Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: liên xô

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn liên xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn liên xô. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến hạm Việt Nam: OSA-II



[Vndefence news] Tàu Osa là lọai tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển vào đầu thập niên 1960 theo các dự án 250 (Osa 1) và 250U (Osa 2). Đây là lọai tàu chiến được sản xuất với số lượng nhiều nhất, trên 400 chiếc được xuất xưởng.

Chữ Osa có nghĩa là Ong bắp cày, nó mang tên này do đặc điểm chiến đấu của mình. Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.

Tàu Osa đựơc phát triển nhằm thay thế loại tàu tấn công “Komar” – Loại chiến hạm mini đầu tiên trên thế giới có trang bị hỏa tiễn đối hạm, có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 12000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ



Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 / SS-N2 được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Theo lý thuyết cần 6 Osa để đánh chìm một khu trục hạm 20.000 tấn. Vũ khí phụ của Osa là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu đề phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.


Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.


Osa đã tham chiến nhiều trận, trong đó Osa chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh Iraq-Iran 1980. Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.

Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của hải quân ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy vậy Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa.


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Hai tấm lá chắn của Mỹ ở Đông Bắc Á



[BDV news] Hệ thống phòng tên Aegis và THAAD sẽ là con bài cuối cùng mà Mỹ và các nước đồng minh tung ra để đối phó với các đòn tấn công bất ngờ từ tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Hệ thống Aegis trên biển
Hệ thống vũ khí Aegis (ACS - Aegis combat system) hiện đang là hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại nhất của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh.

Theo các nhà thiết kế, Aegis đóng vai trò hệ thống phòng thủ toàn diện, có thể chống lại mọi mối đe dọa từ trên không, trên biển hay dưới đại dương. Ý tưởng phát triển hệ thống Aegis có từ hơn 40 năm trước khi Hải quân Mỹ dựa vào pháo hạm cỡ lớn lép vế trước các thế hệ tên lửa chống hạm của Liên Xô.





Khu trục hạm Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis hiện đại nhất của hải quân Hoa Kỳ.
Sau sự kiện khu trục hạm Eylat của Israel bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm P-15 Termit và Hải quân Mỹ đánh chìm một hộ vệ hạm cùng một tầu tên lửa cỡ nhỏ của Iran năm 1988 bằng tên lửa Harpoon, người Mỹ càng thấy sự quan trọng của việc triển khai hệ thống phòng thủ này.


Trung tâm điều khiển điện tử của hệ thống Aegis.


Chính phủ Mỹ hầu như “ném” hết tất cả những thành tựu của mình vào một hệ thống phòng thủ trên biển. Vũ khí của Aegis có tầm tác chiến rộng, có khả năng chống đỡ các cuộc tấn công từ mọi độ cao, mọi hướng, với đủ loại vũ khí từ tên lửa chống hạm, cho đến máy bay đối phương ở mọi tốc độ bay từ dưới âm, cận âm đến siêu âm.

Không những thế, Aegis không hề giảm sút khả năng ngay cả trong những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, hay dưới điều kiện nhiễu mạnh mà đối phương gây ra.

“Trái tim” của hệ thống Aegis là radar đa kênh AN/SPY-1 có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Nhờ công suất cực lớn 4MW (cần một nhà máy thủy điện cơ vừa như nhà máy thủy điện Khe Cách của Việt Nam để cung cấp năng lượng cho radar này hoạt động).

AN/SPY-1 có khả năng theo dõi và dẫn bắn cùng lúc tới hơn 100 mục tiêu. Về hệ thống vũ khí, Aegis là sự kết hợp hoàn hảo của tên lửa đối đất Tomahawk; tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, hệ thống phòng không SM-2, SM-3; hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, các loại ngư lôi MK-46, MK-50 và trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, một phần của Aegis.



Tên lửa phòng không tầm xa SM-2 được phóng thử nghiệm trong hệ thống Aegis.



Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hiện nay, hệ thống Aegis đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng trên các khu trục lớp Ticonderoga; Arleigh Burke của Mỹ; Kongo của Nhật Bản và tầu hộ vệ lớp F-100 của Tây Ban Nha. Gần đây, Hàn Quốc cũng lắp đặt thành công hệ thống Aegis trên khu trục hạm mới nhất của họ là King Sejong the Great.

Trong tình hình thời sự hiện nay, Aegis được tin tưởng và đặt trọng trách lớn với nhiệm vụ ngăn chặn các tên lửa của các nước “thù địch” với Mỹ và đồng minh như CHDCND Triều Tiên hay Iran.

Hệ thống THAAD trên đất liền
THAAD (Theatre high-altitude area defence - Hệ thống phòng không tầm cao) là một hệ thống tên lửa phòng không có khả năng di chuyển linh hoạt với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ và mục tiêu quan trọng khỏi các loại tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 200 km và độ cao lên tới 150 km.

THAAD chính là lớp ngoài cùng trong “Hệ thống bảo vệ nhiều tầng” mà người Mỹ dày công xây dựng. Các hệ thống khác như Patriot PAC-3 sẽ “lo liệu” các mục tiêu ở tầm thấp hơn từ 1,5-7,5 km.

Hệ thống THAAD có tuổi đời khá trẻ, mới được Lockheed Martin phát triển theo một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ trị giá 689 triệu USD. Sau đó, nhiệm vụ phát triển hệ thống còn được chia cả cho các công ty khác như Raytheon với nhiệm vụ thiết kế radar mặt đất.

Cho đến năm 2000, hệ thống THAAD mới chuyển sang giai đoạn thiết kế chính thức và năm 2004, 16 tên lửa dành cho hệ thống mới được sản xuất với mục đích thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đầu tiên của hệ thống này diễn ra tốt đẹp tại bãi thử Kauai (Hawaii) tháng 1/2007, khi tên lửa THAAD bắn trúng mục tiêu ở tầng bình lưu (độ cao khoảng 30-70km).


Loại xe phóng M1075 có chiều dài 12 mét, rộng 3,25 mét và mang được 8 tên lửa THAAD.



Tên lửa THAAD đang được phóng thử nghiệm.


Sau thử nghiệm thành công lần thứ hai vào tháng 4 cùng năm, THAAD dành được một hợp đồng cung cấp hai hệ thống gồm 6 xe phóng, 48 tên lửa, hai radar và hai trạm điều khiển. Hệ thống đầu tiên trong hợp đồng này được giao, kích hoạt và đưa vào sử dụng tại Fort Bliss tháng 5/2008. Một hệ thống THAAD hoàn chỉnh bao gồm 9 xe phóng, mỗi xe có khả năng mang 8 tên lửa và được điều khiển bằng hai trạm kiểm soát (TOCs - Tactical operation centres) và một radar mặt đất (GBR - Ground Base Radar).

Tên lửa sử dụng cho THAAD là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng đẩy với khả năng điều chỉnh hướng phụt có khối lượng 900 kg và dài 6,17m. Tên lửa được nạp dữ liệu trực tiếp về mục tiêu từ trạm điều khiển, từ đó nó sẽ tự tính toán điểm va chạm để tiêu diệt mục tiêu.


Tên lửa THAAD đánh chặn mục tiêu tầm cao.


Trong suốt quá trình bay, dữ liệu về mục tiêu tiếp tục được cập nhật để tăng tính chính xác; nếu vì một lý do nào đó quá trình này không hiệu quả thì tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để tự tìm kiếm mục tiêu.

Tên lửa được vận chuyển và phóng trên xe tải M1075. Nguồn năng lượng để phóng tên lửa được tích trữ trong các acqui chì vận chuyển theo xe; các acqui này có thể sạc rất nhanh bằng máy phát điện đi kèm nên quá trình thay tên lửa và phóng loạt thứ hai của THAAD rất nhanh, chỉ trong vòng 30 phút.

THAAD sử dụng radar băng sóng milimet và micromet loại AN/TPY-2, là phiên bản đất liền của loại AN/SPY-2 vốn được sử dụng trong hệ thống Aegis. Với công suất mạnh như nêu ở trên, radar này có khả năng phát hiện được tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách lên tới 1.000 km.


Sơ đồ tác chiến phòng thủ của hệ thống THAAD.


Ngoài khả năng tác chiến độc lập, THAAD còn có khả năng cung cấp thông tin về mục tiêu cho các hệ thống phòng không khác qua hệ thống data link nhằm nâng cao khả năng chiến đấu đến mức tối đa.

Tháng 9/2008, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất đã đặt mua 3 hệ thống THAAD gồm 147 tên lửa, bốn radar, 6 trạm kiểm soát thông tin và 9 xe phóng. Tuy nhiên, thông tin về giá trị hợp đồng cũng như thời gian giao hàng vẫn được các bên giữ kín.

Tháng 6/2009, trước sức nóng của các vụ thử tên lửa của CHDCND Triêu Tiên, Mỹ cũng đã có ý định triển khai hệ thống THAAD tại Nhật Bản kết hợp với hệ thống Aegis trên biển nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa này.

Mặc dù được thử nghiệm không ít lần thành công, hệ thống Aegis và THAAD vẫn bị nhiều thành viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nghi hoặc. Các thử nghiệm dựa trên các mẫu tên lửa với đường bay cố định mang một đầu đạn hạt nhân; trong khi các tên lửa của đối trọng lớn nhất của Mỹ là Nga thường có khả năng tàng hình, có đường bay thay đổi liên tục, mang theo hàng chục đầu đạn hạt nhân và có thể phóng từ tầu ngầm từ bất cứ nơi nào trên thế giới.



Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Hệ thống phòng thủ xe tăng (kỳ 1)



[BDV news]  Xe tăng là mũi nhọn tấn công chính của lục quân trên chiến trường, do đó, người ta luôn phát triển các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại nhất để chống lại nó. Để có khả năng tồn tại, hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng phải phát triển theo với một tốc độ không kém.

Với khả năng chống chịu hỏa lực đặc biệt trên chiến trường, xe tăng vẫn là phương tiện lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ đột kích trên chiến trường. Để đảm bảo được vị trí này, hệ thống bảo vệ của xe tăng đã trải qua quãng đường phát triển rất dài.

Giáp dày và dày hơn nữa
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thuật chiến hào còn chiếm ưu thế, các loại pháo trên chiến trường còn kém chính xác, vũ khí chính trên chiến trường chủ yếu là các loại súng liên thanh, súng trường, lựu đạn cùng phương tiện đột kích chính là kỵ binh, ưu thế tuyệt đối thường thuộc về những quân đội phòng thủ. Yếu tố quyết định sự thành bại trên chiến trường thường không phụ thuộc vào những trận đánh lớn mà chủ yếu phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế và sức chịu đựng của xã hội nước tham chiến.

Trong thời điểm này, sự xuất hiện của xe tăng đã làm thay đổi tất cả. Hai loại xe tăng trên chiến trường đầu tiên, Little Willie và Big Willie do Anh phát triển và sản xuất đã thực sự trở thành nỗi sợ hãi của các đơn vị phòng thủ của quân đội Đức lúc đó.

Trong trận chiến sông Somme, mặc dù chỉ có 18 chiếc xe tăng Anh tham gia tấn công (31 trong tổng số 49 chiếc được chuẩn bị đã gặp phải nhiều vấn đề trục trặc kỹ thuật khác nhau và không thể ra trận) đã tiến được 5 km trong một ngày với số thương vong giảm 20 lần.

Những chiếc Willie của Anh, mặc dù chỉ được trang bị vỏ giáp trước dày 10 mm, giáp sườn dày từ 6-8 mm (còn thua xa cả loại xe trinh sát bọc thép hạng nhẹ BRDM-1/2 sau này), nhưng loại xe tăng này đã gần như “miễn dịch” hoàn toàn với các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ được sử dụng chủ yếu khi đó.



Xe tăng đầu tiên của thế giới - Little Willie - do Anh chế tạo với lớp giáp làm bằng thép cán và ghép với nhau bằng đinh tán


Không chỉ mỏng, kỹ thuật gia công giáp xe tăng thời kỳ này còn rất thô sơ. Những tấm giáp này được làm đơn thuần bằng thép cán (RHA - Rolled homogeneous armor) và cũng vì độ dày hạn chế, chúng được ghép với nhau bằng đinh tán.

Đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, để chế áp xe tăng, vũ khí thường được dùng là các loại pháo bắn đạn xuyên, làm bằng các loại hợp kim thép cứng, có sơ tốc đầu đạn cao.

Do hạn chế về chất lượng thuốc phóng do công nghệ hiện thời, pháo chống tăng trước thế chiến thứ hai thường có cỡ nòng nhỏ hơn 50 mm như Pak-36 của Đức, M3 của Hoa Kỳ, M-1930 của Liên Xô (cỡ nòng 37 mm); Hotchkiss của Pháp (cỡ nòng 25 mm) hay Ordnance QF-2 pounder của Anh (cỡ nòng 40 mm). Để đối phó với những loại đạn chống tăng này, các nhà sản xuất chỉ cần cần gia tăng độ dày của giáp.


Với lớp giáp mỏng, vũ khí chống tăng chuyên dụng đầu tiên chỉ là súng trường cỡ nòng lớn. Trong ảnh là khẩu M1918 T-Gewehr cỡ nòng 13 mm được quân đội Đức sử dụng trong Thế chiến thứ nhất


Trong suốt thời kỳ lịch sử này, cuộc đua chỉ diễn ra giữa độ dày giáp thép xe tăng và cỡ nòng của súng chống tăng. Tuy nhiên, cho đến khi độ dày giáp thép đã chạm đến ngưỡng không thể tăng thêm do ảnh hưởng đến kích cỡ, khối lượng và không gian vận hành của tổ lái, nhà sản xuất buộc phải nghĩ đến một giải pháp thay thế khác.

Xoay nghiêng lớp giáp
Chiến tranh thế giới thứ hai là thời điểm nhảy vọt, phát triển vượt bậc của các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn. Kể từ khi người Đức phát minh ra súng chống tăng Pak-38 với cỡ nòng 50 mm; các loại xe tăng giáp đứng như T-28 của Liên Xô, M2, M3 Stuart của Hoa Kỳ hay A9 (cruiser tank mk-1) của Anh ... đã gần như vô dụng trên chiến trường. Ngay cả loại tăng hạng nặng giáp đứng như T-35 của Liên Xô cũng nhanh chóng bị loại bỏ.


Pháo Flak-88 mm, tử thần của các loại xe tăng đồng minh trong Thế chiến hai


Điều này buộc các nhà sản xuất xe tăng nghĩ đến một phương pháp hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đến khối lượng, tính cơ động của xe tăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho xe trên chiến trường. Chính vì vậy, giáp kiểu nghiêng ra đời.


Xe tăng giáp đứng sớm vô dụng trên chiến trường, ngay cả loại hạng nặng như T-35 của Liên Xô



Lớp giáp thép dày tới 102 mm của xe tăng Tiger (Đức) vẫn bị đạn pháo chống tăng hạ gục.


Giáp nghiêng mang rất nhiều ưu điểm so với giáp thẳng đứng. Trước hết, giáp nghiêng làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, giúp xe chống lại các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn.


Trong hình mô tả vectơ động năng của đạn đã bị phân tán khi gặp giáp nghiêng


Không chỉ thế, giáp thép nghiêng còn có tác dụng đặc biệt chống lại các loại đạn thanh xuyên, vốn được dùng chủ yếu trong Thế chiến 2.

Những loại đạn thanh xuyên có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa có thể bị trượt, nảy hoặc gẫy khi bắn vào giáp nghiêng của xe tăng.


Các hiệu ứng tác động của giáp nghiêng đối với đạn chống tăng dạng thanh xuyên: a - bật lại tức thời, b - trượt đi, c - bật lại khi đã xuyên một phần, d - bật ngược trở lại và e - bẻ gãy thanh xuyên.


Trong Thế chiến thứ hai, xe tăng T-34 của Liên Xô là loại xe tăng chủ lực đầu tiên khai thác thành công ưu điểm của giáp nghiêng và trở thành loại xe tăng cực kỳ hiệu quả trên chiến trường.

Đây cũng là chiếc xe tăng được chương trình Discovery bình chọn là loại xe tăng hiệu quả nhất mọi thời đại, tính đến thời điểm hiện nay.


Xe tăng T-34 là xe tăng đầu tiên khai thác hiệu quả năng lực của giáp nghiêng trên chiến trường.


Trong điều kiện chiến trường, góc chạm của đạn không phải lúc nào cũng theo phương ngang, do đó để tối ưu hóa hiệu quả của giáp nghiêng, nhiều loại xe tăng đã chọn cách thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu (vỏ trứng), sớm nhất là IS-3 của Liên Xô, sau đó là một số loại của phương Tây như M60 Patton của Mỹ; Leopard 1A1 của Đức hay Type-74 của Nhật Bản. Sau này, mẫu tháp pháo chỏm cầu trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các thiết kế xe tăng Liên Xô và Nga.


Xe tăng Type-74 Nana-yon của Nhật Bản với thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu.



Thiết kế chỏm cầu vẫn được áp dụng với loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay của quân đội Nga - T80-UM2 Black Eagle.


Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, việc phát minh ra đạn chống tăng đầu nổ lõm, có hiệu quả xuyên giáp không phụ thuộc vào tốc độ bay và góc chạm với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại rocket chống tăng cá nhân như Bazooka (Mỹ), Panzerschreck, Panzerfaust (Đức), các nhà thiết kế giáp bảo vệ xe tăng đã nhận ra rằng nếu chỉ có một lớp giáp thép dày, kể cả giáp nghiêng vẫn là chưa đủ, và họ cần phải sáng chế ra phương tiện bảo vệ khác hiệu quả hơn. Điều này khiến lịch sử thiết kế xe tăng bước sang trang tiếp theo.


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 1)



Tên lửa đối hải, vũ khí chủ công để tiêu diệt các mục tiêu trên biển, luôn là mối đe dọa đáng sợ đối với các tàu chiến hiện đại.

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 2)
>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 3)
>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ cuối)

Tên lửa đối hải là vũ khí của các tàu chiến, hầu hết bay ở tầm thấp, có thể bay với vận tốc dưới âm hay vượt âm.


Tên lửa đối hải thường sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa hệ dẫn quán tính và rada chủ động hay hệ thống hồng ngoại thụ động, viết tắt là ASM (Anti-Ship Missile), nhưng cũng thường được gọi là AShM để tránh nhầm lẫn với các tên lửa không đối đất.

Trước đây, loại tên lửa này thường được chú trọng vì có tầm bắn xa, đầu nổ có sức công phá lớn hơn nhiều so với các loại hỏa lực trên tàu khác như pháo tàu, ngư lôi.




Ảnh khu trục hạm Eilat chụp 3 tháng trước khi bị bắn chìm. Việc tầu khu trục Eilat của Israel bị tên lửa SS-N-2 bắn hạ trong cuộc chiến với Ai Cập đánh dấu một bước ngoặt mới đối với tác chiến trên biển.

Tên lửa đối hải là một mối đe dọa đáng kể đối với các tàu chiến hiện đại và nó được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật điều khiển thông minh được ứng dụng rộng rãi thì việc sử dụng các tên lửa đối hải tầm xa lại càng được các nước quan tâm để trang bị cho hải quân của mình.

Tên lửa đối hải có thể được phóng từ nhiều trạm phóng khác nhau, gồm: tàu chiến (các loại tàu tham chiến trên mặt nước); tàu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và các phương tiện cơ giới trên bộ.

Nga là nước nghiên cứu chế tạo nhiều loại tên lửa đối hải để sử dụng cho hải quân và xuất khẩu.

Một số loại tên lửa đối hải của Nga qua các thời kỳ gồm:

Họ tên lửa SS-N-2

SS-N-2 (NATO gọi là Styx) có tên thiết kế đặt theo các phiên bản khác nhau là P-15, P-20, P-21, P-22 và P-27. SS-N-2 là tên lửa hành trình, đối hải đầu tiên của Nga. SS-N-2 được thiết kế từ đầu những năm 1950 và chính thức được đưa vào trang bị trong quân đội Liên Xô vào năm 1967.

SS-N-2 tham chiến lần đầu vào năm 1967 trong cuộc chiến giữa Ai Cập và Israel. Trong cuộc chiến này, Ai Cập đã bắn ba tên lửa SS-N-2, đánh chìm khu trục hạm Eilat của Israel.

Thông số kỹ thuật

SS-N-2 sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, có tầm hoạt động từ 40 đến 80 km, vận tốc đạt 0,9M (0,9 lần tốc độ âm thanh). Tên lửa được thiết kế có chiều dài 5,8 m, chiều rộng 0,76 m và sải cánh rộng 2,4 m. Khối lượng của tên lửa phụ thuộc vào từng phiên bản khác nhau, 2.125 kg (kiểu SS-N-2A), 2.500 kg (kiểu P-20); đầu nổ 480 kg (kiểu SS-N-2A), 500 kg (kiểu P-20).


Với khối lượng đầu nổ lên tới 500kg, SS-N-2 trở thành nỗi ám ảnh của các loại tàu chiến nổi.Các phiên bản khác nhau của SS-N-2


P-15M Termit: đây là phiên bản cải tiến của P-15, được trang bị hệ thống dẫn đường mới và các cánh của tên lửa có thể gập lại.

P-20 Rubezh cũng là một biến thể của P-15 thông qua việc tăng tầm bắn bằng cách sử dụng một loại nhiên liệu mới. Một số tính năng khác cũng được cải tiến trên phiên bản này, gồm: tăng tầm hoạt động của radar, cải tiến hệ thống khóa mục tiêu và bổ sung tính năng chống nhiễu do Ấn độ sản xuất.

P-20 Rubezh sử dụng đầu dò MS-2A, là một loại rada có tầm hoạt động rộng, khả năng chính xác cáo, khó bị phát hiện bởi đối phương và chống phân mảnh.

P-21 Rubezh cũng là một biến thể của P-15, được trang bị thêm đầu dò hồng ngoại.

P-22 Rubezh được cải tiến từ phiên bản P-20M, trang bị đầu dò hồng ngoại, được đặt ở mũi của tên lửa. Đầu dò này được sử dụng dự phòng trong trường hợp đầu dò radar bị gây nhiễu.

P-27 Rubezh cũng được cải tiến từ P-20M, trang bị đầu dò hoạt động ở dải tần L.

Cơ chế hoạt động

SS-N-2 thường được trang bị cho các tàu lớp Osa-Il, Tarantul I. Đây là loại tên lửa được điều khiển theo chế độ “bắn và quên”, đầu tự dẫn chủ yếu dùng radar chủ động, có loại dùng hồng ngoại.

Khi tên lửa được phóng từ tầu, trong thời gian đầu, tên lửa sẽ hoạt động ở chế độ tự dẫn cho đến khi đến gần mục tiêu, rada tích cực sẽ kích hoạt, giúp điều khiển tên lửa tấn công chính xác mục tiêu.


SS-N-2 thường được trang bị cho các tàu lớp Osa-Il, Tarantul I. Ảnh nạp tên lửa trên tàu chiến lớp Tarantul I.

Điểm yếu lớn nhất của loại tên lửa này là thay vì dùng động cơ phản lực dùng không khí thì nó lại dùng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tầm bắn của nó.

Ngày nay, với tốc độ chậm, kích thước lớn và thiết kế khí động kém không cho phép cơ động gấp, các tên lửa dòng P-15 dù được nâng cấp hệ dẫn đường tiên tiến cùng thiết bị chống nhiễu mới nhất cũng khó còn đảm đương được nhiệm vụ nguyên thủy của nó là chống chiến hạm được nữa do quá dễ bị phát hiện từ xa và bắn hạ dễ dàng nhưng bù lại nó có khung thân rất rộng cùng đầu đạn lớn nên rất thuận lợi cho việc hoán cải công năng thành tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Họ tên lửa SS-N-3

SS-N-3 là loại tên lửa được chế tạo từ thời Liên Xô, nhằm chống lại các hạm đội tàu sân bay. SS-N-3 (NATO gọi là Shaddock và SS-C-1) có tên thiết kế theo các phiên bản khác nhau là P-5, P-6, P-35 và S-35. SS-N-3 có kích thước 0,96x11,85 m; sải cánh rộng 3,2 m; tầm hoạt động từ 460-500 km; đầu tự dẫn dùng radar chủ động kết hợp điều khiển bằng lệnh; trọng lượng tùy theo phiên bản, giao động từ 4.600-5.400 kg; đầu nổ nặng 900 kg; động cơ đẩy dùng động cơ nhiên liệu lỏng.


Tên lửa Shaddock được Liên Xô chế tạo nhằm tiêu diệt các cụm tàu sân bay của đối phương.


Phiên bản đầu tiên của SS-N-3 là P-5, sử dụng hệ dẫn đường bằng quán tính, được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II, Whiskey Conversion và Juliett. P-5 sử dụng loại cánh gập được, do đó có thể trang bị cho các loại tầm ngầm loại nhỏ.

P-5 có tầm bắn lên tới 500 km, hoạt động ở độ cao từ 100-400 m và hành trình ở tốc độ 0.9 M. Vào những năm 1960, P-5 có thể xuyên thủng qua hệ thống phòng thủ bờ biển của Mỹ.

Phiên bản P-6 được thiết kế với độ chính xác cao hơn so với P-5 và sử dụng vào mục đích tấn công các tàu sân bay của Mỹ. P-6 được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II và Juliett, sử dụng hệ dẫn đường bằng rada tích cực. P-6 có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.


Tàu ngầm Juliett được trang bị tên lửa Shaddock mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường


Phiên bản P-35 (NATO gọi là SEPAL), cũng sử dụng hệ dẫn đường bằng radar, được trang bị cho các tàu khu trục lớp Grozny và Sevastopol. P-35 có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, hoạt động với vận tốc 1,2 M, đây là loại tên lửa có tốc độ vượt âm.

Phiên bản S-35 được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đặt trên xe chuyên dùng.


Phiên bản S-35 được khai hỏa.


Để phóng P-5, tàu ngầm bắt buộc phải nổi lên mặt nước, kích hoạt radar dẫn đường để điều khiển tên lửa hướng tới mục tiêu.

Sau khi phóng, tên lửa leo lên tầm cao, tăng tốc tới vận tốc cực đại, và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với radar dẫn đường. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV.

Khi một mục tiêu được xác định, thao tác viên trên tàu xác minh liệu có phải đó là mục tiêu mong muốn hay không. Thao tác viên điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động.

Kế đó, tên lửa đi xuống tầm thấp (nhưng vẫn ở tốc độ siêu âm) rồi chui xuống nước 10 - 20 m trước khi tới mục tiêu và phát nổ để phá hoại mục tiêu dưới nước, tăng mức độ thiệt hại cho đối phương.


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Nga trang bị hệ thống rocket phóng loạt thế hệ mới Tornado



[VietnamDefence news] Năm 2011, Lục quân Nga sẽ mua một số hệ thống rocket phóng loạt Tornado-G, đại diện cục báo chí Bộ Quốc phòng Nga về Lục quân Sergei Vlasov cho biết.





Hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado


Theo ông Vlasov, Tornado-G sẽ thay thế các hệ thống Grad và có "hiệu quả hơn nhiều các loại trước đó nhờ tăng uy lực đạn đối với mục tiêu, áp dụng các hệ thống dẫn và ngắm tự động hóa, trắc đặc và đạo hàng, cho phép hoạt động độc lập”.


Hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado





Chưa rõ cụ thể khi nào hệ thống mới được nhận vào trang bị. Hiện có rất ít thông tin về Tornado-G.

Hệ thống này dùng để tiêu diệt và chế áp sinh lực, tăng-thiết giáp, các trận địa pháo/cối và sở chỉ huy của đối phương. Dự đoán, Tornado-G là hệ thống rocket 2 cỡ, có khả năng bắn đạn 122 mm và 300 mm, lắp trên khung gầm ô tô MAZ-543M.

Các hình ảnh được cho là của hệ thống rocket phóng loạt Tornado

Cũng có nguồn tin nói rằng, hệ thống Tornado hiện có 2 biến thể Tornado-G bắn đạn 122 mm và có hiệu quả chiến đấu cao hơn 2,5-3 lần so với hệ Grad, và Tornado-S bắn đạn 300 mm và có hiệu quả chiến đấu cao hơn hệ Smerch 3-4 lần.

>> Tình báo Nga 'đi guốc trong bụng' NATO



[VietnamDefence news] Một quan chức cao cấp trong cơ quan tình báo Liên bang Nga tiết lộ họ nắm được kế hoạch tấn công trên bộ của NATO.



Chiến dịch trên bộ của Libya sẽ vào rơi vào cuối tháng 4. Ảnh minh họa.


Theo lời của quan chức này, chiến dịch tấn công trên bộ có thể bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng 5. Kế hoạch này của NATO sẽ thành hiện thực nếu tổng thống Gaddafi chịu đầu hàng trước đòn tấn công bằng tên lửa và không quân của Liên minh. Mỹ và Anh sẽ là hai quốc gia tham gia tích cực nhất vào chiến dịch này.

Trước đó, theo thông báo chính thức của các nước tham chiến thì họ sẽ không có ý định mở chiến dịch trên bộ.



Ngày 17/3 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ dân thường tại Libya. Chiến dịch tấn công có tên gọi Bình minh Odyssey bắt đầu từ ngày 19/3. Pháp, Anh, Mỹ cùng một số nước khác tích cực tham gia vào chiến dịch này. Trong thời gian diễn ra chiếu dịch, các phương tiện của phòng không không quân của Libya đã bị phá hủy.

Theo lời của đại diện quân đội Mỹ, trong mấy ngày gần đây, đội quân của ông Gaddafi bắn 16 tên lửa có cánh. Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia Libya kết tội lực lượng nước ngoài giết hại 100 người dân. Tuy nhiên, Libya lại không đưa ra được chứng cớ chắc chắn những người dân Libya này không phải là lực lượng tham chiến.



Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Thái Lan mua 200 xe tăng tiên tiến của Ukraine



[VietnamDefence news] Lãnh đạo quân đội Thái Lan đã quyết định thay thế các xe tăng cổ lỗ M41A3 của Mỹ do không còn đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra. Họ muốn mua 200 xe tăng chủ lực tiên tiến Oplot-М. Đây sẽ là loại xe tăng hiện đại nhất ở Đông Nam Á.





Oplot-M là loại tăng do Ukraine phát triển trên cơ sở T-80UD của Liên Xô, được xem là một trong những loại tăng tiên tiến nhất thế giới hiện nay

Các loại tăng khác tham gia cuộc thầu của Thái Lan còn có tăng K1 của Hàn Quốc, Т-90 của Nga và Leopard 2 của Đức.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Thời của Mỹ đã qua, sắp tới là thời của Trung Quốc?



[BDV news] Trong bối cảnh báo giới nước ngoài dồn dập đưa tin về “ngày tàn” của Washington, truyền thông Mỹ cũng phải thừa nhận, cường quốc số 1 thế giới đang “tụt dốc không phanh”.

Trang bìa của Foreign Policy mới đây chạy dòng tít “Mỹ hết thời. Đó là sự thật”, trong đó tác giả Gideon Rachman nhấn mạnh, Washington sẽ không còn có được cảm giác “cầm trịch” như trong thời gian 17 năm từ khi Liên Xô tan rã đến khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra hồi năm 2008.

Cùng quan điểm này, TIME, tạp chí nổi tiếng của Mỹ cũng “giật tít": “Vâng, quả thực là nước Mỹ đang trượt dốc”. Tác giả của bài báo này là Fareed Zakaria, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại danh tiếng của Mỹ.

Ông Fareed Zakaria khẳng định, người Mỹ dường như không thể trụ vững trước những “giông tố đang ập đến”. Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng, những thay đổi về kinh tế và chính trị của Mỹ hiện nay giống như việc sắp xếp lại bàn ghế trên con tàu Titanic.

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ người Mỹ mới “ngộ” ra thực tế bi quan này. Từ năm 1988, kênh truyền hình Cassandras đưa ra hàng loạt số liệu chứng minh cho nhận định bi quan của mình.

Cụ thể, Washington tụt hạng từ thứ nhất xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nhiều nhất. Ngoài ra, tiết kiệm trong nước rớt xuống thứ hạng 84 và tuổi thọ trung bình xuống vị trí 27. Không chỉ vậy, tỷ lệ tốt nghiệp ĐH không ngừng suy giảm cũng đẩy Mỹ từ ngôi vị số 1 xuống thứ 12.

Cùng thời điểm đó, học giả Paul Kennedy cũng gây chấn động dư luận với nhận định thời hoàng kim của Mỹ đã qua và Washington sắp rớt xuống vị trí thứ 2 trong cuốn “Thăng trầm quyền lực” của mình.

Theo ông Paul, sự tụt dốc của Mỹ có thể chậm lại song không thể đảo chiều. Chuyên gia này còn quả quyết: “Tốc độ xuống dốc của Mỹ còn cao hơn Nga trong vài thập kỷ qua”. Không lâu sau khi cuốn sách được xuất bản, bức tường Berlin sụp đổ và sau đó là sự tan rã của Liên Xô.



TIME thừa nhận sự xuống dốc của Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, cơ sở cho những nhận định bi quan của giới học giả Mỹ cả trước đây và bây giờ chính là sự đe dọa của một cường quốc khác đối với vị trí số 1 của Mỹ.

Nếu như giới chuyên gia Mỹ trước đây lo ngại về mối nguy từ Liên Xô thì dư luận Washington hiện “cảnh giác” với Trung Quốc. Theo kết quả thăm dò của Gallup hồi tháng trước, 52% người Mỹ cho rằng, Trung Quốc là cường quốc kinh tế số 1 thế giới.

Trái ngược với tâm lý bi quan của dư luận Mỹ, Tổng thống Obama dường như vẫn rất tin tưởng vào vị thế của Mỹ. “Tôi tin rằng, chúng ta có đủ nguồn lực trong tay để có thể phát triển hơn nữa và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng, thế kỷ 21 vẫn là thế kỷ của nước Mỹ”.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Bernd Debusmann của Reuters, nhận định của ông Obama có đúng hay không phải đến năm 2030 mới rõ.


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Tổng thống Nga 'huấn luyện' cảnh sát đặc nhiệm



[BDV news] Ông Dmitry Medvedev chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.

Ông chủ điện Kremlin vừa có chuyến thăm căn cứ của lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Zubr bên ngoài Thủ đô Moscow.

Dưới đây là những hình ảnh về chuyến thị sát mới nhất của ông:




Tổng thống Dmitry Medvedev thị sát căn cứ này vào sáng sớm nay.



Ông Medvedev tập trung quan sát các đơn vị diễn tập, trong đó có kịch bản diễn tập đột kích vào tòa nhà cao tầng và phải sử dụng đến một máy bay không người lái.



Sau đó, nguyên thủ này tới thăm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các thiết bị do thám, thông tin liên lạc cùng một số thiết bị nổ mà lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Nga thường xuyên sử dụng.



Tổng thống Nga chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.





Ông tỏ ra thích thú với các khẩu súng ngắn Yarygin và Stechkin nhưng lại chê khẩu súng lục Vektor.



Tổng thống Medvedev kiểm tra rất kỹ những vũ khí các binh sĩ sử dụng.



Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Kho vũ khí của quân đội Libya



[vnexpress news] Những năm tháng bị cấm vận đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quân đội Libya. Kho vũ khí của nhà lãnh đạo Gadhafi hiện giờ chủ yếu là những xe tăng, máy bay và khẩu pháo có từ thời Liên Xô.





Xe tăng T-72 bị chiến đấu cơ của Pháp phá hủy trong cuộc không kích tại Shat al-Bedin, cách Benghazi 50 km về phía tây.

T-72 được đưa vào sử dụng trong những năm 1970 và trở thành lực lượng chủ đạo trong quân đội các nước Tây Âu những năm 1980. Nó không so sánh được với xe tăng Abrams của Mỹ nhưng vẫn được coi là một đối thủ mạnh mẽ trên chiến trường.



Một chiến binh nổi dậy đứng bên cạnh xác xe tăng T-55 thuộc lực lượng của nhà lãnh đạo Gadhafi. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều nước phương Tây đã bán T-55 cho các quốc gia như Libya.



Một loại phương tiện cũ kỹ vẫn được khai thác tại Libya là T-54. Với tháp pháo hình tròn và khẩu súng có nòng 100 mm, xe tăng T-54 giống với dòng xe tăng T-34 của Nga dùng chủ đạo trong Thế chiến 2. Rất nhiều phiên bản đã được phát triển kể từ khi ra mắt vào năm 1949. Nhưng dù nâng cấp đến đâu thì cũng không giấu được tuổi tác của nó và T-54 ngày nay chủ yếu chỉ là cổ vật so với các xe tăng đương thời.



Xe tăng T-90 về cơ bản là phiên bản cải tiến của xe tăng T-72 do Nga sản xuất. Mọi đặc điểm của có ở T-72 đều được nâng cấp. Trong số đó, T-90 có một khẩu súng 125 mm, động cơ mới và đèn hồng ngoại.



Xe tăng T-62 được sử dụng rộng rãi vào những năm 1960. Nó được coi như đối trọng của Nga cho các xe tăng của NATO như Centurion và M48 Patton. Nhưng ngay sau đó phương Tây đã tung ra một loạt mẫu ưu việt hơn như Chieftain, AMX-30 và M60.



Trước chiến dịch ném bom cuối tuần trước, Libya được ghi nhận là có 426 máy bay chiến đấu cũng như 52 trực thăng có vũ trang thuộc nhiều chủng loại. Cũng giống như đơn vị xe tăng của nước này, hầu hết lực lượng phòng không đều gồm các loại máy bay cũ kỹ, do Liên Xô sản xuất. Chẳng hạn như như máy bay ném bom siêu thanh Tupolev 22 này, đã bị loại bỏ khỏi phi đội của Nga vào những năm 1990, nhưng vẫn có mặt tại các kho vũ khí của những khách hàng cũ như Libya.



Lực lượng chủ đạo trong quân đội Mỹ tại chiến tranh Việt Nam, xe bọc thép M113 là một phương tiện vận chuyển quân đội vững chắc. Tuy nhiên một bất lợi lớn đối với phương tiện này là vỏ bọc quá mỏng của nó khó có thể chống đỡ những quả đạn rocket hay các loại vũ khí chống tăng khác.



Chiếc xe bọc thép BTR-50/-60 ra mắt đầu tiên vào những năm 1961. Trong lần tham chiến đầu tiên tại Afghanistan những năm 1980, vỏ mỏng của nó đã trở thành điểm yếu trước những chiến binh Afghanistan với đạn rocket. Ngoài ra, một lỗi kỹ thuật cũng khiến nòng súng không điều chỉnh được để bắn lên tầm cao hơn.



SA-13, còn được gọi là Strela 10, là loại tên lửa phòng không thế hệ kế tiếp của SA-9. Tên lửa này có thể đạt tốc độ gần với chiến đấu cơ Mach 2, trong đó có hệ thống dẫn đường điện quang học để nhằm đúng mục tiêu.



Ra đời vào năm 1970, MIG-23 là loại chiến đấu cơ của Liên Xô. Tuy nhiên, máy bay này chiến đấu khá kém so với các loại chiến đấu cơ của phương tây. Trong cuộc chiến năm 1982 ở Lebanon, Israel đã hạ hơn 80 máy bay của Syria - trong đó 30 chiếc là MIG-23.



Máy bay đánh chặn siêu thanh MIG-25 là câu trả lời của Nga trước sự thống trị bầu trời của Mỹ những năm 1960 - 1970. Phi cơ này có khả năng đạt tới tốc độ tối đa tương đương chiến đấu cơ Mach 2.83.



Các loại trực thăng tấn công của Libya bao gồm Mi-24, Mi-25 và Mi-35, được thiết kế vào những năm 1970. Chúng được quân đội Xô Viết sử dụng rộng rãi tại Afghanistan cho đến khi lực lượng ở nước Trung Á này được trang bị tên lửa Stinger.



Một loại tên lửa đất đối không khác thuộc thời kỳ Xô Viết, SA-2 có từ giữa những năm 1950. Nó gây được sự chú ý đầu tiên khi Xô Viết sử dụng một chiếc SA-2 để hạ máy bay do thám U-2 năm 1960.



Tên lửa SA-3 được thiết kế để nhằm các mục tiêu ở tầm thấp hơn so với loại SA-2. Được khai thác vào giữa những năm 1960, loại vũ khí này được Ai Cập và Syria sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến năm 1973 với Israel.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang