Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Tình báo Nga hết phép



Các phương pháp của Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR không còn phù hợp với các nhiệm vụ của nó.





Hồ sơ vụ án đại tá Poteyev bán đứng cho Mỹ 10 tình báo viên Nga đã được chuyển sang tòa án


Hôm 3.5, hồ sơ vụ án cựu đại tá SVR Aleksandr Poteyev, người được coi là thủ phạm gây ra sự đổ vợ của nhóm tình báo Nga hoạt động ở Mỹ, đã được chuyển sang tòa án, Trung tâm quan hệ xã hội của FSB Liên bang Nga cho hay.

Poteyev bị buộc tội theo điều 275 và mục 1 của điều 338 bộ luật hình sự Liên bang Nga (tiết lộ bí mật nhà nước và đào ngũ). Mức án cao nhất cho các điều này là 20 năm tù.

Tháng 7.2010, 10 người Nga bị tình nghi làm gián điệp cho Nga đã bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Tất cả những người này đã có nguy cơ bị truy cứu hình sự và tịch thu tài sản vì tội gián điệp và rửa tiền. Tuy nhiên, cả 10 tình báo viên Nga đã tránh được sự trừng phạt vì được Mỹ đánh đổi với 4 người đang chịu án ở Nga vì tội làm gián điệp cho nước ngoài.

Nguyên nhân chính thức gây ra sự đổ vỡ của các tình báo viên Nga là có phản bội. Theo phóng đoán của các cơ quan đặc vụ Nga, người đã “bán đứng” các tình báo viên này chính là Aleksandr Poteyev.

Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR, vốn mới kỷ niệm 90 năm ngày thành lập vào tháng 10.2010, hiện vẫn là cơ quan đặc vụ duy nhất của Nga chưa bị cải tổ sau khi tiếp nhận vào tháng 12.1991 quy chế cơ quan kế thừa Tổng cục I - KGB Liên Xô. Tuy nhiên, các nhiệm vụ hiện nay đặt ra cho cơ quan tình báo đối ngoại Nga trái ngược hẳn với những nhiệm vụ mà chính phủ Liên Xô từng đặt ra cho các cơ quan đặc vụ Liên Xô.

Chính sự không phù hợp của các phương pháp và cơ cấu đã có 60 năm nay với những nhiệm vụ hôm nay đã dẫn SVR tới hàng loạt những đổ vỡ mới đây, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực tính báo, Andrei Soldatov nhận định.

Ông cho rằng, mặc dù cố gắng xây dựng, quảng bá trên báo chí hình ảnh “tự do”, SVR vẫn rất gắn bó với các truyền thống thời Liên Xô. Chuyện còn đi đến mức khôi hài là trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm vào tháng 12.2010, ban lãnh đạo SVR đã khánh thành bảng tưởng niệm Kim Philby, người mà nói cho chặt chẽ là chẳng có liên quan gì với tình báo đối ngoại Liên Xô.

*** - Tờ Svpressa (SP): Đây là phát biểu bất ngờ. Kim Philby được các độc giả của chúng tôi biết đến từ thời ngồi ghế nhà trường chính là với tư cách điệp viên của Liên Xô …

- Andrei Soldatov (AS): Ông ấy là điệp viên của tình báo Quốc tế Cộng sản, cũng giống như các thành viên còn lại của “Bộ năm Cambridge”. Toàn bộ các thành viên của nhóm này là những chiến sĩ cộng sản kiên định và hoạt động vì sự thắng lợi của các lý tưởng cộng sản trên toàn thế giới. Những nhiệm vụ, kể cả những nhiệm vụ được chính phủ Nga chính thức đặt ra cho các cơ quan đặc vụ hơi khác điều đó, đúng không?

- SP: Nhân đây nói về các nhiệm vụ. Vậy thì chức năng của tình báo đối ngoại ở Liên bang Nga là gì khi mà Nga trong học thuyết quân sự của mình không hề nêu tên một cường quốc hiện tại nào là kẻ địch tiềm tàng?

- AS: Các nhiệm vụ này được ông Vladimir Putin xác định vào năm 2007 khi ông ấy là Tổng thống Nga tiến cử ông Mikhail Fradkov vào vị trí Giám đốc SVR. Ngoài đấu tranh chống khủng bố quốc tế, các nỗ lực của tình báo đối ngoại, theo ông Putin, “cần phải tập trung vào bảo đảm cho tiềm lực công nghiệp và quốc phòng của đất nước. Tình báo đối ngoại phải có khả năng đánh giá kịp thời và thích đáng những thay đổi cục diện kinh tế quốc tế, tính toán những hậu quả của chúng đối với kinh tế đất nước và tất nhiên là cần phải bảo vệ tích cực hơn các lợi ích kinh tế của các công ty của chúng ta ở nước ngoài”.

- SP: Nghĩa là SVR chuyển thành cơ quan tình báo công nghiệp à?

- AS: Không nên hiểu hẹp như thế. Ngoài tình báo kinh tế, tổ hợp nhiệm vụ này còn bao gồm, chẳng hạn, bảo đảm cho các doanh nhân Nga các điều kiện thuận lợi trong các thương vụ quốc tế. Và chính ở đây, chúng ta cũng vấp phải những mâu thuẫn giữa chức năng hiện thời của SVR với những phương thức còn tồn tại mà cơ quan này kế thừa. Nói một cách đơn giản, ông Fradkov và đội của mình đang cố giải quyết những nhiệm vụ mới bằng những phương pháp cũ, điều này tất yếu dẫn tới những vụ đổ vỡ tai tiếng giống như vụ đổ vỡ của nhóm Mikhail Vlasenkov, hay được biết đến nhiều hơn với cái tên nữ nhân vật nổi bật nhất là Anna Chapman.

7 trong 10 điệp viên bị Mỹ bắt vào tháng 6.2010 là các tình báo viên bất hợp pháp được ‘đánh’ vào nước Mỹ từ nhiều năm trước và hóa ra là trong suốt những năm đó đã nằm dưới sự giám sát của các cơ quan đặc vụ Mỹ vốn chỉ chờ lý do để ra tay một lần là tóm gọn cả lưới. Thật khó nghĩ ra cách nào tốt hơn để chứng minh tính không hiệu quả của chiến thuật dựa vào các điệp viên bất hợp pháp trong hoạt động của tình báo hiện đại.

- SP: Nhưng tại sao các lưới tình báo bất hợp pháp vốn từng hoạt động hiệu quả như thế thời Liên Xô bỗng mất hết tác dụng?

- AS: Hiệu quả của các tình báo viên bất hợp pháp là huyền thoại mà ban lãnh đạo tình báo đối ngoại của cả Liên Xô và Nga cố ý nuôi dưỡng. Trong những năm 1940-1950, các tình báo viên bất hợp pháp Xô-viết chỉ cố lặp lại thành công của tình báo Quốc tế Cộng sản mà nền tảng cán bộ của nó là những người Anh, người Mỹ, người Đức… thật sự, hoạt động vì động cơ lý tưởng và thường là không có lợi lộc gì cho bản thân. Khi Quốc tế Cộng sản bị giải thể, còn Liên Xô dù là trên lời nói từ bỏ việc “xuất khẩu cách mạng” và bành trướng tư tưởng cộng sản, tình báo Liên Xô đã bắt đầu đi theo con đường chậm chạp và tốn kém của việc cài cắm kéo dài trong nhiều năm các điệp viên Nga trước đó đã được huấn luyện nhiều năm không kém và tốn kém.

Thậm chí chẳng có ai hỏi ngân sách Nga đã và đến nay đang tốn kém bao nhiêu để duy trì các mạng lưới cồng kềnh như thế. Mà hiệu quả của chúng trong mọi trường hợp tỏ ra là rất đáng ngờ. Thậm chí để chứng tỏ hiệu quả, người ta nêu ra cả bản thân sự tồn tại của nó.

Trong khi đó, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thì cả sự cần thiết điều chỉnh nhiệm vụ của tình báo đối ngoại Nga về các điệp viên bất hợp pháp cũng biến mất. Làm gì phải mất nhiều năm huấn luyện một sĩ quan Nga đóng vai một doanh nhân Canada đang lobby cho một thương vụ của các tập đoàn Nga và Anh, sau đó chật vật cài cắm anh ta và chẳng biết phải mất bao nhiêu tiền và thời gian cho việc duy trì điệp viên ở trạng thái “nằm vùng” khi mà sẽ đơn giản (và rẻ tiền!) hơn nhiều là thỏa thuận với một doanh nhân Canada thật sự vốn sẵn lòng lobby cho các lợi ích của Nga mà bản thân không bị thiệt thòi?

- SP: Thế còn nhiệm vụ khác - đấu tranh chống khủng bố quốc tế - đặt ra cho SVR thì sao?

- AS: Sẽ khó nói hơn về những thành tựu của các cơ quan đặc vụ của chúng ta trên lĩnh vực này, bởi lẽ người ta sẽ chỉ biết đến các hành động của tình báo qua những thất bại của nó. Tuy nhiên, ngay cả ở đây cũng có thể nhớ lại ít ra là biến cố năm 2003, thời gian mở đầu chiến tranh Mỹ-Iraq. Khi tiến vào Baghdad, người Mỹ đã phát hiện được những bằng chứng cho thấy các điệp viên của các cơ quan đặc vụ của Saddam Hussein đã được SVR đào tạo.

Việc chúng ta đào tạo các điệp viên thậm chí chẳng phải là tồi tệ mà tồi tệ là ở chỗ việc đào tạo đã không được chấm dứt cho đến thời điểm cuối khi mà rõ ràng là thứ nhất, Mỹ chắc chắn sẽ đánh Iraq, hai là Saddam sẽ bại trận. Trong khi đó, SVR đã chẳng tiên liệu được cả vấn đề nọ, cũng như vấn đề kia, có nghĩa là rõ ràng không có sự dự báo dài hạn cần thiết cho mọi cơ quan tình báo.

Lãnh đạo SVR đã không rút ra bài học gì từ những vụ đổ vỡ năm 2003 và 2010, không có ai thậm chí bị kỷ luật dù là mang tính hình thức. Mà điều đó có nghĩa là cần phải thừa nhận rằng, sắp tới, chờ đợi tình báo đối ngoại Nga sẽ là những đổ vỡ mới.

[BDV news]


>> Máy bay ném bom hải quân Trung Quốc tập bay tốp đánh đêm



Vũ khí và chiến thuật mới của máy bay ném bom hải quân Trung Quốc.






Máy bay ném bom H-6M của không quân Trung Quốc


Loại máy bay ném bom trang bị tên lửa mới của hải quân Trung Quốc đã bắn tập thành công loại tên lửa mới, các mục tiêu đã bị tiêu diệt, Tân Hoa xã đưa tin hôm 26.4.11.

Bản tin của hãng này viết về trung đoàn trưởng Fan Bin (được bổ nhiệm tháng 6.2006) của trung đoàn máy bay ném bom Н của hải quân Trung Quốc. “Để chuẩn bị cho chiến tranh tương lai, trung đoàn đã bắt tay vào nghiên cứu các vấn đề tấn công ban đêm và trong điều kiện im lặng vô tuyến, thao dượt tấn công tốp, tiến hành tấn công thành nhiều đợt, cũng như các phương pháp tác chiến mới khác, tập luyện các nội dung hành động theo tốp ở độ cao nhỏ và tấn công thành mấy lượt…”.


Fan Bin


Trong một cuộc tập trận, bộ chỉ huy đã yêu cầu Fan Bin sử dụng một loại máy bay ném bom mới được đưa vào trang bị cách đây không lâu, và lần đầu tiên sẽ phóng loại tên lửa mới vào mục tiêu. Fan Bin lái máy bay và đã bắn trúng mục tiêu từ quả đạn đàu, khởi đầu cho các lần phóng chiến đấu tên lửa mới.

Fan Bin mấy năm gần đây đã xây dựng gần 60 phương án hành động trong những tình huống khẩn cấp và bản thân đã nhiều lần thoát khỏi các tình huống nguy hiểm như chảy nhiên liệu khi đang bay và hỏng hệ thống phanh. Fan Bin nhiều lần được tặng thưởng về thành tích chỉ huy, trung đoàn của anh ta trong 5 năm gần đây là đơn vị xuất sắc trong huấn luyện chiến đấu.

Qua bức ảnh Fan Bin được đăng tải, có thể thấy rằng anh ta là trung đoàn trưởng trung đoàn máy bay ném bom H-6. Trong hải quân Trung Quốc, các máy bay này được trang bị cho 1 trung đoàn của sư đoàn không quân số 1và 4 trung đoàn của sư đoàn không quân số 2 hải quân Trung Quốc.

Biến thể hải quân mới nhất mang tên lửa của máy bay ném bom H-6 là H-6M, mang được 4 tên lửa chống hạm YJ-81. Tháng 12.2009, đã có ảnh chụp các máy bay ném bom H-6M với các tên lửa hành trình mới CJ-10.

Trong khi đó, H-6M được nhận vào trang bị từ 2005 trở về trước, tức là trước khi Fan Bin được bổ nhiệm trung đoàn trưởng. Trước đó nữa, vào nửa cuối thập niên 1990, loại tên lửa YJ-8 được trang bị cho máy bay ném bom, cũng như cho các máy bay ném bom hải quân khác là JH-7A. Một loại tên lửa khác trang bị cho các máy bay ném bom hải quân là YJ-83К cũng được thử nghiệm trước khi Fan Bin được bổ nhiệm trung đoàn trưởng.

Như vậy, không loại trừ ở đây người ta nói đến biến thể mới của máy bay ném bom-mang tên lửa hải quân, có lẽ là biến thể hải quân của H-6K lắp động cơ D-30KP2 của Nga, và nó đã thực hiện phóng chiến đấu một biến thể mới của các tên lửa không-đối-hạm hiện có hoặc tên lửa YJ-62.
[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> Xuất hiện tăng Armada thay thế T-95



Năm 2015, Nga sẽ nhận vào trang bị tăng chủ lực mới có tên quy ước Armada, Trung tướng Yuri Kovalenko cho biết.

Trung tướng Yuri Kovalenko là cựu Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục Ô tô-tăng thiết giáp, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Theo đó, Armada sẽ là phương tiện chiến đấu chủ lực của Lục quân Nga, trong tương lai gần.




T-90, xe tăng chủ lực trong Lục quân Nga thời điểm hiện tại.


“Từ năm 2015, trong Quân đội Nga sẽ xuất hiện tăng chủ lực mới, với các tính năng kỹ - chiến thuật hoàn toàn mới, máy nạp đạn tự động mới, các loại đạn mới, kíp xe ngồi tách biệt, đạn được đưa ra ngoài”, Trung tướng Kovalenko nói tại hội nghị bàn tròn về tăng chủ lực Т-90.

Ngoài ra, trong máy nạp đạn tự động của Armada sẽ chứa 32 quả đạn pháo có chức năng khác nhau, xe tăng mới sẽ có thể bắn trong khi khành tiến.

Ngoài ra, Armada sẽ ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các dự án khác, trong đó có dự án Đại bàng đen, loại tăng từng dự kiến được lắp máy nạp đạn tự động chứa 32 quả đạn ở phía sau tháp.


Thiết kế của "Đại bàng đen".


Tháng 10/2010, tờ Sao đỏ của quân đội Nga đưa tin: Nga đang phát triển “bệ mang hạng nặng chuẩn hóa” có tên Armata (dự án họ xe thiết giáp mới cho Lục quân Nga có tên như vậy) để thay thế dự án phức tạp về kỹ thuật và bất lợi về kinh tế là Objekt 195 (được dự kiến chế tạo ra T-95). Phỏng đoán Armata sẽ đơn giản và rẻ tiền hơn Т-95, nhưng lại kế thừa được nhiều công nghệ của T-95.

Objekt 195 được phát triển để thay thế tăng chủ lực Т-90 của Nga. Theo thiết kế, T-95 có kíp xe được bố trí trong khoang biệt lập, các hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực mới, hệ thống thông tin - chỉ huy, hệ thống phòng vệ tích cực và các động cơ mới.

Bộ Quốc phòng Nga đã ngừng tài trợ cho dự án phát triển Т-95 vào năm 2010 với lý do xe tăng này quá phức tạp và đắt tiền.

Đầu tháng 4/2011, hãng Uralvagonzavod vào tháng 9/2011 sẽ trưng bày biến thể mới của tăng T-90A Vladimir là T-90AM tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil.

T-90AM được trang bị máy nạp đạn tự động, các khí tài quan sát, hệ thống bảo vệ và pháo mới. T-90AM sẽ dần thay thế các xe T-90 các đời trước.


[BDV news]


>> SuperJet 100: Kỷ nguyên mới của hàng không Nga



Các máy bay vận tải hành khách của Nga luôn được biết đến là kém tiện nghi và có các chỉ số về an toàn bay tương đối thấp.

Là quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu thế giới trong những năm chiến tranh lạnh, máy bay của Liên Xô (Nga ngày nay) chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong số các phương tiện vận tải hàng không dân dụng thế giới.

Tuy nhiên, các máy bay vận tải hành khách của Nga nhanh chóng tụt hậu. Đặc biệt, sau khi Liên Xô sụp đổ, sự khủng hoảng kinh tế nhanh chóng kéo theo sự xuống cấp của nền công nghiệp hàng không Nga.




SuperJet 100 là niềm hy vọng để lấy lại hình ảnh các máy bay vận tải hành khách của Nga.


Dù các máy bay của Nga thường có các đặc tính bay ưu việt, khả năng hoạt động tốt trên những đường băng không tiêu chuẩn nhưng vẫn thường xuyên bị đánh giá là kém tiện nghi và đặc biệt là có các chỉ số về an toàn bay tương đối thấp theo tiêu chuẩn hiện đại. Tu-134, Tu-154 được liệt vào danh sách những máy bay có tỷ lệ tại nạn hàng không hàng đầu thế giới.

Do đó, máy bay vận tải hành khách Nga nhanh chóng rớt hạng và không thể cạnh tranh được với Airbus và Boeing trên thị trường xuất khẩu.

Danh sách các hãng hàng không dân dụng sử dụng các máy bay của Nga ngày một giảm dần, thậm chí chính phủ Ba Lan còn ra sắc lệnh cấm sử dụng Tu-154 trong các chuyến bay của quan chức chính phủ.

Tìm lại ánh hào quang
Không thể để mất đi hình ảnh của một quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu thế giới. Tập đoàn sản xuất máy bay lớn nhất của Nga Sukhoi đã quyết định đầu tư sản xuất một loại máy bay vận tải hành khách mới mang tên SuperJet 100.

Để khắc phục sự kém tiện nghi và hiện đại của các thế hệ máy bay trước, Tập đoàn Sukhoi đã mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển SuperJet 100.


SuperJet 100 sẽ mở ra kỹ nguyên mới cho hàng không dân dụng của Nga.


Cải thiện độ tiện nghi, tăng cường và nâng cao các chỉ số về an toàn bay là mục tiêu mà SuperJet 100 đang hướng tới. Đây là loại máy bay vận tải hành khách đầu tiên của Nga được thiết kế để đạt tất cả các tiêu chuẩn của hàng không dân dụng phương Tây. Sukhoi đặt mục tiêu thiết kế SuperJet 100 thành loại máy bay vừa hiện đại vừa có chi phí phải chăng.

Thiết kế khí động học của máy bay đạt được khả năng tăng tốc tối ưu với mức tiêu hao nhiên liệu. Động cơ PowerJet SaM146 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, hoạt động êm và tiết kiệm nhiên liệu. Động cơ này được sản xuất bởi liên doanh giữa Snecma của Pháp và NPO Saturn của Nga.

Động cơ SaM146 đã được được giấy chứng nhận của ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) về tiếng ồn khi hoạt động và tiêu chuẩn khí thải an toàn cho môi trường.

Buồng lái được thiết kế khá rộng, tạo sự thoải mái, giảm bớt áp lực cho phi công trong các chuyến bay.


Buồng lái SuperJet 100 được trang bị các hệ thống điện tử rất hiện đại (ảnh Ria Novosti).


SuperJet 100 được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại, thiết kế theo dạng mô đun mở, có mức độ tự động hóa cao. Điều này cho phép phi hành đoàn kiểm soát chuyến bay một cách đầy đủ nhất. Đồng thời cũng giảm thời gian và chi phí cho công tác bảo trì hệ thống.

SuperJet 100 được trang bị hệ thống Fly-by-wire hoàn toàn mới, tăng cường khả năng kiểm soát chuyến bay trong mọi tình huống.

Để tăng sự tiện nghi, khoang hành khách được thiết kế rộng rãi hơn, nội thất được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại.


Nội thất của SuperJet 100 đạt được tất cả các tiêu chuẩn của phương Tây.


Lối đi giữa hai hàng ghế được mở rộng đến 51cm, ghế ngồi rộng 46,5cm, tạo sự thoải mái cho hành khách, khoang hành lý phía trên cũng được mở rộng hơn. Toàn bộ nội thất, hệ thống oxy của máy bay được cung cấp bởi B/E AEROSPACE của Mỹ.

SuperJet 100 là loại máy bay vận tải hành khách tầm khu vực,với sức chứa 98 hành khách hạng phổ thông, 86 hành khách kết hợp hạng thương gia và hạng phổ thông.

Ngày 21/4/2011, SuperJet 100 đã có chuyến bay thương mại đầu tiên, chuyến bay mang số hiệu SN 95007 của hãng hàng không Armavia mang theo 90 hành khách từ sân bay quốc tế Sheremetyevo, Moscow đến sân bay quốc tế Zvartnots, Armenia.

Chuyến bay này đã mở ra một kỹ nguyên mới cho máy bay vận tải hành khách của Nga. Rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã chào đón nồng nhiệt sự xuất hiện của SuperJet 100, hiện tại, đơn hàng của SuperJet 100 đã đạt đến con số 189 chiếc.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Brazil không đưa ra quyết định cuối cùng về hãng thắng thầu chỉ vì nguyên nhân duy nhất là Bộ Quốc phòng Brazil không có tiền.

Đối với các công ty dự thầu thì cuộc thầu này là một việc cực kỳ tốn kém nên chỉ đáng dự thầu nếu Bộ Quốc phòng Brazik ít nhất trong tuơng lai trung hạn sẽ có tiền thực hiện chương trình, nếu không việc dự thầu có thể tốn kém hơn nữa.


[VietnamDefence news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Nga bắt đầu thụt lùi trên thị trường tăng-thiết giáp ?



Vị trí của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng nặng thế giới xem ra khá mâu thuẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko nhận định.

Rõ ràng, Nga đã bắt đầu chầm chậm mất vị trí vì không thể chào bán các sản phẩm hiện đại và có sức cạnh tranh.

Tính mâu thuẫn nằm ở chỗ, một mặt trong giai đoạn 2000-2009, Nga thực tế là nhà cung cấp tăng-giáp lớn nhất ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự gia tăng doanh số bán tăng chủ lực Т-90S chủ yếu là nhờ Ấn Độ và Algeria, trong khi ngoài các nước này, xe tăng T-90S của Nga không có sự đột phá lớn. Hơn nữa, xe tăng VT1A của Trung Quốc bắt đầu có tiếng.

Theo ông Makienko, “sự trì trệ về trình độ kỹ thuật của Т-90” đồng thời với giá tăng của T-90 dẫn tới việc VT1A đã vượt qua được Т-90S trong cuộc thầu cung cấp tăng chủ lực cho Maroc.

Ngoài ra, Trung Quốc bắt đầu ráo riết hơn trong việc chào bán các xe tăng rẻ tiền hơn là Type 96 và trong tương lai có thể đưa ra thị trường tăng Type 99. Như vậy, Trung Quốc thực tế sẽ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc giá và tính năng kỹ thuật khác nhau.

Một tín hiệu đáng báo động nữa, theo ông Makienko là việc Т-90S thất bại trong cuộc thầu mua xe tăng của Malaysia. Trong cuộc thầu này, T-90 đã thua PT-91M của Ba Lan, loại tăng được chế tạo dựa trên Т-72 của Liên Xô. Nguyên nhân khiến Nga dần mất vị thế trên thị trường thế giới là “chủng loại sản phẩm chào bán của Nga quá nghèo nàn”, sự lạc hậu của vũ khí trang bị và “phản ứng kém linh hoạt đối với nhu cầu của thị trường”. Để khôi phục vị thế của Nga, cần phải tạo đột phá về chất lượng.

Chẳng hạn, có thể cải thiện đôi chút tình hình bằng cách nâng cấp các tăng hiện có cho đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, ví dụ như Т-90АМ. Ông Makienko cho biết, Т-90АМ (Objekt 188М) là biến thể nâng cấp mới của Т-90 do Viện thiết kế chế tạo máy vận tải Ural (UKBTM) phát triển, được trang bị tháp xe mới, máy nạp đạn tự động với một phần cơ số đạn được bố trí ở đuôi xe, các khí tài quan sát, phương tiện bảo vệ và có khả năng lắp pháo mới 125 mm 2А82. Ở cấu hình này, xe có tính năng tương đương những mẫu tăng thế hệ 3 hiện đại nhất của phương Tây. Năm 2009-2010, đã chế tạo một số mẫu thử nghiệm Т-90АМ, song lập trường của Bộ Quốc phòng Nga đối với xe tăng này vẫn không rõ ràng nên chưa biết xe tăng này có được phát triển tiếp hay không.



Т-90S của Lục quân Ấn Độ(armyrecognition.com)


Trong một thời gian dài, loại tăng Objekt 195 ( (Т-95) có cấu tạo hoàn toàn mới cũng gieo hy vọng lớn. Loại tăng chủ lực này có kíp xe được bố trí trong khoang cách ly, pháo được đưa ra ngoài (các pháo 152 mm và 30 mm), các hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực tối tân, hệ thống thông tin-chỉ huy, hệ thống phòng vệ tích cực và động cơ mới tiên tiến. Các mẫu chế thử T-95 đã được thử nghiệm năm 2010. Nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã dừng cấp kinh phí cho dự án T-95 vào năm 2010 với lý do là giá thành xe tăng quá đắt và quá phức tạp về kỹ thuật.

Rõ ràng là vị trí cao của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng năng trong vài năm tới vẫn được duy trì, song khi các mẫu trang bị mới được phát triển, doanh số bán tăng Nga có thể sút giảm.

Để duy trì vị thế dẫn đầu của Nga, ông Makienko cho rằng, “phải có bước nhảy vọt về chất trong chế tạo binh khí kỹ thuật tăng-giáp thế hệ mới”.

Tháng 9.2010, được biết, từ năm 2006-2009, Nga đã xuất khẩu 482 xe tăng, tổng trị giá 1,57 tỷ USD. Xét về khối lượng xuất khẩu, Nga đứng thứ nhất, vượt qua Đức (292 xe tăng) và Mỹ (209 xe tăng).

Theo dự báo của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới, năm 2010-2013, khối lượng xe tăng bán ra thị trường thế giới sẽ là 859 chiếc. Đánh giá này dựa trên các hợp đồng đã ký, cũng như ý định mua sắm của một số nước.


[VietnamDefence news]


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> 'Siêu tăng' T-95 bị chết yểu?



Giới quân sự Nga và thế giới từng kỳ vọng chứng kiến sự xuất hiện của “siêu tăng” T-95 tuy nhiên mong muốn này có thể không bao giờ thành hiện thực.

Tháng 12/2010, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popotkin thông báo: Quân đội Nga sẽ chấm dứt tài trợ cho dự án phát triển loại tăng chiến đấu chủ lực mới được biết đến với tên gọi T-95. Tuyên bố trên làm thất vọng toàn bộ giới quân sự Nga và thế giới.

Rất nhiều câu hỏi và sự hoài nghi, tại sao một dự án được ấp ủ gần hai thập kỷ qua bỗng dưng chấm dứt một cách khó hiểu. Trước đó, từng có những tin đồn loại “siêu tăng” này đã hoàn tất giai đoạn phát triển cuối cùng.



Chiếc xe tăng đang trùm bạt này được cho là chở mẫu nghiên cứu của T-95.


Nguồn gốc và kỳ vọng về T-95
Dự án phát triển T-95 được gọi là Objekt 775, được manh nha phát triển từ thời Liên Xô. Ban đầu, mẫu tăng mới này dự định đưa và sử dụng trong những năm 1995. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô khiến dòng vốn tài trợ cho dự án bị cắt đứt, dự án rơi vào tình trạng không xác định thời hạn.

Vào những năm 2000, Lục quân Nga đối mặt với tình trạng khủng hoảng xe tăng nghiêm trọng. Objekt 775 hay 195 được khởi động trở lại, cùng với đó là sự xuất hiện của giải pháp tạm thời T-90.

Theo dự kiến, sự xuất hiện của T-95 cùng với T-90 và những biến thể nâng cấp của T-80MU2 sẽ là nòng cốt cho lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Dự kiến, T-95 sẽ trải qua thử nghiệm và trang bị cho quân đội vào năm 2010.


Hình ảnh thực sự về T-95 vẫn chưa xuất hiện bao giờ.


Theo một số thông tin rò rỉ từ giới quân sự Nga, T-95 là mẫu thiết kế với nhiều tính năng vượt trội so với các loại tăng hiện có.

Tháp pháo được trang bị pháo với cỡ nòng lên đến 135mm (thậm chí, có thể là 152mm), tích hợp khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo, tháp pháo được điều khiển từ xa với cơ chế nạp đạn hoàn toàn tự động.

Được thiết kế theo kiểu phương Tây, tháp pháo có khả năng bảo vệ kíp xe trong trường hợp khối đạn dược bị kích nổ.

Giá xe thấp hơn tiêu chuẩn để tăng khả năng tàng hình, hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, dựa trên cơ chế tự động hóa cao.

T-95 được trang bị giáp thế hệ mới với khả năng chống chịu các loại đạn chống tăng hiện đại, cùng với đó là hệ thống phòng vệ chủ động tối ưu.

T-95 được cho là có khối lượng đến 50 tấn, trang bị động cơ 1.800 mã lực, tốc độ tối đa lên đến 75km/giờ, kíp xe 3 người. Ở bên trong, buồng lái được thiết kế phù hợp với công thái học, tạo sự thoải mái cho kíp xe.

Giới quân sự Nga tự hào cho rằng T-95 sẽ là một loại “siêu tăng” không có đối thủ. Tuy nhiên, “siêu tăng” sẽ không bao giờ xuất hiện, hoặc nếu có sẽ là một mẫu thiết kế khác với mong đợi về T-95.

Nguyên nhân hủy bỏ dự án
Lý giải cho sự hủy bỏ của dự án “siêu tăng” T-95 một số nhà phân tích quân sự Nga và các nước cho rằng: Ý tưởng về T-95 hay Objekt 775/195 ra đời hơn 2 thập kỷ. Dù vào thời điểm xây dựng, phát triển mẫu thiết kế là cực kỳ hiện đại và không có đối thủ nhưng T-95 không còn phù hợp với quan điểm tác chiến của chiến tranh hiện đại.

Theo như trình bày, T-95 là một mẫu thiết kế cực kỳ phức tạp, và có chi phí chế tạo cực kỳ đắt đỏ, tương tự như trường hợp của T-64 trước đây. Nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga rất khó để đảm đương được điều này. Nếu chế tạo hàng loạt, Nga sẽ không đủ kinh phí để có thể sản xuất T-95 trên quy mô lớn.


Xe tăng dù hiện đại đến mấy cũng rất khó có cơ hội sống sót trước những loại trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống tăng như AH-64D Apache.


Một góc nhìn khác, sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí chống tăng, đặc biệt là các tên lửa chống tăng được trang bị trên các máy bay chiến đấu khiến cho T-95 hiện đại đến mấy, được bảo vệ tốt đến mức nào, cũng có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ bằng một phát bắn từ trên không.

Trong tác chiến hiện đại, vai trò của xe tăng đang ngày càng giảm dần, cùng với đó là sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Ở đó, xe tăng là phương tiện dễ bị tiêu diệt hơn bao giờ hết, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng rất hạn chế.

Nếu biên chế T-95 trong Quân đội Nga cũng không thay đổi thực tế này. Khi đó, chế tạo hàng loạt T-95 sẽ là sự đầu tư lãng phí và kém hiệu quả so với giải pháp tạm thời T-90.

Mở rộng ra, nếu nhìn vào chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của các lực lượng nói trên quyết định thành bại chứ không phải là xe tăng như thời chiến tranh thế giới thứ 2.

Hiện nay, Mỹ và một số quốc gia khác cũng không chú trọng đầu tư nhiều cho việc phát triển những mẫu tăng chiến đấu chủ lực mới, đơn giản là chỉ nâng cấp những mẫu tăng hiện có mà thôi. Do đó, việc hủy bỏ dự án “siêu tăng” T-95 cũng là một phần của xu hướng chung của giới quân sự thế giới.


[BDV news]


>> Nga hạ thủy tàu tuần tra của Hải quân Việt Nam



Ngày 22/4/2011, hãng đóng tàu Almaz ở St.Petersburg, Nga đã hạ thủy tàu tuần tra lớp Projekt 10412 Svetlyak đóng cho Hải quân Việt Nam.

Chiếc tàu vừa hạ thủy có số hiệu nhà máy 044. Ba ngày trước đó, công tác chuẩn bị cho việc hạ thủy đã được tiến hành.

Việc hạ thủy bắt đầu ngày từ đầu giờ sáng. Sau thủ tục kiểm tra, tàu kéo RBT-5 tiến lại từ phía đuôi tàu, chở theo một phụ nữ có tên Yulia đóng vai trò ‘mẹ đỡ đầu’ thực hiện thủ tục đập vỡ chai champagne vào thân tàu.

Sau đó, tàu được đưa khỏi đốc nổi và neo bên bến cảng nhà máy để tiếp tục đóng hoàn thiện. Chưa rõ khi nào tàu sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam.





Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 4 tàu tuần tra Projekt 10412 (biến thể xuất khẩu của Projekt 10410 Svetlyak). Hai tàu đầu tiên cùng lớp đã được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam. Hai tàu cuối đang đóng theo hợp đồng ký vào tháng 7/2009.

Trước đó có tin, trị giá của hợp đồng ước khoảng 60 triệu USD.

Tàu chiến lớp Projekt 10412 có lượng giãn nước 375 tấn, có khả năng chạy với tốc độ 30 hải lý/h, cự ly hành trình 2.200 hải lý.

Tàu được trang bị 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm АК-306, 1 ụ pháo 76,2 mm АК-176М, 16 hệ thống tên lửa Igla-1М và 2 súng máy 14,5 mm.


[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Nga mua 60 máy bay An-70 của Ukraine



Bộ Quốc phòng Nga dự định bắt đầu mua máy bay vận tải quân sự An-70 của Ukraine từ năm 2015-2016.

Ngày 20/4 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã tuyên bố rằng, Nga sẽ mua 60 máy bay vận tải quân sự mới. Kế hoạch này nằm trong chương trình vũ khí quốc gia Nga giai đoạn 2011-2020.

Bộ Quốc phòng Nga đang thực hiện chương trình thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận quốc gia cho loại máy bay An-70. Đây là dự án chung giữa Nga và Ukraine đang trong giai đoạn hoàn tất.

Theo đó, việc cung cấp lô máy bay An-70 sẽ được bắt đầu sớm nhất vào năm 2013.

Theo kế hoạch trước đó, máy bay bắt đầu được cung cấp vào năm 2012. Việc lùi thời gian bắt đầu cung cấp máy bay là do cần phải tu sửa An-70 cho phù hợp với những yêu cầu của Quân đội Ukraine và Nga.



Máy bay An-70 là loại máy bay vận tải quân sự do Nga và Ukraine hợp tác sản xuất.


Việc chế tạo máy bay An-70 được thực hiện với sự đóng góp kinh phí chung của Nga và Ukraine. Đến năm 2013, Nga cần chi 85,1 triệu USD cho chương trình phát triển An-70, còn Ukraine sẽ đóng góp 60,2 triệu USD.

Ngoài ra, nhân chuyến thăm Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov cũng cho biết, trong 5 năm tới Bộ Quốc phòng Nga dự định cấp các máy bay vận tải An-124 Ruslan hiện có, còn giai đoạn từ năm 2015-2016, Nga bắt đầu mua những máy bay hiện đại hóa tại Ukraine.

Trước đó vào năm 2002, Nga và Ukraine đã đồng ý một thỏa thuận sản xuất với tỷ lệ chia sẻ rủi ro 50/50. Đặc biệt, có những kế hoạch nhằm thiết lập việc sản xuất hàng loạt phiên bản này tại cả Ukraine và Nga. Chính phủ Nga đã tỏ ý quan tâm tới việc mua 160 chiếc máy bay này cho lĩnh vực quân sự của họ.

Antonov An-70 là thế hệ máy bay vận tải tầm trung hiện đại sử dụng bốn động cơ Progress D-27, đây cũng là máy bay đầu tiên sử dụng loại động cơ này.

An-70 được phát triển bởi phòng thiết kế Antonov, máy bay được chế tạo để thay thế loại máy bay vận tải quân sự đã lỗi thời An-12. Công việc thiết kế và chế tạo An-70 đã bắt đầu từ đầu thập kỷ 1990.

Chuyến bay đầu tiên của mẫu thiết kế này diễn ra ngày 16/12/1994 tại Kiev, Ukraine.

Máy bay vận tải quân sự An-70 có khả năng bay với vận tốc 780 km/h và tầm bay xa là 7800 km. An-70 có thể chở được 300 lính đổ bộ hoặc 47 tấn trang thiết bị.

Phi đoàn bay gồm 3-5 người, chiều dài của thân máy bay 40,7 m.

An-70 có các đặc tính buồng lái được trang bị các màn hình hiển thị và sử dụng hoàn toàn vật liệu Composite.


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Bộ Quốc phòng Nga thiếu chuyên nghiệp?



Sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán mua bán của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến nguy cơ phá sản cho thương vụ Mistral.

Sau một thời gian dài đàm phán, thương vụ mua bán lớn nhất giữa Nga và Pháp đang dần rơi vào thế bế tắc. Hai bên không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về giá cả và công nghệ cho chiếc tàu đổ bộ trực thăng này.

Theo thông tin được tiết lộ bởi ông Sergey Chemezov, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport: Các cuộc đàm phán đã không đạt được sự thống nhất về giá cả và công nghệ.

Trong khi phía Nga yêu cầu ngoài chi phí mua sắm chiếc tàu đổ bộ trực thăng này, còn có vấn đề về chuyển giao công nghệ liên quan cho phía Nga thì Pháp lại từ chối.

“Cuộc đàm phán đang có vấn đề, ban đầu chúng tôi biết rằng giá cả mua tàu đổ bộ trực thăng này có các vấn đề liên quan đến công nghệ. Nhưng khi bắt tay vào cuộc đàm phán ở cấp độ nhà nước thì mọi thứ đã sụp đổ”, Chemezov đã trao đổi như vậy với các phóng viên.



Thương vụ mua bán Mistral tồn tại quá nhiều điều phức tạp.


Nguyên nhân của sự bế tắc?
Theo truyền thống, tất cả các hợp đồng mua bán vũ khí, khí tài quân sự của Nga phải thông qua công ty Rosoboronexport.

Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra, chính Bộ Quốc phòng Nga mà cụ thể là Hải quân Nga, dẫn đầu là Phó đô đốc Nikolai Borissov đã tiến hành các công tác đàm phán đầu tiên với Tập đoàn DCNS của Pháp.

Đích thân Phó đô đốc Nikolai Borissov đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ về hợp đồng mua bán Mistral. Tưởng chừng như sau bản thỏa thuận sơ bộ này, tàu đổ bộ trực thăng Mistral sẽ sớm biên chế trong Quân đội Nga.

Theo thỏa thuận liên chính phủ được công bố vào ngày 24/12/2010, chi phí cho hợp đồng là 1,15 tỷ Euro, trong đó có chi phí mua 2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral là 980 triệu Euro, chi phí dịch vụ hậu cần liên quan là 131 triệu Euro, chi phí đào tạo sử dụng là 39 triệu Euro.

Sau đó, đến khi bước vào vòng đàm phán chính thức với DCNS của Pháp, Rosoboronexport mới té ngửa nhận ra: Thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ đã không làm rõ các vấn đề liên quan, mở đường cho công tác đàm phán chính thức.

Thứ nhất, chi phí cho 2 tàu Mistral nêu trên đã bao gồm giấy phép sản xuất và toàn bộ tài liệu kỹ thuật để đóng 2 chiếc nữa tại Nga hay không?

Thứ hai, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ các tàu Mistral của Nga sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ nào?

Thứ ba, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ liên doanh để sản xuất các tàu Mistral sẽ đặt ở đâu nếu hợp đồng chính thức được ký kết?

Các nhà phân tích đã đặt ra sự hoài nghi, tại sao Bộ Quốc phòng Nga vốn không có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc mua bán, lại tiến hành đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Điều lẽ ra phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp như Rosoboronexport.

Theo một thông tin được công bố bởi trang Vedomosti từ giữa tháng 4/2011, giá cả không phải là trở ngại lớn nhất cho cuộc đàm phán. Lý do của sự bế tắc là các tàu Mistral của Nga sẽ không được trang bị các hệ thống điện tử truyền thông và kiểm soát hệ thống hiện đại.

Dù sau đó hãng tin Ria Novosti trích dẫn nguồn tin khác của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phía Pháp cam kết hoàn thành tàu Mistral với đầy đủ tính năng của hệ thống. Bao gồm cả hệ thống dữ liệu chiến đấu SENIT9. Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga.

Rõ ràng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong công tác đàm phán ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến sự bế tắc và có nguy cơ đỗ vỡ của thương vụ này. Trước đó, công tác đàm phán mua máy bay không người lái từ Israel đã bị phá sản chính từ sự thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán của Bộ Quốc phòng Nga.


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Phó tư lệnh Hải quân Nga bị cách chức



Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ quân sự với Phó Đô đốc Nikolai Borisov.


Phó Đô đốc Nikolai Borisov, hiện là phó tư lệnh về vũ khí và trang bị của Hải quân Nga. Lý do cho việc miễn nhiệm này không được công bố.

Tuy nhiên, trước đó, Phó Đô đốc Nikolai Borisov là người đại diện cho Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc đàm phán sơ bộ về hợp đồng mua bán tàu đổ bộ trực thăng Mistral với Pháp.



Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận gây nhiều bất lợi trong đàm phán mua tàu Mistral cho phía Nga.


Ông cũng là người đã đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ cho hợp đồng mua bán này. Thỏa thuận liên chính phủ này đã không có sự tham gia của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.

Sau đó, một loạt các bài báo được đăng tải trên các trang mạng của Nga về nguyên nhân của sự bế tắc trong công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral giữa Rosoboronexport của Nga và DCNS của Pháp.

Theo thông tin được đăng trong các bài báo, Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận với quá nhiều điều bất lợi cho phía Nga.

Điều này đã dẫn đến sự bất lợi cho phía Nga khi bước vào công tác đàm phán chính thức. Đây được cho là nguyên nhân mà giới phân tích quân sự nhận định cho việc bị sa thải của ông.

Việc Phó Đô đốc Nikolai Borisov bị cách chức cũng đồng nghĩa với nhiều khả năng, công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral sẽ quay trở về vạch xuất phát ban đầu.


[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Quân đội Nga sẽ đội mũ nồi trong lễ Chiến thắng



[BDV news] Bộ Quốc phòng Nga cho biết, từ mùa xuân năm 2011 quân nhân các lực lượng vũ trang Nga sẽ được trang bị mũ mới - mũ nồi.

Trước đây, mũ nồi chỉ sử dụng trong một vài binh chủng của quân đội Nga. Thời gian tới, loại mũ mới sẽ thay thế hoàn toàn các loại mũ calô truyền thống.

Lục quân Nga sẽ đội mũ nồi màu xanh lá cây, Hải quân Nga - mũ nồi đen (trước đây, chỉ có lực lượng lính thuỷ đánh bộ Nga mới dùng mũ nồi đen), Không quân Nga - mũ nồi màu xanh nước biển, Bộ đội Đổ bộ Đường không Nga vẫn đội mũ nồi xanh da trời như hiện nay.



Trước đây chỉ có lính dù (bộ đội đổ bộ đường không) và Hải quân đánh bộ Nga đội mũ nồi.


Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các quân nhân Nga tham dự lễ duyệt binh chào mừng Ngày Chiến thắng sắp tới sẽ đội mũ nồi thay cho mũ calô.

Trước đây, mũ nồi màu xanh lá cây chỉ trang bị cho bộ đội biên phòng. Quân nhân có quyền đội mũ nồi màu xanh lá cây sau khi hoàn thành các tiêu chí hoặc là được khen thưởng vì đạt thành tích.

Mũ nồi được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhiều nước trên thế giới với tư cách là loại mũ chính. Trong quân đội Nga và Liên Xô, loại mũ chính được sử dụng vào mùa ấm là mũ calô.



Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Tên lửa S-500 sẽ kiểm soát không gian ngoài khí quyển



[BDV news] Dù chưa chính thức xuất hiện nhưng hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga đã nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt, vì khả năng kiểm soát không gian của nó.

"Tầm với" ngoài khí quyển
Nga là một trong những nước sản xuất các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới và trong tương lai gần, sẽ tạo ra thêm một phiên bản hoàn hảo hơn loại vũ khí này, đó là S-500.

Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin tuyên bố trong phiên họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước SNG diễn ra tại Astrakhan ngày 16/9 vừa qua rằng, Nga sẽ sớm có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-500.

Báo Tầm nhìn đã thử tìm ra những thách thức và cơ hội của hệ thống mới này so với những hệ thống hiện nay.




Một hệ thống Phòng thủ Không gian mới đang được chế tạo tại Nga


S-500 đã được phương Tây nhắc đến với tên gọi tạm thời là "kẻ độc tôn", theo đó, hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung với hành trình đến 3.500 km và khoảng cách đánh chặn thích hợp nhất được ấn định khoảng 370 - 400 km (trong một số tài liệu khác cho rằng, nó dùng để đánh chặn trong phạm vi 1.300 km).

Một tính năng quan trọng cơ bản tiên quyết của hệ thống là nó có khả năng phá hủy cả những vật thể trong khu vực không gian vũ trụ gần trái đất.


Đội xe trang thiết bị hỗ trợ, với một xe đặc chủng mang tên lửa .


Thực tế sự phát triển của ngành hàng không đã tạo ra những yêu cầu và nhiêm vụ khác nhau cho các đơn vị phòng không hiện đại, cụ thể là các khái niệm về nhiệm vụ, gồm phòng thủ và tác chiến đánh chặn.

Nhiệm vụ phòng thủ (ký hiệu là O) có ba mức: Phòng không (ПВ О); Phòng thủ Tên lửa (ПР О); Phòng thủ Không gian (ПК О);

Còn việc tác chiến - đánh chặn (ký hiệu là П) cũng có ba mức: đánh chặn tầm gần, máy bay; đánh chặn Tên lửa (ПР П); đánh chặn trong Không gian (ПК П);

Không gian ở đây là tầm ranh giới giữa hai môi trường: khí quyển và ngoài khí quyển, tương đương với độ cao của các vệ tinh tầm thấp.


Hệ thống Radar hiện đại đi kèm .


Nhiệm vụ của S-500
Trước đây, S-500 có nhiệm vụ “làm việc” với các “đối tượng” trong không gian, là kế hoạch đã được xem xét khá lâu. Nhiệm vụ này từng được giao cho các hệ thống phòng không S-400 Triumf (Grau - 40R6), cụ thể, một vài đơn vị tên lửa đã triển khai làm nhiệm vụ bảo vệ các Khu công nghiệp Trung ương của Nga.

Tuy nhiên, hệ thống mới không được trang bị nhiều loại tên lửa mới, mà vẫn sử dụng tên lửa thiết kế cho hệ thống S-300 như 48N6E, 48N6E2, 48N6E3 S-300PM - 1/-2. Chỉ có tên lửa 9M96E2 được thiết kế riêng cho S-400 và được cho là chuyên sử dụng để đánh chặn ngoài không gian.


Hệ thống tên lửa mới vẫn sử dụng các tên lửa của hệ thống cũ.



Một đơn vị tên lửa được triển khai có khả năng theo dõi và tiêu diệt đồng thời 10 mục tiêu .


Đồng thời, tiêu chí đặt ra khi thiết kế các loại tên lửa này là nhắm đến nhiều mục tiêu hơn, bắn chính xác hơn, chứ chưa tính đến khả năng hoạt động ở độ cao cao hơn. Ở phiên bản cuối cùng của S-400, tất cả các cải tiến đặc biệt chú trọng tới phòng thủ không gian mới được đưa vào, giúp nâng tên lửa lên một cấp độ cao hơn, trở thành hệ thống có chức năng chuyên để chống tên lửa (ПРО).

Như vậy, hệ thống tên lửa S-400 có thể hoàn toàn đảm nhận được nhiệm vụ phòng không trong một phạm vi rộng nhưng để chống lại những tên lửa đạn đạo và có khả năng phòng thủ không gian ở mức cao hơn thì cần có một hệ thống phòng không chuyên biệt hơn.

Đó là lý do S-500 ra đời, với mục đích hoàn toàn để phòng thủ tên lửa, chống lại các vật thể bay, bảo tồn các cơ sở, mục tiêu quan trọng và để tự vệ. Tóm lại, nếu như với S-400, thông số ưu tiên là đánh chặn tầm xa, thì tới đây S-500 ưu tiên cho mục tiêu ở tầm cao.




Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Siêu xe tăng T-90AM chuẩn bị biểu diễn



[BDV news] Công ty Uralvagonzavod cho biết, xe tăng thế hệ mới T-90AM sẽ ra mắt trong cuộc Triến lãm vũ khí được tổ chức trong nửa đầu tháng 9/2011.

Hãng URA.RU cho biết, T-90AM là biến thể cải tiến của xe tăng T-90.

Theo lời Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod, ông Oleg Sienko, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiết lộ mẫu xa tăng mới và thậm chí cho mọi người chứng kiến tận mắt siêu xe tăng có một không hai này.

Ông Oleg Sienko cho biết thêm, xe tăng đã được cải tiến dựa trên những ý kiến đóng góp của Bộ Quốc phòng Nga.



T-90 AM có đặc điểm phía sau tháp pháo phía sau to và vuông.


Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod cho biết, trong cuộc họp tổ chức ngày 8/12/2009, các nhà quân sự Nga đã lên tiếng “chỉ trích” T-90AM. Họ cho rằng động cơ, hộp truyền động và hàng loạt các thiết bị khác của T-90AM không đáp ứng các tiêu chuẩn.

Hiện nay, T-90AM được cải tiến động cơ và có công suất lên đến 1.300 mã lực. Ngoài ra, T-90AM còn được nâng cấp các thiết bị điện tử, trang bị pháo chính và súng máy hiện đại.

Ông Oleg Sienko tuyên bố, Công ty Uralvagonzavod sẽ tiếp tục hoàn thiện xe tăng T-95, dù hiện nay Bộ Quốc phòng Nga không mấy quan tâm đến sự phát triển của dự án này.

Tháng 4/2010, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin tuyên bố, Bộ Quốc phòng đã ngừng cung cấp tài chính để chế tạo T-95. Tuy nhiên, ông Oleg Sienko lại cho rằng, dự án T-95 có rất nhiều khả quan.

Công ty Uralvagonzavod là công ty sản xuất các thiết bị kỹ thuật quân sự và thùng xe tải các loại lớn nhất ở Nga.


>> Trực thăng 'cá sấu' chính thức tới Peru



[BDV news] Nga đã bàn giao hai máy bay trực thăng tấn công Mi-35P Hind E cho phía Peru.

Đây là một phần của hợp đồng mua bán vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh của Không quân Peru để đối phó với các băng đảng ma túy và khủng bố.

Những chi tiết riêng biệt của trực thăng được chuyển tới Peru bằng máy bay không vận An-124-100 condor.

“Quá trình lắp ráp các máy bay đang được các kỹ thuật viên người Nga tiến hành. Những trực thăng này sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào vài ngày nữa, sau đó sẽ chính thức được chuyển giao cho Không quân Peru,” ông Igor Korotchenko – giám đốc trung tâm phân tích mua bán vũ khí của Nga cho biết.

Trực thăng đã được sơn màu truyền thống dành cho Không quân Peru, phần đầu của máy bay giống hàm cá mập. Thường thì như những máy bay Su-22 và Su-25 của Nga hiện đang trang bị cho Không quân Peru cũng có hình con thú được cách điệu hóa ở phần đầu của máy bay.



Máy bay trực thăng Mi-35P mà Nga chuyển giao cho Peru.


Mi-35 là bản nâng cấp của trực thăng chiến đấu Mi-24 nổi tiếng với hỏa lực mạnh và khả năng chuyên chở tốt.

Mi-24 là loại máy bay ít có khả năng chiến đấu hiệu quả vào ban đêm, còn máy bay Mi-35P hiện đại hơn có khả năng tấn công hiệu quả hơn vào ban đêm.

Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và bộ quốc phòng Peru đã kí hợp đồng trị giá 108 triệu USD. Nội dung của hợp đồng này là 6 trực thăng đa nhiệm Mi-171 Hip H và 2 trực thăng Mi-35 vào tháng 6/2010.

Những máy bay này được sử dụng để chống khủng bố và buôn lậu ma túy tại thung lũng sông Apurimac và Ene. Chính phủ Peru đã đặt khu vực này là vùng chiến sự vào tháng 8/2009 sau khi giao tranh giữa chính phủ và quân du kích Sendero Luminoso trở nên nghiêm trọng.

Sendero Luminoso bị Chính phủ Peru coi là một tổ chức khủng bố có liên hệ mật thiết với các nhóm buôn bán ma túy.

Mi-35 là trực thăng tấn công đa chức năng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên không, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh với vận tốc tối đa lên tới 330 km/h, tầm hoạt động 500km, trần bay thực tế - 5700m. Mi-35 có thể thực hiện nhiệm vụ cả ban đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Hiện tại, Peru đang lên kế hoạch thực hiện chương trình hiện đại hóa hạm đội tàu mua từ thời Liên Xô.


Máy bay trực thăng Mil Mi-24D.


Năm 2005 Peru cũng đã ký kết với công ty Rosoboronexport để nâng cấp 13 máy bay trực thăng Mi-17. Tổng giá trị của hợp đồng nâng cấp lên tới 13 triệu đô la.

Vào năm 2007, Peru đã tiến hành hiện đại hóa 70 máy bay trực thăng, 21 máy bay tiêm kích, 50 máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất. Chương trình hiện đại hóa các hạm đội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011.

Mi-35P là trực thăng vũ trang hiện đại nhất của Nga được phát triển liên tục từ các thế hệ của dòng Mi hiện được Không quân nhiều nước ưa chuộng. Theo ghi nhận, hiện tại ít nhất có 53 quốc gia sử dụng trực thăng vũ trang dòng Mi trong huấn luyện và tác chiến.

Hỏa lực và các tính năng chiến thuật của trực thăng vũ trang MI-35P được phát triển và nâng cấp từ nền tảng hỏa lực, tính năng chiến thuật của phiên bản Mi- 24, Mi-28 và các loại trực thăng vũ trang hiện đại của Nga hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, Mi-35P đã đánh bại các đối thủ là trực thăng vũ trang hiệu TIGER của châu Âu và dòng Mangusta hiện đại của Italy có hàng loạt đơn đặt hàng của các nước

Trên phương diện phòng thủ, khoang lái của Mi-35P được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính chống đạn.

Mi-35P được trang bị pháo hai nòng 30mm được bố trí phí bên phải của buồng lái thay cho súng máy hạng nặng 4 nòng 12,7mm

Ngoài ra, hai cánh phụ của Mi-35P có trang bị tên lửa chống tăng AT-9 có độ xuyên giáp lên tới 80 cm. Bên cạnh đó, Mi-35P còn được trang bị ống phóng tên lửa và ống phóng lựu tự động.


Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Nga sản xuất hàng loạt 'xe tăng bay' Su-34



[BDV news] Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi của Nga đang tiến hành các hoạt động thử nghiệm đối với máy bay Su-34 sản xuất loạt.

Các hoạt động thử nghiệm đang được tiến hành tại cơ sở của Hiệp hội Sản xuất hàng không Novosibirsk mang tên Chkalov (Napo). Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm máy bay sẽ được chuyển giao cho Không quân Nga.

Máy bay tiêm kích bom Su-34 Fullback đang hoạt động với số lượng hạn chế trong không quân Nga. Các thông tin phản hồi từ phi công và hoa tiêu trên những chiếc Su-34 là rất khả quan. Họ tỏ ra rất hài lòng với khả năng của chiếc máy bay này, với chế độ tự động hóa rất cao trong mọi hành trình của chuyến bay, khả năng xử lý nhanh nhạy với mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí thân thiện.

Su-34 là loại máy bay tiêm kích bom thế hệ 4+, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.




Một chiếc Su-34 với đầy đủ vũ khí


Hệ thống điện tử
Máy bay được áp dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nga hiện nay như hệ thống fly-by-wire số hoàn toàn, thanh điều khiển HOSTA theo tiêu chuẩn phương Tây.

Su-34 có một buồng lái "nhà kính" hiện đại, với màn hình hiển thị đa chức năng CRT. Hệ thống điện tử xác định và chỉ dẫn đường chính xác dựa trên thành phần cơ bản là radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004 (gắn ở mũi máy bay) và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ. Ngoài ra, đuôi máy bay có gắn một radar V005 (ở giữa 2 động cơ).


Radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004 trên Su-34.


Su-34 còn được trang bị thiết bị tác chiến điện tử ECM toàn diện.

Bộ phận điện tử trên máy bay được thiết kế theo cấu trúc mở, mạch bộ nhớ, màn hình màu đa chức năng và bộ xử lý được thiết kế như những modul xử lý thông tin kín.

Được trang bị hệ thống máy tính số rất mạnh Argon với những bộ xử lý lập trình thông tin riêng biệt và các thông tin đó được sử dụng trong những kênh trao đổi dữ liệu đa thành phần.

Mọi modul thông tin đều được kiểm soát bởi hệ thống tính toán kép từ trung tâm điều khiển, do đó, các thông tin sẽ được xử lý và cung cấp mọi hướng dẫn liên quan đến chuyến bay.


Được phát triển nhằm thay thế cho những chiếc máy bay cường kích Su-24, Su-34 được thiết kế với buồng lái có 2 phi công ngồi cạnh nhau. Buồng lái của Su-34 trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.


Sự kết nối dữ liệu 2 chiều cho phép lên kế hoạch nhiệm vụ và tính toán về mục tiêu hay cập nhật thông tin về mục tiêu sẽ được thực hiện ngay trong chuyến bay hoặc từ máy bay này sang máy bay khác, từ đó đưa ra lựa chọn sử dụng vũ khí thích hợp.

Su-34 được trang bị một radar mảng pha đa chức năng hiện đại có khả năng nhận biết địa hình để tìm ra đường bay thích hợp nhất khi bay với mọi tốc độ, đặc biệt ở tốc độ cao, và các thao tác hoạt động ở độ cao thấp.

Hệ thống vũ khí
Su-34 được vũ trang một pháo Gsh-30 30mm, cơ số 150 viên. 12 điểm treo dưới cánh giúp máy bay có thể mang tải trọng vũ khí rất lớn, khoảng 8 tấn bom đạn, gồm: tên lửa không đối không, đối đất và đối hải.

Su-34 được giới quân sự Nga đặt cho biệt danh là “xe tăng bay” bởi hỏa lực rất mạnh của máy bay này.


Thông số cơ bản: Dài 22 m, sải cánh 14,7m, cao 5,93m, trọng lượng cất cánh 39 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 45 tấn, trần bay 14km. Trong ảnh, một chiếc Su-34 đang thử nghiệm ném bom.


Su-34 có sức chứa nhiên liệu rất lớn, giúp máy bay có thể bay một mạch 4.500km mà không cần tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, máy bay có thể được tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng tầm hoạt động.

Su-34 được trang bị hai động cơ AL-35F với lực đẩy có đốt sau là 137kN/chiếc, tốc độ tối đa của Su-34 đạt Mach-1,8, tốc độ tuần tiễu Mach-1,14.

Những chiếc Su-34 sản xuất gần đây được trang bị động cơ đẩy chỉnh hướng phụt, làm tăng khả năng cơ động của máy bay.

Không quân Nga đã lên kế hoạch mua sắm 70 chiếc Su-34 đến năm 2015, và đây sẽ là máy bay cường kích nòng cốt của Không quân Nga.


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Nga thử nghiệm thành công máy bay tiêm kích siêu âm thế hệ 5



[Vitinfo news] Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên, và sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.

Cách đây một tuần Nga đã thử nghiệm thành công loại máy bay tiêm kích siêu âm mới nhất thế hệ 5 T-50.

Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên. Số máy bay này được đưa đến Trung tâm đào tạo chuyển loại phi công ở thành phố Lipetsk. Từ năm 2015 loại máy bay T-50 sẽ được sản xuất hàng loạt.




Ngoài 10 chiếc trên, theo kế hoạch trang bị vũ khí giai đoạn 2011-2020, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.

Các tính năng kỹ-chiến thuật của máy bay T-50 được hoàn toàn giữ bí mật. Theo các nguồn tin chính thức, loại máy bay này có tính cơ động rất cao và có khả năng tác chiến ban ngày cũng như ban đêm, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Loại máy bay này có hệ thống tự động điều khiển thông minh và có khả năng cất cánh, hạ cánh trên đường băng có độ dài (300-400) mét.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang