ này của Trung Quốc đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu hay chưa? Thời gian hoạt động trong không gian của tàu vũ trụ này vẫn là một dấu hỏi.

Mặc dù, các thử nghiệm hiện tại được giới thiệu với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học. Song cũng chẳng ai phủ nhận khả năng Thần Long có thể được thiết kế cho các mục đích quân sự. Rất nhiều câu hỏi đặt ra quanh Thần Long, nhưng có một điều có thể khẳng định, đó là, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong phát triển tàu vũ trụ không người lái, tạo cơ sở vững chắc để phát triển các phương tiện chiến tranh không gian trong tương lai.

Cuộc chiến không gian?

Phó chỉ huy các chương trình không gian của Không quân Mỹ Gary Payton cho biết: “Nếu Trung Quốc phát triển các công nghệ tàu không gian một cách nhanh chóng, Mỹ buộc phải đẩy nhanh chương trình phát triển Máy bay chiến đấu không gian (Warfighter), nếu không muốn mất đi lợi thế trong tương lai”.

Tạp chí Hàng không Trung Quốc tuyên bố, cuộc đua phát triển các công nghệ vũ khí không gian giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một số quốc gia khác nữa sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.

Như vậy, cùng với Nga, Mỹ, Trung Quốc đang hăng hái đi đầu trong công cuộc chiến chiếm lĩnh không gian. Các hệ thống vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh cũng đang được phát triển nhộn nhịp. Trong khi thế giới nghi ngờ X-37B (Mỹ), Thần Long (Trung Quốc) thì Nga chưa hé lộ những dự án tương tự, nhưng nước này đang tiến đến rất gần việc sở hữu hệ thống phòng không S-500, được cho là có thể vươn tới không gian..

Trong khi cuộc đua phát triển các vũ khí cho cuộc chiến đối không, đối hải, đối đất chưa kết thúc, cuộc đua phát triển vũ khí cho cuộc chiến ngoài không gian đã bắt đầu. Diễn biến an ninh thế giới ngày càng tỏ ra phức tạp.

>> Cận cảnh tàu sân bay Mỹ Carl Vinson tại cảng Busan



Hiện nay, tàu sân bay chạy năng lượng nguyên tử Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã cập cảng Busan của Hàn Quốc. Trong những ngày tới chiếm hạm này sẽ phối hợp với lực lượng hải quân Hàn Quốc tiến hành tập trận trên biển Hoàng Hải. Theo dự đoán của báo chí Trung Quốc, hành trình tiếp theo của Carl Vinson là hướng về phía biển Đông.

Một vài tham số cơ bản của tàu sân bay Carl Vinson

Chiều dài: 332,2 m; chiều rộng: 77,1 m;

Lượng giãn nước: 91.487 tấn; Tốc độ: 30 hải lý/giờ; Thủy thủ đoàn: 3105 người;

Vũ khí: 3 giàn phóng tên lửa hạm đối không "Sea Sparrow", 4 hệ thống vũ khí hỏa pháo cận chiến "Phalanx", radar tìm kiếm trên không SPS-49.

Hình ảnh hoạt động của tàu sân bay Carl Vinson tại cảng Busan, Hàn Quốc:






(Nguồn vtc.vn)

>> Quốc phòng Ấn Độ giảm phụ thuộc vào nước ngoài



Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa công bố chiến lược phát triển quốc phòng, trong đó công bố tài liệu quy định mới về mua sắm vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang.

Những quy định mới này có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Theo đó, mục đích chính của các tài liệu này nhằm phát triển quân đội Ấn Độ từ và giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang từ nước ngoài.

Tài liệu hướng dẫn được ban hành nhằm ưu tiên các đơn đặt hàng cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ. Điều này có nghĩa, nếu ngành công nghiệp Ấn Độ có thể tự sản xuất trang bị kỹ thuật cho Bộ Quốc phòng, thì mua việc các đơn đặt hàng và chế tạo sẽ được tiến hành với các đối tác trong nước.

Việc mua sắm vũ khí ở nước ngoài sẽ được thực hiện chỉ khi ngành công nghiệp Ấn Độ là không thể sản xuất được hoặc không thể hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng. Việc đánh giá quá trình sản xuất sẽ được thực hiện bởi một ủy ban đặc biệt của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.


Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ đang trong giai đoạn hoàn thành.

Chiến lược sản xuất các sản phẩm quốc phòng này cho phép nhập khẩu thêm các thành phần kỹ thuật khác từ nước ngoài nếu cần thiết, bởi lẽ việc sản xuất những linh kiện đắt tiền ở Ấn Độ không phải là vấn đề khả thi. Trong trường hợp đó, các quy tắc trong tài liệu cũng quy định, tất cả các linh kiện nhập khẩu phải được kiểm tra lắp đặt bởi các công ty Ấn Độ.

Để giải quyết các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực chế tạo thiết bị quân sự của Ấn Độ, Bộ quốc phòng nước này dự định cho phép các công ty tư nhân tham gia dự thầu cùng với các doanh nghiệp nhà nước. Với quy định mới ban hành của Bộ quốc phòng Ấn Độ, ngay từ bây giờ Bộ quốc phòng sẽ cắt giảm tỷ trọng các mặt hàng quân sự nhập khẩu từ 75% xuống còn 25%.

Công nghiệp hàng hải quân sự đi tiên phong

Ấn Độ đang xây dựng một trung tâm thiết kế, chế tạo tàu cho Hải quân của Ấn Độ. Tổng chi phí dự án ước tính khoảng 6 tỷ rupy (khoảng 133 triệu USD). Ngoài chính phủ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tham gia dự án còn có các hãng đóng tàu Mazagon Docks và Goa Shipyard, cũng như Bộ Công nghiệp tại thành phố Challiyar, bang Kerala.

Dự kiến, các chuyên gia của trung tâm sẽ thiết kế các loại tàu mới theo yêu cầu của Hải quân Ấn Độ, phụ trách sản xuất các mẫu tàu đầu tiên để thử nghiệm để sau đó chuyển giao cho các hãng đóng tàu khác của Ấn Độ sản xuất hàng loạt.

Tại trung tâm mới cũng sẽ thành lập một cơ sở đào tạo để đào tạo lại cán bộ làm nhiệm vụ thiết kế tàu.

Vào giữa tháng 11/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony tuyên bố rằng, trong kế hoạch mua sắm vũ khí tương lai, Hải quân Ấn Độ sẽ không nhập khẩu tàu do nước ngoài đóng, mà chỉ mua tàu đóng tại Ấn Độ. Văn bản áp dụng quy định mua sắm mới đầu tiên sẽ là Hải quân Ấn Độ, còn sau đó, hiệu lực của văn bản sẽ được mở rộng sang việc mua sắm quân sự của tất cả các quân-binh chủng.

Theo nguồn tin của hãng DNA cho hay, Ấn Độ đã thực hiện gần xong giai đoạn hai của việc tàu sân bay Vikrant có lượng giãn nước 40.000 tấn. Tàu Vikrant được khởi đóng vào tháng 2/2009 sau khi chính phủ Ấn Độ chuẩn chi kinh phí đóng tàu.

Việc đóng tàu chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 lắp ráp thân tàu, giai đoạn 2 đóng hoàn thiện. Theo thiết kế, tàu sân bay Vikrant có chiều dài 260 m, chiều rộng 60 m. Tàu sử dụng các động cơ LM 2500 của General Electric (Mỹ). Tàu có thể đạt tốc độ đến 28 hải lý/h.

Một cụm tàu sân bay Vikrant sẽ gồm 29 máy bay tiêm kích và 10 trực thăng Ка-31 (Nga) hay Dhruv của hãng HAL (Ấn Độ). Ấn Độ dự kiến đóng tổng cộng 2 tàu sân bay lớp Vikrant. Tàu đầu tiên dự kiến chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2013.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

>> Chùm ảnh Nga thử nghiệm tên lửa đánh chặn

Nga đã thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn A-135 (NATO gọi là ABM-3) tại khu căn cứ chống tên lửa gần Kazakhstan vào tháng 10/2010.

Gần đây những hình ảnh về buổi thử nghiệm đã được công bố.

A-135 được biết đến như là hệ thống chống tên lửa đạn đạo chiến lược duy nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống gồm 2 loại: một loại là đánh chặn tên lửa siêu âm trong khí quyển với kí hiệu là 53T6, loại còn lại là đánh chặn tên lửa ngoài tầng khí quyển kí hiệu 51T6. Bệ phóng đặt dưới giếng ngầm trong lòng đất.

Sau đây là chùm ảnh về cuộc thử nghiệm này:

Điểm phóng hệ thống A-135. Trong ảnh là cửa hầm của bệ phóng.


Xe chở tên lửa và ống bảo quản tên lửa.


Hệ thống A-135 có 2 loại tên lửa Novator 53T6 và OKB Fakel 51T6


Đưa ống bảo quản xuống bệ phóng. Bên trong ống bảo quản có đạn tên lửa.


Radar Don-2N, hệ thống radar mảng pha điều khiển chiến đấu. Được ví là "kỳ quan quân sự" nhờ dáng dấp của nó.


Khai hỏa.


Khói đen mù mịt.


Bay về phía mục tiêu.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga

Thay thế cho các tên lửa đường đạn khủng khiếp nhất thế giới R-36М2 Voyevoda mà phương Tây đặt biệt danh là “Quỷ sa tăng” (Satan) sẽ là các siêu tên lửa thế hệ 5.

Tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) hạng nặng, bố trí trong giếng phóng mới đang được một trong những liên hiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Nga ở Podmoskovie (khu vực ngoại ô Moskva) phát triển.

Trong lịch sử của liên hiệp này đã có những dự án tên lửa có tính đột phá nhất. Có thể tin tưởng, họ sẽ chế tạo được loại tên lửa đường đạn hạng nặng xứng đáng thay thế Voyevoda.


Thời Liên Xô, từ khi nhận nhiệm vụ kỹ thuật về loại tên lửa mới cho đến khi đưa nó vào giếng phóng để trực chiến mất 8 năm. Khi được cấp kinh phí tốt và tăng cường độ nghiên cứu, tên lửa mới có thể xuất hiện trong giếng phóng giống như thời trước là sau 8 năm.

Các chuyên gia NPO nhấn mạnh, các vấn đề như đã xảy ra khi chế tạo tên lửa phóng từ tàu ngầm Bulava là không thể có về nguyên tắc.

Đương thời, các công trình sư Liên Xô/Nga vượt mọi đối thủ thế giới tuyệt đối về mọi mặt. Không một tên lửa chiến lược tối tân nào của Mỹ có được khả năng chiến đấu dù cho là gần gần với biến thể sơ khai đầu tiên của tên lửa hạng nặng R-36.



Các giếng phóng tên lửa đường đạn hạng nặng của Nga được coi là tốt nhất thế giới. Chúng có thể bảo vệ chống mọi loại sóng xung kích và bức xạ (bức xạ và điện tử). Các tên lửa mới sẽ được che giấu tin cậy (AP).

Việc phát triển loại tên lửa đường đạn mạnh nhất thế giới R-36, còn có ký hiệu 15PA14, bắt đầu vào năm 1969. Năm 1975, nó đã được nhận vào trang bị. Tiếp đó, đã thực hiện nhiều cải tiến quan trọng. Kết quả là 3 biến thể đã được đưa vào trang bị.

Trong Hiệp ước START, các hệ thống tên lửa này sử dụng các tên lửa RS-20А, RS-20B, RS-20V. Theo hệ thống định danh NATO, tên lửa SS-18 Satan có 6 biến thể.

Người Mỹ tính đến những cải tiến dù là nhỏ, còn Liên Xô chỉ tính những cải tiến lớn. Cái tên Satan được Mỹ đặt cho tên lửa đầu tiên R-36 (RS-20А). Người ta nói rằng, tên đó được đặt là do màu sơn đen của thân tên lửa.

Tên lửa R-36 thuộc thế hệ 3. Cũng giống như R-36М, nó chỉ có ký hiệu hỗn hợp chữ-số.

Chỉ có R-36М2 đưa vào trang bị cho Bộ đội Tên lửa chiến lược Liên Xô/Nga RVSN năm 1988 là được gọi tên là Voyevoda. R-36M2 đã là tên lửa thế hệ 4, mặc dù đây chỉ là biến thể hiện đại hóa rất sâu của tên lửa đầu tiên R-36.

Tham gia làm việc cho dự án là cả Liên Xô, nhưng trách nhiệm chính là Ukraine, trước hết là Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie, ở Dnepropetrovsk. Các công trình sư trưởng lần lượt là Mikhail Yangel và Vladimir Utkin.

Việc chế tạo tên lửa rất khó khăn. Trong 43 lần phóng thử của lô đầu chỉ có 36 lần thành công (83,7%). Lần phóng thử đầu tiên của Voyvoda mùa xuân năm 1986 kết thúc bằng một thảm họa nghiêm trọng. Tên lửa bị nổ trên bệ, phá hủy hoàn toàn giếng phóng. Nhưng rất may là không có thiệt hại về người. Cuối cùng, Voyevoda đã trở thành tên lửa tin cậy nhất thế giới.

Hạn sử dụng của tên lửa hiện được chính thức kéo dài lên đến 20, thậm chí có thể tăng hạn lên đến 25 năm. Đây là trường hợp hiếm có. Bởi vì, tên lửa thường xuyên được nạp các thành phần nhiên liệu lỏng hoạt tính mạnh và chất oxy hóa.

Thế hệ mới của Voeyvoda về tính năng sẽ vượt tất cả các loại trước đó hiện có đang trực chiến. Tên lửa được bố trí trong các giếng phóng gần như bất khả xâm phạm. Chỉ có thể tiêu diệt chúng khi tên lửa hạt nhân đối phương bắn trúng chính xác trực tiếp. Còn nếu nổ cách giếng phóng Voyevoda vài trăm mét thì không có vấn đề gì.

Tên lửa có thể xuất phát kể cả khi có bão bụi lửa đi kèm vụ nổ hạt nhân. Tên lửa cũng không ngán ngại bức xạ Roentgen dữ dội và các dòng neutron.

Tên lửa có thể với tới hầu như mọi mục tiêu trên trái đất, với tầm bắn 11.000-16000 km tùy thuộc trọng lượng đầu đạn. Trọng lượng tối đa của phần chiến đấu tên lửa thế hệ 4 là 8.730 kg.

Trong khi đó, các ICBM bố trí trong giếng phóng Minuteman III của Mỹ có tầm bắn đến 13.000 km, nhưng phần chiến đấu nặng có 1.150 kg. Kể cả ICBM mạnh nhất của Mỹ là tên lửa Trident phóng từ tàu ngầm thuộc các biến thể cuối cũng chỉ đưa đầu đạn nặng 2,8 tấn đi xa 11.000 km.

Tất cả các tham số kỹ-chiến thuật của tên lửa đang thiết kế được bảo mật gắt gao, chỉ biết rằng, chúng vượt khả năng của các tên lửa Voyevoda hiện tại.



So sánh tính năng 3 ICBM hàng đầu thế giới:



Liên Xô đã chế tạo các loại đầu đạn khác nhau cho các biến thể và loại tên lửa Satan. Đầu đạn khủng khiếp nhất có đương lượng nổ 25 MT (1MT tương đương 1 triệu tấn TNT). Hiện nay, trực chiến chỉ có các tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 0,75 MT. Tức là đương lượng nổ tổng cộng là 7,5 MT, quá đủ để gây tổn thất không thể khắc phục cho đối phương tại khu vực bị tấn công.

Module đầu tên lửa chứa các đầu đạn có vỏ giáp bảo vệ vững chắc. Ngoài ra, nó còn mang theo nhiều mục tiêu giả để tạo cảm giác một cuộc tấn công siêu ồ ạt cho các radar của các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Theo các chuyên gia NATO, trong điều kiện đó thì không thể phân biệt các đầu đạn thật. Ngày nay, tất cả các tên lửa đường đạn hạt nhân đều mang các mục tiêu giả. Nhưng ở tên lửa Voyevoda, người ta đã làm được mục tiêu giả có các trường vật lý giống hoàn toàn đầu đạn thật.

Lực lượng RVSN thời Liên Xô đã triển khai 308 hệ thống Satan trong biên chế 5 sư đoàn tên lửa. Hiện nay, Nga còn duy trì 74 bệ phóng với tên lửa Voyevoda.

Ngay cả sau khi “về hưu”, các tên lửa này vẫn tiếp tục phục vụ trong ngành dân sự. Các tên lửa R-36М rút khỏi trực chiến đã được cải hoán thành tên lửa đẩy vũ trụ thương mại Dnepr. Bằng loại tên lửa này, đã đưa lên quỹ đạo gần 40 vệ tinh nước ngoài có chức năng khác nhau. Đã có một trường hợp tên lửa vẫn hoạt động tốt sau khi trực chiến 24 năm.

Năm 1991, KB Yuzhmah đã phát triển thiết kế hệ thống tên lửa thế hệ 5 R-36М3 Ikar, nhưng cuối cùng bế tắc. Hiện nay, các tên lửa hạng nặng thế hệ 5 thật sự, chứ không phải là tên lửa cải tiến tiếp, đang được Nga nghiên cứu chế tạo.

Tên lửa này sẽ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất. Song cần phải nhanh chân vì từ năm 2014, các tên lửa Voyevoda dù là tin cậy những đã cũ sẽ bắt buộc phải loại biên.


PM (theo RG)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang