Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tên lửa đạn đạo

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa đạn đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa đạn đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

>> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ?


Theo khẳng định của các nhà phân tích quân sự, trong thời gian rất gần, Trung Quốc có thể bắt đầu triển khai tên lửa đường đạn chống hạm DF-21, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Thực hư chuyện đó thế nào?




http://nghiadx.blogspot.com

>> 'Nhị pháo' Trung Quốc
>> Đông Phong thổi bạt “ngôi” bá chủ?

Người ta cho rằng, việc sử dụng các tên lửa đường đạn này sẽ cho phép các tàu sân bay mặc dù các cụm tàu sân bay tiến công sở hữu các phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa khác nhau.

Điều đó sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể ảnh hưởng của hạm đội của họ đối với chiến trường biển giáp với bờ biển Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng (ít ra là ở chiển trường này) đối với Hải quân Mỹ mà sức mạnh vốn dựa vào trước hết “các sân bay nổi”.

Các vấn đề còn tồn tại

Lịch sử sử dụng tên lửa chống tàu đối phương bắt đầu không phải trong thế kỷ trước mà sớm hơn nhiều. Và ở đây, người Nga thể hiện là những người sáng tạo đi đầu. Năm 1834-1838, nhà quân sự và sáng chế Nga K. A. Shilder đã nghiên cứu khả năng sử dụng tên lửa chiến đấu trong hạm đội và đề nghị phóng tên lửa từ tàu ngầm. Việc đóng một tàu ngầm kim loại do Shilder thiết kế dạng đinh tán đã được bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5.1834 ở Peterburg, tại Nhà máy đúc Aleksandrovsky. Tàu này chính là để tấn công bằng các tên lửa sử dụng thuốc súng vào tàu địch đang bỏ neo, cũng như các đoàn tàu địch đang đi qua các eo biển.

Những nghiên cứu và thử nghiệm đầu tiên với tên lửa đường đạn có điều khiển có thể sử dụng vào nhiệm vụ chống hạm đã được tiến hành ở Liên Xô trong thập niên 1960-1970, cũng với nguyên nhân mà vì thế Trung Quốc đang làm. Nhưng lúc đó, tên lửa R-27K của Liên Xô mới chỉ được khai thác thử nghiệm và không được nhận vào trang bị.

Tuy nhiên, thời thế thay đổi, nhưng các vấn đề vẫn còn đó. Đồng thời, theo các chuyên gia nước ngoài, công nghệ hiện đại cho phép chế tạo đầu đạn của tên lửa đường đạn với hệ tự dẫn radar hay hồng ngoại để bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu lớn di động dạng như tàu sân bay hay tàu chiến có lượng giãn nước lớn khác.

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới?

Dựa trên thông tin của tình báo Mỹ và phỏng đoán của các nhà phân tích Lầu Năm góc, báo chí đưa tin, Trung Quốc có thể đang phát triển một vũ khí chống hạm hoàn toàn mới.

Theo Viện Hải quân Mỹ (The United States Naval Institute, một tổ chức phi chính phủ), thông tin về vũ khí này đã được đăng tải trên một ấn phẩm chuyên ngành của Trung Quốc mà các chuyên gia Mỹ coi là nguồn tin khá tin cậy. Sau đó, bản dịch và mô tả chi tiết hơn về hệ thống tên lửa này xuất hiện trên cổng thông tin điện tử hải quân Information Dissemination.

Tính năng cơ bản của các loại tên lửa đường đạn chống hạm của Liên Xô và Trung Quốc :
http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com


Đó là các tên lửa đường đạn dùng để tiêu diệt tàu nổi, trước hết là tàu sân bay. Vũ khí mới có cái tên ước lệ là Ship Ballistic Missile (ASBM). Người ta phỏng đoán, Trung Quốc đang phát triển ASBM dựa trên tên lửa tầm trung DF-21 (Dong Feng 21, CSS-5) tầm bắn gần 1.500 km.

Hệ thống tên lửa đường đạn với tên lửa chiến lược DF-21 bắt đầu được nhận vào trang bị của quân đội Trung Quốc từ năm 1991.

Hiện nay, tên lửa cơ động, hai tầng, cỡ nhỏ DF-21A đang thay thế DF-3 tại các căn cứ tên lửa Tianshui, Tonghua, Lianxiwang, nơi triển khai gần 50 tên lửa này. Từ đó, chúng có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm ở miền bắc Ấn Độ, nằm trên lãnh thổ các nước Trung Á, cũng như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Trên cơ sở DF-21, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm trung mới DF-21X có tầm bắn 3.000 km, mà hệ thống điều khiển của nó được cho là có sử dụng công nghệ GPS để nâng cao độ chính xác. Trung Quốc sẽ mất gần 10 năm để phát triển tên lửa này, đương lượng nổ của đầu đạn trên tên lửa sẽ là 90 kT.

ASBM được trang bị hệ dẫn phức tạp với đầu tự dẫn radar và lọc mục tiêu giai đoạn cuối giống như hệ thống điều khiển trên tên lửa đường đạn Pershing II của Mỹ. Tuy nhiên, các tên lửa này đã bị loại khỏi trang bị quân đội Mỹ và tiêu hủy theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn vào cuối thập kỷ 1980.

Trong khi, hệ thống tự dẫn của Pershing II dùng để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố trên mặt đất với độ chính xác đến 30 m và việc dẫn tên lửa được tiến hành bằng cách so sánh với các bức ảnh radar địa hình chuẩn. Độ chính xác đó buộc đối phương phải suy tính về khả năng bảo vệ của các sở chỉ huy của mình.

Trong hệ tự dẫn radar phỏng đoán của ASBM của Trung Quốc, các mục tiêu chính được chọn để tiêu diệt là các mục tiêu di động trên biển như tàu chiến cỡ lớn và tàu sân bay. Nhiệm vụ này không kém phần khó khăn so với nhiệm vụ đặt ra cho tên lửa Pershing II.

Bởi vậy, chắc chắn hệ tự dẫn của các tên lửa dựa trên DF-21 sẽ giống hơn với đầu tự dẫn (máy ngắm radar) của các tên lửa hành trình chống hạm, hơn nữa, một số loại tên lửa hành trình chống hạm lại có tốc độ siêu âm cao có thể sánh với tốc độ bay của đầu đạn tên lửa đường đạn tầm trung. Các tên lửa đường đạn phóng từ máy bay AGM-69 SRAM (Mỹ) và Kh-15 (Nga) là các ví dụ điển hình của tên lửa tầm trung không đối diện với hệ dẫn quán tính. Biến thể chống hạm Kh-15S được trang bị đầu tự dẫn radar giai đoạn cuối.

Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của loại vũ khí như ASBM có thể tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ Hoa lục từ hướng biển. Bằng cách loại trừ nguy cơ xuất hiện các binh đoàn tàu nổi của đối phương ở ngay biên giới Trung Quốc, ASBM có khả làm thay đổi triệt để tính chất tác chiến ở các vùng biển gần, cũng như triển vọng phát triển và các chương trình đóng tàu sân bay hiện có.

Không có phương án thay thế?

Nhận định trên đang gây tranh cãi bởi vì các nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm các phương tiện tác chiến tin cậy chống các cụm tàu sân bay tiến công của Mỹ được tiến hành ở Liên Xô đã không dẫn đến những kết quả căn bản. Và xem ra đến nay vẫn chưa tìm ra phương án thay thế cho khái niệm chỉ rõ đối thủ chủ yếu tàu sân bay chính là tàu sân bay.

Hải quân Liên Xô trước đây đã rất chú ý giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ chống tàu sân bay đã là nhiệm vụ quan trọng thứ hai sau nhiệm vụ chiến lược là tấn công hạt nhân vào các mục tiêu trên bờ và tiêu diệt các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của đối phương tiềm tàng.

Theo nhiều chuyên gia, đối với các lực lượng Hải quân Liên Xô hoạt động trên đại dương thế giới và trên bầu trời đại dương, nhiệm vụ tác chiến chống tàu sân bay Mỹ là nhiệm vụ số 1. Nhằm mục đích đó, ngoài các tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, các tàu tuần dương tên lửa và máy bay hải quân mang tên lửa, Liên Xô huy động cả Không quân tầm xa (không quân chiến lược).

http://nghiadx.blogspot.com
ASBM là vũ khí chủ lực trong chiến lược tác chiến phi đối xứng chống Hải quân Mỹ


Theo thông tin báo chí, ASBM có thể bay xa gần 1.800-2.000 km. Tên lửa vượt qua quãng đường này trong 12 phút. Vào giữa năm 2011, báo China Daily (Trung Quốc) đã đăng một tin ngắn dựa trên bình luận của tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức. Tin này viết rằng, tầm bắn của tên lửa đường đạn chống hạm dựa trên “các công nghệ cách mạng” DF-21D là 2.700 km.

Điều đó sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát các khu vực có khả năng xảy ra đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington do những bất đồng về số phận tương lai của Đài Loan.

Theo phỏng đoán của các nhà phân tích, nhờ khả năng năng lượng và kích thước của một tên lửa hai tầng, 15 tấn, tên lửa sẽ có thể mang đầu đạn thông thường nặng gần 500 kg uy lực đủ mạnh để gây tổn hại nghiêm trọng cho các tàu nổi cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Các chuyên gia đơn lẻ phỏng đoán rằng, ASBM có khả năng đánh chìm thậm chí tàu sân bay lớn nhất của Mỹ từ quả đạn đầu. Biến thể tiêu chuẩn của DF-21 được trang bị một đầu đạn hạt nhân 300 kT.

Cũng có phỏng đoán cho rằng, tên lửa đường đạn chống hạm của Trung Quốc sẽ được dẫn tới mục tiêu bằng các vệ tinh, các hệ thống radar hay nhận thông tin về mục tiêu từ các máy bay không người lái.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện chưa có hệ thống vệ tinh định vị có khả năng hoạt động đầy đủ của riêng mình. Hệ thống vệ tinh định vị BeiDou-2 đến ngày 2.12.2011 chỉ có 6 trong 30 vệ tinh định vị mà nó cần, còn BeiDou-1 chỉ gồm 3 vệ tinh định vị.

Dĩ nhiên là Trung Quốc đừng mong sử dụng hệ thống GPS của Mỹ một khi xung đột với Mỹ (còn nước nào ngoài Mỹ có hạm đội tàu sân bay mà để tiêu diệt nó phải cần đến loại vũ khí mạnh như vậy). Trong khi đó, Trung Quốc có thể tận dụng hệ thống định vị VLONASS của Nga mà gần đây đang được tăng cường đáng kể và đang được xúc tiến ra thị trường thế giới, hay hệ thống Beidou của họ.

Hiện nay, được biết, Trung Quốc đang phát triển một trạm radar ngoài đường chân trời, có thể phát hiện tàu lớn dạng tàu sân bay ở cự ly đến 3.000 km và sử dụng các thông tin này để dẫn tên lửa. Các radar tương tự đã được Mỹ và Liên Xô sử dụng để phát hiện các máy bay ném bom hạng nặng và các vụ phóng tên lửa đường đạn xuyên lục đại. Hiện nay, các kiểu radar ngoài đường chân trời có trong trang bị của Nga, Mỹ, Trung Quốc và Australia. Các radar ngoài đường chân trời đời sau này được thiết kế làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình trên mặt biển.

Ở đây có thể nhắc đến radar mặt sóng ngoài đường chân trời triển khai trên bờ biển Podsolnukh-E dải sóng ngắn, dùng để sử dụng trong các hệ thống bờ biển kiểm soát tình hình mặt nước và trên không trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia ven biển. Radar này do công ty NPK NIIDAR của Nga chế tạo.

Các đài radar mới do Trung Quốc sản xuất có lẽ có thể được sử dụng để tác chiến chống tàu sân bay Mỹ cùng với các tên lửa chống hạm DF-21.

Có lẽ tên lửa đường đạn chống hạm ASBM có độ bộc lộ thấp (công nghệ tàng hình) đối với radar và có khả năng cơ động cao, khiến đối phương khó có thể dự đoán quỹ đạo bay của nó. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Trung Quốc có thể đã tiến hành thử nghiệm ASBM vào năm 2005-2006.

Điều vẫn còn chưa hoàn toàn rõ là biến thể chống hạm của DF-21, nếu quả thực nó tồn tại, chứ không phải là một “tin vịt” nữa, tiến bộ đến mức nào về khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Cũng chưa rõ là các nhà khoa học và công trình sư Trung Quốc đã chế tạo được đầu tự dẫn cỡ nhỏ có những tính năng độc đáo cho đầu đạn của ASBM và hệ thống điều khiển đầu đạn cơ động theo lệnh của đầu tự dẫn này hay chưa.

Ngay vào đầu thập kỷ 1980, để tiêu diệt các binh đoàn tàu sân bay và tàu đổ bộ lớn của kẻ thù tiềm tàng trên các tuyến tiếp cận bờ biển phần châu Âu của Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Varsava, trên cơ sở tên lửa đường đạn tầm trung 15Zh45 của hệ thống tên lửa cơ động Pioner và các hệ thống chỉ thị mục tiêu của Hải quân Liên Xô hệ thống trinh sát vũ trụ và chỉ thị mục tiêu trên biển (MKRTs ) Legenda và hệ thống radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên biển MRSTs-1 Uspekh, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT) đã nghiên cứu phát triển hệ thống trinh sát-tiến công bờ biển (RUS). Dự án này đã bị đình chỉ vào giữa những năm 1980 do chi phí nghiên cứu chế tạo lớn và do việc đàm phán thủ tiêu tên lửa tầm trung. Về mặt chủng loại, ASBM của Trung Quốc tương tự dự án phát triển tên lửa này của Liên Xô.

Điều gì sẽ xảy ra với các tên lửa đường đạn chống hạm thì thời gian sẽ cho ta thấy…

* Nguyên gốc: Thực hư tên lửa đường đạn chống tàu sân bay
(Nguồn: Aleksandr Karpenko // VPK, N.9(426), 7.3.12.)

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

>> Ấn Độ: Không ai ngớ ngẩn dùng vũ khí hạt nhân để tác chiến


“Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân” - Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh nói.


Ngày 16/1, tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, phía Ấn Độ vừa bác bỏ mới lo ngại cho rằng Pakistan tiếp tục dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật đe dọa Quân đội Ấn Độ trên chiến trường, cho biết không có ai “ngớ ngẩn” đến mức dùng vũ khí hạt nhân cho tác chiến.

Thông tin này được tờ “Thời báo Ấn Độ” dẫn lời từ Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh trong buổi lễ thành lập Lục quân Ấn Độ ngày 15/1/2012.

Singh cho biết: “Cho chúng tôi nói rõ vấn đề này… Vũ khí hạt nhân hoàn toàn không dùng cho tác chiến. Chúng có ý nghĩa chiến lược, đây cũng là ý nghĩa tồn tại của chúng”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Shaheen-II của Pakistan/

Khi được hỏi về vấn đề có tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan đang tăng cường nhanh chóng sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân, Singh nói rằng: “Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Singh cho biết: “Chúng tôi có nhiệm vụ của mình – làm cho Lục quân Ấn Độ với 1,3 triệu quân trở thành một lực lượng linh hoạt, có sức chiến đấu chí tử và hệ thống hóa”, có thể nhanh chóng tiến hành tập kết ở khu vực biên giới và thực hiện tác chiến thiết giáp.

Singh còn nhấn mạnh: “Từ sau chiến dịch “Operation Parakram” (Năm 2001, Ấn Độ tập kết lực lượng hùng hậu ở biên giới Ấn Độ-Pakistan), tình hình đã có sự thay đổi rất lớn.

Khi đó, chúng tôi cần 15 ngày mới có thể tiến hành được tập kết lực lượng, hiện nay 7 ngày là có thể hoàn thành. Sau 2 năm nữa, chúng tôi có thể hoàn thành trong vòng 3 ngày”.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng xe tăng Ấn Độ tập trận


Ngoài ra, Singh thừa nhận Lục quân Ấn Độ đang có sửa đổi nhỏ “chiến lược đánh đòn phủ đầu” của họ. Chiến lược này nhằm phát động cuộc tấn công chớp nhoáng, hơn nữa còn từng được tiến hành thử trong 2 cuộc tập trận năm 2011.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiến lược này của Ấn Độ làm cho Pakistan vô cùng sợ hãi. Đáp trả, Pakistan đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình đến 90-100 đầu đạn hạt nhân (Ấn Độ có 80-100 đầu đạn), đồng thời Pakistan còn triển khai tên lửa Nasr mang theo đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng tới 60 km, và đề phòng Ấn Độ phát động cuộc tấn công chớp nhoáng.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

>> 'Để tồn tại cần có vũ khí hạt nhân'



Triều Tiên tuyên bố đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng chế tạo lò phản ứng nguyên tử nước nhẹ, cũng như công bố kết quả trong làm giàu uranium.

Đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, toàn bộ chương trình hạt nhân hoàn toàn chỉ nhằm mục đích hoà bình. Bình Nhưỡng cũng sẵn sàng thảo luận “vấn đề hạt nhân” tại các cuộc hội đàm sáu bên, chúng có thể được nối lại mà không cần những điều kiện bổ sung.

Cộng tác viên khoa học hàng đầu của Trung tâm Triều Tiên - Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, ông Konstantin Asmolov giải thích: “Triều Tiên thật sự hết sức cần năng lượng điện, vì họ không thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên các con sông nhỏ ở vùng núi có dòng chảy luôn thay đổi. Họ không có trữ lượng than đá, mà xây dựng các nhà máy năng lượng sạch thì quá đắt đỏ. Trong những điều kiện như vậy thì năng lượng hạt nhân có thể là lối thoát”.

Nhưng giáo sư trường Đại học Nhân văn Quốc gia (RSUH), ông Valery Denisov cho rằng những tuyên bố về các thành tựu trong lĩnh vực hạt nhân còn nhằm các mục đích chính trị. “Triều Tiên muốn các nước đối xử với họ bình đẳng, có tính đến lợi ích của họ. Chỉ với những điều kiện như vậy thì nước này mới sẵn sàng thương lượng," ông nói.




http://nghiadx.blogspot.com
Hình chụp vệ tinh lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên.


Tuy nhiên, tất cả đều quan tâm đến vấn đề: Vậy Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân nào? Mọi tuyên bố về tính chất hoà bình của các nghiên cứu ngay lập tức vấp phải việc thiếu bằng chứng, bởi vì Triều Tiên không hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Đồng thời các nhân vật chính thức luôn đòi hỏi việc thừa nhận quyền nghiên cứu nguyên tử vì mục đích hoà bình là điều kiện tất yếu để bắt đầu thảo luận quốc tế về vấn đề hạt nhân. Nhưng các nước phản đối không chịu đưa ra sự công nhận đó khi chưa chứng minh được là đất nước đóng cửa nhất thế giới này sẵn sàng đặt vũ khí hạt nhân của mình dưới sự kiểm soát.

Ông Valery Denisov cho rằng, Triều Tiên phải mở cửa đối với IAEA và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Còn ông Asmolov nói: “Kinh nghiệm Libya cho thấy là từ chối chương trình hạt nhân là bất lợi. Năm 2003, cựu Tổng thống Gaddafi đã ngừng các công việc trong lĩnh vực này và bắt đầu đối thoại với các đối thủ cũ, nhưng cuối cùng ông ta đã bị tiêu diệt. Và Bình Nhưỡng ghi nhận điều đó để tính toán”.

“Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không từ chối thực hiện các yêu cầu của cộng đồng thế giới, nhưng họ muốn nhận được những lợi ích nào đó," ông Denisov nói.

Những tuyên bố của Bình Nhưỡng về các kết quả sắp đạt được trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hoà bình xuất hiện trong bối cảnh bê bối xung quanh Iran đang nóng lên.

Trước đó không lâu báo chí Hàn Quốc đã đưa các thông tin về việc tại các cơ sở hạt nhân của Iran, kể cả ở Natanz và Kum có hàng trăm chuyên gia Triều Tiên làm việc. Nghĩa là hai nước đang chịu sự trừng phạt của quốc tế cố gắng hỗ trợ lẫn nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là hai thứ "đảm bảo" hòa bình cho Triều Tiên.

Chính sách của Iran và Triều Tiên có nhiều điểm giống nhau. Cả hai nước đề nói bóng nói gió đến việc họ có vũ khí huỷ diệt hàng loạt nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

Ông Konstantin Asmolov cho rằng: “Triều Tiên, trong bối cảnh không có nền công nghiệp quốc phòng riêng của mình, buộc phải “phùng mang trợn mắt” và nói về chương trình hạt nhân của mình”. Nhưng, theo chuyên gia này, toàn bộ chương trình của Triều Tiên là 3 lần khởi động thất bại trong 11 năm. Đồng thời, Triều Tiên không bao giờ nói về vũ khí hạt nhân, mà chỉ nói về kiềm chế hạt nhân.

Nếu nổ ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, thì Hàn Quốc sẽ đưa ra đội quân UAV và các kỹ thuật tự động khác. Các lính gác tự động hoá (robot), đã được đưa ra lắp đặt dọc đường biên giới của Hàn Quốc.

Ông Asmolov giải thích: “Điều này có nghĩa là sự đối đầu của tiềm năng con người chống lại tiềm nămg kỹ thuật. Nhưng muốn có người lính phải cần 15 năm nuôi dưỡng, còn máy móc thì có thể lắp trên dây chuyền trong mấy giờ đồng hồ. Vì vậy, Bình Nhưỡng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân như là một phương tiện chế áp điện từ các máy móc tự động”.

Bộ Ngoại giao Nga đã có đáp trả tuyên bố của Triều Tiên, kêu gọi thực hiện việc kiểm soát toàn bộ chương trình hạt nhân và mời các chuyên gia của IAEA đến thanh sát cơ sở làm giàu uranium ở Neneben.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

>> Pháp : tên lửa Samp/T được thử thành công


Ngày 09 tháng 12, Không quân Pháp đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa của Samp/T.

Samp/T đã tiêu diệt mục tiêu là tên lửa đạn đạo bay với tốc độ 1000 m/s ở khoảng cách hơn 10 km.

Theo kịch bản tác chiến, mục tiêu là một tên lửa đạn đạo phóng từ trên tàu khu trục và bay với vận tốc 1000 m/s.

Ngay sau đó những thông tin về mục tiêu được tổ hợp Aster-30 cập nhật khi nó còn cách điểm rơi 20 km. Đến khoảng cách 10 km thì mục tiêu bị tiêu diệt hoàn toàn.



SAMP/T
Năm ngoái, thử nghiệm tương tự cũng đã được thực hiện khi mà SAMP/T tiêu diệt thành công mục tiêu là một máy bay chiến đấu.


Các tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T được chế tạo cho các lực lượng vũ trang Italia và Pháp nằm trong khuôn khổ chương trình FSAF (Forward Surface to Air Family of Missile Systems – dòng hệ thống tên lửa đất đối không triển vọng) của châu Âu.

Tổ hợp tên lửa phòng không mới SAMP/T có tính cơ động chiến thuật và chiến lược rất cao nên được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu chiến lược quan trọng trên toàn lãnh thổ Pháp, trong đó có nhà máy điện hạt nhân, căn cứ không quân, vị trí bố trí, triển khai lực lượng tác chiến, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ bảo đảm yểm trợ tác chiến cho các phân đội bộ binh của Pháp khi tiến hành các chiến dịch tác chiến ở ngoài nước.

SAMP/T
Tổ hợp SAMP/T gồm hệ thống điều khiển hỏa lực mà nòng cốt là trạm radar đa năng quan sát quét điện tử Arabel của công ty Tales, bảo đảm quan sát không gian, phát hiện và bám mục tiêu với độ chính xác cao;


từ 4-6 bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ phóng loại này có khả năng phóng đồng thời 8 tên lửa phòng không có điều khiển về phía mục tiêu; 2 xe vận tải tiếp đạn; module đồng nhất và đánh chặn mục tiêu. Các đội SAMP/T có thể triển khai cách trạm radar chỉ huy 10 km.

SAMP/T

SAMP/T

Các thông số kỹ thuật của tên lửa SAMP/T:

Cự ly tiêu diệt mục tiêu: 3-100km (máy bay), tên lửa đạn đạo (3-35km)

Vận tốc tối đa: 1.400m/giây

Vận tốc bay trung bình: 900-1.000m/giây

Độ cao tiêu diệt mục tiêu: 25km

Trọng lượng đầu đạn tác chiến: 15-20kg

Trọng lượng phóng của tên lửa: 510kg

Hiện nay, Không quân Pháp có 7 hệ thống Samp/T và quân đội Ý cũng có 3 hệ thống như vậy.

Trong tương lai, Samp/T sẽ có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên đến 2000 km.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

>> "Iran đã sở hữu 6 tên lửa đạn đạo DF-31 của Trung Quốc"



CNN cho hay, các chuyên gia tên lửa của Triều Tiên đang có mặt ở Iran để kích hoạt 6 tên lửa hạt nhân DF-31 do Trung Quốc cung cấp.

Theo CNN, đây có thể là kết quả của hợp đồng bí mật mua tên lửa tầm xa DF-31A trị giá 11 tỷ USD đã được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ký với Trung Quốc.

Theo nguồn tin, sau nhiều năm tăng cường phát triển và sản xuất tên lửa đạn đạo nhưng Iran vẫn chưa đạt được thành công và một hợp đồng mua các tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 đã được Iran và Trung Quốc bí mật ký kết với giá trị hợp đồng lên tới 11 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Theo điều khoản của hợp đồng, Trung Quốc sẽ thiết kế tên lửa và đào tạo chuyên gia cho Iran để vận hành các tên lửa hạt nhân DF-31A.


Tuy nhiên, Iran vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn, cùng với mâu thuẫn với cộng đồng thế giới xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi, Trung Quốc tuyên bố không có khả năng tiếp tục hỗ trợ quốc gia Hồi giáo này, bởi các chuyên gia Trung Quốc bị ràng buộc hạn chế ngoại giao quân sự với Tehran và họ ra thêm điều kiện sẽ tiếp tục làm việc nếu Iran trả thêm cho Trung Quốc vài tỷ USD.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-31


Hợp đồng ban đầu bao gồm Trung Quốc sẽ cung cấp cho Iran 11 quả tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31A với tầm bắn lên tới 7.000 km. Tuy nhiên, Iran mới chỉ nhận được 6 quả tên lửa thì hợp đồng bị gián đoạn do Trung Quốc đưa ra lý do sức ép quốc tế và ngừng hỗ trợ Iran.


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
Iran đã sở hữu 6 tên lửa đạn đạo DF-31 của Trung Quốc


Được biết, tên lửa DF-31A là một biến thể của tên lửa đạn đạo Liên Xô (Nga), được phát triển từ những năm 1960 và đã liên tục gặp phải các vấn đề kỹ thuật.

Ở Trung Quốc, đã xảy ra ít nhất 6 vụ nổ tên lửa loại này. Chính vì vậy mà Iran gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc vận hành các tên lửa này.

Tháng 2/2011, một đoàn chuyên gia của Trung Quốc và Triều Tiên đã tới Iran trong vai khách du lịch, và họ đã cung cấp cho Iran các thiết bị phần cứng cần thiết cũng như công nghệ lắp ráp và đào tạo với trị giá 7 tỷ USD.

Hiện tại chưa có thông tin nào từ phía Trung Quốc về thông tin mà CNN đăng tải.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

>> Iran chuẩn bị gì nếu có chiến tranh?



Căng thẳng lâu dài và ngày càng gia tăng giữa Iran với các nước phương Tây khiến Tehran tập trung phát triển và mua sắm nhiều loại vũ khí để đối phó với tình huống xấu nhất.



http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đất đối đất Shahab-3 có thể mang theo đầu đạn với tầm bắn từ 1.300 - 2.000km, có khả năng tấn công các mục tiêu tại Israel, phần lớn các nước Arab và một phần lãnh thổ châu Âu. Loại tên lửa này được coi là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Iran. Các tên lửa Shahab gồm ba phiên bản do nước này tự sản xuất. Ảnh: military.ir

http://nghiadx.blogspot.com


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 tương tự của Nga do chính Iran chế tạo sau khi Nga chấm dứt hợp đồng cung cấp S-300 vào tháng 9 năm nay, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Rada của hệ thống này có thể cùng lúc theo dõi 100 mục tiêu, trong khi việc triển khai chỉ mất 5 phút. Hệ thống này còn có tuổi thọ cao và tính cơ động tốt. Ảnh: FARS


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa đất-đối-không Tor M1 9M330 là hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại được mua từ Nga. Nó có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu, tiêu diệt các mục tiêu là máy bay ném bom, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các mục tiêu bay ở độ cao thấp đến trung bình. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Fateh 110 tầm thấp với bán kính hoạt động 150-200 km. Fateh trong tiếng Farsi và tiếng Ả Rập có nghĩa là "Chinh phục". Tên lửa đất đối đất thế hệ thứ 3 của Fateh-110 có chiều dài khoảng 9m và nặng 3,5 tấn. Ảnh: defence.pk

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa được trang bị một hệ thống kiểm soát hướng dẫn giúp nó có độ chính xác cao hơn so với phiên bản cũ và có thời gian khởi động cũng nhanh hơn so với các thế hệ trước. Fateh-110 sử dụng nhiên liệu dạng rắn do tổ chức Aerospace Industries của Iran tự nghiên cứu và chế tạo. Bản thân Fateh-110 cũng do chính các nhà khoa học của Iran thiết kế và chế tạo. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay không người lái tấn công (UACV) mang tên Karar được trưng bày năm 2010 trong một buổi lễ ở Iran. Nó được cho là có thể mang hai quả bom và bốn tên lửa hành trình. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình "Nasr-1" có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên bộ, trên không và trên biển. Loại tên lửa này không chỉ có khả năng “qua mặt” hệ thống radar, có thể phá hủy mục tiêu 3.000 tấn như tàu chiến. defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Qaem “đất đối không”được sử dụng để tiêu diệt máy bay trực thăng và các mục tiêu trên không hoạt động ở tầm thấp và tầm trung. Được dẫn đường bằng laser, rất có thể đây sẽ “hắc tinh” của máy bay trực thăng chiến đấu đối phương. . Ảnh: MEHR


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đất đối đất mới Qiam (Hồi sinh). Đây là loại tên lửa đất đối đất hoàn toàn mới mang đặc tính kỹ thuật và khả năng chiến thuật duy nhất. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, không có cánh nên rất khó đánh chặn. Nó được lắp ráp và chế tạo hoàn toàn tại Iran. Ảnh: defence.pk

http://nghiadx.blogspot.com

Saeqeh (tiếng Ba Tư "tiếng sét") là máy bay tiêm kích 1 chỗ do Iran chế tạo. Máy bay tiêm kích Saeqeh được thử nghiệm thành công tại Iran vào ngày 20 tháng 9/2007 xuất hiện với vài đặc điểm giống F-5E. Loại phi cơ chiến đấu này được đưa vào phục vụ năm 2011Ảnh: ISNA


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Azarakhsh (tia chớp) là loại máy bay tiêm kích phản lực chiến đấu đầu tiên do Iran tự sản xuất. Azarakhsh có nhiều điểm khác biệt so với F-5 của Mỹ, chẳng hạn như có thân dài hơn, cánh có hình dạng khác. Nhưng nhìn chung đây là loại máy bay được phát triển trên cơ sở F-5 hoặc F-4. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hai tầng Sejil -1 là tên lửa đầu tiên được Iran phóng thử và sử dụng nhiên liệu rắn. Ảnh: military.ir


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay chiến đấu tàng hình không người lái Sofreh Mahi đã qua các thử nghiệm radar cần thiết và đang trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt. Máy bay tàng hình không người lái mới này được sử dụng để tiến hành các chiến dịch tác chiến, trinh sát, đồng thời sẽ sử dụng như máy bay ném bom không người lái thông thường.. Ảnh: military.ir

Các loại khí tài dùng cho tác chiến mặt đất cũng được chú trọng phát triển. Tên lửa Toofan-5 “đất đối đất” được coi là “hắc tinh” của các phương tiện bọc thép bộ binh. Ảnh: military.ir

http://nghiadx.blogspot.com

Nó có thể mang hai loại đầu đạn khác nhau. Ảnh: military.ir


http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Zolfaghar-3 MBT là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ hai của Iran, Chuẩn tướng Mir-Younes Masoumzadeh, Phó chỉ huy lực lượng mặt đất đã cho tiến hành nghiên cứu và sản xuất loại tăng này để tăng cường sức mạnh cho lực lượng Lục quân Iran. Các phiên bản thử nghiệm của xe được hoàn thành vào năm 1993. Sáu phiên bản đầu tiên được sản xuất và thử nghiệm vào năm 1997. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Xe chiến đấu bộ binh Boragh IFV. Vỏ bọc thép dày hơn và trang bị hỏa lực mạnh hơn được thiết kế để phục vụ tích cực cho chiến đấu trực tiếp. Ảnh: military.ir

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Tên lửa TQ có thể "chạm đến" mọi nơi trên nước Mỹ



Tên lửa Đông Phong-31A (DF-31A) có tầm phóng 11.200 km đã được trang bị cho lữ đoàn mới thứ 2 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc, có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.


Ngày 12/9, mạng tạp chí “Tin tức Quốc phòng” Mỹ đăng bài viết “Trung Quốc tăng thêm một lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”. Bài báo cho biết, theo một báo cáo do Viện nghiên cứu chương trình 2049 ở Washington mới công bố, Trung Quốc đã tăng thêm 1 lữ đoàn cơ động đường bộ, tên lửa Đông Phong-31A trang bị cho lữ đoàn này có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa nước Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ.


Mark Stokes, tác giả bản báo cáo cho biết, lữ đoàn này được đặt tại Thiệu Dương, Hồ Nam là lữ đoàn thứ hai của Lực lượng Pháo binh 2 được trang bị tên lửa DF-31A. Tầm phóng của tên lửa này là 11.200 km. Lữ đoàn đầu tiên được trang bị tên lửa DF-31A đóng quân tại Diệt Thủy, Cam Túc, năm 2001 đã có khả năng tác chiến ban đầu.

Năm 2006, một lữ đoàn của Pháo binh 2 đóng tại Nam Dương, Hà Nam bắt đầu được trang bị tên lửa Đông Phong-31. Tầm phóng của tên lửa Đông Phong-31 là 7.200 km, có thể tấn công tất cả các khu vực của châu Á, Nga và khu vực Thái Bình Dương bao gồm Alaska và Guam. Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và tên lửa Đông Phong-31A.


http://nghiadx.blogspot.com
DF-31A được cải tiến trên nền tảng DF-31, tính cơ động rất cao, có tầm phóng 11.200 km, có thể mang một đầu đạn hạt nhân 1 triệu tấn hoặc 3 – 5 đầu đạn hạt nhân 90.000 tấn, bán kính sai lệch là 200 – 500 m, thời gian sẵn sàng chiến đấu 10 – 15 phút.


Trước khi đưa ra báo cáo này một tuần, ngày 5/9, tại hội nghị phòng thủ tên lửa đạn đạo tổ chức ở Copenhagen, Đại diện Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách không gian và quốc phòng Frank Ross cho biết: “Việc phòng thủ tên lửa của chúng tôi hoàn toàn không có ý định đe dọa lực lượng chiến lược của Trung Quốc”.

Mỹ đang cố gắng tạo ra sự cân bằng, một mặt bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc tránh phải chịu mối đe dọa ngày càng lớn bởi tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mặt khác lại phải tránh sự lo ngại của Trung Quốc đối với việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực này.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-31 của quân đội Trung Quốc có thể tấn công các khu vực của châu Á.


Frank Ross nói: “Tuy nhiên, điều quan trọng là Trung Quốc cần hiểu rằng: Mỹ sẽ làm việc để đảm bảo sự ổn định của khu vực. Chúng tôi cam kết cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ hợp tác tích cực, đồng thời phòng thủ mối đe dọa của tên lửa đạn đạo mang tính khu vực, cho dù mối đe dọa đến từ nơi đâu”.

Một nhà quan sát Mỹ có quan điểm tương đồng cho rằng: Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Lầu Năm Góc hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc, nhưng hệ thống phòng thủ (đánh chặn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên hoặc Iran) rõ ràng cũng có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay.


Trung Quốc đang triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm mới Đông Phong-21D. Được biết, nó có thể bắn chìm hoặc làm tê liệt một tàu sân bay Mỹ.

Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế. Nhưng Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu công nghệ sử dụng nhiều đầu đạn (MIRV).


http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế.


Nhà phân tích của Công ty Phân tích Độc quyền Anh là Gary Lee cho rằng, đối với Mỹ, Trung Quốc nghiên cứu phát triển MIRV sẽ trở thành “người thay đổi trò chơi thực sự”.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Nghị sĩ Mỹ: TQ quyết cạnh tranh về sức mạnh quân sự với Mỹ



Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân, đầu tư vũ khí công nghệ cao, vươn ra đại dương, làm các tướng lĩnh hải quân Mỹ mất ngủ.

Ngày 12/9, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Buck McKeon cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực cạnh tranh sức mạnh quân sự với Mỹ, tấn công hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ diễn ra hàng ngày.

Khi phát biểu tại Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, nghị sĩ Đảng Cộng hòa McKeon cho rằng: “Thực tế hiện nay là, Trung Quốc làm cho các tướng lĩnh hải quân của chúng ta "mất ngủ", không phải là không có nguyên nhân”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương


Ông nói: “Tôi muốn hòa bình, tôi cầu nguyện cho hòa bình, nhưng chúng ta phải thông minh để duy trì hòa bình”.

Hiện nay, chính phủ Mỹ yêu cầu các bộ ngành đều phải thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu. Nhưng, McKeon chủ trương quốc phòng Mỹ cần tránh tiếp tục cắt giảm chi tiêu.

McKeon chỉ ra, Ủy ban Quân sự do ông lãnh đạo gần đây đã nhận được báo cáo của quân đội Mỹ. Báo cáo này cảnh báo rằng, sức mạnh hải quân của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, đồng thời đầu tư cho vũ khí công nghệ cao, gia tăng khả năng vươn ra Thái Bình Dương và các khu vực khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tăng cường đầu tư cho vũ khí công nghệ cao như máy bay chiến đấu tàng hình J-20


AFP dẫn lời McKeon cho biết: “Báo cáo của Lầu Năm Góc đã mô tả là một nước đã ngang ngược làm liều do tăng trưởng về sức mạnh quân sự, bị choáng váng bởi sức mạnh kinh tế. Phía Trung Quốc xác nhận, do chúng ta hiện nay rơi vào khủng hoảng tài chính, họ đã có được một khâu đột phá”.

Ông cũng nhấn mạnh: “Bắc Kinh lần đầu tiên tin rằng, họ có thể ngồi ngang hàng với Mỹ về quân sự. Trung Quốc đang chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình và tàu ngầm. Quy mô hải quân của họ lớn hơn chúng ta. Họ điều tàu chiến đến lãnh hải của đồng minh chúng ta”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân mới 095 của hải quân Trung Quốc


Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện McKeon còn nói: “Quân đội Trung Quốc hàng ngày đều tấn công hệ thống máy tính của chính phủ chúng ta, đe dọa các nước bạn bè của chúng ta ở ven bờ Thái Bình Dương”.

“Bất kỳ nhà sử học thực sự nào cũng đều biết, việc phát triển sức mạnh quân sự quy mô lớn là diễu võ dương oai nói về vận mệnh dân tộc, sự kết hợp của chúng sẽ rất nguy hiểm”.

Trong cuối tháng này, McKeon có kế hoạch dẫn đầu một đoàn đại biểu Hạ viện Mỹ sang thăm Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> Triều Tiên đã có khả năng tấn công Mỹ ???



Triều Tiên đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mới, dựa trên công nghệ của Nga. Điều này có thể dẫn đến khả năng tấn công quân sự trên đất Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa tầm bắn của tên lửa Musudan.


Loại tên lửa mới của Triều Tiên được đặt tên là "Musudan", có tầm bắn xa từ 2.500-4.000 km. Như vậy, tên lửa mới của Triều Tiên có có thể vươn tới quần đảo Guam của Mỹ nằm ở Thái Bình Dương, tờ báo Nga, "Komsomolskaya Pravda" đưa tin.

Nguồn tin tiết lộ, các tên lửa sẽ được phóng từ các bệ phóng cơ động. Loại tên lửa mới sẽ thay thế các chương trình đạn đạo “Taepodong-1” và “Taepodong-2” của Triều Tiên.

Theo các số liệu có được, loại vũ khí mới được tạo ra dựa trên công nghệ của Nga mà Bình Nhưỡng có đạt được trong những năm 1990.

Bước tiến mới trong phát triển tên lửa tầm trung Bắc Triều Tiên cùng với chương trình hạt nhân của nước này gây nên mối quan ngại lớn cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Điều này đã được ghi nhận trong Sách trắng được gọi là - các báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Từ 1998, Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa đạn đạo. Trong năm 2009, theo KCNA, cơ quan thông tấn chính thức của nước này, Bình Nhưỡng đã đưa vào quỹ đạo không gian một vệ tinh được phóng trên một tên lửa được sản xuất trong nước. Tuy nhiên các nguồn tin bên ngoài chưa xác nhận sự xuất hiện của một vệ tinh mới trong quỹ đạo Trái đất.

Cần lưu ý rằng, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng “nối lại cuộc đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi diễn ra các cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye Gwan với đại diện đặc biệt của chính quyền Mỹ về Triều Tiên Stephen Bosworth.

Các cuộc đàm phán 6 bên gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và cả hai miền Triều Tiên về vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên đã diễn ra trong khoảng thời gian dài tại Bắc Kinh kể từ ngày 27/8/2003. Vòng đàm phán thứ sáu đã bị gián đoạn bởi Bình Nhưỡng từ 30/9/2007.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

>> Triều Tiên dẫn đầu về xuất khẩu tên lửa đạn đạo



Triều Tiên đã trở thành nhà cung cấp tên lửa đạn đạo lớn nhất cho quân đội các nước đang phát triển.


Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế cho biết, trong giai đoạn từ năm 1987-2009, Triều Tiên đã xuất khẩu hơn 1200 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung các loại chiếm tới 40% thị phần của thị trường tên lửa đạn đạo.




Trong khi đó con số xuất khẩu tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho các nước đang phát triển của hai đại gia là Nga và Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ chiếm hơn phân nửa con số xuất khẩu của Triều Tiên.

Cụ thể trong giai đoạn từ 1987-2009, Nga xuất khẩu cho các nước đang phát triển 400 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, con số tương ứng của Trung Quốc là 270 tên lửa.

Do Nga là thành viên của MTCR (*) nên không thể xuất khẩu các tên lửa có tầm bắn trên 300km. Trung Quốc tuy không phải là thành viên của MTCR nhưng cũng đã cam kết tuân thủ các quy định của MTCR từ năm 1991.

Triều Tiên không tham gia vào các cam kết của MTCR nên đã trở thành nhà cung cấp chính cho các tên lửa có tầm bắn trên 300km.

Khách hàng chủ yếu của Triều Tiên là các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông. Theo báo cáo, khách hàng lớn nhất của Triều Tiên là Ai Cập, Iran, Syria, Libya, Yemen , UAE và Pakistan.

Thông tin chi tiết về chủng loại tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đã xuất khẩu thường không rõ ràng. Các tên lửa xuất khẩu chủ yếu là loại tên lửa tầm ngắn KN-2, Hwasong-5, Hwasong-6. Tên lửa tầm trung Nodong-1, Nodong-2, Taepodong-1 và Musudan. Các tên lửa này có tầm bắn từ khoảng 300-4.000km.

Nm 1985, Iran đã mua 100 tên lửa Hwasong-5 trị giá 500 triệu USD, sau đó trên cơ sở của tên lửa này Iran đã phát triển thành tên lửa Shahab-1 của riêng mình.

Theo ghi nhận của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế, xuất khẩu tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã bắt đầu giảm mạnh từ năm 1994. Lý do chính của sự sụt giảm này là chiến tranh Iran-Iraq đã kết thúc.

Ngoài ra, nhiều quốc gia từng mua tên lửa của Triều Tiên đã bắt đầu mở dây chuyền sản xuất trong nước. Triều Tiên chuyển sang chủ yếu xuất khẩu linh kiện và vật liệu để sản xuất tên lửa đạn đạo.

Theo một báo cáo của SIPRI, trong giai đoạn từ 1987-2009, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD. Chủ yếu tập trung vào tên lửa và các tàu chiến cao tốc, cao điểm là giai đoạn 2002-2004 Triều Tiên đã xuất khẩu 257 tàu tuần tra cao tốc, chủ yếu là tàu phóng lôi và tàu tên lửa cao tốc.

(*) MTCR - Missile Techonolory Control Regime Quy chế kiểm soát công nghệ tên lửa có điều khiển: được thành lập dưới sự cam kết của chính phủ 34 quốc gia trên thế giới, nhằm ngăn chặn phổ biến các công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km và đầu đạn nặng trên 500kg. Các nước thành viên đều bị cấm xuất khẩu các tên lửa và công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km.

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Arab Saudi muốn mua tàu khu trục Aegis của Mỹ



Arab Saudi đã bày tỏ mong muốn sở hữu tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


Để đáp ứng quá trình hiện đại hóa hải quân, Arab Saudi muốn mua loại tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis thực thụ với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Trước đó, Hải quân Arab Saudi đã mua của Mỹ một số tàu duyên hải có trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, cấu hình đơn giản.

Vào cuối tháng 5/2011, Hải quân Mỹ đã thông báo cho các quan chức Arab Saudi rằng, các tàu khu trục mới sẽ mạnh hơn bất cứ con tàu nào đang phục vụ trong biên chế hải quân nước này.



Tàu khu trục lớp Arleigh Burke là những chiếc tàu khu trục duy nhất trên thế giới hội tụ đủ khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Dự kiến, tàu tuần duyên của Arab Saudi có tải trọng thiết kế là 3.000-4.000 tấn, có thể được trang bị biến thể hạng nhẹ của radar SPY-1F, tương tự loại radar Aegis nhẹ trên tàu khu trục của Na Uy.

Radar SPY-1F thiếu năng lực và phần mềm để thực hiện khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, hệ thống điện trên tàu không đáp ứng được nhu cầu cho một radar có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Hiện tại các tàu khu trục Aegis của Mỹ có tải trọng 9.100 tấn, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Có khoảng 20 tàu tuần dương và tàu khu trục được trang bị radar SPY-1D, hệ thống Aegis nâng cấp để thực hiện nhiêm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Tương lai, 60 tàu khu trục Arleigh Burke cùng với 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga sẽ được trang bị khả năng phòng thủ tên lửa hoàn thiện. Hệ thống Aegis trên đất liền cũng đang được triển khai hoạt động tại châu Âu trong kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa xuyên lục địa.

Đại úy Cate Mueller, phát ngôn viên của phòng quản lý mua sắm Hải quân Mỹ cho biết, các tàu chiến mặt nước giao hàng cho Arab Saudi với khả năng đối không trung bình, tích hợp khả năng phòng thủ tên lửa, cùng với một số máy bay trực thăng, tàu tuần tra và hệ thống cơ sở ven bờ.

Hiện, Hải quân Arab Saudi thông qua một kế hoạch hiện đại hóa với chi phí lên đến 23 tỷ USD. Một đại diện của Lockheed Martin cho biết “Các tàu khu trục Aegis mới cho Arab Saudi sẽ cung cấp một khả năng phòng thủ tên lửa đáng kể, có thể vượt qua bất kỳ quốc gia vùng Vịnh nào kể cả Israel”.

“Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke được xem là tốt nhất thế giới hiện nay, nếu Arab Saudi có được các tàu này, đây sẽ là một cột mốc rất quan trọng” ,một chuyên gia hải quân Mỹ khẳng định.

Hiện tại, các tàu khu trục Aegis chỉ được xuất khẩu cho 2 đồng minh thân cận của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc xuất khẩu tàu khu trục Aegis cho Arab Saudi có thể gặp phải cản trở từ Quốc hội bởi những lo lắng về rò rỉ công nghệ cao, nhất là từ đầu năm 2011 đến nay các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi gặp bất ổn chính trị.

Một số ý kiến cho rằng, việc xuất khẩu tàu khu trục Aegis cho Arab Saudi là để đối phó lại với mối đe dọa về tên lửa từ Iran. Tuy nhiên, các nhà phân tích không lạc quan và cho rằng, nếu có thì các tàu này chỉ được trang bị ở mức tối thiểu và chắc chắn sẽ không có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


[Vitinfo news]



Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Lực lượng vũ trụ của Quân đội Nga



Lực lượng vũ trụ (còn gọi là lực lượng không gian) là một đơn vị riêng biệt của quân đội Nga chuyên trách về các hoạt động quốc phòng trong không gian.



Lực lượng vũ trụ Nga được thành lập trên cơ sở Nghị định số 337 ngày 24/3/2001 của Tổng thống Nga và quyết định của Hội đồng An ninh Nga ngày 6/2/2001 về việc bảo đảm xây dựng, phát triển và hiện đại các lực lượng vũ trang Nga.



Biểu tượng của lực lượng vũ trụ.


Nhiệm vụ chính của lực lượng vũ trụ Nga bao gồm:

Cảnh báo và cung cấp thông tin kịp thời cho chỉ huy quân sự và lãnh đạo tối cao Nga về khả năng xảy ra một cuộc tấn công tên lửa hạt nhân từ bên ngoài; xây dựng, triển khai và điều khiển các nhóm quỹ đạo của các vệ tinh quân sự trong không gian thuộc Nga;

Kiểm soát không gian gần trái đất và liên tục thăm dò các khu vực của kẻ thù tiềm năng dưới sự hỗ trợ của các vệ tinh không gian;

Sẵn sàng phối hợp với hệ thống phòng thủ tại thủ đô Moscow để bẻ gẫy các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Thành phần của lực lượng không gian Nga gồm: Các hệ thống phòng thủ tên lửa vũ trụ, Các trung tâm thử nghiệm vũ trụ quốc gia như Baikonur, Plesetsk, Svabotdu; Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm và kiểm soát không gian Titov; Căn cứ điều khiển và vận hành các thiết bị không gian; Trường đào tạo quân sự không gian và các đơn vị bảo đảm, bên cạnh đó lực lượng không gian có biên chế quân số hơn 100.000 người.


Sơ đồ hệ thống các vệ tinh thuộc kiểm soát của lực lượng không gian Nga.


Vũ khí chính trang bị cho lực lượng này bao gồm các loại vệ tinh trinh sát, các trạm kiểm soát điện tử và tình báo điện tử, hệ thống truyền thông và các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu gồm khoảng 100 thiết bị, tên lửa các lớp gồm tên lửa hạng nhẹ như Start-1, Kosmos-3M, Cyclone-2, Cyclone-3, Rockot, tên lửa hạng trung như Soyuz U, Soyuz 2, Lightning-M và hạng nặng như Proton K, Proton M.

Bên cạnh đó lực lượng không gian Nga còn được trang bị các tổ hợp phương tiện kiểm soát vũ trụ mặt đất tự động như Naku SC, hệ thống chỉ huy Taman Base, Pheasant, hệ thống radar Kama, một hệ thống quang học lượng tử Sazhen-T, một trạm tiếp nhận và thu thập dữ liệu mặt đất Nauca-M 04, trạm radar DON 2H, DTV, Volga, Voronezh M và các tổ hợp quang học điện tử không gian OKNO.

Ngoài ra, lực lượng này còn được bổ sung thêm hệ thống phòng thủ tên lửa của thành phố Moscow A-135. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hạt nhân tấn công vào thủ đô nước Nga và các khu trung tâm công nghiệp, tiếp đến là việc triển khai 68 tên lửa 53T6 Gazelle được dùng để đánh chặn trong các cuộc tấn công trong không gian có căn cứ chỉ huy ở thành phố Solnechnogorsk.

Các căn cứ của Lực lượng Không gian được triển khai trên toàn bộ lãnh thổ của Nga và khu vực biên giới. Ở nước ngoài, Nga cũng triển khai một số căn cứ tại Belarus, Azerbaijan, Kazakhstan, Tajikistan.

[BDV news]


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Nga sẽ tăng sản xuất tổ hợp tên lửa lên gấp đôi



[vtc news]Ria Novosti dẫn lời Thủ tướng Nga Vladimir Putin trong hội nghị phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng ngày 21/3 cho biết, bắt đầu từ năm 2013 Nga sẽ tăng cường sản xuất số lượng các tổ hợp tên lửa lên gấp đôi so với hiện nay.

Theo ông Putin, dự trù kinh phí để sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa từ nay cho tới năm 2020 sẽ mất khoảng 77 tỷ rúp trích từ nguồn ngân sách cho chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020. “Quân đội Nga sẽ được trang bị những loại vũ khí tên lửa mới nhất, tối tân nhất ở tất cả các cấp (chiến lược, chiến dịch và chiến thuật), trong đó đáng chú ý có tổ hợp tên lửa Yars, Bulava và Iskander-M” – tuyên bố của Thủ tướng Putin.




Trong khuôn khổ chương trình sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa, Chính phủ Nga dự định sẽ chi 15 tỷ rúp để phát triển để đầu tư cho các xưởng sản xuất, trong đó 9,6 tỷ rúp sẽ chi cho nhà máy Votkinsk, nhà sản xuất tên lửa đạn đạo.

Phần kinh phí còn lại sẽ đầu tư cho chương trình hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng mà dự án của nó sẽ được Bộ Quốc phòng thông qua trong một vài tháng tới.

Theo chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020 thông qua ngày 31/12/2010 với tổng kinh phí 19 tỷ rúp, dự kiến đến năm 2020 Nga sẽ mua khoảng 100 tàu ngầm và tàu nổi mặt nước, 600 máy bay chiến đấu, 1.000 máy bay trực thăng, 56 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 10 tiểu đoàn S-500, 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử dự án 955 Borey, 10 lữ đoàn tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M và hàng loạt vũ khí trang bị khác.


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc



Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.

Hiện nay, sức mạnh vũ khí của Triều Tiên bị suy giảm đáng kể do sự yếu kém của nền kinh tế. Hải quân và không quân Triều Tiên trở nên lạc hậu nhanh chóng, tuy nhiên sức mạnh quân sự của quốc gia này nằm ở pháo binh.

Vụ pháo kích vừa qua tại hòn đảo Yeonpyeong đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của pháo binh Triều Tiên và Seoul – thủ đô của Hàn Quốc cách vùng phi quân sự khoảng 40 km dễ dàng bị “san bằng” bởi pháo binh của Triều Tiên.

Dưới đây là những vũ khí hủy diệt nguy hiểm nhất của pháo binh Triều Tiên:

Pháo phản lực


M1985 có tầm bắn khoảng 40 km.


Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất.

Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran.

Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp.


Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa.


Pháo tự hành

Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên.


Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km.

Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó.

Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq.

Hệ thống lô cốt ngầm

Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc.


Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công.

Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn.

Vũ khí sinh hóa

Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu.


Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất.

Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ.

Cơ chế phản ứng nhanh

DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc.


Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù.

Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998.

Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo chống lô cốt

ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc.


ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm.

Radar truy tìm vị trí địch

Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch.


Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút.

Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa.

Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt.

Pháo bắn đạn có điều khiển

Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq.


Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó.

Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực.

Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục.

Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua.


(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang