Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Sức mạnh không quân Trung Quốc sắp vượt Nhật Bản



Viện nghiên cứu quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật bản cho biết, đến năm 2015 sức mạnh của Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua không quân Nhật Bản.

Theo báo cáo, năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu máy bay cảnh báo (AWACS). Đây là cơ hội cân bằng sức mạnh trên không của Trung Quốc trong khu vực Đông Á và dần dần mở rộng khoảng cách với các nước khác. Tốc độ phát triển thần tốc về sức mạnh Không quân Trung Quốc quan hệ mật thiết với tốc độ phát triển kinh tế của nước này

Năm 2010, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt giảm chi phí quốc phòng, tuy nhiên trên thực tế lại không ngừng tăng. Nếu cữ giữ mức tăng như vậy đến năm 2020 sức mạnh Không quân Trung Quốc sẽ tăng hơn 2 lần hiện nay, báo cáo dự đoán.



Không quân Trung Quốc đang vươn lên ngôi vị số một tại Châu Á.

Trong khi đó, kế hoạch trang bị lực phòng thủ trung kỳ của Nhật Bản chỉ nhắc tới việc nâng cấp máy bay chiến đấu F-15 và thay thế một số máy bay F-4 đã hỏng hóc. Đồng thời, việc thay thế máy bay chiến đấu vào năm 2015 của Nhật Bản vẫn chưa xác định được máy bay chủ lực.

Sự chậm trễ của F-35 làm cho sức mạnh của không quân Nhật Bản giảm đi đáng kể. Do đó, sức mạnh Không quân của Nhật Bản đang từng bước lùi lại đằng sau Không quân Trung Quốc.


Năm 2015 Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua Không quân Nhật Bản.

Các biểu đồ của báo cáo chỉ ra, Không quân Trung Quốc ngày càng tạo thành một khoảng cách lớn đối với Không quân Hàn Quốc. Mặc dù, năm 2011, Hàn Quốc lên kế hoạch mua máy bay cảnh báo sớm (AWACS), đồng thời, nhập khẩu 21 máy bay chiến đấu F-15K nhưng đến năm 2015, sức mạnh của Không quân Hàn Quốc cũng chỉ ngang bằng Nhật Bản.

Dù được dự báo, mạnh gấp 5-6 lần so với Không quân Triều Tiên, trong tương lai gần nhưng do thay đổi đối tượng tác chiến, muốn đối kháng với sự phát triển của Không quân Trung Quốc nên Không quân Hàn Quốc bị báo cáo coi là yếu.

Từ đó có thể thấy, do chịu sự ảnh hưởng của việc phát triển sức mạnh Không quân Trung Quốc mà các nước, Đông Á không ngừng tăng cường kinh phí đầu tư cho Không quân của mình.

Báo cáo còn chỉ ra, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể chế xã hội và kinh tế tương đồng với nhau, không tính đến các vấn đề lịch sử thì Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều điểm chung.
Các liên minh Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc không thể đối lập và tạo ra xung đột lợi ích. Do đó, xuất phát từ quan điểm cân bằng quân sự ở Đông Á, sự tăng cường hợp tác an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc là các phương pháp hiệu quả nhất có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.

Ngoài ra, mặc dù quân đội Mỹ ở Đông Á đang trong tình trạng "trì trệ", nhưng xét một cách tổng thể đến năm 2015 sức mạnh Không quân Mỹ vẫn lớn gấp 3 lần sức mạnh Không quân Trung Quốc. Nếu tới năm 2020, Không quân Mỹ được trang bị máy bay chiến đấu F-35, điều này sẽ tạo thành sự răn đe với Trung Quốc trong khu vực.

Cũng theo báo cáo, trước năm 1990, Liên Xô có sức mạnh quân sự lớn nhất toàn cầu, nhưng sau khi Liên Xô giải thể, sức mạnh quân đội Nga giảm đáng kể. Sức mạnh quân sự Nga năm 2010 chỉ bằng một nửa sức mạnh quân sự Liên Xô cuối những năm 1980. Việc Không quân Nga vẫn phải sử dụng MiG-25 được chế tạo từ hơn 40 năm trước là một biểu hiện cụ thể.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, Không quân Nga chỉ có thể phát triển một phần, còn cơ bản là không có gì thay đổi. Việc nâng cấp Su-27 thành Su-27SM cho thấy Nga chỉ mới bắt đầu cuộc cải tổ, báo cáo nhận định.

(tổng hợp)

>> Mỹ sẽ tấn công Triều Tiên bằng vũ khí hiện đại bậc nhất



Mỹ kịch liệt phản đối việc Triều Tiên phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và đưa ra một kế hoạch tác chiến hiện đại nhằm tiêu diệt những cơ sở hạt nhân này.

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc, Bộ quốc phòng Mỹ đang soạn thảo một kế hoạch tấn công Triều Tiên.

Căn cứ theo kế hoạch này, quân đội Mỹ sẽ sử dụng các loại trang bị kỹ thuật và vũ khí hiện đại bậc nhất để đảm bảo có thể đánh bại Triều Tiên trong khoảng thời gian ngắn nhất. Mục đích chính của kế hoạch này nhằm tiêu diệt vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng.

Cụ thể, ngày 19/2 nhật báo Hàn Quốc cho biết, bộ tư lệnh chiến lược Mỹ đã đưa ra kế hoạch tác chiến số hiệu 8010-08, nội dung của kế hoạch này bao gồm các phương án tán công nhằm tiêu diệt các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Triều Tiên.

Báo cáo chỉ ra, chiến lược này cùng với kế hoạch thu hồi vũ khí hạt nhân chiến lược của Triều Tiên sau năm 1991 đã khẳng định Mỹ là “một chiếc ô hạt nhân” của Hàn Quốc.

Căn cứ theo các tài liệu của hiệp hội các nhà khoa học Mỹ được công bố tháng 2/2010, chủ thể vận dụng của kế hoạch tác chiến 8010-08 chính là Triều Tiên.



Máy bay ném bom tàng hình B-2 phá vỡ "bức tường âm thanh".

Kế hoạch 8010-08 còn đưa ra các phương án kết hợp tấn công của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và các loại hình tên lửa khác, đồng thời cũng sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay ném bom chiến lược B-52, tàu ngầm và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 để kết hợp tấn công.

Hans Kristensen, trưởng ban nghiên cứu hạt nhân của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ cho biết: “Các loại vũ khí thông thường chỉ được sử dụng để tấn công 30% các mục tiêu trong kế hoạch tác chiến hiện đại này”.

Mặt khác, tại Căn cứ Không quân Whiteman, bang Missouri (Mỹ) bom của các máy bay ném bom tàng hình B-2 được các kĩ sư trang bị đầu đạn hạt nhân B61.

Hàn Quốc báo cáo các mục tiêu đầu tiên của B61 là các cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên dưới lòng đất, đây là loại đầu đạn có sức công phá khủng khiếp. Từ cuối những năm 1990, B-2 đã đạt khả năng gọi gọn thời gian từ lúc chuẩn bị đến khi tiêu diệt mục tiêu chỉ trong 25 giờ.

Trải qua 3 lần nâng cấp, thời gian tác chiến của B-2 được rút xuống còn 1/2 so với thời gian ban đầu. Đặc biệt, thông qua lần nâng cấp gần đây nhất, thời gian tác chiến của B-2 đã đựoc rút ngắn còn 8 giờ.

Báo cáo còn chỉ ra, mục tiêu của kế hoạch tác chiến 8010-08 bao gồm: Các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất của Triều Tiên, bộ chỉ huy quân sự quốc gia và các cơ sở kỹ thuật khác.

Trong bài phát biểu về tình hình hạt nhân thế giới tháng 4/2010, tổng thống Mỹ Obama đã nói rõ một điều rằng nếu Triều Tiên không chịu từ bỏ các loại vũ khí hạt nhân Mỹ sẽ sử dụng phương pháp tấn công “tiên phát chế nhân” nhằm loại bỏ các cơ sở hạt nhân này.

(Xinhua news)

>> Không quân Thái Lan bước sang kỷ nguyên mới



Ngày 22/2, Không quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận 6 trong tổng số 12 chiếc máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D hiện đại của Thụy Điển.



Chiếc Gripen 39 C/D biên chế trong Không quân Thái Lan.


Sự xuất hiện của sáu máy bay chiến đấu Gripen ngày hôm nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho Không quân Hoàng gia Thái Lan, Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan Itthaporn Subhawong phát biểu.

Không quân Thái Lan sẽ nhận 12 chiếc máy bay chiến đấu Gripen do Thụy Điển sản xuất, trị giá gần 40 tỷ baht, sau khi nội các thông qua thương vụ các máy bay chiến đấu này vào năm 2008, dưới thời thủ tướng kiêm bộ trường quốc phòng Samak Sundaravej.

Theo kế hoạch, các máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D sẽ thay thế cho lớp máy bay F-5A/B đã lạc hậu sẽ bị loại biên hoàn toàn khỏi vào cuối năm 2011.
Sáu máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D đầu tiên hạ cánh tại căn cứ không quân Don Muang, sau khi xuất phát từ Thụy Điển vào ngày 18/2. Chúng sẽ được biên chế tại căn cứ không quân của Liên đội 7 ở Surat Thani. Lô máy bay Gripen thứ hai gồm 6 chiếc dự kiến sẽ được chuyển giao cho Thái Lan vào năm 2012.

Trước đó, ngày 21/2, Tư lệnh Không quân Thái Lan Itthaporn cho biết, ông đã được thông báo, các máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D sẽ cung cấp những thay đổi hiện đại và quan trọng cho lực lượng không quân. Với các máy bay chiến đấu hiện đại này, không quân Thái Lan sẽ được chuyển đổi thành một hệ thống mạng định hướng, ông Itthaporn nói. “Máy bay chiến đấu Gripen giống như một hệ thống máy tính với tất cả trang thiết bị hiện đại. Điều quan trọng nhất là các nhà cung cấp đã nhất trí chuyển giao toàn bộ công nghệ cho chúng tôi”, tư lệnh Itthaporn nói và cho biết thêm rằng, phần mềm của các máy bay chiến đấu có thể được cập nhật liên tục.

Ông Itthaporn cho biết khả năng của các phi công lái máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D sẽ phải thay đổi hoàn toàn vì hệ thống điện tử mới trên máy bay sẽ cung cấp cho họ thông tin chuyến bay kết nối với các máy bay chiến đấu khác trên màn hình trước mặt.

Tư lệnh Itthaporn nói rằng Mỹ đã cho phép kết nối hệ thống liên kết màn hình trên máy bay chiến đấu Gripen với hệ thống trên máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

Một nguồn tin từ lực lượng Không quân Thái Lan tiết lộ, việc cho phép kết nối hai hệ thống màn hình nói trên đạt được sau khi Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nêu vấn đề với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 1/2011.

(Bangkok Post)

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

>> Giải mã bí mật logo USCYBERCOM



Bí ẩn của logo Bộ chỉ huy Điều khiển học Mỹ USCYBERCOM có thể đã được khám phá. Nhưng cũng có thể mới chỉ là khám phá được một phần.
Ngày 27.6.2010, Bruce Karleton từ California trên blog của mình đã phát hiện một bất ngờ bí ẩn trên logo vốn đầy những biểu tượng của USCYBERCOM.

Trên vòng tròn bên trong, màu kim loại vàng của logo đã phát hiện một tập hợp 32 ký tự viết liền mà ai để ý một chút cũng có thể đọc được là:
9EC4C12949A4F31474F299058CE2B22A

Đã có người phỏng đoán đây không phải là mật mã mà là một hash 128 bit của một đoạn văn bản ẩn. Bí mật đã thu hút nhiều người.

Nhưng bí mật này không tồn tại lâu. Đoạn văn bản mà khi xử lý bằng phần mềm MD5 tiêu chuẩn đã cho ra đúng tập hợp ký tự với trình tự như trên.



Trên vòng tròn bên trong, màu kim loại vàng của logo USCYBERCOM có một tập hợp 32 ký tự đầy bí ẩn

Người ta cho rằng, chuỗi ký tự đó ẩn giấu đoạn văn bản nói về sứ mệnh của USCYBERCOM:

USCYBERCOM plans, coordinates, integrates, synchronizes and conducts activities to: direct the operations and defense of specified Department of Defense information networks and; prepare to, and when directed, conduct full spectrum military cyberspace operations in order to enable actions in all domains, ensure US/Allied freedom of action in cyberspace and deny the same to our adversaries.
Tạm dịch là:

USCYBERCOM hoạch định, điều phối, liên kết, đồng bộ và tiến hành các hoạt động nhằm: chỉ đạo các chiến dịch và hoạt động phòng thủ các mạng thông tin xác định của Bộ Quốc phòng (Mỹ và; chuẩn bị để, và khi được chỉ đạo, tiến hành đầy đủ các loại hoạt động không gian điều khiển học quân sự để tạo điều kiện cho các hành động trên tất cả các domain, bảo đảm sự tự do hành động của Mỹ và đồng minh trong không gian điều khiển học và ngăn chặn khả năng đó của các kẻ thù của chúng ta.
Nếu muốn, các bạn có thể kiểm tra tính chính xác của cách diễn giải đoạn mã đó bằng phần mềm hash MD5 có sẵn trên mạng.

Bên cạnh đó, lời khẳng định đã giải mã được bí ẩn chẳng qua cũng mới chỉ là một giả thiết. Hash code, nói một cách chặt chẽ, không phải là phương tiện độc nhất để nhận dạng một chuỗi ký tự cụ thể - cũng một hash đó có thể có đem lại vô số đoạn văn bản.

Hiện chẳng ai biết liệu logo USCYBERCOM có hàm chứa ý nghĩa ẩn nào hay không và thực sự nó có tồn tại không.

Song đoạn văn bản nêu sứ mệnh của USCYBERCOM cũng khiến người ta phải suy nghĩ. Lầu Năm góc đang mưu toan bảo đảm cho mình và các đồng minh ngoan ngoãn của họ toàn quyền tự do hành động trên không gian điều khiển học mà tước bỏ quyền tự do đó đối với toàn bộ phần còn lại của nhân loại.

Sứ mệnh đó đã được tuyên bố. Chúng ta không nên quên điều đó.
(vietnamdefence)

>> Nga khoe ‘kẻ hủy diệt’ BMPT tại IDEX-2011



Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí Nga đã giới thiệu xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT tại triển lãm IDEX-2011 đang diễn ra tại Abu Dhabi (UAE). 


Đây là loại xe chiến đấu hỗ trợ tăng duy nhất trên thế giới hoạt động với chức năng này.

Trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, lực lượng tăng thiết giáp của Nga đã chịu tổn thất nặng nề về lực lượng, đặc biệt là trong điều kiện tác chiến đô thị.

Sau khi kết thúc chiến tranh, lục quân Nga đã đề xuất phát triển loại xe chiến đấu hỗ trợ tăng nhằm hỗ trợ và chi viện hỏa lực cho lực lượng tăng thiết giáp. Các chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá, BMPT này là bình minh mới của thế giới xe bọc thép.

BMPT có khả năng hoạt động độc lập hoặc xen kẽ trong đội hình xe tăng, bảo vệ đội hình chiến đấu, hộ tống và bảo vệ các cơ sở và căn cứ, chống khủng bố. Đặc biệt, xe có thể chi viện hỏa lực trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng bị hạn chế, dễ bị vũ khí chống tăng cá nhân tiêu diệt. BMPT được mệnh danh là “kẻ hủy diệt”, bắt đầu được chấp nhận trang bị cho lục quân Nga vào năm 2005.

Khi tác chiến trong môi trường đô thị BMPT được triển khai hoạt động với tỷ lệ 2-1, tức là 2 chiếc BMPT sẽ bảo vệ 1 chiếc tăng chiến đấu chủ lực, khi tác chiến ngoài đô thị 1 chiếc BMPT sẽ bảo vệ 2 chiếc tăng chủ lực.

Vũ khí

Một chiếc BMPT được trang bị pháo tự động nòng kép 30mm, loại 2A42 có khả năng bắn các loại đạn nổ phá mảnh liều cao (HE-Frag), đạn động năng APDS (*), tốc độ bắn 600 viên/phút, cơ số đạn 850 viên.

Ngoài ra, xe còn có súng máy đồng trục PKTM cỡ nòng 7,62mm, 2 súng phóng lựu AG-17D 30mm điều khiển độc lập, với cơ số 300 viên; 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-T (NATO định danh là AT-9 Spiral).

Đạn tên lửa Ataka-T có khả năng mang được nhiều loại đầu đạn khác nhau như: đầu đạn nổ mạnh liều đúp để phá hủy mục tiêu mang giáp phản ứng nổ có độ dày quy đổi tới 800mm, đầu đạn khoan bê tông và đầu đạn nổ phá mảnh, đạn nhiệp áp.

Nhờ việc sử dụng được nhiều loại đầu đạn tên lửa khác nhau, xe BMPT có khả năng công kích các cứ điểm kiên cố, trực thăng bay thấp trong phạm vi 5km, cũng như các loại xe tăng hiện có cả ở tương lai.





"Kẻ hủy diệt" được đánh giá là "bình minh mới" của các xe chiến đấu bọc thép.

Khí tài

Tất cả các hệ thống vũ khí được điều khiển thông qua hệ thống kiểm soát bắn đa kênh, hệ thống kính ngắm quang học ngày/đêm đa kênh tích hợp, kết hợp với hệ thống trinh sát quang truyền hình cung cấp trường quan sát 360 độ. Thiết bị đo xa laser và dẫn bắn cho tên lửa chống tăng…

BMPT sử dụng chung máy tính điều khiển tương tự xe tăng T-90. Cho phép tham chiến với nhiều mục tiêu bất kể ngày đêm, xe có khả năng tham chiến với 3 mục tiêu cùng lúc

Độ an toàn
BMPT được phát triển trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, cấu hình xe tương đối thấp giúp xe hoạt động dể dàng hơn.

Xe được trang bị giáp cảm ứng nổ ERA, làm tăng khả năng bảo vệ tổ lái trước các loại đạn HEAT(*), đạn động năng APDS.

Toàn bộ khối đạn dược được bố trí trên tháp pháo, trong khi kíp lái được bố trí ngồi tách biệt với tháp pháo, làm tăng khả năng bảo vệ tổ lái trong trường hợp tháp pháo bị trúng đạn.

Các hệ thống hỗ trợ khác bao gồm váy bảo vệ hông, hệ thống phòng vệ bị động, giúp nâng cao độ an toàn và khả năng sống còn trong chiến đấu

Khả năng cơ động
BMPT được trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu V-92S2, công suất 1.000 mã lực, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng 21,3 mã lực/tấn. Tốc độ tối đa trên đường nhựa là 65km/giờ, tầm hoạt động 550km, khối lượng chiến đấu 47 tấn, kíp chiến đấu 5 người.

Sự có mặt của BMPT trong đội hình tác chiến tăng thiết giáp của Nga mang lại một năng lực tác chiến mới, vừa có khả năng cơ động của xe chiến đấu bộ binh, vừa có hỏa lực mạnh để chiến đấu như một xe tăng chủ lực.

BMPT kết hợp với xe tăng chiến đấu chủ lực, tạo nên một hệ thống chiến đấu hiệu quả cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

(*) Chú thích thuật ngữ viết tắt:
HEAT - High Explosive Anti Tank: đạn chống tăng liều nổ cao
APDS - Armour Piercing Discarding Sabot: đạn xuyên giáp sử dụng thanh xuyên

(Defence Talk, Military Today)

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

>> 'The NVA and Viet Cong'



"The NVA and Viet Cong" được minh họa bằng cả tranh minh họa vẽ màu và hình chụp tư liệu.

Công trình sưu tầm, phục dựng của nhóm tác giả và những tư liệu hình ảnh làm sáng rõ ý nghĩa tên gọi của bộ đội Cụ Hồ là Quân đội Nhân dân.

Quân đội Nhân dân nghĩa là đội quân gắn liền với nhân dân, trưởng thành từ nhân dân. Sự phát triển của trang phục, quân trang của QĐND cũng mang ý nghĩa đó. Vì vậy, khi nhân dân còn khổ, bộ đội chưa thể mặc đẹp.

Ngày nay, khi đời sống kinh tế phát triển, mức sống của người dân dần được nâng cao, tạo điều kiện cho Quân đội Nhân dân hiện đại hóa, trong đó, có cả việc trang bị quân trang, quân phục chuyên nghiệp, hội nhập với thế giới.

Dưới đây là một số hình ảnh về trang phục lực lượng vũ trang Việt Nam giới thiệu trong cuốn "The NVA and Viet Cong":



Quân đội Nhân Dân Việt Nam năm 1953 với súng trường MAS36 của Pháp.


Hình 1: Chiến sĩ Việt Minh ở Hà Nội năm 1954 với quân trang, quân dụng. Hình 2: Chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Nội năm 1955


Chiến sĩ du kích thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (PLAF) ở Sài Gòn năm 1968. Hình 3 trong ảnh là huy hiệu của chiến sĩ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.


Phi công trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1972


Hình 1:Trung úy pháo binh; Hình 2: Sĩ quan pháo binh; Hình 3: Hạ sĩ quan pháo binh;


Nhân viên Bộ nội vụ (Công an Nhân dân) đầu những năm 1980. Hình trên: huy hiệu Công An gắn trên mũ.


Trung úy của QĐND Việt Nam năm 1987. Từ trên xuống:huy hiệu gắn trên mũ của chiến sĩ - sĩ quan - tướng trong QĐND.


Hải quân Việt Nam và các cấp bậc trong Hải quân năm 1988.


Cấp bậc ở những binh chủng khác nhau của QĐND Việt Nam năm 1982 xuất hiện trong "The NVA and Viet Cong"


Hình chụp mũ của QĐND Việt Nam (trên) và mũ của chiến sĩ du kích PLAF.


Hai loại giày dùng trong chiến đấu của QĐND Việt Nam. Trong trang sách này, các tác giả có sự nhầm lẫn khi nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "cha đẻ" Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trên thực tế, chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là "người anh cả" của quân đội.


Trong quá trình hiện đại hóa, quân phục của cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp.



(tổng hợp)

>> Hình ảnh ghê rợn sau vụ nổ nguyên tử ở Nagasaki



Sau vụ nổ ở Hiroshima, tổng thống Mỹ Truman tuyên bố, "nếu họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất".

Ngày 8/8/1945, những truyền đơn được thả từ trên không, những cảnh báo phát tới Nhật Bản từ Đài phát thanh trên đảo Saipan (khu vực Nagasaki đã không nhận được những truyền đơn này cho đến ngày 10/8, dù chiến dịch rải truyền đơn trên toàn Nhật Bản đã bắt đầu trước đó cả tháng).

Sáng ngày 9/8/1945, pháo đài bay B-29 Bock's Car của Mỹ mang quả bom nguyên tử Fat Man. Nhiệm vụ của nó là thực hiện một cuộc tấn công nguyên tử thứ hai trên lãnh thổ Nhật Bản, với mục tiêu số một là Kokura, mục tiêu số hai là Nagasaki.

Vào lúc 7h50 (giờ Nhật Bản), báo động máy bay vang lên ở Nagasaki nhưng sau đó báo yên lúc 8h30. Khi chỉ có hai chiếc B-29 bay đến lúc 10h53 phút, người Nhật cho rằng đó là những máy bay do thám và không phát lệnh báo động nữa.

Lúc 11h1 phút, quả bom Fat Man, có lõi chứa khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống thung lũng công nghiệp ở thành phố Nagasaki.

43 giây sau, quả bom phát nổ ở độ cao 469 mét so vớ mặt đất, ở giữa xưởng thép và vũ khí thuộc xưởng thủy lôi của Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 Kiloton, nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871°C (7.000° F) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ. Lúc bom nổ, có hơn 200.000 người trong thành phố.

Theo tính toán, 70.000 người trên tổng số 240.000 dân cư Nagasaki chết ngay và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là 1,6 km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2 km cách vụ nổ về phía nam. Không tính toán được những người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh bom ở đây.

Những hình ảnh về thương vong trong không được công bố ngay lập tức, phải đến năm 1952, hình ảnh về tội ác của Mỹ mới có cơ hội được phơi bày.

Dưới đây là một số hình ảnh về tội ác chiến tranh của Mỹ gây ra cho nhân dân Nhật Bản:




Hiện trường vụ ném bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki ngày 9/9/1945.


Nạn nhân không chịu đựng được nhiệt độ cao trong các hầm trú ẩn, một số đã bị "nướng chín".


Nụ cười rạng rỡ của một cô gái từ trong hầm trú ẩn phòng không đi ra khi biết mình sống sót. Nhưng lúc đó, cô không hề biết những gì đón chờ mình phía trước, tử thần lấp ló trong đám bụi phóng xạ bao trùm kín thành phố.


Tay phải của nạn nhân vẫn nắm chặt vào cổ đến lúc chết như thể muốn hít thở chút không khí duy nhất còn xót lại bên ngoài. Liệu rằng, ai có thể nhận ra nạn nhân trong tình cảnh như thế này?


Những đứa trẻ nằm bất động như những búp bê vô hồn.


Đây là một trong những gia đình sống xót sau vụ nổ hạt nhân, nhưng sau đó là những gì thì không ai tưởng tượng được.


Hình ảnh tuyệt vọng của người mẹ khi cố gắng cho đứa con của mình bú những giọt sữa cuối cùng.


Việc thống kê những xác chết sau vụ nổ là một điều vô cùng khó khăn với mọi người.


Hình ảnh thành phố Nagasaki trước vụ nổ.


Hình ảnh thành phố Nagasaki sau vụ nổ.


Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném xuống Nagasaki, Nhật Bản cao đến 18 km.


Hình dạng bom nguyên tử Fatman.


Thành phố Nagasaki sau vụ nổ như một nấm mộ khổng lồ không bia mộ.


(tổng hợp Báo Đất Việt )

>> Mỹ kêu gọi Trung Quốc tránh hành động khiêu khích



Hải quân Mỹ tiếp tục tăng cường khả năng quân sự tại Thái Bình Dương như đã cam kết với khu vực, một phó đô đốc Scott Van Buskirk phát biểu ngày 21/2.




Phó đô đốc Scott Van Buskirk.


Đi kèm với tuyên bố, ông Buskirk còn kêu gọi lực lượng Hải quân Trung Quốc tránh những hành động khiêu khích.

Trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng mạnh, sự phát triển nhanh chóng các hệ thống vũ khí tiên tiến bao gồm tàu sân bay và tên lửa chống vệ tinh, cũng như sự hoạt gia tăng của hải quân nước này ở vùng biên giới biển, đã gây quan ngại cho các nước láng giềng trong khu vực và Mỹ.

“Hy vọng chân thành của chúng tôi là trong khi Trung Quốc tiếp tục phát triển lực lượng hải quân “biển xanh”, sớm triển khai một tàu sân bay, Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng hải quân một cách có trách nhiệm và mang tính xây dựng”, ông Scott Van Buskirk phát biểu trong chuyến thăm Hong Kong.

Cùng với lời kêu gọi trên, ông còn đề nghị Trung Quốc không sử dụng trang bị vũ khí quân sự trong động thái “đe dọa hay khiêu khích”.

Phó Đô đốc Scott Van Buskirk là Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, chỉ huy một lực lượng quân sự triển khai tiền phương lớn nhất, gồm 70 tàu chiến và 300 máy bay.

Tháng 1/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương là cần thiết để hạn chế sự quyết đoán của Trung Quốc.

Tiếp đó, ông Gates còn nói rằng những tiến bộ của PLA trong lĩnh vực tác chiến không gian mạng và công nghệ chống vệ tinh có thể thách thức khả năng của các lực lượng quân sự Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương. Tiếp đó, Phó Đô đốc Buskirk tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng quân sự tại khu vực này.

Quân đội Mỹ sẽ sớm triển khai tới khu vực này một tàu chiến đấu ven biển (LCS) mới, liên đội tàu mang máy bay chiến đấu được nâng cấp, tăng cường khả năng tấn công của tàu ngầm, cũng như tái trang bị cho các tàu khu trục mặt nước nhằm “tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm đối phương”, Phó Đô đốc Van Buskirk cho biết.

Theo kế hoạch, Quân đội Mỹ sẽ triển khai máy bay tuần tra trinh sát hải quân P-8A Poseidon có tốc độ nhanh hơn để thay thế cho máy bay P-3 Orion trong vòng 2 năm tới.

Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gates có chuyến thăm “đột phá” đến Bắc Kinh hồi đầu năm nhằm tái lập mối quan hệ chiến lược cấp cao, thì Phó Đô đốc Buskirk nhấn mạnh nhiều hơn tới sự cần thiết thực hiện ở cấp chiến thuật để đảm bảo các vụ va chạm trên biển sẽ không leo thang hoặc dẫn đến xung đột.


(Reuters news)

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

>> Phòng không Nga bó tay với tên lửa JAGM



Việc trang bị JAGM cho trực thăng AH-64 Apache sẽ làm thay đổi lớn cán cân sức mạnh trên chiến trường.

Mục tiêu của chương trình JAGM (Joint Air-to-Ground Missile - tên lửa liên quân, không-đối-diện, có điều khiển) là chế tạo loại tên lửa có điều khiển kiểu module, có khả năng sát thương cao để trang bị cho máy bay, trực thăng và máy bay không người lái (UAV) của Lục quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, thay thế các loại tên lửa không-đối-diện nổi tiếng BGM-71 TOW, AGM-114 Hellfire (Hellfire-2, Hellfire Longbow) và AGM-65 Maverick.

Tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu tĩnh và động ở cự ly khác nhau trong mọi thời tiết. Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ dự kiến mua hàng ngàn quả JAGM.

JAGM sẽ bảo đảm tiêu diệt chính xác mục tiêu mặt đất trong thời tiết phức tạp với tổn thất phụ tối thiểu. Bộ phận then chốt của tên lửa là đầu tự dẫn đa chế độ chính xác cao, kết hợp khả năng dẫn bằng hồng ngoại, radar và laser bán chủ động. Đầu tự dẫn đa chế độ chính xác cao này đang ở giai đoạn phát triển.




JAGM sẽ tương thích với các bệ phóng hiện có trên các máy bay.

Tham gia cuộc thầu phát triển JAGM có 2 đội thiết kế: một là của công-xooc-xi-om của các công ty Raytheon và Boeing và hai là của hãng Lockheed Martin. Tháng 9.2008, Lockheed Martin ký được hợp đồng 122 triệu USD, nhóm Raytheon/Boeing nhận được hợp đồng 125 triệu USD trong khuôn khổ chương trình JAGM.

Theo Armstrade, 25.8.2010, nhóm Raytheon/Boeing đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa JAGM. Họ thông báo đã hoàn thành loạt đầu tiên 3 lần phóng thử nghiệm do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ mẫu chế thử tên lửa liên quân hạng nhẹ mới JAGM tại trường thử White Sands, New Mexico.

Raytheon và Boeing đã lần đầu tiên công bố đoạn video quay cảnh bắn chiến đấu tên lửa tối tân JAGM. Trong khi thử nghiệm ngày 23.6.10, JAGM đã sử dụng hệ dẫn laser, tiêu diệt thành công một mục tiêu có kích thước 8х8 ft (2,5х2,5 m) ở cách bệ phóng 16 km. Vụ thử này là một trong những bước cuối cùng để nhận tên lửa này vào trang bị.

Trên cảnh quay thấy rõ tên lửa rời thanh dẫn hướng bệ phóng, lấy độ cao và bổ nhào tiêu diệt mục tiêu. Một trong những yêu cầu của vụ thử là thử đầu tự dẫn 3 chế độ về hiệu quả bắt mục tiêu ở tất cả các chế độ: hồng ngoại, laser và sóng milimet. Đầu tự dẫn 3 chế độ bảo đảm độ chính xác tiêu diệt mục tiêu cao và bảo vệ chống mọi loại nhiễu.

Theo hợp đồng 125 triệu USD ký với Lục quân Mỹ, nhóm Raytheon/Boeing trong 27 tháng phải thiết kế, chế tạo và tiến hành phóng thử 3 mẫu chế thử JAGM trang bị đầu tự dẫn kết hợp 3 chế độ. Raytheon nhà thầu chính của hợp đồng.

Khi phát triển đầu tìm mới, nhóm thiết kế sử dụng kết quả nghiên cứu mà Raytheon thu được khi chế tạo bom có điều khiển GBU-53/B (SDB-2).

Lần phóng được thực hiện đã hoàn tất giai đoạn đầu bắn thử nghiệm tên lửa. Hai lần phóng đầu tiên JAGM được thực hiện vào tháng 4.2010. Trong khi thử nghiệm, cả 3 hệ dẫn đã làm việc đồng thời và bảo đảm truyền số liệu viễn trắc cần thiết để tiếp tục hoàn thiện hệ thống vũ khí.

Đồng thời với nhóm Raytheon/Boeing, một nhóm công ty khác do Lockheed Martin đứng đầu cũng đang phát triển một thiết kế thay thế khác cho tên lửa JAGM. Bên đặt hàng dự định tiến hành các vụ thử nghiệm các mẫu chế thử vào mùa thu năm nay tại các trường thử Yuma và White Sands sử dụng một bệ mang mặt đất mô phỏng một trực thăng.




Theo Armstrade, 5.4.2010, Lockheed Martin đã thông báo hoàn thành tốt đẹp loạt thử nghiệm toàn diện đầu tìm đa chế độ cho tên lửa liên quân có điều khiển JAGM (Joint Air-to-Ground Missile) lớp không-đối-diện thế hệ mới. Đại diện của Lockheed Martin cho biết, các vụ thử đã cho thấy khả năng hoạt động đồng thời của tất cả các sensor.

Lockheed Martin đã chế tạo một số đầu tự dẫn 3 chế độ để thử nghiệm mặt đất, bay không tách khỏi máy bay mang và bay thử. Sắp tới, sẽ bắt đầu thử nghiệm không tách khỏi máy bay mang với mục đích khẳng định các tham số công tác của tên lửa trong khi bay. Các vụ thử nghiệm bổ sung trong điều kiện khí hậu nóng, rung và nhiễu điện từ cũng sẽ tiến hành trong năm nay.

Chương trình chế tạo JAGM là sự kế tiếp dự án của Lockheed Martin phát triển tên lửa liên quân không-đối-diện thế hệ mới JCM (Joint Common Missile) dùng để thay thế tên lửa chống tăng có điều khiển AIM-114 Hellfire và BGM-71 TOW. Tuy nhiên, tháng 6.2007, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy hợp đồng phát triển JCM.

JAGM đe dọa phòng không lục quân

 Với sự xuất hiện của JAGM trên chiến trường, sức mạnh hỏa lực và khả năng bảo vệ của trực thăng sẽ tăng mạnh, còn hiệu quả của phòng không lục quân hiện đại sẽ giảm đi.

Việc trang bị JAGM cho trực thăng AH-64 Apache sẽ làm thay đổi lớn cán cân sức mạnh trên chiến trường. Vấn đề là ở chỗ, các hệ thống phòng không lục quân hiện đại dùng để bảo vệ các đơn vị triển khai trên chiến trường có tầm bắn chỉ gần 10 km. Ví dụ, hệ thống tên lửa phòng không tối tân của Nga Tor-M2U (sẽ bắt đầu nhận vào trang bị vào năm 2011) có tầm bắn giả thiết giỏi lắm cũng chỉ gần tới 16 km.



AH-64 với JAGM có thể bắn phá khá an toàn các hệ thống tên lửa phòng không, hơn nữa lại còn lợi dụng các vị trí ẩn nấp và nếp gấp địa hình, nhờ nguyên lý bắn-quên (tức là nhô lên khỏi nơi ẩn nấp, phóng tên lửa và lại ẩn nấp).

Trong khuôn khổ dự án JAGM, Lục quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ nhận gần 35.000 tên lửa để thay thế AIM-114 Hellfire-2 và Hellfire Longbow trên các máy bay mang chủ yếu, trong đó có các trực thăng tiến công AH-64 Apache của Lục quân, UAV đa năng tầm xa Warrior, các trực thăng tiến công AH-1Z Super Cobra của Thủy quân lục chiến, các trực thăng đa nhiệm MH-60 Sea Hawk của Hải quân Mỹ. JAGM cũng sẽ thay thế tên lửa AGM-65 Maverick trên các máy bay tiêm kích F/A-18 A/E Hornet.

Dự định, tên lửa bắt đầu được thử nghiệm bay vào quý II năm 2010. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ chọn một nhà thầu duy nhất của chương trình này vào quý IV. Dự kiến, JAGM sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2016.


(rnd.cnews)

>> Tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên



Bấy lâu nay, Mỹ, Hàn Quốc và một số nước phương Tây luôn kêu gào về cái gọi là “sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên”. Điều đáng nói là cho đến nay rất ít thông tin được kiểm chứng xung quanh kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên và tiềm lực quân sự của nước này hiện vẫn là điều bí ẩn.
Quân đội CHDCND Triều Tiên được thành lập ngày 8/2/1948 với 3 binh chủng Hải, Lục, Không quân. Theo sách trắng về quân sự năm 2006 của Hàn Quốc, việc phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường của CHDCND Triều Tiên đang đe dọa nghiêm trọng tới an ninh khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc cho rằng, CHDCND Triều Tiên có khoảng 3.700 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 4.800 bệ phóng tên lửa, 8.500 pháo tự hành 170 ly và 3.100 thiết bị vượt sông. CHDCND Triều Tiên có 9 sư đoàn thường trực, 4 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn tăng, 1 sư đoàn pháo binh.

Lực lượng Không quân và Hải quân của CHDCND Triều Tiên không có gì đáng kể bởi trang thiết bị và vũ khí đều quá niên hạn sử dụng. Được biết, không quân có 30 máy bay ném bom và máy bay trinh sát, 510 máy bay vận tải bao gồm cả máy bay AN-2s và 310 chiếc trực thăng. Tuy nhiên, không quân phải huy động khoảng 30 chiếc máy bay chiến đấu trong tổng số 820 chiếc máy bay tiêm kích để tham gia tuần tiễu. Hải quân có khoảng 60 tàu ngầm, 420 tàu chiến, 260 tàu vận tải và 60 tàu khác cùng 2 sư đoàn đóng ở vùng biển phía đông và phía tây với 12 đội tàu chiến và 2 lữ đoàn bắn tỉa trên biển đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn sở hữu khoảng 2.500-5.000 tấn chất độc gây tê liệt hệ thần kinh, sát thương ngoài da, chất gây nôn và khí cay...

Tuy nhiên, giới quân sự trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm tới kho vũ khí hạt nhân cũng như các loại tên lửa khác của CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự đều cho rằng, sau khoảng 30 năm phát triển, công nghệ tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể.





Quân kỳ của quân đội CHDCND Triều Tiên

Scud - khởi nguồn của những vũ khí chiến lược
 Tuy tên lửa Scud do Liên Xô chế tạo, có thể mang đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, nhưng sau khi được đưa tới sử dụng tại CHDCND Triều Tiên một thời gian, các nhà khoa học nước này đã nâng cấp và biến nó trở thành cơn ác mộng của những quốc gia hữu quan.

Theo giới truyền thông, mặc dù tiếp nhận tên lửa của Liên Xô từ năm 1969, nhưng những tên lửa Scud đầu tiên mà CHDCND Triều Tiên có được lại đến từ Ai Cập. Chính Ai Cập đã giúp CHDCND Triều Tiên nâng cấp, phát triển hệ thống tên lửa của mình. Đầu những năm 80, Ai Cập đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên một số tên lửa Scud-B của Liên Xô, có thể mang đầu đạn nặng tới 200kg cùng tầm bắn 300 km. Nhờ đó các nhà máy nghiên cứu, chế tạo tên lửa được xây dựng gần biên giới Trung Quốc đã sản xuất thành công loại tên lửa tự tạo đầu tiên được biết tới dưới tên gọi Hwasong-5 (năm 1984).

Ba năm sau (1987), CHDCND Triều Tiên đã ký với Iran một hợp đồng mua bán vũ khí với tổng trị giá 500 triệu USD, trong đó có khoảng 100 tên lửa Hwasong-5. Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất cũng từng mua 25 tên lửa Hwasong-5 cùng một số vũ khí khác của CHDCND Triều Tiên (năm 1989).

Giới chuyên môn cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã phát triển hai phiên bản mới từ Scud-B thành Scud-C (Hwasong-5) và Scud-D (Hwasong-6). Trong khi Scud-B chỉ bắn ở cự ly 300km thì Scud-C bắn được 500km, còn Scud-D có thể bắn mục tiêu cách xa 700 km. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn thử nghiệm loại tên lửa KN-02 có thể bắn tới những mục tiêu ở Hàn Quốc. Sau đó, CHDCND Triều Tiên còn phát triển Scud thành Nodong, Taepodong-1 và Taepodong-2.

Nodong - sự nâng cấp đáng tự hào
Giới quân sự từng cho rằng, tên lửa Taepodong-1 tuy bắn tới Nhật Bản, nhưng không nguy hiểm bằng loại tên lửa Nodong (Rodong). Với tầm bắn 2.000 km, các tên lửa Nodong có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào của Nhật Bản và bất cứ căn cứ quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ Nhật.

Theo nghiên cứu của một trung tâm hạt nhân Mỹ, Nodong có độ chính xác không cao - sai số từ 2 km đến 4 km so với mục tiêu. Tuy bắn không chính xác nhưng Nodong luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản bởi quốc gia này nằm trọn trong phạm vi "phát huy hiệu quả" của tên lửa này. Nhiều chuyên gia quân sự của Nhật Bản từng khẳng định, các loại tên lửa của CHDCND Triều Tiên đủ sức tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như các căn cứ quân sự Mỹ đặt trên lãnh thổ 2 quốc gia kể trên.

Kể từ khi CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa Nodong có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (tháng 3/1993), loại vũ khí này nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí của nước này. Sau đó (tháng 3/1994), CHDCND Triều Tiên còn mời chuyên gia quân sự Iran và Pakistan tới quan sát vụ bắn thử tên lửa Nodong. Được biết, tên lửa Nodong có thể mang theo một đầu đạn nặng 1.200 kg cùng tầm bắn 1.300 km, hoặc một đầu đạn nặng 1.000kg với tầm bắn 1.500km. Có tin nói rằng, tên lửa Ghauri (còn gọi là Hatf-5) của Pakistan được nghiên cứu, chế tạo thành công sau khi mua tên lửa Nodong của CHDCND Triều Tiên.

Taepodong-1 - lời cảnh cáo đầu tiên

 Tháng 8/1998, CHDCND Triều Tiên đã khiến cả thế giới phải sửng sốt sau khi phóng thử tên lửa Taepodong-1 với tầm bắn 2.000 km. Taepodong-1 được phóng đi (31/8/1998) từ bãi thử Musudan-ni ở bờ biển phía bắc Hamgyong. Sau khi bay được 1.090 km, Taepodong-1 đã bị rơi xuống Thái Bình Dương. Taepodong-1 là loại tên lửa được chế tạo từ sự tổng hợp các thành phần của Nodong và Scud. Tuy có thể bắn xa, nhưng Taepodong-1 còn thiếu độ chính xác hơn cả Nodong.

Giới chuyên môn cho biết, để bắn Taepodong-1, người ta cần một vị trí cố định, cũng như thời gian chuẩn bị khá lâu và điều này dễ bị đối phương phát hiện. Vệ tinh do thám của Mỹ và Nhật Bản không bỏ sót bất cứ động thái nào trong suốt quá trình phóng thử Taepodong-1. Tình báo Mỹ cũng như Hàn Quốc đều cho rằng, trong khi triển khai tên lửa tầm ngắn Nodong và Scud, CHDCND Triều Tiên vẫn không ngừng phát triển loại tên lửa có thể bắn xa từ 4.000 km đến 6.000 km.

Taepodong-2 - sự hoàn thiện của răn đe

 Theo giới chuyên môn, Taepodong-2 có tầm bắn từ 5.000 km đến 6.000 km, dùng động cơ nhiên liệu lỏng làm tầng đẩy 1 và tên lửa Nodong làm tầng đẩy 2. Mỹ cho rằng, Taepodong-2 đã được phóng thử hồi tháng 7-2006, nhưng thất bại. Giới chuyên môn nghi ngờ độ chính xác của Taepodong-2 cũng như khả năng mang đầu đạn lớn của nó. Ngoài ra, Taepodong-2 cũng có nhược điểm giống Taepodong-1, đó là phải có hệ thống phóng cố định khi bắn.

Có người nói rằng, Taepodong-2 có thể bắn tới thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ. Sau Taepodong-2, CHDCND Triều Tiên đang nghiên cứu Taepodong-3 có khả năng mang được đầu đạn nặng từ 500 kg đến 1.000 kg với tầm bắn từ 10.000 km đến 12.000 km. Nếu Taepodong-3 được thử nghiệm thành công thì điều này có nghĩa, Mỹ cũng giống như Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm trong tầm bắn của tên lửa CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự cho biết, rất khó xác định và phá hủy kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên vì nó không nằm cố định với số lượng không nhất định.

Theo giới truyền thông, ngay từ đầu năm 1999, vệ tinh do thám Mỹ đã phát hiện ra sự chuẩn bị của CHDCND Triều Tiên để phóng Taepodong-2 bởi giàn đỡ Taepodong-1 được nâng từ 22 lên 33. Nhưng việc chuẩn bị này bị hoãn lại vào cuối năm 1999 và mãi tới năm 2005 các thông số kỹ thuật của Taepodong-2 mới xuất hiện (lần đầu tiên) cho dù CHDCND Triều Tiên bắt đầu nghiên cứu loại tên lửa này từ năm 1990.

Những thông tin khó kiểm chứng

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từng cho rằng, CHDCND Triều Tiên sở hữu khoảng 600 tên lửa Scud và 100 tên lửa Nodong. Trong khi đó các nước phương Tây lại tuyên bố, CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 800 tên lửa đạn đạo các loại, trong đó bao gồm cả Taepodong-2. Nhưng theo thông tin của Mỹ thì CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 1.000 tên lửa Nodong và tên lửa Scud. Ngay từ năm 1965, Chủ tịch Kim Nhật Thành lúc đó đã cho thành lập Học viện Quân sự Hamhung để nghiên cứu công nghệ tên lửa nhằm sản xuất loại tên lửa có khả năng bắn tới Nhật Bản.

Giới truyền thông từng đưa tin, tướng Park Jae-kyung, tướng Hyun Chul-hee và tướng Lee Myong-su, 3 người thường xuất hiện bên cạnh Chủ tịch Kim Jong-il là "cha đẻ" của chương trình hạt nhân và tên lửa tại CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, còn phải kể tới 2 nhà khoa học Do Sang-rok và Seo Sang-guk. Cả 2 nhà khoa học này đều từng giảng dạy tại Trường đại học Kim Nhật Thành cho dù họ hơn kém nhau tới 30 tuổi. Được biết, ông Do Sang-rok tuy sinh ra (năm 1903) tại CHDCND Triều Tiên nhưng lại trưởng thành ở Hàn Quốc sau đó quay trở lại CHDCND Triều Tiên từ năm 1946 và đã chết năm 1990.




Những vũ khí hiện đại của CHDCND Triều Tiên
Ông Do Sang-rok được cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Kim Jong-il đặc biệt coi trọng, quý mến. Còn ông Seo Sang-guk (sinh năm 1938) được coi là người đi đầu trong việc chế tạo bom hạt nhân và từng được Chủ tịch Kim Jong-il gửi quà cách đây 11 năm (1998) vì những cống hiến cho công cuộc phát triển khoa học quốc gia.

Tình báo Mỹ cho rằng, Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan, người vừa được Tòa án tối cao Pakistan trả tự do hôm 6/2/2009 là người đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên công nghệ uranium để đổi lấy công nghệ tên lửa vào năm 1997. Giới truyền thông cho rằng, ngay từ năm 1984 CHDCND Triều Tiên đã xây dựng 2 lò tinh chế plutonium tại Trung tâm Khoa học hạt nhân Yongbyon, cách Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc. 10 năm sau (1994), Mỹ cho rằng, Bình Nhưỡng đã có đủ nguyên liệu để chế tạo 10 quả bom plutonium

(ANTG)

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

>> Hải quân Malaysia: Ba loại chiến hạm chủ lực



Không chịu kém cạnh hải quân các nước Singapore, Thái Lan, Indonesia..., gần đây, Malaysia tăng cường hiện đại hóa hải quân bằng một loạt hợp đồng mua khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm.

Khu trục hạm lớp Lekiu

 Lekiu là chiến hạm mạnh nhất, hiện đại nhất của Hải quân Malaysia, được đóng tại nhà máy Yarrow (Glasgow, Anh) theo thiết kế tiêu chuẩn khu trục hạm hạng nhẹ F2000.

Khu trục hạm Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, chiều dài 106 mét, chiều rộng 12,75 m. Hệ thống động lực của tàu gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 1163 TB93 cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 8.000 km. Thủy thủ đoàn của tàu là 146 người (18 sĩ quan).





Khu trục hạm hạng nhẹ lớp Lekiu của hải quân Malaysia

Lekiu trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm tầm ngắn MM-40 Block II Exocet. MM-40 mang đầu đạn phá-mảnh nặng 165 kg, tốc độ hành trình 0,9M, tầm bắn 70 km. Ở giai đoạn bay hành trình, tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính (INS), giai đoạn cuối sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động.

Tên lửa MM - 40 Exocet rời bệ phóng (minh họa)

Vũ khí phòng không của Lekiu gồm hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Seawolf tầm bắn 6 km của hãng MBDA, dùng để đối phó với các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu siêu âm và tên lửa hành trình. Tên lửa Seawolf đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (16 ống). Sau khi phóng, tên lửa bay tới mục tiêu với tốc độ 2,5M.


Tên lửa đối không Seawolf phóng thẳng đứng

Ngoài ra, trên tàu còn bố trí 2 pháo phòng không 30 mm, tầm bắn 10 km, tốc độ bắn 650 phát/phút; pháo hạm Bofors 57 mm, tầm bắn 17 km.

Lekiu còn lắp một cụm cơ cấu phóng lôi chống ngầm 324 mm.

Boong tàu phía sau bố trí một khoang chứa trực thăng và sân đáp cho trực thăng chống ngầm Lynx của hãng AgustaWestland.

Lekiu được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu Nautis F, tương tự loại sử dụng trên tàu hộ tống Nakhoda Ragam của Brunei cùng các loại radar tìm kiếm, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị.

Nhìn chung, xét hệ thống chiến đấu thì Lekiu thua kém các khu trục hạm của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Hệ thống tên lửa chống hạm MM-40 Exocet chỉ có tầm bắn 70km, kém xa các hệ thống RGM-84 Harpoon (140 km) và Kh-35 Uran (135 km), thường được trang bị cho các tàu chiến chủ lực như Formidable, Gepard...

Tàu hộ tống Laksamana

Năm 1981, chính phủ Iraq ký hợp đồng với Fincantieri mua 6 tàu tên lửa Assad. Tuy nhiên, tàu Assad không được chuyển giao sau khi có lệnh cấm vận quốc tế áp đặt với Iraq (năm 1991). Năm 1995, Malaysia ký hợp đồng mua lại 4 chiếc Assad và đặt tên mới là Laksamana. Từ 1997-1999, công việc chuyển giao số tàu này hoàn tất.


Tàu hộ tống lớp Laksamana

Lớp Laksamana trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm Otomat Mark2/Toseo. Tên lửa lắp một đầu đạn thuốc nổ mạnh 210kg, tốc độ hành trình Mach 0,9, tầm bắn hiệu quả 150km. Laksamana sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không Albatros trang bị tên lửa đối không Aspide để phòng chống máy bay và tên lửa diệt hạm. Aspide được dẫn đường bằng radar bán chủ động, tầm bắn 15km.


Tên lửa chống hạm Otomat rời bệ phóng

Trên tàu Laksamana bố trí 2 pháo tháp: 1 pháo Oto Melara 76 mm ở phía boong trước và 1 pháo Oto Melara 40 mm ở boong sau. Cả 2 pháo đều có khả năng tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, trên đất liền và phòng không.
Để hỗ trợ chống ngầm, chống hạm, tàu còn được trang bị thêm 2 cụm cơ cấu phóng lôi ILAS-3 của Whitehead Alenia để phóng ngư lôi chống tàu ngầm A244/S lắp hệ dẫn hỗn hợp chủ động-thụ động, tầm bắn 7 km.

Hệ thống điện tử của tàu gồm: radar sục sạo trên không-trên biển RAN 12L/X, radar định vị Kelvin Hughes 1007, hệ thống đối phó điện tử (radar đánh chặn INS-3, radar gây nhiễu TQN-2), hệ thống định vị siêu âm ASO 94-41.

Hộ tống hạm lớp Laksamana có tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.300 km.


Ở đuôi tàu Laksamana có bố trí 6 ống phóng tên lửa chống hạm Otomat và pháo tháp 40 mm

Tàu ngầm tiến công Scorpene

Tháng 6/2002, chính phủ Malaysia kí với DCNS của Pháp hợp đồng mua hai tàu ngầm tấn công lớp Scorpene. Chiếc đầu tiên mang tên KD Tunku Abdul Rahman hạ thủy năm 2007. Tháng 9/2009, Scorpene chuyển giao cho hải quân Malaysia.


Tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Hải quân Malaysia

Tùy từng biến thể, Scorpene có chiều dài 66-76m, lượng giãn nước 1.500-2.000 tấn. Thân tàu làm bằng vật liệu thép ứng suất đặc biệt có độ giãn nở cao cho phép tàu lặn sâu, phần mũi tàu thiết kế mang hình dáng giống mũi cá ngừ có tác dụng giảm tiếng ồn phát ra khi lặn.

Thủy thủ đoàn của Scorpene gồm 31 người. Bên trong tàu phân thành các phòng điều khiển, phòng nghỉ ngơi của thủy thủ và phòng cách âm. Tất cả các phòng đều lắp điều hòa nhiệt độ cùng hệ thống bảo đảm sinh hoạt, cho phép thủy thủ đoàn tồn tại trong 7 ngày liên tục.

Scorpene trang bị hệ thống điều khiển chiến đấu hiện đại SUBTICS và các hệ thống sonar dưới nước.

Tàu ngầm Scorpene được lắp 6 ống phóng ngư lôi 533 mm ở mũi tàu (với cơ số 18 ngư lôi hạng nặng Black Shark) và tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm SM-39 Exocet.

SM-39 là tên lửa chống hạm tầm ngắn do Pháp phát triển từ năm 1975. Trên tàu ngầm, SM-39 được đặt trong contenơ, phóng từ ống phóng lôi 533 mm. Khi thoát ly mặt nước, SM-39 tách khỏi contenơ ở độ cao 30 m và bay tới mục tiêu.


Contenơ chứa tên lửa SM-39 thoát khỏi mặt nước

SM-39 sử dụng hệ dẫn quán tính (INS) và đầu tìm radar chủ động giai đoạn cuối, mang đầu đạn 165 kg, tầm bắn 50 km.
Scorpene được trang bị động cơ diesel-điện, hệ thống động cơ không cần không khí (AIP). Tầm hoạt động khi chạy nổi khoảng 12.000 km (tốc độ 8 hải lý/h), chạy ngầm 1.000 km (tốc độ 5 hải lý/h), lặn sâu tối đa 300m, thời gian hoạt động trên biển trung bình 50 ngày. Chiếc tàu Scorpene thứ hai được hạ thủy và đang trong giai đoạn thử nghiệm.


(tổng hợp)

>> Tàu Nga lắp pháo Tây



Vài năm gần đây, Nga tăng mạnh việc mua sắm vũ khí và công nghệ quân sự nước ngoài. Nga đã mua máy bay không người lái của Israel, ký hợp đồng đóng ở Pháp 2 tàu sân bay trực thăng, đang chuẩn bị sản xuất xe ô tô bọc thép Italia tại Nga, đang mua vũ khí bộ binh cho các đơn vị đặc nhiệm…

Ngày 4.2.11, khi đi thăm công ty đóng tàu Severnaya Verf, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc V. Vysotsky đã chỉ thị xem xét khả năng lắp các hệ thống pháo nước ngoài cho các frigate đang đóng.

Rõ ràng, điều đó liên quan đến ụ pháo 130 mm А-192 hiện đang được xem là vũ khí chính của các tàu lớp Projket 22350.

Ụ pháo nhẹ 130 А-192М Armat (do KB Arsenal phát triển và do MZ Arsenal sản xuất) hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm mẫu chế thử. Toàn bộ công tác thử nghiệm và cải tiến thiết kế đang diễn ra đúng tiến độ đã hợp đồng với Hải quân Nga và sẽ hoàn thành vào năm 2012. Xét về tất cả các tính năng chiến-kỹ thuật, A-192M ở trình độ thế giới và không thua kém các mẫu pháo nước ngoài.

Tính năng của pháo А-192
Số nòng x cỡ, mm: 1 x 130;
Nguyên lý nạp đạn: tự động;

Tầm bắn, km:

- mục tiêu trên biển: đến 23;
- mục tiêu bay: đến 18.
Góc tầm: -15° đến +80°;
Góc hướng: 170°;

Tốc độ bắn: đến 30 phát/phút;
Khẩu đội, người: 5;
Trọng lượng ụ pháo, không đạn, tấn: 25;
Thay cho pháo A-192, Đô đốc Vysotsky đề xuất ụ pháo 100 mm Creusot-Loire Compact (Pháp) và 127 mm OTO-Melara 127/64LW (Italia).



Pháo tàu A-192
Nếu quyết định chọn các hệ pháo tàu nước ngoài, Nga có thể hứng chịu một số hậu quả tiêu cực:

- Mất đi trường phái chế tạo pháo tàu cỡ nòng lớn, các chuyên gia đó là vô giá;
- Phụ thuộc nước ngoài về linh kiện và đạn pháo, mà điều đó có thể có hậu quả nguy hiểm một khi xảy ra xung đột với phương Tây;
- Mất việc làm trong ngành công nghiệp Nga vốn đang gặp khó khăn do khủng hoảng.
Ngoài pháo ụ, Tư lệnh Hải quân Nga còn đề nghị xem xét các phương án sử dụng các hệ thống và thiết bị khác của nước ngoài như động cơ diesel, máy phát điện diesel, các hệ thống quạt và điều hòa.


(Rita news)

>> Nga bắt đầu sản xuất S-500 vào năm 2014



Hệ thống tên lửa phòng tối tân S-500 của Nga sẽ bắt đầu được sản xuất loạt vào năm 2014, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng thủ đường không vũ trụ Nga, Trung tướng Valery Ivanov cho hay.



Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf
Theo ông, S-500 sẽ làm cả nhiệm vụ phòng thủ vũ trụ ở độ cao đến 40-50 km. Dự án S-500 hiện vẫn được giữ bí mật nên thông tin kỹ thuật của hệ thống vẫn chưa được tiết lộ.
Cuối tháng 1.2011, có tin Bộ đội Phòng thủ đường không vũ trụ Nga đã bắt đầu chuẩn bị nhận vào trang bị hệ thống S-500.

Dự kiến, S-500 sẽ được sử dụng để bảo vệ Moskva và nhiều mục tiêu chiến lược trọng yếu ở miền Trung nước Nga.

Cùng với việc đưa vào trang bị S-500, Nga cũng sẽ tăng số lượng hệ thống S-400 Triumf tham gia trực chiến.

Theo tướng Ivanov, trung đoàn S-400 thứ hai sẽ bước vào trực chiến trong tháng 3.2011 tại Dmitrov, ngoại ô Moskva (với 2 tiểu đoàn được triển khai, mỗi tiểu đoàn có 8 bệ phóng) và trong những năm tới dự kiến triển khai gần Moskva tổng cộng không dưới 3-4 trung đoàn S-400 vào năm 2016-2020 để bảo vệ thủ đô. Tung đoàn S-400 đầu tiên đóng tại Elektrostal đi vào hoạt động năm 2009.

Tướng Ivanov cũng cho biết, trung đoàn S-400 thứ ba sẽ được triển khai tại Viễn Đông, nhưng không tiết lộ địa điểm cụ thể.

Nga công bố việc phát triển S-500 vào năm 2009 và dự kiến hoàn thành phát triển vào năm 2012. Sau đó, được biết, S-500 sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2015. Theo thông tin sơ bộ, hệ thống mới sẽ gọn, cơ động và hiệu quả hơn về năng lượng so với S-400, đồng thời có sức chiến đấu đối không mạnh hơn Triumf.

Tướng Ivanov cũng cho biết, trong tương lai có thể xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa phi chiến lược ở SNG, còn việc xây dựng hệ thống phòng thủ đường không-vũ trụ thống nhất của Nga sẽ hoàn thành trước cuối năm 2011.

Hệ thống phòng thủ đường không-vũ trụ thống nhất của Nga sẽ là hệ thống chỉ huy thống nhất, cho phép thực hiện mọi nhiệm vụ đặt ra cho phòng thủ đường không-vũ trụ trong tương lai như cảnh báo, phát hiện, tiêu diệt, chế áp và bảo vệ các mục tiêu.

Bộ Tư lệnh chiến dịch-chiến lược Phòng thủ đường không vũ trụ Nga kiểm soát không phận khu vực công nghiệp miền trung nước Nga và đảm nhiệm phòng không Moskva, bảo vệ trên 140 mục tiêu cấp quốc gia, của ngành công nghiệp, năng lượng, các tuyến đường giao thông, các nhà máy điện nguyên tử.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf có khả năng tiêu diệt máy bay tàng hình, tên lửa hành trình và tên lửa chiến dịch-chiến thuật ở tầm đến 400 km.


S-400 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 600 km và bắn đồng thời 36 tên lửa và dẫn đồng thời 72 tên lửa tới các mục tiêu.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 5-30.000 m ở tốc độ đến 4.800 m/s.


(RIA Novosti, Lenta)

>> Trung Quốc phát triển tên lửa quái dị



Tên lửa mới mang đầu đạn thông thường và sẽ có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển, trên bộ, trên không và vũ trụ.

Ngoài ra, tên lửa có thể bảo vệ Trung Quốc chống các cuộc tấn công “điều khiển học”, nhưng cụ thể là thế nào thì không được tiết lộ.



DF-21C (armscontrolwonk.com)
Theo Hoàn cầu thời báo, tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc chuyên sản xuất tên lửa cho quân đội Trung Quốc dự định “hoàn thành toàn bộ công việc phát triển, sản xuất và cung cấp thế hệ tên lửa mới vào năm 2015”.

Tên lửa này “sẽ là một bộ phận của hệ thống phòng thủ thống nhất, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cả về bảo về lẫn tiến công và có khả năng ngăn chặn mọi mối đe dọa từ trên bộ, biển, trên không và vũ trụ, cũng như cuộc tấn công điều khiển học”.

Việc phát triển tên lửa đang diễn ra thuận lợi và sẽ sẵn sàng sau 5 năm nữa. Tên lửa “có tầm bắn vượt trội các tên lửa hiện có của Trung Quốc và như vậy sẽ góp phần lớn vào khả năng quốc phòng của Trung Quốc".

Các nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, đó sẽ là một tên lửa tầm trung và tầm xa mới, có khả năng bay 4.000 km.

Đầu năm 2010, một số chuyên gia Mỹ nghi ngờ Trung Quốc đang phát triển công nghệ tiêu diệt vệ tinh trên quỹ đạo bằng các phương tiện của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Nguồn tin cũng cho biết, Trung Quốc đã đưa vào trang bị tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D, còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay”, bán kính hoạt động 1.800-2.800 km.

Tháng 1.2011, khi ở thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, DF-21D khiến Mỹ rất lo ngại và tình báo Mỹ đã đánh giá sai tốc độ phát triển vũ khí của Trung Quốc.


(Radiomayak, Armstrade, AN, Lenta)

>> 16 tàu chiến Indonesia trang bị tên lửa Yakhont



Cuối tháng 1.2011, hãng Antara (Indonesia) dẫn nguồn Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia đưa tin nước này dự định thử nghiệm tên lửa chống hạm Yakhont trong tháng 2.2011.



Vụ bắn thử nhằm vào một (một số) tàu thanh loại sẽ diễn ra trong tháng 2.
Như vậy, thông tin trước đó nói rằng, Indonesia, cùng với Việt Nam và Syria là những khách hàng đầu tiên mua tên lửa Yakhont/Oniks của Nga, đã được khẳng định.

Do tình hình địa-chính trị căng thẳng trong khu vực, Indonesia đã dự định thử nghiệm toàn diện kho vũ khí hải quân, kể cả các tên lửa chống hạm có “tầm quan trọng chiến lược” Yakhont có tầm bắn và tốc độ lớn hơn mọi loại vũ khí khác mà hạm đội Indonesia hiện có.

Theo báo chí Indonesia, 6 tàu frigate của Hải quân Indonesia được trang bị mỗi tàu 8 tên lửa Yakhont, 10 tàu corvette được trang bị mỗi tàu 4 tên lửa Yakhont. Việc lắp đặt tên lửa dường như hoàn toàn do xưởng đóng tàu PT PAL ở Surabaya thực hiện. Giá mỗi quả Yakhont ước khoảng 1,2 triệu USD.

Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cũng cho biết, nước này đã quay lại nghiên cứu khả năng mua 2 tàu ngầm. Hai ứng viên có khả năng nhất là các tàu ngầm của Nga và Hàn Quốc.






Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang