Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Bí mật dự án phòng thủ tên lửa của Trung Quốc



Trung Quốc từng muốn xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa với kinh phí khổng lồ từ những năm 60. Tuy nhiên, năm 1980, kế hoạch này chính thức bị hủy bỏ. Cùng Bee nhìn lại quy mô và các trang bị dự kiến cho kế hoạch này.


Lịch sử phát triển

Ngày 15/12/1963, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã phát biểu rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc là phòng thủ, vì vậy Trung Quốc cần thiết phải phát triển vũ khí phòng thủ (chiến lược) cũng như vũ khí tấn công.

Ngày 6/2/1964, trong cuộc gặp gỡ với Qian Xuesen (cha đẻ của ngành khoa học tên lửa Trung Quốc), chủ tịch Mao Trạch Đông đã một lần nữa khẳng định rõ ràng tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa. Theo chủ tịch Mao Trạch Đông, hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ không chịu ảnh hưởng của hai siêu cường lớn (Mĩ và Liên Xô), và Trung Quốc phải tự phát triển vũ khí phòng thủ tên lửa của riêng mình.

Ngày 23/3/1964, 30 nhà khoa học hàng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có mặt trong một cuộc gặp gỡ do Ủy ban khoa học, công nghệ và công nghiệp Bộ quốc phòng Trung Quốc (COSTIND) tổ chức ở Bắc Kinh để cùng thảo luận về tính khả thi của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tháng 8/1965, Ủy ban Trung Ương đặc biệt đã phê chuẩn bản kế hoạch phác thảo việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa do Ủy ban khoa học – công nghệ và công nghiệp Bộ quốc phòng đệ trình.

Ngày 23/2/1966, COSTIND đã tổ chức cuộc thảo luận khác xoay quanh kế hoạch phát triển chương trình phòng thủ tên lửa, mang mật danh “đề án 640” sau “chỉ thị 640” của chủ tịch Mao Trạch Đông.

Các yếu tố chủ yếu của đề án 640 bao gồm seri chống tên lửa đạn đạo Fanji, siêu pháo chống tên lửa XianFeng và mạng lưới cảnh báo sớm chống tên lửa. Hội nghị đã quyết định đẩy nhanh việc xây dựng một khu vực để thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa và phát triển đầu đạn hạt nhân cho hệ thống.

Dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, viện khoa học số 2 đã được đổi tên thành viện nghiên cứu chống tên lửa đạn đạo và chống vệ tinh năm 1969 từ đó để gánh vác trọng trách phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.

Viện 210 cấp dưới được phân công phát triển siêu pháo chống tên lửa. Viện Shanghai chịu trách nhiệm phát triển vũ khí laze chống tên lửa.

Sau đây là một số thành phần chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc:

Tên lửa đánh chặn FanJi (FJ)

Viện khoa học số 2 đã khởi đầu bằng ba chương trình phát triển tên lửa đánh chặn vào đầu những năm 1970 gồm: tên lửa đánh chặn tầm thấp/ tầm trung FanJi 1, tên lửa đánh chặn tầm thấp FanJi 2, đánh chặn tầm cao FanJi 3.

- FanJi 1 là loại tên lửa đánh chặn tốc độ siêu âm được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm thấp và tầm trung.

FanJi 1 thiết kế 2 tầng phóng, tầng thứ nhất của tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng và tầng thứ hai dùng động cơ nhiên liệu rắn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn FanJi 1


Cuộc thử nghiệm bắn thử hai tên lửa đã được thực hiện thành công vào tháng 8 và tháng 9 năm 1979. Quân đội Trung Quốc dự định đề xuất triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh thủ đô Bắc Kinh dùng FanJi-1.

Mặc dù vậy, chương trình phát triển đã bị hủy bỏ bởi chính phủ Trung Quốc tháng 3 năm 1980 do những lý do về chính trị và tài chính.

- Từ tháng 10/1971 tới tháng 4/1972, viện nghiên cứu số 2 đã thử nghiệm sáu lần với mô hình thu nhỏ tỉ lệ 1:5 của tên lửa đánh chặn tầm thấp FanJi 2, trong đó có năm lần thành công. Chương trình phát triển bị hủy bỏ năm 1973.

- Tên lửa đánh chặn tầm cao FanJi 3 cũng do Viện nghiên cứu số 2 lên kế hoạch phát triển năm 1974. Tuy nhiên, năm 1977 thì dự án bị hủy bỏ.

Siêu pháo chống tên lửa “Xianfeng”

Siêu pháo chống tên lửa do viện nghiên cứu 210 phát triển. Tháng 1 năm 1967, siêu pháo chống tên lửa biết đến với cái tên “Xianfeng” (“Pioneer” – tiên phong) được đề xuất.

Siêu pháo dài 26m và nặng 155 tấn. Siêu pháo có cỡ nòng 420mm thiết kế để bắn ra đạn nặng 160kg, đây là loại đạn không điều khiển, có sử dụng động cơ rocket dùng để đánh chặn đầu đạn hạt nhân.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu pháo chống tên lửa XianFeng


Các cuộc thử nghiệm khác nhau tiến hành đầu những năm 1970 và sớm chứng minh đây là thiết kế không thực tế. Chương trình phát triển siêu pháo tạm dừng năm 1977 và hủy bỏ tháng 3/1980.

Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa

Cùng với hệ thống ABM, cần phải phát triển kết hợp với hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm tên lửa. Giai đoạn đầu của dự án bao gồm năm trạm cảnh báo sớm tên lửa đặt ở Khashi, Nanning, Kunming, Hainan, Jiaodong và Xiangxi và trung tâm điều khiển chỉ huy ở Weinan.

Các yếu tố chủ yếu của hệ thống mạng cảnh báo sớm bao gồm radar theo dõi cảnh báo sớm mảng pha 7010 và radar dò tìm tên lửa 110.

Cả hai hệ thống radar đều đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp khả năng cảnh báo sớm tên lửa cho Trung Quốc, cũng như hỗ trợ các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và chương trình không gian.

Radar cảnh báo sớm 7010

Radar 7010 do viện nghiên cứu điện tử số 14 phát triển năm 1970. Radar 7010 là loại radar mảng pha thiết kế để dò tìm, nhận dạng và theo dấu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và các vật thể khác trong khoảng không vũ trụ.

Chương trình phát triển radar 7010 hoàn thiện đầy đủ và chính thức đi vào hoạt động năm 1976. Ăng ten của radar có kích cỡ 40x20m được chế tạo và đặt ở ngọn núi Huangyang cao hơn mực nước biển 1600m ở Xuanhua, tỉnh Hebei, nằm phía tây bắc cách Bắc Kinh 140km. Chiếc thứ hai đặt ở tỉnh Henan.


http://nghiadx.blogspot.com
Radar cảnh báo sớm 7010



http://nghiadx.blogspot.com
Phòng điều khiển radar 7010

Tháng 7/1979, trạm radar 7010 đã cung cấp chính xác thời gian trở lại bầu khí quyển của tàu vũ trụ Skylab (Mĩ).

Ngày 12/1/1983, radar 7010 dự đoán thành công được thời gian và địa điểm đổ bộ của vệ tinh nhân tạo Cosmos 1402 (Liên Xô). Trạm radar 7010 đã bị “bỏ rơi” vào đầu những năm 90.

Radar theo dõi tên lửa đơn xung 110

Radar 110 là sản phẩm hợp tác phát triển giữa viện nghiên cứu điện tử số 14 và viện nghiên cứu điện tử thuộc học viện khoa học Trung Quốc chế tạo trong những năm đầu 1970.


http://nghiadx.blogspot.com
Radar 110


Ăng ten radar có đường kính 25m và nặng 400 tấn. Radar 110 hoàn thành và đi vào hoạt động năm 1977, với một trạm xây dựng ở Zhanyi và trạm theo dõi tên lửa ở phía nam tỉnh Yunnan.

Hủy bỏ

Đề án 640 đòi hỏi phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại và nguồn kinh phí khổng lồ nên dự án này đã gặp khó ngay khi mới bắt đầu.

Thêm vào đó, năm 1972 hiệp ước chống tên lửa đạn đạo đã được kí kết giữa Hoa Kì và Liên Xô và sau đó sự kết thúc của hệ thống phòng thủ tên lửa Safeguard (Mĩ). Hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc trở nên đơn độc và thực sự không cần thiết.

Tháng 3/1980, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình quyết định hủy bỏ toàn bộ dự án để tập trung phát triển kinh tế đất nước.

Đề án 640 hủy bỏ, toàn bộ mạng lưới theo dõi và cảnh báo sớm chống tên lửa được cải tiến thành mạng theo dõi, đo xa và điều khiển để hỗ trợ chương trình không gian của Trung Quốc.

>> Tên lửa TQ có thể "chạm đến" mọi nơi trên nước Mỹ



Tên lửa Đông Phong-31A (DF-31A) có tầm phóng 11.200 km đã được trang bị cho lữ đoàn mới thứ 2 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc, có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.


Ngày 12/9, mạng tạp chí “Tin tức Quốc phòng” Mỹ đăng bài viết “Trung Quốc tăng thêm một lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”. Bài báo cho biết, theo một báo cáo do Viện nghiên cứu chương trình 2049 ở Washington mới công bố, Trung Quốc đã tăng thêm 1 lữ đoàn cơ động đường bộ, tên lửa Đông Phong-31A trang bị cho lữ đoàn này có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa nước Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ.


Mark Stokes, tác giả bản báo cáo cho biết, lữ đoàn này được đặt tại Thiệu Dương, Hồ Nam là lữ đoàn thứ hai của Lực lượng Pháo binh 2 được trang bị tên lửa DF-31A. Tầm phóng của tên lửa này là 11.200 km. Lữ đoàn đầu tiên được trang bị tên lửa DF-31A đóng quân tại Diệt Thủy, Cam Túc, năm 2001 đã có khả năng tác chiến ban đầu.

Năm 2006, một lữ đoàn của Pháo binh 2 đóng tại Nam Dương, Hà Nam bắt đầu được trang bị tên lửa Đông Phong-31. Tầm phóng của tên lửa Đông Phong-31 là 7.200 km, có thể tấn công tất cả các khu vực của châu Á, Nga và khu vực Thái Bình Dương bao gồm Alaska và Guam. Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và tên lửa Đông Phong-31A.


http://nghiadx.blogspot.com
DF-31A được cải tiến trên nền tảng DF-31, tính cơ động rất cao, có tầm phóng 11.200 km, có thể mang một đầu đạn hạt nhân 1 triệu tấn hoặc 3 – 5 đầu đạn hạt nhân 90.000 tấn, bán kính sai lệch là 200 – 500 m, thời gian sẵn sàng chiến đấu 10 – 15 phút.


Trước khi đưa ra báo cáo này một tuần, ngày 5/9, tại hội nghị phòng thủ tên lửa đạn đạo tổ chức ở Copenhagen, Đại diện Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách không gian và quốc phòng Frank Ross cho biết: “Việc phòng thủ tên lửa của chúng tôi hoàn toàn không có ý định đe dọa lực lượng chiến lược của Trung Quốc”.

Mỹ đang cố gắng tạo ra sự cân bằng, một mặt bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc tránh phải chịu mối đe dọa ngày càng lớn bởi tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mặt khác lại phải tránh sự lo ngại của Trung Quốc đối với việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực này.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-31 của quân đội Trung Quốc có thể tấn công các khu vực của châu Á.


Frank Ross nói: “Tuy nhiên, điều quan trọng là Trung Quốc cần hiểu rằng: Mỹ sẽ làm việc để đảm bảo sự ổn định của khu vực. Chúng tôi cam kết cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ hợp tác tích cực, đồng thời phòng thủ mối đe dọa của tên lửa đạn đạo mang tính khu vực, cho dù mối đe dọa đến từ nơi đâu”.

Một nhà quan sát Mỹ có quan điểm tương đồng cho rằng: Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Lầu Năm Góc hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc, nhưng hệ thống phòng thủ (đánh chặn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên hoặc Iran) rõ ràng cũng có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay.


Trung Quốc đang triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm mới Đông Phong-21D. Được biết, nó có thể bắn chìm hoặc làm tê liệt một tàu sân bay Mỹ.

Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế. Nhưng Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu công nghệ sử dụng nhiều đầu đạn (MIRV).


http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế.


Nhà phân tích của Công ty Phân tích Độc quyền Anh là Gary Lee cho rằng, đối với Mỹ, Trung Quốc nghiên cứu phát triển MIRV sẽ trở thành “người thay đổi trò chơi thực sự”.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa



Ấn Độ có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực và toàn cầu, vì vậy Mỹ và NATO đang lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn "con rồng" khổng lồ Trung Quốc.


Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga ngày 8/9 đưa tin, nhiều chuyên gia Nga cho rằng, Ấn Độ có thể sẽ cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong lãnh thổ của mình để giành lấy sự ủng hộ của phương Tây, chống lại Trung Quốc và Pakistan.


http://nghiadx.blogspot.com
Các loại tên lửa của Ấn Độ


Khi bình luận về thông tin Mỹ đề nghị hợp tác phòng thủ tên lửa với Ấn Độ, chuyên gia phân tích đài “Tiếng nói nước Nga” Berestov cho rằng, Ấn Độ có thể triển khai hợp tác phòng thủ tên lửa với NATO không có bất kỳ điểm gì khiến người ta quá ngạc nhiên.

Bởi Ấn Độ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với phương Tây trên các phương diện: đưa tình hình Afghanistan trở lại bình thường, chống khủng bố, kiểm soát ma túy, bảo đảm an ninh không gian mạng, đương nhiên sẽ xem xét vấn đề tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực và toàn cầu.

Đại diện Mỹ tại NATO Ivo Daalder từng tuyên bố rằng, Ấn Độ nên từ bỏ vị thế nước không liên kết, gia nhập NATO.

Đại diện Văn phòng Thông tin NATO tại Moscow Pusher đồng ý với quan điểm của Daalder, cho rằng nhiều mối đe dọa hiện nay mang tính toàn cầu, muốn ứng phó thành công các mối đe dọa này, chắc chắn sẽ không thể tách rời những nước lớn đang phát triển như Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Agni-3 của Ấn Độ


Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga W. Konzesky nhấn mạnh, các cuộc chiến tranh khu vực trong những năm gần đây đều do NATO đứng đầu. Việc lôi kéo các nước đồng minh như Ấn Độ không những có thể củng cố vị thế của Mỹ ở Nam Á và Tây Nam Á, mà còn có thể ngăn chặn con rồng khổng lồ phương Đông đang trỗi dậy – Trung Quốc.

Theo báo Nga, Moscow cho rằng Mỹ có thể sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ấn Độ, điều này giống với các hành động triển khai tên lửa đánh chặn ở Romania và radar chống tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới, đều là một phần của kế hoạch thống nhất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Phạm vi phóng của tên lửa Agni-3 của Ấn Độ


Trước đây, Mỹ và Ấn Độ đã nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung, nhưng hiện nay việc đàm phán giữa hai bên vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Các chuyên gia Nga cho rằng, hiện nay Ấn Độ vẫn đang muốn tự cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình, nhưng một khi đưa ra quyết định xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa với phương Tây, họ sẽ mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất chính của hệ thống phòng thủ tên lửa của lực lượng lục, hải, không quân và không gian của Mỹ, như Boeing, Lockheed Martin, Raytheon, Northrop Grumman v.v…, có thể ký một hợp đồng lớn với Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí công nghệ cao của Mỹ


Tuy nhiên, cho dù Ấn Độ có đồng ý triển khai bất cứ loại tên lửa đánh chặn nào của Mỹ, tiến hành hợp tác phòng thủ tên lửa với bất kỳ hình thức nào, đều sẽ gây ra sự quan ngại nghiêm trọng cho các nước trong khu vực, dù là Trung Quốc, Pakistan hay Iran, Nga.

>> Giá thành cắt cổ của tiêm kích F-35



Xunh quanh giá thành chính thức của một chiếc chiến đấu cơ, hiện nay cả BQP và các cơ quan chuyên môn của Mỹ đều chưa biết tính thế nào cho đúng.


Hiện nay trong Bộ Quốc phòng Mỹ chưa thống nhất được chính xác giá của một chiếc tiêm kích hỗn hợp (JSF) F-35 là bao nhiêu khi Văn phòng chương trình JSF có một cách tính còn Văn phòng định giá Lầu Năm góc lại có một cách tính khác.

“Hiện cả hai chưa thống nhất được với nhau, và giá cuối cùng cho một chiếc F-35 sẽ chỉ được đưa ra khi hai bên đạt được sự nhất trí”, một quan chức chương trình JSF cho biết.


http://nghiadx.blogspot.com
Việc một chiếc F-35 cần những trang bị gì và có giá thành bao nhiêu cũng khiến các cơ quan chức năng của Mỹ phải đau đầu


Quan trọng hơn, điều này ảnh hưởng đến quyết định ngân sách cuối cùng của Quân đội tới năm 2013 và của Quốc hội trong năm 2012.

Một điều rõ ràng là giá thành cho một chiếc F-35A sẽ không thể là 65 triệu USD theo thời giá đồng USD năm 2010.

Theo một quan chức của chương trình F-35, đây là mức giá trung bình cho một chiếc F-35 xuất xưởng theo tính toán của nhà thầu Lockeed Martin, khi tuần trước ông này đưa ra cùng mức giá trên nhưng là của thời giá đồng USD năm 2011.

“Điều này phù hợp cho chi phí của thế hệ tiêm kích thứ tư hiện tại, không bao gồm vỏ, hệ thống gây nhiễu, các trang bị điện tử, thùng chứa nhiên liệu, hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại, thiết bị quan sát đêm, mũ bảo hiểm và các hệ thống khác”, nữ phát ngôn viên Laure Quincy của Lockheed Martin cho biết.

Một quan chức của Văn phòng chương trình F-35 còn cho biết, mức giá 65 triệu USD mà Lockheed Martin đưa ra là “không trung thực” bởi nó còn chưa bao gồm giá của động cơ F-35 Pratt&Whitney. “Văn phòng đã nhiều lần yêu cầu hãng này ngừng đưa mức giá đó vào các báo cáo”, ông nói.

Một nguồn tin công nghiệp đã phủ nhận điều này và cho rằng mức giá 65 triệu USD đã bao gồm động cơ và bày tỏ rằng có thể quan chức trên đã không biết được điều này.

Ông cho biết giá trên là mức trung bình cho cả kế hoạch sản xuất 3.163 chiếc tiêm kích F-35. Hiện nay Mỹ có kế hoạch sẽ mua khoảng 2.433 chiếc F-35 như thế.

Ngay cả khi tính toán của quan chức chương trình JSF là đúng, và cái giá 65 triệu USD do Lockheed Marin đưa ra không bao gồm động cơ, thì dòng F-35A vẫn có mức giá rất cạnh tranh.

“Đó là do chất lượng của các thành phần khác, chẳng hạn như bộ cảm biến, được tính như một phần của giá mà nhà thầu đưa ra”, nhà phân tích David Rockwell của tập đoàn Teal Group cho biết.

“Ra-đa và bộ cảm biến luôn luôn do nhà thầu cung cấp, các dòng F-35 và F/A-18 cũng như thế”, Rockwell nói. “Rất hiếm khi Bộ Quốc phòng yêu cầu lắp cảm biến”.

Với mức giá 76 triệu USD, những chiếc phản lực này sẽ có đầy đủ các thiết bị cảm biến cùng khả năng tàng hình, đây là những thiết bị mà các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư cũ như F/A-18E/F hay EA-18G không có.

Thậm chí nếu mức giá là 80 triệu USD sẽ còn nhiều trang bị tối tân khác đi kèm, một nhà phân tích khác thuộc Teal Group cho biết. Những thiết bị như tàng hình, cảm biến, kết nối số liệu đều rất cần thiết cho một chiến đấu cơ như F-35.

Ngay cả việc tính toán giá thành cho một chiếc Boeing F/A-18E/F Super Hornet cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc Super Hornet này hiện đang có hai mức giá: 60,3 triệu USD và 53 triệu USD


Một nhà phân tích của Teal Group trên cơ sở ngân sách năm 2011 cho biết chi phí cho một chiếc Super Hornet là 60,3 triệu USD, trong đó khung máy bay và thiết bị điện tử là 40,2 triệu USD; động cơ và phụ kiện là 8,4 triệu USD; hệ thống điện tử của nhà thầu là 6,2 triệu USD; hệ thống điện tử của chính phủ là 1,7 triệu USD; cộng với một số chi phí phụ trợ khác.

Số liệu này do tài liệu ngân sách Hải quân đưa ra. Tuy nhiên, giá này còn chưa bao gồm Thiết bị truy tìm mục tiêu nâng cao hồng ngoại, gây nhiễu…

Tuy nhiên, cả tính toán của Teal Group và của Hải quân đều không trùng khớp với báo giá mà Boeing đưa ra.

Phát ngôn viên Philip Carder của Boeing cho biết: “Giá cho một chiếc Super Hornet là 53 triệu USD, không bao gồm động cơ, thiết bị ra-đa quét điện tử APG-79, thiết bị tác chiến điện tử; bồn chứa nhiên liệu ngoài, mũ bảo hiểm có gắn thiết bị nhận diện.

>> Tornado GR4 tiêu diệt nhiều mục tiêu của phe Gaddafi



Máy bay cường kích Tornado của Không quân Anh tích cực tiến hành các cuộc không kích tầm xa vào các căn cứ còn lại của lực lượng trung thành với ông Gaddafi.


Ngày 8/9, Tornado GR4 của Không quân Hoàng gia Anh cùng máy bay đồng minh đã thực hiện cuộc không kích vào căn cứ chỉ huy của lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi gần Birak, cách thủ đô Tripoli 644km về phía Nam.

“Máy bay NATO đã tiến hành trinh sát và chứng minh được rằng địa điểm trên từng được chế độ Gaddafi sử dụng trong quá khứ và nay lại tiếp tục hoạt động như căn cứ chỉ huy. Nhiều mục tiêu trong khu vực này đã bị phá hủy,” Thiếu tướng Nick Pope – phát ngôn viên Bộ Tổng Tham mưu nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Tornado của Không quân Anh.



Tương tự, ngày 10/9, tên lửa hành trình Storm Shadow phóng từ một chiếc Tornado GR4 (cất cánh từ căn cứ Marham, Norfolk) đã đánh trúng cơ sở quân sự của quân đội trung thành với Đại tá Gaddafi ở Sebha, cách Birak 48km.

“Các máy bay của Không quân Anh cũng giúp NATO duy trì các chuyến bay tuần tra trinh sát vũ trang trên phần khác của Libya, và vào chiều thứ 6 tuần trước thì máy bay Tornado và Typhoon tiếp tục phá hủy cơ sở chỉ huy khác ở gần thành phố Hun,” tướng Pope nói.

Ngày 10/9, nhiệm vụ tương tự được tiến hành khi NATO phát hiện ra đơn vị xe tăng của lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi.

Máy bay Typhoon đã ném xuống những quả bom dẫn đường chính xác cao Paveway phá hủy chúng.

Ngoài ra, trong chuyến tuần tra khác máy bay NATO đã định vị được hệ thống pháo phản lực phóng loạt được ngụy trang cẩn thận và tiêu diệt chúng bằng bom Paveway.

>> Nga - Triều Tiên sẽ diễn tập Hải quân chung



Theo AFP, Nga và Triều Tiên sẽ tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên trong năm 2012 sau khi đồng ý mở rộng mối quan hệ từ chuyến thăm của Chủ tịch Kim Jong II tới Nga.


Quyết định thực hiện cuộc diễn tập hải quân tìm kiếm cứu nạn chưa có tiền lệ này đạt được trong chuyến viếng thăm vào cuối tháng 8/2011 của Tư lệnh Quân khu phía Đông (Nga) Igor Muginov tới Bình Nhưỡng, theo hãng tin Interfax.

Trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng, ông Muginov đã có cuộc hội đàm với một trong tư lệnh cấp cao của Quân đội Triều Tiên, việc này diễn ra chưa đầy một tuần sau cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Kim Jong II và Tổng thống Dmitry Medvedev ở Siberia bàn về các vấn đề lương thực và viện trợ kinh tế.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga - Triều Tiên có thể tiến hành tập trận chung trong năm 2012.


Quân đội Triều Tiên hiếm khi tiến hành hoạt động diễn tập quân sự chung với các nước khác, và việc Nga tập trận chung chắc chắn sẽ bị theo dõi chặt chẽ từ phía Mỹ và Hàn Quốc, những quốc gia thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực.

Tướng Migunov không tiết lộ chi tiết các tàu sẽ tham gia cuộc tập trận hay nội dung các bài tập.

>> 2 chiếc F-5 Đài Loan đâm vào núi



Giới chức Đài Loan đang tiến hành điều tra nguyên nhân khiến 2 chiếc máy bay phản lực quân sự đâm vào núi, làm 3 người thiệt mạng.

Nhóm tìm kiếm đang làm việc tại hiện trường vụ tai nạn để tìm các bằng chứng dẫn tới tai nạn cũng như phần còn lại của máy bay. Theo truyền thông Đài Loan, mới chỉ tìm thấy một phần nhỏ của máy bay.

Các quan chức cho biết chiếc máy bay giám sát RF-5 và máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi F-5F xuất phát trong một chuyến bay luyện tập vào đêm ngày 13/9 và biến mất khỏi màn hình radar sau 13 phút cất cánh.

Ngư dân địa phương cho biết đã nhìn thấy 2 chiếc máy bay mất lái và đâm vào một ngọn núi gần bờ biển phía Đông Bắc hạt Yilan, gây ra một vụ cháy lớn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-5E của Đài Loan. Ảnh: AFP


Đài Loan hy vọng sẽ thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-5 “già nua” của mình bằng máy bay F-16C/Ds hiện đại nếu Mỹ đồng ý bán. Tuy nhiên, thương vụ này luôn bị Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng tới.

Trước đó, vào năm 2009, Không quân Đài Loan yêu cầu kiểm tra an toàn khẩn cấp đối với phi đội máy bay F-5 sau vụ tai nạn khiến 2 phi công bị chết. Chiếc máy bay xấu số này đã đâm vào eo biển Đài Loan sau khi cất cánh trong một buổi luyện tập ném bom.

Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm đã xảy ra 3 vụ tai nạn liên quan đến F-5, làm dấy lên lo ngại về loại máy bay do Mỹ thiết kế và được lắp ráp tại Đài Loan từ đầu những năm 1980.

>> Irkutsk sắp ra lô Yak-130 mới



Trong lô máy bay Yak-130 xuất khẩu sắp tới, 16 chiếc sẽ chuyển giao cho Không quân Yak-130, 6 chiếc còn lại sẽ biên chế cho Không quân Nga thay vì bán cho Libya.

Tại diễn đàn kinh tế Baikal ở Irkutsk, chủ tịch tập đoàn sản xuất máy bay Irkut, ông Alexei Fedorov nói với các phóng viên rằng hiện nay có khoảng 30 chiếc máy bay Yak-130 đang được hoàn thiện các khâu cuối cùng và chờ xuất xưởng tại nhà máy Irkutsk. Trong số đó, 16 chiếc bán cho không quân Algeria theo một bản hợp đồng kí trong năm 2006.

Một hợp đồng khác là với Libya, khi Irkut hợp tác với công ty Rosoboronexport dự định cung cấp 6 chiếc Yak-130 huấn luyện chiến đấu mới. Theo đó, Nga sẽ cung cấp 2 chiếc trong năm 2011 và 4 chiếc năm 2012. Nhưng hợp đồng này đã bị đình chỉ do chiến sự xảy ra ở quốc gia Bắc Phi này.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak - 130.


Tuy nhiên, khách hàng chính của Irkut vẫn là Không quân Nga.

Các hợp đồng với Bộ Quốc phòng dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2011, và các lô máy bay sẽ được giao vào đầu năm 2012.

Chủ tịch Fedorov cho biết Bộ quốc phòng Nga vẫn chưa đồng ý với mức giá Yak-130 mà tập đoàn đưa ra. Nhưng người ta cho rằng vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai gần, và nếu thế Irkut sẽ cung cấp 65 chiếc Yak-130 cho không quân Nga.

Hiện tại vẫn còn nhiều đối thủ cạnh tranh với Irkut, trong đó có nhà máy Nizhny Novgorov. Nhưng lợi thế của Irkut là có nền tảng sản xuất hiện đại, và hiện tại đã có khoảng 20 thân máy bay đã được lắp ráp.

65 chiếc Yak-130 dự kiến sẽ hoàn thành chuyển giao vào năm 2015, đáp ứng yêu cầu chương trình cung cấp vật tư vũ khí và máy bay tấn công cho không quân Nga, dần dần thay thế Su-25.

Yak-130 được phát triển do yêu cầu của không lực Nga và được thiết kế để huấn luyện chiến thuật cho phi công.

Hiện nay, Yak-130 là máy bay huấn luyện duy nhất trên thế giới có các đặc tính khí động học không thua kém các máy bay chiến đấu hiện đại.

Máy bay được trang bị hiện đại, khả năng cơ động được đánh giá cao với vận tốc có thể đạt 1.060 km/h. Trong phiên bản chiến đấu của UBS Yak-130 có thể mang tổng số vũ khí với trọng lượng lên tới 3 tấn.

>> Tầu ngầm hạt nhân mới nhất của Nga bắt đầu thử nghiệm



Tàu ngầm tấn công đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân Severodvinsk, thuộc lớp Project 885 Yasen (Graney) đầu tiên của Nga đã được đưa ra biển để thử nghiệm vào hôm 12/9.


Thông tin được nhà máy đóng tàu Sevmash công bố. Con tàu được hạ thủy dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Sergey Mitiaeva.

Việc lắp đặt tàu Severodvinsk - dự án tàu ngầm lớp 885 Yasen (lớp Graney) đầu tiên, được bắt đầu năm 1993 tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố cảng Severodvinsk thuộc miền bắc nước Nga.

Các chuyên gia cho biết việc đóng tàu bị kéo dài như vậy không chỉ do các khó khăn kinh tế, mà còn bởi nguyên tắc thiết kế thân tàu và trang bị vũ khí.

Hiện nay, không chỉ ở Nga, mà cả trên thế giới đều không có tàu ngầm tương đương với tàu nguyên tử thế hệ thứ tư Severodvinsk. Tàu dự kiến sẽ đi vào phục vụ trong Hải quân Nga vào cuối năm 2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình 3D của tàu ngầm Severodvinsk.


Tàu ngầm hạt nhân lớp Graney là tàu ngầm đa năng thế hệ thứ tư, có thiết kế thân tàu và trang bị vũ khí mới hiện đại và là tàu ngầm gây ít tiếng ồn nhất thế giới và có khả năng tàng hình.

Severodvinsk được thiết kế để phóng nhiều tên lửa hành trình tầm xa khác nhau lên đến 3.100-5.000 km, với đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, và có thể tiêu diệt tất cả tàu ngầm, tàu nổi và các mục tiêu trên đất liền của đối phương.

Đuôi vỏ tàu ngầm trục với một mức độ thấp của lĩnh vực âm thanh. Thân tàu có kiểu dáng lướt nước hình bầu dục với 10 khoang chiến đấu.

Tàu được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc và định vị hiện đại nhất, động cơ hạt nhân mới và có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu khác nhau ngầm dưới nước, trên biển và trên bộ.

Tàu có lượng giãn nước 8.600 tấn khi nổi, 13.800 tấn khi lặn, độ lặn sâu tối đa 600m, di chuyển với tốc độ 16 hải lý/h khi nổi và 31 hải lý/h khi lặn, với thủy thủ đoàn 90 người.

Vũ khí trang bị cho tàu ngầm này bao gồm tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm (SLCM) 3M51 Alfa, NX-26 Onik hoặc the SS-N-21 Granat/Sampson. Tàu có 8 ống phóng ngư lôi cũng như thủy lôi và các tên lửa chống tàu (như SS-N-16 Stallion).

Điểm mới ở tàu ngầm Severodvinsk là ống phóng ngư lôi không được đặt ở trong mũi của con tàu.

Tàu ngầm thứ hai của lớp Graney, tàu Kazan hiện đang được đóng ở nhà máy Sevmash trong khi việc đóng tàu ngầm thứ ba thuộc lớp này sẽ bắt đầu đóng vào cuối năm 2011.

Hải quân Nga có kế hoạch nhận được tới 10 tàu ngầm lớp Graney cho đến năm 2020.

>> Đài Loan đẩy mạnh sản xuất vũ khí



Đài Loan đang nỗ lực phát triển và tự chế tạo vũ khí khi các hợp đồng quân sự với Mỹ ngày càng trở nên khó khăn.


Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan được đẩy mạnh và họ tập trung và chế tạo các loại vũ khí tiên tiến.

Hiện nay, Học viện khoa học và công nghệ Trung Sơn (Chungshan) (CSIST) và Tập đoàn phát triển công nghiệp vũ trụ (AIDC) do nhà nước điều hành là 2 đơn vị chính chịu trách nhiệm phát triển các loại vũ khí mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu IDF-II là một biểu tượng của việc tự lập trong sản xuất vũ khí của Đài Loan.


Theo kế hoạch, những chương trình chế tạo vũ khí hiện đại mà quốc đảo này đang theo đuổi gồm: UAV chống radar, vũ khí phát xung điện từ, các vũ khí siêu thanh, UAV tầm xa, công nghệ tàu tàng hình và tàu 2 thân.

Trong những năm gần đây, Mỹ từ chối bán cho Đài Loan các vũ khí được xếp vào loại tấn công như tên lửa chống radar siêu tốc AGM-88.

Vào ngày 6/9/2011, ông Lin Yu-fang – nghị sĩ đại diện cho Quốc dân Đảng cầm quyền tuyên bố kế hoạch sản tên lửa Vạn Kiếm bắt đầu trong khoảng từ năm 2014-2018.

Vạn Kiếm được thiết kế dựa trên nguyên mẫu AGM-154 của Mỹ và sẽ được trang bị trên máy bay chiến đấu F-CK-1 IDF.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 "đình đám" do Đài Loan tự chế tạo.


Ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan đã sử dụng chính sách “phát triển theo hình xoắn ốc”, dần dần nâng cao kỹ thuật từng bước thông qua quá trình sản xuất, mỗi sản phẩm mới sẽ là một bước tiến nhỏ về mặt công nghệ.

Máy bay chiến đấu IDF-II là một ví dụ điển hình khi được trăng bị hệ thống do thám, quan sát, giao tiếp, điều khiển và ra lệnh Po Sheng/Syun An mới. Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 và tên lửa đất đối không Thiên Cung cải tiến do CSIST thiết kế cũng là ví dụ tương tự.

Để nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển của CSIST, Bộ quốc phòng Đài Loan đã lên kế hoạch nâng cấp CSIST trở thành một học viện cấp bộ có tên Học viện khoa học kỹ thuật quốc gia Trung Sơn.

>> Nghị sĩ Mỹ: TQ quyết cạnh tranh về sức mạnh quân sự với Mỹ



Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân, đầu tư vũ khí công nghệ cao, vươn ra đại dương, làm các tướng lĩnh hải quân Mỹ mất ngủ.

Ngày 12/9, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Buck McKeon cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực cạnh tranh sức mạnh quân sự với Mỹ, tấn công hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ diễn ra hàng ngày.

Khi phát biểu tại Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, nghị sĩ Đảng Cộng hòa McKeon cho rằng: “Thực tế hiện nay là, Trung Quốc làm cho các tướng lĩnh hải quân của chúng ta "mất ngủ", không phải là không có nguyên nhân”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương


Ông nói: “Tôi muốn hòa bình, tôi cầu nguyện cho hòa bình, nhưng chúng ta phải thông minh để duy trì hòa bình”.

Hiện nay, chính phủ Mỹ yêu cầu các bộ ngành đều phải thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu. Nhưng, McKeon chủ trương quốc phòng Mỹ cần tránh tiếp tục cắt giảm chi tiêu.

McKeon chỉ ra, Ủy ban Quân sự do ông lãnh đạo gần đây đã nhận được báo cáo của quân đội Mỹ. Báo cáo này cảnh báo rằng, sức mạnh hải quân của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, đồng thời đầu tư cho vũ khí công nghệ cao, gia tăng khả năng vươn ra Thái Bình Dương và các khu vực khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tăng cường đầu tư cho vũ khí công nghệ cao như máy bay chiến đấu tàng hình J-20


AFP dẫn lời McKeon cho biết: “Báo cáo của Lầu Năm Góc đã mô tả là một nước đã ngang ngược làm liều do tăng trưởng về sức mạnh quân sự, bị choáng váng bởi sức mạnh kinh tế. Phía Trung Quốc xác nhận, do chúng ta hiện nay rơi vào khủng hoảng tài chính, họ đã có được một khâu đột phá”.

Ông cũng nhấn mạnh: “Bắc Kinh lần đầu tiên tin rằng, họ có thể ngồi ngang hàng với Mỹ về quân sự. Trung Quốc đang chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình và tàu ngầm. Quy mô hải quân của họ lớn hơn chúng ta. Họ điều tàu chiến đến lãnh hải của đồng minh chúng ta”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân mới 095 của hải quân Trung Quốc


Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện McKeon còn nói: “Quân đội Trung Quốc hàng ngày đều tấn công hệ thống máy tính của chính phủ chúng ta, đe dọa các nước bạn bè của chúng ta ở ven bờ Thái Bình Dương”.

“Bất kỳ nhà sử học thực sự nào cũng đều biết, việc phát triển sức mạnh quân sự quy mô lớn là diễu võ dương oai nói về vận mệnh dân tộc, sự kết hợp của chúng sẽ rất nguy hiểm”.

Trong cuối tháng này, McKeon có kế hoạch dẫn đầu một đoàn đại biểu Hạ viện Mỹ sang thăm Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Mỹ có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc bất cứ lúc nào



Trong nhiều năm nữa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ và các cường quốc hải quân khác


Ngày 30/8/2011, tờ “Sydney Morning Herald” của Australia đã đăng bài viết phân tích của Hugh White, giáo sư Trung tâm nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc gia Australia về khả năng thực hiện quyền kiểm soát biển của Trung Quốc. Nội dung cơ bản như sau:

Hugh White cho rằng, Trung Quốc tận dụng chạy thử tàu sân bay để “làm mưa làm gió” ở Thái Bình Dương, nhưng đồng thời cho rằng, trên thế giới hiện nay, tàu sân bay phần lớn là biểu tượng cho sức mạnh, chứ không phải là vũ khí quân sự.

Trung Quốc cũng hiểu được, trong nhiều năm nữa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ và các cường quốc hải quân khác.

Nhưng, nhìn vào việc chạy thử tàu sân bay Thi Lang vừa qua, việc chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc là nghiêm túc. Điều này phát đi một tín hiệu gây lo ngại, đó là: Trung Quốc nhìn nhận vai trò của mình trong thời đại của châu Á như thế nào?

Kế tiếp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh, Mỹ đã kiểm soát Tây Thái Bình Dương 100 năm. Đến nay, nước duy nhất đe dọa quyền kiểm soát biển của phương Tây ở khu vực này là Nhật Bản trước năm 1945. Nhưng sau đó Mỹ sử dụng hạm đội tàu sân bay độc nhất vô nhị đánh bại Nhật Bản.

Người Trung Quốc thừa hiểu quyền kiểm soát biển ở Tây Thái Bình Dương là hòn đá tảng quân sự bảo đảm cho Mỹ giữ vị thế chủ đạo ở châu Á, trong khi đó tàu sân bay là lực lượng then chốt của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội tàu sân bay là lực lượng then chốt để Mỹ giữ vững vị thể chủ đạo ở châu Á


Vì vậy, gần 20 năm qua, Trung Quốc đã tập trung các nguồn lực tăng cường sức mạnh hải, không quân, muốn giành lấy khả năng bắn chìm tàu sân bay để làm cho Mỹ mất đi quyền kiểm soát biển. Về điểm này, họ hầu như đã có thành quả rõ rệt, đến lãnh đạo quân Mỹ cũng thừa nhận quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương của họ cũng ngày càng suy yếu.

Đối với Trung Quốc, việc làm cho Mỹ mất đi quyền kiểm soát biển không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sở hữu riêng nó cho mình. Chiến lược hải quân của Bắc Kinh đã luôn tập trung hơn vào “chống lại các trở ngại trên biển”: có khả năng tấn công tàu đối phương, nhưng không có khả năng ngăn chặn đối phương tấn công mình.

Đến nay, không đưa tàu chiến ra biển cũng có thể thực hiện được mục tiêu này, bởi vì máy bay chiến đấu, tên lửa tầm xa và tàu ngầm có thể bắn chìm có hiệu quả hơn đối với tàu chiến. Đây là điều mà Trung Quốc luôn luôn thực hiện.

Tuy nhiên, chỉ có tàu sân bay mới đảm bảo được cho các tàu chiến khác giành lấy quyền kiểm soát biển trong mọi điều kiện thời tiết, nhưng lại cần quyền kiểm soát biển để triển khai tàu sân bay. Vấn đề là tàu sân bay có thể tích rất lớn, hoạt động chậm chạp, dễ nhận biết. Ngoài ra, chi phí chế tạo chúng đắt đỏ, rất dễ trở thành mục tiêu tấn công.

Trung Quốc và các nước khác đều hiểu rõ, đặc trưng chính của chiến tranh trên biển hiện đại là có thể đạt được khá dễ dàng khả năng chống lại các trở ngại trên biển, nhưng để có được quyền kiểm soát biển thì sẽ rất khó. Chúng ta hầu như đang bước vào thời đại nhiều nước có thể chống lại các trở ngại trên biển, nhưng không ai có thể giành được quyền kiểm soát biển.

Vì vậy, kế hoạch tàu sân bay của Trung Quốc đã xuất hiện một vấn đề khó. Hải quân Trung Quốc có khả năng bắn chìm bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ ở gần Trung Quốc, nhưng hải quân Mỹ chắc chắn cũng có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc bất cứ lúc nào, thậm chí ở ngay trước "cửa nhà" của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Hyuga mang theo trực thăng của Nhật Bản dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 1.395 tấn.


Không chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ thậm chí Australia đều có khả năng bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc mà không tốn nhiều công sức.

Điều này có nghĩa là, chỉ cần đối mặt với các nước lớn khác thậm chí là các nước hạng trung hiếu chiến ở vùng biển châu Á, Trung Quốc sẽ không có cơ hội giành được quyền kiểm soát biển. Nói như vậy thì tàu sân bay có ý nghĩa gì với Trung Quốc? Tại sao Bắc Kinh đầu tư lớn cho nó như vậy?

Có hai khả năng. Thứ nhất, Trung Quốc chế tạo tàu sân bay để nâng cao danh tiếng quốc gia, dùng khoản tiền lớn để đổi lấy khả năng hoàn toàn không có ý nghĩa chiến lược. Nếu khả năng này xảy ra thì đây là một tin tốt đối với những người lo ngại về sức mạnh hải quân của Trung Quốc, bởi vì Bắc Kinh đầu tư cho tàu sân bay “mỏng manh” càng nhiều, thì tiền đầu tư cho tàu ngầm, tên lửa và các sức mạnh có hiệu quả hơn khác càng ít. Nhưng điều này khó có thể xảy ra.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) đang được Trung Quốc tiếp tục cải tạo


Thứ hai, khả năng khiến người ta tương đối lo ngại là, Trung Quốc đang nhìn tới tương lai xa hơn, coi châu Á là khu vực có thể thực hiện quyền kiểm soát biển, đồng thời giống như Mỹ sử dụng tàu sân bay để điều động lực lượng tới các khu vực của châu Á. Đó sẽ là một châu Á, trong đó Mỹ sẽ bị Trung Quốc đuổi khỏi, thay thế vị thế chủ đạo ở châu Á, đồng thời sử dụng vũ lực để ép các nước láng giềng phải tuân theo.

Như vậy, đối mặt với sức mạnh không ngừng tăng lên của Trung Quốc, sự khó khăn tài chính của Mỹ chắc chắn có lợi cho thế cân bằng chiến lược chống lại các cản trở trên biển, phương thức ứng phó tiêu cực là tìm cách bảo đảm quyền kiểm soát của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Cách làm sáng suốt là bảo đảm khả năng chống lại các cản trở trên biển mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc, đồng thời làm cho Trung Quốc tin rằng họ không thể thực hiện được tham vọng đằng sau kế hoạch tàu sân bay.

>> Nhật Bản chuẩn bị đóng tàu sân bay 24.000 tấn



Không chịu thua kém láng giềng Trung Quốc, năm tới Nhật sẽ bắt đầu đóng tàu sân bay mang theo trực thăng mới lớn gấp đôi hiện nay

Ngày 8/9, mạng hải quân Nga đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng không SeaRam Mk 15 Mod 31 (do Công ty Raytheon sản xuất) cho tàu sân bay mang theo trực thăng "Kế hoạch 22DDH".

Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng không SeaRAM được lắp đặt cho tàu chiến không phải của quân đội Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh tàu sân bay trực thăng "Kế hoạch 22DDH" với tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga hiện có của Nhật Bản


Tàu sân bay mang theo trực thăng của "Kế hoạch 22DDH" có lượng choán nước là 24.000 tấn, dài 248 m, sẽ là tàu chiến lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Hệ thống phòng không SeaRAM mà Nhật đặt mua có 11 ống phóng tên lửa RIM-116 (tên lửa thân quay).


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không hiện đại SeaRAM


Thỏa thuận mua này là thỏa thuận bổ sung của hợp đồng mua 6 hệ thống phòng thủ tầm ngắn Phanlanx trị giá 161 triệu USD được hải quân Mỹ và công ty Raytheon ký kết.

Thỏa thuận bổ sung còn bao gồm việc hải quân Mỹ mua hệ thống phòng không SeaRAM cho chiếc tàu chiến ven bờ thứ 6 và thứ 8 do Công ty Aosta mới chế tạo. Independence là chiếc tàu chiến ven bờ thứ hai của hải quân Mỹ đi vào hoạt động từ tháng 1/2010, đồng thời là tàu chiến đầu tiên được trang bị hệ thống phòng không SeaRAM.


http://nghiadx.blogspot.com
Kích cỡ của tàu sân bay "Kế hoạch 22DDH" sẽ gấp đôi so với tàu sân bay lớp Hyuga hiện nay


Hệ thống phòng không SeaRAM có 11 ống phóng tên lửa, đã thay thế cho hệ thống pháo xoay tự động 20 mm được quen dùng cho hệ thống Phalanx. Hệ thống này có radar tìm kiếm số hóa J-band (sóng ngắn), ra dar đeo bám xung/Doppler và thiết bị cảm biến quang học.

Nhật Bản có kế hoạch chế tạo 2 chiếc tàu sân bay mang theo trực thăng "Kế hoạch 22DDH", mỗi chiếc có thể mang theo 9 máy bay trực thăng.

Công ty IHI Marine United Nhật Bản sẽ bắt đầu chế tạo loại tàu sân bay này từ năm 2012, chi phí chế tạo mỗi chiếc khoảng 1,04 tỷ USD.


http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, Nhật Bản sở hữu 2 tàu sân bay mang theo trực thăng lớp Hyuga


Tàu sân bay mang theo trực thăng của "Kế hoạch 22DDH" to hơn nhiều so với các tàu sân bay mang theo trực thăng lớp Hyuga gồm tàu Hyuga và tàu Ise (lần lượt đi vào hoạt động tháng 3/2009 và tháng 3/2011).

Loại tàu sân bay mang theo trực thăng này sẽ thay thế cho tàu khu trục Shirane được sản xuất từ thập niên 70 của thế kỷ 20.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Hyuga của hải quân Nhật Bản

>> Khai mạc triển lãm vũ khí DSEi 2011



Triển lãm Công nghệ Quốc phòng và An ninh Quốc tế (DSEi) là một trong những triển lãm vũ khí lớn nhất thế giới, tổ chức định kỳ 2 năm/lần tại London, Anh.


DSEi 2011 kéo dài từ ngày 13 đến 16/9, triển lãm nhằm giới thiệu những thành tựu công nghệ quân sự mới nhất của hơn 1.000 công ty sản xuất vũ khí và trang thiết bị quân sự tới từ các quốc gia như: Pháp, Đức, Brazil, Italy, Nga, Ba Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Mỹ, Anh…

Dự kiến sẽ có nguyên thủ và những người đứng đầu lực lượng an ninh nhiều quốc gia tham dự. Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Cơ quan Bảo trì và cung cấp NATO (NAMSA) và Bộ Quốc phòng Anh (MOD) cũng đã có mặt tại DSEi 2011.

Ngoài các triển lãm vũ khí, khí tài quân sự như mọi năm, DSEi 2011 sẽ tổ chức các diễn đàn an ninh nhằm thảo luận về các mối đe dọa và thách thức mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay.

Những công nghệ mới nhất phục vụ hoạt động tình báo và thông tin liên lạc cũng lần đầu tiên được giới thiệu công khai tại DSEi 2011.

Dưới đây là một số hình ảnh đầu tiên về DSEi 2011 tại London:


http://nghiadx.blogspot.com
DSEi 2011 được tổ chức tại trung tâm hội nghị và triển lãm ExCeL London.



http://nghiadx.blogspot.com
Một số phương tiện kỹ thuật quân sự cao trưng bày trong nhà.


http://nghiadx.blogspot.com
Tham dự hội nghị có nhiều "nhãn hiệu" vũ khí nổi tiếng như Saab, Thales, Lockheed Martin, Northop Grumman, Airbus Military...



http://nghiadx.blogspot.com
Đạn pháo phản lực phóng loạt của Tập đoàn Lockheed Martin.



http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng không người lái Fire Scout của tập đoàn Northop Grumman.



http://nghiadx.blogspot.com
Ngay bên cạnh Fire Scout là UAV Ranger của Israel Aerospace Industries.


>> Ka-50 bị loại khỏi chương trình mua sắm vũ khí



Không quân Nga từ chối mua trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark.


Theo thông tin mà Izvestia có được từ Lực lượng Không quân cho biết Ka-50 không nằm trong chương trình vũ khí quốc gia đến năm 2020. Sáu chiếc hiện tại sẽ tiếp tục phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẽ không được biên chế vào đội hình chiến đấu.

Hiện nay những chiếc trực thăng chiến đấu một chỗ ngồi Ka-50 đang được tập trung tại trung tâm huấn luyện Torzhok, nơi đào tạo lại các phi công quân sự.

Ka-50 và Ka-52 gần như giống hệt nhau, chỉ khác về số phi công điều khiển (Ka-50 có 1 người, Ka-52 có 2 người). Do đó khi đã thành thạo với Ka-50, các phi công sẽ dễ dàng điều khiển Ka-52.

Lý do chủ yếu dẫn đến việc Ka-50 bị loại là do không thể nâng cấp thành trực thăng 2 người điều khiển. Thực tế cho thấy rằng khó có thể đạt được hiệu suất chiến đấu cao khi một phi công vừa lái vừa bắn. Thêm nữa, mức độ tự động hóa thấp và không cho phép điều khiển vũ khí bằng máy tính.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều chiếc Ka-50 phải ở lại mặt đất làm giáo trình trực quan!


Trên chiếc trực thăng một chỗ ngồi phi công vừa phải điều khiển máy bay vừa phải kiểm soát hệt thống vũ khí phức tạp. Còn Ka-52 một phi công sẽ lái máy bay, còn một phi công khác sẽ làm nhiệm vụ như một xạ thủ.

Điều này làm tăng mức độ an toàn điều khiển và đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao. Do đó, ưu tiên đã được trao cho “những chú cá sấu” Ka-52 Alligator, - đại diện của Lực lượng Không quân Nga tiết lộ.

Ngoài ra, Ka-52 được thực hiện kiểm soát kép – mỗi phi công có một cần điều khiển và bàn đạp. Nếu một trong số họ bị thương hoặc hi sinh, người kia vẫn có thể điều khiển máy bay thoát khỏi cuộc chiến.

Tổng biên tập tuần báo Kỹ thuật hàng không và tên lửa, Ivan Kudishin, giải thích rằng không giống như Ka-50, Ka-52 có thể được sử dụng như một máy bay chỉ huy: thay vào vị trí xạ thủ có thể là toán trưởng của tốp bay hoặc phi đội.

Từ Cabin của Ka-52 toán trưởng có thể trực tiếp đưa ra các mệnh lệnh chỉ dẫn và chia sẻ mục tiêu đối phương cho những chiếc may bay khác trong nhóm. Nhờ đó hiệu quả tác chiến sẽ tăng đáng kể, - Ivan Kudishin tiết lộ với Izvestia.

Hiện tại quân đội đang có tổng cộng khoảng 10 chiếc Ka-50, trong số đó chỉ có 6 chiếc là có thể bay được. Những chiếc còn lại hoặc là bị thanh lý hoặc được sử dụng làm giáo cụ trực quan để đào tạo các nhân viên kỹ thuật, những người sẽ làm nhiệm vụ bảo dưỡng những chiếc Ka-52 có thiết kế tương tự.

Những phi công Ka-50 sẽ được đưa đến Trung tâm huấn luyện chiến đấu ở Torzhok để học chuyển loại sang lái Ka-52, đang được sản xuất hàng loạt. Lực lượng không quân Nga đã đặt hàng hơn 100 chiếc loại này.

Cơ chế một chỗ ngồi từng là “hàng độc” của Ka-50. Người ta kỳ vọng rằng hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại sẽ bù đắp cho sự vắng mặt của viên phi công thứ hai, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống vũ khí.

>> Trung Quốc có thêm lữ đoàn ICBM mới



Trung Quốc vừa hoàn thành việc biên chế lữ đoàn tên lửa chiến lược DF-31A mới, có trụ sở tại tỉnh Hồ Nam.


Theo báo cáo của Washington Post, Trung Quốc có thêm một lữ đoàn tên lửa chiến lược liên lục địa cơ động mới.

Báo cáo cho biết, trang bị chính của lữ đoàn này là các tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM DF-31A, với số lượng khoảng 30 quả.

Trong khi đó báo cáo của tình báo Mỹ công bố năm 2009 cho biết, Trung Quốc có khoảng 15 tên lửa DF-31A, như vậy số lượng tên lửa DF-31A trong biên chế của Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với báo cáo cách đây 2 năm.

http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc vừa được nâng lên tầm cao mới với sự ra đời của lữ đoàn ICBM DF-31A thứ 2.


Mark Stokes, tác giả của báo cáo cho biết, lữ đoàn ICBM mới này có trụ sở tại Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Biến thể nâng cấp DF-31A có tầm bắn lên đến 11.200km, có thể đánh bất cứ địa điểm nào của nước Mỹ.

Các tên lửa ICBM DF-31 đầu tiên được chế tạo tại Thủy Tiên, tỉnh Cam Túc. Các tên lửa này đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2001.

Trong năm 2006, quân đoàn pháo binh số 2 (cách gọi của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc hình thành lữ đoàn ICBM đầu tiên.

Lữ đoàn ICBM đầu tiên được trang bị các tên lửa DF-31 có tầm bắn 7.200km, tên lửa này có khả năng bao phủ toàn bộ châu Á, thậm chí vươn tới bán đảo Alaska của Mỹ, Nga và cả Thái Bình Dương, bao gồm cả đảo Guam.


http://nghiadx.blogspot.com
Tốc độ phát triển của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có thể vượt xa những dự đoán hiện tại.


Hiện tại, ICBM DF-31A chỉ mang theo một đầu đạn hạt nhân nên có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, các báo cáo cũng chi ra, Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu công nghệ dẫn hướng nhiều đầu đạn độc lập MIRV.

Theo thông tin chưa được xác nhận, trong tương lai, DF-31A có khả năng mang 3 đầu đạn hạt nhận có đương lượng nổ từ 20-150 kiloton, có thể tấn công 3 mục tiêu khác nhau.

So với khả năng mang đầu đạn hạt của các ICBM của Mỹ, Nga từ 8-10 đầu đạn mỗi tên lửa, khả năng của DF-31A vẫn còn thua xa. Tuy nhiên, "sự khởi đầu này có thể làm thay đổi cuộc chơi trong tương lai", báo cáo của Mark Stokes có đoạn.

Từ đầu năm 2011, Trung Quốc cũng đã công bố việc phát triển một biến thể ICBM có khả đánh chìm tàu sân bay của Mỹ ở cự ly đến 3.000km là DF-21D.

Sự phát triển của tên lửa DF-21D vẫn chưa rõ ràng. Một số báo cáo cho rằng tên lửa đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu, một số lại cho rằng tên lửa vẫn trong quá trình phát triển.

Việc biên chế thêm một lữ đoàn ICBM mới cho thấy, năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có thể vượt ra ngoài những dự báo của quân đội Mỹ.

>> Australia xét lại kế hoạch mua F-35?



Tại Australia, cuộc tranh luận về khả năng xét lại kế hoạch mua 100 chiếc F-35 trị giá hơn 16 tỷ USD nổ ra sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith.


Với tư cách là một trong 8 đối tác toàn cầu chính thức tài trợ cho việc phát triển máy bay tiêm kích F-35, các nhà phân tích lo ngại bất cứ sự sụt giảm nghiêm trọng nào trong cam kết của Australia sẽ tác động mạnh tới khoảng 125.000 nhân viên của nhà thầu quốc phòng.

Khi được hỏi về tin Australia đang suy tính lại các lựa chọn của mình, Tom Casey, Giám đốc truyền thông quốc tế của nhà sản xuất máy bay Lockheed nói rằng công ty: “Không biết về bất cứ thay đổi nào của chính phủ Australia đối với chương trình máy bay tiêm kích F-35 Lightning II”.

Trên thực tế, Lockheed rất tin tưởng vào cam kết của Australia vẫn được quảng cáo trên trang mạng F-35 như sau: “Cuối cùng, khoảng 100 máy bay F-35A thế hệ thứ 5 sẽ đưa lực lượng Không quân Hoàng gia Australia trở thành lực lượng máy bay chiến đấu giữ vai trò nòng cốt có khả năng đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều chia sẻ sự lạc quan với Lockheed.

Thực chất, nhiều người tin rằng chương trình này đang đối mặt với trở lực ghê gớm về chính trị và của bộ máy quan liêu, thậm chí cả với một số người tin rằng F-35 là sự lựa chọn tốt nhất cho Không quân Hoàng gia Australia.

Những người này lập luận Australia có thể sẽ cắt giảm một phần trong số 100 máy bay đã cam kết để dành chi cho những hạng mục khác. Theo quan điểm này, vấn đề không phải là “nếu” tiến hành cắt giảm một phần đơn đặt hàng mà là khoản tiền được cắt giảm là bao nhiêu.

Cuối cùng, họ cho rằng vấn đề với Lockheed không phải là sự thể hiện kém cỏi trong giai đoạn đầu của giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Thay vào đó là mối quan ngại với việc Lockheed cung cấp đúng thời hạn và đúng dự toán máy bay tiêm kích FA-35 để đáp ứng nhu cầu an ninh của Australia sau khi các yêu cầu về ngân sách, lịch trình và kỹ thuật được duyệt lại.


http://nghiadx.blogspot.com
Kế hoạch mua F-35 của Australia bị xét lại?


Alan Stepnens, nghiên cứu viên ĐH New South Wales, giảng viên thỉnh giảng tại Học viện Quốc phòng Australia đã đưa ra quan điểm cho rằng: “Hầu hết mọi người đều đồng ý sau những trì hoãn thì hoạt động phát triển máy bay F-35 cần trở lại đúng quỹ đạo. Nó rõ ràng đem lại năng lực tiềm tàng tốt nhất cho Australia .Vấn đề nhức nhối hiện tại là đơn giá liên tục tăng lên”.

Trong khi đó, một số nhà phân tích nghĩ rằng việc Lầu Năm Góc không đặt hết sự tin tưởng và sức nặng chính trị vào chương trình phát triển loại máy bay này cũng là một nhân tố.

Một học giả Australia lại cho rằng: “Lịch trình và chi phí là mối quan tâm chủ yếu. Tôi chưa nghe được tin chính phủ đứng đằng sau chủ trương xét lại chương trình này của Bộ trưởng Quốc phòng. Quan tâm chính của Bộ Quốc Phòng Australia là liệu nền công nghiệp quốc phòng gắn với F-35 có khả năng sản xuất được máy báy đúng thời hạn và dự toán”.

Trên thực tế, giả sử các mối quan ngại chủ yếu này chi phối sự suy xét lại, Canberra có thể tìm cách bù đắp các nguy cơ liên quan đến chương trình F-35 bằng cách chuyển một số chi phí dành cho chương trình này sang công nghệ tiên tiến có mức độ thấp hơn song vẫn có được thẩm quyền liên quan.

“Bộ trưởng Quốc phòng Australia nhận thức Không quân Hoàng gia Australia đã không theo quy trình giao dịch thông thường khi gần đây mua các loại máy bay C-17 và Super Hornets. Các loại vũ khí này được mua theo hình thức COT (mua máy bay sẵn có và đưa luôn vào sử dụng) và thường được giới quân sự viện dẫn như là phi vụ mua bán thành công nhất”.

“Hiện Bộ Quốc phòng không thể chi tiêu phần ngân sách đã được phân bổ vì sự kém hiệu quả của hệ thống. Do vậy, mua theo hình thức COT có vẻ hấp dẫn hơn. Các tin đồn ở Canberra đang theo hiệu ứng này”.

Các nhà phân tích đồng ý rằng nếu Canberra chọn mua theo hình thức COT thì đối thủ chiến lược của Lockheed, công ty Boeing sẽ được lợi nhất. Đây sẽ là mối lợi lớn cho Boeing khi công ty này đang có chiến lược tập trung mở rộng sự hiện diện ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF), có khả năng tàng hình, đa năng, thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu không đối không.

F-35 được thiết kế và phát triển bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu. F-35 được phát triển thành 3 phiên bản:

F-35A là kiểu cất cánh và hạ cánh thông thường (CTOL-conventional takeoff and landing);
F-35B là phiên bản máy bay cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh (STOVL-short take-off vertical landing);
F-35C dành cho hải quân có cánh lớn hơn và gấp được.

Việc phát triển loại máy bay này đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Mỹ, Anh và các chính phủ liên minh khác. Có 3 cấp độ tham gia của các nước khác. Các cấp độ nói chung phản ảnh vai trò về tài chính, mức độ chuyển giao công nghệ và các gói thầu phụ mở ra cho các công ty quốc gia và các đơn đặt hàng mà các quốc gia có thể sản xuất.

Anh là nước duy nhất thuộc đồng minh cấp 1, đóng góp khoảng 2,5 tỉ USD, chiếm 10% chi phí. Các đồng minh cấp 2 là Italy (1 tỉ USD), Hà Lan (800 triệu USD). Các nước cấp 3 là Canada (440 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD), Australia (144 triệu USD), Na Uy (122 triệu USD), Đan Mạch (110 triệu USD). Israel và Singapore cũng tham gia với tư cách thành viên cộng tác của dự án

>> Syria muốn mua hàng loạt tên lửa của Nga



Syria thể hiện sự quan tâm trong việc mua cả một loạt các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, nguồn tin trong ngành CNQP Nga nói với RIA Novosti.

Một nhóm quan sát viên Syria đang theo dõi các cuộc tập bắn đạn thật ở trường bắn Ashuluk (thuộc tỉnh Astrakhan, gần biển Caspi - Nga), một phần của cuộc tập trận "Lá chắn liên minh 2011".

"Các chuyên gia Syria muốn đảm bảo rằng những hệ thống vũ khí thực sự hiện đại, mạnh mẽ và hiệu quả", nguồn tin tiết lộ


http://nghiadx.blogspot.com
Syrian đang muốn mua được các hệ thống tên lửa hiện đại từ Nga trong bối cảnh tình hình chính trị tại quốc gia này đang căng như dây đàn.


Syria, nước nhập khẩu vũ khí chính của Nga ở Trung Đông, đã mua máy bay chiến đấu MiG-29M, hệ thống phòng không Pantsir S1E, Buk-M2E. Nước này đang hy vọng sẽ nhận được máy bay chiến đấu MiG-29SMT, máy bay huấn luyện Yak-130, hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander, và 2 tàu ngầm diesel lớp Amur-1650.

Về phía Nga, trước đó đã tuyên bố sẽ tôn trọng hợp đồng năm 2007 về việc cung cấp một số hệ thống tên lửa chống hạm Bastion trang bị tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (SS-N-26) cho Syria, bất chấp Mỹ và Israel nỗ lực ngăn chặn thỏa thuận này. (>> chi tiết)

"Chúng tôi hy vọng rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Syria sẽ không ảnh hưởng đến việc bán vũ khí của Nga đối với nước này", nguồn tin cho biết. "Phía Syria đã xác nhận rằng nước này đã sẵn sàng để thực hiện các hợp đồng hiện tại với Nga".

Các chuyên gia Nga tin rằng việc mở rộng xuất khẩu vũ khí cho Syria chủ yếu có thể bù đắp cho sự mất mát giữa thỏa thuận vũ khí của Nga với Iran và Libya sau khi một lệnh cấm của Liên Hợp Quốc về bán vũ khí cho Tehran và sự sụp đổ của chế độ Muammar Gaddafi

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 3)



Trong vòng một vài năm cỗ máy tuyên truyền của bọn dân tộc chủ nghĩa ca ngợi Hitler như như là: “vị lãnh tụ, người cầm lái vĩ đại của nước Đức”.

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 1)
>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 2)

Món quà thứ nhất - Albert Einstein và các nhà khoa học

Hàng hàng những dòng binh lính dài vô tận, họ xếp hàng theo từng tiểu đoàn đang đi duyệt binh qua cổng thành Brandenburg, rồi dọc theo phố Unter-den-Linden, qua tòa nhà Quốc hội. Những ngọn lửa của các bó đuốc dâng cao tạo thành một dòng suối, mà nói cho đúng hơn là cả một dòng sông lửa cháy bùng bùng. Đó là buổi chiều ngày 30/1/1933. Trưa hôm đó, Aldolf Hitler nhận cương vị Thủ tướng nước Đức. Vị Tổng thống của đất nước này đã 85 tuổi - Đại Nguyên soái,vị tướng của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất Paul von Hindenburg cũng dự buổi lễ trọng thể đó.

Trong vòng một vài năm cỗ máy tuyên truyền của bọn dân tộc chủ nghĩa ca ngợi Hitler như như là: “vị lãnh tụ, người cầm lái vĩ đại của nước Đức”. Và cũng từ những ngày đó cả nước Đức sục sôi trong guồng máy chiến tranh khủng khiếp nhất của mình…

Khủng bố, khủng bố và khủng bố. Đó là những gì người dân Đức chứng kiến sau khi Hitler dần dần nắm chắc quyền bính trong tay. Bắt đầu là chiến dịch “Đêm của những con dao dài”. Mùa xuân năm 1934. Hitler bắt đầu nhận được những tin tức của Gestapo và SS là những người lãnh đạo SA thỏa thuận định lật đổ ông ta. Những thông tin được tung ra làm như Hitler vẫn tin tưởng họ. Lúc đó, tổ chức SA bao gồm tới 2,5 triệu người. Rohm và một số người lãnh đạo SA khác đã lớn tiếng kêu gào phải tiến hành cuộc cách mạng nữa để lấy tài sản từ tay những kẻ giàu có.

Họ cũng đề nghị duy trì quân đội thường trực, đội quân SS và SA cần phải chịu sự chỉ huy của một tổ chức duy nhất là Bộ Quốc phòng mà Rohm là người đứng đầu cơ quan này. Tóm lại, đã đến lúc uy lực của SA phải giảm đi “, và đến lúc này khó mà tin tưởng họ được”.

Sáng sớm ngày 30/6, các sĩ quan SS đã nhấc Rohm ra khỏi giường ngủ ở một khách sạn ngoại thành Munich, dẫn hắn đến thẳng nhà tù”. Hãy cứ để Adolf làm điều đó nếu ông ta muốn ta phải chết - hắn tuyên bố một cách ngạo mạn. Nhưng khi đó hai viên sĩ quan SS đã thay y làm việc đó. Ngay đêm hôm đó cùng hai ngày tiếp theo, người ta thanh trừng tất cả những người lãnh đạo cuả tổ chức SA và những phần tử chính khách đối lập với Hitler. Sau này người ta gọi đêm rạng sáng ngày 30 tháng 6 là đêm của những con dao dài.

Rồi đến mùa thu năm 1933, cả nước Đức như đang sống trong thùng thuốc súng, đồng thời làn sóng khủng bố các người dân gốc Do Thái tràn ngập khắp nước Đức.

Trong thời gian này Albert Einstein đang ở California, Hoa Kỳ, ông nghe tin Hitler đã lên nắm chính quyền và đang tiến hành chiến dịch thanh trừng trong các trường đại học ở đức. Khi đó gia đình nhà bác học vẫn đang ở Đức và A. Einstein quyết định rất nhanh. Ông đến New York gặp lãnh sự Đức.

Ông lãnh sự Đức giải thích:

- Chính phủ mới ở Đức là một chính phủ chân chính. Nếu Ngài thấy mình không có gì sai trái, thì sẽ chẳng có gì xảy ra với mình khi Ngài trở lại nước Đức.

A. Einstein đáp:

- Tôi sẽ không bao giờ trở lại nước Đức, chừng nào ở đấy vẫn còn chủ nghĩa phát xít thống trị.

Trước khi A. Einstein ra về, ông lãnh sự Đức nói riêng với nhà bác học:

- Bây giờ tôi có thể nói chuyện riêng không chính thức với Ngài, chỉ là giữa người với người. Tôi có thể nói chính thức với Ngài hành động của Ngài là đúng.

Mùa xuân năm 1933, A. Einstein đi tìm một chỗ trú ngụ hợp ý với ông, nghĩa là một nơi xa các thành phố lớn, yên tĩnh. Ông đến một địa điểm hẻo lánh gọi là Le Coq, gần bờ biển thuộc nước Bỉ. Đặt chân lên đất Bỉ. Albert Einstein viết ngay một bản tuyên bố: “ … Chừng nào tôi còn có khả năng, tôi chỉ ở trên một đất nước mà ở đấy tất cả các công dân đều được hưởng quyền tự do chính trị, hưởng được sự khoan dung và sự bình đẳng trước pháp luật…

Hiện nay, những điều kiện đó không được tôn trọng ở Đức. ở đấy người ta theo dõi những người đang được kính trọng vì sự đấu tranh của họ cho một sự hiểu biết chung giữa các dân tộc, và trong số này có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng…”

Bản tuyên bố chống chủ nghĩa phát xít của Einstein năm 1933 đã lan ra rất nhanh chóng trên toàn thế giới. Chính quyền Hitler đã phải dùng mọi phương tiện tàn bạo nhất, thấp kém nhất của báo chí để chống lại nhà bác học vĩ đại...Thậm chí, chỉ một thời gian sau chính quyền Đức đã treo giải thưởng 20.000 mác Đức cho ai ám hại được nhà bác học vĩ đại này…

Với những sứ ép nặng nề như vậy A. Einstein quyết định sang Hoa Kỳ, đến Đại học đường Princeton làm việc… Theo gót Einstein từ Đức đến có Edward Teller, James Franck, Walher Bothe; từ Anh sang có Leo Szilard - trước đó nhà vật lý người Hung này đã rời khỏi nước Đức Quốc xã,- và Max Born; từ Italia tới có Enrico Fermi, Emillio Segre, Victor F. Weisskopf…

Khi đến Tân Thế giới các nhà vật lý không rõ những điều họ nghiên cứu sẽ phục vụ được gì. Họ không biết những bí mật của nguyên tử có phải là tương lai của tất cả những con người lỗi lạc như trên của thế kỷ XX hay không. Trong khi đó cả thế giới đang sôi sục trong lò lửa chiến tranh khốc liệt của “trục” phát xít Đức- Italia - Nhật. Các nhà khoa học đã trở thành các con người buồn bã vì lý tưởng mà họ say mê từ thời trẻ hầu sụp đổ dưới gót chân. Trên các khuân mặt thuộc đủ các chủng tộc chỉ hiện lên những nét khắc khổ, bi ai và thất vọng vì những đau khổ họ vừa trải qua sau những cuộc trốn chạy. Những gì xảy ra ở châu Âu làm họ ngỡ ngàng, trái với những điều mà họ hằng mong đợi.

Song chỉ vài năm sau, khi Niels Bohr đặt chân lên châu Mỹ với sứ mạng tìm gặp Albert Einstein và một số nhà khoa học khác cốt đề đạt với Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt một bức thư do nhà bác học người Hungary Leo Szillard soạn thảo. Với bức thư này cộng với các tin tức tình báo từ phía Hoa Kỳ cho rằng chính tại nước Đồng minh Anh quốc đang có những chương trình chế tạo bom hạt nhân. Rồi ngay tại nước Đức Quốc xã cũng đã khởi động chương trình chế tạo một loại “vũ khí mới”.

Món quà thứ hai - Người phụ nữ mạnh nhất hành tinh

Mùa xuân năm 1938 băng giá tràn về nước Đức đang sôi sục. Tại các nhà ga, các bến tàu đầy rẫy bọn mật vụ. Những “chiếc sơ - mi nâu” đi ngang dọc làm mọi người hoa mắt. Bên cạnh các áp phích với hàng chữ “ Hãy cẩn thận bọn Do Thái” là những cặp mắt gườm gườm soi từng người qua lại để phát hiện dù chỉ một phần mười sau dòng máu Do Thái trộn lẫn trong dòng máu Ariang cao quý. Nước Đức đang tự làm trong sạch mình và thực hiện nghĩa vụ cao cả của Thượng Đế giao phó: thống trị các dân tộc hạ đẳng!

Trên chuyến tàu tốc hành từ Berlin đi Amsterdam có một phụ nữ đứng tuổi mang quốc tịch áo đang cố nép mình trong chiếc áo măng - tô rộng quá khổ. Đó là nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng Lise Meitner bị “ làn sóng nâu” đẩy khỏi Berlin. Hitler và bè lũ phát xít đã không thể nào biết được chúng đã đuổi ra khỏi nước Đức một người phụ nữ mang theo trong bộ não mình một bí mật khủng khiếp về hạt nhân nguyên tử.

Đầu năm 1938, tại Viện Kaiser Wilhelm (Viện Hóa học Hoàng gia Wilhelm) ở Đức, hai nhà hóa học Otto Hahn và Lise Meitner đã phát hiện ra hiện tượng va chạm nguyên tử. Nhà nữ vật lý người áo này vốn gày gò nhỏ nhắn, nhưng tài năng của bà không mấy nam giới có thể sánh được. Bà có trí thông minh tuyệt vời và khả năng lao động cần cù. Hai nhà vật lý đã đứng trước một sự việc bất ngờ khi nguyên tử uranium (U) va chạm với neutron thì xuất hiện hạt nhân barium (Ba). Cả hai người đều không hiểu và tự hỏi: có phải đây là sự sai lầm?

Thế nhưng bà đã không kịp khẳng định sự đúng sai của mình… Ngồi trên tàu lửa để chạy trốn khỏi các đợt khủng bố xảy ra liên tiếp, bà lúc nào cũng nhớ lại đoàn tuần hành mang theo các bó đuốc như các dòng ánh sáng vô tận trên Quảng trường Unter - den- Linden trong những ngày đầu tiên Hitler lên nắm chính quyền.

Sau này, khi nhớ lại thời kỳ đen tối ấy, nhà văn Đức nổi tiếng Tomac Mann, -người được Giải thưởng Nobel năm 1929.- đã viết: “Cú sốc năm 1933 thật dữ dội, thật kinh khủng biết bao! Cú sốc đã cướp đi của tôi tự do, nhà cửa, các sách vở, kỷ niệm tài sản. ở Tổ Quốc những hành động đểu cáng, đốn mạt xấu xa cứ nối nhau liên tiếp… Những gì xảy ra sau đó cũng không thể nào chấp nhận được: bạn chạy lưu vong từ nước này qua nước khác trong lúc những tin tức đồi bại từ Tổ Quốc cứ vang vọng đến tai bạn. Tổ Quốc bị dã man hóa, bị mất đi, và giờ đây trở nên xa lạ đối với bạn”.

Nước Đức quốc xã đã quá xa lạ đối với những người như vậy như đã xảy ra từ lâu rồi. Nó đã xóa bỏ trong ký ức những tên tuổi đã từng mang lại vinh quang cho chính bản thân quốc gia đó. Họ là những nhà bác học lỗi lạc, những nhà văn hóa lớn mang quốc tịch Đức, nhưng lại mang trong mình dòng máu Do Thái - một dòng máu mà Quốc trưởng Hitler muốn ruồng bỏ... Nước Đức đã mất đi những tài sản tinh thần vô giá. Phải mất nhiều năm nữa quốc gia này mới thấu hiểu điều đó. Sau này các nhà sử học đó có số liệu để tính toán rằng dân Đức gốc Do Thỏi chỉ chiếm 1% dân số nhưng trong số các nhà bác học Đức tài năng người Do Thái chiếm 20%!

Lise Meitner cũng như nhiều nhà khoa học có dòng máu Do Thái, đã từng được nhà bác học Max Planck, - người được giải thưởng Nobel về cơ học lượng tử, cùng Otto Hahn, Viện trưởng Viện Kaiser Wilhelm,- khẩn thiết đề nghị với Quốc trưởng giữ bà ở lại, nhưng… Cũng trong buổi ra đi cay đắng này, Lise Meitner nhớ lại người bạn già của mình và tập thể khoa học, nơi bà làm việc và cống hiến bao sức lực và tình yêu khoa học.

Bà đã làm việc ở đây gần 30 năm liên tục… Bà hồi tưởng lại thời thanh niên sôi nổi cùng những thiếu thốn vật chất, nhưng trong lòng cháy bùng ngọn lửa hy vọng và hướng về một tương lai sáng sủa…Ngày nào đó vào năm 1898, cô sinh viên Lise Meitner xúc động khi đọc vài dòng ngắn ngủi về phát kiến ra chất polonium (Po) và radium (Ra) của cặp vợ chồng Pie - Marie Curie ở Pháp. Những dòng tin ấy đã quyết định số phận của cô nữ sinh thông minh: hãy nghiên cứu vật lý nguyên tử… Để rồi ngày ra đi rời khỏi nước Đức Quốc xã không ai biết được rằng chớnh bà là người phụ nữ mạnh nhất hành tinh: trong trí tuệ của bà có chứa những bước cơ bản của thí nghiệm bản lề để chế tạo trái bom nguyên tử.

Ngồi trên xe lửa bà chỉ nhớ lại từng giai đoạn của cuộc đời mình. Số phận đó cho bà may mắn cú một người cha hiểu biết và mong muốn cho bất kỳ người con nào, không phân biệt trai hay gái đều được học qua bậc đại học. Khi 23 tuổi Lise là người phụ nữ đầu tiên ở thành Vienna được dự các giờ giảng vật lý và làm việc tại phòng thí nghiệm.

Bà được học với các giáo sư nổi tiếng ở Áo thời bấy giờ như Anton Lampa, Stefan Meyer, và sau này còn có Ludwig Boltzmann. Vì vậy Lise Meitner là người phụ nữ thứ hai nhận được bằng Tiến sĩ vật lý ở ĐH Vienna.

Do đó, Lise đó được các thày giáo của mình giới thiệu với Max Planck, người đặt nền móng cho Cơ học lượng tử - khi ông đến Vienna dự lễ tang nhà vật lý Ludwig Boltzmann.

Năm 1907, mới tròn 29 tuổi, bà rời thành Vienna, nơi có truyền thống văn hóa và âm nhạc lâu đời nhất châu Âu, nhưng lại không có điều kiện tốt cho các ý tưởng khoa học nảy sinh và phát triển. Lise Meitner đã chọn Berlin là quê hương thứ hai của mình.

... Khi đến Berlin với hai bàn tay trắng, bà viết trong hồi ký của mỡnh: "Tại đây, tôi chẳng có một địa vị gì để xưng hô. Bạn hãy cố tưởng tượng xem cuộc đời sẽ thế nào nếu bạn không có nhà cửa, phải ở nhờ trong một căn phòng ở nơi làm việc, không một ai giúp đỡ, không một chút quyền hành ...".

Ngay trong những ngày đầu bà được gặp lại người thày dạy vật lý lý thuyết Max Planck. Chính tại đây, Meitner cũng như nhiều phụ nữ thời đó, phải vượt qua ngưỡng cửa đòi quyền học tập cấp sau đại học dành cho nữ giới.

Thoạt đầu ngay cả Max Planck cũng lưỡng lự khi nhận bà là người học trò nữ đầu tiên. Nhưng tài năng xuất chỳng của bà đó thuyết phục được nhà khoa học yên tâm.

Đồng thời, tại Berlin này bà cũng gặp một người bạn cùng chí hướng của mình trong lĩnh vực phóng xạ: Otto Hahn. Hai người gần gũi nhau về nghề nghiệp và ước vọng. Hahn kém bà 1 tuổi, nhưng điều ấy chẳng cản trở gì tình bạn trong khoa học của họ.

Chẳng bao lâu các nhà khoa học ở Berlin thấy xuất hiện những bài báo trên tạp chí khoa học Đức cùng ký tên hai người. Rồi một nhóm hoạt động khoa học hình thành mà hạt nhân của nhóm đó là Otto Hahn và Lise Meitner, rồi sau này thêm nhà vật lý tài hoa Fritz Strassmann.

Lịch sử khoa học thế giới ghi nhận: vào đầu thập niờn 30 thế kỷ 20 đó hình thành 3 Nhóm vật lý lý thuyết lớn: Nhóm Paris với người đứng đầu là Irene Curie, Nhóm Enrico Fermi ở Italia (sau này chuyển sang Hoa Kỳ) và Nhóm Berlin với sự đóng góp đáng kể của 3 nhà vật lý học lừng danh Otto Hahn, Lise Meitner và Fritz Strassmann.

Hồi đó, những người dân Berlin xuất hiện giữa khu phố đông dân một tòa tháp giống hình củ hành. Một nhóm người ít quen biết nhau từ trước đã tụ tập về đây vì cùng có mối quan tâm lớn đối với các chất phóng xạ. Họ trao đổi với nhau bằng thứ tiếng Đức có giọng phát âm hơi nặng theo cách phát âm của người phương Nam. Một tấm biển đá với dòng chữ nổi gắn ở phía ngoài tòa nhà: Viện Kaiser Wilhelm… Các nhà khoa học đã đăng tải các công trình nghiên cứu có giá trị một thời và mãi mãi được lịch sử khoa học ghi nhận.

Năm 1917, nhóm Hahn- Meitner được giải thưởng quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực phóng xạ. Lần đầu tiên trên thế giới họ đã tách được những sản phẩm phân rã của thorium (Th), radium (Ra).

Cũng trong năm ấy, họ tìm thấy một nguyên tố hiếm phóng xạ đứng ở ô 91 bảng tuần hoàn các nguyên tố giữa thorium và uranium. Họ đặt tên là protactinium (Pa) vì nó biến đổi từ nguyên tố actinium (Ac) và ký hiệu nguyên tố mới này là Pa…

Và cũng từ đây bắt đầu xuất hiện những bi kịch của công dân hạng hai,- Meitner là người áo gốc Do Thái. Khi Viện Hóa học thuộc Viện Kaiser Wilhelm mở thêm chuyên ngành nghiên cứu chất phóng xạ, Hahn làm việc và được nhận lương, còn Meitner chỉ được ghi trong danh sách là “người ngoài làm việc không lương” .

Khi khám phá ra protactinium, Meitner là người làm việc chủ yếu, nhưng Hahn vẫn viết các bài báo với tư cách là người lãnh đạo chính công trình nghiên cứu khoa học đó. Và kết quả là Hội Hóa học Đức trao tặng Otto Hahn Huy chương Emil Fischer, một giải thưởng cao quý thời đó, Meitner chỉ được nhận bản sao của giải thưởng ấy (!).

Rồi bi kịch này cứ tiếp tục mãi cho đến năm 1944, khi Hahn nhận được Giải Nobel nhờ công bố các công trình đó từng hợp tác chặt chẽ với Meitner (khi đó bà đang sống và nghiên cứu tại Viện Vật lý Nobel, Thụy Điển…). Có ý kiến cho rằng Hahn buộc lòng không ghi tên bà bên cạnh các cụng bố của mình chỉ vì ngại ngần bọn Quốc xã kết tội là có liên hệ với phần tử Do Thái Meitner(!).

>> Con đường bất tử (kỳ 1)



Cách đây 50 năm, những con tàu của Đoàn tàu không số đã bắt đầu chuyến vượt biển đầu tiên, chở vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ.


Vượt lên bao thử thách cam go, chịu đựng đến tột cùng sự hi sinh, 34 chiến sĩ đầu tiên của Đoàn tàu không số ngày ấy đã kiên gan làm nên huyền thoại về đường Hồ Chí Minh trên biển.

Kỳ 1: Đoàn quân sự đặc biệt

Ngày 23/10/1961, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay, với tên gọi “Đoàn tàu không số” để vận chuyển vũ khí trang bị đạn dược cho chiến trường miền Nam.

Đường Hồ Chí Minh trên biển thực sự đã trở thành huyết mạch nối liền máu thịt hai miền Bắc-Nam. Đó cũng chính là con đường bất tử của niềm tin tất thắng, con đường tự hào của bộ đội Hải quân và của cả dân tộc.

Tất cả vì miền Nam thân yêu

Ngày 23/3/1959, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam Việt Nam trong tình trạng chiến tranh. Tháng 5/1959, Diệm ban hành Luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam, tàn sát các chiến sĩ cộng sản, khủng bố dã man phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, gây bao đau thương tang tóc. Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương đã triển khai hàng loạt công tác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ở miền Nam, vì muốn đánh thắng kẻ thù nhất thiết phải có vũ khí và phương tiện.

Ngày 19/5/1959, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập "Đoàn quân sự đặc biệt" có nhiệm vụ mở đường, vận chuyển vũ khí, lương thực, tổ chức đưa đón bộ đội từ Nam ra Bắc và ngược lại. Hai con đường huyết mạch quan trọng được hình thành. Đó là con đường 559 theo dãy Trường Sơn và đường vận tải thủy - sau đó được đổi tên thành đường Hồ Chí Minh trên biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu không số vượt biển chở vũ khí vào Nam.


Giữa lúc khắp các chiến trường miền Nam “khát” vũ khí đạn dược, làm thế nào để đưa vũ khí nhiều hơn, nhanh hơn, an toàn hơn? Đó là câu hỏi không chỉ của lãnh đạo Quân ủy Trung ương lúc bấy giờ mà của cả dân tộc Việt Nam. Muốn cách mạng thắng lợi, miền Bắc phải dồn sức chi viện cho miền Nam. Nếu chỉ trông vào lực lượng vận chuyển đường bộ, các tỉnh ở Nam bộ vẫn rất thiếu vũ khí.

Trước thực tiễn ấy, Quân ủy Trung ương đặt câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta từng dùng thuyền chở vũ khí vượt biển từ miền Bắc, từ Campuchia và từ Thái Lan vào chi viện cho miền Nam đánh giặc, tại sao bây giờ không vận chuyển được đường biển?

Ngay lập tức Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Đoàn Vận tải thủy lấy Tiểu đoàn 603 làm nền tảng, đóng quân tại thôn Thanh Khê (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), bên bờ sông Gianh, có nhiệm vụ đóng tàu thuyền và vận chuyển vũ khí trên biển chi viện cho miền Nam.

Tập đoàn Đánh cá sông Gianh, họ là ai?

Tiểu đoàn 603 có 107 người do đồng chí Hà Văn Xá làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Thượng úy Lưu Đức làm Chính trị viên. Tiểu đoàn được biên chế thành hai đại đội. Đại đội 1 do Trung úy Nguyễn Bất làm Đại đội trưởng, Trung úy Đồng Yên làm Chính trị viên, Đại đội 2 do Trung úy Lê Quang làm Đại đội trưởng, Trung úy Trương Kia làm Chính trị viên. Để giữ bí mật, đơn vị không dùng tàu thuyền của vùng sông Gianh mà cử người ra xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đặt đóng thuyền 2 đáy.


http://nghiadx.blogspot.com
Bia ghi nhớ nơi xuất kích của Tập đoàn Đánh cá sông Giang ở Quảng Bình.


Đây là loại thuyền ngụy trang, đáy dưới để vũ khí, đáy trên để lưới và ngư cụ đánh cá, trọng tải mỗi chiếc 20 tấn theo mẫu của Ban Thống nhất Trung ương. Được sự giúp đỡ của Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình và Sư đoàn 325, chỉ sau 2 tháng, 4 chiếc thuyền hai đáy đã đóng xong.

Có tàu, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 603 vui mừng khôn xiết. Tranh thủ thời tiết tốt, biển lặng ra khơi để đánh cá. Nói là đi "đánh cá", nhưng thực chất là cuộc diễn tập cho cuộc vượt biển sắp tới. Từ việc quăng chài, thả lưới, rèn luyện sức chịu đựng sóng gió, tập lấy phương hướng theo sao trời, theo địa hình. Ban đầu, đội chỉ tập gần bờ, dần đến xa bờ và sau đó là ra khơi.

Những lúc không đi biển, đơn vị tổ chức học tập chính trị và kỹ thuật, nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Nguyên tắc giữ bí mật mà tất cả các cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn đều biết đó là: Nếu bị địch bắt thì dù có chết cũng không được khai.


http://nghiadx.blogspot.com
Hãng phim Giải phóng tái hiện cảnh tàu không số chở vũ khí cho chiến dịch Bình Giã.


Ông Nguyễn Hữu Tuần, 82 tuổi, nguyên sĩ quan tham mưu tác chiến của Bộ Tư lệnh Hải quân, chia sẻ: “Nói đến Đoàn tàu không số thì không thể không nói đến đoàn tàu đánh cá Sông Gianh, bởi đây là đoàn tàu khơi mạch nguồn đầu tiên mở đường trên biển. Vì sao Quân ủy Trung ương chọn sông Gianh làm chuyến đầu xuất phát không?

Vì đây là con sông lớn chạy qua tỉnh Quảng Bình và cắt ngang Quốc lộ 1. Khu vực này có cảng và là nơi cửa sông nên hằng ngày có rất nhiều tàu bè ra vào, cả tàu quốc doanh lẫn tàu đánh cá của ngư dân nên dễ trà trộn, khó bị địch phát hiện, tiện cho chỉ huy và bố trí lực lượng của tàu ta. Tập đoàn Đánh cá Sông Gianh là niềm tự hào của bộ đội Hải quân”.

Với khí thế và quyết tâm cao, Tiểu đoàn 603 (Tập đoàn Đánh cá sông Gianh) bắt tay vào làm doanh trại, đóng thuyền, sắm lưới và luyện tập đi biển, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới.

Trước khi đoàn 759 ra đời, đã có 5 con thuyền gỗ đầu tiên của các tỉnh ven biển Nam bộ đã vượt biển ra Bắc, vừa xin vũ khí, vừa làm nhiệm vụ mở đường trên biển. Không la bàn, không hải đồ, nhưng 5 con thuyền đã tới đích, đánh dấu việc khai thông một tuyến đường trên biển.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang