Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: liên quân NATO

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn liên quân NATO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn liên quân NATO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> NATO dìm cả 2 phe ở Libya chìm trong biển lửa



NATO vẫn tiếp tục "đốt cháy" Misrata bất chấp phe nổi dậy tuyên bố đã kiểm soát thành phố.

Ngày 24/4, hãng tin Aljazera cho biết, dù phe nổi dậy tuyên bố chiếm 80% thành phố Misrata, và thông báo cho liên quân rằng lực lượng ủng hộ chính phủ Libya đã tháo lui khỏi thành phố nhưng NATO vẫn tiếp tục oanh kích các mục tiêu tại đây bằng tên lửa hạng nặng và rocket.

Thành phố Misrata đang nằm trong tay phe nổi dậy. Tại một số khu vực trong thành phố, lực lượng nổi dậy đã bắt giữ nhiều thành viên trung thành của đại tá Gaddafi. Trong đó một số người đã bị giết, một số khác đang phải chạy trốn (*).

Tuy nhiên, liên quân NATO và Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục sử dụng máy bay để không kích vào các khu vực của thành phố Misrata.

Misrata đã trở thành chiến trường đẫm máu nhất trong những ngày qua. Bác sĩ Khalid Abu Falra làm việc tại một phòng khám tư nhân ở thành phố này cho biết, có 28 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Theo ông, trung bình cứ mỗi ngày ở Misrata có 11 người thiệt mạng.



Nhiều nhà cửa tại khu vực Misrata bị phá huỷ bởi các đợt oanh kích của liên quân NATO.


Không chỉ thành phố Misrata, cùng ngày tại Thủ đô Tripoli, dinh thự của nhà lãnh đạo của Tổng thống Gaddafi đã bị phá hủy trong một trận không kích của liên quân.

Ngoài ra, các máy bay của NATO đã không kích nhiều khu vực quân sự và dân sự ở thủ đô và các thành phố khác, làm nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Đặc biệt là ở Tripoli, có ít nhất ba lần máy bay của NATO ném bom. Theo Thứ trưởng Ngoại giao, ông Khlaed Kaim, lực lượng liên quân NATO đã bắn trúng nhiều mục tiêu ở Tripoli, Sirte, Gharyan, Aziziyah và Hira.

Hiện tại, lực lượng của Tổng thống Gaddafi đưa ra thông báo, đã chiếm được một thị trấn của Yafran ở phía Tây Libya và đang chiếm quyền kiểm soát trung tâm thành phố và các ngôi làng gần đó.

(*) Trước đó, Thứ trưởng ngoại giao Libya Khaled Kaim ra thông báo, Quân đội Libya tạm thời ngưng chiến đấu tại Misrata. Tuy nhiên, quân đội chính phủ sẽ không hoàn toàn rút khỏi Misrata, đơn giản họ chỉ tạm dừng hoạt động quân sự. Thay vào đó, đại diện các bộ tộc sẽ tiếp quản chỉ huy khu vực này và thuyết phục quân nổi dậy ở Misrata hạ vũ khí.

Thứ trưởng Ngoại giao Khaled Kaim cho biết, nếu đàm phán thất bại, các tộc trưởng có thể sẽ điều các tay súng thân chính phủ vào thành phố 300.000 dân này để tấn công quân nổi dậy. 6 bộ tộc chính tại khu vực này có thể tập hợp được 60.000 tay súng vũ trang.

Tuy nhiên, khu vực Misrata không có nhiều bộ tộc và cũng chưa rõ quân nổi dậy có sẵn sàng đàm phán hay không. Đặc biệt, sau khi họ tuyên bố đã đẩy lùi được quân chính phủ.



[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Cận cảnh "cỗ máy chiến tranh" NATO chống Libya



Sứ mệnh bảo vệ dân thường Libya bằng "mọi biện pháp cần thiết" của liên quân hiện đã được 4 tuần song sức mạnh của sứ mệnh này đang dần yếu đi.

Anh và Pháp hiện dẫn đầu sứ mệnh sau khi Mỹ chuyển giao quyền lãnh đạo vào 31/3. Tuy nhiên, liên quân NATO dường như đang tan rã khi cố gắng tiếp tục chặn bước tiến của lãnh đạo Libya - đại tá Gaddafi. Trong khi đó, lực lượng của Gaddafi vẫn đang bao vây Misurata và thực thi những chiến thuật khiến họ tránh được việc trở thành mục tiêu của không lực phương Tây.



Chiến đấu cơ Mirage 2000 của Pháp đang đậu ở căn cứ không quân Solenzara tại đảo Corsica hôm 5/4.



Lính thủy đánh bộ Hoàng gia Anh giúp thực thi lệnh phong tỏa hải quân Libya hôm 11/4.



Máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp từ căn cứ không quân Istres xếp hàng chờ tới lượt tiếp nhiên liệu trên biển Địa Trung Hải hôm 30/3



Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ chuẩn bị bay tới Libya từ căn cứ quân sự Lakenheath ở Anh hôm 19/3.



Máy bay AWACS của không lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle ở biển Địa Trung Hải hôm 24/3



Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp rời Toulon để tới Libya hôm 20/3.



Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen của không lực Thụy Điển cất cánh khỏi Kallinge, Thụy Điển.



Phi công Pháp leo lên khoang của chiếc chiến đấu cơ Rafael tại căn cứ không quân Solenzara trên đảo Corsica




[VITINFO news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Nga, NATO công bố quỹ trực thăng cho Afghanistan



NATO và Nga đã đạt được thỏa thuận thành lập một Quỹ Uỷ thác Bảo dưỡng Máy bay Trực thăng cho quân đội Afghanistan, các quan chức cho biết hôm 15/4 sau hai ngày diễn ra hội nghị ngoại trưởng NATO tại Berlin.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu trong một cuộc họp báo kín rằng các ngoại trưởng Nga và NATO đã công bố quỹ này trong cuộc họp Hội đồng Nga-NATO được tổ chức bên lề hội nghị NATO ở Berlin.

"Đây là tin tốt đẹp đối với Hội đồng Nga-NATO - chúng tôi đang cùng nhau giải quyết thách thức ổn định Afghanistan," ông nói. "Nhưng quan trọng nhất, đây là tin tốt đẹp đối với Afghanistan. Quân đội nước này sẽ được hưởng lợi từ các trang thiết bị có giá trị này để đảm bảo an ninh cho công dân Afghanistan."




Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Rasmussen nói với các ngoại trưởng rằng dự án lập quỹ này sẽ "huấn luyện, cung cấp phụ tùng và trang bị cho ba phi đội máy bay trực thăng của Afghanistan," đây là một thành quả thiết thực trong sự hợp tác Nga-NATO và có thể giúp mang lại hòa bình và ổn định tại đất nước Afghanistan bị chiến tranh tàn phá này.

Một số nguồn tin ngoại giao nói với Hãng thông tấn Đức DPA rằng Nga sẽ đóng góp 3,5 triệu USD cho quỹ mới đó, và Đức sẽ đóng góp 3 triệu USD. Thổ Nhĩ Kỳ, Luxembourg và Đan Mạch cũng hứa sẽ đóng góp một số tiền nhỏ. Ông Rasmussen không tiết lộ sự đóng góp cụ thể của các nước trong cuộc họp báo này.

Trước cuộc họp, có thông tin cho rằng quỹ tín thác này là để cung cấp và bảo dưỡng các máy bay trực thăng của Nga tại Afghanistan, và Nga sẽ nhận được 367,5 triệu USD từ hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng.

Tuy nhiên, các quan chức đã không nói rõ vấn đề cung cấp sau cuộc họp hôm 15/4, và quỹ này dường như được giới hạn ở công việc bảo dưỡng và sửa chữa.

Ông Rasmussen cũng cho biết, NATO và Nga cũng đã thảo luận về một dự án hệ thống phòng thủ tên lửa chung, đã được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ủng hộ tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon hồi năm ngoái.

"Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề này," Tổng thư ký NATO cho biết. "Đây là một công việc rõ ràng đầy thách thức, công việc mới để phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa chung."

"Tuy nhiên, chúng tôi đã không đạt được thỏa thuân về việc xây dựng hệ thống này như thế nào, nhưng đó là về mục tiêu chung, như sự bảo vệ hiệu quả nước Nga cũng như các nước NATO," ông cho biết thêm.

Nga vẫn tiếp tục yêu cầu đảm bảo pháp lý từ NATO rằng hệ thống tên lửa này sẽ không nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Nga, trong khi đó liên minh này đã không chấp thuận. NATO hy vọng sẽ xây dựng hai hệ thống phòng thủ tên lửa riêng biệt - một hệ thống của NATO và một hệ thống của Nga có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, trong khi Nga ủng hộ một hệ thống chung.

Nga và NATO đã nhất trí rằng các cuộc đàm phán về một hệ thống tên lửa cần tiếp tục được tổ chức và các bộ trưởng quốc phòng NATO và Nga sẽ tổ chức một cuộc họp khác vào tháng 6 tới, các quan chức cho biết.
[VITINFO news] 

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Ông Gaddafi đồng ý giải pháp 4 điểm



[BDV news] Tuyên bố trên được ông Ramtane Lamara, đặc phái viên của Liên minh Châu Phi và ông Musa Ibrahim, người phát ngôn Chính phủ Libya đưa ra sau cuộc gặp giữa phái đoàn của Liên minh Châu Phi với ông Gaddafi tại Tripoli ngày 10/4.

Đề xuất của Liên minh Châu Phi không đi kèm yêu cầu ông Gaddafi từ chức, tuy nhiên có 4 điểm cơ bản sau:

- Ngừng bắn ngay lập tức;

- Chính phủ Libya sẽ hợp tác trong nỗ lực cứu trợ nhân đạo khẩn cấp;

- Bảo vệ công dân nước ngoài ở Libya;

- Khởi động đàm phán giữa các bên liên quan tại Libya, với mục đích thiết lập một “giai đoạn chuyển tiếp” để tiến hành “cải cách chính trị nhằm xóa bỏ những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại”;

Bản đề xuất đã được ông Gaddafi phê chuẩn và nhấn mạnh giải pháp cuối cùng phải “đáp ứng nguyện vọng của người dân Libya”.

Không có thời gian biểu cụ thể nào được đưa ra, cũng như mốc thời gian thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, tuy ông Gaddafi cũng ủng hộ thiết lập “một cơ chế giám sát đáng tin cậy”.

“Lãnh đạo Muammar Gaddafi đặt trọn niềm tin vào khả năng của Liên minh Châu Phi trong việc tái lập nền hòa bình ở Libya”, tuyên bố chung nói rõ.




Phe nổi dậy nói sẽ không chấp nhận việc ông Gaddafi giữ quyền lực.


Đại diện phe nổi dậy Guma al-Gamaty tuyên bố sẽ xem xét kỹ đề xuất từ Liên minh Châu Phi, tuy nhiên nhấn mạnh phe nổi dậy sẽ không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào cho phép ông Gaddafi hoặc con trai ông tiếp tục nắm quyền.

Các lãnh đạo phe nổi dậy cũng không thật sự tin tưởng vào sự trung gian của Liên minh Châu Phi, vốn nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của ông Gaddafi trong suốt nhiều năm qua. Hiện, chính quyền Libya có 15 ghế trong Hội đồng hòa bình và an ninh thuộc Liên minh Châu Phi.

Ông Lamara cho biết sự ra đi của ông Gaddafi cũng là một nội dung trong cuộc đàm phán, tuy nhiên từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Chiến sự tiếp diễn ác liệt
Các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ngày 10/4, trong đó đáng chú ý là việc phe nổi dậy đã giành lại quyền kiểm soát nhiều phần của thị trấn Ajdabiya đang bị quân đội của ông Gaddafi vây chặt.

Cùng ngày, NATO tuyên bố đã tiêu diệt 25 xe tăng của quân đội Libya trong 2 cuộc không kích tại thành phố Misrata và thị trấn Ajdabiya. Tuy nhiên, tướng Charles Bouchard của NATO nhìn nhận tình hình tại Misrata và Ajdabiya vẫn “rất tuyệt vọng” với phe nổi dậy.

Về phần mình, Chính phủ Libya cho biết đã bắn hạ 2 trực thăng của phe nổi dậy xâm phạm vùng cấm bay Liên Hợp Quốc đặt ra.

Trong ngày 10/4, quân đội Libya đã pháo kích dữ dội các vị trí của quân nổi dậy tại Adjabiya và Misrata.




Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Pháp 'tung hoành' ở châu Phi



[BDV news] Trong các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ hiện nay, Mỹ đang có một đối thủ “tương tầm”: đồng minh thân cận Pháp đang tích cực tham gia hai chiến dịch nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở châu Phi.

Thứ nhất, dưới sự hỗ trợ Anh và các nước thuộc khối NATO, Pháp là “kẻ đứng mũi chịu sào”có trách nhiệm không kích vào các căn cứ của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gaddafi tại Libya.

Thứ hai, quân đội Pháp tích cực tham gia vào các hoạt động tại Cote d’Ivoire theo sự uỷ quyền của Liên Hiệp Quốc. Trực thăng yểm trợ của Pháp tấn công vào các kho vũ khí hạng nặng và thiết bị kỹ thuật bọc thép của Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sau khi được Liên Hiệp Quốc uỷ quyền, Pháp không kích không chỉ sân bay quốc tế ở Abidjan, mà còn một số khu vực tại thành phố được cho là thành trì của ông Gbagbo.



Máy bay của không quân Pháp chuẩn bị không kích Libya.


Thực tế, hiện nay Pháp là người đứng đầu phương Tây, tham gia vào cả hai cuộc xung đột. Trước thời điểm này, Pháp muốn đứng ngoài cuộc trong vấn đề nội bộ của Cote d’Ivoire khi mâu thuẫn giữa phe đối lập và chế độ Gbagbo xảy ra.

Đồng thời, dù trên danh nghĩa chỉ huy tấn công Libya nhưng thực tế trong giai đoạn đầu chiến dịch tấn công Libya, Mỹ mới chính là chỉ huy chiến dịch.

Nhưng vào thứ hai vừa qua, Paris chính thức tiếp quản trách nhiệm chỉ huy chiến dịch quân sự tại cả hai quốc gia châu Phi. Quân đội Pháp tại Cote d’Ivoire đập tan các ưu thế chiến lược quan trọng của chế độ Gbagbo trong cuộc xung đột chống lại lực lượng nổi dậy Ouattara, còn các máy bay của không quân Pháp tại Libya đã gánh gác trọng trách tiến hành các hoạt động tác chiến.

Tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây, quân đội của Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đã sẵn sàng mở các cuộc tấn công tiếp theo vào quân đội của chế độ cầm quyền.

Tình huống tương tự cũng xảy ra tại Cote d’Ivoire. Không quân Pháp đã yểm trợ trên không cho quân đội của ông Alassane Ouattara vào thời điểm quan trọng, khi tất cả sẵn sàng tấn công đòn quyết định vào căn cứ của quân đội chính phủ tại Abidjan.

Ý định thực của Pháp được thể hiện rõ trong cuộc điện đàm hôm 4/4/2011 giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và người đứng đầu phe đối lập Cote d’Ivoire, ông Ouattara.


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Typhoon chuyển từ giám sát sang tấn công



[BDV news] Anh đã quyết định chuyển 4 chiếc máy bay chiến đấu Typhoon sang vai trò tấn công mặt đất thay vì chỉ giám sát vùng cấm bay như trước đây.

Phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh nói: “Được sự đồng thuận với NATO, Anh quyết định thay đổi nhiệm vụ của 4 chiếc Typhoon của Không lực Hoàng gia tham gia nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất thay vì vao trò phòng không và thi hành vùng cấm bay. Đây là động thái nhằm củng cố khả năng tấn công mặt đất của liên quân NATO”.

Trước đó, những chiếc Typhoon đậu tại Căn cứ ở Gioi del Colle, phía Nam Italy được giao nhiệm vụ cảnh giới vùng cấm bay, trong khi những đồng nghiệp, chiến đấu cơ Tornado tham gia tấn công lực lượng quân đội của chính quyền Gaddafi.



Không quân Hoàng gia Anh sẽ chuyển nhiệm vụ chiến đấu cơ Typhoon từ giám sát vùng cấm bay sang tấn công mặt đất.


Động thái của Anh nhằm phản ứng trước việc, thủ lĩnh của quân nổi dậy tại Libya, Abdelfatah Yunis cáo buộc những máy bay của NATO không làm gì trước hành động tấn công của quân đội Libya vào thường dân tại thành phố Misrata.

Yunis nhấn mạnh trước báo giới rằng, NATO để người dân Misrata thiệt mạng hàng ngày. Trong khi đó, phát ngôn của NATO, ông Carmen Romero khăng khăng, Misrata là “ưu tiên số 1 của liên quân”.

Ngày 4/4, trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở Gioia del Colle, thủ tướng Anh, David Camero cũng cam kết gửi thêm 4 chiếc máy bay chiến đấu Tornado tham gia chiến dịch.

Cho tới nay, Anh đã cam kết đưa 20 máy bay chiến đấu tham gia vào chiến dịch của Liên Hợp Quốc với mục tiêu bảo vệ người dân Libya trước lực lượng của Gaddafi.




Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Ký ‘mật lệnh’ - mũi tên bắn nhiều đích của Obama



[VietnamDefence news] Tổng thống Mỹ Barack Obama ký sắc lệnh bí mật, cho phép Cục tình báo trung ương (CIA) hậu thuẫn quân nổi dậy tại Libya, nhiều hãng tin cho hay.

Mục đích của ông là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya… Ngay khi xuất hiện, tin ông Obama ký "mật lệnh" thu hút sự chú ý của nhiều người nhưng nếu xét những diễn biến trong vài tuần vừa qua, tin trên không có gì bất ngờ.

Thứ nhất là trước đó rò rỉ rất nhiều thông tin liên quan tới việc này. Đơn cử như theo hãng truyền hình Fox News, dù chính quyền Barack Obama phủ nhận việc đưa quân vào Libya nhưng trên thực tế, Mỹ bắt đầu chiến dịch mặt đất ở Libya từ trước đó rất lâu.

Đại tá Mỹ về hưu David Hunt tiết lộ, Lầu Năm Góc không không kích quy mô Libya nếu như không có người ở trên lãnh thổ nước này. Trung tá tình báo quân đội Mỹ Tony Scheffer cũng cho rằng, theo các nguồn tin của ông ta, tình hình đang diễn biến đúng như ông Hunt nói. Ông Hunt giải thích: “Chuyện đó người ta thường không quảng cáo”.

Trước nữa, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết là quân đội Ai Cập chuyển vũ khí bằng tàu thủy cho phe đối lập ở Libya. Chúng chủ yếu là các loại vũ khí nhỏ như súng trường và đạn dược. Doanh nhân Libya tên Hani Souflakis thừa nhận: “Quân đội Ai Cập có thể giúp chúng tôi. Người Mỹ đã bật đèn xanh cho việc này. Mỹ không muốn dính líu trực tiếp”.

Tóm lại, Mỹ thực chất can thiệp vào Libya sâu hơn những gì họ chính thức thông báo. Thông tin ông Obama ký mật lệnh không có gì mới.








                                                                                  Có tin Mỹ đang âm thầm vũ trang cho phe nổi dậy


Điều mới ở đây chính là việc thông tin về "mật lệnh" bị rò rỉ một ngày sau khi ông Obama giải trình trước Quốc hội Mỹ và tuyên bố không đưa quân vào Libya.

Xét về thời điểm tin trên bị tiết lộ, rất có khả năng ông Obama nhắm hai mục tiêu là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya…

Cụ thể hơn, hiện khá nhiều người dân Mỹ và nghị sĩ, nhất là phe Cộng hòa, phản đối can dự vào Libya mà điển hình là Thượng nghị sĩ John McCain, người cho rằng nhúng tay vào Libya là quyết định sai lầm của Washington.

Ông này khẳng định: “Mục tiêu của Tổng thống là lật đổ ông Gaddafi, song không cần thiết phải đổ tiền của công sức để phải dùng sức lực như vậy. Gaddafi sẽ sớm bị chính người dân của mình hạ gục. Ngoài ra, nếu chúng ta đảm bảo cho ông ấy sự ra đi êm ái, ông ấy sẽ ngoan ngoãn nghe lời”.

Ý kiến trên của ông McCain chỉ là một trong rất nhiều lập luận phản đối. Còn nhìn chung thì cả phe phản chiến tin rằng, theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Obama không có quyền quyết định can thiệp quân sự vào Libya nếu đây không phải là đe dọa trực tiếp đến Mỹ.


Nhiều nghị sĩ Mỹ phản đối can dự vào Libya


Ngoài việc tránh đối đầu với Quốc hội, động cơ khiến ông Obama ký "mật lệnh" là động viên đồng minh ở châu Âu và phe nổi dậy ở Libya. Nguyên nhân là nếu ông Obama không ủng hộ phe nổi dậy thì bản thân các đồng minh như Anh, Pháp…không thể tự mình làm được việc này chứ đừng nói là lật đổ ông Gaddafi.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Làm sao Mỹ có thể đứng yên khi Pháp, Anh, nhiều nước châu Âu, Liên đoàn Arab và các đồng minh Arab kêu gọi là Mỹ phải làm cái gì đó”.

Bà cũng thanh minh rằng, việc Mỹ vũ trang cho phe nổi dậy (nếu có) là hợp pháp bởi Liên Hiệp Quốc cho phép áp dụng mọi biện pháp cần thiết, ngoại trừ việc chiếm đóng, để bảo vệ thường dân trước sự tấn công của quân đội Libya.

Đó là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong Libya, tình hình cũng không khá hơn. Không giống như quân đội Libya được tổ chức tốt, vũ trang mạnh, đặc biệt là chiếm ưu thế về xe tăng và pháo, lực lượng nổi dậy ở miền Đông thua kém rất nhiều, không có kinh nghiệm…nên không tự địch lại quân Chính phủ nếu không chạy vào sa mạc.

Ngay cả số binh lính, chỉ huy, sĩ quan đào ngũ, gia nhập phe nổi dậy cũng chỉ chiếm số lượng ít, chỉ ở mức cá nhân chứ không phải là đơn vị…

Cộng với việc phe nổi dậy ở miền Đông và Tây chưa liên lạc, phối kết hợp hiệu quả…ông Gaddafi đang chiếm ưu thế trên mặt đất và vẫn có thể đè bẹp quân nổi dậy.


Phe nổi dậy không đủ sức đối đầu với quân đội Libya


Trong bối cảnh không thể chính thức ra mặt ủng hộ nhưng cũng không thể bỏ rơi đồng minh, quân nổi dậy, ông Obama đành bí mật hỗ trợ họ. Đó là nguyên nhân tại sao "mật lệnh bỗng dưng" bị tiết lộ.


>> Vũ khí “tia sét” trị ác mộng mìn tự tạo



[Vietnamdefence news] Bom mìn tự tạo (IEDs) là vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho lính Mỹ và liên quân tại Iraq và Afghanistan thời gian qua. Quân đội Mỹ đang đau đầu đối phó với mối đe dọa phi đối xứng này.





IEDs là ác mộng đối với binh lính Mỹ, NATO tại Iraq và Afghanistan (wired.com)


Trong nhiều năm qua, Lầu Năm góc và Tổng thống Mỹ đã trách móc các nhà báo về việc tiết lộ thông tin về một loại vũ khí thần diệu dùng để phá hủy các bom mìn tự tạo bằng sét nhân tạo. Năm 2006, TT Mỹ George Bush kêu ca việc các nhà báo đăng tải “thông tin chi tiết về các công nghệ chống mìn tự tạo mới” và rằng “chúng tôi không thể cho phép kẻ thù biết được những gì chúng tôi đang làm để không cho kẻ thù có được ưu thế”.

Mặc dù vũ khí này chưa thể sử dụng chiến đấu và thất bại trong hàng loạt thử nghiệm, Mỹ tiếp tục chi tiền cho chương trình mật này. Các nhà thiết kế đã thuyết phục được Bộ Quốc phòng Mỹ chi 30 triệu USD để tiếp tục nghiên cứu chế tạo “thiết bị vô hiệu hóa mìn tự tạo” JIN (Joint IED Neutralizer). JIN sử dụng các xung laser cực ngắn tạo ra trong không khí các kênh dẫn điện. Một dòng điện được đưa vào các kênh này và kích nổ mìn tự tạo từ khoảng cách an toàn.

JIEDDO (Joint IED Defeat Organization), cơ quan chuyên trách về chống mối đe dọa mìn tự tạo (IEDs) của Lầu Năm góc cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự về công nghệ xử lý bom mìn bằng tia sét.

Điều này thật lạ bởi vì cho đến lúc này, công nghệ này đã thất bại trong hàng loạt thử nghiệm. Các nhà khoa học tham gia các vụ thử đã nói rằng, thiết bị này sẽ vô dụng trong đất ẩm ướt và bụi.



Một xe quân sự Mỹ trúng mìn tự tạo (wired.com)


Năm 2006, JIN cũng đã được triển khai ở Afghanistan, nhưng các thử nghiệm thực chiến cũng thất bại thảm hại. Xe vận tải lắp JIN đã rất khó khăn khi chạy trên địa hình núi non, được bảo vệ kém, thậm chí có tin nói rằng, thiết bị còn “tự ý” phóng ra các tia sét, ngay cả khi công tắc trên bàn điều khiển đã ngắt. JIN đã không thể hoàn thành chức năng chính của nó vì để kích nổ bom mìn, người ta đã phải đưa thiết bị gần như sát vào thiết bị nổ, điều đó làm cho việc sử dụng JIN trở nên hầu như vô nghĩa.

Tuy nhiên, việc tiết lộ về JIN đến nay không hề bị Lầu Năm góc chỉ trích, còn tiền thì tiếp tục được chi ra. JIEDDO, Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) và các nhà đầu tư quốc gia đã chi tổng cộng gần 2 triệu USD để tích hợp JIN với dàn bánh xe phá mìn vốn đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở Afghanistan. Sự kết hợp này được gọi là JOLLER và từ tháng 10.2010, USMC đã sử dụng thử “thiết bị kích nổ bằng tia sét” này.


Hệ thống JOLLER của USMC (wired.com)


Bức ảnh chụp vào tháng 5.2009 và được USMC giới thiệu cho thấy cấu tạo của JOLLER gồm thiết bị tạo tia sét giống như quả cầu của Nikola Tesla và một dàn bánh lăn phá mìn.

Toàn bộ các thiết bị được lắp trên khung gầm một xe tải quân sự, máy phát được lắp trên thùng xe. Chắc chắn, thiết bị này sẽ lại bị các chuyên gia JIEDDO đang làm việc ở Afghanistan chỉ trích. Trước hết, đó là vì kíp xe và các thiết bị của xe không được bảo vệ đúng mức, còn kích nổ bom dưới quả cầu có lẽ sẽ làm hỏng cả hệ thống đắt tiền.

Tuy vậy, những nhược điểm của JIN có lẽ đã được khắc phục nên giới quân sự Mỹ hy vọng thiết bị công nghệ cao dị kỳ này sẽ giải quyết được vấn đề mìn tự tạo mà phiến quân Afghanistan cài tới 1.300 quả/tháng.

Hiểm họa bom mìn tự tạo là một đặc điểm chính của các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Loại vũ khí tiêu hao gây khiếp đảm này đang được Taliban sử dụng hiệu quả chống lính Mỹ và NATO tại Afghanistan.

Trong tháng 7, 8, 9.2010 tổng số vụ nổ bom tự tạo là 1.374-1.391 quả, so với tháng 6.2010 là 1.314 quả. Theo thống kê của Mỹ, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 1.063 vụ tấn công thành công bằng bom tự tạo nhằm vào lính Mỹ, liên quân, so với 820 vụ trong 8 tháng đầu năm 2009. Riêng trong tháng 11.2010, 1.508 quả bom tự tạo đã phát nổ, giết hại 24 lính Mỹ, NATO, lính chính phủ Afghanistan, làm bị thương 301 người; so với 1.415 quả trong tháng 10.2010, làm chết 52 lính và bị thương 297 người. Tháng 1.2011, có 1.344 quả bom bị phát hiện hoặc phát nổ ở Afghanistan.




Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Bờ Biển Ngà trước 'giờ G'



[BDV news] Chiến sự tại Bờ Biển Ngà bước vào giai đoạn quyết định khi quân đội của ông Ouattara chuẩn bị tấn công Abidjan, cứ điểm cuối cùng của ông Gbagbo.



Lực lượng trung thành với Alassane Ouattara – người được cộng đồng quốc tế công nhận là tổng thống hợp pháp của Bờ Biển Ngà, đang tập trung ở ngoại ô của thành phố Abidjan, chuẩn bị cho “cuộc tấn công cuối cùng” để lật đổ ông Laurent Gbagbo.



Nhân chứng cho biết diễn biến tại thành phố Abidjan vẫn rất căng thẳng và Liên Hợp Quốc đã ra lệnh sơ tán nhân viên. Đây là một chiến binh ủng hộ ông Ouattara với quần áo mang các “vật thiêng chứa phép thuật” của các thợ săn.



Binh lính ủng hộ ông Ouattara đã chiếm quyền kiểm soát trên hầu hết các khu vực của Bờ Biển Ngà vào tuần trước.



Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 50.000 thành viên của lực lượng an ninh ủng hộ ông Gbagbo đã đào ngũ chỉ vài giờ sau khi binh lính của ông Ouattara tới ngoại ô Abidjan.



Dân cư tại Abidjan hoảng loạn và cố gắng tìm chỗ trú ẩn an toàn khi thành phố chuẩn bị chứng kiến một trận quyết chiến ác liệt.



Quân đội Pháp đã bảo vệ sân bay Abidjan, do vậy máy bay thương mại có thể hạ cánh xuống sân bay và sơ tán người ngoại quốc. Tuy nhiên, lực lượng ủng hộ ông Gbagbo cho rằng quân đội Pháp là “quân chiếm đóng”.



Binh lính trung thành với tổng thống Gbagbo vẫn canh giữ phủ tổng thống và vài điểm trọng yếu khác tại Abidjan.



Tiếng súng và vũ khí hạng nặng đã vang lên tại nhiều vùng trong thành phố. Một trong những địa điểm diễn ra các trận chiến ác liệt là phủ tổng thống, trại lính gần đó và tòa nhà truyền hình quốc gia.



Một người thiệt mạng trên đường phố. Phía xa là binh lính ủng hộ ông Ouattara.



Cả hai phe đều sử dụng quân du kích – bao gồm cả lính đánh thuê đến từ quốc gia láng giềng Liberia. Quân đánh thuê đã gây ra cướp bóc tại Abidjan. Quân đội ủng hộ ông Gbagbo tuần tra tại khu vực Plateau – khu trung tâm đông dân cư tại Abidjan.



Quân đội của ông Gbagbo vẫn kiểm soát được phủ tổng thống. Ông Gbagbo đã thua trong cuộc bầu cử nhưng kiên quyết không từ bỏ quyền lực.



Tại thành phố phía tây Duekoue, hơn 1.000 người đã bị giết hại khi quân đội của ông Ouattara tiến vào khu vực này. Liên Hợp Quốc và hội chữ thập đỏ tố cáo cả hai phe phái đã tàn sát dân thường.



>> Thiệt hại của quân đội Libya qua ảnh



[BDV news] Với sức mạnh vượt trội, lực lượng Liên quân đã khiến quân đội trung thành với ông Gadhafi những chịu những đòn chí mạng.



Tên lửa hành trình Tomahawk được giao nhiệm vụ tiên phong trong việc tiêu diệt các căn cứ của quân đội ông Gadhafi.



Một quả tên lửa Tomahawk đánh trúng một bãi đỗ xe của quân chính phủ Libya.



Các căn cứ của quân đội chính phủ liên tiếp bị trúng bom của Liên quân.



Một xe phóng rocket bắn loạt BM-21 của quân chính phủ bị hỏa lực của Liên quân thiêu rụi.



Nét mặt vui sướng của một chiến binh nổi dậy trước một xe tăng T-72 của quân đội chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Một chiếc tháp pháo xe tăng T-72 của quân đội chính phủ bị tên lửa chống tăng Liên quân đánh bay ra khỏi thân xa một đoạn khá xa.



Một xe phóng tên lửa đối không SA-8 của quân chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Lực lượng nỗi dậy đang kiểm tra các xe quân sự của quân chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Một xe phóng tên lửa hành trình đối đất Scud của quân đội chính phủ bị trúng mảnh đạn của hỏa lực Liên quân làm vỡ kính buồng lái.



Một phiến quân với lá cờ của lực lượng nổi dậy đứng trên đống đổ nát của các xe quân sự của quân đội chính phủ như một sự khẳng định cho chiến thắng.



Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Ai thủ lợi từ cuộc chiến Libya?



[Internet] Các chuyên gia quốc tế cho rằng không khó để xác định những nước kiếm lợi từ cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở Libya.

Theo chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi Pepe Escobar của báo Asia Times, Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ đã mở đường cho phương Tây và đồng minh bảo vệ một lực lượng vũ trang chống chính phủ. Ông này nhận định ngay cả “con nít” cũng biết rõ mục tiêu của chiến dịch quân sự là nhằm lật đổ chính phủ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. 

 Chỉ huy chiến dịch Libya của NATO, trung tướng Charles Bouchard có thể quả quyết rằng sứ mệnh mà khối này vừa chính thức cầm trịch chỉ nhằm bảo vệ thường dân vô tội. Chỉ có điều những “thường dân vô tội” này lại lái xe tăng, bắn súng AK và giao tranh quyết liệt với quân chính phủ. Mặt khác, liên quân cũng chỉ bao gồm 12/28 nước thành viên NATO cộng với Qatar. 

Theo các chuyên gia, ít ra cho đến thời điểm này, người ta có thể dễ dàng nhận ra những bên hưởng lợi trong cuộc chiến ở Libya. Đó là Mỹ, NATO, Ả Rập Xê Út, Qatar, Pháp, Anh, các tập đoàn nước ngoài và thậm chí cả al-Qaeda.  

Mỹ: Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã liệt kê 3 nước bị cho là “bất hảo” ở Trung Đông và Bắc Phi là Iran, Syria và Libya. Trong chiến dịch lần này, Lầu Năm Góc nhắm vào mắt xích yếu nhất là Libya. 




Theo Asia Times, cuộc chiến Libya chính là cuộc vận hành thử nghiệm của Bộ Tư lệnh châu Phi (Africom), vốn được thành lập dưới thời Tổng thống George W.Bush và được chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama củng cố. Đây là cuộc chiến đầu tiên của lực lượng Mỹ mà Africom chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành. Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh này lại đặt tại thành phố Stuttgart (Đức) do không quốc gia châu Phi nào chịu “chứa chấp”. Ngoài Libya, những nước châu Phi bị đặt vào tầm ngắm của Africom còn có Sudan, Bờ Biển Ngà, Eritrea và Zimbabwe.

Horace Campbell, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Syracuse (Mỹ) thì nhận định chiến dịch của Africom “về cơ bản là mặt trận của các nhà thầu quân sự Mỹ như Dincorp, MPRI và KBR đang hoạt động ở châu Phi”. Báo The Times hôm 30.3 dẫn các nguồn tin riêng cho biết Mỹ có thể huy động lực lượng “quân đội tư nhân” này sang Libya để tránh vi phạm cam kết không đưa bộ binh vào cuộc chiến.

NATO: Chiến dịch Libya chính là cơ hội để NATO biến Địa Trung Hải thành “ao nhà”. Đến nay, chỉ còn 3 nước ven Địa Trung Hải chưa là thành viên đầy đủ hoặc nằm trong danh sách đối tác của NATO. Đó là Libya, Li-băng và Syria. Sau Libya, rất có thể Syria là mục tiêu tiếp theo còn Li-băng bị NATO phong tỏa từ năm 2006. 

Ả Rập Xê Út: Nếu ông Gaddafi ra đi, Quốc vương Abdullah của Ả Rập Xê Út sẽ bớt được một đối thủ đáng gờm trong khu vực. Theo báo Daily Mail, không lâu trước khi liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến vào Iraq năm 2003, ông Gaddafi đã tranh cãi nảy lửa với ông Abdullah, khi đó còn là thái tử, tại một hội nghị cấp cao của khối Ả Rập xung quanh tính hợp pháp của cuộc chiến. Ông Abdullah ủng hộ hành động của phương Tây trong khi ông Gaddafi cực lực phản đối. Đến năm 2004, Ả Rập Xê Út tuyên bố phá được một âm mưu ám sát Thái tử Abdullah mà họ cho là có liên quan đến Libya.

Chuyên gia Escobar cho biết Ả Rập Xê Út là nước quảng bá mạnh mẽ việc Liên đoàn Ả Rập “nhất trí” kêu gọi thành lập vùng cấm bay trên không phận Libya. Trên thực tế, chỉ 11/22 nước thành viên của tổ chức này tham gia biểu quyết, trong đó có 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh do Ả Rập Xê Út thống lĩnh. Algeria và Syria thì bỏ phiếu chống. Nghĩa là chỉ có 9/22 thành viên Liên đoàn Ả Rập ủng hộ thành lập vùng cấm bay.

Qatar: Quyết định gửi 2 máy bay chiến đấu tham gia thực thi vùng cấm bay ở Libya được đưa ra trong khi Qatar tìm cách tiếp cận nguồn dầu lửa ở miền đông Libya. Việc chính thức công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời do lực lượng chống đối thành lập được Qatar đưa ra một ngày sau khi nước này giành quyền tiếp thị dầu lửa được khai thác ở miền đông Libya, theo Asia Times.

Pháp: Asia Times dẫn lời giới quan sát đánh giá vùng cấm bay là cơ hội để Pháp quảng bá các mẫu máy bay chiến đấu Mirage và Rafale trên thị trường vũ khí thế giới. Ngoài ra, còn phải kể đến sự phẫn nộ của Pháp trước việc ông Gaddafi hủy bỏ các hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale và hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân do nước này thiết kế. Nhiều ý kiến khác cho rằng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy muốn gỡ thể diện sau khi bị chỉ trích là phản ứng chậm và yếu ớt trong vụ chính biến tại Tunisia và Ai Cập cũng như tranh thủ cử tri cho các kỳ bầu cử quan trọng. Pháp là nước đầu tiên công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời của phe chống đối và là nước đầu tiên dội bom xuống Libya.

Anh: Cùng với Pháp, Anh là nước ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya và khẳng định từ đầu là ông Gaddafi phải ra đi. Theo Daily Mail, 2 nước đã có “hận thù” từ lâu sau khi London cáo buộc Tripoli ủng hộ tài chính và huấn luyện các tay súng thuộc Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA). Quan trọng hơn phải kể đến vụ đánh bom chiếc máy bay của hãng Pan Am trên bầu trời Lockerbie (Scotland) hồi năm 1988 làm 270 người thiệt mạng. Ngoại trưởng vừa đào tẩu của Libya Moussa Koussa, khi đó còn là một lãnh đạo tình báo, bị cáo buộc là người đã vạch kế hoạch đánh bom. Ông Koussa cũng bị coi là mắt xích quan trọng giữa ông Gaddafi và kẻ thực hiện vụ đánh bom tên Abdulbaset Al Megrahi.

Al-Qaeda: Theo báo Telegraph, một thủ lĩnh của phe chống đối ở Libya là Abdel-Hakim al-Hasidi, vốn từng cùng Taliban đánh Mỹ ở Afghanistan, xác nhận rằng ông ta đã chiêu mộ được khoảng 25 “chiến binh tử vì đạo” ở miền đông Libya để đánh Mỹ ở Iraq và một số trong những người này “hiện đang chiến đấu ở thành phố Adjabiya”. Tờ The Washington Post thì đưa tin Mỹ đang tích cực làm rõ thông tin tình báo rằng có sự hiện diện của al-Qaeda giữa các tay súng thuộc quân chống đối ở Libya. Đó là chưa kể nghi ngờ về việc lực lượng chống Chính phủ Libya bán vũ khí cho Hamas và Hezbollah.

Trước đó, Tổng thống Idriss Deby của Chad, nước láng giềng phía nam Libya, quả quyết rằng các phần tử có liên hệ với al-Qaeda đã đột nhập nhiều kho vũ khí ở Cyrenaica, miền đông Libya và có thể đã cướp được một số tên lửa đất đối không. Đầu tháng 3, nhóm al-Qaeda ở vùng Maghreb, một chi nhánh của mạng lưới khủng bố khét tiếng, đã lên tiếng ủng hộ lực lượng chống Chính phủ Libya.

RIA Novosti dẫn lời Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga Igor Korotchenko cũng cảnh báo rằng những tên lửa đất đối không MANPADS mà quân đội Libya trang bị cho dân chúng cũng như những vũ khí mà phe chống đối chiếm được có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố.

Các tập đoàn kinh doanh nước: Ít người biết rằng phía đông sa mạc Sahara chứa một bể nước ngầm khổng lồ có tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS). Các nhà khoa học ước tính rằng trữ lượng nước ngọt của “đại dương ngầm” lớn nhất thế giới này tương đương với lượng nước chảy qua sông Nil trong 200 năm. Có diện tích bề mặt 2 triệu km2, NSAS trải dài qua 4 nước Suadan, Chad, Ai Cập và Libya, trong đó Libya và Ai Cập chiếm phần lớn nhất. Năm 1984, ông Gaddafi chính thức cho khởi công xây dựng tuyến đường ống dẫn nước khổng lồ GMMRP dài 4.000 km để lấy nước từ NSAS. Công trình này được hoàn thành theo từng phần và đến năm 2007, nó đã có thể cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực duyên hải của Libya.

Theo Asia Times, chi phí xây dựng GMMRP là 25 tỉ USD và ông Gaddafi từng tuyên bố số tiền này hoàn toàn từ ngân sách quốc gia chứ chính phủ không hề vay mượn từ Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Giới quan sát cho rằng các tập đoàn nước Veolia, Suez Ondeo và Saur của Pháp, vốn đang kiểm soát 40% thị trường nước ngọt thế giới, rất muốn giành quyền khai thác nguồn tài nguyên chiến lược này của Libya.

Ngoài ra còn phải kể đến các bên nhằm vào trữ lượng dầu khí khổng lồ của Libya. Với nguồn dự trữ 46,5 tỉ thùng, Libya là nền kinh tế dầu mỏ lớn nhất châu Phi, xếp trên Nigeria và Algeria. Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) của Libya nằm trong top 25 trong danh sách 100 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, theo website Globalresearch.ca.


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Xe bọc thép 'hút hồn' quân đội Nga



[BDV news]Quân đội Nga quyết định mua 500 xe bọc thép của Pháp do những tính năng vượt trội của loại xe về khả năng phòng vệ cũng như độ an toàn so với xe thiết giáp tương tự của Nga.


VBL (Véhicule Blindé Léger) là loại xe bọc thép hạng nhẹ do công ty Panhard thiết kế sản xuất. VBL được phát triển trong những năm 1980, bắt đầu phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1990.

VBL được dùng để đảm nhiệm vai trò trinh sát, tuần tra các vùng biên giới, chiến đấu chống tăng trên chiến trường, hỗ trợ các hoạt động chống bạo động. Xe có chiều dài 3,8m, rộng 2,02m, cao 1,7m, trọng lượng từ 3.500-4.000kg tùy theo vũ khí đi kèm.

Xe được thiết kế kết hợp sự nhanh nhẹn, tính việt giã rất cao, khả năng hoạt động trên mọi địa hình. VBC có thể dễ dàng vận chuyển đến chiến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau.



Xe bọc thép hạng nhẹ VBL có mặt trong thành phần trang bị 16 quốc gia trên thế giới.


VBL bọc thép TDH dày từ 5-11,5mm đạt tiêu chuẩn NATO STANAG cấp 1 dành cho xe bọc thép hạng nhẹ. Lớp giáp này cho phép xe chống chịu đạn súng cá nhân hoặc mảnh đạn pháo hay mìn.

VBL lắp động cơ turbo-diesel Peugeot XD3T, 4 xi lanh công suất 105 mã lực, mô men xoắn cực đại 4.150 vòng/phút, hộp số tự động ZF (3 số tiến và 1 số lùi), tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu 16 lít/100km, hệ thống treo kết hợp thủy lực và lò xo giảm xóc.

Tốc độ xe đạt 100km/h, xe có khả năng lội nước với tốc độ 5,4km/h. Lốp xe được trang bị hệ thống điều chỉnh áp suất tùy theo địa hình hoạt động.

Điểm nổi bật của VBL so với các xe bọc thép cùng loại của Nga là toàn bộ hệ thống vũ khí được điều khiển từ bên trong buồng lái thông qua trạm điều khiển vũ khí từ xa Wasp, với sự hỗ trợ nhắm mục tiêu từ xa bằng thiết bị quan sát ảnh nhiệt bị động. Ngoài ra còn có, thiết bị gây nhiễu vô tuyến nhằm ngăn chặn và phá vỡ các thiết bị báo động không dây bằng vô tuyến điện.

VBL bảo vệ an toàn cho tổ lái trong các môi trường nguy hiểm cao. Người ngồi trong xe tác chiến từ bên trong thông qua các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và các cảm biến, giảm thương vong do bị bắn tỉa nhất là trong môi trường tác chiến đô thị.


Phiên bản VBL Milan trang bị tên lửa diệt tăng.


Vũ khí trang bị trên xe thay đổi tùy theo phiên bản, mục đích sử dụng. Bao gồm:

- VBL Milan thiết kế đảm nhiệm vai trò chống tăng, nó được trang bị 6 tên lửa chống tăng Milan kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt Mira, tầm bắn 2.000m.

- VBL ERYX cũng là phiên bản chống tăng trang bị 4 tên lửa ERYX kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt MIRABEL, tầm bắn khoảng 600m. Súng máy 7,62mm tốc độ bắn lên đến 1.400 viên/phút.

- VB2L POSTE DE COMMANDEMENT là phiên bản xe chỉ huy với hệ thống liên lạc băng tần VHF, 2 radio PR4G, một hệ thống phát thanh SSB băng tần HF phục vụ cho công tác liên lạc thông tin và chỉ huy các hoạt động trên chiến trường. Bên trong xe được bố trí một trạm làm việc với hệ thống bản đồ quản lý các hoạt động của đơn vị. Xe có khả năng hoạt động chỉ huy trong 8 giờ liên tục. Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm.

- VBL RECO 12.7 phiên bản trinh sát chiến trường được trang bị hệ thống liên lạc băng tần VHF và thiết bị chống súng phóng lựu cá nhân FLY-K (PL 127). Loại này lắp súng máy hạng nặng M2 12,7mm.

- VBL AT4CS phiên bản chống tăng tầm ngắn trang bị loại tên lửa AT4CS 84mm có khả năng xuyên giáp dày 550mm hoặc xuyên 1,5m tường bê tông, tầm bắn ngắn 250m.

So với các loại xe bọc thép của Nga, tính an toàn với tổ lái của VBL được đảm bảo hơn, đó cũng là tiêu chuẩn hàng đầu trong thiết kế các loại xe bọc thép theo tiêu chuẩn NATO.


VBL đã "hút hồn" giới chức quân sự Nga nhờ vào tính năng ưu việt của mình so với các dòng xe thiết giáp hạng nhẹ của Nga.


Thiết bị điện tử của VBL vượt trội so với các xe bọc thép cùng loại của Nga, đây cũng chính là điểm yếu chí tử của các hệ thống vũ khí của Nga. Hiện nay Nga phải nhập khẩu các thiết bị điện tử từ Pháp để trang bị cho các hệ thống vũ khí của mình, nhất là các thiết bị nhắm mục tiêu ảnh nhiệt.

Các hệ thống vũ khí của Nga luôn có sự vượt trội về sức mạnh hỏa lực, tuy nhiên tính an toàn đối với tổ lái chưa được đặt lên hàng đầu, các thiết bị điện tử có năng lực hạn chế hơn các thiết bị cùng loại của NATO. Đó cũng chính là vấn đề mà các nhà quân sự Nga phải nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài.

Thông qua việc nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài nhằm khai thác các công nghệ để phát triển các mẫu xe tương tự trong nước. Tuy nhiên, việc sao chép công nghệ từ nước ngoài lại không phải là truyền thống của công nghiệp quốc phòng Nga.



Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Mây phóng xạ là gì?



[Vnexpress news] Thuật ngữ "mây phóng xạ" xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam và thế giới trong nhiều ngày qua, tuy nhiên không phải ai cũng biết khái niệm cụ thể về nó.



Mô hình di chuyển của mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hôm 18/3. (Ảnh: paranoidnews.org)


Bộ Quốc phòng Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) dùng thuật ngữ "mây phóng xạ" để chỉ khí nóng, hơi nước, khói, bụi và các sản phẩm của phản ứng phân hạch hạt nhân được tạo ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Thuật ngữ này cũng được dùng cho các sự cố trong nhà máy điện hạt nhân, mặc dù các lò phản ứng không phát nổ giống như bom nguyên tử. Trên thực tế tỷ lệ các chất đồng vị phóng xạ trong đám vật chất phát sinh từ vụ nổ của bom hạt nhân hoàn toàn khác với vụ nổ của lò phản ứng.
Thông tin từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 28/3 cho biết trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

 Đối phó với tình hình ô nhiễm phóng xạ từ Nhật Bản sắp ảnh hưởng tới Việt Nam, 3 bệnh viện đã được chuẩn bị để điều trị nhiễm phóng xạ đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trường hợp nếu có biểu hiện nghi vấn sẽ được chuyển tiếp đến các cơ sở y tế như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯ Quận đội 108, Viện Y học phóng xạ quân đội… kiểm tra nhiễm xạ trong.

Theo từ điển Khoa học và Công nghệ McGraw-Hill, mây phóng xạ là thuật ngữ dùng để chỉ một lượng không khí và hơi nước mang theo các chất phóng xạ từ vụ nổ hoặc sự cố hạt nhân.

Các nguyên tố hóa học có thể có một hoặc nhiều đồng vị. Các đồng vị có số nguyên tử và số proton trong hạt nhân nguyên tử giống nhau song số neutron của chúng khác nhau nên số khối cũng khác. Chúng được gọi là "đồng vị" vì nằm cùng vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học.

Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại: ổn định và không ổn định. Phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không ổn định tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân để đạt tới trạng thái ổn định. Các nguyên tử có tính phóng xạ (không ổn định) được gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các đồng vị không có tính phóng xạ được gọi là đồng vị bền. Chẳng hạn, nguyên tố Carbon (C) có hai đồng vị phóng xạ là C-12 và C-13, một đồng vị phóng xạ là C-14.

Tia phóng xạ là các dòng hạt chuyển động nhanh phát ra từ các chất phóng xạ trong quá trình phân rã hạt nhân. Chúng có thế là chùm các hạt mang điện dương (như hạt alpha, hạt proton) hay mang điện âm (như electron) hay không mang điện (như hạt neutron, hạt gamma, hạt neutrino).

Một số người cũng chưa hiểu tại sao người dân Trung Quốc đổ xô đi mua muối chứa i-ốt do lo ngại mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, trong khi báo chí Nhật Bản đưa tin các chuyên gia phát hiện đồng vị phóng xạ i-ốt bên ngoài nhà máy. Tại sao người dân Trung Quốc muốn đưa muối i-ốt vào cơ thể họ trong khi nguyên tố này cũng có thể tồn tại trong mây phóng xạ?

Nguyên tố i-ốt có tới 37 đồng vị, trong đó chỉ có I-127 là đồng vị ổn định. Muối chứa I-127 và những viên nén i-ốt kali (KI) có thể được dùng để rửa trôi đồng vị phóng xạ I-131, một sản phẩm phụ của phản ứng phân hạch hạt nhân, trong cơ thể người. Như vậy có nghĩa là người ta dùng đồng vị bền duy nhất của i-ốt để ngăn chặn tác động của đồng vị phóng xạ i-ốt.


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Tình báo Nga 'đi guốc trong bụng' NATO



[VietnamDefence news] Một quan chức cao cấp trong cơ quan tình báo Liên bang Nga tiết lộ họ nắm được kế hoạch tấn công trên bộ của NATO.



Chiến dịch trên bộ của Libya sẽ vào rơi vào cuối tháng 4. Ảnh minh họa.


Theo lời của quan chức này, chiến dịch tấn công trên bộ có thể bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng 5. Kế hoạch này của NATO sẽ thành hiện thực nếu tổng thống Gaddafi chịu đầu hàng trước đòn tấn công bằng tên lửa và không quân của Liên minh. Mỹ và Anh sẽ là hai quốc gia tham gia tích cực nhất vào chiến dịch này.

Trước đó, theo thông báo chính thức của các nước tham chiến thì họ sẽ không có ý định mở chiến dịch trên bộ.



Ngày 17/3 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ dân thường tại Libya. Chiến dịch tấn công có tên gọi Bình minh Odyssey bắt đầu từ ngày 19/3. Pháp, Anh, Mỹ cùng một số nước khác tích cực tham gia vào chiến dịch này. Trong thời gian diễn ra chiếu dịch, các phương tiện của phòng không không quân của Libya đã bị phá hủy.

Theo lời của đại diện quân đội Mỹ, trong mấy ngày gần đây, đội quân của ông Gaddafi bắn 16 tên lửa có cánh. Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia Libya kết tội lực lượng nước ngoài giết hại 100 người dân. Tuy nhiên, Libya lại không đưa ra được chứng cớ chắc chắn những người dân Libya này không phải là lực lượng tham chiến.



Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Tên lửa phòng không Libya có thể bị tuồn ra nước ngoài



[BDV news] Những tên lửa phòng không vác vai nằm trong tay quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy tại Libya có khả năng sẽ rơi vào tay các tổ chức khủng bố khi tình hình chiến sự tại quốc gia bắc Phi này tiếp tục căng thẳng.

“Một trong những hậu quả của chiến dịch quân sự chống lại chính phủ của ông Gaddafi chính là khả năng các tổ chức khủng bố sẽ mua được các loại tên lửa phòng không vác vai của quân chính phủ và quân nổi dậy Libya trên chợ đen”, ông Igor Korotchenko - giám đốc Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới nói.




Tên lửa SA-14 Gremlin và SA-16 Gimlet có thể sẽ tới tay quân khủng bố.

Theo các chuyên gia, Libya hiện có 600-1.500 tên lửa vác vai SA-14 Gremlin và SA-16 Gimlet có xuất xứ từ thời Xô Viết.

Ông Gaddafi đã ra lệnh phát vũ khí (bao gồm cả tên lửa vác vai) cho nhưng người ủng hộ nhằm tăng cường khả năng phòng không trên bộ. Theo ông Korotchenko, quân nổi dậy tại Libya đã thu được tới 50 bộ tên lửa vác vai từ các kho chứa vũ khí.

Tình hình tại biên giới Libya đang nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Điều này làm gia tăng khả năng tên lửa vác vai bị đưa tới các quốc gia láng riềng và bán cho các tổ chức khủng bố tại Trung Đông.

“Những vũ khí này sau đó sẽ được sử dụng để tấn công khủng bố nhằm vào các máy bay Israel và phương Tây”, ông Korotchenko nói.

Các loại tên lửa vác vai có kích thước nhỏ nên dễ dàng di chuyển. Tổ chức buôn lậu vũ khí có thể tuồn tên lửa vác vai vào Mỹ bằng các tàu chở hàng và bán cho các thành phần khủng bố ở Bắc Mỹ.

“Những tổ chức đặc biệt trên thế giới cần tiến hành hợp tác để ngăn chặn mối đe dọa này”, ông Korotchenko nói thêm.


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Lần đầu Pháp bắn hạ máy bay Libya



[BDV news] Lần đầu tiên máy bay Pháp bắn hạ một phi cơ Libya từ khi thiết lập vùng cấm bay được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn. Điểm xảy ra va chạm là gần thành phố miền Tây Misrata và lý do là máy bay Libya không tuân thủ nghị quyết 1973.

Trước đó, Anh thông báo không lực Libya không còn đủ mạnh như một lực lượng tác chiến. Liên quân phóng nhiều tên lửa vào các căn cứ quân sự với mục đích triệt hạ không lực của ông Gaddafi.

Trong khi đó, tiếp tục xảy ra giao tranh ở Misrata và ở Ajdabiya. Nhiều đơn vị phòng không ở Tripoli vẫn hoạt động khi các chiến đấu cơ của liên minh đánh bom các mục tiêu quân sự bên trong Thủ đô và nhiều nơi khác.



Lần đầu Pháp bắn hạ máy bay Libya. Ảnh minh họa.

Trong khi đó, đài truyền hình nhà nước Libya phát đi hình ảnh nhiều xác người bị cháy đen mà họ nói là do liên minh gây ra. Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khalid Kaim khẳng định là liên minh tấn công các mục tiêu dân sự và yêu cầu chấm dứt các cuộc không kích.

Ông tuyên bố: “Các cuộc không kích không phân biệt thường dân hay quân đội. Ông kêu gọi đối thoại và đưa đời sống trở lại bình thường và các cuộc không kích phải chấm dứt ngay lập tức”.

Ngược lại, Ngoại trưởng Pháp là Alain Juppe khẳng định rằng các cuộc không kích của liên minh chỉ nhắm vào các cơ sở quân sự.

Một bác sĩ Libya ở Tripoli tên Haitham al Traboulsi nói với đài truyền hình Arabiya rằng: “Không có thường dân nào bị trúng đạn” trong các cuộc không kích mới đây của liên minh và những cuộc tấn công này “cực kỳ chính xác”. Hình ảnh những xác người được chiếu trên đài truyền hình Libya là xác của những người thiệt mạng trong những cuộc giao tranh trước tại Zawiya và Tripoli.

Cùng lúc, nhiều người trong khu vực bị phe Chính phủ bao vây như Misrata khẳng định, lực lượng ủng hộ ông Gaddafi pháo kích bừa bãi.

Ngoài ra, một bác sĩ trong thị trấn này tiết lộ là nhiều người bắn tỉa nhắm vào thường dân, các xe tăng bắn vào các tòa nhà, cuộc sống tại đây không có nước máy, thực phẩm thì khan hiếm và điều kiện tại bệnh viện rất tồi tệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Kaim khẳng định rằng quân đội Chính phủ tôn trọng cuộc ngưng bắn tại Misrata: “Tình hình chỉ xảy ra ở một vài nơi có bạo động và những người bắn tỉa rải rác ở những khu vực khác nhau của Misrata. Không có cuộc tấn công nào của quân đội Libya, từ trên không hay trên bộ, và không có cuộc hành quân nào của quân đội trong địa phận Misrata”.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang