Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?

Mỹ cần các thông tin tuyệt mật về tên lửa Bulava để xây dựng các phương án đánh chặn.



http://nghiadx.blogspot.com
A. Gniteyev tại phiên tòa. Ảnh: FSB

http://nghiadx.blogspot.com
Kỹ sư A. Gniteyev lãnh án 8 năm tù vì tội phản quốc. Ảnh: FSB


Mỹ đã có thể sử dụng thông tin lấy được về hệ thống điều khiển siêu tên lửa Bulava của Nga để xây dựng chiến thuật đánh chặn trong quá trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa.

Theo các nguồn tin trong các cơ quan công lực, thông tin mật về Bulava đã bị một cán bộ của Liên hiệp NPO Avtomatika bán cho “một nước lớn phương Tây”.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga

Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko xác nhận rằng, tin tức đã lọt vào tay CIA Mỹ.

Vụ scandal bùng nổ ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh G8 mà Thủ tướng Nga Medvedev sẽ tham dự và gặp Tổng thống Mỹ Obama thay cho Tổng thống Nga Putin.

Liệu sự cố này có đặt dấu chấm hết cho dự án tên lửa tiên tiến của Nga hay không và Mỹ có thể sử dụng thông tin về “bộ não” của Bulava như thế nào để vạch kế hoạch đánh chặn tên lửa này?

Tại tòa án tỉnh Sverdlovsk đã kết thúc phiên tòa xử kín xử công dân Nga Аleksandr Gniteyev, cán bộ thuộc Liên hiệp khoa học-sản xuất NPO Avtomatika mang tên viện sĩ N.A. Semikhatov, một cơ quan nghiên cứu tuyệt mật của Nga, bị buộc tội phản quốc (Điều 275 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga).

Công tác điều tra vụ án này do Cục Điều tra thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga FSB tiến hành. Vụ án này được khởi tố căn cứ vào các tài liệu nghiệp vụ của Sở FSB tỉnh Sverdlovsk.

Bên điều tra đã xác định được rằng, Gniteyev theo yêu cầu của các nhân viên tình báo nước ngoài đã thu thập và chuyển giao những tin tức, kể cả tin tức là bí mật nhà nước, về các nghiên cứu của Nga trong lĩnh vực chế tạo tên lửa.

Tòa án tỉnh Sverdlovsk đã ra phán quyết khẳng định Gniteyev phạm tội theo Điều 275 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga (tội phản quốc) và tuyên án 8 năm tù giam chế độ nghiêm ngặt đối với bị cáo.

Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quốc phòng Dmitri Rogozin đã bày tỏ sự bất bình đối với bản án được đưa ra. “Giá như là 80 (năm tù) thì sẽ ít hơn những kẻ muốn bán rẻ các bí mật nhà nước”, ông Rogozin viết trên Twitter.

Vụ án này liên quan đến việc cung cấp thông tin về hệ thống điều khiển tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm tối tân nhất của Nga Bulava. FSB không tiết lộ thông tin công nghệ tuyệt mật bị bán cho nước nào. Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên trong các cơ quan công lực lại tiết lộ, đó là “một nước phương Tây lớn”, nhưng không nói rõ đó là nước nào vì “sự việc có thể có sự tiếp diễn”.

Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm An ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) Vladimir Yevseyev thì cho biết, quốc gia đó chính là Mỹ.

“Nếu như nói về các nước phương Tây, thì Anh không có tên lửa đường đạn của riêng mình, họ sử dụng tên lửa Mỹ Trident trên các tàu ngầm của họ. Pháp có các tên lửa, song sẽ rất khó hiểu Pháp có thể sử dụng các thông tin ra sao để đối phó (tên lửa Nga). Israel đang chế tạo các hệ thống như thế, song chúng không dùng để đánh chặn các đầu đạn dạng như Bulava. Bởi vậy nếu như nói phương Tây, thì đó chí cỏ thế là Mỹ”, ông Yevseyev nói.

Theo ông Yevseyev, Mỹ không cần thông tin về Bulava để phát triển các tên lửa của họ: “Họ không đang phát triển các tên lửa mới, họ vẫn đang sử dụng những sản phẩm mà họ đã có. Đó là các tên lửa hải quân Trident II lẫn các tên lửa trên mặt đất”.

Tuy nhiên, thông tin về Bulava có thể hữu dụng để đánh giá khả năng của Nga vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

“Có các loại đầu đạn khác nhau, chúng có thể bay đơn giản theo quỹ đạo đường đạn, song cũng có thể thực hiện những động tác cơ động nhất định, động tác cơ động có thể được thực hiện cả trong vũ trụ bằng cách dừng các động cơ nào đó, cũng như khi đi vào khí quyển. Không hiểu người ta nói đến cái gì, về giai đoạn bay tích cực của tên lửa hay là nói về chính đầu đạn. Nếu nói về Bulava thì có khả năng đánh giá khả năng đánh chặn bằng các hệ thống Aegis. Đó là hệ thống điều khiển tên lửa của các tàu chiến trang bị tên lửa đánh chặn SM-3. Bởi vì, không thể loại trừ việc các tàu trang bị hệ thống này tiến vào Biển Bắc”, ông Yevseyev nêu ý kiến



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đánh chặn tên lửa Bulava bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Ảnh: Nakanune

Tây Ban Nha đã cung cấp địa điểm trú đóng cho các tàu trang bị hệ thống Aegis và chúng đang hoạt động thường xuyên ở Địa Trung Hải. “Nhưng chúng có thể tiến vào Biển Bắc để đánh chặn các tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm, chủ đề này thường xuyên được thảo luận và việc này khiến Nga cực kỳ bất bình”, ông Yevseyev bình luận.

Theo lời ông, nhờ lấy được thông tin về Bulava, Mỹ có thể điều chỉnh nếu như không phải là các kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu thì là các kế hoạch hiện đại hóa vũ khí. “Chuyện này đã có thể liên quan đến việc hiện đại hóa các tên lửa đánh chặn, khi người ta triển khai các tên lửa có tốc độ cao hơn nữa. Điều đó có thể được sử dụng không phải ở các tên lửa hiện có mà ở các tên lửa đang được phát triển”, nhà phân tích này nói.

Theo ông, scandal gián điệp này không kết liễu dự án phát triển tên lửa tiên tiến của Nga, song có thể làm giảm hiệu quả sử dụng tên lửa này, cũng như “gợi ra những ý nghĩ rất nghiêm trọng về vấn đề cùng hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa”.

Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko cũng đồng tình với ý kiến của ông Yevseyev.

“Rõ ràng ở đây là nói đến Mỹ mà cụ thể là CIA, vốn là cơ quan tình báo chính, tiến hành hoạt động tình báo ở Liên bang Nga, thu thập thông tin về các hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ mới. Bulava là một trong những ưu tiên trong hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ. Tất cả chuyện này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng chiến đấu các tên lửa này trong tương lai. Trong khi đó, khả năng tấn công theo nhiều phương án vào các mục tiêu tiềm tàng cho phép triệt tiêu các rủi ro có thể, liên quan đên đến việc rò rỉ thông tin vào tay Mỹ”, ông Korotchenko nói.
“Ví dụ, chúng ta có thể bắn về hướng khác, không phải sang hướng Tây mà sang hướng Đông”, ông Vladimir Yevseyev nói thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên lý hoạt động của tên lửa Bulava. Ảnh: Nakanune

Theo các chuyên gia, việc bán thông tin về Bulava không thể liên quan đến việc tiến hành các vụ thử nghiệm và dĩ nhiên không thể ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của các vụ phóng thử. “Chỉ còn cách hy vọng là tiềm năng của tên lửa sẽ cho phép giảm thiểu tối đa tổn hại tiềm tàng, và tổn hại sẽ không quá nghiêm trọng.. NPO Avtomatika đang phát triển các hệ thống điều khiển, đó thực tế là “các bộ não” của tên lửa.Tình huống này thật khó chịu bởi vì đó là các thuật toán dẫn đường, các thuật toán tách các đầu đạn”, ông Korotchenko nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng, vụ này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán về phòng thủ tên lửa. “Các cơ quan tình báo làm việc theo hướng thu thập các bí mật, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình quan hệ quốc tế ”, ông Korotchenko dự báo.

Hiện Nga cũng đang phát triển tên lửa hạt nhân nhiên liệu lỏng phóng từ tàu ngầm Liner mà một số chuyên gia coi là phương án thay thế cho tên lửa đầy lận đận Bulava. Tuy nhiên, ông Vladimir Yevseyev không cho rằng, sau vụ gián điệp liên quan đến Bulava, Nga lại bất ngờ chuyển sang ưu ái tên lửa Liner.

“Tên lửa Liner trù tính việc sử dụng các tàu ngầm lớp Projekt 667BDRM, còn dành cho tên lửa Bulava là lớp tài ngầm Projekt 955 Borey. Đó là các tàu ngầm và các hệ thống khác nhau. Liner là nỗ lực tăng hạn sử dụng và mở rộng khả năng của tên lửa Sineva. Nó không phải là phương án thay thế cho Bulava”, ông Yevseyev nhận định.

Về mức án tù dành cho bị cáo, các chuyên gia nêu ra hai nguyên nhân: “Chúng tôi không biết khối lượng thông tin bị chuyển giao. Mức án tối đa là 20 năm. Có thể mức án đó là do hoặc là mức độ tổn thất không lớn (các tin tức cho dù có thể quan trọng nhưng lại không gây tổn hại nghiêm trọng chẳng hạn), hoặc là do anh ta ở giai đoạn nhất định đã chấp nhận hợp tác với bên điều tra”, ông Korotchenko nói.

>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải

Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến mới - "Tác chiến không - biển" để vô hiệu hóa chiến lược "chống tiếp cận, phong tỏa khu vực" của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay - Hải quân Mỹ

Lầu Năm góc đã hé mở tấm màn bí mật về khái niệm tác chiến mới nhằm đối phó với các nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiếp cận các khu vực gần lãnh thổ của họ và trong không gian điều khiển học.

>> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam
>> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21
>> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột

Khái niệm tác chiến không-biển (Air Sea Battle) là sự khởi đầu của cái mà các quan chức quốc phòng Mỹ nói là giai đoạn đầu của một đối pháp quân sự kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

Kế hoạch trù tính việc chuẩn bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm đánh bại “các vũ khí chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial weapons) của Trung Quốc, gồm vũ khí chống vệ tinh, vũ khí điều khiển học, tàu ngầm, máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa có thể tấn công tàu sân bay trên biển.

Các quan chức quân sự từ 3 quân chủng Mỹ nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng, khái niệm mới không nhằm vào một quốc gia duy nhất nào. Nhưng họ đã không trả lời câu hỏi vậy nước nào ngoài Trung Quốc đã phát triển các vũ khí chống tiếp cận tiên tiến.

Một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama thẳng thắn hơn khi nói rằng, khái niệm mới là một sự kiện quan trọng báo hiệu một cách tiếp cận mới, kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

“Tác chiến không-biển có ý nghĩa đối với Trung Quốc cũng giống như chiến lược hải quân của Mỹ đối với Liên Xô”, quan chức này nói.

Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lạnh mới nhằm hạ gục Trung Quốc trên chiến trường chính châu Á-Thái Bình Dương.

Thời chiến tranh lạnh, các lực lượng hải quân Mỹ trên khắp thế giới đã sử dụng chiến lược hiện diện toàn cầu và phô trương sức mạnh để răn đe, kiềm chế bước tiến của Moskva.

“Đó chính là chiến lược triển khai phía trước quả quyết, nói lên rằng chúng ta sẽ không ngồi sau để bị trừng phạt”, một quan chức cao cấp nói. “Chúng ta sẽ khởi xướng”.

Theo các quan chức quốc phòng, khái niệm bắt nguồn từ những lo ngại rằng, các vũ khí tấn công chính xác mới của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược và tuyến giao thông toàn cầu khác.

Các quan chức quốc phòng hiểu rõ khái niệm đã nói trong số các ý tưởng đang được xem xét có:

• Chế tạo một máy bay ném bom tầm xa mới.
• Tiến hành các chiến dịch hiệp đồng tàu ngầm và máy bay tàng hình.
• Một máy bay tiến công không người lái tầm xa với tầm tới 1.000 hải lý do liên quân sử dụng.
• Sử dụng Không quân Mỹ bảo vệ các căn cứ hải quân và các lực lượng hải quân được triển khai.
• Tiến hành các cuộc tiến công hiệp đồng của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ trong nội địa Trung Quốc.
• Sử dụng máy bay của Không quân Mỹ để rải thủy lôi.
• Các cuộc tiến công hiệp đồng của Không quân và Hải quân Mỹ chống các tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
• Tăng khả năng cơ động của các vệ tinh để chúng khó bị tấn công hơn.
• Phát động các cuộc tiến công điều khiển học hiệp đồng giữa Hải quân và Không quân vào các lực lượng chống tiếp cận của Trung Quốc.

Bí thư báo chí của Lầu Năm góc George Little nói [việc thành lập] một văn phòng mới (Air Sea Battle Office - ASBO) “là sự kiện khó khăn mới có được và quan trọng về mặt tác chiến nhằm đối phó với những mối đe dọa đang nổi lên đối với sự tiếp cận toàn cầu của chúng tôi”.

“Văn phòng này sẽ giúp hướng dẫn việc tích hợp có ý nghĩa các khả năng chiến đấu không quân và hải quân của chúng tôi, tăng cường sức răn đe quân sự của chúng tôi và duy trì ưu thế của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ và khả năng quân sự tiên tiến”, ông Little nói.

Ông lưu ý rằng, đây là một ưu tiên của Lầu Năm góc để tái cân bằng các lực lượng liên quân nhằm răn đe tốt hơn và đánh bại sự gây hấn trong “các môi trường chống tiếp cận”.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta, khi thăm châu Á, đã nói rằng, các lực lượng Mỹ sẽ tái định hướng sang châu Á khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kết thúc. Trọng tâm mới sẽ bao gồm “các khả năng quân sự mở rộng”, ông nói mà không nêu chi tiết.

Các quan chức quân sự ở Lầu Năm góc, hôm thứ tư, đã không thảo luận các nội dung cụ thể của khái niệm mới. Ngoại trừ một sĩ quan nói rằng, một ví dụ có thể là sử dụng các máy bay cường kích A-10 tấn công mặt đất của Không quân Mỹ để phòng thủ các hạm tàu trên biển chống các cuộc tiến công ồ ạt của các “bầy” tàu nhỏ.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở các vùng biển gần Trung Quốc, quấy rối các tàu thám sát của Hải quân Mỹ ở Biển Đông và Hoàng Hải.

Trung Quốc cũng tuyên bố những phần lớn của Biển Đông là lãnh thổ của họ. Các quan chức Mỹ nói người Trung Quốc đòi hỏi cái là “lối vào nhà của chúng tôi”.

Lầu Năm góc cũng lo ngại đối với tên lửa đường đạn chống hạm mới của Trung Quốc DF-21D, có thể tấn công các tàu sân bay trên biển. Các tàu sân bay là năng lực tung sức mạnh then chốt ở châu Á và sẽ được sử dụng để bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

“Khái niệm “Tác chiến không-biển” sẽ h ướng dẫn các quân chủng khi họ phối hợp với nhau để duy trì ưu thế liên tục của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ quân sự và khả năng [chống tiếp cận/phong tỏa khu vực] tiên tiến, Lầu Năm góc nói trong thông báo về việc thành lập một văn phòng chương trình phụ trách khái niệm mới - Văn phòng ASBO.

Mặc dù, Văn phòng được lập ra vào tháng 8, nhưng buổi họp báo hôm thứ tư là lần đầu tiên Lầu Năm góc chính thức đưa ra khái niệm mới.

Lục quân Mỹ được trông đợi cũng tham gia Văn phòng khái niệm mới ASBO trong tương lai.

Một quan chức quốc phòng nói, Lục quân Mỹ đang tham dự các sáng kiện chiến tranh điều khiển học vốn sẽ hữu ích khi đối phó với các vũ khí chống tiếp cận.

“Nói một cách đơn giản, chúng ta đang nói về quyền tự do tiếp cận ở các tuyến giao thông toàn cầu. Tầm hỏa lực chính xác gia tăng đang đe dọa những các tuyến giao thông toàn cầu đó theo những cách thức mở rộng mới”, một quan chức quân sự giấu tên nói. “Đó là cái mà nói vắn tắt là điều khác biệt”.

Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, một số quan chức chính quyền phản đối khái niệm mới do những lo ngại là nó sẽ Trung Quốc khó chịu. Kết quả dẫn đến một sự thỏa hiệp đòi hỏi các quan chức quân sự và quốc phòng là làm mờ đi việc Trung Quốc chính là trọng tâm trung tâm của kế hoạch tác chiến mới.

Quan chức quân sự thứ hai thì nói, khái niệm mới cũng nhằm chuyển đổi điểm nhấn của quân đội Mỹ hiện nay là chống nổi dậy sang chống các mối đe dọa chống tiếp cận.

Văn phòng ASBO được tiết lộ khi Tổng thống Obama tuần này có chuyến đi châu Á nhằm củng cố các liên minh. Ông dự định gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Hawaii vào ngày thứ bảy.

Khái niệm xuất phát từ Bản đánh giá quốc phòng 4 năm một lần (Quadrennial Defense Review - QDR) năm 2010 và ở những giai đoạn đầu của nó không hề nhắc đến sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc đã được bổ sung vào báo cáo QDR sau khi có sự can thiệp của Andrew Marshall, Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng (Office of Net Assessment) của Lầu Năm góc, và Tướng Thủy quân lục chiến James N. Mattis, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các lực lượng liên quân (Joint Forces Command).

Chuyên gia về quân sự Trung Quốc Richard Fisher nói rằng, Văn phòng ASBO là cần thiết song có thể đã “muộn trong cuộc chơi”.

“Một văn phòng của Lầu Năm góc tập trung vào những thách thức quân sự của Trung Quốc ở châu Á hoặc xa hơn nữa sẽ là không đủ”, ông Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (International Assessment and Strategy Center). “Thách thức này sẽ đòi hỏi sự liên kết chính sách chiến lược, chính trị và kinh tế ở mức độ như chiến tranh lạnh, vượt ra ngoài tầm với của Lầu Năm góc”.

Cựu chuyên gia về Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik đánh giá: “Khái niệm mới “Tác chiến không-biển” là bằng chứng cho thấy, Washington cuối cùng đang đối mặt với mối đe dọa hiện thực là Trung Quốc đã trở nên một cường quốc quân sự, hải quân và hạt nhân thù địch ở châu Á, và cách duy nhất để cân bằng với Trung Quốc là đem sức nặng của các lực lượng không quân và hải quân Mỹ bổ sung cho các lực lượng mặt đất của các đồng minh của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương”.

>> Mỹ điều thêm tàu chiến tới biển Đông

Thực hiện đúng lời hứa của mình, sau khi cử siêu tầu ngầm tấn công tới biển Đông, mới đây hải quân Mỹ tiếp tục khẳng định các tàu chiến siêu hạng của họ sẽ lại tới biển Đông để tham gia tập trận.




http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang tích cực điều động hạm đội Nam Hải tập trận trên biển Đông, mặc cho tình hình căng thẳng ở khu vực này đang có chiều hướng gia tăng

Trung Quốc đưa hạm đội Nam Hải phủ kín biển Đông

Trong khi tình hình căng thẳng trên biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì bất ngờ thì đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chính thức lên tiếng xác nhận, lực lượng chiến hạm Trung Quốc đang triển khai diễn tập ở Tây Thái Bình Dương.

>> Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc

Mặc dù, không thông báo địa điểm, thời gian, tính chất cụ thể, nhưng phía Trung Quốc khẳng định đây là hoạt động theo kế hoạch năm, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Bản thân Trung Quốc cũng khẳng định việc 5 chiến hạm mang theo 48 quả tên lửa của hải quân Trung Quốc đồng loạt kéo về hướng vùng biển Philippines trong lúc căng thẳng giữa các bên đang leo thang chỉ là một phần trong kế hoạch tập trận và không nhằm vào Philippines.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã xác nhận hoạt động diễn tập đã kết thúc và các chiến hạm đã quay trở về theo kế hoạch. “Hạm đội Nam Hải vẫn thường xuyên tổ chức tập trận trên biển, chúng tôi làm như vậy là để nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, chứ không nhằm vào quốc gia nào hay vì mục đích nào khác”, đại diện Cục Tin tức thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Mặc dù, vẫn “lớn tiếng” khẳng định việc tổ chức tập trận bất ngờ trên biển Đông là hoạt động thường niên, nhưng rõ ràng lần tập trận này của hạm đội Nam Hải không hề nhỏ. Cụ thể hạm đội Nam Hải đã huy động hầu hết những loại phương tiện, khí tài hiện đại nhất của mình.

Nội dung buổi tập trận không được tiết lộ, nhưng theo nhiều nguồn tin thì cuộc tập trận có sự hiện diện của tầu đổ bộ 071 Côn Luân Sơn – ngôi sao của hạm đội Nam Hải, tầu chiến, tầu hộ vệ tên lửa, tầu ngầm, trực thăng trinh sát, trực thăng chống ngầm... Các bài tập trận chủ yếu là đổ bộ chiếm đảo, hải chiến, không-hải chiến.

Trên thực tế Trung Quốc đang cố gắng hình thành thế gọng kìm để ép chặt Philippines trên biển Đông, song song với việc triển khai hạm đội Nam Hải trên biển, Trung Quốc cũng không ngừng đăng đàn tố cáo Philippines xâm phạm lãnh hải của họ.

Trung Quốc hy vọng kế sách “vừa ăn cướp, vừa la làng” của mình sẽ phát huy tác dụng trang việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Thế nhưng có một điều thật dễ hiểu là không quốc gia nào về mặt ngoại giao luôn rao giảng đề cao hòa bình, coi trọng đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp lại thừa nhận quân đội nước mình kéo chiến hạm, tên lửa tiến sát lãnh hải nước khác, đúng là Trung Quốc đang “tự tay vả vào miệng mình”.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự trong khu vực Đông Nam Á thì Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì làm căng (thực chất là đối đầu trên biển Đông), bởi nếu không có sự can thiệp tích cực từ những cường quốc khác thì càng kéo dài tình trạng hiện nay, càng có lợi cho Trung Quốc.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho biết: Bắc Kinh đang “nỗ lực” làm tình hình xấu đi, nếu sự việc vẫn tiếp diễn như vậy, rõ ràng họ đang nắm lợi thế, một ngày chúng ta bị mất quyền kiểm soát lãnh hải đất nước là một ngày nguồn tài nguyên của Philippines bị người khác cướp mất...

Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc

Đó gần như là lời khẳng định chắc chắn của Washington trước việc Trung Quốc đang ngày một bành trướng thế lực của mình đè nén các quốc gia nhỏ hơn trên biển Đông.

Với đòn cảnh cáo đến từ tầu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina đã áp sát khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Tiếp sau sự kiện này, Lầu Năm góc khẳng định họ sẽ cử thêm nhiều tầu chiến hiện đại khác xuất hiện tại vùng biển “nóng” này.

Thực hiện theo đúng tuyên bố của mình, mới đây hải quân Mỹ đã quyết định điều động ba chiến hạm USS Vandegrift FFG-48, USS Germantown LSD-42 và USCG Waesche sẽ cùng 831 quân nhân tới quốc đảo Đông Nam Á, Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
Trước sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ đã quyết định can thiệp sâu hơn vào tình hình biển Đông

Mặc dù, không trực tiếp xuất hiện trên biển Đông, nhưng rõ ràng việc tầu chiến hiện đại của Mỹ xuất hiện tại khu vực giáp ranh với biển Đông cũng khiến Trung Quốc phải “dè chừng”.

Quyết định này của Washington được đưa ra ngay sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố họ đang “bí mật” triển khai một cuộc tập trận “tổng lực” trên biển Đông.

Với động thái này rõ ràng khẳng định một điều rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi Asean trong việc đòi lại quyền lợi của mình trên biển Đông đã bị Trung Quốc “ăn cướp” trắng trợn.

“Chúng tôi tới đây để thực hiện một cuộc tập trận chung với hải quân Indonesia theo bản cam kết thường niên, sẽ không hề có một quốc gia nào bị hướng mũi nhọn trong sự việc này...đại diện Hạm đội 7 cho biết.

Có thể nói việc các tàu chiến của Mỹ thời gian qua xuất hiện Philippines, sắp hiện diện tại Indonesia và sẽ có mặt ở Singapore trong năm sau. Động thái này nằm trong chiến lược quân sự mới của Mỹ, với trọng tâm chuyển dịch dần sang khu vực châu Á - Thái Bình dương và Trung Quốc sẽ không còn “tự tung, tự tác” như hiện nay...

>> Việt Nam nhận thêm 3 chiến đấu cơ Su-30 MK2

Hãng thông tấn Nga Interfax-AVN hôm 16/5 đưa tin: Tập đoàn Rosoboronexport và Sukhoi của Nga vừa hoàn tất việc bàn giao cho Việt Nam 3 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2.




http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ Su-30MK2

Các máy bay vừa được chuyển giao cho Việt Nam, trong tương lai gần sẽ trở thành một phần của lực lượng Không quân Việt Nam.

Theo dự kiến, phía Nga sẽ chuyển cho Việt Nam 4 chiếc Su-30MK2, nhưng thực tế chỉ có 3 chiếc được đưa sang Việt Nam trong đợt này, bởi 1 trong 4 chiếc đã bị rơi trong chuyến bay thử nghiệm hồi tháng 2/2012.

>> 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 trên bầu trời Việt Nam
>> “Sát thủ diệt hạm” Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam

Cũng theo nguồn tin trên, Hiệp hội sản xuất máy bay Komsomolsk on Amur của Nga đang tiến hành hoàn thiện nốt những chiếc Su-30 còn lại để chuyển cho Việt Nam theo bản hợp đồng đã được ký kết hồi năm 2010.

Cho tới thời điểm hiện tại, Nga đã gần như hoàn thành 2 bản hợp đồng về việc cung cấp các máy bay chiến đấu cho Việt Nam. Đầu tiên, là bản hợp đồng cung cấp 8 chiến đấu cơ Su-30MK2 với tổng chi phí khoảng 400 triệu USD.

Tiếp theo là bản hợp đồng cung cấp 12 chiếc Su-30MK2 với trị giá (không công khai) lên đến 1 tỉ USD. 2 bản hợp đồng này bao gồm cả việc cung cấp thiết bị vũ khí và phụ tùng cho các máy bay.

Chiến đấu cơ Su-30MK2 là loại máy bay đa năng 2 chỗ ngồi, có khả năng hoạt động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, ngày cũng như đêm. Đặc biệt, loại chiến đấu cơ này có thể sử dụng cả các loại vũ khí tác chiến tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không.

Su-30MK2 được trang bị pháo tự động cỡ 30mm, bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 giá treo dưới cánh và thân. Các tên lửa không đối không trang bị trên máy bay bao gồm tên lửa tầm trung R-27 với nhiều biến thể khác nhau, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE…

http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái Su-30 MK2


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 và các loại tên lửa có thể được trang bị

Su-30MK2 thực hiện nhiệm vụ cường kích sẽ được trang bị các tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa đối hạm tầm trung Kh-31P, tên lửa tầm ngắn Kh-29T… Bên cạnh đó là 1 số loại bom và tên lửa không có điều khiển.

Gần đây, có thông tin cho rằng, trong tương lai Việt Nam có thể mua thêm 24 chiến đấu cơ Su-30MK2.

Trước đó, vào tháng 6 và 12/2011, Việt Nam đã liên tiếp nhận được 8 chiếc Su-30 MK2 từ phía Nga.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

>> Điểm mặt 5 'lưỡi kiếm' của Trung Quốc đang chĩa vào Philippines

Trong một diễn biến mới xoay quanh những căng thẳng gần đây tại bãi đá Hoàng Nham/Scarborough, Trung Quốc đã điều động 5 tàu chiến tới một địa điểm chưa xác định gần Philippines.


Tuy phía Trung Quốc cho biết 5 tàu này được điều tới khu vực đó tham gia khóa huận luyện, nhưng cũng có thể sẽ điều động để hỗ trợ cho tàu đánh cá Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough.

>>Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?
>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Ngoài ra, sự xuất hiện của 5 tàu chiến Trung Quốc này có thể là nhằm đáp trả việc Mỹ điều động tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia (USS North Carolina) neo đậu tại vịnh Subic (cách Hoàng Nham/Scarborough) hơn 200km.

Hoặc cũng có thể, hành động này nhắm tới việc Philippines sắp tiếp nhận tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai từ Mỹ - được xem tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của lực lượng Hải quân Philippines già nua.

Dưới đây là một số thông tin về 3 loại tàu Hải quân Trung Quốc xuất hiện gần Philippines:


http://nghiadx.blogspot.com
Trong số 5 tàu được điều động tới vùng biển, có sự góp mặt của 2 khu trục lớp Lữ Giang I Type 052B (số hiệu 168 và 169). Lớp Lữ Giang I thiết kế để đáp ứng nhiệm vụ phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm.


Lữ Giang I có lượng giãn nước khoảng 6.500 tấn, dài 154m. Thủy thủ đoàn trên tàu 280 người.


http://nghiadx.blogspot.com
Lữ Giang I có năng lực phòng không khá mạnh với tổ hợp tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil (48 quả) với 2 bệ phóng đặt ở phía sau tháp pháo tàu và một ở trên nóc hangar chứa trực thăng.

Tên lửa được dẫn đường bằng đầu tự dẫn radar bán chủ động, tầm bắn chống máy bay 38km, chống tên lửa hành trình 20km.

Tên lửa được điều khiển bằng radar MR90 (trên tàu trang bị 4 radar), loại radar này có thể cung cấp 2 kênh dẫn 2 tên lửa đồng thời tiến công mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài ra, khả năng phòng không còn được bổ sung bằng 2 tổ hợp pháo phòng không tầm ngắn Type 730. Tổ hợp trang bị một pháo 7 nòng cỡ 30mm có tầm bắn lớn nhất khoảng 3.000m và radar điều khiển hỏa lực cùng thiết bị ngắm quang – điện.

http://nghiadx.blogspot.com
Lữ Giang 1 trang bị hệ thống định vị thủy âm lắp dưới thân tàu để kết hợp cùng thiết bị hỏa lực đối phó với các mối nguy hiểm dưới lòng biển.

Hỏa lực chống ngầm gồm 2 bệ phóng rocket săn ngầm 6 nòng cỡ 240mm Type 87 đặt ngay trước tháp pháo 100mm (ảnh trên).

Và 2 cụm máy phóng ngư lôi (mỗi cụm 3 ống) loại 324mm bắn ngư lôi hạng nhẹ Yu-7 có tầm bắn ngắn 7,3km, xuyên sâu xuống mặt nước 400m (ảnh dưới).

Bên cạnh đó, khả năng săn ngầm của tàu còn có sự hỗ trợ từ một trực thăng Kamov Ka-28 hoặc trực thăng nội Z-9C.

http://nghiadx.blogspot.com
Hỏa lực chống hạm của Lữ Giang I thực sự nguy hiểm (các tàu chiến của Philippine không bao giờ có thể là đối thủ). Tàu trang bị tới 16 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa YJ-83 có tầm bắn tới 180km, đầu đạn nặng 165kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ hiện đại Giang Khải I Type 054A.

Hai tàu tiếp theo trong đội tàu 5 chiếc của Trung Quốc thuộc lớp tàu hộ vệ hiện đại Giang Khải I Type 054A. Tàu có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn, dài 134m. Chiếc tàu thiết kế tác chiến đa nhiệm vụ: phòng không, chống hạm và chống ngầm

Tuy xếp vào lớp tàu hộ vệ (frigate) nhưng hỏa lực của Giang Khải I giống hệt Lữ Giang I nhưng số lượng ít hơn. Ngoài ra, thay vì dùng pháo hạm 100mm thì Giang Khải I dùng pháo hạm 76mm.

http://nghiadx.blogspot.com

Đặc biệt, Giang Khải I thiết kế hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa 32 tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil hoặc cũng có thể là biến thể hải quân HQ-16 do Trung Quốc tự sản xuất sao chép 9M317.

Nhìn chung, 2 tàu Lữ Giang I và 2 tàu Giang Khải I được điều động tới gần Philippines đều có năng lực tác chiến phòng không mạnh tương đối.

Dường như nó nhắm đến “vô hiệu hóa” sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia với vũ khí chống hạm chủ yếu là 12 tên lửa hành trình tầm xa UGM-109 Tomahawk hoặc tên lửa tầm ngắn UGM-84 Harpoon.

Còn nếu nói về khả năng chống ngầm thì rõ ràng Lữ Giang I và Giang Khải I khó sờ được tới Virginia. Trong khi đó, nếu chỉ xét thông số kỹ thuật thì Virginia với ngư lôi hạng nặng Mark 48 (cự ly 40-50km) vượt trội hơn hẳn.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc cuối cùng trong đội tàu 5 chiếc của Hải quân Trung Quốc trên khu vực không xác định gần Philippines là tàu đổ bộ đa năng Type 071. Đây là tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc từ trước đến nay với lượng giãn nước khoảng 17.000-20.000 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu thiết kế với boong phóng máy bay lớn ở phía sau giành cho trực thăng vận tải hạng trung, hạng nặng hạ cánh.

http://nghiadx.blogspot.com

Cận cảnh cửa đuôi tàu Type 071 với các tàu đổ bộ đệm khí bên trong, thiết kế này giống hết tàu đổ bộ hiện đại của Mỹ - Pháp. Type 071 có thể chở theo một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cùng 15-20 xe bọc thép lội nước.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan

Pakistan sẽ mua thêm 4 khinh hạm lớp F-22P được đóng mới tại nước này theo khuôn khổ chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Khinh hạm lớp F-22P

Cuối tuần trước, tờ News Tribe đưa tin rằng, quân đội Pakistan đã lên kế hoạch mua thêm 4 khinh hạm lớp F-22P được đóng mới tại nước này theo khuôn khổ chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ với Trung Quốc.

>> Tìm hiểu chiến hạm tàng hình USS Johnson của Hải quân Mỹ
>> Giương oai gần bờ

F-22P là lớp tàu khu trục nhỏ được Trung Quốc xây dựng để trang bị cho lực lượng vũ trang Pakistan. Tháng 4 năm 2005, quân đội Pakistan và Tập đoàn China Shipbuilding Trading Company (CSTC) đã ký hợp đồng đóng mới 4 chiếc khinh hạm lớp F22P đầu tiên (Type-053H3 Jiangwei-2).

Theo thỏa thuận trị giá 750 triệu USD này, CSTC sẽ chuyển giao công nghệ để phía Pakistan tự đóng chiếc khinh hạm lớp F22P cuối cùng trong hợp đồng.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Saif (số hiệu 253)

Ba khinh hạm lớp F22P đầu tiên bao gồm Zulfiquar (số hiệu 251), Shamsheer (số hiệu 252) và Saif (số hiệu 253) đã được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải và đã được chuyển giao cho Hải quân Pakistan trong giai đoạn 2009-2010.

Cũng trong khuôn khổ của bản hợp đồng này, Trung Quốc đã cung cấp cho Pakistan 6 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9EC.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm F-22P thứ hai mang số hiệu 252

Khu trục hạm F-22P thứ tư được khởi đóng tại Pakistan vào mùa xuân năm 2011. Dự kiến, khinh hạm này sẽ hoàn thành vào năm tới với cái tên Aslat (số hiệu 254).

Lịch sử phát triển của F-22P

Việc xây dựng các khu trục hạm cho Hải quân Pakistan đã được Trung Quốc và Pakistan thảo luận vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, mãi đến mùa xuân năm 2005, hợp đồng mới chính thức được ký kết.

Thực hiện theo những thỏa thuận trong bản hợp đồng, Trung Quốc đã chuyển giao cho Hải quân Pakistan 3 khu trục hạm lớp F-22P đầu tiên là Zulfiquar - ngày 30 tháng 7 năm 2009, Shamsheer - 23 tháng 11 năm 2010 và Saif – 15 tháng 12 năm 2010.

Ba tàu khu trục này đã được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải. Khu trục hạm thứ 4 mang tên Aslat được khởi đóng vào ngày16 tháng 6 năm 2011tại nhà máy đóng tàu Karachi của Pakistan.

http://nghiadx.blogspot.com
Khinh hạm Zulfiquar thăm hải cảng Klang của Malaysia tháng 8 năm 2009

Khinh hạm F-22P đầu tiên Zulfiquar được hạ thủy vào mùa xuân năm 2008 và được chuyển giao cho Hải quân Pakistan vào cuối tháng 7 năm 2009.

Vào tháng 8 năm 2009, Zulfiquar đã có chuyến viếng thăm hải cảng Klang của Malaysia, và cảng Colombo của Sri Lanka vào đầu tháng 9.

Khu trục hạm thứ hai Shamsheer và thứ 3 - Saif được hạ thủy lần lượt vào tháng 10 năm 2008 và tháng 9 năm 2009 tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải.

Thiết kế và trang bị vũ khí của F-22P

Trong quá trình xây dựng các tàu thuộc lớp F-22P, các chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng các công nghệ hiện đại của khu trục hạm nội địa 054 chẳng hạn như công nghệ tàng hình.

Công nghệ này cho phép làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng sóng radar từ các đài radar trên tàu và máy bay của đối phương đến mức thấp nhất.
http://nghiadx.blogspot.com
Pháo hạm AK-176M 76,2 mm trên tàu khu trục F-22P

Ngoài ra, công nghệ này còn làm giảm khả năng dẫn hướng chính xác và khóa mục tiêu của các tên lửa chống ngầm của đối phương.

Các tàu khu trục lớp F22-P được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm , một loại pháo hạm vạn năng được Trung Quốc cải tiến từ pháo 76,2 mm của Liên Xô.

Sự khác biệt chính giữa các biến thể Trung Quốc so với nguyên mẫu đó là tháp pháo được thiết kế có khả năng “tàng hình” trước sóng radar. Pháo AK-176M được sử dụng để tiêu diệt các máy bay, máy bay không người lái, và các tên lửa chống hạm của đối phương.

Ngay trước pháo là 2 bệ phóng với rocket chống ngầm 6 nòng RDC-32 nhằm mục đích chống ngầm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu C-802

Tàu được trang bị 8 tên lửa chống tàu C-802 được lắp đặt trong 2 bệ phóng, mỗi bệ 4 tên lửa. Các bệ phóng này được bố trí ở giữa mũi tàu và phần thượng tầng của tàu.

Chúng có khả năng tương thích với các loại tên lửa chống ngầm khác nhau, được sử dụng để tiêu diệt các tàu mặt nước hay tàu ngầm của đối phương.

Về hệ thống phòng không, khu trục hạm F-22P được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần FM-90N (Hongqi-7, Hồng Kỳ 7 hay HQ-7) với 8 tên lửa hạm đối không.

Hongqi-7 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tốc độ cực đại khoảng Mach 2.3, có khả năng tiêu diệt các tên lửa đối hạm hoặc máy bay không người lái từ khoảng cách 6 km, và các máy bay trực thăng từ khoảng cách lên đến 12 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần FM-90N

Khinh hạm lớp F-22P được thiết kế với một pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS - Close in weapon system) Type 730 7 nòng cỡ 30mm, có tầm bắn tối đa 3 cây số.

Type 730 sử dụng radar điều khiển hỏa lực Type 347G với cảm biến quang điện OFC-3. Người ta cũng đã thử nghiệm lắp đặt tổ hợp tên lửa tầm gần hiện đại FL-3000N hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên” để thay thế cho tổ hợp pháo Type 730 và đã cho kết quả rất khả quan.

Tên lửa của FL-3000N được phát triển dựa trên tên lửa không-đối-không có điều khiển TY-90 vốn dùng để trang bị cho trực thăng.

FL-3000N có tầm bắn 9 km, sử dụng hệ dẫn kết hợp tự dẫn radar thụ động và tự dẫn ảnh nhiệt (RF/ImIR). Trên đầu tìm ảnh nhiệt được lắp một đầu tự dẫn bằng radar thụ động.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Type 730

Hệ thống điều khiển hỏa lực của FL-3000N có thể điều khiển đồng thời 2 bệ phóng và có thể tích hợp vào các hệ thống điều khiển khác trên tàu.

Về hệ thống hàng không trên tàu, F22-P được trang bị một máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9EC, cất và hạ cánh ở sàn bay phía sau thân tàu.

Máy bay trực thăng Z-9 do Hafei, Trung Quốc sản xuất trên nền tảng AS-365 của Pháp. Z-9EC là loại máy bay trực thăng chống tàu ngầm hạng nhẹ 2 động cơ turbin Arriel-2C trang bị cho tàu chiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng chống ngầm Z-9EC

Trang bị của máy bay này có hệ thống sonar đã được cải tiến, radar dò tìm và ngư lôi chống tàu ngầm, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ trên biển.

Hiện nay, máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9EC đã trang bị cho hải quân hai nước Trung Quốc và Pakistan.

Ngoài ra, ở mỗi bên mạn tàu khu trục F-22P còn được trang bị thêm 3 ống phóng ngư lôi ET-52C.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi ET-52C

Các tính năng kỹ thuật cơ bản của khu trục hạm lớp F-22P:

Lượng giãn nước: 2.500 tấn.

Chiều dài: 123 m

Chiều rộng: 8,13 m

Mướn nước trung bình: 3,7 m.

Tốc độ tối đa: 54 km/h.

Tầm hoạt động: 7.500 km.

Thủy thủ đoàn: 170 người.

Vũ khí: ngư lôi - 2x3 ngư lôi ET-52C; pháo - 2 × 6-cell RDC-32; tên lửa phòng không tầm gần FM-90N; pháo Type 730.

>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm

Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng.



http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng tên lửa phòng không quân khu Thành Đô, Trung Quốc diễn tập hồi đầu tháng 5 (ảnh minh họa)

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 19/5 đưa tin, Báo cáo tình hình quân sự Trung Quốc năm 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố cho biết, Trung Quốc hiện có khoảng 1000 đến 1200 quả tên lửa tầm ngắn hướng về phía Đài Loan. 10 năm nữa, Bắc Kinh có cơ hội đóng tàu sân bay và cụm chiến hạm đi kèm.

Đây là báo cáo về tình hình quân sự, quốc phòng Trung Quốc mà Lầu Năm Góc đệ trình Quốc hội nước này. Theo đó, tính đến tháng 10 năm 2011 quân đội Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đã nâng cáp hệ thống tên lửa duyên hải đông nam, tăng biên chế quân chủ lực, nâng tầm bắn, độ chính xác cũng như bố trí các đầu đạn tên lửa tạo thành mạng lưới hỏa lực có sức sát thương lớn hơn trước rất nhiều.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng xe tăng lội nước lưỡng thê quân khu Nam Kinh diễn tập đầu tháng 5 (ảnh minh họa)

Tàu sân bay Thi Lang mà Trung Quốc đang sửa chữa, trong giai đoạn đầu sẽ được dùng làm bàn đạp phục vụ huấn luyện, thường xuyên thử cơ động vận hành ra khơi, tuy nhiên khả năng tác chiến cất hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu này trong thời gian ngắn sẽ còn nhiều hạn chế.

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan
>> Hạm đội Thái Bình Dương hay Đài Loan quan trọng hơn ??

Đồng thời, tin tức tình báo từ phía Mỹ cho thấy Bắc Kinh đang nghiên cứu tự chế tạo 1 hàng không mẫu hạm, nhiều khả năng đã đi vào sản xuất một số bộ phận. Sau 2015 quân đội Trung Quốc có thực lực hải - không quân nhờ tàu sân bay, và trong 10 năm tới Bắc Kinh sẽ đóng được tàu sân bay và cụm chiến hạm đi kèm.

http://nghiadx.blogspot.com
F-16C/D đang là chiến đấu cơ Đài Loan mong muốn sở hữu để đảm bảo cân bằng sức mạnh quân sự với Bắc Kinh

Trong một diễn biến khác có liên quan, Hạ viện Mỹ vừa biểu quyết thông qua gói hợp đồng bán 66 chiếc máy bay F-16C/D cho Đài Loan, nếu được Thượng viện Hoa Kỳ tiếp tục thông qua thì Đài Loan sẽ sở hữu số máy bay hiện đại này.

Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan luôn là hòn đá tảng ngăn cản sự phát triển của mối quan hệ hợp tác giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần phản đối, thậm chí hủy bỏ mọi hoạt động giao lưu quân sự với Washington sau mỗi lần có tin Mỹ sẽ bán vũ khí cho Đài Loan.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay cũ Varyag Thi Lang sau khi sửa chữa, nâng cấp đã thực hiện cơ động thử trên biển lần thứ 6 thành công

Ngược lại, trong bối cảnh sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng, đe dọa đến lợi ích và vị thế của Mỹ thì việc tăng cường quan hệ chiến lược với các đồng minh ở Đông Á, trong đó có Đài Loan sẽ là một trong những ưu tiên của giới chức quân sự Hoa Kỳ.

>> Tàu ngầm Virginia Mỹ bí mật ra vào Biển Đông

Chuyên gia “sát thủ dưới nước” - tàu ngầm hạt nhân Virginia nổi trội về tính tàng hình, khả năng nhìn đêm, dò hồng ngoại, nhận biết chiến trường…

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công North Carolina SSN777 lớp Virginia của Hải quân Mỹ, thả neo tại vịnh Subic của Philippines.

Ngày 15/5, Quân đội Philippines tiết lộ, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ mang tên “North Carolina” gần đây đã neo đậu tại vịnh Subic ở phía bắc Philippines để bổ sung vật tư, dự kiến ngày hôm nay (19/5) sẽ rời đi.(xem ảnh)

Người phát ngôn Hải quân Philippines nhấn mạnh, chiếc tàu ngầm hạt nhân này của quân Mỹ thả neo tại vịnh Subic không có liên quan gì tới tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines.

>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?
>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân Mỹ nổi lên khỏi mặt nước vào thời điểm và địa điểm nhạy cảm này đã gây không ít sự phỏng đoán cho dư luận, vì vậy tàu ngầm hạt nhân Virginia đã được quan tâm rộng rãi.

Tàu ngầm Virginia – một loại vũ khí tác chiến đa chức năng

Theo tư liệu của trang mạng “Công nghệ Hải quân” Anh, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ dài 114,91 m, rộng 10,36 m, mớn nước 10,1 m, tốc độ lặn 28 hải lý/giờ, lượng choán nước khi lặn là 7.800 tấn, lặn có thể đạt độ sâu tới 243 m, có thể trang bị ngư lôi hạng nặng, tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình, toàn bộ con tàu do gần 130 binh sĩ hải quân điều khiển.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân North Carolina SSN777.

Báo giới Mỹ nói rằng tàu ngầm lớp Virginia không cần bổ sung nhiên liệu trong thời gian hoạt động hoàn toàn không phải là thổi phồng, bởi vì lò phản ứng của tàu ngầm này chỉ một lần nạp nhiên liệu là có thể sử dụng tới 33 năm, không chỉ có thể kéo dài thời gian hoạt động, mà còn có thể giảm mạnh giá thành.

Theo kế hoạch, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, sẽ từng bước thay thế tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles đã phục vụ trong nhiều năm.

Mũi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia có thiết kế ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm, dùng để phóng 28 quả ngư lôi MK-48 và tên lửa chống hạm Harpoon.

Một điểm nhấn khác trong thiết kế của loại tàu ngầm này là đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng tấn công đối đất, mũi tàu này trang bị thêm 12 ống phóng thẳng đứng tên lửa hành trình Tomahawk, điều này không những đã giúp cho tên lửa Tomahawk tránh chiếm mất không gian của khoang ngư lôi, đồng thời còn giảm thời gian chuẩn bị phóng.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, trên tàu còn có thể mang theo “hệ thống vận tải Seal tiên tiến” (một loại tàu ngầm cỡ nhỏ/mi ni), trong thân tàu còn có phần khoang có nhiệm vụ đặc biệt độc lập, có thể giúp cho 9 lính đột kích Seal từ trong tàu ngầm hạt nhân trực tiếp vào tàu ngầm cỡ nhỏ, từ khoảng cách khá xa, tiến hành thâm nhập từ dưới biển vào bờ biển của đối phương. Do đó có thể thấy, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia là một loại tàu ngầm đa chức năng kiêm nhiệm vụ tác chiến biển xa và biển gần.

Hoàn Cầu báo: “Cá mập hạt nhân” ở cửa nhà người khác

Trong Quân đội Mỹ từng có người đề nghị, trên nền tảng của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia tốp thứ tư, lắp thêm khoang để chứa tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm Trident D5, để nó trở thành tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ tiếp theo.

Nhưng sau khi chính quyền Mỹ tiến hành nghiên cứu đề nghị này, do nguyên nhân về thiết kế cơ bản của tàu ngầm và chi phí thiết kế tên lửa, phương án này thiếu tính khả thi.

Điều này có nghĩa là, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia đã mất đi cơ hội gia nhập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược, sau này chỉ có thể chuyên làm “sát thủ dưới nước”.

http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia "sát thủ dưới nước" - tàu ngầm lớp Virginia.

Tính năng tác chiến tổng thể của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mặc dù kém hơn một chút so với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Sea Wolf, nhưng nó được trang bị hệ thống bơm đẩy độc đáo, hiệu quả hoạt động êm rất lớn, tính tàng hình nổi trội.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Virginia cũng đã bỏ đi kính tiềm vọng truyền thống, thiết bị quang học cỡ lớn được trang bị cho nó có khả năng nhìn đêm và dò hồng ngoại, khả năng nhận biết chiến trường rất mạnh.

Những ưu thế này đã quyết định tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia có khả năng “kiêm nhiệm” nhiệm vụ của tàu ngầm thông thường, góp sức vào tác chiến biển gần.

http://nghiadx.blogspot.com

Có phân tích cho rằng, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tiên tiến, không khác gì con “cá mập hạt nhân” bí mật ra vào cửa nhà của nước khác, sẽ trở thành một trong những lực lượng răn đe tuyến một có tính bí mật nhất, khả năng sát thương nhất của Hải quân Mỹ.

>> Vì Nga, Trung Á làm Mỹ và NATO bẽ mặt

Sau Nga, Tổng thống các nước Trung Á đồng loạt từ chối lời mời đến Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh NATO và cử đại diện đi thay.



http://nghiadx.blogspot.com
Lãnh đạo các nước Nam Á

Tổng thống các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan sẽ không đến Mỹ dự Hội nghị chuyên đề về Afghanistan được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh liên minh NATO diễn ra tại Chicago vào các ngày 20-21/5.

Thay vào đó, cũng như Nga, lãnh đạo các quốc gia Trung Á sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao đi thay.

Trước đó, các vị Tổng thống đã lần đầu tiên nhận được giấy mời đích danh của Tổng thư ký NATO.

Các nguyên thủ quốc gia Trung Á có cơ hội giúp đỡ cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Barack Obama, người muốn giới thiệu mình là chính khách đã kết thúc được hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan cũng như lọt vào danh sách của hơn 60 nguyên thủ thế giới được mời đến cuộc gặp, một điều chỉ riêng như vậy cũng đã rất danh dự. Nhưng các vị Tổng thống này đều đã khéo léo từ chối và cử người đi thay.

>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?

Lý giải cho điều này, Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada Viện Hàn lâm khoa học Nga Pavel Zolotarev cho rằng: “Nguyên thủ các nước Trung Á cảnh giác theo dõi xem Mỹ tiếp tục sử dụng NATO như thế nào để gia tăng ảnh hưởng của mình vào không gian hậu Xô Viết, đồng thời đẩy Nga ra khỏi đó”.

Thư ký nhóm hợp tác với Quốc hội Afghanistan của Hội đồng liên bang (Thượng viện Nga) Vyacheslav Nekrasov cũng cho rằng, nguỵ trang dưới lá cờ liên minh, người Mỹ cố gắng bám lấy khu vực mà họ gọi là Cận Đông Lớn. Điều này cần để duy trì ảnh hưởng đối với Afghanistan, Pakistan, Iran, cũng như ở mức độ nào đó Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra Mỹ muốn kiểm soát các chế độ ở Trung Á.

“Mỹ hành xử ở Trung Á một cách trắng trợn, không hề để ý đến tính kiêu hãnh của các nguyên thủ các nước ở đây và cách tư duy phương Đông của họ," ông Vyacheslav Nekrasov nói.


Qua phản ứng lần này của các nhà lãnh đạo Trung Á, nước Mỹ sẽ còn lâu mới nắm được khu vực này trong tay.

Cách đây vài tháng, Mỹ đã định tổ chức tại Trung Á các trung tâm chống lại buôn bán ma tuý ở Afghanistan, nhưng đã đi quá đà. Theo chuyên gia này, nhân sự của các cơ quan đại diện này là các quân nhân sẽ được rút ra từ Afghanistan và họ sẽ được trang bị kỹ thuật đầy đủ nếu nhận nhiệm vụ mới.

Mỹ đã lập kế hoạch, đại diện của họ sẽ đứng đầu các cơ quan này. Đồng thời Washington muốn các nhân viên này có thể trực tiếp khai thác ngân hàng dữ liệu của các cơ quan tình báo phản gián địa phương.

Rõ ràng các quân nhân Mỹ sẽ không chỉ quan tâm đến ma tuý. Thực chất đây là ý định xây dựng các căn cứ quân sự mà trong một tương quan nào đó có thể trở thành nguy cơ thực sự đối với các lãnh đạo địa phương.

Quá trình thiết lập quan hệ với NATO rất phức tạp không chỉ đối với Nga, mà là cả với các nước Trung Á, ông Pavel Zolotarev đánh giá.

Nếu nghiên cứu văn kiện của Hội nghị thượng đỉnh lần trước của NATO ở Lisbon, nơi đã ghi nhận lập trường thực tế là từ chối hợp tác với CSTO (Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể), thì hoá ra từ đó đến nay chưa hề có bất cứ thay đổi gì.

Dù CSTO thực chất chịu trách nhiệm về xây dựng các biện pháp an ninh khu vực, và có trong tay các tiềm năng, kể cả về quân sự, để làm việc này.

Chuyên gia về Afghanistan Vyacheslav Nekrasov cho rằng: “NATO coi CSTO và SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) không chỉ như là các đối thủ cạnh tranh, mà, trước hết, như là các yếu tố kiềm chế gây khó khăn cho việc xây dựng các căn cứ quân sự của Mỹ và liên minh NATO ở Trung Á”.

Vấn đề là, trong khuôn khổ của các tổ chức này ghi nhận một nguyên tắc: Muốn triển khai các đơn vị quân đội nước ngoài trên lãnh thổ các nước thành viên cần sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên, nghĩa là cả Nga và Trung Quốc. Chính vì vậy mà người Mỹ cố gắng “lôi kéo” các nước tham gia CSTO và SCO, đưa ra các phương án hợp tác trực tiếp.

Tuy nhiên, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và các đồng nghiệp Trung Á của ông – những chính khách rất giàu kinh nghiệm đã từ lâu chèo chống thành công giữa những thế lực có ảnh hưởng có lợi ích ở khu vực Trung Á.

NATO sẽ nhận được những thông điệp về giải quyết vấn đề Afghanistan mà họ muốn chuyển trực tiếp hoặc là qua đại diện được uỷ quyền. Và sau đó, như phải là như vậy, sẽ phải suy nghĩ tiếp.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Trung Quốc có khả năng sẽ xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp, trong đó tàu đổ bộ đảm đương một phần chức năng của tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc.

Xuất phát từ sự tính toán thực tế, mối quan tâm của Hải quân Trung Quốc đối với tàu đổ bộ cỡ lớn sẽ không thấp hơn sự coi trọng đối với việc cải tạo tàu sân bay Varyag. Việc trang bị kịp thời loại tàu chiến này đã đảm bảo cho Trung Quốc có thể triển khai lực lượng quân sự nhanh chóng ở khu vực tranh chấp.

Hoàn Cầu thời báo tự suy đoán và bình luận: Mức độ nóng bỏng của sự kiện đối đầu ở bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines vẫn chưa mất đi, những thông tin về việc Hải quân Việt Nam xây dựng “Hạm đội Trường Sa” (?) cũng đã xuất hiện. Trong một thời gian, những câu chuyện liên quan đến việc Hải quân Trung Quốc xây dựng khả năng điều động lực lượng tầm xa đặc biệt là khả năng đổ bộ đã thu hút sự chú ý của những người yêu thích lĩnh vực quân sự.

Tờ báo này tiếp tục: Đối mặt với những đảo, bãi đá phân tán ở biển Đông rộng lớn (Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý, vô có căn cứ - PV), không có tàu đổ bộ đáng tin cậy, sẽ không thể thực hiện được các hành động chiến dịch, chiến thuật có ý nghĩa thực sự.

>> Tàu tấn công đổ bộ Type 081 của Trung Quốc "gia nhập" sân chơi Biển Đông
>> Lý do Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ ?
>> Chiến hạm đổ bộ 071 Trung Quốc có sức mạnh đa năng

Tính năng và việc sử dụng trang bị đổ bộ thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc cũng là điều quan tâm của các nhà quan sát quân sự quốc tế trong những năm gần đây. Có phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, trang bị tác chiến biển xa, đại diện là tàu vận tải đổ bộ 071, sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng đổ bộ của Quân đội Trung Quốc, nó không chỉ là vũ khí lợi hại bảo vệ quyền lợi biển đối với TQ, mà còn có thể phát huy tác dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ an ninh phi truyền thống thời bình.

Tàu chiến mới có sức chiến đấu mạnh, giống như một căn cứ di động trên biển

Đầu năm nay, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, tàu vận tải đổ bộ 071 thứ tư của Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở Thượng Hải.

“Mạng Chiến lược Toàn cầu” Mỹ bình luận, điều này cho thấy Trung Quốc sở hữu nguồn nhân lực và doanh nghiệp đóng tàu tốt, có thể tự thiết kế và chế tạo tàu tác chiến đổ bộ tiên tiến.

Theo trang mạng này, tàu vận tải đổ bộ 071 dài 210 m, lượng choán nước khoảng 20.000 tấn, đường băng phía sau thân tàu có thể chứa 4 máy bay trực thăng cất/hạ cánh, khoang rộng bên trong có thể mang theo 4 tàu đệm khí, đồng thời mang theo 800 binh sĩ lính thủy đánh bộ và ít nhất 20 xe tăng và xe bọc thép.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn - Hạm đội Nam Hải tiến hành hộ tống tại vịnh Aden.

Bài báo cho rằng, tàu vận tải đổ bộ 071 có chức năng tương tự như tàu đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ và tàu lớp Mistral của Pháp.

Hiện nay, chiếc tàu vận tải đổ bộ 071 đầu tiên mang tên Côn Luân Sơn đã được bàn giao cho Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc vào năm 2006, đã tham gia hoạt động hộ tống ở vùng biển Somalia, chiếc tàu thứ hai mang tên Tỉnh Cương Sơn cũng đã đưa vào biên chế, việc chế tạo và chạy thử trên biển chiếc tàu thứ ba và thứ tư cũng đang được đẩy nhanh triển khai.

Christian Le Miere, “Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế” London cho rằng: “Tàu đổ bộ cỡ lớn phản ánh rõ tham vọng khả năng điều động lực lượng của một quốc gia”, không có tàu đổ bộ thì Trung Quốc cơ bản không thể triển khai hiệu quả các hành động đổ bộ ở biển Đông cho đến Tây Thái Bình Dương.

Đặc biệt là hai năm gần đây, Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành tranh cãi gay gắt xung quanh chủ quyền các hòn đảo ở biển Hoa Đông, Việt Nam và Philippines cũng tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo trên biển Đông, việc trang bị kịp thời các tàu vận tải đổ bộ đã giúp cho Trung Quốc có thể triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự ở khu vực tranh chấp.

Một số nhà phân tích cho rằng, dưới sự dẫn dắt của chiến lược quốc phòng mới, Lầu Năm Góc tích cực can thiệp vấn đề biển Đông, có kế hoạch triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, đồng thời chuẩn bị đóng quân ở Philippines, đã gây ra sự lo ngại cho Bắc Kinh. Vì vậy, “tàu vận tải đổ bộ 071 của Trung Quốc hạ thủy là sự đáp trả các động thái trên của Mỹ”.

Nhưng, tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ sẽ vẫn chưa xảy ra xung đột trực tiếp ở khu vực này, một mặt, Hải quân Trung Quốc tạm thời còn chưa phải là đối thủ của Mỹ, đồng thời, hai nước lớn này đều không muốn từ bỏ sự lựa chọn ngoại giao.

Việc xây dựng hải quân tầm xa mới bắt đầu

Sau năm 2008, cùng với tình hình eo biển Đài Loan dịu bớt, vấn đề quan tâm của Hải quân Trung Quốc đã có sự điều chỉnh tương đối lớn, bao gồm các nhiệm vụ như giữ gìn hòa bình, cứu trợ nhân đạo, cứu hộ thiên tai cho đến tấn công cướp biển ở vùng biển Somalia, hầu như đều không tách rời với việc điều động lực lượng tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com

Hoàn Cầu báo viết: trong khi các trang bị chủ lực còn có thứ cũ kỹ và số lượng chưa đầy đủ, tại sao Hải quân Trung Quốc lại tập trung nhấn mạnh việc xây dựng khả năng điều động tầm xa? Tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” của Đài Loan cho rằng, hai điểm dưới đây có lẽ là yếu tố làm cho Hải quân Trung Quốc kiên trì:

Trước hết, tìm kiếm cơ hội học tập và thử nghiệm công nghệ. Nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden đem lại cơ hội cho Hải quân Trung Quốc tới thăm nhiều hơn các nước khác và tiến hành diễn tập chung với các nước, đồng thời còn có thể bảo vệ cụ thể hơn, hiệu quả hơn an toàn cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó có việc rút người Hoa ở Libya về nước năm 2011.

Các tài liệu công khai cho biết, trong ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải có tỷ lệ tàu chiến đi hộ tống cao nhất; còn Hạm đội Bắc Hải chủ yếu cử máy bay trực thăng tham gia hộ tống, mãi đến tháng 2/2012 mới cử tàu chiến thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden tốp thứ 11.

Lúc này, những phỏng đoán của dư luận bên ngoài về việc Hải quân Trung Quốc “không đủ tàu chiến” và “không đủ khả năng” cơ bản đã bị phủ nhận.

Thứ hai, cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc “đóng tàu, bảo vệ chủ quyền”. Từ khi tàu vận tải đổ bộ 071 đầu tiên được trang bị cho đến chiếc thứ tư vừa hạ thủy như lời đồn, khoảng cách thời gian ngày càng ngắn, việc sử dụng chiến đấu thực tế của các tàu tiếp theo cũng ngày càng thành thạo.

Tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” cho rằng, tàu vận tải đổ bộ 071 được thiết kế tàng hình, đường băng dành cho máy bay trực thăng, ván cầu xe giữa tàu và khoang bên trong đều có dáng dấp “phong cách kiểu Mỹ”, cho thấy Hải quân Trung Quốc không chỉ có ý định bắt chước Mỹ về công nghệ đóng tàu và biên chế lực lượng, mà còn cố gắng học được khả năng cứu hộ khẩn cấp từ tiền lệ thành công của quân Mỹ, cố gắng tăng cường đồng bộ khả năng bảo vệ “lãnh thổ biển xanh” trong lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ.

Đối với Trung Quốc, việc xây dựng “hải quân tầm xa” mới chỉ bắt đầu. Dư luận bên ngoài nhận thấy, hạm đội tàu chiến Trung Quốc đã nhiều năm chạy xuyên qua “chuỗi đảo thứ nhất” đến Tây Thái Bình Dương diễn tập, phần lớn đều là sự phối hợp giữa tàu tác chiến thông thường và tàu hậu cần bình thường, ít có tàu ngầm đi theo, chưa xuất hiện mô hình phối hợp lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp.

Tuy nhiên, tình hình này sẽ không mãi kéo dài. Kết luận này đã được chứng minh cách đây không lâu. Ngày 8/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản xác nhận, 5 tàu chiến Trung Quốc dẫn đầu là tàu vận tải đổ bộ 071, ngày 6/5 đã ở vùng biển cách Okinawa 650 km về phía tây nam và chạy về hướng nam, trực tiếp chạy ra Thái Bình Dương (? - PV).

Đây cũng là lần đầu tiên tàu vận tải đổ bộ 071 thâm nhập Tây Thái Bình Dương theo hình thức biên đội, hoặc sẽ triển khai hoạt động huấn luyện tác chiến đổ bộ.

Mức độ coi trọng không thua kém tàu sân bay

Trong tiến trình hiện đại hóa, Quân đội Trung Quốc thực hiện đường lối kết hợp “phát triển kiểu nhảy vọt” và “theo đuổi, bắt chước”.

Lấy tác chiến đổ bộ làm ví dụ, một bản báo cáo trình Quốc hội Mỹ của Công ty RAND cho biết, tác chiến đổ bộ tuy không phải là “quan trọng trong quan trọng” của Hải quân Trung Quốc, nhưng xuất phát từ sự tính toán thực tế, mối quan tâm của Trung Quốc đối với tàu đổ bộ cỡ lớn không thể thấp hơn việc coi trọng cải tạo tàu sân bay Varyag, thậm chí không loại trừ khả năng Trung Quốc xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp trong tương lai, lấy tàu đổ bộ để đảm nhận một phần chức năng của tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Z-9 phiên bản hải quân của Trung Quốc.

Lấy quân Mỹ làm tham chiếu, một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp có ít nhất 2 tàu tấn công đổ bộ, 1 tàu vận tải đổ bộ, 1 tàu vận tải, cộng thêm lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và cảnh giới trên không.

Nói cách khác, khi dư luận bên ngoài sôi nổi dự đoán Trung Quốc sẽ chế tạo 3-4 tàu sân bay, hoặc có thể theo đó suy ra: nếu một cụm tấn công tàu sân bay bảo vệ một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ, tổng cộng cần 12-16 tàu đổ bộ cỡ lớn.

Nhìn vào mức độ hoàn thiện công nghệ của tàu vận tải đổ bộ 071, đến năm 2020 Trung Quốc có thể hoàn thành mục tiêu này.

Cùng với việc tàu đổ bộ cỡ lớn liên tục đi vào hoạt động, khả năng điều động lực lượng trên biển của Quân đội Trung Quốc được nâng lên rõ rệt, nhưng chỉ có nó vẫn chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ tác chiến cường độ cao, Hải quân Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế như thế nào?

Theo quan sát, việc tham gia nhiệm vụ an ninh phi truyền thống quốc tế là sự lựa chọn tốt nhất. Trong nhiệm vụ chống cướp biển của lượt tốp thứ 6, tàu Côn Luân Sơn trở thành chủ lực của biên đội hộ tống, trong đó đã tiến hành diễn tập khoa mục đổ bộ ở biển Đông, kề sát vùng biển quần đảo Natuna của Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc (theo dân mạng lưu truyền)

Ngoài ra, đầu năm nay, Quỹ Jamestown Mỹ đã đăng bài “Trung Quốc 2012: Bức tranh trong thay đổi”, cho rằng: “Cùng với việc tăng số lượng tàu đổ bộ 071, khả năng vận chuyển trên biển của Quân đội Trung Quốc ngày càng ấn tượng, trong tương lai còn cần có tàu tấn công đổ bộ có khả năng kiểm soát chiến trường”.

Xét tới tác chiến đổ bộ hiện đại cần sử dụng máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng và máy bay trực thăng hạng nặng, từ đó vượt qua tuyến trước phòng thủ bờ biển của kẻ thù, bước tiếp theo Hải quân Trung Quốc có thể phát triển tàu tấn công đổ bộ trang bị trực thăng với đường băng thông suốt (LHA), tiếp tục đẩy nhanh “nhịp điệu” tác chiến đổ bộ.

>> Mỹ: Thừa tiền vẫn chưa đánh được Iran

Với 299 phiếu thuận và 120 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2013 với mức ngân sách 642,5 tỷ USD, cao hơn 8 tỷ USD so với đề nghị của BQP Mỹ.




http://nghiadx.blogspot.com
2013 sẽ là năm "bận rộn" của thủy quân lục chiến Mỹ?

Theo dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 18/5 (giờ địa phương), mức ngân sách quốc phòng cơ bản là 554 tỷ USD, bao gồm chi tiêu cho Lầu Năm Góc và các hoạt động hạt nhân quốc phòng của Bộ Năng lượng.

88,5 tỷ USD còn lại được dự chi cho cuộc chiến ở Afghanistan và các chiến dịch quân sự khác ở nước ngoài.

Ngoài chi tiêu ngân sách, Hạ viện Mỹ trước đó cũng bỏ phiếu đề nghị chính phủ bán 66 máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan bất chấp sự chỉ trích của Trung Quốc.

>> Tiềm lực quân sự của Iran

Dự luật này đi ngược lại nỗ lực cắt giảm chi tiêu của Lầu Năm Góc xuống 487 tỉ USD trong thập kỷ tới.

Quốc hội Mỹ năm 2011 cũng yêu cầu cắt giảm để đối phó với thâm hụt hàng nghìn tỉ USD của chính phủ. Hạ viện Mỹ phần lớn do Đảng Cộng hòa kiểm soát.

Đáng chú ý, dự luật còn đề cập tới vấn đề Iran như “mối đe dọa thực sự”.

Theo Nghị sĩ Dennis Kucinich, Mỹ “sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự nếu cần thiết, để ngăn chặn Iran đe dọa Mỹ, các đồng minh của Mỹ hoặc các nước láng giềng của Iran bằng vũ khí hạt nhân”.

Đài tiếng nói nước Nga ngày 19/5 dẫn lời ông Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga: “Washington đang mở rộng hoạt động tích cực trong khu vực, đặc biệt là Iran. Chúng ta đã thấy điều đó qua thí dụ của Libya, cũng như qua diễn biến các sự kiện xung quanh Syria. Kết quả là tình hình hỗn loạn, mà Mỹ đang cố gắng sử dụng có lợi cho họ”.

Theo ông Leonid Ivashov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu địa chính trị, vào thời điểm này, rất ít khả năng Mỹ bắt đầu hoạt động quân sự quy mô lớn nhằm vào Iran.

Tuy nhiên, năm 2013 có thể là thời điểm phù hợp cho việc khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống mới của nước Mỹ.

Trong khi dự luật được thông qua tại Hạ viện, nơi đảng Cộng hòa kiểm soát, thì các nghị sĩ của đảng Dân chủ cho rằng, chiến tranh với Iran sẽ dẫn đến hậu quả thảm kịch cho nước Mỹ và đảng này chống lại dự luật mà phái Cộng hòa đề xuất.

Ít có cơ hội để dự thảo ngân sách quốc phòng được thông qua trong hình thức hiện nay, vì phái Dân chủ đang chiếm phần lớn số ghế tại Thượng viện.

Ngoài ra, Nhà Trắng đã tuyên bố dự định phủ quyết văn bản này.

Tuy nhiên, theo giới thạo tin từ Washington, ngân sách quốc phòng năm 2013 sau khi được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn sẽ có “khoản” dành cho cuộc can thiệp quân sự vào Iran.

>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?

Chuyến dự hội nghị thượng đỉnh G8 được kỳ vọng là cơ hội để Moscow nhấn mạnh ý định xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây và Washington. Nhưng Putin đã từ chối. Vì sao?


http://nghiadx.blogspot.com
Quan hệ Mỹ - Nga


Vào cuối tuần này tại Mỹ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tám nền kinh tế lớn G8.

Đại diện cho nước Nga tại hội nghị lần này, trái với truyền thống, sẽ không phải là Tổng thống mà là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng D. Medvedev.

Tổng thống Vladimir Putin từ chối chuyến đi Mỹ lần này đã tạo ra rất nhiều ý kiến ​​tranh luận.

Theo thông lệ, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống thường được tiến hành với một ý nghĩa tượng trưng, chứng minh ưu tiên chính trị. Và chuyến đi đến hội nghị thượng đỉnh G8 của Vladimir Putin được kỳ vọng sẽ là cơ hội để Moscow nhấn mạnh ý định xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây nói chung và Washington nói riêng.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định thay đổi thời gian và địa điểm cuộc họp của các nhà lãnh đạo “câu lạc bộ ưu tú”, địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 đã được chuyển từ Chicago đến Trại David.

Người ta tin rằng, điều chỉnh như vậy không mang lại bất tiện cho phía Nga. Nếu không, đoàn đại biểu Nga do Putin dẫn đầu, như đề nghị ở Washington, sẽ phải rời khỏi Chicago trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại đây.

Nhưng 10 ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra, Tổng thống Nga đã từ chối thăm Mỹ, với lý do thực tế là ông cần phải dành thời gian cần thiết để thành lập nội các mới. Trong khi, người đứng đầu của nội các được hình thành Dmitry Medvedev sẽ bay tới Trại David để dự họp.

Bây giờ, các chuyên gia trên cả hai bờ Đại Tây Dương đang nhẩm tính giai đoạn phát triển tương lai của mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo một quốc gia từ chối không tham gia Hội nghị thượng đỉnh G8.

Mô hình sách đối ngoại mới của Moscow?

Theo Tổng biên tập tạp chí “Nước Nga và các vấn đề toàn cầu” Fyodor Lukyanov, động cơ thực sự cho sự vắng mặt của Putintại trại David là, "ông Putin muốn chứng minh rằng, Mỹ và phương Tây không phải là duy nhất và ông không đi để duy trì quan hệ chỉ cho mục đích quan hệ.

Có vẻ như ông Putin có ý định giới thiệu một mô hình chính sách đối ngoại mới của Moscow. Ở đó, tất cả các giao tiếp chính thức sẽ được trao cho Thủ tướng Medvedev, và sẽ tiết kiệm cho Tổng thống các nghi thức ngoại giao, mà từ lâu Putin vốn đã bị làm phiền.

Ông Putin không cho rằng cần phải mất thời gian dành thời gian cho những điều như thế. Trong khi đó Medvedev sẽ là gương mặt chính đáng tin cậy của ông Putin với ám chỉ rằng, những gì sẽ được thảo luận với Thủ tướng Chính phủ sẽ được tự động chuyển giao cho Tổng thống.

Putin sẽ chỉ tham gia những sự kiện quan trọng nhất, nơi mà sự vắng mặt của đứng đầu quốc gia được coi là sự thách thức công khai.

Như vậy, tại hội nghị thượng đỉnh SCO vào đầu tháng 6/2012 tại Bắc Kinh, ông sẽ đến dự, bởi người Trung Quốc sẽ không hiểu được sự bố trí, nếu họ gắn cho ông mác “№ 2” thay vì “№ 1”.

Hoặc là Tổng thống sẽ có mặt tại các cuộc họp, mà có thể mang lại kết quả thực sự cho nước Nga” – chuyên gia Lukyanov nhấn mạnh.

Ông Lukyanov tin rằng, thêm một lý do để hủy bỏ một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào lúc này - đó là chiến dịch bầu cử của Tổng thống Obama, vì ông không thể tiếp tục các cuộc thảo luận với lãnh đạo Nga về vấn đề quan trọng như quốc phòng.

"Bất cứ ám chỉ đến khả năng đạt thỏa thuận với Nga có thể sẽ được Obama sử dụng để chống lại đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới" - ông Lukyanov nói.

Putin muốn làm cao?

Phản ứng chính thức của Washington có thể được đánh giá thông qua các tuyên bố của Nhà Trắng được ban hành sau cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ, trong đó, Putin đã thông báo với Tổng thống Obama rằng sẽ không đến dự hội nghị thượng đỉnh của G8.

Tổng thống Mỹ nói rằng, ông hiểu quyết định của Putin và cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Mexico sẽ diễn ra từ 18-19/62012.

Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị người Đức, Giám đốc chương trình “Nga và SNG” thuộc Hội đồng Chính sách đối ngoại Liên bang Đức Alexander Rahr không tin rằng Putin sẽ có cuộc họp với các nhà lãnh đạo G20 tại Mexico.

"Putin tham dự G20, do đó cho thấy rằng Nga coi thế giới đa cực thích hợp hơn so với đơn cực dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, mà G8 chỉ mang tính biểu tượng hình thức", ông này nói.

"Putin sẽ chỉ tham gia những sự kiện mà tại đó ông sẽ có thể thúc đẩy lợi ích của Nga một cách rõ rang, đặc biệt là hướng châu Á. Trong bối cảnh như vậy, tôi nghĩ rằng ông sẽ thắng thế tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok. Và trở về hoàn toàn trắng tay từ Trại David” – chuyên gia Rahr nhấn mạnh.

Trong đó, một số nhà phân tích Mỹ tin rằng ông Putin đã từ chối đi đến Trại David để đáp trả chính quyền Mỹ, rằng ông không hài lòng với cách người Mỹ đã ứng xử với tình hình đang diễn ra tại Moscow trong giai đoạn bầu cử tổng thống ở Nga. Mà gần đây nhất, ngày 9/5, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại về việc sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình ở Moscow. Hiển nhiên, Nga cho rằng, những tuyên bố như vậy là can thiệp vào công việc nội bộ của nước Nga.

“Trong bối cảnh khác, ông Putin có thể, và đã quyết định đi đến hội nghị thượng đỉnh G8. Tuy nhiên, sau khi phản ứng như vậy (của người Mỹ), ông cảm thấy dễ bị tổn thương và không muốn bị chỉ trích tại thời điểm chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Tổng thống mới đắc cử” - ông David Satter, chuyên viên của Viện Hudson.

“Tuy nhiên, việc vắng mặt như vậy ông Putin, có lẽ, vô tình cho thấy rằng ở Nga, tình hình không phải là hoàn toàn bình thường và không phải là rất ổn định. Vì vậy, quyết định không đi Mỹ lần này có thể dẫn đến một kết quả hoàn toàn trái ngược với những gì mà ông muốn đạt được. Cụ thể - chứng minh cho thế giới thấy rằng địa vị chính trị của ông ở Nga không hề suy yếu" – chuyên viên David Satter kết luận.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang