Indonesia sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10 với sự tham gia lần đầu tiên của Mỹ. Giới phân tích cho rằng điều này sẽ giúp ASEAN có thêm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để buộc Trung Quốc tuân thủ những cam kết ở Biển Đông. Ngay từ những năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) - một tuyên bố về cách hành xử ở Biển Đông, trong đó cả hai bên cam kết sẽ không dùng đến vũ lực. Hải quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Cuối năm ngoái, trong cuộc họp nhóm làm việc hỗn hợp Trung Quốc - ASEAN bàn về việc triển khai DOC, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã tuyên bố chính quyền Bắc Kinh và các nước ASEAN cam kết sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biển Biển Ðông. Thông cáo từ Bắc Kinh cho hay tất cả các bên tại cuộc họp này nhấn mạnh tầm quan trọng của DOC đồng thời cam kết biến Biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Nhưng ngay sau đó, Ðô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, nhận định rằng Trung Quốc đang xúc tiến triển khai hệ thống tên lửa “chống tàu sân bay”. Vị chỉ huy này cũng nhận định rằng Trung Quốc nhắm mục tiêu trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu bằng cách mở rộng ảnh hưởng ra “bên ngoài lãnh hải khu vực”, ngoài những vùng biển mà Bắc Kinh hiện đặt trọng tâm, trong đó có Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc cho rằng họ luôn tôn trọng hòa bình tại vùng Biển Đông, những động thái có tính khẳng định một cách mạnh mẽ chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực này khiến nhiều quốc gia trong khu vực e ngại. Nhận định về vai trò của ASEAN trong việc hòa giải các vụ tranh chấp lãnh thổ này, Giáo sư Carl Thayer thuộc Ðại Học New South Wales (Australia) - một chuyên gia nghiên cứu quân sự kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng, cho biết Indonesia, với tư cách là chủ tịch ASEAN đã có những bước đi chủ động. Theo ông, Indonesia sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10 tới với sự có tham gia lần đầu tiên của Mỹ. Điều này sẽ giúp ASEAN có thêm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, buộc Trung Quốc phải tuân thủ theo những ký kết của mình. Trong tuyên bố mới nhất từ Nhà trắng, Mỹ đã kêu gọi giải quyết các căng thẳng trên Biển Đông bằng giải pháp hòa bình. “Mỹ và cộng đồng quốc tế nói chung đều quan tâm đến việc duy trì an ninh hàng hải trong khu vực, để bảo đảm sự tự do lưu thông, phát triển kinh tế và tôn trọng công pháp quốc tế”, người phát ngôn Nhà trắng hôm 10/6 nói. Cuối tuần trước, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng đã cảnh báo là xung đột có thể bùng nổ trên Biển Đông, trừ phi các quốc gia tranh chấp chủ quyền thông qua một cơ chế giải quyết một cách hòa bình. Hải quân Mỹ cũng vừa triển khai tàu USS Chung-Hoon, một khu trục hạm có trang bị tên lửa, đến khu vực Biển Đông và Biển Sulu (tây nam Philippines ) trong tuần này để kiểm tra việc thực hiện quyền tự do lưu thông hàng hải tại các vùng biển này. Về mặt chính thức, theo thông báo của đại sứ quán Mỹ ở Manila, USS Chung-Hoon là một trong những chiến hạm của Hải quân Mỹ được mời tham gia cuộc tập trận thường niên Mỹ-Philippines trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng song phương. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Manila Harry Thomas Jr. vừa lên tiếng bảo đảm là Mỹ sẽ yểm trợ Philippines “chống lại mọi đe dọa đối với an ninh của nước này”. [Vitinfo news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Indonesia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Indonesia. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011
>> “ASEAN sẽ buộc Trung Quốc tuân thủ những cam kết về Biển Đông"
Nhãn:
asean,
Ðô đốc Robert Willard,
Giáo sư Carl Thayer,
Hải quân Trung Quốc,
Hải quân Việt Nam,
Hoàng Sa - Việt Nam,
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á,
Indonesia,
Trường Sa
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011
>>Tuyên bố Jakarta: Đường lưỡi bò không phù hợp
Hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" tại Jakarta (Indonesia) kết thúc chiều 31/5 đã ra Tuyên bố Jakarta. Tuyên bố Jakarta nhấn mạnh các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực, vì lợi ích chung của các nước ven biển và các nước liên quan. Các đại biểu nhất trí Biển Đông là vấn đề đa phương, từ việc duy trì hòa bình, ổn định cho đến đảm bảo tự do đi lại trên biển và triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký tháng 10/2002. Tuyên bố khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với "Đường 9 điểm" trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích Biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Tuyên bố cho rằng các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ và pháp lý ở Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC). Tuyên bố cho rằng việc hướng tới ký COC là nỗ lực chung của cả ASEAN và Trung Quốc, thể hiện bước tiến tích cực hướng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Không chỉ các nước trong khu vực mà cả các cường quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có vai trò hữu ích trong việc duy trì tình trạng hiện nay, cần tiếp tục ủng hộ DOC. ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục triển khai các bước tích cực trong vấn đề DOC, đẩy nhanh nỗ lực hướng tới COC và Ban Thư ký ASEAN có thể có quyền hạn lớn hơn trong thực thi quá trình hòa bình để giải quyết các xung đột, ASEAN cần trung thành với nguyên tắc thống nhất, đoàn kết và nhất trí trong việc phối hợp và phát triển vị thế chung của khối trong đối thoại với các đối tác liên quan đến các vấn đề Biển Đông và bắt đầu thảo luận về COC. Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối tác (ADMM +) cần được xem là diễn đàn quan trọng thúc đẩy cam kết mang tính xây dựng giữa ASEAN và các đối tác trong các vấn đề chiến lược, quốc phòng và an ninh tác động đến khu vực. Tại hội thảo, các học giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến từ Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Australia,... đã trình bày 13 tham luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến Biển Đông được dư luận các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm. Các diễn giả cũng trao đổi ý kiến, giải thích rõ hơn và trả lời các câu hỏi của các đại biểu. Bế mạc hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng lòng tin trong bối cảnh có những sự phụ thuộc toàn cầu và xung đột phức tạp hiện nay là đòi hỏi cấp thiết; theo tinh thần đó, việc xây dựng năng lực và lòng tin ở Biển Đông, cũng như thể chế hóa đối thoại về những vấn đề có khả năng gây bất đồng là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Mahapatra cũng nhấn mạnh hai vấn đề quan tâm hàng đầu tại Biển Đông là xu hướng hiện đại hóa lực lượng vũ trang thông thường có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này. Ông cho rằng cần xây dựng một cơ chế chung cho việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông và việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề là rất nguy hiểm. Hội thảo do Trung tâm Habibie của Indonesia và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức với sự tham dự của hơn 150 đại biểu. [BDV news] |
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
>> Hải quân Nga ‘dương oai’ ở Đông Nam Á
Một đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia. Trong số này có tàu săn ngầm lớn nhất thế giới là Đô đốc Panteleev và tàu cứu hộ "khủng" nhất thế giới Fotiy Krylov. Đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia. Đông Nam Á từ lâu là khu vực hợp tác chặt với Nga trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Ngay từ giai đoạn đấu tranh vũ trang vì độc lập dân tộc, nhiều quốc gia trong khu vực là đối tác tiếp nhận vũ khí Liên Xô như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia... Tình hình ngày nay cũng không khác trước là mấy. Học giả Nga Anatoly Voronin khẳng định: “Do các nước của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á duy trì chính sách đối ngoại tự chủ nên họ mua của Nga thiết bị hàng không, các phương tiện phòng không, quân trang phục vụ lực lượng bộ binh và hải quân. Hiệp hội là một trong những thị trường hứa hẹn nhất đối với các sản phẩm quốc phòng của Nga. Nga tiếp tục thúc đẩy hợp tác quân sự với Malaysia, Myanmar, Thái Lan và cả Singapore”. Tương lai là năng lượng Học giả Nga Anatoly Voronin nhận định, ASEAN là những nhà nhập siêu dầu mỏ và khí đốt. Sự phụ thuộc rất lớn của họ vào thị trường năng lượng toàn cầu sẽ không ngừng tăng cùng với tiến trình tăng trưởng kinh tế của họ. Tuy nhiên, việc phụ thuộc như trên là rất nguy hiểm bởi tình hình chính trị Trung Đông rất mất ổn định. Do đó, ASEAN ngày càng có nhu cầu đa dạng hóa thị trường năng lượng nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Đông. Và như một lẽ tất yếu, Hiệp hội ngày càng hướng sự chú ý của mình về phía Nga, cường quốc về sản xuất năng lượng với cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật vững chắc… Hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và thủy điện là những sự lựa chọn tốt bởi nó không chỉ đáp ứng được các yêu cầu an ninh, thương mại và còn giúp các nước ASEAN hạn chế khí thải nhà kính, giảm phụ thuộc vào việc vận tải dầu, khí đốt… trên biển bởi nhiều nước trong Hiệp hội chưa kiểm soát được hoàn toàn vấn đề an ninh, dễ bị hải quân nước ngoài, cướp biển, khủng bố… phá rối. Về phía Nga, đây là cơ hội lớn cho họ. Trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng khẳng định, Nga có lợi ích to lớn tại châu lục này. Nga tăng cường hợp tác với ASEAN. Tiềm năng to lớn Hiện, Nga và ASEAN có tiềm năng lớn về hợp tác kinh tế, năng lượng, quân sự và quan trọng hơn, cả hai đều muốn cộng tác với nhau. Học giả Anatoly Voronin, thành viên Hội đồng chuyên viên thuộc Hội đồng liên bang Nga nhận xét: “Các nước của Hiệp hội là một thị trường phong phú và năng động. Tổng trị giá sản phẩm của họ vượt quá 500 tỷ USD. Đã vậy, ASEAN còn ở ngã tư động giao thông thế giới: một phần ba khối lượng lưu thông thương mại, một nửa dòng chảy dầu mỏ thế giới… đi qua eo biển Malacca. Rõ ràng rằng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, ý nghĩa của khu vực sẽ chỉ tăng lên”. Tuy vậy, quan hệ kinh tế, thương mại Nga - ASEAN vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Thương mại giữa các quốc gia ASEAN và Nga chiếm dưới 0,5% tổng kim ngạch ngoại thương của hiệp hội. Trong năm 2009, trị giá các hợp đồng qua lại giữa đôi bên không vượt quá 7 tỷ USD. Trong khi đó, theo các chuyên gia Nga, trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN tới năm 2020 hoàn toàn có thể tăng tới 40-50 tỷ USD. Học giả Voronin tiếp tục nói: “Trong mặt này, sự hợp tác của Nga và Việt Nam mang tính tiêu biểu, tự tin chứng minh hiệu quả kinh tế cao đối với cả hai bên. Nhờ có sự hợp tác với Nga, Việt Nam hiện sở hữu một tổ hợp nhiên liệu - năng lượng hiện đại, là nguồn đóng góp lớn cho ngân sách. Chỉ riêng Liên doanh Vietsovpetro trong thời gian hoạt động tại Việt Nam khai thác khoảng 200 triệu tấn dầu, thúc đẩy Việt Nam hòa nhập vị trí các nước hàng đầu trong khu vực về sản xuất dầu mỏ". "Phía Nga cũng không hề chịu sự thiệt thòi. Ngân sách Nga nhận được khoảng 8 tỷ USD từ hoạt động liên doanh này. Và gần đây, Nga là đối tác được Việt Nam chọn lựa để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên", ông Voronin nói tiếp. [BDV news] |
Nhãn:
asean,
Điện hạt nhân,
Fotiy Krylov,
Hải quân Nga,
Hải quân Singapore,
Hạm đội Thái Bình Dương,
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN,
Indonesia,
Năng lượng sạch,
Panteleev
Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011
>> Việt Nam nhận 2 hệ thống Bastion/Yakhont và trang bị BrahMos cho Su-30MK2
Với Bastion và tên lửa Yakhont, Trường Sa trở thành mục tiêu khó gặm đối với Trung Quốc. Việt Nam có thể đã nhận được 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion dùng tên lửa Yakhont. Sau Việt Nam, Indonesia, Syria, Venezuela và Iran cũng muốn mua tên lửa này - Bản tin P2 của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga).
Ngày 21.5.2010, Việt Nam đã nhận được hệ thống đầu tiên trong số các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion sử dụng tên lửa Yakhont đã đặt mua. Chưa rõ đã diễn ra việc bàn giao chính thức hay chưa. Dư luận từ lâu đã bàn tán về việc cung cấp hệ thống Bastion cho Việt Nam. Những đồn đoán càng nhiều sau khi tạp chí Kanwa số tháng 12.2009 khẳng định hệ thống Bastion đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước cuối năm 2009. Qua những bàn tán đó, có thể phỏng đoán là việc chuyển giao cho đến nay chưa được thực hiện, nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian gần nhất vì dư luận cho rằng, Việt Nam đang hoặc đã chuẩn bị tới 7 khu vực triển khai các hệ thống này, trong đó dự đoán có 2 ở Hải Phòng. Tháng 12.2009, Kanwa dựa vào nguồn tin trong ngành công nghiệp Nga cho biết, Việt Nam từ năm 2009 sẽ bắt đầu nhận hệ thống tên lửa bờ biển trang bị tên lửa Yakhont và bình luận rằng, đây là lần đầu tiên biến thể triển khai trên bộ của Yakhont được xuất khẩu. Kanwa cũng nói rằng, dường như Indonesia đã mua một số tên lửa chống hạm Yakhont triển khai trên hạm để thử nghiệm, song không nêu rõ chi tiết. Theo Kanwa, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 6 tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (? ). Mỗi hệ thống được trang bị 1-2 radar phát hiện-điều khiển tên lửa ngoài đường chân trời Monolit-B. Radar này cũng có thể nhận các tín hiệu từ radar Mineral-ME và các trực thăng chỉ huy/báo động sớm Ка-31. Tạp chí này cũng cho hay, 8 máy bay tiêm kích Su-30МК2 dành cho hải quân mà Việt Nam đặt mua tháng 1.2009 cũng sẽ được trang bị tên lửa Yakhont do liên doanh Nga-Ấn BrahMos ASM sản xuất, mặc dù hợp đồng chính thức còn chưa được ký kết. Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam Xác nhận cho những đồn đoán này là bức ảnh chụp được ngày 21.5.2010 tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh chụp con tàu biển được cho là chở 6 xe chiến đấu của Bastion, tức là hệ thống Bastion đầu tiên. Bản thân các xe này cũng bị chụp ảnh cả ở cảng và trên đường di chuyển. Như vậy, P. 2 cho rằng, việc chuyển giao hệ thống Bastion đầu tiên đã diễn ra bởi vì Việt Nam thường không công bố thông tin về việc chính thức tiếp nhận vũ khí trang bị. Cần cho rằng, việc tiếp nhận này đã diễn ra hoặc sắp diễn ra trong vài ngày tới. Song một bức ảnh đăng trên mạng của Việt Nam vào cuối tháng 6.2010 cho thấy rằng, Việt Nam đã nhận được cả 2 hệ thống tên lửa chống hạm Bastion đặt mua của Nga. Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam Việt Nam cần Bastion làm gì? Kanwa cho rằng, các tên lửa chống hạm siêu âm nhập khẩu sẽ tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ bở biển của Việt Nam. Khi được triển khai ở gần các thành phố ven biển ở miền Bắc Việt Nam, ví dụ như Hải Phòng, hệ thống có thể phong tỏa căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Hiện chưa rõ là liệu các tên lửa chống hạm Yakhont mà Việt Nam mua có thể tiêu diệt các tàu chiến đang neo đậu ở cảng hay không, nhưng theo một công trình sư tên lửa chống hạm BrahMos, điều đó không phải là vấn đề. Để làm việc đó, chỉ cần sửa đổi phần mềm và chế độ làm việc của đầu tự dẫn bởi vì tên lửa đa năng BrahMos vốn có khả năng tấn công mọi mục tiêu tàu nổi neo đậu ở cảng. Đối với hải quân Trung Quốc, thông tin về việc Việt Nam mua Yakhont có nghĩa là các tàu sân bay và tàu nổi cỡ lớn đóng tại căn cứ Tam Á ở Hải Nam không còn được bảo vệ đủ vững chắc nữa. Nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga nói với Kanwa rằng, mặc dù Yakhont và BrahMos sử dụng các máy tính trên khoang và phần mềm khác nhau, nhưng Yakhont không nằm trong danh sách vũ khí được phép bán cho Trung Quốc. Hiện Hải quân Việt Nam đã có trong trang bị các hệ thống tên lửa bờ biển Redut và Rubezh, nay có thêm cả Bastion. Quần đảo Trường Sa đã trở thành khúc xương khó gặm đối với Trung Quốc. Lịch sử hợp đồng Bastion Tháng 8.1999, Phó Tổng giám đốc hãng NPO Mashinostroenie Viktor Tsarev đã thông báo với báo chí rằng, hãng của ông đã hoàn tất phát triển tên lửa chống hạm Yakhont và đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu với một nước ngoài. Tháng 1.2006, báo chí đưa tin, NPO Mashinostroenie vào đầu năm 2006 đã ký được hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, kèm theo 16 tên lửa và toàn bộ cơ sở hạ tầng. Việc cung cấp được ấn định vào năm 2007. Tháng 11.2006. Giám đốc Cơ quan Hợp tác KTQS Liên bang Nga Mikhail Dmitriev cho biết, hiệp định với Việt nam về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất tên lửa chống hạm Yakhonttrị giá khoảng 300 triệu USD đang được chuẩn bị. Tháng 8.2009, Tổng Giám đốc, Tổng công trình sư tập đoàn NPO MashinostroenieAleksandr Leonov tiết lộ với báo chí rằng, các nhà máy sản xuất Yakhont và BrahMos “đang làm việc hết công suất”. Theo ông, hàng năm có “nhiều chục quả tên lửa chống hạm Yakhont được sản xuất”. Tháng 8.2009, có tin Bastion đã thực hiện các cuộc bắn thử thành công và đang được chuẩn bị để chuyển sang Việt Nam. Tháng 9.2009, có tin khẳng định sự tồn tại của hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, nhưng phỏng đoán việc chuyển giao còn chưa được thực hiện. Tháng 10.2009, có tin nói rằng, Nga và Belarú bắt đầu chuyển giao 1 hoặc 2 hệ thống đã đặt mua vào năm 2005, đồng thời cũng nói rằng có cả các khách hàng khác, nhưng Việt Nam là khách hàng đầu tiên. Các hợp đồng khác mua Yakhont Tháng 5.2001, báo chí Nga dẫn nguồn tờ Times của Anh đưa tin về các cuộc đàm phán cung cấp Yakhont cho Iran trong chuyến thăm Nga của TT Iran Mahmoud Ahmadinejad. Tháng 10.2008, Tư lệnh Hải quân Indonesia tuyên bố rằng, “Hải quân Indonesia rất muốn mua bằng tiền mặt (không phải bằng tín dụng) các tên lửa chống hạm Yakhont. Trước đó, vào tháng 7.2008, có tin nói về chuyến thăm Moskva khẩn cấp của Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) do Nga có kế hoạch bán cho Indonesia các tên lửa chống hạm không được nêu tên, điều mà theo DRDO sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường của tên lửa BrahMos. Báo chí cho biết, các cuộc đàm phán với Indonesia cho đến thời điểm đó đã diễn ra được 3 năm. Tháng 10.2009, xuất hiện thông tin nói rằng, Indonesia đã nhận được một số lượng chưa xác định tên lửa Yakhont. Tháng 9.2009, có tin nói rằng, Venezuela có thể mua các hệ thống Bastion. Tháng 10.2009, báo chí Israel đưa tin nói rằng, Nga “đã đồng ý bán” cho Syria một lô tên lửa Yakhont trong khuôn khổ thỏa thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga tại quân cảng Tartus P. 2 cho rằng, việc cung cấp Yakhont cho Syria là rất có khả năng, còn cho Iran là cực kỳ khó xảy ra.
[Vietnamdefence. news]
|
Nhãn:
Bastion,
Hải quân mà Việt Nam,
Indonesia,
Nga-Ấn,
Tạp chí Kanwa,
tên lửa Yakhont,
Thành phố Hồ Chí Minh,
Tiêm kích Su-30МК2,
trung quốc,
Trường Sa,
việt nam
Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011
>> Thủ tướng Ôn Gia Bảo 'trấn an' Đông Nam Á
Malaysia và Indonesia là điểm đến trong chuyến thăm Đông Nam Á bốn ngày của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Đó có phải là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chọn hai nước làm đột phá khẩu, trấn an và mở rộng ảnh hưởng xuống Đông Nam Á?
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 27/4 lên đường thăm chính thức Malaysia và Indonesia. Đây là chuyến thăm Malaysia lần thứ 2 và là chuyến thăm Indonesia đầu tiên của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Sưởi ấm quan hệ sau 6 năm “xa cách” với Malaysia Là một trong những quốc gia Đông Nam Á sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Malaysia là trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm hữu nghị lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trung Quốc và Malaysia vốn có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak cũng từng thăm hữu nghị Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hai năm trước. Thủ tướng Ôn Gia Bảo (trái) trong cuộc hội đàm thân mật với người đồng nhiệm nước chủ nhà Malaysia Najib Tun Razak tối ngày 27/4. Trong cuộc hội đàm thân mật giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tặng người đồng nhiệm nước chủ nhà bức ảnh chụp chung của Chủ tịch Chu Ân Lai và cố Thủ tướng Razak (phụ thân của Thủ tướng đương nhiệm Najib), ghi giấu thời khắc hai quốc gia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Món quà ý nghĩa này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo được đánh giá là một hành động “khôn khéo”, góp phần “sưởi ấm” mối quan hệ ngoại giao với quốc gia Đông Nam Á này kể từ chuyến thăm hữu nghị tới Malaysia 6 năm trước. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồ Chính Dược khẳng định, mục đích chuyến thăm Malaysia lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là nhằm: “Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, củng cố lòng tin chiến lược, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, cơ sở hạ tầng, tài chính, khoa học kỹ thuật, tăng cường giao lưu thanh niên hai nước”. Theo Tân hoa xã, sau hội đàm, Thủ tướng hai nước chính thức ký kết một số văn kiện hợp tác cấp Chính phủ và doanh nghiệp về các lĩnh vực tài chính, thương mại, đầu tư, năng lượng, truyền thông. Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak cho rằng, những văn kiện hợp tác này là một bước đệm quan trọng để mở rộng hợp tác, đầu tư trên lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nhấn mạnh, Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc. Chính phủ nước này thông qua đề nghị đặt trụ sở đại diện của Ngân hàng nhà nước Malaysia tại Bắc Kinh, nhằm tăng cường giao dịch tiền tệ giữa hai nước. Giới truyền thông Mỹ nhận định, các thỏa thuận hợp tác song phương đạt được sau chuyến thăm lần này góp phần thúc đẩy chiến lược vươn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á dần trở thành hiện thực. Còn theo Jane's Defence của Anh, chuyến thăm hữu nghị lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là “nước cờ chiến lược”, nhằm củng cố niềm tin rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một mối đe dọa trực tiếp cho các quốc gia Đông Nam Á. Indonesia – mắt xích quan trọng trong chiến lược đối ngoại với ASEAN Sau chuyến thăm hữu nghị Malaysia, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tiếp tục chuyến công du hai ngày (từ ngày 29-30/4) tới đất nước Indonesia xinh đẹp, hội đàm với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono tại Thủ đô Jakarta. Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định: “Trung Quốc có ấn tượng rất tốt đối với Indonesia”. Ông cho biết, chuyến thăm lần này sẽ tập trung vào việc duy trì trao đổi cấp cao, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư, tăng cường hợp tác quốc phòng và trên biển, củng cố nền tảng hợp tác hữu nghị Trung Quốc-Indonesia. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (trái) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại ASEM năm 2008. Thủ tướng Ôn đặc biệt nhấn mạnh mục đích tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế, khu vực; bảo vệ lợi ích chung giữa hai nước. Hai bên sẽ ra tuyên bố chung và ký một loạt văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng sẽ tham dự Đối thoại thương mại Trung Quốc-Indonesia. Đây là chuyến thăm hữu nghị đầu tiên của Ôn Gia Bảo trên cương vị Thủ tướng tới Indonesia. Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia nhấn mạnh, mục đích chuyến thăm lần này nhằm chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, mở ra cục diện hợp tác mới, đôi bên cùng có lợi. Theo Tân hoa xã, với tiềm lực kinh tế lớn mạnh và ưu thế nổi bật trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, Indonesia sẽ là mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng cường hợp tác và vươn rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Còn theo Jane's Defence của Anh, chuyến thăm Indonesia lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn nhằm mục đích tăng cường hợp tác song phương trong vấn đề buôn bán vũ khí quân sự. Tuần báo này nhận định, mức độ ảnh hưởng về thương mại vũ khí của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Indonesia, Malaysia nói riêng còn khá mờ nhạt. Quân đội Indonesia chỉ chính thức đặt mua của Trung Quốc tên lửa chống hạm C-802 (tầm bắn 180 km); Malaysia đặt mua 16 hệ thống tên lửa phòng không vác vai FN -6 vào tháng 6/2009, tên lửa phòng không vác vai QW1 (hiện nay được trang bị cho Lục quân Malaysia) và tên lửa chống tăng HJ-8F. Malaysia và Indonesia vốn là hai nước phụ thuộc lớn vào vũ khí nhập khẩu từ Mỹ và Nga. Tuy những năm gần đây, hai nước này cũng bắt đầu “để mắt” tới nguồn cung vũ khí của Trung Quốc, song tâm lý lo ngại sẽ vấp phải những phản ứng gay gắt của phương Tây vẫn còn tồn tại. Jane's Defence tiết lộ, tuy không công khai trước truyền thông, song chuyến thăm chiến lược hai nước Đông Nam Á lần này ngoài những mục tiêu hợp tác kinh tế, thương mại; còn là bước đệm quan trọng để Bắc Kinh tăng cường uy tín và mở rộng thị trường vũ khí tới hai nước này, nhằm tạo ra một phản ứng dây chuyền trong toàn khu vực Đông Nam Á.
[BDV news]
|
Nhãn:
asean,
biển đông,
đông nam á,
Hải quân Indonesia,
Hải quân Trung Quốc,
Indonesia,
Jane's Defence,
Malaysia,
Thủ tướng Ôn Gia Bảo,
viet nam
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011
>> Đoàn quân sự Việt Nam dự ADSOM và ADSOM+
TTXVN ngày 30/4 đưa tin: Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN (ADSOM) và Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+).
Hai hội nghị diễn ra tại thành phố Yogyakarta của Indonesia từ ngày 27 đến ngày 29/4. Đây là hai hội nghị quan chức quốc phòng ASEAN đầu tiên được tổ chức để triển khai các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ nhất, được tổ chức tại Việt Nam hồi tháng 10 năm ngoái. Tham dự hội nghị có các thứ trưởng, thư ký thường trực Quốc phòng các nước ASEAN và tám nước đối tác đối thoại của ASEAN gồm Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có bài phát biểu tập trung vào Chương trình hành động ba năm (2011-2013) của ADMM, trong đó nhấn mạnh đến các thách thức an ninh đang nổi lên ở khu vực, như xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia, an ninh môi trường và tài nguyên nước trong khu vực. Trung tướng nhấn mạnh vấn đề an ninh trên Biển Đông không chỉ tác động, ảnh hưởng đến lợi ích các nước trực tiếp liên quan mà còn tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia khác có lợi ích trong khu vực. Trung tướng tái khẳng định cần giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); đồng thời cho rằng các bên cần phải tích cực và có trách nhiệm xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử khu vực ở Biển Đông (COC). ảnh minh họa Cũng theo Trung tướng, các nước ASEAN có trách nhiệm yêu cầu Thái Lan và Campuchia ngừng bắn, sớm quay lại đàm phán để giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Trung tướng đề nghị Indonesia tích cực hơn nữa trong vai trò trung gian hòa giải theo sự ủy quyền của Liên hợp quốc và quyết định của Ngoại trưởng các nước ASEAN ngày 22/4 vừa qua. Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có các cuộc gặp song phương với một số đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… để trao đổi về các vấn đề hợp tác quốc phòng-quân sự song phương và đa phương trong thời gian tới. Bên lề hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tới chào xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia. Thứ trưởng khẳng định Việt Nam hết sức ủng hộ Indonesia hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2011 cũng như trong việc duy trì động lực hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác trong những năm tiếp theo. Thứ trưởng cũng đề xuất một số biện pháp xử lý nhân đạo đối với các ngư dân bị bắt giữ do xâm phạm chủ quyền lãnh hải các nước trong khu vực. Tại Hội nghị ADSOM, các quan chức quốc phòng ASEAN đã đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hoạt động 3 năm của ADMM (2008-2010); thảo luận các tài liệu, nội dung và chương trình nghị sự cho Hội nghị ADMM-5 (gồm Dự thảo Tuyên bố chung, Chương trình hành động 2011-2013, Tài liệu khái niệm về thiết lập Mạng lưới các Trung tâm gìn giữ hòa bình ASEAN; Tài liệu khái niệm về hợp tác công nghiệp quốc phòng ASEAN và Chương trình nghị sự của Hội nghị ADMM-5). Tại Hội nghị ADSOM+, trưởng đoàn các nước đã tập trung thảo luận và thông qua các tài liệu khái niệm thiết lập các nhóm chuyên gia (EWG); thông qua tài liệu khái niệm và đồng thuận quyết định thiết lập 5 nhóm chuyên gia theo 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên đã được thông qua tại ADMM+ lần thứ nhất tại Việt Nam, gồm hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; an ninh biển; chống khủng bố; quân y và gìn giữ hòa bình.
[BDV news]
|
Nhãn:
ADSOM,
An ninh biển,
asean,
Chống khủng bố,
COC,
Hội nghị ADMM-5,
hội nghị ADSOM+,
Indonesia,
nguyễn chí vịnh,
Thành phố Yogyakarta,
việt nam
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011
>> Liên Hợp Quốc kêu gọi Thái - Campuchia ngừng bắn
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đang kêu gọi Campuchia và Thái Lan tuyên bố ngừng bắn, sau khi 10 binh sĩ của hai bên thiệt mạng trong hai ngày giao tranh dữ dội vừa qua.
Binh sĩ Campuchia gần khu vực biên giới tranh chấp với Thái Lan. Ảnh: AFP Ông Ban cho rằng tranh chấp biên giới giữa hai nước Đông Nam Á này sẽ không thể giải quyết được bằng quân sự và hai bên cần phải đi đến đối thoại một cách thực sự. BBC dẫn lời phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Martin Nesirky cho biết thêm: "Tổng thư ký kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa và có các biện pháp ngay lập tức để thực hiện một lệnh ngừng bắn hiệu quả". Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN và nỗ lực làm trung gian cho một thoả thuận hoà bình lâu dài giữa Campuchia và Thái Lan, trước đó cũng kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức để chấm dứt bạo lực. Các cuộc giao tranh đẫm máu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan nổ ra tại khu vực phía tây ngôi đền tranh chấp ở biên giới Preah Vihear từ hôm thứ sáu. Hai bên đều đổ lỗi cho nhau đã châm ngòi cho vụ đọ súng và pháo khiến mỗi bên tổn thất 3 binh sĩ này. Sang thứ bảy, giao tranh bằng súng và pháo vẫn tiếp diễn khiến thêm một binh sĩ Thái Lan và 3 binh sĩ Campuchia thiệt mạng, nâng tổng số người chết trong hai ngày đụng độ lên con số 10. Hiện trường giao tranh cũng là nơi từng xảy ra đọ súng gây thương vong hồi tháng hai vừa qua. Sau căng thẳng hồi tháng hai, một lệnh ngừng bắn không chính thức được áp dụng tại khu vực gần ngôi đền 900 tuổi Preah Vihear. Tuy nhiên việc duy trì hoà bình tại vùng biên giới tranh chấp này khó thực hiện do binh sĩ hai bên đóng quá gần nhau. Hàng nghìn người địa phương của cả hai bên phải rời bỏ nhà cửa do căng thẳng.
[Vnexpress news]
|
Nhãn:
asean,
bbc,
Biên giới lãnh thổ,
campuchia,
đông nam á,
Indonesia,
Preah Vihear,
Thái Lan,
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon,
việt nam,
xung đột chính trị
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
>> Indonesia và Hàn Quốc cam kết phát triển KF-X
[BDV news] Chương trình hợp tác phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X giữa Indonesia và Hàn Quốc sẽ được ký kết trong tháng 4/2011.
Hàn Quốc và Indonesia đã ký một bản dự thảo xác định danh mục các chương trình mà hai quốc gia sẽ thực hiện trong vòng 10 năm để phát triển tiêm kích KF-X. Bản dự thảo này được ký vào ngày 13/3/2011 trong chuyến thăm Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân đội Hàn Quốc. Đây là kết quả của biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một máy bay tiêm kích chung giữa Hàn Quốc và Indonesia vào tháng 7/2010. Hợp đồng chính thức cho chương trình phát triển tiêm kích chung này sẽ được ký kết trong tháng 4/2011 với các điều khoản chi tiết cho việc hợp tác phát triển tiêm kích KF-X. Hình mẫu khí động học của tiêm kích KF-X. Theo một báo cáo cho biết, Indonesia đã đồng ý tài trợ 20% kinh phí cho chương trình. Phía Hàn Quốc sẽ tài trợ 60% kinh phí, hai chính phủ đang hy vọng rằng phần kinh phí còn lại sẽ được tài trợ bởi các nhà thầu trong và ngoài nước quan tâm đến dự án. Tổng kinh phí cho chương trình phát triển bản thiết kế khí động học, đánh giá tính năng cùng với sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm là 4,1 tỷ USD. Tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình phát triển vào khoảng 8 tỷ USD. Hàn Quốc đã theo đuổi chương trình phát triển tiêm kích KF-X từ năm 2001, nhằm phát triển một máy bay tiêm kích hiện đại. Máy bay mới được kỳ vọng sẽ có được các đặc tính hiện đại như Rafale của Pháp, hay EF-2000 Typhoon của Châu Âu, thậm chí là có thể so sánh với F-35 Lighting II của Mỹ. KF-X sẽ có khả năng mang vũ khí bên trong khoang để tăng khả năng tàng hình, bên cạnh đó còn có thể mang các vũ khí ở ngoài thân. Dự kiến nguyên mẫu KF-X sẽ được trình làng vào năm 2020, tổng số lượng đặt hàng cho cả hai bên Hàn Quốc và Indonesia vào khoảng 120 chiếc, và có thể nhiều hơn tùy thuộc vào năng lực của máy bay. Thông tin chi tiết về thỏa thuận không được tiết lộ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, công ty hàng không vũ trụ Dirgantara Indonesia sẽ là nhà thầu chính phía Indonesia cho chương trình phát triển này. Nhiều khả năng đây cũng sẽ là cơ sở thiết kế và sản xuất chính cho chương trình tiêm kích KF-X. Phía Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ có sự tham gia chính của Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Thỗ Nhĩ Kỳ đang xem xét tham gia vào chương trình KF-X. |
Nhãn:
Châu Âu,
EF-2000 Typhoon,
F-35 Lighting II,
Hàn Quốc,
Indonesia,
Không quân Hàn Quốc,
Không quân Indonesia,
Mỹ,
Thỗ Nhĩ Kỳ,
Tiêm kích thế hệ mới KF-X,
USA
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
>> Sức mạnh Không quân Indonesia
[BDV news] Indonesia đang bắt đầu khôi phục lại các lực lượng vũ trang vốn danh tiếng một thời.
Trong kế hoạch “khoác cho quân đội bộ áo mới”, bước đầu giới chức Indonesia tập trung khôi phục lại lực lượng không quân với khoản kinh phí lên đến 150.000 tỷ rupi cho kế hoạch 5 năm tới. Đồng thời, Indonesia không ngần ngại tuyên bố sẽ tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự trên không để nâng cao khả năng tác chiến. Để thực hiện kế hoạch khôi phục sức mạnh cho không quân, Indonesia dự định sẽ mua sắm các loại máy bay mới, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự của các nước châu Âu, Mỹ và Nga. Sau đỉnh cao là khủng hoảng Không quân Indonesia được thành lập từ năm 1946, tiền thân là một quân chủng với số lượng nhân sự và sức mạnh khá khiêm tốn. Đầu những năm 1960, dù đảng Cộng sản Indonesia không nắm quyền, nhưng vẫn có một uy tín chính trị tương đối cao và ảnh hưởng lớn đến chính sách quốc phòng. Dựa vào đó, Indonesia đã tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc và Nga. Nhờ vậy, Indonesia đã đầu tư sức mạnh cho lực lượng không quân của mình. MiG-17 trong biên chế Không quân Indonesia. Cụ thể, năm 1961, Indonesia trở thành khách hàng thứ hai của Liên Xô mua máy bay ném bom Tu-16. Ngoài ra, Indonesia tích cực mua sắm các loại máy bay hiện đại khi đó, như MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21, Il-28, An-12, La-11 và trực thăng Mi-4, Mi-6... Các loại máy bay này được sử dụng trong khoảng thời gian khá lâu cùng thời với với Ту-2, B-25 Mitchel, A-26 Invader, P-51 Mustang, C-47 Dakota. Với sức mạnh tiềm năng khá lớn (hơn 400 máy bay và trực thăng), đến cuối năm 1965, không quân Indonesia đã trở thành lưc lượng không quân có uy lực mạnh nhất ở nam bán cầu. Tuy nhiên, thời kỳ hưng thịnh đã nhanh chóng lụi tàn vào năm 1966, khi Thiếu tướng Khadzi Mukhammed Sukharto lên nắm quyền, làm đóng băng quan hệ của Indonesia với các nước thuộc phe XHCN. Điều này khiến các lực lượng vũ trang mất đi khả năng mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật và thiết bị phụ trợ mới. Đầu những năm 1970, Không quân Indonesia tuyên bố, chỉ 20% máy bay trong trang bị có thể thực hiện các chuyến bay, số còn lại đã không thể hoạt động và cần phải sửa chữa. Năm 1970, tất cả các loại máy bay MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21 và Tu-16, muộn hơn nữa là B-25 và P-51 bị loại khỏi biên chế. Những "chiến binh" tạo nên đỉnh cao sức mạnh một thời của Không quân Indonesia lần lượt bị loại khỏi biên chế. Trong ảnh là máy bay ném bom Tu-16 của Không quân Indonesia. Trên thực tế, trong thời gian hàng chục năm, Không quân Indonesia được liệt vào loại kém nhất trong khu vực. Tình hình có vẻ được cải thiện đôi chút vào cuối những năm 1970 khi Austrailia chuyển giao cho Indonesia một vài máy bay tiêm kích F-86 Sabre. Sau đó, Indonesia đã “tậu” được của Anh các máy bay huấn luyện chiến đấu BAE Hawk Mk.53. Cuối những năm 1980, không quân nước này đã mua của Mỹ và Israel các máy bay tấn công A-4 Skyhawk và máy bay tiêm kích F-5E/F Tiger II. Năm 1989, Indonesia mua thêm của Mỹ 12 máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon. Indonesia đã tổ chức nhiều vụ thầu cung cấp máy bay chiến đấu và vận tải. Cụ thể, không quân nước này có kế hoạch sở hữu 60 máy bay tiêm kích F-16, 24 Su-30KI và một vài BAE Hawk. Nhưng kế hoạch này ngay lập tức đã bị tiêu tan vào năm 1992 khi Mỹ tuyên bố cắt đứt hợp tác quân sự với Indonesia với lý do Indonesia đã tiến hành các hoạt động quân sự tại Đông Timor, tây Papua và Achekh. Sau Mỹ, nhiều nước châu Âu đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự với nước này. Cùng với lệnh cấm vận, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tước đi hoàn toàn khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia. Chính vì vậy, không quân Indonesia lâm vào khủng hoảng, yếu kém. Hiện nay, trong trang bị của không quân có 330 máy bay và trực thăng huấn luyện, huấn luyện - chiến đấu, chiến đấu, vận tải. Trong số các loai máy bay trên, theo các đánh giá khác nhau, chỉ có 150-260 có thể hoàn thành các chuyến bay. Và tất cả các loại máy bay này cần sửa chữa và hiện đại hoá. “Vươn vai thức giấc” mạnh mẽ Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi lệnh cấm vận vũ khí cho nước này. Nhờ vậy, Không quân Indonesia có những bước khởi sắc. Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, trong trang bị của Không quân Indonesia chỉ còn 194 máy bay và trực thăng có thể cất cánh (1). Vào tháng 3/2011, Tư lệnh không quân Indonesia, Imam Sufaat tuyên bố, không quân cần tăng số lượng các trang thiết bị kỹ thuật, bởi trong 5 năm tới đất nước sẽ tiến hành nhiều chiến dịch quân sự. Theo kế hoạch này, không loại trừ khả năng Indonesia sẽ tiếp tục tham gia các chiến dịch hoà bình của Liên Hợp Quốc (2). Với kế hoạch phát triển không quân trong 5 năm tới, Indonesia dự định chi khoản ngân sách 150.000 tỷ rupi, tương đương 17 tỷ USD. 2/3 số tiền trên sẽ lấy từ ngân sách quốc gia, số còn lại Bộ Quốc phòng sẽ nhận dưới dạng thanh toán tín dụng. Không quân Indonesia ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác quốc phòng. Với số tiền này, Indonesia sẽ mua các máy bay tiêm kích mới, máy bay vận tải quân sự, trực thăng tìm kiếm cứu hộ và hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật hàng không hiện có trong trang bị. Không quân nước này dự định hiện đại hoá 4 Su-27SK và Su-30MK biến thể SKM và MK2, 10 máy bay tiêm kích F-16A/B, tiến hành đại tu 15 máy bay tiêm kích F-15E. Tháng 1/2011, Indonesia đã ký hợp đồng với công ty Arinc Engineering của Mỹ hiện đại hoá 5 máy bay vận tải quân sự C-130B. Dự kiến, các máy bay này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không mới và vỏ khác, chuyển giao cho không quân Indonesia trong thời gian 3 năm tới. Ngoài ra, không quân Indonesia đang xem xét khả năng mua đến 6 máy bay vận tải quân sự C-27J Spartan hoặc Casa CN-295. Dự kiến, việc mua sắm máy bay sẽ được thực hiện trong khuôn khổ đấu thầu. Ngày 21/3/2011, theo thông báo, Công ty hàng không Indonesia Garuda đã bán cho không quân nước này 2 máy bay vận tải đã qua sử dụng B737-400. Không quân sẽ sử dụng để vận chuyển quân đổ bộ. Không quân Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ thời gian gần đây. Trong ảnh là một phi đội F-16 trong biên chế Không quân Indonesia. Hiện nay, Indonesia tiến hành đàm phán với Mỹ mua 24 máy bay tiêm kích đã qua sử dụng F-16A/B Block 25. Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó đã đề xuất viện trợ miễn phí cho Indonesia các máy bay này với điều kiện sau khi nhận được máy bay nước này, Indonesia phải thuê các công ty Mỹ sửa chữa và hiện đại hoá.Indonesia đã thông qua đề xuất của Mỹ và tuyên bố rằng, việc hiện đại hoá các máy bay Mỹ “cho không” sẽ rẻ hơn mua 6 chiếc F-16C/D Block 52 mới như dự kiến. Ngoài ra, Indonesia đã gửi yêu cầu không chính thức đến Anh để mua 24 máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon. Nếu đề xuất này được chính phủ Anh tán thành thì tổng giá trị của hợp đồng sẽ lên tới 5 tỷ bảng, tương đương 8,1 tỷ USD. Để thực hiện kế hoạch hiện đại hoá không quân, ngoài những đối tác trên, Indonesia còn đặc biệt quan tâm đến nhà cung cấp truyền thống – Nga. Indonesia nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-30MK của Nga. Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố trong 10 năm tới sẽ mua 180 máy bay tiêm kích Sukhoi để thành lập 10 phi đội bay. Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2. Trong tương lai, máy bay tiêm kích của Nga sẽ là lực lượng nòng cốt trong thành phần máy bay chiến đấu của không quân Indonesia. Tháng 6/2010, Indonesia đã ký thoả thuận tham gia dự án chung với Hàn Quốc chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình KF-X thế hệ "4++". KF-X thế hệ "4++" sẽ được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình và theo sự mô tả kỹ thuật, nó có khả năng vượt trội so với máy bay Rafale và Typhoon, tuy nhiên không thể sánh được với tiêm kích F-22 Raptor và F-35 Lightning II. Với việc tham gia dự án chung với Hàn Quốc, không quân Indonesia dự định sẽ sở hữu 50 máy bay tiêm kích KF-X. (1) Cụ thể là các loại máy bay tiêm kích F-16A, Hawk Mk.209, Mirage 2000, Su—27SK/SKM, Su-30МК/МК2, máy bay tấn công OV-10 Bronco, máy bay tuần tiễu B737MPA, CN-235MPA, máy bay tiếp dầu KC-130B, máy bay vận tải C-130B/H/L-100 Hercules, C-212 Aviocar, Casa CN-235, Fokker F-27 Friendship, Pilatus PC-6 Porter, trực thăng tấn công đa năng AS332 Super Puma, Bell 412, EC725 Super Cougar và SA330 Puma. Ngoài ra, không quân nước này còn trang bị máy bay trực thăng huấn luyện EC120B Colibri, máy bay SF.260, F-16B, Hawk Mk.53, Hawk Mk.109, KT-1 Ungbi và T-34 Mentor. (2) Trước đó, với tư cách là thành viên, Indonesia đã tham gia các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại nước Cộng hoà Dân chủ Congo, Lebanon, chiến dịch thứ nhất và thứ hai tại Somali, Bosnia và Campuchia. Ngoài ra, quân đội nước này còn tham gia chế áp du kích tại Tây Papua. |
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011
>> Mỹ cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam
[BDV news] Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt M. Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam cũng như các quốc gia đang lớn mạnh khác tại châu Á-Thái Bình Dương.
Trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện, ông Campbell trình bày chiến lược của chính quyền Tổng thống Obama nhằm can dự vào châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được coi là tạo ra những cơ hội lớn cho nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, kể cả việc mở rộng thị trường cũng như hình thành các mối quan hệ đối tác chiến lược mới. Ông Campbell đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ (bên cạnh Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore và Ấn Độ). Ông khẳng định Việt Nam là một trong 8 đối tác đang tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ và trong các cuộc gặp tại Hà Nội vào năm ngoái, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thỏa thuận sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương thành mối quan hệ đối tác chiến lược. Ông Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết, chính quyền ông Obama cam kết thúc đẩy can dự tại các tổ chức đa phương thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Ngoại trưởng Clinton coi là "điểm tựa cho kiến trúc đang nổi lên của khu vực, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF). Theo ông Campbell, trong năm nay, Tổng thống Obama sẽ dự EAS tại Indonesia và tập trung vào các bước đi mà tổ chức này thực hiện để thúc đẩy an ninh biển tại khu vực, tăng cường năng lực của các nước trong việc đối phó với các thảm họa thiên nhiên và nhân đạo cũng như việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ làm việc với ASEAN để xác định các biện pháp mà Washington có thể hỗ trợ tổ chức này trong việc thực hiện Kế hoạch hành động. Tổng thống Mỹ cũng sẽ đồng chủ trì hội nghị cấp cao Mỹ- ASEAN. Ông Campbell cho biết, Mỹ đang tiến hành chương trình ba điểm nhằm can dự thành công vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Hàn Quốc, đạt tiến bộ quan trọng trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và tổ chức thành công APEC. |
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011
>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á
Tên lửa hành trình diệt hạm là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống hạm trên biển.
Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II. Phương thức dẫn đường của dòng Exocet giống nhau. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa sẽ ổn định hướng tới mục tiêu cùng với độ cao bay phù hợp (vừa đủ để tránh bị đối phương phát hiện, vừa đủ để đầu dò radar chủ động bám bắt mục tiêu). Ở pha giữa, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính cho phép bay lướt theo quỹ đạo nhắm tới mục tiêu. Radar chủ động tự dẫn ở pha cuối. Ba biến thể Exocet được dùng ở Đông Nam Á là MM-38, MM-40 Block II và SM-39. Trong đó: - Tên lửa hành trình đối hạm MM-38 có tầm bắn 40km trang bị cho các tàu cao tốc lớp Perdana (hải quân Malaysia); tàu cao tốc lớp Rajcharit (hải quân Thái Lan); tàu tuần tra mang tên lửa lớp Waspada (hải quân Brunei). - Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho khinh hạm lớp Lekiu (hải quân Malaysia); hộ vệ hạm lớp Kapitan Patimura (hải quân Indonesia); hộ vệ hạm lớp Nakhodam Ragam (hải quân Brunei). - Tên lửa đối hạm SM-39 trang bị cho các tàu ngầm Scorpene của hải quân Malaysia. Biến thể này đặt trong công te nơ bảo quản, có thể được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. Sau khi rời khỏi mặt nước ở độ cao 30m, tên lửa “tách vỏ” bay tới mục tiêu. SM-39 có tầm bắn ngắn 50 km. Boeing Harpoon Harpoon là tên hiệu của loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn do tập đoàn Boeing (Mỹ) phát triển. Harpoon có ba biến thể chính là: AGM-84 (phóng từ trên máy bay), RGM-84 (phóng từ chiến hạm nổi), UGM-84 (phóng từ tàu ngầm). Trong đó, RGM-84 được sử dụng khá nhiều cho các tàu chiến của hải quân các nước Đông Nam Á. RGM-84 trang bị cho các hai khinh hạm lớp Knox của hải quân Thái Lan, khinh hạm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lớp Formidable của Singapore, khinh hạm Van Speijk của Indonesia. Biến thể RGM-84 Harpoon có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 682kg. Nó được bắn từ hệ thống ống phóng Mk 131, Mk 10 hoặc Mk 112 (thường để bắn tên lửa chống ngầm RUR 5 ASROC). Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon. Tên lửa UGM-84 phóng từ tàu ngầm. RGM-84 trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính tên lửa dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) sẽ hướng dẫn tên lửa trong pha giữa, radar chủ động sẽ hoạt động ở pha cuối. RGM-84 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg, tầm bắn xa 130km. Phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84 chỉ có duy nhất tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia sử dụng. Đặc điểm tính năng biến thể này hoàn toàn tương tự RGM-84, loại tên lửa này sẽ được phóng qua máy bắn ngư lôi. Tên lửa chống hạm từ nước Nga Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình. Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg. Hộ vệ hạm Project 1241.1 phóng tên lửa P-15M. Tên lửa Kh-35 Uran (NATO gọi là SS-N-25) trang bị tàu hộ vệ project 1241.8 và khinh hạm Gepard 3.9. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi. Uran dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg. Hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối. Tên lửa trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa có tầm bắn 130kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg. Tương lai không xa, một cái tên danh tiếng nữa trong đại gia đình tên lửa diệt hạm Nga có thể xuất hiện ở Đông Nam Á là hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg). SS-N-27 theo thiết kế của Nga sẽ trang bị trên các tàu ngầm tiến công lớp Kilo. Hải quân Việt Nam và Indonesia đã đặt mua một số tàu ngầm Kilo Type 636. Tên lửa chống hạm từ Trung Quốc Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều mẫu tên lửa hành trình chống hạm, tuy nhiên thiết kế duy nhất được sử dụng nhiều ở Đông Nam Á là loại C-802 (tên gọi phiên bản xuất khẩu của YJ-82). C-802 có mặt nhiều nhất trong thành phần trang bị chiến hạm của hải quân Myanmar. Cụ thể, C-802 được vũ trang cho khinh hạm chủ lực lớp Azung Zeya, hộ vệ hạm lớp Nawarat, tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin (Type 037IG) cùng một số tàu cỡ nhỏ khác. Ngoài ra, hải quân Indonesia cũng lựa chọn trang bị cho tàu cao tốc FPB-57 Nav V. Hải quân Thái Lan ký hợp đồng với phía Trung Quốc mua C-802 cho các khinh hạm lớp Phraya. Tên lửa C-802 rời bệ phóng. Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực. C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu. Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg. Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%. Một số loại khác Ít tiếng hơn so với các thiết kế Harpoon, Exocet, P-15M, Kh-35 Uran E, C-802 còn có 2 loại tên lửa tới từ Italia và Israel. Hộ vệ hạm Laksamana của hải quân Malaysia trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Otomat MkII. Tên lửa do tập đoàn Oto Melara Italia và Matra Pháp hợp tác chế tạo. Otomat Mk II được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính và radar chủ động. Tên lửa diệt hạm Otomat MkII. Nếu so với các loại tên lửa chống hạm trang bị trên tàu chiến nổi ở Đông Nam Á, thì Otomat MKII là tên lửa có tầm bắn xa nhất lên tới 180km. Một vài tàu cao tốc tên lửa của Thái Lan lại trang bị tên lửa chống hạm tầm ngắn Gabriel của Israel. Gabriel có hai biến thể chính là: Mk I (tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 430kg), Mk II (tầm bắn 36km, đầu đạn 522kg). Không rõ tàu Thái Lan trang bị phiên bản nào. |
Nhãn:
Boeing Harpoon,
Brunei,
đông nam á,
Indonesia,
Kilo Type 636,
Malaysia,
MBDA Exocet,
MM-38,
MM-40 Block II Exocet,
Singapore,
tên lửa,
Tên lửa chống hạm siêu âm,
Thái Lan,
việt nam
Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011
>> Su-35BM, ngôi sao trên bầu trời
Là máy bay tiêm kích (MBTK) thế hệ 4++, nhưng Su-35BM được coi là đối thủ tiềm tàng, thách thức các MBTK thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ, trong khi đơn giá chỉ bằng 1/3 (30-38 triệu USD).
Su-35BM có hình dáng tương tự Su-27 nhưng có nhiều tính năng ưu việt hơn. Hệ thống điều khiển vũ khí cho phép Su-35 sử dụng hầu hết các loại vũ khí của Không quân Nga, trừ bom và tên lửa hạng nặng dành riêng cho máy bay ném bom chiến lược. Cốt lõi của hệ thống điều khiển hoả lực của Su-35BM là radar mới với antenna mạng pha thụ động sóng cm (băng X) quét tia bằng điện tử Irbis-E, có thể phát hiện, bám và xác định toạ độ của các mục tiêu trên không, mặt đất, mặt nước trong mọi thời tiết. Hệ thống điều khiển hoả lực và Irbis-E có thể phát hiện, bám tới 30 mục tiêu bay, trong khi vẫn giám sát không trung, bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó hoặc 4 mục tiêu mặt đất; phát hiện, lọc, bám đến 4 mục tiêu mặt đất/mặt nước ở chế độ tạo bản đồ ở cự ly đến 400 km trong khi vẫn giám sát không trung và bắt mục tiêu bay nên rất lợi hại khi tác chiến chống tàu nổi được yểm trợ từ trên không. Với Irbis-E, Su-35BM có thể đối phó với F-22 Raptor trong những điều kiện nhất định. Một đặc trưng khác của MBTK thế hệ 5 trên Su-35BM là động cơ 117S có điều khiển vector lực đẩy. Đây là kiểu hiện đại hoá sâu của động cơ AL-31F, có sử dụng các công nghệ thế hệ 5, giúp máy bay có khả năng “siêu cơ động”, thậm chí sức cơ động có thể hơn cả F-22 vì động cơ của F-22 chỉ có thể di chuyển lên/xuống, còn 117S có thể di chuyển lên/xuống và phải/trái. Động cơ 117S của Su-35BM có điều khiển vectơ lực đẩy. Với trọng lượng và ở dải tốc độ - độ cao nhất định, Su-35BM có thể bay “siêu hành trình” (bay siêu âm mà không dùng chế độ tăng lực). Khả năng bay dài ở chế độ siêu âm là một dấu hiệu đặc trưng của MBTK thế hệ 5. Hiện chỉ có 2 máy bay sản xuất loạt có thể bay “siêu hành trình” là MiG-31 Foxhound và F-22A Raptor. Hệ thống vũ khí tầm xa đáng gờm Su-35 mang tối đa được 8.000 kg tải trọng chiến đấu lắp trên 12 điểm treo. Ngoài các vũ khí như ở Su-30МК, Su-35 còn được trang bị các loại vũ khí không-đối-không, không-đối-đất có điều khiển mới, kể cả các loại tầm xa. Thành phần vũ khí có điều khiển không- đối- không gồm: các tên lửa không-đối-không tầm trung tự dẫn radar chủ động, bán chủ động: R-27ER1 (8 quả), R-27ET1 và R-27EP1 (mỗi loại 4 quả), RVV-АЕ/R-77 (đến 12 quả, kể cả ụ treo kép lắp 4 tên lửa dưới thân), tên lửa tự dẫn hồng ngoại tầm gần R-73E (6 quả) (tổng cộng 34 tên lửa) và 5 tên lửa tầm siêu xa mới như K-100-1 có tầm bắn khủng khiếp... tới 400 km, có tốc độ 4.000 km/h, độ cao tác chiến 3-30.000 m. Tên lửa không-đối-không tầm siêu xa K-100-1 trên mô hình Su-35. Các loại tên lửa không-đối-đất có điều khiển gồm 25 tên lửa chống hạm, chống radar tầm trung và tầm xa: 6 tên lửa chống radar Kh-29TE dẫn bằng truyền hình và/hoặc Kh-29L dẫn bằng laser, 6 tên lửa chống hạm Kh-31A và/hoặc chống radar Kh-31P, 5 tên lửa chống hạm tầm xa tiên tiến mới Kh-59MK, 5 tên lửa chống radar tăng tầm Kh-58UShE, 3 tên lửa chống hạm tầm xa Club (3M-14AE/3M-54AE1) và 1 tên lửa chống hạm siêu âm hạng nặng tầm xa Kh-61 Yakhont-M tầm bắn 300 km. Ngoài ra, Su-35 còn có thể mang các bom điều khiển bằng truyền hình, laser, vệ tinh như ở Su-30MK và các bom có điều khiển mới, rocket và bom thông thường các loại. Su-35 còn có 1 pháo tự động cao tốc GSh-301 30 mm có cơ số đạn 150 viên. Máy bay tiêm kích của tương lai? Với tính năng vượt trội, Su-35BM được dự báo sẽ là một trong vài loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Theo chương trình mua sắm vũ khí quốc gia giai đoạn 2006-2015 do Nga thông qua năm 2006, dự kiến sản xuất 182 Su-35BM cho Không quân Nga và xuất khẩu từ năm 2011-2020. Không quân Nga sẽ thành lập 2-3 trung đoàn tiêm kích Su-35 (60-80 máy bay+lực lượng dự bị). Một số công nghệ của Su-35 sẽ được dùng để hiện đại hoá Su-27, Su-30MKI, Su-33... Su-35BM sẽ là một trong những máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Su-35BM sẽ được xuất khẩu chủ yếu sang Đông Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi và Cận Đông. Nước đầu tiên có thể mua Su-35BM là Venezuela. Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia đang sử dụng Su-27/Su-30 có thể sẽ đón nhận Su-35BM trong vài năm nữa. Ấn Độ ít khả năng mua Su-35BM vì họ đang hợp tác với Nga phát triển MBTK thế hệ 5 PAK FA. Định hướng xuất khẩu cho thấy Trung Quốc không được coi là khách hàng tiềm năng của Su-35BM. |
Nhãn:
Châu Phi,
đông nam á,
F-22A Raptor,
Indonesia,
Irbis-E,
không quân,
Malaysia,
Mỹ,
Nam Mỹ,
Nga,
Su-30МК,
Su-35BM
Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011
>> Indonesia tự hào với chiến hạm nội địa mới
Công ty đóng tàu quốc gia PT Palindo Marine Industri (PMI), có trụ sở tại Batam, đã đóng hoàn thiện chiếc tàu chiến KRI Clurit-641.
Chiến hạm KRI /Clurit-641. Ảnh chụp màn hình vô tuyến. Quan sát mô hình chiến hạm KRI Clurit-641 thấy, có thể tàu được trang bị pháo đa năng đối hải - phòng không phía trước, hai bệ phóng diệt hạm kèm một xuồng đổ bộ phía sau. Ở phần thân tàu có 2 súng máy phòng không và 2 dàn phóng rocket chống ngầm.
Antara news )
|
Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011
>> Việt Nam tham gia tập trận an ninh mạng châu Á - Thái Bình Dương
Hiệp hội các tổ chức Cứu hộ máy tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương APCERT đã tổ chức diễn tập an ninh mạng, nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của các thành viên trước các cuộc tấn công vào hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu.
(Reuters news)
|
Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011
>> Hải quân Malaysia: Ba loại chiến hạm chủ lực
Không chịu kém cạnh hải quân các nước Singapore, Thái Lan, Indonesia..., gần đây, Malaysia tăng cường hiện đại hóa hải quân bằng một loạt hợp đồng mua khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm.
Khu trục hạm hạng nhẹ lớp Lekiu của hải quân Malaysia Lekiu trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm tầm ngắn MM-40 Block II Exocet. MM-40 mang đầu đạn phá-mảnh nặng 165 kg, tốc độ hành trình 0,9M, tầm bắn 70 km. Ở giai đoạn bay hành trình, tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính (INS), giai đoạn cuối sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động. Tên lửa MM - 40 Exocet rời bệ phóng (minh họa) Vũ khí phòng không của Lekiu gồm hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Seawolf tầm bắn 6 km của hãng MBDA, dùng để đối phó với các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu siêu âm và tên lửa hành trình. Tên lửa Seawolf đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (16 ống). Sau khi phóng, tên lửa bay tới mục tiêu với tốc độ 2,5M. Tên lửa đối không Seawolf phóng thẳng đứng Ngoài ra, trên tàu còn bố trí 2 pháo phòng không 30 mm, tầm bắn 10 km, tốc độ bắn 650 phát/phút; pháo hạm Bofors 57 mm, tầm bắn 17 km. Lekiu còn lắp một cụm cơ cấu phóng lôi chống ngầm 324 mm. Boong tàu phía sau bố trí một khoang chứa trực thăng và sân đáp cho trực thăng chống ngầm Lynx của hãng AgustaWestland. Lekiu được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu Nautis F, tương tự loại sử dụng trên tàu hộ tống Nakhoda Ragam của Brunei cùng các loại radar tìm kiếm, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị. Nhìn chung, xét hệ thống chiến đấu thì Lekiu thua kém các khu trục hạm của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Hệ thống tên lửa chống hạm MM-40 Exocet chỉ có tầm bắn 70km, kém xa các hệ thống RGM-84 Harpoon (140 km) và Kh-35 Uran (135 km), thường được trang bị cho các tàu chiến chủ lực như Formidable, Gepard... Tàu hộ tống Laksamana Năm 1981, chính phủ Iraq ký hợp đồng với Fincantieri mua 6 tàu tên lửa Assad. Tuy nhiên, tàu Assad không được chuyển giao sau khi có lệnh cấm vận quốc tế áp đặt với Iraq (năm 1991). Năm 1995, Malaysia ký hợp đồng mua lại 4 chiếc Assad và đặt tên mới là Laksamana. Từ 1997-1999, công việc chuyển giao số tàu này hoàn tất. Tàu hộ tống lớp Laksamana Lớp Laksamana trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm Otomat Mark2/Toseo. Tên lửa lắp một đầu đạn thuốc nổ mạnh 210kg, tốc độ hành trình Mach 0,9, tầm bắn hiệu quả 150km. Laksamana sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không Albatros trang bị tên lửa đối không Aspide để phòng chống máy bay và tên lửa diệt hạm. Aspide được dẫn đường bằng radar bán chủ động, tầm bắn 15km. Tên lửa chống hạm Otomat rời bệ phóng Trên tàu Laksamana bố trí 2 pháo tháp: 1 pháo Oto Melara 76 mm ở phía boong trước và 1 pháo Oto Melara 40 mm ở boong sau. Cả 2 pháo đều có khả năng tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, trên đất liền và phòng không. Để hỗ trợ chống ngầm, chống hạm, tàu còn được trang bị thêm 2 cụm cơ cấu phóng lôi ILAS-3 của Whitehead Alenia để phóng ngư lôi chống tàu ngầm A244/S lắp hệ dẫn hỗn hợp chủ động-thụ động, tầm bắn 7 km. Hệ thống điện tử của tàu gồm: radar sục sạo trên không-trên biển RAN 12L/X, radar định vị Kelvin Hughes 1007, hệ thống đối phó điện tử (radar đánh chặn INS-3, radar gây nhiễu TQN-2), hệ thống định vị siêu âm ASO 94-41. Hộ tống hạm lớp Laksamana có tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.300 km. Ở đuôi tàu Laksamana có bố trí 6 ống phóng tên lửa chống hạm Otomat và pháo tháp 40 mm Tàu ngầm tiến công Scorpene Tháng 6/2002, chính phủ Malaysia kí với DCNS của Pháp hợp đồng mua hai tàu ngầm tấn công lớp Scorpene. Chiếc đầu tiên mang tên KD Tunku Abdul Rahman hạ thủy năm 2007. Tháng 9/2009, Scorpene chuyển giao cho hải quân Malaysia. Tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Hải quân Malaysia Tùy từng biến thể, Scorpene có chiều dài 66-76m, lượng giãn nước 1.500-2.000 tấn. Thân tàu làm bằng vật liệu thép ứng suất đặc biệt có độ giãn nở cao cho phép tàu lặn sâu, phần mũi tàu thiết kế mang hình dáng giống mũi cá ngừ có tác dụng giảm tiếng ồn phát ra khi lặn. Thủy thủ đoàn của Scorpene gồm 31 người. Bên trong tàu phân thành các phòng điều khiển, phòng nghỉ ngơi của thủy thủ và phòng cách âm. Tất cả các phòng đều lắp điều hòa nhiệt độ cùng hệ thống bảo đảm sinh hoạt, cho phép thủy thủ đoàn tồn tại trong 7 ngày liên tục. Scorpene trang bị hệ thống điều khiển chiến đấu hiện đại SUBTICS và các hệ thống sonar dưới nước. Tàu ngầm Scorpene được lắp 6 ống phóng ngư lôi 533 mm ở mũi tàu (với cơ số 18 ngư lôi hạng nặng Black Shark) và tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm SM-39 Exocet. SM-39 là tên lửa chống hạm tầm ngắn do Pháp phát triển từ năm 1975. Trên tàu ngầm, SM-39 được đặt trong contenơ, phóng từ ống phóng lôi 533 mm. Khi thoát ly mặt nước, SM-39 tách khỏi contenơ ở độ cao 30 m và bay tới mục tiêu. Contenơ chứa tên lửa SM-39 thoát khỏi mặt nước SM-39 sử dụng hệ dẫn quán tính (INS) và đầu tìm radar chủ động giai đoạn cuối, mang đầu đạn 165 kg, tầm bắn 50 km. Scorpene được trang bị động cơ diesel-điện, hệ thống động cơ không cần không khí (AIP). Tầm hoạt động khi chạy nổi khoảng 12.000 km (tốc độ 8 hải lý/h), chạy ngầm 1.000 km (tốc độ 5 hải lý/h), lặn sâu tối đa 300m, thời gian hoạt động trên biển trung bình 50 ngày. Chiếc tàu Scorpene thứ hai được hạ thủy và đang trong giai đoạn thử nghiệm. |
Nhãn:
ASO 94-41,
Indonesia,
Lekiu,
Malaysia,
MM-40 Block II Exocet,
MTU 20V 1163 TB93,
Otomat missle,
Scorpene,
Seawolf,
Singapore,
SM-39,
Tàu hộ tống Laksamana,
Yarrow
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)