Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

>> Bắc Phi - Trung Đông: Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc?



Năm 2010, thế giới chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt, trực diện và chưa ngã ngũ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giữa Washington và Bắc Kinh.

Bước sang năm 2011, đã xuất hiện nhiều yếu tố khiến cuộc cạnh tranh mở rộng về không gian địa lý, gia tăng về mức độ khốc liệt. Tất cả bắt nguồn từ tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông, đặt biệt là ở Bắc Phi, khu vực mà Trung Quốc đã giành được những lợi thế nhất định sau một thời gian dài Mỹ “lơ là, mất cảnh giác”.

Những cơn địa chấn chính trị với “rừng người xuống phố” nổ ra ở khắp Bắc Phi và Trung Đông đã khiến 2 nhà lãnh đạo Tuynisia và Ai Cập ra đi, Lybia rơi vào nội chiến, và hàng loạt những quốc gia khác như Bahrain, Yemen, Jordani, Marocco, Algeria, Iran… như trên chảo lửa.

Có khá nhiều ý kiến cho rằng Mỹ đang đau đầu bởi quan ngại làn sóng biểu tình có thể khiến những nhà lãnh đạo thân Mỹ trong khu vực phải ra đi, đặc biệt, là tại Bahrain nơi Hạm đội 5 của Mỹ đồn trú. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, xét về tổng thể Mỹ sẽ được nhiều hơn mất, Trung Quốc mới là nhân vật chính phải lo ngại cho vị trí ảnh hưởng của mình sau những biến cố chính trị tại khu vực.

Mỹ được nhiều hơn mất
Cái được dễ nhận thấy là Mỹ có thêm những ví dụ sinh động, những bài học điển hình để rao giảng về những giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ. Việc người dân xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền độc tài, đòi tự do, công bằng, dân chủ là điều mà bất cứ chính quyền Mỹ nào cũng khuyến khích, bởi nó hướng thế giới thêm tôn thờ và mơ về “Giấc mơ Mỹ”.

Hơn nữa, điều này khá phù hợp với chính sách “Đại Trung Đông” mà Mỹ ra đề ra năm 2004 nhằm thúc đẩy dân chủ tại khu vực. Liệu đã đến lúc chúng ta nghĩ về một chính sách “Đại châu Phi” của Mỹ?

Mặt khác, những cuộc xuống đường biểu tình có thể được Mỹ lợi dụng để nhân rộng ra ở những quốc gia mà Mỹ thường chỉ trích, như Triều Tiên, Cu Ba…

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng cách cổ suý cho dân chủ của Mỹ rất linh hoạt, thậm chí mang dáng dấp của “tiêu chuẩn kép”, chẳng hạn như ủng hộ các cuộc xuống đường ở Iran, nhưng “mắt nhắm, mắt mở” khi chính quyền Bahrain giải tán các cuộc biểu tình.



Một trong những điều khiến Mỹ lo lắng nhất trong những ngày này là số phận của trụ sở Hạm đội 5 đóng ở Bahrain.

Thứ hai, sự hỗn loạn nếu tận dụng tốt sẽ là cơ hội để làm kiệt quệ, gây thiệt hại cho những đối thủ đã và đang đầu tư vào 2 khu vực này, nhưng không dựa trên những hợp đồng kinh tế mà chủ yếu dự vào mối quan hệ với nhà cầm quyền.

Khi nhà cầm quyền bị hạ bệ thì các khoản đầu tư dường như mất trắng. Điển hình là Trung Quốc, nước không ngại vung tiền cho những dự án dầu lửa, đường sắt, cơ sở hạ tầng… ở lục địa đen.

Thứ ba, xét về mặt chiến lược dài hạn, hỗn loạn cũng là cơ hội để sắp xếp lại bản đồ thế giới theo hướng phục vụ lợi ích quốc gia.

Bộ máy ngoại giao, quân sự, tình báo Mỹ đang hoạt động ráo riết, từ vận động hành lang tại Liên hợp quốc tới NATO và các đồng mình khác để đưa ra những giải pháp và sự lựa chọn có lợi. Thậm chí cả bằng các chiến dịch quân sự nhằm đảm bảo một hậu Trung Đông và Bắc Phi thân Mỹ hay chí ít cũng là không thù địch với Mỹ.

Hiện Mỹ đã điều 2 tàu chiến áp sát Lybia, sẵn sàng cho một cuộc can thiệp quân sự.

Thứ tư, khá đặc biệt, từ những vụ xuống đường ở Bắc Phi – Trung Đông, sẽ có thêm công nghệ tạo chính biến, đảo chính mới. Đó là internet với mạng xã hội, blogs…mà Mỹ là chủ nhân sáng tạo ra.


Mỹ đã sẵn sàng can thiệp quân sự vào Libya, chỉ chờ thời cơ thích hợp.

Đây là điều Trung Quốc phải suy nghĩ, phần mềm tường lửa Vạn Lý Trường Thành chưa đủ sức để đấu với công nghệ tiên tiến của phương Tây. Đã có ý kiến cho rằng việc Đài VOA quyết định từ 1/10/2011 ngừng phát sóng các bản tin tiếng Trung là để tập trung cho chiến trường trên Internet, nơi có thể tiếp cận thanh niên, tri thức dễ dàng và rộng rãi hơn để tuyên truyền về những “giá trị Mỹ”.

Có lẽ, trong tương lai cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ là cuộc cạnh tranh về công nghệ internet và kiểm soát thông tin.

Về cái mất của Mỹ, hiện chưa mấy rõ ràng, làn sóng xuống đường có thể vượt quá tầm kiểm soát của Washington và đe doạ những chế độ thân Mỹ như Bahrain. Hơn nữa, một số công ty Mỹ đầu tư tại đây có thể bị thiệt hại, nhưng sẽ không lớn bởi có những hợp đồng ràng buộc pháp lý.

Cuối cùng, có lẽ một số đồng minh của Mỹ sẽ e ngại chơi với “chú Sam”, bởi từ vụ khủng hoảng này họ chợt nhận ra họ sẽ bị Washington bỏ rơi nếu không còn hữu dụng với nước Mỹ nữa (trường hợp cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak).

Tất nhiên đây là điều phũ phàng nhưng nó luôn đúng trong quan hệ quốc tế, đó là “không có bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”.

Trung Quốc mất nhiều hơn được
Về chính trị - ngoại giao, không gian phát triển của Trung Quốc rất có thể sẽ bị thu hẹp, do chậm chân, thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng chớp thời cơ như Mỹ.

Ai cũng biết, gần đây Trung Quốc được xem là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Phi, nhiều học viện Khổng Tử đã được xây dựng và giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể tự hào bởi họ đã khai phá được một không gian phát triển đầy tiềm năng, trong bối cảnh Mỹ đang giành giật ảnh hưởng quyết liệt ở những khu vực xung quanh Trung Quốc.

Tuy nhiên, công sức bao năm qua đang phải đối mặt với nguy cơ bị quét sạch, theo kịch bản mà một nhà báo từng đề cập: Tình hình Bắc Phi - Trung Đông diễn biến theo hướng từ “ổn định” tới “bất ổn” và trở lại “ổn định” nhưng theo hướng thân Mỹ.

Về kinh tế, bao năm nay các nhà đầu tư Trung Quốc đổ dồn về châu Phi với những giấc mơ trở thành tỷ phú. Họ đã hào phóng viện trợ để thiết lập quan hệ với giới cầm quyền, từ đó tìm kiếm những hợp đồng béo bở trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, xây dựng đường sắt, cơ sở hạ tầng… Trớ trêu thay, khi đang lên như diều gặp gió thì hỗn loạn chính trị ập tới, khiến họ đối mặt với nguy cơ trắng tay.


Sắc đỏ Trung Quốc ở lục địa đen sẽ tàn phai trong cơn bão tố cách mạng?

Theo số liệu thống kê, năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi, vốn đầu tư trực tiếp trên 9 tỷ USD và sẽ tăng lên 70% vào năm 2015. Chỉ riêng Lybia, nơi đang nổ ra nội chiến, thương mại song phương Trung Quốc – Lybia đạt 6,6 tỷ USD năm 2010, Tập đoàn đường sắt Trung Quốc đã đầu tư 5,2 tỷ USD và gần 40.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại quốc gia này. Vẫn biết rằng không có bài học nào là miễn phí, nhưng cái giá mà Trung Quốc phải trả có lẽ quá đắt.

Cái được duy nhất của Trung Quốc có lẽ chính là bài học về quản lý đất nước. Tuy đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân phối thành quả phát triển, thất nghiệp…vẫn là điều nhức nhối. Những mầm bệnh của người khổng lồ vẫn đang âm ỉ. Bên cạnh đó, vấn đề Tây Tạng, Tân Cương cũng đáng phải suy ngẫm. Có lẽ, Trung Quốc cần phải chú trọng hơn tới phát triển bền vững, chứ không phải là những con số tăng trưởng.

Nhìn rộng ra thế giới
Bất ổn tại Bắc Phi – Trung Đông và những cuộc cạnh tranh giành giật ảnh hưởng sẽ không chỉ tác động tới những quốc gia liên quan. Thế giới cũng sẽ gánh chịu nhiều tác động tiêu cực, trước mắt là về kinh tế khi giá dầu lên cao.

Nguy hiểm hơn, những tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế có thể sẽ ra đời, những hình thức can thiệp tinh vi mới có thể sẽ được áp dụng, và những quân bài mặc cả mới có thể sẽ xuất hiện trong tay các nước lớn. Tất cả báo hiệu một thời kỳ không mấy bình yên trên trường quốc tế.

(tổng hợp)

>> Đội quân bí mật của ông Gadhafi



Lính đánh thuê là lực lượng vũ trang "không chính thống" được chính phủ của tổng thống Lybia Gadhafi sử dụng để đối chọi với lực lượng nổi dậy trong cuộc xung đột.

Châu Phi đầy rẫy lính đánh thuê thất nghiệp
Theo kênh truyền hình Al Jazeera, nhiều quảng cáo tìm kiếm lính đánh thuê với mức lương 2.000 USD đã được ghi nhận tại Guinea và Nigeria. Lính đánh thuê nước ngoài được trả tiền bằng kim cương đã làm cuộc nội chiến đẫm máu tại Sierra Leone kéo dài nhiều năm.

Theo các chuyên gia, những thông tin này rất đa dạng và khó xác định. Tuy nhiên, nếu thực sự, nhà cầm quyền Libya muốn kiếm lính đánh thuê thì tây Phi là một “khu chợ lớn” hấp dẫn.

Những cuộc xung đột gần đây tai Guinea, Sierra Leone, Liberia và Bờ Biển Ngà đã tạo ra một thế hệ những cựu chiến binh thất nghiệp. Những người này sẵn sàng tham gia mọi cuộc chiến khi được trả một mức giá hợp lý.



Lính đánh thuê "rất sẵn có" tại tây Phi.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News, một bác sĩ giấu tên tại thành phố Benghazi nói rằng những cảnh sát ủng hộ người biểu tình đã bắt được vài lính đánh thuê nước ngoài. Những lính đánh thuê này không thể nói tiếng Anh hay tiếng Arab. “Chúng chỉ biết một điều: giết chết những người trước mặt. Chỉ đơn giản vậy thôi. Chúng giết người như những kẻ máu lạnh vậy”, bác sĩ nói với đài ABC News qua điện thoại.

“Chính phủ đã đưa những đoàn quân đặc biệt từ nước ngoài tới Libya. Họ đem lính từ các nước châu Phi tới và bố trí chúng ở Benghazi, Tripoli”, vị bác sĩ cho biết thêm. Theo người bác sĩ, những lính đánh thuê này chỉ biết nói tiếng Pháp và phân biệt với dân thường bằng cách đội mũ màu vàng.

Một số đoạn băng hình được đăng tải trên trang web chia sẻ hình ảnh YouTube quay cảnh người địa phương đánh một số đàn ông da sẫm màu. Những người này bị bắt và bị cho rằng đã nổ súng giết hại dân thường.

“Chúng đang tràn tới đây. Chúng tôi thấy những máy bay vận tải chở họ. Tiền của chúng tôi…tiền của người Libya đang được trả cho lính đánh thuê nước ngoài để giết chính người dân Libya. Đó là điều đang diễn ra”, người giấu tên trả lời phỏng vấn.


Người dân bắt và đánh một người được cho là lính đánh thuê tới từ Chad.

Ngay cả đại sứ Libya tại Ấn Độ cũng khẳng định những báo cáo này với đài Reuters. “Lính đánh thuê tới từ châu Phi, nói tiếng Pháp và một số ngôn ngữ khác”, ông Ali al-Essawi trả lời Reuters. Ông Ali al-Essawi cho biết nhận được thông tin trên từ các nguồn trong nước.

Việc một số quân nhân Libya đào ngũ và quay sang ủng hộ người biểu tình vì họ không muốn là kẻ có nợ máu với dân tộc. “Bởi vì họ là người Libya và họ không thể đứng nhìn những lính đánh thuê nước ngoài giết hại người dân. Vì vậy họ đã quay sang ủng hộ người biểu tình”, ông Ali al-Essawi cho biết.

Có nhiều điều khác biệt giữa lính đánh thuê tại Libya và lính đánh thuê cung cấp từ các công ty tư nhân hoạt động tại Iraq và Afghanistan như Blackwater, DynCorp, Triple Canopy... Nhân viên của những công ty tư nhân này tuân thủ theo luật lệ của các nước mà họ hoạt động. Trong khi đó, lính đánh thuê từ tây Phi là những cựu binh từ các cuộc nội chiến và không cần tuân thủ bất cứ luật lệ nào cả.

Hệ lụy từ việc sử dụng lính đánh thuê nước ngoài

Những thanh niên Tuareg trở về từ Libya có thể sẽ lại gây ra những bất ổn mới cho Mali và Niger.

Theo những quan chức Mali, chính phủ của ông Gadhafi đã thuê hàng trăm người Tuareg. Những người này bao gồm cả quân nổi dậy ở Mali và Niger.

“Chúng tôi rất lo lắng trên mọi khía cạnh. Những thanh niên này đang dồn tới Libya với số lượng lớn. Điều này rất nguy hiểm, cho ông Gadhafi thành công hay thất bại. Những thanh niên này sẽ làm cả khu vực bất ổn khi họ trở về”, Abdou Salam Ag Assalat – người đứng đầu tổ chức vùng Kidal nói.

Theo ông Assalat, một mạng lưới lớn đã được lập lên để tổ chức cho lính đánh thuê tới Libya. Chính quyền địa phương đang nỗ lực thuyết phục và ngăn chặn những cựu chiến binh tới Libya. Tuy nhiên, điều này là rất khó khăn khi “tiền và vũ khí” đang đợi họ tại Libya.

“Gadhafi biết cách làm dàn mỏng lực lượng của chúng tôi. Ông ta biết cần tìm ai. Có vẻ như đã có những chuyến bay thẳng mang người từ Chad tới. Nhiều người khác đi bằng đường bộ tới miền nam Libya. Điều đó làm tôi vô cùng lo lắng vì kết thúc cuộc chiến ở Libya, những thanh niên đó sẽ lại quay trở lại với tiền và vũ khí, và làm mất ổn định vùng Sahel”, ông Assalat nói.

Theo ông Assalat, nhiều thủ lĩnh của người Tuareg đã có mặt tại Libya. Người Tuareg đã gây rối loạn tại Niger và Mali. Tình hình mới chỉ lắng dịu từ năm 2009 khi người họ đồng ý ngừng bắn. Tuy nhiên, tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi khi các cựu binh Tuareg quay lại từ Libya với tiền và vũ khí.

Một vài thông tin về tổ chức quân đội Libya
Ở Libya, quân đội được chia theo bộ lạc để đảm bảo không thể trở thành một lực lượng thật sự. Quân đội Libya hiện nay chỉ mang tính biểu tượng với không đầy 40.000 người, vũ khí trang bị lạc hậu và không nhận được sự huấn luyện đầy đủ. Quyền lực của ông Gaddafi dựa chủ yếu vào lực lượng an ninh do em rể Abdullah Senussi quản lý.

Ngoài ra còn có Ủy ban Cách mạng do Hannibal, con trai Gaddafi cầm quyền và lực lượng bán vũ trang “Dân quân Nhân dân” gồm toàn những người thân tín nhất của vị tổng thống này.


Lực lượng quân đội tại Libya chỉ là mang tính "biểu tượng".

Một lực lượng bí mật được ông Gaddafi tuyển chọn từ những nước có quan hệ với Libya bao gồm Mali, Niger, Chad, Sudan và những người Hồi giáo Bosnia. Lực lượng này gọi là Lê dương Hồi giáo thuộc Ủy ban Cách mạng Libya.

Ban đầu nhằm bảo vệ thế giới Hồi giáo trước nguy cơ từ bên ngoài sau đó bảo vệ trực tiếp cho tổng thống. Các binh sĩ chịu sự chỉ đạo của Đại tá Gaddafi và hoàn toàn trung thành với chế độ mà họ phụ thuộc. Hiện nay, lực lượng này được dùng để chống lại chính người dân Libya.

Ông Gaddafi đã dựa vào chính sách "chia để trị" trong suốt 40 năm. Trong khoảng 10 năm đầu cai trị, ông lên án mạnh mẽ cái gọi là bản sắc bộ lạc và điều này được đa số dân chúng ủng hộ. Tuy nhiên, khi uy tín giảm sút và mâu thuẫn với Phong trào Các sĩ quan Tự do Thống nhất, Gaddafi ngày càng dựa vào “bản sắc bộ lạc” để củng cố quyền lực.

Ông Gaddafi đã tiến hành chính sách bảo trợ có sự lựa chọn đối với các bộ lạc tại Libya nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với quân đội.


Bản đồ phân bố cư dân Libya theo sắc tộc.

Các bộ lạc chính ở Libya:
Arab: Người Arab chiếm đa số ở Libya phần nhiều theo Hồi giáo Sunni.

Berbers: Là cư dân bản xứ của Libya. Họ thuộc nhóm bộ lạc Hamitic. Những người này theo giáo phái Kharijii.

Tuareg: Những người sống du mục trong sa mạc Sahara và các ốc đảo Ghadames và Ghat.

Tebo: Là nhóm du mục và bán du mục sống ở sườn phía nam núi Harouj và đông Fezzan, gần biên giới Ai Cập.

Libya là một xã hội bộ lạc, nên tin tức lan truyền rất nhanh. Tuy nhiên, những người biểu tình không thể sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ để tổ chức, nên họ khó có thể tập hợp công chúng một cách đông đảo như các nước láng giềng.

(bdv news)

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông



Theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên, bộc phát mà được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí, có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiếu biến động phức tạp hiện nay.

Từng làm công tác đàm phán biên giới nhiều năm và tham gia các hội thảo quốc tế về Biển Đông thời gian qua, ông Trần Công Trục cũng khuyến nghị đối sách cho Việt Nam, bên tham gia tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này.



Một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên.

Một loạt những hành động có tính toán
-Mới đây mạng thông tin Trung Quốc có nói về sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và nói rằng đây là phản ứng tự vệ của quân dân Trung Quốc đối với vùng đất có chủ quyền của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?
Động thái nói trên của Trung Quốc không có gì mới. Chúng ta đã từng được nghe khá nhiều lần những thông tin tương tự trước khi Trung Quốc dùng sức mạnh để gây ra các sự kiện tranh chấp trên các vùng biên giới và trên biển. Vấn đề chúng ta cần xem xét, tìm hiểu là tại sao trong thời điểm hiện nay, họ lại nhắc lại luận điểm này?

Trong thời gian gần đây cùng với luận điểm đó, Trung Quốc gia tăng nhiều hoạt động liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn, họ chuẩn bị khởi động một siêu dự án mang tên "Vùng sâu Biển Đông", nghiên cứu, khám phá Biển Đông, tiến hành các hoạt động ngăn chặn bắt bớ, cản trở gây nhiều khó khăn với tàu thuyền VN đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục tiến hành xây dựng, củng cố các vị trí họ đã chiếm đóng trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả Trường Sa, đặc biệt tích cực vận động, kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu khí trong các khu vực biển, thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trong khu vực.

Trên mặt trận tuyên truyền, pháp lí, Trung Quốc lại tung ra bản đồ trực tuyến vẽ đường biên giới biển hình lưỡi bò để một lần nữa hợp thức hóa đường "lưỡi bò" phi lý đã bị cộng đồng quốc tế phê phán, bác bỏ .

Rõ ràng, đây là một loạt các hoạt động được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí. Những hoạt động này không phải là ngẫu nhiên, bộc phát mà đều có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.

Quá trình chiếm đóng bằng vũ lực
- Vì sao ông lại cho rằng đây là những hành động có tính toán cụ thể?
Để trả lời câu hỏi này, theo tôi, ta nên quay lại các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến quá trình Trung Quốc tiến hành xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Viêt Nam.

Năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc nhảy vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp, với danh nghĩa là đại diện cho nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, bằng hành động của viên đô đốc Lý Chuẩn, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng, đưa vài ba pháo thuyền ra khu vực Hoàng Sa bắn pháo, đổ bộ lên vài đảo, rồi nhanh chóng lặng lẽ rút lui.

Năm 1946, lợi dụng việc giải giới quân Nhật theo sự ủy thác của Đồng Minh, Chính quyền Quốc dân Đảng đưa tàu chiến ra chiếm đóng một số đảo thuộc hai quần đảo này. Tàu chiến mang tên Thái Bình của Quốc dân đảng đã đổ quân lên chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam mà người phương Tây gọi là Itu Aba, để rồi từ đó hòn đảo này được gán ghép cho một tên mới "Thái Bình đảo" theo đúng cách thức truyền thống của Trung Quốc.

Năm 1956, hai năm sau khi Hiệp định Gieneve được ký kết, trong thời điểm chuyển quân và chuyển giao quyền quản lý giữa các lực lượng và chính quyền của hai miền Nam Bắc Việt Nam theo Hiệp định Gieneve lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Lợi dụng tình hình quân đội Pháp buộc phải rút quân, quân đội cua chính quyền Nam Việt Nam chưa đủ sức tiếp quản hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, thực hiện một bước tiến quan trọng của họ xuống khu vực Biển Đông.

Trước tình hình đó, Chính quyền Sài Gòn đã đưa quân ra đóng giữ nhóm phía Tây quần đảo Hoàng sa và với tư cách là người quản lý hợp pháp phạm vi lãnh thổ từ vỹ tuyến 17 trở vào, chính quyền Sài gòn đã chính thức phản đối hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc nhóm phía Đông Hoàng Sa, đồng thời tiến hành các hoạt đông ngoại giao, pháp lý để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa.

Năm 1959, Trung Quốc lại tiếp tục huy động lực lượng quân sự giả dạng tàu đánh cá mon men nhòm ngó xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa nhưng không thành. Quân đội của Việt Nam cộng Hòa, với sự trợ giúp trực tiếp của Hoa Kỳ, toàn bộ tàu "đánh cá " của Trung Quốc đã bị tóm gọn và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng.

Đến đầu những năm 1970, trước những diễn biến quan trọng về quân sự,chính trị... đang diễn ra tại Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục có những hoạt động để chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng mới bằng quân sự. Lợi dụng bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, trong tình thế xuống dốc của chính quyền miền Nam và sự rút lui của Hoa Kỳ, ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã điều 11 tàu chiến với sự yểm trợ của máy bay tới xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn đã huy động 4 chiến hạm ra chống trả nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuối cùng, nhóm đảo này đã rơi vào tay Trung Quốc. Trung Quốc đã hoàn thành việc xâm chiếm băng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời điểm trước khi miền Nam Việt Nam được giải phóng.

Năm 1988, Trung Quốc lại đưa quân xuống khu vực quần đảo Trường Sa, dùng tàu chở các phương tiện, gạch ngói, xi măng đổ lên một số bãi cạn, biến các bãi cạn nay thành các căn cứ quân sự, ngang nhiên khiêu khích và gây ra cuộc đụng độ với Hải quân Việt Nam cũng trong bối cảnh có những khó khăn vế kinh tế mà Việt Nam phải đương đầu và tình hình chính trị quốc tế có nhưng diễn biến phưc tạp bất lợi cho Việt Nam tại thời điểm đó.

Năm 1995, Trung Quốc lại tiếp tục dùng sức mạnh đánh chiếm đảo Vành Khăn, một đảo đá nằm phía tây nam Trường Sa.

- Phải chăng, Trung Quốc có hàng loạt những động thái kể trên vì bối cảnh quốc tế đang thuận lợi cho họ khi các nước lớn và ASEAN đang bận tậm với những vấn đề khác?
Bài học của lịch sử nhân loại cho thấy rõ những cuộc xung đột, xâm chiếm thường xảy ra khi kẻ xâm lược biết cách khai thác và tận dụng cơ hội. Phải chăng bối cảnh và tình hình quốc tế hiện nay có thể sẽ là cơ hội để cho nhưng âm mưu muốn biến Biển Đông trở thành ao nhà của mình trở thanh hiện thực?

Tuy nhiên, tôi cho rằng, Biển Đông là khu vưc vô cùng quan trọng và có mối liên quan mật thiết đến hoà bình, an ninh và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương, một địa bàn chiến lược đối với nhiều cường quốc.

Bởi vậy, người ta không bao giờ có thể quên những vấn đề tiềm ẩn ở khu vực Biển Đông, nơi tranh chấp phức tạp, nhạy cảm trong thế cân bằng cán cân lực lượng thế giới. Chắc chắn các chính khách, các chiến lược gia, giới quân sự của các nước có liên quan đều đã phải tính đến để có nhưng đối sách thích hợp .

Đối sách cho Việt Nam
- Vậy theo ông, trước những diễn tiến đó, Việt Nam cần phải có đối sách như thế nào?
Việc họ có thực hiện được tham vọng độc chiếm Biển Đông hay không còn là một vấn đề và còn phụ thuộc vao nhiều yếu tố.

Tôi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất để bảo vệ chủ quyền , quyền chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay chính là sưc mạnh của sự đại đoàn kết của dân tộc Viêt Nam. Nếu như nội bộ chúng ta không đồng lòng, không nhất trí, thiếu sự quan tâm cần thiết đến chủ quyền biển đảo và không tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế thì sẽ là yếu tố tạo cơ hội cho những mưu toan xâm lược sẽ được thực hiện. Bài học lịch sử đã cho thấy điều này.

Tôi tin rằng người Việt Nam, dù đang sống ở đâu, đều luôn luôn hướng về Đất Nước và sẵn sàng đóng góp tinh thần lẫn vật chất để bảo vệ từng tấc đất Tổ Quốc.Chúng ta phải tìm mọi cách giữ gìn và phát huy được sức mạnh vô song này.

Chúng ta phải triển khai mạnh mẽ và kịp thời cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Viêt Nam bằng sự phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ, liên tục trên các mặt quân sự, ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền... Đặc biệt, cần phải tranh thủ sự đông tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, dù đó là cá nhân hay tổ chức, của các quốc gia, dù là nhỏ hay lớn...như những gì mà thời gian qua chúng ta đã làm và đã thu được nhưng kết quả đang kể trong các hoạt đông ngoại giao của mình.

(vnn)

>> Những chú 'sư tử biển' của Hải quân Singapore



Được trang bị tàu chiến tối tân, Singapore hiện có lực lượng hải quân hiện đại hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Hầu như toàn bộ vũ khí này được mua từ các nước phương Tây.

Dưới đây là một số thành viên chủ chốt trong lực lượng hải quân Singapore:

Khu trục hạm lớp Formidable
Năm 2002, Bộ Quốc Phòng Singapore ký hợp đồng với Pháp đóng 6 tàu khu trục lớp Formidable. Tính đến năm 2009, tất cả 6 tàu loại này đều được chuyển giao cho Hải quân Singapore và được biên chế vào liên đội tàu chiến 185 (Hải quân Singapore-RSN).

Tàu khu trục lớp Formidable thiết kế hoàn toàn dựa trên chiến hạm lớp La Fayette của Pháp. Formidable là khu trục hạm đa năng có thể làm nhiêm vụ chống hạm, chống ngầm và phòng không. Tàu có lượng giãn nước 3.200 tấn, dài 114,8m.



Tàu chiến tàng hình lớp Formidable (RSS Steadfast) với trực thăng SH-60B "Seahawk" trên boong

Vũ khí chống hạm chủ lực là tổ hợp tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, tên lửa có tầm bắn 130 km, dẫn đường bằng ra đa chủ động.

Đặc biệt, hệ thống tên lửa đối không của tàu được kết hợp giữa radar Thales Herakles với ống phóng Sylver A50 và khoảng từ 15-30 tên lửa MBDA Aster (tên lửa Aster có thể dùng để chống máy bay hoặc tên lửa hành trình).

Hệ thống chống ngầm của Formidable là ngư lôi hạng nhẹ Eurotop A244-S Mod 3, có tầm bắn 13,5km. Ngoài ra, Formidable còn được vũ trang pháo hạm Oto Melara 76mm rất hữu hiệu khi công kích các mục tiêu nhỏ, tầm gần trên biển.

Năm 2005, Bộ Quốc Phòng Singapore mua 6 chiếc trực thăng SH-60B từ Mỹ. Tất cả đều được chuyển giao trong thời gian từ 2008 tới 2010. SH-60B sẽ được trang bị cho khu trục hạm Formidable, có thể dùng để chống ngầm hoặc chống hạm.

Tàu chiến lớp Formidable được đánh giá là một trong những tàu chiến hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Tàu hộ tống lớp Victory
Trước khi Formidable xuất hiện, các tàu hộ tống lớp Victory là lực lượng chống ngầm đầu tiên của Hải quân Singapore.

Năm 1983, Bộ Quốc phòng Singapore mua 6 chiếc loại này từ Đức. Lượng giãn nước của Victory là 600 tấn, dài 62m. Tàu có thể chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý mỗi giờ.


RSS Victory đang bắn pháo 76mm trong cuộc diễn tập với hải quân Mỹ.

Hệ thống vũ khí trên tàu bao gồm tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa đối không Rafael Barak, ngư lôi chống ngầm Eurotop 2A44-S Mod 3, pháo hạm Oto Melara 76mm và cuối cùng là súng máy phòng không CIS 50 12,7mm.

Hiện tại, tất cả sáu chiếc loại này đều nằm trong biên chế liên đội tàu chiến 188 (Hải quân Singapore).

Tàu tuần tra lớp Fearless
Tàu tuần tra lớp Fearless được Hải quân Singapore tự đóng mới để thay thế những chiếc tàu tuần tiễu già cỗi.

Fearless có lượng giãn nước 500 tấn, tàu dài 55m. Vũ khí trang bị trên tàu bao gồm tên lửa đối không Mistral, ngư lôi chống ngầm Eurotop A244-S Mod 3 có tầm bắn 13,5km.

Tàu còn được trang bị pháo hạm Oto Melara 76mm và súng máy phòng không CIS 50 12,7 mm.


Tàu tuần tra lớp Fearless (RSS Resilience) trên biển.

Có tất cả 12 chiếc loại này được đóng, nhưng chỉ có sáu chiếc đầu tiên là được vũ trang ngư lôi A244 chống ngầm. Tất cả đều được biên chế trong hai liên đội tàu 182 và 189.

Tàu quét mìn lớp Bedok
Tàu quét mìn lớp Bedok được Thụy Sĩ thiết kế và chế tạo, có tất cả bốn chiếc đã được chuyển giao cho Hải quân Singapore. Hiện, Bedok được biên chế trong liên đội tàu chiến 194 của nước này.


Tàu quét mìn lớp Bedok tại quân cảng Changi.

Bedok có lượng giãn nước 360 tấn, tàu dài 47.5m. Tàu được vũ trang pháo phòng không Bofors 40mm, súng máy CIS 50 12.7mm. Đặc biệt, Bedok được lắp đặt máy xử lý bom mìn điều khiển từ xa ECA PAP 104 Mk5.

Tàu vận tải đổ bộ lớp Endurance
Tàu vận tải đổ bộ lớp Endurance được Hải quân Singapore tự thiết kế và đóng mới để thay thế tàu đổ bộ lớp County cũ kĩ. Endurance có lượng choán nước lên tới 6000 tấn, là loại tàu lớn nhất của nước này.

Tàu dài 141m, thủy thủ đoàn 65 người, Endurance đạt tốc độ tối đa 20 hải lý mỗi giờ. Tàu có khả năng chở 18 xe tăng và binh lính, đồng thời trên boong tàu phía sau còn có sân đỗ cho hai trực thăng hạng trung.

Hệ thống phòng vệ của tàu bao gồm tên lửa đối không Mistral, súng máy CIS 50 12.7mm và pháo hạm Oto Melara 76 mm.


Tàu vận tải đổ bộ lớp Endurance.

RSS Endurance đã trở thành chiếc tàu hải quân đầu tiên của Singapore thực hiện chuyến đi vòng quanh trái đất để tới tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế tại thành phố New York, Mỹ, năm 2000.

Chúng cũng tham gia tích cực vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo, điển hình như ở Đông Timor, vịnh Ba Tư và đợt sóng thần ở tỉnh Aceh, Indonesia.

Hiện nay, Hải quân Singapore đang sở hữu bốn chiếc tàu Endurance. Tất cả đều được biên chế chính thức trong liên đội tàu 191-Hải quân Singapore.

Tàu ngầm lớp Challenger
Năm 1995, Singapore đã mua được một tàu ngầm lớp Challenger từ Hải quân Thụy Điển. Năm 1997, thêm ba chiếc nữa đã được chuyển giao. Những chiếc Challenger là vốn liếng đầu tiên của lực lượng tàu ngầm Hải quân Singapore.

Challenger dài 51m, tàu có lượng choán nước 1.130 tấn (trên mặt biển) và 1.200 tấn (dưới mặt biển).


Tàu ngầm lớp Challenger.

Hệ thống vũ khí của Challenger bao gồm bốn máy phóng ngư lôi 533mm và hai máy phóng 400mm. Số lượng thủy thủ trên tàu gồm 18 thành viên.

Trước khi được chuyển giao cho Singapore, phía Thụy Điển đã thực hiện nâng cấp tàu để phù hợp với khí hậu vùng biển nhiệt đới, đồng thời cũng tiến hành lắp đặt thêm một số thiết bị khác như điều hòa không khí, hệ thống ống dẫn chống ăn mòn…

Hiện tại, cả bốn chiếc lớp Challenger đều nằm trong liên đội tàu số 171 của nước này.

Tàu ngầm lớp Archer
Tháng 4/2005, Bộ Quốc phòng Singapore ký hợp đồng đồng ý mua hai chiếc tàu ngầm lớp Archer từ Thụy Điển. Chiếc đầu tiên RSS Archer được hạ thủy ngày 16/9 vừa qua và đang thực hiện các cuộc thử nghiệm.

Tàu ngầm lớp Archer có lượng choán nước 1.400 tấn (trên mặt biển) và 1.500 tấn (dưới mặt biển). Chiều dài của con tàu là 60,5m. Số lượng thủy thủ đoàn trên tàu là 28.

Tốc độ tối đa của Archer khi lặn là 15 hải lý mỗi giờ. Đặc biệt, tàu được trang bị hệ thống động cơ chạy khí độc lập, nhờ đó cho phép tàu ngầm có khả năng lặn sâu và gây ra tiếng ồn thấp tăng thêm khả năng tàng hình.


Hạ thủy RSS Archer tại Thụy Điển.

Hệ thống định vị siêu âm tiên tiến giúp dò tìm mục tiêu ở khoảng cách xa. Và cuối cùng, Archer được trang bị 9 máy phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 400 mm.

Thực tế, Archer đã phục vụ trong Hải quân Thụy Điển 20 năm, nên trước khi đến Singapore, nó đã được nâng cấp để phù hợp với khí hậu vùng biển nhiệt đới và lắp thêm một số trang thiết bị kĩ thuật khác.

Dự kiến, Archer sau khi hoàn tất các cuộc thử nghiệm, sẽ đi vào hoạt động năm 2010. Archer sẽ dần thay thế đội tàu Challenger vốn có tuổi đời 40 năm.

(tổng hợp)

>> Các căn cứ hải quân nhìn từ trên cao (kỳ 2)



Các nước có tiềm lực lớn về kinh tế ngày nay cũng không hề chịu kém cạnh các “ông lớn” khi ra sức phát triển căn cứ hải quân cho riêng mình. 

>> Các căn cứ hải quân nhìn từ trên cao (kỳ 1)



Căn cứ hải quân Kadamba (Ấn Độ)

Hiện nay, các căn cứ hải quân của quân đội Ấn Độ tập trung nhiều ở Mumbai và Vikhashapatnam và ngày càng trở nên chật chội khi mà tàu hải quân phải chia sẻ nơi đỗ với các tàu thương mại. Vì thế, bắt buộc Ấn Độ phải tính đến việc xây dựng căn cứ mới.

Năm 2005, căn cứ mới mang tên Kadamba ra đời. Kadamba là thành quả của giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân mới.





Căn cứ hải quân Kadamba. Mặt nước trong căn cứ hải quân này khá phẳng lặng nhờ có các đê chắn sóng.

Kadamba là cảng nước sâu mang tính chiến lược của quân đội Ấn Độ, được xây dựng làm nơi đỗ đậu cho các tàu chiến hiện đại, tàu cỡ lớn, tàu ngầm.

Ngoài ra, hệ thống nâng ở căn cứ có thể nâng vật có trọng lượng lên tới 10.000 tấn, tương đương với trọng lượng tất cả tàu chiến hải quân Ấn Độ, ngoại trừ tàu sân bay và các tàu hỗ trợ.

Giai đoạn hai hoàn thành căn cứ hải quân sẽ được thực hiện từ năm 2005 tới năm 2020 xây dựng sân bay cho không quân của hải quân.

Căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản)
Sau thế chiến lần thứ hai, quân đội Mỹ đã ở lại chiếm đóng Nhật Bản. Từ đó cho tới nay, người Mỹ đã xây dựng rất nhiều căn cứ quân sự lớn trên đất Nhật.

Điển hình là Yokosuka, căn cứ hải quân cực kì quan trọng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây cũng là nơi đóng quân các tàu thuộc lực lượng hải quân của Nhật Bản.


Căn cứ Yokosuka nhìn từ trên cao.



Căn cứ Yokosuka tiếp nhận được các tàu chiến cỡ lớn kể cả tàu sân bay.

Cảng Yokosuka có tới 18 cầu tàu và rất nhiều nơi neo đậu, căn cứ này hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu khác nhau kể cả tàu sân bay, tàu ngầm.


Căn cứ Yokosuka nhìn từ trên cao.

Căn cứ Yokosuka có 28.000 nhân viên quân sự và dân sự làm việc.

Căn cứ hải quân Stirling (Australia)
Stirling là căn cứ chính của hạm đội phía tây hải quân Australia, được xem là một trong những căn cứ lớn nhất của nước này.

Stirling nằm trên đảo Garden, chiếm tới 28% diện tích toàn đảo.


Căn cứ Stirling nằm trên đảo Garden.

Stirling hiện là căn cứ của hạm đội tàu ngầm của Australia gồm 6 chiếc tàu ngầm tấn công động cơ diesel – điện lớp Colin và đội tàu khu trục lớp Anzac.

Stirling còn có trung tâm huấn luyện thoát hiểm khỏi tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp, 1 trong 6 trung tâm về lĩnh vực này trên thế giới.

Căn cứ hải quân Rota (Tây Ban Nha)
Rota là căn cứ đặc biệt của Tây Ban Nha khi tại đây đặt đặt bộ chỉ huy lực lượng hải quân Tây Ban Nha và các đơn vị của Mỹ.


Căn cứ hải quân Rota được hải quân Mỹ và Tây Ban Nha kiểm soát quản lý.



Khu vực cảng neo đậu của căn cứ Rota.

Căn cứ Rota nằm ở vị trí chiến lược gần eo biển Gibralta... Đây là nơi lý tưởng cung cấp sự hỗ trợ vô giá cho các đơn vị hạm đội 6 (Mỹ) ở Địa Trung Hải.

Căn cứ Rota còn đóng vai trò hậu cần cung cấp nhiên liệu, hàng hóa, đạn dược cho các tàu chiến Mỹ và NATO (khối quân sự Bắc Đại Tây Dương).

Theo các điều khoản của hợp tác quốc phòng, hải quân Mỹ và Tây Ban Nha cùng quản lý và chia sẻ công việc trong căn cứ. Trong đó, hải quân Mỹ chịu trách nhiệm duy trì kiểm soát các bộ phận bao gồm sân bay, ba cầu cảng, 426 phương tiện và 806 hộ gia đình (vợ con sĩ quan binh lính). Phía Tây Ban Nha sẽ đảm bảo an ninh bên ngoài căn cứ, trong căn cứ và cho cả hai lực lượng tại đây.

Căn cứ hải quân Puerto Belgrano (Argentina)
Puerot Belgrano là căn cứ hải quân lớn nhất của Argentina, nằm cách thủ phủ Buenos Aires 700 km về phía nam.

Tại căn cứ này, tập trung toàn bộ các tàu chiến chủ lực và khu xưởng sửa chữa lớn của hải quân Argentina.


Căn cứ hải quân lớn nhất của Argentina.



Cận cảnh khu xưởng sửa chữa tàu và các nơi neo đậu.

Khu sửa chữa của căn cứ này hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận các tàu chiến đủ mọi kích cỡ, từ thời gian xảy ra đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945), nơi đây đã sửa cho nhiều tàu tuần dương cỡ lớn và tàu sân bay.

Ngày nay, Puerot Belgrano tiếp tục làm công việc bảo dưỡng và sửa các tàu chiến tàu ngầm.

Tháng 4/2006, tại căn cứ này đã diễn ra sự kiện đặc biệt khi một tàu chiến của hải quân Anh đã cập cảng để sửa chữa bánh lái bị hư hỏng. Năm 1982, Anh và Argentina đã giao chiến tranh chấp quần đảo Falklands.

(tổng hợp bdv)

>> Trung Quốc xây cơ sở sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới



Trung Quốc đang xây cơ sở lớn nhất thế giới về thiết kế, sản xuất và thử tên lửa không điều khiển ở phía Bắc Thiên Tân, Phó giám đốc Học viện công nghệ tên lửa Trung Quốc là Liang Xiaohong hôm qua thông báo.

Ông Liang Xiaohong cho biết, giai đoạn đầu của việc xây dựng sẽ hoàn tất trong năm nay. Các tên lửa sẽ được thiết kế, sản xuất, lắp ráp và thử tại đây. Hiện Trung Quốc hoàn tất 20 trong tổng số 22 nhà máy tại cơ sở này và một số cơ sở sẵn sàng hoạt động.



Trung Quốc chuẩn bị trình làng cơ sở sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới. Ảnh minh họa.

Cơ sở sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới này được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng không của Trung Quốc trong 30 tới 50 tới.

Bằng cách kết hợp nhiều cơ sở riêng rẽ thành cả một dây chuyền công nghiệp, cơ sở này sẽ sản xuất được đủ các loại tên lửa với kích cỡ, chủng loại khác nhau, phục vụ cho dự án thám hiểm mặt trăng, vũ trụ và các dự án khác.

Các tên lửa mới của Trung Quốc, trong đó có Trường chinh IV, sẽ được thiết kế và sản xuất tại căn cứ rộng 200 hectare này.

(internet)

>> Thái Lan nhận trực thăng đa năng Mi-17V5



Tại căn cứ không quân Utapao, 3 máy bay trực thăng đa năng Mi-17V-5 được đưa đến bằng máy bay vận tải An-124.

Các chuyên gia Nga lắp ráp các bộ phận của trực thăng trong vòng 10 ngày tới.

Theo truyền thông Thái Lan, trị giá hợp đồng 3 máy bay này lên tới 990 triệu Baht (khoảng 27,5 triệu USD). Trong đó, kinh phí bảo dưỡng và đào tạo tri giá 50 triệu Baht.

Phần kinh phí này dự định chi cho hiện đại hóa 15 trực thăng UH-1 nhưng sau đó đã bị hủy bỏ.

Mi-17V-5 là trực thăng đa năng, thường được dùng để vận chuyển quân và hàng hóa. Dù đây là phiên bản trực thăng vận tải, song không mấy khó khăn để vũ trang cho trực thăng này bằng rocket không điều khiển, súng máy Mag-58 hoặc M-60.

Ngoài 3 chiếc Mi-17V-5 giao hàng lần này, chính phủ Thái Lan đang xem xét mua thêm 3 máy bay trực thăng khác từ Nga.




Việc đàm phán mua trực thăng từ Nga được Thái Lan khởi xướng vào năm 2005, nhưng sau đó hợp đồng đã không thực hiện do không quân đội Thái Lan không đạt được sự thống nhất trong nội bộ.

Hiện Không quân Thái Lan có khoảng 200 trực thăng do Mỹ sản xuất, 50% số máy bay này không thể hoạt động do tuổi đời đã trên 20 năm, trong khi đó, phụ tùng để sửa chữa và thay thế lại có giá cao.

Giá cả để mua trực thăng Mi-17 là khá mềm, hiệu suất hoạt động cao, trực thăng này có tuổi phục vụ khá dài, kinh phí bảo dưỡng và thay thế phụ tùng cũng thấp hơn nhiều so với của Mỹ Không quân Thái Lan đã quyết định mua 3 trực thăng Mi-17 từ Nga vào cuối năm 2008, đây cũng là hợp đồng mua trực thăng từ Nga đầu tiên của chính phủ Thái Lan. Trước đó, Thái Lan chỉ mua vũ khí và các phương tiện quân sự khác từ Mỹ.

Bằng hợp đồng cung cấp 3 chiếc trực thăng Mi-17V-5 cho Thái Lan, Nga đã đặt được chân vào thị trường vũ khí vốn là địa bàn của Mỹ. Điều này cũng cho thấy sự thay đổi quan điểm của giới quân sự Thái Lan, vốn sùng bái vũ khí Mỹ.

Mi-17V-5 là biến thể của Mi-8, có trọng lượng cất cánh tối đa là 13 tấn, tốc độ hành trình là 230km/giờ, tốc độ tối đa 300km/giờ, có thể chở 36 binh lính hoặc 4 tấn hàng hóa, bán kính hoạt động 750km. Mi-17V-5 đạt hiệu suất hoạt động rất cao trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là các vùng núi.

Không chỉ Mi-17V-5, tất cả các loại trực thăng khác của Nga đều có đặc tính bay và hiệu suất hoạt động vượt trội so với trực thăng cùng loại của các nước khác. Trực thăng của Nga hiện có mặt ở hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới.


(Armstrade news)

>> Nga thử chiến đấu cơ tàng hình T-50



Chiếc chiến đấu cơ T-50 thứ hai của Nga bay trên trời 44 phút trong cuộc thử hôm qua.



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga. Ảnh: RIA Novosti.


Chiếc T-50 do hãng Sukhoi chế tạo tại một nhà máy ở Komosomolsk-on-Amur ở Viễn Đông của Nga. Chiếc T-50 thứ nhất thực hiện chuyến bay thử đầu tiên hồi tháng giêng và đã tiến hành 40 cuộc thử.

"Chiếc thứ hai thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 thực hiện hành trình đầu tiên hôm nay. Phi cơ bay trên trời 44 phút. Cuộc thử diễn ra thành công, đáp ứng tất cả các yêu cầu", RIA Novosti dẫn thông báo của hãng Sukhoi cho biết hôm qua.

Nga bắt tay vào chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ kể từ năm 1990. Nó được phát triển để đối trọng với chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất hiện có trên thế giới, và chiếc F-35 Lightning II.

Dù các chi tiết liên quan tới T-50 được bảo mật, một số dữ liệu rò rỉ cho thấy máy bay này được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành sản xuất chiến đấu cơ, bao gồm khả năng tàng hình cao, tốc độ siêu thanh cùng hệ thống kiểm soát tối tân. Quan chức Nga ca ngợi máy bay này là "phi cơ quân sự độc nhất". Không quân Nga được cho là sẽ mua 60 chiếc T-50 sau năm 2015.

Trung Quốc gần đây cũng thử máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của họ song các chuyên gia Nga cho rằng chiếc J-20 thiếu một số tính năng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Chỉ có máy bay F-22 Raptor và F-35 Lightning của Mỹ được cho là có thể sánh với chiếc T-50. Tuy nhiên, cả hai máy bay của Mỹ đều bị chỉ trích là giá thành quá đắt. Tính tổng cộng chi phí nghiên cứu và chế tạo, F-22 sẽ có giá hơn 300 triệu USD.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin năm ngoái khẳng định Nga chi 1 tỷ USD phát triển loại máy bay mới và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD để sản xuất nó.

Ngay cả những người còn hoài nghi cũng cho rằng việc thử T-50 thành công cho thấy Nga đang dần lấy lại vị thế là một cường quốc dẫn đầu về quân sự.


( vnexpress news)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Nhìn lại trận Trân Châu Cảng sau 70 năm (phần 1)



70 năm trước, vào ngày 7/12/1941, Hải quân hoàng gia Nhật Bản đã thực hiện một hành động mà không một vị lãnh đạo phương Tây nào có thể hình dung.

Đó là việc nước này khởi động một cuộc tấn công bất ngờ lên căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii.

Hơn 350 máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã tấn công thành hai đợt lớn, oanh tạc và thả bom và ngư lôi xuống căn cứ. Hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công, Hải quân Mỹ thiệt hại tương đối nặng nề. 188 máy bay bị phá hủy, 2.402 người thiệt mạng và khoảng 1.282 người bị thương.

Ngay sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ đã tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản, chính thức tham gia Chiến Tranh Thế Giới thứ 2, bắt đầu cục diện mới cho cuộc chiến.

Trong dịp kỷ niệm 69 năm, Mỹ đã khánh thành Trung tâm du lịch Trân Châu Cảng với trị giá 56 triệu USD.

Dưới đây là những hình ảnh đáng nhớ về trận chiến:





Hình ảnh chụp từ trên cao về một hàng tàu chiến trước giây phút mở màn cuộc tấn công của Nhật lên Trâu Châu Cảng vào ngày 7/12/1941.


Hình ảnh chiếc máy bay ném bom Val 99 của Hải quân Nhật chuẩn bị cất cánh từ một hàng không mẫu hạm trong buổi sáng lịch sử đó. Con tàu khổng lồ đằng sau là tàu sân bay Soryu.


Ảnh chụp tàu hàng không mẫu hạm Zuikazu của Nhật Bản, khi tướng tá vẫy tao chào chiếc máy bay thả bom Nakạima “Kate” B-5N cất cánh để tham gia đợt tấn công thứ hai.


Máy bay chiến đấu Zero của Nhật Bản, với mã số đuôi là A1-108 cất cánh từ hàng không mẫu hạm Akagi.


Ảnh chụp từ trên không đoàn tàu chiến của Mỹ bên cạnh đảo Ford sau đợt tấn công bằng ngư lôi của Nhật, trước khi chúng tiếp tục hứng chịu đợt dội bom bằng máy bay.


Cảnh chụp bãi đậu máy bay ở căn cứ hải quân của không quân Mỹ trên đảo Ford. Những đám cháy bốc lên từ những con tàu cháy ở phía xa.


Những chiếc tàu chiến “rực cháy” sau trận oanh tạc của Nhật Bản.


Pháo phòng không của Mỹ tạo nên những đốm đen trên bầu trời, phía trên những chiếc tàu đang bốc cháy ở Trân Châu Cảng.


Kho vũ khí của tàu khu trục Shaw (DD 373) phát nổ do sự oanh tạc của máy bay Nhật Bản.


Hai chiếc tàu chiến West Virginia (BB 48) và Tennessee (BB 43) cháy lớn.


Một chiếc máy bay ném bom bổ nhào trong đợt lao xuống cuối cùng do đã bị dính đạn của phòng không của Hải quân Mỹ.


Một chiếc tàu chiến khác bốc khói đen nghi ngút. Binh sĩ hoảng loạn.


Thủy thủ ở căn cứ hải quân của không quân Mỹ tại Kaneohe, Hawaii đang cố gắng cứu hộ thủy phi cơ Catalina đang cháy sau đợt tấn công.


(Boston news)

>> Tên lửa Exocet


Trong các cuộc xung đột quân sự trên thế giới trong những năm 1980, một trong những loại vũ khí được nhắc đến nhiều nhất là tên lửa đối hạm Exocet. Loại tên lửa đã lập nhiều công trạng trong cuộc chiến ở quần đảo Falklands giữa Anh và Argentina.

Exocet là tên lửa hành trình đối hạm do Pháp phát triển, loại tên lửa này được thiết kế để tấn công các loại tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung nhưng khi cần thiết hoàn toàn có thể sử dụng để oanh kích những chiến hạm lớn kể cả tàu sân bay. Tên lửa Exocet phát triển thành nhiều biến thể phóng từ tàu chiến (MM - 38, MM - 40), phóng từ tàu ngầm (SM - 39) và phóng từ trên không (AM - 39). Hầu hết, các biến thể đều giống nhau trong phương thức dẫn đường (quán tính và radar chủ động), hình dáng tương tự nhau với bốn cánh ở giữa thân và bốn cánh định hướng ở đuôi, mang đầu đạn thuốc nổ phá mảnh nặng 165 kg. Tầm bắn các biến thể khác nhau.



Tên lửa hành trình đối hạm phóng từ trên không AM - 39 Exocet.

Ra đời từ những năm 1970, nhưng phải đến năm 1982 tên lửa Exocet mới được biết đến nhiều hơn trên thế giới khi đánh hư hỏng nhiều khu trục hạm hạng nặng của hải quân Anh trong cuộc chiến Falklands. Sau đây là chùm ảnh những chiến hạm xấu số của hải quân Anh trong cuộc chiến Falklands:

Ngày 4/5/1982, máy bay chiến đấu của không quân Argentina Super Etendard bắn một quả tên lửa Exocet AM - 39 đánh trúng khu trục hạm hạng nặng HMS Sheffield (Hải quân Anh).


Tên lửa Exocet đánh trúng tàu nhưng đầu đạn không phát nổ. Tuy nhiên, lượng nhiên liệu động cơ tên lửa đã gây ra một số vụ cháy không thể kiểm soát được trên HMS Sheffied, thủy thủ đoàn buộc rời bỏ tàu. Sáu ngày sau vụ tấn công, con tàu mới chìm hẳn.


Ngày 12/6/1982, tên lửa đối hạm MM - 38 Exocet của quân đội Argentina được phóng đi từ đất liền đánh trúng khu trục hạm HMS Glamorgan (hải quân Anh) gây thiệt hại nặng nề cho con tàu, 13 thủy thủ thiệt mạng. HMS Glamorgan mất gần một năm sửa chữa những hư hỏng do đầu đạn 165 kg gây ra.


Ngày 25/5/1982, không quân Argentina bắn hai quả tên lửa AM - 39 Exocet vào tàu thương mại Atlantic Conveyor của Anh làm thiệt mạng 12 thủy thủ và gây hư hỏng nặng cho con tàu. Năm ngày sau vụ không kích, tàu Atlantic Conveyor chìm hẳn.


"Nỗi khiếp sợ" của chiến hạm Anh, máy bay tấn công Super Etendard do Pháp thiết kế và sản xuất chuyên thực hiện các nhiệm vụ chống hạm.


Sau cuộc chiến Falklands 1982, tên lửa Exocet tái xuất lần nữa và "nạn nhân" lần này là khu trục hạm Mỹ. Ngày 17/5/1987, cường kích cơ Mirage F1 của không quân Iraq bắn hai tên lửa AM - 39 trúng khu trục hạm USS Stark của hải quân Mỹ.


Thực tế, lúc đó tất cả hệ thống phòng không của USS Stark đang trong trạng thái "nghỉ ngơi" nên không phản ứng kịp và hậu quả là một phần thân tàu bị biến dạng, 37 thủy thủ thiệt mạng, 21 người khác bị thương


(bdv)

>> Các vũ khí trong tầm ngắm của Lầu Năm Góc



Trong vòng một thập kỷ ngân sách quốc phòng của Mỹ đã tăng 375 tỷ USD tính từ năm 2001.

Sau khi sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã chi gần gấp đôi cho các hoạt động quân sự của Lầu Năm Góc. Trong số đó không bao gồm chi phí trang trải cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Tổng số ngân sách quốc phòng đã tăng khoảng 375 tỷ USD, tính từ năm 2001 đến 2010.

Gần đây, Mỹ đã công bố các kế hoạch trong chương trình mua sắm vũ khí của mình. Trong đó, có cả các kế hoạch sẽ được quân đội Mỹ từ bỏ.

Các vũ khí được duyệt chi
Đầu tư 9,7 tỷ USD mua 32 máy bay tàng hình F-35 do Lockheed Martin Corp (LMT.N) sản xuất. Năm 2010 Mỹ đã đầu tư 11,8 tỷ USD để mua 43 máy bay mới.

Nhà trắng còn đầu tư cho quân đội Mỹ 5,4 tỷ USD, phục vụ mua sắm tàu ngầm trong đó chi 4,9 tỷ USD mua tàu ngầm lớp Virginia do General Dynamics Corp (GD.N) và Northrop sản xuất.




Tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia của Mỹ.

Việc này sẽ làm tăng kinh phí từ 1,8 tỷ USD lên 2,2 tỷ USD cho việc mua tàu mới Littoral Combat do Lockheed và Austal (ASB.AX) của Austraylia chế tạo. Tổng chi phí cho công nghiệp đóng tàu sẽ là 14 tỷ USD.

Lockheed Advanced High Frequency sẽ cung cấp cho quân đội mỹ các loại vệ tinh mới tổng trị giá là 975 triệu USD. Ngân sách tài chính trong năm 2012 cho các hệ thống vũ trụ sẽ là 10 tỷ USD.


Vệ tinh mới của Mỹ.

Việc nâng cấp các loại xe bọc thép nhằm bảo vệ các binh lính tổng cộng khoảng 593 triệu USD. Tổng chi phí cho các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sẽ là khoảng 10,7 tỷ USD. Năm 2010 là 9,45 tỷ USD, năm 2011 là 10,7 tỷ USD.

Không quân cho biết sẽ bắt đầu chế tạo thế hệ máy bay ném bom tầm xa mới dự định năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động. Tổng chi phí cho chương trình này khoảng 3,7 tỷ USD.

Các kế hoạch bị hủy bỏ
Không quân quyết định giảm từ 22 xuống còn 11 các phiên bản mới nhất của máy bay Global Hawk không người lái do Northrop Grumman Corp (NOC.N) sản xuất.

Các tàu đổ bộ được thiết kế bởi General Dynamics Corp (GD.N) có tổng chi phí khoảng 14 tỷ USD được loại bỏ ra khỏi danh mục mua sắm của Lầu Năm Góc.

Điều này sẽ tiết kiệm được 293 triệu USD trong ngân sách quốc phòng năm 2012 và 12 tỷ USD trong năm 2013.

Quân đội sẽ hủy bỏ việc mua sắm tên lửa tầm trung đất đối không SLAMRAAM đang được phát triển bởi Raytheon Co (RTN.N). Ngoài ra cũng hủy bỏ việc trang bị tên lửa đất đối không SM-2 IIIB cho Hải quân.


Tên lửa SLAMRAAM bị loại khỏi danh sách mua sắm của Mỹ.

Lầu Năm Góc cho biết, sẽ tạm dừng tài trợ chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ - châu Âu trị giá nhiều tỷ USD sau năm 2013. Kể từ năm 2007 Lầu Năm Góc cho biết đang tìm cách chấm dứt sản xuất máy bay vận tải Boeing C-17.

Lầu Năm Góc muốn hủy bỏ kế hoạch chế tạo 180 máy bay loại này tuy nhiên các nhà lập pháp lại liên tục duy trì kinh phí cho chương trình, đưa tổng số đơn đặt hàng đến 223 máy bay.

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tái khẳng định sự phản đối của mình với chương trình thay thế động cơ F-35 được phát triển bởi General Electric (GEA.N) và Rolls-Royce Group (RR.L) của Anh.

Ông cho biết sẽ sử dụng tất cả các quyền hạn của mình để kết thúc chương trình này một lần nữa nếu các nhà lập pháp vẫn tài trợ cho chương trình.
(Reuter news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang