Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

>> Đầu tư cho hải quân Ấn Độ vượt Trung Quốc



Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong đầu tư tài chính nhằm hiện đại hóa cho lực lượng hải quân.

Theo đó trong vòng 20 năm tới, Ấn Độ sẽ chi tiêu khoảng 46,96 tỷ USD cho việc hiện đại hóa lực lượng hải quân. Đóng mới 101 tàu chiến, bao gồm các tàu khu trục tàng hình hiện đại, tàu đổ bộ thế hệ mới và tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Với tốc độ hiện đại hóa như vậy, Hải quân Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt mặt Hải quân Trung Quốc trong khoảng 20 năm tới.

Nhận định này được đưa ra bởi phó chủ tịch Cơ quan phân tích quốc tế AMI Bob Nugent.



Ấn Độ sẽ dẫn đầu châu Á trong đầu tư cho hải quân 20 năm tới.


Trong một cuộc họp báo xung quanh triển lãm IMDEX Asia 2011, theo đó khoản đầu tư cho hải quân của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới khoảng 23,99 tỷ USD để đóng mới 113 tàu chiến.

Như vậy khoản đầu tư cho hải quân của Ấn Độ gấp 2 lần của Trung Quốc, trong các khoản đầu tư lớn, có các chương trình đóng mới tàu sây bay và tàu ngầm hạt nhân chiến lược tương tự như Trung Quốc.

Ngoài các tàu chiến được đóng mới từ các nhà máy đóng tàu trong nước, Ấn Độ còn đặt hàng đóng mới tàu chiến từ nước ngoài chủ yếu từ Nga.



Tàu khu trục tàng hình Project 11356 của Ấn Độ được đóng mới tại Nga.


Các chuyên gia lưu ý là, không gian của các nhà máy đóng tàu Ấn Độ khá chật hẹp và gần như đã được sử dụng hết. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và kế hoạch giao tàu cho quân đội. Mặt bằng không đủ các nhà máy sẽ khó lòng mà mở rộng và tăng tốc độ sản xuất.

Hiện tại, chương trình tàu ngầm tấn công lớp Scorpene không thể tăng tốc độ và tiến độ giao hàng vì không còn không gian để sản xuất bổ sung.

Theo nhận định của AMI, kinh phí cung cấp cho Hải quân Ấn Độ chiếm đến 27,8% tổng mức đầu tư cho hải quân của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chi phí cho hải quân của Trung Quốc và Ấn Độ gấp nhiều lần kinh phí mà Nga đầu tư cho hải quân.

Sự đầu tư lớn của Ấn Độ và Trung Quốc đã đẩy khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào một cuộc chạy đua trên biển.

Ngoài hai nước trên, một loạt các nước khác cũng dự kiến những khoản đầu tư khổng lồ cho hải quân đáng chú ý là: Đài Loan 16 tỷ USD, Australia 14 tỷ USD, Indonesia 7 tỷ USD, Pakistan 2,85 tỷ USD, Singapone 1,74 tỷ USD.

Trong vòng 20 năm tới, châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về số lượng và tốc độ đóng mới tàu chiến. Dự kiến trong 3 năm tới sẽ có khoảng 340 chiếc tàu chiến được đóng mới.

[BDV news]


>> Trung Quốc triển khai xuất khẩu SY-400



Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác CPMIEC Trung Quốc đã hoàn thành việc sản xuất loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mới mang tên SY-400.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 400km.

Sự phát triển của SY-400 được tiết lộ từ năm 2008, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn này được cho là sử dụng công nghệ của loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất RGM-165 của Mỹ.


Trung Quốc gọi SY-400 là pháo phản lực bắn loạt, trong khi các nước gọi là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn.

Các tên lửa được bố trí trong 8 container ống phóng kiêm ống bảo quản, các tên lửa có thể chứa trong container nhiều năm mà không cần bảo quản. Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa được phóng đi theo chiều thẳng đứng.

Sy-400 được đặt trên xe tải WS 2400 8x8 bánh, xe sử dụng hệ thống thủy lực để nâng và hạ tên lửa khi phóng và khi di chuyển.

Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường kết hợp quán tính và hệ thống định vị toàn cầu GPS, tên lửa có 4 cánh ổn định ở giữa thân và 4 cánh lái ở đuôi. Tên lửa sử dụng đầu đạn nặng từ 200-300 kg tùy theo loại đầu nổ.



Tên lửa của SY-400 và tên lửa RGM-165 của Mỹ (ảnh nhỏ).


Theo quan sát, tên lửa SY-400 có cách thiết kế và hình dáng khí động học rất giống với tên lửa RGM-165 của Mỹ. Hiện tại thông số kỷ thuật của loại tên lửa này đang được bảo mật.

Trung Quốc đang xúc tiến để xuất khẩu loại tên lửa này, có thể, SY-400 sẽ trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới.

Trung Quốc xếp SY-400 thuộc loại pháo phản lực bắn loạt có dẫn hướng, trong khi đó, giới quân sự các nước gọi SY-400 là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn,

Nếu SY-400 thuộc loại pháo phản lực bắn loạt, nó sẽ không bị giới hạn về tầm bắn dưới 300km theo quy định của MTCR (*), một ranh giới này khá mong manh

Tuy nhiên một điều đang được giới quân sự các nước quan tâm, liệu SY-400 có được trang bị radar dẫn đường hay không. Nếu SY-400 được trang bị radar dẫn đường thì SY-400 không đơn thuần là một loại pháp phản lực bắn loạt có dẫn hướng nữa, mà thuộc loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn.

Nếu SY-400 được xuất khẩu rộng rãi ra các nước, có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Với tầm bắn 400km, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này có thể đe dọa mọi mục tiêu.

(*) MTCR - Missile Technology Control Regime: Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, do một tổ chức quốc tế gồm 34 quốc gia thành viên lập ra, nhằm ngăn chặn sự phổ biến các công nghệ tên lửa điều khiển có tầm bắn trên 300km với đầu đạn nặng trên 500kg.

MTCR chỉ hạn chế việc xuất khẩu các loại tên lửa cũng như công nghệ tên lửa điều khiển có tầm bắn trên 300km, chứ không hạn chế việc tự sản xuất theo công nghệ nội địa của quốc gia sở tại.

[BDV news]


>> Hải quân VN sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ



HQVN sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, người phát ngôn BNG Việt Nam khẳng định.

Trong buổi họp báo quốc tế chiều 29/5 tại Hà Nội về việc tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 (thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN), người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định: Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Nói về vụ việc ngày 26/5, bà Nga cho biết: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc.



Bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Trước sự quan tâm của báo chí quốc tế về vai trò của hải quân Việt Nam trong việc bảo vệ các tàu ở biển Đông, bà Nguyễn Phương Nga nói, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Duy Chiến, phó chủ nhiệm Uỷ ban biên giới quốc gia Việt Nam cho biết, việc Trung Quốc hiện nay tìm cách để thực hiện đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) ở biển Đông thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Phó chủ nhiệm Uỷ ban biên giới khẳng định, một điều rất rõ ràng là đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế nào cả. Đường lưỡi bò cũng trái với Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc mà Trung Quốc cũng là một thành viên. Yêu sách này đã xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, và bị nhiều nước phản đối.

Trả lời câu hỏi về việc người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng “Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc. Việc tàu hải giám Trung Quốc thực hiện với tàu Việt Nam là hoạt động giám sát và chấp pháp ở vùng biển do Trung Quốc quản lý. Trung Quốc luôn nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”, bà Nguyễn Phương Nga nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam bác bỏ luận điệu phát biểu này”.

Bà Nga nói, cần phải làm rõ một số điểm như sau, trước hết, khu vực mà Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý theo công ước Luật biển quốc tế năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.

Cũng theo người phát ngôn, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.



Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong ảnh, Hải quân đánh bộ Việt Nam trên luyện tập trên quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên cũng cần nói rõ rằng, không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức của lãnh đạo cấp cao hai nước. Điểm thứ ba, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.

Phó tổng giám đốc tập đoàn PVN, ông Đỗ Văn Hậu cho biết, tàu hải giám Trung Quốc đã gây hai loại thiệt hại cho tàu Bình Minh 02. Thứ nhất là hỏng các phương tiện thiết bị khảo sát địa chấn, cắt đứt cáp địa chấn, làm hỏng hệ thống tín hiệu, thu tín hiệu của tàu Bình Minh 02.

Và thiệt hại quan trọng hơn cả là PVN phải dừng hoạt động hai ngày để loại bỏ thiết bị hỏng và thay thiết bị mới, sửa chữa thiết bị. Sau đó PVN cũng phải dành nhiều thời gian nữa để sửa chữa thiết bị bị hỏng. “Chúng tôi đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết”, ông Hậu nói.

Trả lời về việc Trung Quốc đã từng can thiệp vào công tác của PVN, ông Hậu nói, hoạt động dầu khí trên thềm lục địa của chúng ta trải dài từ phía bắc Vịnh Bắc Bộ cho tới mũi Cà Mau. Và Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm nằm ở khu vực chúng ta gọi là nhạy cảm.

Các hoạt động này bao gồm khảo sát địa chấn, khảo sát địa chất công trình, hoạt động khoan, và nhiều hoạt động này đã bị tàu Trung Quốc vào gần để quấy nhiễu và đã từng có trường hợp cắt cáp. Tất cả các trường hợp này đều được các cơ quan chính quyền Việt Nam đưa ra phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc.

Đối với Petro Việt Nam, ngoài thiệt hại ra, Tập đoàn đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác, nhà đầu tư nước ngoài tại vùng thềm lục địa Việt Nam, kể cả ở khu vực PVN đang khảo sát hôm 26.5. Chắc chắn sự kiện này cũng làm ảnh hưởng đến chủ trương, tâm lý và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. “Tuy nhiên tôi khẳng định tất cả nhà đầu tư nước ngoài biết rằng các hoạt động dầu khí của PVN và của họ trên những khu vực đã ký kết là nằm trong vùng Việt Nam có chủ quyền”, ông Hậu khẳng định.
[VietnamDefence news]


>> Không thể lùi bước!



Hành động ngang ngược, táo tợn theo kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng” của các tàu phía Trung Quốc đã gây phẫn nộ trong dư luận suốt mấy ngày qua.


Ngày 27/5 vừa qua, tức khoảng 1 ngày sau khi xảy ra việc tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi tàu này đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối hành vi này của các tàu Trung Quốc.



Việt Nam trang bị hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion.


Hai ngày sau, Bộ Ngoại giao cũng đã tổ chức họp báo khẳng định quan điểm của Việt Nam. Theo đó, “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay mọi hành động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.

Bà Nguyễn Phương Nga, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, kịch liệt bác bỏ luận điệu của phía Trung Quốc (cho rằng Việt Nam đã tiến hành thăm dò dầu khí vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và làm tổn hại tới lợi ích của phía Trung Quốc). Bà khẳng định khu vực mà Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa 200 hải lý theo Công ước Luật Biển quốc tế năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Cũng theo bà Nguyễn Phương Nga, phía Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.

Với tất cả những động thái trên, các cơ quan có chức năng của Việt Nam đã bày tỏ sự kiên quyết cần thiết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Những lập luận của chúng ta đưa ra đều có căn cứ thực tiễn và tính pháp lý thuyết phục.

Người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng. Dĩ nhiên cũng có quyền đòi hỏi một thái độ tương tự từ các nước. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Vì vậy, Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Cũng chính vì thế mà hành động ngang ngược, táo tợn theo kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng” của các tàu phía Trung Quốc đã gây phẫn nộ trong dư luận suốt mấy ngày qua. Đó là một hành động không thể chấp nhận, bởi rõ ràng nó vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Mặt khác, chính hành vi đó đã đi ngược lại các tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc rằng Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Có thể nói, việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5/2011, cộng với phát biểu vô lý của người phát ngôn của Trung Quốc đã gây tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.

Hiện nay, đối phó với mưu đồ khai thác dầu khí ở biển Đông một cách có chủ ý của phía Trung Quốc, ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam đang hết sức vất vả. Tuy thế, ngư dân Việt Nam vẫn vượt mọi khó khăn để bám biển, giữ ngư trường. Công ty TNHH một thành viên Điều hành và khai thác dầu khí trong nước của Tập đoàn Dầu khí vẫn duy trì hoạt động thăm dò, khai thác trên vùng biển chủ quyền… Đó là thái độ tự tin khẳng định rằng chúng ta có quyền sinh sống, làm ăn, phát triển kinh tế trên vùng đất, vùng biển của chúng ta. Không vì bất cứ lý do gì mà chúng ta có thể lùi bước trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta!
[VietnamDefence news]


>> Báo chí nước ngoài: "Trung Quốc ngày càng lấn lướt"



Việc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến không chỉ chính quyền và người dân Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng, mà báo chí quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực cũng đặc biệt quan tâm.

Hãng tin AFP bình luận: "Việc Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong việc giành quyền quyết định ở biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng với các nước khác trong khu vực, cũng như với Mỹ."

Trong khi đó, BBC đưa tin: "Cuộc gây hấn mới nhất liên quan đến tàu hải giám Trung Quốc xảy ra ở 120 km ngoài khơi bờ biển phía Nam Trung Việt Nam, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 600km về phía Nam."



Tàu hải giám Trung Quốc


Hãng Reuters cũng xác nhận, vụ việc xảy ra trong khu vực lô 148, cách bờ biển Nam Trung Bộ của Việt Nam 80 hải lý tính từ thành phố biển Nha Trang (quy định về chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển LHQ 1982 là 200 hải lý tính từ đường cơ sở - ND).
Cũng trên BBC, một nhà nghiên cứu chủ đề an ninh hàng hải khu vực, Th.S Iskander Rehman phân tích: "Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền. Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines.

Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước. Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản.

Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.



Cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám TQ cắt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam


Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý."

Tờ BangkokPost bình luận: "Tuần trước, Việt Nam phát hiện ra cáp địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí đã bị cắt ở khu vực lô 148, ngay 120km ngoài khơi biển Nam Trung Bộ của Việt Nam, tức chỉ 1/5 so với khoảng cách từ Trung Quốc."

Tờ báo này nhấn mạnh: "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã có những nỗ lực nhưng không mấy hiệu quả trong suốt 9 năm qua để đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này, với mục đích đưa ra một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông."
[VTC news]


>> Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam



Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm.

Dưới đây là bài phân tích của nhóm tác giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, Nguyễn Trọng Bình, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông), trước hành động Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, cắt cáp địa chấn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày 26/5.

Trong suốt những năm qua, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ, đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng với sự kiện ngày 26/5, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ tàu thuyền ngư nghiệp của Việt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Vào ngày 26/5, Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ 26’48” kinh đông), trong vòng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, tức hoàn toàn không dính dáng gì đến các tranh chấp ngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.

Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15/5) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16/5), Trung Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…

Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đã cùng ký kết và cam kết tại các hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứng xử của cộng đồng các quốc gia văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi của giới làm chính sách Trung Quốc.



Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố chứng tỏ với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển Đông bằng chính sách vừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các văn bản ký kết với các nước ASEAN có ít giá trị ràng buộc.

Chính sách tàm thực (tằm ăn dâu), vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa kèm và giành giật sau, đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm. Từ giai đoạn sử liệu Trung Quốc nhìn nhận cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam cho đến lúc tuyên bố mập mờ cả vùng chữ U là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tiến xa, tiến sâu ngay trước sự chứng kiến của ASEAN và thế giới.

Thứ hai, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Thậm chí thái độ này của Trung Quốc còn là một nước cờ nhằm làm cho ASEAN bán tín bán nghi liệu họ đã thỏa thuận được với Mỹ và cho Việt Nam phỏng đoán liệu Trung Quốc đang mặc cả với Singapore, Philippines và Indonesia và cả Mỹ trên lưng Việt Nam.

Thứ ba, Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm và sự việc ngày 26/5 sẽ có thể được tô vẽ thành một sự kiện bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc như sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909 và sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây trong tuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do thái độ gây hấn của Trung Quốc vừa qua.

Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và lần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học giả Trung Quốc “bảo vệ” hành động của các tàu hải giám, để dành cho những ngụy biện về sau.

Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện có kế hoạch triển khai quân ra đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

Trước những động thái vừa được phân tích trên, những nhà làm chính sách và nhân dân Việt Nam chúng ta cần làm gì?

Đầu tiên chúng ta cần có những phản ứng về ngoại giao ở cấp cao nhất tầm quốc tế (Liên Hợp Quốc) và quyết liệt như gửi kháng thư, yêu cầu bồi thường và thông tin kịp thời đến cho các giới kinh doanh, các hộ ngư dân làm thủy sản, các giàn khoan ngoài khơi để tránh bị động nếu giới quân sự của Trung Quốc lại leo thang xâm lấn. Việc minh bạch các thông tin này cũng là để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trước thái độ hung hăng này.

Cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam để có cơ sở bảo vệ ngư dân, lãnh hải trong khuôn khổ luật quốc tế và các cam kết đối với khu vực.



Lực lượng Hải quân bảo vệ đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hòa bình mà ASEAN đã theo đuổi.

Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa. Họ đang ngày càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.

Nhân dân Việt Nam cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong và ngoài nước. Đây cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt qua khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minh để vượt qua thách thức này của đất nước.

Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình huống xấu hơn nữa, mà không rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn không phải chỉ có thể xảy ra ở bờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp tục leo thang với những hành động không thể biện minh được như vừa qua.

Tóm lại, sự việc 26/5 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.


[Vnexpress news]


>> Hệ thống vũ khí của Gepard Đinh Tiên Hoàng



Là chiến hạm hiện đại bậc nhất trong biên chế Hải quân Nhân dân Viêt Nam, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sở hữu hệ thống vũ khí có uy lực tương đối mạnh.






Thượng tầng cấu trúc của Gepard Đinh Tiên Hoàng là các hệ thống radar phòng không, đối hải.


Hệ thống radar này sẽ phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển từ xa để đưa ra cảnh báo, đồng thời cung cấp các tham số cho các hệ thống vũ khí của chiến hạm tiêu diệt mục tiêu như hệ thống phòng không Palma, hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630...




Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể chống trực thăng, máy bay, tên lửa hành trình chống hạm. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).



Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 giây. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.




Pháo hạm đa năng AK-176M, được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không, đối hải.



Đối tượng của AK-76M là các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp.




Pháo bắn nhanh AK-630 gồm 6 nòng cỡ 30mm, có tốc độ khai hỏa lên tới 6.000 phát/phút. AK-630 là "lá chắn" cuối cùng của Gepard, được sử dụng trong trường hợp hệ thống Palma không tiêu diệt hết các tên lửa diệt hạm đe dọa Gepard.




Vũ khí uy lực nhất của Gepard Đinh Tiên Hoàng là hệ thống tên lửa diệt hạm Uran E. Tên lửa sử dụng trong hệ thống Uran E là loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối, có chiều dài 4,2m; đường kính 0,42m, trọng lượng 630kg, đầu đạn 145kg, tầm bắn 5-130km, tốc độ tối đa Mach 0,9, (tốc độ cận âm).

[VietnamDefence news]


Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

>> Ukraine tiếp tay cho chương trình tàu sân bay Trung Quốc



Công khai và bí mật, Ukraine đã và đang cung cấp cho Trung Quốc các vũ khí trang bị thiết yếu như động cơ xe tăng, tên lửa Kombat, R-27, tên lửa hành trình chiến lược Kh-55, tàu đổ bộ Zubr, động cơ máy bay, và đặc biệt là vũ khí trang bị cho dự án tàu sân bay như mẫu chế thử Su-33, động cơ thủy,...




Máy bay của Hải quân Nga luyện tập tại NITKA

Thiết kế tổ hợp mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay của Trung Quốc hầu như giống hệt tổ hợp NITKA ở Saki, Crimea, Ukraine; đặc biệt giống là kích thước và hình dáng bên ngoài của cầu bật (để máy bay cất cánh), một nguồn tin trong Hải quân Nga tiết lộ với tạp chí Kanwa.

Theo nguồn tin này, Trung Quốc không thể nào sao chép trung tâm NITKA sau khi tham quan NITKA 2-3 lần.

Nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng mới đây đã có bài trả lời phỏng vấn độc quyền với Kanwa về vấn đề này. Ông ta thừa nhận rằng, một công ty quốc doanh Ukraine (có thể là Ukrspetsexport) đang dính líu sâu vào chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc và trang bị lại cho tàu sân bay Varyag. Song nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng, sự tham gia đó mang tính chất rất hạn chế và mức độ tham gia thực tế của Ukraine vào dự án tàu sân bay Trung Quốc không giống như các đánh giá mà thế giới đưa ra, đồng thời lưu ý là toàn bộ thông tin có được về vấn đề này đều bắt nguồn từ công ty quốc doanh kia.

Nguồn tin cho biết, thông tin nói rằng, tàu Varyag sẽ được trang bị hệ thống động lực chính do Ukraine sản xuất là đúng. Ukraine cũng sẽ bán cho Trung Quốc 2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr, chứ không phải 4 tàu như dư luận ngoài Ukraine bàn tán.

Nguồn tin cho hay: “Trong 2-3 năm qua, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine đã tiến lên một trình độ mới về chất, chủ yếu là vì Trung Quốc muốn tiếp cận các công nghệ, nhưng chúng tôi cho rằng, việc đó không phù hợp với những lợi ích kinh tế của chúng tôi. Vì thế, trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa qua của Tổng thống Ukraine, hai bên đã thảo luận triển vọng tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự, nhưng đến nay vẫn chưa có những kế hoạch cụ thể nào. Ở giai đoạn đầu, Trung Quốc muốn nghiên cứu cấu tạo của tàu đổ bộ Zubr, và chúng tôi giải thích với họ là sẽ không phải là chuyện khó nếu chúng tôi có thể hỗ trợ gì đó, nhưng sẽ không có chuyện chuyển giao công nghệ. Kết quả là biến thể Zubr của Trung Quốc khác với mẫu cơ sở vì trên tàu lắp đặt các hệ thống vũ khí, điều khiển hỏa lực của Trung Quốc, ngoài ra việc lắp ráp hoàn chỉnh cũng tiến hành ở Trung Quốc. Chúng tôi chỉ làm vỏ tàu. Ngoài ra, căn cứ vào kích thước các loại binh khí kỹ thuật cần đổ bộ của Trung Quốc, chúng tôi đã thay đổi cách bố trí các khoang”.

Một nguồn tin có uy tín mới đây cũng tiết lộ với Kanwa: “Các chuyên gia Ukraine đã đến thăm Nhà máy nồi hơi Harbin. Sau dự án hợp tác về turbine khí DN80 mà các vị đã biết (dự án nay bao gồm cả việc chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ sản xuất turbine khí DN80, và các turbine này được lắp đặt cho tàu sân bay Varyag”), thì dự án hợp tác lớn nhất trong lĩnh vực vũ khí hải quân giữa Trung Quốc và Ukraine là hỗ Nhà máy nồi hơi Harbin sản xuất các nồi hơi và động cơ quân dụng công suất lớn”. Đáp lại câu hỏi liệu các nồi hơi mới có được lắp cho các tàu sân bay Trung Quốc dự định đóng sắp tới hay không, nguồn tin chỉ cười.

Hiện nay, có thể khẳng định chắc chắn, tàu Varyag và tàu sân bay nội địa của Trung Quốc sẽ được trang bị các nồi hơi của Ukraine. Công việc tiến triển tốt, Ukraine sẽ cung cấp các nồi hơi thử nghiệm cho Trung Quốc.

Trong khuôn khổ dự án xây dựng trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay tương tự tổ hợp NITKA, cũng theo các nguồn tin này, sự hợp tác mang tính chất rất hạn chế, bởi vì Ukraine đã bán các công nghệ và vũ khí trang bị, và không chịu trách nhiệm về việc xây dựng các công trình quân dụng. Ukraine chỉ tư vấn cho Trung Quốc về thiết kế bên trong của NITKA và cung cấp cho họ thông tin về các tòa nhà và công trình.

Theo Kanwa, kể cả như thế thì cũng có thể coi là kết quả không tồi. Nhờ sự hợp tác đó với Ukraine, Trung Quốc có khả năng nắm được những cách tiếp cận cơ bản đối với việc xây dựng NITKA.

Ukraine cũng có nhiều cơ hội bán vũ khí và công nghệ của mình cho Trung Quốc, khác với Nga, nơi toàn bộ hoạt động xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự phải thực hiện thông qua công ty Rosoboronoexport.

Theo nguồn tin của Kanwa, “việc xuất khẩu các vũ khí như tên lửa chống tăng có điều khiển Kombat (phóng qua nòng pháo tăng) nằm trong thẩm quyền của công ty Artyom, công ty này cũng đang cung cấp cho Trung Quốc tên lửa không-đối-không R-27Т/R. Công ty này cũng có quyền xuất khẩu trực tiếp vũ khí. Công ty KhKBM A.A. Morozov ở Kharkov cũng có quyền xuất khẩu động cơ diesel dành cho xe tăng 6TD-2. Các công ty Antonov và Ivchenko-Progress cũng có thể cung cấp trực tiếp động cơ cho Trung Quốc”.

Trở lại với vấn đề xây dựng trung tâm tương tự NITKA ở Trung Quốc, vài năm trước Kanwa đã đưa tin nói rằng, tổ hợp NITKA của Ukraine đang thuộc quyền quản lý trực tiếp của Hải quân Ukraine, còn Bộ Quốc phòng Ukraine thì có quyền tự chủ trong xuất khẩu một số hệ thống vũ khí. Một nguồn tin khác tiết lộ với Kanwa rằng, mẫu chế thử của tiêm kích Su-33 (Т-10К) được chuyển cho Trung Quốc không phải thông qua Ukrspetexport. Theo Kanwa, Т-10К có thể đã do Hải quân hoặc Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp cho Trung Quốc dưới dạng vũ khí thanh lý. Cũng nhiều khả năng là tài liệu về NITKA cũng đã được Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp trực tiếp cho Trung Quốc.

Liên quan đến vai trò của Ukraine trong việc hỗ trợ Trung Quốc đóng các tàu sân bay, nguồn tin cho biết, Ukraine đã cử một số lượng hạn chế chuyên gia sang Trung Quốc. Theo Kanwa, điều đó có nghĩa là sau khi nghỉ việc, đa số các chuyên gia Ukraine sẽ đến Thượng Hải dưới tên thật của họ.
[VietnamDefence news]


>> Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường!



Sau khi bị Việt Nam phản đối về việc các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Dư đã có một số bình luận.

Bà Khương Dư nói trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của bộ này rằng: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.


Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thủ đô Bắc Kinh


Giống như mọi tuyên bố sau khi xảy ra những tranh chấp ở Biển Đông với các bên liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn khẳng định: "Trung Quốc đã cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bên có liên quan để tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp liên quan”.

Hồi đầu tháng 3, tại các khu vực tranh chấp tại biển Hoa Đông và Biển Đông đã liên tiếp xảy ra những vụ việc có liên quan tới tàu, máy bay Trung Quốc. Trước phản ứng của Nhật, Philippines, ngày 8/3, phát biểu với báo chí ở Bắc Kinh, bà Khương Dư từng quả quyết: "Trung Quốc nắm giữ chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông. Trung Quốc tìm kiếm giải quyết tranh chấp bằng tham vấn thân thiện với các quốc gia khác”.

Trở lại vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh. Hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.

Lô 148 hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý, tức là còn 80 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý. Khác với tình hình trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, ở khu vực miền Trung vào phía Nam, trong đó có lô 148, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn không chồng lấn với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.

Địa điểm tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 340 hải lý. Do đó, việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình. Là một thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982 nhưng hành động này của Trung Quốc lại hoàn toàn trái với nghĩa vụ của mình theo Công ước này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Biển Đông được coi là nơi cung cấp lộ trình vận chuyển quan trọng cho thương mại hàng hải toàn cầu và với các nền kinh tế Đông Á vốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông. Đây còn là vùng đa dạng sinh học cực lớn, nguồn thủy sản dồi dào, và được tin là rất giàu tài nguyên dầu khí.

Trong bài nghiên cứu về Biển Đông đăng trên tạp chí Hàng hải và Thủy sản quốc tế KMI, tác giả Nazery Khalid khuyến cáo: "Vì lợi ích chung của các nước trong khu vực, Biển Đông cần được xem là nền tảng của sự thịnh vượng hơn là nơi tranh chấp hay đấu khẩu. Các quốc gia liên quan tới tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nên tự mình chấp nhận một tư thế linh hoạt hơn, ít hiếu chiến hơn trong vùng biển. Sẽ không có tác dụng trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng vùng biển khi mỗi người tham gia cuộc chơi có hành động gây hấn hay quan điểm cứng rắn để đảm bảo tuyên bố chủ quyền của mình. Và, con đường hòa bình thông qua các kênh ngoại giao cần được khai thác triệt để hơn là con đường dẫn tới căng thẳng gia tăng ở Biển Đông".
[Vitinfo news]


>> Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ



Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga nhận định, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược.


Sự kiện chuyển giao tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 cho Việt Nam là một cột mốc quan trọng trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự tầm đối tác chiến lược giữa hai nước.

Trước đó đầu tháng 5/2011, Hải quân Nhân Dân Việt Nam cũng đã tổ chức tiếp nhận chiếc tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên.

Hợp đồng đóng mới tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được ký kết vào năm 2006, tàu được khởi đóng vào năm 2007. Theo số liệu của TSAMTO giá trị hợp đồng khoảng 350 triệu USD.

Zelenodolsky PKB đã đề xuất biến thể của tàu hộ tống tên lửa Tatarstan cho Hải quân Việt Nam với một loạt các nâng cấp.



Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đang được đưa lên tàu vận chuyển.


Tàu được thiết kế với khả năng tàng hình nhẹ, trang bị hệ thống phòng không phức tạp Palma-SU với hệ thống dẫn hướng quang-điện tử. Hệ thống tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E. Vũ khí khác bao gồm, pháo hạm cải tiến AK-176M 76mm, hai pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30mm, ống phóng ngư lôi kép 533mm.

Đặc biệt, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 đã được cải tiến hiệu suất của động cơ, tốc độ trung bình của tàu vượt quá 21 hải lý/giờ thay vì 18 hải lý/giờ như ban đầu, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau, tuần tra, hộ tống, tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, phòng không và tàu ngầm.

Tàu có khả năng hoạt động độc lập hoặc tác chiến biên đội, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển. Nội thất của tàu đã được cải tiến rất nhiều để tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn.

Phía Việt Nam đã bày tỏ ý định đóng mới thêm 2 chiếc nữa theo giấy phép từ phía Nga tại một nhà máy đóng tàu của Việt Nam, tuy nhiên đề nghị này chưa thực hiện được.

Hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc.

Hiện tại Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa hai nước sẽ được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Trước đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành việc mua giấy phép đóng mới tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Điều kiện để đóng tàu tuần tra tên lửa này tại Việt Nam đã hoàn tất vào năm 2006. Năm 2010, việc giải quyết một phần của giấy phép để đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa đã bắt đầu. Dự kiến công việc đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8 sẽ được hoàn thành vào năm 2016.

Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc Project 10412. công việc đang được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Almaz ở St Petersburg. Tàu tuần tra Project 10412 có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ.



Hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion.


Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất tên lửa chống tàu Yakhont.

Năm 2009, Việt Nam và Nga cũng đã ký kết hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay về việc mua bán 6 tàu ngầm tấn công điện-diesel Kilo 636. Cùng với đó là hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hầu cần và dịch vụ kỹ thuật cho tàu ngầm tại Việt Nam.

Việt Nam hy vọng nhận được một khoản vay từ Nga để mua các thêm các tàu ngầm, tàu hậu cần, tàu cứu hộ và máy bay chiến đấu hải quân. Lực lượng tàu ngầm và hàng không hải quân sẽ là những cấu trúc mới trong cơ cấu lực lượng vũ trang Việt Nam.

Bên cạnh việc mua vũ khí mới,Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng mua hệ thống mô phỏng huấn luyện hải quân Laguna 1241RE dùng để huấn luyện chiến đấu cho tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Hệ thống mô phỏng huấn luyện Laguna-11661cho tàu hộ tống tên lửa Gepard.

Ngoài hải quân, không quân Việt Nam cũng đang được hiện đại hóa sâu rộng với các hợp đồng mua máy bay và hệ thống phòng không mới từ Nga. Việt Nam và Nga cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết hợp đồng nâng cấp các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao trước đây.

TSAMTO nhận định, khối lượng công việc các hợp đồng mua bán vũ khí hải quân của Việt Nam gần tương đương với sự giúp đỡ mà Nga dành cho Hải quân Ấn Độ
[VietnamDefence news]


>> Việt Nam tự chủ số lượng tên lửa bảo vệ lãnh hải



Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.


Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.



Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.


SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.



Nga và Ấn Độ phối hợp sản xuất một phiên bản SS-N-26, có tên là Brahmos A/S.
Ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, sử dụng tên lửa Brahmos.



Hệ thống dò mục tiêu Granit - Elektron được trang bị cho Yakhont của Nga và Brahmos của Ấn Độ.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.



Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.



Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.

Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.



Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.


Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thụy Điển phát triển tiêm kích trên hạm Sea Gripen



Công ty Saab (Thụy Điển) ngày 24.5 tuyên bố sẽ thành lập tại Anh một viện thiết kế làm nhiệm vụ phát triển Sea Gripen, biến thể trên hạm của tiêm kích JAS 39 Gripen NG.


Đồng thời, công ty cũng sẽ mở văn phòng đại diện tại London để tuyển dụng chuyên gia cho viện thiết kế này.

Dự kiến, viện nghiên cứu ở Anh sẽ đi vào hoạt động trong mấy tháng tới. Giai đoạn 1 phát triển Sea Gripen - giai đoạn thiết kế sẽ kéo dài 12-18 tháng, sau đó Saab sẽ chế tạo một mẫu chế thử để thử nghiệm ở Linkoping, Thụy Điển. Các tiêm kích Sea Gripen sản xuất loạt có thể bắt đầu chuyển giao cho khách hàng từ năm 2018.









Hiện chưa rõ, Saab dự định bán Sea Gripen cho những nước nào, song họ có nêu hải quân Brazil và Ấn Độ là những khách hàng tiềm năng.

Saab đã tiến hành các tính toán ban đầu cho dự án Sea Gripen từ 5 năm trước. Theo thiết kế, máy bay có thể sử dụng trên các tàu sân bay có lượng giãn nước không dưới 25.000 tấn (tàu sân bay São Paulo của Brazil có lượng giãn nước 33.000 tấn). Trong quá trình phát triển máy bay, Saab hy vọng sử dụng những kết quả nghiên cứu của Anh trong lĩnh vực máy bay trên hạm.

Trước đó, được biết liên doanh Eurofighter dự định chế tạo biến thể trên hạm của tiêm kích Typhoon. 33% cổ phần của liên doanh này thuộc về công ty BAE Systems (Anh). Tại triển lãm hàng không Aero India 2011 ở Bangalore, tháng 2.2011, Eurofighter đã mời chào Bộ Quốc phòng Ấn Độ mua Typhoon trên hạm cho hải quân nước này.

Typhoon trên hạm sẽ có bộ càng vững chắc hơn, móc hạ cánh và các động cơ điều khiển vector lực kéo theo phương thẳng đứng. Còn kết cấu chung của máy bay sẽ thay đổi không đáng kể.
[VietnamDefence news]


>> Indonesia mua 16 T-50 Đại bàng Vàng



Trong lễ ký ở Jakarta, công ty Korea Aerospace Industry (KAI) đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Indonesia cung cấp 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 Golden Eagle, tổng trị giá ước 400 triệu USD.

Tháng 4.2011, KAI đã được chọn làm nhà thầu ưu tiên trong cuộc đấu thầu bán máy bay huấn luyện phản lực mới cho Không quân Indonesia. Trong quá trình đàm phán sau đó, hai bên đã thảo luận các điều kiện và thời hạn giao hàng, trang thiết bị mặt đất, việc bảo dưỡng kỹ thuật và cung cấp phụ tùng.

Theo Korea Herald, hợp đồng vừa ký sẽ có hiệu lực ngay sau khi Bộ Tài chính Indonesia và Ngân hàng Xuất-nhập khẩu Hàn Quốc hoàn tất đàm phán khía cạnh tài chính của hợp đồng. Nếu tất cả các thủ tục được hoàn tất thuận lợi thì hợp đồng này là thương vụ xuất khẩu đầu tiên máy bay T-50.


Hiện nay, T-50 chỉ dùng để huấn luyện phi công tiêm kích của Không quân Hàn Quốc. Trước đó, T-50 đã thua máy bay M-346 Master của Italia trong các cuộc đấu thầu mua máy bay huấn luyện phản lực của không quân UAE và Singapore.

Những chiếc T-50 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Indonesia vào năm 2013. T-50 sẽ thay thế các máy bay huấn luyện-chiến đấu vũ Hawk Mk.53 của Không quân Indonesia vốn dự kiến bị loại bỏ trong năm 2011.

Tham dự cuộc thầu, ngoài KAI, còn có Embraer (Brazil), Alenia Aermacchi Italia), Aero Vodochody (Czech) và Rosoboronoexport với các máy bay lần lượt là EMB-314 Super Tucano, M-346 Master, L-159B ALCA và Yak-130. Trong một thời gian dài, 2 loại máy bay Yak-130 của Nga và L-159B của Czech được Indonesia xem như phương án thay thế có thể cho Hawk. Năm 2010, Indonesia đã 2 lần công bố Embraer thắng thầu. Vì thế, việc lựa chọn T-50 là một bất ngờ lớn.

T-50 đã được đưa vào tham gia tranh thầu cùng với sự củng cố quan hệ quốc phòng Hàn Quốc-Indonesia. Hai bên đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X thế hệ 4.5.

Trước đó, KAI tuyên bố, T-50 được chọn trong điều kiện cạnh tranh ác liệt với các máy bay khác và công ty hy vọng thương vụ với Indonesia sẽ có hiệu ứng tích cực khi đàm phán bán T-50 cho Israel, Ba Lan, Mỹ và Ấn Độ.

Quân đội Indonesia cùng từng tuyên bố không loại trừ khả năng mua máy bay huấn luyện của một hãng dự thầu khác sau khi ký hợp đồng với hãng thắng thầu.

T-50 do KAI hợp tác với Lockheed Martin (Mỹ) phát triển trong một dự án 13 năm, trị giá khoảng 2.000 tỷ won (1,8 tỷ USD). Theo KAI, việc sử dụng Golden Eagle cho phép giảm 20% giờ bay và 30% thời gian huấn luyện.

T-50 Golden Eagle 2 chỗ ngồi, có khả năng đạt tốc độ đến 1.700 km/h, tầm bay đến 1.900 km. Thiết bị avionics, các hệ thống điều khiển bay và cánh của T-50 do Lockheed Martin sản xuất. T-50 được trang bị động cơ F404 của General Electric (Mỹ).

Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, Không quân Indonesia còn dự định sử dụng T-50 làm tiêm kích hạng nhẹ.
[VietnamDefence news]


>> Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont



Quan hệ hợp tác Nga-Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.



Tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont


Trong tương lai, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương sẽ còn mở rộng hơn nữa. Nga đang hợp tác với Việt nam về tất cả các loại vũ khí trang bị.

Trong quá trình hiện đại hóa hoàn toàn Hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện tại đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ.

Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam ký hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo trị giá gần 1,8 tỷ USD. Ngày 26.8.2010, tại xưởng đóng tàu Admiralteiskye Verfi đã diễn ra lễ khởi đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt hàng. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S.

Ba tháng sau khi ký hợp đồng, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng liên quan. Dự án này trị giá dự đoán tương đương, hoặc thậm chí lớn hơn giá trị các tàu ngầm.

Việt Nam muốn Nga cấp tín dụng xây dựng cả căn cứ tàu ngầm, cũng như các loại tàu khác (kể cả tàu cứu hộ và bảo đảm) và máy bay hải quân.

Lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân là những đơn vị mới trong quân đội Việt Nam.

Dự án lớn thứ hai trong lĩnh vực vũ khí hải quân là chương trình mua sắm và đóng theo giấy phép các tàu tên lửa Molnya, tổng trị giá ước 1 tỷ USD. Trong thập niên 1990, Việt Nam đã nhận được 4 tàu tên lửa Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran Việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ để đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị đóng tàu. Theo hợp đồng ký năm 2003, 2 tàu Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran dự định đóng tại Nga và 10 tàu còn lại đóng theo giấy phép tại Việt Nam. Tàu Molnya Projekt 1241.8 với hệ thống Uran-E đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, việc đóng theo giấy phép 10 tàu trong giai đoạn đến nă 2016 bắt đầu với việc khởi đóng tàu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nga vẫn tiếp tục chương trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Hai tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1.2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD.

Các tàu này đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11.2001. Tàu lớp Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu gồm 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М.

Hồi đó, Việt Nam cũng bày tỏ ý định tiếp tục đóng tàu Svetlyak (tổng số lên tới 10-12 chiếc). Chương trình này tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga (hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam.

Projekt 10412 do hãng TsMKB Almaz ở St. Petersburg thiết kế. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ gần 30 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 khẩu pháo, các súng máy phòng không, thủy thủ đoàn gồm 28 người.



Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P

Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã cung cấp cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna.

Laguna được sử dụng để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam trong những năm 1990.

Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9.

Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007.

Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cho Việt Nam.
[VietnamDefence news]


>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16



Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói.

Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này.



Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ.

Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc.

Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010.

Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây.

Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh.
[BDV news]


>> Lần đầu tiên Philippines không mua trực thăng của Mỹ



Bộ Quốc phòng Philippines đã ký hợp đồng mua 8 trực thăng đa nhiệm W-3A Sokol của Công ty PZL Swidnik (Ba Lan).


Flightlobal cho biết, hợp đồng chuyển nhượng 8 trực thăng Sokol cho Philippines sẽ có giá 2,8 tỷ peso Philippines, tương đương 64,5 triệu USD.

Theo các điều kiện của đồng, Philippines sẽ nhận 4 chiếc trực thăng đầu tiên vào tháng 11/2011, số còn lại sẽ được bàn giao vào quý 2 năm 2012.



Trực thăng W-3A Sokol. Ảnh galerie.paluzga.net

Theo bình luận của các chuyên gia quân sự nước ngoài, mục đích các nhà quân sự Philippines mua trực thăng của Ba Lan là dùng để chiến đấu trong đội hình của các thăng UH-1H/V Iroquois, loại trực thăng có vai trò vận chuyển là chính.

Hiện, trong trang bị của Không quân Philippines có tất cả 88 chiếc trực thăng UH-1H/V Iroquois, trong đó phần lớn được sử dụng từ những năm 1970.

Đầu tháng 11/2010, Philippines đã được Mỹ “cho không” 5 chiếc UH-1 đã qua sử dụng.

Có thể thấy rằng, đây là lần đầu tiên Philippines mua trực thăng quân sự mà không phải do Mỹ sản xuất. Điều này có thể cho thấy ý định của Chính phủ Philippines trong tương lai là muốn đa dạng hoá các loại máy bay cho không quân.



Trực thăng W-3A Sokol có thể nâng tải nặng 2 tấn. Trực thăng W-3A Sokol có thể chở được 12 người, tăng tốc đến 260 km/h và tầm hoạt động lên tới 745km.



Philippines đang xem xét khả năng hiện đại hoá các trực thăng tấn công hạng nhẹ MD Helicopters MD 520.

Theo kế hoạch cải tiến, trực thăng MD Helicopters MD 520 sẽ được nâng cấp hệ thống điện tử, lắp đặt thiết bị quan sát đêm và thay động cơ cũ bằng động cơ có công suất lớn hơn.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các yêu cầu về việc hiện đại hoá loại trực thăng trên chưa được chính thức thông qua.

W-3A Sokol là loại trực thăng đa nhiệm do Công ty PZL Swidnik của Ba Lan sản xuất, trên cơ sở trực thăng đa nhiệm Kania. Nhà sản xuất bắt đầu thiết kế 5 chiếc W-3A Sokol thử nghiệm vào năm 1978.

Trong đó chiếc đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào 16/11/1979, chiếc thứ hai – 6/5/1982, sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 1985. Lô hàng đầu tiên gồm 50 chiếc được chế tạo vào năm 1991.
[BDV news]


>> Mỹ dùng vũ khí hạt nhân chia rẽ châu Âu



Washington đã bí mật giúp đỡ Pháp đạt được sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân vào những năm 1970.


Thỏa thuận hợp tác hạt nhân giữa Pháp và Mỹ được chính thức ký kết vào năm 1996, song các hoạt động hỗ trợ bí mật đã được thực hiện từ rất lâu trước đó.

Các tài liệu mật được công bố bởi AFP cho thấy, trong những năm 1970, chính quyền của Tổng thống Mỹ Nixon đã bật đèn xanh cho việc bí mật giúp đở Pháp phát triển vũ khí hạt nhân nhằm gây chia rẽ châu Âu.

Việc giải mã các tài liệu mật cho thấy, ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lúc đó tiết lộ, ông muốn làm cho người Pháp nghĩ rằng họ có thể cạnh tranh với Anh và làm suy yếu những nỗ lực thống nhất châu Âu.

Pháp đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1960, trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Liên Xô và Anh sở hữu vũ khí hạt nhân như một nỗ lực của Tổng thống Charles de Gaulle nhằm đưa nước Pháp trỏ thành một cường quốc.

Trước đó, 3 đời Tổng thống Mỹ đã từ chối hợp tác về vũ khí hạt nhân với Pháp vì lo ngại những chính sách ngoại giao của Tổng thống De Gaulle tạo ra một cuộc chay đua vũ trang dẫn đến việc nước Đức sở hữu vũ khí hạt nhân.


Sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân của Pháp có bàn tay của Washington.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Nixon nhận thấy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pháp là không thể dừng lại được, thay vào đó nên giúp đỡ Pháp và tạo ra đòn bẩy chiến lược.

Tại thời điểm đó, luật pháp Mỹ ngăn cản các hỗ trợ nước ngoài trực tiếp phát triển công nghệ hạt nhân. Do đó chính quyền Nixon đã gián tiếp cung cấp các tài liệu cho phía Pháp.

Robert Galley, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp dưới thời Tổng thống Georges Pompidou yêu cầu Mỹ hướng dẫn việc phát triển đầu đạn hạt nhân.

Trong một báo cáo gửi cho Tổng thống Nixon, ông Henry Kissinger nói rằng, Mỹ sẽ cung cấp thông tin cho phía Pháp một cách từ từ. Theo đó, Mỹ sẽ làm một điều gì đó cho nước Pháp hiểu biết thêm về công nghệ hạt nhân. Nhưng không phải tất cả được cung cấp một lúc, báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Kissinger còn kết luận trong một tài liệu: “Chúng ta muốn giữ cho châu Âu sự phát triển đoàn kết của họ như là một khối đối với chúng ta. Nếu chúng ta giúp người Pháp mục tiêu của chúng ta sẽ được thực hiện”. Thông tin trên được lấy ra từ các tài liệu tìm thấy tại kho lưu trữ ĐH Quốc gia George Washington và Trung tâm lịch sử dự án phổ biến hạt nhân quốc tế.

Klaus Larres, một giáo sư tại ĐH Ulster cho biết, hành động của chính quyền Nixon là một bất thường đối với Mỹ.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang