Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

>> Béo bở thị trường nâng cấp HTPK Liên Xô



Việc nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu của Liên Xô đang là một thị trường đầy tiềm năng.

Ngoài việc nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô với các công nghệ tương thích sẵn của Nga hay Ukraina, các công ty quốc phòng phương Tây cũng không bỏ lỡ cơ hội béo bở này.

Các hệ thống tên lửa phòng không được các nước phương Tây chú ý đến nhất phải kể đến như S-125 Pechora (SA-3 Goa), 2K12 Kub (SA-6 Gainful) và 9K33 Osa (SA-8 Gecko). Đã có nhiều công ty phương Tây giới thiệu sản phẩm nâng cấp của họ đối với những hệ thống này trên thị trường quốc tế.

Đầu tiên có thể kể đến các dự án nâng cấp hệ thống phòng không 2K12 Kub của Raytheon hợp tác với công ty WZU (Wojskowe Zaklady Uzbrojenia) của Ba Lan.

Chương trình này gồm 2 bước: Bước thứ nhất, Raytheon sẽ thay thế các thiết bị điện tử và hệ thống kiểm soát bắn của các hệ thống Kub cũ theo tiêu chuẩn phương Tây. Sau đó, Raytheon sẽ thay thế các tên lửa Nga cũ (sẽ hết hạn sử dụng trong giai đoạn 2015 - 2018) trên hệ thống bằng tên lửa của mình.


http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa biến thể nâng cấp hệ thống phòng không 2K12 Kub sử dụng tên lửa AIM-120 SLAMRAAM.


Trước đó, Raytheon dự tính sử dụng biến thể phóng từ mặt đất của tên lửa tầm trung AIM-120 SLAMRAAM và tên lửa RIM-7M Sea Sparrow để lắp đặt trên hệ thống 2K12 Kub tương tự như mô hình lắp đặt SLAMRAAM trên hệ thống 9K33 Osa trước đó.

Tuy nhiên, do vấn đề tương thích, giá thành (giá thành một quả tên lửa SLAMRAAM từ 300.000 - 700.000 USD tùy phiên bản còn tên lửa Sea Sparrow có giá 165.000 USD/quả, Raytheon đã quyết định sử dụng tên lửa ESSM (Evolved Sea Sparrow) lắp đặt trên hệ thống 2K12 Kub và coi đây là trọng tâm trong thị trường nâng cấp các hệ thống phòng không Nga của mình.

Tên lửa ESSM bản nâng cấp của Raytheon sử dụng cả hai chế độ radar bán chủ động và radar chủ động, có tầm bắn hơn 50 km và có tốc độ tới 1.361 m/giây (Mach 4), vượt xa tên lửa cũ trang bị trên hệ thống Kub, chỉ có tầm bắn 24 km và tốc độ 953 m/giây (Mach 2,8).

Raytheon cho biết hệ thống tích hợp tên lửa ESSM trên Kub sẽ được thử nghiệm vào tháng 6/2012 và sẽ sản xuất hàng loạt vào năm 2014.


http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể nâng cấp hệ thống Kub sử dụng tên lửa Evolved Sea Sparrow của Raytheon sẽ sản xuất hàng loạt từ năm 2014.


Cạnh tranh với Raytheon là liên minh Retia (Séc) và Tập đoàn tên lửa châu Âu (MBDA). Bản nâng cấp của liên mình này thậm chí còn sâu và đắt đỏ hơn bản nâng cấp của Raytheon và WZU.

Kết quả của phiên bản này là nâng cấp toàn diện thiết bị radar, điều khiển của SA-6 theo tiêu chuẩn châu Âu như lắp đặt mới hoàn toàn các thiết bị tiếp nhận và truyền dẫn thông tin, lắp đặt các khí tài quan sát quang điện tử, thay hệ thống điều khiển cũ bằng các màn hình tinh thể lỏng đa năng, lắp đặt thiết bị nhận biết bạn thù Mark XII và thiết bị chống nhiễu mới.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết bị điện tử của Kub được MBDA nâng cấp toàn bộ.


Ngoài ra, MBDA cũng vũ trang lại toàn bộ xe phóng của SA-6 với tên lửa Aspide 2000 của MBDA.
Tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường radar bán chủ động, có tầm bắn từ 0,7 - 25 km, có khả năng tấn công các mục tiêu bay đến tốc độ Mach 2.


http://nghiadx.blogspot.com
Phiên bản nâng cấp hệ thống Kub của MBDA hợp tác với Retia (Séc) sử dụng tên lửa Aspide-2000.


Hệ thống SA-6 nâng cấp này đã được thử nghiệm thành công các hạng mục vào những năm 2001, 2007, 2009 và đã sẵn sàng đi vào sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra, liên minh này cũng đã tiến hành các nâng cấp về thiết bị điện tử với hàng loạt hệ thống tên lửa 9K35 Strela (SA-13 Gopher) và 9K33 Osa (SA-8 Gecko).

Trong đó, hệ thống phòng không 9K35 Strela được trang bị hệ thống thông tin liên lạc hoàn toàn mới, cơ chế phóng tên lửa tự động hoàn toàn khi phát hiện mục tiêu, hệ thống kiểm soát bắn mới, định vị vệ tinh GPS kết hợp dẫn đường quán tính INS và hệ thống phân biệt địch/ta Mark XII.

Các nâng cấp của 9K35 Strela sẽ khắc phục được các yếu điểm chính của hệ thống như khả năng thông tin liên lạc, chia sẻ mmục tiêu cũng như cơ chế vận hành bằng tay chậm chạp.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống 9K35 Strela đã được nâng cấp toàn bộ thiết bị điện tử tương thích với châu Âu.


Tương tự, hệ thống 9K33 Osa cũng được cải tiến với nhiều nâng cấp như trang bị lại các thiết bị thông tin liên lạc, nhận diện bạn/thù, kiểm soát bắn, chống nhiễu cũng như lắp đặt các khí tài điện tử theo tiêu chuẩn châu Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản nâng cấp thiết bị điện tử trên 9K33 Osa của MBDA.


Các chương trình nâng cấp hệ thống phòng không Liên Xô của phương Tây không những đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ về kinh tế, mà từng bước, nó tạo dựng lên những ràng buộc quân sự khó có thể tách rời của phương Tây đối với các nước thuộc phe Xô Viết trước đây.

Không những thế, nó có thể làm giảm nguy cơ tác chiến của không quân những nước này nếu xảy ra các cuộc xung đột như tại Libya hiện nay vì những nhà sản xuất đã hiểu quá rõ cách chống lại tên lửa phòng không do chính mình sản xuất.

>> Medvedev cứng rắn với Ukraine để lấy lòng Putin?



Tổng thống Medvedev vừa bất ngờ quay ngoắt thái độ khi tỏ ra cứng rắn hơn nhiều với láng giềng Ukraine. Nhiều người nghi ngờ động cơ của lối hành xử này liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sắp diễn ra vào năm sau.



Thái độ cứng rắn với Ukraine của Tổng thống Medvedev được biểu hiện ở việc ông tỏ ý nhạo báng Tổng thống Viktor Yanukovych cũng như yêu cầu của Ukraine để được xem xét lại thỏa thuận khí đốt với tập đoàn Gazprom của Nga.

Tổng thống Medvedev thậm chí còn cáo buộc Ukraine là được hưởng không không ít lợi nhuận từ thỏa thuận này, đồng thời đưa ra lời cảnh cáo đối với chính quyền của Tổng thống Yanukovich để tôn trọng tính pháp lý thiêng liêng của thỏa thuận.

Ngoài ra, Tổng thống Nga không quên ra tối hậu thư cho Kiev để nhanh chóng quyết định hoặc là tham gia hiệp định chung về thuế quan hoặc là nhượng lại đường ống dẫn khí đốt của họ để nhận được ưu đãi giảm giá khí đốt từ Moscow.

Cuối cùng, ông Medvedev bác bỏ đề nghị của ông Yanukovich cho một công thức “3+1” thể hiện mối quan hệ giữa Ukraine và liên minh thuế quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Medvedev gần đây bỗng tỏ thái độ cứng rắn bất thường đối với Ukraine.


Đánh giá lập trường cứng rắn trên của Tổng thống Medvedev đối với Kiev, giới phân tích cho rằng, tất cả đều xuất phát từ toan tính riêng của Tổng thống Nga.

Do Thủ tướng Putin không bao giờ giấu giếm thái độ nghi ngờ đối với Tổng thống Yanukovich nhưng lại đánh giá cao cựu Thủ tướng Tymoshenko khi nhận xét rằng bà Tymoshenko là một trong số ít chính khách Ukraine mà ông có thể cộng tác được.

Vì vậy, giới phân tích cho rằng, ông Medvedev đang muốn gạt bỏ mọi sự khác biệt đối với Thủ tướng Putin trước thềm bầu cử Tổng thống Nga vào năm tới và việc chuyển sang lập trường cứng rắn đối với Ukraine cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bởi đơn giản, điều này có thể giúp ông Medvedev có nhiều khả năng giành được thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa.

Trước đó, sau buổi họp báo hỏi - đáp đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền diễn ra vào hồi tháng 5, Tổng thống Medvedev cũng luôn tìm cách loại bỏ mọi sự khác biệt giữa ông và Thủ tướng Putin trong các vấn đề quốc tế. Do đó, không riêng gì Ukraine, lập trường cứng rắn cũng được ông Medvedev áp dụng để chống lại quan điểm của phương Tây trong các vấn đề liên quan đến khủng hoảng tại Syria.

Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cho rằng, nếu Tổng thống Medvedev thực sự muốn tranh cử Tổng thống Nga vào năm sau, ông cần có một tầm nhìn chiến lược hơn liên quan đến việc ông muốn đặt nước Nga ở vị trí nào trên trường quốc tế trong thế kỷ 21 đồng thời cũng phải đảm bảo tầm nhìn này phù hợp với quan điểm và lập trường của Thủ tướng Putin.

Còn về phía Ukraine, lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga chắc chắn gây nhiều bất ngờ và thất vọng cho Chính quyền Tổng thống Yanukovich vốn vẫn luôn đặt nhiều kỳ vọng vào ông Medvedev và không ngừng nỗ lực thắt chặt quan hệ với ông.

Để thấy rõ điều này, cần nhớ lại sự kiện hồi tháng 6/2009, ông Yanukovich cùng với cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko từng đến St. Petersburg để ký một thỏa thuận chính trị có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với Ukraine. Thỏa thuận này sẽ tạo ra một chính phủ liên minh giữa đảng Các khu vực và Khối Yulia Tymoshenko.

Đồng thời, sau thỏa thuận này, Ukraine sẽ trở thành một nhà nước cộng hòa nghị viện, trong đó quyền hành pháp được trao cho thủ tướng (Tymoshenko) còn Tổng thống (Yanukovich) sẽ được bầu bởi Quốc hội với chức năng chủ yếu chỉ là nghi thức.

Song, chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này được công bố, ông Yanukovich gặp riêng Tổng thống Medvedev bày tỏ rằng, ông không hài lòng với kế hoạch này và nhấn mạnh rằng ông có nhiều cơ hội để chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2010. Tổng thống Medvedev ủng hộ ông Yanukovich và rốt cuộc, để lỡ mất một thỏa thuận kinh tế mà trong đó, Nga sẽ giành được nhiều ảnh hưởng ở Kiev hơn so với hiện nay.

Đồng thời, sau sự kiện này, chính phủ của ông Yanukovich bắt đầu đặt cược vào Tổng thống Medvedev. Kiev kỳ vọng, nếu ông Medvedev có thể chiến thắng một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai thì khả năng Kiev giành được một thỏa thuận khí đốt có lợi với Moscow sẽ cao hơn nhiều so với Thủ tướng Vladimir Putin, người vẫn luôn hoài nghi Yanukovich.

Do đó, để lấy lòng Tổng thống Nga, đồng thời giúp nâng cao vị thế cho ông Medvedev, ông Yanukovich liền ký một thỏa thuận cho phép Moscow gia hạn hợp đồng thuê căn cứ hải quân ở Sevastopol của Ukraine thêm hàng chục năm nữa.

>> Nga để tuột ‘miếng bánh’ Iran vào tay Trung Quốc?



Tổng thống Medvedev hủy hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Iran sẽ chỉ khiến Nga phải chịu thiệt thòi. Những lợi ích của Moscow tại Tehran sẽ “nhường lại” cho Bắc Kinh, tờ Hindu nhận định.


Theo tờ báo này, bao nỗ lực của Nga để S-300 không nằm trong danh sách những vũ khí bị cấm xuất khẩu sang Iran của nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc giờ “đổ sông đổ bể” bởi sắc lệnh của ông chủ điện Kremlin.

Theo thỏa thuận giữa Nga và Iran ký kết từ năm 2007, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 với giá gần 800 triệu USD. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, với hợp đồng cung cấp S-300 nằm ngoài danh sách cấm.

Tuy nhiên, sắc lệnh của Tổng thống Medvedev về việc cấm xuất khẩu S-300 cùng các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến sang Tehran đánh dấu chấm hết và dập tắt mọi hy vọng của Iran khi muốn sở hữu các loại vũ khí hiện đại từ Nga.

“Cái giá mà Nga phải trả sẽ không nhỏ. Quyết định hủy hợp đồng bán S-300 cho Iran không chỉ ảnh hướng đến uy tín của Nga trong các hợp đồng mua bán vũ khí mà còn để thị trường vũ khí của Tehran lọt vào tay Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn nữa, các sản phẩm công nghệ dân sự khác của Nga cũng sẽ khó có thể thâm nhập thị trường Iran”, ông Konstantin Makienko, chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ có trụ sở tại Moscow nhận định.

Theo chuyên gia này, tuyên bố gần đây của Tehran về kế hoạch tự sản xuất hệ thống tên lửa của riêng mình rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đã kịp thời xuất hiện để “trợ giúp” quốc gia Hồi giáo này.

Ông Makienko dẫn chứng thêm, các hợp đồng mua máy bay chở khách Tu-204SM của Nga cũng vừa bị Iran quyết định “đóng băng”. Ngoài ra, Tehran cũng đang cân nhắc lại thỏa thuận hợp tác năng lượng vừa ký kết với Moscow cách đây hai tháng.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều chuyên gia cho rằng, quyết định hủy hợp đồng S-300 của Nga là sai lầm.


Trước đó, Đại sứ Iran tại Moscow Mahmoud Reza Sajjadi khẳng định, việc cấm xuất khẩu S-300 cho Tehran là một biện pháp chính trị. Theo ông Mahmoud Reza Sajjadi, quyết định này của Nga chỉ chứng tỏ rằng, Moscow không có đủ khả năng và năng lực để tự giải quyết các vấn đề đơn giản.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi cũng coi việc Nga từ bỏ ý định cung cấp S-300 cho Iran là hành động thiếu tính logic và chịu nhiều áp lực từ phía Mỹ và Israel.

“Nước Nga phải cho thấy họ có quan điểm độc lập liên quan đến mối quan hệ với các quốc gia khác và các vấn đề quốc tế khác”, Tướng Vahidi nhấn mạnh. Đồng thời, ông khẳng định hành động của Nga từ chối cung cấp cho Iran hệ thống S-300 không ảnh hưởng gì đến việc phòng thủ của nước này, bởi vì Iran có thể tự chế tạo các hệ thống phòng thủ tương tự.

Thẳng thừng chỉ trích chính quyền Nga, báo giới Iran cho rằng, nghị quyết 1929 không cấm việc cung cấp các hệ thống tên lửa tự vệ như S-300. Chính vì vậy, không có lý do gì Moscow không bán tên lửa cho Tehran ngoài việc “vào hùa” với Mỹ chống lại Iran.

Phản bác lại làn sóng chỉ trích này, Đại diện Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của hạ viện Nga Konstanchin Kosachev ngày 28/9 tuyên bố, việc Nga quyết định từ bỏ ý định cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Iran là do chính sách đối ngoại thiếu hợp lý của Iran, không phải do Nga.

S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được sử dụng để bảo vệ các trụ sở hành chính và các trung tâm công nghiệp, các căn cứ quân sự và sở chỉ huy tác chiến trước các đòn tấn công bằng các phương tiện tấn công đường không của đối phương.

Tổ hợp tên lửa loại này có thể tiêu diệt mục tiêu là tên lửa đạn đạo, các mục tiêu mặt đất, thậm chí ở một số phiên bản mới nhất còn có khả năng tấn công, tiêu diệt cả các máy bay chiến đấu tối tân của đối phương ngay từ khoảng cách 150 km, ở độ cao 27 km.

Theo thỏa thuận giữa Nga và Iran ký kết từ năm 2007, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 với giá gần 800 triệu USD. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, với hợp đồng cung cấp S-300 nằm ngoài danh sách cấm.

Tuy nhiên, sắc lệnh của Tổng thống Medvedev về việc cấm xuất khẩu S-300 cùng các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến sang Tehran đánh dấu chấm hết và dập tắt mọi hy vọng của Iran khi muốn sở hữu các loại vũ khí hiện đại từ Nga.

>> Thổ Nhĩ Kỳ nhận hai 2 hộ tống nội địa mới



Hôm 27/9, ngày kỷ niệm của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng này đã nhận 2 tàu hộ tống F-511 TCG Heybeliada và F-512 TCG Buyukada, thuộc dự án MILGEM.


Hai tàu chiến này được được đóng tại xưởng đóng tàu quốc gia Pendik.

Tổng kinh phí cho dự án MILGEM vào khoảng 3 tỷ USD. Trong chương trình tăng cường sức mạnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ này, có tất cả 8 tàu sẽ được đóng.

Ngoài ra, Pendik tiếp tục được Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn để đóng thêm 4 tàu hộ tống dự án MILGEM.

Chương trình MILGEM được thành lập vào năm 1996 để giảm sự phụ thuộc của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ vào nước ngoài. Ngoài ra, theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, sẽ thu nhận và tích lũy kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu quốc gia.

Tàu hộ tống thuộc dự án MILGEM được thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát và giám sát mục tiêu, đảm bảo an ninh cho các căn cứ ven biển, chống tàu ngầm, bảo vệ không phận và tuần tra an ninh.

Tàu có chiều dài 99 mét. Theo kế hoạch tàu có trọng tải khoảng 2.000 tấn nhưng dường như khi chế tạo đã được tăng lên 2.300 tấn.

Trang bị vũ khí trên tàu là một pháo Oto/Melara 76mm, 2 súng máy 12,7 mm, 8 tên lửa hành trình RGM-84 Harpoon và 2 ống phón ngư lôi 324 mm Mk-32.

Tàu được trang bị với 21 tên lửa phòng không RIM-116 RAM với bệ phóng thẳng đứng, 2 trạm vũ khí ổn định điều khiển từ xa STAMP và hệ thống đối phóng ngư lôi SeaSentor.

Ngoài ra, tàu còn có thể bao mang theo một máy bay trực thăng chống tàu ngầm. Theo dự án, tàu được thiết kế cho máy bay trực thăng S-70B Seahawk cất cánh trên boong hoặc một vài loại UAV mini.

Tàu có khả năng tốc độ lên đến 29 hải lý/giờ và hoạt động độc lập trong thời gian 10 ngày.

Dưới đây là một số hình ảnh của con tàu trong lễ hạ thủy:


http://nghiadx.blogspot.com
Bức ảnh chụp được con tàu F-511 TCG Heybeliada vào lúc sáng sớm.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu F-511 TCG Heybeliada đang đậu tại cảng.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung tâm điều khiển chiến đấu rất hiện đại của tàu F-511 TCG Heybeliada.



http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Abdullah Guk, cùng các quan chức cấp cao khác của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ cũng tới dự. Trong ảnh: Khoang quan sát của tàu F-511 TCG Heybeliada.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu F-512 TCG Buyukada.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu F-511 TCG Heybeliada bắt đầu ra biển.



http://nghiadx.blogspot.com
Các tàu mới ra mắt đúng vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Isreal.


>> Tướng Mỹ 'hoan nghênh' TQ cấp vũ khí cho châu Phi



Trong khi quan chức Mỹ và phương Tây lo ngại việc Trung Quốc cung cấp vũ khí cho các nước “bất hảo” tại châu Phi, tướng Carter Ham lại cho rằng nên như vậy.


Thực tế, châu Phi là khu vực có thể cảm nhận rõ nhất sự cắt giảm viện trợ quân sự nước ngoài. Đây cũng là nơi tập trung 7 trong số 10 “nước thất bại” hàng đầu trên thế giới, gồm Somalia, Chad, Sudan, Zimbabwe, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi và Guinea. Mỹ coi những nước này là "nơi trú ẩn an toàn" cho các nhóm cực đoan và cướp biển.

Tuy nhiên, khi Mỹ giảm bớt vai trò “cảnh sát toàn cầu” thì mọi người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống đó, ít ra là ở châu Phi, Tướng Carter Ham, Tư lệnh của Mỹ ở châu Phi bày tỏ. “Giống như Mỹ và nhiều nước khác, rõ ràng Trung Quốc đang cung cấp trang thiết bị cho quân đội các nước châu Phi", ông này nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Việc Trung Quốc bán vũ khí cho châu Phi có thể giúp Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.


Quân đội Mỹ “hoan nghênh” Trung Quốc thúc đẩy vai trò là nước cung cấp vũ khí cho châu Phi bởi nó sẽ giúp sức cho các nỗ lực chống khủng bố.

"Như việc Trung Quốc cung cấp tàu hải giám cho lực lượng an ninh của Congo “rất hữu ích". Đây là điều Congo cần nhưng quân đội Mỹ lại không thể đáp ứng được", Tướng Ham chia sẻ.

Những quan ngại trước sự mở rộng ảnh hưởng của ba nhóm cực đoan tại châu Phi, gồm al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo (AQIM), Boko Harem và Al-Shabab, đang gia tăng áp lực lên Mỹ và các đồng minh khu vực trong việc đối phó với hoạt động tuyển quân và thiết lập căn cứ đào tạo trên toàn châu Phi của các tổ chức này.

Tướng Ham cho rằng trong bối cảnh nguồn lực của Mỹ suy giảm thì sự tham gia của Trung Quốc đáng được khuyến khích. "Tôi không coi đó là sự đua tranh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc."

Nhiều nước châu Phi đang dùng máy bay Trung Quốc và tuần tra vùng duyên hải bằng tàu của Trung Quốc. Không nên xem đây là cuộc chạy đua vũ trang mà nên nhìn nhận là "các nước châu Phi quyết định lựa chọn một cách phù hợp nhất nguồn cung cấp quân nhu, trang thiết bị mà họ cần".

"Là một người Mỹ, tôi thích họ chỉ dùng đồ của Mỹ? Chắc chắn điều đó giúp Mỹ can dự vào khu vực này dễ dàng hơn. Nhưng châu Phi sẽ có quyết định tốt nhất cho mình“.

Trong lúc lực lượng không quân NATO vẫn đang ráo riết truy tìm Gaddafi, các quan chức của Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) lo ngại kho vũ khí mà chính quyền Gaddafi bỏ lại sẽ rơi vào tay các nhóm khủng bố.

Mối quan tâm lớn nhất là kho vũ khí tên lửa vác vai của chính quyền Gaddafi. Bộ Ngoại giao Mỹ, AFRICOM và các đồng minh khu vực đang hợp tác để ngăn chặn các hệ thống phòng không di động này rơi vào tay bọn khủng bố.

Một mối quan tâm khác là số vũ khí thông thường và vật liệu nổ (có thể được sử dụng để chế tạo bom). Theo ông Ham, "nếu không được kiểm soát, số vũ khí này sẽ rơi vào tay của AQIM, Boko Harem và Al-Shabab." Cuối cùng, các hóa chất cũng cần được lưu ý vì có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hóa học.

>> Ấn Độ tập trận chung dày đặc với 16 nước



Trong năm 2011 - 2012, Ấn Độ dự kiến tổ chức tập trận chung với 16 nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giành lấy lợi ích địa-chính trị quan trọng...


Ngày 29/9, mạng “Thời báo Ấn Độ” đưa tin, quân đội Ấn Độ dự kiến sẽ tổ chức tập trận chung với quân đội của 16 nước bạn bè.

Từ mỗi năm chỉ có vài lần tập trận chung (cách đây 10 năm) cho đến nay, quân đội Ấn Độ thực sự đã tăng cường mối quan hệ với quân đội các nước. Quân đội Ấn Độ (với 1,13 triệu quân) sẽ tiến hành 16 cuộc tập trận chung với quân đội các nước bạn bè trong năm 2011 – 2012.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Ấn Độ liên tiếp tập trận với các nước để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Trong hình là lực lượng biên phòng của Ấn Độ đang tuần tra biên giới


Các cuộc tập trận dày đặc là một phần của biện pháp ngoại giao có hiệu quả, nhằm tăng cường quan hệ chiến lược chung giữa Ấn Độ với “các nước láng giềng trực tiếp”, “các nước láng giềng chiến lược” và “các nước quan trọng” xa xôi, cũng như tăng cường hợp tác giữa quân đội Ấn Độ với quân đội các nước.

Báo Trung Quốc viết: "Các quan chức quân đội Ấn Độ cho rằng, từ Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan đến Bangladesh, Myanmar, Nepal, Maldives, Seychelles, Singapore, Indonesia và Thái Lan, phản ứng “rất nhiệt tình”".


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Ấn Độ


Một quan chức cao cấp nói: “Quân đội các nước khác rất sẵn sàng cùng tập trận với chúng tôi, bởi vì trong 60 năm qua, chúng tôi đã tích lũy được kinh nghiệm tác chiến ứng phó với các loại xung đột. Một trong những lĩnh vực quan tâm chính của tập trận là tiến hành chống khủng bố, chống bạo loạn ở các khu vực xa xôi, khu vực ngoại ô và ở đô thị”.

Cùng với sự gia tăng của mối đe dọa khủng bố, rất nhiều khu vực lớn trên thế giới đã bị ảnh hưởng, tình hình này xảy ra không hề nằm ngoài dự kiến. Nhiều năm qua, quân đội Ấn Độ đã ứng phó với bạo loạn và chủ nghĩa khủng bố, đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu trong việc ứng phó với chủ nghĩa khủng bố, giải quyết “chiến tranh bán thông thường” và các “hành động xung đột mật độ thấp”.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ mới tham gia tập trận với Anh ở trung tâm tác chiến trên bộ Salisbury/Anh. Trong hình là biên đội máy bay chiến đấu Typhoon của không quân Anh


Tất nhiên, quân đội Ấn Độ cũng có tổ chức chuyên nghiệp, như trường học về chống bạo loạn và chiến tranh trong rừng, trường chiến tranh ở miền núi cao. Trường thứ nhất nằm ở Wayilungete, bang Mizoram, Ấn Độ, các học viên được học về chiến tranh du kích. Trường thứ hai nằm ở Jammu và Kashmir, các học viên được giảng dạy về khoa mục chiến tranh miền núi và chiến tranh khu vực tuyết rơi cũng như chiến tranh mùa đông.

Trong khi 200 binh sĩ Ấn Độ gần đây tham gia vào cuộc tập trận với các binh sĩ Anh ở trung tâm tác chiến trên bộ gần Salisbury, thì New Delhi cũng vừa cử một lực lượng khác đến Mông Cổ tham gia tập trận chống khủng bố. Tiếp theo, các binh sĩ Pháp sẽ cùng quân đội Ấn Độ tham gia cuộc tập trận mang tên “Sức mạnh” tại Ấn Độ từ ngày 9 – 22/10/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay INS Viraat của hải quân Ấn Độ


Đương nhiên, những cuộc tập trận này nhằm xây dựng “cây cầu”, phù hợp với lợi ích địa-chính trị lớn hơn của Ấn Độ. Chẳng hạn, Ấn Độ luôn cố gắng tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với các nước Trung Á. Không lâu nữa sẽ cùng Kyrgyzstan tổ chức tập trận chung lực lượng đặc nhiệm, đây là một phần của chính sách trên.

Một quan chức khác cho biết: “Trong vài tháng tiếp theo sẽ sắp xếp tập trận chung với các Myanmar, Indonesia, Nepal và Bangladesh. Ví dụ, cuộc tập trận với Myanmar sẽ tiến hành ở trường chống bạo loạn và chiến tranh du kích. Sau khi đã tổ chức 2 cuộc tập trận với Mỹ vào đầu năm nay, trong thời gian tới sẽ sắp xếp tiến hành một cuộc tập trận tại Ấn Độ”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tháng 4/2011, hải quân Mỹ và Ấn Độ đã có cuộc tập trận chung mang tên "Malabar-2011" ở Tây Thái Bình Dương, với sự tham gia của 9 tàu chiến, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN-76 của hải quân Mỹ


Ông nói thêm: “Những cuộc tập trận này đã xây dựng được lòng tin lẫn nhau, niềm tin và tính hiệp đồng. Các binh sĩ của chúng tôi cũng học được rất nhiều từ quân đội các nước khác, đồng thời đã nâng cao được khả năng hợp tác với quân đội các nước khác dưới ngọn cờ của Liên Hợp Quốc”.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

>> F-15E được hiện đại hóa mạnh mẽ



Boeing đã bắt đầu được phê duyệt để sản xuất tỉ lệ thấp radar APG-82 V1 nhằm hiện đại hóa tiêm kích F-15E.


Theo đó chương trình hiện đại hóa radar (RMP) của Boeing đã được Không quân Mỹ phê duyệt, hãng này đã bắt tay vào sản xuất tỉ lệ thấp loại radar mới nhằm phục vụ cho quá trình hiện đại hóa sâu rộng của tiêm kích F-15E.

Boeing phối hợp cùng với Raytheon trong quá trình hợp tác nghiên cứu và thử nghiệm, thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của chương trình RMP.

Chương trình dự kiến sẽ thay thế các radar hiện tại trên F-15 và F/A-18E/F.


http://nghiadx.blogspot.com
F-15E sẽ có một năng lực mới cùng với radar APG-82 V3.


Radar mới làm giảm đáng kể chi phí và rủi ro khi tích hợp vào các hệ thống hiện tại. Thiếu tá Brian Hartt, người quản lý chương trình RMP của Không quân Mỹ cho biết: “Đây là một ngày tuyệt vời cho các máy bay F-15E của Không quân Mỹ. RMP cùng với F-15E sẽ tạo nên cặp đôi hoàn hảo với các công nghệ mới và độ tin cao trong hoạt động”.

Chương trình RMP đã trải qua quá trình phát triển hơn 14 tháng với khoảng 110 chuyến bay thử nghiệm được thực hiện tại các căn cứ không quân Eglin, Nellis bang Nevada. Các thử nghiệm đã đạt được các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt đề ra cho chương trình.

Chương trình RMP là sửa đổi mới nhất cho phi đội F-15E, radar APG-82 V1 đã đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra.

APG-82 V1 là một radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA, chương trình phát triển radar mới nhằm thay thế cho radar APG-70 trên tiêm kích F-15E. Dù radar APG-70 đã trải qua nhiều lần nâng cấp, song radar APG-70 đã ra đời cách đây hơn 24 năm.

Radar APG-82 V1 cung cấp khả năng giám sát không đối không và không đối đất cùng lúc, với độ tin cậy cao, chi phí bảo dưỡng tương đối thấp. Một lợi thế khác của radar AESA là lập tức có thể chuyển hướng tập trung từ không đối không sang không đối đất và ngược lại.

Các yếu tố khác của APG-82 V1 bao gồm một mái che radar lớn hơn, hệ thống kiểm soát sự thay đổi của môi trường, bộ lọc tần số vô tuyến có điều hướng(RFTF), cho phép thực hiện các hoạt động chiến tranh điện tử cùng lúc.

Radar APG-82 V1 là một sự kết hợp giữa bộ vi xử lý của radar APG-79 được trang bị trên tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet và ăng ten của radar APG-63 V3 được trang bị trên tiêm kích F-15C. Sự kết hợp này cho phép tạo ra một radar mới hiệu quả và dễ dàng tích hợp vào các hệ thống hiện có.

Tầm phát hiện mục tiêu của radar APG-82 V1 đang được bảo mật, nhưng theo một số thông tin cho biết, tầm phát hiện mục tiêu của radar mới vượt xa tất cả các radar hiện có trên F-15E và F-16.

Ông Karen Butler, người quản lý chương trình RMP của Boeing cho biết “RMP sẽ đảm bảo F-15E sẽ có được khả năng chiếm ưu thế trên không và không đối đất trong tương lai, chương trình sản xuất tỉ lệ thấp là một cột mốc quan trọng cho chương trình tiến gần hơn để đưa vào hệ thống”.

>> Trung Quốc đưa hệ thống HQ-16 vào sử dụng



Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) lần đầu thừa nhận hệ thống tên lửa phòng không tầm trung trên bộ mới của nước này đã sẵn sàng hoạt động.


Hệ thống mới có tên gọi là Hongqi-16 (Hồng kỳ - 16) sẽ chuyển giao cho Đại quân khu Thẩm Dương, nhằm nâng cao đáng kể khả năng phòng không của Trung Quốc.

Trang mạng chính thức của PLA đưa tin, trong cuộc tập trận gần đây 2 đạn tên lửa HQ-16 đã được phóng đi và tiêu diệt thành công mục tiêu trên không.

“HQ-16 ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu tầm cao thì còn có thể đánh chặn mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 40km. HQ-16 sẽ lấp đầy khoảng trống giữa hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 và tầm xa HQ-9, “ Lan Vân – Biên tập viên Tạp chí Modern Ships nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang ống phóng tên lửa đối không tầm trung HQ-16.


Trong cuộc tấn công đường không hiện đại, đối phương thường huy động số lượng lớn tên lửa hành trình đối đất tầm xa đánh phủ đầu. “Chúng thường bay dưới 50m so với mặt đất để tránh radar cảnh báo sớm và nỗ lực đánh chặn,” Lan Vân nói. Hệ thống tên lửa tầm trung HQ-12 hiện tại chỉ có thể đánh chặn mục tiêu bay cách mặt đất 300m. Vì vậy, với sự xuất hiện của HQ-16 nó sẽ khắc phục được điểm yếu đó.

Trước đó, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng biến thể trên biển của HQ-16 lắp trên khu trục hạm Type-054A, nhằm đánh chặn tên lửa đối hạm bay thấp hơn 10m so với mặt nước biển.

HQ-16 được cho là là sản phẩm sao chép hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk của Nga.

>> Hải quân Iran có thực sự mạnh?



Vẫn còn khoảng cách giữa mong muốn chủ quan và khả năng thực tế của Iran, do vậy, sức mạnh thực sự của hải quân Iran vẫn là một dấu hỏi đối với giới quan sát.

Tuyên bố về việc phá vỡ âm mưu bắt cóc của cướp biển Somali ở ngoài khơi bờ biển Yemen của Iran ngày 9/10 được giới thiệu như minh chứng về khả năng hải quân nước này có thể bảo vệ tàu chở hàng trên vùng biển xa.

Tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi chính phủ Tehran tiết lộ đã điều động tàu hải quân và tàu ngầm tới Biển Đỏ để tham gia “cuộc hành quân đầu tiên của hải quân Iran tại khu vực biển xa”.

Tính toán của Iran

Ý định của Tehran là tăng cường tiềm lực hải quân để mở rộng sự hiện diện tại các vùng biển khu vực và biển xa. Từ đó gây sự chú ý của các cường quốc khu vực về sự mở rộng ảnh hưởng của Iran, giảm sự hiện diện của quân Mỹ tại các vùng biển quanh khu vực Tây Nam Á.

Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali bày tỏ: “Thời kỳ mà các cường quốc bá quyền quyết định số phận của các quốc gia khác bằng sự hiện diện quân sự đã chấm dứt”. “Iran không lùi bước và sẽ đẩy lùi bất cứ cường quốc quân sự, chính trị nào”.

Sự hiện diện của tàu Mỹ và châu Âu tại vịnh Ba Tư “có hại và tuỳ tiện”. Các vùng biển trong khu vực không phải là khu vực phụ thuộc “do sự hiện diện mạnh mẽ của Iran”.

Những con tàu tới Đại Tây Dương

Người Iran nhấn mạnh thông điệp nói trên bằng cách phô diễn tên lửa hành trình mới và ngư lôi. Tư lệnh hải quân Iran tuyên bố sẽ cử tàu đến Đại Tây Dương khi cần và duy trì hiện diện liên tục tại các vùng biển Địa Trung Hải, kênh đào Suez và Ấn Độ Dương.

Tuy vậy, các nhà phân tích vẫn hoài nghi về điều này. Bởi sức mạnh hiện thời của Hải quân Iran không thể đáp ứng được những tham vọng đó.

Hầu hết tàu hải quân đã có hơn 40 năm sử dụng và Tehran đang phải nỗ lực để duy trì hoạt động của chúng. Vài năm qua chỉ bổ sung thêm một tàu khu trục được chế tạo trong nước và 3 tàu ngầm do Nga chế tạo.

Mục đích thực sự trong chiến lược mới của Tehran là về chính trị hơn là quân sự. Iran đang cố gắng tận dụng những gì mà nước này cho rằng sẽ giúp làm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.

Theo đó, những nhân tố đó gồm nỗ lực bất thành của NATO nhằm bình định Afghanistan, kế hoạch rút quân khỏi Iraq sắp tới của Mỹ, ảnh hưởng gia tăng của các đảng chính trị thân Iran ở Baghdad, ảnh hưởng ngày càng tăng của Hezbollah được Iran hậu thuẫn ở Lebanon...

Tehran đang tận dụng để cố gắng thúc đẩy hợp tác khu vực với việc thành lập một hệ thống an ninh mà không có sự tham gia của Hải quân Mỹ tại vịnh Ba Tư và các vùng biển tiếp giáp.


http://nghiadx.blogspot.com
Sức mạnh thực sự của Hải quân Iran còn là một dấu hỏi.


Tuy nhiên, theo giám đốc chương trình nghiên cứu Iran tại trung tâm phân tích hải quân ở Washington, Michael Connell, điều này nói dễ hơn làm.

“Iran mong muốn các nước Arab sẽ “đón nhận” Iran cũng như tham gia vào một số dàn xếp về an ninh”. “Nhưng các nước Arab không có “mong muốn” như vậy, đặc biệt là các nước vùng Vịnh. Lý do là sự hiện diện Mỹ tại đây, các nước Arab ở vùng Vịnh thấy rằng cán cân quyền lực khu vực sẽ thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho họ nhưng lại thuận lợi cho Iran nếu không có sự hiện diện của Mỹ. Vì vậy, Mỹ hiện giữ vai trò là người đảm bảo về an ninh”.

Sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ

Các nhà phân tích khác cho rằng mối quan tâm chung về tham vọng hạt nhân của Iran dẫn tới sự xích lại gần nhau hơn giữa Mỹ và các nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm các nước Arab tiếp giáp với Iran.

Nếu như vậy, những tiến bộ trong chương trình hạt nhân của Iran và tình trạng không rõ ràng tại vành đai Arab vẫn hiện hữu thì có thể xuất hiện ngày càng nhiều lời kêu gọi Mỹ hiện diện mạnh mẽ hơn tại vịnh Ba Tư.

Những chỉ trích của Tehran về sự can thiệp của GCC chống lại các cuộc biểu tình mà người Shiite chiếm đa số tại Bahrain đầu năm 2011 đã làm các nước láng giềng Arab ít có “thiện cảm” với Iran, một số nước cáo buộc Tehran tiếp tay cho các cuộc biểu tình chống chính phủ ở đó.

“Nhìn chung, trừ khi có thay đổi chính trị quan trọng ở một nước nào đó, chiều hướng chung sẽ là quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với Mỹ và tăng cường sự can dự về an ninh của Mỹ trong khu vực”, ông Michael Eisenstadt, Viện chính sách Cận Đông Washington lập luận.

Một vài cuộc tập trận của hải quân Iran dường như có mục đích thắt chặt mối quan hệ ngoại giao hơn là củng cố sức mạnh quân sự. Tháng 2/1011, 2 tàu hải quân Iran đã cập cảng Latakia của Syria nhằm thúc đẩy quan hệ của Tehran với một trong các đồng minh thân cận nhất tại khu vực. Connell cho rằng các chuyến thăm này được tính toán để phô trương thanh thế của Iran.

“Tuyên truyền là chủ yếu”

Các chuyến thăm cảng là một phần trong nỗ lực của Tehran nhằm “hỗ trợ để tường thuật Iran như là một cường quốc đang trỗi dậy”, học giả Eisenstadt bày tỏ.

“Đây là các chuyến thăm ngắn hạn chỉ với một vài con tàu dễ bị tổn thương trong trường hợp nổ ra đối đầu quân sự”. “Vì vậy, động thái này có mục đích chủ yếu là: tuyên truyền, phô trương sức mạnh để tạo ra hình ảnh Iran là một cường quốc đang nổi lên; thu thập thông tin tình báo; và huấn luyện các đơn vị hải quân hoạt động ở xa các khu vực truyền thống.

“Tuy nhiên, để hoạt động xa bờ một cách vững chắc thì còn mất nhiều thời gian. Do vậy, những sự triển khai này nhằm xây dựng hình ảnh hơn là thể hiện khả năng thực chất”.

Rõ ràng giữa mong muốn chủ quan và khả năng thực tế của Iran vẫn còn một khoảng cách lớn. Việc mở rộng phạm vi hoạt động tới Đại Tây Dương vượt quá khả năng của Tehran, “ít nhất là trong tương lai gần”. Sự phát triển về quân sự của Iran đã được phóng đại quá mức, ông Connell nhận định.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

>> 'Rồng lửa' từ mặt đất (kỳ 2)



S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không cực mạnh, có thể ngăn chặn bất cứ nguy cơ nào đến từ máy bay và tên lửa hành trình của đối phương.


Để đối phó những cuộc tiến công đường không ngày càng tinh vi về tính năng kỹ chiến thuật, Liên Xô đã quyết định phát triển hệ thống phòng không mới có thể đánh chặn các mục tiêu ở bất cứ độ cao và tốc độ nào. Không những thế, nó phải linh hoạt về khả năng triển khai, với hệ thống điện tử tích hợp ứng dụng rộng rãi.

Đa chức năng với nhiều biến thể

Trước đòi hỏi đó, Tổng công ty Almaz đã nghiên cứu và phát triển thành công hệ thống tên lửa đất đối không S-300. Đây là hệ thống vô cùng tinh vi, giúp lực lượng phòng không có thể ngăn chặn các loại máy bay và tên lửa hành trình.

S-300 (SA-20) được coi là hệ thống tên lửa chống máy bay mạnh nhất thế giới, có thể cùng lúc theo dõi khoảng 100 mục tiêu, và bắn hạ các mục tiêu cách xa 150 km ở độ cao 27 km, với thời gian triển khai cực nhanh (chỉ 5 phút).

S-300 là hệ thống đa chức năng với rất nhiều biến thể có công dụng khác nhau: S-300V sử dụng trong lục quân, S-300F dành cho hải quân, và S-300P dùng cho phòng không.

Đây cũng là 3 nhánh chính của “gia phả” họ S-300. Các phiên bản cải tiến được trang bị tên lửa khác nhau, trong khi hệ thống radar cũng được “tân trang” để theo kịp những bước phát triển của chiến tranh điện tử.



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống S-300PMU-1.

Chỉ sau một năm chính thức được triển khai (1979), các tiểu đoàn S-300PMU đầu tiên đã gánh vác trọng trách bảo vệ bầu trời Moskva, các khu công nghiệp, khu vực quốc phòng, biên giới và ven biển.

Dù chưa một tổ hợp tên lửa S-300 nào khai hỏa trong thực chiến, nhưng nó vẫn được coi là hệ thống phòng không rất có năng lực, được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. “Điểm đến” của S-300 là các nước Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Việt Nam…

“Đại nhảy vọt”

Tên lửa trong hệ thống S-300 được dẫn hướng bằng radar 30N6 Flap Lid, hoặc radar hải quân 3R41 Volna, và được điều khiển bằng radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối.

Các phiên bản sau này sử dụng radar 30N6 B hay Tomb Stone. 30N6 A có khả năng đồng thời theo dõi 24 mục tiêu, dẫn 4 tên lửa tới 4 mục tiêu, còn 30N6 B có khả năng dẫn 2 tên lửa, với tốc độ Mach 2.5 và Mach 8.5 cho các biến thể sau này.

Tính năng cùng một lúc dẫn nhiều tên lửa tới nhiều mục tiêu so với khả năng dẫn mỗi lần 3 tên lửa cho 1 mục tiêu duy nhất của SAM-2, thì quả là bước nhảy vọt.

Các đầu đạn tên lửa của S-300 nặng khoảng 100 - 143 kg cho từng loại, tất cả được trang bị một kíp nổ tiếp cận và một kíp nổ tiếp xúc. Để gia tăng tính năng, các tên lửa được phóng thẳng đứng, sau khi rời khỏi bệ phóng mới kích hoạt động cơ để tăng tốc và hướng về mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com
S-300 khai hỏa.


Phiên bản nguyên thuỷ của S-300 sử dụng tổ hợp radar Doppler sóng liên tục 76N6 để quan sát mục tiêu, và radar 30N6 để quan sát, dẫn hướng.

Đối với S-300 đánh chặn tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình thì sử dụng radar 64N6 Big Bird có khả năng phát hiện tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km, còn đối với tên lửa đạn đạo là 1.000 km, tương đương tên lửa Patriot của Mỹ.

Là nhánh được biên chế cho lục quân, sử dụng radar kênh 9S32-1, S-300V (SA-12) có khả năng chống lại các mục tiêu trên không với tầm tối đa là 100 km, đầu đạn nặng 150 kg với 7 biến thể từ S-300VM đến S-300VMD.

Được bố trí trên xe bánh xích MT-1, S-300V có tính cơ động cao, băng đồng tốt hơn loại được bố trí trên xe bánh lốp. Trong khi đó, S-300F (SA-N-6) là phiên bản dùng trong hải quân có tên lửa 5V55RM tầm hoạt động 7-90 km.

Radar của tổ hợp S-300F là dạng Top Sail, Top Steer, Top Pair và 3R41 dẫn hướng điều khiển với phương thức bán chủ động giai đoạn cuối.

Phiên bản cuối của hải quân là S-300FM với tính năng kỹ chiến thuật được nâng cao, như tên lửa mới 48N6 có tốc độ Mach 6 (khi áp sát mục tiêu lên đến Mach 8.5).

Ngoài ra, hệ thống dẫn hướng kiểu TVM có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Phiên bản này được Trung Quốc mua và trang bị trên tàu khu trục Type 051C. Cả 2 phiên bản của hải quân đều có đầu dò hồng ngoại giai đoạn cuối kiểu như tên lửa Standar của Mỹ.

“Quả đấm thép” của phòng không Việt Nam

S-300P (SA-10) là phiên bản nguyên thuỷ của S-300, bắt đầu được triển khai từ năm 1978. Tổ hợp S-300PT có sử dụng radar quan sát 36D6, radar kiểm soát bắn 30N6 và các bệ phóng 5P85-1, ngoài ra cũng có radar quan sát tầm thấp 76N6. Hệ thống được cải tiến đáng kể với việc sử dụng radar mạng pha và có khả năng tác chiến với nhiều mục tiêu trên cùng một hệ thống kiểm soát bắn.

Tuy nhiên, hệ thống này phải mất hơn một giờ để sẵn sàng khai hoả, và phương pháp phóng nóng thẳng nên bệ phóng rất nhanh bị hư hỏng. Những biến thể của S-300P như S-300PT-1 và S-300PT-1A với tên lửa 5V55KD phóng lạnh và giảm thời gian triển khai xuống còn 30 phút.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống S-300PMU-2.


S-300PMU-1 (SA-20) là biến thể của S-300PMU được giới thiệu vào năm 1999, có thể tích hợp được trên tàu hải quân, hoặc tác chiến độc lập. Nó có khả năng tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa chiến thuật hiện đại và các mục tiêu trên không với tốc độ lên đến 2.800m/giây so với 2.200m/giây của Patriot. Hiện S-300PMU-1 đang được biên chế trong lực lượng phòng không Việt Nam.

S-300PMU-1 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E được tích hợp radar quan sát và phát hiện 64N6E, radar kiểm soát phóng, điểm hỏa và dẫn hướng 30N6E1. Tên lửa 48N6E được bố trí trong thùng hình trụ có tốc độ Mach 6 và tốc độ tiếp cận mục tiêu tối đa lên đến Mach 8.5, có trần bắn tối đa 27 km và tầm bắn 5-150 km, xa hơn 1,5 lần so với Patriot, 1,2 với Hồng Kỳ 9 của Trung Quốc. Ngoài ra, S-300PMU-1 có thể sử dụng tên lửa mới 9M96E1 và 9M96E2 có đầu đạn chỉ nặng 24 kg, nhưng khả năng tiêu diệt mục tiêu tốt hơn rất nhiều.

>> Iran sản xuất lượng lớn tên lửa chống hạm



Ngày 28/, Iran tuyên bố bắt đầu sản xuất số lượng lớn tên lửa hành trình nội địa được thiết kế tiêu diệt mục tiêu trên biển.


Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Vahidi cho biết, số lượng không xác định tên lửa hành trình có tên là Ghader hoặc Capable trong tiếng Farsi được chuyển giao cho Quân đội và Hải quân Vệ binh Cách mạng, nhằm bảo vệ vững chức lãnh hải Iran.

Tên lửa chống hạm Ghader được giới thiệu là có tầm bắn 200km, tàng hình trước hầu hết các loại radar hiện đại và có đầu đạn đủ mạnh dể đánh chìm bất kỳ chiến hạm lớn nào trên thế giới.

Loại tên lửa này đã xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong một buổi lễ duyệt binh có sự tham gia của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad trong tháng 8/2011.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa mới của Iran có thể tiêu diệt mục tiêu lớn trên biển.


Có ý kiến cho rằng tên lửa mới có khả năng dùng để đối phó với sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư.

Trước đây, chiến hạm của Iran chủ yếu vẫn sử dụng tên lửa hành trình C-802 do Trung Quốc sản xuất.

Theo các chuyên gia quân sự Iran, tên lửa mới sẽ được cung cấp với đầy đủ ba phiên bản đất đối hải, hải đối hải và không đối hải có thể sử dụng để chống lại các tàu chiến, tàu sân bay và cả với nhiệm vụ oanh kích các cơ sở quân sự gần bờ biển của đối phương.

Hệ thống dẫn đường hiện đại của tên lửa cho phép nó hoạt động hoàn toàn tự động, có khả năng chống nhiễu cao và phát hiện, tấn công các mục tiêu ở độ cao thấp. Một quan chức quân sự cấp cao của Iran cho biết hiện tại trong khu vực chỉ có Iran là nước sở hữu công nghệ hiện đại này.

Trong buổi lễ ngày 28/9, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, thiếu tướng Ahmad Vahidi cho biết việc sản xuất hàng loạt những vũ khí hiện đại sẽ là câu trả lời thích đáng dành cho những cố gắng bêu xấu nền công nghiệp quốc phòng Iran của truyền thống nước ngoài khi trong những năm qua, Iran đã đạt được rất nhiều thành tựu về quốc phòng và có thể tự trang bị nhiều loại vũ khí và khí tài hiện đại.

Iran bắt đầu chương trình tự cung cấp vũ khí năm 1992, họ đã sản xuất được số lượng lớn xe tăng, máy bay phản lực, trinh thám cơ không người lái, ngư lôi, tàu chiến, tên lửa.

Đặc biệt, tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran có khả năng tấn công căn cứ quân sự của Mỹ và Israel ở vùng Vịnh. Tuy nhiên tính chính xác, độ tin cậy của những loại này vẫn là dấu hỏi lớn.

>> Tên lửa Iskander, công cụ mặc cả của Nga



Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M lần đầu tiên đưa vào diễn tập quân sự với điều kiện gần giống thực tiễn chiến trường.


Các tổ hợp tên lửa chiến dịch – chiến thuật Iskander– M hiện đại nhất, loại được Nga nhiều lần đưa ra đe doạ châu Âu và thống phòng thủ tên lửa NMD của Mỹ, lần đầu tiên đã tham gia diễn tập thực binh binh chủng hợp thành trên trường bắn Kapustin Yar.

Trong diễn tập Trung tâm – 2011, 2 tên lửa Iskander sau khi vượt qua 60km đã tiêu diệt chính xác “boongke của địch”. Trong khi đó, các tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka– U và pháo phản lực Smerch đã phá hủy các mục tiêu bên cạnh. Theo những người tận mắt chứng kiến, tại vị trí mục tiêu chỉ thấy các hố hình phễu và đất bị nung chảy.

"Bây giờ quân đội đã có kinh nghiệm thực tế sử dụng thứ vũ khí ghê gớm nhất sau vũ khí hạt nhân", một chuyên gia quân sự Nga nhận xét. Theo một số nguồn tin, loại vũ khí này rất cần để tổ chức các cụm quân lục quân trên toàn lãnh thổ.

Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, trước hết Iskander có tầm bắn 500–600km cần triển khai trên các hướng Tây và Tây – Nam của đất nước, từ đó nó có thể bắn tới các tổ hợp NMD ở Ba Lan và Romania.

“Mỹ thiết lập ở khu vực Ba Lan hệ thống NMD bằng các tên lửa Patriot và SM–3, trên hướng Tây– Nam có nguy cơ của các hệ thống tên lửa ở Rumania. Chúng ta phải kịp thời chống lại các nguy cơ đó”, ông Konstantin Sivkov giải thích.

"Ngoài ra, ở vùng trung tâm của đất nước, Iskander phải tạo nên tuyến bảo vệ chống lại sự tấn công của quân Taliban ở Afghanistan, khi cần thiết phải tiêu diệt những chỗ tập trung quân và khu vực đóng quân dã ngoại của chúng. Ở các đảo Kuril và Kamchatka, Iskander sẽ tạo nên tuyến bảo vệ bổ sung chống quân đổ bộ đường biển của Nhật Bản, nếu họ dám nghĩ đến việc đổ bộ lên bờ biển nước Nga", ông Sivkov nói.

"Tốt nhất, chúng ta cần khoảng 200 tổ hợp như vậy. Kế hoạch của bộ Quốc phòng mua sắm 120 tổ hợp đến năm 2020 là một chỉ tiêu tốt. Nhưng rất mong đến năm 2015 sẽ có khoảng 50– 60 tổ hợp được trang bị cho đơn vị", ông Sivkov tính toán.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Iskander M diễu qua lễ đài trong lễ duyệt binh Nga.


Hiện nay, Quân đội Nga mới có một lữ đoàn tên lửa ở quân khu miền Tây được trang bị các tổ hợp Iskander–M hiện đại nhất, mà theo Phó viện trưởng Viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Khramchikhin là hoàn toàn đủ trên hướng này. Nhưng chuyên gia quân sự Nga cho rằng, ở Viễn Đông, cần trang bị Iskander cho hơn 5–6 lữ đoàn.

Ông Khramchikhin nhận định: “Trung Quốc có một số lượng lớn tên lửa chiến thuật. Các tên lửa có tầm bắn 500 Km sẽ là một yếu tố kiềm chế nước ngoài xâm lược quan trọng”.

Ngay cả khi chưa được trang bị cho đơn vị, tổ hợp tên lửa Iskander đã cho phép Nga giành thắng lợi trên trường quốc tế. Khu vực triển khai và vấn đề xuất khẩu thứ vũ khí khủng khiếp này thường trở thành đề tài đàm phán kéo dài giữa các nước, làm thay đổi tình hình chính trị – quân sự trong những khu vực nhất định.

Ví dụ, năm 2005 Mỹ và Israel khi biết Iskander có thể được bán sang Syria. Họ đã tốn không ít công sức để thuyết phục Nga từ bỏ vụ làm ăn này. Và kết quả là Tổng thống Vladimir Putin đã "độ lượng" đồng ý “không làm mất cân bằng lực lượng ở khu vực”.

Năm 2008, Mỹ định triển khai ở Ba Lan các thành tố của NMD, nhưng sau tuyên bố của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev: "Trong trường hợp đó, ở tỉnh Kaliningrad sẽ xuất hiện các tổ hợp Iskander", họ đã nghĩ lại.

Tháng 2/2010, Iskander một lần nữa trở thành vấn đề được mặc cả trong các đàm phán về NMD. Tổng thống nước Cộng hoà Pridnestrovie chưa được nước nào công nhận, ông Igor Smirnov đề nghị triển khai ở đây các tên lửa Iskander của Nga là biện pháp đáp trả kế hoạch của Mỹ bố trí NMD ở Bulgaria và Romania.

Rất đáng lưu ý là những tên lửa Iskander đầu tiên mãi đến năm 2010 mới được trang bị cho lữ đoàn tên lửa duy nhất của Nga.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander M có tầm bắn tối đa 400km, được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh GLONASS cho độ chính xác rất cao (CEP 5-7m). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn chứa đầu đạn phụ), đầu đạn xuyên, đầu đạn áp nhiệt.

>> Nam Phi giới thiệu máy bay AHRLAC



Ngày 27/9 vừa qua, tập đoàn Paramount (Nam Phi) mở ra kỷ nguyên mới khi đại diện cho lục địa đen sản xuất chiếc máy bay đầu tiên.

Paramount cho biết loại máy bay mới của công ty sẽ là thách thức lớn đối với các sản phẩm cạnh tranh châu Âu do giá thành rẻ, công tác bảo dưỡng đơn giản, khả năng hoạt động đa dạng với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau.

Dự án chế tạo chiếc máy bay nội địa đầu tiên này có tên AHRLAC (Advanced High Performance Reconnaissce Light Aircraft - Máy bay trinh sát hạng nhẹ tiên tiến hiệu năng cao), được thưc hiện với sự hợp tác của Bộ Quốc phòng Nam Phi, tập đoàn Paramount và công ty kỹ thuật hàng không lớn nhất của Nam Phi là Aerosud.

Giám đốc điều hành của Paramount, ông Ivor Ichikowitz cho biết việc xuất xưởng chiếc AHRLAC đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cho lịch sử của châu lục.

Châu Phi đã lần đầu tiên thiết kế và sản xuất hàng loạt loại máy bay của riêng mình và được lợi rất nhiều từ việc này bao gồm các cơ hội việc làm, phát triển kinh tế và thúc đẩy công nghiệp hành không nội địa.”


http://nghiadx.blogspot.com
AHRLAC là loại máy bay giá rẻ, dễ vận hành nhưng lại có thể sử dụng vào rất nhiều loại nhiệm vụ khác nhau.


Sự kiện giới thiệu máy bay AHRLAC đi kèm với việc chính phủ các nước châu Âu đang chịu sức ép rất lớn về cắt giảm ngân sách quốc phòng và các quốc gia đang phát triển vẫn đang có nhu cầu rất lớn về những chiếc máy bay giá rẻ nói riêng và công nghệ quốc phòng với giá cả hợp lý nói chung để đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như chủ nghĩa khủng bố, các chiến dịch nhân đạo và gìn giữ hòa bình. AHRLAC là máy bay có hiệu năng cao, rất linh hoạt, đa năng có thể sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Theo ông Ichikowitz, AHRLAC có rất nhiều ưu điểm so với UAV như giá rẻ, đơn giản, khả năng phòng thủ cao và dễ sử dụng trong không phận nội địa.

Người ta có thể sử dụng AHRLAC để đối phó được với rất nhiều vấn đề như kiểm soát buôn bán ma túy, ngăn chặn cướp biển, tuần tra các vùng kinh tế ở xa trung tâm, bảo vệ các đoàn tầu đánh cá xa bờ, bảo vệ rừng, tuần tra biên giới và bảo vệ các cơ sở kinh tế quan trọng, dàn trải như đường ống dẫn dầu.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay có thể được vũ trang nhẹ gồm súng máy, bom, rocket không điều khiển hay trang bị các khí tài trinh sát hiện đại.


Chiếc AHRLAC có thiết kế bề ngoài tương tự như máy bay tuần tra/tấn công hạng nhẹ OV-10 của Mỹ. Máy bay dài 10,5 mét, sai rcánh 12 mét và cao 4 mét. Máy bay có khối lượng rỗng 3 tấn và khối lượng cất cánh tối đa 3,8 tấn.

Trong điều kiện đầy tải, AHRLAC chỉ yêu cầu đường băng cất cánh dài 550 mét với động cơ (phần duy nhất nhập khẩu) Pratt & Whitney PT6a-66 950 mã lực.

Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa hơn 500 km/h, tầm bay 2.000 km và độ cao tối đa 9.500 mét. Máy bay có thể được vũ trang nhẹ với súng máy cỡ nòng lớn, bom hay rocket không điều khiển hoặc trang bị các khí tài trinh sát hiện đại.

Hiện mô hình với tỉ lệ 1/4 của chiếc máy bay này đã được thử nghiệm với 80 lần. Theo đúng kế hoạch, AHRLAC sẽ được sản xuất hàng loạt vào cuối năm 2012. Paramount hy vọng sau khi đưa chiếc máy bay này ra thị trường, công ty sẽ thu được lợi nhuận tới 500 triệu USD.

>> Iran công bố kế hoạch đóng tàu sân bay



Phó Tư lệnh Hải quân Iran, ông Mansour Maqsoudlou đã công bố kế hoạch của đất nước cho việc thiết kế và sản xuất tàu sân bay.


Theo đó, Indonesia và Trung Quốc sẽ cùng hợp tác sản xuất tên lửa hành trình đối hạm C-705.

Các mẫu thiết kế ban đầu để đóng tàu sân bay và qui trình thiết kế đã được phê duyệt, nghiên cứu chế tạo, thiết kế và sản xuất sẽ bắt đầu sớm, Ông Maqsoudlou nói với hãng tin IRNA hôm 28/9.

Hải quân Iran đã thực hiện một chương trình nghị sự để sản xuất tàu các lớp tàu chiến lớn khác nhau, một số lớp tàu trong đó sẽ được sản xuất hàng loạt và những lớp tàu khác đang được nghiên cứu, ông Maqsoodlou cho biết.

Ông nhắc lại năng lực của Hải quân để nâng cấp trang thiết bị và các hệ thống trong đội tàu của mình.

Kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran bắt tay phát triển công nghiệp quốc phòng và đưa ra rất nhiều dự án quân sự. Trước đó, tháng 2/2010, Hải quân Iran đã công bố sản xuất tàu khu trục nội địa đầu tiên mang tên Jamaran ở vùng biển của Vịnh Ba Tư.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục nội địa Jamaran do Iran tự đóng.

Tàu khu trục Jamaran có tải trọng 1.420 tấn, được trang bị hệ thống radar hiện đại và khả năng tác chiến điện tử mạnh. Tàu chuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra các vùng biển phía nam của Vịnh Ba Tư.

Vào tháng 1/2011, Iran bắn thử nghiệm thành công tên lửa đất đối không tầm trung. Mới đây, Bộ Quốc phòng Iran đã cung cấp số lượng lớn hệ thống tên lửa hành trình mới cho Hải quân.Các hệ thống, được thiết kế và sản xuất bởi các chuyên gia Iran, có khả năng xác định và phá hủy nhiều mục tiêu khác nhau trên biển.

>> Nga chuẩn bị cho tàu ngầm Typhoon 'về hưu'



Nga đã quyết định loại bỏ tất cả các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thuộc dự án 941 Akula cho đến năm 2014, tờ Izvestiya dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này.

Lý do ngừng hoạt động của các tàu ngầm lớn nhất thế giới đang những hạn chế đối với Nga bởi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) và việc thử nghiệm thành công của tàu ngầm của dự án 955 Borei. Theo đó, tất cả các tàu ngầm lớp Akula sẽ bị loại bỏ.

START-3 đã được ký kết bởi Nga và Mỹ trong mùa xuân năm 2010. Hiệp ước này giới hạn số lượng vũ khí hạt nhân được triển khai ở mức 1.550 đầu đạn hạt nhân cho mỗi bên.

Trong đó Nga có 1.100 đầu đạn có thể đã được đặt trên tàu ngầm lớp Borei (SSBN Yury Dolgoruky vượt qua các thử nghiệm, SSBN Alexander Nevsky đã được đưa ra vào cuối năm 2010) và tàu ngầm dự án 667BDRM Delfin (Cá heo).

400 đầu đạn hạt nhân còn lại sẽ được tiêu huỷ dài hạn ở Lực lượng không quân và Lực lượng Tên lửa chiến lược.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon vẫn đang giữ kỷ lục là tàu ngầm lớn nhất thế giới từng được chế tạo.

Một lý do khác cho ngừng hoạt động của Akula là việc thông qua các tàu ngầm lớp Borei vào cuối năm 2011. Tàu ngầm mới cần một thủy thủ đoàn ít hơn 1,5 lần so với số người cần vận hành trên dự án tàu ngầm 941.

Bên cạnh đó, việc duy trì các tàu ngầm Borei rẻ hơn đáng kể. Một ưu điểm khác của dự án tàu ngầm 955 là kích thước nhỏ hơn và làm cho đối phương phát hiện tàu ngầm 955 khó khăn hơn.

Tuy nhiên, tàu ngầm bị loại bỏ có thể được sử dụng cho nhu cầu bất chiến lược, ví dụ, mang tên lửa hành trình hoặc các vũ khí thông thường khác, tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc làm các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Các chuyên gia của Công ty Cổ phần xây dựng (JSC Sevmash) cho biết, những tàu ngầm có thể được tân trang lại thành các tàu chở dầu LNG dưới nước hoặc vận chuyển hàng hóa quanh năm.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng không có kế hoạch chuyển đổi Akula và cho rằng công trình tân trang sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ rúp.

Trước đó, Cục thiết kế Rubin (đơn vị phát triển tàu ngầm lớp Akula) đề xuất: Các tàu ngầm dự án 941 được sử dụng để vận chuyển hàng hoá thương mại bao gồm dầu hoặc than đá.

Nhưng ý tưởng nhanh chóng bị bác bỏ bởi công ty cổ phần Norilsk Nickel đã tham gia vào dự án vận chuyển than đá dưới lớp băng của Bắc Cực.

Lịch sử của tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon (Type 941)

Tàu ngầm lớp Akula được thiết kế, chế tạo ở Liên Xô từ 1976 đến 1989. NATO gọi là Typhoon (Cuồng Phong).

Hải quân Nga đang duy trì hoạt động 3 tàu ngầm lớp Akula là SSBN Dmitry Donskoy sử dụng như là nền tảng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava, SSBN Arkhangelsk và Severstal SSBN (tàu thứ hai đang được dự trữ).

Hải quân Liên Xô và ngày nay là Nga từng có tổng cộng 6 chiếc tàu ngầm lớp này. Chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 1981 là tàu ngầm TK 208, tiếp theo là tàu ngầm TK 202 năm 1983, tàu ngầm TK 12 năm 1984, tàu ngầm TK 13 năm 1985, tàu ngầm TK 17 năm 1987 và tàu ngầm TK 20 năm 1989.

Các tàu ngầm này được biên chế cho Hạm đội Phương Bắc của Nga tại Litsa Guba.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Typhoon.

Trong 6 chiếc tàu ngầm này, chỉ còn hai tàu ngầm TK 17 và TK 20 là đang hoạt động. Tàu ngầm TK 208 đã được tái hạ thủy vào năm 2002 sau khi được đại tu lại và đang được sử dụng làm tàu thử nghiệm. Hai chiếc TK 12 và TK 13 đã ngừng hoạt động.

Với sự giúp đỡ của Mỹ, chiếc tàu ngầm TK 202 đã được loại bỏ hết nhiên liệu hạt nhân và chuyển thành tàu ngầm có thể bảo quản lâu dài hoặc tái sử dụng.

Anh cũng đã đồng ý tham gia vào quá trình tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân đã ngừng hoạt động của Nga.

Thiết kế

Tàu ngầm Lớp Typhoon của Nga có thiết kế đa thân, với 5 thân nằm bên trong thân chính. Tàu có tất cả 19 khoang bao gồm một khoang module được gia cố chắc chắn chứa phòng điều khiển chính và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu, phía sau các ống phóng tên lửa.

Thiết kế của tàu còn cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng. Tàu có một bộ phận thăng bằng hiện đại ở phía đuôi tàu được đặt sau các chân vịt.

Các hệ thống có thể kéo thụt vào trong thân tàu gồm có 2 kính tiềm vọng (một cho chỉ huy tàu sử dụng và một để dùng chung), kính lục phân tín hiệu radio, các hệ thống thông tin liên lạc radio, radar, các cột anten định vị và dò tìm phương hướng...

Tàu có trọng tải tối đa 26.000 tấn, có thể lặn sâu 400m, tốc độ đạt 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 120 ngày đêm dưới biển.

Vũ khí

Tàu ngầm Lớp Typhoon mang được 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhiên liệu đẩy rắn, 3 tầng RSM-52. Hai hàng ống phóng tên lửa được đặt ở phía trước tàu giữa các thân chính.

Mỗi tên lửa mang được 10 đầu đạn hạt nhân 100 kiloton. Tên lửa có tầm bắn 8.300 km với độ chính xác là 500m. Tên lửa do Cục Thiết kế Makayev thiết kế và có trọng lượng 84.000kg khi phóng.

Trong tháng 9 và tháng 10/2005, tàu Dmitry Donskoy tiến hàng phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn, SS-N-30 Bulava.

Tên lửa Bulava có tầm bắn hơn 8.000km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 550 kiloton. Việc phát triển tên lửa này dựa vào tên lửa phóng trên đất liền Topol (SS-27).

Bulava được trang bị cho các tàu ngầm Lớp Borey mới của Hải Quân Nga từ năm 2008 và có thể được trang bị thêm cho tàu ngầm Lớp Typhoon.

Tàu ngầm Lớp Typhoon có 4 ống phóng ngư lôi 630mm và 2 ống phóng ngư lôi 533mm với tổng số 22 tên lửa chống ngầm và ngư lôi các loại.

Các khoang chứa ngư lôi nằm ở phần trên mũi tàu giữa các thân tàu. Các ống phóng ngư lôi còn có thể được sử dụng để rải thủy lôi. Thiết bị phát hiện tàu ngầm là thiết bị tìm kiếm và tấn công chủ động/bị động được treo trên thân tàu phía dưới khoang chứa ngư lôi.

Tàu được gắn radar phát hiện mục tiêu nổi băng I/J. Các thiết bị đối phó gồm ESM (thiết bị hỗ trợ điện tử), hệ thống cảnh báo radar và hệ thống định vị.

Tàu ngầm còn có cả hệ thống thông tin liên lạc radio và vệ tinh. Tàu được trang bị 2 phao anten nổi để thu tín hiệu radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh, khi hoạt động sâu và dưới các lớp băng.

Hệ thống đẩy

Tàu ngầm Lớp Typhoon có hai lò phản ứng hạt nhân và 2 động cơ tuabin hơi nước và hộp số. Một lò phản ứng hạt nhân và mỗi bộ tuabin số được đặt ở một thân chính của tàu. Mỗi lò phản ứng hạt nhân nước sản xuất được 190MW điện.

Hai lò phản ứng hạt nhân này cung cấp năng lượng cho hai tuabin hơi nước 50.000 mã lực và bốn tuabin phát điện 3.200kW. Trên tàu có hai động cơ diesel 800kW dự trữ và tàu có hai chân vịt 7 cánh.

>> Hàn Quốc tiến hành chiến tranh tâm lý với BTT như thế nào?



Dưới sự giúp đỡ của Mỹ, Hàn Quốc tiến hành 3 biện pháp chiến tranh tâm lý chủ yếu là: qua sóng phát thanh, tờ rơi và loa phóng thanh công suất lớn.

Thực ra, theo một thỏa thuận hai bên đạt được năm 2004, Hàn Quốc đã chấm dứt mọi hành động chiến tranh tâm lý chống lại Bắc Triều Tiên, nhưng sau vụ chìm tàu chiến Cheonan và vụ nã pháo vào đảo Yeopyeong năm ngoái, tình hình đã thay đổi.

Hàn Quốc có những chiến dịch chiến tranh tâm lý bài bản và rầm rộ dưới sự giúp đỡ của Mỹ nhằm vào Bắc Triều Tiên trong suốt nhiều thập kỷ qua, kể từ khi hiệp định đình chiến giữa hai miền được ký kết.


http://nghiadx.blogspot.com
Những quả bóng bay này đều đặn mỗi tháng 3 lần mang thông điệp chiến tranh tâm lý sang Bắc Triều Tiên trong điều kiện thời tiết đẹp


Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trực tiếp phụ trách công tác chiến tranh tâm lý và thành lập hẳn một đơn vị chuyên trách dưới sự quản lý của Bộ Tham mưu liên quân. Đơn vị này tổ chức chiến tranh tâm lý qua sóng phát thanh với tên Đài tiếng nói tự do.

Đài tiếng nói tự do sản xuất chương trình ở Seoul, thông qua 5 vệ tinh quân sự Mungunghwa để truyền tới 6 trạm thu FM đặt dọc khu phi quân sự. Nội dung chương trình bao gồm rất nhiều các bài hát truyền thống của Bắc Triều Tiên. Seoul có kế hoạch sẽ chuyển sang phát ở tần sóng AM, bởi tại Bắc Triều Tiên chỉ một số ít trạm thu được sóng FM.

Bên cạnh đó, quân đội Hàn Quốc tổ chức tuyên chuyền qua tờ rơi bằng cách buộc vào bóng bay và thả về phía Bắc Triều Tiên. Việc in ấn được thực hiện ngay trên một chiếc xe tải 5 tấn chứa đầy máy in và có thể cho ra lò 80.000 tờ rơi mang nội dung tuyên truyền mỗi ngày.

Từ chiếc xe tải này, các nhân viên sẽ nhận nội dung và mẫu thiết kế tờ rơi được chuyển đến từ Seoul thông qua tín hiệu vệ tinh. Mỗi lần in, nội dung sẽ được lựa chọn trong tổng số 1.300 mẫu tuyên truyền được các chuyên gia chiến tranh tâm lý Mỹ - Hàn biên soạn.

Trong điều kiện thời tiết đẹp, mỗi tháng từ chiếc xe tải này sẽ cho thả đi 3 lần bóng bay mang tờ rơi như thế. Các chuyên gia tâm lý sẽ thiết kế ít nhất mỗi tháng một mẫu mới. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Hàn Quốc phản đối chiến dịch tâm lý của quân đội nước này nhằm vào dân thường Bắc Triều Tiên.


http://nghiadx.blogspot.com
Dù bị dọa bắn vỡ nhiều lần những những dàn loa có thể phát xa 12 km này vẫn kiên trì hoạt động trong suốt thời gian qua


Hình thức chiến tranh tâm lý khác là tuyên truyền trực tiếp qua loa phóng thanh. Bốn dàn loa phóng thanh công suất lớn như thế được thiết lập dọc khu phi quân sự. Những chiếc loa này có thể phát xa 12 km và mỗi ngày được bật 2 lần bao gồm cả ban đêm.

Dù giá của mỗi dàn loa là 165.000 USD và bị Bình Nhưỡng dọa bắn vỡ nhiều lần nhưng nó vẫn kiên trì hoạt động suốt thời gian qua.

>> Hải quân Ấn Độ không thua kém Hải quân Trung Quốc



Mặc dù Ấn Độ không hy vọng có thể ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng mục tiêu xây dựng được một lực lượng hải quân mạnh là không thay đổi.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” ngày 26/9 đưa tin, để tranh giành “không gian chiến lược” với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và các vùng biển khác, Ấn Độ hiện đang “chậm rãi nhưng kiên định” xây dựng một lực lượng hải quân cho mình trong tương lai. Bài báo đã nêu ra quy mô hiện có của hạm đội hải quân Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, Ấn Độ chỉ có 14 tàu ngầm thông thường, trong đó 10 chiếc Kilo 877 và 4 chiếc 209 đã lạc hậu rất lớn về trình độ công nghệ.


Theo bài báo, muốn xây dựng một lực lượng hải quân mạnh để bảo vệ lợi ích địa-chính trị của Ấn Độ từ eo biển Hormuz tới eo biển Malacca, chi phí cho nó hoàn toàn không phải là nhỏ, cũng không thể hoàn thành một sớm một chiều.

Ngân sách cho thấy, việc mua sắm đang được tiến hành gồm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay hàng hải, cộng với các dự án cụ thể trong quá trình vận chuyển sẽ tốn 3.000 tỷ rupee.

Sau khi tàu tiếp tế viễn dương thứ 2 mua của Italia chính thức đi vào hoạt động ngày 24/9, quy mô tàu chiến của hải quân Ấn Độ đã lên đến 132 chiếc, trong đó bao gồm hơn 50 chiếc “tàu chiến chủ yếu” và 14 chiếc tàu ngầm đang ngày càng lão hóa.

Nhưng số lượng này sẽ giảm đi trong vài tháng tới do phải “nghỉ hưu” vì lão hóa. Trong khi đó, Trung Quốc lại sở hữu gần 100 tàu chiến chủ yếu, hơn 60 tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ


Mặc dù Ấn Độ không thể hy vọng ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho thấy, hải quân Ấn Độ đã đặt mua 46 chiếc tàu chiến ở trong nước, đồng thời còn có tàu sân bay INS Vikramaditya và tàu hộ tống lớp Talwar do Nga chế tạo.

Tin cho biết, các loại vũ khí trang bị gồm 2 tàu sân bay, 6 tàu ngầm, 7 tàu khu trục tên lửa, 4 tàu tuần dương tác chiến săn ngầm, 9 tàu tuần tra xa bờ hải quân và 8 tàu đổ bộ có tổng trị giá trên 1.000 tỷ rupee.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống Talwar của Ấn Độ do Nga chế tạo


Ngoài ra, hải quân Ấn Độ còn tăng cường máy bay tiêm kích trang bị cho tàu sân bay, máy bay tuần tra trên biển, máy bay trực thăng đa năng và máy bay do thám không người lái.

http://nghiadx.blogspot.com
Quần đảo Andaman - khu vực có giá trị chiến lược đối với Ấn Độ


Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

>> Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc



Theo Jakarta Post, Hải quân Indonesia quyết định trang bị tên lửa chống hạm C-705 lên tàu tấn công tốc độ cao nội địa.

Theo đó, Indonesia và Trung Quốc sẽ cùng hợp tác sản xuất tên lửa hành trình đối hạm C-705.

“Phía Sastind sẽ cung cấp công nghệ,” Phó Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Marshal Eris Haryanto nói. (Sastind là tên viết tắt của Cục quản lý khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc).

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối hạm C-705 xuất hiện lần đầu ở triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7.


Tên lửa hành trình đối hạm C-705 là biến thể dòng tên lửa C-70X của Trung Quốc, được cải tiến nhiều ở động cơ, đầu đạn và hệ thống dẫn đường.

C-705 sử dụng đầu tự dẫn radar, TV hoặc IR và có sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS hoặc GLONASS ở pha giữa. Trong tương lai, biến thể trang bị cho Hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu

C-705 có tầm bắn tối đa 75km nhưng nếu lắp thêm tầng phóng thứ 2 có nâng tầm lên 170km. C-705 mang một đầu đạn nặng 110kg, theo quảng cáo của nhà sản xuất thì nó đủ sức “vô hiệu hóa” tàu có lượng giãn nước 1.500 tấn.

Những năm gần đây, Indonesia và Trung Quốc đã có một loạt thỏa thuận hợp tác phát triển quốc phòng lâu dài. Trong đó gồm cả chương trình nghiên cứu tên lửa.

>> Pháp hiện đại hóa tàu ngầm Hàn Quốc



Theo hãng tin UPI, Hàn Quốc đã quyết định lựa chọn nhà thầu Sagem (Pháp) hiện đại hóa hệ thống định vị trên tàu ngầm lớp Chang Bogo KSS-1.

Mỗi tàu KSS-1 sẽ lắp đặt 2 hệ thống định vị quán tính Sigma 40XP. Sigma 40XP gồm: con quay hồi chuyển laser hiệu suất cao và công nghệ lọc kỹ thuật số tiên tiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công điện - diesel lớp Chang Bogo.


Công nghệ con quay hồi chuyển laser đã được chứng minh rằng nó là công nghệ thích hợp nhất cho môi trường hoạt động khắc nghiệt.

“Việc hiện đại hóa hệ thống định vị sẽ tăng cường đáng kể khả năng hoạt động của tàu ngầm lớp Chang Bogo giúp đáp ứng nhu cầu cần thiết của Hải quân Hàn Quốc,” đại diện Sagem nói.

Lớp Chang Bogo thực chất là biến thể của tàu ngầm Type 209 do Đức thiết kế nhưng được đóng tại Hàn Quốc dưới dạng chuyển giao công nghệ.

Chang Bogo có lượng giãn nước 1.285 tấn, dài 56m, trang bị 4 động cơ diesel và 1 động cơ điện cho phép đạt tốc độ 22 hải lý/h (dưới mặt biển). Chang Bogo thiết kế với 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm.

>> Thử nghiệm pháo 155mm cho tàu DDG-1000



Đầu đạn tấn công mặt đất tầm xa (LRLAP), được thiết kế cho hệ thống pháo tiên tiến trang bị trên tàu khu trục DDG-1000 đã hoàn thành thành công 2 bài bắn đạn thật.


Cuộc kiểm tra diễn ra tại một khu vực thử nghiệm của Hải quân Mỹ, thuộc bang New Mexico hôm 22/9.

Trước đó, hôm 30/8, Hải quân Mỹ đã thực hiện thử nghiệm thành công và chứng minh tính hiệu quả chống lại các mục tiêu của LRLAP.

LRLAP là hệ thống pháo 155 mm, bắn đạn tên lửa điều khiển, được thiết kế để hỗ trợ tấn công đất liền và các tàu mặt nước của đối phương.

Dự kiến, LRLAP sẽ được trang bị trên tàu khu trục lớp DDG-1000.



http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh đồ họa mô phỏng hệ thống pháo tiên tiến bắn đạn tên lửa điều khiển 155mm trang bị trên tàu khu trục DDG-1000 của Hải quân Mỹ.


"Đợt thử nghiệm thành công lần này đánh dấu một mốc quan trọng trong việc phát triển khả năng tấn công mặt đất, thể hiện bước tiến quan trọng trong sự trưởng thành của LRLAP", Thuyền trưởng Tim Batzler, người quản lý chương trình cho biết.

Cả 2 lần bắn thử, đầu đạn đã trúng mục tiêu cách 45 hải lý và đáp ứng các tiêu chuẩn thử nghiệm quan trọng, gồm khởi động, định vị GPS, tính năng của đầu đạn và độ chính xác tiêu diệt mục tiêu.

Bắn thử nghiệm là một phần quan trọng trong giai đoạn phát triển và sản xuất, bước đầu các cuộc thử nghiệm đang diễn ra đúng theo yêu cầu. Hải quân Mỹ sẽ trang bị pháo 155 mm trên tàu khu trục DDG-1000 trong thời gian tới.

>> Phác thảo về máy bay thế hệ 6



Tại hội nghị Không quân thường niên Harbor USAF, Boeing, Northorp Gumman đã giới thiệu mô hình máy bay tương lai mới nhất.


Dưới đây là những hình ảnh về các máy bay tương lai của Mỹ mới được giới thiệu hôm 20/9.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ 6 F-X của Boeing



http://nghiadx.blogspot.com
Các mẫu do Northorp Gumman đưa ra.


http://nghiadx.blogspot.com
Phác thảo máy bay ném bom tốc độ cao của Northorp Gumman.



http://nghiadx.blogspot.com
Dự án máy bay huấn luyện tiên tiến T-X từ Boeing, đang được thực hiện.



>> 'Rồng lửa' từ mặt đất (kỳ 1)



Đặc trưng nổi bật của chiến tranh hiện đại là vai trò lấn lướt của lực lượng tiến công đường không, đòi hỏi các hệ thống tên lửa phòng không phải liên tục được cải tiến và hoàn thiện để chủ động ngăn chặn “sấm sét”.


Kỳ 1: Huyền thoại SAM-2

Là tên lửa phòng không có hiệu suất chiến đấu cao nhất từ trước tới nay, S-75 Dvina (còn gọi là SAM-2) liên tục nối dài bảng vàng thành tích để trở thành huyền thoại khi “hạ gục” Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.

SAM-2 là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm cao được điều khiển bằng hệ thống radar 3 tác dụng. Năm 1960, SAM-2 trở nên nổi tiếng khi lần đầu tiên bắn rơi máy bay do thám U-2, niềm tự hào của Không quân Mỹ vào thời điểm đó, ở độ cao 20km thuộc không phận Liên Xô.

“Hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn”

Chương trình máy bay ném bom tầm xa có thể mang vũ khí hạt nhân của Mỹ vào thập niên 1950 với B-47, B-52 khiến giới lãnh đạo Liên Xô lúc ấy không thể không quan ngại.

Năm 1953, Liên Xô bắt đầu phát triển hệ thống tên lửa phòng không đất đối không SAM để thay thế pháo cao xạ từ Thế chiến 2 giờ không thể “chạm” tới B-47, B-52. Nhiệm vụ của chương trình là phát triển tên lửa có khả năng bắn hạ các loại máy bay ném bom tầm cao mà không có tính năng né tránh vũ khí của đối phương.

Với tiêu chí đó, SAM không cần đổi hướng liên tục, chỉ cần tốc độ và có khả năng vô hiệu hóa những biện pháp chống tên lửa của máy bay địch. SAM-2 lần đầu tiên “trình làng” trong lễ duyệt binh nhân ngày Quốc tế Lao động ở Moskva năm 1957.




http://nghiadx.blogspot.com
SAM-2 khai hỏa.


SAM-2 sử dụng radar cảnh báo sớm Spoon Rest với tầm hoạt động 275km. Radar này cung cấp thông tin sớm về máy bay địch và chuyển về radar thu nhận Fan Song.

Với tầm hoạt động 65km, Fan Song có nhiệm vụ xác định vị trí, cao độ và tốc độ của máy bay địch. Tên lửa dùng trong hệ thống SAM-2 là V-750 hai tầng, tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn, tầng động cơ chính sử dụng nhiên liệu lỏng để duy trì quỹ đạo bay.

Với tầm bắn khoảng 45km và độ cao lên đến 27km, được dẫn đường bằng tín hiệu radio, V-750 có thể hạ gục “pháo đài bay” B-52 bất cứ lúc nào.

Đầu đạn của SAM-2 là loại phân mảnh, nặng 195kg, chứa lượng thuốc nổ tương đương 200kg TNT và tốc độ bay đạt Mach 3. Cách mục tiêu 60m, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích hoạt và đầu đạn tự nổ. Khi đó, máy bay đối phương cùng lúc chịu sức ép cực mạnh của sóng xung kích và sức nóng ngàn độ của quả cầu lửa 12 nghìn mảnh đạn “bung” ra.

Điểm yếu của SAM-2 là nhiên liệu lỏng ở tầng 2, gồm 2 chất riêng biệt, rất độc hại và thường xuyên phải thay thế. Ngoài ra, radar Fan Song và Spoon cũng rất dễ bị vô hiệu hoá khi bị gây nhiễu mạnh.

Hệ thống SAM-2 được tổ chức theo cơ cấu trung đoàn với 3-4 tiểu đoàn hỏa lực và một tiểu đoàn kỹ thuật. Mỗi tiểu đoàn hỏa lực có 6 bệ phóng và 6 tên lửa thường trực, các radar sục sạo mục tiêu, radar ngắm bắn và radar điều khiển (kết hợp radar cảnh giới của trung đoàn)...

SAM-2 bắt đầu được triển khai ở Liên Xô từ năm 1957 và kết thúc vào giữa thập niên 1960 với khoảng 1.000 trận địa. Ngoài Liên Xô, SAM-2 cũng được triển khai ở Đông Âu như “chiếc ô” bảo vệ bầu trời cho tất cả các thành viên khối Warsaw.

Sau này, SAM-2 được bán, hoặc viện trợ cho các nước như Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Ai Cập, Syria và cuối cùng là Việt Nam.

Trước khi đến Việt Nam, bảng thành tích của SAM-2 được ghi nhận với những cái tên “tế thần”: 2 chiếc U-2 của Mỹ (bị bắn rơi ở Liên Xô và Cuba) và nhiều máy bay trinh sát RB-57 của Đài Loan (bị Trung Quốc bắn rơi).

Sức mạnh thần kỳ của "SAM Việt Nam"

Ngay trận đầu ra quân (24/7/1965), Tiểu đoàn 63 và 64 (Trung đoàn 236 - một trong hai trung đoàn SAM đầu tiên của QĐNDVN) đã bắn rơi 2 chiếc F-4C trên bầu trời Hà Tây, mở màn những chiến công vang dội của quân dân ta, và đẩy Không lực Mỹ lâm vào thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử. Đ

ể khống chế sức mạnh thần kỳ của SAM-2 và trí lực của quân đội ta, Mỹ đã nghiên cứu SAM-2 thu được từ cuộc chiến 6 ngày giữa Ai Cập-Syria với Israel ở bán đảo Sinai.

Sau đó, Mỹ đã chế ra máy phát nhiễu ALQ-71 nhằm vô hiệu hoá khả năng dẫn đường của radar, nhằm biến SAM-2 trở thành “trò chơi” của B.52.



http://nghiadx.blogspot.com
SAM-2 đã góp phần lập nên một Điện Biên Phủ trên không năm 1972.


Thế nhưng, sức sáng tạo Việt không chấp nhận lùi bước. Sau một số lần phóng tên lửa không trúng đích, hoặc không điều khiển được, các kỹ sư Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô nhận định: radar bị gây nhiễu.

Khi dùng biện pháp thu sóng cộng chụp ảnh, chúng ta đã phát hiện ra dải tần số, cường độ của loại nhiễu này, và khắc phục bằng phương pháp “át nhiễu” với việc nâng công suất sóng radar lên gấp 3 lần, đủ sức vượt qua cường độ nhiễu không chỉ của ALQ-71, mà cả những loại có công suất lớn hơn như ALQ-101, ALQ-107.

Từ 1965-1972, hệ thống radar của SAM-2 đã được cải tiến 4 lần với 40 nội dung kỹ thuật để bắt kịp cuộc chiến tranh điện tử của Không quân Mỹ. Đánh theo cách đánh của Việt Nam, ta đã sử dụng yếu tố bất ngờ, phục kích và lập ra các trận địa SAM-2 giả để đánh lừa Không quân Mỹ…

Với ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và sức sáng tạo của cả dân tộc, chúng ta đã biến “những cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông” mà phi công Mỹ vẫn được rao giảng thành nỗi khiếp đảm một thời.

Trong 8 năm (1965-1972), các đơn vị tên lửa SAM-2 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh 3.542 trận, bắn rơi 788 máy bay Mỹ, trong đó có 43 máy bay B-52. Việt Nam trở thành nước duy nhất trên thế giới sử dụng tên lửa SAM-2 tiêu diệt máy bay B-52 với một hiệu suất đáng nể 7,1 tên lửa/B-52.

Tạp chí “Không quân Mỹ” từng cay đắng thừa nhận: “B-52 đã được tung ra với số lượng lớn chưa từng có, để cuối cùng Tổng thống phải chấp nhận một kết cục bi thảm chưa từng thấy!"
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang