Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Báo Trung Quốc: Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam



Mỹ đã một lần nữa tái khẳng định vai trò của mình ở châu Á-Thái Bình Dương bởi Mỹ là 1 quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với khu vực.

Ngày 10/7/2011 Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc .

Tại cuộc thảo luận, Chủ tịch tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đã nhấn mạnh cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của mình và duy trì sự hiện diện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo Đô đốc Mike Mullen "Bây giờ, hơn bao giờ hết, Mỹ là một quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích về kinh tế và quân sự của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với châu Á - Thái Bình Dương”.



Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: AFP


Ông Mullen kêu gọi Trung Quốc nên đóng một vai trò lớn hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực. Trung Quốc cần nhận thức về mối quan hệ quân sự và kinh tế giữa các bên là quan trọng, sức mạnh quân sự càng lớn thì cần thiết phải có trách nhiệm lớn hơn và minh bạch hơn. Mỹ luôn mong muốn giữa Mỹ và Trung Quốc có một mối quan hệ tích cực và hợp tác toàn diện.

Mỹ không bao giờ cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa bởi đối với Mỹ, mà ngược lại, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ triển vọng phát triển của một Trung Quốc mạnh hơn, cũng như sự phát triển của các quốc gia khác trong khu vực.

Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đến Bắc Kinh vào ngày 9/7/2011 theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, nhằm đáp lại lời mời của ông Trần Bỉnh Đức trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5/2011.

Chuyến thăm lần này của phái đoàn quân sự cấp cao Mỹ đến Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy quan hệ quân sự Trung Quốc - Mỹ đã được cải thiện đáng kể.

Chuyến thăm của ông Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5/2011 là chuyến thăm của đại diện quân sự cấp cao nhất kể từ khi mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã bị rạn nứt vào đầu năm 2010 sau khi Mỹ đồng ý bán 6,4 tỷ USD vũ khí của Mỹ cho Đài Loan.

Sau chuyến thăm trường ĐH Nhân dân, Đô đốc Mullen sẽ tiếp tục cuộc hội đàm với ông Trần Bỉnh Đức, và sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao khác, bao gồm cả Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngoài ra, Đô đốc Mullen sẽ tới thăm các cơ sở công nghiệp quốc phòng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc như không quân, lục quân, hải quân và pháo binh.

Động chạm nhiều vấn đề "nóng"

Trả lời một câu hỏi của phóng viên bên lề cuộc thảo luận tại ĐH Nhân dân Trung Quốc về việc Mỹ đã bán vũ khí cho Đài Loan, ông Mike Mullen khẳng định rằng, Washington luôn ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, nhưng doanh số bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ cũng được cho phép bởi luật pháp Mỹ. Mỹ sẽ luôn cố gắng để có được sự cân bằng trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ và Mỹ - Đài Loan.

Đề cập đến một loạt các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và các nước ASEAN, ông Mike Mullen nói rằng, Mỹ sẽ không từ bỏ khu vực, mục đích của các cuộc tập trận quân sự chỉ là để mở rộng và làm sâu sắc hơn lợi ích và mối quan hệ của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Đặc biệt, đề cập đến những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền thời gian gần đây giữa Trung Quốc và một số nước như Philippines và Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho biết, xin trích đoạn: "Bất chấp những căng thẳng chưa được giải quyết về tranh chấp lãnh thổ, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này Đô đốc Mike Mullen vẫn nhấn mạnh, Mỹ vẫn sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam trên Biển Đông trong lĩnh vực khai thác dầu khí và đặc biệt là Philippines".

Nhận định các bài phát biểu trong chuyến thăm lần này Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Mỹ tại ĐH Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong cho rằng, dù quan hệ quân sự Mỹ - Trung Quốc được cải thiện, song quan điểm của quan chức cấp cao 2 nước đã không che dấu thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn đang giữ lập trường đối lập trên một số vấn đề nhạy cảm quan trọng.

Ông Shi Yinhong còn rất để ý tới việc ông Mike Mullen lặp đi lặp lại cụm từ "Trung Quốc nên có trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực", mang ý Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc làm xấu đi tình hình trong khu vực.

[BDV news]


>> Đặc nhiệm Israel giải cứu con tin năm 1976 (kỳ 1)



Sáng sớm ngày 4/7/1976, gần 200 lính đặc nhiệm của Israel bất ngờ tập kích vào sân bay Entebbe (Uganda), vô hiệu hóa không tặc, giải cứu toàn bộ con tin,

Chiến dịch này đã thực hiện thành công một kế hoạch mạo hiểm, gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế.

Lúc hơn 8 giờ ngày 27/6/1976, chiếc Airbus chuyến bay số 139 của hãng hàng không Pháp chở 245 hành khách cất cánh từ sân bay Almza (Hy Lạp) bị hai tên không tặc, 1 nam 1 nữ đe dọa bay về hướng Nam Phi, máy bay hạ cánh tiếp dầu tại sân bay Benghazi (Lybia). Sau đó nó tiếp tục cất cánh, và địa điểm phía trước của chiếc Airbus là: Sân bay Entebbe, Uganda.

Trong lúc đó, ở dinh thủ tướng Israel, thủ tướng Yitzhak Rabin vừa bước vào văn phòng, Bộ trưởng Bộ Vận tải Jacobi đưa tận tay Thủ tướng Rabin một bức điện khẩn.

Bức điện viết: “Lúc 8 giờ 50 phút sáng hôm nay, một chiếc Airbus của hãng hàng không Pháp chuyến bay số 139 bị bắt cóc khi bay từ sân bay Almaza (Hy Lạp) đến Paris, hiện chưa có thông tin cụ thể”.

3 giờ ngày 28/6/1976, chiếc máy bay chuyến 139 hạ cánh trong màn đêm xuống sân bay Entebbe tại thủ đô Kampala của Uganda, miền Trung Châu Phi.

Vào lúc hơn 7 giờ sang cùng ngày, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Israel Simon Peres vừa từ sân bay quay về văn phòng nhận được tin tình báo chiếc máy bay bị bắt cóc đã hạ cánh xuống sân bay Entebbe tại Kampala của Uganda.


Chiếc Airbus bị không tặc dừng ở Benghazi, sau đó bay thẳng đến Entebbe, Uganda


Trong văn phòng rực sáng ánh đèn của bộ quốc phòng, bản đồ và các tấm ảnh chụp được trải rộng trước mặt tổng tham mưa trưởng Gor và các phụ tá, họ đang nghiên cứu kế hoạch sử dụng lính đặc nhiệm tấn công giải cứu con tin.

Hàng loạt vấn đề hóc búa cần tìm lời giải, đường bay ngắn nhất cũng là 3.652km, nếu không có điểm đỗ máy bay chiến đấu không thể quay về, đường bay của máy bay phải qua đều là những nước thù địch, nhóm khủng bố lại được chính quyền sở tại hậu thuẫn,...

Trong quá trình này, các kênh thông tin của Israel được phát huy tối đa, gồm kênh ngoại giao lẫn tình báo. Qua các kênh này, người Israel biết rằng sẽ không thể nào đàm phán với lực lượng khủng bố thả con tin, vì lập trường của họ là không nhân nhượng và những tên khủng bố cũng vậy. Dù vậy, Israel quyết định đàm phán để kéo dài thời gian, chuẩn bị cho một cuộc giải cứu có 1 không 2.


Sân bay Entebbe ở Thủ đô Kampala, Uganda.


Kịch bản giải cứu

Các sĩ quan Israel tính toán, nếu sử dụng lực lượng không quân, các máy bay chiến đấu bắt buộc phải vòng tránh các nước Arab và các nước châu Phi, tránh tầm kiểm soát của hệ thống radar cảnh giới của Somali do Liên Xô chế tạo.

Ngoài ra còn cần tính đến cự ly bay của máy bay chiến đấu, bắt buộc phải có căn cứ tiếp dầu. Phương án dự phòng là sử dụng trực thăng đổ bộ ban đêm hoặc cho lính dù đổ bộ đường không, nhưng phương án này bị loại trừ do tốc độ tác chiến chậm, thiếu tính bất ngờ.

Cuối cùng giải pháp sử dụng máy bay vận tải C-130 bất ngờ hạ cánh tập kích đã được chọn.
Để nâng cao khả năng thành công của chiến dịch, sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về sân bay Entebbe như tình trạng đường băng, radar cảnh giới, pháo phòng không, lực lượng bố phòng của quân Uganda tại sân bay, sơ đồ nơi giam giữ con tin…, đặc nhiệm Israel đã tiến hành diễn tập đổ bộ.

Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, dự kiến thời gian tập kích kéo dài trong 55 phút, dự kiến trong tình huống xấu nhất số người thương vong, gồm cả con tin và lính đặc nhiệm khoảng 30-35 người.

Thời gian tiến hành tập kích cần chọn đúng thời điểm không có máy bay chở khách nào cất hạ cánh tại Entebbe.

Thông tin cho biết từ 12 giờ ngày thứ bảy đến 2h30 ngày hôm sau sẽ không có máy bay hạ cánh, và quyết định được đưa ra là lực lượng tham chiến sẽ rút khỏi sân bay trước 2h30.



Phòng chờ sân bay Entebbe, nơi giam giữ các con tin


Phân công tác chiến

Tổng chỉ huy là tư lệnh không quân Pered đi trên chiếc Boeing-707 bay đến khu vực hồ Victoria gần ngoại ô thủ đô Kampala, từ vị trí này ông điều hành toàn bộ chiến dịch.

Chuẩn tướng Danfi Melon đi trên chiếc C-130 số 1, chỉ huy lực lượng tập kích, trung tá Jonathan Nentayahu (anh trai thủ tướng Israel Benjamin Nentayahu) chỉ huy giải cứu con tin.

Bốn chiếc C-130 đã nằm chờ lệnh trên đường băng. Các khí tài trang bị như xe jeep gắn súng máy, xe thiết giáp, tên lửa chống tăng……Tất cả đều được đưa lên máy bay.

Tấm bản đồ sân bay Entebbe được trải rộng trước mắt các thành viên lực lượng đặc nhiệm, trung tá J. Nentayahu lấy tòa nhà của phòng đợi cũ của sân bay làm trung tâm trình bày kĩ về tình trạng sân bay.

Tiếp đó lực lượng đặc nhiệm được cung cấp các bức ảnh chụp bọn khủng bố. Ông Nentayahu nhấn mạnh: “Thành công hay không sẽ được quyết định trong vài giây, phải cố gắng hết sức, khi tiếp cận vị trí con tin bị giam giữ, tiêu diệt bọn khủng bố, không để chúng có cơ hội bắn lại dù chỉ một phát súng”.

Ông không biết rằng, trận đánh này sẽ là trận đánh vinh quang nhất cuộc đời ông, và cũng là trận đánh cuối cùng của người anh trai thủ tướng Israel sau này.



Chiếc C-130 cất cánh trực chỉ hướng Entebbe


Tổng cộng 4 chiếc C-130 tham chiến, 1 chiếc C-130 dự bị, 1 chiếc C-130 làm nhiệm vụ chuyển tiếp liên lạc giữa lực lượng tập kích và Tel Aviv, 1 máy bay tiếp dầu, 8 chiến đấu cơ F-4E bảo vệ, 2 chiếc Boeing-707 chỉ huy và cứu thương. Và các nhân vật chính, 280 lính đặc nhiệm chủ yếu lấy từ lữ đoàn Golan.

Lúc 3h30 phút chiều ngày 3 tháng 7 năm 1976, những chiếc máy bay C-130 này đã cất cánh, nhằm thẳng hướng thủ đô Kampala, Uganda.


[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> F-35 của Israel có hệ thống điện tử riêng



Mỹ đã cho phép thiết lập hệ thống vũ khí và điện tử riêng cho tiêm kích F-35 bán cho Israel thể hiện sự mềm mỏng trong các giao dịch với đồng minh chiến lược.

Cuộc đàm phán kéo dài trong nhiều năm về hệ thống vũ khí và điện tử cho tiêm kích F-35 đã kết thúc trong thắng lợi dành cho Israel.

Điều đó cũng cho thấy những tín hiệu Mỹ đã bớt cứng rắn hơn trong việc xuất khẩu các công nghệ được cho là nhạy cảm.

Trong các cuộc đàm phán với Mỹ phía Israel luôn cho rằng các thiết bị điện tử lắp sẳn trên tiêm kích F-35 sẽ không có cơ hội trước các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang được bán cho một số nước Trung Đông.

Cụ thể F-35 với hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử hiện tại sẽ F-35 sẽ không thể chống lại trước các hệ thông phòng không tầm xa S-300PMU1/2, hay hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2, 2 hệ thống này đang có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không Syria.



F-35 xuất khẩu cho Israel sẽ được cài đặt hệ thống điện tử riêng.


Tương lai hệ thống phòng không S-300PMU1 có thể có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không một số nước khác như Iran, dù nước này đã phát triển được biến thể "nhái" hệ thống phòng không của Nga.

Phía Israel cho rằng, F-35 bán cho họ cần có hệ thống chiến tranh điện tử EW đủ mạnh, hệ thống vũ khí riêng biệt mới có khả năng dành ưu thế trong cuộc đối đầu với các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang có mặt tại đây.

Dù vậy, ở bên ngoài, các quan chức không quân Israel tuyên bố, những ai cho rằng, F-35 với các thiết bị hiện tại sẽ là mối đe dọa đối với hệ thống phòng không S-300PMU1/2 của Nga là một nhận định hoàn toàn sai lầm.

Israel muốn có được các công nghệ liên quan để họ có thể cài đặt một hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Tuy nhiên, ban đầu Mỹ không đồng ý với lý do cho rằng, việc cho Israel tiếp cận mã nguồn có thể gây ra các quan ngại về rò rỉ công nghệ cao.


Israel cho rằng, nếu không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 sẽ là mồi ngon cho hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Nga.


Đa phần các nước đồng minh thân cận của Mỹ muốn được tiếp cận theo phương thức này. Đơn cử là Nhật Bản, nước này cũng đã đưa ra các đề nghị tương tự trong cuộc đấu thầu cung cấp chiến đấu cơ mới cho không quân Nhật Bản, cho phép họ có thể thực hiện các thay đổi tùy theo nhiệm vụ và quan điểm tác chiến của riêng mình.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đưa ra các đề nghị về việc xây dựng dây chuyền sản xuất trong nước, điều này cho thấy số lượng đặt hàng không hề nhỏ.

Nếu Mỹ không thay đổi, họ có thể đánh mất các hợp đồng vào tay các đối thủ khác như Eurofighter Typhoon, hay các tiêm kích mới như Su-35 hay Mig-35 của Nga. Bước thay đổi này có thể sẽ gia tăng số lượng đặt hàng từ các khách hàng đồng minh.

Nếu dành được hợp đồng theo phương thức chuyển giao một phần công nghệ, số lượng đặt hàng ban đầu không hề thua kém so với số lượng đặt hàng từ Lầu Năm Góc.

Trước đó Israel và Mỹ đã ký hợp đồng về việc mua bán 20 tiêm kích F-35A dành cho Israel, 20 chiếc F-35 này sẽ được trang bị hệ thống điện tử cơ bản tương tự như các máy bay F-35A của Mỹ.

Theo điều khoảng bổ sung mới hệ thống điều khiển bay và mã nguồn phần mềm sẽ được thiết kế theo dạng mở, cho phép Israel tiếp cận và từng bước thay thế hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Qua đó họ có thể thay đổi tùy chọn vũ khí theo nhiệm vụ.

Tom Burbage, tổng giám đốc chương trình F-35 của Lockheed Martin cho biết “Tôi tin rằng Israel có thể nhận được chiếc F-35 đầu tiên vào năm 2016”. Một đại diện của không quân Israel cho rằng, mặc dù hợp đồng F-35 gặp nhiều chậm trễ, song kết quả lại rất khả quan.

Có vẻ dù muốn duy trì truyền thống rất khắt khe trong việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cao mang tính chiến lược nhưng Mỹ đã buộc phải thay đổi cách nhìn nhận để giữ chân các đồng minh thân cận.

[BDV news]


>> Trung Quốc đang đóng tàu sân bay nội địa



Nguồn tin ngoại giao và từ Chính phủ Mỹ cho hay Trung Quốc đang bắt đầu đóng chiếc tàu sân bay nội địa.

Thông tin trên được hãng tin Sacramento Bee (Mỹ) dẫn nguồn tin ngoại giao và từ Chính phủ Mỹ.

Động thái này của Trung Quốc nằm trong kế hoạch xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ nhằm mở rộng các nguồn lợi từ hàng hải của nước này.

Khi chiếc tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc hoàn thành, số tàu sân bay trong lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ được nâng lên thành 2 chiếc.



Trung Quốc đang tự đóng một chiếc tàu sân bay khác ngoài chiếc Thi Lang?


Chiếc tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc có thể làm thay đổi sự ổn định của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vốn được duy trì bằng sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ.

Theo nguồn tin của Sacramento Bee, tuyên bố của tướng Trần Bình Đức trước báo giới Hong KOng về việc Trung Quốc đang đóng 1 chiếc tàu bay là về chiếc tàu sân bay nội địa chứ không phải chiếc Thi Lang, vốn được cải tạo lại từ một chiếc tàu sân bay của Liên Xô (cũ).

Một quan chức quân đội Trung Quốc khẳng định chiếc tàu sân bay lớp Varyag không thể được coi là một chiếc tàu sân bay nội địa và Trung Quốc đang đóng một chiếc tàu sân bay ở địa điểm khác.

Một nguồn tin của chính phủ Mỹ cho hay: Washington rất quan tâm đến khả năng của chiếc tàu sân bay thứ 2 kể trên.

Một phần của báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2010, có tiêu đề "Quân sự và sự phát triển an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, đề cập đến khả năng Trung Quốc sẽ có 2 hoặc nhiều hơn các tàu sân bay trong 10 năm tới.

Nguồn tin quân sự liên quan đến bộ phận phát triển trong Hải quân Trung Quốc cho hay tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc đang được thi công tại xưởng đóng tàu trên đảo Trường Hưng (Changxing) ở Thượng Hải.



Tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc có thể nhận tiêm kích trên hạm J-15. Hiện loại máy bay này vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẵn sàng hoạt động.


Nguồn tin trên cũng cho biết chiếc tàu sân bay mới của Trung Quốc thuộc tàu sân bay hạng trung bình, gần giống với chiếc tàu sân bay lớp Varyag.

Ngoài ra, chiếc tàu này có khả năng chở mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15, do được Trung Quốc phát triển.

Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 đầu tiên được sản xuất tại công ty Thẩm Dương vào năm 2008, và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31/8/2009. Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.

Dù mẫu tàu sân bay mới được mô hình hóa sau chiếc Thi Lang, nguồn tin quân sự của Sacramento Bee cũng cho hay chiếc tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc có ý nghĩa chính trị rất lớn cho thấy Trung Quốc đã có thể "làm chủ" công nghệ chế tạo tàu sân bay.

An ninh quanh nhà máy đóng tàu trên đảo Trường Hưng đã được thắt chặt kể từ đầu năm, cũng là khoảng thời gian Trung Quốc khởi công tự đóng tàu sân bay.

Theo một chuyên gia quân sự, trong khi Mỹ tốn khoảng 5 năm để hoàn thành một chiếc tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ tốn khoảng 7-8 năm để đưa chiếc tàu sân bay tự đóng đi vào hoạt động.

Chuyên gia này cũng cho biết Trung Quốc đang thiết kế mẫu tàu khu trục hạm mới được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ chiếc tàu sân bay thứ 2 này.

[BDV news]


>> Nga chi hàng tỷ USD mua sắm vũ khí



Theo tin từ VOA, Thủ tướng Vladimir Putin tiết lộ chính phủ Nga có kế hoạch chi hàng trăm tỷ USD để hiện đại hóa vũ khí.

Trong bài diễn văn trước Quốc hội Nga, ông Putin nhấn mạnh nước Nga phải đủ mạnh để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài.

"Dự kiến, nước Nga sẽ chi 730 tỷ USD từ nay tới năm 2020 để nâng cấp và tái trang bị quân đội. Như vậy, trung bình một ngày họ sẽ tiêu tốn 20 triệu USD", VOA bình luận.

Chương trình mua sắm vũ khí mới bao gồm việc mua 8 tàu ngầm chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo Bulava, 600 máy bay, các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 và S-500. Ngoài ra, việc sản xuất tên lửa sẽ tăng gấp đôi từ năm 2013.

Việc mua vũ khí cả trong và ngoài nước cho phép nước Nga nâng cao tỷ lệ vũ khí hiện đại trong kho lên 70% vào năm 2020.

Chuyên gia phân tích quân sự độc lập Pavel Felgenhauer nói việc nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược được ưu tiên hàng đầu, nhưng phần còn lại của quân đội cũng cần được tăng cường.

“Tất nhiên lực lượng không quân, phòng không, lục quân thực sự đều có nhu cầu tái trang bị vì hiện tại chỉ có 10-15% vũ khí trong kho của chúng tôi là hiện đại,” ông Felgenhauer lưu ý.



Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M.

Mặc dù, hàng năm nước Nga xuất khẩu hàng tỷ USD vũ khí thế hệ mới ra nước ngoài nhưng bản thân lực lượng vũ trang Nga được trang bị hầu hết các loại khí tài có từ thời Liên Xô, rất nhiều trong số đó đã xuống cấp. Trong 10 năm, Chính phủ Nga liên tục tăng ngân sách quốc phòng nhưng không thấm vào đâu.

“Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang xuống dốc, và khả năng của nó cũng kém hơn nhiều so với thời Xô Viết, cần nhiều kinh phí hơn trong sản xuất. Chúng tôi sản xuất cùng một loại tên lửa và máy bay nhưng mất nhiều tiền hơn trước,” ông Felgenhauer nói thêm.

Thủ tướng Putin nói cần thiết phải chi nhiều tỷ USD để tái trang bị quân đội nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại cho rằng mục tiêu thực sự là tạo ra nhiều công việc hơn cho tổ hợp công nghiệp - quốc phòng nước này trước cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống năm tới.

Kế hoạch nhập khẩu vũ khí được mong đợi là sẽ diễn ra trong hai giai đoạn. Đầu tiên, Nga mua trang bị và giấy phép sản xuất. Và sau đó, họ hợp tác với các nhà cung cấp bắt đầu sản xuất vũ khí do Phương Tây thiết kế trong nước.

[BDV news]


>> Không 'làm phiền' Trung Quốc



Đô đốc Mỹ hứa hẹn tiếp tục hiện diện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng không làm ảnh hưởng tới Trung Quốc, đồng thời nhờ Trung Quốc cùng giải "bài toán" Triều Tiên.

Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhấn mạnh Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian dài nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến Trung Quốc.

Ông Mullen cho hay: "Những thách thức toàn cầu cũng như trong khu vực quá lớn nên Mỹ và Trung Quốc phải tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau. Mỹ muốn Trung Quốc là một đối tác mạnh mẽ để giải quyết những vấn đề này".


Đô đốc Mike Mullen.


Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho hay, ông sẽ có cuộc hội đàm với Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và thực hiện một số chuyến thăm các căn cứ quân sự của Trung Quốc nhằm tìm cách thúc đẩy hợp tác an ninh giữa 2 nước.

Phát biểu về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, ông Mullen cho biết Washington hoan nghênh sự phát triển quân sự của Trung Quốc nếu nó giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu như cướp biển. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Washington muốn làm rõ ý định của Bắc Kinh.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc năm nay vào khoảng 95 tỷ USD, cao thứ hai thế giới nhưng thua xa Mỹ với kế hoạch chi khoảng 650 tỷ USD cho quốc phòng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đang phát triển vũ khí như tên lửa DF 21D mà các nhà phân tích nói rằng có thể đe dọa các tàu chiến Mỹ và làm thay đổi cán cân quyền lực khu vực. "Rõ ràng một số loại vũ khí được Trung Quốc phát triển để nhằm vào Mỹ", ông Mullen nhận xét.

Ông Mullen tới Bắc Kinh đúng vào lúc Mỹ và 2 đồng minh quân sự chính trong khu vực là Nhật Bản và Australia bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên ở Biển Đông.

Nhờ Trung Quốc giải 'bài toán' Triều Tiên

Trong cuộc phỏng vấn sau khi tới Bắc Kinh, đô đốc Mike Mullen cũng bóng gió thông báo về mục đích chính của chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày: "Triều Tiên sẽ tiếp tục các hành động mang tính khiêu khích với mức độ nguy hiểm cao hơn".

Căng thẳng ở Đông Bắc Á leo thang sau khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm tấn công tàu chiến của nước này vào tháng 3/2010 gây ra cái chết của 46 thủy thủ. Bình Nhưỡng phủ nhận lời buộc tội của Hàn Quốc và sau đó tiến hành 1 cuộc pháo kích vào hòn đảo ở biên giới 2 miền Triều Tiên làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng bao gồm cả 2 thường dân vào cuối năm 2010.

Các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân 6 bên giữa 2 miền bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật, Nga và Mỹ đã rơi vào tình trạng đình trệ từ khi Triều Tiên từ bỏ vào tháng 4/2009. Tháng 5/2009, Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 2 của nước này.

"Cố gắng tìm kiếm sự ổn định liên quan xung quanh vấn đề Triều Tiên ngày càng gặp nhiều thách thức vì Bình Nhưỡng và hành động của họ" -Đô đốc Mullen nhận xét - "Tuy nhiên, Bắc Kinh có mối quan hệ mạnh mẽ với Bình Nhưỡng và mối quan hệ này không chỉ có được nhờ những sự giúp đỡ trong quá khứ mà còn được vun đắp thường xuyên".

[BDV news]


>> Hàn Quốc tiếp tục mạnh tay chi cho quân đội



Bộ quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục yêu cầu tăng cường ngân sách quốc phòng để đảm bảo khả năng luôn luôn sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc muốn nâng ngân sách quốc phòng lên 31,3 tỷ USD vào năm 2012 – tăng 6,6% so với ngân sách ban đầu.

Trong 31,3 tỷ USD ngân sách thì 4,02 tỷ USD được sử dụng để tăng cường sự hiện diện của quân đội trên các đảo phía tây bằng những căn cứ và vũ khí hiện đại nhất.

Căn cứ vững vàng hơn, các tòa nhà quân sự kiên cố hơn đang là một vấn đề bức thiết đặt ra với quân đội Hàn Quốc kể từ sau khi Triều Tiên bất ngờ pháo kích đảo Yeonpyeng trên Hoàng Hải vào tháng 11/2010. Hàng chục ngôi nhà của quân đội đã bị phá hủy trong cuộc pháo kích này.


Hàn Quốc đang rất tích cực cải tổ và nâng cao sức mạnh quân sự sau những vụ đụng độ với Triều Tiên vào năm 2010.

Ngân sách cũng dành ra 3,18 tỷ USD để dành cho công tác cứu hộ và 3,28 tỷ USD để tăng cường phúc lợi cho binh lính.

“Yêu cầu của chúng tôi là tập trung vào xây dựng quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến xảy ra bất cứ khi nào. Chúng tôi cũng cố gắng tăng cường phúc lợi cho binh lính và nâng cao đạo đức cũng như thúc đẩy cải tổ quân đội”, người phát ngôn bộ quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố.

Mỹ chuyển giao quyền chỉ huy

Khoảng 1,78 tỷ USD sẽ được Hàn Quốc dành cho quá trình chuyển giao quyền chỉ huy chiến đấu từ quân đội Mỹ vào năm 2015. Kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên năm 1953, Mỹ vẫn giữ vai trò chỉ huy chiến đấu cho Quân đội Hàn Quốc.

“Để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền chỉ huy chiến đấu, chúng tôi sẽ tăng cường cấu trúc điều khiển và chỉ huy, cũng như xây dựng trung tâm chỉ huy chiến tranh”, người phát ngôn cho biết.

Tháng trước, Hàn Quốc đã chính thức triển khai tàu chiến Aegis thứ 2 – Yulgok Yi I sau 9 tháng chạy thử. Tàu Yulgok Yi I là một phần của chương trình tàu chiến Hàn Quóc KDX và hoạt động trong biên chế Hạm đội 7.

“Chúng tôi sẽ sở hữu máy ban giám sát vá trinh sát không người lái hoạt động ở độ cao lớn. Năm 2010, Hàn Quốc đã phải chứng khiến sự gây hấn nghiêm trọng… và bây giờ là thời gian để hành động kiên quyết và thông minh để đưa quân đội lên mức sẵn sàng cao nhất trước những nguy cơ an ninh”, đại diện Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Theo cơ quan truyền thông Yonhap, hợp đồng mua máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawks giữa Hàn Quốc và tập đoàn Northrop Grumman sẽ sớm được ký kết.

[BDV news]


>> Tàu ngầm Nga ồn hơn tàu ngầm Trung Quốc 8 lần?


Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, tàu ngầm Type-041C lớp Yuan (Nguyên) của họ còn hiện đại hơn cả tàu ngầm lớp Lada của Nga.

Đã trở thành một truyền thống trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, mỗi lần có hệ thống vũ khí mới xuất hiện, các chuyên gia quân sự Trung Quốc trên mạng đều đem so sánh với các hệ thống vũ khí tương tự của Nga.

Họ thường lấy vũ khí Nga để "cân, đong, đo, đếm" rồi tự tin tuyên bố trên mạng rằng, các hệ thống vũ khí của mình đã vượt “người thầy” vốn lâu nay dìu dắt nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Lấy đó làm cơ sở để tuyên bố rằng vũ khí của mình đạt đẳng cấp thế giới.

Theo một báo cáo về đợt thử nghiệm trên sông Dương Tử (nhằm tránh sự theo dõi của giới tình báo quân sự Phương Tây) của tàu ngầm lớp Yuan đăng tải trên trang Milchina cho biết: Tàu ngầm lớp này có độ ồn khi hoạt động thấp hơn đến 8 lần so với tàu ngầm mang biệt danh “lỗ đen” của Nga.

Tất nhiên, tuyên bố này không được xác nhận bởi một bên thứ 3. Trong khi biệt danh “lỗ đen” do Hải quân Mỹ đặt cho tàu ngầm lớp Kilo của Nga thì độ ồn khi hoạt động của tàu ngầm lớp Yuan là do các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tuyên bố.



Các chuyên gia quân sự trên mạng Trung Quốc cho rằng, tàu ngầm lớp Yuan của họ còn hiện đại hơn cả tàu ngầm lớp Lada của Nga.


Tháng 9/2010, trên internet Trung Quốc xuất hiện hình ảnh về một tàu ngầm điện diesel mới, Trung Quốc gọi là Type-041C, lớp Yuan. Tàu ngầm này được phát triển từ tàu ngầm Type-039, được cho là sao chép các công nghệ của tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Giới quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố: "Tàu ngầm lớp Yuan của họ hoàn toàn có thể so sánh được với loại tàu ngầm lớp Lada hiện đại nhất của Nga. Có thể nói rằng, tàu ngầm lớp Yuan là một Lada của Trung Quốc".

Nhìn bên ngoài, cấu hình khí động học của tàu ngầm lớp Yuan rất giống với tàu ngầm lớp Lada của Nga. Điều này cho thấy người Trung Quốc vẫn “gặp khó khăn” trong việc tạo ra một mẫu thiết kế mang "màu sắc" Trung Quốc. Dù gì, sao chép y chang nguyên mẫu vẫn là sự lựa chọn ít tốn thời gian và công sức nhất.

Theo trang mạng Sino Defence, tàu ngầm lớp Yuan có vỏ rất dày được thiết kế với các vật liệu đặc biệt có khả năng làm hấp thu tối đa tín hiệu của các sonar âm thanh. Vỏ tàu được bọc một lớp "gạch cao su" để làm giảm tiếng ồn khi hoạt động, làm giảm khả năng bị phát hiện bởi các sonar thủy âm.

Có tin đồn cho rằng, tàu ngầm lớp Yuan không sử dụng chân vịt mà dùng hệ thống bơm phun tương tự như tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei của Nga. Đây được cho là lý do để các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố, tàu ngầm lớp Yuan có độ ồn khi hoạt động thấp hơn 8 lần so với tàu ngầm Kilo.

Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, thông tin về sự phát triển của hệ thống bơm phun nước này vẫn chưa được xác nhận. Hiện tại chỉ có Nga phát triển được công nghệ này và đưa vào ứng dụng trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất lớp Borei.

Các chuyên gia quân sự thế giới nhận định rằng, một hệ thống bơm phun nước được trang bị trên tàu ngầm lớp Yuan gần như là không thể. Thậm chí phải mất nhiều năm nữa.

Tàu ngầm lớp Yuan cũng được cho là sử dụng hệ thống đẩy sử dụng không khí độc lập AIP, được phát triển bởi Viện 711, song chính giới quân sự nước này cũng chưa xác nhận thông tin trên.

Đặc điểm kỹ chiến thuật của tàu ngầm lớp Yuan

Tàu ngầm lớp Yuan được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, ngoài ra còn có khả năng phóng tên lửa chống tàu YJ-8, hoặc biến thể mới nhất C-705 tầm bắn 170km.

Tàu ngầm này cũng được cho là có khả năng bắn tên lửa chống ngầm CY-1 từ dưới nước, với tầm bắn tối đa là 18km.

Tuy nhiên, thông tin về quá trình sản xuất của loại tên lửa này vẫn chưa được xác nhận. Liệu loại vũ khí này có được trang bị trên tàu ngầm lớp Yuan hay không vẫn là một ẩn số.

Tàu được trang bị hệ thống siêu âm Thales TSM 2233 ELEDONE / DSUV-22, hoặc TSM 2255 / DUUX-5 từ Pháp trong những năm 1980 và đầu những năm 1990. Nó cũng có thể sử dụng công nghệ của các hệ thống sóng siêu âm hiện đại Nga như MG-519 MOUSE Roar hay MGK-500 SHARK Gill thông qua việc mỗ sẻ và nghiên cứu các tàu ngầm Kilo mua từ Nga.

Tàu ngầm lớp Yuan cũng được cho là có thể được trang bị một radar tìm kiếm trên mặt nước và trên không. Tương tự hệ thống TRAY Snoop Mrk-50 được trang bị trên các tàu ngầm của Nga.

[BDV news]


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> 'Sứ giả' ở Đông Nam Á




Dường như tên gọi của chiến hạm USS Chung-Hoon đã định sẵn cho chiến hạm này sứ mệnh ngoại giao ở Đông Á (*).

Hiện đại bậc nhất

Chiến hạm mang tên lửa có điều khiển, trang bị hệ thống Aegis USS Chung-Hoon, số hiệu DDG-93, là loại tàu khu trục biến thể FligtIIA của lớp Areigh Burke hiện đại bậc nhất trong lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ. Tàu được hãng Northorp Grumman hạ thủy vào tháng 12/2002, sau đó biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương (tháng 9/2004), đóng quân ở Trân Châu cảng, Hawaii.

Được trang bị hệ thống Aegis, đối tượng tác chiến chủ yếu của USS Chung-Hoon là các tên lửa đường đạn. Do đó, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ là thành phần của lá chắn phòng thủ xuyên quốc gia, hệ thống điện tử của tàu rất tối tân, gồm: Radar mảng pha 3 chiều đa chức năng AN/SPY-1(V); Hệ thống chỉ huy – ra quyết định (viết tắt tiếng Anh là CDS); Hệ thống hiển thị Aegis; Hệ thống điều khiển vũ khí… Theo đó, hệ thống CDS sẽ nhận dữ liệu chiến đấu từ hệ thống cảm biến của tàu, vệ tinh quân sự, từ đó, đánh giá mối nguy hiểm và ra lệnh cho hệ thống vũ khí hoạt động đánh trả. Hệ thống tên lửa đánh chặn của USS Chung-Hoon do Lookheed Martin cung cấp, được đưa vào sử dụng từ năm 2006, với nòng cốt là tên lửa SM-3 block 1A được cho là đủ sức đối chọi với các tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung của đối phương.



Khu trục hạm USS Chung-Hoon (DDG-93).



USS Chung-Hoon còn là tàu chiến đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ thông thường khác, như đảm bảo an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, hộ tống, đổ bộ và vận tải… Các vũ khí đáng kể khác của tàu gồm: 56 tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất; 8 tên lửa Harpoon; Hệ thống chống ngầm ASROC; 6 ống phóng ngư lôi 324mm; Ngoài ra, USS Chung-Hoon được trang bị pháo hạm Mk45 127mm, 2 pháo cao tốc Phalanx 6 nòng với tốc độ bắn chóng mặt, 4.500 phát/phút/bệ;…

Điểm đặc biệt khác của USS Chung-Hoon còn ở lớp vỏ tàu có thêm lớp giáp kevlar nặng tới 70 tấn. Ngoài ra, USS Chung-Hoon thuộc lớp tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ được thiết kế để phòng chống ảnh hưởng của tác chiến xạ - sinh – hóa. Trong một dự án 30 triệu USD của Hải quân Mỹ, tàu được lắp các các cánh cửa kín nước giúp ngăn sự xâm nhập của nước biển vào bên trong tàu.

Sứ mệnh ngoại giao

Là tàu quân sự nhưng gần như USS Chung-Hoon chưa phải “đánh đấm” nhiều. Có lẽ, sự vụ căng thẳng trên truyền thông nhất mà USS Chung-Hoon từng tham gia là việc hộ tống tàu USNS Impeccable, sau khi tàu này bị các tàu Trung Quốc “tiếp cận quá gần” ở một nơi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 75 hải lý về phía Nam, hồi giữa tháng 3/2009. Trước đó, vào tháng 10/2005, USS Chung-Hoon đã thực hiện thành công nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ tàu chở hàng C-Laurel gặp nạn gần đảo Kahului ở quần đảo Hawaii.

Ngoài việc tuần tra, sẵn sàng chiến đấu đúng với chức năng của một khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis, USS Chung-Hoon còn được điều động để làm ngoại giao, tạo dựng hình ảnh cho nước Mỹ nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á.

Tháng 9/2006, USS Chung-Hoon được cử đón tiếp tàu khu trục Thanh Đảo, thuộc lớp Lữ Đại của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, khi tàu này tới thăm Trân Châu cảng. Sau đó, thủy thủ đoàn ở 2 tàu đã có nhiều hoạt động giao lưu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Mỹ và Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm và hoạt động chung như vậy.



USS Chung-Hoon được chào đón khi trở về căn cứ ở quần đảo Hawaii với vòng hoa khổng lồ.


Năm 2010, USS Chung-Hoon hỗ trợ Hải quân Philippines thực hiện chiến dịch tiễu trừ phiến quân Hồi giáo cực đoan ở nước này trên vùng biển Sulu. Sang năm 2011, USS Chung-Hoon lại lên đường tới khu vực này để cùng các tàu chiến khác của Hải quân Mỹ, Philippines tham gia cuộc tập trận chung mang tên "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng ứng phó trên biển" (CARAT), kéo dài 11 ngày ở ngoài khơi đảo Palawan (Tây Nam Philippines). Cuộc tập trận được lập ra để nâng cao kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm trong vấn đề hàng hải, tác chiến trên biển và tăng cường hợp tác quân sự song phương.
Ngày 7/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cho biế, từ ngày 15-21/7/2011, 3 tàu Hải quân Hoa Kỳ là USS Chung-Hoon, USS Prebel, USNS Safeguard sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hằng năm, đã được sửa hai bên thỏa thuận từ trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân 2 nước, thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn của hải quân và tìm kiếm cứu nạn.

(*) Tuy là chiến hạm Mỹ nhưng DDG-93 được đặt cái tên rất châu Á, bởi vị Chuẩn Đô đốc mà nó mang tên là có nguồn gốc Mỹ, Hawaii và Trung Quốc. Là sĩ quan cấp đô đốc gốc Á đầu tiên trong Hải quân Mỹ, ông đã được tặng Thập tự Hải quân và Huân chương Sao bạc vì sự quả cảm và gan dạ khi chiến đấu với quân đội Nhật Bản, trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Thông số của USS Chung-Hoon: Dài 155,3m, rộng 20m, mớn nước 9,4m, lượng giãn nước 9.200 tấn; Tốc độ: 30 hải lý/giờ; Thủy thủ đoàn: khoảng 300 người;

[BDV news]


>> Không quân Pháp trang bị thêm 2 đại đội SAMP/T




Tổng cục vũ khí Bộ Quốc phòng Pháp tuyên bố đã chuyển giao cho không quân nước này thêm 2 đại đội tổ hợp tên lửa lửa phòng không tầm trung SAMP/T.


SAMP/T – (Sol-Air Moyenne Portee/Terrestre).

Như vậy, tổng số đại đội tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T được đưa vào trang bị cho không quân Pháp lên đến con số 5.

Đại đội đầu tiên dưới tên gọi Mamba đã được đưa vào biên chế cho tiểu đoàn tên lửa phòng không thuộc căn cứ không quân 116 “Luxeuil-Saint-Sauveur” vào ngày 20/9/2010.

Các tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T được chế tạo cho các lực lượng vũ trang Italia và Pháp nằm trong khuôn khổ chương trình FSAF (Forward Surface to Air Family of Missile Systems – dòng hệ thống tên lửa đất đối không triển vọng) của châu Âu.

Bộ Quốc phòng Pháp đã ký hợp đồng mua 10 tổ hợp tên lửa phòng không cho lục quân và không quân. Bộ Quốc phòng Itay hiện nay đang sở hữu tất cả 5 tổ hợp loại này.

Hợp đồng cũng bao gồm cả việc cung cấp các tên lửa phòng không có điều khiển “Aster-30”, “Blok-1”. Dự kiến, việc chuyển giao hoàn toàn các tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển sẽ được hoàn thành vào năm 2013, còn tên lửa – vào năm 2016.

Tổ hợp tên lửa phòng không mới SAMP/T có tính cơ động chiến thuật và chiến lược rất cao nên được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu chiến lược quan trọng trên toàn lãnh thổ Pháp, trong đó có nhà máy điện hạt nhân, căn cứ không quân, vị trí bố trí, triển khai lực lượng tác chiến, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ bảo đảm yểm trợ tác chiến cho các phân đội bộ binh của Pháp khi tiến hành các chiến dịch tác chiến ở ngoài nước.

Tổ hợp SAMP/T gồm hệ thống điều khiển hỏa lực mà nòng cốt là trạm radar đa năng quan sát quét điện tử Arabel của công ty Tales, bảo đảm quan sát không gian, phát hiện và bám mục tiêu với độ chính xác cao; từ 4-6 bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ phóng loại này có khả năng phóng đồng thời 8 tên lửa phòng không có điều khiển về phía mục tiêu; 2 xe vận tải tiếp đạn; module đồng nhất và đánh chặn mục tiêu. Các đội SAMP/T có thể triển khai cách trạm radar chỉ huy 10 km.

Việc đưa vào biên chế và khai thác tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T cho lực lượng phòng không quốc gia vấn đề có ý nhĩa quan trọng với lực lượng phòng không của Pháp, góp phần đáng kể trong việc nâng cao khả năng cũng như hiệu quả tác chiến của lực lượng phòng không nước này.



Bệ phóng SAMP/T




Trạm radar đa năng quan sát quét điện tử Arabel của công ty Tales



Tên lửa của tổ họp SAMP/T



Thử nghiệm hệ thống




Một số đặc tính kỹ - chiến thuật của SAMP/T

Cự ly tiêu diệt mục tiêu: 3-100km (máy bay), tên lửa đạn đạo (3-35km)
Độ cao tiêu diệt mục tiêu: 25km
Vận tốc bay tối đa của tên lửa: 1.400m/giây
Vận tốc bay trung bình của tên lửa: 900-1.000m/giây
Trọng lượng đầu đạn tác chiến: 15-20kg
Trọng lượng phóng của tên lửa: 510kg

[BDV news]


>> Thales 'hồi sinh' pháo phòng không




Hiện nay tại các nước có tiềm lực quân sự phát triển, các loại pháo phòng không cỡ nòng lớn hơn 30 mm hầu như không được phát triển nữa.


Tuy nhiên mới đây, Thales cho biết sắp cho ra lò hệ thống pháo phòng không - tên lửa tự hành kết hợp sử dụng pháo 40 mm.

Trên chiến trường hiện đại, nhiệm vụ phòng không tầm ngắn, thậm chí là tầm cực ngắn đã được giao cho các hệ thống tên lửa như ADATS (Thụy Sĩ), Crotale (Pháp) hay Iron Dome của Israel.

Thế nhưng, với sự xuất hiện của các UAV giá rẻ, có uy lực và tầm tác chiến không kém các máy bay trực thăng tấn công đắt tiền thì việc mang pháo phòng không trở lại là một hướng tác chiến hiệu quả.

Hệ thống phòng không mới do Thales phát triển có tên GMS (Gun Missile System) sử dụng pháo CTAS 40 mm do Nexter cung cấp cùng 6 tên lửa Starstreak do chính công ty này sản xuất.



Thiết kế pháo phòng không tự hành cỡ nòng lớn kết hợp tên lửa là giải pháp rẻ tiền chống lại các UAV đang ngày một phổ biến trên chiến trường. Ảnh minh họa


Pháo 40 mm của GMS có tốc độ bắn tối đa 200 phát/phút và có thể tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly 4.000m, mục tiêu thiết giáp ở cự ly 2.500m.

Loại pháo này cũng có thể sử dụng rất nhiều loại đạn, từ đạn SABOT chống thiết giáp, đạn nổ mảnh phòng không cho đến đạn nổ định tầm để tấn công bộ binh địch sau vật cản.

Để đối phó với mục tiêu bay, GMS còn có thể sử dụng tên lửa Starstreak, có tầm bắn từ 300-7.000m và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao 4.500m. Với vận tốc lên đến 1.190 m/giây, Starstreak có thể tấn công cả các UAV bay ở tốc độ cao hay tên lửa hành trình.

Để phát hiện mục tiêu và dẫn đường tên lửa, GMS sử dụng radar SHIKRA-60, loại băng sóng E/F có tầm phát hiện mục tiêu xa đến 80 km và độ cao 15 km. Tất cả các hệ thống vũ khí và radar sẽ được đặt trên cùng một thân xe để đảm bảo tính cơ động của hệ thống.



Tên lửa Starstreak có kết cấu 2 tầng phóng - đẩy tương tự các tên lửa trong hệ thống Tunguska hay Pantsir S1 của Nga.


Theo người phát ngôn của Thales, GMS ra đời để đối phó với sự đe dọa từ lực lượng UAV hùng hậu và ngày một gia tăng trên thế giới.

Trong thập kỷ tới, Thales dự tính mỗi năm sẽ có 3.000 UAV được bán ra trên thị trường, do đó việc sử dụng những loại tên lửa phòng không đắt tiền để bắn UAV sẽ rất lãng phí.

Hơn nữa, nhờ giá thành khá rẻ, GMS có thể được trang bị với số lượng lớn, sẵn sàng đối phó với số đông UAV tấn công.

[BDV news]


>> Peru 'chết dở' với xe tăng chủ lực Trung Quốc




Do cắt giảm kinh phí, Quân đội Peru đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc là đóng thuế tốn 8,5 triệu USD, hoặc trả lại Trung Quốc số tăng này với chi phí vận chuyển 10 triệu USD.


Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn Số xe tăng MBT-2000 trên gồm 5 chiếc mà Peru thuê Trung Quốc từ cuối năm 2010.

Số xe tăng Trung Quốc này ở trạng thái mất khả năng chiến đấu đang được cất giữ tại kho của Lữ đoàn tăng 18. Việc mua sắm xe tăng Trung Quốc đã bị loại khỏi nghị trình do giá cao (19 triệu USD) và không thiết thực.

Tháng 12/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Peru khi đó là Rafael Rey đã công bố ý định mua ít nhất 120 chiếc MBT-2000 trị giá 560 triệu USD.



Tháng 4/2010, nhà sản xuất Trung Quốc Norinco không có giấy phép tái xuất động cơ Ukraine lắp cho tăng MBT-2000 nên Peru đã hủy bỏ kế hoạch mua sắm. Kinh phí mua sắm xe tăng đã được chuyển sang cho các chương trình ưu tiên hơn như mua 2 trực thăng Mi-35 và 6 Mi-171.

Bộ Tài chính Peru là cơ quan khoái chí nhất trong câu chuyện này vì họ đã từ chối ngay từ đầu tài trợ cho màn chào hàng quảng cáo mà các nhóm lobby trong giới lãnh đạo quân đội vận động cho các xe tăng đối địch trong cuộc thầu của quân đội Peru là MBT-2000 của Trung Quốc và Tifon-2 (Т-55 cải tiến với sự tham gia của Peru) do Ukraine tổ chức.

Trước đó có tin, “người Trung Quốc đã cung cấp một số thông tin “về vấn đề Ukraine” cho tư lệnh Lục quân Guibovich và thuyết phục ông ta mua 3 xe tăng với giá 4 triệu USD/chiếc”.

Guibovich khăng khăng chối cãi không có thiên vị riêng với xe tăng Trung Quốc, song thực tế cho thấy, các xe tăng Trung Quốc đã làm tốn cho ngân sách Peru gần gấp 5 lần so với tướng Guibovich chỉ để chúng tham gia diễu binh.

Việc chuyển giao xe tăng Trung Quốc ngay từ đầu đã có nhiều ngoắt ngoéo, ví dụ, trong thời gian dài vấn đề với động cơ Ukraine dự kiến lắp cho MBT-2000 rất tù mù. Chẳng bao lâu sau, Pakistan khẳng định động cơ Trung Quốc quá tồi và hiện không có động cơ nào khác thay được động cơ Ukraine.

Trung Quốc đổ lỗi những vấn đề nảy sinh ở Peru là do "quỷ kế" của Nga vì họ cho rằng, Nga đã giúp ông Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thân Nga Ezhel loại các nhân vật thuộc phe ông Kuzmuk ở công ty Ukrspetsexport và hứa hẹn "ăn chia" thị trường vũ khí Mỹ Latinh khiến Ukraine cấm tái xuất các động cơ dành cho MBT-2000.

Thực tế, ở Peru lâu nay vẫn xảy ra tình trạng Bộ Quốc phòng và giới lãnh đạo quân đội có thói quen gây khó dễ cho nhau khi lựa chọn các sản phẩm quân dụng nên chẳng cần trò "ngáng chân" của Nga và Ukraine thì tình hình vẫn rối beng như thế.

Cũng có nghi ngờ là Trung Quốc với các xe tăng này đã đi theo con đường sai lầm của tập đoàn Rafael (Israel) vốn may mắn lắm mới không bán cho Peru các hệ thống tên lửa chống tăng Spike với giá cao gấp đôi các hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga.

[BDV news]


>> Tham mưu trưởng liên quân Mỹ thăm Trung Quốc




Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen cùng phái đoàn quan chức cấp cao quân đội Mỹ đã khởi hành đến Trung Quốc từ ngày 9-13/7/2011.


Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đây là chuyến đi nhằm đáp lại chuyến công du của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức tới Mỹ hồi tháng 5/2011.

Ngoài ra, đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ kể từ năm 2007.

Các quan chức Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đến Bắc Kinh để hội đàm với các sỹ quan cấp cao và thăm các đơn vị quân đội của Trung Quốc.



Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen và Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức họp báo tại Lầu Năm Góc hồi tháng 5/2011.


Chuyến thăm lần này của phái đoàn quân sự Mỹ đến Trung Quốc còn nhằm thúc đẩy cuộc đối thoại an ninh với Trung Quốc, giữa lúc Hải quân Mỹ tiến hành tập trận với Nhật Bản và Australia trên biển Đông, nơi Trung Quốc liên tục lên tiếng khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Theo Bộ quốc phòng Nhật Bản, cuộc tập trận này sẽ có sự tham gia của tàu khu trục Shimakaze của Nhật Bản, tàu khu trục Preble của Mỹ, và tàu hải tuần hoàng gia Australia. Các tàu sẽ thực hiện công tác huấn luyện thông tin liên lạc và các bài tập khác ngoài khơi Brunei.

Chuyến thăm của ông Mike Mullen cũng diễn ra sau khi Mỹ và Philippines tiến hành diễn tập hải quân chung.

Cả Mỹ và Philippines khẳng định rằng cuộc tập trận đó chỉ nhằm thắt chặt mối quan hệ quân sự giữa hai nước và không liên quan đến những lo ngại của Trung Quốc.

Trước đó Trung Quốc vẫn luôn phản đối các cuộc tập trận của Mỹ tại biển Đông, và cáo buộc các cuộc tập trận của Mỹ ở khu vực này làm tăng thêm sự căng thẳng và nóng lên tình hình tại khu vực trong bối cảnh tranh chấp về lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết.

Mới đây, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Tô Hạo, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quản lý xung đột thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, cuộc tập trận lần này là hình thức phô diễn sự hiện diện quân sự cao độ của Mỹ ở Biển Đông.

Bên cạnh đó, Giáo sư Diệp Hải Lâm thuộc Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Học viện Xã hội Trung Quốc đã lên án Mỹ đang tìm cách kích động các nước có liên quan đến tranh chấp ở biển Đông dấy xung đột trực tiếp với Trung Quốc và điều Mỹ thực sự muốn thấy là tình hình bất ổn trong khu vực để rồi Mỹ sẽ đóng vai trò như nước điều phối và dẫn dắt các cuộc đàm phán.

[BDV news]


>> Dàn siêu vũ khí "đốt tiền" nhất của Mỹ




Mỹ là nước chi tiêu ngân sách cho quốc phòng nhất thế giới với hơn 500 tỷ USD chỉ tính riêng năm 2010, chưa kể tới chi phí an ninh nội địa và bảo trì kho vũ khí hạt nhân quốc gia.


Phần lớn ngân sách này được dùng để phát triển những vũ khí quân sự hàng đầu được cho là thế mạnh của công nghệ quốc phòng như các loại máy bay, xe tăng và tàu chiến.

Dưới đây là hình ảnh 10 vũ khí siêu hạng trong kho vũ khí đắt giá nhất của Mỹ:

1. Máy bay Northorp Grumman B-2 Spirit



Máy bay Northorp Grumman B-2 Spirit


B-2 Spirit là loại máy bay ném bom tàng hình do Northrop Grumman của Mỹ sản xuất. Loại máy bay này được trang bị bom thông thường và bom hạt nhân với khả năng thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà không sợ bị rada phát hiện. Hiện nay, B-2 được coi là một trong số những máy bay đắt nhất trên thế giới với chi phí sản xuất ước tính lên tới hơn 2 tỉ USD/chiếc.

Máy bay B-2 Spirit được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Kosovo vào năm 1999. Loại máy bay tối tân này cũng đã có mặt tại nhiều chiến trường khác như Iraq, Afghanistan, và mới đây nhất là trong cuộc chiến chống quân nổi dậy ở Libya.

2. Máy bay Bell-Boeing V-22 Osprey


Bell-Boeing V-22 Osprey


Bell-Boeing V-22 Osprey là loại máy bay đa năng tốc độ cao với khả năng cất cánh lên thẳng, đồng thời có thể vận hành như một chiếc máy bay thông thường.

V-22 Osprey được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2007 trong cuộc chiến ở Iraq. Mặc dù trước đây, trong giai đoạn chế tạo và thử nghiệm từ năm 1991 – 2000, Bell-Boeing V-22 Osprey đã gây ra hàng loạt vụ tai nạn khiến 30 người thiệt mạng, nhưng Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ (United States Marine Corps) vẫn có ý định sẽ sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này tại chiến trường Afghanistan vào khoảng cuối năm 2011.

Từ năm 2008, chương trình sản xuất V-22 Osprey đã ngốn khoảng 27 tỷ USD của chính phủ Mỹ, và có giá khoảng 67 triệu USD/chiếc vào năm 2010.

3. Tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77)


Tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77)


USS George H.W. Bush (CVN-77) mang tên cựu Tổng thống Mỹ George H.W.Bush (Bush cha), là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz cuối cùng được chế tạo cho Hải quân Mỹ.

Chiếc tàu sân bay USS George H.W. Bush do công ty Northorp Grumman chế tạo vào năm 2001 và hoàn thành vào năm 2009 với giá khoảng 6.2 tỉ USD theo đơn đặt hàng của Hải quân Mỹ.

USS George H.W. Bush có trọng tải khoảng 102.000 tấn với chiều dài 332.8m, rộng 76.8m, vận tốc trung bình hơn 30 hải lý/h. Con tàu hoạt động nhờ 2 lò phản ứng hạt nhân và có thể hoạt động liên tục trong hơn 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.

4. Máy bay Lockheed Martin F-35 Lightning II


Lockheed Martin F-35 Lightning II


Máy bay F-35 II do hãng Lockheed Martin sản xuất, nằm trong chương trình hợp tác phát triển máy bay tiêm kích Anh - Mỹ, và là loại máy bay đa năng có thể yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.

Một chiếc F-35 dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1920 km/h.

Hiện tại, Mỹ có kế hoạch mua thêm hơn 2000 máy bay F-35 với giá khoảng 122 triệu USD/chiếc. Nếu kí kết thành công, Lockheed Martin sẽ trở thành công ty chế tạo vũ khí quân sự đạt được hợp đồng lớn nhất trong lịch sử với tổng giá trị khoảng 323 tỉ USD.

5. Máy bay McDonnell Douglas F/A-18 Hornet


McDonnell Douglas F/A-18 Hornet


F/A-18 Hornet là một loại máy bay phản lực chiến đấu hiện đại được công ty McDonnell Douglas thiết kế cho Hải quân và Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ vào những năm 70, sau đó chuyển giao cho hãng Boeing chế tạo và phát triển thêm một số tính năng có thể dùng cho cả không quân nhiều nước khác trên thế giới.

Một chiếc F/A-18 Hornet trị giá khoảng 57 triệu USD, có nhiệm vụ chính là ném bom chiến thuật và yểm trợ trên không với tốc độ tối đa hơn 1900 km/h.

Hiện nay, ngoài Mỹ còn một số quốc gia khác có quân đội được trang bị loại máy bay hiện đại này như Australia, Canada và Thụy Sĩ.

6. Máy bay Boeing EA-18G Growler


Boeing EA-18G Growler


Boeing EA-18G Growler là một phiên bản tác chiến điện tử mang tên lửa phòng vệ được sử dụng trên tàu sân bay và có khả năng diệt sóng rada cũng như gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc của kẻ thù bằng bức xạ từ.

Trên thực tế, Boeing EA-18G Growler, phiên bản cải tiến từ loại máy bay F/A-18F Super Hornet, được sản xuất từ năm 2007, nhưng cho tới tháng 9/2009 mới bắt đầu được đưa vào sử dụng. Growler có độ sải cánh rộng hơn 13m và chiều dài thân trên 18m.

Theo Hải quân Mỹ, một chiếc Boeing EA-18G Growler có giá khoảng 67 triệu USD.

7. Chiến xa viễn chinh


Chiến xa viễn chinh


Chiến xa viễn chinh (Expeditionary Fighting Vehicle) là loại xe lội nước được phát triển để phục vụ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (US Marine Corps). Loại xe này vừa có thể hoạt động trên biển như một chiếc tàu chiến, lại vừa có thể hoạt động trên đất liền như xe tăng thông thường.

Đây là “thành phẩm” của hãng General Dynamics và có giá khoảng 22 triệu USD/chiếc.

8. Máy bay Grumman E-2D Advanced Hawkeye


Grumman E-2D Advanced Hawkeye


E-2D Advanced Hawkeye do hãng Grumman sản xuất và là loại máy bay chuyên chở được nâng cấp từ E-2B và E-2C với tính năng rada và liên lạc vô tuyến đã được cải tiến.

Máy bay E-2D được sản xuất với chi phí khoảng 232 triệu USD với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên năm 2007 và mới được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2010.

9. Máy bay Boeing C-17 Globemaster III


Boeing C-17 Globemaster III


C-17 Globemaster III là loại máy bay vận chuyển quân sự bắt đầu được sử dụng từ năm 1993. Nó có thể thả hơn 100 lính nhảy dù xuống một khu vực chiến đấu trong cùng một thời điểm và hiện vẫn đang hoạt động tại chiến trường Iraq, Afghanistan. Loại máy bay chuyên chở này còn được điều động để vận chuyển hàng cứu trợ trong tình huống cần thiết.

Hiện nay, Boeing C-17 Globemaster III đã có mặt trong quân đội Mỹ, Anh, Canada cũng như các nước NATO khác. Trong khi đó, Liên minh các tiểu vương quốc Ả Rập và Ấn Độ cũng có ý định sở hữu những chiếc Boeing C-17 Globemaster III hiện đại với giá khoảng 191 triệu USD/chiếc.

10. Máy bay Lockheed Martin F-22 Raptor


Lockheed Martin F-22 Raptor


Là một siêu phẩm khác của hãng Lockheed Martin, hiện nay F-22 Raptor đang được coi là loại máy bay chiến đấu số 1 trên thế giới với tính năng vượt trội như tấn công mặt đất, tránh rada và bắn tên lửa trinh sát.

Tuy nhiên, theo các tài liệu của Lực lượng Không quân Mỹ, một chiếc F-22 Raptor có giá khoảng 150 triệu USD và cả chương trình phát triển loại máy bay siêu hạng này đã ngốn hơn 65 tỉ USD trong ngân sách không quân nước này. Cũng vì chi phí quá lớn, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra lệnh ngừng chương trình sản xuất F-22 Raptor vào cuối năm 2009.

[VTC news]


>> Chiến lược chèn ép của TQ nhằm thôn tính Biển Đông




Mục tiêu chính của Trung Quốc là nhằm kiểm soát con đường hàng hải quốc tế, đi từ Trung cận đông qua eo biển Malacca, đi qua Biển Đông, dọc theo Trường Sa, tiếp đến là qua Hoàng Sa.

Con đường biển này ngày càng trở nên có tính sống còn với Trung Quốc. Nhưng nó cũng có tính chất sống còn với Mỹ, Nhật và các nước trong vùng. Một sự hợp tác an ninh hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật và ASEAN sẽ là lý tưởng cho sự ổn định và phồn thịnh của khu vực. Nhưng việc biến vùng biển quốc tế đó thành lãnh hải thuộc địa phận Trung Quốc, lại là một bảo đảm an ninh hơn cho Trung Quốc, với cái giá là chủ quyền của các nước nhỏ hơn trong khu vực bị xâm hại.

Nói khác đi, chúng ta đang chứng kiến một tiến trình mà Trung Quốc đang tìm cách chèn ép các nước nhỏ để vẽ lại bản đồ khu vực. Sự chèn ép, hay tranh chấp song phương về chủ quyền biển đảo, quyền khai thác dầu và đánh bắt cá, chỉ là bước đi ban đầu, được lồng trong một tranh chấp lớn hơn về quyền kiểm soát đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông.

Chèn ép song phương, Trung Quốc kỳ vọng gì?

Để tránh một cuộc xung đột về quyền tự do hàng hải trong tương lai, chúng ta phải hiểu rõ sự được mất của mỗi bên trong cuộc chơi chèn ép về chủ quyền song phương mà Trung Quốc đang tiến hành. Trung Quốc kỳ vọng gì? Và tại sao đó lại là các bước đệm ngắn hạn cho việc đạt mục tiêu dài hạn của Trung Quốc? Việc trả lời các câu hỏi như vậy sẽ cho phép tìm ra cơ chế thúc đẩy an ninh khu vực, thông qua các giải pháp thương lượng hoà bình.

Để cụ thể, hãy nhìn lại vụ Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2, Viking 2 của Việt Nam; hoặc việc Trung Quốc cho xây dựng cột sắt và thả phao ở bãi Amy Douglas, hay cho tàu bắn xuống nước, xua đuổi tàu đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam,Philippines ngay tại vùng biển của các nước này.



Đường chữ U hay đường lưỡi bò thể hiện sự chèn ép của TQ đối với các nước láng giềng ở Biển Đông, nhằm mục tiêu đòi vẽ lại bản đồ khu vực. Ảnh: tư liệu Internet


Trước các hành động gây hấn như vậy của Trung Quốc, phía Việt Nam và Philippines có thể có bốn lựa chọn chính: thứ nhất, không có phản ứng gì. Thứ hai, ra công hàm phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc trên các diễn đàn song phương hoặc đa phương, như tại Liên hiệp quốc. Thứ ba, đem vụ việc ra kiện ở Toà án quốc tế. Thứ tư, có hành động tự vệ một cách thích hợp, như việc Philippines cho nhổ các cột sắt, hoặc cho bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và đòi xử họ theo luật.

Cần phải nói rằng, nếu vụ việc chỉ gói gọn trong xung đột có tính song phương, thì việc ra công hàm phản đối cũng gần giống như không làm gì cả. Mặt khác, việc đem ra kiện tại Toà án quốc tế về tranh chấp đánh bắt cá hay khai thác dầu thường hết sức tốn kém, mất thời gian và dễ bị làm cho rối rắm, do luật quốc tế không thể đủ chi tiết để áp dụng ngay cho việc xử các vụ kiện như vậy. Thêm vào đó, khi xảy ra một chuỗi các vụ tranh chấp liên tiếp, thì tính phức tạp của vụ việc sẽ tăng. Điều đó dĩ nhiên chỉ có lợi cho bên lớn hơn – dùng sức mạnh mềm để chèn ép, hơn là bên nhỏ hơn – bị xâm hại và đem vụ việc ra kiện.

Như vậy, xét trên quan điểm của Trung Quốc, việc gây hấn về quyền đánh bắt cá hay khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn trên Biển Đông sẽ có lợi ở chỗ: (i) Trung Quốc có thể giữ cho mức độ xung đột đủ nhỏ, để mâu thuẫn mang tính song phương, mà phía bị xâm hại ít làm được gì để thay đổi cục diện tình hình; và (ii) Chuỗi xung đột nếu đủ liên tục và đều khắp ở các điểm chiến lược trên Biển Đông, sẽ biến các sự việc đã rồi thành quyền kiểm soát trên thực tế đối với việc khai thác các nguồn lợi mang tính loại trừ.

Nói rõ hơn, việc Philippines xua đuổi tàu cá Trung Quốc hay nhổ cọc ở bãi đá mà Trung Quốc vừa dựng lên chỉ làm tăng rủi ro bị Bắc Kinh tố cáo trên khắp các phương tiện đại chúng, mà tiền bạc và sức mạnh mềm làm cho tiếng nói của nó có hiệu lực, rằng Philippines sẽ phải hứng chịu các hành động “chấp pháp” của Trung Quốc. Sức mạnh quân sự vượt trội và ngày càng mạnh của Trung Quốc khiến cho nước nhỏ trong vùng phải đối mặt với rủi ro là sẽ chịu tổn thất rất lớn, nếu một mình dám cưỡng lại hành động “chấp pháp” của Trung Quốc. Nhìn trước kết cục như vậy, nước nhỏ đó có thể phải ngồi yên không làm gì, ngoài việc ra công hàm phản đối, mà về thực chất cũng là không làm gì, như đã nói.

Chính vì logic của sự chèn ép đó, mà Việt Nam ngồi yên khi Trung Quốc ra lệnh cấm bắt cá trong thời gian dài, trên một vùng biển rộng lớn, bao gồm cả thềm lục địa của Việt Nam. Cam chịu sẽ dần biến thành sự buộc phải chấp thuận quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc đối với Biển Đông. Khi đó, việc có hay không các công ước về Luật biển, bao hàm cả UNCLOS 1982, thì cũng chẳng thể làm được gì nhiều để thay đổi một thực tế: đường lưỡi bò đã được xác lập dần trên thực tế. Điều đó bao hàm rằng, đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông dần sẽ thuộc về Trung Quốc. Các nước khác sẽ buộc phải tuân thủ trật tự mới (unirule), được cưỡng chế bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc, theo dự đoán là có thể thách thức Mỹ ở Tây Thái Bình Dương vào năm 2030.

Chiến lược chèn ép của Trung Quốc

Ngay sau vụ việc Trung Quốc xâm hại quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ, như đánh bắt cá hoặc khai thác dầu của Việt Nam/ Phillipines, nếu không gặp phải phản ứng gì thì Trung Quốc sẽ ghi được 1 điểm trong chuỗi các bước chèn ép nhằm thôn tính Biển Đông. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam/Philippines bị mất 1 điểm trong việc bảo vệ chủ quyền. Hay nói rõ hơn, Việt Nam/Phillipines đã bị tước mất một phần quyền được khai thác tài nguyên trên lãnh thổ, bao gồm biển đảo mà dân cư mình sinh sống.



Những sự kiện vi phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc nằm trong chiến lược chèn ép các nước xung quanh đã được vạch sẵn.


Một lựa chọn khác là thay vì ngồi yên, Việt Nam/Philippines có thể có phản ứng tự vệ một cách thích hợp, phù hợp với thoả thuận khu vực và công ước quốc tế. Ngay sau khi vấp phải sự phản ứng tự vệ đó của Việt Nam/Phillipines, Trung Quốc có thể đáp lại bằng hai cách: Thứ nhất, tôn trọng cam kết của mình về tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) và công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982). Khi đó, các bên đạt được sự hoà giải sau xung đột vừa xảy ra. Trung Quốc không ghi thêm được điểm nào trong chuỗi các bước thôn tính Biển Đông (ghi điểm 0). Và Việt Nam/Philippines cũng không bị mất điểm về chủ quyền (tức là “mất” 0 điểm).

Ngược lại, Trung Quốc có thể nuốt lời hứa tôn trọng DOC và luật quốc tế UNCLOS 1982. Cụ thể là Trung Quốc tô vẽ lại vụ việc xung đột vừa xảy ra như mình là bên bị xâm hại và vì vậy, buộc phải có hành động “chấp pháp”. Khi làm như vậy, Trung Quốc đã liên tiếp xâm phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của quốc gia nhỏ hơn. Với sự bất cân xứng về sức mạnh kinh tế và quân sự, phần thắng trong xung đột song phương sẽ thuộc về kẻ nào mạnh hơn, bất kể công lý. Cụ thể là, Trung Quốc ghi được 2 điểm liên tiếp trong chuỗi các bước thôn tính Biển Đông. Việt Nam/Philippines bị mất 2 điểm.

Ứng phó để tối thiểu hóa thiệt hại

Ta có thể thấy là, nếu Việt Nam/Philippines phản ứng tự vệ một cách đơn phương, thì sự thôn tính sẽ diễn ra nhanh hơn. Trung Quốc nhất định sẽ nuốt lời hứa, chà đạp lên DOC hay UNCLOS 1982. Vấn đề là Trung Quốc sẽ đẩy nhanh gấp hai lần nhịp độ thôn tính Biển Đông, nếu phá thoả thuận và luật hơn là tôn trọng chúng. Nhìn trước kết cục như vậy, Việt Nam/Philippines không được phép kỳ vọng rằng, Trung Quốc sẽ thực hiện những gì họ đã cam kết. Nhưng nếu vậy thì ngay từ đầu, khi vừa xảy ra việc Trung Quốc gây hấn (cắt cáp thăm dò dầu, dùng súng bắn đuổi dân chài), Việt Nam/Philippines sẽ chọn việc gửi công hàm phản đối, mà không có hành động tự vệ. Kết cục là Trung Quốc chỉ ghi được 1 điểm. Việt Nam/Philippines chỉ bị mất có 1 điểm về bảo vệ chủ quyền. Dù sao đi nữa, Việt Nam/Philippines vẫn bị xâm hại.

Dĩ nhiên Trung Quốc và Việt Nam/Philippines có thể ký kết một thoả thuận mang tính pháp lý. Theo đó, Việt Nam/Philippines có thể đem kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế, nếu Trung Quốc tái vi phạm công ước pháp lý vừa được ký kết. Những thoả thuận pháp lý kiểu như vậy không thể tính hết được mọi tình huống tranh chấp phức tạp, có thể xảy ra trong tương lai (bounded rationality). Trung Quốc có thể lợi dụng những tình huống không được ghi rõ trong thoả thuận như là một kẽ hở về xác định chủ quyền để tiếp tục chèn ép Việt Nam/Philippines, bất chấp công ước đã ký kết.

Nhưng mặt khác, việc đạt được một thoả thuận có tính pháp lý như vậy sẽ làm tăng tính đạo lý và cơ sở pháp lý (legitimacy) về chủ quyền của Việt Nam/Philippines với các vùng biển đảo của mình. Nó sẽ là cơ sở cho việc thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong khu vực và trên trường quốc tế để bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam/Philippines. Nếu tính cả đến eo biển Malacca, mà nó sẽ là cái đích tiếp theo trong chiến lược Trung Quốc muốn kiểm soát đường hàng hải cho riêng mình, thì một liên minh phi chính thức bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã được hình thành. Cuộc chơi tự nó đã có tính đa phương và sẽ phải giải quyết trong khuôn khổ hợp tác đa phương. Chính ở điểm này, nếu sự chèn ép của Trung Quốc trong quan hệ song phương càng thô bạo, thì hành động của họ càng đi ngược đạo lý và càng đặt ra những tiền lệ nguy hiểm cho tự do và an toàn hàng hải quốc tế. Trên quan điểm đa phương mang tính thực tiễn đó, sự chèn ép nhằm thôn tính Biển Đông của Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối ngày càng mạnh mẽ hơn của cộng đồng quốc tế và khó có thể thực hiện được.

[VTC news]


>> Mỹ “bộp chộp” ném 32 tỉ đô vào vũ khí




Quân đội Mỹ đã chi 32 tỷ USD trong 15 năm gần đây cho các dự án “khủng” dở dang mà không nhận được bấy kỳ một loại vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự nào.


Nguyên nhân là do Mỹ đã quá “bộp chộp” trong việc thực hiện các chương trình quốc phòng mà không cân nhắc kỹ lưỡng.

Từ năm 1995-2010, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc đã “đóng băng” 22 dự án quân sự, trong đó 15 dự án được thực hiện trong vòng 10 năm gần đây. Giữa tháng 5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố, từ 11/9/2001, Lầu Năm Góc đã tăng gấp đôi ngân sách cho việc tái vũ trang, hơn 700 tỷ USD cho các dự án chế tạo và mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới.

25 tỷ đô cho dự án trực thăng và tác chiến dở dang

Trong số các dự án chưa hoàn thành mà Mỹ lại phải chi phí số tiền khổng lồ nhất là dự án “máy bay trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche” và “các hệ thống tác chiến tương lai” (FCS). Chỉ 2 dự án này trên thực tế đã “ăn mất” 25 tỷ USD. Ngoài ra, còn các dự án dang dở khác như chế tạo hệ thống pháo tự hành Crusader 155mm, hệ thống tên lửa ATACMS BAT, Stinger RPM B


Dự án trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche "đóng cửa" vào năm 2004.


Việc chế tạo trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche được bắt đầu tiến hành vào năm 1998. Theo kế hoạch, trực thăng này được chế tạo trên cơ sở sử dụng công nghệ tàng hình và sẽ dùng để thay tất cả các loại trực thăng UH-1 Iroquois, AH-1 Cobra, OH-6 Cayuse và OH-58 Kiowa.

Theo ước tính, để sản xuất 650 trực thăng Comanche Mỹ cần phải chi 39 tỷ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị đóng cửa vào năm 2004 bởi quyết định chung của Tư lệnh Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc. Bởi theo dự tính của các quan chức quân đội Mỹ, nếu mua các máy bay không người lái và các mẫu trực thăng hiện có sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chi phí chế tạo trực thăng Comanche. Tổng cộng, chi phí cho chương trình chế tạo RAH-66 tốn gần 8 tỷ USD, trong đó 6 tỷ USD được chi trong giai đoạn 1995-2004.

Vừa đóng cửa, vừa phải bồi thường

Việc đóng cửa trước thời hạn dự án này buộc Mỹ phải bồi thường 700 triệu USD cho Công ty Boeing và Sikorsky (đảm trách việc chế tạo Comanche). Nhưng nhờ việc đóng cửa dự án này, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc có cơ hội chuyển số tiền 15 triệu USD từ số tiền dùng cho chương trình chế tạo trực thăng RAH-66 sang các dự án khác.



Dự án UAV FCS Class IV


Từ năm 2004, với số tiền này, Mỹ đã chi 2,2 tỷ USD để mua UAV, 2,2 tỷ USD mua máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache và 1,5 tỷ USD để sửa chữa và hiện đại hoá các trực thăng vận tải CH-47 Chinook. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng từ dự án Comanche, Quân đội Mỹ đã thừa hưởng được nhiều công nghệ của cỗ máy siêu khủng này để ứng dụng cho việc chế tạo AH-64D Apache Longbow Block III, loại trực thăng được sản xuất hàng loạt vào mùa xuân năm 2011.

Cũng thật thú vị, thay cho số tiền đắt đỏ để sản xuất Comanche (gần 60 triệu USD/ chiếc), Mỹ đã quyết định chế tạo loại trực thăng trinh sát rẻ hơn là ARH-70 Arapaho. Hợp đồng này do Công ty Bell Helicopter (Mỹ) đảm nhận. Chuyến bay đầu tiên của trực thăng này được thực hiện vào năm 2006, nhưng vào tháng 10/2008, Lầu Năm Góc đã quyết định đóng cửa dự án vì giá cuối cùng chi phí sản xuất Arapaho cao hơn rất nhiều so với dự tính.

Cho đến thời điểm đó, chi phí cho dự án đã lên tới 533 triệu USD. Như vậy, so với RAH-66, tổng số tiền chi cho việc sản xuất Arapaho không lớn hơn nhưng các nhà quân sự Mỹ đã rút ra được bài học từ những sai lầm của mình và không cho phép tăng số tiền chi phí cho dự án này nữa.



Chương trình FCS được bắt đầu triển khai năm 2003, đến năm 2009 thì đóng cửa.

Muốn thay đổi mọi thứ…thì phải trả giá đắt

Tuy nhiên, bài học này có vẻ cũng chưa thực sự “thấm” với các nhà quân sự Mỹ khi họ quyết định thực hiện chương trình chế tạo tổ hợp các hệ thống tác chiến tương lai (FCS). Việc triển khai chế tạo FCS được bắt đầu triển khai từ năm 2003. Kết quả của dự án là nhằm chế tạo các trang thiết bị kỹ thuật quân sự (đầu tiên từ UAV và cuối cùng là pháo và xe tăng).

Đồng thời, ngoài các hệ thống pháo thông thường, súng máy và súng phóng lựu cần phải chế tạo thành công vũ khí lazer tương lai để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép và bay thấp. Dự án FCS trong tất cả thời gian thực hiện đã trải qua nhiều thay đổi và vào năm 2009, dự án này đóng cửa hoàn toàn.


UAV Class I trong khuôn khổ FCS dùng để trinh sát.


Bình luận về quyết định ngừng dự án, ông Robert Gates tuyên bố: “Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ cùng một lúc và tạo ra một cái gì hoàn toàn mới thì bạn thường phải trả giá rất đắt. Nếu Google có khả năng tạo ra một cuộc cách mạng thì chúng tôi (quân đội) không có khả năng”.

Đến thời điểm có quyết định đóng cửa, chi phí cho dự án FCS mất 19 triệu USD. Kết quả, dự án FCS đã thay đổi hoàn toàn và hiện nay được gọi là chương trình hiện đại hoá quân đội Mỹ. Chương trình này chủ yếu là mua sắm các mẫu vũ khí hiện có và chế tạo một vài loại vũ khí mới nhưng theo các yêu cầu đơn giản.

[Bee news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang